10

Click here to load reader

150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

  • Upload
    minh-vu

  • View
    102

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

Đối thoại doanh nghiệp: Vai trò của gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong ngành chế biến gỗ Việt Nam

Hướng đi nào cho ngành chế biến dăm gỗ xuất khẩu?

Ngày 13 tháng 5 năm 2015

Thành Phần: Tham dự Đối thoại có 65 đại biểu đến từ các tổ chức: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Bộ Công thương; - Các Hiệp hội: HAWA, FPA Bình định, VIFORES, Hiệp Hội cao su, Hiệp Hội giấy, Hội mỹ nghệ đồng kỵ - Các doanh nghiệp: nhập khẩu gỗ và chế biến dăm gỗ; - Các tổ chức NGOs và tổ chức quốc tế: - Viện nghiên cứu và trường đại học; - Các chuyên gia trong ngành cùng đông đảo phóng viên báo chí

Hội thảo được chia thành phần

- Phần 1: Sau bài trình bày về Thực trạng xuất nhập khẩu gỗ tròn, xẻ năm 2014 Đối thoại tập trung vào thảo luận Vai trò của gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong ngành chế biến gỗ Việt Nam: Cơ Hội và Thách Thức

- Phần 2: Với bài trình bày về xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam trong giai đonạ 2012 - 2014 các đại biểu tham dự cùng tham gia thảo luận: Hướng đi nào cho ngành chế biến dăm xuất khẩu? Mối quan hệ giữa ngành dăm, chế biến gỗ và hộ trồng rừng.

Phát biểu khai mạc Đối thoại: Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch – Tổng Thư Ký của Hiệp Hội Gỗ Giới thiệu nội dung của Đối thoại và tập trung các vấn đề thảo luận:

- Xuất nhập khẩu gỗ: o Đang đà tăng trưởng trong những năm gần đây, nhưng vấn đề chính là nguyên liệu: cần

thảo luận những nội dung để kiến nghị chính sách phục vụ ngành xuất khẩu gỗ bền vững o Thảo luận mở về các vấn đề chính để kiến nghị chính sách

- Dăm gỗ: o Theo ý kiến chính phủ nên tạm dừng vì là xuất khẩu thô, nhưng ngược lại thì ngành dăm

gỗ phát triển rất tốt. Có ý kiến tăng thuế với dăm gỗ? o Vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế của việc sản xuất dăm gỗ như thế nào? o Thảo luận mở về những vấn đề nêu trên

Phần 1: Tại Bài trình bày: Xuất nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam năm 2014, của Ông Tô Xuân Phúc – Forest Trends đại diện cho nhóm nghiên cứu trong sáng kiến hợp tác giữa 3 Hiệp hội và tổ chức Forest trend đã cung cấp các thông tin về thực trạng xuất nhập khẩu gỗ tròn của Việt Nam năm 2014 và các thông tin về sự biến động tại một số thị trường nhập khẩu gỗ của Việt Nam cũng như các chính sách của Việt Nam và yêu cầu của thị trường đối với nguồn nguyên liệu sử dụng trong chế biến: - Tổng Quan ngành chế biến: 4200 doanh nghiệp, 300 ngàn lao động, 1500 doanh nghiệp xk (450 FDI), xk sang 100 quốc gia….

- Việt Nam nhập gỗ tròn và gỗ xẻ trong năm 2014: 1.4 triệu m3 gỗ tròn, 2 triệu m3 gỗ xẻ với giá trị 1.7 triệu usd và 3.4 triệu usd

- VN nhập khẩu gỗ tròn: 1,4 triệu m3 từ 78 quốc gia - 10 thị trường trọng điểm nhập khẩu của Việt Nam là : Lào, Malaysia, Newzeland, Mỹ,.. - Chính sách tạm nhập tái xuất: 84% lượng gỗ tròn đi đâu?

Page 2: 150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

- Biến động thị trường NK và XK: T7 năm 2014 mất nguồn cung từ thị trường Myanmar, do vậy thị trường thay thế là thị trường nào?, nguồn cung chủ yếu từ Lào và Cam nếu Lào và Cam thay đổi chính sách thì ảnh hưởng đến VN như thế nào? Thị trường TQ là thị trường chính của VN, nếu thị trường TQ biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến VN.

- Yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ: o Úc băt đầu thực hiện chính sách cấm nhập gỗ lậu o Nhật bản đang cân nhắc áp dụng chính sách tương tự o Thị trường Mỹ áp dụng Lacy act, xk đang tăng o Thị trường nội địa: thiếu thông tin về chủng loại gỗ, kênh phân phối o 492 doanh nghiệp nhập gỗ Lào, 123 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ Campuchia

Thảo luận chung: Các ý kiến của các đại biểu tại Đối thoại

- Ông Võ Đình Tuyên - Vụ Quản lý ngành Văn phòng Chính phủ - Chia sẻ các ý kiến sau: o Lý do tham gia: GDP của ngành Lâm Nghiệp chủ yếu nằm ở phần xk đồ gỗ, chính phủ

đang quan tâm đến các doanh nghiệp sx sản phẩm cho xã hội: o Những vấn đề quan tâm:

Nhập khẩu gỗ: luật lâm nghiệp của Campuchia không cho xuất gỗ tròn và Việt nam cũng có cam kết để đảm bảo an ninh biên giới và bảo vệ rừng campuchia do vậy dần dần sẽ có chính sách hạn chế nhập khẩu từ Campuchia, chỉ ưu tiên cho các doanh nghiệp nhập khẩu về tiêu thụ và chế biến trong nước. Tăng cường chỉ đạo và chỉ cho phép nhập khẩu về VN để sử dụng trong nước và không ưu tiên xuất khẩu

Từ nay đến 2020 sẽ tiếp tục đóng cửa rừng tại VN, và sẽ tiếp tục đến năm 2030 Tiếp tục chỉ đạo cấm tạm nhập tái xuất vì có những doanh nghiệp chỉ quan tâm

đến lợi nhuận từ xnk chứ không quan tâm đến lao động; Gỗ rừng trồng đang dần có sự chuyển hướng, xuất khẩu dăm gỗ chỉ là hình thức

xuất khẩu nguyên liệu thô. Ví dụ rừng trồng Keo, khi chặt ngay năm thứ 5 để băm dăm xuất khẩu, trong khi từ năm thứ 7 đến năm thứ 12 là thời điểm cây keo sinh trường cao và tăng sinh khối. Do vậy, cần hạn chế xk dăm để có được nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ trong nước. Tuy nhiên cần lắng nghe ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp để linh động trong việc áp dụng chính sách. Chưa nêm cấm xk dăm

Trong báo có có đưa rao con số tổng lượng gỗ nhập khẩu trên 3,4 triệu m3, Cần cân nhắc để đưa ra con số vì theo dự đoán: năm 2015 xk gỗ sẽ ước khoảng 7tỷ usd? (trong năm 2014 là 6,23 tỷ usd?) do vậy cần phải tính toán được bao nhiêu gỗ nhập khẩu được sử dụng và có đóng góp vào tổng giá trị này?

Gỗ cao su: Tập đoàn gỗ cao su không bán gỗ cao su tròn ra ngoài nhưng theo số liệu thì có gỗ cao su sang TQ, đề nghị Hiệp Hội gỗ Cao su cần làm rõ

Tính hợp pháp của gỗ: Đối với rừng trồng thì cần tăng cường chứng chỉ rừng, còn rừng tự nhiên thì chưa nên vì đang hạn chế khai thác rừng tự nhiên. Để tạo cho người trồng rừng thói quen về tính minh bạch, hợp pháp của gỗ.

- Bà Trần Thị Thúy Hoa - Chánh văn phòng Hội cao su Việt Nam

o Về gỗ cao su: Lượng gỗ cao su vẫn đang phải nhập vì đang thiếu nguyên liệu, gỗ cao su khi khai thác vẫn giữ lại nguyên liệu cho ngành, do vậy tiêu thụ gỗ cao su ngày càng tăng. Tuy nhiên gần đây lượng cây gỗ cao su gẫy đổ, tái canh quá lớn và không sử dụng hết nên có gỗ xuất khẩu.

o Xuất, nhập khẩu gỗ cao su chỉ có xuất, nhập gỗ xẻ, không có gỗ tròn.

Page 3: 150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

o Chương trình thành lý gỗ cao su sắp tới của Tập đoàn Cao su: những năm sau sẽ thanh lý 30 ngàn ha và lượng gỗ khai thác sẽ lên đến 8-9 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Do vậy cần phải giảm bớt lượng gỗ tạm nhập tái xuất để sử dụng nguyên liệu gỗ trong nước.

o Mặc dù giá cao su giảm rất mạnh nên nhiều hộ nông dân không muốn trồng: HH sẽ cung cấp và chia sẻ thông tin để có thể cung ứng nguyên liệu gỗ cao su cho cho ngành chế biến gỗ.

o Tính hợp pháp của gỗ: tiêu thụ trong nước thực tế là để sản xuất sản phẩm xuất khẩu do vậy gỗ cần có tính hợp pháp minh bạch. Thực tế gỗ cao su là gỗ rừng trồng nhưng gần đây có một số diện tích lấn sang rừng tự nhiên do vậy mạng tiếng xấu cho ngành gỗ cao su ,cần cân nhắc để gỗ cao su có thể minh bạch về tính hợp pháp để gỗ cao su và sản phẩm gỗ cao su có thể xuất khẩu. Do vậy, cần có sự hợp tác chặt chễ giữa ngành lâm nghiệp và ngành cao su.

- Ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh o Việt Nam trong năm 2013 đã là Quốc gia đứng hàng thứ 4 về tổng giá trị xuất khẩu trên

thế giới, trong đó nguồn nguyễn liệu gỗ sử dụng cho chế biến gỗ xuất khẩu chủ yếu sử dụng từ các nguồn sau:

Gỗ rừng trồng: Trồng rừng ở VN là vấn để quan tâm của Quốc Hội và toàn ngành chế biến gỗ, rừng trồng chủ yếu là cây Keo (acacia)

Cây cao su: là cây thương hiệu đứng thứ 2 sau cây keo, hàng năm cung ứng khoảng 2,5 triệu m3 gỗ.

Gỗ Nhập khẩu từ các quốc gia có độ tin cậy cao, o Việt Nam vẫn nhập khẩu từ Lào (theo bài trình bày): Bộ Công Thương đã nhận thấy và

hạn chế thông qua chính sách tạm nhập tái xuất. Và gỗ hồng sắc tại Hồng Kông chủ yếu từ Lào và con đường đi của gỗ chủ yếu qua hải cảng của VN. Còn gỗ từ Campuchia có thể đi trực tiếp sang TQ.

o Trước đây VN nhập khẩu gỗ từ hơn 60 thị trường, đến nay chỉ còn 32 thị trường, chứng tỏ VN có đánh ra rủi ro từ nước nhập khẩu theo yêu cầu của Lacy. Như vậy, VN đã có đánh giá tác động kinh tế , môi trường và xã hội khi nhập khẩu gỗ.

o TQ đang có chính sách xây dựng một con đường tơ lụa trên biển để cung cấp những nguyên liệu gỗ mà TQ không có, do vậy chúng ta cần lưu ý đến việc bảo vệ tài nguyên rừng và lợi ích của quốc gia.

- Ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia phân tích chính sách - Tổ chức FOREST TRENDS o Định hướng của anh Tuyên không cho phép tạm nhập và tái xuất: và câu hỏi: chính sách

này ảnh hưởng như thế nào đến các làng nghề gỗ? - Đại diện của Doanh nghiệp Mỹ Đoàn chia sẻ những rủi ro khi nhập khẩu gỗ:

o Mỹ Đoàn hiện đang Trực tiếp nhập khẩu gỗ tròn và xẻ từ Châu Phi có thể thay thế nguồn nguyên liệu từ Lào. Nhập gỗ từ Châu Phi qua hai phương thức: doanh nghiệp nhập thông qua doanh nghiệp tại Châu Âu hoặc nhập trực tiếp từ Châu Phi. Tuy nhiên nhập khẩu như vậy cũng có nhiều rủi ro: ví dụ như bị hacker khi thanh toán và chuyển tiền. Do vậy các doanh nghiệp phải cẩn trọng khi nhập khẩu, phải có sự xác mịnh các công ty bán gỗ. ĐSQ của Việt Nam tại các nước là một kênh, tuy nhiên chưa được sự giúp đỡ nhiều, và chỉ khuyên nên mở LC để hạn chế rủi ro.

- Ông Vũ Quốc Vương: chủ tịch hội gỗ đồng kỵ o Qua thông tư 37 về cấm tạm nhập tái xuất thì lượng gỗ từ Campuchia về Đồng Kỵ ít đi,

giảm 50% so với trước khi có thông tư. Mặc dù có thông tư, nhưng đường nhập “chui” (nhập lâu), sẽ có lợi nhuận cao hơn trước đây. Do vậy, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa.

o Tháng 4 tại làng nghề có đợt kiểm tra, tuy nhiên tại thời điểm tiến hành kiểm tra, lượng gỗ đước bán tại các chợ đã được vận chuyên cất dấu, nơi được coi như là 1 rừng gỗ khi

Page 4: 150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

tới Đồng kỵ. Do vậy, việc thực thi các thông tư, nghị định, quy định chần có biện phatsp thắt chặt hơn.

- Ông Nguyễn Tôn Quyền chia sẻ: o Gỗ nhập khẩu: Việt Nam nhập gỗ từ 60-70 quốc gia trên thế giới, tuy nhiên gỗ nhập

nhiều chỉ tập trung vào 7-10 quốc gia. Gỗ có FSC từ Mỹ và Châu Âu. Gỗ nhập từ Lào và Campuchia chủ yếu gỗ tròn và quý hiếm. Trong gần 4 triệu m3 gỗ nhập khẩu thì chủ yếu là gỗ hợp pháp từ Mỹ và Châu Âu.

o Gỗ tồn: Đây không phải là vấn đề đáng lo vì ngành gỗ Việt Nam luôn luôn thiếu nguyên liệu. Hiện nay, gỗ tồn chủ yếu từ lượng tạm nhập tái xuất bị ảnh hưởng bởi thông tư 37.

o Làng nghề gỗ có sử dụng gỗ tự nhiên từ Lao và Campu hia để sản xuất đồ gỗ Mỹ Nghệ, nhưng sản phẩm chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, một lượng nhỏ xk sang Đài Loan và TQ. Làng nghề đã được kiến nghị thay đổi nguyên liệu sang gỗ trừng trồng như gỗ mít, gỗ tràm bông vàng. Trong số 300 làng nghề, không phải tất cả sử dụng gỗ tự nhiên vd: các làng nghề tại Thạch Thất chủ yếu sử dụng gỗ rừng trồng, tuy nhiên chất lượng thấp vì công nghệ thấp, thiếu lò sấy.

o Năm 2013 Việt Nam tiêu thụ 21 triệu m3 gỗ cho sản xuất và chế biến xuất khẩu, trong đó gỗ nk là 4 triệu m3; 17 triệu m3 gỗ trong nước. Trong đó 70% lượng gỗ này sử dụng chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu và 30% tiêu thụ thị trường nội địa. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã chỉ sử dụng gỗ rừng trồng để sản xuất sản phẩm. Do vậy, Nếu có chính sách thu mua gỗ nguyên liệu rừng trồng để sản xuất sản phẩm cao hơn thu mua gỗ để sx dăm thì nguyên liệu gỗ rừng trồng cung ứng cho ngành chế biến sản xuất đồ gỗ sẽ cao hơn và tăng dần trong tương lai.

- Ông Huỳnh Văn Hạnh cũng chia sẻ thêm, hiện 1m3 sản phẩm gỗ tinh chế từ rừng trồng có thể tạo ra 5000 usd

- Bà Nguyễn Tường Vân - Tổng Cục Lâm nghiệp o Báo cáo xnk góp phần làm rõ hơn bức tranh tổng thể về cung-cầu gỗ của Việt Nam o Báo đã đưa ra những con số cụ thể, làm rõ khuynh hướng ảnh hưởng của chính sách gỗ

Việt Nam. o Ngành gỗ và ngành dệt may là những ngành bị ảnh hưởng khi hội nhập, ảnh hưởng cả từ

phía chính sách nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Từ phía nước xuất khẩu thì có chính sách tăng giá trị gia tăng, chính sách tỷ giá, chính sách gỗ hợp pháp của nước nhập khẩu, chính sách về hiệp định thương mại ảnh hưởng cả tiêu cực lẫn tích cực. Báo cáo đã đưa ra những số liệu cụ thể nhưng vẫn còn những câu hỏi “bỏ ngỏ” để thảo luận, chưa có những thảo luận cụ thể về những vấn đề này.

o Nguồn gốc gỗ hợp pháp: một số nước đã có chính sách áp đặt, tạo rào cản cho việc sản xuất thương mại. Các Quốc gia phải xây dựng hệ thông hợp pháp để thay thế cho các chính sách “cẩm” sản xuất, xuất khẩu…. Từ đó, đảm báo tính hợp pháp của gỗ vd đảm bảo tính hợp pháp của gỗ cao su, trong thời gian tới TCLN sẽ soạn thảo văn bản để đưa gỗ cao su vào hệ thống hợp pháp của gỗ.

o Để hạn chế sử dụng gỗ tự nhiên: Những chính sách, thông tin cần phải minh bạch và đã đưa lên trang web của tổng cục LN. Sắp tới kiến nghị đưa thông tin những doanh nghiệp,chủ rừng có chứng chỉ lên trang web của TCLN. Kênh thương vụ qua dịch vụ của chính phủ để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

- Ông Thăng Văn Hóa - Công Ty TNHH MTV Hào Hưng: Công ty xuất khẩu nguyên liệu. o Quyết định 5115 của Bộ Nông nghiệp hướng tới việc tạo nguyên liệu gỗ lớn phục vụ cho

chế biến xuất khẩu, tuy nhiên cũng nên quan tâm, học hỏi đến việc trồng rừng của wb3 như thực hiện tại Quảng Ngãi, Bình Định… mô hình trồng rừng này theo nhóm hộ, có sổ đỏ (420ha). Lấy mô hình wb3 làm mô hình điểm thay thế cho mô hình khác, nên sử dụng giống BV10 và sử dụng công nghệ nuôi cấy mô để giống cây thuần chủng. Trồng càng lâu thì gỗ sẽ càng có giá trị,

Page 5: 150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

- Ông Tô Xuân Phúc tóm tắt:

o Thực trạng ngành gỗ đang có dấu hiệu tốt về nguồn cung gỗ hợp pháp và nguồn cung gỗ cao su đang gia tăng. Đối với nguồn gỗ rừng trồng và gỗ cao su không lo lắng đến gỗ hợp pháp.

o Nảy sinh nhu cầu liên kết giữa Hiệp Hội Cao Su và chính phủ o Nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ các nước tiểu vùng song Mê Kông tương đối cao, nguồn

này không khuyến khích, nguồn thay thế như thế nào? Do vậy có nhu cầu liên kết giữa hiệp hội và doanh nghiệp.

o Chính sách thực thi cần có hiệu quả hơn để hạn chế gỗ nhập lậu từ các nước có nguồn gốc rủi ro cao.

Phần 2: Hướng đi nào cho ngành chế biến dăm xuất khẩu? Mối quan hệ giữa ngành dăm, chế biến gỗ và hộ trồng rừng. * Bài trình bày Xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam 2012-2014 đại diện cho nhóm nghiên cứu trong sáng kiến hợp tác giữa 3 Hiệp hội và tổ chức Forest trend đã chia sẻ các thông tin:

- Tổng quan ngành dăm gỗ: Năm 2011: 5,7 triệu tấn, 112 nhà máy nă 2012, công suất thiết kế 8 triệu tấn/năm. Tốc độ tăng trưởng nhanh, chưa gắn kết được với vùng nguyên liệu.

- Xuất khẩu dăm 2012 đến 2014: Năm 2014 giảm nhẹ so với 2013 do biến động của thị trường TQ. Tuy nhiên ngành dăm có xu thế phát triển, tăng về khối lượng và giá trị.

- Xu hướng xk theo tháng tăng về khối lượng, T7 năm 2014 giảm mạnh do biến động của thị trường TQ, gây ra do tác động của gian khoan tại Biển Đông (tác động gây ra do chính trị).

- Xu hướng xk về giá trị: cho thấy ngành dăm vẫn đang phát triển cho du thị trường có biến động. - Giá xuất khẩu: TB từ 130 đến 145 usd/tấn, giá có xu hướng tăng - Thị trường: TQ: 3,5 triệu tấn năm 2012, 2013 tăng lên 4,2 triệu tấn. Năm 2014 giảm xuống 3.6

triệu tấn do ảnh hưởng của việc đặt giản khoan tại Biển Đông. Thị trường Nhật bản bằng ½ thị trường TQ, Hàn Quốc thị trường nhỏ hơn nhiều, Singapore là nơi trung chuyển dăm. Thị trường mới là Zimbabwe.

- So sánh 3 thị trường TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc..: Trung Quốc chiếm 60%, Mặc dù thị trường TQ có giảm trong năm 2014 nhưng các thị trường khác như Nhật Bản và Hàn Quốc tăng

- Giá trị xk: Chủ yếu thị trường TQ và Nhật Bản, thị trường Hàn Quốc mặc dù nhỏ nhưng đang có dấu hiệu mở rộng.

- Cơ chế chính sách về thị trường: o Thị trường TQ là thị trường lớn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong tương lai không có

dấu hiệu ổn định. o Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc: Yêu cầu chặt chẽ hơn, nhưng thị trường bền vững và

đang có xu hướng mở rộng. Nếu tiếp tục thì sẽ ổn định lâu dài. o Zimbabwe: là thị trường mới nổi và là kênh thị trường mới sang Châu Phi

- Cạnh tranh giữa ngành dăm và ngành chế biến gỗ: o Cạnh tranh về nguyên liệu: Nên hạn chế xk dăm gỗ để tạo nguyên liệu cho ngành chế

biến nhưng trên quan điểm của ngành dăm thì chưa đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho ngành chế biến gỗ, và dăm gỗ là sự lựa chọn của các hội gia đình.

o Về chính sách: Chiến lược phát triển lâm nghiệp đến 2020 là giảm nguyên liệu phục vụ dăm gỗ, hạn chế xk thô, duy trì dăm gỗ hiện tại 6 triệu tấn/năm giảm xuống 3 triệu tấn/năm trong năm 2020. Phương án thực hiện là tăng thuế xk dăm gỗ.

o Áp thuế xuất khẩu: khi nào ap dụng thuế?, mức thuế là bao nhiêu? Hiện tại có khoảng 700 ngàn hộ dân trồng rừng để cung cấp cho ngành dăm, nếu tăng thuế thì các hộ gia đình này sẽ phải gánh chịu.

o Các doanh nghiệp dăm gỗ nên đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư sx các sản phẩm khác để tạo giá trị gia tăng trong tương lai.

Page 6: 150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

Ý kiến của các đại biểu - Ông Võ Đình Tuyên:

o Tại sao đặt vấn đề thuế: hiện tại thuế nhập và thuế xuất bằng 0, và hiện tại khi tham gia AFTA sẽ không được can thiệp thông qua thuế.

o Nhiệm vụ quản lý nhà nước: sâu chuỗi ngành dăm với các ngành khác, thái độ của chính phủ là để “mở” chứ không áp đặt.

- Ông Lê Công Cẩn - Công ty Cát Phú o Số liệu của ngành dăm gỗ từ những người sản xuất dăm gỗ:

Hội thảo nên tổ chức trước khi có chính sách và tổ chức hội thảo tại Quảng Ngãi năm 2012

Sự phát triển của ngành dăm gỗ đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, đầu tư xã hội nguồn lực đất đai được sử dụng hiệu quả hơn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc

2014: xk 6,97 triệu m3 dăm, mạng lại lợi ích cho các ngành vận tải, trồng rừng, bốc xếp, cảng biển. có Y nghĩa đối với các cảng biển miền Trung và BẮc Trung bộ.

Mặc dù sản lượng có biến động theo thị trường nhưng phát triển rừng vẫn ổn định và phát triển bền vững.

Do vậy, tại sao lại phải áp thuế đối với ngành dăm gỗ mà thực chất là các hộ gia đình phải gánh chịu trong khi đi ngược lại với quá trình hội nhập quốc tế.

Câu trả lời hướng đi nào cho ngành dăm gỗ cần có số liệu, nghiên cứu khoa học và sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách.

Từ khi xóa bỏ thuế cho ngành dăm gỗ đã tạo động lực cho các nhà đầu tư phát triển trồng rừng. Do vậy, những nhà sx có những quan điểm sau:

Kết quả từ trước đến nay, số lượng nhà máy dăm tăng mạnh, giá xk tăng mạnh, giá trị trồng rừng cũng gia tăng, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn miền núi. Đây là đặc thù do vậy khi có chính sách mới thì cần quan tâm đ

6,97 triệu m3 dăm tương đương 14 triêu m3 gỗ nguyên liệu làm dăm trong đó gỗ rừng trồng chỉ có thể cung cấp 70% sản lượng, 30% còn lại là phế liệu cung cấp cho ngành chế biến sử dụng dăm bào, mùn cưa làm viên nén…. Với đà gia tăng hiện nay thì nguyên liệu cho ngành dăm gỗ sẽ thiếu nguyên liệu sản xuất dăm gỗ.

Ngành dăm gỗ đã xk và mang lại ngoại tệ cho đất nước do vậy các chính sách mới cần xem xét lại đối với lợi ích của ngành dăm. Các ngành p

Cơ cấu: 50% chi phí sản xuất, 50% chi phí vận chuyển và xuất khẩu do vậy thuế chỉ có thể tính vào nguyên liệu. Do vậy, có thể sẽ áp đối với người trồng rừng. Chi phí sản xuất dăm gỗ do vậy sẽ tăng mặc dù các công nghệ thay thế để giảm chi phí chưa theo kịp.

Áp dụng các chính sách thông thoáng, không áp dụng các chính sách bảo hộ

Chính sách phù hợp sẽ cần có những tiêu chí sau o Tiêu chí diện tích gia tăng o Thu nhập của ngươid trồng rừng o Kim ngạch tăng trưởng o Kinh tế xh ở vùng sâu vùng xa đảm bảo

PHương hướng: o Ổn định việc trồng rừng o Chế biến sâu, tăng giá trị sản phẩm

Page 7: 150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

o Khuyến khích đầu từ phải mang tính chất hội nhập kt quốc tế, có công nghệ tiên tiến, chi phí hợp lý, không gây ô nhiễm môi trường…

o Hoàn thiện cơ chế đồng bộ để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia.

- Ông Vũ Long, chuyên gia kinh tế Lâm Nghiệp o Ngành dăm đối với vấn đề tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: với chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá

trị gia tăng được nâng cao. Theo chiến lược trong đề án tái cơ cấu: từ trồng rừng đến sản xuất sản phẩm gỗ

trong đó có dịch vụ môi trường. Năm 2014, giá trị của ngành lâm nghiệp đạt 318,206 tỷ vnd trong đó ngành chế biến gỗ chiếm 89%, do vậy 1% tăng của ngành chế biến sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá trị của ngành lâm nghiệp.

Nếu tính toàn bộ giá trị gia tăng, phần của Lâm Nghiệp chiếm 26%, phần của công nghiệp chế biến chiếm 74%. Như vậy giá trị của công nghiệp chế biến gỗ đóng vai trò quan trọng.

Như vậy về sản lượng và giá trị gia tăng trong ngành chế biến gỗ là rất quan trọng.

o Những nội dung cần làm rõ trong báo cáo Trong lượng gỗ nhập khẩu thì gỗ rừng trồng nhập khẩu là bao nhiêu? Gỗ xẻ: trong lượng nhập gỗ xẻ thì lượng gỗ xẻ từ rừng trồng là bao nhiêu? Cần có con số cụ thể thì những người làm chính sách mới có những quyết sách

cụ thể. o Vấn đề cạnh tranh giữa các ngành:

Nếu giảm dăm xuống 3 triệu m3/năm, tưc 0,5 tỷ usd, như vậy lấy gì để thay thế, bù đắp vào giá trị này? Về xu hướng của chính sách thì đúng nhưng cụ thể thực hiện như thế nào để tổng giá trị không suy giảm

Câu hỏi: bao nhiêu gỗ có nguồn gốc từ rừng trông? không có câu trả lời do vậy không có phương hướng cụ thể

Vấn đề về giá: Cạnh tranh giữa 2 ngành dăm và chế biến gỗ về nguyên liệu là không đáng kể. Do vậy, nếu muốn thay thế cần tăng giá nhập nguyên liệu thông qua việc tăng giá sản phẩm, nâng cao chất lượng.

Can thiệp của thuế đối với dăm: để làm gì? Thực tế cạnh tranh không có sự cạnh tranh gay gắt do vậy việc can thiệp của nhà nước là không cần thiết mà cần phải tuân thủ quy luật của thị trường.

- Đại diện hộ gia đình: Chị Vũ Thị Hiền(CERDA) o Đối với ngành lâm nghiệp, cần xem xét lại đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với các hộ

gia đình, ảnh hưởng đến việc xã hội, môi trường và kinh tế. o Tính bền vững của việc trồng rừng, cụ thể trồng keo

Mua bán gỗ keo: tại địa phương diễn ra rất nhanh: Tại sao người dân bán sớm mặc dù biết bán gỗ được nhiều giá trị hơn: lý do nghèo đói là một phần, lý do khác do gỗ keo để lâu sẽ bị rỗng ruột và bị đen. Hơn nữa, quy mô của các hộ gia đình ở ngoài Bắc rất nhỏ, chỉ 1-2ha/hộ.

Người dân thực tế rất thích trồng keo, nhưng ảnh hưởng xấu đến nguồn nước cho nông nghiệp vì chỉ có rừng tự nhiên mới giữ được nước. Tuy nhiên rừng tự nhiên đang giảm dần. Một số cộng đồng kiên quyết không chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng. Do vậy, Bộ NN và PTNT cần nghiên cứu kỹ để việc trồng rừng không ảnh hưởng xấu đến môi trường

Page 8: 150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

Trồng keo của người dân hiện tại chưa đúng kỹ thuật: vì chỉ trồng để phục vụ dăm nên không trồng cây “gỗ lớn”. Trồng keo năng xuất giảm dần và ảnh hưởng xấu đến đất (đất bị khô).

Do vậy, cần nghiên cứu ảnh hưởng của ngành lâm nghiệp đến môi trường, kinh tế và xã hội.

- ÔNg Huỳnh Văn Hạnh: o Theo xu hướng là tăng giá trị gia tăng, dăm gỗ đã đóng góp giá trị gia tăng vào ngành

chế biến gỗ được bao nhiêu? o Nếu xây dựng các nhà máy chế biến gỗ (chế biến tinh) tại vùng nguyên liệu thì sẽ sử

dụng nguyên liệu hiệu quả hơn (có thể lên đến 70%) vì giảm chi phí vận chuyển. Như vậy, sẽ thay thế việc chế biến thô (chế biến dăm) bằng việc chế biến sản xuất sản phẩm gỗ để nâng cao giá trị gia tăng.

- Ông Vũ Thành Nam - Vụ Quản lý Sản xuất Lâm Nghiệp: o Lợi nhuận của người sản xuất dăm rất thấp nên cần có đề án và kế hoạch quản lý dăm

gỗ để giảm thiểu rủi ro cho các hộ gia đình o Về Thuế: Đề án có hướng áp thuế dăm, nhưng hiện nay chưa có vấn đề về Thuế. Bộ NN

và PTNT sẽ nghiên cứu xem nếu tăng thuế sẽ ảnh hưởng đến hộ gia đình như thế nào? Do vậy chưa có quyết định tăng thuế.

o Trổng rừng: Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ hộ trồng rừng để kéo dài thời gian trồng rừng để có thể có nguồn nguyên liệu phục vụ ngành chế biến gỗ.

o Chứng chỉ rừng: 1,7 triệu ha của các hộ gia đình với quy mô rất nhỏ, trong khi chỉ có 133 ngàn ha có chứng chỉ. Tỷ lệ diện tích có chứng chỉ rất thấp. Đối với vấn đề liên kết như dự án wb3 để có chứng chỉ cho nhóm hộ trồng rừng là rất khó thực hiện

o Ngoài dăm còn có nhiều sản phẩm khác như giấy…. - Ông Vũ Long phản hồi:

o Định hướng theo chiến lược trong 5115: giảm dần và chỉ còn 3,15 triệu tấn thông qua việc tăng thuế và đây là ý kiến chính thức trình Bộ NN và PTNT. Do vậy, đây là vấn đề rất quan trọng, phải nghiên cứu tác động. Do vậy, cần thảo luận cụ thể để biết quan điểm của Bộ như thế nào. Từ đó các doanh nghiệp sx và hộ gia đình có phương hướng sản xuất cụ thể để giảm rủi ro.

o Hơn nữa cần làm rõ nguồn nguyên liệu nhập khẩu gỗ từ rừng trồng là bao nhiêu? cần có phân tích cụ thể;

o Nếu quản lý dăm gỗ, đến 2020 giảm 50% tức gần nửa tỷ USD thì sẽ lấy gì để bù về khoảng trống này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp gỗ và chế biến gỗ;

o Lấy gỗ rừng trồng để thay thế cho gỗ nhập khẩu? vậy bao nhiêu gỗ nhập khẩu có nguồn gốc từ rừng trồng, như vậy chỉ làm tăng giá trị gia tăng chứ không làm tăng giá trị sản xuất, mà hiện tại ngành đang muốn GDP cao và tốc độ tăng trưởng cao, vậy cần phải tuân thủ cơ chế thị trường cạnh tranh. Theo ý kiến của quảng ngãi, giá đầu vào chế biến dăm 1.150.000 VNĐ trong khi chế biến là 1.500.000 như vây ngành chế biến gỗ phải có chiến lược nâng giá gỗ nên nếu muốn có sự cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, như vậy nhà nước cần phải có chính sách cụ thể đối tới từng ngành. Hiện tại thị phần nguồn cung cấp nguyên liệu luôn thay đổi, do đó để có đủ nguồn nguyên liệu phải có sự cạnh tranh.

- Ông Nguyễn Nị - Chủ tịch Hội Dăm gỗ Quang Ngãi chia sẻ: o Hiện nay, việc vay vốn để phát triển dăm gỗ là rất hạn chế do ảnh hưởng của chính sách

trong 5115. Do vậy, đề nghị Bộ NN và PTNT áp dụng mô hình wb3 để hỗ trợ ngành dăm. o Công ty Hào Hưng: Kim ngạch mỗi năm 300 triệu usd: Vì 5115, đã đầu từ 12 nhà máy sx

trong đó có 8 nhà máy sx viên ném với tổng vốn đầu tư 48 triệu usd. Tuy nhiên, hiện tại

Page 9: 150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

giá giảm rất nhiều và doanh nghiệp phải gánh chịu rủi ro khi 8 nhà máy sx viên nén không hoạt động

- Bà Nguyễn Tường Vân: o Lắng nghe, tổng hợp và cung cấp thông tin cho lãnh đạo Bộ NN và PTNT. o Đề án tái cơ cấu là xu hướng chung để tăng giá trị gia tăng: đối với ngành dăm gỗ thì

trước đây doanh nghiệp có yêu cầu Bộ NN và PTNT cần có quyết sách để cứu thị trường dăm gỗ, tăng giá trị của ngành. Như vậy, bản thân các doanh nghiệp đang mâu thuẫn, có những doanh nghiệp thấy lợi ích của dăm gỗ nhưng cũng có những doanh nghiệp phản ánh nhược điểm của ngành dăm. Do vậy, đề án trước đây chưa được thực hiện quyết liệt. Trên thực tế, thuế dăm năm 2012 là 5% nhưng không thu thuế do vậy trên thực tế từ 2012 ngành dăm không bị áp thuế.

o Bộ NN và PTNT do vậy sẽ đánh giá lại để sử đổi đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp so cho phù hợp hơn với ngành lâm nghiệp. Hiện nay Bộ NN và PTNT chưa áp thuế. Do vậy , các doanh nghiệp cần có đề xuất lên Bộ NN và PTNT đối với đề án này.

o Giá gỗ: các doanh nghiệp mua gỗ với giá quá rẻ nên không có giá trị gia tăng đối với việc chế biến gỗ thô (vd: không có giá trị gia tăng từ dăm sang giấy, và các hộ gia đình không được hưởng lợi ích trong chuỗi cung ứng này)

- ÔNg Đoàn Diễm - Chuyên gia Lâm nghiệp o Trồng rừng gỗ nhỏ đã thay đổi bộ mặt ngành lâm nghiệp, chủ yếu từ dăm gỗ, đóng góp

phần tương đối lớn vào đời sống của người nông dân. Miên trung đã không còn đất trống và thay bằng rừng trồng gỗ nhỏ. Do vậy, nhà nước cần thấy được vai trò của ngành dăm gỗ đối với đời sống của người dân. Đây là đầu tư của người dân, nhà nước hiện tại chưa có hỗ trợ. Cần khuyến khích người dân cần tiếp tục trồng rừng gỗ nhỏ thông qua các chính sách hỗ trợ, ví dụ hỗ trợ giống mới (không rỗng ruột), hỗ trợ vay vốn đầu tư.

o Đối với việc điều tiết của ngành dăm thì thị trường sẽ điều tiết mà không cần chính sách can thiệp. Đặc biệt thị trường TQ, vậy nhà nước cần tìm thị trường mới để giảm thị phần sang TQ.

o Mỗi liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và người trồng rừng rất yếu: Chính sách cần thay đổi để hỗ trợ cho người nông dân vì thu nhập từ việc trồng rừng không cao do chi phí vận chuyển hơn nữa đất trồng rừng là đất xấu. Chỉ trồng rừng khi

- ÔNg Vũ Ngọc Bảo: Chủ tịch Hiệp Hội Giấy VN o Thực tế xk dăm gỗ đã giúp các hộ dân, người nghèo “đổi đời” (nâng cao thu nhập cho

người lao động. o Trong báo cáo chưa thấy đề cập dăm gỗ xk sử dụng vào việc gì, nhưng theo tôi nghĩ, chủ

yếu sử dụng để sx giấy và thị trường chủ yếu là TQ, Nhật BẢn và Hàn Quốc trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc ổn định hơn. TQ nhu cầu về dăm gỗ là rất lớn nhưng các doanh nghiệp có thể hợp tác với nhau để nâng cao giá bán. Có thể thành lập hiệp hội để có vị thế hơn trong thị trường xk vì hiện nay lượng xuất khẩu dăm đã vượt qua nhiều nước (vd: Úc). Con số 8,3 triệu tấn năm 2013 chính xác hơn. Và năm 2014 cũng không thấp hơn.

o Việc sụt giảm trong năm 2014 thực tế không phải do vấn đề biển đông mà do thị trường giấy tác động.

o Không nên áp thuế để để người dân gánh vàc vì đây sẽ là “thảm họa” đối với người nghèo. Cách đây 3 năm, đã có ý định áp thuế 5% cho ngành dăm nhưng sau đó đã tổ chức buổi đối thoại về việc này nhưng đã bị phản đối kịch liện. Hiện tại Việt Nam đang tham gia TTP do vậy việc tăng thuế, áp thuế cho ngành dăm là không hợp lý.

- ÔNg Vũ Huy Đại - Viện trưởng Viện Công nghiệp gỗ - Trường Lâm Nghiệp

Page 10: 150513 notes doi_thoaidoanhnghiep_hawa_ft_fpa_binhdinh

o Giá trị gỗ rừng trồng: dăm gỗ không phải là một ngành mà nằm trong chuỗi giá trị sản phẩm do vậy nên thảo luận về giá trị gỗ rừng trồng, trong đó có vấn đề về công nghệ. Các nước đã áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng giá trị gỗ rừng trồng. Công nghệ MDF đã vào Việt Nam, đây là công nghệ có thể sử dụng phế liệu. Do vậ

o Đề xuất: Vấn giá trị nên để thị trường điều tiết giá trị Phát triểnn khu công nghiệp chế biến gỗ làm động lực sử dụng hiệu quả tài

nguyên rừng. Các nhà máy dăm gỗ cần duy trì để làm nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế

biến, sản xuất khác ví dụ nhà máy sản xuất giấy. - ÔNg Võ Đình Tuyên.

o Thuế: phê duyệt phương án gỗ dăm, hiện nay chưa trình chính phủ trong khi vấn đề thuế là do Quốc hội quyết định còn chính phủ không quyết định.

o Ý kiến cá nhân: Cần giảm lượng gỗ sản xuất dăm, tăng giá trị trồng rừng thông qua việc tăng thời gian trồng rừng, sử dụng các biện pháp truyền thông và liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp và các hộ trồng rừng.

o Chính sách Lâm Nghiệp là chính sách xã hội, do vậy khi có kiến nghi về chính sách cần phải có chính sách tổng thể trong đó có chính sách xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần là chính sách đơn thuần như trồng rừng thay thế.

o Quy hoạch: thiếu quy hoạch cụ thể, phù hợp và ổn định lâu dài. Ví dụ hiện nay ở Việt Nam chỉ có cây keo, nhưng khi không muốn trồng keo thì chuyển sang có mô hình như wb3.

o Đề nghị: sau khi họp nên có văn bản kiến nghị những nội dung chọn lọc, cụ thể và có trọng lượng.

KẾT LUẬN: Ông Nguyễn Tôn Quyền: o Cách tính toán số liệu dăm: từ gỗ dăm quy ra gỗ trồng rừng, phương pháp có vấn đề,

cần xem xét lại. vd 500,000 m3 gỗ dăm quy ra 1 triệu gỗ tròn, trong khi 500,000 m3 gỗ còn lại để xẻ cũng quy ra 1 triệu m3 gỗ trồng rừng như vậy số liệu thực tế tăng gấp đôi. Đề nghị nhóm nghiên cứu xem xét lại phương pháp.

o Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có thời gian để thu thập ý kiến từ phía các doanh nghiệp, đối tác, các nhà nghiên cứu về QĐ 5115

o Các Hiệp hội cần thêm thời gian nghiên cứu, trao đổi để phản biện các chính sách trong 5115, góp phần có chính sách định hướng đúng cho các doanh nghiệp trong ngành.