77
KHOA HỌC VÀ NIỀM TIN Mục Lục Lời mở đầu Tiến Hóa là gì? Bằng cớ của Thuyết Tiến Hóa Nhược điểm của Thuyết Tiến Hóa Cổ sinh vật học Cuộc sáng tạo đặc biệt Nguồn gốc của con người Nguyên nhân của sự sống Câu chuyện khởi nguyên trong Sáng Thế Ký Chọc Lọc Tự Nhiên Lịch sử Thuyết Tiến Hóa Chiều đổ vỡ của Thuyết Tiến Hóa Lý luận theo Tiến Hóa Chúa Giê-xu, con đường duy nhất Chúa Giê-xu là Thượng Đế? Kinh Thánh: Quyển sách đặc biệt? Phép lạ chữa bệnh Phép lạ trừ quỷ Cầu nguyện Phụ lục. TIẾN HÓA LÀ GÌ? Học sinh ngày nay trên khắp thế giới đang học loại khoa học đặt cơ sở trên Lý Thuyết Tiến Hóa. Ngay từ khi mới ở cấp một, học sinh đã được dạy là trên mặt đất từng có những loại khủng long xuất hiện hàng triệu năm về trước, và sau đó là những con người hình thù như khỉ vượn sống trong các hang động và vô tình tìm ra lúa, cũng như các yếu tố sơ đẳng khác của nền văn minh lâu đời, trước khi có lịch sử. Trong môn sử học người ta cũng dạy về tiến hóa xã hội, tiến hóa văn hóa. Trong khi đó thì môn khoa học tổng quát và môn vật lý thường đặt căn bản trên những ước tính mới nhất về một cuộc tiến hóa của vũ trụ vật chất. Sống trong một thế giới mà nền giáo dục thiên về tiến hóa như vậy, niềm tin đặt nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu và Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh thường xuyên bị người ta bài bác, chê cười, đả kích, và không ai đưa vào hệ

Khoa hoc va nien tin

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khoa hoc va nien tin

KHOA HỌC VÀ NIỀM TINMục Lục

Lời mở đầuTiến Hóa là gì?Bằng cớ của Thuyết Tiến HóaNhược điểm của Thuyết Tiến HóaCổ sinh vật họcCuộc sáng tạo đặc biệtNguồn gốc của con ngườiNguyên nhân của sự sốngCâu chuyện khởi nguyên trong Sáng Thế KýChọc Lọc Tự NhiênLịch sử Thuyết Tiến HóaChiều đổ vỡ của Thuyết Tiến HóaLý luận theo Tiến HóaChúa Giê-xu, con đường duy nhấtChúa Giê-xu là Thượng Đế?Kinh Thánh: Quyển sách đặc biệt?Phép lạ chữa bệnhPhép lạ trừ quỷCầu nguyệnPhụ lục.

TIẾN HÓA LÀ GÌ?

Học sinh ngày nay trên khắp thế giới đang học loại khoa học đặt cơ sở trên Lý Thuyết Tiến Hóa. Ngay từ khi mới ở cấp một, học sinh đã được dạy là trên mặt đất từng có những loại khủng long xuất hiện hàng triệu năm về trước, và sau đó là những con người hình thù như khỉ vượn sống trong các hang động và vô tình tìm ra lúa, cũng như các yếu tố sơ đẳng khác của nền văn minh lâu đời, trước khi có lịch sử.Trong môn sử học người ta cũng dạy về tiến hóa xã hội, tiến hóa văn hóa. Trong khi đó thì môn khoa học tổng quát và môn vật lý thường đặt căn bản trên những ước tính mới nhất về một cuộc tiến hóa của vũ trụ vật chất.Sống trong một thế giới mà nền giáo dục thiên về tiến hóa như vậy, niềm tin đặt nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu và Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh thường xuyên bị người ta bài bác, chê cười, đả kích, và không ai đưa vào hệ

Page 2: Khoa hoc va nien tin

thống giáo dục vì cho rằng phản tiến bộ.Bài học Khoa Học và Niềm Tin được soạn thảo nhằm mục đích giúp cho học sinh và sinh viên hiểu rõ niềm tin của mình, mặc dù phải học Lý Thuyết Tiến Hóa vẫn biết rằng cuộc sáng tạo vũ trụ không thể do ngẫu nhiên và Đấng Tạo Hóa thiêng liêng thực sự đã là khởi nguyên của tất cả.

Ý Nghĩa Của Tiến Hóa

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao người theo Chúa phải bận tâm với Thuyết Tiến Hóa? Vì đã hiểu Thượng Đế thực sự là Đấng khởi nguyên tất cả, thì sao còn thắc mắc là Ngài đã hình thành thế giới ngay tức khắc hay là Ngài làm cho mọi yếu tố phát triển dần dần qua những thời đại dài? Có người bảo rằng tại sao ta không chú trọng vào những vấn đề hiện đại và tập trung vào cuộc sống theo Chúa tốt đẹp, kết quả, mà lại quan tâm và lý luận về những quá khứ xa vời?Mới nghe thì nhiều người cũng đồng ý như vậy, ngay cả các học sinh đang học cấp hai hay cấp ba cũng vậy. Tuy nhiên vấn đề đi tìm nguyên nhân thực là quan trọng, vì niềm tin trong thời đại này hoàn toàn bị chi phối bởi các lý thuyết về nguyên nhân. Người ta đang bàn cãi về hai lý thuyết, đó là Sáng Tạo và Tiến Hóa. Thật ra Tiến Hóa chỉ là lý thuyết, còn Sáng Tạo là sự thực không chối cãi được.Năm 1966 nhà di truyền học Muller, người Mỹ đã đưa ra một bản tuyên ngôn có chữ ký của 177 nhà sinh học, xác nhận rằng: Cuộc tiến hóa của mọi sinh vật, kể cả con người, từ hình thức đời sống sơ khởi và ngay đến cả những vật chất vô sinh, là một sự kiện khoa học không khác gì việc trái đất hình tròn vậy. Các sách giáo khoa sinh học trong vòng 200 năm qua cũng đã được viết căn cứ vào những giả định Tiến Hóa cả. Khi thấy đông đảo các nhà sinh học đồng ý, đóng góp ý kiến, dạy về Lý Thuyết Tiến Hóa, dĩ nhiên là nhiều học sinh và ngay cả những nhà khoa học, thấy ngần ngại trong việc đứng ra bênh vực cho công cuộc sáng tạo.Thực ra không phải chỉ những nhà sinh học mới tin Thuyết Tiến Hóa, đa số những nhà thiên văn cho rằng vũ trụ đang tiếp tục xoay vần. Nhà địa chất dùng Thuyết Tiến Hóa như là dụng cụ chính trong việc giải thích lịch sử hình thái trái đất. Ngày cả các nhà vật lý và hóa học cũng thường đặt căn bản suy nghĩ trên cuộc Tiến Hóa nguyên thủy của các nguyên tố và các phân tử do từ những hạt căn bản.Các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng quan tâm rất nhiều. Các môn xã hội, tâm lý, kinh tế, văn chương và cả mỹ thuật nữa đều suy luận trên căn bản Tiến Hóa cả, và những môn này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

Page 3: Khoa hoc va nien tin

Các môn khoa học xã hội và nhân chủng học thường bảo rằng những gì ghi lại trong Thánh Kinh là thuộc về thời kỳ chưa có khoa học, đó là những chuyện ngụ ngôn chứ không thể nào hiểu đúng nghĩa đen và không mang tính chất lịch sử nào cả. Những lời dạy trong Thánh Kinh về bổn phận của con người đối với Đấng Tạo Hóa, vấn đề tội lỗi và cuộc sa ngã của loài người, việc cứu chuộc và tái tạo con người đã bị gạt sang một bên chỉ vì quan niệm Tiến Hóa. Cuộc xung đột trong vũ trụ và tuyển chọn tự nhiên, liên hệ di truyền của loài người với loài vật, và các vấn đề của cuộc sống mà người ta gọi là chỉ có một lần này mà thôi.Không những chỉ trong các địa hạt khoa học và khoa học nhân văn, mà ngay trong tôn giáo người ta cũng đã phỏng theo Thuyết Tiến Hóa mà hướng dẫn lòng tin. Một lý thuyết có danh hiệu là Thần Học Tiến Hóa, hay là Sáng Tạo Tiệm Tiến cũng đã được một số người chấp nhận.Theo Thần Học Tiến Hóa thì tiến hóa là một phương cách sáng tạo của Thượng Đế. Câu chuyện Sáng Tạo ghi ở Sáng Thế Ký được coi là huyền thoại về vũ trụ hoặc là chuyện ngụ ngôn hay thi ca sáng tạo mà thôi. Thế rồi cả cuốn Thánh Kinh bị coi như là bất cứ cuốn kinh nào khác, nghĩa là chỉ ghi lại cuộc tiến hóa của văn hóa Hê-bơ-rơ và Cơ-đốc giáo nguyên thủy mà thôi. Họ nói rằng Thánh Kinh chứa đựng nhiều lời dạy có giá trị về đạo đức và tôn giáo, nhưng không thể nào chấp nhận trong thế giới văn minh của thế kỷ 20 này. Một số Cơ-đốc nhân theo Thần Học Tiến Hóa đã chú trọng nhiều đến tiến hóa của trật tự xã hội như là: phong trào lao động, nhân quyền vv… hơn là bảo vệ và phổ biến Phúc Âm trong thế giới ngày nay.Con virus Tiến Hóa đã lây nhiễm đến tận hàng ngũ Cơ-đốc giáo thuần túy nữa. Đặc biệt là trong vòng những người tự xưng là Tin Lành Mới. Những người ấy đã dầy công nghiên cứu trong suốt 25 năm nay để cốt làm sao cho Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh có được hương vị mới cho người ta chấp nhận. Thậm chí nhiều nhà thần học đã hoạt động nhiều trong các phạm vi các trường thần đạo, chủng viện, qua sách báo, và ngay cả trong ngành truyền giáo nữa, thế mà chỉ trong vòng chừng 10 năm nay đã chấp nhận Lý Thuyết Tiến Hóa hoặc ít hoặc nhiều, và đã cố làm sao cho dữ kiện trong Thánh Kinh được thích nghi với giảthuyết tiến hóa.Tuy nhiên ảnh hưởng quan trọng và đặc biệt hơn cả của Lý Thuyết Tiến Hóa đối với nhân loại là nhiều phong trào và triết thuyết trong thời hiện đại mang hình thức chống đối Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh, đã đặt căn cứ những chủ trương của họ trên giả thuyết lịch sử về đấu tranh và tiến bộ theo thuyết tiến hóa. Bằng chứng cụ thể nhất là chủ thuyết vô thần và chủ thuyết phát-xít, cũng như các phái triết học như Freud và những nhà chủ trương hiện sinh hoặc chủ trương Thượng Đế đã chết.

Page 4: Khoa hoc va nien tin

Chính vì các lý do nêu trên mà không một Cơ-đốc nhân chân chính nào lại bỏ qua vấn đề Lý Thuyết Tiến Hóa, vì đây không phải là loại vấn đề dễ dãi, không thực tế đối với đời sống người theo Chúa, nhưng thật sự có tầm ảnh hưởng rất sâu xa, mặc dù người ấy có nhận ra hay không. Lý Thuyết Tiến Hóa khi được chấp nhận và được áp dụng, đã chống đối Cơ-đốc giáo, vì Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh về mọi phương diện. Vì vậy, người theo Chúa, nhất là các bạn trẻ phải được thông báo đầy đủ về những bằng cớ cổ vũ hay là chống lại Lý Thuyết Tiến Hóa, cũng như ý nghĩa của nó trong ánh sáng khải thị của Thánh Kinh.

BẰNG CỚ CỦA THUYẾT TIẾN HÓA

Người ta bảo rằng Lý Thuyết Tiến Hóa được mọi người chấp nhận như vậy, ảnh hưởng lớn lao như vậy, chắc hẳn nó phải có vô số bằng cớ và những sự kiện không thể nào chối cãi được. Tuy nhiên đó chỉ là những luận điệu của những người chủ trương Lý Thuyết Tiến Hóa hay những người chưa hiểu Lý Thuyết Tiến Hóa là gì mà thôi.Khi nghiên cứu về các bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa thật kỹ lưỡng, người ta thấy rằng Lý Thuyết Tiến Hóa không vững chắc gì cả, và vẫn chỉ là những giả thuyết không chứng minh rõ ràng minh bạch được.Nhà di truyền học Muller trong bản tuyên ngôn có chữ ký của 177 nhà sinh học Mỹ, đã viết về các bằng cớ tiến hóa như sau: Không thể nào chỉ trong vài giờ đồng hồ mà người ta có thể sáng tỏ được ý nghĩa và tầm quan trọng của những điều người ta tìm tòi được, vì dữ kiện vừa nhiều lại vừa phức tạp, nhất là đối với những người chưa có một căn bản nào về sinh học nữa. Mà dù có khả năng đi nữa thì cũng phải nhiều năm trời mới biết nổi. Nếu đúng như vậy thì dĩ nhiên là những người không chuyên môn, không có nhiều năm nghiên cứu sâu xa, không hi vọng gì đánh giá nổi ý nghĩa về các bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa. Cuối cùng rồi cũng phải nhường phần quyết định lại cho những nhà chuyên môn.Người tin Chúa nên nhận định rằng, khi nói Lý Thuyết Tiến Hóa đúng, xác thực, nghĩa là bảo rằng Thánh Kinh là sai, ý niệm về Thượng Đế là mơ hồ, loài người chỉ là những sinh vật có học, để hiểu và chế ngự được cuộc tiến hóa trong tương lai của chính mình.Sau đây là một số bằng chứng về Lý Thuyết Tiến Hóa mà các sách giáo khoa hiện đại đã kể ra:

Bằng chứng về chủng loại :Người ta có thể sắp xếp những loại cây và sinh vật khác loại vào chung những chủng loại,

Page 5: Khoa hoc va nien tin

thế hệ, tộc họ, thứ tự vv… như vậy chứng minh rằng những cây đó, những con vật đó có quan hệ di truyền với nhau.

Bằng chứng khi so sánh những bộ xương :Khi đem so sánh những bộ xương sống của loài khỉ, loài người, loài ngựa và loài voi, ngườita thấy rằng các bộ xương này chứng minh rằng chúng có quan hệ tiến hóa.

Bằng chứng từ khoa bào thai học :Sự tương tự trong cách cấu tạo trứng của các loài khác nhau và khi các trứng này tiến hóa thành con vật, chứng minh rằng các con vật ấy có quan hệ với nhau và chúng trải qua cùng một giai đoạn tiến hóa cho đến hình dạng hiện nay.

Bằng chứng trong môn sinh hóa học :Sự kiện tất cả những tế báo sống đều cấu tạo bằng một số những hóa chất căn bản như :acid amino, protéin, AND vv… như vậy có thể chứng minh rằng tất cả những tế bào sống đềucó chung một nguồn gốc.

Bằng chứng trong môn sinh lý học :Một số những yếu tố sinh lý, nhất là hiện tượng máu lắng đọng, và những đặc tính hànhđộng cũng chứng minh rằng có sự quan hệ di truyền.

Bằng chứng về sự phân bố địa dư :Khuynh hướng của một số loại cây và sinh vật thay đổi đặc tính theo một vùng địa dư, khi qua vùng khác lại mang những đặc tính khác, như vậy chứng tỏ có tiến hóa.

Bằng chứng từ những cơ phận mang tính chất dấu vết :Người ta bảo rằng trong sinh vật có những cơ quan như là dư thừa, không sử dụng đến, thí dụ như khúc ruột dư của người chẳng hạn, chính là dấu vết của những cơ phận mà trong thời kỳ tiến hóa trước có được sử dụng.

Bằng chứng từ những thí nghiệm phát sinh :Có nhiều loại cây mới hoặc là sinh vật mới người ta đã phát sinh được nhờ phương pháp làm lai giống và các phương pháp phát sinh khác đã được coi là trong chất

Page 6: Khoa hoc va nien tin

sống có sức tiến hóa tiềm tàng. Chứng minh rằng có tuyển chọn tự nhiên cũng như tuyển chọn giả tạo do người làm ra.

Bằng chứng về những cuộc đột biến :Người ta quan sát và thấy rằng có những chủng loại mới đột nhiên xuất hiện trong một cơ thể, mang những tính chất hoàn toàn mới, chứng tỏ rằng có sự đột biến về chủng loại, là một trong những giai đoạn tiến hóa.

Bằng chứng từ môn cổ sinh vật học :Khi tìm thấy vết tích vật sống trong những lớp fossil trong vỏ trái đất, người ta bảo rằng đó đó tài liệu lịch sử chứng minh tiến hóa. Với mức độ phức tạp của những lớp fossil, người ta cho là nó tiến theo với dòng thời gian địa chất, đi dần dần tới hình thái hiện đại, trải qua khoảng một tỉ năm trước đây.Với những bằng chứng rút ra từ 10 địa hạt quan trọng nhất của khoa học, người ta thấy rằng Lý Thuyết Tiến Hóa gần như chính xác lắm. Tuy nhiên khi nghiên cứu kỹ hơn, người ta thấy rằng các bằng chứng trên mang tính cách chứng cớ gián tiếp hơn là thực sự chứng minh. Như vậy có nghĩa là cũng có cách giải thích khác được, có khi còn hơn cả Lý Thuyết Tiến Hóa nữa.Phân tích kỹ, người ta thấy rằng năm bằng cớ đầu tiên kể trên đây chỉ là những bằng cớ về sự giống nhau của giống loại này với giống loại khác. Những nét tương tự, giống nhau đó chắc chắn có thể hiểu được bởi cùng một Đấng Sáng Tạo, và như thế nghe dễ hiểu hơn là nói rằng chúng có quan hệ di truyền tiến hóa.Bốn bằng chứng sau đó gây cho ta chú ý đến sự kiện là có một số những biến đổi về sinh học đã xảy ra. Cả bốn bằng chứng này cũng vẫn có thể giải thích được là do một sự cấu tạo đặc biệt đối với tất cả các loại cơ thể căn bản. Mỗi cơ thể ấy đã được cung cấp cấu trúc di truyền khác biệt để trong tương lai nó có thể thích ứng với hoàn cảnh mới.Chỉ có bằng chứng sau cùng liên quan đến Cổ Sinh Vật Học là làm cho Lý Thuyết Tiến Hóa dường như có bằng cớ hùng hồn mà thôi. Nhưng ngay cả bằng chứng này, mặc dù quan trọng hơn tất cả các bằng chứng giả định khác về tiến hóa, bản chất của nó cũng chỉ là bằng chứng gián tiếp. Nghĩa là hai loại cơ thể tương tự như nhau, có thể sống trong hai giai đoạn địa chất khác nhau mà vẫn không có nghĩa là nhóm cơ thể này tiến hóa thành nhóm cơ thể kia.Như vậy cả 10 bằng chứng kể trên đây không có bằng cớ nào chứng minh được Lý Thuyết Tiến Hóa là thật cả. Chúng ta sẽ có dịp nói qua từng điểm một thật kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng có những khó khăn không thể nào

Page 7: Khoa hoc va nien tin

vượt qua được, nếu giải thích bằng Lý Thuyết Tiến Hóa. Tuy nhiên nhưng khó khăn đó lại rất dễ hiểu nếu nói rằng đó chỉ là sáng tạo đặc biệt.Chúng ta nên nhớ rằng khi không thể dùng lý luận tiến hóa mà giải thích một sự kiện khoa học thì có thể dùng lý luận sáng tạo mà giải thích.Ta cũng cần nhận định rằng, vấn đề nguyên nhân, hoặc là do tiến hóa hay do sáng tạo, cũng đều ở ngoài phạm vi khoa học, không thể nào đem ra thí nghiệm hay phân tích bằng khoa học được.Tri thức về khởi nguyên phải từ bên ngoài khoa học, vì vậy vấn đề khởi nguyên của mọi sự vật không phải là vấn đề khoa học. Chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu sâu xa hơn, tuy nhiên có thể nói ngay rằng chỉ có Đấng Sáng Tạo, Thượng Đế có thể cho chúng ta biết sự thực về khởi nguyên của mọi sự việc. Ngài đã làm việc ấy rồi, Ngài đã khải thị qua Thánh Kinh. Điều quan trọng là người đọc Thánh Kinh có lòng tin hay không mà thôi.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA LÝ THUYẾT TIẾN HÓA

Khoa học theo nghĩa căn bản là hiểu biết, chính vì vậy mà hễ nói đến khoa học là phải đề cập đến những cuộc đo lường, phân tích thực nghiệm. Hiểu khoa học theo nghĩa này chúng ta mới thấy vấn đề khởi nguyên của vạn vật thực ra không nằm trong phạm vi nghiên cứu khoa học.Tại sao vậy? Vì khoa học, hay hiểu biết, căn cứ vào những cuộc đo lường và phân tích thực nghiệm, nhưng khi nghiên cứu về khởi nguyên của vũ trụ hay của đời sống, hoặc là các loại đời sống, người ta không thể nào thực hiện được những cuộc đo lường hay phân tích thực nghiệm, vì vậy khoa học không thể nào cho chúng ta biết gì về nguồn gốc của vũ trụ hay của sự sống.Tuy nhiên chúng ta có thể quan sát, nhận xét về những sự vật đang hiện hữu và lập những cuộc thí nghiệm để giúp chúng ta hiểu rõ được tiến trình tự nhiên của các sự vật ấy ngay bây giờ. Đây mới chính là phạm vi nghiên cứu của các ngành khoa học miêu tả và khoa học thực nghiệm. Căn cứ vào những cuộc quan sát và thí nghiệm này, chúng ta mới có thể đi đến những giả thuyết để giải thích những hiện tượng mà mình quan sát được. Khi nghiêm cứu về khởi nguyên của vạn vật thì người ta không thể nào theo đúng phương pháp khoa học mà đưa ra các giả thuyết được.Lý Thuyết Tiến Hóa hay Thuyết Sáng Tạo không thể nào lấy khoa học mà chứng minh được. Nhà nghiên cứu có thể làm công việc khảo sát tường tận các bằng chứng, và đi đến một phán đoán là lý thuyết nào phù hợp với lời giải đoán do từ các dữ kiện thu nhận được.Trong phần này chúng ta sẽ xét đến những bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa khi so với Thuyết Sáng Tạo.Trong phần thứ nhất chúng ta đã nói đến 10 bằng chứng của Lý Thuyết Tiến

Page 8: Khoa hoc va nien tin

Hóa. Năm bằng chứng đầu tiên đặt cơ sở trên sự tương cận của những loại thực vật và sinh vật khác nhau. Những đặc điểm tương cận này được người ta cho là bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa, về tộc họ của cây cũng như của sinh vật. Trong Thuyết Sáng Tạo, căn cứ vào Thánh Kinh, người ta giải thích rằng những cây cỏ và sinh vật sở dĩ có những điểm tương cận là vì chúng đều do một Đấng Sáng Tạo mà ra, và như vậy chúng chứng minh rằng có cuộc sáng tạo đặc biệt đối với mội giống loại. Thực ra khi khảo sát những bằng cớ, người ta thấy rõ rằng giải thích theo Lý Thuyết Tiến Hóa gặp phải nhiều mâu thuẫn. Có những giả thuyết trong những giả thuyết, và người ta phải áp dụng cái gọi là những bước nhảy vọt tin tưởng để giải thích những dữ kiện.Trong khi đó thì Thuyết Sáng Tạo rất giản dị và đi ngay vào vấn đề, người ta chỉ cần có lòng tin vào một Đấng quyền năng và khải thị của Ngài để giải thích một cách rất dễ dàng các dữ kiện thu nhặt được.Thí dụ như xét về bằng cớ xếp loại các hình thức sinh vật thành ra các họ, các nhóm, các thế hệ, chủng loại và thứ tự. Theo các nhà tiến hóa thì dữ kiện về chủng loại này chứng minh rằng có sự tiến hóa. Nghĩa là tất cả các sinh vật đều do một tổ tiên chung mà sinh ra.Nhưng nếu như vậy tại sao còn có chủng loại khác nhau? Các sinh vật đều phải có những phần tổng quát giống nhau chứ. Thí dụ như tất cả mọi sinh vật đều có thể phân cách thành ra những động vật nguyên sinh một tế bào protozoa, và động vật nguyên sinh đa tế bào mới phải chứ? Tại sao không thấy có sinh vật nào chỉ cấu tạo bởi hai hoặc ba tế bào mà thôi? Tại sao có nhiều loại chó và nhiều loại mèo, nhưng không có con vật nào đứng giữa chó và mèo cả? Cũng không thấy có sinh vật nào giữa loài khỉ và loài người? Nếu khỉ tiến hóa ra người thì tại sao vẫn còn loài khỉ, và loài người sẽ tiến hóa ra loài gì? Hiển nhiên là giữa các tộc họ sinh vật có những khoảng cách khác biệt thật là rõ rệt.Các bằng cớ do từ sinh lý và giải phẫu học thì sao? Theo Thuyết Sáng Tạo thì sinh vật có các điểm tương tự là chuyện hợp lý, những điểm tương tự này gia tăng khi các sinh vật sống trong những hoàn cảnh giống nhau.Một điều ta cần phải nhận ra ngay là: nếu Lý Thuyết Tiến Hóa đúng, thì tại sao có nhiều dị biệt giữa sinh vật như vậy? Vì nếu cho rằng tất cả sinh vật đều do từ một tế bào nguyên thủy mà ra, và nếu tất cả những hình thức sống đều cùng ở trên trái đất với cùng những điều kiện như nhau, thì làm sao giải thích được sự khác biệt rõ rệt giữa những loại thực vật và loài vật trong thế giới ngày nay? Nếu Lý Thuyết Tiến Hóa đúng thì các sinh vật ngày nay phải có những điểm chung về sinh lý và cấu trúc chứ?Khi xét các bằng chứng trong khoa Phôi Thai Học, người ta thấy rằng có nhiều khác biệt giữa các sinh vật, vì mặc dù tế bào sống nào cũng có AND là

Page 9: Khoa hoc va nien tin

yếu tố di truyền căn bản. tín hiệu di truyền của mỗi chủng loại đã được mã hóa thật là đặc biệt trong cấu trúc của các phân từ AND riêng của nó, đến nỗi chỉ có loại cấu trúc đã có mặt trong sinh vật cha mẹ, mới có thể truyền sang con cái. Nói cách khác, cấu trúc di truyền của tế bào mầm của mỗi sinh vật chỉ có sinh vật đó mới có và không có yếu tố nào có thể truyền qua cho thế hệ sau, nếu yếu tố đó đã không có trong sinh vật cha mẹ của nó. Trong mỗi tế bào mầm có rất nhiều gen hay là phân tử AND, các gen này có thể được sắp xếp theo nhiều cách để có thể phát sinh ra những cá thể khác nhau thuộc về một loại cây hay loại sinh vật đó mà thôi. Nghĩa là không có một yếu tố nào mới thêm vào quá trình sinh sản cả. Đúng như Sáng Thế Ký chương thứ nhất đã ghi nhiều lần: cây cỏ sinh vật sinh sản tùy theo loại của nó. Nghĩa là nó không thể sinh ra loại khác.Bốn bằng chứng về Lý Thuyết Tiến Hóa trong các môn phân bố địa dư, bằng chứng trong các cơ phận mang tính chất dấu vết, bằng chứng về sự đột biến đều nhằm vào những thay đổi trong các chủng loại đặc biệt. Những thay đổi này liên quan đến sự biệt lập về địa dư, cơ phận không sử dụng đến, kỹ thuật sinh sản nhân tạo và sự khác biệt tự nhiên trong cấu trúc di truyền. Dĩ nhiên là những thay đổi đó có xảy ra trong giới sinh vật, tuy nhiên người ta phải nhận rằng thay đổi có giới hạn, và đến một mức nào đó thì thay đổi không phát hiện nữa. Khi nghiên cứu thật sát về những thay đổi trong cơ phận sinh vật, người ta thấy có hai loại căn bản: Dị biệt và đột biến. Thay đổi dị biệt là những thay đổi thông thường xảy ra trong những chủng loại căn bản. Thí dụ như không có người nào hoàn toàn giống nhau, mặc dù sinh ra từ cùng một cha, một mẹ. Hệ thống di truyền cho phép những khác biệt như: màu mắt, chiều cao, hình thái xương sọ vv… Nhưng dù có các điểm khác như thế, hai người ấy vẫn là người, không thể nào một người là người, còn người kia là khỉ được. Những đặc tính di truyền này là theo đúng định luật Mandel về di truyền. Trong đời này có nhiều giống người, có thể là có những giống người mới phát sinh nữa, nhưng những khác biệt vẫn là trong căn bản con người chứ không đổi sang một giống vật nào khác.Cũng có khi những đặc tính hoàn toàn khác đối với một loại sinh vật, nghĩa là ngoài tầm thay đổi thông thường của loại sinh vật đó. Hiện tượng này gọi là đột biến.Đột biến là sự biến đổi đột nhiên xảy ra trong dòng dõi một cá thể và có thể di truyền được. Người ta cho hiện tượng này rất quan trọng trong sinh học. Thực ra các nhà theo Lý Thuyết Tiến Hóa tin rằng đột biến đã được bảo vệ bằng sự tuyển chọn tự nhiên, tranh đấu để sinh tồn, cung cấp cơ cấu căn bản cho công cuộc tiến hóa. Đây chính là lý thuyết Darwin mới, nhấn mạnh vào tập thể chất sống chứ không phải lẻ tẻ cá nhân.

Page 10: Khoa hoc va nien tin

Sự đột biến thực sự có xảy ra và cũng di truyền nữa, với các đặc tính khác lạ. Cũng có thể lắm là một đặc tính đột biến nào đó thích hợp với sinh vật hơn, vì cũng có thể ứng đối với hoàn cảnh sống trong cuộc tranh đấu để sinh tồn, và sau nhiều thế hệ các cuộc đột biến này do tuyển chọn tự nhiên phát sinh ra một cơ phận mới.Tuy nhiên vẫn có hai điểm khó giải quyết liên quan đến lý thuyết đột biến:1.Những cuộc đột biến quan sát được tương đối nhỏ và không có ý nghĩa gì lắm. Khi tập họp hằng triệu đột biến nhỏ lại, thì một cây hay một con vật có thể biến sang cây hay con vật khác. Điểm không giải quyết được là mặc dù quá trình đột biến có thời gian không hạn định, mỗi một cơ phận hoạt động riêng với bao nhiêu yếu tố khác nhau trong cấu trúc của nó, làm sao có thể có cuộc đột biến chậm chạp và phức tạp trong từng yếu tố nhỏ bé của toàn thể cấu trúc đó?Thí dụ như con mắt, trái tim, lá gan chẳng hạn. Trước khi chúng trở thành con mắt, thành trái tim, thành lá gan, chúng là những cơ phận nào, và có giá trị sinh tồn nào? Những cơ phận ấy sẽ hoàn toàn vô dụng nếu chúng không được phát triển ngay và hoạt động đúng phận sự ngay từ khi hình thành. Không ai có thể nói rằng trước khi đôi mắt nhìn thấy sự vật, nó là một cơ phận nào đó trong thân thể mà thân thể không cần đến.2.Điểm khó thứ hai là: Tất cả những cuộc đột biến quan sát được đều rất có hại cho sinh vật kinh nghiệm chúng. Thật ra những cuộc đột biến có lợi cho sinh vật khó mà quan sát được.Một cuộc đột biến là một sự thay đổi ngẫu nhiên trong một hệ thống tổ chức rất tinh vi. Sự thay đổi ấy do một yếu tố đột nhập vào hệ thống. Yếu tố ấy có thể là phóng xạ, các hóa chất mạnh, hay là những cuộc xáo trộn về vật chất nào đó. Khi hệ thống di truyền bị xáo trộn như vậy, nó tự nhiên phát ra ảnh hưởng đối với sinh vật và ảnh hưởng này gần như lúc nào cũng làm hại. Cuộc đột biến ngẫu nhiên nào trong một hệ thống cấu trúc tinh vi không hi vọng gì thay đổi được hoạt động của hệ thống đó.Nói khác đi, mặc dù có đột biến đi nữa, nghĩa là sinh vật chịu đột biến có thể thích ứng với hoàn cảnh sống hơn là cha mẹ nó, thì có thể chỉ một trong hằng triệu sinh vật loại ấy cần thiết phải biến sang một loại khác mà thôi.Các nhà tiến hóa cũng thấy khó khăn này nên đưa ra lý thuyết là có một loại đột biến lớn. Nghĩa là con mắt được đột biến có một lần là trở thành con mắt ngay, chứ không qua nhiều giai đoạn chuyển biến. Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết, trên thực tế chưa bao giờ người ta quan sát được một cuộc đột biến nào cả.SaSt 1:21, 22 ghi rằng: Đức Chúa Trời tạo nên các loại cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sinh ra nhiều tùy theo loại và các loại chim bay tùy theo loại. Câu 24,25 thêm: Đức Chúa Trời lại phán rằng : Đất phải sinh các

Page 11: Khoa hoc va nien tin

vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng và thú rừng, đều tùy theo loại, thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại. Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy những chữ: TÙY THEO LOẠI được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bốn câu Thánh Kinh kể trên. Những chữ này không thể bỏ qua được, vì Chúa đã tạo dựng nên vạn vật TÙY THEO LOẠI. Không loại nào biến sang loại kia, dù là đột biến chăng nữa, nhưng tất cả đều được sáng tạo ngay từ ban đầu và tùy theo từng loại riêng, loại này hoàn toàn khác và đặc thù đối với loại khác.

CỔ SINH VẬT HỌC

Trong các bài trước chúng ta có dịp nói đến mười bằng cớ chứng minh Lý Thuyết Tiến Hóa, trong đó có năm bằng cớ liên quan đến những điểm tương cận trong sinh lý và cấu trúc của sinh vật. Năm bằng cớ này nếu giải thích theo Thuyết Sáng Tạo thì rất dễ hiểu, vì vạn vật đều do một Đấng Sáng Tạo chứ không tự biến hóa. Bốn bằng chứng khác liên quan đến những biến đổi về sinh học. Bằng chứng cuối cùng rút ra từ môn Cổ Sinh Vật Học.Cổ Sinh Vật Học là môn nghiên cứu về những hình thức sống đã hóa thành đá, bị chôn vùi dưới những lớp đất. Bằng chứng từ sinh vật hóa thạch này khác hẳn các bằng chứng đã kể, vì có mục đích chứng minh lịch sử tiến hóa hơn là chỉ trình bày về kết quả hay là cơ cấu tiến hóa. Thực ra các nhà chủ trương tiến hóa vẫn thường tuyên bố rằng mặc dù chúng ta không thể hiểu chức năng của cuộc tiến hóa, nhưng bằng cớ lịch sử của tiến hóa nằm trong sinh vật hóa thạch.Muốn nói đến môn Cổ Sinh Vật Học hay là sinh vật hóa thạch, người ta phải bàn đến các nguyên đại địa chất.Khoa địa chất chủ yếu là nghiên cứu cấu trúc về hình thái và hóa chất của vỏ trái đất, nghiên cứu về những sức mạnh và những quá trình đã tác động trên vỏ trái đất, cũng như lịch sử phát triển của trái đất từ đầu cho đến hình trạng hiện tại. Hầu hết các nhà địa chất đều quyết đoán rằng trái đất đã có từ lâu đời, có thể là lâu đến năm tỉ năm. Khoảng 80% thời gian này được coi là chưa có đời sống hữu cơ nào cả, bằng chứng là hiện nay còn có những loại đá kết tinh mà nhà tiến hóa gọi là nền phức hợp.Chất sống sơ khai được coi là đã tiến hóa từ những chất hóa phức hợp trong đại dương sơ khai, khoảng một tỉ năm trở lại đây hay lâu hơn. Những lớp đá trầm tích xếp trên mặt những nền phức hợp có chứa những hình thức cây cỏ và sinh vật hóa thạch, các sinh vật này đã tiến hóa từ những chất sống sơ khai. Người ta đặt tên cột địa chất là tích lũy của những đá trầm tích trong đó chứa đựng những sinh vật hóa thạch.

Page 12: Khoa hoc va nien tin

Cột địa chất được chia ra thành nhiều phần tùy theo nguyên đại địa chất. Các phần chính là: Đại Cổ Sinh, Đại Trung Sinh và Cận Đại Sinh. Mỗi nguyên đại này còn được chia ra nhiều thời kỳ nhỏ khác. Nhưng tổng quát gồm:Đại Cổ Sinh là nguyên đại của sinh vật ở biển, và động vật lưỡng cư.Đại Trung Sinh là nguyên đại của loài bò sát.Còn Cận Đại Sinh là nguyên đại của loài chim và loài có vú.Khi chia ra như vậy, người ta cho rằng nguyên đại xa xưa xuất hiện những sinh vật tương đối đơn giản, rồi dần dần đến những sinh vật tiến bộ hơn và cuối cùng là các hình thức phát triển cao nhất. Các diễn tiến này chứng tỏ rằng cuộc tiến hóa thực sự có xảy ra, mặc dù con người không hiểu nó xảy ra như thế nào.Đó là nói theo Lý Thuyết Tiến Hóa, bây giờ chúng ta xét xem lập luận như vậy đúng hay sai. Phải nói ngay rằng bằng chứng tiến hóa dựa vào khoa Cổ Sinh Vật Học có hai điều mâu thuẫn chính:

1.Mặc dù cho rằng các nguyên đại địa chất thực sự xảy ra như người ta trình bày, chúng ta vẫn thấy có những khoảng cách căn bản giữa các loại sinh vật. Nghĩa là người ta vẫn không thấy một loại sinh vật trung gian nào giữa những sinh vật thuộc Đại Cổ Sinh và Đại Trung Sinh, hay nói rõ hơn là giữa những con chó và con mèo không thấy có con vật nào trung gian cả. Giữa con ngựa và con voi cũng không thấy con vật nào trung gian chuyển tiếp tiến hóa. Dĩ nhiên là người ta có tìm được những con vật đã tuyệt chủng như loài khủng long chẳng hạn.Tất cả những trật tự, những lớp, những loại sinh vật thấy xuất hiện đột ngột trong các lớp hóa thạch, không có gì chứng tỏ rằng chúng tiến hóa từ hình thức nào cả. Có vô số những mắt xích gọi là của cuộc tiến hóa sinh vật đã không tìm thấy trong lớp hóa thạch. Như vậy, tóm lại, các lớp hóa thạch chứng minh rằng có nhiều loại sinh vật thấy xuất hiện trong những thời đại khác nhau của trái đất, nhưng các loại ấy không tiến hóa từ loại này sang loại khác. Nếu thật sự có cuộc tiến hóa thì sẽ phải có vô số các bằng chứng sinh vật được tiến hóa trong các quá trình ngay cả trên mặt đất ngày nay lẫn trong những lớp sinh vật hóa thạch cũng như trong sinh vật hiện còn đang sống.

2.Điều mâu thuẫn thứ hai liên quan đến bằng cớ tiến hóa căn cứ vào sinh vật hóa thạch là ngay cơ cấu của các nguyên đại địa chất cũng đặt căn bản trên giả thuyết là có cuộc tiến hóa. Các lớp đá trên mặt đất không có gì để định niên đại địa chất của nó. Các nhà địa chất làm sao có thể nói rằng tảng đá này lâu đời hơn tảng đá kia?Các nhà địa chất định tuổi của đá bằng cách so với sinh vật hóa thạch trong

Page 13: Khoa hoc va nien tin

tảng đá đó. Nếu sinh vật hóa thạch là loại biển đơn giản, thì tảng đá đó thuộc về nguyên Đại Cổ Sinh; nếu trong tảng đá có vết tích loại có vú thì tảng đá ấy thuộc về Cận Đại Sinh. Tất nhiên, cũng có những yếu tố khác để định tuổi đá như là đặc tính của đá, các lớp đá vv… nhưng người ta vẫn cho rằng sinh vật hóa thạch định tuổi đá xác đáng hơn.Nếu chứng minh tiến hóa bằng sinh vật hóa thạch rồi định tuổi đá bằng sinh vật hóa thạch thì đúng là một cuộc lý luận vòng quanh. Vì cuộc tiến hóa được coi như là đặt căn bản trên cột địa chất, nghĩa là hệ thống các lớp đá chồng chất lên nhau trên mỗi miền địa cầu. Khi đã thiết lập được cột địa chất xong, với những nguyên đại địa chất rõ rệt, người ta cho rằng đã hoàn thành một bằng chứng cụ thể với những sự kiện lịch sử của một cuộc tiến hóa.Thực ra, nếu được như vậy thì tốt, nghĩa là nếu một phần nhỏ của cột địa chất tìm thấy ở mỗi địa điểm luôn luôn phù hợp với cột địa chất tổng quát. Chúng ta phải nói ngay rằng toàn thể cột địa chất dày vào khoảng vài trăm cây số, trong khi đó lớp vỏ trầm tích ở bất cứ địa điểm nào trên mặt đất chỉ là một phần thật mỏng so với cột địa chất này. Hằng trăm địa điểm được gọi là đại cổ sinh, nghĩa là lâu đời nhất vì có chứa các sinh vật hóa thạch sơ đẳng, được tìm thấy nằm bên cạnh những thành phần đá gọi là trẻ hơn, nghĩa là chứa các sinh vật hóa thạch gần với hiện đại hơn.Hơn thế nữa. các thành phần đá bất thường như vậy được xếp với nhau theo chiều ngang và không thấy dấu vết bị xáo trộn. Quan sát khắp nơi, thấy dường như các lớp đá này đã được thành lập như vậy. Nếu phải giải thích tại sao các lớp đá thuộc nguyên đại cổ xưa lại nằm trên lớp đá mới thì người ta nói rằng đất đã có một cuộc xáo trộn làm cho lật ngược những tầng đá ở dưới lên trên. Nhưng không ai có thể đặt giả thuyết kiểu đó vì không thể chứng minh được.Chúng ta vừa vạch rõ rằng bằng chứng tiến hóa căn cứ vào Cổ Sinh Vật Học đáng nghi ngờ. Không những sự tương hợp của các sinh vật hóa thạch được trình bày theo tiêu chuẩn các nguyên đại địa chất đã không chứng minh được cuộc tiến hóa vì còn vô số những khoảng cách giữa các sinh vật hóa thạch này, ngoài ra ngay chính sự hiện hữu của các nguyên đại địa chất cũng khiến người ta nghi ngờ, vì chính giả thuyết rằng có cuộc tiến hóa đã tạo ra chúng. Câu hỏi ta có thể đặt ra là: Nếu sinh vật hóa thạch không nói lên lịch sử tiến hóa trên mặt đất thì nó chứng minh cái gì? Nếu trái đất quả thực đã có từ năm tỉ năm trước đây và những tảng đá có chứa sinh vật hóa thạch có lẽ đã có từ một tỉ năm thì chắc chắn cũng có thời gian cho cuộc tiến hóa. Nhưng nếu mỗi sinh vật đã được tạo nên riêng biệt, thì tại sao Đấng Sáng Tạo để cho quá trình sáng tạo kéo dài như vậy, trong khi loài người dường như chỉ là được sáng tạo thêm vào cái khung cảnh vũ trụ mà thôi?

Page 14: Khoa hoc va nien tin

Chúng ta được nhà khoa học xác định rằng tuổi của đá mà họ ấn định chỉ là tuổi tương đối, và định bằng những lớp sinh vật hóa thạch chứa trong các tảng đá đó, và lớp sinh vật hóa thạch cũng không có gì xác đáng để định tuổi cả mà chỉ theo giả thuyết là có tiến hóa mà ước tính như thế. Nếu vậy thì tuổi tuyệt đối của trái đất cũng chỉ được người ta ước đoán và rất mơ hồ.Trái đất thật sự đã có lâu đời, nghĩa là mấy tỉ năm với điều kiện là vỏ trái đất phải đồng nhất. Nói rõ hơn là chiều dày của vỏ trái đất phải đồng nhất. Chiều dày của các lớp đá trầm tích trên vỏ trái đất phải được hình thành dưới những quá trình địa chất như nhau (nghĩa là thời tiết, sự xâm thực, dòng nước chảy mòn, độ nghiêng lệch vv…). Tuy nhiên, Lý Thuyết Đồng Nhất này không thể chứng minh, cũng không có cách nào biết được những quá trình đã trải qua, và không biết đã có những biến thay nào. Lý thuyết này cũng hoàn toàn là giả thuyết.Chính những tảng đá lại có thể giải thích dễ dàng hơn bằng Thuyết Tai Biến, nghĩa là những trận lụt, những núi lửa, những vụ sụt đất và các thiên tai khác đã thực hiện những công việc địa chất nhanh chóng. Không cần phải bao nhiêu nguyên đại lâu dài mới có những lớp đá đó. Hơn nữa, cũng có thể lắm là các tai biến địa chất xảy ra thường hơn và rộng lớn hơn trong quá khứ, nghĩa là khi trái đất còn trẻ.Một phương diện khác thì chính những tảng đá chứng minh rằng Thuyết Đồng Nhất không đúng. Ngay cả những vết tích sinh vật hóa đá trong đá cũng chứng tỏ rằng chúng đã do các tai biến mà nằm trong đá. Những tai biến đã chôn vùi chúng nhanh chóng đến nỗi không kịp chạy trốn. Vì nếu không thì chúng cũng bị thối nát hay là bị các sinh vật khác ăn mất đi. Hằng triệu sinh vật hóa thạch nằm trong đá đã chứng minh hùng hồn rằng đó là do tai biến gây ra chứ không thể giải thích bằng Thuyết Đồng Nhất được. Một vấn đề nữa cần đặt ra là bản chất và con số của những tai biến địa chất. Gần như hầu hết các nước cổ xưa và các dân tộc đều có những truyền thuyết về một tai biến quan trọng đã hủy phá toàn thế giới cổ xưa, và chỉ còn sót lại một số người ít oi và sinh vật để tiếp tục sinh sôi nẩy nở ra trên mặt đất. Các truyền thuyết này ở khắp các miền đất và có những chi tiết tương tự, như thế không thể ngẫu nhiên mà trùng hợp được. Các câu chuyện đó chắc chắn phản ảnh một tai biến quan trọng đã làm biến đổi trái đất cho đến tận nền móng.Điều ta đáng chú ý là các câu chuyện truyền thuyết đều có một điểm chung là nói rằng tai biến tác hại trái đất chính là nước lụt. Một cơn đại hồng thủy đã tàn phá toàn thế giới và đã tạo nên những lớp trầm tích, những cột địa chất, trong đó chứa đựng những sinh vật hóa thạch. Nếu không có trận lụt đó, không thể nào các lớp đá xếp thành từng lớp như ngày nay được.Trận lụt này Thánh Kinh đã ghi lại đầy đủ chi tiết.

Page 15: Khoa hoc va nien tin

Các lớp đá có chứa những sinh vật hóa thạch đơn giản được nằm bên trên, và các lớp đá có chứa những sinh vật hóa thạch phức tạp lại nằm ở dưới, chính là do tai biến đại hồng thủy này. Trong trận đại hồng thủy này núi lửa đã nổ tung và mặt đất đã đổi thay. Tuy nhiên đa số loài chim và loài có vú cũng như loài người không bị chôn vùi nhưng có lẽ đã nổi trên mặt nước rồi thân xác rữa nát đi.Sinh vật hóa thạch thực ra không minh chứng lịch sử cuộc tiến hóa qua hằng tỉ năm như các nhà tiến hóa chủ trương, nhưng sinh vật hóa thạch là bằng chứng về một cuộc phán xét tội ác của Đấng Tạo Hóa quyền năng, đã từng trừng phạt cả nhân loại bằng đại hồng thủy. Hơn thế nữa, sinh vật hóa thạch cũng âm thầm gọi mời mọi người đang nghiên cứu hãy nhìn vào những tảng đá có chứa sinh vật hóa thạch để nhớ rằng tội ác rồi sẽ bị trừng phạt.Mọi người nên tin nhận Chúa là Đấng Tạo Hóa, và mời Ngài vào làm chủ cuộc đời mình để được lánh xa tội ác và nhất là tránh khỏi cuộc diệt vong vô cùng kinh khiếp sắp xảy ra. Lần này không phải là nước lụt nữa, nhưng là lửa thiêu cháy.Trên đời này có nhiều lý thuyết chống lại Tạo Hóa, phủ nhận Tạo Hóa, nhung bạn chỉ cần nhìn vào chính bàn tay, thân xác, tim óc của mình, bạn phải công nhận rằng nếu không có Đấng Tạo Hóa thì không thể nào giải thích được sự hiện hữu của bạn. Chính vì vậy mà ta phải tin nhận Chúa!

CUỘC SÁNG TẠO ĐẶC BIỆT

Trong các phần trước chúng ta đã nói đến những nhược điểm cũng như những điều sai lầm khi người ta đưa ra các bằng cớ chứng minh Lý Thuyết Tiến Hóa. Trong phần này chúng ta sẽ nói đến những điều mà khoa học chân chính chứng minh rành rẽ và quả quyết về sự sáng tạo đặc biệt, trái hẳn với Lý Thuyết Tiến Hóa.Chúng ta phải nhận ngay rằng, nhiều nhà khoa học tin Lý Thuyết Tiến Hóa, nhưng như thế không có nghĩa là khoa học dạy Lý Thuyết Tiến Hóa. Khoa học gia cũng chỉ là người, nghĩa là họ cũng sai lầm, mang nhiều tội lỗi, nhiều thành kiến, ích kỷ và kiêu hãnh. Nghĩa là cũng như bất cứ người nào khác trên cõi đời này. Trong khi ấy, khoa học là hiểu biết, là tri thức. Hiểu biết đây không phải là những lý thuyết, những quan niệm, niềm tin hay triết thuyết, nhưng là cái hiểu biết thực tiễn, có thể minh chứng chắc chắn. Đường lối của khoa học là quan sát các dữ kiện, thí nghiệm, kiểm chứng các quá trình và chứng minh các quan hệ của những dữ kiện. Một số các nhà khoa học không nhận niềm tin đặt trên Thánh Kinh, điều đó cũng không lạ gì, vì đa số nhân loại gồm đủ thành phần, từ nông dân đến học

Page 16: Khoa hoc va nien tin

giả vv… đều có những người không tin nhận Thánh Kinh. Các nhà khoa học không tin, không phải vì họ là khoa học gia, nhưng vì bản tính tội lỗi của loài người nói chung, chống lại quyền năng của Chúa mà thôi.Tuy nhiên, trên thế giới này vẫn có những khoa học gia hết lòng tin kính Chúa, đặt niềm tin nơi Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời. Điều này chứng tỏ rằng không có điều gì trong khoa học bắt buộc người ta phải tin vào Lý Thuyết Tiến Hóa. Trên thế giới có một tổ chức gọi là Hội Nghiên Cứu Công Cuộc Sáng Tạo, thành lập vào năm 1963 và hiện nay có hằng nghìn khoa học gia lỗi lạc tham dự. Gần đây một số đông các khoa học gia Liên Xô cũng tham gia vào tổ chức này. Những người trong tổ chức này tin Chúa là Đấng Sáng Tạo và tin nhận Chúa Giê-xu là Chúa và là Đấng giải cứu họ khỏi tội lỗi. Các nhà khoa học này thuộc về đủ các ngành học khác nhau, và qua cuộc nghiên cứu của họ, họ quả quyết rằng cuộc sáng tạo theo Thánh Kinh chép là hoàn toàn chân xác.Khoa học theo đúng nghĩa là môn học giải thích rõ những quá trình thiên nhiên hiện đang có mặt. Hóa học nghiên cứu về các quá trình của hóa chất. Sinh học nghiên cứu về các quá trình sinh. Địa chất học nghiên cứu các quá trình địa. Trong khi nghiên cứu như vậy, người ta phải theo một kỷ luật, trong lúc quan sát và đo lường các dữ kiện, nhất là việc các dữ kiện ảnh hưởng đến nhau.Đặc điểm của phương pháp khoa học là sao chép thực nghiệm, nghĩa là một cuộc thí nghiệm hay đo lường về một quá trình đặc biệt nào đó nếu được nhắc lại trong cùng một điều kiện, thì sẽ đưa đến cùng một kết quả. Như vậy thiên nhiên trên căn bản có thể tiên đoán được, có thể mô tả được trong điều kiện là người ta biết và có thể kiểm soát được các yếu tố khác nhau liên quan đến cuộc thí nghiệm.Có thể nói rằng những quá trình như vậy đã có trong quá khứ và sẽ tiếp tục xảy ra như vậy trong tương lai theo đúng các diễn tiến. Tuy nhiên chúng ta không biết chắc như vậy. Giả thiết về sự đồng nhất nếu thật sự là một nguyên tắc chắc chắn và phổ quát, thì nó sẽ loại bỏ lý thuyết về khởi đầu hay cuối cùng, cũng như các quá trình của trái đất. Nói cách khác là vũ trụ phải ở trong tình trạng gọi là không biến chuyển. Người ta có thể tin vào các giả thuyết này, tuy nhiên các giả thuyết đó ở ngoài phạm vi của khoa học chân chính. Vì khoa học chân chính chỉ có thể nghiên cứu các quá trình hiện hữu chứ không thể nghiên cứu những quá trình thuộc về quá khứ tiền sử hay là một tương lai chưa biết. Sự loại suy vô giới hạn của những quá trình này trong hiện tại, dựa trên căn bản thuyết đồng nhất không có gì hơn giả thuyết về sự sáng tạo đặc biệt trong quá khứ và sự tận chung trong tương lai. Cả hai vấn đề này đều không thuộc phạm vi khoa học, nhưng lại nằm trong phạm trù đức tin.

Page 17: Khoa hoc va nien tin

Tất cả những quá trình thực tiễn trên trái đất, mặc dù các quá trình ấy là thuộc về vật lý, sinh lý, địa lý hay gì gì đi nữa, cũng vẫn có những đặc điểm chung. Tất cả những quá trình đó đều liên quan đến những hiện tượng xảy ra trong không gian và thời gian, và những hiện tượng này lại liên quan đến hai thực thể rất quan trọng, đó là năng lượng và nội chuyển lực hay entropy.Có nhiều loại năng lượng khác nhau, như điện năng, quang năng, âm năng, nhiệt năng vv… Ngay cả vật chất, căn bản cũng là một hình thức năng lượng. Như vậy tất cả mọi vật trong thế giới hữu hình đều thuộc về một hình thức năng lượng này hay hình thức năng lượng khác, và tất cả đều diễn tiến trên mặt đất trên căn bản chỉ là những cuộc biến đổi năng lượng từ hình thức này sang hình thức khác mà thôi.Ý niệm nội chuyển lực hay entropy được dùng để ước lượng sự thiếu hiệu lực của năng lượng trong một hệ thống. Nếu một hệ thống năng lượng có hiệu lực và có thể đổi ra công hữu ích thì nội chuyển lực thấp. Nếu năng lượng không có hiệu lực thì nội chuyển lực cao. Nói cách khác, entropy là sự đo lường một tình trạng rối loạn của một hệ thống. Một hệ thống tổ chức cao, phức tạp, thì nội chuyển lực kém. Hệ thống nào mà thành phần không tổ chức, vung vãi không theo thể thức nào cả là hệ thống có nội chuyển lực cao. Một viên gạch trong một tòa nhà có nội chuyển lực thấp, nhưng khi những viên gạch vãi tung ra khắp nơi trên đắt sau khi ngôi nhà đổ thì viên gạch có nội chuyển lực cao.Như vậy năng lượng bao gồm tất cả các hiện tượng kể cả vật chất; trong khi đó thì entropy hay nội chuyển lực mô tả tình trạng của tất cả mọi sự vật.Có hai định luật quan trọng trong nhiệt động học gọi là: Định luật thứ nhất còn gọi là định luật bảo tồn năng lượng, phát biểu như sau: Trong bất cứ hệ thống đóng kín nào, năng lượng không hề được phát sinh hay phá hủy, mặc dù nó có thể trải qua nhiều loại biến đổi. Định luật thứ hai phát biểu rằng: Trong bất cứ quá trình nào của một hệ thống đóng kín, nội chuyển lực phải gia tăng, và vì thế vật chất có khuynh hướng tiến về hư hỏng và suy thoái. Định luật thứ nhất xác định rằng không có sự cấu tạo năng lượng đang thực hiện trên thế giới, và cũng không có một năng lượng nào đang bị hủy diệt. Định luật thứ hai nói rằng, mọi sự vật trở thành càng ngày càng vô tổ chức, và năng lượng sẵn có để duy trì các quá trình vật lý của vũ trụ đang suy giảm đi. Mọi sự việc có khuynh hướng trở thành đơn giản hơn, ngẫu nhiên hơn, rối loạn hơn. Mọi sự vật cũ mòn đi và vũ trụ đang suy tàn. Lý Thuyết Tiến Hóa rõ ràng là bị hai định luật kể trên đánh đổ. Vì Tiến Hóa dạy rằng tất cả mọi vật đều phát nguyên từ những khởi đầu sơ khai, nhờ những quá trình hiện tại, và như thế cuộc sáng tạo đang tiếp nối và vẫn còn tiếp nối. Trong khi đó thì Định luật thứ nhất về Nhiệt Động Học nói rằng,

Page 18: Khoa hoc va nien tin

không có gì đang được sáng tạo, và không có gì đã được sáng tạo trong quá khứ.Lý Thuyết Tiến Hóa còn dạy rằng vũ trụ có khuynh hướng cho sự vật càng ngày càng trở thành có tổ chức hơn, phức tạp hơn, đặc biệt hơn. Định luật thứ hai của Nhiệt Động Học ngược lại nói rằng: vũ trụ đang có khuynh hướng hư hỏng, vô dụng, đổ nát và chết. Xem như thế, Lý Thuyết Tiến Hóa và hai định luật Nhiệt Động Học đã mâu thuẫn nhau, vì Tiến Hóa cho rằng những quá trình hiện tại mà khoa học nghiên cứu là những quá trình đổi mới và hợp nhất. Trong khi đó thì hai định luật Nhiệt Động Học nói rằng những quá trình đó dựa trên căn bản là bảo tồn và tan rã.Nói tóm lại, khoa học trên ý nghĩa chân xác nhất, chỉ có thể nghiên cứu những quá trình hiện tại. Tất cả những quá trình này đều xảy ra trong khuôn khổ hai định luật căn bản về bảo tồn và hư hỏng. Vì những quá trình này không sáng tạo và hợp nhất, nên không sao cho chúng ta biết được thế giới này đã hình thành như thế nào cả.Qua các định luật khoa học này chúng ta biết được rằng thế giới này với tất cả những quá trình và những thành phần, đã được hình thành ở một thời điểm trong quá khứ bằng phép lạ Sáng Tạo, qua những quá trình mà ngày nay không tái diễn được, vì thế nên khoa học không thể nào nghiên cứu được.Định luật thứ nhất bảo chúng ta rằng thế giới này luôn luôn hiện diện trong tình trạng hiện tại, nếu không thì thế giới này đã được hình thành ở một thời điểm nào đó trong quá khứ. Định luật thứ hai bảo chúng ta rằng trái đất không thể nào tồn tại trong hiện trạng, nếu không thì nó đã phải hoàn toàn bị hủy phá và chết từ lâu rồi. Vũ trụ này phải có một khởi đầu, và khởi đầu ấy phải do một cuộc sáng tạo đặc biệt.

Thời Gian Sáng Tạo

Vì tất cả các quá trình trên căn bản là đi đến chỗ hư hỏng, tất cả đều liên quan đến một số những biến đổi từ hình thức này sang hình thức khác. Khi người ta biết được mức độ hư hỏng của quá trình, và những hậu quả của nó đo lường được, thì trên nguyên tắc có thể tính ra quá trình ấy đã diễn tiến trong bao lâu. Đây là phương thức người ta đã dùng để tính ngày tháng của một số sự kiện gọi là lịch sử địa chất của trái đất, và ngay cả tuổi của trái đất.Tuy nhiên cách định tuổi này có chính xác hay không là còn tùy thuộc vào Giả Thuyết về Tính Cách Đồng Nhất, nghĩa là không có một biến đổi nào đã

Page 19: Khoa hoc va nien tin

xảy ra trong mức độ hư hỏng, và không có một sản phẩm hư hỏng nào thực sự được đem vào hệ thống bằng một cuộc sáng tạo đặc biệt, hay do sự tràn ngập của bên ngoài.Trong khi đó thì giả thuyết về sự Đồng Nhất không hợp lý vì mỗi quá trình thiên nhiên đều trải qua không biết bao nhiêu là biến đổi về thể cách, và ảnh hưởng đến mức độ hư hỏng rất nhiều. Định luật thứ hai nói rằng, mỗi quá trình trên căn bản, là quá trình hư hỏng, nhưng không nói gì đến mức độ hư hỏng. Tuy vậy người ta chắc chắn rằng những mức độ hư hỏng biến đổi rất thường theo hoàn cảnh chung quanh.Tuy vậy giả thuyết về Sự Đồng Nhất vẫn được người ta sử dụng, đưa đến phương pháp đo gọi là carbon phóng xạ. Carbon phóng xạ được thành lập trên thượng từng khí quyển do sự gặp gỡ các tia vũ trụ với các nguyên tử nitrogen. Chất đồng vị phóng xạ carbon này gọi là carbon 14, cùng dạng với carbon 12 là carbon thường, vì vậy mới vào trong mọi phản ứng hóa liên quan đến carbon dioxide trong đời sống sinh thực vật.Người ta cho rằng trái đất nói chung có một tỉ số quân bình giữa các nguyên tử carbon phóng xạ và carbon thường. Trong chu kỳ của đời sống thông thường của một tế bào sống, carbon được nhận vào và thải ra liên tục. Khi tế bào ấy chết đi thì không tiếp nhận phóng xạ carbon nữa. Carbon phóng xạ hiện có cũng dần dần bị hư hỏng đi theo một mức độ và trở thành carbon thường. Như vậy nếu tỉ số carbon phóng xạ và carbon thường được đo lường vào một thời điểm nào đó sau khi chết, sẽ ít hơn số lượng quân bình trong tế bào sống, và căn cứ vào mức độ hư hỏng mà người ta tính ra được tế bào sống ấy đã chết từ lúc nào. (Xin đọc thêm phần phụ lục: Phương pháp carbon 14 của Tiến sĩ Phan Như Ngọc).Kỹ thuật tính tuổi này được dùng trong mấy chục năm nay để ước tính những sự kiện xảy ra trong khoảng 50 nghìn năm trở lại.Ta để ý đến một số quá trình liên quan đến phương pháp tính tuổi bằng carbon 14. Nguồn gốc của carbon phóng xạ phụ thuộc vào làn sóng phóng xạ vũ trụ trên thượng từng khí quyển và các nguyên tử nitrogen mà làn phóng xạ ấy tác động. Nói như vậy nghĩa là cho rằng điều kiện khí quyển trái đất lúc nào cũng như hiện nay. Tuy nhiên trong những năm gần đây người ta thu thập được nhiều bằng cớ chứng minh rằng từ trường của trái đất trong quá khứ có thể là khác, và đã xô đẩy hay làm lệch những tia phóng xạ vũ trụ.Quan trọng hơn cả là bầu khí quyển quá khứ có lẽ chứa nhiều hơi nước cũng như khí carbonic hơn hiện tại. Những thứ này đã lọc các tia vũ trụ trước khi chúng hình thành các nguyên tử carbon 14. Nói như vậy nghĩa là, có thể lắm tỉ số phóng xạ đối với carbon thường trong quá khứ ít hơn trong hiện tại. Vì vậy hoạt động phóng xạ của một tế bào sống có thể chấm dứt sau khi chết

Page 20: Khoa hoc va nien tin

nhanh hơn hiện tại. Như vậy tuổi thật và tuổi carbon phóng xạ khác nhau rất nhiều, và có thể không bao giờ biết đích xác được.Người ta còn nhiều phương pháp định tuổi khác, như phương pháp chì Uranium chẳng hạn. Nhưng có thể nói rằng phương pháp định tuổi địa chất nào cũng không vững chắc và có nhiều sai lạc. Vì tất cả các phương pháp đều cố tình quên rằng có thể có những biến đổi trong các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hư hỏng của quá trình.Nói cho cùng, những cái gọi là niên đại địa chất mà thỉnh thoảng người ta vẫn tuyên bố hay đăng tải trên báo chí là hoàn toàn không tin tưởng được. Vì niên đại địa chất hoàn toàn phụ thuộc vào tính đồng nhất và cuộc tiến hóa, trong khi đó thì các giả thuyết này không đứng vững, vì vậy niên đại địa chất không có giá trị.Người tin yêu Chúa nên nhận định rằng nếu thật sự Chúa muốn cho chúng ta biết điều gì về cuộc sáng tạo, thí dụ như ngày tháng, quá trình, trật tự, thời gian vv… thì chính Ngài là Đấng Sáng Tạo đã cho chúng ta biết rồi.Khoa học không thể cho chúng ta biết những điều này, vì khoa học chỉ có thể nghiên cứu những gì hiện hữu, các quá trình các diễn biến hiện hữu, và những gì hiện hữu không phải là quá trình sáng tạo. Con người chúng ta có lẽ không đủ khả năng để hiểu nguồn gốc vũ trụ, vì vậy Chúa không khải thị điều gì mà con người không hiểu được. Huyền nhiệm về nguồn gốc của vũ trụ chỉ một mình Chúa biết, và những người tin nhận Chúa một ngày kia sẽ tường tận tất cả, đó là khi vượt khỏi cuộc đời giới hạn này mà bước vào cõi vĩnh hằng với Chúa.

NGUỒN GỐC CỦA CON NGƯỜI

Con người tiến hóa hay được sáng tạo? Con người có phải do tiến hóa mà hình thành hay không? Con người có phải do từ những con vật khác sinh ra hay không? Đây là những câu hỏi khó trả lời vì chúng ta không thể nào đi ngược dòng thời gian để mà quan sát cuộc tiến hóa hay cuộc sáng tạo con người. Khoa học chỉ cho chúng ta câu trả lời rất sơ sài. Tuy nhiên chúng ta có thể xét những bằng cớ mà khoa học tìm được để rút ra câu trả lời thích hợp. Trước tiên hãy xét đến hình thể của xương người hóa thạch.Khi nhìn vào những hình thể xương người hóa thạch, người ta không thể nào xây dựng được một lý thuyết nói rằng con người hiện đại có liên quan với con người sơ khai hay không?Điều này rất khó vì hình thể không nói lên hết câu chuyện tương quan. Hơn nữa những người xương sọ méo mó bất bình thường, lại là những người rất thông minh. Y khoa cho biết rằng có một chứng bệnh trong tuyến yên gọi là

Page 21: Khoa hoc va nien tin

bệnh cực đại, khiến cho người cứ lớn lên mãi. Tay cứ to ra xương đầu cứ lớn lên, tuy nhiên tính thông minh không bị ảnh hưởng. Người mắc bệnh đó vẫn chỉ là người thường. Nếu nhìn vào xương một người như vậy, người ta dám nghĩ rằng đó là người sơ khai, nhưng không phải như vậy. Vì thế chúng ta không thể nào căn cứ vào hình thể của xương sọ mà đoán ra các mối tương quan được.Trong các sách báo khoa học và ngay cả các sách giáo khoa nữa, người ta in những hình ảnh minh chứng rằng con người phát xuất từ loài vật, như vậy có đúng không? Thật ra ta không thể nào tin vào các hình vẽ trong những cuốn sách như vậy, vì cho đến nay chỉ có bộ xương là tài liệu duy nhất mà khoa học tìm được, rồi người ta cố tượng tượng ra một cuộc tiến hóa và vẽ nên hình ảnh đó.Tuy nhiên cứ lấy một cái xương sọ, gọi là của người xưa, hằng triệu năm, theo như cách nói của nhà khoa học tiến hóa, đem nghiên cứu thật kỹ, người ta sẽ thấy rằng nó chẳng khác gì xương một người ngay trong thời đại chúng ta. Thí dụ như xương của người Neanderthal chẳng hạn, người ta cho rằng xương Neanderthal là của người sống trong hang cổ xưa, thủy tổ của loài người. Nhưng khi nhìn nghiêng, xương sọ của người Neanderthal giống y hệt như xương sọ của bá tước LaFayette, một danh nhân trong lịch sử Mỹ. Chính vì vậy mà căn cứ vào bộ xương để đoán con người do tiến hóa hình thành cũng không đúng.Khoa học cũng nói rằng có thể căn cứ vào một thứ dụng cụ mà đoán rằng người sử dụng là người sơ khai hay người thời đại này. Dụng cụ thường là những bằng cớ rất tốt, nhưng người ta vẫn không thể nào định rõ được là người thời nào đã làm nên thứ dụng cụ tìm được. Thí dụ như trong rừng châu Phi, bác sĩ Louis Leaky tìm được những dụng cụ chôn sâu ở Olduvai Gorge, ông ta cho rằng giống người Zinjanthropus đã làm ra. Nhưng đến các năm 1960 nhà khoa học này tìm ra được một người khác mà ông đặt tên là Homo Habilis, ông cho rằng người Homo Habilis mới chính là người làm ra dụng cụ tìm được, và người Zinjanthropus không phải là thủy tổ loài người. Như vậy chứng tỏ rằng dụng cụ không thể nào nói cho biết ai là người chế tạo ra nó.Người ta có thể xét đến tiếng nói của con người và nhận thấy rằng loài người hoàn toàn khác hẳn với bất cứ loài vật nào. Nhà nghiên cứu về tế bào não, người Anh, tên là McDonald Critchly nói rằng: “Người ta đặt giả thuyết là những khác biệt giữa con người và con vật về cấu trúc và nhiệm vụ chỉ là vấn đề mức độ tiến hóa mà thôi. Nếu giả thuyết này đứng vững thì người ta bắt buộc phải nhận rằng lối truyền thông của loài vật đã tiến dần đến khả năng nói năng của loài người.” Các nhà ngôn ngữ học đã cực lực phản đối giả thuyết này, vì không phải chỉ

Page 22: Khoa hoc va nien tin

liên quan tới ngôn ngữ mà thôi, người ta nếu đã tin rằng có tiến hóa trong khả năng nói thì phải nhận rằng có một biến chuyển thật lớn giữa người hình vượn và con người đầu tiên Homo Sapien. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được mắt xích truyền thông đã mất giữa loài vật và loài người.Theo nhà khoa học người Anh này thì nếu tin vào Lý Thuyết Tiến Hóa, tức là tin rằng có một cuộc nhảy vọt rất lớn giữa con vật và con người biết nói. Tiếng nói là dấu hiệu đặc biệt của loài người. Hơn nữa, nhìn vào một bộ xương, nhà khoa học không thể nào nói rằng bộ xương ấy có khả năng nói như thế nào.Chúng ta thử xét đến những lớp sinh vật hóa thạch gọi là fossil. Theo nguyên tắc nghiên cứu fossil thì lớp ở dưới phải xưa hơn lớp ở trên, tuy nhiên người ta thấy rằng có những bộ xương được coi là xưa nhất, lại tìm thấy ở bên trên, còn xương gần với người thời hiện đại thì lại thấy ở dưới sâu. Một nhà khoa học nói rằng các lớp thạch hóa có xương người chỉ tiêu biểu cho một loại người mà thôi. Như vậy thì những bộ xương trông hơi giống người thì sao? Người ta có thể giải thích bằng hai cách:

Những xương đó có thể là của loài vật, không phải là người. Nếu chúng còn sống chắcchắn phải cho vào chuồng nhốt lại. Chúng có thể giống người, nhưng không phải là người và đã tuyệt chủng.Cũng có thể lắm là một số các xương này là của những người trong dòng giống A-đam, Êva. Những người đó cũng có thể có các hình thể xương khác nhau, nhưng rồi tuyệt chủng sau cơn đại hồng thủy thời Nô-ê. Thánh Kinh giải quyết rất dễ dàng vấn đề các mắt xích này, đó là chủ trương rằng không làm gì có các mắt xích đó.Sáng Tạo Tiến Hóa và Thánh Kinh là đề tài rất đáng lưu ý. Nhiều người muốn chấp nhận cả hai quan điểm, nghĩa là tin Lời Thánh Kinh về việc Thượng Đế tạo thành con người, lại muốn phối hợp với ý niệm về tiến hóa của thời đại. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng Sáng Tạo Tiến Hóa cũng gặp phải những nan đề chung như Lý Thuyết Tiến Hóa thường. Vì người ta thấy khó có thể định bộ xương thạch hóa nào là của người sơ khai, bộ xương nào là người về sau, vì có những bộ xương cổ xưa nằm ở trên, và bộ xương mới hơn lại nằm bên dưới sâu. Hơn nữa khi xét về thạch hóa, người ta thấy rằng con người hoàn toàn khác với con vật.Người nào tin Thánh Kinh là tin vào sự sáng tạo đặc biệt của Chúa, và như vậy không thể nào chấp nhận Lý Thuyết Tiến Hóa, mặc dù thuyết đó đã được ngụy trang dưới hình thức Sáng Tạo Tiến Hóa. Thật ra không làm gì có loại tiến hóa như vậy.

Page 23: Khoa hoc va nien tin

Thí dụ như 2:7 cho biết rằng A-đam được tạo nên bằng bụi đất. Nghĩa là Chúa lấy bụi đất nắn nên hình người, không có chuyện bụi đất tiến hóa thành thứ gì đó, rồi sau mới thành người được. Chữ bụi đất đây phải hiểu theo nghĩa đen, là vì Thánh Kinh cũng ghi rằng khi chết đi, loài người lại trở về bụi đất, là nơi người phát sinh ra. Loài người không thể thoái hóa trở thành bụi đất, nhưng khi chết thì tàn tạ trong bụi đất.

Louis Pasteur Và Thuyết Phát Sinh Tự Nhiên.

Louis Pasteur muốn đả phá thuyết phát sinh tự nhiên là vì ông có niềm tin nơi Thượng Đế. Chính Louis Pasteur đã nói rằng:“Tại sao vấn đề phát sinh tự nhiên trở thành quan trọng, vì nó liên quan đến nguyên nhân của sự sống. Nêu lên vấn đề phát sinh tự nhiên là tạo ra một con vi trùng, là tạo đời sống, là giải quyết vấn đề nguyên nhân. Nghĩa là khởi đầu từ vật chất, qua những điều kiện về hoàn cảnh và vật chất mà sang đến sự sống. Như vậy là coi Thượng Đế là Đấng tạo ra sự sống không còn cần thiết nữa. Vật chất có thể thay thế Thượng Đế, và Thượng Đế trở thành Đấng chỉ tạo nên những chuyển động trong thế giới và vũ trụ mà thôi.” Louis Pasteur tin Thượng Đế và quả quyết rằng Ngài đã tạo dựng nên đủ loại cây cỏ và đời sống. Khi được mới ra trước công chúng, trình bày về các cuộc thí nghiệm của ông, Pastuer đã nói rằng: “Thưa quí vị, tôi có thể chỉ vào chất nước kia và nói với quí vị rằng tôi đã lấy hạt nước từ trong vũ trụ bao la này, giọt nước ấy chứa đựng tất cả những yếu tố thích hợp cho sự phát triển của những loại vi trùng. Tôi vừa quan sát vừa chờ đợi, tôi nài nỉ nó tái diễn cho tôi cảnh sáng tạo đầu tiên, nhưng giọt nước vẫn câm nín, câm nín từ mấy năm nay, câm nín vì tôi đã ngăn nó với một thứ mà con người không chế tạo ra được, đó là con vi trùng bay trong không khí, tức là sự sống. Vì sự sống là một con vi trùng, và vi trùng chính là sự sống. Lý Thuyết Phát Sinh Tự Nhiên không thể nào sống lại được nữa sau cuộc thí nghiệm này.” Đúng như lời Pasteur đã nói, ngày nay các nhà sinh học đã bỏ Thuyết Phát Sinh Tự Nhiên.Tuy nhiên các nhà chủ trương tiến hóa muốn mọi người trở lại với Lý Thuyết Tự Phát Sinh. Họ bảo chúng ta tin vào một sự phát sinh tự nhiên ở một vùng biển nào đó trong một thời gian hằng triệu năm xa xưa. Alexander Oparin nói rằng sự sống là hiện tượng có ngay trong vật chất. Chất nước xúp đầu tiên là nguồn gốc của sự sống. Nói như vậy là hoàn toàn công nhận Thuyết Tự Phát Sinh mà Pasteur đã chứng minh bài bác. Những ống nghiệm của Pasteur còn để tại Pháp chứng minh phát sinh tự nhiên là chuyện không tưởng. Pasteur giản dị tin rằng Thượng Đế đã tạo nên sự sống và khiến mọi giống loại sinh con đẻ trứng tùy theo loại, và đó là một niềm tin dựa trên thí nghiệm khoa học hẳn hoi.

Page 24: Khoa hoc va nien tin

Tưởng cũng nên đi sâu vào công trình nghiên ccứu của Pasteur để thấy rằng không phải ai cũng tin Lý Thuyết Tiến Hóa hay Tự Phát Sinh cả đâu.Chính tên Louis Pasteur nối liền với phương pháp tẩy trùng mà người ta đang sử dụng khắp thế giới ngày nay. Chính ông đã khám phá rằng những đồ giải khát đun nóng lên ở nhiệt độ trung bình là giết chết những vi trùng có thể làm hư thức ăn, vì vậy phương pháp khử trùng này ngày nay gọi là pasteuriser hay là pasteurize.Trước khi Pasteur nổi danh, nhiều người cho rằng bệnh tật phát sinh ra là do sự bất cân xứng giữa những chất dịch trong thân thể như máu, đờm và mật. Vì vậy các bác sĩ ngày xưa hay có lối chích máu ra cho hết bệnh.Louis Pasteur đã chứng minh rằng bệnh tật thường phát sinh từ những vi trùng xâm nhập vào thân xác con người và tạo ra tình trạng bệnh. Chính Pasteur đã sáng chế ra thuốc chủng ngừa bệnh chó dại, và các thứ bệnh dại khác do súc vật gây ra.Tuy nhiên đóng góp quý giá nhất của Pasteur vào khoa học là cho loài người biết ý niệm mới về khoa sinh học. Trước thời Pasteur nhiều người tin rằng sự sống ngẫu nhiên xuất phát từ vật chất. Lúc ấy người ta tin rằng nước ao có thể tự nhiên sinh ra ếch nhái, hay là giẻ rách và lúa thóc trong góc nhà tự nhiên sinh ra chuột, hoặc là thịt để ngoài trời sinh ra ruồi.Các khoa học gia đã cố giải thích rằng nếu không có con bố, con mẹ của một giống loại sinh vật, thì không bao giờ có chúng cả. Đặc biệt nhất là cho đến thời đại Pasteur vẫn có nhiều người tin rằng vi khuẩn có thể tự phát sinh.Nhà bác học Louis Pasteur hoàn toàn chống lại lý thuyết tự phát sinh, và đã thực hiện các cuộc thí nghiệm để chứng minh lý thuyết đó là sai qua thí nghiệm sau đây:Pasteur đun sôi nước canh thịt trong một cái chai và sau đó hàn kín nút chai lại. Vi khuẩn không sinh ra trong nước canh thịt đó và nước vẫn trong. Những người chủ trương phat sinh tự nhiên nói rằng Pasteur không để không khí trong chai cho nên vi khuẩn mới chết, nếu cho không khí vào vi khuẩn sẽ sống. Pasteur lại một phen phải chứng minh bằng cách đun nước canh cho sôi để khử trùng rồi cho ra không khí không ô nhiễm bụi. Pasteur dùng một ống nghiệm hình chữ S, không khí có thể vào trong ống, nhưng bụi ô nhiễm không vào được vì chỗ cong của ống. Hiện nay tại viện Pasteur bên Pháp vẫn còn những ống nghiệm mà Pasteur đã làm thí nghiệm, và chất nước canh để hằng trăm năm vẫn không hề có vi khuẩn, nghĩa là vẫn trong vắt.

NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ SỐNG

Page 25: Khoa hoc va nien tin

Ngày nay cũng như thời xa xưa, người ta vẫn đặt ra một câu hỏi rất quan trọng, đó là: Sự sống là gì? Sự sống bắt đầu như thế nào? Các nước tây phương giàu mạnh đã đổ không biết bao nhiêu tiền của đề nghiên cứu và trả lời hai câu hỏi này. Mỗi khi có một chuyến bay lên vũ trụ, thì vấn đề đầu tiên người ta đặt ra cũng là: Trên ấy có sự sống không? Khi đặt chân lên mặt trăng, người ta cũng cố đi tìm ngay xem có gì chứng minh là một hình thức sự sống nào đó hiện diện hay không? Các cuộc nghiên cứu những hành tinh khác tiếp theo cũng vậy. Nhưng cho đến nay, ngoài trái đất ra người ta chưa thấy nơi nào có dấu hiệu gì về sự sống cả.Sự sống là gì? Câu hỏi có vẻ dễ nhưng thực sự khó trả lời vô cùng. Người ta có thể liệt kê những đặc tính của sự sống, khoa học đã biết nhiều định luật về sinh học, nhưng chính sự sống vẫn còn là một bí mật, không thể nào giải thích được. Nhà khoa học vẫn bảo rằng họ không bao giờ tin ở phép lạ, nhưng chủ trương rằng tất cả mọi sự sống trên mắt đất đều do một loại hình thức tiến hóa về hóa chất mà được tồn tại. Đó là một giả thuyết không bao giờ chứng minh, nhưng khoa học ngày nay vẫn chỉ đứng trên giả thuyết đó mà không có bằng cớ nào cụ thể.Các khoa học gia phải thú nhận rằng họ không biết gì về nguồn gốc của sự sống và chưa thể đưa ra một lý thuyết nào xác định cách nào những hình thức sống được hình thành lúc ban đầu.Trong các trường học người ta vẫn dạy rằng phát sinh tự nhiên qua tiến hóa hóa chất của vũ trụ là phương cách mà sinh vật xuất hiện. Nói khác đi, khoa học dạy rằng đời sống phát sinh từ một loại hóa chất hay là vật chất. Điều này phản với nguyên tắc sinh học, vì khoa học biết rõ rằng: Sự sống chỉ có thể phát sinh từ sự sống mà thôi. Người ta bảo rằng, trái đất thuở ban đầu có vào khoảng 90 nguyên tố, thế rồi do một sự phối hợp nào đó, các nguyên tố này được trộn lẫn để phát sinh ra sự sống. Như vậy là sự sống phát nguyên từ những nguyên tố chết, nghĩa là vô sinh trên mặt đất.Sinh học dạy rằng sự sống không thể nào phát sinh ra từ vật chất vô sinh. Điều này nhà khoa học Pasteur cũng đã minh chứng như vậy. Giả thuyết về một loại xúp đầu tiên của nhà khoa học Liên Xô Alexander Oparin cũng chỉ là một giả thuyết mơ hồ trái với khoa học.Vấn đề giản dị là sự sống phải phát sinh từ một sự sống khác. Người tin Chúa biết rõ rằng sự sống không bắt nguồn từ trái đất này, nhưng từ Nguồn Sống ở ngoài trái đất.Câu hỏi: Sự sống đầu tiên từ đâu đến và qua những quá trình nào? Hiện nay chỉ có hai câu trả lời là:Sự sống do phép lạ sáng tạo mà hình thành.

Page 26: Khoa hoc va nien tin

Sự sống do tiến hóa của luật tự nhiên.Toàn thể cơ cấu của Lý Thuyết Tiến Hóa xây dựng trên ý niệm là luật tự nhiên có thể đánh thức vật chất vô sinh thành sự sống. Nếu ta nhận rằng tất cả là do một phép lạ của Chúa thì không thể chấp nhận Lý Thuyết Tiến Hóa được. Thượng Đế bằng phép lạ đã hà sinh khí vào những hình thức sống và truyền đời sống cho hậu thế, đó là căn bản của niềm tin Sáng Tạo.Nói một cách công bằng thì cả hai lý thuyết: Tiến Hóa cũng như Sáng Tạo đều không thể chứng minh cụ thể được, nhưng chỉ được tin nhận trên lý luận xác đáng và sự kiện hiển nhiên. Chỉ có một trong hai lý thuyết này đúng mà thôi, và điều đó tùy thuộc vào nhận định của từng cá nhân.Những người chấp nhận quan điểm: Chính Thượng Đế là khởi nguyên của sự sống, đã do lòng tin mà quyết định như vậy. Nhưng niềm tin ấy dựa trên căn bản hợp lý hơn Lý Thuyết Tiến Hóa về nguyên nhân của sự sống. Những người phủ nhận điều mà Thánh Kinh ghi lại về khởi nguyên của đời sống, là vì cho rằng có tính cách huyền nhiệm hay phép lạ.Tuy nhiên nếu không công nhận Thuyết Sáng Tạo bằng phép lạ thì chỉ còn một con đường, đó là cho rằng đời sống tự sinh. Mà công nhận như vậy cũng không khác nào công nhận một phép lạ vô cùng khó tin hơn nữa. Sự phát sinh tự nhiên không bao giờ được chứng nghiệm trong phòng thí nghiệm, mà còn bị phủ nhận bằng các định luật sinh học nữa. Các bằng chứng cho thấy rõ rằng sự tự sinh chưa bao giờ xảy ra và cũng sẽ không bao giờ có thể xảy ra được.Khi chúng ta nhìn vào sự sống, chúng ta phải công nhận rằng sự sống phải có một nguồn gốc siêu việt hơn hẳn vật chất. Sáng Thế Ký ghi lại câu chuyện thật về nguyên nhân của đời sống.Ngày nay có một số nhà khoa học nói rằng có thể làm cho sự sống phát sinh từ trong ống nghiệm. Trên thế giới đã có mấy đứa trẻ được gọi là sinh từ trong ống nghiệm. Nhưng thực sự nhà khoa học không bao giờ sáng chế ra được sự sống. Những đứa trẻ được sinh trong ống nghiệm vẫn phải lấy tinh trùng của một người đàn ông, đem phối hợp với trứng của một người đàn bà, rồi đem đặt trở lại trong dạ con của người đàn bà cho tăng trưởng thành hài nhi và sinh ra bình thường.Các hình thức sống khác mà khoa học nói rằng đã tạo ra được cũng không phải lấy từ những hóa chất vô sinh mà vẫn phải lấy những enzyme của các vi thể sống rồi đưa vào ống nghiệm cho điều kiện để nẩy nở. Như vậy, nhà khoa học không sinh ra được sự sống mà chỉ bắt chước nhiệm vụ của các tế bào, dùng các phần của tế bào lấy từ một trong những nguồn sống đã có sẵn. Nói tóm lại, sự sống là một huyền nhiệm. Muốn hiểu sự sống mọi người không thể nhìn vào vật chất vô sinh được, mà phải nhìn lên Đấng Sáng Tạo

Page 27: Khoa hoc va nien tin

ra tất cả vì Ngài là Nguồn sống.Chúng ta sang một câu hỏi khác: Con người đã có mặt trên đất từ bao giờ? Trái đất này có phải được hình thành từ bốn tỉ rưỡi năm trước hay mới đây? Các nguyên đại địa chất thì sao? Đa số những sách về sinh học công khai nói rằng bằng chứng về cuộc tiến hóa của con người là rất ít. Mặc dù như vậy người ta vẫn nói rằng vì chúng ta có nhiều bằng chứng là tất cả mọi hình thức sống đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung, như vậy chúng ta phải công nhận là con người cũng đã tiến hóa qua những thời gian hằng triệu năm nay.Lý Thuyết Tiến Hóa dạy rằng con người đầu tiên tiến hóa từ một con vật giống người, sống cách đây hằng triệu năm. Còn con người hiện đại mới xuất hiện trên mặt đất khoảng từ thời bằng giá tới nay. Theo một vài cuốn sách thì con người ấy mới có mặt khoảng 20 nghìn năm nay. Lý Thuyết Tiến Hóa dạy rằng tổ tiên loài người tiến hóa qua các nguyên đại địa chất như sau: Cambri, Ordovic, Silur và Devon. Trong các nguyên đại này và sau đó than đá và dầu được hình thành, nghĩa là khoảng 250 triệu năm trước đây và gọi là hệ carbon. Tiếp theo đó là hệ Pecmi, tức là thời kỳ dầu hỏa hình thành, nghĩa là khoảng 230 triệu năm trước.Kỷ Triat và kỷ Jura tiếp theo là thời kỳ mà loài bò sát và loài khủng long xuất hiện trên đất. Cuối kỷ Jura thì loài khủng long biến mất.Tất cả những con số, và niên đại này mỗi nhà khoa học nói một cách khác. Có sách nói rằng loài khủng long biến mất khỏi mặt đất khoảng 70 triệu năm trước đây. Cuối cùng người ta nói rằng trong kỷ Creta có hệ Pleitocene là khi mà những lục địa đóng băng bắt đầu di chuyển xuống và che phủ phần lớn bắc bán cầu. Theo các nhà tiến hóa thì trong hệ Pleitocene này, nghĩa là khoảng một triệu năm trước đây, người khỉ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên con người hiện đại chỉ mới bắt đầu vào cuối thời kỳ băng giá, nghĩa là khoảng 20 nghìn năm trước đây.Đó là tóm tắt tất cả các thời kỳ, nguyên đại địa chất như Lý Thuyết Tiến Hóa chủ trương. Sau khi đọc những con số hằng trăm hằng triệu năm dó, người ta có thể đặt câu hỏi là căn cứ vào đâu mà người ta tính được các con số này? Ta phải nói ngay rằng chẳng căn cứ vào đâu cả. Các nguyên đại địa chất đã được người ta đặt ra căn cứ vào những dữ kiện lấy từ chất phóng xạ của các lớp sinh vật hóa thạch.Ta hãy xét đến việc nghiên cứu các dữ kiện này. Cho đến tận bây giờ, các lớp fossil hay sinh vật hóa thạch là nguồn dữ kiện duy nhất để nhà tiến hóa có thể xây dựng một cái thang thời gian địa chất. Nhà cổ sinh vật học thường đánh giá thời gian của một lớp fossil theo tuổi ước định của tảng đá mà lớp xương hóa thạch ấy được chứa đựng. Trong khi đó thì nhà địa chất căn cứ

Page 28: Khoa hoc va nien tin

vào những gì nhà cổ sinh vật học tính được để định thang thời gian cho các thế hệ địa chất. Cuối cùng cả hai đều dựa vào nhau. Tuổi con vật thì định bằng cách nghiên cứu những lớp đá mà nó đã nằm vào, còn tuổi của đá thì lại căn cứ vào lớp sinh vật hóa thạch mà tính.Trong thời gian gần đây người ta dùng phương pháp định tuổi đá bằng phóng xạ đồng vị. Đây là phương pháp định tuổi được coi là hiện đại nhất. Tuy nhiên cách định tuổi bằng phóng xạ đồng vị lại dựa trên nhiều giả thuyết. Hơn nữa một phương pháp định tuổi bằng phóng xạ đồng vị không nhất thiết phải phù hợp với một phương pháp khác. Theo một phương pháp định tuổi thì trái đất đã bốn tỉ rưỡi năm, trong khi các phương pháp khác nói rằng tuổi trái đất là chín tỉ rưỡi năm. Nhưng khi hỏi bằng chứng đâu mà các nhà khoa học đưa ra các con số này thì không ai trả lời được, vì đó chỉ là giả thuyết, không có gì để chứng minh cả.Những sự kiện gọi là khoa học mà người ta đang có trong tay là người thời sử dụng đồ đá đẽo đã sống trên mặt đất này khoảng từ bảy đến tám nghìn năm, cũng có những bằng chứng rằng người thời sử dụng đồ đá có thể sống lâu hơn về trước, nhưng không thể nào vượt qua 20 nghìn năm được. Vượt giới hạn này các nhà tiến hóa chỉ còn cách là ước đoán mà thôi. Gần đây người ta còn trở lại với Thuyết Tai Biến. Thuyết Tai Biến rất nổi danh trong thế kỷ 17 và 18, thuyết này cho rằng trái đất đã từng bị một cuộc hủy diệt đột ngột, làm cho người và súc vật đều chết hết.Trong thế kỷ 19, Thuyết Tai Biến bị Lamarck và Darwin loại bỏ, đề xướng ra Thuyết Đồng Nhất. Thuyết này chủ trương rằng mọi hiện tượng xảy ra trên vỏ trái đất đã được thực hiện rất chậm qua những giai đoạn thời gian lâu dài. Tuy nhiên bằng chứng khoa học ngày nay thực ra lại phù hợp với Thuyết Tai Biến hơn là Thuyết Đồng Nhất. Càng ngày người ta càng tìm được nhiều bằng chứng cho thấy rằng những biến chuyển địa chất như núi trồi lên hay là những dãy núi xuất hiện đã từng xảy ra trong một thời gian mới đây. Có một số bằng chứng cho biết rằng loại khủng long sống trên mặt đất cách đây vài nghìn năm và đồng thời với loài người. Mỏ dầu hỏa và than cũng chỉ mới được tạo nên mấy nghìn năm. Những dữ kiện khoa học chưa bao giờ hỗ trợ giả thuyết là các sự việc xảy ra trên mặt đất hằng triệu năm về trước. Cũng nhờ khoa học chúng ta có thể nói rằng loài người có trên mặt đất khoảng từ 10 nghìn năm trở lại đây mà thôi.Khi đọc Thánh Kinh ta thấy rõ có nhiều sự kiện tai biến đáng cho ta quan tâm, nghiên cứu, quan sát bằng phương pháp khoa học liên quan đến trái đất và lịch sử của trái đất. Tai biến như cơn đại hồng thủy đã phát sinh ra nhiều biến đổi trên mặt đất mà người ta vẫn bảo là đã có từ những thế đại lâu về trước.Thánh Kinh cũng không nói rằng Chúa hình thành trời đất từ khi nào và

Page 29: Khoa hoc va nien tin

trong bao lâu. Sáng Thế Ký chỉ mở đầu rằng: Ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên trời đất. Căn cứ vào những lớp đá và những sự kiện trên mặt đất, người ta thấy rằng cuộc sáng tạo không xảy ra hằng triệu năm về trước mà chỉ khoảng 20 nghìn năm trở lại đây mà thôi. Ngoài ra cũng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh trái đất đã có từ hằng triệu năm cả.Ta có thể tóm lại rằng: Căn cứ vào Khoa học và vào Thánh Kinh, người ta công nhận Thuyết Sáng Tạo là chính đáng vì Lý Thuyết Tiến Hóa với ý niệm về nguyên đại địa chất hoàn toàn là phỏng đoán, không có gì vững chắc. Nguyên đại địa chất thì xây dựng trên giả thuyết Tiến Hóa là định luật khoa học. Nhưng khi người ta nhận ra rằng tiến hóa chẳng qua chỉ là một lý thuyết mơ hồ, không thể chứng minh hay hỗ trợ bằng các sự kiện khoa học, thành ra các nguyên đại địa chất cũng chỉ là tưởng tượng mà thôi.Người theo Chúa đọc Thánh Kinh và biết rõ là Chúa đã sáng tạo nên vạn vật và cuộc sáng tạo ấy theo bằng chứng khoa học không quá 20 nghìn năm trước đây. Đây là những lý luận được các nhà khoa học công bố và xác nhận.

CÂU CHUYỆN KHỞI NGUYÊN TRONG SÁNG THẾ KÝ

Căn cứ vào các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và Khoa Học, chúng ta quả quyết tin rằng câu chuyện khởi nguyên ghi lại trong Sáng Thế Ký là hợp lý nhất hiện nay. Câu chuyện ấy nói đến Thượng Đế và cuộc sáng tạo trời đất, sự sống và những hình thức sống kể cả con người. Câu chuyện này hợp lý hơn cả vì có nhiều bằng cớ, hữu lý cho người ta chấp nhận hơn là bất cứ câu chuyện khởi nguyên nào khác.Một điều ta cần ghi nhớ là bất cứ lập trường nào về khởi nguyên cũng phải liên quan đến lòng tin. Nhưng lòng tin phải đặt trên căn bản vững chắc. Thư HeDt 11:3 chép rằng: Do lòng tin chúng ta biết chắc vũ trụ được sáng tạo bởi Lời Thượng Đế và nguồn gốc của vạn vật không phải là những vật hữu hình. Đó chính là lòng tin mà người đọc Thánh Kinh chấp nhận, một đức tin hợp lý. Vì người ta không thể nào đạt đến một kết luận thỏa đáng về khởi nguyên của vạn vật bằng phương pháp thực nghiệm của khoa học tự nhiên.Nói khác đi, trong bản chất, phương pháp khoa học thực nghiệm không thể nào liên quan gì đến vấn đề căn nguyên cả. Vì làm sao thí nghiệm khoa học có thể cho chúng ta thấy nổi vũ trụ này hình thành ra sao, hay là trái đất và hệ mặt trời đã hình thành như thế nào, hoặc là điều kiện cho sự sống thành hình trên trái đất diễn tiến ra sao?Dù cho con người khôn ngoan đến nỗi có thể dùng những dụng cụ sáng tạo ra được sự sống đi nữa thì cũng chỉ chứng minh được rằng sự sống phải đến từ một thực thể có thông minh hiểu biết. Điều đó không chứng minh được

Page 30: Khoa hoc va nien tin

rằng cái không có thông minh, nghĩa là vật chất có thể tạo ra sự sống ngay từ ban đầu.Tháng tám năm 1964 tờ báo Đời Sống Liên-xô Ngày Nay khi bàn đến các lý thuyết về nguyên nhân, đã nói rằng: Một vài lý thuyết chủ trương rằng các hạt căn bản mà do đó hệ thống của chúng ta hình thành lúc đầu tiên thật là lạnh, các lý thuyết khác nói rằng các hạt ấy nóng. Ngày nay chúng ta có đến 15 cách giải thích về nguyên nhân của vũ trụ do khoa học gia của nhiều nước đưa ra. Tuy nhiên không có lý thuyết nào giải thích thỏa đáng cả. Những lý thuyết về nguyên nhân của vũ trụ cũng lại thay đổi luôn luôn, nay thế này, mai thế khác. Trong khi đó thì Thuyết Sáng Tạo vẫn không thay đổi. Câu chuyện ấy vừa ngắn lại vừa không đi vào chi tiết. Chẳng hạn như không nói về nguyên sinh chất hay là loại cây dưới biển. Tuy vậy chưa có nhà khoa học nào dám đưa ra một câu chuyện súc tích, dễ hiểu và thích thú như vậy. Câu chuyện Sáng Tạo rất lạ thường vì không có một chi tiết nào phản ánh mức độ khoa học thấp kém của thời đại mà sách được viết ra. Nói đúng ra Sáng Thế Ký không dùng ngôn ngữ khoa học, và câu chuyện cũng không cần phải dùng loại ngôn ngữ đó mới có thể coi là chính xác được. Thí dụ như ta có thể nói theo khoa học: Tóc là một loại cách nhiệt, cấu tạo bằng lớp biểu bì đã được coratin hóa. Tuy nhiên tôi có thể nói một câu như: Tóc mai sợi ngắn sợi dài, thì người nghe có thể hiểu ngay là tóc trên đầu mình mà không cần phải hiểu coratin là gì.Câu chuyện sáng tạo trong Thánh Kinh hợp lý là vì cho chúng ta biết một thực thể cuối cùng, đó là Đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế hay là thần linh, Ngài không phải là vật chất.Người ta chỉ có thể quan niệm được hai điều liên quan đến khởi nguyên của sự vật, đó là: hoặc là Đấng Thượng Đế vĩnh cửu đã tạo nên trời đất, kể cả mọi hình thức sống; hoặc là vật chất vĩnh hằng đã tạo nên sự sống với bao nhiêu hình thái. Nói khác đi là ban đầu Thượng Đế vĩnh hằng hay là ban đầu vật chất vĩnh hằng đã tạo nên trật tự của vạn vật mà ta thấy ngày nay. Con người không thể nào quan niệm khác hơn hai điều vừa kể.Các khác biệt giữa những người tin vào Đấng Tạo Hóa và những người vô thần là: Một đàng tin rằng Thượng Đế, sự thông minh tuyệt đối, đấng vĩnh hằng đã tạo nên tất cả, đằng khác tin rằng vật chất là khởi nguyên của sự sống, và vật chất tự nhiên mà có.Cứ xét hai điểm đó ta cũng thấy rằng tin vào Đấng Thượng Đế vẫn hợp lý hơn, vì làm sao bạn có thể tin được viên sỏi kia có thể một ngày nào đó biến ra con bướm hay con sâu được? Nói như thế đến một em bé cũng thấy là vô lý không tin được.Chính vì vậy mà Sáng Thế Ký có giá trị và câu chuyện sáng tạo ở Sáng Thế Ký là hợp lý nhất.

Page 31: Khoa hoc va nien tin

Bây giờ ta thử trắc nghiệm Sáng Thế Ký xem lời giải thích của Sáng Thế Ký có đúng hay không. Nhà khoa học nói rằng nếu một giả thuyết nào đúng thì kết quả sẽ được mô tả tiếp theo sau. Nói khác đi, nếu một giả thuyết đúng thì giả thuyết ấy phải có giá trị tiên đoán. Nếu nó tiên đoán rằng những sự việc nào đó sẽ xảy ra và quả nhiên các lời tiên đoán ấy cứ liên tiếp được chứng nghiệm thì người ta sẽ tin giả thuyết ấy nhiều hơn. Rồi dần dần người ta đi từ lĩnh vực giả thuyết sang lĩnh vực lý thuyết và cuối cùng là sang lĩnh vực định luật.

Nếu Sáng Thế Ký ghi lại đúng câu chuyện sáng tạo thì điều chúng ta mong ước là gì? Trước tiên, thực thể cuối cùng là một Đấng duy nhất. Khác với các thần linh của ngoại giáo, thực thể cuối cùng là một Đấng gọi là Thượng Đế, thần linh vĩnh hằng. Những người theo duy vật phủ nhận điểm này, nhưng họ vẫn phải xác nhận rằng thực thể cuối cùng phải là một Đấng, ngay dù trong thiên nhiên vật chất cũng vậy. Vũ trụ này phát nguyên từ một Đấng khôn ngoan mà không người nào chối cãi được.Câu chuyện trong Sáng Thế Ký chính xác là vì vũ trụ và chính trái đất này không phải là một hệ thống tự giải thích, tự hiện hữu. Những định luật đang hoạt động chung quanh ta cũng không giải thích được vũ trụ. Một trong những định luật quan trọng nhất của khoa học là định luật thứ hai của Nhiệt Động Học.Định luật thứ hai đại khái cho biết rằng: chiều hướng tự nhiên của năng lượng là đi từ chỗ có trật tự hẳn hoi đến chỗ mất trật tự. Mọi sự việc có chiều hướng trở thành đơn giản hóa, ngẫu nhiên hơn, rối loạn hơn.Nhưng nếu chúng ta lý luận ngược lại tình trạng trật tự hiện tại, thì chúng ta phải nói rằng vũ trụ đã được khởi đầu từ cõi hằng cửu xa xưa. Phải có những gì đã xảy ra mà bây giờ không xảy ra nữa. Chẳng hạn như cuộc sáng tạo đã xảy ra và chấm dứt.Các nhà khoa học vẫn đồng ý rằng có một khởi đầu cho hệ thống vũ trụ của chúng ta, mặc dù người ta không đồng ý, không chấp nhận Thánh Kinh.Cả Thánh Kinh và Khoa Học đều đồng ý ở một điểm là đã có một thời trái đất này không ra hình thể gì cả và trống rỗng. Nói khác đi là đã có một thời gian trong quá khứ mà trái đất không có sinh vật.Cả Thánh Kinh và Khoa Học đều nói rằng ánh sáng phải có trước sự sống. Cây cỏ phải có trước loài người. Thánh Kinh và Khoa Học cũng đồng ý rằng có sự khác biệt thường xuyên giữa các sinh vật, mặc dù chúng thuộc về một chủng loại chung đi nữa, thí dụ như có rất nhiều loại người, nhưng vẫn chung là giống người chứ không phải là sinh vật khác. Sinh vật lại sinh sản theo đúng chủng loại của nó.

Page 32: Khoa hoc va nien tin

Điều quan trọng hơn cả mà Sáng Thế Ký và Khoa Học đều đồng ý là sự sống phải phát sinh từ một nguồn sống.

Nếu Sáng Thế Ký đúng thì chúng ta có thể tiên đoán một vài điều. Thí dụ như vật chất tạo thành thể xác con người được tìm thấy trong bụi đất. Điều này các khoa học gia đã xác nhận.Theo Sáng Thế Ký chúng ta còn biết rằng loài người là sinh vật thượng đẳng và được sáng tạo sau cùng. Cho đến nay người ta vẫn chưa có thể nào nói rằng con người tiến hóa nữa để thành các siêu nhân.Nếu Sáng Thế Ký đúng thì người ta phải thấy rằng nhân loại có chung một nguồn gốc. Khoa học gia đã xác nhận điểm này.Nếu Sáng Thế Ký đúng thì con người phải hoàn toàn khác với thú vật, vì con người được tạo nên theo hình ảnh của Thượng Đế, nghĩa là một sinh vật có lý trí, có luận lý, có tự do, có thần linh chứ không phải chỉ là vật chất. Mặc dù tội ác làm hỏng đời người, nhưng con người vẫn hoàn toàn khác hẳn thú vật.Nếu Sáng Thế Ký đúng thì con người phải là một sinh vật biết thờ phượng. Sáng Thế Ký nói rằng con người còn có các mối tương giao với Thượng Đế. Thực vậy, con người là một sinh vật biết tôn thờ, mặc dù nhiều người thay thế đối tượng tôn thờ là Thượng Đế bằng các đối tượng khác. Người ta đã tôn thờ những con người, những con vật hay vật chất, cây cỏ,núi sông.Nếu Sáng Thế Ký đúng thì con người phải quản trị mọi sinh vật khác, điều này quả nhiên như vậy.Nếu Sáng Thế Ký đúng thì con người phải là sinh vật chế ngự trái đất này, việc này ngày nay không ai chối cãi được.Nếu Sáng Thế Ký đúng thì chúng ta phải thấy rằng khi loài người đi ngược lại luật hôn nhân của Chúa thì gặt lấy buồn khổ và tai họa. Điều này cho đến nay vẫn đúng.Nếu chúng ta lên tiếng chỉ trích Sáng Thế Ký thì chúng ta đang phủ nhận nguồn gốc của mình, vì không ai trên đời này có thể nhận mình chỉ là một sinh vật như các sinh vật khác mà thôi. Người nào phủ nhận Sáng Thế Ký là phủ nhận giá trị cao cả của con người.Sáng Thế Ký không phải là một chuyện thần thoại phản khoa học. Sáng Thế Ký là câu chuyện duy nhất ghi lại chính xác nhất về khởi nguyên của vũ trụ vạn vật và nhất là con người.

CHỌN LỌC TỰ NHIÊN

Page 33: Khoa hoc va nien tin

Khi nói đến Lý Thuyết Tiến Hóa chúng ta thường nghĩ ngay đến Charles Darwin, vì cái tên này quan hệ chặt chẽ với đề tài. Nhưng ý niệm về tiến hóa có từ lâu đời trước Charles Darwin, nghĩa là mãi từ thời các triết gia Hi-lạp cổ xưa. Darwin chỉ là người đầu tiên đề nghị một lý thuyết giải thích Lý Thuyết Tiến Hóa khả dĩ có thể được những người nghiên cứu khoa học thời ông ta chấp nhận. Darwin gọi là: Lý thuyết về chọn lọc tự nhiên. Herbert Spencer thì gọi là: Sự sống sót của các cá thể thích nghi. Darwin cũng cho là tên gọi của Spencer có ý nghĩa hơn.Chọn lọc tự nhiên tương tự như là công việc của các nhà nông từ bao nhiêu thế hệ vẫn thường làm, đó là lựa những loại gia súc và những loại cây mà người ta muốn làm giống cho thế hệ sau. Lựa như vậy để đàn gia súc được béo tốt hơn và mùa màng được kết quả tốt hơn. Darwin nói rằng trong thiên nhiên cũng có sự chọn lọc như vậy mà không cần có ai chủ trương cả, nghĩa là trong mỗi môi trường sống, những loại súc vật nào, những loại cây nào tốt nhất, đáng sống nhất thì sẽ tồn tại và sinh sản mạnh hơn những giống loại không thích hợp. Như vậy khi có những giống loại khác biệt sinh ra, thiên nhiên sẽ lựa chọn những con vật, những giống cây nào thích hợp nhất để sống trong môi trường mà chúng phát triển.Ý niệm này nghe cũng có lý, nhưng Darwin đi xa hơn nj74a và nói rằng điều này giải thích được khởi nguyên của mọi sinh vật và cây cỏ trên mặt đất là những hình thức rất đơn giản. Dĩ nhiên là ông ta cũng công nhận có nhiều nan đề trong lý thuyết này. Ông ta nhận rằng ý nghĩ về con mắt đã làm ông ta lạnh cả người, vì ông ta phải giải thích thật rõ cho các nhà khoa học rằng con mắt cũng đã trở thành con mắt sau sự sống sót của các cá thể thích nghi, nghĩa là thoạt tiên sinh vật không có mắt! Darwin cũng nói rằng cái đuôi của con công cũng là nan đề đối với ông. Ông đã phải giải thích rằng con công đã phát triển đuôi nó từ một thể không có lông. Ông còn tiết lộ rằng hình thể chính xác về phương diện toán học của tổ ong đã khiến ông thật bối rối. Điều này khó hơn những điều kia là vì những con ong làm tổ thì không sinh sản, và những con ong sinh sản lại không làm tổ.Thế còn trường hợp xã hội côn trùng thì lý thuyết chọn lọc tự nhiên và sống sót của các cá thể thích nghi phải giải thích ra sao? Đó là những nan đề của Darwin. Hơn thế nữa, thế giới côn trùng còn làm nhiều hành động mà thời đại Darwin chưa biết được nữa. Thí dụ như con ong tìm được một nguồn mật hoa mới, chúng sẽ bay về tổ ong và báo tin cho các con ong khác thật là rõ cách bay đến chỗ có mật hoa, và khoảng cách là bao xa, vì có khi chúng phải bay vòng vo mãi mới đến nơi được. Chúng đã tính được những góc độ để bay chính xác đến mục tiêu. Đây là điều mà đối với loài người nhiều khi còn khó khăn. Đó là việc kỳ lạ của loài ong. Nhưng lý thuyết chọn lọc tự

Page 34: Khoa hoc va nien tin

nhiên làm sao giải thích được tại sao những con ong làm việc xây tổ lại không sinh sản cho có nhiều ong thợ hơn, trong khi đó thì những con ong sinh sản không bao giờ đi tìm mật hoa?Một trường hợp mà chọn lọc tự nhiên không sao giải thích được là một loại nhậy nhỏ xíu sống trong tai con bướm sâu. Một số loại bườm sâu có những con nhậy nhỏ xíu chuyên môn sống trong lỗ tai. Loại bướm sâu này là mồi ngon cho loài dơi. Một điều lạ là loài nhậy ấy chỉ sống trong một lỗ tai của con bướm sâu. Con dơi thường đi tìm bướm sâu bằng hệ thống radar trong miệng của nó, nghĩa là nó phát sóng âm trong miệng, sóng ấy hễ gặp vật cản là dội lại và nó sẽ bay đến chỗ vật cản mà bắt mồi ăn. Giả như loài nhậy sống trong cả hai lỗ tai của con bướm sâu, thì con bướm không thể nào nghe tiếng động của con dơi phát ra và tránh được, nhưng vì loại nhậy chỉ sống trong một lỗ tai, con bướm vẫn nghe và vẫn thoát chết. Trong hàng nghìn con bướm sâu, chỉ thấy có hai con là con nhậy sống ở hai lỗ tai, còn bao nhiêu chỉ sống trong một lỗ tai. Lý do là lỗ tai bên kia của con bướm sâu có một loại mốc meo mà con nhậy không thể nào vào đó sống được. Chọn lọc tự nhiên làm sao giải thích được chuyện này?Một thí dụ điển hình nữa là con cá bắn tia nước. Con cá này từ dưới nước phóng một tia nước lên trúng một con sâu bám trên một cành cây sà trên mặt nước, làm cho con sâu rơi xuống nước và nó đớp lấy ăn. Con cá này mắt rất tinh, có thể bắn tia nước xa hằng thước tây để bắt sâu ăn. Tuy nhiên muốn bắn tia nước được như vậy, mọi việc phải thật chính xác. Miệng con cá phải có đúng hình dáng, cái mang nó phải có khả năng phun nước, và mắt nó phải có khả năng ngắm cho đúng. Tuy nhiên loài cá này không bắn sâu bằng tia nước để ăn mà sống. Bắn tia nước chỉ là một thú tiêu khiển của nó thôi, nó vẫn ăn các thứ khác như cá thường. Nếu theo chọn lọc tự nhiên thì con cá nào bắn tia nước giỏi hơn con cá khác thì sẽ sống lâu hơn và sinh sản nhiều hơn, và nghề bắn nước sẽ tinh luyện hơn. Nhưng loại cá này chỉ bắn sâu chơi chứ không sống về nghề này, như vậy tại sao nó không bị tuyệt diệt mà vẫn còn sống?Một trường hợp khác là những con chim di thê bằng sự hướng dẫn của các ngôi sao. Người ta làm thí nghiệm này tại Đức. Các nhà khoa học cho trứng chim chích nở ra trong một phòng không có cửa sổ, để con chim không bao giờ được thấy bầu trời. Khi chim đã khôn lớn và sẵn sàng di thê được, chúng lần lượt được đưa vào một chiếc lồng cũng để trong phòng. Căn phòng này trên trần được kiến trúc hình vòm trời, và người ta dùng đèn chiếu lên một bầu trời giả, thoạt tiên người ta để đèn như thường, con chim sẽ chỉ đậu và quay đi quay lại. Nhưng khi tắt đèn đi, và bầu trời trên trần hiện ra, chim bay ngay về hướng đông nam y hệt như những con chim sống ở ngoài trời tự nhiên, thế rồi bầu trời được di chuyển, y hệt như khi chim bay ở ngoài trời,

Page 35: Khoa hoc va nien tin

thì con chim bay mãi về phía đông nam cho đến khi bay trên vùng châu thổ của sông Nile. Chim ở ngoài trời khi đến sông Nile sẽ đổi hướng bay dọc theo con sông này. Con chim trong lồng cũng vậy, đổi hướng theo với hướng sông Nile. Làm sao chọn lọc tự nhiên có thể đưa đến một sự nhắm hướng bẩm sinh như thế?Chọn lọc tự nhiên là lý thuyết của Darwin để giải thích cách thức trong thiên nhiên những giống loại tốt nhất đã được lựa bằng sự sống sót của các cá thể thích nghi. Một trong những nan đề mà thời đại Darwin chưa giải thích là có bao nhiêu giống loại được chọn lựa? Vào đầu thế kỷ này, Hugo De Vries đưa ra lý thuyết đột biến để giải thích sự hiện hữu của những khác biệt về di truyền cho nên chọn lọc tự nhiên mới có thể lựa ra những chủng loại tốt nhất.Hiện tượng đột biến có mặt trong mỗi loại cây cỏ, sinh vật và loài người. Đột biến là những thay đổi bất ngờ về di truyền xảy ra trong các cá thể và được lưu lại trong dòng dõi thế hệ sau. Trên thực tế thì hầu hết các cuộc đột biến đều có hại về một vài phương diện. Theodosius Dobzaansky, một nhà nghiên cứu về gen, rất nổi tiếng, đã nói rằng chỉ có một phần trăm cuộc đột biến được coi là tốt trong bất cứ trường hợp nào. Julian Huxley thì nói rằng: chỉ vào khoảng một phần nghìn là hữu ích. Một số những đột biến này tai hại gây tử vong, một số khác gây những phản ứng phụ trong hình thái. Tất cả những sự đột biến này đều xảy ra ngẫu nhiên và không có cách nào biết được khi nào hay tác dụng thế nào cả.Nếu tất cả các cuộc đột biến đều tai hại về phương diện chủng loại thì làm sao chúng có thể hữu ích gì trong cuộc tiến hóa như De Vries đề nghị và đã được các nhà tiến hóa chấp nhận? Họ nói dầu rằng chỉ có một số ít những cuộc đột biến được coi là hữu ích, nhưng hàng triệu năm cũng đủ thời gian cho cuộc tiến hóa. Thật ra lý thuyết này đòi hỏi người ta phải có lòng tin thật cao mới chấp nhận được. Gần đầy các nhà toán học nói rằng ngay số thời gian hằng triệu năm mà các nhà tiến hóa đưa ra cũng không đủ để thực hiện cuộc tiến hóa.Bây giờ ta thử nói đến những cuộc đột biến hữu ích xem sao. Có thật là những cuộc đột biến hữu ích đã làm cho tiến hóa xuất hiện hay không?Thật ra khó có thể tìm ra được một danh sách những cuộc đột biến hữu ích. Những cuộc đột biến được gọi là thích hợp cho tiến hóa thì lại không hữu ích về phương diện giống loại. Thí dụ như trên một danh sách người ta chỉ ghi một cuộc đột biến về thảo mộc duy nhất, đó là tính bạch tạng của cây xanh, nghĩa là cuộc đột biến này khiến cho cây không còn điều chế diệp lục tố nữa, nhưng cây nào không điều chế diệp lục tố thì cây ấy chết. Cuộc đột biến này được coi là quan trọng, nhưng nó gây cho cây chết.Một điều khó giải thích nữa là, đột biến không sinh ra cái gì mới. Chúng chỉ

Page 36: Khoa hoc va nien tin

là một hình thể khác với một vài khía cạnh thuộc về cây cỏ hay sinh vật đã có từ trước. Nếu thuyết tiến hóa đúng và đã có một thời mà trên đất chỉ có giun chứ không có con gì cao hơn, thì làm sao cá xuất hiện được? Con cá lại còn có nhiều thứ mà con giun không có. Thế thì những tính chất mới trong con cá từ đâu mà ra? Vì chúng ta biết rằng đột biến không sinh ra cái gì mới cả mà chỉ biến đổi những tính chất đã có từ trước trong những con vật hay cây cỏ. Tương tự như vậy, nếu đã có một thời đại nào đó mà chỉ có cá trên mặt đất thì làm sao cuộc tiến hóa có thể đưa đến những con vật như ngựa và chim được? Vì ta biết ngựa và chim có những đặc tính mới mà cá không có. Như vậy đột biến không thể nào là phương tiện cho cuộc tiến hóa được.Nếu tiến hóa nhờ đột biến hay những cách nào khác mà thực hiện được, thì phải có bằng cớ hiển nhiên chứ. Đằng này lúc nào người ta cũng nói rằng chúng ta không thể nào nhìn thấy được vì diễn tiến quá lâu và đời người quá ngắn không thể nào quan sát được.Thật ra những từ như “chọn lọc tự nhiên”, “sống sót của những cá thể thích nghi,” hay “đột biến” chỉ là những từ để giải thích một lý thuyết mơ hồ, đó là Lý Thuyết Tiến Hóa. Những cuộc chọn lọc tự nhiên hay đột biến thật ra không tạo nên cuộc tiến hóa. Nghĩa là không biến sinh vật này thành ra sinh vật khác hay cây cỏ này thành cây cỏ nọ. Sinh vật có nhiều chủng loại và mỗi chủng loại có những sắc thái dị biệt thế thôi. Chẳng hạn như cùng là loài người cả nhưng có người da đen, người da trắng, lại có người ngăm ngăm đen như chúng ta. Chúng ta không bao giờ thấy có sinh vật nào giữ được một phần nào đặc tính của người cả, và cũng không ai chứng minh được rằng có một giống loại sinh vật nào đó bỗng nhiên đột biến hóa thành người. Thật ra ngay loài khỉ vượn và loài vượn người cũng vẫn là loài thú rừng, và cho đến nay vẫn còn hiện diện.Tại sao người ta lại đi tìm khởi nguyên của mình trong loài vật, trong vật chất, mà không tin rằng mình do từ một nguồn gốc vĩnh hằng sinh ra? Nguồn gốc vĩnh hằng đó là Thượng Đế. Điều này là một thực sự không ai chối cãi được.Người nào chối bỏ Thượng Đế là người đã chối bỏ sự hiện hữu của mình, vì chính mỗi chúng ta đây là bằng cớ có Thượng Đế khôn ngoan, cao siêu. Sở dĩ người ta nhận thuyết tiến hóa là vì người ta muốn chống lại Thượng Đế. Đây là một việc làm dại dột, vì tất cả mọi người rồi sẽ đứng chầu trước mặt Thượng Đế, lúc ấy dù con người có công nhận Thượng Đế đi nữa cũng đã quá muộn.

LỊCH SỬ THUYẾT TIẾN HÓA

Page 37: Khoa hoc va nien tin

Lịch sử Thuyết Tiến Hóa cũng rất hấp dẫn. Theo các nhà nghiên cứu thì Thuyết Tiến Hóa khởi đầu với nhà triết học Hi Lạp tên Empedocles. Empedocles có nhiều tư tưởng rất khác thường mà không ai nghĩ có thể thành khởi nguyên cho một lý thuyết khoa học. Triết gia này nói rằng những cơ phận trong thân xác loài vật và loài người đã xuất hiện riêng rẽ. Ông ta không nói rõ là các cơ phận ấy được thành hình ra sao, nhưng các cơ phận ấy đã theo ngẫu nhiên mà hợp lại và do một thứ sức mạnh thu hút mà ông ta ví sánh như tình yêu. Một con mắt và một cánh tay có thể hợp lại với nhau hay bất cứ một cơ phận nào khác. Tuy nhiên hầu hết những cuộc phối hợp này không thích nghi để tồn tại nên một thời gian sau là chết. Trong khi đó thì các cuộc phối hợp khác khá hơn, mặc dù có con vật đầu quay ra đằng sau, hay là đầu thú mình người, hoặc là đầu người mình thú. Tất cả những loài phối hợp bất thường này dần dần sẽ tự tiêu diệt vì không thích hợp, chỉ có những gì thích hợp mới sống còn mà thôi. Đó là những loài mà chúng ta thấy có mặt trên đời.Khoa học gia ngày nay nói rằng Empedocles khởi đầu thuyết tiến hóa và đưa ra những lý luận tương tự như thuyết “chọn lọc tự nhiên” của Darwin, nghĩa là cũng hoàn toàn dựa trên căn bản máy móc.Mặc dù Aristote chịu ảnh hưởng của Empedocles, đã vẫn giữ quan niệm về một Đấng hoạch định tất cả trong hệ thống tiến hóa của ông, nghĩa là đưa ra một loại tiến hóa thần học.Nhiều thế kỷ sau, Augustine là người mà tư tưởng đã ảnh hưởng nhiều đến thần học Cơ Đốc, đã cố đưa lý thuyết của Aristote cho gần lại với Thánh Kinh. Ông cố dung hòa quan điểm của Aristote với Sáng Thế Ký. Nếu tư tưởng của Augustine mà hồi ấy được Giáo Hội công nhận thì ngày nay không ai còn thấy vấn đề tiến hóa là nghịch lý nữa, mà chỉ chấp nhận thôi. Augustine nói rằng mọi vật được tạo dựng nên trong tính cách tạm và có tiềm năng để phát triển thành các hình thể như người ta thấy.Quan điểm của Augustine bị một tu sĩ dòng Tên chống đối, đó là Francisco Suarez. Đây là một học giả thường để ra mỗi ngày 17 tiếng đồng hồ để học. Francisco nói rằng mọi vật được tạo nên trong hình thái thông thường chứ không qua quá trình tiến hóa. Như vậy là tư tưởng tiến hóa thần học đã bị đả phá mạnh.Một người nổi danh khác trong lịch sử tiến hóa là Maupertius, một nhà vật lý người Pháp, đã chứng minh trái đất dẹt ở hai đầu cực. Có một lúc Maupertius lại nghiên cứu sang lĩnh vực sinh học để tìm hiểu tiến hóa, nghĩa là đi trước Darwin một thế kỷ. Ông ta đã đưa ra công thức chọn lọc tự nhiên và cũng đề cập đến thuyết đột biến của DeVries sau này. Ông ta nói rằng đột biến là phương cách mà những khác biệt về tiến hóa xảy ra. Ông lại còn

Page 38: Khoa hoc va nien tin

công nhận rằng hầu hết các cuộc đột biến là tai hại cho chủng loại. Ông ta cũng đã tiên đoán cả định luật Mendel trong việc hiểu tính cách di truyền. Thời ấy Maupertius thật nổi danh, nhưng ngày nay không ai nói đến nữa, có lẽ vì người bạn cũ là Voltaire, đã ghét Maupertius và viết nhiều bài nói xấu ông này. Chúng ta cũng nên nhớ rằng mục đích chính của Maupertius trong việc đưa ra lý thuyết tiến hóa là muốn bài bác tư tưởng cho rằng có Chúa sáng tạo ra thiên nhiên.Sau Maupertius là Eramus Darwin, ông nội của Charles Darwin, ông tổ của thuyết tiến hóa. Eramus Darwin cũng là một người chủ trương thuyết tiến hóa. Thật ra khi người ta nói đến thuyết Darwin là nói về ông này chứ không phải Charles Darwin. Erasmus Darwin cũng đưa ra thuyết chọn lọc tự nhiên, nghĩa là nói hết nhưng điều chính yếu mà Charles Darwin nêu lên sau này, nhưng không hoàn toàn súc tích như vậy. Ngoài ra ông ta cũng chưa có bằng cớ mà Charles Darwin giới thiệu trong cuốn Nguồn Gốc Của Chủng Loại.Erasmus Darwin vốn là một y sĩ nên đã được vua nước Anh mời vào làm ngự y trong triều, nhưng ông ta từ chối, nói rằng còn phải nghiên cứu nhiều và viết về thuyết tiến hóa. Về sau Erasmus Darwin có liên quan đến một vài chuyện không được tốt và làm các quan điểm tiến hóa của ông cũng không được người ta công nhận nữa. Erasmus chết trước khi Charles Darwin ra đời.Chính vì những chuyện không hay mà Charles măc dù chịu ảnh hưởng tư tưởng của ông nội, đã không bao giờ nhận ông nội là người đi trước trong lý thuyết này. Có người nói rằng sở dĩ lý thuyết tiến hóa của Erasmus bị người ta bỏ đi là vì ảnh hưởng của việc truyền giảng Phúc Âm của Mục sư John Wesley trong thời đại đó. Đây cũng là một điều mà thời đại nào cũng đúng, đó là Phúc Âm làm mất ảnh hưởng của Thuyết Tiến Hóa, hay là Thuyết Tiến Hóa làm hại Phúc Âm.Trước Charles Darwin là Lamarck. Lamarck là một đại khoa học gia và đóng góp nhiều cho khoa học, quan điểm của ông hoàn toàn vượt thời đại, vì thế không phải vì tư tưởng tiến hóa của ông mà người ta tôn trọng. Thật ra lý thuyết tiến hóa của ông đã bị phủ nhận. Một tác giả đương thời viết rằng: Lamarck chống đối thuyết sáng tạo và câu chuyện nước lụt mạnh đến độ gây hiềm thù.Thành ra ta thấy rằng, khi nào người ta theo các quan điểm tiến hóa thì phải bỏ đạo Chúa nếu đã theo đạo, và trở thành chống đối đạo kịch liệt. Tiến hóa và đức tin Cơ Đốc giáo không thể nào dung hợp được, vì có dung hợp đi nữa cũng làm cho người ta nghiêng về tiến hóa, và phủ nhận Phúc Âm.Charles Darwin là cái tên đến ngay với tâm trí chúng ta khi chúng ta nghĩ về thuyết tiến hóa, vì chính Darwin đã đưa ra một lý thuyết giải thích thuyết tiến hóa và thuyết phục khoa học giới thời ông. Darwin thoạt tiên học y khoa

Page 39: Khoa hoc va nien tin

để làm bác sĩ như thân sinh và ông nội của ông, nhưng không thành, ông xoay qua học thần đạo để làm Mục sư. Ông ta có bằng cử nhân thần học và tính về làng làm mục sư. Nhưng lúc ấy ông được người ta mời làm một nhà nghiên cứu thiên nhiên trên một con tàu gọi là Beagle, lúc ấy sắp đi vòng quanh trái đất. Darwin nhận việc này và trên chuyến du hành Darwin đã viết ra các quan điểm của ông về Thuyết Tiến Hóa.Sau khi du hành về, ông thấy việc viết lý thuyết tiến hóa thích thú hơn làm mục sư. Về sau ông nói rằng trong khi học để ra làm mục sư, ông hoàn toàn tin vào Thánh Kinh. Tuy nhiên rõ ràng là ông không có ý niệm đúng về Thánh Kinh và cũng không nắm vững sự hiểu biết Thánh Kinh nên mới đi sai lạc sang Thuyết Tiến Hóa như vậy.Khi đã già, trong cuốn tự thuật, nói là viết cho con cháu đọc chứ không xuất bản, ghi lại rằng, không hiểu làm sao người ta có thể mong là Cơ Đốc giáo đúng cho được. Vợ của Darwin là tín hữu tin kính, bà đã bỏ đi một phần lời tự thuật của ông, nhưng người cháu gái đã tìm được các phần này và đem để lại trong tập tự thuật đó. Người cháu gái này là Nora Barlow. Hiện nay người ta có thể tìm đọc nguyên cuốn tự thuật này.Trong lúc sinh thời có một nữ quý tộc tên là Lady Hope đến thăm Darwin và thấy ông ta đang đọc thư Hê-bơ-rơ trong Thánh Kinh Tân Ước. Darwin nói với bà Hope rằng ông rất thích đọc Thánh Kinh và thư Hê-bơ-rơ mang lại nhiều điều ích lợi cho ông. Bà Hope đề cập đến Thuyết Tiến Hóa, thì Darwin nói rằng, ông ta rất tiếc vì đã viết Thuyết Tiến Hóa, tiến hóa chỉ là những tư tưởng chưa trưởng thành trong thời thanh xuân của ông mà thôi.Nhưng người ta đã chấp nhận và ông ta không làm sao có thể chận đứng cho thuyết đó đừng lan rộng nữa.Đây chỉ là câu chuyện trong đời Darwin, không được coi là chính xác lắm vì thật ra mãi đến năm năm mươi tuổi Darwin mới xuất bản cuốn sách đầu tiên về tiến hóa, cuốn Nguyên Nhân của Chủng Loại. Và mười hai năm sau đó ông xuất bản quyển Tổ Tiên Của Loài Người, trong đó ông nói rằng loài người là từ loài khỉ mà ra. Nhiều người nói rằng Darwin không bao giờ nói như vậy, nhưng đọc trong chương thứ Sáu của cuốn này thì người ta thấy rằng Darwin không những chỉ nói loài người là từ loài khỉ mà ra, lại còn nói rõ loài người do từ giống loại khỉ nào mà ra nữa. Darwin thật ra không bao giờ hối tiếc về việc làm của mình, và câu chuyện Lady Hope có thể là chuyện bịa đặt, vì chính vợ của ông cũng chống ông cho đến cuối cùng, nghĩa là đến chết ông vẫn không bỏ thuyết tiến hóa.Charles Darwin có ba môn đệ lỗi lạc, thứ nhất là Ernst Haeckel ở Đức, cũng xuất thân là người tin theo Chúa, vì trong các thừ từ của ông khi còn trẻ, người ta thấy có đề cập các vấn đề Thánh Kinh. Tuy nhiên khi lớn tuổi Haeckel chống đối Cơ Đốc giáo rất mạnh. Ernst là nhà sinh học lỗi lạc, được

Page 40: Khoa hoc va nien tin

người ta ghi nhớ vì đưa ra lý thuyết về bào thai khi phát triển qua một loạt những biến đổi, tương hợp với lịch sử tiến hóa. Tuy nhiên bằng chứng về tiến hóa qua khoa bào thai học ngày nay người ta không công nhận nữa.Môn đệ thứ hai của Darwin là Asa Gray, một nhà thực vật học người Mỹ. Ông này có đặc điểm là vừa theo tiến hóa lại vừa xưng là tín đồ Cơ Đốc chân chính. Thật ra ngay từ thời Darwin người ta cũng đã nói đến việc vừa theo tiến hóa vừa tin Chúa rồi. Tuy nhiên xét cho kỹ, chúng ta thấy rằng Asa Gray không phải là tín đồ thật. Các nhà viết tiểu sử của Asa Gray nói rằng, khi nào có những cuộc đụng chạm ý kiến giữa quan điểm khoa học, tiến hóa với quan điểm Thánh Kinh, thì ông ta không ngần ngại đứng về phía khoa học và bài bác Thánh Kinh.Khi Darwin cho xuất bản cuốn Nguồn Gốc Của Con Người, là một tập luận thuyết nói về cuộc tiến hóa của loài người, Darwin sợ là Asa Gray có thể chống đối. Nhưng Asa Gray sau khi đọc sách, đã mượn lời của vua Ạc-ríp-ba trong Công Vụ Các Sứ Đồ, trả lời Phao-lô sau khi nghe Phao-lô giảng, nói rằng: Thiếu chút nữa Ngài thuyết phục được tôi tin rằng mình cũng từng có bốn chân, leo trèo lên cây, lại có cả đuôi và hai tai nhọn nữa. Darwin vẫn thường hay dùng trường hợp của Asa Gray để nói rằng, người ta vẫn có thể vừa tin thuyết tiến hóa lại vừa tin Chúa được. Nhưng Asa Gray đâu có phải là tín hữu chân chính?Môn đệ thứ ba của Darwin là Charles Kingsley. Ông này cũng là một nhà thần học, nhưng lại theo tiến hóa. Nhưng khác hẳn với Asa Gray vì Kingsley theo phái Cơ Đốc giáo tự do, không phải là tín đồ chân chính. Kingsley viết một cuốn sách nổi danh gọi là Thủy Nhi, hay là những đứa bé trong nước. Cuốn sách này ông viết cho đứa con bốn tuổi, cũng là cuốn sách tiến hóa đầu tiên viết cho trẻ con. Nội dung chính của cuốn sách này là: Những đứa trẻ chết vì bị bỏ rơi hay vì tai nạn, sẽ trở thành những đứa bé sống trong nước. Chúng sống trong nước với cá và cóc nhái, chúng theo các dòng suối và dần dần ra đến biển cả. Trong biển cả, chúng được giao cho một vài việc để làm, đứa nào có đủ các điều kiện, sẽ được đưa vào một nơi như thiên đàng, cứ mỗi cuối tuần được đưa đến và đón về. Khi nào chúng làm xong hết nhiệm vụ đòi hỏi chúng có thể ở luôn cõi thiên đàng và không phải trở về nữa. Đây là cuốn sách tiến hóa mang tính chất thần thoại, đầu độc trẻ con.Trong lịch sử tiến hóa còn có một người cũng rất đặc biệt đó là George Mivart, ông này đã đưa ra các quan điểm nói rằng sự tiến hóa về thân xác nên chấp nhận, nếu công nhận rằng Chúa sáng tạo ra cả linh hồn, vì linh hồn không tiến hóa. Điều này hoàn toàn ngược lại với Thánh Kinh. Vì không có một lý thuyết tiến hóa thần học nào giải thích được cách tạo thành thủy tổ loài người là A-đam và Ê-va. Nghĩa là A-đam được tạo bằng bụi đất và Ê-va từ A-đam mà ra. Hai người này được tạo thành người lớn ngay chứ không

Page 41: Khoa hoc va nien tin

phải là trẻ con, vì vậy không thể nào giải thích bằng tiến hóa được.Tóm lại, ta nên nhớ:1.Người khởi đầu thuyết tiến hóa là triết gia Hi Lạp Empedocles.2.Augustine cố dung hòa tư tưởng tiến hóa của Aristote và Sáng Thế Ký.3.Người khởi xướng ra thuyết đột biến là Maupertius, người Pháp.4.Ông nội của Charles Darwin tên là Erasmus Darwin mới thật là người đưa ra Thuyết Tiến Hóa, mà người ta quen gọi là thuyết Darwin.5.Charles Darwin là một người không bao giờ hối tiếc về chủ thuyết tiến hóa của mình.6.Không thể nào có trường hợp một người vừa theo Chúa chân chính lại vừa tin theo Thuyết Tiến Hóa được.7.Người nào theo Thuyết Tiến Hóa thì trước sau cũng phải bài bác đạo Chúa và chối bỏ niềm tin.

CHIỀU ĐỔ VỠ CỦA THUYẾT TIẾN HÓA

Nhiều người ngày nay cho rằng Sáng Thế Ký là một quan niệm tiền khoa học về trái đất, và khởi nguyên của đời sống, và tiến bộ không lay chuyển được của Thuyết Tiến Hóa khiến người ta không thể nào chấp nhận được những lời trong Thánh Kinh.Thực ra thì ngược lại. Một trăm năm đã trôi qua kể từ ngày Charles Darwin sống đến nay, và biết bao nhiêu cuộc phát minh kỳ thú mới lạ liên quan đến sự phức tạp của sinh vật, đã khiến người ta phải đặt câu hỏi về tính cách bền vững của Thuyết Tiến Hóa. Nhiều khoa học gia hiện đại, mặc dù không phải là người tin Chúa, đã nhận rằng Thuyết Tiến Hóa đúng là đặt căn bản trên một triền cát. Có năm lý do tại sao người ta dám nói như thế:

1.Cơ chế duy nhất có thể đưa đến việc xuất hiện chủng loại sinh vật mới trong thảo mộc và động vật là cơ chế đột biến. Nghĩa là sự thay đổi đột ngột trong cấu trúc di truyền của một sinh vật và sẽ phát sinh ra những hậu tự hoàn toàn khác hẳn với cha mẹ chúng. Nhưng nếu nghiên cứu thật kỹ, người ta thấy rằng những cuộc đột biến ấy gây hại hoặc là tiêu diệt 100% sinh vật nào trải qua kinh nghiệm ấy. Thí dụ như trong nhiều năm viện đại học Columbia đem giống ruồi Drosophila ra thí nghiệm, vì giống ruồi này sinh sản rất mau, cứ hai tuần lễ là có thêm một lứa, hay thế hệ mới. Cấu trúc di truyền của giống ruồi này đã được chiếu tia X, và dùng những hóa chất để biến đổi và làm cho nhiều hình thức đột biến xuất hiện. Kết quả là một số những con ruồi này sinh ra chỉ có nửa cánh, con khác không có cánh, con khác nữa thì lại không có mắt hay chỉ có một mắt mà thôi. Đại khái là như vậy, nhưng người ta không thấy có một sự biến đổi nào về

Page 42: Khoa hoc va nien tin

chủng loại ruồi cả, chỉ thấy rằng các thế hệ sau vì đột biến mà thiếu đi những khả năng để sinh tồn và không bằng những con bố mẹ chúng.Thí nghiệm như vậy cũng không khác gì muốn thay đổi cấu trúc và chức năng của một cái máy chữ bằng cách đứng xa chừng mười thước rồi lấy đá ném vào cái máy ấy, hy vọng rằng một trong hằng tỉ cục đá ném ra sẽ rơi đúng vào chỗ cơ phận của máy chữ ấy và sẽ biến cái máy chữ thành ra một cái máy may chẳng hạn. Chỉ có một cách duy nhất là đem cái máy chữ ấy nấu chảy thành kim loại và nhựa, rồi chế tạo thành một vật dụng khác. Điều này chứng minh rằng không có một thay đổi đột ngột, ngẫu nhiên, tình cờ nào đó mà chiếc máy chữ bỗng một hôm hóa ra chiếc máy may.Định luật thứ hai về động nhiệt học bảo đảm rằng những cuộc đột biến tình cờ ấy luôn luôn làm què cụt, hay là làm cho chết đi hay ít ra cũng làm cho hệ thống bị hư hỏng.

2.Sự chọn lọc tự nhiên mà Darwin chủ trương thật ra chỉ loại bớt được những tính cách quái vật làm thay đổi sinh vật ở một giới hạn rất thấp. Các nhà tiến hóa nhận như vậy và nói rằng loài người chỉ là quái vật của loài khỉ mà thôi. Một nhà tiến hóa đã nói rằng loài người là những con khỉ không có lông che thân mà thôi. Con khỉ còn hơn con người vì có sẵn lớp lông che thân. Nói như thế nghĩa là chúng ta là những con khỉ quái vật đã phát sinh từ những con rắn quái vật, và lên nữa là những con cá quái vật, rồi những loại không xương sống quái vật, và cuối cùng là những con nguyên sinh quái vật. Lý luận như thế đã thấy chuyện chọn lọc tự nhiên đưa đến được một sinh vật như loài người là chuyện viển vông.

3.Chúng ta biết rằng sinh sản chọn lọc dù là nhân tạo hay thiên nhiên cũng đưa đến bước cuối cùng là tiêu diệt sinh vật ấy chứ không đem lại một cải tiến nào căn bản cho sinh vật. Nói khác đi, một cây mọc quay ngọn xuống đất chứ không mọc thẳng lên cao vì mọi cành của nó đều làm cho nó yếu đi, và qua thời gian với bao nhiêu cuộc đột biến, giống cây sẽ bị què cụt và đi đến chỗ tuyệt chủng.

4.Những sự thay đổi đột nhiên về cấu trúc để làm cho đời sống sinh vật có mức cao hơn và sống được, sinh tồn được với hoàn cảnh là điều mà người ta không thể nào quả quyết được, dù rằng chủ trương Thuyết Tiến Hóa là đúng. Darwin dám cho rằng những con chim đầu tiên đã ra đời là nhờ những biến đổi dần dần trong những thân xác của loài bò sát. Nói như vậy nghĩa là chúng phải tin rằng có một quái vật bò sát nào đó từ mẹ sinh ra bỗng nhiên thấy có hai cánh ở vai. Rồi một ngày nọ cất mình bay được lên trời, thành chim. Nói như vậy ai cũng cho là huyền thoại, nhưng thực sự nhà tiến hóa bảo chúng ta phải tin như vậy vì họ cũng tin như thế. Tuy nhiên trong đời

Page 43: Khoa hoc va nien tin

này không ai tin rằng cứ ráp hai cánh vào một con rắn mối, là nó sẽ thành chim bay lên trời. Vì ai cũng biết rằng con chim đã được tạo ra để bay, vì thế nên toàn bộ thân thể của nó đều thích ứng cho việc bay, ngay cả xương của nó cũng vậy. Trong khi đó thì con rắn được tạo nên để bò, không thể nào cất mình lên mà bay được.Chính Darwin cũng nhận rằng lý thuyết của ông không thể nào giải thích được làm sao một cơ quan phức tạp như con mắt có thể từ từ tiến hóa xuất hiện trên thân thể sinh vật, và sinh vật ấy vốn không có mắt, bỗng một hôm thấy được mọi vật chung quanh. Chấp nhận được Thuyết Tiến Hóa tức là phải tin, tin tưởng mù quáng. Nhà tiến hóa vẫn chủ trương họ là đúng, mặc dù Thuyết Tiến Hóa hoàn toàn mâu thuẫn với thực tại đang hiện diện, không phải chỉ về vấn đề quan sát nhưng còn là về logic nữa.

5.Sau hết, Thuyết Tiến Hóa không có căn bản vững chắc là vì những mắt xích bí mật trong các dữ kiện thách hóa, fossil, vẫn còn mất. Darwin cho rằng một ngày nào đó người ta sẽ tìm được. Để chứng minh rằng loài bò sát biến thành loài chim, Darwin nêu trường hợp con chim thủy tổ Archaeopterix. Con chim này chỉ có một điểm quái dị là mỏ nó có răng thế thôi, ngoài ra nó hoàn toàn là một con chim có lông vũ. Sự kiện răng trong mỏ chim cũng không khác gì sự kiện lông mao trên mình con thú mỏ vịt, con thú này được coi là từ loài chim biến ra nhưng biến chưa hết, vì nó vẫn để trứng. Dù thế vẫn không đủ bằng cớ chứng minh có cuộc tiến hóa từ con vật này sang con vật khác. Mắt xích quan trọng nhất trong cuộc tiến hóa từ loài bò sát sang loài chim là phải có một con rắn chỉ mang hai bộ phận trong cùng của cái cánh. Nhưng mắt xích đó không bao giờ người ta tìm được. Đó chỉ nói về đôi cánh. Giữa con rắn và con chim còn bao nhiêu khác biệt nữa, có thể nói hằng triệu thứ, mỗi thứ đều có những mắt xích chuyển tiếp, và cho đến nay chưa ai chứng minh được các mắt xích đó là gì, và chưa ai tìm được.Bạn có tin Thuyết Tiến Hóa không? Câu hỏi này không đòi hỏi bạn trả lời có hay không. Vì không ai có thể tin vào một điều không có căn bản vững chắc, nhất là điều ấy lại muốn dùng khoa học mà chứng minh nữa.Chúng ta cũng không lý luận như thế vì Thuyết Tiến Hóa phức tạp khó hiểu, ta không phải là nhà khoa học thì cứ tin vào Chúa là đủ. Không phải như vậy! Đạo Chúa không phải là một lối thoát cho những người đi vào chỗ bí của lý luận, của logic. Nếu như thế, Đạo Chúa là một loại mê tín. Thực ra lòng tin nơi Chúa và tin nơi Lời Chúa sẽ dẫn bạn đến chỗ hiểu một cách trực tiếp về nguồn gốc sinh vật, của sự sống và của chính mình. Lòng tin ấy rất logic vì tin vào một Đấng có thật, một Đấng quyền năng vô biên mà không một lý thuyết nào phủ nhận được. Thuyết Tiến Hóa cố công chứng minh rằng không có Thượng Đế và nói rằng tất cả đều do tình cờ, ngẫu nhiên mà

Page 44: Khoa hoc va nien tin

thành, kể cả mỗi chúng ta đây. Nói như thế thật là phản khoa học, vì không có gì gọi là ngẫu nhiên hay tình cờ xảy ra trong đời sống này.

CÁC HÌNH THỨC LÝ LUẬN THEO TIẾN HÓA

THUYẾT THẦN HỌC TIẾN HÓA (Theistic Evolution )

Trong những thập niên vừa qua, người ta hoặc là nghiên cứu phân tích Thuyết Tiến Hóa, hoặc là nghiên cứu Thánh Kinh mà có lập trường khác nhau. Nghĩa là trở thành người chủ trương tiến hóa hay chống lại. Nhưng không phải lúc nào cũng có hai phe như vậy, còn có những phe đứng giữa nữa. Phe đầu tiên là Thần học Tiến Hóa. Lý thuyết của phe này có thể tóm tắt như sau:“Tôi tin Thuyết Tiến Hóa và tôi cũng tin Thánh Kinh. Tôi tin rằng có tiến hóa thực, nhưng Thượng Đế đã điều khiển, hướng dẫn cuộc tiến hóa ấy, vì cuộc tiến hóa không thể nào hiện thực được bằng những phương cách máy móc như Darwin và các nhà tiến hóa chủ trương.” Quan điểm của nhóm này hoàn toàn không phù hợp với Thánh Kinh. Những người theo thuyết trung dung này thường là đồng ý với Thánh Kinh là A-đam được tạo nên từ bụi đất, nhưng không trực tiếp từ bụi đất mà nên người ngay, mà phải trải qua một cuộc tiến hóa của sinh vật, loài vật, và sau cùng mới thành người. Những người này cố đem thuyết tiến hóa mà dung hòa với các câu, các chữ trong Thánh Kinh. Tuy nhiên có một yếu tố làm tiêu tan quan điểm sáng tạo tiến hóa là các câu hỏi này:Bà Ê-va được tạo thành như thế nào? Nếu A-đam được hình thành từ bụi đất qua những tổ tiên là loài vật với thời gian dài đằng đẵng, thì tạo sao trong loài vật không có con nào có thể làm bạn với A-đam như vợ chồng?Chúa đã tạo một người vợ cho A-đam, dĩ nhiên là như vậy. Hơn nữa nếu A-đam cũng theo tiến hóa mà được hình thành thì mẹ A-đam là ai? Bà nội A-đam là con vật nào?Người theo Thần Học Tiến Hóa sẽ phải thú nhận rằng mình không tin hết các điều ghi lại trong Thánh Kinh về sáng tạo. Điều này chứng minh sáng tạo và tiến hóa không thể nào dung hợp được.Một số nhà khoa học viết sách giáo khoa hay là viết chung cho đại chúng, đã nói rằng: Thuyết Tiến Hóa không đụng chạm gì đến tôn giáo cả. Những người ấy có ý nói rằng, nguyên nhân đầu tiên của tất cả hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu của khoa học. Vì thế nếu các tôn giáo nói rằng nguyên nhân đầu tiên là Chúa, là Thượng Đế thì cũng được, không hại gì cho Thuyết Tiến Hóa cả.

Page 45: Khoa hoc va nien tin

Tuy nhiên các nhà chủ trương như thế không biết rằng một lời xác nhận như vậy vẫn không giải quyết được sự xung khắc giữa Thuyết Tiến Hóa và niềm tin của người theo Chúa.Vì nếu công nhận Thuyết Tiến Hóa là đúng, tức là suy luận rằng con người tiến hóa từ những hình thức sự sống hạ đẳng, hoặc là qua những quá trình máy móc như Darwin đã đề nghị, hay là qua sáng tạo của Chúa như Thuyết Sáng Tạo Tiến Hóa, thì sẽ không có một người nào đầu tiên đứng tách biệt ra khỏi thế giới loài vật, nhưng chỉ là dòng giống của loài vật, dần dần biến thái mà xuất hiện. Khi đã không có A-đam và Ê-va là thủy tổ loài người thì làm gì có cuộc sa ngã phạm tội của người đầu tiên, như Sáng Thế Ký đã ghi.Cứ như thế lý luận tiếp, sẽ thấy rằng không cần đến sự chuộc tội và không cần đến Chúa Giê-xu giáng thế nữa. Rốt cuộc có thể chỉ tin rằng Chúa Giê-xu là một người lành bị hành hạ mà thôi.Tóm lại, thuyết Thần Học Tiến Hóa đưa người ta đến chỗ không công nhận Chúa nữa, và Chúa chỉ là một sức mạnh đầu tiên xa vời trong cuộc tiến hóa của sinh vật.

THUYẾT SÁNG TẠO TIỆM TIẾN

(Progressive Creationism or Threshold Evolution )

Một lý thuyết dung hòa nữa là Thuyết Sáng Tạo Tiệm Tiến hay là Thuyết Ngưỡng Cửa Tiến Hóa. Chủ trương của thuyết này có thể tóm tắt như sau:Thượng Đế thực hiện cuộc sáng tạo cùng với cuộc tiến hóa, hay song song với cuộc tiến hóa. Nghĩa là một số hình thái sinh vật được sáng tạo rồi biến đổi hay tiến hóa, nhưng chúng không thể nào tiến hóa đến cuối cùng. Vì vậy Chúa đã phải sáng tạo lại, và tái diễn các hành động sáng tạo. Chúa phải “nhấc bổng” sinh vật qua một thứ ngưỡng cửa nào đó, để cho nó tiếp tục tiến hóa và đa dạng hơn. Câu hỏi đặt ra là: Như thế có bao nhiêu hành động sáng tạo? Tiến hóa có hiệu lực đến mức nào trong các hành động sáng tạo ấy? Những người theo thuyết này nói rằng: Chúa sáng tạo ra từng sinh vật, rồi từ họ, các sinh vật sinh sản ra. Thí dụ như Chúa sáng tạo ra một cặp sinh vật ăn thịt, và từ đó các chủng loại thuộc họ ăn thịt phát sinh ra (theo tiến hóa).Thật ra lý luận như vậy là cố ép Sáng Tạo vào Tiến Hóa, cuối cùng Tiến Hóa vẫn thắng và Chúa vẫn bị gạt ra ngoài.Người nào dung hòa Tiến Hóa với Thánh Kinh là chưa thật lòng tin Chúa, hay chưa học Thánh Kinh đầy đủ. Vì Thánh Kinh và Tiến Hóa không có chỗ nào dung hòa được.Vật chất không thể nào hòa lẫn với sự sống, Tiến Hóa không thể nào đem

Page 46: Khoa hoc va nien tin

nhập vào Sáng Tạo được. Các Thuyết Tiến Hóa Duy Vật, Thần Học Tiến Hóa hay Thần Học Tiệm Tiến chỉ là những chiếc bẫy của ma quỷ để đưa người ta vào các lý luận mơ hồ, hoang mang và dần dần bỏ Chúa.Trong xã hội ngày nay nhiều người tin Chúa mà không dám đứng ra bài bác những người vô thần hay chống lại những người chủ trương tiến hóa là vì chưa nắm vững lời Thánh Kinh và cũng chưa hiểu rõ tiến hóa là gì. Nhưng dù thông hiểu những điều kể trên đây, cũng không nên bài bác hay tranh luận, vì không thể tranh luận mà đưa người đến với Chúa được.Các bài học về tiến hóa này chỉ có mục đích cho bạn biết rõ những gì mình tin, và những gì đang chống lại niềm tin của mình để mỗi người nỗ lực học Thánh Kinh cho thật kỹ và biết đưa Thánh Kinh vào các trường hợp làm chứng đạo một cách hữu hiệu. Nên nhớ rằng chính Chúa Giê-xu ngày xưa cũng không tranh luận. Khi ta tranh luận là ta ở thế đề kháng, rất dễ thua lý vì không thấu hiểu khoa học, hay không biết dùng từ khoa học. Khi ta làm chứng là ta dùng lời Chúa mà tiến công, chứ không dùng trí hay sức hạn hẹp của mình.Thuyết Tiến Hóa làm hạ phẩm giá của con người, còn Đạo Chúa, là Phúc Âm, giải phóng con người khỏi tội ác và xiềng xích của Sa-tan, đưa đến sự sống vĩnh hằng.

CHÚA GIÊ-XU LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT

Khoa học và Niềm tin là môn học biện giải Cơ Đốc giáo qua các phương pháp phân tích và lý luận khoa học, mục đích là cho người học nắm thật vững niềm tin của mình để có thể ứng phó với xã hội vô tín vô thần của loài người trên mặt đất này. Cuốn sách giáo khoa của môn học này chính là Thánh Kinh.Chúa Giê-xu có phải là Con Đường duy nhất đưa ta đến Thượng Đế hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều người Việt đặt ra, nhất là khi người ta nghĩ đến văn hóa và dân tộc. Khi nói về Đạo hay về Chân Lý, nhiều người cho rằng đạo nào cũng thế, đường nào cũng đưa vào chân lý cả. Á đông dường như còn có nhiều thần linh thiêng liêng hơn nơi nào khác.Mặt khác người ta cho rằng Cơ Đốc giáo quá tự cao, và chủ quan nên mới tự xưng là con đường duy nhất. Các tôn giáo khác cũng không phải là tầm thường vì mỗi thứ có một giá trị riêng.Thật ra những ý niệm về Chúa Giê-xu là con đường duy nhất đưa ta đến Thượng Đế hay là Chân Lý không phát xuất từ loài người, cũng không do giáo hội đặt ra, mà chính là Lời của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúa đã dạy như thế và các sứ đồ đã ghi lại cũng như truyền dạy.Chúa Giê-xu phán rằng: “Ta là Đường Đi, Chân Lý và Sự Sống, chẳng bởi

Page 47: Khoa hoc va nien tin

Ta thì không ai đến với Thượng Đế được,” Phúc Âm GiGa 14:6.Một câu khác trong 8:24 ghi: “Vì nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi của các ngươi.” Sứ đồ Phê-rô trong một buổi truyền giảng Phúc Âm đã dạy rằng: “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta nhờ đó mà được cứu” Cong Cv 4:12.Sứ đồ Phao-lô trong thư Ti-mô-thê có viết: “Chỉ có một Đức Chúa Trời và một Đấng Trung bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Chúa Cứu Thế Giê-xu là người.” Qua các câu Thánh Kinh kể trên, ta phải hiểu rằng: Không ai có thể biết được Thượng Đế, nếu không nhờ Chúa Giê-xu. Câu này ta cần đào sâu để hiểu cho thật rõ:

Tình trạng thật của nhân loại trước mắt Thượng Đế.

Nhân loại được tạo nên trong một môi trường hoàn hảo nhất, với tất cả những nhu cầu cần thiết. Thượng Đế cho nhân loại ý chí tự do, nghĩa là có quyền lựa chọn tất cả, và phải chịu trách nhiệm về việc mình làm.Lúc ấy Thượng Đế chỉ có một điều luật, đó là cấm không được ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác, nếu bất tuân, ăn trái cấm thì sẽ chết. Như vậy điều luật này đặt ra cốt là để cho con người được sống mãi trong cảnh thiên đàng, vô tội và không đau khổ. Luật cấm này cũng cho con người biết là phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.Nhưng rồi con người đã sử dụng ý chí sai, theo lời ma quỷ xui khiến giơ tay hái trái cấm và biết rõ điều thiện và điều ác. Vì phản nghịch Chúa nên con người mới phải đi trốn, và cuối cùng bị loại ra khỏi vườn phước hạnh. Tình trạng loài người khi ấy được gọi là sa ngã.Từ khi sa ngã, cuộc đời con người bắt đầu đau khổ. Cái đau khổ kéo dài mãi cho đến bây giờ. Đau khổ về muôn mặt của đời người khởi nguồn từ cuộc đời xa cách Thượng Đế, và ảnh hưởng đến đồng loại trong những ghen ghét hận thù.Không những vì chống luật Chúa mà con người làm hại nhau, chính thiên nhiên cũng vì cuộc sa ngã của con người mà thành chướng ngại cho đời sống con người. Những khó khăn, tai họa, thú dữ, gai chông từ thiên nhiên đều là do sự phản nghịch của con người với Thượng Đế cả, và con người phải gặt lấy hậu quả.Dần dần cuộc đời nhân loại trở thành hoàn toàn vô tín, vô thần và đau khổ cứ tiếp tục gia tăng mãi không ngừng.Tuy nhiên, Thượng Đế không tạo ra nhân loại rồi bỏ mặc, Ngài không im lặng để mặc cho nhân loại sống với số phận của mình. Thượng Đế đã thường xuyên mặc khải Ngài cho nhân loại. Các cuộc mặc khải ấy diễn ra dưới

Page 48: Khoa hoc va nien tin

nhiều hình thức.Thiên nhiên huyền diệu là một mặc khải. Lý trí con người không thể hiểu các hiện tượng thiên nhiên, và nhất là không biết nguyên nhân, vì vậy nếu công nhận Tạo Hóa là Đấng đã hình thành ra thiên nhiên, thì cũng là đón nhận mặc khải của Thượng Đế.Thượng Đế cũng tự mặc khải qua các sứ giả của Ngài. Ngày xưa gọi là các Tiên Tri, ngày nay là những người Chúa kêu gọi để chuyên biệt làm người rao truyền Lời Chúa cho đồng loại. Lời Chúa đã được truyền miệng, bằng chữ viết, và qua nhiều sứ giả khác nhau, sao cho loài người có thể biết đến Đấng tạo ra mình mà tôn thờ, và tránh xa những hành vi bạo ngược làm hại đến đồng loại.Nhưng Thượng Đế còn đi xa hơn nữa. Ngài đã đích thân vào đời làm một con người như mọi người khác, trong hình hài của Giê-xu, người làng Na-xa-rét. Cuộc ra đời của Chúa đã được tiên đoán hằng mấy trăm năm trước và đã ứng nghiệm đúng từng chi tiết một. Đây chính là mặc khải quan trọng nhất cho nhân loại. Vì chính Chúa đã bằng lòng chết thay cho nhân loại để chuộc tội ác. Cũng phải nói ngay rằng, Chúa Giê-xu cũng là ngôi hai của Thượng Đế xuống đời để đưa nhân loại trở về với nguồn cội, vì loài người và Thượng Đế càng ngày càng tách biệt, không có cách nào nối kết lại được nữa.Chúa Giê-xu tuyên bố: “Ta là Đường Đi, Chân Lý và Sự Sống, chẳng bởi ta thì không ai đến được với Thượng Đế” là đúng, vì đây là phương pháp hoàn hảo nhất mà Thượng Đế vì lòng thương và ân sủng cứu độ đã ban cho nhân loại.

Lòng Thương và Ân Sủng của Thượng Đế.

Thượng Đế không bỏ mặc con người trong tội ác, phản nghịch và giết hại lẫn nhau. Thượng Đế đã mặc khải. Đây là một huyền nhiệm về Thượng Đế. Nói rõ hơn, loài người vì sa ngã, không có phương cách nào với lên được tới Đấng Tạo Hóa Toàn năng, Chí Cao, Chí Thánh, Huyền Nhiệm, nhưng chính Thượng Đế đã đưa tay về phía con người để cứu vớt. Chúa Giê-xu vào đời cốt là để làm nhiệm vụ này. Chúa Giê-xu chỉ vào đời một lần, chết thay một lần, và đã sống lại để chuộc tội và ban sự sống đổi mới, tái tạo cho con người. Chính vì vậy mà Chúa Giê-xu là Con Đường duy nhất đưa ta đến Thượng Đế. Vì Chúa Giê-xu là Đấng duy nhất từ trời đến thế gian để gặp gỡ con người và mặc khải Thượng Đế cho con người. Chúa Giê-xu cũng là Đấng duy nhất đã hi sinh chết thay cho cả nhân loại để chuộc tội, và cũng là Đấng duy nhất đã sống lại từ cõi chết, và thăng thiên. Nói Chúa Giê-xu là độc nhất cũng không phải là nói quá, vì không có một con người nào so sánh

Page 49: Khoa hoc va nien tin

được với Chúa Giê-xu.Câu hỏi: Chúa Giê-xu có phải là Con Đường duy nhất không? Phải trả lời dứt khoát là chắc chăn. Chúa Giê-xu là Con Đường duy nhất. Đây không phải là lối trả lời của các môn đệ cuồng say, hay ngạo mạn, nhưng đây chính là chân lý cứu chuộc nhân loại.

Nếu Chúa Giê-xu là Con Đường duy nhất thì những người sống trong thời đại trước Chúa Giê-xu, hoặc chưa bao giờ được nghe đến tên Chúa Giê-xu thì sao?

Sứ đồ Phao-lô đã trả lời câu hỏi này trong thư La Mã chương RoRm 2:12-16: “Người ngoài Do Thái phạm tội khi chưa biết giáo luật Môi-se, sẽ bị trừng phạt, nhưng không chiếu theo giáo luật ấy. Còn người Do Thái đã biết giáo luật mà còn phạm tội, thì sẽ theo giáo luật ấy mà xét xử. Vì không phải người biết giáo luật được kể là công chính, nhưng là người vâng giữ giáo luật đó. Khi người ngoài Do Thái không có giáo luật, theo bản tính làm những điều đúng theo giáo luật đòi hỏi, thì hành động theo bản tính tốt là giáo luật của họ, Việc này chứng tỏ các nguyên tắc của giáo luật đã được ghi vào lòng họ lương tâm cũng làm chứng khi lên tiếng buộc tội hay biện hộ. Theo Phúc Âm tôi truyền giảng, đến ngày Thượng Đế đã định, Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ xét xử mọi tư tưởng, hành động kín đáo của loài người.” Như thế, trước thời Chúa Cứu Thế, người ta theo lương tâm mình mà sống, thì cũng có thể được Chúa vừa lòng. Chúa xét xử theo những gì người ấy biết chứ không theo những gì người ấy không biết. Qua mặc khải mà người ấy nhận được từ Chúa, nếu biết xây sửa đường lối, ăn năn sám hối, và kính thờ Chúa một cách khôn ngoan, chắc chắn cũng được Chúa xót thương. Chúa không bao giờ xử bất công và vô lý, ta có thể tin chắc như vậy. (Trường hợp đội trưởng Cọt-nây trong Công Vụ Các Sứ Đồ chương 10 là một thí dụ điển hình).Trong thời đại chúng ta thì mặc khải là Lời Thánh Kinh, ta phải hết lòng tin Thánh Kinh và quyết định mở tâm hồn mình đón Chúa vào làm chủ, không thể trì hoãn được. Vì Chúa sẽ theo điều ta biết mà xét tội ta.

CHÚA GIÊ-XU LÀ THƯỢNG ĐẾ?

Trong các lãnh tụ tôn giáo, chỉ một mình Chúa Giê-xu tự xưng là Thượng Đế trong thân xác con người. Đức Phạt không xưng là Thượng Đế, Môi-se không bao giờ xưng là Giê-hô-va. Ma-hô-mét không tự nhận là Allah. Zoroastre cũng không tự nhận là Ahura Mazda. Nhưng chính Chúa Giê-xu tuyên bố rằng: “Ai thấy ta tức là đã thấy Cha” , nghĩa là thấy Thượng Đế.

Page 50: Khoa hoc va nien tin

Lời nói này thốt ra từ một người thợ mộc ở làng Na-xa-rét, lại làm cho người ta khó chấp nhận. Nhưng ta để ý thì thấy Chúa đã tuyên bố nhiều câu khác để xác nhận điểm này.GiGa 8:58, Chúa nói rằng Ngài có trước tổ phụ Áp-ra-ham. 5:17, 18 Chúa nói rằng Ngài ngang hàng với Thượng Đế. Mac Mc 2:5-7 Chúa Giê-xu tự nhận là có quyền tha tội cho người.Các tác giả Thánh Kinh Tân Ước gọi Chúa Giê-xu là Đấng Sáng Tạo vũ trụ vạn vật và Ngài là Đấng cầm nắm mọi sự vật cho được vững bền, GiGa 1:3; CoCl 1:17.Sứ đồ Phao-lô nói rằng Thượng Đế đă được minh khải trong thân xác. Trong ITi1Tm 3:16 và Phúc Âm Giăng nói rằng Ngôi Lời là Đức Chúa Trời hay Thượng Đế. Như thế ta thấy rằng chính lời Chúa Giê-xu phán cũng như các tác giả Thánh Kinh Tân Ước xác nhận Chúa Giê-xu là Thượng Đế.Điều khác biệt giữa Chúa Giê-xu và các lãnh tụ tôn giáo khác ở đời là: Trong các tôn giáo người ta nhấn mạnh đến giáo lý, đến lời dạy hơn là người dạy. Trong đạo Chúa thì Chúa mới là tâm điểm, giáo lý chỉ là để hiểu biết. Chúa là tâm điểm nên người tin Chúa được Ngài tha tội và trở thành người của Ngài. Chúa Giê-xu không những dạy về Chân Lý, Ngài còn xưng là Chân Lý.Điều quan trọng không phải là lời tuyên bố, nhưng là những bằng chứng nào minh chứng Chúa Giê-xu thật là Thượng Đế.Ta phải nói ngay rằng ngay người đương thời cũng không tin Chúa Giê-xu là Thượng Đế, và đã đem giết đi vì cho Chúa là lộng ngôn. Tuy nhiên chính vì các bằng cớ sau đây mà cho đến hai nghìn năm sau đạo Chúa vẫn có người tin theo.

1.Chúa Giê-xu đã thực hiện nhiều phép lạ mà không một người nào trên đời có thể làm được trừ ra chính là Tạo Hóa hay Thượng Đế. Chúa đã sai khiến được thiên nhiên, truyền lệnh cho bệnh tật, đuổi ma quỷ và gọi người chết sống lại.

2.Chúa Giê-xu cũng đã thực hiện nhiều việc ứng nghiệm đúng các lời tiên tri thời xưa. Ngay việc ra đời của Chúa cũng ứng nghiệm các lời tiên tri.

3.Quan trọng hơn cả là việc Chúa Giê-xu đã sống lại sau ba ngày chết trong mồ mả. Chính sự kiện Chúa sống lại đã phân biệt Chúa với tất cả các giáo chủ, các người sáng lập ra các tôn giáo. Vì tất cả đều đã chết, không một vị nào sống lại cả. Riêng một mình Chúa Giê-xu đã sống lại và thăng thiên.Đến đây, nếu bạn là người không tin Chúa sẽ cho là lý luận vòng vèo. Nhưng sự kiện Chúa sống lại là một bằng chứng hùng hồn nhất minh định rằng Chúa Giê-xu chính là Thượng Đế. Sự kiện này mặc dù người đời không

Page 51: Khoa hoc va nien tin

nhận, nhưng không làm sao chứng minh ngược lại là Chúa không sống lại. Người đương thời, (nghĩa là sau khi Chúa chết ba ngày) và người đời nay (nghĩa là sau việc Chúa sống lại đến 2000 năm), chưa có ai phủ nhận được sự kiện Chúa sống lại. Chính vì Chúa thật sự sống lại mà đạo Chúa mới duy trì cho đến hiện nay.Vấn đề tin Chúa Giê-xu là Thượng Đế là vấn đề then chốt, vì nếu không tin như vậy, sẽ không được tha thứ tội, không được tái tạo, và không thể nào gọi là người tin Chúa được. Ta có thể tin Chúa chính là Đức Thượng Đế để trở thành môn đệ của Ngài, hay là ta không tin gì cả. Ta không thể nào có thái độ lưng chừng.Một câu hỏi khác liên quan đến Chúa Giê-xu là: Có người nói rằng Chúa Giê-xu chỉ là một nhân vật huyền thoại, không bao giờ có thật cả. Đây là luận điệu của rất nhiều người qua suốt hai ngàn năm nay. Tuy nhiên những người chủ trương như thế là những người không nghiên cứu lịch sử. Các bằng chứng về Chúa Giê-xu có thể đưa ra như sau:

Thánh Kinh Tân Ước.

Thánh Kinh Tân Ước có tất cả 27 tài liệu riêng rẽ, đã được viết vào thế kỷ thứ nhất. Các tài liệu này nói về tiểu sử của Chúa Giê-xu và cuộc hình thành Cơ Đốc giáo, nghĩa là từ năm thứ tư trước công nguyên đến các năm 90 sau công nguyên. Các tài liệu trong Thánh Kinh Tân Ước hoàn toàn do các nhân chứng ghi lại. Các nhân chứng này đã từng sống với Chúa Giê-xu từ ban đầu, đã từng di chuyển với Chúa trên khắp nước Do Thái, đã chứng kiến cảnh Chúa chết và đã gặp Chúa trực tiếp khi Chúa sống lại, Chúa ở với họ bốn mươi ngày rồi thăng thiên.

Tài liệu lịch sử.

Sử gia Do Thái Flavius Josephus, người sinh ra và sống trong thế kỷ thứ nhất, đã viết: “Vào thời gian ấy, Giê-xu là một người khôn ngoan, nếu được phép gọi Người là người, vì Người đã làm nhiều việc huyền diệu, đã làm giáo sư dạy Chân Lý cho một số người, cả người Do Thái lẫn người ngoài Do Thái. Giê-xu là Chúa Cứu Thế. Theo lời đề nghị của các bậc lãnh đạo người Do Thái chúng ta, quan Tổng trấn Phi-lát đã hành hình Người trên thập giá. Nhưng những người theo Giê-xu không bỏ Người, vì sau ba ngày chết trong mồ mả, Người đã sống lại, đúng như lời các tiên tri thời xưa đã nói. Những lời tiên tri đề cập đến hằng nghìn sự việc liên quan đến con người này. Vì vậy mà những môn đệ của Người mệnh danh là Cơ Đốc nhân, cho đến ngày nay vẫn không tan rã.” Sử liệu này mặc dù bị người ta phản đối, vì công nhận Chúa Giê-xu là Đấng

Page 52: Khoa hoc va nien tin

Cứu Thế và đã từ cõi chết sống lại, tuy nhiên sự kiện Chúa Giê-xu là sự kiện có thật trong lịch sử, chứ không phải là một huyền thoại.Một sử gia khác là Cornelius Tacitus, người La Mã, sống vào đầu thế kỷ thứ hai, viết về triều đại của bạo vương Neron, và đề cập nhiều đến Chúa Giê-xu, cũng như các môn đệ Chúa tại La Mã.Còn nhiều tài liệu lịch sử khác có đề cập đến Chúa Giê-xu và môn đệ của Ngài như tài liệu của sử gia Seutonius, trong bộ “Cuộc đời của Hoàng đế Claudius và cuộc đời của các Caesars.”Như thế ta thấy rằng, qua các tài liệu trong Thánh Kinh với các nhân chứng tên tuổi rõ ràng cũng như các sử liệu ở ngoài đời, người ta có thể quả quyết rằng Giê-xu là nhân vật có thật hiển nhiên chứ không phải huyền thoại. Các sự kiện ghi lại về Chúa Giê-xu còn phong phú và đầy đủ hơn nhiều nhân vật có thật khác trong lịch sử. Vì nhiều nhân vật người ta chỉ biết rất sơ sài, mà vẫn công nhận có thật. Chúa Giê-xu quan trọng hơn bất cứ nhân vật nào trong lịch sử vì ảnh hưởng của Ngài đối với nhân loại trong hai nghìn năm qua đã chứng minh điểm này.Vấn đề công nhận Chúa Giê-xu chỉ là bước đầu, vì rất nhiều người công nhận Chúa là nhân vật có thật, nhưng không bao giờ tin Chúa Giê-xu là Thượng Đế, không chịu hạ mình đến với Chúa để được tha thứ tội ác, và được tái tạo để thành môn đệ của Chúa. Công nhận như thế cũng như không công nhận. Là người tin Chúa, phải biết rõ Chúa đang sống, và Ngài đang nhìn thấy từng dòng tư tưởng của mỗi chúng ta. Nghi ngờ hay không tin chỉ gây ra nguy hại mà thôi.

THÁNH KINH: MỘT QUYỂN SÁCH ĐẶC BIỆT?

Người theo Chúa tin và dạy rằng Thánh Kinh là cuốn sách duy nhất giãi bày Lời của Thượng Đế cho loài người. Dù Thánh Kinh do người chép ra, nhưng tác giả toàn thể Thánh Kinh là Thượng Đế quyền năng. Đây không phải là điều Hội Thánh đặt ra, nhưng chính Thánh Kinh xác nhận như vậy. Chúng ta có thể qua lời ghi lại trong Thánh Kinh mà nhận ra điểm này:Trong IPhi 1Pr 1:25 chép Mọi xác thịt ví như cỏ, mọi sự vinh hiển của nó ví như hoa cỏ, cỏ khô hoa rụng, nhưng Lời Chúa còn lại đời đời. Và IITi 2Tm 3:16 chép Cả Thánh Kinh đều do Thượng Đế hà hơi mà thành. IIPhi 2Pr 1:21 chép Thời xưa lời tiên tri không phải do ý người mà có, nhưng những người thánh của Thượng Đế đã được Thần Linh vận dụng mà nói ra. Trong Thánh Kinh Cựu Ước thì những câu như: Đức Chúa Trời phán cùng Mai-sen, Lời Chúa phán bảo Giô-na; Đức Chúa Trời phán … đã được ghi lại đến hơn 2000 lần.

Page 53: Khoa hoc va nien tin

Thánh Kinh cũng tự xác nhận là sách ghi lại những lời nói và việc làm của Đức Chúa Trời hay Thượng Đế, vì thế Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời. Nhưng ta nên chú ý là trong đời cũng có nhiều sách khác tự nhận như thế. Điểm khác biệt là Thánh Kinh có những bằng cớ không thể chối cãi được là Lời của Chúa.

Tính chất hợp nhất của toàn bộ Kinh Thánh.

Mặc dù Thánh Kinh do nhiều người soạn ra, tính cách hợp nhất của Thánh Kinh cho thấy rằng có bàn tay Thượng Đế điều khiển. Thánh Kinh được chép trong một thời gian khoảng 1500 năm và do hơn bốn mươi tác giả khác nhau trước tác. Những người này lại xuất thân từ những môi trường sống hoàn toàn khác biệt nữa.Như Giô-suê là một võ tướng, Đa-ni-ên là một thủ tướng, Phi-e-rơ là một người đánh cá và Nê-hê-mi là một cận thần của hoàng đế.Những người viết Thánh Kinh cư ngụ tại nhiều nơi khác nhau, như Mai-sen ở trong sa mạc, Phao-lô bị tù, Giăng thì bị lưu đày trên một hòn đảo. Thánh Kinh đã được soạn thảo trên ba lục địa khác nhau: Châu Phi, châu Á và châu Âu; và được viết bằng ba thứ ngôn ngữ khác nhau: Hê-bơ-rơ, A-ram và Hi-lạp.Xét về nội dung thì Thánh Kinh lại có nhiều đề tài khác nhau, nếu không nói là trái nghịch nhau. Tuy nhiên Thánh Kinh vẫn là một cuốn sách duy nhất. Từ đầu cho đến cuối chỉ có một câu chuyện chính, đó là chương trình cứu chuộc nhân loại của Thượng Đế. Chương trình cứu chuộc này do Chúa Giê-xu thực hiện. Riêng Chúa Giê-xu đã tự nhận là: Toàn thể Thánh Kinh đều nói về Ngài.Chúa Giê-xu nói: Các ông khảo cứu Thánh Kinh, tưởng rằng nhờ đó mà được sự sống đời đời, Thánh Kinh làm chứng về tôi. Nếu các ông đã tin Mai-sen, các ông cũng phải tin tôi, vì Mai-sen đã viết về tôi. Nhưng nếu các ông không tin những điều Mai-sen ghi lại, làm sao các ông có thể tin lời tôi được? (GiGa 5:39, 46, 47).Lu-ca thuật lại câu chuyện giữa Chúa Giê-xu và hai môn đồ trên đường về làng Em-ma-út, nói rằng: Rồi bắt đầu từ Mai-sen và tất cả các vị tiên tri, Chúa Giê-xu giải thích cho hai người tất cả những lời Thánh Kinh nói về chính mình Ngài. Xét tổng quát, ta có thể nói rằng:Thánh Kinh Cựu Ước là phần chuẩn bị cho Chúa Giê-xu (EsIs 40:3).Các sách Phúc Âm là cuộc vào đời của Chúa Giê-xu (GiGa 1:29).Công Vụ Các Sứ Đồ là việc phổ truyền Phúc Âm (Cong Cv 1:8).Các thư tín trong Tân Ước là biện giải Phúc Âm của Chúa Giê-xu (CoCl 1:27).

Page 54: Khoa hoc va nien tin

Khải Huyền là chung cuộc công việc cứu chuộc nhân loại của Chúa Giê-xu.Cả Thánh Kinh, nói chung là trình bày về Chúa Giê-xu.Toàn thể Thánh Kinh đều có chung một đề tài, và mỗi phần bổ túc nhau cho được hoàn toàn. Những người viết Thánh Kinh Tân Ước, coi Thánh Kinh Cựu Ước như là toàn bộ Thánh Kinh và họ chính là những người thừa hưởng công nghiệp của các vị tiên tri đời xưa. Theo đó, ta không thể nào hiểu được Tân Ước nếu không công nhận rằng Thánh Kinh Tân Ước bổ cứu và giải thích Thánh Kinh Cựu Ước.Người nào có ý định đi tìm nguồn cội của Cơ Đốc giáo mà không công nhận toàn bộ Thánh Kinh là kim chỉ nam thì sẽ thất bại.Ta có thể làm một cuộc trắc nghiệm như thế này để thấy huyền nhiệm của Thánh Kinh, và công nhận do Chúa thực hiện:Ta thử lựa mười người khác nhau, nhưng có cùng một trình độ văn hóa và ở trong một vùng với nhau, tất cả đều nói cùng một thứ tiếng và cùng một bối cảnh văn hóa. Ta mời những người này phát biểu ý kiến về cùng một đề tài, thí dụ như: “Ý nghĩa của đời sống.” Mỗi người sẽ viết ý kiến ra trên giấy và ta thu tất cả lại để so sánh. Ta sẽ thấy rằng mười người ấy viết hoàn toàn khác nhau, và không ai đồng ý với ai cả.Thánh Kinh đã do khoảng bốn mươi người viết qua suốt thời gian một ngàn năm trăm năm, do những ngòi bút không cùng trình độ học vấn, văn hóa, ngôn ngữ, giai cấp trong xã hội. Họ hoàn toàn cách biệt về trình độ hiểu biết, thuộc về nhiều nền văn hóa khác nhau, từ ba lục địa xa nhau, qua ba thứ ngôn ngữ khác hẳn nhau, và không cùng một đề tài, nhưng hằng trăm đề tài khác nhau. Thế mà Thánh Kinh hoàn toàn hợp nhất. Hòa hợp đến nỗi không thể nào cho là ngẫu nhiên mà thành được.Tính hợp nhất của Thánh Kinh chính là một đặc điểm chứng tỏ rằng Thánh Kinh được Thần Khải, nghĩa là do Chúa hướng dẫn mà hình thành. Điểm hợp nhất của Thánh Kinh là một trong nhiều lý do người ta công nhận Thánh Kinh là Lời của Thượng Đế.Các lý do khác có thể là lời chứng của Hội Thánh đầu tiên, chứng cớ trong lịch sử và khoa khảo cổ học, nhất là lời chứng của những người đã từng nhờ Thánh Kinh mà cuộc đời thay đổi hoàn toàn.Victor Hugo khi bàn về nước Anh, đã nói rằng: Nước Anh có hai quyển sách, Thánh Kinh và Shakespeare. Nước Anh sản xuất ra Shakespeare, nhưng Thánh Kinh làm ra nước Anh. Biết Thánh Kinh là Lời Chúa nhưng chỉ khi nào ta đọc Thánh Kinh thì ta mới thấy Lời Chúa linh nghiệm trong việc hướng dẫn ta đến với Chúa, và được giải thoát khỏi cuộc đời đầy dối trá này.

Đức Chúa Trời Trong Kinh Thánh có thật hay không?

Page 55: Khoa hoc va nien tin

Nếu người nào đặt câu hỏi: Đức Chúa Trời hay Thượng Đế nói đến trong Kinh Thánh có thực hay không? Thì người ấy phải nghiên cứu về dân tộc Do Thái, ngày nay là dân tộc Isarael.Theo lịch sử Israel thì vào khoảng bốn ngàn năm trước đây, Thượng Đế đã gọi một người tên là Áp-ra-ham ra khỏi vùng đất mà ông ta đang sống, ban cho ông những lời hứa như sau: Ta sẽ khiến con trở thành một nước lớn, ta sẽ ban phúc lành cho con và làm cho con được nổi danh, con sẽ trở thành một nguồn phước : Ta sẽ ban phước cho kẻ nào cầu phước cho con và nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa con, con và tất cả các gia tộc trên đất đều sẽ được phước. (SaSt 13:14, 15).Nói khác đi, Thượng Đế đã hứa cho Áp-ra-ham các điều sau đây:1.Dòng dõi thành một nước lớn.2.Có danh tiếng ở đời.3.Làm nguồn phước cho tất cả các nước.4.Một miền đất thuộc về dòng dõi Áp-ra-ham đến đời đời.Mấy trăm năm sau khi Thượng Đế hứa những lời này với Áp-ra-ham, một nước lớn thật sự đã hình thành, dân số lên đến hàng triệu người. Khi họ sắp tiến vào vùng đất mà Chúa hứa cho ông tổ Áp-ra-ham thì Chúa đã truyền cho Mai-sen, lãnh tụ của họ, một số những lời răn dạy được ghi lại trong Phục Truyền Luật Lệ Ký từ chương 28 đến 33. Chúa đã cảnh cáo họ về việc bất tuân phục, và tuyên bố rằng Ngài sẽ khiến các nước khác đẩy họ ra khỏi vùng đất hứa, nếu họ không trung thành với Ngài. Chúa cũng tuyên bố rằng: họ sẽ bị tung rải ra khắp thế giới như những kẻ lạ trên đất ngoại, và không tìm được nơi nghỉ ngơi cho cuộc đời lang thang của họ. Tuy nhiên Chúa lại hứa là, sẽ đưa họ trở về đất hứa, vì lòng thành tín giữ lời hứa của Ngài với tiên tổ Áp-ra-ham của họ.Những điều này đã được lịch sử chứng minh. Dòng dõi Áp-ra-ham về sau đã bỏ Chúa, thờ thần tượng giả trá và bị lưu đày ra khỏi đất hứa. Năm 606 T.C., hoàng đế Nê-bu-cát-nết-sa đã lưu đày người Do Thái sang Ba-by-lôn sau khi đã vây và phá hủy thành Giê-ru-sa-lem.Sau 70 năm lưu đày, họ được hồi hương, đó là năm 537-536 T.C. Lần thứ hai người Do Thái bị đày ra khỏi quê hương là năm 70 S.C., dưới thời hoàng đế La Mã Titus. Thành Giê-ru-sa-lem lại bị tàn phá. Trong suốt thời gian ngót 1900 sau đó, người Do Thái lang thang khắp nơi như kẻ lạ, đi đâu cũng bị bách hại. Cuộc bách hại ghê gớm nhất, đông đảo nhất là vào Thế Chiến Thứ Hai, khi sáu triệu người Do Thái bị giết chết trong các trại tập trung. Nhưng đến ngày 14.5.1948, người Do Thái từ khắp các nơi trên thế giới đã trở về nước. Đây là lần hồi hương thứ hai trong lịch sử của họ.Lịch sử cho biết rằng dân tộc này đã rời khỏi quê hương sau năm thế hệ thì

Page 56: Khoa hoc va nien tin

sẽ mất hẳn cá tính, và hội nhập với các nền văn hóa khác. Nhưng dân tộc Do Thái vẫn mang cá tính riêng. Trái lại hầu hết các dân tộc từng đàn áp họ đều đã bị tiêu diệt hẳn.Làm thế nào một dân tộc có thể tồn tại được sau 1900 năm, nhất là 1/3 dân số đã bị tiêu diệt trong các trại tập trung, và chống chọi với hơn 100 triệu người Ả-rập trong các năm 1967 và 1973? Người Do Thái cũng như mọi người trên thế giới đều phải công nhận rằng có bàn tay của Thượng Đế hướng dẫn dòng lịch sử của dân tộc này.

Tại sao người tin Chúa hay nói : Những lời tiên tri trong Thánh Kinh được ứng nghiệm, và như thế chứng minh rằng Thánh Kinh là do Chúa hình thành?

Một trong những đặc điểm của Thánh Kinh là có rất nhiều lời tiên tri, hay những lời nói trước về việc tương lai. Khi các việc này xảy ra, người tin Chúa nói là ứng nghiệm và Thánh Kinh là Lời Chúa. Sứ đồ Phi-e-rơ ngày xưa đã viết: Những điều chúng tôi thấy càng chứng tỏ các lời tiên tri trong Thánh Kinh là xác thực. Vì thế anh em phải lưu ý tới những lời tiên tri đó, xem như ngọn hải đăng giữa biển đời mù mịt tăm tối, giúp chúng ta hiểu được nhiều huyền nhiệm, khúc mắc của Thánh Kinh. Khi anh em suy nghiệm chân lý của lời tiên tri, ánh rạng đông sẽ bừng lên giữa cảnh tối tăm, và Chúa Cứu Thế, Ngôi sao mai sẽ soi sáng tâm hồn anh em. Thư La Mã của sứ đồ Phao-lô xác nhận: Phúc Âm đã được Chúa hứa từ ngàn xưa trong các sách tiên tri của Thánh Kinh : về thể xác, Chúa giáng thế làm người theo dòng vua Đa-vít, về thần linh, Chúa sống lại từ cõi chết chứng tỏ Ngài là Con Thượng Đế đầy quyền uy, là Đấng Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta. Những dẫn chứng vừa kể cho thấy mục đích của lời tiên tri, đó là giúp chúng ta biết Thượng Đế thực hữu, và Ngài có kế hoạch cho toàn thế giới này. Khi Thánh Kinh nói trước về những nhân vật, những nơi chốn và những sự kiện hằng trăm năm trước khi sự việc xảy ra. Thánh Kinh thực sự chứng tỏ biết rõ tương lai chứ không võ đoán. Khi các lời tiên tri được ứng nghiệm thì Thánh Kinh phải được công nhận là sách do Chúa biên soạn.Một thí dụ khác là lời tiên tri về vua Si-ru được ghi trong Ê-sai chương 44, câu 28 và chương 45 câu 1. Nhà tiên tri Ê-sai viết các lời này vào khoảng 700 năm trước Công nguyên, nhưng nói rõ tên ông vua Si-ru là người sẽ ban sắc chỉ cho thành Giê-ru-sa-lem được tái thiết, và nền đền thờ được đặt lại. Khi Ê-sai ghi những lời này thì Giê-ru-sa-lem và đền thờ còn nguyên, nhưng 160 năm sau khi Ê-sai tiên tri thì vua Si-ru ban chiếu chỉ xây lại Giê-ru-sa-lem và đền thờ. Đây là một trong hằng trăm lời tiên tri khác đã được ứng

Page 57: Khoa hoc va nien tin

nghiệm thật là chi tiết, không ngẫu nhiên, cũng không phải là võ đoán. Điểm này chứng minh Thánh Kinh là Lời Chúa truyền dạy chứ không phải con người tự ghi lại, như các kinh sách của nhân loại.Giá trị Thánh Kinh không phải ở chỗ người ta tôn xưng, nhưng ở chỗ linh ứng mà nhiều thế hệ đã nghiệm được. Lời tiên tri trong Thánh Kinh chưa ứng nghiệm hết, vì còn nhiều lời đang ứng nghiệm và sẽ ứng nghiệm. Người tin Chúa phải hết lòng tin lời Thánh Kinh, như thế mới sáng suốt nhìn vào tương lai và không lầm lạc.

Thánh Kinh có vô số những điều mâu thuẫn làm sao tin nhận được?

Câu hỏi này đạt ra ngụ ý nói rằng Thánh Kinh có quá nhiều điểm mâu thuẫn, vì vậy không thể nào tin rằng Thánh Kinh là do Thượng Đế mặc khải. Hay nói khác đi, vì Thánh Kinh có những điểm đối nghịch nhau nên không đáng cho người ta dùng làm khuôn thước. Câu hỏi mà chúng ta đặt ra là Thánh Kinh có những điều sai lầm hay không? Thật ra nói rằng Thánh Kinh sai lầm thì dễ, nhưng chứng minh Thánh Kinh sai lầm thì khó vô cùng.Có một số câu, đoạn trong Thánh Kinh mới đọc qua tưởng chừng như mâu thuẫn, hay sai lầm, nhưng nghiên cứu kỹ mới hiểu rằng không phải như vậy.Một thái độ mà người đọc Thánh Kinh cần có là phải vô tư, công bằng, đừng có chủ trương chỉ trích, đả phá, bới lông tìm vết. Thái độ nghiên cứu Thánh Kinh cũng giống như nghiên cứu bất cứ tác phẩm văn chương nào.

Sự mâu thuẫn

Căn cứ vào suy nghĩ logic thì một sự việc không thể nào vừa là A, mà lại vừa không phải là A, nghĩa là không thể nào một vật vừa là trắng lại vừa là đen được. Khi nào đọc Thánh Kinh mà thấy có vi phạm nguyên tắc này thì mới có thể bảo Thánh Kinh là mâu thuẫn được.Thí dụ như nếu Thánh Kinh nói rằng ông Phao-lô vừa sinh ra tại Tạt-sơ, lại vừa sanh ra ở Giê-ru-sa-lem thì như vậy là mâu thuẫn. Thật ra Thánh Kinh chỉ nói rằng Phao-lô sinh tại Tạt-sơ.Khi bàn về mâu thuẫn, ta cần phải lưu ý rằng hai câu nói có thể khác nhau, nhưng không nhất thiết phải là mâu thuẫn. Nhiều khi người ta không biết phân biệt giữa khác nhau và mâu thuẫn.Thí dụ như trong trường hợp người mù ở Giê-ri-cô. Ma-thi-ơ ghi rằng hai người mù gặp Chúa Giê-xu, trong khi đó Mác và Lu-ca đều ghi là chỉ có một người mù gặp Chúa. Đây không phải là trường hợp mâu thuẫn, mà chỉ là bổ túc cho nhau.Thí dụ như ta gặp một Mục sư và một Giáo sĩ trong một buổi sáng. Khi ta kể lại chuyện gặp gỡ này cho anh A, ta nói ta gặp ông Mục sư, và một giờ sau

Page 58: Khoa hoc va nien tin

ta gặp anh B ta nói gặp cả ông Mục sư lẫn ông Giáo sĩ. Sau đó hai anh A và B, kể lại hai lời nói của ta và bảo là ta mâu thuẫn, thì ta phải cãi rằng không có gì mâu thuẫn cả, chỉ là hai câu nói khác nhau mà thôi.Nhiều phần Thánh Kinh bị hiểu lầm như thế. Trong Các Quan Xét có ghi lại cái chết của Si-sê-ra. Khi đọc chương Cac Tl 5:2-27 thì dường như Giê-ên giết Si-sê-ra khi hắn đang uống sữa, nhưng đọc lại ở chương 4:21 ta mới thấy rằng Gia-ên giết Si-sê-ra khi hắn đang ngủ. Chương 5:25-27 cũng không nói Gia-ên giết Si-sê-ra khi hắn đang uống sữa, mà chỉ ghi lại hai việc trước sau mà thôi.Đôi khi hai đoạn văn có vẻ như mâu thuẫn là vì cách dịch không sát. Người dịch nếu thông thạo nguyên ngữ Hi-lạp và Hê-bơ-rơ thì sẽ giải quyết được vấn đề này, vì hai ngôn ngữ này có những lối viết rất khó dịch ra ngôn ngữ khác cho thật sát.Hai đoạn văn thường bị người ta chỉ trích là:Cong Cv 9:7 ghi: Những kẻ đi cùng với người đều đứng lại sững sờ, nghe tiếng nói mà chẳng thấy ai hết. 22:9 ghi: Những kẻ đi với tôi thấy ánh sáng rõ ràng, nhưng chẳng nghe tiếng của Đấng phán cùng tôi. Mới đọc tưởng chừng như hai câu này mâu thuẫn, vì khi tôi nói là những người đi với Phao-lô có nghe tiếng nói, khi thì lại nói là chẳngnghe tiếng Đấng phán cùng Phao-lô.Trong nguyên văn Hi-lạp chữ nghe là AKOUO. Chữ này khi dùng về thể sở hữu, nghĩa là genitive thì chỉ diễn tả một âm thanh đến với tai, mà người nghe không nhất thiết có hiểu hay không. Đó là trường hợp chương 9:7, nghĩa là những người này có nghe nhưng không hiểu gì cả.Trong trường hợp chữ AKOUO dùng ở thế đối cách, tức là accusative thì lại có nghĩa là nghe mà hiểu ý nghĩa những gì mình nghe. Đó là trường hợp chương 22:9, nghĩa là những người ấy chẳng hiểu ý nghĩa gì, và như thế cũng như không nghe. Hai câu đó vì vậy không mâu thuẫn. Điều khó là trong ngôn ngữ khác như tiếng Việt, chữ nghe chỉ có một nghĩa, thành dịch chữ AKOUO rất khó.Một phương diện khác thì khi đọc Thánh Kinh mà thấy dường như mâu thuẫn, đừng vộicho là Thánh Kinh sai, vì nhiều khi ta không hiểu hay chưa biết rõ hoàn cảnh, môi trường và phong tục của các dân tộc mà Thánh Kinh nói đến, nghĩa là không biết rõ bối cảnh sống của các dân tộc này, ta có thể cho là sai.Các cuộc nghiên cứu về sử học và về khảo cổ đã giúp soi ánh sáng vào nhiều phần khó giải trong Thánh Kinh. Nhiều chỗ bị coi là sai hay mâu thuẫn đã dần dần được giải đáp, vì vậy ta cũng nên chờ đợi, chứ đừng vội lên án Thánh Kinh.

Page 59: Khoa hoc va nien tin

Ta cũng nên nhớ là: Nếu có những chỗ gọi là sai hay mâu thuẫn, thì chỉ là vì các lý do ngôn ngữ, văn hóa, phong tục và chỉ liên quan đến các phần mô tả sự việc hay trình bày vấn đề. Các nguyên tắc của Thánh Kinh và mặc khải của Chúa không bao giờ mập mờ hay mâu thuẫn, bao giờ cũng rõ ràng, chính xác. Bằng cớ là sau gần hai nghìn năm Thánh Kinh vẫn còn được quý trọng và vẫn là ánh sáng cho hằng tỉ người trong đời.Bạn có Thánh Kinh hãy chăm chỉ đọc, đừng nghi ngờ, nhưng cứ hết lòng tin. Người nào đọc Thánh Kinh, bằng lòng tin và sùng kính Chúa, sẽ được mở mắt tâm linh, hiểu được nhiều điều huyền nhiệm và tìm được nhiều bài học quý giá.Trong đời này chỉ có những người phủ nhận Thánh Kinh mới lầm lạc và đau khổ. Những người đã đọc, đang đọc và sống với Thánh Kinh là những người sung sướng thỏa mãn nhất.

Bản văn Kinh Thánh có chính xác hay không?

Bản văn Thánh Kinh mà chúng ta cầm trên tay ngày nay vì qua nhiều biến chuyển của lịch sử có còn chính xác như nguyên bản hay không?Quan niệm thông thường cho rằng bản văn Thánh Kinh mà chúng ta cầm trên tay ngày nay, vì qua nhiều biến chuyển lịch sử, đã không còn chính xác như nguyên bản nữa. Vì những người chép kinh nhiều khi đã sửa đổi lại ít nhiều cho phù hợp với ý mình hoặc là với hoàn cảnh mình sống. Đây là vấn đề quan trọng vì nếu bản văn của Thánh Kinh khác với nguyên văn thì câu chuyện trong Thánh Kinh không còn nguyên vẹn nữa.Thật ra người xưa khi sao chép Thánh Kinh đã cẩn thận vô cùng, cố sao cho một chấm một nét cũng không bị thay đổi. Hơn nữa ngày nay ta có thể căn cứ vào ba tài liệu sau đây để đánh giá một bản Thánh Kinh, nhất là Thánh Kinh Tân Ước. Sở dĩ phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng và chính xác của Thánh Kinh Tân Ước vì ban kinh văn này trực tiếp nói về sự ra đời của Chúa Cứu Thế, công tác cứu chuộc nhân loại của Ngài và những giáo lý căn bản mà Ngài dạy cho nhân loại. Ba tài liệu quan trọng đó là:1.Bản nguyên văn tiếng Hi Lạp.2.Những bản Thánh Kinh Tân Ước đã được phiên dịch ra.3.Những tài liệu bàn về Thánh Kinh Tân Ước của các vị sáng lập ra giáo hội đầu tiên.Thánh Kinh Tân Ước viết bằng tiếng Hi Lạp. Nói về những bản nguyên văn bằng tiếng Hi Lạp thì người ta tìm được khoảng năm ngàn bản sao chép Tân Ước hoặc là trọn bộ hoặc là một phần. Ngày nay không còn nguyên bản đầu tiên, nhưng những bản sao chép này được thực hiện ngay những năm đầu của thế kỷ thứ hai, vì vậy có giá trị tương đương như nguyên bản.

Page 60: Khoa hoc va nien tin

Tân Ước được viết ra vào khoảng từ 50-90 S.C. và các bản văn tài liệu tìm được là những bản sao chép vào khoảng năm 120-200 S.C.Hai bản quan trọng nhất là CODEX VATICANUS và CODEX SINAITICUS, chép vào khoảng 250 S.C.. Đây là khoảng thời gian khá lâu, nhưng nếu ta đem so sánh với hầu hết các tài liệu cổ khác của nhân loại thì hai trăm năm mươi năm vẫn còn là một thời gian quá gần sát.Cuộc Chiến Tranh Trên Đất Gaul của hoàng đế Ceasar La Mã là một tài liệu lịch sử quan trọng chỉ tìm được bản sao chép một ngàn năm sau khi tài liệu được in ra. Còn Thiên Hùng Ca ODYSSEY của Homer, mãi đến hai ngàn hai trăm năm sau người ta mới có được đầy đủ các bản sao chép. Vì thế, khi đem so với các tài liệu cổ sử hay cổ văn, thì tài liệu Thánh Kinh Tân Ước còn sớm hơn từ vài trăm năm đến hằng nghìn năm. Tài liệu sao chép Tân Ước ngày nay có đến trên 5000 bản, nghĩa là nhiều hơn bất cứ tài liệu cổ nào khác trên đời. Vì tài liệu quý giá nhất của nhân loại chỉ còn lưu truyền lại đến thời đại chúng ta qua một vài bản thảo. Thí dụ như CATULLUS chỉ có ba bản, và là các bản chép lại một ngàn sáu trăm năm sau khi Callutus (? khác với chữ trên) viết ra. HORODOTUS chỉ có tám bản, và là bản chép lại một ngàn ba trăm năm sau.Không những Thánh Kinh Tân Ước có nhiều bản sao chép từ nguyên văn và các bản văn này gần sát với thời nguyên văn được chép ra, Tân Ước còn được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ ngay từ thuở ban đầu. Việc phiên dịch một tài liệu ra tiếng nước khác trong thời cổ rất hiếm, thế mà Thánh Kinh Tân Ước đã được dịch ra đến hai mươi nghìn bản dịch. Các bản dịch này cũng có thể đem so sánh với tài liệu để kiểm chứng.Cho rằng chúng ta không có năm nghìn năm trăm bản sao chép Thánh Kinh và hai mươi nghìn bản dịch Thánh Kinh đi nữa, Thánh Kinh Tân Ước cũng vẫn có thể truyền lại trung thực, vì có thể căn cứ vào các tài liệu viết của những Giáo Phụ ban đầu. Các tác phẩm này là các lời bình giải các thư từ, trong đó các Giáo Phụ hay những học giả thời xưa thường trích dẫn lời Thánh Kinh, và các phần trích dẫn này thường rất dài, có thể làm tài liệu để so sánh với các bản sao chép hay với bản văn Thánh Kinh hiện có.Một học giả khi nghiên cứu về các tài liệu này đã liệt kê ra được tám mươi sáu nghìn lần các Giáo Phụ trích dẫn những phần trong Thánh Kinh Tân Ước. Căn cứ vào tài liệu này, người ta cũng thấy rằng chưa có tác phẩm lịch sử hay cổ văn nào được trích dẫn nhiều như thế. Độ chính xác của Thánh Kinh Tân Ước vì thế so với các sách trong đời là một trời một vực, và không ai có thể nghi ngờ gì cả.Một học giả người Anh là Sir Frederic Kenyon, cựu Giám Đốc và Quản Thủ Thư Viện chính của Bảo Tàng Viện Anh Quốc, và là một trong những chuyên gia về tài liệu cổ xưa, trước khi lâm chung đã nói rằng: Khoảng cách

Page 61: Khoa hoc va nien tin

giữa năm tháng mà Thánh Kinh được soạn thảo và bản sao xưa nhất, thật là nhỏ, đến nỗi có thể bỏ qua được. Thánh Kinh Tân Ước hoàn toàn chính xác và trung thực y như nguyên bản. Chúng ta vừa bàn về tính chất trung thực và chính xác của Thánh Kinh Tân Ước so với thời gian. Chúng ta là người Việt, đọc tiếng Việt, nhiều khi cũng thắc mắc không hiểu các bản tiếng Việt có trung thực với nguyên văn hay không? Các bản Thánh Kinh mà chúng ta có ngày nay hoặc là do một nhóm học giả trong đó có nhà văn Phan Khôi tham dự, hay do các cá nhân như Linh mục Nguyễn Thế Thuấn, Hồng y Trịnh Văn Căn, Mục sư Lê Hoàng Phu, đều căn cứ trên các tài liệu nguyên văn, và bản dịch của nhiều ngôn ngữ khác nhau như La-tinh, Pháp, Anh, Hoa vv… Nếu có khác nhau là chỉ về văn, còn ý nghĩa chính của các câu Thánh Kinh lúc nào cũng được giữ nguyên. Nhiều khi người đọc gặp phải những chỗ trúc trắc thì một phần là vì các học giả không tìm được từ tương đương trong Việt ngữ mà thôi.Người đọc Thánh Kinh nên cảm tạ Chúa, vì mặc khải về Chúa đã có sẵn trên tay chúng ta. Muốn biết Chúa, ta chỉ cần để nhiều thì giờ nghiên cứu, đọc, cầu xin Thánh Linh hướng dẫn. Thánh Kinh không phải là một cuốn sách thường, có thể đọc nhanh chóng được.Thánh Kinh là mặc khải về Chúa là Đấng vô hình, đầy quyền năng, tạo dựng cả vũ trụ và loài người, vì thế dành nhiều thì giờ đọc Thánh Kinh là khôn ngoan, nếu chúng ta muốn thật sự biết Chúa. Khi biết Chúa, đôi mắt tâm linh của chúng ta sẽ thấy được nhiều điều quý giá cũng như các giá trị mà ta không thể nào tìm ở đâu khác trên đời này.

PHÉP LẠ CHỮA BỊNH

Trong Thánh Kinh có ghi lại 35 lần Chúa Giê-xu làm phép lạ chữa bệnh. Các phép lạ này có thể chia làm bốn loại:1.Phép lạ đối với thiên nhiên. Loại này gồm chín phép lạ như: hóa nước thành rượu, dẹp yên bão tố, hóa bánh cho mấy nghìn người ăn…2.Phép lạ đuổi quỷ, có tất cả là sáu lần.3.Khiến kẻ chết sống lại, ba lần.4.Phép lạ chữa lành bệnh, tất cả 17 lần.Tật bệnh là một trại tù. Nó là kẻ thù của tất cả mọi mối liên lạc. Nó làm cho ta xa cách với đời sống. Khi cơn đau xuất hiện, ta chờ đợi trong cô đơn, phập phồng, mong cho nó mau qua. Khi cơn đau lên đến tuyệt đỉnh, ta cầu được chết đi cho xong. Bên trong thân xác của chúng ta thật là một thế giới huyền bí. Ngoài hệ thống chỉ huy là lý trí, ý chí, tình cảm, còn cả một vũ trụ gồm mạch máu, mao quản, phế nang, sợi thần kinh, các hạch, các hệ thống dịch vv… Phép lạ xảy ra khi quyền năng của Chúa đụng tới cõi bên trong

Page 62: Khoa hoc va nien tin

huyền bí ấy.Ta thử để ý đến trường hợp người đàn bà mắc chứng xuất huyết. Bệnh này đã làm bà ấy đau khổ hàng chục năm trước khi Chúa ra đời, và bà ấy vẫn mong được lành. Cuối cùng bà ấy đã gặp Chúa, tay đụng vào vạt áo Chúa và chứng xuất huyết ngưng lại. Có thể lắm đây là chứng ung thư máu. Quyền năng của Chúa làm cho các rối loạn trong động và tĩnh mạch ngưng lại. Hạt trắng và hạt đỏ không còn chống nhau nữa. Có lẽ mô tả như thế quá máy móc, tuy nhiên người ấy được lành chứng bệnh xuất huyết, nghĩa là hệ thống tuần hoàn trở lại bình thường. Đó là một điều huyền diệu.Quyền năng của Chúa đã “chữa” thiên nhiên khi thiên nhiên trở nên độc hại. Phép lạ thiên nhiên của Chúa như khi quở sóng gió là một bằng cớ. Khi Chúa truyền lệnh cho bão tố thì các phân tử hydrogen, oxygen, carbon dioxide và nitrogen chuyển động và cơn bão lặng đi. Nhưng làm sao Chúa có thể truyền lệnh cho các phân tử ấy được, vì chúng làm gì có cảm giác? Ta phải công nhận đó là một phép lạ.Câu hỏi đặt ra là Chúa chữa lành bệnh như thế nào? Ngài chữa lành khi nào? Và tại sao Chúa chữa bệnh?

Trước tiên, Chúa chữa bệnh như thế nào?

Đôi khi Chúa dùng nước bọt, đôi khi Chúa đụng tay vào thân xác người bệnh. Có khi Chúa nghiêng mình trên con bệnh, có lúc Chúa truyền lệnh cho bệnh. Lúc khác Chúa lại tuyên bố tha thứ cho người bệnh trước khi chữa bệnh. Khi xét đến các phép lạ chữa bệnh, ta để ý đến chữ “tức thì” hay là ngay tức khắc. Trong số 35 phép lạ Chúa làm, thì 23 lần chữ “tức thì” được dùng để mô tả tính cách của phép lạ. Còn trong số 17 phép lạ chữa bệnh của Chúa thì những người quan sát thấy người mang bệnh được lành ngay tức khắc.

Câu hỏi thứ hai, Chúa chữa bệnh khi nào?

Chúa chữa bệnh khi người ta xin Chúa, nhưng cũng có những lúc không xin mà Chúa cũng chữa cho lành, như trường hợp Chúa đuổi quỷ chẳng hạn. Một bà mắc bệnh ung thư, bác sĩ bảo chỉ còn sống được vài tuần lễ, nhưng bà ấy hết lòng cầu nguyện, và bằng lòng theo ý chỉ tốt lành của Chúa, Chúa đã chữa cho lành. Khi một người tìm đến Chúa xin Chúa giải cứu ra khỏi tình trạng tội ác, Chúa cũng hành động, tại sao người ấy không tin rằng Chúa cũng có thể chữa lành bệnh của thể xác?Người phụ nữ mắc chứng ung thư máu được Chúa chữa lành vì không còn biết chạy đâu cho được lành nữa. Người mù Ba-ti-mê ở Giê-ri-cô kêu la xin Chúa chữa lành, người ta bảo im đi, nhưng anh ta cố kêu to hơn nữa, xin

Page 63: Khoa hoc va nien tin

Chúa cứu cho được sáng mắt thì Chúa đã thực hiện.Cũng có những lần Chúa hỏi kẻ tật nguyền rằng: Con muốn ta làm chi cho con? Chúa đã biết rõ nhu cầu của người ấy sao còn hỏi? Thật ra Chúa chỉ muốn người cần đến Chúa phải quyết định, nghĩa là có thật sự muốn lành hay không? Đối với người tuyệt vọng thì đây là một câu hỏi mà người ấy không bao giờ được nghe một người nào trên đời này nói ra, chỉ một mình Chúa có thể chữa lành tật bệnh mà con người đành bất lực.Biết bao lần bác sĩ của đời này nói với bệnh nhân hay thân nhân của họ rằng: “Xin thành thật xin lỗi ông (bà), chúng tôi không thể nào làm gì hơn được nữa.” Nhưng không có người nào đến với Chúa mà Chúa không chữa lành được. Giăng viết trong Phúc Âm của ông rằng, nếu ghi lại từng việc Chúa làm thì nhiều vô kể, nghĩa là Chúa chữa bệnh cho không biết bao nhiêu người, không thể kể xiết.

Câu hỏi thứ ba: Tại sao Chúa chữa bệnh?

Đây là một câu hỏi khó. Tại sao nhiệm vụ của Chúa đến trần gian là cứu chuộc nhân loại khỏi tội ác, mà Chúa lại chữa bệnh? Câu trả lời ngắn gọn là: Vì Chúa đầy lòng thương xót. Thánh Kinh ghi rõ, năm lần trước các phép lạ chữa bệnh, Chúa động lòng thương, tám lần khác, Ngài thương họ.Hơn nữa, cũng không phải Chúa đến thế gian chỉ là để chữa bệnh. Vì nếu như thế Chúa không cần phải chịu hành hình trên thập giá. Chúa đã vào đời để hi sinh chết thay cho nhân loại vì tình thương, nhưng Ngài cũng nhìn thấy nỗi khổ đau của mỗi người, và sẵn sàng đưa tay cứu giúp.Vì các môn đệ thấy bão táp lo sợ mà Chúa đã đi trên mặt nước đến với họ. Vì thấy hằng nghìn người mệt mỏi, đói khát mà Chúa đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi họ.Tuy nhiên mục đích chính của Chúa vẫn không phải chỉ là làm thỏa mãn tạm thời hay xoa dịu các nỗi thống khổ của thân xác, Chúa chỉ muốn cho con người được thấy các giá trị vĩnh hằng không đượm mùi tục lụy khổ đau, mà Chúa chính là con đường đưa tới các giá trị đó. Nói khác đi, Chúa chữa lành bệnh cho một người là để cho người ấy có dịp biết đến các giá trị vĩnh hằng bằng niềm tin.Ngày nay Chúa vẫn còn chữa lành bệnh, nếu người bệnh bằng lòng hạ mình kêu cầu Chúa, từ bỏ tội lỗi, thành tâm cam kết sống một cuộc đời tốt lành. Chúa không bao giờ thay đổi, vì vậy năng quyền của Chúa cũng vẫn đời đời mạnh mẽ. Chúa vẫn kêu gọi mỗi chúng ta đến với Chúa để được an nghỉ. An nghỉ đây không những về tâm linh, nhưng còn về thể xác, tật nguyền, rối loạn nữa.

Page 64: Khoa hoc va nien tin

PHÉP LẠ TRỪ QUỶ

Trừ quỷ là phép lạ thuộc loại siêu nhiên. Đây là lúc quyền năng của Chúa xâm nhập vào lãnh địa của Sa-tan. Đây cũng là loại phép lạ làm cho người ta khó tin nhất, vì các phép lạ đuổi hay trừ quỷ chứng tỏ rằng có Sa-tan và các quỷ sứ của chúng. Trong thời đại văn minh mà nói đến ma quỷ thì dường như thoái hóa chậm tiến. Tuy nhiên khi Chúa Giê-xu ở thế gian thì mọi người đều biết lãnh địa của Sa-tan. Chúa Giê-xu đã thấy rõ hoạt động của quỷ trong những con người bị nó ám vào và khi gặp, Chúa thường dùng quyền năng đuổi nó ra.

A-đam và Sa-tan

Công việc của Sa-tan là có thật. Nó làm cho A-đam bị đẩy lùi vào bóng tối với một trái táo mà Ê-va đã ăn dở dang. Trước đó, A-đam chỉ thấy một con rắn bò bên cạnh những hàng cây, nhưng đến khi ăn trái cấm, A-đam mới thấy nó là cả một sức mạnh ghê gớm. A-đam chắc đã khóc khi rời khỏi Ê-đen vì biết rằng Sa-tan đã làm ngăn cách A-đam với Chân Thần, và sẽ đưa đến việc hủy hoại đời sống. Một người bị bệnh phung cùi không đau khổ vì mất đi một ngón tay, nhưng vì biết rằng bị ảnh hưởng của cùng một nguyên tắc hủy hoại đó, người ấy dần dần sẽ mất cả cánh tay nữa. Mục tiêu của Sa-tan không phải chỉ là để loại A-đam ra khỏi vườn địa đàng Ê-đen, nhưng còn muốn thống trị cả dòng dõi loài người.Cả A-đam và Sa-tan đều bất tuân mạng Chúa: Sa-tan là thiên thần phản nghịch, còn A-đam không chế ngự được lòng tham. Cả hai đều đã làm buồn Đấng Tạo Hóa vinh quang. Cả hai cũng đã bị lưu đày. Sa-tan ra khỏi thiên đàng, và A-đam ra khỏi địa đàng. Nhưng Sa-tan có năng quyền hơn A-đam, còn A-đam có những điều mà Sa-tan muốn chiếm đoạt. Trong dòng dõi A-đam, loài người trở thành bãi chiến trường cho thiện và ác tranh giành. Điều ác do Sa-tan chủ trương cứ mở rộng cuộc chinh phục, mãi cho đến thời Chúa Cứu Thế Giê-xu, theo phần xác là dòng dõi A-đam, ra đời thì cuộc chiến ấy mới đổi chiều.Ngay lúc bắt đầu sứ mạng cứu chuộc nhân loại, trong đồng hoang, Chúa Giê-xu đã quả quyết rằng lỗi lầm của A-đam sẽ không bao giờ được tái diễn, vì Sa-tan cũng đem đúng một sách lược cám dỗ A-đam ra áp dụng cho Chúa Giê-xu. Sa-tan đã cám dỗ Chúa không bằng trái cấm, nhưng bằng quyền năng thống trị thế giới, danh vọng tức khắc và tri thức tuyệt vời. Chúa đã không đầu hàng nó như A-đam. Chúa hoàn toàn đặt mình trong sự vâng phục Chúa Cha. Cuối cùng Chúa đã đắc thắng Sa-tan trong cuộc sống lại

Page 65: Khoa hoc va nien tin

khải hoàn của Ngài.Nhưng ngoài Chúa Giê-xu ra, cả nhân loại từ thời A-đam ra khỏi vườn Ê-đen đều thua ma quỷ. Đa số nhân loại bị nó nắm lấy nguyên cả cuộc đời, nhưng nó chinh phục mỗi người một lối khác nhau. Có người bị nó sai khiến đến nỗi chẳng còn lương tri nữa và hành động như điên như dại vậy.

Ma quỷ.

Ma quỷ rất đông đảo và luôn luôn đi tìm một nơi để trú ngụ. Chỗ ưng ý nhất của nó là trên mặt đất. Sách Gióp ghi rằng, Sa-tan đi đây đó trên mặt đất. Còn Phi-e-rơ nói rằng: ma quỷ như sư tử gầm thét đi quanh tìm kiếm những người nó có thể vồ xé.Hơn thế nữa, nó thường nhập vào những con người mà nó có thể dùng làm tay sai tiêu diệt nhân loại. Lịch sử thế giới đã ghi nhận những tên tuổi từng ra lệnh tàn sát hàng triệu người cách dã man chẳng thương tiếc, họ là tay sai của ma quỷ. Nó cũng nhập vào những người thường để sai khiến những người ấy phạm các tội hủy hoại bản thân, gia đình, giáo hội và xã hội nữa.Những người sống trong các vùng dân tộc ít người đều có nghe nói đến các chuyện ma quỷ, thường thì những chuyện này đều có thật, vì ma quỷ có thể nhập vào sai khiến những người còn trong tối tăm làm những điều nó muốn.Trong Thánh Kinh Tân Ước có ghi lại sáu lần Chúa đuổi quỷ. Căn cứ vào đó có thể phân biệt ra năm loại quỷ khác nhau:

Loại quỷ xúc phạm đến Chân Thần: Ấn Độ giáo gọi loại này là Asura. Giống quỷ nàydám đối đầu với quyền năng của Chân Thần, như trong trường hợp Sa-tan ra trước ngai của Chúa trên trời được ghi ở sách Gióp. Trong Mac Mc 1:21-28 thì loại quỷ này làm gián đoạn lễ trong nhà hội bằng cách la khóc khủng khiếp. Cách thông thường của loại quỷ này là chống chọi trực tiếp và thách thức Chúa.

Loại quỷ thứ hai là loại chống vật chất: Ấn Độ giáo gọi là Rakshasa. Loại này chuyên phácông việc của Tạo Hóa. KhKh 9:11, Giăng gọi nó là Apolion, nghĩa là kẻ phá hủy. Loại quỷ này vì muốn chống lại Chúa nên tìm đủ cách phá hoại công trình của Ngài. Phúc Âm Mat Mt 9:32-34 có nói đến một người bị quỷ ám mà câm, và 12:22 lại nói đến một người khác bị quỷ ám mà vừa đui mù, vừa câm, đó chính là loại quỷ này.

Loại quỷ thứ ba chuyên ở mồ mả: Đây là một loại quỷ làm cho điên loạn. Trong LuLc 8:29 có ghi câu chuyện một người bị nó hành hạ, có sức mạnh

Page 66: Khoa hoc va nien tin

phá được mọi xiềng xích, chuyên sống trong vùng mồ mả như người điên. Người như thế thật cô đơn và bị cả xã hội ruồng bỏ.

Loại quỷ thứ tư là quỷ gây tai nạn: Câu chuyện cậu bé ghi trong Ma-thi-ơ chương 17 mô tảhành động của loại quỷ này. Cậu bé này mắc chứng bệnh phong điên, nghĩa là con người bên trong gây loạn. Có lần quỷ cho người bệnh ngã vào nước, vào lửa, cốt để giết chết nạn nhân. Nhìn vào con bệnh, người ta tưởng chừng như tai nạn, nhưng thật ra là quỷ gây ra. Chính Chúa Giê-xu đã đuổi nó ra khỏi cậu bé này, và cậu bé được hoàn toàn lành mạnh.

Thật ra chia loại như thế cũng quá riêng rẽ, vì quỷ có nhiều hình trạng và rất khó xác định loại của chúng. Có khi bảy quỷ cùng nhập vào một người, như trường hợp Ma-ri ở Ma-đơ-len.Bài học này chỉ có mục đích cho học viên biết rằng ma quỷ có thật, đừng khinh thường nó, và luôn luôn trang bị Lời Chúa để có thể thắng nó. Người đuổi quỷ phải nhân danh Chúa Giê-xu mà làm, nếu không quỷ sẽ không sợ.

CẦU NGUYỆN

Chúa có trả lời cầu nguyện hay không? Những người tự nhận là tiến bộ, có cần cầu nguyện nữa không? Nếu Chúa trả lời cầu nguyện thì ai là người được Chúa trả lời? Những câu hỏi vừa kể đối với một số người thì câu trả lời khẳng định là: Không! Không có ai được Chúa trả lời gì cả. Những người này cho rằng cầu nguyện là việc làm phản tiến bộ và mê tín. Tất nhiên là những người này không công nhận có một Đấng để cho con người chạy đến kêu cứu, và hoàn toàn tin rằng điều gì cũng do cố gắng của con người mà khắc phục được, nếu biết lý luận và hành động đúng.Thật ra đó là lý thuyết, thực tế vẫn có nhiều trường hợp mà con người không thể hiểu nổi, mặc dù lý luận rất đúng và hành động bằng cả lòng thành. Con người có những giới hạn không thể vượt được. Các giới hạn đó do Tạo Hóa đặt ra. Nên nếu không tin Tạo Hóa thì không thể nào hiểu và giải quyết vấn đề được.Mặt khác, những người đã tin Chúa lâu năm, nhiều khi cũng thấy dường như mình cầu nguyện vô ích, rồi dần dần không thích cầu nguyện nữa, hoặc là chỉ cầu nguyện chiếu lệ để những người khác khỏi hiểu lầm mà thôi.Nhiều khi người ta cũng không hiểu ý nghĩa thật của việc cầu nguyện nên mới có những câu trả lời võ đoán vội vàng, hoặc là đi đến kết luận không đúng. Cầu nguyện không phải là cách chúng ta nhận được điều mà chúng ta

Page 67: Khoa hoc va nien tin

mong ước Chúa ban cho. Theo lời Thánh Kinh thì cầu nguyện là phương cách Chúa dùng để cho chúng ta những gì mà Ngài muốn. Chữ quan trọng nhất trong định nghĩa này là: CHÚA. Muốn cầu nguyện hay hiểu cầu nguyện cần phải:1.Có quan niệm đúng về Chúa hay là Thượng Đế.2.Hiểu rõ chính mình3.Cần học cầu nguyện, nghĩa là cần một người biết rõ Chúa để dạy cho ta cách cầu nguyện.

Theo quan điểm của Thánh Kinh thì cầu nguyện liên quan đến tất cả mọi điều thuộc về con người chúng ta, và tất cả những gì thuộc về Thượng Đế. Chúa không phải chỉ trả lời khi chúng ta cầu nguyện. Chúa đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Cầu nguyện không thể nào tách khỏi những gì chúng ta suy nghĩ, cảm xúc, ước muốn và hành động. Cầu nguyện là một cuộc giao tiếp của toàn vẹn con người của chúng ta với Đấng toàn vẹn là Thượng Đế vĩnh hằng. Cho đến khi nào người ta hiểu được ý nghĩa này thì lúc ấy cầu nguyện mới không bị hiểu lầm.

Làm thế nào tôi có thể tiếp xúc với Thượng Đế được?

Câu hỏi này đặt ra vì cách biệt giữa con người và Thượng Đế. Con người phàm tục, còn Thượng Đế hoàn toàn thánh khiết.Thánh Kinh cho biết Ngài là Ánh Sáng, trong Ngài không có bóng tối. Chỉ một mình Ngài không bao giờ chết, ở trong cõi vinh quang không ai đến gần được. Không một người nào thấy Ngài, và cũng không ai thấy Ngài được (ITi1Tm 6:16).Chỗ khác chép rằng Chúa là ngọn lửa thiêu đốt.GiGa 1:5 ghi rằng: Tôi tăm không tiếp nhận ánh sáng. Câu này cũng có thể hiểu là tối tăm không hiểu được ánh sáng. Con người thật ra không thể nào hiểu được sự Thánh Khiết của Chúa, vì các lý do sau đây.1.Thông thường người ta hiểu Thánh Khiết là không làm điều tội ác và sai trái.ThánhKhiết không phải là tách biệt mình ra khỏi thế gian trần tục này, nhưng là tách biệt ra để làm điều thánh thiện, và như thế là phân biệt hoàn toàn với tội ác.2.Người ta khó hiểu Thánh Khiết vì sinh ra trong một thế giới trần tục, cũng như cá sinh trong một vũng bùn quen thuộc đến nỗi không còn nhận biết bùn là nhơ bẩn nữa. Nếu có dòng nước sạch chảy qua hay là ánh sáng rọi đến, chỉ làm cho ngỡ ngàng mà thôi. Thánh Khiết đối với con người cũng vậy.3.Mặt khác, nhiều người đã theo Chúa lâu năm, tự nhiên chỉ nghĩ đến Chúa là Cha hiền, thương yêu, bạn thiết, mà quên hẳn rằng Chúa là Đấng hoàn

Page 68: Khoa hoc va nien tin

toàn Thánh Khiết, và Ngài không bao giờ chấp nhận thái độ cũng như đời sống bất khiết. Chính vì hay quên như vậy mà người đó dần dần xa lạ với Thánh Tính của Chúa.Chúa Thánh Khiết không thể nào chấp nhận điều gì không thánh khiết. Tội ác có thể định nghĩa là không sống phù hợp với tiêu chuẩn thánh khiết của Chúa. Thánh Kinh đưa ra những cách sống không phù hợp với tiêu chuẩn thánh khiết như: phản bội, làm lạc, không đạt mức, tàn ác, vô luân, sai tiêu chuẩn, phạm luật, bất nghĩa, vv… Nhưng cũng nhấn mạnh rằng không làm điều thánh thiện tốt lành cũng là phạm tội. Sứ đồ Phao-lô dạy rằng: lý do của tội ác dù là không làm điều lành hay là chỉ làm điều bất khiết đều do không kính sợ Chúa cả.Khi đọc Thánh Kinh, chúng ta cho rằng nói về những kẻ có tội trong đời trần tục này, tuy nhiên sứ đồ Giăng dạy rằng: Nếu chúng ta tuyên bố mình không có tội là chúng ta tự lừa dối mình, và chân lý không ở trong chúng ta đâu. Việc xưng nhận tội với Chúa và hoàn toàn từ bỏ là điều phải làm và hết lòng tin và quyết tâm mà làm. Có như thế ta mới xứng đáng đến trước mặt Chúa mà cầu nguyện.Những gì chúng ta bàn đến không có gì xa lạ cả, tuy nhiên rất căn bản cho một người muốn đến với Chúa để cầu nguyện, vì một sinh vật nhỏ bé như chúng ta, muốn tiếp xúc với Đấng Vĩ Đại, đã tạo nên cả vũ trụ này, cần phải biết rõ các điều kiện thiết yếu. Hơn nữa, việc cầu nguyện rất đơn giản, nhưng cũng rất khó khăn, nếu không biết rõ Chúa và không thấy thân phận của mình. Hằng ngày có hằng triệu người được Chúa trả lời qua những lần họ cầu xin đơn thành và đầy lòng tin. Vì Chúa nhân từ và thương xót, luôn luôn nghe lời của kẻ đặt hết lòng tin nơi Chúa. Nhưng cũng khó khăn, vì tội ác ngăn cách chúng ta với Chúa, đến nỗi không một lời cầu nguyện nào đến được nơi thánh khiết của Chúa.Câu hỏi: Làm thế nào tiếp xúc với Thượng Đế? Có thể trả lời là phải hiểu rõ Thượng Đế Thánh Khiết, thấy rõ thân phận mình, và nhờ Đấng trung gian là Chúa Giê-xu. Chính Chúa đã biết khó khăn của con người, nên Ngài đã làm tất cả những gì cần thiết cho cuộc tiếp xúc ấy thể hiện. Về phía chúng ta, chỉ cần nhận định cho rõ, quyết tâm từ bỏ tội, và đến với Chúa không trì hoãn.

Chúa là Đấng Toàn Tri, nghĩa là biết tất cả mọi sự việc rồi, vậy thì tại sao tôi phải cầu nguyện?

Nhiều người nghĩ rằng Chúa cũng như một máy vi tính, computer thật là siêu việt, nghĩa là biết nhiều điều con người không thể nào biết được. Thật ra computer hoạt động phụ thuộc vào bộ nhớ của nó, bộ nhớ càng giàu thì máy càng hoạt động mạnh. Như thế máy có giới hạn cũng như con người chế ra nó. Chúa thì khác, Chúa không cần bộ nhớ, vì Chúa lúc nào cũng biết trực

Page 69: Khoa hoc va nien tin

tiếp về mọi sự việc trong vũ trụ, cả quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Vấn đề không phải là Chúa chỉ biết tất cả về chúng ta, nhưng Chúa biết nhiều điều mà chính chúng ta không biết. Chúa cũng không phải chỉ là một bộ óc. Chúa khôn ngoan tuyệt đối, hiểu biết, đầy tri thức, lý luận, và là nguồn của Chân Lý. Chúa cũng là Đấng Mưu luận lạ lùng, Đức Chúa Trời quyền năng, Cha đời đời và Chúa Hòa Bình. Đó chính là khác biệt giữa con người và Chúa Toàn Năng.Chúa Giê-xu nói rõ rằng: Cha các con ở trên trời biết rõ các con cần gì trước khi các con xin Ngài. Tuy nhiên ngay sau đó, Chúa bảo: Vậy các con hãy cầu nguyện như sau…Ta có thể hiểu lời dạy của Chúa như sau: Vì Cha các con ở trên trời biết rõ các con cần gì trước khi các con xin Ngài, vì vậy nên khi các con cầu nguyện, Cha không ngạc nhiên, mà sẵn sàng ban cho các con đúng theo điều các con cần. Chúa Giê-xu cũng dạy rằng, là con của Chúa ta đừng cầu nguyện với Chúa để mà khoe khoang, hoặc là lặp đi lặp lại những lời nhàm chán như đọc kinh, để tỏ ra mình là ngoan đạo.Ta cũng nên nhớ rằng cầu nguyện đem lợi ích cho chúng ta chứ không phải cho Chúa. Chúa cho chúng ta đặc ân cầu nguyện, tức là giao tiếp với Ngài.Điều này giúp chúng ta biết rằng chúng ta có một Cha thương yêu luôn luôn chăm sóc chúng ta, cũng cho chúng ta vững tin rằng những gì chúng ta ao ước trông mong hợp với ý định của Chúa sẽ được thực hiện.Chúng ta cũng cầu nguyện để giãi bày nỗi niềm của mình, làm cho vơi đi những căng thẳng trong cuộc sống, và tái lập an bình giữa những sóng gió trong cuộc đời. Cầu nguyện cũng giúp chúng ta được chuẩn bị khôn ngoan để ứng phó với hoàn cảnh và giải quyết các vấn đề một cách hợp lý, đúng cách. Khi ta xưng tội với Chúa, cảm tạ Chúa, hứa nguyện làm điều này điều kia cho Chúa là lúc con người ta được biến đổi, vì Thánh Linh Chúa sẽ thanh tẩy đời sống ta, dẫn ta vào tương giao thật với Chúa và ta được thỏa lòng.Một người theo Chúa mà không bao giờ cầu nguyện, và một người luôn luôn cầu nguyện, hai người ấy có hai cuộc đời hoàn toàn khác nhau.Con người phải có hy vọng mới sống được. Đến với Chúa là nhen hi vọng thực tiễn, tin nơi Chúa hoàn toàn và bước đi với niềm tin. Chúng ta không biết con đường tương lai của mình, nhưng Chúa biết thật rõ. Chúng ta cầu nguyện để xin Chúa cho mình được vững đức tin để không dao động trước các biến cố, và luôn luôn an tâm trong hi vọng và hiểu biết.Chúng ta có rất nhiều lý do để cầu nguyện với Chúa, nhưng có bao giờ chúng ta ngồi xuống tìm hiểu tại sao mình không cầu nguyện, hay là không ưa cầu nguyện không? Tại sao tôi không cầu nguyện? Có người buồn quá

Page 70: Khoa hoc va nien tin

không cầu nguyện, có người vui quá quên cầu nguyện, nhưng cũng có người không thể cầu nguyện vì mình đang làm điều nghịch với nguyên tắc của Chúa. Vì thế câu hỏi tại sao ta cần cầu nguyện không quan trọng bằng câu hỏi: Tại sao tôi không thể cầu nguyện? Khi trả lời được câu hỏi này sẽ không thắc mắc tại sao ta phải cầu nguyện nữa.Cầu nguyện như thở vậy. Nếu không cầu nguyện đời ta sẽ nghẹt ngòi không thể sống mạnh được. Ta được một đặc ân của Chúa chắc chắn ta không chối từ, đặc ân quý nhất là cầu nguyện. Xin đừng thắc mắc mà hãy chuyên tâm cầu nguyện để không bao giờ thiếu một ân phúc nào Chúa ban cho.

Cầu nguyện có thay đổi được ý Chúa hay không?

Trong lịch sử dân Chúa có một lần họ đã phạm tội phản nghịch Chúa, làm tượng bò vàng để thờ, nhưng nhờ lãnh tụ Mai-sen cầu nguyện nên Chúa đã đổi ý, không tiêu diệt họ. Căn cứ vào chuyện này có người cho rằng lời cầu nguyện thay đổi được ý Chúa. Tuy nhiên xét kỹ, chúng ta thấy rằng những từ như: Chúa ăn năn, Chúa đổi ý trong Thánh Kinh chỉ là một lối nói, giải thích việc làm của Chúa bằng ngôn ngữ diễn tả cảm xúc của loài người, vì Thánh Kinh có nhiều chỗ khác cho thấy rõ Chúa không đổi ý định của Ngài.Trong ISa1Sm 15:29 ghi rằng: Vinh quang của Y-sơ-ra-ên sẽ không đổi ý, vì Ngài không phải là người mà đổi ý. Vấn đề đặt ra là: Tại sao nói rằng Chúa không đổi ý như loài người, mà Mai-sen cầu nguyện thì Chúa lại đổi ý? Nói như thế có mâu thuẫn hay không?Thật ra ta phải hiểu rằng những lời hứa và những lời cảnh cáo của Chúa luôn luôn tùy thuộc vào cách đáp ứng của con người (xem Exe Ed 33:13-16).Một phương diện khác, chúng ta thấy rằng cả Cựu Ước và Tân Ước đều dạy là ta phải cầu nguyện. Chính Chúa truyền bảo như vậy. Có phải vì vấn đề tâm lý và tình cảm mà Chúa dạy như vậy không? Chúa là Đấng bảo chúng ta phải biết tận dụng thì giờ, chẳng lẽ bảo chúng ta làm một việc vô ích hay sao? Tại sao Thánh Kinh nhiều lần xác nhận là Chúa nghe lời cầu nguyện và trả lời? Chúa trả lời cầu nguyện, nhưng khó hiểu là lời cầu nguyện của chúng ta quan hệ gì đến quyền chủ tể và các ý định vĩnh hằng của Ngài?Ta nên nhớ rằng cầu nguyện đã được Chúa ấn định như một phương cách để hoàn tất ý chỉ của Đức Chúa Trời. Mặc dù con người có những giới hạn, nhưng Chúa vẫn cho phép loài người hợp tác bằng sự cầu nguyện để cho ý chỉ của Ngài được thành tựu.Cầu nguyện hoàn toàn là hành động tự do của con người, và Chúa rất bằng lòng khi ý định của Ngài được thể hiện bằng cách đáp lời cầu nguyện.Các câu Thánh Kinh sau đây xác nhận điểm này:. ChCn 16:9: Lòng người toan định đường lối mình, nhưng Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người.

Page 71: Khoa hoc va nien tin

. Phi Pl 2:13: Vì Thượng Đế luôn luôn tác động trong anh em, làm cho anh em vừa muốn, vừa làm theo ý chỉ của Ngài. Như thế cầu nguyện là một cuộc hợp tác giữa ta và Chúa, để hoàn thành mọi công việc theo ý định của Ngài. Nói khác đi, chúng ta được Chúa cho phép tham dự vào chương trình của Ngài qua lời cầu nguyện.

Nếu tôi là con của Chúa và Ngài đáp lời cầu nguyện của tôi, thì tại sao tôi khôngthường xuyên được điều tôi xin?

Vấn đề này quan hệ đến sự khôn ngoan vô cùng của Chúa. Sự khôn ngoan vô cùng ấy phải thường xuyên khước từ những lời xin gọi là không khôn ngoan của tôi. IGi1Ga 5:14-15 giải thích: Nếu chúng ta cầu xin điều gì theo ý Chúa, thì Ngài nghe chúng ta; và nếu chúng ta biết rằng Ngài nghe chúng ta bất cứ điều gì chúng ta cầu xin, chúng ta cũng vững tin rằng Ngài sẽ nhậm lời cầu nguyện. Chúng ta cần phân biệt giữa những điều chúng ta muốn và điều chúng ta cần với những điều gì Chúa cho chúng ta được hưởng. Chúng ta thường cầu xin rất thiển cận và ích kỷ. Chúng ta cũng muốn hễ mình xin là được ngay, trong khi đó chúng ta quên rằng chương trình của Chúa quan hệ đến nhiều vấn đề, đến nhiều người khác nữa.Tới đây nhiều người nghĩ rằng, như vậy thì mình chỉ nên cầu nguyện: Xin ý Chúa được nên, là đủ. Thật ra Xin ý Chúa được nên là một thái độ chứ không phải là một lời cầu nguyện. Thái độ đó là bằng lòng nhận những gì Chúa đưa đến chứ không nhất thiết phải đòi hỏi theo ý mình. “Xin ý Cha được nên” là thái độ tôn trọng ý Chúa và biết rõ Chúa khôn ngoan hiểu biết vô cùng.Muốn cầu nguyện theo ý Chúa, ta cần thực hiện những điều sau đây:1.Đọc Kinh Thánh và đào sâu thêm trong Lời Chúa : Chúa Giê-xu đã dạy rằng: Nếu lời ta ở trong các con, hãy xin mọi điều mình muốn, sẽ nhận được. Nếu bạn muốn cầu nguyện được hiệu quả hơn, đừng bao giờ quên Lời Chúa trong Thánh Kinh, vì đó là mặc khải về ý Chúa. Không ai muốn mua một chiếc máy mà không chịu theo lời chỉ dẫn. Đời sống cầu nguyện của chúng ta cũng vậy.Thánh Kinh là cuốn sách chỉ dẫn cho cuộc đời của mỗi người, vì vậy không thể bỏ qua Thánh Kinh. Bạn không cần phải là nhà chuyên khảo Thánh Kinh mới có thể biết ý Chúa mà cầu nguyện. Bạn chỉ cần đọc Thánh Kinh đều đặn mỗi ngày là đủ. Các nguyên tắc của Thánh Kinh sẽ quen thuộc với bạn và bạn sẽ sống với các nguyên tắc này, cũng như cầu nguyện theo các nguyên tắc đó.

Page 72: Khoa hoc va nien tin

2.Muốn cầu nguyện theo ý Chúa ta phải cam kết làm theo ý Chúa : Vâng theo lời Chúa là căn bản để có thể cầu nguyện theo ý Chúa. RoRm 12:1, 2 là những câu giúp ta thấy rõ điểm này: Do lòng thương xót của Thượng Đế, tôi nài khuyên anh em dâng thân thể mình cho Thượng Đế như một sinh tế sống và thánh, đẹp lòng Ngài. Đó là cách thờ phượng đích thực của người theo Chúa. Đừng đồng hóa với người đời, nhưng hãy để Chúa đổi mới tâm trí mình; nhờ đó anh em có thể tìm biết ý muốn của Thượng Đế và hiểu rõ điều gì tốt đẹp trọn vẹn, vừa lòng Ngài.

3.Nên nhớ rằng bạn là con người duy nhất : Ý chỉ của Chúa đối với bạn hoàn toàn khác hẳn với người trong xóm, với anh em, chị em, cha mẹ hay người thân của bạn. Nói như thế có nghĩa là đừng nghĩ rằng hễ ý chỉ của Chúa đối với người khác thể nào, thì cũng đối với tôi thể ấy, cũng không nên so sánh với người nào cả, vì mỗi cá nhân đều đặc biệt.

4.Có thể học từ những người tin Chúa Kinh nghiệm cầu nguyện của những người khác là các bài học thực tiễn cho ta học theo.

5.Hãy tập cầu thay cho người khác, và nhờ người khác cầu nguyện cho mình : Tuy nhiên nên nêu rõ vấn đề cầu nguyện, chứ đừng nói: “Nhớ cầu nguyện cho tôi” một cách quá tổng quát.

6.Nên nhớ luôn luôn rằng : dù bạn có thành công trong vấn đề cầu nguyện đến đâu chăng nữa, thì cũng có nhiều lúc câu trả lời của Chúa dành cho bạn là : Không được ! Lúc ấy chỉ còn một cách là thuận phục ý Chúa. Bạn sẽ không thiệt thòi gì đâu, vì làm theo ý Chúa quan trọng hơn cả.

Nếu Chúa đầy quyền năng, thì tại sao Chúa để cho người lành bị hại? Làm sao có thể cầu nguyện khi Chúa bất công như vậy?

Đây là nan đề mà người cầu nguyện hay đặt ra và người vô thần hay chế giễu. Ông Gióp là một người thánh thiện, nhưng gặp đủ cảnh khó khăn: thiên tai, giặc cướp, con cái chết, bầy chiên bầy bò mất, khuynh gia bại sản. Ông ngước mắt lên trời than rằng: Tại sao kẻ ác vẫn sống, tuổi cao tác lớn và uy quyền còn thêm mãi? Họ nhìn thấy con cái thành gia thất chung quanh họ, và cháu chắt đầy đàn ngay trước mặt. Họ sống những năm thịnh vượng, và đi đến nơi ở cuối cùng trong an lành. Mặc dù họ đã nói thẳng với Chúa rằng : Hãy để mặc chúng tôi, chúng tôi không muốn biết đến đường lối Chúa, Đấng Toàn Năng là ai mà chúng tôi phải phụng thờ? Nhưng câu hỏi này Chúa không bao giờ trả lời.Khi người lành bị hại thì Chúa ở đâu? Câu hỏi này đến với chúng ta mỗi khi những tai nạn, những điều không may xảy đến cho những người mà chúng ta

Page 73: Khoa hoc va nien tin

thương mến hay quý trọng. Trong những ngày đau thương nhất, chúng ta thấy không thể nào cầu nguyện được. Có những lúc chúng ta chỉ oán Chúa chứ không thể cầu nguyện được nữa.Để đào sâu vấn đề, chúng ta phải hiểu như thế này:Đời sống thuở ban đầu thật là hoàn hảo tốt đẹp. Nhưng chính tạo vật, con người, và cả thiên sứ là những vật được tạo nên với khả năng và tự do để vui sống và tôn vinh Thượng Đế, hoặc là nổi loạn và phạm tội phản nghịch. Sa-tan và các quỷ sứ của nó đã chọn con đường phản nghịch. Lịch sử loài người chứng minh rằng loài người cũng thế. Kết quả cuộc phản loạn này là đau khổ và thương tích.Thượng Đế tạo ra loài người theo hình ảnh Ngài, nghĩa là có lý trí, ý chí và tình cảm, tức là một sinh vật có khả năng quyết định chứ không phải chỉ sống theo bản năng như tất cả sinh vật khác. Khả năng thương yêu cũng có mà khả năng làm hại cũng có. Khả năng tôn vinh Thượng Đế ở ngay bên cạnh khả năng chống nghịch và phạm tội. Nói cho cùng, vì chúng ta là dòng dõi của A-đam và Ê-va nên phải sống trong một thế giới bị tội ác làm cho hư hỏng. Như vậy chính vì tự do trong ý chí của con người mà có đau khổ, tàn bạo và đàn áp.Một điều chúng ta cần ý thức là Chúa không biến những tội ác ra điều tốt lành. Chẳng hạn như trường hợp ông Giăng, người làm phép rửa, thông thường gọi là Giăng Báp-tít, bị vua Hê-rốt chém đầu. Nghe tin ấy Chúa Giê-xu không nói rằng đó là một việc hữu ích về phương diện nào hay là bảo các môn đệ cảm tạ Chúa về việc này. Ngài chắc hẳn đã lên núi than khóc Giăng.Chúng ta đừng nghĩ rằng Chúa để cho những việc tai hại xảy ra để chúng ta có thể kinh nghiệm được những điều tốt lành. Nghĩ như vậy là quên rằng tội ác là tội ác, và chính Chúa đã hi sinh để giải phóng chúng ta khỏi tội ác. Khi Giăng bị chém đầu, hay một đứa bé vô tội bị giết chết, thì đó là một tội ác, chúng ta không thể nói rằng thảm cảnh xảy ra là đưa đến những kết quả tốt nào về sau.Ngay chính Chúa Giê-xu cũng vui lòng vâng lời Đức Chúa Cha đi con đường thập tự giá, nhưng Ngài không vui thích khi lên thập tự, nghĩa là Ngài phải chịu. Trước giờ đau thương, Chúa Giê-xu không vui vẻ chút nào, nhưng Ngài buồn rầu, đau thương vô cùng. Thiên sứ đã đến thêm sức cho Ngài. Ngài đã nói: Tâm hồn ta buồn bực chết đi được ! Như thế chúng ta thấy rằng đau thương là một hiện thực, và không ai muốn đau thương cả. Trong cảnh đau thương của mình hay của người khác, chúng ta cũng cần nhận định như vậy, và đừng nghĩ rằng Chúa ưa thích các cảnh đau thương đó vì mục đích này hay mục đích khác. Tất nhiên đối với Chúa, Chúa biết rõ mục đích cuộc thương khó của Ngài. Còn chúng ta không biết, chúng ta chỉ chấp nhận. Đau khổ của con người thật ra là để chúng ta thấy được tội ác và sức mạnh của

Page 74: Khoa hoc va nien tin

tội ác, đồng thời tìm đến Chúa là Đấng giải phóng cho được an nghỉ.Trong những nỗi đau thương, chúng ta phải suy nghĩ đến sự bất lực của con người, và luôn luôn cần đến sức bên ngoài chúng ta. Chúng ta không cần sống giả tạo, nghĩa là trong đau thương mà vẫn làm ra vẻ bình thản như không có gì cả, hoặc có khi lại còn gượng ép ca ngợi Chúa nữa. Chúa có thể ban cho ta sự bình tĩnh đó, nhưng chúng ta không thể nào nhìn cảnh đau thương mà vui mừng được. Ta phải chấp nhận thực tế, phải khóc, phải biết đau khổ để rồi tìm thấy an ủi thật trong Chúa, chứ không sống giả tạo rồi tuyệt vọng. Chính vì thái độ chấp nhận này mà ta biết cầu nguyện thế nào cho hợp cách.Trở lại câu hỏi ban đầu: Khi đau thương xảy ra, Chúa ở đâu? Câu trả lời là, Chúa ở trên thập tự giá. Chúa đã mang lấy đau thương, khốn khó và kinh khủng của cả nhân loại. Có thể nói rằng mỗi khi một người bị hành hạ vô cớ, một đứa trẻ bị giết chết, một lời nói thóa mạ vô cớ, thì Chúa đều chịu tất cả. Đối với Chúa không có thời gian, vì vậy đau khổ của Chúa vẫn còn là hiện tại. Nói khác đi, bất cứ nỗi thương đau nào của loài người cũng đều nằm trong đau thương của Chúa cả. Bằng chứng là khi Phao-lô cậy quyền thế tấn công các cộng đoàn người theo Chúa và đánh đập họ tàn nhẫn, Chúa đã gặp Phao-lô, lúc ấy còn tên là Sau-lơ, hỏi rằng: Hỡi Sau-lơ, tại sao ngươi bách hại ta? Sau-lơ không hiểu, hỏi lại: Lạy Chúa, Chúa là ai mà con bách hại? Nghĩa là Chúa chia sẻ nỗi đau thương của dân Chúa khi họ bị đàn áp. Chúa cũng đã từng nói rằng những gì người đời làm hại cho kẻ hèn kém nhất trong cộng đoàn của Chúa, tức là đã xúc phạm đến Chúa.Các câu hỏi: Khi đau thương xảy ra Chúa ở đâu? Hay là làm sao cầu nguyện với một Đấng để cho đau thương xảy ra? Có thể trả lời bằng câu hỏi này:Ta có thể cầu nguyện với Đấng đã và đang chịu đau thương chung với chúng ta hay không? Ta có thể cầu nguyện với Đấng đã chết thay cho ta hay không? Ta nên bám chặt vào các lời hứa của Chúa mà cầu nguyện. Chúa đã hứa: Ta chẳng bao giờ lìa ngươi, chẳng bao giờ bỏ ngươi đâu. Nhiều khi chúng ta cầu nguyện mà đau thương không giảm bớt, ta nên nhớ rằng Chúa vẫn quan tâm. Chúa sẽ hàn gắn những vết thương trong tâm linh của ta và rịt lành những thương tích bên ngoài cho dịu bớt. Chúa ban cho ta can đảm và chịu đựng để không bao giờ tuyệt vọng.Đối với những việc tàn bạo, chúng ta không phải thắc mắc, vì Chúa rất công minh, không bao giờ chấp nhận tội ác và không để cho kẻ có tội được hanh thông mãi mãi đâu. Chúng ta nên quan tâm nhiều đến các việc thiện lành và đóng góp vào các việc đó hơn là thắc mắc những chuyện có hại cho lòng tin.

Page 75: Khoa hoc va nien tin

Việc phán xét không thuộc quyền ta, nhưng việc thiện lành là bổn phận của ta.

Phụ Lục

Phương pháp carbon 14 (C14).

Carbon là một nguyên tố hóa học rất phổ biến trên trái đất, là thành phần chủ yếu trong các loại than gỗ và than đá. Đó là carbon 12 (C12), không phóng xạ. Ngoài C12 còn có C14, với trọng lượng nguyên tử lớn hơn hai đơn vị, là chất phóng xạ.Trái đất được bao bọc bởi một lớp không khí với hai thành phần chính là Oxy (O) và Nitơ (N). Không khí không những cần cho sinh vật để thở mà còn là một chiếc áo giáp kỳ diệu bảo vệ sự sống trên mặt đất. Các tia vũ trụ đang liên tục phóng như mưa vào trái đất, nhưng đều bị các tầng khí quyển “bắt gọn.” Chỉ một số ít tia lọt được “lưới trời” nên không đủ sức làm hại chúng ta.Chính sự tương tác của các tia vũ trụ với N trong khí quyển đã tạo thành C14 (ở đây không đi sâu vào cơ cấu này). C14 kết hợp với O2 của khí quyển tạo thành CO2 phóng xạ. Thực vật hấp thụ CO2 này và mang trong nó C14. Động vật lại ăn thực vật và kết quả là mỗi cơ thể động vật đều chứa C14 phóng xạ. Lượng C14 trong mỗi động vật sẽ đạt tới giá trị không đổi khi quá trình hấp thụ cân bằng với quá trình thải ra.Khi sinh vật chết, lượng C14 giảm dần đi vì không được hấp thụ thêm. Chu kỳ bán rã của C14 là 5566 năm; nghĩa là do hiện tượng phóng xạ sau 5566 năm lượng C14 giảm còn một nửa. Như vậy, nếu biết lượng C14 chứa trong sinh vật lúc mới chết và phần còn lại trong hóa thạch của nó, thì có thể tính được tuổi của hóa thạch đó. Khoa học ngày nay có thể xác định khá chính xác lượng C14 trong bất kỳ sinh vật nào. Vì vậy, phương pháp C14 đã được dùng để xác định tuổi của các hóa thạch. Người ta đã xác định tuổi của một số xương người và kết luận rằng những bộ xương này đã có cách đây hàng vạn năm.Tuy nhiên phương pháp C14 chỉ cho kết quả chính xác với những điều kiện sau đây:Biết chính xác được lượng C14 của sinh vật lúc chết. Thông thường phải giả thiết rằng giátrị đã cân bằng ở một sinh vật đang sống. Nói cách khác, lượng C14 của bạn hiện nay bằng với lượng C14 của bất cứ người nào sống cách đây hằng vạn năm. Điều nầy chỉ đúng nếu tỉ phần C14 trong khí quyển là không đổi suốt hàng vạn năm nay. Muốn vậy lại phải giả thiết rằng cường độ tia vũ trụ đến

Page 76: Khoa hoc va nien tin

trái đất là hằng số. Điều này không thể có được. Nhiều nhà khoa học đã nêu những bằng chứng tỏ rằng cường độ tia vũ trụ đã từng bị thay đổi.

Phải giả thiết rằng tốc độ phân rã của C14 là không đổi suốt hằng vạn năm nay. John Lynde Anderson đã làm thí nghiệm sau: đặt C14 trên một điện cực hình đĩa. Thay đổi điện thế của đĩa thì thấy tốc độ phân rã của C14 cũng thay đổi. Như vậy các cơn bão điện đi qua một vật trên mặt đất có thể làm thay đổi tốc độ phân rã của C14 trong vật đó. Không lý luận nào có sức thuyết phục bằng thực tiễn. Dưới đây chúng tôi xin dẫn ra vài kết quả đo được bằng phương pháp C14:Trường đại học Yale xác định tuổi của cùng một chiếc gạc hươu ba lần khác nhau, thu được các kết quả 9310 năm, 10320 năm và 5340 năm. Trường đại học Michigan xác định tuổi của hai mẫu vật nằm ở cùng một vị trí địa tầng (nghĩa là phải cùng tuổi), thì được hai kết quả 1430 và 2040 năm.Một mẫu vật do hai trường đại học Chicago và Michigan định tuổi đã cho hai kết quả gần gấp đôi nhau: 1168 năm và 2200 năm.Một chiếc ngà voi được định tuổi bằng phương pháp C14 đã cho kết quả là: phần bên ngoài chết cách đây 7820 năm, còn phần bên trong là 7070 năm (tức là chết muộn hơn 750 năm). Như vậy cái ngà voi đó đã chết từ ngoài vào trong. Ta hạy tưởng tượng chú voi này đau đớn biết chừng nào!!!Tiến sĩ H.C.Morton đã kể một trường hợp trong đó các nhà khoa học Mỹ đã phải rút tuổi của một bộ xương người tìm được ở vùng Mississippi từ 50.000 năm xuống còn 5000 năm, sau khi họ tìm thấy một cái thuyền khá hiện đại có đáy phẳng nằm phía dưới bộ xương này.Xin lấy câu chuyện này để kết luận về độ chính xác của phương pháp C14.(Trích Chân Lý số 11, tháng 6, năm 1992 của Tiến sĩ Phan Như Ngọc).

Sách Tham Khảo:

.Clark, Robert T., and Bales, JamesWhy Scientists Accept Evolution? (Master Books, PO Box 1606 El Cajon, CA 92021)..Davidheiser, Bolton J.,Evolution and Christian Faith (Nutley, NJ: Presbyterian and Reformed, 1969).Gish, Duane T.,Evolution : The Challenge of the Fossil Record (Master Books, PO Box 1616 El Cajon, CA 92021).Ham, Ken & Snelling, Andrew & Wieland, CarlThe Answers Book

Page 77: Khoa hoc va nien tin

(Master Books, PO Box 1606 El Cajon, CA 92022).Morris, Henry M.,Biblical Cosmology and Mordern Science (Nutley, NJ: Craig Press, 1970).Morris, Henry M.,Scientific Creationism (Creation-Life Publishers, Master Books, PO Box 1606 El Cajon, CA 92022).Morris, Henry M. & Gary E. ParkerWhat is Creation Science? (Master Books, PO Box 1606 El Cajon, CA 92022).Morris, Henry M.The Trouble Waters of Evolution (San Diego: Creation-Life).Morris, Henry M.Evolution and the Modern Christian (San Diego: Creation-Life).Morris, Henry M.The Twilight of Evolution (San Diego: Creation-Life).Shut, EvanFlaw in the Theory of Evolution (Philadelphia: Presbyterian and Reformed, 1966)