44
THÁNH KINH NHẬP MÔN ( GIẢN LƯỢT) Bài 1: SỰ MẶC KHẢI I. ĐẠI CƯƠNG 1. Mặc khải kỳ diệu: Sáng Thế Ký ghi lại cách thức Đức Chúa Trời tạo dựng loài người theo hình ảnh Ngài, để con người liên hệ và tương giao với Ngài. Ngài mặc khải về bản chất, ý chỉ của Ngài qua sự chăm sóc, chuyện trò, truyền dạy A-đam. 2. Mặc khải chương trình cứu rỗi: A-đam Ê-va phạm tội chủ tâm bất tuân lệnh Chúa, đáng phải chết. Nhưng Đức Chúa Trời nhân từ vô biên đã tìm A- đam mặc khải chương trình cứu vớt của Ngài. II. MẶC KHẢI TỔNG QUÁT (General Revelation) 1. Mặc khải tổng quát: Chúng ta có thể học biết về Đức Chúa Trời qua: a. Sự sáng tạo: Cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời Toàn năng. b. Sự tế vi (intricacy) của thế giới: Cho chúng ta biết sự khôn ngoan vô cùng của Ngài. c. Lương tâm: Làm chứng về sự thánh khiết và nhân lành của Ngài. 2. Sự mặc khải tổng quát nầy thường bị phủ nhận: Người ta bảo rằng những cái tế vi trong thiên nhiên là do may rủi, và “ lụât đạo đức “ gọi là lương tâm thì do xã hội, giáo dục,.. mà có. Nhưng trong thực tế: a. Chúng ta có thể nhìn biết được Đức Chúa Trời qua thiên nhiên, và qua lương tâm. b. Đại đa số loài người đều luôn luôn tin vào một thần nào đó. c. Bất cứ nền văn hóa nào cũng có những luật đạo đức. II. MẶC KHẢI ĐẶC BIỆT (special revelation) 1. Mặc khải đặc biệt: Đức Chúa Trời nói với A-đam, Ê-va, con rắn, Ca-in, Nô-ê, và nhiều người khác. Đó là mặc khải đặc biệt. 2. Mặc khải bằng miệng: Lúc ban sơ Thượng Đế đối thọai với loài người bằng miệng (oral special revelation). Mãi đến gần năm 3000 T. C thì văn tự (chữ viết) mới khởi xuất ở vùng Mêsôpôtami và Aicập. . Hê-nóc“đồng đi với Đức Chúa Trời”: Những chữ nầy có lẽ có nghĩa là thói quen sống với Chúa hơn là bước đi bách bộ chung với Ngài. Nô-ê nhận được sự mặc khải cặn kẽ của Chúa, và đã truyền đạt lời Chúa cho thế hệ của ông. Ápraham đã nhận nhiều chỉ thị và lời hứa của Chúa, sống như một vương tử, một người thờ phượng Thượng Đế chân thật. Bài 2: SỰ LINH CẢM I. ĐẠI CƯƠNG 1. Môise: Môise là vị tiên tri viết sách đầu tiên. Chúa phán với Môise mặt

Thanh kinh nhap mon(gian luot)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

THÁNH KINH NHẬP MÔN ( GIẢN LƯỢT)

Bài 1: SỰ MẶC KHẢI

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Mặc khải kỳ diệu: Sáng Thế Ký ghi lại cách thức Đức Chúa Trời tạo dựng loài người theo hình ảnh Ngài, để con người liên hệ và tương giao với Ngài. Ngài mặc khải về bản chất, ý chỉ của Ngài qua sự chăm sóc, chuyện trò, truyền dạy A-đam.2. Mặc khải chương trình cứu rỗi: A-đam Ê-va phạm tội chủ tâm bất tuân lệnh Chúa, đáng phải chết. Nhưng Đức Chúa Trời nhân từ vô biên đã tìm A-đam mặc khải chương trình cứu vớt của Ngài.

II. MẶC KHẢI TỔNG QUÁT (General Revelation)1. Mặc khải tổng quát: Chúng ta có thể học biết về Đức Chúa Trời qua:a. Sự sáng tạo: Cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời Toàn năng.b. Sự tế vi (intricacy) của thế giới: Cho chúng ta biết sự khôn ngoan vô cùng của Ngài.c. Lương tâm: Làm chứng về sự thánh khiết và nhân lành của Ngài.2. Sự mặc khải tổng quát nầy thường bị phủ nhận: Người ta bảo rằng những cái tế vi trong thiên nhiên là do may rủi, và “ lụât đạo đức “ gọi là lương tâm thì do xã hội, giáo dục,.. mà có. Nhưng trong thực tế:a. Chúng ta có thể nhìn biết được Đức Chúa Trời qua thiên nhiên, và qua lương tâm. b. Đại đa số loài người đều luôn luôn tin vào một thần nào đó. c. Bất cứ nền văn hóa nào cũng có những luật đạo đức.

II. MẶC KHẢI ĐẶC BIỆT (special revelation)1. Mặc khải đặc biệt: Đức Chúa Trời nói với A-đam, Ê-va, con rắn, Ca-in, Nô-ê, và nhiều người khác. Đó là mặc khải đặc biệt.2. Mặc khải bằng miệng: Lúc ban sơ Thượng Đế đối thọai với loài người bằng miệng (oral special revelation). Mãi đến gần năm 3000 T. C thì văn tự (chữ viết) mới khởi xuất ở vùng Mêsôpôtami và Aicập.. Hê-nóc“đồng đi với Đức Chúa Trời”: Những chữ nầy có lẽ có nghĩa là thói quen sống với Chúa hơn là bước đi bách bộ chung với Ngài. Nô-ê nhận được sự mặc khải cặn kẽ của Chúa, và đã truyền đạt lời Chúa cho thế hệ của ông. Ápraham đã nhận nhiều chỉ thị và lời hứa của Chúa, sống như một vương tử, một người thờ phượng Thượng Đế chân thật.

Bài 2: SỰ LINH CẢM

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Môise: Môise là vị tiên tri viết sách đầu tiên. Chúa phán với Môise mặt

Page 2: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

đối mặt (Dan Ds 12:8). Ngoài ra Ngài còn truyền lệnh cho Môise viết ra những lời Ngài dạy (XuXh 24:4-8). Phần lớn Ngũ Kinh đều bị chế ngự bởi câu: “Đức Chúa Trời phán cùng Môise”.2. Tiên tri Cựu Uớc: Các tiên tri được xem như những bộ phận của mặc khải, những người phát ngôn của Chúa cho dân chúng (7:1-2), sau khi tiếp nhận sự mặc khải của Ngài (Dan Ds 12:2-8). Khi Chúa phán truyền qua các tiên tri thì những lời họ nói ra chính là lời của Đức Chúa Trời, dù lời đó có được ghi chép lại hay không (Gie Gr 26:20-21).3. Định nghĩa linh cảm: Linh cảm là “hành động của Đức Thánh Linh trên những cá nhân được chọn để cảm động họ nói hay viết theo lối riêng của họ Lời của Đức Chúa Trời một cách chính xác không sai lầm về sự kiện, giáo lý, hay về sự phê phán”.

II. LINH CẢM TỪNG LỜI ( Verbal Inspiration )1. Mô tả: Quan điểm này cho rằng từng lời trong Kinh Thánh đúng là lời của Đức Chúa Trời, được linh cảm bởi Thánh Linh.2. Quan niệm bảo thủ: Hầu hết những người bảo thủ (conservatives) ngày nay không tin rằng Đức Chúa Trời đọc từng lời Ngài cho các văn sĩ chép. Ngài sử dụng các tiên tri, điều khiển họ nhưng không can thiệp vào bút pháp (style) và nhân cách (personality) của họ. Công Đồng Công Giáo ở Trent năm 1545 nói rằng Kinh Thánh là “Spiritu Sancto Dictante”. “Dictante” ở đây là “nói” hay “phán truyền”.

III. VÔ NGỘ VÀ KHÔNG SAI LẠC ( Infallible and Inerrant )1. Vô ngộ: Theo truyền-thống thì người ta gọi Kinh-thánh là “vô-ngộ” (Infallible), không thể nào có sai lầm. Về sau giới tín-hữu bảo thủ thêm rằng Kinh Thánh là “qui-luật vô ngộ của đức-tin và đời sống”.2. Không sai lạc: Phong-trào tự-do (liberalism) cho rằng Kinh Thánh vô ngộ chỉ trong lãnh-vực đức-tin và đạo-đức thôi và rằng Kinh Thánh có những sai-lạc về khoa-học và lịch-sử. Để chống lại quan-điểm hạ thấp Kinh Thánh này, giới bảo-thủ phải sử-dụng thêm tĩnh-từ “không sai lạc” (Inerrant) nghĩa là Kinh Thánh không có gì sai lạc về mọi mặt.

Bài 3: SỰ VÔ NGỘ CỦA KINH THÁNH

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Kinh Thánh vô ngộ: Kinh Thánh được linh-cảm từng lời, vô ngộ, và không sai-lạc trong bản văn nguyên thủy. Hiệp Hội Thần Học Tin Lành đưa ra một định-nghĩa sau: “Chỉ một mình Kinh Thánh, và toàn thể Kinh Thánh là lời thành văn của Đức Chúa Trời, và do đó nguyên bản Kinh Thánh (bản viết đầu tiên) không sai lạc.

Page 3: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

2. Giải thích: Nhiều người bảo Kinh Thánh có mâu-thuẫn, vì trong Kinh Thánh có yếu-tố con người nên không thể nào là không có sai lầm.

II. BÊNH VỰC TÍNH VÔ NGỘ CỦA KINH THÁNH 1. Không chạy theo con người: Không nên vội rời bỏ giáo lý đặt nền tảng trên lời dạy của Chúa Jesus và các sứ đồ, để vừa lòng giả thuyết “con người tân tiến” dù họ có nghe hay không (EsIs 6:9, Gie Gr 20:9).2. Nghĩa đen nghĩa bóng: Không ai hiểu Kinh Thánh hoàn toàn theo nghĩa đen. Kinh Thánh đầy dẫy hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, ngụ ngôn, thi ca. C. S Lewis trong Miracles đã viết: Mọi ngôn ngữ nói về những gì mà giác quan không nhận biết được thì đều là ngôn ngữ biểu tượng.. Ngoài ra Kinh Thánh còn sử dụng văn chương bình dân như nhiều thơ văn cũng đã mô tả mặt trời, mặt trăng, núi đồi… tương tự như thế. Thí dụ:“Tận cùng trái đất” không có nghĩa là đi quá mức đó thì rớt ra ngoài trái đất. “Bốn góc đất” có nghĩa là bao la mọi hướng (Exe Ed 7:2).3. Sáng tạo phải hiểu theo nghĩa đen: Nếu không người ta không thể giải thích thỏa đáng sự sống tế vi, kỳ diệu của con người thông minh, có ý thức, có đạo đức, có mục đích bằng sự kiện do may rủi mà có.4. Khó hiểu nhưng không mâu thuẩn: Rõ ràng là Kinh Thánh có những phần khó hiểu. Điều này là đương nhiên vì bất cứ tài liệu nào viết từ thời xưa, từ một nền văn hóa khác thì không thể nào không có những điều khó hiểu đối với chúng ta. Những khám phá mới về ngôn ngữ và tập tục thời xưa đã giúp giải quyết nhiều nan đề trong Kinh Thánh.... Những tín hữu bảo thủ (conservative believers) không nhìn nhận là trong Kinh Thánh có những mâu thuẩn thật sự. Giống như các giáo phụ (church fathers) thời Hội Thánh đầu tiên, họ tin rằng những mâu thuẩn đó là do sự thiếu hiểu biết họăc do lỗi sao chép mà thôi.

Bài 4: GIẢI NGHĨA KINH THÁNH

I. ÍCH LỢI CỦA CUỘC CẢI CHÁNH 1. Trở về với Kinh Thánh: Cuộc cải chánh là một phong trào vĩ đại “trở về với Kinh Thánh”. Kinh Thánh có thẩm quyền tối hậu.2. Trao Kinh Thánh vào tay tín hữu: Phong trào nhấn mạnh đến việc trao Kinh Thánh vào tay tín hữu. Trước đó Wycliffe đã có lập trường này, nhưng Luther, Tyndale, và những người khác đã thực hiện việc dịch Kinh Thánh ra nhiều thứ tiếng cho tín hữu đọc.

II. GIẢI NGHĨA KINH THÁNH 1. Cuốn sách đơn giản: Quan điểm của họ là Kinh Thánh là một cuốn sách đơn giản mọi người bình dân đều có thể đọc và hiểu được. Tuy nhiên, điều

Page 4: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

này không có nghĩa là ai cũng có thể hiểu được toàn thể Kinh Thánh (RoRm 11:33).. Nhưng bất cứ người nào đọc Kinh Thánh cũng đều có thể học biết về Đức Chúa Trời, về con đường cứu rỗi của Ngài, và có thể lấy đức tin tiếp nhận sự cứu rỗi.2. Cần nghiên cứu bối cảnh: Việc giải nghĩa chi tiết Kinh Thánh đòi hỏi ta phải học biết về ngôn ngữ, bối cảnh văn hóa, lịch sử... thời xưa vì những biến cố lịch sử và những tập tục cổ xưa rất khó hiểu cho những ai không biết gì về bối cảnh Đông Phương thời cổ.

III. NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM KHI GIẢI NGHĨA 1. Kinh Thánh không chính xác: Chúng ta nên nhớ: Người thời xưa không bất cẩn như một số người nghĩ. Hãy xem các kim tự tháp, trước Ápraham 500 năm, hướng theo sao Bắc Đẩu trong vòng 5 độ ! Các kỹ sư của Êxêchia đã đào một đường hầm xuyên dưới đá dài 600 mét; họ đào từ hai đầu gặp nhau ở giữa mà chỉ chệch nhau có ba bốn tấc. Tuy nhiên, không ai có thể chính xác tuyệt đối, mà không có xác suất. Khảo cổ học cho thấy Kinh Thánh rất chính xác về các chi tiết lịch sử.2. Kinh Thánh không còn hợp thời: Hãy nhớ hàng tỉ người đang tìm được an ủi, ý nghĩa của cuộc sống, và sự cứu rỗi qua Kinh Thánh. Dù văn hóa thời xưa khác nhiều với thời nay, nhưng những điều giống nhau vẫn nhiều hơn. E. D. Hirsch bảo rằng có ít khác biệt giữa người thời nay với người thời xưa hơn giữa người thời nay với người thời nay.

Bài 5: KINH THÁNH ĐƯỢC LINH CẢM

I. SỰ LINH CẢM ĐÚNG ĐẮN 1. Không phải Đức Chúa Trời viết: Linh cảm không phải là Đức Chúa Trời viết tất cả, còn con người không có gì cả, vì như thế tức là Chúa đọc cho người chép.2. Không phải chỉ con người viết: Không phải là con người viết tất cả còn Đức Chúa Trời chẳng có phần gì, vì như thế là một lọai nhân bản chủ nghĩa (humainism) và Kinh Thánh sẽ đầy những sai lầm.3. Không phải phối hợp: Không phải là con người 50% và Đức Chúa Trời 50%, vì như thế thì không thể nào tránh được những sai lầm.4. Linh cảm thật: Hình ảnh đúng thật là Đức Chúa Trời sử dụng toàn thể hoạt động của con người, Ngài tác động cách mạnh mẽ và kiểm soát người viết 100%. Kết quả là trước giả Kinh Thánh viết như một người “cảm ứng bởi Đức Thánh Linh” (IIPhi 2Pr 1:21). Vì thế, chúng ta có một quyển Kinh Thánh vô ngộ.

Page 5: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

II. QUAN TRỌNG CỦA KINH THÁNH ĐƯỢC LINH CẢM 1. Chỉ một mình Kinh Thánh được linh cảm: Từ ban đầu các lãnh tụ Hội Thánh đã công nhận sự linh cảm từng lời của Kinh Thánh và sự vô ngộ của Kinh Thánh. Một trong những điểm nhấn mạnh chính của thời Cải Chánh là “Chỉ một mình Kinh Thánh mà thôi” (sola scriptura). Điểm nhấn mạnh nầy rất quan trọng cho việc canh tân thuộc linh.2. Niềm tin trọn vẹn vào Kinh Thánh: Do ảnh hưởng của khuynh hướng tự do mà giáo lý này bị đánh mất ở Đức vào thế kỷ thứ 19 và ở nhiều nơi tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Một cuộc phục hưng niềm tin trọn vẹn vào Kinh Thánh đã kéo theo sự khôi phục sức mạnh Tin Lành và sự truyền bá Phúc Âm. Do đó chúng ta có thể thấy được rõ ràng mối tương quan của giáo lý này với sự sống của Hội Thánh.3. Không được thêm bớt: Không có lời chân thật từ Trời thì người ta bị lạc mất trong cả biển ý người và trong sự yếu đuối đạo đức. Người ta đã đưa 10 điều răn ra khỏi trường học của nhiều tổ chức giáo hội. Hậu quả thật là tai hại. Đúng như lời sứ đồ Giăng cảnh cáo: “Nếu ai thêm.... sẽ thêm cho người ấy tai nạn... Và kẻ nào bớt điều gì... sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh đã chép ra trong sách này”.

Bài 6: CHÚA CỨU THẾ TIN CỰU ƯỚC

I. CHÚA CỨU THẾ JESUS 1. Thẩm quyền tối hậu: Đức Chúa Jesus là thẩm quyền tối hậu cho mọi vấn đề của niềm tin Cơ Đốc. Chúng ta tin Cựu Ứơc vì Chúa Jesus tin Cựu Ứơc.2. Con Đức Chúa Trời: Những phép lạ, điềm lạ, dấu kỳ... chứng tỏ cách trọn vẹn rằng Ngài đến từ Đức Chúa Trời. Ngài chứng tỏ rằng Ngài chính là Con Đức Chúa Trời với tất cả quyền năng bởi sự sống lại từ cõi chết (RoRm 1:4).

II. CHÚA JESUS DẠY CỰU ƯỚC 1. Chúa dạy hai môn đồ về Emmaút: Trong LuLc 24:13-31, Chúa phục sinh gọi họ là “những kẻ dại dột”, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói” (c. 25). Rồi Ngài bắt đầu cắt nghĩa cho họ từ Môise và từ tất cả các tiên tri trong Kinh Thánh những điều chỉ về Ngài” (c. 27).2. Hai tên của Cựu Ứơc: Chúa gọi Cựu Ứơc là “Kinh Thánh” và “Môise và các tiên tri”. Tên sau là tên các cuộn Biển Chết mà Tân Ứơc thường dùng để chỉ về Cựu Ứơc. Ngài tuyên bố rằng họ phải tin Cựu Ứơc.

II. CHÚA JESUS TÔN TRỌNG CỰU ƯỚC 1. Lời chứng của Cựu Ước là đủ: Trong 16:29-31, Chúa Jesus trích câu trả lời của Ápraham với sự chấp thuận tỏ tường của Ngài: “Nếu họ không tin Môise và các đấng tiên tri thì dù có ai từ cõi chết sống lại, họ cũng chẳng

Page 6: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

tin” (c. 31). Quả thật như vậy !2. Lời Kinh Thánh không thể bỏ được: Trong GiGa 10:33-39, Đức Chúa Jesus trích từ Thi Tv 82:6, gọi đó là “Luật pháp” và nói rằng Lời Kinh Thánh không thể bỏ được”, một chấm (Yodh) một nét không thể bỏ đi được (Mat Mt 5:18, LuLc 16:17). Lời Chúa Jesus cũng vậy (Mat Mt 24:35).3. Thắc mắc: Có người cho rằng Chúa nói ngược với Kinh Thánh (5:27). Thật ra Ngài chỉ phơi bày ra những chỗ thêm thắt vào do các thầy thông giáo, những chỗ diễn dịch sai và những chỗ Kinh Thánh bị bóp méo. Chẳng hạn câu 43” Các ngươi có nghe lời phán rằng (không phải “có lời chép rằng”) hãy yêu người lân cận và ghét kẻ thù nghịch mình. ’ Chỉ có phần đầu là từ trong Cựu Ước (LeLv 19:18).

Bài 7: CHÚA CỨU THẾ TIN CỰU ƯỚC (tt)

III. CỰU ƯỚC LIÊN HỆ VỚI CHÚA JESUS 1. Cựu ước chỉ về Chúa Jesus: “Vì nếu các ngươi tin Môise, cũng sẽ tin Ta, bởi ấy là về Ta mà người đã chép... ” (GiGa 5:46, 47).2. Chúa Jesus làm trọn luật pháp: Trong Mat Mt 5:17-19 và LuLc 16:16-17, Đấng Christ đã đề cập rõ ràng đến Cựu Ước, “luật pháp và các tiên tri” Danh hiệu này được dùng để chỉ 39 sách trong Cựu Ước. Cuốn sách này, “luật pháp” được gọi là văn phẩm toàn vẹn. Ngài đến để làm ứng nghiệm trọn vẹn Cựu ước.

IV. CHÚA JESUS TRÍCH DẪN CỰU ƯỚC 1. Để quở trách: Ngài trích Cựu Ước để quở trách Sa-tan (Mat Mt 4:4, 7, 10) đã áp dụng sai Kinh Thánh. Ngài phán cùng những người Sađusê rằng họ đã sai lầm “không biết Kinh Thánh” (Mat Mt 22:29).2. Để giảng dạy: Ngài bắt đầu chức vụ tại Cabênaum bằng sự đọc sách tiên tri Êsai trong nhà hội (LuLc 4:16-19). Đối với đám đông tụ họp Ngài phán rằng: “Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi mới nghe đó”( 4:21).. Ngài đề cập đến Giôna trong bụng cá (Mat Mt 12:40), dùng sự dựng nên Ađam và Êva bởi Đức Chúa Trời (Mac Mc 10:6), tàu Nôê (Mat Mt 24:38), vợ Lót (LuLc 17:32)... để dạy dỗ.3. Để biện minh hành động: Ngài dùng Kinh Thánh để biện minh cho hành động của Ngài trong ngày Sabát (Mat Mt 22:29), trong việc dẹp sạch đền thờ (21:13), trong việc chấp nhận những lời ca tụng của dân chúng lúc Ngài vào thủ đô cách khải hoàn (21:16).4. Để nói tiên tri: Ngài tuyên bố rằng Ngài phải chịu đau đớn theo lời dự ngôn của Kinh Thánh (LuLc 18:31-34). Ngài xác nhận rằng hành động phản bội của Giuđa đã được tiên báo (Mac Mc 14:21; GiGa 13:18; 15:25).

Page 7: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

5. Để bày tỏ sự vâng phục Kinh Thánh : Ngài đã không gọi thiên sứ đến phục vụ Ngài để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm (Mat Mt 26:54). Thái độ của Ngài là vâng phục Kinh Thánh. Có thể tóm lại trong một câu đáng nhớ là “để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm” (Mac Mc 14:49).Nếu Đức Chúa Jesus đã chấp nhận Kinh Thánh Cựu ước thì chúng ta là ai mà thắc mắc hay phủ nhận ?

Bài 8: CÁC SỨ ĐỒ TIN CỰU ƯỚC

I. CÁC SỨ ĐỒ TIN CỰU ƯỚC 1. Sứ đồ Phaolô: II. Timôthê là thư cuối cùng của Phaolô, đầy dẫy những lời khuyên nghiêm trọng. Phaolô muốn để lại cho Timôthê một huấn lệnh nghiêm túc “Hãy giảng đạo” (IITi 2Tm 4:2). Để nhấn mạnh điều này, Phaolô đã nhắc nhở Timôthê rằng: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” (3:16). Từ “Kinh Thánh” đã được đề cập rõ ràng trong câu 15: Đó là Kinh Thánh Cựu Ước mà Timôthê đã học nơi chân người mẹ Do Thái của mình.2. Sứ đồ Phierơ: Bức thư tín cuối cùng của Phierơ cũng nói rõ ràng như vậy. Phierơ đã thấy trước cái chết sắp tới của mình (IIPhi 2Pr 1:14) và muốn để lại một di sản giá trị. Để giữ các bạn mình kiên lập trên đức tin mà ông đã dạy, Phierơ tiến dẫn những lời tiên tri của Kinh Thánh là lời “không bởi ý riêng một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Thánh Linh cảm động mà người ta nói bởi Đức Chúa Trời” (1:21).

II. CÁC SỨ ĐỒ TRÍCH DẪN CỰU ƯỚC 1. Sứ đồ Phierơ: Các vị sứ đồ cũng trích Thánh Kinh Cựu Ước như Đức Chúa Jesus. Chúa Jesus nói rằng Đavít viết Thi Thiên 110 là bởi Đức Thánh Linh cảm thúc (Mac Mc 12:36). Phierơ cho rằng Đavít là một vị tiên tri đã nói trước về Chúa Jesus trong Thi Thiên 16 (Cong Cv 2:30-31).2. Sứ đồ Phaolô: Phaolô trích Êsai đoạn 6 và nói rằng Đức Thánh Linh phán điều này qua tiên tri Êsai (28:25). Tác giả Hêbơrơ cũng nói như vậy: Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy (Hê 1:1;).

III. KẾT LUẬN 1. Bằng chứng đã trọn vẹn thỏa đáng: Chúa Jesus và các vị sứ đồ mà Ngài đã dạy chấp nhận Cựu Ước như là lời thật và đáng tin cậy của Đức Chúa Trời.2. Tân ước là một văn kiện lịch sử: Kinh Thánh Tân Ước là văn kiện lịch sử vững chắc về cuộc đời và sự dạy dỗ của Chúa Jesus. Chúa Jesus dạy rằng 39 sách Cựu Ước, “Luật pháp và các tiên tri”, là lời được Đức Chúa Trời mặc khải chân thật và không có lỗi lầm nào dù là chi tiết nhỏ nhặt: Kinh Thánh là vô ngộ và được linh cảm toàn phần.

Page 8: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

Bài 9: CÁC SỰ KIỆN XÁC THỰC CỦA CỰU ƯỚC

I. CÁC PHÉP LẠ 1. Nhiều bằng cớ: Có rất nhiều lý do xác nhận nguồn gốc thiên thượng của Kinh Thánh Cựu Ước.2. Sự hiện hữu của các phép lạ: Các phép lạ được thực hiện bởi các vị tiên tri trong Kinh Thánh chứng tỏ rằng họ đã nói bởi Đức Chúa Trời.

II. SỰ XÁC THẬT CỦA LỜI TIÊN TRI 1. Thử nghiệm của chức vụ tiên tri: Một lời tiên tri được ứng nghiệm là một trong những thử nghiệm của chức vụ tiên tri (PhuDnl 18:20-22).2. Lời tiên tri được ứng nghiệm: Hàng trăm lời tiên tri trong Cựu ước đã được ứng nghiệm, chẳng hạn như sự thịnh suy của các quốc gia, các vua (IVua 1V 22:28. EsIs 44:26-28... ), sự đến của Đấng Mếtsia lần thứ nhất, sự tản lạc của người Do Thái và sự truyền bá Phúc Âm khắp nơi trên thế giới... là bằng chứng về tính cách siêu nhiên của Kinh Thánh.

III. NHỮNG SỰ THẬT VỀ CHÂN LÝ THIÊNG LIÊNG 1. Sự thật về chân lý thiên thượng: Kinh Thánh đề cập đến những sự thật thiên thượng chẳng hạn như sự qui đạo, sự đắc thắng trong Chúa Jesus, sự hữu hiệu của lời cầu nguyện, tình thông công giữa tín đồ...2. Sự thật về lời chứng của lịch sử: Một lập luận nữa là: Qua bao nhiêu thế kỷ người ta đã liên tục nói về một Đức Chúa Trời chân thật duy nhất, ngay cả trong thời kỳ những nền văn hóa cổ còn chìm đắm trong chủ thuyết đa thần và sa đọa.

IV. ĐỨC TIN XÁC CHỨNG KINH THÁNH 1. Lý luận chưa đủ: Sự thật là dù có những lý luận hay nhất cũng không thể bắt phục được người không muốn tin, vì “Những việc thuộc linh … cần phải nhận định một cách thuộc linh” (ICo1Cr 2:13-14).2. Sự mặc khải của Đức Chúa Trời: Người chưa được cứu có thể tôn trọng và cảm kích về giá trị đạo đức của Kinh Thánh. Nhưng chỉ có “sự làm chứng nội tại của Đức Thánh Linh” mới ban đức tin thật. Như Abraham Kuyper đã nói: Đức Thánh Linh làm chứng cho những sự kiện căn bản của sự cứu rỗi chúng ta và Kinh Thánh ban cho chúng ta con đường cứu rỗi. Đức Thánh Linh ban cho chúng ta mắt để thấy, đức tin để tiếp nhận và cảm tạ về sự cứu rỗi này.

Bài 10: ĐẠI CƯƠNG

Page 9: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

I. DẪN NHẬP 1. Tân ước dễ tin hơn: Những người tin Cựu Ước thường không gặp khó khăn mấy trong vấn đề tin Tân Ước. Đây là lẽ tự nhiên:a. Nội dung Tân ước: Tân ước nói về chuyện tích Phúc Âm của Chúa Jesus và lịch sử của việc thành lập và bành trướng Hội Thánh đầu tiên một cách chi tiết.b. Nhiều bằng chứng: Vì cớ Tân Ước mới được viết so với Cựu Ước, cho nên có rất nhiều bằng chứng từ những người đồng thời với các trước giả Tân Ước hoặc đồng thời với những đệ tử của các trước giả ấy.c. Thánh Linh soi sáng: Bất cứ người nào được Đức Thánh Linh mở mắt để thấy chân lý trong Cựu Ước cũng sẵn sàng chấp nhận Tân Ước.2. Phải thiết lập các nguyên tắc đức tin: Với Cựu Ước, người ta có thể dùng những lời trích dẫn của Chúa Jesus để minh chứng rằng toàn bộ Cựu Ước là Lời của Đức Chúa Trời. Nhưng toàn bộ Tân Ước được viết sau khi Đức Chúa Jesus đã về trời. Như vậy chúng ta phải thiết lập những nguyên tắc cho đức tin chúng ta về Tân Ước dựa vào những điều Đức Chúa Jesus đã phán dạy.

II. CÁC SỨ ĐỒ CHỨNG NHẬN 1. Phỏng định của người hoài nghi: Một số người có đầu óc hoài nghi đã phỏng định rằng các vị sứ đồ chẳng hề hay biết gì về những điều họ viết sẽ được chấp nhận, sưu tập, và bảo vệ như Lời Đức Chúa Trời.. Quan điểm này phủ nhận những ân tứ đặc biệt Đức Thánh Linh ban cho các sứ đồ, nó phủ nhận rằng các văn kiện này được linh cảm bởi Đức Chúa Trời. Nó đối nghịch với mục đích của các sứ đồ là độc giả sẽ tin và vâng theo. Nó mâu thuẫn với sự kiện hiển nhiên rằng các sách này đã được chấp nhận và sưu tập ngay trong thời các sứ đồ còn sống.2. Lời tuyên bố của các sứ đồ: Lời tuyên bố của các vị sứ đồ về việc này rất tỏ tường. Những lời tuyên bố này thường được nhắc đến một cách nổi bật khi có một số Hội Thánh không chịu vâng lời, nổi lên chống lại các vị giáo sư. Việc này rất phổ thông thời đó, đặc biệt là tại Hội Thánh Côrinhtô. Thánh Phaolô đã xác nhận rằng ông nói và viết Lời Đức Chúa Trời (ICo1Cr 14:37).

Bài 11: CÁC SỨ ĐỒ CHỨNG NHẬN

I. SỨ ĐỒ PHAOLÔ 1. Thơ I. Côrinhtô: Ngắn gọn nhưng hùng hồn, thánh Phaolô đã tuyên bố rằng ông nói và viết Lời Đức Chúa Trời (14:37) cho một Hội Thánh chia rẽ, tội lỗi và phản loạn...

Page 10: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

. Trong 2:4-13 Phaolô đã tuyên bố rằng ông nói bởi “sự bày tỏ của Đức Chúa Trời” (c. 4), giảng “sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời” (c. 7), như đã được tỏ ra cho ông “bởi Đức Chúa Trời” (c. 10)...2. Thơ Têsalônica: Trong ITe1Tx 2:13, Phaolô khen ngợi các tín hữu vì cớ họ trung tín, và tuyên bố rằng họ đã nhận lời giáo huấn của ông như là Lời của Đức Chúa Trời, chớ không phải của loài người.. Trong IITe 2Tx 3:14, ông nói rất mạnh mẽ “Ví bằng có ai không tuân theo lời chúng tôi nói,... thì chớ giao thông với họ”.

II. SỨ ĐỒ PHIERƠ 1. Phierơ xác nhận: Phierơ cũng tin rằng ông viết dưới sự linh cảm của Chúa. Ông cũng xác nhận ơn linh cảm ban cho các sứ đồ ngang hàng với ơn linh cảm đã ban cho các trước giả của Cựu Ước (IIPhi 2Pr 3:2).2. Phierơ chấp nhận Phaolô: Phierơ xác nhận rằng Phaolô viết Kinh Thánh, và cũng như Cựu Ước, lời Phaolô viết có thể bị bóp méo, chỉ làm nguy hại độc giả (3:15-16). Có thể đây là phân đoạn đầu tiên áp dụng từ “Kinh Thánh” cho các tác phẩm trong Tân Ước.. ITi1Tm 5:18 trích từ PhuDnl 25:4 và LuLc 10:7 và gọi cả hai là “Kinh Thánh”.. Giu Gd 1:17, 18 nhắc phải nhớ những lời mà “các sứ đồ của Chúa Jesus đã nói”. Giuđe đã trích dẫn gần như y hệt IIPhi 2Pr 3:3.

III. SỨ ĐỒ GIĂNG 1. Giăng xác nhận: Giăng đã xác quyết những gì ông đã viết và làm chứng là xác thật (GiGa 21:20-24). Ông là người đã thấy tận mắt và là người đã viết sứ điệp nghe từ Đức Chúa Trời (IGi1Ga 1:1-5). Ông xác định “ai nhìn biết Đức Chúa Trời thì nghe chúng ta” (4:6).2. Lời chứng trong sách khải huyền: Có lẽ lời xác chứng mạnh mẽ nhất về Kinh Thánh Tân Ước là lời chứng của Giăng trong sách Khải Huyền. Sách Khải Huyền gọi là “Sự mặc khải của Đức Chúa Trời qua Giăng”, “Phước thay cho kẻ nào giữ những lời tiên tri trong sách này” (GiGa 22:6,7). Sách này được ban lệnh đừng niêm phong lại (khác DaDn 12:9).

Bài 12: CÁC SỨ ĐỒ VÀ CÁC GIÁO PHỤ

I. CHỨC VỤ SỨ ĐỒ 1. Địa vị các sứ đồ: Chính Chúa Jesus đã chọn họ sau một đêm cầu nguyện (LuLc 6:12, 13). Sau đó Ngài còn hứa rằng họ sẽ “ngồi trên 12 ngôi đoán xét 12 chi phái Ysơraên” (Mat Mt 19:28). Tên của họ sẽ được khắc vào 12 tảng đá móng của Giêrusalem mới (KhKh 21:14). Hội Thánh được “xây trên nền

Page 11: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

các sứ đồ và các tiên tri, chính Đức Chúa Jesus là đá góc nhà”( Eph Ep 2:20). Họ được chỉ định vào vinh dự đặc biệt này, là những nhân chứng của việc Chúa Phục sinh (Cong Cv 1:22)...2. Thẩm quyền: Trong GiGa 14:26, Đức Thánh Linh đã được Chúa hứa ban cho các sứ đồ, để họ có thể nhớ lại những lời Chúa Jesus đã nói cùng họ (dù có thể họ đã dùng cách viết tắt để ghi sứ điệp của Ngài).. Thánh Linh sẽ hướng dẫn họ vào mọi lẽ thật (16:13). Thượng hạ văn đã giới hạn lời hứa này vào việc linh cảm và mặc khải của Đức Thánh Linh cho các sứ đồ mà thôi.

II. CÁC GIÁO PHỤ HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN LÀM CHỨNG 1. Clement, Giám Mục Ở Rôma: Trong một thư cho các tín hữu tại Cô-rinh-tô năm 95 S. C, ông có đề cập đến “các vị sứ đồ danh tiếng” Phierơ và Phaolô. Ông nói rằng các sứ đồ đã giảng và viết “dưới sự linh cảm của Thánh Linh”. Clement rất tôn kính các sứ đồ và tác phẩm của họ.2. Ignatius ở Antiốt: Đồng thời với Clement, ông là giám mục của Hội Thánh tại Antiốt và đã tuận đạo năm 107 hay 117 S. C. Trên đường đến Rôma để thọ hình, ông đã viết bảy bức thư ngắn. Nhiều lần ông đối chiếu mình với các sứ đồ và ca tụng sự cao trọng của các sứ đồ.3. Polycarp: Polycarp cũng là một người tuận đạo nổi danh, vào khoảng 155 SC, sau khi làm môn đệ Chúa 86 năm. Lúc còn niên thiếu, ông đã biết sứ đồ Giăng. Polycarp viết một thư cho người Philíp, vào khoảng 118 SC, có trích dẫn từ khoảng một nữa sách trong Tân Ước. Ông đề cập đến các vị sứ đồ song song với các vị tiên tri Cựu Ước.4. Các Vị Giáo Phụ Khác Của Hội Thánh: Những tác giả khác như Papias, Irenaeus, và Tertullian đã cho nhiều lời dẫn chứng tương tự để cho chúng ta có nhiều lời chứng từ thế hệ kế tiếp các sứ đồ.

Bài 13: MÔI SE

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Trước thời Môise: Đức Chúa Trời nói chuyện trực tiếp với Ađam, Cain, Hênóc, Nôê, Ápraham.... Rồi họ truyền đạt Lời Chúa đến những người khác bằng chính môi miệng họ vì lúc đó chưa có chữ viết.2. Thời Môise: Đức Chúa Trời chọn việc viết Kinh Thánh để bày tỏ sự khôn ngoan và chân lý của Ngài. Ngài viết sách thánh Ngài bằng Đức Thánh Linh qua nhiều trước giả là những con người.3. Một tác giả, một đại đề: Phải luôn luôn nhớ rằng Kinh Thánh là một pho sách, viết bởi một tác giả, là Đức Thánh Linh. Có một đại đề là sự cứu chuộc con người qua Chúa Cứu Thế Jesus.

Page 12: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

II. MÔISE 1. Trước giả đầu tiên: Trước giả đầu của Kinh Thánh là Môise, là người mà Đức Chúa Trời đã nói với “miệng đối miệng, một cách rõ ràng”( Dan Ds 12:8). Ông viết 5 sách đầu tiên gọi là Ngũ Kinh hay Luật Pháp Môise (Người Do Thái gọi là Torah: Luật Pháp). Ông cũng viết Thi Thiên 90.2. Giai đoạn mới: Trước đó, Đức Chúa Trời đã giao tiếp với những cá nhân và những gia đình. Bây giờ theo lời hứa của Ngài với Ápraham, Ngài muốn nhào nặn Ysơraên thành một quốc gia.3. Một thiên tài: Môise đã đứng nơi ngưỡng cửa của một thời đại mới. Qua ơn thần hựu của Ngài, Môise một kẻ sinh ra là nô lệ, “đã học tất cả sự khôn ngoan của người Ai-cập” (Cong Cv 7:22). Ông đã học tiếng của người Ai cập và người Akkadian (babylonian). Ông cũng đã học về Đức Chúa Trời của Ysơraên trên đầu gối của mẹ mình4. Một cái bình được chọn: Tất cả sự huấn luyện và khả năng bẩm sinh đã được dùng khi Chúa khiến ông làm lãnh tụ của một quốc gia, quan xét của Ysơraên, chỉ huy của quân đội, kiến trúc sư của đền tạm, thi sĩ của quần chúng, tiên tri thánh và người ban hành luật pháp. Môise thật là một cái bình được lựa chọn, một người của Đức Chúa Trời!4. Đứng đầu các tiên tri Cựu ước: Môise có lẽ đã được sanh vào 1520 TC, trong một thời kỳ vàng son nhất của lịch sử Ai-cập. Tác phẩm của Môise được yêu chuộng khắp hoàn cầu. Ông đứng đầu hàng của những tiên tri Cựu Ước, bày tỏ ý muốn Chúa cho dân sự trên 1000 năm.

Bài 14: CÁC TIÊN TRI

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Thẩm định các tiên tri: Tiên tri giả là những người không đồng ý với sự mặc khải đã được ban cho, và những lời tiên đoán của họ không thành sự thật (Phục 13-18).2. Vị Đại Tiên tri sẽ đến: Tất cả những tiên tri thật đều tiêu biểu cho vị Đại Tiên Tri sẽ đến, là Đức Chúa Jesus Christ.

II. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC TIÊN TRI: 1. Samuên: Chúng ta không biết tên tất cả các vị tiên tri, nhưng chúng ta cũng biết khá đông. Samuên viết ít nhất là một cuốn sách về vương quốc thời kỳ Saulơ được xức dầu làm vua (ISa1Sm 10:25). Nathan và Gát giúp ông viết tiếp về lịch sử của triều đại Đavít (ISu1Sb 29:29). Ông cũng phán bảo nhiều lời tiên tri.2. Đavít: Đa-vít, một ca sĩ truyền cảm và vị vua lớn, cũng là một tiên tri (Cong Cv 2:30). Ông đã viết nữa sách Thi Thiên.3. Từ Đa-vít đến Ma-la-chi: có hàng chục tiên tri. Trong nhóm này có Ê-li,

Page 13: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

Êlisê, khoảng 850 T. C. Êsai, Ôsê, Giôên, khoảng 725 T. C. Giêrêmi, Nahum, Habacúc, Sôphôni, khoảng 600 T. C. Êxêchiên, Đaniên, và các vị khác trong thời phu tù và hậu phu tù cho đến khoảng 400 T. C.. Cũng có những tiên tri ít biết tới cũng đã ghi chép lịch sử trong thời kỳ này. Các vị này được đề cập đến trong các bảng liệt kê ở các sách Sử ký.. Trong thời Đavít, ISu1Sb 29:29 đề cập đến Samuên, Nathan và Gát. Thời Salômôn, IISu 2Sb 9:29, có Ahigia và Yđô. Trong 12:15, Sêmagia cũng được nhắc đến trong việc chép về triều đại của Rôbôam. Những vị khác như Giêhu, con của Hanani, là người viết về Giôsaphát (20:34). Êsai viết về Ôxia và Êxêchia (26:22 và 32:32;). Nhiều tiên tri khác cũng đã được nói tới.4. “Lời tiên tri chắc chắn ”: Hầu hết các sách Cựu Ước được viết bằng những vị tiên tri mà chúng ta biết tên. Các vị khác được bao gồm trong “lời tiên tri chắc chắn” (IIPhi 2Pr 1:19) và trong các sách của “những vị tiên tri được đọc mỗi ngày Sa-bát” (Cong Cv 13:27). Sự khảo sát về Cựu Ước sẽ bày tỏ thêm chi tiết về các tác phẩm của họ.

Bài 15: TỪ GIÔSUÊ ĐẾN SALÔMÔN

I. THỜI KỲ GIỮA NGŨ KINH VÀ ĐAVÍT 1. Sách Giôsuê: Lịch sử của Ysơraên thời kỳ nầy nằm trong sách Giô Suê, Các Quan Xét, Rutơ và có lẽ Gióp. Có lẽ Giôsuê đã viết sách Giô Suê, hay ít nữa một phần của nó. Ông đã viết lời của giao ước trong sách luật pháp (Gios Gs 24:26), với công thức “Đức Giêhôva phán vậy”( 24:2). Ecclesiasticus 46 gọi Giô Suê là “người kế vị Môi Se để ban lời tiên tri”.2. Các sách Quan Xét và Ru Tơ: Trình bày thời kỳ từ Giôsuê đến Sam sôn. Các Quan Xét mô tả tình trạng tội lỗi trong thời đó (Cac Tl 17:1-21:25). Rutơ là bức tranh đẹp của người tin kính đã giữ vững đức tin trong thời kỳ đen tối. Quan Xét và Ru-tơ có lẽ đã được viết vào cuối thời kỳ này.3. Sách Gióp: Sách Gióp chứa đựng một nan đề đặc biệt. Các học giả bảo thủ cho rằng nó có trước Môise nữa, vì Gióp không hề nhắc đến việc thờ phượng trong đền tạm, mà chỉ dâng của lễ tại nhà các con mình.

II. TỪ ĐA VÍT ĐẾN SALÔMÔN 1. Đavít: Đa-vít, khoảng 1000 T. C. là trước giả chính của Thi thiên. Hê man, Asáp và các trước giả khác được coi như là các tiên tri của Chúa (ISu1Sb 25:5, IISu 2Sb 29:30). Mười tám Thi Thiên không có đề tài, nhưng Septuagint đã gán cho tên của Aghê, Xachari và một số người khác.2. Salômôn: Salômôn (960-920 T. C) viết Truyền Đạo, Nhã ca và hầu hết các Châm Ngôn. Những khám phá của khảo cổ học cho thấy thời kỳ trị vì của Salômôn là thời kỳ thành công nhất về phương diện vật chất của

Page 14: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

Ysơraên, sự thờ phượng Chúa trong đền thờ được thiết lập và phát triển. Ông rất xứng đáng là trước giả của những “Văn chương Khôn Ngoan”.a. Châm ngôn: Trọng tâm của sách Châm Ngôn là “Kính sợ Chúa là khởi đầu sự thông sáng” (ChCn 1:7, 9:10). Nó đối chiếu thiện và ác, và chỉ cho sự cần thiết phải tin cậy vào Chúa (12:19).b. Sách Truyền Đạo là sách Triết lý, đặt ra những nan đề “Mục đích của đời người là gì?” Sau những câu trả lời khác nhau, câu trả lời tối hậu của “người truyền đạo” là “kính sợ Chúa và giữ điều răn Ngài” (TrGv 12:13).c. Sách Nhã Ca là tập thơ tình chân thật, tiêu biểu cho tình yêu của Chúa cho dân Ngài, với kết luận:“Ai tình mạnh như sự chết. Lòng ghen hung dữ như âm phủ… Nước nhiều không tưới tắt được ái tình” (Nha Dc 8:6, 7).

Bài 16: BA ĐỢT TIÊN TRI

I. CÁC TIÊN TRI TIỀN LƯU ĐÀY 1. Trước khi Ysơraên lưu đày: Từ 800 TC-700 TC, có những tiên tri vĩ đại cảnh cáo và yên ủi dân Ysơraên trong khi bị Asyri đe dọa: Ê-sai, “nhà tiên tri Phúc Âm”, và một số Tiểu Tiên tri. Giôên, Amốt và Giôna có lẽ là những tiên tri sớm nhất. Tiếp theo có Ôsê và Michê. Ápđia cũng được kể vào thời kỳ này. Trong các vị nầy, Ôsê và Amốt nói tiên tri cho vương quốc Ysơraên, bị Asyri bắt làm phu tù khoảng 721 T. C.2. Trước khi Giuđa lưu đày: Từ 625 T. C, Giêrêmi nói tiên tri cho Giuđa. Thời kỳ này cũng có ba tiểu tiên tri: Nahum, Habacúc và Sôphôni. Tất cả đều tiên đoán sự sụp đổ của Ninive, được ứng nghiệm năm 612 T. C. Nêbucátnếtsa đã bẻ gãy quyền lực Ai Cập, tiêu hủy Giuđa sau nhiều loạt tấn công 604, 597, và 586 T. C, và bắt một số đi phu tù, chấm dứt nền độc lập của Giuđa (cho đến khi được vãn hồi vào năm 1948 S. C).

II. TRONG THỜI GIAN LƯU ĐÀY 1. Êxêchiên và Đaniên: Làm tiên tri cho đám dân tản lạc ở Babylôn, tận lực giữ vững đức tin chân chính cho họ trong những ngày đen tối đó.2. Lời tiên tri về Đấng Mếtsia: Lời tiên tri về Vị Cứu Tinh là hy vọng của dân Ysơraên, đem sự chú ý đến những lời mặc khải về Đấng Mếtsia đã nói trước bởi Đavít, Êsai, Michê và những tiên tri khác.

III. SAU THỜI GIAN LƯU ĐÀY 1. Lần hồi hương đầu tiên: Năm 538 T. C. Siru cho phép hồi hương dưới sự hướng dẫn của Giêrubabên. Aghê và Xachari khuyến khích dân sự xây lại đền thờ vào năm 516 T. C. Sách Êxơtê bày tỏ sự quan phòng của Chúa và nhấn mạnh đến những hiểm nguy mà dân sự đã phải đương đầu trong xứ Ba Tư, giúp họ sẵn sàng cho cuộc hồi hương tiếp theo.

Page 15: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

2. Hai lần hồi hương sau: Những cuộc hồi hương sau này được thực hiện vào 456 va 444 T. C. Exơra rồi Nêhêmi đã trở về xây lại thành và bức tường của nó. Các chương đầu của sách Exơra nói về việc hồi hương năm 538 T. C, Phần còn lại là lịch sử cho đến năm 400 T. C. Malachi đã hoàn tất Cựu Ước khoảng 400 T. C. Sau đó tiếng nói tiên tri đã yên lặng. Theo truyền thống và lịch sử Do Thái, đã không có một tiên tri nào mãi cho đến khi Giăng Báp Tít tuyên bố sự mở màn một thời đại mới.

Bài 17: BỐ CỤC VÀ NIÊN ĐẠI

I. BỐ CỤC CỰU ƯỚC 1. Trước tác: Như thế Cựu Ước đã được viết từ 1400 T. C. đến 400 T. C. do hơn 20 trước giả biết rõ tên và một số trước giả không biết danh tánh.2. Phân bố cục Cựu Ước: Bản Kinh Thánh Cựu Ước chia ra làm 5 phần. Việc chia phần này đến từ việc sửa đổi chút đỉnh bản Kinh Thánh La Tinh ra từ bản Bảy Mươi (Septuagint): 05 sách Luật pháp, 12 sách Lịch sử, 05 sách Thi Ca, 05 sách Đại Tiên tri, 12 sách Tiểu Tiên tri: Tổng cộng 39 sách.3. Phân bố cục theo tiếng Hêbơrơ: Cựu Ước trong tiếng Hêbơrơ chia làm ba phần: Luật pháp, Tiên tri và Văn Thơ. Có năm sách Luật pháp, 4 sách Tiền Tiên Tri va 4 sách Hậu Tiên Tri (12 sách Tiểu Tiên Tri kể là một sách) và 11 sách văn thơ. Tất cả 24 sách này dù sắp xếp thế nào cũng gồm đủ 39 sách mà chúng ta có hiện nay.Vào thế kỷ thứ nhứt, ba phần này được chia lại để chỉ còn 22 sách. Có hai sách nhỏ nhập chung vô các sách khác. Các Cuộn Biển Chết đề cập đến toàn bộ gọi là “Công Việc của Môi Se và các Tiên tri” Đây là sách mà Đức Chúa Jesus đã nói đến, sau khi Ngài Phục Sinh, lúc Ngài dạy các môn đồ hãy tin “tất cả những gì các tiên tri đã nói” (LuLc 24:25)

II. NIÊN ĐẠI CỦA CÁC SÁCH CỰU ƯỚC 1400 T. C. Sáng Thế Ký, Xuất Ê-díp-tô Ký, Lê-vi ký, Dân số ký, Phục Truyền Luật lệ ký. 1400 T. C. Gióp (?). 1350 T. C. Giô suê.1050 T. C. Các Quan Xét, Ru-tơ. 1000 T. C. Thi Thiên (đa số).1000 - 575 T. C. I, II Samuên, I, II Các Vua.950 T. C. Châm Ngôn, Truyền Đạo, Nhã ca.750 - 700 T. C. Ê-sai, Ô-sê, Giô-ên, A-mốt, Ap-đi-a, Giô-na. Mi-chê.625 - 575 T. C. Giê-rê-mi, Na-hum, Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni.600 - 539 T. C. Ê-xê-chi-ên, Đa-ni-ên.539 - 515 T. C. A-ghê, Xa-cha-ri.475 T. C. Ê-Xơ-tê.

Page 16: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

456 - 400 T. C. I, II Sử ký (?).456 - 400 T. C. Exơra, Nêhêmi, Malachi.

Bài 18: XÁC ĐỊNH KINH ĐIỂN

I. CÁC NGỤY KINH 1. Các ngụy kinh Kinh Thánh Công giáo: Có 7 sách và vài phần thêm vào nữa được liệt vào bộ Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo La-Mã. Tất cả sách và các phần nhỏ này được gọi là “Ngụy Kinh”, được viết vào thời kỳ giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chỉ một sách có niên hiệu.. Judith và Tobit, nói về việc xâm lăng của Asyri và Babylôn.. I và II Macabê, ghi chép chiến tranh giành độc lập khoảng 165 T. C.. Hai sách dạy đời: Ecclesiasticus và Sự Khôn Ngoan của Salômôn.. Một sách là phần thêm vào của sách Giêrêmi.. Cũng có hai phần ngắn thêm vào sách Êxơtê và Đaniên.2. Các ngụy kinh khác: Cũng viết trong thời gian này, nhưng không được cả Công Giáo lẫn Tin Lành chấp nhận, ghi lịch sử và tư tưởng trong giai đoạn giữa Cựu va Tân Ước: Ênóc, Jubilees, Giao ước của 12 tổ phụ, Những phần rời rạc của các sách này cũng được tìm thấy ở các Cuộn Biển Chết, nhưng chưa bao giờ được liệt kê vào hàng kinh điển (Canon).

II. JOSEPHUS, SỬ GIA DO THÁI 1. Sử gia Josephus: Sống trong thời kỳ sụp đổ của thành Giêrusalem vào 70 S. C. Ông cho biết đại đế Titus đã cho ông các cuộn sách thánh lấy từ đền thờ Giêrusalem, bản Kinh Thánh được kinh điển trong thời Đức Chúa Jesus.2. Kết luận từ lời của Josephus: Có sáu điểm quan trọng sau:a. Thứ nhất, người Do Thái tin vào sự linh cảm từng lời từng chữ.b. Thứ nhì, họ tiếp nhận là kinh điển vì viết bởi các tiên tri.c. Thứ ba, các ngụy kinh không được viết bởi các sách tiên tri.d. Thứ tư, bộ kinh điển chỉ gồm có 39 sách (22 trong sách Hêbơrơ).e. Thứ năm, rất quan trọng, Josephus cung cấp bảng liệt kê đầu tiên và cũng là duy nhất về các sách Cựu Ước cho đến năm 170 S. C, giống cách chia của Chúa Jesus trong LuLc 24:44: Luật pháp, các tiên tri, các thi ca.f. Thứ sáu, ông đề cao quyền trước giả của những vị tiên tri.Tân Ước trích hầu hết từ 39 sách Cựu Ước, nhưng không trích từ các ngụy kinh. Tân Ước chẳng bao giờ nói đến ngụy kinh.

Bài 19: VẤN ĐỀ CÁC Ngụy KINH

I. CÁC CUỘN BIỂN CHẾT (DEAD SEA SCROLLS) 1. Xác chứng: Các Cuộn Biển Chết cung cấp sự xác chứng thêm. Chúng

Page 17: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

chứng tỏ Kinh Thánh là tác phẩm của Môi Se và các tiên tri.2. Loại trừ nguỵ kinh: Chúng trích dẫn từ nhiều sách của Cựu Ước như là Kinh Thánh, nhưng không trích điều gì từ các sách ngụy kinh.

II. BẢN BẢY MƯƠI (SEPTUAGINT) 1. Chứa ngụy kinh: Điều rắc rối là các bản Bảy Mươi ngày nay chứa đựng ngụy kinh. Vì Tân Ước thường trích từ bản Bảy Mươi Cựu Ước nên nhiều học giả cho rằng Tân Ước đã thừa nhận ngụy kinh.2. Giải thích: Tuy nhiên các bản Bảy Mươi ngày nay căn cứ vào các bản sao có niên hiệu trễ, khoảng 325 S. C. Có bằng cớ chứng tỏ rằng các bản Bảy Mươi với niên hiệu sớm hơn không có ngụy kinh.

III. CÁC GIÁO PHỤ HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN 1. Melito, giám mục tại Sardis: Năm 170 S. C. liệt kê các sách Cựu Ước giống như bản mục lục của chúng ta, không có ngụy kinh.2. Origen của Ai cập: Năm 250 S. C., cũng loại trừ ngụy kinh.3. Jerome: Là người dịch ngụy kinh ra La tinh, đã nói tỏ tường rằng các sách đó không phải thuộc vào hàng kinh điển. Chỉ có hai hội nghị chấp nhận ngụy kinh. Để chống lại Tin Lành, Hội nghi ở Trent năm 1545 S. C. của Công Giáo La Mã cố cho là ngụy kinh được linh cảm.

IV. KẾT LUẬN VỀ NGỤY KINH 1. Ngụy kinh không được linh cảm: Chúng ta tin 39 sách của Cựu Ước là Lời được linh cảm bởi Đức Chúa Trời, được Chúa Jesus và các sứ đồ chấp nhận, hầu hết đều do các tiên tri chép (ISu1Sb 29:29, IISu 2Sb 9:29, 12, 15; 20:34, 26:22, 32:32). Tân Ước, trước giả các Cuộn Biển Chết, và Josephus gọi Cựu Ước là tác phẩm của các tiên tri.2. Thái độ đối với ngụy kinh: Ngụy kinh và các sách kia không chứa đựng lời tự xưng là được khải thị bởi Đức Chúa Trời. Chúng ta người Tin Lành có thể đọc ngụy kinh để có thêm tin tức và hứng thú, nhưng chúng ta dành đức tin và sự tín nhiệm cho những sách được Chúa Jesus chấp thuận. “Họ có Môise và các tiên tri, hãy để chúng nghe họ” (LuLc 16:29).

Bài 20: CÁC GIÁO PHỤ VÀ TÂN ƯỚC

I. Ý KIẾN CỦA CÁC GIÁO PHỤ 1. Vai trò các giáo phụ: “Các Giáo phụ kế tiếp các sứ đồ” gồm có ông Clement ở Rôma, ông Ignatius ở Antiốt và ông Polycarp. Vai trò của họ rất quan trọng trong việc xác định quyền trước giả của Tân Ước.2. Các giáo phụ: a. Clement là Giám mục ở Rôma, viết một bức thư cho Hội Thánh Côrinhtô khoảng năm 95 S. C, đề cập đến Phaolô và Phierơ.

Page 18: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

b. Ignatius, Giám mục tại Antiốt đã tuận đạo tại Rôma khoảng 117 S. C, để lại bảy bức thư, có đề cập nhiều đến các sách Tân Ước.c. Polycarp, người đã viết bức thư cho Hội Thánh Philíp khoảng 117 S. C. cho thấy ông đã dùng khá nhiều các sách Tân Ước.d. Papias sống khoảng 140 S. C. Ông cho biết thế nào ông đã chuyên tâm tìm tòi các truyền thống nói về các sứ đồ. Ông có đề cập đến 7 trong số 12 vị sứ đồ. Ông nổi tiếng nhờ bộ sách năm cuốn về các sách Phúc Âm.e. Justin khoảng 145 S. C. Trước khi tử vì đạo, ông đã viết một số sách, hiện chỉ còn có 7 quyển.

II. CÁC TÁC PHẨM TỔNG QUÁT CỦA CÁC GIÁO PHỤ 1. Trước năm 170: Một số tác phẩm khác được viết, như: Thư tín của Banaba, Sự Dạy Dỗ của Mười Hai Sứ Đồ (The Didache), “Người Chăn Chiên ở Hermas”. Một sách gọi là “Phúc Âm của Chân Lý”, viết vào khoảng 140 S. C. đã mất từ lâu, mới tìm ra được gần đây, là một bằng chứng rất tốt về việc sử dụng các sách Tân Ước.. Những văn phẩm trên trải dài đến năm 145 S. C, tỏa ra luồng sinh khí của đời sống tín đồ chân thật và cung kính theo Chúa.2. Từ năm 170-200: Sau năm 170 S. C., các văn phẩm còn lại thì phong phú hơn: Tác phẩm của Irenaeus 170 S. C. Ông là học trò của Polycarp, cho nên có liên hệ mật thiết với sứ đồ Giăng. Cũng trong thời kỳ này, một bản liệt kê rất quí giá của các sách Tân Ước đã được thực hiện, gọi là Mảnh Vụn Muratorian (Muratorian Fragment).3. Sau năm 200: Khoảng 200 S. C. có những tác phẩm viết rất sâu sắc do Tertullian, ở Bắc Phi, do Clement ở Alexandria, AiCập...

Bài 21: CÁC TÁC PHẨM CỦA PHAOLÔ

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Tầm quan trọng: Các tác phẩm của Phaolô thật là quan trọng, bởi vì các thư tín của ông cho chúng ta biết chúng được viết khi nào. Mười ba thư tín từ Rôma đến Philêmôn, đều được nhìn nhận là do Phaolô viết.2. Phaolô sau khi gặp Chúa: Côrinhtô và Công Vụ cho thấy Phaolô đã trở lại đạo trong mấy năm đầu thập niên 30. Theo Galati, Phaolô đã gặp Phierơ tại Giêrusalem ba năm sau khi đầu phục Chúa. Hơn 14 năm sau, ông trở lại Giêrusalem với Banaba và Tít. Sách Công Vụ cho biết về ba hành trình truyền giáo, việc ông ở tù tại Sêsarê, rồi tại Rôma hai năm.

II. CUỘC ĐỜI VÀ CÁC TÁC PHẨM 1. Hai thư Têsalônica: Phaolô không viết thư nào trong hành trình lần thứ

Page 19: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

nhất. Trong hành trình thứ nhì, ông ở tại Côrinhtô hai năm và đã viết I và II Têsalônica, nhấn mạnh về sự cứu rỗi và thẩm quyền sứ đồ của ông.2. Các thư tín chính yếu: Galati có lẽ đã được viết lúc bắt đầu hành trình truyền giáo thứ ba (hoặc sau hành trình thứ nhất). Phaolô ở Êphêsô khoảng ba năm và đã viết các thơ : Rôma, I, II Côrinhtô (Sứ đồ 19). Thơ Rôma và Galati nên được học chung với nhau. Cuối chuyến hành trình truyền giáo lần thứ ba, Phaolô bị bắt cầm tù ở Giêrusalem. Mảnh vụn Muratorian, Irenaeus và các chứng nhân sớm khác đều cho rằng vị trước giả sách Công vụ là Luca (lưu ý những chữ “chúng tôi”).3. Bốn thư tín trong tù: Trong tù tại Rôma, Phaolô ông đã viết bốn bức thư rất quan trọng thường được gọi là các Thư tín trong tù: Êphêsô, Philíp, Côlôse và Philêmôn. Côlôse - Philêmôn nên học chung với nhau.4. Ba thư tín giám mục: Phi Pl 1:12-25 cho thấy Phaolô trông mong được trả tự do. Hiển nhiên việc này đã xảy ra, vì lúc ra đi, ông có để quên áo choàng và sách vở tại Trôách (IITi 2Tm 4:13). Trong thời gian này ông viết các Thư Tín Mục Vụ (Tít, I và II. Timôthê): I. Timôthê và Tít giúp giải thích lẫn nhau về việc tổ chức Hội Thánh và phẩm cách các lãnh đạo. II. Timôthê là thư cuối cùng của Phaolô khi ông bị bắt lại và bị hành quyết. Các thư tín của Phaolô được dùng bởi các trước giả trước năm 120 S. C. Một số trước giả đề cập thẳng đến tên của Phaolô, như Clement, Ignatius, Polycarp (trích dẫn từ sáu thư tín của Phaolô).

Bài 22: CÁC TÁC PHẨM LIÊN QUAN ĐẾN PHAOLÔ

I. PHÚC ÂM LUCA VÀ CÔNG VỤ 1. Trước giả Luca và Công vụ: Cong Cv 1:1 cho thấy sách Công Vụ là tác phẩm thứ nhì của trước giả gởi cho Thêôphilơ. LuLc 1:1-13 cho thấy đó là tác phẩm thứ nhất của trước giả. Tân Ước không nói rõ ràng Lu-ca là trước giả nhưng cho thấy rõ là một bạn đồng hành của Phaolô đã viết các sách này, và Lu-ca rất thân cận với Phaolô.2. Quan điểm các Giáo phụ: Phúc Âm Lu-ca và Công Vụ được dùng bởi Ignatius và Polycarp. Justin Martyr trích từ ba sách đầu của Phúc Âm và có lẽ cũng có trích dẫn từ sách Giăng và gọi chúng là “Những kỷ niệm của các Sứ Đồ”. Trong lời trích dẫn này ông cho rằng sách Luca và Mác không được viết trực tiếp từ các Sứ Đồ.. Đến năm 170 S. C mảnh vụn Muratorian và Irenaeus đã giải thích rằng Luca viết sách Phúc Âm, nhưng viết với sự cộng tác của Phaolô. Tertullian, khoảng 200 năm S. C, cho rằng Luca viết dưới sự hướng dẫn của Phaolô, nên có thể được xếp vào hàng các tác phẩm của Phaolô.2. Niên đại: Trong khi Phaolô bị cầm tù tại Palestine, thì Luca được tự do. Người ta dự đoán là Lu-ca đã thu thập tài liệu và viết sách Phúc Âm lúc đó.

Page 20: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

Sách Công Vụ Các Sứ Đồ cũng đã được viết chẳng bao lâu sau đó, có lẽ trong lúc Phaolô bị tù tại Rôma.

II. HÊBƠRƠ 1. Ai là trước giả? Phải chăng Phaolô viết thơ Hêbơrơ ? Khi nào ? Như thế nào ? Các học giả nghiêm túc không đồng ý với nhau về các câu trả lời của các câu hỏi này. Có người tin là thư này được viết bởi một cộng sự viên của Phaolô, dưới sự hướng dẫn của ông, giống như Luca viết Phúc Âm Lu Ca và Công Vụ vậy, nhưng không ai xác định được.2. Công nhận kinh điển: Thơ Hêbơrơ được biết đến và được dùng rất sớm, từ thời Clement ở Rôma, năm 95 S. C. Đầu tiên thư nầy được chấp nhận cách rộng rãi, rồi bị ở phương Tây đặt nghi vấn, nhưng cuối cùng được toàn thể Hội Thánh chấp nhận.3. Niên đại: Truyền thống về Phaolô là trước giả có từ thời Pantaenus. Hêbơrơ có thể được chấp nhận là thuộc dòng thư tín của Phaolô, được viết trong khoảng cuối cuộc đời của Phaolô.

Bài 23: CÁC SÁCH PHÚC ÂM

I. PHÚC ÂM MATHIƠ 1. Được đề cập sớm nhất: Phúc Âm Mathiơ là sách mà chúng ta có bằng chứng được đề cập đến sớm nhất.2. Hai thứ tiếng: Papias nghĩ rằng sách Mathiơ đã được viết trong tiếng Aramic, rồi sau đó được dịch lại. Cũng có thể Mathiơ đã cho xuất bản trong cả Aramic lẫn Hy Lạp, là hai ngôn ngữ thông dụng lúc đó.3. Độc giả: Hiển nhiên chủ ý của Mathiơ là viết cho người Giuđa, là thành phần đông đảo nhất của Hội Thánh đầu tiên.

II. PHÚC ÂM MÁC 1. Trước giả Mác: Papias gọi Mác là phụ tá, thông dịch viên của Phierơ. Ireneaus và Clement đều đồng ý chính Mác là trước giả Phúc âm Mác.2. Hình thành: Papias và Clement đều tin rằng Mác viết dưới sự hướng dẫn của Phierơ. Đây là quan điểm đơn giản nhất, bởi vì Justin có kể Mác trong “ Những hồi ký của các Sứ Đồ”.3. Độc giả: Hơn 9/10 sách Mác đều tìm thấy trong Mathiơ hay Luca. Rõ ràng là sách Mác được viết cho người ngọai bang, có lẽ cho người Rôma là những người Phierơ đang phục vụ.

III. PHÚC ÂM GIĂNG 1. Sứ đồ Giăng: Giăng đã dọn về Êphêsô và sống rất lâu. Polycarp biết Giăng ở đó. Đảo Batmô, nơi Giăng bị đày cũng gần Êphêsô. Ireneaus, đồ đệ

Page 21: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

của Polycarp, cho rằng Giăng sống đến đời Trajan 98-117 S. C.2. Giá trị: Các tín hữu thường quí mến các tác phẩm của Giăng bởi vì nó biểu lộ một sự hiểu biết gần gủi dịu dàng về Chúa Cứu Thế. Các tác phẩm này và cách hành văn đều tự cho thấy là đã được viết bởi Giăng.3. Xác chứng: Cả Clement, Ignatius, Polycarp, Papias và Justin đều có đề cập đến các tác phẩm của Giăng. Mảnh vụn Mutatorian có trích dẫn rõ tên sách Phúc Âm Giăng, Khải huyền và hai thư tín nữa. Mới đây có một mảnh nhỏ “giấy chỉ thảo Ryland” được khám phá tại Ai Cập năm 1917, với niên hiệu vào khoảng 125 S. C, chứa đựng 5 câu trong Gi 18. Năm 1957 khám phá tập “Giấy chỉ thảo Bodmer II” niên hiệu khoảng 200 S. C, chứa gần hết sách Phúc Âm Giăng. Đây là bản văn Tân Ước sớm nhất chứa dựng một phần Tân Ước được biết hiện nay.

Bài 24: CÁC THƯ TÍN TỔNG QUÁT

I. PHIERƠ-GIACƠ-GIUĐE 1. Những lời chứng: Các thư tín nhỏ của Phierơ, Giacơ, Giuđe chỉ có một ít nhân chứng, nhưng các lời chứng rất đáng tin cậy: Clement có ám chỉ đến sách Giacơ. Polycarp cũng ám chỉ đến I và II Phierơ. Papias thì nói đến I Phierơ. Mảnh vụn Muratorian đề cập đến Giuđe.. II Phierơ có nội chứng rất mạnh làm hậu thuẩn; nó xác định rằng đây là là thư thứ nhì của Phierơ (IIPhi 2Pr 1:1; 3:1-2). Thật thích thú khi thấy Giuđe (c. 18) trích từ thư của Phierơ và gọi đó là công việc của một vị Sứ đồ (IIPhi 2Pr 3:3). Một bản giấy chỉ thảo Bodmer (VII-IX) vừa mới đây có chứa I và II Phierơ và Giuđe, được định là có trước 300 S. C.2. Giacơ và Giuđe: Có khá nhiều sự thảo luận sôi nổi về việc xác định hai anh em ruột Giacơ và Giuđe (Giu Gd 1:1). Trong vòng 12 Sứ đồ có Giacơ và Giuđe (LuLc 6:16), và cũng có Giacơ và Giuđe là em cùng mẹ với Chúa (Mat Mt 13:55). Một vài học giả cho rằng hai anh em này là bà con với Chúa và cũng là Giacơ và Giuđe của 12 sứ đồ.

II. GIÁ TRỊ KINH ĐIỂN 1. Sự linh cảm: Thời điểm viết các thư nhỏ này không được xác định. Những thư tín này và tất cả những sách khác của Tân Ước đều được viết bởi các sứ đồ hay những người cộng sự của họ “dưới sự linh cảm của Đức Thánh Linh”.. Các trước giả ban đầu đã xác nhận một đức tin sáng suốt vào các sách này là chân xác, là Lời Đức Chúa Trời được linh cảm.2. Giá trị kinh điển: Các giáo phụ đều đồng ý rằng có một số ngụy kinh cũng được lưu hành (IITe 2Tx 2:2 và 3:1-17). Nhưng chẳng bao lâu chúng đều bị nhận ra và chỉ một số ít người bị lừa mà thôi.

Page 22: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

. Mặc dù Chúa Jesus không viết các sách của Tân Ước, nhưng Ngài có bổ nhiệm 12 sứ đồ, rồi thêm vào Phaolô, để lập nên nền tảng của Hội Thánh. Những người này, được bổ nhiệm cách thiên thượng, được ban quyền năng thiên thượng của Đức Thánh Linh để viết về Giao Ước Mới của Đức Chúa Jesus, Chúa Cứu Thế của chúng ta.. Cơ Đốc Nhân chúng ta tin Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời và vui mừng trong Lời Ngài.

Bài 25: ẤN LOÁT KINH THÁNH

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Ba biến cố thế kỷ 15: Trong thế kỷ 15, có ba biến cố lịch sử đã giúp ích cho thế giới tân tiến ngày nay: a. Columbus, năm 1492 đã khám phá ra Tân thế giới. b. Johann Guttenberg năm 1456 phát minh máy in. c. Và năm 1493 Martin Luther người khởi xướng Tin Lành Cải Chính ra đời.2. Hai thời kỳ: Lịch sử về việc bảo tồn Tân Ước có thể chia làm hai thời kỳ trước và sau khi phát minh ra máy in.

II. ẤN LÓAT KINH THÁNH 1. Cuốn sách đầu tiên: Cuốn sách đầu tiên từ máy in của Guttenberg là bản Kinh Thánh La Tinh, vẫn còn được giữ đến ngày nay. Chẳng bao lâu sau Tân Ước Hy Lạp và Cựu Ước Hêbơrơ cũng được in ra. Sự bảo tồn Kinh Thánh tương đối dễ hơn, vì đã được xuất bản hàng ngàn cuốn.2. Dịch Kinh Thánh: Sau khi Kinh Thánh được dịch ra Anh ngữ bởi Tyndale, nó được in ở Hòa Lan rồi đem lén về Anh Quốc. Các giám mục Anh muốn đốt hết Kinh Thánh, nhưng chỉ vài năm sau, bản Kinh Thánh Tyndale và các bản kế tiếp đã được phổ biến khắp nước Anh.

III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ẤN LOÁT KINH THÁNH 1. Không lầm lỗi chính tả: Sự phát minh ra máy in là một yếu tố quan trọng vì việc sản xuất Kinh Thánh không có lầm lỗi chính tả gì đã trở nên tương đối dễ dàng. Trước đó, người ta đã chép tay lại từng trang cho nên rất dễ có sơ sót, và phải bỏ tờ chép tay đó đi vì lỡ lầm lỗi.2. Nhiều người đọc: Khi chuẩn bị bản kẽm để in Kinh Thánh, bản nháp được đọc đi đọc lại rất nhiều lần... Như thế, nhiều người có thể đọc qua toàn bộ Kinh Thánh trước khi bắt đầu in hàng loạt.3. Cập nhật hóa ngôn ngữ Kinh Thánh: Năm 1611, khi bản King James được dịch, một thợ in phải là một nhà văn phạm để biết cách đánh vần hầu có thể thay đổi các chữ trong những loạt ấn loát kế tiếp.. Kinh Thánh không cần được bảo vệ ở bảo tàng viện, mà cần được các con cái Chúa sử dụng. Cho nên, Kinh Thánh đã được sao chép rồi tái sao chép,

Page 23: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

in rồi tái bản. Ngôn ngữ của Kinh Thánh luôn luôn được cập nhật hóa. Kinh Thánh được dịch đi dịch lại nhiều lần để thích hợp với ngôn ngữ của quần chúng, trong tiếng mẹ đẻ của các dân tộc (Cong Cv 2:1-42).

Bài 26: CÁC BẢN VĂN SỚM

I. TRƯỚC KHI CÓ MÁY IN 1. Rất ít bản sao hoàn toàn: Trước khi phát minh máy in, chỉ có vài bản sao của Kinh Thánh và thật là khó mà có một bản sao hoàn toàn.2. Ngôn ngữ Kinh Thánh: Trước năm 1456, không có Kinh Thánh tiếng Đức, tiếng Pháp hay tiếng Tâybannha, vì vùng Tây Âu sử dụng La Tinh trong thời Trung cổ. Đông Âu gồm Hy Lạp và Tiểu Á vẫn còn dùng Hy Lạp. Tại Anh tiếng La tinh không được phổ thông, nên có vài phần Kinh Thánh được dịch ra tiếng cổ Anglo-Saxon do Bede và bản dịch mới của Wicliffe được hoàn tất năm 1375.3. Sao chép Kinh Thánh: Trong thời đó, các tu viện của Giáo hội chưa bị chia hai, đã chép tay lại Kinh Thánh trong tiếng La Tinh và Hy Lạp. Nhiều bản sao được thực hiện thời đó vẫn còn được giữ đến ngày nay. Tiếng La Tinh cũng thay đổi khá nhiều nên có rất nhiều khác biệt trong các bản chép tay tùy theo thời gian và địa điểm chép.

II. VÀI CHI TIẾT LỊCH SỬ 1. Cơ Đốc giáo bị bắt bớ: Trong thời các sứ đồ, đế quốc La Mã bao gồm toàn vùng Địa Trung Hải- Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhỉ Kỳ, Syria, Palestine, Ai Cập và Bắc Phi Châu quanh vùng Algiers, chạy dài đến Anh quốc và một phần nước Đức. La Tinh là ngôn ngữ chính quyền, nhưng hầu hết dân chúng dùng tiếng Hy Lạp. Cơ Đốc giáo rất mạnh ở vùng Ai Cập, Palestine, Tiểu Á, Rô Ma và Bắc Phi, nhưng lại bị cấm. Nhiều tín đồ thà bị giết chứ không chịu tiết lộ chỗ giấu Kinh Thánh.2. Sắc lệnh Milan: Cuối cùng, hoàng đế Constantine đã trở lại đầu phục Chúa năm 313 S. C. Sau đó ông ra một săc lệnh rất nổi danh, sắc lệnh Milan, cho phép tự do tôn giáo. Trong những thập niên kế tiếp đế quốc La Mã yếu dần dưới sự tấn công của dân Goth ở Âu Châu và các dân tộc khác, từ Á Châu di chuyển đến Âu Châu.3. La mã sụp đổ: Năm 410 S. C. đế quốc La Mã sụp đổ. Tức vào thời Jerome, người đã dịch Kinh Thánh ra tiếng La Tinh, bản dịch Vulgate. Augustine bấy giờ là lãnh tụ Hội Thánh. Phía Đông chọn Constantinople làm thủ đô, trong khi phía Tây vẫn cứ tiếp tục chọn Rô Ma làm thủ đô. Đế quốc phía đông dùng Hy văn trong suốt thời Trung cổ. Đế quốc phía Tây vẫn tiếp tục dùng tiếng La Tinh.

Bài 27: CÁC BẢN VĂN SỚM (tt)

Page 24: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

I. CÁC BẢN SAO CHÉP 1. Các cuộn giấy da: Bản sao trong tiếng Hy Lạp gần nguyên bản hơn tiếng La Tinh. Có một số bản Kinh Thánh Hy Lạp còn trước cả thời Jerome nữa. Các nguyên bản có lẽ được viết trên giấy chỉ thảo hay trên các cuộn da.2. Tập sách codex: Tuy nhiên, khoảng 125 S. C trở đi, người ta lại có thói quen viết từng tờ rời, đóng lại thành tập sách, gọi là “Codex”, thay vì cuộn. Nhiều tác phẩm đã được đóng chung lại với nhau thành một bộ. Rồi các sách đó được sao đi, sao lại nhiều lần trong Hy văn.

II. PHIÊN DỊCH KINH THÁNH 1. Tiếng Syriac: Khoảng 200 S. C, tại Antiốt và Mesopotamia đã có Kinh Thánh trong tiếng Syriac, là ngôn ngữ rất thông dụng trong vùng đó lúc bấy giờ. Tiếng Syriac cũng tương tự như tiếng Hêbơrơ.2. Tiếng Latinh: Lúc này các Hội Thánh ở Bắc Phi cũng thực hiện các bản dịch cổ La Tinh. Sau này bản dịch đó đã bị bản Vulgate lấn áp. Mãi đến năm 400 S. C tiếng Hy Lạp vẫn là ngôn ngữ của Kinh Thánh.

III. KIỂU CHỮ VIẾT 1. Kiểu “cursives ”: Các bản sao của Tân Ước thời Trung cổ đã được viết trong tiếng Hy Lạp với chữ khá nhỏ, gọi là “cursives” (kiểu chữ tháu).2. Kiểu “uncials ”: Trong thế kỷ thứ 4, các bản sao Kinh Thánh khá đẹp đã được thực hiện trên giấy da và được in bằng kiểu chữ viết hoa. Các bản sao này được gọi là “uncials” có nghĩa là kiểu chữ viết hoa. Một số bản có kiểu chữ viết hoa vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.

IV. SỰ TỒN TẠI CỦA CÁC BẢN SAO 1. Hồi giáo đốt sách: Khi những người Hồi Giáo xâm lăng Ai Cập vào thế kỷ thứ 7 S. C, họ đã đốt một thư viện lớn tại Alexandria, chứa khoảng 100,000 bộ sách, gồm cả các kho tàng cổ. Cũng trong thời gian này, họ đốt đại thư viện Eusebian ở Ceasarea Palestine có chứa đựng các kho tàng của Cơ Đốc Giáo thời ban sơ.2. Các bản còn lại: Nhưng nhờ ơn thần hựu của Đức Chúa Trời, một số khá lớn các bản sao đã thóat được. Người ta bảo rằng khoảng 3,000 bản sao Tân Ước trong Hy văn hay một phần của Tân Ước đã được bảo tồn. Trong số này, có cả chục bản trên 1,500 tuổi.

Bài 28: CÁC THỦ BẢN CỔ

I. BẢN VĂN ALEXANDRIAN (The Alexandrian Text)1. Codex Sinaiticus: Được Constantine Tischendorf khám phá năm 1859 tại

Page 25: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

tu viện St. Catherine, trên sườn núi Sinai. Thủ bản này gọi là Codex Aleph, hay Codex Sinaiticus có hiệu đính vào thế kỷ thứ 4 S. C. (Codex có nghĩa là cuốn sách, Aleph là mẫu tự đầu tiên trong tiếng Hêbơrơ).2. Codex Vaticanus: Năm 1868, thư viện Vatican cũng cho một thủ bản cổ nữa, cũng thế kỷ thứ 4 S. C gọi là Codex B (cũng gọi là Vaticanus). Codex Aleph và Codex B, giống hệt nhau về lối hành văn. Chúng thuộc về một nhóm thủ bản được gọi là Bản Văn Trung Dung (Neutral Text ) mà sau này người ta gọi là thủ bản Alexandrian.

II. BẢN VĂN TÂY PHƯƠNG 1. Codex Beza: Có một bộ thủ bản quan trọng là Codex Beza, chỉ có các sách Phúc Âm.2. Codex Claramontanus: Chứa đựng các thư tín của Phaolô. Các thủ bản này có hiệu đính khoảng thế kỷ thứ 6 S. C. dù bản dịch của bộ này trong tiếng La tinh do Jerome thực hiện vào khoảng 400 S. C. Bộ này tạo thành một nhóm gọi là bản văn Tây phương.

III. BẢN VĂN THÔNG THƯỜNG ( Koine )1. Textus Receptus: Hầu hết các bản thực hiện thời Trung cổ lập thành một nhóm thứ ba có lối hành văn khác hơn hai nhóm kia. Nhóm này gọi là Koine, có nghĩa là thông thường, cũng được gọi là Textus Receptus.2. Phiên dịch: Nhóm này được các dịch giả của bản King James sử dụng. Nhóm Trung Dung được các dịch giả bản Revised Version và Revised Standard Version và hầu hết các bản dịch Tân Ước ngày nay dùng.

IV. CÁC THỦ BẢN KHÁC 1. Tài liệu giấy chỉ thảo Chester Beatty: Được tìm thấy trong các đống vụn của giấy chỉ thảo tại Ai Cập gần đây, chứa đựng hầu hết toàn bộ Tân Ước và có vào khoảng thế kỷ thứ 3 S. C.2. Tài liệu Giấy Chỉ Thảo Ryland: Khoảng 125 S. C là một bằng chứng rất giá trị về các bản văn Tân Ước, hầu như giống hệt với bản Alexandrian.3. Tài liệu Giấy Chỉ Thảo Bodmer của Giăng, xác nhận ảnh hưởng của bản văn Trung Dung. Hầu hết những bản dịch mới sau này sử dụng những tài liệu từ các thủ bản mới được tìm thấy.

Bài 29: PHÊ BÌNH BẢN VĂN

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Hạ phê bình: Việc nghiên cứu các thủ bản cổ gọi là phê bình bản văn, hay hạ phê bình (lower criticism), phân biệt với thượng phê bình (higher criticism) có tính cách hủy hoại.

Page 26: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

2. Một khoa học cổ: Phê bình bản văn là khoa học cổ xưa và rất giá trị. Khoa học này đã được các học giả Cơ Đốc đeo đuổi, ít nữa là từ Origen 250 S. C và phải có kiến thức rất uyên bác về ngôn ngữ.

II. ÍCH LỢI CỦA KHOA PHÊ BÌNH BẢN VĂN Khoa phê bình bản văn có thể giúp các tín hữu hai cách như sau:1. Tìm được nguyên bản: Thứ nhất, nó có thể giúp tìm lại trong các đoạn văn, những chữ đã được các sứ đồ chép ra. Nhờ so sánh lời chứng của các nhóm thủ bản xưa, các học giả có thể quyết định chữ nào là nguyên thủy.2. Thêm chính xác: Thứ nhì, có nhiều chỗ không biết là bản văn nguyên thủy đã viết như thế nào. Thí dụ: Không biết là “Si-môn” hay “Phierơ”; “Đức Chúa Jesus “ hay “Đức Chúa Jesus Christ” ?

III. KẾT LUẬN TỪ PHÊ BÌNH BẢN VĂN 1. Nhóm Trung dung: Căn cứ vào các dữ kiện chính xác đang có, thì các bản văn của nhóm Trung Dung (Alexandrian) được coi là gần với nhóm nguyên thủy nhất.2. Nhóm thông thường: Nhóm Thông Thường (Koine) được xem là nhiều khiếm khuyết nhất, còn nhóm Tây Phương thì cũng không xa mấy.

IV. ĐỨC TIN NƠI KINH THÁNH TÂN ƯỚC 1. Đức tin được vững lập: Đức tin được vững lập khi biết rằng dù là bản văn trong nhóm khiếm khuyết nhất cũng vẫn còn tốt. Những chỗ khác biệt chỉ là những chi tiết rải rác.2. Mức độ chính xác của bản sao chép: Những khác biệt chính giữ những bản dịch (tiếng Anh) là từ sự giải thích và lối hành văn của các dịch giả trong khi họ cố gắng dịch cho chính xác với các thủ bản.Năm 1881, Westcott và Hort đã nói như thế này: “Nếu tất cả những cái tương đối không quan trọng…. được để qua một bên, thì những chữ “đáng nghi ngờ” cũng khó có thể lên đến hơn một phần ngàn của toàn bộ Tân Ước”. Các khám phá mới đây đã xác nhận và cũng cố thêm lời kết luận của Westcott va Hort.

Bài 30: SỰ BẢO TỒN THỜI XƯA

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Ích lợi của cuộn Biển Chết: Sự khám phá các cuộn Biển Chết năm 1947 đã đem đến một số tài liệu rất phong phú để nghiên cứu Cựu Ước.2. Trong thời kỳ Cựu Ước: Cựu ước được viết trong 1000 năm (1. 400 T. C -400 T. C). Lúc đó, các bản sao của Thánh Kinh Cựu Ước một phần được các thầy tế lễ ở đền thờ cất giữ, một phần khác dưới sự giám thị của nhà vua, và một phần khác nữa được chăm sóc bởi các tiên tri.

Page 27: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

II. SỰ BẢO TỒN KỲ DIỆU 1. Trong những bối cảnh đen tối: Nhiều lúc, “Lời của Đức Giê-hô-va lấy làm hiếm hoi”(ISa1Sm 3:1), quốc gia thờ hình tượng... nhưng Chúa đã dấy lên các vị tiên tri tàng trử Lời Đức Chúa Trời rồi cẩn thận phổ biến.2. So với văn chương thế tục Trong khi các nguồn tài liệu ngoài Kinh Thánh thiếu chứng cớ thì Kinh Thánh chứa đựng các bằng chứng nội tại về sự tác thành và bảo tồn của chính mình. Trong khi văn chương thế tục hầu như đã mất hết, chỉ còn một số được bảo tồn trên những bản đất sét nung Mesopotamia, thì Kinh Thánh vẫn được bảo tồn.3. Trên giấy chỉ thảo: Ở Ai-cập, các bản văn được ghi trên giấy chỉ thảo, được bảo tồn nhờ khí hậu khô khan ở đó. Hầu hết các giấy chỉ thảo đã bị hư nát hết vùng đồi núi Palestine vì khí hậu ẩm ướt thì ở trong vùng nóng khô quanh Biển Chết các cuộn giấy chỉ thảo cổ đã được bảo tồn.

III. THỜI TRUNG CỔ 1. Hội Thánh Âu Châu: Hội Thánh nói tiếng La Tinh dùng bản dịch Jerome Vulgate và không quan tâm gì đến tiếng Hêbơrơ.2. Hội Thánh Chính Thống Hy Lạp: Vùng đông Địa Trung Hải dùng bản Hy Lạp Bảy Mươi và cũng không để ý gì đến tiếng Hêbơrơ nguyên thủy.3. Người Do Thái: Mặc dù bị bắt bớ dữ tợn, họ đã di tản khắp nơi, tàng chứa Kinh Thánh, phổ biến truyền thống của họ. Các Rabi Trung Cổ sao chép Kinh Thánh rất cẩn thận. Họ tin rằng các mẫu tự đều có một ý nghĩa huyền bí. Họ đếm cả số câu trong sách và làm dấu câu chính giữa.Bản dịch Latinh của Jerome và một số bản dịch ra Hy Lạp khoảng 200 SC (không phải bản 70 năm 200 TC), do học giả Do Thái, chứng tỏ Kinh Thánh Hêbơrơ của thời đó rất gần với Kinh Thánh Hêbơrơ ngày nay.

Bài 31: CÁC CUỘN BIỂN CHẾT

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Khám phá: Năm 1947, một cậu bé chăn chiên Ả Rập ném một cục đá vào một hang gần Biển Chết và nghe âm thanh của một bình gốm bị bể. Ngày nay cả thế giới đều biết về chuyện một người Bedouin lấy bảy thủ bản ra từ hang đó và để lại hàng trăm mảnh vụn. Từ đó, các hang khác đã cho thêm một số thủ bản Cựu Ước và các tài liệu lịch sử Do Thái.2. Nghiên cứu: Hàng ngàn mảnh vụn đã được cẩn thận ráp lại và đem ra nghiên cứu. Các cuộn Biển Chết được các ký lục của công đồng tu sĩ Qumran chôn giấu lâu đời về trươc đã cung cấp những bằng chứng mới và giá trị về việc bảo tồn bản văn Hêbơrơ trong thời cổ.

Page 28: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

II. CÁC CUỘN KHÔNG PHẢI KINH THÁNH (Non Biblical Scrolls ) 1. Hai loại văn phẩm: Kho tàng trên bao gồm hai lọai văn phẩm: Các cuộn sách không phải Kinh Thánh và các cuộn Kinh Thánh.2. Giá trị: Các văn phẩm này cho thấy thế nào các giáo đồ tại Qumran xem các sách của Cựu Ước là sản phẩm của Đức Chúa Trời do Thánh Linh hành động qua các tiên tri giống như thái độ của Chúa và các sứ đồ.

III. CÁC CUỘN SÁCH KINH THÁNH (Biblical Scrolls) 1. Nội dung: Tất cả các sách Cựu Ước, ngọai trừ Êxơtê, đều đã được tìm thấy trong các hang động. Các sách như Thi Thiên, Phục truyền Luật Lệ Ký và Ê-sai được thấy khá nhiều. Các sách khác như Sử ký thì chỉ thấy từng mảnh vụn.. Cuộn giấy da lớn nhất là sách Ê-sai, đã được bảo toàn trọn vẹn còn rất hoàn hảo và được định niên hiệu vào khoảng 125 T. C. Một số mảnh vụn thì có niên hiệu xưa hơn. Vài phần của sách Gióp, Giê-rê-mi, Samuên và Thi Thiên có thể là khoảng 200 T. C hay sớm hơn.2. Giá trị: Các bản sao cổ chép tay này đã được đối chiếu trực tiếp với bản Kinh Thánh Hêbơrơ của chúng ta. Chúng cho thấy việc sao chép Kinh Thánh của các ký lục thật chính xác.. Một phần của Thi Thiên khoảng 150 T. C. Đây là một điều thích thú vì một số nhà phê bình cực đoan đã nằng nặc cho rằng sách này đã được sáng tác rất trễ sau này. Các bản sao của sách Đa-ni-ên vào thế kỷ thứ hai T. C cũng rất có ý nghĩa vì chúng rất gần vào năm 165 T. C, năm mà các nhà phê bình cho rằng đó là năm sách nầy được viết ra.

Bài 32: SỰ BẢO TỒN CỰU ƯỚC

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Sao chép cẩn thận: Các cuộn Biển Chết thật giống hệt bản Kinh Thánh Hêbơrơ của chúng ta, chứng tỏ những người sao chép Kinh Thánh Hêbơrơ kể từ thế kỷ thứ hai T. C đã làm việc hết sức cẩn thận.2. Xác định bản văn: Như thế, bản văn Hêbơrơ mà chúng ta có hiện nay cũng đã được dùng bởi người Do Thái 200 năm trước khi Chúa giáng sinh, giống y như Kinh Thánh mà Exơra đã đọc cho dân Do Thái nghe tại Giêrusalem sau khi từ chốn lưu đày Babylôn trở về.

II. HAI BẢN SAO CHÉP 1. Một nan đề cần giải quyết: Các học giả ngày nay đã truy tầm lịch sử của Cựu Ước đến một niên hiệu sớm hơn nữa. Bản Hy Văn Bảy Mươi khoảng 200 T. C đã được bảo tồn và dịch ra tiếng Anh (có thể so sánh với bản King

Page 29: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

James mà không cần học Hyvăn). Tuy nhiên, Tân Ước có một số chỗ trích dẫn từ bản Bảy Mươi, lại không phù hợp với bản Hêbơrơ. Như thế, đâu là nguyên bản?2. Trả lời: Vài thủ bản ở Biển Chết có niên hiệu khoảng 200 T. C. Các bản này có bản văn giống y như bản văn của bản Bảy Mươi, những bản văn ấy có lẽ các dịch giả của bản Bảy Mươi đã sử dụng. Như thế, có lẽ đã có hai hay nhiều bản văn Hêbơrơ khác nhau đã được lưu hành song song trước năm 200 T. C, và cả hai bản văn đều được bảo tồn - Một trong tiếng Hêbơrơ và một trong tiếng Hylạp (bản Bảy Mươi).

III. KẾT LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU BẢN VĂN 1. Xác định nguyên bản: Nhờ vào việc so sánh kỹ lưỡng, vị học giả có thể quyết đoán được cái nào là nguyên bản.2. Xác định mức độ sao chép: Học giả cũng có thể thấy những người sao chép các bản văn cổ đã cẩn thận đến mức nào.3. Các bản văn đều đúng: Nhờ so sánh hai bản văn khác nhau, học giả ấy có thể kết luận rằng không có bản văn nào là xa quá đối với bản văn chính đã phát sinh ra hai bản văn đó.4. Cùng bản văn của Exơra: Họ có thể kết luận rằng những nhóm bản văn có niên hiệu 200 T. C thật sự được truyền xuống từ các bản văn chính như Exơra, người “thạo luật pháp của Môise” (Exo Er 7:6).

Bài 33: SO SÁNH CÁC BẢN VĂN

I. HAI LUẬN CHỨNG Hai luận chứng dưới đây sẽ làm vững mạnh thêm niềm tin rằng Cựu Ước đã được sao chép hết sức chính xác từ những ngày đầu tiên:1. Các đoạn song song: Thứ nhất, các đoạn Kinh Thánh trích dẫn lẫn nhau cho thấy chúng gần như giống hệt nhau.2. Các danh xưng: Thứ hai, các danh xưng xuất hiện trong Cựu Ước và trong các văn kiện cổ đều gần giống hệt nhau.

II. SỰ ĐỒNG NHẤT CỦA CÁC ĐOẠN VĂN SONG SONG NHAU 1. Những đoạn văn song song: Có nhiều đoạn văn trong Cựu Ước song song nhau mà độc giả ít để ý. Thi Tv 18:1-50 giống y như IISa 2Sm 22:1-51; Thi Tv 14:1-7 cũng giống 53:1-6 108:1-131 gồm một phần của 57:1-11 và 60:1-12. EsIs 37:1-38 giống như IIVua 2V 19:1-35.2. Tái phối hợp: Phần lớn II. Samuên và Các Vua được trích trong sách Sử Ký, nhưng có sự tái phối hợp chứ không giống y hệt nhau. Có nhiều trường hợp điển hình khác nữa có thể đem ra dẫn chứng như trên.

Page 30: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

III. SỰ ĐỒNG NHẤT TRONG DANH XƯNG 1. Nhiều tên đặc biệt: Các tên của nhân vật trong Kinh Thánh thường là những điều khảo cứu rất thích thú. Có rất nhiều tên rất phức tạp, như Si-sắc, Kếtrôlaome, Pharaôn, Xachari, TiếclácPhilêse, Giêhôgiakim.2. Bảo tồn chính xác: Học giả Robert Dick Wilson cho rằng trong số 148 mẫu tự của 40 tên trong các bản sao Cựu Ước thật là hiếm thấy có tên nào là không được bảo tồn chính xác. Các bản đất sét nung khám phá thời Wilson đã xác định điều này.. Một thí dụ độc đáo là trong Gie Gr 39:3 Mới đây, một bản liệt kê các quan tướng của Nêbucátnếtsa đã được khám phá và đem đối chiếu với câu này. Các tên có vẻ lộn xộn với danh hiệu, nhưng mỗi mẫu tự đều đã được bảo tồn rất chính xác. Câu đó phải được đọc như thế này “Ấy là Nẹtgan Sarếtsê ở Samga, Nêbô Sađêkim làm đầu họan quan, Nẹtgan Sarếtsê làm đầu các bác sĩ”. Sự chính xác như thế này trong việc sao chép chứng tỏ rằng bản văn Cựu Ước đã được sao truyền một cách rất trung thành. Bản văn Kinh Thánh rất đáng tin cậy, và có thể được dùng với tất cả sự tín nhiệm như Chúa và các môn đồ đã dùng.

Bài 34: ĐẠI CƯƠNG

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH THÁNH 1. Quyển sách quan trọng nhất: Kinh Thánh là quyển sách quan trọng nhất. Nó vĩ đại hơn người ta nghĩ. Với khổ chữ bình thường không có phần chú thích thêm, nó đã dùng hết 1. 300 trang giấy (VN:1135 trang). Cho nên chẳng lấy làm ngạc nhiên khi những người có đầu óc hoài nghi và những người không tin kính tìm thấy một số nan đề trong đó.2. Quyển sách lạ lùng: Kinh Thánh là một quyển sách lạ lùng, luận về những vấn đề thuộc linh mà người ta không thể hiểu nhờ khả năng của con người thiên nhiên được (ICo1Cr 2:14-16). Cho nên những nhà phê bình không thân thiện đã tìm ra những nan đề trong khi thực ra chẳng phải nan đề gì cả (GiGa 3:9). Nếu con người không chịu chấp nhận sứ điệp thuộc linh của Kinh Thánh thì cũng không thể hiểu Kinh Thánh được.3. Quyển sách cổ: Kinh Thánh là cuốn sách cổ. Nó được viết bằng tiếng Hêbơrơ, Aramaic và Hy lạp bởi các tiên tri, vua chúa, người thâu thuế, học giả… Bối cảnh của nó thay đổi từ thời đại Đồ Đồng cho đến thời đại Đồ Sắt, rồi đến thời kỳ La Mã. Các biến cố trong đó xảy ra tại Canaan, Ai Cập, Hy Lạp và Tiểu Á. Kinh Thánh đòi hỏi sự nghiên cứu cẩn thận.

II. ĐẠI CƯƠNG VỀ NAN ĐỀ 1. Nan đề do thiếu hiểu biết: Nhiều nan đề này thật ra chỉ là hậu qủa của việc thiếu kiến thức về địa dư, phong tục và ngôn ngữ của Kinh Thánh. Hầu hết

Page 31: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

các nan đề đều tan biến sau khi được học hỏi sâu nhiệm với sự chuyên cần và với tinh thần cầu nguyện. Người tin Chúa chân thành phải sử dụng đức tin và sự phân biệt thuộc linh khi học Kinh Thánh.2. Nan đề do thiếu nghiên cứu: Kinh Thánh có ít nan đề một cách đặc biệt khi đem so với cỡ và bối cảnh của nó. Sự hòa hợp lạ lùng của bộ Kinh Thánh là sự kiện đã được kiên lập. Nó được viết trong một thời gian khoảng 16 thế kỷ bởi khoảng 35 trước giả. Chỉ nội việc hòa hợp nhau cũng đủ dẫn chứng là Kinh Thánh đã được linh cảm (hà hơi).3. Nan đề do các vấn đề siêu nhiên: Tuy nhiên, cũng có vài loại nan đề siêu nhiên: Một số liên hệ đến các phép lạ, các lời tiên tri và một số bị cho là mâu thuẩn trong Kinh Thánh. Khi nghiên cứu về các điểm này, học viên sẽ khám phá các câu trả lời thích ứng.

Bài 35: CÁC PHÉP LẠ

I. PHÉP LẠ LÀ GÌ? 1. Liên hệ đến thiên nhiên: Một số phép lạ ảnh hưởng nhiều vùng rộng lớn và liên hệ đến nhiều người, cũng có những phép lạ nhỏ, ít ai lưu ý. Tuy nhiên, chúng có một điểm giống nhau: Chúng đều liên hệ đến quy luật thiên nhiên: Sắt nổi, nước biến thành máu, bão tố dừng lại....2. Biến cố phi thường: Phép lạ Kinh Thánh là những biến cố phi thường, người thường thì khó thể tin và không thể thực hiện nổi. Phép lạ là hậu quả của sự can thiệp trực tiếp của quyền năng siêu nhiên.

II. NGHI NGỜ VÀ GIẢI QUYẾT 1. Nghi ngờ: Ngày nay sự phủ nhận các phép lạ rất phổ thông. David Hume đã nói rằng cần phải có chứng cớ vô hạn để chứng tỏ phép lạ hiện hữu. Một số khoa học gia cả quyết rằng các định luật thiên nhiên không có một ngọai lệ nào hết, và chỉ có người khờ khạo mới tin rằng Đức Chúa Trời đang điều khiển vũ trụ, có thể thay đổi định luật thiên nhiên.. Một số khác dùng khoa học để giải thích Kinh Thánh: Chúa đã dùng tâm lý chữa bệnh, Chúa chỉ đi trên bờ biển chứ không trên mặt biển...2. Giải quyết: Kinh Thánh bày tỏ cách rõ ràng rằng những người thời xa xưa không có khờ khạo chút nào cả. Tuy họ không có đủ các dữ kiện khoa học, nhưng họ cũng biết các định luật thiên nhiên. Họ tin phép lạ vì chứng cớ quá hiển nhiên không thể tránh né được. Phép lạ lớn nhất là sự phục sinh của Chúa Cứu Thế đã được minh chứng hùng hồn bởi sự biến đổi các môn đồ sợ hãi trở thành những chứng nhân dạn dĩ....3. Phép lạ mới là việc bình thường ! Nếu giải thích nhằm hóa giải phép lạ, thì Cơ Đốc giáo chẳng còn gì ngoài một vỏ tôn giáo thiếu vắng quyền năng,

Page 32: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

thiếu vắng sự vui vẻ và sự cứu rỗi, một triết lý thiếu sự khải thị, không có chút ánh sáng của sự sống.. Người tín đồ thật không có nan đề với phép lạ, vì phép lạ nằm ở trọng tâm của đức tin. Sự thực về các phép lạ trong Kinh Thánh là bằng chứng đầy đủ về giá trị của hy vọng và sự tin quyết của Cơ Đốc Nhân.. Phaolô (Cong Cv 26:8) bảo rằng ai tin Đức Chúa Trời thì không có khó khăn gì trong việc chấp nhận các phép lạ. Các phép lạ chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời thương xót đã thật sự phán dạy. Các phép lạ là chứng cớ quan trọng của đức tin chúng ta.

Bài 36: CÁC LỜI TIÊN TRI

I. LỜI TIÊN TRI CHÂN CHÍNH 1. Định nghĩa: Lời tiên tri trong Kinh Thánh bao gồm các sự tiên đoán rõ rệt, tích cực và dài hạn đến độ không ai có thể ngờ được.2. Đến từ siêu nhiên: Dĩ nhiên, một số quan sát viên tinh tế có thể tiên đoán một số biến cố, các nhà khí tượng có thể tiên đoán thời tiết, các viện nghiên cứu có thể phỏng đoán kết quả của cuộc bầu cử... nhưng các lời tiên tri chân chính phải đến từ cõi siêu nhiên.

II. SỰ CHÍNH XÁC CỦA LỜI TIÊN TRI CỰU ƯỚC 1. Vài trường hợp điển hình: Một số trường hợp điển hình cho thấy giá trị và tầm quan trọng của lời tiên tri như sau:. Ápraham đã được bảo trước rằng con cháu ông sẽ bị làm nô lệ ở ngọai quốc (SaSt 15:13). Rêbeca sẽ sanh đôi (25:23).. Giêrôbôam đã được bảo trước rằng Giôsia sẽ làm ô uế bàn thờ của ông ta (IVua 1V 13:2).. Êsai nói tiên tri 200 năm trước khi Syru phóng thích dân Do Thái (EsIs 44:26).. Các lời tiên tri của Đaniên (DaDn 11:2-4, 21-32) về Alexander, về các vua sau này của Syria cho đến khi Antiochus Ephiphanes nổi dậy khoảng 165 T. C.2. Lời tiên tri chính xác: Các tiên tri Do Thái đã tiên đoán tương lai với sự xác định rõ rệt, thường thường tiên đoán cả ngày và tên của những người liên hệ, vì Đức Chúa Trời đã cho họ có khả năng siêu nhiên. Đây là những bằng chứng sống về sự chân thật của toàn bộ Kinh Thánh.3. Kẻ hồ nghi tấn công: Các nhà hồ nghi cho rằng lời tiên tri viết sau khi khi sự kiện xảy ra hoặc do một người sao chép Kinh Thánh thêm vào. Đây là quan điểm của các học giả tân phái để phủ nhận các trước giả.4. Giải đáp: Các học giả tân phái đã có sự thiên kiến trong vấn đề siêu nhiên,

Page 33: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

vì có thể nói rằng cả nội chứng lẫn ngọai chứng đều đồng ý là các niên hiệu sớm là đúng: Trong các cuộn Biển Chết, có những bản sao của sách Đaniên được thực hiện khoảng 110 T. C, như vậy cũng đủ cho thấy rằng sách Đaniên không thể nào do một Đaniên giả sáng tác sau 165 T. C. được.

Bài 37: CÁC LỜI TIÊN TRI (tt)

III. SỰ ỨNG NGHIỆM CÁC LỜI TIÊN TRI CỰU ƯỚC 1. Sự giáng sinh của Chúa Jesus: Nhiều lời tiên tri đề cập đến sự hiện đến lần thứ nhất của Chúa Jesus. Thí dụ: Lời tiên tri về việc Chúa sinh ra bởi một trinh nữ (EsIs 7:14). Vài nhà phê bình cho rằng, chữ đó có nghĩa là “người thiếu phụ” và có ý nói đến đứa con của Êsai hay của Acha. Tuy nhiên, Êsai đã có một con trai là Sêagiasúp, và Êxêchia con trai của Acha đã hơn 9 tuổi. Hơn nữa chữ “trinh nữ” được dùng 6 lần trong Cựu Ước, không dùng cho thiếu phụ đã lập gia đình. Ít nữa là 3 lần có nghĩa rõ ràng là “trinh nữ”. Bản Bảy Mươi cũng dùng từ “trinh nữ”. Trước khi Chúa giáng sinh, người Do Thái đã chấp nhận lời tiên tri này.2. Bảy mươi tuần lễ: DaDn 9:24: Từ lúc ban lệnh xây lại Giêrusalem cho đến khi Chúa Cứu Thế xuất hiện sẽ là 7 tuần và 62 tuần, và sau tuần thứ 62 Chúa Cứu Thế sẽ bị dứt bỏ và thành sẽ bị phá hủy. Một tuần nữa đề cập trong câu 27 cộng chung là 70 tuần.. Có hai điều cần lưu ý: Thứ nhất, chữ “tuần” đề cập đến một đơn vị 7 năm như người Do Thái thường giữ (Nợ nần được tha miễn sau 7 năm và mỗi người được trở về cơ nghiệp của tổ tiên mình trong năm thứ 50, là năm hân hỉ). Bảy tuần và 62 tuần, như thế là 69 hay 483 năm.. Thứ nhì, có nhiều lệnh về việc tái lập: Lệnh đầu tiên của Siru khoảng 539 T. C. Lệnh này sau bị thu hồi và chỉ có đền thờ được xây lại. Các lệnh kế tiếp được ban hành trong thời Exơra và Nêhêmi, khoảng 456 T. C. và 444 T. C (Exo Er 9:9). Cho nên, có người đếm từ thời Nêhêmi thì dùng năm ngắn hơn năm thường dùng (KhKh 11:2 so với 12:6 đề cập đến những năm có 360 ngày). Như thế 456 T. C trừ 483 năm bằng 26 S. C (không có năm thứ 0). Đây chính là năm khi Giăng Báp-tít tuyên bố Chúa Cứu Thế là Đấng Cứu Tinh của dân Ysơraên. Chẳng bao lâu sau đó Chúa Cứu Thế bị dứt bỏ. Bốn mươi năm sau, thành phố bị tàn phá sau cuộc bao vây của quân đội La Mã. Sự biện luận cho lời tiên tri như thế thật là vững mạnh ở đây.3. Tuần thứ 70: Có nhiều ý kiến khác nhau về sự ứng nghiệm tuần lễ thứ 70. Những người theo tiền thiên hy niên tin rằng nó chưa được ứng nghiệm dựa vào sự khải thị của Chúa trong Mat Mt 24:15 trở đi.

Bài 38: CÁC VẤN ĐỀ MÂU THUẪN ?

Page 34: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

I. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LÀM SÁNG TỎ 1. Giuđa thắt cổ: Các học giả tân phái cho rằng có một số mâu thuẩn. Thí dụ sự tự tử của Giu-đa: 27:5 chép “Hắn đi ra và thắt cổ”. Cong Cv 1:18 lại chép “Hắn nhào đầu xuống, nứt bụng và ruột đổ ra hết”.2. Gà gáy hai lần: Mac Mc 14:30, 72 ghi lại Phierơ chối Chúa ba lần trước khi gà gáy hai lần. Các sách Phúc Âm khác chỉ nói đến việc gà gáy.3. Giêhôgiakin: Trong IISu 2Sb 36:9, Giêhôgiakin được 8 tuổi bị bắt đi làm phu tù, nhưng trong IIVua 2V 24:8 thì nói ông đã được 18 tuổi.4. Người mù ở Giêricô: Chúa Jesus chữa lành một người mù khi Ngài rời thành Giêricô (Mac Mc 10:46-52). Mat Mt 20:30 “Nầy, có hai người mù ngồi bên đường”. LuLc 18:35 lại nói Chúa chữa lành khi đến gần Giêricô.

II. TRẢ LỜI 1. Giuđa tự tử: Chữ thắt cổ trong Mat Mt 27:5 là tự tử, bất cứ bằng cách nào. Bản dịch đúng hơn đã có thể giải quyết được nan đề nầy.2. Gà gáy hai lần: Một số bản rất cũ của sách Mác không có chữ hai lần, như thế thì phù hợp với Mathiơ và Luca.3. Giêhôgiakin: Một số bản văn Hêbơrơ và bản Bảy Mươi dịch là 18 trong cả hai chỗ. Khoa phê bình bản văn đã giải quyết vấn đề này.4. Người mù ở Giêricô: Có hai thành Giêricô: Cổ thành và thành Hêrốt đã xây cung điện mùa đông. Đoàn sứ đồ đã rời thành này để bước vào thành khác, và bản ký thuật này chi tiết hơn bản ký thuật kia mà thôi.

III. NHẬN ĐỊNH 1. Chỉ là vấn đề nhỏ: Hầu hết vấn đề chẳng có gì là quan trọng, mà chỉ do khả năng hiểu biết Kinh Thánh giới hạn và sự giải thích sai lạc.. John Haley đã khảo sát tất cả các tác phẩm của phê bình tân phái và đã trả lời thỏa đáng vì ông đã trung thành với các sự kiện lịch sử.2. Chỉ trong tài liệu phụ: Có người cho rằng các sự mâu thuẩn không phải ở trong các ký thuật chính, nhưng là trong các tài liệu phụ. Các chữ đề trên bảng treo ở thập tự giá tiêu biểu cho trường hợp này.2. Kinh Thánh vẫn đứng vững: Mặc cho những sự tấn công, Kinh Thánh vẫn đứng vững, và vô số người đã tìm thấy trong Kinh Thánh Ánh Sáng của Sự Sống và Chân Lý của Đức Chúa Trời (GiGa 6:68).

Bài 39: KINH THÁNH VÀ KHOA HỌC

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Kinh Thánh luôn luôn đúng: Lời Kinh Thánh được linh cảm và đúng không phải chỉ trên lãnh vực tâm linh, nhưng đúng luôn cả lãnh vực khoa học hay lịch sử mỗi khi nó đề cập đến.

Page 35: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

2. Xung đột chính: Sự xung đột chính là trong các đoạn đầu của Sáng Thế Ký, liên quan đến vấn đề tiến hóa, với ba vấn đề chính: Sự già nua của tuổi trái đất, sự xác định các loại và nguồn gốc của con người.

II. GIÀ NUA CỦA TRÁI ĐẤT 1. Tuổi trái đất: Địa chất học với các phương pháp đo lường mới, căn cứ vào các dữ kiện khoa học mới cho rằng trái đất khoảng 4 đến 5 tỷ tuổi.2. Ngày sáng tạo: Nhiều học giả Kinh Thánh cho rằng ngày sáng tạo là những chuỗi thời gian dài, không phải là ngày 24 giờ, vì ba“ngày”đầu không có mặt trời. Những ngày này không nhất thiết phải bằng nhau.3. Ngày 24 giờ: Lập trường ngày 24 giờ thì bảo rằng Thượng Đế có thể đã tạo nên vũ trụ trong thời gian ngắn nhưng với hình thể cổ xưa.

III. XÁC ĐỊNH CHỦNG LỌAI 1. Chủng loại không cố định? Trong sinh vật học, chủng loại là “cây cối hay thú vật có cùng đặc điểm”. Như thế thì chủng lọai không cố định: Bắp cải, cải bông, và cải bẹ rất khác nhau, nhưng có thể lai giống.2. Chủng loại cố định: Nếu định nghĩa“chủng lọai”là các cơ phận có thể lai giống với nhau, nhưng không thể lai giống với “chủng lọai” khác, thì chủng lọai là cố định ngọai trừ vài trường hợp hiếm hoi. Địa chất học cho thấy có nhiều hình thể, cả triệu tuổi, giống hệt hình thể hiện nay.

IV. TUỔI CỦA CON NGƯỜI 1. Không thể định tuổi: Giả thuyết cũ cho rằng người cổ xưa xuất hiện từ thời Băng Tuyết (Pleistocene), 500. 000 năm trước, Neanderthal khoảng 60. 000, CroMagnon khoảng 25. 000. Nhưng khám phá mới đây: Người Carmel và nhất là người Swanscombe và Kanjera có đầy đủ đặc điểm của con người hiện đại, nhưng lại sống vào khoảng 300. 000 năm trước!2. Không có tiến hóa: Các khám phá của Louis Leakey và Richard Leakey nói rằng tuổi tác của các sinh vật này dường như hơi thái quá (2 đến 3 triệu tuổi). Các chứng cớ đều cho thấy chỉ có sự khác biệt giữa các giống người chứ không chứng minh được gì về sự tiến hóa.

Bài 40: THƯỢNG PHÊ BÌNH

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Tư thế sẵn sàng: Cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để đối phó những kẻ không hiểu rõ Kinh Thánh, uốn nắn Lời Chúa theo ý riêng, lôi kéo người khác, tự chuốc lấy sự hư mất cho mình (IIPhi 2Pr 3:16).2. Nội dung nghiên cứu: Lúc nào cũng có người không tin Kinh Thánh thể hiện sự vô tín của họ bằng thượng phê bình. Chúng ta không cần khảo sát quan điểm của họ, nhưng cần biết loại phê bình như thế.

Page 36: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

II. ĐỊNH NGHĨA 1. Bài bác: Thượng phê bình bao gồm việc nghiên cứu về niên hiệu và trước giả của các sách trong Kinh Thánh. Họ quan niệm rằng:a. Một số hay tất cả các sách không được viết bởi người mang tên sách.b. Các sách đó không được viết lúc mà chúng tự cho là đã được viết ra.c. Kinh Thánh không thống nhất với nhau, vì chỉ là góp nhặt tài liệu lại.2. Thượng phê bình chính thống: Ngày nay một số học giả chính thống dùng từ ngữ thượng phê bình với một ý nghĩa khác. Họ nhìn nhận rằng có loại thượng phê bình đúng. Các nhà thượng phê bình thuộc phái chính thống sử dụng rất cẩn thận các kỷ thuật của thượng phê bình để nghiên cứu về trước giả và bối cảnh của các sách thong Kinh Thánh. Lọai thượng phê bình chính thống còn được gọi là Kinh Thánh nhập môn, còn từ ngữ thượng phê bình thường dùng để chỉ về lọai phê bình vô tín.

III. LỊCH SỬ 1. Tác hại: Lọai này thật đã và đang phá hoại đức tin và làm chết đi biết bao nổ lực của Cơ Đốc giáo. Vì thế, cần phải cẩn trọng học Kinh Thánh để biết rõ và kinh nghiệm điều mình tin.2. Lịch sử: Năm 1753 một y sĩ Pháp Jean Astruc, để ý thấy rằng Danh Thánh của Chúa trong sách Sáng Thế Ký, khi thì gọi là Đức Chúa Trời (Elohim), khi thì gọi là Đức Giêhôva hay YAWEH (bản King James gọi là Chúa). Astruc cho rằng sự khác biệt như thế chứng tỏ Môise dùng hai nguồn tài liệu khác nhau để soạn ra sách Sáng Thế Ký, một gọi là “nguồn E “và nguồn kia gọi là “ nguồn J”. Astruc không phủ nhận rằng Môise là trước giả, nhưng ông ta chỉ kết luận rằng hai nguồn tài liệu đó đã đan dệt với nhau tạo thành sách Sáng Thế Ký.

Bài 41: PHÊ BÌNH CỰU ƯỚC

I. PHÊ BÌNH NGŨ KINH#1. Thời duy lý của Pháp và Đức: Khai triển lý thuyết của Astruc và cho rằng Ngũ Kinh không do Môise viết vì “J” là nguồn tài liệu trễ.Năm 1853, Hupfeld ở Đức cho rằng một phần “E”rất trễ. Các nhà phê bình của Đức, đặc biệt là Wellhausen (1878) cho rằng có 4 tài liệu: Tài liệu J, 850 T. C. Tài liệu E, 750 T. C. Tài liệu D, 625 T. C. (Phục truyền). Tài liệu P, 450 T. C. (nhấn mạnh về chức vụ thầy tế lễ). Vì thế Ngũ Kinh được viết bởi những người sống 1. 000 năm sau thời Môise.2. Phủ nhận Ngũ kinh: Thượng phê bình còn phủ nhận chân lý và giá trị của Ngũ Kinh: Không có đền tạm, không có Môise, không có phép lạ.Họ cho rằng có sự tiến hóa tôn giáo: Thời Ápraham, người ta theo bái vật

Page 37: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

giáo cách thô sơ; đến thời Môise thì theo đa thần giáo; thời Đavít thì theo quốc thần giáo. Độc thần giáo do các tiên tri vào thế kỷ thứ tám...

II. ĐAVÍT, ÊSAI VÀ ĐANIÊN 1. Đavít: Họ cho rằng Đavít không viết các Thi Thiên, vì các Thi Thiên đều nói về một Đức Chúa Trời thánh khiết, hằng sống và chân thật.2. Êsai: Êsai không thể tiên đoán trước đích danh Siru 175 năm trước?3. Đaniên: Họ cho rằng Đaniên cũng không tiên đoán sự xuất hiện các đế quốc Babylôn, Mêđô Ba Tư, Hy Lạp đến Antiochus Epiphanes 165 T. C.

III. NHẬN ĐỊNH VỀ CHÚA JESUS 1. Một sản phẩm thời đại: Chúa Jesus dạy rằng:“Trời đất qua đi còn dễ hơn một nét trong luật pháp phải bỏ đi”( LuLc 16:17), rằng Cựu Ước thật đáng tin cậy hơn một người từ kẻ chết sống lại (16:29-31). Vì thế thượng phê bình cho rằng Chúa Jesus chỉ là sản phẩm của thời Ngài.2. Tân phái: Thượng phê bình đã lan truyền cách sâu rộng và chính là nền tảng cho cái gọi là tân phái (modernism).Thượng phê bình này đã bị các viện Kinh Thánh, các Đại Học Kinh Thánh và một số lớn trường Kinh Thánh và chủng viện thần học chính thống và Tin Lành thuần túy chống đối. Dầu vậy, thương phê bình đã ảnh hưởng rất lớn đến các nhà truyền đạo của thế hệ chúng ta. Thượng phê bình cần phải được các công tác viên Cơ Đốc và các giáo sư Trường Chúa Nhật hiểu tường tận.

Bài 42: LỊCH SỬ THƯỢNG PHÊ BÌNH Cựu ƯỚC

I. CỰU THƯỢNG PHÊ BÌNH ( The Old Criticism )1. Cao điểm của nhóm thượng phê bình cũ: Là các vấn đề liên quan đến các văn kiện J, E, D, P; sự phủ nhận tính chất hiệp nhất của sách Ê-sai, chủ trương niên hiệu trễ (sau thời kỳ phu tù) cho hầu hết các Thi Thiên, niên hiệu của sách Đaniên trong thời Maccabean (165 T. C. ), ý niệm về sự tiến hóa tôn giáo của dân Ysơraên (thay vì được khải thị), sự khám phá ra độc thần giáo vào khoảng thế kỷ thứ 8 T. C. do các tiên tri, và những điều họ phủ nhận tương tự.2. Khám phá khảo cổ học: Trong ơn thần hựu của Đức Chúa Trời, có rất nhiều khám phá độc đáo của khảo cổ học kể từ năm 1920, đã giúp các học giả, dù không phải chính thống, cũng tin rằng các câu chuyện lịch sử trong Sáng Thế Ký là thật, Môise là người đã theo độc thần giáo, nhiều Thi Thiên đã được chép rất sớm, tận thời Đavít. Theo một học giả trứ danh, W. F. Albright, giả thuyết của Wellhausen đã bị hoàn toàn tan vỡ.

II. TÂN THƯỢNG PHÊ BÌNH 1. Chủ trương: Tân phê bình thì không thống nhất như cựu thượng phê bình

Page 38: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

nên khó theo dõi chi tiết được. Thuyết này cho rằng truyền thống Do Thái chỉ lưu truyền bằng miệng cho tới thời kỳ lưu đày. Họ vẫn giữ thuyết J. E. P. D nhưng cố liên kết những tài liệu này với truyền thống truyền khẩu (oral traditions). Có quan điểm thì chia nguồn tài liệu ra thêm thành J1, J2, Ps, Pb v. v… Quan điểm chung của họ ngày nay là tài liệu J, E và P chỉ có trong Sáng Thế Ký đến Dân Số Ký (gọi là tứ kinh), còn tài liệu D viết Phục Truyền, Giô-suê, Quan Xét, Samuên và Các Vua thì vào thời kỳ gần lúc bị lưu đày.2. Hình thành: Lập luận của những quan điểm này rất là chủ quan, do đó rất khác nhau, dù họ đều bắt đầu bằng lập luận của Wellhausen.Ví dụ: Driver nêu ra tài liệu P trong Sáng Thế Ký. Martin Noth cũng chủ trương tương tự, nhưng cho rằng không có tài liệu P trong đoạn 14 và 24. Còn phái cựu phê bình cho rằng Sáng Thế Ký viết gần thời Maccabê (165 T. C. ). Ngày nay khảo cổ học cho thấy Sáng 12 ăn khớp với thời các tổ phụ chứ không phải về sau này. Người ta vẫn cố giữ thuyết J. E. P. D. dù không được khảo cổ học xác minh !!!

Bài 43: LỊCH SỬ KHẢO CỔ HỌC

I. ĐỊNH NGHĨA KHẢO CỔ HỌC 1. Định nghĩa: Khảo cổ học là “khoa học về các việc đời xưa”, nghiên cứu lịch sử thời xưa bằng cách đào bới những thành phố, các di tích cũ.2. Khảo cổ học Kinh Thánh: Khảo cổ học Kinh Thánh thì chuyên nghiên cứu về sự khảo cổ xứ Palestine, Ai Cập và Mesopotamia.3. Tiến trình: Nhà khảo cổ cẩn thận đào bới tàn tích cũ, chụp hình, ghi nhận, giải thích, cũng như phiên dịch và nghiên cứu những văn kiện cổ.

II. NHỮNG KHÁP PHÁ BAN ĐẦU 1. Tảng đá Rosetta: Khoảng 1700, khám phá Tảng Đá Rosetta, viết bằng ba thứ tiếng, có tiếng Hy Lạp, cho chúng ta chìa khóa ngôn ngữ Ai Cập.2. Bia Behistun: Trong thế kỷ 19, bia Behistun của Đariút được chuyển nghĩa. Bia nầy cũng được viết bằng ba ngôn ngữ, là chìa khóa để hiểu ngôn ngữ Assyrian-Babylonian xưa, ngôn ngữ Accadian SaSt 10:10.3. Tiết hình tự: Ngôn ngữ Accadian được viết bằng một mũi đục nhỏ khắc dấu trên những miếng đất sét cỡ cục xà phòng, được đem phơi khô, nên được bảo tồn khá tốt. Cách viết này gọi là tiết hình tự (cuneiform).4. Giấy chỉ thảo: Ở Palestine và Ai Cập hầu hết các bản văn được viết trên giấy chỉ thảo, dễ hư vì khí hậu ẩm ướt, trong khi các cuộn giấy da được bảo tồn lâu hơn (cuộn biển Chết có vào thế kỷ thứ 2 T. C).5. Xây dựng chồng lên nhau: Các nhà khảo cổ đầu tiên đào xuyên qua các

Page 39: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

tàn tích cổ, nhưng cuối cùng họ khám phá ra rằng các thành phố cổ ở Palestine và vùng Mesopotamia được xây dựng chồng lên nhau.

III. LỊCH SỬ KHẢO CỔ HỌC 1. Trước Đệ nhất Thế chiến: Khoa khảo cổ học đã phát triển chậm chạp cho đến Đệ Nhất Thế Chiến, chủ yếu nghiên cứu trên các lọai đồ gốm.2. Sau 1920: Ngành khảo cổ học đã trở thành một khoa học vào năm 1920. Sự tiến bộ của khoa khảo cổ học trong nữa thế kỷ vừa qua thật là lạ lùng: Ngày nay thì người ta có nhiều tin tức về thời đại khoảng 3. 000 năm T. C. hay xưa hơn nữa. Tên và hình của các vua Babylôn, Assyria và Ai Cập ghi trong Kinh Thánh cũng được khám phá. Các cuộc chiến tranh, luật pháp, ngôn ngữ và văn hóa cổ đã sống dậy nhờ sự kiên nhẫn khám phá, rất ích lợi cho việc xác chứng Kinh Thánh.

Bài 44: XÁC CHỨNG CỰU ƯỚC

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Giới hạn của khảo cổ học: Không nhà khảo cổ nào có thể xác chứng rằng “Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì”!2. Đối tượng của khảo cổ học: Khảo cổ học chỉ quan tâm đến lịch sử trong Kinh Thánh, xác nhận các sự kiện trong các sách lịch sử và tiên tri.

II. XÁC CHỨNG LỊCH SỬ 1. Các cuộc chiến: Các khám phá của khảo cổ học đã xác chứng cuộc chiến tranh giữa Shishak với Rôbôam (IVua 1V 14:25-26); đế nghiệp của Ômri và quyền lực của Aháp (16:25), cuộc nổi dậy của Mesha ở Môáp (IIVua 2V 3:5); sự sụp đổ của thành Samari (18:10); việc đào kinh của Êxêchia (20:20); cuộc xâm lăng của Nêcô (23:29); sự sụp đổ của Giêrusalem và sự bắt đi lưu đày của vua Giêhôgiakim...2. Những điều bỏ quên: Có những chi tiết nhỏ đã được xác chứng như:a. Ba-rúc: Thư ký của Giêrêmi, là một nhân vật thứ yếu, ít ai biết. Giêrêmi có 23 lần nhắc đến tên ông trong các đoạn 32, 35, 43 và 45. Tại Giêrusalem, người ta tìm thấy một con dấu có ghi “thuộc về Barúc con của Nêria, ký lục”. Cùng chỗ đó, người ta cũng tìm thấy một con dấu ghi “thuộc về Jerahmeel con của vua” (Gie Gr 36:26, 32). Kết luận đương nhiên nhất là sách Giêrêmi phải được viết bởi một người đồng thời với ông.b. Cung Điện Của Sagôn (EsIs 20:1). Không ai biết đến nhân vật này. Thậm chí Bộ Bách Khoa Tự Điển Anh Quốc đã xem đây là một lầm lẫn. Năm 1850, cung điện huy hoàng của Sagôn đã được khám phá dưới các đống đổ nát ở Khorsabad và toàn bộ lịch sử về Sagôn đã được sáng tỏ.

Page 40: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

c. Những thợ rèn: ISa1Sm 13:19-21 nói về việc người Philitin không cho phép người Ysơraên có thợ rèn. Đây là điều khó tin nhưng khảo cổ học đã chứng minh đó là sự thật. Không có thợ rèn trong nước Ysơraên vì người Philitin xem việc chế biến kim lọai là bí mật quân sự.. Những chữ “ đặng mướn rèn lưỡi cày và cuốc” bây giờ đã được sáng tỏ nhờ việc khám phá ra được trái cân có khắc chữ dịch là “cuốc”. Hiển nhiên chữ này không có nghĩa là cái cuốc mà đề cập đến giá tiền để mài lưỡi cày ! Như thế, trước giả I. Samuên đã nắm vững các sự kiện mình viết.

Bài 45: SỰ SOI SÁNG

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Giá trị khảo cổ học: Có rất nhiều trường hợp điển hình của khảo cổ học có thể dùng để dẫn chứng và soi sáng Cựu Ước, xác chứng lời Kinh Thánh và cho thấy bối cảnh rất thích hợp với kinh văn.2. Cần sự soi sáng: Tuy vậy, sự soi sáng cũng rất quan trọng vì không thể biết được giá trị của Kinh Thánh một cách hoàn toàn nếu không hiểu.

II. NHỮNG THÍ DỤ 1. Dân Hô-rít: Dân tộc Hôrít hay Hôrim này được đề cập đến trong Sáng Thế Ký, có liên hệ với dân Êđôm và dân Giêbusít ở Giêrusalem. Chữ “Hô” có nghĩa là hang. Vì thế, một bảng mẫu tự cổ (bản Brown, Driver, Briggs) nói rằng Hôrít có lẽ chỉ về những người sống trong hang động.. Khảo cổ học đã khám phá dân Hôrít không phải là những người sống trong hang động, mà là những người văn minh. Vì vậy, Ápraham được coi như người có một ngàn năm văn hóa với trình độ cao làm hậu thuẩn.. Người Hôrít ngày nay được gọi là dân Hurrians. Công cuộc đào bới thành phố Nuzi (1929) ở vùng Mesopotamia đã đưa ra ánh sáng về hệ thống pháp luật và các tập tục gia đình của dân tộc này.2. Salômôn: Một số khám phá mới đây đã minh chứng và xác quyết về sự ký thuật của Kinh Thánh về Salômôn: Thành phố Mêghiđô được đào bới từ năm 1925 đến 1939 khám phá các thành chứa xe, các chuồng ngựa nổi danh của Salômôn cho thấy khả năng và sở thích của ông trong ngành kiến trúc (IVua 1V 10:26). Thật thích thú khi thấy có dấu hiệu ngôi sao sáu góc đánh dấu trên một dinh thự tại Mêghiđô. Đây là cái khiên Đavít - ngày nay đã xuất hiện trên cờ của Do Thái. Các cuộc đào bới ở Hazor vùng Galilê (1955-1959) cho thấy sự thịnh vượng tương tự như thế trong lớp đất bụi thời Salômôn với cửa khẩu ở Hazor. Nelson Glueck tìm ra một số mỏ đồng với những lò nấu đồng trong một thung lũng Nam của Biển Chết. Các đồ gốm ở đó cho thấy là các mỏ đồng này đã được hoạt động từ thời Salômôn. Đồng

Page 41: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

được chở đến Êxiôn Ghêbe (Eilat 9:26-28) ở phía Đông của Biển Đỏ. Glueck đào bới (1938) ra được một thành phố có cách sắp đặt và tổ chức như một hãng sản xuất. Salômôn đúng là “vua đồng” thời cổ!

Bài 46: TRẢ LỜI SỰ CHỈ TRÍCH

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Phái tự do tạo hồ nghi: Thượng phê bình được phổ biến bởi những học giả phái tự do luôn luôn tạo ra sự hồ nghi về quyền trước tác và niên hiệu của các sách thánh.2. Lý do: Thượng phê bình nổi lên trong một thời mà các bối cảnh về Kinh Thánh bị bỏ lơ. Người ta cứ phỏng định và dạy rằng xứ Palestin và vùng Mesopotamia là lạc hậu, như Hy Lạp khoảng 1,500 T. C.3. Lời chỉ trích: Họ dạy rằng Môise không biết viết. Các câu chuyên về các tổ phụ được xem là không đáng tin cậy và là thần thoại hoang đường của người Hêbơrơ khoảng 900-700 T. C. Đấy chỉ là những câu chuyện đặt ra để giải thích thể nào gia đình bắt đầu, tại sao phụ nữ ghét rắn...

II. GIÁ TRỊ KHẢO CỔ HỌC 1. Những khám phá: Người ta đã chứng minh được rằng trong thời của Môise, một người tri thức có thể biết đến ba bốn ngôn ngữ. Các tổ phụ sống trong một thế giới đầy quyền lực và văn hoá tiến bộ.2. Thành Nuzi: Đặc biệt là các tiến bộ mà khảo cổ học đã tìm ra về thời các tổ phụ và về ngôn ngữ Hêbơrơ. Năm 1929, thành phố cổ tên Nuzi ở Bắc Mesopotamia đã được khám phá, với nhiều bảng đất sét nung, có niên hiệu khoảng 1,500 T. C, cho biết về đời sống thường nhật cũng như những luật lệ của dân tộc Hurrian và vòng cung phì nhiêu ở phía Bắc, rất đúng với các trường hợp gia đình các vị tổ phụ.

KẾT LUẬN 1. Thượng phê bình sụp đổ: Các khám phá của khảo cổ học đã đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt hoàn toàn “Thượng phê bình” của Wellhausen. Thật đáng khích lệ khi thấy các thành trì của phái tự do bị lật đổ. Ngày nay, ngay cả tân phái cũng phải ở vào thế thủ mà thôi.2. Những giới hạn: Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khảo cổ đều đồng ý về việc linh cảm từng lời từng chữ.. Có nhiều điều trong Cựu Ước không thể chứng minh bằng khảo cổ học được. Con cái Chúa phải chấp nhận bằng đức tin thôi, và cứ tin cậy vào sự chấp thuận của Đức Chúa Jesus đối với chúng đã là quá đủ.

Page 42: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

Phần Học Ôn Và Thảo Luận Xin các bạn tóm tắt một ít về lịch sử của khảo cổ học.Làm thế nào để khảo cổ học xác chứng Kinh Thánh. Xin cho hai thí dụ.Thượng phê bình hay khoa khảo cổ học, cái nào có trước ? Chúng ta học được điều gì về thứ tự này.Xin cho một thí dụ về khảo cổ học đảo lộn nền phê bình Kinh Thánh.Xin dùng Thánh Kinh Phù Dẫn (concordance) và liệt kê ra các chỗ có nói đến dân Hô-rít như đã đề cập trong phần “sự soi sáng”.Hãy lượt kể các khám phá của khảo cổ học liên quan đến Sa-lô-môn.Hãy đọc ít nhất một sách về khảo cổ học của phái chính thống, cho nhận định của bạn về sách này.Phần Làm Phong Phú Ngữ VựngKhảo cổ học, tiết hình tự, vòng cung phì nhiêu, bảng mẫu tự, bảng đất sét nung, sự soi sáng.Phần Khảo Cứu Thêm Albright, William F, “Recent Discoveries in Bible Lands” Supplement of Young’s Analytical Concordance to the Bible. Rev. ed. Grand Rapids: Wm B. Eerdmans Pub. Co., 1955.Free, Joseph P. “Archaeology and Bible History”. Wheaton, IL: Scripture Press, 1969.Finegan, Jack. “Light from the Ancient Past: The Archaeological Background of Judaism and Christianity”. 2nd ed. 2 vols. Princeton, NJ: Princeton University Press, 1970.Thomson, J. A. “The Bible and Archaeology”. Rev. ed. Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans Pub. Co. 1972.Unger, Merrill F. “Archaeology and the Old Testament”. Grand Rapids: Zondervan Pub. House, 1954.Phần học ôn và thảo luận chương 1 1. RoRm 1:18-32 cho biết như thế nào về việc người ta có thể biết về Đức Chúa Trời qua mặc khải tự nhiên?2. Nếu mọi người đều có lương tâm và do đó có một tiêu chuẩn đạo đức thì tại sao lại không sống tốt, không sống toàn thiện ?3. XuXh 7:1 cho biết gì về tiên tri như là một người phát ngôn của Đức Chúa Trời ?4. Các tiên tri của Ba-anh do Giê-sa-bên nuôi dưỡng đã nói lời của thần của họ hay họ chỉ nói những gì người khác muốn nghe (IVua 1V 22:6) ?5. So sánh Giop G 27:6 với 9:6. Hai câu này có vẻ như mâu thuẩn, bạn giải thích thế nào ?

Page 43: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

Ngữ vựngMặc khải tổng quát (general revelation); Giải Kinh Học (hermeneutics); vô ngộ (infallible); không sai lạc (inerrant); Linh cảm (inspiration).Phần Học Ôn và Thảo Luận Chương 2 Dùng Thánh Kinh Phụ Dẫn (Concordance), tìm tất cả những chỗ trong Tân Ước có đề cập đến từ ngữ “Môi Se và các tiên tri” hay “Luật pháp và các tiên tri”Có phải Đức Chúa Jesus đã dạy về Cựu Ước sau khi Ngài sống lại giống y như lúc trước khi Ngài chịu chết không? Xin trưng dẫn bằng chứng.Học thuộc lòng hai đến ba câu Kinh Thánh chứng tỏ rằng Đức Chúa Jesus tin Kinh Thánh.Những lý do riêng của bạn trong việc tin Cựu Ước là Lời Đức Chúa Trời là gì?Đức Chúa Jesus muốn nói gì trong câu nói của Ngài ở Mat Mt 5:17?Sắp đặt một ban thảo luận (panel discussion), tạo một hoàn cảnh mà trong đó một người hoài nghi thách thức một Cơ Đốc Nhân với câu hỏi “Tại sao tin Kinh Thánh ?”Phần Học Ôn Và Thảo Luận Chương 3 So sánh các danh sách sứ đồ theo 10:2, LuLc 6:14-16, và Cong Cv 1:13, 26.Trong ICo1Cr 2:13 và ITe1Tx 2:13, thánh Phaolô đã tuyên bố các tác phẩm của mình là chân thật như thế nào? Ông đã nói gì về sự linh cảm trên những lời giảng dạy của ông trước công chúng?Hai phân đoạn nào trong Tân Ước gọi các sách trong Tân Ước là Kinh Thánh ?Làm thế nào Phaolô chứng tỏ được rằng mình là sứ đồ, trong khi một sứ đồ ít nhất phải thấy Đức Chúa Jesus sau khi Ngài sống lại (ICo1Cr 15:8-9)?Có thể nào một người gọi mình là sứ đồ ngày nay được không? Các lý do nào hậu thuẫn cho câu trả lời của bạn?Trong sách Khải huyền có những lời rủa sả nào cho những ai thay đổi Kinh Thánh ? Có lời hứa gì cho những ai đọc và giữ nó?Riêng bạn, bạn có chấp nhận Tân Ước được linh cảm như Cựu Ước không? Tại sao?Phần Làm Phong Phú Ngữ Vựng Sứ đồ (Apostles), Các giáo phụ Hội Thánh đầu tiên (Church Fathers), Ignatius, Clement, Polycarp.Phần Học Ôn Và Thảo Luận Học thuộc lòng tên sách của Cựu Ước.Có thể nào một tiên tri cũng là vua được không ? (Cong Cv 2:30). Hay làm thầy tế lễ ? (Exe Ed 1:3)Trước Môise, có những tiên tri viết sách mà bảo tồn không được không ?

Page 44: Thanh kinh nhap mon(gian luot)

(SaSt 20:7)Tiên tri nào đã được tiên đoán là sẽ xuất hiện khi Cựu Ước được đóng lại ? (MaMl 4:5, Mat Mt 17:12, 13; LuLc 1:7).So sánh 5 phần rất phổ thông của Cựu Ước mà chúng ta có với ba phần trong Kinh Thánh tiếng Hêbơrơ.Nếu bạn có một bản trong bộ sách của Josephus hãy đọc để hiểu thêm ông ta sẽ nói gì về Cựu Ước trong bộ “Against Apion” cuốn 1, chương 8.Kinh Thánh Hêbơrơ có 22 sách mà lại bao gồm 39 sách của Cựu Ước như thế nào ?Ngụy kinh là gì ?Tại sao ngụy kinh không được liệt vào danh sách những sách được kinh điển hóa ?Học bản niên hiệu các sách Cựu Ước và để ý đến năm phỏng định của mỗi sách. Phần Học Ôn Và Thảo Luận Ai ở Đức là cha đẻ của ngành thượng phê bình có ảnh hưởng nhất ?Xin đề cập vài ý kiến của thượng phê bình liên quan đến các sách trong Cựu Ước ?Xin cho và lý do tại sao thượng phê bình lại có hại cho đức tin Cơ Đốc Giáo ?Hãy giải thích xem thượng phê bình tin những gì về các lời tiên tri đã tiên đoán và sự thực hửu của các phép lạ ?Yếu tố mới nào đã giúp phá đổ cựu thượng phê bình ?Phần Làm Phong Phú Ngữ Vựng Người theo bái vật giáo, Tin Lành thuần túy, thượng phê bình, phái tự do, người theo độc thần giáo, chính thống, người theo đa thần giáo.Phần Khảo Cứu Thêm Allis, Oswald T. “The Five Books of Moses”. Grand Rapids: Baker Book House, 1949.............. “The Unity of Esaiah”. Grand Rapids: Baker Book House, n. đượcArcher, Gleason L., Jr. “A Survey of Old Testament Introduction” Rve. Ed. Chicago: Moody Press, 1976.Unger, Merrill F. “Introduction Guide to the Old Testament” Grand Rapids: Zondevan Pub. House, 1951. Chapter 8 and 9.Vos, Howard F. ed. “Can I Trust the Bible ?” Chicago: Moody Press, 1968.Young, Edward J. “An Introduction to the Old Testament”. Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans Pub. Co, 1960. Chapter 7.