23
Tết Nguyên Đán Bính Thân 2016 PPS: Trần Lê Túy Phượng Click Chuột Nhạc: Xuân Miền Nam

TET 2016 _ Tuy Phuong

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TET 2016 _ Tuy Phuong

Tết Nguyên ĐánBính Thân 2016

PPS: Trần Lê Túy Phượng ClickChuột

Nhạc: Xuân Miền Nam

Page 2: TET 2016 _ Tuy Phuong

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Năm Mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa khác.

Chữ "Tết" do chữ "Tiết" ( 節 ) mà thành. Hai chữ "Nguyên Đán" ( 元旦 ) có gốc chữ Hán; “Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “Đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán”, Tân Niên ( 新年 ) hoặc Nông Lịch Tân Niên ( 農曆新年 ).

Vì Trung Hoa và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Từ “Nguyên”: Nguyên nghĩa của Tết chính là “Tiết” . Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Page 3: TET 2016 _ Tuy Phuong

Nguồn gốc ra đờiTheo lịch sử Trung Hoa, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng Chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng Mười Một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch.

Quan niệm ngày TếtNgười Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ.

Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì màu đỏ có đựng ít tiền dành cho các em tiêu xài ngày Tết.

Page 4: TET 2016 _ Tuy Phuong

Mâm ngũ quảMâm ngũ quả là một mâm trái cây có năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm: chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, quýt, lê-ki-ma, hồng xiêm, hồng đỏ. Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Mâm ngũ quả người miền Nam gồm dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý “cầu sung vừa đủ xài”.

Cây nêuCây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tạo thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu.

Câu đối TếtĐể trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nhà nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo “Câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.

Page 5: TET 2016 _ Tuy Phuong

Hoa TếtNgoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là Đào và Mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ, v.v. Hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet, hoa đồng tiền, v.v. Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo, cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.

Lễ Giao ThừaGiữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mùng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao Thừa. Để ghi nhận thời khắc Giao Thừa, người ta thường làm ba mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình, một mâm cúng thiên địa ở sân trước nhà, cùng một mâm cúng cô hồn - những vong linh không có nơi nương tựa.

Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi.

Xông nhà, xông đấtTheo quan niệm của người Việt, việc xông nhà, xông đất (còn được gọi là đạp đất) có ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ và gia đình suốt cả năm.  Giờ xông đất bắt đầu từ sau giao thừa trở đi. Cách xông đất sau giao thừa thường để người thân trong gia đình tự xông lấy. Gia đình tự chọn một người có vía tốt, tính theo số tử vi, tên, tuổi, (phải là tuổi tam hợp với gia chủ chứ không được nằm trong tuổi tứ hành xung) đi lễ chùa hái lộc từ lúc chưa hết giờ trừ tịch. Đợi sau giao thừa về nhà, người này tự "xông nhà", “xông đất” để mang phúc lộc cho gia đình suốt năm. Nếu như gia đình chọn người ngoại tộc làm việc này thì cũng có sự thỏa thuận của hai bên theo cùng nghi thức.

Page 6: TET 2016 _ Tuy Phuong

Định Phúc Táo Quân ( 定福灶君 )

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị Thần Đất, vị Thần Nhà, vị Thần Bếp.

Tuy vậy người người vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba Ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

“Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn.

Page 7: TET 2016 _ Tuy Phuong

Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ”.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân ( 定福灶君 ), nhưng mỗi người giữ một việc:

• Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

• Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

• Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công", lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.

Page 8: TET 2016 _ Tuy Phuong

Lễ đưa Định Phúc Táo Quân về Trời

Page 9: TET 2016 _ Tuy Phuong

Cây Nêu

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏNêu cao pháo nổ bánh chưng xanh

Page 10: TET 2016 _ Tuy Phuong

Câu đối đỏ

Page 11: TET 2016 _ Tuy Phuong

Mâm ngũ quả - Bàn thờ gia tiên

Page 12: TET 2016 _ Tuy Phuong

Bao lì xì Tết

Lì Xì là một tên gọi của tục lệ mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam và các nước Á Đông, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Trong phương ngữ miền Nam của tiếng Việt, tiền này được gọi là tiền Lì Xì.

Theo tác giả Hạo Nhiên Nghiêm Toản, “Lì Xì” có gốc từ 利市 (Lợi Thị) trong tiếng Trung. Ông khẳng định rằng tiền Lì Xì, mừng tuổi, chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân. Giả thuyết chữ Lì Xì là hai chữ Hán-Việt “Lợi Thị” ( 利是 ) đọc theo âm Quảng Đông được chấp nhận rộng rãi. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọi là 紅包 “ Hồng Bao”.

Page 13: TET 2016 _ Tuy Phuong

Mừng tuổi – Lì xì

Page 14: TET 2016 _ Tuy Phuong

CUNG kính mời nhau chén rượu nồng

Page 15: TET 2016 _ Tuy Phuong

CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong

Page 16: TET 2016 _ Tuy Phuong

TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ

Page 17: TET 2016 _ Tuy Phuong

XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng

Page 18: TET 2016 _ Tuy Phuong

VẠN chuyện lo toan thay đổi hết

Page 19: TET 2016 _ Tuy Phuong

SỰ gì bế tắc thảy hanh thông

Page 20: TET 2016 _ Tuy Phuong

NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn

Page 21: TET 2016 _ Tuy Phuong

Ý nguyện trọn đời đẹp ước mong

Page 22: TET 2016 _ Tuy Phuong

CUNG CHÚC TÂN XUÂN

VẠN SỰ NHƯ Ý!!!

Page 23: TET 2016 _ Tuy Phuong

Cung Chúc Tân Xuân

Trần Lê Túy Phượng

Slideshow này được chia sẻ rộng rãi đến các bạn. Nếu sử dụng, xin ghi rõ nguồn và không sửa đổi nội dung. Chân thành cảm ơn.

This slideshow is shared widely to you. If you use it, please provide the original source and please keep the content in tact. Many thanks.