182
Phương Pháp Học Kinh Thánh Tác giả: Robert A. Traina LỜI NÓI ĐẦU Người ta có thể đặt câu hỏi “Quyển Kinh Thánh của bạn đang bị đóng bụi đến mức nào?” với nhiều người vốn không cảm thấy xấu hổ vì mình có một quyển Kinh Thánh riêng, nhưng vì nó là một quyển sách mà mình mù tịt - ngoài tên một vài nhân vật, vài chương, vài câu rải rác hiếm hoi mà mình được nghe người khác đề cập. Trong quyển sách ông viết, Giáo sư Robert A.Traina đã tạo cảm hứng cho độc giả phủi bụi, mở Kinh Điển ra để từng trải cuộc phiêu lưu đầy niềm vui mình tìm được trong việc nghiên cứu nhiều loại văn chương hết sức đa dạng trong Cựu và Tân ước bằng cách bám sát một kế hoạch nghiên cứu nhất định nào đó. Sự kích thích trí thức, phần cảm hứng thuộc linh và sức thúc giục muốn chia xẻ từng trải với người khác mà người nghiên cứu Kinh Thánh được hưởng khi theo sát những lời chỉ giáo sau đây trong quyển sách này sẽ báo đáp xứng đáng cho những giờ nỗ lực nghiên cứu. Tác giả không đề nghị một phương pháp dễ dãi như “Hãy nếm thử món nước xốt trái táo này xem sao” nhưng là một phương pháp kích thích được người ta rất nhiều, là “hãy trồng cây” để tự mình khám phá ra nhiều kho báu quan trọng và giấu kín của một nền văn chương trải qua nhiều thế kỷ như được tìm thấy trong Kinh Thánh. Tác giả có đầy đủ tư cách của một học giả hàng đầu về phương pháp, vì bản thân ông vốn là một sinh viên ưu tú tại Chủng viện Thánh kinh New York. Ông cũng là một giáo sư từng tạo được cảm hứng cho các sinh viên của mình trong việc dạy bảo người khác. Trong số đó, nhiều vị cả nam lẫn nữ hiện đang được nhiều trường đại học tại nhiều quốc gia và cả tại Hoa Kỳ đòi hỏi, và nhiều sinh viên khác nữa đang muốn được hướng dẫn vào việc tiếp cận Kinh Thánh một cách đầy phấn khởi và thỏa đáng. Độc giả cần ghi khắc luôn vào tâm trí phần nguyên tắc căn bản của chủ đích mà quyển sách này nhằm vào, tức là phương pháp nghiên cứu vốn không phải là cứu cánh của chính nó, mà chỉ là một phương tiện nhằm vào một cứu cánh. Thật vậy, cần phải nhớ rằng bản thân bộ Kinh điển cũng chỉ là “một tấm bảng chỉ đường đến ngôi nhà tạm trú”, dẫn người ta đến chỗ có được mối liên hệ mật thiết hơn với Chúa Cứu Thế hằng sống, Đấng vốn là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu tiên và Cuối cùng. Giáo sư William Lyon Phelps có lần đưa tờ Nữu ước Thời báo ấn hành vào lúc sáng sớm và bảo với đám cử tọa của mình “Kinh Thánh còn cập nhật hóa

Phuong phap hoc kinh thanh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phuong phap hoc kinh thanh

Phương Pháp Học Kinh Thánh Tác giả: Robert A. Traina

LỜI NÓI ĐẦU

Người ta có thể đặt câu hỏi “Quyển Kinh Thánh của bạn đang bị đóng bụi đến mức nào?” với nhiều người vốn không cảm thấy xấu hổ vì mình có một quyển Kinh Thánh riêng, nhưng vì nó là một quyển sách mà mình mù tịt - ngoài tên một vài nhân vật, vài chương, vài câu rải rác hiếm hoi mà mình được nghe người khác đề cập.Trong quyển sách ông viết, Giáo sư Robert A.Traina đã tạo cảm hứng cho độc giả phủi bụi, mở Kinh Điển ra để từng trải cuộc phiêu lưu đầy niềm vui mình tìm được trong việc nghiên cứu nhiều loại văn chương hết sức đa dạng trong Cựu và Tân ước bằng cách bám sát một kế hoạch nghiên cứu nhất định nào đó. Sự kích thích trí thức, phần cảm hứng thuộc linh và sức thúc giục muốn chia xẻ từng trải với người khác mà người nghiên cứu Kinh Thánh được hưởng khi theo sát những lời chỉ giáo sau đây trong quyển sách này sẽ báo đáp xứng đáng cho những giờ nỗ lực nghiên cứu. Tác giả không đề nghị một phương pháp dễ dãi như “Hãy nếm thử món nước xốt trái táo này xem sao” nhưng là một phương pháp kích thích được người ta rất nhiều, là “hãy trồng cây” để tự mình khám phá ra nhiều kho báu quan trọng và giấu kín của một nền văn chương trải qua nhiều thế kỷ như được tìm thấy trong Kinh Thánh.Tác giả có đầy đủ tư cách của một học giả hàng đầu về phương pháp, vì bản thân ông vốn là một sinh viên ưu tú tại Chủng viện Thánh kinh New York. Ông cũng là một giáo sư từng tạo được cảm hứng cho các sinh viên của mình trong việc dạy bảo người khác. Trong số đó, nhiều vị cả nam lẫn nữ hiện đang được nhiều trường đại học tại nhiều quốc gia và cả tại Hoa Kỳ đòi hỏi, và nhiều sinh viên khác nữa đang muốn được hướng dẫn vào việc tiếp cận Kinh Thánh một cách đầy phấn khởi và thỏa đáng.Độc giả cần ghi khắc luôn vào tâm trí phần nguyên tắc căn bản của chủ đích mà quyển sách này nhằm vào, tức là phương pháp nghiên cứu vốn không phải là cứu cánh của chính nó, mà chỉ là một phương tiện nhằm vào một cứu cánh. Thật vậy, cần phải nhớ rằng bản thân bộ Kinh điển cũng chỉ là “một tấm bảng chỉ đường đến ngôi nhà tạm trú”, dẫn người ta đến chỗ có được mối liên hệ mật thiết hơn với Chúa Cứu Thế hằng sống, Đấng vốn là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu tiên và Cuối cùng.Giáo sư William Lyon Phelps có lần đưa tờ Nữu ước Thời báo ấn hành vào lúc sáng sớm và bảo với đám cử tọa của mình “Kinh Thánh còn cập nhật hóa

Page 2: Phuong phap hoc kinh thanh

hơn cả tờ nhật báo này nữa”. Nếu bạn chịu khó theo đuổi những điều gợi ý trong quyển sách này, bạn sẽ có thể dễ dàng chứng minh được cho một lời phát biểu như thế.Caroline L.PalmerNew York, New York tháng Năm, 1952

LỜI TRI ÂN CỦA TÁC GIẢ

Tác giả xin tri ân sâu sắc rất nhiều người về nhiều sáng kiến trong quyển sách này. Một trong số những nhân vật chủ yếu đó là Tiến sĩ Caroline L.Palmer, vị giáo sư và là người chịu trách nhiệm về phần lớn những gì tác giả được biết và đã vui lòng viết Lời Nói Đầu cho quyển sách này.Nếu phần vay mượn của từng cá nhân đều có thể được trả lại thật phải lẽ và đúng lúc thì thật là lý tưởng, nhưng vì nhiều lý do hết sức rõ ràng, điều đó đã không thể nào thực hiện được. Tuy nhiên, tác giả hi vọng rằng quyển sách nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của những người có các sáng kiến đã đươc mình sử dụng, do đó cũng biện minh được cho cách mình đã tự do sử dụng các phát kiến ấy.

NỘI DUNG

Dẫn Nhập Chương 1: QUAN SÁT Chương 2: GIẢI NGHĨA Chương 3: ỨNG DỤNG Tóm tắt Phụ lục Sách Tham khảo

DẪN NHẬP

A. Tại sao ta lại làm như thế? - Nhu cầu và phương thuốcB. Nó là gì? - Định nghĩa việc Nghiên cứu Kinh Thánh theo đúng phương phápC. Phía sau đó có gì? - Các tiền đề căn bản1. Kinh Thánh xứng đáng được nghiên cứu

Page 3: Phuong phap hoc kinh thanh

2. Vài yếu tố đặc sắc của việc nghiên cứu Kinh Thánh đúng phương phápa. Nghiên cứu Kinh Thánh theo phương pháp Quy nạpb. Nghiên cứu Kinh Thánh trực tiếp, độc lậpc. Nghiên cứu Kinh Thánh về mặt văn chươngd. Nghiên cứu Kinh Thánh về phương diện tâm lýe. Nghiên cứu Kinh Thánh nhằm mục đích xây dựngf. Nghiên cứu Kinh Thánh một cách toàn diệng. Nghiên cứu Kinh Thánh bằng tấm lòng chân thànhh. Nghiên cứu Kinh Thánh để đồng hóai. Nghiên cứu Kinh Thánh với thái độ tôn kínhD. Tôi sẽ sử dụng nó như thế nào? - Một bảng liệt kê các gợi ýCác chú thích.

A. TẠI SAO TA LẠI LÀM NHƯ THẾ? - Nhu cầu và phương thuốc.Có một số điểm giống nhau gây kinh ngạc giữa một thám tử tài ba và một nhà nghiên cứu Kinh Thánh có hiệu năng.Một thám tử giỏi phải có tài trong một số kỹ thuật, như biết phải tìm các đầu mối ở đâu và phải có những biện pháp nào để tìm ra chúng. Thí dụ anh ta phải biết rõ tầm quan trọng của những yếu tố như dấu tay hay các xét nghiệm về trọng lượng liên hệ với việc truy tìm tội phạm. Rồi một khi đã tìm được chứng cứ, anh ta phải có khả năng giải thích nó thật phải lẽ, phải biết kết hợp chúng lại với nhau hầu khám phá ra cái khuôn mẫu theo đó mọi việc đã xảy ra, phải đánh giá nó và rút từ đó ra những kết luận có giá trị. Và tất cả công việc đó của nhà thám tử đều có hệ thống. Anh ta theo đuổi trong phạm vi mình có thể làm được một tiến trình có trật tự mà mình nhận thấy là phù hợp nhất để tìm ra thủ phạm. Bằng mọi cách, anh ta phải tránh chuyện ngẫu nhiên, tình cờ vì biết rằng chuyện cầu may không dẫn tới việc phát giác hữu hiệu được.Thế nhưng có một sự thật là quá nhiều người nghiên cứu Kinh Thánh lại tiếp cận nhiệm vụ của họ theo cách mà một thám tử tài ba chẳng bao giờ làm, nghĩa là bằng phương pháp cầu may, bằng cách mò mẫm được chăng hay chớ. Họ không có một kế hoạch hành động có thứ tự, được suy đi tính lại, cân nhắc hết sức kỹ càng. Họ có khuynh hướng noi theo các ngẫu hứng thất thường có thể xảy ra rồi chỉ một khoảnh khắc sau đó, lại thay đổi ngay.Nhược điểm này không phải chỉ có ở các tín đồ thường, là nơi người ta có thể trông đợi sẽ gặp nó, mà cả nơi nhiều người từng được đào tạo đặc biệt trong lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh nữa. Một trong những lý do chủ yếu của sự kiện này, là nhu cầu về phương pháp thường không được nhận thấy, mà hậu quả là người sinh viên không được chỉ dạy để biết phân tích tiến

Page 4: Phuong phap hoc kinh thanh

trình lý giải, nhằm khai triển một phương pháp thấu đáo, hợp lý, theo từng bước một mà người ấy có thể dùng để giải nghĩa bất luận một khúc Kinh điển nào. Một trong những hậu quả của một sơ sót như thế là bị mất thì giờ, thiếu chính xác và nông cạn.Những niềm tin vừa kể trên cùng với những niềm tin có liên hệ khác nữa đã đưa tới phần chuẩn bị cho cuộc thảo luận sắp được nêu ra đây, trong đó tác giả trình bày một bảng phân tích chi tiết tiến trình nghiên cứu Kinh Thánh từng làm cơ sở cho nỗ lực cá nhân nhằm khai triển một phương pháp tiếp cận các khúc Kinh Thánh một cách có hệ thống. Tác giả không hề có ảo tưởng rằng quyển sách này hàm chứa một phương thuốc trị bá bệnh, bảo đảm chữa trị được cho mọi khuyết điểm, mọi thói xấu trong việc nghiên cứu Kinh Thánh. Tác giả cũng không dám mơ ước rằng những gì mình nhận thấy là có ích lợi trong tư tưởng và công tác riêng tư, cũng sẽ được độc giả nhắm mắt áp dụng ngay, vì nói cho cùng, thì tinh thần làm việc theo đúng phương pháp là một vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, tác giả hi vọng tập tài liệu này có thể góp một phần nhỏ mọn nào đó để gợi ý cho độc giả về quan niệm nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp, có hệ thống, đồng thời với việc ý thức được tầm quan trọng của nó. Nếu được như thế, số thì giờ chúng tôi đã dành ra để soạn thảo quyển sách đã không phải là bị phung phí đi vậy.B. NÓ LÀ GÌ? - Định nghĩa việc nghiên cứu Kinh Thánh theo đúng phương pháp.Tuy mấy lời phát biểu trên đây đã nói lên được đôi điều về ý nghĩa của việc nghiên cứu Kinh Thánh theo đúng phương pháp, chúng tôi xin định nghĩa rốt ráo hơn nữa để biết chắc là sự việc đã trở thành thật rõ ràng.Muốn tìm hiểu thấu đáo ý nghĩa của từ ngữ “có phương pháp” - (methodical) chúng ta cần khảo xét trước hết ý nghĩa của danh từ “phương pháp” - (method). Danh từ “phương pháp” được căn cứ trên từ ngữ Hi văn methodos, nghĩa đen là “một con đường, một nẻo đường để chuyển vận”. Theo nghĩa đó, xin lưu ý thật cẩn thật các định nghĩa sau đây cho chữ “phương pháp”.Phương pháp có thể nói lên một phương thức hoặc trừu tượng hoặc cụ thể, nhưng trong cả hai trường hợp nó đều hàm ý là một sự sắp xếp có thứ tự, hợp lý và hữu hiệu, như các ý niệm của một người nhằm đưa ra một phần trình bày giải thích hay một luận cứ, hoặc các bước phải noi theo trong việc dạy bảo, một cuộc điều tra nghiên cứu... hay trong bất kỳ một loại hay một công việc nào (1).Về cơ bản, phương pháp chỉ là cách làm việc cần noi theo trong một trường hợp nhất định nào đó... Các bước chủ yếu cần phải noi theo... và những điểm tối quan trọng trong đó các điều kiện phát triển phải được cẩn thận duy trì và nuôi dưỡng (2). Vậy, nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp liên

Page 5: Phuong phap hoc kinh thanh

hệ với nẻo đường thích hợp cần phải noi theo hầu đạt tới chân lý của Kinh điển. Nói rõ hơn nữa, nó bao gồm việc phát giác ra những bước nào là cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của mình, và cách sắp xếp chúng sao cho thật hợp lý và kiến hiệu.Để minh họa, ta có thể rút ra những điểm giống nhau giữa công tác nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp với việc làm bánh. Dưới đây là phương pháp làm loại bánh nướng vàng. Xin lưu ý những điểm giống nhau giữa nó với việc nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp theo hai câu định nghĩa vừa được nêu ra ở phần trên.1. Thoa dầu và bột vào một khuôn 8x82. Rây vào trong tô trộn:- 13/8 tách bột rây- 2 muỗng trà bột nổi- 1/2 muỗng trà muối3. Thêm 1/3 tách shortening4. Đổ vào 2/3 tách sữa- 1 muỗng trà va-ni5. Đánh lên 2 phút6. Thêm 1 quả trứng to7. Đánh lên thêm 2 phút8. Đổ tất cả vào khuôn đã chuẩn bị sẵn và nướng 30 phút ở nhiệt độ 350độChắc bạn đã nhận thấy thế nào phương pháp làm bánh chỉ cho người ta phải noi theo một số các bước, như sử dụng những thành phần chất liệu nào, hoà trộn chúng, và đặt khuôn bột bánh vào lò ở một nhiệt độ nào đó và bao lâu. Nếu muốn làm được loại bánh đặc biệt đó, người ta phải theo đúng các bước thiết yếu ấy. Tuy nhiên, không phải chỉ có những bước đặc thù ấy là cần thiết mà thôi, nhưng điều cũng vô cùng quan trọng là phải thực hiện theo đúng thứ tự đã được gợi ý. Vì nếu các thứ tự đều bị đảo ngược trong việc pha trộn bột bánh trước khi nó được đem nướng, thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại. Cũng vậy, nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp bao gồm hai yếu tố cần thiết: thứ nhất, một số các bước phải noi theo (nội dung), và thứ hai, một cách sắp xếp nào đó (thứ tự). Không thể bỏ đi một yếu tố nào trong số đó, nếu ta muốn cho việc tiếp cận của mình là đúng phương pháp. Do đó, câu hỏi mà chúng ta phải tự đặt ra cho mình gồm hai phương diện “Đâu là các bước cần phải noi theo, và theo trật tự hay cách sắp xếp nào, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu là nghiên cứu Kinh Thánh cho có kết quả?” (3)C. PHÍA SAU ĐÓ CÓ GÌ? - Các tiền đề căn bản.Ẩn bên dưới việc nghiên cứu Kinh Thánh đúng phương pháp là một số các định đề (postulates). Người ta sẽ không tìm cách chứng minh các định đề

Page 6: Phuong phap hoc kinh thanh

này một cách dứt khoát, vì cả khi có thể làm được công việc ấy, thì chỉ riêng cái công việc ấy mà thôi cũng phải viết ra cả một quyển sách hoặc nhiều quyển sách rồi. Mục đích chủ yếu ở đây là chỉ nêu chúng ra càng rõ ràng, ngắn gọn được chừng nào càng tốt chừng nấy (4).1. Kinh Thánh đáng được học hỏi nghiên cứu.2. Việc nghiên cứu Kinh điển đúng phương pháp đòi hỏi một số các yếu tố.Các yếu tố này sẽ được thảo luận như là những đặc điểm của việc nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp.a. Nghiên cứu Kinh Thánh theo phương pháp Quy nạp. Có một điều kiện cho việc tiếp cận một cách có phương pháp, ấy là về bản tính, nó phải phù hợp với đối tượng, với mục tiêu nhằm vào, vì đó chính là phương tiện để đạt mục tiêu. Thí dụ phương pháp đúng để ném quả bóng dã cầu - ngoài nhiều cử động khác ra - là phải cầm quả bóng thật chắc đưa cánh tay ra phía sau rồi ném quả bóng về phía trước bằng cách vung cánh tay lên thật mạnh. Điều này nhất thiết phải được làm cho đúng, vì nó chính là tính chất của việc ném một quả bóng dã cầu. Vậy, muốn cho một phương pháp tiếp cận Kinh điển nào đó có giá trị, nó phải có bản chất giống như bản chất của chính Kinh điển.Kinh điển, vốn phân biệt với người giải kinh, và không phải là một thành phần chính thức của người ấy. Nếu các chân lý của Kinh Thánh đã nắm sẵn trong người ta rồi, thì chẳng cần gì phải có Kinh Thánh và bộ sách ấy sẽ là dư thừa. Nhưng sự kiện là Kinh Thánh là một bộ phận văn học khách quan, sở dĩ có là vì con người cần phải biết một số chân lý mà con người không thể tự biết được, và phải đến với nó từ bên ngoài. Hệ quả là, nếu phải khám phá cho ra các chân lý nằm trong bộ phận văn học khách quan kia, con người phải sử dụng một phương pháp tiếp cận phù hợp với nó về bản tính, nghĩa là một phương pháp tiếp cận khách quan.Có hai cách tiếp cận chính được mở ra cho người nghiên cứu Kinh Thánh. Một là diễn dịch pháp (deduction), bắt đầu bằng việc tổng quát hóa rồi truyền sức hậu thuẫn của mình cho những trường hợp riêng biệt. Tự bản tính của nó, diễn dịch pháp có khuynh hướng chủ quan và có định kiến. Nó tạo ra những người nắm quyền độc tài đối với Kinh điển chớ không phải là những người biết lắng nghe Kinh điển. Do đặc tính khách quan của văn chương trong Kinh điển, một phương pháp tiếp cận như thế là không phù hợp với Kinh Thánh, và do đó, là không đúng phương pháp. Mặt khác, phương pháp đối lập với nó, quy nạp pháp (induction) thì khách quan và vô tư, vì nó chỉ đòi hỏi ta trước hết là khảo xét các điểm riêng biệt của Kinh điển, rồi các kết luận của ta đều được căn cứ trên các điểm cá biệt đó. Một phương pháp như thế là đứng đắn vì vốn có tính cách khách quan, phù hợp với bản tính khách quan của Kinh điển. Nó tạo ra những con người chịu lắng nghe chớ không

Page 7: Phuong phap hoc kinh thanh

phải là những người chỉ biết nói ra mà thôi, và bản tính của Kinh điển đòi hỏi những con người biết lắng nghe. Vậy, nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp, là nghiên cứu theo quy nạp pháp, vì trong trường hợp này, theo quy nạp pháp là đúng phương pháp.Trong phương trình phương pháp thích hợp và quy nạp pháp này, phải có hai phẩm cách (qualifications = phẩm tính, phẩm chất, đặc tính). Một là chẳng hề có quy nạp pháp nào là thuần túy cả. Khi ta nói về một cách tiếp cận bằng quy nạp pháp, thì điều đó chỉ có nghĩa là nó tương đối theo quy nạp pháp mà thôi. Cùng một nguyên tắc ấy cũng áp dụng cho diễn dịch pháp nữa. Điểm thứ hai là hệ quả của điểm trước. Vì chẳng hề có quy nạp pháp thuần tuý, nên cũng không có khách quan tính tuyệt đối. Gamaliel Dradford từng nhận xét thật sáng suốt rằng “Chỉ có những người tưởng rằng họ vô tư, và những người biết rằng họ không vô tư mà thôi”. Tuy nhiên, một phương pháp nhấn mạnh trên quy nạp pháp đến mức tối đa, sẽ dễ tạo ra những nhà giải kinh vô tư và chính xác hơn bất kỳ một phương pháp tiếp cận nào khác.b. Nghiên cứu Kinh Thánh trực tiếp, độc lập. Hãy tạm cho rằng quy nạp pháp là cách tiếp cận Kinh điển một cách có phương pháp, vấn đề từ đó nảy sinh sẽ là đâu là các phương tiện nhằm khám phá ra các sự kiện cá biệt để ta có thể dùng làm cơ sở cho các kết luận của mình.Dường như điều hợp lý để cho rằng phương pháp hay nhất để bảo đảm cho việc khám phá ra các điểm cá biệt, là nghiên cứu một cách trực tiếp và độc lập chính các điểm cá biệt ấy. Như thế, chính bộ Kinh Thánh chớ không phải là những quyển sách viết về Kinh Thánh, mới là bộ sách giáo khoa căn bản cho người nghiên cứu Kinh Thánh. Việc nhấn mạnh như thế vào quyền ưu tiên của việc nhận xét trực tiếp giúp nhà giải kinh trở thành quen biết với tinh thần của các trước giả viết Kinh điển (5), khiến ông ta có thể có được cách suy tư độc sáng (orginal) và cung cấp cho ông ta một cơ sở để phán đoán giá trị của nhiều nguồn tài liệu rất khác nhau và thường thường lại trái ngược, xung đột nhau.Việc nhấn mạnh trên quyền ưu tiên của phương pháp nghiên cứu trực tiếp này không hề hàm ý rằng không nên khảo cứu thật kỹ các bộ sách chú giải. Trái lại, khi được thực hiện đúng cách, nó vốn được thừa nhận là một bước tiến cần thiết trong cách tiếp cận một cách có phương pháp. Spurgeon đã vạch ra rất đúng rằng “có hai sai lầm trái ngược nhau bám sát người nghiên cứu Kinh điển: khuynh hướng chỉ lợi dụng các tài liệu hoặc ý kiến của những người khác, và không chịu lợi dụng bất cứ một điều gì của người khác cả” (6).Vì Kinh Thánh vốn có nhiều hình thức, nhiều phương diện, cho nên cần phải quyết định xem nên lợi dụng phương diện, hình thức nào. Việc lựa chọn tùy

Page 8: Phuong phap hoc kinh thanh

thuộc các đòi hỏi của cá nhân nhà giải kinh; vì nếu chính ông ta phải tìm kiếm các điểm cá biệt, thì ông ta phải có trong tay một công cụ để sử dụng. Cho nên trong phần lớn các trường hợp, một quyển Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ là thích hợp nhất cho giai đoạn đầu tiên của việc nghiên cứutheo quy nạp pháp. Điều này sở dĩ đúng, vì người học hỏi nghiên cứu trung bình thường không đủ chuyên môn trong các nguyên văn để có thể sử dụng chúng thật thông thạo. Và vì các bản dịch vốn là công tác của các nhà chuyên môn thuộc lãnh vực ấy, nên chắc chắn là phần đông những người học hỏi nghiên cứu Kinh điển sẽ không có khả năng để cải thiện chúng hay ít ra cũng chẳng cải thiện được nhiều lắm. Hơn nữa, con người ta vẫn suy nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ của mình, do đó, cũng sẽ học hỏi được dễ dàng hơn khi sử dụng loại ngôn ngữ thông dụng. Cũng còn sự kiện là tiếng mẹ đẻ giúp người ta nhìn thấy các mối liên hệ rộng rãi hơn, điều rõ ràng là không thể nào có được khi sử dụng các nguyên văn. Vì các lý do vừa kể và nhiều lý do khác nữa, phần thảo luận đưa ra tiếp theo đây sẽ đặt trên cơ sở là niềm tin rằng bước đầu tiên để tiếp cận Kinh điển một cách có phương pháp phải là việc nghiên cứu trực tiếp và độc lập bằng ngôn ngữ thông dụng. Điều này không hề hàm ý việc phủ nhận sự hỗ trợ vô giá mà việc sử dụng nguyên văn có thể cung cấp cho. Mặt khác, người ta nhận thấy rằng việc sử dụng trực tiếp và độc lập ngôn ngữ thông dụng thường khiến mình quan tâm tìm hiểu nguyên văn (7)c. Nghiên cứu Kinh Thánh về phương diện văn chương. Nghiên cứu văn chương trong Kinh Thánh cho thấy Kinh điển bao hàm một nền văn học lỗi lạc và do đó, cũng được cai trị bởi các định luật vẫn cầm quyền kiểm soát tất cả các nền văn học lớn. Các sự kiện này là quyết lệnh dạy người học hỏi nghiên cứu Kinh điển phải kết thân và chịu sự hướng dẫn của các quy luật của văn học. V.Ferm vạch rõ:Kinh Thánh nói chung là văn học cao cấp và việc nghiên cứu tính cách cao siêu vĩ đại trong các quyển sách, nghiên cứu về bản tính của thiên tài về thi ca và các quá trình sáng tạo ra nó, ít ra cũng cần thiết cho việc thật sự thông suốt sách ấy ngang hàng với việc đào tạo nhà phê bình lịch sử (8).Thiết tưởng cần lưu ý rằng tiền đề này vốn được đặt trên cơ sở là niềm tin quyết tuy Kinh điển có nội dung và một bức thông điệp độc nhất vô nhị, bộ sách ấy vốn cũng giống như các sách văn học khác về hình thức, vì nó cũng gồm có phần giao lưu ngôn ngữ bằng chữ viết. Nếu điều đó là đúng, thì phần hình thức của văn chương cũng thực hiện các chức năng đối với các tư tưởng, các ý niệm của Kinh Thánh, y như nó vẫn thực hiện đối với các ý niệm, các tư tưởng không phải là Kinh Thánh, nghĩa là nó là một phương tiện truyền thông, giao lưu mà hệ quả thì nó cũng chính là một phương tiện để lý giải nữa. Do đó, việc một người cần phải quan tâm đến các phẩm chất văn chương của Kinh điển nếu muốn tiếp cận bộ sách ấy một cách có

Page 9: Phuong phap hoc kinh thanh

phương pháp, là rất cần thiết vậy.d. Nghiên cứu Kinh Thánh về phương diện tâm lý. Kinh Thánh không phải là một văn bản trừu tượng về tôn giáo, cũng không phải là một bộ lịch sách ghi ra các sự kiện và tín ngưỡng tôn giáo. Về bản tính, nó có tính cách tâm lý. Do đó, phương pháp tiếp cận của nhà giải kinh phải luôn luôn lưu ý đến phương diện thực nghiệm của Kinh điển. V.Ferm đã viết đoạn sau đây trước câu phát biểu đã được trích dẫn ở phần trên:Phần lớn Kinh Thánh, cả Cựu lẫn Tân ước đều có đặc tính của thi ca, và phần lớn những gì không hoàn toàn có hình thức thi ca cũng đều được linh cảm (inspired = cảm hứng) do cảm xúc sâu sắc và có phẩm chất vĩ đại của văn chương. Tôi nhận thấy mình đã được tưởng thưởng xứng đáng khi tiếp cận Kinh Thánh với niềm tin quyết rằng đó là một loại văn học vĩ đại, rằng người ta phải hưởng thụ thưởng thức, chớ không phải chỉ tìm hiểu nó mà thôi, hay nói cho đúng hơn là người ta sẽ không thể nào thật sự hiểu được nó nếu không thêm vào đó sự hiểu biết về nhiều sự kiện từ bên ngoài, có thể giúp chúng ta nhìn thấy từng quyển sách một tại vị trí nguyên thủy với chủ đích trực tiếp của nó (thêm vào đó) một cái nhìn thông tuệ đầy ưu ái vào tâm hồn của trước giả, một sự thông cảm có ít kiến thức về các sự việc sự vật hơn là sự hiểu biết của một con người về những con người (9).e. Nghiên cứu Kinh Thánh nhằm mục đích xây dựng. Có người đã nhận xét rất đúng rằng “Hiện nay là thời mà những chiều kích vô hạn trong Thánh điển đã vượt khỏi tầm nhìn của chúng ta, trong khi đôi mắt mang kính của chúng ta lại chăm chú vào các tiểu tiết”. Vì có sự hiện diện của khuynh hướng này và các nguy cơ gắn liền với nó, những người nghiên cứu Kinh Thánh chúng ta đã được lệnh nghiêm ngặt là phải tập trung chú ý vào những gì tích cực, rõ rệt và hiển nhiên là có tích cách căn bản. Công tác giải kinh tất nhiên là có nhiều vấn đề, nhưng chúng ta không cần và không nên để cho nó chiếm mất phần lớn thì giờ của chúng ta. Vì như có người đã nhận định, điều khiến chúng ta bận tâm không phải là những thành phần trong Kinh Thánh mà chúng ta không hiểu, nhưng là những thành phần mà chúng ta hiểu được.f. Nghiên cứu Kinh Thánh một cách toàn diện. Về mặt lý tưởng mà nói, nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp phải là làm công tác nghiên cứu theo hai phương diện, một là bằng mọi phương tiện, nghĩa là bằng bất cứ cách nào hữu ích mà chúng ta có thể sử dụng để nghiên cứu chân lý của Kinh điển, và hai là về phạm vi, tầm hạn - nghĩa là phải nắm vững toàn bộ Kinh điển, thấu triệt chủ đích của từng quyển sách một của toàn bộ Kinh điển (10).g. Nghiên cứu Kinh Thánh bằng tấm lòng chân thành Đặc điểm này đã được đề cập trong phần thảo luận về quy nạp pháp, nhưng

Page 10: Phuong phap hoc kinh thanh

nó rất quan trọng đến độ chúng ta có thể nhắc lại. Khi tiếp cận Kinh điển, người ta “không nên thêm bất cứ điều gì vào đó, mà trái lại, phải rút mọi điều từ đó ra, và không chịu để cho bất cứ điều gì thật sự có trong đó còn bị giấu kín” (11). Trong tác phẩm Giới thiệu Shakespeare, Hardin Craig nhận xét:Dường như chỉ có một phương pháp làm việc duy nhất là do lòng chân thành mà thôi. Tôi đã phải phát quang môi trường khi cần phải khai quang, và tôi đã làm việc đó với đức tin rằng nếu chúng ta chỉ cần nhờ vào phương tiện ấy đề nghe được tiếng nói của Shakespeare mà thôi, thì sẽ chẳng còn gì nhiều hơn, xa hơn để bận tâm nữa. Là những người học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh cũng thế, chúng ta phải tiếp cận Kinh đển với mục đích để cho chính Kinh điển phán dạy và với đức tin rằng nếu chúng ta chỉ có thể nghe được tiếng phán của Kinh điển mà thôi, thì chúng ta chẳng còn cần phải bận tâm gì hơn nữa. L.Gilman từng nói về Toscanini”Toscanini đã vô tình nhắc nhở chúng ta rằng chỉ có những nghệ sĩ đó mới chạm tới được những nguồn suối sâu xa nhất để tự biểu hiện tâm trí đơn sơ thuần phác, ý thức thuần khiết và lòng thành thật không vấy chút băng hoại nào của họ (12).Chỉ có những người chứng tỏ được mình có các đức tính ấy mới nhận thức được các chức năng đích thực của mình với tư cách những người nghiên cứu Lời Chúa.h. Nghiên cứu Kinh Thánh để đồng hóa. Chủ đích trực tiếp của việc nghiên cứu Kinh Thánh liên hệ với những người tham gia, là để chính họ lặp lại từng trải đã xảy ra trước nhất trong Kinh điển. Nhà học giả Trung hoa từng viết “Tôi hiện đang đọc Kinh Thánh và đang theo đó để ăn ở ứng xử” vốn đã lãnh hội được tầm quan trọng của nguyên tắc căn bản này. Điều thiết yếu là chân lý khám phá được trong Kinh Thánh phải được đưa vào, phải được thể hiện trong đời sống. Điều này rất đúng vì nhiều lý do, mà chúng tôi chỉ xin ghi ra đây hai trong số đó mà thôi:Thứ nhất, việc thâu hóa chân lý Kinh điển là điều khiến cho việc nghiên cứu học hỏi Kinh Thánh xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Trong quyển sách nhan đề Vấn đề đọc sách của mình, Holbrook Jackson viết:Tác động đầu tiên của việc đọc sách là thức tỉnh, chớ không phải là thông tin... Nếu không bằng một cách thế nào đó hay vào một lúc nào đó, những chữ, những câu hay các quyển sách của chúng ta không nổ tung ra như vậy một cách có lợi và sáng tạo, không những chỉ tiết lộ cho chúng ta về cuộc đời mà còn chỉ cho chúng ta cách thức phải sống nữa, thì việc đọc sách chỉ là phung phí thì giờ mà thôi.Một lời phát biểu như thế đặc biệt nghiệm đúng cho việc nghiên cứu học hỏi Kinh Thánh.

Page 11: Phuong phap hoc kinh thanh

Thứ hai, việc tiếp thu chân lý Kinh điển dẫn tới việc tăng thêm cái nhìn thông tuệ (insight) trong khi nếu không đạt được điều đó sẽ đưa đến các hậu quả là bị suy nhược thuộc linh. Chúa Giê-xu từng làm sáng tỏ vấn đề này khi nói về các ẩn dụ của Ngài:Ai có tai, nên lắng nghe! Phải để ý đến những lời các con nghe. Các con lường cho người ta mức nào, người ta sẽ lường lại cho các con mức đó, mà còn gắt gao hơn nữa. Vì ai có sẽ được cho thêm, nhưng ai không có, dù còn gì cũng bị mất luôn (Mac Mc 4:23-25).i. Nghiên cứu Kinh Thánh với thái độ tôn kính . Thái độ kính cẩn cần thiết vì hai lý do chính yếu:Thứ nhất, nó khiến người ta có thể tiếp thu, mà tiếp thu rất thiết yếu để thông hiểu chân lý thuộc linh. Chính Chúa Giê-xu từng dạy về sự kiện này trong ẩn dụ các loại đất (Mac Mc 4:1-20). Horace Bushnell cũng có lần nhận định:Tôi có từng trải là Kinh Thánh cứng khô khi nào tôi cứng khô. Khi tôi thật sự sinh động và đọc văn bản bằng ái lực sống động của một cơn thủy triều đang lên và đang gây áp lực, thì nó được mở rộng, nhân bội những gì có thể được khám phá ra, và tiết lộ những chiều sâu còn nhanh hơn cả khả năng ghi chép lại của tôi nữa.Cảm thấy Kinh Thánh khô hạn, cứng rắn là do thái độ bất thích hợp đối với Kinh điển và chỉ có thể thắng vượt bằng cách làm phát triển lòng tôn kính thật sự đối với Lời Cúa.Thứ hai, nó bao hàm một thái độ vừa cầu nguyện vừa chịu lệ thuộc vào Thánh Linh của Thượng Đế, vì nếu không có Ngài, chúng ta sẽ không tài nào hiểu nổi Lời Thượng Đế; vì Ngài chính là Đấng đã linh cảm Lời Chúa mà cũng là nhà giải kinh tối thượng nữa. Bushnell có thêm vào lời phát biểu đã được trích dẫn ở phần trên “Tinh thần của thế gian này đóng chặt Kinh Thánh lại; Thánh Linh của Thượng Đế biến nó thành một ngọn lửa bừng cháy, làm bộc lộ các chân lý có đầy đủ ý nghĩa và quang vinh” (13).D. TÔI SẼ SỬ DỤNG NÓ NHƯ THẾ NÀO? - Một bảng liệt kê các gợi ý.Vì phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, có một nỗ lực tại điểm ráp nối này nhằm báo trước một số vấn đề vẫn thường nảy sinh và nhằm giúp quý độc giả chuẩn bị để hiểu rõ và sử dụng phần tài liệu sắp được đưa ra. Việc này sẽ được thực hiện dưới hình thức một bảng liệt kê các gợi ý khác nhau.1. Hãy cố nhìn toàn diện vào tiến trình nghiên cứu một cách có phương pháp trước khi thử áp dụng một thành phần nào trong đó. Một cái nhìn như thế rất cần thiết vì tính cách liên hệ hỗ tương giữa các bước khác nhau cần phải noi theo. Chúng vốn lệ thuộc lẫn nhau đến mức người ta sẽ không thể hiểu được chức năng của bất cứ một thành phần nào trong đó, nếu không biết mối liên hệ giữa nó với thành phần đi trước và theo sau nó. Hệ quả là, độc giả được khuyến cáo hãy nghiên cứu toàn thể quyển sách chỉ nam này trước khi thử

Page 12: Phuong phap hoc kinh thanh

sử dụng những điều gợi ý trong đó, hoặc thậm chí là trước khi muốn nghiêm túc cố gắng tìm hiểu trọn vẹn một thành phần nào trong đó. Hơn nữa nên lợi dụng các mục lục trước nhiều đoạn sách để ghi nhận cẩn thận nội dung và cách tổ chức của chúng. Theo các phương pháp ấy, quý độc giả sẽ thấy đựơc các mối liên hệ hỗ tương giữa các bước, để nhờ đó sẽ sẵn sàng ứng dụng từng bước một cho chính mình một cách thông minh hơn.2. Nên sử dụng các bài tập đã cho hoặc các bài tập tương đương khi bạn sẵn sàng ứng dụng phần tài liệu ấy. Việc đưa các bài tập vào đây nhằm gợi ý là có một số điểm giống nhau giữa việc khai triển một phương pháp tiếp cận các khúc Kinh Thánh theo đúng phương pháp, với việc làm phát triển phần thân thể được khỏe mạnh. Cả hai đều được thực hiện trước hết là nhờ có thực tập, và cả hai đều từ từ, tiệm tiến mà hệ quả là đòi hỏi phải kiên trì nhẫn nhục. Cho nên, như một thân thể khỏe mạnh không thể thực hiện được chỉ bằng cách đọc một công trình thảo luận về chủ đề ấy hay chỉ học một vài bài dễ, xin đừng trông mong rằng chỉ cần liếc sơ qua quyển sách này là người ta sẽ có được ngay tinh thần nghiên cứu theo đúng phương pháp. Nếu phần thảo luận này được chứng minh là thật sự có giá trị, ấy là vì nó chỉ ra một số biện pháp hành động mà quý độc giả có thể noi theo, và nhờ noi theo đó mà tự dạy mình trở thành người biết nghiên cứu Kinh Thánh một cách có hệ thống. Một tiến trình như thế sẽ cần rất nhiều năm, nếu không nói là cả một cuộc đời. Vì chẳng hề có một phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh nào để chúng ta có thể tùy tiện đi tắt, cũng như không hề có lối đi tắt nào để có được sức lực thuộc thể cả. Tuy nhiên, tuy sự tăng trưởng của một người không thể nào xảy ra nhanh chóng được, nếu người ta biết áp dụng các gợi ý sắp được đưa ra sau đây và thật sự dấn thân vào môn thể dục thẩm mỹ tinh thần và thuộc linh đã được đề ra, thì người ta có thể được bảo đảm rằng dưới quyền cai trị của Thượng Đế, các nỗ lực của mình sẽ đạt được kết quả ngày càng tăng.3. Hãy nhìn vào các thí dụ minh họa trong quyển Kinh Thánh của bạn (14) và nghiêm chỉnh cố gắng khám phá trong đó những ý niệm soi sáng liên hệ được tìm thấy. Thật vậy, việc làm ấy sẽ giúp bạn tìm ra những thì dụ minh họa cho chính bạn tại rất nhiều điểm.4. Trong phần đầu tiên có hơi rắc rối của quyển sách chỉ nam này, xin chớ quá bận tâm đến việc tìm đọc các chú thích vốn được đặt vào phần cuối của nhiều đoạn sách. Lý do của gợi ý này là nhằm tránh việc phải thường xuyên làm gián đoạn giòng tư tưởng của độc giả khi quý vị muốn có được một cái nhìn bao quát toàn diện. Các chú thích sẽ được chứng minh là hữu ích ở những lần đọc lại quyển sách chỉ nam này về sau, lúc quý độc giả đang ở trong tiến trình áp dụng các gợi ý của nó.Các chủ đích của phần chú thích gồm ba phương diện: thứ nhất để chỉ ra các

Page 13: Phuong phap hoc kinh thanh

sách tham khảo; thứ hai để cung cấp tài liệu giải thích mà kinh nghiệm đã chứng minh là hữu ích, nhưng sẽ làm gián đoạn diễn tiến và cơ cấu tổ chức của vấn đề chủ yếu đang được thảo luận; và thứ ba, để dùng như một hệ thống tham khảo những phần khác nhau trong cùng quyển sách này. Chức năng của phương diện sau cùng này được xem là thiết yếu vì nhiều lý do. Một là làm như thế thì các chú thích sẽ thay thế được phần nào cho bản mục lục, vốn không có trong quyển sách này. Hơn nữa, chúng được dùng làm phương tiện liên kết nhiều phần khác nhau trong quyển chỉ nam này, do đó, giúp quý độc giả thấy được tính cách trung thực, đứng đắn của việc nghiên cứu một cách có phương pháp; và chúng cũng góp phần làm sáng tỏ cuộc thảo luận, vì những phần khác nhau của quyển chỉ nam này sẽ giúp soi sáng lẫn cho nhau.5. Sử dụng ít nhất vài gợi ý về các sách tham khảo. Điều này sở dĩ cần thiết vì phần trình bày tiếp theo đây không hề khai thác rốt ráo, vắt kiệt được lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh hết sức bao la, rộng rãi. Thật vậy, chúng tôi không có đủ cả đến khoảng trống cần thiết để chứng minh cho rốt ráo việc nghiên cứu một cách có phương pháp liên hệ với một khúc sách nhất định nào đó được đưa ra, vốn chắc chắn là sẽ có rất nhiều lợi ích. Phần thảo luận nhất thiết phải theo đúng phần hình thức và bố cục hướng dẫn, phải được sử dụng trong mối liên hệ cộng tác với nhiều quyển sách khác trong cùng một lãnh vực. Một số sách ấy sẽ được chỉ ra trong tiến trình thảo luận và một số khác nữa trong thư mục tham khảo.6. Hãy tự trắc nghiệm lấy những câu phát biểu được đưa ra. Chính vì chúng là những câu kết luận của công trình nghiên cứu theo quy nạp pháp của tác giả, hay ít ra là vì tác giả hy vọng như vậy, và chính vì chúng là niềm tin quyết không chuyển lay của tác giả, cho nên quý độc giả không vì thế mà được trông đợi phải chấp nhận chúng không chút thắc mắc. Trái lại, quý độc giả được khuyến giục phải tự mình thực hiện lấy việc nghiên cứu theo quy nạp pháp cho riêng mình. Và nếu khi làm như vậy, quý độc giả đi đến những câu kết luận mâu thuẫn với các câu kết luận của sách này, thì quý vị không những chỉ có đặc quyền, mà còn bị bắt buộc phải tin vào điều chính mình đã tìm ra. Các sự kiện này phải được ghi khắc vào tâm trí xuyên suốt cuộc thảo luận, thậm chí liên hệ cả với những câu phát biểu có vẻ như độc đoán nữa. Vì quý độc giả sẽ gặp những cơ hội có những cảm tưởng như thế, mà lý do chính là vì trong phạm vi hạn hẹp của một quyển sách, không ai có thể vạch ra được tất cả những điểm cá biệt mà người ta đã căn cứ vào đó để thực hiện việc tổng quát hóa.7. Thực hành sẽ đánh tan việc chỉ phán đoán, phê bình suông. Bạn được khuyến cáo không nên chấp nhận hoặc phủ nhận những câu phát biểu ngay sau khi đọc chúng. Nhiều khi bày tỏ ý kiến sẽ có tác dụng. Chẳng hạn nếu

Page 14: Phuong phap hoc kinh thanh

bạn không thấy chủ đích của một số gợi ý, và nếu chúng có vẻ như dư thừa hay thậm chí là lố bịch nữa, hãy dành một ít chỗ cho việc rất có thể rằng chúng vốn có một chức năng cần thiết nào đó, và rằng nếu được phú mặc cho thời gian, chức năng ấy sẽ trở thành tỏ rõ. Cũng phải có những lý do đặc thù để chấp nhận hay phủ nhận một số ý niệm. Và thậm chí sau khi bạn đã có được các kết luận rồi, bạn cũng phải sẵn sàng thay đổi đi, nếu và khi có những dữ kiện mới mẻ khác xuất hiện khiến cho việc thay đổi như thế trở nên cần thiết. Những gợi ý này được nghiệm đúng với cách tiếp cận bằng quy nạo pháp.8. Nên nhớ là quyển sách này cố gắng giới thiệu một quan điểm giải kinh toàn diện và trước nhất nhằm dành cho những người đang được đào tạo để phục vụ chuyên nghiệp trong Cơ-đốc giáo. Nói như thế không có nghĩa là trong đó không có những đoạn được rút ngắn, được viết vắn tắt. Chẳng hạn một tín đồ thường trung bình cần phải có một bản sách đơn giản hơn nếu muốn tự nghiên cứu, học hỏi Kinh Thánh lấy một mình. Nhưng điều tối quan trọng là phải biết rằng người ta không thể bắt đầu bằng những đoạn sách rút ngắn; vì người ta không thể tóm tắt được điều gì chưa có, chưa hiện hữu. Hay nói cách khác, một ý niệm đã có hoặc ít hoặc nhiều trong tư tưởng là điều kiện tiên quyết, cho việc rút ngắn, viết tóm tắt có giá trị.9. Nên nhớ rằng sự kiện lặp đi lặp lại đã được sử dụng có chủ đích trong quyển sách này, như một ý đồ sư phạm cần thiết và nhằm bảo đảm cho việc nó phải được trình bày thật rốt ráo. Tác giả đã cố gắng tự quan niệm mình là người hướng dẫn riêng cho từng độc giả một đang đọc tập tài liệu này. Do đó, mối quan tâm đầu tiên của tác giả không phải là sử dụng càng ít lời càng hay nhằm mô tả việc nghiên cứu một cách có phương pháp, mà trái lại, là phải suy tư theo những điều kiện nào có thể đưa tới việc truyền thông cho có kết quả. Và nhắc đi nhắc lại là một trong những phương tiện kiến hiệu nhất để chia xẻ, phân phối các ý niệm (16).10. Xin đừng chán nản ngã lòng bởi cách sử dụng danh từ và phần tổ chức có vẻ phức tạp trong tập tài liệu này. Bạn sẽ nhận ra rằng nhiều danh từ được dùng đều giản dị tuy có vẻ rắc rối, mắc mỏ. Bạn cũng sẽ khám phá ra rằng nhiều chữ trong số đó đều đã được định nghĩa trong tiến trình thảo luận; bộ tự điển của bạn sẽ giúp bạn với các danh từ khác. Bạn sẽ từng trải được ý thức là mình đã thành công trong một việc gì đó khi phát triển được khả năng biết sử dụng nhiều danh từ khác nhau. Còn về phần tổ chức, điều thoạt nhìn có vẻ rắc rối, phức tạp, thì rốt cuộc sẽ trở thành rõ ràng dễ hiểu. Vì điều có vẻ như phức tạp chẳng những là do nỗ lực muốn giới thiệu một phương pháp giải kinh rốt ráo, mà còn do ước muốn báo trước các vấn đề không thể tránh né vào đâu được liên hệ với ý niệm này hay cách làm nọ trong việc nghiên cứu Kinh Thánh bằng quy nạp pháp. Cho nên quý độc giả được yêu

Page 15: Phuong phap hoc kinh thanh

cầu là không nên chán nản, thất vọng, mà trái lại, hãy tự tạo cho mình niềm tin quyết rằng bầu trời đầy mây hôm nay sẽ trong sáng ngày mai. Vì chủ đích của cuộc thảo luận này không phải là ngay lần đọc đầu tiên mọi sự đều sẽ trong sáng như pha lê cả, nhưng là một điều gì đó được đưa đến cho quý độc giả sẽ cứ ngày càng rõ ràng hơn khi chúng ta đem ra áp dụng, và nhờ đó, chúng ta sẽ có thể tăng trưởng trong phần còn lại của đời sống mình. Một sách nghiên cứu Kinh Thánh cấp tốc có thể sẽ rõ ràng hơn trong hiện tại gần, nhưng người ta sẽ có nihều nghi ngờ nghiêm trọng về phẩm chất lâu dài của nó. Giá trị của cuộc thảo luận sắp được đưa ra sau đây là do các hậu quả dài hạn, chớ không do các kết quả tức thì của nó.11. Nên nhớ cơ học là một thành phần cần thiết cho bất kỳ một hoạt động xứng đáng với công sức bỏ ra nào. Einstein sở dĩ trở thành một nhà vật lý học vĩ đại vì trước hết, ông đã học các định luật vật lý học. Paderewski từng dành nhiều thì giờ để luyện tập các ngón tay trước khi phát triển khả năng lý giải tinh thần của những nhà soạn nhạc lừng danh. Chẳng có ai trong số các nhân vật ấy, có thể đạt được địa vị như đã có nếu không nắm vững được các định luật cơ học trong phạm vi hoạt động của mình để chúng có thể trở thành một bản tính thứ hai của họ, và nhờ đó, đã biến thành phương tiện cho họ khai quật các huyền nhiệm của vũ trụ hay nắm bắt được phẩm chất của cảm xúc trong âm nhạc đại hòa tấu. Nếu bạn loại bỏ phần cơ học trong Vật lý học và cách chơi dương cầm, tức là bạn khai trừ Einstein và Paderewski vậy.Cùng một nguyên tắc ấy cũng được ứng dụng cho việc nghiên cứu Kinh Thánh. Một người càng muốn tránh đi phần cơ học trong việc nghiên cứu Kinh Thánh bao nhiêu, sẽ càng nhận thức ra rằng mình không tài nào loại bỏ được nó. Vì chẳng hề có một phương tiện thần bí hay thuần tuý do trực giác nào giúp người ta đạt tới chân lý của Kinh điển được. Người ta không thể bỏ qua các kỹ thuật giải kinh mà lại trông mong trở thành một nhà giải nghĩa Kinh Thánh sâu nhiệm, cũng chẳng khác gì người muốn trở thành nghệ sĩ đánh dương cầm tài danh mà lại không nắm vững được phần cơ học về cách vận chuyển của các ngón tay trên mặt cây đàn ấy. Đây là sự thật, cả khi đối với một số sinh viên, cơ học và tinh thần có vẻ như chẳng ăn nhập gì với nhau, vì cơ học đòi hỏi tinh thần tự chủ và nhiều khi có vẻ như tẻ nhạt. Tuy nhiên, phải thận trọng là chớ nên đánh đồng sự tẻ nhạt với điều chẳng có gì quan trọng, vì một nhầm lẫn như thế sẽ vô vùng tai hại cho người học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh, cũng chẳng khác chi cho người chơi dương cầm. Hay nói cho rõ hơn, chúng ta phải vui vẻ tự khép mình vào kỷ luật để nắm vững cơ học, vì biết rằng con đường phải đi tuy có gian khổ, nhưng niềm vui khi thấy mình đi đến đích sẽ rất xứng đáng với những khó khăn trong hành trình.

Page 16: Phuong phap hoc kinh thanh

12. Tinh thần làm việc có phương pháp không thể tự đặt mình làm cứu cánh cho chính mình. Đây là một nguy cơ thật sự, vì cơ học có thể mê hoặc người ta đến mức che kín chủ đích của nó. Việc phát triển một phương pháp tiếp cận theo đúng phương pháp chỉ là phương tiện đào luyện tâm trí để nó trở thành một công cụ phù hợp cho tác động của Thánh Linh của Thượng Đế. Vì từ khi công tác chú giải Kinh Thánh, về cơ bản, đã trở thành một tiến trình thuần lý, thì tâm trí phải vận hành thật đúng đắn, thật thích hợp, mới có thể có giá trị được. Nhưng tâm trí không thể tự nhiên, tự động vận hành đứng đắn, thích hợp. Đây là gánh nặng của lời phát biểu sau đây, đã được A.E.Mander đưa ra liên hệ với vấn đề này trong quyển Logic for the Millions:Suy nghĩ là công việc của xảo thuật. Bảo rằng chúng ta tự nhiên được phú bẩm khả năng tư duy minh bạch và hợp lý - nghĩa là chúng ta chẳng cần gì phải học hỏi phương pháp, chẳng cần phải thực hành chi cả - là không đúng... Người có tâm trí không được huấn luyện, đào tạo không thể trông mong mình có thể suy tư minh bạch và hợp lý, cũng chẳng khác chi người chẳng bao giờ học tập, hành nghề mà lại trông mong mình tự nhiên trở thành thợ mộc, tuyển thủ đánh cù (golfers)... hay nhạc sĩ dương cầm tài giỏi...Vậy, chúng ta phải đi đến kết luận rằng tâm trí cần phải được đào luyện, nếu không, nó có thể trở thành phương tiện để phủ nhận Thánh Linh của Thượng Đế. Tinh thần làm việc có phương pháp bao gồm một phần mô tả việc Thánh Linh đang vận hành qua trung gian tâm trí như thế nào, và một người có thể cộng tác với Đức Thánh Linh như thế nào, để Ngài có thể hành động thật tự do.Do đó, xin đừng bao giờ quên rằng chủ đích tối hậu của cơ học và của tập sách chỉ nam này, là quý độc giả có thể nhờ sử dụng nó để nghiên cứu Kinh điển, để sẽ đạt đến chỗ nhận biết tác giả đích thực của bộ sách ấy, là Thượng Đế duy nhất, và Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng đã được Ngài sai đến thế gian này. Sở dĩ sách này ghi ra những gợi ý tìm thấy trong mấy trang này, chỉ vì trong từng trải cá nhân, việc áp dụng chúng đã giúp tác giả nhận ra được một mối thông công càng mật thiết hơn với Thượng Đế trong Chúa Cứu Thế Giê-xu.13. Xin đừng quan niệm sách này là một cố gắng áp đặt cho việc nghiên cứu Kinh Thánh (17). Gợi ý này được đưa ra vì nhiều lý do.Thứ nhất, chính bản tính của tiến trình tư duy không cho phép nó cưỡng ép tâm trí, để đặt nó vào một thứ khuôn đúc cứng nhắc hay một chiếc áo khoác trí thức bó rọ. Chẳng hạn người ta có thể chỉ vào một số các bước cần noi theo trước giai đoạn bắt đầu việc nghiên cứu học tập cách lý giải.Nhưng nhiều khi, các tư tưởng của người ta sẽ tự nhiên hướng đến việc giải thích, nhất là khi ý nghĩa của điều đáng chú ý đã rõ ràng rồi, Tính cách uyển

Page 17: Phuong phap hoc kinh thanh

chuyển đó vốn nằm ngay trong tâm trí, và không thể bị xúc phạm.Thứ hai, những điểm dị biệt cá nhân cũng khiến chẳng ai có thể ép buộc được người khác phải theo một công thức nghiêm ngặt trong việc nghiên cứu Kinh Thánh. Nhưng quả thật là có một số nguyên tắc cơ bản có thể quy định là thiết yếu và không thể bị vi phạm, nếu muốn cho cách tiếp cận của mình là đứng đắn, phải lẽ. Nhưng khi đến phần ứng dụng chính xác các nguyên tắc ấy, mỗi cá nhân phải được để tự do, hầu tự làm lấy sự cứu rỗi cho mình.Thứ ba, ngay với phần khuôn mẫu tổng quát và các bước cụ thể gợi ý, phải dành chỗ cho “thì giờ giải lao”. Vì các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, đều có liên hệ hỗ tương; bước thứ nhất góp phần vào bước thứ hai, và ngược lại, bước thứ hai cũng có phần đóng góp của nó cho bước thứ nhất. Chúng tôi sẽ có cơ hội kêu gọi phải chú ý đến nguyên tắc này thường xuyên trong phần thảo luận sẽ trình bày tiếp theo đây. Hơn nữa sẽ chẳng hề có phương diện cá nhân nào được hoàn tất trong tiến trình nghiên cứu; cho nên nếu cần kết thúc bước thứ nhất trước khi chuyển sang bước thứ hai, thì bước thứ hai cũng sẽ chẳng bao giờ đạt được.Vì các lý do vừa kể và nhiều lý do khác nữa, nội dung của những trang tiếp theo đây sẽ không được kết cấu thành một công thức chính xác phải noi theo từ trang này sang trang khác mỗi lần chúng ta nghiên cứu một khúc sách được đề ra nào đó. Trái lại, trứơc hết, chúng sẽ gồm có một phần nghiên cứu Kinh Thánh có thể được dùng làm cơ sở để hình thành một cách tiếp cận các khúc Kinh Thánh một cách có phương pháp. Điều tối quan trọng là sự kiện này phải được hiểu rõ, nếu muốn sử dụng phần tài liệu sau đây thật đúng cách, phải lẽ. Sách chỉ nam này cố gắng mổ xẻ tiến trình học hỏi nghiên cứu để phát giác ra các thành phần cấu tạo ra nó. Do đó, có thể vì sánh nó với các bài tập dùng dạy đánh máy chữ, trình bày việc phân tích tiến trình đánh máy chữ. Chẳng hề có ai trông mong một ai đó sẽ đồng thời dấn thân vào việc thực tập tất cả các bài tập đánh máy chữ mỗi lần người ấy đánh máy một bức thư. Cho nên cũng chẳng hề có ai trông mong rằng cứ mỗi lần nghiên cứu Kinh Thánh, thì một ai đó sẽ phải dùng lại đúng quyển sách này. Trái lại, quý độc giả được khuyên nên dùng các ý niệm theo đây để làm nền móng hầu xây dựng một phương pháp tiếp cận đúng phương pháp, phù hợp với các tài năng và các nhu cầu cá nhân.14. Xin đừng lý giải phần khuôn mẫu tổng quát này là một phương pháp tiếp cận duy nhất, có tính cách tối hậu có thể đem ra dùng một lần là dứt khoát và chẳng bao giờ còn lặp lại nữa. Gợi ý này được đặt cơ sở trên nhiều sự kiện.Thứ nhất, bản tính của Kinh điển khiến việc làm này là cần thiết. Có thể ví sánh Kinh Thánh với một giếng nước có mạch không bao giờ cạn, cho dầu chúng ta có uống được đến đâu đi nữa. Hệ quả là cho dầu một công trình

Page 18: Phuong phap hoc kinh thanh

nghiên cứu có giá trị đến đâu, người ta vẫn không thể trông mong là nó đã đạt được điềm tận cùng của chân lý trong phần Kinh điển mà người ta đem ra áp dụng.Thứ hai, sự tăng trưởng cá nhân giúp chúng ta đến ngày mai, sẽ tìm được trong Kinh điển nhiều điều hơn là những gì chúng ta tìm được hôm nay.Thứ ba, nhiều khi các dữ kiện tìm được vẫn chưa có thể đưa đến kết luận dứt khoát, và người ta cảm thấy cần phải dùng phương pháp giả thiết mà các nhà khoa học vẫn dùng. Gặp những trường hợp như vậy, ta cần phải thử nghiệm các kết luận để khám phá xem chúng có phù hợp với tất cả các dữ kiện đã có hay không. Thật vậy, trong một số trường hợp, cách lý giải của ta có thể vẫn cần phải được thử nghiệm luôn vì kết luận đưa ra chẳng bao giờ là hiển nhiên để có thể kết luận dứt khoát cả.Do các sự kiện trên, thật là sai lầm nếu có ai cho rằng có một phương pháp tiếp cận nào đó có thể đựơc đem ra dùng chỉ một lần là có ngay kết luận dứt khoát. Trái lại, khuôn mẫu nghiên cứu bằng quy nạp pháp phải được lặp lại toàn phần hoặc từng phần, và mỗi lần áp dụng sẽ nâng cao điều đã gặp bế tắc lần trước được nhiều bao nhiêu càng hay bấy nhiên (18).15. Đừng để các thắc mắc khiến cho bạn bị sa lầy. Bạn sẽ thấy rằng rất nhiều điều trong số đó sẽ được giải đáp khi bạn cứ tiếp tục tháo gỡ, còn những thắc mắc không giải đáp được thì lần lần cũng sẽ giảm bớt ý nghĩa đi.16. Đừng cầu toàn. Bất luận một công trình phân tích nào cũng đều có khuyết điểm; điều này đặc biệt nghiệm đúng trong các quá trình phân tích tâm lý. Tuy nhiên, một vài bảng phân loại sẽ được sử dụng, bất chấp các giới hạn rõ rệt của chúng, bởi vì chúng được xét thấy là có góp phần vào việc làm phát triển một công trình nghiên cứu sáng suốt và kiến hiệu. Cần có một nỗ lực nhằm thảo luận một số vấn đề nảy sinh nhân dịp này (19).CHÚ THÍCH 1. Webster, Dictionary of Synonyms, p.5452. Dewey, J., “Method”, Cyclopedia of Education, edited ba Monroe, Volume IV, pp.204-205.3. Điểm giống nhau giữa việc nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp với cách làm một loại bánh ngọt không nên được đẩy đi quá xa. Có nhiều điểm khác nhau quan trọng giữa hai phương pháp ấy, sẽ được lưu ý về sau (Mục 13, 14 sau đây).4. Tác giả vốn biết rằng các tiền đề này đụng chạm đến nhiều vấn đề triết học căn bản, và không nên căn cứ vào việc thảo luận quá vắn tắt này để suy diễn rằng tác giả không nhận thấy tầm quan trọng của chúng. Cũng không nên suy diễn rằng lập trường đã nêu là thiếu hậu thuẫn. Khuôn khổ eo hẹp của quyển sách không cho phép chúng tôi phát biểu dài giòng. Nếu quý độc giả muốn khai thác các vấn đề này đầy đủ hơn, xin tham khảo các tác phẩm

Page 19: Phuong phap hoc kinh thanh

sau đây: Eberhardt, C.R., The Bible in the Making of Principles of Education; và Kuist, H.T., These Words Upon Thy Heart.5. Xem Adler, M.J., How to Read a Book, pp.8-96. Sđd. pp.3-32. Cũng xem phần sau sách này (CHƯƠNG HAI, Mục III, phần B, tiểu mục 1, điểm b, số 14). Cần lưu ý là việc nghiên cứu trực tiếp Kinh điển bao gồm việc sử dụng trợ cụ bên ngoài như các sách từ vựng, văn phạm, phù dẫn, các trợ cụ có tính cách lịch sử, v.v...(Xem phần sau sách này: CHƯƠNG HAI, Mục III, phần B, tiểu mục 1, điểm b, số 1).7. Phải thừa nhận rằng điểm này bị hiểu lầm với điều vốn có tính cách lý tưởng, nhưng sở dĩ như thế là vì thực tế đòi hỏi như vậy. Về một bộ sách đầy đủ hơn khảo luận về các lý do phải lấy ngôn ngữ thông dụng làm cơ sở đầu tiên cho việc nghiên cứu, xin tham khảo bài tiểu luận ngắn nhan đề The Use of the Bible in the Forming of Men, trong đó có bài diễn văn khai mạc của H.T. Kuist cũng như của Charles T.Haley, Giáo sư Thánh Kinh Thần học tại Chủng viện Thần học Princeton. Cũng xem quyển The Study of the English Bible của L.M. Sweet pp.46-70. Vai trò của nguyên văn trong việc nghiên cứu Kinh Thánh có phương pháp sẽ được thảo luận về sau trong quyển chỉ nam này (xem phần sau sách này tt.128-129)8. Ferm, V., Contemporary American Theology, p.216. Sự kiện có nhiều trường đại học chỉ nghiên cứu Kinh Thánh hoàn toàn vì các giá trị văn chương của bộ sách ấy cho thấy dư luận chung thừa nhận Kinh điển là một áng văn tuyệt tác.9. Sđd. tr.21410. Lời phát biểu này hàm ý rằng đơn vị căn bản để nghiên cứu là chính quyển sách ấy, vì toàn bộ Kinh Thánh là cả một thư viện có nhiều quyển sách. Có một vài ngoại lệ đáng lưu ý, như bốn sách Các Vua và Sử ký. Tuy nhiên cả trong các đơn vị lớn hơn này cũng có một ý thức thật sự về một thực thể có cùng cơ cấu (a structural entity).11. Theo Bengel và được trích từ một bài báo nhan đề “The Kind of Study the Bible Teachers Training School Stands for” trong The Biblical Review Jannary 1916. Tác giả chịu ơn bài báo này về nhiều ý niệm đã được dùng trong phần thảo luận về các tiền đề căn bản.12. Gilman, L., Toscanini and Great Music. p.13.13. Mấy câu này không hề hàm ý rằng chúng ta phải tiếp cận Kinh điển với niềm tin vào sự linh cảm và uy quyền của bộ sách ấy để nhận được từ đó một điều gì. Vì nếu chúng ta cần phải tin rằng Kinh Thánh là Lời Thượng Đế trước khi nhờ đó mà được lợi ích, thì nguyên tắc quy nạp sẽ hoàn toàn bị triệt tiêu. Thật vậy, chính giá trị của lý trí sẽ bị phủ nhận và sẽ nảy sinh cái hàm ý rằng chúng ta đã phải lựa chọn một cách mù quáng. Đức tin sẽ bị biến thành nhẹ dạ. Thí dụ, hãy tưởng tượng một người sống trên một hoang đảo,

Page 20: Phuong phap hoc kinh thanh

nơi anh ta không hề có cơ hội được nghe nói về Kinh điển. Có hai giáo sĩ, một của Cơ-đốc giáo và một của Hồi giáo đến đảo ấy, và cả hai điều khăng khăng bảo rằng các quyển sách của riêng họ mới là sự mặc khải của Thượng Đế cho loài người. Nếu người sống trên hoang đảo kia bị bắt buộc phải chấp nhận lời tuyên bố của các giáo sĩ trước khi đọc kỹ các quyển sách, anh ta sẽ chẳng hề có cơ sở nào để chọn giữa quyển Kinh Thánh với quyển Kinh Koran. Sự kiện là anh ta có thể cứ chọn bừa, vì cơ sở để chọn quyển này hoặc quyển kia đều như nhau mà thôi. Vị giáo sĩ Cơ-đốc giáo sẽ chẳng có gì để hấp dẫn anh ta hơn vị giáo sĩ Hồi giáo. Mặt khác, nếu anh cư dân sống trên hoang đảo kia được bảo “Hãy lấy hai quyển sách, hãy đích thân đọc chúng cho thật kỹ; hãy tra xét, suy gẫm về chúng; hãy thử nghiệm từng câu trong đó, và tin nhận quyển nào mặc khải Thượng Đế rõ ràng nhất”, thì anh ta sẽ có một cơ sở hợp lý để đưa ra một quyết định. Hơn nữa, chúng ta có thể tin chắc rằng nếu Kinh điển được tiếp cận bằng một tâm trí và một tấm lòng mở rộng, vì bộ sách ấy chứa chất sự mặc khải của Thượng Đế cho loài người thông qua Chúa Cứu Thế Giê-xu, chính bộ sách ấy sẽ tự làm chứng cho mình qua sự vận hành, tác động của Thánh Linh. Người kêu gọi người ta căn cứ trên cơ sở sau này có nhiều đức tin vào Kinh điển là Lời Thượng Đế hơn người yêu cầu thiên hạ nhìn thấy sự linh cảm và uy quyền của bộ sách trước khi tra xét nó thật kỹ. Vậy điều càng thiết yếu hơn khi người ta tiếp cận Kinh điển, là thái độ sẵn sàng tin nhận chân lý một khi nó được tìm thấy. Do đó, mấy câu đưa ra dưới phạm trù là lòng tôn kính và những câu tương tự như vậy đều được áp dụng vào một hoàn cảnh ít nhiều có tính cách lý tưởng, là hoàn cảnh trong đó những người tham gia ít ra cũng đã có một phần nào kiến thưc về Kinh điển. Bộ sách ấy diễn tả điều thiết yếu tối hậu để (một người) có được sự hiểu biết đầy đủ hơn về Kinh điển; chớ không phải điều cần thiết đầu tiên để khám phá một chân lý bất kỳ nào trong đó. Điều này phù hợp với tinh thần của quy nạp pháp.14. Có người đã gợi ý rằng cả bản American Revised Version, lẫn bản Revised Standard Version - trường hợp của bộ Tân ước - đều có thể được dùng làm cơ sở cho công tác nghiên cứu. Hai bản dịch này, tích lũy được nhiều phát kiến mới nhất của các học giả khảo cứu Kinh điển, phù hợp hơn với ngôn ngữ thông dụng của thời đại chúng ta, được phân đoạn và là những bản dịch (đích thực), chớ không phải là những bản dịch diễn ý. Các yếu tố trên đây và còn nhiều yếu tố khác nữa, khiến chúng xứng đáng được dùng làm sách giáo khoa. Có thể mua bộ American Revised Version có phần chừa lề rất rộng để ghi chú khi nghiên cứu.15. Tác giả đang trù hoạch một bản sách đơn giản hóa để các tín đồ thường có thể sử dụng. Bản sách ấy, sẽ sẵn sàng trong vòng vài năm tới.16. Xem quy luật lặp đi lặp lại (ở phần sau sách này, tr. 50) Sở dĩ tác giả

Page 21: Phuong phap hoc kinh thanh

sách này thành công phần nào trong công tác giảng dạy, là nhờ sự kiện tác giả đã không sợ việc cứ nhắc đi nhắc lại các ý niệm.17. Đây là một trong nhiều điểm khác nhau giữa việc làm bánh ngọt với việc nghiên cứu có phương pháp vì điều trước có khe khắt hơn việc sau.18. Về vấn đề này, xin tham khảo quyển The Study of the English Bible, p.20, của L.M.Sweet. Cũng cần lưu ý là thỉnh thoảng, nên nghiên cứu lại cùng một số khúc sách cá biệt nào đó để có thể lợi dụng những gì tiếp thu được trong quá khứ; làm như thế sẽ được giúp ích rất nhiều, vì điều thường được nghiệm đúng, là một số phát kiến trước đó, sẽ không được nhìn thấy trong những lần tiếp cận về sau với một khúc sách. Tuy nhiên, nên tiếp cận một khúc sách mà trước hết ta không xem lại những lần nghiên cứu về trước lại tốt hơn, nhằm tránh việc chúng ta có thể giới hạn tầm rộng của việc tin nhận do đã có sẵn thiên kiến trong tâm trí. Sau đó, khi đã nghiên cứu lần sau thật đầy đủ rồi, hãy đem nó ra đối chiếu với những lần nghiên cứu trước để những lần tiếp cận cả trong quá khứ lẫn hiện tại bổ túc cho nhau, là điều rất hay.19. Tác giả sách này đã học biết được rằng nêu ra các ý kiến và truyền thông chúng cho người khác có chỗ rất khác nhau. Chúng tôi vốn ý thức được rằng tuy những lời phát biểu nhập đề này chúng tôi đã chỉ ra một số nguyên tắc sẽ quyết định cho diễn tiến của phần thảo luận sau này, điều đó vốn không có nghĩa rằng tầm quan trọng và các hàm ý của chúng đã được nhìn thấy ngay rồi. Do đó, sẽ có nhiều cơ hội các ý kiến ấy lại được nhắc lại hoặc đề cập, tuy việc ấy vốn không thể thực hiện được tại tất cả những nơi mà việc làm ấy là phù hợp. Quý độc giả được khuyến cáo nên nghiêm chỉnh nỗ lực đặt ngay dưới tầm mắt mình những nguyên tắc đã được nhấn mạnh trong phần dẫn nhập này, vì nếu làm được như vậy, bạn sẽ thấy rằng nhiều câu hỏi có thể nảy sinh sau này đều đã được giải đáp rồi.Thiết tưởng cũng cần lưu ý rằng một số ý kiến tìm thấy trong phần dẫn nhập này vốn không nằm đúng chỗ của chúng, theo quan điểm của trật tự quy nạp pháp, vì chúng đã là những câu kết luận ngay lúc mới bắt đầu công việc nghiên cứu. Tuy nhiên, điều có vẻ như vi phạm quy nạp pháp đó có thể được biện minh căn cứ vào các cơ sở sau đây: một là, các kết luận ấy, vốn là hậu quả của công lao khảo cứu của chính tác giả; hai là, chúng có thể được quý độc giả thử nghiệm và bác bỏ nếu thấy là không đúng với quy nạp pháp; và ba là sở dĩ chúng được đưa ngay vào phần dẫn nhập là nhằm các chủ đích sư phạm.

KHẢO SÁT

Page 22: Phuong phap hoc kinh thanh

I. Định nghĩa và Chủ đích của công tác Quan sátII. Các đòi hỏi của công tác quan sát - Vài trích dẫn thích hợpA. Ý chí muốn quan sátB. Phải quan sát thật chính xácC. Phải quan sát kiên trìIII. Phân tích công tác quan sátA. Khảo sát các từ ngữ1. Định nghĩa một từ2. Các loại từ ngữa. Các từ ngữ thông thường và không thông thườngb. Các từ ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng3. Lai lịch và biến cách của các từ ngữB. Khảo sát các mối liên hệ và liên hệ hỗ tương giữa các từ ngữ - Cấu trúc1. Định nghĩa cấu trúc và Các đơn vị cấu trúc khác nhau2. Tầm quan trọng của cấu trúc3. Các loại cấu trúca. Cấu trúc bề mặt và ẩn dưới bề mặtb. Cấu trúc chủ yếu và thứ yếu4. Các định luật đặc thù về cấu trúca. Các mối liên hệ cấu trúc trong các mệnh đề và các vế, giữa các vế với nhau, và giữa các cấu trúc với nhau - Trong các phân đoạn1. Các mối liên hệ trong một phân đoạna- Liên hệ Chủ từ - động từb- Liên hệ Chủ từ - vị ngữc- Liên hệ giữa từ ngữ bổ nghĩa và từ ngữ được bổ nghĩa (Modifier to Modified)d- Liên hệ giữa giới từ và túc từe- Liên hệ giữa đại danh từ với tiền ngữf- Liên hệ giữa các vế độc lập với nhau, và với các vế lệ thuộc2. Các thí dụ minh họa các mối liên hệ trong một phân đoạn.b. Các mối liên hệ về cấu trúc giữa các phân đoạn, các phần của phân đoạn, các phần cấu thành đoạn, các đoạn, các phần lớn, và các quyển sách1/ So sánh2/ Đặt tương phản3/ Lắp lại4/ Tính cách liên tục5/ Nối tiếp6/ Tuyệt đỉnh7/ Tính cách trọng yếu

Page 23: Phuong phap hoc kinh thanh

8/ Hoán chuyển9/ Cá biệt hóa và tổng quát hóa10/ Nguyên nhân và phần cốt lõi11/ Sữ dụng công cụ12/ Giải nghĩa hay phân tích13/ Chuẩn bị hay dẫn nhập14/ Tóm tắt15/ Chất vấn16/ Tính cách hài hòa5. Các tài liệu cho việc cấu trúca. Tài liệu dùng mô tả1) Tài liệu về tiểu sử2) Tài liệu lịch sử3) Tài liệu biên niên sử4) Tài liệu địa lý5) Tài liệu ý tưởng hay luân lýb. Tài liệu để minh họa6. Sự chọn lọc và cấu trúca. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn lọcb. Mối liên hệ giữa chọn lọc và cách cấu trúcc. Các loại chọn lọc1- Chọn lọc định lượng hay cân đối2- Chọn lọc phi định lượng7. Các gợi ý linh tinh để khảo sát cách cấu trúcC. Khảo sát các hình thức văn chương tổng quát1. Văn khảo luận và nghị luận2. Tản văn thuật sự3. Thi ca4. Kịch và kịch nói (tản văn)5. Văn ẩn dụ6. Văn chương khải thịD. Khảo sát bầu không khíIV. Các trợ cụ cho việc khảo sát nói chungV. Tóm tắt công tác khảo sátVI. Bài tập khảo sátChú thích

Vì khởi điểm của một tiến trình quy nạp pháp đòi hỏi phải lưu ý các đặc điểm cá biệt, cho nên điều rất hợp lý là bước đầu tiên của việc nghiên cứu

Page 24: Phuong phap hoc kinh thanh

Kinh Thánh một cách có phương pháp phải là sự khảo sát.I. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỦ ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC QUAN SÁT Quan sát là “hành động hay khả năng ... chú ý; hành động hay kết quả của việc tra xét hay chăm chú lưu ý” (1). Tiến sĩ H.T.Kuist định nghĩa nó là “nghệ thuật nhìn thấy các sự vật y như chúng vốn có”. Ông cũng gợi ý rằng nó gắn liền với việc nhìn thấy “vô tư, cao độ và bất khuất” (2).Thiết tưởng cũng phải nhấn mạnh rằng quan sát đích thực là có tinh thần ý thức, biết rõ điều mình thấy. Quan sát vượt hẳn cái nhìn thấy thuần túy có tính cách vật lý, thuộc thể, nó bao hàm việc tri giác, tri nhận (perception). Chẳng hạn có lẽ quý độc giả thấy trong câu trước có dùng một từ cá biệt, tức là từ “tri giác, tri nhận”. Nhưng nếu một người không ý thức rằng từ này vốn muốn nói lên một ý nghĩa cá biệt nào đó, và phải cố gắng phát giác, khám phá cho ra cái ý nghĩa ấy, thì người ấy đã không thật sự nhận thấy,quan sát kỹ để ý thức là đã có sự hiện diện của nó. Vậy quan sát, khảo sát cốt yếu là ý thức.Do ý nghĩa đó của nó, chức năng tổng quát của quan sát là giúp người ta hòa mình (saturated) vào với các đặc điểm cá biệt của một khúc sach để mình ý thức trọn vẹn sự hiện hữu của nó và nhu cầu phải giải thích các đặc điểm ấy. Khảo sát là phương tiện bởi đó các dữ kiện của một khúc sách trở thành một thành phần trong tinh thần của người sinh viên, của người nghiên cứu. Nó cung cấp các nguyên liệu thô để tâm trí căn cứ vào đó mà thực hiện tiến trình giải nghĩa.II. CÁC ĐÒI HỎI CỦA CÔNG TÁC QUAN SÁT - VÀI TRÍCH DẪN THÍCH HỢP A. Ý chí muốn quan sát Đây là bản lược đồ hãy còn bỏ trống cho chuyến đi sắp tới của chúng ta; nhưng mọi sự đều tuỳ thuộc vào chính đôi mắt, vào tâm trạng và phương tiện của người du khách, nghĩa là vào tất cả những gì mà chính người ấy sẽ đưa vào để thực hiện công tác thám hiểm, khai phá của mình. “Hãy tìm sẽ gặp” là một chân lý đã được nghiệm thấy là đúng trong lịch sử cũng như trong tôn giáo (3)Người không muốn quan sát thì chẳng bao lâu sẽ chán nản và buồn ngủ. Người thích quan sát, có một lực ẩn đàng sau thúc đẩy mình đi tìm khải tượng, sẽ có đầy đầu óc biện biệt, và liên tục thực hiện những khám phá, những phát kiến khiến cho tâm trí luôn luôn linh hoạt và quan tâm chú ý. Hãy đặt ý chí đàng sau con mắt, thì con mắt sẽ trở thành một ánh đèn pha muốn xuyên thấu tất cả. Sự việc cũng giống như vậy nếu người ta muốn phát giác ra kho báu mà mình chưa hề dám mơ tưởng tới (4).B. Phải quan sát thật chính xác. Sir William Osler, nhà vật lý học lừng danh luôn luôn tìm cách gây ấn tượng

Page 25: Phuong phap hoc kinh thanh

trên các sinh viên y khoa về tầm quan trọng của việc quan sát chi tiết. Nhân một lần nhấn mạnh điểm này trong một bài giảng của mình cho một nhóm sinh viên, ông chỉ vào một cái lọ trên bàn viết của mình, và nói “Chiếc lọ này chứa một mẫu nước để phân tích. Ta có thể xét nghiệm nó để xác định chứng bệnh mà người có nó đang mắc phải”. Để có hành động đi kèm theo lời giảng, ông nhúng một ngón tay vào trong lọ nước rồi đưa lên miệng. Ông nói tiếp “Đây, tôi sẽ đưa chuyền cái lọ cho tất cả mọi người. Mỗi người trong các bạn hãy nếm thử chất chứa trong đó như tôi đã làm, thử xem các bạn có chẩn đoán ra chứng bệnh gì không”. Khi cái lọ đã được chuyền từ bàn này sang bàn kia, mỗi sinh viên đều hăng hái nhúng vào đó một ngón tay và mạnh dạn nếm thử chất nước chứa trong đó. Xong đâu đấy giáo sư Osler thu hồi chiếc lọ. Ông nói “Thưa quý vị, bây giờ các vị đã hiểu rõ điều tôi ngụ ý muốn nói khi đề cập việc phải quan sát thật tỉ mỉ, chi tiết. Nếu các vị đã quan sát kỹ, chắc các vị phải thấy là tôi đã nhúng ngón trỏ của mình vào trong lọ, còn ngón tay mà tôi cho vào miệng là ngón giữa” (5).C. Phải quan sát kiên trì. Đi xuyên qua đám sương mù xámLiệm kín mặt vịnh,Tôi chẳng nhìn thấy gì khác hơn một bức mànSa mù bao quanh từng cánh buồmThình lình sừng sững sát mũi đấtMột khối đồ sộ và im lặng hiện raMột chiếc tàu to nằm sát bờ biểnLà nơi chẳng thấy có vật gì trước đó.Ai muốn thấy được một chân lý thường phải nhìn chămVào đám sa mù luôn nhiều ngàyCó thể điều dường như chắc chắn đối với người ấyLà tại đó đã chẳng có gì khác hơn là một đám mây mờ suôngRồi bỗng nhiên đôi mắt người ấy sẽ thấyMột hình dáng tại nơi mà trước đó chẳng có chi cảHằng ngày, có những điều mà nhiều người chẳng bao giờ khám phá ra đượcChỉ vì đã quay đi quá sớmClarence Edward Flynn (6)III. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUAN SÁT Bốn nội dung chính trong bất kỳmột khúc Kinh Thánh nào, là : các từ ngữ, các mối liên hệ và liên hệ hỗ tương giữa chúng hay phần cấu trúc; hình thức hoặc các hình thức (thể loại) văn chương tổng quát; và bầu không khí. Cho nên những điều trên là mối bận tâm đối với con mắt biết khảo sát (7).A. Khảo sát các từ ngữ 1. Định nghĩa một từ.

Page 26: Phuong phap hoc kinh thanh

Một từ là một chữ được dùng trong một bản văn. Do đó, nó chỉ có một ý nghĩa trong khi cùng một chữ ấy có thể có rất nhiều nghĩa. Thí dụ chữ cây có thể có nghĩa là cả một cây nhỏ (cỏ) hay to (cổ thụ) với cả gốc, thân, cành, lá, hoa, quả v.v... hoặc cũng có thể có nghĩa là chất gỗ, là một đơn vị đồ vật có chất gỗ hay không (cây súng), hoặc một người có một biệt tài, một đặc điểm nào đó (cây cười, một cây triết lý xanh dờn...)v.v... Tuy trong tất cả các trường hợp trên cùng một chữ đã được sử dụng, chữ “cây” là một từ khi nó chỉ một cội cây, nhưng lại là một từ khác khi nó nói lên một vật khác như chất gỗ, cây súng...2. Các loại từ ngữa. Các từ ngữ thông thường và không thông thường .Từ ngữ là thành phần cơ bản, cấu thành việc truyền thông bằng văn chương chữ nghĩa, và người biết quan sát kỹ lưỡng phải chú ý đến từng tự ngữ một với tư cách ấy. Tuy nhiên, muốn cho tiến trình khảo sát có hiệu quả, nhất là từ quan điểm ghi nhận điều mình thấy, thiết tưởng cần phân biệt giữa các từ thông thường và những từ không thông thường.Trong loại đầu, người ta có thể kể các từ ngữ tầm thường mà ý nghĩa đã rõ ràng ngay và chẳng có ý nghĩa bao nhiêu để giúp hiểu rõ một khúc sách. Thí dụ tuy thỉnh thoảng một quán từ cũng có thể có ý nghĩa bất thường, nhưng phần lớn các quán từ đều được dùng trong loại này. Do đó, thật là uổng phí thì giờ để thận trọng ghi nhận sự hiện diện của từng quán từ một trong từng câu một. Mặt khác, có những từ ngữ cần phải được đặc biệt chú ý và phải được ghi nhận vì chúng sẽ cần được khảo xét đặc biệt hơn. Đó là những từ không thông thường và chúng được chia làm ba hạng: một là hạng các từ ngữ khó hiểu; hai là hạng các từ ngự tối quan trọng của một khúc sách và các từ tuy không quan trọng lắm, nhưng vẫn có ý nghĩa để hiểu các điều muốn nói trong một khúc sách; và ba là hạng các từ ngữ diễn tả những ý niệm sâu sắc, nếu chúng không thuộc vào hai hạng vừa kể trên. các từ “hóa hình” và “hiện ra” trong Mac Mc 9:2, 4 có thể xem là không do thói quen (8)Thiết tưởng cần nhấn mạnh rằng việc phân biệt giữa các từ ngữ thông thường và không thông thường không nhằm gây nản lòng cho việc khảo sát thận trọng và rốt ráo. Trái lại nó có dụng ý làm phát triển đức tính thận trọng khi xét đoán; và một người càng có nhiều năng lực biết thận trọng để phán đoán sáng suốt, thì sẽ càng thấy được nhiều từ ngữ cần khảo xét đặc biệt. Như vậy, nó sẽ dẫn đến kết cuộc là công tác khảo sát sẽ sắc bén và rốt ráo hơn.b. Các từ ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng .Các từ ngữ có nghĩa đen cần phải được giải sát nghĩa đen và chúng hàm ý gì hầu nói lên nghĩa đầu tiên hay thông thường của nó. Từ “cây” trong SaSt 1:12 có nghĩa đen. Các từ có nghĩa bóng là những từ có nghĩa biểu tượng và

Page 27: Phuong phap hoc kinh thanh

diễn tả một ý niệm thứ hai, khác với nghĩa nguyên thủy. Từ ngữ “cây” trong RoRm 11:24 thuộc loại có nghĩa bóng (9).Một người thường xác định ngay được một từ ngữ có nghĩa đen hay nghĩa bóng khi nhìn thấy nó. Tuy nhiên, nhiều khi việc này chỉ thực hiện được ở bước thứ hai, hoặc khi việc giải nghĩa ít nhất cũng được hoàn tất một phần rồi. Dầu sao, điều rất quan trọng là người ta phải ý thức là có sự phân biệt, và biết sử dụng nó thật thích hợp nếu muốn cho lời giải có có giá trị (10).3. Lai lịch và biến cách (inflection) của các từ ngữ.Nhiều từ ngữ khác nhau trong một khúc sách có thể được nhận diện lai lịch bằng cách dùng cách phân loại về văn phạm sau đây: danh từ, đại danh từ (11), động từ, tĩnh từ, trạng từ, tiền trì từ, liên từ, thán từ, và quán từ. Người khảo sát phải sử dụng các cách phân loại ấy và phải biết rõ các chức năng của chúng.Thêm vào việc nhận diện lý lịch các từ ngữ, còn có khả năng ghi nhận những biến cách của chúng nữa. Một sự biến cách là một thay đổi hình thức mà các từ ngữ phải chịu để chỉ ra trường hợp, giống số, thì, ngôi thứ, tâm trạng, giọng nói, v.v... Những biến lệch đặc biệt có ý nghĩa đối với các danh từ, đại danh từ, động từ và tĩnh từ (12).Bài tập .Khảo sát từng từ một của Mac Mc 10:13-52 và RoRm 6:1-23. Cố gắng xác định xem mỗi từ là thông thường hay không thông thường, nghĩa đen hay nghĩa bóng. Ghi nhận nếu có trường hợp biến cách có ý nghĩa nào. Cố gắng chỉ ra xem tại sao các từ ngữ không thông thường lại cần được chú ý khảo xét đặc biệt.B. Khảo sát các mối liên hệ và liên hệ hỗ tương giữa các từ ngữ - Cấu trúc. 1. Định nghĩa cấu trúc và các đơn vị cấu trúc khác nhau .Như chúng ta đã ghi nhận, thành phần căn bản cấu tạo nên cách diễn đạt văn chương là từ ngữ. Nhưng muốn truyền thông các ý niệm, các từ phải có liên hệ và liên hệ hai chiều với nhau phù hợp với một số khuôn mẫu tinh thần, ngữ học và văn chương nào đó. Các mối liên hệ này cấu thành điều được gọi là “cấu trúc”. Vậy theo nghĩa rộng, cách cấu trúc bao gồm mọi mối liên hệ và liên hệ hỗ tương ràng buộc các từ thành ra một đơn vị văn chương từ đơn vị nhỏ bé nhất đến đơn vị nhiều ý nghĩa nhất. Theo một nghĩa hẹp hơn, “cấu trúc” có thể dùng chỉ phần dàn bài hay khung sườn của một khúc sách, nghĩa là các mối liên hệ chủ yếu hơn của nó. “Cấu trúc” sẽ được dùng theo cả hai nghĩa rộng và hẹp trong phần thảo luan tiếp thep đây (13).Các đơn vị cấu trúc khác nhau có thể được định nghĩa như sau:Mệnh đề (phrase) - là một nhóm hai hoặc nhiều từ hơn họp thành một đơn vị tư tưởng hay thành ngữ (nhóm từ) riêng biệt.Vế (clause) - một nhóm từ gồm một chủ từ, một động từ, và có khi là một

Page 28: Phuong phap hoc kinh thanh

hoặc nhiều câu, họp thành một đơn vị tư tưởng hay một phần diễn tả riêng biệt (hoặc toàn diện)Câu (sentence) - một hoặc nhiều vế họp thành một đơn vị tư tưởng hay một phần diễn tả.Phân đoạn (paragraph) - một nhóm câu họp thành một đơn vị tư tưởng hay một phân đoạn diễn tả (14)Đoạn ngắn (tiết) (Segment) - một nhóm phân đoạn họp thành một đơn vị tư tưởng hay một phần diễn tảĐoạn trung bình (subsection) - một nhóm đoạn ngắn họp thành một đơn vị tư tưởng hay phần diễn tả (15)Đoạn (Section) - một nhóm đoạn ngắn (hay đoạn trung bình) họp thành một đơn vị tư tưởng hay một phần diễn tả.Phần (division) - một nhóm đoạn họp thành một đơn vị tư tưởng hay phần diễn tả.Sách (book) - một nhóm các phần họp thành một đơn vị tư tưởng hay phần diễn tả.2. Tầm quan trọng của cấu trúc Trong một quyển sách của mình, Henry O.Taylor vạch rõ ”...Nghệ thuật không phải là ngẫu hứng, nhưng vốn được dự tính cách cẩn thận không phải là tiếng bí ba bí bô của trẻ con, nhưng là một sự lắp ráp đồng thời phần hình thức với nội dung, trong đó trí tuệ của người nghệ sĩ đã cùng một lúc vận hành một cách nhịp nhàng và có hiệu quả” (16). Một trong số các phương diện chủ yếu về “hình thức” mà Taylor đề cập, là cấu trúc văn chương. Như vậy, bằng lời phát biểu trên đây, Taylor nhấn mạnh tầm quan trọng lớn lao của cách cấu trúc nhằm hoàn tất chủ đích của người nghệ sĩ, cũng như tầm quan trọng của việc phải hiểu rõ cách cấu trúc từ phía người khảo sát nếu muốn lãnh hội được chủ đích ấy. Vậy, chẳng có gì để nghi ngờ, là việc khám phá cách cấu trúc là “một trong những điểm tối quan trọng khi các điều kiện tăng trưởng cần phải được cẩn thận duy trì và nuôi dưỡng” (17). Do đó, quý độc giả được khuyến cáo ngay từ đầu là phải biết rõ cách cấu trúc, vì khi đã làm như vậy, quý độc giả sẽ nhận thấy nhiều khúc sách sẽ tự mở ra dưới mắt mình, bằng không, mình sẽ không thể nào hiểu nổi.3. Các loại cấu trúc .Một khúc sách bất kỳ nào trong văn chương Kinh Thánh cũng có thể hàm chứa nhiều thứ yếu tố về cấu trúc. Các yếu tố ấy có thể phân ra thành hai loại chính: một là việc tương đối dễ dàng phát giác ra chúng, và hai là tầm quan trọng tương đối của chúng.a. Cấu trúc bề mặt và ẩn dưới bề mặt .Có một số yếu tố cấu trúc bộc lộ rất rõ ràng, do đó, biểu hiện tức khắc cho người quan sát đã sành sõi. Chúng tôi sẽ gọi chúng là “cấu trúc bề mặt”, vì

Page 29: Phuong phap hoc kinh thanh

như tên gọi đó đã nói ra, chúng biểu hiện ngay ở mặt ngoài của một khúc sách. RoRm 1:18-32 cung cấp một thí dụ tuyệt diệu về cơ cấu bề mặt, vì hai chữ “vì thế” của 1:24 cho thấy ngay rằng khúc sách ấy được cấu trúc theo điều kiện nhân quả.Mặt khác, một vài yếu tố về cấu trúc vốn ẩn tàng hơn, và do đó, có thể khó nhận thấy ngay được như các yếu tố đã hiện ra thật rõ rệt. Có thể gọi các yếu tố ấy là “cấu trúc ẩn dưới bề mặt”. Cách nét tương phản ẩn tàng giữa Đa-vít và Am-môn trong IISa 2Sm 11:1-13:39 và gữa Giu-đa với Giô-sép trong SaSt 38:1-39:23 là những thí dụ minh họa rất hay cho loại cấu trúc này.Cần ghi nhận một số sự kiện liên hệ đến việc phân biệt giữa các cách cấu trúc bề mặt với cách cấu trúc ẩn dưới bề mặt.Thứ nhất, nó không nhất thiết bao hàm điểm khác nhau giữa điều kém sâu sắc với điều sâu sắc nhiều hơn, mà đúng hơn là liên hệ trước nhất đến điều rõ ràng hiển nhiên hơn, với điều kém rõ rệt hơn.Thứ hai, không phải tất cả các khúc sách đều có cả hai cách cấu trúc minh nhiên và mặc nhiên đó. Khi nghiên cứu một số đơn vị, nếu ta nhận thấy phần cơ cấu bề mặt của chúng và đi thật sâu vào phần ý nghĩa rốt ráo của chúng, chúng ta sẽ thấu đạt được bức thông điệp của tác giả. Tuy nhiên, người khảo sát phải luôn luôn coi chừng các yếu tố cơ cấu nằm bên trong một khúc sách. Người ấy đừng bao giờ nên kết luận rằng vì mình đã ghi nhận được một vài mối liên hệ mặt ngoài rồi, là mình đã ghi nhận trọn vẹn điều cốt yếu của cả khúc sách ấy.Thứ ba, việc khám phá ra cấu trúc ẩn dưới bề mặt thường phải chờ ít nhất cho đến khi đã hoàn tất được một phần của bước giải nghĩa. Do đó, việc ghi nhận cơ cấu bề mặt là điều phải thực hiện trước nhất trong công tác khảo sát (18).Cuối cùng, cả cấu trúc bề mặt lẫn cấu trúc ẩn dướu bề mặt đều được thực hiện do cùng những quy luật hành văn giống nhau.b. Cấu trúc chủ yếu và thứ yếu Cần phân biệt thêm một điểm khác nữa căn cứ trên tính cách tương đối quan trọng của các yếu tố cấu trúc trong một khúc sách nào đó. Phải nhận thấy là có một số các mối liên hệ là chủ yếu, và một số khác là thứ yếu hay phụ thuộc mà thôi. Trong nhiều trường hợp, ta có thể chờ ít nhất cho đến khi đã hoàn tất được một phần việc giải nghĩa, thì mới có thể phân biệt như thế được, nhưng ít nhất người khảo sát cũng phải ý thức được điều đó để cố gắng sử dụng những gì có thể lợi dụng được cho đến lúc ấy trong bước nghiên cứu sơ khởi. Vì điều quan trọng là điểm quan trọng chủ yếu phải dành cho các mối liên hệ chủ yếu, còn các yếu tố cấu trúc thứ yếu thì phải được quan niệm là phụ thuộc cho các mối liên hệ hàng đầu kia, nếu muốn biết chắc điểm nhấn mạnh của tác giả.

Page 30: Phuong phap hoc kinh thanh

4. Các định luật đặc thù về cấu trúc Các định luật về cấu trúc sắp được nêu ra đây cho thấy phương tiện cụ thể mà một số nghệ sĩ đã sử dụng để sắp xếp tác phẩm của mình, dầu người ấy là nhạc sĩ, họa sĩ hay nhà văn. Trong tất cả các trường hợp, phương tiện chủ yếu chỉ là một. Vì cái gì là nghệ thuật đều là phần biểu hiện tâm trí của người nghệ sĩ; và vì tâm trí chỉ có một, cho nên, mọi nghệ thuật cũng chỉ là một. Do đó, tất cả những gì mà một người phải làm, chỉ là khảo sát cách kết cấu của các sáng tác phẩm nghệ thuật khác nhau, mà làm như vậy là nhằm phát giác các phương tiện mà các nghệ sĩ đã sử dụng để thực hiện sự thống nhất về cơ cấu của các tác phẩm của họ. Hệ quả của một phương pháp tiếp cận bằng quy nạp pháp như vậy, là người ta sẽ có được những cơ sở có giá trị để đi tìm các định luật trong văn chương của Kinh điển, vốn là một nghệ thuật vĩ đại, rồi lợi dụng chúng để lý giải bộ sách ấy.Các mối liên hệ về cấu trúc sắp được đưa ra dưới đây thường được quan niệm là những phát kiến thích hợp được áp đặt trên nền văn học của Kinh Thánh nhằm chứng nghiệm một điểm. Do đó, ngay từ đầu, thiết tưởng phải nói rõ ràng, minh bạch rằng các định luật phải nêu ra là các định luật của luận lý học; chúng phản ảnh các tiến trình tinh thần của con người khi họ suy tư và tự diễn tả bằng bất kỳ ngành trung gian nào mà mình chọn sử dụng. Do đó, người khảo sát không áp dụng chúng cho một tác phẩm nghệ thuật; người ấy chỉ phát giác ra chúng, và do đó, khẳng định bức thông điệp của nhà nghệ sĩ. Vì cùng những mối liện hệ cung cấp phương tiện truyền thông phổ quát, cũng cung cấp những đường lối phổ quát cho công tác lý giải (19) a. Các mối liên hệ cấu trúc trong các mệnh đề và các vế, giữa các vế với nhau, và giữa các câu với nhau - Trong các phân đoạn.Xem câu như một đơn vị cấu trúc căn bản, và do đó, giới hạn phần thảo luận của chúng ta tại điểm này để khảo xét các mối liên hệ trong các câu có vẻ là điều hợp lý. Tuy nhiên, vì các câu thường được xác định căn cứ vào những phương tiện đúng ra là rất độc đoán nhất là trong một văn bản mà Kinh điển được phiên dịch ra, và vì các mối liên hệ giữa các vế (clauses) trong một câu thường giống hệt các mối liên hệ giữa các câu với nhau, cho nên phân đoạn sẽ được dùng làm đơn vị cấu trúc căn bản thay cho câu. Do đó các mối liên hệ giữa các câu với nhau sẽ được khảo xét cùng với các mối liên hệ bên trong các câu (20).Cấu trúc liên hệ với các vế và các câu được gọi là “cú pháp” (syntax). Webster định nghĩa “cú pháp” là ”... sự sắp xếp phải lẽ các hình thức của từ ngữ để chỉ ra mối liên hệ hỗ tương giữa chúng trong một câu” (21). Giờ đây, chúng ta sẽ kể ra các mối liên hệ về cú pháp đó, cùng với các mối liên hệ tương tự vốn có giữa các câu với nhau. Chúng sẽ được gọi chung là “Các

Page 31: Phuong phap hoc kinh thanh

mối liên hệ trong phân đoạn”. Bảng liệt kê sau sẽ không nói lên được tất cả các trường hợp, mà đúng hơn, sẽ chỉ ra một số các mối liên kết quan trọng hơn mà thôi.1. Các mối liên hệ trong một phân đoạna. Liên hệ chủ từ - động từ. Chủ từ có thể là một danh từ, đại danh từ, một động từ vị biến (chưa chia, infinitive), một động từ theo tiến hành cách (gerund), hay một vế lệ thuộc.b. Liên hệ chủ từ - vị ngữ, có thể bao gồm một túc từ đối tượng trực tiếp, một túc từ đối tượng gián tiếp, một danh từ vị ngữ, một tĩnh từ vị ngữ hay một vế có giá trị một tĩnh từ, hay một trạng từ hoặc một vế có giá trị một trạng từ.c. Mối liệt kê (motifier) giữa từ ngữ biến cách, với từ ngữ bị biến cách (modified) thể gồm có các tĩnh từ, phân từ, trạng từ, quán từ, đại danh từ chỉ thị, các mệnh đề có giá trị tiền trí từ, và các mệnh đề có giá trị tĩnh từ hoặc trạng từ.d. Liên hệ tiền trí từ với đối tượng.e. Liên hệ đại tiền từ.f. Liên hệ giữa các vế độc lập (phối hợp) với nhau trong những câu phức hợp và liên hệ giữa các vế lệ thuộc (thứ yếu) và độc lập trong những câu phức tạp (22). Một số nhiều loại vế độc lập và lệ thuộc khác nhau có thể được mô tả bằng các tên sau đây: có quan hệ, nguyên nhân phụ, tại chỗ, phụ thuộc, đối chiếu, thời gian, có chủ đích, hậu quả, theo điều kiện, nhân nhượng, thay thế, thuyết giảng gián tiếp, phối hợp nguyên nhân, và phối hợp đối chiếu (23).Các mối liên hệ giữa nhiều loại vế khác nhau được chỉ rõ một phần lớn bằng những liên từ phối hợp và lệ thuộc, mà liên từ chính yếu trong số đó sẽ được đề cập ngay sau đây. Một số khác sẽ được diễn tả bằng những mệnh đề có giá trị của một tiền trí từ được dùng để kết nối. Chúng sẽ được xếp vào bốn hạng và có những câu Kinh Thánh về chúng sẽ được đưa ra (24). Các loại được chia như sau: thời gian, hoặc thứ tự thời gian, địa phương hay địa lý, lý luận nhấn mạnh.Các liên từ chỉ thời gian hoặc thứ tự thời gian:Sau (KhKh 11:11)Trước (GiGa 8:58)Nhưng (LuLc 16:25)Rồi (ICo1Cr 15:6)Cho đến ngày (Mac Mc 14:25)Ngay khi (Mac Mc 14:43)Các liên từ chỉ địa phương hay địa lý (25)Mà (HeDt 6:20 bản dịch cũ)

Page 32: Phuong phap hoc kinh thanh

Các liên từ có tính cách lý luậnLý do = vì (RoRm 1:25 bản dịch cũ)Vì (1:11)(bởi) vì (1:28)Hậu quả = như thế (9:16)Thì (GaGl 2:21)Vậy (ICo1Cr 10:12)Tức là (8:12)Chủ đích = nên (RoRm 4:16)Nên (5:21)Tương phản = dù (1:21)Còn (2:8)Huống chi (5:15 bản dịch cũ)Nhưng (ICo1Cr 10:5)Làm sao (14:16)Tuy nhiên (RoRm 5:14)Đối chiếu, so sánh - cũng (IICo 2Cr 1:11)Như (RoRm 9:25)Do, do (5:18)Như...mà nay (11:30-31)Cũng (1:27)Cũng (4:6 bản dịch cũ)Cả loạt sự kiện (26)Trước hết (ITi1Tm 2:1Sau hết (ICo1Cr 15:8)Hay là (IICo 2Cr 6:15, bản dịch cũ)(?) Điều kiện - nếu (RoRm 2:19 không có)Liên từ nhấn mạnhĐúng như (9:25)Nhưng...kẻo (ICo1Cr 8:9, bản dịch cũ)Có thể ghi nhận nhiều điều liên quan đến các mối liên hệ giữa các vế và các câu trên.Thứ nhất, bốn loại liên từ đã được sử dụng không hề loại trừ lẫn nhau. Thí dụ, một liên từ chỉ thời gian cũng có thể hàm ngụ một liên hệ luận lý. Hơn nữa, cùng một số liên từ có thể gặp ở nhiều hạng.Thứ hai, nhiều mối liên hệ trong số đó có thể xảy ra trong các vế cũng như giữa các vế với nhau. Cách dùng lối so sánh hay ví von chẳng hạn, bao hàm cả việc đối chiếu nữa. Xin xem các ẩn dụ trong Mã 13 để có thí dụ minh họa rất hay cho điều này.Thứ ba, nhiều khi có những vế, những câu có mối liên hệ mặc nhiên chớ

Page 33: Phuong phap hoc kinh thanh

không phải là minh nhiên. Do đó, việc vắng bóng các liên từ rõ rệt không có nghĩa rằng chúng vốn chẳng có liên hệ gì với nhau. Khi khác, có lẽ người ta cần phải suy diễn ra các mối liên hệ từ việc nghiên cứu một tư tưởng đã được diễn tả rõ ràng hoặc từ vị trí so sánh đối chiếu của các vế hoặc câu liên hệ. Chẳng hạn, xin chú ý đến HeDt 8:5) (28).2. Các thí dụ minh họa các mối liên hệ trong một phân đoạn.Nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của nhiều mối liên hệ khác nhau trong một phân đoạn, giờ đây, chúng sẽ được minh họa bằng hai cách: một là bằng cách truy tầm các mối liên hệ bên trong một câu lấy ra từ một bài văn thuộc loại nghị luận, là thư La-mã, và hai là bằng cách ghi nhận một số các mối liên hệ chủ yếu trong một phân đoạn rút ra từ một loại văn thuật sự, là sách Phúc âm Mác.a. Các mối liên hệ trong RoRm 1:181:18 chép như sau: ”...cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật” (bản dịch cũ). Chủ từ của câu này là “cơn giận”. Quán từ “cơn” (không rõ rệt trong Việt văn) và nhóm giới từ từ “của Đức Chúa Trời” đều bổ nghĩa cho chữ “giận”, mệnh đề sau đề cập đến sở hữu chủ và do đó, là nguồn gốc của nó. Động từ chính trong câu này là động từ “tỏ ra”. Nhóm giới từ “từ trên trời” và “nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình” đều bổ nghĩa cho động từ, mệnh đề trước chỉ rõ hơn về nguồn gốc, còn mệnh đề sau nói rõ hơn về các đối tượng mà hành động được động từ diễn tả đang nhằm vào, cũng như lý do của hành động ấy. Tĩnh từ “mọi” bổ nghĩa cho các danh từ “sự không tin kính” và “sự không công bình” được liên kết lại với nhau bàng liên từ “và”. Nhóm giới từ “của những người” cũng bổ nghĩa cho hai danh từ y như nhau và cùng với vế có giá trị của một tĩnh từ lệ thuộc và có liên hệ là “dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật”, để chỉ các sở hữu chủ của các đức tính đã được các danh từ nói lên. Trong vế lệ thuộc, đại danh từ chỉ mối liên hệ (không thấy có trong 'bản Việt văn - trong bản Anh văn là Who) là chủ từ, động từ chính là “bắt hiếp” và đối tượng trực tiếp là danh từ “lẽ thật”. “Lẽ thật” được thêm nghĩa bằng quán từ (không có trong bản Việt văn; trong bản Anh văn là the). Mệnh đề có giá trị của một tiền trí từ “sự không công bình” thêm nghĩa cho động từ “bắt hiếp” chỉ rõ phương tiện bởi đó hành động của động từ được thực thi cũng như nguyên nhân của nó. Cả vế này chỉ ra cách bộc lộ” sự không tin kính và sự không công bình” do đó, nói lên nguyên nhân của việc Thượng Đế bày tỏ cơn giận của Ngài (29)b. Các mối liên hệ trong Mac Mc 9:2-81. “Chúa Giê-xu đem Phê-rơ, Gia-cơ và Giăng” (c.2) - Phê-rơ, Gia-cơ và Giăng là các túc từ đối tượng trực tiếp của động từ “đem”. Chúa Giê-xu đem

Page 34: Phuong phap hoc kinh thanh

riêng ra vài ba môn đệ, thay vì đem tất cả mười hai người, và Ngài đem riêng ba người này ra đi (30).2. “riêng” (c.2) - Đây là một thí dụ rất hay về trùng phức pháp (pleonasm). Tiền trí từ “riêng” bổ nghĩa cho động từ “đem”. Một vấn đề được đặt ra, là chẳng hay trước giả có dụng ý đặc thù gì không khi sử dụng nguyên tắc rườm rà như vậy.3. “ngay trước mặt họ” (c.2) - Nhóm giới từ này bổ nghĩa cho động từ “hóa hình” và gợi ý về địa điểm hóa hình, nghĩa là trước mặt họ. Các từ ngữ đã được đề cập trước mà đại danh từ “họ” thay thế cho, là nhóm ba môn đệ của Chúa.4. “áo Ngài trắng và chói sáng, trên đời này không có cách gì phiếu trắng đến thế” (c.3) - Phân từ thuộc từ “sáng” bổ nghĩa cho chủ từ “áo”. Trạng từ “chói” bổ nghĩa cho tĩnh từ “trắng”, và cả hai từ đều bổ nghĩa cho danh từ “áo”. Sự so sánh là giữa phẩm chất sáng chói của màu trắng của áo Chúa Giê-xu với vế “trên đời này không có cách gì phiếu trắng đến thế”. Thật vậy từ “không” bổ nghĩa cho cả vế chớ không phải chỉ cho riêng chủ từ mà thôi. Nhóm giới từ “trên đời này” tô điểm cho phẩm chất chủ từ “đến thế” và ngụ ý rằng biến cố xảy ra này là một “công việc trọn vẹn do thiên đàng thực hiện”.5. “Ê-li và Mai-sen hiện ra” (c.4) - Trong nhóm từ Ê-li và Mai-sen. Ê-li được đề cập trước, tuy về thứ tự thời gian thì Mai-sen vốn có trước Ê-li. Liên từ “và” được dùng để nối liển Ê-li với Mai-sen thay vì các mối liên hệ có thể có khác.6. “hầu chuyện với Chúa Giê-xu” (c.4) chủ từ của động từ hầu chuyện là Ê-li và Mai-sen, cho thấy cả hai vị đã trò chuyện với Chúa Giê-xu, chớ không phải là với các môn đệ Ngài.7. “Phê-rơ buột miệng: Thưa Thầy ở đây thật tuyệt! Chúng con sẽ dựng ba chiếc lều cho Thầy, Mai-sen, và Ê-li” (c.5) - vế phụ thuộc có giá trị của một trạng từ “ở đây” thêm nghĩa cho vế chính “thật tuyệt”, nhất là tĩnh từ thuộc từ “tuyệt”. Chủ từ của câu “Chúng con sẽ dựng ba chiếc lều” thuộc ngôi thứ nhất số nhiều. Đối tượng của động từ “dựng” là “lều” được thêm nghĩa khá lý thú bằng tĩnh từ “ba”. Vế gán cho “Thầy, Mai-sen và Ê-li” thêm nghĩa cho “ba chiếc lều”, cho thấy chúng được dựng lên để dành cho những ai. Trong câu này, Mai-sen lại được nêu tên trước Ê-li.8. “Nhưng Phê-rơ không biết mình nói gì, vì các môn đệ đều khiếp sợ” (c.6) - Ở đây có hai vế chỉ nguyên nhân kết hợp lại nhằm giải thích các lý do khiến có các sự kiện được vạch rõ đó. Vế thứ nhất “Nhưng Phê-rơ không biết mình nói gì” nêu ra nguyên nhân của câu Phê-rơ đã nói ở câu 5, nhất là phần cuối liên hệ đến ba chiếc lều. Vế thứ hai, “vì các môn đệ khiếp sợ” giải thích lý do của vế thứ nhất của câu 6, nghĩa là lý do khiến Phê-rơ không biết

Page 35: Phuong phap hoc kinh thanh

mình đã nói gì. Chủ từ của vế thứ hai theo số nhiều, trong khi chủ từ của vế thứ nhất có số ít. Cũng lưu ý trạng từ “khiếp” thêm nghĩa cho tĩnh từ thuộc từ “sợ”.9. “một đám mây kéo đến bao phủ mọi người, và từ trong mây có tiếng phán: Đây là Con yêu dấu của Ta! Mọi người phải nghe lời Con!” (c.7) - Danh từ số nhiều “người” là túc từ đối tượng trực tiếp của động từ “bao phủ”. Tiếng phán cũng ra từ cùng một đám mây đã bao phủ họ. Câu nói được phán ra đã được ghi lại. Chủ từ của câu nói là đại danh từ chỉ định “Đây” ám chỉ Chúa Giê-xu. Cả đại danh từ “của Ta” lẫn tĩnh từ “yêu dấu” đều thêm nghĩa cho danh từ thuộc từ “Con”. Lời khuyến giục “Phải nghe lời Con” gắn liền với câu phát biểu sự kiện. “Đây là Con yêu dấu của Ta!”. Thứ tự này có thể hàm ngụ một mối liên hệ. Câu nói lên sự kiện dường như là nguyên nhân, câu khuyến giục là hậu quả “Vì đây là Con yêu dấu của Ta, cho nên phải nghe lời Con!”10. “Các môn đệ lập tức nhìn quanh nhưng chỉ (còn) thấy một mình Chúa Giê-xu” (c.8) - Trạng từ “lập tức” có thể bổ nghĩa hoặc là cho phân từ “nhìn”, hoặc là cho động từ “thấy” hoặc cho cả hai. Chủ từ của câu này là “các môn đệ”. Lưu ý liên từ “nhưng” và mối liên hệ được gợi ý giữa “ai nữa” (xem bản dịch cũ) với Chúa Giê-xu. Cũng chú ý các từ ngữ nối tiếp nhau nhằm nhấn mạnh cùng một sự kiện ấy “nhưng”, “chẳng ai nữa”, “chỉ còn một mình... mà thôi”.Sau đây là một số sự kiện chúng ta cần ghi nhớ liên hệ đến thí dụ minh họa rút ra từ Mác 9.Thứ nhất, những nhận xét trên đây chỉ được nêu ra trên cơ sở là bản dịch Anh văn (kết hợp với hai bản Việt dịch cũ và diễn ý) nhằm chứng minh cho việc nghiên cứu trực tiếp phần ngôn ngữ thông dụng.Thứ hai, có thể có nhiều ý kiến khác về việc phân tích một số các mối liên hệ. Tuy nhiên, sự kiện này không gây hậu quả gì quan trọng. Chỉ có tiến trình nghiên cứu mới chiếm tầm quan trọng hàng đầu.Thứ ba, chúng tôi không hề ngụ ý đưa ra các nhận xét về các mối liên hệ trong cùng một phân đoạn trên đây để các bạn cứ theo đúng y như thế mà sao chép lại cho tất cả các khúc sách. Trái lại, phần phân tích này chỉ nhằm chứng minh việc các mối liên hệ về văn phạm đã được sử dụng như thế nào để nói lên các sự kiện, và thế nào việc người ta hiểu rõ chúng có thể dẫn tới việc hiểu rõ các sự kiện mà chúng muốn truyền thông.Thứ tư, không phải tất cả các mối liên hệ đã được chỉ ra đều có ý nghĩa quan trọng. Cũng không phải người ta chỉ phải chú ý ghi nhận những điều có vẻ như có liên hệ trực tiếp hoặc rõ rệt mà thôi. Vì việc cũng thường xảy ra là một nhận xét thoạt nhìn có vẻ như chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, nhưng về lâu về dài lại trở thành hết sức quan trọng. Tiến trình khảo sát nói chung phải

Page 36: Phuong phap hoc kinh thanh

giống như tiến trình thẩm thấu của chất bọt biển (bông đá: Sponge) khi người ta nhúng nó vào một chất lỏng (31). Người quan sát không nên giới hạn khả năng tri giác, tri nhận của mình, là việc có thể ngăn trở khả năng tiếp thu. Quả thật là phương thức quan sát cần phải được biện biệt theo một vài phương cách nào đó, như chúng tôi đã gợi ý trong phần thảo luận về các từ ngữ có được dùng theo thói quen hay không; nhưng ta không nên đặt các chướng ngại vật trước mắt mình, vì nó sẽ gây trở ngại cho việc quan sát tinh tường, rốt ráo.Thứ năm, trong một số trường hợp - như ở câu cuối điểm 4 - tác giả có phần hơi dễ dãi trong bước thứ hai của tiến trình quy nạp, tức là việc giải nghĩa. Sở dĩ như vậy, trước hết là nhằm chỉ ra ý nghĩa của một vài nhận xét. Ngoài việc ấy ra, cần nhớ rằng lắm khi việc quan sát và giải nghĩa hầu như không thể tách rời nhau. Như đã ghi nhận từ trước cho đến đây, thường có việc xen kẽ giữa các bước khác nhau không thể và không nên hoàn toàn trốn tránh (32). Tuy nhiên, điều quan trọng là ta phải luôn luôn phân biệt được các bước khác nhau khi cần phải làm như thế. Vì nếu chẳng may có điểm nào trong tiến trình khảo sát bị mờ đi đến mức nhiều giai đoạn nghiên cứu trở thành không phân biệt được, thì hậu quả không tránh né vào đâu được sẽ là phải áp dụng phương pháp giải kinh chủ quan, độc đoán (eisegesis) vậy.Một khi đã ghi nhận được các mối liên hệ bên trong một phân đoạn như vừa được trình bày ở mấy trang trước đây, người ta đã có thể hi vọng khảo sát thật thấu đáo, mà hậu quả sẽ là có được một cách giải nghĩa chính xác và sắc bén. Điều này không hề hàm ý rằng người ta phải luôn luôn thực hiện tỉ mỉ việc phân tích chi tiết các mối liên hệ ấy. Thí dụ ta có thể nhận thấy ngay sự kiện “Chúa Giê-xu đem riêng Phê-rơ, Gia-cơ và Giăng... “và chẳng cần gì phải biết rằng “Giê-xu” là chủ từ của vế ấy, rằng động từ là “đem” và Phê-rơ, Gia-cơ và Giăng là các túc từ đối tượng trực tiếp của động từ, được nối kết vào nhau bằng liên từ “và”. Tuy nhiên, ta phải biết rằng các mối liên hệ ấy luôn luôn có trong các vế và các câu, và chính là nhờ chúng mà các sự kiện và các mối liên hệ giữa chúng với nhau được truyền thông, được nói lên. Hơn nữa, ta phải có thể thực hiện một phân tích tỉ mỉ khi cần thết; vì sẽ có nhiều trường hợp, nhất là khi nghiên cứu loại văn nghị luận, việc phải phân tích tận tâm như thế là điều bắt buộc để có thể khảo sát thật đứng đắn. Điều này là đúng, thí dụ như khi ta cần khảo sát RoRm 1:1-7Bài tập Khảo sát các mối liên hệ bên trong một phân đoạn của nhiều chương sách của các thư tín trong Tân ước. Đặc biệt chú ý các mối liên hệ do các liên từ, nhóm giới từ, và các vế lệ thuộc chỉ ra. Cũng xét đến các mối liên hệ mặc nhiên, chớ không phải chỉ là minh nhiên mà thôi. Phân loại các mối liên hệ bạn tìm thấy trong phần thảo luận trên đây. Cố gắng chỉ ra ý nghĩa của

Page 37: Phuong phap hoc kinh thanh

những điều bạn phát giác được để dùng vào việc giải nghĩa.b. Các mối liên hệ về cấu trúc giữa các phân đoạn (paragraphs), các phần của phân đoạn (segments), các phần cấu thành đoạn (subsections), các đoạn (sections) các phần lớn (divisions), và các quyển sách. Mấy trang trước đây đã quan tâm đến các mối liên hệ ấy, vốn có tính cách văn phạm. Bây giờ, chúng ta chuyển sang các yếu tố cấu trúc rộng lớn hơn, có tính cách văn chương hơn là thuần túy văn phạm. Nói như thế không có nghĩa là hai điều này loại trừ lẫn nhau; vì ta sẽ thấy rằng có nhiều mối liên hệ bên trong một phân đoạn hay liên hệ văn phạm - như việc đặt tương phản và so sánh - cũng được dùng cho việc cấu trúc có tính cách văn chương. Hơn nữa, có một số các liên hệ cấu trúc rộng lớn hơn sẽ được chỉ ra nhờ các phương tiện văn phạm, như từ “Do” trong 12:1. Tuy nhiên, theo nghĩa đích thực của nó, cấu trúc văn chương siêu việt trên cấu trúc văn phạm, vì người ta có thể viết ra những câu có hình thức như trong phân đoạn mà đồng thời không cần phải sắp xếp một công trình có tính cách hợp nhất về phương diện văn chương (33).Sau đây là một bảng liệt các mối liên hệ chính đã tác động để có thể kết hợp các sách trong Kinh Thánh lại với nhau thành một khung sườn, với các định nghĩa và các thí dụ minh họa. Một số các mối liên hệ đã đề cập rồi cũng sẽ được nhắc lại vì phần ý nghĩa của chúng đối với cấu trúc văn chương, hầu khiến chúng được sáng tỏ thêm.1. So sánh - là việc kết hợp những điều giống nhau. Nhất quán tính của HeDt 5:1-10 được căn cứ trên việc áp dụng định luật này. Cũng xin lưu ý chữ “cũng” trong câu 5.2. Đặt tương phản - là kết hợp những điều đối lập. La-mã 4 áp dụng phép đặt tương phản.3. Lặp lại - là việc nhắc lại cùng những từ mệnh đề, vế giống nhau v.v... Trong Lê-vi ký, từ “thánh” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.4. Tính cách liên tục - là việc sử dụng nhiều lần cùng những từ, mệnh đề, vế v.v... giống nhau. Theo luật lặp lại, các yếu tố tái xuất hiện vốn giống y nhau, trong khi trong phương pháp chỉ tính cách liên tục, chúng chỉ giống nhau hoặc ít hoặc nhiều mà thôi. Loạt các ẩn dụ trong Lưu 15 là một thí dụ cho trường hợp sau.5. Tính cách nối tiếp - là việc mở rộng phần đề cập một phương diện cá biệt nào đó; là việc kéo dài ra cho đến khi bàn thảo xong một ý niệm hay một loạt biến cố. Định luật này nhiều khi có liên hệ với tính cách liên tục, nhưng bao hàm việc mở rộng ra thay vì chỉ có việc tái xuất hiện. Một trong những mối liên hệ giữa SaSt 13:1-1424 với 18:1-19:38 là mối liên hệ nối tiếp (34)6. Tuyệt đỉnh - là cách sắp xếp tài liệu để có sự tiến triển từ nhỏ đến lớn và cuối cùng là to lớn nhất. Sách Xuất Ê-díp-tô đã được sắp xếp để tiến tới một

Page 38: Phuong phap hoc kinh thanh

tuyệt đỉnh, mà đỉnh cao nhất đạt được là 40:34-35.7. Tính cách trọng yếu - là việc sử dụng nguyên tắc điểm trục. Chủ đề được sắp xếp cho chạy quanh hay xoay quanh trên một yếu tố nào đó. IISam-mu-ên sử dụng định luật về điểm trọng yếu, với chương 11-12 tạo thành điểm trục làm chuyển hướng giai đoạn lịch sử đã được chép lại trong đó.8. Hoán chuyển - là việc trao đổi hay thay thế một số yếu tố. Hoán chuyển thường được dùng để tăng thêm nét tương phản hay việc so sánh. Các chương mở đầu ISa-mu-ên có sự thay đổi tương phản nhau giữa An-ne và con bà là Sa-mu-ên, và giữa Hê-li với các con trai ông. Lưu-ca cũng dùng phép hoán chuyển trong hai chương 1-2.9. Cá biệt hóa và tổng quát hóa - là biến chuyển từ cái tổng quát đến cái tổng quát, và từ cái cá biệt đến cái riêng biệt. Mat Mt 6:1-18 là một thí dụ về phép cá biệt hóa, và Gia Gc 2:1-26 là một thí dụ về tổng quát hóa.10. Nguyên nhân và phần cốt lõi là diễn biến đi từ nguyên nhân đến hậu quả và từ hậu quả trở về nguyên nhân. RoRm 1:18-32 là một thí dụ tuyệt vời về nguyên nhân, và 8:18-30 minh họa rất hay cho điểm cốt lõi.11. Sử dụng công cụ - là việc đưa ra những phương tiện nhằm vào một cứu cánh cũng như giới thiệu chính cứu cánh ấy. Sách Phúc âm theo Giăng, căn cứ vào GiGa 20:30-31, là thí dụ cho định luật này. Các dấu lạ được chép lại trong sách là phương tiện đựơc dùng nhằm một cứu cánh, tức là niềm tin vào Chúa Giê-xu là Chúa Cứu Thế, Con Thượng Đế, để hưởng được sự sống vĩnh hằng.Về định luật này, ta cần biết là chỉ vì có một phương diện trong khúc sách được dán cho cái nhãn hiệu “phương tiện”, nó không nhất thiết phải dẫn tới việc nó nhất định phải có ít ý nghĩa hơn điều đã được dán cho cái nhãn hiệu là “cứu cánh”. Thường thường, các dụng cụ vốn không hề kém hữu ích hơn các chủ đích của chúng. Cũng nên lưu ý là có điểm giống nhau giữa định luật sử dụng dụng cụ với định luật đi trước nó, vì các phương tiện thường có liên hệ nhân quả với chủ đích của chúng.12. Giải nghĩa hay Phân tích - là việc đưa ra một ý niệm hay biến cố có phần giải thích kèm theo. Mác 4 là một thí dụ về định luật này. Nó liên hệ mật thiết với định luật cá biệt hóa.13. Chuẩn bị hay dẫn nhập - là việc đưa vào một bối cảnh cho các biến cố hay ý niệm. Nhờ đó, độc giả được chuẩn bị để hiểu điều tiếp theo sau nhờ phần đã được giới thiệu trước. Cách viết này rất thường được dùng trong văn chương thuật sự. Thí dụ SaSt 2:4-25 cung cấp hoàn cảnh trong đó các biến cố của Sáng 3 xuất hiện.14. Tóm tắt - là việc sử dụng cách rút ngắn hay nói sơ lược đi trước hoặc theo sau một tài liệu. Giô-suê 12 là thí dụ về loại cấu trúc này.15. Chất vấn - là cách dùng một câu hỏi hay nêu ra một vấn đề có lời giải

Page 39: Phuong phap hoc kinh thanh

đáp kèm theo. La-mã 6-7 là một thí dụ minh họa cho cách sắp xếp này.16. Tính cách hài hòa - là thực hiện một sự nhất trí nhờ việc đồng ý với nhau. Bao gồm trong ý niện này có định luật tiên hậu như nhất. Luật hài hòa không phải là một định luật để viết văn cho bằng là một định luật của chân lý, vì chân lý phải được truyền thông qua các mối liên hệ về cấu trúc, cả hai vốn bất khả phân ly. Các thí dụ minh họa cho định luật này được tìm thấy trong sự hài hòa giữa bệnh tật với phương thuốc chữa trị, và giữa lời hứa với việc hoàn thành. Thí dụ hãy xem sự nhất trí giữa RoRm 1:18-3:20 và RoRm 3:21 và tiếp theo (35).Cần nhớ các sự kiện sau đây liên hệ với các mối liên hệ về cấu trúc này.Thứ nhất, phải nhớ rằng cách định luật này vốn liên hệ mật thiết với nhau. Thí dụ luật tương phản nhiều khi được thực hiện nhờ hoán chuyển; hai luật lặp lại và liên tục là hai hình thức của cùng một định luật cơ bản; hai luật cá biệt hóa và tóm tắt có rất nhiều điểm chung với nhau. Vậy, rõ ràng là không hề có một lằn ranh phân minh để phân biệt chúng. Thật ra, chúng rất thường được dùng kết hợp với nhau.Thứ hai, vì các định luật về cấu trúc thường được dùng kết hợp với nhau, cho nên lắm khi thật khó khẳng định được định luật nào hay những định luật nào là chủ yếu, còn định luật nào hay những định luật nào là thứ yếu trong một khúc sách nào đó. Trong nhiều trường hợp, việc quyết định trong vấn đề này tùy thuộc vào cách cấu tạo của chính đơn vị ấy. Cũng nên nhớ rằng có một số các mối liên hệ tự chúng vốn phải lệ thuộc một số các mối liên hệ khác. Thí dụ luật hoán chuyển gắn liền với vai trò thứ yếu, vì có một cái gì đó cần phải được thay vào mà cái cần phải được thay vào đó tự nhiên phải quan trọng, cần yếu hơn chính cái phải bị thay thế. Do đó luật hoán chuyển được sử dụng nhằm mục đích củng cố, tăng cường cho một mối liên hệ cấu trúc khác, như tương phản, so sánh ví von, hay nguyên nhân.Thứ ba, cần phải chú ý sự kiện bảng liệt kê trên đây không phải là đã hoàn toàn đầy đủ. Vì có nhiều cách sắp xếp đã được sử dụng trong một số các khúc sách vốn rất khó xếp loại. Thêm vào đó, còn có nhiều cách thay đổi các mối liên hệ như đã được đề cập rồi.Nhưng phần lớn các định luật quan trọng đều đã có trong bảng liệt kê trên đây, và khả năng quan sát chúng sẽ tạo kết quả là khả năng nhận được các định luật không được đề cập.Thứ tư, các từ ngữ dùng mô tả các mối liên hệ khác nhau có thể khác đi, vì trong một số các trường hợp, nhiều từ ngữ khác có thể chính xác hơn và mô tả được rõ ràng, đầy đủ hơn. Các yếu tố để xác định một người sẽ nói về các mối liên hệ trong một khúc sách nào đó như thế nào vốn là sở thích cá nhân của người khảo sát và do bản tính của đơn vị được nghiên cứu. Thí dụ nguyên nhân có thể đựơc diễn tả bằng từ ngữ “động cơ thúc đẩy” khi phân

Page 40: Phuong phap hoc kinh thanh

tích Giăng 13:1; và tiếp theo, hoặc bằng từ ngữ “chủ đích” khi phân tích Giu-đe câu 3 và tiếp theo. Điều quan trọng không phải là gọi tên các mối liên hệ đã được liệt kê trong bảng danh mục cho giống nhau, nhưng là việc ý thức thấu đáo được các định luật đặc thù và đã được định nghĩa đầy đủ về cấu trúc, và nỗ lực đưa ra để căn cứ vào đó mà phân tích các khúc sách. Vì nhận thức một cách mơ hồ rất tai hại cho việc khảo sát cách cấu trúc của một bản văn.Thứ năm, nhiều ý kiến khác nhau thường nảy sinh liên hệ với công tác phân tích cấu trúc. Khi việc này xảy ra, ta có thể bị cám dỗ kết luận rằng tiến trình đã được gợi ý trên đây vốn có tính cách chủ quan, nên không thể tin cậy được. Nhưng quả thật là nhiều yếu tố chủ quan đã có thể len lõi vào, và là nguyên nhân của các ý kiến bất đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ có việc ấy xảy ra mà thôi, thì không thể kết luận rằng cái tiến trình đó tự nó phải bị loại trừ. Vì tất cả những điều tốt đẹp đều có chỗ nguy hiểm của chúng, vì mọi điều tốt lành có thể bị sử dụng sai lầm hay lạm dụng. Thí dụ giáo lý được kể là công chính bởi đức tin, nhờ ân phúc Thượng Đế vốn từng được giải thích khiến cho người ta dung dưỡng tội lỗi (36). Thế nhưng chúng ta không thể loại bỏ giáo lý được kể là công chính chỉ vì lý do ấy; trái lại, chúng ta phải cố gắng lý giải thế nào cho thật đúng, thật thích hợp, hầu tránh được nguy cơ của thói phóng túng. Với việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh cũng vậy, cách tiếp cận hợp lý một vấn đề như thế sẽ bảo đảm cho việc có thể đạt được những kết luận đúng trong phạm vi có thể được và có cơ sở là các dữ kiện cụ thể của khúc sách mà mình nghiên cứu, chớ không phải do thành kiến cá nhân hoặc do lối suy tư duy ý chí. Nó cũng giúp chúng ta nhận thức được rằng các ý kiến bất đồng thường nảy sinh vì có nhiều người khác nhau nhìn vào nhiều mặt khác nhau của cùng một chân lý. George Denny, chủ tọa của “cuộc họp của thành phố trên Không trung” đã chứng minh sự kiện này bằng cách dùng một quả bóng, phân nửa sơn đen và phân nửa sơn trắng. Ông đưa phần quả bóng có màn đen về phía cử tọa sao cho họ không thể nào thấy được phần quả bóng có màu trắng và hỏi “Quả bóng này có màu gì?” Cử tọa đồng thanh nói “Đen”. Rồi xoay quả bóng nửa vòng, ông cãi lại “Không, nó màu trắng”. Hơn nữa, cần lưu ý rằng có nhiều khi tính cách hiển nhiên của nhiều điều có thể khác nhau được phân phối đồng đều, và những điểm dị biệt sẽ nảy sinh khi người ta nhấn mạnh nhiều hơn vào một số dữ kiện hậu thuẫn cho một quan điểm khác. Để tóm tắt, nhiệm vụ tái tạo tinh thần và chủ đích của các trước giả đã viết từ mấy trăm năm về trước là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp, và lắm khi người ta không thể chắc chắn là mình đã thành công. Tuy nhiên, ta phải cố gắng lý giải chúng bất chấp mình có thể sai lầm, vì có nhiều cơ sở có giá trị để làm như thế, và không thể chịu thiệt thòi vì bị hụt mất nhiều giá trị có thể tiếp thu được từ các văn phẩm ấy (37).

Page 41: Phuong phap hoc kinh thanh

5. Các tài liệu cần thiết cho việc cấu trúc a. Các tài liệu dùng mô tả. Cấu trúc của một khúc sách có thể ví sánh với khung sườn của một ngôi nhà. Các mối liên hệ về cấu trúc được dùng để xây dựng một khúc sách, như phép tương phản và so sánh ví von, tương ứng với các ý niệm về kiến trúc được khung sườn của một ngôi nhà diễn tả. Thí dụ nếu ngôi nhà được thiết kế theo kiểu Gô-tích, thì các thành phần riêng biệt của khung sườn phải liên hệ với nhau theo một cách thức nào đó, trong khi nếu được xây dựng theo kiểu hiện đại, chúng sẽ được sắp xếp theo một cung cách khác hẳn. Các tài liệu cần thiết cho việc thực hiện cách cấu trúc của một khúc sách có thể ví với phần bê-tông-cốt-thép được dùng để thực hiện một ý niệm về kiến trúc nào đó trong việc xây dựng một ngôi nhà.Nói cho rõ hơn, một đơn vị văn chương không thể được xây dựng nếu thiếu phần chất liệu sẽ tạo ra văn chương. Thí dụ, một tác giả không thể sử dụng định luật tương phản để sắp xếp một khúc sách nếu ông ta không có hai sự việc sự vật để ông ta đặt tương phản với nhau. Điều ông ta dùng trong việc đặt tương phản đó, được gọi là “tài liệu” để thực hiện cách cấu trúc. Bây giờ, xin kể ra và mô tả dưới đây các tài liệu khác nhau có thể được sử dụng.1. Tài liệu về tiểu sử - Các nhân vật thường được dùng để tạo ra các mối liên hệ về cấu trúc. Trong SaSt 12:1-50:26 vốn được xây dựng bằng các tài liệu về tiểu sử Áp-ra-ham được đặt tương phản với Lót, Gia-cốp, tương phản với Ê-sau, và Giô-sép tương phản với các anh của ông.2. Tài liệu lịch sử - Các biến cố thường được dùng như “gạch và hồ” để xây dựng nhiều khúc sách (Dân số ký).3. Tài liệu biên niên sử - Yếu tố thời gian có thể được sử dụng để tạo nên cách cấu trúc văn chương (Sách Phúc âm theo Giăng).4. Tài liệu địa lý - Các địa điểm nơi chốn nhiều khi được dùng làm chất liệu để xây dựng nhiều khúc sách (Xuất Ê-díp-tô).5. Tài liệu ý tưởng hay luận lý - Các ý niệm được sử dụng trong rất nhiều trường hợp để thực hiện các mối liên hệ cấu trúc (La-mã).Sau đây là các sự kiện cần lưu ý liên hệ đến các tài liệu để thực hiện phần cấu trúc.Thứ nhất, không có những lằn ranh phân định rõ rệt giữa chúng. Trong tiến trình dùng hai nhân vật để thực hiện việc so sánh, ta cũng có thể lợi dụng các biến cố nữa, vì con người vốn là những diễn viên để tạo ra các biến cố, và người ta suy nghĩ về các nhân vật căn cứ vào việc họ làm. Và vì các biến cố xảy ra trong thời gian và những địa điểm riêng biệt, ta không thể hoàn toàn tách rời phần biên niên sử và phần địa lý khỏi phần tiểu sử và lịch sử. Do đó, khi phân tích một khúc sách, ta không thể chỉ nghĩ đến một phương tiện duy nhất mà loại trừ các phương tiện khác, nhưng trái lại, phải nghĩ đến các phương tiện trong các điều kiện ưu tiên của chúng.

Page 42: Phuong phap hoc kinh thanh

Thứ hai, các tài liệu được dùng để thực hiện các mối liên hệ cấu trúc đồng thời cũng phải là các lý do để sử dụng các mối liên hệ cấu trúc Thí dụ ước muốn diễn tả một số ý niệm nào đó (tài liệu ý tưởng) có thể khến tác giả sử dụng một số định luật sắp xếp riêng biệt nào đó, như lặp đi lặp lại hay sử dụng công cụ. Cho nên khi mô tả các yếu tố đã được liệt kê trên đây là tài liệu, chúng tôi không hề nhân đó để ngụ ý rằng chúng chỉ là các tài liệu mà thôi. Trái lại, chúng tôi muốn lưu ý đến một trong số nhiều chức năng của chúng, là chức năng mà chúng ta quan tâm trước nhất tại điểm này của công trình nghiên cứu của chúng ta.b. Các tài liệu để minh họa.Để làm sáng tỏ hơn mối liên hệ giữa các định luật để viết văn và các tài liệu được sử dụng để thực thi các định luật ấy, dưới đây là một bảng liệt kê các mối liên hệ cần có trong cách cấu trúc văn chương, cùng với một vài thí dụ về cách chúng đã được thực hiện bằng cách sử dụng số tài liệu đã thảo luận cho đến điểm này.1. So sánhTiểu sử - ISa1Sm 13:31; IVua 1V 17:1-IIVua 13:1-25Lịch sử - SaSt 12:1-20; 20:1-19; 26:1-35Ý tưởng - GiGa 13:1-35; RoRm 5:12-212. Tương phảnTiểu sử - ISa1Sm 13:31; GiGa 18:1-19:42Biên niên sử - XuXh 19:1-25 Dan Ds 10:1-11:1-35 và tt.Địa lý - XuXh 1:1-12:40 và 12:41 và ttLịch sử - PhuDnl 1:1-3:29; Gios Gs 7:1-8:35; Mac Mc 1:1-29Ý tưởng - PhuDnl 27:1-30:1-20; EsIs 2:1-4:6; 10:5-12; 6:40-44 MiMk 1:1-5:14 Mat Mt 5:17-48; Giu-đe.3. Lặp lạiLịch sử - Gios Gs 24:2-13; Các quan xét.Ý tưởng - PhuDnl 5:1-11:32 Gios Gs 1:1-18; HaKb 2:1-20; Mat Mt 23:1-39; ICo1Cr 13:1-134. Liên tụcBiên niên sử - GiăngLịch sử - SaSt 37:1-50:26; XuXh 7:13; Mac Mc 2:1-3:6; 4:35-5:43Ý tưởng - EsIs 13:1-23:18; Mac Mc 4:1-34; ITi1Tm 4:6; 6:2; KhKh 6:8-9, 165. Nối tiếpTiểu sử - Dan Ds 22:1-24:25, Giô-naĐịa lý - Phục truyền6. Tuyệt đỉnhLịch sử - Xuất, Mac Mc 1:14-45

Page 43: Phuong phap hoc kinh thanh

Ý tưởng - Truyền đạo7. Tính cách trọng yếuTiểu sử - IISa 2Sm 11:1-27Địa lý - XuXh 12:1-50Lịch sử - XuXh 5:1-6:88. Hoán chuyển.Tiểu sử - ISa1Sm 1:1-12:25Ý tưởng - OsHs 1:1-3:5; NaNk 1:1-15 IGiăng9. Cá biệt hóa và tổng quát hóa.Cá biệt hóaÝ tưởng - PhuDnl 5:1-26:19; EsIs 5:40; Mat Mt 5:17-48; RoRm 12:1-15:13; ICo1Cr 1:10-4:21; HeDt 11:1-40 Tổng quá hóaLịch sử - Công vụÝ tưởng - Gia Gc 2:1-2610. Nguyên nhân và phần cốt lõiNguyên nhânLịch sử PhuDnl 1:1-4:49; EsIs 7:1-25; Cong Cv 1:1-2:47Ý tưởng - Eph Ep 1:1-6:24Cốt lõiÝ tưởng - HaKb 2:1-19; HeDt 1:4-2:1811. Công cụÝ tưởng - RoRm 5:1-1112. Giải nghĩa hay phân tíchLịch sử - Mac Mc 3:11Ý tưởng - GiGa 5:1-46 13. Chuẩn bị hay dẫn nhậpLịch sử - SaSt 2:4-3:1-24; XuXh 2:1-4:31; 5:1-6; 8:25-34 và 35:1-40:38; Gios Gs 1:1-224 và tt EsIs 7:1-25Ý tưởng - RoRm 1:18-3:20 và 3:21 và tt14. Tóm tắtTiểu sử - SaSt 45:1-28Lịch sử - Gios Gs 12:23-24 IIVua 2V 17:1-41Ý tưởng - RoRm 1:16-17; 3:21-3115. Chất vấn.Lịch sử - SaSt 15:1-20; XuXh 5:1-6:8; Mac Mc 11:27-12:37; 13:1-37; GiGa 6:1-71; 13:36-14:24Ý tưởng - Ha-ba-cúc RoRm 3:1-8; 6:1-7:25; 9:1-11:3616. Hài hòaLịch sử - SaSt 28:1-35:1-29Ý tưởng - Eph Ep 1:1-3:1-21; 4:1-6:1-24

Page 44: Phuong phap hoc kinh thanh

Vì các định luật viết văn được thực hiện bằng cách sử dụng các tài liệu như đã được chứng minh trong bảng liệt kê trên đây, thiết tưởng dùng các nhóm từ có tính cách mô tả như “tiểu sử hay so sánh ví von” hoặc “tương phản hợp lý” hay “lịch sử lặp lại” để chỉ ra các mối liên hệ cấu trúc khác nhau thật chính xác là điều rất hữu ích.6. Sự chọn lọc và cấu trúc a. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn lọcGoethe có lần nói “Nhà nghệ sĩ nổi tiếng nhờ biết chọn lọc”. Còn một người khác thì nhận xét rằng có rất nhiều điều đã bị loại ra khỏi phần ký thuật của Kinh Thánh để cho một số khác được đưa vào. Vì những người viết Kinh điển vốn là nghệ sĩ theo nghĩa đúng nhất của nó, cả hai câu phát biểu trên đây đều hàm ngụ cùng một ý tức là các sách trong Kinh Thánh đều có đặc điểm là có chủ đích chọn lọc. Nói khác đi, các trước giả viết Kinh Thánh đều có các chủ đích nhất định làm động cơ thúc đẩy để các vị viết sách, và các vị đã chọn tài liệu cũng như sử dụng chúng nhằm đạt được các chủ đích của mình một cách hoàn hảo nhất.Vậy yếu tố chọn lọc là căn bản cho công tác của các trước giả viết Kinh điển. Tuy nhiên, với người khảo sát, thì đó cũng là một việc làm quan trọng. Vì cuối cùng, điều người ấy truy tìm chính là chủ đích của trước giả, vốn được mặc khải, được tiết lộ, một mặt là do những gì trước giả đã chọn để đưa vào đó, và mặc khác, là do những gì vị ấy đã chọn để không dùng đến. Hệ quả là việc biết rõ nguyên tắc chọn lọc có chủ đích cũng có ý nghĩa cho người khảo sát cũng như cho trước giả trước đó.b. Mối liên hệ giữa chọn lọc và cấu trúc.Tiến trình chọn lọc về phía trước giả liên hệ mật thiết với cấu trúc văn chương. Một trước giả thường chọn một số ý niệm hoặc biến cố nào đó là vì chúng có liên hệ với một số các ý niệm và biến cố khác, là các mối liên hệ mà khi được sử dụng sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của mình. Trong khi chọn lựa những điều phải đưa vào sách của mình, trước giả phải tự vấn - hoặc vô tình hoặc hữu ý: “Các biến cố hay ý niệm này liên hệ với các biến cố và ý niệm khác như thế nào? Các mối liên hệ ấy có dẫn tới việc hoàn thành mục đích viết ra bài văn độc đáo này của tôi hay không?” Vậy sự chọn lựa của một trước giả được đặt trên cơ sở là một ý thức và việc biết lợi dụng các mối liên hệ cấu trúc.Vì trong tâm trí một trước giả, việc chọn lọc và cấu trúc vốn liên hệ mật thiết với nhau, việc thừa nhận nguyên tắc chọn lọc từ phía người khảo xét cuối cùng sẽ đưa người ấy tới chỗ khám phá ra các mối liên hệ về cấu trúc. Vì một khi đã biết được chủ ý của việc chọn lọc, người ta sẽ muốn tìm ra các lý do của việc chọn lựa đó; mà khi làm việc ấy, thì người ta phải đặt ra những câu hỏi như thế này “Giữa biến cố hay ý niệm này, với các biến cố hoặc ý

Page 45: Phuong phap hoc kinh thanh

niệm khác đang vây quanh nó có liên hệ gì với nhau để trước giả đưa nó vào trong sách? Việc đưa chúng vào như thế có đóng góp gì cho toàn bộ khung sườn của tác phẩm?” Khi trả lời những câu hỏi đó, người khảo sát được dẫn tới chỗ tự nhận ra cấu trúc của một đơn vị, và hậu quả của việc đó là cũng tri nhận được bức thông điệp trong đó nữa.Như vậy, việc người khảo sát sử dụng nguyên tắc chọn lọc trở thành phương tiện hữu ích để phát giác ra các mối liên hệ về cấu trúc. Vì một số các mối liên hệ trước hết dẫn người ta đến với việc chọn lựa của trước giả; do đó việc khảo sát sự chọn lựa của ông ta, đến lượt nó, sẽ dẫn tới việc khám phá ra cùng những mối liên hệ giống như thế. Thí dụ, một trong các lý do khiến trước giả hay người đúc kết Sáng thế ký đã chọn để đưa biến cố ở SaSt 12:10-20 vào trong sách, chắc phải là mối liên hệ giữa nó với các biến cố vây quanh nó. Khi người ta cố gắng tìm xem một số các mối liên hệ đó có thể là gì, người ta sẽ ghi nhận được hai điều trong số nhiều điều khác, là: sự tương phản giữa một hành động bởi đức tin trong 12:1-9 với một hành động vô tín trong 12:10-20, và mối liên hệ nhân quả, theo đó việc Thượng Đế bảo vệ Áp-ra-ham trong mấy câu 10-20 là một lần ứng nghiệm của lời Ngài đã hứa với Áp-ra-ham trong mấy câu 1-9. Như vậy, việc sử dụng nguyên tắc chọn lọc trở thành một lối thoát có giá trị mở đường cho việc phát giác được các định luật về cấu trúc, và nhờ đó cũng khám phá ra chủ đích của trước giả (39)Các loại chọn lọc. 1. Chọn lọc định lượng hay cân đối.Loại chọn lọc này sử dụng yếu tố khối lượng hay số lượng. Nó dẫn đến việc lựa chọn một loại các biến cố hay ý niệm tương tự mà chỉ cần trọng lực suông cũng đủ gây ấn tượng về một số sự kiện trên tâm trí độc giả. Một lựa chọn như vậy thường đặt cơ sở trên các định luật về lặp đi lặp lại và liên tục.Sự hiện diện và tầm quan trọng của việc lựa chọn định lượng thường được phát giác bằng cách áp dụng luật cân đối, là nguyên tắc theo đó trước giả dành một số lượng tài liệu tối đa tỷ lệ thuận với điều mà ông ta cảm thấy là có ý nghĩa và có lợi ích nhất để nói lên bức thông điệp của mình. Hệ quả là người khảo sát thường nhận ra được sự lựa chọn định lượng bằng cách xác định tỷ lệ giữa số tài liệu liên hệ đến một số các sự kiện, với thời gian trong đó các sự kiện ấy, xảy ra, và bằng cách đối chiếu tỷ lệ ấy với tỷ lệ thời gian tương ứng, liên hệ với số tài liệu kia. Thí dụ, nếu mười chương sách đã được dành cho các biến cố kéo dài trong một năm, và một chương được dành cho các biến cố xảy ra suốt một trăm năm, thì khi đối chiếu hai tỷ lệ giữa số tài liệu với thời gian thì rõ ràng là trước giả đã xem các biến cố đã xảy ra chỉ trong một năm là quan trọng đối với chủ đích của mình, hơn là các biến cố đã xảy ra suốt giai đoạn một trăm năm. Sách Sáng thế ký cung cấp một thí

Page 46: Phuong phap hoc kinh thanh

dụ minh họa tuyệt vời về tác dụng của một sự lựa chọn cân đối như thế. Các chương 12-50, nghĩa là ba mươi chín chương đã chép lại các biến cố xảy ra trong một giai đoạn chỉ có bốn thế hệ. Mặt khác, mười một chương đầu lại choán một giai đoạn nhiều thế hệ. Vậy, rõ ràng là trước giả muốn cho độc giả đặc biệt chú ý đến dân tộc Hy-ba-lai và nhất là các vị tộc trưởng, và những gì hàm chứa trong các chương 12-50 vốn có nhiều ý nghĩa đối với việc thực hiện ý hướng của ông ta, hơn là số tài liệu tìm thấy trong các chương 1-11. Điều này cung cấp cho người khảo sát một cái nhìn thông suốt rất có giá trị để phát giác ra mục tiêu và bức thông điệp của trước giả.Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng yếu tố biên niên sử không phải là thiết yếu cho việc khảo sát tính cách cân đối. Trong loại văn nghị luận, sự chọn lựa định lượng có thể chỉ đơn giản là dành nhiều chỗ cho một ý niệm hay yếu tố này nhiều hơn là cho các ý niệm hoặc yếu tố khác.Chẳng hạn như trong Giăng 17, khoảng hai phần ba bài cầu nguyện của Chúa Giê-xu đã được dành để chỉ ra các cơ sở của những lời khẩn xin của Ngài, trong khi chỉ có một phần ba là được dành cho việc kể ra các lời khẩn xin thật sự. Nhận xét này có thể là cơ sở tốt trong việc ứng dụng luật cân đối để giải nghĩa Giăng 17 (40).2. Chọn lọc phi định lượng.Thuộc trong hạng này là các biến cố hay ý niệm mà việc chọn chúng không có liên hệ với nguyên tắc khối lượng hoặc định lượng. Biến cố đã được đề cập ở phần trên và được ghi lại trong [dc 12:10-20; có thể kể ra làm thí dụ cho loại lựa chọn này. Đây không phải là một trong nhiều biến cố tương tự đã xảy ra nhiều lần, ít ra cũng là về một vài phương diện Trong văn mạch, nó đứng riêng biệt như một biến cố đơn độc. Nó tả vẽ một ông Áp-ra-ham tự tín tự mãn, trong khi các biến cố đi trước và đi sau nó lại vẽ ra một con người của đức tin. Nhưng quả thật là trong Sáng thế ký 20, người ta lại gặp hầu như là một bản sao y của biến cố này. Tuy nhiên, chính bối cảnh cận tiếp của nó mới là điểm độc đáo.Liên hệ đến loại biến cố hay ý niệm này, người quan sát phải đặt câu hỏi: “Tại sao trước giả lại đưa biến cố hay ý niệm cá biệt này vào đây? Tại sao nó lại chiếm chính chỗ mà nó đang chiếm đó? Nó đóng góp được gì cho toàn cảnh bằng các mối liên hệ với các biến cố hay ý niệm vây quanh mình?” Nếu các câu hỏi trên đây được giải đáp, người ta sẽ phát giác được các mối liên hệ và phần chủ đích tiềm ẩn trong loại lựa chọn này (41)[gr7 Bài tậpNghiên cứu các khúc sách sau đây từ quan điểm của nguyên tắc chọn lọc: 12:25 Các Quan xét; I và II Sa-ma-ên; Công vụ và ICổ-linh. Tìm phép chọn lọc định lượng và phi định lượng. Ứng dụng các nguyên tắc và câu hỏi đã được gợi ý trong phần thảo luận trên đây.

Page 47: Phuong phap hoc kinh thanh

7. Các gợi ý khác nhau để khảo sát cách cấu trúc (42)a. Luôn luôn tìm các mối liên hệ. Nên nhớ là “có tìm thì mới gặp”b. Ghi khắc vào tâm trí các định luật sắp xếp khác nhau khi bạn khảo sát, và áp dụng chúng vào việc phân tích cách cấu trúc.c. Tìm các mối liên hệ mặc nhiên cũng như minh nhiên (43)d. Khảo xét tất cả các mối liên hệ thật kỹ, nhưng nhất là các liên từ, nhóm giới từ, và các vế phụ thuộc. Khi nghiên cứu loại văn nghị luân như trong thư La-mã, cần đặc biệt chú ý các mệnh đề, các vế có liên hệ với nhau. Cố khám phá xem điều gì là căn bản và điều nào là thứ yếu (44). Thí dụ, xem mấy từ “song”, “nhưng”, “bởi cớ ấy” trong IIVua 2V 17:1-41 và từ “vì thế” trong RoRm 1:24.e. Người khảo sát cần rõ ràng và chính xác khi phân tích các mối liên hệ cấu trúc. Không nên hài lòng với một ý niệm mơ hồ rằng vì một lý do không rõ rệt nào đó, mà một số chương đã được kết hợp hoặc nhập chung lại với nhau. Cũng không nên chỉ liệt kê suông các mối liên hệ khác nhau của một khúc sách mà thôi (45). Thực tập các gợi ý này trong việc khảo sát Lê-vi ký và Gia Gc 1:1-27.f. Cẩn thận chú ý việc thay đổi của các đại danh từ và những ngụ ý có thay đổi như vậy để xác định cách cấu trúc (Mac Mc 13:1-37, Giu-đe)g. Tìm mối liên hệ nhân quả, phương tiện cứu cánh, câu hỏi lời đáp, nhu cầu và cách cứu vãn (Mat Mt 18:1-25; Mac Mc 13:1-37; RoRm 1:1-11:1-36 và 12:1-15:13; Eph Ep 1:1-3:1-21; 4:1-6:1-24) (46).h. Khảo sát các thì của các động từ cũng như hiện diện và thế áp đảo của chúng, rồi xét kỹ ý nghĩa của các yếu tố ấy để khám phá ra cách sắp xếp đoạn văn (SaSt 1:1-2:3; XuXh 6:1-8; Gios Gs 24:2-13; HeDt 11:32-38)i. Khi khảo sát cách cấu trúc của một quyển sách, cần nhanh trí tổ chức các nhóm từ và các trung tâm chiến lược có thể dùng làm căn cứ để khảo sát toàn thể quyển sách. Chúng có thể dùng làm những tòa cao ốc cao vượt để từ đó ta thấy được bố cục và diễn biến của một quyển sách. Có hai loại khu vực chiến lược chủ yếu:1. Lịch sử - Loại này gồm các biến cố hoặc được dùng làm điểm trục hoặc dẫn đến một tuyệt đỉnh, Gios Gs 6:1-27; 24:32-33; IISa 2Sm 11:1-27 và IVua 1V 11:1-21 là những thí dụ minh họa cho loại khu vực chiến lược này. Về vấn đề này, xin xem các định luật về tính cách quan trọng và tuyệt đỉnh.2. Văn chương - Loại này gồm những khúc sách tóm tắt và giải thích. SaSt 45:1-28; Gios Gs 12:23-24 Cac Tl 2:11-23; IIVua 2V 17:1-41; Cong Cv 1:8 và Eph Ep 4:1 cung cấp các thí dụ về loại trung tâm này. Cần lưu ý là một vài trong số các khúc sách trên là những biến cố mà chính bản tính của chúng vốn có tính cách tóm tắt hoặc lý giải. SaSt 45:1-26 và Gios Gs 23:24 thuộc vào loại này. Trong những khúc sách như thế, các loại khu vực chiến

Page 48: Phuong phap hoc kinh thanh

lược lịch sử và văn chương trùng lắp lên nhau (47)j. Đối chiếu và đặt tương phản phần mở đầu và phần kết thúc của các quyển sách để tìm các đầu mối cho phần nội dung và cách sắp xếp trong đó (Phục truyền, Giô-suê).k. Khi gặp nhiều khối tài liệu lớn, trước hết cần định giới hạn cho các đơn vị cấu trúc hoặc các phần lớn. Thí dụ Xuất Ê-díp-tô ký có ba nhóm các chương sách lớn: một là XuXh 1:1-12:40 các sự việc xảy ra tại Ai-cập; hai là 12:41-18:27 đến núi Si-na-i; và ba là 19-40 tại núi Si-na-i. Sau khi đã tìm được các phần lớn rồi, hãy cố gắng tìm các mối liên hệ giữa những phần lớn ấy. Đừng hài lòng với việc chỉ tìm ra các phần lớn mà thôi, vì phần cấu trúc vốn bao hàm nhiều hơn là việc chỉ tập họp tài liệu lại thành từng nhóm mà thôi. Nó còn quan tâm đến các mối liên hệ giữa các nhóm tài liệu lớn ấy nữa. Do đó, một khi đã phát giác được các đơn vị cấu trúc sơ khởi rồi, người khảo sát còn phải đặt các câu hỏi “Các đơn vị chủ yếu này liên hệ với nhau như thế nào? Mỗi đơn vị như thế có chức năng gì phải thực hiện đối với các đơn vị khác”. Hãy thực tập các gợi ý này trong việc nghiên cứu SaSt 25:19-36:43l. Khi khảo sát các đoạn thuật sự, hãy tìm sự diễn tiến của tình tiết (3:1-24) m. Khi khảo sát các thư tín, nên tìm cách cấu trúc viết thư tín. Tìm xem cách cấu trúc ấy gồm có những gì, rồi nghiên cứu đối chiếu với các thư tín khác.n. Khi gặp một lời hứa, cần lưu ý phần ứng nghiệm của nó; khi có một ý định được đưa ra, hãy tìm chỗ nó được thành tựu (48) (Gios Gs 1:1-18; GiGa 20:1-31; IGi1Ga 5:1-21 Giu-đe)o. Ghi nhận các từ ngữ, thành ngữ, nhóm từ được lặp đi lặp lại có thể chỉ ra cách cấu trúc (SaSt 1:1-31 Thi thiên, Mã-thi)p. Quan sát cách tiếp cận tiêu cực và tích cực, tổng quát và đặc thù, đối với cùng những vấn đề hay ý niệm giống nhau (HeDt 3:7-4:16; 5:11-6:20; Gia Gc 1:1-3:17 IPhê-rơ; IGi1Ga 1:1-10)q. Tìm cách sử dụng phép đối ngẫu, nhất là trong thi ca (49) (Thi Tv 1:1-8)r. Ghi nhận sự diễn tiến, xem một sự việc sự vật này dẫn đến một sự việc sự vật khác như thế nào (GiGa 17:1-26)s. Tìm những sự thay đổi trong các ý niệm và các biến cố. Cố gắng khám phá xem khi nào một tác giả thôi không thảo luận một vấn đề để chuyển sang một vấn đề khác (RoRm 4:1-25)t. Để cho bản tính của phần tài liệu đã nhận xét được tự nói ra chính cách cấu trúc của nó. Cần cẩn thận chớ có áp đặt một lối sắp xếp nào đó trên một khúc sách.u. Hãy tự đặt cho mình các câu hỏi “Có gì ở đây? Tại sao nó lại ở đây? Tại sao nó lại ở vào đúng chỗ ấy? Nếu không có nó, sẽ có gì khác xảy ra? Nếu nó ở chỗ khác, sẽ có gì khác xảy ra?” (50).v. Quan sát các nhân vật các biến cố, và các ý niệm chủ yếu cũng như các

Page 49: Phuong phap hoc kinh thanh

dấu chỉ diễn biến theo thứ tự thời gian và về địa lý hay chẳng có chuyển biến gì (51)w. Dùng các biểu đồ và bố cục để chỉ ra các mối liên hệ quan trọng về cấu trúc (52)x. Khi tìm cách khám phá và phân tích cấu trúc, nên tìm và sử dụng một căn bản hành văn duy nhất mà thôi. Thí dụ nếu có một đoạn văn nào đó của một đơn vị văn chương có hàm chứa và được mô tả bằng một loại cấu trúc địa lý, một đoạn khác trong cùng một đơn vị ấy không thể được mô tả là có cấu trúc theo biên niên sử hay lịch sử. Nói cụ thể hơn, nếu các chương 1-12 của Xuất Ê-díp-tô ký đã được gọi là các sự việc xảy ra tại Ai-cập, thì không nên mô tả các chương 19-40 là “Luật pháp và Đền tạm”, nhưng là phần đề cập các sự việc xảy ra “tại Si-na-i”. Hai nhan đề tiểu mục trước không thể nào đem ra đối chiếu với nhau được; lẽ dĩ nhiên là chính cách viết văn đòi hỏi phải tránh một việc thay đổi các cơ sở chỉ cách cấu trúc như thế.y. Phải lưu ý chỗ khác nhau giữa cách cấu trúc lịch sử với cách cấu trúc theo văn chương, cũng như các mối liên hệ giữa chúng với nhau. Thí dụ mối liên hệ giữa lời xưng nhận Quan trọng trong Mac Mc 8:1-38, với sự Hóa hình trong 9:1 vốn trước hết có tính cách lịch sử. Khi cần quyết định sự liên hệ giữa hai biến cố ấy, trước nhất ta phải hỏi “Tại sao sự Hóa hình lại xảy ra sáu ngày sau lời xưng nhận Quan trọng? Như thế, giữa chúng có liên hệ gì?” Những vấn đề như thế thuộc về cấu trúc lịch sử, và chính là qua đó mà độc giả sách Mác nắm được các lý do khiến trước giả đã chọn và đưa vào hai biến cố vừa đề cập ở trên, nghĩa là các mối liên hệ về mặt văn chương của chúng. Như thế, trong trường hợp này, cấu trúc lịch sử và văn chương đại khái chỉ là một. Tuy nhiên, có những trường hợp khác truy cách sắp xếp theo lịch sử nói chung tiếp sau thứ tự lịch sử hay biên niên sử, thì do cách chọn của trước giả, ông ta đã đặt cách hành văn lên trên điều vốn đã có sẵn trong cấu trúc theo lịch sử rồi Thí dụ một trước giả có thể chọn hai biến cố, theo đó biến cố thứ nhất được đặt trước biến cố thứ hai theo quan điểm biên niên sử. Tuy nhiên, các biến cố này có thể chẳng có mối liên hệ lịch sử đặc thù nào, khi xếp chúng bên cạnh nhau do cấu trúc văn chương, do đó cùng sử dụng một hoặc nhiều định luật sắp xếp, trước giả có thể đưa ra một bức thông điệp khác hẳn với bức thông điệp gắn liền với sự nối tiếp lịch sử của các biến cố ấy. SaSt 38:1-39:23 có thể cho một thí dụ minh họa điều này. Hơn nữa, có những trường hợp các trước giả Kinh Thánh sắp xếp lại các biến cố sao cho chúng không còn nối tiếp nhau theo thứ tự lịch sử hay biên niên sử nữa. Trong những trường hợp như thế, cấu trúc văn chương cũng phân biệt với cấu trúc theo lịch sử. Khi ta thấy có hiện tượng sau này, thì phải hết sức lưu ý đến cách sắp xếp văn chương và phải cố gắng tìm kiếm các lý do của việc thay đổi sự nối tiếp nhau theo phương diện lịch sử. LuLc

Page 50: Phuong phap hoc kinh thanh

8:1-55 có cho một thí dụ về một khúc sách trong đó thứ tự biên niên sử đã bị gạt qua một bên. Hãy đối chiếu 8:1-55 với Mac Mc 3:1-35 để thấy điều này được nghiệm đúng.Bài tập .Ghi khắc trong tâm trí các mối liên hệ về cấu trúc và các tài liệu để thực hiện chúng đã thảo luận trong những trang trước, hãy khảo sát cách cấu trúc của các đơn vị sau đây: SaSt 1:1-2:3 IVà IISử; Nê-hê-mi; Gióp; Ma-la-chi; Ga-la-ti; Phi-lê-môn, HeDt 1:4-4:13 và IPhi 1Pr 1:3-2:10. Cố gắng giữ trước mắt bạn các nguyên tắc và gợi ý đã được nêu ra.C. Khảo sát các hình thức văn chương tổng quát.Yếu tố thứ ba cấu thành một khúc sách mà người ta cần khảo sát là hình thức văn chương tổng quát. Yếu tố này phân biệt với cả hai yếu tố từ ngữ và cấu trúc, vì cùng một số từ ngữ và các mối liên hệ cấu trúc giống nhau, do cùng một số tài liệu giống nhau tạo thành, có thể được dùng để viết ra nhiều loại văn (chương) khác nhau. Do đó, chỉ ghi nhận các từ ngữ và các mối liên hệ về cấu trúc mà thôi, thì vẫn chưa đủ để khảo sát cho đến nơi đến chốn; người ta còn phải nhìn thấy thể văn tổng quát mà trước giả đã sử dụng nữa.Bây giờ, cac thể văn quan trọng sẽ được mô tả và minh họa vắn tắt. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng vạch ra một số yếu tố khiến chúng trở thành có ý nghĩa đối với việc giải nghĩa hầu kích thích người khảo sát phải cẩn thận chú ý đến chúng. Khi đọc tập sách tài liệu này, cần nhớ là nhiều thể văn khác nhau nhiều khi được sử dụng kết hợp với nhau, hơn nữa, cũng có nhiều cách khác nhau để phân loại các thể văn. Phần thảo luận sau đây chỉ gợi ý một cách phân loại mà thôi.1. Văn thuyết giảng và nghị luận Trong loại này có tất cả các bảng tường trình tường thuật về các bài thuyết giảng dài giòng và tất cả các văn phẩm có phần trình bày các ý niệm bằng hình thức lý luận. Thể văn viết thứ tín, một số các bài giảng có tính cách tiên tri, và các bài thuyết giảng dài hơn của Chúa Giê-xu có thể liệt vào loại này.Thể văn này hướng trước nhất vào trí tuệ. Do đó, điều quan trọng để nhận ra nó, là phải ý thức sự hiện diện của nó, và điều này sẽ dẫn đến việc cẩn thận khảo xét diễn tiến luận lý của nó; và chỉ khi nào người ta chú ý đặc biệt đến phương pháp thuần lý của nó, thì mới gặt hái được kết quả là giải thích đúng.2. Tản văn thuật sự .Thể văn này là hình thức văn chương được sử dụng nhiều nhất, thí dụ như trong sách Sáng thế ký và các sách Phúc âm. Chủ đích đầu tiên của nó không có liên hệ với các sử kiện phi ngã, nhưng là để trình bày lịch sử truyền giáo hay thần học. Do đó, nó hàm chứa phần sử ký đã được nhân cách hóa dưới hình thức các truyện tích và những nét phác họa tiểu sử. Nó khêu gợi trước

Page 51: Phuong phap hoc kinh thanh

nhất óc tưởng tượng và tình cảm của người ta. Do đó, cố gắng lý giải thể văn này mà không sử dụng óc tưởng tượng thật tự do theo đúng nghĩa của nó, thì chắc chắn người ta sẽ phạm sai lầm là chỉ lý giải được một phần nhỏ hay nhầm lẫn mà thôi.Cũng phải nhớ rằng văn xuôi thuật sự thường hàm chứa một số chi tiết không quá quan trọng đến nỗi phải giải nghĩa, mà đúng hơn thì chủ đích chính của chúng chỉ nhằm thêm màu sắc cho câu chuyện mà thôi. Do đó khi nhận thấy có hiện diện của thể loại tản văn thuật sự, ta phải thận trọng để khỏi cượng giải từng chi tiết một một cách không thích đáng. Phải biết phân biệt đâu là phần cốt yếu và đâu là phần trang trí, tô điểm.3. Thi ca .Thi ca trong Kinh điển có ba đặc điểm chính. Một là nó thường sử dụng ngôn ngữ biểu tượng. Hai là nó thuộc loại văn chương tình cảm. Có người đã bảo rằng “thi ca là tình cảm của đời sống được biến thành âm thanh (để người ta có thể nghe được bằng tai)”. Và ba là nó sử dụng nhiều loại đối ngẫu khác nhau, như song đối của những từ ngữ đồng nghĩa, phản lập và tổng hợp (53). Do đó, biết được có hiện diện của hình thức thi ca, tức là tự giữ được mình để khỏi giải thích sai lầm. Vì khi ta nhớ rằng thi ca sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển, và rằng nó diễn tả các cảm xúc, cảm nghĩ chớ không phải là các ý niệm hợp lý cứng nhắc, ta sẽ không gắng sức trình bày ngôn ngữ của nó như khi ngừơi ta dùng loại ngôn ngữ theo nghĩa đen, trong khoa học, hay cố gắng khảo xét các câu cú thật tỉ mỉ như trong việc tra cứu thật chính xác, có hệ thống trong thần học. Nhận ra được việc sử dụng các hình thức đối ngẫu cũng giúp ích được rất nhiều để bảo đảm cho việc bình giải đúng.4. Kịch và kịch nói .Phương pháp viết kịch tuồng gồm trước nhất là việc nhân cách hóa, cá biệt hóa và mô tả thật sinh động các biến cố hay ý niệm vì sức tác động vào tình cảm người ta của chúng. Rõ ràng là nó liên hệ mật thiết với cách giải bày chân lý bằng thi ca. Do các sự kiện vừa kể trên, ta phải xác định một trước giả đang nói bằng ngôn từ lịch sử đích thực, hay đang sử dụng phương pháp của kịch tuồng để khiến cho chân lý mà ông ta muốn nói lên gây được ấn tượng mạnh mẽ hơn. Thí dụ ta phải biết trong chương 2 của quyển sách mình viết, nhà tiên tri Ê-sai có thể đã dùng thể văn viết kịch để mô tả vai trò và số phận tương lai của Giê-ru-sa-lem, và quyết đoán rằng điều nhà tiên tri đã tuyên bố trong đó ngụ ý về một sự kiện sẽ xảy ra theo nghĩa đen, thì chẳng có gì là chắc chắn, an toàn cả. Lẽ dĩ nhiên, ta phải cảnh giác để khỏi xếp toàn thể hay một phần lớn văn chương trong Cựu ước vào thể văn kịch tuồng. Ta phải nghiên cứu chính thể văn ấy để đoan quyết những gì nó tự nói lên về văn thể của nó, và phải tránh việc áp đặt quá đáng phương pháp

Page 52: Phuong phap hoc kinh thanh

viết bằng lối văn kịch tuồng trên sử ký địch thực. Đồng thời, người khảo sát cũng phải thừa nhận rằng phương pháp kịch tuồng hóa cũng là một hình thức văn chương để tạo ra sự truyền thông, thông cảm hợp pháp, và rằng phải chú ý đến sự hiện diện của nó khi tiến hành việc chú giải.5. Văn dụ .Hình thức ẩn dụ sử dụng nguyên tắc tương đồng (loại suy). Điều này được nghĩa của từ ngữ “ẩn dụ” (parable, các bản dịch Kinh Thánh của chúng ta dùng “thí dụ” hay “ngụ ngôn") chỉ rõ. Nó là việc kết hợp hai từ ngữ Hi văn, Para và ballo, do đó, theo nghĩa đen, nói lên “vật khác”. Như thế, một ẩn dụ gồm hai phần chân lý thuộc linh mà nó minh họa, và phần trần thuật thuộc thể (hay vật lý) được đặt bên cạnh nó nhằm mục đích soi sáng, làm sáng tỏ. Các thí dụ tuyệt vời về thể văn ẩn dụ có thể đựơc tìm thấy trong Mat Mt 13:1-58 Mac Mc 4:1-41 và LuLc 15:1-32.6. Văn chương Khải huyền .Từ ngữ “Khải huyền” ( apocalypse) theo nghĩa đen là “vén màn” hay “khải thị”. Văn chương khải huyền thường có đặc điểm là sử dụng lối văn biểu tượng và mô tả khải tượng, vốn có bản tính tiên báo, tiên tri. Sách Đa-ni-ên trong Cựu ước và sách Khải thị trong Tân ước là những thí dụ tốt về các đặc điểm đó của văn chương khải huyền (54)D. Khảo sát bầu không khí. Yếu tố thứ tư trong tiến trình khảo sát là khảo sát bầu không khí. Nói bầu không khí là ngụ ý đề cập bên dưới một khúc sách, tuy vốn không thể sờ nắn được, nhưng lại rất thực. Một số “hơi hám”, “tính khí” (moods) đặc sắc mà một khúc sách có thể “toát ra” là bầu không khí chán nản tuyệt vọng, cảm tạ, khiếp sợ, cấp bách, vui vẻ, khiêm hạ hay nhu mì dịu dàng.Nhiều khi bầu không khí của một khúc sách không thể được xác định nếu người đọc không nghiêm chỉnh dấn thân vào tiến trình lý giải. Mặt khác, điều cũng thường được nghiệm đúng là việc khảo sát đến nơi đến chốn sẽ làm bộc lộ bầu không khí tiềm ẩn bên dưới. Dầu sao, trước khi phát giác được bầu không khí của một đoạn Kinh điển, người ta vẫn chưa tiếp xúc được một cách sinh động với tâm trí và tinh thần của trước giả.Cần lưu ý là một số các khúc sách có thể là sự kết hợp của nhiều bầu không khí khác nhau. Thật vậy, ngay bên trong một đơn vị Kinh điển, vẫn có thể có sự thay đổi bầu không khí một cách đột ngột và triệt để. Do đó, phải thận trọng khảo sát tất cả các yếu tố liên hệ với bầu không khí của một khúc sách.IV. CÁC TRỢ CỤ CHO VIỆC KHẢO SÁT NÓI CHUNG A. Dùng một cây bút chì hoặc bút mực trong khi khảo sát. Viết ra các nhận xét của mình rất có lợi vì nhiều lý do, mà ít nhất cũng vì sự kiện nhằm ghi khắc chúng thành ấn tượng trong tâm trí chúng ta. Viết ra là một trợ cụ đắc lực cho trí nhớ.

Page 53: Phuong phap hoc kinh thanh

B. Có hai phương pháp tiếp cận chính trong việc khảo sát một khúc sách. Có một loại khảo sát bắt đầu bằng việc ghi lại chi tiết các điểm đặc trưng và các tiến trình tiến tới việc khảo sát toàn diện. Loại khảo sát thứ hai bắt đầu bằng một cái nhìn toàn diện, tiến tới việc ghi lại các điểm đặc trưng, và cuối cùng chuyển sang việc tổng hợp các điểm đặc trưng. Cả hai loại quan sát trên đây đều có giá trị và hữu dụng. Loại trước phản ảnh tiến trình thông thường của việc đọc một khúc sách để ghi nhận những điểm đặc trưng, và cuối cùng, chuyển sang khảo sát từng từ, từng mệnh đề, từng vế một cho đến đoạn kết. Tác giả sách này nhận thấy đây là phương thức hữu ích hơn trong việc khảo sát một khúc sách tương đối ngắn, có viễn cảnh không quá quan trọng. Loại khảo sát thứ hai bổ ích nhất là khi ta gặp một tập tài liệu dài hơn, nhiều hơn có viễn cảnh thiết yếu phải khảo sát thật hữu hiệu. Tuy nhiên, quý độc giả được khuyến giục nên thí nghiệm cả hai loại để tự mình xác định xem loại nào phù hợp nhất với mình.C. Điều này lưu ý chúng ta về sự kiện cần phải tránh hai sai lầm trong việc khảo sát: một là nhìn toàn diện mà không chú ý các tiểu tiết; hai là thấy tiểu tiết mà không nắm được đại thể. Công tác khảo sát phải vừa phân tích vừa tổng hợp đồng thời với nhau. Thật vậy, việc khảo sát phân tích phải có đối tượng là khảo sát tổng hợp. Chính vì lý do này mà tiến trình khảo sát phải luôn luôn đạt được tuyệt đỉnh của nó là một cái nhìn toàn diện.D. Một phân biệt khác nữa cần phải có, là giữa diễn biến khảo sát phải theo trong một phân đoạn hay một phần của phân đoạn, một đoạn một phần lớn hoặc một quyển sách (55). Rõ ràng là cách khảo sát thứ hai hay dài hơn một khúc sách không thể là tỉ mỉ bằng loại quan sát đầu, ít nhất là khi ta mới bắt đầu tiếp cận nó. Do đó, khi khảo sát một tập tài liệu nhiều hơn, dày hơn, điều nên làm là phải xem đi xem lại được càng nhiều lần càng hay nếu có thể được, để ghi nhận các từ ngữ, mệnh đề hoặc các câu then chốt; các nhân vật, địa điểm và biến cố chủ yếu; các đơn vị cấu trúc; các mối liên hệ chính, và các chương quan trọng. Sau đó, người khảo sát mới có thể tập trung vào các yếu tố và những đoạn có vẻ là có ý nghĩa nhất.Để nắm được nội dung và các mối liên hệ của một khúc sách dài hơn trước mắt, điều thường rất hữu ích là phải đặt tên cho các chương sách khi ta đọc lướt qua chúng. Điều này đặc biệt nghiệm đúng cho việc nghiên cứu các đoạn sách thuật sự (56).Bằng mọi cách, ta không nên để cho mình bị vướng mắc vào những điều quá nhỏ nhặt, tỉ mỉ khi mới bắt đầu tiếp cận một khúc sách dài.E. Khi khảo sát để ghi lại chi tiết, phải đánh số để phân biệt chúng với nhau. Nên sử dụng một số phương tiện như gạch dưới hay đóng khung, khoanh tròn để chỉ các nhận xét quan trọng. Nên dùng các biểu đồ để chỉ ra các nhận xét chính yếu, nhất là trong lãnh vực của các mối liên hệ về cấu trúc (57).

Page 54: Phuong phap hoc kinh thanh

Phải tìm cách tổ chức việc khảo sát của bạn, sao cho bạn có thể đạt được mục đích với sức cố gắng tối thiểu. Ghi ra những chương, những câu đặc thù cần tham khảo cho mỗi nhận xét để không còn phải thắc mắc về các văn bản đặc trưng vốn đã được đặt làm cơ sở để thực hiện công tác khảo sát.F. Tuy công tác khảo sát phải đưa đến kết quả là cho thấy từng điểm đặc trưng một của một khúc sách, khi ghi lại các nhận xét, ta chỉ phải viết ra những gì thật đáng ghi lại mà thôi. Thí dụ ta không nên liệt vào loại các nhận xét đáng ghi lại tất cả các định quán từ (cái, con, v.v...) xuất hiện trong một khúc sách. Chỉ trong những trường hợp mà một định quán từ như thế quả thật có ý nghĩa, thì mới cần phải ghi lại. Mac Mc 15:39 là một thí dụ về một trường hợp như thế (58). Nếu không áp dụng loại bỏ qua, lờ đi này, tiến trình liệt kê các nhận xét sẽ tỏ ra không hữu hiệu và gây buồn chán (59).G. Khi ghi lại các nhận xét, phải tránh việc chỉ ghi lại các từ ngữ trong văn bản mà thôi. Hãy nói lên một điều gì đó về chúng. Thí dụ khi khảo sát EsIs 55:1-13, ta phải ghi nhận các sự kiện sau đây:Khúc sách bắt đầu bằng chữ “Hỡi” (c.1)Khúc sách được dành cho “tất cả những ai đang khao khát” (c.1)Một phương thức như thế sẽ làm nảy sinh sự thức tỉnh và giúp ta ghi khắc vào tâm trí các nhận xét đã ghi ra.H.Bốn thành tố của một khúc sách, tức là các từ, cách cấu trúc, thể loại văn chương, và bầu không khí, không cần và không nên được ghi lại riêng biệt. Thí dụ người khảo sát không nên tìm ra trước nhất là tất cả các từ có trong một khúc sách, trước khi ghi lại các mối liên hệ về cấu trúc của nó. Nhưng quả thật cũng có một số trật tự gắn liền với việc khảo sát các thành tố cấu tạo nên một khúc sách. Ta không thể ghi ra một mối liên hệ giữa hai từ trước khi nhận thấy sự hiện diện của từng từ một. Hơn nữa, cả hình thức văn chương lẫn bầu không khí cũng không thể được nhận thấy liên hệ với một mục đích trong một số trường hợp, trước khi toàn thể đơn vị đã được khảo xét, vì lắm khi chúng có thể thay đổi. Tuy nhiên, điều vẫn còn lại để lưu ý, là không cần thiết mà cũng không nên khảo sát tất cả các yếu tố trong một khúc sách theo một trật tự cứng nhắc. Một người có thể ghi nhận cách dùng của hai từ và sau đó lưu ý đến các mối liên hệ và liên hệ hỗ tương giữa chúng. Như vậy, một bảng liệt kê các nhận xét sẽ gồm có việc pha lẫn các nhận xét liên hệ đến các từ, cách cấu trúc hình thức thể văn và bầu không khí của một khúc sách (60).I.Phải khảo sát từng khúc sách một dường như bạn chưa hề thấy nó trước đó bao giờ. Mỗi lần tiếp cận phải là một lần tiếp cận mới mẻ. Chỉ tham khảo lại những lần khảo sát trước sau khi bạn đã hoàn tất việc tiếp cận nhằm khảo sát lần cuối cùng. Có người bảo rằng Toscanini chẳng bao giờ nhìn vào một bảng phân âm của một bài nhạc bằng thái độ dường như ông chưa hề thấy nó

Page 55: Phuong phap hoc kinh thanh

bao giờ, mà nhìn nó dường như mình mới thấy nó lần đầu tiên vậy (61).J. Phải tự khép mình vào kỷ luật để thấy mình có thể nhận thấy khác nhau như thế nào khi khảo sát một khúc sách nào đó. Nên học tập dành nhiều thì giờ để triển khai một lần khảo sát. Chính người quan sát chịu khép mình vào kỷ luật mới là người khảo sát thành công và thấu đáo (62).K. Nguyên tắc được câu sau đây đề ra, là một trợ cụ tuyệt vời cho việc khảo sát “Người quan sát phải mở to mắt ra để chú ý đến bất cứ điều gì mà theo các lý thuyết đã được chấp nhận thì không thể nào xảy ra, vì các sự kiện ấy sẽ được dùng làm đầu mối cho những phát kiến mới mẻ”. Thái độ khoan dung của Giô-sép đối với các anh mình từng âm mưu hại mình, là một thí dụ minh họa cho điều này (SaSt 37:1-50:26). Thật vậy, đặt tương phản đều được tìm thấy trong một khúc sách với những gì người ta có thể tìm mà không thấy có trong đó, thường giúp ích được rất nhiều. Thí dụ, tác giả Thi thiên nói “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì”. Ông không nói “Đức Giê-hô-va là một người chăn chiên, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì”L. Tự đặt cho mình các câu hỏi ngụ ý trong mấy giòng sau đây, thường giúp ích nhiều:Tôi có sáu tên đầy tớ trung tínDạy tôi tất cả những gì tôi biếtTên chúng là Điều gì, Ở đâu và Bao giờ?Với Như thế nào? Tại sao? và Ai vậy?M. Ghi nhận những điểm bỏ sót có ý nghĩa cũng như các biến cố và ý niệm đã được đưa vào. Có lần Stevenson đã nhận xét “Bỏ sót... là một nghệ thuật viết văn. Nếu tôi biết cách bỏ sót, thì tôi không còn mong ước có được sự hiểu biết nào nữa” (64). Nếu lời phát biểu trên đây của ông chỉ gần đúng với chân lý mà thôi - mà sự thật quả là như vậy - thì nếu muốn khám phá ra tư tưởng của tác giả, điều tối quan trọng là người quan sát phải thận trọng ghi nhận những điều mà tác giả bỏ sót, không nói ra” (65).N. Đối chiếu và đặt tương phản các nhận xét. Tiến sĩ Alexander Graham Bell có đưa ra một công thức cho việc tự giáo dục tự do như sau “Quan sát! Ghi nhớ! Đối chiếu!” (66)O. Ta thường được lợi ích khi đối chiếu và đặt tương phản nhiều khúc sách hoặc quyển sách như đối chiếu các sách Các Vua với Sử ký, các sách tiểu tiên tri với nhau, xếp song hành các phần ký thuật của các sách Phúc âm, và các sách Phúc âm Cộng quan với sách Phúc âm thứ tư.P. Đối chiếu và đặt tương phản các bản dịch Kinh điển khác nhau.Q. Thỉnh thoảng nên cố suy nghĩ theo điều kiện của một phóng viên nhật báo viết một bài tường thuật hay một họa sĩ vẽ ra một bức tranh về một khúc sách. Phương tiện này và những phương tiện tương tự giúp người ta quan sát

Page 56: Phuong phap hoc kinh thanh

chính xác hơn. Hãy thử dùng gợi ý này để nghiên cứu Xuất 35-40.R. Vẽ những bản đồ thô sơ chỉ ra địa lý của một đơn vị. Việc này đặc biệt giúp ích khi khảo sát các sách Sáng thế ký, Xuất Ê-díp-tô ký, Giô-suê, các sách Phúc âm và sách Công vụ.S. Khi khảo sát các tài liệu về tiểu sử, ghi nhận các đặc điểm của những nhân vật trong cuộc, các ý niệm và thái độ của họ đối với Thượng Đế, cũng như các hành động phản ứng và động cơ thúc đẩy họ.T. Khi khảo sát nền văn chương thư tín, cần lưu ý các yếu tố sau đây: lý lịch và các đặc điểm của các trước giả; địa phương, các đặc điểm và vấn đề của những người nhận thư; các câu trả lời cho các vấn đề của họ; cơ hội và chủ đích viết thư; các điểm đặc trưng về phương diện văn chương, các ý niệm hướng đạo, và chân lý trung tâm.U. Chú ý những chú thích ghi ngoài lề. Có người bảo “Sự khôn ngoan của các nhà Nhuận chánh được ghi ra ngoài lề”.V. Tìm các ý niệm về Thượng Đế, Chúa Cứu Thế, con người, tội lỗi và sự cứu chuộc, vì những điều đó là các luận đề hàng đầu mà các trước giả viết Kinh Thánh quan tâm.W. Khi gặp các đoạn ngắn (segments) thuộc thể văn thuật sự như trong các sách Phúc âm, điều thường giúp ích là nên đặt tên cho các phân đoạn. Một phương thức như thế giúp người ta chú ý, và ghi nhớ các nhân vật và các biến cố chính, và giúp ta nhận xét, ghi chép và nhớ lại các mối liên hệ.Có hai loại tiểu mục chính để đặt cho một phân đoạn, một là một nhan đề có tính cách mô tả, nói lên chủ đề bằng các từ chỉ địa điểm, nhân vật hoặc biến cố; và hai là nhan đề có tính cách phân tích hay lý giải, làm cơ sở cho việc chú giải số tài liệu trong đó. Một tiểu mục có tính cách mô tả cho Mac Mc 7:24-30 có thể là “Người phụ nữ miền Ty-rơ và Si-đôn”. Một nhan đề nhấn mạnh tính cách phân tích cho cùng một khúc sách ấy có thể là “Phổ quát tính của đức tin”. Rõ ràng là loại tiểu mục dành cho một phân đoạn mà người khảo sát phải quan tâm trước nhất, là nhan đề có tính cách mô tả, vì nhan đề phân tích vốn có tính cách lý giải nhiều hơn.Nhan đề cho một phân đoạn cần có các đặc điểm sau đây: ngắn gọn - hai ba chữ thôi, nếu có thể được; dễ nhớ - gợi tưởng tượng, truyền cảm; độc đáo - chỉ có thể áp dụng cho một phân đoạn duy nhất mà thôi; gợi ý - nhắc lại nội dung của phân đoạn; phù hợp - thích hợp với phân đoạn ấy; và cá biệt - có ích lợi cho riêng cá nhân nào sử dụng nó. Nhiều khi có thể đặt tên cho các phân đoạn sao cho chúng gợi được ý là chúng vốn có liên hệ với nhau.Việc đặt tên cho các phân đoạn chẳng bao giờ nên bị biến thành một việc làm vội vã theo thói quen. Ta phải biết rõ các lý do để đặt tên như vậy và chỉ nên làm khi việc ấy khiến cho công tác nghiên cứu của ta được dễ dàng tiện lợi hơn.

Page 57: Phuong phap hoc kinh thanh

X. Phải phân biệt ba công tác khảo sát, lý giải, và ứng dụng. Phải tránh việc dành tất cả mọi sự cho tiến trình khảo sát, và chỉ dành tối thiểu cho công tác lý giải. Gợi ý này không áp dụng cho việc bắc cầu giữa khảo sát và lý giải nghĩa là câu hỏi nhằm mục đích lý giải, sẽ được thảo luận về sau (67). Hơn nữa, cần nhớ rằng một phần của công tác lý giải phải nằm trong tiến trình khảo sát. Vì không hề có một lằn ranh rõ rệt nào giữa hai bước đầu tiên này của phương pháp nghiên cứu có tính cách quy nạp, và người ta không thể nào tạo ra được một lằn ranh như thế. Thí dụ, người khảo sát chú ý đến cách dùng chữ “nhưng” trong một câu nào đó. Nếu người ấy đang tự giới hạn triệt để trong công tác khảo sát, người ấy thậm chí sẽ không lưu ý cả đến sự kiện chữ “nhưng” đưa vào một sự tương phản, vì điều được nói lên ấy là khởi điểm của tiến trình lý giải, là việc sẽ được hoàn tất bằng cách trả lời cho câu hỏi “Mối liên hệ về cấu trúc của sự tương phản như được dùng trong trường hợp này có ý nghia gì?” Tuy nhiên, tự ngăn mình lại để không chỉ ra rằng chữ “nhưng” đó cho thấy sự tương phản, sẽ bắt buộc công tác khảo sát trở thành một vai trò không thể thực thi và vô nghĩa. Vì các lý do ấy, việc lưu ý rằng chữ “nhưng” dẫn tới sự tương phản phải được đưa vào bước đầu tiên của việc nghiên cứu một cách có phương pháp như chúng tôi đã gợi ý ở mấy trang trước đây (68). Sở dĩ có thể làm như thế vì công tác lý giải phải tham gia vào việc khảo sát như vậy tự nó đã cho thấy rõ ràng là chẳng hề có nguy hại gì trong việc đi đến một kết luận mà không cần phải khảo xét tất cả các chứng cứ. Tuy nhiên, khi đến những phần lý giải phức tạp hơn ta phải chờ cho đến khi hoàn thành tiến trình khảo sát tổng quát đã. Như vậy tuy người ta không thể hoàn toàn loại trừ việc lý giải khỏi công tác khảo sát, nó phải được duy trì trong mức độ an toàn tối thiểu.Nói khác đi, phải tránh cả hai cực đoan thái quá lẫn bất cập trong công tác khảo sát. Tiến trình khảo sát cuối cùng phải đạt được một số khám phá có ý nghĩa nào đó, tuy quả thực là tất cả những gì người ta phát giác được sẽ không cùng có ý nghĩa ngang nhau. Mặt khác, công tác khảo sát không thể bị bế tắc đến nỗi kéo luôn toàn thể tiến trình nghiên cứu vào đó. Một quan điểm như thế sẽ biến công tác nghiên cứu Kinh điển thành chỉ còn một bước duy nhất mà thôi, và sẽ có thể cất luôn cả phương pháp quy nạp lẫn tinh thần làm việc có phương pháp khỏi nó nữa. Trái lại, ta phải giới hạn mục đích của công tác khảo sát tuy nó vốn quan trọng, và chỉ làm những gì sẽ đạt được kết quả là hoàn tất, được nó mà thôi. Mục đích đó là phải biết rõ các từ, cách cấu trúc, văn thể và bầu không khí của một khúc sách. Ý nghĩa và cách ứng dụng những gì mà người khảo sát đã biết rõ đó, thì nói chung là còn phải chờ các giai đoạn nghiên cứu kỹ hơn sau này (69)V. TÓM TẮT CÔNG TÁC KHẢO SÁT Có hai dấu hiệu cho thấy đặc điểm của người khảo sát thành công: hiểu thật

Page 58: Phuong phap hoc kinh thanh

rõ ràng và thấu đáo. Người ấy không hề khảo sát một cách máy móc. Trái lại, nội dung của một khúc sách phải trở thành sống động đối với người ấy. Người ấy phải thật sự tri nhận (perceive) nghĩa là nhìn thấy. Người ấy thấy rõ tất cả những gì đã cấu thành một khúc sách. Người ấy không đinh ninh trước một iều gì cả. Người ấy phải tự khép mình vào kỷ luật để tự mình tiếp thu cho mình toàn thể đơn vị (bản văn). Người ấy chú ý đánh dấu từng từ một, vì biết rằng bất kỳ một nhà nghệ sĩ nào xứng đáng với cái danh ấy đều phải suy nghĩ chín chắn để chọn một chủ đích cho việc sử dụng từ ngữ của mình. Người ấy cũng cẩn thận ghi nhận các mối liên hệ và các mối liên hệ hai chiều giữa các từ ngữ với nhau. Người ấy hết sức chú ý đến thể loại văn chương tổng quát và bầu không khí của một khúc sách. Tóm lại, tất cả các thành phần cấu tạo nên một đơn vị Kinh Thánh đều trở thành một phần ý thức của người khảo sát tài ba (70)VI. BÀI TẬP KHẢO SÁT A. Ghi nhận cẩn thận các từ, các mối liên hệ về cấu trúc, các thể văn tổng quát, và bầu không khí của những đoạn sách (segments) sau đây: LeLv 16:1-34; Thi Tv 19:1-14; 24:1-10; 44:1-26; 51:1-19; 150:1-6; EsIs 1:2-31; Mat Mt 11:1-30; 18:1-35; GiGa 9:1-10:42; 15:1-27; RoRm 8:1-39. B. Cũng khảo sát các từ ngữ then chốt, các mối liên hệ chủ yếu các thể văn tổng quát, và các giọng điệu (bầu không khí) tiềm ẩn trong các quyển sách sau đây: Ru-tơ, E-xơ-ra, Ê-xơ-tê, Ê-xê-chi-ên, Ô-sê, Giô-ên, Giô-na, Sô-phô-ni, A-ghê, Cơ-lô-se, I và IIPhê-rơ, và Khải thị.Hướng dẫn tổng quát - Ghi lại tất cả các nhận xét đáng ghi nhận. Cố gắng phân loại chúng xem chúng thuộc loại từ ngữ (TN), cấu trúc (CT), Văn thể (VT) hay bầu không khí (BK). Nhớ chỉ lý giải tối thiểu và tránh việc ứng dụng. Áp dụng các nguyên tắc và gợi ý của phần tài liệu trên đây.

CHÚ THÍCH 1. The Webster's Collegate Dictionay. Fifth Edition.2. Kuist H.T, These Words Upon Thy Heart, p.79. Muốn có một phần thảo luận đầy đủ hơn về một số từ ngữ được dùng trong quyển sách chỉ nam này, xin tham khảo các tài liệu sau đây: Eberhardt c.R.; The Bible in the Making of Ministers, pp.115-157; và Kuist H.T, These Words Upon Thy Heart, p.45-62,67-70, 99-100,101-102.3. Coulton, G.G., Five Centuries of Religion, volume I, p.XXXvii.4. Jowett, J.H., Brook's by the Traveller's Way, pp.78-79.5. Mac Farlan, R., trích từ Our Human Comedy trong Coronet, July 1946.6. Liên hệ với vấn đề này, xem The Student the Fish and Agassiz mà tác giả rất muốn trích dẫn thật đầy đủ nếu không vì sợ thiếu chỗ. Có thể tìm đoạn này trong C.R. Eberhardt, quyển The Bible in the Making of Ministers,

Page 59: Phuong phap hoc kinh thanh

pp.134-138.7. Phần phân tích đưa ra đây nhất thiết phải quan tâm đến các ý niệm về văn phạm và từ ngữ của Anh văn, Hy bá lai văn và Hi văn, vì nghiên cứu Kinh Thánh đúng phương pháp đòi hỏi phải quan tâm triệt để đến nền văn chương của cả ba ngôn ngữ ấy. Sự kiện này làm nảy sinh nhiều vấn đề sẽ được thảo luận vắn tắt ở đây:Một trong các vấn đề đó, là muốn hiểu đầy đủ số tài liệu sau đây, quý độc giả cần thông thạo văn phạm Anh văn, Hy-bá lai văn và Hi văn. Do đó, điều hết sức lý tưởng là đến giai đoạn này của cuộc thảo luận các sách khảo luận đề cập thật đầy đủ văn phạm của các ngôn ngữ ấy có thể được đưa vào. Vì nhiều lý do hiển nhiên, việc ấy không thể thực hiện được. Do đó, chúng tôi chỉ yêu cầu tham khảo những cuộc thảo luận nổi bật liên hệ đến văn phạm của các ngôn ngữ liên hệ, với hi vọng là quý độc giả sẽ sử dụng chúng hầu được quen biết nhiều hơn với các công cụ có tính cách văn phạm, cần phải dùng đến trong việc nghiên cứu Kinh Thánh theo đúng phương pháp.Tuy nhiên, cả đến việc đưa vào đây các tài liệu tham khảo đó cũng sẽ chẳng giải quyết được vấn đề văn phạm cho tất cả những người sử dụng quyển sách này. Vì một số người sẽ không có đủ kiến thức để được hưởng lợi ích của chúng do không biết Hy bá lai văn và Hi văn. Lẽ dĩ nhiên là những người như thế sẽ được giúp ích nếu học được các ngôn ngữ ấy; vì thông thạo chúng là thiết yếu cho việc nghiên cứu đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, nếu bị thiếu mất điều kiện đó, ta cũng có thể tin chắc rằng ngôn ngữ thông dụng cũng có thể nói lên phần lớn các yếu tố văn phạm cần thiết để thông hiểu các văn phẩm trong Kinh Thánh. Nếu sự việc không đúng như thế thì một số đông người trong Cơ-đốc giáo giới sẽ không đủ phẩm cách để nghiên cứu Kinh Thánh, và quyển sách ấy sẽ chỉ dành riêng cho một thiểu số người được đặc ân đặc quyền mà thôi.Một vấn đề khác nữa mà phần trình bày sắp được giới thiệu sau đây phải đương đầu liên hệ với nỗ lực nhằm tổng hợp hóa phần lớn các nét đặc trưng về văn phạm của ba ngôn ngữ phân biệt đó và nhiều ngôn ngữ khác nữa. Chẳng có gì để nghi ngờ là một tổng hợp hóa như vậy sẽ có các khuyết điểm của nó. Nhưng các khuyết điểm ấy cũng chính là điều mà người ta phải đối đầu khi phiên dịch một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác thế nhưng nó vẫn không ngăn trở được chúng ta cứ phiên dịch, vì việc phiên dịch là cần thiết. Cũng vậy, tuy phần tổng hợp gắn liền với cuộc thảo luận nêu ra đây sẽ có các hạn chế phải thừa nhận của nó, nó vẫn được thực hiện vì rất thiết yếu cho việc khai triển một phương pháp đứng đắn để tiếp cận các đơn vị (văn bản) Kinh Thánh.8. Sự xuất hiện của các từ không do thói quen tăng thêm trong loại văn có tính cách lý luận nhiều hơn, như trong các thư tín của Phao-lô.

Page 60: Phuong phap hoc kinh thanh

9. Sự phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng cũng có trong các đơn vị từ ngữ lớn hơn, như một mệnh đề, vế, câu, phân đoạn, v.v...10. Về vấn đề này, xin chú ý các từ trong Mac Mc 9:42-50. Một nhật báo có lần đăng tin một người giải nghĩa từ “cắt, chặt: theo nghĩa đen thay vì nghĩa bóng, và hậu quả là đã vào trong một vựa củi, chặt đứt cánh tay mình.11. Nhiều từ ngữ nhằm nhận diện khác thỉnh thoảng cũng được sử dụng, như động từ theo tiến hành cách (gerund) hay phân từ. Các đại danh từ có thể được nhận diện rõ ràng hơn theo các loại sau đây: nhân cách hóa (nhân xưng đại danh từ), chỉ mối liên hệ, chỉ thị, chỉ ý hướng, phản ảnh, hỗ tương, nghi vấn và bất định, v.v...12. Muốn thảo luận đầy đủ hơn các loại cách nói này và những biến cách của chúng, xem các phụ lục của: Kierzek, John, The Macmillan Handbook of English; Dana ad Mantey, A Mannal Grammar of the Greek New Testament; và Gesenius, Hebrew Grammar. Về một phần thảo luận đầy đủ hơn các từ ngữ, xem M.J. Alder, How to read a Book, pp.185-20813. Quý độc giả cần khảo xét văn mạch để xem chữ “cấu trúc” đã được dùng là theo nghĩa rộng hay nghĩa giới hạn. Cần ghi nhận thêm rằng “cấu trúc” sẽ được dùng đồng nghĩa với “viết, soạn thảo” (compositon), tuy “viết, soạn” có thể có nghĩa vượt khỏi một mục đích, một cứu cánh. Vì như Ruskin, định nghĩa “soạn” là ”... ghép nhiều điều lại với nhau để biến chúng trở thành một (vật) mà thôi” (phụ lục của H.T.Kuist, These Words Upon Thy Heart, p.161, J.Ruskin's “Essay on Compositon"). Mặt khác, theo tác giả này cấu trúc trước hết nói lên cứu cánh của một sản phẩm, nghĩa là cái khung sườn được cấu thành bằng cách sắp xếp các thành phần vào nhau. Tuy nhiên, rốt cuộc, cả “soạn” và “cấu trúc” phải đều ẩn tàng ý nghĩa là một cứu cánh, vì hai yếu tố này rốt cuộc vốn bất khả phân ly.14. Muốn có định nghĩa đầy đủ các từ này, hãy tự tra từ điển. Cần lưu ý tuy cần thiết phải phân biệt “vế” (clause) với “câu” (sentence), nhiều khi chúng lại giống y nhau, vì nhiều câu chỉ gồm có một vế duy nhất.15. Việc dùng “đoạn trung bình” không cần thiết cho việc phân tích cách cấu trúc của một số các quyển sách. Điều này cũng có thể nghiệm đúng với một số các đơn vị cấu trúc khác.16. Taylor, H.O, The Mediaeval Mind, Volume I, p.20.17. Ante, p.518. Ante, p.2019. Để hậu thuẫn cho mấy câu này, chỉ cần khảo xét một số các bức họa, các bản nhạc đại hòa tấu và các tác phẩm văn học lừng danh trên thế giới.20. Từ “phân đoạn” được dùng theo nghĩa lý tưởng trong mấy câu này. Nó không nhất thiết ám chỉ những phân đoạn cá biệt nào trong một bản dịch cá biệt, nhưng là những nhóm câu thật sự họp thành những đơn vị tư tưởng và

Page 61: Phuong phap hoc kinh thanh

diễn tả.21. Webster's Collegiate Dictionary Fifth Editon. Cũng xem Dana and Mantey, A Mannual Grammar of the Greek New Testament, pp.59 ff22. Các vế này có thể có thời thức (moods) khác nhau, như chỉ thị cách, tiếp tục cách, mệnh lệnh cách, v.v..23. Phần lớn các từ mô tả này được vay mượn của Dana and Mantey, A Manual Grammar of the Greek New Testament, pp.268-30324. Bản Revised Standard Version sẽ được dùng cho tất cả các câu tham khảo Tân ước, còn bản American Revised Version cho những câu tham khảo Cựu ước.25. Nhiều cách diễn tả các mối liên hệ về thời gian và địa phương có thể được ghi nhận khi đọc qua các sách sử ký của Cựu ước, các sách Phúc âm, hay sách Công vụ.26. Đối chiếu đặt tương phản, kể ra, hay diễn tiến từ cái tổng quát đến cái đặc thù, có thể gồm luôn mối liên hệ loại này.27. Về vấnđ ề này, xem sau đây: Kierđek, John, The Macmillan Handbook of English, phụ lục; Dana and Mantey, A Manual Grammar of the Greek New Testament pp.239-267 và Gesenius, Hebrew Grammar, phụ lục.28. Gợi ý này nhắc chúng ta sự kiện yếu tố vị trí thường thủ một vai trò quan trọng trong cú pháp của một câu. Cả trong Hy bá lai văn lẫn Hi văn, vị trí tương đối của một từ trong thứ tự từ ngữ của một câu có thể chỉ ra tầm quan trọng của nó hoặc các từ mà nó phải được kết hợp chặt chẽ hơn hết. Thí dụ xem SaSt 1:1; XuXh 21:3; Mat Mt 5:1; GiGa 1:1; ICo1Cr 5:3-5. Nhiều khi bản dịch Anh văn không nói lên được yếu tố vị trí đó.29. Về một thí dụ khác cho việc phân tích văn phạm, xem L.M.Sweet, The Study of the English Bible, Phụ lục C. Thỉnh thoảng, việc vẽ lược đồ tình cờ là một phương tiện tuyệt hay để nắm được các mối liên hệ giữa các vế với các câu. Nếu quý độc giả chưa quen với các kỹ thuật vẽ lược đồ, hãy tham khảo Kierzek, The Macmillan Handbook of the English, pp.31-3.30. Mối liên hệ về thứ tự thời gian rất quan trọng được nhóm giới từ “sau sáu ngày” gợi ý, là một mối liên hệ giữa các phân đoạn và các phần nhỏ của phân đoạn (segments), chớ không phải là giữa hai câu trong cùng một phân đoạn. Chính vì lý do đó mà nó không được khảo xét đúng mức ở điểm này.31. Ante, pp.31-3232. Ante, p.2033. Theo thiển ý của tác giả, một trong những nhược điểm của phương pháp giải kinh truyền thống là nhấn mạnh các mối liên hệ văn phạm mà chẳng đếm xỉa gì đến cảm thức bén nhạy đối với cách cấu trúc văn chương.34. Có thể có người thắc mắc chẳng hay định luật nối tiếp có phải đưa vào bảng liệt kê này không. Có thể chủ trương rằng một định luật như thế chỉ là

Page 62: Phuong phap hoc kinh thanh

phần mô tả tổng quát, sự diễn tiến hay sự gọt đẽo mài giũa, đến lượt nó có thể đưa đến tuyệt đỉnh, việc tiếp nối, v.v.. Tuy nhiên, nó phải được giữ theo đúng thứ tự để bảo đảm tính cách đầy đủ, vì trong một số trường hợp, người ta có thể nêu ra một câu hỏi hợp lý là chẳng hay đang có hiện diện của các mối liên hệ cấu trúc nào khác hay không.35. Muốn có một phần thảo luận đầy đủ hơn về một số các định luật này, xin xem H.T.Kuist, “These Words Upon Thy Heart”, pp.80-87 và phần phụ lục của cùng quyển sách ấy, có bài “Essay on Composition” của John Ruskin. Cần chú ý là tác giả quyển sách chỉ nam này đã tái định nghĩa và áp dụng các định luật đã được mô tả trong các đoạn sách tham khảo trên; Cũng xin lưu ý rằng các định luật về tính cách chủ yếu (principality) và khuếch tán (radiation) được Ruskin liệt kê, đã không được đưa vào đây. Lý do là vì theo thiển ý tác giả, các định luật ấy bao gồm các cứu cánh chớ không phải các phương tiện, và do đó, là khác hẳn với các mối liên hệ về cấu trúc khác. Thí dụ, chức vụ thầy tế lễ tối cao của Chúa Giê-xu đã được cho là chủ yếu trong thư Hy-bá lai nhờ các phương tiện lặp đi lặp lại và liên tục.36. Xem La 6 như một thí dụ.37. Mấy câu này có thể ứng dụng cho nhiều giai đoạn nghiên cứu đúng phương pháp khác nữa. Cũng không nên căn cứ vào đó để suy diễn rằng phương pháp tiếp cận quy nạp không đưa đến kết quả là những niềm tin mạnh mẽ. Tuy nhiên, các sự kiện này phải được ghi nhận liên hệ với các niềm niềm tin vào quy nạp pháp: một là chúng được căn cứ trên các dữ kiện cụ thể chớ không phải trên các cơ sở độc đoán; hai là chúng đều được truyền thông với các dữ kiện khác trên cùng những cơ sở từ đó chúng nảy sinh, không phải bằng thẩm quyền độc đoán, nhưng bằng việc khảo xét những điểm đặc trưng; và ba là, dầu sao chúng chẳng bao giờ bị cưỡng ép để áp đặt lên một cá nhân.Liên hệ với điểm cuối cùng này, tác giả đã theo thói quen diễn tả các niềm tin riêng của mình trong những trường hợp mà chứng cứ hiển nhiên hiện ra cho mình một cách dứt khoát. Nhưng sau khi làm như vậy, tác giả phải làm sáng tỏ sự việc cho các sinh viên trong lớp rằng chính họ cũng phải tự ghi khắc vào tâm trí y như thế. Người ta có thể nhận thấy rằng một phương pháp như thế là đúng sư phạm, vì các sinh viên sẽ dễ tiếp thu nó hơn là một phương pháp độc đoán rất nhiều, và các quyết định của họ có khuynh hướng quy nạp hơn là diễn dịch.38. Xem phần Phụ lục có nhiều thí dụ đầy đủ hơn về công tác khảo sát cách cấu trúc văn chương39. Nguyên tắc chọn lọc có chủ đích ứng dụng cho các từ và các thể loại văn chương tổng quát cũng như cách cấu trúc.40. Nhiều khi vấn đề thu thập tài liệu có thể nảy sinh trong việc áp dụng

Page 63: Phuong phap hoc kinh thanh

định luật cân đối; vì có thể chỉ có một số tài liệu có sẵn và sự kiện này hạn chế sự lựa chọn của tác giả. Trong những trường hợp như thế, mọi dữ kiện có sẵn phải được nghiên cứu kỹ mới có thể đạt được một kết luận có giá trị. Khi làm vậy, ta phải nhớ là tác giả không bị bắt buộc phải đưa vào tất cả các chủ đề có thể sử dụng, cả khi phạm vi của nó có thể bị hạn chế.41. Tuy trong phần thảo luận này, việc chọn lọc các biến cố và ý niệm đã được nhấn mạnh vì lý do thuận tiện, ta không nên vì đó mà suy diễn rằng định luật chọn lọc chỉ có tác dụng trong các thể loại văn chương Sử ký và nghị luận mà thôi. Thật vậy, việc chọn lọc được gắn liền với mọi thể loại văn chương và nghệ thuật. Do đó, tuân thủ định luật tuyển chọn cũng hữu ích trong công tác khảo sát các loại sắp xếp có tính cách tiểu sử, địa lý, và biên niên sử nữa.42. Chủ đích của phần này và của các bảng liệt kê có thể đem ra so sánh với nhau gồm hai phương diện: một là để nhấn mạnh và ứng dụng vài điểm quan trọng đã được đề cập rồi; và hai là để chỉ ra vài nguyên tắc và cách làm có ý nghĩa chưa được nói ra trong phần thảo luận đi trước nó.43. Ante, pp.38-3944. Ante, pp.3945. Ante pp.53-5446. Ante, p.52. Định luật hài hòa, về căn bản hàm chứa trong gợi ý này.47. Sự phân biệt này nhằm mục đích nhấn mạnh sự kiện một số các lãnh vực sở dĩ có tính cách chiến lược là nhờ vị trí của chúng trong sự chuyển biến của lịch sử, trong khi nhiều lãnh vực khác sở dĩ quan trọng trước hết là theo quan điểm về cách cấu trúc văn chương. Về vấn đề này, xin xem phần thảo luận về cách cấu trúc lịch sử và văn chương ở các trang 66,6748. Ante, p.5249. Xem phía sau, các trang 69,7050. Ante, pp.59-6251. Ante, pp.55-5952. Xem phụ lục dành cho các thí dụ về các lược đồ về cách cấu trúc53. Xin tra sách Biblical Hermeneutics của Mục sư Terry, pp. 144-15654. Nên lưu ý rằng nhiều hình thức văn chương nhỏ hơn như châm ngôn, truyện ngụ ngôn, câu đố, cách nói bóng gió, cách dùng hình bóng và biểu tượng đều không thuộc vào bảng liệt kê này. Về một cuộc thảo luận bổ ích về các thể loại văn chương, xin xem “The Bible Literature” của L.B.Longacre, trong The Abingdon Bible Commentary, pp.19-25. Có thể tìm phần khảo sát đầy đủ hơn về các thể loại văn chương cùng với các gợi ý trong Kinh Thánh trong những trang chót của tập sách chỉ nam này (xem phía sau, các trang 148-150)55. Sự phân biệt này chỉ có thể áp dụng cho những quyển sách dài. Nó

Page 64: Phuong phap hoc kinh thanh

không nghiệm đúng cho việc nghiên cứu các quyển sách ngắn, như sách Phi-lê-môn.56. Về các gợi ý liên hệ đến việc đặt tên cho các chương sách, xin xem phần thảo luận về cách đặt tên cho các phân đoạn, trang 7757. Có thể tìm các thí dụ cho các mối liên hệ này trong phần Phụ lục.58. Trong trường hợp này thì bản American Revised Version được sử dụng. Xin chú ý phần tham khảo ngoài lề.59. Ante, pp.34-3560. Câu “các nhận xét liên hệ đến các từ... hình thức...” trong Anh văn được tác giả dùng một hình thức “viết tắt” là “term al...form al...observations” không thường gặp trong Anh văn, nên dành một chú thích ở đây cho vấn đề ấy. Nó chẳng có liên quan gì với bản Việt dịch quyển sách này.61. Gilman, L., Toscinini and Great Music, p.262. Ante, p.3363. Kipling, R.64. James, W, The Varieties of Religious Experience, pp.290-29165. Ante, pp.59-6266. Xem bài in lại trong The Reader's Digest February 1922 nhan đề “How to Keep Young Mentally”67. Xem phía sau các trang 97 và tiếp theo68. Ante, p.4269. Ante, p.31-32. Việc sử dụng trọn vẹn bảng liệt kê các gợi ý này cần gồm luôn phần giải thích cũng như nhận xét. Do đó, chỉ có các giai đoạn nào cần theo dõi cho đến điểm này mới cần được lưu ý. Các gợi ý còn lại nên được ghi nhớ như những chỉ dẫn trong tiến trình lý giải.70. Tác giả rất tiếc vì khuôn khổ quyển sách không cho phép đưa ra các thí dụ chi tiết ở điểm này về nhiều giai đoạn khảo sát Tuy nhiên, quý độc giả sẽ thấy một bảng liệt kê các nhận xét về Thi Tv 23:1-6 trong đoạn đề cập công tác lý giải. Quý độc giả cũng thấy nhiều thí dụ về công tác khảo sát cách cấu trúc trong phần Phụ lục. Tác giả mong rằng như thế cũng đã đủ.

GIẢI NGHĨA

I. Chủ đích của công tác lý giải và Chức năng của người giải kinhII. Các giai đoạn chính của công tác lý giảiA. Giai đoạn định nghĩaB. Giai đoạn thuần lýC. Giai đoạn mặc nhiênIII. Tiến trình đặc thù của công tác lý giảiA. Các câu hỏi dẫn tới việc lý giải

Page 65: Phuong phap hoc kinh thanh

1. Ý nghĩa, chức năng, và tầm quan trọng của các âu hỏi dẫn tới việc lý giải2. Các loại câu hỏi dẫn tới việc lý giải3. Các thí dụ minh họa cho các loại câu hỏi dẫn tới việc lý giảia. Các thí dụ riêng biệt minh họa cho các câu hỏi dẫn tới lý giải1. Câu hỏi định nghĩa hay giải nghĩa2. Câu hỏi thuần lý3. Câu hỏi có hàm ý4. Các câu hỏi về nhận diện thể thức, thời gian và địa phương (nơi chốn).b. Thí dụ minh họa tổng quát về các câu hỏi dẫn tới công tác lý giảiB. Các câu hỏi trả lời nhằm mục đích lý giải1. Các thành tố quyết định của những câu trả lời nhằm mục đích lý giảia. Các thành tố quyết định chủ quan1. Ý thức thuộc linh2. Ý thức thông thường3. Từng trảib. Các thành tố quyết định khách quan1. Ngữ nguyên, thông dụng, đồng nghĩa, ngữ học, đối chiếu và loại từ ngữ2. Ý nghĩa của phép biến cách3. Các hàm ý của các mối liên hệ và liên hệ hỗ tương trong văn mạch4. Ý nghĩa của các hình thức văn chương tổng quát5. Tầm quan trọng của bầu không khí6. Chủ đích và quan điểm của trước giả7. Bi cảnh lịch sử8. Yếu tố tâm lý9. Các hàm ý về ý (thức) hệ10. Diễn tiến của sự mặc khải11. Nhất quán tính hữu cơ12. Quan điểm quy nạp về linh cảm13. Phê bình văn bản14. Cách lý giải của những người khác2. Hình thành các câu trả lời nhằm mục đích lý giải.C. Tóm tắt và đúc kết công tác lý giảiIV. Vài loại lý giải sai lầmA. Lý giải manh múnB. Lý giải độc đoánC. Lý giải suy lyD. Lý giải theo thần thoạiE. Lý giải theo lịch sửF. Lý giải theo dự ngônG. Lý giải theo nghĩa đen

Page 66: Phuong phap hoc kinh thanh

H. Lý giải theo hình bóng họcI. Lý giải bằng cách phỏng đoánJ. Lý giải hệ thng hóaK. Lý giải bằng phương pháp tham khảoL. Lý giải bách khoaM. Lý giải bằng phương pháp bình vănV. Những gợi ý khác nhau cho công tác lý giảiVI. Tóm tắt công tác giải kinhVII. Bài tập giải kinhChú thích

Sau khi các thành phần cấu tạo nên một khúc sách đã được ghi nhận - đó là bước thứ nhất của phương pháp quy nạp - thì bước hợp lý tiếp theo là xác định ý nghĩa của chúng. Như vậy, giai đoạn thứ hai của việc nghiên cứu một cách có phương pháp là lý giải (tùy từng trường hợp, từ interprete, interpretation... này có thể được dịch là: lý giải, kiến giải, giải nghĩa, giải thích, giải kinh, thông giải, thông dịch...).I. CHỦ ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC LÝ GIẢI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI GIẢI KINH Trong quyển đầu tiên của bộ sách Năm thế kỷ Tôn giáo (Fine centurius of Religion) của mình, Coulton có đưa ra câu phát biểu này “Sử gia phải phấn đấu dùng cái nhìn thông tuệ sát sao nhất của mình để tự hòa mình (đồng nhất hóa) với quá khứ...” (1). Trong tác phẩm nhan đề Toscanini và nhạc đại hòa tấu (Toscanini and Great Music), Gilman cứ dùng đi dùng lại từ “tái-sáng tạo” (re -creation) để mô tả chủ đích của công tác lý giải âm nhạc và chức năng của Toscanini với tư cách là người lý giải (2). Như thế, cả Coulton lẫn Gilman đều gợi ý về cùng một nguyên tắc, tức là vấn đề lý giải là vấn đề tái-sáng tạo”. Nguyên tắc này chẳng những áp dụng cho sử ký và âm nhạc mà cũng được áp dụng cho tất cả những cái gì khác đòi hỏi sự lý giải.Webster định nghĩa “tái-sáng tạo” là “làm hồi sinh, ban sức sống tươi mới cho một vật gì đó” (3). Như vậy, “tái-sáng tạo” Kinh điển là giải thích sách ấy sao cho từng chữ viết ra được khiến trở thành một lời hằng sống. Ta chỉ có thể thực hiện việc ấy bằng thiện cảm (empathy), nghĩa là “sự dự phóng tưởng tượng của chính ý thức một người vào một hữu thể (being) khác” (4). Như thế, tiến trình tái sáng tạo bao gồm việc tự hòa mình (đồng nhất hóa) của người lý giải với các trước giả của Kinh Thánh, sao cho bản thân người ấy sống trở lại các từng trải đã đưa các vị ấy đến chỗ viết ra các văn phẩm ấy. Nó có nghĩa là phải “thu tóm” lại các thái độ, động cơ thúc đẩy, tư tưởng và tình cảm của các trước giả của bộ sách ấy và những nhân vật mà các vị ấy

Page 67: Phuong phap hoc kinh thanh

đưa ra làm đối tượng để viết sách.Vì việc tái sáng tạo văn chương của Kinh Thánh phải được thực hiện trước nhất nhờ có thiện cảm, việc sử dụng óc tưởng tượng trở thành thiết yếu. Sở dĩ phần đông chúng ta e sợ sử dụng tư tưởng của mình là vì chúng ta không thể không gắn liền nó với điều vẫn được cho là quái đản, hư cấu, và chủ quan. Nhưng quả thật là trí tưởng tượng có thể được sử dụng với điều kiện phải biến các phẩm chất ấy trở thành những điều đặc sắc. Mặt khác, nó cũng có thể được thánh hóa hầu có thể chu toàn chức năng hợp pháp và hữu ích của nó trong việc giải kinh. Vì óc tưởng tượng có thể cung cấp chiếc thảm thần kỳ để đưa chúng ta trở về với các thời kỳ của Kinh Thánh, và có thể giúp chúng ta sinh sống, suy nghĩ và cảm thông với các trước giả và nhân vật trong Kinh điển. Chẳng hạn nó có thể giúp chúng ta từng trải các tư tưởng và tình cảm của Áp-ra-ham lúc ông bị Thượng Đế đòi hỏi phải dâng Y-sác là con trai một theo lời hứa của ông để làm sinh tế (SaSt 22:1-24). Nó có thể cung cấp cho chúng ta các phương tiện để thích thị hóa các biến cố từng xảy ra khi luật pháp được ban bố tại núi Si-na-i (XuXh 19:1-20:26). Nó có thể cung ứng cho chúng ta các công cụ nhờ đó người ta có thể sống trở lại các từng trải của chính Chúa Giê-xu, để ta có thể phát giác được cái thần trí (mind: tâm tình) vốn có trong Chúa Cưú Thế Giê-xu. Toscanini có lần kể lại câu chuyện sau đây:Lúc diễn tập bản Giao hưởng thứ Chín của Beethoven, các nhạc công đã đáp ứng bằng thái độ mẫn cảm đặc biệt đối với mọi ước muốn và ý thích của Toscanini. Hậu quả là buổi trình diễn ấy đã khiến mọi người trong ban nhạc tự nhiên cảm thấy hưng phấn. Họ cùng đứng lên và hoan hô cổ vũ con người nhỏ thó vừa giúp họ có được một cái nhìn thông tuệ mới mẻ và diệu kỳ vào âm nhạc. Toscanini đã cố gắng hoài công để ngăn họ lại bằng cách vừa ra dấu loạn xạ bằng đôi tay vừa thét to lên với họ. Cuối cùng khi những tiếng reo hò lắng xuống, ông đã nói bằng một giọng bị lạc cả đi “Các bạn ơi, không phải là tôi đâu - nhưng chính là Beethoven đấy!” (5).Một công tác tái sáng tạo như thế cũng phải là mục tiêu của nhà giải kinh nữa. Và khi nó xảy ra, thiên hạ cũng sẽ nhìn nhận giá trị của nó tương tự như vậy, và biết chắc là Kinh Thánh đã trở thành sống động.II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA CÔNG TÁC LÝ GIẢI Có một nguy cơ trong công tác giải kinh là nó có thể thiếu sót, bất toàn, vì trong Kinh Thánh có nhiều điều hiển hiện lên ngay trước mắt. Nó không chỉ gồm có vấn đề định nghĩa, vốn hạn chế phần nào công tác lý giải, mà còn liên quan đến nhiều giai đoạn khác nữa. Để tránh nguy cơ có thể gặp trường hợp nông cạn hời hợt này, ngay từ đầu, chúng tôi xin lưu ý các phương diện chủ yếu của công tác giải kinh thấu đáo, triệt để. Cần chú ý là chúng vốn trùng lắp nhau đến một chừng mực nào đó.

Page 68: Phuong phap hoc kinh thanh

A. Giai đoạn định nghĩa Phương diện lý giải đầu tiên là việc khám phá ra nghĩa căn bản của những khúc sách cá biệt. Theo một ý nghĩa, nó tương ứng với chức năng của các bộ tự điển và từ vựng.Điều này đặc biệt nghiệm đúng với các từ. Thí dụ từ “kính mến” trong PhuDnl 6:5 có thể định nghia như sau “yêu mến sâu xa, thiết tha mong chờ, khao khát ham muốn”. Tuy nhiên cùng một phương thức giải nghĩa như vậy thiết yếu cũng phải áp dụng cho các thành phần khác cấu thành một khúc sách, chẳng hạn như mối liên hệ và cách cấu trúc. Thí dụ ta phải khám phá xem sự tương phản về tiểu sử giữa Sa-lô-môn và Đa-vít được gợi ý trong IVua 1V 11:4 là có ngụ ý gì. Nghĩa là ta phải cố gắng cắt nghĩa là ngay trong câu ấy, hai nhân vật đó vốn khác hẳn nhau. Khi làm như vậy, là ta định nghĩa mối liên hệ tương phản như nó đã được dùng trong trường hợp cá biệt này.B. Giai đoạn thuần lý (6) Sau khi đã khám phá ra ý nghĩa căn bản của các thành phần cấu thành một khúc sách điều cần thiết tiếp sau đó là phải tìm ra các lý do tiềm ẩn trong đó. Một cố gắng như thế gồm hai yếu tố: một là các lý do tổng quát khiến Kinh Thánh đưa ra những câu phát biểu như thế - vì nằm trong đó, chúng vốn đúng và cần thiết; và hai là các lý do hay chủ đích cận tiếp để phải diễn tả như thế - nghĩa là chúng phù hợp với văn mạch và hoàn cảnh lịch sử đặc thù ấy. Hai điều này đều không biểu hiện ngay trong tất cả các trường hợp của những thành phần cấu thành Kinh Thánh, và nhiều khi ta không thể nào phát giác được chúng. Nhưng phải ý thức về chúng và cách dùng của chúng khi có thể tìm thấy được là tối quan trọng để có thể lý giải một cách sâu xa, sắc bén.Thí dụ, ta phải cố gắng biện biệt các sự kiện sau đây liên hệ với việc sử dụng từ “kính mến” trong PhuDnl 6:5, một là các lý do khiến cho lời phát biểu rằng dân Y-sơ-ra-ên phải kính mến Đức Giê-hô-va là một chân lý và là một điều cần thiết, nghĩa là các lý do khiến cho lời khuyến giục này có giá trị; và hai là các chủ đích của lời khuyến giục phải kính mến Đức Giê-hô-va trong bối cảnh cụ thể mà nó được đưa ra.C. Giai đoạn mặc nhiên Một câu bao giờ cũng có hàm ý mặc nhiên nhiều hơn là điều nó nói ra một cách rõ ràng, minh nhiên, vì đó là hậu quả của một số điều được giả định trước (presuppositons), rồi đến lượt nó lại trở thành điều được giả định trước cho nhiều ý niệm khác nữa. Các mối liên hệ hỗ tương giữa các sự kiện khiến cho điều này trở thành không tránh né vào đâu được. Các sự kiện vốn liên hệ chằng chịt vào nhau đến nỗi một người không thể nhìn nhận một sự kiện này mà không nhìn nhận nhiều sự kiện khác đồng thời với nó. Như vậy, nếu một

Page 69: Phuong phap hoc kinh thanh

người muốn hiểu thấu đáo ý nghĩa của 6:5 thì cần phải tìm kiếm các ẩn ý thật rộng lớn của lời khuyến giục hãy kính mến Đức Giê-hô-va (7)III. TIẾN TRÌNH ĐẶC THÙ CỦA CÔNG TÁC LÝ GIẢI Có ba bước căn bản cần thiết cho việc nhận ra chủ đích và tác dụng của các giai đoạn lý giải khác nhau: một là các câu hỏi dẫn tới việc lý giải; hai là các câu trả lời tóm tắt và đúc kết nhằm mục đích lý giải. Từng bước một trong số các bước ấy sẽ được thảo luận sau đây.A. Các câu hỏi dẫn tới việc lý giải 1. Ý nghĩa, chức năng, và tầm quan trọng của các câu hỏi dẫn tới việc lý giải.Các câu hỏi dẫn tới việc lý giải là những câu hỏi nảy sinh và đặt cơ sở trên các nhận xét từ ngữ cách cấu trúc, hình thức (thể loại) văn chương tổng quát và bầu không khí mà hậu quả của việc trả lời được chúng sẽ dẫn tới việc khám phá ra ý nghĩa đầy đủ của chúng. Thật vậy, chúng được kết thành phần khung sườn dưới dạng câu hỏi vào nhiều giai đoạn lý giải khác nhau, tức là định nghĩa, các lý do, và các hàm ý (8).Câu hỏi dẫn tới việc lý giải thật ra là bước nằm ngang giữa công tác khảo sát và công tác lý giải. Do đó, nhiều khi thật ra nó là một phần của công tác khảo sát; vào nhiều lần khác, nó nảy sinh sau khi công tác khảo sát đã hoàn tất. Dầu sao thì nó chính là nhịp cầu thiết yếu nối liền công tác khảo sát với công tác lý giải, mà nếu thiếu nó, thì công tác khảo sát có thể trở thành nông cạn hời hợt, và hầu như không có giá trị thực tế.Để minh họa cho cách dùng câu hỏi dẫn đến việc lý giải sẽ có những kết quả như thế nào cho việc khám phá ra ý nghĩa của các công trình khảo sát chúng tôi xin đưa vào đây một phần của văn bản ở phần kính cáo (avertissement) của tác phẩm How to Read a Book của Mortimer J.Adler. Bài kính cáo này được đăng trong tờ New York Times, ngày 10 tháng Tư, 1940 dưới bức tranh một chàng thanh niên mới lớn lộ vẻ bối rối khi đọc bức thư tình đầu tiên của cậu ta.CÁCH ĐỌC MỘT BỨC THƯ TÌNH Chàng thanh niên này vừa nhận được bức thư tình đầu tiên. Đáng lẽ chàng ta đã có thể đọc nó ba bốn bận rồi, nhưng lại chỉ mới bắt đầu đọc mà thôi. Muốn đọc nó cho thật kỹ như ý muốn, chắc chàng ta phải có bên mình nhiều quyển từ điển và một tác phẩm viết thật nhiều, thật đầy đủ, và và chuyên viên về ngữ nguyên học và ngữ học.Tuy nhiên, dầu chẳng có họ, chàng ta vẫn có thể đọc nó.Chàng ta sẽ suy nghĩ thật kỹ về ý nghĩa bóng gió hết sức chính xác của từng chữ, từng dấu chấm. Nàng đã bắt đầu bức thư bằng “Anh John thân yêu” chàng tự hỏi “Ý nghĩa chính xác của mấy chữ này là gì? Phải chăng nàng cầm lòng mà không chịu viết “thân yêu nhất” vì còn rụt rè e thẹn? Phải

Page 70: Phuong phap hoc kinh thanh

chăng chỉ viết “Anh yêu” mà thôi, thì có vẻ quá hình thức, khách sáo?Chán thật, phải chăng nàng từng có thể viết “Anh X. anh Y. thân yêu” với bất cứ ai?Một cái nhíu mày bối rối giờ đây có thể xuất hiện trên gương mặt chàng ta. Nhưng nó biến mất ngay khi chàng ta thật sự chịu suy nghĩ về câu đầu tiên này rằng chắc nàng đã không hề viết như thế cho bất cứ ai!Thế là chàng ta lần lần đọc hiết bức thư có khi như được nâng lên cao chín tầng mây, để rồi ngay sau đó lại bị vùi xuống tận đất đen. Hàng trăm câu hỏi đã nảy sinh trong trí chàng ta. Nếu cần, chắc chắn là chàng ta có thể trích dẫn nó thuộc lòng. Thật vậy chàng ta sẽ học thuộc lòng nó - cho chính mình - suốt nhiều tuần sắp tới.Bài kính cáo viết tiếp “Nếu thiên hạ đọc sách và chịu tập trung chú ý giống như thế, chúng ta sẽ có một cuộc chạy đua của những con người khổng lồ mắc bệnh tâm thần”.Quý độc giả chắc đã nhận thấy vai trò nổi bật của các câu hỏi dẫn tới việc lý giải trong bài kính cáo này. Chúng nảy sinh từ việc khảo sát nội dung của bức thư và tạo thành chiếc vòng liên lạc giữa chúng với những lời giải thích chúng. Trong việc nghiên cứu kinh điển, câu hỏi dẫn tới việc lý giải cũng sẽ chu toàn cùng một chức năng giống như thế.Vì chủ đích của các câu hỏi dẫn tới việc lý giải, chúng ta chẳng bao giờ có thể nhấn mạnh đúng vào chúng cả. Vì ý nghĩa của nó cũng tương đương với ý nghĩa của công tác khảo sát, ta sẽ không thể nào hiểu được giá trị của nó nếu tách riêng nó ra khỏi cách dùng các câu hỏi dẫn đến việc lý giải hay những câu hỏi có ý nghĩa tương đương như thế. Do nhận thức được điều đó, mà có một sinh viên đã hỏi vị giáo sư của mình"Chỉ cần có được thầy ngồi bên cạnh để đặt các câu hỏi trong lúc em đang nghiên cứu, chắc em sẽ lãnh hội được ý nghĩa của mấy khúc sách đó” (9).2. Các loại câu hỏi dẫn đến việc lý giải.Các loại câu hỏi dẫn đến việc lý giải khác nhau có thể được chia thành hai hạng: các thành phần cấu thành khúc sách liên hệ với chúng, và các giai đoạn lý giải mà chúng trình bày.Về hạng thứ nhất,c ác câu hỏi dẫn tới việc lý giải có thể chia thành các loại: theo từ ngữ, theo cách cấu trúc, theo hình thức (thể loại) hoặc theo bầu không khí tùy theo thành phầnc ấu tạo mà chúng liên hệ.Còn về hạng thứ hai, có nhiều loại câu hỏi dẫn đến việc lý giải. Ba loại đầu tiên tương ứng với các giai đoạn chính của công tác lý giải đã được thảo luận trước đây: một là câu hỏi để định nghĩa hay giải nghĩa - nó có nghĩa gì”; hai là câu hỏi thuần lý - tại sao nó đã được nói (viết) ra và tại sao nó lại được nói (viết) ra ở đây?; và ba là, câu hỏi có ngụ ý (mặc nhiên) - nó có hàm ý gì? Sau đó, là bốn câu hỏi phụ thuộc: một là câu hỏi để nhận diện - ai hay

Page 71: Phuong phap hoc kinh thanh

việc gì đang tham dự vào đây?; hai là câu hỏi về thể thức - nó được thực hiện như thế nào?; ba là câu hỏi liên hệ đến thời gian - chừng nào thì việc ấy hoàn thành?; và bốn là câu hỏi về địa phương, nơi chốn - nó được thực hiện ở đâu?Cần ghi nhận những sự kiện sau đây liên hệ với các câu hỏi trên.Thứ nhất, hai loại câu hỏi này sẽ được kết hợp lại với nhau để nhận định (nhận diện, nhận ra) các câu hỏi cá biệt. Thí dụ một câu hỏi dẫn tới việc lý giải nhằm mục đích định nghĩa một từ sẽ được gọi là câu hỏi “để định nghĩa một từ” (definitive term-al), trong khi một câu hỏi nhằm xác nhận các lý do của mối liên hệ cấu trúc sẽ được gọi là câu hỏi “thuần lý về cấu trúc” (Rational structural).Thứ hai, thỉnh thoảng một số câu hỏi như vậy có thể có bản tính là khảo sát, tùy theo đặc tính của khúc sách. Thí dụ câu hỏi liên hệ đến thời gian có thể được trả lời chỉ đơn giản bằng tiến trình ghi nhận các từ trong một khúc sách. Nhiều lúc khác câu trả lời có thể đòi hỏi một phần giải bày cặn kẽ. Cần lưu ý là có thể có một câu hỏi mà người ta có thể trông mong được đặt ra nhưng đã không được đưa vào, đó là “Ở đây có gì?” Lý do là vì câu hỏi này trước hết vốn có bản tính của một câu hỏi nhằm mục đích khảo sát và đã được nêu riêng biệt trong bước khảo sát rồi. Có một sự kiện chắc chắn, ấy là tiến trình khảo sát toàn diện vốn đã là một giải đáp cho câu hỏi này rồi. Tuy nhiên, ta khám phá được rằng câu hỏi nhằm mục đích khảo sát nhiều khi sẽ tự tái khẳng định mình trong công tác lý giải, nhất là trong mối liên hệ với các cấu trúc. Vì như đã được nhấn mạnh, một số khảo sát về cách cấu trúc không thể thực hiện được trước khi đã xảy ra ít nhất là việc hoàn thành một phần nào của bước lý giải (10).Thứ ba, không phải tất cả các câu hỏi trên đều phù hợp với từng khúc sách cá biệt.Thứ tư, các câu hỏi đều có bản tính tổng quát, và phải được áp dụng tùy theo phần kinh điển đặc biệt đang nghiên cứu.Thứ năm, lằn ranh phân chia các câu hỏi này chẳng bao giờ là rõ rệt, minh bạch cả, vì chúng tiếp theo đều mở rộng thêm câu hỏi trước nó.3. Các thí dụ minh họa cho các loại câu hỏi dẫn đến việc lý giải (11)a. Các thí dụ riêng biệt minh họa cho các câu hỏi dẫn tới việc lý giải.Phần lớn các thí dụ minh họa sau đây được rút ra từ EsIs 55:1-13 và GiGa 17:1-26. Quý độc giả được khuyến cáo hãy làm quen với hai chương sách ấy để việc minh họa đạt được hiệu quả tối đa.* Câu hỏi định nghĩa hay giải nghĩa- Câu hỏi để định nghĩa một từ (term-alquestion)Trong GiGa 17:1, Chúa Giê-xu cau xin (Đức Chúa) Cha hãy đề cao, làm vinh quang rạng rỡ Con Ngài. Chỉ ghi nhận hiện diện của từ “làm rạng rỡ

Page 72: Phuong phap hoc kinh thanh

vinh quang” (tôn vinh, bản dịch cũ là “làm vinh hiển") mà thôi thì chưa đủ. Ta còn phải đặt thêm những câu hỏi sau đây hoặc những câu hỏi tương tự như vậy “Từ “bày tỏ vinh quang” hay “làm rạng rỡ vinh quang” trong văn mạch đặc biệt này có nghĩa gì? Có gì tham dự vào việc “bày tỏ vinh quang” của Chúa Giê-xu? Tất cả các từ không theo thông thường đều phải được đưa ra cho các câu hỏi dẫn tới việc lý giải “mổ xẻ” tương tự như vậy. Vì nếu không làm như thế, các từ sẽ trở thành cứu cánh của chính chúng thay vì là một phương tiện dẫn tới một cứu cánh, là biểu tượng để nhờ đó chúng ta lãnh hội được thực tại (12)- Câu hỏi nhằm xác định các lý do của mối liên hệ cấu trúc (strutural question)Ta có thể nhận thấu là hai câu 8-9 của EsIs 55:1-13 sử dụng các mối liên hệ cấu trúc là đặt tương phản và đối chiếu các ý niệm. Các ý tưởng và đường lối của Thượng Đế được đặt tương phản với các ý tưởng và đường lối của con người và sự tương phản này được đối chiếu với sự tương phản giữa trời và đất. Chỉ nhận thấy là có những tương phản và đối chiếu luận lý trong mấy câu này mà thôi thì không đồng nghĩa với việc dò sét các chiều sâu của tâm trí trước giả. Những nhận xét như thế bao hàm việc ghi nhận cách cấu trúc văn phạm vốn là phương tiện truyền thông và do đó, cũng là phương tiện để lý giải. Nhưng trong khúc sách này vẫn còn một điều gì đó vượt xa hình thức cấu trúc của khúc sách; có một nội dung về cấu trúc được hình thức cấu trúc ấy chỉ ra. Cho nên người ta sẽ phải đặt những câu hỏi nhằm mục đích định nghĩa (hay giải nghĩa) sau đây “Việc đặt tương phản các đường lối và lý tưởng của Thượng Đế với đường lối và ý tưởng của con người là ngụ ý gì? Các đường lối và ý tưởng của Thượng Đế thật sự khác hẳn các đường lối và ý tưởng của con người ở chỗ nào? Trời và đất khác nhau như thế nào, và sự khác nhau đó giống với sự khác nhau giữa các ý tưởng và đường lối của Thượng Đế với các ý tưởng và đường lối của loài người như thế nào?”Cần lưu ý là các câu trả lời cho những câu hỏi liên quan về cách cấu trúc này sẽ tùy thuộc các câu trả lời cho một số câu hỏi liên hệ đến từ ngữ nảy sinh từ việc khảo sát các từ “ý tưởng”, “đường lối”, “trời” và “cao hơn”. Hơn nữa, chúng còn tùy thuộc cách nhận xét về mối liên hệ cấu trúc giữa hai câu 8-9 và những câu đi trước, tức là hai câu 6-7, rồi đặt các câu hỏi về cách cấu trúc thích đáng trên cơ sở của sự nhận xét đó. Ta chú ý là câu 8 được bắt đầu từ "Vì” (theo bản dịch Anh văn) cho thấy định luật về ý niệm được dùng làm hậu thuẫn đã được áp dụng. Hai câu 8-9 cung cấp một phần lời giải thích cho lý do đã có hai câu 6-7, mô tả phần hậu quả. Tuy nhiên, chỉ nhìn thấy mối liên hệ này mà thôi thì chưa đủ. Các câu hỏi sau đây phải được đặt ra và cuối cùng, phải được trả lời “Hai câu 8-9 đưa ra lý do của ý niệm nào trong hai câu 6-7? Hai câu 9 thật sự đưa ra lý do nào cho hậu quả đặc biệt này?”

Page 73: Phuong phap hoc kinh thanh

Cũng vậy, người khảo sát nhận thấy sự hiện diện mặc nhiên của định luật về nguyên nhân của ý tưởng trong GiGa 17:4, 5. Trong câu 4 có lý do của câu 5. Các câu hỏi sau đây sẽ tự nhiên nảy sinh “Điều gì trong câu 4 là kết quả của điều được tìm thấy trong câu 5? Câu 5 là kết quả của câu 4 như thế nào?” Câu trả lời cho các câu hỏi này sẽ đưa đến kết quả là phải đứng phía sau phần hình thức để biện minh là đi tìm các ý niệm qua cách cấu trúc nếu không thực hiện được việc ấy, thì cuối cùng công lao khảo sát sẽ trở thành vô giá trị.Các câu hỏi định nghĩa tương ứng có thể và cần phải được đặt ra liên hệ với tất cả các định luật về cách cấu trúc khác, để nhận ra ý nghĩa của chúng. Thí dụ việc tuân thủ định luật tổng quát hóa và cá biệt phải làm nảy sinh các câu hỏi như “Đâu là điểm trong nguyên tắc tổng quát để minh họa cho những điểm cá biệt? Nhờ các thí dụ đặc thù ấy, nguyên tắc tổng quát đã được làm sáng tỏ như thế nào? “Việc tuân thủ luật công cụ phải gợi ra những tra vấn như “Phương tiện dẫn tới cứu cánh này nằm ở đâu? Chủ đích này có thể hoặc phải được thực hiện nhờ phương tiện này như thế nào?” Cần lưu ý là định luật câu hỏi phải có kết quả gì trong những câu hỏi sau đây “Câu trả lời này giải đáp cho câu hỏi kia như thế nào? Câu trả lời này giải đáp cho điều nào của câu hỏi kia?” Việc tuân thủ mối liên hệ chuẩn bị hay dẫn nhập phải gợi ra những câu hỏi sau “Điều này chuẩn bị cho người ta như thế nào để hiểu rõ những điểm tiếp theo? Điều đi trước đã soi sáng cho điểm theo sau như thế nào?” Phải cẩn thận sao cho định luật hài hòa phải gợi lên các câu hỏi sau đây “Hai điểm này hòa hợp , nhất trí với nhau như thế nào? Giải pháp này đáp ứng được nhu cầu này như thế nào? Lời hứa đã đưa ra đó được ứng nghiệm ở đâu? Các yếu tố này khớp đúng với nhau như thế nào?” Cần lưu ý là định luật về điểm tối quan trọng phải dẫn tới những câu hỏi như “Biến cố này đã tạo ra sự thay đổi như thế nào? Khúc sách này phải khác hơn như thế nào, nếu biến cố ấy không xảy ra?” Việc tuân thủ định luật tuyệt đỉnh phải tạo hệ quả là những câu hỏi này “Đâu là tuyệt đỉnh của phần còn lại trong khúc sách này? Phần còn lại của khúc sách dẫn tới tuyệt đỉnh này như thế nào?” Phải làm thế nào để khi áp dụng định luật tóm tắt, nó phải làm nảy sinh các câu hỏi “Đoạn này là phần tóm tắt cho số tài liệu còn lại như thế nào? Phần tóm tắt thay thế cho phần còn lại của khúc sách này như thế nào?” Những câu hỏi tương tự có thể và cần phải được đặt ra cho các định luật viết văn khác nữa.Quý độc giả được khuyến giục hãy nghiên cứu các khúc sách đã cho làm thí dụ minh họa về mối liên hệ trong phần thảo luận về việc khảo sát cách cấu trúc, và tập nêu ra những câu hỏi đã được gợi ý trên đây. Xin quý độc giả đừng quan tâm đến việc phải sử dụng cùng một thứ ngôn ngữ giống y như vậy, vì các câu hỏi này có thể được áp dụng hoặc được đặt ra một cách khác

Page 74: Phuong phap hoc kinh thanh

hơn, tùy đặc tính của đơn vị (văn bản) Kinh điển mà chúng ta đem ra thực tập. Điều quan trọng là phải chắc chắn rằng kết quả của chúng sẽ cho thấy là ý nghĩa của các hình thức cấu trúc đã được tuân thủ. Ta cũng phải chắc chắn rằng mình đưa ra các câu hỏi dẫn đến việc giải nghĩa một cách có ý thức có hiểu biết, chớ không phải chỉ như làm một bài tập suông, vì chỉ đặt ra chúng theo thói quen sẽ chẳng đưa đến lợi ích gì cho việc thấu hiểu thật sâu nhiệm các thực tại ẩn tàng bên dưới các biểu tượng văn chương của Kinh điển.c. Câu hỏi về hình thức (thể loại)Bây giờ chúng ta tiến sang việc tra xét câu hỏi định nghĩa (hay giải nghĩa) trong mối liên hệ giữa nó với công tác khảo sát các hình thức văn chương tổng quát. Trong trường hợp này, câu hỏi giải nghĩa có chức năng đầu tiên là định nghĩa thật chính xác các hình thức văn chương. Thí dụ, khi ta khẳng định rằng một đoạn văn nào đó sử dụng hình thức thi ca, các câu hỏi giải thích sau đây phải được đặt ra “Hình thức thi ca có ngụ ý gì? Đâu là các đặc điểm của nó? Nó khác với các hình thức khác như thế nào? Phần nào trong đoạn này là thơ?” Nhờ đặt ra và trả lời các câu hỏi ấy, người giải kinh sẽ được “giải phóng” để khỏi phải vội vàng đi tìm đặc tính của một thể loại văn chương của một khúc sách khi chưa nhận thức được ý nghĩa của việc đi tìm các đặc tính ấy.Các câu hỏi trên đây cũng có thể áp dụng cả cho các hình thức văn chương khác đã được thảo luận trước đây (18). Phải nhớ là trong trường hợp các câu hỏi giải thích về hình thức, thì không cần phải cứ lặp đi lặp lại chúng như trong các trường hợp của những câu hỏi về từ ngữ và cách cấu trúc. Vì một khi ta đã nắm vững được câu trả lời cho câu hỏi “Các hình thức văn chương cá biệt đúng ra có hàm ý gì?” thì ta sẽ thấy là không cần gì phải cứ lặp đi lặp lại mãi cùng một câu hỏi ấy. Điều này cũng áp dụng cho câu hỏi nhằm giải thích bầu không khí sẽ được khảo xét sau đây.- Câu hỏi về bầu không khíMục đích của các câu hỏi giải thích liên hệ đến bầu không khí là nhằm tìm ý nghĩa của những từ được dùng mô tả bầu không khí tiềm ẩn trong các khúc sách, và tìm ra đâu là các điểm trong những khúc sách ấy nói lên bầu không khí mà người ta đã gán cho chúng. Hệ quả là khi người ta dùng những từ như “niềm vui”, “tính cách cấp bách”, “niềm tin chắc chắn”, “thái độ đau thương thống hối” hoặc “khiêm hạ” để nhấn mạnh về một đoạn Kinh điển, người ta phải tự hỏi “Ý nghĩa chính xác của từ này là gì? Có những yếu tố nào cấu thành cái tâm trạng hay trạng thái tinh thần như thế? Có những góc cạnh nào trong khúc sách này hậu thuẫn cho việc mô tả như vậy?” Nếu đã làm như vậy rồi, thì việc nhận xét về bầu không khí sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng cho nó. Nếu không, việc làm ấy có thể hoàn toàn vô nghĩa, mà thà bỏ ngang không làm còn hơn (14)

Page 75: Phuong phap hoc kinh thanh

* Câu hỏi thuần lý (15)Loại câu hỏi này tương ứng với giai đoạn hai của công tác lý giải và đối tượng của nó là khám phá ra các lý do tổng quát, giải thích tại sao một số các câu Kinh điển đã được viết ra và các chủ đích đặc thù hơn để chúng được đưa ra trong một văn mạch cá biệt và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định nào đó. Vì thế mà nó là một câu hỏi then chốt; nó đi sâu vào chính những nơi trú ẩn kín đáo nhất của tâm trí trước giả, tâm trí của các nhân vật liên hệ mà trước giả đang viết về họ, và tâm trí của những người sẽ tiếp nhận những gì mà trước giả đang viết. Công tác giải kinh sẽ được nâng cao rất nhiều nhờ sử dụng thích đáng loại câu hỏi này.Câu hỏi thuần lý có đặc điểm là câu hỏi “Tại sao”. Điều này không có nghĩa là nó không thể được đặt ra theo những cách khác, mà đúng hơn là từ “Tại sao” nói lên đầy đủ nhất ý nghĩa nội tâm của nó. Để minh họa có gì là đúng cũng như có ý nghĩa trong việc này, tác giả nhớ lại một từng trải đã gặp khi đi trên xe lửa để đến một địa điểm truyền giảng. Đối diện với tác giả ở ghế bên kia là một bà mẹ cùng ngồi với cô con gái khoảng ba bốn tuổi. Như phần đông trẻ con, bé gái này đặt nhiều câu hỏi dồn dập cho mẹ mình. Các câu hỏi cứ tăng dần về bản tính, câu hỏi sau lại càng khó hơn câu hỏi trước. Trước hết, cô bé đặt các câu hỏi có tính cách nhận xét “Cái này là gì, vật kia là gì?” Rồi cô bé tiến tới những câu hỏi nhằm mục đích giải nghĩa “Cái này làm gì, vật nọ làm gì?” Cuối cùng cô tả đặt loại câu hỏi sâu sắc và gây bối rối nhất “Tại sao vật này lại thế này, tại sao vật nọ lại thế kia?” Bà mẹ có thể trả lời nhiều câu hỏi thuộc hai loại đầu của cô bé, nhưng những câu hỏi sau thường vượt quá kiến thức của bà ta; Em gái kia đã phát giác được bí quyết đích thực của việc học hỏi, như điều các trẻ con vẫn thường gây bối rối cho người lớn. Và nếu bà mẹ kia có thể trả lời được tất cả các câu hỏi của em, nhất là các câu hỏi có vấn đề “tại sao” của các sự vật sự việc, chắc cô bé đã nhận được sự giao dục tổng quát lúc con tàu đến được nơi hai mẹ con họ muốn đến.Câu hỏi “tại sao” phải được đặt ra cả khi các lý do và động cơ thúc đẩy các câu Kinh Thánh vốn không rõ ràng, minh nhiên; vì chúng luôn luôn hiện diện khi có một hữu thể (con người) thông minh đang hành động. Nếu chúng không bộc lộ rõ ràng, thì điều đó có nghĩa là chúng đã được nêu ra một cách âm thầm, mặc nhiên, và ta cần phải tìm ra chúng vì chúng vốn tối quan trọng để hiểu rõ tâm trí của trước giả.Điều cũng quan trọng là phải biết rằng các câu hỏi “tại sao” thật ra chẳng bao giờ cạn kiệt. Vì mỗi một câu trả lời mà người ta đưa ra đều có thể bị chất vấn bằng một câu hỏi giống y như vậy “Tại sao?” Đó chính là bí quyết của năng lực phi thường của nó. Xin quý độc giả hãy tự mình thí nghiệm sự kiện này, và chắc chắn bạn sẽ bị hoàn toàn thuyết phục về tầm quan trọng

Page 76: Phuong phap hoc kinh thanh

của loại câu hỏi nhằm giải thích này.Công việc giờ đây chỉ còn là đưa ra vài thí dụ minh họa cụ thể về cách tác động của các câu hỏi thuần lý liên hệ đến các thành phần khác cấu tạo ra một khúc sách.- Câu hỏi liên hệ với từ ngữTrong GiGa 17:11, Chúa Giê-xu gọi Thượng Đế là Cha Chí Thánh và sau khi khẳng định câu định nghĩa cho nó bằng cách trả lời câu hỏi nhằm giải thích “Nó có nghĩa gì?” các câu hỏi sau đây có thể nảy sinh “Tại sao lại có thể gọi Thượng Đế là Thánh? Tại sao Chúa Giê-xu lại ngỏ lời với Cha Ngài lúc này?” Cũng vậy, khi ta đã khảo sát từ “thánh hóa” trong 17:17 và đã tra cứu ý nghĩa của nó, ta phải nêu lên câu hỏi sau đây “Tại sao ở đây, Chúa Giê-xu lại cầu nguyện để xin cho các môn đệ Ngài được thánh hóa?”- Câu hỏi về cách cấu trúcTrong EsIs 55:1 vế “khát” được dùng để “định tính” cho chủ từ “những kẻ nào”. Sau khi đã định nghĩa cho các từ được dùng trong nhóm từ này cũng như ý nghĩa của mối liên hệ giữa chúng, ta có thể đặt câu hỏi “Tại sao” những kẻ này lại được “khát” định tính cho? Hơn nữa, người lý giải ghi nhận rằng “những kẻ nào khát” được khuyên chạy đến suối nước. Sau khi đã xét đến cách giải nghĩa các từ và các mối liên hệ giữa chúng, nhà giải kinh còn phải tự hỏi “Tại sao 'những kẻ nào khát' lại được yêu cầu hãy đến suối nước?”.Khi nghiên cứu GiGa 17:1-26, ta nhận thấy các định luật về ý tưởng được dùng làm nguyên nhân và công cụ đã được sử dụng ở mức độ cao. Những lời khẩn xin được nêu ra trong bài cầu nguyện đều có các cơ sở của chúng đi trước hoặc theo sau. Nhiều khi mối liên hệ giữa lời khẩn xin và lý do của nó chỉ là một liên hệ nhân kèm theo hậu quả, hay chỉ có nguyên nhân mà thôi, như trong hai câu 4-5; nhiều lần khác thì đó lại là mối liên hệ quả kèm theo sau là nhân hoặc mối liên hệ đã hậu thuẫn, như trong hai câu 10-11. Trong câu 21, mối liên hệ giữa chúng là mối liên hệ từ phương tiện đến cứu cánh, hay mối liên hệ công cụ. Hơn nữa, ta nhận thấy hai phần ba của bài cầu nguyện được dành cho lý do để khẩn xin và chỉ có một phần ba là dành cho chính những lời khẩn xin. Như vậy, đã có việc lựa chọn định lượng trong khúc sách này (16). Sau khi đã nhận thấy các nhân, các quả và các chủ đích, và đã giải thích các nguyên nhân đưa đến các hậu quả nào, và các phương tiện đã có thể dẫn đến các cứu cánh nào, thì ta còn phải đặt các câu hỏi sau đây “Tại sao các định luật về nguyên nhân hậu thuẫn như thế trong khúc sách này? Tại sao Chúa Giê-xu lại dành phần lớn bài cầu nguyện của Ngài cho các nền tảng của các lời khẩn xin thay vì cho chính những lời khẩn xin?” (17)Trong việc nghiên cứu 17:1-26, ta cũng nhận thấy một sự tiến triển nào đó

Page 77: Phuong phap hoc kinh thanh

trong lời cầu nguyện liên hệ với số người mà vì họ những lời cầu xin ấy được dâng lên. Trước hết, Chúa Giê-xu cầu nguyện cho chính Ngài, rồi cho các môn đệ thân cận Ngài, và cuối cùng là cho các môn đệ tương lai của Ngài. Theo bước tiến triển này, thì các câu hỏi thuần lý sau đây, phải được đặt ra “Tại sao Chúa Giê-xu lại bắt đầu với chính Ngài, rồi cầu nguyện tiếp tục cho các môn đệ thân cận Ngài và cho Hội thánh tương lai của Ngài?” (17)Cần lưu ý là trong một số các trường hợp, các câu hỏi thuần lý vốn đã được trả lời một phần nào khi trả lời cho các câu hỏi nhằm lý giải rồi. Thí dụ 17:21 chép “Xin Cha cho các môn đệ mới cũ đều hợp nhất, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, và họ ở trong chúng ta, để nhận loại biết Con là sứ giả của Cha”. Mối liên hệ về cấu trúc căn bản trong câu này là mối liên hệ dùng ý tưởng làm công cụ. Ý nghĩa của nó là “để tất cả (bọn) họ đều hợp nhất, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha vậy, và họ cũng đều có thể ở trong chúng ta”. Chủ đích là “để nhân loại biết là Cha đã sai Con đến”. Căn cứ vào việc nhận xét mối liên hệ cấu trúc này, các câu hỏi nhằm giải thích sau đây có thể được đặt ra “Đâu là phần trong câu chỉ ra 'phương tiện' thật sự bởi đó điều được gọi là 'chủ đích' được thành tựu?” Hay cụ thể hơn “Nhờ đâu mà sự hợp nhất giữa Thượng Đế với Chúa Cứu Thế và giữa mỗi người với nhau đặt được mục đích của nó và hậu quả là thế gian tin rằng Chúa Giê-xu vốn là sứ giả của Thượng Đế. Các câu trả lời cho những câu hỏi nhằm giải thích này sẽ được sử dụng ít nhất là một phần để trả lời cho câu hỏi thuần lý. “Tại sao mối liên hệ công cụ lại được dùng trong trường hợp này và tại sao Chúa Giê-xu lại đòi hỏi điều này đúng vào lúc này?”. Như vậy, trong những trường hợp khác, các câu hỏi nhằm lý giải và các hỏi câu hỏi thuần lý trùng lắp nhau. Nhưng cả trong những trường hợp ấy, các câu trả lời cho những câu hỏi nhằm thuần lý rất có thể siêu vượt trên các câu hỏi nhằm mục đích giải thích. Hơn nữa, trong những trường hợp khác, hai loại câu hỏi này vốn phân biệt với nhau hơn. Do đó mà nhà giải kinh dứt khoát phải học tập cách sử dụng cả hai câu hỏi (18)- Các câu hỏi về hình thức và bầu không khí (19)Liên hệ với các hình thức (thể loại) văn chương, câu hỏi hoàn toàn thuần lý có thể đặt ra như vầy “Tại sao hình thức văn chương này lại được sử dụng tổng quát, và tạo sao nó lại được dùng trong trường hợp cá biệt này? Câu hỏi này có thể áp dụng chẳng hạn cho hình thức ẩn dụ của các sách Phúc âm (20). Câu hỏi thuần lý sau đây có thể nêu ra trên cơ sở việc khảo sát và giải thích bầu không khí “Tại sao loại bầu không khí này lại ngự trị trên khúc sách cá biệt này”* Các câu hỏi có hàm ýNói chung, loại câu hỏi này hop5 thành đợt sóng các câu hỏi quan trọng cuối

Page 78: Phuong phap hoc kinh thanh

cùng do việc ném một tia nhìn dò xét vào vùng biển tư tưởng. Thật vậy, đúng ra nó là việc mở rộng câu hỏi thuần lý, và câu trả lời cho nó bắt đầu hình thành chiếc cầu bắc giữa công tác lý giải và công tác ứng dụng. Trước hết có công tác khảo sát, trả lời cho câu hỏi “Ở đây có gì?” Tiếp theo là câu hỏi định nghĩa “Nó có ý nghĩa gì?”. Câu hỏi này được nối tiếp bằng một câu hỏi liên hệ đến lý do “Tại sao điều cá biệt này, với ý nghĩa cá biệt của nó là đúng, và tại sao nó lại nằm ở đây?” Cuối cùng là câu hỏi có hàm ý “Đâu là các hàm ý đầy đủ của điều cá biệt này với ý nghĩa cá biệt đó, lại được đặt tại đây vì các lý do cá biệt ấy?”- Câu hỏi về từ ngữTrong 17:1-26 nhà giải kinh ghi nhận từ “một” được sử dụng nhiều lần liên hệ với các môn đệ Chúa. Sau khi đã khẳng định ý nghĩa và các lý do khiến nó được đưa vào nhà giải kinh còn phải tìm cách trả lời đầy đủ hơn cho câu hỏi này “Đâu là các hàm ý đầy đủ của bài cầu nguyện của Chúa Giê-xu cho sự hợp nhất của các môn đệ Ngài?”- Câu hỏi về cách cấu trúcTrong EsIs 55:7 định luật về nguyên nhân của ý tưởng vốn ở thể hàm ngụ. Nguyên nhân mặc lấy hình thức của một lời khuyến giục “Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va”. Hậu quả là “Ngài sẽ thương xót cho”. Câu hỏi nảy sinh sau những câu trả lời nhằm giải thích và thuần lý là “Đâu là ý nghĩa trọn vẹn của sự kiện thương xót tha thứ do kẻ ác chịu từ bỏ đường lối mình và trở lại với Đức Giê-hô-va?”- Các câu hỏi về hình thức và bầu không khíCâu hỏi về hình thức tổng quát là “Đâu là các hàm ý khác nhau của một hình thức văn chương cá biệt, như thể văn viết kịch tuồng hay thể văn biểu tượng?” (21)Câu hỏi tổng quát về bầu không khí là “Đâu là ý nghĩa trọn vẹn của sự hiện diện của bầu không khí trong khúc sách này?”* Các câu hỏi về nhận diện, thể thức, thời gian và nơi chốn (địa phương)Bốn loại câu hỏi này có thể xếp chung lại với nhau do chúng họp thành một nhóm phụ thuộc vào ba nhóm trên. Sở dĩ chúng là phụ thuộc, vì theo một ý nghĩa đích thực câu trả lời cho chúng vốn nằm luôn trong các câu trả lời cho ba loại câu hỏi kia rồi, tuy thỉnh thoảng chúng có một phần đóng góp phân biệt bằng cách chỉ ra một vài yếu tố đặc thù có thể đã bị bỏ qua khi trả lời cho các câu hỏi tổng quát hơn. Thật vậy, nhiều khi chúng được dùng để trả lời cho câu hỏi nhằm nhận xét “Ở đây có gì?”Trong số bốn loại câu hỏi được đề cập trong loại này, câu hỏi về thể thức (modal) có lẽ là có ý nghĩa nhất. Hơn nữa, ta phải lưu ý rằng tất cả các câu hỏi thuộc loại này đều không thể áp dụng cho mọi thành phần cấu thành một

Page 79: Phuong phap hoc kinh thanh

khúc sách. Chúng chủ yếu chỉ thích hợp cho các từ và cách cấu trúc mà thôi.- Câu hỏi về nhận diệnLiên hệ đến từ ngữ. Trong 55:4 có các từ “người”, “(người) chứng kiến”, “các nước “quan trưởng”, và “quan tướng”. Câu hỏi này rất phù hợp “Đúng ra thì mỗi từ đó có nghĩa gì?”Liên hệ đến cách cấu trúc. 55:5 có nhóm từ “(một) nước mà các ngươi chưa biết”. Ta có thể hỏi “Nước đó là nước nào? Căn cứ vào mối liên hệ giữa câu này với câu liên hệ trước và sau nó?”- Câu hỏi về thể thức (modal)Cũng như câu hỏi hàm ý, loại câu hỏi này thường bắc một nhịp cầu giữa công tác lý giải với công tác ứng dụng.Liên hệ đến từ ngữ - GiGa 17:11 có dùng từ ngữ “bảo vệ”. Câu hỏi về thể thức có thể được diễn tả như sau “Điều mà từ này ngụ ý sẽ được thực hiện bằng những đường hướng (phương pháp, cách thức) đặc thù nào? Thượng Đế “bảo vệ” như thế nào?Liên hệ đến các cấu trúc - Đã có sự đối chiếu về ý niệm giữa việc mưa và tuyết hoàn thành chủ đích của chúng, với việc Lời của Thượng Đế trong EsIs 55:10-11 hoàn thành ý định của Ngài. Ta có thể hỏi “Sự đối chiếu này trở thành hiện thực như thế nào, và do đó được kể là đúng?”- Các câu hỏi liên hệ đến thời gian và địa phươngLiên hệ đến từ ngữ - Trong GiGa 17:1, Chúa Giê-xu cầu xin Cha Ngài “bày tỏ vinh quang Con”. Các câu hỏi liên hệ đến thời gian và địa phương (nơi chốn) sẽ là “Điều ngụ ý trong việc vật chất hóa việc bày tỏ vinh quang (tôn vinh) Đức Chúa Con, xảy ra khi nào và ở đâu?”Liên hệ đến từ ngữ - Liên hệ đến sự tương phản trong EsIs 55:13, ta có thể đặt câu hỏi “Đến bao giờ và tại đâu, những điều tương phản nhau ở đây sẽ thành hiện thực?”Thí dụ minh họa tổng quát về các câu hỏi dẫn tới việc lý giải.Để làm sáng tỏ hơn có gì gắn liền với việc đặt ra và chức năng của các câu hỏi dẫn tới việc lý giải, sau đây sẽ có một thí dụ minh họa về cách tác động của tiến trình ấy liên hệ với một khúc sách, mà ở đây là với Thi Tv 23:1-6 (22). Ở một cột chúng ta sẽ ghi ra vài nhận xét về bài thi thiên ấy, và ở cột kia chúng ta sẽ ghi các câu hỏi mà các nhận xét ấy làm nảy sinh.Thí dụ minh họa đưa ra đây phải đặc biệt hữu ích trong việc giúp quý độc giả phân biệt các loại câu hỏi khác nhau, do đó giúp người ấy hiễu rõ hơn công dụng và ý nghĩa của chúng. Để có thể thực hiện được chủ đích ấy dễ dàng hơn, hệ thống sau đây sẽ được dùng để phân loại các câu hỏi. Nếu một câu hỏi có bản tính là nhằm mục đích khảo sát, nó sẽ được đánh dấu bằng KS (23). Nếu câu hỏi nhằm mục đích lý giải nó sẽ được đánh dấu như sau đây để chỉ giai đoạn lý giải của nó: ĐN để chỉ giai đoạn định nghĩa, TL để

Page 80: Phuong phap hoc kinh thanh

chỉ giai đoạn thuần lý; MN để chỉ giai đoạn mặc nhiên (hàm ý, ẩn ý); ND để chỉ giai đoạn nhận diện; TT để chỉ giai đoạn thể thức; TG để chỉ giai đoạn thời gian, và ĐP để chỉ giai đoạn địa phương. Các thành phần cấu thành, khúc sách sẽ được chỉ ra bằng những biểu tượng sau: t chỉ từ, ct chỉ cấu trúc, tl chỉ thể loại (hình thức) văn chương, và bk chỉ bầu không khí. Đây là một thí dụ: một câu hỏi quan tâm đến việc định nghĩa một từ sẽ được đánh dấu là ĐNt.CÁC NHẬN XÉT (do KS ) CÁC CÂU HỎI - LÝ GIẢI 1. C.1a - Đức Giê-hô-va 1. “Giê-hô-va” có nghĩa là gì? “Đấng Chăn giữ tôi” - Danh Giê-hô-va (ĐNt). Tại sao nó lại được dùng mà được dùng chỉ Thượng Đế thay vì một không phải là một danh khác, như tên hay một danh hiệu khác. “Thượng Đế” chẳng hạn? (TL-t)2. C.1a - Đức Giê-hô-va được ví với 2. Người chăn chiên có các đặc điểm người chăn chiên các thái độ và chức năng gì? (ĐNt).Tại sao Đức Giê-hô-va lại được mô tảlà một người chăn chiên? (TL-ct)(24). Những hàm ý đầy đủ hơn củacách dùng lối mô tả này là gì?(MN-ct).3. C.1a - “Đấng Chăn giữ” được hình 3. Chữ “tôi” này ngụ ý nói về một dung rõ ràng bằng đại danh từ chủ mối liên hệ như thế nào? (ĐN-ct). hữu “của tôi” (theo bản AV). Thi thiên Tại sao lại có sự nhấn mạnh vào tài này không viết “tổng hợp” là một người sản tư hữu này? (TL-ct) chăn chiên (nào đó), nhưng vạch rõ là người chăn chiên “của tôi”.4. C.1a - Cách dùng nhóm từ “Đấng Chăn 4. Bản tính của con chiên là gì? giữ tôi” ngụ ý rằng trước giả tự kể (ĐN-t) giữa con chiên với người chăn mình là một con chiên trong bầy (25) chiên có liên hệ gì? (ĐN-ct). Tạisao con chiên cần có người chăn?(TL-ct)5. C.1a - Bài Thi thiên bắt đầu một 5. Tại sao tác giả Thi thiên lại bắt lời công bố tính cách chẳng chút mơ hồ đầu với một lời công bố về sự kiện? “Đức Giê-hô-va”. Câu phát biểu này (TL-ct) một khởi điểm như vậy hàm ý không có những chữ “nếu” hoặc “những”. gì? (MN-ct) Nó không nói “Tôi mong rằng” hay “Tôi muốn là”. Đây là một lời khẳng định, chắc chắn. Thật ra, nó bảo rằng “Đây là một hiện thực chẳng có gì để thắc mắc nghi ngờ” Đức Giê-hô-va chính là Đấng đang chăn giữ tôi”.6. C.1b - “Tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì” 6. Tại sao lại có sự tương ứng giữa Chủ từ không phải là Đức Giê-hô-va, “tôi” (ở vế trước) với “tôi” ở đây? nhưng là “tôi”. Vì có một điều gì đó (TL-ct). Ý nghĩa thật đầy đủ của sự đã được nghiệm đúng với Đức Giê-hô-va, tương hợp này là gì? (MN-ct) cho

Page 81: Phuong phap hoc kinh thanh

nên nó cũng nhiệm đúng với tác giả Từ “tôi” này tương ứng với “(của) tôi” trong vế đầu. Câu này không nói “Đức Giê-hô-va là” Đấng Chăn giữ bạn, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì.7. C.1 “sẽ chẳng thiếu thốn gì” thuộc 7. Thì hiện tại có gồm luôn trong thì tương lai, trong khi “là” ở vế đầu thì tương lai không? (ĐN-t). Tại sao thuộc thì hiện tại. Vế sau cũng có thể lại không dùng thì hiện tại trong vế hiểu “Tôi (đang) chẳng thiếu thốn gì” sau? (TL-t)8. Tác giả Thi thiên nói “Tôi sẽ chẳng 8. Đâu là tầm quan trọng của từ thiếu thốn (Bản dịch Anh văn là want: “thiếu thốn”? (ĐN-t). Nó có đồng nghĩa thiếu, cần, điều mà mình rất cần (nhu với ước ao, ham thích không? (ĐN-t). cầu tối thiểu), mình ưa thích, thèm Từ ngữ này bao hàm những gì; nó có khát, ao ước...) gì. Ông không nói “Tôi gồm luôn cả sự ước ao khao khát cả sẽ chẳng bị thiếu thốn chi cả” thuộc thể lẫn thuộc linh không? (ĐN-t)Tại sao lại không dùng một từ khác,như “cần” “chẳng hạn”? (TL-t)9. Đã không có liên hệ rõ rệt giữa hai 9. Phải chăng đây là mối liên hệ đích phần của c.1 Mối liên hệ của chúng có thực giữa hai phần? (KS). Nếu đúng tính cách mặc nhiên trong nội dung tư như thế, thì sự kiện được vạch rõ tưởng và vị trí. Mối liên hệ này dường trong phần đầu dẫn đến hậu quả nào như là do nguyên nhân của tư tưởng: vì trong phần thứ hai, và đâu là kết quả Đức Giê-hô-va là Đấng Chăn giữ tôi, do do nguyên nhân phát triển, tăng trưởng đó, tôi sẽ chẳng còn mơ ước mong muốn mà có? (ĐN-t) Tại sao tác giả lại gì hơn. dùng mối liên hệ nhân quả ấy? (TL-ct)Đâu là những hàm ý khác nhau của nó?(MN-ct)10. Lưu ý biến chuyển từ tích cực sang 10. Tại sao tác giả lại sự dụng mặt tiêu cực trong c.1 Đức Giê-hô-va là - tiêu cực thay vì tích cực? (TL-ct) tôi sẽ không. Tác giả Thi thiên có thể viết: Đức Giê-hô-va là Đấng Chăn giữ tôi, tôi sẽ có được mọi sự”11. C.2a - “Ngài khiến tôi (nằm) an nghỉ 11. Đâu là ý nghĩa của việc thay đổi nơi đồng cỏ xanh tươi”. Chủ từ là ngôi các đại danh từ chỉ tác giả và Thượng thứ ba và là một với chủ từ của c.1. Hơn Đế này? (MN-ct). Tại sao Đức Giê-hô-va nữa, nó tương phản với ngôi thứ nhất lại được đổi từ ngôi thứ hai sang ngôi “tôi”, là chủ từ của c.1b. Nếu căn cứ thứ ba? (TL-ct). Tại sao lại có một vào đó mà nhìn lướt qua phần còn lại của giọng điệu cá nhân, riêng tư, mạnh khúc sách, ta phát giác ra sự thay đổi mẽ như vậy xuyên xuốt bài thi thiên? cho nhau giữa “Ngài” và “tôi”, cũng như (TL-ct) cách dùng ngôi thứ hai của Ba Ngôi Thượng Đế thay vì ngôi thứ ba (xem c.4). Đến lượt nó, điều này dẫn đến việc nhận thấy giọng điệu riêng tư hết sức mạnh mẽ của bài thi thiên này.

Page 82: Phuong phap hoc kinh thanh

12. C.2a - “khiến” dường như hàm ý có 12. Động từ này có đưa chuyện ép buộc yếu tố ép buộc. vào đây hay không? (ĐN-t) Động từ nàycó nghĩa gì? (ĐN-t)13. C.2a - “Khiến” được “an nghỉ” và 13. Nhóm từ “an nghỉ” nói lên điều gì “nơi đồng cỏ xanh tươi” làm rõ nghĩa nhất là theo nghĩa bóng? (ĐN-ct). Tại thêm bằng cách chỉ ra điều gì và ở đâu sao Đức Giê-hô-va lại khiến chiên của động từ. Hai từ này có nghĩa bóng Ngài “an nghỉ” như người chăn chiên và tiếp tục hình ảnh của người (Đấng) vẫn làm? (TL-ct). Đồng cỏ là gì? (ĐN-t). chăn (giữ) chiên mà bài thi thiên đã Đồng cỏ xanh tươi là gì? (ĐN-t). Tại bắt đầu. sao lại “an nghỉ” thay vì “ăn, gặm”?(TL-t). Bằng những đường lối cụ thểnào, câu này cho thấy sự thật là ĐứcGiê-hô-va khiến tác giả an nghỉ nơiđồng cỏ xanh tươi? (TT-ct)14. Không có mối liên hệ rõ rệt giữa 14. Trong các mối liên hệ này, thì mối hai câu 1 và 2. Các câu 2 trở về sau liên hệ nào là có giá trị? (KS). Có có thể có, hoặc là đặc điểm về ý tưởng thể nào có sự kết hợp các yếu tố trong được cá biệt hóa của c.1, hoặc là ý cả hai mối liên hệ ấy không? (KS). tưởng hậu thuẫn cho nó. Trong trường Nếu mối liên hệ gồm cả sự biến chuyển hợp đầu, tác giả thi thiên ngụ ý bảo từ tổng quát sang đặc thù, thì đâu là rằng “Vì Đức Giê-hô-va là Đấng Chăn cái tổng quát được cái đặc thù giải giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì; thích, và đâu là những câu phát biểu và điều tôi muốn nói khi bảo tôi chẳng đặc thù được cái tổng quát giải thích thiếu thốn gì, ấy là tôi sẽ được khiến (ĐN-ct). Nếu mối liên hệ là một mối an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi”, v.v... liên hệ có tính cách kết luận có các Trong trường hợp thứ hai, ông ngụ ý lý do kèm theo, thì đâu là câu kết muốn nói rằng “Vì Đức Giê-hô-va là luận vốn là hệ quả của các nguyên nhân, Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu và bằng các đường lối nào, các nguyên thốn gì; vì Ngài (đang) khiến tôi an nhân có thể đưa đến được một kết luận nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi” v.v... như thế? (ĐN-ct). Tại sao lại có sự xin lưu ý ở đây có sự biến chuyển từ chuyển biến từ thì tương lai sang thì thì tương lai ở c.1b sang thì hiện tại hiện tại? (TL-ct). trong c.2a15. Đã không có mối liên hệ rõ rệt giữa 15. Các sự kiện này góm được phần gì hai phần của c.2. Tuy nhiên, sự kiện vào việc khám phá cách cấu trúc của phần thứ hai có cùng chủ từ với phần Thi thiên này? (KS). Đâu là yếu tính thứ nhất, tức là “Ngài”, gợi ý rằng yếu của các yếu tố cấu trúc đã nhờ đó mà tố mở rộng đang có mặt. Vế “(Ngài) dẫn được phát giác? tôi đến mé nước bình tịnh” dường như tiếp tục phần mô tả các hoạt động đặc thù của Đấng Chăn chiên là Đức Giê-hô-va Thật vậy, “Ngài” là chủ từ cứ tiếp tục mãi cho đến hết câu 3.

Page 83: Phuong phap hoc kinh thanh

16. C.2b - Động từ là “dẫn”, dường như 16. Người chăn làm gì khi dẫn tác giả gợi ý có sự tương phản với ý niệm bị Thi thiên này? (MN-ct). Tại sao người kéo, bị lôi đi chăn lại “dẫn” thay vì “lôi, kéo, lùađi”? (TL-ct). Đâu là các hàm ý đầy đủhơn của sự kiện này (MN-ct)17. C.2b - “đến mé nước bình tịnh” chỉ 17. Tại sao ở đây là từ “đến mé” chớ nơi tác giả được dẫn đến. Chú ý là chữ không phải chỉ là đến mà thôi? được dùng là “lại gần” (đến mé nước) (TL-ct). Đâu là chỗ khác nhau giữa là “đến” mà thôi. Điều người ta có thể phần chú thích bên lề với nguyên văn? trông mong. Chú thích bên lề (phần (ĐN-t và ct). Từ ngữ được dịch là cước chú) ghi “nước bình tịnh” là “nước “bình tịnh” mô tả phẩm chất của bình tịnh” là “nước an nghỉ” (giòng) nước, hậu quả do nước tạo ra,hay cả hai? (ĐN-ct). Điều nào là đúngtại sao Đấng Chăn giữ lại dẫn chiênmình “đến mé nước bình tịnh”? (TL-ct)18. C.2 - Từ trước cho đến đây, dường 18. Nếu quả đúng như vậy, thì đâu là như tác giả Thi thiên gợi ý rằng các ý nghĩa đầy đủ của các sự kiện ấy? nhu cầu của con chiên đều được Đấng (MN-ct) Chăn chiên là Thượng Đế đáp ứng như: đồng cỏ, sự an nghỉ và nước. Những điều này vốn không phải là dễ tìm tại xứ Palestine19. C.3 - Ngài bổ lại linh hồn tôi, 19. Tại sao câu 3 lại cần đến nhiều dẫn tôi vào các lối công bình vì cớ từ theo nghĩa đen hơn? (TL-ct và t) danh Ngài”. Câu này có nhiều từ theo nghĩa đen hơn hai câu trước.20. Có một vấn đề về mối liên hệ giữa 20. Đâu là mối liên hệ giữa c.3a với câu 3a với phần đi trước nó, vì không phần đi trước? (KS) Câu 3a là hậu quả thấy có sự liên quan rõ ràng nào cả. của c.2 hay song đối với c.2? (KS)cho dầu có thế nào đi nữa, thì mốiliên hệ giữa chúng có ý nghĩa gì?(ĐN-ct).21. C.3a - Túc từ đối tượng của “bổ 21. “Bổ lại” có nghĩa gì? (ĐN-t) lại” không phải là “thân thể” nhưng “Linh hồn” được định nghĩa ra sao? là “linh hồn”. (ĐN-t). Nó giống hay khác với “tâmlinh”? (ĐN-t). Tại sao tác giả Thithiên lại dùng từ “linh hồn” mà khôngdùng một từ nào khác, như “thân thể”chẳng hạn? (TL-t). Việc dùng từ nàycó thể chỉ ra điều gì vế mối liên hệgiữa c.3a với phần đi trước? (KS).Tại sao Đấng chăn giữa lại bổ lạilinh hồn của tác giả Thi thiên?

Page 84: Phuong phap hoc kinh thanh

(TL-ct) Sự bổ lại này được thực hiệnbằng những đường lối đặc thù nào?(TT-ct)22. C.3a - “(Ngài) dẫn tôi vào các 22. “Dẫn” có nghĩa gì? (ĐN-t). Nó đồng lối công bình, vì cớ danh Ngài” - nghĩa với “lãnh đạo, cầm đầu” hay khác Từ “dẫn” được dùng, khác với từ “dẫn” nghĩa? (ĐN-t). Tại sao Đấng Chăn chiên ở c.2b (theo bản AV, ở c.2b là “dẫn” chiên Ngài? (TL-ct) “badeth” - có nghĩa là lãnh đạo, cầm đầu), còn ở đây là “guideth”, là hướng dẫn chỉ dẫn).23. C.3b - Động từ “dẫn” được ba nhóm 23. Các mối liên hệ về cấu trúc này có từ có giá trị liên tứ từ thêm nghĩa nghĩa gì? (ĐN-ct) Chúng hàm ý gì? cho. Hai nhóm từ đầu “vào các lối (MN-ct) công bình” Chỉ hướng của sự dẫn dắt; nhóm tứ thứ ba, “vì cớ danh Ngài” nói lên lý do của sự dẫn dắt.24. C.3b - “các lối” có số nhiều 24. Tại sao từ “lối” được dùng ở đây,cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng?(TL-t) lý do nào khiến nó phải có sốnhiều, nếu có? (TL-t)25. C.3b - Các lối mà tác giả Thi 25. Từ “công bình” (công chính - thiên được dẫn vào đã được mô tả righteousness) nói lên điều gì? (ĐN-t) là “các lối công bình” Chủ đích của việc dẫn vào “các lối côngbình” là gì? (Tl-ct). Sự công bình(chính) của ai? (ND-ct)? Phải chăng“công bình (chính” chỉ nêu ra một đặcđiểm của các lối đi, nghĩa là chúngvốn ngay thẳng công chính, hay còn chỉra mục tiêu của các lối đi ấy, tức làcác đường lối dẫn đến sự công chính,hay nhờ đó người ta có thể trở thànhcông chính? (ĐN-ct). Đâu là các hàm ýcủa câu định nghĩa được cho là có giátrị? (MN-ct)26. C.3b - “Vì cớ danh Ngài” nói lên 26. “Vì cớ” được định nghĩa như thế động cơ thúc đẩy việc dẫn vào các lối nào? (ĐN-t). “Danh” có nghĩa gì? công bình. Tiền từ của “Ngài” là Đức (ĐN-t). Tại sao từ “danh” được dùng ở Giê-hô-va Đấng Chăn giữa. “Vì cớ danh” đây thay vì một từ khác, như “riêng” lưu ý hai từ “vì cớ”. Do đó, chủ đích chẳng hạn? (TL-t). Điều gì trong danh của việc dẫn dắt đề cập ở đây liên hệ Ngài cung cấp động cơ thúc đẩy hay chủ đến Đức Giê-hô-va và đặc biệt là đến đích cho việc dẫn vào các lối công danh Ngài nhiều hơn khúc sách này bình? (ĐN-ct). Đâu là những hàm ý rộng không viết” vì cớ chiên”, có thể là lớn hơn trong sự kiện gắn liền

Page 85: Phuong phap hoc kinh thanh

với mối điều mà theo lẽ thường mọi người đều liên hệ cấu trúc này? (MN-ct) mong đợi.27. Không thấy có mối liên hệ rõ rệt 27. Các vế này có liên hệ gì với nhau? giữa c.3b và c.3a. Ta có thể đặt câu (KS). Định luật công cụ có được sử dụng hỏi phải chăng c.3b song đối với câu hay không? (KS). Nếu đây là mối liên 3a, hay nó nói lên một sự tiến triển? hệ cấu trúc, nó có nghĩa gì? (ĐN-ct) Nếu có một bước tiến triển hệ quả của nó có thể là cách sử dụng một ý niệm làm công cụ. “Sở dĩ Ngài bổ lại linh hồn tôi là nhằm mục đích có thể dẫn tôi vào các lối công bình vì cớ danh Ngài” hoặc “Vì Ngài muốn dẫn dắt tôi, nên bồi bổ cho tôi”28. C.4a - “Vâng) dầu khi tôi đi trong 28. Từ “Vâng, Phải” cố ý nhấn mạnh này trũng bóng chết” - Liên từ “Vâng” cố ý nói lên điều gì? (ĐN-ct). Tại sao tác này (theo bản AV) được dùng ở đầu câu. giả Thi thiên dùng loại liên từ này Đây là liên từ đầu tiên được dùng để tại điểm nối liền này? (TL-ct) nối liền các vế với nhau. Việc vắng bóng các liên từ rõ rệt ở đầu các vế đi trước khiến nó nổi bật hẳn lên nhờ phép đặt tương phản.29. C.4a - “Đi” mô tả một hành động 29. Từ “(bước) đi” có nghĩa gì, nhất chưa hoàn tất, do đó, có thể ám chỉ cả là theo nghĩa bóng? (ĐN-t). Tại sao hiện tại lẫn tương lai. Điều này cũng thì này lại được dùng ở đây (TL-t) nghiệm đúng với các động từ khác trong c.430. C.4a - Một loạt ba nhóm từ có giá 30. Tiền trí từ “qua” nói lên điều gì? trị tiền tứ từ đã được dùng để mô tả (ĐN-t). Tại sao lại dùng “qua” mà việc “(bước) đi": một là nhóm từ có giá không dùng một tiền trí từ khác, như trị trạng từ chỉ nơi chốn “qua trũng”, “trong” chẳng hạn? (TL-t). Hơn nữa chỉ hướng hay nơi chốn của bước đi; hai “trũng” là gì? (ĐN-t). Tại sao “trũng” là nhóm từ có giá trị tĩnh từ “(của) lại được dùng ở đây? (TL-ct). “Bóng” bóng”, hình dung ra phẩm chất, đặc tính là gì? (ĐN-t) Tại sao nó được dùng ở của “trũng”; và ba là nhóm từ có giá ở đây ?(TL-t). Phải hiểu “chết” theo trịtĩnh từ “(cửa) chết” thêm nghĩa cho nghĩa đen hay nghĩa bóng? (ĐN-t). Có từ “bóng”. Cả hai (nhóm) từ sau đều gì tham dự vào mối liên hệ giữa định nghĩa cho “trũng”. Lưu ý phần chú “bóng” với “chết” (ĐN-ct). Việc chú thích bên lề “bóng tối sâu thẳm”, kết ý đến phần ghi chú bên lề góp phần hợp hai (nhóm) từ sau. gì vào việc hiểu rõ nhóm từ “bóngchết”? (ĐN-ct). Phải chăng từ “chết”được dùng hàm ý loại bóng tối tồi tệtàn hại nhất, trường hợp cùng cực,đáng sợ nhất của sự tối tăm? (TC-ct)31. Rất có thể mối liên hệ giữa c.3b 31. Phải chăng đây là mối liên hệ và c.4a là mối liên hệ cá biệt hóa ý chính đích thực trong sự chuyển biến tưởng. Nói khác đi, “trũng tối tăm sâu giữa c.3 và c.4? (KS). Nếu vậy, mối thẳm”

Page 86: Phuong phap hoc kinh thanh

có thể là một trong những “lối liên hệ ấy muốn nói lên điều gì? công bình” và “(bước) đi” (vào đó) có (ĐN-ct). Tại sao Đấng Chăn giữ lại thể là do Đức Giê-hô-va là Đấng Chăn dẫn chiên mình qua trũng của sự tối giữ hướng dẫn tăm sâu thẳm? (TL-ct). Đâu là các hàm ý đầy đủ của luật cábiệt hóa ở đây? (MN-ct) (26)32. C.4b - “Tôi sẽ chẳng sợ tai họa 32. Đâu là ý nghĩa của mối liên hệ nào” - Đây là vế độc lập mà vế đi trước cấu trúc giữa hai vế này? (ĐN-ct) nó chịu lệ thuộc vào. Tác giả muốn nói rằng “Bất chấp các hoàn cảnh đã được mô tả trong vế trước, điều này sẽ trở thành sự thật”33. C.4b - Túc từ đối tượng của “sẽ... 33. “Sợ” là gì? (ĐN-t) “Tai họa” là sợ” là “tai họa” được từ “chẳng” phủ (bản AV là evil)? (ĐN-t). Tại sao định nêu rõ nghĩa, ngụ ý thể phủ định tác giả Thi thiên nghĩ cả đến nỗi sợ tuyệt đối: bất luận là tai họa nào. (TL-ct)? “Chẳng sợ tai họa nào” trong Cũng cần lưu ý là tác giả Thi thiên hoàn cảnh được mô tả ở c.4a có nghĩa không nói là sẽ chẳng có tai họa nào gì (ĐN-ct). Đâu là ý nghĩa đầy đủ hiện diện cả đâu, nhưng bảo rằng chẳng của sự kiện tác giả Thi thiên không có tai họa nào mình phải gặp là đáng nói lên việc không có tai họa, mà sợ cả. gợi ý về việc không sợ? (MN-ct)34. C.4b và c - “Tôi sẽ chẳng sợ tai 34. Đâu là mối liên hệ chính xác họa nào” được hậu thuẫn bằng hai lý do: giữa hai vế đã được dùng để hậu thuẫn vì Chúa ở cùng tôi”, và “cây trượng và cho việc chẳng sợ tai họa nào? (KS) cây gậy của Chúa an ủi tôi”. Hai câu này Tác giả muốn lợi dụng mối liên hệ có thể được đưa vào vì lý do đối ngẫu, này để nói lên điều gì? (ĐN-ct) hoặc trường hợp sau có thể là một trường hợp trước. Trong trường hợp đầu, mối liên hệ rất rõ ràng như sau “Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào cả vì Chúa ở cùng tôi, lẫn vì cây trưởng và cây gậy của Chúa an ủi tôi”. Trong trường hợp sau, ý nghĩa có thể là như sau “Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào vì Chúa ở cùng tôi, mà một khi đã ở cùng tôi, thì Chúa sẽ dùng cây trượng và cây gậy của Ngài để an ủi tôi”35. C.4b - “Chúa ở cùng tôi” - tiền từ 35. “Ở với” diễn tả điều gì? (ĐN-t) của Chúa là Đức Giê-hô-va Đấng chăn giữ Theo nghĩa nào tác giả Thi thiên có "Tôi” là chủ từ của cả hai vế đi trước thể nói là Đức Giê-hô-va Đấng chăn Mối liên hệ giữa “Chúa” với “tôi” là giữ “đang ở với ông? (ĐN-ct) ở đây có rõ ràng do sự bất kết hợp với nhau “ở” lý do nào để viết động từ “ở” theo với tiền trí tờ “cùng” “ở” thuộc thì thì hiện tại, trong khi động từ “sẽ. hiện tại, trong khi động từ đi trước nó ...sợ” của vế trước là được viết theo “sẽ...sợ” lại thuộc thì tương lai. thì tương lai hay không? (TL-ct) Hàmý rộng rãi hưn của mối liên hệ vềcấu trúc được dùng ở đây là gì?(MN-ct)

Page 87: Phuong phap hoc kinh thanh

36. C.4c - “Cây trượng và cây gậy của 36. Tại sao lại có việc lặp lại “của Chúa” - Lưu ý việc nhắc đi nhắc lại của Chúa”? (TL-ct). Cây “trượng” là gì? “của Chúa” (bản Anh văn dịch là: cây (ĐN-t) còn cây “gậy” là gì? (ĐN-t). trượng của Chúa và cây gậy của Chúa). Chúng giống nhay hay vốn khác nhau? Cũng lưu ý cách dùng hai từ “trượng” và (ĐN-ct). Tại sao tác giả lại đề cập “gậy” cả “trượng” lẫn “gậy”? (TL-ct)37. C.4c - “an ủi tôi"- Yếu tố rườm rà 37. Tại sao lại dùng đại danh từ đã xuất hiện ở đây (bản Av là: chúng an chúng (bản AV) tuy dường như nó ủi tôi). Đại danh từ chúng mà tiền từ là chẳng có gì cần thiết cả? (TL-t) “trượng” và “gậy” thì thật rõ ràng nhưng Động từ “an ủi” có nghĩa gì? (ĐN-t) không cần thiết. Động từ nói lên hành Cây trượng và cây gậy của Đức động của trượng lẫn gậy, là “an ủi” Giê-hô-va là Đấng Chăn giữ “an ủi”tác giả Thi thiên như thế nào?(MN-ct). Do đâu mà một sự “an ủi”như vậy cất đi nỗi sợ tai họa?(ĐN-ct)38. C.5a - “Chúa dọn bàn cho tôi trước 38. Nhận xét rằng đã có sự thay đổi mặt kẻ thù nghịch tôi” - Tiền từ của hình ảnh từ người chăn sang Chúa là Đức Giê-hô-va, nhưng dường như người chủ nhà, có không còn là Đức Giê-hô-va Đấng chăn đúng hay không? (KS). Nếu đúng thì giữ nữa, vì một người chăn không hề dọn tại sao lại có thay đổi như vậy? bàn cho chiên mình. Bức tranh dường như (TL-ct) giữa người chăn chiên với đã chuyển thành hình ảnh của một chủ ông chủ nhà tiếp khách, có những điểm nhà tiếp khách. Điều này hàm ý rằng tác tương đồng hoặc dị biệt nào không? giả Thi thiên là vị khách được Đức (ĐN-ct). Chỉ có sự thay đổi về hình Giê-hô-va trọng vọng. thức mà thôi hay về cả nội dung nữa?(ĐN-ct) Đâu là mối liên hệ giữa cácý niệm ở cc.5 và tt, với các ý niệmtrong cd.1-4? (KS). Người chủ nhàdọn bàn ăn thì cần có những gì?(ĐN-ct) Đức Giê-hô-va dọn bàn chotác giả Thi thiên có nghĩa gì?(ĐN-ct). Nói rõ việc ấy cóthể được thực hiện như thế nào?(TL-ct). Đúng ra thì Đức Giê-hô-valà chủ nhà, còn tác giả Thi thiên làvị khách được Ngài trọng vọng theo ýnghĩa nào? (ĐN-ct). Đâu là những hàmý rộng rãi hơn của mối liên hệ Chủnhà - Thực khách này? (MN-ct)

Page 88: Phuong phap hoc kinh thanh

39. C.5a - Một loạt hai nhóm giới từ 39. Ai là bọn người “thù nghịch” với đã được dùng để chỉ nơi tác giả Thi thiên? (ĐN-ct). Tại sao chiếc bàn ăn đã được dọn ra: một là tác giả Thi thiên lại có nhiều kẻ “cho tôi” - bàn ăn được dọn ra trước thù? (TL-ct). Đức Giê-hô-va dọn bàn mặt tác giả Thi thiên; và hai là “trước cho tác giả Thi thiên trước mặt các mặt (các) kẻ thù nghịch tôi” - chẳng kẻ thù nghịch ông, có nghĩa gì? những chỉ là trước mặt tác giả Thi thiên (ĐN-ct). Tại sao tác giả Thi thiên mà thôi, nhưng điều càng gây ngạc nhiên lại nghĩ rằng Đức Giê-hô-va sẽ làm nhiều hơn nữa, là trước mặt cả bọn người việc ấy? (TL-ct) thù nghịch tác giả Thi thiên nữa.40. C.5b - “Chúa xức dầu cho đầu tôi” - 40. “Xức dầu” có nghĩa gì? (ĐN-t). Điều này dường như nói về một hành động Đầu là gì? (ĐN-t). Tại sao Đức khác nữa của Đức Giê-hô-va - Chủ nhà. Giê-hô-va - Chủ nhà lại “xức dầu”? Chẳng những Ngài dọn bàn ăn, mà còn (TL-ct). Tại sao lại cứ sự thay đổi xức dầu cho đầu của tác giả Thi thiên thì của động từ (theo bản AV) như đã nữa. “Dọn” thuộc thì hiện tại, trong khi được nhận xét? (TL-ct). Có gì can dự “(đã) xức dầu” lại thuộc thì hiện tại đã vào mối liên hệ giữa ca.5b và c.5a? hoàn tất. (ĐN-ct)41. C.5a - “Chén tôi đầy tràn” - Dường 41. Cái “chén” được dùng nhằm chủ như đúng ra vế này phải tiếp sau c.5a, đích gì? (ĐN-t). Tại sao lại là cái thế nhưng nó lại tiếp sau c.5b. Cũng “chén” ở đây? (TL-ct). Chén của tác chú ý thì của câu nói của tác giả Thi giả đầy tràn có nghĩa gì? (ĐN-ct). thiên là chén của ông đang đầy tràn. Tại sao chén của ông được đổ cho đầy Đây là thì hiện tại đơn thuần, tương tràn, thay vì chỉ vừa đầy mà thôi? phản với thì hiện tại đã hoàn tất của (TL-ct). Tại sao lại có thay đổi thì “(đã) xức dầu”. Hơn nữa, câu này không của động từ đã hoàn tất sang hiện tại chỉ nói rằng chiếc chén đang đầy, mà đơn thuần? (TL-ct). Có mối liên hệ nó còn đầy tràn nữa. nào giữa câu đề cập việc xức dầu vàcâu đề cập chiếc chén? (KS). Tại saocâu sau lại nối tiếp câu trước(TL-ct). Có mối liên hệ nào giữaviệcxức dầu với tình trạng đầy trànkhông; nếu có thì đó là gì? (KS).Tại sao tác giả lại lợi dụng điềuđó? (TL-ct).42. Dường như có một số đối ngẫu giữa 42. Đây có phải là một nhận xét có giá hai hình ảnh về người chăn chiên với trị (đúng) hay không? (KS). Nếu có, tại người chủ nhà. Thí dụ có sự tương đồng sao tác giả đã sử dụng các phép đối giữa “đồng cỏ xanh tươi” của c.2 với ngẫu này? (TL-ct) “bàn” của c.5. Hơn nữa, dường như cũng có chỗ giống nhau giữa “sự tối tăm sâu thẳm” và “tai họa” của c.4, với các “kẻ thù nghịch” của c.5, cũng như giữa “chẳng

Page 89: Phuong phap hoc kinh thanh

sợ tai họa nào” của c.4, với việc dọn bàn “trước mặt kẻ thù nghịch tôi” trong c,543. C.6a - “Quả thật...phước hạnh và sự 43. “quả thật” và “chỉ có” là giống thương xót sẽ theo tôi” - Phần ghi chú nhau hay khác nhau? (ĐN-t). Từ nào bên lề về từ “quả thật” nhằm nhấn mạnh gần phù hợp với tư tưởng ở đây hơn? là “chỉ có”. Đây là từ thứ hai nhằm (KS). Đâu là sức mạnh đầy đủ của từ nhấn mạnh đã được dùng trong Thi thiên “quả thật” hoặc từ “chỉ có” nếu được này sau từ thứ nhất là “Vâng” của c.4 dùng ở đây (ĐN-ct). Tại sao Thi thiên “Phước hạnh” và “sự thương xót” dường lại dùng nó ở đây? (TL-ct) “Phước như đã được nhân cách hóa. “sẽ theo tôi” hạnh” được định nghĩa như thế nào? thuộc thì tương lai, tuy dường như nó (ĐN-t). Còn “sự thương xót”? (ĐN-t) cũng gồm luôn hiện tại nữa. Chúng liên hệ với nhau như thế nào?(KS). Tại sao tác giả Thi thiên lạidùng hai danh từ ấy? (TL-ct). Tạisao ông lại dùng cả hai? (TL-ct)“phước hạnh” và “sự thương xót” làcủa ai? (ND-ct). Yếu tính của từ“theo” là gì? (ĐN-t). Phước hạnh vàsự thương xót...theo “tác giả Thithiên như thế nào? (TT-ct). Tại saolại có việc nhân cách hóa rõ rệtnhư vậy? (TL-ct). Tại sao lại là “sẽtheo”, thuộc thì tương lai? (TL-ct)44. Dường như có sự tương phản mặc nhiên 44. Các mối liên hệ giữa c.6a và giữa c.6a và c.5. Thay vì tác giả Thi những gì đi trước nó đó, có đúng là thiên bị các kẻ thù rượt đuổi, thì có hay không? (KS). Nếu không, thì “phước hạnh” và “sự thương xót” lại theo đâu là các mối liên hệ? (KS). Có gì ông. Chú ý các yếu tố tương phản và là tham dự vào việc sử dụng các mối liên nguyên nhân dường như đều có mặt khi ta hệ ấy? (ĐN-ct) nối liền sự kiện tác giả Thi thiên theo sự lãnh đạo của Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ ông trong cc.2-3, và sự kiện “phước hạnh” và “sự thương xót” bám theo ông trong c.6. Đã có sự tiến bộ từ “người noi theo” thành “người bị noi theo”45. C.6a - “trọn đời tôi”. Đây là hai nhóm 45. Tại sao tác giả Thi thiên lại giới từ cùng chỉ đặc tính định tính cho “sẽ theo” như thế? thời gian của “sẽ theo”. Chúng trả lời cho (TL-ct) câu hỏi mà không cần phải định tính. Tác giả Thi thiên không nói “Phần lớn cuộc đời tôi” hay “Gần như trọn đời tôi”.46. C.6b - “Tôi sẽ ở trong nhà Đức 46. Liên từ “và” gợi ý về mối liên Giê-hô-va cho đến lâu dài” - Liên từ giữa hệ gì với vế đi trước? (KS). Có gì hai phần của c.6 là “và” (theo bản AV, “Và tham dự vào mối liên hệ này? (ĐN-

Page 90: Phuong phap hoc kinh thanh

tôi sẽ..."). “Sẽ ở” thuộc thì tương lai, ct). Từ “ở” quan trọng như thế nào? tuy nó cũng có thể ôm choàng cả hiện tại Tại sao lại là thì tương lai? (TL-ct) “Trong nhà Đức Giê-hô-va” chỉ ra nơi chốn (ĐN-t). “Nhà Đức Giê-hô-va là gì? của hành động của động từ. “Cho đến lâu (ĐN-ct). Tại sao lại ở trong nhà dài” nói lên chiều dài thời gian. Phần ghi Đức Giê-hô-va “cho đến lâu dài”? chú bên lề cho nhóm từ cuối cùng này là (TL-ct) “Cho đến lâu dài” của c.6b “mãi mãi” Cần lưu ý là yếu tố thời gian với “trọn đời tôi” trong c.6a gợi ý ở đây rõ ràng là vô hạn định. Cũng giống nhau hay khác nhau như thế cần ghi nhận sự giống nhau rõ rệt giữa nào? (KS). Tại sao lại có những “cho đến lâu dài” của c.6b với “trọn đời điểm giống nhau hoặc khác nhau đó? tôi” ở c.6a (TL-ct)47. Có vấn đề về mối liên hệ giữa c.6 với 47. C.6 có liên hệ gì với c.5? (KS) c.5 và với phần còn lại của Thi thiên này. Hình ảnh người chủ nhà có được tiếptục sang c.6, hay đã chấm dứt ởcuối c.5? (KS). Mối liên hệ giữac.6 với c.5 có ý nghĩa gì? (ĐN-ct)c.6 có liên hệ gì với toàn bài Thithiên này? (KS) Nó là phần tóm tắtcho toàn bài, hay một điểm đặctrưng khác nữa bao gồm trong việckhuếch đại luận đề của c.1? (KS).Hay nó tạo thành một tuyệt đỉnh,liên hệ đến chuyển biến còn toànbài Thi thiên này? (KS) Mối liênhệ của nó với toàn bài có khác vớimối liên hệ giữa nó với c.5 không?(KS). Mối liên hệ của nó với toànbài có ý nghĩa gì hoặc nhằm vàomục đích gì? (ĐN-ct)48. Dường như bài Thi thiên này hàm chứa 48. Một phân tích như thế có giá trị ba yếu tố hàng đầu sau đây: đặc tính của (đúng) hay không? (KS). Nếu có, tại Đức Giê-hô-va và mối liên hệ giữa Ngài sao ba yếu tố ấy lại được sử dụng với tác giả Thi thiên; các hành động của trong bài Thi thiên này? (TL-ct). Đức Giê-hô-va nảy sinh từ đặc tính của Hiện diện và việc dùng chúng trong Ngài với tác giả; và các hậu quả của bài thi thiên này có những hàm ý những hành động ấy trong từng trải của tác gì? (MN-ct) giả.49. Rõ ràng là không có những dấu chỉ dứt 49. Ai là tiền từ của đại danh từ khoát về thời gian và không gian (nơi chốn thuộc ngôi thứ nhất? (ND-t). Những vị trí) của bài Thi thiên này. Dấu chỉ rõ lời này đã được nói ra khi

Page 91: Phuong phap hoc kinh thanh

nào và ràng duy nhất là lý lịch đặc thù của tác ở đâu? (TG và ĐP) (27) giả bài Thi thiên và nhan đề của nó, là “Thơ Đa-vít làm”50. Bầu không khí của bài Thi thiên có thể 50. Có gì bao hàm trong những mô được mô tả theo nhiều cách: lòng bình an tả như vậy? (ĐN-bk). Chúng được nhờ tin chắc, an tâm tin quyết, an nghỉ thực hiện như thế nào trong bài trọn vẹn, vui vẻ tin cậy. Thi thiên? (TT-bk). Đây là nhữnghàm ý của chúng? (MN-bk)51. Đây là một bài Thi thiên nói về từng 51. Tại sao tác giả Thi thiên này trải. Nó có nền móng là sự thành công mỹ lại dùng từng trải trong quá khứ mãn cả trong quá khứ lẫn hiện tại và còn và hiện tại để làm cơ sở cho những vượt xa hơn với những cây đề cập các hoài mong ước tương lai của ông? (TL-ct) bão tương lai nữa. Những phát biểu liên Các hàm ý càng rộng lớn hơn liên hệ đến tương lai luôn luôn có cơ sở những hệ đến việc này là gì? (MN-ct) chiến thuật đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại. Độc giả có thể tìm lại được sự kiện này khi theo dõi các dấu vết để lại trong tương bài Thi thiên này.52. Tác giả Thi thiên này đã dùng thể loại 52. Có gì chứng minh rằng Thi thiên thi ca trong văn chương để diễn tả tư tưởng 23 là một bài thơ? (ĐN-tl). Tại của mình. sao tác giả lại lợi dụng thể loạithi ca để tâm sự? (TL-tl). Việcbiết rõ thể loại thi ca của Thithiên 23 giúp ta giải nghĩa nóđúng hơn như thế nào? (TT-tl) (28)Để trả lời một vài thắc mắc có thể đã nảy sinh trong tâm trí quý độc giả liên hệ đến bài tập này, và nhằm tránh bất luận những hiểu lầm nào liên hệ đến nó, sau đây là một bảng liệt kê những lời giải thích mà quý độc giả được khuyến cáo là nên hết sức chú ý.Thứ nhất, đừng quyết đoán rằng phần minh họa này vắt kiệt được mọi tiềm năng của Thi thiên 23. Trái lại, nó chỉ tiêu biểu cho một số khảo sát (nhận xét phân tích...) và những thắc mắc sơ đẳng có thể ghi nhận trong khi học hỏi nghiên cứu mà thôi.Thứ hai, bài tập chứng minh này được căn cứ vào cách sử dụng bản American Revised Version. Phần tham khảo Hy bá lai văn đã bị cố ý lờ đi, nhằm mục đích chỉ minh họa cho việc nghiên cứu trực tiếp một bản dịch ra ngôn ngữ thông dụng (tiếng mẹ đẻ của người nghiên cứu) mà thôi. Hơn nữa, dự án được giới hạn chỉ trong một bản dịch mà thôi, để được thật ngắn gọn. Quý độc giả có thể đem đối chiếu với nhiều bản dịch khác nhau và nếu có thể thì khảo xét cả nguyên văn để có được nhiều nhận xét hơn.Vì đoạn phát biểu này làm nảy sinh nhiều câu hỏi về mối liên hệ giữa nguyên văn với việc nghiên cứu đúng phương pháp căn cứ vào một bản dịch

Page 92: Phuong phap hoc kinh thanh

ra một ngôn ngữ thông dụng, ta có thể lợi dụng chút ít thì giờ để xem xét việc ấy ở đây.Về vấn đề này, ta có hai cách chọn lựa chủ yếu. Một là đặt hai bản dịch và nguyên văn bên cạnh nhau khi làm công tác khảo sát để lúc nào cũng có thể sẵn sàng cả hai. Nếu làm theo cách này, thì tốt nhất là nên xem nguyên văn như một trợ cụ cho việc nghiên cứu bản dịch ra ngôn ngữ thông dụng, chớ không phải lấy bản dịch ra ngôn ngữ thông dụng làm trợ cụ cho việc nghiên cứu nguyên văn. Nghĩa là ta phải chú ý trước nhất vào bản dịch ra ngôn ngữ thông dụng. Gợi ý này phù hợp với nguyên tắc nghiên cứu trực tiếp bằng tiếng mẹ đẻ (29). Một trong những giá trị quan trọng của phương pháp tiếp cận này là có thể tránh được nhiều nhầm lẫn khi khảo sát nhất là khi có những biến cách (inflections) của từ ngữ. Cách chọn thứ hai là chỉ dùng các bản dịch khi ta tiếp cận lần đầu tiên với một khúc sách. Việc này giúp ta nhận thức rõ ràng hơn giá trị của ngôn ngữ thông dụng, vì ta chỉ tập trung chú ý vào đó mà thôi. Trong trường hợp này, ta chỉ sử dụng nguyên văn sau khi đã hoàn tất giai đoạn nghiên cứu trong đó các câu hỏi dẫn đến việc lý giải đều đã được trả lời cả rồi. Các nhầm lẫn có thể có trong lúc khảo sát có thể được sửa sai kịp thời. Quý độc giả được khuyến cáo hãy áp dụng cách thực hành nào phù hợp nhất với các khả năng và nhu cầu riêng của mình.Thứ ba, có thể có người sẽ cho rằng Thi Tv 23:1-6 là một bài thơ, nên không thể bị đem ra phân tích để phê bình như thế,c ách chọn lọc có chủ đích và cấu trúc văn chương của nó. Chắc chắn rằng một bài thơ hay không thể là phi lý hay vô mục đích. Quả thật là trước hết, nó kêu gọi đến tình cảm, như chúng tôi đã vạch rõ từ trước cho đến giờ (39); nhưng dầu sao, nó cũng vẫn là một cách bộc lộ, diễn tả tâm tình. Do đó, ta phải cố gắng giữ cho các yếu tố tình cảm và lý trí được cân bằng khi lý giải.Thứ tư, bài tập này không thể được dùng như một mẫu mực chính xác phải “cóp” theo khi nêu ra và ghi lại các câu hỏi có tính cách nhận xét (sau khi khảo sát) dẫn đến việc lý giải. Mỗi người đầu phải phát triển một loại phương thức cá nhân, phù hợp với mình hơn hết. Thí dụ phương pháp dùng hai cột song song nhau không được đề nghị cho tất cả mọi người vì nhiều lý do. Một trong số các lý do ấy, là không phải tất cả mọi người đều thích liệt kê các nhận xét và các câu hỏi dẫn đến việc lý giải đồng thời với nhau Sở dĩ tác giả sách này thích phương thức ấy, là vì các câu hỏi sẽ càng có ý nghĩa và dễ dàng đến với tâm trí mình hơn khi việc khảo sát, nhận xét hãy còn tươi mới. Tuy nhiên, nhiều người có thể nhận thấy có nhiều phương pháp tiếp cận khác sẽ đem đến nhiều hiệu quả hơn. Nếu quả đúng như thế, thì bằng mọi cách, phải sử dụng phương pháp tiếp cận khác đó. Phần minh họa rút ra từ 23:1-6 nhằm lý giải nảy sinh như thế nào từ công tác khảo sát, chớ không hề có tham vọng trình bày một mẫu mực lý tưởng để ai ai cũng phải noi

Page 93: Phuong phap hoc kinh thanh

theo. Điều này được hậu thuẫn bằng sự kiện bản thân tác giả cũng thường thay đổi cách tiếp cận của chính mình (31).Thứ năm, chúng tôi không hề trông mong quý độc giả sẽ thấy ngay tức khắc ý nghĩa của tất cả các nhận xét và câu hỏi. Thật vậy, cả khi ý nghĩa của chúng được hiểu thật chắc chắn, ta sẽ thấy rằng tầm quan trọng của chúng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, tất cả đều có một ý nghĩa nào đó; và nếu chẳng may phần ý nghĩa đó không được rõ ràng khi thoạt nhìn vào, và nhiều nhận xét và câu hỏi khác lại xuất hiện có vẻ sắc bén hơn, thì quý độc giả được khuyến cáo là nên nghiêm chỉnh cố gắng để tìm hiểu tầm quan trọng của chúng. Vì nếu chịu làm như vậy, quý độc giả sẽ thấy là cái nhìn xuyên suốt, thông tuệ của mình sẽ phát triển, tăng trưởng và chắc chắn là chúng sẽ càng tăng thêm phần ý nghĩa. Lý do thông thường khiến chúng ta không hiểu được ý nghĩa của các sự việc sự vật vốn không phải do chính các sự việc sự vật ấy, mà là do đôi mắt của chúng ta (32).Thứ sáu, bài tập trên đây chứng minh loại công tác khảo sát bắt cầu bằng một phần phân tích chi tiết các thành phần và kết thúc bằng việc tổng hợp các thành phần. Trong một phương pháp tiếp cận như thế, sẽ rất hữu ích nếu ta kết luận việc khảo sát của mình bằng cách đọc đi đọc lại tất cả để nắm được sức tác động toàn diện của nó. Vì có nguy cơ là người ta có thể chỉ thấy cả khu rừng mà không nhìn thấy các cây mọc trong đó (33).Thứ bảy, cần lưu ý là tiến trình khảo sát siêu vượt trên cái nhìn suông bằng thị giác mà thôi. Tuy các chữ trong văn bản sở dĩ được chép ra là để chắc chắn rằng đôi mắt người đọc đang dán vào văn bản, để tâm trí người ấy phải chăm chú vào đó, và để có cơ sở đối chiếu, tham khảo, việc ghi ra các nhận xét không kết thúc ở đó: Nhiều nhận xét về văn bản sẽ đẩy mạnh thêm phần ý thức, hiểu biết về nội dung của nó. Hơn nữa, một số những cách lý giải nào đó cũng đi vào tiến trình này. Để được chắc chắn, khi có việc lý giải như thế vượt khỏi những gì vốn hiển nhiên, thì nó có thể bị xem là chỉ có tính cách thử nghiệm mà thôi. Nhưng sở dĩ nó hiện diện là vì sự hiện diện của nó đã bao gồm trong những gì đã được ý thức, được hiểu. Tóm lại, tiến trình khảo sát bị hai nhận xét chủ yếu cai trị: nó được hướng dẫn để trở thành có ý nghĩa và đáng công, và nó được hướng dẫn sao cho nó khỏi tiếm vị của giai đoạn lý giải bằng cách nghiên cứu quy nạp (34)Thứ tám, trong một số các trường hợp, phần phân tích văn phạm cố ý được đưa vào là để giúp quý độc giả ý thức rằng nó vốn gắn liền với tiến trình khảo sát, tuy người ta có thể không luôn luôn làm việc ấy một cách có ý thức (35)Về việc này, cần nhấn mạnh rằng công tác phân tích văn phạm phải được sử dụng sao cho nó trở thành một cứu cánh chớ không phải chỉ như một phương tiện. Đây là điều phải cẩn thận cảnh giác, vì văn phạm là một tên

Page 94: Phuong phap hoc kinh thanh

đầy tớ chớ không phải là một chủ nhân ông. Thật vậy, nếu việc sử dụng ngôn ngữ về văn phạm lại trở thành một gánh nặng đến nỗi, nó bắt buộc người ta phải chú ý đến chính nó và do đó, gây trở ngại cho việc khảo sát, thì ta phải bằng mọi cách loại trừ nó đi (36). Cũng phải biết lợi dụng việc quan sát tiêu cực khi không thấy có các mối liên hệ minh nhiên.Thứ mười, đơn vị căn bản để khảo sát là vế. Theo thói quen, vế thứ nhất được nhận xét toàn diện, sau đó là khảo sát các thành phần của nó. Đây là một phương thức thực tế, vì từ và mệnh đề không nằm riêng rẽ một cách có ý nghĩa ngoài các mối liên hệ của chúng bên trong các vế. Hơn nữa, nó giúp ta tránh được việc cắt rời các đơn vị tư tưởng thành nhiều phần quá nhỏ đến mức việc chúng hòa nhập vào nhau sẽ bị huỷ diệt đi.Thứ mười một, nhiều khi nhiều nhận xét được ghi lại thành một nhóm vì các mối liên hệ giữa chúng với nhau, và nhiều lúc khác, các nhận xét phải được ghi nhận riêng ra. Chẳng hề có một định luật khe khắt và chặt chẽ nào hướng dẫn được cho người ta quyết định số nhận xét nào phải được nhập chung lại với nhau thành một nhóm hay được liệt kê riêng rẽ. Tuy nhiên, mỗi người phải chú ý để khám phá ra các phương tiện tổ chức và ghi ra các nhận xét sao cho chúng trở thành có ý nghĩa và thường xuyên tiện dụng cho mình (37)Thứ mười hai, tuy không có nỗ lực triệt để nào dán lên được các từ cái nhãn hiệu là từ được dùng theo thói quen hay không theo thói quen, là có nghĩa đen hay nghĩa bóng, việc phân loại này phải được dùng khi làm bài tập. Thí dụ các từ do thói quen thì không cần phải khảo sát quá tỉ mỉ.Thứ mười ba, việc phân loại các câu hỏi, trong nhiều trường hợp, phải được bỏ ngỏ cho việc thảo luận, tranh cãi. Điều này đặc biệt nghiệm đúng khi muốn phân biệt các câu hỏi liên hệ đến các từ hay đến cách cấu trúc. Vì tuy các từ vốn có một nội dung nột tại nào đó, chúng vốn chẳng có liên hệ gì với nhau đến nỗi lắm khi rất khó suy nghĩa về chúng ngoài các mối liên quan giữa chúng với nhau. Xin quý độc giả chớ cảm thấy bối rối khi mình không đồng ý với một cách phân loại nào đó hoặc không hiểu một vài trong số đó. Chủ đích căn bản của nỗ lực muốn phân loại các câu hỏi là lưu ý đến sự kiện các câu hỏi ấy liên quan tới nhiều thành phần khác nhau cấu thành một khúc sách, và để làm sáng tỏ ý nghĩa và giá trị của nhiều loại câu hỏi liên hệ với nhiều giai đoạn lý giải có cần đến chúng.Thứ mười bốn, có một số câu hỏi nêu ra có thể sẽ không có câu trả lời. Nhiều câu trả lời cho các câu hỏi khác có thể chẳng có ý nghĩa quan trọng lắm. Tuy nhiên, các sự kiện ấy không thể loại trừ ta ra khỏi việc cứ đặt các câu hỏi, thí dụ có một số câu hỏi thoạt đầu có vẻ vô nghĩa, nhưng cuối cùng lại trở thành đầy ý nghĩa. Do đó, có thành kiến đối với khả năng của các câu hỏi và chỉ đưa vào những câu hỏi thoạt nhìn có vẻ như sẽ có thể trả lời được

Page 95: Phuong phap hoc kinh thanh

và quan trọng mà thôi, là một thói quen hết sức nguy hiểm. Một phương thức như thế có thể khiến ta bị mất đi những cái nhìn xuyên suốt thông tuệ rõ rệt nhất vào chân lý của Kinh Thánh. Trong trường hợp này cũng như nhiều trường hợp khác, tốt nhất là nên cẩn trọng để khỏi phải hối tiếc về sau.Thứ mười lăm, các câu hỏi nhằm giải nghĩa không thể được ghi ra vội vàng hay bừa bãi, vì nếu không đắn đo suy nghĩ cho thật chín chắc, chúng sẽ trở thành vô nghĩa. Do đó nếu không thoáng thấy ít nhất một phần ý nghĩa và các tiềm năng của chúng, thì tốt nhất là đừng nên dùng chúng.Muốn mài sắc ý thức của mình đối với các khả năng của những câu hỏi dẫn tới việc lý giải, xin quý độc giả hãy đọc đi đọc lại và suy nghĩa thật kỹ bảng liệt kê các câu hỏi ở phần trên, cố gắng nghiên cứu thật kỹ hầu phát giác ra chủ đích và giá trị của chúng. Nếu quý độc giả làm đúng theo như thế, chắc sẽ không bỏ qua điều gợi ý này.Thứ mười sáu, các câu hỏi đã đặt ra có thể đem ứng dụng vào những nhận xét cá biệt. Điều này được nghiệm đúng đối với loại câu hỏi đã sử dụng cũng như cách sắp xếp chúng cho thành câu. Trong một số trường hợp, các câu hỏi nhằm định nghĩa, thuần lý và có hàm ý đều được sử dụng. Trong nhiều trường hợp khác, chỉ có các câu hỏi nhằm định nghĩa là đã được sử dụng mà thôi, trong khi có nhiều trường hợp khác nữa, các giai đoạn lý giải và thuần lý của việc lý giải lại được kết hợp với một câu hỏi thuần lý. Câu hỏi có hàm ý thường được dùng trước nhất liên hệ với một vài tư tưởng then chốt nào đó của khúc sách. Trong tất cả mọi trường hợp, bản tính của các nhận xét làm nảy sinh câu hỏi sẽ quyết định cho loại câu hỏi phải được sử dụng. Hơn nữa, cách dùng chữ trong các câu hỏi phải phù hợp với các nhận xét vốn là cơ sở cho chúng. Thí dụ câu hỏi nhằm định nghĩa nói chung là “Điều (từ) này có nghĩa gì?” khi ứng dụng cho một mệnh đề trong câu 2 đã được phát biểu như sau “Từ ngữ được dịch là “bình tịnh” mô tả phẩm chất của (giòng) nước, hậu quả do nước tạo ra, hay cả hai?” Một phương pháp tiếp cận như thế giúp cá biệt hóa câu hỏi, do đó để tập trung vào tư tưởng của ta. Nó cũng không cho phép người ta tập thói quen “rập khuôn” mà hậu quả là hấp tấp vội vàng. Một phương pháp phòng ngừa tốt khác nữa cho vấnđ ề ở đây là tìm những cách giống nhau để diễn tả cả đến những câu hỏi tổng quát. Có lẽ quý độc giả đã ghi nhận cách làm đó trong bài tập rồi (38).Thứ mười bảy, ta có thể nhận thấy một số câu hỏi có vẻ rườm rà về một vài phương diện. Lắm khi một câu hỏi tổng quát được đặt ra, và theo sau nó là những câu hỏi đặc thù mà câu trả lời đòi hỏi phải gồm luôn lời giải đáp cho câu hỏi tổng quát kia. Có một số trường hợp, cùng một câu hỏi được đặt ra bằng những lời lẽ khác nhau. Thêm vào đó, còn có sự kiện nhiều loại câu hỏi khác nhau có khi lại trùng lắp lên nhau. Thế nhưng việc đặt các câu hỏi dưới nhiều hình thức bất chấp yếu tố rườm rà như thế là có chủ ý và cần thiết vì

Page 96: Phuong phap hoc kinh thanh

chính bản tính của chân lý và của tâmt rí con người. Chân lý vốn có nhiều mặt, và tâm trí vốn bị giới hạn về khả năng lãnh hội chúng, cho nên cần phải “oanh tạc” nó hầu giúp nó có được sau khi trả lời một câu hỏi, có thể sẽ được tìm thấy khi trả lời một câu hỏi khác. Vì lý do đó, ta đừng bận tâm để chỉ lo đặt ra những câu hỏi mà câu nào cũng độc đáo cả, thậm chí khi ta có thể làm như thế. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng việc cứ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa là điều nên tránh.Thứ mười tám, xin đừng trông mong tất cảc các câu hỏi nhằm giải nghĩa được đặt ra, đến cuối cùng, đều sẽ được hình thành liên hệ với phương pháp tiếp cận nhằm khảo sát lúc ban đầu. Vì như chúng tôi đã từng lưu ý trước đây, ta sẽ không đưa ra một số nhận xét trước khi ít ra là một phần của tiến trình lý giải đã hòan tất. Những nhận xét như thế, đến lượt chúng, sẽ làm nảy sinh nhiều câu hỏi dẫn tới việc lý giải tương ứng. Có một sự kiện là cả việc khảo sát (nhận xét) lẫn việc đặt ra các câu hỏi, đều chẳng bao giờ được hoàn tất cả. Sẽ luôn luôn có những nhận xét cần phải đưa ra và những câu hỏi cần phải nêu lên (39).Thứ mười chín, xin đừng trông mong các câu hỏi sẽ được giải đáp theo đúng thứ tự chúng đã được đặt ra. Ta sẽ cần phần xem xét bài tập một cách toản diện và noi theo phần trật tự phù hợp với các đòi hỏi hợp lý và của khúc sách. Rất có thể rằng một câu hỏi đã được đặt ra rất sớm trong công tác khảo sát, sẽ chỉ cần được trả lời ở gần cuối tiến trình lý giải mà thôi.Và để kết luận tác giả vốn ý thức rằng người ta không thể dành quá nhiều thì giờ cho từng khúc sách một theo như đòi hỏi, để lập một bảng liệt kê đầy đủ các nhận xét và các câu hỏi dẫn tới việc lý giải, tuy điều khiến mọi người phải kinh ngạc là việc làm thật xuyên suốt thấu đáo công tác này, về lạu về dài, lại thường tiết kiệm được thì giờ. Quý độc giả được khuyến cáo phải cố gắng làm việc thật xuyên suốt, thấu đáo trong phạm vi mình có thể làm được trong công tác thực tập này, vì nhớ đó, quý độc giả sẽ phát triển được một số tài năng giúp ích được cho mình rất nhiều cả khi không thể dành nhiều thời gian theo ý muốn để nghiên cứu một khúc sách nào đó. Vì rốt cuộv, khả năng khảo sát, nhận xét và đặt câu hỏi một cách thông minh dẫn tới việc lý giải, là phần đóng góp chủ yếu vào việc nghiên cứu đúng phương pháp. Nếu quý độc giả phát triển được các tài năng theo các chiều hướng này, là quý vị đã tiến đúng hướng trên con đường đạt được mục đích của mình vậy.Bài tập Khảo sát thật đầy đủ các khúc sách sau đây: XuXh 15:1-21; Gios Gs 1:1-18; NeNe 1:1-11; Thi Tv 121:1-8; EsIs 6:1-13; 53:1-12; Mat Mt 4:1-11; 5:1-12; Mac Mc 7:1-30; GiGa 15:1-8; Cong Cv 9:1-19; RoRm 3:21-31; KhKh 5:1-14. (40). Lập những bảng liệt kê thật đầu đủ các câu hỏi dẫn tới việc lý giải đặt cơ sở trên các nhận xét của bạn. Phải loại từng câu hỏi về thành phần cấu

Page 97: Phuong phap hoc kinh thanh

thành khúc sách và giai đoạn lý giải mà nó quan tâm. Ghi khắc vào tâm trí các gợi ý của những trang sách trước đây.B. Các câu trả lời nhằm mục đích lý giải Công tác giải kinh không chỉ đứng vững nhờ khả năng đạt các câu hỏi dẫn tới việc lý giải thật thích hợp của nhà giải kinh, mà còn nhờ vào khả năng trả lời thật đúng các câu hỏi ấy nữa. Vì câu trả lời của một người chính là công tác giải kinh đích thực vậy.1. Các thành tố quyết định của những câu trả lời dẫn tới việc lý giải.Vấn đề đầu tiên nảy sinh trong việc khám phá phương pháp trả lời các câu hỏi dẫn tới việc lý giải, là phải tìm ra các thành tố xác định các câu trả lời đó phải như thế nào. Khi làm công việc ấy, ta phải nhớ rằng có hai yếu tố hàng đầu phải tham dự vào việc giải nghĩa: chủ thể - là cá nhân; và đối tượng - là Kinh điển. Như vậy, tiến trình giải kinh sẽ chịu ảnh hưởng của cả hai yếu tố chủ quan và khách quan này.Giờ đây, cần nỗ lực lập một bảng liệt kê tất cả các thành tố quyết định - cả chủ quan lẫn khách quan - sẽ được dùng để trả lời bất luận một câu hỏi dẫn tới việc lý giải nào mà người ta có thể quan niệm được.a. Các thành tố quyết định chủ quan- Ý thức về điều thuộc linhVì yếu tố này rất dễ bị hiểu lầm, cho nên cần làm sáng tỏ ngay từ đầu rằng điều này không liên hệ trực tiếp đến nghĩa thuộc linh của văn bản, tương phản với nghĩa đen của nó. Nó liên hệ đến bản tính của người giải nghĩa văn bản ấy, chớ không phải là với bản tính của chính văn bản.Nơi mỗi cá nhân đều có một yếu tố tinh thần và thuộc linh không thể không can dự vào tiến trình lý giải. Và tuy đó là điều không thể sờ mó được, nó vẫn có thật và có lẽ còn quan trọng hơn cả các yếu tố khách quan và có thể sờ mó được nữa. Phao-lô từng nghĩ đến nguyên tắc này khi ông viết “Người không có Thánh Linh không nhận lãnh những ân tứ của Thượng Đế chỉ coi (đó) như chuyện khờ dại, vì phải nhờ Thánh Linh mới hiểu giá trị những ân tứ đó” (ICo1Cr 2:14). Chúa Giê-xu cũng dùng cùng một nguyên tắc ấy khi Ngài phán với đám người Do-thái vốn ngạc nhiên về cách dạy dỗ của Ngài nên thắc mắc chẳng hay nó bắt nguồn từ đâu “Tôi không đặt ra những lời này. Đó là lời Thượng Đế, Đấng sai tôi xuống trần gian. Người nào sẵn lòng làm theo ý muốn Thượng Đế hẳn biết lời tôi dạy là của Thượng Đế hay của tôi” (GiGa 7:16-17).Vì thế, chẳng bao giờ nên quan niệm việc giãi bày Kinh Thánh như một tiến trình hoàn toàn máy móc hay có tính cách trí thức, vì nó còn đòi hỏi sự tham dự cua phần tâm linh (Spirit: tinh thần) con người nữa. Như vậy, nếu có hai người cùng có các tài năng như nhau về các kỹ thuật giải kinh, họ vẫn sẽ khác nhau về khả năng thông hiểu chân lý Kinh điển, tỷ lệ thuận với phần ý

Page 98: Phuong phap hoc kinh thanh

thức thuộc linh này quan trọng đến nỗi lắm khi ta có thể gặp những người tuy có phần nào khiếm khuyết về kỹ xảo giải Kinh, nhưng lại có được cái nhìn xuyên suốt, thông tuệ vượt xa những người đã được đào tạo tốt nhất về các phương thức giải kinh.Ý thức về điều thuộc linh có được là nhờ hiện diện của một số đặc điểm. Trong số đó có thái độ khiêm nhu dễ dãi, chân thành, và có sự hiểu biết mật thiết với Thượng Đế. Một người càng có nhiều các đức tính ấy, sẽ càng có được cái nhìn xuyên suốt thông tuệ sâu nhiệm hơn vào chân lý Kinh Thánh. Vì chúng giúp người ta có thể sẽ tiếp thu Thánh Linh của Thượng Đế, là Đấng đã từng tạo ra động cơ thúc đẩy và hướng dẫn từng trải của các trước giả viết ra Kinh điển, cũng sẽ là Đấng giải nghĩa đúng nhất, hay nhất bộ sách ấy (42)- Ý thức thông thường (Lương tri, lương thức)Tuy thành tố này cũng có tính cách chủ quan có lẽ nó chỉ quan trọng sau yếu tố thuộc linh mà thôi. Ý nghĩa của nó là do thái độ của họ đối với Kinh điển mà nhiều người có thể bị một tầm nhìn xa đặc biệt áp đảo khiến họ để ra ngoài cửa phần lương tri (lương thức, ý thức thông thường) của mình khi họ bước vào nơi thánh của công tác giải kinh. Hệ quả là họ sẽ đi tìm những lối lý giải xảo trá hay thuần kỳ. Họ không hài lòng chấp nhận ý nghĩa rõ ràng của văn bản, họ phải tìm cho kỳ được một điều gì “giật gân” trong đó. Điều tưởng tượng được hiểu theo nghĩa đen, còn những câu theo nghĩa đen lại được hiểu theo nghĩa bóng. Không có chỗ nào được dành cho khoa trương pháp cả Nếu người ta mà đọc nhật báo theo kiểu ấy, thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại.Phương thuốc phòng ngừa duy nhất cho những cách làm nguy hiểm như thế là phải tự mình nhớ luôn là cần phải tận dụng lương tri của mình trong công tác giải kinh. Đây có lẽ chính là điều mà Coleridge đã nghĩ đến khi ông khuyến cáo phải đọc Kinh Thánh y như bất kỳ một quyển sách nào khác. Nếu nguyên tắc đơn giản này được áp dụng thật đúng, nhiều vấn đề rắc rối và kết luận sai lầm sẽ có thể bị loại trừ.Lời khuyên này cần thiết đặc biệt khi lý giải những lời truyền dạy của Chúa Giê-xu. Người ta vẫn thường quên rằng tuy Chúa Giê-xu vốn là một giáo sư khôn ngoan, thỉnh thoảng Ngài vẫn dùng những câu phát biểu chẳng lấy gì làm đặc sắc để gần với chân lý và để gán ép ấn tượng vào tâm trí những người nghe Ngài. Thí dụ ta có thể gặp những câu như thế trong Mã 5-7. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không chấp nhận các ngoại lệ. Chúa Giê-xu chính là người đầu tiên thừa nhận sự kiện này, vì Ngài vốn có đủ lương tri để biết rõ những điều phức tạp mà thiên hạ phải đương đầu trong các hoàn cảnh sinh hoạt thực tế. Ngài chỉ làm điều mà các giáo sư khôn ngoan khác vẫn làm trong những hoàn cảnh tương tự, nghĩa là Ngài dùng

Page 99: Phuong phap hoc kinh thanh

những câu nói có tính cách khoa trương (nói quá, cường điệu) nhằm nhấn mạnh nhiều chân lý tối cần thiết. Quan điểm này tiêu biểu cho phương pháp tiếp cận theo lương tri trong lời truyền dạy của Chúa Giê-xu, trải hẳn với phương pháp không cho phép có sự khoa trương trong những lời phán của Ngài. Trong phần thảo luận này, chúng tôi xin khuyến cáo nên dùng lương tri theo cách đó.Thiết tưởng cần nhấn mạnh rằng nguyên tắc theo lương tri cũng như nhiều việc tốt hơn, vẫn có thể bị ứng dụng sai lầm. Nó có thể trở thành, phương tiện để hạ thấp các định chuẩn của Thượng Đế nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn của loài người. Nó có thể được dùng để biện hộ cho việc thiếu chú ý đến các lời khuyến giục của Kinh điển. Tuy nhiên, hiện diện của những nguy cơ đó không thể che giấu đi giá trị của chính nguyên tắc ấy, mà chỉ nên khiến mọi người phải thận trọng khi áp dụng nó mà thôi (43)- Từng trảiLiên hệ chặt chẽ với hai yếu tố vừa kể trên là yếu tố từng trải, vốn quan trọng đủ để bảo đảm cho một phần khảo luận riêng biệt. Nó rất có ý nghĩa theo nhiều quan điểm.Về một mặt các từng trải độc đáo của một người thường luôn luôn phản ảnh trong tiến trình lý giải. Nguyên tắc này rất dễ thấy rõ khi nghiên cứu sử ký Hội thánh Cơ-đốc. Các nhân vật thuộc một số bối cảnh hoặc gặp một số vấn đề nào đó, bao giờ cũng giải thích các chân lý của Kinh điển trên cơ sở là quan điểm cá nhân của họ. Bằng chứng là các cách giải kinh của Origen và Augustine. Thế thì, mỗi người đều đến với Kinh điển với một từng trải độc nhất vô nhị, và từng trải ấy không thể không có ảnh hưởng trên cách giải nghĩa Kinh Thánh của người ấy. Sự kiện này này có cả các giá trị lẫn các nguy cơ của nó, nhưng đó là điều không thể tránh được.Hơn nữa, sự thông hiểu Kinh điển của một người chịu ảnh hưởng của sự hiểu biết vế từng trải của người ấy. Vì Kinh điển là việc diễn tả từng trải, bộ sách ấy phải được lý giải dưới làn ánh sáng của từng trải. Như thế, ta sẽ khám phá ra rằng khả năng phân tích đời sống nói chung thường trùng hợp với khả năng có được những cái nhìn xuyên suốt sâu nhiệm vào Kinh điển, và ngược lại.Có thể quyết đoán rằng nếu những lời phát biểu của Kinh Thánh là đúng, thì chúng cũng trùng hợp với các sự kiện của đời sống và của từng trải con người. Vậy, nếu có một vài cách lý giải nào đó mâu thuẫn với các dữ kiện có thể quan sát được trong đời sống, thì ít nhất người ta cũng có quyền thắc mắc đặt vấn đề về chúng, nếu không nói là phải loại bỏ chúng đi. Người ta thường nhận thấy rằng việc đối chiếu các cách lý giải Kinh Thánh với từng trải như vậy sẽ giúp ích nhiều nhằm sửa sai cho việc giải kinh nhầm lẫn.Vì các sự kiện trên, bản thân người giải kinh phải là một nhà quan sát thận

Page 100: Phuong phap hoc kinh thanh

trọng, biết phân tích đời sống. Vì một người càng thông suốt từng trải làm người nhiều bao nhiêu - kể cả các kinh nghiệm hoặc bản thân - thì sẽ càng có được cái nhìn thông tuệ vào ý nghĩa của sự từng trải trong Kinh Thánh nhiều bấy nhiêu.b. Các yếu tố quyết định khách quan- Ngữ nguyên, cách dùng theo thói quen, các chữ đồng nghĩa, ngữ học đối chiếu và loại từ ngữ (44)Ngữ nguyên của các từ bao gồm hai yếu tố: nghĩa gốc của nó, và các nghĩa từ nghĩa gốc mà ra. Các yếu tố này soi sáng rất nhiều cho việc định nghĩa các từ ngữ trong Kinh Thánh. Thí dụ hãy xét từ Pasha, một trong những chữ đã được Cựu ước dùng để mô tả tội lỗi. Nghĩa gốc của nó là nổi loạn hay không chịu đầu phục uy quyền hợp pháp, phải lẽ. Nó được tìm thấy theo đúng nghĩa nguyên thủy của nó trong IVua 1V 12:19. Từ nghĩa gốc này nảy sinh ra ý niệm thuộc linh do nguồn gốc của nó,nên hàm ý là phản loạn hay chống lại Thượng Đế. Chữ này được dùng theo nghĩa ấy trong EsIs 44:22. Dó đó, khi dùng từ này, tội lỗi được hình dung ra là một hành động cá nhân, tự ý, phi lý, là thách đố uy quyền hợp pháp, phải lẽ của vũ trụ. Nhờ biết rõ nghĩa gốc và nghĩa từ đó mà ra của từ pasha như thế, người ta được cung cấp những cái nhìn xuyên suốt vào những điều sâu nhiệm mà tội lỗi nói lên, vượt hẳn những gì có được từ một bản dịch.Có rất nhiều tác phẩm cung cấp các thông tin về ngữ nguyên. Một số trong đó, là: Abbott-smith, A Manual Greek Lexicon of the New Testament; Liddell and Scott, A Greek English of the New Testament; Trench, Synonyms of the New Testament; Vincent, Word studies in the New Testament; Gesenius Hebrew anf English Lexicon; và Girdlestone, Synonyms of the Old Testament. Các Thánh Kinh Từ điển như International Standard Bible của Hasting cũng giúp ích được rất nhiều.Nhà giải kinh phải cẩn thận để chớ quá lệ thuộc vào các yếu tố về ngữ nguyên khi lý giải vì các các từ ngữ trong Kinh điển nhiều khi vốn bị đưa đi khỏi các nghĩa gốc nguyên thủy rất xa. Hệ quả là nếu gặp những trường hợp ấy mà ta lại nhấn mạnh quá đáng vào nghĩa gốc và nghĩa từ đó mà ra, thì kết quả sẽ là giải nghĩa sai. Do đó, phải nhớ rằng hãy còn một yếu tố khác, có thể còn quan trọng hơn cả ngữ nguyên nữa. Đó là yếu tố về cách dùng thông thường của các từ ngữ, cả trong Kinh Thánh lẫn trong các tác phẩm ngoại kinh.Quan trọng nhất trong số đó, là cách dùng theo thói quen trong Kinh Thánh. Và còn quan trọng hơn nữa là cách mà trong một quyển sách hay một nhómc ác sách riêng biệt nào đó trước giả lại dùng một từ ngữ nào đó. Vì điều rất đúng và chẳng có ai thắc mắc cả là không phải tất cả các trước giả Kinh Thánh đều dùng cùng một chữ theo cùng một cách giống nhau. Có thể là sai

Page 101: Phuong phap hoc kinh thanh

nếu ta quyết đoán, chẳng hạn như từ ngữ “đức tin” trong thư La-mã, cũng chính là từ ngữ “đức tin” trong thư Hy-bá; vì thật ra, dường như có sự nhấn mạnh khác nhau trong hai cách ấy (45).Ngoài một số các quyển sách đã được đề cập liên hệ đến ngữ nguyên, các cách sau đây sẽ giúp được chúng ta trong việc nghiên cứu cách dùng chữ theo thói quen cả trong Kinh Thánh lẫn các sách ngoại kinh: bộ Bảy Mươi Dịch Giả (Septuagint) là bản dịch Cựu ước ra Hi-văn; các tác phẩm Cổ văn Hi-lạp, như các tác phẩm của Plato; các tác phẩm của các Sứ đồ và các giai đoạn tiếp sau các Sứ đồ; Moulton and Milligan, The Vocabulary of the Greek Testament; công trình hòa hợp (phù dẫn) các sách Phúc âm của Wieand trong văn bản bản Revised Standard Version hay các công trình hòa hợp khác hoặc trong Anh văn hoặc trong nguyên văn, như công trình của Burton và Robinson; và bộ Analytical Concordance to the Bible của Young hoặc các bộ phù dẫn khác, như của Cruden chẳng hạn (46)Một phương tiện khác nữa để quyết định ý nghĩa chính xác của một từ là đối chiếu và đặt tương phản nó với những chữ đồng nghĩa. Tác phẩm Synonyns of the New Testament của Trench, và quyển Synonymms of the Old Testament của Girdlestone đều đặt cơ sở trên phương pháp tiếp cận này. Một công trình nghiên cứu đối chiếu các chữ đồng nghĩa với “tội lỗi” trong cả Cựu lẫn Tân ước sẽ cung cấp một thí dụ tuyệt hảo về giá trị của phương thức này.Gồm luôn vào việc khám phá ra cách định nghĩa cho các từ trong Kinh Thánh còn phải có việc nghiên cứu đối chiếu các bản dịch nổi tiếng khác nhau, tiêu biểu cho các nỗ lực của các chuyên gia trong việc nói lên ý nghĩa của ngôn ngữ trong nguyên văn Kinh Thánh bằng ngôn ngữ thông dụng. Trong số các bản dịch ấy, phải kể các bản dịch sau đây: bản American Revised Version, bộ Revised Standard Version of the New Testament, bản dịch Cựu và Tân ước của Moffatt, bản dịch Tân ước của Weymouth, và bộ The American translation of the Bible, trong đó có bản dịch tân ước của Goodspeed. Người ta còn có thể kể thêm nhiều công trình có giá trị khác nữa (47)Các bản dịch cổ cũng có thể được xếp vào loại các bản dịch, tuy chúng không có giá trị trong việc nghiên cứu ngôn ngữ thông dụng cho bằng nghiên cứu các bản dịch Anh văn. Ngoài bộ Bảy Mươi Dịch Giả ra mà chúng tôi đã đề cập trên đây rồi, Terry còn liệt kê các bản sau đây:...bản Vulgate, bản Peshito Syriac Version, bản Targums, hay bản dịch diễn ý Cựu ước ra tiếng Canh-đê, nhất là bản Onkellss về Ngũ kinh (Onkelss of the Pentateuch), và bản Jonathan BenUzziel về các sách tiên tri và các bản dịch ra Hi-văn của Aquila, Symmachus và Theodotion.Ông còn thêm vào đó các bản dịch ra các thứ tiếng A-rạp, Cổ Ai-cập

Page 102: Phuong phap hoc kinh thanh

(coptic), Ê-thi-ô-bi, Ạt-mê-ni, và Gót mà ông vạch rõ ”...là kém giá trị hơn, và khi xác định ý nghĩa của các từ nghĩa hiếm gặp, không thể tin cậy là có nhiều sức nặng hay thẩm quyền” (48)Nhiều khi sử dụng khoa ngôn ngữ học đối chiếu để giải nghĩa các từ ngữ trong Kinh Thánh cũng giúp ích được cho chúng ta. Việc làm này bao hàm công tác truy tầm các từ ngữ theo cùng họ của các ngôn ngữ. Các sách từ vựng (lexicons) lắm khi có cung cấp thông tin loại này.Một công trình khảo sát khác nữa nhằm định nghĩa các từ ngữ trong Kinh Thánh quan tâm đến loại từ hiện diện, nghĩa là nó có nghĩa đen hay nghĩa bóng (49). Thí dụ ta có thể khảo sát cách dùng từ “men” theo nghĩa bóng trong Mac Mc 8:14. Căn cứ vào việc khảo sát này, các câu hỏi sau đây có thể được đặt ra “Men của phái Biệt lập có nghĩa gì? Tại sao Chúa Giê-xu lại dùng một câu như vậy trong trường hợp này?”Một trong nhiều yếu tố xác định lời đáp cho các câu hỏi trên gồm có ý nghĩa và mục đich của việc dùng một hình ảnh. Vì chứa năng của một hình ảnh là rút ra điểm giống nhau giữa một từ theo nghĩa đen và nghĩa thuộc linh tương đương của nó để soi sáng cho chân lý thuộc linh. Nhưng phải nhớ rằng trong từng trường hợp, một “loại suy” như thế đều nhằm vào một thành phần nào đó mà thôi, và hậu quả là không thể cưỡng ép để hàm ý là có sự đồng nhất hóa hoàn toàn. Do đó, khi lý giải từ “men” theo nghĩa bóng, trước hết ta phải biết chắc các phẩm cách thuộc linh của phái Biệt lập và các đặc tính của men là một vật thể, rồi đặt cả hai bên cạnh nhau để xác định xem chúng thật sự giống nhau ở điểm nào. Trong tất cả việc làm đó, trên hết, ta phải sử dụng lương tri và các mối liên hệ toàn văn của một khúc sách, vì các yếu tố ấy có sức trợ giúp vô giá cho việc lý giải đúng bất luận một từ có nghĩa bóng nào.Cũng phải lưu ý là nhiều khi người ta không thể phân biệt được nghĩa đen với nghĩa bóng trước khi đã lý giải một phần rồi. Cả trong trường hợp này nữa, chẳng hay một từ được dùng theo nghĩa đen hay nghĩa bóng trở thành một nhận xét quan trọng cho tiến trình giải nghĩa. Xin lưu ý một câu nói của Chúa Giê-xu trong Mac Mc 8:35-37 để làm thí dụ.Ngay khi đọc phần thảo luận ngắn ngủi này, ta đã có thể suy diễn ngắn ngủi này, ta đã có thể suy diễn ra rằng khám phá được ý nghĩa trọn vẹn của tất cả các từ ngữ trong Kinh Thánh là một công việc không tài nào kham nổi. Nhưng xin đừng để cho sự kiện này gây hoang mang, nếu ta nhớ rằng Kinh điển hàm chứa một số từ ngữ “chìa khóa” không nhiều lắm. Chúng ta cần phải hoàn toàn nắm vững được các từ ngữ này. Rõ ràng là muốn nắm được tất cả các từ ngữ trong Kinh Thánh, thì chắc chắn là chúng ta sẽ chẳng nắm vững được một từ ngữ nào trong số đó cả. Tuy nhiên, nếu ta biết chọn lựa căn cứ vào cách chọn lựa của các trước giả viết Kinh Thánh, ta sẽ phát giác được những từ ngữ có tính cách chiến lược để biến chúng thành vật sở hữu

Page 103: Phuong phap hoc kinh thanh

trọn vẹn của mình, bỏ mặc các từ ngữ còn lại để chỉ nghiên cứu kém ráo riết hơn. Nếu ta chịu noi theo phương thức này, chẳng những ta sẽ lợi dụng được hữu hiệu nhất thì giờ của mình đồng thời cũng tránh được sự chán nản ngã lòng nữa, mà còn sẽ tiếp xúc được với các ý niệm quan trọng mà các từ ngữ trong Kinh Thánh muốn nói lên (50).- Ý nghĩa của phép biến cách (51)Có thể rút ra cả Cựu lẫn Tân ước nhiều thí dụ để minh họa cho việc sử dụng phép biến cách (inflections) để giải nghĩa các từ ngữ. Tuy nhiên, vì quá nhiều thí dụ tự chúng cũng chẳng dạy được cho người ta cách sử dụng các trường hợp biến cách, tiếp sau đây sẽ chỉ có một thí dụ minh họa mà mục đích chủ yếu của nó là thúc giục độc giả hãy tự mình đào sâu thêm vào chủ đề này.11:24 chép “Vì thế, ta bảo các con khi cầu nguyện hãy tin đã được tất cả các con xin gì được nấy. Biến cách của động từ “được” trong Hi văn cho thấy nó thuộc thì quá khứ (aorist). Khi ta đã nhận thấy sự kiện ấy và đã đặt vấn đề “Thì quá khứ đó nói lên điều gì? Tại sao nó lại được dùng trong trường hợp này?”, ta cần khảo sát các cách thức khau nhau mà thì quá khứ trong Hi văn có thể được dùng để chắc chắn rằng trong trường hợp này nó đã được dùng theo cách nào, và ý nghĩa của nó là gì. Khi đã làm như vậy, ta khám phá ra rằng thỉnh thoảng nó được dùng theo cách nói ít hiểu nhiều (gnomic). Dana và Mantey mô tả loại thì quá khứ này bằng những lời lẽ như sau:Có một sự kiện hay chân lý được mọi người chấp nhận có thể xem là nhất định chắc chắn hoặc có tính chất của một định đề, khiến nó được mô tả bằng thì quá khứ, dường như nó đã thật sự xảy ra rồi vậy. Về cách dùng lối nói đặc biệt này (idiom) thì nói chung, chúng ta dùng thì hiện tại (52)Vậy, việc hoàn toàn có thể xảy ra, là thì quá khứ nói ít hiểu nhiều (the gnomis aorist) ấy đã được dùng trong 11:24; và nếu thế thì từ “được” bắt buộc phải trở thành hết sức rõ ràng. Chúa Giê-xu muốn nói rằng “Khi các con cầu nguyện mà muốn khẩn xin điều gì, nếu các con có rất nhiều đức tin rằng lời khẩn xin đó sẽ được nhậm, nếu các con tin rằng điều đó sẽ thành tựu mạnh mẽ đến mức cho rằng nó đã được thực hiện rồi, thì các con chắc sẽ thấy nó được ứng nghiệm”. Chúa Giê-xu ngụ ý dạy rằng người cầu nguyện phải có đức tin mặc nhiên đặt vào Thượng Đế đến mức cho rằng lời cầu xin của mình đã được nhậm rồi. Và Ngài bảo đảm với những người nghe Ngài rằng loại đức tin của Ngài khi rủa cây vả vậy. Trên đây chỉ là một thí dụ về cách thức theo đó việc hiểu rõ ý nghĩa của phép biến cách có thể giúp người giải kinh tìm được một ý nghĩa sâu nhiệm hơn cho các từ ngữ trong Kinh điển sâu nhiệm hơn cho các từ ngữ trong Kinh điển, và do đó là cho các lời phát biểu trong Kinh điển.Bản dịch Anh văn thường nói lên được yếu tố biến cách này. Ngay trong thí

Page 104: Phuong phap hoc kinh thanh

dụ trên đây, là nơi dường như có mâu thuẫn giữa phép biến cách trong nguyên văn với bản dịch, người quan sát thận trọng phần ngôn ngữ thông dụng sẽ nhận thấy động từ “được” đã được chuyển sang thì hiện tại tổng quát chớ không phải là thì tương lai. Theo thói thường chắc ta trông mong câu 11:24 viết như vầy “Vì thế, ta bảo các con, khi cầu nguyện, hãy tin sẽ được, thì các con sẽ được”. Nhưng trái lại, từ ngữ bổ trợ sẽ chỉ thì tương lai đã không có, và động từ được thuộc thì hiện tại (theo bản AV). Vậy, nếu chỉ căn cứ vào bản dịch Anh văn mà thôi ta có thể khám phá được rằng ít ra Chúa Giê-xu cũng ngụ ý bảo rằng lời cầu nguyện linh nghiệm là lời cầu nguyện trong đó người dâng nó lên vốn tin mạnh mẽ rằng những điều cầu xin của mình sẽ được nhậm, đến nỗi đối với người ấy, điều mà bình thường người ta dự đoán cho tương lai đã trở thành sự thật ngay bây giờ rồi. Điều này dường như không mạnh mẽ bằng sự suy diễn có thể rút ra từ nguyên văn, nếu chắc chắn là Chúa Giê-xu đã dùng thì quá khứ nói ít hiểu nhiều; và điều này được dùng để minh họa cho sự kiện rằng khi lý giải một số chi tiết trong một khúc sách, việc thông hiểu nguyên văn là cần thiết cho loại bình giải thật đầy đủ. Tuy nhiên, vì một phần lớn đã có thể được tìm thấy trong ngôn ngữ thông dụng, những người không biết nguyên văn có thể lợi dụng nó; và hơn nữa, nó có thể được dùng làm khởi điểm cả khi người sinh viên đã quen biết với các ngôn ngữ của nguyên văn (53)- Các hàm ý của các mối liên hệ và liên hệ hỗ tương trong văn mạch.Chẳng những các từ ngữ phải được khảo xét từ quan điểm ngữ nguyên, cách dùng theo thói quen, các chữ đồng nghĩa, các bản dịch, ngữ học đối chiếu, các loại và các phép biến cách, mà còn phải căn cứ vào các mối liên hệ hỗ tương và liên hệ về cấu trúc, tạo ra một mê cung gồm nhiều yếu tố mà hàm ý của chúng cần được khảo xét trong tiến trình lý giải. Chúng phức tạp như thế nào là điều có thể thấy ngay khi mọi mối liên hệ đã được kể ra trước đây được đem đặt bên cạnh nhau (54). Chúng dẫn đến các mối liên hệ và liên hệ hai chiều cả trực tiếp lẫn từ xa, bên trong các mệnh đề các vế các câu các phân đoạn, các đoạn ngắn, đoạn trung bình, đoạn dài, các phần lớn, các quyển sách và các nhóm gồm nhiều quyển sách (55). Chúng tham dự vào tất cả những gì có liên hệ với sự chuyển biến và chuyển biến hai chiều, vào tác động và tác động hai chiều của tư tưởng. Như thế, ta có thể nói rất đúng là văn mạch của mỗi một từ trong một quyển sách là chính quyển sách ấy.Chủ đích của việc nhấn mạnh tính cách phức tạp của các mối liên hệ bên trong văn mạch và ý nghĩa của việc lý giải chúng, là nhằm khích lệ quý độc giả phải luôn luôn cảnh giác e có thể quên mất một số các mối liên hệ quan trọng về cấu trúc trong tiến trình bình giải. Vì một sự bỏ qua như vậy, cuối cùng sẽ có thể dẫn đến hoặc là giải sai hay ít nhất cũng là lý giải thiếu sót. Thật vậy chính vì điều này mà việc gợi ý trước đây rằng cần phải khảo sát cả

Page 105: Phuong phap hoc kinh thanh

khúc sách trước khi nghiêm chỉnh thử lý giải một phần nào trong đó, đã được nêu ra. Thiết tưởng cũng cần phải nhắc thêm luôn rằng việc giải nghĩa từng đơn vị một trong một quyển sách nào đó, phải cứ được kể là việc thể nghiệm, cho đến khi nào toàn quyển đã được nghiên cứu hầu có thể nhận xét các mối liên hệ rộng lớn hơn về cách cấu trúc, vốn thường rất quan trọng cho việc bình giải.Nhằm làm sáng tỏ vấn đề, sau đây là một thí dụ ngắn, minh họa các mối liên hệ trong một văn mạch có ý nghĩa như thế nào trong việc lý giải những câu riêng rẽ trong RoRm 12:1-15:13. Phần đầu nêu ra một thí dụ về tầm quan trọng của các mối liên hệ cận tiếp hơn bên trong văn mạch, trong khi phần sau quan tâm đến ý nghĩa của các mối liên hệ từ xa.Ta có thể ghi nhận rằng mối liên quan giữa 12:1-2 và 12:3 và tiếp theo, là mối liên hệ từ trước cho đến đây đã được chúng ta gọi là cá biệt hóa ý tưởng, bao gồm việc chuyển từ cái tổng quát sang cái đặc thù. Câu phát biểu tổng quát gồm nhiều phần lớn: một là một lời khuyến giục người Rô-ma hãy dâng thân thể họ làm một sinh tế sống động; hai là lời chỉ bảo rằng một sinh tế như thế là sự thờ phượng thuộc linh; ba là một lời khuyến giục gồm nét tương phản giữa một đời sống rập mẫu theo thế gian với một đời sống đã được biến hóa; và bốn là phương tiện và chủ đích của đời sống như thế, tức là nhờ phần trí tuệ đã đươc đổi mới ấy để biện biệt điều gì là tốt lành thiện hảo, đẹp lòng Thượng Đế và đâu là ý chỉ trọn vẹn của Ngài.Khi ta áp dụng định luật cá biệt hóa và cố khám phá xem đâu là các ý niệm tổng quát đã được giải thích bằng những cái đặc thù của 12:3 và tt; ta nhận thấy là theo Phao-lô, sinh tế sống là thân thể, bao gồm việc đánh giá đúng các ân tứ của riêng mình, tránh việc lừa dối, chân thành yêu mến người khác, ghét điều ác, hiếu khách, sống hòa hảo với các Cơ-đốc nhân bạn, v.v...Đó là những bộc lộ cụ thể của một đời sống biết hi sinh (đã trở thành sinh tế). Sự thật hiển nhiên là những việc làm này và các lãnh đạo khác nữa được tìm thấy trong mấy chương 12:3-15:13 cấu thành ý chỉ tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Thượng Đế, mà người Rô-ma có thể biện biệt được nếu họ bằng lòng đầu phục Ngài. Đây là các thành tố bao hàm trong một đời sống đã được biến hóa, chớ không phải một cuộc đời rập khuôn theo thế gian. Người thế gian ngược đãi bách hại những ai ngược đãi bách hại họ, lấy ác trả ác. Nếu các Cơ-đốc nhân người Rô-ma cũng giống như người thế gian, thì họ cũng sẽ làm y như thế. Nhưng nếu đã hiến thân cho Thượng Đế, thì cách nhìn đời bần tiện của họ phải được thay đổi, và chừng đó, nếu các kẻ thù họ có đói, họ sẽ cho ăn; nếu có khát, họ sẽ cho uống. Họ sẽ lấy thiện thắng ác. Cách đầu phục Thượng Đế và ý chỉ Ngài như thế, là sự thờ phượng thuộc linh, là bài kinh đọc lên có chính tấm lòng của con người tham gia vào đó. Thật ra, Phao-lô ngụ ý bảo với người Rô-ma rằng “Anh em có muốn thờ

Page 106: Phuong phap hoc kinh thanh

lạy bằng tâm linh, do đó là thật sự thờ lạy Thượng Đế hay không? Thế thì, hãy chúc phước cho những người ngược đãi bách hại anh em thay vì nguyền rủa họ. Hãy cho các kẻ thủ của anh em ăn uống. Đó là sự thờ phượng chân chính vậy. Nếu không có chúng, sự thờ phượng chỉ là theo nghi lễ, hình thức, rỗng tuếch. Chỉ có đời sống đã được biến hóa mới có thể thờ phượng theo sự hướng dẫn của Thánh Linh được!” Việc khảo xét ý nghĩa và kết quả cua mối liên hệ cá biệt hóa như vậy mới giúp ta đạt tới ý nghĩa sâu nhiệm của những lời phat biểu của Phao-lô trong 12:1-15:13.Nhưng giải nghĩa 12:1 và tt thì cần nhiều điều hơn thế. Về một phương diện, hãy chú ý là trong câu đầu có chữ “do”, cho thấy khúc sách này đưa ra các hậu quả nhiều nguyên nhân đi trước, nói khác đi, là định luật về nguyên nhân của ý tưởng đang tác động trong việc sắp xếp thư tín này. Điều này ném nhà giải kinh vào các mối liên hệ văn mạch xa xôi hơn của khúc sách này. Hệ quả là nếu người ấy không nắm chắc được sức thấm nhập trọn vẹn của những lời khuyến giục trong 12:1-15:13, thì phải tìm trong mười một chương đầu các cơ sở để biến việc người Rô-ma phải tuân thủ chúng thành một quyết lệnh. Đến lượt nó, điều này lại bao gồm việc phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ và liên hệ hỗ tương giữa các chương 1-11. Một công trình nghiên cứu như vậy không thể thực hiện được ngay tại điểm này mà thôi, nhưng có lẽ quý độc giả đã thấy một số tiềm năng gắn liền với việc khai thác tất cả các mối liên hệ về cấu trúc. Điều còn hiển nhiên hơn nữa, là nhiều mối liên hệ và liên hệ hai chiều vô cùng phức tạp thường phải được khảo xét khi lý giải một khúc sách.- Ý nghĩa của các hình thức văn chương tổng quátMột số hàm ý liên hệ đến việc lý giải các thể loại văn chương đã được chỉ ra trong phần khảo luận về chúng trước đây (56). Chủ đích của phần thảo luận tại giao điểm này là cung cấp một vài thí dụ minh họa sẽ làm sáng tỏ một số phương tiện nhờ đó việc sử dụng các thể loại văn chương sẽ có liên quan nghiêm trọng với vấn đề giải kinh, và nhằm đề nghị nhiều bài viết và tác phẩm có thể đọc hầu mở rộng kiến thức cho quý độc giả về tầm quan trọng của công tác giải kinh.Chẳng hạn xin chúng ta hãy khảo xét một trong các yếu tố có can dự vào ý nghĩa của việc lý giải thể văn ẩn dụ. Như đã vạch rõ trước đây, ẩn dụ được đặt cơ sở trên một điểm giống nhau giữa một phần trần thuật một sự việc vật lý (thuộc thể) với một chân lý thuộc linh. Nhưng một điểm giống nhau như thế không hề hàm ý rằng phần chân lý thuộc linh kia với phần thí dụ minh họa vật lý (thuộc thể) là hoàn toàn giống nhau, vì chính chân lý thuộc linh với chân lý vật lý vốn thuộc về hai bình diện khác nhau, và chẳng bao giờ có thể được đặt thành ưhương trình tương xứng với nhau. Cũng chẳng có gì cần thiết phải làm như vậy, vì tất cả những gì mà người ta đòi hỏi ở một sự so

Page 107: Phuong phap hoc kinh thanh

sánh loại suy, là chỗ giống nhau ở một số điểm nào đó. Thật vậy, cần phải giới hạn rõ ràng giao điểm giữa chân lý thuộc linh với cái thí dụ minh hoa vật lý (thuộc thể) tại một chủ điểm mà thôi.Nếu phần phân tích này là đúng, thì một trong các yếu tố tham dự vào ý nghĩa giải kinh của thể văn ẩn dụ sẽ trở thành hết sức rõ rệt. Đừng bao giờ cưỡng ép các góc cạnh vật lý (thuộc thể) của một ẩn dụ gồm tất cả các đặc điểm riêng biệt của nó, để tìm ý nghĩa của nó. Vì một ẩn dụ có thể ví sánh với một trái cây khô có hạt bên trong. Trái cây khô đó phải bị vứt bỏ cho đến khi nào chỉ còn cái hạt bên trong mà thôi, vì cả trái khô kia sở dĩ hiện hữu, chỉ vì cái hạt mà thôi. Phần hạt này có thể so sánh với chân lý thuộc linh duy nhất vì nó mà câu chuyện ẩn dụ đã được đưa ra. Một khi đã khám phá được phần hạt này, thì mặt vật lý (thuộc thể) như phần vỏ của trái khô nọ, có thể bị vứt bỏ đi. Vì xem yếu tố vật lý của một ẩn dụ là ngang hàng, là một với chân lý thuộc linh mà nó mang trong mình, và hậu quả là đi tìm ý nghĩa thuộc linh trong tất cả các thành phần riêng rẽ của đoạn trần thuật, tức là sử dụng sai lầm, là lạm dụng thể văn ẩn dụ vậy (57).Cũng vậy, văn chương khải huyền có một số đặc điểm riêng, phải được sử dụng để lý giải chính nó. Thí dụ tính cách biểu tượng của văn chương khải huyền cũng chặt chẽ theo cách riêng của nó y như loại ngôn ngữ theo nghĩa đen nhiều hơn của các sách Phúc âm. Về vấn đề này, Benjamin A.Warfield vạch rõ:Loại văn khải huyền được viết bằng thứ ngôn ngữ riêng, có những quy luật riêng và phải được lý giải phù hợp với loại văn ấy. Có điều có thể gọi là văn phạm của loại văn biểu tượng khải huyền; và những gì mà nhiều hình ảnh khác nhau trong đó muốn nói lên cũng là một vấn đề để trí tưởng tượng phải giải quyết chẳng khác chi vấn đề các dấu chấm trong cú pháp Hi-văn vậy (58)Chỉ cần cho nguyên tắc này mà thôi được đem ra áp dụng để giải nghĩa các biểu tượng trong sách Khải thị, thì nhiều lời giải sai lầm đã có thể tránh được.Một yếu tố khác nữa của công tác lý giải gắn liền với thể văn khải huyền là tính cách phi thời gian của nó. Nó nhìn vào lịch sử một cách bao quát mà chẳng chú ý bao nhiêu đến diễn tiến thời gian. Do đó một khúc sách khải huyền sẽ thường xuyên đề cập các nguyên tắc mà sự ứng nghiệm trong lịch sử của nó được phân cách bằng cả thiên niên kỷ nhưng không có các dấu chỉ đầy đủ nào về khoảng thời gian nằm giữa đó cả. Có thể nói bài thuyết giảng của Chúa Giê-xu trong 13:1-37 cho thấy đặc điểm này. Vì sự kiện này, cho nên đúng hơn là phải giải nghĩa loại văn chương khải huyền bằng các nguyên tắc căn bản, phổ quát, thuộc linh, chớ không phải là bằng các nguyên tắc cụ thể có thể định rõ thời gian như của sử ký. Vì đặt nó vào chuẩn mực

Page 108: Phuong phap hoc kinh thanh

thời gian được áp dụng cho loại tản văn thuật sự tức là cầm chắc sự hiểu lầm.Trên đây mới chỉ là các thí dụ nghèo nàn minh họa cho những điều có liên quan với các hàm ý ẩn tàng trong công tác lý giải các thể loại văn chương nói chung. Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng rằng qua chúng, quý độc giả sẽ bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của việc phải làm quen với chúng, hầu quý độc giả có thể trở thành một nhà giải kinh thành công hơn. Muốn dễ dàng đạt được mục tiêu rất đáng với công sức phải bỏ ra này, quý độc giả được khuyên nên nghiên cứu một số trong các tác phẩm sau đây hoặc các tác phẩm tương tự: (xem 23 tác phẩm được liệt kê ở trang 150 của nguyên tác)- Tầm quan trọng của bầu không khíNhiều khi việc trung tín ứng dụng yếu tố bầu không khí rất có ý nghĩa trong việc xác định các câu trả lời đúng cho những câu hỏi dẫn tới việc lý giải. Một thí dụ về một khúc sách trong đó điều này được nghiệm đúng là RoRm 9:1-11:36. Thật vậy, chính Phao-lô dành phần mở đầu chương 9 để vạch rõ và nhồi nhét vào đó bầu không khí tiềm ẩn của toàn thể đơn vị, kẻo e nó có thể bị lý giải ngoài thái độ kiểm soát của ông và do đó, bỉ giải nghĩa sai đi chăng. Cần lưu ý cách nhấn mạnh của ông trong đó ông vạch rõ các cảm nghĩ của mình. Các câu ấy chép như sau:Tôi nói thật trong Đấng Christ, tôi không nói dối lương tâm tôi làm chứng cho tôi bởi Đức Thánh Linh: tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác, tức là dân Y-sơ-ra-ên, là dân đã được địa vị con thừa nhận, sự vinh hiển, lời giao ước, luật pháp, sự thờ phượng và lời hứa; là dân sanh hạ bởi các tổ phụ, và theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Đấng Christ, là Đấng trên hết mọi sự tức là Đức Chúa Trời, đáng ngợi khen đời đời A-men (Bản dịch cũ)Rõ ràng là Phao-lô muốn cho mọi người hiểu rõ không chút sai lầm rằng tất cả những gì ông sắp nói ra vốn xuất phát từ một mối bận tâm nghiêm túc và một tình yêu thương sẵn sàng tự hi sinh vì cớ dân Y-sơ-ra-ên và một lòng ưu ái bao hàm sự tán thưởng sâu xa địa vị độc nhất vô nhị của họ. Thật ra, ông ngụ ý bảo rằng “Xin đừng có ai suy diễn khác đi những gì tôi nói. Trong lòng tôi chẳng hề có chút hận thù, cay đắng hay nhỏ mọn nào”. Việc thường xuyên sử dụng yếu tố là bầu không khí này sẽ giúp ta khám phá ra ý nghĩa của những lời phát biểu của Phao-lô trong mấy chương sách này, mà một số là lời tố cáo dân Y-sơ-ra-ên hết sức nặng nề.Về những thí dụ khác vạch rõ tầm quan trọng của việc sử dụng yếu tố bầu không khí trong tiến trình lý giải, xin xem 1:8-17, thư Phi-líp và thư IPhê-rơ. Cần lưu ý là bầu không khí thường có liên quan chặt chẽ với chủ đích và

Page 109: Phuong phap hoc kinh thanh

quan điểm của trước giả, là những điều sẽ được thảo luận tiếp sau đây (59)- Chủ đích và quan điểm của trước giảCách tiếp cận phải lẽ bất luận một công trình nghệ thuật nào để bảo đảm tính cách vô tư, do đó để lý giải chính xác, là tự đặt mình vào địa vị của chính tác giả, để có được cái tinh thần và quan điểm riêng của ông ta. Cuối cùng thì sẽ có lúc người ta sẽ có thể tự quyết định lấy, xem quan điểm của một nghệ sĩ là đúng (có giá trị) hay không. Nhưng phải chờ đợi, và chỉ sau khi ta đã tự đồng nhất hóa với người nghệ sĩ bằng thái độ đầy thiện cảm, đầy ưu ái, thì mới có thể có một quyết định như thế được.Thí dụ muốn giải nghĩa là sách Giu-đe có giá trị, ta phải nhìn nó từ quan điểm của chính Giu-đe. Quyển sách ấy sẽ bị buộc tội nặng nề mà chẳng có gì bảo đảm cả, nếu nhà giải kinh không cố gắng đứng vào vị trí mà chính Giu-đe từng đứng. Cũng vậy, việc giải nghĩa các phép lạ sẽ trở nên đứng đắn và phong phú hơn khi người ta nhìn nó từ quan điểm của các trước giả các sách Phúc âm. Việc xác định xem một khúc sách nào đó có nghĩa đen hay nghĩa bóng cũng phải có cơ sở là việc khảo xét trước giả đã nghĩ gì trong trí lúc ông viết ra nó. Đó là một vài thí dụ về thế nào việc hiểu rõ quan điểm của một trước giả sẽ góp phần giúp ta thấu hiểu tác phẩm của ông ta.Phải thừa nhận rằng nhiều khi rất khó phát giác ra được chủ đích và quan điểm của một trước giả. Tuy nhiên, điều này không hề loại trừ được việc nhà giải kinh phải làm hết sức mình để thông cảm với cái nhìn hướng ngoại của trước giả trước khi cố gắng lý giải và đánh giá tác phẩm của ông ta (60)- Bối cảnh lịch sửBởi vì các sách trong Kinh Thánh vốn được viết ra trong một bối cảnh lịch sử đặc thù, và bởi vì chúng được gởi đến cho những người đã sống trong một hoàn cảnh lịch sử, cụ thể, cho nên muốn tái tạo bức thông điệp của các trước giả của nó, người ta bắt buộc phải sử dụng bối cảnh lịch sử của họ.Trong số nhiều việc khác, việc khám phá ra bối cảnh lịch sử của một quyển sách gồm các yếu tố sau đây: niên đại, địa điểm và cơ hội viết sách; lý lịch của trước giả và của những người tiếp nhận quyển sách; các đặc điểm và các vấn đề của nhưng người đọc sách; nền văn học, các phong tục tập quán và tín ngưỡng đương thời; môi trường xã hội, chính trị, địa lý và thuộc linh đã vây quanh trước giả, những người nhận sách, các nhân vật, cùng với bối cảnh của họ.Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng lắm khi thật là không thế nào biết chắc được một số các yếu tố ấy một cách tuyệt đối. Do đó, việc đầu tiên là ta phải cố gắng hết sức mình để khám phá ra phần bối cảnh lịch sử của từng quyển sách một của Kinh Thánh, và phải tận dụng những gì đã tìm được để giải nghĩa nó. Nói khác đi, chính sự kiện thừa nhận và lợi dụng nguyên tắc lịch sử chớ không phải là việc hoàn toàn đặt công tác giải kinh chịu lệ thuộc một

Page 110: Phuong phap hoc kinh thanh

sự hiểu biết đầy đủ và chăc chắn mọi dữ kiện lịch sử, mới là điều quan trọng hàng đầu.Chính là nhờ có liên quan tới việc phát giác ra phần bi cảnh lịch sử, mà các phát kiến khảo cổ học trở thành hợp thời. Vì nhờ đó mà người ta đã học biết được nhiều điều về bối cảnh lịch sử các quyển sách trong Kinh Thánh mà nếu không có thì không còn cách nào khác để biết được.Nhằm giúp quý độc giả bồi dưỡng cho phần ý thức về ý nghĩa quan trọng của bối cảnh lịch sử của các quyển sách trong Kinh điển, xin nhắn gởi quý độc giả hãy chăm chú nghiên cứu các tác phẩm sau đây:(Xem 23 tác phẩm được liệt kê ở trang 153-154 của nguyên tác)- Yếu tố tâm lýVì từng trải của con người siêu vượt trên cách diễn tả bằng văn chương của họ, nhà giải kinh chân chính sẽ mở rộng việc sưu tầm của mình ra xa hơn là hiện tượng ngôn ngữ của họ. Ông ta sẽ đi tìm nơi các tình cảm, các ham muốn, các hoài bão, các động cơ thúc đẩy, các tư tưởng và các thái độ nữa. Ông ta sẽ đặt việc phát giác ra phần tự-ý-thức-về-mình của các trước giả và nhân vật trong Kinh Thánh làm đối tượng nghiên cứu. Ông ta sẽ cố nhìn xa hơn các biểu tượng nhằm thấu đạt được thực tại, tức là sự từng trải mà phần văn chương trong Kinh điển chỉ là sản phẩm và là phương tiện để nói lên mà thôi.Một thí dụ về cách áp dụng yếu tố tâm lý này là việc nhà giải kinh nhấn mạnh rằng mọi hành động và phản ứng của con người đều có thể cho là do các điều kiện của định luật về nguyên nhân đầy đủ. Chẳng hạn khi nhà giải kinh nghiên cứu các lời nói và hành vi của Chúa Giê-xu, ông ta sẽ biết là chúng đều giả định trước là có một thứ tự ý thức nào đó. Hơn nữa, ông ta sẽ biết rằng sự tự ý thức của Chúa Giê-xu phải được lý giải sao cho thật đầy đủ so với những cách bộc lộ của nó, và rằng các bộc lộ ấy sẽ phù hợp với sự tự ý thức đã làm nảy sinh ra chúng. Ông ta sẽ nhận thức được rằng muốn giải nghĩa sự tự ý thức của Chúa Giê-xu mà không cung cấp đầy đủ phần nguyên nhân khiến nó bộc lộ ra ngoài, tức là vi phạm các nguyên tắc của kinh nghiệm. Và ông ta sẽ biết rằng vi phẩm các định luật tâm lý cũng là giải sai Kinh điển.Thật là một điểm hay khi ý thức được nguy cơ của chủ quan tính trong việc sử dụng yếu tố tâm lý để bình giải Kinh Thánh. Tuy nhiên, cần nhớ rằng một nguy cơ như vậy không phải là cần thiết cho chính yếu tố ấy. Nếu khi sử dụng nó mà người ta biết thận trọng, thì cuối cùng, người ta sẽ có được những cái nhìn xuyên suốt quan trọng vào chân lý của Kinh điển (62).- Các hàm ý về ý (thức) hệYếu tố lý giải này liên hệ mật thiết với yếu tố trước, ở chỗ là cả hai đều đặt cơ sở trên việc quyết đoán rằng mọi giao lưu giữa loài người - kể cả trong

Page 111: Phuong phap hoc kinh thanh

văn chương - đều có các giới hạn của nó. Chẳng hề có cách diễn tả nào có thể công nhiên nói ra được hết tất cả những gì đang có trong tâm trí của trước giả. Do đó, muốn thấu hiểu một câu văn thì người ta phải làm một điều gì đó vượt hẳn việc chỉ đọc nó bằng mắt mà thôi.Điều này không những chỉ nghiệm đúng liên hệ với các yếu tố tâm lý, mà cũng nhhiệm đúng với phương diện ý tưởng nữa. Văn chương của Kinh điển hàm chứa nhiều ngụ ý chẳng bao giờ được vạch ra một cách minh nhiên. Và điều còn có ý nghĩa hơn nữa, là một số các hàm ý ấy lại còn có tính cách căn bản và quan trọng hơn cả các ý niệm và sự kiện đã được diễn tả một cách công khai.Thí dụ Kinh điển đoan quyết ngay từ đầu việc con người ta vốn tự ý thức về sự hiện hữu của Thượng Đế. Chẳng có thể nào trong Sáng thế ký chương 1 lại có một câu bảo rằng Thượng Đế thực hữu, thế nhưng về mặt luận lý thì sự kiện ấy là cần thiết cho tất cả các sự kiện khác. Nếu không có nó, sẽ không thể nào có công trình sáng tạo được. Như vậy, khi ta khảo xét các nền móng thuần lý của từ"dựng nên” (bara: sáng tạo), ta phát giác ra rằng nó giả định trước nhiều hơn là điều nó công khai khẳng định, hay nhiều hơn điều nó công khai nói rõ trong chương sách ấy Và nếu có ai bỏ qua các hàm ý khi lý giải là người ấy đã không thấy được điều vốn còn căn bản hơn những gì đã được diễn tả rõ ràng phân minh.Nếu quý độc giả nóng lòng muốn thử nghiệm tầm quan trọng của các hàm ý về ý (thức) hệ cũng như muốn phát triển khả năng, phát giác ra chúng của mình, xin hãy khải xét một khúc sách như SaSt 13:1-14:24 hay 18:1-19:38 từ quan điểm của những lời khẳng định mà Áp-ra-ham đã đưa ra về đặc tính của Thượng Đế. Xin quý độc giả cũng lưu ý đến các hàm ý của những từng trải đã được ghi lại trong mấy khúc sách đó. Một khi ta đã nhìn vào các chương sách đã đề cập dưới làn ánh sáng ấy, ta sẽ nhận thấy chúng tiết lộ càng nhiều điều về Áp-ra-ham và về ý niệm về Thượng Đế của trước giả, hơn hẳn những gì mình phát giác được trong những câu viết minh nhiên liên hệ đến đặc tính của Ngài (63)- Diễn tiến của sự mặc khảiTrong công tác giải kinh, phải biết rằng việc Thượng Đế tự tiết lộ những gì có trong Kinh điển đều nằm trong yếu tố tiệm tiến. Điều này chẳng những chỉ nghiệm đúng trong sự chuyển biến từ Cựu ước sang Tân ước, mà cả trong lời mặc khải được tìm thấy bên trong cả hai phần Cựu và Tân ước nữa.Diễn tiến của sự mặc khải được tìm thấy trong Kinh điển chẳng bao giờ là tĩnh tại cả; trái lại đó là một sự kiện năng động. Thật vậy, ta có thể nói rằng thỉnh thoảng nó còn thoái bộ, chớ không phải là có tiến bộ. Nhưng nó vẫn biến chuyển và biến chuyển luôn từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn diện, từ tạm thời đến chung cuộc.

Page 112: Phuong phap hoc kinh thanh

Nếu quả đúng như thế, thì ta chẳng bao giờ nên giải nghĩa Cựu ước dường như đó là Tân ước, chẳng khác gì một người đọc tờ nhật báo từ năm trước dường như nó là tờ nhật báo mới xuất bản ngày hôm nay. Nhưng điều này không hàm ý rằng Cựu ước đã hoàn toàn lỗi thời rồi, do đó, là vô giá trị. Vì ngay đến các số nhật báo cũ cũng được người ta giữ lại vì chúng đóng góp rất nhiều vào việc tìm hiểu những gì đang xảy ra hôm nay. Đối với Tân ước, Cựu ước cũng đang thực thi cùng một chức năng như thế. Nhưng điều này có nghĩa là Cựu ước là phần chuẩn bị và cục bộ trong khi Tân ước mới là phần ứng nghiệm; thành tựu chung cuộc. Nếu quả đúng như thế, thì điều thiết yếu là ta chẳng bao giờ nên lý giải cái chưa hoàn tất dường như nó đã hoàn thành rồi, phần chuẩn bị dường như mọi việc đều đã xong xuôi. Sau hết, ý niệm về Thượng Đế của Tân ước không thể đưa vào Cựu ước. Nếu không tuân thủ nguyên tắc cơ bản này, tức là chắc chắn sẽ lượng giải vậy.Những lời phát biểu liên hệ đến hai phần lớn của Kinh điển này, đều được chính cả Cựu ước lẫn Tân ước hậu thuẫn cho. Cả hai đều đòi hỏi một phương pháp tiếp cận như thế bằng chính bản tính và những câu khẳng định trong đó. Cựu ước là cũ còn Tân ước là mới. Cựu ước luôn luôn nhìn tới phía trước; Tân ước chỉ lại phía sau. Thật vậy, toàn thể ý niệm về con người của Chúa Giê-xu trong Tân ước đều nằm trong nguyên tắc này. Trước giả thư Hy-bá trong HeDt 1:1-4 đã vạch rất rõ sự kiện này. Luận đề của ông là nếu Chúa Giê-xu quả thật là Con Thượng Đế, thì về bản thể, Ngài giống y như Cha Ngài. Và Đấng mà yếu tính chẳng khác chi với Thượng Đế cả thì đương nhiên cũng là người bày tỏ, tiết lộ về Thượng Đế trọn vẹn, đầy đủ nhất. Vì chẳng những Ngài bày tỏ, tiết lộ Thượng Đế mà thôi, mà còn là chính Thượng Đế được bày tỏ, tiết lộ nữa. Trước giả thư Hy-bá bảo rằng nếu điều này là đúng, thì tất cả những mặc khải trước đều chỉ là phôi thai và bất toàn, chức năng của chúng là phục vụ như những nhà tiền khu, những người đi trước để dọn đường cho sự mặc khải đầy đủ trọn vẹn và cuối cùng, dứt khoát này. Theo quan điểm này, thì đặt việc tự bày tỏ ra của Thượng Đế trong Cựu ước ngang hàng với việc Ngài tự bày tỏ ra trong Tân ước đúng ra là phải nhận địa vị Con Thượng Đế của Chúa Giê-xu. Mà phủ nhận Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế là phủ nhận chính yếu tính của Tân ước, trong đó Địa-vị-làm-Con (Thượng Đế) của Ngài là tâm điểm và dứt khoát. Như thế, tuy cả Cựu lẫn Tân ước đều làm chứng cho cùng một Thượng Đế, chính chúng đều nhấn mạnh rằng lời chứng của Tân ước và Chúa Cứu Thế của phần Kinh điển ấy phải được lý giải là nổi bật hẳn lên, vượt xa lời chứng của Cựu ước.Tuy nhiên, thiết tưởng cũng cần nhấn mạnh thêm rằng đọc Tân ước như trước nó chẳng bao giờ có Cựu ước, hay đọc Cựu ước dường nhưđó chính là Tân ước, hay đọc Cựu ước dường như đó chính là Tân ước, thì đều sai lầm

Page 113: Phuong phap hoc kinh thanh

như nhau. Đừng bao giờ lý giải giai đoạn chuẩn bị dường như đó là một công trình đã hoàn tất; nhưng cũng đừng bao giờ lý giải một công trình đã hoàn thành dường như nó chẳng hề có giai đoạn chuẩn bị nào cả. Sự đóng góp của Cựu ước là cần thiết cho việc thấu hiểu trọn vẹn Tân ước. Do đó, nhà giải kinh phải làm quen với các từ ngữ, các biểu tượng các hoài bão và nền thần học của Cựu ước, nếu muốn chiếm hữu kho báu hết sức phong phú của Tân ước làm tài sản riêng cho Kinh điển đòi hỏi như vậy.Yếu tố mặc khải tiệm tiến trong cả hai phần Cựu và tân ước cũng phải được chú trọng trong công tác giải Kinh. Thí dụ sách Sáng Thế Ký không thể được lý giải dường như phần mặc khải trong đó thuộc cùng một bình diện với sự mặc khải trong sách Ê-sai. Tuy hai giai đoạn này có liên hệ hữu cơ với nhau, giai đoạn của các sách tiên tri vốn siêu vượt trên giai đoạn của các vị tộc trưởng về mặt tự bày tỏ mình ra của Thượng Đế.Nhưng có điều chẳng có gì để nghi ngờ, là việc áp dụng ý niệm mặc khải tiệm tiến đã dẫn đến hậu quả là có nhiều kết quả sai lầm. Nhưng ở đây cũng như trong nhiều trường hợp khác, lầm lỗi vốn không do chính phần nguyên tắc, mà đúng hơn là do cách áp dụng sai lầm. Sử dụng sai lầm phần nguyên tắc sẽ dẫn đến nguy hiểm là lẽ tất nhiên; mà bỏ qua nó đi thì cũng nguy hiểm nữa.Vì chính quan điểm của Kinh điển phải được chú trọng trong công tác giải kinh. Còn quan điểm mà bộ sách ấy luôn luôn làm chứng cho, ấy là Thượng Đế tự bày tỏ mình ra cho loài người một cách tiệm tiến. (64)- Nhất quán tính hữu cơTính hài hòa thiết yếu của các sách trong Kinh Thánh là một trong những nguyên tắc quyết định cho việc hình thành công tác điển chế Kinh điển (canon). Và một người càng nghiên cứu kỹ bộ sách ấy, sẽ cùng bị thuyết phục về thực tại của nhất quán tính căn bản của nó.Nếu sự tin tưởng này là đúng, thì cách giải kinh rất có giá trị là dùng Kinh điển để giải nghĩa Kinh điển. Khi làm như thế, ta phải cẩn thận để tránh hai nguy cơ: một là kết hợp những khúc sách không giống nhau và chẳng ăn nhập gì với nhau cả; và hai là bỏ qua yếu tố mặc khải tiệm tiến. Nếu theo một phương diện, số tài liệu có thể đem so sánh đối chiếu với nhau cần được đem ra sử dụng nhất là theo đúng vị trí lịch sử của chúng, thì yếu tố này sẽ rất có lợi để có được cái nhìn xuyên suốt, thông tuệ vào các khúc sách trong Kinh điển.Nguyên tắc về nhất quán tính hữu cơ cũng hữu ích để sửa lại việc lý giải sai lầm. Vì nếu thành phần trong Kinh điển như các sách Phúc âm cần phải nhất trí với nhau đều được lý giải dường như chúng mâu thuẫn nhau, thì người ta có quyền thắc mắc đặt vấn đề về tính cách thuần chánh đứng đắn của cách lý giải của mình. Và người ta vẫn thường nhận thấy rằng nếu các dữ kiện đều

Page 114: Phuong phap hoc kinh thanh

được xem đi xét lại thật nghiêm chỉnh và chân thành, thì những điểm dường như mâu thuẫn đó sẽ không còn nữa.Thật vậy, nhân danh nhất quán tính căn bản của Kinh điển, cần phải quả quyết là không hề có những mâu thuẫn cơ bản trong bộ sách ấy, cho dù có đem nhiều khúc sách trong đó ra để so sánh, đối chiếu với nhau. Chúng có thể khác nhau - và một số những điểm dị biệt ấy sẽ được ghi nhận về sau (65) - nhưng những điểm ấy đều không phải là bản tính cốt yếu. Sự kiện này sẽ dẫn công tác giải kinh- Quan điểm quy nạp về linh cảmCông tác giải kinh đứng đắn (sound: thuần chánh) không thể có được ngoài việc cho phép Kinh điển phải có bản tính phân loại (dual natrue). Vì chính bộ sách ấy chứng thực sự kiện nó gồm có sự mặc khải của Thượng Đế, được thực hiện qua công cụ là con người. Do đó, phải nhớ rằng phần thần cảm (Divine inspiration: nguồn cảm hứng do Thượng Đế ban cho) rất quan trọng cho kinh nghiệm để tạo ra bộ Kinh điển, vốn không nảy sinh từ hư vô. Thượng Đế đã hành động qua các tác nhân là những con người, vốn có một số khả năng tinh thần và một số các tài năng khác nữa, mà từng trải tôn giáo của họ vốn có một phẩm chất nào đó; họ sống trong một môi trường nào đó gồm có một số các yếu tố địa lý, xã hội, chính trị kinh tế và tôn giáo và cũng thừa hưởng được một phần di sản nào đó. Và các yếu tố lịch sử đặc thù đó không khỏi có ảnh hưởng trên văn thể của Kinh Thánh.Thật vậy, có thể nói thật hợp pháp, hợp lý rằng chính Thượng Đế đã bị các phẩm cách và khả năng cá nhân cũng như thời đại đặc thù của những nhân vật mà Ngài đã tự bày tỏ mình ra và tuyển chọn để làm công cụ cho Ngài đó, hạn chế một phần nào. Đây là sự thật vì chính Thượng Đế đã thu xếp việc ấy bằng chính bản tính mà Ngài đã ban cho loài người. Và vì Ngài sẽ không phá hủy, triệt tiêu điều mà Ngài đã sắp xếp từ khởi thủy, cho nên Ngài cũng không tiêu hủy cá tính độc đáo của những người được Ngài linh cảm.Dành một chỗ phải lẽ cho phương diện con người trong việc linh cảm Kinh điển làm sáng tỏ lý do khiến nhiều yếu tố đã được đề cập từ trước cho đến đây liên hệ với vấn đề giải kinh. Thí dụ nó dùng để giải thích các thể văn khác nhau. Phao-lô không thể làtrước giả thư La-mã. Những điểm dị biệt về tài năng và tuổi tác cá nhân là nguyên nhân của việc sử dụng phần ngôn ngữ độc đáo và một số các biểu tượng, các thành ngữ và phong tục tập quán. Nhu cầu phải xét kỹ bản tính tiệm tiến của sự mặc khải cũng là do yếu tố này. Việc phát triển điều mà Thượng Đế tự bày tỏ Ngài ra cho con người vốn không do sự tăng trưởng về trí tuệ và thuộc linh của chính Ngài, mà đúng hơn, nó sở dĩ cần thiết là do các giới hạn của con người mà chính Thượng Đế không thể bỏ qua, không tôn trọng. Loài người vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận sự mặc khải đầy đủ của Thượng Đế trước khi đã được chuẩn bị sẵn

Page 115: Phuong phap hoc kinh thanh

sàng để tiếp thu nó (66). Nói như thế không có nghĩa là bảo rằng loài người không thể được thay đổi; nhưng cả khi làm cái công việc sẽ đưa đến kết quả là biến hóa họ, Thượng Đế vẫn bị hạn chế do một số nét đặc trưng và hoàn cảnh của con người. Do đó mà quan điểm của một người về sự mặc khải phải dành cho thích hợp cả cho Thần tính lẫn nhân tính của Kinh điển. Vì chính đặc tính của Kinh điển đòi hỏi điều đó.- Phê bình văn bảnVì chúng ta không còn có một tài liệu nguyên thủy nào liên hệ đến Kinh điển cả, cho nên thỉnh thoảng cần sử dụng phương pháp phê bình văn bản hay “cấp thấp” để khẳng định nghĩa đúng của một bản văn. Có ba bước căn bản phải theo tiến trình này. Một là cổ bản được xem là chứng cứ hiển nhiên được sưu tập, tra cứu và đánh giá. Trong công tác đánh giá, có khuynh hướng tôn trọng các cổ bản xưa nhất. Hai là khi tính cách hiển nhiên căn cứ vào các cổ bản không được rõ ràng dứt khoát ý nghĩa phù hợp nhất với văn mạch sẽ được chọn. Và ba là, nếu chẳng có chứng cứ hiển nhiên nào do cổ bản hoặc yếu tố nào của văn mạch giúp giải quyết dứt khoát được, thì nghĩa bất thường sẽ được ủng hộ. Sở dĩ như vậy là vì rất ít khi một bản văn có thể bị thay đổi khiến nó có thể có nghĩa bất thường, trong khi người ta vẫn có thể hiểu được thế nào một người sao chép rất có thể thay đổi nó nhằm mục đích khiến cho nó rõ nghĩa hơn hoặc hài hoà với điều mà dường như lý trí (lẽ phải) đòi hỏi (67)Sau đây là một số tác phẩm có thể nghiên cứu để làm quen với các yếu tố trên (xem 7 tác phẩm được liệt kê ở trang 161 của nguyên tác)- Các lý giải của những người khácViệc tra cứu các quan điểm của các nhà giải kinh khác được sử dụng nhằm hai mục đích: một là nó đặt chúng ta đối diện với một số các yếu tố lý giải có thể đã bị ta bỏ qua hoặc giải sai; và hai là nó cho ta thấy các kết luận giải kinh của nhiều người khác, mà phần đông vốn là các chuyên gia đã đưa ra khi sử dụng các dữ kiện sẵn có. Cả hai chức năng này đều quan trọng, nhưng chính điều sau mới đáng quan tâm trước nhất tại điểm này.Liên hệ với vấn đề này, Dana có đưa ra những lời phát biểu đầy ý nghĩa:Giải kinh là một tiến trình xã hội. Các kết quả tốt đẹp nhất chỉ được thành tựu nhờ sức cộng tác của nhiều tâm trí. Các kết quả của những học giả trong một thời đại là di sản tự nhiên và hợp pháp của những người cùng lao khổ trong cùng một lãnh vực với các thời đại ấy sử dụng. Chẳng hề có nhà giải kinh Tân ước nào lại có thể khôn ngoan đến mức chẳng đếm xỉa gì đến các kết quả mà các thế hệ trước đã tạo ra được và xóa sạch tất cả để chỉ hoàn toàn đưa ra những câu kết luận độc lập và độc sáng về mọi phương diện. Người ấy phải làm quen càng được nhiều chừng nào càng tốt chừng nấy với những gì đã được thực hiện về trước... Những quyển chú giải đã được giới

Page 116: Phuong phap hoc kinh thanh

học giả của quá khứ tạo ra họp thành một phần thiết yếu của số tài liệu sử dụng cho việc giải kinh (68)Cần đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khảo xét các quan điểm giải kinh trong lịch sử liên hệ đến một khúc sách nào đó. Nghĩa là, chẳng những ta chỉ phải đọc các nhà giải kinh hiện đại hay cận đại mà thôi, nhưng còn phải cố gắng tìm ra những lời giải nghĩa do các nhân vật lỗi lạc từng chủ trương trong sử ký Hội thánh Cơ-đốc. Điều này đặc biệt cần thiết khi ta đang nghiên cứu một đoạn khó hiểu, có thể giải nghĩa theo nhiều cách.Quý độc giả cần ghi nhận vị trí tương đối của yếu tố giải kinh này trong bảng liệt kê. Theo ý nghĩ của nhiều người bước đầu tiên vào việc nghiên cứu Kinh Thánh toàn bộ cũng như một tiến trình lý giải là phải tra cứu các nguồn tài liệu thứ yếu. Quyển sách chỉ nam này đã gợi ý việc đó cả trong việc nghiên cứu đúng phương pháp nói chung, lẫn trong giai đoạn lý giải riêng biệt, là công tác nghiên cứu trực tiếp Kinh điển phải đứng hàng đầu về mặt trật tự cũng như về thứ hạng.Chúng tôi đã vạch rõ một số các lý do chủ yếu để nhấn mạnh như thế rồi (69). Việc còn lại chỉ là làm sáng tỏ còn có những yếu tố nào liên hệ với việc bình giải nữa. Điều này không hề hàm ý rằng việc khảo sát chính văn bản theo thói quen nhằm nhận xét và lý giải được gợi ý từ trước cho đến đây đều phải thực hiện thật xong xuôi, rốt ráo cả trước khi có thể nhờ đến các bộ sách chú giải. Trái lại, nó nhấn mạnh sự kiện việc nghiên cứu cá nhân phải là bước đầu tiên. Sau khi đã dành riêng một số thì giờ phải lẽ cho việc đó rồi, thì nhà giải kinh phải tra cứu các nguồn tài liệu phụ. Và sau khi đã tra cứu một phần các nguồn tài liệu phụ rồi, phải có việc quay lại với công tác nhận xét và lý giải ban đầu. Sau đó, tiếp theo có thể là việc khảo xét kỹ hơn ý kiến của các nhà giải kinh. Như vậy, nhà giải kinh cứ lao vào một chu kỳ cứ tái diễn chẳng bao giờ ngừng nghỉ, nhất là từ quan điểm tra cứu trực tiếp đầu tiên. Như thế, phần nghiên cứu trực tiếp đầu tiên được dùng làm bước khảo sát và lý giải đầu tiên cũng như cho những lần luôn luôn quay trở lại sau này. Hệ quả của phương pháp tiếp cận này sẽ là việc nghiên cứu Kinh Thánh bao giờ cũng tươi mới, hăng say và nhiều kết quả mà người ta không thể đạt tới được bằng một cách nào khác (70).Để tóm tắt, đây là nguyên tắc vốn là nền móng của mọi công trình giải kinh chân chính: việc giải nghĩa Kinh điển phải phản ảnh chính bản tính và các đòi hỏi của Kinh điển. Các đặc tính và cái nhìn hướng ngoại của chúng phải nói lên cần sử dụng các yếu tố nào trong khi chúng giảng giải. Thí dụ, bởi vì chúng liên hệ với các vấn đề thuộc linh, chúng đòi hỏi phải có sự mẫn cảm thuộc linh trong khi lý giải. Vì Kinh Thánh là cả một thư viện, mỗi quyển sách trong đó vốn do một nhân vật nào đó, sống trong một hoàn cảnh nào đó, sử dụng một thứ ngôn ngữ và một thể văn nào đó viết ra, cho nên hệ quả

Page 117: Phuong phap hoc kinh thanh

là những điều đó và những nhận xét có liên hệ với chúng phải được lợi dụng trong tiến trình lý giải. Nếu nguyên tắc giải kinh căn bản này được dùng làm nền móng cho mọi công trình bình giải Kinh Thánh, thì kết quả sẽ là một lối lý giải phù hợp với Kinh điển.Nhiều sự kiện cần lưu ý liên hệ đến các yếu tố quyết định này.Thứ nhất, chúng vốn liên hệ hỗ tương, một số yếu tố này nhiều hơn một số khác. Bất chấp sự kiện này, có một nỗ lực nhằm phân biệt chúng, vì một phân tích như thế có giá trị giúp ta ý thức các yếu tố khác nhau đang chi phối việc lý giải.Thứ hai, phần thảo luận về các yếu tố quyết định của công tác giải kinh này chỉ là sự gợi ý cần thiết. Ngoài các tác phẩm đã nêu liên hệ với các yếu tố cá nhân, quý độc giả được khuyến giục nên nghiên cứu một hoặc nhiều hơn nữa các tác phẩm về giải kinh sau đây:Dana, Searching the ScripturesDavidson, Sacred HermeneuticsFairbairn, Hermeneutical ManualLund, HermeneuticsTerry, Biblical HermeneuticsThứ ba, các yếu tố đã được mô tả là khách quan có thể được phân loại thêm là chẳng hay chúng vốn nằm bên trong hay bên ngoài văn bản. Thí dụ các mối liên hệ về văn mạch là nội tại, trong khi phần bối cảnh lịch sử chứa đựng các yếu tố ngoại tại.Thứ tư, phụ liệu để bình giải này có tầm quan trọng khác nhau, tùy thuộc phần nào vào khúc sách cá biệt cần lý giải. Hơn nữa, bản tính của đơn vị được nghiên cứu cũng như bản tính của số phụ liệu sẽ quyết định phụ liệu nào phải được lưu ý đưa vào, phụ liệu nào chỉ ứng dụng ngầm mà thôi, và phụ liệu nào là không phù hợp.Thứ năm, việc liệt kê các yếu tố quyết định này không hàm ý có một công thức cứng nhắc để lý giải. Không hề có sự trông mong rằng ta phải lần lượt thay phiên nhau xem xét từng yếu tố một mỗi lần muốn lý giải một từ. Trái lại, chủ đích của chúng là giúp quý độc giả phát triển các bản năng lý giải. Thật vậy, mỗi người có thể cảm thấy mình cần phải ứng dụng một cách tận tình, có ý thức từng yếu tố một mỗi lần, cũng như người tập lái xe vậy. Nhưng chủ đích tối hậu khi làm như thế là giải kinh, cũng như việc lái xe, có thể trở thành một vấn đề của bản tính thứ hai (71).Thứ sáu, ta phải hết sức dè dặt khi ứng dụng các yếu tố quyết định này. Độc giả không nên suy diễn rằng khi nghiên cứu mọi thành phần trong Kinh Thánh, người ta phải vét cùng vắt kiệt tất cả trước khi tiến sang giai đoạn nghiên cứu kế tiếp. Ta phải biết chọn lọc cả trong các câu hỏi dẫn tới công tác lý giải và các câu hỏi cần được trả lời, lẫn trong việc lợi dụng các yếu tố

Page 118: Phuong phap hoc kinh thanh

nào đang thống trị các câu trả lời cho chúng.Thứ bảy, vì thiếu chỗ cho nên một số yếu tố quyết định chỉ được kể ra mà chưa được trình bày đầy đủ về các đặc điểm làm cơ sở cho chúng. Chúng tôi không hề trông mong các cơ sở ấy sẽ được chấp nhận nếu quý độc giả không chịu nghiên cứu chúng theo phương pháp quy nạp. Tập tài liệu này chỉ trình bày các kết quả công trình nghiên cứu quy nạp của tác giả liên hệ đến yếu tố cuối cùng phải được xét đến trong việc bình giải rốt ráo bất kỳ một khúc sách nào cũng như tất cả các khúc sách (72)2. Hình thành các câu trả lời nhằm mục đích lý giải.Nhiều khuyết nhược điểm thường xuất hiện trong tiến trình lý giải. Một trong các khuyết nhược điểm ấy là sự kiện nhà giải kinh thường tắc trách làm liều và vô tổ chức trong nhiệm vụ do không phát triển một phương pháp tiếp cận đúng phương pháp để có thể lợi dụng khi lý giải một khúc sách. Một khuyết nhược điểm khác nữa là không biết các yếu tố đã được sử dụng để lý giải. Ông ta không biết đúng ra mình đang làm gì, tại sao mình bị làm như thế, hay mình phải làm gì, vì đã không phân tích cẩn thận các phụ liệu, cấu thành việc lý giải. Liên hệ với cả hai khuyết nhược điểm trên là việc không bình giải thật rốt ráo. Vì người ta chỉ ứng dụng các yếu tố tình cờ xảy ra cho mình đúng lúc ấy, hoặc vì người ta không tự biết mình trong tiến trình bình giải, cho nên người ta rất thường quên lợi dụng một vài yếu tố quyết định đáng lẽ có thể làm thay đổi phần cốt yếu của công tác lý giải của mình.Trong khi tìm lời đáp cho các câu hỏi dẫn đến việc lý giải, quý độc giả được khuyến cáo phải cảnh giác đối với các khuyết nhược điểm ấy, cũng như các khuyết nhược điểm liên hệ. Chúng tôi đề nghị hãy dùng phần nhân tính các phụ liệu để bình giải trên đây làm nền móng nhằm khai triển một phương pháp tiếp cận đúng phương pháp tự ý thức và triệt để cho công tác giải kinh có thể chắc chắn đạt được mục tiêu của nó.C. Tóm tắt và đúc kết công tác lý giải Sau khi các câu hỏi quan trọng dẫn đến việc lý giải được đặt ra liên hệ đến một đơn vị đã được giải đáp vấn đề còn lại là đúc kết các câu trả lời khác nhau để đạt đến bức thông điệp chủ yếu của khúc sách. Nhiều khi việc làm này ít nhất cũng đã được thực hiện một phần khi trả lời các câu hỏi nhằm bình giải, vì một số có thể vốn có sẵn bản tính đúc kết rồi. Dầu sao thiết tưởng cũng nên nói rõ ràng vào một vài giai đoạn nào đó, việc đúc kết phải xảy ra, và sau đó, là một sự đúc kết như thế phải được diễn tả bằng hình thức tóm tắt.Có rất nhiều kỹ thuật có thể sử dụng để đúc kết và tóm tắt công tác giải nghĩa một khúc sách, mà một số sẽ được trình bày sau đây.1. Lắm khi liệt kê các chân lý chủ yếu được tìm thấy trong một đơn vị Kinh điển sẽ rất hữu ích. Làm như thế, người ta có thể phân biệt được một hoặc

Page 119: Phuong phap hoc kinh thanh

các chân lý nổi bật với các chân lý phụ thuộc.2. Ta có thể nhấn mạnh luận đề chủ yếu của một khúc sách bằng cách dùng một tiểu mục hay một mệnh đề có tính cách mô tả. Thí dụ việc lý giải Ês 5 có thể tóm tắt bằng tiêu đề “Điều tốt lành nhất của Thượng Đế, và điều tệ hại nhất của dân Y-sơ-ra-ên”. Hoặc ý niệm đầu tiên về sách Giô-suê có thể được nhấn mạnh bằng mệnh đề “Việc chinh phục Ca-na-an đã được thực hiện bằng việc Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên trông cậy vào Đức Giê-hô-va là Đấng cần thiết và có thể trông cậy”.3. Nếu ta đang làm việc với một đoạn sách ngắn (segment), nhất là theo thể tản văn thuật sự, dùng các tiểu mục có tính cách phân tích hoặc lý giải một phân đoạn sẽ có lợi cho chúng ta (73)4. Việc sử dụng một bố cục thường giúp được người ta đúc kết và tóm tắt một khúc Kinh điển. Phần bố cục được dùng có thể theo đề mục hoặc theo diễn biến lý luận tùy bản tính của khúc sách. Nói chung, thì một bố cục theo đề mục không thể được dùng để tóm tắt những khúc sách có tính cách lý luận như trong các thư tín của Phao-lô; vì một bố cục theo đề mục không thỏa mãn được một chuyển động lý luận. Phương tiện được sử dụng để tóm tắt phải hợp với bản tính của khúc sách đang được khảo sát (74)5. Cách diễn ý có thể cớ lợi cho trường hợp ấy (75)6. Biểu đồ cũng là một phương tiện hữu ích để đúc kết và tóm tắt (76)7. Ta có thể sử dụng hình thức khảo luận ở đây. Ta có thể viết một hoặc nhiều phân đoạn về một đơn vị. Có một số các câu hỏi đúc kết căn bản có thể được sử dụng làm kim chỉ năm. Sau đây là hai câu hỏi trong số đó “Cách cấu trúc của khúc sách cho thấy chủ đích và bức thông điệp được lồng trong đó như thế nào? Đâu là những đóng góp quan trọng của một khúc sách vào cách cấu trúc của đơn vị lớn hơn mà nó là một thành phần?”IV. VÀI LOẠI LÝ GIẢI SAI LẦM Nhằm làm sáng tỏ hơn nhỡng gì đã tham dự vào công tác bình giải chính xác chúng tôi sẽ cố gắng liệt kê và thảo luận vắn tắt vài phương pháp lý giải sai lầm đã được dùng trong lịch sử Hội thánh Cơ-đốc. Cần lưu ý là mỗi phương pháp như thế đều ẩn chứa một chân lý nào đó, hay ít ra cũng phần nào có một nguyên nhân hợp lý làm động cơ thúc đẩy. Sẽ có một cố gắng để chỉ ra phần nào trong đó là đúng. Sự kiện những cách làm đó vẫn bao gồm một số yếu tố của chân lý được dùng để cảnh giác chúng ta rằng việc bình giải sai lầm thường là hậu quả của việc nhấn mạnh thái quá vào một giai đoạn tuy đúng nhưng không bao quát được tất cả của công tác giải kinh (77)A. Lý giải manh mún Người lý giải manh mún xem Kinh điển dường như chỉ là một bộ sưu tập các câu rời rạc, cô lập, mỗi câu có thể được hiểu riêng rẽ đối với văn mạch rộng lớn và cận tiếp hơn của nó. Việc làm ấy một phần là do cách chia phần

Page 120: Phuong phap hoc kinh thanh

Kinh Thánh một cách độc đoán thành chương và câu. Hơn nữa, có nhiều lúc, khi không thể trích dẫn cả những khúc sách dài, cho nên việc làm đơn giản và thuận tiện nhất là chủ dùng một hoặc hai câu mà thội. Việc làm này nhiều khi đưa tới việc bỏ qua bối cảnh của văn mạch của nhiều câu Kinh Thánh.Có một sự kiện là chính các chức sắc của Cơ-đốc giáo lại thuộc vào số người vi phạm điều này tệ hại nhất. Họ thường lấy một từ, một thành ngữ hay một nhóm từ trong Kinh điển làm một bản văn, và sau đó hoàn toàn chẳng đếm xỉa gì đến phần bối cảnh phù hợp với cách dùng từ ấy, thành ngữ ấy hay nhóm từ ấy. Và nếu các vị chức sắc của Cơ-đốc giáo lại hay vi phạm bằng cách làm như thế, thì người ta có thể trông mong gì nơi các thành viên tín đồ của họ, vốn bị lệ thuộc vào họ để hướng dẫn họ trong công tác giải kinh? (78)B. Lý giải độc đoán Loại lý giải này có chủ đích tìm sức hậu thuẫn trong Kinh điển cho một vài giáo điều độc đoán đã được thừa nhận. Hậu quả là Kinh Thánh bị giải nghĩa để ủng hộ cho một số tin tưởng nào đó, còn bất luận cách lý giải nào có thể phủ nhận các niềm tin ấy đều lập tức bị bác bỏ một cách độc đoán. Một phương pháp tiếp cận như thế thường có liên hệ với cách bình giải manh mún ở chỗ nó sử dụng các văn bản đã bị tách rời khỏi văn mạch của chúng để chứng minh, hậu thuẫn cho một số các giáo điều. Cả hai phương pháp tiếp cận manh mún và độc đoán đều minh họa sự kiện Kinh điển có thể bị lạm dụng để chứng minh bất cứ điều gì.Tuy nhiên, cả hai loại lý giải sai lầm này cũng có một yếu tố chân lý trong chúng. Vì chúng chấp nhận cái nguyên tắc là phải nhờ vào Kinh Thánh là bộ sách có thẩm quyền mà các Cơ-đốc nhân phải tin. Tuy nhiên, người ta đã không chịu khảo xét cẩn thận ý nghĩa đích thực của thẩm quyền của Kinh điển. Vì Kinh điển chỉ thật sự có thẩm quyền khi nào bộ sách ấy được dùng như làm cơ sở hình thành niềm tin của người ta, chớ không phải khi chúng chỉ được dùng để hậu thuẫn cho những lập trường độc đoán. Phương pháp tiếp cận thứ nhất bắt đầu với Kinh điển rồi mới chuyển sang các niềm tin; phương pháp tiếp cận thứ hai thì bắt đầu với các tín ngưỡng rồi mới chuyển qua Kinh điển. Trong trường hợp đầu, Kinh Thánh là thẩm quyền đích thực; còn trong trường hợp sau, thì cá nhân (lạm dụng bộ sách ấy) mới là thẩm quyền thật sự. Phương pháp tiếp cận đầu là khách quan và có giá trị; phương pháp sau là chủ quan và vô giá trị. Tóm lại, phương pháp đầu làm giáo lý, vì nó tìm trong Kinh điển các niềm tin đã chứa sẵn trong đó; phương pháp sau là giáo điều độc đoán, vì nó tự đưa ra phần quyết đoán cho các phần nòng cốt, rồi tìm sức hậu thuẫn cho chúng trong Kinh Thánh (79)C. Lý giải duy lý. Các nhà duy lý cố gắng lý giải Kinh điển sao cho lý trí có thể hiểu và chấp

Page 121: Phuong phap hoc kinh thanh

nhận bộ sách ấy. Cách giải nghĩa phép lạ hoá bánh cho năm ngàn người ăn trong tác phẩm The Robe của Lloyd Douglas là một thí dụ về loại phương pháp tiếp cận này.Có nhiều nguyên nhân khác nhau để người ta nhấn mạnh như thế. Việc không chịu tin một số sự kiện trong Kinh Thánh như các phép lạ thường dẫn tới hậu quả là lý giải duy lý. Tuy nhiên có khi nó tiêu biểu cho việc chống lại điều không hợp lý hoặc cả thái độ nhẹ dạ đến mức phi lý mà nhiều người vẫn có đối với Kinh điển. Duy lý chủ nghĩa nhắc nhở chúng ta rằng công tác giải kinh phải bao gồm việc sử dụng lý trí (lẽ phải), và phải có một nỗ lực chân thành để lãnh hội bức thông điệp của Kinh Thánh. Tuy nhiên, người duy lý cần ý thức rằng lý trí con người vốn hữu hạn. Do đó, nó chẳng bao giờ dốc cạn được điều huyền nhiệm trong Kinh điển. Con người vốn vượt trên lý trí, và phải tiếp cận Kinh điển bằng tất cả những gì nó vốn có (89)D. Lý giải theo thần thoại Cách tiếp cận theo thần thoại (huyền thoại) liên hệ chặt chẽ với loại trước ở chỗ nó thường là phần biểu hiện của duy lý chủ nghĩa. Vì thường thường muốn vứt bỏ đi những gì mà lý trí không hiểu hoặc chấp nhận, người ta sẽ tuyên bố rằng một số biến cố nào đó là thần (huyền) thoại, chớ không phải là sử kiện đích thực. Do đó, chúng chỉ như phần vỏ của một trái khô để lấy hạt mà người ta có thể vứt bỏ ngay, sau khi phần chân lý thuộc linh mà nó nói lên - là phần hạt - đã được phát giác rồi.Một phương pháp tiếp cận như thế được dùng để loại bỏ một phần rất lớn góc cạnh lịch sử của Kinh điển bằng cách nhấn mạnh rằng chẳng hề có mối liên hệ cần thiết nào giữa lịch sử và việc nói lên một chân lý thuộc linh. Điều này thường dẫn đến hậu quả là lập trường cho rằng các sách Phúc âm ghi lại huyền thoại về Chúa Cứu Thế. Một số người sử dụng phương pháp tiếp cận này chủ trương rằng sự sống lại không phải là một biến cố lịch sử có thật. Nó chỉ là một huyền thoại nhằm mục đích truyền dạy cái chân lý thuộc linh tối cao là tuy Chúa Giê-xu đã bị giết, nhưng tâm linh Ngài vẫn còn sống. Và một khi người ta đã học biết được bài học thuộc linh quan trọng này rồi, thì có thể vứt bỏ “câu chuyện” đã được dùng để diễn tả nó.Điều hiển nhiên là một phương pháp tiếp cận như thế đã lợi dụng được một nguyên tắc rất có ý nghĩa để lý giải và đánh giá, tức là các chân lý thuộc linh được các phần thuật sự trong Kinh điển truyền thông vốn quan trọng hơn chính các phần thuật sự ấy, và do đó rằng các phần thuật sự chỉ là phương tiện nhằm vào một cứu cánh. Tuy nhiên, cho dù quả đúng là bài học thuộc linh là cứu cánh, và do đó, là quan trọng hơn phương tiện, người ta vẫn không thể đi đến kết luận rằng phương tiện thì chẳng có gì quan trọng cả. Một mặt, vẫn có khác nhau giữa cái quan trọng hơn và cái kém quan trọng hơn, nhưng mặt khác vẫn còn cái quan trọng và cái không quan trọng. Nói

Page 122: Phuong phap hoc kinh thanh

khác đi, thì điều vẫn thường nghiệm đúng, là phương tiện vốn gắn liền bất khả phân ly với cứu cánh. Do đó dùng hình ảnh vỏ của trái khô với hạt của nó, nhiều khi là sai. Trong một số trường hợp, nên dùng hình ảnh về trái táo thì đúng hơn. Vì tuy cỏ của trái táo là phần bên ngoài để bao bọc bảo vệ nó, người ta sẽ không thể bóc nó đi mà không gây ảnh hưởng đến yếu tính và giá trị của trái táo. Hoặc hình ảnh về một ngôi nhà có thể được dùng thật hữu lý hợp pháp. Phần nền móng của ngôi nhà là phương tiện để khiến ngôi nhà đứng vững, và sở dĩ phần nền móng đã được xây là nhằm chủ đích ấy. Tuy nhiên, khi ngôi nhà đã được xây lên rồi, thì người ta không thể đào bỏ phần nền móng đi mà khỏi đồng thời phá hủy luôn cả ngôi nhà.Để minh họa thêm, giả sử có một người nào đó mà ta tạm gọi là ông A, đến nhà một người bạn là ông B và kể lại thế nào mình đã chịu hi sinh rất nhiều khi dâng một số tiền lớn cho Hội thánh. Trên cơ sở là sự hi sinh cá nhân đó, ông ta nài nỉ ông B cũng hãy làm như vậy để giúp Hội thánh chu toàn được các nghĩa vụ thiêng liêng của mình. Ông B rất cảm động vì tấm gương sáng và lời van nài của ông A, nên quyết định rằng mình cũng phải dâng tiền cho Hội thánh, cả khi việc làm đó có nghĩa là phải tự chối mình đi. Nhưng sau khi điều tra lại, ông ta khám phá ra rằng ông A chỉ kể lại cho ông ta một “truyệt tích” hay một “huyền thoại” về sự hi sinh dâng tiền của ông ta mà thôi. Ông A đã không hề thật sự dâng gì cả, mà chỉ bịa ra một câu chuyện để dạy ông B một bài học thuộc linh, quan trọng về một đời sống tự hi sinh đến độ quên mình đi mà thôi. Sau khi đã phát giác được sự kiện này, ông B sẽ phản ứng ra sao? Ông A có thể nào biện bạch gì để lý lẽ của ông ta có được một sức mạnh y như sức mạnh đã có khi quả quyết rằng mình đã thật sự có liên hệ với một biến cố lịch sử từng thật sự xảy ra hay không? Phải chăng câu chuyện của ông A chỉ là một phương tiện suông, có thể vứt bỏ đi mà chẳng gây ảnh hưởng gì đến cứu cánh của nó? Hay nó vốn “bị” kết hợp bất khả phân ly với phần chân lý mà nó đã nói lên? Câu trả lời chắc đã hết sức hiển nhiên! Từng trải cá nhân rất cần thiết cho bài học thuộc linh của nó. Như thế, tuy thỉnh thoảng người ta có thể dạy phần nội dung của một số chân lý bằng cách dùng huyền thoại như Plato từng làm, cần phải có các biến cố đã thật sự xảy ra trong lịch sử để hậu thuẫn cho loại động cơ thúc đẩy để người khác tin nhận và tuân thủ những chân lý như thế. Nếu huyền thoại đã có thể cung cấp được một động lực thúc đẩy như vậy, ấy chỉ vì chúng đã phản ảnh được đúng điều đã thực sự xảy ra trong kinh nghiệm con người.E. Lý giải theo lịch sử Quan điểm đối lập với quan điểm vừa mô tả, là phương pháp tiếp cận Kinh điển có tính cách hoàn toàn theo lịch sử. Có một số người mà trước hết, việc nghiên cứu Kinh Thánh là nghiên cứu sử ký của một số các dân tộc. Một

Page 123: Phuong phap hoc kinh thanh

phương pháp tiếp cận như thế không nhận thức được rằng Kinh điển hàm chứa một điều gì vượt trên cả sử ký; bộ sách ấy bao gồm sử ký với các hàm ý thuộc linh và nhằm một chủ đích thuộc linh. Sử ký là một phương tiện nhằm vào một cứu cánh. Do đó, ta không thể giới hạn tiến trình giải kinh vào việc chỉ khảo xét phần phương tiện mà thôi. Nếu muốn khám phá ra ý nghĩa đầy đủ, trọn vẹn của Kinh điển, ta còn phải ý thức về mục đích của nó nữa.Tuy nihên quan điểm theo lịch sử nhắc nhở chúng ta cái chân lý quan trọng rằng bức thông điệp của Kinh Thánh vốn có phần nền móng là sử ký. Nó thật sự quan trọng đến mức nào, thì đã được chứng minh rồi trong phần thảo luận về cách lý giải theo huyền thoại. Tuy nhiên, cho dù phần nền móng trong lịch sử có quan trọng đến đâu đi nữa, nó vẫn chỉ là phần nền móng. Mà nền móng chỉ tồn tại vì cớ ngôi nhà được xây trên đó mà thôi (81)F. Lý giải theo dụ ngôn Quan điểm lý giải theo dụ ngôn thường được dùng như trong việc lý giải các ẩn dụ chẳng hạn. Thay vì giải nghĩa chúng như những ẩn dụ, nghĩa là với những điểm giống nhau được mở rộng thêm ra, những người sử dụng phương tiếp cận này lý giải chúng như những câu chuyện ngụ ngôn hay những cách ví von được mở rộng. Hệ quả là mọi chi tiết đều được gán ép cho một ý nghĩa thuộc linh (82)Tuy nhiên, có một hình thức có ý nghĩa và nguy hiểm hơn của cách lý giải theo dụ ngôn liên quan với cách giải quyết các phần thuật sự có tính cách sử ký. Những người sử dụng phương pháp tiếp cận theo dụ ngôn thường nhìn nhận những phần thuật sự ấy là sử ký, nhưng thay vì giải nghĩa chúng theo quan điểm của bối cảnh lịch sử cụ thể của chúng, họ lại dùng chúng như những dụ ngôn nhằm truyền dạy những bài học thuộc linh. Và tuy các bài học từ đó rút ra thường là đúng vì chúng được đặt cơ sở trên phần ý thức tổng quát về chúng là một bức thông điệp của Kinh Thánh, chúng vốn chẳng có mối liên hệ hữu cơ nào với các phần thuật sự về lịch sử đã được giải thích. Có thể nói ít nhất rằng một phương pháp lý giải như thế rất hấp dẫn, nhưng cũng tạo thất vọng. Vì thường thường giao điểm của lằn ranh giữa cách giải nghĩa theo văn phạm của sử ký và cách lý giải theo dụ ngôn hầu như không thể nào nhận ra được. Do đó, người quan tâm đến cách giải kinh đứng đắn, có giá trị cần cảnh giác đối với loại giải nghĩa này.Muốn hiểu rõ các lý do của quan điểm theo dụ ngôn, ta phải biết phần cư sở triết lý của chúng, ấy là chủ đích dùng cái vật lý hữu hình để nói lên các chân lý thuộc linh. Vũ trụ này là thánh lễ thiêng liêng vĩ đại. Thí dụ giữa cách tăng trưởng của hạt giống với sự phát triển của Nước Trời, không phải chỉ là một mối liên hệ ngẫu nhiên. Sở dĩ Chúa Giê-xu dùng hình ảnh hạt giống để mô tả bản tính của Đạo, là vì Ngài có thể phân biệt được chủ đích

Page 124: Phuong phap hoc kinh thanh

thiêng liêng của Thượng Đế khi Ngài khiến cho hạt giống bằng vật thể phát triển như đang có. Hơn nữa, lý do khiến Thượng Đế trù liệu cho thế hệ con về mặt vật lý (thuộc thể) phải lệ thuộc vào thế hệ cha, là để truyền dạy cho loài người về chính đặc tính của Ngài trong mối liên hệ giữa chính Ngài với họ. Do đó, khi Chúa Giê-xu dùng hình ảnh của người cha, thì không những Ngài chỉ đơn giản gợi 1 về một sự giống nhau ngẫu nhiên giữa những người cha là loài người với Đức Chúa Cha Thiên Thượng, mà đúng hơn là Ngài ngụ ý dạy rằng mối liên hệ giữa hình ảnh vật lý (thuộc thể, hữu hình) và quan niệm thuộc linh là có chủ đích và là thiết yếu.Nhiều người trong chúng ta có lẽ sẽ đồng ý phần nào với cái triết lý về đời sống này. Tuy nhiên chúng ta sẽ không vì thế mà bênh vực cho việc dùng quan điểm theo dụ ngôn để giải nghĩa bất cứ một phần nào, hay tất cả các phần trong Kinh điển. Vì trước hết, phải có một cái nhìn xuyên suốt, thông tuệ mới có thể giải nghĩa đúng ý nghĩa thuộc linh của cái thế giới vật lý này. Nhưng điều còn quan trọng hơn, sự kiện là nhà giải kinh không thể quan tâm trước nhất đến việc lý giải đời sống nói chung, mà đúng hơn là giải thích cho đúng các khúc Kinh Thánh đặc thù.Nếu quả đúng như thế, thì vấn đề căn bản mà nhà giải kinh phải quan tâm là “Trước giả đã dùng phương tiện nào và chủ đích của ông ta khi chép lại các biến cố này là gì?” Nhưng một trước giả có thể dùng một trong hai cách sau đây để đưa ra những bài học thuộc linh. Ông ta có thể sử dụng phương pháp tiếp cận theo lịch sử, là phương pháp trực tiếp, hay phương pháp tiếp cận bằng ẩn dụ hoặc dụ ngôn, là phương pháp gián tiếp. Và vấn đề đầu tiên cho nhà giải kinh là khám phá xem trước giả đang dùng phương pháp nào trong hai phương pháp trên để giải nghĩa khúc sách ấy cho đúng. Nếu ông ta đã dùng phương pháp trực tiếp, thì cách bình giải đúng phải được giới hạn trong phương pháp trực tiếp. Nếu ông ta dùng phương pháp gián tiếp, thì nhà giải kinh phải sử dụng phương pháp tiếp cận gián tiếp.Nhưng rõ ràng là trong các ẩn dụ của Ngài, Chúa Giê-xu đã dùng phương pháp gián tiếp. Quả thật là các ẩn dụ của Ngài đã phản ảnh các từng trải có thật, nhưng không phải là Ngài đang mô tả một biến cố lịch sử cụ thể như việc đóng đinh người ta vào thập tự giá. Do đó, giải nghĩa các ẩn dụ của Chúa Giê-xu trên cơ sở các phương tiện gián tiếp nhằm nói lên chân lý thuộc linh là đúng. Tuy nhiên, nếu giải nghĩa việc Ngài bị đóng đinh vào thập tự giá y như thế, tức là đã bỏ sót phần ý nghĩa quan trọng đứng hàng đầu của nó. Việc Ngài bị đóng đinh không hề có ngụ ý bảo rằng đó là một ẩn dụ; phương pháp truyền thông chân lý của nó là phương pháp trực tiếp. Tóm lại có một sự khác nhau thiết yếu giữa phương pháp nói lên chân lý bằng ẩn dụ và dụ ngôn về một phía, và bên kia là phương pháp theo lịch sử. Và nhà giải kinh phải khám phá xem một trước giả đang sử dụng phương pháp nào để

Page 125: Phuong phap hoc kinh thanh

giải nghĩa khúc sách ấy cho thật đúng, nếu muốn bảo đảm cho ý nghĩa mà khúc sách ấy ngụ ý muốn nói (83)Nhằm làm sáng tỏ hơn các nhận xét trên cần biết phân biệt điều sau đây. Trong vấn đề lý giải, có chỗ khác nhau tối quan trọng giữa những câu kết luận đích thực, với những câu kết luận chính xác hoặc có giá trị. Các bài học ta rút ra từ một khúc sách có thể là đúng, nghĩa là phù hợp với các sự kiện trong Kinh điển và thực tại nói chung, chỉ đơn giản là vì ta đã quá quen thuộc với Kinh Thánh để có thể rút ra những kết luận phù hợp với nó. Tuy nhiên, điều đó không hề hàm ý rằng các kết luận của ta là một cách giải nghĩa đúng khúc sách ấy. Vì những câu kết luận có giá trị là những câu kết luận nảy sinh một cách hợp lý từ một khúc sách đặc biệt nào đó, chớ không phải chỉ là những câu kết luận phù hợp với chân lý Kinh Thánh nói chung mà thôi. Như vậy, tuy nhà giải kinh theo dụ ngôn có thể rút ra nhiều bài học từ một đơn vị vốn là sự thật, chúng không nhất thiết đều chính xác cả. Và điều mà nhà giải kinh phải phấn đấu để đạt được, là những suy luận chính xác.G. Lý giải theo nghĩa đen Những người sử dụng loại lý giải này nhấn mạnh rằng Kinh điển phải được giải nghĩa bằng - và phần lớn là bằng - nghĩa đen. Lẽ dĩ nhiên là không thể nào giải nghĩa hoàn toàn theo nghĩa đen được, vì người ta bị bắt buộc phải giải nghĩa một số câu theo nghĩa bóng. Mặt khác, sở dĩ người ta giải nghĩa nhiều khúc sách có nghĩa bóng theo nghĩa đen, là vì sợ làm tan loãng chân lý của Kinh điển đi.Phương pháp tiếp cận này nhắc nhở chúng ta rằng có một số các khúc sách phải được lý giải theo nghĩa đen. Các trước giả Kinh Thánh thường dùng những câu viết theo nghĩa đen để nói lên các ý tưởng của mình. Và hễ nơi nào mà trước giả dùng nghĩa đen để diễn tả tư tưởng của mình, thì nhà giải kinh cũng phải sử dụng các phương tiện tương ứng để giải nghĩa các tư tưởng ấy, tức là phải dùng phương pháp lý giải theo nghĩa đen. Mặt khác, điều cũng được nghiệm đúng là các trước giả viết Kinh Thánh thường sử dụng phương pháp viết theo nghĩa bóng để truyền thông chân lý; và trong những trường hợp này, nhà giải kinh cũng phải sử dụng phương pháp giải theo nghĩa bóng, nếu muốn thấu hiểu bức thông điệp của họ. Và nhà giải kinh chỉ giải theo nghĩa đen mà quên mất sự kiện này trong khi quá nhiệt thành muốn bảo toàn chân lý của Kinh điển, lại triệt tiêu chính điều mà mình đang muốn tận tình bảo vệ.Một trong các lý do chính để nhà giải kinh theo nghĩa đen bị sai lầm, là vì ông ta muốn đánh đồng nghĩa đen với nghĩa lịch sử, và nghĩa bóng với nghĩa không đúng với lịch sử. Như thế, ông ta đã phạm một sai lầm về phương diện luận lý học, vì ông ta đã gắn liền bất khả phân ly phần sự kiện lịch sử

Page 126: Phuong phap hoc kinh thanh

với cách diễn tả nó bằng văn chương chữ nghĩa. Ông ta đã không nhận thức được rằng cả hai phương pháp tiếp cận theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đều không nhất thiết liên hệ riêng biệt với một đàng là sự kiện và đàng kia là với việc hư cấu. Vì chúng chỉ đơn giản là hai hình thức diễn tả bằng văn chương, và một biến cố từng thực sự xảy ra có thể được một trước giả truyền thông bằng bất cứ phương tiện nào. Hệ quả là cách dùng hình ảnh (hư cấu tưởng tượng) để mô tả một biến cố không hề triệt tiêu không tránh né vào đâu được sử tính của nó.Thí dụ ta có thể chủ trương rằng Sáng 3 được viết theo nghĩa bóng chớ không phải theo nghĩa đen mà không nhất thiết ngụ ý bởi đó rằng nó chủ yếu là phi lịch sử chớ không phải là sử kiện, là do hư cấu chớ không phải là sự kiện. Quyết định trước bao hàm phương pháp lý giải theo nghĩa đen; quyết định sau liên hệ đến phương pháp phê phán lịch sử. Cần phải cẩn thận phân biệt hai giai đoạn giải kinh này (84)H. Lý giải theo hình bóng học Những người thực hành phương pháp tiếp cận này giải nghĩa Cựu ước dường như ở tất cả các điểm, nó đều là những “chiếc bóng” mà “hình thật” thì nằm trong Tân ước. Cả đến các chi tiết nhỏ nhặt nhất trong các đoạn thuật sự về lịch sử cũng thường được lý giải là những “hình bóng” sẽ được ứng nghiệm trong Tân ước.Một quan điểm như thế vốn bắt nguồn từ nguyên tắc hợp lý hợp pháp, rằng Cựu ước là phần chuẩn bị cho sự mặc khải trong Tân ước và rằng có một phương diện quan trọng trong phần chuẩn bị ấy là cách sử dụng một số các tập tục có tính cách biểu tượng má chủ đích là nhằm chuẩn bị cho dân Y-sơ-ra-ên thông hiểu sự giáng lâm và ý nghĩa của Chúa Cứu Thế. Hệ thống tế lễ của sách Lê-vi ký cung cấp một thí dụ tuyệt vời cho những tập tục ấy.Tuy nhiên, việc này không thể đưa đến cách kết luận rằng mọi chi tiết trong Cựu ước đều chỉ là một “chiếc bóng” của Tân ước. Cho nên muốn hiểu Cựu ước thì phải vi phạm hai nguyên tắc căn bản trong công tác giải kinh: một là lý giải những khúc sách căn cứ vào bối cảnh lịch sử của chúng; và hai là nguyên tắc phải giải nghĩa chúng dưới ánh sáng của các ý hướng của trước giả. Do đó, ta cần thận trọng để khỏi giải nghĩa những điểm giống nhau một cách tình cờ giữa những việc xảy ra trong hình bóng học của Cựu và Tân ước. Đường lối hay nhất nên theo để tránh nguy cơ này là giới hạn việc bình giải các biểu tượng trong Cựu ước vào số các biểu tượng vốn đã được chính Kinh điển giải nghĩa mà thôi.Tuy nhiên, có một điểm ở đó chúng ta cần đối chiếu Cựu ước và Tân ước là đúng. Ta thường nhận thấy có nhiều điểm tương đồng giữa các nguyên tắc thuộc linh của Cựu ước và các nguyên tắc thuộc inh của Tân ước. Khi việc này xảy ra, thì chắc chắn phải chú ý đến chúng là đúng. Tuy nhiên, điều này

Page 127: Phuong phap hoc kinh thanh

vốn khác xa với thói quen của nhiều người vẫn giải thích các chi tiết lịch sử hết sức nhỏ nhặt dường như đó là những chiếc bóng mà hình thật đều ở trong Tân ước và nhiều khi là cả với hàm ý rằng chúng đã được trước giả cố ý sử dụng nhằm một chủ đích nào đó, hoặc là được chính Thượng Đế linh cảm nữa.I. Lý giải bằng cách phỏng đoán Những người theo phương pháp tiếp cận này quyết đoán rằng Kinh Thánh vốn đầy dẫy những lời tiên báo về các biến cố sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó, họ cố gắng chứng minh thế nào mọi biến cố lớn xảy ra đều đã được các trước giả Kinh điển biết trước cả, và khi làm như thế là họ phạm lỗi xuyên tạc Kinh điển.Sự sai phạm này thường có cơ sở là việc không phân biệt được giữa lời tiên tri và lời tiên đoán suông mà thôi. Trong lời tiên tri, phương diện tiên báo (prediction) vốn liên quan không tránh né vào đâu được với phương diện nói trước (foretelling); thật vậy, mục đích đầu tiên của nó là để hậu thuẫn cho bức thông điệp của nhà tiên tri. Do đó, điều mà nhà tiên tri nói trước phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong đó, và vì nó, mà ông ta nói ra. Mặt khác, việc tiên đoán suông có thể hoàn toàn chẳng liên hệ gì với bối cảnh lịch sử trong đó nó được đưa ra. Kinh điển hàm chứa những lời tiên tri mà không có những lời tiên đoán suông; và khi có người bỏ qua sự kiện này, là người ấy đã bất chấp tầm quan trọng của yếu tố lịch sử trong Kinh điển, và do đó, mới giải sai chúng.Phương pháp tiên đoán áp dụng vào việc giải nghĩa Kinh điển còn do một nguyên nhân khác nữa là không phân biệt giữa nhiều cách khác nhau mà Tân ước sử dụng Cựu ước. Điều này có thể chia làm ba loại. Một là các trước giả Tân ước nhiều khi sử dụng lời tiên tri Cựu ước mà họ xem như chỉ ứng nghiệm có một lần cho thời Tân ước mà thôi. Hai là, Tân ước sử dụng những câu trong Cựu ước và cho rằng phần ứng nghiệm tối hậu của chúng sẽ xảy ra trong Tân ước, nhưng chúng vốn đã ứng nghiệm ngay trong thời Cựu ước rồi, câu trích dẫn Cựu ước ở Mat Mt 1:23 có thể thuộc vào loại này. Điều này không hề hàm ý rằng khi nói ra, nhà tiên tri đã biết là sẽ có đến hai lần ứng nghiệm, nhưng chỉ có nghĩa rằng khi nhìn lại quá khứ, người viết Tân ước thấy trong câu Cựu ước kia một (hình) bóng đã hoàn toàn ứng nghiệm trong thời Tân ước. Cách dùng thứ ba gồm có việc đối chiếu nhều câu hoặc biến cố trong Tân ước đã thấy có trong Cựu ước rồi. Dường như Cựu ước đã đựơc sử dụng theo cách này trong 13:14-15. Thật ra Chúa Giê-xu muốn nói rằng “Hiện trạng về các thầy dạy luật và Biệt phái là một thí dụ rõ ràng, do đó, ứng nghiệm điều nhà tiên tri Ê-sa ngụ ý muốn nói khi ông bảo 'Các ông sẽ nghe nhưng không hiểu'” (85)Nhiều khi thật là khó xác định cách dùng nào trong số vừa kể trên đã được

Page 128: Phuong phap hoc kinh thanh

nhận thấy trong khúc sách nào trong Tân ước. Tuy nhiên, ta phải cảnh giác về chúng và cố gắng lợi dụng chúng nếu muốn tránh việc chỉ lý giải bằng cách phỏng đoán mà thôi.J. Lý giải hệ thống hóa Thiên hạ thường xem Kinh điển như một bộ sách đã chứa sẵn một nền thần học hệ thống hóa rồi. Hệ quả là thí dụ nếu một trước giả Tân ước gợi ý về một hành động nào đó cho những người được ông viết (sách, thư) cho, thì hành động ấy được lý giải là một phụ liệu cần thiết cho toàn thể từng trải của Cơ-đốc nhân. Như thế, một lời khuyến giục sẽ được phổ quát hóa bằng cách quyết đoán rằng Kinh điển có một phần trình bày đã được hệ thống hóa về các thành phần cấu thành đời sống thuộc linh chớ không phải là những lời phát biểu đã được đưa ra nhân những hoàn cảnh lịch sử đặc thù, những hoàn cảnh mà lắm khi phải họa hoằn lắm mới xảy ra và không nên đánh đồng theo kiểu “cá mè một lứa”Nói rõ hơn, vì trước giả thư Hy-bá khuyến giục các độc giả của ông hãy tiến bộ để đạt mức trưởng thành và phải xếp qua một bên các nguyên tắc sơ đẳng của Cơ-đốc giáo mà họ đã bám víu từ quá lâu rồi (HeDt 5:11-6:12) nhiều người thường cho rằng mỗi một Cơ-đốc nhân đều cần đến lời khuyên này trong từng trải của riêng mình, không tránh né vào đâu được cả. Tuy nhiên, người ta đã quên rằng một quan điểm như thế cũng kết án tất cả mọi người là đã phạm vào các tội lỗi của các Hội thánh Tân ước một lần thứ hai nữa, khiến cho những lời khuyến cáo đã được đưa ra đó trở thành điều mà họ phải chấp nhận. Nhưng chắc chắn là việc ấy không hề nhằm vào (các tín hữu) Tân ước. Trái lại, phải hiểu là các trước giả tân ước vốn đang ngỏ lời với những người đang sống trong những hoàn cảnh lịch sử cá biệt, và những lời cảnh cáo ấy chỉ thích hợp cho các hoàn cảnh ấy mà thôi. Do đó, nếu có các Hội thánh nào hoặc cá nhân nào phạm vào cũng những khiếm khuyết ấy, thì những khuyến cáo ấy mới phải được lý giải là thích hợp với họ. Tuy nhiên, mục đích của ta là phải tránh cách sai lầm của các Hội thánh Tân ước mà một hệ quả là tránh sự cần thiết phải quở trách các sai phạm ấy. Đây chính là cách làm đúng nhất để hoàn thành chủ đích của Tân ước (96)Quả thật có một trong nhiều lý do để ta có thể sử dụng phương pháp lý giải hệ thống hóa, ấy là nhu cầu hợp lý phải liên kết các ý niệm trong Kinh Thánh lại với nhau và để giải nghĩa Kinh điển như thế nào để có thể cung cấp một mẫu mực cho sinh hoạt Cơ-đốc nhân. Tuy nhiên, trong tiến trình để đáp ứng nhu cầu này, ta không nên quên rằng các sách trong Tân ước nguyên được viết ra nhân các hoàn cảnh đặc thù, trong đó có những vấn đề đặc thù, chớ không phải cho một hoàn cảnh phổ quát trừu tượng. Hơn nữa, ta không nên phạm vào sai lầm tâm lý nghiêm trọng là quyết đoán rằng đến cuối cùng thì từng rải của tất cả mọi người đều có thể bị nhồi nhét chung vào

Page 129: Phuong phap hoc kinh thanh

cùng một cái khuôn đúc giống y nhau (87)K. Lý giải bằng phương pháp tham khảo Có một số người quan niệm Kinh điển như một mê cung gồm những tài liệu cần tham khảo chằng chịt. Hệ quả là họ luôn luôn sưu tầm những khúc sách tương tự nhau, rồi giải nghĩa từng khúc sách một dưới ánh sáng của những khúc sách mà họ đem ra để đối chiếu với nó khi làm như vậy, họ thường không dùng đầy đủ thì giờ để khảo xét từng đơn vị một hầu phát giác ra ý nghĩa độc đáo của nó, do đó, họ thường gán ghép kết hợp sai lầm. Hệ quả là phần lý giải gặp phải nhiều sai lầm.Phần phát biểu trên đây không hề hàm ý rằng sử dụng phương pháp tham khảo những câu Kinh Thánh giống nhau, hay gán ghép, kết hợp nhiều khúc sách lại với nhau, tự nó là vô giá trị. Vì một phương thức như thế vốn nằm trong công tác khảo sát các từ ngữ thông dụng cần đem đối chiếu so sánh với nhau chẳng hạn (88). Cơ nguy mà chúng tôi kêu gọi quý độc giả phải chú ý là việc không giải nghĩa mỗi đơn vị một cách riêng biệt thật phải lẽ trước khi hòa lẫn nhiều đơn vị vào nhau. Nếu mỗi khúc sách trước nhất đều được giải nghĩa như một thực thể văn chương, thì người ta có thể thực hiện những việc gán ghép, liên kết chúng lại với nhau rất có giá trị, và cách gán ghép, kết hợp như vậy sẽ rất có lợi. Nhưng nếu có việc trộn lẫn các tài liệu trước khi một đơn vị đã được giải nghĩa trong chính văn mạch của nó, thì hậu quả có nhiều sai lầm trong công tác bình giải sẽ là điều không thể nào tránh được.L. Lý giải bách khoa Nhà giải kinh bách khoa xem Kinh Thánh như có thể vét cạn vắt kiệt được, dường như bột sách ấy có chứa lời giải cho tất cả các câu hỏi mà người ta có thể đặt ra. Do đó, nếu không tìm được lời giải ngay cho một câu hỏi cá biệt nào đó bằng phương pháp giải kinh thích hợp ông ta “gán” nó cho một khúc sách nào đó, để nó có thể có cơ sở trong Kinh điển. Ông ta vẫn khăng khăng làm như thế, cả khi nếu làm như vậy ông ta có thể biến một số thành phần trong Kinh điển thành ra phi lý.Sự thật là Kinh Thánh hàm chứa rất nhiều lời giải đáp cho nhiều vấn đề về đời sống và ta phải giải nghĩa sách ấy sao cho nó có thể cung cấp lời giải cho các vấn đề kia. Tuy nhiên phải nhớ rằng Kinh Thánh không phải là một bộ Bách Khoa Từ điển Anh quốc trong lãnh vực tôn giáo. Chủ đích lịch sử của nó không nhằm bao quát mọi vấn đề có thể được đặt ra. Nó gồm chứa một số lời đáp đặc thù và nhiều nguyên tắc tổng quát. Hễ khi nào tìm được những câu trả lời đặc thù, chúng phải được đem ra ứng dụng; khi không tìm được, thì phải giải nghĩa và sử dụng các nguyên tắc tổng quát. Nhưng không nên đọc thẳng trong Kinh điển những câu trả lời đặc thù cho các vấn đề thật ra không có trong đó.M. Lý giải bằng phương pháp bình văn

Page 130: Phuong phap hoc kinh thanh

Nhiều người cố ý khảo cứu Kinh điển bằng cách nhìn bộ sách ấy như một áng văn kiệt tác mà không chú ý đến sự kiên nhẫn chủ đích rất thiết yếu cho một áng văn kiệt tác. Vì họ chỉ tra cứu Kinh Thánh vì cớ những câu văn du dương, những hình ảnh kỳ thú trong đó, dường nhưKinh Thánh là một bộ sưu tập vô mục đích, chỉ có những lối diễn tả hấp dẫn mà không còn chi khác nữa.Thật tốt hơn biết bao, nếu ta chịu nghiên cứu Kinh Thánh trên cơ sở bộ sách ấy là một áng văn kiệt tác không những vì hình thức văn chương của nó rất đáng ca ngợi mà còn vì nó vốn nhằm một chủ đích vĩ đại nữa. Phương pháp tiếp cận này thừa nhận sự kiện tuy hình thức văn chương là quan trọng, nó chỉ là phương tiện chớ không phải là cứu cánh, và người ta phải nghiên cứu văn học trên cơ sở là theo cả hai phương diện phương tiện lẫn cứu cánh (89).Nếu quý độc giả có thể nhận ra các loại lý giải sai lầm trên đây và nhiều loại tương tự khi gặp chúng, và nếu bạn chịu chăm chỉ cố gắng tránh được các sai lầm ấy, đồng thời biết cẩn thận lợi dụng các phương thức giải kinh có giá trị, nhất định quý độc giả sẽ trở thành một nhà giải kinh chính xác và sâu nhiệm vậy (90)V. CÁC GỢI Ý LINH TINH CHO CÔNG TÁC GIẢI KINH A. Có ba nguy cơ phải tránh khi giải kinh: giải sai, gồm việc gán cho một khúc sách một nghĩa sai; giải thiếu là không bảo đảm được ý nghĩa đầy đủ của một khúc sách; và giải thừa là tuy có chính xác đến một chừng mực nào đó, nhưng lại sai lầm khi gán nhiều ý nghĩa cho một khúc sách hơn là ý nghĩa thật sự tiềm ẩn trong đó.B. Phương pháp tiếp cận căn bản để bình giải Kinh điển phải là phương pháp văn phạm lịch sử. Terry định nghĩa phương pháp này là “cách lý giải ngôn ngữ (của trước giả) theo sự đòi hỏi của các định luật về văn phạm và của các sử kiện” (91)C. Vì mỗi quyển sách của Kinh điển đều được viết cho một tình hình lịch sử cụ thể nào đó, việc bình giải nó phải (sao cho) phù hợp với tình hình ấy. Vì khẳng định rằng các trước giả vốn thông minh sáng suốt đủ để viết ra những gì phù hợp với hoàn cảnh trong đó các vị đang sống và các vị sở dĩ viết sách là vì chính hoàn cảnh ấy, thì mới an toàn. Điều này không hàm ý rằng sách của các vị ấy không có ý nghĩa cho chúng ta như vốn có ý nghĩa đối với các độc giả nguyên thủy của nó, mà ý nghĩa của nó đối với chúng ta phải có liên hệ hữu cơ với ý nghĩa vốn có cho họ, và hơn nữa, chính phần phân biệt với ý hướng nguyên thủy. Khởi điểm của công tác giải kinh phải là ý nghĩa của một đơn vị trong hoàn cảnh lịch sử đặc thù của nó. Chẳng hạn nếu sách khải thị được lý giải theo cách đó, thì ta sẽ phát giác được bức thông điệp đích thực của nó (92).D. Nhà giải kinh phải luôn luôn phân biệt giữa việc gán cho các từ ngữ trong

Page 131: Phuong phap hoc kinh thanh

Kinh điển một ý nghĩa nào đó, với việc khám phá ra ý nghĩa của các từ ngữ trong Kinh điển. Phương pháp thứ nhất là chủ quan và diễn dịch còn phương pháp thứ hai là khách quan và quy nạp.E. Cách giải nghĩa dễ nhất, nghĩa là phương pháp nảy sinh từ tất cả các sự kiện một cách tự nhiên nhất và không bị cưỡng ép, thường là cách lý giải chính xác nhất. Bảo rằng lối lý giải cầu kỳ nhất hay bí hiểm nhất là đúng nhất thì không đúng.F. Trong một văn mạch nào đó, mỗi từ mỗi câu Kinh Thánh đều có một nghĩa và chỉ có một nghĩa duy nhất mà thôi. Do đó, ta phải cảnh giác đối với việc gán cho chúng đến hai nghĩa.G. Nhà giải kinh phải thận trọng, không nên giải một khúc sách trên cơ sở những định kiến là trong đó phải có gì. Thí dụ, ông ta không nên tiếp cận một đơn vị với một số thành kiến về loại Thượng Đế mà nó tả vẽ ra, và hậu quả là cố nhồi nhét định kiến thần học của mình vào đó. Chẳng có gì để nghi ngờ là thói quen này rất thường được noi theo, nhất là với Cựu ước (93).H. Nhà giải kinh khách quan không có thành kiến về một khúc sách căn cứ vào cách lý giải truyền thống hay của một hệ phái nào. Ông ta sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các lập trường khác nhau và chọn cách giải nghĩa nào được các chứng cứ hiển nhiên ủng hộ nhiều nhất. Hơn nữa, nếu các dữ kiện không dẫn tới một kết luận dứt khoát được, ông ta sẽ có đủ thành thật để bảo rằng “Tôi không biết chắc ý nghĩa của khúc sách này “Đường lối này chẳng những sẽ dẫn đến kết quả là những lời lỷ giải vô tư hơn và do đó cũng chính xác hơn mà còn kết thúc bằng sự thông cảm và thiện cảm với các lập trường của những người khác cũng như tự biết rõ các lý do của lập trường của chính mình.I. Ta phải luôn luôn tìm kiếm một lời giải thích của chính trước giả ngay trong quyển sách của mình, như được thấy trong LuLc 1:1-4 hoặc trong GiGa 20:30-31. Vì nếu chẳng biết gì đến các câu như thế, thật chẳng khác chi lý giải một tấm bản đồ hay một biểu đồ mà không chịu sử dụng tỷ lệ xích mà tác giải của nó cung cấp hay muốn mở một ổ khóa mà không chịu dùng chiếc chìa khóa mà đã được chế tạo cho nó.J. Nguyên tắc trước sau sau vậy (nhất quán) phải là đặc điểm của tiến trình lý giải. Nhà giải kinh phải tự tỏ ra thủy chung như nhất với bản thân trong công tác giải kinh. Hơn nữa, ông ta còn phải tin chắc là một trước giả cũng trung thành với điều mình viết.K. Không quên để cho các vấn đề nảy sinh không thể trốn tránh vào đâu được gây trở ngại cho việc giải nghĩa điều đã hết sức rõ ràng rồi. Nói như thế không có nghĩa là các vấn đề nảy sinh là vô nghĩa và do đó, phải lờ đi chẳng cần đếm xỉa đến, mà trái lại, người ta có thể gặp nguy cơ là vì quá bận tâm lo lắng đến các vấn đề rồi cứ để cho mặc cảm có vấn đề ám ảnh mình

Page 132: Phuong phap hoc kinh thanh

đến nỗi nhìn thấy trong Kinh điển có không biết cơ man nào là những câu đố nát óc. Nếu trường hợp này xảy ra, công tác giải kinh sẽ bị bóp chết ngay từ trước khi được bắt đầu (94)L. Ta phải thừơng hiểu ngầm những gì không biểu hiện ngay trên các hàng chữ, nếu muốn lãnh hội được ý nghĩa đầy đủ của một đơn vị văn chương của Kinh Thánh. Điều này đặc biệt nghiệm đúng khi ta nghiên cứu các thư tín trong Tân ước. Bởi vì do chính bản tính của một thư tín, mà nảy sinh sự cần thiết không những phải cố gắng khám phá ra các hàm ý không được trước giả nói toạc ra, nhưng vì các tư tưởng của các độc giả mà trước giả chỉ ước đoán thế thôi. Thí dụ Phao-lô đã dự đoán nhiều phản ứng từ phía các độc giả người Rô-ma của ông căn cứ vào những gì ông đã được biết về họ. Thế nhưng ông đã không thường nói toạc ra bằng nhiều lời lẽ dài giòng, vì chẳng có gì cần thiết phải làm như thế. Các thư từ bao giờ cũng có nhiều điều dự đoán và ngụ ý muốn nói, hơn là những điều được thố lộ thật rõ ràng. Và vì sự việc quả đúng như thế, nhà giải kinh phải cố gắng tái tạo, hình dung lại tình hình trong đó chúng đã được viết ra. Tuy nhiên, việc tái tạo như thế cần phải được các sự kiện khách quan của chính bức thư và các sử kiện cấu thành bối cảnh của nó hướng dẫn. Điều đã được nghiệm đúng cho việc lý giải các thư tín, về cơ bản, cũng có giá trị đối với các sách khác (95)M. Khi giải nghĩa các khúc Kinh Thánh, nhà giải kinh phải lưu ý tìm kiếm các nguyên tắc ẩn tàng cũng như các chân lý đặc thù.N. Nhiều sách và nhiều thành phần của các sách cần được nghiên cứu chung với nhau. Thí dụ hai sách Ô-sê và A-mốt phải được kết hợp lại với nhau trong công tác lý giải, cũng như sách Gióp, phần bàn về sự khôn ngoan của sách Thi thiên, sách Châm ngôn và sách Truyền đạo. Thật vậy, nhiều khi liên kết một số các sách trong Kinh Thánh với các văn phẩm ngoại kinh là một việc làm cần thiết. Một thí dụ cho trường hợp này là sự kiện sách Ecclesisticus và The Wisdom of Solomon phải được nghiên cứu kết hợp với các sách về khôn ngoan vừa kể ra trên đây.O. Khi lý giải một đơn vị Tân ước có một câu trích dẫn Cựu ước, câu được trích dẫn phải được nghiên cứu trong văn mạch gốc của nó. Vì khẳng định rằng các trước giả Tân ước vốn hiểu rõ văn mạch của những câu mà các vị trích dẫn khi suy nghĩ và viết chúng ra, là đúng.P. Khi có những khúc sách giống nhau trong Kinh điển, như những đoạn như thế trong các sách Phúc âm Cộng quan, chúng cần phải được đem ra đối chiếu với nhau. Tuy nhiên phải nhớ rằng mỗi phần ký thuật là một thực thể văn chương, do đó không thể đem pha lẫn các đoạn giống nhau ấy lại với nhau đến độ không còn tôn trọng cá tính của chúng nữa. Việc nghiên cứu đối chiếu các khúc sách ấy chỉ được dùng để bổ sung cho công tác khảo sát từng khúc sách một dưới ánh sáng của chính bối cảnh là văn mạch của chúng và

Page 133: Phuong phap hoc kinh thanh

của chú đích của từng trước giả riêng biệt (98).Q. Hãy cố gắng khai triển điều vốn là đặc điểm của C.S.Lewis, người đã được mô tả là có tài đặt các chân lý đã lỗi thời vào những câu nói lắt léo rất hiện đại (97).R. Điều cũng thường cần thiết là phải hết sức thận trọng phân biệt những gì là hợp lý, nếu muốn tránh các lầm lỗi trong công tác giải kinh. Chúng tôi đã chỉ rõ một số điều như thế rồi, như sự phân biệt giữa các câu kết luận đúng với những câu kết luận chính xác, và giữa điều quan trọng hơn với điều kém quan trọng hơn về một phía, về phía kia là điều quan trọng hơn với điều không quan trọng. (98) Thiết tưởng cần biết phân biệt những trường hợp tương tự như thế.Thí dụ việc giải nghĩa thật đúng các phép lạ đòi hỏi người ta phải phân biệt giữa quyền năng thần hựu trong các phép lạ, với các phép lạ tuyệt đối. Các phép lạ do quyền năng thần hựu là các phép lạ mà các đặc tính lạ thường của chúng gồm có việc chúng được đặt vào đúng thời gian và do sự kiện chúng hoàn thành những kế hoạch và lời hứa đã được thu xếp trước. Các tai vạ tại Ai-cập và việc vượt Hồng hải có thể được xếp vào loại này. Các phép lạ tuyệt đối là những phép lạ hoàn toàn khác với các tiến trình thông thường của cõi thiên nhiên, như việc khiến người chết sống lại. Hơn nữa cũng cần phải phân biệt các phép lạ do Thượng Đế và do Sa-tan thực hiện (99).Khi giải kinh, cũng phải phân biệt giữa điều mà Kinh điển đưa ra tiêu biểu cho mục tiêu lý tưởng của đời sống thuộc linh với điều khả dĩ thực hiện được. Nếu những câu Kinh Thánh chỉ ra phần lý tưởng không thể đạt tới được lại được lý giải là chúng tiêu biểu cho điều khả dĩ đãt tới được, thì hậu quả sẽ là có nhiều vấn đề rắc rối nảy sinh. Về một trường hợp liên hệ, xin xem Mat Mt 5:48C. Ta phải thận trọng tránh việc pha lẫn việc đánh giá với công tác lý giải. Các câu phê phán giá trị phải được giữ lại cho đến khi nào ta đã biết chắc ý nghĩa của một khúc sách. Câu nói của một người phải được tìm hiểu trước hết, rồi mới có thể phê phán là nó đúng hay sai. Nguyên tắc này chẳng bao giờ nên xem là nhấn mạnh quá đáng cả (100)T. Ta cũng không nên biện giải gì trước khi hoàn tất công tác giải nghĩa. Thật vậy, nếu quả thật ý nghĩa của một đơn vị đã được khám pá ra rồi, nó sẽ chẳng cần được biện hộ, bênh vực chi cả. Vì việc “cởi trói” cho Kinh điển tự nó đã là cách bút chiến tốt nhất để bênh vực cho bộ sách ấy rồi.U. Không nên quyết đoán rằng một khi ta đã noi theo các phương thức đã được thảo luận từ trước cho đến đây rồi, thì công tác giải kinh của chúng ta đã xong xuôi, không còn thay đổi gì được nữa. Sự việc có thể là như vậy nếu các gợi ý đều đã được thực hiện một cách lý tưởng. Tuy nhiên, vì có rất ít điều có thể được người ta thực hiện một cách lý tưởng, nên dành chỗ cho

Page 134: Phuong phap hoc kinh thanh

việc ta có thể thay đổi các cách lý giải của mình nếu và khi, điều ấy trở thành cần thiết. Thật vậy, theo nghĩa đích thực của nó, những cách lý giải vốn là hệ quả của một công trình nghiên cứu theo quy nạp pháp, đích thực bao giờ cũng có tính cách thể nghiệm, vì chúng có thể bị thay đổi khi có một chứng cứ hiển nhiên nào đó được đưa ra ánh sáng do một công trình khảo sát các điểm cá biệt sau này (101)V. Có người lưu ý đến sự kiện có tới hai loại kiến thức. Một là kiến thức theo chiều ngang ẩn chứa trong thiên nhiên. Hai là kiến thức theo chiều thăng đứng, bao hàm chiều sâu chớ không phải chiều rộng. Thí dụ như một người biết được các thuộc tính khác nhau của Thượng Đế và có thể định nghĩa chúng theo đúng ý nghĩa căn bản của chúng, là người có loại kiến thức thứ nhất. Chẳng hạn như người ấy biết rằng Thượng Đế vốn thánh khiết, thiện hảo, vĩnh hằng và yêu thương và người ấy rất thành thạo về các câu định nghĩa các phẩm cách ấy. Tuy nhiên, khi người ấy dùng nhiều phương tiện khác nhau để đào sâu thêm các hàm ý sâu nhiệm của từng phẩm cách một trong số đó cũng như mối liên hệ giữa chúng với nhau, thì kiến thức của người ấy trở thành kiến thức theo chiều thẳng đứng. Chính loại kiến thức theo dọc đứng này mới là mục tiêu cuối cùng của người lý giải Kinh Thánh.Có nhiều cách để làm phát triển phần kiến thức về Kinh điển theo chiều dọc. Một trong số đó, là mở cửa để giao du, làm quen rộng rãi với tư tưởng thần học và triết học. Tiếp xúc với các tâm trí lỗi lạc như của Plato, Origen và Augustine sẽ khiến người ta hiểu biết về ý nghĩa sâu nhiệm của các ý niệm quan trọng mà Kinh điển quan tâm. Ngay cả theo một quan điểm trên của việc tiếp xúc với nhiều lập trường thần học và triết học khác nhau giúp người ta có được cái nhìn xuyên suốt sâu nhiệm hơn vào ý nghĩa của chân lý Kinh điển. Thí dụ khi ta đặt quan điểm của Sáng thế ký 1 với vô thần chủ nghĩa, phiếm thần chủ nghĩa, hữu thần chủ nghĩa, định mệnh thuyết, trí huệ phái, nhân bản chủ nghĩa, duy lý chủ nghĩa, hiện sinh chủ nghĩa, v.v... ta bắt đầu phân biệt được các hàm ý sâu nhiệm của chương đầu tiên của Sáng thế ký. Thật vậy có được một kiến thức căn bản về các lãnh vực nghiên cứu khác, như tâm lý học và xã hội học, để hiểu rõ ý nghĩa của những câu Kinh Thánh đề cập các lãnh vực ấy, là điều bổ ích. Vậy việc quen biết sâu rộng với tư tưởng và các vấn đề thần học, triết học và như thế là chuẩn bị để nó lãnh hội các chân lý sâu nhiệm của Kinh điển, mà hậu quả là có được phần kiến thức theo chiều dọc.Ta không thể đến với Kinh Thánh với một tâm trí rỗng hoặc u mê, mà trông mong sẽ uống được nơi các nguồn nước thâm sâu của nó.Tuy nhiên, còn một phương tiện thiết yếu nữa cần phải khảo xét. Ta cũng phải dành nhiều thì giờ để vừa cầu nguyện vừa suy gẫm, nếu muốn thăm dò các chiều sâu của Kinh điển. Do đó, nhà giải kinh phải tự khép mình vào kỷ

Page 135: Phuong phap hoc kinh thanh

luật là dành một giờ hoặc nhiều hơn nữa để suy nghĩ về một chân lý hay một khúc sách cá biệt nào đó. Trong những giai đoạn suy gẫm như thế, điều thường giúp ích là nên viết ra các tư tưởng được chúng ta chú ý. Khi ta thực hành loại suy tư tập trung này ta sẽ bắt đầu tin nhận phần ý nghĩa ẩn tàng của chân lý Kinh Thánh. Ta cũng sẽ bắt đầu thấy các mối liên hệ và liên hệ hỗ tương giữa các chân lý, và nhờ đó khám phá ra nhất quán tính của chân lý.W. Ta cần đặt vấn đề phải đọc các sử ký về khoá giải kinh như các tác phẩm của Farrar hay Grant. Các sử ký về quyển Kinh Thánh Anh văn như của Braikie và Goodspeed, cũng cung cấp được một phương tiện có giá trị làm gia tăng tài năng bình giải Kinh điển.VI. TÓM TẮT CÔNG TÁC GIẢI KINH Chức năng của nhà giải kinh là phải làm sao để có thiện cảm với các trước giả và các nhân vật trong Kinh Thánh, hầu có thể sống trở lại các từng trải của họ. Việc này được thực hiện bằng cách sử dụng óc tưởng tượng, nhờ đó một cuộc trao đổi tinh thần và thuộc linh giữa các hoàn cảnh trong Kinh điển sẽ xảy ra, khiến ta có thể tái tạo chúng.Một sự tái sáng tạo như thế siêu vượt trên việc chỉ phát giác suông ý nghĩa căn bản của văn tự chữ nghĩa trong Kinh Thánh mà thôi. Vì các trước giả và nhân vật Kinh Thánh đều có lý do cho những lời phát biểu của họ, kể cả một số các động cơ thúc đẩy khiến họ phải đưa ra một bản văn có tính cách lịch sử như thế. Hơn nữa, những lời phát biều trong Kinh điển hàm chứa một số các sự kiện không được diễn tả bằng lời nào đó, trong đó có một số do họ giả định trước và một số khác là sự phát triển về phương diện luận lý của chúng. Như vậy, muốn cho công tác giải kinh có tính cách tái sáng tạo thật sự, nó phải bao gồm các phương diện thuần lý và mặc nhiên lẫn các phương diện định nghĩa nữa.Tiến trình đặc thù nhờ đó việc lý giải tái sáng tạo như vậy được thực hiện gồm ba phần chính: một là công tác đặt các câu hỏi dẫn đến việc lý giải, được đặt trên cơ sở là các nhận xét, được diễn tả bằng hình thức thắc mắc đặt câu hỏi bao gồm các giai đoạn giai nghĩa chúng bằng cách tái sáng tạo, hai là công tác trả lời những câu hỏi đó, được định đoạt trước tiên căn cứ vào bản tính và các đòi hỏi của chính Kinh điển; và ba là công tác đúc kết và tóm tắt các câu trả lời để khám phá ra bức thông điệp chủ yếu của đơn vị tư tưởng ấy.Trong cả ba phần đó, nhà giải kinh tài ba phải biết phân tích, biện biệt, đúng phương pháp và có lòng chân thành. Vì trách nhiệm và nhiệm vụ thiêng liêng, nghiêm trọng của ông ta là phải lý giải sự mặc khải của Thượng Đế cho loài người, là điều sẽ quyết định cho số phận đời đời của họ.BÀI TẬP GIẢI KINH

Page 136: Phuong phap hoc kinh thanh

Với mỗi khúc sách cần nghiên cứu liên hệ với bài tập trước đây, hãy cố gắng xác định xem các câu hỏi nào là chủ yếu. Sau đó, cố gắng trả lời các câu hỏi ấy, được càng nhiều bao nhiêu càng hay bấy nhiên. Liên hệ với mỗi câu hỏi, cần khảo sát các yếu tố quyết định khác nhau để biết chắc các yếu tố nào có thể áp dụng vào đó. Tiếp theo, hãy tìm xem mỗi yếu tố đã đóng góp được gì vào phần trả lời nếu có. Sau khi bạn đã làm việc ấy đến càng kỹ lưỡng được bao nhiêu càng hay bấy nhiêu trong một thời gian phải lẽ, hãy tra cứu nhiều sách giải kinh khác nhau về khúc sách ấy. Xong rồi, hay đúc kết các câu trả lời của bạn và sử dụng một hoặc vài phương tiện tóm tắt đã được gợi ý. Xuyên suốt dự án này, cần nỗ lực một cách có ý thức để sử dụng các nguyên tắc và gợi ý của phần thảo luận trên đây.CHÚ THÍCH 1. Coulfon, G.G., Five Centuries of Religion, Volume I, p.xxxi2. Qúy độc giả cần đọc thật kỹ cả chương thứ nhất của tác phẩm Toscanini and Great Music của L.Gilman. Việc đọc chương này sẽ giúp giải thích tại sao trong một cuốn sách viết về vấn đề nghiên cứu Kinh Thánh lại có quá nhiều câu tham khảo liên hệ đến Tosconini như thế.3. Webster's Collegiate Dictionary, Fifth Editon4. Sđd.5. Ewen, D., The Story of Arturo Toscanini6. Từ “thuần lý” nói lên điều gì có liên hệ đến lý trí, lẽ phải; nó không hàm ý rằng điều gì hợp lý thì tương phản với cái vô lý. Điều này cũng ứng dụng cho câu hỏi dẫn đến việc lý giải cũng được mô tả bằng cùng một từ ấy (xem lại các trang 104 và tt)7. Một số hàm ý này sẽ trở thành rõ ràng khi ta khảo sát những khúc sách như Mat Mt 22:34-40; ICo1Cr 13:1-13 và Gia Gc 2:1-138. Sở dĩ cách dùng câu hỏi được gợi ý ở đây vì nó hữu hiệu hơn là chỉ khảo sát các góc cạnh khác nhau của công tác lý giải mà thôi. Vì hình thức câu hỏi dường như khiến người ta phải chăm chú nhiều vào các góc cạnh này hơn bất luận một hình thức có thể có nào khác. Hơn nữa, một câu hỏi là một sự đòi hỏi phải trả lời; nó ám ảnh tâm trí cho đến khi nào câu trả lời đã được đưa ra. Vì các lý do vừa kể và nhiều lý do khác nữa mà Chúa Giê-xu thường sử dụng nguyên tắc đặt câu hỏi trong chức vụ của Ngài. Do các sự kiện này, câu hỏi dẫn đến việc lý giải được cho là một công cụ quan trọng trong công tác giải kinh.9. Các câu hỏi dẫn đến việc lý giải là những cách bộc lộ tánh hiếu kỳ. Coleridge có lần nói “triết lý bắt đầu từ sự ngạc nhiên”. Ta cũng có thể nói như vậy đối với cái nhìn xuyên suốt vào ý nghĩa của những câu Kinh Thánh. Trong việc này, xin lưu ý là các câu hỏi dẫn đến việc lý giải tiêu biểu cho cách áp dụng câu hỏi theo cách của Socrates vào lãnh vực nghiên cứu Kinh

Page 137: Phuong phap hoc kinh thanh

Thánh. Hệ quả là, nếu quý độc giả muốn hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của câu hỏi dẫn đến việc lý giải liên hệ với Kinh Thánh, hãy nghiên cứu các đối thoại của Socrates do tác giả Plato.10. Ante, tr.39. Câu hỏi nhằm khảo sát ứng dụng cho các mối liên hệ cấu trúc, có thể gọi là câu hỏi “phân tích”, vì mục đích của nó là khiến người ta phải phân tích chức năng của một thành phần của một khúc sách với các thành phần khác và với cả khúc sách.11. Lý do để đưa ra các thí dụ minh họa cho từng loại câu hỏi dẫn đến việc lý giải vốn không phải là do tác giả thích làm đến nơi đến chốn, cho bằng vì tác giả mong rằng chúng sẽ làm sáng tỏ được đến một chừng mực nào đó phương diện quan trọng này của việc nghiên cứu đúng phương pháp.12. Công tác khảo sát đã được định nghĩa theo nghĩa lý tưởng của nó ngay từ đầu, nhằm đưa vào đây phần ý thức về sự cần thiết phải giải thích những điểm cá biệt đã được ghi nhận (Ante, H.31-32). Tuy nhiên kinh nghiệm đã cho thấy rằng người ta có thể ý thức sự hiện diện của một từ hay một mối liên hệ cấu trúc, nhưng lại không thật sự nhận thấy nhu cầu phải giải thích nó. CHính vì lý do này mà có việc nhấn mạnh trên cách dùng các câu hỏi dẫn đến việc lý giải để khiến ta ý thức được sự cần thiết phải khám phá cả ý nghĩa cũng như các hình thức.13. Ante, pp.68-7114. Căn cứ vào những câu phát biểu liên hệ đến các câu hỏi dẫn đến việc lý giải trong các khu vực thể loại văn chương nói chung và bầu không khí, thật là dễ ước đoán rằng nhiều loại câu hỏi định nghĩa khác nhau vốn không hề có giá trị ngang nhau. Những câu hỏi liên quan đến các từ và các mối liên hệ cấu trúc vốn có ý nghĩa hơn các câu hỏi trong các lãnh vực thể loại văn chương và bầu không khí. Điều này nói chung được nghiệm đúng với cả các câu hỏi thuần lý và mặc nhiên (có ẩn ý) nữa. Vì theo một ý nghĩa ta cần biết các câu trả lời cho những câu hỏi dẫn đến việc lý giải về thể loại văn chương hoặc bầu không khí trước khi ta có thể sử dụng chúng một cách thông minh để khảo sát một khúc sách. Thí dụ việc ta gán cho một phần nào đó có đặc điểm của thi ca cần đến ý thức về ý nghĩa của thể loại thi ca nếu ta làm việc ấy với sự hiểu biết đầy đủ. Mặt khác, con người chúng ta vốn có khuynh hướng sử dụng các từ để mô tả mà không biết chắc là chúng có nghĩa gì. Chính vì khuynh hướng này mà các câu hỏi dẫn đến việc lý giải liên hệ đến thể loại văn chương nói chung và giọng điệu tiềm ẩn trở thành có giá trị15. Ante, p.9616. Cần chú ý là có thể nhận thấy có tuyển chọn cả trong mối liên hệ với bản thân trước giả, lẫn với các nhân vật trong tác phẩm của vị ấy. Trong trường hợp này, việc chọn lựa của trước giả giả định trước là có sự lựa chọn của Chúa Giê-xu.

Page 138: Phuong phap hoc kinh thanh

A. Lời đáp cho câu hỏi này cung cấp một thí dụ về một mối liên hệ về cấu trúc mặc nhiên (Ante, pp.38-39)18. Ante, p.10019. Vì phần thảo luận về các câu hỏi liên hệ đến phần hình thức và bầu không khí đều ngắn gọn, vắn tắt, nhiều khi chúng sẽ được kết hiệp lại với nhau. Sự việc cũng giống như thế với các loại câu hỏi kém quan trọng hơn.20. Ante, pp.68-71; cũng xem lại H.148-15021. Như trên22. Thi thiên 23 được chọn cho bài nghiên cứu này vì ba lý do chủ yếu: vì nó ngắn gọn vì nó rất quen thuộc, và vì cớ thực thể văn chương của nó.23. Như đã lưu ý trước cho đến đây, người ta vẫn chưa có thể đưa ra một số nhận xét, nhất là trong lãnh vực cấu trúc, trước khi đã có một phần lý giải nào đó rồi. Phải biết rằng một số nhận xét như câu hỏi khảo sát hay phân tích cần được đưa vào số các câu hỏi dẫn tới việc lý giải. Tất cả các câu hỏi có tính cách khảo sát hay phân tích cần được đưa vào số các câu hỏi dẫn tới việc lý giải. Tất cả các câu hỏi có tính cách khảo sát được dùng sẽ chú trọng vào các mối liên hệ cấu trúc (Ante, pp.99-100)24. Vì bài thi thiên này thuộc thể loại thi ca, hệ quả là sẽ sử dụng ngôn ngữ có nghĩa bóng, vấn đề lý giải gồm hai phương diện: một là khám phá ra có gì ẩn tàng trong phần nền tảng vật lý (thuộc thể) của hình ảnh trong trường hợp ở đây là xác định các phẩm cách của một người chăn chiên thuộc thể (theo nghĩa đen); và hai là quyết định xem những cách so sánh có thể được ứng dụng cho lãnh vực thuộc linh tại những điểm nào, nghĩa là khám phá ra ở những điểm nào đặc tính của Đức Giê-hô-va và mối liên hệ của Ngài với tác giả Thi thiên giống với đặc tính của một người chăn và mối liên hệ của người ấy với chiên của mình. Nhằm khám phá ra ý nghĩa song phương này, các câu hỏi dẫn đến việc lý giải phải được đặt ra liên hệ cả đến các hình ảnh thuộc thể lẫn với các thành phần thuộc linh tương ứng. Quý độc giả sẽ thấy là trong trường hợp này các câu hỏi được gợi ý về cả hai lãnh vực này. Tuy nhiên, vì không muốn dài giòng, phần hình ảnh thuộc thể nói chung sẽ chỉ cần phỏng đoán mà thôi.25. Khi được viết hoa, “Đấng Chăn giữ” và “Chiên” chỉ việc ứng dụng hình ảnh về người chăn và con chiên thuộc thể.26. Các câu hỏi tương tự có thể đặt ra liên hệ với một mối liên hệ về cấu trúc khác nếu lời đáp cho câu hỏi thứ nhất trong loạt câu hỏi là “không”. Điều này được nghiệm đúng cho toàn thể bài tập này.27. Vì toàn bài Thi thiên này đều được bao gồm trong một câu hỏi như thế này, thành phần cấu thành khúc sách này không được ghi vào bảng phân loại của nó.28. Về vấn đề phân tích kỹ thuật thể loại văn chương của Thi thiên 23, xin

Page 139: Phuong phap hoc kinh thanh

xem Delitzch, F., A Commentary on the Psalms, Volume I, od.loc. Cách cấu trúc toàn diện của Thi thiên này được trình bày dưới hình thức biểu đồ trong phần phụ lục. Vì lý do ấy, nó không được xem xét lại tại điểm này trong bài tập. (Ante, p.72)29. Ante, p.930. Ante, pp.69-7031. Ante, pp.20-2132. Ante, p.1633. Ante, p.7234. Ante, pp.32-31,74,77-7935. Ante, p.4936. Ante, p.7537. Ante, p.7338. Ante, p.10039. Ante, p.2040. Tất cả những khúc sách này không phải là những đơn vị văn chương trọn vẹn. Một số trong đó đã được cố ý cắt ngắn đi nhằm khuyến khích một bảng liệt kê các nhận xét và các câu hỏi dẫn đến việc lý giải đầy đủ hơn.41. Cả Phao-lô lẫn Chúa Giê-xu đều kêu gọi chúng ta phải chú ý đến một yếu tố quan trọng trong bất luận một mối liên hệ thầy trò nào. Nếu bài học đã không được lãnh hội, thì nguyên nhân có thể là một trong hai điều sau đây: hoặc đó là lầm lỗi vì người học trò không sẵn sàng để tiếp thu hoặc đủ không khả năng để tiếp thu lời truyền dạy.42. Ante, p.13. Chính vì ý thức được tính cách cần thiết của yếu tố thuộc linh, nên nó mới được liệt vào số các tiền đề căn bản của việc nghiên cứu đúng phương pháp. Vì điều gì cần thiết để đạt được một mục tiêu, đều là một thành phần hợp lý của bất kỳ một phương tiện nào đã được hoạch định nhằm đạt được nó.43. Nếu muốn cho phần thảo luận này đi tới điểm tận cùng, thì việc cần thiết phải làm là giải quyết cho rốt ráo vấn đề tổng quát về vai trò của lý trí trong tiến trình giải kinh. Tuy nhiên, vì đây chỉ là những điều gợi ý, thiết tưởng chỉ cần nói rằng các câu mà theo lương tri ngụ ý yếu tố thuần lý là một phụ liệu có ý nghĩa trong tiến trình lý giải cũng đã đủ lắm rồi. Và sự kiện này là điều quan trọng phải thừa nhận, vì trong một số các trường hợp “mặc khải” và “đức tin” đã “bị” định nghĩa khiến cho lý trí bị loại trừ.44. Một số các yếu tố giải kinh sau đây sẽ không thể đem ra sử dụng đầy đủ nếu người ta không biết ít nhiều nguyên văn. Do đó, nếu quý độc giả không biết các ngôn ngữ nguyên văn, thì được khuyên là nên học biết ít nhất là các phân biệt các phụ âm với các nguyên âm hầu có thể sử dụng các bộ từ điển và từ vựng. Lẽ dĩ nhiên là chúng tôi nhiệt liệt nhắn gởi quý độc giả nên

Page 140: Phuong phap hoc kinh thanh

thông thạo các ngôn ngữ trong nguyên văn.45. Khảo sát đối chiếu cách sử dụng từ ngữ trong Kinh điển - vốn có tầm quan trọng lớn lao để lý giải chúng - là điều có thể thực hiện được một phần lớn căn cứ vào ngôn ngữ thông dụng, là một sự kiện rất có ý nghĩa.46. Thật ra việc nghiên cứu cách sử dụng các từ ngữ trong Kinh điển gồm luôn yếu tố các mối liên hệ trong văn mạch và sẽ được khảo xét ở vài trang sau đây (xem lại pp.145-148)47. Người ta rất thường hay quên rằng các vấn đề về bối cảnh của từ nguyên và cách sử dụng phương pháp đối chiếu rất quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ thông dụng cũng như trong việc khảo sát nguyên văn. Vì lẽ tất nhiên là những người phiên dịch Kinh điển vốn biết rõ nghĩa gốc, nghĩa do ngữ căn, và cách dùng các từ mà họ sử dụng. Nếu quả đúng như thế, thì một bộ từ điển Anh văn tốt cũng sẽ có thể là một công cụ cho việc nghiên cứu bộ Kinh Thánh Anh văn theo đúng phương pháp. Cũng một nguyên tắc ấy cũng áp dụng cho các yếu tố lý giải khác như các phép biến cách và cú pháp, kết hợp với những cuộc thảo luận về văn phạm Anh ngữ tất cả đều có thể được lợi dụng.48. Terry, M.S., Biblical Hermeneutics, p.8649. Ante, p.35. Cần lưu ý là nhiều yếu tố được đề cập trong chương về công tác khảo sát sẽ được thảo luận thêm ở đây. Trong số đó, có các yếu tố về các từ theo nghĩa đen và nghĩa bóng, các biến cách, cách cấu trúc, các thể loại văn chương nói chung, và bầu không khí. Thoạt nhìn qua thì dừơng như việc này sẽ kéo theo việc phải nhắc đi nhắc lại cho thấy tại sao cần phải nhắc lại các yếu tố đó tại giao điểm này.Về một phương diện, đã có một nỗ lực nhằm giới thiệu tất cả các yếu tố quyết định, chủ yếu có thể lợi dụng để trả lời cho bất kỳ câu hỏi dẫn đến việc lý giải nào. Chẳng hạn như ta có thể khảo sát các từ “vật ghê tởm (làm cho hoang tàn)” trong Mac Mc 13:14. Trên cơ sở là công tác khảo sát về từ ngữ, ta có thể đặt câu hỏi “vật ghê tởm” có nghĩa gì? Tại sao các từ này lại được dùng ở đây?” Để trả lời cho các câu hỏi này, ta sẽ dùng một số yếu tố đã được đề cập ở mấy trang trước, như về từ nguyên và cách dùng thông thường. Tuy nhiên, cũng có thể là cần lưu ý đến mối liên hệ cấu trúc của việc tra hỏi, vốn là phần căn bản cho cái khung sườn của khúc sách này. Cả khi nếu quả thật là ta đã thấy ngay mối liên hệ này, điều chẳng có gì là cần thiết cho trường hợp ở đây, điều đó không có nghĩa rằng công tác quan sát sẽ tự động dẫn tới một cái nhìn xuyên suốt được ý nghĩa cần lý giải của nó hoặc cách dùng nó một cách tự động trong tiến trình lý giải. Vì ta có thể thấy định luật đặt câu hỏi trong Mác 13 mà chẳng bao giờ nhận thấy là nó có liên hệ với cách lý giải “vật ghê tởm” do sự kiện các từ này xuất hiện trong lời đáp đặc thù của Chúa Giê-xu cho những câu hỏi của các môn đệ Ngài. Như

Page 141: Phuong phap hoc kinh thanh

vậy, vì muốn giải quyết thật rốt ráo mà ta lại phải đề cập các yếu tố này một lần nữa, vì chúng đều tác động lẫn nhau để có thể có được một lời giải.Hơn nữa, ngay trong mối liên hệ của các trường hợp mà sự tác động giữa các yếu tố không xảy ra, chính tiến trình lý giải cũng đòi hỏi phải nhắc lại từng yếu tố một. Thí dụ ta có thể nhận thấy trường hợp biến cách của động từ “tỏ ra” trong RoRm 1:18 (bản dịch cũ). Căn cứ vào nhận xét ấy, ta có thể đặt ra những câu hỏi sau “Có gì hàm chứa trong thì hiện tại? Tại sao nó lại được dùng ở đây?” Thế thì, điều gì quyết định việc ta sẽ trả lời các câu hỏi ấy như the nào? Yếu tố đầu tiên là bản tính và ý nghĩa của thì hiện tại trong Hi văn. Như thế, biến chuyển sẽ xảy ra như sau: một là việc nhận thấy thì của động từ; hai là các câu hỏi dẫn tới việc lý giải liênhệ đến thì của động từ; và ba là các câu trả lời lý giải căn cứ vào việc phân tích thì hiện tại - các loại, các cách dùng, và ý nghĩa. Nói khác đi, một số các yếu tố đã được nhận thấy trong giai đoạn khảo sát là nhằm mục đích phân tích chúng và áp dụng chúng vào việc lý giải. Như thế, yếu tố biến cách và những yếu tố tương tự xuất hiện cả trong tiến trình khảo sát lẫn trong tiến trình lý giải. Việc liên kết hai giai đoạn nghiên cứu này là cần thiết, nếu muốn cho cách tiếp cận của ta xảy ra đúng phương pháp.Một lý do thứ ba để nhắc lại các yếu tố này, là để chỉ ra càng đầy đủ hơn ý nghĩa của chúng đối với công tác lý giải. Việc này đã được thực hiện một phần nào trong việc thảo luận về công tác khảo sát để vạch rõ lý do tại sao các yếu tố ấy phải được ghi nhận trước nhất. Tuy nhiên, cần phải chứng minh tầm quan trọng giải kinh của chúng càng đầy đủ hơn, nếu muốn cho phần thảo luận này có ý nghĩa.Và sau cùng, việc khám phá ra một số các yếu tố này thường sẽ không xảy ra trứơc khi ta đã bắt tay vào tiến trình trả lời các câu hỏi dẫn đến việc lý giải. Do đó, nếu ta không chú ý đến chúng trong giai đoạn khảo cứu này, chúng có thể bị bỏ qua, làm thiệt hại cho việc lý giải đúng, có giá trị.50. Xem phần Phụ lục về một thí dụ vắn tắt liên hệ đến việc nghiên cứu một chữ nằm trong một số các yếu tố này51. Ante, pp.35-36. Lý lịch của các từ được khẳng định ở đây, vì theo một phương diện, chỉ có một vài loại từ nào đó mới có một vài biến cách mà thôi.52. Dana and Mantey. A Manual Grammar of the Greek New Testament, p.19753. Mấy câu này không hàm ý rằng các biến cách đều có ý nghĩa giống nhau trong tất cả các ngôn ngữ. Vì mỗi ngôn ngữ đều có các đặc điểm riêng của nó. Thí dụ các thì của động từ Anh ngữ liên hệ mật thiết với thời gian; thì của các động từ trong Hy-bá-lai văn lại chẳng có liên hệ gì với thời gian cả, trái lại, lại liên hệ với các tình trạng của hành động; các thì của động từ Hi

Page 142: Phuong phap hoc kinh thanh

văn rất giống với các thì của động từ Hy-bá-lai văn, tuy chúng có bao hàm một phần nào yếu tố thời gian. Như thế, mỗi ngôn ngữ đều cá biệt, và ta đừng bao giờ nhầm lẫn mà xem chung như giống hệt nhau. Cần phải có một nỗ lực để liên kết chúng lại với nhau nhất là vì việc sử dụng bản dịch Anh văn. Nhưng việc này phải được thực hiện với ý thức về những điểm dị biệt hết sức rõ rệt của chúng (Ante, p.81)54. Ante, pp.40-55)55. Tất cả các yếu tố về văn mạch này không có nơi từng từ một của tất cả các khúc sách56. Ante, pp.68-7157. Về một phần thảo luận đầy đủ hơn liên hệ đến ý nghĩa của thể văn ẩn dụ, xem các chương mở đầu của tác phẩm của R.Trench, Notes on the Parables of Lord58. “Revelation, Book of”, Schaff Herzog Encyclopedia of Religion Knowledge59. Ante, p.7160. Ante, pp.93-9561. Gồm luôn trong góc cạnh này, là tất cả các yếu tố của phong trào phê bình cao hơn (higher critisism) liên quan đến vấn đề các quyển sách trong Kinh Thánh đã được viết ra như thế nào.Một trong số rất nhiều thí dụ về tầm quan trọng của bối cảnh lịch sử đối với công tác giải kinh là nhu cầu phải am hiểu các quan điểm của Trí huệ phái để thấu hiểu thư Cô-lô-se và IGiăng.62. Ante, pp.10-11, 93-95. Yếu tố tâm lý rất thích hợp cho cuộc tranh cãi là chẳng hay Chúa Giê-xu tự cho mình là nhà tiên tri vĩ đại nhất, hay Ngài tự nghĩ mình là chính Thượng Đế. Về vấn đề này, cần đối chiếu các lời nói và việc làm của Chúa Giê-xu, như những câu trong Mat Mt 11:27-30, với lời nói và việc làm của các nhà tiên tri, để khám phá xem sự tự ý thức về mình mà các vị bộc lộ là thiết yếu giống nhau hay khác nhau về phẩm chất.Về một thí dụ khác liên hệ đến hiệu quả của yếu tố tâm lý, xem các trang 17-22 bài tiểu luận nhan đề Negleeted Enphases in the Biblical Criticism trong đó có bài diễn văn khai mạc của Tiến sĩ Donald G.Miller cũng như của Walter H.Robertson, Giáo sư về Tân ước tại Chủng việc Thần học Liên hiệp, Richmond, Virginia đã đọc.Nguyên tắc giải kinh này Tiến sĩ A.C. Wyckoff vừa từ Chủng viện Thánh Kinh tại New York mới hồi hưu gần đây đóng góp các nỗ lực của mình vào. Tiến sĩ Wyckoff đã thực hiện một công trình nổi bật ở lãnh vực này, và tác giả sách này đã hàm ơn ông rất nhiều trong tất cả những cái nhìn xuyên suốt mình đã có được về ý nghĩa của công tác lý giải.63. Ante, p.96. Các giai đoạn thuần lý và mặc nhiên trong công tác lý giải

Page 143: Phuong phap hoc kinh thanh

đều gồm luôn trong yếu tố này.64. Xem lại tr.16065. Xem các trang 206-208, 212-213 sau đây66. Xem GaGl 4:467. Xem cách đưa thì quá khứ (aorist) của động từ “được” trong Mac Mc 11:24 làm một thí dụ cho việc thực hiện tiến trình sau này. Cũng lưu ý rằng, theo nghĩa hẹp, việc chú ý phần phê bình văn bản thật ra thuộc về đoạn sách đang khảo sát, vì nó liên hệ với câu hỏi “Ở đây có gì?” Tuy nhiên, trong số nhiều việc khác, việc cần làm có khi là giải nghĩa khác nhau, nghĩa nào là phù hợp nhất với nó, dường như giải quyết vấn đề này trong giai đoạn lý giải là khôn ngoan68. Dana, H.E. Searching the Scriptures, p.23769. Ante, pp.8-970. Ante, pp.21-22. Cần lưu ý là tuy yếu tố ý kiến lý giải được xếp vào loại yếu tố quyết định khách quan, vì lẽ dĩ nhiên là nó vốn khách quan đối với cá nhân người nghiên cứu, nó vẫn có một yếu tố chủ quan bên trong từ quan điểm nhà bình luận.71. Ante, pp.20-2172. Ante, pp.1673. Ante, p7774. Xem phần Phụ lục thảo luận các bố cục hợp lý75. Bản dịch diễn ý cũng có thể được dùng trong công tác ứng dụng chân lý của Kinh điển. Một số các bài Thi thiên và một số các khúc sách tiên tri đặc biệt được dành cho loại giải quyết này.76. Tìm các thí dụ minh họa trong phần Phụ lục77. Các loại lý giải sau đây được coi bằng nhiều tên khác nhau và được tổ chức theo nhiều cách. Thật vậy, một số từ được dùng trong phần thảo luận này được nhiều người khác sử dụng theo nghĩa trái lại. Do đó, bảng danh mục được dùng ở đây phải được hiểu dưới làn ánh sáng của văn mạch của nó.78. Ante, pp.145-48. Cách tránh việc làm nguy hiểm này khi giảng dạy, là quan niệm bài giảng như phần bình giải một đơn vị được cấu trúc của Kinh điển. Những bài giảng như thế được gọi là các bài giảng “giải nghĩa Kinh Thánh”79. Ante, pp.6-8,11,1280. Ante, pp.136-13781. Ante, p.6982. Ante, pp.70-71, 148-14983. Ante, pp.93-95,15284. Ante, pp.142-143. Tác giả sách này không nhất thiết hàm ý rằng mình

Page 144: Phuong phap hoc kinh thanh

chấp nhận quan điểm hiểu Sáng thế ký 3 theo nghĩa bóng. Tức là chỉ bảo rằng có thể chấp nhận một lời lý giải theo nghĩa bóng và vẫn giữ niềm tin vào sử tính cốt yếu của nó85. Vấn đề cách dùng Cựu ước thứ ba thiết yếu có khác với cách dùng thứ hai không có thể hãy còn trong vòng tranh luận; tuy nhiên tác giả đã thấy việc phân biệt chúng là hữu ích.86. Cách Tân ước dùng các thí dụ trong Cựu ước hậu thuẫn cho quan điểm này. Xin xem Hy 3-4 chẳng hạn87. Cần lưu ý là phương pháp tiếp cận có hệ thống cũng như một số các phương pháp khác, có khuynh hướng vượt khỏi công tác lý giải để chuyển sang công tác đánh giá, ứng dụng và kết hợp, vốn là các giai đoạn sau của cách nghiên cứu đúng phương pháp.88. Ante, pp.140-14189. Ante. pp.9-1090. Bảng liệt kê các loại lý giải sai lầm này là chưa đầy đủ, vì nó chưa có các loại như lý giải theo thần bí học hay đạo đức học của Kant. Nó cũng chưa có các yếu tố tự loại trừ lẫn nhau.Có lẽ do tình cờ, quý độc giả có thể tự hỏi tại sao các sự kiện kể trên lại luôn luôn được nhấn mạnh trong số rất nhiều thí dụ và cách phân loại đã được đưa ra. Sở dĩ tác giả làm theo cách này là vì nhận thấy các sinh viên hay cho rằng bất kỳ một bảng liệt kê nào đã được đưa ra thì đều hàm ý rằng nó đã vét cạn vắt kiệt mọi khả năng, và rằng bất kỳ một cố gắng phân loại các yếu tố khác nhau nào cũng nhất thiết hàm ý rằng các loại hạng ấy đều tự loại trừ lẫn nhau. Cách quyết đoán như vậy thường dẫn đến nhiều hiểu lầm và vấn đề. Do đó, nhằm tránh cách cách lý giải sai lầm tương tự, các sự kiện đã được đề cập trên đây rất thường được yêu cầu quý độc giả chú ý.91. Terry, M.S. Bblical Hermeneutics, p.1192. Ante, pp.152-15493. Ante, pp.156-15894. Ante, p.1195. Ante, pp.96,155-15696. Ante, p.179-18097. Ante, p.16798. Ante, pp.170-171,174-17599. Về một cuộc thảo luận rốt ráo hơn các điểm phân biệt này, xem đoạn mở đầu tác phẩm Notes on the Miracles của R.Trench100. Về vấn đề này, xem Greene, T.M. The Arts and the Art of Criticism, pp.369-373101. Ante, pp.21-22.

Page 145: Phuong phap hoc kinh thanh

ĐÁNH GIÁ VÀ ỨNG DỤNG

I. Công tác đánh giáA. Ý nghĩa và vai trò của công tác đánh giáB. Tiến trình đánh giá1. Tiến trình đánh giá tổng quát2. Tiến trình đánh giá đặc thùII. Ứng dụngA. Tiến trình của công tác ứng dụng1. Phân tích tình hình đương đại của khúc sách2. Ứng dụng khúc sáchB. Các loại ứng dụngC. Các khu vực ứng dụngIII. Tóm tắt công tác đánh giá và ứng dụngIV. Bài tập về đánh giá và ứng dụngChú thích

Sau khi đã khám phá ra ý nghĩa của một khúc Kinh Thánh, bước hợp lý thứ hai là khẳng định xem có thể rút ra từ đó những giá trị gì để gây dựng đời sống. Bước này nhất thiết gồm hai giai đoạn đã được gọi là “đánh giá” và “ứng dụng”Chúng ta sẽ không thể thảo luận về nhiều điều kiện nội tại, gắn liền với bước nghiên cứu này. Do đó, chủ đích của phần trình bày sắp nêu ra đây sẽ là đề ra vài nguyên tắc thiết yếu và phác họa các góc cạnh chủ yếu bao hàm trong công tác đánh giá và ứng dụng các câu Kinh Thánh. Các chi tiết phải được dành cho quý độc giả tự xoay sở lấy.I. CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ A. Ý nghĩa và vai trò của công tác đánh giá. Đánh giá là gán cho một điều gì một giá trị nào đó, là tán thưởng điều hay đẹp, hợp thời và hữu ích của nó. Như vậy, tiến trình đánh giá bao gồm việc trả lời những câu hỏi như “Trước giả này có thành công hay không trong công tác mà ông ta muốn làm? Ông ta đã thực hiện được mục đích của mình đến mức độ nào? Những phát biểu của ông ta có giá trị hay không? Nếu có, thì cho ai, khi nào, và chúng có giá trị cho những chủ đích nào? (2)Về ý nghĩa của công tác đánh giá, có hai sự kiện cần nhấn mạnh về vai trò đích thực của nó trong vấn đề nghiên cứu có phương pháp. Sự kiện đầu đã được vạch rõ ở cuối phần thảo luận về công tác lý giải, tức là công tác đánh giá phải tiếp theo sau công tác lý giải chớ không thể đi trước nó hay cả hai

Page 146: Phuong phap hoc kinh thanh

được thực hiện đồng thời với nhau (3). Sự kiện thứ hai là công tác đánh giá phải đi trước công tác ứng dụng thực thụ. Trái với điều mà nhiều người vẫn tin tưởng và thực thi, một đơn vị Kinh điển vẫn chưa sẵn sàng được ứng dụng ngay khi ý nghĩa của nó đã được phát giác. Công tác lý giải phải được nối tiếp bằng một tiến trình đánh giá, nhờ đó tính cách hợp thời và giá trị của khúc sách được khẳng định trước khi việc sử dụng nó có thể có được một nền móng có giá trị. Thật vậy, công tác đánh giá có thể xem là giai đoạn chủ yếu của tiến trình ứng dụng nói chung. Sử dụng hấp tấp những câu Kinh điển khi chưa được đánh giá có thể dẫn tới đại họa thuộc linh. Mặt khác, sau khi đã có việc lượng giá rồi, thì việc ứng dụng có thể sẽ êm xuôi và có giá trị.Do đó, ta không nên tìm cách miễn trừ việc phải đưa Kinh điển ra để phê phán theo đúng lẽ công bằng (4). Vì từng thành phần cá biệt của Kinh Thánh đều có các cấp bậc hợp thời và giá trị khác nhau. Điều này đã được minh họa bằng sự kiện nếu có ai đó chỉ muốn có một số các quyển sách nào đó trong Kinh điển mà thôi, thì cũng có một số khác lại thích có những số các quyển sách khác. Đây chắc chắn là do có ý kiến dị biệt về số các quyển sách đặc thù nào đó phải lựa chọn, nhưng sự kiện còn lại vẫn là người ta có thể chọn, và việc chọn lựa giả thiết là có một số giá trị khác nhau. Các sự kiện này chỉ nhằm nhấn mạnh cái chân lý rằng muốn tránh né việc đánh giá hợp lý hợp pháp các đơn vị Kinh Thánh như nhiều người vẫn làm, là vô lý. Trái lại, việc đánh giá các khúc Kinh điển phải được thực thi thật trung thực để việc nghiên cứu Kinh Thánh sẽ đạt được tuyệt đỉnh đích thực của nó.B. Tiến trình đánh giá 1. Tiến trình đánh giá tổng quátKhi đánh giá các câu Kinh Thánh ta cần quan tâm hai vấn đề chủ yếu. Vấn đề thứ nhất liên hệ với giá trị bao quát của toàn bộ Kinh điển hay những thành phần rộng lớn hơn trong bộ sách ấy. Nó có thể được phát biểu như sau “Kinh Thánh (hay một phần lớn Kinh Thánh) có giá trị gì cho con người hiện đại hay không, hay nó không đúng và chẳng có giá trị gì cả?”Câu hỏi này là căn bản cho tất cả các công trình đánh giá và ứng dụng Kinh Thánh. Vì nếu câu trả lời cho nó là toàn bộ Kinh Thánh hay một phần lớn bộ sách ấy chẳng có giá trị gì cho đời sống cận đại cả, thì tiến trình hoàn toàn bị lệ thuộc vào vấn đề vật chất, và hơn nữa, việc có thể đem nó ra ứng dụng không còn đặt ra nữa, vì giả thiết được đưa ra để đem những câu Kinh Thánh ra ứng dụng, là chúng phải có giá trị, và do đó, cần được đưa ra sử dụng để cải thiện cuộc sống.Tiến trình tham dự vào việc trả lời câu hỏi này vốn quá phức tạp để có thể thảo luận chi tiết trong quyển sách này. Tuy nhiên, nói chung nó bao hàm việc ứng dụng tất cả các bảng trắc nghiệm về chân lý và giá trị có thể dùng

Page 147: Phuong phap hoc kinh thanh

để khẳng định tính cách chân thật và giá trị của bất kỳ một lời phát biểu có tính cách siêu hình hay có liên hệ với lịch sử nào. Đối với siêu hình học thì những trắc nghiệm như thế cũng gồm luôn vào số các trắc nghiệm thực dụng khác, và các trắc nghiệm về tính cách phù hợp. Đối với sử tính của Kinh điển, ta có thể sử dụng mọi trắc nghiệm đã được áp dụng tại một tòa án để quyết định xem các biến cố đã có thật sự xảy ra hay không. Ngoài nhiều điều khác nữa ra, những điều vừa kể trên sẽ bao gồm vào vấn đề xác định tính cách chân thực của các tài liệu và tính cách đáng tin của các nhân chứng, cùng nhau hợp tác để đánh giá các cứ liệu và phê phán tính cách đứng đắn về phương diện tâm lý của những câu Kinh Thánh (5)2. Tiến trình đánh giá đặc thùSau khi đã khẳng định đối với vấn đề thứ nhất, rằng nói chung, Kinh điển có giá trị cho đời sống cận tại, ta lại còn phải đương đầu với vấn đề quan trọng thứ hai của công tác đánh giá. Bản tính của nó có tính cách đặc thù hơn và có thể phát biểu như sau “Vì Kinh Thánh có giá trị cho sinh hoạt cận đại, đâu là giá trị chính xác của những lời phát biểu trong những khúc sách cá biệt nào đó? Chúng có giá trị cho ai, ở đâu và khi nào?”Nhiệm vụ đầu tiên của giai đoạn đánh giá này là phân tích các câu trong một khúc sách để xác định có những chân lý nào là phi thời gian và do đó, có giá trị cho thời cận đại. Điều này hàm ý rằng vì các sách của Kinh Thánh đã được viết ra vào một thời điểm nào đó của lịch sử và đã được dùng cho bối cảnh thời bấy giờ, một số các câu ấy có tính cách địa phương, do đó bị giới hạn về giá trị. Cho nên, phải phân biệt các chân lý điạ phương ấy với các chân lý tổng quát sử dụng các chân lý địa phương dường như đó là các chân lý tổng quát sẽ đưa rắc rối vào lãnh vực ứng dụng.Chính Kinh điển cho thấy tiêu chuẩn tối hậu để quyết định các chân lý nào vốn phổ quát là Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng vốn là Con Thượng Đế Nhập thể, nên có trong Ngài những gì là phi thời gian và có giá trị tối cao. Do đó, mọi sự phải do Ngài lượng định. Như thế, vì Tân ước có nội dung là đời sống Ngài và các hàm ý của nó, bộ sách ấy trở thành nền móng để lượng giá những câu trong Cựu ước.Tiến trình đặc thù gồm có việc xác định những chân lý nào là phổ quát, bây giờ sẽ được minh họa liên hệ với ba loại khúc sách chính mà ta đem ra đối chiếu với nhau.Loại thứ nhất là gồm những khúc sách Cựu ước nhất là các khúc sách của kỷ nguyên tiền tiên tri, có những chân lý bị hạn chế vì chúng vốn được viết ra vào những giai đoạn sớm hơn của sự mặc khải đang phát triển (6). Ta có thể kể Phục 27-30 như một thí dụ cho loại này.Khi lý giải khúc sách này ta khám phá ra rằng bức thông điệp chính của nó, là phước hạnh thuộc thể và thuộc linh sẽ giáng trên dân Y-sơ-ra-ên nếu họ

Page 148: Phuong phap hoc kinh thanh

vâng lời Thượng Đế; mặt khác, nếu họ không vâng lời Ngài, họ sẽ bị phán xét thuộc thể và thuộc linh. Điều này được vây bọc bằng các bảng liệt kê về các phước lành và lời nguyền rủa trong các chương 27-28, cũng như bằng phân đoạn tóm tắt ở cuối chương 30.Vì khúc sách này nằm trong Cựu ước, vốn bị Tân ước siêu vượt, vì bộ sách ấy chứa đựng sự mặc khải cuối cùng và tối cao của Thượng Đế cho loài người trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, ta phải đánh giá Phục 27-30 căn cứ vào Tân ước. Một khi đã làm như vậy rồi, ta khám phá được rằng một số chân lý trong khúc sách này vốn có bản tính địa phương và giới hạn. Vì người tín hữu Tân ước không hề được hứa ban cho sự thịnh vượng cả thuộc thể lẫn thuộc linh khi người ấy trở thành môn đệ của Chúa Cứu Thế. Về một số thí dụ liên hệ với lời truyền dạy này, xin xem Mat Mt 5:10-12; LuLc 6:20-26; GiGa 15:20-27, và sách Công vụ.Hơn nữa, chính sự chết của Chúa Giê-xu là điều mâu thuẫn tối cao của mối liên hệ không thể tránh né vào đâu được giữa sự thịnh vượng thuộc thể và thuộc linh. Vì tuy Chúa Giê-xu vốn là Con Thượng Đế và là Đấng Mê-si-a thuộc linh, Ngài không phải là Đấng Mê-si-a thuộc thể mà một số người đã trông đợi. Trái lại, Ngài tuyên bố rằng chức năng của Ngài là chức năng trở thành một Đấng Cứu Chuộc thuộc linh thông qua sự chết thuộc thể của mình và hơn thế nữa, Ngài còn đòi hỏi các môn đệ Ngài phải có một cái nhìn như thế, vì Ngài phán “Nếu ai muốn làm môn đệ ta, phải phủ nhận chính mình, vác cây thập tự mình theo ta” (Mac Mc 8:34).Như vậy, Tân ước đã phân biệt rõ ràng giữa phước hạnh thuộc thể và thuộc linh, là điều đã không thấy rõ trong PhuDnl 27:1-30:20, và vốn đã không được phần đông những người sống trong thời Cựu ước thấu hiểu. Điều này còn được một trong những công trình khảo sát những khúc sách Cựu ước nói lên khởi điểm của sự phân rẽ giữa phần thuộc thể và phần thuộc linh mà tuyệt đỉnh đạt đến là trong Tân ước, hậu thuẫn cho. Thí dụ hãy lấy EsIs 53:1-12. Phần bắt đầu của chương này rất có ý nghĩa “Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta?” Ý niệm về người đầy tớ thống khổ là điều mà những người được nghe nói không thể tin nổi. Vì làm thế nào một đầy tớ của Thượng Đế lại có thể chịu đau khổ cho được? Thật vậy, giới Biệt phái vào thời của Chúa Giê-xu đã tỏ ra có cùng một lòng vô tín như thế, vì họ không thể nào phân biệt giữa cái thuộc linh với cái thuộc thể.Nhưng nói như thế không có nghĩa là bởi vì Tân ước chia rẽ phước hạnh thuộc thể với thuộc linh, PhuDnl 27:1-30:20 không hề hàm chứa một chân lý tổng quát nào có giá trị cho thời đại của chúng ta. Vì trong sách Phục truyền, đã không hề có lý do nào để kết hợp cái thuộc thể với cái thuộc linh. Các phước hạnh thuộc thể là biểu hiệu của các phươc hạnh thuộc linh. Hiện diện của chúng là cần thiết để truyền dạy dân chúng rằng Thượng Đế giữ lời hứa

Page 149: Phuong phap hoc kinh thanh

của Ngài, và rằng vâng lời Ngài là bí quyết của sự an vui phúc lợi của dân Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, với sự giáng lâm của Chúa Cứu Thế, các biểu tượng ấy không còn cần thiết nữa. Chính sự nhập thể đã trở thành Biểu tượng nhờ đó người ta được truyền dạy rằng Thượng Đế vốn trung thành với các lời hứa của Ngài, và rằng sự sống vĩnh hằng tùy thuộc vào mối liên hệ giữa một người với chính Ngài. Như thế, lời truyền dạy của 27:1-30:20 và của Tân ước thiết yếu chỉ là một. Điểm dị biệt giữa chúng chỉ là chỗ khác nhau về phương tiện chớ không phải là về cứu cánh, và điều này trở thành rõ ràng khi khảo sát lời truyền dạy của Chúa Giê-xu về con đường dẫn đến sự sống hoàn toàn với những người vây quanh Ngài rằng “Ai tham sống sợ chết, sẽ mất mạng, nhưng ai vì ta và vì Phúc âm mà hy sinh tính mạng, sẽ được sống. Nếu một người chiếm được cả thế giới nhưng mất linh hồn thì có ích gì?” (Mac Mc 8:35, 36) (7)Một loại các khúc sách thứ hai ta có thể tìm được khi cố gắng khẳng định rằng các chân lý của Kinh Thánh vốn phổ quát, là khúc Kinh Thánh đề cập một số các hoàn cảnh và tập tục địa phương. RoRm 14:1-15:13; ICo1Cr 11:1-16, và GaGl 5:1-26 là những thí dụ về loại này.Nếu ta khảo sát khúc sách đầu tiên trong số đó, tức là RoRm 14:1-15:13, ta nhận thấy nó liên quan với một trong các vấn đề địa phương của Hội thánh Rô-ma, như cuộc tranh cãi giữa những người ăn thịt và những người không ăn. Nhưng một vấn đề như thế vốn ít thích hợp cho phần đông chúng ta, không phải vì bản tính nội tại của nó, mà chỉ vì tính cách cổ xưa, đã lỗi thời của nó. Tuy nhiên, khi giải quyết nó, Phao-lô có kể ra một số các nguyên tắc căn bản mà theo Tân ước là phi thời gian, và do đó, là rất hợp thời đối với chúng ta. Các nguyên tắc ấy có thể được tóm tắt như sau: trong từng trải của một Cơ-đốc nhân, có một khuôn viên trong đó chỉ có một mình lương tâm của chính người ấy mới có thẩm quyền quyết định xem một thói quen cá biệt nào đó là có nên làm hay không mà thôi; và trong lúc xác định xem mình phải quyết định ra sao, thì người ấy cấn phải noi theo sự hướng dẫn của hai yếu tố hàng đầu, là mối liên hệ bằng đức tin giữa đương sự với Thượng Đế, và mối bận tâm với đồng bào đồng loại mình.Như thế, với một khúc sách như vậy, khi ta chỉ cất đi những điều bất thường, nghĩa là những thói quen hay tình hình vốn có màu sắc hương vị địa phương để chỉ nhìn thấy phần cơ bản mà thôi... thì ta sẽ khám phá ra được các chân lý phổ quát hợp thời và có giá trị.Một loại các khúc sách thứ ba nữa là khúc sách nào mà tuy được viết cho một hoàn cảnh lịch sự cụ thể, nhưng lại có chứa đựng những câu cũng rất có thể dành cho bất cứ ai. GiGa 3:11-21 thích hợp trên cơ sở là các tiêu chuẩn của Tân ước, một số các khúc sách Cựu ước như EsIs 53:1-12 có thể được xếp vào loại này.

Page 150: Phuong phap hoc kinh thanh

Xin quý độc giả chớ nên suy diễn rằng các nhóm vừa kể ra trên đây là quá cứng nhắc. Vẫn còn có nhiều chi nhánh và nhiều điều có thể khác hơn nữa. Có một số các khúc sách kết hợp nhiều yếu tố thuộc nhiều loại khác nhau. Nhiều cách phân loại khác có thể do tự ta nghĩ ra. Nhưng điểm chủ yếu của phần thảo luận này vẫn còn lại, tức là ta phải phân biệt giữa các chân lý phi thời gian và tổng quát, nếu muốn cho việc ứng dụng chúng có được một nền móng thích đáng. (8).C. Các gợi ý linh tinh về công tác đánh giá. Bảng liệt kê các gợi ý sau đây liên hệ với cả vấn đề đánh giá tổng quát lẫn với một số các góc cạnh đặc thù hơn của nó.1. Trong tiến trình đánh giá, ta phải kiên nhẫn tránh những phê phán hấp tấp. Cách đánh giá của ta phải có đặc điểm là những quyết định có suy nghĩa chín chắc và nếu cần thì phải tạm đình hoãn việc phê phán. Ta phải sẵn sàng trong việc nghi ngờ giá trị của lời phê phán của mình hơn là giá trị của một đơn vị Kinh điển cá biệt nào đó, vì có nhiều lý do để nghi ngờ là có nhiều điều (hay trong một số các phần trong Kinh Thánh, hơn là những gì nó xuất hiện dưới mắt chúng ta, nếu chúng ta nhớ rằng Kinh điển trường tồn tại sau nhiều thế kỷ bị phê bình và bách hại kịch liệt. Mà chúng sở dĩ tồn tại thì không phải là vì không có nguyên nhân đầy đủ. Chắc chúng phải có rất nhiều giá trị mới có thể tồn tại được như thế! Cho nên đường lối an toàn nhất khi đánh giá một số câu, là phải hết sức từ tốn để phê phán sao cho đúng, cho có giá trị.2. Ta phải cảnh giác đối với việc đưa yếu tố chủ quan vào trong việc phê phán. Có nguy cơ thật sự là việc đánh giá của ta phản ảnh các ước muốn riêng của mình, do đó, có thể được dùng làm một phương tiện để cố gắng trốn tránh trách nhiệm.3. Tác phẩm của mỗi trước giả phải được đánh giá trước hết căn cứ vào chủ đích của vị ấy. Thí dụ nếu một tác giả đang cố gắng mô tả việc chế tạo một quả bom nguyên tử, thì ta không thể chê bai ông ta một cách vô lý là đã không đưa ra một công thức để làm món mứt bí. Hay nếu một tác giả đã viết một quyển tiểu thuyết dã sữ hiện đại, thì ông ta không thể bị phê bình là đã không đưa vào đó việc thất thủ của Rô-ma. Một khi đã phát giác được chủ đích của một tác phẩm rồi, thì ta phải dùng nó để làm người hướng dẫn mình. Vì có người đã quả quyết, rằng mỗi tác giả đều được quyền tự giới hạn; và miễn là sự tự hạn chế đó của ông ta có giá trị, ông ta phải được đánh giá chỉ trên cơ sở mà thôi.4. Việc phê bình sao cho công bằng phải kể đến hoàn cảnh lịch sử trong đó các biến cố của khúc sách đã xảy ra hay đã được gởi đến. Không nên đánh giá một đơn vị Kinh Thánh chỉ trên cơ sở là một định chuẩn trừu tượng hay phổ quát, cả khi một định chuẩn như thế đã được tìm thấy trong Tân ước.

Page 151: Phuong phap hoc kinh thanh

Việc đánh giá đúng mức sẽ gồm có phần khảo sát những điều đòi hỏi, những hạn chế, và những yêu cầu của bối cảnh lịch sử cụ thể của một khúc sách trước khi có một nỗ lực cuối cùng để tuyên bố là nó đúng hay sai, tốt hay xấu.Nguyên tắc này cần được đặc biệt áp dụng cho nền đạo đức học của Cựu ước, vốn thường chỉ được phê phán trên các nền móng của một tiêu chuẩn lý tưởng của tân ước mà thôi. Ta phải nhớ rằng các bộ luật luân lý luôn luôn thay đổi, do đó cần phân biệt giữa cái tốt của một biến cố hay ý niệm cá biệt, với cái tốt nằm ngay trong bối cảnh nguyên thủy của nó, và với cái tốt của những người đang sống trong kỷ nguyên của Tân ước. Vì rất có thể rằng có một tập quán nào đó đã có thể được tuyên bố là tốt khi được phê phán căn cứ vào định chuẩn đúng thời của nó, nhưng lại bị phê phán là xấu khi được đánh giá theo các tiêu chuẩn hiện đại. Tuy cách đánh giá sau là quan trọng và có tính cách dứt khoát hơn, nó vẫn phải được đặt trên cơ sở là cách đánh giá trước.Vì thật ra, nếu người ta cứ phê phán bừa bãi các đơn vị trong Kinh Thánh mà chẳng chịu biện biệt gì cả, thì người ta có thể quên mất đi rằng trong một số các trường hợp đặc thù, phần động cơ thúc đẩy một hành động cá biệt nào đó có thể đã là và có thể vẫn còn là tốt, trong khi chính việc làm ra nó, tuy có giá trị trong quá khứ, có thể bị cho là sai khi ta đo nó bằng các định chuẩn cao hơn của hiện tại. Chẳng hạn lòng nhiệt thành đối với Thượng Đế tự nó đã có thể tự bộc lộ một cách bất công so với các tiêu chuẩn hiện đại. Tuy nhiên, sự kiện này không hề làm triệt tiêu lòng ước ao muốn tỏ ra nhiệt thành đối với Thượng Đế.Vậy, vì nhiều lý do, ta phải biết phân biệt thật hợp lý giữa công lao của một việc làm do những người đã dấn thân thực hiện nó hồi nguyên thủy, với một Cơ-đốc nhân hiện đại; và sự phân biệt này vốn có cơ sở là bối cảnh lịch sử của Kinh điển, phải được ghi khắc trong tâm trí suốt tiến trình đánh giá.5. Ta phải thủy chung như nhất trong công tác đánh giá. Người ta không thể tuyên bố một điều gì đó là tốt trong một trường hợp nào đó, rồi lại bảo cùng một việc y như thế là xấu trong những hoàn cảnh tương tự, mặt khác nếu ta chê trách một hành động hay ý niệm trong một hoàn cảnh nào đó, thì không thể dung dưỡng nó trong một trường hợp giống như vậy. Có nhiều người lên án nhiều tập tục trong một số các thành phần của Cựu ước, nhưng đồng thời lại tán thành về đại thể cùng những thói quen như vậy trong thế giới hiện đại.6. Sự phê phán quan trọng nhất liên hệ đến các khúc sách mà nội dung có đụng chạm đến lịch sử là chẳng hay chúng là chính sử hay dã sử. Cách đánh giá như thế vốn có ý nghĩa nhiều hơn là quyết định lý giải liên hệ đến nghĩa đen của một đơn vị chẳng hạn, nghĩa là chẳng hay nên lý giải nó theo nghĩa

Page 152: Phuong phap hoc kinh thanh

đen hay nghĩa bóng (9)7. Khi đánh giá các phần Kinh Thánh trong đó dường như có những điểm trái ngược nhau, ta phải nhớ rằng cả khi những trái ngược đó có là sự thật đi chăng nữa, chúng vốn không phải là cốt yếu, nhưng vốn chỉ có bản tính ngẫu nhiên mà thôi (10). Ý nghĩa của sự phân biệt này sẽ rõ ràng hơn khi ta khảo sát phần “bản chất” và phần “ngẫu nhiên”. Phần “bản chất” có thể được định nghĩa như thế này:Cái ẩn tàng bên dưới mọi biểu lộ bên ngoài; cái có yếu tính hay bản tính là có thật, bất biến, cái mà các phẩm tính hay ngẫu nhiên được gắn liền vào đó; cái cấu thành bất cứ cái gì hiện có. Yếu tố hoặc các yếu tố thiết yếu...Thật vậy, cứ theo ngữ nguyên mà nói, thì từ ngữ “bản chất” (substance) ra từ từ ngữ La văn substare có nghĩa là “nằm ở dưới hay hiện diện, đứng vững”. Mặt khác, cái “ngẫu nhiên” là “hoàn cảnh phụ thuộc... một phẩm tính nhất là cái (phẩm tính) không phải là yếu tính hay bản tính đặc thù của một vật”. Nó ra từ từ ngữ La văn accidere có nghĩa “việc tình cờ xảy ra” (11)Như thế, bằng cách chỉ rằng việc có thể có nhiều sai biệt trong Kinh Thánh là ngẫu nhiên chớ không phải là bản chất, ta ngụ ý bảo rằng chúng có liên hệ đến những điều cần thiết cho bản tính của chúng. Do đó dầu sao chúng cũng không thể làm thay đổi được giá trị căn bản của Kinh điển, vì bất chấp có sự hiện diện của chúng, Kinh điển vẫn cứ còn là Kinh điển.Một sự phân biệt giữa những cái ngẫu nhiên với phần bản chất như thế được kể là hợp lý, hợp pháp là điều rất dễ chứng minh trong sinh hoạt hằng ngày. Thí dụ ta có thể vào một khu rừng có rất nhiều cây du. Chúng vốn có trong mình phần phẩm chất phổ biến ẩn tàng khiến chúng là những cây du chớ không phải là một loại cây nào khác. Do đó, về bản chất chúng vốn giống nhau. Tuy nhiên, nếu nói về những cái ngẫu nhiên, thì chúng chắc chắn là có khác nhau, một số có nhiều cánh hơn. Nhưng những điểm khác nhau không hề thay đổi được sự kiện chúng vẫn là những cây du chớ không phải là một vật gì khác. Cũng vậy, chuyện rất thường xảy ra là trong những tờ giấy khai sinh vẫn có nhiều sai lầm. Nhiều khi ngày sinh hoặc nơi sinh đã không được ghi lại chính xác. Tuy nhiên, điều đó không hề tay đổi được sinh ra đời. Và chính sự kiện ấy mới là thết yếu và có tầm quan trọng tối cao. Phần không chính xác trong tờ giấy khai sinh là hoàn toàn ngẫu nhiên.Phải nhấn mạnh rằng tuy vài điểm sai biệt có thể có thật trong Kinh điển, phần lớn chúng đều được nhận thấy là “dường như” là “có vẻ” như thế chớ không có thật khi đựơc khảo xét thật kỹ. Liên hệ với vấn đề này, Terry viết:Một phần lớn những điều trái nhau trong Kinh Thánh có thể phăng ra là do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây: các sai sót của những người sao chép các cổ bản; các tên khác nhau chỉ cùng một nhân vật hoặc địa điểm; các phương pháp khác nhau để chỉ thì giờ hoặc mùa tiết; và tầm hạn và kế hoạch

Page 153: Phuong phap hoc kinh thanh

đặc biệt của từng quyển sách cá biệt. Những điểm sai biệt không phải là những điểm mâu thuẫn, và nhiều chổ sai biệt sở dĩ nảy sinh là do các phương pháp sắp xếp khác nhau một loạt các sư kiện cá biệt. Các đặc biệt của tin tưởng và cách nói bên Đông phương cũng thường đưa vào điều dường như quá rườm rà của câu viết và tính cách thiếu chính xác của các động từ, vốn là bản tính khiêu khích óc phê bình của các tác giả bên Tây phương vốn ít đam mê hơn (12)8. Việc đánh giá chính xác Kinh điển phải đặt trên cơ sở là một ý thức về cách sản xuất, công tác điển chế (canonization) và lưu truyền cho đời sau của lịch sử. Các yếu tố do nguyên tắc này đưa vào sẽ trở thành hết sức rõ ràng khi ta nghiên cứu các sách viết về sử ký của Kinh Thánh (13)II. CÔNG TÁC ỨNG DỤNG A. Tiến trình của công tác ứng dụng Bước ứng dụng có thể được chia thành hai giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ được thaỏ luận sau đây:1. Phân tích tình hình đương đại của khúc sách.Sau khi xác định xong các yếu tố phổ quát của một khúc sách nhờ tiến trình đánh giá, bước tiếp theo là khám phá tình hình đương đại chính xác mà khúc sách ấy đã được đem ra ứng dụng. Vì tuy các chân lý mà có thể là người ta đã tìm thấy đều thật sự phi thời gian, điều đó không hề có nghĩa rằng người ta sẽ có thể ứng dụng chúng cho bất luận một hoàn cảnh, tình hình nào mà chẳng cần phải phân biệt gì cả.Như vậy, nếu ta muốn ứng dụng chân lý của một khúc sách nào thì hoặc là ta phải phân tích một hoàn cảnh hiện đại đặc thù để biết chắc nó có rơi đúng vào các biên giới của các chân lý phổ quát hay không, hoặc là ta phải đi tìm hoàn cảnh, tình hình nào thật phù hợp với nó. Thí dụ nếu ta đang xem xét việc ứng dụng nguyên tắc phi thời gian của RoRm 14:1-15:3 vào một việc làm nào đó (14), trước hết ta phải khám phá xem việc làm ấy có thể nào được xếp một cách có giá trị lệ thuộc phạm vi vòng ngoài, hay nó có bản tính thiết yếu của phần trung tâm. Vì nếu việc làm ấy là thuộc về bản chất, thì việc sử dụng 14:1-15:3 có thể dẫn đến việc cấm đoán chớ không phải là ban quyền tự do thật sự cho Cơ-đốc nhân.Có một trắc nghiệm tuyệt vời liên hệ đến việc này, là đối chiếu cách làm đang đề cập với tình hình cụ thể khiến Phao-lô đã ngỏ những lời ấy. Vì điều vốn thuộc phạm vi ngoại biên, về căn bản, lại rất giống với vấn đề có nên ăn thịt hay không nên ăn thịt; mặt khác, nếu việc làm ấy thiết yếu khác hẳn vấn đề ăn thịt, thì nó sẽ có tính cách bản chất chớ không phải chỉ là ngoại biên. Như thế, nếu các đặc điểm của vấn đề ăn thịt được phản ảnh trong vấn đề hiện đại, thì vấn đề hiện đại phù hợp với khúc sách trong thư La-mã. Tuy nhiên, nếu về căn bản, chúng lại khác, nhờ sự việc sẽ nghiệm đúng nên vấn

Page 154: Phuong phap hoc kinh thanh

đề hiện đại là vấn đề thờ thần tượng, thì mấy câu của Phao-lô có thể không đúng để ứng dụng cho nó.2. Ứng dụng khúc sáchVề lý thuyết, công tác ứng dụng một khúc sách là tổng số của hai bước đi trước. Vì một khi ta đã khám phá ra chân lý phổ quát của một khúc sách rồi, cũng như hoàn cảnh đương đại nằm trong tỉnh của nó, thì ta có thể đặt khúc sách vào trong hoàn cảnh ấy, mà hậu quả là ứng dụng nó. Như vậy, ta có thể so sánh việc xử dụng một chân lý để tìm ra trị số của z trong công thức x +y = Z, một khi đã biết x bằng một và y bằng hai.Sau đây là một thí dụ minh họa cho tiến trình này, căn cứ vào EsIs 55:1-13.Nghiên cứu về trước (Lý giải bức thông điệp chính) - Thượng Đế sẽ động lòng thương xót và tha tội rộng rãi cho toàn thể các tù binh người Y-sơ-ra-ên nào thật lòng ăn năn tội mình và tìm cầu Ngài.Bước thứ nhất (Đánh giá Đặc thù Căn cứ vào Chân lý Phổ quát của Cựu ước) - Thượng Đế sẽ động lòng thương xót và tha tội rộng rãi cho tất cả những tội nhân nào thật lòng ăn năn tội mình và tìm cầu Ngài.Bước thứ hai (Hoàn cảnh đương đại mà Chân lý Phổ quát ấy là Phù hợp) - Các bạn là tội nhân đã thật lòng ăn năn tội mình và tìm cầu Thượng Đế; hoặc bạn là tội nhân nhưng không thật lòng ăn năn và tìm cầu Thượng Đế.Bước thứ ba (Ứng dụng Chính thức) - Do đó, Thượng Đế sẽ động lòng thương xót và tha tội rộng rãi cho bạn; hoặc do đó Ngài sẽ không tha tội cho bạn (15)Lẽ dĩ nhiên là giờ đây, việc ứng dụng các khúc sách sẽ không phải là đơn giản như thí dụ minh họa này và những câu trên dường như cho thấy; vì điều không tránh né vào đâu được là ta sẽ gặp rất nhiều điều rắc rối. Nhưng phần thảo luận này không minh họa các nguyên tắc căn bản của công tác ứng dụng, nhất là liên hệ với nhu cầu và nền móng cho cách đánh giá đúng mức và sự cần thiết phải biết chắc rằng tình hình hiện đại nằm trong địa phương mà khúc sách đã được dùng.B. Các loại ứng dụng Cần nhận thức là có hai loại ứng dụng phân biệt nhau: ứng dụng lý thuyết và ứng dụng thực tế. Cái trước là nền tảng cần thiết cho cái sau, cái sau phải là hậu quả luân lý của cái trước.Tuy nhiên, có nguy cơ là việc ứng dụng có thể xảy ra trong lãnh vực các ý niệm, và như thế thì sẽ chẳng bao giờ được thực hiện trong lãnh vực hành động. Ta cần phải cẩn thận giữ mình để khỏi sa vào một cám dỗ như thế, vì sa vào đó sẽ đưa đến hậu quả là ta chỉ giảng Kinh điển bằng đầu môi chót lưỡi, chẳng những chẳng có giá trị gì mà còn gây tại hại nữa.C. Các khu vực ứng dụng Các chân lý Kinh Thánh phải được ứng dụng cả cho bản thân lẫn cho tha

Page 155: Phuong phap hoc kinh thanh

nhân; chúng phải được sử dụng liên hệ với các góc cạnh chính trị và kinh tế của đời sống cũng như cho phương diện thuộc linh; chúng phải được sử dụng tại địa phương, trong phạm vi quốc gia và phổ quát; chúng phải được ứng dụng cả cho các tín hữu lẫn những người vô tín.Trên đây là những lời phát biểu tổng quát và không hề hàm ý rằng các chân lý của từng khúc sách một đều phải đem áp dụng cho tất cả các lãnh vực ấy của từng trải con người. Vì chính bản tính của đơn vị đã được nghiên cứu vốn có tầm quan trọng tối cao để xác định các khu vực mà nó phải được áp dụng. Thí dụ có một số đoạn Kinh điển, như RoRm 6:1-23, vốn thích hợp cho các tín hữu chớ không phải cho người không tin.Tuy nhiên, thói quen giới hạn các ứng dụng cho một số các giai đoạn từng trải nào đó, có thể trở thành một thói quen nguy hiểm. Chẳng hạn như có một số người bao giờ cũng thấy rõ chân lý nào trong Kinh điển phải được ứng dụng cho tha nhân, dầu đó là các Cơ-đốc nhân khác hay các dân tộc khác; nhưng lại không chịu gắn liền chân lý ấy với chính đời sống riêng tư hoặc sinh hoạt của quốc gia dân tộc họ. Mặt khác, một số người lại luôn luôn ứng dụng các chân lý cho từng trải riêng của họ, mà bỏ qua các hàm ý rộng rãi của chúng dành cho tha nhân. Các sai lầm này và những nhầm lẫn tương tự là những việc cần phải tránh. Tiến trình ứng dụng phải thật đều khắp; nó phải bao gồm mọi khu vực của đời sống.III. TÓM TẮT CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VÀ ỨNG DỤNG Bước ứng dụng là bước vì đó mà có tất cả các bước khác. Nó là cùng đích của công tác nghiên cứu Kinh Thánh (16). Tuy nhiên, muốn cho công tác ứng dụng có giá trị, phải có công tác đánh giá đi trước nó.Công tác đánh giá có cả một giai đoạn tổng quát lẫn một giai đoạn đặc thù. Nói chung, công tác đánh giá tự nó chú trọng vào giá trị của toàn bộ hoặc các phần lớn của Kinh Thánh. Nói riêng, thì nó có nhiệm vụ xác nhận giá trị chính xác của từng khúc sách riêng biệt. Giai đoạn sau này sở dĩ cần thiết vì các sách trong Kinh Thánh đều được gởi đến cho những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, và do đó, có mức độ thích hợp và giá trị khác nhau.Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn đánh giá đặc thù là phân biệt giữa những chân lý nào có tính cách địa phương và giới hạn, với các chân lý phi thời gian và tổng quát. Cơ sở để phân biệt như thế là sự mặc khải tối cần và phổ quát đã được thể hiện nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, và đã được ghi lại trong Tân ước.Sau khi đã xác định xong phần chân lý phổ quát, ta phải phân tích một hoàn cảnh hiện đại có thể xảy ra cho mình để biết chắc nó có xảy đến bên trong phạm vi của phần chân lý phổ quát đó hay không, hoặc ta phải tìm một vấn đề cận đại phù hợp với chân lý đó. Khi ta đã phát giác được một hoàn cảnh hiện đại mà cái chân lý phi thời gian kia là hợp thời rồi, thì nhiệm vụ của ta

Page 156: Phuong phap hoc kinh thanh

là phải ứng dụng cái chân lý ấy, không những chỉ bằng ý niệm mà bằng cả hành động nữa. Và ta phải ứng dụng nó vào bất luận lãnh vực nào của đời sống mà nó thích hợp, bất chấp mọi hậu quả vì nói cho cùng thì một trong những bí quyết hàng đầu của việc ứng dụng Kinh điển, là loại dấn thân khiến người đã phát giác ra một chân lý phải noi theo hậu quả luận lý của nó, cả khi nếu đường đi có gian khổ và các phần thưởng sờ nắn được có hiếm hoi.IV. BÀI TẬP VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ ỨNG DỤNG Xét lại việc đánh giá và ứng dụng các khúc sách bạn đã lý giải trong bài tập trước. Cố gắng bám sát các bước đặc thù và các nguyên tắc tổng quát đã được đề ra trong phần thảo luận trên đây.CHÚ THÍCH 1. Nếu muốn cố gắng noi theo một phương pháp khoa học cho thật chính xác, ta phải đưa thêm vào đây một bước khác nữa, có thể gọi là “công tác quan sát và thí nghiệm phụ”. Ngụ ý của một bước như thế sẽ là tất cả phần lý giải sơ khởi đều có tính cách giả thiết, do đó, khiến cho việc thử nghiệm thêm trở thành cần thiết. Theo nghĩa rộng, việc làm này là đúng là điều chẳng còn ai nghi ngờ; và trong những trường hợp cá biệt, công tác lý giải phải được xem như chỉ là thử nghiệm, là điều bắt buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên, bước đã được đề cập trên đây sẽ không được đưa vào phần thảo luận này chỉ vì lý do đơn giản là chúng tôi không hề cố gắng trình bày ra đây một phương pháp tiếp cận rốt ráo cho một đơn vị Kinh Thánh. Vấn đề ấy đã được vạch rõ ngay từ đầu quyển sách chỉ nam này, khi chúng tôi nhấn mạnh rằng phần mẫu mực mà các trang sách này gợi ý vốn có mục đích nhắc lại toàn phần hoặc một phần, và đầy đủ hơn, điều sẽ cho phép có sự tác động lẫn nhau của nhiều bước khác nhau. Chúng tôi cũng đã nhấn mạnh rằng các cách lý giải phải luôn luôn có thay đổi nếu và khi có những dữ kiện mới được phát giác nhờ công tác khảo sát phụ trội (Ante, pp.21-22,186). Vì cớ các sự kiện ấy, dường như không thật sự có việc cần thiết phải xem “công tác quan sát và thí nghiệm phụ” như một bước riêng rẽ trong việc nghiên cứu Kinh Thánh theo quy nạo pháp.2. Lắm khi việc đánh giá một khúc sách nhất là về tính cách thích hợp của nó với một hoàn cảnh nào đó, vốn có liên hệ rất chặt chẽ với công tác lý giải, vì nó chính là hậu quả tự nhiên của việc phát giác ra các hàm ý của những câu Kinh Thánh (Ante, p.108). Tuy nhiên vì nó bao hàm một phê phán giá trị, nó phải được phân biệt với công tác lý giải đơn thuần.3. Ante, p.186.4. Câu “phê phán theo đúng lẽ công bằng” (judicial criticism) đã được dùng theo nghĩa trung lập và không hề hàm ý có việc phê bình nguyên tắc hay phá hoại. Nó đã được T.M.Greene dùng theo đúng nghĩa ấy trong quyển The Arts and the Art of Criticism.

Page 157: Phuong phap hoc kinh thanh

5. Ante, pp.154-155. Về các gợi ý liên hệ đến tài liệu tham khảo, xin xem các phần đầu của tác phẩm A Bibliography of Systematic Theology for Theological Students, đã được thư việc của Chủng viện Thần học Princeton đúc kết.6. Ante, pp.156-1587. Có một số người chủ trương rằng Mat Mt 6:19-34 phủ nhận lập trường cho rằng Tân ước không hề hứa là phước hạnh thuộc thể gắn liền bất khả phân ly với những người vâng lời Thượng Đế. Tuy nhiên chính tác giả sách này tin quyết rằng một quan điểm như thế đặt ra một vấn đề cả theo những lời phát biểu của chính khác sách này lẫn theo mối liên hệ giữa nó với những lời truyền dạy khác của Chúa Cứu Thế và toàn bộ Tân ước. Quả thật rằng thường thường thì những người vâng lời Thượng Đế đều được cung cấp mọi nhu cầu và quả thật là rất có thể họ đều được sinh sống thoải mái hơn trước. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết hậu thuẫn cho ý niệm về mối liên hệ bất khả phân ly giữa sự an vui phúc lợi thuộc linh và thuộc thể vốn nổi bật hẳn lên trong một số các khúc sách Cựu ước.8. Nhiều khi việc phát giác được các nguyên tắc ẩn tàng của một khúc sách, và do đó là chân lý phổ quát của nó, sẽ xảy ra trong khi lý giải. Sự kiện này chứng minh một lần nữa cho tính cách uyển chuyển của việc nghiên cứu đúng phương pháp (Ante, pp.20-21)9. Ante, pp.175-17610. Những điểm sai biệt giữa hai bảng liệt kê số người bị lưu đày trong Exo Er 2:1-70, với NeNe 7:6-73 có thể được kể như một thí dụ cho điều dường như có thể sai biệt.11. Webster's Collegiate Dictionary, Fifth Edition12. Terry, M.S. Bibblical Hermeneutics, p.40413. Ante, p.18814. Ante, pp.208-20915. Lưu ý là Ê-sai 55 thuộc loại khúc sách thứ ba đã được thảo luận trước đây. (Ante, p.209)16. Ante, pp.12-13

LIÊN KẾT

I. Mục tiêu và tính cách cần thiết của sự liên kếtII. Thời điểm liên kếtIII. Các phương tiện liên kếtA. Kết hợp hình thứcB. Kết hợp phi hình thứcIV. Tóm tắt

Page 158: Phuong phap hoc kinh thanh

V. Bài tập về liên kếtChú thích

I. MỤC TIÊU VÀ TÍNH CÁCH CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC LIÊN KẾT Tuy một vài công tác liên kết đã xảy ra không thể tránh được trong khi lý giải và ứng dụng (1) giai đoạn này là bước kết thúc của việc nghiên cứu Kinh điển theo quy nạp pháp. Vì nó là việc tổng quát hóa những gì vốn là hậu quả của công tác khảo xét những khúc sách cá biệt nào đó (2)Nói rõ hơn, mục đích của việc nghiên cứu Kinh điển là phát triển một nền thần học chủ yếu theo Kinh Thánh, nảy sinh từ một triết lý sinh động của Cơ-đốc giáo về cuộc đời (3). Để đạt mục tiêu ấy, ta phải làm nhiều việc hơn là chỉ khảo xét những khúc sách riêng lẽ thôi. Ta phải sắp xếp những gì ta đã phát giác được lại, sao cho nó triển nở thành một ý niệm tổng hợp về bức thông điệp của Kinh Thánh (4). Và sau khi đã làm như thế rồi, ta còn phải cố gắng gắn liền nó vào với các sự kiện mà ta tìm thấy bên ngoài Kinh điển nữa.Chẳng có gì để nghi ngờ về khuyết điểm của chính phương pháp tiếp cận Kinh điển bằng quy nạp pháp là ngay tại điểm này. Vì cũng như diễn dịch pháp vốn mạnh về tổng quát hóa mà yếu về những điểm cá biệt, riêng lẽ làm sao thì cũng vậy, quy nạp pháp lại có khuynh hướng mạnh về các điểm cá biệt mà yếu về tổng quát hóa. Điều vẫn cám dỗ người ta, là khuynh hướng dành ra quá nhiều thì giờ và năng lực để nghiên cứu các khúc sách cá biệt mà ta chẳng bao giờ liên kết tất cả những gì ta đã khám phá được lại với nhau.Cần phải thắng vượt sự cám dỗ này bằng mọi giá, vì nó cũng sai lầm chẳng khác chi chỉ đúc móng mà không hề xây dựng gì lên trên đó cả. Tổng quát hóa chính là cứu cánh của công tác khảo xét những khúc sách cá biệt riêng lẽ. Và bỏ qua công việc này chính là không đạt được mục tiêu ta đã đặt ra, mà hơn thế nữa, là còn tự chuốc lấy cho mình lời chê bai chỉ trích của những người vẫn nằng nặc bảo rằng phương pháp để nghiên cứu Kinh Thánh phải là diễn dịch pháp nếu người ta không muốn phí công vô ích.II THỜI ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC LIÊN KẾT. Tiến trình liên kết không thể và không nhất thiết phải chờ cho đến khi ta đã nghiên cứu toàn bộ Kinh điển. Điều này được nghiệm đúng vì bốn lý do chủ yếu.Một là, cũng như các giai đoạn khác của công tác nghiên cứu quy nạp, công tác liên kết nói cho cùng vốn có tính cách thể nghiệm. Bao giờ cũng có chỗ dành cho sự thay đổi nếu và khi có những dữ kiện mới được tìm thấy, đòi

Page 159: Phuong phap hoc kinh thanh

hỏi phải làm như vậy. Cho nên ta, không thể thôi không làm lại công tác liên kết vì sợ e sẽ đưa ra những câu kết luận không thể thay đổi mới bắt đầu công tác nghiên cứu Kinh điển.Hai là, đứng về mặt lý tưởng mà nói thì việc nghiên cứu những cái cá biệt, riêng lẻ sẽ chẳng bao giờ có kết thúc cả. Do đó, công tác liên kết sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu phải chờ cho đến khi công tác nghiên cứu những cái riêng lẻ, cá biệt đã hoàn tất.Ba là, có nhu cầu phải liên kết các thành phần của Kinh điển lại với nhau, để ta có thể hướng dẫn tư tưởng và hành động của mình. Và vì trong hành động, công tác liên kết phải bắt đầu ngay bây giờ.Và bốn là, tiến trình liên kết này vốn là một nhiệm vụ tối quan trọng đến nỗi tốt nhất là ta nên thực hiện nó từ từ mỗi lần một ít, hơn là làm tất cả chỉ trong một lần. Thật vậy, bất chấp người ta đã sử dụng phương pháp nào, công tác liên kết đều là một mối căng thẳng cùng cực đối với các tài năng tinh thần của một người đến nỗi rõ ràng đó là một kỳ công trí thức rất khó đạt được theo bất kỳ một ý nghĩa lý tưởng nào.Như vậy, phương pháp có giá trị để tiếp cận công tác liên kết là bắt đầu nó ngay sau khi một số các khúc sách đã được nghiên cứu, và cứ tiếp tục nó bao lâu ta có thể suy nghĩ. Nó sẽ là một tiến trình của cả đời người, đồng thời với việc nghiên cứu liên tục những cái riêng lẻ, cá biệt. Vì ta sẽ luôn luôn phát giác ra những sự kiện mới để tổng hợp hóa, hoặc những điều đã tổng quát hóa rồi nhưng nay lại cần phải duyệt xét lại vì lại tìm thêm được một cứ liệu mới.III. CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT Có hai phương tiện căn bản ta có thể dùng để tổng hợp những khám phá tìmt hấy trong Kinh điển lại với nhau, và với các dữ kiện khác của từng trải.A. Sự kết hợp hình thức. Phương tiện này gồm công tác liên kết theo đề mục. ta có thể nghiên cứu từng sách riêng rẽ trong Kinh Thánh hay toàn bộ Kinh Thánh căn cứ vào các chuyên ngành như Thần học, Nhân loại học, Cứu rỗi học, Cơ-đốc học, Thánh Linh học, Truyền đạo học, Đạo đức học, v... của bộ sách ấy. Ta cũng có thể dùng các chủ đề tương tự như vậy nhờ liên kết các sự kiện ngoài Kinh Thánh với Kinh điển.Tuy phương pháp tiếp cận theo đề mục có một số các ưu điểm nó cũng có một số các điểm bất lợi. Một trong số đó là khuynh hướng phân chia tư tưởng thành những ngăn nông cạn, do đó, gây trở ngại cho ý thức của người ta về tính cách vốn được liên kết chặt chẽ vào nhau của chân lý.B. Sự kết hợp phi hình thức Loại phương pháp tiếp cận này cho phép kết hợp nhiều khúc sách và sự kiện khi nào có liên hệgiữa chúng với nhau, chớ không phải chỉ vì chúng liên

Page 160: Phuong phap hoc kinh thanh

quan đến cùng một đề mục. Thí dụ người ta có thể liên kết phi hình thức các chân lý của Mac Mc 8:27-9:2, GiGa 15:1-27, và RoRm 6:1-14. Khúc sách đầu có một lời khuyến giục “Nếu ai muốn làm môn đệ ta, phải phủ nhận mình, vác cây thập tự mình theo ta”. Mấy khúc sách sau chỉ ra các phương tiện theo đó lời khuyến giục mà Chúa Cứu Thế đã đưa ra để có thể được thực hiện, tức là sự hợp nhất với Chúa Cứu Thế bởi đức tin, sẽ khiến chúng ta có thể “sống” trong Ngài. Như vậy, các khúc sách ấy, vốn soi sáng lẫn cho nhau sẽ chẳng bao giờ được kết hợp lại với nhau nếu người ta chỉ sử dụng phương pháp tiếp cận duy nhất là phương pháp tiếp cận theo hình thức mà thôi.Nói cho cùng, thì phương pháp tiếp cận phi hình thức vốn có cơ sở là cái nguyên tắc rằng mọi chân lý và đời sống vốn chỉ là một. Mỗi chân lý hay giai đoạn cá biệt riêng lẻ nào đó của đời sống đều có ái lực tự nhiên đối với một chân lý hay giai đoạn khác của cuộc đời, cả trong Kinh điển lẫn bên ngoài Kinh điển. Do đó, ta phải cố ý để nỗ lực khám phá ra những sợi dây trói buộc từng sự kiện này với tất cả các sự kiện khác đó, và nhờ làm như vậy, ta sẽ dấn thân vào cách diễn tả lý tưởng mối liên hệ phi hình thức.Tuy theo ý tác giả quyển sách này, phương pháp tiếp cận sau là tự nhiên và có giá trị nhất, phương pháp tiếp cận theo đề mục vẫn có các lợi điểm riêng mà người ta có thể lợi dụng. Do đó, quý độc giả được khuyên nên dùng cả hai phương tiện trên trong công tác tổng hợp của mình, tuy nhiên, phải luôn luôn nhớ để tránh việc phân chia chân lý ra một cách giả tạo (T)IV. TÓM TẮT CÔNG TÁC LIÊN KẾT Vì phần thảo luận này quá ngắn ngủi, thiết tưởng không có sự cần thiết thật sự phải ông lại các thành phần riêng rẽ. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là trọng tâm của nó, tức là: phải luôn luôn liên kết. Ta phải luôn luôn tìm cách kết hợp giữa nhiều khúc sách khác nhau trong Kinh điển, và giữa nhiều câu trong Kinh điển với các dữ kiện tìm thấy ngoài Kinh điển lại với nhau. Ta phải luôn luôn cố gắng nhìn quyển Kinh Thánh như một bộ sách toàn diện và cuộc đời này một cách toàn diện. Nếu quý độc giả đã ghi khắc được vào tâm trí cái nhu cầu về một thái độ biết liên kết tất cả mọi sự lại với nhau như thế, thì phần thảo luận trên đây đã đạt được chủ đích của nó rồi vậy.V. BÀI TẬP LIÊN KẾT Cố gắng tìm các mối liên hệ giữa các khúc sách đã được lý giải và ứng dụng các khúc sách đã được lý giải và ứng dụng chúng bằng cách kết hợp chung với các bài tập về trước. Cũng cố gắng gắn liền các khúc sách ấy với những gì bạn được thấy được nghe và được đọc bên ngoài Kinh điển.CHÚ THÍCH 1. Ante, pp.138-141, 156-159, 206-2092. Ante, pp.6-8. Diễn tiến quy nạp từ những cái riêng rẽ đến tổng quát hóa có

Page 161: Phuong phap hoc kinh thanh

thể áp dụng vào hai khu vực: một là trong việc nghiên cứu những khúc sách riêng lẽ đòi hỏi phải khảo sát các yếu tố riêng rẽ của một đơn vị trước khi rút ra các kết luận xem như ý nghĩa của nó; và hai là việc nghiên cứu toàn bộ Kinh điển, chú trọng vào việc khảo sát những khúc sách riêng rẽ trước khi làm công việc tổng quát hóa toàn bộ Kinh Thánh. Trong khu vực trước quy nạp pháp được sử dụng cho các đoạn được khảo sát và ứng dụng. Điểm nhấn mạnh ở đây về tổng quát hóa và liên kết bao hàm khu vực thứ hai.3. Cần lưu ý là công tác liên kết đã được mô tả ở đây là nhằm gồm luôn công tác ứng dụng nữa.4. Ante, p.115. Trong khi phát triển nền thần học Kinh Thánh, ta phải luôn luôn ghi nhớ sử kiện việc liên kết đúng những câu trong Kinh Thánh lại với nhau chẳng những phản ảnh các giáo lý riêng lẽ khác nhau hàm chứa trong Kinh điển, mà còn nhấn mạnh vào một số các giáo lý cá biệt nào đó nữa. Vì theo một ý nghĩa, thì nền thần học của một người có thể bao hàm toàn thể các giáo lý được tìm thấy trong Kinh điển mà đồng thời, về cơ bản, lại chống lại Kinh điển do một điểm nhấn mạnh bị đặt sai chỗ. Do đó, ta phải cố gắng chú ý đến những giáo lý nào đã được dành cho một tổng số nhiều tài liệu nhất và được các trứơc giả Kinh Thánh xem là cơ bản để đặt các giáo lý như thế làm nền móng cho công tác liên kết của mình.

TÓM TẮT

Ngay ở phần bắt đầu công trình nghiên cứu này, chúng tôi có đề cập cách định nghĩa “phương pháp” của Dewey, theo đó ông chỉ rõ nó chú trọng vào “các điển tối quan trọng mà các điều kiện tăng trưởng phải được duy trì và vun đắp” (1). Một khi đã sử dụng điều đó làm cơ sở nghiên cứu cho phần thảo luận trên đây, ta có thể nhìn lại nó bằng bảy từ ngữ đơn giản sau đây: nhìn thấy, tra cứu, trả lời, tóm tắt, đánh giá, ứng dụng và kết hợp.Điểm tối quan trọng đầu tiên của công tác nghiên cứu đúng phương pháp là phải học tập để biết nhìn thấy. Vì quan sát là chiếc vòng nối liền, chủ thể với đối tượng. Nhờ nó mà tâm trí biết được các thành phần cấu tạo nên một khúc sách, và như thế là quy nạp pháp đã được bắt đầu rồi.Con số của các thành phần chủ yếu cấu tạo nên một khúc sách là bốn: các từ, cách cấu trúc, các thể loại văn chương tổng quát, và bầu không khí. Vậy bốn thành phần ấy phải được đặt làm đối tượng cho con mắt nhìn thấy. Điều này đặc biệt nghiệm đúng cho cách cấu trúc vốn hết sức quan trọng trong việc truyền thông bằng văn chương, thế nhưng lại chỉ được người nào chịu truy tầm thật tỉ mỉ mới quan sát thấy nó mà thôi (2)Nhưng nếu chỉ biết như thế mà thôi thì vẫn chưa đủ. Chủ đích của sự hiểu

Page 162: Phuong phap hoc kinh thanh

biết, ý thức, là cung cấp cho tâm trí phần chất liệu để làm việc. Mà công việc này bắt đầu khi tâm trí thắc mắc để tra vấn phần ý nghĩa của những gì đã được nhận biết. Do đó, đây là điểm quan trọng thứ hai mà sự tăng trưởng rất cần để được duy trì và vun đắp. Vì nếu người ta không phát triển được tánh hiếu kỳ và thắc mắc tra hỏi để tìm hiểu, thì các kết quả của công tác khảo (quan) sát sẽ như một trái cây đã được hái xuống mà không được ăn.Tuy nhiên, đến lượt nó, việc tra vấn chỉ hữu ích khi nào ta cố gắng giải đáp chúng, và nếu ta đã trả lời thật đúng. Điều này chỉ có thể thực hiện nhờ biết phát triển thái độ tái sáng tạo, khiến ta tự đặt mình vào địa vị của các trước giả Kinh Thánh hầu cảm nhận được những gì các vị đã từng suy nghĩ. Và cho dù người ta có sử dụng các thói quen và trợ cụ nào để giải kinh đi chăng nữa, người ta đều phải lợi dụng chúng cách nào để chúng làm nảy sinh và đẩy mạnh việc tái sáng tạo.Sau khi đã có được những lời giải đáp nhờ biết tái sáng tạo đó rồi, thì công tác của ta sẽ là đúc kết và tóm tắt chúng để khám phá ra bức thông điệp đầu tiên của một trước giả. Bước này là chủ yếu, bởi vì chính bản tính của một khúc sách vốn gồm có một số các yếu tố đan dệt chặt chẽ vào nhau mà một tác giả phải lệ thuộc vào để truyền thông các ý niệm của mình. Như thế, một khi ta đã phát giác được bức thông điệp của ông ta rồi, ta phải kết hợp những cách lý giải của mình với các yếu tố khác đã được dùng trong khúc sách ấy.Bước quan trọng tiếp theo đó là sự cần thiết phải đánh giá bức thông điệp của một khúc sách. Vì ta phải khám phá cho được giá trị và tính cách hợp thời thật chính xác của nó, trước khi biết được cách lợi dụng nó cho mình. Điều này sở dĩ cần thiết vì các thành phần khác nhau trong Kinh điển vốn đã được viết ra và gởi đến cho nhiều hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau trải dài suốt nhiều thế kỷ. Do đó, phải có một nỗ lực nhằm xác định xem có các chân lý nào chỉ có tính cách địa phương, và những chân lý nào là có giá trị phổ quát trên cơ sở là Chúa Cứu Thế phổ quát.Một khi đã khám phá ra chân lý phổ quát rồi, ta phải tìm xem chân lý ấy phù hợp cho hoàn cảnh, tình hình nào. Và ta phải ứng dụng chân lý ấy cho một hoàn cảnh, tình hình giống như thế, không những chỉ trên lý thuyết mà bằng cả việc thật sự thực hành nữa.Sau khi đã nghiên cứu nhiều khúc sách như thế rồi, ta đã sẵn sàng để bắt đầu một nhiệm vụ vốn phải liên tục xảy ra trong suốt đời sống mình. Nhiệm vụ đó là kết hợp các khúc Kinh Thánh mình đã nghiên cứu lại với nhau và với các dữ kiện của từng trải bên ngoài Kinh Thánh nữa. Như thế, ta sẽ phát triển được một nền thần học theo Kinh Thánh và cuối cùng, là một quan điểm được liên kết chặt chẽ vào nhau của Kinh Thánh về cuộc đời. Đây chính là tuyệt đỉnh đích thực của quy nạp pháp.Thế thì, phần trên đây là các bước trọng yếu của công tác nghiên cứu Kinh

Page 163: Phuong phap hoc kinh thanh

Thánh có phương pháp cần phải được duy trì và vun đắp. Và trên đời này chỉ có một người duy nhất có thể duy trì và vun đắp được cho chúng. Người đó là chính bạn, việc quyết định chẳng hay bạn sẽ tự đào luyện mình theo một phương pháp như vậy để Thánh Linh của Thượng Đế có thể đại dụng bạn trong việc lý giải Kinh điển hay không, đang nằm trong tay bạn. Quyển sách này chỉ gỡi ý cho bạn mà thôi. Nó hàm chứa một số các bảng chỉ dẫn vạch ra phần methodos hầu có thể tiến đến việc có thể nghiên cứu Kinh Thánh có kết quả. Bây giờ thì tất cả đều tùy thuộc vào người lữ khách!CHÚ THÍCH 1. Ante, p.52. Ante, p.37

PHỤ LỤC

Phụ lục A - Biểu đồ1. Các loại biểu đồ2. Các lý do hàng đầu cho việc vẽ biểu đồ3. Các nguyên tắc ẩn tàng và gợi ý cụ thể cho việc vẽ biểu đồ4. Các nội dung khác của biểu đồ5. Các thí dụ về Biểu đồa. Thi Tv 23:1-6b. GiGa 5:1-47c. Gia Gc 2:1-26d. Giô-suêe. ISa-mu-ênPhuc lục B - Nghiên cứu từ ngữ “Thánh” (Kadash)1. Ngữ nguyên2. Cách thông dụng3. Tóm tắt một phần các phát kiếnPhụ lục C - Bố cục hợp lý1. Mô tả các bố cục hợp lý2. Công dụng của các bố cục hợp lý3. Các gợi ý để lập những bố cục hợp lý4. Các thí dụ về các bố cục hợp lýa. Thí dụ về một bố cục chi tiết (RoRm 1:18-32)b. Thí dụ về một bố cục tóm tắt (2:1-3:8)Phụ lục D - Sử dụng sách Chỉ nam này trong việc giảng dạy cách nghiên cứu Kinh Thánh đúng phương phápChú thích.

Page 164: Phuong phap hoc kinh thanh

PHỤ LỤC A : BIỂU ĐỒ

1. Các loại biểu đồ Có thể chia các biểu đồ thành hai loại, các biểu đồ theo chiều ngang và các biểu đồ theo chiều dọc. Trong cả hai loại này đều có những trường hợp biến dạng, nhưng chúng tiêu biểu cho hai loại biểu đồ chính. Loại thứ nhất rất hữu ích đối với các khúc sách mà phần viễn cảnh là quan trọng như các đơn vị có tài liệu nhiều hơn; loại thứ hai thường hữu dụng trong việc nghiên cứu các đơn vị ngắn hơn, như những đoạn ngắn (segments)Có thể vẽ một biểu đồ theo chiều ngang như sau đây (Xem hình 1, tr.235)Một biểu đồ theo chiều dọc có thể được vẽ như sau đây: (xem hình 2, tr.235)2. Các lý do hàng đầu cho việc vẽ biểu đồ a. Chúng tạo lợi thế cho việc dùng thị giác làm cửa ra vào và do đó lợi dụng được một đại lộ khác nữa cho việc học hỏi.b. Chúng áp dụng một phương tiện hết sức hữu ích để ghi lại những gì ta phát giác được.c. Chúng giúp tạo ra cho ta một ấn tượng về phần khung sườn và các ý niệm vượt trội về cái toàn thể.d. Chúng cung cấp một nền móng để truyền dạy nhiều đơn vị tài liệu lớn trong một lượng thời gian giới hạn.3. Các nguyên tắc ẩn tàng và gợi ý cụ thể cho việc vẽ biểu đồ. a. Ta phải cẩn thận giữ cho các biểu đồ có đặc tính quy nạp. Biểu đồ phải do cách cấu trúc của tài liệu Kinh Thánh quyết định; biểu đồ không thể quyết định cho cách cấu trúc của phần tài liệu trong Kinh Thánh. Đừng cưỡng ép để đưa một ý niệm nào đó vào trong một đơn vị chỉ vì nó có thể cung cấp được một tài liệu tốt cho một biểu đồ. Phải nhớ rằng biểu đồ là một phương tiện chớ không phải là cứu cánh.b. Các biểu đồ phải phản ảnh phần phân tích chớ không phải chỉ chứa đựng các lời lẽ y như trong Kinh điển.c. Thông thường thì chúng phải là của riêng của một ai đó, là sản phẩm của một công trình nghiên cứu cá nhân.d. Các biểu đồ phải cho thấy cả những mối liên hệ cấu trúc bên trong các đơn vị Kinh Thánh (phép đặt tương phản đối chiếu, v.v..) lẫn các tài liệu làm ra các mối liên hệ ấy (địa lý, tiểu sử, v.v..)e. Chúng chỉ nên chứa đúng các từ, các mối liên hệ, các ý niệm chủ yếu mà thôi. Ta không nên đưa quá nhiều tài liệu hoặc vẽ quá nhiều đường biểu diễn vào một biểu đồ khiến nó trở thành một nguồn gây rắc rối lộn xộn thay vì là một phương tiện để làm sáng tỏ. Nếu sau một năm được vẽ ra mà nhìn vào đó người ta không hiểu được nó thật dễ dàng, thì rất có thể là phần kỹ thuật của một biểu đồ vốn là một sai lầm.

Page 165: Phuong phap hoc kinh thanh

f. Ta phải nghĩ ra các phương pháp để nói lên những đoạn, những mối liên hệ, những ý niệm, v.v.. nào đó của một đơn vị Kinh Thánh là quan trọng nhất. Có thể đưa những điểm đó vào bằng cách viết chữ đậm nét, gạch dưới hoặc khuyên tròn.g. Về bản tính và mục đích, các biểu đồ phải có đặc tính tổng hợp; chúng không nêu chỉ đơn giản vạch ra các thành phần phân biệt hay những phần lớn của một khúc sách mà thôi.h. Ta phải cố gắng thay đổi các phương pháp vẽ biểu đồi. Các biểu đồ phải có tính cách liên tục để đạt được mục tiêu của chúng là giúp vun bồi thêm cho phần viễn cảnh. Thí dụ nếu một biểu đồ được vẽ theo chiều ngang, ta không nên chỉ chia nó thành hai phần rồi đặt phần này nằm dưới phần kia.j. Các biểu đồ không nên dài quá vì chiều dài quá đáng gây trở ngại cho tầm nhìn xa (viễn cảnh).k. Các biểu đồ phải được dàn dựng như thế nào để từ một lợi điểm nào đó, người ta có thể đọc rõ phần khung sườn của nó. Người ta sẽ không nhận ra được giá trị thật đầy đủ của một biểu đồ nếu thấy là phải nhìn vào đó từ nhiều góc cạnh khác nhau khi cần đọc nó.l. Ta phải đưa phần tham khảo vào các biểu đồ của mình. Thí dụ các tài liệu trong Kinh Thánh phải được ghi ra bằng chương và câu. Nếu cần trích dẫn các tài liệu ngoài Kinh Thánh, cũng phải ghi rõ xuất xứ.m. Thông thường thì việc ghi luận đề được nội dung và biểu đồ ấy làm sáng tỏ lên trên đầu trang giấy sẽ rất hữu ích.n. Các biểu đồ phải được vẽ ra sao cho nhiều người khác cũng có thể đọc chúng. Chúng phải tự giải thích chính mình. Nếu cần ta có thể có phần chỉ dẫn. Tuy nhiên, các biểu đồ phải được vẽ càng đơn giản càng hơn.o. Biểu đồ phải phản ảnh được cả bức thông điệp lẫn phần hình thức. Nó phải có đặc tính vừa lý giải vừa nhận xét.p. Nếu có thể được, ta phải cố gắng chia các phần của các biểu đồ thật cân đối về chiều dài với số tài liệu trong Kinh Thánh mà ta giới thiệu. Nói khác đi, nếu cấu trúc của một đơn vị của một khúc sách gồm mười chương, thì ta phải dành nhiều chỗ cho nó hơn là một đơn vị cấu trúc chỉ gồm có hai chương mà thôi.q. Khi vẽ biểu đồ, nói chung thì tốt nhất là phải theo đúng thứ tự thời gian của văn bản, chớ không nên sắp xếp nó lại theo một cách khác.r. Ngoài ra các biểu đồ nên sử dụng các thị cụ khác nữa, như các bố cục. Phải tránh việc làm nô lệ cho các biểu đồ.4. Các nội dung khác của biểu đồ. Sau đây là một số các gợi ý về nhiều nét đặc trưng khác nữa thỉnh thoảng có thể được đưa vào trong một biểu đồ. Một số có thể đưa vào trong chính biểu

Page 166: Phuong phap hoc kinh thanh

đồ, và một số khác được ghi bên dưới.a. Chương sách hoặc các tiểu mục của một phân đoạn.b. Phần đối chiếu và tương phản nhau giữa phần đầu và phần cuối của quyển sách.c. Các nghiên cứu về từ ngữd. Những nét đặc trưng nổi bật đã không được chỉ ra bằng những phương pháp khác.e. Thông tin do sử ký cung cấp, như các niên đạif. Các bố cục có tính cách phân tích các phân đoạn hay đoạn ngắng. Các bản đồ.h. Các nghiên cứu theo đề mục hay tiểu sửi. Những đoạn trích dẫn tốt - cả trong lẫn ngoài Kinh Thánhj. Các vấn đề đặt ra cho việc tra cứu tương laik. Các đề mục cho công trình nghiên cứu saul. Các bài học chính (ứng dụng)m. Các câu cần học thuộc lòngn. Những khúc sách có tính cách bồi linho. Những gợi ý cho bài giảngp. Các phương pháp có thể đem ra truyền dạyq. Mối liên hệ với các khác sách khác.5. Các thí dụ về biểu đồCác biểu đồ sau đây không hề ngụ ý minh họa thật đầy đủ các nguyên tắc và gợi ý trong phần thảo luận trên đây. Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng chúng sẽ giúp làm sáng tỏ một số điểm thiết yếu liên hệ đến việc vẽ biểu đồ cũng như chỉ rõ cách cấu trúc của một số các đơn vị tài liệu chọn lọc nhỏ hơn hoặc lớn hơn trong Kinh Thánh.(xem hình 3, tr.239) (xem hình 4, tr.240)

Gia Gc 2:1-26Các việc làm của đức tinLời khuyên (c.1)(vô tư)Các lý do (cc.2-13)(hậu thuẫn lý tưởng)1. Tây vị là trái với ý chỉ,mục đích và cách đánh giá củaThượng Đế (cc.2-6a)2. Tây vị là trái với lương tri(cc.6b-7)3. Tây vị là trái với luật của Cơ-đốc giáo

Page 167: Phuong phap hoc kinh thanh

và sự an vui phúc lợi đời đời của các độc giả(cc.8-13)

NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT

“Đức tin không thực hành chỉ là đức tin vô dụng”(cc.17,26)

1. Đức tin được minh họa và nêu rõ (cc.14-17)

2. Đức tin được hậu thuẫn và nhắc lại (cc.18-26)

(Dự đoán và trả lời các phản bác)VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP ĐẶC THÙ ĐỨC TIN (C.1)NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT Vô tư(Tổng quát hóa và hậu thuẫn lý tưởng) ĐỨC TIN (c.14)

Việc làmGiô-suêSở dĩ Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên chinh phục được xứ Ca-na-an là nhờ họ biết trông cậy vào Đức Giê-hô-va Đáng Tin Cậy và Tối Cần Thiết.(Hình 6 - tr.242)Xin chú ý các sự kiện sau đây liên hệ với biểu đồ này.Thứ nhất, nó chứng minh cho sự phân biệt giữa cách cấu trúc trên bề mặt và cách cấu trúc tiềm ẩn bên dưới bề mặt. Cách sắp xếp được chỉ ra bằng các triển mục “chuẩn bị”, “xâm nhập”, “phân chia”, v.v.. vốn có bản tính lịch sử. Trong sách cũng có những đoạn viết về địa lý và tiểu sử, như đặt tương phản giữa đoạn bắt đầu và đoạn kết thúc quyển sách đã chỉ rõ. Tất cả những điều đó đều cấu thành phần cấu trúc trên bề mặt. Phần khung sườn được chỉ ra bằng các tiểu mục “dự đoán”, “thực hiện” và “ôn duyệt” bao gồm phần cấu trúc tiềm ẩn dưới bề mặt và có liên hệ chặt chẽ với diễn biến đã được gọi là “lý tưởng”. Phần cấu trúc tiềm ẩn dưới bề mặt vốn khó phát hiện hơn, và trong trường hợp ở đây, đã nói lên điều vốn gần gũi bám sát nhất vào mục đích và bức thông điệp của quyển sách (2).Thứ hai, biểu đồ minh họa giá trị của việc đặt tương phản giữa phần bắt đầu với phần kết thúc của một số các quyển sách. Một phương thức như thế chẳng những chỉ ra sự tiến triển, mà còn cung cấp cả một cái nhìn xuyên suốt vào nội dung bao quát của một quyển sách nữa. Vì trong trường hợp cá biệt này, nó gợi ý rằng sách Giô-suê hàm chứa cuộc hành trình của dân Y-sơ-ra-ên từ xứ Mô-áp đến xứ Ca-na-an, là các biến cố đã xảy ra trong thời gian lãnh đạo của Giô-suê, và là các biến cố bởi đó Thượng Đế đã làm ứng nghiệm các lời hứa trước đó của Ngài (3).

Page 168: Phuong phap hoc kinh thanh

Thứ ba, biểu đồ này chỉ ra cả các mối liên hệ cấu trúc lẫn số tài liệu đã được sử dụng để thực hiện chúng.ISa-mu-ên

PHỤ LỤC B : NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ: THÁNH (KADASH)

Phần tài liệu sau đây chưa phải là cạn kiệt, rốt ráo, nhưng tác giả mong là nó sẽ gợi ý cả về phương pháp tiếp cận lẫn các giá trị hàm chứa trong các công trình nghiên cứu từ ngữ.1. Ngữ nguyên. Các nguồn tài liệu tham khảo: các sách về từ vựng Hy bá lai văn như của Genesis về nghiên cứu từ ngữ như của Girdlestone; các bộ Thánh Kinh Từ điển như International Standard Bible Encyclopedia; Anh văn Từ điển; các nguồn tài liệu linh tinh như Jewish Encyclopedia.a. Nghĩa gốc Nghĩa gốc của Kadash vốn bị thắc mắc đặt thành vấn đề. Tuy nhiên, quan điểm được ủng hộ nhiều nhất, là Kadash nguyên có ý niệm về phân rẽ hay rút lui khỏi. Theo nghĩa này, nó đã được dùng để mô tả một số đồ vật được dùng để cúng lễ, do đó, bị rút ra khỏi cách sử dụng thông thường. Nó cũng được dùng chỉ các thần ngoại đạo, vì các thần vốn được biệt riêng ra, hoặc vốn khả hẳn với người thường, Kadash dường như đã được dùng theo nghĩa nguyên thủy của nó trong PhuDnl 22:9.b. Nghĩa biến đổi. Từ nghĩa gốc này, trong Cựu ước nó bị biến đổi để có ý niệm về thánh khiết hay thiêng liêng. Vật thánh được rút ra khỏi cách sử dụng thông thường để được biệt ra và dùng cho Thượng Đế mà thôi. Một sự tách rời, cách ly như vậy là cần thiết vì nó có liên hệ với vị Thần Tối Cao. Vì vị Thần Tối Cao vốn độc nhất vô nhị, cho nên bất kỳ điều gì có liên hệ với vị Thần ấy, cũng phải có một không hai.2. Cách dùng thông thường (Các nguồn tài liệu: các sách phù dẫn, thêm vào số sách đã kể ra ở trên).Phương thức thực hiện liên hệ với phương diện tra cứu này là khảo xét mọi tài liệu có thể tham khảo về các hình thức khác nhau mà một từ ngữ đã được sử dụng để cố phân loại chúng nếu có thể phân loại được. Căn cứ vào các loại sử dụng khác nhau cũng như cách dùng nào là vượt trội nhất, ta có thể khám phá ra cách thức cơ bản mà một từ ngữ đã được sử dụng. Tuy nhiên, phải nhớ rằng nói cho cùng thì mỗi một từ đều phải được lý giải trong cùng ánh sáng của văn mạch riêng biệt của nó.a. Ứng dụng cho các nơi chốn (địa điểm) - ”...Đức Chúa Trời bèn ở giữa bụi gai gọi (người) rằng:... Hãy cổi giày

Page 169: Phuong phap hoc kinh thanh

ngươi ra, vì chỗ người đương đứng là đất thánh” (XuXh 3:4-5)- “Họ sẽ làm cho ta một đền thánh và ta sẽ ở giữa họ” (25:8)- “Bởi vì Đức Giê-hô-va ngươi đi giữa trại quân ngươi... vậy, trại quân ngươi phải thánh, kẻo Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi thấy sử ô uế ở nơi ngươi, và xây mặt khỏi ngươi chăng” (PhuDnl 23:14)- “Hết thảy người Lê-vi ở trong thành thánh, được hai trăm tám mươi bốn người” (NeNe 11:18)- “Dầu vậy, ta đã lập vua ta trên Si-ôn là núi thánh ta” (Thi Tv 2:6)- “Rày tôi biết Đức Giê-hô-va cứu đấng chịu xức dầu của Ngài. Từ trên trời thánh, Ngài sẽ trả lời người” (20:6)b. Ứng dụng cho các đồ vật - Người (A-rôn) sẽ mặc áo lá trong thánh bằng vải gai... Ấy là bộ áo thánh mà ngươi sẽ mặc...” (LeLv 19:24)- Nhưng qua năm thứ tư các trái nó sẽ nên thánh làm của lễ khen ngợi Đức Giê-hô-va” (19:24)- “Vua Đa-vít cũng biệt các món này riêng ra thánh cho Đức Giê-hô-va...” (IISa 2Sm 8:11)- “Những thầy tế lễ và người Lê-vi đều đem lên cái hòm, hội mạc, và các khí dụng thánh vốn ở trong trại” (IISu 2Sb 5:5)- “Ta đã gặp Đa-vít là kẻ tôi tớ ta, xức cho người bằng dầu thánh ta” (Thi Tv 89:20)c. Ứng dụng cho thời gian. - “Rồi Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi” (SaSt 2:3)- “Ngày đầu, các ngươi sẽ có một sự nhóm hiệp thành, chẳng nên làm một công việc xác thịt” (LeLv 23:7)- “Khá định sự kiêng ăn (thánh, theo bản Anh văn), gọi một hội đồng trọng thể, nhóm các trưởng lão và hết thảy dân cư trong đất lại nơi nhà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, và hãy kêu cùng Đức Giê-hô-va” (Gio Ge 1:14)d. Ứng dụng cho người ta.#- Với con người để trở thành một tác nhân tích cực:. “Trong vòng dân Y-sơ-ra-ên, bất luận người hay vật hãy vì ta biệt riêng ra thánh mọi con đầu lòng; bởi con đầu lòng thuộc về ta” (XuXh 13:2). Đoạn, hãy lấy bộ áo đó mặc cho A-rôn anh người, cùng các con trai người, hãy xức dầu cho, lập và biệt riêng ra thánh, để họ làm chức tế lễ trước mặt ta” (26:41). “Vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi; ta là thánh nên các ngươi phải nên thánh, thì sẽ được thánh. Các ngươi chớ vì một con nào của loài công trùng trên mặt đất mà làm lây ô uế cho thân mình” (LeLv 11:44). “Hãy truyền cho cả hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng: Hãy nên thánh, vì ta, Giê-

Page 170: Phuong phap hoc kinh thanh

hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, vốn là thánh” (19:2)- Với Thượng Đế, là tác nhân tích cực. ”...nhứt là các ngươi hãy giữ ngày sa-bát ta... để thiên hạ biết rằng ta là Đức Giê-hô-va, làm cho các ngươi nên thánh (XuXh 31:13). “Các ngươi hãy giữ làm theo những luật pháp ta: Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng làm cho các ngươi nên thánh” (LeLv 20:8). ”...trước khi ngươi sanh ra, ta đã biệt riêng ngươi (nên thánh), lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước” (Gie Gr 1:5)e. Ứng dụng cho Thượng Đế - Để mô tả mối liên hệ giữa Ngài với loài người. ”...và ta sẽ được tỏ ra thánh trong các ngươi ở trước mắt dân ngoại” (Exe Ed 20:41). “Ta sẽ làm nên thánh danh lớn của ta, là danh đã bị phạm trong các dân giữa các dân đó, các ngươi đã phạm danh ấy. Chúa Giê-hô-va phán: Như vậy, các dân tộc sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va khi trước mắt chúng nó, ta sẽ được tỏ ra thánh bởi các ngươi” (36:23)- Để mô tả đặc (cá) tính của Ngài. Tính cách vô đối của Ngài - “Đấng Thánh phán rằng: Vậy thì các ngươi sánh ta cùng ai? Ai sẽ bằng ta?” (EsIs 40:25). Tính cách không thể đến gần của Ngài - “Bấy giờ Bết-sê-mết nói: Ai có thể đứng nổi trước mặt Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chí thánh?...” (ISa1Sm 6:20). Thần tánh Ngài - “Ta cầm sự nóng giận lại và sẽ chẳng lại hủy diệt Ép-ra-im. Vì ta là Đức Chúa Trời, không phải là người; ta là Đấng thánh ở giữa ngươi, chẳng lấy cơn giận đến cùng ngươi...” (OsHs 11:9). Tính cách cao trọng của Ngài - “Đấng cao cả ở nơi đời đời vô cùng, danh Ngài là Thánh có phán như vầy: Ta ngự trong nơi cao và thánh, với người có lòng ăn năn đau đớn và khiêm nhường...” (EsIs 57:15). Tính cách thuần khiết đạo đức của Ngài - “Các Sê-ra-phin cùng nhau kêu lên rằng: Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân... Bấy giờ tôi (Ê-sai) nói: khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!” (6:3, 5)3. Tóm tắt một phần các phát triển a. Nghĩa đầu tiên - một mối liên hệ (căn cứ cả vào ngữ nguyên lẫn trên cách dùng thông thường vượt trội)- Vạch rõ mặt tiêu cực - tách rời với cái thông thường (XuXh 3:4, 5; Thi Tv 89:20; Exe Ed 20:41; OsHs 11:9)- Vạch rõ mặt tích cực - dâng lên hoặc được biệt riêng ra để phụng sự Thượng Đế (XuXh 13:2; IISa 2Sm 8:11; Gie Gr 1:5) (6)

Page 171: Phuong phap hoc kinh thanh

b. Nghĩa hàm ngụ - một phẩm chất (sự thuần khiết đạo đức) (LeLv 11:44; PhuDnl 23:14; EsIs 6:3, 5)c. Mối liên hệ giữa chúngMuốn có đầy đủ phẩm cách để phụng vụ Thượng Đế, là chủ đích của sự thuần khiết liên hệ với các nơi chốn, đồ vật, thì giờ và con người phải có sự phân rẽ, cách ly với những gì vốn được dùng cho những công việc thông thường không phải là việc phụng vụ Thượng Đế, và phải được dâng lên, được biệt riêng ra cho Ngài. Nhưng vì tình trạng thông thường là ô uế, bất khiết; cho nên việc rút ra khỏi cái thông thường đòi hỏi sự rửa sạch, thanh tẩy. Và hơn thế nữa vì Thượng Đế vốn cách biệt với loài người tội lỗi, và do đó, vốn thuần khiết về phương diện đạo đức, cho nên chỉ có những gì đã được thanh tẩy, tinh luyện mới thích hợp để được dùng vào việc phụng vụ Ngài. Như thế, nghĩa đầu tiên cung cấp phần nguyên nhân của điều mà nghĩa hàm ngụ vốn là hậu quả không trốn tránh vào đâu được. Việc biệt riêng ra cho Thượng Đế bao hàm việc thanh tẩy (6)

PHỤ LỤC C : BỐ CỤC HỢP LÝ

1. Mô tả các bố cục hợp lý. Về căn bản, thì bố cục hợp lý khác với bố cục theo đề mục. Cái sau quan tâm đến nhiều góc cạnh song hành với đề mục. Thí dụ, nếu cần phác thảo một bố cục về đề tài “Thành phố Nữu ước”, một vài trong số các phần lớn của nó sẽ là “Diện tích của nó”, “Trọng tâm của nó” hoặc “Quốc tế chủ nghĩa của nó”. Vậy, quả thật là các giai đoạn ấy đều có liên hệ với nhau, nhưng chúng vốn khá phân biệt nhau, đủ để chúng có thể đựơc đưa ra đề cập như những nét đặc trưng riêng rẽ. Mặt khác, một bố cục hợp lý bao gồm nhiều bước liên tục và lệ thuộc lẫn nhau, mỗi bố cục như thế có bản tính lý luận; nó có khuynh hướng muốn chứng minh một điều gì đó. Nó nói lên sự phát triển hợp lý. Nó không chỉ mô tả một đề mục mà thôi, nhưng còn hậu thuẫn cho một kết luận nữa.2. Công dụng của các bố cục hợp lý. Căn cứ vào cách mô tả một bố cục hợp lý trên đây, rõ ràng là loại bố cục này giúp ích đặc biệt cho việc nghiên cứu loại văn học có tính cách ý (thức) hệ, như trong thư La-mã hoặc thư Hy-bá.Ta phải biết rằng loại bố cục này chỉ là một phương tiện dẫn đến chỗ nắm vững được cái hợp lý (the logic) của một đơn vị văn chương. Việc sử dụng nó không hề hàm ý rằng trước giả của khúc sách hoặc của quyển sách ấy vốn có sẵn một bố cục trong tâm trí mình và ông ta cứ theo đó mà viết ra như chỉ là một tên nô lệ hành động theo sự sai khiến của chủ mình. Nó chỉ được sử dụng như một công cụ nhờ đó người ta vẽ lại sự tiến triển hợp lý của nó, để khám ph1 xem các tư tưởng khác nhau có liên hệ với nhau như thế nào, để

Page 172: Phuong phap hoc kinh thanh

xác định xem đâu là điều chủ yếu và đâu là điều thứ yếu, và để biết chắc chiều hướng mà trước giả tiến về đoạn kết luận.Cần lưu ý thêm rằng bố cục hợp lý là một phương tiện bất toàn. Nó có các khuyết nhược điểm của nó, như ta sẽ phát giác ra ngay khi dùng nó đến một chừng mực quan trọng nào đó. Tuy nhiên, dường như nó là công cụ tốt nhất có thể dùng để đưa ta đến chỗ phải đối diện với cách khai triển và sức mạnh của một khúc sách có tính cách lý luận.3. Các gợi ý để thiết lập những bố cục hợp lý a. Dùng hình thức câu cho bố cục, vì sức mạnh của một luận cứ chỉ có thể được nói lên bằng những câu thật đầy đủ mà thôi.b. Các phân tích về chủ đích, cơ sở hậu quả, v.v... có thể đặt trong hai dấu ngoặc đơn sau nhiều câu khác nhau của bố cục. Bản thân chúng không thể là những điểm cấu thành bố cục.c. Chỉ ra thật rõ ràng và vững chắc các mối liên hệ giữa các ý niệm bằng một hoặc cả hai phương pháp sau đây: một là bằng vị trí - thí dụ như - một vị trí thứ yếu chỉ cho thấy một ý niệm thứ yếu, và hai là bằng cách liên từ, như “do đó”, “vậy”, “vì thế”, “vì lý do ấy” hoặc bằng các vế lệ thuộc hay độc lập. Các mối liên hệ phải được diễn tả thế nào cho kết quả của nó chứng minh được điều mà trước giả đang chứng minh.d. Trên đầu mỗi bố cục phải nêu rõ luận đề của khúc sách bằng một mệnh đề. Một luận đề như thế, ngoài nhiều điều khác ra phải nêu rõ mối liên hệ hợp lý của khúc sách với văn mạch cận tiếp của nó và chủ đích của nó trong sự chuyển biến của cả quyển sách. Có khi luận đề này được vạch rõ một cách công nhiên, cũng có khi nó co tính cách mặc nhiên, hàm ngụ. Trong cả hai trường hợp, luận đề đều phải được tìm thấy và ghi nhận. Phải cẩn thận đi tìm luận đề bằng quy nạp pháp, chớ không phải bằng cách đặt chồng lên một khúc sách. Bố cục phải chứng minh được các bước hợp lý mà trước giả đã noi theo để hậu thuẫn cho luận đề của mình.e. Như đã chỉ rõ trong gợi ý trước, một bố cục hợp lý phải bao gồm được cả những gì là công nhiên lẫn mặc nhiên (hàm ý) trong một đơn vị. Nếu muốn hiểu sức mạnh đầy đủ của một luận cứ trong một khúc sách lý luận; ta phải đọc được cả những gì không xuất hiện rõ ràng trên các hàng chữ nữa. Tuy nhiên, ta phải thận trọng đặt cơ sở cho các kết luận của mình trên những dữ kiện khách quan, chớ không phải chỉ trên óc tưởng tượng thuần tuý mà thôi (7)f. Phải noi theo thứ tự trong khúc sách để tránh việc đảo lộn trật tự luận lý của nó. Có khi thay đổi thứ tự của văn bản cũng không khiến nó khác đi bao nhiêu, nhưng lắm khi hậu quả của việc làm ấy sẽ khiến có nhiều thay đổi nghiêm trọng. Do đó, cách làm an toàn là phải theo đúng cách sắp xếp của một khúc sách.

Page 173: Phuong phap hoc kinh thanh

g. Phải vét cạn vắt kiệt khi bạn lập bố cục, vì nhiều tư tưởng trong một số các khúc Kinh điển vốn kết chặt mật thiết vào nhau đến nổi bỏ sót một tư tưởng nào đó, là tạo ra một chiếc hố sâu ngăn cách nghiêm trọng cho luận cứ. Tốt nhất là phải vét cạn vắt kiệt nếu có thể được, còn hơn là chưa vét cạn vắt kiệt đủ.h. Nên dùng hình thức bố cục thông thường, là I, A, 1, a, , ., v.v..Đừng dùng “I” nếu sau nó không có phần “II”, “A” nếu sau nó không có phần “B”, v.v.. Vì lập bố cục bao hàm việc đưa ra hai góc cạnh hoặc nhiều hơn nữa của một điều *vấn đề) gì đó. Nếu không có ít nhất là hai phương diện của một ý niệm nào đó cần phải được khảo xét, thì không nên lập bố cục. Do đó, thí dụ như nếu ta đặt một phần “A” dưới một phần “I” mà không có phần “B” tương ứng, thì phải kết hợp phần “A” với phần “I” (8)i. Nên dùng chính lời lẽ của bạn. Phải tránh việc chỉ lặp lại ngôn từ của văn bản.j. Một bố cục hợp lý phải phục vụ cho hai mục tiêu: tổng hợp và phân tích. Các điểm chủ yếu, nhất là “I” và “A” phải có tính cách tổng hợp. Thí dụ những phần được đánh số La-mã phải tổng hợo được tối đa các ý niệm tương tự liên hệ với một luận đề nào đó. Mặt khác, các điểm nhỏ hơn phải tiêu biểu cho góc cạnh phân tích của một bố cục. Chúng phải chứa đựng các luận cứ riêng rẽ được đan dệt vào nhau nhằm hậu thuẫn cho các luận cứ quan trọng hơn và cho luận đề.k. Nên tránh việc chia những câu ra quá nhiều phần nhỏ vì nguy cơ có thể bị mất tính liên tục; mặt khác, nên tránh đưa quá nhiều ý niệm vào trong một câu vì nguy cơ có thể đánh mất tính cách quan trọng của từng ý niệm một.l. Chỉ ra các chương và câu sách tham khảo sau các điểm quan trọng của bạn.m. Chỉ lập bố cục sau khi bạn đã nghiên cứu thật thấu đáo và xem đó như một phương tiện để tóm tắt công trình nghiên cứu của bạn. Nếu ta đã nghiên cứu thật kỹ một khúc sách rồi, nó phải được lập thành một bố cục theo ý mình muốn. ta không nên quan tâm đến việc lập bố cục như đã làm trong tiến trình lý giải (9)4. Các thí dụ về các bố cục hợp lý a. Thí dụ về một bố cục chi tiết (RoRm 1:18-32)Luận đề:Người ngoại quốc cần có Phúc âm cứu rỗi, vì một khi đã có được chân lý (đã được) mặc khải của Thượng Đế rồi, họ lại cố ý huỷ bỏ nó do họ không tôn trọng Ngài, cho nên trở thành đối tượng của sự phán xét công bằng của cơn thạnh nộ Ngài (918) (10)I. Ho đã biết rõ sự thật (chân lý) về Thượng Đế, vì Ngài đã mặc khải nó rất rõ ràng cho họ rồi; do đó họ không thể bào chữa gì được, việc lẽ là họ ngu

Page 174: Phuong phap hoc kinh thanh

dốt, thiếu liên kết (cc.19-20) (SỰ MẶC KHẢI - HỆ QUẢ LÀ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM)A. Vì điều nhờ đó người ta có thể học biết về Thượng Đế, tức là về sự hiện hữu và bản tính Ngài, đều vốn được họ biện biệt phân minh vì Thượng Đế đã cố tình vạch rõ cho họ thấy cả rồi (c.19 - Sự kiện mặc khải)1. Điều này là đúng sự thật, ngay từ khi đặt nền móng cho thế giới này, vì công trình sáng tạo chính là phương tiện bởi đó Thượng Đế đã tự bày tỏ mình ra cho họ (c.20a - sức hậu thuẫn - Thì giờ và phương tiện mặc khải)2. Vì thông qua công trình sáng tạo, điều có thể nhìn thấy được - tức là tính cách vô hình của Thượng Đế, quyền năng đời đời của Ngài và tính cách khác hẳn loài người của Ngài - đều được khiến cho mọi người nhìn thấy rõ ràng cả rồi (c.20b - Sức hậu thuẫn của mặc khải)B. Vì cớ sự tự biểu hiện rõ rệt này của sự hiện hữu và bản tính của Thượng Đế, họ không thể tự bào chữa cho các hành động của mình viện lẽ là do họ không biết (c.20c - Chủ đích và kết quả) của sự mặc khải - Trách nhiệm)II. Vì tuy đã được mặc khải rõ ràng chân lý về Thượng Đế, họ vẫn cố tình khước từ nó và không chịu hành động đúng theo đó (cc.21-23 - TỪ BỎ và THOÁI HÓA)A. Thay vì ngưỡng mộ Thượng Đế phù hợp với tính cách vĩ đại Ngài đã tự biểu hiện, và thay vì tri ân Ngài về những gì Ngài đã cung cấp cho, họ lại khước từ không chịu thờ phượng hoặc tạ ơn Ngài (c.21a - Tương phản - không chịu thờ phượng - Bước suy tàn đầu tiên)B. Trái lại, họ bị thất bại ngay trong tư tưởng vì cố gắng lý luận là không có một định đề lấy Thượng Đế làm cơ sở. Hệ quả là ngay từ nơi sâu thẳm nhất của đời sống, họ đã bị hoang mang, lẫn lộn (c.21b - Tương phản - Trí tuệ và tấm lòng họ trở thành u mê, tối tăm - Bước suy tàn thứ hai)C. Hậu quả là họ đã hoàn toàn tự lừa dối mình, tự cho là khôn gnoan trong khi thật ra lại điên dại; và chiều sâu của sự kiện họ đã được chứng tỏ bằng sự kiện họ đánhđổi vẻ rạng rỡ uy nghiêm của Thượng Đế chân thật, không hề băng hoại để chỉ lấy cái tương tự như vậy của loài người, loài chim, loài thú bốn chân và cả loài sâu bọ vốn băng hoại mà thôi (cc.22,23 - Hậu quả - Thờ phượng sai lầm - Bước suy tàn thứ ba)III. Vì họ đã được Thượng Đế mặc khải thật rõ ràng nhưng lại cố tình hủy bỏ nó đi, Thượng Đế đoán phạt họ bằn cách cất đi cái khả năng biết tự chế của lương tâm và lý trí của họ, và phó mặc họ cho các dục vọng hư hoại và tâm trí đã bị hư hỏng của chính họ (cc.24-32 - Sự BÁO TRẢ - KẾT QUẢ)A. Thượng Đế phó mặc họ cho quyền năng của dục vọng của lòng họ (cc.24-25 - Hậu quả)1. Hệ quả là họ trở nên ô uế bằng cách tự hành hại thân thể của nhau (c.24 - Hậu quả tiếp theo)

Page 175: Phuong phap hoc kinh thanh

2. Xin nhắc lại là Thượng Đế đã phó mặc họ cho các dục vọng đồng thời với các hậu quả của chúng, sở dĩ đã đến với họ vì họ đánh đổi Thượng Đế chân thật, là Thượng Đế của quyền năng và thần tánh đời đời để nhận lấy các thần không có thật, và vì họ thờ lạy và phục vụ các loài thọ tạo thay vì chính Đấng Tạo Hóa, là Đấng duy nhất đáng được ca ngợi tán tụng (c.25 - Nhắc lại lý do)B. Vì họ đánh đổi Thượng Đế chân thật lấy các thần giả dối, đánh đổi Đấng Tạo Hóa lấy các loài thọ tạo, Thượng Đế đã phó mặc họ cho quyền lực của những đam mê đáng xấu hổ của họ (cc.26-27 - Nhắc lại lý do và hậu quả phụ trội)1. Hậu quả là phụ nữ đổi cách luyến ái tự nhiên thành các thói xấu bất bình thường (c.26b - Hậu quả)2. Cũng vậy, đàn ông luyến ái lẫn nhau theo lối tình dục đồng giới, mà hậu quả là phải nhận lấy sự đoán phạt phải lẽ dành cho họ (c.27 - Hậu quả tương tự)C. Xin nhắc lại một lần nữa, là vì họ cố tình khước từ không chịu tán thành và nhìn nhận Thượng Đế ngay trong tư tưởng, nên Thượng Đế cũng phó mặc họ cho quyền năng của một tâm trí vô lại, thoái hóa, do đó, họ sa ngay vào đủ cách ăn ở ứng xử vô lý và bất thích hợp, cả về mặt cá nhân lẫn về mặt xã hội (cc.28-32 - Nhắc lại lý do và các kết quả phụ trội).1. Do đó, họ phạm đủ thứ bất công gian ác, tham lam quỉ quyệt. Họ đầy lòng ghen tị bất mãn, thù hận đến mức có thể giết người, gian trá, có tâm trí xảo quyệt, ganh đua, giả dối. Họ nói xấu, phao vu, thù ghét phỉ báng Thượng Đế, xấc láo kiêu căng, khoác lác, ưa tìm cách làm ác mới mẻ, bội nghịch cha mẹ, không phân biệt thiện ác, không tình nghĩa, không thương xót (cc.29-31 - Hậu quả và Cá biệt hóa)2. Thật vậy, họ hoàn toàn hư hỏng đến độ, tuy biết rõ luật Thượng Đế quy định rằng hễ ai phạm vào các tội lỗi ấy thì sẽ bị tử hình theo lẽ công bằng, không tránh né vào đâu được, nhưng họ chẳng những tự mình làm tội, mà còn vỗ tay tán thưởng những ai cùng làm như họ nữa (c.32 - Hậu quả phụ trội và Cá biệt hóa) (11)b. Thí dụ về một bố cục tóm tắt (2:1-3:8)Luận đề:Người Do-thái cũng cần Phúc âm cứu rỗi. Vì sự phán xét có tính cách phổ quát căn cứ vào cá tính và các hành vi thật sự; và vì người Do-thái tuy đã được đặc quyền lớn lao và do đó tự xưng là bậc thầy, cũng khiếm khuyết về phương diện luận lý đạo đức đến nỗi nhân vì họ mà người ngoại quốc nói phạm đến Thượng Đế, cũng vì họ không thể nhờ vào phép cắt bì thuộc thể hay tự xưng mình là công chính mà được miễn trừ cho nên chính họ cũng đang bị Thượng Đế định tội.

Page 176: Phuong phap hoc kinh thanh

I. Sự phán xét có tính cách phổ quát, căn cứ vào cá tính và các hành động thật sự (2:1-16 - NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT)II. Vì sự phán xét có tính cách phổ quát căn cứ vào cá tính và hành động thật sự cho nên chính người Do-thái, tuy được nhiều đặc ân đặc quyền và vì họ biết rõ là họ có thể dạy bảo cho người khác nhưng lại hư hỏng về mặt luân lý đạo đức đến nỗi khiến cho người ngoại quốc nói phạm đến Thượng Đế, cho nên tôi xin nói rằng chính các ông, là người Do-thái cũng đang bị Thượng Đế định tội y như người ngoại quốc vậy (2:17-24 - ỨNG DỤNG ĐẶC THÙ)III. Vì đã phạm tội và ở dưới sự phán xét, các ông sẽ không thoát được cơn thịnh nộ, hoặc bằng cach viện lẽ các ông đã chịu phép cắt bì thuộc thể, hoặc bằng bất cứ bao nhiêu lý luận để mong vượt thoát, hoặc hợp lý hoá trường hợp của chính mình (2:25-3:8 - PHẢN BÁC LẠI NHỮNG LỜI PHẢN ĐỐI ĐƯỢC DỰ ĐOÁN LÀ NGƯỜI DO-THÁI CÓ THỂ ĐƯA RA)

PHỤ LỤC D : SỬ DỤNG SÁCH CHỈ NAM NÀY TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁCH NGHIÊN CỨU KINH THÁNH ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Vì phương pháp tiếp cận trình bày trong quyển sách chỉ nam này có vẻ mới mẻ, chúng tôi cảm nghĩ rằng quý vị giáo sư đọc tập tài liậu này có lẽ rất quan tâm muốn biết tác giả của nó sử dụng nó như thế nào để giảng dạy cách nghiên cứu Kinh Thánh đúng phương pháp.Trước khi chỉ ra điều ấy, tác giả muốn nói rõ ràng có rất nhiều cách sử dụng quyển sách chỉ nam này, tùy theo mục đích và các đòi hỏi của những hoàn cảnh cụ thể. Do đó mà trong phần phát biểu tiếp sau đây, sẽ không hề hàm ý là chỉ có một phương pháp duy nhất là đúng để sử dụng nó.Chỉ có một nguyên tắc căn bản mà người ta có thể khẳng định chắc chắn là có giá trị phổ quát mà thôi. Ấy là nếu ta phải truyền dạy điều gì đúng phương pháp, thì đó là nghiên cứu Kinh Thánh có phương pháp vậy. Về điểm này, thì chắc ai ai cũng phải nhất trí. Vì làm khác đi, tức là phủ nhận chính điều mà ta đang cố gắng hoàn tất bằng chính phương pháp mình đang dùng để hoàn tất nó. Mặt khác, nếu ta được sự hướng dẫn của một ước muốn làm việc thật đúng phương pháp, thì những điểm có phần khác nhau đã được đề cập trước đây trong những trường hợp cá biệt, sẽ chẳng có gì khác nhau về bản chất cả.Tác giả đã dùng tập sách chỉ nam này kết hợp với việc nghiên cứu sách Phúc âm Mác mà vì chính bút pháp thuật sự đơn sơ dung dị của nó đã tự giới thiệu mình là một sách rất tốt có thể sử dụng để giảng dạy cách nghiên cứu theo quy nạp pháp. Trong giáo trình này, đã không có nỗ lực nhằm bao quát trọn vẹn sách Phúc âm ấy. Trái lại, sách ấy chỉ được dùng như một khu đất nhằm chứng minh và thực tập nhiều nguyên tắc và bước đi khác nhau của việc

Page 177: Phuong phap hoc kinh thanh

nghiên cứu đúng phương pháp.Giáo trình này được chia thành hai phần chính, mỗi giai đoạn sẽ được thảo luận tiếp sau đây.1. Nghiên cứu kỹ tập sách chỉ nam. Phần mở đầu cho giáo trình được dành cho việc đọc lướt qua tập sách chỉ nam này. Mục đích của việc đọc lướt qua như vậy không nhằm giúp người sinh viên (nghiên cứu) thông hiểu và thu nạp được tất cả những lời phát biểu trong quyển sách, vì đó là điều không thể làm nổi, do bản tính của việc nghiên cứu một cách có phương pháp. Mặt khác, chủ đích của nó nhằm thực hiện hai mục tiêu.Mục tiêu thứ nhất là cho người sinh viên một cái nhìn bao quát toàn diện trước khi bị đòi hỏi sử dụng các thành phần riêng lẽ. Điều này giúp người ấy có được một ý niệm có tổ chức và bao quát của công tác nghiên cứu theo quy nạp pháp vốn hãy còn thiếu khi ta bị đẩy vào các bước chi tiết của nó một cách không có hệ thống. Hậu quả là người sinh viên sẽ hiểu rõ vai trò và chức năng của từng giai đoạn riêng biệt trong mối liên hệ với các giai đoạn khác, và sẽ nhờ đó mà thực thi từng bước một cách thông minh hơn. Vì người ấy sẽ thấy trước chủ đích của từng bước, nhờ biết rõ điều gì sẽ tiếp theo sau. Người ấy sẽ được hưởng các lợi ích tương tự như các lợi ích của người được lên tầng chót của tòa cao ốc Empire State để nhìn thấy toàn thể thành phố Nữu ước trước khi cố gắng tìm đường đi từ đường phố này sang đường phố khác trong đó (12).Mục tiêu thứ hai của việc nghiên cứu sơ khởi quyển danh sách chỉ nam này, là cấp cho người nghiên cứu một phần kiến thức có thể đem ra sử dụng trong công tác nghiên cứu. Chức năng này có thể ví sánh với việc cung ứng cho một sinh viên học môn hình học các định đề và định lý để người ấy có thể sử dụng giải đáp các bài toán hình học.Thí dụ như về sau, người ấy được yêu cầu phải quan sát, người ấy sẽ biết rõ ý nghĩa, chủ đích và đối tượng mà mình quan sát, hay ít ra cũng biết là mình có thể tìm chúng ở đâu. Mặt khác, đòi hỏi một sinh viên phải quan sát mà không cho người ấy biết rõ ý nghĩa của việc quan sát hay phải thực hiện việc quan sát như thế nào, thì thật chẳng khác gì bảo anh ta giải đáp các bài toán hình học trước khi anh ta biết các định đề và định lý hình học.Sự kiện này từng là một đòn đau gây kinh ngạc cho tác giả nhiều năm trước đây trong một khóa học về vấn đề nghiên cứu đúng phương pháp. Gần nửa niên học đã trôi qua trong đó nhiều thì giờ đã được sử dụng để chứng minh và thực tập phần khảo sát. Bỗng trong một giờ thảo luận nọ của cả lớp học, một sinh viên đã đưa ra câu hỏi “Quan sát là gì?” Nhưng điều còn đáng ngạc nhiên hơn nữa đối với tác giả, là cả lớp học đều đồng thanh với người sinh viên đã đưa ra câu hỏi đó, và yêu cầu hãy chứng minh xem đúng ra thì quan

Page 178: Phuong phap hoc kinh thanh

(khảo) sát có nghĩa gì và phải thực hiện nó như thế nào. Kinh nghiệm ấy đã đưa tác giả tới chỗ phải nghiêm khắc xét lại phương pháp giảng dạy của mình, và đi đến kết luận là người sinh viên phải được cho biết trước một số các định nghĩa đặc thù và sự kiện cụ thể, nếu muốn cho những lần chứng minh trong lớp học và việc thực tập cá nhân tiếp thu được gần đầy đủ các tiềm năng của chúng.Phải chia phần số tài liệu của tập sách chỉ nam này như thế nào cho lần nghiên cứu sơ khởi này thì tùy thuộc vào số thì giờ dành cho từng giáo trình riêng biệt. Tuy nhiên, ta phải lập kế hoạch để đọc nó tùy theo số các đơn vị của công tác nghiên cứu đúng phương pháp. Nếu cần thì đoạn có nhan đề là “Vài loại lý giải sai” hoặc một số các đoạn khác, có thể đựơc gác lại trong lần đọc qua đầu tiên (13).Trong thời gian quyển sách chỉ nam này được các sinh viên nghiên cứu, tác giả lợi dụng thì giờ trong lớp học để thảo luận và minh họa số tài liệu đang được đọc liên hệ với từng tiết học một. Khi làm như thế, tác giả sẽ hướng dẫn bằng hai yếu tố: một là các nguyên tắc và thói quen quan trọng nhất, và hai là các điểm khó hiểu nhất. Thí dụ liên hệ với yếu tố đầu tiên ở đây trong khi các sinh viên đọc đoạn về công tác khảo sát, tác giả sẽ thảo luận vấnđ ề cách cấu trúc và minh họa nó bằng các khúc sách trong sách Phúc âm Mác sẽ không thể được nghiên cứu trong giáo trình. Về yếu tố thứ hai, các câu hỏi của các sinh viên thường chỉ ra một số các vấn đề khó lãnh hội đối với họ. Điều này không hề hàm ý rằng tất cả các thắc mắc của họ đều có thể đựơc giải đáp ngay từ đầu, vì một số đòi hỏi phải có thời gian để trí hiểu của người sinh viên được phát triển (14). Tuy nhiên, người dạy phải cố gắng trả lời ngay một số các câu hỏi. Đó là các câu hỏi mà tác giả khảo sát trong giai đoạn bắt đầu này.2. Ứng dụng sách chỉ nam này vào các khúc sách chọn lọc trong Phúc âm Mác. Sau khi các sinh viên đã nghiên cứu qua tập sách chỉ nam này, họ sẵn sàng sử dụng phần tài liệu liên quan với sách Phúc âm Mác. Điều này có thể thực hiện theo hai cách: một là người ấy có thể ứng dụng toàn tập sách chỉ nam này cho từng khúc sách một, nghĩa là bắt tay nghiên cứu thật đầy đủ, trọn vẹn, từng khúc sách một; hoặc hai là người ấy có thể thực tập ứng dụng từng bước một việc nghiên cứu đúng phương pháp riêng rẽ.Cả hai cách trên đều đó các khuyết điểm cũng như các ưu điểm của chúng. Tuy nhiên, do yếu tố thì giờ và bản tính của việc nghiên cứu theo quy nạp pháp, thì theo tác giả, dường như phương pháp thứ hai là thích hợp nhất để giảng dạy người mới bắt đầu cách nghiên cứu đúng phương pháp.Lý do chính cho phán đoán trên đây, ấy là vì phương pháp tiếp cận đầu tiên có khuynh hướng khuyến khích tính nông cạn, chỉ chú trọng vào bề mặt. Vì

Page 179: Phuong phap hoc kinh thanh

nếu khi chuẩn bị cho mỗi tiết học, người sinh viên bị đòi hỏi phải khảo sát, lý giải, đánh giá, ứng dụng và liên kết thì rõ ràng là người ấy sẽ không thể thực hiện thật chu đáo một phần việc vào trong số vừa kể trên cả, và hậu quả là người ấy sẽ không thể phát triển được phần hiểu biết và tài khéo léo cần thiết để thực hiện tốt đẹp bất kỳ một phần việc nào trong số đó. Mặt khác, phương pháp tiếp cận thứ hai vun đắp một sự thông suốt thấu đáo hơn từng bước một và tài năng để thực hiện nó. Một khi đã có nó làm nền móng cuối cùng, người sinh viên sẽ có thể tự mình tiếp cận công tác nghiên cứu Kinh Thánh vừa thực tế vừa có giá trị (15). Vì thế, tác giả hướng dẫn lớp học thực hành từng bước nghiên cứu đúng phương pháp riêng rẽ một số các khúc sách trong Mác.Do đó, nhiều tiết học đầu tiên tiếp sau giai đoạn nghiên cứu tập sách chỉ nam này được dành cho việc kết hợp công tác khảo sát, với công tác đặt các câu hỏi dẫn đến việc lý giải (16). Có hai giai đoạn trong công tác khảo sát cần được chú trọng: đó là phân tích và tổng hợp (17). Điều thứ hai được chú trọng nhiều hơn vì bản tính của nó là quan tâm trước nhất đến công tác khảo sát cách cấu trúc (18). Trong giờ học, tác giả chứng minh kỹ thuật khảo sát, khúc sách đang nghiên cứu. Tác giả cũng cố gắng vạch rõ các giá trị của những nhận xét (do khảo sát) đưa ra bằng cách chứng minh chúng cấu thành phần nền móng cho việc lý giải sâu nhiệm hơn khúc sách ấy như thế nào.Nhóm các giai đoạn tiếp theo được dành cho việc lý giải thực sự, gồm có phần trả lời các câu hỏi dẫn đến việc lý giải và cách đúc kết chúng. Để thực hiện việc này dường như khôn ngoan nhất là nên chọn các lối lý giải quyết định có tính cách cơ bản nhất và tập trung vào chúng một cách riêng rẽ, chớ không phải là yêu cầu sinh viên sử dụng tất cả các yếu tố ấy đối với tưng khúc sách một. Thí dụ các yếu tố liên hệ với việc nghiên cứu từ ngữ có thể được nhấn mạnh trong một giai đoạn ở lớp học. Vấn đề về các mối liên hệ văn mạch như một yếu tố lý giải quyết định có thể được nhấn mạnh vào một giai đoạn khác. Tuy ta không thể đề cập tất cả các phụ liệu theo cùng một cách giống như thế, các sinh viên sẽ lãnh hội được đến mức tối đa các yếu tố đã được đề cập và có nền móng vững chắc để sử dụng những gì chưa được đề cập hơn là nếu họ bị đòi hỏi phải áp dụng tất cả các yếu tố cho từng khúc sách một.Tác giả dành phần lớn thì giờ trong lớp cho hai bước nghiên cứu vừa kể trên. Số còn lại được dùng cho công tác đánh giá, ứng dụng và liên kết. Lý do để làm như thế là niềm tin rằng một khi công tác khảo sát và lý giải đã được thực hiện đến nơi đến chốn và phải lẽ, thì các bước tiếp theo sẽ được thực hiện dễ dàng hơn là nếu ta làm khác đi rất nhiều.Điều bất lợi chính cho phương pháp tiếp cận này nằm trong sự kiện do muốn thay đổi (bầu không khí) và duy trì sự quan tâm chú ý, thì dành nhiều tiết

Page 180: Phuong phap hoc kinh thanh

học cho một khúc sách để nghiên cứu thật thấu đáo theo đúng phương pháp, là không khôn ngoan. Tuy nhiên, điều bất lợi này không quan trọng lắm, vì các sinh viên đã được chỉ bảo rõ ràng rằng các kết luận của họ phải chỉ có tính cách thể nghiệm mà thôi, cho nên hậu quả là không nhất thiết phải lao đầu vào một công trình nghiên cứu thật rốt ráo từng khúc sách một. Như thế, ta có thể tập trung vào việc khảo sát một khúc sách này, và vào việc lý giải một khúc sách khác.Cần lưu ý rằng những phát biểu trên đây bao hàm việc sử dụng ba đường lối chủ yếu để học và dạy: phần giáo huấn, phần chứng minh, và phần thực tập. Phần đầu được dùng chủ yếu liên hệ với việc đọc kỹ tập sách chỉ nam này, phần thứ hai chủ yếu được thực hiện trong những cuộc thảo luận trong lớp. và phần thứ ba chủ yếu được thực hiện trong việc nghiên cứu riêng của từng cá nhân. Cả ba điều trên đây đều cần thiết và phải có, nhưng quan trọng nhất là phần thực tập mà mỗi cá nhân phải làm khi tự mình nghiên cứu một cách riêng rẽ, về vấn đề này, tác giả thường bảo với các sinh viên của mình rằng nếu phải chọn giữa việc đến lớp với việc làm bài tập ngoài giờ học ở lớp, thì chính bản tính của môn học sẽ khuyến cáo và bắt buộc họ phải chọn điều sau. Vì trong việc học tập sách nghiên cứu Kinh Thánh cho đúng phương pháp, thì không có gì thay thế được cho phần thực tập cả (19)CHÚ THÍCH 1. Một số các mối liên hệ về cấu trúc của biểu đồ này có thể gây thắc mắc, cũng như việc dĩ nhiên đã phải có trong bài tập về Thi thiên 23 (Ante, pp.111-128)2. Ante, pp.38-393. Ante, pp.64-654. Yếu tố phiên dịch cũng có liên quan tới điểm này, vì ngôn ngữ thông dụng đã được sử dụng. Để có thể tận dụng yếu tố này, ta cần đối chiếu nhiều bản dịch với nhau.5. Tuy các phương diện tiêu cực và tích cực của sự thánh khiết cuối cùng vốn bất khả phân ly, như ta có thể đoán ra khi nghiên cứu những khúc sách tham khảo đã cho, việc cố gắng phân biệt giữa chúng với nhau vốn rất bổ ích.6. Nếu muốn cho phần nghiên cứu này có tính cách triệt để hơn, thiết tưởng cần đưa thêm vào việc khảo xét từ ngữ hagiazo, là từ ngữ trong Tân ước tương đương với kadash .7 Ante, p.184.8. Có một số người không đồng ý với gợi ý này với lý do chính đáng; tuy nhiên, tác giả nhận thấy đây là phương pháp tiếp cận thực tiễn nhất.9. Ante, p.16710. Tuy người ngoại quốc không được công nhiên đề cập trong khúc sách

Page 181: Phuong phap hoc kinh thanh

này, do nhiều lý do khác nhau, những câu trong đó dường như bao hàm một phần mô tả thế giới phi Do-thái. Hơn nữa, ý niệm về nhu cầu về Phúc âm vốn ẩn tàng trong câu 18 là câu chỉ ra mối liên hệ. Thật vậy, câu 18 tóm tắt 1:18-32, do đó, hàm chứa yếu tính của luận đề của khúc sách. Phần còn lại của đơn vị là đoạn khai triển trau chuốt cho luận đề ấy. Như thế, có hai định luật cấu trúc chính đang tác động, tức là định luật hậu thuẫn lý tưởng (liên quan với ý (thức) hệ - ideological substantiation) và cá biệt hóa (particularization). Trong những đơn vị khác, có nhiều phương tiện hành văn khác nhau đã được sử dụng. Chúng là gì là điều cần phải khám phá và lợi dụng nếu muốn thiết lập các bố cục hợp lý có giá trị.11. Cần lưu ý là chuyển biến của bố cục này tiêu biểu cho sự tiến bộ của từng trải con người cũng như của luận lý học. Những khúc sách hợp lý khác có thể không theo cùng một trật tự về từng trải y như vậy, vì chúng chuyển từ hậu quả trở về nguyên nhân.12. Ante, p.1413. Ante, pp.167-18114. Ante, p.2215. Ante, pp.20-2116. Ante, pp.97-98,129-13017. Ante, p.7218. Ante, p.22919. Ante, pp.14-15, 230-231.

SÁCH THAM KHẢO

Bảng liệt kê sau đây gồm các tác phẩm chưa được đề cập nhưng sẽ giúp ích đặc biệt cho việc nghiên cứu đúng phương pháp. Một số các tác phẩm ấy thảo luận về các nguyên tắc tổng quát và các tác phẩm khác là những công trình nghiên cứu đặc thù đặt cơ sở trên phương pháp tiếp cận theo quy nạp pháp. Về các tác phẩm khác nữa thuộc lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh nói chung, quý độc giả được khuyên nên tra cứu quyển A Bibligraphy of Bible Study for Theologiacal Students, do Thư viện của Chủng viện Thần học Princeton soạn thảo.Sự kiện có một số tác phẩm đã được tập sách chỉ nam này khuyên nên tham khảo không hề hàm ý rằng tác giả hoàn toàn nhất trí với các quan điểm của chúng. Tuy nhiên, tất cả các tác phẩm được đề nghị đều có một phần giá trị nào đó, và hơn nữa, còn tạo cơ hội cho quý độc giả làm quen với nhiều quan điểm khác nhau, một cơ hội mà chắc người sinh viên muốn nghiên cứu Kinh điển theo phương pháp quy nạp sẽ rất hoan nghênh.Thiết tưởng phải nhấn mạnh một lần nữa rằng các sách tham khảo được đề

Page 182: Phuong phap hoc kinh thanh

nghị trong tập tài liệu chỉ nam này chỉ là sự gợi ý mà thôi. Hãy còn nhiều tác phẩm khác cũng tương đương hoặc còn có giá trị cao hơn các quyển đã được đề cập mà có lẽ quý độc giả cũng rất thích. Nếu quả đúng như thế thì quý vị có thể sử dụng chúng bằng bất cứ giá nào.(Xem bảng liệt kê các sách tham khảo ở hai trang 267-268 cuối sách)