63
NHỮNG CON NGƯỜI MANG SỨ ĐIỆP SỨ ĐIỆP TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI I. VAI TRÒ CỦA CÁC TIÊN TRI 1. Các danh xưng : Các tiên tri được nhắc đến bằng một số danh xưng: a. Người của Đức Chúa Trời: Môise được giới thiệu là “Người của Đức Chúa Trời” (PhuDnl 33:1). Danh xưng nầy nói lên sự tin kính, mối tương giao và tâm tình tận tâm của ông đối với Chúa. b. Đầy tớ của Đức Chúa Trời: Môise cũng được gọi là “Tôi tớ Đức Chúa Trời”. Ông luôn tìm biết ý muốn của Chúa là Chủ để vâng phục Ngài. c. Sứ giả của Đức Chúa Trời: Aghê xưng mình là sứ giả của Đức Chúa Trời (AgKg 1:13). Ông nhận sứ điệp từ nơi chính Chúa để thay mặt Chúa truyền đạt cho dân sự. d. Người thông giải: Đaniên được giới thiệu là “Người thông giải” (DaDn 5:12). Ông có sự khôn ngoan của Chúa để hiểu biết và giải tỏ những điều kín nhiệm (2:47) để người khác có thể hiểu được. e. Nhà tiên kiến: Samuên được gọi là “Nhà tiên kiến”, là người được Chúa ban khải tượng và sự sáng suốt thuộc linh để thấy trước những điều cần phải thấy và hướng dẫn người khác làm đúng việc cần phải làm. 2. Định nghĩa : Từ ngữ “Tiên tri” có nghĩa là “người nói thay cho một người khác”. Vì thế, dù tiên tri có thể dự báo trước về tương lai, nhưng công việc của vị tiên tri chính là làm sứ giả của Đức Chúa Trời (XuXh 7:1-2). II. SỰ THẦN CẢM CỦA NHÀ TIÊN TRI 1. Cách nhận sứ điệp : Tiên tri có thể nhận sứ điệp trực tiếp như Môise, mặt đối mặt với Chúa (33:11), hoặc qua giấc mơ và khải tượng (Dan Ds 12:6), hoặc do Chúa đặt Lời Ngài trong môi miệng họ (Gie Gr 1:9). . . Sau đó, họ nói lại cho dân sự hoặc chép vào sách trực tiếp hay gián tiếp. 2. Giá trị sứ điệp : Các tiên tri được đặc ân ở trong sự hiện diện, trong mối tương giao đặc biệt với Đức Chúa Trời để nhận sứ điệp từ nơi Ngài. Vì thế, họ luôn khẳng định sứ điệp là của Đức Chúa Trời. . Sự kiện các lời tiên tri được hà hơi cách siêu nhiên được Tân ước khẳng định (IIPhi 2Pr 1:16-21). Các tiên tri đã nói bởi Thánh Linh cảm động họ. . Lời tiên tri được viết cho dân sự đồng thời với các tiên tri, nhưng đó là Lời của Đức Chúa Trời bất biến nên luôn thích ứng cho mọi thời đại. III. SỨ ĐIỆP TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA CÁC TIÊN TRI 1. Tiên tri thật, tiên tri giả : Tiên tri thật là sứ giả của Đức Chúa Trời truyền đạt sứ điệp của Đức Chúa Trời cho dân sự. Tuy nhiên cũng có một số người xưng mình là tiên tri, song họ chỉ nói sứ điệp của họ, hoặc sứ điệp của tà linh

Nhung con nguoi mang xu diep

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhung con nguoi mang xu diep

NHỮNG CON NGƯỜI MANG SỨ ĐIỆP

SỨ ĐIỆP TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI I. VAI TRÒ CỦA CÁC TIÊN TRI 1. Các danh xưng : Các tiên tri được nhắc đến bằng một số danh xưng:a. Người của Đức Chúa Trời: Môise được giới thiệu là “Người của Đức Chúa Trời” (PhuDnl 33:1). Danh xưng nầy nói lên sự tin kính, mối tương giao và tâm tình tận tâm của ông đối với Chúa.b. Đầy tớ của Đức Chúa Trời: Môise cũng được gọi là “Tôi tớ Đức Chúa Trời”. Ông luôn tìm biết ý muốn của Chúa là Chủ để vâng phục Ngài.c. Sứ giả của Đức Chúa Trời: Aghê xưng mình là sứ giả của Đức Chúa Trời (AgKg 1:13). Ông nhận sứ điệp từ nơi chính Chúa để thay mặt Chúa truyền đạt cho dân sự.d. Người thông giải: Đaniên được giới thiệu là “Người thông giải” (DaDn 5:12). Ông có sự khôn ngoan của Chúa để hiểu biết và giải tỏ những điều kín nhiệm (2:47) để người khác có thể hiểu được.e. Nhà tiên kiến: Samuên được gọi là “Nhà tiên kiến”, là người được Chúa ban khải tượng và sự sáng suốt thuộc linh để thấy trước những điều cần phải thấy và hướng dẫn người khác làm đúng việc cần phải làm.2. Định nghĩa : Từ ngữ “Tiên tri” có nghĩa là “người nói thay cho một người khác”. Vì thế, dù tiên tri có thể dự báo trước về tương lai, nhưng công việc của vị tiên tri chính là làm sứ giả của Đức Chúa Trời (XuXh 7:1-2).II. SỰ THẦN CẢM CỦA NHÀ TIÊN TRI 1. Cách nhận sứ điệp : Tiên tri có thể nhận sứ điệp trực tiếp như Môise, mặt đối mặt với Chúa (33:11), hoặc qua giấc mơ và khải tượng (Dan Ds 12:6), hoặc do Chúa đặt Lời Ngài trong môi miệng họ (Gie Gr 1:9). . . Sau đó, họ nói lại cho dân sự hoặc chép vào sách trực tiếp hay gián tiếp.2. Giá trị sứ điệp : Các tiên tri được đặc ân ở trong sự hiện diện, trong mối tương giao đặc biệt với Đức Chúa Trời để nhận sứ điệp từ nơi Ngài. Vì thế, họ luôn khẳng định sứ điệp là của Đức Chúa Trời.. Sự kiện các lời tiên tri được hà hơi cách siêu nhiên được Tân ước khẳng định (IIPhi 2Pr 1:16-21). Các tiên tri đã nói bởi Thánh Linh cảm động họ.. Lời tiên tri được viết cho dân sự đồng thời với các tiên tri, nhưng đó là Lời của Đức Chúa Trời bất biến nên luôn thích ứng cho mọi thời đại.III. SỨ ĐIỆP TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA CÁC TIÊN TRI 1. Tiên tri thật, tiên tri giả : Tiên tri thật là sứ giả của Đức Chúa Trời truyền đạt sứ điệp của Đức Chúa Trời cho dân sự. Tuy nhiên cũng có một số người xưng mình là tiên tri, song họ chỉ nói sứ điệp của họ, hoặc sứ điệp của tà linh

Page 2: Nhung con nguoi mang xu diep

truyền cho họ (Gie Gr 27:9).2. Bốn cách thử nghiệm lời tiên tri thật : Có bốn cách thử nghiệm:a. Lời tiên tri không xuất phát từ một nguồn gốc đi ngược lại với sự dạy dỗ trong Kinh Thánh (PhuDnl 18:9-15).b. Tất cả những dự báo tương lai đều phải thành sự thật (PhuDnl 18:21-22).c. Những huấn thị không được đi ngược với Kinh Thánh.d. Nhà tiên tri phải xưng nhận Jesus là Chúa (ICo1Cr 12:1-3).IV. CÁC NGUYÊN TẮC THÔNG GIẢI SỨ ĐIỆP 1. Cần xem xét văn cảnh : Khi giải nghĩa một phân đoạn Kinh Thánh, chúng ta phải xem xét bối cảnh khúc Kinh Thánh được viết ra, tức là phải tra xem những câu ở ngay trước và sau nó. Chúng ta gọi là văn mạch.. Bối cảnh lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội và thuộc linh cũng ảnh hưởng nhiều đến việc giải nghĩa Kinh Thánh. Cần biết ý nghĩa nguyên thủy rồi mới có thể hiểu ý nghĩa áp dụng cho hôm nay.2. Lưu ý sự ứng nghiệm hai lần : Các nhà tiên tri không nhất thiết phải hiểu rõ ý nghĩa trọn vẹn của những lời họ công bố (như sự khổ nạn của Đấng Mếtsia). Ngoài ra, có một số lời tiên tri được ứng nghiệm hai lần: Lần đầu có ý nghĩa đối với thế hệ của nhà tiên tri, lần sau có ý nghĩa lớn hơn trong chương trình toàn bộ của Đức Chúa Trời.3. Cần được chỉ dẫn bởi Tân Ước : Khi diễn giải Cựu Ước, chúng ta cần phải tìm sự chỉ dẫn bởi những nguyên tắc và sự dạy dỗ của Tân Ước, vì không hề có sự mâu thuẫn giữa những sự dạy đỗ trong hai phần nầy. Muốn hiểu đúng Cựu Ước, chúng ta phải biết Tân Ước nói gì về cùng vấn đề đó. Rôma, Galati và Hêbơrơ cho thấy cách các sứ đồ diễn giải các bản văn Cựu Ước.. Có thể nói: “Tân Ước được chứa đựng trong Cựu Ước và Cựu ước được giải thích bởi Tân Ước”.4. Cần tìm kiếm sự soi sáng của Thánh Linh : Điều sau cùng nhưng quan trọng nhất là phải tìm kiếm sự soi sáng của Đức Thánh Linh. Theo IIPhi 2Pr 1:20, 21, chúng ta không thể lấy ý riêng giải nghĩa Kinh Thánh mà phải nhờ Đức Thánh Linh soi sáng, vì chính Ngài đã linh cảm người viết.

MỘT SỨ ĐIỆP CHO THẾ GIỚI

I. THẾ GIỚI CỦA CÁC TIÊN TRI

Page 3: Nhung con nguoi mang xu diep

II. THẾ GIỚI CỦA TIÊN TRI ÊSAI 1. Lý lịch : Êsai là con trai của Amốt (EsIs 1:1). Theo truyền thuyết, ông là cháu của vua Ôxia. Êsai sống tại Giêrusalem với ít nhất là hai con trai tên là Sêagiasúp (7:3) và Mahesalahátbát (8:3).

Page 4: Nhung con nguoi mang xu diep

. Chức vụ của Êsai kéo dài trong 40 năm, bắt đầu từ khi vua Ôxia mất (6:1), trải qua các đời trị vì của Giôtham, Acha cho đến ít nhất là năm 14 đời vua Êxêchia (740-701 TC).. Theo truyền thuyết Êsai đã bị Manase xử tử bằng cách cưa làm hai, như HeDt 11:37 có đề cập đến, tuy nhiên không ai dám xác định.2. Bối cảnh thuộc linh : Bối cảnh chức vụ Êsai được ghi lại trong II. Vua và II. Sử. Êsai thi hành chức vụ tại vương quốc Giuđa khoảng 200 năm sau khi vương quốc bị chia ra (921-740). Vương quốc Giuđa do con cháu Đavít cai trị với một số được xem là những vị vua tốt (Giôsaphát, Ôxia, Êxêchia, Giôsia), song tình trạng thuộc linh Giuđa cứ càng ngày càng tồi tệ hơn.3. Bối cảnh chính trị : Chúng ta hãy xem các vị vua thời Êsai:a. Vua Ôxia (IISu 2Sb 26:5-25): Ôxia thành công vì hầu việc Đức Giêhôva cách trung tín. Tuy nhiên, ông đã chết như một người bị Chúa phạt, cô lập với mọi người bởi bệnh phung. Lý do chỉ vì ông kiêu ngạo, không còn vâng theo Lời Chúa (26:16-19).b. Vua Giôtham (27:2): Giôtham được giới thiệu là người làm điều ngay thẳng ở trước mặt Đức Giêhôva. Tuy nhiên, dân sự vẫn đi theo sự bại hoại. Đến đời Acha thì sự bại hoại nầy càng gia tăng.c. Vua Acha (IIVua 2V 16:3-14): Acha được giới thiệu là vị vua gian ác đã làm ba điều đại ác: 1. Về đạo đức: Đưa con mình qua lửa. 2. Chính trị: Cầu cứu Asyri giải cứu mình khỏi Syri và Ysơraên. 3. Về tôn giáo: Lấy kiểu mẫu bàn thờ của Syri thế chỗ bàn thờ của lễ thiêu trong đền thờ Chúa.. Phần lớn chức vụ Êsai là nhằm công bố lời chống nghịch tội lỗi của những người như Acha, chủ yếu lên án sự suy sụp niềm tin nơi Chúa.4. Sứ điệp của Êsai cho thế giới : Sứ điệp của Êsai cho thế giới là Đức Chúa Trời Thánh khiết ghét tội lỗi cũng là Đức Chúa Trời Yêu thương yêu tội nhân, ban Chúa Cứu Thế cho nhân loại.. Có thể nói sứ điệp của Êsai là sự phán xét và sự cứu rỗi. Thật ra, tên ông có nghĩa là “Sự cứu chuộc của Chúa”, nên sách Êsai còn được gọi là Tin Lành Êsai, là sách được Tân ước trích dẫn nhiều, chỉ sau Thi thiên.

III. THẾ GIỚI CỦA GIÊRÊMI: THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG 1. Lý lịch : Đời sống Giêrêmi được ghi lại rõ hơn bất cứ một tiên tri nào khác: Ông là con trai thầy tế lễ Hinh Kia, được Chúa kêu gọi vào độ tuổi 20, khoảng năm 627. Chức vụ của ông kéo dài khoảng 50 năm, sau khi Giêrusalem bị tàn phá năm 586.2. Bối cảnh lịch sử : Ngay khi được Chúa kêu gọi, Giêrêmi đã được Chúa cho biết một kẻ thù phương bắc sẽ tiêu diệt Giêrusalem (Gie Gr 1:11-16).a. Vua Giôsia: Năm năm sau, quyển sách Luật pháp được tìm thấy và Giôsia đã cải tổ toàn diện: Dẹp sạch hình tượng và cố gắng đưa dân sự trở về hầu

Page 5: Nhung con nguoi mang xu diep

việc Đức Giêhôva (IIVua 2V 22:1-23:27), nhưng không thành công bao nhiêu. Ngay trong thời nầy, Giêrêmi cũng không được hoan nghênh vì Giêrêmi 5 mô tả tình trạng thật của dân sự: Thờ tà thần, vô luân. . .b. Vua Giôacha (Salum): Giêrêmi nói tiên tri sẽ chết tại Aicập là nơi Pharaôn Nêcô giam giữ chỉ ba tháng sau khi lên ngôi.c. Vua Giêhôgiakim: Giêrusalem bị bao vây và Giêrêmi nói tiên tri sẽ có 70 năm lưu đày (IISu 2Sb 36:21. Gie Gr 29:10). Giêrêmi bị tuyên án chết, vua phá hủy quyển sách do Barúc chép. Nhưng vua đã bị Nêbucátnếtsa bắt.d. Vua Giêhôgiakin (Cônia): Lên ngôi ba tháng, đầu hàng Nêbucátnếtsa và bị bắt qua Babylôn… Êxêchiên cũng bị bắt lưu đày trong đợt nầy.e. Vua Sêđêkia: Do Nêbucátnếtsa lập lên, nhưng không chịu nghe lời Giêrêmi, nên bị Nêbucátnếtsa móc mắt và tàn phá Giêrusalem 586 TC.f. Tại Aicập: Dân còn sót bắt Giêrêmi cùng đi qua Tácphanết, Aicập, dù Giêrêmi đã nói tiên tri về sự tiêu diệt kẻ tìm an toàn nơi Aicập.3. Sứ điệp của Giêrêmi cho thế giới : Giêrêmi nói tiên tri cho một dân sự nổi loạn nghịch cùng Đức Giêhôva, thờ hình tượng, nên phải bị lưu đày. Dầu họ thất hứa, nhưng Chúa vẫn giữ lời hứa: Ngài ban một giao ước mới viết trong lòng người chứ không phải chỉ những cải cách bề ngoài.. Theo Gie Gr 11:1-11, Chúa bảo dân sự hãy lắng nghe tiếng Ngài và làm theo. Nếu họ vâng theo Lời Ngài, họ sẽ là dân sự Ngài và Ngài là Đức Chúa Trời của họ (c. 4). Nhưng họ đã không vâng theo (c. 8), nên họ sẽ bị hủy diệt và dù họ kêu cầu, Ngài cũng sẽ không nghe (c. 11).. Theo 31:31-34, Chúa sẽ lập với họ một giao ước mới: Đó là Phúc Âm về Chúa Cứu Thế đền tội cho họ (LuLc 22:20), tha thứ và ban cho họ tấm lòng mới tiếp nhận Lời Chúa. Đây là sứ điệp cho thế giới hôm nay.

IV. THẾ GIỚI CỦA ÊXÊCHIÊN: HY VỌNG CHO KẺ PHU TÙ 1. Lý lịch : Kinh Thánh không cho biết nhiều về đời sống Êxêchiên ngoại trừ việc ông là một thầy tế lễ ở Giêrusalem, con của Buxi. Ông đã lập gia đình, có nhà riêng, sống khá giả, nhưng vợ ông đã qua đời trong ngày thành Giêrusalem bị bao vây. Ông bị lưu đày lúc 25 tuổi (?), cùng lúc với Giêhôgiakin và hoàng tộc năm 597 TC.. Tại Babylôn ông sống tại Tel Abi, bên con sông Kêba, một kênh đào lớn của Babylôn.2. Nghiên cứu sứ điệp của Êxêchiên : Êxêchiên là một sách rất khó hiểu, vì thế, việc ghi nhớ bối cảnh lịch sử của sách là điều vô cùng quan trọng. Thật ra, các Rabi Do Thái đã cấm những người trẻ tuổi đọc sách Êxêchiên cho đến klhi nào họ được 30 tuổi để tránh thành kiến nghịch lại Lời Kinh Thánh.. Điều cần phải nhớ là Êxêchiên là một thầy tế lễ. Có lẽ điều đó giải thích cho số lượng những khải tượng trong lời tiên tri của ông, dù dĩ nhiên, mọi

Page 6: Nhung con nguoi mang xu diep

lời tiên tri đều bởi Đức Thánh Linh hà hơi.. Sứ điệp Êxêchiên phải được giải thích theo ý nghĩa biểu tượng hay hình bóng. Ví dụ: Khi đọc Exe Ed 1:15-21 mô tả về sự cao cả và vĩ đại của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã thăm viếng nhà tiên tri trong một “chiếc đĩa bay”. Thực ra, đây chỉ là hình ảnh biểu tượng về quyền năng và vinh hiển của Đức Chúa Trời.. Phần lớn sách Êxêchiên mang tính biểu tượng, nên chúng ta phải quyết định xem các biểu tượng thực sự có ý nghĩa gì.3. Sứ điệp của Êxêchiên : Cũng giống như Giêrêmi và Êsai, Êxêchiên đã dạy dỗ cùng một sứ điệp nền tảng: Đó là Đức Chúa Trời Thánh khiết rất ghét tội lỗi, cũng là Đức Chúa Trời Yêu thương rất yêu tội nhân và muốn cứu vớt họ. Đó là lý do vì sao Ngài ban cho tội nhân một Chúa Cứu Thế.. Ngày nay, sứ điệp nầy rất ích lợi cho những nơi có rất ít Cơ Đốc nhân, hoặc những nơi Cơ Đốc nhân bị bắt bớ, hoặc lúc thế giới đang đối diện với những biến cố đầy thách thức. . . Trong những hoàn cảnh đó, sứ điệp của Êxêchiên nhắc nhở chúng ta rằng, mặc cho điều gì xảy ra, Đức Chúa Trời vẫn đang kiểm soát lịch sử loài người.4. So sánh ba đại tiên tri : Cả ba đều nói đến một Đức Chúa Trời thánh khiết, nhưng Êxêchiên nói về sự oai nghi quyền năng của Chúa, Êsai nói về Phúc Âm cứu rỗi, Giêrêmi lên án tội lỗi dân sự dù phải chịu bách hại.

SỰ KÊU GỌI PHỤC VỤ

I. SỰ KÊU GỌI TIÊN TRI ÊSAI A. Thời điểm Đức Chúa Trời kêu gọi: Đó là vào năm vua Ôxia băng. . .1. Bối cảnh lịch sử: IISu 2Sb 26:1-23 cho ta thấy bối cảnh lịch sử của sự kiện Chúa kêu gọi tiên tri Êsai với sự trị vì của vua Ôxia: Bắt đầu cách thành công nhưng kết thúc trong thất bại đau thương:a. Tính chất sự thành công của Ôxia: Vua đã đánh bại kẻ thù (6), thạnh vượng về vật chất (8-10), được tôn trọng ở tầm cỡ quốc tế (8, 15).b. Bí quyết sự thành công của Ôxia: Vua tìm kiếm Đức Chúa Trời (5), làm việc chăm chỉ (8-10), được dân sự giúp đỡ (13).c. Kết quả: Vua trở nên kiêu ngạo (16), không vâng lời Chúa (16-18), và chết trong đau đớn và tủi nhục (21-23).* Kinh Thánh mô tả bắt đầu phước hạnh của Ôxia bằng câu: “Người tìm kiếm Đức Chúa Trời bao lâu, thì Ngài cho người đặng may mắn bấy lâu”, nhưng cũng mô tả kết thúc đau thương với lý do: “Song khi người được trở nên cường thạnh, lòng bèn kiêu ngạo, đến nỗi làm điều ác, phạm tội cùng Giêhôva Đức Chúa Trời người. . . ” (IISu 2Sb 26:16).* Con người ngồi trên ngôi Giuđa đã thất bại giữa lúc vinh quang và quyền lực của mình lên đến tột đỉnh và tinh thần của dân sự chắc hẳn đã xuống rất

Page 7: Nhung con nguoi mang xu diep

thấp kéo theo tình trạng thuộc linh của họ.2. Câu trả lời của Đức Chúa Trời: Giữa lúc đó, Đức Chúa Trời vẫn ngự trên Ngôi cao sang: Ngài vẫn đang tể trị mọi sự và Ngài đã dấy lên và sai phái tiên tri của Ngài là Êsai đến với dân sự:a. Tên của Êsai có nghĩa là “Sự cứu rỗi của Đức Giêhôva”.b. Êsai công bố sự phán xét của Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của dân sự và loan báo tình trạng phu tù Babylôn sắp xảy đến.c. Êsai cũng đem cho dân sự tia hy vọng về sự giải cứu của Đức Chúa Trời cho dân sự chịu sửa phạt. Cuối cùng, sự giải cứu đã trở thành chủ đề chi phối sách tiên tri Êsai.* Như thế, dù thế giới có đối diện với bất cứ một biến cố trọng đại nào thì chúng ta vẫn luôn được khích lệ khi nhớ rằng người Đức Chúa Trời kêu gọi là những người có câu giải đáp của Đức Chúa Trời cho mọi sự.B. Tính chất sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cho Êsai: 1. Dạng khải tượng : Sự kêu gọi Êsai đến dưới dạng khải tượng.2. Hai chủ đề phải rao giảng : Êsai phải rao giảng cho dân sự hai điều:a. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời: Cụm từ “Đấng Thánh của Ysơraên” xuất hiện 26 lần trong sách Êsai. Các sêraphim đã kêu lên ba lần “Thánh thay! Thánh thay! Thánh thay!”:- Lời lẽ không đủ diễn tả sự thánh khiết oai nghi của Chúa.- Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là toàn hảo, tột bậc.- Sự thánh khiết của Chúa đáng chúc tụng hơn cả quyền năng Ngài.- Đức Chúa Trời Ba Ngôi và Ba Ngôi đều là Thánh.b. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời: Êsai thấy sự vinh hiển Đức Chúa Trời đầy dẫy khắp đất. Êsai 58-66 cho thấy việc bắt đầu một thời kỳ cứu chuộc mới cho mọi quốc gia, mọi dân tộc.C. Những kết quả trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cho Êsai: 1. Sự xưng tội : Khải tượng Chúa ban cho một người là hình ảnh rõ ràng về chính người đó (Giop G 42:5, DaDn 10:15, Exe Ed 1:28, KhKh 1:17). Vì thế phương diện đầu tiên trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên Êsai là sự xưng tội. Ông đã kêu lên: “Khốn nạn cho tôi ! Xong đời tôi rồi ! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy”.. Êsai đã đối diện với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời để khám phá ra rằng tôi tớ của Đức Giêhôva phải sống thánh khiết.. Nhận biết Chúa thật sự sẽ khiến con người nhận thức tình trạng của mình. Vì thế, chúng ta phải giúp tội nhân nhận biết rõ ràng Chúa là Ai.2. Sự thanh tẩy : Phương diện thứ hai trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên Êsai là sự thanh tẩy. Thiên sứ đã đem than lửa đỏ đã dùng kiềm gắp nơi bàn thờ chạm đến môi của tiên tri Êsai.. Điều nầy hàm ý rằng sự thanh tẩy đến từ bàn thờ, nghĩa là tất cả sự tẩy sạch

Page 8: Nhung con nguoi mang xu diep

tội lỗi đều đặt nền tảng trên sự chết chuộc tội của Đấng Christ tại Thập tự giá.. Ôxia bị phung vì muốn vừa làm thầy tế lễ vừa làm vua. Nhưng Chúa Cứu Thế đã vừa làm Vua, vừa làm Thầy tế lễ chuộc tội cho con người.3. Trách nhiệm : Phương diện thứ ba trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên Êsai là trách nhiệm. Tuy nhiên, điều nầy chỉ xảy ra sau khi Êsai đã xưng tội và đã kinh nghiệm sự thanh tẩy của Chúa.. Êsai đã nghe được tiếng Chúa phán hỏi: “Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta?”. Êsai đã thưa rằng: “Có tôi đây ! Xin hãy sai tôi !”.

II. SỰ KÊU GỌI TIÊN TRI GIÊRÊMI A. Những đặc quyền Chúa ban (1:1-3): 1. Đặc quyền : Đặc quyền lớn lao Chúa ban cho Giêrêmi là Lời phán của Đức Giêhôva. Ngài đã không phán với các nhà lãnh đạo chính trị hay tôn giáo Giuđa, nhưng Ngài đã phán với thanh niên Giêrêmi.2. Tính thường xuyên : Đặc quyền nầy được thường xuyên lặp đi lặp lại: Trong đời vua Giôsia tin kính Chúa cũng như trong đời vua Giêhôgiakim và Sêđêkia chống nghịch với tiếng phán của Chúa.3. Ứng dụng : Giêrêmi là một thầy tế lễ; chúng ta hôm nay cũng là những thầy tế lễ Nhà Vua, được đặc ân đến gần Chúa để nghe tiếng phán của Ngài. Vì thế, chúng ta cần tận dụng đặc ân cao qúy nầy để đến gần Chúa trong mối tương giao mật thiết, lắng nghe và tiếp nhận Lời Ngài.B. Sự chuẩn bị Chúa ban (1:4-5): 1. Chúa chuẩn bị Giêrêmi : Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Giêrêmi cho chức vụ tiên tri của Ngài:a. Ngài đã biết Giêrêmi trước khi Ngài tạo nên ông trong lòng mẹ.b. Ngài biệt riêng Giêrêmi làm chức vụ tiên tri cho các nước trước khi ông được sinh ra.2. Ứng dụng : Điều Chúa đã làm cho Giêrêmi, Ngài cũng đã làm cho mỗi chúng ta:a. Chúa đã biết chúng ta trước khi chúng ta được sinh ra.b. Chúa có một mục đích cho mỗi một chúng ta: Có thể Chúa không chọn chúng ta làm tiên tri cho các nước như Giêrêmi, hay làm một người hầu việc Chúa trọn thời gian, nhưng Ngài thật sự có một mục đích rõ ràng cho mỗi chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện tìm kiếm ý muốn Chúa, Ngài sẽ bày tỏ cho chúng ta khám phá mục đích đó.c. Chúa ban cho chúng ta năng lực để phục vụ Ngài: Đừng để bị cám dỗ khi cảm thấy khả năng mình bị giới hạn và mình không có nhiều ta lâng. Hãy nhớ rằng Chúa kêu gọi chúng ta theo đúng khả năng và công việc để chúng ta có thể hầu việc Ngài hiệu quả nhất.

Page 9: Nhung con nguoi mang xu diep

d. Chúa ban cho chúng ta sứ điệp để nói: Chắc chắn Chúa ban cho chúng ta là Cơ Đốc nhân một sứ điệp để nói với dân tộc mình. Chúng ta có một sứ điệp cho các dân tộc: Đó là Tin Lành cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế Jesus cho toàn thế giới.C. Sức mạnh Chúa ban (1:6-10): 1. Lời thối thác : Trước sứ mạng quá lớn Chúa ban, Giêrêmi đã nhận thức sự nhỏ bé của mình. Ông thưa với Chúa rằng:a. Tôi chẳng biết nói chi: Ông chưa được chuẩn bị cho chức vụ. . .b. Tôi chỉ là con trẻ: Ông chỉ là một thanh niên thiếu kinh nghiệm. . .2. Bốn cách Chúa ban sức mạnh và uy quyền : Nhưng Chúa đáp lời ông:a. Giêrêmi có mạng lệnh Chúa: Chính Chúa sai phái ông làm sứ giả của Ngài để đi nơi nào Chúa sai ông đi, nói mọi điều Chúa dạy ông nói.b. Giêrêmi có sự hiện diện của Chúa: Chính Chúa luôn ở với ông để giải cứu ông. Vì thế, ông không cần phải sợ điều gì cả.c. Giêrêmi có Tay Chúa ở cùng: Chúa đưa Tay đụng đến ông, bày tỏ quyền năng Ngài trên ông (tương tự Êsai được lửa chạm đến).d. Giêrêmi có Lời Chúa: Chúa đặt Lời Ngài trong môi miệng ông.3. Ứng dụng : Hầu như tất cả những lời hứa Chúa ban cho Giêrêmi đều có thể áp dụng cho chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, chúng còn tùy thuộc vào sự đáp ứng của chúng ta đối với Chúa:a. Nếu chúng ta vâng theo mạng lệnh Chúa truyền, chính Chúa sẽ ở cùng chúng ta cho đến tận thế (Mat Mt 28:20).b. Nếu chúng ta đầu phục Chúa, để Ngài toàn quyền hành động, cũng như hết lòng tìm kiếm Lời Chúa trong mối tương giao sâu đậm với Ngài thì Lời Chúa sẽ ở trong chúng ta.D. Sự bảo vệ Chúa ban (1:11-19):#1. Hai khải tượng : Giêrêmi thấy hai khải tượng:a. Một cây gậy bằng cây hạnh: Trong tiếng Hêbơrơ, chữ “hạnh” trong câu 11 và chữ “tỉnh thức” trong câu 12 rất giống nhau. Thực ra cây hạnh cũng là cây “thức”: Đó là cây đầu tiên ra hoa vào mùa xuân. Chúa cho biết Ngài sẽ tỉnh thức để thực hiện mọi Lời Ngài đã phán.b. Nồi nước sôi từ phương bắc bắn ra: Nói về sự phán xét trên dân sự.2. Hai thách thức phải đối diện : Giêrêmi phải đối diện với cám dỗ không nói Lời Chúa dạy và cám dỗ sợ hãi trước sự tấn công của kẻ ác.a. Bốn thành phần tấn công: Các vua, các quan, thầy tế lễ và các dân.b. Lời bảo đảm: Chúa sẽ làm cho ông mạnh mẽ, vững vàng trước mọi tấn công, cũng như Ngài sẽ luôn ở cùng ông, giải cứu ông.3. Ứng dụng : Biết chắc Chúa đã lập, đã sai phái, chúng ta cứ vâng lời Chúa thì Chúa sẽ lo phần còn lại.

Page 10: Nhung con nguoi mang xu diep

III. SỰ KÊU GỌI TIÊN TRI ÊXÊCHIÊN A. Kinh nghiệm sự thực hữu của Đức Chúa Trời: 1. Ba điều nản lòng : Chắc hẳn Êxêchiên đã nản lòng vì ba điều: a. Ông bị lưu đày. b. Vua của ông là Giêhôgiakin cũng bị lưu đày. c. Quê hương đang bị ngoại bang đô hộ với vị vua do Babylôn lập nên. . .2. Ba điều khích lệ : Nhưng ông hẳn được khích lệ khi Chúa ban ba kinh nghiệm: a. Thấy khải tượng khi từng trời mở ra. b. Nghe tiếng Chúa phán với ông. c. Tay Chúa ở cùng ông để ban sức mạnh cho ông. . .3. Điều không thể tranh cãi : Người ta có tranh cãi về giáo lý, thần học. . . nhưng không thể tranh cãi về kinh nghiệm thực tế của chúng ta với Chúa, dù cách bày tỏ sự thực hữu của Chúa cho mỗi người có khác nhau.B. Kinh nghiệm sự mặc khải của Đức Chúa Trời: 1. Mặc khải về sự uy nghi và vinh quang Chúa : Êxêchiên 1 cho ta một ấn tượng mạnh mẽ về sự uy nghi và vinh quang của Đức Chúa Trời dù chúng ta không thể hiểu rõ ý nghĩa của khải tượng.2. Nhiều cách diễn giải : Có nhiều cách diễn giải về bốn sinh vật. Một số nhà chú giải cho rằng: a. Mặt người biểu thị cho sự khôn ngoan. b. Mặt sư tử biểu thị cho sức mạnh. c. Mặt bò biểu thị cho sự kiên nhẫn thi hành bổn phận. d. Mặt chim ưng biểu thị cho khả năng trổi vượt lên cao. . .3. Ảnh hưởng của khải tượng : Sự khó hiểu của biểu tượng cho thấy Đức Chúa Trời quá lớn lao, vượt quá sự suy nghĩ và hiểu biết của chúng ta. Êxêchiên không cố giải thích khải tượng, ông chỉ nêu lên ảnh hưởng của khải tượng là khiến ông “sấp mặt xuống” để thờ phượng Chúa.C. Kinh nghiệm sự oai nghi của Đức Chúa Trời: 1. Sự oai nghi của Đức Chúa Trời : Sự oai nghi của Đức Chúa Trời bày tỏ Thần tính của thân vị Ngài: Ngài là Đức Chúa Trời lớn lao, mạnh mẽ, quyền năng, đáng được tôn cao. Sự oai nghi của Ngài trên cả mọi vua.2. Đức Chúa Trời ngồi trên Ngai : Đức Chúa Trời đang ngự trên Ngai bằng ngọc bích với ánh sáng lòa chung quanh. Ánh sáng rực rỡ bày tỏ sự vinh quang của Ngài (XuXh 33:18).. Vì dân Ysơraên cứng cổ nên lúc đầu Chúa định sai một thiên sứ đến cùng họ để dẫn dắt họ. Tuy nhiên, Môise xin Chúa đi cùng dân sự để phân biệt họ với các dân tộc chung quanh.. Khải tượng Chúa ngồi trên Ngai chính là nền tảng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cho Êxêchiên.

IV. SỰ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI NGÀY NAY A. Đức Chúa Trời là Đấng kêu gọi: 1. Đức Chúa Trời nắm quyền kiểm soát (EsIs 6:1. Gie Gr 1:9. Exe Ed 1:28): Êsai thấy Chúa ngồi trên Ngôi cao sang. Giêrêmi nhận lời tiên tri để phá đổ

Page 11: Nhung con nguoi mang xu diep

hay xây dựng các nước. Êxêchiên thấy Chúa ngự trên Ngai bích ngọc.2. Đức Chúa Trời quan tâm đến thế giới (EsIs 6:9. Gie Gr 1:9. Exe Ed 2:4): Ngài quan tâm đến: a. Tình trạng tội lỗi của thế gian vì Ngài là Đấng thánh khiết. b. Tình trạng hư mất của thế gian vì Ngài là Tình yêu (GiGa 3:16-17).3. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm người hầu việc Ngài (EsIs 6:8): Ngài đang tìm kiếm những người hầu việc Ngài như những sứ giả cảnh cáo và đưa con người trở về cùng Ngài.B. Cách Đức Chúa Trời kêu gọi: 1. Có một nhu cầu (6:9. Gie Gr 1:9. Exe Ed 2:4): Sự kêu gọi của Chúa xảy ra khi có một nhu cầu cần phải giải quyết cho dân sự.2. Chúa mặc khải chính Ngài (EsIs 6:1. Gie Gr 1:5. Exe Ed 1:1): Chúa luôn bắt đầu bằng sự mặc khải chính Ngài với sự thánh khiết và vinh hiển.3. Cho cho ta thấy con người thực của mình (EsIs 6:5. Gie Gr 1:6. Exe Ed 1:28): Qua đó chúng ta sẽ thấy rõ con người thật của chính mình.4. Chúa mời gọi, truyền dạy (EsIs 6:8. Gie Gr 1:7-8. Exe Ed 2:1-3:27): Sau đó, Chúa đưa ra một thách thức, một lời kêu gọi hay một mạng lệnh rõ ràng.5. Chúa trang bị chúng ta (EsIs 6:6-7. Gie Gr 1:5. Exe Ed 2:2): Cuối cùng, Ngài ban quyền năng, ân tứ để chúng ta chu toàn trách nhiệm được giao.C. Đáp ứng của chúng ta: 1. Phải thấy sự bất toàn của mình (EsIs 6:5. Gie Gr 1:5): Như Êsai, chúng ta cần hạ mình xuống để thấy sự bất xứng của mình. Như Giêrêmi, chúng ta cần thấy sự khiếm khuyết của mình trước sứ mạng Chúa giao.2. Phải sẵn sàng để Chúa dùng (EsIs 6:8): Tuy nhiên, phải sẵn sàng hầu việc Chúa với lòng sốt sắng vâng phục: “Có con đây !”.3. Phải nhận biết chương trình Chúa cho mình (Gie Gr 1:5): Cần nhận biết rằng trước khi chúng ta ra đời, Chúa đã có chương trình cho đời sống chúng ta. Hãy xin Chúa soi sáng để khám phá chương trình đó.4. Phải vâng lời Chúa từng chi tiết (1:7, 17): Biết chương trình Chúa, chúng ta cần phải hết lòng vâng lời Chúa trong từng chi tiết.5. Phải luôn lắng nghe tiếng Chúa phán (1:1-3): Sau hết, cần phải lắng nghe tiếng phán của Chúa trong mối tương giao liên tục với Ngài.

MỘT TRÁCH NHIỆM TRỌNG ĐẠI

Thế giới ngày nay đang thay đổi nhanh chóng hơn lúc nào hết, nhưng có một điều không thay đổi: Đó là tình trạng nổi loạn của con người đối với Đấng Tạo hóa mình. Vì thế, như các tiên tri ngày xưa, chúng ta đang được kêu gọi để làm sứ giả cho Đức Chúa Trời.

I. VÌ SAO CHÚNG TA CÓ MỘT TRÁCH NHIỆM TRỌNG ĐẠI? A. Vì tình trạng của dân sự: Họ đang đi dần vào sự chết mất đời đời:

Page 12: Nhung con nguoi mang xu diep

1. Tình trạng dân sự : Trong Êxêchiên đoạn 2-3, dân sự được mô tả là:a. Bạn nghịch: Họ đang nổi loạn, chống lại giao ước với Đức Chúa Trời. Exe Ed 2:3 cho biết họ nổi loạn từ nhiều thế hệ rồi.b. Cứng lòng: Họ cứng trán, cứng lòng, không chịu nghe và cũng không chịu tiếp nhận Chúa và Lời Ngài (2:4, 3:7).c. Gai gốc, bò cạp (2:6): Họ sống thù địch, ghen ghét và làm hại tôi con Đức Chúa Trời suốt mọi thời đại.2. Sứ điệp dành cho họ : Đối với dân sự như thế, sứ điệp sẽ chỉ là:a. Bản chất: Bản chất của sứ điệp dành cho dân sự phản loạn sẽ là những lời ca thương, than thở và khốn nạn mà thôi (2:10).b. Số phận: Số phận đương nhiên của họ sẽ là chết trong tội lỗi mình nếu họ không biết ăn năn tội lỗi, tiếp nhận Tin Lành, trở về cùng Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu thế Jesus.. Đối với những người công bình thì đòi hỏi dành cho họ là phải cứ tiếp tục bước đi trong sự công bình. Nếu không, những việc công bình quá khứ sẽ không có giá trị gì và họ cũng sẽ chết (3:20-21).3. Trách nhiệm của chúng ta là sứ giả : Tuy nhiên, hãy nhớ rằng:a. Nếu chúng ta không răn bảo họ: Chúa sẽ đòi huyết kẻ chết trong tội lỗi họ nơi chính chúng ta, xem chúng ta là kẻ giết họ (3:18).b. Nếu chúng ta răn bảo họ: Chúng ta giải cứu linh hồn mình (3:19).4. Áp dụng : Chúng ta cần nhận thức những chân lý quan trọng:. Hết thảy nhân loại đang ở trong sự bội nghịch đối với Đức Chúa Trời.. Họ cần được rao báo rằng “Tiền công của tội lỗi là sự chết”, nhưng “Sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Chúa Jesus”.. Chúng ta có trách nhiệm lớn lao để rao truyền sứ điệp Tin Lành cho anh em đồng bào của mình cũng như toàn thể nhân loại . . .B. Uy quyền của Đấng sai phái: 1. Nhận biết quyền tối thượng của Đức Chúa Trời : Chúng ta cần nhận biết trách nhiệm của mình đối với người xung quanh, cũng như nhận biết trách nhiệm của mình đối với Chúa.. Muốn trở nên sứ giả của Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải nhận biết uy quyền tối thượng của Ngài trên đời sống chúng ta: Êsai đã đáp rằng “Có tôi đây” là vì ông đã thấy Vua, Giêrêmi đã tận trung vì được đối diện với Đấng Tạo hóa đã tạo dựng nên ông từ trong lòng mẹ. Êxêchiên đã vâng phục Chúa vì kinh nghiệm khải tượng Đức Chúa Trời Tối cao vinh hiển.2. Năm cách Đức Chúa Trời bày tỏ uy quyền : Chúa có thể bày tỏ uy quyền trên sứ giả của Ngài bằng năm cách:a. Ngài đòi hỏi một sự vâng phục hoàn toàn: Sứ giả của Chúa phải lắng nghe tiếng Chúa, tiếp nhận, làm theo và rao giảng Lời Chúa với uy quyền của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể trông mong thính giả vâng lời Chúa nếu

Page 13: Nhung con nguoi mang xu diep

chính chúng ta chưa vâng lời Ngài.b. Ngài đòi hỏi một sự sẵn sàng vâng phục: Ngài đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Ngài muốn. Ngài chỉ cho chúng ta đúng chỗ phải đi và Ngài có thể đổi chúng ta từ nơi nầy qua nơi khácc. Ngài đòi hỏi một sự vâng phục chính xác: Ngài dạy chúng ta phải nói phải làm đúng điều Ngài truyền phán cũng như phải nói phải làm điều đó vào lúc nào. Ngài muốn sứ điệp phải thật chính xác (3:1-4:17).d. Ngài đòi hỏi một sự vâng phục liên tục: Êxêchiên phải tiếp tục rao truyền sứ điệp dù dân sự có nghe hay không. Điều nầy được nhấn mạnh ba lần trong 2:5, 7; 3:11. Dù người ta không đáp ứng với Phúc Âm, chúng ta vẫn phải tiếp tục vâng phục Chúa để rao giảng.e. Chúa đòi hỏi một trách nhiệm vâng phục: Mặc cho cách đáp ứng của người nghe, chúng ta vẫn chịu trách nhiệm rao giảng sứ điệp Chúa ban vì Chúa sẽ đòi trách nhiệm nơi chúng ta (3:17-21)3. Uy quyền Chúa Jesus trong Đại Mạng lệnh : Chúa Jesus đòi hỏi:a. Vâng lời Chúa ra đi: Đến với mọi quốc gia, mọi dân tộc.b. Vâng lời Chúa nói: Dạy mọi điều Chúa truyền dạy.c. Vâng lời Chúa làm: Làm mọi điều Chúa dặn phải làm: Nhơn Danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA A. Trách nhiệm truyền giáo : Trách nhiệm truyền giáo được so sánh với hình ảnh của người canh giữ (33:7).1. Trách nhiệm người canh giữ : Trong thời chiến, mỗi thành đều chỉ định một người canh giữ đứng trên tường thành. Khi thấy quân thù đến, người canh giữ phải thổi kèn để cảnh báo cho dân chúng.. Tiên tri, sứ giả của Đức Chúa Trời phải cảnh báo cho mọi tội nhân biết rằng họ sẽ chết trong tội lỗi nếu không ăn năn, từ bỏ con đường tội lỗi.. Ngay cả đối với người công bình, sứ giả của Đức Chúa Trời cũng phải cho họ biết rằng sự công bình của người công bình cũng không thể cứu được họ trong ngày họ phạm tội (33:12-13).2. Số phận người nghe : Nếu người nghe không màng đến tiếng kèn, thì người đó phải tự chịu trách nhiệm về cái chết của mình, chứ người canh giữ không chịu trách nhiệm.. Tuy nhiên, nếu người canh giữ không làm trọn bổn phận thì phải chịu trách nhiệm về cái chết của những người không được cảnh báo. Cũng vậy, Cơ Đốc nhân chúng ta là sứ giả của Chúa phải chịu trách nhiệm về cái chết của những tội nhân không được ai cảnh báo.3. Tấm lòng của Chúa : 33:11 cho biết Chúa không vui về sự chết của kẻ dữ, nhưng vui vì họ xây bỏ tội lỗi để được sống (IIPhi 2Pr 3:9).

Page 14: Nhung con nguoi mang xu diep

. Như thế, muốn được cứu, tội nhân phải ăn năn, từ bỏ con đường tội lỗi và trở lại làm theo Lời Chúa: Trả lại của cầm, đền bồi của cướp và bước theo lệ luật của sự sống (Exe Ed 33:15).4. Phao Lô vô tội : Có lẽ Phao Lô đã nghĩ đến những câu Kinh Thánh nầy, khi ông nói với các trưởng lão Êphêsô rằng “Tôi tinh sạch về huyết anh em hết thảy” (Cong Cv 20:26-27). Lý do là vì ông đã công bố cho họ toàn bộ ý định của Đức Chúa Trời, không giấu giếm, không trễ nãi.5. Trách nhiệm của chúng ta hôm nay : Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay là sứ giả của Đức Chúa Trời, là người canh giữ của dân tộc mình. Chúng ta cần phải:. Lắng nghe và tiếp nhận Lời Chúa cho mình (Exe Ed 33:7).. Thay mặt Chúa mà răn bảo tội nhân về sự đoán phạt sẽ đến.. Hết lòng công bố toàn bộ ý định của Đức Chúa Trời cho họ, giúp họ biết làm thế nào để được cứu.B. Trách nhiệm chăn bầy: Người canh giữ cũng là người chăn bầy.1. Người chăn bầy Êxêchiên : Trong tư cách là một thầy tế lễ, Êxêchiên phải chăm lo làm sao cho dân sự hiểu luật pháp và giữ luật pháp.2. Buộc tội những kẻ chăn bất trung : 34:1-31 lên án những kẻ chăn bất trung, ám chỉ các vua, các quan trưởng và các lãnh đạo tôn giáo:a. Cai trị bầy chiên bằng sự độc dữ, gay gắt và áp lực (34:4): Người chăn tốt phải biết cai trị, chăn nuôi bầy chiên. Tân Ước giao trách nhiệm nầy cho các mục sư, trưởng lão, giám mục (ITi1Tm 3:1-10. 5:17. IPhi 1Pr 5:1-3).b. Không cho bầy chiên ăn: Họ chỉ nuôi chính mình đầy đủ mà không cho bầy chiên ăn (Exe Ed 34:3). Trong Cong Cv 20:28, Phao Lô nhắn nhủ các trưởng lão Êphêsô phải giữ lấy bầy mà Đức Thánh Linh đã lập họ làm kẻ coi sóc để chăn nuôi bầy chiên bằng chính Lời của Đức Chúa Trời.c. Không chữa lành cho kẻ đau ốm (Exe Ed 34:4): Ở đây nói về chữa lành thuộc linh nhiều hơn. Tuy nhiên, trong Tân Ước, người chăn bầy không những có trách nhiệm chữa lành thuộc linh cho bầy chiên mà còn phải có trách nhiệm trong sự chữa lành thuộc thể nữa (Gia Gc 5:14-15). Chúng ta phải tin rằng Chúa có đầy quyền năng để chữa lành cả về thuộc linh lẫn thuộc thể, dù không phải lúc nào Ngài cũng phải làm phép lạ chữa bệnh.d. Không tìm kiếm những chiên lạc mất (Exe Ed 34:4): Chúa lưu ý rằng cả người chăn lẫn bầy chiên đều thuộc về Chúa (34:8). Người chăn phải chịu trách nhiệm với Chúa về sự khoẻ mạnh, an toàn của bầy chiên. Họ không thể để chiên của Chúa “đi lạc. . . ”( 34:6), mà phải ra đi tìm kiếm, dắt về cho Chúa. Nếu không Ngài sẽ cách chức họ (34:10).3. Gương Đấng Chăn Hiền lành : Chính Chúa là Đấng Chăn Hiền lành:a. Ngài sẽ tìm kiếm chiên lạc mất (34:11): Chính Chúa Jesus là Đấng Chăn Hiền lành đã tìm kiếm chiên (GiGa 15:3-7. LuLc 19:10).

Page 15: Nhung con nguoi mang xu diep

b. Ngài sẽ chăn nuôi bầy chiên (Exe Ed 34:13-16): Ngài sẽ chăn nuôi, săn sóc bầy chiên bên đồng cỏ và suối nước, bảo vệ chúng trong ràng chiên, đưa bầy chiên vào sự no đủ, thỏa nguyện.4. Ứng dụng : Chúng ta vừa là chiên của Chúa vừa là người chăn chiên được Chúa giao phó những bầy chiên. Hãy nhớ là chúng ta phải chịu trách nhiệm trước Đấng Chăn chiên Trưởng (IPhi 1Pr 5:4), nên phải hết lòng làm trọn bốn công tác của người chăn trong bầy mình, cũng như hết lòng cầu nguyện cho những người chăn trong nhà Chúa, thay vì chỉ trích họ, gây chia rẽ trong bầy chiên của Chúa.C. Trách nhiệm cá nhân về linh hồn tội nhân: 1. Trách nhiệm cá nhân : Dù Chúa có những sự kêu gọi đặc biệt dành cho những nhà truyền giáo đặc biệt đưa hàng ngàn người đến với Chúa, nhưng mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những linh hồn tội nhân xung quanh chúng ta.a. Trách nhiệm phải hoàn tất: Trách nhiệm cá nhân chúng ta là phải nói cho tội nhân biết số phận của họ để họ ăn năn. Nếu chúng ta không nói, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm về sự chết của họ, vì Chúa sẽ “đòi huyết họ nơi tay chúng ta” (Exe Ed 3:18). Vì thế, chúng ta không thể không nói.. Tuy nhiên, chúng ta phải thực hiện sứ mạng với tất cả tấm lòng, với tình yêu chứ không phải để trả nợ.b. Kết quả thuộc về trách nhiệm người nghe: Tuy nhiên, tội nhân có thể có sự đáp ứng khác nhau: Nếu họ tiếp nhận Lời Chúa, họ sẽ được sống, trái lại họ sẽ tự định tội cho mình khi khước từ Lời Chúa. Họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì họ đã nghe.2. Phương cách hoàn thành trách nhiệm cá nhân :a. Phải nuôi mình bằng Lời Chúa: Chúa bảo Êxêchiên hãy ăn cuộn sách Chúa ban cho ông (2:8). Lưu ý cuộn sách được viết cả trong lẫn ngoài, nghĩa là ông không thể thêm điều chi nữa: Ông phải ăn nuốt chính Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nghe Lời Chúa phán (2:8), nuôi mình bằng Lời Đức Chúa Trời và phải để Lời Chúa trở nên một phần trong chúng ta trong từng lãnh vực của cuộc sống chúng ta.b. Phải ra đi với sứ điệp: Ăn nuốt Lời Chúa thật sự sẽ ngọt ngào cho những con cái thật của Chúa (3:3), nhưng ra đi với Lời Chúa không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với Êxêchiên, ra đi là việc cay đắng (3:14).. Mạng lệnh Chúa truyền cho chúng ta hôm nay là phải ra đi, đến với muôn dân, muôn nước (Mat Mt 28:19). Tuy nhiên, trước tiên hãy bắt đầu tại căn nhà mình, bạn hữu mình, dân sự mình (LuLc 8:39. Cong Cv 1:8). Nếu chúng ta không thể chia sẻ Tin Lành ở tại nhà mình thì chắc hẳn chúng ta sẽ không thể chia sẻ Tin Lành cho toàn thế giới được.c. Phải công bố sứ điệp Lời Đức Chúa Trời: Đại Mạng lệnh Chúa truyền là

Page 16: Nhung con nguoi mang xu diep

phải dạy dỗ, phải công bố sứ điệp của Đức Chúa Trời cho mọi người.. Chúa dạy “Khá đem Lời Ta phán cùng chúng nó” (Exe Ed 2:7. 3:4). Chúng ta phải nói Lời Chúa và chỉ nói Lời Chúa mà thôi.

III. CÁCH CHU TOÀN TRÁCH NHIỆM A. Một mạng lệnh thiên thượng: Chúa ra lệnh: “Hãy đứng dậy” (2:1).1. Bắt đầu bằng sự thờ phượng : Sau khi nhìn thấy khải tượng về Ngai và Xe của Chúa, Êxêchiên đã sấp mặt mình trước Chúa, bày tỏ sự hạ mình xuống trước sự vinh hiển của Chúa, tôn kính Chúa và thờ phượng Ngài. Tuy nhiên sự thờ phượng thật sẽ không dừng lại ở đó.2. Tiếp tục bằng thái độ sẵn sàng hầu việc : Một người thờ phượng thật sẽ là người sẵn sàng hầu việc Chúa. Vì thế Chúa bảo Êxêchiên đứng dậy, một hành động bày tỏ sự sẵn sàng hầu việc Chúa. Thờ phượng Chúa và hầu việc Chúa không cản trở nhau nhưng hỗ tương cho nhau.3. Ích lợi của thái độ sẵn sàng hầu việc : Chính lúc chúng ta đứng lên, sẵn sàng hầu việc Chúa là lúc chúng ta thường nghe tiếng phán bảo của Chúa nhiều hơn hết.4. Thái độ tiếp nhận mạng lệnh Chúa : Khi tiếp nhận mạng lệnh của Chúa, chúng ta không cần sợ hãi sứ mạng quá nặng nề, khó khăn vì:a. Chúa sẽ ban can đảm để chúng ta có thể vâng lời Chúa.b. Chúa sẽ ban năng lực để chúng ta có thể làm việc Chúa muốn. . .B. Một sự trợ giúp từ Đức Thánh Linh: Khi Chúa phán bảo Êxêchiên hãy đứng dậy thì Đức Thánh Linh đã vào trong ông, khiến ông đứng lên.1. Công việc Đức Thánh Linh là nâng lên : Ngài luôn đưa chúng ta vào chốn cao hơn, sâu nhiệm hơn trong sự nhận biết Chúa và nhận biết ý muốn Ngài: a. Đức Thánh Linh đỡ Êxêchiên đứng trên chân mình (2:2).b. Đức Thánh Linh đã cất Êxêchiên lên (3:12, 14).c. Đức Thánh Linh phán bảo ông điều ông phải làm (3:24).d. Ngài cũng dạy ông cách ban phát sứ điệp (3:24-27).2. Công việc Đức Thánh Linh là ban quyền năng : Đức Thánh Linh là Đấng ban quyền năng để chúng ta có thể hoàn tất sứ mạng Chúa giao cho chúng ta (Cong Cv 1:8): Phải hầu việc Chúa bằng sức của Chúa.C. Một sức mạnh để đương đầu với chống đối : Chúa báo trước với Êxêchiên về thái độ người nghe là “cứng trán, cứng lòng”. Vì thế:1. Chúa sẽ làm cho ông mạnh mẽ hơn : Chúa sẽ khiến ông cứng trán, mặt dạn nghịch cùng họ (Exe Ed 3:7-9), ban cho ông sự dạn dĩ, mạnh mẽ rao giảng.2. Chúa sẽ làm cho ông đứng vững hơn : Chúa khiến ông không bị ngã lòng trước kết quả mà còn được khích lệ để đứng vững hơn nữa.

HOẠN NẠN VÀ THỬ THÁCH

Page 17: Nhung con nguoi mang xu diep

I. SỨ GIẢ CƯU MANG GÁNH NẶNG VÌ DÂN SỰ A. Sự trừng phạt của Chúa cho dân sự: Gie Gr 14:1-6 mô tả sự hình phạt của Chúa trên dân sự:1. Sự hình phạt : Sự hình phạt đầu tiên là hạn hán: Trời không mưa, hồ không còn nước, đất nứt nẻ. . .2. Mức độ hình phạt : Nạn hạn hán thật nghiêm trọng cho đến nỗi: Nai cái bỏ con vì không còn cỏ, lừa rừng lòa mắt, hít hơi như chó đồng. . .B. Giêrêmi cầu nguyện cho dân sự: Trước sự hình phạt nghiêm trọng đó, Giêrêmi đã ba lần cầu nguyện cho dân sự:1. Lời xưng tội (7-9): Giêrêmi đồng hóa mình với dân sự để:a. Xưng tội: Chúng tôi đã phạm tội, đã bội nghịch cùng Ngài. Sự bội nghịch của chúng tôi nhiều lắm. . .b. Nài xin: Ông nêu ra những lý do: Về phía Chúa: Vì Danh Chúa (7), vì Chúa là Đấng giải cứu trong khi hoạn nạn (8), vì Ngài vẫn ở giữa dân sự Ngài (9). Về phía dân sự: Dân sự trông đợi Chúa (8), được xưng bằng Danh Chúa (9). Ông nài xin Chúa đừng bỏ dân sự Ngài.2. Lời bào chữa cho dân sự (13): Nhưng trong câu 10-12, Chúa bảo Giêrêmi đừng cầu nguyện vì bản án dành cho họ đã được công bố dứt khoát cho dù họ có kiêng ăn, khấn nguyện, dâng hiến. . .. Dầu vậy Giêrêmi đã tiếp tục kêu xin với Chúa. Ông cố gắng bào chữa cho họ dựa trên lý do họ đã bị các tiên tri giả lừa dối, đem cho họ sự bình an giả tạo (13).3. Lời trông cậy (19-22): Từ câu 14-18 Chúa trả lời cho Giêrêmi rằng cả dân sự lẫn tiên tri giả đều cùng chịu trách nhiệm về sự bội nghịch của họ dù Chúa rất đau lòng về sự hủy diệt họ phải đối diện.. Cuối cùng, Giêrêmi lại đồng hóa mình với dân sự để khẩn nài:a. Lời xưng tội: Ông xưng nhận tội lỗi của dân sự nghịch cùng Chúa (20).b. Lời khẩn xin: Ông xin Chúa nhớ lại giao ước Ngài, Danh Ngài, sự vinh hiển của Ngài mà thương xót dân sự.c. Lời trông cậy: Ông cho biết chỉ có Chúa là Đấng có quyền làm mưa, có quyền giải cứu dân sự mà thôi. . .C. Sự trả lời nghiêm nghị của Chúa (15:1-21): 1. Lời đáp của Chúa : Trước sự khẩn thiết của Giêrêmi, Chúa trả lời:a. Không ai có thể thay đổi: Cho dù có Môise hay Samuên cầu thay thì cũng sẽ không thay đổi được quyết định dứt khoát của Chúa.b. Số phận đã định: Chúa cho biết ai bị định cho chết thì phải chết, ai bị định cho gươm dao thì phải chịu gươm dao, ai bị định cho đói kém thì phải chịu đói kém, ai bị định cho phu tù thì phải đi phu tù. . .c. Kết quả đau thương: Dân sự đã từ chối Đức Giêhôva, không còn trở lại

Page 18: Nhung con nguoi mang xu diep

được nữa. Vì thế, kết quả cuối cùng sẽ chỉ là mòn mỏi, những phước hạnh chỉ còn là sỉ nhục, hổ thẹn và tàn diệt mà thôi.2. Lời than của Giêrêmi : Trước sứ mạng công bố sự đoán phạt, Giêrêmi:a. Than vãn về tình trạng chính mình: Ông đang vì cớ Chúa chịu sỉ nhục (15), bị mọi người nguyền rủa (10), bị bắt bớ (15). . .. Giêrêmi bị đau đớn không những vì sự cưu mang đối với số phận dân sự mà còn vì sự khốn khó ông đang đối diện khiến ông ước ao phải chi mình đừng được sinh ra (Gie Gr 15:10).. Thông thường có ba lý do khiến sứ giả của Đức Chúa Trời nản lòng trước những hoạn nạn và thử thách trong chức vụ. Đó là:1. Lời cầu nguyện cho sự cứu rỗi của ai đó vẫn không được nhậm.2. Dân sự của Chúa không được giải cứu, trái lại đang sắp bị hủy diệt.3. Dường như mọi người đều chống nghịch cùng họ. . .b. Trông đợi Chúa: Dầu vậy, Giêrêmi vẫn bày tỏ sự trông đợi Chúa: Ông vẫn vui mừng ăn nuốt Lời Chúa. Ông xưng Chúa là Đức Giêhôva vạn quân và ông được xưng bằng Danh Chúa(16).c. Chúa đáp lời: Chúa cho biết rằng cho dù có bất cứ điều gì xảy ra thì Chúa vẫn luôn luôn ngay thẳng và công bình. Ngài vẫn đang tể trị:1. Ngài sẽ bổ sức cho sứ giả Ngài để chịu đựng mọi hoạn nạn (11a). Họ sẽ như tường đồng vững bền không ai có thể xô ngã (20a).2. Ngài sẽ ở cùng và giải cứu, giải thoát sứ giả của Ngài (20b). Nếu bị sa vào tay kẻ ác, chính Chúa cũng sẽ giải cứu, sẽ chuộc họ ra (21).3. Ngài sẽ làm cho sứ giả Ngài được vinh hiển (11b). Đúng như điều Chúa Jesus đã phán hứa: “Nếu ai hầu việc Ta thì Cha Ta ắt tôn qúy người” (GiGa 12:26).. Đừng để cho bất cứ điều gì cướp mất niềm vui của công tác hầu việc Chúa, làm sứ giả của Ngài trong mọi hoàn cảnh.

II. SỨ GIẢ CỦA CHÚA CHỊU HOẠN NẠN A. Sơ lược các sự kiện (Giê 26:1-24): 1. Hai gánh nặng : Giêrêmi đối diện với 2 gánh nặng:a. Gánh nặng thuộc linh là điều ông đang cưu mang vì cớ dân sự không tin kính sẽ bị đoán phạt.b. Gánh nặng thuộc thể là những hiểm nguy mà ông phải chịu dưới tay dân sự gian ác, bất kính đối với Đức Giêhôva. Ông bị đe dọa phải chết vì đã vâng lời Chúa rao ra sự đoán phạt cho dân sự.2. Gánh nặng thuộc thể : Giêrêmi 26 có thể được chia làm 4 phần:a. Bài giảng của Giêrêmi (1-6): Vào đầu đời vua Giêhôgiakim, Chúa truyền cho Giêrêmi phải nói mọi điều Chúa truyền cho ông nói ngay tại hành lang đền thờ về tai họa trên đền thờ và thành Giêrusalem (2).

Page 19: Nhung con nguoi mang xu diep

. Mục đích sứ điệp là để dân sự ăn năn hầu cho Chúa sẽ rút lại tai họa mà Ngài đã định (3).. Giêrêmi cũng cảnh cáo rằng nếu dân sự không nghe theo ông , trở về làm theo Lời Chúa thì tai họa chắc chắn sẽ xảy ra (4-6).b. Giêrêmi bị lên án (7-11): Các thầy tế lễ, các tiên tri và cả dân sự nghe Giêrêmi liền bắt ông và tuyên bố: “Ngươi chắc sẽ chết” (8).. Lý do họ tuyên án chết Giêrêmi vì cho rằng ông đã phạm tội xúc phạm đến đền thánh và thành thánh Giêrusalem (9).. Các quan trưởng nghe náo loạn liền từ cung vua ra đền thờ để xét xử. Dân sự liền tố cáo tội danh và sự lên án của họ đối với Giêrêmi (11).c. Giêrêmi tự bênh vực (12-15): Trước tiên Giêrêmi tuyên bố rằng sứ điệp đến từ Đức Giêhôva. Ông chỉ nói mọi điều Chúa bảo ông nói (12).. Giêrêmi cũng kêu gọi mọi người ăn năn để được Chúa tha thứ (13).. Ông cũng cảnh cáo họ về cách họ đối xử với ông, vì Chúa thật đã sai ông và ông không thể thay đổi sứ điệp (14-15).d. Giêrêmi được giải cứu (16-24): Các quan trưởng và cả dân sự nói cùng các thầy tế lễ và các tiên tri rằng: Người nầy không đáng chết !. Họ nêu lý do: 1. Giêrêmi đã nhơn danh chính Chúa mà nói Lời Chúa cho họ (16). 2. Một vài trưởng lão dẫn chứng trường hợp Michê cũng nói tiên tri như thế trong thời vua Êxêchia mà không bị kết án (17-19).. Tuy nhiên không phải tiên tri nào cũng thoát được bản án tử hình. Câu 20-23 nêu lên trường hợp của Uri bị chính vua Giêhôgiakim giết !. Cuối cùng Chúa dùng Ahicam bênh vực và giải cứu Giêrêmi (24).B. Phân tích thái độ của Giêrêmi: 1. Giêrêmi đối với mạng lệnh Chúa truyền : Khi Chúa phán bảo với ông rằng hãy nói cho dân sự, đừng giữ lại điều gì cả thì ông đã hoàn toàn vâng lời Chúa, nói hết những gì Chúa truyền cho ông nói.2. Giêrêmi đối với sứ điệp : Khi bị bắt và đưa ra trước tòa, Giêrêmi biết mình có thể bị giết, nhưng ông dứt khoát không thay đổi sứ điệp vì biết chắc sứ điệp đến từ Chúa và khẳng định ông vô tội.3. Giêrêmi đối với tương lai cá nhân : Giêrêmi đã rất bình tĩnh đương đầu với những hiểm nguy trước mặt, cho dù đó là sự chết vì ông biết chắc mình đang vâng lời Chúa, và ông phó mình trong Tay Chúa.

III. SỨ GIẢ CỦA CHÚA BỊ BỎ TÙ VÌ GIẢNG LỜI CHÚA A. Đức tin bị thử nghiệm (32:1-44): Giêrêmi đã bị xét xử và được tha trong phiên tòa dưới đời Giêhôgiakim ở đoạn 26, nhưng vào năm thứ 10 đời vua Sêđêkia, khi đạo binh Babylôn đang vây thành Giêrusalem thì:1. Giêrêmi bị tù : Tiên tri Giêrêmi bị giam nơi hành lang lính canh trong cung vua (2). Lý do Giêrêmi bị giam là vì ông đã nói tiên tri rằng Đức

Page 20: Nhung con nguoi mang xu diep

Giêhôva sẽ phó Giêrusalem vào tay vua Babylôn, rằng Sêđêkia sẽ bị vua Babylôn bắt làm phu tù, khiến vua Sêđêkia tức giận.2. Giêrêmi mua ruộng : Đang khi bị tù, Giêrêmi nhận được lời Chúa rằng em chú bác của ông là Hanamêên sẽ đến thăm và đề nghị bán cho ông một đám ruộng ở Anatốt. Nhận biết điều nầy đến từ Chúa nên ông đã mua đám ruộng với giá mười bảy siếc lơ bạc (9) trước mặt nhiều người chứng và giao tờ khế cho thư ký Barúc (12) và dặn Barúc bỏ vào một bình đất để giữ tờ khế được lâu ngày (14).3. Giêrêmi thắc mắc : Ngay sau khi vâng lời Chúa mua đám ruộng, Giêrêmi trình bày thắc mắc của mình với Chúa rằng rõ ràng Giêrusalem sẽ rơi vào tay Nêbucátnếtsa, thì tại sao Chúa lại bảo ông mua ruộng?4. Đức Giêhôva trả lời : Từ câu 26-44 Chúa trả lời Giêrêmi:a. Đúng là Giêrusalem sẽ bị tiêu diệt (26-35): Chúa sẽ phó Giêrusalem vào tay vua Babylôn vì tội lỗi của dân sự. Họ đã từ bỏ Chúa, chọc giận Chúa bằng sự thờ hình tượng gớm ghiếc. . .b. Chúa sẽ khôi phục lại (36-44): Chúa sẽ thâu góp dân sự từ các nước mà họ đã tản lạc (37) để họ trở về làm dân của Chúa với tấm lòng mới kính sợ Chúa và Chúa sẽ là Đức Chúa Trời của họ. Chúa sẽ giáng phước lành Ngài đã hứa và họ sẽ trở về mua ruộng trong đất Chúa ban cho họ.B. Phân tích đức tin của Giêrêmi: 1. Đức tin tăng trưởng mỗi ngày : Đức tin của Giêrêmi đã được làm vững mạnh nhờ những từng trải trong quá khứ của ông: Lúc được giải cứu cũng như khi tù tội.a. Mối tương giao liên tục: Trong thời gian ở tù, ông đã dành nhiều thì giờ để tương giao với Chúa.b. Sự phó thác liên tục: Cả cuộc đời Giêrêmi là một câu chuyện dài về sự vượt qua khó khăn bởi sự trợ giúp từ thiên thượng.2. Đức tin nhận biết tiếng Chúa : Giêrêmi đã học tập để nhận biết tiếng Chúa bằng đức tin (6). Ông biết rõ ràng tiếng Chúa khi Hanamaên đến gặp ông (8).a. Đức tin tiếp nhận tiếng Chúa: Thật là quan trọng khi chúng ta được thúc giục trong đức tin khi biết Chúa đang phán với mình.b. Đức tin chờ đợi tiếng Chúa: Nhưng cũng thật là quan trọng khi chờ đợi sự khẳng định của hoàn cảnh. . . để bảo đảm rằng chính Chúa đang phán. Điều nầy đòi hỏi một mối tương giao liên tục và sống động với Chúa.3. Đức tin vâng lời Chúa : Hành động của đức tin nhiều khi có vẻ phi lý, nhưng thật ra:a. Hoàn toàn hợp lý: Hành động của đức tin đặt cơ sở trên điều hợp lý tột bậc: Đó là Lời của chính Đức Chúa Trời. Có điều gì hợp lý hơn là vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời Toàn Tri chăng?

Page 21: Nhung con nguoi mang xu diep

b. Hoàn toàn chính xác: Khi biết chắc là Chúa đã phán, chúng ta phải cẩn thận làm theo và làm đúng theo sự chỉ dẫn của Ngài.. Hãy lưu ý tính chất chính xác, kỹ lưỡng và hợp pháp của công việc mua đám ruộng được Giêrêmi tiến hành (9-12).. Đức tin chính là vâng lời chính xác những gì Chúa đã mặc khải.4. Đức tin trình dâng thắc mắc lên cho Chúa : Hành động của đức tin không có nghĩa là không có thắc mắc nghi ngại.a. Thắc mắc để tin: Tuy nhiên, đó là thắc mắc để tin chứ không phải thắc mắc để chối bỏ.b. Thành thật thắc mắc: Đừng cố che giấu những thắc mắc nghi ngại mà hãy thành thật trình dâng lên Chúa như Giêrêmi (25), như Thôma. . .c. Chắc chắn có câu trả lời: Có thể chúng ta sẽ không lập tức nhận được câu trả lời rõ ràng từ Chúa như Giêrêmi, nhưng trong Chúa luôn có câu trả lời và câu trả lời chắc chắn sẽ đến khi chúng ta biết chờ đợi.

IV. SỨ GIẢ CỦA CHÚA BỊ BẮT NHƯ KẺ PHẢN BỘI A. Sáu cách chịu khổ của Giêrêmi: 1. Sơ lược lịch sử : Giêrêmi đã trải qua nhiều tình huống khác nhau:a. Pharaôn giải cứu: Đạo binh Pharaôn từ Aicập kéo ra khiến người Babylôn mở vây khỏi Giêrusalem. Sêđêkia xin Giêrêmi cầu vấn Chúa. Chúa phán với Giêrêmi rằng: Pharaôn sẽ lui về đất mình và người Canhđê sẽ trở lại, chiếm Giêrusalem và đốt đi.b. Giêrêmi bị bắt: Khi đạo binh Babylôn mở vây, Giêrêmi sợ nên đi khỏi Giêrusalem đến Bêngiamin, có lẽ để xem đám ruộng mới mua ở Anatốt, thì bị chận lại, vu cáo là kẻ phản quốc. Ông bị đánh đòn và bị giam trong phòng tối tại nhà thơ ký Giônathan.c. Đến hành lang lính canh: Sêđêkia sai đem Giêrêmi ra để gặp riêng trong cung vua. Giêrêmi tuyên bố vua sẽ bị Babylôn bắt và xin vua đừng trả mình về nhà giam với lý do là ông vô tội: 1. Ông chỉ nói Lời Đức Giêhôva. 2. Các tiên tri giả đã nói sai và sự thật đã rõ ràng. Vua giữ Giêrêmi trong hành lang lính canh.d. Bị quăng xuống hố: Các quan trưởng làm áp lực đòi giết Giêrêmi vì lời ông đã làm nản lòng lính chiến. Vua giao Giêrêmi cho họ và họ ném ông xuống hố, bị lút trong bùn, gần chết.e. Được cứu sống: Chúa sai hoạn quan Êthiôpi Êbếtmêlết xin vua giải cứu. Vua cho phép Êbếtmêlết dùng 30 người đem Giêrêmi lên khỏi hố và ông tiếp tục ở trong hành lang lính canh.f. Gặp riêng Sêđêkia: Sêđêkia lại tìm gặp riêng Giêrêmi. Ông khuyên vua đầu hàng Babylôn để được sống, nếu không thành phố sẽ bị đốt phá. Giêrêmi không tiết lộ điều đó cho các quan trưởng và ông cứ ở hành lang

Page 22: Nhung con nguoi mang xu diep

lính canh cho đến ngày Giêrusalem thất thủ.2. Sáu cách chịu khổ : Như thế, Giêrêmi đã phải trải qua ít nhất là sáu cách chịu khổ vì cớ rao truyền Lời Đức Chúa Trời:a. Ông bị vu cáo là phản quốc, bị chụp mũ chính trị ! (Gie Gr 37:13).b. Ông bị đánh đòn như một kẻ có tội (37:15).c. Ông bị bắt giam trong ngục tối (37:15-16).d. Ông phải trải qua cơn đói khi thành hết bánh (37:21).e. Ông bị quăng xuống hố bùn (38:6).f. Ông bị kiệt sức, gần chết trong hố bùn (38:10).Nhiều khi tôi con Chúa phải chịu hoạn nạn nhưng Chúa vẫn ở với họ.B. Sự sống còn của Giêrêmi: 1. Những biến cố lịch sử : Đoạn 39-43 kể lại những diễn biến xảy ra từ ngày Giêrusalem thất thủ:a. Sêđêkia bị bắt: Sau 18 tháng vây hãm gắt gao, khiến Giêrusalem không còn lương thực, ngày mồng 9 tháng 4 năm thứ 11 đời vua Sêđêkia, thành Giêrusalem thất thủ, vách thành bị phá thủng. Sêđêkia, các bậc tôn trưởng và lính chiến bỏ chạy trốn về hướng Giôđanh, nhưng đạo quân Canh đê đuổi theo kịp tại Giêricô, điệu về cho Nêbucátnếtsa tại Rípla.. Nêbucátnếsa giết các con của Sêđêkia và các bậc tôn trưởng ở trước mặt vua Sêđêkia. Nêbucátnếtsa ra lệnh móc mắt Sêđêkia và xiềng lại đem qua xứ Babylôn và vua chết tại đó.. Người Canhđê cũng đốt cung vua, nhà cửa dân sự và phá tường thành Giêrusalem.b. Giêrêmi được tự do: Chính vua Nêbucátnêtsa ra lệnh cho quan thị vệ tìm Giêrêmi, chăm sóc và trả tự do cho Giêrêmi. Tuy nhiên, trong lúc hỗn loạn, Giêrêmi cũng bị bắt xiềng đem qua xứ Babylôn. Quan thị vệ tìm gặp ông, mở xiềng ra và cho ông tự do quyết định muốn đi qua xứ Babylôn hay ở lại Giuđa đều được cả. Tuy nhiên quan thị vệ đề nghị Giêrêmi nên trở về với Ghêđalia, con trai Ahicam tại Míchba.c. Ghêđalia làm tổng đốc Giuđa: Vua Babylôn lập Ghêđalia làm tổng đốc Giuđa (40:5). Hay tin đó, các tướng lãnh đang giữ các tỉnh miền quê đều trở về hiệp tác với người. Ngay cả dân sự lưu lạc trong xứ các dân Ammôn, Môáp, Êđôm và các xứ khác đều trở về Giuđa.. Tướng lãnh Giôhanan đến tìm Ghêđalia tại Míchba để báo âm mưu của Íchmaên, vốn dòng tôn thất, bà con với Sêđêkia, cấu kết với vua Ammôn để giết Ghêđalia. Ông cũng đề nghị Ghêđalia cho phép mình tiêu diệt Íchmaên, nhưng Ghêđalia không cho, lại còn xem lời ông là dối trá.. Tuy nhiên, sự việc xảy ra đúng như lời Giôhanan: Íchmaên và 10 người đi mưu sát Ghêđalia cùng những quan trưởng ở với ông, bắt dân sự lưu đày qua xứ Ammôn.

Page 23: Nhung con nguoi mang xu diep

d. Giôhanan làm lãnh tụ: Hay tin, Giôhanan đem quân giải cứu dân sự khỏi tay Íchmaên và đưa họ về Kimham, gần Bếtlêhem. Tại đây, họ xin Giêrêmi cầu vấn Đức Giêhôva cho họ biết nên đi Aicập hay cứ ở lại Giuđa vì họ sợ Babylôn sẽ nổi giận về việc tổng đốc Ghêđalia đã bị giết.. Mười ngày sau, Chúa ban lời Ngài cho Giêrêmi để bảo dân sự đừng qua xứ Aicập, nhưng cứ ở tại Giuđa. Ngài hứa sẽ bênh vực họ, khiến vua Babylôn cũng sẽ thương xót họ, ban cho họ ở bình yên trong xứ. Ngài cũng cảnh cáo họ rằng nếu họ đi qua xứ Aicập, Chúa sẽ khiến họ ngã chết tại đó với gươm dao, đói kém, dịch lệ…e. Đi qua Aicập: Tuy nhiên, các quan tướng và dân sự đã không giữ lời hứa vâng theo lời Chúa qua Giêrêmi. Họ cho rằng ông nói dối, rằng đó là lời của Barúc xúi giục để bắt họ nộp vào tay vua Babylôn.. Kết quả là dân sự đã kéo qua xứ Aicập. Họ cũng bắt Giêrêmi và Barúc cùng đi với họ đến ngụ tại Tácphanết.2. Một chức vụ suốt đời : Tại Tácphanết, Giêrêmi lại tiếp tục chức vụ:a. Lời tiên tri về Nêbucátnếtsa đánh Aicập: Chúa bảo Giêrêmi lấy những cục đá lớn bọc trong đất sét và nói tiên tri rằng Nêbucátnếtsa, tôi tớ của Chúa sẽ đặt ngai mình trên những cục đá ấy, sẽ chinh phục Aicập.b. Lời quở trách: Chúa lại tiếp tục ban Lời Ngài cho Giêrêmi. Ông nhắc dân sự về lý do Chúa hủy diệt Giêrusalem mà nay họ lại đang phạm. Đó là thờ lạy các thần tượng của xứ Aicập. Vì thế, Chúa tuyên bố án phạt trên dân sự: Họ sẽ bị diệt tại Aicập bằng gươm dao, đói kém và ôn dịch.. Tuy nhiên, dân sự lại khẳng định lập trường của mình rằng: Về sự ông nhơn Danh Đức Giêhôva mà nói cùng chúng tôi, thì chúng tôi không khứng nghe đâu ! (44:16).. Giêrêmi lại tiếp tục nhơn Danh Chúa mà khẳng định sự đoán phạt chắc chắn sẽ đến (44:26-27). Ông cũng nêu lên dấu hiệu của sự đoán phạt là Chúa sẽ phó Pharaôn Hốpra vào tay Nêbucátnếtsa như Ngài đã từng phó Sêđêkia vào tay Nêbucátnêsa vậy (44:29-30).c. Tiếp tục nói tiên tri: Đối với Giêrêmi, được sống sót qua biến cố vây thành Giêrusalem và được trả tự do khỏi nhà tù không có nghĩa là được rời bỏ công tác và các trách nhiệm Chúa giao cho ông. Thật vậy, Giêrêmi đã tiếp tục chức vụ tiên tri cho dân sự tại Giêrusalem cũng như tại Tácphanết.. Giêrêmi cũng tiếp tục nói tiên tri về các dân tộc Aicập. Philitin, Môáp, Ammôn, Êđôm, Syri, Arabi, Pherơsơ và Babylôn trong các đoạn từ 46-51.. Chức vụ Chúa giao cho mỗi chúng ta là một chức vụ suốt đời !

SỨ ĐIỆP VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

ĐỨC CHÚA TRỜI DUY NHẤT I. ĐỨC CHÚA TRỜI HẰNG SỐNG CHÂN THẬT

Page 24: Nhung con nguoi mang xu diep

1. Chúa mặc khải chính Ngài cho Giêrêmi : Toàn bộ Kinh Thánh là sự mặc khải của Đức Chúa Trời cho loài người. Mỗi chương sách đều mặc khải một điều gì đó về Ngài. Chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu Gie Gr 10:1-16:a. So sánh với thần tượng : So sánh với Đức Chúa Trời Hằng sống, Chân thật thì thần tượng chỉ là giả dối, vô tri vô giác, thậm chí không hữu dụng bằng con bù nhìn người ta dùng để dọa chim trong đồng ruộng:. Các vì sao và thần tượng chỉ là tạo vật cho Chúa dựng nên, thậm chí nhiều hình tượng do bàn tay con người tạo ra (c. 3-4, 9).. Thần tượng không có sự sống, không biết nói, không biết đi, người ta phải khiêng nó đi (c. 5a). Thật là một sự lừa dối đáng ghê tởm (c. 15).. Thần tượng vô quyền, chẳng làm được việc gì cả, dù tốt hay xấu (c. 5b).. Thần tượng sẽ hư nát theo thời gian và những kẻ ngu dại thờ lạy vật tay mình làm ra cũng hư mất với chúng (c. 11, 15).b. Mặc khải về Đức Chúa Trời : Trong khi đó, Đức Chúa Trời là Đấng đáng kính sợ vì chẳng có ai giống như Ngài: Ngài là Cao cả, Danh Ngài là lớn. Ngài là Vua của các nước, là Đức Chúa Trời Hằng sống và Chân thật, là Vua đời đời. Ngài là Đấng Tạo hóa đã dựng nên trời đất và bảo tồn vũ trụ. Ai thờ phượng Ngài mới thật là khôn ngoan.c. Bảy điều khác nhau : Giêrêmi nêu ra bảy điểm khác nhau giữa Đức Chúa Trời Hằng sống Chân thật với thần tượng:ĐỨC CHÚA TRỜI:Phán c. 1Có sức mạnh lớn c. 6Khôn ngoan không sánh nổi c. 7Đấng Tạo hóa của cả vũ trụ c. 12Đấng Đời đời c. 10Đấng Chân thật c. 10Đức Chúa Trời Hằng sống c. 10THẦN TƯỢNGKhông biết nói c. 5Hoàn toàn bất năng c. 5U mê và khờ dại c. 8Bởi tay người làm ra c. 9Sẽ bị diệt mất c. 11Chỉ là giả dối c. 14Chẳng có hơi thở c. 142. Chúa mặc khải chính Ngài cho Êsai : Trong EsIs 40:12-31 cũng như một số câu trong Êsai 41 -46, Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài là:a. Đấng Tạo hóa: Đức Chúa Trời chính là Đấng đã tạo dựng nên trời và đất (40:18, 25. 44:7. 45:5. 46:5, 9-10). Ngài tạo dựng nên muôn vật từ chỗ

Page 25: Nhung con nguoi mang xu diep

không có gì (ex nihilo).b. Đấng Bảo tồn vũ trụ: Ngài bảo vệ và duy trì vũ trụ bởi quyền năng Ngài: Bởi Ngài mà các ngôi sao chiếu sáng (40:26). Vì Ngài chẳng bao giờ mỏi mệt nên dân Ngài được nâng đỡ bởi sức mạnh của Ngài (40:28-31). Ngài nâng đỡ vũ trụ bằng Lời quyền năng Ngài (HeDt 1:3).c. Đấng Đời đời: Ngài tự nhiên mà có và hằng có đời đời, là Đức Chúa Trời Đời đời (Gie Gr 40:28), là Đầu tiên và Cuối cùng (41:4).d. Đấng Toàn tri: Chẳng ai có thể dạy khôn Ngài điều gì, vì Ngài là Đấng Toàn Tri: Ngài hiểu biết mọi sự. Sự khôn ngoan Ngài không có giới hạn (40:28).e. Đấng Toàn năng: Ngài có thể làm được bất cứ điều gì: Ngài có thể cân các núi và đo các từng trời (40:12). Ngài có sức mạnh lớn và quyền năng rất cao (40:26). Các dân chỉ như giọt nước nhỏ trong thùng (40:15). . .f. Đấng Toàn tại: Ngài hiện diện khắp mọi nơi. Ngài là Đấng giương các từng trời như cái màn, như trại để ở (40:22).g. Cứu Chúa duy nhất: Ngài là Đức Chúa Trời kỳ diệu ! Ngài là Chúa duy nhất ! Vì Ngài cũng là Chúa Cứu Thế của chúng ta (43:11), là Đấng Cứu chuộc chúng ta (43:25. 44:6, 22).3. Tính nhất quán qua sự mặc khải : Như thế, có nhiều điểm về Đức Chúa Trời trong Giê 10 và Êsai 40 rất giống nhau, cũng như cả hai đều nói đến sự ngu muội của sự thờ hình tượng (Gie Gr 10:3-4. EsIs 40:19-20).Đức Chúa Trời là Đấng không thay đổi và sứ điệp Ngài dành cho con người cũng là một sứ điệp không thay đổi. Kinh Thánh luôn luôn nhất quán trong sự mặc khải về Đức Chúa Trời cho con người.MẶC KHẢI VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI 40:18, 25-26,27-28 Gie Gr 10:7, 1, 6, 12, 10Đấng không ai có thể so sánhĐức Chúa Trời phánĐức Chúa Trời Toàn năngĐức Chúa Trời là Đấng Tạo hóaĐấng Hằng sống Đời đời

II. THẦN TƯỢNG GIẢ DỐI - KHÔNG CÓ SỰ SỐNG 1. Có nhiều loại thần tượng : Điều đáng buồn là con người đã tự chọn hay tự làm ra nhiều thần tượng để tôn thờ, thay vì tôn thờ Đức Chúa Trời là Đấng Hằng sống, Chơn thật, Đấng Toàn năng, là Đấng Tạo hóa đời đời, là Cha Yêu thương của họ.a. Định nghĩa thần tượng : Tự điển định nghĩa thần tượng là một vật để thờ, một đối tượng của lòng sùng bái.. Thánh Kinh cho chúng ta một định nghĩa rõ ràng hơn: Thần tượng là bất cứ

Page 26: Nhung con nguoi mang xu diep

điều gì mà người ta đặt thay vào vị trí của Đức Chúa Trời.b. Bảy hình thức thờ hình tượng của Ysơraên : Vào thời của các tiên tri Giêrêmi và Êxêchiên, theo Giêrêmi đoạn 7 và Êxêchiên đoạn 8, dân sự có tối thiểu là bảy hình thức thờ phượng thần tượng:1. Thờ hình tượng của sự ghen tương: Theo Exe Ed 8:3, ngay cửa vào sân trong, về phía bắc đền thờ Giêrusalem, có hình tượng của sự ghen tương. Có lẽ đây là tượng A-sê-ra, nữ thần màu mỡ của dân Canaan, với đặc tính cổ súy dâm ô và tham dục. Vua Manase đã đem hình tượng bằng gỗ nầy vào đền thờ của Đức Chúa Trời (IIVua 2V 21:7).2. Thờ lạy thú vật: Các trưởng lão của dân Ysơraên đã nhóm trong một phòng kín, ngay cửa hành lang đền thờ để thờ lạy các hình tượng côn trùng và thú vật gớm ghiếc vẽ khắp trên tường (Exe Ed 8:7-13)3. Thờ lạy thiên nhiên, vạn vật: Tại lối cửa đền thờ về hướng bắc có những người đàn bà ngồi khóc Thammu (8:14-15). Thammu là một vị thần của người Sumer (người Babylôn cổ), vị thần của sự sống trong cây cối, được xem như đã chết và trở thành vị thần nơi âm phủ !4. Thờ mặt trời: Tại hành lang trong, ngay giữa hiên cửa và bàn thờ, là nơi đáng lẽ các thầy tế lễ phải kêu cầu Chúa thương xót dân sự (Gio Ge 2:17), thì họ lại xây lưng về phía đền thờ Đức Giêhôva mà thờ lạy mặt trời (Exe Ed 8:16).5. Thờ nữ vương trên trời: Gie Gr Gie7:17-19 vẽ ra một hình ảnh sống động của điều gớm ghiếc dân sự đã làm trong các thành của Giuđa và trong các đường phố Giêrusalem. Đó là: Con lượm củi, cha nhen lửa, đờn bà nhồi bột, đặng làm bánh dâng cho nữ vương trên trời. Đây là một vị thần của dân Mêsôpôtami, thần Ishtar, là nữ thần của tình yêu và sự màu mỡ.6. Thờ tôn giáo hình thức: Dân sự bị lôi kéo vào một hình thức thờ phượng hình tượng tinh vi hơn. Đó là nhờ cậy vào tổ chức, hình thức tôn giáo. Họ tự trấn an lương tâm rằng: Đây là đền thờ của Đức Giêhôva, đền thờ của Đức Giêhôva (7:4). Nhưng đền thờ không cứu được họ, hòm giao ước cũng không cứu được họ. Chúa cảnh cáo rằng nếu họ chỉ nhờ cậy đền thờ thì Ngài sẽ phá hủy đền thờ (7:14).7. Thờ bản ngã: Sự thờ phượng bản ngã không phải luôn dễ nhận thấy. Nó thể hiện bằng cách tự chọn con đường riêng mình hơn là lắng nghe Lời Chúa và đi theo ý muốn Ngài (7:24-26): Cái tôi đã chiếm chỗ của Chúa trong đời sống. Đây là điều chúng ta cần cẩn trọng.c. Lời cảnh cáo : Tân ước cho chúng ta biết rằng “tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng”( CoCl 3:5). Ngày nay chúng ta không làm những hình tượng bằng gỗ, đá hay vàng bạc thể thờ, nhưng Tân ước cảnh cáo rằng tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng. Bất cứ điều gì chiếm chỗ của Đức Chúa Trời đều là hình tượng.

Page 27: Nhung con nguoi mang xu diep

2. Sự ngu muội của việc thờ hình tượng: Giêrêmi đoạn 10 đã cho chúng ta thấy sự ngu dại của con người trong việc thờ lạy hình tượng:a. Thần tượng do con người làm ra : Giêrêmi mô tả thật sinh động cách các hình tượng được làm ra: Người ta vào rừng đốn cây: Một phần dùng làm củi, phần còn lại được tạc thành hình tượng để qùy xuống thờ lạy, xin nó giải cứu mình !b. Thần tượng không làm được gì cả : Thờ lạy thần tượng là ngu dại vì chúng không biết làm gì cả. Chúng không thể nói trước tương lai (EsIs 41:21-24). Chúng không trả lời được vì chỉ là đồ giả dối (c. 29). Chúng chẳng làm chi được, dù là điều tốt hay xấu.c. Thần tượng không cứu được ai cả : Thần tượng không đi được, người ta phải khiêng, thì làm sao có thể cứu được họ. Vì thế, Chúa kêu gọi mọi người ở mọi nơi trên đất, hãy nhìn xem Chúa để được cứu (45:21-22).d. Thần tượng không bảo vệ được ai cả : 46:1-10 nói về Bên và Nêbô là hai vị thần của dân Babylôn. Các thần đó đã không thể bảo vệ dân sự, khiến họ phải đi làm phu tù.Chúa cho dân sự thấy một hình ảnh trái ngược: Dân sự khiêng vác các thần không cứu được họ, trong khi Chúa gánh vác, bồng ẵm họ từ trong lòng mẹ. Ngài sẽ tiếp tục bồng ẵm và giải cứu họ khi họ già cả đầu râu, tóc bạc (46:3-4). Ngài kêu gọi họ hãy trở về cùng Ngài.

ĐẤNG TOÀN NĂNG

Các tiên tri đều tuyên bố rằng Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời Hằng Sống, Chân thật, là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ngài là Đấng có Toàn quyền: Không nan đề nào Ngài không thể giải quyết, không tình huống nào Ngài không thể xử lý, không kẻ thù nào Ngài không thể đánh bại. . .Suốt lịch sử nhân loại, Đức Chúa Trời luôn bày tỏ Ngài là Đức Chúa Trời của các phép lạ và Ngài không hề thay đổi. Chúng ta sẽ nghiên cứu Êsai 36-37 để thấy quyền năng của Đức Chúa Trời.

I. THÁCH THỨC CỦA KẺ THÙ 1. Bản chất của sự thách thức (36:1-22): Bản chất của thách thức chính là sự cám dỗ bỏ cuộc. Hầu hết mọi Cơ Đốc nhân đều đối diện cám dỗ muốn bỏ cuộc, với sự chống nghịch của kẻ thù và nan đề mỗi ngày gia tăng trên thế giới. Tuy nhiên, dù sự chống nghịch mạnh mẽ đến đâu thì quyền năng của Đức Chúa Trời vẫn luôn lớn mạnh hơn vì Ngài là Đấng Toàn Năng.. Êsai 36-37 mô tả một tình huống thật gay go: Đạo quân của Sanchêríp, vua Asyri đã chinh phục hết nước nầy đến nước khác, kể cả vương quốc Ysơraên và một số thành phố Giuđa, nay kéo đến Giêrusalem. Chỉ huy trưởng Rápsakê đứng trong đồng ruộng kêu gọi dân sự Giêrusalem đầu hàng vì

Page 28: Nhung con nguoi mang xu diep

không ai có thể giải cứu họ. Ông ta tìm cách cướp đi đức tin của dân sự đặt nơi Chúa.2. Biện pháp thách thức: a. Lý luận hợp lý : Rápsakê đã đưa ra những lý luận bốn điểm hoàn toàn hợp lý rằng: 1. Êdíptô không thể cứu giúp họ. 2. Chính họ không thể tự giải cứu mình. 3. Vua Êxêchia cũng không có câu trả lời cho họ. 4. Trong quá khứ, không có một vị thần của dân tộc nào đã giải cứu được dân sự họ khỏi tay Sanchêríp.b. Chỉ một vài điều giả dối : Điểm khéo léo của Rápsakê là phần lớn những điều ông ta nói đều là sự thật. Ông ta chỉ thêm một vài điều giả dối thôi. Đó là: 1. Đức Chúa Trời đã giận vua Êxêchia vì vua phá bỏ những nơi cao và các bàn thờ (EsIs 36:7). 2. Chính Đức Chúa Trời sai Sanchêríp hủy diệt thành Giêrusalem (36:10). 3. Đồng hóa Đức Giêhôva vào số các thần tượng của các dân tộc chung quanh (36:20).. Thật ra, Rápsakê đã tự mâu thuẫn khi bảo rằng chính Đức Giêhôva sai Sanchêríp hủy phá Giêrusalem, đồng thời bảo rằng Đức Giêhôva không thể cứu Giêrusalem khỏi tay ông ta ! (36:10, 20).c. Khích động dân sự bất mãn với người lãnh đạo : Những lời giả dối về Êxêchia cho thấy một phương cách của kẻ thù là khích động dân sự bất mãn với người lãnh đạo do Chúa chỉ định. Đúng là một mình Êxêchia không thể giải cứu dân sự, nhưng IIVua 2V 18:1-5 cho thấy Chúa rất hài lòng về việc Êxêchia phá bỏ các nơi cao là nơi thờ hình tượng.. Kẻ thù thường bảo dân sự đừng nghe các cấp lãnh đạo của họ (Gie Gr 36:16), nhưng nếu dân sự khôn ngoan thì họ sẽ cứ giữ lòng trung thành với những người chính Chúa đã đặt trên họ (36:21).3. Thực tế của sự thách thức: Hãy đặt mình vào vị trí của dân sự thành Giêrusalem vào chính thời điểm đó, chúng ta mới thấy được:a. Thực tế về sức mạnh Asyri : Đạo quân do Rápsakê chỉ huy là một đạo quân lớn (hơn 185. 000 người), là một đạo quân mạnh đã từng đánh bại các thành của Giuđa (36:1-2), sau khi đã chinh phục các quốc gia chung quanh, ngay cả vương quốc Ysơraên phía bắc.b. Thực tế về các thần của các dân tộc : Rõ ràng các thần của các dân tộc đã không thể giải cứu họ khỏi tay đế quốc Asyri. Đây là thử thách trực tiếp cho đức tin của dân sự nơi Đức Chúa Trời: Liệu Đức Giêhôva của họ có thật sự khác với các vị thần của các dân tộc chung quanh không? Liệu những kinh nghiệm quá khứ của tổ phụ họ dưới thời Môise, Giôsuê, Đavít . . . có thể tái diễn trong đời họ không?c. Thực tế về hình phạt cho kẻ chống nghịch : Thực tế về sự gian ác của đế quốc Asyri đối với các dân tộc chống nghịch họ đúng là nỗi kinh hoàng cho dân sự. Chỉ cách Giêrusalem chưa đầy 50 km, tại Laki, người Asyri đã chặt

Page 29: Nhung con nguoi mang xu diep

đầu dân chúng, lột da người còn sống. . .d. Thực tế về sức mạnh của sự vâng phục : Lời kêu gọi đầu hàng của Rápsakê chắc hẳn phải có sức thuyết phục của nó. Tuy nhiên, dân sự cứ yên lặng, chẳng đáp một lời. Họ đã hành động đúng như lời vua Êxêchia truyền dạy.. Họ giữ lòng trung thành với vua của họ, cùng với Đức Chúa Trời của họ. Họ biết Đức Chúa Trời Toàn Năng không hề thất tín.. Đối diện với một thực tế tương tự, chúng ta sẽ phản ứng ra sao???

II. CÂU TRẢ LỜI CHO KẺ THÙ 1. Những người của Đức Chúa Trời: Câu trả lời cho những thách thức của Rápsakê là mối tương giao của các nhà lãnh đạo Giuđa với Đức Chúa Trời Toàn Năng. Họ là những con người của Đức Chúa Trời.. Có lẽ ngày nay ít người gặp sự chống đối của kẻ thù thuộc thể như dân Giuđa đã đối diện, nhưng sự chống đối thường đến từ các sức mạnh thuộc linh của điều ác và tội lỗi mà sự chiến thắng hay thất bại tùy thuộc vào mối tương giao của chúng ta với Chúa.2. Êxêchia, nhà lãnh đạo quốc gia: IIVua 2V 18:3-7 cho biết Êxêchia đã:a. Làm điều thiện trước mặt Đức Giêhôva, y như Đavít, tổ phụ người.b. Phá hủy các thần tượng: Êxêchia phá hủy các nơi cao, đập bể các trụ thờ, đánh hạ các Asêra. . .. Êxêchia cũng bẻ gãy con rắn đồng Môise đã làm, vì dân sự thờ lạy và dâng hương cho nó ! Thật đáng buồn vì một phương tiện phước hạnh cho dân sự đã trở thành một thứ hình tượng đưa dân sự vào sự rủa sả ! Êxêchia gọi nó là “Rêhutan” nghĩa là một miếng đồng.. Êxêchia đã xoay dân sự khỏi hình tượng giả dối để đưa họ trở về với Đức Chúa Trời Hằng Sống, Chân thật. Đó chính là lý do vì sao “Đức Giêhôva ở cùng người, hễ người làm sự gì, đều được thành tựu” (EsIs 18:7).c. Biết cầu nguyện: Một điều đáng lưu ý là Êxêchia biết rõ cách cầu nguyện. Bài cầu nguyện của ông với Chúa trong 37:15-20 là một điển hình tuyệt vời về cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời giữa lúc khó khăn. Êxêchia đã:. Bắt đầu lời cầu nguyện bằng sự thờ phượng Chúa và tuyên xưng đức tin. Ngước mắt lên để ngợi khen Đức Chúa Trời sẽ khiến chúng ta rời mắt khỏi nan đề vì nhìn xem Chúa là cách để giải quyết nan đề.. Sau khi thờ phượng Chúa, Êxêchia mới trình bày thỉnh nguyện của mình lên Đức Chúa Trời: Ông giao phó nan đề vào Tay Đức Chúa Trời và cầu xin sự cứu giúp.. Cũng cần lưu ý mục đích của lời cầu nguyện của Êxêchia: Vua cầu xin Chúa giải cứu dân sự Ngài để muôn dân trên đất biết rằng chỉ một mình Ngài là Đức Chúa Trời. Ông chỉ muốn dâng vinh quang cho Đức Chúa Trời

Page 30: Nhung con nguoi mang xu diep

(GiGa 14:13b).. Chúa Jesus cũng đã dạy môn đồ cầu nguyện đặt trọng tâm vào Đức Chúa Trời với hai phần thờ phượng Chúa và cầu xin (Mat Mt 6:9-13).3. Êsai, nhà lãnh đạo thuộc linh: Bên cạnh Êxêchia, nhà lãnh đạo chính trị là Êsai, nhà lãnh đạo thuộc linh của dân sự, mối tương giao giữa Êsai với Đức Chúa Trời đã thể hiện thật rõ nét:a. Êsai luôn có một sứ điệp từ nơi Đức Giêhôva: Trong EsIs 37:1-7 khi Êxêchia xin Êsai cầu nguyện cho dân sự. Ngay lập tức Êsai trả lời bằng một sứ điệp từ nơi Chúa: Nầy là điều Đức Giêhôva phán: Chớ sợ về những lời ngươi đã nghe. . . Trong 37:21, ngay sau khi Êxêchia kết thúc lời cầu nguyện thì Êsai đã có một sứ điệp từ nơi Chúa.b. Êsai là con người của Đức Thánh Linh: Ông có ngay lời từ nơi Chúa vào chính thời điểm có cần. Ngày nay, chúng ta cũng phải là những người có mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải có Lời Chúa cho những kẻ tìm đến chúng ta với những nan đề của họ.. Người lãnh đạo dân sự Chúa ngày nay cũng cần những đặc tính quan trọng của Êsai và Êxêchia. Đó là:1. Ghét và loại bỏ hình tượng dưới mọi hình thức.2. Tin cậy Đức Chúa Trời để dám vâng lời Ngài dù phải trả giá.3. Phát triển mối tương giao sống động với Đức Chúa Trời Hằng Sống, Chân thật và Quyền năng để luôn có Lời Chúa cho mọi nan đề của dân sự, cũng như biết cầu nguyện với Chúa trong tinh thần thờ phượng Chúa và cầu xin vì sự vinh hiển của Danh Chúa. . .

III. QUYỀN NĂNG VĨ ĐẠI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Chân Thần Duy nhất: Một yếu tố khác mà Sanchêríp không tiên liệu được là quyền năng siêu việt của Đức Chúa Trời Hằng Sống, Chân thật. Vì thế ông đã sai Rápsakê thách đố Đức Chúa Trời của Giuđa vì nghĩ rằng Ngài cũng chỉ là một vị thần hữu danh vô thực như các vị thần của các dân tộc xung quanh.2. Câu trả lời của Đức Giêhôva: Chúa cho Sanchêríp biết rằng:a. Lý do Sanchêríp chiến thắng các dân tộc là vì Chúa cho phép. Ngài đã định các điều đó từ lâu rồi vì Ngài là Chúa của dòng lịch sử (c. 24-27).b. Chúa biết mọi điều về Sanchêríp, thấy rõ mọi hành động cùng sự phạm thượng của ông ta. Vì thế Ngài sẽ tra khoen nơi lỗ mũi ông ta, khớp miệng ông ta và khiến ông quay về (c. 28-29).Đêm đó, một thiên sứ đã vào trại quân Asyri giết 185. 000 người. Sanchêríp quay về quê nhà và bị các con mình giết chết khi đang thờ lạy thần Nítróc của ông ta !

ĐỨC CHÚA TRỜI THÁNH KHIẾT

Page 31: Nhung con nguoi mang xu diep

Các tiên tri đều tuyên bố rằng Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời Hằng Sống Toàn năng, nhưng Ngài không lạm dụng sức mạnh và uy quyền vì Ngài cũng là Đức Chúa Trời Thánh khiết. Bên cạnh đức yêu thương thì đức thánh khiết đã góp phần quy định những hoạt động của Ngài: Ngài yêu thương, khoan dung với dân sự Ngài đã chọn, nhưng Ngài không thể “bẻ cong lý đoán” khi phải xử lý tội lỗi của dân Ngài. . .

I. SỰ THÁNH KHIẾT ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết duy nhất, bất cứ sự thánh khiết nào của tạo vật nào cũng bắt nguồn từ chính Đức Chúa Trời. Vì thế, trước tiên, chúng ta phải nghiên cứu sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.1. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời: EsIs 40:18-31a. Đấng được biệt riêng ra : Ý nghĩa cơ bản của từ “thánh khiết”là sự biệt riêng ra: Đức Chúa Trời là Đấng được biệt riêng ra khỏi và được tôn cao trên cả mọi loài thọ tạo (40:22).. Câu 18-20: Đức Chúa Trời khác hẳn các thần tượng của các dân.. Câu 1-31: Đức Chúa Trời khác hẳn với toàn thể tạo vật của Ngài.Đức Chúa Trời là Đấng Thánh, không ai có thể so sánh được. Ngài là Đấng riêng biệt hoàn toàn: Ngài là Đấng Thánh.b. Đấng Vô tội : Đức Chúa Trời là Đấng Vô tội. Đây là ý niệm cơ bản khác của chữ “Thánh”, và cũng là ý niệm được sử dụng thường xuyên nhất. Sự thánh khiết liên quan đến phẩm hạnh toàn hảo của Đức Chúa Trời: Ngài hoàn toàn tốt lành, trong sạch và công bình.Vì Đức Chúa Trời là Đấng Thánh, Đấng Vô tội nên:. Ngài ghét tội lỗi và phải trừng phạt nó. HaKb 1:13 nói rằng: Mắt Chúa thánh sạch đến nỗi không thể nhìn sự dữ, sự trái ngược. . .. Ngài yêu mến sự công bình và ban thưởng cho người làm sự công bình.c. Ba Ngôi Đức Chúa Trời đều là Thánh : Trong khải tượng của Êsai, các Sêraphin ca ngợi Đức Chúa Trời rằng: “Thánh thay ! Thánh thay ! Thánh thay là Đức Giêhôva Vạn quân” (EsIs 6:3).. Đức Chúa Cha là Thánh (GiGa 17:11, 17).. Đức Chúa Jesus là Thánh (Cong Cv 4:30).. Đức Thánh Linh là Thánh (1:8, 2:4, 5:3).2. Sự thánh khiết của con người: Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết nên:a. Ngài muốn con dân Ngài thánh khiết : Đức Chúa Trời có quyền trông mong sự thánh khiết nơi con dân Ngài:. Trong Cựu ước, Ngài truyền lệnh cho dân Ysơraên: Hãy nên thánh vì Ta là Thánh (LeLv 11:44).. Trong Tân ước, lệnh truyền đó cũng áp dụng cho các Cơ Đốc nhân: Đấng gọi anh em là Thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình

Page 32: Nhung con nguoi mang xu diep

(IPhi 1Pr 1:15).b. Ngài thánh hóa con dân Ngài : Chỉ một mình Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết, nhưng Ngài có thể ban sự thánh khiết của Ngài cho con dân Ngài: Ngài thánh hóa họ, làm họ nên thánh, khiến trở nên các thánh đồ.Trong Tân ước, sự nên thánh được xem là điều bắt đầu ngay khi chúng ta tin Chúa và tiếp tục gia tăng khi chúng ta bước đi với Chúa và lớn lên trong ân điển Chúa.3. Bốn khía cạnh của sự thánh hóa: Sự nên thánh gồm bốn khía cạnh:a. Sự biệt riêng cho Chúa : Trong SaSt 2:3 Đức Chúa Trời đặt ngày thứ bảy là thánh, dân Ysơraên phải giữ ngày đó làm ngày thánh (XuXh 20:8), nghĩa là ngày đó phải được biệt riêng khỏi các ngày khác. Ngày nay, chúng ta được biệt riêng ra khỏi thế gian nhờ “tin Lẽ thật” (IITe 2Tx 2:13), bởi sự chọn lựa của Đức Chúa Cha, sự thánh hóa bởi Đức Thánh Linh và sự đổ huyết của Chúa Jesus (IPhi 1Pr 1:2).b. Sự thanh tẩy bởi Chúa : Muốn ra mắt Đức Chúa Trời, dân Ysơraên phải giặt áo xống mình (XuXh 19:10). Ngày nay chúng ta được thanh tẩy là bởi Huyết của Đấng Christ là Của lễ toàn hảo (HeDt 9:14).c. Sự chuẩn bị cho Chúa : Theo XuXh 28:41 Arôn và các con trai ông phải được biệt riêng, phải chuẩn bị cho việc phục vụ Đức Giêhôva. Ngày nay chúng ta phải luôn chuẩn bị sẵn sàng trong việc chia sẻ đức tin cho người khác (IPhi 1Pr 3:15) cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho ngày tái lâm của Chúa Jesus trên đất (ITe1Tx 5:23).d. Sự hiến dâng cho Chúa : LeLv 27:14-21 cho biết dâng cho Chúa điều gì là biệt riêng điều đó ra thánh. Ngày nay, chúng ta dâng thân thể mình cho Chúa là biệt riêng nó ra thánh cho Chúa.Cần nhớ rằng trước khi Chúa có thể dùng chúng ta, Ngài phải phân rẽ chúng ta khỏi tội lỗi của thế gian, Ngài thanh tẩy chúng ta và Ngài muốn chúng ta hiến dâng đời sống để chuẩn bị cho sự phục vụ Ngài.

II. SỰ NÊN THÁNH ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Đức Chúa Trời là Đấng Thánh: Khi Êsai được kêu gọi hầu việc Chúa, ông đã nhận sự mặc khải đặc biệt về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trong khung cảnh vinh hiển của Thiên đàng. Điều nầy ảnh hưởng sâu xa đến con người và chức vụ của ông:. Ông đã cảm nhận tội lỗi và sự bất xứng của chính mình. Bởi sự kêu cầu Chúa, ông đã kinh nghiệm sự thanh tẩy và biến đổi của Chúa, cũng như được Ngài đưa vào trong chức vụ công bố Lời Chúa cho dân sự.. Ông luôn nhắc đi nhắc lại rằng Đức Chúa Trời là Đấng Thánh của Ysơraên (ít nhất là 24 lần). Ysơraên được hưởng mối tương quan đặc biệt với Đức Chúa Trời: Ngài ở giữa họ (EsIs 12:6), Ngài là Đấng Tạo hóa và là Vua của

Page 33: Nhung con nguoi mang xu diep

họ (43:15). Êsai trình bày:a. Đấng Thánh của Ysơraên bị từ chối: Mặc cho mối liên hệ phước hạnh, dân Ysơraên đã như những đứa con bất hiếu, những thần dân phản loạn. Họ đã lìa bỏ Đấng Thánh của Ysơraên, khinh bỏ luật pháp Ngài, đã trở nên xa lạ và lui đi (1:4. 5:24. 30:11-12. 31:1).b. Đấng Thánh của Ysơraên báo trả: Cơn giận thánh khiết của Ngài đã phừng lên nghịch cùng họ. Ngài phó họ và tai họa nhưng Ngài cũng luyện sạch tội lỗi của họ (5:25-30. 10:17).c. Đấng Thánh của Ysơraên có một dân sót lại: Sau sự luyện lọc, dân sót lại sẽ thật lòng tin cậy Đức Giêhôva, hướng mắt hướng lòng về Đấng Thánh của Ysơraên (10:20. 17:6-7).d. Đấng Thánh của Ysơraên là Đấng Cứu chuộc: Từ trong chốn phu tù, từ giữa các dân khắp bốn phương, Chúa sẽ đem dân sự trở về miền đất hứa. Ngài sẽ chuộc họ trở về. Họ không còn phải sợ hãi vì Chúa luôn ở cùng họ khi họ vượt qua các giòng nước, khi họ lội qua sông, ngay cả khi họ bước qua lửa (41:14. 43:1-7). Họ sẽ không còn cô đơn, bối rối vì chính Chúa sẽ dẫn dắt, dạy dỗ họ trong mọi bước đường (48:17).e. Đấng Thánh của Ysơraên sẽ nhận được sự tôn trọng: Trước phép lạ của sự phục hồi, dân sự cảm nhận tình yêu, lòng nhân từ, sự thánh khiết và quyền năng cao cả của Đức Giêhôva. Họ vui mừng tận hưởng sự cứu rỗi Chúa ban cũng như đồn ra trong các dân những việc lớn Chúa đã làm cho họ và dâng vinh quang cho Đấng Thánh của Ysơraên cũng như được chung hưởng vinh quang với Ngài (12:1-6. 29:23. 41:20. 60:9, 14).2. Danh của Đức Chúa Trời là Thánh: Không những Êsai gọi Đức Giêhôva là Đấng Thánh của Ysơraên, ông còn cho biết Danh của Ngài là Thánh (57:15).. Trong Êxêchiên, Đức Chúa Trời thường công bố “Danh Thánh Ta”. Sứ điệp của Êxêchiên về cơ bản cũng giống như Êsai dù Êxêchiên nói tiên tri tại đất phu tù và sau Êsai hơn 100 năm. Êxêchiên cho biết:a. Dân Ysơraên đã làm ô uế Danh Thánh Chúa bằng hai cách:1. Họ đã làm ô uế Danh Thánh Chúa bằng đường lối và việc làm của mình: Họ đã hành dâm cùng các thần tượng (Exe Ed 20:39. 43:7) và họ đã làm đổ huyết (36:18). Exe Ed 43:7 cho biết xác chết của các vua trên các nơi cao cũng làm ô uế Danh Thánh Chúa (Lăng tẩm ở cạnh đền thờ?).2. Họ đã làm ô uế Danh Thánh Chúa khi họ tản lạc vào các dân như những phu tù, khiến các dân hỏi rằng: Đức Chúa Trời các ngươi ở đâu? (Thi Tv 42:3). Tại đó họ cũng tiếp tục phạm tội.b. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ bênh vực Danh Thánh của Ngài giữa các dân tộc bằng cách:1. Chúa sẽ đưa họ trở về: Từ giữa các dân, các nước, Chúa sẽ đưa họ trở về

Page 34: Nhung con nguoi mang xu diep

trong đất riêng mà Ngài đã thề hứa cho tổ phụ của họ (Exe Ed 26:24). Tuy nhiên, Ngài nhắc họ nhớ rằng Ngài hành động như thế, không phải vì cớ họ, mà vì cớ Danh Thánh của Ngài (36:22).2. Chúa sẽ thanh tẩy họ: Chúa cho biết Ngài sẽ rưới nước trong trên họ, làm cho họ trở nên sạch. Ngài sẽ làm sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của họ (36:25).3. Chúa sẽ thay đổi họ: Ngài sẽ ban cho họ một tấm lòng mới. Ngài sẽ cất tấm lòng bằng đá khỏi họ để ban cho họ một tấm lòng bằng thịt (36:26).4. Chúa sẽ đặt Thánh Linh Chúa trong họ: Chúa phán cùng họ rằng: Ta sẽ đặt Thần Ta trong các ngươi. Thánh Linh Chúa sẽ bước vào cư ngụ trong tấm lòng những người ăn năn, tin nhận Ngài (36:27).c. Kết quả sẽ thật sự phước hạnh:1. Họ sẽ tiếp nhận luật pháp Chúa và cẩn thận làm theo Lời Chúa (36:27b) chứ không còn khinh bỏ luật pháp Chúa như trước kia.2. Họ được ở trong miền đất hứa mà Chúa đã ban cho tổ phụ họ (36:28a).3. Họ sẽ bước vào mối tương giao phước hạnh với Chúa: Họ sẽ dân của Chúa và Chúa sẽ làm Đức Chúa Trời của họ (36:28b).

III. SỰ THÁNH KHIẾT ĐƯỢC BÀY TỎ Khi công bố Đức Giêhôva là Đấng Thánh và Danh Ngài là Thánh, các tiên tri muốn bày tỏ hai điều: Đức Chúa Trời ghét tội lỗi phải hình phạt tội lỗi và Đức Chúa Trời giữ lời hứa ban thưởng cho kẻ công bình.1. Đức Chúa Trời ghét tội lỗi: Hơn một nửa các đoạn trong các sách Êsai, Giêrêmi, Êxêchiên đều có liên hệ đến chủ đề sự phán xét. Chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu Êxêchiên 22.a. Sáu tội lỗi của dân sự Giêrusalem : 22:1-12 mô tả Giêrusalem đã chìm sâu trong tội lỗi. Ông nêu ra sáu tội chính. Đó là: Giết người (c. 3), thờ thần tượng (c. 3), không vâng lời cha mẹ (c. 7), bạo ngược, ức hiếp kẻ cô thế (c. 7), bất kính đối với Chúa, khinh dể các vật thánh, phạm ngày Sabát (c. 8), tình dục vô luân (9-11).b. Bản chất của dân sự Giêrusalem : 22:17-22 cho biết dân sự Giêrusalem đối với Chúa chỉ là đồ cáu cặn, nghĩa là những thứ cặn bã vô giá trị, bị loại ra khi bạc được luyện trong lò.. Cáu cặn chỉ đáng bị hủy diệt đi. Đức Chúa Trời sẽ cất bỏ hết thảy kẻ ác ra khỏi thế gian như xác bã. Tính khốc liệt của sự hình phạt được nhấn mạnh bằng các từ: cơn giận, cơn thạnh nộ, lò luyện, tan chảy. . .. Sự trừng phạt tội lỗi là điều không thể tránh khỏi: “Ta là Đức Giêhôva đã nói ra thì sẽ làm trọn” (c. 14).c. Nguyên nhân tội lỗi của Giêrusalem : Nguyên nhân tội lỗi Giêrusalem chính là vì dân dự đã quên Chúa (c. 12. Thi Tv 9:17). Chúa thật đau lòng khi

Page 35: Nhung con nguoi mang xu diep

nói: “Dân Ta đã quên Ta từ những ngày không tính ra được” (Gie Gr 2:32).d. Nguyên nhân Giêrusalem bị phạt : Exe Ed 22:23-29 nêu lên bốn nhóm người phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của Giêrusalem. Đó là:1. Các tiên tri: Đáng lẽ các tiên tri phải đem Lời Chúa đến với dân sự thì họ lại: Chỉ lo tìm kiếm của cải (c. 25) và nói những lời Chúa không dặn họ nói (c. 28).2. Các thầy tế lễ: Thay vì dạy và thi hành luật pháp, các thầy tế lễ đã phạm ít nhất là sáu tội: Phạm luật pháp, làm dơ vật thánh, chẳng phân biệt cái gì là thánh, cái gì là tục, chẳng dạy người ta phân biệt điều gì là ô uế, điều gì là tinh sạch, nhắm mắt chẳng xem ngày Sabát. . .3. Các quan trưởng: Thay vì đem ấm no hạnh phúc cho dân sự, họ lại chỉ giống như muông sói, sẵn sàng làm đổ máu vì lợi bất nghĩa (c. 27).4. Chính dân sự: Họ cũng làm sự bạo ngược, trộm cướp (c. 29).2. Đức Chúa Trời thưởng cho kẻ công bình: Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời được bày tỏ, không những bởi việc Ngài đoán phạt tội lỗi mà Ngài còn sẵn sàng ban phước cho người công bình, là người thật lòng ăn năn.a. Thắc mắc của dân sự (EsIs 58:3a): Dân sự thắc mắc vì sao Chúa lại không ban phước cho họ. Họ đang tuân giữ các nghi lễ và tập tục tôn giáo khác nhau - Họ đang kiêng ăn và mặc bao gai. Họ tự cho mình quyền đòi hỏi Đức Chúa Trời phải ban phước !b. Câu trả lời của Chúa: Chúa không đẹp lòng thứ tôn giáo hình thức của họ, xuất phát từ những động cơ sai trái (58:3-4). Chúa cho biết Ngài không giải cứu họ, ban phước cho họ là vì chính tội lỗi họ đã ngăn cách họ khỏi Chúa (59:1-2).. Chúa cho biết họ đã từ bỏ Chúa, đi theo ý riêng và phạm tội với anh chị em mình (58:1-3).. Chúa lên án dân sự về ba tội: Tội làm đổ huyết - Tội nói dối, không thành thật - Tội không công chính (59:3-4).c. Điều Chúa đòi hỏi: Đức Chúa Trời sẵn sàng ban phước cho dân sự dựa trên những điều kiện nhất định (58:6-14): Chúa cho họ biết sự kiêng ăn thật không phải là từ chối đồ ăn, mà là từ chối làm điều tội lỗi.. Đối với anh chị em, Chúa đòi hỏi họ phải: Cho kẻ đói ăn - Cho kẻ nghèo chỗ ở - Mặc quần áo cho kẻ trần truồng (58:7).. Đối với Chúa, họ cần dứt khoát với ý riêng để yêu thích và giữ ngày Sabát là ngày thánh của Chúa. Họ phải dứt khoát với đường lối riêng, lời nói riêng (58:13).d. Lời ngăm dọa: Chúa cho biết dân sự đã không sống theo những yêu cầu của Ngài. Ngài rất không đẹp lòng với sự bất công và tội lỗi của họ. Vì thế Ngài sẽ can thiệp: Ngài sẽ giải cứu kẻ bị ức hiếp và báo trả kẻ có tội tùy theo việc làm của họ (59:16-18).

Page 36: Nhung con nguoi mang xu diep

e. Lời hứa ban phước: Đối với những người ăn năn tội lỗi, làm theo những yêu cầu của Chúa thì Ngài sẽ ban phước đặc biệt:. Ngài sẽ đáp lời cầu nguyện của họ (58:9).. Ngài sẽ liên tục dẫn dắt họ trong mọi hoàn cảnh, ban cho họ sự thỏa lòng thật sự (58:11).. Ngài sẽ làm cho họ được vinh hiển, khiến họ chung hưởng vinh quang với Chúa (58:8, 10). Đoạn 60 mô tả những phước hạnh trong Đấng Mếtsia sẽ đến.

ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG

Con người sẽ không thể hiểu hết bề sâu của tình yêu Đức Chúa Trời cho đến khi tiếp nhận tình yêu ấy cho chính mình.

I. DÂN SỰ ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG Dân Ysơraên được hưởng một mối tương quan đặc biệt với Đức Chúa Trời: Họ được gọi bằng Danh Ngài - Họ thuộc về Ngài vì đã mắc nợ Ngài về sự hiện hữu của họ: Ngài dựng nên họ, yêu thương họ (43:1-4).1. Ysơraên được yêu thương như một cô dâu trinh bạch: Gie Gr 2:1-3 mô tả Ysơraên như cô dâu trẻ đã yêu mến và vâng phục Chồng, theo Chồng đến vùng đất xa lạ trong đồng vắng, trong đất không gieo trồng. Họ là:a. Dân biệt riêng ra thánh cho Đức Giêhôva (2:3a).b. Trái đầu mùa của hoa lợi Ngài (2:3b): Trái đầu mùa là một phần của mùa gặt đã chín trước, được dành riêng để thuộc về Đức Chúa Trời, để bày tỏ lòng biết ơn Chúa, và cũng báo hiệu một mùa gặt đang đến.Ngày nay, Hội Thánh là “dân Ysơraên mới”, là trái đầu mùa của những tạo vật do Chúa dựng nên (Gia Gc 1:18). Vì thế, chúng ta được thuộc riêng về Chúa và được hưởng sự bảo vệ thiên thượng.2. Ysơraên được thâu nhận như một đứa con ngoài ý muốn: Exe Ed 16:1-14 mô tả Ysơraên như một bé gái bị cha mẹ bỏ mặc ngoài đồng ruộng cho chết, không ai thương xót (c. 4-5). Đây là điều các dân chung quanh Ysơraên thường làm đối với những đứa con ngoài ý muốn.a. Ysơraên được Chúa thâu nhận: Đức Giêhôva đã cứu sống họ (c. 6), nuôi nấng họ cho đến trưởng thành (c. 7).b. Ysơraên được Chúa kết ước nhận họ làm cô dâu thuộc về Ngài (c. 8): Đức Giêhôva đã tắm rửa cho họ, mặc quần áo sang trọng và đeo cho họ những đồ trang sức qúy giá, khiến họ trở nên nữ hoàng của các dân tộc (c. 9-13). Sự đẹp đẽ đó hoàn toàn là do ân điển Chúa và chính là vẻ đẹp của oai nghi Ngài.Ngày nay chúng ta cũng được Chúa làm như thế: Ngài đã cứu chúng ta (ITi1Tm 1:15), nhận chúng ta làm con (RoRm 8:14-17), cưới chúng ta cho

Page 37: Nhung con nguoi mang xu diep

Ngài (KhKh 21:9), rửa sạch chúng ta (Eph Ep 5:26-27), mặc áo cho chúng ta (KhKh 3:5), đội mão triều cho chúng ta (2:10), làm chúng ta nên giàu có (IICo 2Cr 6:10), làm chúng ta nên đẹp đẽ (RoRm 10:15) bởi tình yêu Ngài.

II. DÂN SỰ KHƯỚC TỪ TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Ysơraên hành động như người vợ bất trung: Gie Gr 2:4-13 mô tả Ysơraên như cô dâu bất trung thật vô lý !a. Chúa chất vấn: Chúa hỏi dân sự rằng họ có tìm thấy điều gì không công bình trong Chúa mà lại lìa bỏ Ngài? Thật ra, họ chỉ có thể thấy lòng nhơn từ yêu thương của Chúa đối với họ mà thôi: Ngài đã giải cứu họ khỏi ách nô lệ tại Êdíptô, dẫn dắt họ trong đồng vắng, đưa họ vào miền đất hứa đượm sữa và mật và Ngài không ngớt làm ơn cho họ (c. 5-7).. Chúa hỏi họ rằng có dân tộc nào đổi thần của họ không, mặc dù thật ra đó chẳng phải là thần chi cả mà dân Chúa lại đổi Chúa vinh hiển để lấy thần tượng vô ích? (c. 10-11).b. Chúa phân tích: Chúa cho biết dân sự đã làm hai điều ác:. Họ đã lìa bỏ Chúa là “Nguồn Nước sống”: Họ đã bày tỏ sự vô ơn đối với Chúa bằng cách lìa bỏ Ngài, làm ô uế đất thánh Ngài ban, làm cho sản nghiệp Ngài ra gớm ghiếc !. Họ tự đào lấy hồ: Họ đã đi theo đường riêng của mình, tự tìm cho mình các thần tượng hư không, như hồ nứt ra, không chứa nước được !Mọi giới lãnh đạo chính trị và tôn giáo phải chịu trách nhiệm !2. Ysơraên hành động như nữ hoàng vô ơn: Exe Ed 16:15-43 cũng mô tả sự vô ơn của Ysơraên sau những hành động yêu thương mà Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho họ (c. 1-14). Sự vô ơn bạc nghĩa được bày tỏ qua:a. Họ dùng những tặng phẩm Chúa ban để hấp dẫn các “tình nhân”: Nào vẻ đẹp Chúa ban, áo xống, đồ trang sức, vàng và bạc, bột mì, dầu và mật ong. . . hết thảy đều được dùng để thờ lạy các thần hư không, là những “tình nhân” họ mới kiếm được !b. Họ còn phạm tội gớm ghiếc: Thậm chí họ còn dâng con cái mình làm của lễ thiêu cho các thần ngoại bang (c. 21).c. Họ ham thích thờ hình tượng: Một gái điếm bình thường còn đòi thù lao cho sự phục vụ của mình, nhưng dân Ysơraên lại trả công cho các “tình nhân” để phạm tội tà dâm với chúng (c. 30-34).d. Họ đã thật sự quên: Họ đã quên hết những gì Đức Chúa Trời đã làm cho họ (c. 22). Họ đã quên lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời trong PhuDnl 6:10-16, họ đã hành xử như một gái điếm, đem tình yêu mình dâng cho mọi khách qua đường, người Êdíptô, Asyri và Babylôn (c. 23-29).3. Đoán phạt: Sự đoán phạt không thể tránh khỏi sẽ giáng trên họ (35-43).

Page 38: Nhung con nguoi mang xu diep

III. CHÚA NHẮC NHỞ VỀ TÌNH YÊU NGÀI 1. Tình yêu của Đức Chúa Trời là đời đời: EsIs 54:4-10 bảo đảm với dân sự về tình yêu đời đời của Đức Chúa Trời dành cho họ, dù Ngài đã không tìm thấy nơi họ một tình yêu kiên trì, bền vững, là tình yêu mà Ngài ưa thích (Gie Gr 9:24).a. Ba mối liên hệ hạnh phước: EsIs 54:5 mô tả mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với dân sự bằng ba hình ảnh:- Đấng Tạo hóa: Ngài là Đấng đã tạo thành họ.- Chồng: Ngài là Chồng của họ đã cưới họ lùc còn trẻ, nhưng họ đã phản bội, nên bị bỏ, bị ly dị (c. 6). Nay bởi lòng thương xót, Ngài thâu họ lại (c. 7).- Đấng Cứu chuộc: Họ đã bị bán như một nô lệ, nhưng Ngài đã chuộc họ trở về cho Ngài.b. Đặc tính của tình yêu Đức Chúa Trời:- Lòng thương xót cả thể (c. 7): Trong cơn giận thánh khiết, Đức Chúa Trời đã bỏ, đã ẩn mặt, đã phạt họ, nhưng bây giờ Ngài sẽ thương xót họ bởi lòng nhân từ đời đời (c. 8).- Sự yêu thương đời đời: Trong Gie Gr 31:3, Chúa phán: “Ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi, nên đã lấy sự nhơn từ mà kéo ngươi đến”. Chữ “yêu” ở đây nói đến tình yêu gia đình, giữa chồng đối với vợ, cha mẹ đối với con cái. . . như Chúa đã từng phán: “Ta đã yêu ngươi, như một người cha yêu thương con cái mình, như người chồng yêu thương vợ mình. Phải, Ta yêu ngươi”.. Đây là tình yêu đời đời ! Thật là phước hạnh vì Đấng Tự hữu, Hằng hữu, Đấng có đầy đủ mọi sự, là Đức Chúa Trời duy nhất, Toàn năng và thánh khiết đã, đang và sẽ yêu chúng ta cho đến đời đời.- Tình yêu lạ lùng: Ân điển Chúa đối với con dân Ngài thật lạ lùng: Trong khi con dân Chúa bất trung với Ngài thì Ngài, Đấng Tự hữu, Hằng hữu, Thánh khiết, Toàn năng, Đời đời vẫn thành tín yêu thương họ !- Tình yêu hấp dẫn: Chúa phán với con dân Ngài rằng: “Ta đã lấy sự nhân từ kéo ngươi đến”. Tình yêu, lòng nhân từ của Chúa đối với con dân Ngài đã bắt phục, đã kéo con dân Ngài quay trở về với Ngài.Cảm tạ Đức Chúa Trời vì dù tình yêu của con người luôn thay đổi, nhưng tình yêu của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi. Ngài vẫn cứ yêu chúng ta bằng tình yêu bất biến. . .2. Tình yêu Đức Chúa Trời mang lại sự tha thứ: 2:14-27. 3:1-25 và Exe Ed 16:44-63 mô tả tình yêu kỳ diệu của Đức Chúa Trời:a. Lời nhắc nhở về sự bất trung: Chúa nhắc cho dân sự nhớ rằng họ đã đối xử với Chúa như:

Page 39: Nhung con nguoi mang xu diep

- Một người vợ bất trung (Gie Gr 2:1-8).- Như cây nho không trái (2:21), chỉ ra những nhánh xấu.- Như kẻ trộm bị bắt (2:26-37) thật là xấu hổ.- Như một kỵ nữ (3:6-8) hành dâm cùng các thần tượng.- Như nữ hoàng vô ơn (Exe Ed 16:15-43), khước từ tình yêu của Chúa một cách bội bạc, trở nên tồi tệ hơn cả phường điếm đĩ bình thường (16:15-34), đến nỗi Sôđôm và Samari còn công bình hơn Giuđa (16:44-59).b. Lời khuyên: Gie Gr 3:11-18 mô tả lời Đức Chúa Trời khuyên dân sự trở lại cùng Chúa. Tuy nhiên, Chúa muốn họ phải:- Hết lòng ăn năn tội lỗi của họ đối với Chúa, thừa nhận tội lỗi (3:13) đã không vâng theo tiếng Chúa (3:25).- Hết lòng trở lại cùng Chúa (3:12), thừa nhận rằng Ngài là Cha (3:19), rằng chỉ một mình Ngài là sự cứu rỗi của họ (3:23).c. Lời hứa: Bất chấp mọi tội lỗi của dân sự trong quá khứ, Chúa hứa rằng nếu họ trở lại cùng Ngài:- Ngài sẽ sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi của họ.- Ngài sẽ đem họ trở về miền đất hứa Ngài đã ban cho tổ phụ họ (3:18).- Ngài sẽ lập với họ một giao ước mới, một giao ước đời đời, vì Ngài nhớ đến giao ước Ngài đã từng lập với họ khi xưa (Exe Ed 16:60).d. Kết quả: Trước tình yêu bất biến của một Đức Chúa Trời Bất biến như thế, dân sự sẽ:- Nhận biết chính mình quá tội lỗi đến nỗi trở nên xấu hổ khi Chúa tha thứ hết những tội lỗi họ đã phạm (16:63).- Nhận biết Chúa là Đức Giêhôva (16:62), Đấng Tự hữu, Hằng hữu là Chúa và Cứu Chúa của họ.Một lần nữa, chúng ta lại nhận thấy lẽ thật quan trọng được minh họa, đó là Đức Chúa Trời không hề thay đổi. Những gì Đức Chúa Trời đã làm cho dân Ysơraên ngày xưa, Ngài cũng làm cho chúng ta hôm nay: Ngài đã bày tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta bằng cách “đang khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (RoRm 5:8). Cảm tạ Chúa !

SỨ ĐIỆP VỀ SỰ ĐOÁN PHẠT

CÁC DÂN TỘC BỊ ĐOÁN PHẠT Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết, không thể cho phép tội lỗi tiếp tục mà khỏi bị đoán phạt. Mặc dầu Ngài rất muốn cứu các dân tộc, Ngài vẫn phải đoán phạt những kẻ nhất quyết khước từ sự cứu rỗi của Ngài.I. TÍNH PHỔ BIẾN VỀ SỰ ĐOÁN XÉT 1. Bối cảnh : Mỗi dân tộc đều có một “vị thần” khác nhau. Dân Môáp thờ thần Kêmóc, dân Ammôn thờ thần Minhcôm (Molóc), dân Siđôn thờ nữ

Page 40: Nhung con nguoi mang xu diep

thần Áttạttê, nam thần Baanh. . . Vì thế họ xem Đức Chúa Trời của Ysơraên cũng chỉ là một trong nhiều vị thần của các dân tộc.. Tuy nhiên, Đức Giêhôva chính là Đấng Tạo hóa Toàn năng. Ngài đã dựng nên thế gian, kiểm soát thế gian. Ngài là Chân Thần duy nhất, là Đức Chúa Trời của mọi dân tộc, cũng là Quan Tòa của cả thế gian.2. Đức Chúa Trời của mọi dân tộc : Qua các tiên tri và Lời Ngài, Đức Chúa Trời mặc khải Ngài là Đức Chúa Trời của mọi dân tộc:a. Sai lầm của Naaman: IIVua 2V 5:1-19 tường thuật câu chuyện của Naaman, quan tổng binh của Syri. Sau khi tìm đến Êlisê để được chữa lành bệnh phung, Naaman đã xin Êlisê để mang một ít đất từ xứ sở Ysơraên về để thờ phượng Đức Giêhôva trong đất nước Syri của ông. Theo Naaman, Đức Chúa Trời của Ysơraên chỉ có thể được thờ phượng ở tại Ysơraên hay trên lớp đất của Ysơraên mà thôi !b. Nhận thức của dân Ysơraên: Trong khi đó, ít ra dân Ysơraên cũng bắt đầu hiểu được rằng họ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi nào vì Ngài hiện hữu khắp mọi nơi.- Đavít cho biết ông không thể trốn khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi nào (Thi Tv 139:7-8).- Salômôn trong lời cầu nguyện cung hiến đền thờ cũng tỏ rõ rằng đền thờ ông xây cất không thể nào chứa nỗi Đức Chúa Trời (IVua 1V 8:27), bởi vì ngay cả các từng trời cũng không thể chứa nỗi Ngài.- Các tiên tri được thần cảm cũng đã công bố sự đoán phạt của Đức Chúa Trời vượt quá ranh giới của các dân tộc (EsIs 14:24-27).Tóm lại, Đức Chúa Trời là Chân Thần duy nhất đang nhìn xem mọi dân tộc, có mục đích cho mọi dân tộc và có quyền trên mọi dân tộc.2. Đấng Phán xét muôn dân : Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời của mọi dân tộc. Vì thế, Ngài có sức mạnh và uy quyền để phán xét mọi dân tộc. Uy quyền nầy được nhấn mạnh trong cả ba sách Đại Tiên tri: Êsai dành 11 đoạn (13-23), Giêrêmi dành 6 đoạn (46-51) và Êxêchiên dành 8 đoạn (25-32).a. Phạm vi của sự phán xét: Có ít nhất là 11 dân tộc khác nhau được đề cập riêng biệt trong các sách tiên tri và Đức Chúa Trời đã công bố sự phán xét của Ngài trên các dân tộc đó:- Tyrơ, Đamách, Asyri ở phía bắc.- Môáp, Ammôn, Babylôn, Êlam ở phía đông.- Aicập, Êđôm, Arabi ở phía nam.- Philitin ở phía tây. . .Như thế, đông, tây, nam, bắc đều phạm tội và hết thảy sẽ bị đoán phạt. Bất kỳ ở phương hướng nào và dầu xa đến bao nhiêu thì cũng có tội lỗi và kéo theo hậu quả là sự đoán phạt từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng Phán xét Ysơraên và các dân tộc chung quanh cũng là Đấng phán xét hết

Page 41: Nhung con nguoi mang xu diep

thảy các dân tộc trong thế giới ngày nay !b. Thành phần bị đoán xét: Không một ai được thoát khỏi sự phán xét, bất kể thành phần xã hội, văn hóa hay tôn giáo của người đó. EsIs 24:2 liệt kê: Thầy tế lễ và chúng dân, ông chủ và đầy tớ trai, bà chủ và đầy tớ gái, kẻ bán và người mua, kẻ cho mượn và người mượn, kẻ lấy lợi và người nộp lợi. . . tất cả đều sẽ bị phán xét !c. Lý do của sự phán xét: Chúa cho biết sở dĩ các dân tộc trên đất bị phán xét là vì họ đã làm ô uế đất: Họ đã phạm luật pháp, trái điều răn, dứt bỏ giao ước đời đời Chúa ban cho họ. . .d. Hậu quả của sự phán xét: Vì Đức Giêhôva sẽ làm cho đất trống không và hoang vu, lật đổ mặt đất và làm tan lạc dân cư nên hậu quả là:- 24:4 cho biết đất thảm thương, lụn bại và tồi tàn.- 24:13 mô tả cảnh vật tiêu điều như lúc người ta rung cây ôlive, hoặc như khi mót trái nho sau mùa hái trái. . .- 24:8 cho biết tiếng mừng rỡ sẽ không còn, giọng vui đờn cầm sẽ chấm dứt ! Mọi người đều cảm thấy buồn rầu !- Tuy nhiên, dân sót lại sẽ lớn tiếng reo mừng vì sự uy nghiêm của Đức Giêhôva (24:15) và Đức Giêhôva sẽ trị vì trên núi Siôn, tại Giêrusalem.II. TÍNH CHẮC CHẮN VỀ SỰ ĐOÁN PHẠT 1. Tính vô ngộ của Lời Đức Chúa Trời : Êsai quả quyết với chúng ta về tính vô ngộ của Lời Đức Chúa Trời, rằng điều Ngài phán sẽ kíp xảy đến:. “Đức Giêhôva vạn quân đã thề rằng: Chắc thật, sự Ta đã định sẽ xảy đến, điều Ta toan sẽ đứng vững” (14:24). “Vì Đức Giêhôva vạn quân đã toan định thì ai bãi đi được? Tay Ngài đã giang ra, thì ai day lại được?”.. Hầu hết các sự kiện được mô tả trong Êsai 53 đều đã ứng nghiệm từng chữ một trong cuộc đời Chúa Jesus.2. Các lời tiên tri dường như không ứng nghiệm : Tuy nhiên, chúng ta sẽ trả lời thế nào về các lời tiên tri dường như không ứng nghiệm? Có ba lối giải thích:a. Ứng nghiệm về mặt tinh thần: Không phải lời tiên tri nào cũng được ứng nghiệm đúng văn tự, theo nghĩa đen như Êsai 53. Một số lời tiên tri đã được định để có một sự ứng nghiệm về mặt tinh thần.. Mat Mt 1:1-3:17 cho biết EsIs 40:3 đã được ứng nghiệm qua chức vụ của Giăng Báptít. Giăng phải “mở đường trong đồng vắng cho Đức Giêhôva” và “ban bằng đường cái trong đất hoang”. Rõ ràng Giăng Báptít là người “dọn đường” cho Chúa Jesus, nhưng ông không hề xây dựng một con đường trong đồng vắng, nhưng ông đã “dọn đường” cho Chúa theo tinh thần, bằng cách dạy cho dân sự biết rằng họ cần phải ăn năn.b. Chưa ứng nghiệm: Một số lời tiên tri dường như không ứng nghiệm vì thật ra nó chưa được ứng nghiệm. Thời điểm nó phải được ứng nghiệm còn

Page 42: Nhung con nguoi mang xu diep

nằm ở tương lai. Điều nầy đúng cho tất cả các lời tiên tri liên quan đến sự tái lâm của Chúa Jesus.. Đôi khi ngay trong một lời tiên tri, một phần đã được ứng nghiệm, nhưng phần còn lại vẫn còn ở tương lai, một phần liên quan đến sự đến lần thứ nhất của Chúa Jesus, phần còn lại liên quan đến sự đến lần thứ hai của Ngài. Điều nầy được thấy rõ trong EsIs 61:1-2.. Trong bài giảng tại Naxarét, Chúa Jesus đã trích dẫn 61:1-2. Ngài đọc đến “đồn ra năm lành của Chúa” rồi Ngài xếp sách lại mà không đọc tiếp “và ngày báo thù của Đức Chúa Trời chúng ta”. Lý do là vì tất cả những gì Ngài đọc cho đến lúc ấy đã được ứng nghiệm trong chức vụ của Ngài trên đất, còn “ngày báo thù” sẽ được ứng nghiệm khi Ngài tái lâm.c. Lời tiên tri có điều kiện: Có một số lời tiên tri không bao giờ được ứng nghiệm, như lời tiên tri của Giôna cho Ninive (3:3-4).. Lý do được tìm thấy trong Gie Gr 18:7-10: Khi nào Chúa công bố sự đoán phạt mà dân thành đó ăn năn thì Ngài sẽ không đem đến sự đoán phạt như đã định; cũng vậy, khi Ngài hứa ban phước nhưng dân thành đó xây bỏ Ngài thì Ngài có quyền rút lại lời hứa ban phước.. Chúng ta gọi đó là những lời tiên tri có điều kiện, dù điều kiện đôi khi không được đề cập đến.2. Lời tiên tri được ứng nghiệm : Có một số lời tiên tri được ứng nghiệm hoàn toàn, từng chi tiết. Chúng ta gọi là sự ứng nghiệm theo văn tự:a. Lời tiên tri về Giêrusalem và Sêđêkia:

Tt Lời tiên tri Tiên báo Ứng nghiệm

1 Giêrusalem sẽbị vua Babylôn đốt Gie Gr 34:2 Gie Gr 39:8

2 Sêđêkia sẽ không thoát được 34:3 39:4-5

3 Sêđêkia sẽ bị dẫn đến vua Babylôn 34:3 39:5

4 Vua Babylôn sẽ tuyên án 34:3 39:5

5 Sêđêkia sẽ không bị giết 34:4 39:6-7

6 Các vợ và con Sêđêkia sẽ bị bắt 38:23 39:6

7 Sêđêkia sẽ thoát qua lỗ hổng vách Exe Ed 12:12 IIVua 2V 25:4-5

8 Sêđêkia sẽ bị đưa qua Babylôn 12:13 25:7

9 Sêđêkia sẽ không thấy Babylôn 12:13 25:7

Page 43: Nhung con nguoi mang xu diep

10 Sêđêkia sẽ chết tại Babylôn 12:13 Lịch sử

11 Các tôi tớ Sêđêkia sẽ bị tản lạc 12:14 25:5

12 Có một ít người sẽ thoát được 12:16 Gie Gr 39:5

* Lưu ý: Sêđêkia bị đem qua Babylôn nhưng không thấy Babylôn vì ông đã bị móc mắt !b. Lời tiên tri về Tyrơ: Exe Ed 26:1-21 tiên báo nhiều nước sẽ nghịch với Tyrơ, khiến nó bị hủy diệt hoàn toàn, trở thành chỗ phơi lưới, chứ không thể xây dựng lại. Kinh Thánh không ghi lại sự ứng nghiệm, nhưng lịch sử đã ghi lại sự ứng nghiệm từng chi tiết: Asyri, Babylôn, Aicập, Batư, Hylạp tấn công Tyrơ, từ Nêbucátnếtsa đến Alịchsơn đại đế (đắp đường ra đảo).c. Lời tiên tri về cổ thành Babylôn: EsIs 13:19-22 tiên báo Babylôn sẽ bị tiêu diệt, chẳng người Arập nào dựng trại ở đó, chẳng ai chăn súc vật, chỉ còn tiếng tru của chó rừng… Lịch sử đã minh chứng đúng như thế.

DÂN CHÚA BỊ ĐOÁN PHẠT

I. ĐOÁN PHẠT XỨNG ĐÁNG 1. Đức Chúa Trời Công bình: Đức Chúa Trời là Đấng Đoán xét cả thế gian. Ngài không tây vị ai cả: Ngài đoán phạt dân ngoại bang và Ngài cũng đoán phạt dân Chúa khi họ phạm tội cùng Ngài.a. Mối tương quan độc nhất vô nhị: Ysơraên là dân được Chúa chọn lựa với một mục đích đặc biệt. Đó là qua Chúa Cứu Thế được sinh ra từ dân tộc họ, mọi dân trên đất đều được phước.b. Không thể lạm dụng: Mối tương quan độc nhất vô nhị giữa họ với Chúa không cho phép họ quyền lạm dụng lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời: Nếu họ phạm tội, họ vẫn phải chịu sự đoán phạt như các dân tộc khác.c. Ứng dụng: Ngày nay, chúng ta được Chúa Cứu Thế Jesus đưa chúng ta vào mối tương giao đặc biệt với Ngài nhờ sự chuộc tội và tha thứ của Chúa Jesus. Vì thế, không có lý do gì chúng ta lại có quyền sống bất cẩn.2. Lịch sử về sự phản nghịch của Ysơraên: Êxêchiên 20 mô tả lịch sử về sự phản nghịch của Ysơraên:a. Phần giới thiệu: Êxêchiên thuật lại Lời Chúa phán cùng ông rằng Ngài rất phiền lòng về thái độ của dân sự (c. 2-3) và Ngài nhắc cho họ nhớ lịch sử về sự phản nghịch của họ:b. Sự phản nghịch từ trong đất Aicập (c. 5-9): Chúa nhắc cho các trưởng lão nhớ rằng tại Aicập, Ngài thề hứa sẽ đem họ ra khỏi Êdíptô, đưa họ vào đất “đượm sữa và mật ong”, nhưng họ vẫn dấy loạn cùng Ngài, thờ lạy các hình

Page 44: Nhung con nguoi mang xu diep

tượng của người Aicập. . .c. Sự phản nghịch tại trong đồng vắng (c. 10-26): Vì cớ Danh Chúa, Ngài đã đem họ ra khỏi Êdíptô, vào trong đồng vắng, nhưng họ vẫn dấy loạn nghịch cùng Ngài. Kết quả là cả một thế hệ ngã chết trong đồng vắng, nhưng con cháu họ lại tiếp tục thờ hình tượng !d. Sự phản nghịch ngay trong đất hứa (c. 27-32): Vì sự vinh hiển của Danh Thánh Chúa, Ngài đã đưa họ vào miền đất hứa, nhưng họ vẫn thờ hình tượng, lại còn dâng tế con cái họ cho thần tượng làm của lễ thiêu !!!e. Sự phản nghịch bị trừng phạt (c. 33-39): Chúa công bố sự đoán phạt trên dân sự, tiêu trừ những kẻ bội nghịch, phạm pháp. . . thật xứng đáng !!!f. Kết luận: Đức Chúa Trời sẽ khôi phục dân Ngài.3. Mức độ phản nghịch của Ysơraên (EsIs 11:1-23:18): 1:1-31 cho thấy Ysơraên thật đáng bị đoán phạt.a. Dân Ysơraên: Từ “Ysơraên” được dùng cho vương quốc thống nhất trước khi chia đôi, sau đó dùng cho vương quốc phía bắc. Tuy nhiên, đôi khi từ “Ysơraên” cũng được dùng cho cả hai vương quốc sau khi chia đôi.. Tiên tri Êsai sống tại Giêrusalem, nói tiên tri cho vương quốc Giuđa từ khi vương quốc Ysơraên phía bắc vẫn còn tồn tại. Vì thế, sứ điệp của Êsai cũng dành cho cả vương quốc phía bắc.b. Tình trạng tội lỗi của Ysơraên: Êsai mô tả khung cảnh một phiên tòa. Ông kêu gọi các từng trời và đất hãy làm chứng cho sự dấy nghịch của Ysơraên đối với Đức Chúa Trời, bất chấp mối liên hệ phước hạnh và sự chăm sóc kỳ diệu của Chúa dành cho họ.. Tình trạng của họ thật tệ hại vô cùng vì bò, lừa còn khá hơn họ (c. 3) ! Họ được ví sánh với dân Sôđôm và Gômôrơ là hai thành phố đã bị Chúa hủy diệt trong thời Ápraham vì cớ sự xấu xa gian ác ghê gớm của họ.. Họ là những đứa con bất hiếu, làm điều bậy bạ, sỉ nhục Cha mình. . .. Họ là một dân tộc vô ơn, độc dữ, tội lỗi nặng nề. . .c. Kết quả: Chúa đã đưa họ vào sự sửa phạt, nhưng họ không chịu ăn năn, đến nỗi phải chịu hết tai nạn nầy đến tai nạn khác (c. 5-6), và cuối cùng xứ sở của họ sẽ bị dân ngoại xâm chiếm (c. 7-8).. Về phương diện thuộc linh, Chúa không đoái đến các của lễ cùng các lễ hội tôn giáo của họ (c. 11-15) mà còn ghê tởm chúng nữa (c. 11-12). Dầu họ có kêu cầu khẩn thiết đến đâu, Chúa cũng chẳng khứng nghe, vì cớ tội lỗi của họ (c. 15).d. Lời kêu gọi: Chúa kêu gọi họ sửa ngay lại mọi việc, thay đổi mọi đường lối, sống yêu thương công chính theo Lời Chúa dạy (c. 16-17).e. Lời hứa: Chúa hứa sẵn sàng tha thứ, tẩy sạch mọi tội lỗi của họ (c. 18), và Ngài sẽ ban phước với những sản vật tốt nhất của đất (c. 18-19). Tuy nhiên, Chúa cũng cảnh cáo họ về sự đoán phạt chắc chắn sẽ giáng trên những kẻ

Page 45: Nhung con nguoi mang xu diep

cứng lòng, không chịu ăn năn (c. 20).f. Đáp ứng của dân Ysơraên: Tuy nhiên, dân sự vẫn không chịu ăn năn. Họ đã phạm tội tà dâm thuộc linh, giết người, cướp giựt, hối lộ, bất công. . . và sự đoán phạt chắc chắn sẽ đến với họ thật là xứng đáng !!!

II. SỰ ĐOÁN PHẠT ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Hình phạt được báo trước: Trong EsIs 1:24-31 Chúa cho biết Ngài sẽ:a. Báo trả: Trong câu 24 Chúa cho biết Ngài sẽ báo trả kẻ thù Ngài. Dân Ysơraên nghĩ rằng chỉ có dân ngoại bang mới là kẻ thù của Chúa, nhưng ở đây Chúa gọi họ là kẻ thù của Ngài vì cớ họ đã không vâng lời Ngài.b. Luyện lọc: Trong câu 25 Chúa ví sánh sự hình phạt Ngài định giáng trên họ với sự nấu chảy kim loại trong lò luyện.. Họ cần được thanh tẩy khỏi tội lỗi để những điều tốt lành sẽ được khôi phục. Đó là sự công bình, sự ngay thẳng và sự trung tín.. Những ai ăn năn, làm điều Chúa dạy sẽ được Chúa cứu (27-28).c. Đoán phạt: Những kẻ bội nghịch, phạm tội và lìa bỏ Đức Giêhôva sẽ bị hủy diệt. Chúa cho biết họ sẽ xấu hổ vì những cây thông họ yêu mến (đã dự phần trong sự thờ hình tượng của họ). Rồi họ sẽ giống như cây thông khô lá, như vườn không nước, như bả gai bị đốt cháy bởi việc làm tội lỗi của họ được ví sánh với đóm lửa.. Như thế, mục đích của sự đoán phạt là loại bỏ kẻ ác khỏi giữa dân sự.2. Hình phạt được xác minh: Trong 5:1-30 Êsai dùng một câu chuyện ngụ ngôn để minh họa cho tình trạng của dân Ysơraên.a. Tình trạng vườn nho của Chúa: Chúa ví sánh dân Ysơraên như vườn nho được Ngài khai phá, trồng những gốc nho xinh tốt, chuẩn bị sẵn sàng cho mùa thu hoạch.. Ngài trông mong nó sẽ sinh ra những trái nho ngon ngọt là sự chính trực, công bình . . . Nhưng cuối cùng, nó lại sinh ra trái nho hoang là những việc gian ác được mô tả trong câu 8-23.b. Báo trước sự hủy diệt: Trong câu 26-30 Chúa báo trước sự hủy diệt thình lình sẽ giáng trên họ khi Ngài phá rào, hạ tường, bỏ mặc họ (c. 5-6) cho sự cắn phá, giày đạp và hoang loạn.. Chúa sẽ gọi một dân tộc từ xứ xa xôi mau lẹ tấn công Ysơraên (c. 26) với sức mạnh và hung tợn như sư tử vồ xé mồi, không ai cứu thoát được (c. 29-30).c. Đoán phạt thời Tân ước: Trong Mat Mt 21:33-43 Chúa Jesus cũng kể một câu chuyện tương tự, nhưng thêm nhiều chi tiết để làm nổi bật sự gian ác của dân sự và tiên báo sự đoán phạt nghiêm trọng khi vương quốc Đức Chúa Trời bị cất khỏi Ysơraên.

Page 46: Nhung con nguoi mang xu diep

III. SỰ ĐOÁN PHẠT ĐƯỢC THI HÀNH 1. Phương cách đoán phạt: Tại Babylôn, trước khi Giêrusalem sụp đổ, Êxêchiên đã mô tả phương cách đoán phạt Đức Chúa Trời sẽ thi hành trên Giêrusalem (Exe Ed 5:1-17):a. Biểu tượng: Chúa bảo Êxêchiên dùng gươm bén để cạo đầu và râu, đem cân và chia thành ba phần. Ông phải đốt một phần ba tại giữa mô hình thành Giêrusalem, dùng gươm đánh một phần ba khác chung quanh thành, rồi rắc tan một phần ba cuối cùng trước gió. Phần còn sót ông phải buộc vào vạt áo choàng và lấy vài cái quăng vào lửa (5:1-4).b. Ý nghĩa: Câu 12 giải thích rằng một phần ba dân Giêrusalem sẽ chết vì dịch lệ và cơn đói kém làm hao mòn, một phần ba khác sẽ ngã dưới lưỡi gươm trong tứ vi Giêrusalem, một phần ba còn lại sẽ bị tan lạc giữa các nước. Dường như số bị ném vào lửa có ý nghĩa của sự thanh tẩy hơn là đoán phạt ? Tóm lại đông đảo dân sự sẽ bị hủy diệt và hình phạt, tuy nhiên, Chúa sẽ để dành và thanh tẩy một số ít người. . .c. Lý do của sự đoán phạt: Câu 6-7 nhắc lại một số tội lỗi của dân Do Thái: Bội nghịch luật lệ Chúa, làm dữ và trái phép hơn các dân tộc chung quanh, khinh bỏ luật lệ Chúa, không bước theo phép tắc Chúa. . . Vì thế các dân tộc đều sẽ thấy sự đoán phạt của Chúa trên họ thật kinh khủng, chưa bao giờ có như thế !2. Thi hành sự đoán phạt: IISu 2Sb 36:1-23 và Giêrêmi 39-43 mô tả sự đoán phạt Chúa giáng trên Giêrusalem, đúng như lời Êxêchiên đã nói tiên tri vì Sêđêkia không tôn trọng Giêrêmi và không vâng lời Chúa:a. Đói kém, dịch lệ: Nêbucátnếtsa đem cả đạo binh bao vây Giêrusalem suốt 18 tháng khiến dân sự bị đói kém, dịch lệ mà chết.b. Gươm dao: Ngày mồng 9 tháng 4 năm thứ 11 đời vua Sêđêkia, thành Giêrusalem bị phá hủy, Sêđêkia và một số lính chiến chạy trốn ra ngoài thành. Đạo binh Nêbucátnếtsa đuổi theo, bắt và tàn sát dân chúng, những bậc tôn trưởng, các con của Sêđêkia và móc mắt Sêđêkia. Họ cũng đốt cung vua, nhà cửa của dân chúng và phá hủy tường thành Giêrusalem.c. Phu tù: Những người thoát chết thì bị bắt đem qua Babylôn, làm nô lệ cho Nêbucátnếsa và con trai ông. . . cho đến khi nước Pherơsơ chiến thắng Babylôn.

NHỮNG CÁ NHÂN BỊ ĐOÁN PHẠT

I. LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM *Đặt vấn đề : Chúng ta đã học rằng Đức Chúa Trời Thánh khiết nên Ngài phải hình phạt tội lỗi. Ngài là Chân Thần duy nhất nên Ngài là Đấng Đoán xét toàn thế gian: Ngài sẽ đoán xét mọi dân tộc. Tuy nhiên, người công bình

Page 47: Nhung con nguoi mang xu diep

sẽ đồng số phận với kẻ gian ác chăng?1. Trách nhiệm cá nhân: Exe Ed 18:1-32 dạy rất rõ về trách nhiệm cá nhân. Chúng ta sẽ nghiên cứu qua các phần sau:a. Phản đối của dân chúng: Dân sự dùng câu tục ngữ “Ông cha ăn trái nho chua mà con cái phải ghê răng” để phản đối việc thế hệ con cháu phải gánh chịu hậu quả tội lỗi của tổ tiên mình. Tuy nhiên Kinh Thánh dạy:- Đức Chúa Trời phạt gian ác cha mẹ lên con cái đến đời thứ ba, thứ tư.- Ysơraên phải chịu đoán phạt trong tư cách một dân tộc.b. Con người là những cá thể: Trước sự phản đối đó, Êxêchiên trả lời rằng trước mặt Chúa, con người là những cá thể và Chúa thử nghiệm họ theo từng người. Chúa phán: Nầy mọi linh hồn đều thuộc về Ta. . . linh hồn nào phạm tội thì phải chết (18:4). Như thế, Chúa hình phạt Ysơraên như một quốc gia, nhưng quốc gia Ysơraên gồm những cá thể: Cả quốc gia đều bị hình phạt là vì mỗi một cá nhân đều đáng bị phạt.c. Ba trường hợp điển hình: Êxêchiên đưa ra ba thí dụ điển hình:- Một người công bình sẽ được sống (c. 5-9).- Cha công bình, con gian ác thì con sẽ bị chết (c. 10-13).- Cha gian ác, con công bình thì con sẽ được sống (c. 14-18).. Câu 20 tóm tắt toàn bộ vấn đề thật rõ ràng: Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết. Con sẽ không mang sự gian ác của cha và cha không mang sự gian ác của con. Sự công bình của người công bình sẽ được kể cho mình, sự dữ của kẻ dữ sẽ chất trên mình.d. Vẫn còn có cơ hội: Tuy nhiên luôn luôn có khả năng về một đời sống thay đổi: Nếu kẻ dữ xây bỏ các đường lối tội lỗi của mình thì người đó sẽ được tha thứ (c. 21-22) vì Chúa không vui khi hình phạt (c. 32). Nhưng trái lại, một người công bình xây hướng về tội lỗi thì sẽ bị trừng phạt !Tóm lại, mỗi người sẽ bị đoán xét tùy theo việc làm của mình, họ phải chịu trách nhiệm cho chính cá nhân mình (c. 30).2. Tự do lựa chọn: Sở dĩ con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình là vì Chúa ban cho mỗi người quyền tự do lựa chọn.a. Chương trình của Chúa cho con người: Mạng lệnh Chúa truyền cho “hết thảy mọi người trong mọi nơi đều phải ăn năn” (Cong Cv 17:30). Tuy nhiên Ngài ban cho mỗi người quyền tự do lựa chọn và vì thế, phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.b. Tự do lựa chọn Chúa: Gie Gr 16:19-17:18 cho thấy có hai sự lựa chọn căn bản mà nhân loại hằng đối diện. Đó là nhờ cậy loài người (17:5) và nhờ cậy Đức Giêhôva (17:7).c. Tự do thay đổi quyết định: Êxêchiên cho biết con người có quyền tự do để thay đổi quyết định của mình: Tội nhân có thể xây bỏ tội lỗi để lựa chọn Chúa. Tuy nhiên thật là đáng buồn vì người công bình có thể xây bỏ sự công

Page 48: Nhung con nguoi mang xu diep

bình để trở nên kẻ gian ác !. Trên bình diện dân tộc cũng vậy: Các dân tộc ngoại bang đã từng thờ lạy thần tượng, một ngày kia sẽ từ các đầu cùng đất đến thờ phượng Đức Giêhôva (16:19-21). Trái lại dân sự của Chúa lại xây bỏ Chúa để thờ hình tượng.d. Tự do quyết định số phận: Dân sự Chúa từ bỏ suối Nước Sống, sẽ gặt lấy những hậu quả cho số phận của mình. Giêrêmi đã hết lòng tin cậy Chúa là nơi ẩn náu của ông trong ngày hoạn nạn, nên Chúa đã khiến Nêbucátnếtsa trả tự do cho ông.. Như thế, sự tự do lựa chọn của mỗi người sẽ quyết định số phận tương lai của người đó.e. Tự do bước vào sự kinh nghiệm Chúa: Đức Chúa Trời đã ban tặng sự thương xót cho chúng ta. Ngài ban tặng sự cứu rỗi cho người nào quyết định tiếp nhận cho mình.. Trong Tân Ước, khi một người hết lòng ăn năn tội, tin nhận Chúa Jesus, người đó sẽ kinh nghiệm sự tái sanh (GiGa 3:3-6), được trở nên một tạo vật mới (IICo 2Cr 5:17), mang bản tánh mới của Đức Chúa Trời ở trong mình (IGi1Ga 3:9). Tuy nhiên, mức độ kinh nghiệm sự sống mới Chúa ban sẽ tùy thuộc vào quyết định tự do của người ấy có bằng lòng phó thác đời sống để bước đi với Chúa mỗi ngày hay không.. Hãy tự do lựa chọn cho mình điều hạnh phước Chúa dành sẵn cho mình trong mối tương giao sống động với Ngài.

II. NHỮNG THÍ DỤ VỀ TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN 1. Các tiên tri giả : Exe Ed 13:1-23 và GiGa 27:1-28:17 cho thấy:a. Việc làm của nam tiên tri giả (Exe Ed 13:1-16): Họ phải chịu trách nhiệm đặc biệt trước mặt Đức Chúa Trời vì việc làm của họ:- Họ xưng mình đang nói lời của Đức Chúa Trời trong khi Ngài chẳng phán gì với họ cả ! Thật là một sự dối trá hiểm độc (c. 7).- Họ nói tiên tri theo lòng riêng và theo thần riêng của mình (c. 2-3).- Họ chẳng giúp ích gì cho dân sự Chúa trong hoàn cảnh đó (c. 5). Họ “chỉ phết vôi trên tường sắp sụp đổ” khi nói với dân sự rằng “Bình an ! Bình an”, mà chẳng có bình an chi hết !- Họ khiến dân sự mong Chúa làm cho lời họ được ứng nghiệm (c. 6).b. Việc làm của nữ tiên tri giả (13:17-23): Nữ tiên tri giả cũng vậy:- Họ cũng nói tiên tri bởi lòng riêng mình (c. 17).- Họ phỉnh gạt dân sự bằng bùa phù phép của dân ngoại bang (c. 18).- Họ làm nhục Danh Chúa khi chủ tâm nhơn Danh Chúa nói lời dối trá để thủ lợi cho mình (c. 19).- Họ công bố án chết cho người không đáng chết, làm nản lòng kẻ công bình

Page 49: Nhung con nguoi mang xu diep

và khuyến khích kẻ dữ (c. 22).. Tóm lại, các tiên tri giả đã phạm tội từ trong tư tưởng, lời nói đến hành động, xúc phạm đến Danh Chúa và làm hại cho dân sự của Chúa.c. Đoán phạt dành cho tiên tri giả (13:8-9): Chúa phán với họ rằng: Ta nghịch cùng các ngươi (c. 8). Ngài sẽ:- Loại trừ họ khỏi danh sách dân sự của Ngài (c. 9).- Lưu đày họ biệt xứ ngay cả khi Ngài đem dân sự phu tù trở về, và họ sẽ bị tiêu diệt (c. 14-15).d. Điển hình minh họa (Gie Gr 27:1-28:17): Vào năm thứ tư đời vua Sêđêkia, khi Giêrêmi tuyên bố Giuđa cùng các nước chung quanh sẽ phải phục sự Babylôn và các khí mạnh của đền thờ phải giao cho Babylôn, thì Hanania giật lấy cái ách gỗ khỏi cổ Giêrêmi, bẻ đi và tuyên bố rằng hai năm nữa Đức Giêhôva sẽ bẻ gãy ách của Nêbucátnếtsa (28:10).. Chúa sai Giêrêmi báo cho Hanania hay rằng ông sẽ chết trước cuối năm. Điều nầy đã được ứng nghiệm vào tháng bảy năm ấy (28:17).e. Ứng dụng: Sự đoán phạt mau lẹ và nghiêm khắc dành cho Hanania nhắc chúng ta nhớ tính nghiêm trọng của việc khước từ Lời Chúa. Mỗi người phải chịu trách nhiệm cá nhân với Chúa về thái độ đối với Lời Ngài.2. Dân cư thành Giêrusalem : Trong Êxêchiên đoạn 8, nhờ khải tượng mà Êxêchiên đã được thức tỉnh về tình trạng tội lỗi của Giêrusalem. Đến đoạn 9 ông mô tả về trách nhiệm cá nhân của dân cư Giêrusalem:a. Nguyên nhân tội lỗi: Exe Ed 9:9 nhắc lại nguyên nhân tội lỗi đã được đề cập trong 8:12. Đó là: Dân sự nói rằng Chúa đã bỏ thế gian, Chúa chẳng còn nhìn thấy họ !b. Trách nhiệm thuộc về ai? Dĩ nhiên trách nhiệm về tội lỗi dân sự phần lớn là do những người lãnh đạo tôn giáo. Vì thế sự đoán phạt đã khởi sự với những người đó (9:6).. Tuy nhiên, không ai có thể chịu trách nhiệm thay cho người khác; mỗi người đều phải chịu trách nhiệm riêng.c. Khải tượng minh họa: Trong đoạn 9, Êxêchiên thấy khải tượng về một người mặc vải gai, lưng đeo sừng mực (c. 2) đi cùng với sáu người cầm khí giới hủy diệt trong tay.- Người đeo sừng mực sẽ đi qua giữa thành Giêrusalem để ghi dấu trên trán những người than thở khóc lóc về sự gớm ghiếc của tội lỗi ở giữa thành. Từ ngữ Hêbơrơ dành cho chữ “dấu hiệu” ở đây là mẫu tự sau cùng trong bộ mẫu tự Hêbơrơ có dạng một dấu thập.- Sáu người cầm khí giới hủy diệt sẽ đi theo sau vào trong thành để đánh giết không thương xót từ người già cả đến trai trẻ, gái đồng trinh, đàn bà, con nít . . . không có dấu ghi trên trán. Vì họ đã không tiếp nhận sự thương xót của Đức Chúa Trời đang khi còn có cơ hội.

Page 50: Nhung con nguoi mang xu diep

- Như thế, hậu quả của tội lỗi luôn luôn là sự chết và phương thuốc cứu chữa duy nhất dành cho tội lỗi là sự ăn năn. Tuy nhiên sự ăn năn cũng phải được thực hiện trong đúng thời điểm của Đức Chúa Trời.d. Bài học ứng dụng: Tóm lại, sự đoán phạt được thực hiện cho từng cá nhân và phương thuốc cứu chữa cũng được thực hiện cho từng cá nhân. Thành phố Giêrusalem phải chịu đoán phạt trong tư cách là một thành phố. Tuy nhiên các cá nhân trong thành sẽ bị đoán phạt hoặc được tha là tùy thuộc vào thái độ riêng của họ đối với Lời Chúa.. Trên bình diện gia đình, như lời các tiên tri đã dạy dỗ, con cái sẽ chịu đoán xét theo sự lựa chọn riêng của chúng chứ không phải theo sự lựa chọn của cha mẹ chúng. Vì thế, cha mẹ phải làm hết sức mình trong sự dẫn dắt của Chúa để dùng tình yêu đem Lời Chúa đến với con cái mình.

SỨ ĐIỆP VỀ SỰ CỨU CHUỘC

LỜI HỨA VỀ CHÚA CỨU THẾ I. LỜI TIÊN TRI VỀ CHÚA CỨU THẾ LuLc 24:27 cho biết sau khi sống lại từ kẻ chết, Chúa Jesus đã bắt đầu từ Môise rồi đến các tiên tri mà cắt nghĩa cho các môn đồ những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh.. Toàn bộ Kinh Thánh là một cuốn sách nói về Chúa Cứu Thế. Cựu Ước dọn đường cho sự hiện đến của Ngài và Tân Ước trình bày sự thực hiện chương trình cứu rỗi của Ngài cho nhân loại. Chúng ta chỉ nghiên cứu một vài sự kiện chính yếu:1. Sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế : Mat Mt 1:18-2:18 trình bày sự ứng nghiệm của một số lời tiên tri liên quan đến Chúa giáng sinh:

Chi tiết về sự giáng sinh Dự báo Ứng nghiệm

a Chúa được sanh bởi nữ đồng trinh EsIs 7:14 Mat Mt 1:22-23

b Chúa sẽ giáng sinh tại Bếtlêhem 5:2 2:5

c Ngài sẽ ra khỏi Aicập OsHs 11:1 2:15

d Các bà mẹ Bếtlêhem sẽ đau buồn 31:15 2:16-18

* c: Chúa phải đi lánh nạn tại Aicập vì cớ Hêrốt tìm giết Ngài.* d: Hêrốt ra lệnh giết tất cả con trẻ Bếtlêhem từ 2 tuổi trở xuống.2. Chức vụ của Chúa Cứu Thế : Mathiơ cũng ghi lại các lời tiên tri về chức vụ của Chúa Cứu Thế trên đất:a. Chức vụ chữa lành: Chức vụ chữa lành của Chúa Jesus đã được báo trước

Page 51: Nhung con nguoi mang xu diep

trong EsIs 53:4-5 và đã được ứng nghiệm trong Mat Mt 8:16-17 khi Chúa Jesus đuổi qủy và chữa lành mọi người đau ốm, tật nguyền.b. Dịu dàng nhưng cương quyết: Chức vụ của Chúa Jesus thật dịu dàng nhưng cũng thật cương quyết. Điều nầy đã được dự ngôn trong EsIs 42:1-4 và đã được ứng nghiệm trong Mat Mt 12:15-21.c. Sự tiếp nhận của con người: Sự chậm hiểu và chậm tin của con người đối với Chúa Jesus đã được dự ngôn trong EsIs 6:9-10 và đã được ứng nghiệm trong Mat Mt 13:14-15.d. Chúa cỡi lừa vào Giêrusalem: Sự kiện Chúa vào thành Giêrusalem cách khải hoàn đã được dự ngôn trong XaDr 9:9 và đã được ứng nghiệm trong Mat Mt 21:4-5.3. Sự ứng nghiệm lời tiên tri Êsai EsIs 61:1-2: Trong LuLc 4:16-21, sau khi đọc sách tiên tri Êsai 61:1-2; tại nhà hội thành Naxarét, Chúa Jesus tuyên bố rằng: “Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi vừa nghe đó”.a. Thần của Chúa ngự trên Ta: Đức Chúa Trời đã xức cho Chúa Jesus “Đức Thánh Linh và quyền phép”( Cong Cv 10:38). Đức Thánh Linh đã ngự trên mình Ngài sau khi Ngài nhận báptêm tại sông Giôđanh, đã đầy dẫy trong Ngài với quyền năng khiến danh tiếng Ngài đồn ra khắp nơi (LuLc 4:1, 14). Ngài đầy dẫy quyền năng “trong việc làm và lời nói, trước mặt Đức Chúa Trời và cả chúng dân” (24:19).b. Truyền Tin Lành cho kẻ nghèo: Tội lỗi đưa con người vào trong sự khốn khổ: Con người đánh mất mối tương giao phước hạnh với Đức Chúa Trời, đánh mất vinh quang, đánh mất địa đàng. . .. Tuy nhiên, mọi người cùng khốn trong tội lỗi đều có thể tiếp nhận sự giàu có của Thiên đàng qua Chúa Jesus.c. Rao cho kẻ bị cầm được tha: Ađam đã tự lựa chọn số phận chết là án phạt dành cho những kẻ phản nghịch. Con người như những tội nhân bị giam giữ chờ ngày hành quyết.. Nhưng Chúa Jesus đã đến, đem sự tha thứ hoàn toàn cho con người nhờ sự chết thay của Ngài trên Thập tự giá cho mọi tội nhân ăn năn.d. Kẻ mù được sáng: Chúa mở mắt kẻ mù thuộc thể cũng như kẻ mù thuộc linh. IICo 2Cr 4:4 cho biết ma qủy là “chúa đời nầy” đã làm mù lòng những kẻ chẳng tin, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời.. Nhưng Chúa Jesus là “Sự Sáng của thế gian” đã đến để mở mắt con người, đem họ từ tối tăm qua sáng láng, từ quyền lực qủy Satan mà đến Đức Chúa Trời (Cong Cv 26:18).e. Kẻ bị hà hiếp được tự do: Tội lỗi đưa con người vào ách nô lệ. Chúa Jesus dạy rằng ai phạm tội lỗi là nô lệ cho tội lỗi.

Page 52: Nhung con nguoi mang xu diep

. Tuy nhiên, Chúa Jesus đã đến để giải phóng con người khỏi mọi ách nô lệ, ban cho người tin Ngài sự tự do thật (GiGa 8:36).f. Đồn ra năm lành của Chúa: Êsai so sánh ngày hồi hương như năm hân hỉ, khi mọi nợ nần được tha, nô lệ được phóng thích. . . Tuy nhiên, chỉ có Chúa Cứu Thế mới có thể ban năm hân hỉ thật sự, ban cho con người niềm vui trọn vẹn trong mối tương giao với Đức Chúa Trời.4. Sự chết của Chúa Cứu Thế : Nhiều tiên tri Cựu Ước đã tiên báo sự chết của Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên, những câu nổi tiếng nhất đã được tìm thấy trong EsIs 53:1-12I. NHỮNG THỰC SỰ VỀ SỰ ĐAU ĐỚN CỦA ĐẤNG CHRIST A. Sự đau đớn thuộc thể: 1. Ngài đã bị đâm (c. 5). 2. Ngài đã bị thương (c. 5). 3. Ngài đã bị ức hiếp (c. 8), bị xử đoán cách bất công.B. Sự đau đớn về tình cảm:1. Ngài chịu sự khốn khổ (c. 4). 2. Ngài gánh chịu sự buồn bực (c. 4) như Ngài đã tuyên bố tại Ghếtsêmanê. 3. Ngài chịu sự chán bỏ (c. 3), những người từng theo Ngài đã lìa bỏ Ngài. . .4. Ngài chịu sự khinh thường: a. Ngài bị khinh dể vì không đẹp đẽ. b. Ngài bị khinh dể vì người ta nghĩ rằng Đức Chúa Trời trừng phạt Ngài (c. 4). c. Ngài bị khinh dể vì bị kể vào hàng kẻ dữ (c. 12).C. Sự đau đớn về tâm linh: Ngài đã gánh lấy tội lỗi chúng ta (c. 11) dù:1. Ngài vốn công bình. 2. Ngài không làm điều gì sai trái (c. 9). 3. Ngài không nói điều gì sai. . .. Sự chịu khổ lớn nhất đối với một Đấng Vô tội là phải gánh lấy mọi tội lỗi lên chính mình Ngài.II. LÝ DO ĐẤNG CHRIST CHỊU ĐAU ĐỚN A. Sự ngoan cố của con người (c. 6): “Ai theo đường nấy”.1. Ngài đã chịu khổ vì chúng ta (c. 5, 7, 9). Chính chúng ta đã khiến cho Ngài phải đau khổ. 2. Ngài chịu khổ thay cho chúng ta (c. 4, 5, 8). Ngài đã lãnh hình phạt mà chúng ta đáng lãnh.B. Ý muốn của Đức Chúa Trời (c. 10): Đây là chương trình của Đức Chúa Trời để Ngài có thể cứu mọi tội nhân ăn năn.C. Sự sẵn sàng của Đấng Christ (c. 7). Ngài đã không than thở về nỗi khốn khổ của Ngài. Ngài đã sẵn sàng chịu Thập tự giá, khinh điều sỉ nhục. . .III. KẾT QUẢ SỰ ĐAU ĐỚN CỦA ĐẤNG CHRIST A. Những kết quả cho chúng ta: 1. Chúng ta được tha thứ (c. 5). 2. Chúng ta được xưng công bình (c. 11). 3. Chúng ta được chữa lành (c. 4-5) mọi thứ tật bệnh (Mat Mt 8:17).B. Những kết quả dành cho Ngài: 1. Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết (c. 10). 2. Ngài được thỏa lòng. 3. Ngài được ban thưởng nhiều (c. 12). Đó là Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài đến cùng Cha.

Page 53: Nhung con nguoi mang xu diep

II. LỜI HỨA VỀ SỰ CỨU CHUỘC 1. Đời sống quá khứ của chúng ta được tha thứ : EsIs 1:18 bày tỏ cho chúng ta những chân lý quan trọng về sự tha thứ:a. Chính Chúa mời gọi: Không phải con người cầu xin sự tha thứ mà chính Đức Chúa Trời chủ động mời con người đến cùng Ngài để được tha thứ.. Ngài sẵn sàng cứu chúng ta hơn là chính chúng ta muốn được cứu !. Ngài chẳng vui về sự chết của kẻ có tội. Ngài đau đớn hỏi họ: Tại sao các ngươi lại muốn chết?. Ngài luôn kêu gọi tội nhân xây bỏ đường dữ của mình để được sống.b. Chúa mời chúng ta đến để biện luận với Ngài: Ngài không bao giờ bảo chúng ta làm hoặc tin một điều gì vô lý. Chúa luôn luôn có lý vì Tin Lành của Ngài là điều vô cùng hợp lý.. Đức Chúa Trời muốn chúng ta đối diện với sự thật để giải quyết tình trạng thật của chúng ta: Chúng ta chỉ là những tội nhân đáng chết !. Việc Đức Chúa Trời Thánh khiết bằng lòng biện luận với những tội nhân đáng chết thật là một sự bày tỏ về tình yêu kỳ diệu của Ngài đối với chúng ta.c. Chúa ví sánh tội lỗi chúng ta với đỏ điều và son: Đây là hai danh từ cùng chỉ về một màu sắc: Màu đỏ tươi. Đây là từ ngữ dùng để chỉ màu nhuộm.. Màu đỏ dùng để chỉ về huyết và sự đổ huyết: Tội lỗi sản sinh ra mọi thứ độc dữ mà thể hiện cao điểm của nó là tội giết người.. Màu đỏ cũng chỉ về lửa - lửa của sự đoán xét, của cơn giận thánh khiết của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi. Tội lỗi đưa con người vào sự đoán xét, vào lửa địa ngục.. Màu đỏ của nhuộm cũng chỉ về những điều bị dính chặt vào, không thể dùng nước để tẩy rửa được. Không có một thứ nước nào ở trần gian có thể tẩy sạch vết nhơ do tội lỗi gắn chặt vào tâm linh con người.d. Chúa hứa tẩy sạch chúng ta trắng như tuyết: Tuy nhiên, chúng ta thật phải tạ ơn Chúa vì Ngài có thể khiến tội nhân hoàn toàn trong trắng: Ngài tẩy sạch tâm linh chúng ta trở nên trắng như tuyết, như lông chiên trắng. Màu trắng nầy không phải là một lớp màu phủ bên ngoài, nhưng là bản chất tự nhiên từ bên trong.. Điều kiện thật đơn giản: Sau khi biện luận với Đức Chúa Trời, chúng ta “xưng tội mình thì Ngài là Thành tín, Công bình để tha tội cho chúng ta” bởi sự chết thay của Ngài cho chúng ta trên Thập tự giá.2. Chúng ta được ban cho một đời sống mới : Khi trở thành một Cơ Đốc nhân, ngoài việc được tha thứ mọi tội lỗi quá khứ, chúng ta còn được Chúa ban cho một đời sống mới hoàn toàn. Đời sống mới nầy được mô tả trong Gie Gr 31:31-34.. Đời sống mới ở đây được trình bày qua giao ước mới Chúa lập với Ysơraên

Page 54: Nhung con nguoi mang xu diep

và Giuđa, thay thế cho giao ước cũ đã bị dân sự phá vỡ. Giao ước mới nầy thật đã ứng nghiệm trong Đấng Christ (HeDt 8:8-12). Giao ước mới nầy đưa chúng ta vào ba lợi ích của đời sống mới:a. Sự tẩy sạch hoàn toàn: Bởi giao ước mới trong huyết Chúa Jesus, chúng ta được tẩy sạch, được kinh nghiệm một sự thanh tẩy mới mẻ khỏi tội lỗi.. Chúa phán rằng: “Ta sẽ tha thứ sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa” (Gie Gr 31:34). Trước giả Hêbơrơ khẳng định rằng sự thanh tẩy nầy đã được hoàn tất tại Thập tự giá (HeDt 9:1-10:39).b. Sự nhận biết Chúa cách cá nhân: Chúa sẽ đưa chúng ta vào một sự hiểu biết mới mẻ và cá nhân về chính mình Ngài: “Chúng nó thảy đều sẽ biết Ta”. Thật là kỳ diệu vì đặc ân qúy báu Chúa cho chúng ta được biết Ngài một cách riêng tư.. Mọi người đều được Chúa ban cho đặc ân cao qúy nầy. Từ kẻ nhỏ nhất đến người lớn nhất.. Đặc quyền biết Chúa cách cá nhân sẽ đưa chúng ta vào đặc quyền làm con cái Đức Chúa Trời, được Đức Thánh Linh của Ngài dẫn dắt (RoRm 8:14). “Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân Ta” (Gie Gr 31:33).c. Sự hiểu biết mới mẻ về các vấn đề thuộc linh: Chúa phán: “Ta sẽ đặt luật pháp Ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. ” (Gie Gr 31:33). Chúa sẽ khiến chúng ta bắt đầu đời sống vâng phục Chúa. Đây là một kinh nghiệm tiệm tiến, phát triển mỗi ngày trong mối tương giao sống động với Chúa.. Ngày nay chúng ta có Kinh Thánh để bày tỏ đường lối Chúa muốn chúng ta sống. Ngoài ra, còn có sự trợ giúp của Đức Thánh Linh bên trong để ban cho chúng ta sự hiểu biết Lời Chúa, phân biệt điều gì là đúng và biết làm thế nào để sống theo điều đó. Ngoài ra Đức Thánh Linh còn ban năng lực để chúng ta có thể thực hiện điều Chúa dạy.3. Sự sống tuôn tràn được sắm sẵn : Sự sống tuôn tràn luôn sẵn dành cho mỗi một con cái của Đức Chúa Trời (GiGa 10:10). Tuy nhiên không phải mọi Cơ Đốc nhân đều kinh nghiệm như nhau: Mức độ kinh nghiệm sẽ tùy thuộc vào mối tương giao của mỗi người với Chúa.a. Khải tượng về con sông ra từ đền thờ: Exe Ed 47:1-5 trình bày một khải tượng về một đền thờ và một con sông lưu xuất từ dưới ngạch cửa của đền thờ:. Đi được 1. 000 cuđê, nước lên tới mắc cá chân (47:3).. Đi thêm 1. 000 cuđê nữa, nước lên đến đầu gối (47:4a).. Đi thêm 1. 000 cuđê nữa, nước lên đến hông (47:4b).. Đi thêm 1. 000 cuđê nữa, nước trở thành một giòng sông lớn (47:5).b. Kết quả của giòng sông: 47:6-12 trình bày kết quả thật phước hạnh của giòng sông lưu xuất từ đền thờ:

Page 55: Nhung con nguoi mang xu diep

. Giòng sông đem lại sự sống: Hai bên bờ có rất nhiều cây (47:7).

. Giòng sông đem lại sự thay đổi: Nước biển cũng trở nên ngọt (47:8-9).

. Giòng sông đem lại phước hạnh cho con người: Giòng sông có nhiều cá, cây hai bên bờ sanh đủ thứ trái cây ngon ngọt suốt năm, lá cây dùng để làm thuốc. . .c. Ý nghĩa của giòng sông: Giòng sông ra từ đền thờ làm hình bóng về kết quả của Tin Lành được giảng ra trong quyền năng của Đức Thánh Linh, được thực hiện trong đời sống những người tiếp nhận.. Từ ngày được đổ đầy Đức Thánh Linh, các môn đồ của Chúa Jesus đã mang lại sự sống trong bất cứ nơi nào họ đi đến. Chắc chắn nhiều “cá” sẽ được đem về trong “lưới” Tin Lành. Cũng sẽ có sự chữa lành và bông trái tốt lành cho những người đã uống nước từ giòng sông Sống. . .. Trong GiGa 7:37-39 Chúa Jesus mời mọi người khát khao hãy đến cùng Ngài để uống (tin nhận Chúa Jesus). Ngài hứa rằng một giòng sông Nước Hằng Sống sẽ chảy ra từ trong lòng người ấy.. Sứ đồ Giăng giải thích đó là Đức Thánh Linh quyền năng trong lòng người tin nhận Chúa Jesus.. Sứ đồ Phao Lô cho biết chúng ta là đền thờ của Đức Thánh Linh (ICo1Cr 3:16)và Chúa muốn giòng sông phước hạnh của Ngài phải tuôn tràn từ đời sống chúng ta, đem ảnh hưởng êm dịu của tình yêu Chúa Jesus cùng quyền năng biến cải của Tin Lành đến những vùng đất cằn cỗi của thế giới đang ở trong sự chết. . .

LỜI HỨA VỀ MỘT DÂN TỘC

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Sứ điệp về một dân tộc: Sứ điệp Cựu Ước là một sứ điệp về Đức Chúa Trời, nhưng đó cũng là câu chuyện về một dân tộc: Đức Chúa Trời đã tìm kiếm và chuẩn bị một dân cho chính Ngài để qua họ, những mục đích của Ngài sẽ hoàn thành khắp đất.2. Sự thất bại của Ysơraên: Dầu đã được chính Chúa chọn, dân tộc Ysơraên đã bất trung với Ngài. Các tiên tri đã phải công bố sự đoán phạt cho một dân tộc phản loạn nghịch cùng Đức Giêhôva như Ysơraên và chính họ cũng chịu chung số phận với dân tộc mình:. Êxêchiên phải nói tiên tri trong cảnh phu tù tại Babylôn.. Giêrêmi phải nhìn thấy sự hủy diệt hoàn toàn của Giêrusalem là điều ông đã nói tiên tri từ lâu.. Tuy nhiên, lưu đày và hủy diệt không phải là ý định của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài. Ngài đã có những kế hoạch tốt đẹp hơn. . .3. Lời hứa về sự khôi phục: Đức Chúa Trời đã lập những lời hứa chắc chắn với dân sự Ngài. Ngài vẫn tìm kiếm một dân tộc kính mến Ngài và phục sự

Page 56: Nhung con nguoi mang xu diep

Ngài. Vì thế, bên cạnh những lời công bố về sự đoán phạt, Đức Chúa Trời vẫn còn có những lời hứa về sự khôi phục. Ngài muốn có một dân tộc “Ysơraên mới”.. Lời hứa nầy có thể được áp dụng theo văn tự cho quốc gia Ysơraên.. Lời hứa nầy cũng có thể được áp dụng theo tinh thần cho Hội Thánh trong ánh sáng của Tân Ước.

II. LỜI HỨA VỀ MỘT YSƠRAÊN MỚI 1. Sự trở về và lập lại Ysơraên (Exe Ed 36:1-38):a. 1-7: Chúa sẽ đoán phạt các lân bang vì cách họ đối xử với Ysơraên;b. 8-15: Dân sự sẽ trở về quê hương và gia tăng dân số hơn bao giờ hết.c. 16-21: Nhắc nhở về lý do Chúa đoán phạt họ: Tội lỗi của họ.d. 22-24: Lý do Chúa đem họ trở về: Vì cớ Danh Thánh Chúa.e. 25-27: Ba ơn phước lớn của giao ước mới: 1. Chúa tẩy sạch. 2. Chúa ban lòng mới và Thần mới cho họ. 3. Họ sẽ bước đi trong đường lối Chúa.f. 28-37: Lời hứa ban phước trong xứ với mục đích để mọi người biết chính Đức Giêhôva đã làm nên điều đó.2. Sự phục hồi và tái thống nhất Ysơraên: 37:1-14 mô tả lời hứa của Đức Chúa Trời về sự khôi phục quốc gia Ysơraên:a. Khải tượng: Thánh Linh đưa Êxêchiên đến một trũng chứa đầy xương khô và hỏi ông: “Những hài cốt nầy có thể sống chăng?”. Ông trả lời rằng chỉ có Chúa mới biết điều đó.- Chúa bảo ông nói tiên tri với các hài cốt. Các hài cốt hiệp lại cùng nhau, rồi gân và thịt sinh ra, nhưng chưa có hơi thở.- Chúa bảo ông nói tiên tri cùng gió bốn phương. Kết quả là chúng nó sống, đứng trên chân mình, và hiệp thành một đội quân rất lớn.b. Thông giải: Chúa cho biết các hài cốt chính là “cả nhà Ysơraên” đang ở trong sự tuyệt vọng giữa cảnh phu tù. Chúa cho biết rằng họ sẽ sống dậy, được đưa trở về đất Ysơraên, và Thần Chúa sẽ ở trong họ. . .. Chúng ta cảm ơn Chúa vì Ngài đã kêu gọi chúng ta làm dân của Chúa và Ngài muốn chúng ta luôn sống động về mặt thuộc linh trong quyền năng Đức Thánh Linh để Hội Thánh Đức Chúa Trời sẽ là một đạo quân lớn ra đi chinh phục những tội nhân cho Chúa Cứu Thế.3. Ơn phước hứa ban cho Ysơraên tái thống nhất: 37:15-28 bày tỏ lời hứa của Đức Chúa Trời về sự tái thống nhất hai vương quốc Giuđa và Ysơraên đã bị phân chia từ thời con trai Salômôn, dù cả hai vương quốc đều đã bị lưu đày bởi Asyri và Babylôn.a. Tái thống nhất: Chúa bảo Êxêchiên hãy lấy hai cây gậy, một cho Ysơraên và một cho Giuđa, rồi hiệp cả hai nên như một cây gậy trong tay ông. Ông cần nói cho dân sự biết rằng Chúa muốn hiệp cả hai vương quốc lại thành

Page 57: Nhung con nguoi mang xu diep

một, khi Ngài đưa họ trở về từ chốn lưu đày.b. Lời hứa cho vương quốc Ysơraên thống nhất: Chúa cho biết:- Về phương diện vật chất, Chúa sẽ đưa dân dự trở về trong đất riêng của họ, dân cư họ sẽ gia tăng và các thành của họ sẽ được xây dựng lại.- Về phương diện thuộc linh, Chúa sẽ tẩy sạch và tha thứ mọi tội lỗi, khiến họ trở nên dân Chúa và Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của họ (37:23). Ngài sẽ ban Đavít làm vua của họ mãi mãi, khiến họ bước đi theo mạng lệnh của Chúa (37:24). Chúa sẽ lập với họ một giao ước hòa bình,một giao ước đời đời (37:26).- Kết quả là mọi nước sẽ biết Chúa là Đức Giêhôva và Ysơraên là dân thánh của Ngài (37:28).

II. YSƠRAÊN MỚI ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA 1. Tổng quan: Lời hứa của Đức Chúa Trời trong Êxêchiên 36-37 cho thấy rằng Ngài hứa ban một sự khôi phục hoàn toàn cho Ysơraên.. Tuy nhiên, trong thời Exơra và Nêhêmi, khi dân sự trở về quê hương sau 70 năm lưu đày, sự ứng nghiệm đã không đúng theo văn tự.. Như thế, các tiên tri có ý gì khi nói về một nước Ysơraên mới? Có hai cách giải thích:2. Ysơraên mới chỉ về Hội Thánh: Một số lời tiên tri về Ysơraên mới hoàn toàn được ứng nghiệm trong Hội Thánh:a. Phương diện tiêu cực: Tân ước dạy rõ ràng rằng không phải hết thảy con cháu Ápraham về thuộc thể đều có phần trong dân Ysơraên thật. Giăng Báptít cũng khẳng định rằng để tránh khỏi cơn giận của Đức Chúa Trời thì mối liên hệ huyết thống với Ápraham vẫn chưa đủ (Mat Mt 3:9).b. Phương diện tích cực: Sứ đồ Phao Lô dạy rằng Ápraham tin Đức Chúa Trời. Vì thế, ai có đức tin nơi Đức Chúa Trời như Ápraham thì người đó là con cháu thật của Ápraham.. Ông cũng cho biết rằng hàng rào ngăn cách Do Thái - Ngoại bang đã bị phá đổ bởi sự chết của Chúa Jesus.. Tóm lại, khi thuộc về Đấng Christ, chúng ta cũng trở nên con cháu Ápraham vì Ápraham cũng đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, nghĩa là chúng ta là thành viên trong nước Ysơraên thật.c. Mối liên hệ mới trong Đấng Christ: Eph Ep 2:11-18 mô tả mối liên hệ mới mà chúng ta là dân ngoại bang có được trong Đấng Christ:- Chúng ta đã từng là những người xa lạ đối với giao ước của Đức Chúa Trời, nhưng hiện nay đã được đem lại gần nhờ huyết Chúa Jesus.- Chúng ta đã từng ở trong sự thù địch nhưng trong Đấng Christ, mọi bức tường ngăn cách đã bị phá đổ, Chúa Jesus đã làm nên sự hòa hiệp giữa hai cộng đồng Do Thái - Ngoại bang.

Page 58: Nhung con nguoi mang xu diep

- Trong Đấng Christ cả hai đã được Đức Chúa Trời làm nên một người mới theo khuôn mẫu Đấng đã dựng nên chúng ta.. Vì thế cả người Do Thái lẫn dân ngoại bang đều cùng nhau tìm được một chỗ trong Hội Thánh là Thân Thể của Đấng Christ, là Ysơraên mới.d. Bản chất mới - Địa vị mới: IPhi 1Pr 2:9-10 cho biết Cơ Đốc nhân là một dân được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà Vua, là dân Thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời.3. Ysơraên mới là chính Ysơraên: RoRm 10:1-11:36 cho chúng ta thấy hình ảnh thứ hai của Ysơraên mới là chính dân Ysơraên.a. Chúa có từ bỏ dân Ysơraên không? Dù hiện nay “Ysơraên mới” chính là Hội Thánh, nhưng điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời không có một mục đích nào cho Ysơraên với tư cách một dân tộc: Ngài không hề từ bỏ dân Ysơraên.. Tân ước cho biết Chúa muốn dân Ysơraên được cứu.. Phao Lô cho biết rằng sự ước ao trong lòng ông và lời cầu nguyện của ông cho dân Ysơraên là cho họ được cứu (RoRm 10:1). Như thế, dân Ysơraên không tự nhiên được cứu chỉ vì họ là người Ysơraên, mà họ chỉ được cứu khi họ đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jesus như mọi người khác.b. Tình trạng hiện nay ra sao? Tuy nhiên, hiện nay, khi nói về Tin Lành thì dân Ysơraên hiện là thù địch với Đức Chúa Trời. Họ đã nghe Tin Lành nhưng lại không muốn vâng theo Tin Lành.. Dầu vậy, vẫn có một số ít người Ysơraên trung tín với Chúa, được gọi là “dân sót lại”. Họ vẫn tin cậy Chúa, vâng lời Ngài ngay cả khi tất cả những người Ysơraên còn lại đều chống nghịch Chúa.. Đức Chúa Trời đã biết trước sự cứng cỏi của dân Ysơraên và Ngài đã có một ý định phước hạnh cho hoàn cảnh đau buồn đó: Ngài đem sự cứu rỗi của Ngài cho dân ngoại bang chúng ta.. Tuy nhiên dân ngoại bang không có lý do gì để tự hào, mà phải học tập bài học đau thương của dân Ysơraên để luôn trung tín với Chúa, quả quyết không hề rời xa khỏi Đức Chúa Trời.c. Tương lai của dân Ysơraên sẽ ra sao? Về sự kêu gọi đặc biệt dành cho dân Do Thái thì Đức Chúa Trời vẫn yêu thương họ vì cớ tổ phụ của họ:. Đức Chúa Trời muốn ban sự cứu rỗi cho dân ngoại bang và đây cũng là cách để người Do Thái phải ganh tỵ vì phước hạnh Chúa ban, để giục lòng họ cũng tin cậy Chúa Cứu Thế Jesus để được cứu rỗi.. Sự kiện “cả dân Ysơraên sẽ được cứu” sẽ xảy ra khi hết thảy dân ngoại bang, là những người phải được cứu sẽ hưởng sự cứu rỗi.. Ý định của Đức Chúa Trời dành cho dân Ysơraên đã được tiên báo trong Êxêchiên 36-37 về một quốc gia tái thống nhất và sự kiện dân Ysơraên trở về trong miền đất của tổ phụ họ là một trong những dấu hiệu về những ngày

Page 59: Nhung con nguoi mang xu diep

cuối cùng đã đến !. Hãy sửa soạn cho ngày đón tiếp Chúa trở lại !

Lời HỨA VỀ MỘT VƯƠNG QUỐC

Sứ điệp của Kinh Thánh là câu chuyện về những gì Đức Chúa Trời đã làm để đưa con người trở lại mối tương giao phước hạnh với Ngài. Cuối cùng, Ngài sẽ đưa họ vào Vương quốc vinh hiển của Ngài trên đất. . .

I. VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA Khi đọc toàn bộ các sách tiên tri, chúng ta sẽ khám phá ra rằng trong đó nói trước về các ơn phước lạ lùng trong tương lai.Việc đọc các lời tiên tri làm rung động tấm lòng chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng phải đối diện với một số nan đề để có thể hiểu chính xác điều các nhà tiên tri muốn nói.Để có thể giải quyết nan đề nầy, chúng ta phải giải thích lời tiên tri Cựu Ước trong ánh sáng mặc khải của Tân Ước.1. Vương quốc của Đấng Christ: Mat Mt 12:22-28 và GiGa 18:33-39 có đề cập đến vương quốc của Đấng Christ:a. Lời công bố về Vương quốc của Đấng Christ: Giăng Báptít, người dọn đường cho Chúa Cứu Thế đã công bố sứ điệp về Nước của Đấng Christ khi rao giảng: “Hãy ăn năn vì Nước Thiên đàng đã đến gần” (Mat Mt 3:2). Chính Chúa Jesus khi bắt đầu chức vụ cũng công bố một sứ điệp tương tự.b. Vương quốc của Đấng Christ đã đến rồi: Khi người Pharisi vu cáo Chúa dùng quyền lực của Satan để đuổi quỷ, Ngài trả lời rằng Ngài đang đuổi qủy bằng quyền năng của Đức Thánh Linh, là bằng chứng cho thấy Nước Chúa đã đến rồi (12:22-28).c. Vua của Vương quốc đã đến: Lý do Vương quốc của Đấng Christ đã đến là vì Vua của Vương quốc đã đến rồi: Vương quốc đã được thể hiện qua Thân vị của Nhà Vua. Chúa Jesus đã chứng tỏ điều đó bởi uy quyền Thiên thượng của Ngài để mọi người có thể thấy đặc tính của Vương quốc: Ngài đã chữa lành người bệnh, làm sạch kẻ phung, bước đi trên mặt nước, dẹp yên cơn bão, hóa bánh nuôi sống con người. . . và tha thứ kẻ có tội.. Phierơ xưng Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời. Nathanaên xưng Ngài là Vua dân Ysơraên. Chúa Jesus cũng xác nhận với Philát rằng Ngài là Vua nhưng Nước Ngài không thuộc về thế gian nầy. . .. Chúa Jesus sinh ra như một vị Vua, hành động như một vị Vua và chết cái chết của một vị Vua. Ngài là Vua của mỗi chúng ta.2. Vương quốc Đức Chúa Trời và Hội Thánh: 10:7-8. Mac Mc 16:15-20. Cong Cv 2:1-36. HeDt 6:4-5 mô tả mối liên hệ giữa Vương quốc Đức Chúa Trời đối với Hội Thánh.

Page 60: Nhung con nguoi mang xu diep

a. Tiếp tục trong Hội Thánh: Vương quốc Đức Chúa Trời trên đất đã bắt đầu với chức vụ của Chúa Jesus khi Ngài bày tỏ quyền năng Thiên thượng. Vương quốc nầy phải được tiếp tục trong chức vụ của Hội Thánh.. Hội Thánh là Thân thể của Đấng Christ: Những gì Ngài đã thực hiện trên đất sẽ được Ngài tái diễn trong Hội Thánh khi Ngài đang ngự ở Thiên đàng.b. Trách nhiệm và đặc quyền: Chúa Jesus không còn ở trên đất để ban phước, chữa lành hay công bố Phúc Âm. Ngài ban trách nhiệm và đặc quyền nầy cho Hội Thánh.. Chúng ta phải để cho Đấng Christ thực hiện các phép lạ của Ngài qua chúng ta, trong Danh Ngài, để tỏ cho thế giới nầy biết rằng Ngài vẫn hiện là Vua của các vua.. Quyền năng làm phép lạ của Chúa Jesus đã được ban cho các môn đồ bởi uy quyền của Ngài khi Ngài bắt đầu sai họ ra đi rao giảng “Nước Thiên đàng đã đến gần” ! (Mat Mt 10:7-8). Sau khi từ kẻ chết sống lại Ngài cũng đã ban chính quyền phép đó cho các môn đồ. Trong Mac Mc 16:15-20, Ngài bảo họ hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người và bởi Danh Ngài, họ phải đuổi qủy và chữa bệnh. . .c. Nếm trước một phần Nước Thiên đàng: Trong đời sống Cơ Đốc hiện nay, chúng ta có thể nếm trải trước một phần Nước Đức Chúa Trời trên đất.. Eph Ep 1:13-14 cho chúng ta biết rằng Đức Thánh Linh chính là “của cầm” hay “lời hứa” về một cơ nghiệp lớn lao sẽ thuộc về chúng ta.. HeDt 6:4-5 cho biết rằng việc nhận lãnh Đức Thánh Linh đưa chúng ta vào sự nếm trải quyền phép của đời sau, dự phần trong Nước Đức Chúa Trời.d. Bày tỏ chính Chúa: Những ơn phước nầy chứng tỏ rằng Nước Đức Chúa Trời đã đến và Chúa Jesus chính là Vua. Điều nầy đã được ứng nghiệm trong ngày lễ Ngũ Tuần.. Phierơ đã cho dân sự biết rằng Chúa Jesus, Đấng họ đã đóng đinh, đã từ kẻ chết sống lại và hiện nay đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời để làm “Chúa và Đấng Christ”.3. Vương quốc Đấng Christ tái lâm: LuLc 19:11-27. RoRm 8:16-23. Chúng ta đã học về Nước Chúa đã đến (Mat Mt 12:28) cùng với Đấng Christ là Vua Nước Thiên đàng đã đến.. Nước Chúa đang được tiếp tục trong Hội Thánh nhờ Đức Thánh Linh khiến chúng ta nếm trước các quyền phép của đời sau.. Như thế Nước hoàn toàn của Chúa vẫn chưa đến. Điều chúng ta có hiện nay trong Đức Thánh Linh chỉ là sự nếm trước về một điều gì đó tốt đẹp hơn còn ở phía trước !a. Thí dụ về những nén bạc: Trong LuLc 19:11-27, Chúa Jesus muốn giải thích rằng Nước Chúa vẫn chưa được ứng nghiệm hoàn toàn.

Page 61: Nhung con nguoi mang xu diep

. Ngài mô tả chính Ngài như một Thái tử đi xứ xa để nhận Nước rồi trở về. Trước khi đi, Ngài giao cho các đầy tớ một số bạc. Khi trở về, Ngài sẽ thưởng phạt các đầy tớ tùy theo cách họ đã sử dụng.. Vì thế, là đầy tớ của Chúa, chúng ta cần phải biết sử dụng tốt nhất những điều Ngài giao cho trong khi chờ đợi Ngài trở lại.b. Các thí dụ khác: Một số các thí dụ khác cũng cho thấy rằng Nước Chúa hiện đang còn ở trong tương lai.. Ví dụ về tiệc yến lớn (14:15-24) và Mười người nữ đồng trinh (Mat Mt 25:1-13) rõ ràng đều nói đến sự hiện đến lần thứ hai của Đấng Christ.c. Các phân đoạn Kinh Thánh khác: Các phân đoạn Kinh Thánh khác cũng dạy dỗ cùng một lẽ thật đó:. IITi 2Tm 4:1: Phao Lô cho biết Chúa Jesus sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết khi Ngài hiện đến. Ở đây, Nước của Đấng Christ và sự hiện đến của Ngài được xem như xảy ra cùng một lúc.. Gia Gc 2:5 cho biết những Cơ Đốc nhân là kẻ nghèo trong đời nầy lại là những người sẽ kế tự Nước Đấng Christ đã hứa. Nghĩa là Nước Đấng Christ vẫn chưa đến.. IIPhi 2Pr 1:11 nhắc nhở chúng ta rằng một ngày kia, chúng ta sẽ bước vào Nước đời đời của Đức Chúa Jesus Christ là Chúa và Cứu-Chúa của mỗi chúng ta.. RoRm 8:16-23 cho biết rằng không những Cơ Đốc nhân mà mọi tạo vật đều trông đợi để được buông tha và hưởng tự do vinh hiển của Chúa.. IGi1Ga 3:2-3 cho biết khi Chúa trở lại, chúng ta sẽ trở nên giống như Chúa vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy.

II. VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC BÀY TỎ Tân Ước trình bày sự ứng nghiệm của Vương quốc Đức Chúa Trời trong ba giai đoạn:. Sự ứng nghiệm quá khứ trong chức vụ của Chúa Jesus trên đất.. Sự ứng nghiệm hiện tại trong chức vụ của Hội Thánh.. Sự ứng nghiệm tương lai khi Chúa Jesus sẽ tái lâm: Đây là sự ứng nghiệm hoàn toàn.Cần lưu ý một số lời tiên tri được ứng nghiệm hoàn toàn cho sự tái lâm của Đấng Christ lại có thể ứng dụng cho lần đến thứ nhất của Ngài hoặc cho Hội Thánh . . . Vì thế, hãy tập trung vào những ơn phước Đức Chúa Trời dành cho Ysơraên, cho Hội Thánh và cho cả thế giới trong Nước vinh hiển của Ngài.1. Những ơn phước của Nước Chúa trên dân Ysơraên: EsIs 60:1-22.a. Tổng quan: Thật khó để xác định đúng tương lai của Ysơraên trong chương trình và ý định của Đức Chúa Trời: Một số lời hứa dành cho

Page 62: Nhung con nguoi mang xu diep

Ysơraên có thể ứng nghiệm cho tuyển dân Ysơraên thuộc linh là Hội Thánh trong khi phần còn lại chỉ đúng cho dân Ysơraên mà thôi !b. Bố cục: 60:1-22 có thể được chia làm ba phần:- Câu 1-3: Dễ áp dụng cho Hội Thánh vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời thật đã mọc lên trên Hội Thánh và các dân tộc đều đến cùng sự sáng của Tin Lành.- Câu 4-18: Chỉ áp dụng cho dân Ysơraên vì dường như rất ít ứng dụng cho Hội Thánh, mặc dù có người nghĩ rằng “vàng và nhũ hương” trong câu 6 là lời tiên tri về những món quà mà các nhà thông thái đã dâng tặng cho Chúa Jesus ? Theo nghĩa đen, Ysơraên sẽ thịnh vượng lạ lùng:. Sự giàu có của hết thảy các nước sẽ đến với họ (5, 6, 11).. Hết thảy các dân sẽ xây lại tường thành Ysơraên vì Chúa bênh vực họ.. Hết thảy các dân sẽ tôn kính họ, cúi xuống và qùy lạy dưới chân họ.- Câu 19-22: Ám chỉ đến Thiên đàng khi Chúa Jesus tái lâm.c. Sứ điệp trung tâm: Sứ điệp trung tâm của phần Kinh Thánh nầy là Đức Chúa Trời sẽ đem dân sự Ngài trở về và đổ ơn phước của Ngài trên họ. Họ sẽ sống trong sự thạnh vượng và chiến thắng vì mọi điều Chúa đã làm cho họ. Họ sẽ được công nhận là dân sự của Đức Chúa Trời. Những ngày than thở sẽ kết thúc khi ánh sáng Chúa luôn chiếu trên họ.. Như thế, trong Nước của Chúa thật sẽ có những phước hạnh lạ lùng cho hết thảy những ai là dân sự Ngài.2. Những ơn phước của Nước Chúa trên Hội Thánh: 12:1-6 chắc chắn sẽ được ứng nghiệm khi Chúa Jesus tái lâm. Tuy nhiên nó có một ý nghĩa tuyệt vời dành cho Hội Thánh của Đấng Christ hiện nay. Đây là lời tiên tri kỳ diệu về cách Cơ Đốc nhân phải ngợi khen Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi Ngài đã ban cho:a. Sự ngợi khen Đức Chúa Trời cách cá nhân vì được cứu rỗi (12:1-3): Chủ đề sự cứu rỗi cá nhân được nhắc đến ba lần. Tại đây chúng ta có thể thấy bảy phương diện của sự cứu rỗi cá nhân khiến chúng ta vui mừng ngợi khen Chúa:1. Được tha thứ: Cơn giận của Chúa đã lánh khỏi chúng ta (c. 1).2. Được an ủi: Ngài đã yên ủi chúng ta (c. 1). Thánh Linh là Đấng yên ủi.3. Được bình an: Chúng ta không cần phải lo lắng về ngày mai (c. 2).4. Được sức mạnh: Đức Chúa Trời là sức mạnh của chúng ta (c. 2).5. Được ngợi khen Chúa: Chúng ta có bài ca để hát (c. 2).6. Được vui mừng: Sự cứu rỗi đem lại sự vui mừng lớn nhất (c. 3).7. Được thỏa lòng: Múc nước là nhận sự thỏa lòng từ sự cứu rỗi (c. 3).b. Sự ngợi khen Đức Chúa Trời của Hội Thánh (12:4-6): Ba câu còn lại trình bày ba vấn đề quan trọng về sự ngợi khen Chúa:1. Chúng ta ngợi khen Chúa bằng cách nào? Chúng ta có thể ngợi khen Chúa

Page 63: Nhung con nguoi mang xu diep

bằng ba cách:- Chúng ta làm chứng về Chúa (c. 4).- Chúng ta ca hát cho Chúa (c. 5).- Chúng ta kêu lớn tiếng lên bày tỏ niềm vui vì cớ Chúa (c. 6).2. Chúng ta phải làm chứng về điều gì?- Chúng ta phải làm chứng về những việc Ngài đã làm (c. 4).- Chúng ta phải làm chứng về sự kiện Danh Ngài được tôn cao hơn bất cứ một danh nào khác (c. 4).3. Vì sao chúng ta ngợi khen Chúa? Chúng ta phải ngợi khen Chúa vì cớ:- Ngài đã làm những công việc rực rỡ, toàn hảo (c. 5).- Ngài là Đấng Thánh của Ysơraên, là Đấng Vĩ đại (c. 6).- Ngài là Đấng Thánh của Ysơraên đang ở giữa chúng ta (c. 6).Chúng ta đã nhận được sự cứu rỗi thật kỳ diệu ! Chúng ta phải ngợi khen Chúa về điều nầy suốt cuộc đời với mọi phương tiện, trong mọi lãnh vực của đời sống để phục vụ Chúa, tôn cao Danh Ngài.