43
( Phi Tuyết ) E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com MẸ TÌNH YÊU Sáng nay, trong cuộc trò chuyện với phóng viên một tờ báo Công Giáo nước ngoài, người phóng viên đặt muốn trao đổi với tôi về lòng sùng kính Mẹ Maria của người tín hữu Việt Nam, câu hỏi được đặt ra là: “Văn hóa Việt Nam có vai trò nào trong lòng sùng kính Đức Mẹ ?” Một câu hỏi thú vị và gợi mở nhiều vấn đề. Ai trong chúng ta cũng biết, xã hội Việt Nam nặng về tình mẫu tử, vết tích chế độ mẫu hệ vẫn còn in đậm nét trong nhiều sinh hoạt của xã hội, ngay trong ngôn ngữ, những gì là cao quý, những gì là thương mến, ngôn ngữ Việt Nam đều dành cho người làm mẹ, như: Mẹ đất nước, Mẹ Việt Nam, Mẹ tổ quốc, quê Mẹ, tiếng Mẹ đẻ… Ngay trong Giáo Hội thì vẫn đề cao chữ mẹ: Nhà Mẹ, Tỉnh Dòng Mẹ, Mẹ Nhà Dòng, Nhà Thờ Chính Tòa của một Giáo Phận được coi là Nhà Thờ Mẹ của các Nhà Thờ khác… Thật ra một số ngôn ngữ trên thế giới cũng có, nhưng ngôn ngữ Việt vẫn có những nét hết sức tình cảm sâu đậm và thân thương dành cho Mẹ. Trong Giáo Hội Việt Nam, người tín hữu sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, Nhà Thờ nào cũng dành một vị trí trang trọng xây dựng đài Đức Mẹ hoặc hang đá Đức Mẹ, lòng Nhà Thờ nào cũng có “bàn thờ kính Đức Mẹ”, ngay trong các gia đình thì bàn thờ nhiều khi vẫn chỉ đặt có mỗi tượng hoặc ảnh Đức Mẹ ! Giáo Phận nào cũng có ít là một Trung Tâm Hành Hương kính Đức Mẹ, hầu hết các trung tâm này đều hình thành từ phía những anh chị em giáo dân sùng mộ Đức Mẹ trước khi được giáo quyền chuẩn nhận và đứng ra chính thức tổ chức và phát triển. Các cuộc hành hương hiện tại trong nước đều là các cuộc hành hương đến với các Trung Tâm sùng kính Đức Maria, trong khi các cuộc hành hương đến với các Trung Tâm dâng kính Chúa Giêsu hoặc các Trung Tâm có Thánh Tích Tử Đạo xem ra còn rất khiêm tốn. Trung Tâm Hành Hương kính Đức Mẹ hiện tại trên quê hương Việt Nam chúng ta nhiều như vậy, các hoạt động bày tỏ lòng sùng kính Mẹ Maria diễn ra sầm 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 619 – CHÚA NHẬT

Ephata 619

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Trân trọng giới thiệu Tuần báo điện tử EPHATA của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Citation preview

Page 1: Ephata 619

( Phi Tuyết )

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

MẸ TÌNH YÊUSáng nay, trong cuộc trò

chuyện với phóng viên một tờ báo Công Giáo nước ngoài, người phóng viên đặt muốn trao đổi với tôi về lòng sùng kính Mẹ Maria của người tín hữu Việt Nam, câu hỏi được đặt ra là: “Văn hóa Việt Nam có vai trò nào trong lòng sùng kính Đức Mẹ ?” Một câu hỏi thú vị và gợi mở nhiều vấn đề.

Ai trong chúng ta cũng biết, xã hội Việt Nam nặng về tình mẫu tử, vết tích chế độ mẫu hệ vẫn còn in đậm nét trong nhiều sinh hoạt của xã hội, ngay trong ngôn ngữ, những gì là cao quý, những gì là thương mến, ngôn ngữ Việt Nam đều dành cho người làm mẹ, như: Mẹ đất nước, Mẹ Việt Nam, Mẹ tổ

quốc, quê Mẹ, tiếng Mẹ đẻ… Ngay trong Giáo Hội thì vẫn đề cao chữ mẹ: Nhà Mẹ, Tỉnh Dòng Mẹ, Mẹ Nhà Dòng, Nhà Thờ Chính Tòa của một Giáo Phận được coi là Nhà Thờ Mẹ của các Nhà Thờ khác… Thật ra một số ngôn ngữ trên thế giới cũng có, nhưng ngôn ngữ Việt vẫn có những nét hết sức tình cảm sâu đậm và thân thương dành cho Mẹ.

Trong Giáo Hội Việt Nam, người tín hữu sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, Nhà Thờ nào cũng dành một vị trí trang trọng xây dựng đài Đức Mẹ hoặc hang đá Đức Mẹ, lòng Nhà Thờ nào cũng có “bàn thờ kính Đức Mẹ”, ngay trong các gia đình thì bàn thờ nhiều khi vẫn chỉ đặt có mỗi tượng hoặc ảnh Đức Mẹ ! Giáo Phận nào cũng có ít là một Trung Tâm Hành Hương kính Đức Mẹ, hầu hết các trung tâm này đều hình thành từ phía những anh chị em giáo dân sùng mộ Đức Mẹ trước khi được giáo quyền chuẩn nhận và đứng ra chính thức tổ chức và phát triển. Các cuộc hành hương hiện tại trong nước đều là các cuộc hành hương đến với các Trung Tâm sùng kính Đức Maria, trong khi các cuộc hành hương đến với các Trung Tâm dâng kính Chúa Giêsu hoặc các Trung Tâm có Thánh Tích Tử Đạo xem ra còn rất khiêm tốn.

Trung Tâm Hành Hương kính Đức Mẹ hiện tại trên quê hương Việt Nam chúng ta nhiều như vậy, các hoạt động bày tỏ lòng sùng kính Mẹ Maria diễn ra sầm uất và đều đặn hằng năm và khắp nơi, thế nhưng những trung tâm đó và những sinh hoạt ấy lại vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm từ các hình tượng và ngôn ngữ truyền thống của văn hóa Phương Tây.

Tháng hoa ( tháng 5 ) rất phổ biến trong sinh hoạt tôn giáo Việt Nam, nhưng những đoạn ca vãn mang âm nhạc và tiết tấu dân ca Bắc Bộ, nơi sản sinh ra loại hình dâng hoa này lại gần như mai một. Hình thức dâng hoa kính Đức Mẹ vẫn còn, nhưng thay vào đó là những bài tân nhạc quen thuộc của Nhà Thờ. Hầu hết các bạn trẻ không còn ngâm nga các bài "ca vãn" của các "con hoa" thuở xưa nữa, các nghệ nhân thì già yếu và mất dần, cô đơn và lặng lẽ vài nhà nghiên cứu ghi lại các bài ca vãn rồi cất vào tủ sâu ít ai ngó tới. Thôi thì không còn thích hợp nữa thì phải thay đổi, nhưng thay thế làm sao để văn hóa dân tộc còn tồn tại và phát triển, để người Việt còn tìm gặp được “ngôn ngữ mẹ đẻ" của mình trong việc thờ phượng.

1

NĂM THỨ 14 – SỐ 619 – CHÚA NHẬT 20.7.2014

Page 2: Ephata 619

Khi phát hiện ra tượng Đức Mẹ bị gãy tay ở Măng Đen, có hai khuynh hướng ngược hẳn nhau tranh luận về bức tượng này, nhóm muốn giữ nguyên hình ảnh Đức Mẹ bị gãy tay để tôn kính, họ nói họ tìm được chính họ trong hình tượng khổ đau này. Nhóm đối nghịch cho rằng cần phải sửa chữa và tôn tạo, họ lý luận mẹ tôi bị tai nạn gãy tay, tôi phải đưa vào bệnh viện băng bó, nếu mất tay thì phải làm tay giả chứ không thể để cụt mãi như vậy. Một cuộc thăm dò ngấm ngầm được thực hiện, ban tổ chức in hai loại lịch vào đầu năm 2013, hai loại lịch in hai hình Đức Mẹ theo hai khuynh hướng nêu trên, kết quả loại lịch hình Đức Mẹ gãy tay bán hết, loại lịch hình Đức Mẹ được lắp tay và sửa chữa sơn phết tội đẹp lại bị ế hoàn toàn.

Tìm thấy chính mình trong hình ảnh của Mẹ là một nhu cầu và một khuynh hướng tất yếu, con người cảm thấy trọn vẹn khi được thờ phượng bằng chính “ngôn ngữ” của mình. Ngôn ngữ hình thể, âm thanh, không gian, màu sắc… Mấy năm gần đây, người ta đã xây dựng một số nhà sàn trên Tây Nguyên bằng bêtông, nhưng người dân tộc lại không thích và không muốn bước vào những ngôi nhà này, họ bảo không phải nhà của họ, họ không tìm thấy không gian của họ được tái tạo lại bằng vật liệu xa lạ.

Cần nhớ là kiến trúc chính là nghệ thuật tái tạo không gian sống. Vấn đề này được đặt ra một cách nghiêm túc cho các Trung Tâm Hành Hương kính Đức Mẹ tại Việt Nam, nếu không chúng ta chỉ lập lại một cách vụng về các Trung Tâm kính Đức Mẹ nào khác trên thế giới, và người Việt không có cơ hội được diễn tả niềm tin của mình bằng chính ngôn ngữ của mình.

Trung Tâm Hành Hương La Vang tại Quảng Trị là Trung Tâm của cả nước, năm 1961 ( Huế ngày 13.4.1961 ) và 1980 ( Hà Nội ngày 1.5.1980 ), hai lần hai thời điểm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xác quyết như vậy. Làm sao để Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang thực sự là Trung Tâm Hành Hương của người Việt. Đến đó, người Việt cảm nhận như vào nhà mình, chan hòa giữa không gian Việt, ngôn ngữ Việt, màu sắc Việt, tương quan Việt, tâm linh Việt, hồn Việt...

Bài toán khó nhưng không thể không có lời giải đáp. Cần một sự chung sức, tôn trọng, thoát khỏi thành kiến, thoát khỏi thói quen nếp nghĩ, cần phải đột phá, chấp nhận thử thách, chấp nhận sự tìm kiếm.

Ngày 15 tháng 8 năm 2014, ngày Đại Hội lần thứ 30, con cái của Mẹ đổ về từ muôn hướng, cùng với lời kinh là lời nguyện cầu cho công việc được tốt đẹp theo thánh ý Chúa. Công trình của Mẹ, Mẹ sẽ giữ gìn và hướng dẫn theo ý Mẹ vậy.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 18.7.2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:MẸ TÌNH YÊU ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................................................ 01TẤ CẢ LÀ HỒNG ÂN ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ............................................................................ 02CUỘC CHIẾN CỎ DẠI TRƯỜNG KỲ ( AM. Trần Bình An ) ................................................................... 03CỨ ĐỂ CẢ HAI MỌC LÊN ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ...................................................................... 05HÃY CỨ ĐỂ CẢ HAI MỌC LÊN CHO ĐẾN MÙA GẶT ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ........................... 07TỐT VÀ XẤU ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................................ 08PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 14: THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ NƠI PHAOLÔ ( Nguyễn Trung ) ............ 12NHẬN BIẾT Ý CHÚA ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) .......................................................................... 14CUỘC SỐNG LUÔN CÓ HAI ĐÁP ÁN… ( Khuyết Danh, bản dịch của Như Nguyện ) .......................... 17TỪ THỜI CÒN TRẺ… ĐẾN LÚC VỀ GIÀ ( Nguyễn Ngọc Chính ) .............................................................. 18CẢM NGHĨ KHI ĐỌC "MỘT ĐÔLA MỘT NGÀY" CỦA LÝ LAN ( Nguyễn Trung ) .................................. 20MỘT ĐÔLA MỘT NGÀY ( Lý Lan ) ......................................................................................................... 21ISRAEL, MỘT ĐẤT NƯỚC THẦN KỲ ( Phi Tuyết ) .............................................................................. 22 NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ........................... 28

TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂNDụ ngôn cỏ lùng là một trong những dụ ngôn hiếm hoi được chính Chúa giải thích rõ ràng. Giải

thích của Chúa giúp ta có những hiểu biết hữu ích cho đời sống đạo. Dụ ngôn nhắc nhớ ta về sư hiện diện của ma quỷ. Ma quỷ hiện hữu, chúng luôn có mặt để gieo rắc sự xấu. Chúa đã chuẩn bị những thửa ruộng tốt. Những thửa ruộng đó là thế giới, là Giáo Hội, là tâm hồn mỗi người. Chúa đã gieo những hạt giống tốt. Hạt giống đó là Lời Chúa, là ơn Chúa, là những thiện chí, những ý hướng cao đẹp trong tâm hồn con người. Nhưng ma quỷ lén gieo vào những hạt cỏ xấu.

2

CÙNG SUY NIỆM

Page 3: Ephata 619

Chúa gieo vào thế giới hạt giống khát vọng hoà bình. Đẹp biết bao nếu mọi dân tộc nắm tay nhau xây dựng một thế giới huynh đệ tươi thắm tình người. Nhưng buồn thay, cánh đồng hoà bình tươi xanh đã bị những ngọn cỏ tham vọng, ích kỷ, ác độc làm hoen ố. Lịch sự thế giới được ghi bằng những trang buồn vì không ngày nào không có chiến tranh.

Thế giới sẽ đẹp biết bao nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực đều góp phần xây dựng. Nhưng buồn thay, rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực đã tiêu tốn trong việc huỷ hoại, tha hoá, nô lệ hoá con người.

Ngay trong bản thân mỗi người, không thiếu những sáng kiến, những hoạt động ban đầu xem ra tốt đẹp, nhưng dần dà bị vẩn đục vì những biến tướng nặng mùi trần tục như khoe khoang, tìm hư danh, tìm lợi lộc. Đó là những hạt cỏ xấu ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt.

Tuy nhiên, dụ ngôn cho thấy sự kiên nhẫn và lòng bao dung của Chúa. Chúa đợi cho đến ngày tận thế mới thu lúa cùng với cỏ lùng. Chúa kiên nhẫn đợi chờ vì hy vọng những người tội lỗi ăn năn sám hối. Chúa bao dung tha thứ không nỡ phạt người tội lỗi tức khắc. Chúa yêu thương, tin tưởng người xấu sẽ có ngày nên tốt.

Nếu phạt ngay những người tội lỗi thì ta đâu còn cơ may được chiêm ngưỡng ông thánh "trộm lành". Nếu Chúa thẳng tay thì ta đâu có Thánh nữ Maria thành Magdala – Tông Đồ của các Tông Đồ, Thánh Augustinô – Tiến Sĩ lừng danh, Thánh Phaolô – vị Tông Đồ dân ngoại. Nếu Chúa chấp tội thì bản thân ta sẽ là người bị phạt đầu tiên, vì trong ta cũng đầy những tội lỗi, những sự xấu. Trong tâm hồn ta cỏ lùng vẫn mọc xen với lúa tốt.

Sau cùng, dụ ngôn cho ta hiểu tất cả là hồng ân của Chúa. Có sự lành để ta hiểu biết và yêu mến sự tốt lành của Thiên Chúa. Có sự dữ để ta gớm ghét tránh xa và càng thêm gắn bó với sự lành. Có sự lành để ta được hưởng niềm an ủi ngọt ngào của Chúa. Có sự dữ để ta phấn đấu vượt qua, chứng minh lòng trung tín của ta với Chúa. Có thuận lợi tiến bước trên đường thánh thiện. Có khó khăn để ta rèn luyện thêm đức.

Mọi sự đều nên tốt cho kẻ lành. Thật vậy, việc cấm đạo là sự dữ. Nhưng nhờ đó mà Giáo Hội có được những chứng nhân anh hùng. Đau khổ và bệnh tật là những khiếm khuyết trong cuộc sống, nhưng lại giúp con người được thông phần đau khổ với Chúa. Thánh Nữ Têrêsa đã nhìn thấy tất cả là hồng ân của Chúa. Sự lành cũng như sự dữ. Hạnh phúc cũng như đau khổ. Thành công cũng như thất bại. Tất cả đều góp phần rèn luyện, vun đắp và thăng tiến người lành.

Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT

CUỘC CHIẾN CỎ DẠI TRƯỜNG KỲLance Edward Armstrong,  là một cựu vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp nổi tiếng người

Mỹ. Ông từng được biết đến như một vận động viên xe đạp đã phá kỷ lục giải Tour de France, khi giành chiến thắng bảy lần liên tục, sau khi vượt qua bệnh ung thư tinh hoàn, là nhà sáng lập và chủ tịch của Tổ Chức Lance Armstrong, một tổ chức nghiên cứu và hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư. Tháng 10 năm 2012, Lance Armstrong bị phát hiện liên quan đến vụ bê bối doping và bị tước hết mọi danh hiệu vô địch và bị cấm thi đấu môn xe đạp suốt đời.

Tên khai sinh của ông là Lance Edward Gunderson, sinh ngày 18.9.1971. Khởi nghiệp đua xe đạp vào năm 1990, Armstrong đã chuyển lên thi đấu chuyên nghiệp chỉ một năm sau đó. Tháng 10 năm 1996, ông được chẩn đoán là mắc ung thư tinh hoàn với một khối u đã di căn tới não và phổi, tiên lượng bệnh ban đầu xấu. Quá trình điều trị ung thư của ông bao gồm giải phẫu não và tinh hoàn, hóa trị kéo dài.

Mặc dù vậy, Armstrong vẫn tiếp tục thi đấu, và đến năm 1999, đã giành được chiếc áo vàng danh giá Tour de France  lần đầu tiên và giữ được ngôi vị này trong 7 lần liên tục, được ghi nhận trong lịch sử bộ môn đua xe đạp đường trường, là người duy nhất chiến thắng 7 lần liên tiếp, phá vỡ kỷ lục trước đó là giành chiến thắng 5 lần từng đạt bởi Miguel Indurain, Bernard Hinault, Eddy Meckx, và Jacques Aquetil.

Tuy nhiên, sự nghiệp một đời của Armstrong bị xóa bỏ sau một bản cáo buộc của Ủy Ban Phòng Chống Doping Hoa Kỳ ( U.S. Anti-Doping Agency – USADA ), kết tội Armstrong và các tay đua đội Bưu Điện

3

Page 4: Ephata 619

Mỹ đã thi đấu gian lận bằng cách sử dụng chất kích thích và tìm cách qua mặt các cuộc kiểm tra doping. Sau khi xem xét và đồng ý với các cáo buộc này, ngày 22.10.2012, Liên Đoàn Xe Đạp Quốc Tế đã ra phán quyết tước 7 danh hiệu vô địch Tour de France và cấm thi đấu suốt đời đối với Armstrong, đặt dấu chấm hết của cựu vận động viên đua xe đạp từng là tấm gương về nỗ lực tập luyện và thi đấu. ( Wikipedia ).

Lance Armstrong đã hoàn toàn mất tất cả vì trò gian lận. Hạt giống nghị lực ganh đua xen với cỏ dại doping đã ra gây thảm họa. Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Đức Giêsu kể dụ ngôn cây lúa và cỏ dại tranh sống cho đến ngày chung thẩm.

Cỏ dại trong lòng

Chủ ruộng chính là Thiên Chúa, đã gieo hạt giống lương tâm trong sáng vào lòng từng người, để cây lúa đơm bông, kết hạt. Nhưng Satan lại lén lút gieo cỏ dại vào ruộng lúa, khiến cho lương tâm mờ tối, lầm lạc. Khi chịu phép rửa tội, tín hữu Kitô lại được tái gieo vào lòng mình hạt giống Tin Mừng, nhưng ác thần cũng ráo riết gieo tiếp cỏ dại, hòng lấn át, bóp nghẹt Lời Chúa. Vì tôn trọng tự do con người, Thiên Chúa không hủy diệt ngay cỏ dại.

Trong từng lúc, từng hoàn cảnh, con người đều phải đứng trước sự chọn lựa dứt khoát. Sống trong sáng, tốt lành theo hạt giống Lời Chúa, hay tham, sân si, hưởng lạc theo cỏ dại xác thịt. “Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người,  ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế" ( Mc 7, 15, 21 – 23 ).

Một sự chiến đấu dai dẳng, khốc liệt diễn ra giữa tinh thần và xác thịt, giữa cây lúa và cỏ dại. Chính Thánh Phaolô đã cảm nghiệm: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm; sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” ( Rm 7, 19 ). May mắn thay, Đức Giêsu đã kịp thời đến cứu vãn khỏi tình thế nguy nan: “Khốn thay cho tôi ! Ai có thể cứu tôi khỏi thân xác hư đốn này ? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” ( Rm 7, 24 – 25 ). Nhờ đó, Thánh Phaolô sau cùng đã chiến thắng bản thân, nhổ được cỏ dại trong lòng: "Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” ( 2Tm 4, 7 ).

Cỏ dại trong đời

Trong xã hội thực dụng hôm nay, cỏ dại mọc nhan nhản, tươi tốt, xum xuê, xanh mướt, át cả cây lúa gieo trồng. Bất cứ môi trường nào hầu như cỏ dại cũng giành phần thắng lợi, lấn lướt, phát triển hơn cây lúa èo uột, lép vế. Trước đám cỏ dại vô đạo, phi nhân, buông tuồng mất nết, Đức Giêsu không ngần ngại cảnh báo: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn” ( Mc 9, 42 ).

Với cỏ dại, con người vẫn thản nhiên chấp nhận sống chung. Mackeno, vẫn giữ đạo, đi Lễ đọc kinh, mặc cho cỏ dại tha hồ tác oai, tác quái. Nhưng Đức Giêsu lại đòi hỏi một thái độ tích cực khó tránh né. "Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình.  Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế" ( Mt 18, 15 – 17 ).

Chủ ruộng khoan dung

Làm ruộng thì nông dân nào cũng đều tích cực nhổ bỏ, phòng trừ cỏ dại, để chăm sóc cây lúa tươi tốt, mới mong bội thu. Làm người cũng thế, ai cũng mong muốn xã hội lành mạnh, ổn định, không còn kẻ ác ức hiếp người lành, không còn cảnh bất nhân, man trá, bất công, phi lý. Người ta dùng luật lệ và hình phạt để răn đe và phòng chống tội ác. Thế nhưng, đường lối Thiên Chúa lại khác. Bởi vì “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương. Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên” ( Tv 145, 8 – 9 ).

Dù không chấp nhận điều ác, Thiên Chúa vẫn không dùng bạo lực để tiêu diệt sự dữ, mà nhân từ, khoan dung chờ đợi sự cải hóa, sám hối trở về chánh đạo. "Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống” ( Ed 33, 11 ). Do vậy, Ngài chờ đến ngày chung thẩm mới xét đoán luận phạt và ban thưởng. “Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: Hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi” ( Mt 13, 30 ).

4

Page 5: Ephata 619

Thiên Chúa giàu lòng thương xót, đã ban cho Kitô hữu nhiều vũ khí chống lại sự dữ, chống lại cỏ dại trong đời. Đó chính là Lời Chúa, Thánh Thể và nhất là Đức Chúa Thánh Thần, ban sức sống, sức mạnh, can đảm chống lại ba thù, chống lại cỏ dại đương thời.

“Xác thịt là đặc công nằm sẵn trong con, sách báo, phim ảnh, bè bạn xấu là những khí giới ngày càng tối tân hơn. Nếu con không hiện đại hóa khí giới của con: Cầu nguyện, Bí Tích, hy sinh,… Nếu con không tỉnh thức canh phòng, nếu con không dẹp ngay mầm mống nổi loạn, nếu con nuôi dưỡng đặc công, nếu con bỏ các đồng minh là các thánh, là bạn tốt, con sẽ bị tấn công vũ bão và thảm hại” ( Đường Hy Vọng, số 439 ).

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ân ban Đức Chúa Thánh Thần đến giúp chúng con can đảm, mạnh mẽ, khôn ngoan, bền vững chiến đấu và chiến thắng cỏ dại, sự dữ, ba thù, đang bao vây tấn công chúng con hàng ngày, hàng giờ.  

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã đạp nát đầu con rắn đầu mối tội, xin Mẹ cầu bầu che chở chúng con khỏi những thách đố, cạm bẫy thế gian, để chúng con sống mãi trong ân nghĩa với Thiên Chúa. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

CỨ ĐỂ CẢ HAI MỌC LÊNNước Trời là một mầu nhiệm, Chúa Giêsu đã mạc khải và thiết lập trong lịch sử nhân loại. Qua

những hình ảnh đơn sơ, bình dị, gần gũi với cuộc sống, Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn để giảng dạy về Nước Trời.

Chúa Nhật trước với dụ ngôn “người gieo giống”, Chúa Giêsu cho thấy Nước Trời đã khai mạc. Cũng như người gieo giống đi gieo hạt trên khắp cánh đồng, Chúa Giêsu cũng gieo hạt giống Lời Chúa. Hạt giống ấy tăng trưởng trổ sinh hoa trái nơi mỗi người ra sao là tùy thái độ đón nhận của từng người ấy.

Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục giảng dạy về Nước Trời bằng dụ ngôn “lúa và cỏ lùng”. Như vậy, sau khi nói đến việc khai mạc Nước Trời, Người nói đến sự phát triển của Nước Trời trong lịch sử trần thế.

Chúa Giêsu đã khởi đầu công trình của Người với một nhóm nhỏ Mười Hai Tông Đồ. Sự khiêm tốn của “hạt cải bé nhỏ được gieo vào lòng đất bao la”. Sự khiêm tốn của “một nắm men bị vùi sâu vào ba đấu bột”. Điều kỳ diệu là “hạt bé hơn mọi thứ hạt giống” lại “trở thành cây cao bóng cả đến nỗi chim trời có thể đến nương náu nơi ngành nó”. Nắm men ít ỏi kia lại có khả năng làm dậy lên cả ba đấu bột chôn vùi nó. Cũng như vậy, Nước Trời sẽ vươn xa vươn rộng cho muôn dân nước đến nương nhờ. Hạt giống Nước Trời đã làm dậy lên cả thế giới bằng một tinh thần mới của Tin Mừng, biến đổi lịch sử trong tình thương và hòa bình.

Một vấn nạn luôn được đặt ra: nếu Nước Trời đã được Chúa Giêsu thiết lập cách đây hơn 20 thế kỷ và nếu Thiên

Chúa là Đấng nhân hậu giàu lòng xót thương thì tại sao cho đến nay cuộc sống con người vẫn đầy dẫy bất công, bạo lực, khổ đau, chiến tranh tương tàn, và xem ra sự dữ còn có chiều hướng gia tăng ? Đôi khi những người xấu xa tội lỗi gian manh lại giàu có sung túc trong đời sống vật chất hơn những người lành ? Vấn nạn này vẫn luôn là trăn trở khôn nguôi người Kitô hữu ở mọi thời đại ! Dụ ngôn “ lúa và cỏ lùng” giải thích vấn nạn ấy.

Cánh đồng được gieo toàn hạt giống tốt. Thiên Chúa đã gieo vào trần thế những con cái Nước Trời. Ban đêm kẻ thù xuất hiện. Satan tới gieo cỏ lùng. Thế là có cảnh lẫn lộn trên trần gian. Người lành kẻ dữ cùng chung nhau một mảnh đất. Đang khi hạt giống được gieo giữa ban ngày thì Satan lại lợi dụng đêm tối khi mọi người đã mất cảnh giác để gieo rắc tội lỗi. Hành động thấp hèn. “Xấu” chưa chắc đã “hèn”, nhưng “hèn” thì chắc chắn là “xấu”, bởi lẽ nhiều tay “giang hồ”, bặm trợn, vẫn rất ghét thói “ném đá dấu tay”, trong khi động cơ, phương tiện và mục đích của những hành động lén lút thì luôn luôn bỉ ổi, xấu xa và hại người.

Thế giới này giống như cánh đồng lúa đầy cỏ lùng xen vào. Những "ông thánh sống" lẫn lộn với những thằng quỷ, tốt xen lẫn với xấu. Tốt như những tổ chức nhân đạo, nhân quyền, hoà bình thế giới: UNESCO, UNICEP, FAO, OLYMPIC… là những tổ chức xây dựng văn hoá, giáo dục tình thương bảo vệ sức khoẻ trẻ em, phát triển lương thực thế giới, thăng tiến những tài năng, chăm lo y tế. Nhưng lại có rất

5

Page 6: Ephata 619

nhiều những tổ chức xấu xen vào như Mafia, buôn lậu, ma tuý, vũ khí, khủng bố, trộm cướp, du đãng, buôn bán trẻ em, phim ảnh sách báo đồi truỵ… Đồ thật, hàng tốt bị xen lẫn hàng xấu, đồ giả. Người lương thiện, chân chính bị lẫn lộn với kẻ tham ô, móc ngoặc, bất lương. Những thứ cỏ lùng gai góc đó không bao giờ hết, chỉ đến mùa gặt tận thế chúng mới bị quét sạch, đốt sạch. Tận thế sẽ thiêu đốt tất cả những thứ cỏ lùng đó. Còn lúa thì được gánh về, chở vào kho. Những thánh nhân, những người lương thiện, công chính sẽ sáng chói trong ngày vinh quang đó, họ được rước vào Nước hạnh phúc đời đời.

Thấy cỏ lùng xuất hiện với lúa, các đầy tớ đến hỏi ông chủ: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao ? Thế thì cỏ lùng ở đâu ra vậy ?” Thấy sự dữ tràn lan trên thế giới, bao nhiêu người thắc mắc: sự dữ, sự ác bởi đâu ra ? Chúng ta nhiều lần thấy gian tà thắng ngay lành, bất công thắng công chính, kẻ ác thắng kẻ thiện, cũng thất vọng kêu trách: Sao Chúa để kẻ dữ sống lâu, mạnh khoẻ, giàu sang, may mắn, còn kẻ lành phải khổ cực trăm chiều ?

Trước những thắc mắc đó, Chúa đáp: “Kẻ thù đã làm đó !” Kẻ thù là ai ? Thánh Kinh cho biết có hai thứ kẻ thù: kẻ thù ở trong ta và kẻ thù ở ngoài ta. Kẻ thù ở ngoài ta có những tên khác nhau: con rắn cám dỗ phỉnh gạt ( St 3, 2.13 ), con rồng, rắn xưa, quỷ, satan ( Kh 12, 9 ), con thuồng luồng Leviathan ( Is 27, 1 ), kẻ thù, kẻ chống đối ( Mt 13, 25; Lc 10, 19; 2Cr 6, 15 ). Những kẻ thù này ở ngoài con người, nhưng chúng xâm nhập vào con người sâu hiểm tới độ đồng hoá với bản tính nhân loại. Nhưng chúng sẽ bị “Thiên Thần Chúa từ Trời xuống, tay cầm chìa khoá vực thẳm và một dây xích lớn, bắt lấy con rồng, tức là con rắn xưa cũng là ma quỷ satan xích nó… quăng vào vực thẳm, rồi đóng cửa niêm phong lại” ( Kh 20, 2 – 3 ).

Thế nhưng một mình quỷ thôi, chúng sẽ bất lực như bất lực đối với Thánh Gióp. Chỉ khi có sự tiếp tay của ta như Eva tiếp nó, nó mới thành kẻ thù trong ta: nó trở nên kẻ nội thù ghê gớm. Nó mọc lên những cỏ lùng, bụi gai, đá sỏi, quỷ dữ ( Mt 13, 18 – 22 ). “Vì tự lòng phát xuất ra những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cướp, chứng gian, vu khống” ( Mt 15, 19 ). Khi chủ cho biết kẻ thù làm đó, thì đầy tớ xin nhổ đi, chủ sợ hại đến lúa, nên ông đáp: “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”. Thái độ của chủ thật khôn ngoan, ông kiên nhẫn chờ đợi đến mùa gặt, mới nhặt cỏ lùng đốt đi.

Có thể trong tâm tưởng nhiều người lại quy gán cho Thiên Chúa trách nhiệm về tình trạng khổ đau đó chẳng khác gì câu hỏi ngày xưa: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao ? Vậy cỏ lùng ở đâu mà ra ?” Một câu hỏi không lên án nhưng chứa đựng sự nghi ngờ.

Để trả lời cho vấn nạn đó, Chúa Giêsu đã lấy lại giáo huấn của sách Sáng Thế: Sự ác không đến từ Thiên Chúa. Ngài chỉ gieo hạt giống tốt lành vào mảnh đất người đời. Sự ác cũng không chỉ đến từ tâm trí con người nhưng nó đã có trước đó. Sự dữ cũng là một mầu nhiệm. Đối với Chúa Giêsu, con người là nạn nhân của sức mạnh mà Người gọi là "Kẻ thù”, là "Quỷ dữ” như cách diễn tả trong dụ ngôn: “Khi mọi người đang ngũ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng rồi đi mất”.

Ở cội nguồn tội lỗi của con người, còn có một sức mạnh luôn tìm cách phá hoại công trình của Thiên Chúa, và hành tung của nó rất bí mật. Đó là quỷ dữ lợi dụng đêm tối để gieo rắc tội lỗi

rồi trốn đi. Thánh Phaolô đã nói về sự dữ trong thư Rôma: Công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa tốt lành. Satan đã cám dỗ Ađam, Eva, Nguyên Tổ sa ngã, tội lỗi sinh ra đau khổ và sự chết rồi nó như con bạch tuộc vươn vòi vào trần thế, con người nô lệ cho tội lỗi và nhận lấy án phạt là sự chết ( x. Rm 1, 20 – 31; 15, 12 ). Ma quỷ luôn có mặt để gieo rắc sự xấu.

Thiên Chúa gieo vào thế giới hạt giống khát vọng hòa bình. Đẹp biết bao khi mọi dân tộc nắm tay nhau xây dựng một thế giới huynh đệ tươi thắm tình người. Nhưng thực tế lại đáng buồn thay ! Cánh đồng hòa bình tươi xanh đã bị những cỏ dại của tham vọng, ích kỷ, ác độc làm hoen ố. Lịch sử thế giới được ghi bằng những trang buồn đau vì không lúc nào mà không có chiến tranh.

Thế giới này sẽ tươi đẹp biết bao nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực đều góp phần chung tay xây dựng ! Nhưng thật đáng tiếc, rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực đã tiêu tốn trong việc hủy hoại, tha hóa, nô lệ hóa con người. Đó là những hạt cỏ xấu ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt. Lúa tốt và cỏ lùng lẫn lộn trên cùng ruộng lúa. Cái tốt, cái xấu đan xen trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong tâm hồn mỗi người. Ở đó, hạt mầm sự sống và nọc độc sự chết cùng sống chung.

6

Page 7: Ephata 619

Mỗi con người chắc chắn đều có kinh nghiệm bản thân như Thánh Phaolô đã từng kinh nghiệm “Điều lành tôi muốn làm tôi lại không làm, còn điều dữ tôi không muốn làm nhưng tôi lại cứ làm" ( Rm 7, 19 ). Con người có tự do để chọn lựa cái đúng cái sai, chọn cái tốt cái xấu. Nước Trời cũng gồm những con người có tự do, thì cũng có những người xấu do chọn lựa sai lầm.

Cảm nhận được sự thật ấy trong tâm hồn mình để chúng ta biết khoan dung trong cách nhìn về người khác. Sự khoan dung không đồng nghĩa với đầu hàng cái ác nhưng phát xuất từ niềm tin vững chắc vào sự tất thắng của Nước Trời: “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi” . Cho dù cỏ lùng có bóp nghẹt lúa tốt trong một thời gian dài, nhưng mùa gặt đến, cỏ lùng sẽ bị gom lại và đốt đi, còn lúa tốt được cất vào kho lẫm.

Cỏ lùng chẳng bao giờ thành lúa tốt được, nhưng người xấu có thể hoán cải để nên người tốt. Thiên Chúa ghét tội lỗi nhưng lại yêu mến tội nhân vì Người chờ nơi họ lòng thống hối để được thứ tha ( x. Rm 2, 4 ). Chính vì thế mà Thiên Chúa kiên tâm chờ đợi. Chờ đợi vì Thiên Chúa tin vào sự hoán cải của con người. Chờ đợi vì Thiên Chúa tôn trọng tự do lựa chọn của con người. Chờ đợi vì Thiên Chúa nuôi một niềm hy vọng lớn lao. Thiên Chúa vẫn luôn nhẫn nại đợi chờ cho đến ngày tận thế “cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt”.

Cỏ lùng và lúa tốt nằm ở trong tim con người. Mỗi người đong đưa giữa cỏ lùng và lúa tốt, giữa cái thiện và cái ác, giữa Thiên Thần và Satan. Tự do chọn lựa là quyền mỗi người. Thiên Chúa vẫn chấp nhận cỏ lùng trong con người. Thiên Chúa nhẫn nại đợi chờ con người thanh luyện dần dần và hy vọng mọi sự trong họ sẽ thành lúa tốt.

Lạy Chúa, xin cho con nhẫn nại và can đảm cùng đi với Chúa và với tha nhân trên những nẻo đường ghập ghềnh cuộc đời, trong thác dốc tâm hồn với tất cả niềm tin và hy vọng. Amen.

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

HÃY CỨ ĐỂ CẢ HAI MỌC LÊN CHO ĐẾN MÙA GẶTHôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục dùng các dụ ngôn để giúp các môn đệ cũng như dân chúng hiểu

về "Nước Trời". Người so sánh "Nước Trời như một người đã gieo giống tốt trong ruộng mình; Nước Trời giống như hạt cải; Nước Trời giống như nắm men" ( x. Mt 13, 24 – 43 ), nước ấy ở ngay "trên mặt đất" chứ không phải nơi xa lạ.

Thật vậy, chỉ trên mặt đất mới có chỗ cho lúa và cỏ lùng mọc lên, chỉ trong cuộc sống nhân trần mới có bột cần chất men, nên ở trên Thiên Đàng, chỉ có Thiên Chúa là tất cả mọi sự trong mọi người.

Chúa Giêsu lấy dụ ngôn hạt cải, mô tả nó "bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây" ( Mt 13, 32 )… "cũng như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men" ( Mt 13, 33 ), ngoài ám chỉ sự lớn lên âm thầm nhưng hùng mạnh của Nước Chúa trong lịch sử, Chúa Giêsu muốn nói đến sự nhập thể làm người của chính mình và sức thánh hóa của Chúa Thánh Thần.

Nếu ai đó không lấy men trộn vào bột làm cho bột dậy men, thì bột đó không thể sử dụng làm thực phẩm được. Nhưng nếu trộn bột vào men, bột sẽ dậy men, đó là cách Chúa Giêsu áp dụng cho Nước Trời... Cũng như thịt: để giữ gìn thịt khỏi hư, chúng ta phải tra muối vào để bảo quản... nếu không thịt sẽ hư và trở nên không phù hợp cho tiêu dùng. Một cách tương tự, nhân loại đại diện cho thịt hoặc bột, Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần là muối và men. Nếu men Thánh Thần và muối Giêsu không xuống thế gian, không mặc lấy bản tính con người, nghĩa là nhào trộn với con người, con người sẽ không bao giờ mất đi mùi hôi thối của tội lỗi, không "tẩy trừ men cũ, để nên bột mới, là bánh không men" ( 1Cr 5, 7 ) thì không thể được cứu độ.

Nếu con người chỉ dựa vào sức riêng mình, không cần Thánh Thần trợ giúp, thì thật sai lầm; bởi con người không được tạo dựng để ở trên Trời... Nếu người tội lỗi không gặp gỡ Thiên Chúa, không từ bỏ tội lỗi, không được thấm nhuần sức sống thần linh của Thiên Chúa, người ấy sẽ không bao giờ được nếm hưởng cuộc sống đích thực... Trái lại, nếu đón nhận được ân sủng của Chúa Thánh Thần, không " gây phiền muộn cho Thánh Thần" ( Ep 4, 30 ), người ấy sẽ hạnh phúc và được sống đời đời.

7

Page 8: Ephata 619

Dụ ngôn hạt cải và nắm men có lẽ dễ hiểu nên các môn đệ không cần phải giải thích, các ông chỉ xin Chúa Giêsu: "giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng" ( Mt 13, 36 ) sau khi đã về nhà. Và Người đã giải thích: "Người là kẻ gieo giống. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần" ( Mt 13, 37 – 39 ).

Thánh Augustinô quan niệm: "Chính Giáo Hội là một cánh đồng có lúa và cỏ lùng, có kẻ xấu và người tốt đều chung sống với nhau, là nơi để chúng ta bắt chước gương nhẫn nại của Chúa. Những kẻ dữ hiện hữu trong thế gian này hoặc là để được cải hóa hay là nhờ họ mà những kẻ lành có thể luyện tập đức nhẫn nại".

Vì thế chúng ta có thể rút ra những bài học sau: 1. Cần phải có hành động khôn ngoan, thận trọng, nhẹ nhàng và đúng đắn của người gieo

giống tốt, để đề phòng "kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất" ( Mt 13, 25 ). Thậm chí người gieo giống tốt có thể bị cám dỗ phản ứng với bạo lực khi áp dụng lời van xin của đầy tớ, "nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ" ( Mt 13, 27 ). Ông chủ thật tuyệt vời, bởi ông thận trọng thẳng thừng nói: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: "Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta" ( Mt 13, 29 – 30 ).

2. Chúa Giêsu, lúc sinh thời, Người đã phải đối mặt với sự hiện diện của sự dữ, các môn đệ Người cũng thế. Theo Mátthêu thì cuộc đối đầu của Chúa Giêsu với sự dữ đã bắt đầu với câu chuyện thời thơ ấu lúc Thánh Giuse đưa Đức Maria cùng Người trốn sang Ai Cập để tránh cuộc thảm sát của Hêrôđê ( Mt 2, 1 – 14 ). Người sẽ tiếp tục đối đầu khi bị cám dỗ trong hoang địa ( Mt 4, 1 – 11 ), cũng như trong suốt cuộc đời sứ vụ công khai, và sẽ phải chiến đấu chống lại cái ác cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời ( Mt 26; 27 ). Tuy nhiên, Người sẽ chiến thắng khi sống lại bởi Đức Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần ( Mt 28 ).

Cũng giống như Thầy mình, các môn đệ Chúa Kitô cũng phải đối mặt với sự hiện diện của cái ác. Sau đó họ phải bắt chước Thầy mình nhẫn nại cho đến thời gian thu hoạch.

3. Trước sự hiện hữu của cái ác, thái độ của các môn đệ Chúa Kitô là gì nếu không phải là chấp nhận. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn cỏ lùng để mời gọi chúng ta áp dụng một số thái độ cần phải có đối với sự hiện hữu của cái ác trên thế giới.

Trước hết cần phải gieo trong chúng ta và xung quanh chúng ta thật nhiều hạt tốt và đặc biệt là thực hiện từng bước để gìn giữ các hạt giống tốt cho đến mùa thu hoạch như là ( cầu nguyện, tĩnh tâm, làm việc lành phúc đức, giúp đỡ tha nhân... )

Tiếp đến là phải hành động với sự khôn ngoan, thận trọng khi đối đầu với sự ác, đồng thời cầu xin Chúa Thánh Thần giúp sức cho, vì: "Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta" ( Rm 8, 26 ).

Cần phải đứng vững trong đức tin, hy vọng và bác ái; nghĩa là chinh phục cái ác bằng việc làm tốt, theo lời khuyên của Thánh Tông Đồ Phaolô: "Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ" ( Rm 12, 21 ).

Chúng ta hãy hướng tới Mẹ Maria với lòng tin tưởng, để Mẹ giúp chúng ta trung thành theo Chúa Giêsu, và sống như con cái của Thiên Chúa.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ

TỐT VÀ XẤUCuộc đời có nhiều các thái cực khác nhau, thậm chí đối nghịch

nhau. Một trong các “cặp đôi” đó là Tốt và Xấu, hoặc Thiện và Ác. Nói theo tâm linh, đó là Thiên Thần và Quỷ Sứ. Có thể coi Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ( * ) đại diện phe Thiện, đối nghịch với Quỷ Vương Luxiphe – vốn dĩ cũng là thiên thần – đại diện phe Ác.

Tốt và xấu cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng. Cái gì tốt thì luôn luôn đẹp, nhưng cái gì đẹp thì chưa chắc là tốt. “Cái tốt” và “cái xấu” là thứ đến trong mỗi hành động, lằn ranh rất mong manh. Và vì thế, chúng ta không bao giờ được ngừng cẩn trọng trong mỗi suy xét hay phán đoán về người khác, cũng như không bao giờ ngừng chú ý và nghiêm khắc với từng hành động của mình.

Nếu cuộc chiến giữa “cái tốt” và “cái xấu” không bao giờ kết thúc, ở bất kỳ nơi nào hoặc trong bất kỳ ai, việc của chúng ta không

8

Page 9: Ephata 619

phải là đứng ngó và dùng niềm tin của mình để phân định ai là “người tốt”, ai là “kẻ xấu”, rồi ngỡ ngàng khi niềm tin mơ hồ ấy tan biến theo sự thay đổi của con người.

Nhân chi sơ tính bổn thiện. Ai sinh ra cũng đều là người tốt, tốt đúng nghĩa, vì được chính Thiên Chúa tác tạo nên giống hình ảnh Ngài theo Thánh Ý Ngài ( St 1, 26 – 27 ), nhưng con người bất tuân vì nghe lời ma quỷ “xúi dại”, muốn “đấu tranh” với Thiên Chúa, và tội kiêu ngạo đó đã làm chúng ta xấu đi, không còn “tính bổn thiện” như trước.

Tuy vậy, Thiên Chúa vẫn một lòng yêu thương nhân loại, trước sau như một, không suy giảm. Sách Khôn Ngoan xác định: “Thiên Chúa chăm sóc mọi loài. Ngoài Ngài ra, chẳng còn thần nào khác để Ngài phải chứng tỏ rằng các phán quyết của Ngài không bất công” ( Kn 12, 13 ).

Kinh Thánh giải thích thêm về Thiên Chúa: “Chính do sức mạnh của Chúa mà Chúa hành động công minh, và vì Chúa làm bá chủ vạn vật, nên Chúa nương tay với muôn loài. Khi không có ai tin rằng Chúa nắm trọn quyền năng thì Ngài tỏ sức mạnh; còn ai đã biết mà vẫn to gan thì Ngài trị tội” ( Kn 12, 16 – 17 ). Ông bà Nguyên Tổ đã to gan và đã bị trị tội. Chúng ta cũng “di truyền” cái loại “gen nổi loạn” đó nên lúc nào cũng chỉ muốn “vùng lên”. Tội ở chỗ là biết mà vẫn phạm, cố phạm chứ không phải là ngu phạm, khôn phạm chứ không phải là dại phạm. Thế mới đáng tội. Chúng ta to gan lắm, xấu mà cứ tưởng mình tốt, dốt mà vẫn chảnh. Ghê gớm thật đấy !

Thế nhưng Chúa vẫn “xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh” và “lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản”, chúng ta đừng thấy vậy mà tưởng bở và khinh suất, vì “Ngài có thể sử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn” ( Kn 12, 18 ). Đó bài học Chúa dạy cho Ítraen, và cũng là bài học dạy cho mỗi chúng ta hôm nay, những kẻ to gan, lớn mật, cũng “chẳng vừa”, vẫn dám coi Trời chỉ bằng… nắp bia ! Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì chúng ta có “máu giang hồ”, ánh mắt mang hình “viên đạn nguyên tử”, chẳng khác “dân anh chị” thứ thiệt.

Thiên Chúa làm vậy không phải là Ngài “trả đũa” hoặc “hẹp hòi”, mà để dạy chúng ta bài học này: “Người công chính phải có lòng nhân ái” ( Kn 12, 19a ). Sự công chính rất quan trọng, như tấm vé vào Nước Trời, vì Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” ( Mt 5, 20 ). Và Lòng Chúa Thương Xót vẫn chan chứa trải qua bao thế hệ: “Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề là người có tội được Ngài ban ơn sám hối” ( Kn 12, 19b ). Chắc chắn Thánh Phaolô đã cảm nghiệm sâu sắc về Lòng Chúa Thương Xót nên mới xác định: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” ( Rm 5, 20 ). Chắc chắn nhất là chính Chúa Giêsu đã nói với Thánh nữ Faustina: “Lòng Thương Xót của Ta lớn hơn cả tội lỗi của con và toàn thế giới” ( Nhật Ký số 1485 ).

Là phàm nhân, ai cũng có “gen tội lỗi” ngay khi trong lòng mẹ rồi ( x. Tv 51, 7 ). Thật vậy, “không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa” ( Mc 10, 18 ), và Kinh Thánh nói rõ: “Chính nhân có ngã bảy lần cũng đứng lên được, còn kẻ ác cứ lảo đảo hoài trong cảnh tai ương” ( Cn 24, 16 ). Như vậy nghĩa là “người công chính mà còn mỗi ngày phạm tội tới bảy lần”, huống chi người chưa công chính, còn đang là tội nhân, tức là vẫn “dính líu” tới “cái xấu”.

Vì còn “máu xấu”, chúng ta phải biết khiêm nhường thật lòng “đấm ngực” và cầu xin: “Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng, giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin; lạy Chúa, xin lắng nghe lời con cầu khẩn, tiếng con van nài, xin để ý lưu tâm” ( Tv 86, 5 – 6 ). Không có Chúa, chúng ta vô cùng vô duyên và khốn nạn, chẳng là gì cả. Vì thế mà chúng ta luôn phải cần có Ngài, vì mỗi nhịp thở của chúng ta chính là sự sống do Thiên Chúa trao ban.

Tác giả Thánh Vịnh xác định rạch ròi: “Lạy Chúa, muôn dân chính tay Ngài tạo dựng sẽ về phủ phục trước Thánh Nhan, và tôn vinh danh Ngài. Vì Ngài thật cao cả, và làm nên những việc lạ lùng; chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa” ( Tv 86, 9 – 10 ). Cứ nhìn thiên nhiên cũng đủ xác minh. Thiên Chúa tốt lành nên chỉ tạo điều TỐT, nếu có điều XẤU là tại chúng ta, không thể “nói trại” đi là “thiên tai”, thật ra hoàn toàn là “nhân tai”.

Thiên Chúa im lặng và chưa ra tay vì Ngài vô cùng thương xót chúng ta, kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trở về với Ngài để chính chúng ta được hưởng mọi phúc lợi, chứ chúng ta chẳng thêm gì cho Ngài. Thời gian là sự nhẫn nại Ngài dành cho chúng ta, Ngài chỉ mong chúng ta sớm biết chân thành thân thưa: “Phần Ngài, muôn lạy Chúa, Ngài là Thiên Chúa nhân hậu từ bi, Ngài chậm giận, lại giàu tình thương và lòng thành tín. Xin đoái nhìn và xót thương con, ban sức mạnh của Ngài và xuống ơn cứu độ cho tôi tớ Ngài đây, con của nữ tỳ Ngài” ( Tv 86, 15 – 16 ).

9

Page 10: Ephata 619

Thiên Chúa nhẫn nại nhưng chúng ta lại “nóng tính”, cầu nguyện một thời gian chưa thấy “động tĩnh” gì thì vội nản chí sờn lòng, đôi khi còn trách Chúa. Thánh Phaolô nói: “Nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, đó là chúng ta bền chí đợi chờ” ( Rm 8, 25 ). Đó là sống tích cực về cả ba nhân đức đối thần ( Tin-Cậy-Mến ), và đó cũng là cách chúng ta tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót bằng cả con người mình chứ không chỉ đọc như vẹt.

Thánh Phaolô giải thích: “Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa ( Rm 8, 26 – 27 ). Rõ ràng Thiên Chúa luôn rất quan tâm chăm sóc chúng ta, sự quan phòng của Ngài ngoài sức tưởng tượng của phàm nhân. Tác giả Thánh Vịnh khuyên nhủ: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” ( Tv 37, 5 ). Chắc chắn rằng dù chúng ta có xấu tới cỡ nào mà tín thác cuộc đời cho Chúa hướng dẫn thì chúng ta sẽ sớm nên tốt.

Tin Mừng hôm nay gồm ba dụ ngôn về Nước Trời:

1. Dụ ngôn Cỏ Lùng ( Mt 13, 24 – 30, 36 – 43 ), 2. Dụ ngôn Hạt Cải ( Mt 13, 31 – 32; Mc 4, 30 – 32; Lc 13, 18 – 19 ), 3. Dụ ngôn Men Trong Bột ( Mt 13, 33; Lc 13, 20 – 21 ).

Dụ ngôn Cỏ Lùng không chỉ nói về Nước Trời mà còn là một trong các dụ ngôn cho thấy Lòng Thương Xót của Thiên Chúa rất bao la vô cùng. Hôm đó, Đức Giêsu ví Nước Trời như một người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ, kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa mọc lên và trổ bông, cỏ lùng cũng xuất hiện. Thấy vậy, đầy tớ nói với chủ: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao ? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy ?” Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó!”. Đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không ?” Ông đáp: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi”.

Đây là một trong số ít các dụ ngôn “khó hiểu” mà chính các môn đệ đã xin Sư Phụ Giêsu giải thích. Ngài đáp:

“Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe”.

Lời giải thích của Chúa Giêsu rất rõ ràng, mạch lạc, không ai lại không hiểu, nhưng vẫn có những người không muốn hiểu. Vì thế mà Chúa Giêsu thường nói: “Ai có tai thì nghe”.

Thiên Chúa thương xót mọi người, không chỉ người tốt, mà cả người xấu. Còn chúng ta lại xì xầm với nhau: “Sao Chúa không cho lũ ác ôn bị nạn cho nó trắng mắt ra nhỉ ?” Chúng ta không thể hiểu thấu tình yêu Thiên Chúa, đến nỗi sai Con Một xuống trần gian rồi “hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người” ( Mt 20, 28 ). Trong số “muôn người” đó có cả người xấu và người tốt – là người này, là người kia, là bạn, là tôi, là chúng ta. Chẳng vậy mà Chúa Giêsu đã từng dạy chúng ta: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” ( Mt 5, 44 ), và “Hãy chúc làn h cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” ( Lc 6, 28 ).

“Ai có tai thì nghe” [ai có tai nghe thì ( hãy ) nghe] là câu mà khi nghe, chúng ta cảm thấy có vẻ bình thường, nhưng thật ra lại rất thâm thúy, khiến chúng ta phải giật mình, thấm thía và đau điếng. Đó cũng là điều mà Chúa nhấn mạnh nên đã được nhắc tới vài lần ( Mt 11, 15; Mt 13, 9; Mt 13, 43; Mc 4, 9; Mc 4, 23; Mc 7, 16; Lc 8, 8; Lc 14, 35; và Kh 13, 9 ). Một câu rất đáng để chúng ta phải suy nghĩ nhiều ! Có ( lắng ) NGHE thì mới HIỂU, hiểu thì phải LÀM ( thực hành ), chứ không thể nghe suông, nói mà không làm, hoặc dạy người khác làm mà mình không làm.

Cây nào trái nấy, chắc chắn là vậy. Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. Cứ xem họ sinh hoa quả nào thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái ? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ ? Nên hễ

10

Page 11: Ephata 619

cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt. Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa. Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào thì biết họ là ai” ( Mt 7, 15 – 20; Lc 6, 43 – 45 ). Người ta không thích “chạm vào” những câu như thế này !

Hai dụ ngôn tiếp theo cũng nói về Nước Trời, Chúa Giêsu ví như Hạt Cải và Nắm Men, nhưng cả hai dụ ngôn này đều ngắn gọn.

Dụ ngôn Hạt Cải: “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được”.

Dụ ngôn Men Trong Bột: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men”.

Cả hai dụ ngôn này đều không khó hiểu, thế nên các môn đệ không phiền Thầy Giêsu giải thích. Và chúng ta cũng thấy càng ngày càng nhiều số người tin vào Đức Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Độ. Mức độ không rầm rộ hoặc đột biến, chỉ tiệm tiến, nhưng chậm mà chắc. Hạt Cải đã biến thành Cây Cải, và Nắm Men đã làm dậy men những Thúng Bột.

Tại sao Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với đám đông và nói gì với họ cũng dùng dụ ngôn ? Thánh sử Mátthêu nói là “để ứng nghiệm lời sấm của Ngôn Sứ: Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa” ( Mt 13, 35 ).

Ngôn sứ Êdêkien đã nói: “Hãy dùng dụ ngôn mà nói với nòi phản loạn” ( Ed 24, 3 ). Vì thế mà chúng ta có thể thấy chí lý khi Chúa Giêsu bảo: “Ai có tai thì nghe”. Ai cũng có tai và có thể nghe, người điếc ( thể lý ) cũng có cách “nghe” của họ mà chúng ta thường nói là “nghe ngóng”. Người điếc tâm hồn thì không nghe được điều tốt, đó là chứng nan y bất trị. Nếu nghe thì nghe thế nào, nghe làm gì ? Đó là vấn đề quan trọng cần phải lưu tâm !

Có một điều thường thấy ở đời: “Xấu nói tốt, dốt nói chữ”. Người có tâm địa xấu thì thường nói về điều tốt để che lấp mưu mô của mình, muốn cho người khác thấy rằng họ tốt lành; người dốt thì thường nói những câu văn hoa bóng bẩy hoặc lý sự “cùn” để che đậy cái sự trống rỗng của mình, muốn cho người khác thấy rằng họ là người có cả “một bụng chữ”. Thùng rỗng nào cũng kêu to, và vải thưa không thể che mắt thánh!

Sự khôn ngoan của Thiên Chúa không ai dò thấu, sự tốt lành và lòng thương xót của Ngài cũng chẳng ai hiểu nổi. Đúng như Kinh Thánh đã nói về ơn khôn ngoan mà Thánh Vương Salômôn được chính Thiên Chúa trao ban: “Sự hiểu biết của ngài bao trùm mặt đất, dụ ngôn và ẩn ngữ của ngài lan truyền khắp mọi nơi. Các bài ca, châm ngôn và dụ ngôn cũng như các lời giải thích của ngài khiến mọi xứ phải trầm trồ khen ngợi” ( Hc 47, 15 – 17 ). Quả thật, Thiên Chúa là vô cùng. Thánh Phaolô đã cho chúng ta biết: “Cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” ( 1Cr 1, 25 ).

Vâng, Thiên Chúa cực Tốt cực Lành, còn chúng ta vô cùng Xấu Xa, vậy mà vẫn “chảnh” lắm !

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết sống tốt thực sự, tốt theo đúng tiêu chuẩn của Chúa. Xin ban cho chúng con lòng nhân hậu để chúng con không chỉ yêu người chung chung, mà thể hiện tình yêu đó bằng cả tấm lòng, cả khối óc và đôi tay, yêu cả người thân và kẻ thù, yêu cả người tốt lẫn người xấu, nhất là những con người nghèo khó, đau khổ, nhỏ bé, hèn mọn, thấp cổ bé miệng. Xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ ( Tv 51, 12 ). Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Chú thích:

Tên Micae nghĩa là “Người giống Thiên Chúa” hoặc “Giống như Thiên Chúa”. Micae là Thiên Thần đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng, đứng đầu các Tổng Lãnh Thiên Thần, có nhiệm vụ bảo vệ, khuyến khích, về sức mạnh, sự thật và chính trực. Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bảo vệ chúng ta về thể lý, tâm lý và tình cảm. Ngài cũng giám sát mục đích sống của chúng ta. Chức năng chính của ngài là loại bỏ những điều xấu. Ngài cầm gươm lửa để bảo vệ chúng ta khỏi Satan và những điều tiêu cực. Khi có ngài ở bên, bạn có thể thấy lấp lánh ánh sáng xanh hoặc đỏ.

Hãy cầu xin Ngài nếu bạn thấy mình bị tấn công về tâm lý hoặc thiếu can đảm giữ lời hứa, thiếu động lực, thiếu lòng tin, thiếu can đảm, mất phương hướng, thiếu nghị lực, thiếu sức sống, thiếu tự tin, và cảm thấy bất xứng. Micae giúp chúng ta nhận biết mục đích sống và giúp bảo vệ. Micae đã chiến thắng Satan ( thiên thần sa ngã ) ở trong Vườn Địa Đàng, dạy cho Ađam cách gieo trồng và chăm sóc gia đình, nói với Môsê trên Núi Sinai.

11

Page 12: Ephata 619

PHONG CÁCH PHANXICÔBài 14. Thập giá Đức Kitô nơi Phaolô

Papa Phanxicô hiện nay đang giới thiệu khuôn mặt Đức Kitô mang đậm nét hiền lành và khiêm nhường cho nhân loại ( x. Mt 11,29 ). Khi chọn Tông Hiệu Phanxicô, ngài đã chọn Thánh Phanxicô thành Assisi làm nguồn cảm hứng nhưng cũng đồng thời là một thách đố lớn lao. Phanxicô Assisi là vị thánh Công Giáo được mọi người không phân biệt tôn giáo mến mộ nhất, được nhìn nhận như đã phản ánh khuôn mặt Đức Kitô một cách trung thực nhất.

Nếu Phanxicô Assisi chỉ là một người nghèo khó lang thang, sống thong dong thanh thoát, yêu quí thiên nhiên, nhất định không chịu chức linh mục dù lúc sinh thời đã luôn được mọi người gọi là “Cha Phanxicô”, về sau trước sự nài ép thiết tha của các anh em trong Dòng, ngài mới miễn cưỡng nhận chức Phó Tế để có thể giảng trong Nhà Thờ, thì trong vai trò thủ lãnh của Hội Thánh toàn cầu, Papa Phanxicô vẫn phải trình bày cho thế giới một khuôn mặt rất gần gũi và rất “người” của Chúa Cứu Thế.

Lệnh truyền rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu dành cho các Tông Đồ vẫn chỉ trong phạm vi Israel. Đức Giêsu sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng: Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Israen. Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần ( Mt 10, 5 – 6 ). Nhưng ngay sau khi Chúa Giêsu về cùng Chúa Cha, Phaolô đã làm cuộc “cách mạng” để cho Tin Mừng vượt ra khỏi biên cương Do Thái. Nhưng không nên vì thành quả tông đồ sáng ngời của Phaolô mà cho rằng ông là một người siêu việt. Ông đã nhận thức về bản thân mình: "Tôi thật là một người khốn nạn ! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ?" ( Rm 7, 24 )

Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng nói: "Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không hề coi ai trọng hơn ai" ( Cv 10, 34 ). Phêrô môn đệ thân tín nhất của Đức Kitô, đã từng sống thiết thân nhất với Người trong ba năm, do đó phải hiểu về Người rất sâu đậm, đã không nói: “tôi tin rằng” mà lại nói “tôi biết rõ” một điều mà chỉ có bản thân Thiên Chúa mới biết rõ về chính mình. Thiên Chúa không coi ai trọng hơn ai vì mỗi người sinh ra trong cuộc đời này đều được trở thành con cái Thiên Chúa nhờ Ơn Cứu Chuộc của Đức Kitô. Dù không tin vào Đức Kitô hay chỉ là tín hữu bình thường cũng đều được Thiên Chúa coi ngang hàng như Tu Sĩ Linh Mục, thậm chí ngay cả Giám Mục hay Giáo Hoàng.

Những kẻ bé nhỏ nhất còn được Thiên Chúa ưu ái cách đặc biệt. "Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy" ( Mt 18, 10 ).

Do đó, sự trọng vọng quá đáng hàng Giáo Sĩ ở nơi Giáo Dân Việt Nam chỉ mang đậm nét văn hóa dân tộc chứ không phải là yêu cầu của Tin Mừng. Phaolô vẫn phải lắng nghe Lời Chúa từ lời rao giảng của người khác, về điểm này ông cũng giống chúng ta. Sau khi tỏ mình ra với Phaolô trên đường Đamát, Chúa Phục Sinh không trực tiếp dạy bảo ông điều gì nhưng lại đòi hỏi ông phải lắng nghe người khác. “Nhưng ngươi hãy đứng dậy, vào thành, và người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì.” ( Cv 9, 6 ). Đức Tin có được là nhờ nghe rao giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô ( Rm 10, 17 ).

Phaolô vẫn phải thống hối những tội lỗi của mình. Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ khốn nạn nhất là tôi ( 1Tm 1, 15 ). Bây giờ Thiên Chúa truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối, vì Người đã ấn định một ngày để xét xử thiên hạ theo công lý ( Cv 17, 30 ).

Sau khi chịu Phép Rửa, cũng như mọi tín hữu khác Phaolô vẫn phải nỗ lực phấn đấu mới kiên trì sứ vụ của mình được. Anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích ( 1Cr 15, 58 ).

Sự độc đáo nơi tư tưởng Phaolô chính là thoát khỏi não trạng Do Thái chỉ biết đặt nền tảng công chính trên việc chu toàn lề luật. Đối với Phaolô, tin vào Đức Kitô là điều duy nhất cần thiết. Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật Môsê. Quả thế, người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giêsu Kitô. Tất cả những ai tin đều được như thế, bất luận là ai ( Rm 3, 21 – 22 ).

12

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 13: Ephata 619

Các nhóm Cải Cách ( Reform Church ) luôn nhấn mạnh tư tưởng này của Phaolô để đơn giản hóa và giảm thiểu vai trò của các Bí Tích. Nhóm Luther chỉ công nhận Thanh Tẩy, Thánh Thể và Sám Hối, trong đó Sám Hối chỉ là nghi thức xét mình tập thể của cộng đoàn trước khi đón nhận Thánh Thể. Họ chủ trương tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô và đón nhận Người làm Cứu Chúa của đời mình là được hưởng Ơn Cứu Độ. Điều này không sai nhưng chưa đủ.

Đỉnh cao của tư tưởng Phaolô chính là thập giá Đức Kitô. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá ( 1Cr 2, 2 ). Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ ( 1Cr 22, 23 ).

Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết ( Pl 10 – 11 ). Tất cả cuộc đời Đức Kitô và mọi việc Người làm chỉ là một cuộc chuẩn bị cho hy lễ thập giá. “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây ? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến” ( Ga 12, 27 ). Thiên Chúa đã định cho Ðức Kitô Giêsu phải đổ máu mình ra, làm hy lễ đem lại ơn tha tội cho những ai tin ( Rm 3, 25 ).

Tất cả những bí tích mà Người lập ra chỉ có mục đích làm cho người tin được nên một với Người trong thập giá của Người. “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” ( Mt 10, 38 – 39 ). Quả thế, nhờ Đức Kitô, anh em đã được phúc chẳng những là tin vào Người, mà còn được chịu đau khổ vì Người ( Pl 1, 29 ). Chỉ có thập giá mới làm cho Bánh và Rượu trở thành Thịt và Máu của Người. Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.”

Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” ( Lc 22,19 – 20 ).

Lòng Tin vào Đức Kitô mà không dẫn đến cùng đón chịu thập giá với Người là Lòng Tin không đi kèm với hành động cụ thể. Đó là Lòng Tin chết ( x. Gc 2,17 ). Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa ( 1Cr 10, 31 ). Con người đâu chỉ ăn và uống là đủ. Con người còn cần đến tình yêu nam nữ trong đó quan hệ tình dục là một nhu cầu chính đáng để có hạnh phúc và lưu truyền sự sống. Một hoạt động cực kỳ quan trọng như vậy mà có thể ở ngoài Tin Mừng cứu độ được sao ?

"Ôi hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹpMùa xuân đâu chỉ có hoa thơm và nắng hồngCuộc đời còn có cả ... những nụ hôn !" ( Mùa xuân bên cửa sổ – Xuân Hồng )

Thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác. Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao ? Tôi lại lấy phần thân thể của Đức Kitô mà làm phần thân thể của gái điếm sao ? Không đời nào ! Anh em chẳng biết rằng ăn ở với gái điếm là nên một thân xác với người ấy sao ? Thật thế, có lời chép rằng cả hai sẽ thành một xương một thịt. Ai đã kết hợp với Chúa, thì nên một tinh thần với

Người. Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình. Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao ? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em ( x. 1Cr 6, 13 – 20 ).

Tất cả các nhóm Tin Lành đều phủ nhận tính cách bí tích của hôn nhân tức là sự kết hợp giữa hai người nam nữ là do bởi ý muốn của Thiên Chúa và làm cho đôi bạn được cùng tháp nhập vào thập

13

Page 14: Ephata 619

giá Đức Kitô. Họ chủ chương rằng kết hôn, ly dị, tái hôn nhiều lần là tự do lựa chọn của mỗi cá nhân, như thế họ mặc nhiên công nhận gian dâm và ngoại tình ( quan hệ tình dục với nhiều người ) là chính đáng. Từ đó dẫn tới việc họ cũng cho rằng tàn sát thai nhi, núp bóng dưới mỹ từ kế hoạch gia đình hay tự cho lựa chọn, cũng là chính đáng. Phaolô phải bật khóc vì lẽ đó.

"Vì, như tôi đã nói với anh em nhiều lần, và bây giờ tôi phải khóc mà nói lại, có nhiều người sống đối nghịch với thập giá Đức Kitô: chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian ( Pl 3, 18 – 19 ).

Trong khi Hội Thánh Công Giáo vẫn trung thành cử hành tất cả các Bí Tích do chính Đức Kitô lập nên là Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Giao Hoà, Xức Dầu, Truyền Chức Thánh để cho trọn cuộc đời mọi tín hữu có thể nên một với thập giá Đức Kitô, Hội Thánh cũng thường gặp phải nguy cơ chú trọng quá đáng vào các nghi thức bên ngoài mà lại thiếu đi sát với tinh thần và tấm lòng của Đức Kitô dành cho nhân loại. Chỉnh đốn lại điều đáng tiếc này chính là thành quả sáng ngời nhất của Thánh Phanxicô Assisi.

NGUYỄN TRUNG ( còn tiếp )

NHẬN BIẾT Ý CHÚANhận biết Ý Chúa là điều không dễ. Mà

nhận biết rồi có vui vẻ chấp nhận hay không là việc khó, vì chúng ta thường không bằng lòng với những gì không hợp ý mình. Lời “xin vâng” của Đức Maria xem chừng dễ dàng quá, nhưng thực ra không phải vậy. Đức Mẹ mau mắn “xin vâng” vì Đức Mẹ yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Vậy Thiên Chúa có cách chọn lựa đúng trong điều tôi quyết định ?

Khi chúng ta xin ơn khôn ngoan để nhận biết Ý Chúa để chọn người bạn đời, nghề nghiệp, công việc, trường học, bạn bè... hoặc bất kỳ điều gì, dù lớn hay nhỏ, khi đó có hai con đường khác nhau trước mắt chúng ta và chúng ta phải chọn lựa, Thiên Chúa có luôn là một con đường cho chúng ta ? Nếu vậy, làm sao nhận biết ?

Nhiều Kitô hữu “vật lộn” với vấn đề này vì không biết rằng các Kitô hữu ngày xưa có thể giúp chúng ta bằng kinh nghiệm của họ. Sự khôn ngoan Kitô giáo thể hiện qua đời sống và giáo huấn của các thánh cho chúng ta biết hai điều thích hợp với vấn đề này.

Thứ nhất, họ cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa không chỉ biết và yêu thương chúng ta mà còn quan tâm từng chi tiết trong cuộc đời chúng ta, và chúng ta tìm theo Ý Chúa trong mọi sự, dù lớn hay nhỏ. Thứ hai, họ cho chúng ta biết rằng Ngài ban cho chúng ta sự tự do và lý luận vì Ngài muốn chúng ta dùng để quyết định. Truyền thống này được minh họa qua câu châm ngôn nổi tiếng của Thánh Augustinô: “Hãy yêu mến Chúa, rồi cứ làm những gì bạn muốn”. Nói cách khác, nếu bạn thực sự yêu mến Ngài và theo ý Ngài, bạn có thể làm bất cứ điều gì, vì đó là làm theo Ý Chúa.

Làm theo hai lời khuyên này sẽ đưa mình vào hai hướng trái chiều hoặc chỉ có vẻ như thế ? Có sự thật trong cả hai, điều mà chúng ta nhấn mạnh để giải quyết vấn đề xem Chúa có muốn cho chúng ta hay không ?

Tôi nghĩ về cách thứ nhất và câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này là còn tùy vào người yêu cầu. Chúng ta có xu hướng nhấn mạnh một nửa sự thật, và chúng ta có thể làm điều đó trong hai cách. Mọi tà thuyết trong lịch sử thần học đều hợp với kiểu này. Chẳng hạn, nhấn mạnh thần tính của Đức Kitô hơn nhân tính hoặc ngược lại; hoặc nhấn mạnh quyền tối cao của Chúa hơn ý muốn tự do hoặc ngược lại.

Đây là 5 nguyên tắc chung để nhận biết Ý Chúa về mọi vấn đề:

1. Luôn bắt đầu với các dữ liệu, những gì chúng ta biết chắc. Nhờ cái đã biết mà đoán cái chưa biết, nhờ cái chắc chắn mà đoán cái không chắc. Ađam và Eva đã coi thường nguyên tắc này ở Vườn Địa Đàng, làm ngơ lệnh truyền của Thiên Chúa và lời cảnh báo về lời hứa hảo huyền của ma quỷ.

2. Hãy để con tim điều khiển cái đầu. Hãy để lòng yêu mến Thiên Chúa hướng dẫn lý lẽ trong việc tim Ý Ngài. Chúa Giêsu đã dạy người Pharisêu về nguyên tắc này: Họ hỏi Chúa Giêsu về cách hiểu

14

CÙNG TÌM HIỂU

Page 15: Ephata 619

lời Ngài, và Ngài đưa ra nguyên tắc đầu tiên về khoa chú giải ( hermeneutics ): “Đạo lý tôi dạy không phải là của tôi, nhưng là của Đấng đã sai tôi. Ai muốn làm theo ý của Người thì sẽ biết rằng đạo lý ấy là bởi Thiên Chúa hay do tôi tự mình giảng dạy. Ai tự mình giảng dạy thì tìm vinh quang cho chính mình. Còn ai tìm vinh quang cho Đấng đã sai mình, thì là người chân thật, và nơi người ấy không có gì là bất chính” ( Ga 7, 16 – 18 ). Các Thánh hiểu Kinh Thánh hơn các thần học gia, vì họ biết tác giả Kinh Thánh là chính Thiên Chúa, bằng cách yêu mến Ngài bằng cả linh hồn và trí khôn.

3. Hãy mềm lòng chứ đừng cứng lòng. Chúng ta nên “khôn ngoan như con rắn và hiền lành như bồ câu”, tinh thông như con cáo về tư tưởng trung thành như con chó trong ý muốn và hành động. Mềm lòng không có nghĩa là nhẹ dạ, và cứng đầu không có nghĩa là cứng lòng. Lòng chúng ta nên sẵn sàng “rỉ máu” và đầu chúng ta nên “giữ vững lập trường”.

4. Các dấu chỉ của Chúa theo dạng lượng giác học ( trigonometry ). Có ít là bảy dấu chỉ:

- Kinh Thánh, - Giáo huấn của Giáo hội, - Lý lẽ của con người ( do Thiên Chúa tạo nên ), - Tình huống thích hợp ( mà Ngài kiểm soát bằng sự quan phòng ), - Lương tâm, biết đúng hay sai, - Ước muốn, bản năng hoặc xu hướng cá nhân, - Cầu nguyện.

Hãy trắc nghiệm sự chọn lựa bằng cách đặt mình trước mặt Chúa. Nếu một trong bảy điều nói KHÔNG thì đừng làm, nếu không điều nào nói KHÔNG thì cứ làm theo.

5. Hãy tìm kiếm hoa trái của tinh thần, nhất là ba điều này: Yêu thích, vui mừng, và bình an. Nếu chúng ta bực tức và lo lắng, không thích, không vui và không bình an, chúng ta không có quyền nói rằng chúng ta chắc chắn an toàn theo Ý Chúa. Sự nhận thức không nên cứng ngắc, nông nổi, nóng vội, nhưng phải cảm thấy yêu thích, vui mừng và bình an – vì đó là một phần Ý Chúa đối với chúng ta, giống như trò chơi hơn là cuộc chiến, giống như viết thư tình hơn là thi tốt nghiệp.

Bây giờ đối với vấn đề của chúng ta. Thiên Chúa có chọn lựa đúng cho tôi ? Nếu đúng, tôi phải tìm kiếm. Nếu không, tôi nên thoải mái hơn và chịu thiệt một chút.

Đây là 5 gợi ý trả lời: Câu trả lời tùy theo bạn là loại người nào. Tôi cho rằng nhiều dạng:

- Công Giáo, - những người chính thống và trung tín với các giáo huấn của Giáo Hội, - những người bảo thủ, - những người bị lôi cuốn.

Tôi có nhiều người bạn – bạn tình cờ, bạn thân, và bạn rất thân – về dạng này trong nhiều năm. Thật vậy, tôi hợp với cách của tôi. Vì thế tôi nói theo kinh nghiệm khi tôi cho rằng những người thuộc dạng này có xu hướng mạnh về dạng tính cách nào đó – không tốt cũng không xấu – cần được nuôi dưỡng bằng một cách nhấn mạnh hơn cách khác. Dạng tính cách đối lập cần sự nhấn mạnh đối lập.

Dựa vào việc quan sát riêng về loại người này, gợi ý đầu tiên của tôi là chúng ta thường có xu hướng định hình theo ước muốn tốt để tìm Ý Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta đưa ra chứng cớ khủng khiếp đối với người không là Kitô hữu; chúng ta có vẻ không thoải mái để dừng lại ngửi những bông hồng của Chúa, để tận hưởng cuộc sống theo như Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta thường sợ hãi, bực bội, quan trọng hóa, thiếu khôi hài, và dễ tức giận. Tóm lại, đó là dạng “tiếp thị” không tốt cho Đức Tin của chúng ta.

Tôi không đề nghị chúng ta thỏa hiệp một chút đức tin để hấp dẫn những người không có đức tin. Tôi chỉ đề nghị chúng ta làm người. Cứ đi xem bóng đá. Cứ nhậu một chút, nếu biết uống. Đôi khi cũng cứ ngớ ngẩn một chút. Cứ thọc lét con cái và cùng vui vẻ. Hãy kể chuyện cười. Nói chung là cứ sống bình thường.

Đây là gợi ý thứ hai. Đa số các Kitô hữu, kể cả những người đạo đức, không biết những gì cần biết, đó là biết Ý Chúa qua từng cách chọn lựa của chúng ta. Hiếm lắm. Có thể điều gì đó quan trọng hơn là hiếm chăng ? Có thể Thiên Chúa đã bỏ mặc chúng ta mà không gợi ý chăng ?

Gợi ý thứ ba là Kinh Thánh. Trong đó có mọi tấm gương – đa số kỳ diệu, nhiều gương ngoạn mục – về việc Thiên Chúa mặc khải Thánh Ý Ngài. Nhưng các điều này được kể là mầu nhiệm: điều gì đó phi thường, chứ không chung chung.

Bóng tối và sự không chắc chắn thường xảy ra trong cuộc đời các Thánh, kể cả đau khổ và nghèo nàn. Điều duy nhất phổ biến đối với nhân loại là Phúc Âm bảo đảm giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi ( hậu quả của tội lỗi là chết chóc, sai lầm, sợ hãi ), khỏi đau khổ và khỏi sự bất trắc. Nếu Thiên Chúa muốn chúng ta biết rõ ràng và không sai lầm, chắc chắn Ngài sẽ nói với chúng ta một cách rõ ràng và dứt khoát.

15

Page 16: Ephata 619

Gợi ý thứ tư là điều Thiên Chúa ban cho chúng ta: Sự tự do. Tại sao ? Có một số lý do chính đáng. Chẳng hạn, để tình yêu của chúng ta có thể có giá trị hơn so với tình yêu theo bản năng, cảm xúc động vật không tự do. Nhưng tôi nghĩ có lý do khác. Là một giáo viên, tôi biết thi thoảng tôi cũng nên từ chối trả lời học sinh để chúng cố gắng tự tìm đáp án, như vậy chúng mới có thể ghi nhớ và tự đánh giá tốt hơn, đồng thời chúng cũng biết cách tập phán đoán khi tìm câu trả lời. Cho ai con cá thì rồi bạn phải nuôi họ suốt đời, cho ai cần câu và dạy họ câu cá là bạn nuôi họ cả đời rồi. Thiên Chúa ban cho chúng ta một số cá lớn, nhưng Ngài cũng ban cho chúng ta quyền tự do bắt cá nhiều hoặc ít.

Lý lẽ và tự do luôn đi đôi với nhau. Thiên Chúa tạo dựng cả hai giống như Ngài. Ngài mặc khải cho cả hai: dự đoán đối với lý lẽ và mệnh lệnh đối với ý chí. Nhưng khi Ngài không cho chúng ta câu trả lời, dù chỉ là lý thuyết, khi áp dụng cách dự đoán hoặc suy luận, như vậy Ngài cũng không cho chúng ta câu trả lời về luân lý hoặc hướng dẫn cụ thể, khi áp dụng mệnh lệnh hoặc kết luận. Ngài ban cho chúng ta lý trí và luân lý để thực hiện, và chắc chắn Ngài không vui khi chúng ta chôn giấu “nén tài năng” mà không “đầu tư” để Ngài thấy chúng ta sinh lời khi Ngài trở lại.

Về giáo dục, tôi biết luôn có hai thái cực. Bạn có thể quá tân thời, quá thực nghiệm, quá triết lý, quá nguyên tắc hoặc quá dễ dãi. Nhưng bạn cũng có thể quá cổ hoặc quá cứng rắn. Học sinh cũng cần sáng kiến, sáng tạo và nền bản. Luật Chúa rất ngắn gọn. Ngài ban cho chúng ta Mười Điều Răn, chứ không trăm hoặc ngàn điều răn. Tại sao ? Vì Ngài muốn sự tự do và sự biến đổi. Tại sao bạn nghĩ Ngài tạo dựng quá nhiều người ? Tại sao không dựng một vài người ? Vì Ngài thích các tính cách khác nhau. Ngài muốn ca đoàn của Ngài hợp xướng nhiều bè chứ không đồng ca một giọng ( but not in unison ).

Tôi biết các Kitô hữu muốn tự biết mình nhiều để có thể quyết định xem cái nào chính xác là Ý Chúa muốn đối với họ. Tôi nghĩ như vậy tốt hơn là nghĩ về Thiên Chúa và người lân cận nhiều, còn chỉ ít nghĩ hoặc không nghĩ về mình, theo bản năng mà không muốn biết gì thêm. Nếu bạn yêu mến Chúa và hành động theo Luật Chúa, tôi nghĩ Ngài muốn chúng ta thư giãn một chút đấy.

Tôi rất ấn tượng với hình ảnh hàng rào quanh sân chơi của Chesterton ở trên núi, trẻ em trong đó có thể chơi đùa mà không sợ rơi xuống vực thẳm. Đó là lý do Thiên Chúa ban Lề Luật cho chúng ta: Không làm chúng ta âu lo nhưng giữ an toàn cho chúng ta để chúng ta có thể thoải mái với những trò-

chơi-cuộc-đời, vui vẻ và yêu thương. Mỗi chúng ta đều có những năng khiếu và ước muốn

khác nhau, nhưng đã bị nhiễm tội – nhiễm cả vào lý luận và cơ thể của chúng ta. Chúng ta thường theo bản năng thể lý ( như sự đói khát và phản xạ tự vệ ) và bản năng trí tuệ ( như tính tò mò và lý luận ). Tôi nghĩ Ngài muốn chúng ta theo con tim. Chắc chắn là vậy, nếu Thành yêu Tâm hơn yêu Mai, anh ta có lý để nghĩ rằng Thiên Chúa đang muốn anh ta kết hôn với Tâm hơn là với Mai. Tại sao chúng ta không xử lý các chọn lựa khác theo quy luật tương tự ?

Dĩ nhiên tôi không nói rằng chúng ta hoàn toàn không sai lầm. Tôi cũng không nói rằng chúng ta chỉ có thể theo lý lẽ của con tim. Trên đây tôi đã đưa ra 7 hướng dẫn. Nhưng chắc rằng chính Thiên Chúa đã “thiết kế” trái tim chúng ta – trái tim tinh thần với ước muốn và ý hướng

nhiều hơn trái tim thể lý với động mạch chủ và các van bơm. Cha mẹ chúng ta phạm tội và hướng dẫn sai lầm, nhưng Thiên Chúa ban họ cho chúng ta để chúng ta theo. Như vậy, trái tim cũng đáng theo mặc dù nó cũng đầy tội lỗi và sai lầm. Nếu trái tim chúng ta yêu mến Chúa thì đáng theo lắm. Nếu nó không yêu mến Chúa thì bạn đừng quan tâm vấn đề nhận biết Ý Chúa.

Đây là gợi ý thứ năm. Khi chúng ta theo lời khuyên của Thánh Tiến Sĩ Augustinô là “cứ yêu mến Chúa đi, rồi cứ làm những gì bạn muốn”, chúng ta thường có kinh nghiệm về nỗi buồn và sự bình an. Bình an là dấu ấn của Chúa Thánh Thần.

Tôi biết có vài người rời bỏ Kitô Giáo vì họ thiếu sự bình an. Họ cố gắng trở thành “siêu Kitô hữu” về mọi thứ, và họ phải chịu áp lực. Họ nên đọc thư của Thánh Phaolô gởi Giáo Đoàn Galát.

Đây là gợi ý thứ sáu. Nếu Thiên Chúa có cách chọn đúng trong mọi điều bạn làm, bạn có thể rút kinh nghiệm. Nghĩa là Thiên Chúa muốn bạn biết căn phòng nào sạch nhất, phòng bếp hay phòng ngủ, và nên lấy cái dĩa nào trước, dĩa thịt hay dĩa nước chấm. Bạn thấy đó, nếu bạn thực hiện ẩn ý hợp lý của nguyên tắc này, điều đó sẽ buồn cười, không ổn, và không biết Chúa muốn chúng ta sống cách nào – cách được diễn tả trong Kinh Thánh và cuộc đời của các thánh.

Gợi ý thứ sáu là nguyên tắc có nhiều điều tốt. Nhưng đối với người nào đó, vẫn thường có vài cách chọn lựa đều tốt. Cái tốt là kính vạn hoa ( kaleidoscopic ), đa sắc biến đổi. Có nhiều con đường

16

Page 17: Ephata 619

đúng. Con đường dẫn tới biển là đúng và con đường dẫn tới núi cũng đúng, vì Thiên Chúa vẫn đang chờ đợi chúng ta ở cả hai nơi. Sự thiện có nhiều màu sắc. Chỉ có điều ác mới thiếu màu sác và biến ảo. Trong Hỏa Ngục không có màu sắc, không có tính cách cá nhân. Các linh hồn tan chảy như chì, hoặc bị nhai nghiến trong miệng của Quỷ Vương. Hai nơi giống nhau trên thế gian là nhà tù và nơi thù hận, không như Nhà Thờ.

Có những cách chọn lựa đều tốt như nhau. Ví dụ, tình dục trong hôn nhân. Khi bạn sống trong Luật Chúa – không ngoại tình, không độc ác, không ích kỷ, không hành động bất thường ( kế hoạch, dùng biện pháp ngừa thai ) – thì mọi thứ đều “suôn sẻ”. Bạn thử tưởng tượng đi. Có phải Chúa muốn bạn ân ái với người bạn đời không ? Đúng là một câu hỏi ngớ ngẩn ! Thế nhưng ân ái với người bạn đời là điều tuyệt vời, là Ý Chúa đấy. Ngài muốn bạn làm những gì bạn muốn để người bạn đời biết đó là bạn chứ không phải ai khác.

Gợi ý thứ bảy là chính kinh nghiệm của tôi. Lần đầu tiên tôi viết tiểu thuyết, tôi biết cách viết. Đầu tiên, tôi trao phó cho Chúa, tôi nói với Ngài rằng tôi muốn viết về Nước Trời, và tôi tin Ngài hướng dẫn tôi. Sau đó, tôi theo sự hứng thú của tôi, cả bản năng và tiềm thức. Tôi cứ để mạch truyện chảy đi và các nhân vật cứ là chính họ. Thiên Chúa không khởi đầu hoặc kết thúc cho tôi. Ngài không làm gì cho tôi. Nhưng Ngài vẫn ở đó, giống như người cha hoặc người mẹ tốt.

Tôi nghĩ rằng cuộc đời chúng ta như một cuốn truyện. Chúng ta viết truyện về chính cuộc đời mình và chính mình ( vì chúng ta tự định hình bằng cách chọn lựa, giống như bức tượng là chủ của điêu khắc gia vậy ). Dĩ nhiên, Thiên Chúa là tác giả thứ nhất, là điêu khắc gia thứ nhất. Nhưng Ngài dùng những con người khác nhau để có những tác phẩm khác nhau. Ngài là tác giả từng cuốn trong bộ Kinh Thánh, nhưng tính cách của mỗi tác giả phàm nhân diễn tả theo văn chương phàm tục.

Thiên Chúa là người kể chuyện hoàn vũ. Ngài muốn các câu chuyện khác nhau. Ngài muốn bạn biết ơn Ngài về câu chuyện duy nhất từ ý muốn tự do và sự quyết định của bạn. Vì ý muốn tự do của bạn và kế hoạch đời đời của Ngài không là hai điều cạnh tranh, mà là hai phương diện của một vấn đề. Chúng ta không thể hiểu hết mầu nhiệm này trong cuộc đời mình, vì chúng ta chỉ thấy mặt dưới của tấm thảm. Nhưng tôi nghĩ rằng, một trong những điều ở trên Trời là chúng ta sẽ chúc tụng và cảm tạ Chúa vì Ngài đã không để chúng ta nắm vô-lăng cuộc đời ủa mình – giống như cha mẹ dạy con cái lái xe vậy. Nếu không thì… ! Thì sao ? Bạn thấy Ý Chúa tuyệt vời không nào ?

Khi cho chúng ta tự do, Thiên Chúa nói: “Mong ý con được trọn vẹn”. Một số người trong chúng ta quay lại và nói với Ngài: “Con muốn ý con sẽ được trọn vẹn”. Đó là vâng lời lệnh truyền thứ nhất và là lệnh truyền quan trọng. Rồi khi chúng ta làm vậy, Ngài nói với chúng ta: “Bây giờ, ý con được trọn vẹn”. Rồi Ngài viết câu chuyện về cuộc đời chúng ta bằng những nét tự do của chúng ta.

TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org

CUỘC SỐNG LUÔN CÓ HAI ĐÁP ÁN…Hãy quay về hướng mặt trời,

và bạn sẽ không thấy bóng tối ( Helen Keller ).

Thầy tôi là một người rất đặc biệt, trước mỗi vấn đề của cuộc sống thầy luôn đưa ra hai đáp án khác nhau.

Ví dụ: đối với những học sinh xuất sắc, thầy nói rằng: “Học kỳ này em thi đạt thành tích nhất lớp cũng không có gì tự hào lắm, vì học kỳ sau em chưa hẳn đạt được như vậy. Nhưng nếu học kỳ sau em lại đứng nhất nữa cũng không có gì hãnh diện, vì thi vào đại học em chưa chắc đỗ thủ khoa. Nhưng nếu đạt thủ khoa cũng không có gì xuất sắc lắm, bởi vì sau này ra làm việc ngoài xã hội không nhất định em phải luôn đứng hàng đầu”.

Và đối với những học sinh yếu kém khác thì thầy có cách nói ngược lại: “Nếu học kỳ này em thi không đạt kết quả tốt cũng không có gì quá lo ngại vì còn có học kỳ sau. Nhưng nếu học kỳ sau đã cố

17

CÙNG NGHIỆM SINH

Page 18: Ephata 619

gắng nhưng vẫn không tốt thì cũng đừng quá buồn lo, vì thi vào đại học em không hẳn lại như thế. Và nếu có thi hỏng đại học cũng chẳng có gì đáng xấu hổ bởi còn có các trường đời mở rộng cửa đón em. Thành tài và thành người không chỉ có ở con đường thi cử…”

Thầy còn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện ngụ ngôn về kiến và dế:

“Mùa thu đến đàn kiến vất vả từ sáng đến tối lo kiếm thức ăn chuẩn bị cho mùa đông sắp tới, mà dế thì ngược lại ẩn trong đám cỏ xanh tươi cất tiếng hát vang. Mùa đông đến gần, kiến có thể ở trong hang ấm áp từ từ thưởng thức những món ăn ngon do mình kiếm được, còn dế thì nằm chết dần ngoài hang và mạng sống của chúng chỉ được vỏn vẹn 3 tháng…"

Kể ngụ ngôn ấy rồi, thỉnh thoảng hễ có dịp thầy lại hỏi đám học sinh chúng tôi: “Các em nên học theo cách sống của kiến hay của dế ?" Chúng tôi đồng thanh trả lời: “Thưa thầy, học theo kiến ạ”. Thầy vui vẻ gật đầu nói: “Đúng ! Chúng ta nên học tập từ kiến, cần cù làm việc, tự mình tạo hạnh phúc cho mình bằng chính đôi tay của mình, bất luận thế nào cũng không nên học theo cách sống của dế, chỉ biết vui chơi mà không lo cho cuộc sống tương lai”.

Nhưng không lâu sau đó trong lớp chúng tôi có một học sinh nữ bị bệnh ung thư, các bác sĩ coi như bó tay nan y, lúc đó thầy dẫn chúng tôi cùng đến bệnh viện thăm cô bé. Và một lần nữa, thầy kể lại câu chuyện ngụ ngôn lúc trước, khi kể gần xong, như biết ý thầy thế nào cũng hỏi, cô bé liền nói: “Thưa thầy, em cũng nghĩ sẽ làm như kiến vậy”. Không ngờ thầy nói: “Không em ạ, em nên làm như dế, tuy rằng cuộc sống của chúng có ngắn ngủi, nhưng nó biết đem lời ca hay, tiếng hát đẹp để lại cho đời, biết cống hiến và góp niềm vui cho muôn loài muôn vật. Còn kiến tuy cả ngày vất vả với công việc nhưng xét cho cùng chúng chỉ lo cho cái ăn của chính chúng mà thôi”.

Nghe xong, cô bạn đáng thương của chúng tôi đã hiểu ra ý thầy muốn nhắn nhủ, cô bé mỉm cười thật rạng rỡ. Từ đó, theo lời kể của gia đình và bạn bè, cô bé đã cố gắng làm nhiều việc tốt trong những ngày đời còn lại, và cô bé đã đi đến điểm cuối cùng của cuộc sống mà không âu sầu bi thương…

Tác giả khuyết danh, bản dịch của Như Nguyện Ephata biên tập thêm 7.2014

TỪ THỜI CÒN TRẺ… ĐẾN LÚC VỀ GIÀĐời người thường được gói gọn trong một câu thật đơn giản: “Từ thời còn trẻ… đến lúc về

già”. Nói như vậy nhưng không đơn giản chút nào vì những suy nghĩ phức tạp của từng thời kỳ, qua đó thể hiện quan niệm sống khác hẳn nhau, nhiều lúc đến độ mâu thuẫn, xung đột gay gắt.

Thời còn trẻ bao gồm các giai đoạn từ thơ ấu, tiến dần đến tuổi vị thành niên và rồi trở thành thanh niên vào lứa tuổi từ 19 đến 24. Đây là khái niệm của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) nhưng chưa được thống nhất vì còn tùy thuộc vào từng khuôn khổ xã hội của từng quốc gia. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, tuổi thanh niên là 29, trong khi tại Bangladesh là 34 và ở Malyasia thậm chí đến 40 tuổi !

Những người được gọi là “cao tuổi”, “cao niên” hay “người già” thường có độ tuổi từ 60 trở lên như tại Việt Nam. Tại một số nước quy định tuổi của người già được căn cứ vào những gì họ cống

hiến cho gia đình và xã hội. Thuật ngữ “senior citizen” dùng tại Anh và Mỹ ám chỉ những người đã hưu trí ( retiree ), thường là những người từ 65 tuổi trở lên. Tại Mỹ, ngày 21 tháng 8 là ngày toàn quốc tôn vinh những công dân lớn tuổi, ngày đó được gọi là“National Senior Citizens Day”.

Bài viết này không có ý tôn vinh tuổi già và cũng chẳng đề cao tuổi trẻ. Tôi chỉ có tham vọng đặt vấn đề về những cảm xúc của con người thay đổi theo tuổi tác. Những điều được nêu ra dưới đây có thể mang phần nào ý nghĩa chủ quan vì người viết thuộc về lứa tuổi “gần đất xa trời”, nhưng thiết nghĩ, người trẻ cũng như già nên đọc để chiêm nghiệm những cái đúng và cả những cái sai.

Đề tài từ cổ chí kim được nói đến nhiều nhất là “Tình yêu trai gái”. Một triết gia nào đó đã phân tích: Cảm xúc về Tâm hồn tạo ra Tình Bạn; Cảm xúc về Tri thức tạo ra lòng Kính Trọng và Cảm xúc về Thể xác

18

CÙNG TÌM HIỂU

Page 19: Ephata 619

tạo ra lòng Ham Muốn. Nếu cả ba cái này cộng lại, người ta sẽ có Tình Yêu ( ! ). Cụ thể hơn, “Tình yêu Nam-Nữ” được thể hiện qua công thức: Tình yêu Nam và Nữ = Tình bạn + Tôn trọng + Ham muốn

Lúc trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ trên đời... nhưng khi lớn tuổi, trải qua nhiều cuộc tình, mới biết sau yêu còn có… chia tay. Không phải chỉ một lần mà rất nhiều lần, cứ lập đi lập lại… Điều mà người trẻ tuổi không bao giờ hoặc ít khi nào nghĩ đến !

Lúc trẻ, vẫn nghĩ rằng tình yêu là mãi mãi, tình yêu là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời. Khi có tuổi mới biết tình yêu “đến đó rồi đi, có đó rồi mất”. Từ những cảm nghĩ lạc quan của tuổi trẻ người ta lại bước sang tư tưởng bi quan của người già!

Lúc trẻ, cứ tưởng “yêu một người thì dễ, quên một người mới khó”. Người trẻ khi yêu hình như đã mặc nhiên công nhận vị trí “khó quên” của người bạn tình. Đến khi tuổi tác ngày một cao đã chứng minh điều ngược lại: người lớn tuổi thấy mình đã quên đi nhiều người mình đã từng yêu, quên một cách dễ dàng !

Lúc trẻ, cứ tưởng tình yêu luôn dựa theo nguyên tắc “bình đẳng” qua triết lý “yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại”. Về già mới chợt nhận ra bài học kinh nghiệm đầy bất công của tình yêu: “có những yêu thương chỉ cho mà không nhận”. Nhà thơ người Anh, Abraham Cowley ( 1628 – 1667 ) đã phải thốt lên:

“Of all the pain, the greatest painIt is to love, but love in vain”.

Tạm dịch là:

“Trong mọi khổ đau, niềm đau vĩ đại,Là trót yêu người… không hề yêu lại”.

Lúc trẻ cứ tưởng rằng “yêu một người là sống chết vì người đó”, giờ mới biết “yêu một người là phải biết tự yêu lấy mình”. Đây không phải là lòng “tự ái” của con người khi về già mà là những điều mà nhiều người có tuổi rút ra được sau những cuộc tình “mù quáng” của thời thanh niên và thiếu nữ.

Lúc trẻ cứ nghĩ “sau tình yêu sẽ là hôn nhân”, đến khi về già mới nhận ra: “vẫn có những cuộc hôn nhân không cần tình yêu”. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Tình yêu là Bình Minh của hôn nhân, hôn nhân là Hoàng Hôn của tình yêu” và với kinh nghiệm bản thân, Socrates khuyên nhủ mọi người:

“Bằng đủ mọi cách, hãy lập gia đình. Nếu lấy được người vợ tốt, bạn sẽ hạnh phúc. Nếu lấy phải người xấu bạn sẽ trở thành một triết gia” ( By all means: marry. If you get a good wife: you’ll become happy. If you get a bad one: you’ll become a philosopher ).

Ngay từ lúc còn trẻ nhiều người cũng đã trở thành “triết gia” vì yêu. Họ thích định nghĩa tình yêu với những mỹ từ, mỹ ý… Nào tình yêu là X, là Y, là A, B, C, D… khi lớn tuổi lại cuống cuồng vì hoang mang, không biết tình yêu thật sự là gì cả. Tại sao ư ? Vì, “tình yêu thật khó định nghĩa: nó đến bất chợt, đi bất ngờ, và để lại một vết thương lòng muôn thuở” !

Lúc trẻ cứ tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm, về già mới biết hạnh phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh, có chăng là mình đã không nhận thấy. Người trẻ chỉ thấy hạnh phúc trong hôn nhân khi được sống bên người tình yêu mến, về già hạnh phúc đó lan tỏa đến con cháu qua một thứ không còn là tình yêu trai gái mà là tình ruột thịt, máu mủ.

Khi còn trẻ, phạm vi giao tiếp thường mở rộng, bạn bè giao thiệp rất đông. Đến lúc ở vào tuổi về hưu bỗng thấy mình cô đơn vì cuộc sống thu hẹp và người già thường “ẩn mình” trong phạm vi gia đình. Tuy nhiên, cũng có người vẫn hăng say hoạt động xã hội để khỏa lấp sự trống rỗng, có người tìm một thú vui cho bản thân như chăm sóc cây cảnh, viết lách… Chỉ tội nghiệp những ai không tìm cho mình một hướng đi lúc về già trước khi bị bệnh tật tấn công để trở về với cát bụi.

Lúc trẻ tưởng “nói quên là có thể quên được”, giờ mới biết có những chuyện càng muốn quên thì nó lại càng ở mãi trong lòng. Điều này cho thấy người lớn tuổi hướng về cuộc sống “nội tâm” trong khi người trẻ giữa cuộc sống tất bật ngoài xã hội, luôn… “hướng ngoại”.

Lúc trẻ, tưởng cô đơn ở đâu xa lắm vì chung quanh toàn là người, về già mới hiểu những giây phút bên người thân quả là một sự ấm áp nhưng lại rất mong manh, trong khi đó, “nỗi cô đơn luôn ở bên cạnh”. Cũng vì thế cho nên khi còn trẻ cứ tưởng việc đóng một cây đinh vào tường thật đơn giản vì không thích thì có thể nhổ đi. Về già mới thấy: đinh có thể nhổ nhưng vết lõm trên tường vẫn còn đó.

“Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.Đôi cái đầu đều bạc.Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi”.

Đó là những lời kết trong bài thơ Tình Già của Phan Khôi đăng trên báo Phụ Nữ Tân Văn năm 1932. Bài thơ này có thể coi như tác phẩm thơ tự do đầu tiên, mở đường cho phong trào Thơ Mới ở Việt Nam. Về phương diện tình cảm, bài thơ thể hiện “một vết lõm trên tường” sau khi cái đinh được nhổ từ thời trai trẻ.

19

Page 20: Ephata 619

Theo lẽ tự nhiên, người ta khóc khi buồn nhưng một khi có tuổi mới thấy điều buồn nhất là… “không thể khóc được”. Xem một cuốn phim, đọc một cuốn truyện người trẻ và người già thường có những cảm xúc khác hẳn nhau ! Có thể vì đã từng trải nhiều nên tình cảm của người già đã trở nên… “chai lì” ? Phải chăng tuyến lệ cũng đã bị “lão hóa” nên không còn hoạt động ?

Ở một thái cực ngược lại, cười là vui nhưng nhiều khi người lớn tuổi lại thấy “có những giọt nước mắt còn vui hơn tiếng cười”, chẳng hạn như trường hợp gặp lại người thân sau một thời gian dài xa cách, “mừng mừng, tủi tủi”. Những lúc tình cảm đạt đến “cực điểm”, người ta thường nhớ đến câu thơ đầy mâu thuẫn của Xuân Diệu:

“Cười là tiếng khóc khô không lệNgười ta cười trong lúc quá chua cay”

Người ta cũng có thể “cười ra nước mắt” hay như Nguyễn Du trong Kiều đã vẽ nên cảnh oái ăm “Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”. Suy cho cùng, chuyện Khóc-Cười là lẽ thường tình nhưng rõ ràng là mức độ Khóc-Cười thường bị ảnh hưởng phần nào vì tuổi tác.

Lúc trẻ tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn mới biết có những thứ còn ngọt ngào hơn cả kẹo. Người cha già trên giường bệnh nhận từ con viên thuốc đắng nhưng sao vẫn thấy ngọt. Người mẹ già ăn bát canh khổ qua nhưng không cảm thấy đắng vì sự hiếu thảo của con. Ông cha ta thường nói: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”là vậy.

Lúc trẻ tưởng tượng rất nhiều, về già mới nhận ra: “chuyện cổ tích không bao giờ có thật”. Lúc trẻ, tưởng mình có thể thay đổi cả thế giới, khi tuổi tác đã cao mới thấy thay đổi chỉ một người cũng khó, có chăng vẫn chỉ là tự thay đổi mình.

Lúc trẻ cứ tưởng một khi thành “người lớn” là lớn, bây giờ mới thấy có nhiều người đã lớn mà vẫn chưa thành người lớn. Đến khi thật sự thành người lớn thì người ta mới hiểu: “không bao giờ bé trở lại được”. Đó là sự thật khiến cho nhiều người lúc bé cứ mong mình chóng lớn, giờ đây lớn rồi lại ước gì mình bé lại.

Lúc trẻ cứ mơ ước lớn lên sẽ trở thành người này người kia. Về già mới biết: “được trở thành chính mình mới là hạnh phúc nhất”. Lúc trẻ tưởng rằng “những gì đến rồi sẽ đi”, giờ mới biết: “khi niềm vui đến thường qua mau, còn nỗi buồn đến thì cứ ở bên ta mãi mãi”.

Lúc trẻ cứ nghĩ: “Tiền bạc, Tình yêu rồi mới đến Sức khỏe”, về già mới khám phá sự đảo ngược: “Sức khỏe, Tiền bạc, Tình yêu”. Lúc trẻ rất sợ phải chết, nhưng vềgià “sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều”.

Cuối cùng, lúc trẻ cứ tưởng sự sống và cái chết ở cách xa nhau lắm. Về già mới hiểu nó chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh. Johann Von Goethe đã từng nói: “Cái chết, ở một mức độ nào đó, là một điều vô lý bỗng trở thành hiện thực” ( Death is, to a certain extent, an impossibility which suddenly becomes a reality ). Và lúc đó chúng ta thanh thản ra đi để khởi đầu một cuộc hành trình cuối cùng: Bước-Nhảy-Vọt-Vào-Bóng-Tối.

NGUYỄN NGỌC CHÍNH

CẢM NGHĨ KHI ĐỌC “MỘT ĐÔLA MỘT NGÀY” CỦA LÝ LAN

Những ai đang đi học mà phải vào đời ngay sau biến cố tháng tư năm 1975 thì chắc không quên được giai đoạn vô cùng khó khăn đó. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc đã khổ lắm rồi, thế mà tinh thần còn luôn bị hoang mang bởi những chính sách “lớn” theo “ba dòng thác cách mạng”, mà thực tế đã cho thấy chỉ đưa đất nước tới bờ kiệt quệ về vật chất cũng như tinh thần. Tôi tự cho mình còn may mắn hơn nhiều bạn đồng trang lứa khác phải bỏ mình tại các vùng rừng thiêng nước độc được gọi là “kinh tế mới”, hay trên đường vượt biên, hoặc tại chiến trường Kampuchia.

20

CÙNG THAO THỨC

Page 21: Ephata 619

Ngày nay, đời sống có vẻ khấm khá hơn. Về mặt đạo, các lễ hội hành hương và phong trào xây Nhà Thờ hoành tráng hình như đang trở nên sinh hoạt chính để cho ta tự hào. Nhưng ta phải sống Tin Mừng như thế nào vì chung quanh ta vẫn còn nhiều cảnh đời long đong lận đận ?

Ta không đọc được câu chuyện của họ và để cho câu chuyện đời họ đi vào trong Lời Rao Giảng của ta vì có lẽ ta chỉ bận tâm về thời sự của Hội Thánh chỗ này chỗ kia, các cuộc liên hoan sau khi chịu chức Linh Mục, các Lễ Khấn, mừng ngân khánh, kim khánh, bổn mạng Giáo Họ… như cha Vĩnh Sang đã ghi nhận trong báo Êphata 618: "…Tháng 6, tháng 7 và tháng 8, đi qua các thành phố, qua các vùng miền có nhiều Nhà Thờ gần nhau san sát, chúng ta dễ gặp hình ảnh những lễ hội, người người áo quần lụa là sang trọng, xe cộ tập nập ra vào, tiệc tùng linh đình hân hoan, cờ xí bay rợp trời, trống kèn inh ỏi…"

Có mấy ai trong đội ngũ Giáo Dân hay trong hàng giáo phẩm của ta, biết sống như nhà văn Lý Lan, dù đã rất thành đạt về mặt sự nghiệp với các tác phẩm sáng tác và biên dịch ăn khách, đã kết hôn với một giáo sư Mỹ và định cư tại Hoa Kỳ, nhiều lần đi khắp thế giới, vẫn mang tấm lòng của một người nghèo đối với những người nghèo chung quanh mình.

Có mấy ai trong ta biết thường xuyên đi thăm những xóm nhỏ trong hẻm nghèo, biết đi xe buýt đông đúc chật chội hôi hám để có thể gặp gỡ người nghèo. Có mấy ai chịu lắng nghe và tự xét mình, ngoài việc tham dự hay cử hành các Bí Tích, là môn đệ Đức Kitô với nhiệm vụ quan trọng nhất là Loan Báo Tin Mừng, tôi có thể làm gì cho họ ?

Có lẽ tôi chẳng có thể làm gì cho họ ngoài lắng nghe câu chuyện đời họ. Nhờ thế mà câu chuyện đời một Kitô hữu như tôi sẽ được bớt đi những sa hoa phù phiếm chăng ?

NGUYỄN TRUNG

MỘT ĐÔLA MỘT NGÀYTuyến xe buýt 56 có trạm dừng gần nhà tôi, nên

đi đâu tôi cũng đón xe này. Xe chạy từ bến xe Chợ Lớn qua trạm trung tâm thành phố trước chợ Bến Thành rồi chạy tiếp tới Tân Vạn qua ngã ba Vũng Tàu. Thường thì tôi chỉ đi tới bến Chợ Lớn hay chợ Bến Thành, rồi từ hai trạm trung tâm đó đổi xe buýt để có thể đi bất cứ đâu trong thành phố này. Tôi chỉ đi hết tuyến một lần cho biết, thấy xe chạy qua nhiều trạm gần các trường đại học: Đại Học Y Dược, Đại Học Sàigòn, Đại Học Sư Phạm, Đại Học Khoa Học, rồi ra khỏi nội thành tới khu Đại Học Quốc Gia ở Thủ Đức. Nên tôi đoán những hành khách trẻ là sinh viên các trường gần trạm họ lên xuống.

Tôi thích nhìn ( lén ) mấy bạn đó, thấy hầu hết đều thanh mảnh. Thậm chí có người vừa ốm vừa lùn, trông bé tí lại xanh xao. Thỉnh thoảng tôi mới gặp một người hồng hào có vẻ khỏe mạnh. Thiệt tình thì tôi nhìn những người có eo co với ánh mắt ngưỡng mộ. Nhưng gầy gò và xanh xao như thể suy dinh dưỡng thì không được quyến rũ lắm. Tôi suy diễn là sinh viên mà phải đi xe buýt có lẽ là ở tỉnh xa lên thành phố trọ ở ngoại ô, và sinh viên nghèo. Nhưng cũng có thể dáng mảnh mai vẻ hao gầy là mốt của thanh niên bây giờ. Dù sao, tôi rất áy náy khi thấy người ta còn trẻ mà sức khỏe coi bộ ỉu xìu.

Sáng nay tôi có việc đi xe buýt 56 và ngồi cạnh một cô gái tuy gầy gầy nhưng hồng hào, nét mặt tươi sáng, đôi môi sẵn nụ cười khi tôi bước đến bên cạnh. Cô gái đã cầm cái balô hơi to trên ghế bên cạnh kê lên đùi mình để trống chỗ cho tôi ngồi xuống. Tôi cám ơn và hỏi em là sinh viên trường nào, cô gái nói cháu học ở Thủ Đức. Tôi hỏi học gì mà phải mang sách đầy balô vậy, cô gái vừa cười vừa nói có mấy cuốn sách à, tại có cái nồi cơm ở dưới đáy balô. Cô gái vẫn cười trước vẻ ngạc nhiên của tôi và nói tiếp:

Cháu kiếm được chỗ trọ này tiện đường xe buýt, chỗ ở sạch sẽ, bạn cùng phòng dễ thương, tiền phòng chia ra không nhiều, nhưng quy định là không được nấu nướng trong phòng. Mà thực ra cũng không thể nấu vì không có ổ cắm điện. Nên cháu cõng nồi cơm điện vô trường cắm nhờ ổ điện trong… thư viện. Cháu để nồi trong balô, chỉ thò ra sợi dây điện, đâu có phân biệt được đó là dây điện của nồi cơm hay máy laptop.

Dĩ nhiên khi cơm sôi bốc khói và tỏa mùi thơm thì không dễ gì giấu, nhưng nồi cơm nhỏ, thời gian nấu ngắn, cơm chín là ngắt điện rút dây vô balô cõng đi chỗ khác ngay. Mà cháu đâu có vi phạm nội qui: cháu để nồi cơm trong ba lô chứ đâu có ăn trong thư viện. Có nhiều góc vắng vẻ lãng mạn để giở cơm ra ăn đàng hoàng.

Tôi tò mò một bữa ăn “đàng hoàng” của cô gái gồm những gì ngoài cơm nóng. Em ngập ngừng, rồi nói với cái vẻ thì cứ sự thật trình bày chứ có gì mà ngượng: Như bữa nay, cơm sôi cháu bỏ vào một

21

Page 22: Ephata 619

hai cái trứng. Bữa cơm của cháu có trứng dầm muối tiêu và dưa leo ( cháu không thích dầm trứng trong nước mắm vì đem theo nước mắm không tiện ). Cháu có một trái ổi để tráng miệng nữa.

Trưa thì cháu ăn vậy cho gọn nhẹ. Chỉ một phần ba nồi cơm thôi. Phần còn lại cháu cõng về phòng trọ để ăn buổi chiều và sáng hôm sau. Ở phòng của mình, cháu ăn uống “thịnh soạn” hơn. ( Nội qui phòng trọ cấm nấu nướng chứ không cấm ăn hay chế biến món ăn. Cháu pha nước mắm chanh ớt ngon lắm, để ăn với bún, bánh ướt, bánh cuốn, bánh tráng, những thứ mua về ăn liền không cần nấu. Rau sống, rau trộn, gỏi, salad… đâu cần nấu.. Thứ gì cần nấu chín thì cháu làm sạch sẵn, khi cơm cạn cháu để vô nồi cơm hấp luôn. Thực ra có nhiều thứ bán ở siêu thị hay ngoài tiệm, ngoài chợ, đem về là ăn luôn khỏi nấu, nhưng tốn kém. Mình tự chế biến cho đỡ tốn. Cháu chỉ có thể ăn theo tiêu chuẩn 20.000 đồng một ngày.

Đó là số tiền dưới một đôla Mỹ, và theo World Bank thì mức sống một người bằng 1 đô mỗi ngày được coi là mức nghèo ( chuẩn thế giới ). Ở mức nghèo này, người ta chủ yếu chi tiêu cho việc ăn để sống còn, những chi tiêu khác không đáng kể. Có khoảng 1 tỷ người trên thế giới sống ở mức này, vào năm 2005, thuở kinh tế thế giới chưa suy thoái, đồng đôla chưa mất giá, và ở những nước đông người nghèo chưa xảy ra khủng hoảng giá lương thực. Tôi còn nhớ ở nước mình, năm 2005, người ta có thể ngồi nhà hàng cơm trưa văn phòng, mỗi phần ăn tính ra cỡ 1 đô gồm cơm, ba món canh, mặn, xào, và món tráng miệng, nước uống miễn phí nếu uống trà đá. Bây giờ với 20.000 đồng cô gái chỉ có thể mua được một dĩa cơm bình dân ở lề đường.

Tôi tỏ ra thông cảm, nhưng có lẽ cô gái hiểu lầm là thương hại, cô vẫn tươi cười, hơi liếng thoắng một chút: Bạn cháu cũng có đứa không thể sống nổi với mức đó, sáng một gói xôi, trưa một ổ bánh mì là hết vèo 20.000 đồng. Chiều tối ôm bụng đói đi ngủ là chẳng bao lâu kiệt sức. Có đứa chơi mì ăn liền suốt, loại rẻ, hai ba ngàn một gói. Bị táo bón kinh niên. Cháu từng xỉu trong lớp. Từ đó cháu biết chuyện ăn uống không phải là “chuyện nhỏ”.

Chịu khó một chút, bớt “ăn ngoài” mua gạo về nấu cơm với đồ tươi. Bây giờ cái gì cũng mắc, khó “đi chợ”, cháu đi chợ mội tuần một lần, 140.000 đồng mua được, thí dụ: 3 kí gạo ( 40.000 đồng ), 1 chục trứng ( 20.000 đồng ), dưa chuột, cà chua, cà rốt, bắp cải, rau, đổ đồng 10.000 đồng 1 kí, đậu hủ ( 7 miếng 21.000 đồng ) hoặc 1 bịch nửa kí cá basa philê ( 23.000 đồng ), chanh, ớt, tỏi, muối, đường, dầu ăn, nước mắm… ( 20.000 đồng ). Là cháu làm tròn cho dễ tính, chứ cháu còn kò kè trả giá, rồi gom tiền lẻ còn lại mua trái cây theo mùa.

Cô gái lại nhoẻn miệng cười. Ngon mà rẻ. Một tỷ người sống được bằng 1 đôla mỗi ngày, cháu cũng phải sống được. Vả lại, đâu có chọn lựa nào khác.

Ghi chép của LÝ LAN

 

ISRAEL: MỘT ĐẤT NƯỚC THẦN KỲMột ngày thôi, chúng ta hãy tạm quên đi khung trời tự do thiên đường của Mỹ và hãy thôi thèm

thuồng sự hào nhoáng ngọt ngào từ các bộ phim Hàn.

Một ngày thôi, chúng ta hãy thôi ca tụng nếp sống văn hóa của Nhật và quên luôn gã khổng lồ đáng ghét Trung Cộng đang lặn ngụp ngoài biển đông.

Một ngày thôi, hãy quên những đất nước đang sôi sục say men chiến thắng mùa World Cup và thậm chí hãy tạm lơ luôn cả đất nước Việt Nam máu thịt mà ta đang ngự trị.

Chỉ một ngày thôi, hãy nhìn sang một đất nước khác, một đất nước nghe tên đã thấy nhàm chán và xa xôi, một đất nước chỉ có chiến tranh và sa mạc nóng bỏng trải dài tít tắp. Một đất nước nhỏ bé và chẳng có mấy tin tức hay ho về nó trên báo đài nhưng phần lớn sự kiện quan trọng trên thế giới đều có liên quan đến những con người xuất thân từ đó. Đó là đất nước Israel, nơi con người đã chiến thắng thiên nhiên và theo tôi, chiến thắng cả thế giới về tính cần cù, bền bỉ, vượt khó, khả năng sáng tạo và không bao giờ dừng lại.

22

CÙNG KHÂM PHỤC

Page 23: Ephata 619

Những thông tin sau đều là tin tổng hợp nên chắc nhiều bạn biết rồi nhưng tôi tin cũng rất nhiều người chưa hề được biết, và chắc chắn, sẽ có điều khiến bạn phải ngạc nhiên về đất nước này.

Một nền nông nghiệp thần kỳ

Israelcó diện tích rất nhỏ, trên 20.000 km2, tức là chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ An của Việt Nam chút ít. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ít ai biết rằng, những sản phẩm rau quả từ Arava – một trong những nơi khô cằn nhất thế giới – lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của Israel và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu.

Thung lũng Arava. Địa danh khá lạ tai đối với khách du lịch, nhưng lại là cái tên rất tự hào của mọi người dân Israel vì tại đây, phép màu đã làm nở hoa giữa sa mạc – những phép màu thực sự của khoa học công nghệ. Là phần khô hạn nhất của hoang mạc Negev với lượng mưa bình quân chỉ từ 20 – 50 mm mỗi năm ( Việt Nam là 1.500 mm/năm ). Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân đến vùng đất này, là miền Trung Việt Nam với những dải đất bạc màu và đồi cát, hóa ra vẫn còn là miền đất trù phú !

Ấy thế mà nơi đây mọc nên những nông trại trồng đủ loại cây từ rau củ, cây ăn trái đến hoa hòe. Tất cả đều xanh tốt và cho sản lượng không nơi nào sánh được. Không từ nào có thể diễn tả đúng hơn về một “vườn địa đàng” đã được tạo ra giữa thung lũng Arava, đúng như Tổng Thống Israel Shimon Peres đã thốt lên khi đến thăm nơi này năm 2009: “Hãy đến và thấy chính con người cũng có thể tạo nên vườn địa đàng ! ( Garden of Eden )”

Ông Ezra Ravins, người đứng đầu cộng đồng hơn 3.000 người tại khu vực này cho biết, từ một nhóm thanh niên Israel “bồng bột”, mang theo bánh mì và nước quyết định định cư tại thung lũng Arava năm 1959, cả một cộng đồng đã được xây dựng với nhiều thế hệ, tạo thành một trong những trung tâm nông nghiệp lớn nhất cả nước. “Khi những người đầu tiên đến đây, quyết định đó được xem là “điên rồ” nhất và chính những nhà khoa học cũng khẳng định con người không thể sống được ở vùng đất này.”

Ấy vậy mà họ đã làm được, không chỉ làm được, mà còn tuyệt đối thành công, trồng trọt mà không cần đất và không cần nhiều nước, thoạt nghe cứ như chuyện của thế giới nào đó không phải trái đất này. Nhưng không, đó là sự thật, đó là Israel !

Thần kỳ cách họ trữ nước và sử dụng nước

Thiên đường nông nghiệp tại Arava gắn liền với một công trình xứng đáng ghi nhận như một kỳ công mà con người đã tạo ra giữa sa mạc: Bể chứa nước khổng lồ mang tên Shizaf. Với khả năng dự trữ 150.000 m3 nước sạch, bể chứa này có nhiệm vụ cấp nước sạch cho sinh hoạt và tưới tiêu. Bể được thiết kế để tích trữ nước từ giếng khoan vào thời điểm nhu cầu giảm.

Bể có đáy chìm 3,5 m dưới mặt sa mạc và chia thành nhiều lớp khác nhau, tạo nên bề mặt nổi 10m. Một khối lượng công việc khổng lồ được thực hiện để đào bỏ 320.000 m3 đá và đất sa mạc. Độ sâu của giếng khoan lên tới 1,5 km mới tới túi nước ngầm. Kỹ thuật thiết kế đặc biệt của bể chống lại chế độ bốc hơi tự nhiên cũng như thu gom nước một cách hoàn hảo.

Điều kiện tự nhiên của Israel đặc biệt khô hạn với lượng mưa rất thấp và thay đổi theo từng mùa: Phía Bắc quốc gia này lượng mưa khoảng 800 mm/năm và ở phía Nam chỉ khoảng 50 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến khoảng tháng 3 năm sau và lượng bốc hơi tự nhiên lên tới 1.900 – 2.600 mm/năm. Không có gì ngạc nhiên khi nước ngọt ở Israel được coi như vàng trắng và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chính phủ xây dựng hẳn một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%.

Dọc ngang Israel, ở những thành phố lớn hay những vùng nông thôn, hoang mạc, hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không bỏ phí một giọt nước nào. Đại diện công ty công nghệ tưới Naan Dan Jain cho biết 75% hệ thống nước nông nghiệp của Israel áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, 25% còn lại tưới nước bằng ống dẫn và vòi tưới các loại phun mưa nhỏ, không hề có chế độ tưới ngập nước. Israel cũng là quốc gia phát minh ra hệ thống tưới nước nhỏ giọt điều khiển bằng máy tính, kết hợp với các thiết bị kiểm soát độ ẩm trong đất, có thể tính toán chính xác nhu cầu nước và tiết kiệm tối đa.

Tại công ty Netafim, người viết được chứng kiến những thành quả đáng ngạc nhiên về hiệu quả của việc sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel trên khắp các dự án ở những vùng khô hạn trên thế giới.

Hệ thống ống dẫn nước như những mao mạch dẫn tới từng gốc cây, được vận hành chính xác bằng công nghệ cao cũng như sử dụng tối ưu năng lượng mặt trời. “Đạt năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn” ( grow more with less ) là khẩu hiệu của Netafim và có lẽ cũng là hướng đi của phần còn lại của thế giới, khi

23

Page 24: Ephata 619

nguồn tài nguyên nước đang ngày càng suy giảm. Israel giải quyết được sự thiếu nước, biến nước thành tài sản, đang dẫn đầu thế giới về tái chế nước thải, hơn 70% lượng nước được tái chế, gấp 3 lần quốc gia

đứng thứ hai Tây Ban Nha.

“Cây đũa thần” khoa học

Một con số dễ hình dung về năng lực của “cây đũa thần” khoa học. Năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm đủ cho 17 người, hiện đã là 90 người. Một hecta đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn cà chua/vụ. Một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm – mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được.

Những thực tế tại công ty Naan Dan Jain đã đem lại một bài học khác về sự phối hợp: nhà khoa học, nhà doanh nghiệp có sự tách biệt khó phân định với nhà nông. Đa phần các nước nhập khẩu công nghệ của Naan Dan

Jain chỉ biết rằng đây là một trong những công ty hàng đầu Israel chuyên về giải pháp tưới, hệ thống công nghệ kiểm soát khí hậu nhà kính, mà không biết rằng chính công ty cũng đang sở hữu những đồn điền rộng lớn, nơi chính những tiến bộ khoa học của công ty được khai triển đầu tiên, nhằm đảm bảo sự thích ứng hoàn hảo nhất đối với nhu cầu của người trồng trọt.

Một trong những lợi thế của sự phối hợp giữa khoa học và nhà nông tại Israel là tính cộng đồng rất cao. Nhà khoa học rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều trong số họ cũng chính là nông dân hoặc giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho nông dân. Các trung tâm nông nghiệp lớn, thậm chí cả các “làng nông nghiệp” ( từ địa phương là Kibbutz ) đều có sự xuất hiện của các phòng nghiên cứu hoặc đại diện của các viện khoa học. Những giống cây mới hay các nghiên cứu mới về hệ thống nhà kính trước hết được thí nghiệm, kế đó sẽ áp dụng thử nghiệm với một số nhỏ hộ nông dân bằng nguồn vốn hỗ trợ của hệ thống tài chính vi mô hoặc từ chính quỹ của viện thí nghiệm, trước khi mở ra cho thương mại đại trà.

Tại Israel phần lớn các nhà khoa học nông nghiệp làm cho chính phủ. Có tới hơn 60% các công trình nghiên cứu nông nghiệp là của cơ quan Nghiên Cứu Nông Nghiệp hay Trung Tâm Volcani thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Israel cũng là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu thuộc loại lớn nhất thế giới với gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp quốc gia. Nguồn lực này đến từ ngân sách và cộng đồng ( 50 triệu USD/năm ), các hợp tác quốc gia song phương ( 12 triệu USD/năm ), các tổ chức nông nghiệp cấp địa phương và quốc gia ( 6 triệu USD/năm ) thông qua nguồn lợi từ thu hoạch cây trồng. Khu vực tư nhân cũng đóng góp khoảng 25 triệu USD hàng năm.

Nguồn lực này được cung cấp trực tiếp cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ứng dụng và các nhà đầu tư giữ bản quyền sáng chế. Phần lớn các nghiên cứu đều do những công ty sản xuất sản phẩm đầu tư, như hệ thống tưới tiêu, phân bón, nhà kính… thực hiện. Sự phối hợp giữa kinh doanh và nghiên cứu đảm bảo cho các nhà khoa học một mức ưu đãi đủ để phát huy tối đa năng lực hoạt động chuyên môn. Thậm chí chuyện các chuyên gia nông nghiệp đi tư vấn trực tiếp cho các nông trại là điều không hiếm.

Việc chăn nuôi tại Israel

Khi đào giếng sâu gần nửa dặm, người Israel phát hiện nguồn nước ấm mặn. Một giáo sư đại học chỉ ra đây là nguồn nước hoàn hảo để nuôi cá nước ấm. Các nông trang bơm nước nóng 37 độ vào trong bể, nuôi cá thương mại. Nước chứa chất thải của cá được tưới cho rau, cây ăn quả. Nhờ vậy, nước được sử dụng tới 2 lần thay vì dùng 1 lần rồi bỏ ( Ảnh chụp: nuôi cá trên sa mạc ).

24

Page 25: Ephata 619

AfiMilk chính là công ty đã mang lại cho Israel thương hiệu độc tôn trong ngành chăn nuôi bò sữa, đặc biệt là ở khu vực châu Á, nơi mà thói quen uống sữa đang được hình thành. Những công

nghệ của AfiMilk đã và đang giúp người nông dân chăn nuôi bò sữa kiểm soát được loại sữa đang sản xuất từ trang trại của mình; cũng như kiểm soát xem: liệu mỗi con bò đã có đủ dinh dưỡng không, sữa bò có đủ lượng protein tiêu chuẩn không, tình trạng sức khỏe của bò ra sao, mỗi con bò đang cần được chăm sóc thế nào… Hệ thống giám sát thời gian thực do AfiMilk sản xuất đã giúp người nông dân đảm bảo duy trì phẩm chất và sản lượng, đồng thời đáp ứng những nhu cầu cơ bản của đàn bò sữa.

Ở trang trại nuôi bò sữa của Kibbutz Mashabbe Sade thuộc vùng Nagev, bò được huấn luyện rất kỹ, cứ đến giờ là tự tìm đường về trạm cho sữa, thậm chí không cần người dẫn dắt. Họ gọi những con bò này là “bò có giáo

dục”. ( Ảnh chụp: Những con bò có giáo dục ).

Tiện nghi cho chó

Israel đã phát triển một loạt các sáng tạo với những sản phẩm out of the box ( những sản phẩm sáng tạo không gò bó theo khuôn phép ) cho những người nuôi chó trên toàn thế giới, từ DogTV ( kênh truyền hình dành cho chó ) đến pooper-scooper ( một thiết bị mang tính cách mạng giúp bạn tự động dọn sạch phân chó – đã có trên thị trường ).

Khi bạn đi ra ngoài và để chú chó của mình ở nhà một mình, chúng sẽ không còn cảm thấy chán nhờ vào kênh DogTV – kênh truyền hình dành cho những chú chó đã đạt những thành công phi thường của Israel. Và một việc không ai muốn làm đó là dọn phân cho những chú chó, sẽ trở nên dễ dàng với thiết bị của Paulee Clean Tec: biến chất thải thành chất không màu, không mùi, bột vô hại chỉ với một nút nhấn.

Dẫn đầu thế giới về công nghệ sạch

Họ được xếp hạng cao nhất với chỉ số 4,34, tiếp theo là Phần Lan 4,04, Mỹ 3,67, Thụy Điển 3,55 và Đan Mạch 3,45. Trong vòng 3 năm qua, Israel có 19 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sạch được lọt vào danh sách rút gọn của GCII. 

Báo cáo cho biết: “Israel đứng đầu chỉ số năm 2014. Ngoài bản năng sinh tồn, đất nước này còn tạo ra nền văn hóa, giáo dục và những nền tảng cần thiết khác để nuôi dưỡng sự sáng tạo”.

Những điều hay ho về con người, tính cách, bản sắc văn hóa và nền kinh tế

Kinh doanh từ niềm đam mê sáng tạo nên cái mới, chứ không hẳn vì tiền, tiến sĩ Ze’ev Ganor, một giảng viên cao cấp tại Viện Công Nghệ Technion-Israel và đồng sáng lập của Urginea Ventures, người đã phân tích dữ liệu về các doanh nhân nối tiếp ở Israel từ năm 2005 nói rằng: Hiện tượng một doanh nhân thành lập nhiều công ty rất phổ biến ở Israel. Khoảng 10% doanh nhân Israel có ít nhất hai công ty trở lên, gấp đôi con số 5% ở Mỹ. Tương tự như vậy, có khoảng 7,5% các doanh nhân Israel khởi nghiệp từ ba công ty hoặc nhiều hơn, trong khi chỉ có 3,75% các doanh nhân Mỹ làm như vậy.

Trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ, số doanh nghiệp Israel nhiều hơn cả 4 nước Nhật, Hàn, Trung Cộng và Sing cộng lại. Không ít những ông chủ khổng lồ nhất thế giới có mặt trên đất nước này đến từ Mỹ, Ấn Độ, Đức… Xuất khẩu hướng vào thị trường cao cấp và sản phẩm mà Israel thu lợi nhuận cao nhất là bán các ý tưởng, được kết hợp chặt chẽ từ hai yếu tố sáng tạo và táo bạo. Và hình như, đây chính là tinh thần Do Thái.

Israel có tỷ lệ doanh nhân bình quân đầu người cao hơn bất kỳ một quốc gia nào khác. Vậy đâu là những yếu tố thúc đẩy sự thành công của họ ? Giáo sư Amnon Shashua của Đại học Hebrew, người sáng lập ra các công ty Cognitens, OrCam và Mobileye nói: “Tôi cho rằng giá trị chung cơ bản mà những người liên tục tạo ra các công ty khởi nghiệp nằm ở sự đam mê tạo ra giá trị mới chứ không phải đam mê kiếm tiền. Kiếm tiền chỉ là một yếu tố phụ, không phải là mục tiêu phấn đấu của những doanh nhân tiếp nối ở Israel.”

Hay như theo cách mà ông Wurtman giải thích thêm về triết lý kinh doanh của họ: “Điều khiến bạn thích thú không phải ở việc tạo ra của cải, mà là tạo ra những cái mới.” Wurtman khẳng định: “Đặc điểm của những doanh nhân tiếp nối là họ không bao giờ ngừng liên kết những ý tưởng mới vào doanh nghiệp mới và họ coi trọng cuộc hành trình của mình hơn là cái đích. Theo tôi, đây là một đặc điểm mang tính dân tộc, vì

25

Page 26: Ephata 619

bản thân tôi đã luôn xem những gì tôi làm như là một phần của cuộc hành trình để phục vụ Nhà Nước Do Thái. Thành công, theo tôi, được đo bởi số lượng việc làm có phẩm chất cao được tạo ra.”

Chuyện nói và chuyện làm

Khi người Israel có ý tưởng, anh ta sẽ khai triển nó ngay trong tuần. Tổng Thống S. Peres, người đã sang Việt Nam, nói thế này: diễn văn rất hay, nhưng anh định làm gì tiếp theo ?

Tỉ phú hàng đầu Israel, ông Stef Wertheimer, lời khuyên đầu tiên với người Việt cũng là: nói ít thôi, làm nhiều lên. Ông là nhà sản xuất vũ khí và chủ một khu công nghệ còn đẹp hơn bất cứ công viên giải trí nào ở Việt Nam. Điều này hơi ngược với triết lý của ta khi bắt đầu kinh doanh cần phải có kinh nghiệm. Người Israel không cần kinh nghiệm, họ cần ý tưởng nhiều hơn, và sẵn sàng thất bại để học hỏi từ thất bại đó.

Người Israel mê sáng tạo, và không sợ trí tưởng tượng. Họ biết kinh nghiệm là quý báu, nhưng kinh nghiệm dễ thành lối mòn. Họ không ngại thay đổi, luôn hướng về phía trước, không nằm im gặm nhấm thành công quá khứ. Họ biết “nỗi sợ hãi mất mát luôn lớn hơn niềm hy vọng nhận được” để bỏ đi cái cũ không còn phù hợp, kiến tạo cái mới cho hiện tại và tương lai. Trong những buổi gặp mặt cựu binh hay bạn học, họ ít hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, mà hướng về tương lai phía trước. Những đơn vị thành công thì thuyết trình về công ty để người khác được chia sẻ kinh nghiệm. Họ xây dựng mạng luới làm ăn, kiến tạo những cơ hội kinh doanh.

Tiếp nhận sự khác biệt và đa dạng trong cộng đồng

Một trong những giá trị của Israel đó là lịch sử dân tộc. Chỉ với khoảng 8 triệu dân nhưng lại có nguồn gốc từ 70 nước trên toàn thế giới. Họ là quốc gia duy nhất thực thi luật di trú để bất cứ người Do Thái nào khi đặt chân lên Israel, ngay lập tức trở thành người Israel. Họ biết chiêu dụ những người Israel sống ở nước ngoài về phục vụ tổ quốc, trọng dụng họ và không bao giờ bỏ rơi họ. 

Israel thực sự là một đất nước đa dạng về văn hóa, sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc. Vì là nạn nhân của chủ nghĩa bài Do thái, họ thấu hiểu việc tôn trọng sự đa dạng quan trọng như thế nào. Chính vì vậy, sự khác biệt không cản trở họ, mà ngược lại là nguồn gốc của sự sáng tạo. Đây chính là cốt lõi khởi tạo mọi thành công của người Israel.

Chuyện người lãnh đạo

Quá trình tuyển chọn lãnh đạo của Israel dựa trên tài năng chứ không phải dựa trên mối quen biết hay sức mạnh tài chính. Quá trình tuyển chọn rất minh bạch và dân chủ. Cộng với văn hóa tranh luận và đặt câu hỏi “tại sao ông là sếp của tôi; tại sao tôi không phải là sếp của ông ?” đầy thách thức, làm cho người sếp không đủ tài năng sẽ phải nhường chỗ cho người khác. Quá trình này giúp tìm ra được người lãnh đạo tốt nhất cho công ty, tập đoàn hay chính phủ. Khi có lãnh đạo giỏi, việc trao quyền cho cấp dưới được thực hiện dễ dàng hơn, các thông tin, ý tưởng, giải pháp được đến từ nhiều người hơn là chỉ một số người có trách nhiệm.

“Mục tiêu của nhà lãnh đạo là tối đa hóa sự chịu đựng – trong khi khuyến khích sự bất đồng chính kiến”. Đây là một phương châm lãnh đạo rất sâu sắc. Tinh thần này có nghĩa: lãnh đạo phải chịu được những điều “chướng tai gai mắt”, những khác biệt, thậm chí, bất đồng, thì nhân viên mới thỏa sức sáng tạo. Còn nhân viên, phải phát huy tính tự chủ độc lập của mình, không sợ khác biệt về nhận định hay giải pháp, vì đó chính là khởi nguồn của sáng tạo. Văn hóa này đã nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu và hướng tới cái mới hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn.

Ở Israel, các sinh viên đại học nói chuyện với giảng viên, nhân viên thách thức ông chủ, binh lính chất vấn sĩ quan chỉ huy, thư ký sửa lưng các bộ trưởng, đây không phải là sự cả gan, mà là điều hết sức bình thường. Ai mới tới Israel thường có cảm giác người bản xứ rất thô lỗ, thẳng thắn quá trớn. Nhưng nếu hiểu được bản chất và văn hóa của người Israel thì ta sẽ cảm thấy thoải mái, xem đây là biểu hiện của sự chân thành.

Hiện tượng cấp dưới có quyền đưa ra quyết định vượt cấp trong quân đội Israel là kết quả của nhu cầu thực tế cũng như bản chất của lực lượng này. Việc quân đội Israel có ít chỉ huy, đồng nghĩa với việc có nhiều sáng kiến hơn đến từ binh lính cấp dưới. Mức độ trao quyền hạn vượt cấp trong quân đội Israel đã làm lãnh đạo các quốc gia ngạc nhiên.

Giá trị của binh lính Israel không phụ thuộc quân hàm, mà được quyết định bởi năng lực của họ. Ở đây, bí quyết lãnh đạo là niềm tin của binh lính đối với chỉ huy của mình. Nếu không có niềm tin, binh lính sẽ không bao giờ tuân phục. Trong doanh trại quân đội  Israel, các viên tướng, sĩ quan và binh lính thường ngồi quây quần bên nhau, ít kiểu cách nhưng thân thiện và bao dung hơn. Đó là tinh thần Chutpah trong quân đội. Điều này lý giải tại sao Shvat Shaket, một người đã sống nhiều năm trong quân đội, có thể giảng cho chủ tịch Pay Pal về sự khác nhau giữa “người tốt và kẻ xấu” trên

26

Page 27: Ephata 619

internet. Hay nhóm kỹ sư Israel của Intel thực hiện cuộc cách mạng lật đổ kiến trúc cơ bản của sản phẩm của chính công ty mình.

Tinh thần chiến đấu của người Israel không chỉ được thể hiện trên chiến trường, bàn ngoại giao, mà còn thấm đẫm vào công việc kinh doanh của họ. Khi bị ban lãnh đạo Intel từ chối giải pháp làm nguội con chíp, nhóm làm việc Israel không chịu lùi bước. Họ kiên trì thuyết phục, cải tiến và chứng minh viễn kiến và giải pháp của họ là đúng, tạo bước ngoặt cho Intel và thế giới khi đưa ra các sản phẩm chip mới. Trong những công ty khởi nghiệp, khi thất bại họ “thất bại có tính xây dựng” hay “thất bại thông minh”, cộng với tính khoan dung của người Israel, nên những người thất bại được trao cơ hội làm lại. Theo thống kê, những người đã thất bại lần đầu mà khởi nghiệp lại, tỉ lệ thành công của họ sẽ tăng lên 20%. Đây chính là lý do góp phần để Israel thành một quốc gia khởi nghiệp.

Và những điều lạ lùng khác nữa…

Mô hình kinh tế Kibbutz

Về kinh tế, mô hình kinh tế Kibbutz được hình thành từ những năm 1960 và tới nay vẫn còn duy trì hiệu quả. Đây là mô hình tổ chức nông-công nghiệp nông thôn độc nhất vô nhị trên thế giới chỉ có tại Israel. Hiện nay trên toàn Israel có khoảng 270 Kibbutz, trung bình mỗi Kibbutz này có trên dưới 300 xã viên hoạt động tương tự như nhau, sở hữu những cánh đồng trồng cây nông nghiệp, trại chăn nuôi gia súc, các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ như sản xuất bột giặt, đồng hồ đo nước xuất khẩu, van và khớp nối ống nước… Mọi thành viên của gia đình các xã viên được cung cấp miễn phí hai bữa ăn sáng và trưa tại một bếp ăn tập thể giữa làng. Riêng bữa tối các gia đình tổ chức ăn ở nhà để cho gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình mình.

Buổi sáng, các xã viên và trẻ em trong làng lũ lượt kéo đến các nhà ăn tập thể dùng bữa sáng. Nhà ăn được tổ chức hiện đại và sang trọng với đầy đủ các món ăn cao cấp không khác mấy so với các phòng ăn ở khách sạn 5 sao. Sau khi ăn xong, mỗi người tự mang bát đĩa, khay, thìa đến những chỗ quy định để “tổ bếp núc” rửa. Sau đó, trẻ em thì đến trường, người lớn đến nơi làm việc. Khoảng 12g30 trưa, trẻ em đi thẳng từ trường học tới nhà ăn, cùng người lớn dùng bữa trưa. Các gia đình không nhất thiết ngồi ăn cùng bàn, họ thoải mái tự chọn món mình thích và tùy chọn chỗ ngồi trong bữa ăn, không hạn chế số lượng và hoàn toàn theo nhu cầu.

Ngoài ra còn những điều cực kỳ lý thú, việc giặt giũ của mỗi gia đình được phụ trách bởi một tổ có tên “tổ giặt giũ” đảm nhiệm. Họ phân loại quần áo, dùng máy móc giặt sấy và trả về cho mỗi gia đình theo số thứ tự được đánh dấu của mỗi nhà. Các xã viên cũng không cần mua ôtô khi các Kibbutz luôn có sẵn khoảng 60 ôtô con các loại để tại bãi đậu xe có người trông coi. Ai cần đi xe chỉ việc chọn xe, đăng ký trên website và tới bãi để lấy xe chạy thoải mái. Ngoài ra, các khoản như xăng, sửa chữa và các chi phí khác hoàn toàn do Kibbutz chịu trách nhiệm. Nếu thích một loại xe nào đó khác, chỉ việc yêu cầu, Kibbutz sẽ chịu trách nhiệm đi thuê xe cho bạn, và đương nhiên, hoàn toàn miễn phí, Kibbutz sẽ thanh toán cho bạn.

Kibbutz còn xây dựng và cấp nhà miễn phí cho các gia đình xã viên. Khi cần mở rộng hoặc muốn cải tạo theo ý mình, chủ nhà trao đổi với ban quản trị, sau đó sẽ có một đội xây dựng đến thực hiện theo yêu cầu của chủ nhà, Kibbutz thanh toán chi phí toàn bộ, bao gồm cả tiền điện, nước, gas sinh hoạt trong các gia đình. Mỗi căn nhà này ở Mashabbe Sade là một biệt thự cao cấp, đầy đủ tiện nghi.

Ngày Shabbat bình yên

Chiều thứ sáu, đường phố ở Haifa vắng tanh, mọi người đều về nhà để chuẩn bị một bữa tối linh đình cho gia đình. Các cửa hàng, siêu thị, công sở đều đóng cửa, thậm chí các phương tiện giao thông công cộng cũng ngưng hoạt động. Người lần đầu đến Israel đúng những ngày này sẽ cảm thấy bất ngờ và hụt hẫng. Muốn mua sắm hay đi chơi đều phải chuẩn bị từ đầu hoặc giữa tuần. Nếu chẳng may phải đi đâu, phương tiện công cộng duy nhất là taxi với giá 5 shekel ( tiền Israel, bằng khoảng 5.000 đồng Việt Nam ).

Một người dân tên Roi Ariel cho biết, theo phong tục, người Israel thường ở nhà nghỉ ngơi, thư giãn, đọc sách, đi thăm người thân hoặc bạn bè, đi du lịch nhân ngày Shabbat. Cánh thanh niên tận dụng những ngày Shabbat để đi ra biển hoặc khám phá những thành phố mới. Roi Ariel đang trong thời gian quân ngũ và phục vụ trong hải quân. Tham gia quân đội cũng là cách các chàng trai, cô gái xứ sở

27

Page 28: Ephata 619

này có được một khoản thu kha khá. Sau 3 năm tại ngũ, họ sẽ dùng số tiền tiết kiệm được để đi du lịch hoặc đăng ký học tại một trường đại học nào đó. Và trường đại học tại Israel thì có phẩm chất không thua kém bất cứ đại học danh tiếng nào trên thế giới.

Theo lời Erik – một người dân Israel thì, đàn ông Israel không có thói quen tụ tập tại các quán bar sau giờ làm việc, trừ những ngày cuối tuần. Hầu hết đều trở về nhà, giúp đỡ vợ những công việc gia đình, xem tivi, đọc sách và ngủ. Làm việc quên giờ giấc cũng là một đặc tính nữa của người Israel. Chắt chiu trong cuộc sống thường ngày, nhưng bù lại họ có niềm đam mê trong việc du lịch và khám phá những vùng đất khác. Chả thế mà người Israel được xem là dân tộc đi du lịch nhiều nhất thế giới.

Tạm kết

Quả thật là lý thú và kỳ diệu, đất nước này, những con người nơi đây. Họ có xứng đáng cho chúng ta học hỏi, từ công việc nông nghiệp, cách sử dụng người tài, khả năng sáng tạo tuyệt đỉnh cho đến thói quen sinh hoạt thường ngày ? Thật đáng khâm phục đúng không ?

Con người Israel với khả năng kinh doanh tuyệt vời và những vĩ nhân ảnh hưởng lớn đến thế giới thì chắc hẳn bạn nào yêu thích kinh doanh và từng đọc các cuốn sách “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu, Tủ sách của người Do Thái…” đều được biết. Tuy nhiên, thật không thể ngờ đi sâu vào đất nước ấy lại có nhiều điều thú vị đến vậy.

Thiết nghĩ, Việt Nam ta cũng là một quốc gia nông nghiệp thì ta nên học hỏi đất nước này. Ta có một nền tảng tốt hơn, tại sao ta lại không thể làm hay hơn ? Phải chăng cũng vì cái nền tảng tốt đẹp sẵn có mà ta không còn cần phấn đấu và sáng tạo nữa ? Thật đáng tiếc, theo một bản tin mới đây, thì mặc cho bầu Đức đã và đang khai triển rất nhiều công nghệ nông nghiệp hiện đại từ đất nước này, thì Bộ Công Thương của chúng ta sau một hồi nghiên cứu đã quyết định chọn các tư vấn viên đến từ… Trung Cộng để tư vấn cho nền nông nghiệp nước nhà ! Thật sự là không còn gì để nói…

PHI TUYẾT

495. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SAU TAI NẠN

CHO BÀ ĐINH THỊ XUÂN THU Ở BÌNH PHƯỚCCô Isave Nguyễn Thị Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu bà ĐINH THỊ XUÂN THU, sinh năm 1969,

hiện ngụ tại tổ 2, thôn 10, xã Đức Liêu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Ông bà gia đình làm nông, có 3 con nhỏ phải gởi về Xuân Lộc, Đồng Nai để được đi học.

Bà Thu bị tai nạn xe trên đường đi đón các con về ăn Tết 2014. Bà bị gãy xương chân, dập nát bàn chân phải và gãy ngón tay phải. Trải qua nhiều lần phẫu thuật, đã tốn hơn 100 triệu đồng, vẫn phải cưa một chân đã bị hoại tử, trở thành người tàn phế. Mọi sinh hoạt bà đều cố gắng tự làm, tạm thời phải ở nhờ nhà người quen ở Sàigòn để tiện cho việc đi lại tái khám, và có thể còn phải phẫu thuật thêm. Nhóm Hồng Ân đã trao tặng cho bà một chiếc xe lăn. Chồng bà là ông Nguyễn Tấn Tài, sinh năm 1967, lo cho vợ xong, ngày 26.5.2014 vừa qua, trên đường trở về nhà thì gặp tai nạn giao thông thảm khốc, chết ngay tại chỗ. Bà con lối xóm đã gom góp chia sẻ, cùng với 3 con nhỏ lo đám tang cho ông.

Ngày 11.7.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị chấn thương sau tai nạn cho bà Đinh Thị Xuân Thu với số tiền là 20.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VND Bà Huỳnh Thị Ngọc ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDGia đình bà Thanh, gia đình ông Ninh ( Hoa Kỳ ): 200 USDBà Yến, Gx. Khiết Tâm ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDCô Đỗ Trần Nguyên Thương ( Sàigòn ): 1.500.000 VNDCô Nguyễn Thị Kim Ánh, Lille ( Pháp ): 100 EURÔng Robert Chapuis ( Pháp ): 500.000 VNDAnh chị Thắng – Hồng, Lille ( Pháp ): 200 EUR

28

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 29: Ephata 619

Tổng kết đến 17g10 chiều thứ bảy 12.7.2014: 9.000.000 VND + 200 USD + 300 EUR = 21.900.000 VND

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 20 triệu đồng giúp bà Đinh Thị Xuân Thu ở Bình Phước. Số tiền 1.900.000 VND dôi ra xin chuyển cho Quỹ giúp em Micae A Juim ở Kon Tum. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.  

496. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ BẠI LIỆT CHO EM MICAE A JUIM Ở KONTUM

Lm. Giuse Đỗ Hiệu, Giáo Xứ Tân Hương, Giáo Phận Kon Tum, giới thiệu em MICAE A JUIM, sinh ngày 6.7.1990, người dân tộc Banar, con ông Gioan Maria Joan, 56 tuổi, và bà Maria Zen, 47 tuổi, hiện ngụ tại thôn Kon H'Rachor, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, thuộc Giáo Xứ Tân Hương, gia đình làm nghề nông, hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn cố gắng lo liệu cho con ăn học chu đáo.

Em A Juim đang là sinh viên năm thứ 1 trường Cao Đẳng Đức Trí Đà Nẵng, ngành Công Nghệ Môi Trường. Đầu năm 2014, em đột ngột thấy bại xuội, không đi lại được, sau đó hai chân cứ teo dần, chỉ có thể lết hoặc chống nạng bước rất vất vả. Các bác sĩ bệnh viện cho biết thần kinh cổ của em bị chèn, phải chuyển lên tuyến trên. Gia đình không đủ tiền chữa trị Tây Y nên tạm thời xin châm cứu và tập Vật Lý Trị Liệu hàng ngày tại Bệnh Viện Y Học Dân Tộc Kon Tum. Hiện tại bệnh có thuyên giảm, cơ chân đã bớt teo, nhưng thời gian điều trị và phục hồi sẽ còn phải kéo dài.

Ngày 12.7.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị bại liệt cho em A Juim với số tiền là 20.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bà Xuân Thu: 1.900.000 VNDTrích chia sẻ của anh chị Thắng Hồng, Lille ( Pháp ): 300 EUR Cô Nguyễn Thị Bích Liên ( Pháp ): 100 EURÔng Trần Cao Minh ( Canada ): 200 CAD

Tổng kết đến 11g30 trưa Chúa Nhật 13.7.2014: 5.900.000 VND + 400 EUR + 200 CAD = 21.500.000 VND

Như vậy, chỉ trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 20 triệu đồng giúp em A Juim ở Kon Tum. Số tiền 1.500.000 VND dôi ra xin chuyển cho Quỹ giúp chị Nguyễn Thị Dung ở Đăk Lăk. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.  

497. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DI CĂNCHO BÀ NGUYỄN THỊ DUNG Ở ĐĂKLĂK

Ông Antôn Trần Trung Hiếu, cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót Giáo Xứ Vinh Đức, Giáo Hạt Buôn Hồ, Giáo Phận Buôn Ma Thuột, giới thiệu bà Maria NGUYỄN THỊ DUNG, sinh ngày 10.7.1970, con của bà Maria Nguyễn Thị Vân, hiện ngụ tại thôn Tây Hà 5, xã Cư Pao, thị xã Buôn Ma Thuột, thuộc Giáo Xứ Công Chính, Giáo Phận Buôn Ma Thuột, điện thoại: 0975.101.125.

Bà Dung bị ung thư vòm hầu từ năm 2009, đến năm 2011 thì di căn sang phổi, sang năm 2013 thì lại di căn xương chân phải, điều trị tại Bệnh Viện Ung Bướu Sàigòn. Bà đã được vô hóa chất 13 lần trong 13 tháng liền. Đến ngày 14 tháng 7 sẽ phải hóa trị lần thứ 14. Gia đình khó khăn, đã phải vay nợ tất cả gần 30 triệu đồng để vô hóa chất, đi lại, ăn ở tại Sàigòn. Hôm 3.7.2014, Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô có trợ giúp gia đình bà số tiền 1.200.000 VND theo 2 biên lai. Hiện tại bà Dung chỉ có thể nói thều thào, phổi thì thường xuyên bị nghẹn không thở được, chân phải chống nạng.

Ngày 13.7.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị ung thư di căn cho bà Nguyễn Thị Dung với số tiền là 20.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, Sàigòn. Email: [email protected]

29

Page 30: Ephata 619

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em A Juim: 1.500.000 VNDTrích chia sẻ của anh chị Thắng Hồng, Lille ( Pháp ): 300 EUR Cô Ánh Tuyết, Q. 7 ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDCô Maria Phượng Hoàng ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDÔng Robert Chapuis ( Pháp ): 1.000.000 VNDBà Phạm Thị Hồng ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDÔng Nguyen Thanh Thiery ( Hoa Kỳ ): 50 USDChị Vũ Thị Phương Thúy ( Sàigòn ): 1.000.000 VND

Tổng kết đến 14g50 chiều thứ tư 16.7.2014: 10.500.000 VND + 300 EUR + 50 USD = 20.350.000 VND

Như vậy, sau 4 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 20 triệu đồng giúp chị Nguyễn Thị Dung ở Đăk Lăk. Số tiền 350.000 VND dôi ra xin chuyển cho Quỹ giúp hai vợ chồng ông Dương Quang Tâm và bà Nguyễn Thị Ngọc cùng bị ung thư. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.  

498 – 499. ĐANG QUYÊN GÓP QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CHO VỢ CHỒNG

ÔNG DƯƠNG QUANG TÂM VÀ BÀ NGUYỄN THỊ NGỌC Ở QUẢNG NAM

Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu vợ chồng ông DƯƠNG QUANG TÂM, sinh năm 1955, và bà NGUYỄN THỊ NGỌC, sinh năm 1963, hiện ngụ tại tổ 7, thôn Vinh Đông, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, điện thoại: 01658.871.317 liên hệ với bà Ngọc, hoặc 0989.091.431 liên hệ với người cháu là anh Trần Quang Rin. Ông bà làm ruộng, có 3 người con, 1 người đã mất, 1 người đi lính.

Ông Tâm bị ung thư hốc mũi, phải vào Sàigòn điều trị tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, sau đó chuyển sang Bệnh Viện 175 để vào hóa chất 3 lần 1 tuần, mỗi toa từ 2 đến 3 triệu. Hiện ông Tâm đang tạm trú tại nhà người cháu ở số 87/67/2 Phan Văn Hớn, KP. 4, P. Tân Thới Nhất, Q. 12, Sàigòn để tiện việc tái khám và điều trị.

Bà Nguyễn Thị Ngọc bị ung thực quản, cũng phải vào Sàigòn điều trị tại Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 7.2013, đã vào 6 toa hóa chất, mỗi toa 5 triệu. Hiện tại bà được chuyển ra Bệnh Viện Ung Thư Đà Nẵng để tiếp tục theo dõi và điều trị vì gia đình không lo nổi chi phí cho cả 2 ông bà nằm điều trị ở Sàigòn. Chi phí điều trị cho cả hai vợ chồng đến nay đã hết hơn 100 triệu đồng ( đã trừ BHYT ), trong đó số tiền gia đình đã phải đi vay mượn là 80 triệu đồng.

Ngày 16.7.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị ung thư cho ông Dương Quang Tâm và bà Nguyễn Thị Ngọc với số tiền là 60.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 8.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bà Nguyễn Thị Dung: 350.000 VNDBác Phạm Phi Hoành, Thủ Đức ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDMột cô ở quận 8 ( Sàigòn ): 50 USD + 2.000.000 VNDGia đình Nho – Na ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDBà Anna Lê Thị Kim ( Sàigòn ): 10.000.000 VNDCô Bích Trâm, Cali ( Hoa Kỳ ): 50 USD

Sơ kết đến 13g trưa thứ sáu 18.7.2014: 23.350.000 VND + 100 USD

30