435
TÀI LIỆU CỦA TRƯỜNG NHÂN SỰ Cách sử dụng tập tài liệu này: 1. Tập sách này gồm có: Dàn bài Nội dung bài dạy Những câu hỏi kiểm tra sau mỗi bài học Trả lời cho những câu hỏi. 2. Dàn ý của mỗi bài đưa ra những điểm chính và dựa vào đó bạn sẽ nghiên cứu thêm. Nó hướng dẫn bạn đọc phần bài học và bạn có thể dùng dàn ý khác khi huấn luyện cho những người khác. Nội dung bài dạy là phần dạy dỗ chính do người biên soạn với những ví dụ và những sự để làm cho bài học nhiều lần để bạn quen thuộc với những điểm cần phải nhấn mạnh. Có một số điểm được nhắc lại vì chúng rất quan trọng. Khi bạn bước qua những bài học kế tiếp bạn có thể lặp lại những ý tưởng đã được bàn luận trước đó. Hãy lưu ý rằng những ý đó được lặp lại vì chúng rất quan trọng. Hãy ghi nhớ và kinh nghiệm tình yêu và quyền năng của Đức Chúa Trời cho chính bạn, vì bạn cũng đang được huấn luyện để huấn luyện người khác. Vì vậy, hãy siêng năng để hiểu thấu suốt Lời Chúa như lời ấy đã được dạy dỗ theo từng bước một. 4. Những câu hỏi được tìm thấy sau mỗi bài học. Bạn phải trả lời những câu hỏi ấy trong một tờ giấy rời. Hãy nhớ trả lời bằng những từ ngữ của riêng bạn. Câu trả lời của bạn sẽ bày tỏ bạn đã hiểu bài đầy đủ đến mức nào.(bạn có thể kiểm lại câu trả lời của mình ở cuối sách). Câu trả lời của bạn cũng bày tỏ bạn có thể trình bày Lời Chúa rõ ràng như thế nào cho những tân

Truong nhan su

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Truong nhan su

TÀI LIỆU CỦA TRƯỜNG NHÂN SỰ

Cách sử dụng tập tài liệu này: 1. Tập sách này gồm có:Dàn bàiNội dung bài dạyNhững câu hỏi kiểm tra sau mỗi bài họcTrả lời cho những câu hỏi.

2. Dàn ý của mỗi bài đưa ra những điểm chính và dựa vào đó bạn sẽ nghiên cứu thêm. Nó hướng dẫn bạn đọc phần bài học và bạn có thể dùng dàn ý khác khi huấn luyện cho những người khác.

Nội dung bài dạy là phần dạy dỗ chính do người biên soạn với những ví dụ và những sự để làm cho bài học nhiều lần để bạn quen thuộc với những điểm cần phải nhấn mạnh. Có một số điểm được nhắc lại vì chúng rất quan trọng. Khi bạn bước qua những bài học kế tiếp bạn có thể lặp lại những ý tưởng đã được bàn luận trước đó. Hãy lưu ý rằng những ý đó được lặp lại vì chúng rất quan trọng. Hãy ghi nhớ và kinh nghiệm tình yêu và quyền năng của Đức Chúa Trời cho chính bạn, vì bạn cũng đang được huấn luyện để huấn luyện người khác. Vì vậy, hãy siêng năng để hiểu thấu suốt Lời Chúa như lời ấy đã được dạy dỗ theo từng bước một.

4. Những câu hỏi được tìm thấy sau mỗi bài học. Bạn phải trả lời những câu hỏi ấy trong một tờ giấy rời. Hãy nhớ trả lời bằng những từ ngữ của riêng bạn. Câu trả lời của bạn sẽ bày tỏ bạn đã hiểu bài đầy đủ đến mức nào.(bạn có thể kiểm lại câu trả lời của mình ở cuối sách). Câu trả lời của bạn cũng bày tỏ bạn có thể trình bày Lời Chúa rõ ràng như thế nào cho những tân tín hữu của bạn. Hãy đọc tiếp những câu trả lời ở cuối sách. Nếu muốn bạn có thể để thì giờ suy gẫm.

5. Những bài học trình bày trong cấp này rất căn bản, bạn không cần phải thêm gì vào, lý do là muốn chi bài học giản dị, dễ nhớ, dễ hiểu. Chúng giống như những hợp âm cơ bản khi bạn học tập chơi đàn. Một khi bạn đã học được những hợp âm cơ bản này bạn có thể chơi hầu hết bất cứ một bản nhạc nào. Một lý do khác nữa là rất dễ truyền đạt cho người khác. Bạn có thể dễ dàng dạy những bài học này cho những tân tín hữu của bạn để rồi họ cũng dạy lại cho những người khác.

6. Khi sử dụng những bài học này để dạy cho những người khác, hãy đảm bảo tiến trình dạy từ bài đầu trở đi theo thứ tự đã ghi. Đừng đi tiếp đến bài sau trừ khi những học viên của bạn trước hết đã hiểu bài và áp dụng bài đang học… Chúa Jêsus đã dạy trong GiGa 16:12 “Ta còn nhiều điều muốn nói cùng các ngươi nhưng bây giờ các ngươi chưa có thể hiểu nổi. ” Ngay cả Jêsus là vị giáo sư lỗi lạc nhất,

Page 2: Truong nhan su

cũng không dạy hết mọi điều cho những môn đệ của Ngài trong cùng một lúc. Vì Chúa Jêsus biết rõ họ không thể nào tiếp thu hết mọi điều được. Họ phải có thời gian để học những bài đã được dạy dỗ. Trong một buổi nhóm tế bào, bạn đừng vội vã đi qua hết bài học. Nếu bạn không dạy hết được bài trong một buổi, điều đó không sao. Hãy cứ tiếp tục những chức năng khác của nhóm tế bào như thờ phượng, thông công, truyền giảng, hãy cầu nguyện cho nhau. Trong buổi nhóm sau đó, bạn lại tiếp tục bài học.

7. Hãy sử dụng những câu hỏi kiểm tra. Sau khi bạn đã giải thích bài học, hỏi học viên của bạn để họ trả lời những câu hỏi ở cuối bài. Hỏi từng câu một, để cho mỗi người trả lời theo cách riêng của họ. Để cho mỗi người bày tỏ những gì họ suy nghĩ về chủ đề bài học. Dù khi câu hỏi đã có người trả lời đúng, bạn cũng hãy hỏi lại câu hỏi đó. Sau khi mọi người đã có cơ hội trả lời, bạn lặp lại câu hỏi một lần nữa, và lần này đọc cho họ nghe câu trả lời ghi ở cuối sách. Sau khi đọc xong câu trả lời đúng, cho họ nhắc lại câu trả lời đúng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy vài học viên có những ý tưởng riêng họ vẫn trả lời khác. Bạn phải đọc lại câu trả lời đúng một lần nữa. Bạn có thể thấy việc lặp đi lặp lại này rất cực nhọc nhưng đây là một trong những cách hiệu quả nhất để huấn luyện nhân sự là người sẽ dạy dỗ lại những người khác.

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI DẶN QUAN TRỌNG Bạn không nên bắt đầu bài một cho đến khi bạn sẽ đọc và hiểu rõ khải tượng và chiến lược của Trường Nhân sự được giải thích tóm lược dưới đây.

LỜI TƯỜNG TRÌNH CỦA CHÚA JÊSUS VỚI CHA

Vào đêm cuối trong sứ mạng của Chúa chúng ta ở trên đất, Chúa Jesus đã cầu nguyện với Cha và nói lời tường trình mà chúng ta tìm thấy trong GiGa 17:4 “Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao con làm …”

Chúa Jesus đã nói lên hai điều quan trọng ở đây. Trước nhất, đó là để tôn vinh Cha, Chúa Jesus phải làm xong công việc mà Cha đã giao phó cho Ngài làm, thứ nhì là có một công việc mà Chúa Jesus phải làm xong.

TÔN VINH CHA

Bạn có muốn tôn vinh Đức Chúa Trời là Cha chúng ta không? Làm thế nào bạn tôn vinh Ngài được? Chúa Jesus đã nói trong 17:4 là Ngài đã tôn vinh Cha bằng cách “làm xong công việc mà Cha đã giao phó cho Ngài làm .” Vì vậy bạn và tôi cũng

Page 3: Truong nhan su

có thể tôn vinh Cha bằng cách làm xong công việc mà Đức Chúa Trời đã giao cho chúng ta làm.

CÔNG VIỆC CỦA MỖI CƠ ĐỐC NHÂN

Công việc mà mỗi Cơ Đốc nhân phải làm là gì? Nếu chúng ta không biết rõ công việc cụ thể mà chúng ta phải làm, thì chúng ta không thể nào làm xong được. Và chúng ta không thể tôn vinh Cha trên đất. Tôi đã từng hỏi nhiều Cơ Đốc Nhân, ngay cả một số mục sư rằng công việc Đức Chúa Trời giao phó cho họ làm là gì? Một số Mục sư trả lời : “Chà, là làm một mục sư .” Những người khác thì đáp : “Là làm người hướng dẫn hát” hoặc “là làm một người truyền giảng ”. Nhưng họ không thể trả lời bằng những từ ngữ cụ thể. Nếu chúng ta không biết công việc cụ thể, chúng ta có thể đang làm một công việc chẳng có liên hệ gì đến những công việc mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm. Chúng ta có thể tưởng rằng mình đang làm vinh hiển Chúa nhưng thực tế là chúng ta đã hoàn toàn không đạt được mục tiêu.

Chúa Jesus đã đưa ra một lời dạy cụ thể về công việc của mỗi tín hữu trong 15:16 “ Ay chẳng phải các ngươi chọn Ta, bèn là Ta đã chọn và giao việc cho các ngươi, để các ngươi đi và kết quả, để cho trái các ngươi thường đậu lại luôn, để bất cứ điều chi các ngươi nhơn danh Ta mà cầu xin Cha thì Ngài ban cho các ngươi .”

Hãy lưu ý rằng những công việc này đã được giao cho mỗi Cơ Đốc Nhân- Chúa Jesus nói : “Ta đã chọn các ngươi… và các ngươi phải đi …” Chúa Jesus đã tuyển chọn chúng ta trở thành những Cơ Đốc Nhân và để làm những công việc mà Ngài đã đề cập đến. Một Cơ Đốc nhân không chỉ được giao cho một số công việc để làm, mà người ấy được chỉ định phải làm 3 công việc cụ thể. Được chỉ định có nghĩa là được giao cho nhiệm vụ và trách nhiệm để thi hành những công tác nhất định nào đó. Giả sử vị tổng thống của đất nước tôi chỉ định cho tôi phải làm một quan tòa. Với tư cách một quan tòa, tôi có nhiệm vụ phải thực hiện những công việc khác nhau của một quan tòa. Nếu không tôi sẽ bị trừng phạt vì đã không làm xong nhiệm vụ của mình. Tại sao vậy? Vì cớ tôi đã được chỉ định. Mỗi một Cơ Đốc nhân đều được chỉ định. Người ấy phải làm 3 công việc rõ ràng và cụ thể.

ĐI : Bạn đi đâu? Bạn đi đến nơi nào Chúa sai bạn. Bạn thường đi đâu mỗi ngày? Bạn có phải là một nhân viên văn phòng không? Không phải ngẫu nhiên mà bạn đi đến văn phòng đó mỗi ngày? Đó là nơi Đức Chúa Trời sai bạn đến. Mỗi Cơ Đốc nhân đều là nhà truyền giáo. Bạn được Chúa sai đến nơi mà bạn đi đến mỗi ngày. Để làm gì? Để tại nơi đó, bạn kết quả và quả(bông trái) của bạn phải còn lại (đậu).

KẾT QUẢ ĐƯỢC : Có một nguyên tắc ở trong SaSt 1:24 liên hệ đến sự sinh sản, đó là “mỗi hạt giống sẽ sinh sản tùy theo loại .” Xoài sẽ sinh ra xoài, lúa sinh ra

Page 4: Truong nhan su

lúa. Bắp sinh ra bắp. Một Cơ Đốc nhân phải sinh ra một Cơ Đốc nhân. Điều này có nghĩa là quả của một Cơ Đốc nhân là một tín đồ mới mà người ấy đưa dẫn về với Chúa. Tuy nhiên , có một số người tranh luận rằng: Từ ngữ “ quả - bông trái ” không phải là tân tín hữu mà là bông trái của Đức Thánh Linh - Nếu là bông trái của Đức Thánh Linh, thì kết quả cuối cùng của những người có bông trái Đức Thánh Linh - (Yêu thương , vui mừng , bình an) là đến với những người hư mất và đem họ trở về với Chúa Jêsus chúng ta.

QỦA PHẢI ĐẬU LẠI : Cách duy nhất để quả - bông trái của bạn được đậu lại là bạn phải chăm sóc những Tân tín hữu của mình.

Bây giờ bạn đã biết những công việc cụ thể của một Cơ Đốc nhân , thì việc quang trọng bạn phải biết là những công việc đó NHƯ THẾ NÀO ?. Bạn được xen như là những công nhân của Chúa, nếu bạn làm những công việc cụ thể này. Trường Nhân Sự được soạn ra nhằm huấn luyện bạn biết làm những công việc này thế nào cho hiệu quả. Trong Trường Nhân Sự của chúng ta, những bài học được xếp vào 3 cấp :

CẤP MỘT:

Cấp một gồm mười một bài. Mục tiêu của Cấp Một là để làm cho một người , dù người đó chưa phải là một Cơ Đốc nhân , nhưng sẳn lòng tham dự các khóa học sẽ được cứu, được ban quyền năng bởi Đức Thánh Linh và ngay cả trước khi học xong Cấp Một, có thể có nhiều tân tín hữu. Sau Cấp Một , người này được dạy dỗ phải đi và kết quả.

CẤP HAI.

Cấp Hai gồm mười tám bài. Mục tiêu của Cấp Hai là làm cho những nhân sự được mạnh mẽ ngay cả giữa cơn bắt bớ. Chỉ có những nhân sự nào đã học xong Cấp một và chinh phục được 5 người về với Chúa và họ đang chăm sóc những người đó, mới đủ tiêu chuẩn để tham dự hoặc học tiếp Cấp Hai.

CẤP BA

Cấp Ba gồm mười bài. Mục tiêu của Cấp Ba là làm cho nhân sự được mạnh mẽ ngay cả giữa cơn bắt bớ. Chỉ có những nhân sự nào đã học xong Cấp Một và Cấp Hai đồng thời đã có thêm 10 tân tín hữu nữa mà họ đang chăm sóc, mới đủ tiêu chuẩn để tham dự hoặc học tiếp Cấp Ba.Bạn sẽ lưu ý thấy rằng: Nếu nhân sự trung tín , người đó sẽ có 5 tín hữu trong nhóm của mình sau khi học Cấp Một. Sau đó, người ấy sẽ có thêm 15 người sau khi học hết Cấp Hai. Và sau Cấp Ba, người đó sẽ có 30 thành viên trong nhóm của mình. Đây là một Hội Thánh có chiều kích tốt rồi. Hiệu quả mạng lưới của việc thực hành qua chương trình SOW này là sự thiết lập những Hội Thánh mới, hay là

Page 5: Truong nhan su

những Hội Thánh con.Chúng tôi cầu xin rằng: đang khi bạn được Chúa huấn luyện qua việc sử dụng tập hướng dẫn này, bạn có thể đem sự vinh hiển cho Cha chúng ta bằng cách làm xong công việc mà Ngài đã giao cho bạn làm.

MỤC LỤC - CẤP 1

CÁCH SỬ DỤNG TẬP TÀI LIỆU CẤP 1 LỜI GIỚI THIỆU NỘI DUNG BÀI HỌC

Bài 1 : Nền Tảng Bài 2 : Sự Ăn Năn Bài 3 : Đức Tin Bài 4 : Báp Têm trong Đức Thánh Linh Bài 5 : Đức Chúa Trời và những thuộc tánh của Ngài Bài 6 : Ngợi Khen và Thờ Phượng Bài 7 : Cầu Nguyện Bài 8 : Sự Cầu Thay Bài 9 : Bông Trái Của Đức Thánh Linh Bài 10 : Cá nhân Chứng Đạo Bài 11 : Hệ Thống nhóm Tế BàoCÂU HỎI HƯỚNG DẪN VÀ TRẢ LỜI

BÀI 1: NỀN TẢNG

DÀN BÀI

Ẩn dụ về hai ngôi nhà hay hai người khôn và người dại (Mat Mt 7:24-27)I. HAI HẠNG NGƯỜI : trên đời này có hai hạng người .a. Người khôn ngoan b. Người dại dột.

II. HAI LOẠI NỀN : Những người nói trên đã xây nhà trên hai loại nền sau:c. Nền bằng cát : Người dại xây cuộc đời mình trên cát . Cát là những cái gì có thể thay đổi hay là dễ thay đổi.d. Nền bằng đá : Người khôn xây cuộc đời mình trên vầng đá. Vầng đá đó chỉ về Chúa Giêxu Cơ Đốc (ICo1Cr 10:14)

Page 6: Truong nhan su

III. “MƯA SA, NƯỚC CHẢY, GIÓ LAY” CHỈ VỀ ĐIỀU GÌ? (Mat Mt 7:25-27)- Đây là sự rúng động hay nan đề mà Đức Chúa Trời cho phép xảy ra trên đời này. (HeDt 12:25-27)

Đức Chúa Trời cho phép những nan đề thử thách xảy ra trong đời sống để “những vật không hề bị rúng động được còn lại ”.

IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY NHÀ TRÊN VẦNG ĐÁ?

Chúng ta xây nhà trên vầng đá là Chúa Giêxu Cơ Đốc bằng 2 bước :Nghe lời Chúa GiêxuLàm theo lời Ngài. (Gia Gc 1:22, Mat Mt 7:24)

Đối với Cơ Đốc Nhân, làm sao bạn biết mình đang xây cuộc đời trên Chúa Giêxu?Có điều gì trong cuộc sống bạn mà bạn chưa đầu phục Chúa Giêxu ? Nếu có thì điều đó là nền bằng cát cho bạn vậy.Nhưng , nếu bạn đầu phục Chúa trong mọi sự và vâng lời Ngài thì bạn đang xây cuộc đời mình trên Chúa Giêxu là vầng đá.

V. NGHE TIẾNG CHÚA:

Để nghe tiếng Chúa chúng ta theo 3 bước sau:Bước1: Bước vào sự hiện diện của Chúa Chúng ta bước vào sự hiện diện của Chúa qua Huyết của Chúa Giêxu (HeDt 10:19-20)Chúng ta bước vào sự hiện diện của Chúa bằng sự ngợi khen và cảm ta Chúa (Thi Tv 100:4)

Bước 2: Thưa chuyện với Chúa Chúng ta thưa chuyện với Chúa như con nói chuyện với Cha mình. Trẻ con luôn đầy lòng tin cậy nơi cha mẹ.

Bước 3: Nghe tiếng Chúa Chúng ta nghe tiếng Chúa bằng cách:Chờ đợi Chúa bằng sự yên tĩnh trước mặt Ngài (46:10)Chúng ta có thể yên tĩnh (yên lặng) trước mặt Đức Chúa Trời khi chúng ta trao phó mọi sự lo lắng cho Ngài. (IPhi 1Pr 5:7)Suy gẫm lời ChúaSau khi đọc Kinh Thánh (từ 2 đến 5 đoạn mỗi ngày) Tự hỏi những câu hỏi sau đây:

Lời Chúa dạy ta điều gì?Có tội lỗi nào trong đời sống mà Chúa chỉ cho tôi? (Nếu có tội phải ăn năn)Có mạng lệnh nào tôi phải vâng theo? (Viết ra mệnh lệnh này và vâng theo )

Page 7: Truong nhan su

Có lời hứa nào Đức Chúa Trời dành cho tôi? (Nhớ lời hứa này, vì Đức Chúa Trời luôn luôn làm trọn những lời hứa của Ngài.)

BÀI 1: NỀN TẢNG

Bài học đầu tiên được gọi là “NỀN TẢNG ”. Có thể đặt đề tài khác là “Ẩn dụ về hai ngôi nhà” hay “Người khôn và người dại”. Chúng ta đọc ẩn dụ này trong Mat Mt 7:24-47“ Vậy kẻ nào nghe và làm theo lời Ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan, cất nhà mình trên hòn đá, có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, song không sập vì đã cất trên đá. Kẻ nào nghe Lời Ta phán đây mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên cát. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập và hư hại rất nhiều ”

I. HAI LOẠI NGƯỜI :

Ở đây Chúa Giêxu nói có hai loại người: người khôn và người dại. Cần chú ý là chính Chúa Giêxu đã gọi là: Người khôn ngoan và người dại dột. Cả hai đều xây nhà, nhà của người khôn được xây trên vầng đá, còn nhà của người dại xây trên cát.Cần chú ý là những điều xảy ra cho cả hai ngôi nhà đều giống nhau, đó là: Mưa, nước lụt xô động nhà ấy. Chúa muốn nói gì qua ẩn dụ này?

II. HAI LOẠI NỀN TẢNG:

Chúa Giêxu nói rằng mọi người đang xây cuộc đời mình trên đất này. Nhà ở đây tượng trưng cho cuộc đời bạn. Mỗi người sống trên đất đang xây dựng cuộc đời mình và điều quan trọng là bạn xây dựng cuộc đời bạn trên nền tảng nào? Chúa Giêxu nói rằng chỉ có hai loại nền tảng để bạn xây cuộc đời bạn mà thôi: Hoặc xây trên đá hoặc xây trên cát.Không có nền nào khác ngoài đá và cát. Do đó chỉ có hai loại người: Người khôn và người dại.

A/ NỀN BẰNG CÁT :

Cát có nghĩa là gì? Cát tượng trưng cho cái gì dễ thay đổi hay có thể bị thay đổi. Đó là đặt tính của cát mà chúng ta thường hay vẫn nói là nó “dễ thay đổi ”. Trái lại, chúng ta có thành ngữ “VỮNG NHƯ ĐÁ ”. Nghĩa là không thay đổi, còn cát thì dễ thay đổi. Vì thế, Chúa Giêxu phán : Nếu bạn xây dựng cuộc đời mình trên cái gì hay thay đổi thì bạn là người dại. Tại sao? Vì sẽ có mưa sa, nước chảy, gió lay xô động ngôi nhà của bạn, đó là những nan đề trong đời sống sẽ đến với bạn. Nếu nền tảng của đời sống bạn dễ thay đổi như cát, thì khi bạn gặp nan đề, bạn sẽ sụp đổ.

Page 8: Truong nhan su

Tôi còn nhớ khi tôi ngủ lại một đêm trong cái lều nhỏ trên núi. Thình lình có một cơn gió mạnh thổi qua làm cho cái lều này bị sụp và bay theo gió đồng thời tôi cũng bị bay luôn. Những ai xây cuộc đời mình trên những cái dễ thay đổi giống như cát cũng sẽ sụp đổ như vậy.

Một hôm, tôi đang đi trên xe buýt và Chúa đã cho tôi biết một việc, cô hành khách ngồi phía trước cách tôi 3 băng ghế sẽ đi tự tử vì người yêu của cô ấy đã đi cưới một cô gái khác. Vậy, tôi đứng lên và đi đến ngồi cạnh cô ấy. Sau vài câu bắt chuyện, tôi nói với cô ta điều mà Chúa đã tỏ cho tôi biết và cô bắt đầu khóc. Tôi nói: “ Cô đã xây cuộc đời cô trên tình yêu của một người bạn trai, cô đã tin tưởng và trao tất cả cho ngươi ấy kể cả chính thân cô. Người yêu đã trở thành cái nền của cuộc đời cô. Rồi thình lình người yêu cô thay đổi, nền tảng của cô không còn nữa. Đó là lý do tại sao cô muốn kết thúc cuộc đời cô bằng cái chết. Nhưng Chúa Giêxu đã yêu cô đến nỗi đã chịu chết vì cô và đã sống lại để ban cho cô và bảo đảm cho cô một sự sống vĩnh cữu. Tình yêu của Ngài không bao giờ thay đổi. Cô muốn xây dựng cuộc đời mình trên Chúa Giêxu không ?” Và cô gái ấy đã tiếp nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa cho mình. Cô ấy đã làm lại cuộc đời mình bằng cách xây dựng cuộc đời mình trên chính Chúa Giêxu Nhiều người ngày hôm nay đang xây cuộc đời mình trên công cuộc làm ăn, trên thế lực(chính trị, quân sự. Hay bất cứ cái gì khác), tiền bạc, sắc đẹp, sức khỏe… Tất cả những ai đang nhờ cậy vào những nền tảng dễ thay đổi ấy sẽ bị sụp đổ.

Khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào cuối năm 1989, nhiều thương gia mất tiền đã tự tử. Tại sao? Vì họ xây cuộc đời mình trên những cái dễ thay đổi - TRÊN CÁT .

Một nữ diễn viên nổi tiếng về sắc đẹp, nhưng bây giờ cô tuyệt vọng và cô ấy đang nghĩ đến chuyện tự tử. Vì sao? Vì bây giờ cô ấy đang mang một chứng bệnh nguy hiểm và chứng bệnh ấy đang tàn phá nhan sắc của cô. Cô đã xây cuộc đời mình trên cát.

B. NỀN BẰNG ĐÁ

Bây giờ tôi xin hỏi bạn một câu hỏi quan trọng? Có cái gì trên đất này mà không thay đổi không ? Mọi sự trên đất đều thay đổi, do đó chúng ta không thể xây nền trên đất này được . Chúa bảo chúng ta xây nền trên vầng đá không bao giờ thay đổi. Vầng đá đó là gì? “Uống một thứ uống thiêng liêng, vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng Christ ” (ICo1Cr 10:4). Vầng đá đó chính là Chúa Giêxu . Vì thế, Chúa phán: Các ngươi phải xây cuộc đời mình trên Ta, thì mọi nan đề xảy ra sẽ không làm các ngươi rúng động . Cuộc đời bạn sẽ đứng vững trên nền đá là Jêsus Christ.

Page 9: Truong nhan su

III. “MƯA SA, NƯỚC CHẢY, GIÓ LAY” có nghĩa gì?

Trong Mat Mt 7:25-27, chúng ta để ý là, cả hai ngơi nhà đều bị tác động bởi “Mưa sa, nước chảy, gió lay ”. Những điều này ám chỉ gì? Đó là những thách thức, khổ đau xảy đến trong cuộc đời.

HeDt 12:25-27 chép:“Anh em hãy giữ, chớ từ chối Đấng phán cùng mình, vì nếu những kẻ kia cự Đấng truyền lời báo cáo cáo ở dưới đất, còn không tránh khỏi thay, huống chi chúng ta, nếu cự Đấng truyền lời báo cáo ở trên trời thì càng không tránh khỏi được. Tiếng Đấng ấy bây giờ rúng động cả đất, hiện nay phán hứa rằng: Còn một lần nữa. Ta sẽ chẳng những rúng động đất mà thôi, nhưng cũng rúng động trời nữa. Vả, trong những chữ: còn một lần nữa, tỏ ra rằng: các vật hay bị rúng động, vì là những vật đã chịu dựng nên, sẽ bị cất đi, hầu cho những vật không hề rúng động được còn lại .”

Những sự rúng động này là gió , mưa, nước lụt được nói đến trong Mat Mt 7:25-27. Đức Chúa Trời “hứa ” những sự rúng động này sẽ xảy đến cho mọi người trên đất “hầu cho những vật không hề rúng động được còn lại ”.

Sau một cơn bão tố hay động đất, đời sống bạn trong Chúa có còn tiếp tục không ? Nói khác đi, bạn còn giữ đức tin nơi Đức Chúa Trời không?

IV.LÀM SAO XÂY CUỘC ĐỜI MÌNH TRÊN VẦNG ĐÁ?

Trong câu đầu ẩn dụ được ghi trong Mat Mt 7:24, Chúa Giêxu nói: “Vậy, kẻ nào nghe lời Ta phán đây mà làm theo thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá ”. Làm sao chúng ta xây cuộc đời mình trên Chúa Giêxu là Vầng đá? Ngài phán: “Kẻ nào nghe ”. Chúng ta nghe gì? “Lời Ta phán đây ” nghĩa là Lời Chúa.Có hai bước:Nghe lời Chúa và Vâng lời Ngài

NGHE LỜI CHÚA:

Điều thứ nhất phải đi trước điều thứ hai, nghĩa là phải nghe rồi mới vâng lời sau. Chúng tôi luôn nhấn mạnh điều này, nghe có vẻ đơn giản , nhưng vô cùng quan trọng. Tại sao? Vì có những Cơ Đốc nhân làm trước khi nghe.

Tôi gặp một nhà truyền giáo tại Thái Lan. Ông đã ở Thái 10 năm. Một hôm , khi chúng tôi uống cà phê với nhau, Ông ta nói với tôi: “Ông nghĩ tôi có nên về nước không ?” Tôi hỏi: “Tại sao ?” Ông trả lời: “Tôi đã ở Thái Lan 10 năm rồi và chỉ có

Page 10: Truong nhan su

người tin Chúa ”. Tôi hỏi Ông: “Tại sao Ông lại đến Thái Lan? Ông đã nghe rõ tiếng Chúa phán với Ông không ?” Ông nói: “À! Bây giờ tôi mới nghe Ông nói đến điều này .”

Nhà truyền giáo này vâng lời ngay khi Ông không nghe tiếng Chúa. Ông ấy là một người dại, Ông không xây mình trên Chúa Giêxu . Dù bạn là Cơ Đốc nhân , nhưng nếu bạn không nghe tiếng Chúa phán, chỉ vâng lời mà chưa nghe tiếng Chúa phán với mình thì bạn cũng không xây đời mình trên Chúa Giêxu . Bạn là một người dại dột.

Vậy, chúng ta phải nghe trước, và chúng ta sẽ học cách nghe tiếng Chúa.

LÀM THEO LỜI CHÚA

Bây giờ, Chúa Giêxu phán trong câu 28: “Kẻ nào nghe lời Ta phán đây mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát ”.

Vậy, điều rất quan trọng là sau khi nghe thì phải vâng lời. Nếu bạn không vâng lời và chỉ nghe và nghe thì bạn là người dại dột. Đó là điều mà Gia Gc 1:22 nói: “Chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình ”. Phần sau câu Kinh Thánh này nói: “Lừa dối mình ”. Nghe lời Chúa mà không làm theo là lừa dối mình, tại sao? Bởi vì sau khi nghe, bạn tưởng mình biết rồi và trở nên kiêu hãnh. Bạn tự lừa dối mình khi tưởng mình biết rõ ý Chúa. Nhưng nghe lời Chúa mà không làm theo là điên dại.

LÀM SAO BIẾT BẠN ĐANG XÂY CUỘC ĐỜI MÌNH TRÊN CHÚA GIÊXU ?

Đối với Cơ Đốc nhân :

Làm sao chúng ta biết mình đang xây nhà trên cát chứ không xây nhà trên đá? Đây là câu hỏi rất quan trọng. Một vài người nói: “Tôi là Cơ Đốc nhân, tôi đọc Kinh Thánh mỗi ngày, cầu nguyện mỗi ngày. Do đó, tôi đang xây cuộc đời tôi trên Chúa Giêxu ” Nhưng điều này cần được xem xét lại. Bạn thử xem có điều gì trong đời sống mà bạn chưa đầu phục? Nếu có, thì điều này có ảnh hưởng quan trọng khiến đời sống bạn phải tùy thuộc vào đó. Bạn có thể nói: “Ô! Điều này nhỏ nhặt, không đáng kể ”. Điều đó có là nhỏ nhặt theo ý nghĩ của bạn, nhưng nếu bạn không đầu phục Chúa về điều đó, thì nó vẫn đang là một phần của đời bạn và bạn đang xây đời mình trên điều đó. Có thể bạn là một Cơ Đốc nhân yêu mến Chúa, muốn vâng lời Ngài. Nhưng , bạn vẫn còn để một điều gì đó chưa đầu phục Chúa và nó trở thành cái nền bằng cát cho chính cuộc đời bạn.

Đối với những người chưa tin Chúa :

Kinh Thánh nói với chúng ta rằng: “Vì mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ” (RoRm 3:23). Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đều

Page 11: Truong nhan su

đã phạm tội, do đó, tất cả chúng ta đều sẽ xuống địa ngục. Tội lỗi phân rẽ chúng ta khỏi Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đến nỗi đã ban con một của Ngài là Chúa Giêxu :

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời ”.(Giăng 3:16;)

Chúa Giêxu chết trên thập tự giá, bị chôn trong mồ mã , đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại. Tại sao?

Chúa Giêxu chết trên thập tự giá và sống lại từ trong kẻ chết? Chính là để ban cho bạn và tôi sự sống đời đời. Chúa Giêxu đã bôi xóa tội lỗi của tôi và của bạn. Ngài đã sống lại để làm gì? Ngài đã sống lại để giờ này có thể bước vào đời sống bạn và cho bạn sự sống đời đời.

Làm sao bạn tiếp nhận Chúa? Làm sao bạn nhận được sự sống vĩnh cữu? Chính Chúa Giêxu phán: “Này, Ta đứng ngoài cửa mà gõ, ai nghe tiếng Ta và mở cửa cho, thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta ” (KhKh 3:20). Chúa Giêxu đang gõ cửa lòng bạn. Không phải là ngẫu nhiên mà bạn đang đọc sách này đâu. Chúa đang phán với bạn rằng: “Ta yêu con, Ta đã chết trên thập tự giá vì con. Ta đã sống lại từ trong kẻ chết để ban cho con một sự sống vĩnh cữu .”

Nhưng bạn phải có một quyết định. Bạn phải quyết định mở đời sống bạn, tấm lòng của bạn ra, bạn phải quyết định từ bỏ tội lỗi và dâng cuộc đời bạn cho Ngài. Nếu bạn làm điều đó thì Chúa Giêxu phán: “Ta sẽ ngự vào lòng con .” Khi Chúa Giêxu bước vào đời sống bạn, Ngài ban cho bạn một đời sống vĩnh cữu và Ngài ở trong lòng bạn, vì Ngài phán: “Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu ” (HeDt 14:5)

Nếu bạn quyết định dâng cuộc đời bạn cho Chúa Giêxu , thì hãy cầu nguyện với Ngài như sau:

“ Lạy Chúa Giêxu, con là một tội nhân, con cần đến Ngài. Con quyết định từ bỏ tội lỗi và dâng cuộc đời con cho Ngài. Con tiếp nhận Chúa Giêxu vào lòng con và dâng cuộc đời con cho Ngài. Con tiếp nhận Chúa Giêxu vào lòng con, làm Cứu Chúa của con. Cảm ơn Ngài đã bôi xóa tội lỗi con bằng Huyết báu của Ngài. Cảm ơn Ngài đã đến và ngự trị trong lòng con giờ này. Xin dẫn dắt con mỗi ngày theo ý muốn Chúa Giêxu. Amen !”.

V. NGHE TIẾNG CHÚA

Page 12: Truong nhan su

Bây giờ chúng ta sẽ học làm cách nào để nghe Chúa phán và chúng ta sẽ thảo luận 3 bước trong cách nghe tiếng Chúa phán: Chúng ta bước vào sự hiện diện của Chúa. Hiện tại, chúng ta là Cơ Đốc nhân , đã tiếp nhận Chúa vào lòng và Chúa Giêxu đang sống trong mỗi lòng chúng ta . Làm sao chúng ta nghe tiếng Chúa phán?

Bước đầu tiên : là bước vào sự hiện diện của NgàiBước kế tiếp : là nói chuyện với Chúa - đó là sự cầu nguyệnBước thứ ba : là chờ đợi và lắng nghe Chúa phán.

BƯỚC 1 : BƯỚC VÀO SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Làm sao tôi bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời ? Chúng ta đọc trong HeDt 10:19-20

“ Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ Huyết Đức Chúa Jêsus được dẫn vào nơi rất thánh, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài .”

Lời Chúa nói với chúng ta rằng: mỗi Cơ Đốc nhân có thể bước vào nơi chí thánh, là nơi mà có sự hiện diện của chính Đức Chúa Trời .

Trong thời Môi se, đền thờ được chia làm 3 phần: Phần thứ nhất là hành lang bên ngoài, phần thứ hai là nơi thánh và phần thứ ba là nơi chí thánh. Nơi chí thánh có hòm giao ước, tiêu biểu cho chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta không có thì giờ để thảo luận chi tiết, nhưng chừng đó cũng đủ cho chúng ta biết nơi chí thánh là nơi có sự hiện diện của Chúa. Và lời Chúa phán với chúng ta rằng: Chúng ta có thể bước vào nơi chí thánh hay là bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời .

1/ BƯỚC VÀO SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI BỞI HUYẾT .

Chúng ta bước vào nơi chí thánh bởi Huyết Chúa Giêxu. Nói cách khác, Huyết Chúa Giêxu là con đường mới đưa chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời . Trong Cựu Ước, thời Môise, để bước vào sự hiện của Đức Chúa Trời, thầy tế lễ phải bước vào nơi Nơi Chí Thánh. Nhưng bây giờ, con đường đến với Đức Chúa Trời là nhờ Huyết của Chúa Giêxu . Huyết là con đường mới và sống. Con đường sống , có nghĩa là gì? Có một hôm, tôi đã hỏi Chúa: “ Lạy Chúa, xin cho con biết làm sao Huyết Ngài là con đường sống ?”

Một hôm , tôi ở phi trường Singapore, Chúa đã dùng kinh nghiệm ở đó để trả lời

Page 13: Truong nhan su

cho tôi. Tôi đang mang 2 cái vali rất nặng và phải đi từ cửa này sang cửa khác, cách một khoảng xa vì phi trường Singapore rất lớn, tôi rất cực nhọc khi mang 2 vali này. Bổng tôi thấy lối đi chừng một mét, lối đi này chuyển động và đang di chuyển đến chổ tôi cần đến. Tôi bước lên lối đi đang chuyển động đó và đặt mấy vali xuống. Lối đi đó đã đưa tôi với 2 vali đến nơi tôi muốn đến.Chúa dùng điều đó để phán với tôi rằng: “ Huyết của Ta cũng giống như con đường chuyển động đó, con không cần phải cố gắng theo sức riêng để đến với Đức Chúa Cha. Huyết của Ta sẽ đem con đến sự hiện diện của Cha Ta vì Huyết Ta sống động. Con không cần phải tự mang lấy mọi gánh nặng, Huyết Ta sẽ đem con vào sự hiện diện của Cha Ta ”.

Chúng ta cần phải được Huyết Chúa tẩy sạch và chỉ trong Huyết Ngài, mọi tội lỗi được bôi xóa và tha thứ (IGi1Ga 1:7-9). Nhờ Huyết Chúa, bạn có thể bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời (HeDt 9:11-12), chúng ta được xưng công bình trước mặt Cha (IICo 2Cr 5:21)

2/ BƯỚC VÀO BẰNG SỰ NGỢI KHEN :

Có cách nào khác để bước vào sự hiện diện của Chúa không? Thi Tv 100:4 chép: “Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, hãy ngợi khen mà vào các hành lang Ngài. Khá cảm tạ Ngài, chúc tụng danh Ngài ”.

Như vậy, làm thế nào chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời? Chúng ta bước vào bằng sự cảm tạ và ngợi khen. Chúng ta đi vào sự hiện diện của Chúa bằng sự ngợi khen và cảm tạ.

BƯỚC 2: NÓI CHUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI

Bây giờ chúng ta đã ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ làm gì? Dĩ nhiên là chúng ta nói chuyện với Chúa, đó là bước thứ hai. Làm sao để thưa chuyện với Chúa? Chúng ta thưa với Chúa tất cả nhu cầu của chúng ta. Một vài người sau khi nói với Chúa những nhu cầu mình xong, thì ngưng tại đó và nói cám ơn Chúa. Như thế là chưa hoàn tất, vì sau khi chúng ta nói chuyện với Chúa thì Chúa sẽ trả lời và nói chuyện với chúng ta. Chúng ta phải có lòng mong ước và chờ đợi Ngài trả lời vì Ngài là Cha của chúng ta.

BƯỚC 3: NGHE TIẾNG CHÚA .

Bước thứ 3 này rất quan trọng. Chúng ta phỉa sẵn sàng chờ đợi và lắng nghe tiếng Chúa phán. Nhiều Cơ Đốc nhân không chờ đợi Chúa phán. Nếu chúng ta không chờ đợi Chúa thì chúng ta sẽ không thể nghe những câu giải đáp của Ngài.

Page 14: Truong nhan su

1/ CHỜ ĐỢI CHÚA .

Chờ đợi Chúa có nghĩa là gì? Chữ “Người hầu bàn ” (waiter) do chỡ chờ đợi (wait) mà ra, vậy thì chờ đợi Chúa có nghĩa là chờ đợi người hầu bàn. Bạn có thấy người hầu bàn giỏi ở nhà hàng chưa? Khi bạn bước vào nhà hàng, anh ta ở đó, đang chờ đợi bạn và rồi anh ta sẽ giúp đỡ bạn, chỉ cho bạn chỗ ngồi. Khi bạn đã ngồi vào bàn, có lẽ bạn đang nói chuyện với bạn bè thì anh ta vẫn kiên nhẫn chờ cho đến khi bạn gọi thức ăn và khi thức ăn đã sẵn sàng, anh ta liền mang ra cho bạn. Xong, anh ta lại tiếp tục chờ đợi xem bạn cần gì nữa, có lẽ bạn sẽ cần khăn, nước uống hay bất cứ món gì, anh ta sẵn sàng phục vụ bạn. Đó là ý nghĩa của chữ chờ đợi. Chúng ta chờ đợi Chúa cũng giống như người hầu bàn vậy. Chờ đợi Chúa giống như người hầu bàn tiệc. KInh Thánh cho biếr rằng chờ đợi Chúa rất quan trọng.

“Những ai trông đợi Đức Giêhôva, chắc chắn được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng, chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi ”. EsIs 40:31

Khi chúng ta trông đợi Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ được sức sống mới. Khi trông đợi Chúa, chúng ta có thể cất cánh bay cao như chim ưng. Chim ưng có thể nhìn thấy bao quát cả khu rừng nhờ nó bay lên cao. Nếu bạn vào rừng, bạn chỉ thấy toàn cây cối, nên bạn dễ bị lạc đường .Nhưng khi bạn bay lên cao như chim ưng, bạn có thể nhìn thấy toàn khu rừng, bạn sẽ không bị lạc đường nữa vì bạn đang vượt lên trên nó và thấy rõ phương hướng. Tôi tin rằng đó là ý nghĩa của chữ : “cất cánh bay cao như chim ưng .” Chúng ta thấy được những gì đang xảy ra cho chúng ta đều bởi ơn Thần Hựu lạ lùng của Đức Chúa Trời, chứ không phải theo cặp mắt xác thịt của chúng ta khi gặp nan đề.

Có điều gì nữa khi chúng ta trông đợi Chúa? “Chúng ta sẽ chạy mà không mệt nhọc ”. Đời sống Cơ Đốc nhân không thể là đời sống mệt mỏi, chán nản vì chúng ta có thể chạy được do chúng ta trông đợi Chúa và chúng ta sẽ:“đi mà không mệt mỏi ”

Vậy thì làm thế nào để trông đợi Chúa ? ý nghĩa đúng của sự trông đợi Chúa là gì? Đó là suy gẫm về Chúa, về Lời của Ngài. Suy tư, nghiền ngẫm về tình yêu của Ngài.

2/ YÊN TỊNH TRƯỚC MẶT CHÚA .

Kinh Thánh dạy trong Thi Tv 46:10 “Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Đức Chúa Trời . Chỉ khi nào chúng ta lắng lòng yên tịnh với Chúa thì chúng ta mới có thể biết rằng Chúa là Đức Chúa Trời. Nhưng nếu chúng ta không thể yên lặng trước mặt Đức Chúa Trời thì chúng ta không bao giờ biết Ngài là Đức chúa Trời. Yên lặng trước mặt Đức Chúa Trời có nghĩa là gì ? Có phải chỉ yên lặng, bất động

Page 15: Truong nhan su

không? yên tịnh trước mặt Đức Chúa Trời có nghĩa là đầu phục, phó thác mọi nan đề cho Chúa, như trong IPhi 1Pr 5:7:“…hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em ”.

Trao mọi nan đề cho chúa vì Ngài hay săn sóc bạn, khi bạn làm như thế, bạn có thể suy gẫm về tình yêu, sự tốt lành và về Lời Ngài. Trong khi bạn trông đợi Chúa, bạn có thể nghe tiếng Chúa phán.

Làm sao để nghe tiếng Chúa phán ? Đức Chúa Trời thường dùng lời của Ngài là Kinh Thánh để phán với chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta phải đọc và suy gẫm Lời Ngài. Để nghe được tiếng của chúa, chúng ta phải đọc Lời của Ngài.

3/ SUY GẪM LỜI CHÚA ĐỂ CHÚA PHÁN VỚI BẠN .

Chúng ta đọc và suy gẫm Lời đức Chúa Trời như thế nào? Chúng ta phải đọc Kinh Thánh từ đầu tới cuối, từ sách Sáng Thế Ký cho đến Khải Huyền, ít nhất mỗi năm chúng ta đọc toàn quyển Kinh Thánh một lần. Trước khi đọc bất cứ phần nào trong Kinh Thánh, chúng ta phải cầu nguyện: “Lạy chúa, xin hãy phán với con khi con đọc Lời Ngài ”, rồi bạn đọc từ chương này qua chương khác, câu này qua câu khác.

Nói cách khác, chúng ta phải đọc Kinh Thánh một cách có hệ thống. Đừng bao giờ mở Kinh Thánh ra và chỉ tay vào một câu đặc biệt. Đó không phải là cách đọc Kinh Thánh tốt, phải đọc Kinh Thánh theo từng đoạn, từng sách, từ đầu đến cuối.

Sau khi cầu nguyện “ Lạy cha, xin hãy phán với con qua Lời Ngài ” , bạn sẽ làm gì nữa? Sau khi đọc, bạn phải tự hỏi 4 câu hỏi sau đây:

“Lời chúa dạy tôi điều gì ?” Tóm tắt những gì bạn đọc được bằng lời riêng của bạn. Nếu bạn không hiểu, hãy đọc thêm 2,3,4 lần hay nhiều hơn cho đến khi bạn thực sự hiểu. Nếu cần hãy dùng Thánh Kinh Tự Điển hay dùng các bản dịch giải nghĩa Kinh Thánh để giúp bạn hiểu được chính xác.

Có tội lỗi nào trong đời sống mà Lời Chúa đã chỉ ra cho bạn không? Nếu có, bạn phải ăn năn ngay tội lỗi đó.

Có MẠNG LỆNH nào bạn phải vâng theo không? Nếu có sự răn dạy nào mà bạn học được qua Kinh Thánh, bạn nên viết ra để không quên và làm theo.

Có lời hứa nào mà Chúa hứa ban cho bạn trong đoạn Kinh Thánh này không? Nếu có, hãy viết ra và học thuộc lời hứa đó vì Chúa luôn luôn thành tín với Lời Ngài hứa và Ngài sẽ thực hiện.

Page 16: Truong nhan su

Đó là cách chúng ta lắng nghe tiếng chúa phán với mình .

ĐỀ NGHỊ : Đọc Thi Thiên 1 và trả lời những câu hỏi sau đây:Tóm tắt cả Thi Thiên 1 bằng lời của bạn.Có tội lỗi nào trong đời sống bạn mà Thi Thiên 1 chỉ ra không?Có điều răn của Chúa nào mà Thi Thiên 1 phán với bạn không?Có lời hứa nào của Chúa mà Thi Thiên 1 hứa không? Hãy thuộc lời hứa đó.

CÂU HỎI BÀI NỀN TẢNG

Ai là người dại dột?“ Cát” có ý nghĩa gì?Ai là người khôn ngoan?“Đá” có ý nghĩa gì?Xây dựng cuộc đời trên Chúa Jêsus là thế nào?“Gió, mưa sa, nước chảy” có nghĩa gì?Tại sao Đức chúa trời cho phép những nan đề, thử thách xảy ra trên cuộc đời chúng ta?Chúng ta xây dựng cuộc đời chúng ta bằng cách nghe và làm theo Lời Chúa, làm sao để chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa?Làm sao để bạn có thì giờ yên tĩnh với Chúa?Làm sao để bạn bước vào sự hiện diện của Chúa?Làm thế nào để bạn trò chuyện với Chúa?Như thế nào là chờ đợi Chúa?Những ích lợi của sự chờ đợi Chúa?Làm thế nào để lắng nghe được tiếng Chúa?

BÀI 2: SỰ ĂN NĂN

DÀN BÀI

I. VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI - Mac Mc 1:14-15.

Vương quốc của Đức Chúa Trời là sự giải quyết cho tất cả các nan đề trên thế giới. Tại sao? Vì tội lỗi là nguyên nhân chính của mọi nan đề.

Làm thế nào chúng ta được thuộc về vương quốc của Đức Chúa Trời? Bằng hai bước sau:An năn vàTin Tin Lành

Page 17: Truong nhan su

II. Ý NGHĨA CỦA SỰ ĂN NĂN - LuLc 15:11-24Chúa dạy chúng ta ý nghĩa về sự ăn năn qua câu chuyện “Người con trai hoang đàng ”. Chúa Jêsus trình bày:

Bức tranh về tội lỗi : Có 5 bức tranh về tội lỗi trong câu chuyện này đó là:Ý riêng - “ Hãy chia gia tài cho tôi ” c.12 Phân cách - “Đi phương xa ” c13 . Người con bị phân cách với cha mìnhPhung phí - “Tiêu sạch của cải ” c.13 . Tội lỗi là phung phí những gì Đức Chúa Trời ban cho.Thiếu thốn -“ Nó bị nghèo thiếu ” c.14 . Một tội nhân luôn luôn thiếu thốn và không bao giờ thỏa lòng.Chìm đắm: “Bị đói và phải ăn vỏ đậu của heo ” c.15-16. Tội lỗi làm cho tội nhân chìm sâu xuống. Ma quỷ đến để cướp, giết và hủy diệt (GiGa 10:10).

Những bước dẫn đến sự ăn năn : Có 5 bước dẫn đến sự ăn năn:

Nhận biết -“ Nó mới tỉnh ngộ ”. Tội nhân nhận ra và thấy được tình trạng của mình.Quyết định -“Ta sẽ đứng dậy ” Tội nhân quyết định ra khỏi tội lỗi.Thực hiện quyết định - “Nó bèn đứng dậy ”. Tội nhân thực hiện quyết định bằng cách từ bỏ tội lỗi của mìnhTrở về- “Trở về cùng Cha ”. Tội nhân trở lại với Đức Chúa Trời bằng cách dâng đời sống mình cho Ngài.Xưng tội- “Thưa Cha, con đã phạm tội ”. Tội nhân nhận tội với Chúa, Ngài là thành tín sẽ tha thứ mọi tội lỗi chúng ta (IGi1Ga 1:9).Mọi tội lỗi chúng ta đều được tha thứ vì Huyết Chúa Jêsus có quyền năng thanh tẩy mọi tội lỗi chúng ta (1:7, Eph Ep 1:7).

III. QUYỀN NĂNG ĐẮC THẮNG TỘI LỖI (IGi1Ga 3:9).

Cơ Đốc Nhân là hạt giống của Đức Chúa Trời, đầy dẫy sự sống của Chúa Cứu Thế Jêsus. Đó là một sự sống có quyền năng đắc thắng tội lỗi và sống một đời sống thánh khiết (IPhi 1Pr 1:15-16, 23).

BÀI 2: SỰ ĂN NĂN

“ Sau khi Giăng bị tù, Đức chúa Jêsus đến xứ Galilê để giảng Tin Lành của Đức Chúa Trời, mà rằng: Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần, các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành ” (Mac Mc 1:14-15)

I. VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

Page 18: Truong nhan su

Đó là những lời đầu tiên của Chúa Jêsus nói với dân chúng, Chúa đã đề cập đến nan đề của dân chúng. Để hiểu ý nghĩa những lời của Chúa Jêsus phán, chúng ta phải biết bối cảnh và những nan đề của người Do Thái lúc bấy giờ.

Xứ Palestin là một phần của đế quốc La Mã và được đặt dưới sự cai trị của một người cầm quyền do Hoàng Đế La Mã chỉ định. Người lãnh đạo đó có quyền thu thuế của dân chúng qua những kẻ thâu thuế. Những nhân viên thuế vụ này không có lương, thu thuế tùy tiện vượt lên mức quy định của nhà cầm quyền. Những nhân viên thuế vụ này còn bỏ túi riêng, nhiều thứ khác nữa. Vì thế họ trở nên giàu có rất nhiều và người dân phải bị nghèo khổ vì hệ thống cai trị này.

Những nhân viên thuế vụ được quyền tịch thu tài sản những ai không chịu đóng thuế và bắt bỏ tù. Bọn lính bắt họ và lấy những tài sản chúng thích. Vì cớ sự đối xử tàn ác đó, nhiều người đã nổi loạn chống lại chính quyền.

Chúa Jêsus đã giảng sứ điệp đó trong tình hình như thế. Có phải Chúa Jêsus nói rằng nan đề của dân chúng là vấn đề chính trị và phải giải quyết bằng chính trị không? Có phải Chúa Jêsus nói rằng những nan đề của dân chúng là vấn đề kinh tế và giải quyết bằng kinh tế không? Hoặc nan đề là vấn đề xã hội và phải giải quyết bằng sự cải cách xã hội không?

Không, Chúa Jêsus đã nói rằng vấn đề bấy giờ là Nước Trời: Giải pháp cho những vấn đề của họ là “ Nước Đức Chúa Trời ”. Chúa Jêsus phán rằng họ có thể thuộc về Nước Đức Chúa Trời hay thuộc về nước của Satan và đó là lý do họ gặp những nan đề trong đời sống. Họ đã phạm tội và đang ở trong vương quốc sự tối tăm. Những nan đề họ gặp phải là triệu chứng của những tội lỗi họ đã phạm. Nguyên nhân sâu xa của những nan đề là tội lỗi.

Vậy thì đâu là giải pháp? Hãy bước ra khỏi nước tối tăm và bước vào nước Đức Chúa Trời. Vậy thì nước Đức Chúa Trời là giải pháp cho vấn đề tội lỗi.

Làm thế nào để một người đang ở trong nước tối tăm được chuyển sang nước Đức Chúa Trời ? Chúa Jêsus phán : hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành. Đó là hai bước để bạn bước vào nước Đức Chúa Trời :

An nănTin Tin Lành

II. Ý NGHĨA SỰ ĂN NĂN:

Bây giờ, chúng ta học về ý nghĩa của “Sự ăn năn ”. An năn là gì? Chính Chúa Jêsus cho chúng ta thấy ý nghĩa của sự ăn năn trong câu chuyện về đứa con trai

Page 19: Truong nhan su

hoang đàng chép trong LuLc 15:11-24.

“Ngài lại phán rằng : “Một người kia có hai con trai. Người em nói với cha rằng: Thưa cha, xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được. Người cha bèn chia của mình cho hai con. Cách ít ngày, người em tóm thâu của cải cha cho, đi phương xa, ở đó, ăn chơi hoang đàng, tiêu sạch gia tài mình. Khi đã xài hết rồi, trong xứ có xảy ra cơn đói kém, nó bị nghèo thiếu, bèn đi làm mướn cho một người bổn xứ, thì họ sai ra đồng chăn heo. Nó muốn lấy vỏ đậu của heo mà ăn cho no, nhưng chẳng ai cho. Vậy nó mới tỉnh ngộ mà nghĩ rằng: tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói. Ta sẽ đứng dậy, trở về cùng cha mà thưa rằng: Thưa cha, con đã có tội với Trời và với cha, không đáng gọi là con của cha nữa, xin cha đãi con như đứa làm mướn của cha vậy. Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình. Khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ nó mà hôn nó .Người con thưa cùng cha rằng: Thưa cha, con đã có tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng được gọi là con của cha nữa. Nhưng người cha bảo đầy tớ rằng: hãy mau mau lấy áo tốt nhất mặc cho nó, đeo nhẫn vào tay nó, mang giày vào chơn nó. Hãy bắt bò con mập làm thịt đi, chúng ta hãy ăn mừng, vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn họ khởi sự vui mừng .”

BỨC TRANH TỘI LỖI .

Trong phần thứ nhất câu chuyện. Từ câu 11-16. Chúa cho chúng ta thấy 5 bức tranh về tội lỗi, đó là:

1. Ý riêng “Hãy chia gia tài cho tôi ” c.12

2. Phân cách “Đi phương xa ” c.13

3. Phung phí “Tiêu sạch của cải ” c. 13

4. Thiếu thốn “Hắn bị nghèo thiếu ” c. 14

5. Chìm đắm “Bị đói và phải ăn vỏ đậu của heo ” c.15-16

Ý RIÊNG :

Page 20: Truong nhan su

Cần chú ý là đứa con hoang đàng xin cha chia gia tài trong lúc cha nó còn sống. Điều nầy đáng lý không nên làm, vì gia tài chỉ được chia sau khi cha mẹ qua đời. Đứa con nói với cha rằng:“Tôi không cần biết cha còn sống, tôi chỉ muốn chia gia tài. Hãy chia cho tôi phần tôi muốn. Xin hãy cho tôi, cho tôi !”Đây là hình ảnh của một tội nhân. Tội nhân nói rằng: Tôi không quan tâm đến Đức Chúa Trời , tôi muốn làm gì thì làm, tôi muốn chính tôi là vua, đi theo ý muốn của tôi. Ý riêng là hình ảnh của tội lỗi.

PHÂN CÁCH :Đứa con hoang đàng lấy phần gia tài và đi đến một phương xa, phân cách khỏi cha nó. Tội lỗi đã phân cách tội nhân với Đức Chúa Trời (EsIs 59:2).

HOANG PHÍ :

Đứa con hoang đàng đã tiêu xài hoang phí của cải. Tội lỗi là sự hoang phí. Khi con người phạm tội, con người đã phung phí của cải mà Đức Chúa Trời ban cho mình. Của cải đó là gì? Đó là những món quà của Chúa ban cho như lời nói, khuôn mặt, thân thể, sự suy nghĩ, tình yêu….Đó là những quà tặng mà thượng đế ban cho mỗi người. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta đã lạm dụng hay hủy hoại những quà tặng đó. Chúng ta xài phí những quà tặng của Đức Chúa Trời.

THIẾU THỐN :

Đứa con hoang đàng bắt đầu thấy thiếu thốn, kẻ có tội luôn luôn cảm thấy thiếu thốn và không bao giờ thỏa lòng. Thí dụ: Kẻ có tội nói rằng: tôi thích người đàn bà đó. Nhưng cho dù lấy được người đàn bà ấy rồi, anh ta cũng sẽ không thỏa mãn và anh lại muốn nhiều hơn. Một tội nhân không bao giờ được thỏa lòng. Anh ta muốn, muốn và muốn….và luôn luôn cảm thấy thiếu thốn. Lòng con người không bao giờ cảm thấy thỏa mãn trừ khi được chính Đức Chúa Trời sống và làm Vua trên ngai lòng họ. Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên con người và con người có một khoảng trống trong tâm hồn mà chỉ có Đức Chúa Trời mới lấp đầy. Con người sẽ mãi mãi cần tới Đức Chúa Trời.

CHÌM ĐẮM (SA SÚT ):

Đứa con hoang đàng đã mất tất cả của cải, bị đói khát và phải đi chăn heo cho người ta. Người Do Thái coi con heo là con vật ô uế, và họ không sờ tới chúng. Anh chàng nầy là con trai một người giàu có, nhưng bây giờ sa sút vì tội lỗi. Hắn trở thành đứa đầy tớ hèn nhát nhất. Nó bị đói quá đến độ muốn ăn thức ăn của heo nhưng không ai cho (c. 16).Đây là hình ảnh của một tội nhân. chính tội lỗi đã khiến cho tội nhân chìm xuống,

Page 21: Truong nhan su

sa sút. Tội lỗi đến với tội nhân để “cướp, giết và hủy diệt ” (GiGa 10:10).

Tôi nhớ một người bạn học khi còn học ở đại học, anh ta đi học bằng một chiếc xe hơi màu đỏ sang trọng và nhiều cô gái trong lớp ước ao được đi với anh ta. Anh ta đã phung phí cuộc đời mình với đàn bà, rượu và ca nhạc. Anh ta là con trai của một người giàu có. Anh ta kể lại rằng khi cha mẹ anh ta qua đời, anh ta xài phí tiền của cho đàn bà và thuốc phiện cho đến khi tiền của hết sạch. Rồi anh ta bị phạm pháp và một ngày kia anh ta bị bắt và ngồi tù. Trong tù sức khỏe của anh suy sụp vì thuốc phiện. Bây giờ anh ta không làm gì được ngoài việc đi ăn xin. Thật tội lỗi đã lôi anh ta xuống thấp, sa sút đến tận cùng.

NHỮNG BƯỚC ĂN NĂN

Sau khi đưa ra 5 hình ảnh về tội lỗi ở trên, Chúa Jêsus chỉ cho chúng ta 5 bước để ăn năn, đó là:

1. Nhận biết “Nó mới tỉnh ngộ” c. 17

2. Quyết định “Ta sẽ đứng dậy” c. 18

3. Thực hiện quyết định “Nó bèn đứng dậy” c.20

4. Trở về “Trở về cùng cha” c. 20

5. Xưng tội “Thưa cha, con đã phạm tội” c.21

1.NHẬN BIẾT :

Đứa con hoang đàng “đã tỉnh ngộ ”. Nó nhận biết tội lỗi của nó. Đây là bước đầu tiên của sự ăn năn. Tội nhân phải nhận ra và thấy được tình trạng hiện tại của mình, đó là: Anh ta đang ở trong tội lỗi. Nếu mà người từ chối không nhận mình là người có tội, anh ta không thể ăn năn được. Thí dụ: tôi có người bạn đến học buổi học Kinh Thánh, anh ta hỏi: “Tại sao anh lại mời tôi? Tôi không phải là người xấu xa, cũng không phải là tội phạm hay kẻ vô luân, tôi cho con đi học, nuôi gia đình, giúp đỡ người nghèo khổ. Tôi không phải là một tội nhân. Tại sao anh lại mời tôi đi đến buổi học Kinh Thánh của anh ?”

Người nầy sẽ không bao giờ ăn năn. Vì anh ta không nhận mình có tội. Kinh Thánh

Page 22: Truong nhan su

chép: “Vì mọi người đều đã phạm tội …” (RoRm 3:23).Vậy bước đầu tiên của sự ăn năn là nhận biết tội lỗi.

2. QUYẾT ĐỊNH :

“Tôi sẽ đứng dậy ”. Tội nhân phải quyết định ra khỏi tội lỗi, đây là bước thứ hai của sự ăn năn.

Một người có thể biết mình phạm tội nhưng không chịu quyết định rời bỏ tội lỗi, thì cũng không ăn năn được. Tôi nhớ một sinh viên (khi tôi đang dạy học ở đại học) đến nhờ tôi khải đạo. Cô ta khóc vì cô biết mình đang ở trong tội lỗi và Đức Thánh Linh cáo trách cô. Cô nói: “ tôi sống với một người đàn ông và anh ta yêu tôi lắm, nhưng tôi không thể đi đến hôn nhân với anh ta được vì anh ta đã có vợ .” Tôi nói: “ Cô hãy tách rời khỏi anh ta ngay ”. Cô đáp: “Tôi không thể, vì anh ấy trả tiền học cho tôi và nếu tôi rời xa anh ấy thì anh ấy sẽ không cho tôi tiền nữa. Tôi có thể tách rời xa anh ấy sau khi học xong được không ?” tôi nói: “Cô trì hoãn những gì cô phải làm. Cô đã từ chối một quyết định, như thế là cô không ăn năn ”.

Một chiến thuật của ma qủy là xúi giục chúng ta trì hoãn quyết định. Trì hoãn những gì chúng ta phải làm giống như từ chối một quyết định. Bước thứ hai của sự ăn năn là quyết định. Một người từ chối hay hoãn quyết định tức là không ăn năn. Anh ta có thể khóc, khóc và khóc vì Đức Thánh Linh cáo trách trong lòng anh ta nên anh ta có thể khóc cả ngày suốt đêm nhưng nếu anh ta từ chối quyết định rời bỏ tội lỗi thì anh ta không ăn năn thật. Anh ta phải quyết định lìa bỏ tội lỗi, đó là bước thứ hai của sự ăn năn.

3. THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH :

Đứa con hoang đàng đứng dậy và rời bỏ tình trạng tội lỗi. Nó đã thực hiện một quyết định. Đó là bước thứ ba của sự ăn năn. Tội nhân sau khi có quyết định rời bỏ tội lỗi, thì phải thực hiện quyết định đó.

4. TRỞ VỀ :

Đứa con hoang đàng trở về cùng cha mình. Nếu để ý là nó đang rất đói và yếu lắm. Con đường trở về nhà cha rất xa. Nhưng lúc nó thực hiện quyết định trở về thì nó được thêm sức vì có khả năng để đi về nhà cha. Tội nhân không bao giờ quá yếu mệt đến nỗi không thể rời bỏ tội lỗi. Mỗi khi nó quyết định trở về cùng Đức Chúa Trời, rời bỏ tội lỗi thì Đức Chúa Trời sẽ giúp nó thực hiện được. Quyết định từ bỏ tội lỗi và trở lại cùng Đức Chúa Trời thật quan trọng dường nào!An năn là chống lại tội lỗi. Khi một người phạm tội, họ xoay lưng lại với Đức Chúa Trời và hướng mặt về tội lỗi. Nhưng khi kẻ có tội ăn năn, nó xoay lưng lại

Page 23: Truong nhan su

với tội lỗi và trở về hay hướng mặt về Đức Chúa Trời. Nói cách khác, ăn năn là quay một trăm tám mươi độ. An năn là hoàn toàn xoay bỏ.

5. XƯNG TỘI :

Đây là bước thứ 5 của sự ăn năn. Đứa con hoang đàng nói: “ Thưa Cha, con đã đặng tội với trời và với cha ”. Đứa con xưng tội và xin lỗi. Đây là sự xưng tội, xưng tội nghĩa là tội nhân nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời, chứ không phải xin lỗi.

Sau khi làm đủ 5 bước trên, tội nhân nầy được tha thứ. Người cha ôm đứa con vào lòng và chấp nhận nó, ông nói rằng: “…chúng ta hãy ăn mừng vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ lại thấy được ” (c. 23-24)

Đức Chúa Trời là thành tín và công bình để tha tội cho chúng ta. IGi1Ga 1:7 chép:

“…..huyết Chúa Jêsus, Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta, còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín công bình sẽ tha tội cho chúng ta, làm sạch mọi điều gian ác cho chúng ta ”.

Tại sao tội chúng ta được tha thứ? Bởi vì huyết của Chúa Jêsus đã đổ ra trên đồi Gôgôtha để trả giá cho tội lỗi chúng ta (HeDt 9:11-12; RoRm 3:24-25; 5:9). Huyết của Chúa Jêsus thật quý báu và có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời là Cha.

III. QUYỀN NĂNG ĐỂ ĐẮC THẮNG TỘI:

Cơ Đốc Nhân có quyền năng của Chúa Jêsus ở trong mình để đắc thắng tội lỗi.“Kẻ nào sanh bởi Đức Chúa Trời thì không thể phạm tội được vì sanh bởi Đức Chúa Trời ” (IGi1Ga 3:9).

“Anh em đã được sanh lại, chẳng phải bởi giống hay hư nát nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi Lời Hằng Sống và bền vững của Đức Chúa Trời ” (IPhi 1Pr 1:23).

Trong IGi1Ga 3:9, Lời Chúa dạy rằng mỗi Cơ Đốc Nhân đều được sanh bởi Đức Chúa Trời và chính hạt giống của Đức Chúa Trời ở trong mọi Cơ Đốc Nhân. Hạt giống của Đức Chúa Trời là gì? Đây chính là sự sống của Đức Chúa Trời, sự sống đời đời của Đức Chúa Trời mà Cơ Đốc Nhân nhận được. Sự sống của Đức Chúa Trời mạnh mẽ đến nỗi khiến cho Cơ Đốc Nhân đã đắc thắng được tội lỗi. Halelugia!…

CÂU HỎI

Giải pháp của Chúa Jêsus cho những nan đề trong thế giới là gì?Làm sao để bước vào nước Trời?

Page 24: Truong nhan su

Hãy kể ra 5 bức tranh tội lỗi trong LuLc 15:11-16 và giải thích.Hãy kể ra những bước ăn năn và giải thích.Chúng ta xưng tội với ai?Tại sao chúng ta được tha thứ?Bởi quyền năng gì Cơ Đốc Nhân trở nên thánh?

BÀI 3 : ĐỨC TIN

DÀN BÀI

I. BA ĐẶC ĐIỂM ĐỨC TIN - HeDt 11:1

ĐỨC TIN LÀ NGAY BÂYGIỜ - “Bây giờ, đức tin là …” Đức tin là không phải ngày mai hay một chút nữa.Đức tin là ngay bây giờ.

SỰ BIẾT CHẮC của đức tin - “Bây giờ, đức tin là sự biết chắc vững vàng …”Sự biết chắc của đức tin là tin vào Đức Chúa Trời. Chúng ta tin Đức Chúa Trời vì: Tình yêu của Ngài (GiGa 3:16; RoRm 8:32, 38, 39)Quyền năng của Ngài - LuLc 1:37, Thi Tv 115:3

BẰNG CỚ của đức tin - “Bây giờ, đức tin là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy .”Bằng cớ của đức tin là Lời Đức Chúa Trời (RoRm 10:17). Lời đặc biệt (Rhema) mà Đức Chúa Trời phán với tôi là bằng cớ của đức tin .

II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BƯỚC ĐI BỞI ĐỨC TIN - Mat Mt 14:22-23

Đức tin đến bởi sự nghe Lời Đức Chúa Trời - RoRm 10:17Phierơ nghe tiếng Chúa Giêxu . Mat Mt 14:29Lời Đức Chúa Trời có thể trái ngược với những kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta .

Lời Chúa Giêxu phán với Phierơ là “Hãy lại đây ” và bước đi trên mặt nước. Kinh nghiệm hằng ngày của một người đánh cá như Phierơ trái với điều này, nhưng Ông đã phản ứng thế nào? Ông đã vâng lời Chúa và bước đi trên mặt nước.

2. Lời Chúa có thể bị cản trở bởi sự sợ hãi, sự sợ hãi đến từ kẻ thù. IITi 2Tm 1:7Phương thuốc chữa lành sự sợ hãi là sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Mat Mt 14:27 ; HeDt 13:5; Eph Ep 3:17)

Page 25: Truong nhan su

Vâng Lời Chúa - Phierơ vâng Lời Chúa - Mat Mt 14:29

Sự vâng lời của Phierơ ngay lập tức?Sự vâng lời của Phierơ có bằng cớ - đó là Lời Đức Chúa Trời .Sự vâng lời của Phierơ bởi sự biết chắc - Phierơ biết chắc Chúa Giêxu yêu Ông và Ngài có quyền năng giúp Ông đi trên mặt nước.Cần có sự mạo hiểm khi chúng ta vâng Lời Đức Chúa Trời . Để vâng Lời Chúa, Phierơ phải rời khỏi chiếc thuyền bình an của Ông mà bước vào những nguy hiểm của biển cả mà Ông chưa từng biết.

C. Thử nghiệm của đức tin 1. Sự vâng lời của Phierơ hay đức tin của Ông được thử nghiệm bởi những làn sóng to gió mạnh,2. Nhìn xem Chúa Giêxu - HeDt 12:2Suốt thời gian thử nghiệm, chúng ta phải tiếp tục nhìn xem Chúa Giêxu .Tại sao?

Chúa Giêxu và Lời Ngài là một - KhKh 19:13, GiGa 12:48

b. Tiếp tục tiếp nhận và tin cậy Lời mà Chúa Giêxu phán.

c. Từ chối tất cả những cảm xúc nào ngược lại với Lời Chúa.

III. Ý NGHĨA TIN LÀNH

A.Tin tức xấu : 1.Mọi người đều đã phạm tội - RoRm 3:232.Tiền công của tội lỗi là sự chết- 6:23; KhKh 20:15

B.Tin tức tốt lành :Đức Chúa Trời là Cha , Ngài đã ban cho chúng ta Con Một của Ngài là Chúa Giêxu , Chúa Giêxu đã cứu chúng ta ra khỏi tội.Chúa Giêxu là con đường duy nhất để dẫn chúng ta đến Thượng đế. GiGa 14:6Chúa Giêxu trở nên con đường dẫn tôi đến với Đức Chúa Trời , nếu tôi bằng lòng trao phó đời sống tôi cho Ngài và nhận Ngài là Cứu Chúa cho đời sống tôi.- KhKh 3:20, IICo 2Cr 5:15

BÀI 3: ĐỨC TIN

Chúng ta sẽ ôn lại những gì mình đã học qua. Phương thuốc cứu chữa cho những nan đề tôi lỗi của chúng ta là nước Trời hay vương qốc của Đức Chúa Trời ? Chúa Giêxu đã phán: “ Đây là sự cứu chữa duy nhất ”. Vương quốc của Đức Chúa Trời ? Có hai bước cần thiết: Ăn năn và tin Phúc Âm.

Page 26: Truong nhan su

BA ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỨC TIN

Chúng ta đã học về sự ăn năn, bây giờ chúng ta học qua bước thứ hai, đó là Tin Phúc Âm. Tin nghĩa là Đức tin . Chúng ta hãy suy nghĩ xem đức tin là gì? Kinh Thánh định nghĩa đức tin trong HeDt 11:1

“Bây giờ, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy ”.

Có 3 chữ quan trọng trong câu Kinh Thánh này là:

Bây giờBiết chắcBằng cớ

A. ĐỨC TIN LÀ NGAY BÂY GIỜ

Đức tin là ngay bây giờ, vì Kinh Thánh nói rằng: Đức tin là ngay bây giờ, đức tin không phải là ngày mai, đức tin cũng không phải là “từ từ ” hay là “sau này ”. Nhưng đức tin là ngay bây giờ. Nếu không là ngay bây giờ thì không thể gọi là đức tin. Nếu bạn nói: “Ồ, ngày mai Chúa sẽ chữa cho tôi lành bệnh ”. Điều đó có nghĩa là bạn không có đức tin ngay bây giờ, rồi khi ngày mai đến, bạn sẽ nói: “Ô, tôi vẫn còn đau bao tử, có lẽ chiều Chúa sẽ chữa .” Như vậy, là bạn không có đức tin. Đức tin là ngay bây giờ.

B. SỰ BIẾT CHẮC CỦA ĐỨC TIN

Đức tin là sự biết chắc, đó không phải là sự mù quáng. Đức tin đây không giống như việc nhảy vào bóng tối mà bạn không biết mình sẽ rơi vào đâu.

Đức tin là sự biết chắc hay là một sự bảo đảm. Sự biết chắc của đức tin được đặt nơi Đức Chúa Trời. Tôi tin Đức Chúa Trời vì dựa vào tình yêu và quyền năng của Ngài. Tôi biết chắc Đức Chúa Trời yêu tôi và Ngài có quyền năng làm cho tôi những gì Ngài đã nói với tôi.

1/ Đức Chúa Trời yêu tôi :

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời .” (GiGa 3:16)

“Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao ?” (RoRm 8:32)

Page 27: Truong nhan su

“Vì tôi chắc rằng: Bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao hay là bề sâu, hoặc một vật nào có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta .” (8:38-39)

2/ Đức Chúa Trời có quyền năng vô giới hạn : (LuLc 1:37)

“Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được ”.

“Đức Chúa Trời chúng tôi ở trên trời, phàm điều gì vừa ý Ngài, thì Ngài đã làm .” (Thi Tv 115:3)

Vì vậy, tôi chắc rằng: Đức Chúa Trời nói với tôi thì Ngài sẽ làm trọn. Tại sao tôi tin như vậy? Vì sự biết chắc của đức tin là chính Đức Chúa Trời. Tại sao tôi tin như vậy? Vì sự biết chắc của đức tin là chính Đức Chúa Trời, tình yêu của Ngài đối với tôi và quyền năng của Ngài có quyền làm trọn những điều Ngài phán.

C. BẰNG CỚ CỦA ĐỨC TIN .

Đức tin có bằng cớ. HeDt 11:1 chép:

“Bây giờ, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy .”

Đức tin là bằng cớ có nghĩa gì? Đó là lời đã được phán với tôi.“ĐỨC TIN đến bởi sự người ta nghe, và người ta nghe khi Lời Chúa được rao giảng ”. (RoRm 10:17)

Lời đặc biệt mà Đức Chúa Trời phán với tôi là bằng cớ của đức tin .

Tôi xin đưa ra một ví dụ trong đời sống hằng ngày. Tôi có một đứa con gái 4 tuổi, một ngày kia tôi nói với con gái rằng: “Này con, Chúa Nhật này, cha con mình sẽ đi ăn kem nhé !” . Dù hôm nay mới là thứ hai, nhưng bạn biết con tôi sẽ phản ứng thế nào, khi tôi hứa như thế không ? Cô bé đã nhảy lên, mừng rỡ và la lớn: “ Ô, Thích quá, cám ơn ba, cám ơn ba .” Tại sao con tôi cám ơn tôi? Vì ngay bây giờ nó có thể tưởng tượng ra ly kem mà nó sẽ được ăn vào Chúa Nhật tới đây. Tại sao thế? Vì cháu tin chắc chắn rằng: tôi sẽ cho nó, vì biết tôi yêu nó và sẽ giữ lời hứa với nó và tôi cũng có khả năng đó nữa, nó tin nên rất vui mừng cám ơn tôi ngay lập tức.

Bằng cớ của sự tưởng tượng ra ly kem của con gái tôi là gì? Đó là lời hứa của tôi với nó. Ngay cả khi với con gái tôi, nhưng nếu tôi không hứa với nó, nó cũng không thể có bằng cớ cho sự hy vọng được ăn kem. Nếu con tôi không nghe tôi

Page 28: Truong nhan su

nói:“Vào Chúa Nhật tới đây, chúng ta sẽ đi ăn kem ”. Cho dù nó là con tôi đi nữa, thì chắc chắn cô bé sẽ chẳng có bằng cớ nào cho việc được thấy ly kem trong trí tưởng tượng cả.

Nhưng tại sao con gái tôi thấy được ly kem trong trí tưởng tượng? Vì cô bé có một bằng cớ. Bằng cớ đó là gì? Là những lời hứa mà tôi đã hứa với cháu.

II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BƯỚC ĐI BỞI ĐỨC TIN

Chúng ta sẽ học tiếp điều này sẽ được tìm thấy trong Mat Mt 14:22-23

Trong câu chuyện này, Chúa Giêxu bảo các môn đồ lên thuyền và chèo sang bờ bên kia, thuyền ra giữa biển thì gặp một trận bão lớn. Chúa Giêxu có biết các môn đồ gặp trận bão này không? Chắc chằn Ngài biết, vì Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài biết trước mọi việc sẽ xảy ra. Nhưng tại sao Ngài lại sai họ đi trong bão tố? Vì Ngài muốn dạy cho họ một bài học của đức tin như chúng ta đã đọc qua đoạn Kinh Thánh trên.

Chúa Giêxu biết những nan đề trong đời sống chúng ta không ? Những nan đề đó cũng giống như cơn bão mà các môn đồ đã gặp. Bạn biết tại sao Chúa cho phép những nan đề xảy ra cho chúng ta không ? Bởi vì Chúa muốn dạy chúng ta một bài học quan trọng.

Một bài học mà chúng ta học được qua đọan Kinh Thánh này là: Chúa cho phép những bão tố xảy ra cho cuộc đời chúng ta để “những gì không rúng động được còn lại ” (HeDt 12:27) và “Chúa thử nghiệm người công bình ”. (Thi Tv 11:5)

SỰ SỢ HÃI ĐẾN TỪ KẺ THÙ

Các môn đồ sợ hãi. Sự sợ hãi không đến từ Chúa, nhưng đến từ Satan. Kinh Thánh chép:“ Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ …” (IITi 2Tm 1:7), vì thế khi chúng ta sợ hãi, chúng ta bị kẻ thù tấn công .

Hãy xem câu trả lời của Chúa Giêxu ở câu 27: “… Các ngươi hãy yên lặng ấy, là ta đây, đừng sợ .” Chúng ta chú ý Chúa đã lập lại: “Đừng sợ ”, đây là lần thứ hai Chúa quở trách họ và khuyên họ đừng sợ. Sự sợ hãi không đến từ Đức Chúa Trời nhưng đến từ Satan. Vậy thì, phương thuốc chống lại sự sợ hãi là gì? Làm thế nào để xua đuổi sự sợ hãi ra khỏi chúng ta ?

PHƯƠNG THUỐC CHỮA SỰ SỢ HÃI .

Chúa Giêxu phán rằng: “ Ấy là Ta đây đừng sợ ” (câu 27). Vì vậy, phương thuốc chống lại sự sợ hãi là SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI . “ Ấy là Ta đây ”!

Page 29: Truong nhan su

Chúa Giêxu luôn luôn ở cùng chúng ta vì Chúa ngự trị trong lòng chúng ta (Eph Ep 3:17, KhKh 3:20) Chúa cũng phán: “Ta chẳng bao giờ lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu ”. (HeDt 13:5)

“Vì vậy, chúng ta có thể mạnh dạn mà nói rằng: Đức Chúa Trời là Đấng giúp đỡ chúng ta. Tôi sẽ không sợ hãi nữa. Người đời làm chi tôi được .” (13:6)

A. ĐỨC TIN ĐẾN BỞI SỰ NGƯỜI TA NGHE.

Phierơ đã hỏi Chúa: “Lạy Chúa, nếu phải Chúa, xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa ” (c28). Chúa Giêxu đã nói với Phierơ : “Hãy lại đây ”, và Phierơ bước ra khỏi thuyền, bước đi trên mặt nước (c.29). Phierơ đã đi trên mặt nước và đến cùng Chúa Giêxu, nhờ đức tin nơi Lời Chúa đã phán: “Nếu các ngươi tin, mọi việc đều được cả ”. Mac Mc 9:23. Trong sự kiện này, đức tin ở đâu? Làm thế nào đức tin đã đến với Phierơ? Phierơ đã nghe Chúa nói với Ông : “Hãy lại đây .” Phierơ đã nhận được đức tin ngay khi nghe Chúa nói với Ông. Tại sao? Vì Kinh Thánh chép rằng:

“Đức tin đến nhờ sự người ta nghe …” (RoRm 10:7)

Ngay khi Lời Chúa phán với bạn thì bạn nhận được đức tin. Đức tin đến nhờ sự nghe lời của Đức Chúa Trời vì lời Ngài có quyền năng khiến chúng ta có đức tin. Đó là lý do nếu bạn không có lời Chúa, bạn sẽ không bao giờ có đức tin .

Đức tin đến bởi nghe lời Đức Chúa Trời, đây là một điều thật quan trọng cho chúng ta khi khám phá lời Ngài có quyền năng như thế. Việc gì đã xảy ra cho Phierơ? Phierơ đã vâng lời Ngài. Bạn nhớ bài học đầu tiên về xây cuộc đời chúng ta trên Chúa không? Làm thế nào để chúng ta xây dựng cuộc đời chúng ta trên Chúa? Đó là nghe và làm theo Lời Ngài. À, thì ra Phierơ đã làm giống như vậy.

1/ KINH NGHIỆM CHỐNG LẠI LỜI CHÚA :

Bây giờ chúng ta hãy để ý: Sự vâng lời Chúa luôn luôn là một việc rất khó cho chúng ta vì thường có những việc xảy đến khiến chúng ta không thể hiểu được, vì thế chúng ta phải hoàn toàn tin cậy nơi Lời Đức Chúa Trời. Tại sao vậy? Hãy theo dõi Ông Phierơ ở đây, Ông ta là một nhà đánh cá, Ông ấy đã từng sống ở miền biển, nhưng chưa bao giờ Ông có kinh nghiệm đi trên mặt nước . Kinh nghiệm của Ông khi đi vào nước thì luôn luôn bị chìm, vì thế nếu tôi là Phierơ , khi nghe Chúa bảo “Hãy lại đây ”, có lẽ tôi sẽ trả lời rằng: “Ô Chúa, xưa nay con chưa bao giờ đi trên mặt nước, nhưng chỉ đi trong nước, sao Ngài lại bảo con hãy đi trên mặt nước mà đến cùng Ngài? xin hãy chỉ cho con cách nào để đi trên mặt nước ?”

Page 30: Truong nhan su

Nói cách khác, nếu dựa trên kinh nghiệm của mình, thì không thể vâng lời Đức Chúa Trời được . Vâng lời Chúa không dựa trên kinh nghiệm của bạn. Đây là điều rất quan trọng. Nhưng, giả sử dựa trên kinh nghiệm hay kinh nghiệm của bạn trái ngược với những gì Chúa phán thì câu trả lời của bạn đối với Lời Ngài là gì? Nếu bạn vâng lời Chúa, đó là đức tin của bạn. Đức tin có nghĩa là vâng theo những gì bạn nghe từ Chúa .

Hãy chú ý Phierơ đã vâng lời ngay lập tức, Ông không hỏi ý kiến các bạn đồng nghiệp của mình. Ông đã không hỏi: “Này, anh Giăng ơi! Anh có nghĩ là tôi có thể đi trên mặt nước được không ?” Khi Đức Chúa Jêsus phán với bạn điều gì, bạn không nên hỏi ý kiến bạn bè mình. Đức Chúa Trời đòi hỏi bạn vâng lời Ngài .

B. SỰ VÂNG LỜI NGAY TỨC KHẮC Bây giờ, Chúa phán với bạn điều gì? Đừng hỏi tôi, bạn hãy hỏi Chúa. Chúa phán với bạn việc gì đó, bạn trả lời với Chúa như thế nào? Ở đây, chúng ta thấy Phierơ vâng lời Chúa , Phierơ vâng lời lúc nào? NGAY LẬP TỨC . Phải vâng lời ngay lập tức, không phải chờ đến ngày mai, cũng không phải từ từ mà là NGAY BÂY GIỜ . Trong HeDt 11:1, đức tin được định nghĩa là, ngay bây giờ. Làm thế nào để bày tỏ đức tin ngay bây giờ? Chỉ bằng sự vâng lời. Hãy chú ý Phierơ lập tức vâng lời Chúa Giêxu. Tại sao thế ? Vì đức tin là ngay lập tức. Phierơ đã bày tỏ bằng sự vâng lời ngay lập tức .

Đức tin của Phierơ là một sự biết chắc. Sự biết chắc của đức tin ở đây là gì? Phierơ biết rõ Chúa Giêxu. Ông đã biết về Chúa như thế nào?

1/ Chúa yêu Ông

Phierơ đã quan sát và có kinh nghiệm tình yêu của Chúa đối với ông, vì thế việc biết và kinh nghiệm tình yêu Chúa thật quan trọng vô cùng. Phierơ biết Chúa Giêxu yêu ông, Phierơ biết Chúa Giêxu không bao giờ nói dối, vì vậy Phierơ có lòng tin chắc nơi Chúa Giêxu.

2/ Chúa quyền năng

Ông đã có một sự biết chắc, đó là đức tin mà Phierơ đã nhận được, thế thì sự biết chắc ở đây là gì? Đó là tình yêu và quyền năng của Ngài. Phierơ đã nhìn thấy quyền năng của Chúa Giêxu, ông đã thấy những phép lạ mà Chúa đã làm, vì thế ông có thể thành thật nói: “Lạy Chúa, Ngài bảo tôi đi đến Ngài, tôi xin vâng lời Ngài ”. Tại sao? “Bởi vì tôi biết Ngài có quyền giúp tôi bước đi trên mặt nước như lời Ngài bảo tôi ”.

Các bạn nhớ câu chuyện Ápraham trong sách Sáng Thế Ký 22. Ápraham được

Page 31: Truong nhan su

Chúa bảo phải dâng con trai duy nhất của ông cho Ngài, đồng thời Chúa cũng phán với ông: “Hỡi Ápraham, qua con trai đo Ta sẽ thêm dòng dõi cho ngươi, dòng dõi ngươi sẽ là một dân lớn cho ta ”. Sau đó, lúc con trai ông khỏang 12 tuổi, Chúa bảo ông: “ Hãy dâng con trai ngươi làm tế lễ cho Ta ”. Bạn chú ý hai lời phán dường như mâu thuẫn. Tại sao vậy? Đức Chúa Trời đã phán với ông: “Qua đứa con trai nầy. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, đông như sao trên trời, như cát dưới biển ” rồi sau đó Ngài lại bảo: “Hãy giết con ấy để làm sinh tế cho ta ”. Nếu bạn là Ápraham, bạn sẽ phản ứng thế nào? Có lẽ bạn sẽ hỏi Chúa: “Ô Chúa! Làm thế nào Lời Chúa được thành khi đứa con trai nầy bị giết đi ?” Nhưng các bạn biết không Ápraham đã sẵn sàng dâng đứa con trai duy nhất của mình cho Chúa. Tại sao thế? Các bạn hãy xem câu trả lời ở 11:17-19. Lời ấy chứng tỏ Ápraham đã biết Đức Chúa Trời rất rõ ràng .

BIẾT CHẮC

Đây là căn bản của đức tin để chúng ta vâng lời Ngài. Chúng ta biết chắc đức Chúa Trời yêu chúng ta, chương trình của Ngài cho chúng ta luôn tốt chứ không xấu. Nên khi chúng ta nghe, biết Chúa bảo gì, chúng ta phải vâng Lời Ngài ngay lập tức. Tại sao? Bởi vì trong IITi 2Tm 1:12 chép “Hãy lấy lòng tin và yêu trong Đức Chúa Giêxu Christ mà giữ lấy mẫu mực của sự dạy dỗ có ích …” Nhưng giả sử những kinh nghiệm của chúng ta ngược lại những Lời Chúa phán với chúng ta, thì chúng ta không nên dựa vào kinh nghiệm. Chúng ta tin cậy hay chấp nhận Lời Ngài rồi chúng ta vâng lời Ngài ngay lập tức.

A. BẰNG CỚ

Sự vâng lời của Phierơ có một bằng cớ. Phierơ vâng lời Chúa. Bằng cớ đây là gì? Đó là Lời của Chúa. Phierơ nghe lời Chúa phán: “Hãy đến ”, đó chính là Lời của Ngài, vì thế đức tin của ông dựa trên một bằng cớ đó là chính Lời của Chúa Giêxu.

Bây giờ, chúng ta hãy tóm tắt lại. Phierơ vâng lời Chúa vì sự vâng lời dựa trên sự biết chắc tình yêu và quyền năng của Đức Chúa Trời. Sự vâng lời có một bằng cớ là Lời của chính Chúa Giêxu, vậy thì sự vâng lời của Phierơ là bằng cớ cho đức tin của ông. Ông đã xây đời ông trên Chúa Giêxu thế nào trong cơ hội này? Ông đã nghe và làm theo Lời Chúa .

B. ĐỨC TIN BAO GỒM SỰ MẠO HIỂM .

Sự vâng lời luôn luôn có sự mạo hiểm (nguy hiểm), đây là một điều quan trọng chúng ta cần biết trong sự vâng lời Đức Chúa Trời. Khi chúng ta vâng lời Đức Chúa Trời, Ngài không loại sự nguy hiểm xa chúng ta nhưng luôn luôn có sự nguy hiểm trong sự vâng lời Ngài. Xin cho tôi được nhắc lại : Đức Chúa Trời không cất

Page 32: Truong nhan su

sự nguy hiểm khi chúng ta vâng lời Ngài . Chúng ta thấy sự nguy hiểm trong câu chuyện nầy là gì? Đối với Phierơ, ông đang ở trong thuyền yên ổn, nhưng Chúa phán: “Hãy đi trên mặt nước đến cùng Ta ”! Phierơ có thể nói với Chúa: “ Ô, Chúa mặt nước đâu có cứng để đi trên đó và trời thì đang bão nữa, nếu Chúa muốn con đến với Ngài xin Ngài hãy dẹp cơn bão và khiến cho mặt nước cứng lại đi ”.

Không bao giờ, không bao giờ nhìn vào hoàn cảnh trước khi vâng lời Chúa. Hoàn cảnh sẽ thường trái ngược với lời của Ngài. Chúa Giêxu phán : “Hãy đến ”, nhưng trời bấy giờ đang bão. Ngài muốn chúng ta chỉ vâng Lời Ngài . Đó là ý nghĩa của đức tin. Đức tin là tin vào người nói với mình và đức tin luôn luôn có nguy hiểm cặp theo, vì nếu không có sự nguy hiểm thì chúng ta không cần sử dụng đức tin nữa. Nếu không có sự nguy hiểm trong sự vâng Lời Chúa, thì cũng không cần phải tin cậy nữa. Và nếu không có sự tin cậy thì cũng không có đức tin .

Tại sao bạn không thích vâng lời ? Vì bạn sợ và sự sợ hãi là đòn tấn công của Satan. Bạn thấy sự nguy hiểm rồi thì bạn sợ. Như chúng ta đã học qua. Phương thuốc chống lại sự sợ hãi là hãy tin Chúa Giêxu luôn ở với chúng ta .

C. SỰ THỬ NGHIỆM ĐỨC TIN .

Đức tin luôn luôn được thử nghiệm. Trong câu 30, Phierơ bây giờ đang đi trên mặt nước và Phierơ đang kinh nghiệm phép lạ nầy. Và đây là sự thử nghiệm đức tin Phierơ: “Nhưng khi Phierơ nhìn thấy gió mạnh ”. Làm sao Phierơ nhìn thấy gió? À, ông cảm thấy gió thổi trên người ông và làm cho những lượn sóng nổi cao hơn. Phierơ đang sợ hãi. Một lần nữa Phierơ bị Satan tấn công nên ông đã sợ “và ông đã bị chìm ”, ông kêu to lên: “Chúa ơi, xin cứu con ”. Ngay lập tức, Chúa giơ tay kéo ông lên và phán với ông: “Tại sao con nghi ngờ? Đức tin con kém quá !”

Sự thử nghiệm đức tin Phierơ ở đây là gì? Có nhiều nan đề ngay khi ông vâng lời Chúa. Ông sẵn sàng để vâng lời Chúa thì ông kinh nghiệm được phép lạ tức là trên đi trên mặt nước. Rồi gió lại thổi và bão tố nỗi lên. Phierơ đã nhìn vào gió bão. Chúng ta đừng nhìn vào những nan đề của chúng ta. Làm thế nào để giải quyết những nan đề trong đời sống của bạn? Kinh Thánh chép trong IPhi 1Pr 5:7: “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài hay săn sóc anh em ” HeDt 12:2 chép: “Hãy nhìn xem Chúa Giêxu ….”nhưng ở đây Phierơ đã quay mặt nên ông đã rơi trong tình trạng sợ hãi.

D. NHÌN XEM GIÊXU .Chúng ta cần có thái độ nào trong khi bị thử nghiệm? Chúng ta phải nhìn lên Giêxu và trao cho Ngài những nan đề của chúng ta vì Ngài là Đấng luôn chăm sóc chúng ta.

Page 33: Truong nhan su

Bí quyết để chúng ta giữ được đức tin là luôn luôn nhìn xem Chúa Giêxu. Đừng nhìn vào nan đề của chúng ta đang gặp. Những nan đề của Phierơ ở đây là những lượn sóng to và gió mạnh. Ông đã thất bại vì ông đã nhìn vào nan đề mà không nhìn xem Chúa Giêxu.

Thế nào là nhìn xem Chúa Giêxu ? Đó là hãy đọc Lời Ngài vì Chúa và Lời của Ngài là một (KhKh 19:13 và GiGa 12:48).

“ Ngài mặc áo nhúng trong Huyết, Danh Ngài được xưng là LỜI Đức Chúa Trời ”.

Nếu chúng ta từ chối Lời Chúa tức là chúng ta từ chối Ngài vì Ngài và Lời của Ngài là một.

Vì vậy, nếu chúng ta chấp nhận tin cậy và vâng Lời Ngài tức là chúng ta chấp nhận và tin cậy Chúa.

Chúng ta mỗi ngày sống bởi đức tin và đời sống Cơ đốc nhân là đời sống đức tin. Trong IICo 2Cr 5:7 chép: “Vì chúng ta bước đi bởi đức tin chứ không bởi mắt thấy ”. Chúng ta bước đi như thế nào? Từng bước, từng bước một. Đời sống Cơ đốc nhân phải sống như thế. Nếu gặp nan đề gì, tôi phải làm thế nào? Tôi có nên dựa vào những gì tôi thấy hay cảm thấy không? Không, tôi phải sử dụng đức tin nơi Đức Chúa Trời. Làm thế nào tôi nhận đức tin này? Trước tiên tôi phải đọc Lời Chúa, và thầm nguyện: “Lạy Chúa xin hãy phán với con. Xin hãy dạy con phải có thái độ nào hay phải giải quyết ra sao đối với những nan đề con đang gặp. Chúa ôi, nếu Ngài không dạy con thì con sẽ không có đức tin, vì đức tin đến với con nhờ con nghe được tiếng của Ngài ”. Việc đầu tiên là chúng ta hãy tin Ngài phán với mỗi chúng ta. Vậy thì, đức tin không phải từ chúng ta nhưng từ Lời Chúa, vì thế chúng ta cần được nghe Lời Ngài.

“Vì chúng ta sống bởi đức tin chứ không bởi mắt thấy ”.

Điều này có nghĩa gì? Từ ngữ “mắt thấy ” có nghĩa là những hoàn cảnh xung quanh hay những cảm giác của chúng ta. Kinh Thánh dạy rằng chúng ta sống mỗi ngày bởi đức tin chứ không bởi mắt thấy. Mặt khác, cảm xúc chúng ta thường thường trái ngược với đức tin.

Đức tin có nghĩa gì ? Đức tin chỉ là sự vâng theo những lời Chúa phán với chúng ta. Lời Chúa thì phán với chúng một đàng, còn cảm xúc thì cảm động chúng ta một nẻo, vậy thì chúng ta làm sao đây? Không nên nói là tôi chưa biết phải làm gì. Chúng ta được tự do để vâng lời Chúa hay là làm theo cảm xúc của chúng ta .

CẢM XÚC NGHỊCH VỚI LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI .

Cảm xúc thường chống đối với Lời Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta làm gì? Nếu

Page 34: Truong nhan su

chúng ta vâng lời Chúa thì chúng ta phải xua đuổi cảm xúc bên trong chúng ta. Đức tin có nghĩa vâng theo lời mà Chúa đã phán với bạn, đức tin luôn luôn bao hàm sự vâng lời.

Tôi xin chia xẻ một kinh nghiệm. Một ngày kia, tôi đang đọc Lời Chúa vào giờ tĩnh nguyện buổi sáng trong Mac Mc 16:17-18. Chúa đã dùng chính lời này để phán với tôi. Mắt tôi lúc đó đang đau và tôi phải mang kính để đọc sách. Nếu tôi bỏ kính ra, sau 5 phút tôi sẽ bị khó chịu và nôn mửa, nên bác sĩ khuyên tôi phải luôn mang kính. Sau khi đọc mấy câu Kinh Thánh này. Tôi bèn thưa với Chúa: “Lạy Chúa mắt con đang đau. Ngài đã nói với con, nếu con tin Ngài chắc Ngài sẽ chữa lành cho con ”. Và Chúa đã dùng câu Kinh Thánh này nói riêng với tôi: “Đúng vậy, Nếu con tin ta ”. -“Vâng, con xin tin Chúa ” và tôi lấy mắt kính ra. Tôi đặt tay trên mắt và cầu nguyện: “Trong Danh Chúa Giêxu, xin Ngài chữa lành mắt cho con ”. Xong tôi nói tiếp: “Cảm ơn Ngài, bây giờ mắt con đã được chữa lành. Con xin cảm ơn Ngài, thật chính Ngài đã chữa lành cho con .” Xong, tôi mở mắt ra mà vẫn chưa nhìn thấy được gì, tôi đã làm gì lúc bấy giờ. Đó là giai đọan đức tin tôi được thử nghiệm. Tôi cứ tiếp tục cảm tạ Chúa vì chắc Ngài đã chữa lành rồi chứ không dựa vào những gì tôi thấy hay cảm thấy, ngay từ lúc đó tôi đã nhất định không đeo kính nữa dù tôi vẫn chưa nhìn thấy gì cả. Vì sao tôi quyết tâm như vậy? Vì chính Lời Chúa đã phán với tôi nếu tôi tin chắc Ngài sẽ chữa lành. Lúc ấy tôi đang dạy tại đại học, tôi còn nhớ khi tôi đến trường dạy không có kính nên tôi không trông thấy được gì cả, tôi phải hỏi anh tài xế: “Chúng ta đi đến đâu rồi?” Người tài xế rất ngạc nhiên hỏi lại tôi: “Ông sao thế? Ông không thấy gì hết sao?” Mỗi lần bị hỏi hay cảm giác không thấy, tôi cứ yên tâm “Halêlugia, ngợi khen Chúa vì tôi tin là đã được chữa lành ”. Suốt một tuần lễ tôi đã nói với Chúa: “Cảm ơn Chúa đã chữa lành mắt cho con ” dù tôi không thấy gì cả. Sau một tuần lễ tôi đã nhận ra mắt tôi đã rất tốt và tôi nhìn thấy rất rõ.

Bài học này dạy tôi điều gì? Đức tin là tin cậy nơi Lời Chúa, không tin vào cảm giác. Tôi cũng muốn nhắc nhở các bạn, không nên bắt chước tôi hay bắt chước bất cứ người nào trong kinh nghiệm chữa lành. Bạn phải nghe Lời Chúa phán với bạn.Vì thế , chúng ta có thể định nghĩa đức tin là tin cậy Lời Chúa, vâng lời Ngài, chứ không theo cảm xúc bên trong của chúng ta. Vì đức tin thường hay trái ngược lại với cảm xúc, Kinh Thánh chép chúng ta bước đi bởi đức tin chứ không phải bởi mắt thấy, không bởi cảm xúc.

Chúa Giêxu phán để được thuộc về vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng ta phải ăn năn và tin. Chúng ta tin gì? Tin nơi Lời Ngài hay tin vào Phúc Âm. Chúng ta đã được học về đức tin, bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu Tin Lành hay Phúc âm là gì?

TIN LÀNH LÀ GÌ?

Page 35: Truong nhan su

Tin Lành có nghĩa là tin tức tốt lành. Để hiểu được tin tức tốt lành trước hết bạn phải hiểu tin dữ.

TIN DỮ LÀ GÌ?

Kinh Thánh cho chúng ta biết : “Mọi người đều phạm tội (RoRm 3:23) và tiền công của tội lỗi là sự chết ”(6:13). Chữ sự chết ở đây có nghĩa là không còn nữa, không còn tồn tại nữa hay đời đời bị phân cách với Đức Chúa Trời, vì “kẻ nào không được biên vào sổ sự sống đều bị quăng vào hồ lửa ” (KhKh 20:15)Đó là tin dữ, tất cả tội nhân đều bị quăng vào hồ lửa.

TIN LÀNH LÀ GÌ?

Đây là tin tốt lành, Đức Chúa TRời không muốn chúng ta bị quăng vào hồ lửa. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta rất nhiều và Ngài đã có một phương pháp để giải cứu chúng ta. Chính Chúa Giêxu là phương pháp ấy. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất, mà được sự sống đời đời ”. GiGa 3:16

Chúa Giêxu phán: “Ta là Đường Đi, Chân Lý và Sự Sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Ta ” 14:6 Nếu bạn nhận Chúa Giêxu là con đường thì chắc chắn Ngài sẽ đưa bạn đến với Đức Chúa Trời. Đó là tin tốt lành.

PHƯƠNG PHÁP CỨU KHỎI TỘI. Chỉ có một phương pháp duy nhất để cứu loài người ra khỏi tội, khỏi đi vào địa ngục đó là Chúa Giêxu. Chỉ một mình Chúa Giêxu là giải pháp cho cuộc đời chúng ta, không còn giải pháp nào khác. Sau đây là sơ đồ để giải thích vấn đề trên đây.

Làm thế nào để bạn có thể nhận Chúa Giêxu là con đường dẫn đến với Đức Chúa Trời. Chúa Giêxu phán: “Nầy Ta đứng ngoài cửa mà gõ. Nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với ta ” (KhKh 3:20). Chúa Giêxu đang gõ cửa lòng bạn, bạn có sẵn lòng mở đời sống mình để tiếp nhận Chúa Giêxu là Cứu Chúa cho đời sống bạn không? Nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa có nghĩa là nhận Ngài đã chết vì tội chúng ta, nên chúng ta sống đây không sống cho chính mình nữa nhưng sống vì cớ Đấng đã chết cho mình . (IICo 2Cr 5:15). Chúa Giêxu đã trở thành CứuChúa độc nhất trong đời sống chúng ta. Bạn có sẵn lòng quyết định tin Ngài không?

Page 36: Truong nhan su

Nếu bạn bằng lòng, xin hãy cầu nguyện với Ngài:“Cám ơn CHÚA GIÊXU đã chết vì con trên thập tự giá để chuộc tội con. Con xin quyết định dâng trọn cuộc đời con cho NGÀI. Con quyết định xoay bỏ tội lỗi. Nhận Ngài vào lòng con và làm CỨU CHÚA cho cuộc đời con. Xin hãy khiến con thành người theo ý muốn NGÀI. Nhơn Danh CHÚA GIÊXU. Amen .”

CON ĐƯỜNG ĐẾN LA MÃ - ĐẾN VỚI CHÚA GIÊXU

“Chẳng có một người công chính nào, dẫu một người cũng không ” RoRm 3:10“Mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ” 3:23Vì tội lỗi của Adam, sự chết cầm quyền trên mọi người, chúng ta đều là kẻ thừa kế bản chất tội lỗi của Adam 5:17Tặng phẩm từ Đức Chúa Trời ban cho loài người là sự sống đời đời trong Chúa Giêxu . 6:23Xưng và tin để nhận tặng phẩm. 10:9-10

CÂU HỎI

1. Ba yếu tố của đức tin là gì? Xin giải thích mỗi yếu tố.2. Khi đối diện với một nan đề chúng ta phải làm gì để có đức tin và chiến thắng nan đề đó?3. Bạn làm gì khi đức tin bị thử nghiệm bằng những thử thách và nan đề?4. Khi bạn có những cảm xúc trái ngược với Lời Chúa, bạn phải làm gì?5. Chúa Giêxu phán với chúng ta phải tin Tin Lành. Vậy Tin Lành là gì?

BÀI 4: BÁP TÊM TRONG ĐỨC THÁNH LINH.

DÀN BÀI

I. NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA CHÚA JÊSUS LuLc 24:46-49, Cong Cv 1:4-5:8Trước khi Chúa Jêsus lên trời. Những lời cuối cùng mà Ngài phán với các môn đồ là:

Hãy đi và giảng tin Lành cho muôn dânChờ đợi cho đến khi mặc lầy quyền phép từ trên cao.

II. LỜI HỨA - LuLc 24:49; Cong Cv 1:4-5

Chúa Jêsus bảo các môn đồ của Ngài nhận lấy lời hứa của Đức Chúa Cha. Lời hứa này là sự Báp têm của Đức Thánh Linh. Qua sự Báp têm bằng Đức Thánh Linh,

Page 37: Truong nhan su

các môn đồ sẽ nhận lấy quyền năng để làm chứng về Chúa Jêsus.

III. GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CHỮ BÁP TÊM

Chữ báp têm trong tiếng Hy lạp là “ Baptizo ”, nghĩa là được dìm mình trong nước. Một vật được dìm trong nước thì được đầy ở bên trong và bao phủ bên ngoài. Một Cơ Đốc Nhân được Báp têm bằng Đức Thánh Linh cũng được Đức Thánh Linh đổ đầy bên trong và bao phủ bên ngoài.

Cơ Đốc Nhân đó sẽ được nhận quyền năng. Chữ quyền năng trong 1:8 được lấy từ tiếng Hy Lạp là “Dunamis ”, từ chữ này cho ra 2 tiếng Anh là Dynamite (chất nổ hay thuốc nổ) và Dynamo (máy phát điện). Báp têm trong Đức Thánh Linh sẽ khiến cho Cơ Đốc Nhân nhận lấy quyền năng bùng nổ và liên tục từ Đức Chúa Trời.IV. QUYỀN NĂNG ĐỂ LÀM CHỨNG - 1:8

Báp têm trong Đức Thánh Linh được ban cho Cơ Đốc Nhân để họ có thể làm chứng cho Chúa Jêsus. Làm chứng nghĩa là trở thành người tuận đạo. Từ làm chứng trong 1:8 được lấy từ tiếng Hy Lạp “Martus ” nghĩa là người tuận đạo. Vậy chúng ta được Báp têm trong Đức Thánh Linh để chúng ta có thể trở thành người tuận đạo của Chúa Jêsus.

V. ĐƯỢC ĐỔ ĐẦY - 2:1-4

Tất cả các thánh đồ (khoảng 120 người -1:15 chờ đợi được đầy dẫy Thánh Linh trong ngày lễ ngũ tuần và nói các thứ tiếng khác theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.

VI. NÓI TIẾNG MỚI - Một ân tứ của Đức Thánh Linh (IICo 2Cr 12:10)

Ân tứ này được ban cho mỗi cá nhân vì những lý do sau đây:

Như một ngôn ngữ cầu nguyện ICo1Cr 14:2

Thứ tiếng này không cần thông giải “vì không ai hiểu ” bởi “không phải nói với người ta bèn là nói với Đức Chúa Trời ”.

Qua ngôn ngữ cầu nguyện này, Đức Thánh Linh giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta và khiến chúng ta cầu nguyện theo ý muốn Đức Chúa Trời- RoRm 8:26-27.

VII. NHỮNG SỰ TRỞ NGẠI

Một số Cơ Đốc Nhân bị trở ngại không nhận được Báp têm trong Đức Thánh Linh là vì:

Page 38: Truong nhan su

Không tha thứ - Mat Mt 6:15Nếu một người không tha thứ cho người khác thì Cha cũng không tha thứ cho người đó.Tha thứ là gì? Nó là một quyết định chứ không phải cảm xúc.

Phạm những điều Chúa cấm (tà thuật). - PhuDnl 18:10-12 Những người còn liên hệ đến tà linh phải từ bỏ, xưng tội và đầu phục Chúa .

C. Sợ hãi - LuLc 11:11-13Chúng ta không cần phải sợ hãi vì Chúa quả quyết nếu chúng ta cầu xin Cha ban Đức Thánh Linh thì Ngài chắc chắn sẽ ban Đức Thánh Linh cho chúng ta.

Không tin do giảng dạy sai lầm - Gia Gc 1:6-8

VIII. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BÁP TÊM TRONG ĐỨC THÁNH LINH ? Cầu xin Cầu xin Cha báp têm bạn bằng Đức Thánh Linh để bạn có thể làm chứng cho Chúa Jêsus.

Nhận lãnh và cảm tạ Sau khi cầu xin, bạn tin mình đã nhận được, nghĩa là bạn đã được báp têm trong Đức Thánh Linh. Hãy bắt đầu ngợi khen Chúa, cứ lớn tiếng tiếp tục khen ngợi Chúa.

Nói các thứ tiếng khác Bạn có thể nói các ngôn ngữ khác vì đây là ân tứ của Đức Thánh Linh mà bạn đã nhận được. Hãy mở miệng ra và nói, nghĩ về Chúa Jêsus và ngợi khen Ngài. Ân tứ tiếng mới sẽ được ban cho môi miệng bạn khi bạn ngợi khen Chúa Jêsus.

BÀI 4: BÁP TÊM TRONG ĐỨC THÁNH LINH

I. NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA CHÚA JÊSUS. Bài học này bắt đầu bằng những lời cuối cùng của Chúa Jêsus. Những lời cuối cùng của Chúa Jêsus là gì? Điều chúng ta sắp nói ở đây không phải là những lời nói cuối cùng của Chúa Jêsus trên thập tự giá mà là những lời nói của Ngài trước khi lên trời. Ngài từ giã môn đồ và trong buổi gặp cuối cùng, Chúa Jêsus đã nói lên những lời cuối cùng đó. Chúng ta đọc trong LuLc 24:46-49:

“ Ngài phán: Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, và người ta sẽ nhơn danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây sẽ ban cho các ngươi điều Cha Ta đã hứa, còn về phần các

Page 39: Truong nhan su

ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao .”

Chúa Jêsus phán rằng chúng ta là những môn đồ của Ngài, phải nhơn danh Ngài mà rao giảng sự ăn năn và sự tha tội cho các nước, bắt đầu từ Giêrusalem. Ngài phán cùng môn đồ phải đi khắp thế giới và giảng Tin Lành cho mọi người, cho các nước và Ngài bảo họ phải đợi cho đến khi mặc lấy quyền phép từ trên cao.Nếu nhìn vào những chữ này, chúng ta thấy dường như có sự mâu thuẫn. Chúa bảo đi nhưng rồi phải đợi. Làm sao chúng ta đi nếu chúng ta phải đợi?

Thực ra Chúa Jêsus muốn nói: “Vâng, các ngươi phải đi và giảng Tin Lành nhưng các ngươi không thể giảng Tin Lành bằng sức riêng mà phải mặc lấy quyền năng từ trên cao. Vậy, trước hết, phải chờ đợi để nhận lấy quyền phép từ trên cao rồi sau đó các ngươi mới đi rao giảng Tin Lành .”

Bạn không thể thực hiện công việc rao giảng Tin Lành trừ phi bạn nhận được quyền năng từ trên cao, việc nhận lấy quyền năng từ trên cao rất quan trọng. Vì thế, chữ Đi và Đợi mà Chúa Jêsus đã nói trong giờ phút cuối cùng đó không mâu thuẫn nhau.

Chúng ta sẽ học làm thế nào để nhận lãnh quyền phép từ trên cao. Đó là ý nghĩa của lễ báp têm bằng Đức Thánh Linh. Chúng ta hãy đọc Công vụ 1. Sách Công vụ và sách Tin Lành Luca đều do Luca chép. Chương cuối cùng của sách Luca là chương đầu của sách Công vụ. Trong Công vụ 1, Luca nhắc lại những lời cuối cùng của Cháu Jêsus:

“Lúc ở với các sứ đồ, Ngài dặn rằng đừng ra khỏi thành Giêrusalem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa, là điều các ngươi đã nghe Ta nói. Vì chưng Giăng đã làm phép Báp têm bằng nước, nhưng trong ít ngày, các ngươi sẽ chịu phép Báp têm bằng Đức Thánh Linh ” (Cong Cv 1:4-5).

“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari cho đến cùng trái đất ” (1:8).II. LỜI HỨA

Chúa Jêsus phán trong câu 4 rằng các môn đồ phải đợi điều Cha đã hứa. Nếu Đức Chúa Trời đã hứa thì Ngài có quyền làm trọn lời hứa của Ngài. Ngài hứa điều gì? Chúa Jêsus giải thích lời hứa của Cha trong câu 5. Ngài phán: “Vì Giăng (Giăng Báptít ) đã làm phép Báp têm bằng nước, nhưng trong ít ngày nữa các ngươi (những người tin Ngài ) sẽ được báp têm bằng Đức Thánh Linh ”. Chữ Báp têm trong Thánh Linh không phải là từ ngữ của một giáo phái nào hay là chỉ dành riêng

Page 40: Truong nhan su

cho một giáo phái đặc biệt của Cơ đốc giáo. Lời hứa của Cha dành cho tất cả các Cơ đốc nhân. Nói các khác, bạn là Cơ đốc nhân nhưng có thể bạn chưa nhận được điều Cha đã hứa. Lời Cha đã hứa là gì? Là sự báp têm bằng Đức Thánh Linh. Hãy nhìn những người này là những môn đồ, họ đều là Cơ Đốc Nhân, nhưng Chúa Jêsus phán với họ rằng: “Ta muốn các ngươi nhận lãnh điều Cha đã hứa và lời hứa đó là lễ Báp têm bằng Đức Thánh Linh .”

Câu Kinh Thánh này cũng sẽ trả lời những thắc mắc của một số người. Họ nói: “Vâng, tôi là một Cơ Đốc Nhân, nhưng tôi không phải là thánh. Chỉ những người thánh mới nhận được Đức Thánh Linh ”. Đây là thái độ sai lầm. Điều đúng đắn đó là bạn phải nhận lãnh báp têm bằng Đức Thánh Linh.

Bây giờ chúng ta nói đến ý nghĩa của chữ báp têm. Chữ báp têm do chữ Hy lạp là BAPTIZO . BAPTIZO nghĩa là gì? Khi dịch từ ngữ này sang tiếng Anh, người ta không tìm thấy chữ nào thích hợp nên Anh ngữ hoá tiếng Hy Lạp “Baptizo ” thành “Baptized ” (báp têm).

III. Ý NGHĨA CHỮ BÁP TÊM:

Nghĩa đen của chữ Baptizo là gì? Thí dụ đây là một bình nước lớn, trong đó có một cái ly nhỏ, nếu tôi là người Hy Lạp, tôi nói cái ly này được Báp têm. Điều này có nghĩa là gì? Ly này trước kia trống không, nhưng bây giờ được đổ đầy nước bên trong và được bao bọc nước bên ngoài. Đó là ý nghĩa chính xác của chữ Baptizo. Bạn sẽ được đổ đầy Đức Thánh Linh bên trong và bên ngoài cũng được bao phủ bởi Đức Thánh Linh nữa. Bạn được đặt trong Đức Thánh Linh. Đó là ý nghĩa của chữ Báp têm. Lời hứa của Cha đó là: “Ta ban cho các ngươi quyền năng. Các ngươi sẽ thấy quyền năng khi được Báp têm trong Đức Thánh Linh ”.

*Quyền năng hay chất nổ :

Chúa Jêsus tiếp tục phán trong câu 8 của Công vụ đoạn 1: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền năng ”.

Chữ quyền năng do chữ Hy Lạp là Dunamis . Nghĩa của chữ Dunamis là gì? Chữ này là chữ gốc của 2 chữ Dynamo và Dynamite trong tiếng Anh. Vì vậy, Chúa Jêsus phán rằng khi chúng ta được Báp têm trong Thánh Linh chúng ta sẽ nhận lấy quyền năng bùng nổ. Quyền năng bùng nổ (mạnh như chất nổ) nghĩa là gì?

Tôi xin kể một câu chuỵen để minh họa cho ý nghĩa của quyền năng bùng nổ. Tuần trước chúng tôi đi lên một vùng núi gọi là Tinok. Trước kia, người ta không thể đi qua ngọn núi này, người ta phải leo lên núi và đi xuống, vì thế họ đi lâu và khó khăn lắm. Nhưng khi chúng tôi đến đó, chúng tôi nhận thấy là mình có thể băng qua ngọn núi đó bằng cách họ đặt chất nổ bên sườn núi và làm nổ tung núi để làm

Page 41: Truong nhan su

thành con đường băng ngang qua đó.

Chúa phán với tôi qua sự việc này: “quyền năng mà ta ban cho con qua sự Báp têm bằng Đức Thánh Linh cũng giống như sức mạnh của thuốc nổ là nổ tung quả núi và sẽ làm cho con tiếp tục đi với Ta ”. Đó là quyền năng mà Đức Chúa Trời muốn ban cho bạn, là quyền năng bùng nổ khiến chúng ta vượt qua bất cứ trở lực nào. Ma quỷ sẽ luôn luôn ngăn trở công việc và bước đường chúng ta đi với Chúa. Chúng ta cần có quyền năng bùng nổ này.

Ý nghĩa của chữ Dynamo là gì ?Hãy nhìn vào cái bóng đèn điện. Sở dĩ nó có ánh sáng liên tục là nhờ có máy phát điện cung cấp cho nó. Nhưng nếu một đèn bằng gas thì nó sáng một lúc nào đó rồi sẽ lu dần. Điều này có nghĩa gì? Một số Cơ Đốc Nhân cũng giống như vậy. Chúa muốn chúng ta luôn luôn tỏa sáng, sáng với năng lực liên tục từ máy phát điện khi chúng ta mặc lấy quyền phép từ trên cao. Chúng ta không thể toả sáng bằng năng lực riêng, chúng ta phải nhận lấy quyền năng bùng nổ từ Đức Thánh Linh qua lễ Báp têm bằng Đức Thánh Linh.

IV. QUYỀN NĂNG ĐỂ LÀM CHỨNG CHO CHÚA:

Trong Cong Cv 1:8, chúng ta phải làm cho Chúa Jêsus. Đây là lý do tại sao quyền năng được ban cho chúng ta. Chữ “ làm chứng ” do chữ Hy Lạp là “Martus ”, từ chữ Hy Lạp này, tiếng Anh có chữ Martyr (người tuận đạo).

Joes Rizal (Anh hùng của dân tộc Philipin) là một người tuân đạo. Điều gì đã xảy ra với Rizal? Ông ta đã sẵn sàng chịu chết cách can đảm vì sự đấu tranh cho dân tộc ông. Một Cơ Đốc Nhân còn phải tốt hơn thế. Cơ Đốc Nhân đã được xức dầu bởi Đức Thánh Linh và không sợ hãi bất cứ điều gì. Ngay vào lúc người đó cần năng lực để làm chứng cho Đức Chúa Trời, Ngài sẽ ban ân điển và sức mạnh phi thường để người đó có thể chịu chết vì công tác thiêng liêng của mình. Chúa Jêsus đang phán: “Ta muốn con nhận lấy quyền năng từ trên cao để con sẽ trở thành người tuận đạo ”. Người tuận đạo sẽ sẵn sàng chịu chết. Bây giờ, bạn còn muốn nhận quyền năng này nữa không?

Một người có thể được Báp têm trong Thánh Linh, nói tiếng mới, nhảy nhót trong Thánh Linh, cầu nguyện trong Thánh Linh, nhưng người ấy không có quyền năng trong đời sống. Tại sao? Vì người này không dám làm người tuận đạo cho Chúa Jêsus. Có thể lúc đầu bạn có quyền năng trong đời sống, nhưng bây giờ bạn không thấy quyền năng đó nữa? Tại sao? Vì bạn không dám tuận đạo. Người tuận đạo là gì? Đó là người nói về chân lý, sống cho chân lý cho dù có điều gì xảy đến. Chúa Jêsus muốn bạn nhận được quyền năng từ trên cao, vì Ngài muốn chúng ta trở thành những người tuận đạo. Quyền năng này không phải để biểu diễn, để người ta

Page 42: Truong nhan su

thấy và khen bạn. Không, Chúa Jêsus muốn bạn dùng quyền năng của Ngài để trở nên người tuận đạo cho Ngài.

V. ĐƯỢC ĐỔ ĐẦY

Bây giờ chúng ta hãy xem điều gì đã xảy ra cho mọi người đã nhận lãnh quyền phép từ trên cao? Hãy đọc 2:1-4:

“Đến ngày lễ Ngũ Tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Khởi sự nói các thứ tiếng khác nhau, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói !”

Tất cả đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh vì Đức Chúa Trời đã hứa. Ý chỉ của Đức Chúa Trời là muốn mỗi Cơ Đốc Nhân đều được đỗ đầy Đức Thánh Linh và nhận lấy quyền phép từ trên cao. Tại sao? Vì Ngài muốn chúng ta trở thành những chứng nhân cho Ngài hay người tuận đạo của Chúa Jêsus. Cần để ý là khi Chúa Jêsus thăng thiên thì số tín hữu khoảng 500 người (ICo1Cr 15:6). Số tín hữu là 500 người, nhưng có bao nhiêu người chưa được Báp têm bằng Đức Thánh Linh ? Khoảng 380 người. 380 người này cũng là Cơ Đốc Nhân vì họ tin Chúa Jêsus. Cũng vậy, bạn là tín đồ, nhưng có thể bạn chưa được Báp têm trong Đức Thánh Linh. Ý chỉ của Đức Chúa Trời là muốn mỗi Cơ Đốc Nhân đều được báp têm trong Đức Thánh Linh.

Khi họ được Báp têm trong Thánh Linh thì có kết quả gì? Họ đầy dẫy Đức Thánh Linh và mọi người nói các thứ tiếng khác (Cong Cv 2:4). Chúng ta sẽ họchỏi tại sao Đức Thánh Linh ban ân tứ nói các thứ tiếng khác theo như Đức Thánh Linh cho mình nói. Ai ban cho họ ân tứ nói tiếng mới? Đức Thánh Linh, nhưng ai nói? Có phải Đức Thánh Linh nói không? Không, họ (những tín đồ) là những người nói tiếng mới, nhưng ai ban ân tứ? Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, bạn là người mở miệng ra, nếu bạn không chịu mở miệng ra, bạn không nói tiếng mới được.

VI. NÓI TIẾNG MỚI - MỘT ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH.

Tại sao Đức Thánh Linh ban ân tứ nói tiếng mới cho chúng ta? Chúng ta sẽ phải giải thích điều này vì nếu người ta không biết mục đích của việc nói tiếng mới. Chúa Jêsus phán: “hãy xin sẽ được …” (Mat Mt 7:7). Nếu bạn không xin và không khao khát thì bạn sẽ không nhận được.

A.NGÔN NGỮ CẦU NGUYỆN.

Page 43: Truong nhan su

Tại sao Đức Thánh Linh ban cho chúng ta ân tứ tiếng mới?

“Vì người nói tiếng lạ, thì không phải nói với người ta, bèn là nói với Đức Chúa Trời bởi chẳng ai hiểu; ấy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệm ” (ICo1Cr 14:2)

Bạn dùng ngôn ngữ tiếng lạ như một ngôn ngữ cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tại sao bạn còn phải nói các thứ tiếng khác khi nói chuyện với Đức Chúa Trời? Kinh Thánh nói bạn đang nói những điều mầu nhiệm với Đức Chúa Trời. Nhưng vấn đề là tại sao tôi phải nói một ngôn ngữ mà tôi không hiểu gì hết?

Tôi xin minh họa. Một hôm, một anh em làm chứng lại. Anh nói vào một buổi chiều, tôi cảm thấy nặng nề trong lòng. Chúa phán với tôi: “Hãy cầu nguyện ”. Tôi tự hỏi cầu nguyện điều gì? Chúa phán: “ Hãy cầu nguyện trong tiếng mới !” Tôi bèn cầu nguyện trong tiếng mới. Tôi cầu nguyện chừng một giờ và sự nặng nề trong lòng được cất khỏi. Sau đó, cũng trong ngày đó anh ruột tôi đến thăm tôi và anh ta thuật lại, anh đang đi trên một xe buýt và xe ấy bị tai nạn, nhiều người trên xe bị thương và một vài người chết, nhưng anh vẫn bình an.

Lúc đó Chúa phán với tôi là tôi không biết tôi đã cầu nguyện cho anh tôi, nhưng Đức Thánh Linh biết. Qua ân tứ tiếng mới, tôi đã cầu nguyện cho những nhu cầu của anh tôi.

Điều này có trong Kinh Thánh không? Vâng có, trong RoRm 8:26: “Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp đỡ cho sự yếu đuối của chúng ta, vì chúng ta chẳng sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng ta .”

Cau Kinh Thánh trên nói rằng: “Chúng ta chẳng biết sự mình phải xin ”. Người em đã cầu nguyện nhưng không biết mình đang cầu xin cho anh mình, nhưng Đức Thánh Linh biết những nhu cầu để cầu cho anh, vậy Đức Thánh Linh giúp đỡ cho chúng ta cầu nguyện đúng nhu cầu qua ân tứ tiếng mới. “Vì người nói tiếng mới không nói với người ta mà nói với Đức Chúa Trời ” (ICo1Cr 14:2).

Đây là lời làm chứng khác: Một hôm, Chúa bảo tôi hãy cầu nguyện, tôi không biết phải cầu nguyện điều gì, nhưng Chúa bảo tôi hãy cầu nguyện trong tiếng mới. Tôi than thở trong Đức Thánh Linh và cầu nguyện trong tiếng mới. Có lẽ tôi đã cầu nguyện trong 3 giờ, tôi để ý thấy sự nặng nề trong lòng tan biến. Lúc đó, tôi đang dạy ở trừơng đại học và sau đó tôi khám phá ra tất cả sinh viên tôi dạy đều tin Chúa sau khi tôi cầu nguyện tiếng mới. Trong thời gian khoản 6 tháng, sau khi tôi cầu nguyện tiếng mới, có khoảng 500 người đến dự buổi nhóm cầu nguyện. Chúa

Page 44: Truong nhan su

đã làm nhiều phép lạ trong buổi nhóm cầu nguyện của chúng tôi. Rồi một hôm, đang khi chúng tôi thờ phượng Chúa thì Chúa phán với tôi lời này: “ Con có nhớ khi con than thở trong Thánh Linh và cầu nguyện tiếng mới không ?” Tôi thưa: “Lạy Chúa, con không thể quên được điều đó ” Rồi Chúa phán tiếp: “ Con đã cầu nguyện cho các sinh viên của con. Họ có nhu cầu mà con không biết, nhưng Đức Thánh Linh biết các nhu cầu của các sinh viên ấy”.

Qua ân tứ tiếng mới, Đức Thánh Linh đã cầu nguyện qua bạn. Ân tứ tiếng mới là một ân tứ rất tuyệt diệu. Bạn có thể dùng ân tứ này để cầu nguyện cho những nhu cầu mà bạn không biết.

B. TỰ GÂY DỰNG MÌNH

Mục đích thứ hai của ân tứ tiếng mới được tìm thấy ở trong của ICo1Cr 14:4“Kẻ nói tiếng lạ tự gây dựng mình, song kẻ nói tiên tri gây dựng cho Hội Thánh ”

Chữ gây dựng có nghĩa là gì? Theo tự điển, nó có nghĩa làm cho mạnh mẽ. Để tôi chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm tự gây dựng chính mình khi dùng ân tứ tiếng tiếng mới. Tôi đang ở tại một khách sạn. Lúc tôi đi ngủ, tôi cảm thấy khó ngủ quá vì có tà linh trong phòng tôi và bắt đầu tấn công tâm trí tôi. Tôi đã ngồi đây và nói: “Nhơn danh Chúa Jêsus, ta trói buộc tà linh và đuổi mày ra khỏi phòng này ”, nhưng chúng không chịu ra. Tôi lặp lại: “Nhơn danh Chúa Jêsus, ta trói buộc tà linh và đuổi mày ra khỏi đây ”. Chúng cũng không chịu đi. Lúc ấy Chúa bảo tôi hãy cầu nguyện trong tiếng mới và tôi bắt đầu cầu nguyện trong tiếng mới trong khoảng 5 phút, tất cả tà linh đều được đuổi khỏi phòng. Lúc bấy giờ tôi hiểu tại sao tại sao phải nói tiếng mới để đuổi quỷ. Tôi nói: “Lạy Chúa, con tin Danh Ngài là quyền năng, con dùng Danh Ngài là Danh trên hết mọi danh. Tại sao tà linh không bị đuổi cho đến khi cầu nguyện trong tiếng mới? Tại sao vậy Chúa ?” Chúa phán với tôi trong 14:4: “Vâng, Danh Ta đầy quyền ăng, con đã dùng Danh Ta nhưng con rất yếu đuối, con phải làm cho đức tin con được mạnh mẽ. Đức tin con yếu, con phải tự làm cho mình mạnh mẽ bằng cầu nguyện trong tiếng mới .”

Khi tôi nhận thức sự cầu nguyện trong tiếng mới tự gây dựng mình thì tôi cầu nguyện tiếng mới mỗi ngày.

C.BIẾT CHẮC ĐƯỢC BÁP TÊM TRONG ĐỨC THÁNH LINH.

Làm sao chúng ta biết được mình được báp têm trong Thánh Linh chưa? Ý chỉ của Đức Chúa Trời là muốn mỗi Cơ Đốc Nhân đều được Báp têm trong Thánh Linh. Trong Cong Cv 1:4-5 “ …Ngài dặn rằng… hãy đợi điều Cha đã hứa… được Báp têm bằng Đức Thánh Linh …”

Page 45: Truong nhan su

Đức Chúa Trời muốn mỗi Cơ Đốc Nhân phải nhận lãnh báp têm bằng Đức Thánh Linh . Tại sao? Để chúng ta nhận lấy quyền phép mà làm chứng về Chúa Jêsus (1:8). Làm sao chúng ta nhận được Báp têm bằng Đức Thánh Linh? Chúa Jêsus phán: “hãy xin sẽ được ” LuLc 11:9). Lời Chúa cũng phán tiếp: “Cha trên trời sẽ ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài ” (11:13). Chúng ta biết chắc điều phải làm là xin và nhận được.

VII. NHỮNG SỰ TRỞ NGẠI.

Có một vài trở ngại khiến Cơ Đốc Nhân không được Báp têm trong Đức Thánh Linh. Tôi sẽ đề cập đến những điều thông thường nhất là:

1. Không tha thứ Mat Mt 6:15

2. Làm những việc Chúa cấm PhuDnl 18:10-12

3. Sợ hãi LuLc 11:10-13

4. Không tin do giảng dạy sai lầm Gia Gc 1:6-8

Không tha thứ

“ Nhưng nếu ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha trên trời sẽ tha thứ cho các ngươi ” (Mat Mt 6:15).

Tôi được mời dạy đạo ở một bộ lạc miền núi, thuộc một nước Đông Nam Á. Một hôm, Chúa hướng dẫn tôi dạy Kinh Thánh về sự tha thứ. Tôi nhấn mạnh rằng tha thứ là một quyết định chứ không bởi cảm giác, nếu người bị xúc phạm không chịu tha thứ thì Cha trên trời cũng không tha lỗi cho người đó.

Một cụ già 85 tuổi đến gặp tôi và hỏi làm sao để tha thứ, bà kể tôi nghe một câu chuyện xảy ra cách đây 40 năm rồi, nhưng nó còn rất mới trong tâm trí bà và làm cho lòng bà đau đớn. Bà kể một ngày kia, một số quân lính đến làng của bà và bắt đầu giết chóc. Khi đi trốn, bà nhìn thấy bọn lính bắt chồng bà và bắn chết ông ta, và bà cũng thấy bọn lính hãm hiếp 2 con gái bà rồi giết luôn. Bà căm thù bọn lính đến nỗi không ngủ được, nỗi đau đớn và sự mất mát đó vẫn như mới đây. Làm sao có thể tha thứ được ?

Tôi chưa bao giờ kinh nghiệm điều tôi vừa nghe và tôi nói với bà để tôi cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện, Chúa phán với bà y như thế này: “Hỡi con, Ta cảm xúc và thấy nỗi đau của con, nhưng nếu con không tha thứ, nỗi đau của con sẽ tiếp tục, con phải quyết định tha thứ cho bọn lính, phải quyết định. Đó là bí quyết. Hãy tha thứ cho bọn lính nhờ lòng thương xót công bình của ta, thì nỗi đau khổ của con

Page 46: Truong nhan su

sẽ được cất đi .” Cụ già vâng lời Chúa, cụ quyết định tha thứ cho bọn lính. Cụ đã làm điều đó và nói lớn những lời tha thứ này: “Lạy Chúa Jêsus, con quyết định tha thứ cho bọn lính đã giết chồng con và hãm hiếp hai con gái con. Con xin giao bọn lính này cho sự thương xót và công bình của Chúa ”. Liền khi đó tôi thấy cụ già nhảy lên vui và nói: “Nỗi đau đớn đã tan biến! Đã tan biến rồi! Cám ơn Chúa Jêsus vì Ngài đã tha thứ cho con vì con đã tha thứ cho những người lính này !”

Khi bạn đọc câu chuyện này, Chúa có thể nhắc bạn về người mà cho tới bây giờ bạn chưa tha tha thứ được. Mỗi khi bạn nhớ đến điều mà người đó đã làm tổn thương bạn, bạn thấy đau trong lòng. Chúa phán với bạn “Phải quyết định tha thứ cho họ thì Ta sẽ cất sự đau khổ của con ”. Nếu bạn sẵn sàng quyết định tha thứ thì hãy cầu nguyện như vầy:

“Lạy Chúa Jêsus, vì ý chỉ của Chúa là muốn con tha thứ cho kẻ phạm lỗi với con. Bây giờ, con quyết định tha thứ họ (nói tên những người mà bạn tha thứ). Con xin Chúa ban phước cho họ. Con giao họ cho ân điển công bình của Ngài. Amen !”

Làm những việc Chúa cấm .

“ Ở giữa ngươi chớ có ai đem con trai hay con gái mình ngang qua lửa, chớ nên có thầy bói, hoặc kẻ hay xem sao mà bói, thầy phù thủy, thầy pháp, kẻ hay dùng ếm chú, người đi hỏi đồng cốt, kẻ thuật số hay là kẻ đi cầu vong; vì Đức Giêhôva lấy làm gớm ghiếc kẻ làm các việc ấy …” (PhuDnl 18:10-12)

Những việc Chúa cấm ở trên bao gồm việc dâng qua lửa cho bất cứ vị thần hay nữ thần nào. Trong phép Yoga hoặc thiền hoặc xem tử vi, xem chỉ tay hoặc ma thuật, bói toán hoặc phép phù thủy… Chúa luôn cấm ta nói chuyện với người chết.

Nói chuyện với người chết là gì? Khi một người đã chết, chúng ta không còn nói chuyện với họ nữa dù người này có thể là bà con như cha mẹ hay anh em, dù người đó là một Cơ Đốc Nhân tốt, Đức Chúa Trời cũng cấm chúng ta nói chuyện với người đó khi người đó đã chết. Phierơ, Phaolô hay Mục sư của bạn có lẽ đã chết, vậy Chúa cấm chúng ta nói chuyện với những vị đó.

Nhưng tại sao chúng ta nói chuyện được với Chúa Jêsus ? Vì Ngài hiện đang SỐNG.

Nếu bạn đã làm một trong những điều cấm trên, bạn cần phải ăn năn, Chúa nói với những tín đồ làm những điều cấm kỵ đó là nghịch với Chúa. Nếu bạn sẵn lòng ăn năn thì bạn cầu nguyện như sau:

“Lạy Cha trên trời, con xin xưng tội vì con đã phạm những điều cấm (hãy kể ra ). Con xin Chúa tha tội cho con, và dùng huyết báu của Chúa Jêsus tẩy sạch những

Page 47: Truong nhan su

tội lỗi cho con, con cám ơn Chúa. Bây giờ con hoàn toàn được sạch tội và được giải cứu. Amen ”.

Sợ hãi

“Bởi vì ai xin sẽ được, ai tìm sẽ gặp, ai gõ cửa sẽ mở cho. Có khi nào con các ngươi xin bánh mà các ngươi cho đá chăng? Con các ngươi xin cá mà các ngươi cho rắn chăng? Con các ngươi xin trứng mà các ngươi cho bò cạp chăng? Nếu các ngươi là kẻ xấu mà biết cho con mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi trên trời há chẳng ban Đức Thánh Linh cho những kẻ cầu xin Ngài sao !” (LuLc 11:10-13).

Chúa xác nhận với chúng ta rằng, chúng ta không cần phải sợ nữa. Tại sao? Vì Chúa đảm bảo rằng nếu chúng ta xin Cha ban Đức Thánh Linh thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận được Đức Thánh Linh vậy.

Không tin do giảng dạy sai lầm

“Nhưng hãy lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ, bởi vì kẻ nào hay nghi ngờ giống như sóng biển bị gió đưa đi đây đi đó. Cho nên những kẻ như vậy chớ tưởng mình nhận được chi từ nơi Chúa …” (Gia Gc 1:6-8).

Một số Cơ Đốc Nhân bị giảng dạy sai lầm như sau:

a. Báp têm trong Thánh Linh chỉ áp dụng cho những người rất thánh hay chỉ dành riêng cho những Cơ Đốc Nhân đầu tiên và do đó ngày nay không có lễ Báp têm trong Thánh Linh nữa.

b. Khi chúng ta tin Chúa, chúng ta cũng sẽ tự động được Báp têm bằng Đức Thánh Linh và do đó chúng ta không cần xin Báp têm trong Đức Thánh Linh nữa.

Đó là vài sự giảng dạy sai lầm mà một số Cơ Đốc Nhân đã nhận và những điều này làm cho họ nghi ngờ không biết mình cần được báp têm trong Thánh Linh nữa không?

Những lời của Đức Chúa Trời rất rõ ràng. Chúng ta đã học hỏi trong bài này rằng ý chỉ của Đức Chúa Trời là muốn mọi Cơ Đốc Nhân phải được Báp têm trong Thánh Linh để nhận lấy quyền năng mà làm chứng nhân cho Ngài. Bây giờ, chúng ta sẵn sàng cầu xin Chúa để được báp têm trong Thánh Linh theo các bước sau đây:

Cầu xin . Cầu xin Cha Báp têm cho bạn bằng Đức Thánh Linh để bạn có thể trở nên chứng nhân cho Chúa Jêsus. Hãy dùng lời riêng mình để cầu nguyện với Cha. Nói chuyện với Chúa như con nói với Cha vậy.Nhận lãnh và cám ơn . Sau khi xin thì bạn đã nhận, nghĩa là bạn đã được Báp têm

Page 48: Truong nhan su

bằng Thánh Linh. Vì Chúa phán “ hãy xin, bạn sẽ nhận ” hãy cám ơn theo ngôn ngữ của bạn và bắt đầu ngợi khen Chúa.

Nói tiếng mới . Bạn có thể nói tiếng mới, vì đây là ân tứ của Đức Thánh Linh. Bạn sẽ là người nói tiếng mới, những ân tứ này đến từ Thánh Linh. Vậy hãy mở miệng và nói, bạn không phải nghĩ về ân tứ tiếng mới, bạn không phải nghĩ đến điều bạn đang nói, không phải học tiếng mới này, hãy suy nghĩ về Jêsus trong khi bạn ngợi khen Ngài. Bạn nghĩ đến Chúa Jêsus và ngợi khen Ngài, ân tứ tiếng mới sẽ đến với bạn ngay.

CÂU HỎI

Tại sao Chúa Jêsus muốn chúng ta phải chờ đợi để được mặc lấy quyền phép từ trên cao?Có thể nào là một tín đồ mà đời sống không có quyền năng từ trên cao không?Báp têm trong Thánh Linh là gì?Tại sao chúng ta cần Báp têm trong Thánh Linh?Tại sao Đức Thánh Linh ban ân tứ nói tiếng mới cho các thánh đồ?Những điều gì ngăn trở chúng ta không nhận được báp têm trong Thánh Linh?Tha thứ là gì?Làm thế nào để nhận được Báp têm trong Thánh Linh?

BÀI 5: ĐỨC CHÚA TRỜI & NHỮNG THUỘC TÁNH CỦA NGÀI.

DÀN BÀI

I. BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI.

Chúng ta không thể biết bằng khả năng tự nhiên của chúng ta . Chúng ta biết Đức Chúa Trời vì Ngài đã bày tỏ chính Ngài cho chúng ta qua :Lời của Ngài là Kinh thánh Con của Ngài là Chúa Giêxu - HeDt 1:1-2 ; vàNhững tạo vật của Ngài - RoRm 1:19-20

II. ĐỨC CHÚA TRỜI MẶC KHẢI CHÍNH MÌNH NGÀI - Xuất 3&4Đức Chúa Trời là Thánh - XuXh 3:5Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của mỗi cá nhân - 3:6Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của chúng ta - 3:7-8Đức Chúa Trời cứu qua những người cộng tác với Ngài - 3:10Đức Chúa Trời đi với chúng ta - 3:12Đức Chúa Trời hằng hữu - 3:12

Page 49: Truong nhan su

Đức Chúa Trời ban chứng cớ - 4:2-9Đức Chúa Trời xác quyết những lời Ngài đã phán bằng dấu ky, phép lạ.Đức Chúa Trời là đấng Tạo Hóa của chúng ta . 4:11-12

ĐỨC CHÚA TRỜI MẶC KHẢI chính mình Ngài cho chúng ta để chúng ta biết Ngài , yêu Ngài và có mối liên hệ riêng tư với Ngài .Để nghiên cứu thêm, chúng tôi đề nghị bạn suy gẫm thêm về các thuộc tính và bản tính của Ngài .

III. BẢN TÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI .

a. Thần Linh GiGa 4:24; ITi1Tm 1:17b. Sự sống IGi1Ga 1:2c. Anh sáng 1:5d. Tình yêu 4:8

THUỘC TÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

(Được tìm thấy trong các Thi thiên và Tân ước)

a. Đời đời Thi Tv 90:2; GiGa 1:1; KhKh 22:13b. Không thay đổi Thi Tv 102:27; HeDt 13:8c. Trọn vẹn Thi Tv 18:30; IPhi 1Pr 2:22d. Toàn tri Thi Tv 139:1-6; ICo1Cr 4:5e. Toàn tại Thi Tv 139:7-12; HeDt 1:3f. Toàn năng Thi Tv 115:3; HeDt 1:3g. Thánh khiết Thi Tv 99:9; HeDt 7:26-27h. Công bình & chánh trực Thi Tv 89:14 ; GiGa 2:1i. Tốt lành & hay thương xót Thi Tv 86:5; RoRm 2:4j. Yêu thương & thành tín Thi Tv 92:2; KhKh 1:5

BÀI 5 : ĐỨC CHÚA TRỜI & NHỮNG THUỘC TÁNH CỦA NGÀI.

I. BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI.

Chúng ta biết rằng Chúa Giêxu kêu gọi mỗi chúng ta trở nên những nhân sự để làm 3 công việc: đi, kết quả và giữ cho trái thường đậu luôn. Là một nhân sự, người hầu việc Chúa, chúng ta sẽ phải đối diện với nhiều khhó khăn thường làm chúng ta nản lòng. Chúng ta chịu khổ nhiều điều khi hầu việc Chúa. Vì thế, người hầu việc Chúa, nó như Phaolô:

Page 50: Truong nhan su

“ấy là tại cớ mà ta chịu khổ mà ta chẳng hổ thẹn vì biết ta đã tin Đấng nào, và chắc rằng đấng ấy có quyền phép giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó ” (IITi 2Tm 1:12).

Bạn có biết Đức Chúa Trời là Đấng mình hầu việc không ?

Chúng ta không thể chỉ nhờ khả năng tự nhiên để biết Đức Chúa Trời. Chúng ta biết Đức Chúa Trời vì chính Ngài đã bày tỏ qua Lời của Ngài là Kinh Thánh, qua Chúa Jêsus là Con Ngài và qua những tạo vật của Ngài.Chúng ta xem Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài cho Môise trong Xuất 3 và 4 như thế nào? Xin đọc chương nầy trước khi đọc sách nầy.

II. ĐỨC CHÚA TRỜI BÀY TỎ CHÍNH MÌNH NGÀI CHO CHÚNG TA.

Trong XuXh 3:1-4, chúng ta chú ý những điều sau:Lần đầu tiên, Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cho Môise trong hình thể của bụi gai cháy. Ngài làm cho Môise chú ý và Ngài phán với Môise từ giữa bụi gai cháy ấy. Ngài gọi tên Môise.

Đức Chúa Trời cũng đối với mọi người giống như vậy. Ngài gợi sự chú ý và phán với chúng ta qua những điều xảy đến với chúng ta. Ngài cũng phán với chúng ta bằng những Lời của Ngài được in trên trang giấy hay qua các sứ giả của Ngài.

Chú ý câu 4 : “Đức Giêhôva thấy người tẻ bước lại xem, Đức Chúa Trời bèn ở giữa bụi gai gọi rằng: “Hỡi Môise ! Người thưa rằng: Có tôi đây ! Chỉ khi Môise tẻ bước lại xem thì Đức Chúa Trời mới phán với ông. Ngài hiện ra lần đầu trong bụi gai cháy. Nhưng Môise phải trả lời với Chúa bằng cách bỏ công việc riêng và tập trung vào Đức Chúa Trời. Khi ông vâng lời thì Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài cho ông nhiều hơn.

Có điều gì đang thu hút sự chú ý của bạn lúc nầy khiến Đức Chúa Trời không thể bày tỏ chính Ngài cho bạn? Hãy sẵn sàng “tẻ bước ” khỏi công việc lúc nầy và tập trung vào Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời mới có thể bày tỏ chính Ngài nhiều hơn cho bạn. Sự kêu gọi của Chúa có tính cách cá nhân, vì Ngài gọi: “Môise, Môise !” Đức Chúa Trời đang gọi chúng ta cách cá nhân. Mọi người đều quan trọng đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đều có một chương trình cho mỗi chúng ta.Môise thưa rằng: “Có tôi đây ”và Đức Chúa Trời đã bày tỏ Ngài cho Môise. Chúng ta hãy nhìn mặc khải nầy của Đức Chúa Trời.

A. Đức Chúa Trời là Thánh

Sự mặc khải đầu tiên của Ngài cho Môise là: Ngài là Thánh . Ngài phán với Môise:

Page 51: Truong nhan su

“ Hãy cỡi giày ngươi ra vì chỗ ngươi đang đứng là thánh ” (c.5 ). Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời không thể lẫn với sự bất khiết của chúng ta . Đức Chúa Trời là thánh khiết nầy có nghĩa là không có điêu gì ác trong Ngài. Chúng ta phải từ bỏ tội lỗi khi đến với Đức Chúa Trời , chúng ta có thể tin Đức Chúa Trời vì Ngài là thánh. Sự tốt lành chỉ có trong Đức Chúa Trời và sự tốt lành của Ngài không bao giờ thay đổi.

B. Đức Chúa Trời là của mỗi cá nhân.

Sự mặc khải thứ hai của Chúa cho Môise được tìm thấy trong câu 6:

“Rồi Ngài lại nói : Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi. Đức Chúa Trời của Apraham, Đức Chúa Trời của Ysác và Đức Chúa Trời của Giacốp. Môise liền che mắt vì sợ nhìn thấy Đức Chúa Trời .”

Điều này có nghĩa la Đức Chúa Trời của mọi người và Ngài luôn luôn có thật và không hề thay đổi trong mối quan hệvới từng người. Ngài là Đức Chúa Trời của Apraham, của Ysác và của Giacốp. Điều này có nghĩa Ngài là Đức Chúa Trời thành tín , không hề biến cải trong mối quan hệ riêng tư với mỗi một người.

C. Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của mỗi chúng ta .

Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài là Cứu Chúa, Ngài phán: “ Ta đã thấy sự cực khổ của dân Ta tại xứ Edíp tô ” (câu 7 &8). Đức Chúa Trời yêu cả thế gian và Ngài có thể nhìn thấy tình cảnh đáng thương của chúng ta và Ngài từ trời xuống thế gian để trở nên người như chúng ta , Ngài thật là Cứu Chúa của chúng ta vậy.

D. Đức Chúa Trời cứu qua những công tác viên của Ngài.

Một khải tượng khác của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong câu ờcN phán: “Vậy bây giờ hãy lại đây đặng Ta sai ngươi .” Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đang biến mọi Cơ Đốc Nhân thành người cộng tác với Ngài trong sự Cứu rỗi nhân loại. Đức Chúa Trời đang sai Môise đến dân Ysơraên. Đức Chúa Trời đang sai bạn đi và kết quả ở mọi nơi bạn đang sống. Bạn là người cùng làm việc với Đức Chúa Trời. (ICo1Cr 3:9)

E. Đức Chúa Trời đi với chúng ta.

Chính Đức Chúa Trời đi với kẻ hầu việc Ngài. Ngài bày tỏ điều này trong câu 12: “Ta sẽ ở cùng ngươi ”. Đức Chúa Trời luôn luôn hiện diện với mọi người hầu việc Ngài , Ngài xác quyết điều này khi Ngài phán: “Hãy giữ mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi và này, Ta ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế ”. (Mat Mt 28:20)

F.Đức Chúa Trời là Đáng hằng hữu.

Page 52: Truong nhan su

Đức Chúa Trời là Đáng hằng hữu. Ngài bày tỏ điều này trong câu 14 khi Ngài phán: “Ta là Đáng Tự Hữu và Hằng Hữu ” (Bản tiếng Anh có nghĩa là Ta là Đấng Ta Là”.) Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời không có bắ đầu và không có kết thúc, Ngài luôn luôn hiện hữu. Trước mặt Chúa mọi sự đều là hiện tại dù đối với loài người là quá khứ, hiện tại hay tương lai. Vì Ngài là Đấng Hằng Hữu. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời luôn thỏa đáp mọi nhu cầu cho chúng ta . Nói khác đi, Đức Chúa Trời có thể làm cho chúng ta bất cứ điều gì chúng ta cần (sự Cứu rỗi, sự chữa lành, sự sống đời đời, sự phục sinh…)

Đức Chúa Trời ban cho những bằng cớ .

Đức Chúa Trời xác quyết lời chứng của Ngài bằng những dấu hiệu và phép lạ. Chúng ta tìm thấy những mặc khải nầy trong XuXh 4:1-9. “Môi se hỏi Chúa: Nếu dân sự không tin là Ngài đã hiện ra với tôi thi sao ?” Chúa ban cho Môise 3 phép lạ để chứng tỏ rằng Ngài đang sai Môise đến với dân sự, ba bằng cớ đó là:

Cây gậy của Môise hóa thành con rắn khi ông ném nó xuống đất, rồi Ông nắm đuôi rắn và nó trở thành cây gậy trong tay Ông. Phép lạ nầy cho thấy quyền năng của Môise trên con rắn. Cũng vậy, Chúa Giêxu ban quyền năng ấy cho kẻ tin Ngài . LuLc 10:19 chép:” Nầy, Ta đã ban quyền cho các ngươi giày đạp rắn, bò cạp và mọi quyền của kẻ gnhịch dưới chân, không có gì làm hại các ngươi được .” Do đó, mọi người tin đều có quyền giày đạp rắn và bò cạp, Cơ Đốc Nhân có quyền trên mọi quyền của kẻ thù nghịch, đôi khi được gọi là rắn. (C 2-5)

Chúa bảo Môise đặt tay vào lòng và khi Ông lấy ra, thì tay Ông bị nổi phung. Đoạn Ngài bảo Ông đặt tay vào lòng lại và khi Ông lấy tay ra thì bàn tay Ông được chữa lành(câu 6-8).

Phép lạ nầy ban cho Môise để chứng tỏ Ông có quyền năng trên bệnh tật và tội lỗi. Điều nầy sẽ xác nhận với dân sự, Môise là sứ giả của Đức Chúa Trời được sai đến.

Chúa cũng ban cho những kẻ tin Ngài có quyền trên bệnh tật và tội lỗi như trong Mac Mc 16:17-18 chép :” Và những kẻ tin sẽ được dấu lạ nầy, lấy danh Ta mà trừ quỷ, dùng ti61ng mới mà nói, bắt rắn trong tay, nếu uống giống chi độc cũng không hại gì, hễ đặt tay trên kẻ đau thì kẻ đau được lành .” Trong RoRm 1:16 “ cũng nói khi kẻ tin đi rao giảng Tin Lành thì quyền năng của Tin Lành sẽ cứu mọi kẻ tin. “ Halêlugia!

Phép lạ thứ ba được ban cho Môi se là quyền năng lấy nước ở dưới sông lên đổ trên mặt đất và nước biến thành máu. Nước là hình bóng về Lời Đức Chúa Trời (Eph Ep 5:26).

Huyết là hình bóng Huyết của Chúa Giêxu đổ ra trên đồi Gôgôtha. Phép lạ nầy liên

Page 53: Truong nhan su

quan đến quyền năng của kẻ tin trong việc dùng Lời Chúa và Huyết Chúa Giêxu như là những vũ khí chống lại kẻ thù. Chúng ta sẽ học nhiều hơn về điều nầy trong đề tài chiến trận thuộc linh.

H.Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hoá.

Đức Chúa Trời tiếp tục bày tỏ cho Môise Ngài là Đấng Tạo Hoá. Ngài đã sáng tạo cả những phần nhỏ nhất của cơ thể chúng ta như miệng và tai (XuXh 4:11-12). Điều nầy có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta những lời để nói và khả năng để truyền rao Lời của Ngài . Do đó, chúng ta sẽ không phải sợ hãi dù chúng ta kém cõi, không có khả năng hùng biện và miệng lưỡi ngập ngừng là những điều Môise lo sợ (4:19). Đức Chúa Trời sẽ dạy chúng ta điều gì phải nói và cách phải nói.

Mặc dầu Đức Chúa Trời đã bảo đảm mọi điều cho Môise, Ong vẫn từ chối vâng theo tiếng gọi của Ngài khiến Ngài nổi giận cùng Ong (5:14). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời giận những kẻ không vâng lời Ngài và từ chối tiếng gọi của Ngài .Câu trả lời của bạn đối với lời kêu gọi trở nên kẻ hầu việc Ngài là gì?

Cuối cùng Môise đã vâng lời. Ong trở nên bạn Đức Chúa Trời . Môise thấy Đức Chúa Trời mặt đối mặt.

Qua bài học về những đặc tính của Đức Chúa Trời , chúng ta được khích lệ để phó thác trọn vẹn cuộc đời chúng ta trong tay Chúa và trở nên kẻ phục vụ Ngài .

Để nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi đề nghị bạn suy gẫm thêm về những thuộc tính và bản tính của Đức Chúa Trời . Bạn có thể dựa vào dàn ý sau đay để nghiên cứu sâu hơn.

BẢN TÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI .

a. Thần Linh GiGa 4:24; ITi1Tm 1:17b. Sự sống IGi1Ga 1:2c. Anh sáng 1:5d. Tình yêu 4:8

THUỘC TÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

(Được tìm thấy trong các Thi thiên và Tân ước)

a. Đời đời Thi Tv 90:2; GiGa 1:1; KhKh 22:13b. Không thay đổi Thi Tv 02:27; HeDt 13:8c. Trọn vẹn Thi Tv 18:30; IPhi 1Pr 2:22d. Toàn tri Thi Tv 139:1-6; ICo1Cr 4:5

Page 54: Truong nhan su

e. Toàn tại Thi Tv 139:7-12; HeDt 1:3f. Toàn năng Thi Tv 115:3; HeDt 1:3g. Thánh khiết Thi Tv 99:9; HeDt 7:26-27h. Công bình & chánh trựcThi Tv 89:14 ; GiGa 2:1i. Tốt lành & hay thương xót Thi Tv 86:5; RoRm 2:4j. Yêu thương & thành tínThi Tv 92:2; KhKh 1:5

CÂU HỎI

1.Chúng ta biết Thượng Đế như thế nào ?2.Tại sao Ngài bày tỏ chính Ngài cho chúng ta ?3.Những thuộc tính nào của Đức Chúa Trời làm cho bạn tin tưởng và trung tín phục vụ Ngài ? Hãy giải thích.

BÀI 6: NGỢI KHEN VÀ THỜ PHƯỢNG

DÀN BÀI

I. SỰ NGỢI KHEN ĐEM CHÚNG TA VÀO SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI - Cong Cv 16:25-26.

Khi Phao lô và Sila hát ngợi khen Chúa, Chúa hiện diện với họ và “nền ngục rúng động, cùng một lúc, các cửa ngục đều mở ra, xiềng tù phạm đều tháo ra cả ”

Sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã đem sự cứu rỗi đến cho người đề lao -16:32, 34.

II. SỰ NGỢI KHEN TRÓI BUỘC KẺ THÙ - Thi Tv 149:6-9

Lời làm chứng: Một người đàn bà được giải cứu khi chúng ta ngợi khen Chúa Jêsus.

III. SỰ NGỢI KHEN LÀ RỐI LOẠN KẺ THÙ VÀ ĐEM CHIẾN THẮNG VỀ CHO DÂN SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI - IISu 2Sb 20:22-23.

Nhiều đội quân kẻ thù do dân Ysơraên đánh bại, tan tác khi dân Ysơraên bắt đầu ngợi khen Chúa.

IV. NHỮNG HIỆU QUẢ KHÁC CỦA SỰ NGỢI KHEN. Sự ngợi khen Chúa khiến chúng ta trong Ngài và cảm nhận Ngài nhiều hơn.

V. NGỢI KHEN ĐỨC CHÚA TRỜI LỚN TIẾNG

Page 55: Truong nhan su

LuLc 19:37-40 Đám đông “ngợi khen Chúa lớn tiếng ”. Nhưng người Pharisi phàn nàn với Chúa Jêsus, nhưng Chúa: “ ta phán cùng các ngươi, nếu họ nín lặng thì đá sẽ kêu lên ”.

Người ta ngợi khen Chúa trên thiên đàng như thế nào ?Thiên đàng là nơi rất ồn ào vì người ta ngợi khen Chúa: “Khác nào tiếng nước lớn hoặc như tiếng sấm dữ mà rằng: Halêlugia ”. - KhKh 19:6

VI. CHÚNG TA NGỢI KHEN CHÚA NHƯ THẾ NÀO? Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta biết cách ngợi khen Chúa:

Vỗ tay Thi Tv 47:1

Cất tiếng reo mừng 95:1

Ca hát 95:6

Cúi xuống 95:6

Quỳ gối 95:6

Giơ tay lên 134:2; 141:2

Nhảy múa 149:3.

Với những nhạc khí 105:3-5

Đi và nhảy Cong Cv 3:8

VII. LẰM BẰM LÀ NGƯỢC LẠI VỚI SỰ KHEN NGỢI - Dan Ds 14:1-4, 26-30.Dân Ysơraên lằm bằm nghịch cùng Đức Chúa Trời nên đã ngã chết trên đồng vắng và không bao giờ bước vào được đất hứa, lằm bằm nghĩa là không tin.

Đức Chúa Trời gọi kẻ lằm bằm là: “Hội chúng hung dữ ” (14:27).Từ chối sự ngợi khen sẽ bị son sẽ (cằn cỗi) _IISa 2Sm 20-23

Micanh không chịu ngợi khen Chúa và chê cười Đavít đã ngợi khen và nhảy múa trước mặt Đức Chúa Trời. “Vì vậy, Micanh, con gái Saulơ không sanh con cho đến ngày nàng thác ”.

VIII. THỜ PHƯỢNG TRONG TÂM LINH VÀ LẼ THẬT - GiGa 4:23

Làm thế nào để thờ phượng trong tâm linh ?

Page 56: Truong nhan su

1. Chúng ta phải được sanh lại trong tâm linh- 3:5-8điều này có nghĩa là người ấy phải được sanh lại, mặc khác, người ấy đã nhận Chúa Jêsus là Chúa và Cứu Chúa cho chính mình.

2. Điều đòi hỏi thứ hai để thờ phượng Đức Chúa Trời trong tâm linh là: Chúng ta phải được dẫn dắt -RoRm 8:14.

Làm thế nào để thờ phượng Đức Chúa Trời trong lẽ thật ?Lời Đức Chúa Trời là Lẽ Thật - GiGa 17:17Vì thế, để được thờ phượng trong lẽ thật có nghĩa là chúng ta thờ phượng dựa trên Lời Chúa.

BÀI 6: NGỢI KHEN &THỜ PHƯỢNG

Bài học tiếp của chúng ta là “Sự Ngợi Khen và Thờ Phượng ”. Chúng ta bắt đầu đọc qua Cong Cv 16:6-10.

“Bấy giờ, khi họ qua xứ Phyrigi và vùng đất Galiti . Đức Thánh Linh đã cấm rao truyền Lời Đức Chúa Trời tại cõi Asi. Sau đó họ đã đến xứ Mysi và xuống thành Trôach. Đương ban đêm, một khải tượng hiện ra với Phaolô: Có một người Maxêđoan đứng trước mặt và nài xin rằng: Hãy qua xứ Mađêđoan mà cứu giúp chúng tôi. Bấy giờ, sau khi Phaolô đã nhìn thấy khải tượng đó rồi, chúng ta tìm cách qua xứ Maxêđoan và kết luận rằng Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta để rao giảng Tin Lành cho họ !”

Phaolô và Sila đã muốn rao giảng Tin Lành ở cõi Asi nhưng họ bị Đức Thánh Linh ngăn cấm. Điều này rất đáng ngạc nhiên. Việc rao giảng Tin Lành là một mạng lệnh của Chúa. Nhưng Đức Thánh Linh cấm họ rao giảng Tin Lành tại cỏi Asi. Việc này dạy chúng ta điều gì? Đức Thánh Linh là Đấng lãnh đạo công cuộc truyền giáo. Nói cách khác, dù thật đúng là chúng ta phải rao giảng Tin Lành, nhưng mà chúng ta không chỉ cứ đi đến một nơi nào đó. Đức Thánh Linh sẽ dẫn dắt chúng ta đến nơi nào để rao giảng Tin Lành.

Bạn còn nhớ câu chuyện tôi kể về người giáo sĩ Thái Lan chứ? Một ngày kia ông hỏi tôi: “ Anh có nghĩ là tôi phải tiếp tục làm việc gì ở đây (tại Thái Lan ) không? Suốt 10 năm ở đây, tôi chỉ dẫn dắt được 18 tín hữu thôi ”. Vậy tôi hỏi ông ấy: “Mà tại sao ông lại ở đây ?” Ông đáp: “Tôi là một giáo sĩ, đó là lý do tại sao ”. Tôi nói: “Vâng, anh là một giáo sĩ, nhưng tại sao anh không đi đến những nơi khác như Phi Châu hay Bắc Cực? Tại sao anh lại đến Thái Lan? Đức Thánh Linh có dẫn dắt anh đến đây không ? ” Vị giáo sĩ này đã không được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh.

Page 57: Truong nhan su

Chính ông đã tự quyết định nơi nào mình rao giảng Tin Lành. Bây giờ, chúng ta có mạng lịnh phải rao giảng Tin Lành, nhưng bạn phải rao giảng ở đâu? Việc đó phải ở dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.

Phaolô và Sila đã nhận được sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh qua một khải tượng trong đó có một người xứ Maxêđoan đã van nài hai ông đến cứu giúp họ (c. 10). Vậy nên, họ đi Maxêđoan ngay lập tức. Họ đã đến một thành phố gọi là Philíp, một phần của xứ Maxêđoan. Tại đó, họ đã cầu nguyện (c. 13)và rao giảng cho một nhóm người cạnh bờ sông. Họ dẫn về được một tân tín hữu là Lindia. Bà và cả nhà bà đều chịu phép Báp têm (c. 13-15)

Sau đó, một ngày kia khi họ đuổi một tà linh ra khỏi một đứa tớ gái và cô ta được bình phục. Nhưng người chủ của đứa tớ gái đó đã phàn nàn trước những bậc chức quyền. Vì vậy, Phaolô và Sila bị bắt giữ, bị đánh đập nhiều đòn và bị quăng vào ngục tối.

Phaolô và Sila đã vâng lời Chúa. Họ đã rao giảng Tin Lanh, đã đuổi quỷ và đã dẫn về được nhiều tân tín hữu. Bây giờ họ bị ở tù với nhiều lằn roi trên người và tay, chân thì bị xiềng. Bây giờ họ phải làm gì?

Có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ bị cám dỗ lằm bằm nếu việc này xảy đến cho chúng ta. Chúng ta có thể nói: “Thưa Chúa, chúng con đang làm theo ý muốn Chúa. Nhưng tại sao bây giờ chúng con lại ở đây? Chúng con lại bị đánh đập và bị bỏ vào ngục tối ?”

Phaolô và Sila đã không lằm bằm. Thay vào đó, chúng ta đọc thấy những gì họ làm (c. 25-26):

“Lối nữa đêm. Phaolô và Sila đương cầu nguyện và đang hát ngợi khen Đức Chúa Trời và những tù phạm đều lắng nghe họ. Thình lình, có cơn động rất lớn, đến nỗi các nền ngục rúng động và ngay lập tức, các cửa ngục mở ra và xiềng tù phạm thảy đều tháo cả ”.

I. SỰ NGỢI KHEN ĐEM CHÚNG TA VÀO SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI - Cong Cv 16:25-26

Vào “nữa đêm ” Phaolô và Sila đương cầu nguyện và hát ngợi khen Đức Chúa Trời. Người ta thường nói, lúc nữa đêm là khoảng thời gian tối nhất của đêm. Đó chính là tình trạng thật sự của Phaolô và Sila, họ đang ở trong những giờ phút đen tối nhất của cuộc đời họ? Chúng ta làm gì trong giờ phút đen tối nhất của cuộc đời? Hãy cầu nguyện và hát ngợi khen Chúa ! Phaolô và Sila đang cầu nguyện và hát ngợi khen Đức Chúa Trời thình lình sự hiện diện của Đức Chúa Trời giáng xuống trong căn ngục tối đó. Lời của Đức Chúa Trời nói rằng: “Đức Chúa Trời ngự giữa

Page 58: Truong nhan su

lời ngợi khen của dân sự Ngài ” (Thi Tv 22:3). Sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã làm gì? Các nền rúng động, tất cả các cửa ngục mở ra và xiềng xích của mọi tù nhân đều bị mở hết! Halêlugia!

Ngợi khen là vũ khí chống lại kẻ thù, vì kẻ thù đã muốn tấn công Phaolô và Sila và hậu quả của sự tấn công là Phaolô và Sila bị quăng vào ngục tối. Nhưng khi Phaolô và Sila cầu nguyện và hát ngợi khen, sự hiện diện của Đức Chúa Trời giáng xuống, vì vậy đã đuổi xua kẻ thù và mọi công việc của họ. Biến cố này đã được Chúa dùng để đem sự cứu rỗi đến cho người đề lao và cả gia đình ông (c. 27-34).

II. SỰ NGỢI KHEN TRÓI BUỘC KẺ THÙ (Thi Tv 149:6-9)

Sự ngợi khen trói buộc kẻ thù lại, chúng ta tìm thấy điều này trong 149:6-9:

“Hãy để sự ngợi khen Đức Chúa Trời trong miệng họ, và thanh gươm hai lưỡi bén trong tay họ, đặng báo thù các nước, hành phạt các dân. Đặng trói các vua chúng nó bằng xiềng. Đóng cùm các quan tước chúng nó, để thi hành cho chúng nó sự án đã chép. Các thánh của Ngài được vinh dự ấy, Halêlugia !”

Một ngày kia, tôi được mời đến cầu nguyện cho một phụ nữ bị điên đã năm năm. Bà ta rất hung dữ và thường chạy đuổi theo mọi người để đánh đập họ và có khi lại đâm chém họ. Vì vậy, chồng bà phải cột chặt bà vào giường, lúc bấy giờ tôi là một Cơ Đốc Nhân rất non trẻ (chỉ một tháng tuổi thuộc linh), và tôi chưa hề kinh nghiệm việc cầu nguyện cho một người mất trí.

Vậy nên, tôi mời một người bạn đã trưởng thành thuộc linh trước tôi, tôi mời anh ấy cùng đi cầu nguyện cho người phụ nữ này. Khi chúng tôi đến nhà, chúng tôi thấy bà bị cột chặt vào giường. Bà ta đang ngủ. Vậy nên, tôi nói với bạn tôi, chúng ta cứ bắt đầu cầu nguyện cho bà ấy. Bạn tôi bắt đầu đuổi tà linh ra khỏi bà và bà trở nên hung dữ. Người phụ nữ ấy la hét những lời tục tĩu bậy bạ và gầm rống lên như một con thú hoang dại. Đang khi việc này cứ tiếp tục diễn trong suốt khoảng một tiếng đồng hồ, tôi chú ý thấy bà ta chẳng được khá hơn chút nào, tôi cầu hỏi Chúa rằng: “Thưa Chúa, chúng con phải làm gì ?” Chúa đáp với chúng tôi “Hãy ngợi khen Ngài ”. Vậy tôi bảo bạn tôi: “Chúng ta hãy ngợi khen Chúa ”. Bạn tôi và tôi nhìn đối mặt nhau và hát những bài hát ngợi khen Chúa Jêsus. Việc này tiếp diễn trong ba mươi phút. Bây giờ, tôi nghe một tiếng rống rất lớn từ người phụ nữ này và Chúa phán : “Bà ta đã được giải cứu ”. Tôi tiến gần đến người phụ nữ và hỏi tên bà, bà hoàn toàn tỉnh táo. Sau đó, tôi giảng Tin Lành cho bà và bà đã tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và làm Cứu Chúa của bà. Rồi tôi mở trói cho bà và giao bà lại cho chồng bà, ông cũng bằng lòng tiếp nhận Chúa. Cả gia đình bà có một sự vui mừng lớn.

Page 59: Truong nhan su

III .SỰ NGỢI KHEN LÀM RỐI LOẠN KẺ THÙ VÀ ĐEM CHIẾN THẮNG VỀ CHO DÂN SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI - IISu 2Sb 20:22-23

Giôsaphát, vua Giôđa đối diện với một đám quân thù đông đảo (20:1-2). Vua và dân Giuđa đã kiêng ăn cầu nguyện với Chúa. Sau đó Giôsaphát “đã bàn nghị cùng dân sự, bèn lập những người ca xướng cho Đức Giêhôva mặc áo lễ thánh mà đi ra trước cơ binh ngợi khen Chúa …” ( c. 21)

“Đương lúc chúng ta khởi ca hát và ngợi khen, thì Đức Giêhôva đặt phục binh xông vào dân Ammôn, dân Môáp và những kẻ ở núi Sêirơ đã đến hãm đánh Giuđa và các dân ấy đều bị hại. Dân Ammôn và dân Môáp dấy lên đánh dân ở núi Seirơ, đặng diệt chúng nó đi; khi đã diệt dân ở Sêirơ rồi, thì chúng lại trở giết lẫn nhau ” (c. 22-23).

Sự ngợi khen của dân Giuđa đã làm rối loạn quân thù! Trong sự rối loạn này, họ đã đánh giết lẫn nhau. Giuđa có nghĩa là “ngợi khen ”. Dân sự của Chúa có một chiến thắng lớn. Tại sao? Vì họ đã ngợi khen Ngài!

Có phải quyền năng của Đức Chúa Trời nhỏ hơn nếu chúng ta không ngợi khen Ngài hay là lớn hơn khi chúng ta ngợi khen Ngài không? Dĩ nhiên là không. Đức Chúa Trời vẫn là một Đức Chúa Trời đầy quyền năng dù chúng ta ngợi khen Ngài hay là không. Thế nhưng tại sao Ngài lại ra lệnh cho chúng ta ngợi khen Ngài? Như chúng ta đã được học, ngợi khen Chúa là đem chúng ta vào sự hiện diện của Chúa và khiến chúng ta đắc thắng. Sự ngợi khen cũng trói buộc kẻ thù và đuổi nó đi.

IV. NHỮNG HIỆU QUẢ KHÁC

Nhưng có một hiệu quả khác của sự ngợi khen. Bạn có bao giờ nhìn thấy một em bé rất dễ thương và thông minh khiến bạn muốn ôm lấy và hôn nó và nói: “ Ô, em bé dễ thương quá !”. Đó là phản ứng của bạn. Nhưng có một người khác cũng thấy em bé ấy nhưng chỉ nhìn, nhìn và yên lặng. Bạn nghĩ ai là người yêu thích em bé đó hơn? Chắc chắn là bạn. Bởi bạn bày tỏ sự ngợi khen lớn tiếng.

Nói cách khác, ngợi khen Đức Chúa Trời khiến bạn vui thích và hiểu biết Ngài nhiều hơn .

V. NGỢI KHEN CHÚA LỚN TIẾNG

Một hôm, Chúa Jêsus gặp các môn đồ và “cả đám môn đồ lấy làm mừng rỡ và cất tiếng ngợi khen Đức Chúa Trời …” (LuLc 19:37)

Page 60: Truong nhan su

Những người Pharisi khó chịu về những lời ngợi khen Chúa lớn tiếng này và họ xin với Chúa Jêsus quở trách các môn đồ (19:39).Chúng ta hãy nghe Chúa Jêsus trả lời: “Ta phán cùng các ngươi, nếu họ nín lặng thì đá sẽ kêu lên ” (19:40). Đức Chúa Trời muốn chúng ta ngợi khen lớn tiếng.

TRÊN THIÊN ĐÀNG NGƯỜI TA NGỢI KHEN CHÚA NHƯ THẾ NÀO ?Trong KhKh 19:6 chúng ta tìm thấy:“Đoạn, tôi lại nghe có tiếng nước lớn hoặc như tiếng sấm dữ mà rằng Halêlugia ”.

Đây sẽ là công việc của chúng ta ở thiên đàng, chúng ta sẽ ngợi khen và thờ phượng Đức Chúa Trời. Những lời ngợi khen ở thiên đàng lớn đến mức độ nào? Lời mô tả “như là tiếng nước lớn và như tiếng sấm dữ dội .”Tiếng nhiều dòng nước đề cập đến nhiều thác. Nó phải rất ồn ào, những tiếng sấm dữ bày tỏ những tiếng động vô cùng to lớn.Vậy thì thiên đàng phải là một nơi rất ồn ào!

VI. CHÚNG TA NGỢI KHEN CHÚA NHƯ THẾ NÀO?

Lời Đức Chúa Trời dạy chúng ta biết cách để chúng ta ngợi khen Chúa.Vỗ tay : “Hỡi các dân, hãy vỗ tay …” Thi Tv 47:1

La to lên :“ Hãy lấy tiếng thắng trận mà reo mừng cho Đức Chúa Trời ” 47:1.

Ca hát “Hãy đến hát xướng cho Đức Giêhôva …” 95:1

Cúi đầu xuống “Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy ….” 95:6

Quỳ gối “Khá quì gối xuống trước mặt Đức Giêhôva ….” 95:6

Giơ tay lên “Hãy giơ tay lên hướng về nơi thánh …” 134:2; 141:2

Nhảy múa “Nguyện chúng nó nhảy múa mà ngợi khen Ngài …”149:3Với nhạc khí “Hãy thổi kèn ngợi khen Ngài ..” 150:3-5

Đi và nhảy “…..đi, nhảy, và ngợi khen Đức Chúa Trời ” Cong Cv 3:8

Page 61: Truong nhan su

VII. LẰM BẰM LÀ NGƯỢC LẠI VỚI SỰ NGỢI KHEN

Lằm bằm là ngược lại với sự ngợi khen. Một ví dụ về sự lằm bằm được tìm thấy trong Dan Ds 14:1-4 và c. 26-30. Chúa đã hứa cho dân Ysơraên xứ Canaan làm cơ nghiệp. Như vậy, chúa cũng hứa sẽ đánh bại mọi kẻ thù của họ và ban phước cho họ trong xứ ấy. Nhưng dân Ysơraên đã khước từ không bước vào Canaan. Họ đã lằm bằm nghịch với với Chúa bằng cách nói rằng: “Tại sao Chúa đã đem chúng tôi vào xứ này để bị ngã dưới lưỡi gươm ?” Dân Ysơraên sợ hãi những người dềnh giành. Vậy nên họ đã lằm bằm.

Chỉ có Giôsuê và Calép đã tin cậy Đức Chúa Trời và họ sẵn sàng để bước vào đất hứa. Những người Ysơraên còn lại đã lằm bằm đều ngã chết trong đồng vắng. Tại sao? Vì sự lằm bằm nghịch cùng Ngài và là “hội chúng gian ác ” (14:27)

KHƯỚC TỪ SỰ NGỢI KHEN SẼ ĐEM LẠI HẬU QUẢ LÀ SON SẺ .“Đavít cũng trở về đặng chúc phước cho nhà mình; nhưng Micanh, con gái vua Saulơ, đến đón người mà nói rằng: Hôm nay, vua Ysơraên được vinh hiển thay, mà ở trần trước mặt các con đòi hỏi của tôi tớ vua, làm như một kẻ không ra gì vậy !Đavít đáp lời Micanh rằng: Ay tại trước mặt Đức Giêhôva, là Đấng đã chọn lấy ta làm hơn cha nàng và cả nhà người, lập ta làm vua chúa Ysơraên, là dân của Đức Giêhôva. Phải, trước mặt Đức Giêhôva ta có hát múa. Ta sẽ hạ mình xuống nhiều hơn nữa, tự xem mình là hèn mạt; dầu vậy, những con đòi nàng nói đó sẽ tôn kính ta .Vì vậy, Micanh, con gái Saulơ, không sanh con, cho đến khi nàng thác .” (IISa 2Sm 6:20-23).

Chúng ta học trong câu chuyện này, Đavít đang nhảy múa trước mặt Chúa và ngợi khen Ngài, Micanh đã nhìn thấy Đavít nhảy múa và khinh bỉ ông trong lòng. Hậu quả của thái độ Micanh là gì? “ Vậy nên, Micanh con gái Saulơ chẳng sanh được đứa con nào cho đến ngày nàng chết ”. Micanh đã bị son sẻ từ lúc ấy cho đến ngày bà qua đời! Bạn có muốn bị son sẻ không? Vậy thì chớ khước từ sự ngợi khen và khinh bỉ những ai đang ngợi khen Ngài. Bạn muốn có được nhiều con trong Chúa không? Hãy ngợi khen Chúa.

VIII. THỜ PHƯỢNG TRONG TÂM LINH VÀ LẼ THẬT

Chúng ta đọc trong GiGa 4:23“Nhưng giờ hầu đến và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha; ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy ”.

Làm thế nào chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời trong tâm thần ?

Page 62: Truong nhan su

Người thờ phượng ấy trước hết phải được sanh ra bởi Thánh Linh. Điều này có nghĩa gì? Trước hết người ấy phải là một tín đồ. Nói cách khác người ấy phải tiếp nhận Chúa Jêsus là Cứu Chúa và Chủ của đời sống mình. Người đó phải được sanh lại. Khi điều này xảy ra, người ấy đã được sanh ra bởi Thánh Linh.

Làm thế nào chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời bằng lẽ thật ?Ý nghĩa sự thờ phượng trong lẽ thật là gì? Chúa Jêsus phán “Lời Cha là lẽ thật ”. Vì vậy, để thờ phượng Đức Chúa Trời trong lẽ thật, chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời theo Lời Ngài dạy bảo.

Tóm lại, chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời :Trong tâm thần (Thánh Linh)- người thờ phượng trước hết phải được sanh bởi Thánh Linh.Trong lẽ thật - Người thờ phượng phải thờ phượng theo Lời Ngài

CÂU HỎI

Tại sao ngợi khen là một vũ khí?Những ích lợi khác của sự ngợi khen là gì?Trái ngược với sự ngợi khen là gì?4. Cho biết hai yếu tố chính của sự thờ phượng và giải thích.

BÀI 7 : SƯ CẦU NGUYỆN

DÀN BÀI

I. ĐỨC CHÚA TRỜI BAN QUYỀN QUẢN TRỊ CHO CON NGƯỜI -SaSt 1:26

Con người phạm tội : Sáng 3Vì thế con người mất quyền quản trị này

Nhưng Chúa Jêsus đến thế gian như một con người, chịu khổ, chịu chết trên thập tự giá và ngày thứ ba đã sống lại.

Chúa Jêsus đã chiến thắng trên thập tự giá và Ngài đã phục hồi quyền quản trị mà con người đã mất - CoCl 2:14-15; KhKh 1:18; Mat Mt 28:18.

C. Chúa Jêsus đắc thắng trên thập tự giá để ban cho chúng ta sự đắc thắng và quyền quản trị này - ICo1Cr 15:57

Page 63: Truong nhan su

Vì thế, Cơ đốc nhân có quyền quản trị trên thế giới của mình vì Chúa Jêsus sống trong lòng của họ _ Eph Ep 3:17

II. THỰC THI SỰ QUẢN TRỊ NÀY QUA SỰ CẦU NGUYỆN

Cơ đốc nhân thúc đẩy Đức Chúa Trời thực hiện ý muốn của Ngài bằng sự cầu nguyện.

Thí dụ về Môise - XuXh 17:8-14

Khi Môise cầu nguyện, dân Ysơraên thắng hơn kẻ thù, nhưng khi Môise ngưng cầu nguyện, kẻ thù lại thắng hơn.Môise với sự trợ giúp của Arôn và Hurơ đã cầu nguyện “cho đến khi mặt trời lặn ” (c.12). sự cầu nguyện này làm cho kẻ thù thất bại (c.13).

Y chỉ của Đức Chúa Trời trong câu 14 chỉ được thúc đẩy qua sự cầu nguyện của Môise. Tại sao? Vì Đức Chúa Trời ban cho Môise quyền quản trị. Môise thúc giục ý chỉ Đức Chúa Trời sớm thực hiện bằng sự cầu nguyện.

Thí dụ về Đaniên - DaDn 9:1-3, 19

Đaniên biết ý chỉ của Đức Chúa Trời khi đọc sách tiên tri Giêrêmi.

Đaniên thúc giục ý chỉ Đức Chúa Trời bằng sự cầu nguyện và kiêng ăn.

Đaniên mạnh dạn trong sự cầu nguyện (c. 19) vì ông biết rõ ý chỉ của Đức Chúa Trời .

Chính Đức Chúa Trời bảo chúng ta hãy thúc giục Ngài “ về việc làm bởi tay Ta ” EsIs 45:11Cầu nguyện theo ý Chúa - điều này chắc chắn sẽ được trả lời - IGi1Ga 5:14-15Ý muốn Đức Chúa Trời là muốn “mọi người đều được cứu ” ITi1Tm 2:3-4.

III. CẦU NGUYỆN TỪ VỊ TRÍ ĐẮC THẮNG

A. Vị trí của chúng ta trong Đấng Christ - Eph Ep 2:4-6

Làm cho chúng ta được sống với Đấng Christ.

Sống lại với Đấng Christ trong đời sống mới và

Khiến chúng ta đồng ngồi với Đấng Christ ở các nơi trên trời. Cơ đốc nhân được ngồi với Chúa Jêsus trong vị trí đầy uy quyền và đắc thắng ở các nơi trên trời. Do

Page 64: Truong nhan su

đó Cơ đốc nhân cầu nguyện từ vị trí đắc thắng này.

B. Cơ đốc nhân có trách nhiệm về thế giới đặc biệt của mình . Tại sao? Vì Chúa ban cho Cơ đốc nhân quyền quản trị trên thế giới đó.

Cơ đốc nhân thực hiện quyền quản trị bằng sự cầu nguyện.

BÀI 7: SỰ CÀU NGUYỆN

I. ĐỨC CHÚA TRỜI BAN QUYỀN QUẢN TRỊ CHO CON NGƯỜI

Tại sao chúng ta phải cầu nguyện? Đức Chúa Trời là Đấng đầy quyền năng. Ngài yêu tôi, Ngài biết những nhu cầu của tôi. Trước khi tôi mở miệng xin thì Ngài đã biết tôi cần gì rồi. Thế tại sao tôi vẫn phải cầu nguyện?

Trong SaSt 1:26, Đức Chúa Trời đã ban quyền quản trị cho loài người :

“Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất và khắp cả đất ”.

Quản trị có nghĩa là gì? Tôi xin giải thích. Giả sử có một xưởng giày. Một ngày kia tôi gọi anh Dũng đến và nói cùng anh ấy rằng: “Anh Dũng ơi, tôi giao cho anh quyền quản trị cơ xưởng này. Vậy có nghĩa là kể từ đây, anh có thể quyết định tất cả mọi việc, anh có thể nhận thêm hay sa thải công nhân, anh có thể mua thêm vật liệu hay bán những giày mà công nhân đã làm ra… mặt khác anh cũng có quyền điều khiển cơ xưởng hoạt động nữa .”

Đó là quyền quản trị. Đức Chúa Trời là Chủ trái đất này, nhưng Ngài đã ban cho con người quyền quản trị , đó có nghĩa là con người có thể thực hành quyền quản trị khi cần thiết. Nhưng con người đã đánh mất quyền quản trị đó từ khi con người phạm tội.

Chúa Jêsus từ trời đã đến để trở thành một người ở thế gian, chịu đau khổ và cuối cùng chết trên cây thập tự giá. Ngài đã sống lại từ cõi chết vào ngày thứ ba. Chúa Jêsus đã chiến thắng kẻ thù tại thập tự giá (CoCl 2:14-15). Ngài đã phán:

“Ta là Đấng sống, ta đã chết, kìa nay Ta sống đời đời, cầm chìa khoá của sự chết và Am phủ ” (KhKh 1:18).

Và “…hết cả mọi quyền binh trên trời và dưới đất đã giao cho ta ” (Mat Mt 28:18)

Nhờ sự chiến thắng tại thập tự giá, Chúa Jêsus đã phục hồi lại quyền quản trị cho nhân loại. Quyền quản trị ấy hiện nay trong Chúa Jêsus. Halêlugia! Chiến thắng tại thập tự giá, chúa Jêsus ban cho những ai tin Ngài; Lời Chúa đã phán:

Page 65: Truong nhan su

“Tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta ” (ICo1Cr 15:57)

Chiến thắng mà Chúa Jêsus đã được không phải để cho Ngài nhưng cho chúng ta khi nào chúng ta nhận được sự đắc thắng đó? Vào ngay giờ phút bạn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của bạn. Nói cách khác, ngay khi bạn trở thành một tín đồ hay một Cơ đốc nhân, thì bạn nhận được sự đắc thắng của Chúa Jêsus. Sự đắc thắng đó đem lại quyền tể trị. Bạn đã nhận được quyền tể trị.

Vì vậy, người tín đồ đã nắm được quyền tể trị trên thế giới của mình vì Chúa Jêsus sống trong lòng người ấy.

II. THỰC THI SỰ QUẢN TRỊ NÀY QUA SỰ CẦU NGUYỆN.

Làm sao người tín đồ thực thi quyền quản trị này?

Qua sự cầu nguyện.

Mỗi một tín đồ có thế giới riêng của mình. Trong thế giới này gồm gia đình của bạn, những người bà con thân thuộc và tất cả những người nào mà Đức Chúa Trời dành cho thế giới của mình. Một khi đã biết ý chỉ của Đức Chúa Trời , người tín đồ sẽ làm cho ý chỉ ấy có hiệu lực trong thế giới của mình bằng sự cầu nguyện. Vì vậy, cầu nguyện là làm cho ý chỉ của Đức Chúa Trời phải được tuân hành trong thế giới của chúng ta.

Làm cho ý chỉ của Đức Chúa Trời có hiệu lực.

Chúng ta hãy xem một ví dụ về câu chuyện của Môise trong XuXh 17:8-14.

“ Và, khi đó, dân Amaléc đến khiêu chiến cùng Ysơraên tại Rêphidim. Môise bèn nói cùng Giôsuê rằng: hãy chọn lấy tráng sĩ cho chúng ta ra chiến đấu cùng Amaléc; ngày mai, ta sẽ đứng nơi đầu nỗng, cầm gậy của Đức Chúa Trời trong tay. Giôsuê bèn làm y như lời Môise nói để cự chiến cùng dân Amaléc. Còn Môise Arôn và Hurơ lên trên đầu nỗng: và hễ khi Giôse giơ tay lên thì dân Ysơraên thắng hơn .

Tay Môise moi, Arôn và Hurơ lấy đá kê cho người ngồi, rồi hai bên đỡ tay người lên, tay chẳng lay động cho đến khi mặt trời lặn.

Giôsuê lấy lưỡi gươm đánh bại dân Amaléc và dân sự người. Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: “Hãy chép điều này trong sách làm kỷ niệm về Amaléc trong thiên hạ .”

Thí dụ về Môise

Page 66: Truong nhan su

Đang khi Giôsuê và đạo quân Ysơraên đánh nhau với Amaléc. Thì Môise đang ở trên đầu nỗng giơ cây gậy của Đức Chúa Trời lên trên tay mình (c. 9-10). Hễ khi giơ tay mình lên, thì dân Ysơraên thắng hơn quân thù là Amaléc nhưng khi Môise bỏ tay xuống, thì kẻ thù lại thắng hơn (c.11). Môise đã làm gì khi ông giơ cánh tay cầm gậy của Đức Chúa Trời lên? Môise đang cầu nguyện. Vậy nên, có một sự liên hệ giữa sự cầu nguyện và chiến thắng. Những người bạn đồng lao với Môise là Arôn và Hurơ cũng đỡ hai cánh tay của ông. Nói cách khác, cả ba người cùng hiệp nguyện với nhau. Họ đã có một tổ cầu nguyện.

Kết quả của sự cầu nguyện này là gì? Chúng ta tìm thấy kết quả trong câu 13: “Vậy, Giôsuê đã đánh bại dân Amaléc và dân sự người bởi lưỡi gươm mình ”. Chiến thắng là kết quả của sự cầu nguyện.

Hãy chú ý trong câu 14 là chính ý muốn của Đức Chúa Trời là “bôi sạch hoàn toàn kỷ niệm về dân Amaléc ở dưới trời ”. Đức Chúa Trời là toàn năng, chính Ngài có thể xoá sạch hoàn toàn dân Amaléc bằng cách sai một cơn bệnh dịch hay bằng một phương cách khác. Nhưng tại sao Đức Chúa Trời phải nói Môise làm việc đó? Vì cớ Đức Chúa Trời đã ban quyền tể trị cho Môise. Môise đã thi hành ý chỉ của Đức Chúa Trời là bôi sạch dân Amaléc bằng cách nào? Bằng sự cầu nguyện, Môise đã cầu nguyện và kẻ thù bị đánh bại. Vậy nên, cầu nguyện là khiến cho ý chỉ của Đức Chúa Trời có hiệu lực .

Thí dụ về Đaniên

Chúng ta hãy xem một ví dụ khác trong DaDn 9:1-13.“Năm đầu Đaríut, con trai Asuêru, về dòng người Mêđi đã được lập làm vua trị người Canh Đê. Đương năm đầu về triều người, ta, Đaniên, bởi các sách viết rằng số năm mà lời Đức Giêhôva đã phán cùng Đấng tiên tri Giêrêmi để cho trọn sự hoang vu thành Giêrusalem là 70 năm. Ta để mặt hướng về Chúa là Đức Chúa Trời, lấy sự khấn nguyện, nài xin, với sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro mà tìm ”.

Đaniên đã bị bắt và đem qua Babylôn cùng với những tù nhân người Ysơraên khác, Đaniên đã lớn lên tại Babylôn. Một ngày kia, Đaniên đang đọc sách tiên tri Giêrêmi và khám phá thấy rằng sự lưu đày của họ sẽ được chấm dứt sau 70 năm và họ sẽ được Chúa đem về Giêrusalem (Gie Gr 29:4-10). Vào lúc Đaniên đang đọc sách Giêrêmi, thì 70 năm lưu đày đã chấm dứt. Đaniên đã làm gì? Bây giờ , ông đã biết ý chỉ của Đức Chúa Trời cho họ là muốn họ được giải phóng và trở lại Giêrusalem. Đaniên chỉ có ngồi yên đợi chờ ý chỉ của Đức Chúa Trời xảy ra không? Không, Đaniên đã cầu nguyện và kiêng ăn. Tại sao? Vì Đaniên biết rằng lời cầu nguyên làm cho ý chỉ của Đức Chúa Trời có hiệu lực trong việc giải phóng họ và đem họ trở về Giêrusalem. Lời cầu nguyện của Đaniên được tìm thấy trong câu 4-19 của đoạn 9. chúng ta chỉ đọc câu 19:

Page 67: Truong nhan su

“Hỡi Chúa! Hãy dũ nghe! Hỡi Chúa! Hãy tha thứ! Hỡi Chúa! Hãy để tai nghe và làm đi. Hỡi Đức Chúa Trời tôi! Vì cớ chính Ngài, xin chớ trì hoãn, vì thành Ngài và dân Ngài đã được xưng danh Ngài !”

Hãy chú ý rằng Đaniên rất gan dạ. Ông đã cầu xin Đức Chúa Trời hành động và đừng chậm trễ trong việc giải cứu họ để đem họ trở về Giêrusalem người. Tại sao Đaniên có thể dạn dĩ để xin Đức Chúa Trời hành động như vậy? Vì cớ Đaniên biết ý chỉ của Đức Chúa Trời . Cầu xin Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm ý chỉ đặc biệt của Ngài về một vấn đề đặc biệt bày tỏ đức tin nơi Lời của Đức Chúa Trời, và đức tin thì làm đẹp lòng Ngài (HeDt 11:6). Thật ra, chính Đức Chúa Trời bảo chúng ta rằng, chúng ta có thể ra lệnh cho Ngài (Hãy bảo Ngài) “về việc làm bởi tay ta ” (EsIs 45:11). Vì vậy, chúng ta có thể ra lệnh cho Đức Chúa Trời hãy làm những gì Ngài nói về một vấn đề đặc biệt ngay giờ phút chúng ta biết ý chỉ của Ngài.

Vì vậy, chìa khoá để nhận được sự nhậm lời cầu nguyện là phải cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Chúa Trời (IGi1Ga 5:14-15). Dầu là ý chỉ của Đức Chúa Trời về một vấn đề đặc biệt nào đó. Đây là ý chỉ của Đức Chúa Trời trong vấn đề cứu rỗi. Y chỉ của Đức Chúa Trời rõ ràng như 1,2,3,4 hay trong ITi1Tm 2:3-4.

“Ay là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời. là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật ”.

Vậy nên, ý muốn của Đức Chúa Trời là mọi người đều được cứu. Nên chúng ta cầu nguyện với lòng vững vàng và dạn dĩ về sự cứu rỗi cho bất cứ một nơi nào vì cớ chính ý muốn của Đức Chúa Trời là cứu rỗi. Tôi đã cầu nguyện cho mẹ tôi suốt trong bốn năm cho đến khi bà được cứu.

III. LỜI CẦU NGUYỆN TỪ MỘT VỊ TRÍ ĐẮC THẮNG Địa vị chúng ta với tư cách là những Cơ đốc nhân là gì? Lời của Đức Chúa Trời nói cho chúng ta biết rằng:

Chúng ta đã được làm cho sống lại cùng với Đâng Christ;

Chúng ta được kéo lên để có cùng một đời sống mới với Đấng Christ; và

Chúng ta được đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Chúa Jêsus Christ (Eph Ep 2:4-6).

Do đó, người tín đồ được ngồi với Chúa Jêsus trong địa vị quyền uy và đắc thắng đó trong các nơi trên trời. Người tín đồ đang đắc thắng trong Đấng Christ, vậy nên, khi người tín đồ cầu nguyện, người ấy đang cầu nguyện từ một vị trí đắc thắng. Kẻ thù ở dưới và người tín đồ ở trên. Kẻ thù đã bị đánh bại, và người tín đồ đang khiến cho sự đắc thắng trong Christ trở nên có hiệu lực. Vì vậy, người tín đồ cầu

Page 68: Truong nhan su

nguyện từ một vị trí đắc thắng và khiến cho ý muốn của Đức Chúa Trời được thi hành.

Người tín đồ chịu trách nhiệm về thế giới riêng của mình vì cớ Chúa đã ban quyền tể trị cho người trên thế giới của mình. Người tín đồ được thực thi quyền tể trị mà Đức Chúa Trời ban cho nầy bằng sự cầu nguyện. Khi người tín đồ cầu nguyện, là người bắt buộc ý chỉ của Đức Chúa Trời phải được thực hiện trong thế giới của mình.

CÂU HỎI

Cầu nguyện là gì?Tại sao chúng ta cầu nguyện?Chúng ta đứng ở vị trí nào để cầu nguyện?

BÀI 8 SỰ KIÊNG ĂN

DÀN BÀI

I.KIÊNG ĂN LÀ MỘT LỐI SỐNG CỦA CƠ ĐỐC NHÂN

Kiêng ăn là tiết chế (bỏ qua) mọi thức ăn đặc hay mọi chất dinh dưỡng và kèm theo là sự cầu nguyện.Kiêng ăn đã được dạy và thực hành không chỉ trong thời Cựu Ước nhưng cả ngay trong thời Tân Ước nữa.

Cách kiêng ăn mà Chúa Jêsus dạy _Mat Mt 6:16-18 Chúa mong hết thảy Cơ Đốc Nhân đều kiêng ăn vì Ngài phán: “Khi các ngươi kiêng ăn….” (6:16-17)

Chúa Jêsus kiêng ăn - LuLc 4:1-2, 14Tất cả mọi phép lạ mà Chúa Jêsus làm đều xảy ra sau khi Ngài kiêng ăn và cầu nguyện. “Chúa Jêsus trở về trong quyền năng của Thánh Linh ” (6:14) Cầu nguyện và kiêng ăn dẫn đến quyền năng trong cuộc đời Chúa Jêsus.

Hầu việc Chúa - Cong Cv 13:1-3Hội Thánh đầu tiên tại Antinốt đã kiêng ăn và cầu nguyện. Sự kiêng ăn và cầu nguyện được mô tả như là sự thờ phượng và phục vụ Chúa (hầu việc Chúa) (xem c.2)a. Các giáo sĩ đã được sinh ra từ sự cầu nguyện kiêng ăn chung với nhau của những người lãnh đạo Hội Thánh Antiốt.

Page 69: Truong nhan su

b. Qua sự kiêng ăn và cầu nguyện (6.3), họ còn nhận được năng lực và sự hướng dẫn trong sự đi truyền giáo.

Những người lãnh đạo được chỉ định - 14:21-23.Chú ý trong câu 21 và 22, người tín đồ chỉ được gọi là môn đồ.Nhưng sau khi cầu nguyện và kiêng ăn, các trưởng lão đã được chỉ định và Hội Thánh địa phương được thành lập.

5.Chức vụ giải cứu - Mat Mt 17:21Sự kiêng ăn đem lại quyền năng cho sự cầu nguyện.

II. SỰ KIÊNG ĂN MÀ ĐỨC CHÚA TRỜI CHỌN -EsIs 58:6, 8, 9

Sự kiêng ăn mà Đức Chúa Trời chọn là:Bẻ những xiềng hung ác;Mở những trói của ách;Thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do;Bẻ gãy mọi ách;Thấy sự chữa lành ngay lập tức (c.8)Nghe được trả lời của Chúa- “Bấy giờ, người cầu, Đức Giêhôva sẽ ứng” -(c.9) vàBiết chắc sự hiện diện của Chúa ở với mình- “…ngươi kêu, Ngài sẽ phán rằng : “Có ta đây ” (c.9).

Các vị lãnh đạo kêu gọi chúng ta kiêng ăn- EtEt 4:16-17; Exo Er 8:21-23; Gion Gn 3:6-8, 10

III. KIÊNG ĂN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ RÈN TẬP THÂN THỂ - ICo1Cr 9:27

Thân thể là một đầy tớ tốt nhưng là một ông chủ xấu. Sự kiêng ăn sẽ tập luyện cho thân thể chúng ta để Đức Thánh Linh được tự do hành động.

IV. NHỮNG HÌNH THỨC KIÊNG ĂN: Sự kiêng ăn thông thường.Sự kiêng ăn hoàn toàn.Sự kiêng ăn bán phần.

V. NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ KHI KIÊNG ĂN.

BÀI 8: SỰ KIÊNG ĂN

“Kiêng ăn ” là gì ?

Là sự tiết chế (bỏ qua) mọi thức ăn đặc hay mọi chất dinh dưỡng và kèm theo là sự

Page 70: Truong nhan su

cầu nguyện.

Một số nhà lãnh đạo Cơ Đốc đã tin rằng việc kiêng ăn không còn áp dụng cho ngày nay nữa vì bây giờ chúng ta đang ở dưới ân điển. Họ tin rằng sự kiêng ăn chỉ có giá trị trong thời Cựu Ước mà thôi. Điều này có đúng không?

Không! Điều này sai vì trong thời Tân Ước sự kiêng ăn đã được dạy dỗ và được thi hành.

I. KIÊNG ĂN LÀ LỐI SỐNG CỦA MỘT CƠ ĐỐC NHÂN.

Chính Chúa Jêsus đã dạy về sự kiêng ăn, chúng ta đọc thấy trong Mat Mt 6:16-18:

“Khi các ngươi kiêng ăn, chớ làm bộ buồn rầu như bọn giả hình, vì họ nhăn mặt cho mọi người biết họ kiêng ăn. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn họ đã được phần thưởng của mình rồi. Song khi ngươi kiêng ăn, hãy xức dầu trên đầu và rửa mặt, hầu cho người ta không xem thấy ngươi đang kiêng ăn, nhưng chính Cha ngươi là Đấng ở nơi kín nhiệm sẽ thưởng cho ngươi cách công khai ”

Vậy nên, Chúa trông đợi mỗi Cơ Đốc Nhân kiêng ăn vì Ngài nói rằng: “Khi các ngươi kiêng ăn ” (c. 16-17). Điều mà Chúa không thích là những người kiêng ăn để cho mọi người thấy là họ đang kiêng ăn. Chúa Jêsus gọi những người này là bọn giả hình. Nên Chúa muốn chúng ta kiêng ăn cách kín nhiệm để cho “ Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm sẽ thưởng cho ngươi cách công khai ” (c. 18)

Chúa không chỉ dạy về sự kiêng ăn mà chính Ngài cũng kiêng ăn. Trong LuLc 4:1-2, chúng ta đọc thấy:“Bấy giờ, Chúa Jêsus đầy dẫy Đức Thánh Linh, Ngài trở về từ sông Giôđanh và được Đức Thánh Linh đưa vàò đồng vắng để chịu ma quỷ cám dỗ trong bốn mươi ngày. Trong những ngày đó, Ngài không ăn chi và Ngài đói ”.

Sau khi cầu nguyện và kiêng ăn, “Chúa Jêsus đã trở về trong quyền năng của Đức Thánh Linh ” (c.14). Tất cả mọi phép lạ của Chúa Jêsus được thi hành sau khi Ngài cầu nguyện và kiêng ăn. Điều này có nghĩa là sự cầu nguyện và kiêng ăn dẫn đến quyền năng trong cuộc đời Chúa Jêsus. Sự kiêng ăn làm cho lời cầu nguyện của chúng ta có quyền năng.

Hầu Việc Chúa (Phục vụ- Thờ phượng Chúa).

Hội Thánh Antinốt cũng đã kiêng ăn:

“Bấy giờ, tại thành Antiốt có mấy người tiên tri mấy giáo sư, tức là Banaba, Simêôn gọi là Nigiê, Lusi người Siren, Manahem là người đồng hương với vua chư hầu Hêrốt, cùng Saulơ. Đương khi môn đồ thờ phượng Chúa và kiêng ăn, thì Đức

Page 71: Truong nhan su

Thánh Linh phán rằng : “Hãy để riêng Banaba và Saulơ đang làm công việc ta gọi làm. Đã kiêng ăn và cầu nguyện xong, môn đồ bèn đặt tay trên hai người rồi để cho đi ”(Cong Cv 13:1-3)

Hãy chú ý trong câu 2, sự cầu nguyện và kiêng ăn được mô tả như là sự thờ phượng và phục vụ Chúa. Trước khi chúng ta phục vụ loài người, chúng ta phải phục vụ Chúa. Sự phục vụ Chúa đến trước khi chúng ta phục vụ loài người. Vì sao? Vì Chúa sẽ ban cho chúng ta sự hướng dẫn và quyền năng chúng ta cần có để phục vụ loài người cách có hiệu quả. Làm thế nào để chúng ta có thể phục vụ Chúa bằng sự cầu nguyện và kiêng ăn. Kết quả của sự cầu nguyện và kiêng ăn của họ là gì? Đức Thánh Linh đã phán và để riêng Banaba và Phaolô cho công tác truyền giáo. Nói cách khác, những giáo sĩ trong Hội Thánh Antinốt được sinh ra từ sự cầu nguyện và kiêng ăn chung với nhau của những người lãnh đạo.

Những người lãnh đạo đã cầu nguyện và kiêng ăn chung một lần nữa trong câu 3. tại sao? Để nhận được sự hướng dẫn cho các giáo sĩ và để họ được trang bị quyền năng cho công tác.

Những người lãnh đạo được chỉ định

Một gương khác về sự cầu nguyện và kiêng ăn trong 14:21-23:

“Khi hai sứ đồ đã rao truyền Tin Lành trong thành đó, và làm cho khá nhiều người trở nên môn đồ, thì trở về thành Lítrơ, thành Ycôni và thành Atiốt giục các môn đồ vững lòng, khuyên phải bền đỗ trong đức tin và bảo trước rằng phải trãi qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được Đức Chúa Trời. Khi cả hai sứ đồ lựa chọn những trưởng lão trong mỗi Hội Thánh, cầu nguyện và kiêng ăn thì dâng các người đó cho Chúa là Đấng mình đã tin đến ”.Hãy chú ý trong những câu 21-22 , những Cơ Đốc Nhân chỉ được gọi là những môn đồ, nhưng trong câu 23, họ được gọi là Hội Thánh sau khi các trưởng lão đã chỉ định. Làm sao để chọn (chỉ định) các trửơng lão? Qua sự kiêng ăn và cầu nguyện.

Chức vụ giải cứu.

Trong Mat Mt 17:21 Chúa phán rằng:

“Tuy nhiên, thứ quỉ nầy nếu không cầu nguyện và kiêng ăn thì chẳng trừ (đuổi ) nó được ”.

Chúa đã giải thích cho các môn đồ lý do tại sao họ không thể đuổi quỉ ra được nếu họ chỉ cầu nguyện (17:14-19). Chúa Jêsus đã nói rằng: để có thể đuổi loại quỉ nầy

Page 72: Truong nhan su

ra, lời cầu nguyện của họ phải đi đôi với sự kiêng ăn. Điều nầy có nghĩa là sự kiêng ăn cho chúng ta quyền năng để cầu nguyện.

Một ngày kia, một chị em kể lại rằng em trai cô đã trở nên hung hãng, đánh đấm mọi người và nói những lời lộng ngôn ngạo mạn. Nên họ đã phải chế ngự anh ta bằng cách trói hai tay và hai chân anh lại. Chúng tôi đến thăm anh ấy và khám phá ra anh ta đã bị quỉ ám, chúng tôi bắt đầu đuổi quỉ ấy ra, nhưng sau hai tiếng đồng hồ, chúng tôi chẳng thâu được kết quả gì. Vậy nên, chúng tôi hỏi Chúa chúng tôi phải làm gì và những bạn đồng lao của tôi (gồm hai anh em nữa)hãy cùng cầu nguyện và kiêng ăn cùng với tôi. Sau 3 ngày kiêng ăn, chúng tôi trở lại với nạn nhân và chúng tôi ngay tức khắc đuổi tà linh ra khỏi trong một thời gian ngắn. Sự kiêng ăn đem lại quyền năng cho lời cầu nguyện.

II. SỰ KIÊNG ĂN MÀ ĐỨC CHÚA TRỜI CHỌN

Bây giờ, chúng ta đã nhìn thấy sự kiêng ăn được truyền dạy và thực hành ngay cả trong thời Tân Ước rồi, chúng ta có thể kết luận rằng sự kiêng ăn dành cho ngày nay. Vậy chúng tôi có thể qua Cựu Ước và đọc xem EsIs 58:6, 8, 9.

“Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẻ xiềng hung ác, mở những trói của ách, tha cho kẻ ức hiếp được tự do, bẻ gãy mọi ách hay sao ?…bây giờ, sự sáng ngươi sẽ hừng lên như sự sáng ban mai, ngươi sẽ được chữa lành ngay lập tức, sự công bình ngươi đi trước mặt ngươi. Bây giờ, ngươi cầu, Đức Giêhôva sẽ ứng, ngươi kêu, Ngài sẽ phán rằng : “Có Ta đây !”…

Đức Chúa Trời có một sự kiêng ăn mà Ngài chọn. Tại sao Đức Chúa Trời chọn một sự kiêng ăn cho dân sự Ngài? Những lý do được kể ra trong câu 6 gồm:

Để bẻ những xiềng hung ác;

Để mở những trói của ách;

Để tha cho kể ức hiếp được tự do;

Để bẻ gãy mọi ách.

Thấy sự chữa lành

Nghe được sự trả lời.

Biết chắc sự hiện diện của Đức Chúa Trời .

Một vài ví dụ về những xiềng hung ác là những người đang bị trói xiềng bởi những tật xấu, tính giận dữ, thói đồng tính luyến ái hay thói thủ dâm. Có một anh em đã đến với tôi để được khải đạo. Anh bị nan đề uống rượu. Anh ta là người bị ép buộc

Page 73: Truong nhan su

phải uống rượu. Sau khi chúng tôi cầu nguyện, tôi được dẫn dắt để bảo anh phải kiêng ăn 3 ngày. Anh đã làm như vậy và được giải cứu. Thân thể có sự thèm muốn và khao khát có thể dẫn chúng ta đến sự phạm tội. Mỗi khi một Cơ Đốc Nhân kiêng ăn, người ấy đang nói với thân thể mình rằng “ngươi là kẻ đầy tớ chứ không phải ông chủ ”. Thân thể là một đầy tớ tốt nhưng là một ông chủ kinh khủng. Sự kiêng ăn là kỷ luật thân thể, để cho Đức Thánh Linh được tự do hành động trong chúng ta. Đó là lý do tại sao trong ICo1Cr 9:27, Phao lô đã nói:

KỶ LUẬT THÂN THỂ “ Nhưng tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, kẻo e rằng khi tôi đã giảng dạy kẻ khác mà chính mình phải bị bỏ chăng !”

Kiêng ăn là cách tốt nhất để kỷ luật thân thể chúng ta. Những xiềng hung ác được bẻ gãy qua sự kiêng ăn vậy!

Một vài ví dụ về những người đang chịu những trói của ách là những người đang bị chán nản hay đang đau khổ tuyệt vọng, hoặc những người ở dưới tinh thần túng bẫn nghèo thiếu. Một chị em kia thường trãi qua những cơn chán nản tuyệt vọng cứ hai tháng một lần mà chẳng có lý do gì rõ rệt. Cô ấy đang cảm thấy chán nản một tuần rồi. Tôi bảo cô ấy hãy kiêng ăn cầu nguyện trong suốt thời gian ấy và cô đã được giải cứu! Halêlugia!

CHỮA LÀNH

Một kết quả khác của sự kiêng ăn được nhắc đến trong câu 8: “ Ngươi được chữa lành ngay lập tức ”, hãy cho tôi kể vài ví dụ. Nhiều anh em được chữa lành chứng ung nhọt sau khi kiêng ăn từ một đến ba ngày.Một chị em kia đã được chuẩn bị lên bàn mổ vì những hạt sỏi trong túi mật gây nên những cơn đau đớn vô cùng. Nhưng Chúa đã phán với một nhóm anh em cầu nguyện và người chị em cũng cùng kiêng ăn cầu nguyện trong 4 ngày. Đến ngày cuối cùng, 1 hạt sỏi đã bắn ra đang khi người chị em đi tiểu.

SỰ HIỆN DIỆN MẠNH MẼ.

Câu 9 cho chúng ta hai kết quả nữa của sự kiêng ăn: Sự đáp lời của Đức Chúa Trời (Ngươi sẽ kêu cầu và Chúa sẽ nhậm lời ) và sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Ngươi sẽ kêu và Ngài sẽ đáp rằng: Có ta đây !)Kinh Thánh cho chúng ta nhiều thí dụ về sự kiêng ăn cầu nguyện để đem lại sự đắc thắng và giải cứu: IISu 2Sb 20:1-30; EtEt 4:16-17; Exo Er 8:21-23; Gion Gn 3:5-20.

III. NHỮNG CÁCH KIÊNG ĂN.

Page 74: Truong nhan su

Sự kiêng ăn có thể được xếp vào những hình thức sau:Sự kiêng ăn thông thường: nhịn ăn mọi thức ăn đặc hay mọi chất bổ dưỡng khác trừ việc uống nước lọc hoặc nước trái cây.

Sự kiêng ăn hoàn toàn: hoàn toàn không ăn mọi thức ăn và cũng không uống. Một thí dụ về sự kiêng ăn này là Môise đã trãi qua trong PhuDnl 9:18.

Sự kiêng ăn bán phần: là khi một người chỉ không ăn “1 thức ăn ngon”. Một ví dụ về sự kiêng ăn nầy là DaDn 10:3.Đây là một điều thực tế cần nhớ là khi kiêng ăn phải uống nhiều nước lọc nấu chín từ 8-12ly mỗi ngày. Phải rất cẩn thận sau một kỳ kiêng ăn lâu ngày, phải ăn rất ít thức ăn khi bắt đầu ăn lại, tốt nhất nên ăn trái cây chín, tươi và nước trái cây. Trước khi đi vào sự kiêng ăn lâu ngày (nhiều hơn một tuần ) phải cầu nguyện xin sự phê chuẩn của Chúa (Chúa có kêu gọi chúng ta vào sự kiêng ăn lâu ngày không ).

CÂU HỎI

Kiêng ăn là gì?Đức Chúa Trời muốn chúng ta kiêng ăn không? Tại sao?Sự kiêng ăn có thể chọn lựa bởi những trưởng lão trong Hôi Thánh địa phương không?

BÀI 9: SỰ CẦU THAY

DÀN BÀI

SỰ CẦU THAY LÀ GÌ?

Cầu thay là đứng vào chỗ sứt mẻ- Exe Ed 22:30

Vì phạm tội con người bị phân cách với Đức Chúa Trời RoRm 3:23 Có một chỗ sứt mẻ (bị ngăn cách)giữa Đức Chúa Trời và loài người.Sự cầu thay là đứng giữa Đức Chúa Trời và con người bằng sự cầu nguyện.

Ý chỉ của Đức Chúa Trời là muốn mọi người được cứu ITi1Tm 2:3-4; IIPhi 2Pr 3:9; GiGa 3:16

Đức Chúa Trời cứu mọi người bằng cách nào? Qua sự cầu thay! Exe Ed 22:30

Chúa Jêsus là Đấng cầu thay vĩ đại nhất - EsIs 53:12; IICo 2Cr 5:21 Chúa Jêsus ban sự cứu rỗi cho chúng ta trên thập tự giá.

Chúa Jêsus ban sự cứu rỗi cho chúng ta trên thập tự giá để chúng ta cũng đem sự cứu rỗi đến cho người khác qua sự cầu thay.

Page 75: Truong nhan su

Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời tìm kiếm những người cầu thay- Exe Ed 22:30- “ta đã tìm một người …vì đất mà đứng chỗ sứt mẻ ..”

II. CHÚNG TA CẦU THAY BẰNG CÁCH NÀO?

Thí dụ về Môise - xuất 32: 1-4

1. Tội thờ hình tượng (câu 1-4)a. Sự điên dại - Thờ thần tượng khiến người ta ngu dại.Thay vì nhờ Đấng sáng tạo, người ta đã thờ vật thọ tạo của Ngài.b. Lẫn lộn - Thờ thần tượng làm người ta lầm lẫn (c. 5)Dân sự làm một lễ tôn trọng Đức Chúa Trời nhưng cùng lúc đó họ thờ thần tượng.c. Bại hoại và cứng cổ (c.7 và 9)Thờ thần tượng khiến người ta “bại hoại và cứng cổ ”. Bại hoại có nghĩa là sự gớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời. Cứng cổ có nghĩa là khó dạy và kiêu kỳ.

2. Những lý lẽ mà Môise đưa ra để cầu thay (c.11-13)

Vì cớ dân sự của Đức Chúa Trời (c. 11)Vì cớ danh Chúa và sự vinh hiển của Chúa (c. 11-12)Vì cớ Lời Của Chúa (c.13)

3. Đức Chúa Trời đáp lời cầu thay cuả Môise (c.14 )

Chú ý là Đức Chúa Trời không huỷ diệt dân sự phạm tội thờ thần tượng là nhờ Môise đã đứng vào chỗ sứt mẻ mà cầu thay cho họ (c. 10)

Thí dụ về Giôsuê - Gios Gs 7:6-9

1. Những lý do mà Giôsuê dùng để cầu thay:a. Vì cớ Danh Chúa và sự vinh hiển của Ngài.b. Vì Lời của Chúa.2. Tội Lỗi gây cho thất trận - 7:12Vì cớ tội lỗi ở trong trại quân Ysơraên, nên họ bị kẻ thù đánh bại.3. Tội lỗi của một người làm hại cả đến dân sự - 7:11Tội lỗi lây lan và phải được trục xuất ra khỏi trại quân.4. Tội lỗi khiến Đức Chúa Trời không còn hiện diện với dân sự nữa (c.12).5. Sau khi Giôsuê cầu thay và tội lỗi bị trừ khỏi trại quân, Đức Chúa Trời ban chiến thắng cho dân Ysơra ên.

III. BỐN LOẠI XỨC DẦU CHO SỰ CẦU THAY:

Mang lấy gánh nặng của Chúa- LuLc 19:14Chúa đặt gánh nặng cầu nguyện và cầu thay cho mộ nhóm người hay môt nơi nào

Page 76: Truong nhan su

đó.

Đồng hoá với những nhu cầu của người khác - RoRm 12:15Chúa mặc khải nhu cầu của một người nào đó và chúng ta đồng hoá với nan đề của người ấy và cầu nguyện cho họ.

Cưu mang - EsIs 66:8

Cưu mang nghĩa là chịu vật vã đau đớn như một người đàn bà sắp sinh con. Khi một người chịu quặn thắt trong sự cầu nguyện, người ấy cũng sẽ sinh ra những đứa con thuộc linh trong nước Trời.

Chú ý: ba loại cầu thay trên thường thể hiện qua sự cầu nguyện khóc lóc kêu van.Những giọt nước mắt có tầm quan trọng thế nào trước mặt Chúa?1. Đức Chúa Trời để dành và hứng những giọt nước mắt trong ve của Chúa- Thi Tv 56:8Ngài còn ghi nhớ những giọt nước mắt trong sách của Ngài (56:8)

2. Đức Chúa Trời chịu cảm độgn vì những giọt nước mắt của chúng ta -IIVua 2V 20:1-5

Chúa kéo dài sự sống của vua Exêchia vì Ngài phán: “ta đã nghe lời cầu nguyện ngươi, thấy nước mắt ngươi “ (c.5 ).

Chiến đấu chống lại quyền lực tối tăm - Eph Ep 6:12, Mat Mt 18:18; 12:2

Chúng ta đánh trận cùng các ác lính, chủ quyền, thế lực và vua chúa của thế gian mờ tối nầy.

Vì chúng ta đồng ngồi với Chúa Jêsus ở vị trí thẩm quyền cao nhất (Eph Ep 2:4-6). Chúng ta có thể nhân danh Chúa Jêsus để trói buộc và xua đuổi tà linh (Mac Mc 16:17).

BÀI 9 : SỰ CẦU THAY

I. SỰ CẦU THAY LÀ GÌ?

Cầu thay là đứng vào chỗ khoảng trống ngăn cách. Có một khoảng rộng lớn ở giữa Đức Chúa Trời và loài người. Kinh Thánh nói rằng:

“Tất cả mọi người đều đã phạm tội và hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (RoRm 3:23).”

Vì cớ tội lỗi, loài người đã bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời. Có một khoảng cách lớn giữa Đức Chúa Trời và loài người. Ý muốn của Đức Chúa Trời là mọi người

Page 77: Truong nhan su

đều được cứu (Đánh giá ITi1Tm 2:3, 4). Đức Chúa Trời đã cứu bằng cách nào? Qua sự cầu thay, Đấng cầu thay vĩ đại nhất là Chúa Jêsus :

“Người đã đổi mạng sống mình cho đến chết …Người mang tội lỗi nhiều người và đã cầu thay cho những kẻ phạm tội ” (EsIs 53:12).

Chúa Jêsus đã cầu thay cho những kẻ phạm tội ” (53:12). Chúa Jêsus đã cầu thay cho chúng ta, nhờ Đấng đó mà chúng ta được xưng công bình (IICo 2Cr 5:21). Chúa Jêsus đã chịu khổ, đã cầu thay và đã chết thay cho chúng ta trên thập tự giá. Ngài đã làm nên sự cứu rỗi cho chúng ta trên thập tự giá.

Làm thế nào chúng ta có thể rao truyền sự cứu rỗi mà Chúa Jêsus đã làm nên cho chúng ta? Qua sự cầu thay. Khi chúng ta cầu nguyện cho tội nhân, chúng ta cầu thay cho họ. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những người đang cầu thay. Trong Exe Ed 22:30, Đức Chúa Trời nói:

“Ta đã tìm một người trong vòng chúng nó là người xây lại tường thành (của sự cầu nguyện ) và đứng tại chỗ khoảng cách (để cầu thay ) ở trước mặt Ta vì cớ xứ nó, hầu cho Ta không hủy diệt nó, song Ta chẳng tìm được một ai ”.

Nếu chính được đang tìm kiếm những người đang cầu thay, thì mục đích củaa Ngài là để làm gì? Cũng như trong câu 30, mục đích của Đức Chúa Trời là để Ngài sẽ không hủy diệt. Do đó, chính ý muốn của Ngài là để cứu. Đức Chúa Trời cứu bằng cách nào? Qua sự cầu thay.

II. CHÚNG TA CẦU THAY BẰNG CÁCH NÀO?

Để học biết cách cầu thay, chúng ta cần phải học xem những người của Đức Chúa Trời đã cầu thay như thế nào? Chúng ta hãy xem Môise đã cầu thay như thế nào theo bản ghi chép trong XuXh 32:11-13.

A.SỰ CẦU THAY CỦA MÔISE

Đây là bối cảnh của câu chuyện. Người Ysơraên là những nô lệ tại xứ Edíptô lúc bấy giờ, và Đức Chúa trời đã giải cứu họ qua nhiều dấu kỳ phép lạ tại xứ Edíptô. Dân Ysơraên đã kinh nghiệm sự can thiệp của Đức Chúa Trời khi họ có thể bước đi qua biển Đỏ như đi trên đất khô vậy. Nhưng khi những binh sĩ người Edíptô bước theo người Ysơraên, thì họ đã bị chết chìm. Đang khi dân Ysơraên lưu lạc trong đồng vắng, Đức Chúa Trời đã chu cấp cho họ một trụ mây ban ngày và một trụ lửa ban đêm (13:21). Vậy nên đang khi đang bước đi trong ban ngày, dân Ysơraên được bảo vệ khỏi hơi nắng trong sa mạc bằng trụ mây. Còn ban đêm, dân Ysơraên đã có trụ lửa để đem ánh sáng và hơi ấm đến để bảo vệ họ khỏi sự lạnh lẽo. Khi

Page 78: Truong nhan su

dân Ysơraên khát nước, Đức Chúa Trời đã ban cho nước từ hòn đá. Khi họ đói, Đức Chúa Trời ban cho họ bánh mana. Vậy nên dân Ysơraên đã biết và đã kinh nghiệm Đức Chúa Trời của họ.

1/ Tội Thờ Hình Tượng .

Nhưng bây giờ, chúng ta hãy xem 32:1, dân Ysơraên đã xin Arôn. “làm cho họ những thần để đi trước họ ”. Họ muốn có những thần mà họ có thể thấy và đụng đến được. những thần mà họ tự làm nên theo lòng ưa thích của họ. Họ đã xoay khỏi Đức Chúa Trời có một và chân thực để ôm lấy những hình tượng.

Hình tượng là gì? Là bất cứ điều chi hay người nào khiến cho chúng ta xây khỏi Đức Chúa Trời có một và chân thực. Có điều chi trong đời sống bạn mà bạn không thể đem nộp cho Chúa Jêsus không?Nếu có thì điều hoặc người mà bạn không thể giao nộp cho Chúa Jêsus trở thành hình tượng của bạn.

Trong 32:4, dân sự vừa mới làm xong một con bò bằng vàng và họ nói rằng: “Đây là thần của người Ysơraên, là vị thần đã đem các ngươi ra khỏi xứ Edíp tô ”.

*a) Sự Ngu Dại

Sự thờ lạy hình tượng khiến người ta trở nên ngu dại. Tại sao? Chúng ta hãy xem những người này. Họ ra đi khỏi xứ Edíptô đã lâu mới vừa làm con bò bằng vàng vậy mà họ nói đây là con bò vàng đã đem họ ra khỏi Edíptô. Một sự vô lý làm sao!Làm thế nào một vật chưa có trước đó có thể giúp họ được? Dân Ysơraên đã biết rất rõ rằng chính Đức Chúa Trời có một, chứ không phải là con bò vàng họ mới làm xong là Đấng đã đem họ ra khỏi xứ Edíptô. Nhưng sự thờ lạy hình tượng đã khiến họ trở nên ngu muội.

*b)Sự Lẫn Lộn .

Trong 32:5, chúng ta thấy mọi người đã bị lẫn lộn. Họ nói: “Ngày mai là ngày trọng thể của Chúa ”. Hãy chú ý là chữ CHÚA được viết hoa. Vậy nên dân sự đang đề cập đến Đức Chúa Trời có một và chân thực, và họ sẽ có một buổi lễ trọng thể vào ngày mai, nhưng cùng lúc ấy họ đã có thần tượng là con bò vàng. Có thể cùng yêu Đức Chúa Trời và có những thần tượng trong một lúc không? Dân sự lúc bấy giờ đang ở trong tình trạng như vậy! Họ đã bị lẫn lộn. Sự thờ lạy hình tượng khiến cho người ta bị lẫn lộn.

c)Sự Bại Hoại Và Bội Nghịch .

Đức Chúa Trời nhìn xem những người thờ hình tượng như thế nào? Ngài xem họ là những “kẻ bại hoại ”. Điều này có nghĩa là chết và thân thể đang rửa nát đó có một mùi hôi thối, Đức Chúa Trời gớm ghiếc sự thờ lạy hình tượng. Trong câu 9, Đức

Page 79: Truong nhan su

Chúa Trời mô tả người Ysơraên thờ hình tượng nầy là dân “cứng cổ ”, có nghĩa là kiêu ngạo và bướng bỉnh. Chúng ta hãy chú ý câu 10 cùng đoạn văn nầy, Đức Chúa Trời đã nói: “Vả, bấy giờ hãy để mặc ta làm, hầu cho cơn thạnh nộ ta nổi lên chúng nó, diệt chúng nó đi ”. Đức Chúa Trời rất giận dữ và Ngài muốn giết hết tất ca dân thờ lạy hình tượng nầy. Nhưng Đức Chúa Trời không thể làm điều nầy nếu có một người cầu thay. Đó là tại sao Chúa Giêhôva nói rằng: “Hãy để mặc ta làm ” và Môise đã không để mặc vho Đức Chúa Trời làm. Môise đã cầu thay, Môise đã đứng ngay chỗ ngăn cách (giữa khoảng cách lớn đó).

2. Lý Do Môise Đã Nêu Ra Trong Sự Cầu Thay .

Vì cớ Dân Chúa .

Môise đã cầu thay như thế nào? Trong câu 11, Môise đã nhấn mạnh rằng: Những người Ysơraên “Là dân mà Ngài đã dùng quyền lớn mạnh mẽ đưa ra khỏi xứ Edíptô ”. Thật vậy Môise đang nói rằng người Ysơraên là dân sự của Đức Chúa Trời và sự vinh hiển cũng như Danh của Đức Chúa Trời đã được hòa lẫn với vận mạng của dân sự Ngài là dân Ysơraên.

b) Vì cớ Danh Chúa

Vậy nên, trong câu 12 Môise nói: “Sao để cho người Ediptô nói rằng Ngài đưa chúng nó ra khỏi xứ đặng làm hại chúng, giết đi tại trong núi, cũng diệt chúng nó khỏi mặt đất? Cầu xin Chúa hãy nguôi cơn giận và bỏ qua điều tai hại mà Ngài giáng xuống dân sự Ngài ”.

Nói cách khác, Môise đã quan tâm đến danh và đến sự hiển vinh của Đức Chúa Trời. Môise đã nói rằng nếu Đức Chúa Trời hủy diệt dân sự Ngài, thì Danh Ngài và sự vinh hiển Ngài sẽ bị nói phạm đến, sẽ bị sỉ nhục…

c) Vì cớ Lời Chúa

Một lý do khác mà Môise đã dùng trong lời cầu thay của ông là trong câu 13, “Xin Chúa hãy nhớ lại Apraham, Ysác và Ysơraên là các tôi tớ của Ngài mà Ngài chỉ mình thề cùng họ rằng: ta sẽ thêm dòng dõi ngươi đông như sao trên trời, và ban cho ngươi cả xứ mà Ta sẽ chỉ cho và dòng dõi các ngươi sẽ được xứ ấy làm cơ nghiệp đời đời ”.

Môise đã yêu mến Lời của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời huỷ diệt dân Ysơraên thì Lời hứa của Ngài về dòng dõi Apraham và Ysác sẽ được hưởng xứ Canaan sẽ không bao giờ được ứng nghiệm. Rồi Lời Ngài sẽ không xảy đến. Môise đã yêu mến Lời của Đức Chúa Trời..Đức Chúa Trời có lắng nghe lời cầu thay của Môise không? Có, vì trong câu 14 nói

Page 80: Truong nhan su

rằng: “Đức Giêhôva bèn bỏ qua tai họa mà Ngài nói rằng sẽ giáng cho dân mình”. Thật vậy, sự cầu thay cứu được nhiều người.

B. SỰ CẦU THAY CỦA GIÔSUÊ

Một thí dụ khác về sự cầu thay được thấy trong Giôsuê 7. dân Ysơraên mới bước vào đất hứa. Môise đã qua đời và Giôsuê trở thành người lãnh đạo. Dân Ysơraên đã đánh bại thành Giêricô. Sau đó, họ đánh trận với một thành nhỏ hơn là thành Ahi. Nhưng người Ysơraên đã bị đánh bại và họ đã chạy trốn trước mặt người Ahi (Gios Gs 7:4).

1. Những lý do Giôsuê đã nêu ra trong lời cầu thay .

Đây là hoàn cảnh nguy hiểm, vì những quân thù nghịch của dân Ysơraên đã không còn sợ người ysơraên nữa. Họ sẽ đoàn kết lại để đánh dân Ysơraên. Vậy nên Giôsuê và các trưởng lão đã sắp mặt xuống đất trước Đức Giêhôva cho đến chiều tối (c.6). chúng ta hãy lắng nghe lời cầu thay của Giôsuê: “Cả dân Canaan và dân ở xứ nầy sẽ hay điều đó, sẽ vây chúng tôi và diệt đánh chúng tôi khỏi đất, rồi Chúa sẽ làm cho Danh lớn Chúa ? (1:9)

Giôsuê đã yêu Danh và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Danh của Đức Chúa Trời được hoà lẫn với vận mạng của dân sự Ngài, là người Ysơraên. Nếu người Ysơraên bị đánh bãi và bị đuổi khỏi đất hứa, thì sự vinh hiển Chúa bị sỉ nhục. Tại sao? Vì cớ Đức Chúa Trời đã được gắn bó chặt chẽ với dân sự Ngài và Ngài hứa sẽ đánh trận thay cho họ và ban xứ Canaan cho dân ysơraên. Lời hứa của Đức Chúa Trời phải được ứng nghiệm. Giôsuê yêu mến Lời của Đức Chúa Trời vàa ông muốn Lời ấy được ứng nghiệm.

Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu thay của Giôsuê nên Ngài bảo Giôsuê đã cất đi điều ngăn trở khiến dân sự không chiến thắng được. Điều ngăn trở đó là tội lỗi. Có tội lỗi ở trong trại quân của người ysơraên. Đức Chúa Trời đã phán trong câu 11: “Ysơraên có tội ”.

Điều nầy thật rất ngạc nhiên. Chỉ có một người Acan phạm tội, nhưng Chúa phán rằng có một tội trong toàn cả xứ điều nầy thật đúng, vì tội lỗi ảnh hưởng đến cả mọi người. Giống như một trái xoài thối sẽ hư hỏng hết cho giỏ xoài. Tội lỗi phải được cắt bỏ hết tận gốc rễ.

2. Tội lỗi gây nên thất trận .

Chúa cũng phán trong câu 12: “Bởi cớ đó, con cái Ysơraên không thể đừng nổi trước mặt kẻ thù mình …” Tội lỗi gây ra sự bại trận. Vì cớ tội lỗi, người Ysơraên đã nếm sự thất bại. Bất cứ một tội lỗi nào trong cuộc đời của một tín đồ sẽ khiến

Page 81: Truong nhan su

cho người ấy thất bại.

Cũng trong câu 12 đó, Chúa cũng phán với họ: “…Ta không còn ở cùng các ngươi nữa .” Tội lỗi khiến cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời phải lìa khỏi kẻ phạm tội đó. Người ấy phải ăn năn để được sự hiện diện của Đức Chúa Trời trở lại trên mình. Sau khi tội lỗi đã được cắt khỏi trại quân, dân Ysơraên đã chiến thắng quân thù. Đức Cháu Trời đã nghe lời cầu thay của Giôsuê.

III. BỐN SỰ XỨC DẦU CHO VIỆC CẦU THAY

Có bốn sự xức dầu cho việc cầu thay gồm:

Mang lấy gánh nặng của Chúa - LuLc 19:41

“ Khi Chúa Jêsus đến gần thành thì khóc về thành ”

Chúa Jêsus đã khóc về thành Giêrusalem. Ngài yêu thành ấy. Ngài muốn thành ấy ăn năn. Có một gánh nặng trong lòng Ngài về sự cứu rỗi của dân chúng trong thành ấy. Nên Ngài khóc về thành Giêrusalem.

Chúa có thể cho bạn một gánh nặng về môt nơi nào đó hay về một nhóm người nào đó. Vì cớ gánh nặng này mà bạn cầu nguyện và khóc lóc cho nơi đó hoặc cho nhóm người đó. Một ngày nọ, tôi cảm động khóc lóc về Thái lan. Nghe bất kỳ một tin tức nào về Thái Lan hay chỉ nhắc đến tên nó cũng khiến tôi cảm thấy sự nặng nề trong lòng và sau đó tôi cầu nguyện và khóc lóc về Thái lan. Đây là một sự xức dầu để cầu thay cho một nơi. Chuá đã cho tôi một gánh nặng để cầu thay cho nơi nầy.

Đồng hoá với những nhu cầu của người khác - RoRm 12:15“Hãy vui với kẻ vui, hãy khóc với kẻ khóc ”

Đây là một loại cầu thay khác, chúng ta đồng vui với kẻ vui và cũng khóc với kẻ khóc.

Một ngày kia, có một anh em đến với tôi để xin khải đạo. Vì cớ tôi đang bận lúc ấy, nên tôi bảo anh hãy ngồi đợi tại văn phòng của tôi và tôi sẽ tiếp anh sau 5 phút. Đang khi tôi trở lại văn phòng, Chúa đã bày tỏ cho tôi biết được những nan đề của anh ấy và tôi có một gánh nặng trong lòng sau khi biết được những nan đề của anh ấy. Tôi bước vào và ngồi xuống trước mặt anh ấy. Chúng tôi nhìn nhau và tôi đã khóc. Anh ấy cũng khóc, chúng tôi đã khóc khoảng 15 phút, cho đến khi tôi cảm nhận một sự giải toả trong tâm linh mình. Sau đó, tôi thấy anh ấy cũng ngưng khóc, anh ấy đứng lên và nói: “Cám ơn anh, vấn đề của tôi đã được giải quyết, Đức Chúa Trời đã nghe lời kêu cầu của chúng ta ”. Sau đó, anh ấy ra về.

Page 82: Truong nhan su

Tôi đã khóc với anh em vì cớ tôi đã đồng hoá chính mình với những nan đề của anh ấy. Khi tôi đang khóc tôi đã cầu thay cho người anh em đó.

3. Đau đớn khó nhọc - EsIs 66:8“Ai đã nghe một sự thể nầy? Ai đã hề thấy sự gì giống như vậy? Nước há dễ sanh ra trong một ngày, dân tộc hà dễ sanh ra trong một chặp? Mà Siôn mới vừa nằm nơi, đã sanh con cái ?”

Động từ “đau đớn ” có nghĩa là sự nhọc nhằn trong cơn đau đẻ như khi một phụ nữa đang sanh nở. Những Lời của Đức Chúa Trời trên đây nói rằng ngay khi Siôn (là dân sự của Đức Chúa Trời hay là Hội Thánh) đau đớn, khó nhọc, thì sanh ra con cái. Hãy lưu ý rằng nhiều con cái được sanh ra nên Hội Thánh chịu đau đớn khó nhọc. Chúng ta khẩn đảo bằng cách nào?

Một sáng sớm kia, tôi đang đọc Lời Chúa và cảm nhận một sự naạ¨ng nề trong lòng mình. Chúa bảo tôi phải cầu nguyện, vì cớ tôi không biết cầu nguyện điều gì, nên tôi đã cầu nguyện trong tiếng mới. Tôi đã thấy mình than thở và kêu khóc đang khi cầu nguyện trong tiếng mới kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ. Bấy giờ tôi cảm nhận gánh nặng đã được giải toả. Trong thời gian nầy, tôi đang dạy tại đại học, tôi chia sẻ Tin Lành với những sinh viên của tôi và đã nhìn thấy những dấu kỳ phép lạ cặp theo và nhiều sinh viên đã trở lại tiếp nhận Chúa và nhận được báp têm trong Thánh Linh. Trong vòng 6 tháng, có hơn 500 người đã tham dự buổi nhóm cầu nguyện của chúng tôi. Đến một ngày kia, Chúa đã bày tỏ cho tôi biết rằng tôi đã cầu nguyện và than khóc cho những sinh viên của tôi vào buổi sớm hôm ấy, tôi đã đau đớn khẩn đảo cho các sinh viên của tôi. Tôi đã không biết cầu thay cho họ điều gì, nhưng Đức Thánh-Linh đã giúp đỡ tôi cầu thay cho những sinh viên bằng những lời thở than hay đau đớn khó nhọc (RoRm 8:28)

Tầm quan trọng của những giọt nước mắt

Ba loại cầu thay trên đây luôn luôn bao gồm nước mắt hay sự than khóc. Những giọt nước mắt chúng ta thật quan trọng biết bao trước mặt Đức Chúa Trời!Trong Thi Tv 56:8 Đavít nói:

“Chúa đếm các bước đi qua đi lại của tôi, Ngài để nước mắt tôi trong ve của Chúa. Nước mắt tôi há không được ghi vào sổ Chúa sao ?”

Đức Chúa Trời để những giọt nước mắt của chúng ta trong ve của Ngài. Điều này có nghĩa rằng Đức Chúa Trời lấy những giọt nước mắt của chúng ta và để trong một chiếc bình đặc biệt tại trên thiên đàng, Ngài cũng ghi lại trong sổ của Ngài những lý do của những giot lệ của chúng ta. Vì vậy, khi tôi gặp Đức Chúa Trời ở Thiên Đàng, Ngài sẽ chỉ cho tôi chiếc bình đựng những giọt lệ của tôi cũng như sổ

Page 83: Truong nhan su

ghi chép những lý do của những giọt lệ ấy.

Đức Chúa Trời bị lay động bởi những giọt lệ của chúng ta. Một ví dụ cho thấy trong IIVua 2V 20:1-5:

“Trong lúc đó, Exêxhia bị bệnh nặng gần chết. Tiên tri Esai, con trai Amốt đến cùng người và nói rằng: Đức Giêhôva phải như vầy: Hãy trối lại cho nhà ngươi, vì ngươi sẽ thác chẳng sống được đây .Exêchia bèn xây mặt mình vào phía vách và cầu nguyện Đức Giêhôva mà rằng: Ôi! Đức Giêhôva xin hãy nhớ lại rằng tôi lấy lòng thành thật và lòng trọn lành đi trước mặt Chúa và làm theo điều tốt lành tại trước mặt Ngài. Đoạn, Exêchia khóc rất thảm thiết. Esai chưa đi khỏi thành trong, có lời của Đức Giêhôva phán với người rằng: Hãy trở lại nói với Exêchia, vua của dân sự ta rằng: Giêhôva, Đức Chúa Trời của Đavít, tổ phụ ngươi, phán như vầy : “Ta có nghe lời cầu nguyện ngươi, thấy nước mắt ngươi, này Ta sẽ chữa lành cho ngươi, đến ngày thứ ba ngươi sẽ đi lên đền của Đức Giêhôva .”

Hãy nghe những gì Giêhôva phán: “Ta có nghe lời cầu nguyện ngươi, Ta đã thấy nước mắt ngươi .” Đức Chúa Trời đã nhìn thấy những giọt nước mắt của Exêchia, Ngài đã cảm động nên đã nhậm lời cầu nguyện của ông và gia thêm tuổi của ông là 15 năm.

4. Đánh trận với những quyền lực tối tăm

Vì chúng ta đánh trận chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy ” (Eph Ep 6:12).“Quả vậy, Ta nói cùng các ngươi, hễ điều gì mà các ngươi buộc ở dưới đất thì cũng sẽ buộc ở trên trời và điều gì mà các ngươi mở ở dưới đất thì cũng sẽ mở ở trên trời ” (Mat Mt 18:18).

Một sức dầu khác cho việc cầu thay là để đánh trận với quyền lực tối tăm. Kẻ thù của chúng ta không phải là con người. Chúng ta đánh trận với những thần dữ, những thế lực, những chủ quyền cùng những vua chúa của thế giới tối tăm.

Làm sao chúng ta đánh trận được với những tà linh này? Chúa Jêsus phán rằng: Chúng ta có thể trói buộc chúng và đuổi chúng ra trong Danh Chúa Jêsus (Mac Mc 16:17)

Có một đôi vợ chồng cơ đốc nhân sống ở một ngôi làng kia và họ bắt đầu chia sẻ Tin Lành cho mọi người. Nhưng chẳng một ai tiếp nhận Tin Lành. Có rất nhiều kẻ sống ngoài vòng pháp luật trong ngôi làng đó. Đang khi họ cầu nguyện thì họ kinh nghiệm như họ đang ở trong một trận chiến, họ quở mắng, chống trả, trói buộc và

Page 84: Truong nhan su

đuổi tà linh đi. Sau nhiều ngày làm như vậy họ cảm nhận được một sự giải toả khỏi áp lực đang đè nặng. Bây giờ, đôi vợ chồng đó đang chủ tọa một Hội Thánh vào khoảng 150 thuộc viên, họ đã huấn luyện và gửi nhiều nhân sự đến những làng kế cận. Những kẻ sống ngoài vòng pháp luật đã chuyển đi đến một vùng khác, ngợi khen Chúa!

Trên đây là bốn sự xức dầu cho việc cầu thay. Người tín đồ có thể tin Đức Chúa Trời xức dầu cho mình với 4 sự xức dầu để cầu thay này và Chúa sẽ xức dầu cho bạn. Tại sao? Vì cớ Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những người cầu thay.

CÂU HỎI

Sự cầu thay là gì?Ý muốn của Đức Chúa Trời không phải là hủy diệt mà là giải cứu. Làm thế nào để Đức Chúa Trời có thể giải cứu?Những lý do nào khiến lời cầu thay của chúng ta được Đức Chúa Trời nhận lời?hãy kể ra bốn loại xức dầu cho việc cầu thay.

BÀI 1O: CÁ NHÂN CHỨNG ĐẠO

DÀN BÀI

I. KHÁI NIỆM VỀ CÁ NHÂN CHỨNG ĐẠO:

Là nói về Tin Lành dựa trên căn bản là một người làm chứng cho một người .

Mạng lịnh rao truyền Tin Lành này được Chúa Jêsus lập lại 5 lần:Mat Mt 28:19Mac Mc 16:15LuLc 24:47GiGa 15:16Cong Cv 1:8

Sự lặp lại mạng lịnh này chứng tỏ:

Việc rao giảng Tin Lành là quan trọng.

Chúa biết chúng ta rất cứng đầu.

II. TẠI SAO CHÚA CHỌN CHÚNG TA ĐỂ RAO GIẢNG TIN LÀNH?

Chúa không giao trách nhiệm giảng Tin Lành cho những thiên sứ.

Page 85: Truong nhan su

Chúa chọn chúng ta để rao giảng Tin Lành vì có thể bày tỏ tình yêu qua sự chịu khổ. Tin Lành chỉ có thể rao giảng trong tình yêu.

III. TIN LÀNH LÀ GÌ?

Tin Lành nghĩa là tin tức tốt lành. Chúa Jêsus là Tin Lành

Mọi người đều đã phạm tội - RoRm 3:23Công giá phải trả cho tội lỗi là sự hình phạt đời đời trong hỏa ngục - 6:23

Nhưng Chúa Jêsus mang lấy tội lỗi chúng ta để chúng ta nhờ Chúa Jêsus được xưng công bình - IICo 2Cr 5:12

Chúa Jêsus là con đường duy nhất dẫn chúng ta đến với Đức Chúa Trời là Cha của mọi người -GiGa 14:6.

Khi mọi người tiếp nhận Chúa Jêsus, người đó nhận được sự sống đời đời - 1:12; I 5:11-12.

Làm thế nào để tiếp nhận Chúa Jêsus ?

Người tiếp nhận Chúa Jêsus phải quyết định:

Từ bỏ và ăn năn những tội lỗi của mình.

Dâng nộp cả cuộc sống mình cho Chúa Jêsus làm cứu Chúa và Chúa của đời mình.

Khi bạn quyết định là như vậy thì Chúa Jêsus sẽ ngự vào lòng bạn (Eph Ep 3:17 và KhKh 3:20) và bạn nhận được sự sống đời đời. Chúa Jêsus thật là tin tức tốt lành.

IV.SỰ KHẨN CẤP CỦA SỰ RAO GIẢNG TIN LÀNH

Nhân loại đã bị kết án rồi - GiGa 3:18Nếu không rao giảng Tin Lành chúng ta sẽ bị hoá đá SaSt 30:1. KhKh 3:1Chúng ta có trách nhiệm khuyến cáo tội nhân - Exe Ed 3:18Con người chỉ có một sự sống và nếu mất sự sống này là mất vĩnh viễn HeDt 9:27, KhKh 20:15

V. PHẨM CHẤT CẦN YẾU CỦA MỘT CHỨNG NHÂN CÓ KẾT QUẢ -

Bỏ cái vò nước (c. 28)Điều này có nghĩa là bà đã thay đổi thứ tự ưu tiên. Bà đã coi việc đi rao giàng Tin Lành là ưu tiên.

Đi vào trong thành (c.28)

Page 86: Truong nhan su

Điều này có nghĩa là bà bước ra khỏi sự hổ thẹn và đi đến mọi người.

Nói về những gì Chúa Jêsus đã làm cho bà (c. 29)Người đàn bà này chỉ nói về kinh nghiệm của bà về Chúa Jêsus với người khác. Bà đã làm chứng.

VI. CÁCH CHẮC CHẮN ĐỂ LÀM CHỨNG CÓ KẾT QUẢ -Thi Tv 126:5, 6

Gieo giống mà giọt lệ Điều này có nghĩa là cầu nguyện, kiêng ăn và cầu thay khóc lóc về những linh hồn tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời.Rồi đem giống ra rãi .Giống tức là Lời Đức Chúa Trời (LuLc 8:11), Chúng ta đem gieo vào lòng người ta bằng cách nói Lời Chúa cho họ.C. Thực hiện được các bước trên, Đức Chúa Trời hứa chắc chắn chúng ta sẽ “vui mừng ôm bó lúa về ” (tức là những tân tín hữu), Halêlugia!

BÀI 10: CÁ NHÂN CHỨNG ĐẠO

I. KHÁI NIỆM VỀ CÁ NHÂN CHỨNG ĐẠO

Đề tựa bài này là Cá Nhân Chứng Đạo. Có nghĩa là việc rao giảng Tin Lành dựa trên căn bản một người nói cho một người khác. Mỗi một tín đồ đều được truyền bảo phải đi, phải kết quả và chăm sóc quả đó được đậu lại (GiGa 15:16). Thật ra mạng lịnh này đã được nhắc lại 5 lần.

“Vậy hãy đi dạy dỗ muôn dân (khiến muôn dân trở nên môn đệ Ta ), và hãy nhơn Danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép Báp têm cho họ ” (Mat Mt 28:19)

“Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người ” (Mac Mc 16:15).

“Và người ta sẽ nhơn Danh Ngài mà rao giảng cho các dân, các nước sự ăn năn để được tha tội bắt đầu từ thành Giêrusalem ” LuLc 24:47).

“ Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn Ta, bèn là Ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả, hầu cho trái các ngươi thường đậu luôn, lại cũng cho mọi điều các ngươi sẽ nhơn Danh ta cầu xin Cha thì Ngài sẽ ban cho các ngươi ” (GiGa 15:16).

Page 87: Truong nhan su

“Nhưng khi Đức Thánh-Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy phép quyền và làm chứng về Ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari cho đến cùng trái đất ” (Cong Cv 1:8).

Tất cả những mạng lịnh trên đây đều đề cập đến nhiệm vụ của nhiều tín đồ là rao giảng Tin Lành và kết nhiều quả. Tại sao mạng lịnh này được lập lại 5 lần? Tôi tin là có 2 lý do:

Đây là một việc vô cùng quan trọng.

Đức Chúa Trời biết rõ chúng ta rất cứng đầu

II. TẠI SAO ĐỨC CHÚA TRỜI LẠI CHỌN CHÚNG TA RAO GIẢNG TIN LÀNH ?

Tại sao Chúa Jêsus chọn môn đồ để rao giảng Tin lành? Ngài có thể chọn Thiên sứ để làm công tác này. Tôi tin rằng có rất nhiều lợi điểm nếu Thiên sứ là người giảng Tin Lành. Các Thiên sứ chẳng bao giờ mỏi mệt. Họ không cần ăn hay phải đi xe buýt hay máy bay. Nên các Thiên sứ không cần phải quyên góp phần mười hay tiền dâng nào cả. Vậy thì tại sao Chúa chọn chúng ta rao giảng Tin Lành?

Một ngày kia, chúng tôi đi đến một bộ lạc để giảng Tin Lành tại một vùng phía nam Philíppine. Chúng tôi đi bộ vào khoảng 4 giờ đồng hồ băng qua các đồi núi và thung lũng. Chúng tôi phải trãi qua những đêm lạnh lẽo, chúng tôi bị những côn trùng cắn đốt. Vì cớ sự ngứa ngáy, chúng tôi đã gãi cả người trong suốt 10 ngày cho đến khi cả cánh tay và đôi chân cũng như bụng chúng tôi đều bị tổn thương vì gãi cào thường xuyên. Chẳng có thứ thuốc gì trị được cơn ngứa ngáy dù tắm bằng xà bông hay bôi cồn hoặc thuốc bột. Những người dân tộc họ cười chúng tôi quá chừng vì cớ tôi vừa giảng Tin Lành lại vừa gãi khắp người. Nhưng nhiều người đã được cứu và được báp têm bằng Thánh Linh. Tại sao? Họ đã chịu cảm động bởi tấm lòng chịu khổ khi rao giảng Tin Lành của chúng tôi. Một số đã đến với tôi và nói: “Ông thật yêu thương chúng tôi vì ông đã đến với chúng tôi và chịu cực khổ ”.

Chúa Jêsus đã chọn chúng ta để rao giảng Tin Lành vì chúng ta có thể chịu khổ và qua đó bày tỏ được lòng yêu thương. Tin lành không thể được rao giảng mà không có tình yêu và tình yêu không thể được bày tỏ trừ phi một người sẵn lòng chịu khổ. Các Thiên sứ không thể chịu khổ vì họ không hề biết mỏi mệt và đói khát. Còn chúng ta bị mệt mỏi, đói khát, yếu mệt, bị thương tích và có thể bị giết đang khi rao giảng Tin lành. Tình yêu chỉ có thể được bày tỏ qua sự chịu khổ, chịu đau đớn . Đó là lý do tại sao chính Đức Chúa Trời phải có một thân xác để bày tỏ cho chúng ta tình yêu của Ngài. Chúa Jêsus là Lời Hằng sống và là Đức Chúa Trời hằng sống đã trở nên xác thịt để có thể bày tỏ tình yêu thương cho chúng ta.

Page 88: Truong nhan su

Tin Lành chỉ có thể rao giảng ra trong tình yêu

III. TIN LÀNH LÀ GÌ ?

Tin lành có nghĩa là “Tin tức tốt lành ”. Tin tưc tốt lành này là Chúa Jêsus, Đấng đã xuống thế gian từ Thiên đàng và trở thành con người để Ngài chịu khổ và chết thay chúng ta. Chúa Jêsus đã trả hết hình phạt cho tội lỗi chúng ta. Tất cả mọi người đều đã phạm tội và không thể đến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, nhưng Cha đã yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài đã chu cấp sự chữa trị duy nhất cho tội chúng ta là Chúa Jêsus đã chết và sống lại từ trong kẻ chết để ban cho chúng ta sự sống đời đời. Chúá Jêsus đã trở nên tội lỗi vì cớ chúng ta để chúng ta được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời (IICo 2Cr 5:21) Chúa Jêsus là con đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Cha (GiGa 14:6). Khi bạn tiếp nhận Jêsus , bạn tiếp nhận sự sống đời đời (1:12 và IGi1Ga 5:11-12). Làm sao bạn nhận được Chúa Jêsus? Bạn nhận được Chúa Jêsus bằng cách:

Quyết định xoay lưng với tội lỗi và ăn năn tội lỗi mình.

Quyết định dâng trọn cuộc đời mình cho Chúa Jêsus và tôn Ngài làm Chúa của bạn hay làm ông chủ của cuộc đời bạn.

Khi bạn làm những điều này thì Chúa Jêsus bước vào lòng bạn (Eph Ep 3:17 và KhKh 3:20) và bạn đã nhận được sự sống đời đời. Chúa Jêsus chính là tin tức tốt lành.

SỰ KHẨN CẤP TRONG VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH

Loài người đã bị định tội rồi.

“ Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét. Ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến Danh Con một Đức Chúa Trời ” (GiGa 3:18)

Xin hãy lưu ý rằng tất cả mọi người không tin và chưa tiếp nhận Chúa Jêsus “đều bị đoán xét rồi ”. Sự định tội này đã hoàn tất, đã xong rồi. Điều này có nghĩa là bất cứ ai không tin đều đã bị định tội xuống địa ngục. Con đường duy nhất để có sự định tội này thay đổi là người đó phải tiếp nhận Tin Lành. Vì vậy, việc rao giảng Tin Lành rất là khẩn cấp vì cớ tất cả những ai không tin đều đang bị hư mất.Bạn sẽ nói gì với một người đang nhìn thấy một căn nhà đang bị lửa cháy? Lúc bấy giờ là vào nữa đêm, mọi người phải ngủ và người nhìn thấy ngọn lửa từ chối không báo động cho mọi người vì anh ta sợ rằng người ta sẽ nổi giận với anh vì đã khuấy rối giấc ngủ của họ. Bạn sẽ gọi anh ta là người thế nào? Đó là người vô trách nhiệm, xấu xa, lòng dạ bằng sắt và người đó phải bị trừng phạt!

Exe Ed 3:18 chép rằng: “Khi Ta nói với kẻ dữ rằng: mày chắc sẽ chết! Nếu người

Page 89: Truong nhan su

không ngăn bảo nó, không nói với nó đặng khuyên nó từ bỏ đường xấu xa để cứu mạng mình thì người dữ đó phải chết trong tội lỗi nó, nhưng ta phải đòi huyết nó trong tay ngươi ”.

Đây là điều bắt buộc chúng ta phải nhắc nhở tội nhân và nếu chúng ta không làm điều đó thì kẻ phạm tội sẽ chết trong sự gian ác mình, nhưng sau đó Đức Chúa Trời phán rằng; Ngài sẽ đòi huyết của tội nhân nơi tay chúng ta.

Nếu chúng ta không rao giảng Tin Lành thì chúng ta sẽ hoá đá .

Trong SaSt 30:1, chúng ta thấy Rachên đã nói với chồng bà là Giacốp: “ Hãy cho tôi, hãy cho tôi con cái nếu không tôi sẽ chết ”. Chúa đã dùng câu này để phán: “Lòng nhiệt thành và sốt sắng của con sẽ tàn lụi nếu con không truyền giảng ”.

Vì cớ thiếu lòng sốt sắng, người Cơ đốc nhân có thể dần dần sa ngã. Tôi đã từng nhìn thấy một số tín đồ và một số Hội Thánh địa phương đã mất lòng sốt sắng của mình vì họ không rao giảng Tin Lành. Họ giống như Hội Thánh Sạt Đe: “Có tiếng sống mà đã chết (KhKh 3:1).Nếu bạn không rao giảng bạn sẽ hoá đá.NHỮNG PHẨM CHẤT CƠ BẢN CỦA MỘT NGƯỜI CHINH PHỤC LINH HỒN CÓ KẾT QUẢ.

Điều gì khiến cho một người tín đồ có kết quả trong việc rao giảng Tin Lành? Chúng ta hãy học gương của người đàn bà Samari (GiGa 5:5-39). Người đàn bà này đã xấu hổ về tội lỗi của mình, nên bà tránh gặp gỡ mọi người. Bà đã ra giếng vào giờ nắng gắt. Chẳng có ai muốn ở tại giếng vào giờ nắng gắt đó. Nhưng Chúa Jêsus đã chờ bà tại đó và Ngài đã giới thiệu cho bà Nước Sống. Cuối cùng người đàn bà này đã xin Nước Sống này. Chúa Jêsus đã chỉ ra tội lỗi của bà là điều ngăn trở bà không nhận được Nước Sống nầy. Người đàn bà đã được thay đổi hoàn toàn sau khi gặp gỡ Chúa Jêsus. Anh hưởng của Chúa Jêsus trên người đàn bà Samari này là gì? Chúng ta nhìn thấy có 3 ảnh hưởng gồm có:

Bà đã bỏ chiếc vò múc nước của bà - 4:28

Mối quan tâm ưu tiên của cuộc đời bà được thay đổi sau khi gặp Chúa Jêsus. Y định của bà khi đến giếng nước là để lấy nước. Đó là lý do tại sao bà đem chiếc vò đựng nước đến để kéo nước từ giếng lên. Nhưng ý định này đã thay đổi sau khi bà gặp gỡ Chúa Jêsus . Mối quan tâm ưu tiên của bà đã thay đổi- Bà đã bắt đầu ra đi rao giảng Tin Lành cho mọi người rằng Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế. Mối bận tâm ưu tiên trong cuộc đời bạn là gì? Có phải cho mọi người biết về Chúa Jêsus là điều ưu tiên của bạn không? Hay là bạn đang giữ một vò nước, vò nước của bạn là điều gì? Vò đựng nước của bạn có phải là công việc làm ăn, gia đình của bạn không?

Page 90: Truong nhan su

Vò đựng nước của bạn sẽ ngăn trở bạn rao giảng Tin Lành. Bạn không thể là người chinh phục linh hồn tội nhân được nếu bạn đang giữ cái vò đựng nước của bạn.

Bà đã bước ra khỏi sự xấu hổ của mình và đi vào trong thành - 4:28

Người đàn bà rất xấu hổ khi gặp gỡ tất cả mọi người vì cớ cuộc đời tội lỗi của mình nên bà tránh mặt mọi người . nhưng cuộc gặp gỡ của bà với Chúa Jêsus đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời bà. Bà trở thành một con người hoàn toàn mới, bà đã ra khỏi sự xấu hổ của mình và chạy đến với mọi người để nói cho họ biết về Chúa Jêsus.

Bạn cũng phải bước ra khỏi sự xấu hổ của mình. Cuộc đời tội lỗi của bạn đã được tha thứ và rửa sạch hoàn toàn bởi dòng huyết của Chúa Jêsus. Bạn là một con người mới hoàn toàn vì cớ Chúa Jêsus (IICo 2Cr 5:17). Vì vậy, bây giờ bạn có thể dạn dĩ đến với mọi người và nói cho họ biết về Chúa Jêsus.

Bà nói cho người khác biết về những gì Chúa Jêsus đã làm cho bà - GiGa 4:29

Người đàn bà chỉ đơn sơ kể cho mọi người nghe: “ Hãy đến xem Người đã nói cho tôi biết tất cả những việc tôi đã làm. Có phải đây chính là Đấng Cứu Thế chăng ?” người đàn bà chưa bao giờ học trong một trường Kinh Thánh. Bà chẳng được huấn luyện chính thức nào về truyền giảng Phúc Âm. Tuy vậy, bà đã trở thành người truyền giảng có kết quả. Hầu như cả thành đều đến với Chúa Jêsus vì cớ bà, kỷ thuật của bà là gì? Bà chỉ nói cho mọi người biết Chúa Jêsus đã làm gì cho bà. Bà làm chứng về những điều bà đã kinh nghiệm với Chúa Jêsus.

Hãy xem: “ Và nhiều người Samari trong thành ấy đã tin Ngài vì cớ những lời chứng của người đàn bà, Ngài đã bảo tôi hết mọi điều tôi đã làm ” (GiGa 4:29)

Chắc chắn bạn cũng có một lời chứng về cuộc đời bạn để kể. Hãy sử dụng nó để rao giảng Tin Lành cho người khác. Phaolô đã dùng lời chứng về cuộc đời ông để rao giảng Tin Lành cho vua Acripha và tất cả mọi người trong đền vua (Cong Cv 26:1-29)Tóm lại, tất cả chúng ta đều có thể trở thành những nhà truyền giảng Tin Lành có kết quả nếu chúng ta:

Xem điều ưu tiên của đời sống mình là rao giảng.

Bước ra sự xấu hổ của mình để đến với người hư mất và rao bảo cho họ biết về tin tức tốt lành.

Hãy kể cho họ nghe những gì Chúa Jêsus đã làm cho cuộc đời bạn.

Page 91: Truong nhan su

CÁCH CHẮC CHẮN ĐỂ DẪN ĐƯỢC NGƯỜI KHÁC VỀ VỚI CHÚA

“ Kẻ nào gieo giống mà giọt, sẽ gặt cách vui mừng. Người nào vừa đi vừa khóc đem giống mình ra rãi ắt sẽ trở về, mang bó lúa mình ” (Thi Tv 126:5-6)

Xin hãy lưu ý rằng nếu chúng ta gieo giống mà giọt lệ, chúng ta sẽ gặt hái cách vui mừng. Gieo giống trong giọt lệ có nghĩa là gì? Có nghĩa là than khóc trước mặt Chúa về những tội nhân hư mất, nó có nghĩa là cầu nguyện và cầu thay với sự kiêng ăn trước mặt Chúa . Sau khi làm điều nầy, chúng ta sẽ đem hạt giống ra rãi (câu 6). Hạt giống là Lời Đức Chúa Trời (LuLc 8:11). Khi hai bước nầy đã làm trọn, Lời của Chúa được bảo đảm rằng chẳng nghi ngờ gì chúng ta sẽ trở về vui mừng mang bó lúa mình (những tân tín hữu). Halêlugia!

CÂU HỎI

Truyền giảng Tin Lành là gì?

Chúa đã cứu chúng ta bằng cách nào?

Tại sao chúng ta phải truyền giảng Tin Lành?

Những phẩm chất cầu yếu của một người chinh phục linh hồn tội nhân có kết quả là gì?

Cách chắc chắn để chinh phục linh hồn tội nhân là gì?

Hãy viết lời làm chứng về cách Chúa đã cứu bạn và gửi lời làm chứng đó cho một người bạn quen biết. Viết tên của người bạn và ngày bạn gửi lời làm chứng.

Chia xẻ Tin lành cho các bạn hữu.

BÀI 11: HỆ THỐNG NHÓM TẾ BÀO

DÀN BÀI

I. MÔN ĐỆ HÓA - Mat Mt 28:19; GiGa 15:16(ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ.)

Mạng lịnh của Chúa là môn đệ hoá muôn dân.

Đào tạo môn đệ có ý nghĩa sâu sa hơn chỉ giảng Tin lành.

Mỗi Cơ đốc nhân được truyền dạy và chỉ định phải làm 3 công việc:

Page 92: Truong nhan su

Đi;

kết quả;

Trái thường đậu luôn.

Công việc thứ 3 là đào tạo môn đệ.

II. CHÚA JÊSUS ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ NHƯ THẾ NÀO? Mac Mc 3:13-15

Chúa Jêsus dành phần lớn thì giờ trong 3 năm rưỡi thi hành chức vụ để dạy dỗ huấn luyện một nhóm nhỏ mười hai người.Chúa Jêsus chọn và lập mười hai người để họ ở với Ngài (c.14)

Ngài có mối tương giao gần gũi với họ. Ngài dạy dỗ họ, khích lệ họ và quở trách họ. Bày tỏ cho họ nếp sống của Ngài.Rồi Chúa Jêsus sai các môn đồ đi ra để áp dụng những điều họ đã học và trở về tường thuật lại cho Ngài.

Và tiến trình này được lập lại.

III. HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ITi1Tm 2:2

Phaolô huấn luyện Timôthê.

Rồi Phaolô hướng dẫn Timôthê truyền sự dạy dỗ và huấn luyện cho người trung thành, là những người sẽ huấn luyện lại cho những người trung thành khác.PhaolôTimôthêNhững người trung thành khác (rất ít)Những người trung thành khác (rất ít)

GƯƠNG CỦA MÔISE - Xuất 18

Nhóm tế bào gồm một người lãnh đạo và các thuộc viên là những tân tín hữu của nhóm người đó. Chúng ta gọi đó là tế bào chính (hay tế bào mẹ).

Nhóm tế bào nhóm lại mỗi tuần một lần khoảng hai tiếng đồng hồ. Họ thông công, thờ phượng, dạy dỗ trong thời gian nầy.

Người lãnh đạo khích lệ nhóm viên đi làm chứng bằng cách áp dụng Thi Tv 125:5-6.

Nhóm viên nào chinh phục được một tân tín hữu sẽ trở thành người lãnh đạo của

Page 93: Truong nhan su

một nhóm tế bào mới. Thuộc viên của nhóm tế bào mới này(được gọi là tế bào phụ hay tế bào con) là những tân tín hữu mà người ấy chinh phục được.Nhóm tế bào nầy gặp nhau 2 giờ mỗi tuần để thông công, thờ phượng và dạy dỗ. Buổi nhóm được tổ chức vào một giờ khác với nhóm tế bào chính.

Người lãnh đạo của bất kỳ chính hay phụ nào phải luôn luôn khích lệ nhóm viên mình phải có tân tín hữu.

VI. BỐN PHÂN VỤ CƠ BẢN CỦA NHÓM TẾ BÀO.

Mỗi nhóm tế bào dầu chính hay phụ đều phải thực hiện bốn phân vụ cơ bản như sau:

Thờ phượng GiGa 4:23Hướng dẫn và dạy dỗ Mat Mt 28:20Thông công Mat Mt 28:19; Mac Mc 16:15; LuLc 24:47; GiGa 15:16; Cong Cv 1:8.

Khi nhóm tế bào làm bốn phân vụ cơ bản nầy một cách hữu hiệu thì tế bào sẽ khoẻ mạnh.

BÀI 11: HỆ THỐNG NHÓM TẾ BÀO

Đây là bài cuối cùng của chúng ta trong cấp 1 gọi là “Hệ Thống Nhóm Tế Bào ” Bài học nầy dựa trên mạng lịnh của Chúa trong Mat Mt 28:19:

“Hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhơn danh Cha, Con và Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ ”.

I.KHIẾN TRỞ NÊN MÔN ĐỆ.

Mạng lịnh của chúa không phải chỉ đi ra rao giảng Tin lành. Vâng, điều đó có thể nói đến, nhưng chúng ta không được ngưng ở đó. Chúa phán rằng: “Khiến muôn dân trở nên môn đồ Ngài ”. Mạng lịnh nầy dành cho mọi Cơ đốc nhân. Và làm sao chúng ta có thể khiến muôn dân trở nên môn đồ Ngài? Chúa phán với chúng ta trong GiGa 15:16. Lời Chúa phán rất rõ ràng cho chúng ta:

“Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn Ta, nhưng ta là Đức Chúa Trời ngươi, chủ của ngươi đã chọn ngươi ”.

Nhằm mục đích gì? Ta đã lập ngươi! Không những Chúa Jêsus đã chọn chúng ta nhưng Ngài còn lập chúng ta. Từ ngữ “lập ” có ý rất mạnh mẽ, hơn cả chữ “chọn ”. Vì khi bạn đã được lập có nghĩa là bạn đã được chỉ định vào một chức vụ và nếu bạn từ chối không hoàn thành mọi phận sự của chức vụ ấy thì bạn sẽ bị bỏ tù chiếu

Page 94: Truong nhan su

theo luật lệ. Vậy nên, sự chỉ định có nghĩa là bạn đã được giao một công tác để thi hành. Bạn được trông mong phải hoàn thành công tác ấy, và Chúa Jêsus đang nói với mỗi Cơ đốc nhân: “Chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và (lập ) chỉ định các ngươi để thực hiện 3 điều :

ĐiKết quảChăm sóc những quả ấy được tồn tại.

II.CHÚA GIÊSU KHIẾN NGƯỜI TA TRỞ NÊN MÔN ĐỆ BẰNG CÁCH NÀO?

Chúa Jêsus đã khiến người ta trở nên môn đệ bằng cách nào? Chúng ta sẽ tìm thấy điều nầy trong Mac Mc 3:13-15:

“Kế đó, Đức Chúa Jêsus lên núi, đòi những người Ngài muốn, thì những người ấy đến kế Ngài. Ngài bèn lập 12 người, gọi là sứ đồ đệ ở cùng Ngài và sai đi giảng đạo. Ngài ban cho quyền phép để chữa lành mọi bệnh tật và đuổi quỉ .”

Kinh Thánh đang nói chúng ta điều gì? Chúa Jêsus yêu thương cả đám đông. Jêsus đã đến cứu tất cả mọi người. Tôi tin rằng Ngài muốn rao giảng cho hàng ngàn người nhưng Chúa Jêsus đã để 3 năm rưỡi của Ngài để môn đệ hóa, để dạy dỗ cho một nhóm ít người. Chỉ có 12 người. Điều này dạy gì cho chúng ta? Ngài để dành khoảng thời gian giới hạn của Ngài trên đất để huấn luyện cho một nhóm ít người. Ngài đã sữ dụng hầu hết thì giờ của Ngài để môn đệ hoá họ! Chúng ta phải làm như vậy. Thật ra, Chúa Jêsus đã truyền lệnh cho chúng ta hãy môn đệ hoá muôn dân cho Ngài.

Ngài đã làm gì với 12 người này? Kinh Thánh chép: Ngài đã chỉ định họ ở riêng với Ngài. Thật sự Chúa Jêsus đã nói với 12 môn đồ rằng: Ta chỉ định các con là 12 người ở với Ta cả ngày lẫn đêm. Các con sẽ ăn với Ta, sẽ ngủ với Ta, các con sẽ đi với ta bất cứ nơi nào ta đi . Khi Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã có một mối quan hệ riêng tư mật thiết với 12 môn đệ của Ngài.

Chữ: “Môn đệ ” (disciple) được lấy từ chữ “kỷ luật ” (discpline). Chữ gốc chữ kỷ luật đó cũng có nghĩa là một người học trò. Sự hiểu biết của chúng ta về một người học trò này rất khác biệt với điều người ta hiểu biết về một người học trò trong thời Đấng Christ. Một người học trò trong thời Đấng Christ là thế nào? Người ấy không bước vào trường học như thời đại chúng ta thời nay.

Giả sử muốn trở nên một người thợ mộc, bạn muốn học nghề thợ mộc thì bạn sẽ đi đến một ông thợ mộc bậc thầy và sẽ ở trong nhà ông ấy. Bạn sẽ không những học tập cách trao đổi, làm sao để xẻ gỗ, làm sao để cưa, làm sao để sử dụng những dụng cụ khác nhau…mà bạn còn ngủ tại nhà ông ấy. Bạn sẽ cùng ăn với ông ấy và

Page 95: Truong nhan su

ông ta sẽ dạy bạn cách sống của chính ông chứ không phải một nghề mà thôi.

Vậy nên sự học tập trong thời Đấng Christ là hoàn toàn khác với sự học tập ngày nay. Ngày nay nếu bạn muốn học, bạn bước vào một ngôi trường, rồi ngồi đó lắng nghe những bài thuyết giảng của người thầy giáo, cuộc đời riêng của người ấy bạn ít biết rõ, và sau đó bạn bước vào những kỳ thi đó và vậy là chấm dứt! Không, đó không phải là cách học tập trong thời Đấng Christ, có nghĩa là bạn phải ở lại, sống chung và có một mối liên hệ riêng tư gần gũi với người thầy của bạn. Vì vậy, bạn không chỉ học được nghề mộc, mà còn học được cả lối sống của ông thầy nghề mộc đó nữa. Đó chính là ý nghĩa của chữ “Môn đệ hoá ”.Chúa Jêsus đã chọn 12 người và Ngài phán : “Hãy đến, hãy đến với ta và Ta sẽ chỉ cho các ngươi thế nào để trở nên những tay đánh lưới người .” Vậy nên Chúa Jêsus đã làm gì khi Ngài sống với những môn đệ? Dĩ nhiên Ngài đã dạy dỗ họ, khuyên bảo họ, khích lệ họ, Ngài cũng qử trách họ. Ngài đã nói: “Hỡi những kẻ ít đức tin ” Ngài khuyên bảo họ “Lòng các ngươi chớ hề bối rối ” Ngài đã dạy dỗ họ: “Hãy vác thập tự giá mình mà theo Chúa ”.

Sau đó, Chúa Jêsus đã sai các môn đệ đi ra (Mac Mc 3:14). Nhằm mục đích gì? Để họ có thể ứng dụng những gì họ đã học. sau đó, họ trở về và tường trình lại cho Chúa Jêsus.

Bây giờ tôi muốn nhấn mạnh điều này một lần nữa, Chúa Jêsus rất quan tâm đến đám đông, nhưng Ngài đã dành phần lớn thì giờ của Ngài để huấn luyện các nhóm nhỏ. Chúa Jêsus là tấm gương của chúng ta, vậy khi Ngài phán “Hãy đi kiếm muôn dân trỡ nên môn đệ ta ” thì chúng ta phải để phần lớn thì giờ của chúng ta để huấn luyện nhóm người nhỏ. Đó là lý do tại sao việc môn đệ hoá có nghĩa là tập trung sự huấn luyện của bạn vào một nhóm người.

III.HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN ĐÃ MÔN ĐỆ HOÁ NHƯ THẾ NÀO?

Chúng ta hãy xem Hội Thánh đầu tiên, họ đã môn đệ hoá như thế nào? Trong bức thư thứ hai Phaolô gửi cho Timôthê trong IITi 2Tm 2:2:

“Những điều con đã nghe nơi Ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác nữa ”.

Phaolô đã huấn luyện Timôthê. Sau đó, ông đã dạy cho Timôthê: “Những điều dạy dỗ và huấn luyện mà con đã nhận được, con hãy chuyển giao y như vậy cho mấy người trung thành, là những người sau này sẽ huấn luyện lại những người trung thành khác nữa ”. Dây chuyền huấn luyện sẽ giống như vậy.IV. TẤM GƯƠNG CỦA MÔISE:

Page 96: Truong nhan su

Một ngày kia, Môise được ông gia mình là Giêtrô đến thăm. Các bạn sẽ tìm thấy câu chuyện ghi lại trong sách Xuất Êdíptô Ký 18. Xin hãy đọc hết cả đoạn sách này.

Luôn tiện, tôi muốn nói rằng, tôi tin ông Giêtrô cũng đã tin Đức Chúa Trời của ông Môise. Khi chúng tôi ở Inđônesia, một số người tuyên bố rằng nhóm tế bào không phải đến từ Đức Chúa Trời. Tại sao? Vì theo họ, Giêtrô;là người đề nghị nhóm tế bào này hay nhóm người nhỏ cho Môise là một thầy tế lễ. Điều đó đúng nhưng hãy đọc lại Xuất 18. Môise và những người trưởng lão đã cùng ăn bánh với Giêtrô, Giêtrô vui mừng vì mọi điều tốt lành mà Chúa Giêhôva đã làm cho dân sự Ngài (c.9) và ông đã chúc phước Cho Đức Chúa Trời Chân Thật (c.10) rồi ông nói rằng: “Bây giờ tôi biết Đức giêhôva là vĩ đại hơn tất cả mọi thần khác ” (c.11). Tất cả mọi điều này cộng với sự kiện Giêtrô dâng một của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời Chân Thực (c.12) đã kết luận rõ ràng Giêtrô đã trở nên một tín đồ.

Khi Giêtrô đề nghị với Môise về nhóm tế bào, Giêtrô nói rằng: “Con hãy cầu hỏi Đức Chúa Trời của con và tìm xem Ngài phê chuẩn cho con ” (c.23) Môise, dĩ nhiên sau đó đã cầu vấn Đức Chúa Trời. Và rồi, Môise đã áp dụng lời khuyên của Giêtrô sau khi cầu hỏi Đức Giêhôva.

Tại sao Giêtrô đề nghị nhóm tế bào hay một nhóm ít người? Giêtrô đã quan sát Môise một ngày nọ và nhìn thấy dân sự đến với Môise từ sáng sớm cho đến chiều tối (c.13). Dân sự xếp hàng để đến cầu hỏi Môise từ sáng sớm đến chiều tối. Các bạn có biết tại sao như vậy không? Vì cớ có vào khoảng hai triệu người Ysơraên. Nhiều ngươi gặp phải nan đề và phải cầu hỏi Môise. Chúng ta hãy xem như một nữa số ngươi đó gặp phải nan đề. Thì con số là một triệu người! Một triệu người với những nan đề phải xếp hàng trước khi mặt trời mọc và mỗi người đều muốn được nói chuyện với Môise. Thật là một hàng người dài biết chừng nào! Mặt trời đã lặn rồi mà vẫn còn có nhiều người đang đợi được nói chuyện với Môise. Môise đã gần như kiệt sức và luôn những người xếp hàng đợi ông cả ngày cũng vậy.

Vậy nên, Giêtrô đã nói với Môise: “Những gì mà con đang làm là chẳng tốt đâu. Con sẽ bị đuối sức mà thôi. Vậy nên, ta đề nghị rằng con hãy chọn số người có tài năng và trung thành khiến họ trở thành những người lãnh đạo trên ngàn người, lãnh đạo trên trăm người, lãnh đạo trên năm chục người và lãnh đạo trên mười người ” (c. 17-21). Môise đã áp dụng lời đề nghị sau khi cầu hỏi Đức Giêhôva.

Ồ, chính đó là hệ thống nhóm tế bào. Vì vậy, bạn sẽ thấy rằng Kinh Thánh, cả trong Cựu Ước, đã dạy chúng ta chiến lược của nhóm nhỏ, hay là hệ thống nhóm tế bào.

PHAOLÔ

Page 97: Truong nhan su

TIMÔTHÊ

NHỮNG NGƯỜI TRUNG TÍN (rất ít)

NHỮNG NGƯỜI TRUNG TÍN KHÁC (rất ít)

V. NHÓM TẾ BÀO HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?

Ví dụ như chúng ta có 5 tân tín hữu, những người nầy được kể như là bông trái của tôi theo GiGa 15:16 và Chúa truyền cho tôi phải chăm sóc những quả nầy để cho chúng được tồn tại luôn. Chúng tôi có một buổi nhóm tế bào vào khoảng 2 tiếng đồng hồ mỗi tuần.

Chúng tôi sẽ làm gì trong buổi nhóm tế bào? Chúng tôi có giờ ngợi khen và ngợi khen và thờ phượng, cầu nguyện cho nhau và học hỏi Lời Chúa. Trong giờ học hỏi Lời Chúa, chúng tôi bắt đầu với bài cấp I, là những chủ đề đang được bàn đến ở đây. Điều quan trọng trong việc dạy dỗ chủ đề nầy là chúng ta phải áp dụng Lời Chúa vào đời sống của mình; Nếu chủ đề là phép Báptêm trong Thánh Linh, thì chúng tôi phải nhận phép báptêm bằng Đức Thánh Linh….

Với tư cách là trưởng nhóm tế bào, tôi hướng dẫn giờ học Kinh Thánh và khuyên bảo những nhóm viên của tôi. Qua kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy rất khó cai quản hơn 12 nhóm viên. Nên chúng tôi giới hạn số người trong tế bào không quá 10-12 người.

Tôi khích lệ và thách thức nhóm viên của tôi truyền giảng. Bằng cáh nào? Tôi sẽ hỏi từng người: “ Anh có muốn một người nào đó trở thành Cơ đốc nhân không ?” Thông thường câu trả lời sẽ là “Có, tôi có rất nhiều người trong trí tôi mà tôi muốn họ trở thành Cơ đốc nhân ”. Nhưng sau đó, tôi sẽ nói : “Chỉ nghĩ đến một người thôi và chúng ta sẽ tập trung cầu nguyện cho người nầy ”. Chúng tôi sẽ kêu khóc trước mặt Chúa, cầu thay cho người đó và ngay cả kiêng ăn để cầu xin cho người đó được cứu. Tôi sẽ thách thức cả nhóm tế bào tôi làm việc này, gieo ra trong giọt lệ và kiêng ăn ít lâu cho người nào mà chúng tôi muốn họ được trở lại tin chúa. Sau một khỏang thời gian cầu nguện kiêng ăn, tôi sẽ nói với người nhóm viên có bạn mà chúng tôi đã cầu nguyện đặc biệt đó hãy đến nói chuyện với người ấy. Thường là người đó trở lại tin Chúa. Nhóm viên của tôi bây giờ đã có được một tân tín hữu của riêng mình. Anh ấy sẽ không đem người ấy vào nhóm tế bào của chúng tôi, thay vào đó anh sẽ trở thành lãnh đạo cho tân tín hữu của anh và họ sẽ nhóm lại với nhau như một tế bào. Tế bào mới này được gọi là tế bào phụ và giờ nhóm của họ sẽ khác ngay với nhóm chúng tôi.

Page 98: Truong nhan su

Những gì tôi đã làm cho một trong số các nhóm viên của tôi mà hiện nay đã gây được một tế bào phụ thì tôi cũng làm cho những nhóm viên khác giống như vậy. Những nhóm viên khác của tôi sẽ có những tân tín hữu của riêng họ rồi cũng trở thành tế bào trưởng và tế bào của họ sẽ được gọi là những tế bào phụ.

Những gì tôi đã mô tả có thể được vẽ như sau:

Chú ý: Tiến trình trên đây có thể được làm y như vậy trong những tế bào phụ tiếp tục. Mục đích để cho mọi tín hữu đều được kết quả và chăm sóc chính bông trái của mình (GiGa 15:16).

HÌNH

IV.BỐN PHÂN VỤ CƠ BẢN CỦA TẾ BÀO

Mỗi một tế bào, dù là tế bào chính hay phụ đều thực hiện bốn phân vụ cơ bản của một Hội Thánh đó là:

Truyền giảng - Mat Mt 28:19; Mac Mc 16:15; LuLc 24:47; GiGa 15:16; Cong Cv 1:8

Dạy dỗ hay môn đệ hóa- Mat Mt 28:20

Thông công- HeDt 10:24-25

Thờ phượng - GiGa 4:23Làm thế nào để chúng ta thử nghiệm tính hiệu quả của một nhóm tế bào? Xét theo bốn phân vụ cơ bản trên đây. Chúng ta hỏi những câu hỏi sau:

Vấn đề truyền giảng:

Có phải mỗi nhóm viên của tế bào đều truyền giảng không? Nếu câu trả lời là không, nghĩa là có sự trục trặc, sai sịa trong tế bào rồi. Nếu câu trả lời là phải thì chúng ta hỏi câu hỏi kế tiếp.

Bạn có dẫn được tân tín hữu không? Nếu câu trả lời là không tức là có sự sai trật. Nếu câu trả lời là có thì chúng ta tiếp tục hỏi câu tiếp.

Nhóm viên có chăm sóc tân tín hữu không? Hãy chú ý là những câu hỏi trên đây rất đơn giản để trả lời và có thể nói cho chúng ta biết tế bào đó có kết quả hay không trong sự truyền giảng.

Về sự dạy dỗ:

Page 99: Truong nhan su

Chúng ta hỏi những câu hỏi sau để xem tế bào có hiệu quả trong sự dạy dỗ hay không, gồm có:

Sự dạy dỗ có rõ ràng và có được xức dầu không?

Có được mọi người tuân theo không? Chúa j phán hãy nghe Lời Ngài và làm theo. Vậy nên, nếu sự dạy dỗ kông được mọi người tuân theo, tức là có điều gì sai trật.

Về sự thông công:

Chúng ta hỏi những câu hỏi sau để xem tế bào có hiệu quả trong sự thông công hay không:

Những nhóm viên của tế bào có cởi mở với nhau không?

Họ có kết ước với nhau, với tế bào và với Hội Tháh địa phương không?

Họ có quan tâm đến nhau, có hết sức mình để giải quyết nhu cầu cho những anh em khác không?

Họ có yên ủi nhau không?

Về sự thờ phượng:

Những câu hỏi nầy sẽ được hỏi để xem tế bào có hiệu quả trong sự thờ phượng không?

Họ có thờ phượng trong tâm thần và trong lẽ thật không? Thờ phượng trong tâm linh có nghĩa là kẻ thờ phượng phải được sanh bởi Thánh Linh (nghĩa là đã trở lại tin Chúa hay đã được tái sanh)và được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh, thờ phượng trong lẽ thật có nghĩa là thờ phượng theo Lời Đức chúa Trời.Những ân tứ của Thánh Linh như ơn nói tiên tri, nói tiếng lạ, thông giải tiếng lạ….Có được vận hành trong tế bào không?

Có dư dật những lời ngợi khen cảm tạ không?

Những nhóm viên có đời sống thánh khiết không?

Khi tế bào thực hiện các hiệu quả bốn phân vụ trên, thì chúng ta có thể nói tế bào đó mạnh khỏe.

CÂU HỎI

Có phải mỗi Cơ Đốc nhân đều phải kết quả không ?

Trái của Cơ Đốc nhân là gì?

Page 100: Truong nhan su

Làm thế nào để chăm sóc những trái này?

Bốn phân vụ cơ bản của Hội Thánh là gì?

Làm thế nào để bạn có thể biết là nhóm tế bào của bạn đang khỏe mạnh?

BẢNG HƯỚNG DẪN CÂU HỎI & TRẢ LỜI

BÀI 1: NỀN TẢNG

CÂU HỎI

Ai là người dại?

“Cát “có nghĩa gì?

Ai là người khôn?

“Đá ”có nghĩa gì?

Làm thế nào để xây cuộc đời trên Chúa Giêxu ?

“Mưa sa, nước chảy, gió lay xô động ” chỉ về điều gì?

Tại sao Đức Chúa Trời cho phép những nan đề và thử thách xảy đến cho cuộc sống chúng ta ?

Chúng ta xây cuộc đời trước hết là nghe rồi sau đó làm theo lời Chúa . Làm thề nào để nghe tiếng Chúa ?

Trong giờ tĩnh nguyệnvới Chúa ,bạn làm gì ?

Làm thế nào để bướcvào sự hiện diện của Chúa ?

Làm thế nào để thưa chuyện với Chúa ?

Làm thế nào để chờ đợi Chúa ?

Chờ đợi Chúa có ích lợi gì ?

Làm sao để lắng nghe hay nghe được tiếng Chúa ?

TRẢ LỜI

1. Người xây nhà trên cát .

Page 101: Truong nhan su

2. Cái gì dễ thay đổi.

3. Người xây nhà trên vầng đá.

4. Chúa Giêxu là vầng đá.

5. Nghe và làm theo Lời Chúa (theo thứ tự đó).

6. Đó là những nan đề và thử thách trong cuộc đời.

7. Để những điều không bị rúng động sẽ còn lại.

8. Cách thông thường Đức Chúa Trời dùng để phán với chúng ta là qua Lời Chúa trong giờ tĩnh nguyện.

9. Trong giờ tĩnh nguyện bạn nên tiến hành các bước sau:

Bước vào sự hiện diện của Chúa . Thưa chuyện với Chúa . Chờ đợi và lắng nghe tiếng Chúa . Chúng ta bước vào sự hiện của Chúa bằng Huyết Chúa (HeDt 10:19-20), Chúng ta ăn năn tội và được Huyết Chúa tẩy sạch. Chúng ta cũng bước vào sự hiện diện Chúa bằng sự cảm tạ và ngợi khen Chúa (Thi Tv 100:4)

Chúng ta tiếp tục ngợi khen và thờ phượng Chúa (HeDt 13:15) và sau đó trình dâng những nhu cầu của chúng ta qua sự cầu nguyện và cầu thay.

Chúng ta yên tĩnh trước mặt Chúa (Thi Tv 46:10) và trông đợi Ngài bằng sự suy gẫm về tình yêu của Ngài (GiGa 3:16 ; RoRm 8:32-39)

Đọc EsIs 40:31Chúng ta được sức mớiCất cánh bay cao như chim ưng . Chạy mà không mệt nhọc. Đi mà không mòn mỏi.

Chúa dùng Lời Ngài để phán với chúng ta , vì thế chúng ta phải đọc và suy gẫm Lời Chúa . Trước khi đọc Kinh Thánh, hãy cầu nguyện: “Xin Chúa phán với con qua Lời của Ngài “, rồi đọc 2 hay nhiều lần và sau đó tự hỏi những câu hỏi sau đây:

Lời Chúa dạy tôi về điều gì?Có tội lỗi nào mà Lời Chúa chỉ ra?

Page 102: Truong nhan su

Có mạng lệnh nào tôi phải vâng theo?Có Lời hứa nào tôi phải nắm lấy?

Rồi học thuộc câu Kinh Thánh mà Chúa phán với bạn.

BÀI 2: SỰ ĂN NĂN

CÂU HỎI

Giải pháp của Chúa Giêxu cho những nan đề cho những nan đề của thế giới nầy là gì?

Làm thế nào để bước vào Nước Đức Chúa Trời ?

Năm bức tranh về tội lỗi được học trong LuLc 15:11-16 là gì? Xin giải thích từng điểm.

Kể những bước ăn năn và giải thích?

Chúng ta xưng tội với ai?

Tại sao tội lỗi chúng ta được tha thứ?

Quyền năng để giúp Cơ Đốc nhân đắc thắng tội là gì?

TRẢ LỜI .

1. Chúng ta phải bước vào nước Trời.

2. Ăn năn và tin.

3. 5 bức tranh tội lỗi:

Ý riêng - bản ngã là vua và mọi ước muốn của nó phải được theo đuổi và thỏa mãn.

Phân cách - Tội lỗi phân cách chúng ta với Đức Chúa Trời .

Hoang phí của cải - Sử dụng những gì Chúa ban một cách hoang phí và không đúng.

Thiếu thốn - Tội nhân không bao giờ thỏa mãn , nhưng thiếu thốn nhiều hơn.

Chìm đắm - Tội nhân đang ở dưới quyền của ma quỷ, nó chỉ cướp giết và hủy diệt.

Các bước ăn năn

Page 103: Truong nhan su

Nhận biết - Tội nhân nhận biết tình trạng tội lỗi của mình.

Quyết định - Tội nhân quyết định đứng dậy và rời bỏ tình trạng tội lỗi.

Thực hiện quyết định - Tội nhân đã đứng dậy và rời bỏ tình trạng tội lỗi

Trở về - Tội nhân trở về nhà Cha.

Xưng tội - Tội nhân nhận những điều mình đã làm là tội lỗi và cầu xin sự tha thứ.

Chúng ta xưng tội trực tiếp với Cha trên trời. Ngài là Đấng thành tín và công bình sẽ tha tội cho chúng ta.

Vì Huyết Chúa Giêxu đã đổ ra để đền tội cho chúng ta. Huyết của Ngài quí báu và có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời là Cha.

7. Sự sống của Đấng Christ trong mỗi Cơ Đốc nhân là “Hạt giống ” ở trong người (IGi1Ga 3:9 ; IPhi 1Pr 1:23) nhờ đó Cơ Đốc nhân sống đời sống thánh khiết.

BÀI 3- ĐỨC TIN

CÂU HỎI

Ba yếu tố của đức tin là gì? Xin giải thích.

Khi đối diện với nan đề, bạn phải làm gì để có đức tin chiến thắng nan đề đó?

Bạn làm gì khi đức tin của bạn bị thử thách bởi những nan đề?

Khi cảm xúc của bạn trái với Lời Đức Chúa Trời , bạn phải làm gì?

Chúa Giêxu phán với chúng ta phải tin Tin Lành. Vậy, Tin lành là gì?

TRẢ LỜI

Ba yếu tố của đức tin là:

BÂY GIỜ : Đức tin là ngay bây giờ, chứ không phải là ngày mai hay sau này. Bạn có đức tin bây giờ hoặc không có điều gì cả.

BIẾT CHẮC : (Thực thể) Đức tin không không phải là sự nhảy đại vào trong bóng tối, mà là sự tin chắc vào tình yêu và quyền năng của Đức Chúa Trời .

BẰNG CHỨNG : là lời đáng tin cậy của Đức Chúa Trời .

Hỏi Chúa và lắng nghe Ngài phán gì về vấn đề này rồi vâng theo Lời Chúa phán với bạn.

Page 104: Truong nhan su

Tiếp tục nhìn xem Chúa Giêxu và nhớ những gì Ngài phán với bạn và nắm chắc lấy Lời Ngài mặc dầu hoàn cảnh có ra sao.

Đừng để ý cảm xúc và vâng Lời Chúa .

Tin Lành là Chúa Giêxu , Đấng đã đến chịu khổ và chết thế tội lỗi của chúng ta và sống lại từ kẻ chết để ban cho chúng ta sự sống vĩnh cữu.

BÀI 4: BÁP TÊM TRONG ĐỨC THÁNH LINH

CÂU HỎI

Tại sao Chúa Giêxu muốn chúng ta mặc lấy quyền năng từ trên cao?

Có thể là một Cơ Đốc nhân mà không có quyền phép từ trên cao không ?

Báp têm trong Thánh Linh là gì?

Tại sao chúng ta cần được Báp têm trong Đức Thánh Linh ?

Tại sao Đức Thánh Linh ban ân tứ nói tiếng mới cho cá nhân tín hữu?

Những trở ngại để nhận được Báp têm trong Thánh Linh là gì?

Sự tha thứ là gì?

Làm thế nào để nhận được Báp têm trong Đức Thánh Linh ?

TRẢ LỜI

Vì chúng ta không thể nhờ sức riêng mình mà làm công tác truyền giảng có kết quả được . Chúng ta cần quyền năng của Đức Chúa Trời .

Vâng.

a) Các môn đồ đầu tiên của Chúa Giêxu (họ đã là Cơ Đốc nhân ) cần quyền năng này. (Cong Cv 1:4, 5-8).

b) Những Cơ Đốc nhân ở Samari được Báptêm trong Thánh Linh sau khi đã tin Chúa . (Cong Cv 8:14-17)

c) Phao lô nhận Báp têm trong Thánh Linh sau khi tin Chúa . (9:17-18 và ICo1Cr 14:18)

d) Các tín hữu ở Êphêsô nhận Báp têm trong Thánh Linh tương tự một thời gian

Page 105: Truong nhan su

sau khi tin Chúa (Cong Cv 19:5-6)

Cơ Đốc nhân nhận lấy quyền phép từ trên cao để có thể làm chứng cho Chúa , Cơ Đốc nhân được Báp têm Thánh Linh nghĩa là được dầm thấm và được đầy dẫy Ngài .

Để chúng ta có quyền năng làm chứng cho Chúa .

Hai lý do:1) Dùng làm ngôn ngữ cầu nguyện cá nhân (ICo1Cr 14:2)

2) Phạm tà thuật (PhuDnl 18:10-12)

3) Sợ hãi - LuLc 11:13

4) Giảng dạy sai lầm - Eph Ep 4:14

5)Không tin - Gia Gc 1:6-8

7. Đó là một quyết định.

8. Cầu xin , nhận lãnh, cảm tạ và nói các thứ tiếng khác.

BÀI 5: ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA NGÀI

CÂU HỎI

Làm thế nào chúng ta biết Đức Chúa Trời ?Tại sao Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài cho chúng ta ?Các thuộc tính nào của Đức Chúa Trời khiến bạn tin cậy và trung tín phục vụ Ngài ? Xin giải thích.

TRẢ LỜI

Chúng ta không thể nhờ khả năng thiên nhiên để biết Đức Chúa Trời . Chúng ta biết Ngài vì Ngài đã tự bày tỏ cho chúng ta qua Lời Ngài (Kinh Thánh). Qua Con Ngài là Chúa Giêxu và qua những tạo vật của Ngài . Để chúng ta biết Ngài , yêu Ngài và có mối liên hệ riêng tư với Ngài .

BÀI 6: NGỢI KHEN - THỜ PHƯỢNG

CÂU HỎI

Tại sao ngơi khen là vũ khí ?Những lợi ích khác của sự ngợi khen là gì ?

Page 106: Truong nhan su

Trái ngược với sự ngợi khen là gì?Cho biết 2 điểm chính của sự thờ phượng và giải thích.

TRẢ LỜI

Sự ngợi khen trói buộc kẻ thù (Thi Tv 149:6-9)

Những lợi ích khác của sự ngợi khen là:

Chiến thắng những nan đề gặp phải. Thêm sức mạnh cho tín đồ. Làm rối loạn kẻ thù.

3. Sự lằm bằm trái ngược lại với sự ngợi khen. Lằm bằm là một tội, hậu quả là son sẻ.

4. Hai điểm chính của sự thờ phượng là:

Thờ phượng trong tâm linh : Chỉ có người tái sanh , được Đức Thánh Linh dẫn dắt mới có thể thờ phượng Chúa thật. Thờ phượng trong lẽ thật : Bày tỏ tình yêu và cách thờ phượng phù hợp với Lời Đức Chúa Trời .

BÀI 7- CẦU NGUYỆN

CÂU HỎI

Cầu nguyện là gì?Tại sao chúng ta phải cầu nguyện?Chúng ta đứng ở vị trí nào khi cầu nguyện?

TRẢ LỜI

1. Thúc đẩy ý chỉ của Đức Chúa Trời .

2. Đức Chúa Trời ban cho mỗi Cơ Đốc Nhân quyền quản trị trên thế giới của mình , khi cầu nguyện chúng ta có thể thúc đẩy ý chỉ Đức Chúa Trời trên những lãnh vực hay thế giới riêng của mình.

3. Chúng ta cầu nguyện từ vị trí đắc thắng của Đấng Christ vì chúng ta đồng ngồi với Đấng Christ trên ngôi quyền năng và đầy uy nghi của Ngài .

Page 107: Truong nhan su

BÀI 8 - KIÊNG ĂN

CÂU HỎI

1. Kiêng ăn là gì?

2. Đức Chúa Trời có muốn chúng ta kiêng ăn không ? Tại sao?

3. Những người lãnh đạo Hội thánh địa phương có thể công bố sự kiêng ăn không ?

TRẢ LỜI

1. Cử các chất dinh dưỡng hay thức ăn cứng trong thời gian cầu nguyện.

2. Đức Chúa Trời muốn chúng ta kiêng ăn vì những mục đích sau đây.

1) Cởi xiềng hung ác

2) Mở trói của ách .

3) Thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do.

4) Bẻ gãy mọi ách.

5) Đem đến sự chữa lành.

6) Cầu nguyện có quyền năng hơn.

7) Kỷ luật thân thể.

3. Vâng, có.

BÀI 9 - SỰ CẦU THAY.

CÂU HỎI

1. Cầu thay là gì?

2. Ý chỉ của Đức Chúa Trời là không muốn hủy diệt nhưng cứu vớt. Đức Chúa Trời cứu vớt bằng cách nào?

3. Kể ra bốn loại cầu thay được xức dầu.

TRẢ LỜI

Page 108: Truong nhan su

1. Đứng giữa Đức Chúa Trời và con người qua sự cầu nguyện.

2. Qua sự cầu thay.

3. 1)Vì sự vinh hiển và tôn quí Đức Chúa Trời .

2)Vì Lời của Đức Chúa Trời .

3) Vì sự công bình của Đức Chúa Trời .

4) Vì dân sự của Đức Chúa Trời

BÀI 10 - CÁ NHÂN CHỨNG ĐẠO

CÂU HỎI

1. Rao giảng Tin Lành có nghĩa gì ?

2. Chúa Giêxu đã cứu chúng ta như thế nào?

3. Tại sao chúng ta phải giảng Tin Lành?

4. Những phẩm chất cần thiết của một người chinh phục linh hồn tội nhân có kết quả là gì?

5. Cách chắc chắn để đưa một người trở lại tin Chúa là gì?

6. Viết lại lời làm chứng cá nhân về trường hợp bạn tin Chúa và gửi lời đó cho một người bạn biết.

TRẢ LỜI

1. Đi và nói cho mọi người biết Tin Lành về Chúa Giêxu là Đấng Cứu Thế.

2. Chúng ta đều đã phạm tội và tội lỗi đưa chúng ta đến địa ngục. Nhưng Đức Chúa Trời yeu thương chúng ta , Ngài đã ban con Ngài để chết thế cho chúng ta và chuộc tội lỗi chúng ta . Ngài đã sống lại để ban cho chúng ta sự sống vĩnh cữu.

3. 1) Mạng lệnh của Chúa Giêxu

2) Tất cả những người không tin đã bị kết án rồi.

Page 109: Truong nhan su

3) Sự cứu rỗi cần ngay bây giờ (sứ điệp cấp bách)

4) Nếu không truyền giảng Tin Lành, chúng ta sẽ hoá đá. (sa sút)

4. Những phẩm chất cần thiết của một người chinh phục linh hồn tội nhân có kết quả là:

1) Thay đổi thứ tự ưu tiên.

2) Quên sự hổ thẹn và đi đến người hư mất.

3) Nói lại những gì Chúa Giêxu đã làm trong đời sống bạn.

Gieo giống mà giọt lệ (cầu nguyện kiêng ăn và khóc lóc trước mặt Chúa cho người bị hư mất), và sau đó gặt hái. (Thi Tv 126:5-6).

BÀI 11 - HỆ THỐNG NHÓM TẾ BÀO

CÂU HỎI

1. Có thể mỗi Cơ Đốc Nhân phải kết quả cho Chúa không ?

2. Quả của Cơ Đốc Nhân là gì?

3. Bạn làm gì với quả của bạn?

4. Làm thế nào để chăm sóc những quả theo Kinh Thánh dạy?

5. Bốn chức vụ căn bản của Hội Thánh là gì?

6. Làm sao bạn biết nhóm tế bào của bạn lớn mạnh?

TRẢ LỜI

1. Vâng, vì Chúa Giêxu đã truyền lệnh như vậy.

2. Những Cơ Đốc Nhân khác.

3. Chăm sóc quả của bạn để quả đó được đậu lại.

4. Quả nhóm tế bào hay nhóm nhỏ - XuXh 18:13-25 ;Mac Mc 3:13-15; IITi 2Tm 2:2

5.

Page 110: Truong nhan su

Thờ phượngDạy dỗ. Thông côngTruyền giảng

6. Nếu bốn chức vụ nầy của Hội Thánh được thực hành đúng qua nhóm tế bào, thì nhóm tế bào đó lớn mạnh.

MỤC LỤC - CẤP 2

PHẦN GIỚI THIỆU CHỈ NAM TRƯỜNG NHÂN SỰ CẤP 2 NỘI DUNG BÀI HỌC : Bài 1 : Sự Tăng Trưởng Thuộc Linh Bài 2 : Báp Têm Bằng Nước Bài 3 : Sự Đặt Tay Bài 4 : Sự Phục Sinh Trong Quá Khứ Bài 5 : Sự Phục Sinh Trong Hiện Tại Bài 6 : Sự Phục Sinh Trong Tương Lai Bài 7 : Sự Phán Xét Đời Đời Bài 8 : Bông Trái Của Đức Thánh Linh Bài 9 : Những Ân Tứ Đức Thánh Linh Bài 10 : Dâng Hiến Và Thịnh Vượng Bài 11 : Sự Chữa Lành Thiên Thượng Bài 12 : Sự Chữa Lành Nội TâmBài tham khảo: A. Bệnh Tâm Hồn. B. Chữa bệnh Tâm Hồn. Bài 13 : Chiến Trận Thuộc Linh. Bài 14 : Sự Giải Cứu- Hay Chữa Lành Người Bị Quỷ AmCÂU HỎI HƯỚNG DẪN VÀ TRẢ LỜI

CHỈ NAM TRƯỜNG NHÂN SỰ CẤP HAI

Mục đích của SOW Cấp Hai là làm cho nhân sự lớn lên. Bạn đã học xong những bài học của Cấp Một, đã sản sinh ra ít nhất là 5 tân tín hữu và đang chăm sóc cho những tân tín tín hữu đó phải không? Nếu đúng như vậy thì xin chúc mừng bạn! Bạn đã có đủ tiêu chuẩn để lên Cấp Hai.

Thật ra có 14 bài học trong Cấp Hai, nhưng cả cấp học thường được dạy theo 18 phần. Những bài như bài học An tứ Đức Thánh Linh. Sự chữa lành Thiên Thượng

Page 111: Truong nhan su

và Chiến trận thuộc linh thường là dài hơn những bài còn lại và phải đòi hỏi hai hoặc nhiều tiết học hơn (1 giờ- 1giờ 30 cho mỗi tiết) cho một bài.

Cách sử dụng tập chỉ nam:Tập chỉ nam này bao gồm những phần sau đây:2. Dàn bài3. Nội dung bài dạy4. Những câu hỏi kiểm tra sau mỗi bài học5. Trả lời cho những câu hỏi.

1. Dàn bài đưa ra cho bạnnhững điểm cần phải nói đến và thứ tự qua đó bài học phải được triển khai. Đây có thể là phần hướng dẫn cho bạn đang khi bạn đọc bài dạy. Đây cũng có thể là dàn bài của bạn đã được huấn luyện cho những người khác.2. nội dung bài dạy là phần dạy dỗ chính do người biên soạn với những ví dụ và những sự để làm cho bài học nhiều lần để bạn quen thuộc với những điểm cần phải nhấn mạnh. Cómột số điểm được nhắc lại vì chúng rất quan trọng. Khi bạn bước qua những bài học kế tiếp bạn có thể lặp lại những ý tưởng đã được bàn luận trước đó. Hãy lưu ý rằng những ý đó được lặp lại vì chúng rất quan trọng. Hãy ghi nhớ và kinh nghiệm tình yêu và quyền năng của Đức Chúa Trời cho chính bạn, vì bạn cũng đang được huấn luyện để huấn luyện người khác. Vì vậy, hãy siêng năng để hiểu thấu suốt Lời Chúa như lời ấy dcd dạy dỗ theo từng bước một.3. những câu hỏi được tìm thấy sau mỗi bài học. Bạn phải trả lời những câu hỏi ấy trong một tờ giấy rời. Hãy nhớ trả lời bằng những từ ngữ của riêng bạn. Câu trả lời của bạn sẽ bày tỏ bạn đã hiểu bài đầy đủ đến mức nào.(bạn có thể kiểm lại câu trả lời của mình ở cuối sách). Câu trả lời của bạn cũng bày tỏ bạn có thể trình bày Lời Chúa rõ ràng như thế nào cho những tân tín hữu của bạn. Hãy đọc tiếp những câu trả lời ở cuối sách. Nếu muốn bạn có thể để thì giờ suy gẫm.

Những bài học trình bày trong cấp này rất cơ bản, bạn không cần phải thêm vào, lý do là để cho chúng đơn giản đủ để hiểu và ghi nhớ. Chúng giống như những hợp âm cơ bản khi bạn học tập chơi đàn. Một khi bạn đã học được những hợp âm cơ bản này bạn có thể chơi hầu hết bất cứ một bản nhạc nào. Một lý do khác nữa là rất dễ chuyển giao. Bạn có thể dễ dàng dạy những bài học này cho những tân tín hữu của bạn để rồi họ cũng dạy lại cho những người khác.

Khi sử dụng những bài học này để dạy cho những người khác, hãy đảm bảo tiến trình dạy từ bài đầu trở đi theo thứ tự đã ghi. Đừng đi tiếp đến bài sau trừ khi những học viên của bạn trước hết đã hiểu bài và ứng dụng sự dạy dỗ.

Chúa Jêsus đã nói trong Giăng 16 :12 “Ta còn nhiều điều muốn nói cùng các ngươi, nhưng bây giờ các ngươi chưa có thể hiểu nổi.” Ngay cả Jêsus là thầy giáo

Page 112: Truong nhan su

vĩ đại nhất, cũng không dạy hết mọi điều cho những môn đệ của Ngài trong cùng một lúc. Vì Chúa Jêsus biết rõ họ không thể nào thâu nạp mọi điều được. Họ phải tiếp thu từng bài học một.

Trong một buổi nhóm tế bào, bạn đừng vội vã đi qua hết bài học. Nếu bạn không dạy hết được bài trong một buổi, điều đó không sao. Hãy cứ tiếp tục những chức năng khác của nhóm tế bào như thờ phượng, thông công, truyền giảng, hãy cầu nguyện cho nhau. Trong buổi nhóm sau đó, bạn lại tiếp tục bài học.

Hãy sử dụng những câu hỏi kiểm tra. Sau khi bạn đã giải thích bài học, hỏi học viên của bạn để họ trả lời những câu hỏi ở cuối bài. Hỏi từng câu một, để cho mỗi người trả lời theo từ ngữ của họ. Để cho mỗi người bày tỏ những gì họ suy nghĩ về chủ đề bài học. Dù khi câu hỏi đã có người trả lời đúng, bạn cũng hãy hỏi lại câu hỏi đó. Sau khi mọi người đã có cơ hội trả lời, bạn lặp lại câu hỏi một lần nữa, và lần này đọc cho họ nghe câu trả lời ghi ở cuối sách. Sau khi đọc xong câu trả lời đúng, cho họ nhắc lại câu trả lời đúng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy vài học viên có những ý tưởng riêng họ vẫn trả lời khác. Bạn phải đọc lại câu trả lời đúng một lần nữa. Bạn có thể thấy việc lặp đi lặp lại này rất cực nhọc nhưng đây là một trong những cách hiệu quả nhất để huấn luyện nhân sự là người sẽ dạy dỗ lại những người khác.

BÀI 1: SỰ TĂNG TRƯỞNG THUỘC LINH

Mục tiêu của Phần II là gì ? Phần II được soạn ra nhằm giúp cho người hầu việc Chúa tăng trưởng. Do đó việc chúng ta phải làm là bắt đầu bài học Phần II với bài Sự Tăng Trưởng Thuộc Linh. Tôi sẽ cho các bạn một câu chuyện.

Một ngày kia tôi đến thăm một gia đình. Cô con gái 4 tuổi của gia đình ấy bế một búp bê đến với tôi và nói : “Bác xem, con búp bê của cháu mặc áo mới đẹp không ? Nhưng bác ơi, tại sao mà con búp bê của cháu nó không lớn ? Cháu có con búp này lâu lắm rồi, trước khi em trai cháu sinh ra, em trai cháu bây giờ lớn rồi và biết chạy rồi. Nhưng con búp bê của cháu không chịu lớn. Nó vẫn cứ y như cũ.” Câu trả lời dĩ nhiên là con búp bê sẽ không bao giờ lớn vì nó không có sự sống. Từ câu thắc mắc của cô bé ấy, Chúa bắt đầu phán với tôi. Để cho một điều gì có thể tăng trưởng lớn lên được thì trước hết nó phải có sự sống. Và đó là điều đòi hỏi trước hết. Trước khi một người có thể lớn lên trong Chúa. Người đó phải có sự sống đời đời là chính sự sống của Chúa Jêsus.

IPhi 1Pr 1:23 chép rằng : “Anh em đã được sanh lại. Bằng cách nào không phải giống hay hư nát nhưng mà bởi hạt giống chẳng hay hư nát, nhờ Lời của Đức Chúa Trời là Lời sống và còn mãi đời đời .” Nói khác đi chúng ta được sanh lại bởi chính

Page 113: Truong nhan su

Lời của Đức Chúa Trời. Lời này giống như một hạt giống, bên trong hạt giống đó là sự sống. Đang khi bạn tiếp nhận Lời ấy với đức tin, thì bạn cũng tiếp nhận sự sống, bây giờ bạn được sanh lại. Bạn còn nhớ thế nào bạn đã trở thành Cơ Đốc Nhân hay thế nào bạn đã được sanh lại chăng ? Một ngày nọ, bạn đã nghe Lời Chúa và bởi đức tin bạn tiếp nhận Lời ấy. Một phép lạ đã xảy ra. Đức Chúa Trời của cõi vũ trụ đã bước vào cuộc đời bạn. Bạn cũng nhận được chính sự sống của Đức Chúa Trời. Điều này vô cùng quan trọng. Trong khi ước ao dạy Kinh Thánh cho mọi người và nhận biết rằng những giờ học Kinh Thánh có thể giúp cho họ tăng trưởng, chúng ta đã quên hỏi câu hỏi : “Những người này đã có sự sống đời đời chưa ? Nếu những người này chưa hề tiếp nhận sự sống, thì họ sẽ không bao giờ lớn lên được, cho dù chúng ta dạy cho đến cả trăm năm đi nữa.

Bản chất tự nhiên của sự sống là tăng trưởng. Giả sử như một em bé mới sinh ra đo được 20 cm. Sau đó một năm, cô bé vẫn là 20 cm. Sau đó năm năm cô ấy vẫn 20 cm, thì chắc chắn có điều trục trặc rồi, vì cớ bản chất của sự sống là tăng trưởng. Trong lãnh vực thuộc linh cũng tương tự như vậy. Khi chúng ta tiếp nhận sự sống thuộc linh, thì sự sống đó tăng trưởng trong chúng ta. Điều gì cần thiết để sự sống đó tăng trưởng lên được ?

ĐƯỢC CHÔN

Điều đòi hỏi đầu tiên để sự sống này tăng trưởng lên được tìm thấy trong GiGa 12:24. Chúa Jêsus nói rằng : “Quả thật, quả thật ta nói cùng các ngươi, nếu hạt lúa kia không được gieo vào lòng đất và chết đi, nó chỉ là hạt giống lẻ loi. Nhưng nếu chết đi, nó sinh sôi nảy nở rất nhiều”.

Chúng ta hãy xem hình ảnh một hạt giống như là hạt lúa. Bên trong hạt giống là sự sống. Nhưng sự sống này được bao bọc bởi một lớp vỏ rất cứng. Đang khi lớp vỏ cứng tiếp tục bao bọc bên ngoài hạt lúa thì sự sống của nó bên trong không thể nào nhìn thấy được. Chúa Jêsus không muốn điều đó. Chúa Jêsus nói rằng hạt giống này phải được bày tỏ ra và mang lại nhiều quả. Vậy nên nó phải được chôn vùi trong lòng đất. Giả sử tôi là hạt giống đó. Tôi có sự sống của Đấng Christ bên trong mình. Bây giờ Chúa Jêsus chôn tôi vào lòng đất. Ô ! Bây giờ tôi đã bị chôn, tôi đã bị chôn, tôi đã chết. Nhưng hãy xem kìa ! Sau nhiều ngày, một điều gì đó đã nảy lên khỏi mặt đất. Hạt giống đã chết đó bây giờ đang bày tỏ sự sống và đang lớn lên. Halelugia ! Chúa Jêsus đang muốn nói gì với chúng ta ? Chúng ta đã tiếp nhận được chính sự sống của Đức Chúa Trời. Sự sống đó bây giờ đang ở bên trong chúng ta.

“Nhưng chúng ta có của quý này trong những bình bằng đất ” - IICo 2Cr 4:7 Chúng ta có của quý đó (Sự sống) bên trong, nhưng sự sống này không thể nhìn thấy được. Vì vậy, Đức Chúa Trời sẽ làm gì ? Ngài sẽ cho phép chúng ta bị chôn

Page 114: Truong nhan su

trong những nan đề, thử thách, bắt bớ vô cùng sâu sắc. Và sự sống mà chúng ta đã nhận được còn đang bị trói buộc - bởi điều gì ? Bởi sự cứng cỏi ở trong chúng ta - sự kiêu ngạo của chúng ta, những ước muốn và những tham vọng của chúng ta - những điều này trói buộc chính sự sống của Đức Chúa Trời ở trong chúng ta. Đó là lý do tại sao sự sống của Chúa Jêsus không thể nhìn thấy được qua chúng ta. Đức Chúa Trời muốn vỏ cứng bên ngoài đó phải bị tiêu biến đi. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi chúng ta bị chôn trong những nan đề. Bây giờ, điều gì xảy ra ? Từng chút một, lớp vỏ cứng bị tiêu biến đi. Nhiều lúc, chúng ta phàn nàn. Ôi !Chúa việc này khó lắm.

Ôi Chúa, tham vọng của con tiêu tan mất rồi ! Ôi Chúa ơi, xin hãy đem con ra khỏi nơi này. Nhưng những nan đề của con dai dẳng đó. Đức Chúa Trời có một mục đích. Bạn có chú ý khi một Cơ Đốc Nhân trải qua một cuộc thử nghiệm khắc nghiệt trong đời sống chăng ? Người đó sẽ ra khỏi đó với lòng mềm mại hơn, trưởng thành hơn sau kinh nghiệm đó. Những nan đề đó đã cất đi sự cứng cỏi trong người đó. Chúng ta hãy học cuộc đời của Phaolô. Lúc bấy giờ, Phao lô đã thiết lập được nhiều Hội Thánh địa phương và đã được Đức Chúa Trời sử dụng cách lớn lao. Ông đã viết lại trong 4:7-11

“Nhưng chúng tôi đựng của quý này trong chậu bằng đất, hầu cho quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi ”.

Chúng ta biết rằng của quý đó chính là sự sống của Chúa Jêsus ở trong chúng ta. Những bình bằng đất là thân thể chúng ta, xác thịt chúng ta. Xác thịt chúng ta là yếu đuối, nhưng sự sống của Chúa Jêsus là mạnh mẽ, đầy quyền năng. Điều gì đã xảy đến cho Phaolô ?

“Chúng tôi bị ép đủ cách nhưng không đến cùng, bị túng thế nhưng không đến ngã lòng, bị bắt bớ nhưng không đến bỏ, bị đánh đập nhưng không đến chết mất ”.

Ôi, chịu những áp lực từ nhiều nhóm, những sự quấy rầy làm ưu phiền từ đủ mọi phía. Nhưng chúng tôi không bị chà nát. Ôi, những nan đề làm rối rắm chúng tôi. Chúng tôi phải làm gì ? Nhưng ngợi khen Đức Chúa Trời, chúng tôi không nản lòng. Ôi, chúng tôi đã bị bắt bớ. Sự chết rình rập khắp mọi nơi, nhưng chúng tôi biết rằng Chúa Jêsus không lìa chúng tôi, không bỏ chúng tô. Chúng tôi bị đánh đập ! Điều gì đã xảy ra vậy hở Phaolô ? Ông muốn bảo rằng họ đã giết ông phải không ? Một lần kia, những kẻ thù nghịch của ông đã ném đá ông và kéo ông ra ngoài thành, tưởng rằng ông đã chết - Cong Cv 14:19. Tuy nhiên, những môn đệ khác vây lấy chung quanh ông và Phaolô đứng dậy ! Halelugia. Phaolô đã chết. Ông đã bị đánh quỵ nhưng Đức Chúa Trời đã đem ông trở lại sự sống. Hãy đọc IICo 2Cr 4:10“Chúng tôi thường mang sự chết của Chúa Jêsus trong thân thể mình, để cho sự

Page 115: Truong nhan su

sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi ”.

Phaolô đang nói gì ? Chúng ta phải cùng chết với Jêsus trong sự chết này. Điều gì đã xảy đến cho Chúa Jêsus Ngài phán : “Trừ khi một hạt lúa mì rơi xuống đất và chết đi, thì nó sẽ cứ ở mãi một mình ”. Chúa Jêsus là hạt lúa mì đó, Ngài đã nói tiên tri về sự chết sắp đến của mình. Ngài phải chết, nhưng sau khi Ngài chết, Ngài sẽ từ kẻ chết sống lại. Ngài đã được kết nhiều quả. Chúng ta là những quả (bông trái) của Chúa Jêsus. Phao lô nói rằng : “Chúng ta phải giống như Chúa Jêsus, Ngài như thế nào thì chúng ta cũng như thế ấy trong thế gian này ” - IGi1Ga 4:7. Chúa Jêsus nói : “Như Cha đã sai Ta thế nào thì Ta cũng sai các ngươi thế ấy ”. GiGa 20:21

Bây giờ chúng ta hãy nghe lời cầu nguyện của Phaolô trong thơ Phi Pl 3:10 “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài và quyền phép sự sống lại của Ngài và sự thông công trong sự thương khó của Ngài làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài ”.

Phaolô ơi, tại sao ông cầu nguyện như vậy ? “Vì tôi biết rằng khi tôi chia sẻ sự thương khó của Chúa Jêsus, tôi được làm cho giống hay được đồng hóa hay được có cùng kinh nghiệm sự chết của Chúa Jêsus. Bạn biết điều gì xảy ra khi tôi được nên giống như Ngài trong sự chết Ngài không ? Người ta đã nhìn thấy QUYỀN NĂNG của sự sống phục sinh của Jêsus ở trong tôi. Hãy nhớ lần họ đã ném đá tôi đến chết, tôi đã được sống lại. Chính sự sống của Chúa Jêsus đã được bày tỏ qua tôi. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn muốn chia sẻ với sự thương khó của Chúa Jêsus và được nên giống như Ngài trong sự chết Ngài.”

Phaolô ơi, trong lời cầu nguyện của ông, ông nói rằng ông muốn được biết Jêsus. Nhưng ông đã biết Chúa Jêsus rồi mà. Ông đã tiếp nhận Ngài làm Chủ và làm Đấng Cứu Chuộc. Ông đã theo Ngài và trở thành một vị giáo sĩ cho nhiều đất nước. Tuy vậy, vào cuối cuộc đời mình ông vẫn nói rằng : “cho đến nỗi tôi được biết Ngài và quyền phép sự sống lại của Ngài”. Tại sao vậy, thưa ông ? Vì sự nhận biết Chúa Jêsus và quyền năng sự sống phục sinh của Ngài có rất nhiều mức độ. Chúng ta biết Chúa Jêsus từ vinh hiển sang vinh hiển. Sau sự chết chúng ta sẽ biết Ngài trong mức độ vinh hiển cao hơn nữa. Vậy nên, điều đó không có giới hạn. Một điều khác là chúng ta chỉ có thể biết được quyền phép của sự sống phục sinh Ngài chỉ khi nào chúng ta có sự thông công trong những sự thương khó của Ngài, được làm nên giống như Ngài trong sự chết của Ngài. Đang khi chúng ta chết với bản ngã, chúng ta kinh nghiệm quyền năng của sự sống lại. Nhưng điều đó chỉ xảy đến khi chúng ta chết. Khi mà lớp vỏ cứng bên ngoài bị cất bỏ đi.

Bạn đang gặp phải những nan đề chăng ? Bạn đang chịu sự bớ chăng ? Chớ ngã lòng. Phaolô đã nói : “Vì cớ đó chúng tôi không ngã lòng”. Tại sao chúng ta không

Page 116: Truong nhan su

ngã lòng ? “Vì cớ dẫu cho người bề ngoài chúng ta hư nát, thì người bề trong chúng ta sẽ được đổi mới ngày càng thêm” - IICo 2Cr 4:18Phaolô nói tiếp : “Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời vô lượng vô biên ” - 4:17

Phaolô gọi những sự chịu khổ của ông là thế. Chúng ta có đã chịu khổ như Phaolô chịu chưa ? Là những điều mà Phaolô coi là nhẹ và dễ dàng. Hãy đọc khúc sách Phaolô ghi lại những sự chịu khổ của ông trong 11:23-28 và hãy so sánh chúng với những sự chịu khổ của chúng ta.

1. Chịu đánh đòn thiếu 1 roi đầy 405 lần.2. Bị đánh bằng gậy 3 lần.3. Bị ném đá đến chết1 lần.4. Bị đắm tàu 3 lần.5. Ở tù thường xuyên.6. Gặp nguy nan với quân trộm cướpnhiều lần.7. Gặp nguy nan với người Do thái nhiều lần.và dân Ngoại.8. Gặp nguy nan với anh em giả dốinhiều lần.9. Không được ngủ, chịu đói, khát, thường xuyên.trần truồng.10. Lo lắng sâu xa cho các Hội Thánhluôn luôn.

Chúng ta có trải qua chỉ 10% những gì Phaolô đã từng trải qua không ? Bây giờ chúng ta có thể gọi cái 10% đó chỉ là những hoạn nạn còn quá nhẹ. Phaolô đang muốn nói với chúng ta ở đây rằng, ngay cả lúc Chúa đang sử dụng ông, thì trong ông vẫn còn nhiều điều cứng cỏi nào đó mà cần phải bị cất bỏ đi. Chính sự “hoạn nạn nhẹ” này đang hành động để sanh ra cho ông sự vinh hiển cao trọng đời đời vô lượng vô biên. Chúng ta nhìn thấy ở đây thật Đức Chúa Trời đã quyết tâm làm cho chúng ta được tăng trưởng. Một hạt giống không thể tự chọn mình vào trong mặt đất. Phải có người vùi nó vào đất. Nói khác đi. Đức Chúa Trời chọn chúng ta vào trong những nan đề vì cớ Ngài quyết tâm làm cho chúng ta được tăng trưởng.

Chúng ta giống như những hạt giống đó. Sự khác biệt duy nhất là hạt giống nó không bao giờ phàn nàn, không bao giờ di chuyển và nằm nguyên tại chỗ mà nó được chôn. Còn chúng ta có ý chí tự do của mình. Chúng ta có thể nói : Không, Không, Không. Tôi không muốn điều đó. Điều gì sẽ xảy ra ? Để tôi cho các bạn một hình ảnh minh hoạ. Tôi nhìn thấy đứa con nhỏ của tôi có gương mặt bẩn. Tôi nói : “Đến đây, ba lau mặt cho”. Nhưng con tôi nói : “Con không muốn, không, không, không”. Vậy tôi sẽ làm gì ? Tôi sẽ bắt lấy nó. Nhưng nó cứ chạy qua chạy lại, quay qua quay lại, nên tôi phải nắm chặt lấy nó và lau mặt thật mạnh. Điều đó

Page 117: Truong nhan su

có thể làm cho nó đau lắm. Nhưng nó cần điều đó. Vì cớ tôi đã quyết tâm lau mặt nó cho sạch.

ĂN NUỐT LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Điều kiện thứ hai để cho sự sống này tăng trưởng được tìm thấy trong HeDt 5:12-14“Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay anh em còn cần người ta lấy những điều sơ học của Lời Đức Chúa Trời mà dạy cho anh em, anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc. Và, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình, vì còn là thơ ấu (em bé ). Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhơn (trưởng thành ) là kẻ hay dùng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ ”.

Ai uống sữa ? Những em bé. Ai ăn những đồ ăn đặc ? Những người trưởng thành. Phaolô nói rằng một Cơ Đốc Nhân chỉ uống sữa mà thôi là người không thạo, không giỏi giang trong đạo công bình. Người ấy vẫn là em bé. Nhưng những người thành nhơn hay những Cơ Đốc Nhân trưởng thành nhận lấy thức ăn đặc. Làm thế nào họ có thể nhận lấy thức ăn đặc?

Bởi vì việc sử dụng tâm tư (lý luận). Ai là những kẻ thành nhơn Đó là những người có thể sử dụng Lời của Đức Chúa Trời được. Bởi việc thường xuyên sử dụng Lời ấy, họ biết làm sao để phân biệt điều lành điều dữ, họ lắng nghe và sau đó vâng theo. Họ tiếp tục vâng theo Lời Chúa, họ trở nên khéo léo, giỏi giang trong Lời ấy. Không có việc gọi là nghiên cứu Kinh Thánh “cao cấp” hơn. Tại sao vậy ? Vì cớ mỗi một sự học hỏi Kinh Thánh mà bạn có thể sử dụng hay ứng dụng vào cuộc đời của bạn trở thành thức ăn đặc đối với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cũng nhận cùng một sự học hỏi Kinh Thánh đó mà không sử dụng nó, thì điều đó chỉ là sữa đối với bạn và bạn vẫn được xem như còn là em bé.

Hãy để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Có một phụ nữ là tín đồ của Hội Thánh chúng tôi hướng dẫn lớp học Kinh Thánh trong vòng những người láng giềng thân cận. Có nhiều người hàng xóm tham dự nhóm học của bà. Một người hàng xóm hỏi bà : “Ô, bà ngiên cứu Kinh Thánh thật là tuyệt, bà đã là tín đồ bao lâu rồi ?”. Người chị em của tôi trả lời : “Mới sáu tháng thôi”. Người hàng xóm của bà vô cùng ngạc nhiên : “Tôi đã làm Cơ Đốc Nhân mười năm mà tôi chưa thể dạy Kinh Thánh được. Còn bà mới tin Chúa sáu tháng mà đã dạy lời Chúa được rồi”. Câu chuyện này thật sự đã xảy ra. Người tín đồ láng giềng đó đã không lớn lên. Tại sao ? Người ấy tiếp tục cứ làm em bé vì cớ người ấy cứ nghe, cứ nghe nhưng không bao giờ sử dụng những lời mình đã nghe. Còn chị em chúng ta lớn lên ngay lập tức và dạy dỗ Lời Đức Chúa Trời vì cớ bà ấy luôn luôn sử dụng những lời mình đã được nghe. Bạn có muốn được mau lớn không ? Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời quyết tâm làm cho bạn lớn. Nhưng bạn phải cùng cộng tác và nói rằng :

Page 118: Truong nhan su

“Lạy Chúa, con nghe Lời Ngài. Xin ý chỉ của Ngài được nên trong đời sống của con. Xin Lời của Ngài được áp dụng vào cuộc đời con”.

ĐƯỢC TRỒNG TRONG NHÀ CHÚA

Điều kiện thứ ba để cho sự sống này được tăng trưởng được tìm thấy trong Thi Tv 92:12-13

“Người công bình sẽ mọc lên như kè (dứa ). Người sẽ lớn lên như cây hương nam trên Liban. Những kẻ được trồng trong nhà Đức Giêhôva sẽ trổ bông trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta ”.

Cây kè nói đến người công bình. Trước hết, chúng ta phải là công bình trước khi chúng ta có thể lớn lên. Chúng ta trở nên công bình không phải bởi những việc lành hay những khả năng riêng của chúng ta.

“Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời ”. - ICo1Cr 5:21

Nói cách khác, ngay giây phút bạn tiếp nhận Jêsus làm Chủ và làm Cứu Chúa của mình, bạn cũng tiếp nhận sự công bình của Jêsus. Khi Đức Chúa Cha nhìn bạn, Ngài không còn nhìn thấy bạn là một tội nhân nữa. Bây giờ bạn là công bình, trước mặt Đức Chúa Cha qua Đấng Christ. Bạn có sự sống của Đấng Christ ở trong bạn là điều kiện trước hết để được tăng trưởng. Đức Chúa Trời quyết tâm làm cho bạn lớn lên như một cây kè (dứa)... đầy trái, và như một cây hương nam...rất mạnh mẽ. Vậy thì điều này sẽ xảy ra thế nào

Kinh Thánh nói rằng : “Những kẻ được trồng... “. Bạn cần phải được trồng. Giả sử như tôi trồng một cây dứa con trong vườn sau nhà. Sáng hôm sau. Tôi nhìn thấy cây dứa đi lại quanh vườn. Tôi nói : “Ê ! ê ! ngươi đang làm gì đó ?” Cây dứa con đáp : “Tôi muốn đổi chỗ. Tôi không muốn chỗ mà ông ta trồng tôi đâu, tôi muốn tôi chỗ kia kìa”. Điều đó nghe có vẻ buồn cười. Chúng ta đều biết là cây dứa không thể đi lại được và cũng không biết nói chuyện. Tuy nhiên, có nhiều Cơ Đốc Nhân được gọi là “những cây của sự công bình” đang chạy lòng vòng, rồi nói năng và thay đổi từ một Hội Thánh này sang một Hội Thánh khác. Ô, tôi không thích ông Mục Sư này, tôi sẽ chuyển đến một Hội Thánh địa phương khác.

Hãy nhớ rằng, khi Đức Chúa Trời đặt tay trong bạn và trồng bạn vào trong một Hội Thánh địa phương, thì bạn thuộc về Hội Thánh đó như là một phần tử trong gia đình. Bạn được sanh vào một gia đình là Hội Thánh địa phương của bạn.

Tôi có gia đình. Giả sử một ngày kia tôi đánh đòn đứa con gái nhỏ của tôi vì nó hư

Page 119: Truong nhan su

quá. Sau đó nó nói với tôi : “Con không muốn ba đánh con. Ba không phải là ba của con nữa”. Người hàng xóm của tôi liền nói : “Được rồi, vào đây, bây giờ con là đứa con gái mới của ta”. Sự việc có xảy ra như vậy được không ? Dĩ nhiên là không. Nhưng chúng ta nhìn thấy điều này xảy ra trong nhiều Hội Thánh địa phương. Các Cơ Đốc Nhân không muốn chịu kỷ luật, nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi nó không lớn.

Kinh Thánh không nói rằng : “Hãy được trồng trong bất cứ chỗ nào cũng được ”. Kinh Thánh nói rõ rằng : “Chúng ta phải được trồng trong nhà của Đức Chúa Trời ”. Đây là điều rất quan trọng. Ngay cả khi bạn đã được trồng, hay bạn là một thành viên trung kiên của một hội chúng nào đó, nhưng nếu nó không phải là nhà của Đức Chúa Trời, bạn sẽ không tăng trưởng được. Bạn sẽ không được mạnh mẽ như cây hương nam và không được kết nhiều quả như cây kè (dứa). Một lần nữa, bạn phải được trồng trong nhà của Đức Chúa Trời.

Làm sao bạn có thể biết được nhà ấy là nhà của Đức Chúa Trời ? Nhà của Đức Chúa Trời có 3 đặc tính bao gồm :1. Jêsus là Chủ của nhà ấy.2. Jêsus sống động ở trong nhà ấy.3. Lời của Đức Chúa Trời được tôn cao nhất.

Hãy cho tôi giải thích. Chúa Jêsus là vị chủ của Hội Thánh, nếu mỗi người đi theo Ngài thì Ngài là Chủ Tể của căn nhà đó. Chứ không phải mỗi người đi theo Ông Mục Sư hay những người trưởng lão. Mỗi người chỉ vâng theo tiếng của Jêsus mà thôi. Nếu những người gì vị Mục Sư nói ra được vâng theo chứ không phải là tiếng của Jêsus thì căn nhà đó là căn nhà của vị Mục Sư - không phải là nhà của Chúa nữa. Trong thực tế, Hội Thánh bước theo tiếng của Chúa Jêsus như thế nào ? Hãy xem một khuôn mẫu của Kinh Thánh. Những người trưởng lão là những người cai trị được chỉ định của một Hội Thánh địa phương - không phải là sự cai trị của một người là vị mục sư mà thôi. Các trưởng lão không giải quyết các vấn đề bằng cách bỏ phiếu. Hội Thánh không phải là một chính thể dân chủ hay là được cai trị bởi con người. Hội Thánh là một chính thể Thần quyền hay là được cai trị bởi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cai trị Hội Thánh qua những trường lão. Bằng cách nào ? Tất cả mọi trưởng lão đều phải lắng nghe tiếng Chúa. Giả sử như trong Hội Thánh có mười trưởng lão. Có chín trưởng lão nói rằng chúng tôi có nghe tiếng Chúa bảo chúng ta phải làm điều này. Tuy nhiên, một trưởng lão nói : “Không ! Tôi nghe khác......”. Có phải mọi người sẽ theo chín người trưởng lão hay đa số đó không ? Câu trả lời là không. Tất cả mọi người phải nghe cùng một tiếng. Tất cả mọi người phải nghe cùng một tiếng. Tất cả mọi người phải đồng ý. Vì cuối cùng chỉ có một Chúa Jêsus mà thôi. Chúa không thể phán nhiều lời khác nhau về cùng một nan đề mà thôi, Ngài có một giải pháp cho nan đề đó thôi. Giả sử như các vị

Page 120: Truong nhan su

trưởng lão không thể đồng ý được, thì các trưởng lão phải công bố một ngày kiêng ăn cầu nguyện, cùng nhau đến một nơi yên tĩnh để tìm kiếm Chúa. Họ sẽ kiêng ăn và cầu nguyện cho đến khi tất cả các trưởng lão đều nghe được một tiếng của Chúa. Do đó, những người trưởng lão cai trị Hội Thánh qua những điều mà họ nghe từ Chúa. Kết quả là Chúa Jêsus là Chủ tể của căn nhà đó.

Đặc tính thứ hai của căn nhà của Chúa là Chúa Jêsus sống động hay đang sống trong căn nhà đó. Chúa Jêsus sở hữu (là Chủ) Hội Thánh. Người ta có thể nhìn thấy Chúa Jêsus bên trong căn nhà đó. Người ta thấy điều gì trong Chúa Jêsus ? Khi Chúa Jêsus hiện diện, người ta nhìn thấy quyền năng của Đức Chúa Trời. Họ có thể nhìn những người đau được chữa lành. Những kẻ bị tà linh được giải cứu. Bạn còn thấy điều gì khác nữa ? Họ nhìn thấy tình yêu của Đức Chúa Trời tuôn tràn. Các thuộc viên quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Trong một số Hội Thánh, bạn chỉ nhìn thấy tình yêu của Đức Chúa Trời nhưng quyền phép lại thiếu vắng hoặc ngược lại. Cả hai điều : Tình yêu và Quyền năng của Đức Chúa Trời đều phải được nhìn thấy, để chúng ta có thể thật sự nói rằng : Chúa Jêsus đang sống trong Hội Thánh đó.

Đặc tính thứ ba của căn nhà Đức Chúa Trời là Lời của Đức Chúa Trời được tôn cao nhất. Trong bất cứ thắc mắc nào liên hệ đến đức tin hay đạo đức, thì quyển Kinh Thánh hay Lời của Đức Chúa Trời chính là uy quyền tuyệt đối trong những vấn đề này.“Hãy giữ chừng, kẻo có ai lấy triết học và lời hư không, theo lời truyền khẩu của loài người, sơ học của thế gian, không theo Đấng Christ, mà bắt anh em phục chăng ?”Để cho Hội Thánh của bạn được xếp thuộc vào nhà của Đức Chúa Trời thì Hội Thánh phải có ba đặc tính vừa kể trên. Nếu Hội Thánh địa phương của bạn không phải là nhà của Chúa, bạn sẽ không lớn lên được ở đó, mà bạn còn có thể chết về thuộc linh. Một số Cơ Đốc Nhân đến với tôi và hỏi : “Tôi nghi ngờ không biết Hội Thánh của chúng tôi có thực hành đúng theo lời Chúa không ? Tôi có phải chuyển sang nơi khác không ?” Tôi bảo họ phải hỏi Chúa : “Lạy Chúa, xin Ngài tỏ cho con biết Hội Thánh địa phương của con có phải là nhà của Ngài không ? Chắn chắn, Ngài sẽ trả lời cho bạn, vì Ngài đã kết ước sẽ làm cho bạn tăng trưởng. Nếu bạn chân thành và sẵn lòng theo sự dẫn dắt của Ngài, chắc chắn bạn sẽ biết”.

I. LỜI DẶN : Lấy một tờ giấy rời, viết những câu trả lời của bạn cho các câu hỏi sau đây. Sau đó kiểm tra lại xem câu trả lời của bạn có đúng không, bằng cách xem Bảng chìa khóa trả lời ghi ở cuối bài học. Nếu câu trả lời của bạn sai, hãy trở lại học phần đặc biệt đó trong bài học của bạn. Đừng tiếp tục học sang bài tiếp theo cho đến khi nào bạn đã trả lời mọi câu hỏi cách đúng đắn và đã vâng theo lời dạy dỗ của Chúa Jêsus được tìm thấy trong bài học.

Page 121: Truong nhan su

II. NHỮNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN 1. Sự tăng trưởng thuộc linh là gì ?2. Những đòi hỏi nào cần phải có để chúng ta lớn lên trong Chúa ?3. Sau khi tiếp nhận sự sống đời đời hay sự sống của Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời dùng điều gì để khiến chúng ta tăng trưởng ?4. Những đặc tính nào một Hội Thánh địa phương phải có để được gọi là Nhà của Chúa ?

Ghi chép cá nhân :

BÀI 2: BÁP TÊM BẰNG NƯỚC

Bài học tiếp theo của chúng ta là Báp têm Bằng Nước. Chú ý Kinh Thánh nói về có nhiều phép báp têm. Chúng ta hãy đọc HeDt 6:12

“Ấy vậy, chúng ta phải bỏ qua các điều sơ học về Tin lành của Đấng Christ mà tấn tới sự trọn lành, chớ nên lập lại các nền nữa, tức là sự ăn năn từ bỏ các việc chết, tin Đức Chúa Trời, sự dạy dỗ về những phép báp têm, phép đặt tay, sự phục sinh của kẻ chết và sự phán xét đời .”

Hãy chú ý chữ “Báp Têm” ghi ở số nhiều. Điều đó có nghĩa là không phải chỉ có một phép Báp têm. Chúng ta đã học về phép báp têm trong Đức Thánh Linh. Bây giờ chúng ta sẽ học “Phép Báp têm trong nước”.

Chúng ta hãy xem gương của Chúa Jêsus trong Mat Mt 3:13-17 “Khi ấy, Chúa Jêsus từ xứ Galilê đến cùng Giăng tại sông Giôđanh đặng chịu người làm phép báp têm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp têm mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằngg: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy? Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép báp têm rồi. Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước ”

Nếu Chúa Jêsus chỉ rảy nước, hay nếu Giăng lấy nước từ dưới sông và đổ trên Jêsus thì Kinh Thánh đã không nói : “Chúa Jêsus bước lên ra khỏi nước”, mà Kinh Thánh chép rằng : “Vừa khi chịu phép báp têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước”. Điều đó có nghĩa là Ngài hoàn toàn dìm mình trong nước. “Bỗng chúc, các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu đậu trên Ngài. Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng : Này là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng ”.

Chúa Jêsus dạy dỗ chúng ta điều gì ở đây ? Khi Chúa Jêsus đến để chịu báp têm, Giăng nói rằng : “Không, tôi sẽ không làm báp têm cho Ngài đâu. Chính Ngài phải

Page 122: Truong nhan su

là Đấng làm báp têm cho tôi .” Giăng đang hướng dẫn phép báp têm của sự ăn năn. Ông đang nói với mọi người : “Những ai ăn năn tội lỗi của mình hãy đến, hãy đến để chịu phép báp têm ”. Vì khi bạn chịu phép báp têm bởi Giăng có nghĩa là bạn đã ăn năn tội lỗi của mình. Đó là lý do tại sao khi Chúa Jêsus đến, Giăng biết rõ rằng Ngài không có tội lỗi gì nên đã nói : “Ô, tôi sẽ không làm báp têm cho Ngài đâu, Chúa Jêsus, chính Ngài là Đấng phải làm báp têm cho tôi ”. Câu trả lời của Chúa Jêsus vô cùng quan trọng. Từ câu trả lời của Chúa Jêsus, bạn sẽ thấy ý nghĩa của phép báp têm bằng nước. Chúng ta hãy đọc lại câu trả lời của Chúa Jêsus.

Chúa Jêsus đáp : “Bây giờ, cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy .” Những chữ này có ý nghĩa. Ý nghĩa của chữ “như vậy” là gì ? “Như vậy” có nghĩa là “theo cách như vậy”, “theo cách này”. Bây giờ Chúa Jêsus đã chỉ cho chúng ta cách nào ? Hẳn nhiên đã dìm mình trong nước rồi. Sau đó, Ngài bước ra khỏi nước.

Chúa Jêsus bảo rằng “cứ làm đi, những gì ta chỉ cho các ngươi là đúng, là tốt lành, là cách phải làm.” Điều rất ngạc nhiên là trong nguyên bản Chúa Jêsus nói rằng : “Điều này là đúng cho chúng ta”. Đáng lẽ Chúa Jêsus Ngài không nói : “Cho chúng ta.” Vì lúc bấy giờ, Ngài là người duy nhất sẽ chịu phép báp têm khi Ngài đến với Giăng. Vậy nên, đáng lẽ Chúa Jêsus phải nói : “Điều này đúng cho Ta.” nhưng Chúa Jêsus nói : “Cho chúng ta”. Điều này có nghĩa là gì ? Chúa Jêsus đang cố gắng đồng hóa chính Ngài với tất cả các Cơ Đốc Nhân. Nên ngài đã nói : “Các ngươi có phải là những kẻ theo Ta chăng ? Những gì Ta đang làm đây là đúng đắn, không chỉ cho Ta mà cũng cho các ngươi nữa, cho tất cả chúng ta”. Vì vậy, Chúa Jêsus đang đồng hóa chính Ngài với tất cả các Cơ Đốc Nhân và Ngài nói rằng : “Những gì Ta đang làm đây là đúng đắn, thích đáng cho tất cả các ngươi, bao gồm cả Ta nữa - cho chúng ta”.

Bây giờ, mục đích của Chúa Jêsus là gì ? Tại sao Ngài chịu phép báp têm tại đó ở trong nước ? Mục đích là như sau “Để làm trọn (ứng nghiệm) mọi việc công bình.” Khi Chúa Jêsus chịu báp têm tại đó, Ngài phán với chúng ta : “Bây giờ Ta đang làm ứng nghiệm mọi việc công bình.” Chúa Jêsus đã được công bình trước mắt Đức Chúa Cha. Ngài không cần phải chịu báp têm, vì cớ Ngài đã được công bình trước mặt Đức Chúa Cha. Nhưng tại sao Ngài chịu báp têm ? Vì cớ bởi sự báp têm đó, Ngài bày tỏ cho mọi người rằng Ngài là công bình. Chúa Jêsus muốn nói rằng : “Giăng, hãy làm báp têm cho Ta, vì cớ Ta là công bình trước mặt Cha Ta và khi ngươi làm phép báp têm cho Ta, Ta bày tỏ cho thế gian biết rằng Ta thật sự công bình trước mắt Cha Ta. Ta đang làm trọn mọi việc công bình”.

Bây giờ, điều đó có tương tự như vậy đối với các Cơ Đốc Nhân không ? CÓ. Khi tôi chịu báp têm trong nước là tôi đang làm gì ? Tôi cũng đang làm trọn mọi việc

Page 123: Truong nhan su

công bình. Sao ? Tôi cũng công bình như Chúa Jêsus ư ? Phải ! Tại sao tôi nói như vậy được ? Vì cớ ngay giờ phút tôi tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và làm Cứu Chúa của tôi, tôi cũng tiếp nhận sự công bình của Ngài. Chính sự công bình của Chúa Jêsus - IICo 2Cr 5:21, 17 . Vậy nên, khi Đức Chúa Cha nhìn xem tôi, Ngài không còn nhìn thấy con người cũ của tôi nữa. Ngài nhìn thấy sự công bình của Chúa Jêsus ở trong tôi. Và khi tôi phó dâng chính mình vào sự báp têm trong nước, tôi có ý rằng : “Mọi người, hãy nghe ! Cả thế giới, hãy nghe ! Tôi đã được công bình ở trước mặt Cha tôi. Vì vậy, tôi đã làm trọn mọi điều công bình. Nói cách khác, tôi đang làm những gì Chúa Jêsus làm - bày tỏ cho cả thế giới biết rằng tôi có sự công bình, nhưng sự công bình đó không phát sinh ra từ tôi, mà tôi đã nhận được điều ấy từ Chúa Jêsus.

Do đó, sự báp têm trong nước không ban cho bạn sự công bình. Bạn đã nhận được sư công bình khi nào ? Khi bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và làm Cứu Chúa của bạn. Ngay giờ phút đó, bạn cũng đã tiếp nhận sự công bình. Vì vậy, khi bạn chịu báp têm trong nước, bạn không tiếp nhận sự sống đời đời và bạn không nhận sự công bình mà bạn đang bày tỏ cho cả thế giới biết rằng bạn được công bình trước mặt Đức Chúa Trời, là Cha của chúng ta. Đó chính là ý nghĩa. Và đó chính là điều Chúa Jêsus đã làm khi Ngài chịu báp têm trong nước, Ngài đã nói với Giăng : “Ô, Giăng, bây giờ hãy cứ làm như vậy đi. Ngươi hãy làm báp têm cho Ta theo cách đó vì thật đúng đắn cho chúng ta phải làm trọn mọi việc công bình. Ta đang thiết lập con đường cho mỗi một Cơ Đốc Nhân.”Con đường đó là gì ? Cách đó là gì ? Được chìm ngập trong nước. Và khi bạn làm như vậy có nghĩa là bạn đang làm gì ? Bạn đang làm trọn mọi việc công bình. Điều đó để bày tỏ cho chúng ta, không chỉ dành cho Chúa Jêsus, mà dành cho tất cả chúng ta là những người bước theo (môn đệ) Chúa Jêsus.

CHÚNG TA PHẢI BIẾT

Chúng ta hãy đọc RoRm 6:24 “Anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp têm trong sự chết Ngài sao Do đó, chúng ta đã bị chôn với Ngài qua phép báp têm vào trong sự chết Ngài, hầu cho như Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mói thể ấy.” Câu 6 nói rằng “BIẾT RẰNG ” - bạn phải biết “rằng con người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Chúa Jêsus, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, để chúng ta không còn là những nô lệ cho tội lỗi nữa”. Câu 11 : “Như vậy, anh em (những kẻ tin ) cũng hãy coi mình (kể như ) như chết thật sự với tội lỗi, mà như sống cho Đức Chúa Trời trong Christ Jêsus, là Chúa chúng ta ” !

Halêlugia ! Kinh Thánh nói với chúng ta rằng : Bạn có biết rằng ngay giây phút

Page 124: Truong nhan su

bạn trở thành một Cơ Đốc Nhân, thì điều gì đã xảy ra cho Chúa Jêsus cũng đã xảy ra cho bạn không ? Sao ? Điều gì xảy ra cho Chúa Jêsus ? Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá. Bạn có biết rằng bạn cũng đã chết với Chúa trên thập tự giá không ? Nhưng có lẽ bạn nói rằng : Khi Chúa Jêsus chết tôi còn chưa sanh ra nữa mà, làm thế nào mà tôi chết với Ngài được ? - IICo 2Cr 5:17 chép :

“Nếu ai ở trong Đấng Christ, thì người ấy là một sự sáng tạo mới, mọi sự cũ đã qua đi. Nầy mọi sự trở nên mới ”.“Vả, ấy là nhờ (bởi ) Ngài (Đức Chúa Cha ) mà anh em (người tín đồ ) được ở trong Christ Jêsus ” - ICo1Cr 1:30

Điều này có nghĩa là Đức Chúa Cha đặt người tín đồ ở trong Con Ngài là Jêsus. Ngay giây phút bạn trở thành một Cơ Đốc Nhân, thì Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta đã đặt chúng ta trong Con Ngài. Vậy nên, tôi thích tưởng tượng điều đó như vầy :

( Đây là Chúa Jêsus. Và đây là chính tấm lòng của Jêsus. Bạn biết tôi ở đâu không ? Tôi ở ngay tại đó - trong tấm lòng của Chúa Jêsus. Halêlugia ! )

Ngay giây phút tôi tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và Cứu Chúa của tôi, không những Chúa Jêsus đã bước vào tấm lòng tôi, nhưng Đức Chúa Trời là Cha, cũng đặt tôi vào trong con Ngài là trong Đấng Christ. Đối với Đức Chúa Trời, chẳng hề có sự giới hạn về thời gian đối với Ngài vì cớ Đức Chúa Trời là đời đời (Vĩnh hằng). Ngài là Đấng Ta là. Mọi sự đều hiện tại đối với Ngài. Do đó, Đức Chúa Trời có thể đặt tôi ở đó trong Con Ngài. Điều gì đã xảy ra với con Ngài ? Chúa Jêsus đã chết. Vì cớ tôi ở trong Đấng Christ nên tôi cũng đã chết với Đấng Christ tại đó trên thập tự giá. Còn điều gì nữa ? Chúa Jêsus đã bị chôn. Tôi cũng đã bị chôn với Ngài. Còn điều gì nữa ? Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Ngài đã phục sinh. Tôi cũng đã sống lại từ kẻ chết với Chúa Jêsus và bây giờ tôi sống một cuộc đời mới mẻ hoàn toàn với Chúa Jêsus. Và điều gì đã xảy ra ? Chúa Jêsus đã lên Thiên đàng và hiện đang ngồi ngay chốn uy quyền tại các nơi trên trời. Bây giờ, tôi cũng đang ngồi với Chúa Jêsus tại các nơi trên trời. Nói tóm lại, mọi điều gì đã xảy ra cho Chúa Jêsus, cũng đã xảy ra cho tôi. Bạn có tin điều đó chăng ? Kinh Thánh đã phán vậy.

CÔNG BỐ RA NHỮNG GÌ CHÚNG TA BIẾT

Bây giờ, tôi phải nhìn thấy mọi điều này bằng cặp mắt đức tin của mình chứ không phải bằng những cảm xúc của tôi đó chính là những điều tôi đã nói khi tôi chịu phép báp têm trong nước. Tôi nói rằng : “Bây giờ, tôi công bố cho cả thế giới biết rằng điều gì đã xảy ra cho tôi. Khi tôi bước vào trong nước là tôi nói với thế giới rằng tôi đã chết với Chúa của tôi và tôi đã được chôn với Ngài (tôi được ngập chìm

Page 125: Truong nhan su

trong nước, sau đó tôi đã bước ra khỏi nước), lúc đó tôi nói gì ? Mọi người hãy lắng nghe khi tôi bước ra khỏi nước là tôi nói rằng tôi đã sống lại với Jêsus trong một đời sống mới ”. Đó là ý nghĩa của phép báp têm Cơ đốc hay báp têm trong nước. Bạn đang công bố cho cả thế giới biết rằng những gì đã xảy ra cho bạn. Điều gì đã xảy ra cho bạn ? Khi bạn tiếp nhận Jêsus làm Chủ và Cứu Chúa của bạn, thì Đức Chúa Trời là Cha chúng ta đã đặt bạn vào trong Đấng Christ. Và bất cứ điều gì đã xảy đến cho Jêsus thì cũng xảy đến cho bạn. Jêsus đã chết bạn cũng đã chết. Jêsus đã bị chôn, bạn cũng đã bị chôn. Còn gì nữa ? Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Bạn cũng đã sống lại vào đời sống mới. Vì vậy, cách chúng ta chìm ngập trong nước và bước ra khỏi nước có nghĩa bạn nói với mọi người rằng : “Bạn đã chết”. Và việc đó đã xảy ra khi nào ? Khi bạn đang chìm trong nước phải không ? Không, không ! Bạn đã chết với Chúa Jêsus khi bạn tiếp nhận Ngài làm Chủ và làm Cứu Chúa của bạn. Nhưng tại sao bây giờ bạn lại làm phép báp têm trong nước ? Vì cớ Chúa Jêsus nói rằng : “Điều này là đúng, là phải lẽ cho chúng ta công bố ra tất cả mọi việc công bình.” Vậy nên, bạn đang công bố rằng bạn là công bình trước mặt Đức Chúa Trời. Tại sao ? Vì cớ bạn đã chết với Chúa Jêsus, bạn được chôn với Chúa Jêsus . Đó là cách bạn công bố điều đó ra. Bạn công bố ra bằng một hành động ( chịu dìm mình trong nước ). Rồi sau đó bạn sống lại với Chúa Jêsus trong đời sống mới. Bạn công bố điều đó bằng một hành động nữa. Nói tóm lại, phép báp têm trong nước không làm cho bạn thành công bình. Báp têm trong nước không làm cho bạn chết với Jêsus và sống lại với Jêsus. Không ! đó là bạn đang công bố ra những gì đã xảy ra cho bạn rồi. Đó là ý nghĩa của phép báp têm trong nước.

ĐÂY LÀ ĐIỀU PHẢI LẼ CHO CHÚNG TA LÀM

Nếu đó là ý nghĩa duy nhất, tại sao chúng ta vẫn phải làm điều đó ? Vì cớ Chúa Jêsus nói rằng : “Đây là điều phải lẽ cho chúng ta”. Vậy nên, nếu bạn là một Cơ Đốc Nhân, bạn phải chịu phép báp têm. Không phải vì bạn muốn nhận được sự sống đời đời. Không, bạn phải chịu phép Báp têm vì cớ bạn đang bước theo Chúa. Bạn nói rằng giống như Ngài đã làm, bây giờ con công bố rằng con là công bình trước Cha của con, rằng con đã được chôn với Ngài và đã được sống lại với Ngài trong đời mới. Đó chính là ý nghĩa của phép Báp têm trong nước.

ĐIỂM TIẾP XÚC

Đối với một số người, việc đi xuống nước và bước ra khỏi nước đã trở thành một điểm tiếp xúc đối với họ. Chúng ta nói điểm tiếp xúc là có ý nghĩa gì ? Chỉ giống như khi bạn đặt tay, điều đó trở thành một điểm tiếp xúc, tại đó đức tin của người đó được phóng thích ra, bây giờ một điều gì đó xảy đến cho người ấy. Đối với một số người đã chịu phép báp têm trong nước, khi nghe sự giải thích này, họ đã nhận

Page 126: Truong nhan su

thức rõ được ý nghĩa. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời họ, họ được kinh nghiệm sự cùng chết với Chúa Jêsus và cùng sống lại với Ngài trong đời sống mới.

Tôi sẽ cho một thí dụ. Người này đã thường hay bị đau tim, và anh ấy thường bị bối rối, khổ sở vì một trái tim yếu ớt. Thân thể anh vẫn yếu nhược. Tôi bảo anh : “anh hãy nghe, anh có thể công nhận sự thực là anh đã chết với Chúa Jêsus và đã được chôn với Ngài rồi. Mọi điều trong cuộc đời cũ của anh đã bị chôn và anh đã sống lại trong đời sống mới. Vậy điều gì xảy ra ? Những cơn đau tim, chứng bệnh tim đó đã mất rồi, đã bị chôn rồi. Anh đang sống lại trong một đời mới. Vì vậy đừng mang theo chứng bệnh tim đó nữa”. Bây giờ khi anh nghe điều đó, anh nói : À, đó là một ý nghĩa”. Sau đó, anh được báp têm trong nước. Ngay tức khắc, khi anh được dìm trong nước và bước ra anh bắt đầu chạy khắp nơi và reo lên “Halêlugia ! bệnh tim của tôi đã hết rồi. Halêlugia ! Halêlugia! Tôi là một con người mới trong Đấng Christ”. Anh ta đã được lành bệnh hoàn toàn.

Tại sao điều đó xảy đến cho anh ta ? Vì đối với anh, lễ Báp têm đã là một điểm tiếp xúc, đã giải phóng đức tin của anh. Điều đó đáng lẽ đã xảy đến cho anh ta ngay giây phút anh tiếp nhận Đấng Christ làm Chủ và làm Cứu Chúa của mình. Nhưng anh ấy đã không biết điều đó. Đó là lý do tại sao điều rất quan trọng là chúng ta phải biết. Vì cớ nếu bạn không thể hiểu Lời Chúa thì bạn không thể tin được.

Đây là ví dụ khác, trong nhóm chúng tôi có một chị em là người rất nghèo. Bà ấy không biết đọc và viết. Bà có năm đứa con. Chồng của bà lại là người thất nghiệp. Sau đó bà xin được làm báp têm bằng nước. Trong việc báp têm bằng nước, bà đã kinh nghiệm một điều gì đó, bà nói : “Ông biết không, khi tôi được làm báp têm bằng nước tôi bỗng nhiên nhận biết rõ ràng cuộc đời quá khứ của tôi đã bị chôn trong nước rồi, và tôi thật sự cảm thấy mình là một con người mới. Vậy nên bà bảo tôi từ rày trở đi, đừng gọi tôi là Maring nữa. Tên Maring liên hệ với cuộc đời quá khứ đầy dẫy nỗi đau lòng và khốn khổ. Nhưng bây giờ, tôi là một con người mới rồi”. Vậy nên tôi hỏi : “Từ giờ trở đi, chúng tôi phải gọi bà là gì ?”. Bà đáp : “Hãy gọi tôi là Margarite, vì bây giờ tôi đã là người có sự sống mới”.

Halêlugia ! Không phải là việc báp têm trong nước sẽ làm cho bạn trở thành một con người mới. Không ! Chính là việc bạn tiếp nhận Chúa Jêsus. Nhưng đối với một số người, phép báp têm bằng nước là một điểm tiếp xúc khiến giải phóng đức tin trong họ. Chúa cũng bảo chúng ta rằng việc phải lẽ cho chúng ta là chịu phép báp têm bằng nước. Vì vậy, chúng ta phải giúp mỗi tín hữu hiểu rõ điều này và nhận lễ Báp têm bằng nước.

Xin chúng ta cầu nguyện : “Lạy Cha, chúng con cảm ơn Ngài, vì khi chúng con tiếp nhận Con Ngài là Jêsus, Ngài đã đặt chúng con trong Đấng Christ. Chúng con cám ơn Cha vì chúng con không còn sống trong cuộc đời cũ nữa vì chúng con đã

Page 127: Truong nhan su

chết với Con Ngài là Jêsus, chúng con đã chết với tội lỗi. Bây giờ chúng con có đời sống mới với Con Ngài. Cám ơn Cha vì một điều quý báu kỳ diệu đó mà Ngài đã làm cho chúng con. Không những vậy. Ngài còn làm cho chúng con. Không những vậy, Ngài còn làm cho chúng con cùng ngồi với Con Ngài tại các nơi trên trời. Halelugia ! Ngợi khen danh của Đức Chúa Cha vì Ngài yêu thương chúng con quá đỗi. Ngài đã làm mọi điều này cho chúng con, chúng con ngợi khen Ngài và tôn vinh Ngài”. Nhân danh Chúa Jêsus. Amen !

I. LỜI DẶN :

Lấy một tờ giấy rời, viết câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau. Sau đó kiểm lại xem câu trả lời của bạn có đúng không qua bảng trả lời chìa khóa trả lời ghi ở cuối bài học. Nếu câu trả lời của bạn sai, hãy học lại phần bài đó. Đừng tiếp qua bài sau cho đến khi nào bạn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi dưới đây và đã vâng theo những lời dạy dỗ của Chúa Jêsus chúng ta trong bài học này.

II. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VỀ BÁP TÊM BẰNG NƯỚC : 1. Báp têm bằng nước là gì ?2. Báp têm bằng nước có phải là một mạng lệnh của Chúa không ?3. Chúng ta có nhận được sự sống đời đời qua Báp têm bằng nước không ?4. Những điều kiện gì cần có trước khi một người có thể nhận Báp têm bằng nước ?

Ghi chú cá nhân :

BÀI 3 : SỰ ĐẶT TAY

Sự đặt tay là một trong những giáo lý sơ yếu của Đấng Christ được nhắc đến HeDt 6:1-2. “Sự đặt tay là một hành động đặt đôi tay của bạn trên một người cùng với lời cầu nguyện và lời tiên tri .”Điều gì xảy ra khi chúng ta đặt tay lên người khác ?

CHUYỂN GIAO NHỮNG PHƯỚC HẠNH :

Chúng ta hãy đọc những khúc sách đầu tiên nhắc đến sự đặt tay trong Kinh Thánh, trong SaSt 48:12-20

“Giôsép dẫn hai đứa con trai ra khỏi hai đầu gối cha mình, rồi sấp mình xuống đất. Đoạn, người dẫn hai đứa trẻ lại gần cha, tay hữu thì dẫn Ép-ra-im sang qua phía tả của cha, còn tay tả dắt Ma-na-se sang qua phía hữu. Y-sơ-ra-ên đưa tay mặt ra, để trên đầu Ép-ra-im là đứa nhỏ, còn tay trái lại để lên đầu Ma-na-se. Người có ý riêng để tay như vậy, vì Ma-na-se là đứa lớn. Rồi người chúc phước cho Giô-sép

Page 128: Truong nhan su

rằng: Cầu xin Đức Chúa Trời mà tổ phụ tôi là Áp-ra-ham và Y-sác đã thờ phượng, là Đức Chúa Trời đã chăn nuôi tôi từ khi mới lọt lòng cho đến ngày nay, thiên sứ đã cứu tôi ra ngoài vòng hoạn nạn, hãy ban phước cho hai đứa trẻ này, nối danh tôi và tổ phụ tôi là Áp-ra-ham và Y-sác, và cho chúng nó thêm lên nhiều vô số trên mặt đất! Nhưng Giôsép thấy cha mình để tay hữu trên đầu Ép-ra-im thì có ý bất bình, liền nắm lấy tay cha đã để lên đầu Ép-ra-im mà tráo đổi qua đầu Ma-na-se, rồi thưa rằng: Chẳng phải vậy cha. Đứa này đầu lòng, để tay hữu cha trên đầu nó mới phải chớ. Nhưng cha người không chịu và cãi rằng: Cha biết, con, cha biết. Nó sẽ trở nên một dân, nó sẽ lớn vậy con, song thể nào, em nó cũng sẽ lớn hơn và dòng dõi nó sẽ thành vô số nước. Trong ngày đó, người chúc phúc cho hai đứa con trai này mà nói rằng: Ấy vì ngươi mà dân Y-sơ-ra-ên sẽ chúc phước nhau rằng: Cầu xin Đức Chúa Trời cho ngươi được giống như Ép-ra-im và Ma-na-se. Vậy, Gia-cốp đặt Ép-ra-im trước Ma-na-se .”

Giacốp, cũng được biết là Ysơraên, đã đặt tay mình lên đầu hai cháu của ông. Bởi sự đặt tay cùng với lời cầu nguyện và lời tiên tri, Giacốp đã chuyển giao những phước hạnh của Chúa cho Ép-ra-im, đứa cháu nhỏ hơn và Manase, đứa cháu đầu lòng. Đức Chúa Trời có những phước hạnh đặc biệt dành cho mỗi một người. Đức Chúa Trời sử dụng một người như Giacốp làm cha của 12 chi phái Ysơraên để chuyển giao những phước hạnh này.

Giacốp, nhận biết điều đó ông đã hành động dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để chuyển giao các phước hạnh này cho các cháu mình.

Chúng ta hãy nghiên cứu thêm một sự đặt tay khác nữa. Ở đây, Môise ủy thác Giôsuê làm người phụ tá và là người kế vị thay cho ông.

“Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng : Hãy chọn lấy Giôsuê, con trai của Nun, người có thần cảm động, phải đặt tay trên mình người, rồi đem người ra mặt Êlêase, thầy tế lễ và cả hội chúng truyền lệnh cho người trước mặt họ. Và trao phần vinh hiển ngươi lại cho người, hầu cho cả hội chúng Ysơraên nghe người. Người phải ra mắt Êlêase, người và cả hội chúng Ysơraên sẽ đi ra và đi vào. Vậy Môise làm y như Đức Giêhôva đã phán dặn mình, chọn lấy Giôsuê để trước mặt Êlêase, thầy tế lễ và trước mắt cả dân chúng, đặt tay mình trên người và truyền lệnh cho, y như Đức Giêhôva đã cậy Môise phán dặn ông ”. - DaDn 27:18-23

Kết quả sau khi Môise đặt tay lên Giôsuê là gì ? Chúng ta nhận thấy rằng cả dân sự đều thừa nhận Giôsuê là người kế vị thay cho Môise. Hơn thế nữa, Giôsuê được đầy linh của sự khôn ngoan.

“Bây giờ, Giôsuê, con trai của Nun, được đầy dẫy thần khôn ngoan vì Môise đă đặt tay mình trên người, Ysơraên bèn vâng lời người và làm theo điều Đức Giêhôva đã

Page 129: Truong nhan su

phán dặn Môise .” - PhuDnl 34:9

Việc giao thác hay ủy nhiệm một người vào một chức vụ nào để hầu việc Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài đã được dạy dỗ trong Tân Ước.

“Vậy anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy đẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi chúng ta sẽ giao việc này cho. Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo. Cả hội đều lấy lời đó làm đẹp lòng, bèn cử Êtiên là người đầy đức tin và Đức Thánh Linh, Philip, Bôcôrơ, Nicano, Timôn, Bamêna và Nicôla, là người Antiôt mới theo đạo Giuđa và trình bày các người đó cho các sứ đồ, các sứ đồ cầu nguyện rồi thì đặt tay lên .” - Cong Cv 3:6

BÁP TÊM TRONG ĐỨC THÁNH LINH

Có rất nhiều bản ghi chép lại việc người ta nhận được Báp têm trong Đức Thánh Linh qua việc đặt tay.

Khi Philip giảng tại Samari, nhiều người đã tin nơi Chúa Jêsus. Philip đã làm Báp têm cho họ trong nước. Sau đó Phierơ và Giăng đến giảng dạy cho những người tín đồ mới này.“Hai người tới nơi, cầu nguyện cho các môn đồ mới, để cho được nhận lấy Đức Thánh Linh. Vì Đức Thánh Linh chưa giáng xuống trên một ai trong bọn đó. Họ chỉ nhơn danh Đức Chúa Jêsus mà chịu phép báp têm thôi. Phierơ và Giăng bèn đặt tay trên các môn đồ, thì đều được nhận lấy Thánh Linh .” Cong Cv 8:15-17

Một biến cố khác đã xảy đến trong cuộc đời của Phaolô. Anania được Chúa sai đi đến hầu việc cho Phaolô bằng việc đặt tay cho ông. Phaolô đã được chữa lành bệnh mù mắt và được đổ đầy Đức Thánh Linh.

“Chúng nghe bấy nhiêu lời, bèn chịu phép báp têm nhơn danh Đức Chúa Jêsus. Sau khi Phaolô đã đặt tay lên, thì có Đức Thánh Linh giáng trên chúng, cho nói tiếng ngoại quốc và lời tiên tri .”. - 19:5, 8

Một số người nói rằng phép báp têm trong Đức Thánh Linh chỉ xảy ra trong ngày lễ Ngũ Tuần mà thôi. Điều này không đúng. Biến cố thứ hai xảy ra 20 năm sau biến cố thứ nhất. Một số người khác xưng nhận rằng một khi bạn đã được cứu, thì bạn cũng được báp têm trong Đức Thánh Linh. Điều đó cũng sai lầm. Trong 19:5 những kẻ tin nơi Chúa Jêsus đã được làm báp têm bằng nước. Trong 19:5 thì họ đã là Cơ Đốc Nhân rồi. Sau đó trong 19:6, chỉ khi Phaolô đặt tay trên họ thì Đức Thánh Linh giáng xuống trên họ và họ nói các thứ tiếng và nói tiên tri.CHỮA LÀNH KẺ ĐAU

Trong Mac Mc 16:17-18 Chúa Jêsus nói lên lời dạy dỗ cuối cùng của Ngài cho tất

Page 130: Truong nhan su

cả mọi kẻ tin Ngài.“Ai tin và chịu phép báp báp têm sẽ được rỗi, nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt. Vậy, những kẻ nào tin sẽ được các dấu lạ này, lấy Danh Ta mà trừ quỷ, dùng tiếng mới mà nói ... hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành ”.

Cách đơn giản nhất để chữa lành kẻ đau là đặt tay lên họ. Chúa Jêsus không nói rằng : “những kẻ nào tin sẽ đặt tay lên kẻ đau, họ sẽ cầu nguyện trong hai tiếng đồng hồ, la lên, run rẩy, lúc lắc và bấy giờ kẻ đau sẽ lành bệnh”. Không, Chúa Jêsus chỉ nói : “Kẻ nào tin nhơn Danh Ta....họ sẽ đặt tay trên kẻ đau, và kẻ đau sẽ lành bệnh.”

Chúa Jêsus không để cho chúng ta bị nghi ngờ thắc mắc gì cả. Ngài không nói rằng một vài người trong vòng các ngươi hoặc chỉ có một số ít người được chọn. Nhưng Ngài nói tất cả những kẻ tin. Ai có đủ phẩm cách để chữa lành kẻ đau? Chúa Jêsus nói TẤT CẢ mọi tín đồ. Bạn có phải là một tín đồ không ? Bạn có tin rằng Chúa Jêsus là Con Trai của Đức Chúa Trời, là Chủ và là Cứu Chúa của chúng ta không ? Vậy thì Chúa Jêsus nói rằng bạn cũng có thể đuổi quỷ, nói tiếng mới, có thể đặt tay trên kẻ đau và chữa lành kẻ đau. Đây là những dấu hiệu theo sau những kẻ tin.

Tại sao kẻ đau được lành bệnh ? Có phải vì một sự xức dầu đặc biệt trên đôi tay bạn không ? Không cần thiết phải như vậy. Khi Chúa Jêsus bảo bạn đặt tay trên kẻ đau, Chúa Jêsus muốn bạn chuyển giao ơn phước của sự chữa bệnh cho kẻ đau. Đôi tay của bạn trở thành đôi tay của Chúa Jêsus. Một Mục sư đã nói rằng việc đặt tay giống như việc bật công tắc đèn. Tại một nơi nào đó cách xa nhà máy phát điện, ngay khi bạn bật công tắc, bóng đèn vẫn chiếu sáng liền. Đôi tay của bạn cũng giống như công tắc mở và tắt đó. Hãy đặt đôi tay của bạn trên kẻ đau và công tắc được mở ra để sự chữa lành đến trên kẻ đau. Hãy là một cái “công tắc” cho Chúa Jêsus.

HÃY NHEN LẠI CÁC ƠN

Trong ITi1Tm 4:14 Phaolô đã khuyên Timôthê chớ bỏ quên các ân tứ của mình. Bằng cách nào Timôthê đã nhận được ân tứ ? Bởi sự đặt tay:“Đừng bỏ quên ơn ban trong lòng con, là ơn bởi lời tiên tri, nhơn các trưởng lão đặt tay mà đã ban cho con vậy ”.“Vậy nên, ta khuyên con hãy nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban cho mà con đã nhận lãnh bởi sự đặt tay của ta ” -IITi 2Tm 1:6Phaolô cũng nhắc nhở Timôthê hãy nhen lại ân tứ. Làm thế nào để chúng ta nhen lại ân tứ của mình ? Bằng cách sử dụng nó. Đức Thánh Linh đã ban những ân tứ cho chúng ta để chúng ta ban phước cho người khác. Để sử dụng những ân tứ của chúng ta, chúng ta cần phải chuyển giao những phước hạnh cho người khác. Cách đơn giản nhất để làm điều đó là qua sự đặt tay.

Page 131: Truong nhan su

THỰC HÀNH Xếp một vòng tròn gồm 3 người. Ví dụ như A, B và C. Để A ngồi xuống. B và C đặt tay lên A. Đang khi đặt tay lên A, B sẽ cầu nguyện và ngay cả nói tiên tri nữa. Sau đó, B có thể hỏi A đã kinh nghiệm điều gì ? Sau đó, họ thay phiên cầu nguyện cho nhau đến khi ai nấy đều được cầu nguyện cho.

I. LỜI DẶN Trong một trang giấy, hãy viết xuống câu trả lời của bạn cho các câu hỏi sau. Sau đó kiểm lại xem câu trả lời của bạn có đúng không bằng cách nhìn vào trong Bảng chìa khóa trả lời ghi ở cuối bài học. Nếu câu trả lời của bạn sai, trở lại học phần bài học đó. Đừng tiếp tục bài mới cho đến khi nào đã trả lời đúng tất cả các câu hỏi dưới đây và đã làm theo những lời dạy dỗ của Chúa Jêsus tìm thấy qua bài học này.

II. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VỀ SỰ ĐẶT TAY 1. Sự đặt tay là gì ?2. Những hậu quả của việc đặt tay là gì ?3. Thực hành.

BÀI 04: SỰ PHỤC SINH TRONG QUÁ KHỨ

Bài học của chúng ta sẽ bao gồm 3 sự phục sinh : Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. Sự phục sinh trong quá khứ đã xảy ra rồi. Nó liên quan đến sự phục sinh về thân thể của Chúa Jêsus của chúng ta. Sự phục sinh trong hiện tại hiện đang xảy ra khi một người chưa được cứu (chết về tâm linh) trở thành sống động khi người ấy tin vào Chúa Jêsus của chúng ta. Sự phục sinh trong tương lai chưa xảy đến. Đó là sự phục sinh về thân thể của tất cả mọi người, ngay lành hoặc gian ác khi Chúa Jêsus hiện đến và vào lúc phán xét cuối cùng.

Một ngày kia, Phaolô đã viết cho những Cơ Đốc Nhân tại Côrinhtô : “Vì nếu Đấng Christ không sống lại, thì sự rao giảng của chúng ta là vô ích (hư không ) và đức tin anh em cũng là vô ích (hư không ).” ICo1Cr 15:14

Tại sao Phaolô đã viết như vậy ? Phaolô đã rao giảng rằng Đấng Christ đã chết trên thập tự giá vì tội lỗi của chúng ta. Phaolô làm chứng rằng Chúa Jêsus đã từ kẻ chết sống lại. Nhiều người đã tin nơi Chúa Jêsus. Tuy nhiên, những người khác đã bắt bớ Phaolô và những người đi theo Chúa Jêsus. Một số Cơ Đốc Nhân đã bị giết. Vậy nên, nếu Đấng Christ không phục sinh thì mọi điều ông đã rao giảng, mọi công việc họ đã làm, và những sự khốn khó - khổ nhục họ đã phải trải qua đều là vô ích. Tuy nhiên, Phaolô tiếp tục nói : “Nhưng bây giờ Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết, Ngài trở thành trái đầu mùa của những kẻ chết .” 15:20

Page 132: Truong nhan su

Trong ánh sáng của lẽ thật này, tất cả chúng ta có thể nói : “Vì Cơ Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết, đức tin của chúng ta, hy vọng và những sự chịu khổ của chúng ta đều có ý nghĩa”.

Đây là sự khác biệt lớn lao giữa đức tin của chúng ta nơi Chúa Jêsus của mình với những niềm tin khác nhau vào các tôn giáo của thế giới. Đức Phật Gautama đã thành lập một tôn giáo với một số những lới dạy dỗ và niềm tin, thì Phật đã chết và hiện nay vẫn chết. Mao Trạch Đông cũng thành lập một tôn giáo tại Trung Quốc. Những môn đệ của ông xem Quyển Sách Đỏ của họ Mao như là Kinh Thánh của mình. Mao Trạch Đông đã chết và thân thể ông được giữ tại Bắc Kinh. Một ông Felix Manalo cũng thiết lập một tôn giáo tại Phi Luật Tân. Ông xưng rằng mình là một thiên sứ được Đức Chúa Trời sai đến phương Đông. Một thiên sứ thì không thể chết nhưng Manalo đã chết. Làm sao bạn có thể có đức tin chân chính nơi một người đã chết và ở yên nơi mồ mả ?. Điều đó không thể được. Nhưng Chúa Jêsus đã chết. Và Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể có đức tin nơi Ngài và đức tin của chúng ta không phải là vô ích . Tôi sẽ đưa ra cho các bạn một ví dụ.

Trong Cong Cv 16:18 - Phaolô và Sila bị khuấy rầy bởi một người phụ nữ đã bị tà linh ám. Chúng ta hãy xem việc gì đã xảy ra : “Nhưng Phaolô lấy làm cực lòng, xây lại nói cùng quỉ rằng: Ta nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ mà truyền mày ra khỏi người đàn bà này! Chính giờ đó, quỉ liền ra khỏi ”.Phaolô đã truyền cho lính của sự bói khoa ra khỏi nhơn Danh của Đức Chúa Jêsus Christ. Giả sử như, Phaolô truyền cho tà linh này ra trong danh của Đức Phật, thì bạn nghĩ rằng tà linh này có vâng lời không ? Dĩ nhiên là không.

Tôi nhớ khi tôi đến một trại tị nạn tại Thái Lan. Tôi đi vòng quanh trại với một Mục sư phiên dịch. Tôi đã nhìn thấy một phụ nữ với một đầu gối sưng phù và một vết thương lở loét. Bà ấy không thể đứng được. Tôi đến gần bà và hỏi : “Bà có phải là một Cơ Đốc Nhân không ? ”. Bà nhìn tôi và đáp : “Không”, cùng lúc ấy chỉ bức hình của Đức Phật trên dây chuyền đeo cổ của bà. Bà nói : “Đây là vị thần của tôi”. Vậy nên tôi hỏi bà ấy một lần nữa : “Bà có cầu nguyện xin thần của bà chữa lành cho vết thương cho bà chưa ? ”. Người phụ nữ trông rất ngạc nhiên, nên tôi tiếp tục nói : “Nếu thần của bà thật sự tốt lành, thì vị ấy phải có đủ quyền năng để chữa lành vết thương của bà. Bà đã cầu xin thần của bà chữa cho bà chưa ? ”. Bà ấy đáp : ”Chưa”. Lần này tôi bảo bà : “Thượng Đế của tôi thì khác. Thượng Đế của tôi là Jêsus. Bà có muốn tôi cầu xin Chúa Jêsus chữa lành cho bà không ? ”. Bà ấy bằng lòng. Vậy nên tôi cầu nguyện : “Lạy Chúa Jêsus, Ngài đang sống. Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Lạy Chúa, xin Ngài hãy tỏ tình yêu và quyền năng của Ngài cho người đàn bà này. Xin Chúa khiến cho bà được lành”. Ngay tức khắc chỗ sưng của bà xẹp xuống. Chính tôi cũng vô cùng ngạc nhiên. Tôi đỡ cánh tay bà và bảo

Page 133: Truong nhan su

bà hãy đứng dậy. Bà đứng lên và bắt đầu nhảy lên vui mừng. Bà tháo sợi dây chuyền và nói : “Bây giờ Thượng Đế của tôi là Jêsus”. Tôi bảo vị Mục sư phiên dịch dặn dò, nhắc nhở bà thêm về Chúa Jêsus. Tôi luôn luôn kinh nghiệm rằng : khi tôi giảng Chúa Jêsus sống thì có nhiều phép lạ xảy đến.

QUYỀN NĂNG PHỤC SINH

“Vả, mồ mả được mở ra, nhiều thân thể của các thánh đã chết được sống lại, và ra khỏi mồ mả sau sự phục sinh của Ngài. Họ đã đi vào trong thành thánh và hiện ra cho nhiều người xem thấy ”. Mat Mt 27:52-53

Chúng ta đã nghe về năng lực của một quả bom nguyên tử. Một quả bom ấy, khi thả vào một thành phố có thể giết hại hàng ngàn người bên trong cũng như nhiều người ở chung quanh thành phố và cách xa nơi ấy hàng mấy cây số. Chất phóng xạ chết người sẽ còn bao trùm và giết hại thêm số người nào đến gần nơi xảy ra vụ nổ nữa, dù cách nhiều tháng sau đó. Nhưng quyền năng phục sinh thì khác hẳn. Thay vì sự chết, nó đem lại sự sống cho tất cả mọi người nào có liên hệ với Chúa Jêsus. Trong ngày mà quyền năng phục sinh đã làm cho Chúa Jêsus Christ sống lại, nhưng thánh đồ đã chết được chôn gần Giêrusalem cũng được sống lại nữa. Đó là lý do tại sao sự sống lại của Đấng Christ trở thành NHỮNG TRÁI ĐẦU MÙA (số nhiều). Hãy đọc lại ICo1Cr 15:20. Quyền năng phục sinh này tiếp tục lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đang khi người ta rao giảng Đấng Christ, quyền năng phục sinh tiếp tục đem đến sự sống, sự chữa lành, sự giải cứu và nhiều phép lạ xảy ra.

Phierơ đã chữa lành cho người bị bại trong Công vụ 3 bởi quyền năng Phục Sinh của Chúa Jêsus. Sự chữa lành đến đang khi Phierơ ứng dụng Quyền Năng Phục Sinh này .

“Các người đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Bình mà xin tha cho một kẻ giết người. Các người đã giết Hoàng Tử của Sự Sống mà Đức Chúa Trời đã khiến từ kẻ chết sống lại, và chúng ta là người làm chứng về điều đó. Phải, ấy là bởi đức tin trong danh Ngài, nên Danh Ngài làm cho vững Người này là Người các ngươi thấy và biết. Nghĩa là đức tin bởi Ngài mà ra, đã ban cho người này sự khỏe mạnh trọn ven, tại trước mắt hết thảy các ngươi ”. Cong Cv 3:14-16

Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Đó là đề mục của sự rao giảng của các sứ đồ. Vì cớ Chúa Jêsus đã sống lại từ trong kẻ chết, Chúa Jêsus đang sống ngày hôm nay. Và ngày nay, Ngài đang ở với chúng ta. Ngài đang xác quyết lại những Lời chúng ta rao giảng bằng những dấu kỳ phép lạ. Các bạn có muốn nhìn thấy những dấu kỳ phép lạ chăng ? Vậy thì, hãy rao giảng Jêsus Christ Phục Sinh.

Page 134: Truong nhan su

“Và họ đi ra giảng đạo khắp nơi, Chúa cùng làm với môn đồ và lấy các phép lạ cặp theo làm cho vững đạo ”.

THÂN THỂ VẬT LÝ CỦA ĐẤNG CHRIST SAU KHI NGÀI PHỤC SINH

Thân thể vật lý của Đấng Christ đã trở nên như thế nào sau khi Ngài Phục Sinh ? Tại sao chúng ta muốn biết điều đó Vì cớ trong sự phục sinh trong tương lai, thân thể của chúng ta sẽ trở nên giống như thân thể vinh hiển của Chúa Jêsus chúng ta.

“Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có thể bắt phục muôn vật .” Phi Pl 3:21

Thân thể vinh hiển của Chúa chúng ta có xương và thịt. Chúng ta có thể nhìn thấy, đụng đến và cảm nhận thân thể Ngài. Ngài không phải là một thần linh hay là một con ma LuLc 24:38. Nhưng với thân thể vinh hiển này, Ngài có thể hiện ra và biến mất - 24:31, 36. Ngài có thể ăn thức ăn cứng và uống nước.

Ngài có thể bay - Cong Cv 1:9. Hãy tưởng tượng xem chúng ta có thể làm gì khi thân thể chúng ta trở nên giống như thân thể vinh hiển của Chúa Jêsus.

Tại sao chúng ta cần có loại thân thể này trong tương lai ? Tôi tin rằng khi Chúa Jêsus trở lại, Ngài sẽ cai trị trên đất này 1.000 năm. Chúng ta sẽ cũng cai trị với Ngài. Cả trái đất sẽ được bao phủ bởi sự vinh hiển của Ngài. Với thân thể này, chúng ta có thể ở mọi nơi nào Chúa muốn chúng ta ở. Chúng ta không còn cần xe hơi hay máy bay phản lực nữa. Chúng ta sẽ chỉ bay thôi. Hiện ra và biến đi tùy theo ý muốn. Halêlugia !

Bây giờ, hãy chú ý, Chúa Jêsus vẫn còn mang những vết thẹo trên thân thể Ngài. Chúa Jêsus đã đưa ra cho các môn đồ Ngài xem. Khi Thôma nghi ngờ Chúa, Ngài đã chỉ cho ông thấy những vết thương của Ngài. Tại sao vậy ? Ngài muốn bày tỏ cho họ biết Ngài yêu thương họ biết dường nào. Chúa Jêsus đã nói cho họ biết bằng cách chỉ cho họ thấy những vết thương đó. “Đây là bằng cớ tình yêu của Ta, những vết thương nơi tay, nơi chân và nơi mình Ta”.

Một ngày kia, tôi có một nan đề lớn, tôi thấy mình đang hỏi Chúa : “Chúa ơi, Ngài có thật sự yêu con không ? Sao Ngài có vẻ như xa cách con quá vậy ?”. Sau đó, đang khi tôi đọc khúc sách này trong Luca 24. Chúa đã phán với tôi : “Hãy nhìn xem tay Ta, chân Ta và mình Ta. Chẳng phải đây là bằng chứng tình yêu của Ta dành cho con sao ? Tôi thật sự đã được an ủi. Tôi không còn nghi ngờ tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho mình nữa. Tôi tin rằng những vết thẹo của chính thương tích mà Chúa Jêsus đã trải qua sẽ còn lại mãi mãi trên thân thể Ngài. Tình yêu của Ngài là đời đời và những dấu tích của tình yêu ấy cũng vậy.

Page 135: Truong nhan su

Ý NGHĨA CỦA SỰ SỐNG LẠI CỦA ĐẤNG CHRIST

1. Jêsus là con đường duy nhất đến Thiên đàng :

Sự phục sinh của Ngài chứng tỏ rằng Chúa Jêsus là con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng. Chúa Jêsus đã dạy : “Ta là đường đi… nếu chẳng bởi Ta đi thì không ai được đến cùng Cha ”.GiGa 4:16

Giả sử như sau khi dạy dỗ nguyên tắc này Chúa Jêsus đã chết và vẫn ở trong sự chết, thì chúng ta có thể tin vào những gì Ngài đã dạy và công bố không ? Dĩ nhiên là không. Nhưng Chúa Jêsus đã từ kẻ chết sống lại, chứng tỏ rằng Ngài nói sự thật. Vì vậy, nếu bạn cố gắng tìm kiếm một con đường nào khác, là bạn muốn nói rằng Chúa Jêsus là kẻ nối dối. Một số người nói rằng làm việc lành sẽ đem bạn đến thiên đàng. Nếu đúng như vậy, Chúa Jêsus không cần phải chết cho bạn vì bạn nói rằng tự bạn có thể lên thiên đàng.

2. Chúng ta được xưng công bình :

Một kết quả rõ ràng khác của sự phục sinh của Chúa Jêsus là sự xưng công bình của chúng ta. RoRm 4:25- “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta .”Việc xưng công bình là một từ ngữ dài. Được xưng công bình đơn giản có nghĩa là : “như là chúng ta chưa hề phạm tội” Nói cách khác, Chúa Jêsus đã chết vì tội lỗi của bạn và Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Nếu bạn tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng, thì đây là những điều xảy ra. Khi Đức Chúa Cha nhìn bạn, Ngài không còn nhìn thấy tội lỗi nữa. Ngài nhìn thấy bạn như là bạn chưa hề phạm tội.

Đoạn Kinh Thánh trên đây đã trở nên thực hữu đối với tôi. Tôi được Chúa sai đến Thái Lan để hướng dẫn một chuyên đề huấn luyện trong một tuần cho các Mục sư và Giáo Sĩ tại đó trong kỳ hội đồng Thông Công Tin Lành Thái Lan. Trước ngày hội đồng, tôi gặp gỡ một số Mục Sư và Giáo Sĩ. Nhiều người trong số này là những Tiến Sĩ Thần Học và một số đã phục vụ Chúa với chức vụ Giáo Sĩ từ 20 đến 25 năm nay. Trong lúc ấy, tôi mới hầu việc Chúa được chỉ 5 năm. Tôi suy nghĩ : “Làm sao tôi có thể dạy dỗ cho những người này ? Họ có nhiều kinh nghiệm hơn tôi mà”. Vậy, khi tôi trở lại phòng riêng ở khách sạn, tôi kêu la trước mặt Chúa : “Chúa ơi, tại sao Ngài lại sai con đến Thái Lan ? Chỉ để làm con xấu hổ thôi sao ? Con sẽ đi về lại Mani ư ? ”. Tôi bắt đầu thu xếp đồ đạc. Nhưng Đức Chúa Trời thật tốt lành đối với tôi. Ngài đã ban cho tôi một khải tượng. Tôi đã nhìn thấy Chúa Jêsus chịu báp têm tại sông Giôđanh. Ngay khi Chúa Jêsus bước ra khỏi nước tôi nghe một tiếng : “Này là con yêu dấu của Ta”. Tên của tôi là Ben, nên tôi nói : “Cha ơi, đây không thể nào là con được. Đó là Con của Ngài”. Nhưng tôi đã nghe 3 lần tiếng nói : “Đây là Ben yêu dấu của Ta”. Vậy nên tôi nói với Cha : “Xin Cha nói cho con

Page 136: Truong nhan su

biết tại sao Ngài nói với con điều này ? Và Đức Chúa Cha đáp rằng : “ Khi ta nhìn xem con, Ta không còn nhìn thấy con nữa. Ta không nhìn thấy tội lỗi của con nữa. Ta chỉ nhìn thấy Con Ta đang sống trong con. Đó là lý do tại sao Ta nhìn thấy Con Ta như là Ta nhìn thấy con”. Tôi thật vui mừng khi tôi nghe điều đó. Tôi bắt đầu nhảy lên vui sướng và cảm tạ Cha. “Bây giờ tôi có thể đối diện với bất cứ ai. Tôi có thể đối diện với những Tiến Sĩ Thần Học, tôi có thể đối diện với những Giáo Sĩ đầy kinh nghiệm, vì cớ Chúa Jêsus đang ở với tôi. Tôi đã được xưng công bình trước đôi mắt của Chúa Cha.” Buổi sáng hôm sau, tôi bắt đầu chuyên đề huấn luyện đó với cả lòng tin quyết và cả lòng nhiệt thành. Và Chúa đã ban phước khóa học được thành công tốt đẹp.

3. Đắc thắng sự chết :

Một ý nghĩa khác của sự phục sinh được tìm thấy trong 6:9- “Bởi biết rằng Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, thì chẳng chết nữa, sự chết không còn cai trị trên Ngài .”

KhKh 1:18 chép rằng : “Bây giờ Chúa Jêsus Christ đã cầm chìa khóa (nắm quyền tể trị ) của Âm Phủ và Sự chết ”. Vấn đề đã đảo ngược rồí ! Chúa Jêsus đã chiến thắng sự chết. Biến cố này thật có ý nghĩa rõ ràng biết bao !

Bạn thấy không, ma quỉ tấn công chúng ta bằng cách khiến cho chúng ta sợ hãi sự chết. Sự chết là kẻ thù của chúng ta. Ma quỉ dùng nỗi sợ chết để ngăn cản chúng ta vâng Lời Chúa. Một trong những chuyến đi Miến Điện của tôi, chiếc máy bay tôi đang bay vào trong những túi không khí rất lớn, máy bay bỗng bị rơi xuống trong độ cao đang khi thức ăn đang được dọn ra. Tất cả thức ăn và đĩa đều rơi vãi đầy bên trong máy bay. Chúng tôi phải nịt lưng lại ngay tức khắc. Tôi vô cùng hoảng sợ. Tôi nói : “Tất cả chúng ta sắp bị rớt máy bay. Tất cả chúng ta sẽ chết”. Nhưng sau đó Chúa phán với tôi trong 1:18 - “Hỡi con Ta, chớ sợ hãi. Ta đã nắm chìa khóa của sự chết. Ta có quyền trên sự chết. Nói cách khác, con sẽ không chết nếu Ta không cho phép”. Ngay lập tức, nỗi sợ hãi biến mất.

GIẢI PHÓNG QUYỀN NĂNG PHỤC SINH

Nếu bạn là một Cơ Đốc Nhân đã đợc tái sinh và đầy dẫy Thánh Linh, bạn có thể giải phóng Quyền Năng Phục Sinh của Chúa Jêsus chúng ta. Đây là một số phương cách đơn giản để phóng thích quyền năng đó.

1. Rao giảng Tin Lành :

“Tôi không hổ thẹn về Tin Lành của Đấng Christ đâu, vì đó là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin. Trước là cho người Giuđa, sau là người Gờréc ”.RoRm 1:16

Page 137: Truong nhan su

2. Ngợi khen Chúa :

“Từ nơi miệng trẻ thơ và những con đường bú, mà lập nên năng lực Ngài nhơn vì các cừu địch Chúa. Đấng làm cho người thù nghịch và kẻ báo thù phải nín lặng ”. Thi Tv 8:7

3. Cầu nguyện đồng một lòng :

“Sau khi đã cầu nguyện, thì nơi họ nhóm lại rúng động. Tất cả đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh và họ rao giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ .” Cong Cv 4:31

4. Cầu nguyện và kiêng ăn :“Sau khi Chúa Jêsus đã cầu nguyện và kiêng ăn, Chúa Jêsus trở về trong quyền năng của Thánh Linh. Đức Chúa Jêsus được quyền phép Thánh Linh, trở về xứ Galilê và Danh tiếng Ngài đồn khắp các xứ xung quanh .” LuLc 4:14

5. Đặt tay trên kẻ đau :“Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này : Lấy Danh ta mà trừ quỉ, dùng tiếng mới mà nói, bắt rắn trong tay, nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì, hễ đặt tay trên kẻ đau thì kẻ đau sẽ lành .” Mac Mc 16:17-18

I. LỜI DẶN DÒ

Trong một tờ giấy rời, hãy viết câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau đây. Sau đó kiểm tra lại xem những câu trả lời của các bạn có đúng không bằng cách xem bảng chìa khóa trả lời ghi ở cuối cấp học. Nếu câu trả lời bạn sai, hãy học lại phần bài học đặt biệt đó. Đừng học tiếp bài sau cho đến khi bạn trả lời được hết mọi câu hỏi một cách đúng đắn và vâng theo mọi lời dạy dỗ của Chúa Jêsus được tìm thấy trong bài học này.

II. NHỮNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN

1. Sự phục sinh của Đấng Christ có quyền năng như thế nào ?2. Kinh Thánh có ý nói gì khi nói : “Chúa Jêsus cũng có thể cứu chúng ta cho đến CUỐI CÙNG ... ?”3. Đấng Christ có mang thịt và xương trong thân thể sau khi Ngài sống lại từ kẻ chết không ?4. Những phẩm chất khác nhau của thân thể phục sinh của Đấng Christ là gì ?5. Thân thể phục sinh của chúng ta có sẽ giống như thân thể phục sinh của Chúa không ?

BÀI 5: SỰ PHỤC SINH TRONG HIỆN TẠI

Page 138: Truong nhan su

Có một sự phục sinh trong hiện tại. Để hiểu được chủ đề này, chúng ta phải biết rằng con người có 3 phần. Đó là : Thân xác, Tâm hồn và Tâm linh. Chúng ta sẽ đọc điều đó trong ITe1Tx 5:23

“Nguyền xin Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được khi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đến .”

Phaolô đang cầu xin về sự nên thánh trọn vẹn cho những Cơ Đốc Nhân tại thành Têsalônica. Con người có linh, hồn và thân. Chúng ta hãy xem giản đồ có 3 vòng tròn đồng tâm. Chúng ta gán cho phần ngoài cùng là “thân xác” của một người. Phần chính giữa là “hồn” của người ấy, và phần trong cùng là “tâm linh” của người ấy. Đó là một con người trọn vẹn, bao gồm cả linh, hồn và thân. Công việc của thân thể là gì ? Như tất cả chúng ta đều biết, thân thể có ngũ quan. Đó là thị giác, thính gíác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Qua ngũ giác quan này, chúng ta có thể tiếp xúc với thế giới vật lý. Tôi biết một vật gì là cũng nhờ xúc giác của tôi. Tôi biết đây là màu xanh nhờ thị giác của tôi. Tôi có thể nhận biết thế giới vật chất qua ngũ quan của tôi. Đó là công việc của thân thể tôi. Công việc của tâm hồn là gì ? Tâm hồn có ba phận vụ. Đó là suy nghĩ, quyết định, cảm biết. Tâm trí là một phần của tâm hồn làm công việc suy nghĩ. Ý chí là phần khác của tâm hồn làm công việc quyết định. Ý chí của loài người luôn luôn tự do, ngay cả Đức Chúa Trời cũng không can thiệp vào sự quyết định của chúng ta vì cớ Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta ý chí tự do. Cảm xúc là phần thứ ba của linh hồn. Nếu bạn cảm thấy yêu thương, đó chính là tâm hồn đang hành động, bạn cảm thấy nóng giận ư ? Bạn cảm thấy vui mừng ư ? Đó chính là tâm hồn đang hành động.

Công việc của tâm linh là gì ? Chính trong tâm linh chúng ta là nơi Đức Chúa Trời cư trú. Chính tâm linh của chúng ta tiếp xúc được với thế giới của Linh. Kinh Thánh nói rằng : “Đức Chúa Trời là Thần, nên những ai thờ phượng Ngài phải thờ phượng bằng Tâm linh và Lẽ thật.” Qua tâm linh mình, chúng ta có thể tiếp xúc vớí Đức Chúa Trời. Nhưng có những điều xấu xa đã xảy đến cho loài người. Để có thể hiểu được, chúng ta hãy nghe những gì Chúa Jêsus dạy bảo chúng ta trong GiGa 10:10

Bây giờ hãy tưởng tượng rằng Chúa Jêsus đang nói chuyện với tất cả chúng ta. Chúa nói rằng : “Kẻ trộm (Satan) đến để giết, cuớp và hủy diệt. Nhưng Ta - Jêsus đã đến để ngươi có thể có sự sống, và được sự sống sung mãn.” Các bạn có biết rằng người Do Thái đã giết Chúa Jêsus chính vì câu nói này không ? Chúa Jêsus nói : Ta đã đến để cho các ngươi sự sống. “Ngài có ý nói gì khi Ngài nói sự sống ? Chẳng phải chúng ta đang không có sự sống ư ? Ô ! Xem này ! Tôi đang sống đây chứ ! Ngài có ý nói gì khi nói đến sự sống ? Hay là có lẽ Ngài có ý nói rằng Ngài

Page 139: Truong nhan su

sẽ ban cho chúng ta một tôn giáo mới. Nhưng chúng ta đã biết Thượng Đế chân thật duy nhất từ đời Ápraham cho đến bây giờ. Chúng tôi đã có tôn giáo rồi. Jêsus này, hẳn ông muốn nói đến một tôn giáo mới rồi !”. Và những người Do Thái đã giết Ngài. Ngay cả bây giờ, Chúa Jêsus vẫn đang nói rằng : “Ta đến để ban cho ngươi sự sống”. Vì vậy chúng ta hỏi : “Lạy Chúa, Ngài ban cho chúng con loại sự sống nào ?”. Ngay giây phút một người được sinh ra trong thế gian này, người đó có sự sống. Nói cách khác, ngay cả khi bạn không phải là Cơ Đốc Nhân, ngay cả khi bạn chưa biết Chúa Jêsus, thì thân thể bạn vẫn sống, tâm hồn bạn vẫn sống ! Tại sao vậy ? Vì cớ ngay khi bạn còn là người ngoại đạo, bạn vẫn có thể suy nghĩ, bạn có thể quyết định, bạn vẫn có thể có cảm xúc. Vậy thì, ban cho sự sống này có nghĩa gì ? Tôi đang sống, thân thể và tâm hồn tôi đang hoạt động, đang sống mà !”. Có lẽ Chúa nói rằng Ngài ban sự sống cho tâm linh chúng ta. “Ông muốn nói gì khi bảo rằng ban sự sống cho tâm linh chúng tôi ? Tại sao ? Bộ tâm linh chúng tôi chết ư ?”. Phải, chúng ta hãy đọc Êphêsô 2 :11 “Vả, anh em là những Cơ Đốc Nhân tại Êphêsô, anh em đã chết vì những quá phạm mình và những tội lỗi mình ”. Kinh thánh nói rằng nếu bạn đang ở trong tội lỗi là bạn đang chết. “Chết có nghĩa là gì ? Thân thể tôi vẫn đang sống dù tôi đang ở trong tôi lỗi, thân thể tôi vẫn sống động. Rồi còn điều gì khác nữa ? Tôi có thể suy nghĩ, tôi có thể quyết định, tôi có thể yêu thương, tôi có cảm xúc mặc dù tôi đang ở trong tội lỗi, vậy thì ông có ý nói gì khi ông nói là chết ?”. À, Kinh Thánh không có ý nói về thân thể hay tâm hồn của bạn, vì cớ ngay khi bạn đang ở trong tội lỗi, thân thể và tâm hồn của bạn vẫn sống. Vậy thì phần nào chết ? Chính tâm linh bạn đang chết. Xin hãy lắng nghe, ý nghĩa của chữ chết trong Kinh Thánh không có nghĩa là tâm linh không hiện hữu. “Chết” theo Kinh Thánh có ý nghĩa là “bị phân cách”. Vậy nên Kinh Thánh đang nói cho chúng ta biết rằng : Chúng ta có tâm linh con người của chính mình, nhưng nếu chúng ta đang ở trong tội lỗi, thì tâm linh của chúng ta bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời hằng sống. Đức Chúa Trời là người của sự sống không có trong tâm linh bạn. Nói cách khác là bạn đang bị phân cách khởi Đức Chúa Trời. Sự phân cách đó ở đâu ? Ở trong Tâm linh. Nếu một người không có Chúa Jêsus, tâm linh người ấy chết.

Khi một người chết, người ấy có mùi hôi thối. Bạn làm gì với một người chết ? Bạn phải chôn người chết đó, vì cớ người ấy hôi thối. Đó là lý do tại sao Kinh Thánh dạy bảo chúng ta trong IICôr 6:14; - “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin ”. Những người chưa tin Chúa đang chết còn bạn đang sống. Bạn có Chúa Jêsus trong tâm linh bạn, nên bạn đang sống. Vậy, hai người, một người đang chết và một đang sống không thể nào ở chung với nhau được. Nếu bạn lập gia đình với người đó là bạn lập gia đình với một người chết đang có mùi hôi thối. Bạn có muốn lập gia đình với một người chết không ? Dĩ nhiên là không. Bạn có biết tại sao Chúa dạy bảo chúng ta chớ làm điều này, đừng làm điều kia không ? Đó là vì

Page 140: Truong nhan su

cớ Ngài yêu chúng ta, chứ không phải muốn hạn chế, không để chúng ta vui hưởng đời sống.

Điều gì xảy ra khi bạn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và làm Cứu Chúa của mình ? Chúng ta hãy tìm xem trong IGi1Ga 5:11-13 : “Đây là lời chứng rằng Đức Chúa Trời có sự sống đời đời (Sự sống không hề chấm dứt)”. Vậy Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Ngay bây giờ Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Điều bạn cần làm chỉ là hãy tiếp nhận lấy. Kinh Thánh không nói rằng trong tương lai Đức Chúa Trời sẽ ban điều đó cho chúng ta khi chúng ta đã chết. Bây giờ, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự sống đời đời. Đức Chúa Trời đã làm điều ấy bằng cách nào ? Đây là lời chứng. Đó là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta và sự sống đó ở trong Con Ngài là Jêsus. Halelugia ! Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus nói Ta đã đến để cho các sự sống. Chúa Jêsus ban cho loại sự sống nào ? Ta ban cho con sự sống đời đời. Và làm sao để bạn nhận được sự sống đời đời ấy ?

IGi1Ga 5:12 nói rằng : “Ai có Con Đức Chúa Trời thì có sự sống và ai không có Con Đức Chúa Trời thì không có sự sống đời đời .” Hãy lắng nghe câu 13 - “Ta đã viết những điều này cho các con để cho các con biết rằng mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời ”. Bạn nói rằng, tôi cũng là Cơ Đốc Nhân mà. Nhưng nếu tôi hỏi bạn : “Bạn có sự sống đời đời không ?”. Bạn lại không thể trả lời với sự xác quyết rằng mình có sự sống đời đời. Có lẽ bạn chưa thật sự là một Cơ Đốc Nhân. Vì Kinh Thánh nói rằng, anh em phải biết rằng mình có sự sống đời đời ? Và làm sao bạn biết rằng mình có sự sống đời đời ? Kinh Thánh nói rằng, nếu bạn tiếp nhận Chúa Jêsus, bạn đã nhận sự sống đời đời.

Câu hỏi thứ nhất là : “Bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus như thế nào ? ”. Xin hãy nghe kỹ, tôi đang nhắc lại cho bạn về Phúc âm. Đây là Phúc âm và nó phải thật rõ ràng cho mọi người. Bạn tiếp nhận Chúa Jêsus như thế nào ? Có phải bạn tham gia vào một tôn giáo không ? Bạn tiếp nhận Chúa Jêsus như thế nào ? Có phải nhờ làm việc thiện không ? Bạn tiếp nhận Chúa Jêsus như thế nào ? Chỉ có một câu trả lời, chính Chúa Jêsus đã nói trong KhKh 3:20 “Này ,Ta đứng ngoài của mà gõ, nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho, Ta sẽ bước vào ...”. Bước vào đâu ? Trong phòng ư ? Không, “Ta sẽ bước vào con người ấy.” Không phải là vào trong phòng, Chúa Jêsus nói : “Ta sẽ bước vào cùng người ấy và sẽ ăn bữa với người ấy và người với Ta .” Cánh cửa đó là cánh cửa của cuộc đời chúng ta, và Chúa Jêsus là Đấng đang tìm kiếm chúng ta. Ngài nói : “Ta đang gõ cửa”, các bạn không phải là người đang tìm kiếm Chúa Jêsus đâu. Tất cả chúng ta đều giống như những con chiên đang đi lạc. Chúng ta đã đi lạc xa Chúa. Chúng ta đã bị phân cách bởi Chúa, và đó là lý do tại sao Chúa Jêsus đang tìm kiếm bạn. Chúa Jêsus dến với bạn bằng cách nào ? Những biến cố xảy đến trong cuộc đời chúng ta không phải là tình cờ. Đức Chúa Trời đang sử dụng những điều này để gõ vào cánh cửa đời sống của chúng ta. Chúa

Page 141: Truong nhan su

Jêsus đang nói : “Ta muốn bước váo đó”. Và ngay giây phút bạn quyết định mở cánh cửa đó, Chúa Jêsus nói : “Ta sẽ bước vào cùng ngươi”.

Câu hỏi kế tiếp là : “Bạn phải quyết định mở cánh cửa bằng cách nào ? Có phải bạn sẽ đi vào bếp lấy một con dao để mở cửa lòng bạn ra chăng ? Làm thế nào ? Đây là một câu hỏi rất thực tế, mà nhiều người không biết. Là những nhân sự của Chúa, chúng ta phải giải thích cho họ biết phải làm sao để tin nhận Chúa Jêsus. Theo IICo 2Cr 5:15 chép rằng : “Chúa Jêsus đã chết cho mọi người .” Tại sao ? Và đã “sống lại từ kẻ chết”. Tại sao ? Để cho “những kẻ sống không vì chính mình mà sống nữa nhưng sống vì Chúa Jêsus, là Đấng đã chết và sống lại cho họ.” Đó là ý nghĩa của việc mở cửa lòng bạn ra. Bạn phải quyết định rằng từ nay trở đi, bạn sẽ không sống cho chính mình nữa, nhưng chỉ sống cho Chúa Jêsus. Đó là ý nghĩa của việc tiếp nhận Chúa Jêsus vào đời sống mình. Bạn có một quyết định vì cớ ý chí chí bạn được tự do. Dù bạn thấy chính mình đang ở trong bất cứ tình trạng nào, bạn cũng là đang tự do. Bạn không thể nói : “Tội lỗi này chôn chặt tôi quá sâu, tôi không thể quyết định được”. Đó là lời lừa dối của ma quỉ. Bạn có thể quyết định và nói : “Lạy Chúa, bây giờ con phó dâng chính mình con cho Ngài. Từ nay trở đi, con sẽ sống cho một mình Ngài.” Khi bạn có quyết định đó, Chúa Jêsus phán : “Ta sẽ bước vào cùng ngươi”. Ngay phút ấy, bạn nhận được sự sống đời đời. Đó là lý do tại sao khi Chúa Jêsus phán “Ta đã đến hầu cho con sự sống”. Bạn nhận được chính sự sống Chúa Jêsus, chính là Đức Chúa Trời.

Bạn tiếp nhận được sự sống đời đời ở đâu ? Ở đây, trong tâm linh bạn. Trước đây tâm linh bạn không có sự sống đời đời. Tâm linh bạn trước đây đã bị phân cách với Đức Chúa Trời, bây giờ được làm cho sống động. Ý nghĩa của việc làm cho sống động là gì ? Tâm linh của bạn nhận được chính sự sống của Đức Chúa Trời. Tâm linh bạn được sống động có nghĩa là được ”Phục sinh”. Đó là ý nghĩa của sự phục sinh trong hiện tại. Bây giờ, một người có thể nhận được sự sống phục sinh. “Sự sống phục sinh là gì ?”. Đó chính là sự sống đời đời của Đức Chúa Trời ở trong bạn, sự sống của Chúa Jêsus. Đó là ý nghĩ khi bạn được sanh lại.

Nhưng đó không phải là điều duy nhất xảy ra khi bạn được sanh lại (khi bạn nhận được sự sống đời đời). Kinh Thánh chép rằng : bạn trở thành một con người mới như trong IICo 2Cr 5:17 - “Nếu ai ở trong Đấng Christ ....”. Từ ngữ “ở trong ” rất là quan trọng. Các bạn biết rằng đôi khi các bạn có thể nhìn thấy những sự trái ngược rõ ràng trong Kinh Thánh. Nhưng câu Kinh Thánh chúng ta mới vừa đọc trong IGi1Ga 5:11-13 nói rằng Chúa Jêsus bước vào trong bạn. KhKh 3:20 cũng nói như vậy. Chúa Jêsus bước vào trong, vậy nên Chúa Jêsus đang sống trong tâm linh bên trong bạn. Nhưng cùng một lúc Kinh Thánh cũng nói, bạn đang ở trong Christ. Vậy, không những chỉ có Chúa Jêsus bên trong bạn mà còn bạn ở bên trong Chúa Jêsus. Bạn có biết điều gì xảy ra khi bạn tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng mình

Page 142: Truong nhan su

không ? ICo1Cr 1:30 chép : “Vả, ấy là nhờ Ngài ”. Chữ “Ngài” đó là ai ? Đó là Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta. Ngài đã làm gì ? “Ấy là nhờ Ngài, Cha của chúng ta, mà anh em được ở trong Christ Jêsus ”. Điều đó có ý nhĩa là ngay giây phút bạn tiếp nhận Chúa Jêsus thì Đức Chúa Trời là Cha chúng ta nhận lấy bạn và đem bạn vào trong Christ Jêsus. Khi bạn được đặt bên trong Christ Jêsus, thì điều gì xảy đến cho bạn ? Đó là Christ Jêsus trở nên sự khôn ngoan của bạn đến từ Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao bạn không thể thiếu sự khôn ngoan được, vì cớ bây giờ Christ Jêsus trở nên sự khôn ngoan đến từ Chúa Trời. Còn điều gì khác nữa ? Sự công Nghĩa ! Christ Jêsus bây giờ trở nên sự công bình của bạn. Bạn được xưng là công bình trước mặt Đức Chúa Trời là Cha chúng ta. Còn điều gì khác nữa ? Christ Jêsus trở nên sự nên thánh cho bạn. Chúa Jêsus trở nên cứu rỗi của bạn. RoRm 6:3-4 / 11 nói rằng : ”Hay là anh em chẳng biết rằng chúng ta, chúng ta đều đã chịu phép báp têm trong Christ Jêsus, tức là chịu báp têm trong sự chết của Ngài sao? Hầu cho Đấng Christ được từ kẻ chết sống lại như thế nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thế ấy .” Bạn phải biết rõ rằng, bạn đã sống lại từ trong kẻ chết với Đấng Christ. Vì vậy bạn phải coi mình đã chết với tội lỗi, nhưng sống trong Đức Chúa Trời trong một đời sống mới. Bất cứ điều gì xảy ra cho Chúa Jêsus cũng đã xảy ra cho bạn. Bây giờ bạn trở nên một với Đấng Christ. Đấng Christ đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Bạn cũng đã bị đóng đinh với Ngài. Đấng Christ đã chịu chôn. Bạn cũng bị chôn với Ngài. Và vì cớ Đấng Christ đã sống lại từ trong kẻ chết, bạn cũng được sống lại với Ngài trong đời sống mới. Tại sao ? Vì có một lẽ thật rất quan trọng. Đức Chúa Trời là Cha chúng ta, đã đặt bạn ở trong Đấng Christ. Hãy suy gẫm về lẽ thật này mỗi ngày. Điều này sẽ thay đổi cuộc đời bạn.

Một ngày kia, tôi đang hỏi Chúa : “Lạy Chúa, điều này rất dễ giải thích bằng lới, nhưng xin Ngài hãy cho con kinh nghiệm ý nghĩa của sự đồng chết với Ngài”. Tôi nói cho bạn biết, nếu bạn cầu xin một điều như vậy, Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn nhận lời, Ngài muốn chúng ta nhìn thấy rõ lẽ thật và cũng kinh nghiệm nó nữa. Chúa dạy một tuần sau khi tôi cầu nguyện thì điều đó đã xảy ra.

Tôi đã đi trên một chiếc xe buýt đầy người. Bấy giờ có một người đán ông ngồi, do đầu gối của ông đưa ra trên lối đi. Khi tôi đi qua ông, tôi nói : “Xin lỗi, cho tôi qua”. Chiếc cặp xách tay của tôi tình cờ đụng vào đầu gối của ông. Ông ấy bỗng lấy đầu gối hất mạnh và chiếc cặp của tôi rơi xuống đất ! “Ô ! hư chiếc cặp rồi !”. Tôi suy nghĩ vậy và cảm thấy cơn giận dữ đang dâng lên trong lòng mình. Máu tôi sôi sục lên. Tôi nắm tay lại và tôi sắp tống vào mặt ông ấy. Bấy giờ Đức Chúa Trời phán với tôi : “Con đã chết rồi mà ! Con có bao giờ nhìn thấy một người chết nằm trong một quan tài chưa ? Con hãy mở quan tài ra. Đấm vào mặt người chết đang nằm trong đó. Thì người đó sẽ làm gì ? Người đó có đánh trả lại không ? Dĩ nhiên là không”. Chúa nói rằng : “Con đã chết rồi” . Phải rồi tôi mới đọc rằng tôi đã chết với Đấng Christ. Vậy tôi lượm chiếc cặp của mình lên và bắt đầu hát : “Chẳng phải

Page 143: Truong nhan su

là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi”. Tôi vẫn còn rất giận, tôi muốn nói những cảm xúc sẽ luôn luôn còn đó. Tuy nhiên tôi bắt đầu xưng nhận lẽ thật. Lẽ thật là gì ? Tôi đã chết với Jêsus. Bây giờ tôi đang sống trong đời mới với Jêsus. Đang khi tôi tiếp tục xưng nhận lẽ thật này trong bài hát, tôi nhận thấy cơn giận dữ tan mất đi. Tôi lại còn thấy tội nghiệp cho người đàn ông đó nữa. Tôi cầu nguyện : “Lạy chúa, xin Ngài cứu ông ấy, xin hãy đụng đến tấm lòng của ông ta để ông ta có thể nhận biết Ngài !”. Lẽ thật phải được kinh nghiệm trong đời sống của bạn. Làm sao để bạn kinh nghiệm được lẽ thật ? Đức Chúa Trời cho phép những nan đề xảy đến cho bạn. Trong một nan đề đặc biệt thì bạn phải quyết định làm gì Bạn có quyết định chấp nhận lẽ thật của Lời Chúa hay là bạn quyết định theo những cảm xúc của bạn. Nói cách khác, bạn sẽ luôn luôn được Đức Chúa Trời hỏi rằng : “Con sẽ quyết định gì ?”. Lời Ta đã nói cho con biết rằng : “Con đã chết rồi”. Lời Ta dạy con rằng : “Con đang sống với Ta trong một đời sống mới. Tuy vậy, những cảm xúc của con nói với con rằng con đang giận dữ, rằng con muốm đấm vào mặt người đó. Đó là những cảm xúc của con, vậy bây giờ con sẽ quyết định gì ? Con sẽ quyết định hành động theo những cảm xúc của mình hay con sẽ quyết định theo lời của Đức Chúa Trời ?”. Trong mỗi một nan đề chúng ta sẽ luôn luôn phải quyết định. Đây không phải là một quyết định chỉ một lần là đủ cả. Mỗi ngày chúng ta phải gặp những nan đề, Đức Chúa Trời đang hỏi bạn “Quyết định của con là gì ? Con có chấp nhận lời Ta hay không ? ”.

Để bày tỏ rằng bạn đang chấp nhận Lời của Đức Chúa Trời, trước hết hãy xưng ra (công bố ra) Lời ấy. Như Kinh Thánh nói rằng : “Bởi tấm lòng người tin vào sự công nghĩa, nhưng bởi miệng xưng ra mà được cứu rỗi”. Phải, bạn tin tưởng trong lòng Đấng Christ đang sống trong lòng bạn, bạn tin tưởng rằng bây giờ bạn là một con người mới. Nhưng bạn phải xưng ra hay nói Lời ấy ra. Hãy cẩn thận với những gì bạn nói. Bạn tiếp nhận : Lời vào lòng (do tấm lòng). Kinh Thánh nói rằng bạn phải xưng ra lẽ thật của lời đó, tôi đã kinh nghiệm điều đó. Tôi đã rất nóng giận, nhưng tôi đã nói : “Lạy Chúa con đã chết với Ngài và con đã sống lại với Ngài trong đời sống mới”. Bây giờ chúng ta bước đến một bước thứ hai - bày tỏ lòng tin cậy của tôi. Tôi bày tỏ lòng tin mình như thế nào ? Tôi đã hát : “Không phải tôi sống nữa nhưng Đấng Christ sống trong tôi”. Lúc đó tôi đang làm gì ? Tôi đang xưng ra Lời của Đức Chúa Trời. Tôi không xưng ra những cảm xúc của mình. Trong mỗi một nan đề thì Chúa đang hỏi : “Con có tin Lời ta không ? Con đã chết với Ta và con đã sống lại với Ta trong đời sống mới, hoặc con tin vào những gì con đang cảm xúc ? Con phải chọn lựa.” Khi bạn tiếp nhận Chúa Jesus vào lòng bạn để làm Chúa và làm Chủ thì đó không phải là một quyết định, ai đang làm Chủ ở đây ? Có phải cảm xúc của bạn đang là Chủ hay Chúa Jesus là Chủ ? Bạn sẽ phải quyết định mọi việc khi bạn gặp nan đề. Bạn sẽ chú ý thấy cuộc đời những người mang danh là Cơ Đốc Nhân lại cứ trồi lên sụp xuống, cứ lên rồi xuống, xuống rồi

Page 144: Truong nhan su

lên. Tại sao ? Vì cớ Cơ Đốc Nhân này đã bước đi theo cảm xúc của mình. Nhưng cảm xúc thường trồi lên sụp xuống, lên lên xuống xuống, lên rồi xuống. Bây giờ bạn cảm thấy dễ chịu. Bạn Halêlugia ! Tôi đã được sống lại với Đấng Christ. Tôi đang sống một đời sống mới. Halelugia ! Rồi bây giờ nan đề lại xảy đến. Ôi ! tôi thấy chán quá. Chẳng có Đấng Christ nữa ! Điều đó có nghĩa là bạn là một Cơ Đốc Nhân lắng nghe theo cảm xúc của mình. ĐỨC TIN LÀ CHẤP NHẬN LỜI CHÚA VÀ HÀNH ĐỘNG THEO LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. Lòng vô tín là lắng nghe theo những cảm xúc của bạn và hành động theo cảm xúc đó .

Hãy xem Phierơ. Ông đang bước đi trên mặt nước. Sau đó Phierơ nói : “Ô, có cơn gió mạnh quá ! Ô ! cơn sóng lớn quá ! Tôi có thể cảm nhận được nó”. Nhưng Chúa Jesus nói với ông : “Hãy đến, hãy đến”. Bây giờ ông sẽ quyết định thế nào ? Phierơ ? Ông sẽ chấp nhận Lời của Chúa Jesus rằng thật sự ông có thể đến với Ngài được vì cớ Ngài đã nói : “Hãy đến” hay là ông chấp nhận những gì ông đang cảm giác và thấy là cơn gió mạnh ? Buồn thay, Phierơ đã gần như kinh nghiệm một phép lạ rồi nhưng ông đã quyết định lắng nghe theo những cảm xúc của mình hơn, và ông bắt đầu chìm xuống. Lòng vô tín có nghĩa là lắng nghe theo những cảm xúc của bạn. Đức tin có nghĩa là tiếp nhận Lời và hành động theo Lời của Đức Chúa Trời .

NHỮNG BẰNG CỚ CỦA SỰ PHỤC SINH TRONG HIỆN TẠI

Những bằng cớ của sự phục sinh trong hiện tại của chúng ta là gì ? Ngay bây giờ, chúng ta có sự sống của chính Chúa Jesus. Chúng ta đã chết với Jesus và bây giờ bạn đã sống lại với Chúa Jesus trong một đời sống mới. Những bằng cớ của đời sống mới này là gì ?

Bằng cớ thứ nhất là sự sống mới. IICo 2Cr 5:17 nói rằng : “Nếu ai ở trong Đấng Christ, người ấy là một người được dựng nên mới (một tân tạo vật ), những điều cũ đã qua đi, này mọi sự đều trở nên mới .” Chúng ta hãy đọc CoCl 3:1-3 “Nếu anh em đã được sống lại với Đấng Christ ”. Halelugia ! Nếu bạn xem mình hiện nay là một Cơ Đốc Nhân vì cớ bạn đã được sống lại với Đấng Christ, thì Kinh Thánh nói rằng : “Hãy tìm kiếm những sự ở trên trời là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Hãy để tâm trí mình vào những điều ở trên trời, đừng để vào những điều ở duới đất, vì anh em đã chết và sự sống mình hiện được giấu với Christ ở trong Đức Chúa Trời ” . Halelugia ! Ý nghĩa của mục đích mới là gì ?

Hãy để tôi nói cho bạn nghe một lời làm chứng khác. Chúng tôi đang bắt đầu đi những chuyến truyền giáo và lần này chúng tôi đi đến Zambales. Chúng tôi đi đến bộ lạc Negritos. Vào đêm đầu tiên, chúng tôi đang ngủ trên sàn nhà xi măng. Trời rất lạnh, chúng tôi đang ở trên vùng núi cao. Có rất nhiều muỗi và tôi rất khó ngủ được. Sáng đến, tôi hỏi : “Nhà vệ sinh ở đâu ?”. Một ai đó trả lời : “Ngoài kia”. Họ có một nhà vệ sinh lộ thiên rộng cả một hecta. Điều tốt là trời vẫn còn tối, khi tôi đi

Page 145: Truong nhan su

vào nhà vệ sinh rộng 1 hecta ấy, sau đó tôi ra sông tắm rửa và đi tĩnh nguyện. Tôi không ngợi khen Ngài nhưng tôi lại phàn nàn : “Lạy Chúa, ở đây có quá chừng muỗi. Ôi, Chúa ôi, trời lạnh quá, tối hôm qua con không ngủ được nhiều”. Chúa phán với tôi và Ngài đã hỏi tôi một câu hỏi rất buồn cười. Tôi đã cười lớn khi tôi nghe điều đó. Ngài hỏi tôi : “Ben, con từ đâu đến ?”. Tôi đáp : “Lạy Chúa, Ngài biết rõ con từ đâu đến. Con sống ở thành phố Manila”. Ngài nói thêm : “Bây giờ, giả sử như con đã đem giường, mọi điều con cần ... mùng, tủ lạnh ..v..v.. con đã đem tất cả các thứ đó đến Jambales đây. Thì điều đó có nghĩa gì ?”. “Lạy Chúa là con đang đổi chỗ ở của con đến đây”. Chúa đáp : “Đúng vậy”. Ngài nói với tôi : “Con chỉ là một người khách bộ hành trên đất, con thuộc về thiên đàng, đây không phải là nhà của con vì vậy, con phải sẵn sàng gặp những khó khăn vì con chỉ là một người tị nạn trên thế gian này. Con có từng nhìn thấy những người tị nạn chưa ?”. Ồ, họ sống một cuộc sống khó khăn và Chúa phán với tôi : “Con là người tị nạn !”. Con là một kẻ bộ hành trên đất. Nhà thật của con ở thiên đàng. Tại sao con lại phàn nàn ? Con có mục đích mới. Chúa phán rằng: “Trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời, sự công bình của Ngài và tất cả mọi điều ngươi cần không phải những điều xa xỉ nhưng là mọi điều ngươi cần sẽ được ban cho ngươi”. Nói tóm lại, Chúa biết điều chi chúng ta cần.

Bằng cớ thứ ba của sự phục sinh trong hiện tại là chúng ta phục vụ một ông chủ mới. Khi chúng ta còn ở trong vương quốc của sự tối tăm, ông chủ của chúng ta là Satan. Nhưng ĐCT đã chuyển chúng ta từ vương quốc tối tăm qua vương quốc của chính Ngài. - Côl 1:13;. ĐCT đã giải cứu, giải phóng và di chuyển chúng ta từ quyền lực của tối tăm, nghĩa là từ quyền lực của Satan. Vậy nên, ngay bây giờ Satan không có quyền năng gì trên bạn. Tội lỗi không có quyền trên bạn. Bây giờ bạn không phải phạm tội nữa. Vì cớ bây giờ bạn ở dưới quyền năng và uy quyền của Chúa Jêsus. Hãy suy gẫm về điều này mỗi ngày và sau đó bạn sẽ thấy cuộc đời bạn thay đổi. Đó là lẽ thật, do đó tôi sẽ xưng ra lẽ thật này mỗi ngày : “Lạy Chúa, con ở dưới quyền năng của Ngài, con ở dưới uy quyền của Ngài. Kẻ thù không còn có uy quyền trên con nữa. Con đã được giải phóng khỏi kẻ thù nghịch. Con đã được giải phóng khỏi quyền lực của tội lỗi. Con được tự do, tự do, tự do để phục vụ ĐCT hằng sống.”

Chúng ta hãy đọc IICo 2Cr 3:18 - “Nhưng chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương thì được biến hóa nên cùng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển ”. Halêlugia ! Như bởi Thánh Linh của Chúa. Bạn còn nhớ chương trình của ĐCT khi Ngài sáng tạo chúng ta không ? ĐCT đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Ngài và Ngài ban cho chúng ta quyền tể trị trên khắp cả mặt đất. Bạn có biết rằng khi ĐCT dựng nên chương trình này Ngài muốn theo đuổi nó cho đến cuối cùng không ? Vì cớ tội lỗi hai chương trình này của ĐCT đã bị cản trở tạm thời. Ý nghĩa là gì Vì cớ tội lỗi, ảnh tượng của ĐCT ở trong

Page 146: Truong nhan su

chúng ta đã bị làm cho thương tổn hay hủy hoại và cùng một lúc, quyền tể trị cũng bị cất đi.

Chúng ta đã học biết thể nào Chúa Jêsus phục hồi quyền tể trị đó trên thập tự giá. Bây giờ chúng ta sẽ học biết thể nào hình ảnh của ĐCT được phục hồi lại trong chúng ta ? Kế hoạch của ĐCT để phục hồi ảnh tượng của Ngài là gì ? Trước hết, Ngài bước vào tâm linh chúng ta. Ngay giây phút bạn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và làm Cứu Chúa của bạn. Bây giờ, Chúa Jêsus phán với chúng ta sâu kín trong tâm linh chúng ta. Nhưng đó không phải là nơi duy nhất Ngài muốn sống. Kinh Thánh nói rằng : “Chúng ta được biến hóa” Bằng cách nào ?. ĐCT đã kết ước biến đổi chúng ta theo ảnh tượng của Ngài. Nhưng ĐCT sẽ làm điều đó như thế nào ? ĐCT cũng cần sự hợp tác của chúng ta như chúng tôi đã nói cho bạn biết trong bài học về sự tăng trưởng thuộc linh.

Kinh Thánh nói rằng chúng ta phải “để mặt trần mà nhìn xem ĐCT”. Chúng ta phải không mang một mặt nạ nào khi chúng ta nhìn lên ĐCT. Nhìn xem với khuôn mặt trần có ý nghĩa gì ? Nó được giải thích ở đây trong đoạn 3 từ câu 14. Ở đây, Phaolô đang nói về dân Ysơraên, tuy nhiên điều này có thể ứng dụng cho chúng ta ngay cả ngày nay. Tâm trí của người Ysơraên đã bị làm cho cứng cỏi vì ngay cả ngày nay, cũng chính bức mạng che hay cái mặt nạ vẫn không được cất đi trong khi họ đọc Cựu ước. Bức mạng che mặt đó được cất đi trong Đấng Christ. Phaolô đang nói rằng nếu bạn đọc Cựu ước, bạn phải có thể nhìn thấy Đấng Christ trong từng đoạn, từng sách của Cựu ước vì cớ Cựu Ước nói về Đấng Christ. Vì cớ tấm lòng của người Ysơraên bị làm cho cứng cỏi nên họ không thể nhìn thấy Đấng Christ trong Cựu Ước. Tại sao ? Vì sự cứng cỏi trong lòng họ. Bây giờ, khi nào thì sự cứng cỏi hay bức mạng che được cất đi ? Kinh thánh nói rằng : “Bức mạng che mặt được cất đi trong Đấng Christ”. Điều này được giải thích thêm trong câu 16. Tuy nhiên khi một người quay lại với Chúa, quay lại với Đấng Christ, bức mạng che mặt được cất đi Halêlugia ! Điều duy nhất có thể cản trở chúng ta trong sự biến hóa để nên ảnh tượng của ĐCT là nếu chúng ta có bức mạng che, nếu chúng ta có tấm lòng cứng cỏi.

Nhưng làm thế nào để cất sự cứng cỏi đó đi ? Làm thế nào để cất chiếc mặt nạ ấy đi ? Phaolô nói rằng : “Khi chúng ta trở lại với Chúa, khi chúng ta đặt Jêsus là Chúa. Khi chúng ta quyết định tôn Jêsus là Người số một. Thêm nữa sự quyết định đó được thi hành mỗi ngày trong mỗi một nan đề chúng ta đối diện. Hãy nhớ kỹ điều này, ĐCT đã kết ước bởi Đức Thánh Linh Ngài để thay đổi chúng ta. Câu 18 nói rằng : “Bởi Đức Thánh Linh chúng ta sẽ đưọc thay đổi từ mức độ vinh hiển này sang mức độ vinh hiển khác, nhưng ĐCT muốn chiếc mặt nạ của chúng ta phải được cất bỏ. Và làm sao để chiếc mặt nạ được cất bỏ ? Khi chúng ta tôn Chúa Jêsus là Người số một. Khi chúng ta quay lại Chúa Jêsus mỗi ngày, trong đời sống

Page 147: Truong nhan su

riêng của chúng ta, khi Chúa Jêsus trở nên vị Chủ trong tâm linh, tâm hồn và thân thể chúng ta.

Xin hãy lắng nghe, chúng ta hãy xem lại ba phần của con người. Bây giờ, Chúa Jêsus đang sống tâm linh chúng ta. Nhưng Chúa Jêsus không chỉ muốn chạm đến tâm linh, Ngài cũng muốn chạm đến tâm hồn và thân thể của chúng ta nữa. Ngài sẽ chạm đến tâm hồn chúng ta bằng cách nào ? Hãy nhớ rõ ba phận vụ của tâm hồn là suy nghĩ, quyết định và cảm xúc phải không ? Chúa Jêsus sẽ chạm đến nếp suy nghĩ của chúng ta. Kinh Thánh nói rằng : Tâm trí chúng ta phải được làm cho mới lại, “Vậy hỡi anh em tôi lấy sự thương xót của ĐCT mà khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh đẹp lòng ĐCT, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của ĐCT là thể nào ?”. RoRm 12:2 Làm sao để tâm trí được làm cho mới lại ? Bởi Lời của ĐCT. Mỗi ngày, ĐCT sẽ dùng Lời của Ngài để làm mới lại tâm trí chúng ta. Khi tâm trí chúng ta được đổi mới, tâm trí chúng ta sẽ suy nghĩ những tư tưởng của Chúa Jêsus.

Bạn có biết rằng bạn có thể ôm giữ tâm trí của Chúa Jêsus không ? Bạn đang ôm giữ quyển Kinh Thánh của bạn và đó chính là tâm trí của Chúa Jêsus. Do đó điều rất quan trọng là chúng ta phải suy gẫm hay đặt trong tâm trí mình chính tâm trí của Chúa Jêsus. Trong Phi Pl 2:5 “Hãy để cho tâm trí này cũng ở trong anh em như nó đã ở trong Chúa Jêsus !”. Kinh Thánh là Lời của ĐCT phải được để vào trong tâm trí của chúng ta, để chúng ta suy nghĩ theo cách mà Chúa Jêsus suy nghĩ. Phần khác của tâm hồn là quyết định. Chúa Jêsus cũng muốn chạm đến ý chí của chúng ta qua sự quyết định của chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa cho phép những nan đề xảy đến trong cuộc đời chúng ta, vì cớ nếu không có những nan đề, bạn sẽ không bao giờ quyết định. Bạn phải quyết định và đó là lý do tại sao trong mỗi nan đề bạn phải hỏi : “Lạy Chúa, ý muốn của Ngài trong nan đề này là gì ?” Mỗi khi bạn làm như vậy là bạn đang làm gì ? Bạn đang để cho ĐCT thay đổi cách quyết định của bạn. Bạn đang để cho Thánh Linh của ĐCT chạm đến ý chí của bạn. Thêm nữa ĐCT sẽ không bao giờ ép buộc bạn. Khi chúng ta đầu phục và nói rằng : “Lạy Chúa, ý chỉ của Ngài trong vấn đề này là gì ? Con muốn biết ý chỉ của Ngài. Lạy Chúa vì con muốn biết ý muốn của con có phù hợp với ý muốn của Ngài không ?”. Bấy giờ Đức Chúa Trời có thể thay đổi và tác động đến các quyết định của bạn.Phần thứ ba là cảm xúc. Những cảm xúc có thể đầy quyền năng và có tính bùng nổ. Chính vì những cảm xúc có quyền lực mạnh mẽ như vậy nên Chúa phán với chúng ta : “Con có muốn những cảm xúc của Ta là những cảm xúc của con chăng ?”. Đức Chúa Trời cũng có những cảm xúc. Bạn có biết rằng Đức Thánh Linh có thể bị buồn phiền không ? Có sự vui mừng trong Thánh Linh không ? Rằng có tình yêu thương và Đức Chúa Trời cũng nổi giận không ? Nói cách khác, Đức Chúa Trời có

Page 148: Truong nhan su

cảm xúc. Làm sao chúng ta làm được điều này ? Một lần nữa, bằng cách bỏ mặt nạ đi, quay lại với Đấng Christ “Lạy Chúa, trong nan đề này, đây là điều con muốn làm. Nhưng thưa Chúa, con muốn phó nộp những cảm xùc của con cho Ngài. Xin làm cho những cảm xúc của Ngài là của con !”. Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta cất đi bức mạng che và tôn Chúa Jêsus là Người số một trong cuộc đời chúng ta. Bây giờ điều gì sẽ xảy ra ? Chúa Jêsus có thể chạm đến tâm hồn chúng ta.

Chúa Jêsus cũng muốn chạm đến thân thể chúng ta. Ngài muốn thay đổi và khiến thân thể chúng ta phù hợp với thân thể vinh hiển của Ngài. Halêlugia ! Tôi tin rằng diễn tiến của sự thay đổi trong thân thể của chúng ta có thể được nhận ra ngay cả ngày nay. Ngày nay, Chúa Jêsus muốn tác động đến thân thể của chúng ta. Phaolô đã nói trong RoRm 12:1 “Vậy, hỡi anh em, bởi những sự thương xót của Đức Chúa Trời, tôi khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ Sống và Thánh đẹp lòng Đức Chúa Trời .” Đó chính là phương cách. Ngay cả hôm nay, trước sự phục sinh, trước khi chúng ta có thân thể vinh hiển, Đức Chúa Trời muốn chạm đến và thay đổi thân thể chúng ta. Làm sao làm được việc này ? Đức Chúa Trời làm việc này như thế nào ? Đức Chúa Trời phán bảo chúng ta hãy dâng thân thể các con như là của lễ sống và bấy giờ khi Đức Chúa Trời có quyền tự do hành động với chúng ta theo ý Ngài muốn, bạn sẽ nhận thấy thân thể mình sẽ vâng theo Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì cớ Đức Chúa Trời đã hành động trong tâm linh chúng ta, và khi thân thể được dâng cho Đức Chúa Trời để Ngài sử dụng, thì thân thể sẽ vâng theo chính Đức Chúa Trời đang sống trong tâm linh chúng ta. Halêlugia ! Đó là cách thể nào Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta sự sống dư dật hơn. Lời hứa đó của Chúa dành sẵn cho ngày hôm nay - trong sự Phục sinh trong hiện tại.

I. LỜI DẶN DÒ :

Trong một mẫu giấy rời, hãy viết ra câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau đây. Sau đó kiểm tra lại xem câu trả lời của bạn có đúng không ? Bằng cách xem lại BẢNG TRẢ LỜI CHÌA KHÓA ghi ở cuối lớp học. Nếu câu trả lời của bạn sai hãy học lại phần bài học đó. Đừng tiếp tục học bài kế tiếp cho đến khi nào bạn trả lời đúng tất cả các câu hỏi dưới đây và đã vâng theo những lời dạy bảo của Chúa Jêsus chúng ta được tìm thấy trong bài học này.

II. NHỮNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VỀ SỰ PHỤC SINH TRONG HIỆN TẠI : 1. Ba phần trong một con người là gì ? Hãy đưa ra phận vụ của mỗi phần.2. Kinh Thánh nói : “Mọi người đều đã phạm tội” - điều đó có ý nghĩa gì ?3. Điều gì đã xảy ra khi một người tiếp nhận Chúa Jêsus là Chủ và làm Cứu Chúa của mình ?4. Những bằng cớ nào bày tỏ một người đã được tái sanh ?5. Khi Kinh Thánh nói rằng : người tín đồ đã chết với Chúa Jêsus, đã bị chôn với

Page 149: Truong nhan su

Chúa Jêsus và được sống lại với Chúa Jêsus trong đời sống mới. Điều đó có ý nghĩa gì ?6. Làm thế nào chúng ta kinh nghiệm LẼ THẬT về sự chết với Chúa Jêsus và sống lại với Ngài trong đời sống mới ?7. Sự sống của Đấng Christ trong người tín đồ tác động thế nào đến trong ba phần của con người ?

Ghi Chú Cá Nhân :

BÀI 6: SỰ PHỤC SINH TRONG TƯƠNG LAI

Hãy tưởng tượng bạn là một trong số các môn đồ. Chúa Jêsus đang nói lời từ giã với các môn đồ của Ngài là những người đang chán nản thất vọng. Bạn đã ở với chúa Jêsus trong ba năm rưỡi. Chúa Jêsus luôn luôn sẵn sàng và sẵn lòng trả lời mọi câu hỏi bạn có và mọi nan đề bạn gặp. Bây giờ, bỗng nhiên, Chúa Jêsus bảo bạn : “Ta sẽ đi vì Ta sẽ chịu chết trên thập tự giá”. Bạn sẽ cảm thấy thế nào ? Phải chăng bạn cũng cảm thấy thật tuyệt vọng không ?

Những gì bạn sắp đọc là phương thuốc chữa lành cho tâm lòng sờn ngã. Hãy lắng nghe Chúa Jêsus, Chúa Jêsus đang nói với bạn và tôi : “Trong các người chớ hề bối rối, hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin Ta nữa. Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở, bằng chẳng vậy, Ta đã nói cho các người rồi. Ta đi sắm sẵn cho các người một chỗ. Khi Ta đã đi và sắm sẵn cho các người một chỗ rồi, Ta sẽ trở lại và đem các người đi với Ta, hầu cho Ta ở đâu thì các người cũng ở đó ”. Chúa Jêsus đang nói với họ : “Chớ hề bối rối ”. Tấm lòng của bạn như thế nào ? Nó có đang bị bối rối không ?

PHƯƠNG THUỐC CHỮA LÀNH CHO TẤM LÒNG BỊ BỐI RỐI

Hãy nghe, đây là phương thuốc chữa lành cho những tấm lòng bối rối. “Ta sẽ trở lại. Ta sẽ trở lại ”. Lần trở lại thừ hai của Chúa Jêsus là phương thuốc chữa lành cho những tấm lòng bối rối. Tôi biết một người, tên ông là Vương Minh Đạo (Wang Ming Dao), một Mục Sư người Trung Hoa. Cộng Sản đã chiếm Trung Quốc vào năm 1949. Hai năm sau đó Cộng Sản đã bắt giữ ông Vương Minh Đạo và bỏ ông vào tù vào khoảng 30 năm. Gần đây , ông được thả ra, một vài anh em của chúng tôi có đến thăm ông và hỏi : “Ngục tù nó như thế nào ?”. Ông đáp : “Điều vô cùng khó khăn ở trong tù không phải là bị tra tấn hay là sự đói khát. Không ! Điều vô cùng khó khăn là khi bạn bị đặt trong một phòng biệt giam là nơi bạn không có bạn đồng hành nào cả”. Sau một tháng biệt giam, những tù nhân trở thành điên loạn. Ông Vương Minh Đạo đã bị đặt vào phòng biệt giam trong nhiều trường hợp. Người anh em chúng tôi hỏi “Làm sao ông đã có thể vượt qua được

Page 150: Truong nhan su

những nỗi khó khăn đó?”. Ông đáp : “Có hai điều đã giúp tôi. Thứ nhất tôi đã dấu Lời Chúa trong lòng tôi, giống như Davit - “Hỡi Đức Chúa Trời, tôi đã giấu Lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa.” - Thi Tv 119:12. Thứ hai, mỗi ngày tôi tự nói chính mình rằng Chúa đến ngày hôm nay ! Sau đó, ngày đã qua đi mà Chúa Jêsus không đến. Nhưng ngày hôm sau tôi sẽ nói : “Ôi ! Chúa Jêsus sắp đến hôm nay. Ôi ! lòng tôi đang trông đợi. Chúa Jêsus ơi ! Ngài đang đến, Ngài đang đến đón con. Halêlugia ! Halêlugia ! ”. Trong suốt 30 năm, ông đã nói với chính mình : “Chúa Jêsus đang đến”, lòng ông không bối rối vì lời xưng nhận hàng ngày của ông rằng Chúa Jêsus đang đến. Lòng của bạn có đang bối rối không ? Vậy hãy nhớ Chúa Jêsus đang đến để đón bạn. Chúa Jêsus phán : “Ta sẽ trở lại và đem ngươi đi với Ta. Để cho Ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó”.

THỜI GIAN CHƯA ĐƯỢC BÀY TỎ

Chúa Jêsus đang đến, nhưng thời gian nào Ngài sẽ đến chưa được bày tỏ cho chúng ta. Tôi suy nghĩ tại sao Chúa không bày tỏ thời gian chính xác. Chúa Jêsus nói rằng : “Ngay cả các thiên sứ trên thiên đàng cũng không hề biết chính xác thì giờ nào Ngài sẽ trở lại.” Bạn có biết tại sao Ngài không bày tỏ thì giờ không ? Để cho chúng ta luôn luôn thức canh và cầu nguyện. Đây là một lời nhắc nhở cho những tín đồ. Đây không phải là một lời nhắc nhở cho những người ngoại đạo, hay là những người vô tín. Hãy đọc LuLc 21:34 - “Chúa Jêsus nói : hãy cẩn thận, (hãy lắng nghe kỹ càng), hãy tự giữ lấy mình, e lòng các ngươi bị mê mẩn.” Chúa Jêsus quan tâm đến tấm lòng của mỗi một tín đồ. Trong GiGa 14:1 Chúa Jêsus phán : “Lòng các ngươi chớ hề bối rối .” Chúa đang nhắc nhở điều gì về lòng của chúng ta ? Hãy tự giữ lấy mình , kẻo e rằng những tấm lòng chúng ta bị trĩu nặng bởi sự ăn uống quá độ, say sưa và lo lắng về đời này khiến cho ngày ấy đến trên bạn cách bất ngờ. Trong một số bản dịch nói rằng “Ngày ấy đến thình lình trên các ngươi như lưới bủa.”. Điều này giống như cái bẫy chim. Khi một con chim hạ cánh xuống thì cái bẫy kêu “crap”, nó đã bị nhốt. Nó không thể bay ra được. Chúa Jêsus phán rằng có ba cái bẫy trong đời sống bạn mà bạn phải nhận biết rõ. Những cái bẫy đó là sự ăn uống quá độ, say sưa và lo lắng về đời này. Chúa Jêsus đang phán điều này với ai ? Với những Cơ Đốc Nhân ! Những người không có Đấng Christ, không trông chờ sự trở lại của của Chúa. Vậy nên những Cơ Đốc Nhân phải tỉnh thức trước sự mê đắm.

SỰ MÊ ĐẮM LÀM LÒNG NẶNG TRĨU ( MÊ MẨN ) Sự mê đắm này đơn giản có nghĩa là lãng phí. Chúng ta có thể lãng phí thì giờ của mình. Một ngày có 24 tiếng đồng hồ và Đức Chúa Trời không bao giờ cho chúng ta hơn 24 tiếng. Một khi bạn đã lãng phí thì giờ, nó sẽ không bao giờ trở lại. Chúng ta lãng phí thì giờ của mình trong những giờ nói chuyện phiếm không đâu cả. Trong Mat Mt 12:36 Chúa Jêsus đang nói : “Nhưng Ta bảo các ngươi đến ngày

Page 151: Truong nhan su

phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói ”. Lạy Chúa ! Ngài có ý nói rằng con có thể phạm tội bằng lời nói của mình phải không ? Con sẽ phải khai trình trước mặt Ngài ư ? Một lời nói hư không là gì ? Hư không có nghĩa là chẳng làm được gì cả. Nếu lời nói bạn chẳng làm ích gì cho người nghe, thì lời nói đó là hư không. Bạn có thể chẳng nói một lời gì xấu cả, nhưng nếu lời nói đó không đem phước hay khích lệ cho người nghe thì bạn vẫn là đang nói lời hư không. Khi bạn làm như vậy là bạn lãng phí thì giờ của mình. Bạn đang mê đắm. Bạn có chú ý thấy sau khi mình nói những lời hư không, thì lòng bạn có sự nặng nề không ? Bạn thấy khó cầu nguyện hơn. Lòng của bạn bị nặng trĩu.

Một cách lãng phí thì giờ khác nữa là xem Tivi. Bạn xem Tivi cho đến gần nửa đêm. Ngày hôm sau bạn không thể thức dậy sớm để làm mọi công việc bạn đã sắp đặt. Đó là lãng phí thì giờ. Chúng ta phải sống một đời sống kỷ luật về phương diện thì giờ. Tại sao ? Vì Kinh Thánh chép rằng : “Hãy lợi dụng thì giờ vì những ngày là xấu ”. Chúng ta có thể là người mua được rất nhiều thời gian. Bằng cách nào ? Bằng cách không lãng phí thì giờ. Chúng ta cũng có thể lãng phí tài năng của mình. Bằng cách nào ? Bằng cách chôn vùi tài năng của chúng ta ở dưới đất. Bằng cách không sử dụng nó cho sự tôn trọng và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng có thể lãng phí tiền bạc của mình. Tiền bạc mà chúng ta nhận được không phải là của chúng ta. Chúng ta chí là những người quản lý của Chúa Jêsus Christ. Với tư cách là người quản lý, chúng ta không thể tiêu xài theo ý mình muốn được. Nếu chúng ta làm như vậy, là chúng ta phí phạm tiền của ĐCT.

SỰ SAY SƯA LÀM NẶNG TRĨU LÒNG

Cái bẫy thứ hai là sự say sưa. Chữ say sưa thường có nghĩa là bị say nước hay các thức uống mạnh. Điều này đúng nhưng không phải chỉ có vậy thôi. Sự say sưa có thể bao gồm tất cả mọi điều gì khác đã khiến cho bạn say ! Có điều gi khác ngoài rượu bia mà có thể làm cho bạn say không ? Có. Có rất nhiều điều. Ví dụ như tham vọng. Bạn có thể say với tham vọng. Chúa đang phán với bạn : “Ta nhắc nhở con, con đang bị say với tham vọng và điều đó đã làm cho lòng con trĩu nặng.”Bạn có thể say sưa với quyền lực. Những chính trị gia và ngay cả những người lãnh đạo Hội Thánh cũng có thể bị say quyền lực. Nhưng tôi là một Mục sư, làm thế nào tôi có thể bị say với quyền lực được ? Rất dễ thôi, giờ phút nào bạn nói : “Tất cả mọi quyết định phải được đến từ tôi. Tôi là Mục sư. Sao anh dám làm điều đó mà không có sự cho phép của tôi ?”. Có lẽ bạn đã say với quyền lực rồi.

Chúng ta cũng có thể say với những tham muốn (dục vọng) của xác thịt. Dục vọng đơn giản nghĩa là khao khát mãnh liệt. Một cô gái có thể khao khát : “Con phải có anh ấy là bạn trai của con. Con phải có anh ấy. Ôi, Đức Chúa Trời ôi, con phải có anh ấy”. Đó là dục vọng. Cho dù người đó là một Cơ Đốc Nhân và bạn có đủ phẩm

Page 152: Truong nhan su

cách để lập gia đình với người ấy, điều đó cũng có thể là dục vọng. Tại sao ? Vì cớ không phải sự khao khát mãnh liệt mà là chính ý chỉ của Đức Chúa Trời phải cai quản (điều khiển) cuộc đời chúng ta. Có phải ý muốn của Chúa là bạn sẽ có người đó làm bạn trai hoặc bạn gái của bạn không ? Hãy trả lời câu hỏi này, giả sử bạn lập gia đình với người đó, thì sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trong cuộc đời bạn có được trọn không ? Nếu câu trả lời là điều đó sẽ bị cản trở, chắc chắn đó không phải là ý chỉ của Đức Chúa Trời cho bạn. Chúng ta không chống lại việc bạn giao du với nhau. Nhưng điều chúng ta chống lại là phải chăng mối liên hệ của bạn với ngưới ấy sẽ làm cản trở sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cho cuộc đời bạn. Bây giờ nếu bạn biết rằng đó sẽ là một sự cản trở và bạn vẫn khăng khăng tiếp tục, đó là dục vọng. Tấm lòng của bạn sẽ bị trĩu nặng. Bạn sẽ chú ý thấy rằng mình không tăng trưởng thuộc linh. Dục vọng của xác thịt sẽ cản trở chúng ta không được gặp Chúa tại chốn không trung khi Ngài trở lại lần thứ hai.

Bạn cũng có thể bị say với sắc đẹp của mình. Bạn có bao giờ nhìn thấy người ta sửa soạn mái tóc mình suốt hai tiếng đồng hồ trước gương không ? Đó là một dấu hiệu bị say sưa với sắc đẹp của mình.NHỮNG SỰ LO LẮNG CỦA ĐỜI LÀM LÒNG TRĨU NẶNG

Chiếc bẫy thứ ba mà Chúa đang nhắc nhở chúng ta là về những sự lo lắng của đời này. Tôi sẽ mặc gì ? Tôi sẽ đem con đi học như thế nào ? Ô, tôi sẽ ăn gì ? Tôi sẽ làm gì ? Chúa Jêsus phán trước hết phải tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài thì Ngài sẽ ban cho anh em mọi điều nhu cần. Những điều nhu cần của bạn là gì ? Thức ăn ? Ngài sẽ ban cho bạn điều đó. Điều gì khác nữa ? Quần áo ? Ngài sẽ ban cho bạn điều đó. Halêlugia ! Bạn còn cần điều gì khác nữa ? Nơi ở chăng ? Đức Chúa Trời cũng ban cho bạn điều đó nữa khi bạn đặt Nước Ngài làm điều ưu tiên. Bạn còn cần gì khác nữa ? Người chồng ư ? Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn điều đó. Bạn không phải tìm bạn trai. Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn điều đó. Chúng ta không phải lo lắng về những điều chúng ta cần. Tất cả điều chúng ta phải làm là trước hết tìm kiếm Nước của Đức Chúa Trời.

Có chiếc bẫy nào trong ba chiếc này đang làm cho bạn nặng trĩu không ? Lạy Chúa, tấm lòng của con có bị trĩu nặng không ? Hãy hỏi chính mình câu hỏi này. Giả sử như Chúa Jêsus trở lại ngay hôm nay thì bạn có sẵn sàng để gặp gỡ Ngài không ? Bất cứ là điều gì bạn đang làm bây giờ ? Bất cứ là điều gì bạn đang suy nghĩ bây giờ, bất cứ là điều gì bạn đang cảm xúc bây giờ, nếu Chúa Jêsus trở lại hôm nay thì bạn có sẵn sàng không ? Nếu bạn không thể trả lời bằng một tiếng nói chân thành và mạnh mẽ được thì điều đó có nghĩa là có điều gì sai trật với tấm lòng của bạn. Tấm lòng của bạn đã bị trĩu nặng.

HÃY SẴN SÀNG

Page 153: Truong nhan su

Một lời nhắc nhở khác của Chúa. Làm sao chúng ta có thể sẵn sàng trước sự trở lại của Ngài ? Hãy để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện, chúng tôi được mời đến một bộ lạc ở trong vùng rừng sâu tại xứ Miến Điện. Vị tù trưởng của bộ lạc đã nói rằng chúng tôi có thể ở đó ít nhất là một tháng. Một buổi tối, chúng tôi sắp đặt một buổi học Kinh Thánh cho cả bộ lạc vì có rất nhiều Cơ Đốc Nhân. Trong bộ lạc đó, chính vị tù tưởng cũng là một Cơ Đốc Nhân. Chúng tôi có bốn tôi tớ Chúa sẽ thay phiên nhau dạy trong một tháng, mỗi tối chúng tôi dạy một bài Kinh Thánh. Đến ngày thứ bảy, vị tù tưởng đến với chúng tôi. Ông nói : “Tôi rất tiếc các ông phải rời khỏi chỗ của chúng tôi. Tại sao vậy ? Vì chúng tôi nghe rằng những người lính Miến Điện đang đến đây và chúng ta phải rời khỏi nơi này lập tức”. Đêm đó tôi không thể nào ngủ được. Tôi nói : “Chúa ơi chương trình của chúng con sắp đặt ở đây là một tháng mà, nhưng tại sao chỉ một tuần thôi là chúng con phải về ? Lạy Chúa xin hãy phán, Ngài muốn phán với chúng con điều gì ?”. Và Chúa đã phán với tôi trong 24:48 - Chúa Jêsus phán : “Nếu trái lại nó là đầy tớ xấu, nó nghĩ thầm rằng chủ ta đến chậm ...”. Điều này có nghĩa là gì ? Chúa Jêsus phán với tôi : “Con nghĩ rằng mình có một tháng. Con đã suy nghĩ như vậy, con chỉ được có một tuần lễ. Bỗng nhiên, con phải rời khỏi nơi đây. Điều này có nghĩa gì ? Con suy nghĩ rằng con có thời gian để dạy xong trường của con ư ? Con suy nghĩ rằng con có thời gian để dạy những bài học tốt nghiệp ư ? Con nghĩ rằng con có thời giờ cho những chương trình này, con đã dự định trong cuộc đời con ư ! Nếu con đang suy nghĩ như vậy là con đang nói rằng Chúa sẽ không đến ngày hôm nay. Ngài sẽ không đến hôm nay. Ngài sẽ đến trễ vì tôi vẫn còn có thời giờ”. Đây chính là điều Chúa đã bảo tôi. Mỗi khi bạn suy nghĩ trong tâm trí rằng bạn vẫn còn có thời giờ nên bạn dự định, sắp xếp. Thật ra việc dự định lập kế hoạch không phải là xấu. Chúng tôi cũng đang lập kế hoạch. Nhưng thái độ của chúng ta phải là Chúa đang trở lại và nếu Chúa đang trở lại thì tôi phải làm gì ? Tôi có đang sẵn sàng cho sự trở lại của Ngài không ? Chúng ta phải luôn nhớ đến sự trở lại lần thứ hai của Chúa Jêsus. Điều này ý nghĩa gì ? Chúng ta phải làm việc mà chúng ta phải làm trong một thái độ như chúng ta sẵn sàng ở với Chúa Jêsus ngày hôm nay.

Nói cách khác tôi phải làm những gì Chúa Jêsus bảo tôi làm vì cớ Ngài đang trở lại hôm nay.

Hãy bắt chước Ông Vương Minh Đạo. Mỗi ngày ông đều nói Chúa của tôi đang đến ngày hôm nay.

Suốt trong 30 năm, ông đã nói như vậy. Đó là ý nghĩa của sự chờ đợi ngày trở lại thứ hai của Chúa. Mỗi ngày chúng ta phải nói Chúa Jêsus đang trở lại hôm nay, Chúa Jêsus đang trở lại hôm nay, Chúa Jêsus đang trở lại hôm nay. Những giây phút nào chúng ta suy nghĩ : À không, Chúa Jêsus chưa trở lại hôm nay đâu, thì bây giờ Chúa Jêsus đang phán với chúng ta các người là những đầy tớ gian ác. Đây

Page 154: Truong nhan su

là một câu nói rất nghiêm khắc và nhiều lúc là những Cơ Đốc Nhân chúng ta không chấp nhận lời ấy của Chúa. Đây chính là lý do tại sao Chúa Jêsus không nói cho chúng ta biết chính xác ngày Chúa trở lại. Để cho mỗi ngày chúng ta sẽ chuẩn bị và sẵn sàng gặp Ngài khi Ngài trở lại.

ĐẦY ĐỦ PHẨM CÁCH ĐỂ GẶP CHÚA

Bây giờ, ai có đủ phẩm cách để gặp Chúa Jêsus khi Ngài trở lại ? Ông muốn nói gì khi nói rằng có đủ phẩm cách ? Chẳng phải là mỗi khi tôi được cứu là tôi luôn được cứu rỗi hay sao ? Chúa Jêsus phán : “Hãy đi và kết nhiều quả ”. Ông nói kết nhiều quả là gì ? Nếu tôi không kết quả là tôi không đủ phẩm chất làm một Cơ Đốc Nhân hay sao ? Khi bạn hỏi câu hỏi như vậy, điều đó có nghĩa là bạn không tìm sự đẹp lòng Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đã bày tỏ cho chúng ta tấm lòng của Ngài. Chúa Jêsus quan tâm đến tấm lòng của chúng ta. Ngài muốn một sự cởi mở từ lòng đến lòng. Thái độ của người tôi tớ của Ngài là : “Tôi sẽ làm những gì người chủ của tôi bảo tôi làm điều đó là đủ rồi”. Nhưng thái độ của một người bạn, là người có lòng yêu mến thì sẽ : “Con sẽ làm thế nào cho đẹp lòng Ngài. Thưa Chúa ?”. Bạn sẽ không hỏi rằng : “Tôi có thể không vâng lời Chúa đến mức nào mà vẫn còn được cứu ?”. Đó là một thái độ của một đầy tớ gian ác. Ai là người có đủ phẩm cách để gặp gỡ Chúa Jêsus trong lần trở lại lần thứ hai của Ngài ? - ITe1Tx 4:16 nói rằng họ là : "Những kẻ chết trong Đấng Christ”. Những kẻ chết trong Chúa Jêsus, đó là phẩm cách, điều kiện của họ. Chúng ta là những người còn sống khi chúng ta gặp gỡ Chúa Jêsus tại không trung và chỉ được khi chúng ta Ở TRONG CHRIST. Bây giờ chúng ta sẽ hỏi ở trong Christ có nghĩa là gì ? - ICo1Cr 15:23 “Nhưng mỗi người theo thứ tự của riêng mình : Đấng Christ là trái đầu mùa, rồi tới ngày Đấng Christ đến, những kẻ thuộc về Ngài trong ngày Đấng Christ đến. Điều đó có nghĩa gì ? Nó có nghĩa là những kẻ thuộc riêng về Ngài. Nói cách khác, để có đủ phẩm cách gặp Chúa Jêsus trong ngày Ngài trở lại, bạn hãy hỏi câu hỏi : “Bạn có thuộc về Đấng Christ trong ngày Ngài trở lại không ?”.

Chữ thuộc về Đấng Christ có nghĩa gì ? Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ. Giả sử tôi có một cây bút bi. Cây bút bi đó thuộc về tôi, tôi có thể làm mọi điều gì tôi muốn với cây bút bi đó. Nhưng giả sử như một ngày kia, cây bút bi này phàn nàn và nói rằng : “Không, không. Đừng sử dụng tôi. Đừng sử dụng tôi.” Cây bút đã hành động như nó không thuộc về tôi vậy. “Hỡi cây bút, ta là chủ của ngươi, tại sao ngươi không muốn vâng lời ta ?” Cây bút lại nói : “A ! Không, Không, Không. Đừng sử dụng tôi. Đừng sử dụng tôi. Đừng sử dụng tôi.” Bạn suy nghĩ xem, tôi sẽ làm gì với cây bút đó ? Chắc chắn là tôi sẽ quăng cây bút ấy đi thôi.

Giả sử như tôi là một người thợ mộc và tôi làm ra một cái ghế. Cái ghế này thuộc về tôi, tôi muốn sử dụng chiếc ghế này. Đang khi tôi ngồi xuống, cái ghế la lên :

Page 155: Truong nhan su

“Không, không, không, đừng ngồi lên tôi, đừng ngồi lên tôi.” . “Ủa ! ta là chủ ngươi, ngươi thuộc về ta mà. Ngươi không muốn ta sử dụng ngươi sao ? Ta muốn ngồi xuống bây giờ.” . “Ý thôi, đừng, đừng ngồi lên mà.” Cái ghế nói như vậy. Tôi sẽ làm gì với cái ghế bây giờ ? Tôi sẽ quẳng cái ghế đi. Tại sao ? Vì cái ghế đã từ chối, không muốn tôi sử dụng nó.

Vấn đề là bạn có thuộc về Đấng Christ không ? Nếu câu trả lời là “CÓ” thì bạn có đủ phẩm cách để gặp Đấng Christ khi Ngài đến lần thứ hai. Làm sao tôi biết được là tôi thuộc về Christ ? Có điều gì trong đời tôi mà tôi không thể giao nộp cho Đấng Christ ? Nếu có một điều gì đó, thì nó có nghĩa là tôi không thuộc về Đấng Christ. Có thể nào một người đã là Cơ Đốc Nhân mà vẫn còn có điều gì đó người ấy không muốn giao nộp cho Chúa Jêsus ư ? Có thể chứ. Chúng ta luôn luôn luôn tự do. “Vậy hỡi anh em tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời”. Chúng ta không còn là người chủ của thân thể, của tâm hồn và tâm linh chúng ta nữa. Vì cớ Đấng Christ đã trả thay cho nợ chúng ta bằng chính huyết Ngài. Vì vậy, tôi không có quyền trên chính mình. Vì cớ tôi đã thuộc về Đấng Christ. Với tình trạng đó, tôi sẽ luôn luôn sẵn sàng để gặp Đấng Christ bất cứ khi nào Ngài trở lại.

Xin chúng ta hãy cầu nguyện. “Cám ơn Chúa, Ngài thật tốt lành vì chương trình Ngài đã dành cho chúng con là tốt lành chứ không phải là xấu xa. Ngài thật tốt lành vì đã chết thay cho chúng con và Ngài đã sống lại từ kẻ chết vì Ngài yêu thương chúng con. Lạy Chúa ! Chúng con biết rằng chương trình Ngài đã dành cho chúng con là chương trình tốt nhất. Chúng con không bao giờ có thể tin cậy chính mình vì những chương trình, những suy nghĩ riêng của chúng con không tốt lành. Lạy Chúa, chúng con không thể nhìn thấy tương lai nhưng Ngài là Đấng nhìn thấy mọi sự và đó là lý do tại sao Ngài bảo chúng con : “Hãy dâng thân thể mình làm của lễ sống”. Ta phải làm Chủ của cuộc đời con vì khi Ta làm chủ, Ta có thể làm Cứu Chúa của đời con và con có thể sẵn sàng gặp gỡ ta khi Ta trở lại lần thứ hai. “Thưa Chúa, vâng con xin giao nộp mọi sự cho Ngài. Lạy Chúa, nguyện xin mọi điều trong cuộc đời của con và trong cuộc đời của tất cả chúng con đều thuộc về Ngài là Jêsus. Cám ơn Ngài.” Amen

PHẦN PHỤ LỤC

Về những biến cố trong sự trở lại của Chúa chúng ta. Điều gì sẽ xảy ra trước. Chúa chúng ta sẽ đến trước hay chúng ta sẽ phải trải qua hoạn nạn trước ? Tại sao tôi lại không bàn đến thứ tự của những diễn biến này, chúng tôi đã không bàn đến thứ tự của những diễn biến. Vì cớ ở cấp bậc này những nhân sự đang lớn lên, họ không nên bị làm cho rối trí. Vậy nên chúng tôi nói với họ, không sao, đừng bàn đến thứ tự của các biến cố. Điều quan trọng là Chúa Jêsus sẽ trở lại. Đó là điều chắc chắn.

Page 156: Truong nhan su

Và điều quan trọng nhất là bạn đang sẵn sàng cho sự hiện đến lần thứ hai của Ngài. Bạn có thể biết rõ thứ tự của những biến cố nhưng nếu bạn không sẵn sàng, tri thức của bạn cũng không giúp đỡ gì cho bạn. Vậy nên, điều quan trọng là biết rõ Chúa Jêsus sắp trở lại và bạn đang chuẩn bị cho ngày hiện đến của Ngài. Câu hỏi thứ hai mà bạn có thể hỏi là tại sao tôi đã nói bạn có còn thì giờ cho việc học không ? Bạn có còn thì giờ để tốt nghiệp không ? Bạn có còn thì giờ để sanh con không ? Hay bạn có còn thì giờ để lập gia đình không ? Có phải chúng tôi phản đối việc lập gia đình, việc đi học ? việc sanh con không ? Không ! Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính khẩn cấp trong việc chuẩn bị và sẵn sàng cho ngày trở lại của Chúa Jêsus.

I. LỜI DẶN :

Trong một mẫu giấy rời, viết câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau. Sau đó kiểm lại xem các câu trả lời của bạn có đúng không bằng cách dò lại bảng trả lời chìa khóa trả lời ghi ở cuối cấp học. Nếu câu trả lời của bạn sai, hãy học lại phần bài đó. Đừng tiếp qua bài sau cho đến khi nào bạn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi dưới đây và đã vâng theo những lời dạy dỗ của Chúa Jêsus tìm thấy qua bài học này.

II.CÂU HỎI HƯỚNG DẪN SỰ PHỤC SINH TRONG TƯƠNG LAI :

1. Đấng Christ có chắc chắn trở lại không ?2. Đối với một tín đồ, việc trở lại lần thứ hai của Chúa Jêsus sẽ đem đến những ảnh hưởng gì ?3. Ai sẽ có đủ phẩm cách để gặp gỡ Chúa Jêsus trong ngày Ngài hiện đến ?4. Hãy kể ra ba điều có thể khiến cho lòng chúng ta nặng trĩu. Theo Mat Mt 21:34 khiến chúng ta không sẵn sàng gặp để gặp Chúa Jêsus trong ngày Ngài hiện đến ?5. Giả sử Chúa Jêsus trở lại hôm nay, thì bạn có lẽ sẽ tiếp tục những điều gì mà bạn đang làm không ?

Ghi Chú Cá Nhân :

BÀI 7: SỰ PHÁN XÉT ĐỜI ĐỜI

Trong HeDt 8:1-2 chúng ta tìm thấy rằng sự phán xét đời đời là một trong những phần nền tảng hay là những nguyên tắc sơ học của của Đấng Christ. Chúng ta hãy đọc câu 1 : “ Ấy vậy, chúng ta phải bỏ qua việc bàn cãi các điều sơ học của Đấng Christ, mà tiến tới sự trọn lành ”. Nói cách khác, chúng ta không thể tiến đến sự trọn lành trừ khi trước hết chúng ta thiết lập những điều sơ học (những sự dạy dỗ

Page 157: Truong nhan su

cơ bản) của Đấng Christ. Vì vậy, những điều sơ học này phải được thiết lập trước hết trong đời sống của chúng ta. Những điều sơ học này là gì ? Đó là sự ăn năn khỏi công việc chết, về đức tin đối với Đức Chúa Trời, về giáo lý của những phép báp têm, về việc đặt tay, về sự sống lại của kẻ chết và về sự phán xét đời đời.

Hãy chú ý hai chữ được dùng ở đây là SỰ PHÁN XÉT và ĐỜI ĐỜI. Điều đó có nghĩa là sự phán xét của Đức Chúa Trời không khi nào có thể thay đổi được dù cho suốt trong cả cõi đời đời. Đó là lý do tại sao nó được gọi là sự phán xét đời đời. Đức Chúa Trời không giống như một quan án loài người. Một quan án của loài người không biết được hết mọi hoàn cảnh, nên ông có thể quyết định sai lầm. Còn Đức Chúa Trời không khi nào sai lầm vì Ngài có thể nhìn thấy mọi điều, ngay cả tấm lòng của chúng ta. Ngài có thể nhìn thấy động cơ và tất cả mọi hoàn cảnh của những hành động chúng ta. Do đó, khi Đức Chúa Trời xét đoán thì sự xét đoán đó là cuối cùng và sẽ chẳng còn thay đổi cho cả đời đời.

NGÔI PHÁN XÉT CỦA ĐẤNG CHRIST

Bây giờ chúng ta sẽ học về những sự phán xét khác nhau. Các bạn có biết là tất cả mọi Cơ Đốc Nhân đều sẽ bị phán xét không ? Bây giờ chúng ta sẽ đọc IICo 2Cr 5:10 “Bởi vì chúng ta, có nghĩa là những Cơ Đốc Nhân, thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ ”. Sự phán xét này được gọi là tòa án của Đấng Christ. Chúng ta là những Cơ Đốc Nhân phải ứng hầu trước tòa án của Đấng Christ. Để nhằm mục đích gì ? Hãy lắng nghe : “Hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt ”. Nói cách khác, chúng ta sẽ chịu phán xét tùy theo những điều chúng ta đã làm với thân thể của mình. Đó là lý do tại sao RoRm 12:1 dạy chúng ta rằng : “Bởi những sự thương xót của Đức Chúa Trời, tôi khuyên anh em hãy dâng thân thể mình cho Đức Chúa Trời như là một của lễ sống ”. Tại sao ? Vì cớ Đức Chúa Trời sẽ đoán xét chúng ta tùy theo những điều mà chúng ta đã làm khi còn ở trong xác thịt. Bây giờ, chúng ta hãy tiếp tục IICo 2Cr 5:11 - “Chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ ”. Tại sao ông Phaolô đã nói : “Chúa đáng kính sợ ? ”. Chúa yêu thương chúng ta, chúng ta là những Cơ Đốc Nhân. Nhưng tại sao Phaolô nói : “Chúa đáng kính sợ ? ”. Phaolô bởi sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh ông đã viết : “Vậy chúng ta phải biết rằng Chúa đáng kính sợ (sự khủng khiếp của Chúa). Chớ đùa giỡn với Đức Chúa Trời. Đừng lợi dụng Ngài. Bạn phải dâng thân thể mình cho Đức Chúa Trời như là một của lễ sống. Vậy, bởi nhìn biết sự khủng khiếp của Chúa, chúng tôi đã nài xin mọi người vì chúng tôi đã được Đức Chúa Trời nhận biết và chúng ta tin cậy rằng anh em cũng nhận biết chúng tôi trong lương tâm mình.”

Chúng ta hãy bàn rõ điều này. Phaolô nói rằng chúng ta sẽ chịu phán xét tùy theo

Page 158: Truong nhan su

những hành động chúng ta đã làm trong thân thể mình. Sao lại như vậy ? Chẳng phải là chúng ta được cứu bởi đức tin chứ không phải bởi việc làm sao ? Chúng ta sẽ nói rõ ở đây. Chúng ta không được cứu bởi việc làm. Bạn trở nên một Cơ Đốc Nhân bởi đức tin nơi công lao đã hoàn tất của Đấng Christ. Bạn ăn năn và tin nhận Phúc âm do đó bạn đã trở thành một Cơ Đốc Nhân. Vậy nên, bạn trở thành Cơ Đốc Nhân không phải vì làm điều thiện. Bạn trở thành một Cơ Đốc Nhân bởi đức tin. Vì bởi đức tin, chúng ta được cứu. Bây giờ, sau khi bạn đã trở thành một Cơ Đốc Nhân. Bạn phải làm điều lành. Vì vậy, điều lành phải tuôn ra qua đời sống chúng ta vì chúng ta bây giờ là những Cơ Đốc Nhân. Đó là ý nghĩa. Chúng ta sẽ không bị phán xét về vấn đề chúng ta được cứu hay không. Điều đó không còn nữa. Nhưng chúng ta sẽ bị phán xét và sẽ được thưởng tùy theo những công việc mà chúng ta đã làm. Đó là ý nghĩa sự phán xét tại tòa án Đấng Christ.

Đức Chúa Trời sẽ phán xét những công việc của chúng ta bằng cách nào ? Đây là câu trả lời trong ICo1Cr 3:11-14 “Vì chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập là Đức Chúa Jêsus Christ ”. Đó là điều rất quan trọng. Trước hết phải thiết lập nền tảng của cuộc đời mình và nền tảng đó là VẦNG ĐÁ hay là Jêsus. Làm sao chúng ta xây dựng được đời mình trên vầng đá ? Làm sao chúng ta xây dựng đời mình trên Chúa Jêsus ? Chúa Jêsus phán : “Lắng nghe Lời Ta và làm theo ”. Đó là cách chúng ta xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng là Chúa Jêsus Christ. Nghe Lời của Chúa Jêsus và làm theo. Đó là điều cơ bản trong cuộc đời Cơ Đốc Nhân của chúng ta. Chúng ta trở thành Cơ Đốc Nhân bởi việc nghe Lời Chúa và sau khi nghe lời Chúa chúng ta làm theo. Nói cách khác, chúng ta được sanh lại bởi Lời của Đức Chúa Trời. Lời được ví như hạt giống không hư nát. IPhi 1Pr 1:23 “Chúng ta đã được sanh lại ..............bởi hạt giống chẳng hay hư nát, nhưng là bởi Lời của Đức Chúa Trời là Lời sống và còn mãi đời đời ”.

Vậy nên, bạn trở thành một Cơ Đốc Nhân trước, rồi với tư cách là một Cơ Đốc Nhân, bạn sẽ được xét đoán tùy theo những công việc của mình tại nơi tòa án của Đấng Christ. Chúng ta hãy xem tiếp câu 12, 13 của ICôr 3 “Nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu thạch, gỗ, cỏ khô, rơm rạ mà xây trên nền ấy, thì công việc của mỗi người sẽ bày tỏ ra. Ngày đến sẽ tỏ tường công việc đó ”. Ngày đến là ngày nào ? Là ngày Chúa Jêsus trở lại lần thứ hai. Ngày đến sẽ tỏ tường công việc đó, nó sẽ trình ra trong lửa, và công việc của mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra”. Lửa sẽ thử nghiệm công việc của chúng ta. Nếu công việc của ai xây dựng trên nền được còn lại... Xây trên điều gì ? Xây trên nền là chính Chúa Jêsus. Nếu công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng. Câu 15 : “Nếu công việc họ bị thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó sẽ được cúu sống dường như qua lửa vậy ”. Hãy chú ý, Kinh Thánh dạy dỗ do chúng ta rằng, có hai loại công việc dành cho một Cơ Đốc Nhân. Đó là:

Page 159: Truong nhan su

1. Những công việc được xem như vàng, bạc hay là đá quí (bửu thạch).2. Những công việc được xem như gỗ, cỏ khô hay là rơm rạ.

Chúng ta hãy xem hai loại công việc này, Kinh Thánh nói rằng, công việc chúng ta sẽ được đem qua lửa. Việc đem qua lửa có ý nghĩa gì ? Nếu bạn đọc trong KhKh 1:14 bạn sẽ thấy ông Giăng mô tả Chúa Jêsus như thế nào ? Chúa Jêsus có đôi mắt như ngọn lửa. Khi Chúa Jêsus đến Ngài sẽ nhìn xem công việc của chúng ta. Đôi mắt của Ngài như những ngọn lửa. Nếu công việc của bạn là gỗ, cỏ khô, rơm rạ thì công việc của bạn sẽ bị thiêu hủy bởi ngọn lửa. Tuy nhiên, nếu công việc của bạn là giống như vàng, bạc, bửu thạch (đá quí) thì dù Chúa Jêsus có nhìn xem chúng bằng đôi mắt như ngọn lửa của Ngài, những công việc ấy vẫn còn lại. Tại sao ? Ngọn lửa không thiêu hủy được vàng bạc, bửu thạch. Thật ra, nếu bạn để vàng bạc vào trong lửa, chúng sẽ được tinh ròng hơn. Do đó điều vô cùng quan trọng là công việc chúng ta đang làm đây với tư cách là những Cơ Đốc Nhân có giống như vàng bạc, đá quý chăng ?

Làm sao để chúng ta có thể biết chắc rằng công việc chúng ta đang làm là giống như vàng bạc hay là đá quí ? Có thể là công việc chúng ta đang làm cho Chúa rất là to lớn, vĩ đại vô cùng nhưng nó lại là gỗ hay rơm rạ không ? Khi Chúa Jêsus nhìn vào công việc đó thì : “Xi...up !” Nó đã tiêu mất hết. Bạn mất phần thưởng. Nhưng bạn vẫn được cứu phải không ? Kinh Thánh nói phảí ! Bạn được cứu nhưng bạn phải chịu mất mát, lỗ lã. Còn Phaolô thì nói rằng : “Tôi nhận biết sự khủng khiếp của Chúa” (Chúa đáng kinh sợ). Vậy nên đừng nói rằng : “Dù sao tôi cũng được cứu”. Không ! Thái độ của chúng ta không nên như vậy. Thái độ của chúng ta phải là “Lạy Chúa, con muốn làm đẹp lòng Ngài, để khi Ngài nhìn vào những công việc của con, chúng sẽ không bị thiêu hủy. Lạy Chúa, con muốn những công việc con dâng hiến cho Ngài sẽ giống như vàng, bạc và đá quí.”

Bây giờ có một số người nói rằng : “Tôi chỉ muốn làm đẹp lòng Chúa thôi và tôi không muốn nhận phần thưởng.” Bạn có ý nói gì khi không muốn nhận phần thưởng? “Ô, tôi hầu việc Chúa không phải vì phần thưởng”. Và bạn lại không muốn nhận phần thưởng ư ? Có những người rất là kiêu hãnh. Vì cớ điều đó đối với tôi là lòng kiêu hãnh. Hãy tưởng tượng cha bạn về đến nhà và gọi : “Đến đây, đến đây, con của ba, con của ba, hôm nay con đã ngoan lắm. Đây là phần thưởng của con”. Bạn trả lời : “Không thưa ba, con không muốn nhận phần thưởng”. Đó là thái độ gì ? Chúng ta đừng nên nói : “Lạy Chúa, con không muốn nhận phần thưởng”. Vì cớ chính Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta phần thưởng. Đó là lý do tại sao Ngài bảo với chúng ta trong Lời của Ngài, hãy biết chắc là công việc của bạn là như vàng, bạc, đá quí. Để cho bạn cũng chắc chắn nhận được phần thưởng và Lời của Đức Chúa Trời dạy chúng ta làm sao để chúng ta biết chắc rằng công việc của chúng ta sẽ giống như vàng bạc, đá quí.

Page 160: Truong nhan su

Làm sao chúng ta biết chắc được ? Trong Eph Ep 2:10 “Vì chúng ta là việc Ngài làm ra để được Ngài dựng nên trong Chúa Jêsus Christ ”. Để làm gì ? Để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo ! Điều này có nghĩa gì ? Bạn có biết rằng bạn đã được Chúa dựng nên hai lần khi bạn được tái sanh không ?

Lần thứ nhất bạn được dựng nên trong lòng mẹ. Lần thứ hai bạn được sanh lại vào trong nước của Đức Chúa Trời, bạn được dựng nên trong Christ Jêsus. Bạn được khiến trở thành Cơ Đốc Nhân. Tại sao Đức Chúa Trời khiến bạn trở thành Cơ Đốc Nhân ? Vì cớ Ngài có công việc cho bạn làm. Ngài đã dựng nên bạn để làm mọi việc lành. Nói cách khác, Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên bạn để vì một mục đích. Ngài đã dựng nên vì cớ Ngài có những công việc tốt lành cho bạn làm.

Lạy Chúa, những công việc tốt lành đó là gì ? Có phải con phải suy nghĩ, suy nghĩ không ? Có phải con sắp đặt những việc lành này không ? Lạy Chúa, những việc đó là gì ? Chúng ta hãy lắng nghe lời của Đức Chúa Trời : “Đức Chúa Trời đã sắm sẵn những việc lành này trước rồi.” Nói cách khác, bạn không phải là người quyết định những công việc lành để làm. Đức Chúa Trời đã sắm sẵn những công việc lành này cho bạn. Bạn chỉ phải khám phá ra chúng là điều gì.

Lạy chúa, đâu là những việc lành Ngài đã sắm sẵn cho con ? “Ô, đây hỡi con ta, hãy đi nơi này và làm điều này”. Sau khi nghe Lời Đức Chúa Trời hãy làm theo. Chúa lại bày tỏ một bước khác. Thưa chúa vâng, con xin vâng theo. Bây giờ, hỡi con Ta, thì giờ của con đã xong. Bây giờ, hãy đi đến nơi khác và làm công việc này. Thưa Chúa, vâng - thưa Chúa, vâng.

Nói cách khác, Đức Chúa Trời đang bày tỏ cho chúng ta những việc lành, từng bước, từng bước một. Đức Chúa Trời sẽ không bày tỏ những việc lành mà chúng ta phải làm trong cả một chặng đường dài. Ngài sẽ bày tỏ ra những công việc lành đang khi bạn bước theo từng bước một. Kinh Thánh nói rằng chúng ta phải bước đi trong đó (phải làm theo). Bạn bước đi thế nào ? Chúng ta không bước đi theo cách nhảy xa. Không, chúng ta bước đi từng bước một. Vậy nên, Chúa Jêsus đang phán đây, hỡi con Ta, hãy đi đường này đây, đây, hãy bước đi trong việc lành này. Ồ, không, đường này khó lắm, không. Thưa Chúa không được ! Nếu tôi nói không, thì bây giờ tôi sẽ không bao giờ biết được bước tiếp theo. Đức Chúa Trời sẽ không mặc khải bước kế tiếp. Tại sao vậy ? Vì sự không vâng lời. Đó là lý do tại sao một số Cơ Đốc Nhân nói rằng : “Ô, tôi không biết được ý muốn của Đức Chúa Trời ! Trước đây, tôi thường biết rõ ý Chúa, nhưng mà bây giờ thì không được nữa”. Việc gì đã xảy ra ? Hầu hết lý do thông thường nhất là vì bạn đã có sự không vâng lời trong đời sống mình. Vì vậy, bây giờ trước tiên bạn phải ăn năn. Bạn nói : “Thưa

Page 161: Truong nhan su

Chúa, con ăn năn, bây giờ con sẽ vâng lời”. Trừ phi bạn vâng theo bước thứ nhất mà Chúa đang phán dặn bạn làm, thì bạn sẽ không bao giờ biết được bước kế tiếp. Đó là lý do tại sao chúng ta phải bước đi cách cẩn trọng chính trong những việc lành mà Chúa đã dành sẵn cho chúng ta. Từng bước, từng bước, từng bước một.

Bạn biết Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta bằng cách nào không ? Đó là qua khải tượng mà Ngài ban cho chúng ta. Khi chúng ta bước ra khỏi khải tượng đó thì chắc chắn chúng ta đã bước ra khỏi ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời dùng khải tượng như sự mặc khải của Ngài để hướng dẫn chúng ta trong hành trình của chúng ta với Ngài. Bây giờ, tôi không nói rằng bạn phải có cùng một khải tượng như tôi. Đức Chúa Trời phán với bạn cách riêng tư. Bây giờ khải tượng đó sẽ là sự dẫn dắt cho bạn. Nhưng chúng ta thi hành khải tượng đó bằng cách nào ? Chiến lược là gì ? Chúng ta sẽ làm gì trong bước đi đặc biệt nào để đạt đến khải tượng đó ? Chúa sẽ phán rằng : “Đây, con đi nẻo này”. Thưa Chúa vâng. Thưa Chúa điều gì nữa ? “Hãy xếp đặt chương trình huấn luyện qua Trường Nhân Sự.” Thưa Chúa vâng. Bất cứ khi nào tôi trình bày SOW cho các bạn, thì tôi bị thuyết phục rất nhiều, vì cớ tôi đã nghe điều đó từ Chúa. Và nếu tôi từ chối không trình bày Trường Nhân Sự cho bạn là tôi đã (bất tuân) không làm theo khải tượng Thiên thượng mà Chúa đã ban cho tôi.

THEO Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Đó là ý nghĩa của điều kiện tiên quyết. Làm thế nào bạn biết được công việc của bạn là vàng bạc hay là đá quí ? Trước hết, bạn phải vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Bạn phải làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Làm sao bạn biết được ? Êphêsô 2:10; nói với chúng ta rằng công việc lành mà bạn sắp làm phải theo những gì đã được Đức Chúa Trời sắm sẵn trước. Vì vậy, đó là ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho bạn. Vậy điều kiện tiên quyết là gì ? Chúng ta phải làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Những công việc mà chúng ta sắp làm, không phải chính chúng ta sắp đặt, không phải chính chúng ta sắm sẵn. Chính Đức Chúa Trời là Đấng sắm sẵn những công việc lành này. Điều chúng ta cần làm là phải bước đi theo những việc lành mà Đức Chúa Trời dành sẵn cho chúng ta.

Ô ! hãy tưởng tượng nếu bạn là người dự định những công việc lành thì thật rất nhiều nan đề. Hãy để lại cho Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã sắm sẵn những việc lành rồi. Halêlugia ! Bây giờ nếu bạn tin cậy như vậy, nó sẽ được thành theo như đức tin của bạn. Nhưng nếu bạn suy nghĩ rằng : “À, không, tôi sẽ là người suy tính tôi sẽ là người xếp đặt chương trình, tôi sẽ là người chuẩn bị những công việc này.” Sau đó bạn sẽ làm theo những việc ấy. Rồi bạn nghe Chúa phán : “Đây là gỗ, cỏ khô và rơm rạ. Hãy để ta nhìn xem ! “Xi...úp!” Chẳng còn lại điều gì cả !

Để biết chắc rằng những công việc chúng ta đang làm là vàng bạc và đá quí chúng

Page 162: Truong nhan su

ta phải làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, là những công việc mà Ngài đã sắm sẵn.ĐƯỢC LÀM TRONG QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

Điều kiện đòi hỏi thứ hai. Chúng ta hãy xem XaDr 4:5 “Chẳng phải bởi quyền thế, chẳng phải bởi năng lực, bên là bởi thần của Đức Giêhôva phán ”. Ý nghĩa của điều kiện tiên quyết thứ hai là gì ? Nó có nghĩa là chúng ta phải làm công việc mà Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta làm, không phải bằng năng lực riêng của mình, nhưng bằng năng lực của Đức Chúa Trời. Có thể là bạn đang làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời nhưng cùng lúc đó, bạn đang sử dụng năng lực riêng của mình. Khi việc này xảy ra, những gì bạn đang làm đó là gỗ, cỏ khô và rơm rạ. Đó là lý do tại sao Phaolô nhận thức : “Ô, quyền năng của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ trong sự yếu đuối của tôi. Phaolô nói :“Khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ. Vì bây giờ tôi đang sử dụng năng quyền của ĐCT ở trong tôi ” - IICo 2Cr 2:9-10 và Phaolô đang nói : “Tôi đã đến với anh em trong sự yếu đuối và run rẩy ” - ICo1Cr 2:3 Tại sao ? “Để cho quyền năng đó thuộc về Đức Chúa Trời, chứ không phải đến từ tôi. Để cho đức tin anh em sẽ dựa trên quyền năng của Đức Chúa Trời, chứ không phải dựa nơi tôi .” 2:4-5

Vì vậy, có thể một Cơ Đốc Nhân đang làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nhưng người ấy đang sử dụng năng lực của loài người, là năng lực của riêng mình. Khi điều đó xảy ra, kết quả của công việc người ấy sẽ là gỗ, cỏ khô, rơm rạ. Người đó chẳng nhận được phần thưởng gì cả. Làm sao việc ấy xảy ra được, rằng tôi đang làm việc của Đức Chúa Trời và sử dụng năng lực riêng của mình ? Bạn có ý chí tự do. Bạn biết rõ rằng bạn phải có quyền năng tuy nhiên bạn từ chối phép báp têm trong Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus phán : “Các người phải nhận lãnh quyền phép từ trên cao ”. Nói cách khác, bạn phải nhận lãnh quyền năng của Đức Chúa Trời. Và bây giờ bạn từ chối điều đó vì cớ bạn nói rằng : “Sự hiểu biết thần học của tôi nói với tôi cách khác”. Vậy nên bạn đang làm gì ? Bạn đang sử dụng năng lực riêng của mình. Vì cớ cách duy nhất để quyền năng của Đức Chúa Trời có thể hành động qua bạn là “Khi Đức Thánh Linh giáng trên các người ”. Và làm sao để bạn nhận được quyền năng đó ? “Vì cớ Giăng đã làm phép báp têm bằng nước. Nhưng các người sẽ chịu báp têm trong Đức Thánh Linh ”. Làm sao bạn tiếp nhận được quyền năng đó ? Qua phép báp têm trong Đức Thánh Linh. Bạn khước từ phép báp têm này vì cớ thần học của bạn ư ? Đây là hậu quả. Mặc dù bạn đang làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, có lẽ bạn chỉ sử dụng năng lực của loài người, vì cớ bạn không được mặc lấy quyền phép từ trên cao. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã nói mạnh, nhấn mạnh đến phép báp têm trong Đức Thánh Linh trong Cấp I, bất cứ chúng tôi đi đến nơi nào và nói chuyện với nhóm thuộc hệ phái nào. Dù bạn thích hay không thích, chúng tôi cũng sẽ trình bày cho bạn bài học về phép báp têm trong Đức Thánh Linh. Cách duy nhất để chúng ta có thể nhận được quyền năng từ

Page 163: Truong nhan su

trên cao là theo Lời ĐCT qua phép báp têm trong Thánh Linh.

Bạn có thể đang dạy bài Cấp I trong một số các Hội Thánh không tin vào phép báp têm trong Đức Thánh Linh. Và bạn nói : “Ô, tôi phải tỏ lòng thân thiện với họ, tôi không muốn làm mất lòng họ. Vậy nên, tôi sẽ không dạy về phép báp têm trong Đức Thánh Linh trong bài học Cấp I”. Điều đó là sai, bạn phải dạy về phép báp têm này trong Đức Thánh Linh, vì cớ Đức Chúa Trời muốn chúng ta mặc lấy quyền phép từ trên cao. Ngài muốn chúng ta làm công việc của Đức Chúa Trời không phải với năng lực riêng của chúng ta nhưng bằng năng lực của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải nhận thức rằng đang khi chúng ta làm công việc của Đức Chúa Trời, chúng ta phải làm với quyền năng của Đức Chúa Trời.

Có thể nào bạn đã được báp têm trong Đức Thánh Linh nhưng vẫn còn sử dụng năng lực riêng của mình không ? Có, điều đó có thể. Vì cớ bạn luôn luôn được tự do. Hãy nhìn xem Phaolô. Ông đã nhận thức rõ rằng, chỉ trong sự yếu đuối của ông thì quyền năng của Đức Chúa Trời mới có thể được bày tỏ ra. Đó là lý do tại sao chúng ta phải luôn luôn xưng nhận trước mặt Đức Chúa Trời : “Lạy chúa, con không thể làm nổi điều này bằng sức riêng của mình. Ngay cả khi con đã dạy bài học Kinh Thánh này cả 100 lần, con vẫn không thể làm nổi thưa Chúa, nếu Ngài không ban quyền năng cho con”. Đó phải là thái độ của chúng ta mỗi khi chúng ta bắt đầu dạy dỗ Lời của Đức Chúa Trời. “Lạy Chúa con không thể tự mình làm được điều này. Con xưng nhận với Ngài, ngoài Chúa ra con chẳng là gì cả. Vậy nên, xin quyền năng Ngài bày tỏ trong con.” Về sau đó khi chúng ta nhìn thấy quyền năng của Đức Chúa Trời. Đừng bao giờ giả định rằng vì cớ bạn đã được báp têm trong Thánh Linh nên quyền năng tự động được sử dụng. Chúng ta phải quyết định một cách có ý thức rằng phải dùng quyền năng này của Đức Chúa Trời để làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.

ĐƯỢC LÀM VÌ SỰ VINH HIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

Chúng ta hãy đọc 10:31 “Vậy, anh em hoặc ăn hoặc uống hay làm những điều gì khác hãy làm vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ”. Điều kiện tiên quyết thứ ba là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bạn sẽ tìm thấy trong KhKh 4:11 rằng : “Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta vì cớ sự tôn trọng và vinh hiển của riêng Ngài .” Đó là một mục đích. Tại sao Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta ? Ngài đã dựng nên chúng ta vì sự tôn trọng và vinh hiển của Ngài. Vậy nên Kinh thánh dạy chúng ta : “Bất cứ điều gì anh em làm, hãy làm vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ”.

Điều kiện tiên quyết thứ ba đề cập đến động cơ của chúng ta. Có thể là tôi đang làm theo ý chí của Đức Chúa Trời Tôi cũng đang sử dụng quyền năng của Đức Chúa Trời. Có nhiều dấu kỳ phép lạ được mọi người nhìn thấy. Nhưng động cơ của tội là để tôn vinh cho hệ phái của tôi, Hội thánh của tôi hay cho bản thân tôi. Nếu

Page 164: Truong nhan su

đây là những điều đang xảy ra thì những gì tôi làm chỉ là hư không. Nó không phải là vàng mà là cỏ khô, rơm rạ. Điều tôi muốn nói là ba điều kiện này phải có mặt mỗi khi chúng ta làm công việc mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho chúng ta. Một lần nữa, Ba điều ấy là gì ?

1. Tôi phải làm theo ý chí của Đức Chúa Trời.2. Tôi không được sử dụng năng lực riêng của mình. Tôi phải sử dụng quyền năng của Đức Chúa Trời.3. Động cơ của tôi trong việc làm này là để làm vinh hiển Đức Chúa Trời.

Khi tôi đã có ba điều kiện tiên quyết này. Tôi có thể biết chắc rằng công việc tôi đang làm là gồm vàng bạc và đá quý. Chắc chắn tôi sẽ nhận được phần thưởng. Đây là sự phán xét dành cho Cơ Đốc Nhân. Tất cả các Cơ Đốc Nhân sẽ bị phán xét. Tôi nhắc lại tùy theo những việc họ đã làm.

NHỮNG PHẦN THƯỞNG

Những phần thưởng được ban cho những kẻ có công việc giống như vàng bạc, đá quý là gì ? Chúng gồm có :

1. Mão triều thiên không hề hư nát : ICo1Cr 9:25-27 chép rằng : “Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát. Vậy thì, tôi chạy chẳng phải là chạy bá vơ. Tôi đánh chẳng phải là đánh gió. Song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi giảng dạy cho kẻ khác mà chính mình phải bị mở chăng !”.

Mão triều thiên không hay hư nát được ban cho tất cả những tín đồ nào đã kỷ luật thân thể họ để vâng theo Đức Chúa Trời. Thân thể của chúng ta có những nhu cầu và những mong muốn, nhiều khi có thể ngược lại với ý muốn của Đức Chúa Trời. Ví dụ như Chúa muốn tôi đi rao giảng Tin lành ở một nơi không có cầu tiêu, không có nước dội và khí hậu rất là nóng bức. Thân thể tôi không muốn đến nơi này nhưng tôi phải đãi thân thể tôi nghiêm khắc để vâng theo lời Chúa. Những ai đã đãi thân thể cách nghiêm khắc để vâng theo lời Chúa sẽ nhận được một mão triều thiên không hư nát.

2. Mão triều thiên của sự sống.

KhKh 2:10 chép : “Người chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Này ma quỷ sẽ quẳng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục hầu cho các ngươi bị thử thách, các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết rồi ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống .” Mão triều thiên này được ban cho những tín đồ đã

Page 165: Truong nhan su

chịu tuẫn đạo vì cớ đức tin của mình.

3. Mão triều thiên của sự vinh hiển

IPhi 1Pr 5:2-4 nói rằng : “Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em. Làm việc đó chẳng phải bởi ép tình. Bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lời dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm. Chẳng phải quản trị phần trách nhiệm chia cho anh em song để lam gương tốt cho cả bầy. Khi Đấng chăn chiên trưởng (làm đầu kẻ chăn chiên ) hiện ra, anh em sẽ được mão triều thiên vinh hiển chẳng hề tàn héo .”

Mão triều thiên này được ban cho những Mục sư hay những người nào đã chăn bầy của Đức Chúa Trời cách trung tín, vui lòng sốt sắng và phục vụ như một tấm gương cho cả bầy.

4. Mão triều thiên của sự công bình

IITi 2Tm 4:8 chép : “Cuối cùng mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta. Chúa quan án công bình, sẽ ban cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài .”

Mão triều thiên này được ban cho những tín đồ yêu mến sự hiện đến (sự trở lại của Chúa và chuẩn bị cho sự trở lại của Ngài ). Bằng cách nào ? Bằng cách đánh trận tốt lành và giữ được đức tin.

5. Mão triều thiên của sự vui mừng

ITe1Tx 2:19-20 chép : “Vì sự trông cậy, vui mừng và mão triều thiên vui mừng (theo nguyên bản ) của chúng tôi là gì? Há chẳng phải là anh em được đứng trước mặt Đức Chúa Jesus chúng ta trong ngày Ngài đến sao? Phải, anh em thật là sự vinh hiển và vui mừng của chúng tôi vậy .”

Mão triều thiên này được ban cho những người đã dẫn dắt người khác đến với Chúa và những tân tín hữu này được đậu lại (không rụng mất đi). “Thật vậy những kẻ đưa dắt, đem nhiều người về với Chúa được gọi là khôn sáng và họ sẽ chiếu sáng như sự sáng của bầu trời và giống như các ngôi sao đời đời mãi mãi ”. - DaDn 12:3

SỰ PHÁN XÉT CỦA NGÀI TRẮNG VÀ LỚN

Chúng ta vừa mới học qua Ngài phán xét của Đấng Christ khi các Cơ Đốc Nhân đứng để trình dâng những công việc của họ ra trước mặt Chúa Jesus. Bây giờ, chúng ta sẽ xem sự phán xét dành cho những kẻ chối bỏ chúa Jesus.

KhKh 20:11-15 chép rằng : “Bây giờ, tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng

Page 166: Truong nhan su

đương ngồi ở trên cao. Trước mặt Ngài, trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho họ nữa. Tôi thấy những kẻ chết cả lớn và nhỏ đứng trước tòa và các sách thì mở ra, cũng có mở một quyển sách khác nữa là sách Sự Sống. Những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy. Biển đem trả những người chết mình chứa. Sự chết và âm phủ cũng đem trả những người chết mình có. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy theo việc mình làm. Đoạn, sự chết và âm phủ bị đem quẳng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị đem ném xuống hồ lửa .”

Tất cả những kẻ gian ác sẽ được sống lại và họ sẽ bị phán xét. Cơ sở cho sự phán xét này là : Tên họ có được ghi trong sách sự sống không ? - KhKh 20:15. Ý nghĩa của việc được viết vào trong sách sự sống là gì ? Điều này có nghĩa là người đó phải có sự sống đời đời để tên người đó có thể được biên vào trong sách sự sống. Làm sao một người có thể có sự sống đời đời ? Người ta nhận được sự sống đời đời khi tiếp nhận Chúa Jesus làm Chúa của mình. Vì Chúa Jesus là sự sống.

Chúa phán rằng bất cứ người nào không được biên tên vào sách sự sống đều bị quăng vào hồ lửa. Sự phán xét này là đời đời. Điều này có nghĩa là người đó sẽ tiếp tục ở trong hồ lửa cho đến đời đời.

Bạn sẽ ở đời đời ở đâu ? Bạn sẽ ở với Chúa Jesus hay xa cách Ngài trong hồ lửa. Bạn vẫn còn một cơ hội để quyết định đang khi bạn còn sống. Hãy quyết định tiếp nhận sự sống đời đời bằng cách tiếp nhận Chúa Jesus làm Chủ của đời bạn. Nếu bạn đã quyết định như vậy, xin hãy cầu nguyện lời cầu nguyện ngắn gọn này :

“Cám ơn Chúa Jesus vì Ngài đã chết thay cho con trên thập tự giá để trả thay cho mọi tội lỗi của con. Bây giờ con quyết định dâng cả cuộc đời con cho Ngài. Con quay lưng với mọi tội lỗi của con. Con tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng con làm Chủ và Đức Chúa Trời của con. Xin Ngài khiến con trở nên con người Ngài muốn .” Amen .

I. LỜI DẶN

Trong một mẫu giấy rời, hãy viết câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau đây. Sau đó kiểm tra lại xem câu trả lời của bạn có đúng khi xem vào bảng trả lời chìa khóa ở cuối cấp học. Nếu câu trả lời của bạn là sai, hãy trở lại học phần bài học đó. Đừng học tiếp bài sau cho đến khi nào bạn đã trả lời tất cả những câu hỏi dưới đây chính xác và đã vâng theo những lời dạy dỗ của Chúa Jesus chúng ta được tìm thấy trong bài học này.

II. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VỀ SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG 1. Sự phán xét cuối cùng là gì ?

Page 167: Truong nhan su

2. Công việc của mỗi tín đồ có sẽ bị phán xét không ?3. Đấng Christ sẽ phán xét những công việc của các tín đồ như thế nào ?4. Sự khác biệt giữa những công việc giống như vàng bạc và đá quý với những công việc giống như gỗ, cỏ khô và rơm rạ là gì ?5. Mão triều thiên mà một người tín đồ có thể nhận được là gì ?6. Tại sao chúng ta thiết tha mong mỏi nhận được những mão triều thiên ?7. Sự phán xét của Ngài Trắng và lớn là gì ?

Ghi chú cá nhân

BÀI 8: BÔNG TRÁI CỦA ĐỨC THÁNH LINH

Chúng ta hãy đọc GaGl 5:22-23 - "Nhưng trái của Thánh Linh là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành trung tín, mềm mại, tiết độ ".

Bông trái của Thánh linh được mô tả như sau :

1. Chỉ có một trái của Thánh linh. Nó biểu hiện chín phẩm chất kỳ diệu của con người kỳ diệu - là Chúa Jêsus Christ của chúng ta.

2. Bông trái này chỉ có thể đến từ một cây tốt. Đó là bông trái của Đức Thánh Linh đang hành động trong đời sống của một Cơ Đốc Nhân.

3. Chỉ một cây trưởng thành mới sanh trái. Bông trái này là dấu chỉ tốt nhất về sự trưởng thành của Cơ Đốc Nhân. Đang khi chúng ta học hỏi chín phẩm chất này, qua từng phẩm chất một, chúng ta sẽ nhìn thấy sự thánh khiết và vẻ đẹp đáng yêu của Chúa Jesus. Chúng ta sẽ hiểu rằng công việc của Đức Thánh Linh trong những cuộc đời của chúng ta. Với sự tri thức và hiểu biết, chúng ta có thể tự do phó nộp chính mình cho Đức Thánh Linh đang khi Ngài biến đổi chính chúng ta nên hình ảnh của Chúa Jesus.

LÒNG YÊU THƯƠNG

AGAPE nói về hình thức tình yêu cao cả nhất. Đó là tình yêu của Đức Chúa Trời. Nó cũng là trái của Thánh Linh. Kinh thánh chỉ cho chúng ta TÌNH YÊU THƯƠNG KHÔNG PHẢI LÀ và TÌNH YÊU là gì ?

Chúng ta hãy đọc ICo1Cr 13:3-8"Dẫu tôi phân phát gia tài mình để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, nhưnng không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi. Tình yêu thương chịu khổ lâu dài và tử tế, tình yêu thương không ghen tỵ, tình yêu thương chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm

Page 168: Truong nhan su

tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về không công bình nhưng vui mừng trong lẽ thật. Tình yêu thương chịu đựng mọi sự, tin tưởng mọi sự, hy vọng mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ ”. (tàn héo bao giờ ).

TÌNH YÊU THƯƠNG KHÔNG PHẢI LÀ

1. Chỉ làm việc tốt lành cho người khác. Một nhà truyền đạo đã từng nói rằng : "Bạn có thể cho mà không yêu, nhưng không thể nào yêu mà không cho". Có một người kia đã được giải Nobel của xã hội. Nhưng trong gia đình ông chẳng hề có sự yêu thương. Ông đã đánh đập chính vợ mình. Nhiều lần vợ ông đã nằm nhà thương.

2. Chỉ là cảm thấy dễ chịu với nhau. Một cô gái có thể nói : Ôi tôi yêu anh lắm. Tôi đang yêu, tôi biết đây là tình yêu đích thực. Ồ, tại sao cô nói như vậy ? Chà, tại vì tôi cảm thấy dễ chịu, sung sướng mỗi khi anh ấy ở gần". Nhưng tình yêu không phải chỉ là cảm xúc dễ chịu. Kinh thánh nói : "Tình yêu chịu khổ lâu dài". Chúa Jêsus không cảm thấy dễ chịu khi bị treo trên thập tự giá. Dầu vậy Ngài đã yêu và tha thứ những kẻ đóng đinh Ngài.3. Tình yêu không phải là MỘT GIẤY PHÉP (MỘT TẤM BẰNG) để phạm tội. Một người nam và một người nữ có thể nói :"Ồ, chúng tôi có quan hệ sống chung với nhau cũng được chứ. Dù sao chúng tôi cũng yêu nhau. Và chúng tôi không cần phải cưới nhau. Đó là sự gian dâm. Đó là tội. AGAPE hay tình yêu của Đức Chúa Trời không suy nghĩ về điều ác và cũng không vui về sự gian ác.

Vậy tình yêu của AGAPE là gì ? - GiGa 3:16 đã nói về tình yêu đó gói trọn trong : "Ai tin Con ấy sẽ không phải bị hư mất mà có sự sống đời đời ."

TÌNH YÊU LÀ

1. HÀNH ĐỘNG : hành động này bắt nguồn từ tấm lòng của Đức Chúa Trời. Và mục tiêu của nó làm ứng nghiệm hoàn toàn mục đích của Đức Chúa Trời.a. Hành động bắt nguồn từ tấm lòng của Đức Chúa Trời là VÔ ĐIỀU KIỆN. Hành động của Đức Chúa Trời là ban cho CON NGÀI. Đó là biểu lộ lớn lao nhất của AGAPE. Đức Chúa Trời đã làm điều đó không phải vì cả thế giới đã yêu Đức Chúa Trời trước. Nhưng thực ra Kinh thánh nói :"Nhưng Đức Chúa Trời đã bày tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, đó là đang khi chúng ta là kẻ có tội (còn là kẻ thù địch của Đức Chúa Trời ) thì Đấng Christ đã chết vì chúng ta ". RoRm 5:8

Đức Chúa Trời đã quyết định yêu chúng ta mặc dầu chúng ta đã chống nghịch Ngài. Chúa JÊSUS đã chết cho chúng ta không có điều kiện nào cả. Tương tự như vậy, Chúa Jêsus cũng đã truyền lệnh cho chúng ta đáp ứng vô điều kiện như vậy

Page 169: Truong nhan su

đối với những người bắt bớ chúng ta. Ngài đã phán :"Hãy yêu kẻ thù nghịch" - Bằng cách nào ? Mấy bước theo những lời dạy dỗ trong Mat Mt 5:44Hãy chúc phước cho những kẻ rủa sả ngươi.Hãy làm điều lành cho những kẻ ghét ngươi.Hãy cầu nguyện cho những kẻ sử dụng ngươi cách báo thù hằn và bắt bớ ngươi.

Tình yêu không phải chỉ là những cảm xúc dễ chịu đối với nhau. Đó là sự quyết định để vâng lời Chúa Jêsus đang khi bạn vâng lời Chúa Jêsus bạn biết rằng hành động của mình bắt nguồn từ tấm lòng của Đức Chúa Trời.

" Nhưng kẻ nào giữ được điều răn của Ngài, thì tình yêu của Đức Chúa Trời thực sự trọn vẹn ở trong ngườ ấyi " IGi1Ga 1:5

b. Mục tiêu của hành động là làm ứng nghiệm mục đích của Đức Chúa Trời dành cho tất cả mọi người là gì ?

"Hầu cho hễ ai tin Ngài thì không bị hư mất mà hưởng được sự sống đời đời ".

Hành động nầy có một mục đích. Cuối cùng là loài người được cứu và được dự phần trong trong sự sống đời đời đối với Chúa Jesus. Tình yêu đem mọi người ra khỏi sự chết nhất định để vào trong ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Một người cha sửa phạt con trai mình là người yêu thương con mình. Sự sửa phạt cứu đứa trẻ ra khỏi hậu quả của tội và hướng dẫn đến với Đức Chúa Trời.

2. SỰ KẾT ƯỚC : Tình yêu còn hơn là một hành động. Đó là một sự kết ước. Đức Chúa Trời kết ước để cứu chúng ta. Bằng cách nào ? Ngài đã ban Con trai duy nhất của ngài là Jêsus Christ. Tình yêu chính là con người của Jêsus. Tình yêu gồm cả nhân tánh của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus suy nghĩ, Chúa Jêsus cảm xúc, Chúa Jêsus quyết định. Tương tự như vậy, tình yêu suy nghĩ, tình yêu cảm xúc, tình yêu quyết định. Tình yêu của Đứa Chúa Trời đã đổ tràn vào lòng chúng ta RoRm 5:5. Khi nào ? Khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus làm chủ và làm Cứu Chúa của chúng ta, thì tình yêu của Đức Chúa Trời tuôn đổ vào tấm lòng của chúng ta. Đức Thánh Linh hiện đang hành động để khiến chúng ta bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời cho những người khác. Người muốn chúng ta suy nghĩ như Chúa Jêsus suy nghĩ. Cảm xúc như Chúa Jêsus cảm xúc. Quyết định như Chúa Jêsus quyết định. Kết ước như Chúa Jêsus kết ước chính Ngài. Nói tóm lại hãy để Chúa Jêsus sống cuộc đời của Ngài trong chúng ta.

Các bạn có muốn làm mọi sự trong sự yêu thương không ? Đây là cách đơn giản để làm điều đó. Đối diện với bất cứ hoàn cảnh nào, hãy trả lời ba câu hỏi sau :

Page 170: Truong nhan su

- Chúa Jêsus sẽ nghĩ gì ?- Chúa Jêsus sẽ cảm xúc gì ?- Chúa sẽ làm gì ?

Sau khi trả lời những câu hỏi này, hãy hành động theo điều ấy.SỰ VUI MỪNG

Sự vui mừng là một phẩm cách của bông trái Thánh linh. Nó khác biệt vô cùng với những khoái lạc tạm thời của tội lỗi hay sự thoải mái và hạnh phúc mà tiền bạc có thể mua được. Chúng ta hãy đọc HeDt 12:2 " Nhìn xem Chúa Jêsus làtác giả và là Đấng làm trọn đức tin của chúng ta, là Đấng vì sự vui mừng đặt trước mặt mình, Ngài đã chịu đựng thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và đã ngồi xuống bên hữu ngai của Đức Chúa Trời ."

Sự vui mừng này không giảm đi cho dù có những sự bắt bớ và gian khổ. Và nó cũng không gia tăng thêm vì cớ có những phần thưởng hoặc của cải trần gian. Sự vui mừng này là sản phẩm của Đức Thánh Linh đang hành động trong chúng ta. Chúng ta kinh nghiệm sự vui mừng này trong Đức Thánh Linh trong khi chúng ta đáp ứng lại với Đức Chúa Trời là Đấng đã cứu chúng ta và kêu gọi chúng ta theo mục đích và ân điển của Ngài. Đáp ứng với ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chúng ta kinh nghiệm niềm vui của sự cứu rỗi. Đáp ứng với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, chúng ta kinh nghiệm niềm vui của sự hầu việc của Chúa Jêsus.

1. Sự vui mừng của sự cứu rỗi. Chúa Jêsus đã vui mừng khi Ngài bị treo trên thập tự giá. Tại sao ? Ngài có vui hưởng sự đau đớn không ? Dĩ nhiên là không. Ngài đã được đầy lòng vui mừng vì cớ Ngài biết chắc rằng chúng ta sẽ được cứu nhờ sự hy sinh của Ngài trên thập tự giá. Chúa Jêsus đã cứu chúng ta. Đó lý do tại sao bây giờ chúng ta có thể vui mừng trong điều này : là tên của chúng ta đã được ghi trên thiên đàng. Chúa Jêsus phán :"Dầu vậy, chớ vui mừng trong điều này là các quỉ đã phục các ngươi, nhưng hãy vui mừng vì tên của các ngươi đã được ghi trên thiên đàng ". LuLc 10:20

Có một sự vui mừng khi nhận biết rằng chúng ta đã được cứu và tha thứ. Có một sự vui mừng khi nhận biết rằng tất cả chúng ta đều là những thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời. Có một sự vui mừng khi nhận biết rằng Chúa Jêsus đã chuẩn bị một nơi ở cho chúng ta trong nhà Cha của chúng ta và chính Ngài sẽ đến đón đến chúng ta về với Ngài. Cho dù có những nguy hiểm trong cuộc sống bấp bênh, có một sự vui mừng khi nhận biết rằng, đối với chúng ta là những kẻ đã được cứu chuộc thì "Sống là Christ mà chết là lợi".

2. Sự vui mừng của sự hầu việc Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đã nói về sự vui mừng này trong câu chuyện ẩn dụ về các talâng. Ngài đã kể lại câu chuyện của người đầy tớ.

Page 171: Truong nhan su

Đang khi người chủ đi vắng nhà, có hai người đầy tớ đã làm việc siêng năng để đem lợi về cho chủ. Tại sao ? Vì họ muốn làm đẹp lòng chủ. Đó là sự đáp ứng của họ khi họ được sự kêu gọi. Điều gì đã xảy ra khi người chủ trở về ? Người chủ đã nói với từng đầy tớ : "Được lắm! đầy tớ tốt lành và trung tín, ngươi đã trung tín trong những việc nhỏ, ta sẽ làm cho ngươi nên kẻ cai quản nhiều điều nữa. Hãy bước vào trong sự vui mừng của Chúa ngươi !" Mat Mt 25:21, 23

Lạy Chúa ! Ngài có ý gì khi nói rằng :"Hãy bước vào trong sự vui mừng của Chúa ngươi ?". Ngài muốn nói rằng chẳng phải tất cả những đầy tớ của Ngài sẽ bước vào sự vui mừng của Ngài chăng ? Ngưởi đầy tớ thứ ba đã không muốn làm đẹp lòng người chu của mình. Người đó đã đem chôn giấu talâng của mình. Người ấy không thể bước vào hưởng sự vui mừng của chủ mình. Sự vui mừng đến từ lòng khao khát muốn làm đẹp lòng Chúa. Phaolô đã mô tả điều này khi ông viết: "Vậy anh em hãy chịu khổ như một người lính giỏi của Jêsus Christ. Chẳng có ai đi ra trận mà còn để việc đời mình làm lụy mình, hầu cho người ấy có thể làm đẹp lòng người đã chiêu mộ mình."

Tôi có hỏi một người bạn trước đây đã từng đi lính : "Tại sao anh đã tham gia vào quân đội ? Anh ấy đáp : Tôi rất yêu thích binh nghiệp.” Nhưng anh không sợ bị đạn bắn chết sao ? Tôi hỏi. Câu trả lời của anh thật là một lời mặc khải cho tôi. "Chà, tất cả chúng tôi đều bị sợ hãi. Chúng tôi sẽ biết rõ rằng đời sống sẽ khó khăn và nguy hiểm ở ngoài kia nơi rừng rậm, khi đi tìm kiếm những kẻ chống nghịch. Nhưng một điều xảy ra với chúng tôi mỗi khi nào chúng tôi nhận được nhiệm vụ (sứ mạng) là tất cả chúng tôi đều hớn hở. Chúng tôi vui thích đi theo vị chỉ huy của chúng tôi. Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là đi trở về với vị chỉ huy và báo cáo : “Sứ mạng đã hoàn tất.”

Niềm vui mừng trong sự hầu việc Chúa Jêsus càng gia tăng khi chúng ta được chia sẻ với những sự đau đớn của Ngài. Phierơ đã viết : "Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của đấng Christ bao nhiêu thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót ". IPhi 1Pr 4:13Nói cách khác sự vui mừng này gia tăng tỷ lệ với những sự đau khổ của chúng ta phải chịu đang khi chúng ta vâng lời Chúa Jêsus. Hãy lắng nghe những cầu thủ đá banh sau khi thắng trận đấu. Ai là những cầu thủ hạnh phúc nhất ? Đó là những người đã ghi bàn thắng cho đội, là những người đã bị thương tích đang khi đấu, là những người được huấn luyện việc khen ngợi. Còn ai là những người ít sung sướng nhất ? Chính là những người được gọi là “kẻ ngồi sưởi ấm trên băng ghế”. Là những cầu thủ đã không thi đấu. Họ chỉ ngồi đó và nhìn xem trận đấu diễn ra, Phierơ đã nói tiếp : "Nếu anh em bị sỉ nhục vì cớ danh Đấng Christ, thì anh em có phước (được hạnh

Page 172: Truong nhan su

phúc ), vì Thánh Linh của sự vinh hiển và của Đức Chúa Trời đậu trên anh em ". 4:14

Halêlugia ! Sự vui mừng này đến cho dù phải chịu sỉ nhục, phải chịu bắt bớ. Tại sao ? Vì Đức Thánh Linh đậu trên bạn. Chính người của SỰ VUI MỪNG này đang ở trong bạn.

SỰ BÌNH AN

Khi bạn đi vào nghĩa trang, bạn sẽ nhìn thấy những chữ viết tắt : R.I.P ( Rest in peace ) có nghĩa là sự Nghỉ yên trong sự bình an. Có phải vì vậy mà sự bình an được tìm thấy trong cảnh im vắng của nghĩa trang không ? Chẳng hề như vậy. Bình an không phải là kết quả của sự chết. Sự bình an thật là kết quả của việc tiếp nhận sự sống của Đấng Christ. Đó là công việc của Đức Thánh Linh ở trong chúng ta, khi chúng ta đến với Chúa Jêsus.

"Hãy đến cùng ta. Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng. Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Hãy gánh lấy ách của Ta và học theo Ta, vì Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường và các ngươi sẽ được sự yên nghỉ cho linh hồn mình ". Mat Mt 11:28-29

Sự bình an đến khi chúng ta được nghỉ khỏi những sự tranh chiến của mình. Trước khi chúng ta gặp gỡ Đấng Christ, chúng ta giống như những con chiên lạc. Chúng ta đã đi lang thang vô mục đích, luôn luôn lo lắng và đầy sợ hãy. Chúng ta cũng là những nô lệ của tội lỗi, mang lấy những gánh nặng, dưới một người đốc công đầy hung bạo. Chúng ta ở trong sự chống nghịch với Đức Chúa Trời. Nhưng khi chúng ta đến với Chúa Jêsus, Jêsus đã cất đi gánh nặng của mọi tội lỗi và giảng hòa chúng ta với Đức Chúa Trời là Cha.

"Vì nhờ trong xác thịt mà Ngài đã bãi bỏ sự thù nghịch, luật pháp của điều răn chứa đựng trong nhiều giới mạng, để đem cả hai làm nên một người mới trong chính Ngài, nhờ vậy làm nên SỰ BÌNH AN, để Ngài có thể phục hòa cả hai với Đức Chúa Trời trong một thân thể qua thập tự giá, là nơi Ngài đã diệt sự thù địch ". Eph Ep 2:15-16

Sự bình an này tăng trưởng (lớn lên) trong chúng ta bằng cách nào ? Chúa Jêsus nói : "Hãy gánh lấy ách của Ta và học theo Ta và các ngươi sẽ tìm được sự yên nghỉ cho linh hồn mình ".

Làm thế nào ách của Đấng Christ có thể ban cho bạn sự bình an ? Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện, đứa con trai 5 tuổi của tôi cùng đi với tôi đến một thành phố nằm trên một đỉnh núi cách xa tỉnh nhà tôi khoảng 5 giờ đồng hồ lái xe hơi. Ở đây rau cải rất tươi và rất rẻ. Vì vậy, tôi đi ra chợ mua rất nhiều rau cải đem về. Nhưng tôi biết rõ con trai của tôi nó thích chạy chơi loanh quanh. Trước khi tôi hay đến thì

Page 173: Truong nhan su

có thể nó bị lạc mất rồi. Nên tôi không muốn việc này xảy ra, tôi lấy một sợi dây nilon cột một đầu vòng quanh hông tôi và đầu kia vòng quanh hông nó. Chúng tôi đã được trong một ách chung với nhau. Cả hai tay của tôi được tự do để mang những giỏ rau cải. Tôi không cần phải rầy con trai tôi để nó khỏi chạy lung tung vì ngay cả khi nó muốn chạy đi cũng không thể chạy xa được. Nó sẽ cảm nhận một sức kéo của sợi dây chung quanh hông nó và biết rằng đã đến lúc nó phải đi theo tôi qua nơi khác. Khi nó cảm thấy sức kéo của sợi dây thì nó sẽ đi theo ngay. Con trai tôi được ở trong sự bình an. Nó biết rằng nó luôn luôn được ở với tôi. Nó sẽ không bao giờ bị lạc mất. Cả hai chúng tôi đều được yên trí (an lòng).

Chúa Jêsus muốn sự bình an này được tăng trưởng. Bởi việc mang lấy ách của Ngài trên chúng ta, thì sự bình an này sẽ lớn lên. Nếu chúng ta cất ách đi, thì sự bình an sẽ biết mất. CoCl 3:15 chép rằng : "Hãy để cho sự bình an của Đức Chúa Trời cai trị trong anh em...". Một lần nữa trong Phi Pl 4:9 chép rằng : "Những điều anh em đã học, đã nhận, đã nghe và đã thấy nơi tôi thì hãy làm đi và Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở cùng anh em.” Sự bình an gia tăng lên đang khi chúng ta vâng lời Chúa Jêsus. Có sự bình an trọn vẹn tại chính nội tâm điểm của ý chỉ Đức Chúa Trời, dưới cái ách của Chúa Jêsus.

KIÊN NHẪN (CHỊU KHỔ LÂU DÀI)

Chúng ta hãy đọc Gia Gc 1:2-4"Hỡi anh em hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là sự vui mừng trọn vẹn. Vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào ".

Khi chúng ta nghe lời Chúa Jêsus, chúng ta vâng lời. Đức tin có nghĩa là chúng ta hành động theo Lời của Đức Chúa Trời. Đức tin này luôn luôn được thử nghiệm. Chúa cho phép sự thử nghiệm này nó sản sinh trong chúng ta lòng kiên nhẫn. Lòng kiên nhẫn là một đức tính vô cùng quan trọng. Không có lòng kiên nhẫn, không công việc nào có thể hoàn tất được.

DỊU DÀNG (NHƠN TỪ )

Sự dịu dàng luôn luôn đi chung với một điều gì êm ái và mịn màng như một cơn gió nhẹ hay một chiếc gốí êm. Nó không lỗ mãng thô bạo. Tuy nhiên, ChCn 25:15b đã nói "Một lời dịu dàng thì bẻ gãy xương cốt".

Dịu dành là đức tính của các bậc cha mẹ khi chăm sóc cho sự no đủ và tăng trưởng của con cái mình. Trong ITe1Tx 2:7 và 10-11: "Nhưng chúng tôi đã ăn ở dịu dàng giữa vòng anh em, như một người vú chăm sóc chính con mình cách dịu dàng

Page 174: Truong nhan su

vậy ... Anh em làm chứng và Đức Chúa Trời làm chứng rằng cách ăn ở của chúng tôi đối với anh em có lòng tin, thật là thanh sạch, công bình, không chỗ trách được. Anh em từng biết thể nào chúng tôi đã khuyên bảo, yên ủi và nài xin mọi người trong anh em như cha đối với con vậy ".

Khi bạn trở thành một người cha hay một người me, bạn sẽ học biết trở nên dịu dàng đối với con mới sinh của bạn. Bạn sẽ trở nên nhạy bén với những nhu cầu và sự yếu đuối của đứa bé. Tương tự như vậy, khi bạn dẫn được tân tín hữu về với Chúa và bây giờ bạn đang chăm sóc họ, thì sự nhạy bén hay sự dịu dàng này sẽ dần dần được phát huy. Nói khác đi, thì sự dịu dàng được học tập khi bạn vâng theo Lời của Chúa Jêsus để đi và kết quả và những quả này phải đậu luôn, có ý nghĩa là bạn sẽ chăm sóc những tân tín hữu của mình và bạn bắt đầu trở thành một người dịu dàng.

TỐT LÀNH

Nhiều khi chúng ta thắc mắc, không biết tại sao Đức Chúa Trời quá tốt lành đối với ngay cả với những người độc ác. Câu trả lời được tìm thấy ở trong RoRm 2:4 "Hay là anh em khinh dễ sự dư dật của lòng tốt lành (nhơn từ ) khoan dung, nhẫn nhục của Ngài, không nhận biết rằng chính sự tốt lành của Đức Chúa Trời dẫn ngươi đến sự ăn năn sao ?"

Sự tốt lành không dung chịu sự gian ác. Mà thật ra, sự tốt lành muốn chấm dứt mọi sự gian ác và gọi tội nhân đến sự ăn năn.

Chúa Jêsus đã kể câu chuyện của một người hai có hai đứa con trai. Người con út đến với cha và nói rằng : "Xin cha hãy chia phần gia tài mà thuộc về con! Người con ấy đang muốn nói gì? Con muốn sống cuộc đời riêng của con. Con không còn muốn sống dưới quyền hành của cha nữa. Người cha đã làm gì ? Ông đã cho người con út phần gia tài của nó. Tại sao ông lại làm như vậy ? Có phải người cha dung chịu những ý định xấu xa của con mình là muốn đi xa nhà và sống trong tội lỗi không ? Không hề như vậy. Người cha đã yêu con mình. Qua việc bày tỏ lòng tốt lành cùa mình ông nói rằng : "Hỡi con, ta yêu con. Đây là phần gia tài của con. Hãy nhận lấy hết đi. Hãy xem, ta không sử dụng đồng tiền để giữ con lại. Nhưng ta bày tỏ lòng tốt lành của ta với con để khiến con nhận thấy rằng sự bội ngịch của con là vô căn cứ. Hỡi con ta, hãy ăn năn. Chớ bỏ đi và sống trong tội lỗi .” Dĩ nhiên, trong câu chuyện, người con đã bỏ cha mình ra đi và tiêu phí gia tài mình trong nếp sống hoang đàng. Tuy nhiên, khi người con sắp chết, vì đói, nó nhớ lại sự tốt lành của cha mình. Nó đã tỉnh ngộ và ăn năn. Người cha một lần nữa đã bày tỏ sự tốt lành của mình không chỉ trong sự tha thứ mà còn tiếp nhận người con trai như một đứa con yêu dấu của mình. Lòng tốt lành của người cha đã thắng hơn mọi sự xấu xa ở trong đứa con trai hoang đàng.

Page 175: Truong nhan su

"Vậy nếu kẻ thù nghịch mi có đói, hãy cho ăn. Nếu có khát, hãy cho uống. Vì làm như vậy khác nào ngươi chất than đỏ trên đầu người. Đừng để điều ác thắng mình nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác ". 12:20-21

ĐỨC TIN (TRUNG TÍN) Đang khi người tín đồ cứ tiếp tục tin cậy Lời của Đức Chúa Trời, cho dù những nghịch cảnh, thử thách và sự đau khổ xảy đến thì đức tin người ấy tiếp tục tăng trưởng. Êtiên là “một người đầy đức tin và Đức Thánh Linh”. Ông đã tin cậy Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng của đời mình. Sha-đơ-rắc, Mêsác và A-bết-Nê-gô là những người đầy đức tin. Họ đã tin cậy Đức Chúa Trời một cách vô điều kiện. Bị đe dọa là sẽ chịu thiêu sống. Họ đã công bố niềm tin cậy của họ nơi Đức Chúa Trời.

"Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc, có thể cứu chúng tôi ra khỏi lò lửa hực, và chắc cứu chúng tôi khỏi tay vua. DẦU CHẲNG VẬY, hỡi vua xin biết rằng chúng tôi không hầu việc các thần của vua và không thờ phượng pho tượng vàng mà vua đã dựng ". DaDn 3:17-18

Những người này đã sống bởi đức tin và đã đến một mức độ trưởng thành nhất định. Chúa Jêsus Christ được gọi là "Đấng làm chứng thành tin " - KhKh 1:15 vì cớ Ngài đã làm chứng tốt trước mặt Bôn-xơ-phi-lát " - ITi1Tm 6:13. Chính đức tin này là “đức tin thắng hơn thế gian ” - IGi1Ga 5:4. Những Cơ Đốc Nhân trưởng thành này là những người đã thắng ma quỷ. Và họ đã chiến thắng nó bởi Huyết Chiên Con và bởi lời chứng của mình và họ đã không yêu mạng sống của mình cho đến chết. KhKh 12:11

NHU MÌ

Nhu mì không phải là nhu nhược. Nhu mì là sự sẵn lòng chấp nhận những cách Đức Chúa Trời xử lý trong cuộc đời của chúng ta. Đó cũng là phẩm chất mạnh mẽ của một nhà lãnh đạo lớn. Giôsép tại Ai cập là một bức tranh vẽ một người nhu mì và là một nhà lãnh đạo lớn. Bị anh em mình bán đi, bị bỏ tù vì một tội ác mà mình không phạm. Giôsép đã chấp nhận tất cả mọi thử thách này. Khi được thăng tiến lên làm người bên tay hữu của Pharaôn, ông cũng không tìm kiếm sự trả thù. Ông đã nói với những anh em là người đã hại mình : "Các anh đã toan hại tôi. Nhưng Đức Chúa Trời đã toan làm điều ích tôi, hầu cho cứu sự sống của nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và gìn giữ sự sống của dân sự đông đảo ". SaSt 50:20

TIẾT ĐỘ

Tiết độ là chế phục được những ước muốn của thân thể chúng ta để cho thân thể chúng ta có thể dâng trình cho Đức Chúa Trời và sẵn sàng cho công tác phục vụ

Page 176: Truong nhan su

trong vương quốc của Ngài. Làm thế nào chúng ta phát huy tính tiết độ được ? Bằng cách thường xuyên kỷ luật những tham muốn, những tình cảm và những khao khát của chúng ta.

Trong ICo1Cr 9:27 - Phaolô đã nói : "Nhưng tôi kỷ luật thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, kẻo e rằng khi tôi đã giảng dạy kẻ khác mà chính mình phải bị loại ra chăng ".

Thân thể chúng ta có nhiều ước muốn. Nếu chúng ta không kiểm soát những ước muốn nàỳ, chúng sẽ dẫn chúng ta đến tội lỗi.

"Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi đã bị những ham muốn riêng của mình lôi kéo và câu nhử. Sau đó, khi ham muốn đã đậu thai thì sinh ra tội lỗi, và tội lỗi khi đã lớn đầy đủ thì sinh ra sự chết ". Gia Gc 1:14-15

Cầu nguyện và kiêng ăn là những phương pháp chắc chắn để chế phục thân thể chúng ta vào kỷ luật. Trong thời gian kiêng ăn và cầu nguyện, Thánh linh được ban vị trí số một trong đời sống chúng ta, và xác thịt phải chịu phục. Đó là lý do tại sao tiết độ hay tự chủ trở thành chứng cớ hiển nhiên trong đời sống của một Cơ Đốc Nhân đầy dẫy Thánh linh thường xuyên cầu nguyện.

QUAY VỀ VỚI CHÚA JÊSUS

Theo IICo 2Cr 3:18 - "Đức Thánh Linh sẽ biến đổi chúng ta nên ảnh tượng của Chúa Jêsus ". Làm thế nào chúng ta hợp tác với Đức Thánh Linh ? Câu trả lời được tìm thấy trong 3:16 "Nhưng hễ khi nào người đó xây lòng về Chúa, thì bấy giờ màn ấy được cất khỏi ".

Điều ấy có nghĩa là đang khi chúng ta dâng nộp mọi sự cho Chúa thì bức màn được cất đi. Bức màn là sự che phủ bên ngoài của chúng ta, là những ham muốn của xác thịt. Bây giờ, chúng ta không còn quan tâm với những ham muốn của chúng ta, những tham vọng ích kỷ của chúng ta, nhưng chỉ quan tâm về chính Chúa. Khi làm như vậy, Đức Thánh Linh bấy giờ có thể hành động trong chúng ta kết trái yêu thương, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, tốt lành, dịu dàng, đức tin, nhu mì, tiết độ.

I. LỜI DẶN

Trong một mẫu giấy rời, hãy viết những câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau. Sau đó hãy kiểm tra lại xem những câu trả lời của bạn có đúng không bằng cách nhìn vào bảng trả lời chìa khóa nằm ở cuối cấp học. Nếu câu trả lời của bạn là sai, thì hãy trở lại học phần đặc biệt đó. Đừng tiếp tục bài học kế tiếp cho đến khi bạn

Page 177: Truong nhan su

đã trả lời được tất cả các câu hỏi dưới đây một cách đúng đắn và đã vâng theo lới dạy của Chúa Jêsus chúng ta qua bài học này.

II. CÂU HỎI VỀ BÔNG TRÁI CỦA THÁNH LINH 1. Chín phẩm chất của trái Thánh linh là gì ?2. Khi một người có bông trái Thánh linh thì có phải đó là một dấu hiệu của sư trưởng thành không ? Hãy giải thích.3. Tình yêu có phải là một loại cảm xúc hay không ?4. Tại sao sự vui mừng đem lại sức mạnh và sức chịu đựng ?5. Làm sao để sự bình an được lớn lên trong chúng ta ?6. Khi nào sự nhẫn nhục được sinh ra trong chúng ta ?7. Theo ChCn 25:15 thì sự dịu dàng có thể làm được điều gì ?8. Làm sao để sự tốt lành phát triển trong chúng ta ?9. Làm sao đức tin tăng trưởng trong người tín đồ ?10. Sự nhu mì có phải là sự nhu nhược hay không ? Giải thích.11. Làm sao để chúng ta phát huy tính tiết độ ?12. Theo IICo 2Cr 3:18 "Đức Thánh Linh sẽ biến đổi chúng ta theo ảnh tượng của Chúa Jêsus". Làm sao để chúng ta hợp tác với Đức Thánh Linh ?

Ghi Chú Cá Nhân :

BÀI 9: NHỮNG ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH

Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rằng Đức Thánh Linh ban cho nhiều ân tứ. Nhưng chúng ta tập trung vào chín ân tứ của Thánh Linh theo ICôrinhtô 12.

Vì cớ Đức Thánh Linh là Đấng ban cho những ân tứ này. Nên trước hết, chúng ta phải biết vì sao Đức Thánh Linh đã đến ? Tại sao Chúa Jêsus đã sai Đức Thánh Linh đến ? Nhằm mục đích gì ? Chúng ta hãy đọc GiGa 16:13-15 ”Tuy nhiên khi Ngài, là Thần lẽ thật đến, Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật - Vì Ngài sẽ không nói theo uy quyền riêng của mình nhưng những gì Ngài đã nghe thì Ngài sẽ nói. Và Ngài sẽ nói cho các ngươi mọi điều sẽ đến. Ngài sẽ làm sáng danh Ta, vì Ngài sẽ lấy mọi điều chi thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi. Mọi điều mà Cha có là thuộc về Ta và rao bảo cho các ngươi .”

Có hai mục đích được nhắc đến trên đây. Một mục đích nhằm để Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta vào mọi lẽ thật. Trong GiGa 17:7 Chúa Jêsus phán : “Lời Ngài (Lời của Đức Chúa Trời là lẽ thật)”. Trong việc học hỏi Lời của Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta trong sự thông hiểu chân lý của Lời. Thêm vào

Page 178: Truong nhan su

đó, trong 16:14 Chúa Jêsus nói : “Đức Thánh Linh sẽ lấy những sự thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi ”. Những gì Chúa Jêsus có, những gì Chúa Jêsus muốn làm, những gì Chúa Jêsus muốn chúng ta nghe. Những điều này Đức Thánh Linh sẽ bảo cho chúng ta. Một mục đích khác mà chúng ta thấy ở đây là Đức Thánh Linh sẽ tôn vinh chúa Jêsus. Vì vậy, trong việc thực hành những ân tứ của Đức Thánh Linh chúng ta phải hỏi những câu hỏi rất quan trọng này : ”Chúa Jêsus có được tôn vinh không ?”. Nếu câu trả lời là KHÔNG, là có sự sai trật nào đó trong sự thực hành các ân tứ. Hãy nhớ rõ Đức Thánh Linh đã đến để tôn vinh Chúa Jêsus. Có thể nào những ân tứ được thực hiện nhưng Chúa Jêsus không được tôn vinh không ? Có. Tôi sẽ đưa ra cho các bạn một ví dụ về sau. Trong 14:15 Chúa Jêsus phán : “Mọi điều Cha có là của Ta. Vì vậy, Ta phán rằng Ngài (Đức Thánh Linh ) sẽ lấy những sự thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi ”. Vậy nên, Đức Chúa Cha đang mặc khải chính Ngài và những điều Ngài muốn truyền lại cho chúng ta qua Đức Thánh Linh. Có một số người nói rằng : ”Tại sao lúc nào ông cũng nói về Đức Thánh Linh ? Tại sao không chỉ nói về Chúa Jêsus ? Chính Ngài là Cứu Chúa mà ! Điều này là sai lầm. Khi chúng ta nói về Đức Thánh Linh và những ân tứ, chúng ta có một mục đích là để làm vinh hiển danh Chúa. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã nhắc nhở các bạn phải thận trọng. Trong sự thực hành các ân tứ, luôn luôn hỏi câu hỏi này ”Chúa Jêsus có đang được vinh hiển không ?”. Chúng ta hãy đọc ICo1Cr 12:1

“Bây giờ về những ân tứ thiêng liêng, hỡi anh em, tôi không muốn anh em thiếu hiểu biết (ngu dốt ) về điều ấy ”.

Đức Chúa Trời không muốn chúng ta ngu dốt về những ân tứ. Nhưng tôi nói cho bạn một điều. Các bạn có biết rằng những Cơ Đốc Nhân ở Côrinhtô đã có tất cả mọi ân tứ không. Hãy đọc lời nhận xét trong phần giới thiệu của Phaolô nói về những người Côrinhtô.

“Tôi hằng vì anh em cảm tạ Đức Chúa Trời tôi, bởi ân điển của Đức Chúa Trời đã ban cho anh em trong Christ Jêsus, vì chưng anh em đã được giàu có về mọi sự trong Ngài, cả lời nói cũng như tri thức. Ngay cả lời chứng của Đấng Christ cũng được vững chắc trong anh em đến nỗi anh em không thua kém một ân tứ nào cả, đương khi trông đợi sự hiện đến của Chúa Jêsus Christ chúng ta 1:4-7

Phaolô đang nói với họ rằng : “Anh em đã được giàu có trong mọi lời nói và tri thức. Anh em không thiếu một ân tứ nào có nghĩa là anh em có tất cả mọi ân tứ của Đức Thánh Linh. Tuy vậy, Phaolô nói với họ rằng : “Anh em không hiểu biết về những ân tứ này ”. Có thể nào có những ân tứ mà lại không hiểu biết về những ân tứ không ? Có. Và khi bạn không hiểu biết, sẽ có sự lộn lạo, rối rắm như trong trường hợp ở Côrinhtô.

Tôi còn nhớ khi chúng tôi mới bắt đầu. Những ân tứ đã được vận hành một cách

Page 179: Truong nhan su

mạnh mẽ. Chỉ sau một bài hát thờ phượng. Một người đã đứng lên và nói. Cùng lúc ấy một người khác cũng đứng lên và nói. Một người lại đặt tay trên một người khác và nêu ra : ”Đây là những tội lỗi của anh (chị). Hãy ăn năn ! Lời tri thức ! Lời tiên trí ! Lộn xộn ! Một số người sợ hãi và bỏ đi. Những ân tứ đang vận hành nhưng chúng tôi không hiểu biết chúng. Tôi chỉ biết cầu nguyên : ”Lạy Chúa Đáng lẽ sự lộn xộn này không được xảy ra. Xin giúp đỡ chúng con ”.

Điều này là thật. Bạn có thể có những ân tứ nhưng bạn không hiểu biết gì về những ân tứ này. Chúng tôi cũng từng kinh nghiệm điều ấy. Tuy nhiên, có một số Cơ Đốc Nhân không thực hành những ân tứ này nhưng họ làm như biết rõ những ân tứ. Họ chưa hề đuợc báp têm trong Thánh Linh và chưa bao giờ thực hành các ân tứ, tuy nhiên, họ lại nói rằng : ”Ân tứ này giống như vầy. Tiếng lạ của ma quỷ”. Thế nào ân tứ tiếng lạ lại đến từ ma quỷ ? Đó là một ân tứ (món quà) của Đức Thánh Linh. Đây là sự thiếu hiểu biết tệ hại nhất.

Bây giờ chúng ta hãy đọc ICo1Cr 12:2-3“Anh em biết khi anh em còn là người ngoại bang thì đã bị lôi cuốn theo các hình tượng câm kia, như anh em từng bị lừa dối đó vậy. Nhơn đó tôi cho anh em biết rằng chẳng có ai bởi Thánh Linh của Đức Chúa trời mà lại nói rằng : Jêsus đang rủa sả. Lại nếu không bởi Thánh Linh dắt dẫn, cũng chẳng ai có thể xưng Jêsus Christ là Chúa .”

Điều này bày tỏ mục đích thật của Đức Thánh Linh. Để công bố ra Chúa Jêsus là Chúa ! Chúng ta hãy luôn luôn ghi nhớ điều này. Khi chúng ta thực hành những ân tứ : ”Chúa Jêsus có được vinh hiển không ? Chúa Jêsus có được tôn xưng là Chủ trong cuộc đời chúng ta không ?”. Bây giờ chúng ta hãy đọc 12:4-6

“Vả, các ân tứ có khác nhau, nhưng Thánh Linh chỉ có một. Các chức vụ (dịch ) cũng khác nhau nhưng chỉ cùng một Chúa. Có những hoạt động khác nhau, nhưng chính cùng một Đức Chúa Trời đang hành động mọi cách trong mọi người ”.

“Nhiều ân tứ khác nhau” có nghĩa là có rất nhiều và có những loại ân tứ khác nhau. Có “những chức vụ khác nhau” có nghĩa là những Cơ Đốc Nhân có thể có cùng một ân tứ nhưng họ thực hành những ân tứ trong hai loại chức dịch khác nhau. Một người trong sự rao giảng, người khác có thể là trong sự quản trị. ”Nhưng hoạt động khác nhau” có nghĩa là một ân tứ có thể được thực hành trong cùng một chức dịch nhưng trong nhiều phương cách khác nhau. Chúa Jêsus đã chữa lành kẻ đau bằng cách đặt tay trên họ hay Ngài chỉ phán với họ, hay bằng cách bôi bùn lên đôi mắt mù. Vậy nên, xin đừng bắt chước theo cung cách của một nhà truyền giáo nổi danh xem như sự sức dầu tuôn tràn, dựa trên một phương cách hoạt động, hay theo một công thức nào đó. Điều quan trọng ở đây là ”Chính cùng một ĐCT là Đấng làm mọi sự trong mọi người”. Halêlugia ! chính ĐCT là Đấng hành động qua các ân tứ.

Page 180: Truong nhan su

Vậy nên chúng ta không thể giới hạn Ngài qua những phương cách của chúng ta, hay cũng không thể khiến Ngài vận hành qua việc sử dụng một công thức.

Bây giờ trong 12:7 nói : “Những sự biểu lộ của ĐTL được ban cho mọi người để mọi người đều được ích chung ”. Hãy nhớ kỹ là những ân tứ của ĐTL không phải là được ban cho để bạn có thể trở nên một siêu sao (minh tinh) hay là một bang độc lập chỉ có một người, nhưng ân tứ được ban cho để mọi người đều được ích lợi. 12:8-9 liệt kê 9 ân tứ khác nhau của ĐTL. Nhưng trước hết, chúng ta hãy đọc 12:11 “Mọi điều đó là công việc của đồng một ĐTL mà thôi, theo ý Ngài muốn phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người ”.

Chính ĐTL sẽ quyết định việc Ngài sẽ phân phối những ân tứ này như thế nào. Nhưng một số người đọc đoạn văn này đã diễn dịch như sau : ”Ô, nếu ĐTL là Đấng quyết định thì chúng ta không cần phải xin. Tôi không nói tiếng lạ có lẽ vì ĐTL không muốn ban ân tứ này, điều đó cũng được đối với tôi. Nếu Ngài muốn ban cho tôi thì đó là tùy ý Ngài”. Đó là một sự diễn giải sai lầm. Chúng ta phải diễn giải câu này trong ành sáng của những câu KT khác. Chúng ta hãy đọc câu 3 trong cùng đoạn này ”Nhưng hãy sốt sắng khao khát những ân tứ tốt nhất ”.

Chữ ”sốt sắng khao khát” có nghĩa là hãy tham muốn, một từ ngữ rất mạnh. Nếu ĐCT muốn bạn hãy sốt sắng khao khát thì Ngài có sẽ để cho bạn thất vọng không ? ĐCT có phải giống như một người kia treo một hũ mật ong trước mũi con ngựa để khiến nó cứ chạy tới không. Con ngựa cứ thèm muốn mật ong, nhưng hũ mật cứ mãi mãi xa cách, nó không bao giờ với tới được. ĐCT có giống như vậy không ? Dĩ nhiên là không. Khi ĐCT bảo bạn khao khát những ân tứ tốt đẹp nhất và khi bạn khao khát những ân tứ đó thì chắc chắn Ngài sẽ ban cho bạn. Những ân tứ tốt lành nhất là gì ? Hãy chú ý rằng cò rất nhiều ân tứ, không phải chỉ có một. Một số người nói : ”Ô, tôi không thích ân tứ tiếng lạ vì ân tứ này là ân tứ nhỏ nhất. Làm sao họ có thể xét đoán như vậy được ? Thật ra ĐCT có ý nói gì khi Ngài nói những ân tứ tốt lành nhất ? Ân tứ tốt lành nhất là những ân tứ mà bạn cần để làm tròn những công việc của Chúa. Nói cách khác nếu trong một hoàn cảnh đặc biệt tôi cần phải nói tiếng lạ và một người khác thông giải, thì bây giờ đó là những ân tứ tốt nhất. Trong một hoàn cảnh khác, cần có sự chữa lành. Thì những ân tứ chữa lành là những ân tứ tốt nhất. Nếu bạn hết lòng khao khát có những ân tứ cần có để hoàn thành những công việc của ĐCT, thì ĐTL sẽ ban cho bạn những ân tứ đó. Đó là sự diễn giải đúng đắn của 12:11. Có phải việc sốt sắng khao khát những ân tứ là đủ rồi không ? Việc chúng ta thực hành tất cả những ân tứ đã được ban cho chúng ta là đủ rồi không ? Phaolô tiếp tục trong bức thư của ông trong 14:12 “Anh em cũng vậy, đã tha thiết ước ao các ân tứ thuộc linh rồi, thì hãy cứ tìm cho đến mức xuất sắc để gây dựng Hội thánh .”

Page 181: Truong nhan su

Phaolô nói rằng : “Bây giờ anh em khao khát nhận được những ân tứ này ! Nhưng tôi nói với anh em là anh em phải trở nên xuất sắc và rất giỏi dắn trong trong việc thực hành những ân tứ này. Tại sao vậy ? Vì anh em đang làm điều đó để gây dựng hay để xây đắp Hội Thánh”. Làm sao để bạn trở nên khéo léo trong việc sử dụng những ân tứ ? Hãy luôn luôn sử dụng những ân tứ trong những chức dịch khác nhau, trong những sinh hoạt và phương cách khác nhau, trong tất cả mọi công việc của ĐCT. Nói cách khác, hãy có tính sáng tạo trong việc sử dụng những công cụ này để gây dựng thân thể của Đấng Christ.

CHÍN ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH

Chúng ta hãy đọc 12:8-10 “Vậy người này nhờ Thánh Linh được ban cho lời khôn ngoan, kẻ kia cũng nhờ Thánh Linh ấy ban cho lời tri thức, kẻ khác nữa cũng nhờ một Thánh Linh ấy mà được đức tin, lại kẻ khác nữa cũng nhờ một Thánh Linh ấy mà được các ân tứ chữa bệnh, còn người này thì được làm việc quyền năng, kẻ kia thì được nói tiên tri, kẻ khác thì được phân biệt các linh, kẻ nọ thì được nói các thứ tiếng và người khác thì được thông giải các thứ tiếng ấy ”.

Chúng ta hãy sắp xếp chín ân tứ này vào ba lãnh vực. Hãy viết xuống chính xác những từ ngữ đã được Kinh Thánh dùng để mô tả những ân tứ này. Ví dụ, một số người nói rằng một trong số những ân tứ là ân tứ tri thức. Đó là lệch lạc rồi.

Kinh Thánh nói rằng “LỜI TRI THỨC”. Điều đó có nghĩa là Đức Thánh Linh ban cho LỜI hay một số những lời đem lại sự tri thức. Đây là điều vô cùng quan trọng cho sự hiểu biết và thực hành những ân tứ này của chúng ta. Sau đây là 3 lĩnh vực :

A. NHỮNG ÂN TỨ về HIỂU BIẾT (Những ân tứ mặc khải )1. Lời khôn ngoan.2. Lời tri thức.3. Phân biệt các linh.

B. NHỮNG ÂN TỨ về HÀNH ĐỘNG ( Những ân tứ quyền năng )1. Đức tin.2. Làm các phép lạ. ( việc quyền năng )3. Những ân tứ chữa lành.

C. NHỮNG ÂN TỨ về LỜI NÓI ( Những ân tứ nói ra )1. Nói tiên tri.2. Nói các Tiếng lạ.3. Thông giải tiếng lạ.

A. NHỮNG ÂN TỨ VỀ HIỂU BIẾT

Page 182: Truong nhan su

1. LỜI KHÔN NGOAN :

Ân tứ này không phải thu thập được nhờ sự học thức hay qua những kinh nghiệm. Những kinh nghiệm và học vấn trong quá khứ có thể khiến cho một người trở nên khôn ngoan nhưng điều đó cũng khác biệt với ân tứ này. Lời khôn ngoan là một sự mặc khải đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời về việc làm thế nào để sử dụng tri thức mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn. Có thể bạn biết nhiều dữ kiện nhưng bạn không thể sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Đây là một trường hợp. Giả sử bạn học biết rằng người đó đang ở trong tội lỗi. Nhận biết điều này, bạn lập tức đến ngay với người dó và nói rằng : “Này, đó là tội lỗi. Hãy ăn năn ngay !”. Thì người đó, thay vì ăn năn lại nổi giận với hành động của bạn và tránh né bạn. Trường hợp này có thể tránh được nếu trước hết bạn hãy xin với Chúa cho bạn lời khôn ngoan trước khi bạn đến với người ấy.

Có nhiều ví dụ trong Kinh thánh, trong đó ân tứ lời khôn ngoan được thực hiện. Xin hãy đọc GiGa 7:3-11. Một ngày kia những người Pharisi đã đem đến cho Chúa Jêsus một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội tà dâm, họ nói với Chúa Jêsus : “Trong luật pháp, Môise truyền lệnh rằng trường hợp này phải ném đá. Còn Ngài nói sao ?”. Tại sao họ muốn Chúa Jêsus nói một điều gì về trường hợp này ? Có phải họ quan tâm đến ý kiến của Ngài không ? Không, họ muốn có một bằng cớ để kiện cáo Ngài. Nếu Chúa Jêsus nói : “Hãy thương xót người đàn bà này. Đừng ném đá bà ấy đến chết .” Bấy giờ, những người Pharisi sẽ kiện cáo Chúa là đã phá luật pháp, mà luật pháp đến từ Đức Chúa Trời. Nhưng giả sử Chúa Jêsus nói : “Hãy ném đá bà ấy đi.” Bấy giờ, những người Pharisi sẽ nói rằng : “Chẳng phải chúng tôi đã nghe ông giảng về lòng thương xót của Đức Chúa Trời sao ? Tại sao bây giờ ông nói rằng hãy ném đá bà ta ? Thế là Ngài không có lòng thương xót bà ấy sao ?”. Chúa Jêsus trả lời phía nào cũng sẽ bị mắc bẫy. Bấy giờ có LỜI khôn ngoan đến. Ngài viết một điều gì đó trên mặt đất rồi nói : “Ai là người vô tội giữa vòng các ngươi hãy ném bà ấy trước hết ”. Chúa Jêsus đã nói LỜI khôn ngoan. Một lần nữa Chúa Jêsus tiếp tục viết trên mặt đất. Đây là sự phối hợp cổ điển giữa LỜI NÓI và HÀNH ĐỘNG của sự khôn ngoan. Kết quả là gì ? Những kẻ kiện cáo đã bị chính lương tâm của mình cáo trách và bỏ đi, người này tiếp theo người khác, bắt đầu là người lớn tuổi nhất. Nhiều khi, người ta sẽ đến với chúng ta với những nan đề và những câu hỏi trong trí họ. Họ muốn những câu trả lời chân thật và rõ ràng cho những thắc mắc của họ. Một ngày kia, chúng tôi đang học Kinh thánh về đề tài Yêu, Tỏ tình và Hôn nhân. Một người đã hỏi câu hỏi này : “Chúng tôi là người yêu của nhau trước khi chúng tôi trở thành Cơ Đốc Nhân. Bây giờ, cả hai chúng tôi đều là Cơ Đốc Nhân, thì chúng tôi cứ tiếp tục mối liên hệ yêu đương hay là không nên ?”. Tôi đã không biết phải trả lời như thế nào cho câu hỏi này. Đây là lần đầu tiên tôi nghe một câu hỏi như vậy. Và Chúa đã ban cho tôi một Lời. Ngài phán rằng 3:6. Tôi không biết ý

Page 183: Truong nhan su

nghĩa của 3:6 là gì, nên tôi lật câu đó ra và đọc : “Hễ điều chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ điều chi sanh bởi Thánh linh là Thần .”

Ý nghĩa của 3:6 là gì ? Chúa đã chỉ cho tôi biết ý nghĩa. Từ ngữ “SANH ” có nghĩa là bắt nguồn từ. Mối liên hệ được nói đến ở đây đã bắt nguồn từ xác thịt vì đôi nam nữ này lúc bấy giờ chưa là Cơ đốc nhân. Họ đã quyết định yêu nhau tha thiết theo quyết định của họ, ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Theo 3:6 mối liên hệ này sẽ tiếp tục ở trong xác thịt cho đến cuối cùng. Khi cả hai người trở thành Cơ Đốc Nhân, mối liên hệ này vẫn không thay đổi. Nó vẫn còn ở trong xác thịt vì cớ hạt giống của nó hay nguồn gốc của nó là xác thịt. Vậy thì họ phải làm gì ? Câu trả lời của tôi là : “Họ phải chấm dứt mối liên hệ đó. Sau này Chúa có thể phán với cả hai bạn hay có một mối liên hệ mới (không còn là cũ nữa) với nhau. Hoặc Chúa cò thể có những chương trình khác. Cho dù bất cứ điều gì xảy ra, các bạn có thể biết chắc rằng mối liên hệ mới của các bạn đến từ Đức Thánh Linh”.

2. LỜI TRI THỨC :

Lời Tri thức là một sự mặc khải đến từ Đức Chúa Trời về những sự kiện nào đó mà tâm trí thiên nhiên không hề biết. Tri thức này không phải là một sản phẩm của những sự học hỏi hay nghiên cứu siêng năng. Đây là một lời đến từ Đức Chúa Trời. Một ví dụ chúng ta tìm thấy trong 1:48 Chúa Jêsus đã biết rõ ngay trước khi Nathanaên đến trình diện với Chúa Jêsus những gì Nathanaên đã làm dưới cây vả. Một ví dụ khác trong IIVua 2V 5:26 Naaman sau khi được chữa lành bệnh phung đã dâng tặng cho Êlisê một món quà. Êlisê đã từ chối. Ghêhaxi, đầy tớ của Êlisê đã chạy ra ngoài và đuổi theo Naaman để xin tiền mà không có sự cho phép của Êlisê. Nhưng Êlisê đã biết rõ nhờ Lời Tri thức và Ghêhaxi phải chịu hậu qủa của lòng tham lam và sự dối trá của mình.

Để tôi nói cho các bạn nghe về kinh nghiệm của tôi với Lời tri thức. Có một bà đã gọi điện thoại cho tôi một ngày kia. Bà đang phàn nàn vì bị đau bụng thường xuyên. Bà nói : “Tôi đã đến cho hai bác sỹ khám rồi, mà thuốc họ cho chẳng giúp đỡ gì cho tôi hết, tôi phải nghỉ sở 3 ngày rồi”. Vì vậy, chúng tôi cầu nguyện qua điện thoại và ngay cả đuổi quỷ nữa. Nhưng chẳng có điều gì xảy ra. Bây giờ Chúa bảo tôi : ”Bà ấy đã phạm tội”. Vậy nên tôi nói với bà : “Chúa nói bà đã phạm tội. Vậy hãy ăn năn tội ấy đi”. Bà trả lời : ”Nhưng tội gì ?”. Tôi cầu nguyện xin Chúa bày tỏ cho chúng tôi biết tội ấy là gì ?”. Chúa phán với tôi rằng người phụ nữ ấy đã không tha thứ một người kia. Đức Chúa Trời cũng nói cho tôi cả tên của người ấy. Khi bà ấy nghe điều đó, bà đã vâng lời và tha thứ ngay lập tức. Sau đó chúng tôi cầu nguyện một lần nữa qua điện thoại và đuổi đi tà linh đã áp bức bà. Bà được lành bệnh ngay tức khắc. Theo Gia Gc 4:7 chúng ta có thể chống cự lại ma quỷ khi nào chúng ta còn phục (phó thác) chính mình dưới Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta ở

Page 184: Truong nhan su

trong tội lỗi, ma quỷ có thể hà hiếp chúng ta và chúng ta không thể đuổi nó đi được. Qua Lời tri thức, bà phụ nữ này đã phó mình vâng phục Đức Chúa Trời. Bà đã tha thứ người làm tổn thương bà. Sau đó chúng tôi có thể đuổi quỷ đi.

3. SỰ PHÂN BIỆT CÁC LINH

Ân tứ này không phải là “Linh phân biệt” như nhiều người đã gọi nó. Đây là SỰ PHÂN BIỆT CÁC LINH. Phân biệt có nghĩa là biết rõ hay nhận ra sự khác biệt. Phân biệt các linh là một ân tứ qua đó Đức Chúa Trời có thể khiến bạn có thể biết rõ loại Linh nào đang ở đàng sau một người hay một hoạt động hay một trường hợp nào đó. Có ba loại Linh có thể vận hành đó là : Đức Thánh Linh, tà linh và nhân linh (linh loài người).

Một ví dụ về sự phân biệt các linh được thực hành chúng ta tìm thấy trong Mat Mt 16:21-23 “Từ đó Đức Chúa Jêsus mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Jêrusalem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khó bởi những trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại ”.Phierơ liền đem Ngài riêng ra mà can rằng : “Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy. Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu .” Nhưng ngài xây lại mà phán cùng Phierơ rằng : “Ớ Satan, hãy lui ra đằng sau Ta. Ngươi làm gương xấu cho Ta, vì người chẳng nghĩ đến việc Đức Chúa Trời song nghĩ đến việc người ta ”.

Hãy chú ý đến chữ “Phải”. Nó có nghĩa là ý chỉ của Đức Chúa Trời là Jêsus phải đi lên thành Jêrusalem và bị giết tại đó. Phierơ đã nghe Chúa Jêsus nói. Ông đã biết ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho Chúa Jêsus, dù vậy Phierơ đã chống cự lại Chúa Jêsus và muốn ngăn trở Ngài trong việc làm trọn ý chỉ của Đức Chúa Trời. Tại sao ? Phierơ đã chống lại Chúa. Phierơ đã yêu thương Chúa quá đỗi nhưng ông đã trở nên quá tình cảm. Ma quỷ đã có thể sử dụng cảm xúc mãnh liệt của Phierơ để ảnh hưởng đến Phierơ trong việc cám dỗ Chúa. Chúa Jêsus đã phân biệt tà linh đang hành động ngay tức khắc. Chúa Jêsus biết rõ rằng Satan đang ở đàng sau Phierơ, nên Chúa Jêsus nói thẳng vào Satan : “ Ớ, Satan hãy lui ra đằng sau Ta ”.

Một thành viên trong nhóm tế bào trong Hội thánh chúng tôi đã kể lại câu chuyện này. Bà kia là một giáo sư trong trường đại học. Bà có một người bạn thân và cũng là một người bạn đồng nghiệp. Mỗi khi bà làm chứng cho người bạn ấy về Chúa Jêsus, người bạn ấy thường tỏ ra rất tức giận. Bà thuờng cất cao giọng lên và nói : “không, không, không chúng ta hãy đổi đề tài đí !”. Còn những lúc khác thì bà ta rất thân thiện. Thành viên này đã chia sẻ nan đề của bà với nhóm tế bào một đêm kia. Trong nhóm đã cầu nguyện cho người bạn của bà ấy hiện đang ở nhà. Đang khi họ cầu nguyện, họ đã nhìn thấy hai tà linh của sự thờ hình tượng đang áp bức bà ấy : linh của sự tham dục và linh của sự thờ hình tượng. Họ đã trói buộc hai tà linh ngay tối hôm ấy trong buổi nhóm của họ. Ngày hôm sau, chị em này đã chia

Page 185: Truong nhan su

sẻ Chúa Jêsus cho đồng nghiệp của bà. Bạn của bà đã sẵn lòng tiếp nhận Chúa.

Vậy nên, bây giờ chúng ta học biết là sự phân biệt các thần không phải chỉ là nghi ngờ một người nào đó hay một vài hoạt động nào đó. Đức Chúa Trời thật sự bày tỏ loại linh nào đang hoạt động. Qua ân tứ phân biệt các linh này, chúng ta có thể trói buộc các tà linh. Chúng ta có thể hướng dẫn Hội Thánh một cách đúng đắn khi người ta thực hành những ân tứ như là ơn nói tiên tri v.v... bằng cách nhìn xem và thử nghiêm những linh đang hành động.

B. ÂN TỨ VỀ HÀNH ĐỘNG (ân tứ quyền năng)

I. ĐỨC TIN

Ân tứ Đức tin là sự bảo đảm đến từ Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ thực thi một phép lạ. Nói cách khác, khi bạn nhận được ân tứ này bạn sẽ biết rõ sâu xa trong lòng bạn rằng Đức Chúa Trời sẽ làm một phép lạ. Sự bảo đảm này được Đức Chúa Trời ban cho khi Ngài phán với bạn. Chúng ta hãy học hỏi một vài ví dụ từ Kinh thánh.Đức Giêhôva phán cùng Giôsuê rằng : “Chớ sợ, vì Ta đã phó chúng nó vào tay ngươi, chẳng còn một ai đứng nổi trước mặt ngươi được. Vậy Giôsuê ở Ghinhganh đi trọn đêm, rồi chợt đến áp chúng nó. Đức Giêhôva làm cho chúng nó vỡ chạy trước mặt Ysơraên, khiến cho bị đại bại gần Gabaôn. Ysơraên rượt đuổi chúng nó theo đường dốc Bêthôrônva và đánh họ cho đến Axêca và Makêđa. Khi chúng nó chạy trốn trước mặt Ysơraên và xuống dốc Bêthôrôn, thì Đức Giêhôva khiến đá lớn từ trời rớt xuống cản đường cho đến Axêca và chúng nó đều bị chết. Số những người bị chết vì mưa đá nhiều hơn số những người bị dân Ysơraên giết bằng gươm. Ngày mà Giêhôva phó dân Amôrít cho dân Ysơraen thì Giôsuê thưa cùng Đức Giêhôva tại trước mặt Ysơraen rằng: Hỡi mặt trời, hãy dừng lại trên trũng Agialôn! Mặt trời liền dứng, mặt trăng liền ngừng. Cho đến chừng dân sự đã báo thù quân nghịch mình. Điều đó há không chép trong sách Giasa sao? Mặt trời dừng lại giữa trời và không vội lặn ước một ngày trọn. Từ trước về sau chẳng hề có ngày nào như ngày đó là ngày Đức Giêhôva có nhậm lời của một loài người. Vì Đức Giêhôva chiến cự cho dân Ysơraên ”.Gios Gs 10:8-14

Trong câu 8 Chúa đã phán với Giôsuê. Tôi tin rằng Giôsuê đã lắng nghe và giữ trong lòng mình mọi lời Chúa đã phán. Vào lúc ấy ông đã nhận được ân tứ Đức Tin. Sâu xa trong lòng, Giôsuê được bảo đảm về sự chiến thắng quân thù nghịch hoàn toàn. Sau khi tiếp nhận Đức Tin ông đã bước một bước Đức tin có nghĩa là đã thực hành ân tứ. Bằng cách nào? Ông cùng đội quân của mình “đã đi trọn đêm” tới tận chiến trường. Đang khi Giôsuê tham dự vào chiến trận để thi hành Lời của Đức Chúa Trời, ông đã kinh nghiệm một phép lạ. Đức Chúa Trời đã tuôn đổ một cơn mưa đá lớn lao từ trời xuống giết chết nhiều kẻ thù nghịch của ông. Có nhiều

Page 186: Truong nhan su

người đã bị chết bởi mưa đá hơn là bởi lưỡi gươm của quân đội ông. Nhung trận chiến còn lâu mới xong thì mặt trời đã sắp lặn. Vì vậy Giôsuê tiếp tục vận hành ân tứ đức tin và phán với mặt trời và mặt trăng hãy dừng lại. Một lần nữa một phép lạ đã xảy ra. Mặt trời đã đừng yên ước chừng một ngày trọn.

Hãy lưu ý việc thực hành ân tứ này, thường đồng hành với Lời Tri Thức. Đức Tin là một trong những ân tứ quyền năng đem lại sự hoàn tất trong những lời mà Đức Chúa Trời phán có liên hệ đến những vấn đề nào đó. Chúng ta có thể nhìn thấy một ví dụ khác trong chức vụ của Chúa Jêsus.

“Sáng ngày, khi đã lìa làng Bêthani rồi, thì Ngài đói. Vừa thấy đàng xa một cây vả có lá, Ngài đến đó xem hoặc có chi chăng. Song tới gần rồi, chỉ thấy có lá mà thôi, vì bây giờ không phải mùa vả. Ngài bèn cất tiếng phán cùng cây vả rằng Chẳng hề có ai ăn trái của mầy nữa. Các môn đồ đều nghe lời ấy ” Mac Mc 11:12-14

“Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, thấy cây vả đã khô cho tới rễ. Bấy giờ Phierơ nhớ lại chuyện đã qua, thưa cùng Ngài rằng: Thầy coi kìa, cây vả thầy đã rủa nay đã khô đi rồí! Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán rằng: Hãy có Đức tin đến Đức Chúa Trời. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai sẽ biểu hòn núi này rằng: phải cất mình lên và quăng xuống biển, nếu ngươi chẳng nghi ngại trong lòng, nhưng chắc lời mình nói sẽ ứng nghiệm thì điều đó sẽ thành cho. Bởi vậy, Ta nói cùng các ngươi. Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi .” 12:20-24

Hãy lưu ý ở đây Chúa Jêsus phán với cây vả. Ngài nói với nó : “Chẳng hề có ai ăn trái của mầy nữa !”. Kinh Thánh nói : ”Những môn đồ của Ngài đã nghe mọi lời ấy ! Phierơ đã nghe Lời Chúa Jêsus phán về cây vả. Phierơ có nhận được ân tứ đức tin không ? Hẳn nhiên, Phierơ đã lỡ mất dịp tiện vì ngày hôm sau Phierơ quá đỗi ngạc nhiên khi nhìn thấy cây vả khô héo.Chúa Jêsus là ngươi duy nhất đã thực hành đức tin. Đó là lý do tại sao Ngài dạy dỗ các môn đệ Ngài : “Hãy có Đức tin đến Đức Chúa Trời .” Vậy nên, Chúa Jêsus đang nói : “Ta là Đức Chúa Trời của ngươí! Hôm qua ta nói với cây vả:Chẳng hề có ai ăn trái của mầy nữa, thì các ngươi phải tin rằng cây ấy đã chết rồi ”. Chúa Jêsus đang nói : “Ngay giờ phút Lời của Đức Chúa Trời được nói ra thì Lời đó đã hoàn tất mục đích mà Đức Chúa Trời đã sai phái nó .

“Vậy nên Lời đã từ miệng Ta thì chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều Ta muốn, thuận lợi công việc Ta đã sai khiến nó .” EsIs 55:11

Chúa Jêsus đang phán với chúng ta : “Mỗi khi Ta phán một lời, ngươi cũng nhận được đức tin của Đức Chúa Trời ngươi.” Lời của Đức Chúa Trời chứa đựng đức tin của Đức Chúa Trời. Ngay giờ phút Đức Chúa Trời nói ra lời ấy thì việc đó đã hoàn

Page 187: Truong nhan su

thành. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể có sự bảo đảm trọn vẹn trong lòng chúng ta, dù có hay không có bằng chứng hiển nhiên. Đáng lẽ Phierơ không để đến ngày hôm sau mới biết cây ấy đã chết. Ông phải tin ngay tức khắc khi nghe Chúa Jêsus phán, là cây ấy đã chết ngay lập tức.

Chúa Jêsus đang phán với chúng ta bây giờ : “Hãy có đức tin của Đức Chúa Trời ”. Bằng cách nào ? Chúng ta phải lắng nghe cách cẩn thận và với sự thông hiểu đối với Lời của Đức Chúa Trời. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ nhận được Đức tin của Đức Chúa trời. Đây là ân tứ của Đức tin. Điều gì xảy ra bây giờ ? Nếu bạn có ân tứ Đức Tin, sẽ không có một nét ngờ vực nào trong lòng bạn. Nói cách khác, bạn sẽ có một sự bảo đảm mạnh mẽ sâu xa trong lòng rằng Đức Chúa Trời sẽ thi hành một phép lạ. Và làm sao chúng ta thực hành ân tứ đức tin ? Chúa Jêsus nói : “Hãy nói với hòn núí ! Hay hãy đặt một mức độ ! Hay hãy công bố điều đó ra sao ! Kết quả là gì ? Chúa Jêsus nói : “Người đó sẽ nhận được theo điều mình nói”.Khi Đức Chúa Trời nói ra một điều gì đó, thì điều đó xảy ra. RoRm 4:17 nói rằng : “Đức Chúa Trời gọi những sự không có như đã có rồi.” Bây giờ, bạn là một Cơ Đốc Nhân, được dựng nên giống như Đức Chúa Trời. Bạn là người được dự phần bản chất thiên thương nhờ qua Chúa Jêsus. Vì vậy, hãy cẩn thận về những điều bạn đang nói hay công bố.

“Ông sẽ công bố ra điều gì và việc ấy chắc sẽ hoàn thành !” Giop G 22:28.

Nếu bạn công bố sự sống, bạn sẽ thấy sự sống. Nhưng nếu bạn công bố sự chết, bạn sẽ nhìn thấy sự chết.

Tôi đang dạy học tại trường Đại học và tôi rao giảng về Đấng Christ cho các sinh viên của tôi. Tôi luôn luôn nói với họ “Ngày nay Chúa Jêsus vẫn đang chữa lành”. Một trong số các sinh viên đến với tôi và nói : “Ông cậu của tôi bị tê liệt, Chúa Jêsus có thể chữa lành cho ông ấy không ?”. Tôi đáp : “Có. Chính Chúa Jêsus đã chữa lành ngày hôm qua cũng chính là Chúa Jêsus chữa lành ngày hôm nay !” Vậy nên, cô sinh viên này đến yêu cầu tôi cầu nguyện cho cậu của cô. Khi chúng tôi đến nơi ở của cậu cô ấy. Tôi đã nhìn thấy tình trạng vô vọng của người cậu. Người đàn ông ốm chỉ còn da bọc xương và bị liệt từ cổ trở xuống. Ông ấy không thể di động bất cứ một phần thân thể nào cả. Ông ta không thể điều khiển hành động tiêu tiểu của mình. Thật là một cảnh trạng đáng thương. Tôi đã nản lòng khi nhìn thấy ông. Tôi nói : “Chúa ơi, con có thể làm gì ở đây ?”. Chúa đã phán với tôi : “Hãy giảng Tin Lành cho ông ấy”. Tôi đang thắc mắc làm sao tôi có thể giảng Tin lành cho ông ấy, Vì ông ta không nói được. Làm sao tôi có thể biết được ông ấy có đáp ứng với Tin Lành không ? Và Chúa đã ban cho tôi Lời khôn ngoan. Người đàn ông sẽ trả lời bằng cách nháy mắt. Vậy nên tôi nói với ông ấy : “Nếu ông có thể nghe, tôi xin vui lòng nháy mắt hai lần như vầy. (Tôi chỉ cho ông làm thế nào). Bây giờ,

Page 188: Truong nhan su

nếu ông muốn nói không, chỉ nháy mắt một cái giống như vầy (Tôi lại chỉ cho ông). Sau lời chỉ dẫn, tôi hỏi ông ấy : Ông có hiểu những gì tôi mới nói không ? Ông ấy bèn nháy mắt hai lần. Ông đã hiểu được tôi, ngợi khen Chúa.” Vậy nên, tôi đã nói với ông : “Ông hãy lắng nghe nhé, Chúa Jêsus muốn cứu ông không phải chỉ khỏi mọi tội lỗi nhưng còn khỏi mọi bệnh tật nữa. Bây giờ Chúa Jêsus đang sống. Bây giờ Ngài đang ở trong phòng này. Ngài mốn bước vào tấm lòng của ông. Ông có muốn tiếp nhận Chúa Jêsus không ? Ông có muốn mở lòng ông không ? Ông ta nháy mắt hai lần. Đây là cách để ông có thể tiếp nhận Chúa Jêsus. “Lạy Chúa từ giờ trở đi xin Ngài làm Đấng cai trị cuộc đời con, con dâng hiến cho Ngài cuộc đời con. Khi ông nói như vậy, Chúa Jêsus sẽ bước vào tấm lòng của ông ngay bây giờ. Ông có muốn điều đó không Một lần nữa ông lại nháy mắt hai lần.” Nên tôi hỏi ông : “Bây giờ ông hãy tiếp theo lời cầu nguyện của tôi. Nếu ông không thể nói được, ông có thể đọc theo lời cầu nguyện của tôi trong lòng mình. Ông có hiểu làm sao để tiếp theo lời cầu nguyện của tôi trong lòng ông không? Ông ta nháy mắt hai lần.” Chúng tôi đã cầu nguyện một lời cầu nguyện rất đơn giản : “Lạy Chúa Jêsus, con cảm ơn Ngài đã chết trên thập tự giá vì con, con cũng cảm ơn Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết trên thập tự giá vì con. Lạy Chúa, vì cớ Ngài yêu con, con xin dâng cuộc đời con cho Ngài. Từ bây giờ trở đi Ngài là Chúa của con, Đấng cai trị con. Bây giờ con tiếp nhận Ngài vào lòng con. Cám ơn Chúa Jêsus. Bây giờ Ngài đang ở trong lòng con. Con đã tiếp nhận Ngài. Ngài đang sống trong lóng con !”. Sau đó tôi hỏi ông : “Ông có theo tôi được không ?”. Một lần nữa ông lại nháy mắt hai lần. Sau đó tôi nói : “Chúa ơi, con sẽ làm gì tiếp theo ? Con đã giảng Tin Lành rồí !”. Và Chúa phán : “Hãy bảo ông ta đứng dậy”. Vậy nên, tôi đã nói : “Vậy, nhân Danh Chúa Jêsus, tôi xin ông hãy đứng dậy.” Ông ấy đã đứng dậy. Halêlugia ! Ông ấy có thể nói được. Sau đó, ông xin vợ ông đem cho ông thức ăn. Tôi đã biết rõ ràng điều này không thể làm được. Nhưng tôi đã lắng nghe tiếng Chúa. Ngài đã bảo cho tôi phải làm gì. Đó là lúc Đức tin đến với tôi. Và tôi đã hành động dựa trên Lời của Đức Chúa Trời. Đó là thế nào ân tứ Đức tin đến với bạn. Thường thường Đức Tin đi cặp với Lời tri thức và nhiều khi cùng với Lời khôn ngoan nữa.

2. LÀM CÁC PHÉP LẠ

Việc làm các phép lạ là một sự can thiệp siêu nhiên vào diễn tiến bình thường của một biến cố. Nói cách khác, Đức Chúa Trời can thiệp vào diễn tiến bình thường của những biến cố. Trong Mac Mc 6:14-44. Chúa Jêsus đã hóa 5 ổ bánh và 2 con cá thành ra nhiều đến nỗi Ngài có thể cho năm ngàn người ăn no nê. Và bạn có biết Chúa đã làm phép lạ bằng cách nào không ? Chúa Jêsus đã chúc phước cho bánh và cá. Sau đó Ngài đưa bánh và cá cho các môn đồ. Những môn đồ sau đó đã đem bành và cá đến cho mỗi người. Điều đó có nghĩa là chúng ta là những người bạn đồng công với Ngài, công nhân cùng làm việc với Đức Chúa Trời. Khi nào Đức

Page 189: Truong nhan su

Chúa Trời làm một phép lạ, Ngài luôn luôn sử dụng chúng ta. Trừ khi nào chúng ta sẵn lòng để cho Đức Chúa Trời xử dụng, nếu không “việc cho đoàn dân đông được ăn no nê” sẽ không bao giờ có thể xảy đến. Nói cách khác, Đức Chúa Trời sẽ cứu. Đức Chúa Trời sẽ thực thi những phép lạ chỉ qua chúng ta mà thôi. Vì chúng ta là những công nhân cùng làm việc của Ngài. Đức Chúa Trời sẽ dùng mỗi một chúng ta để đem sự cứu rỗi, đem những phép lạ vào trong những khu vực nào Đức Chúa Trời sẽ sai chúng ta đến. Đức Chúa Trời cần đến chúng ta đó là lý do tại sao Ngài ban cho chúng ta quyền tể trị. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ hành động trực tiếp trong thế giới của chúng ta là nơi Ngài đã ban cho chúng ta quyền tể trị thế giới của chúng ta. Một ví dụ việc làm phép lạ khác được thấy ở trong Cong Cv 9:40-41. Đó là việc kêu Đôca - là người đã chết sống lại. Đôca đã được trở lại sự sống qua lời cầu nguyện của Phierơ. Bây giờ, chúng ta hãy lưu ý một điều rất quan trọng đã xảy ra ở đây. Phierơ được báo cho biết là Đôca đã chết. Khi Phierơ đến nhà của Đôca, ông đã nhìn thấy những người phụ nữ đã ở với Đôca. Họ tin rằng vì cớ Đôca đã chết, nên không còn hy vọng gì nữa. Đó là lý do tại sao họ đang than khóc. Bạn có biết Phierơ đã làm gì không ? Ông đưa mọi người phụ nữ đang khóc lóc đó ra khỏi phòng. Khi Phierơ còn lại một mình với người chết, ông đã cầu nguyện và Đôca được sống lại.

Bạn có biết ý nghĩa của việc Phierơ làm không ? Phierơ thật sự đã bắt chước những gì Chúa Jêsus làm trong Mac Mc 5:35-42. Một ngày kia Chúa Jêsus được cha của một đứa bé gái đã chết mời đến nhà. Khi Ngài bước vào nhà, Ngài đã nhìn thấy mọi người đang khóc. Chúa Jêsus phán : “Đừng khóc, đứa trẻ chỉ ngủ mà thôi !”. Kinh Thánh chép : “Họ bèn cười nhạo Ngài .” Chúa Jêsus đã làm gì ? Ngài đã để những người vô tín đang khóc lóc này ở ngoài. Chúa Jêsus nắm tay đứa bé gái và đem nó trở lại sự sống.

Vậy ý nghĩa của mọi điều này là gì ? Trước hết bạn phải đuổi sự vô tín ra trước khi bạn cầu nguyện cho một người. Đuổi sự vô tín ra ! Vì sự vô tín sẽ chống nghịch lại với những lời cầu nguyện của bạn. Kinh Thánh nói : ”Ngài (Chúa Jêsus) đã không làm nhiều việc quyền năng tại đó (Nazarét) vì có lòng vô tín của họ.” - Mat Mt 13:58. Tôi lặp lại lòng vô tin sẽ chống lại với những lời cầu nguyện của Đức tin. Vậy nên những người không tin phải bị đẩy ra ngoài trước hết.

Hãy để tôi làm chứng lại một vài kinh nghiệm Chúa đã ban cho tôi trong việc làm các phép lạ. Lần đầu tiên nhóm của chúng tôi đi đến Zambales, đó là vào một mùa hè nóng và khô. Chúng tôi đến một làng nhỏ gọi là Moraza. Phải đi bằng ngựa nhiều cây số cách xa cơ sở nhà của chúng tôi tại Botolan. khi chúng tôi đến đó, là vào giữa trưa. Trời rất là nóng nực. Chúng tôi mời mọi người đến đó và nói : “Hãy đến, hãy đến, hãy đến ! Chúng ta sẽ có một buổi nhóm. Chúng ta sẽ học Kinh Thánh”. Một vài người đã đến. Tôi cầu nguyện : “Lạy Chúa, chúng con sẽ nói gì ở

Page 190: Truong nhan su

đây ?”. Chúa đã nói với tôi : “Hãy hỏi họ đang cần gì ?”. Vậy nên tôi hỏi họ : “Các ông bà đang cần gì ở đây ?”. Họ nói : “Mặt trời rất nắng gắt nên cây cối của chúng tôi đang chết dần. Chúng tôi có thể có mưa được chăng ?”. Có một sự dạn dĩ trong lòng tôi khi tôi nói rằng “Được chứ, các ông bà đang mong mưa ư ? Đức Chúa Trời sẽ ban mưa cho ông bà. Chúng ta hãy cầu nguyện xin mưa”. Vậy nên chúng tôi đã cầu nguyện xin mưa : “Lạy Chúa, họ cần mưa vì cây cối của họ đang chết khô. Ôi lạy Chúa xin hãy ban mưa”. Sau lời cầu nguyên đó, mọi người nhìn lên bầu trời. Không có mưa. Vậy tôi nói với người bạn đồng hành của tôi : ”Chúng ta hãy đi về nhà”. Mọi người vẫn nhìn lên bầu trời đang khi chúng tôi rời khỏi nơi đó. Khi chúng tôi về đến Botolan. Tôi nói : “Chúa ôi, trời phải mưa vì Ngài đã bảo rằng “Hãy hỏi xem họ cần gì ?”. Họ đã cần mưa nên Ngài phải ban mưa xuống, thưa Chúa. Chúng tôi đã chờ đợi suốt cả buổi chiều hôm đó, chẳng có mưa. Tối hôm ấy chẳng có mưa. Ngày hôm sau, cũng chẳng có mưa. Nhưng Chúa phán : “Con đi trở lại Moraza”. Vậy nên chúng tôi trở lại. Khi chúng tôi đến đó, mọi người đang trông đợi chúng tôi, họ vô cùng vui mừng khi nhìn thấy chúng tôi, vì cớ trời không mưa trong những khu vực khác, nhưng chỉ mưa tại trong chỗ của họ. Halêlugia ! sau đó,họ đem kẻ đau đến. Họ xin chúng tôi cầu nguyện cho nhiều người đau. Chúa đã làm vô số phép lạ tại nơi đó và nhiều người đã đến với Chúa Jêsus.

3. NHỮNG ÂN TỨ CHỮA LÀNH CÁC BỆNH

Hãy lưu ý chữ những Ân Tứ này ở số nhiều, chữ CHỮA LÀNH CÁC BỆNH cũng ở số nhiều. Đức Thánh Linh cũng cho chúng ta nhều ân tứ khác nhau, kết quả là chữa lành nhiều bệnh tật. Không phải là cùng một ân tứ cho mọi người vì cớ bạn có thể được Đức Chúa Trời sử dụng để chữa lành kẻ đau nhưng ân tứ của bạn khác với những người khác. Tôi đã đọc câu chuyện của Smith Wigglesworth. Theo những tài liệu ghi lại, đây là cách ông đã cầu nguyện cho người bệnh. Nếu ai bị đau ở bụng, ông ấy sẽ đánh vào bụng của bạn và sẽ la lên “Nhơn danh Chúa Jêsus hãy lành đi”. Và bạn được lành. Nếu bạn bị đau ở trên đầu ông ấy sẽ đánh vào đầu bạn và la lên “Hãy lành đi”. Bất cứ bạn bị đau ở nơi nào, Wigglesworth sẽ chỉ đánh ngay nơi phần thân thể ấy và bạn được khỏe. Điều này thật rất bất thường. Bạn có thể cười vào cung cách của ông ấy. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho ông ấy ân tứ chữa lành theo cách ấy. Bây giờ, đối với bạn, có thể là một cách khác. Điều đó hoàn toàn đúng, vì cớ có nhiều ân tứ chữa lành các bệnh, có nghĩa là có nhiều loại và nhiều loại khác nhau.

Hãy để tôi làm chứng cho bạn một câu chuyện. Khi chúng tôi mới bắt đầu chức vụ, tôi nhớ rõ rằng ba người bệnh nặng đầu tiên mà tôi đang cầu nguyện cho họ, thì họ đều chết. Tôi rất là nản lòng. Tôi nói : “Lạy Chúa, con sẽ không bao giờ cầu nguyện cho người đau nữa vì cớ họ có thể lại chết nữa”. Tôi không thể hiểu nổi điều gì đã xảy ra. Khi tôi cầu nguyện cho họ tôi đã bị thuyết phục rằng Chúa muốn

Page 191: Truong nhan su

họ được lành.

Trong cả ba trường hợp này, tôi cảm biết sự xức dầu tuôn tràn trong đôi tay tôi. Những người bạn đồng lao với tôi còn nói: “Anh Kuya Ben, sự xức dầu thật là mạnh mẽ”. Dầu vậy họ đều đã chết. Tôi không thể hiểu được điều ấy. Vậy nên trong một thời gian dài tôi không còn cầu nguyện cho người đau nữa. Một ngày kia, khi tôi đang ở riêng với Chúa, Chúa phán rằng : “Con là một luật sư, con có luôn luôn thắng trong tất cả mọi vụ kiện không ?”. Tôi đáp : “Thưa Chúa, đa số các vụ kiện con thắng, nhưng trong vài vụ con đã thua”. Bấy giờ Chúa phán rằng : “Khi con bị thua một vụ kiện con có ngừng việc mình không ?”. Tôi đáp : “ Không, con cứ tiếp tục”. “Vậy bây giờ chuyện gì đang xảy đến cho con vậy ? con đã nhìn thấy ba người chết và con không muốn cầu nguyện cho người đau nữa”. Tôi rất sửng sốt khi tôi nghe điều đó từ nơi Chúa. Tôi nói : ”Ôi, lạy Chúa, phải rồi. Con không luôn luôn thắng tất cả mọi vụ kiện dù vậy con vẫn tiếp tục công việc ngành luật”. Tôi đã chia sẻ lời chứng này trong một Hội Thánh và tôi thêm vào những lời minh họa nữa. Tôi nói : “Giả sử, bạn có một bệnh viện, có 100 bệnh nhân đến bệnh viện của bạn. Trong số những người này có 30 người bị chết và 70 người người được chữa lành. Có phải vì cớ 30 người chết mà bạn sẽ đóng cửa bệnh viện không ? Dĩ nhiên là không. Bạn sẽ vẫn tiếp tục mở bệnh viện đó. Tại sao ? Vì 70 người đã được chữa lành. Với một luật sư cũng giống như vậy. Giả sử bạn bị thua 20 vụ kiện trong số 100 vụ thì bạn có tiếp tục công việc không ? Sau khi tôi giảng điều này ông Mục sư và vợ ông đã đến với tôi và nói : “Lời giảng của ông thật cho chính chúng tôí ! Ông biết tại sao không ? Vì cớ chúng tôi đã cầu nguyện cho hai người đau và họ đã chết, vậy nên chúng tôi không bao giờ cầu nguyện cho người đau nữa. Cảm ơn Chúa đã sai ông đến đây”.

Hỡi các anh em, chị em, các bạn sẽ nhìn thấy người ta chết. Bạn sẽ nhìn thấy người ta không được chữa lành...... Nhưng đừng lo, Kinh Thánh nói rằng ý muốn của ĐCT là chữa lành. Các bạn đừng hỏi : “Thưa Chúa, con có nên cầu nguyện cho ngưòi này không ? Ngài có sẽ chữa lành cho người này không ? ”. Đừng hỏi câu hỏi đó vì cớ các bạn đã biết ý định của ĐCT rồi. Nhưng giả sử như tôi cầu nguyện mà người ấy không được chữa lành thì sao ? Không sao cả, cứ tiếp tục cầu nguyện. Đôi khi có những điều mà chúng ta không hiểu nổi. Chính ý muốn của ĐCT là chữa lành nhưng tại sao có những người mà tôi cầu nguyện cho lại được chữa lành mà có người lại không được lành. Tôi không biết được, nhưng điều đó sẽ không ngăn trở tôi khỏi việc cầu nguyện cho người đau. Điều tôi biết là ý muốn của ĐCT là chữa lành cho mọi người ngày hôm nay. Hành động chúng ta phải được dựa trên những gì chúng ta biết Kinh Thánh đang nói, chứ không dựa trên những điều gì chúng ta không hiểu.

C. CÁC ÂN TỨ NÓI RA

Page 192: Truong nhan su

1.NÓI TIÊN TRI

Nói tiên tri là gì ? Nói tiên tri không phải là rao giảng. Có một số người không được báp têm trong Đức Thánh Linh và chưa bao giờ từng nói tiên tri. Nhưng sau đó họ bắt đầu tìm tòi rồi học hỏi nghiên cứu rồi kết luận rằng : “Nói tiên tri không gì khác hơn là sự rao giảng”. Không, dĩ nhiên là không. Đang khi rao giảng bạn có thể nói tiên tri. Điều đó có thể xảy ra. Nhưng nói tiên tri KHÔNG PHẢI là rao giảng. Vậy nói tiên tri là gì ? Đó là một sự mặc khải trực tiếp từ Chúa, một sứ điệp đến từ Ngài để bạn rao ra cho một nhóm ngưòi. Nói cách khác ĐCT muốn nói chuyện với một nhóm người và ĐCT ban cho bạn sứ điệp để trao cho họ. Sứ điệp đó chính là lời tiên tri. Mục đích của ân tứ đó nói tiên tri này là gì ? Trong ICo1Cr 14:3 nói rằng : “Kẻ nào nói tiên tri thì nói để gây dựng, dạy dỗ và yên ủi mọi người ”. Gây dựng có nghĩa là làm cho vững mạnh thêm. Nói cách khác, khi Đức Chúa Trời ban cho bạn một sứ điệp và bạn nói rằng đó là một lời tiên tri. Bạn có thể áp dụng một sự thử nghiệm. Lời tiên tri đó có gây dựng hay làm mạnh mẽ những người đang lắng nghe bạn không ? Nếu không thì đó không phải là lời tiên tri. Lời tiên tri cũng được ban cho để dạy dỗ. Dạy dỗ có nghĩa là khích lệ. Nếu những người nghe lời tiên tri đó lại bị nản lòng thì đó không phải là lời tiên tri. Bạn chỉ nói ra sự làm nản lòng mà thôi. ĐCT sẽ không bao giờ ban cho bạn một sứ điệp sẽ làm cho người khác nản lòng. Dĩ nhiên ĐCT có thể bày tỏ cho bạn những tội lỗi và Ngài có thể nói : “Hãy bảo họ ăn năn”. Vậy nên bạn nói : “Hãy ăn năn, hãy ăn năn”. ĐCT không phải đang làm nản lòng họ mà đang xây dựng họ. Khi bạn ở trong tội lỗi bạn sẽ không tăng trưởng trong Chúa được, tôi lỗi sẽ cản trở sự lớn lên của bạn và ĐCT không thể sử dụng bạn được. Vì vậy tội lỗi phải được cất khỏi đời sống chúng ta. Hãy sử dụng sự trắc nghiệm đơn giản này khi bạn nói tiên tri. Lời tiên tri phải gây dựng, khích lệ và yên ủi.

Chúng ta hãy đọc ICo1Cr 14:29-33 - “Hãy để hai hoặc ba người nói tiên tri ”. Tại sao Kinh Thánh nói rõ là hai hoặc ba người ?

Giả sử như năm sứ điệp được ban cho, bạn có nghĩ rằng bạn sẽ nhớ hết cả năm sứ điệp đó chăng ? Khó lắm. Đó là lý do tại sao Kinh Thánh giới hạn lời tiên tri vào hai hoặc ba người mà thôi. Bây giờ, giả sử bạn tiếp nhận được một sứ điệp từ Chúa. Bạn biết rõ rằng nó đem lại sự yên ủi gây dựng và khích lệ, nhưng có ba người đã nói tiên tri rồi thì bạn có giữ lại lời tiên tri đó không ? Có. Hãy chờ đợi một lúc khác. Hãy viết sứ điệp đó ra trên giấy, để bạn không quên. Hoặc sau đó, bạn có thể nói cho những người lãnh đạo Hội Thánh nghe về sứ điệp đó. Mục đích của việc giới hạn lời tiên tri trong hai hoặc ba người là để cho mọi người ghi nhớ và vâng theo được, để họ thực hiện những điều mà họ đã nghe. Bây giờ có thể có một miễn trừ cho luật lệ này. Tôi thấy điều này xảy ra tại một nơi có sự dạy dỗ về việc nói tiên tri và Chúa muốn mỗi người kinh nghiệm ân tứ này. Có linh của sự

Page 193: Truong nhan su

nói tiên tri đang vận hành và hầu như mọi người đều nói tiên tri cả. Tuy nhiên thường có một sự tuôn đổ êm ả cùng một đề tài chung trong mỗi lời tiên tri được nói ra. Có thể có rất nhiều lời tiên tri, nhưng nếu có một sự tuôn đổ êm ả trong những điều được nói ra, bạn sẽ lưu ý thấy đang khi bạn lắng nghe có một đề mục chung trong mọi lời tiên tri đã được nói ra. Ví dụ như trong Cựu ước , Samuên đã dặn bảo Saulơ : “Ngươi sẽ gặp một nhóm các tiên tri và Linh của sự nói tiên tri sẽ giáng trên ngươi và ngươi cũng sẽ nói tiên tri ”. Điều đó đã xảy ra. Khi Saulơ đi về nhà ông đã gặp một nhóm các người tiên tri. Họ nói tiên tri và Linh của sự nói tiên tri đã vận hành giữa vòng họ. Ngay cả Saulơ cũng đã nói tiên tri và người ta nói : “Phải chăng Saulơ cũng thuộc vòng những người tiên tri chăng ?”. Khi Linh của việc nói tiên tri đang vận hành, hầu như mọi người đều nói tiên tri điều đó có thể xảy ra và đó là sự miễn trừ đối với luật lệ này. Thông thường hãy để hai hoặc ba người nói, còn những người khác thì yên lặng. Đó là phương pháp thông thường. Chúng ta hãy đọc tiếp trong câu 29 : “Để hai hoặc ba người tiên tri nói còn những người khác thì suy xét.” Điều đó có nghĩa là lời tiên tri phải chịu suy xét, đoán định. Bởi ai ? Bởi những người khác đang lắng nghe. Thường họ là những người lãnh đạo trong nhóm. Và tôi lặp lại, khi bạn là môt người lãnh đạo, ĐCT sẽ ban cho bạn khả năng phân biệt xem thử lời tiên tri đó đến từ Chúa hay chỉ bởi linh con người của nhà tiên tri ấy.

Bây giờ, bất cứ ai cũng có thể nói tiên tri, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành một nhà tiên tri vì cớ việc làm một người tiên tri là một chức vụ thuộc trong những ân tứ dành cho chức vụ năm mặt (mục sư, tiên tri, giáo sư, thầy giảng, sứ đồ). Chúng ta sẽ bàn luận về ý nghĩa của chức vụ năm mặt trong Cấp III. Bây giờ, khi chúng ta dạy dỗ về ơn nói tiên tri, chúng tôi khích lệ mọi người hãy nói tiên tri. Tuy nhiên, chúng tôi dặn họ : "Đừng nản lòng khi những người lãnh đạo bạn sửa sai bạn". Kinh thánh nói : "Hãy để hai hoặc ba người tiên tri nói còn những người khác thì suy xét, phán đoán". Mỗi một lời tiên tri nói ra điều bị chịu phán đoán. Đó là lý do tại sao bạn đừng nên nản lòng. Chẳng sao cả nếu bạn có phạm một lỗi lầm. Nếu bạn mới bắt đầu, đừng lo, nếu bạn phạm sai lầm vì những sai lầm của bạn không phải là cố ý. Bạn đang học tập. Lỗi lầm lớn nhất mà bạn có thể phạm là khi có một ai đó sửa sai bạn thì bạn tự nhủ rằng : "Tôi sẽ không bao giờ nói tiên tri nữa". Đó là lỗi lầm lớn lao nhất. Bạn đang dập tắt Đức Thánh Linh ở trong bạn rồi. Điều đó có nghĩa là bạn đang kiêu ngạo. Hãy thuận phục, dưới sự phán doán của những người lãnh đạo bạn khi họ chỉ ra một điều gì đó, hãy tiếp nhận. Hãy biện luận với Chúa nữa.

Với thái độ như vậy, bạn sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong ân tứ này. Trong câu 31 và 32 đọc thấy : "Vì tất cả các anh em đều lần lượt có thể nói tiên tri được cả, để cho tất cả đều được học tập và được khích lệ. Và tâm linh của các Đấng tiên tri suy phục (thuận phục ) các Đấng tiên tri ". Bạn là người tiên tri, có linh của sự nói tiên

Page 194: Truong nhan su

tri. Bạn nhận được một sứ điệp đến từ Chúa. Nó trở nên vô cùng nặng nề ở trong lòng bạn, đến nỗi nếu bạn không nói, bạn cảm thấy như bạn sẽ bị nổ tung. Có một số người sẽ nói : "Ô, tôi phải nói cho dù mọi người đang hát, tôi sẽ lên mi cao và nói, cho dù tôi khuấy rối giờ ca hát đó". Không, như vậy là sai lầm. Vì cớ Kinh thánh có nói rằng : "Linh mà bạn đang có đó chịu thuận phục nơi bạn". Bạn luôn luôn tự do và nắm quyền kiểm soát. Nói cách khác, linh của sự nói tiên tri mà bạn đang có đó chịu thuận phục nơi bạn. Bạn là người tiên tri. Đừng nói rằng bạn phải nói cho dù sẽ làm rối giờ ca hát đó vì bạn bị ép buộc phải nói. KHÔNG ! Không có sự bắt buộc nào.

2. ÂN TỨ CÓ NÓI CÁC THỨ TIẾNG LẠ

Có hai loại trong việc nói các thứ tiếng, loại thứ nhất là nói tiếng lạ dành cho CÁ NHÂN.

Loại thứ hai là nói tiếng lạ dành cho CẢ NHÓM. Việc có hai loại nói tiếng lạ này phải được rõ ràng trong tâm trí bạn trước khi chúng ta tiến xa hơn. Hãy để tôi nhắc lại loại nói tiếng lạ thứ nhất được ban cho cá nhân để sử dụng cho chính người đó. Loại nói tiếng lạ thứ hai là được ban cho để nói cho cả nhóm.

Bây giờ chúng ta sẽ giải thích loại thứ nhất. Tại sao ĐCT đã ban ân tứ tiếng nói tiếng lạ cho từng cá nhân ? Có hai lý do : thứ nhất đó là một ngôn ngữ cầu nguyện. "Vì người nào nói tiếng lạ không phải nói với loài người nhưng nói với ĐCT, vì chẳng có ai hiểu người, tuy nhiên bởi trong tâm linh người ấy nói ra những sự mầu nhiệm ". ICo1Cr 14:2

Nếu bạn đang nói với ĐCT, là bạn đang làm gì ? Bạn đang cầu nguyện. Không phải bạn đang nói chuyện với người khác. Bạn đang nói chuyện với ai đó ? Bạn đang nói chuyện với ĐCT, vì vậy đó là ngôn ngữ cầu nguyện. Sau đó, lại nói tiếp. "Tuy nhiên ấy là trong tâm linh người ấy nói ra những sự mầu nhiệm". Bây giờ, tại sao ĐCT lại ban cho một ngôn ngữ cầu nguyện như vậy ? Sao tôi không cứ cầu nguyện trong ngôn ngữ mà tôi có thể hiểu được ? Tại sao tôi phải cầu nguyện trong ngôn ngữ mà tôi không thể hiểu được ? Trừ phi tôi đã kinh nghiệm trong ân tứ đó ? Tôi không thể nào trả lời câu hỏi đó được. Hãy để tôi chia sẻ cho bạn kinh nghiệm của tôi.

Một ngày kia, tôi đang ở trong giờ tĩnh nguyện riêng. Tôi đang cầu nguyện trong ngôn ngữ mà tôi có thể hiểu được là tiếng Anh và tiếng Tagalog. Sau khi tôi cầu nguyện, tôi nhận thấy nước mắt đang tuôn tràn ra, tôi cảm nhận một sự nặng nề trong lòng tôi và Chúa phán với tôi : "Con hãy cầu nguyện". Tôi đáp : "Thưa Chúa con sẽ cầu nguyện điều gì ? Con đã kết thúc mọi lời cầu nguyện rồi. Bây giờ con phải cầu nguyện và con sẽ cầu nguyện điều gì ? ”. Và Chúa phán : "Con cầu

Page 195: Truong nhan su

nguyện trong tiếng lạ". Tôi bắt đầu cầu nguyện trong tiếng lạ cùng với những tiếng rên la như là tôi phải sanh con vậy. Tôi đã cầu nguyện như vậy suốt trong 2 tiếng đồng hồ. Tôi cũng không hiểu được ý nghĩa của sự cầu nguyện tiếng lạ này là gì. Tôi không thể hiểu được. Sau đó vài ngày đã có vài điều xảy ra trong lớp học của tôi. Đang khi tôi hướng dẫn các sinh viên của tôi trong sự thờ phượng, Chúa đã vận hành một cách rất là đặc biệt. Các sinh viên cảm nhận được sự đụng đến của ĐCT. Nhiều người khóc lóc với ĐCT và phó dâng cuộc đời họ cho Chúa Jêsus. Trong một buổi nhóm cầu nguyện Chúa phán với tôi, giải thích cho tôi biết những gì tôi đã làm lúc bấy giờ là gì ? "Con có nhớ con đã làm gì khi con cầu nguyện trong tiếng lạ suốt hai tiếng đồng hồ không ?" Tôi nói : "Lạy Chúa, con không thể nào quên được điều đó". Chúa phán : "Con đang cầu nguyện cho các sinh viên của con đó. Con đã không biết được nhu cầu của họ, nhưng ĐTL ở trong con biết nhu cầu của họ.”

"Cũng trong lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng mà cầu nguyện cho xứng đáng. Nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta ". RoRm 6:26

Theo câu này, chúng ta không biết phải cầu xin như chúng ta phải làm. Đó là lý do tại sao Đức Thánh Linh, chính Ngài đã cầu khẩn thay cho chúng ta với những lời rên la, than thở không thể nói ra được bằng lời. Đó là lý do tại sao Chúa ban cho chúng ta ân tứ nói tiếng mới cho từng cá nhân, để cho người đó có thể có một ngôn ngữ cầu nguyện mạnh mẽ.

Lý do thứ hai ICo1Cr 14:4 nói rằng : "Người nào nói tiếng lạ thì tự gây dựng chính mình ".

Mục đích thứ hai là để gây dựng chính mình. Để cho chính cá nhân đó tự gây dựng chính mình. Hãy để tôi làm chứng một lần nữa về một biến cố khác đã làm cho ý nghĩa của chữ "Gây dựng " thành rõ ràng cho tôi. Tôi được mời đến dạy cho một chuyên đề tại Nepal. Đó là vương quốc Hồi giáo duy nhất trên thế giới. Đất nước này được cai trị bởi một vua và vị vua đó phải là một người Hồi giáo theo như hiến pháp của họ. Nepal là một nơi rất lạnh lẽo dưới chân của rặng Hy mã lạp sơn và ngọn núi Everest nổi tiếng. Đó là vào mùa hè nhưng chúng tôi run cầm cập khi chúng tôi đến Kathmandu là thủ đô. Đêm hôm đó, trước khi bắt đầu khóa học, tôi chuẩn bị các bài học KT. Sau đó tôi cầu nguyện rồi lên gường ngủ. Nhưng tôi không thể nào ngủ được. Tôi có thể cảm nhận được nhiều tà linh đã vào đến trong phòng và bắt đầu tấn công tâm trí của tôi..... Chúng bắt đầu đưa ra nhiều tư tưởng bất khiết vô cùng, tôi bắt đầu đứng dậy và trói buộc những linh này trong danh Chúa Jêsus và đuổi chúng đi, nhưng chúng không chịu đi. Chúng vẫn tấn công tôi.

Page 196: Truong nhan su

Tôi hỏi Chúa : "Con phải làm gì ?", và Chúa phán : "Con cầu nguyện trong tiếng lạ". Vậy nên tôi bắt đầu cầu nguyện trong tiếng lạ, và chưa đầy 5 phút nói trong tiếng lạ, mọi tà linh đã đi hết. Tôi không thể hiểu được tại sao. Vì Kinh thánh nói rằng Danh của Chúa Jêsus là Danh đầy quyền năng nhất. Là Danh trên hết cả mọi danh. Vì vậy tôi hỏi : "Tại sao con vẫn phải cầu nguyện trong tiếng lạ ? Chẳng phải Danh Ngài là Danh có quyền năng hơn cả sao ? mà thật ra trong Danh của Chúa Jêsus mọi đầu gối phải quì xuống, và mọi lưỡi phải xưng rằng Chúa Jêsus là Chúa sao ? Tại sao con vẫn phải cầu nguyện trong tiếng lạ ? ". Chúa trả lời cho tôi trong câu 14:4 rằng : "Con phải cầu nguyện trong tiếng lạ để tự gây dựng chính mình. Danh của ta đầy quyền năng nhưng con là người sử dụng Danh ấy lại yếu nhược. Con cần phải làm cho chính mình được mạnh sức". Vậy tôi la lên : "Ô, vậy ra đó là mục đích của sự cầu nguyện trong tiếng lạ là để gây dựng chính mình".

Bây giờ tôi sử dụng ân tứ tiếng lạ ở mọi nơi tôi đi, khi đi trên xe buýt, khi đi trên xe jeep, khi đi bộ hay đi trên lưng ngựa, tôi sử dụng ân tứ tiếng lạ vì nó có thể gây dựng chính mình. Bây giờ bạn đã biết ân tứ tiếng lạ và mục đích của nó là gì. Bạn có muốn nhận ân tứ đó không ? Chúa đã phán trong Lời Ngài : "Hãy hết lòng khao khát hay ham muốn những ân tứ thiêng liêng, những ân tứ tốt lành nhất".

Hãy lưu ý trong sách Công vụ, có năm chỗ ghi lại các tín đồ được báp têm trong Đức Thánh Linh.

Bốn trong số năm câu chuyện đã làm chứng rõ ràng rằng các tín đồ đã nói tiếng lạ. Điều này nói gì ? Nó có nghĩa là khi bạn được báp têm trong Đức Thánh Linh thì ĐTL đã ban cho bạn ân tứ nói tiếng lạ, để cho chính bạn sử dụng. Cong Cv 2:4 nói : "Tất cả mọi người đều được đổ đầy Đức Thánh Linh và bắt đầu nói các thứ tiếng lạ". Đó là đoạn văn đầu tiên ghi lại phép báp têm trong Đức Thánh Linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần.

Đoạn sách thứ hai ghi lại lễ báp têm trong Đức Thánh Linh là ở trong 8:14 "Bây giờ những sứ đồ đang ở tại Giêrusalem nghe rằng Samari đã tiếp nhận lời của ĐCT, họ sai Phierơ và Giăng đến với họ, khi đến nơi họ bèn cầu nguyện cho những người ở đó cũng được nhận lãnh Đức Thánh Linh ". Những người này đã trở lại đạo của qua chức vụ của Philip là người giảng đạo. Thật ra, họ đã chịu phép báp têm bằng nước rồi. Họ đã là Cơ Đốc Nhân rồi vì cớ họ đã chịu phép báp têm bằng nước, tuy nhiên họ chưa được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Họ chỉ tiếp nhận phép báp têm trong Đức Thánh Linh sau khi Giăng và Philip đã cầu nguyện cho họ. Có thể bạn đã là Cơ Đốc Nhân, tuy nhiên bạn chưa được báp têm trong Thánh linh. Báp têm trong Thánh linh không phải là việc tự động xảy ra. Chúng ta hãy xem câu 17 : "Sau đó họ đặt tay trên những người đó và họ nhận được Đức Thánh Linh ". Bây giờ chúng ta hãy xem câu 18 : "Bây giờ khi Simôn đã nhìn thấy rằng qua sự đặt tay

Page 197: Truong nhan su

của các sứ đồ thì ĐTL đã được ban cho ". Làm sao ông ta biết rằng ĐTL đã được ban cho ? Lời giải thích duy nhất có thể có là khi Phierơ và Giăng đặt tay lên những Cơ Đốc Nhân thì họ bắt đầu nói tiếng lạ. Nếu không có bằng cớ vừa được nhắc đến trên đây, sau khi Phierơ và Giăng đặt tay trên những tín đồ, Simôn không thể nghe hoặc nhìn thấy được điều chi. Điều đó là gì ? Ông chắc đã nghe những người này nói tiếng lạ, và Simôn đã đem tiền dâng cho Phierơ và Giăng, câu 19 nói rằng : "Cũng hãy cho tôi quyền phép ấy, để cho tôi đặt tay trên ai thì nấy nhận lấy Đức Thánh Linh". Tại sao Simôn đã dâng tiền bạc ? Vì cớ ông ta đã nhìn thấy một điều gì đó trong sự đặt tay : đó là những Cơ Đốc Nhân nói tiếng lạ.

Đoạn sách thứ ba ghi lại phép báp têm trong Đức Thánh Linh là ở trong Công vụ đoạn 9. Khi Phaolô được báp têm trong ĐTL, Phaolô đã trở lại tin Chúa khi nào ? Chúng ta hãy xem câu 4-6 : "Bấy giờ người té xuống đất và nghe có tiếng phán cùng mình rằng : Hỡi Saulơ, sao ngươi bắt bớ ta? Người thưa rằng : Lạy Chúa, Chúa là ai? Chúa phán rằng : TA LÀ JÊSUS ". Vì cớ trước đây Saulơ là một học trò của Gamaliên. Ông là một người Pharisi. Những người Pharisi rất quen thuộc với Cựu ước. Saulơ đã biết rằng Danh của Đức Chúa Trời là : "TA LÀ". Khi Môise nhìn thấy Đức Chúa Trời trong hình dạng của một bụi gai đang cháy, Môise đã hỏi “Danh Ngài là gì ?” ĐCT phán : "Ngươi sẽ bảo cho con cái Ysơraên rằng tên của ta "ĐẤNG TA LÀ", ĐẤNG TA LÀ sai ngươi đến với họ”. Khi bạn nói với một người Pharisi "TA LÀ" có nghĩa là bạn đang nói bạn là ĐCT, và Chúa Jêsus đã nói "TA LÀ" và thêm vào tên của ngài là JÊSUS. Chính Jêsus mà ngươi đang chống nghịch lại đó là ĐCT của ngươi. Đó là ý nghĩa của câu "TA LÀ...JÊSUS". Khi Phaolô nghe điều ấy, ông run rẩy, ông đã nhận thức được rằng mình đang đánh trận với ĐCT. Ông đã bắt bớ những Cơ Đốc Nhân và do đó đánh trận cùng ĐCT. Ông nghĩ rằng ông đang phuc vụ ĐCT, nhưng bây giờ ĐCT đang nói với ông là ông đang bắt bớ ĐCT. Phaolô vô cùng kinh hoảng và sửng sốt nói rằng : "Lạy Chúa, Ngài muốn tôi làm chi ?". Ngay giây phút đó, Saulơ đã gọi Jêsus là Chúa, có nghĩa là Phaolô đã phó nộp cả cuộc đời của ông cho Chúa Jêsus. Đó là điểm quay về hay sự trở lại với Chúa của Saulơ. Phaolô đã trở thành Cơ Đốc Nhân trong câu 6. Nhưng Phaolô đã được báp têm trong Thánh linh khi nào ? Về sau này trong câu 17. Hãy lưu ý rằng trong câu 17 đến sau câu 6. Ba ngày đã trôi qua từ câu 6 đến câu 17. Vì vậy Phaolô được báp têm trong ĐTL vào khoảng ba ngày sau khi ông trở lại tin Chúa Jêsus. Vậy nên bạn có thể đã trở lại tin Chúa, nhưng bạn chưa được báp têm trong Đức Thánh Linh.

Câu 17 nói rằng : "Anania bèn đi, vào nhà rồi đặt tay trên mình Saulơ và nói rằng : Hỡi anh Saulơ, Chúa là Jêsus này, đã hiện ra cùng anh trên con đường anh đi đến đây, đã sai tôi đến, hầu cho anh được sáng mắt lại và đầy dẫy ĐTL ".

Đây là một bằng chứng là Saulơ đã là một Cơ Đốc Nhân, Anania đã gọi ông là Anh

Page 198: Truong nhan su

Saulơ. Anania nói rằng : "Anh Saulơ, Chúa Jêsus này, đã hiện ra cùng anh trên con đường anh đi tới đây đã sai tôi đến, hầu cho anh sáng mắt lại và được đổ đầy ĐTL ". Halêlugia ! Và điều gì đã xảy ra cho Phaolô ? Ông có nói tiếng lạ không ? Có. Trong ICôr đoạn 12 và 14 ông đã nói : "Tôi nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy anh em ". Vậy Phaolô đã nói tiếng lạ. Bây giờ chúng ta có gì, chúng ta có trường hợp thứ ba ghi lại về phép báp têm trong Thánh Linh của Phaolô với việc nói tiếng lạ.

Đây là trường hợp thứ tư trong đoạn 10:44-46. Phierơ đang giảng dạy trong nhà Cọtnây. Đang khi ông giảng thì những người đang nghe lời của Chúa đã bắt đầu nói tiếng lạ, Phierơ rất ngạc nhiên. Chúng ta hãy đọc trong 10:44-46

“Khi Phierơ đương nói, thì Đức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo. Các tín đồ đã chịu phép cắt bì, là những kẻ đồng đến với Phierơ, đều lấy làm lạ, vì thấy sự ban cho Đức Thánh Linh cũng đổ ra trên người ngoại nữa. Vì các tín đồ đó nghe họ nói tiếng ngoại quốc và khen ngợi Đức Chúa Trời ".

Đây là một trường hợp đang khi mọi người lắng nghe Lời Đức Chúa Trời, bỗng nhiên họ có lòng trở lại với Đạo và được báp têm trong Thánh Linh. Đó là lý do tại sao tôi đã nói với các bạn trong bài báp têm trong Thánh linh, là có thể bạn nhận được phép báp têm trong Thánh Linh cùng ngay lúc bạn trở lại tin Chúa.

Tôi sẽ không bàn cãi với bạn về thời gian bạn được báp têm trong Thánh linh. Tôi sẽ tin tưởng bạn, nhưng tôi sẽ hỏi : "Nếu bạn đã được báp têm trong Thánh linh thì bạn có quyền năng của ĐCT không ?". Vì cớ kết quả của phép báp têm trong ĐCT là sự biểu lộ về quyền năng của ĐCT. Chúa Jêsus đã nói trong 1:8 "Khi ĐTL giáng trên các ngươi ....” thì điều gì sẽ xảy ra cho các bạn ? "Các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và trở thành chứng nhân cho Ta tại Giêrusalem, xứ Giuđê, xứ Samari cho đến cùng trái đất ". Điều đó có nghĩa là bạn phải có quyền phép nếu bạn xưng nhận rằng bạn đã trở lại Đạo và nhận được báp têm trong Thánh linh trong cùng một lúc. Nhưng nếu chưa, thì bạn hãy khiêm nhường hạ mình nói : “Vâng con là một Cơ Đốc Nhân, con là người đã được tái sanh nhưng vì cớ con vẫn còn thiếu quyền năng đó, xin hãy vui lòng chỉ cho con.” Nếu bạn khiêm nhường hạ mình như vậy trước mặt ĐCT, bấy giờ ĐCT có thể chỉ cho bạn.

Vậy nên, đây là bốn trường hợp báp têm trong Thánh linh. trong đó kết quả là người ta đã nói tiếng lạ.

Đoạn thứ năm và là đoạn cuối cùng ghi lại về báp têm trong Đức Thánh Linh, chúng ta sẽ tìm thấy trong 19:5-6 "Khi họ nghe được điều này ". Có nghĩa là khi các môn đệ tại Êphêsô nghe Phaolô giảng cho họ về Chúa Jêsus , thì điều gì đã xảy ra cho họ ? Khi họ nghe điều này họ được báp têm trong Danh của Chúa Jêsus, điều đó có nghĩa là được báp têm bằng nước. Vậy Phaolô đã nhận biết họ là Cơ

Page 199: Truong nhan su

Đốc Nhân rồi, nên ông làm báp têm bằng nước cho họ. Sau câu 5 đó, chúng ta có câu 6 : "Và khi Phaolô đặt tay trên họ, Đức Thánh Linh đã giáng trên họ, và họ đã nói tiếng lạ và nói tiên tri ". Đây là một bằng chứng khác về việc bạn có thể đã là một Cơ Đốc Nhân và sau đó bạn được báp têm trong Đức Thánh Linh. Trong năm trường hợp được báp têm trong Đức Thánh Linh được ghi lại trong KT, thì có bốn trường hợp ghi rõ người ta nói tiếng lạ. Có một trường hợp là không bày tỏ rõ ràng, tôi đưa ra một lời giải thích hợp lý là những người trở lại tin Đạo đó cũng đã nói tiếng lạ. 7:17-18. "Simôn đã thấy một điều gì đó". Simôn chắc đã nhìn thấy và nghe mọi người nói tiếng lạ. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể nói trong năm trường hợp người ta đều đã nói tiếng lạ. Bây giờ bạn đang xưng nhận rằng mình đã được báp têm trong Thánh linh, thì bấy giờ bạn cũng phải nói tiếng lạ. Và lý do bạn có thể đã không nói tiếng lạ vì cớ bạn không hiểu rõ mục đích của ân tứ đó. Nếu bạn không hiểu rõ, bạn sẽ không khao khát nó. Nhưng bãy giờ bạn đã hiểu rõ, bạn có khao khát điều đó không ?

NÓI TIẾNG LẠ CHO CẢ NHÓM

"Hỡi anh em, nên nói thế nào? Khi anh em nhóm lại với nhau, trong anh em ai có bài ca, hoặc bài giảng dạy hoặc tỏ lời tỏ sư kín nhiệm, hoặc nói tiếng lạ, hoặc giải tiếng lạ chăng Hãy làm hết thảy cho được gây dựng ".Trong trường hợp này, nói tiếng lạ được dùng khi chúng ta nhóm nhau lại hay trong một nhóm người. Nhưng bây giờ hãy lắng nghe câu 28, là câu thường được những anh em không tin vào việc nói tiếng lạ sử dụng để hậu thuẫn cho những lý lẽ của họ. Họ tranh luận như vầy : "Tại sao tất cả anh em đều nói tiếng lạ trong cùng một lúc ? Kinh thánh nói rằng : Mỗi người phải nói theo lượt mình. Và tại sao các anh em đều nói tiếng lạ hết? KT nói rằng chỉ một hay hai người mà thôi, thay phiên nhau có nghĩa là không nói đồng một lúc. Và tại sao khi anh em nói tiếng lạ, anh em không giải nó ra? Vậy phải có điều gì trục trặc với tiếng lạ rồi. Điều đó không đến từ ĐCT, nó đến từ ma quỉ ". Họ đã nói như vậy, bạn có nghe những lý luận như vậy chưa ? Tôi đã nghe rất nhiều lần. Những người này nói như vậy vì họ không hiểu. Trước hết họ không hiểu vì họ không nói tiếng lạ, đó là lý do tại sao khi bạn chưa từng trải điều mà bạn đang cố gắng giải thích bạn sẽ bị rối trí, đừng nổ lực giải thích nó, trừ phi ĐCT đã giải thích điều ấy cho bạn. Nếu không, bạn sẽ phạm sai lầm. Lỗi lầm họ phạm ở đây là họ suy nghĩ rằng việc nói tiếng lạ được nhắc đến ở câu 26-28 là tiếng lạ dành cho cá nhân. Đây là tiếng lạ dành cho Hội thánh hay cả nhóm vì cớ ở đây trong câu 26 : "Vậy nên khi anh em cùng nhóm hiệp lại với nhau ". Vậy nên ân tứ nói tiếng lạ ở đây là dành cho Hội thánh, dành cho cả nhóm.

Đây là lời giải thích, ĐCT muốn ban một sứ điệp cho toàn cả nhóm. Ví dụ như, đang khi chúng ta thờ phượng, ĐCT ban một sứ điệp. Sứ điệp của ĐCT không nói trong tiếng Anh hay tiếng Tagalog nhưng được nói trong một thứ tiếng không hiểu.

Page 200: Truong nhan su

Bây giờ tất cả chúng ta đều cần phải hiểu được sứ điệp đó. Tại sao ? Vì đây là sứ điệp của ĐCT và Ngài muốn phán với chúng ta. Nhưng cách Ngài ban sứ điệp là qua ân tứ tiếng lạ. Khi điều này xảy ra, chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa cho người thông giải, và Chúa sẽ ban sự thông giải qua một ai đó. Có khi sự thông giải được ban cho chính người đã nói sứ điệp trong tiếng lạ đó hay có khi được ban cho một anh em, chị em khác. Không những chỉ vậy thôi mà đôi khi sự thông giải được ban cho hai hay ba người. Khi một người thông giải thì hai ba người kia là người cùng nhận sự thông giải có thể nói : "Ô, điều đó là đúng vì tôi cũng nhận được như vậy".

Chúng ta hãy cầu xin để ai nấy đều sẽ kinh nghiệm ân tứ này. Khi Chúa ban cho bạn một sứ điệp trong tiếng lạ, bạn sẽ biết đó là một sứ điệp đến từ Chúa. Bạn cũng sẽ biết sứ điệp đó ban cho thân thể (CẢ NHÓM) hay chỉ cho cá nhân bạn (CÁ NHÂN). Nếu chỉ dành riêng cho bạn, bạn không cần phải nói vì chỉ dành riêng cho mình, nhưng nếu sứ điệp đó là dành cho cả thân thể, thì bạn sẽ biết là dành cho cả nhóm thì Chúa sẽ bảo cho bạn biết.

Trong ICo1Cr 14:22, Kinh thánh nói rằng : "Tiếng lạ là dấu ... cho những kẻ chẳng tin ". Hãy để tôi giải thích qua một thí dụ. Tôi đang hướng dẫn một buổi học Kinh thánh trong một buổi cầu nguyện tại tư gia và có một sứ điệp trong tiếng lạ. Vậy, chúng tôi đã dừng lại và cầu nguyện : "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự thông giải". Chúng tôi chờ đợi... trong 10 phút chẳng ai có lời thông giải cả. Tôi nhìn mọi người và hỏi : "Có ai nhận được lời thông giải không ?". Không ai đáp lời. Nên chúng tôi tiếp tục buổi học Kinh thánh. Đang giờ học, tôi nói : "Lạy Chúa, không thể nào không có sự thông giải, vì chúng con cầu xin Ngài ban cho sự thông giải". Sau giờ học KT, có ba người đã đến với tôi. Họ là những người khách được mời. Họ là những người I-răn và không phải là Cơ Đốc Nhân. Họ đang lắng nghe trong giờ thờ phượng của chúng tôi, thì ân tứ nói tiếng lạ đã được vận hành. Họ đã đến với tôi và nói rằng "Xin lỗi ông, tôi muốn nói về cô gái đã nói ngôn ngữ của xứ chúng tôi, hình như cô ấy biết rõ từng người trong chúng tôi. Cô ấy đã gọi chúng tôi bằng tên hiệu mà chỉ có gia đình chúng tôi mới biết. Cô ấy nhắc đến mọi tội lỗi của chúng tôi. Thật sự có ĐCT ở giữa vòng chúng ta". Vậy nên, tôi bảo họ : "ĐCT muốn các ông tiếp nhận Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của mình. Các ông có muốn cầu nguyện với tôi bây giờ không". Họ đáp : "Chúng tôi sẽ suy nghĩ lại". Họ ra về và vô cùng sửng sốt về những gì đã xảy ra. Đức Thánh Linh đã làm một phép lạ kỳ diệu qua ân tứ nói tiếng lạ. Sứ điệp đó dành cho những người I-răn. Đó là lý do tại sao những lời đó không cần thông giải cho người Phi Luật Tân.

Bây giờ, mục đích của loại nói tiếng lạ thứ hai này là nhằm làm gì ? Đó là một sứ điệp cho cả thân thể, cho cả nhóm người hay cho cả Hội thánh. Chính những sứ điệp thuộc dạng này trong tiếng lạ cần phải được thông giải. Tôi xin lập lại, sứ điệp

Page 201: Truong nhan su

đó phải được thông giải. Tại sao vậy ? Vì cớ chúng ta không thể hiểu được, trừ khi nào nó được thông giải. Và đây là một sứ điệp của ĐCT cho toàn thể các tín đồ. Bây giờ chúng ta trả lời vài câu hỏi : "Tại sao chúng ta sử dụng ân tứ tiếng lạ dành cho cá nhân ở trong Hội thánh ? ". Trước hết Kinh thánh không nói gì về việc ngăn cấm chúng ta sử dụng ân tứ đó ở trong Hội thánh. Thứ đến, chúng ta đang sử dụng chúng nhằm mục đích cá nhân là để cầu nguyện và tự gây dựng chính mình. Khi chúng ta cùng đến với nhau, chúng ta ngợi khen ĐCT với ngôn ngữ chúng ta được biết và chúng ta cùng nói tiếng lạ một lúc.

3. SỰ THÔNG GIẢI CÁC THỨ TIẾNG

Chữ "thông giải" không có nghĩa là sự phiên dịch từng chữ một. Không ! Sự thông giải đơn giản có nghĩa là đưa ra ý nghĩa của lời nói trong tiếng lạ đó. Vậy nên có thể là : sứ điệp được nói ra trong tiếng lạ rất dài tuy nhiên lời thông giải rất ngắn. Có thể như vậy được chăng ? Được, vì cớ bạn chỉ thông giải ý tưởng hay đưa ra ý chính của những gì được nói ra. Và điều ngược lại cũng có thể xảy ra, ân tứ tiếng lạ được nói ra có thể rất ngắn nhưng lời thông giải lại rất dài.

Tôi còn nhớ là lần đầu tiên tôi vận dụng ân tứ nói tiếng lạ, tôi đã nói ra một vài âm mà tôi không thể hiểu được. Trong một thời gian tôi sử dụng ân tứ này, nhưng luôn luôn chỉ có một âm tuôn ra. Về sau tôi nghĩ : "Có lẽ đây thực sự không phải là ân tứ tiếng lạ đâu. Có lẽ tôi chỉ tự tạo ra thôi". Vậy nên tôi ngừng sử dụng ân tứ đó. Một tháng trôi qua và tôi không hề sử dụng tiếng ân tứ. Sau đó một việc xảy ra, đang khi cả nhóm đang thờ phượng Chúa có một ai nói tiếng lạ, âm tiếng giống y như tiếng của tôi. Tôi la lên : "Ê, đó là tiếng lạ của tôi". Bấy giờ ngay lập tức có một người thông giải nói rằng : "Con yêu Ngài, con yêu Ngài, con yêu Ngài". Tôi vô cùng sung sướng khi nghe điều ấy. "Thật đó là ân tứ, tiếng lạ của con thật sự đến cùng Ngài. Thưa Chúa ! Ôi, con xin lỗi vì đã nghi ngờ Ngài". Halêlugia !

I. LỜI DẶN

Trong một mẫu giấy rời, hãy viết những câu trả lời của bạn cho các câu hỏi sau đây. Sau đó kiểm tra lại xem các câu trả lời của bạn có chính xác không bằng cách xem lại BẢNG TRẢ LỜI CHÌA KHÓA ở phần cuối lớp học. Nếu câu trả lời của bạn là sai, hãy trở lại học bài học đó. Đừng tiếp tục bài học sau cho đến khi nào bạn trả lời được hết tất cả mọi câu hỏi dưới đây cách đúng đắn và đã vâng theo mọi mạng lệnh của Chúa Jêsus chúng ta được tìm thấy trong bài học này.

II. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VỀ NHỮNG ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH 1. Việc một người có những ân tứ của ĐCT có phải là một dấu hiệu của sự trưởng thành không ? Hãy giải thích.

Page 202: Truong nhan su

2. Tại sao ĐCT ban những ân tứ của ĐTL cho tín đồ ?3. ĐCT muốn chúng ta "Hãy sốt sắng khao khát những ân tứ tốt nhất” - 12:31. Những ân tứ tốt nhất của ĐTL là gì ?4. Ân tứ lời nói khôn ngoan là gì ? Cho ví dụ.5. Ân tứ lời nói tri thức là gì ? Cho ví dụ.6. Ân tứ phân biệt các thần là gì ? Cho ví dụ.7. Ân tứ đức tin là gì ? Cho ví dụ.8. Ân tứ làm các phép lạ là gì ? Cho ví dụ.9. Những ân tứ chữa lành các bệnh là gì ? Cho ví dụ.10. Ân tứ tiên tri là gì ? Cho ví dụ.11. Ân tứ nói tiếng lạ là gì ? Cho ví dụ.12. Tại sao ân tứ nói tiếng lạ được ban cho từng cá nhân ?13. Bạn có nói tiếng lạ không ? Nếu không thì tại sao ?14. Ân tứ thông giải các thứ tiếng là gì ? Cho ví dụ.

Ghi chú cá nhân :

BÀI 10: DÂNG HIẾN VÀ THỊNH VƯỢNG

Sự thịnh vượng là gì ? Nhiều người nói rằng thịnh vượng là có nhiều của cải vật chất. Những người Laođixê đã khoe khoang rằng họ giàu có biết bao, tuy nhiên Chúa Jêsus của chúng ta đã quở trách họ :"Vả, ngươi nói: ta giàu, ta trở nên giàu có rồi, không cần chi nữa, song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khổ, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ ". - KhKh 3:17. Vì vậy, Chúa Jêsus bảo họ làm sao để trở nên thật sự thịnh vượng :

"Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của Ta, hầu để cho ngươi trở nên giàu có, mua những áo trắng hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra, lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được ". 3:18

Chúa Jêsus đang có ý nói gì ? Ngài đang nói rằng sự thịnh vượng không phải là việc có nhiều của cải trần gian này. Chúa Jêsus bảo chúng ta làm sao để chúng ta sẽ được thịnh vượng ? Chúa Jêsus nói : "HÃY MUA CỦA TA ". Chúa Jêsus đang nói rằng để giàu có thật sư, chúng ta phải mua, hay nhận lấy một điều của Ngài. Do đó, sự THỊNH VƯỢNG là khả năng nhận lấy và sử dụng quyền năng của ĐCT để đáp ứng mọi nhu cầu của nhân loại.

Có nhiều mức độ nhu cầu khác nhau, nhu cầu vật chất, nhu cầu thể xác, nhu cầu tình cảm hay là nhu cầu tâm lý và nhu cầu thuộc linh.Sự thịnh vượng là có thể nắm giữ được quyền năng của ĐCT và sử dụng nó để làm

Page 203: Truong nhan su

đầy mọi nhu cầu này. Đây là những tấm gương thể nào những người nam và nữ trong Kinh thánh đã bày tỏ sự thịnh vượng của họ.

Một ngày kia, Chúa Jêsus và Phierơ đã đi đến thành Cabênaum. Người thâu thuế của đền thờ đòi họ phải đóng thuế đền thờ. Hẳn nhiên Chúa Jêsus và Phierơ chẳng đem theo tiền. Họ gặp phải một nan đề về tài chánh. Chúa Jêsus đã làm gì ? Ngài ra lệnh cho Phierơ hãy bắt lấy một con cá. Phierơ là người đánh bắt cá rất giỏi và đó là điều Phierơ thừa sức làm. Nhưng Chúa Jêsus còn có thể làm hơn thế nữa. Chúa Jêsus có thể sử dụng quyền năng của ĐCT để đáp ứng nhu cầu về tài chính của họ. Ngài nói : "Phierơ hãy đem con cá bắt được, trước hết, mở miệng nó ra và ngươi sẽ tìm đựợc một đồng tiền để đóng thuế ". Phierơ đã vâng lời và nan đề của họ đã được giải quyết. Mat Mt 17:24-27

Trong suốt ba năm rưỡi, Phierơ đã học từ Chúa Jêsus con đường dẫn đến thịnh vượng. Một ngày kia Phierơ đối diện với một nan đề khác. Trước mặt ông là một người đàn ông bị bại từ thuở mới sanh ra đang xin ông tiền. Một lần nữa Phierơ không có tiền. Nhưng Phierơ đã nhìn thấy một nhu cầu lớn lao hơn nơi người ăn xin què quặt này. Người ăn xin này cần được chữa lành. Vì vậy Phierơ nói: "Bạc và vàng ta không có, nhưng điều ta có thì ta ban cho ngươi : Nhơn Danh Chúa Jêsus ở Nazarét, hãy đứng dậy và bước đi ”. Ngay lập tức, người què bước đi và nhảy lên ngợi khen Chúa. Cong Cv 3:1-8. Phierơ đã nhận lấy những gì thuộc về Chúa Jêsus, là quyền năng của ĐCT để chữa bệnh và sử dụng nó để đáp ứng nhu cầu thể xác của người ăn xin què quặt. Halelugia !

Trong một trường hợp khác, Chúa Jêsus và các môn đệ của Ngài đang nhìn xem mọi người bỏ tiền vào hộp tiền dâng - Mac Mc 12:41-44 Món tiền được quyên góp đó nhằm để giữ cho đền thờ được khang trang không bị xuống cấp Exo Er 12:9-12. Những người giàu có đã bỏ rất nhiều tiền vào hộp tiền dâng đó. Sau đó, có một bà góa nghèo đến và bỏ vào những đồng xu bằng đồng nhỏ bé. Chúa Jêsus nói với các môn đệ :

“Quả thật , ta nói cùng các ngươi, mụ góa này đã bỏ tiền vào rương nhiều hơn hết thảy những nguời đã bỏ vào vì mọi kẻ khác lấy của dư mình bỏ vào, còn mụ này nghèo của lắm, đã bỏ hết của mình có, là của có để nuôi mình ”.

Một ngày kia, tôi đã hỏi Chúa : “Tại sao Ngài bảo rằng người đàn bà góa nghèo kia đã bỏ vào NHIỀU HƠN HẾT THẢY mọi người đã bỏ tiền vào dâng trong hộp tiền đó ? Có thể nào hai đồng xu có thể mua nhiều vật dụng cho đền thờ hơn tất cả số tiền do những người giàu có dâng sao ? Chúa Jêsus đã trả lời cho tôi : “Khi người đàn bà bỏ hai đồng xu bằng đồng vào trong rương tiền. Ta đã nhìn thấy chính đàn bà ấy ở trong rương đựng tiền”. Người đàn bàn đó đã chạm đến tấm lòng của ĐCT. Bạn đã giảng về câu chuyện này bao nhiêu lần để gây quỹ cho công cuộc truyền

Page 204: Truong nhan su

giáo ? Mỗi khi câu chuyện này được giảng ra, ĐCT đã chạm đến tấm lòng của nhiều người để họ dâng hiến. Nhiều giáo sĩ được sai đi, nhiều nhà thờ được xây dựng lên. Thân thể của Đấng Christ được chu cấp về phần vật chất. Người đàn bà đó thật sự giàu có sung túc. Bà đã có thể nhận lấy quyền năng của ĐCT và sử dụng nó để đáp ứng nhu cầu thuộc linh của hàng triệu con người.

Ông Paul Yonggi Choi, một Mục sư tại Nam Hàn đã xây dựng một trung tâm thờ phượng có thể chứa được 10.000 người. Trong thời gian xây cất trung tâm này, đất nước họ đã phải trải qua thời kỳ khó khăn về kinh tế. Nhiều thuộc viên của Hội Thánh ông đã bị thất nghiệp. Số người dâng hiến càng ngày càng ít. Lúc bấy giờ có một bà cụ già 80 tuổi đến trong giờ dâng hiến, với một cái chén ăn cơm, một đôi đũa và một cái muỗng. Bà cụ nói : “Xin nhận lấy cái chén, đôi đũa và chiếc muỗng này như là phần dâng hiến của tôi. Đây là tất cả mọi sự tôi có. Đây là những điều tôi có thể dâng được”. Ông Choi đã từ chối : “Xin bà hãy giữ lại, vì làm sao rồi bà ăn cơm đây ?” Bà cụ khóc lên : “Ôi, Mục sư chẳng lẽ ĐCT không tiếp nhận món quà tặng này từ một bà cụ già sắp chết ư ? Xin vui lòng nhận chúng. Tôi có thể dùng một miếng bìa cứng làm chén và lấy tay làm muỗng. Xin hãy vui lòng nhận”. Ông Choi không thể từ chối bà cụ được nên ông nhận lấy cái chén, đôi đũa và chiếc muỗng. Một ông thương gia đứng lên và mua cái chén, đôi đũa, chiếc muỗng với giá 30.000. Câu chuyện này được cả hội chúng đều biết. Nhiều thuộc viên trong Hội Thánh dù chưa có công ăn việc làm đã hứa dâng khoản tiền lương của họ khi họ có công việc làm trở lại. Những người khác chuyển dọn sang khu nhà ở rẻ tiền hơn để có thể dành tiền dâng cho Hội thánh. Trong một thời gian, trung tâm này đã được xây dựng lên và các món nợ được trả hết. Một lần nữa, khi bà cụ già đặt chén cơm, đôi đũa và chiếc muỗng vào trong giỏ tiền dâng hiến, Chúa đã không nhìn thấy cái chén, đôi đũa và chiếc muỗng mà Ngài đã nhìn thấy cả con người cụ già trong đó. Tấm lòng của ĐCT đã được chạm đến. Người đàn bà đó đã đến cùng Chúa Jêsus và MUA LẤY VÀNG TỪ NƠI NGÀI. Bà đã có thể nhận lấy những gì thuộc về Chúa Jêsus và đã sử dụng quyền năng của ĐCT để đáp ứng nhu cầu của Hội thánh họ.

CHÌA KHÓA DẪN ĐẾN THỊNH VƯỢNG

Các bạn có chú ý chìa khóa dẫn đến thịnh vượng trong những câu chuyện trước đây không ? Chìa khóa là gì ?

DÂNG HIẾN (Ban cho)

Chúa Jêsus đã quyết định trong lòng rằng Ngài sẽ dâng vào tiền thuế của đền thờ. Phierơ đã ban cho những gì ông đã có trong Chúa Jêsus cho người ăn xin què quặt. Người đàn bà góa đã dâng cả sự sống mình.

Page 205: Truong nhan su

“Hãy cho, người sẽ cho mình, họ sẽ lấy đấu lớn nhận lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các người. Vì các người lường mức nào, thì họ cũng lường lại cho các người mực ấy ” LuLc 6:38

Ban cho và nhận lãnh là một vòng tròn trọn vẹn, thường đi theo luật của ĐCT. Nó giống như vòng tròn của những ngày trời nóng sẽ đi theo bởi ngày trời mưa như trút đổ. Nói cách khác, đó là một luật cai trị không những chỉ trong cõi thiên nhiên, một trật tự từ ngày nay qua ngày khác của mọi sự vật nhưng nó cũng cai trị cõi thuộc linh.

“Nhưng tôi nói điều này : hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều. Vậy mỗi người tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay vì ép uổng, vì ĐCT yêu kẻ thí của cách vui lòng. Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng đủ điều cần dùng trong mọi sự, lại còn rời rộng nữa để làm các thứ việc lành ”. IICo 2Cr 9:6-8

DÂNG PHẦN MƯỜI VÀ CÁC CỦA DÂNG KHÁC.

Có một số người nói rằng các việc dâng phần mười và các của dâng khác ngày nay không còn phải thực hành nữa, bây giờ chúng ta ở dưới ân điển chứ không phải ở dưới luật pháp. Đó là điều sai lầm. Việc dâng hiến phần mười (10%) trong số tiền thu được của bạn cho Chúa là điều được thực hành ngay cả trước khi luật pháp được ban hành, ngay cả trước khi luật pháp được ban cho Môise. Apraham cũng đã dâng phần mười.

Sau khi Apraham mới vừa đắc thắng vẻ vang sau một chiến trận. Ông đã cứu được cháu mình và Lót cùng với cả nhà của Lót và lấy được những của cải và hàng hóa của Sô đôm và Gômôrơ từ nơi tay kẻ thù nghịch. Trong phút chốc ông ông bỗng nên một triệu phú. Sau đó, Ápraham gặp MênchiXêđéc, là vua của Salem, Mênchixêđéc đã chúc phước cho Ápraham và nói rằng :

“Đáng chúc phước cho Ápraham của ĐCT chí cao. Đấng sở hữu cả trời và đất, đáng chúc phước cho ĐCT chí cao, Đấng đã phó các kẻ thù nghịch ông vào tay ông ”.

Khi Ápraham nghe điều này, KT chép : “Người bèn dâng một phần mười trong mọi vật”. Tại sao Ápraham đã làm như vậy ? ĐCT đã bày tỏ cho ông một số điều gì đó và đó là lý do tại sao Ápraham đã dành phần mười. Trước hết Ápraham học biết rằng chính ĐCT là Đấng sở hữu trời và đất và dĩ nhiên là gồm tất cả mọi vật ở trên đất. Ông đã nhìn vào số vàng và bạc, những áo xống đẹp đẽ và những bầy súc vật ông đã tìm lại được. Ông đã nhận thức rằng tất cả đều thuộc về thuộc về Đức

Page 206: Truong nhan su

Chúa Trời. Thứ hai, Ápraham học biết rằng ông đã thắng trận KHÔNG PHẢI vì cớ ông và những kẻ đi theo ông là những chiến sĩ tài giỏi, đa số trong bọn họ đều là những người chăn chiên. Họ đã thắng trận vì cớ Đức Chúa Trời đã phó kẻ thù nghịch vào trong tay họ. Khi Ápraham nhận biết lẽ thật này, Ápraham đã dâng phần mười. Bây giờ, hãy lắng nghe. Có một điều gì đó đã xảy ra khi Ápraham dâng phần mười. Sự liên kết của ông với những của cải vật chất được thay thế bằng sự lệ thuộc nương cậy hoàn toàn của ông nơi Đức Chúa Trời. Ápraham đã chuyển đổi hay đặt lại vị trí nhà của ông hay cuộc đời của ông từ nền bằng cát của cải vật chất sang một cái nền bằng ĐÁ : đó là Chúa Jesus Christ.

“Bấy giờ Vua Sôđôm nói cùng Ápraham rằng: Hãy giao người cho ta còn của cải thì ngươi thâu lấy. Ápraham đáp lại rằng: Tôi giơ tay lên trước mặt ĐỨC GIÊHÔVA là Đức Chúa Trời chí cao. Chúa tể của trời và đất mà thề rằng: Hễ của chi thuộc về vua, dầu đến một sợi chỉ, hay là một sợi dây giày đi nữa, tôi cũng chẳng hề lấy, e vua nói được rằng : nhờ ta làm cho Ápraham giàu có. Chỉ món chi của những người trẻ đã ăn và phần của các người cùng đi với tôi là Ane, Ếchcôn và Mamrê. Về phần họ, họ lấy phần của họ đi .” - SaSt 14:21-23

Bởi việc dâng hiến phần mười mọi tài sản, Ápraham có thể giữ vững những của cải chân chính. Ông được giải phóng khỏi ngục tù được gọi là “lòng yêu mến tiền bạc”. Thoát khỏi lòng tham lam và những nỗi dằn vặt tra tấn thường đi chung với sự tham lam. Sau đó Ápraham đã di chuyển và lập nghiệp ngay tại trung tâm và nguồn của mọi của cải, giàu có thật. Chính Đức Chúa Trời, chính Ngài đã trở nên phần thưởng của Ápraham.

Sau các việc đó, trong sự hiện thấy có Lời của Đức Giêhôva phán cùng Ápraham rằng : “Hỡi Ápraham! ngươi chớ sợ chi, ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi. Phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn .” 15:1

Bây giờ, chúng ta hãy đọc trong MaMl 3:8-10“Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trời sao? Mà các ngươi ăn trộm Ta. Các ngươi nói rằng: chúng tôi ăn trộm của Chúa ở đâu? Các ngươi ăn trộm trong các phần mười và trong các của dâng. Các ngươi bị rủa sả, vì các ngươi, thảy cả nước đều ăn trộ Ta. Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà Cha Ta, và từ nay các ngươi khá lấy điều này mà thử Ta. Đức Giêhôva vạn quân phán : xem Ta có mở cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không có chỗ chứa chăng ? ”.

Anh nói là ăn trộm của ĐCT ư ? Đó là một câu vô cùng khó làm. Nhưng KT nói rằng chúng ta ăn trộm ĐCT, nếu chúng ta giữ lại các phần dâng hiến phần mười và các của dâng khác. Loài người ăn trộm được ĐCT được sao ? ĐCT đáp : “Loài người đang ăn trộm của Ta, nhưng loài người không muốn chấp nhận điều đó. Tại

Page 207: Truong nhan su

sao ? Bởi vì loài người không dùng cách tính toán theo loài người của mình. Loài người không đi theo sự tính toán của ĐCT.”

Giả sử, một nhân viên văn phòng nhận được 500đ. Người này nói : “Tôi có 500đ, tôi làm chủ 500đ này, tôi đã làm ra nó. Tôi đã đầu tư thời gian và sức lực để làm việc trong văn phòng - đó là phép tính toán của loài người -”. Nhưng KT nói : “ĐCT là Chúa tể hay là Đấng làm Chủ của cả trời và đất”. Kinh Thánh nói rằng ĐCT làm chủ cả 500đ mà người đó đang có trong túi. Bây giờ Chúa truyền lệnh người ấy phải đem 10% hay là 50đ cộng với một của dâng, ví dụ như 5đ nữa vào trong kho của Ngài. Đó là tiền của ĐCT, ĐCT truyền lệnh cho người ấy giao 55đ vào trong nhà kho của Ngài và sau đó người ấy có thể giữ phần còn lại 445đ. Nhưng giả sử như người này phản đối . Người ấy nói rằng : “Tôi sẽ không dâng, tiền này là của tôi tất cả, tôi có thể sử dung chúng theo cách mà tôi muốn”. Thì người này có đang làm đúng không ? Dĩ nhiên là không. Thật ra, chỉ ĐCT là chân thật còn mỗi người đều nói dối. ĐCT sở hữu mọi đồng tiền mà người ấy có trong túi. Nếu người ấy giữ lại số tiền phần mười và các của dâng là người ấy đã ăn trộm của ĐCT.

Bây giờ, ĐCT bảo chúng ta phải đem tiền phần mười và các của dâng vào trong nhà kho của Ngài. Nhà kho của Ngài là ở đâu ? Nhà kho ấy ở trong nhà của ĐCT. Chúng ta đã học biết rằng Hội thánh địa phương là nhà của Chúa. Là nơi bạn được gieo trồng. Là nơi bạn được nuôi dưỡng. Là nơi bạn được huấn luyện và được môn đệ hóa. Đó là nơi bạn đem các phần dâng phần mười và các của dâng khác.

Một số Cơ đốc nhân đã trung tín trong việc đem tiền phần mười và các của dâng khác vào Hội thánh địa phương của họ. Họ đều biết 3:10. Họ còn học thuộc lòng đoạn văn này nữa. Nhưng họ không nhận thấy những ơn phước sung mãn như đã được hứa ban trong cùng một câu ấy. Tại sao vậy ? Hãy lưu ý trong 3:10 là lời dạy của Chúa gồm có hai phần :Phần thứ nhất nói rằng : “Hãy ĐEM hết thảy phần mười và các của dâng”. Vậy nên họ đem hết phần mười và các của dâng vào Hội thánh địa phương. Nhưng rồi họ dừng lại ở đó. Họ không đi theo phần thứ hai.

Phần thứ hai nói rằng : “KHÁ LẤY ĐIỀU NÀY MÀ THỬ TA ”. Đây là hoàn cảnh duy nhất mà ĐCT nói rằng : “HÃY THỬ TA ”. ĐCT đang nói rằng : “Ý chí của Ta là muốn cho dân sự Ta được thịnh vượng. Ta muốn mở những cánh cửa ở trên trời cho các ngươi và đổ xuống trên các ngươi NHỮNG ƠN PHƯỚC NHƯ VẬY”. ĐCT muốn tuôn đổ xuống bao nhiêu phước hạnh ? Những ơn phước khiến mỗi một phòng trong cuộc đời của bạn đều được đổ đầy. Halêlugia ! “Ta muốn làm như vậy”. Chúa phán : “Nhưng trước hết ngươi phải đem những phần mười và các của dâng - thứ hai, ngươi phải lấy ĐIỀU NÀY MÀ THỬ TA”. Quyển tự điển Webster

Page 208: Truong nhan su

đưa ra một lời giải nghĩa tuyệt vời về từ ngữ “ THỬ ”. Thử có nghĩa là học biết hay tìm ra qua kinh nghiệm, ĐCT muốn chúng ta tìm ra QUA KINH NGHIỆM những phước hạnh mà Ngài muốn tuôn đổ xuống. Hãy để tôi cho bạn một ví dụ :

Chúng tôi có hai giáo sĩ trong vùng là người đang cầu nguyện xin ĐCT chu cấp nhu cầu tài chánh cho Hội thánh mới mở của họ. Khi tôi đến thăm, họ nói cho tôi biết về nan đề của họ. Vậy tôi hỏi họ : “Các bạn có trung tín dâng phần mười và các của dâng khác không ? ”. Họ đáp có. Sau đó tôi hỏi : “Sau khi dâng hiến phần mười và các của dâng các bạn có thử ĐCT không ? Nói cách khác, các bạn có thật sự trông đợi Ngài chúc phước cho các bạn không? Họ đáp : “Không, chúng tôi không bao giờ thử Ngài”. Tôi nói : “Tất cả chúng ta hãy thử Ngài ngay bây giờ”. Tất cả chúng tôi đã cầu nguyện : “Lạy Chúa, chúng con thử Ngài trong điều này ngay bây giờ”. Xin mở cho chúng con các cửa sổ trên trời và đổ xuống những ơn phước để đổ đầy mỗi phòng trong những cuộc đời và chức vụ của chúng con. Chúng con cám ơn Ngài, chúng con cầu nguyện trong danh Chúa Jêsus. Amen”.

Sau đó họ đã gởi cho tôi một lá thư. Họ nói : “Ô ! Kuya Ben, chúng tôi đã kinh nghiệm một phép lạ sau khi chúng ta cầu nguyện và thử Chúa. Một ngày kia, chúng tôi đang đếm số tiền quyên góp của Hội thánh. Tôi dã đếm tiền đang khi người bạn của tôi ghi con số vào sổ. Con số ấy là 1.000 Pesos (tiền Phi Luật Tân). Người bạn tôi kiểm lại lần thứ hai và đếm lại. Cô ấy nói : Số tiền nhiều hơn điều tôi đã ghi đó là 1.200 Pêsô. Vì vậy, tôi đếm lại lần nữa. Số tiền là 1.400 Pêsô. Con số lại nhiều hơn số người bạn của tôi đã đếm. Số tiền cứ nhân thêm lên đang khi chúng tôi đếm cho đến khi chúng tôi có 2.000, là số tiền mà chúng tôi đã cần.”

I. LỜI DẶN

Trong một mẫu giấy rời, hãy viết ra cây trả lời của bạn cho những câu hỏi sau đây. Sau đó kiểm lại xem những câu trả lời của bạn chính xác hay không bằng cách xem vào BẢNG TRẢ LỜI CHÌA KHÓA ghi ở cuối cấp học. Nếu câu trả lời của bạn sai, hãy trở lại học phần bài học đó. Đừng tiếp tục sang bài học kế tiếp cho đến khi bạn đã trả lời đúng mọi câu hỏi dưới đây và đã vâng theo lời dạy dỗ của Chúa Jêsus chúng ta được tìm thấy trong bài học này.

II. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN CHO BÀI DÂNG HIẾN VÀ THỊNH VƯỢNG 1. Sự thịnh vượng là gì ?2. Có phải ý chí của ĐCT là muốn chùng ta được thịnh vượng không ? Hãy hậu thuẫn cho câu trả lời bạn.3. CHÌA KHÓA dẫn đến sự thịnh vượng là gì ?4. Những điều gì ngăn trở sự thịnh vượng ?

Page 209: Truong nhan su

5. Bạn dâng hiến phần mười và các của dâng vào nơi nào ?6. Trông mong những phước hạnh vật chất sau khi bạn dâng hiến có phải là điều sai lầm không ?

Ghi chú cá nhân :

BÀI 11: SỰ CHỮA LÀNH THIÊN THƯỢNG

Đề tài của bài học này được gọi là sự Chữa Lành Thiên Thượng, Thiên Thượng là vì cớ sự chữa lành này : đến trực tiếp từ ĐCT. Tôi sẽ bắt đầu bằng cách kể cho bạn nghe một câu chuyện. Có một bà kia đến tham dự một kỳ huấn luyện của chúng tôi tại Thái Lan. Nói theo nghĩa đen thì bà đã bò đến phía trước để xin được chữa lành. Tôi đã chú ý thấy đôi tay bà chẳng có ngón tay nào và đôi chân thì không còn ngón chân nữa. Bà là một người bị phong cùi. Bệnh phong cùi sẽ ăn dần cơ thể từng chút một và dần dần những phần cơ thể bị rơi rụng đi. Có một số những người phung sẽ mất mũi và tai. Mùi hôi thối xông ra từ những phần xác thịt đang mục rữa. Người đàn bà này nói : “Ô, cả thân thể tôi đều đau nhức, từ đầu của tôi xuống đến chân tôi bị đau đớn khắp cả người”. Tôi biết rằng đấy cũng là một dấu hiệu tấn công khác của bệnh cùi. Trước hết sẽ là sự đau nhức rồi tiếp đến cảm giác tê cứng, sau đó xác thịt sẽ mục rữa. Đang khi tôi đặt tay trên tay bà ta, tôi cảm thấy một sự cảm thương rất mạnh mẽ đối với bà. Tôi đã khóc và khóc. Tôi không thể cầu nguyện được ! Tôi chỉ khóc cho người phụ nữ này. Chúa đã ban cho tôi một sự cảm thương như vậy đối với người bị phong cùi này. Đang khi tôi vừa cúi người và vừa đặt tay và nói những lời than thở không thể nói ra được. Tôi lưu ý thấy người phụ nữ này đứng lên. Bà ta nhảy lên và bắt đầu ngợi khen Đức Chúa Trời. Tôi hỏi người phiên dịch Thái của tôi : “Điều gì đang xảy ra cho bà ấy vậy?”. Người phụ nữ nói : “Không còn đau nữa, không còn đau nữa”. Bà ấy ra về với sự vui mừng.Đang khi đặt tay trên người phụ nữ bị phung. Tôi nhớ lại câu chuyện về Chúa Jêsus được ghi lại trong Mat Mt 8:2-3 :

“Nầy có một người phung đến gần, lạy Ngài mà thưa rằng nếu Chúa muốn, chắc có thể làm cho tôi sạch được. Bấy giờ Chúa Jêsus giơ tay rờ người mà phán rằng: Ta khứng, hãy sạch đi. Tức thì người phung được sạch ”.

Chúng ta phải hiểu rõ xã hội bấy giờ thời Chúa Jêsus đã đối đãi thế nào đối với những người phung. Luật pháp của họ buộc những người phung phải bị đuổi ra khỏi gia dình. Những người phung phải tự sống một mình bên ngoài thành phố. Người phung ấy có thể là cha, là mẹ hay là con cái trong gia đình. Nếu một người phung đến gần mọi người thì luật pháp buộc mọi người phải ném đá họ cho đến chết. Người ta tin rằng bệnh phung là một hình thức phán xét của Đức Chúa Trời. Một người phung không thể nào được tiếp nhận trong xã hội của họ, trừ phi người

Page 210: Truong nhan su

đó đã được sạch. Người phung đã đến với Chúa Jêsus bất kể sự cấm đoán của luật pháp họ. Điều người phung đã nói rất đáng lưu ý. Ông ta không nói : “Lạy Chúa, xin chữa lành cho tôi.” Mà ông ta nói : “Lạy Chúa, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi sạch được”. Nói khác đi, người phung có ý nói rằng : “Lạy Chúa, tôi biết rằng Ngài có thể làm cho tôi sạch được. Ngài là Chúa, Ngài có thể làm điều đó. Nhưng tôi không biết rằng có phải ý muốn của Ngài là chữa lành cho tôi hay không”.

Ngay cả ngày hôm nay, người ta vẫn còn hỏi câu hỏi như vậy : “Có phải ý muốn của ĐCT là chữa lành ngày nay không ? ”. Câu hỏi này đã được giải đáp cho tâm trí của người phung khi Chúa Jêsus đáp : “Ta muốn (ta khứng ) hãy sạch đi ” Chúa Jêsus không chỉ phán mà thôi. Ngài đã làm điều bất ngờ. Ngài đã rờ đến người phung. Người phung được sạch. Câu hỏi được giải đáp.

Có năm lý do để tin rằng ý muốn của ĐCT là chữa lành, ngày nay qua Chúa Jêsus Christ của chúng ta.

1. Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá để cất đi tội lỗi và bệnh tật của chúng ta.2. Chúa Jêsus đã đến để phá hủy những công việc của ma quỷ.3. Trước đây Chúa Jêsus đã chữa lành và ngày nay Ngài là Đấng không hề thay đổi.4. Chúa Jêsus đã chữa lành bởi sự xức đầu của ĐTL. Chính ĐTL ấy đang ở trong Hội thánh để cùng làm những phép lạ như vậy.5. Chúa Jêsus truyền mạng lệnh cho những môn đệ của Ngài (tất cả chúng ta) phải nhơn Danh Ngài mà đặt tay trên kẻ đau.

JÊSUS ĐÃ CHẾT TRÊN THẬP TỰ GIÁ ĐỂ CẤT ĐI NHỮNG TỘI LỖI và TẬT BỆNH CỦA CHÚNG TA.

Chúng ta hãy đọc Mat Mt 8:16-17 : “Và Ngài ... đã chữa lành tất cả (hết thảy ) những người bệnh, vậy cho ứng nghiệm lời của Đấng Tiên tri Êsai đã nói rằng: chính Ngài đã cất đi những tính nhu nhược, yếu đuối của chúng ta, và gánh lấy bệnh hoạn của chúng ta ”.

Êsai đã viết ra điều này 400 năm trước khi Chúa Jêsus đến. Ông đã viết về những điều Đấng Mêsi sẽ làm khi Ngài đến. Và khi Chúa Jêsus đến, Ngài đã chữa lành kẻ tật bệnh ĐỂ LÀM ỨNG NGHIỆM những gì Đức Chúa Cha muốn Ngài làm trên đất. Chúng ta hãy đọc những gì Tiên tri Êsai đã nhìn thấy Đấng Mêsi làm - 400 năm sau thời của Êsai.

“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực (đau ốm ) của chúng ta. Mà chúng ta tưởng rằng người đã bị ĐCT đánh và đập làm cho khốn

Page 211: Truong nhan su

khổ ... Nhưng Người đã bị thương tích bởi vì cớ những tội lỗi của chúng ta, bị bầm tím (giập ) bởi vì sự gian ác của chúng ta. Bởi sự trừng phạt Người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người chúng ta được lành bệnh ” . EsIs 53:4-5

Nói cách khác, KT nói rằng Đấng Mêsi đã đến để cất đi hai điều :1. Tội lỗi.2. Tật bệnh.

Tất cả chúng ta đều biết rằng Chúa Jêsus đã đến và chết trên thập tự giá để cất đi mọi tội lỗi của chúng ta. Nhưng Kinh Thánh cũng nói rằng bởi sự đau khổ và sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá, Ngài cũng đã cất đi mọi đau đớn và bệnh tật của chúng ta. Bạn có tin rằng Chúa Jêsus đã cất đi mọi tội lỗi trên thập tự giá không ? Có. Vậy thì Ngài cũng đã cất hết mọi bệnh tật của chúng ta. Chúa Jêsus đã làm điều đó để vâng theo ý chỉ của cha Ngài. Do đó ý muốn của ĐCT là chữa lành kẻ đau, cũng như ý muốn của Ngài là cất đi tội lỗi.

Một Cơ đốc Nhân đã gọi điện thoại cho tôi và nói rằng : “Tôi nghe nói ông đang giảng dạy rằng ĐCT ngày nay vẫn đang chữa lành bệnh tật. Xin ông vui lòng đến và thăm em trai tôi tại TRUNG TÂM TIM MẠCH PHI LUẬT TÂN được không? Những bác sĩ nói rằng cậu ấy có một cái lỗ trong van tim. Họ phải mổ ra nhưng chúng tôi không có đủ tiền để chi trả mọi phí tổn.” Tôi đã đến bệnh viện và gặp người em bệnh hoạn đó của anh ấy. Người em này không phải là Cơ đốc Nhân. Tôi nói cho cậu ấy nghe tại sao Chúa Jêsus đã đến thế gian này.

“Chúa Jêsus đã đến để cất đi mọi tội lỗi và bệnh tật của chúng ta, Ngài đã chết trên thập tự giá để làm điều đó. Nhưng hiện nay Chúa Jêsus đang sống. Ngài đang có mặt trong phòng này. Chúa Jêsus đang nói với anh : “Này Ta đang đứng ngoài cửa tấm lòng của ngươi mà gõ, nếu ngươi nghe tiếng Ta và mở cửa ra thì Ta sẽ bước vào với ngươi ngay bây giờ và chữa lành cho ngươi”.

Người thanh niên này nhìn tôi và thắc mắc : “Ông muốn nói là chính ĐCT sẽ bước vào lòng tôi ư ? ”.

Tôi đáp : “Vâng, Ngài sẽ bước vào. Ngài đã chết cho anh để cất đi mọi tội lỗi và tật bệnh của anh. Bây giờ anh có sẵn lòng phó dâng cả cuộc đời cho Ngài không?”.Anh ấy đáp : “Vâng”. Nên chúng tôi cùng cầu nguyện với nhau.Sau đó tôi hỏi anh “Bây giờ Chúa Jêsus đang ở đâu?”“ Ở trên thiên đàng ”.“Đúng, Ngài ở trên thiên đàng, nhưng chẳng phải là anh mới tiếp nhận Ngài vào lòng đó sao? ”“Ồ, phải, phải. Bây giờ Chúa Jêsus đang ở trong lòng tôi”.Tôi nói với anh một lần nữa : “Chúa Jêsus đã đến với anh để cất đi mọi tội lỗi của

Page 212: Truong nhan su

anh. Bây giờ anh vẫn còn tội lỗi phải không? ”.“ Dĩ nhiên là không. Chúa Jêsus đã cất đi tội lỗi của tôi rồi”.Sau đó tôi hỏi anh “Còn về bệnh tật trong tim anh thì như thế nào? Nó vẫn còn ở đó không? ”“ Cũng không còn nữa”.“ Nếu nó không còn nữa, thì anh sẽ làm gì? ”.

Người đàn ông này bước xuống khỏi giường và bắt đầu đi lại quanh phòng. Sau đó ông cảm thấy khỏe và nhảy lên nhảy xuống. Vợ anh rất ngạc nhiên và nói rằng : “Mình ơi đừng làm như vậy. Anh đang đau mà”. Anh ấy đáp : “Hết rồi, Chúa Jêsus đã cất đi mọi tội lỗi và bệnh tật của anh rồi ”. Người đàn ông này đã rời bệnh viện và được lành bệnh hoàn toàn.

Bây giờ, chúng ta hãy xem chữ “CẤT ĐI ” là chữ chìa khóa để hiểu được sự chữa lành Thiên Thượng. Một ngày nọ tôi đi trên một chiếc xe buýt công cộng. Xe buýt dừng lại một trạm đón khách. Tôi hỏi người tài xế : “Chúng ta sẽ dừng lại đây bao lâu ?”. Anh ta đáp : “Vào khoảng 15 phút”.

Vì vậy tôi xuống xe buýt và nhìn quanh để kiếm mua một tờ báo. Tôi đã gặp được một cậu bé bán báo và mua một tờ. Nhưng bấy giờ tôi thấy xe buýt chuyển bánh “Ê, đợi tôi với”. Tôi gắng hết sức chạy nhanh trở lại, bỏ tiền và tờ báo lại đằng sau. Tôi đã vào trong xe buýt, nhìn thấy cậu bé bán báo chạy theo chiếc xe : “Thưa ông, thưa ông hãy lấy lại tờ báo của ông ! Ông đã trả tiền rồí !”.

Chúa đã dùng điều đó để phán với tôi. Trước khi tôi trả tiền cho cậu bé thì tờ báo đó thuộc về cậu bé. Sau khi tôi trả tiền báo thì tờ báo đó không còn thuộc về tài sản của cậu bé nữa. Tờ báo đó thuộc về tài sản của tôi. Nó thuộc về tôi, cậu bé bán báo phải giao nó lại cho tôi vì tờ báo ấy không còn thuộc về cậu bé nữa. Đối với tội lỗi và tật bệnh của chúng ta cũng như vậy. Chúng không còn thuộc về chúng ta nữa. Hãy để cho Chúa Jêsus cất chúng đi.

Tôi được mời đến giảng tại một Hội thánh tại Los Angeles California. Một trong những Mục sư ở đó là người Phi Luật Tân. Vị mục sư này mới trải qua một cơn đau tim ngay trước khi tôi đến Hội thánh của ông. Ông đang ngồi trên một chiếc xe lăn tay, lắng nghe bài nói chuyện của tôi. Sau đó khi chúng tôi nói đến chữ “Bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” - tôi nói ra hình ảnh minh họa về cậu bé và tờ báo. Và tôi giải thích ý nghĩa của câu “CẤT ĐI”. Sau đó tôi nói : “ Chúa Jêsus đã trả giá hết cho mọi tật bệnh của bạn. Nói cách khác, những tội lỗi và bệnh tật không còn thuộc về bạn nữa. Tại sao bạn còn nắm giữ lấy chúng ? Hãy trao hết cho Chúa Jêsus ! Ngài đã trả giá cho mọi bệnh tật này hết rồi”. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy vị mục sư này nhảy ra khỏi chiếc xe lăn tay của ông. Ông bắt đầu la lên “Halêlugia, Halêlugia ! Chúa Jêsus đã cất đi hết mọi bệnh tật của tôi rồi”. Ông ấy

Page 213: Truong nhan su

được chữa lành hoàn toàn.

CHÚA JÊSUS ĐÃ ĐẾN ĐỂ HỦY PHÁ CÔNG VIỆC CỦA MA QUỶ

Chúng ta hãy đọc IGi1Ga 3:8 “Và, con của Đức Chúa Trời đã hiện ra để phá hủy công việc của ma quỷ ”.

Những công việc của ma quỷ là gì ? Một công việc của ma quỷ là khiến cho người ta phạm tội. Nó đã cám dỗ Ađam và Êva, Ađam đã phạm tội với Đức Chúa Trời. Hậu quả là sự chết ngự trị từ Ađam đến Môise, vượt qua cả những người chẳng phạm tội giống như tội của Ađam - RoRm 5:14. Vậy bởi sự cám dỗ Ađam phạm tội, ma quỷ đã khiến cho sự chết bước vào thế giới. Bệnh tật cũng bao gồm trong quyền cai trị của sự chết. Bệnh tật có thể dẫn đến sự chết.

Bệnh tật gây ra bởi ma quỷ như cũng bày tỏ trong LuLc 13:10-16 và Cong Cv 10:38. Chúa Jêsus đến để huỷ phá công việc của ma quỷ trong đó bao gồm cả việc cất đi mọi bệnh tật.

Một ngày kia chúng tôi đến cơ sở Truyền giáo của chúng tôi tại Hunduan. Tại đó chúng tôi thăm viếng một phụ nữ đã đau bệnh suốt trong một năm. Bà vẫn còn nằm trên giường và đang bị sốt cao. Người chồng là một Cơ đốc Nhân nói rằng : “Ba đứa con của chúng tôi đã lần lượt qua đời. Sau đó vợ tôi bị đau, bà cảm thấy rất yếu nhược và nằm trên giường bệnh từ đó đến nay. Bác sĩ đã chịu bó tay”. Đang khi người đàn ông giải thích trường hợp của bà. Tôi nói “ Chúa ôi, điều gì xảy ra với người phụ nữ này vậy ?”. Chúa đã mặc khải cho tôi thấy người phụ nữ này đổ lỗi cho Đức Chúa Trời về cái chết của ba đứa con của bà. Tôi hỏi Chúa :“Con sẽ làm gì đây, thưa Chúa ? ”. Ngài khiến tôi nhớ lại IGi1Ga 3:8. Vì vậy tôi nói với bà : “Hãy nghe này, Đức Chúa Trời đang nói với tôi rằng con cái của bà bị chết không phải vì Ngài. Chúng đã chết vì cớ ma quỷ”. Người phụ nữ này rất kinh ngạc. Tôi đọc cho bà nghe 3:8 rồi tôi nói : “Chúa Jêsus đã đến để hủy phá những công việc của ma quỷ. Những công việc của ma quỷ là cướp bóc, giết và hủy diệt. Ma quỷ đến để giết con cái của bà. Ma quỷ làm cho bà bị đau, nhưng Chúa Jêsus đến để phá hủy những công việc của ma quỷ. Vì vậy bà không cần phải đau nữa. Nhưng trước hết bà phải ăn năn về sự đổ lỗi cho ĐCT. Bà có sẵn lòng ăn năn không? Người phụ nữ này khóc và nói : “Lạy Chúa, xin hãy tha thứ cho con, vì con đã phạm tội. Xin rửa cho con được sạch hết mọi tội lỗi bởi huyết quý báu của Ngài. Con cám ơn Chúa Jêsus”. Bà cảm thấy mạnh khỏe. Bà ngồi dậy và chuẩn bị một ít khoai ngọt để mời chúng tôi ăn. Vài ngày sau đó, người chồng đã nói cho chúng tôi biết rằng vợ ông đã hoàn toàn bình phục.

CHÚA JÊSUS ĐÃ CHỮA LÀNH TRƯỚC ĐÂY VÀ NGÀI KHÔNG HỀ THAY ĐỔI HÔM NAY

Page 214: Truong nhan su

Chúa Jêsus đã chữa lành trước đây và ngày hôm nay Ngài cũng y như vậy - HeDt 13:8. Trong quá khứ Chúa Jêsus đã làm gì ? Ngài đã giảng Tin lành và chữa lành kẻ đau. Hiện nay Chúa Jêsus đang sống. Chính ý muốn của Ngài là chữa lành ngày hôm qua. Chúa Jêsus không hề thay đổi. Nhưng hãy lưu ý : chỉ những người nào đến với Chúa Jêsus mới được chữa lành và được tha thứ. Ngày hôm nay cũng vẫn với điều kiện đó. Tất cả chúng ta phải đến với Chúa Jêsus nếu chúng ta muốn những tội lỗi và bệnh tật của chúng ta được Chúa cất đi.

CHÚA JÊSUS ĐÃ CHỮA LÀNH BỞI SỰ XỨC DẦU CỦA ĐỨC THÁNH LINH CŨNG CHÍNH ĐTL Ở TRONG HỘI THÁNH ĐANG LÀM NHỮNG PHÉP LẠ ĐÓ. Chúa Jêsus đã chữa lành kẻ đau bởi sự xức dầu của ĐTL - Cong Cv 10:38. Trong việc chữa lành kẻ đau, Chúa Jêsus đã sử dụng quyền năng của ĐTL, điều này cũng tương tự với Phaolô : “Vì tôi chẳng dám nói những sự khác hơn mà Đấng Christ cậy tôi làm ra để khiến dân ngoại vâng phục Ngài bởi lời nói và bởi việc làm. Bởi quyền phép của dấu kỳ phép lạ, bởi quyền phép của Thánh Linh ĐCT. Ấy là từ thành Jêrusalem và các miền xung quanh cho đến xứ Xyri, tôi đã đem đạo Tin Lành của Đấng Christ đi khắp chốn ”.RoRm 15:18-19

Những dấu kỳ phép lạ mà Phaolô đã thực hiện là gì ? Một trong những dấu đó là chữa lành kẻ đau. Phaolô đã chữa lành kẻ đau bằng quyền năng của Đức Thánh Linh.

ĐTL đã xức dầu Chúa Jêsus để chữa lành kẻ đau.

ĐTL vẫn đang xức dầu cho những Cơ đốc Nhân để chữa lành cho kẻ đau.

Ngay ngày hôm nay, chúng ta vẫn có sự chữa lành Thiên Thượng vì có Đức Thánh Linh ngự trị trong chúng ta. Một lần kia, các nhân sự của chúng tôi có một buổi picnic. Trong ngày hôm đó, một số thức ăn bị hư. Tôi không ăn nhằm thức ăn đó nhưng anh Louie, vợ anh và những nhân sự khác đã ăn. Ngày hôm sau anh Louie đã điện thoại cho biết rằng vợ anh và anh bị nôn mửa và đi tiêu chảy. Anh hỏi tôi : “Anh có thể cầu nguyện cho tôi được không ?”. Tôi bảo : “Chúng ta hãy đọc 8:11.”

Nhưng nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em thì cũng nhờ Thánh Linh Ngài ban sự sống cho thân thể hay chết của anh em”.Chính Thánh Linh mà Đức Chúa Cha đã dùng để khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại đang sống ở trong thân thể bạn. Thánh Linh đó đang làm gì trong thân thể bạn bây giờ ? Đức Thánh Linh đang ban sự sống cho thân thể bạn. Vì vậy tôi nói với anh Louie : “Hãy tin và xưng ra lẽ thật về ĐTL đang ở trong thân thể anh bây

Page 215: Truong nhan su

giờ. Ngài đang ban sự sống, sức lực và sự chữa lành cho anh bây giờ”.

Ngày hôm sau, anh Louie làm chứng lại : “Đang khi tôi xưng ra Lẽ thật này, tôi cảm nhận một sự giảm bớt hẳn cơn đau bụng. Tôi nói điều này với vợ tôi, cô ấy cũng xưng ra Lẽ thật này và cũng nhận được sự giảm hẳn cơn đau tương tự”. Có sự chữa lành Thiên Thượng cho đến bây giờ vì cớ ĐTL đang ở trong Hội thánh, Ngài cũng đang làm những dấu kỳ phép lạ tương tự như vậy.

CHÚA JÊSUS TRUYỀN LỊNH CHO CÁC MÔN ĐỆ (TẤT CẢ CHÚNG TA) PHẢI NHƠN DANH NGÀI MÀ ĐẶT TAY CẦU NGUYỆN CHO KẺ ĐAU.

Chúa Jêsus đã truyền lệnh cho các môn đệ (tất cả chúng ta) phải nhơn danh Ngài đặt tay trên kẻ đau cầu nguyện - Mac Mc 16:17-8 Chúa Jêsus truyền lệnh cho chúng ta ngày nay phải sử dụng Danh Ngài. Một trong những cách để sử dụng Danh Ngài là gì ? Nhơn Danh Ngài, chúng ta đặt tay trên kẻ đau và kẻ đau sẽ được lành. Thật là điều rồ dại nếu Chúa nói rằng : “Ta cho phép ngươi sử dụng Danh Ta để chữa lành kẻ đau, nhưng mà ý muốn của Ta không phải là chữa lành kẻ đau”. Đó là điều rồ dại. Nói khác đi, nếu bạn công nhận rằng việc chữa lành kẻ đau không phải là ý muốn của ĐCT ngày hôm nay, thì làm sao bạn có thể giải thích mạng lệnh đặc biệt của Chúa Jêsus cho tất cả mọi tín đồ được ?

Chúng ta vừa mới kể ra năm lý do chứng tỏ rằng ý muốn của ĐCT ngày nay là chũa lành. Bây giờ chúng ta sẽ học năm điều bao gồm trong sự chữa lành Thiên Thượng gồm có :1. Sự chữa lành tâm linh.2. Sự chữa lành thân thể.3. Sự chữa lành tâm hồn.4. Sự chữa lành khỏi bị tà linh ám.5. Sự chữa lành cho kẻ hấp hối và kẻ chết.

SỰ CHỮA LÀNH CHO TÂM LINH CON NGƯỜI.

Tâm linh con người có thể bị đau chăng ? Tội lỗi gây nên bệnh tật trong tâm linh. Một tâm linh bệnh hoạn có thể ảnh hưởng đến cả thân thể. Tôi có mở một chương trình huấn luyện chuyên đề trong 3 ngày tại Minđanao. Nhiều người đã đến để cầu nguyện trong ngày đầu tiên. Một người thanh niên đến và xin được chữa lành. Tôi nhìn thấy một bàn chân của anh ta có một vết thương loét miệng to. Tôi hỏi anh ta tại sao bị như vậy. Anh ta đáp : “Tôi không biết, tôi chỉ lưu ý thấy có mọt vết bỏng giộp lên rồi nó trở thành to hơn, to hơn”. Tôi nhìn thấy nước mủ rỉ ra và nó đã bốc mùi rồi. Đang khi tôi đặt tay trên anh, Chúa phán với tôi : “Anh ta có tội lỗi trong đời sống mình”. Chúa không bày tỏ tội lỗi đặc biệt nào. Nên tôi chỉ nói với chàng thanh niên : “Chúa phán với tôi là anh có giữ tội lỗi trong đời sống anh. Anh phải

Page 216: Truong nhan su

ăn năn. Anh có bằng lòng ăn năn không ? ”. Chàng thanh niên này rất ngạc nhiên. Anh suy nghĩ một ít lâu rồi nói : “Không, không, tôi không thể”. Tôi hỏi : “Tại sao không?”. Anh bảo tôi : “Tôi chỉ không thể làm được”. Tôi đáp : “Trong trường hợp đó tôi không thể cầu nguyện cho anh được”. Người thanh niên đó bỏ đi.

Qua ngày hôm sau, người thanh niên này lại đến xin cầu nguyện. Nên tôi hỏi anh ta : “Anh đã ăn năn chưa ?”. Anh ta đáp : “Tôi muốn nhưng không biết làm thế nào”. Vậy tôi dạy anh làm thế nào để ăn năn. Về sau tôi biết rằng anh ta chưa phải là Cơ Đốc Nhân. Sau khi đã ăn năn, tôi hướng dẫn anh ta tiếp nhận Chúa Jêsus làm chủ và làm Cứu Chúa của mình. “Bây giờ chúng ta có thể xin Chúa chữa lành vết thương của anh”. Tôi đã cầu nguyện ngắn gọn : “Lạy Chúa, bây giờ anh ấy đã ăn năn, xin Ngài hãy chữa cho vết thương của anh được khô và lành”. Phương thuốc cứu chữa cho một tâm linh bệnh hoạn là gì ? Sự ăn năn. Nếu một người chưa phải là Cơ Đốc Nhân, hãy hướng dẫn người ấy tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và Cứu Chúa của mình. Nếu người đó đã là Cơ Đốc Nhân rồi, thì chỉ cần ăn năn là đủ. Nhiều khi sự ăn năn bao hàm cả việc tha thứ cho người khác.

Có một bà thư ký của một Công ty nọ. Khi ông chủ của bà nghỉ hưu. Một người khác ngoài Công ty đã trở thành ông chủ của bà. Hẳn nhiên, vị chủ mới này không biết cách điều hành văn phòng nên ông nhờ bà thư ký này giúp đỡ ông. Bà thư ký này đã giúp đỡ ông trong hai tháng. Ông chủ mới này đã học tập rất nhanh. Sau đó ông cho bà nghỉ việc và mướn một cô thư ký trẻ hơn. Sau đó, bà thư ký không thể nào ngủ được và bà đã trải qua một cơn suy sụp tinh thần trầm trọng. Bà tham dự khóa huấn luyện của chúng tôi và xin được cầu thay. Đang khi tôi cầu nguyện, Chúa bảo tôi rằng : “Bà ta ghét một người nào đó”. Nên tôi nói với bà như vậy. Thì bà khóc và nói : “Phải, có một người. Tôi không bao giờ có thể tha thứ cho ông ấy. Sau khi chỉ vẽ cho ông ấy mọi việc của văn phòng, ông ấy cho tôi nghỉ việc. Tôi đã lập một chồng hồ sơ để kiện ông ta”. Vậy tôi bảo bà : “Bà phải tha thứ cho người đó. Sự cay đắng làm cho tâm linh bà bệnh hoạn. Nó cũng ảnh hưởng đến thân thể của mình”. Bà đáp : “Tôi không thể, làm sao tôi có thể tha thứ cho người đó được ? ”. Tôi nói với bà rằng sự tha thứ là một quyết định. Nó không dựa nơi những gì chúng ta cảm xúc. Đó chính là điều Chúa Jêsus đã làm trên thập tự giá. Khi Ngài bị treo trên thập tự giá, Ngài không hề cảm thấy dễ chịu. Nhưng Chúa Jêsus có một quyết định. Ngài đã nói “Lạy Cha xin tha tội cho họ”. Bây giờ, tôi hỏi bà có bằng lòng tha thứ không. Bà đáp có. Tôi hướng dẫn bà cầu nguyện tha thứ cho người đã cho bà nghỉ việc. Tôi bảo bà hãy nói ra sự tha thứ đó : “Lạy Chúa Jêsus, vì ý chỉ của Ngài là con phải tha thứ cho ông chủ của con về những gì ông ta đã làm với con”. Bà đã lặp lại lời cầu nguyện này lớn tiếng. Sau đó tôi tiếp tục : “Lạy Chúa, con cũng cầu xin Ngài chúc phước cho ông ấy”.

Người phụ nữ này khựng lại. Bà không thể lặp lại lời cầu nguyện này. Bà nói : “Ồ,

Page 217: Truong nhan su

làm sao tôi có thể cầu xin ĐCT ban phước cho ông chủ của tôi trước đây được”. Tôi tiếp lời : “Đó là bằng chứng rằng bà đã tha thứ cho ông ấy. Ông chủ của bà có phải là Cơ đốc nhân không ?”. Bà đáp “Không”. Tôi nói : “Chúng ta sẽ cầu xin ĐCT chúc phước cho ông ấy và cho ông sớm nhận biết Chúa Jêsus là Chủ là Cứu Chúa của mình. Bà có muốn làm điều ấy không ? ”. Bà gật đầu, nên chúng tôi cầu nguyện : “Lạy Chúa, con cầu xin Ngài chúc phước cho ông chủ của con để ông ấy có thể nhận biết Ngài là Chủ và là Cứu Chúa của ông”. Sau lời cầu nguyện này, tôi nhận thấy gương mặt bà sáng ngời. Cảm xúc ghen ghét và cay đắng của bà đã tan biến. Tâm linh của bà được chữa lành khi bà đã tha thứ. Bà được lòng vui mừng. “Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay. Còn trí nao sờn làm xương cốt khô héo ”. ChCn 17:29

SỰ CHỮA LÀNH CHO THÂN THỂ

Chúng ta sắp học một nguyên tắc vô cùng quan trọng trong việc chữa lành. Phải có đức tin nếu muốn có sự chữa lành. Ai phải có đức tin ? Có ba người liên hệ đến trong sự chữa lành :1. Bệnh nhân (người bị bệnh).2. Bạn (những người bạn) của bệnh nhân.3. Người cầu nguyện cho bệnh nhân.Nếu có đức tin hiện diện trong một trong ba người này thì có sự chữa lành. Chúng ta sẽ minh họa từng trường hợp trong Kinh Thánh.

1. Đức tin của bệnh nhân :

Trong Mac Mc 5:25-34 đây là trường hợp của người đàn bà bị rong huyết trong 12 năm. Bà đã nghe về Chúa Jêsus. Bà đến phía sau Ngài và rờ đến trôn áo của Ngài. Ngay lập tức bà cảm nhận trong thân thể bà rằng mình đã được lành. Chúa Jêsus có cầu nguyện cho bà không ? Chúa Jêsus có biết rằng có một phụ nữ ở sau lưng Ngài không ? Không, dù vậy bà đã được chữa lành. Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus nói : “Hỡi con gái, đức tin ngươi đã làm cho ngươi được mạnh lành ”. Đức tin của ai đã khiến cho bà ấy được lành ? Đức tin của chính bà.

Một ví dụ khác về sự chữa lành qua đức tin của người bệnh được tìm thấy ở trong Mác 10 :46-52. Người mù tên Batimê đã nghe về Chúa Jêsus. Ông ta xin Chúa Jêsus thương xót. Sau đó Chúa Jêsus hỏi ông : “Ngươi muốn Ta làm chi cho ngươi ?”. Tại sao Chúa Jêsus hỏi câu đó ? Chúa Jêsus đã biết rằng Batimê cần được chữa lành cho đôi mắt mù chứ ? Ở đây Chúa Jêsus cố gắng kéo đức tin trong nguời bệnh lên. Ngài muốn nguời bệnh phải góp phần trong đó. Batimê nói : “Rabi! để tôi được sáng mắt lại ”. Thật ra, người mù đang nói rằng : “Tôi tin rằng Ngài có thể chữa lành cho tôi”. Sau đó Chúa Jêsus nói với ông ta : “Hãy đi, đức tin ngươi đã chữa lành cho ngươi ”. Ngay tức khắc, Batimê nhận được sự sáng mắt.

Page 218: Truong nhan su

Nhờ cách nào ? Bởi đức tin của ông ta nơi Chúa Jêsus.

2. Đức tin của bạn hữu của bệnh nhân :

Trong Mat Mt 15:22-28. Đây là trường hợp của người đàn bà Canaan có đứa con gái bị ma quỷ ám. Một lần kia, Chúa Jêsus lại cố gắng kéo đức tin bà lên, nhưng đây là người đồng hành (bạn bè) của bệnh nhân. Chúa Jêsus bảo bà “Chẳng tốt khi đem bánh của con cái mà cho chó ăn ”. Người phụ nữ này đã tiếp lời này như thế nào ? Lời ấy khá nặng đối với bà. Hầu như lời thỉnh cầu của bà không thể nào được nhận. Và bà ta đã đáp lời : “Lạy Chúa, đúng vậy, nhưng ngay những con chó con cũng được ăn những bánh vụn rơi xuống từ nơi bàn của chủ nó ”. Với câu trả lời ấy, Chúa Jêsus đã nhìn thấy đức tin của người phụ nữ này rất lớn. Con gái của bà đã đuợc lành ngay chính trong giờ đó.

Một ví dụ khác nữa được ghi lại trong GiGa 4:46-53, đây là trường hợp một người đàn ông quý tộc với đứa con đau yếu của mình. Ông đã nghe về Chúa Jêsus và muốn mời Chúa đến nhà ông để chữa lành cho con trai mình. Chúa Jêsus đang ở tại Cana, đang khi con trai ông đang ở tại thành Cabênaum. Chúa Jêsus đáp : “Hãy đi, con của ngươi sống ”. Nói cách khác, Chúa Jêsus đã bảo với người quý tộc này : ”Ta không cần phải đi đến Cabênaum. Ngươi hãy đi đường ngươi. Ta bảo ngươi rằng con ngươi sống”. Người cha đã nghe lời nói của Chúa Jêsus. Ông tin vào lời đó, ông đã hành động theo lời đó. Ông đi về, chính ngay giờ phút đó, con trai ông được lành.

3. Đức tin của người cầu nguyện :

Trong 5:5-9 trường hợp của một người tàn tật trong suốt 38 năm. Ông ta ở cạnh bên ao Bêtếtđa. Một thiên sứ sẽ đến và khuấy động ao đó. Bất cứ người bệnh nào bước xuống nước đầu tiên sẽ được chữa lành. Đây là người đang ngồi chờ đợi cho thời điểm ấy đến. Bấy giờ Chúa Jêsus đến và hỏi : “Ngươi có muốn được lành chăng ? ”. Người này không biết Chúa Jêsus là ai, ông ta chỉ quan tâm đến việc phải xuống được trong ao. Ông ta đáp : “Thưa Ngài, không có ai để quăng tôi vào trong hồ ”. Hình như ông đổ lỗi cho hoàn cảnh này là lý do tại sao ông không được chữa lành. Ông ta đang nhìn các hồ là nguồn gốc của sự chữa lành chứ không phải là Chúa Jêsus. Dù vậy Chúa Jêsus nói với ông ta : “Hãy chổi dậy, vác giường ngươi mà đi ”. Điều gì đã xảy ra ? Kinh Thánh chép : “Ngay lập tức người ấy được lành bệnh ...”. Ai là người có đức tin ở đây ? Chính Chúa Jêsus. Bạn không bao giờ tìm thấy Chúa Jêsus trừng phạt người ta vì họ không có đức tin để được chữa lành. Chúa Jêsus đã nóng giận với môn đệ của Ngài vì họ ít đức tin. Nhưng Chúa Jêsus không bao giờ bảo với những người bệnh rằng đức tin của họ quá yếu ớt. Chúa Jêsus luôn luôn gây dựng đức tin của kẻ bệnh, chứ không làm xẹp đi.

Page 219: Truong nhan su

PHỤC VỤ CHO NHỮNG NGƯỜI BỆNH

1. Chúng ta đã biết đức tin quan trọng thế nào để có được sự chữa lành. Tuy nhiên đừng đỗ lỗi cho người bệnh khi không được chữa lành vì họ thiếu đức tin. Hãy nhớ rõ khi cần có một người - hoặc là bệnh nhân, hoặc là bạn hữu, hoặc là người cầu nguyện - có đức tin để khiến cho sự chữa lành đến.

2. Điều quan trọng là người bệnh cùng được tham dự trong diễn trình chữa lành. Hãy hỏi người bệnh. Ví dụ đây là một bệnh nhân đến xin cầu nguyện chữa lành. Trước hết hãy hỏi bệnh nhân : “Bạn muốn Chúa Jêsus làm gì cho mình ? Câu hỏi đó có thể kéo đức tin nơi Chúa Jêsus trong bệnh nhân lên. Bệnh nhân ấy có thể đáp : “Tôi muốn Chúa Jêsus có thể chữa lành cho tôi”. Đó là một câu nói của đức tin. Thứ đến hãy hỏi bệnh nhân : “Bạn bị đau ở đâu ? ”. Bệnh nhân sẽ chỉ cho bạn phần nào trong thân thể họ đang bị bệnh hoạn. Bên cạnh việc gợi lên niềm tin trong lòng bệnh nhân, những câu hỏi này sẽ cứu chúng ta tránh khỏi vô số vấn đề.

Tôi đã huấn luyện ở Zamboanga, khi đó có nhiều người đến xin cầu nguyện chữa bệnh. Bấy giờ tôi nhìn thấy một phụ nữ ngồi trên một chiếc xe lăn tay ở hàng cuối. Chúa cũng phán với tôi nữa : “Ta sẽ chữa lành cho bà ấy. Hãy cầu nguyện cho bà”. Sau khi cầu nguyện cho mọi người ở phía trước, tôi chờ đợi người phụ nữ trên chiếc xe lăn tay cùng đến phía trước nhưng bà không đến. Vì vậy tôi xuống chỗ bà. Trong suốt thời gian đó, tôi nghĩ rằng bà được chữa lành cho đôi chân. Trước khi cầu nguyện, tôi nói với bà : “Chúa muốn chữa lành cho bà”. Bà đáp : “Ô, tôi thật sự ước muốn sự chữa lành của Chúa”. Nên tôi hỏi bà câu hỏi vô cùng quan trọng đó “Bà muốn Chúa Jesus làm chi cho bà ?” .Tôi rất ngạc nhiên trước lời đáp của bà. Bà đáp : “Tôi bị đau cổ. Xin cầu nguyện cho chứng đau cổ họng của tôi”. Tôi đáp được. Tôi đặt tay lên trên cổ họng và cầu nguyện. Chúa cất đi sự đau đớn khỏi cổ họng bà ngay lập tức. Sau khi cầu nguyện, tôi đã hỏi một câu vô cùng quan trọng khác : “Chân của bà có bị gì không ?” Bà đáp : “Ô, tôi có một đôi chân gỗ rồi” .Ngay lúc ấy, Mục sư phụ tá của Hội thánh đến với tôi và mỉm cười. Ông hỏi tôi : “Ông có cầu nguyện cho đôi chân của bà ấy không ? ”.“Bà ấy xin tôi cầu nguyện cho cổ họng của bà” .“Điều tốt là ông đã không lầm lẫn” “Ồ tại sao ông nói như vậy ?”

Vị mục sư phụ tá kể lại : “Ô, ông biết không, có vài nhà truyền đạo ngoại quốc đến thăm Hội thánh của chúng tôi. Họ cầu nguyện cho những người đau. Khi họ đến với bà chị này, họ đã nói : “Nhân danh Chúa Jesus, hãy đứng lên, hãy đứng lên ! bà đã được làmh rồi”. Dĩ nhiên người chị em của chúng tôi bị buộc phải đứng lên. Vừa run rẩy chị vừa nói với những nhà truyền đạo này : “Ông thấy đó, tôi đã có đôi

Page 220: Truong nhan su

chân gỗ rồi”. Việc này cũng khá xấu hổ. Nên nếu bạn muốn được thoát khỏi những trường hợp xấu hổ như vậy hãy hỏi những câu hỏi vô cùng quan trọng trước hết.

3. Mac Mc 16:18 nói rằng : “ ......... hãy đặt tay trên kẻ đau khổ thì kẻ đau khổ sẽ lành ”. Tôi thấy việc đặt tay trực tiếp nơi phần thân thể bị đau rất ích lợi. Nên tôi thường hỏi bệnh nhân “Ông, Bà bị đau chỗ nào ?”. Người bệnh sẽ chỉ cho tôi họ bị đau ở đâu. Nếu bạn là một người nam khi giúp đỡ một nữ bệnh nhân, hãy rất cẩn trọng nơi bạn đặt tay. Đừng đặt tay trên phần thân thể riêng tư của người phụ nữ. Hãy nhờ một người nữ khác, một thành viên trong đội cầu nguyện, chữa bệnh đặt tay lên người ấy. Hoặc bạn có thể làm như thế này. Bạn để cho người phụ nữ đặt tay họ lên chỗ đau và bạn chỉ đặt tay bạn trên tay của người ấy.

4. Chúa Jêsus truyền lệnh cho người ta được lành. Chúng ta cũng có thể nhân Danh Ngài làm điều đó. Chúng ta có thể nhân Danh Chúa Jêsus truyền lệnh cho bệnh phung được sạch. Hoặc ra lệnh ung bướu bị cắt đi nhân Danh Chúa Jêsus. Và chúng ta có thể nói một cách rất chính xác từng chứng bệnh. Đang khi chúng ta hỏi thăm bệnh nhân và trong giờ cầu nguyện, chúng ta có thể truyền lệnh một cách chính xác từng chứng bệnh.

I. LỜI DẶN :

Trong một mẫu giấy rời, hãy viết ra câu trả lời của bạn cho từng câu hỏi sau. Rồi sau đó kiểm tra lại xem câu trả lời của bạn có đúng theo BẢNG TRẢ LỜI CHÌA KHÓA được thấy ở cuối bài học. Nếu câu đáp của bạn sai, hãy nghiên cứu phần bài học đó. Đừng tiếp tục qua bài khác cho đến khi bạn đã trả lời đúng mọi câu hỏi dưới đây và đã vâng theo lời dạy dỗ của Chúa Jêsus được tìm thấy qua bài học này.

II. NHỮNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHỮA LÀNH THIÊN THƯỢNG.

1. Ý muốn của ĐCT ngày nay có phải là chữa lành không ? Hãy hậu thuẫn cho câu trả lời của bạn (bênh vực nêu lý do)2. Có những điều gì bao gồm trong sự chữa lành Thiên Thượng ?3. Bệnh tật đã bước vào trong thế gian bằng cách nào ?4. Làm sao tâm linh con người có thể bị bệnh được ?5. Những bước thông thường trong việc chữa lành tâm linh con người là gì ?6. Những bước thông thường trong việc chữa lành thân thể là gì ?7. Sau khi bệnh nhân đã được chữa lành, người ấy phải làm gì để giữ gìn sự chữa lành ?8. Tại sao một số người không được chữa lành ?9. Tạo sao những đội cầu nguyện chữa bệnh rất có ích lợi ?10. Làm thế nào để bạn khuyến khích một khung cảnh thích hợp cho sự chữa lành ?

Page 221: Truong nhan su

Ghi chú cá nhân :

BÀI 12: SỰ CHỮA LÀNH NỘI TÂM

BÀI THAM KHẢO A(Bài học được viết lại từ : “Cây Gậy Người Chăn Bầy” phần D )

A. BỆNH TÂM HỒN (TÂM BỆNH )

PHẦN DẪN NHẬP

Ý nghĩa chữ “Sozo” (Hy lạp) là “ cứu rỗi” ( Salvation) bao hàm ý tưởng về sự khỏe mạnh, sự chữa bệnh và sự trọn vẹn cho linh hồn và thân thể. Bệnh tâm hồn là nan đề phổ biến của con người. Bệnh tâm hồn hay tâm hồn tổn thương ám chỉ đến từ : “ tấm lòng tan vỡ”. Từ này dùng để mô tả sự tổn thương bên trong của tâm hồn. Chúa Jêsus phán: “….Thần của Chúa ngự trên Ta … để chữa lành những người có tấm lòng tan vỡ (trong lòng bị tổn thương)” (LuLc 4:18). Thi thiên 23 nói rằng Đấng chăn chiên hiền lành của đời sống chúng ta sẽ “phục hồi” đời sống chúng ta.

Đây là một đề tài quan trọng vì điều gì có thể hủy diệt tâm hồn thì cuối cùng sẽ hủy diệt thân xác. Bệnh hoạn trong tâm hồn sẽ sinh ra bệnh cho thể xác. Gãy đổ tình cảm và tâm trí sẽ đưa đến sự gãy đổ trong thân thể. Chúng ta thật sự cần có sự phục hồi trong tâm hồn. Như chúng ta đã thấy, chức năng của tâm hồn bao gồm lãnh vực của tâm trí, tình cảm, trí tưởng tượng và ngay cả ký ức.

Nhiều Cơ Đốc Nhân đau đớn vì vết thương tâm hồn. Họ chất chứa nhiều ký ức đau buồn trong quá khứ, và kết quả là họ nghi ngờ hiện tại và sợ tương lai. Họ có thể có câu trả lời trong đầu, nhưng khó mà suy nghĩ cho ngay thẳng khi lòng mình đau đớn.Tôi nghĩ tất cả chúng ta sẽ đồng ý rằng nhiều người trong chúng ta cần có sự “ chữa lành bên trong” của tâm hồn, tâm trí, tình cảm, ký ức cần được trọn vẹn trở lại. Tôi gọi điều nầy là “giải phóng tâm hồn”.

ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN CHÚNG TA TRỌN VẸN.

Chữa lành toàn vẹn cho con người là một tiến trình. Bắt đầu bằng sự tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa cho đời sống mình và được Báptêm trong Đức Thánh Linh. Kết quả là chúng ta có một tấm lòng mới và một tâm linh tự do.

Đức Chúa Trời luôn bắt đầu bằng phần trung tâm của chúng ta, đó là phần tâm linh. Trước tiên Thánh Linh Ngài đụng chạm tâm linh chúng ta. Sau đó tâm linh chúng ta được giải phóng, và tâm hồn chúng ta được phục hồi.

Page 222: Truong nhan su

Đức Chúa trời bắt đầu từ phần tâm linh của chúng ta( đôi khi còn gọi là phần bên trong hay nơi tận trong cùng của con người xem GiGa 7:37, 38). Kế đó Ngài muốn hành động theo cách của Ngài ở phần tâm hồn để chữa lành và phục hồi. Ngài muốn mang sự sống của Ngài và quyền năng chữa lành đến cho tâm linh, phần hồn và thân xác của chúng ta để chúng ta có thể trở nên “ không chỗ trách được” khi Ngài trở lại.

LINH, HỒN, XÁC: SỨC KHỎE CỦA CHÚNG TA.

Như chúng ta đã nói các chức năng của linh, hồn, xác có sự hỗ tương lẫn nhau. Một tâm linh khỏe mạnh là nền tảng vững chắc cho sự khỏe mạnh của tâm hồn. Một tâm hồn khỏe mạnh hỗ trợ cho sự khoẻ mạnh của thân thể.Nó cũng tác động theo một hướng khác. Thật khó để đạt đến tình trạng tâm linh tốt đẹp nhất trong khi tình cảm hay thân thể đang bị suy yếu. Nếu chúng ta có tâm bệnh hay thân bệnh, thì công việc và lời làm chứng của chúng ta cho Đức Chúa trời sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dầu mối quan hệ giữa chúng ta với Thánh Linh Đức Chúa Trời thì không sao cả nhưng sự tuôn đổ Thánh linh của Đức Chúa Trời qua đời sống chúng ta đến thế gian bị giới hạn.

Chúng ta đã được dựng nên để hoạt động cả con người. Tôi tin sứ đồ Giăng nói đến lẽ thật nầy trong một trong các bức thư của ông.

“ Hỡi kẻ yêu dấu, tôi cầu nguyện cho anh em được thạnh vượng trong mọi sự, và được khỏe mạnh về phần xác anh, cũng như đã được thạnh vượng về phần linh hồn anh vậy ” (IIIGi 3Ga 1:2)

Câu nầy dạy chúng ta về mạnh xác có liên quan với việc mạnh về tâm hồn. Nói cách khác, một cuộc sống khoẻ mạnh về tâm hồn rất cần cho cuộc sống khỏe mạnh về thân thể.

LINH, HỒN, XÁC: SỰ CHỮA LÀNH CỦA CHÚNG TA.

Thân thể chúng ta có khuynh hướng chạy theo sự dẫn dắt của tâm hồn và tâm hồn chạy theo sự dẫn dắt của tâm linh. Nan đề thuộc linh sinh ra nan đề cho tâm trí và tình cảm, rồi đến lượt những nan đề này lại sinh ra nan đề cho thân thể. Sự nối kết giữa linh, hồn và thân thể của chúng ta tạo thành một mắc xích khó bứt..

Một người không thể giải quyết một rắc rối tâm lý (tâm hồn) bằng cách điều trị thân thể đơn độc. Cũng vậy, một người không thể giải quyết nan đề thuộc linh bằng biện pháp xử lý tâm trí hay tình cảm.Đó là tại sao một số cách điều trị của các bác sĩ và các nhà tâm lý học thất bại. Nguyên do cội rễ nằm trong tâm hồn hay trong tâm linh đang sản sinh ra nan đề chưa được nhổ bỏ.

Page 223: Truong nhan su

Điều nầy đúng ngay trong sự cầu nguyện chữa bệnh trong vài trường hợp thân thể bị bệnh. Sau khi cầu nguyện, người ta cảm thấy được chữa lành. Các đau đớn thân thể và triệu chứng vật lý biến đi một thời gian. Tuy nhiên, nếu các nhu cầu sâu xa của tâm hồn( tình cảm) và tâm linh không được giải quyết, thì các nan đề thể chất chẳng mấy chốc xuất hiện trở lại.

Tôi đã nhìn thấy điều nầy xảy ra nhiều lần trong chức vụ truyền giáo chữa bệnh của tôi. Nhiều người được hoàn toàn chữa lành và không còn chịu đau đớn về thể chất nữa. Tuy nhiên, một số người khác cứ tiếp tục trở lại gặp tôi để được cầu nguyện nữa. Họ đã đánh mất sự chữa lành trên họ sau một thời gian ngắn.

Nhiều người đang ở trong chức vụ nhưng lại không biết rằng còn có những mức độ nhu cầu sâu xa hơn nữa trong tâm hồn con người.

Phải, Đức Chúa Trời muốn chúng ta khoẻ mạnh. Ngài muốn chúng ta trọn vẹn trong linh hồn và thân thể. Nhưng phải có công tác chữa lành hoàn toàn, từ bệnh bên trong ra bên ngoài (bắt đầu trong linh, tới tâm hồn và cuối cùng biểu hiện ra ngoài thân thể). Nếu không, chỉ chữa bệnh một phần hay bị giới hạn thì bệnh nhân sẽ không duy trì được sự chữa lành lâu dài. Vì lý do nầy, chúng ta muốn học hỏi các loại tổn thương có thể làm tổn hại tâm hồn con người.

B. BỆNH TÂM HỒN

Có nhiều điều làm cho sự tổn thương cứ còn hoài trong tâm hồn con người.

GÂY RA BỞI…

A/ CHA MẸ CỦA CHÚNG TA:Thí dụ, nhiều con cái chịu khổ vì lỗi lầm và sự thất bại của cha mẹ chúng. Kinh Thánh bảo rằng, con cái phải được dạy dỗ và huấn luyện trong tình yêu (Eph Ep 6:4). Những lời nói và việc làm cộc cằn, thô lỗ, không công bằng và ngu xuẩn có thể gây ra sự sợ hãi, giận dữ trong tấm lòng của con cái.

1). Sự Hành Hạ Thể Xác . Nhiều cha mẹ rất tàn bạo và hay chỉ trích. Họ không bao giờ khen hay khích lệ con cái họ. Nhiều người thậm chí còn có hành vi hành hạ thân xác và đánh đập tàn bạo.Các trường hợp như vậy không chỉ có thân thể bị đau đớn mà tâm hồn (cá tính và tình cảm) có thể bị tổn hại nghiêm trọng cũng không kém. Những vết thương lòng thường mang theo cho tới tuổi trưởng thành.

2). Sự Xúc Phạm Tình Cảm : Tệ hơn những thương tật do thân thể bị hành hạ là những tổn thương không trông thấy được trong tâm hồn do các bậc cha mẹ quá nghiêm khắc gây ra. Những ai bị tổn thương trong cách ấy lớn lên và trở thành người có nhiều nan đề về tình cảm. Và điều tổn thương ấy ảnh hưởng trong mối

Page 224: Truong nhan su

quan hệ của người đó với người khác, ví dụ như trong gia đình, trường học, nơi làm việc và ngay cả trong Hội Thánh.

Nhiều đứa trẻ đau đớn vì lòng tự trọng bị chà đạp. Chúng không thể nghĩ rằng mình có thể thành công trong bất cứ việc gì. Chúng sợ nhận nhiệm vụ mới hay ngay cả tự chuẩn bị chính mình cho một vị trí tốt hơn trong đời sống.Chúng bị mắng nhiếc quá nhiều, do đó chúng mất niềm hy vọng. Chúng sống dưới một đám mây tự nghi ngờ chính mình và cảm thấy bất an về chính mình.Thỉnh thoảng thì ai cũng có một vài cảm xúc giống như vậy. Tuy nhiên có người bị tổn hại cách kinh khủng đến nỗi không thể có cuộc sống bình thường.

B. TỘI LỖI CỦA CHÚNG TA

Luật yêu thương và luân lý của Đức Chúa Trời được ban cho là vì hạnh phúc của chúng ta. Điều đó đến từ tấm lòng của Cha, vì Ngài chăm sóc cho con cái Ngài. Ngài ban cho chúng ta luật lệ để gìn giữ chúng ta không bị tổn thương và đau đớn. Khi chúng ta vi phạm luật đạo lý của Ngài, kết quả là tấm lòng (tâm hồn) chúng ta bị đổ vỡ. Khi chúng ta phá vỡ luật pháp của Ngài, chúng ta kết thúc bằng tấm lòng (linh hồn) đổ vỡ (thương tổn).

Không chỉ chúng ta chịu khổ mà người khác cũng chịu khổ nữa. Tội lỗi chúng ta ảnh hưởng trên người khác, và tội lỗi của họ cũng ảnh hưởng trên chúng ta. Kết quả của việc vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời thường là sự tổn thương và đau đớn cho những đứa con vô tội. Việc phải chịu đau đớn và khốn khổ không phải là lỗi của chúng nó.

Cha của bạn có phải là người uống rượu triền miên không? Những bậc phụ huynh như vậy đôi khi đánh đập và gây thương tích cho con cái của họ mỗi khi họ say mèm. Đứa trẻ phải chịu khổ (mặc dầu nó chẳng làm điều gì sai trật hay phạm lỗi cả).

1)Tội Tình Dục : Tội vô luân và thỏa hiệp cũng làm tổn hại và gây tổn thương cho linh hồn. Cựu Ước nói mạnh mẽ lẽ thật nầy như sau:“kẻ nào phạm tội ngoại tình với người đàn bà, tất là vô tâm vô trí. Ai làm như vậy khiến cho hồn mình hư mất ….sự sỉ nhục người sẽ chẳng bôi mất đi ” (ChCn 6:32, 33)

a)Xã Hội Nói Gì ?

Đáng buồn là xã hội hiện đại muốn nâng mọi giới hạn của con người về phương diện đạo đức khi nói về các mối quan hệ tình dục. Một số người “điên dại” hiện đại nói rằng một khi không bị đối tượng nào phản đối thì mọi loại hành vi tình dục đều

Page 225: Truong nhan su

đúng đắn. Tà dâm, đồng tính luyến ái, tình dục với trẻ con và các hành vi hổ thẹn khác không được xem là sai trái. Những hành vi như thế nằm trong “quyền” riêng tư của mỗi cá nhân. Và mỗi hành vi như thế được gọi là dấu hiệu của sự “trưởng thành” và “tự do cá nhân”, là quan điểm của các nhà luân lý hiện đại mang chứng “phung cùi ”.

b)Đức Chúa Trời Nói Gì ?

Lời Đức Chúa Trời rõ ràng nghiêm cấm những hành vi vô luân như vậy và cảnh báo mọi người, cả cá nhân và xã hội sẽ nhận những hậu quả đau thương. Các nguyên tắc luân lý của Đức Chúa Trời là để cho chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc và cũng là vì ích lợi cho xã hội được lành mạnh trọn vẹn.Vi phạm hay phá vỡ luật pháp của Đức Chúa Trời không mang lại tự do thật sự. Nhưng thật ra là chúng ta ở dưới sự nô lệ và cuối cùng cũng dẫn đến sự chết và hủy diệt.Trong chiều hướng đi xuống, sẽ có nhiều đau đớn ở mỗi mức độ, thuộc linh, tâm trí, tình cảm và thể xác. Điều nầy đúng cho mọi cá nhân, cho xã hội và cho tất cả.

c) Hậu Quả :

Xã hội hiện đại đang bắt đầu gặt hái một mùa gặt kinh khủng từ các hạt giống tội lỗi mà nó đã gieo ra. Những gia đình, tấm lòng, hôn nhân đổ vỡ; con cái hoang mang và bị hành hạ; những bà mẹ không cưới hỏi, nạn phá thai; các bệnh tình dục đầy kinh khiếp và Đức Chúa trời buồn lòng vì cớ con người bị tổn thương. Đó là sự đau đớn phát sinh bởi sự chống nghịch của con người với luật pháp về tình yêu thiên thượng của Đức Chúa Trời. Bỏ qua lẽ thật nầy tức là mời mọc thảm kịch vì cớ tất cả các điều vô luân nầy đều làm tổn thương và hủy diệt linh hồn.

2) Các Tội Lỗi Khác .

Dưới ngòi bút của sứ đồ Phierơ chúng ta thấy các nguyên nhân tổn hại tâm hồn như sau:

a)Kinh Thánh Nói Gì ?

“Hỡi kẻ rất yêu dấu, anh em chỉ là khách trọ trong thế gian. Vì vậy tôi xin anh em chống trả và tự kiêng cử các điều ưa thích của xác thịt. Những điều nầy tranh chiến chống lại tâm hồn anh em ” (IPhi 1Pr 2:11).Phierơ nói rằng nếu chúng ta nhượng bộ trước những điều ưa thích của xác thịt, các tội lỗi nầy (như là kẻ thù) sẽ tìm và hủy diệt tình cảm, lý trí và khả năng tư duy của chúng ta. Kết quả là, tâm hồn bị thương vong sỉ nhục và tan vỡ.

b). Hậu quả :

Đời sống bên trong của chúng ta tùy thuộc vào nền tảng lý luận và tình cảm. Khi

Page 226: Truong nhan su

tình cảm chúng ta bị phá hoại thì khó mà có suy nghĩ đúng đắn. Những ký ức đau buồn đan kết trong tấm lòng và tâm trí. Chúng ta không thể thấy hay hiểu rõ chính mình hoặc người khác. Tương lai đầy những hình ảnh sợ hãi. Trí tưởng tượng của chúng ta cầm giữ những bức tranh và “hình ảnh” về những điều sắp xảy ra. Màu sắc và nhân vật của những hình ảnh nầy được kiểm soát bởi tình trạng ổn định của đời sống tâm hồn của chúng ta.

Khi “tâm hồn chúng ta yên ổn” thì tương lai sáng sủa, đầy hy vọng và đầy niềm tin.Tuy nhiên, nếu tâm trí, ký ức và tình cảm vẫn còn sợ sệt bởi biến cố đau buồn của quá khứ, thì hiện cảnh khác đi hoàn toàn. Bức tranh sẽ được sơn màu đen của sợ hãi, nghi ngờ, phẫn uất, ghen tương và sự tự thương hại.

Không ngạc nhiên khi Đức Chúa Trời của tình yêu cho chúng ta sự dẫn dắt thiêng liêng mà nhờ đó chúng ta sống. Ngài biết sự đau đớn mà chúng ta chịu đựng vì chúng ta theo đuổi những điều ưa thích của xác thịt.

3)Công Việc Của Xác Thịt .

Trong thư gởi cho người Galati, Phaolô liệt kê một số công việc của xác thịt có thể tàn phá tâm hồn chúng ta một cách tàn bạo. Xem GaGl 5:19-21.

a)Tà dâm : làm tình với người ngoài hôn phối.b)Thông dâm : làm tình với người độc thân.c) Ô uế : tư tưởng, lời nói và hành động bất khiết, đồng tính luyến ái.d) tính dâm đãng : Hành vi ích kỷ và không hổ thẹn.e) thờ hình tượng : Thờ lạy hình tượng và tà thần.f) Phù chú : Việc sử dụng tà thuật ma quỉ.g) Ghen ghét : dễ giận.h) Mâu thuẫn : Làm rối loạn, tranh đấu.i) Ganh gỗ : hiện tượng ghen tương.j) Thịnh nộ : giận dữ.k) Xung đột : cãi cọ.l) Xúi giục nổi loạn : Gây chia rẽ.m) Dị giáo : Dạy dỗ điều giả.n) Đố kỵ : Muốn cái người khác có.o) Sát nhân : Giết người.p) Say rượu : Dùng thức uống mạnh (rượu, wishky…)q) Chè chén : Tiệc tùng lãng phí.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN

Page 227: Truong nhan su

Chính chúng ta

Công việc của xác thịt được ma quỷ trù định nhằm hủy phá tâm hồn con người. Chúng ta bị yếu đuối và thương tật trong lòng. Đời sống của chúng ta sẽ bị cướp bóc, lãng phí và ngay cả bị hủy diệt. Một quốc gia cho phép và khuyến khích các hành vi “xác thịt” như thế qua tạp chí, báo chí, phim ảnh là tự giết chết xã hội và đang gieo rắc hạt giống của sự chết chóc và hủy diệt giữa vòng dân chúng.

Xã Hội Chúng ta .

Trên bình diện cá nhân, hậu quả sau cùng là tâm trí, tình cảm và thể xác bị đổ vỡ. Trên bình diện xã hội, các tiêu chuẩn đạo đức sụp đổ và mức phạm pháp gia tăng.Điều đáng buồn là tình trạng nầy đang xảy ra đầy dẫy trong thế giới ngày hôm nay trong các bệnh viện, nhà tù và các viện xã hội khác. Khi dân của một nước bệnh hoạn trong tâm hồn, cả xã hội cũng bị hứng chịu.

CHÚNG TA CÓ MỘT SỰ LỰA CHỌN

Chúa Jêsus cảnh báo các môn đồ của Ngài biết rằng ma quỉ đến để “ trộm cướp, giết chóc và hủy diệt ” Đoạn Ngài công bố “ nhưng Ta đến hầu cho chiên được sự sống và sự sống dư dật ” (GiGa 10:10).

Sự Sống Hay Sự Chết .

Sự lựa chọn đã rõ ràng rồi: đó là sự sống hay sự chết, bông trái của Thánh Linh hay việc làm của xác thịt. Khi xã hội phớt lờ hay cố ý phá vỡ luật pháp của Đức Chúa Trời, là mở cửa cho chính ma quỉ. Hậu quả rất thê thảm cho mọi mức độ của cuộc đời hoặc cá nhân, gia đình, cộng đồng hay quốc gia“Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp có phước thay !” (Thi Tv 33:12).

Thật đáng buồn cho quốc gia nào đã từng đặt nền tảng trên những nguyên tắc tin kính nhưng sau đó lại lấy Đức Chúa Trời ra khỏi cuộc sống xã hội của quốc gia đó. Khi các giá trị luân lý bị hạ thấp trong trường học, trên truyền hình, thì có một giá mà con người phải trả. Và giá của tội lỗi không rẻ đâu, phải tốn kém rất nhiều cho việc phục vụ ma quỉ đấy.

Hãy Đến Gần Đức Chúa Trời .

Khi chúng ta đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần chúng ta (Gia Gc 4:8). Khi chúng ta để bên ngoài đời sống, tức là chúng ta từ chối sự bảo vệ bởi sự hiện diện của Ngài. Ngài rất tôn trọng sự chọn lựa của chúng ta và phó chúng ta cho đường lối gian ác.“ Cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời, tỏ ra nghịch cùng những người không tin kính và không công bình bỏ qua lẽ thật… Vì thế Ngài phó họ cho sự ưa thích

Page 228: Truong nhan su

xác thịt mà làm nhục thân thể mình… Ngài phó họ vào các nẻo gian tà… để họ phải trả giá chính tâm hồn và thân xác của họ cho sự báo ứng kinh khiếp vì điều lầm lỗi của mình .” (RoRm 1:18,24,26,27)

KẾT LUẬN

Phải, chúng ta thấy chung quanh chúng ta hậu quả của các đường lối gian ác của con người. Tội lỗi giống như lưỡi gươm đâm sâu trong tâm hồn con người.

Nhưng có một hy vọng. Và hy vọng ấy được tìm thấy trong lời của Đức Chúa Trời. Trong ân điển của Ngài, Ngài đã cung cấp sự chữa lành cho các vết sẹo tội lỗi trong thân thể và tâm hồn của con người. Ngài muốn chúng ta khoẻ mạnh vì sự lợi ích cho chúng ta và vì sự vinh hiển của Ngài.

BÀI THAM KHẢO B

CHỮA BỆNH TÂM HỒN(Bài học được viết lại từ: “CÂY GẬY NGƯỜI CHĂN BẦY” Phần D.)

PHẦN DẪN NHẬP

Có hai phương thức chữa bệnh cho thân thể: Phương pháp tự nhiên và phương pháp siêu nhiên. Các bác sĩ y khoa biết họ không thể chữa lành được. Họ chỉ hỗ trợ cho quyền năng chữa bệnh “tự nhiên” sẵn có trong thân thể.

Nhưng Chúa Jêsus vĩ đại hơn các thầy thuốc. Bằng quyền năng siêu nhiên, bệnh thể xác cũng có thể được chữa lành. Quyền năng siêu nhiên dành cho loại chữa lành này đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời.

HAI NGUỒN CHỮA LÀNH

Cũng cùng hai nguồn chữa lành này được áp dụng cho sự chữa bệnh tâm hồn. Người ta thường nói rằng thời gian sẽ chữa lành. Sự chữa lành tự nhiên xảy ra khi thời gian trôi qua giúp chúng ta lấy ra khỏi mình những sự tổn thương nội tâm, là điều đã từng làm chúng ta rất đau đớn trong thời kỳ niên thiếu.

1.Tự Nhiên

Có lúc chúng ta thấy không có ai mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, đẹp đẽ hơn chúng ta. Hầu hết chúng ta đều học hết cách quan hệ với người khác để được thành công trong lãnh vực công việc của mình. Chúng ta có được sự kính trọng của gia đình, bạn hữu, và đồng nghiệp. Khi chúng ta lớn lên theo năm tháng, đối diện và nhận

Page 229: Truong nhan su

biết những lo âu, buồn rầu và mất mát. Ngay cả những căn bệnh về tâm thần cũng có sự tự hồi phục theo thời gian. Dường như tâm hồn cũng có năng lực chữa lành như thân thể vậy.

Tuy nhiên, một số người không bỏ được những nan đề đầu đời. Họ mang các vết sẹo đau đớn vào tuổi trưởng thành. Tất cả chúng ta có lẽ có một vài thương tổn trong quá khứ còn ảnh hưởng đến thái độ và hành động trong hiện tại.Nhưng, đối với một vài người, sự đeo đuổi của quá khứ rất lớn lao, họ khó có thể sinh hoạt bình thường được. Nhiều người như vậy đã chịu đựng sự đổ vỡ tâm hồn và tình cảm. Khi vết thương hằn sâu, hậu quả có khi suốt đời.

Các nhà tâm lý và bác sĩ tâm thần là những bác sĩ điều trị sự rối loạn tâm thần và tình cảm. Họ tìm kiếm qua thuốc men và lời khuyên bảo, để trợ giúp cho năng lực chữa bệnh tự nhiên cho tâm hồn.Tuy nhiên, có những bệnh tật về thân thể không chữa được, thì cũng có những bệnh hoạn trong tâm hồn mà phương pháp tự nhiên không giúp đỡ được. Để “ phục hồi” một tâm hồn như thế, cần phải có “ phép lạ”, tức là sự chữa bệnh siêu nhiên.

Tôi biết có những người trẻ đã”đốt” tâm trí và tàn phá tâm hồn bằng ma túy. Họ đã từng rất thông minh, họ rất sáng suốt, khỏe mạnh với cuộc đời đầy triển vọng. Bây giờ thì tâm linh, linh hồn và thân xác của họ bị sụp đổ. Còn chút hy vọng nào không hay đã quá muộn rồi? Chỉ có phép lạ mới có thể giải quyết các nhu cầu như thế. Ngợi khen Chúa, có hy vọng!

Chúa chúng ta là Đức Chúa Trời làm phép lạ đầy quyền năng và giàu lòng thương xót!.

Siêu Nhiên

Hãy xem các lời đầy ân điển trong sách Tiên tri Esai:“Như ngươi tuôn đổ những gì ngươi có trong đời sống ngươi cho người đói, và làm hài lòng yêu cầu của người khốn khổ, thì sự sống ngươi sẽ sáng ra trong nơi tối tăm, và sự tối tăm của ngươi sẽ sáng ra như ban trưa ”. (EsIs 58:10).Sự đau đớn vì bị chối bỏ (bị bỏ ra ngoài hoặc li dị) có thể được chữa lành duy bởi tình yêu thương và sự chấp nhận. Đức Chúa trời muốn đụng chạm đến những người đang chịu khổ qua bạn và tôi, qua tấm lòng và đôi tay của chúng ta.

a. David Kinh Nghiệm Sự Chữa Lành Trong giây phút đau đớn trong lòng vua Đavít kêu lên “Đức Giêhôva ơi! Xin thương xót tôi, chữa lành linh hồn tôi, vì tôi đã phạm tội cùng Ngài ”. (Thi Tv 41:4)

Cá nhân Đavít biết rõ sự chữa lành yêu thương của Đức Chúa trời nếu không ông

Page 230: Truong nhan su

không thể viết 23:1-6“Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi …Ngài bổ lại linh hồn tôi (chữa lành linh hồn tôi )”.Về sau tác giả Thi Thiên nói về ân điển Đức Chúa Trời trong những lời tuyệt vời sau:“Chữa lành người có lòng tan vỡ, và băng bó các vết thương của họ (điều trị các đớn đau và lo âu )…Chúa chúng tôi thật lớn và có quyền năng cả thể. Sự hiểu biết của Ngài là vô tận. Ngài nâng đỡ người khiêm nhường, đánh đổ kẻ ác xuống ” (147:3, 5, 6)

Sau Đó Chúa Jêsus Đem Đến Sự Chữa Lành .

Có một phân đoạn trong phúc âm mà tôi đã thấy trong cái nhìn mới. Tôi muốn chia sẻ với các bạn vì nó nói về bản chất chức vụ chữa bệnh của Chúa Jêsus Christ.“Chúa Jêsus đi khắp xứ Galilê, giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi bệnh tật. Danh tiếng Chữa bệnh của Ngài đồn ra khắp xứ Syri. Người ta bèn đem cho Ngài nhiều người đau ốm, hay là mắc bệnh nọ tật kia, nhiều kẻ khác bị quỉ ám, điên cuồng, bại xụi. Và Ngài chữa lành họ tất cả ” (Mat Mt 4:23, 24)

Rất thú vị để ghi lại điều Kinh Thánh nói rằng Jêsus chữa lành “mọi bệnh tật ” (câu 23). Điều nầy gồm các bệnh thuộc tâm linh, tâm trí, tình cảm và thể chất. Câu 24 nêu tên một số bệnh liên quan đến từng phần của toàn bộ thực thể con người.

Bệnh thuộc linh : quỉ ám.Bệnh tình cảm : sự thống khổ.Bệnh thân thể : bại xụi.

Đức Chúa Trời Chữa Bệnh Ngày Hôm Nay .

Chúa Jêsus đi đó đây chữa bệnh cách trọn vẹn cho những người nam và người nữ. Bất cứ nơi nào tội lỗi làm tan nát linh, hồn, thân thể, Chúa Jêsus đến tha thứ, tẩy sạch và mang lại quyền năng chữa lành của tình yêu Đức Chúa Trời.

Tôi nghĩ đến bạn thân của tôi là ông Costa Deir. Khi Đức Chúa Trời tìm thấy ông trong vực sâu tội lỗi, ông đang ở trong một trường hợp hoàn toàn vô vọng. Rượu đã tàn phá não bộ, gan, tim và bộ phận tiêu hóa của ông. Satan đã cướp mất của ông gia đình và bạn bè. Ma quỷ đã tàn phá thân xác ông và kế đến là tâm hồn của ông. Ông bị bệnh về tâm linh, tâm trí và thân thể và gần kề cái chết. Rồi ông gặp được một thầy thuốc vĩ đại nhất trên đời này, đó là Chúa Jêsus Christ.Và Chúa Jêsus đã làm gì? Ngài làm cho ông trở nên trọn vẹn, một tạo vật mới trong tâm linh, tâm hồn và thể xác. Halêlugia! Không ngạc nhiên gì khi bây giờ ông muốn nói cho toàn thế giới biết về quyền năng chữa lành của tình yêu Đức

Page 231: Truong nhan su

Chúa Trời.

NĂM BƯỚC ĐỂ CHỮA BỆNH TÂM HỒN

Phải, Đức Chúa Trời muốn chúng ta khoẻ mạnh. Nhưng bằng tiến trình gì để “sự chữa lành bề trong” có thể đến trên đời sống chúng ta? Tôi tin rằng có năm bước quan trọng để chúng ta có thể cầu nguyện trong đức tin.

Ba bước đầu trong năm bước dành cho sự chữa lành tâm hồn bị tổn thương có thể tìm thấy trong những lời lẽ hy vọng và an ủi bởi Chúa Jêsus.

Hãy đến cùng ta, hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.Hãy mang lấy ách của ta vàhọc theo ta vì ta có lòng nhu mì và khiêm nhường. Rồi tâm hồn (soul) các ngươi sẽ được an nghỉ (phục hồi) (11:28, 19)

HÃY ĐẾN CHÚA JÊSUS

Bước đầu tiên cho sự chữa lành bề trong (chữa lành tâm hồn) là: Hãy đến với Chúa Jêsus! Chúa Jêsus mời chúng ta đến với Ngài.Nếu chúng ta đi đến nơi đâu, tìm kiếm bất cứ nguồn nào khác, chúng ta sẽ bị bỏ rơi và thất vọng. Ai là người bạn tìm kiếm khi gặp nan đề? Chúa Jêsus phán: “Hãy đến cùng ta …”Phải, Chúa Jêsus đang đợi với vòng tay mở rộng và mời chúng ta đến với Ngài. Ngài cũng hoan nghênh ngay cả những tội nhân hư mất.Như đã nói ở trên, chúng ta cần được tha thứ, và giải thoát khỏi gánh nặng của tội lỗi và đoán phạt. Đây là nơi “sự chữa lành bề trong” bắt đầu. Chúng ta phải đến với Jêsus, Chúa Cứu Thế của chúng ta. Không có bước đầu tiên này chúng ta không thể có bước thứ hai. Chúng ta phải ăn năn nếu chúng ta muốn được phục hồi.

2. MANG LẤY ÁCH CỦA NGÀI

Ach của Đấng Christ ám chỉ đến sự cai trị của Ngài trên đời sống của chúng ta. Chúng ta không được xem Ngài chỉ là Chúa Cứu Thế của mình, mà còn phải tôn Ngài là Chúa và Chủ của cuộc đời chúng ta nữa.

Ma quỷ muốn lừa dối chúng ta bằng lời dối trá. Nó muốn chúng ta tin là chúng ta sẽ mất “tự do” khi chúng ta phó đời sống chúng ta cho Chúa. Nó không bao giờ bảo chúng ta là ách tội lỗi của chúng ta sẽ nặng hơn hay đau đớn hơn khi chúng ta mang ách đó về lâu về dài. Cuối cùng chúng ta sẽ ngã xuống vì gánh nặng. Chỉ có ân điển của Đức Chúa Trời mới có thể thật sự giải phóng chúng ta.

Nhiều Cơ Đốc Nhân chịu đựng dưới ách nặng nề do chính họ làm ra…Đó là gánh nặng của đời sống theo ý riêng. Họ đã xưng nhận Đấng Christ là Chúa Cứu Thế.

Page 232: Truong nhan su

Họ muốn vào nước thiên đàng khi họ chết. Tuy nhiên, họ lại muốn sống theo ý riêng trong nhiều phạm vi của đời sống đang khi ở trên đất này.

Đôi khi Đức Chúa Trời để chúng ta đi theo đường riêng của mình để dạy chúng ta một bài học và chẳng bao lâu, chúng ta sẽ khám phá ra rằng đó là con đường nguy hiểm. Đi trong “xác thịt” sẽ có nhiều té ngã đau đớn, mỗi lần té ngã đều để lại vết hằn trong tâm hồn như chúng ta đã xem ở trên. Rõ ràng sự đau đớn bên trong chỉ có thể được chữa lành nếu chúng ta đến với Chúa Jêsus và xưng nhận Ngài là Chúa của đời sống chúng ta. Trong sự vui mừng chúng ta sẽ nhận ra rằng ách của Ngài rất nhẹ nhàng và dễ chịu, cũng giống như những sợi lông chim đối với một con chim. Đầu phục hoàn toàn đời sống chúng ta cho Chúa Jêsus có nghĩa là Chúa Jêsus sẽ chữa lành hoàn toàn đời sống chúng ta. Hơn thế nữa đó là con đường duy nhất đến với tự do thuộc linh thật sự. Khi đức tin, hy vọng và kế hoạch cho tương lai của chúng ta được nối liền với Chúa, thì sự mạnh mẽ bên trong sẽ được đổi mới và được phục hồi. Rồi chúng ta có thể bay cao tự do không mệt mỏi, như bay trên đôi cánh chim ưng (EsIs 40:30, 31)

3.HỌC THEO NGÀI :

Khi Jêsus là Chúa của đời sống chúng ta, chúng ta trở thành môn đồ Ngài. Môn đồ là người nhìn, nghe và học theo thầy của mình. Chúng ta học điều gì nơi Chúa Jêsus để chữa lành bệnh tâm hồn (sự chữa lành bề trong). Chúng ta có thể thắc mắc: Chúa Jêsus có bao giờ lâm vào hoàn cảnh tâm hồn Ngài bị tổn thương đau đớn không? Nếu có thì Ngài đối phó với sự đau đớn đó ra sao? Làm thế nào để phục hồi tâm hồn của Ngài?

Ngài Chịu Thương Khó :

Jêsus là một mẫu mực hoàn hảo cho đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta có thể khám phá ra rằng bằng cách nào Ngài giải quyết các nan đề trong thân xác con người, chúng ta sẽ tự tìm lấy giải đáp cho chính mình. Hãy quay lại lời của Đức Chúa Trời để có câu trả lời cho chúng ta. Cảnh Chúa Jêsus bị tổn thương bắt đầu từ vườn Ghếtsêmanê:

“Đoạn Ngài đem Phierơ, Giacơ và Giăng đi với Ngài. Tức thì Ngài bắt đầu buồn bực và sầu não trong tâm trí. Đoạn Ngài phán: Tâm hồn ta buồn bực lắm, tim ta gần như vỡ tan vì phiền muộn. Ta có cảm tưởng là ta sắp chết. Các ngươi hãy ở đây với ta, tỉnh thức và cầu nguyện ” (Mat Mt 26:37, 36).

Giờ phút kinh khủng theo sau đó là ở trên thập tự giá, được tiên tri Esai mô tả. Ông nói thân thể của Chúa bị đánh đập để thân thể của chúng ta được lành. “Bởi những làn roi của Ngài chúng ta được lành bệnh ” (EsIs 53:5).

Page 233: Truong nhan su

Tôi tin rằng Ngài cũng chịu đau đớn trong tâm hồn Ngài, để tâm hồn chúng ta được chữa lành. Hãy nghe tiếp: “người sẽ thấy khổ nhọc và đau đớn của tâm hồn mình, và lấy làm thỏa mãn …vì người đã đổ tâm hồn mình cho đến chết ” (53:11, 12).

Như đã nói ở trên, lời tiên tri kinh khủng nầy được ứng nghiệm qua các sự kiện về Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự. Không chỉ đau đớn về thể xác mà tâm hồn cũng bị tổn thương. Ngài bị các môn đồ bỏ rơi và bị người Do Thái từ chối. Chúng nhạo báng Ngài, bứt râu Ngài và vả vào mặt Ngài. Chúng nhạo báng Ngài, phun nước miếng và mang Ngài ra giữa đám đông để sỉ nhục. Các lãnh đạo tôn giáo của ngày đó cười nhạo lớn tiếng trong lúc Ngài chịu đựng đau đớn. Còn điều gì làm cho tâm hồn Ngài tệ hơn nữa? Có một điều. Ngài bị Cha trên trời chối bỏ. Có lẽ không có sự đau đớn nào hơn như thế cho tấm lòng của nhân loại. Tuy nhiên điều đó đã xảy ra. Đó là cái giá Ngài phải trả cho án phạt tội lỗi của chúng ta.

Không chỉ tấm lòng của Con Ngài tan vỡ mà cả tấm lòng của Cha Thiên thượng nữa. “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên công bình và thanh khiết trước mặt Đức Chúa Trời “ (IICo 2Cr 5:21).

Khủng khiếp làm sao khi tiếng kêu phát ra từ môi miệng của Chúa Jêsus vang dội từ trái đất đến tận Thiên Đàng “Đức Chúa Trời tôi ơi !Sao Ngài lìa bỏ tôi ?” (Mac Mc 15:34). Thật vậy, khi lưỡi gươm đâm vào hông của Jêsus , không chỉ có máu và nước tuôn chảy ra: “Vì người đã đổ linh hồn mình ra cho tới chết : (EsIs 53:12). Phải, Chúa Jêsus dâng tâm hồn Ngài để chúng ta có sự chữa lành. Ngài từng nếm trải mọi thương tổn của tâm hồn con người.

Ngài Tha Thứ :

Sự căng thẳng của tâm hồn Ngài trong những giờ kinh khiếp chắc hẳn phải ghê gớm lắm. Làm thế nào Ngài giữ được sự chiến thắng nội tâm? Cái gì đã bảo vệ tâm hồn Ngài khỏi sự suy sụp? Tôi tin câu trả lời được tìm thấy trong câu trả lời của Ngài dành cho những kẻ “lăng nhục”Ngài, tức là các lãnh đạo và binh sĩ hung tợn dưới chân thập tự giá.

“ Lạy Cha, xin Cha hãy tha thứ cho họ vì họ không biết mình đang làm điều gì ” (LuLc 23:34).

Cái gì đã bảo vệ và phục hồi tâm hồn ngài? Đó là sự tha thứ! Quả thật như vậy, đây là điều chúng ta phải học hỏi nơi Chúa Jêsus. Đó là chìa khoá cho sự chữa lành bên trong.

Chúng Ta Phải Tha Thứ :

Page 234: Truong nhan su

Bạn có nhớ câu chuyện mà Chúa Jêsus nói về một người được chủ mình tha món nợ lớn không? Thế mà người đó lại không chịu tha cho một người khác chỉ thiếu ông ta một món nợ nhỏ. Ông chủ rất giận dữ khi biết được tinh thần không tha thứ của người đó, vì vậy bèn quăng ông ta vào tù và bị chủ ngục hành hạ. Chúa Jêsus áp dụng câu chuyện nầy cho chúng ta: “Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình thì Cha ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy ” (Mat Mt 8:30-35).Chúa Jêsus muốn nói gì? Nếu chúng ta không tha thứ cho người khác, rễ oán giận bắt đầu mọc trong tâm hồn của chúng ta. Theo thời gian nó lớn lên sanh trái đắng. Nếu chúng ta cầm giữ “những cảm giác tổn thương và buồn giận” đối với người nào đó, tâm hồn chúng ta sẽ đau đớn.Theo thời gian, sự đau đớn sẽ dày vò tất cả các phần đời sống của chúng ta, đó là địa ngục trần gian. Sự tha thứ là chìa khoá mở tất cả các trại giam trong địa ngục đó.

Tác giả Thi thiên nói về Chúa Jêsus “ Chúa chẳng bỏ linh hồn tôi trong âm phủ. Cũng không để cho người thánh của Chúa thấy sự hư nát ” (Thi Tv 16:10)

Tâm hồn chúng ta thật sự thối rữa và hư nát trong địa ngục của sự không tha thứ. Địa ngục không giữ được Chúa Jêsus bởi vì Ngài đã cầm chìa khoá tha thứ trong bàn tay bị đóng đinh rồi. Nếu bạn đang đau đớn vì tâm bệnh oán giận, hãy hướng đến Chúa Jêsus tìm kiếm ân điển của sự tha thứ. Đó là phương thuốc an toàn và nhanh chóng có thể đem lại sự chữa lành cho tâm hồn bạn.

Nói lớn những lời sau đây : “ Kính lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ, và tha thứ cho con, ngay bây giờ vì Chúa Jêsus và trong Danh Ngài, con cầu nguyện ”. Và sẽ được như vậy !.

4. ĐẾN VỚI NGÀI NHƯ CON TRẺ :

Sau khi tha thứ cho những ai làm tổn thương chúng ta, chúng ta sẵn sàng bước kế tiếp hướng về sự chữa lành bề trong. Chúng ta phải đến với Chúa Jêsus như con trẻ. Điều này được thấy trong sách phúc âm Mác. Các bậc cha mẹ mang con trẻ của mình đến với Chúa Jêsus để được Ngài đụng chạm và chúc phước. Các môn đồ rất bực mình vì hành động này bởi vì cho rằng đã chiếm quá nhiều thời giờ của họ với Chúa Jêsus. Vì thế họ quở trách các bậc cha mẹ và cố đuổi mấy đứa nhỏ ra chỗ khác. Chúa Jêsus không hài lòng về hành vi này và phán cùng các môn đồ:

“ Hãy để con trẻ đến cùng ta, vì nước Thiên Đàng thuộc về những con trẻ ấy.Đừng đuổi chúng đi. Quả thật ta nói cùng các ngươi, ai chẳng nhận lấy nước Thiên Đàng của Đức Chúa Trời như một đứa trẻ thì chẳng được vào đó bao giờ ” (Mac Mc 10:14, 15).

Page 235: Truong nhan su

Có quyền năng chữa lành trọn vẹn cho một người trong nước Thiên Đàng của Đức Chúa Trời . Chúa Jêsus bày tỏ điều đó qua chức vụ trên đất của Ngài. Tuy nhiên để nhận được quyền năng chữa lành, chúng ta phải đến với Ngài như con trẻ vậy.

Ký ức đầu đời cần được chữa lành .

Nhiều vết xẹo trong tâm hồn của chúng ta đến từ các biến cố của những năm tháng đầu đời khi chúng ta còn là con trẻ. Khi lớn lên đến tuổi trưởng thành chúng ta lại nhận thêm những tổn thương khác.

Tôi tin rằng đến với Ngài như con trẻ có nghĩa là phải đi trở lại từ những ký ức ban đầu. Chúng ta là gì, cách chúng ta suy nghĩ hay cảm thấy ngày hôm nay là sản phẩm của tất cả những năm tháng đã qua cộng lại với nhau.Nhiều người trong chúng ta có bóng của quá khứ làm mờ tối đời sống hiện tại. Chúng là những vết tổ hại đau đớn trong tâm hồn qua nhiều năm tháng, và chúng quá tàn phá tâm trí và tình cảm của chúng ta đến nỗi rất khó để chúng ta bước hoàn toàn vào đời sống mới trong Đấng Christ.

Đức Thánh Linh Mang Đến Sự Chữa Lành .Tuy nhiên, bây giờ chúng ta có Đức Thánh Linh ở bên trong có thể mang quyền năng chữa lành của Chúa Jêsus đến những nơi bị tổn thương.Với sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh , hãy hình dung trong tâm trí mình hình ảnh của con trẻ đến với Jêsus. Thấy mình cùng bước đi với Chúa trên những lối mòn ký ức. Bạn không phải sợ hãi khi đối diện bất cứ điều gì, bất cứ nơi đâu, hoặc bất cứ người nào khi Chúa Jêsus ở bên cạnh. Ngài không làm bạn bị tổn thương đâu, nhưng chữa lành bạn khỏi những biến cố đau thương trong quá khứ.Ngài sẽ chỉ cho bạn tại sao lại cảm thấy và hành động như thế khi bạn trực diện với các hoàn cảnh nào đó. Chúng ta thường có những cảm giác phản xạ khi chúng ta đối diện với điều gì làm cho chúng ta nhớ lại một phần đau thương hay xấu hổ trong quá khứ. Đôi khi chúng ta không trực tiếp biết nguyên cớ, nhưng phản ứng tình cảm vẫn còn đó. Mỗi lần như vậy chúng ta đều cảm thấy giống nhau.

Đức Chúa Trời muốn đụng đến tận gốc rễ các phản xạ đau đớn đó. Ngài muốn chữa lành những ký ức đó bằng tình yêu và sự hiểu biết của Ngài. Đôi khi chúng ta nhớ đến những người làm tổn thương tâm hồn chúng ta. Có thể là cha mẹ hay là người nào đó trong gia đình. Thầy cô giáo hay những người nào đó có quyền hành trên chúng ta đã lạm dụng quyền hành để thống trị trên đời sống của người khác. Điều đo giúp chúng ta hiểu rằng trong nhiều trường hơp thì những người như thế cũng đang bệnh hoạn trong tâm hồn của họ. Chính họ cũng bị nhiều tổn thương trong quá khứ. Vậy họ phải sử dụng quyền lực của chức vị để che đậy những mặc cảm thấp kém bên trong.

Page 236: Truong nhan su

Trong các trường hợp như vậy, Đức Chúa Trời bảo đảm tình yêu của Ngài dành cho chúng ta và một chỗ đặc biệt trong gia đình của Ngài. Rồi Ngài mặc khải cho chúng ta Ngài tha thiết muốn mang tình yêu và sự tha thứ của Ngài cho mọi người biết bao. Sự đụng chạm của tình yêu ấy sẽ mang sự chữa lành đến cho chúng ta. Chúng ta có thể tiếp nhận sự tha thứ của Ngài và được giải phóng khỏi các tư tưởng oán giận và tự thương hại lấy chính mình. Hơn thế nữa, tình yêu đó làm cho chúng ta có khả năng tha thứ và giải phóng những người khác, đưa họ đến với ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời.

Sự Tha Thứ Mang Đến Sự Chữa Lành .

Câu chuyện về cô vợ trẻ và bà mẹ .

Tôi nhớ lại có một cô vợ trẻ và bà mẹ trong Đại Hội Mùa Hè của Tổ chức WORLD MAP. Chị bị lôi cuốn bởi dạng “linh du mục ”, nhiều lần thình lình chị rời bỏ chồng con và lái xe hàng dặm xa nhà.Có một lần chị đã đi xa hơn ngàn dặm trước khi người ta tìm thấy chị và đưa vào bệnh viện. Cuối cùng người ta sắp xếp để chị đến với một trong bốn buổi nhóm cầu nguyện. Đức Chúa Trời ban cho một người trong nhóm lãnh đạo chúng tôi có lời tri thức (sự mặc khải tri thức đến từ Đức Thánh Linh) về nguyên nhân hành động của chị. Chị đã sống qua các chuỗi biến cố trong thời con gái đã tàn phá nghiêm trọng tâm hồn chị.

a) Chị Bị Đau Đớn : Chị được sinh ra tại Au Châu trong thế chiến thứ II. Trước sáu tuổi chị bị ba mẹ mắng nhiếc và đánh đập tàn nhẫn. Sau đó, trong cơn đói kém, cha mẹ của chị bỏ rơi chị để chị tự lo lấy. Chiến tranh là thời kỳ kinh khiếp trong đời của chị. Chị đã sống qua nhiều cuộc dội bom và không biết mình có thể sống hay chết. Chị tìm kiếm thực phẩm trong các thùng rác và ngủ bất cứ nơi nào chị thấy có thể trú ẩn được. Cuối cùng chị gia nhập vào đoàn du mục và đi lang thang từ nơi này đến nơi kia. “Linh du mục ” cầm giữ chị từ đó.

b)Chị đã tha thứ : Qua dòng thời gian, chị đến Mỹ, gặp gỡ Đức Chúa Trời và sau đó chị kết hôn với một người. Chị vẫn bị hành hạ bởi những giấc mộng hãi hùng và bị lôi cuốn vào khát vọng lạ lùng bất chợt và đi lang thang giống như dân du mục, không lý do không mục đích. Phải có một sự bày tỏ từ Đức Chúa Trời mới có thể khám phá ra được nguyên nhân gây nên sự tổn thương trong tâm hồn của chị.Sau khi cầu nguyện, khải đạo và liên tục yểm trợ, chị có thể tha thứ cho những ai hành hạ chị. Sau một thời gian vết thương lòng của chị được chữa lành. Đức Chúa Trời phục hồi lại tâm hồn chị và dứt bỏ sự đau đớn của thảm cảnh cũ trong quá khứ của chị. Chị trở thành y tá, giúp đỡ những người bệnh và người bị tổn thương. Ngợi khen Chúa!

Các Bài Học Từ Cuộc Đời Giôsép

Page 237: Truong nhan su

Như chúng ta đã thấy vai trò của lòng tha thứ vô cùng quan trọng trong việc tiếp nhận sự chữa lành bề trong. Một thí dụ đẹp đẽ về sự chữa lành bề trong và sự tha thứ được tìm thấy trong câu chuyện của Giôsép trpng Cựu Ước (Sáng 37-46).

Ông chịu khổ :

Bạn còn nhớ ông được cha mình là Giacốp quan tâm và đối đãi hết sức đặc biệt. Ngay từ khi còn bé ông đã được Đức Chúa Trời phán bảo qua một giấc chiêm bao rằng một ngày kia ông sẽ trở thành một nhà cai trị vĩ đại. Anh em của ông rất ghen tức và sau cùng họ đả bán ông làm nô lệ tại Ai Cập. Vợ của chủ ông đã thất bại trong việc cám dỗ ông phạm tội ngoại tình. Trong cơn giận dữ bà đã vu khống ông với chồng bà là Phôtipha và Giôsép bị bỏ vào ngục tối. Khi còn bé Giôsép bắt đầu cuộc sống với lời hứa về một tương lai tươi sáng. Nhưng ông lại kết thúc trong sự thất vọng của một người đàn ông trong ngục tối. Kinh Thánh nói rằng ông bị xiềng bằng xiềng sắt “người ta cột chơn người vào cùm, làm cho người bị còng xiềng ” (Thi Tv 105:18) (bản tiếng Anh dịch là “và xiềng sắt thấu vào trong tâm hồn người).

Bị phản bội, bị bán làm nô lệ, bị vu oan, bị bỏ quên trong tù, ông phải chịu sự thử thách bởi Lời Đức Chúa Trời. Theo lẽ thường, ông có cớ để tức giận, cay đắng, oán giận và thậm chí có thể tự hủy hoại mình bởi sự tự thương hại và thất vọng. Nhưng Giôsép đã không làm như vậy. Những tình trạng như thế hoặc sẽ khiến chúng ta trở nên” cay đắng hơn” hoặc trở nên “tốt hơn”. Điều đó tùy thuộc vào phản ứng của chúng ta. Sự chọn lựa thuộc về chúng ta. Giôsép đã phản ứng thế nào?

Ông tha thứ .

Chúng ta biết phần còn lại của câu chuyện. Giôsép đã được giao cho những nhiệm vụ quan trọng ngay khi còn ở trong tù. Sau mười ba năm ở tù, ông là người duy nhất giữa xứ Edíptô có thể giải điềm chiêm bao cho Pharaôn. Kết quả là ông đã được Pharaôn giao cho một chức vụ đầy uy quyền và thế lực. Ong trở thành người cai trị cả xứ Ai Cập. Và rồi Đức Chúa Trời đã đem các anh em của ông đến với ông. Ông đã làm gì? Nổi giận? Tiêu trừ họ với cơn giận phừng phừng của những năm tháng oán giận? Không, ông đã nuôi dưỡng và tha thứ cho họ!

Điều gì khiến Giôsép có phản ứng cao thượng như vậy ?

Tôi không tin chỉ là một phản ứng tình cờ mà thôi. Đó cũng không phải là một điều gì đó xảy ra cách bất chợt như một “ý tốt” vào đúng thời điểm. Đó là một hành động phát sinh từ tâm tánh của Giôsép. Và cần phải mất nhiều năm để xây dựng một tâm tánh như vậy. Giôsép bị bán qua Ai Cập khi còn là một thiếu niên mười bảy tuổi. Khi gặp lại các anh em mình ông đã ở Ai Cập gần hai mươi ba năm. Đó

Page 238: Truong nhan su

là quản thời gian dài để trở nên “cay đắng” (bitter) hay trở nên “tốt hơn” (better).

Đức Chúa Trời toan làm điều ích

Tôi tin rằng Giôsép đã nắm giữ lời của Đức Chúa Trời và giấc mơ về cuộc sống của ông. Đó là hy vọng của ông. Ông có một mục đích thiên thượng. Vì vậy, cuối cùng tất cả mọi sự hiệp lại để hoàn thành mục đích tốt đẹp đó. Khải tượng đó đã giữ ông trong sự trung thành và tha thứ. Bạn hãy nhớ lại những lời khôn ngoan thiên thượng mà ông đã nói với các anh mình.“Các anh đừng sợ chi, vì tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao? Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống của nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay và giữ gìn sự sống cho dân sự đông đảo. Vậy đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng các anh và con cái các anh. Đoạn Giôsép yên ủi các anh và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ : (SaSt 50:19-21).

Giôsép tin cậy Đức Chúa Trời .

Có một sự thật nữa về sự chữa lành bề trong mà chúng ta có thể học từ cuộc đời Giôsép. Sau khi ông được dấy lên với uy quyền tại Ai Cập, ông được Pharaôn gả nàng Achnát con gái của Phôtiphêra thầy cả làm vợ ông. Bạn hãy chú ý tên của cha vợ ông với tên của người chủ trước của ông là Phôtipha rất giống nhau cả về ý lẫn cách phát âm.

Đức Chúa Trời chữa lành ký ức ông .

Bất cứ một sự tổn thương nào đã qua hay một sự phẫn uất nào trong lòng của Giôsép liên quan đến Phôtipha cũng có thể dễ dàng trở nên một nan đề lớn. Chỉ nhìn thấy ông cha vợ, hoặc thậm chí chỉ nghe nhắc đến tên của ông ta, cũng đủ làm cho Giôsép nhớ đến những năm tháng khổ sở trong tù mà Phôtipha đã hình phạt Giôsép cách bất công. Có bao nhiêu người đã phải chịu khổ vì phải mang theo những ký ức trong quá khứ? Bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời, Giôsép đã được chữa lành khỏi mọi sự đau đớn từ những bất công và gian ác trong quá khứ. Chúng ta có thể thấy điều nầy rõ ràng qua tên của hai người con đầu của Giôsép, Manase và Ephraim (SaSt 41:51-52).

Manase có nghĩa là “làm cho quên”. Giôsép giải thích việc chọn lựa tên này với những lời tuyệt diệu: “Vì Đức Chúa Trời đã làm cho ta quên điều cực nhọc, và cả nhà cha ta .” (câu 51) Đức Chúa Trời đã chữa lành ký ức của Giôsép. Nói như vậy không có nghĩa là những ký ức đó hoàn toàn mất hết. Đức Chúa Trời đã phục hồi tâm hồn của Giôsép. Giôsép có thể hồi tưởng lại quá khứ mà không cảm thấy buồn phiền hay đau đớn. Sự mất mát của gia đình ông và cuộc sống khổ ải trong tù là thật, nhưng điều đó không hủy diệt tâm hồn ông!

Page 239: Truong nhan su

Đức Chúa Trời làm cho ông thịnh vượng .

Éphraim tên người con trai thứ hai của ông, có nghĩa là “hưng thịnh”. Bằng cả tấm lòng, Giôsép còn nói thêm những tư tưởng nầy: “Vì Đức Chúa Trời làm cho ta được hưng vượng trong xứ mà ta bị khốn khổ ” (câu 52).

Đức Chúa Trời không chỉ cất đi sự đau đớn trong ký ức của Giôsép mà Ngài còn ban cho thêm những điều khác nữa. Ngài đã thật sự lấy những biến cố đau buồn trong cuộc đời Giôsép và biến nó trở thành những điều vô cùng tốt đẹp cho Giôsép và cho Đức Chúa Trời! Mục đích đời đời của Đức Chúa Trời đã được thực hiện theo thời gian qua cuộc sống của Giôsép. Không điều gì bị mất mát hay phí phạm. Đức Chúa Trời có thể khiến bạn hưng vượng ngay trên mảnh đất đầy nghịch cảnh và đau đớn của bạn. Hãy cho Ngài Ngài đem sự chữa lành đến với bạn.

HÃY GIAO PHÓ TÂM HỒN BẠN CHO ĐỨC CHÚA TRỜI .

Đức Chúa Trời không những muốn chữa lành những tổn thương của chúng ta trong quá khứ, mà Ngài còn muốn ban cho chúng ta những hy vọng sáng ngời trong tương lai. Chúng ta có thể tin cậy Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi vết thương nội tâm là điều có thể sẽ làm tổn hại tâm hồn chúng ta trong những ngày sắp đến.

Ân điển có sẵn từ sự tha thứ của Ngài có thể dập tắt nhanh chóng ngọn lửa giận dữ, phẫn nộ, lòng ghen ghét, sự sợ hãi và sự tự thương hại, trước khi chúng ta có thể làm tổn thương chúng ta và làm tổn hại người khác. Tâm hồn chúng ta có thể được bình an và chúng ta có thể vui mừng trong tình yêu thương lớn lao của Ngài dành cho chúng ta. Trong điều này chúng ta có thể khám phá được giá trị thật về chính mình. Giống như Giôsép chúng ta cũng có một số phận đời đời trong Chúa Jêsus.

Bạn đọc thân mến, có lẽ lòng bạn đang rất cảm động bởi hy vọng về sự chữa lành sâu xa trong chính tâm hồn bạn. Hãy tiếp nhận điều này như là công việc dịu dàng của Đức Thánh Linh chuẩn bị bạn cho sự khai phóng những ước vọng sâu xa của bạn.

Chúa Jêsus sẽ bày tỏ .

Có lẽ trước đây bạn đã từng cố gắng tra xét những việc trong quá khứ bằng những nổ lực của chính mình. Nhưng khi làm điều đó bạn cảm thấy thất vọng sâu xa hơn, nên bạn đành gác lại một bên. Giờ đây bạn hãy đến với Chúa Jêsus và để Ngài tra xét tâm hồn bạn. Ngài là Đấng khôn ngoan, yêu thương và rất dịu dàng. Ngài có thể mang đến cho tâm trí bạn những phần, những nơi chốn, những con người trong quá khứ của bạn cần sự đụng chạm và chữa lành của Ngài. Một lần nữa chúng tôi muốn lặp lại rằng Chúa Jêsus sẽ phục hồi tâm hồn bạn và làm cho bạn trọn vẹn.

Page 240: Truong nhan su

Đừng sợ hãi .

Chúa Jêsus sẽ chữa lành .

Một thành viên trong đoàn truyền giáo của chúng tôi, tiến sĩ Robert Frost (người vừa về nước Chúa năm 1992) kể lại câu chuyện này:

“Tôi xin kể lại những điều này từ kinh nghiệm cá nhân tôi. Tôi đã từng cố gắng che dấu những tổn thương trong quá khứ của mình bằng sức lực và sự khôn ngoan riêng của mình. Nhưng điều đó chỉ làm cho vấn đề trở nên tệ hại hơn. Sau cùng tôi đến với Chúa và thưa với Ngài một cách đơn sơ rằng: Thánh Linh ơi, con tin cậy Ngài, hãy bày tỏ cho con những gì con cần biết. Hãy là điều đó theo cách của Ngài, và trong thời điểm của Ngài”. Chỉ ba ngày sau Chúa đã mang đến tâm trí tôi những gì tôi đã quên từ lâu. Tôi thấy chính mình khi còn là một cậu bé ở trong một tình trạng hết sức đau buồn. Bị chối bỏ, bị loại sang một bên trong một cách thiếu yêu thương và tử tế. Tôi thấy chính mình bị đặt dưới một cầu thang tối tăm ở trong trường nước mắt tuôn tràn trên má tôi. Tôi cầu xin Chúa giúp đỡ bởi vì tôi đã bị tổn thương và đau đớn ở bên trong. Bởi đức tin, tôi đem Chúa Jêsus đến ngay bên cạnh chỗ tổn thương trong quá khứ của tôi. Tôi cầu xin Ngài chữa lành ký ức đau đớn đó. Trong tâm trí tôi hình dung Chúa Jêsus đến với cậu bé đó bằng tình yêu của Ngài. Tôi thấy Chúa Jêsus ôm lấy tôi như một người em nhỏ của Ngài và chữa lành mọi đau đớn cho tôi. Trong cánh tay mạnh mẽ của Ngài tôi cảm thấy yên ổn, bình an và trên cả mọi sự chính là tình yêu của Ngài. Sự chữa lành bề trong đã ban cho tôi một tình yêu lớn lao đối với những người khác là những người có những vết thương lòng sâu xa trong tâm hồn họ. Đó là tại sao tôi có thể nói với cảm xúc mạnh mẽ và đức tin mãnh liệt rằng: “Hãy đến với Chúa Jêsus như một đứa trẻ. Hãy mang lấy ách yêu thương của Ngài, và học theo Ngài. Hãy để Ngài đem đến sự tha thứ và sự chữa lành cho tấm lòng bạn ngay chính giờ này .”

KẾT LUẬN

Lời cầu nguyện theo Thánh Kinh sau sẽ giúp đỡ bạn:

“Đức Chúa trời, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi; hãy tra xét tôi, thử luyện tôi như luyện bạc và biết tư tưởng, ký ức và những suy nghĩ tôi . “Và xem có sự đau đớn, buồn rầu, thương tổn nào trong tôi. Khi tôi bước đi trong suốt cuộc sống. Và cai trị tôi, dẫn dắt, lãnh đạo tôi trong mọi bước đường của cuộc sống, luôn luôn và cho đến cuối cùng .” (Thi Tv 139:23-24)

Nếu Đức Chúa Trời chỉ cho bạn “Bất cứ sự đau đớn buồn rầu, khổ sở nào hãy dâng lên cho Ngài. Hãy để Ngài chữa lành tâm hồn bạn ”. Chúa Jêsus hứa rằng:“Ta có lòng nhu mì khiêm nhường nên hãy mang lấy ách của ta và học theo ta thì

Page 241: Truong nhan su

tâm hồn các ngươi sẽ được phục hồi (yên nghỉ )” (Mat Mt 11:29)

BÀI 13: TRẬN CHIẾN THUỘC LINH

“Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết bên là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy ”. Eph Ep 6:12

CHÚNG TA ĐANG ĐÁNH TRẬN. MỘT TRẬN CHIẾN THUỘC LINH

Câu Kinh Thánh trên đây bày tỏ rằng chúng ta đang tham dự vào một trận chiến. Chúng ta có những kẻ thù. Những kẻ thù này là ai ? Lời Chúa nói rằng họ là những chủ quyền, những thế lực, những kẻ cầm quyền của sự tối tăm của thời đại này, và những thần dữ ở các miền trên trời. Chúng ta đang đánh trận chống lại Satan và những ác linh. Vì vậy trận chiến được gọi là trận chiến thuộc linh . Đó là một trận chiến thật sự .

Câu này đã trở thành vô cùng sống động trong tôi. Trước khi tôi trở thành một Cơ Đốc Nhân. Tôi đã đánh trận với một chế độ độc tài của đất nước tôi. Chúng tôi đánh trận chống lại sự áp bức của những người chủ đất giàu có, những người lính lạm quyền và những nhân viên chính phủ tham nhũng. Tôi đã mang một cây súng. Tôi sống nơi vùng rừng núi vì những người lính của họ tìm bắt tôi. Sau đó, một ngày kia, tôi bị những người lính bắt giữ và họ đem tôi về trại quân của họ. Họ đã đánh đập và tra tấn tôi. Vì vậy trong cơn tuyệt vọng tôi kêu khóc lên : “Có Đức Chúa Trời không ? Nếu có xin hãy giết tôi ngay đi.” Tôi không còn chịu nổi sự tra tấn này nữa. Bấy giờ tôi nghe Chúa Jêsus phán với tôi, không phải trong đôi tai tôi mà từ nơi sâu lắng trong lòng tôi, Chúa nói rằng : “Ben, Ta yêu con, hãy tin cậy Ta. Ta yêu con”.

Tôi nhận biết rằng Đức Chúa Trời hiện hữu và rằng Ngài yêu thương tôi. Nên tôi nói với Ngài : “Lạy Chúa, con dâng cho Ngài cuộc đời con. Cảm ơn Ngài đã yêu thương con”. Tôi kinh nghiệm được một sự bình an sâu xa trong tôi. Sự tra tấn vẫn cứ tiếp tục, nhưng tôi có thể chịu đựng nổi vì tôi đã có sự bình an và sự bình an này từ ĐCT đến đã ban cho tôi sức lực.

Sau đó, Chúa đã thi hành một chuỗi phép lạ : là có một lệnh bất ngờ từ những bộ tham mưu cao cấp của quân đội ra lệnh chuyển tôi sang một trại khác. Sự tra tấn chấm dứt. Sau đó, tôi được chuyển đến một trại khác nữa và 6 tháng sau đó tôi được thả ra.

Một lần kia tôi dự một buổi nhóm cầu nguyện. Đang khi chúng tôi thờ phượng, Chúa ban cho tôi một khải tượng. Tôi đã nhìn thấy Chúa Jêsus đang bị treo trên

Page 242: Truong nhan su

thập tự giá và máu tuôn tràn ra từ chiếc đầu đầy thương tích của Ngài và cả tay chân và hông bị giáo đâm thủng. Tôi nhìn thấy chính mình đứng dưới thập tự giá cùng với những người nông dân và những người dân nghèo cùng đánh trận với tôi để chống lại bậc cầm quyền và những kẻ giàu có. Tôi đã nhìn thấy máu của Chúa Jêsus rơi xuống trên đất của chúng tôi và những tội lỗi của chúng tôi được rửa sạch hết bởi huyết. Tôi vui mừng quá và nói : “Lạy Chúa, cám ơn Ngài vì huyết của Ngài đã cất đi tất cả tội lỗi của chúng con”. Nhưng phía bên kia thập tự giá tôi đã nhìn thấy những người lính lạm quyền cùng với những người chủ đất giàu có và những nhân viên tham nhũng của bậc cầm quyền mà chúng tôi đã đánh trận với họ. Huyết của Chúa Jêsus cũng rơi xuống trên họ nữa. Vì vậy tôi nói với Chúa : “Lạy Chúa, làm sao những người này có thể ở đây được, họ không tốt. Họ đã làm nhiều việc áp bức lạm quyền và giết người. Họ phải không được ở đây. Ôi, Chúa. Họ là những kẻ thù của chúng con”.Tôi sẽ không bao giờ quên được lời đáp của Ngài, Chúa nói rằng : “Ta đã chết cho mọi người và huyết Ta dành cho mọi người. Người ta không phải là kẻ thù của con. Kẻ thù của con là Satan và những ác linh ”.

Tối hôm đó, tôi về nhà và đang khi đọc Kinh Thánh, Chúa tiếp tục phán với tôi trong Êphêsô 6 :12. Chúa nói rằng : “Con không đang đánh trận với thịt và huyết, thịt và huyết là những con người. Con không đánh trận nghịch cùng con người đâu. Con người không phải là những kẻ thù của con. Con đang đánh trận chống lại Satan và những ác linh ”. Suốt trong thời gian đó, tôi nghĩ rằng kẻ thù của tôi là những nhân viên chính phủ tham nhũng, là những người lính lạm quyền và những người chủ đất giàu có. Nên tôi nói : “Lạy Chúa xin tha thứ cho con vì đã ghét bỏ và đánh nhau với những con người”.

NGUỒN GỐC CỦA SATAN

Satan có nghĩa là đối thủ hay là kẻ thù nghịch. Nó từ đâu đến ? Lời của ĐCT nói cho chúng ta biết nguồn gốc của nó ở trong EsIs 14:12-15 và Exe Ed 28:14-15 như sau :

“Hỡi Luciphe, con trai của sáng sớm kia sao người từ trời sa xuống? Hỡi kẻ làm suy yếu các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thế nào! Vì ngươi đã nói trong lòng rằng : Ta sẽ lên trời, Ta sẽ nhấc ngai ta lên trên các ngôi sao của Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi của hội chúng ở về cuối cùng phương Bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây. Ta sẽ làm ra mình như Đấng rất cao ”. EsIs 14:12-15

“Ngươi là một Chêrubin được xức dầu dương che phủ. Ta đã lập ngươi lên. Ngươi ở trên hòn núi thánh của ĐCT. Người đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa. Đường lối ngươi trọn vẹn từ ngày người được dựng nên, cho đến lúc thấy sự gian ác trong ngươi ”. Exe Ed 28:14-14

Page 243: Truong nhan su

Trước đây Satan được gọi là Luciphe. Nó là một Chêrubin được xức dầu và nó được trọn vẹn từ ngày nó được dựng nên (câu 14-15 trong Êx 28). Nhưng một ngày kia, nó đã quyết định phạm tội. Tội lỗi là một quyết định bắt đầu từ trong tấm lòng (câu 13 của Ês 14). Luciphe đã quyết định mà nó đã bày tỏ 5 lần như sau : Ta sẽ ... Luciphe đã nói : “Ta sẽ lên trời, Ta sẽ nhấc ngai Ta ... Ta sẽ ngồi trên núi ... Ta sẽ lên trên cao ... Ta sẽ làm ra mình bằng Đấng rất cao ”. (câu 13 và 14 của Ês 14). Vậy nên, Luciphe đã phản nghịch chống lại ĐCT, nó từ chối không phục vụ ĐCT và muốn trở nên giống như ĐCT. Sự gian ác bắt đầu từ khi Luciphe phản nghịch chống lại ĐCT. Luciphe trở thành Satan. Có nhiều thiên sứ đã kết nạp với Luciphe trong sự phản nghịch của nó. Và Satan đã cám dỗ Adam và Êva phản nghịch với Đức Chúa Trời.

Chúng ta có thể thấy rằng ĐCT không dựng nên sự gian ác. Ngài đã dựng nên mọi sự tốt lành. Sự gian ác bắt đầu từ sự phản nghịch của Luciphe.

Ý CHÍ TỰ DO

Nhưng tại sao Luciphe có thể phạm tội ? Vì cớ ĐCT đã ban cho hắn ý chí tự do tức là khả năng nói vâng và nói không.

Có phải nếu ĐCT đừng ban ý chí tự do cho Luciphe cho thiên sứ, cho loài người thì tốt đẹp hơn không ? Các sinh viên của tôi đã hỏi câu hỏi này : “Tại sao Đức Chúa Trời lại ban cho chúng ta ý chí tự do ? ”.

Tôi đáp : “Giả sử như tôi yêu một phụ nữ vô cùng và tôi bảo cô ấy : Tôi yêu cô và tôi muốn cưới cô”. Nhưng người phụ nữ này đáp rằng : “Tôi không yêu anh và tôi không muốn cưới anh ”. Vì vậy, tôi lấy một cây súng và bắt buộc cô ta phải cưới tôi. Đấy có phải là tình yêu không ?

Đấy có phải là tình yêu không ? Không, dĩ nhiên là không. Nếu tôi thật sự yêu người phụ nữ ấy, tôi phải để cho cô ấy quyền tự do để nói vâng hoặc nói không đối với tôi. Đó là ý chí tự do, sự tự do để quyết định. Đức Chúa Trời quá yêu chúng ta đến nỗi Ngài ban cho chúng ta ý chí tự do. Đức Chúa Trời muốn chúng ta quyết định yêu Ngài và phục vụ Ngài để chúng ta được hạnh phúc với Ngài suốt cả cõi đời đời. Nhưng ĐCT sẽ không bao giờ bắt buộc chúng ta. Tại sao vậy ? Vì ĐCT yêu thương chúng ta. Tình yêu chân thật sẽ để cho người yêu dấu của chúng ta tự do đáp ứng. Quyền tự do đáp ứng đó gọi là tự do ý chí. Chúng ta không phải là những con người máy. Chúng ta chỉ có quyền tự do nói vâng hay không. Quyền tự do hay ý chí tự do này là một bằng cớ chứng minh rằng Đức Chúa Trời yêu chúng ta. Đức Chúa Trời quá yêu chúng ta đến nỗi Ngài ban cho chúng ta ý chí tự do.

KẺ THÙ VÔ HÌNH

Page 244: Truong nhan su

Vì cớ chúng ta đang đánh trận, chúng ta phải biết sách lược của kẻ thù. Chúng ta không được không biết những mưu chước của chúng nó - IICo 2Cr 2:11. Một chiến lược thông thường của nó là tự giấu mình để làm như là nó không hiện hữu. Để tôi đưa cho bạn một ví dụ :

Một ngày nọ, một chị em đến với tôi và khóc. Cô ấy nói rằng bà trưởng phòng cô ta đang làm việc rất đố kỵ với cô. Bà trưởng phòng này đã nhiều lần nổi giận và la rầy người chị em này trước mặt những đồng nghiệp của cô ta. Nên người chị em chúng ta đang suy nghĩ về việc xin nghỉ làm tại sở đó. Nhưng tôi biết rõ ràng người chị em này được Chúa sai đến đó làm việc trong văn phòng này để cô ấy giảng Tin lành. Vậy nên tôi hỏi cô ta : “Chúa có cho phép cô nghỉ làm ở đó không? Chẳng phải là ĐCT đã sai cô đến để giảng Tin lành sao ?”. Người chị em này đáp : “Tôi không còn làm việc hiệu quả trong văn phòng đó nữa. Bà trưởng phòng của tôi rất đố kỵ với tôi ”.Tôi xin cô ấy hãy cầu nguyện với tôi và sau khi cầu nguyện, tôi bảo với người chị em này rằng : “Ngày mai cô hãy trở lại văn phòng và đem theo với cô hai trái chuối, đến giờ ăn trưa hãy đưa cho bà trưởng phòng của cô một trái”. Người chị em nói : “Bà trưởng phòng của tôi sẽ không chịu nhận trái chuối đâu vì bà đang nổi giận với tôi”. Tôi khuyên cô ấy hãy nghe lời tôi. Và cô đã vâng lời. Ba ngày sau đó cô trở lại tường trình : “Khi tôi trao cho bà trưởng phòng của tôi trái chuối bà rất ngạc nhiên nhưng bà nhận lấy và nói : Xin hãy tha thứ cho tôi vì đã la rầy cô trước mặt các nhân viên. Tôi đang có thai và nhiều khi cảm thấy rất khó chịu trong người, nên tôi trở nên nóng giận với mọi người một cách vô cớ. Nên hãy tha thứ cho tôi ”.

Người chị em này đang được Chúa dùng làm người hướng dẫn một buổi nhóm cầu nguyện tại văn phòng đó. Tân tín hữu đầu tiên của cô ấy là bà trưởng phòng. Halêlugia !

Kẻ thù biết rằng ĐCT sai người chị em đến văn phòng đó để giảng Tin lành. Nên kẻ thù nghịch đã tấn công chị em chúng ta và cố gắng ngăn trở cô ấy trong việc giảng Tin lành. Kẻ thù nghịch đã sử dụng bà trưởng phòng đố kỵ với chị em chúng ta. Nhưng chị em chúng ta lại nghĩ rằng kẻ thù của chị là bà truởng phòng. Chiến lược mà kẻ thù chúng ta ưa thích nhất đó là giấu mình đi và sử dụng những công cụ để tấn công các Cơ Đốc Nhân. Chúng ta có thể chỉ ra những sách lược này qua một hình ảnh minh họa.

Hãy chú ý rằng kẻ thù nghịch ẩn nấp trong hình ảnh minh họa ở trên đây. Nó đang tấn công người Cơ đốc được tượng trưng bằng thập tự giá. Kẻ thù đang nắm giữ một công cụ mà nó sử dụng để tấn công Cơ Đốc Nhân. Công cụ này thường là con người, có thể là những người lân cận của chúng ta, những người bạn đồng sở hay

Page 245: Truong nhan su

những người bạn đồng hành trên một chuyến xe buýt. Và khi chúng ta bị tấn công bởi kẻ thù nghịch, chúng ta thường coi xem sự tấn công đó đến từ đâu, và chúng ta nhìn thấy những con người. Ví dụ như một mục sư bị bắt giữ và bây giờ ông ta bị tra tấn trong tù. Kẻ thù là ai ? Ông ấy nhìn những kẻ tra tấn mình và kết luận rằng những kẻ tra tấn là những kẻ thù của mình. Nhưng không phải, Satan là kẻ thù của chúng ta và nó sử dụng những kẻ tra tấn là con người. Satan giấu mình ẩn núp và nó muốn chúng ta đánh nhau những công cụ của nó. Trận chiến của chúng ta là chống lại Satan và những ác linh.

KHÔNG CÓ NƠI TRUNG LẬP - MỖI NƠI ĐỀU LÀ BÃI CHIẾN TRƯỜNG

Trong chiến trận của chúng ta chống lại với các ác linh, không có chỗ nào là trung lập cả. Nơi trung lập có nghĩa là một khu vực không có chiến tranh. Ví dụ như Thụy Sĩ là nơi trung lập trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến. Trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến những người Đức là kẻ thù của người Anh và họ đánh nhau trên chiến trường... Nhưng nếu họ gặp nhau tại Thụy Sĩ thì họ không đánh nhau nữa. Tại sao vậy ? Vì Thụy Sĩ là một nơi trung lập.

Trong trận chiến chống lại ác linh của chúng ta, không có một nơi trung lập nào cả. Nơi nào cũng là chiến trường cả. Vì vậy chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng bất cứ lúc nào. Lời Chúa nói cho chúng ta biết rằng : “Ma quỷ giống như sư tử đang gầm rống đi rình mò quanh chúng ta và tìm kiếm kẻ nào nó có thể cắn xé được.” - IPhi 1Pr 5:8. Vì vậy chúng ta phải thận trọng cảnh giác trong mọi lúc vì cớ mỗi một nơi đều là chiến trường.

Hãy để cho tôi minh họa nguyên tắc về mỗi nơi đều là bãi chiến trường này. Người Nhật đã chiếm đóng nước tôi trong suốt thời gian Đệ Nhị Thế Chiến. Có những nhóm người chống cự lại và đánh nhau với người Nhật. Họ được gọi là những du kích quân. Du kích quân thường ở trong những miền rừng rậm núi non. Người Nhật cũng sai những đoàn quân đến để chống lại du kích quân. Những đội quân như vậy thường bao gồm 9 người lính Nhật, họ đi lên miền rừng núi để đánh lại với du kích quân. Sau 3 ngày trinh sát đội tuần tra trở về doanh trại của họ. Khi những người lính Nhật trở về doanh trại của họ, họ đi qua một con sông, những người lính này quyết định xuống tắm. Họ cảm thấy rất an toàn vì con sông này rất gần doanh trại của họ chỉ cách khoảng nửa cây số thôi. Nên cả 9 người lình này đều bỏ súng xuống, bỏ áo quần ra. Họ hoàn toàn trần truồng bơi lội trên dòng sông. Họ cảm thấy rất an toàn. Nhưng lúc ấy có 5 người du kích đang theo dõi họ. Ngay lập tức, những người du kích này với những con dao của họ đã tấn công những người lính Nhật. Cả 9 người lính Nhật đều bị giết và du kích quân đã lấy vũ khí của họ đi.Những người lính này đã chết vì họ không thận trọng cảnh giác. Họ nghĩ rằng con sông này gần doanh trại nên là một nơi an toàn.

Page 246: Truong nhan su

Trong trận chiến thuộc linh của chúng ta, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác cao độ. Mọi nơi đều là chiến trường.

KẺ THÙ ĐÃ BỊ ĐÁNH BẠI TRÊN THẬP TỰ GIÁ

CoCl 2:14-15 nói cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã đắc thắng Satan và các ác linh.

“Ngài đã xóa tờ khế ghi những điều kiện nghịch cùng chúng ta, những điều khoản trái với chúng ta nữa. Ngài đã phá hủy tờ khế kia đi, đã đóng đinh nó lên thập tự giá. Ngài đã tước bỏ vũ khí các quyền lực, các thế lực, nộp chúng ra cách tỏ tường giữa thiên hạ, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó ”

Chúa Jêsus đã đánh bại Satan và những ác linh trên thập tự giá. Câu Kinh thánh trên đây nói rằng Chúa Jêsus đã tước vũ khí cùng các thế lực, nộp chúng ra cách tỏ tường giữa thiên ha, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó. Vậy nên kẻ thù nghịch và đội quân của nó đã bị lột vũ khí và Chúa Jêsus đã chiến thắng chúng. Không chỉ như vậy thôi. Chúa Jêsus còn nộp chúng ra cách tỏ tường giữa thiên hạ.

Ý nghĩa của việc nộp kẻ thù mình ra cách tỏ tường giữa thiên hạ là gì ? Trong thời của Phaolô, khi ông viết câu này mọi người đều hiểu cách dễ dàng về việc nộp kẻ thù ra cách tỏ tường giữa thiên hạ. Việc người ta thường làm trong thời của Phaolô là như vầy : khi một vị tướng La Mã xâm chiếm một đất nước nào đó và đánh bại xứ đó, thì vị tướng La Mã này sẽ nhóm vị vua bại trận đó cùng với Hoàng tử và các tướng lãnh của ông lại, sau đó lột vũ khí và những quân phục của họ. Vị tướng thắng trận này sẽ cột cổ họ chung lại với nhau và kéo về La Mã. Sẽ có một cuộc diễu binh thắng trận. Ông ta sẽ cưỡi trên cỗ xe ngựa của mình với mọi mề đay chiến thắng và cột vào sau cỗ xe ngựa của mình ông vua bại trận cùng với hoàng tử và tướng lãnh của ông ấy. Mọi người tại thủ đô sẽ thấy vị tướng thắng trận và vỗ tay khen ngợi. Họ cũng nhìn thấy những kẻ thù nghịch đã bị bại trận và sỉ nhục. Đây là một điều thường xảy ra lúc bấy giờ và nó được gọi là : “Việc nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ những kẻ thù đã bị bại trận ”.

Chúa Jêsus đã nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ Satan và tất cả ác linh. Tôi thích tưởng tượng ra cảnh Chúa Jêsus sau khi đã chết và sống lại từ trong kẻ chết, Ngài đem cả Satan và tất cả mọi quyền lực của ma quỷ lại, lột bỏ áo xống và tước bỏ mọi vũ khí của chúng. Sau đó, Chúa Jêsus có một cuộc điều binh đắc thắng tại Thiên đàng. Ở đó có những Thiên sứ vỗ tay và reo lên lời ngợi khen khi nhìn thấy kẻ thù bại trận và đội quân của nó. Halêlugia ! Cho Đấng là Vua của các Vua và là Chúa của các Chúa.

SỰ ĐẮC THẮNG CỦA CHÚA JÊSUS ĐƯỢC BAN CHO MỖI TÍN ĐỒ

Page 247: Truong nhan su

Sự đắc thắng của Chúa Jêsus Christ được ban cho mỗi tín đồ của chúng ta. Chúng ta tìm thấy điều này trong ICo1Cr 15:57 nói rằng : “Tạ ơn Đức Chúa Trời là Đấng ban cho ta sự chiến thắng nhờ qua Chúa Jêsus Christ chúng ta ”. Đây là sự thật. Người tín hữu đã và đang nhận được đắc thắng của Chúa Jêsus trên kẻ thù nghịch. Do đó mỗi tín hữu phải nhận thức rõ và nhìn thấy rằng mình không phải cầu xin cho có sự đắc thắng nữa, mà người tín hữu đơn giản chỉ phải thi hành sự đắc thắng mình có trong Chúa Jêsus.

Đức tin là chấp nhận những gì Lời của Đức Chúa Trời nói ra, Lời Đức Chúa Trời khẳng định rõ rằng người tín hữu đã nhận được sự đắc thắng của Chúa Jêsus trên thập tự giá. Vậy người tín hữu không cầu xin để nhận được sự đắc thắng. Người ấy đã nhận được rồi. Tất cả điều người ấy cần làm là thi hành sự đắc thắng mà mình có.

Trong Eph Ep 2:4-8 chúng ta đọc thấy : “Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta. Nên khi chúng ta đang chết vì tội mình thì Ngài làm cho chúng ta đồng sống với Đấng Christ. Ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Christ Jêsus ”.

Chúng ta có thể nhìn thấy những điều sau đây đã xảy đến cho những Cơ Đốc Nhân ngay giây phút người ấy tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và làm Cứu Chúa đời sống mình. Đó là :1. Người tín đồ được làm cho sống với Christ.2. Người tín đồ được làm cho sống lại với Christ.3. Người tín đồ được đồng ngồi trong các nơi cao ở trên trời trong Christ Jêsus.Do đó, người tín đồ đang cùng ngồi trong vị trí uy quyền và đắc thắng của Chúa Jêsus. Người tín đồ phải nhìn thấy sự thật đó, để người ấy công bố ra sự đắc thắng trong chiến trận thuộc linh này. Người tín đồ đang ở trong vị trí của sự đắc thắng. Người ấy đánh trận từ trong vị trí chiến thắng đó. Người ấy thi hành sự chiến thắng của Chúa. Đó là lý do tại sao người tín đồ có thể luôn luôn nói : “Cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng dẫn dắt chúng ta trong sự đắc thắng trong Đấng Christ luôn luôn ”. IICo 2Cr 2:14

Đừng van xin sự đắc thắng. Hãy đánh trận từ vị trí của sự đắc thắng. Hãy thi hành sự đắc thắng của Chúa Jêsus (Hãy làm cho sự đắc thắng của Chúa Jêsus trở nên có hiệu lực ).

Vì cớ người tín đồ đang ngồi với Chúa Jêsus trong vị trí đắc thắng đó. Chúa Jêsus đã truyền lịnh cho người tín đồ hãy đuổi quỷ đi - Mac Mc 16:17-18. Đây là bằng cớ chúng ta là người chiến thắng. Đuổi quỷ đi là cách thể nào chúng ta thi hành sự đắc thắng của Chúa Jêsus.

Page 248: Truong nhan su

TẠI SAO KẺ THÙ NGHỊCH ĐƯỢC PHÉP QUẤY RẦY CHÚNG TA

Nếu kẻ thù và những ác linh đã bị đánh bại rồi, tại sao chúng vẫn có thể quấy rầy (gây lo phiền) cho chúng ta ? Tại sao Satan và những ác linh của nó vẫn có thể tấn công những Cơ Đốc Nhân khi chúng đã bị đánh bại rồi ?

Chúng được phép tấn công và quấy rầy những Cơ Đốc Nhân vì một lý do để huấn luyện Cơ Đốc Nhân thành những người đắc thắng bội phần. Cac Tl 3:1-2 nói rằng : “Này là các dân tộc mà Đức Giêhôva để còn lại đặng dùng chúng nó thử thách các dòng giống mới của dân Ysơraên, tập cho chúng nó việc chiến trận, nhất là những kẻ chưa từng thấy chiến trận khi trước ...”.Hãy lưu ý rằng chính Chúa đã giữ lại một vài kẻ thù nghịch của dân sự Đức Chúa Trời tại trong đất Hứa. Tại sao vậy ? “Để cho con cái Ysơraên được tập việc chiến trận ”.

Đức Chúa Trời đang huấn luyện chúng ta thành những người đắc thắng. Tại sao vậy ? Vì cớ chúng ta sẽ được đồng trị với Ngài. Người ta không thể nào trở thành một ngưòi đắc thắng nếu không có kẻ nào để đắc thắng cả. Vậy nên kẻ thù địch và những ác linh của nó đã được phép chiến trận nghịch với chúng ta để chúng ta có thể học tập chiến thắng.

NHỮNG VŨ KHÍ CỦA CHIẾN TRẬN

Chúng ta có những vũ khí để đánh trận với kẻ thù và bầy lũ của nó. Những vũ khí này được chính Đức Chúa Trời ban cho chúng ta.“Những khí giới mà chúng tôi dùng để tranh chiến là không phải thuộc về xác thịt đâu, bên là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời có đủ sức mạnh kéo đổ các đồn lũy ”. ICo1Cr 10:4

Chúng ta kéo đổ những đồn lũy mạnh vững. Chúng ta đắc thắng kẻ thù, bởi cách nào ? Bằng cách sử dụng những khí giới mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Những khí giới này rất mạnh mẽ trong Đức Chúa Trời.

Những khí giới để chiến trận của chúng ta là gì ? Đó là :1. Lời cầu nguyện.2. Lời cầu thay.3. Ngợi khen và thờ phượng.4. Kiêng ăn.5. Lời Đức Chúa Trời.6. Danh của Chúa Jêsus.7. Huyết của Chúa Jêsus.

Xin ghi nhớ rằng bốn (4) khí giới được kể ra trước hết đã được bàn luận đến trong

Page 249: Truong nhan su

những bài học về sự cầu nguyện, cầu thay, sự ngợi khen và thờ phượng và sự kiêng ăn trong Cấp 1 rồi. Xin hãy học ôn lại. Chúng ta sẽ bàn đến ba (3) khí giới cuối cùng.

LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

Lời Chúa là một khí giới. Lời ấy được gọi là gươm TL Eph Ep 6:17. Chính Lời này của Đức Chúa Trời là : “Lời sống và đầy quyền năng, sắc hơn bất cứ gươm hai lưỡi nào ”. HeDt 4:12. Chính chúa Jêsus đã sử dụng Lời của ĐCT như là một vũ khí chống lại kẻ thù. Chúng ta tìm thấy trong Mat Mt 4:1-11.Trong câu 3, kẻ cám dỗ đã nói : “Nếu ngươi là con trai của Đức Chúa Trời, hãy ra lệnh cho những viên đá này trở nên bánh đi ”. Kẻ thù đã đưa ra hai sự cám dỗ ở đây. Trước hết hắn nói với chúa Jêsus : “Nếu ngươi là con trai của ĐCT ”. Kẻ thù muốn chúa Jêsus nghi ngờ về thực tại là Ngài là con trai của ĐCT. Sự nghi ngờ là một sự tấn công của kẻ thù. Thứ đến, hắn đã cám dỗ chúa Jêsus hóa đá thành bánh để thỏa mãn cơn đói của Ngài.

Chúa Jêsus đã đắc thắng sự cám dỗ này bằng cách nào ? Chúa Jêsus đã sử dụng gươm của Thánh Linh. Ngài đã xưng ra Lời Chúa để chống lại với kẻ thù. Chúa Jêsus đã trích dẫn lời Chúa bằng cách nói rằng : “Có Lời chép rằng người ta chẳng sống nhờ bánh mà thôi, nhưng còn nhờ mọi lời phán ra từ miệng Đức Chúa Trời ”. (Câu 4). Bang! Kẻ thù đã bị đánh trúng .

Sau đó ma quỷ đã tiến đến với hai sự cám dỗ thêm nữa. Chúa Jêsus lại đáp trả bằng gươm của Thánh Linh. Chúa Jêsus phán : “Có Lời chép rằng ”. Trước mỗi sự cám dỗ, Chúa Jêsus đã lấy gươm của Thánh Linh chính là Lời của Đức Chúa Trời để đối lại. Mỗi lần chúa Jêsus nói : “Có Lời chép rằng ”, là Ngài đã rút gươm ra khỏi vỏ. Sau đó Chúa Jêsus xưng nhận Lời Chúa và mỗi lần Ngài trích dẫn lời Kinh Thánh thì Bang !, Ngài đã tung một nhát vào kẻ thù. Ngài đã đánh ngã kẻ thù.

Kinh thánh trong thời của Chúa Jêsus chỉ gồm có Cựu ước mà thôi. Hãy chú ý là Chúa Jêsus đã trích từ Cựu ước câu “Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi ” - được rút ra từ PhuDnl 8:3. Lời thứ hai mà Chúa Jêsus trích dẫn là từ 6:16 “Ngươi chớ thử Chúa là ĐCT người ”. Lời trích dẫn thứ ba Chúa Jêsus đã sử dụng là : “Ngươi phải thờ phượng Chúa là ĐCT ngươi và chỉ hầu việc một mình Ngài thôi ” - được rút ra từ 6:13. Chúa Jêsus đã dấu lời Chúa trong lòng Ngài. Và suốt trong thời gian bị cám dỗ, Ngài đã dùng gươm của Thánh Linh để chống lại kẻ thù của Ngài. Đây là cách thế nào chúng ta sử dụng Lời của ĐCT như là một vũ khí. Chúng ta dấu hay là học thuộc lòng và luôn suy gẫm Lời Chúa. Sau đó, khi sự cám dỗ đến chúng ta xưng ra Lời của ĐCT cách xứng hiệp để chống lại kẻ thù. Đavit đã nói : “Tôi đã dấu Lời Chúa trong lòng tôi để tôi không phạm tội cùng Chúa ” Thi Tv 119:11. Đavít đã dấu Lời Chúa trong lòng ông bằng cách nào ? Bằng cách suy

Page 250: Truong nhan su

gẫm và học thuộc lòng Lời của ĐCT.

Lời Chúa là Linh nghiệm, sống động và sắc hơn mọi gươm hai lưỡi. Khi chúng ta công bố Lời đó ra trước mặt kẻ thù, thì chính Lời đó đâm thấu và chia cắt kẻ thù nghịch như một lưỡi gươm vậy, và hắn bị trục xuất đi.

Xin hãy lưu ý rằng ma quỷ cũng dùng Lời của Đức Chúa Trời rút ra khỏi mạch văn để cám dỗ Chúa Jêsus -câu 6 Nhưng Chúa Jêsus đã trả lời và đắc thắng sự cám dỗ này bằng cách sử dụng Lời Chúa. Điều này có nghĩa gì ? Có nghĩa là nhiều khi ma quỷ sẽ dùng Lời Chúa để làm rối trí chúng ta và làm cho chúng ta phạm tội. Vậy nên điều rất quan trọng là chúng ta phải quen thuộc, hiểu, biết toàn bộ Lời Chúa. Chúng ta phải đọc và suy gẫm cả quyển Kinh Thánh, ít nhất là một lần mỗi năm. Bởi việc đọc ít nhất là 5 đoạn mỗi ngày, chúng ta có thể đọc xong quyển Kinh Thánh trong một năm.

Hãy để tôi minh họa cho bạn qua một ví dụ khác về việc thế nào ma quỷ có thể sử dụng Lời Chúa để làm chúng ta lạc đường. Một ngày nọ, tôi gặp một số người thường tự xưng là : “Con cái của ĐCT” hay là : “Gia đình của ĐCT”. Họ trích dẫn Gia Gc 2:14-16 “Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin, song không có việc làm, thì ích chi chăng ? Đức tin đó cứu người ấy được chăng ? Nếu có một anh em hay chị em nào không có quần áo mặc, thiếu của ăn uống hàng ngày, mà một kẻ trong anh em nói với họ rằng : Hãy đi cho bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích chi chăng ?”. Từ những câu này, họ đã kết luận rằng : Khi một anh em hay một chị em có những nhu cầu mà bạn chỉ nói với anh hoặc chị ấy rằng : “Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn”. Thì bấy giờ điều đó không bày tỏ đức tin thật. Ví dụ như, người anh em có một nhu cầu tình dục thì bạn, là người chị em phải thoả mãn nhu cầu đó để bày tỏ đức tin của mình.

Đây là điều gian tà vô cùng. Những người này đang sử dụng Lời của ĐCT để thỏa mãn lòng tham dục của mình và làm lạc đường kẻ khác. Vì cũng chính Lời của ĐCT bảo tất cả chúng ta rằng : “Hãy chạy trốn khỏi tình dục vô luân ”. ICo1Cr 6:18 “Thân thể chẳng phải nhằm cho sự tình dục vô luân nhưng là vì Chúa ”. 6:9-10.

Đức Chúa Trời không thể mâu thuẫn với chính Ngài. Vì vậy Lời của ĐCT không được diễn dịch ngược lại với chính nó, Lời của ĐCT là một toàn thể hài hòa. Do đó, chúng ta phải quen thuộc với toàn bộ Lời Chúa để chúng ta không bị ma quỷ lừa gạt.

Hãy để tôi chia sẻ với bạn một ví dụ thế nào Lời của ĐCT đã được sử dụng như một vũ khí. Một người anh em là một bác sĩ đã đến với tôi và nói rằng anh rất sợ hãi khi phải đi máy bay. Nỗi lo sợ này đến với anh gần đây. Anh nói rằng khi anh

Page 251: Truong nhan su

đi ra phi trường để lên máy bay, anh lại tưởng tượng thấy chiếc máy bay bốc cháy và rơi xuống từ trên bầu trời. Sự tưởng tượng này rất sống động và rất thực. Vì vậy anh đã hoãn chuyến bay lại. Tôi được dẫn dắt và chỉ cho anh xem IITi 2Tm 1:7 :

“Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhát sợ, bèn là tâm thần mạnh mẽ, yêu thương và một tâm trí lành mạnh ”.

Tôi nói rằng nỗi sợ hãi của anh ấy không đến từ ĐCT nhưng đến từ ma quỷ. Nhưng ĐCT đang ban cho anh quyền năng và tâm trí lành mạnh. Sau đó, tôi xin anh ấy hãy đọc thuộc lòng câu Kinh Thánh trên. Tôi bảo anh hãy đọc Lời Chúa lớn lên cả 10 lần. Anh ấy vâng lời. Sau khi xưng nhận (công bố) Lời Chúa nhiều lần, người anh em này đã reo lên vui mừng : “Nỗi lo sợ đã biến mất, nỗi lo sợ đã biến mất rồí ! Bây giờ tôi có thể đi máy bay”. Ngay hôm ấy, người anh em đã đáp máy bay đi London để dự một Hội nghị về Y tế.

Một chị em đã gọi điện thoại đến với tôi và nói rằng chị ấy bị đau bao tử khủng khiếp trong suốt 3 ngày qua. Chị ấy nói rằng đã có đến bác sĩ, đã uống thuốc bác sĩ cho nhưng cơn đau vẫn còn đó. Chị cũng nhờ một số anh chị em cầu nguyện nhưng cơn đau vẫn tiếp tục. Tôi được dẫn dắt để đưa cho chị ấy Lời Chúa trong Gia Gc 4:7. “Vậy hãy vâng phục ĐCT. Hãy chống cự ma quỷ và hắn sẽ trốn khỏi anh em ”. Tôi nói rằng vấn đề bao tử đến mà từ ma quỷ và chị ấy không thể nào chống cự ma quỷ được cho đến khi chị chịu phó nộp chính mình cho ĐCT. Vì vậy tôi bảo chị phải phó nộp chính mình cho ĐCT, phải ăn năn mọi tội lỗi trong cuộc đời mình. Chị nhớ lại chị đã không tha thứ cho một chị em. Không tha thứ là một tội lỗi. Nên chị đã quyết định tha thứ chị em đó. Sau đó chị chống cự ma quỷ và đuổi bệnh tật và sự đau đớn trong bảo tử mình. Và chị được chữa lành ngay lập tức.DANH CHÚA JÊSUS

Chúa Jêsus đã ban cho những tín đồ uy quyền sử dụng Danh của Ngài. Chúng ta tìm thấy trong những câu KT sau đây :

“Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin Ta cũng sẽ làm việc Ta làm, lại cũng làm việc lớn hơn nữa. Vì Ta đi về cùng Cha. Các ngươi nhơn danh Ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, Ta sẽ làm cho .”GiGa 14:12-14

"Trong ngày đó, các ngươi không còn hỏi ta về điều chi nữa. Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, điều chi các ngươi sẽ cầu xin nơi Cha thì Ngài sẽ nhơn danh Ta mà ban cho các ngươi. Đến bây giờ các ngươi chưa từng nhơn Danh Ta mà cầu xin điều chi hết. Hãy cầu xin đi, các ngươi sẽ được, hầu cho sư vui mừng các ngươi được trọn vẹn ." 16:23-24

Ý nghĩa của việc sử dụng danh một người là gì ? Giả sử tôi nói với đứa con của

Page 252: Truong nhan su

mình rằng : "Ba sắp đi xa. Ba có một người bạn rất tốt và là người giàu có. Con có thể đến nhà ông ấy và hỏi xin mọi điều chi con có cần trong danh của ba. Con có thể dùng tên của ba và bạn ba sẽ đưa cho con mọi điều con hỏi xin. Sau đó, một ngày kia con trai của tôi đi đến nhà người bạn của tôi. Con tôi nói : "Tên tôi là (nó nói đến tên nó) và xin ông cho tôi 10.000$ được không ?". Dĩ nhiên người bạn giàu có của tôi sẽ đáp : "Tôi không biết anh là ai". Đứa con tôi bỗng nhớ lời dặn hãy sử dụng tên (danh) của tôi. Nên con tôi nói rằng : “Tôi đến đây nhơn danh ông (con tôi nêu tên tôi ra cho người bạn) là cha của tôi, và tôi xin ông cho tôi 10.000 bấy giờ bạn tôi sẽ nói : "À, tôi biết cha của anh. Đây là 10.000$".

Tên của Chúa Jêsus được nổi tiếng khắp trên Thiên Đàng. Chúa Jêsus ban cho chúng ta uy quyền để sử dụng Danh của Ngài (tên của Ngài). Chúa Jêsus nói : "Bất cứ điều chi ngươi cầu xin trong Danh Ta, Ngài sẽ ban cho ngươi ". Chúng ta có thể xin bết cứ điều chi trong Danh của Chúa Jêsus và Chúa Cha sẽ làm cho.

Hãy để tôi kể cho bạn nghe vài ví dụ trong Lời Chúa. Trong Cong Cv 3:3-6 Phierơ đã cầu xin cho người bại được bước đi trong DANH CHÚA JÊSUS. Phierơ nói : “Trong Danh Chúa Jêsus Christ ở Nazarét, hãy chổi dậy và bước đi .” Và người bại đó đã bước đi và ngợi khen ĐCT. Trong 9:34 Phierơ đã đến với một người đau bại đã nằm lâu ngày trên giường bệnh tên là Ênê. Phierơ đã nói : “Hỡi Ênê, Chúa Jêsus là Christ chữa cho ngươi được lành. Hãy chổi dậy và dọn dẹp giường ngươi ”. Tức thì, người chờ dậy ngay. Halêlugia

Phaolô cũng sử dụng Danh của Chúa Jêsus. Một ngày kia, Phaolô gặp một cô gái bị quỷ bói khoa ám. Phaolô đã đuổi quỷ này ra bằng cách sử dụng Danh của Chúa Jêsus. Phaolô truyền lệnh : “Ta nhơn Danh Đức Chúa Jêsus mà truyền mày ra khỏi người đàn bà này .” Và chính giờ đó quỷ liền ra khỏi .16:18

Chính Chúa Jêsus đã đang truyền lệnh cho mỗi tín đồ hãy sử dụng Danh của Ngài để đuổi quỷ ra và đặt tay lên kẻ đau để kẻ đau được lành . Mac Mc 16:17-18

Chúa Jêsus nói rằng chúng ta có thể Nhơn Danh Ngài mà cầu xin bất cứ điều chi. Và Đức Chúa Cha sẽ làm cho. Tôi đã từng cầu xin rất nhiều điều Nhơn Danh Chúa Jêsus và tôi đã thấy những điều đó được ứng nghiệm hoặc được ban cho tôi. Nhưng cũng có những lúc tôi cầu xin trong Danh Chúa Jêsus mà không nhận được những điều mình xin. Điều này đã trở thành một nan đề cho tôi. Tôi nói : “Lạy Chúa, tại sao con không nhận được những điều con cầu xin ? Con đã tiếp nhận Ngài vào trong lòng con và sử dụng Danh Ngài, nhưng tại sao con không nhận được những điều này ?

Một ngày kia tôi nhận được lời đáp của Chúa trong thơ Phi Pl 2:5-11 - “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có. Ngài vốn có hình ĐCT, song chẳng coi

Page 253: Truong nhan su

sự bình đẳng mình với ĐCT là sự nên nắm giữ. Chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên như loài người. Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó, ĐCT đã đem Ngài lên rất cao, và đã ban cho Ngài Danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến Danh Đức Chúa Jêssus mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha .”

Chúa Jêsus đã nhận được chính Danh hiệu Jêsus của mình bằng cách nào? Hãy chú ý là Đức Chúa Cha đã ban Danh Jêsus cho con trai Ngài. Tại sao vậy ? Vì hai lý do. Chúa Jêsus đã nhận được chính Danh hiệu ấy vì cớ :1. Ngài đã tự hạ mình xuống.2. Ngài đã vâng phục cho đến chết.

Vì vậy Đức Chúa Cha đã ban thưởng Con Ngài bằng cách ban cho Ngài Danh hiệu Jêsus vì lòng khiêm nhường hạ mình và vâng phục của Con Ngài.

Chúng ta là những người sử dụng Danh của Chúa Jêsus cũng phải “có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có ”. - Phi Pl 2:6. Nói cách khác, tâm tình mà Chúa Jêsus đã có cũng phải ở trong mỗi một tín đồ muốn sử dụng Danh của Ngài. Tâm tình của Chúa Jêsus là gì ? Câu KT đã nói cho chúng ta biết Jêsus khiêm nhường và vâng phục cho đến chết. Những điều này phải ở trong tâm trí của chúng ta nữa. Chúng ta phải khiêm nhường và vâng phục. Do đó, khi chúng ta sử dụng Danh Chúa Jêsus chúng ta cũng phải ở trong sự khiêm nhường và vâng phục đối với ĐCT. Khi chúng ta có tâm tình này của Đấng Christ, chúng ta có thể cầu xin bất cứ điều chi Nhơn Danh Chúa Jêsus, và Đức Chúa Cha sẽ ban cho. Điều kiện tiên quyết để sử dụng Danh Chúa Jêsus là phải khiêm nhường trước mặt ĐCT và vâng phục với ĐCT.

Bây giờ hãy để tôi chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm cá nhân trong việc sử dụng Danh Chúa Jêsus. Chúng tôi đang chuyển Kinh Thánh đến cho những tín đồ ở một vùng rất nghiêm ngặt kia. Trước khi thực sự đến đó, chúng tôi cầu nguyện và Chúa đã bảo đảm với chúng tôi rằng những hành lý của chúng tôi sẽ không bị tháo mở. Vì vậy chúng tôi chỉ đặt những quyển KT vào trong hành lý và đi qua sự khám xét của Hải quan. Chúng tôi được bảo phải xếp hàng trước viên chức đó tại cửa khẩu. Viên chức này ra lệnh cho mọi người mở hành lý của họ ra. Đến phiên tôi sắp bị khám xét. Tôi cầu nguyện : “Lạy Chúa, con phải làm gì ?. Ngài bảo rằng những hành lý của chúng con sẽ không bị tháo mở mà.” Chúa phán rằng : “Hãy sử dụng Danh ta ”. Vậy tôi cầu nguyện : “Nhân Danh Chúa Jêsus, con tháo mở sự rối rắm giữa vòng những người canh cửa khẩu này”. Chặp sau những người lính gác đến và bảo chúng tôi hãy tiến đến ra cửa mà không đòi chúng tôi phải mở hành lý ra

Page 254: Truong nhan su

nữa. Ngợi khen Chúa !

Trong một lần khác, chúng tôi đang đi qua một cánh rừng để đến thăm cơ sở truyền giáo cho chúng tôi tại vùng núi. Trong cánh rừng đó có rất nhiều con đỉa. Những con đỉa này sống trên những lá cây và khi bạn đi ngang qua chúng sẽ nhảy ra và bám chặt vào da bạn mà hút máu. Cách duy nhất để dẹp bỏ những con ký sinh này là phải cào nó khỏi da bạn bằng một con dao. Nhưng có vô số con đỉa nhảy lên bạn, bạn không thể nào bắt bỏ chúng hết được. Tuy nhiên, nếu bạn cứ để cho những con đỉa này hút máu bạn, một khi đã thỏa mãn, những con ký sinh này chỉ tự rơi xuống. Tôi rất gớm ghét những con ký sinh này hút máu mình. Nên tôi cầu nguyện : “Nhơn Danh Chúa Jêsus và bởi uy quyền đã được ban cho tôi trong Mac Mc 16:17-18 Tôi đã quở trách tất cả những con đỉa trong khu rừng này và : Nhơn Danh Chúa Jêsus ta truyền lệnh cho các ngươi hãy tránh xa khỏi ta”. Chúng tôi đi qua cánh rừng đó. Những người đồng hành với chúng tôi đã có con đỉa bu trên mình mà tôi chẳng có con nào. Ngợi khen Danh Chúa Jêsus !

HUYẾT CHÚA JÊSUS

Chúng ta phải hiểu rõ giá trị của huyết Chúa Jêsus. Huyết Chúa Jêsus có giá trị thế nào với Đức Chúa Cha ? Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong HeDt 9:11-12 - “Nhưng Đấng Christ đã hiện đến, làm Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của những sự tốt lành sau này. Ngài đã vượt đền tạm lớn hơn và trọn vẹn hơn, không phải tay người dựng ra, nghĩa là không thuộc về đời này. Ngài đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ cả, không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời .”

Qua huyết của Chúa Jêsus, Ngài đã bước vào nơi chí Thánh và dâng huyết này cho Cha Ngài. Để đổi lấy của con Ngài, Đức Chúa Cha ban sự cứu chuộc đời đời cho chúng ta bởi sự hiến dâng huyết của Ngài. Sự hiến dâng này đã được thực hiện “một lần đủ cả”.

Sự dâng hiến một lần đủ cả có ý nghĩa gì ? Nó có nghĩa là :

1. Sự dâng hiến huyết của Jêsus chỉ được thực hiên một lần mà thôi. Sự dâng hiến đó không thể lập lại lần nữa. Sự dâng hiến đó là một sự dâng hiến trọn vẹn mà không ai có thể lập lại tương tự như vậy được. Đó là một của lễ trọn vẹn, vô cùng trọn vẹn đến nỗi Chúa Jêsus đã giành được sự chuộc tội đời đời cho chúng ta. Do đó, nếu chúng ta có một nghi lễ tôn giáo nào làm giả định như một sự dâng hiến huyết thật của Chúa Jêsus lên Đức Chúa Cha thì nghi lễ đó là một sự phạm thượng. Tại sao vậy ? Vì sự dâng hiến một lần đủ cả đó bởi chính Chúa Jêsus, không thể nào có thể lập lại nữa. Vì đó là một sự dâng hiến trọn vẹn.

Page 255: Truong nhan su

2. Sự dâng hiến huyết cho Chúa Jêsus thực hiện không phải vì cớ chính Ngài. Sự dâng hiến này là vì cớ chúng ta. Đó là lý do tại sao KT nói sự dâng hiến này là “một lần đủ cả ”.

Sự chuộc tội đời đời mà Chúa Jêsus đã giành được cho chúng ta qua sự hiến dâng huyết của Ngài có ý nghĩa gì ?

PHẠM VI CỦA SỰ CHUỘC TỘI

Những điều sau đây được gồm trong sự chuộc tội đời đời mà Chúa Jêsus đã giành được cho chúng ta bởi sự dâng hiến huyết của Ngài. Đó là :

ự tha thứ tẩy xóa hết mọi tội lỗi: IGi1Ga 1:7, 9

“Nhưng nếu chúng ta bước đi trong sự sáng như chính Ngài ở trong sự sáng thì chúng ta giao thông cùng nhau, và huyết của Jêsus Christ Con Ngài tẩy sạch mọi tội chúng ta. Còn nếu chúng ta xưng nhận tội mình, thì Ngài là thành tin, công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác ”.

Huyết của Chúa Jêsus đã đổ ra từ đồi Gôgôtha để trả thay cho mọi tội lỗi chúng ta. Chúa Jêsus đã trả món nợ tội mà Ngài không hề mắc nợ và là món nợ mà chúng ta không hề trả nổi. Chúng ta được tha thứ mọi tội lỗi của mình vì cớ huyết của Chúa Jêsus, đang khi chúng ta ăn năn và xưng tội lỗi của mình thì ĐCT là thành tin và công bình để tha tội cho chúng ta và tẩy sạch chúng ta khỏi mọi điều bất nghĩa. Chúa Jêsus là Đấng không hề biết đến tội lỗi và trở nên tội lỗi vì chúng ta để chúng ta có thể trở thành sự công bình của ĐCT trong Ngài. IICo 2Cr 5:12

Để có sự thảo luận chi tiết hơn về sự ăn năn và tha thứ tội của chúng ta, xin hãy học ôn lại những bài học về sự ăn năn trong Cấp I.

ự sống đời đời :

“Lời chứng ấy tức là ĐCT đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ở trong con Ngài. Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống, Ai không có Con Đức Chúa Trời thì không có sự sống. Ta đã viết điều này cho các con biết mình có sự sống đời đời, là cho những kẻ tin Danh Con Đức Chúa Trời và hầu cho các con có thể tiếp tục tin đến Danh Con ĐCT .” IGi1Ga 5:11-13

Đức Chúa Cha đã ban sự sống đời đời cho chúng ta bằng cách Con Ngài là Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá để chúng ta có thể nhận được sự sống đời đời. Một người nhận được sự sống đời đời qua việc tiếp nhận Chúa Jêsus. Bạn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ làm Chúa cuộc đời bạn. Bởi việc quyết định không sống cho chính mình nữa nhưng sống cho Chúa Jêsus mà thôi.

Page 256: Truong nhan su

Lối vào và sự dạn dĩ để bước vào sự Hiện Diện của ĐCT : “Vì vậy, hỡi anh em, chúng ta nhờ huyết Chúa Jêsus được dạn dĩ vào nơi chi thánh, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn nghĩa là ngang qua xác thịt Ngài ”. HeDt 10:19-20

Điều này bao gồm trong sự chuộc tội đời đời mà Chúa Jêsus đã giành được cho chúng ta. Bởi hiệu lực của huyết Chúa Jêsus chúng ta có thể bước vào sự Hiện Diện của Đức Chúa Cha. Huyết của Chúa Jêsus là con đường sống dẫn đến sự hiện diện của ĐCT. Con đường sống có ý nghĩa gì ? Làm thế nào huyết có thể là một con đường sống động được ? Tôi đã hỏi Chúa câu hỏi đó vì tôi không thể nào hiểu được làm sao một con đường có thể sống động được. Lời của ĐCT nói rằng Huyết của Chúa Jêsus là một con đường sống. Làm sao điều này có thể được ?

Một ngày kia tôi đang ở phi trường Singapore và tôi đang xách theo hai va li rất nặng. Tôi phải di chuyển từ cửa này sang phía cửa bên kia và con đường khoảng cách khá xa. Bấy giờ tôi nhìn thấy một con đường (gọi là đường di động) đang chuyển động về chính phía mà tôi muốn đi đến. Một phần của nền nhà đang chạy lần về phía cánh cửa mà tôi đang muốn đến nên tôi bước lên con đường di động này và để hai va li nặng nề của mình xuống. Con đường này sống động, nó đưa tôi đến nơi tôi muốn đến.

Huyết Chúa Jêsus là một con đường sống động dẫn đến Đức Chúa Cha. Bạn có thể trút bỏ mọi tội lỗi của bạn trên đó và được rửa sạch hết bởi huyết Chúa và chính huyết sẽ mang bạn đến sự hiện diện của ĐCT. Halêlugia !

Tôi có một người bạn, anh ấy muốn được gặp Tổng thống của nước tôi, để trình bày trước mặt ông một điều thỉnh nguyện rất quan trọng. Vậy bạn tôi đã đến hỏi xin những người rất thân cận với Tổng thống để sắp xếp dành cho anh một thời gian được gặp. Một ngày kia, bạn của tôi nhận được một bức thư đòi anh đến tường trình vào lúc 10 giờ sáng tại văn phòng của Tổng thống. Bạn tôi đã thức dậy rất sớm, tắm rửa và chuẩn bị đi đến gặp Tổng thống. Bạn của tôi đã đến trong văn phòng của Tổng thống từ lúc 8 giờ sáng và đợi trước 2 tiếng đồng hồ. Giờ hẹn của bạn với ĐCT của bạn có quan trọng vô cùng đối với bạn không ? Bạn có nôn nả tìm kiếm sự Hiện Diện của Ngài không ? Huyết của Chúa Jêsus sẽ đem bạn đến sự Hiện Diện của Đức Chúa Cha.

4. Sự chữa lành :“Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình, lại nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bệnh .” IPhi 1Pr 2:23b

Chúa Jêsus để những lằn đòn trên lưng của Ngài bởi những ngọn roi của lính La

Page 257: Truong nhan su

Mã quất vào. Từ những lằn đòn đó, huyết đã tuôn ra. Và Lời Chúa nói với chúng ta rằng : “Nhơn những lằn đòn Ngài anh em được lành bệnh ”.

Đang khi chúng ta nhìn vào những lằn đòn của Chúa Jêsus và nhìn thấy bệnh tật của chúng ta được cất đi bởi những lằn đòn đó, chúng ta đã nhận được sự chữa lành.

Có một phụ nữ kia có một thân thể đầy những chỗ lở loét. Bà ta bị lở loét từ trên đầu và mặt xuống đến bàn chân. Bà ta không thể nằm xuống được và bà phải gào lên trong nỗi đau đớn. Tôi đã chia sẻ với bà và gia đình bằng cách hướng dẫn họ tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa và làm Cứu Chúa của mình. Sau đó tôi được dẫn dắt để sử dụng huyết của Jêsus. Tôi cầu nguyện : “Con bao phủ thân thể của người này từ đỉnh đầu của bà đến gót chân của bà bằng huyết của Chúa Jêsus, con xưng nhận, đòi sự chữa lành nhơn vì có những lằn đòn của Chúa Jêsus. Con cảm ơn Chúa. Tôi cũng bảo bệnh nhân lập lại theo tôi : “Cám ơn Chúa Jêsus vì huyết của Ngài đã bao phủ con và tẩy sạch con. Con đang được lành bởi những lằn roi của Chúa Jêsus”. Trong vòng ba ngày bà ấy đã được lành bệnh hoàn toàn.

Huyết Chúa Jêsus là Sự Bảo Vệ : “Vì Chúa Giêhôva sẽ đi qua đặng hành hại người Êdiptô , khi thấy huyết nơi mày cửa và hai cây cột cửa, Ngài sẽ vượt qua, không cho kẻ tiêu diệt vào nhà các ngươi đặng hành hại .” XuXh 12:23

Dân Ysơraên đã ở Êdiptô. Chúa đã dặn biểu dân Ysơraên rằng vị thiên sứ của sự chết sẽ đi qua sứ Êdiptô và sẽ giết hết tất cả mọi con đầu lòng của người cũng như của súc vật. Dân Ysơraên sẽ được bảo vệ không bị tiêu diệt hành hại nhờ cách nào ? ĐCT phán rằng : mỗi nhà phải giết một con chiên và đặt huyết của con chiên đó trên cửa nhà. Chúa sẽ không cho phép kẻ hủy diệt hành hại bất cứ người nào trong nhà với huyết của chiên con. Vì vậy huyết của chiên con là sự bảo vệ cho mọi người ở trong nhà.

Một người chị em đêm kia đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng la hét của nhiều người. Ngọn lửa càng ngày càng đến gần căn nhà của họ hơn. Người chị em đã cầu nguyện : “Lạy Chúa, con bao phủ căn nhà chúng con với huyết quý báu của Chúa Jêsus. Bây giờ xin hãy bảo vệ căn nhà chúng con khỏi ngọn lửa này. Cám ơn Chúa”.

Cả khu phố đều bị ngọn lửa liếm hết ngoại trừ căn nhà của người chị em của chúng tôi. ĐCT đã dùng phép lạ này để cứu nhiều người láng giềng chung quanh đó trở lại với Ngài.

6. Huyết của Chúa là vũ khí : KhKh 12:11

Page 258: Truong nhan su

“Chúng đã thắng nó bởi huyết Chiên Con và bởi lời làm chứng của mình, chúng đã chẳng yêu sự sống mình cho đến chết .” Huyết có thể được sử dụng như là một vũ khí để chống lại kẻ thù nghịch. Vì cớ câu KT trên đã nói rằng, chúng ta đắc thắng kẻ thù nghịch bởi huyết. Chúng ta sử dụng huyết như là vũ khí nhờ cách nào ?

Một ngày kia, chúng tôi đang ở tại một bộ lạc kia để giảng Tin Lành. Đang khi chúng tôi bước gần đến một ngôi nhà kia, những bạn đồng hành với tôi đã nhìn thấy những tà linh xung quanh căn nhà. Nên chúng tôi dừng lại và cầu nguyện : “Chúng ta bao phủ căn nhà đó bởi huyết của Chúa Jêsus và chúng ta trói buộc các ngươi là những tà linh nhơn quyền trong huyết của Chúa Jêsus. Bây giờ chúng ta đuổi các ngươi ra khỏi nhà đó”. Những tà linh bị đuổi ra và chúng tôi đã rao giảng Tin Lành cho những dân cư ở đó. Họ đã tiếp nhận Jêsus là Chúa của mình.

Chúa đã phán rằng bất cứ điều chi chúng ta trói buộc ở trên đất này cũng sẽ bị trói buộc trên Thiên đàng. - Mat Mt 18:18. Làm sao chúng ta trói buộc các tà linh được ? Bởi huyết của Chúa Jêsus vì cớ huyết là vũ khí chống lại kẻ thù nghịch. - KhKh 12:11. Chúng ta có thể dùng huyết để trói buộc và đánh bại các tà linh.

Chúng tôi có một cơ sở truyền giáo trong một vùng núi tại miền Bắc của Phi Luật Tân. Hai giáo sĩ của chúng tôi đã kinh nghiệm sự cứng cỏi của những người đã từ khước không chịu chấp nhận Tin lành. Đang khi họ kiêng ăn và cầu nguyện. Chúa đã bảo họ hãy trói buộc người mạnh sức trong khu vực đó - Mat Mt 12:29. Chúa hướng dẫn họ sử dụng huyết của Ngài trong việc trói buộc người mạnh sức. Lời cầu nguyện của họ là : “Chúng ta bao phủ khu vực này với huyết của Chúa Jêsus và nhơn vì hiệu lực của huyết Ngài, chúng ta trói buộc người mạnh sức trong nơi này và truyền đuổi nó đi”. Họ đã kiêng ăn và cầu nguyện trong ba ngày. Bây giờ, hai giáo sĩ ấy đã thiết lập được năm Hội Thánh trong khu vực đó.

7. Huyết Chúa Jêsus khiến chúng ta có thể làm theo ý chỉ của Ngài : HeDt 13:20-21.

“Nguyện ĐCT bình an, là Đấng đã đem Chúa Jêsus chúng ta sống lại từ trong kẻ chết, chính Đấng chăn chiên lớn của các con chiên, nhờ huyết của giao ước đời đời, khiến anh em trọn vẹn trong mọi việc lành để làm theo ý chỉ Ngài, và làm ra sự đẹp ý Ngài trong chúng ta bởi Chúa Jêsus Christ, sự vinh hiển thuộc về Ngài đời đời vô cùng .” Amen ! HeDt 13:20-21

Huyết có thể “khiến anh em trọn vẹn trong mỗi việc lành để làm theo ý chỉ Ngài ”. Nói cách khác, huyết của Chúa Jêsus có thể ban quyền năng cho bạn để bạn có thể làm được ý muốn của Ngài.

Page 259: Truong nhan su

Tôi đã đi được một chuyến đi xuyên qua rừng núi suốt trong tám tiếng đồng hồ. Tôi phải leo một ngọn núi cao mà phải hai tiếng đồng hồ mới đi qua hết được. Tôi biết rõ là tôi không thể làm được vì đầu gối tôi rất là yếu ớt. Nhưng tôi biết rõ là ý muốn của Chúa là tôi sẽ đi qua những ngọn núi này để giảng dạy cho nhiều Hội Thánh tại đó. Sáng hôm ấy trước khi leo núi tôi cầu xin Chúa ban sức lực cho tôi trong chuyến đi này, Chúa đã phán với tôi trong câu KT trên đây. Chúa phán : “Hãy xem quyền năng của Huyết Ta có thể khiến cho con nên trọn vẹn để làm theo ý muốn của Ta. Ngươi cần điều chi để làm được ý muốn của Ta ? Có phải ngươi cần đôi đầu gối và đôi chân mạnh khỏe không ? Vậy hãy sử dụng Huyết Ta .”

Đây là một sự mặc khải cho tôi, rằng tôi có thể sử dụng huyết của Chúa Jêsus để khiến tôi trọn vẹn làm theo ý muốn của Ngài. Vậy nên tôi cầu nguyện : “Con bao phủ đôi đầu gốí của con với huyết của Chúa Jêsus Christ, con còn bao phủ cả thân thể của con với huyết của Chúa Jêsus Christ. Lạy Chúa, con tin cậy nơi Lời của Ngài. Huyết của Chúa Jêsus đang làm cho con và đầu gối con manh mẽ để đi qua những ngọn núi này. Con cám ơn Chúa”.

Tôi đã có thể đến được nơi ấy và giảng dạy suốt cả một tuần cho những anh em trong những miền ấy. Sau đó tôi đã leo núi trở về cũng theo đường đó. Huyết của Chúa Jêsus đã khiến tôi có thể làm theo ý muốn của Ngài.

I. LỜI DẶN : Trong một mẫu giấy rời, hãy viết ra câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau đây. Sau đó kiểm tra lại xem câu trả lời của bạn có đúng không ? Bằng cách xem lại BẢNG TRẢ LỜI CHÌA KHÓA ghi ở cuối lớp học. Nếu câu trả lời của bạn sai hãy học lại phần bài học đó. Đừng tiếp tục học bài kế tiếp cho đến khi nào bạn trả lời đúng tất cả các câu hỏi dưới đây và đã vâng theo những lời dạy bảo của Chúa Jêsus chúng ta được tìm thấy trong bài học này.

II. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VỀ CHIẾN TRẬN THUỘC LINH

1. Có phải mỗi một Cơ Đốc Nhân đều tham dự vào chiến trận thuộc linh không ?2. Ai là kẻ thù của chúng ta ?3. Chúa Jêsus đã đánh bại Satan và các tà linh rồi phải không ?4. Sự đắc thắng của Chúa Jêsus trên Satan và các tà linh có phải nhằm lợi ích cho Ngài không ?5. Hãy mô tả đắc thắng của người tin đồ trên kẻ thù nghịch.6. Nếu những kẻ thù đã bị đánh bại rồi, tại sao chúng lại được phép tấn công chúng ta ? 7. Những vũ khí trong chiến trận thuộc linh là gì ?8. Làm sao bạn sử dụng Lời của ĐCT như là một vũ khí được ?9. Bạn đã có kinh nghiệm sử dụng Lời của ĐCT như là một vũ khí chưa ? Nếu có,

Page 260: Truong nhan su

hãy làm chứng lại.10. Tại sao chúng ta có thể sử dụng Danh của Chúa Jêsus ?11. Bạn có kinh nghiệm sử dụng Danh của Chúa Jêsus như là một vũ khí chưa ? Nếu có hãy làm chứng lại.12. Bạn sử dụng Huyết Chúa Jêsus như là khí giới để chống lại kẻ thù nghịch như thế nào ?13. Huyết của Chúa Jêsus đã được chính Ngài dâng lên cho Đức Chúa Cha một lần đủ cả và Chúa Jêsus đã giành được Sự Cứu Chuộc Đời Đời cho chúng ta - 9:11-12. Trong Sự Cứu Chuộc Đời Đời này còn bao gồm điều gì nữa ?

Ghi chú cá nhân

BÀI 14: SỰ GIẢI CỨU HAY CHỮA LÀNH KẺ BỊ QUỶ ÁM

Mọi Cơ Đốc Nhân có thể đều tham dự vào việc giải cứu hay chữa lành cho những kẻ bị quỷ ám không?

Chúa Jêsus truyền lệnh cho mỗi một tín đồ đuổi ma quỷ ra - Mac Mc 16:17-18. Mạng lệnh này được ban cho "Những kẻ tin " Vì vậy mạng lệnh này dành cho mọi người nào tin nơi Chúa Jêsus. Mỗi Cơ Đốc Nhân điều có quyền để đuổi quỷ Nhơn Danh Chúa Jêsus.

Trong GiGa 10:21, Chúa Jêsus đang nói với mỗi một Cơ Đốc Nhân : "Như Cha đã sai Ta thể nào, Ta cũng sai các ngươi thể ấy". Cha đã sai Chúa Jêsus thế nào ? Câu trả lời được tìm thấy trong LuLc 4:18. Trong đó Chúa đã bày tỏ những gì Ngài sẽ làm ở đất này. Một trong những điều Ngài đã làm là "rao giảng sự giải cứu cho những kẻ bị cầm tù " và "làm cho kẻ bị hà hiếp được tự do ." (câu 18 của đoạn 4). Vì vậy một trong những mục đích tại sao Chúa Jêsus đã đến là để giải cứu những kẻ bị quỷ ám. Và Chúa phán rằng, Ngài cũng sai chúng ta đi giống như Cha đã sai Ngài vậy. Vì vậy chúng ta cũng được ban quyền năng tương tự như vậy để đem sự giải cứu đến cho những kẻ bị quỷ ám.

Nhưng một số giáo sư và người lãnh đạo đã nói rằng sự giải cứu chỉ dành cho những người đặt biệt kêu gọi vào trong chức vụ đó. Nói cách khác họ nói rằng: "Hãy cẩn trọng, không phải Cơ Đốc Nhân nào cũng tham dự vào công tác giải cứu. Chỉ những người đặt biệt mới được kêu gọi vào chức vụ này mới được ban quyền năng để đuổi quỷ ra".

Đây là điều sai lầm, những điều họ nói ra đó nghịch lại với Lời của Đức Chúa Trời. Thật ra, họ đã gieo sự sợ hãi đến trên dân sự của ĐCT.

Lời của Đức Chúa Trời nói rằng : “Chúng ta được đồng ngồi với Chúa Jêsus trong

Page 261: Truong nhan su

các nơi cao trên trời ” - Eph Ep 2:6 và rằng : “Đấng ở trong chúng ta là Đấng lớn hơn kẻ ở trong thế gian .” Đó là lý do tại sao chúng ta có thể thắng hơn kẻ thù nghịch - IGi1Ga 4:4. Mỗi Cơ Đốc Nhân phải được khích lệ trong công tác giải cứu vì cớ Chúa Jêsus đã truyền lệnh cho chúng ta hãy Nhơn Danh Ngài mà đuổi quỷ ra.

NHỮNG LOẠI ẢNH HƯỞNG CỦA MA QUỶ

Chúng ta nhìn thấy trong LỜI CHÚA có ba loại ảnh hưởng của tà linh đưọc gọi là :

1. Sự áp bức : Ma quỷ tấn công tâm trí bằng cách tiêm vào những tư tưởng gian tà và lừa dối.

Trong GiGa 12:3-7 ma quỷ đề nghị với tâm trí của Giuđa những tư tưởng gian ác. Bằng cách nào ? Khi Mari đang xức dầu thơm cho chơn Chúa Jêsus, Giuđa đã hỏi tại sao không đem bán dầu thơm ấy để lấy 300 đơniê (bằng khoản tiền lương người làm công trong một năm) rồi đem tiền ấy cho kẻ nghèo khó ? Giuđa đã thất bại trong việc nhìn thấy được giá trị của Chúa mà ông chỉ thấy giá trị của dầu thơm. Dầu thơm ấy đối với Giuđa là quan trọng hơn. Kẻ nghèo khó, chỉ là một lý do không thành thật mà thôi.Những tà linh sẽ tấn công tâm trí bằng cách đề nghị những tư tưởng gian tà. Tâm trí là một bãi chiến trường vì cớ ma quỷ tập trung sự tấn công vào tâm trí. Bạn không phạm tội nếu bạn không tiếp nhận những sự đề nghị gian tà đó. Cho dù những hình ảnh và những lời đề nghị mà ma quỷ đem đến cho tâm trí bạn là xấu xa và bất khiết đến mức nào, bạn cũng không phạm tội nếu bạn không nhận, loại bỏ những sự đề nghị đó. Bạn sẽ phạm tội chỉ khi nào tiếp nhận và vui hưởng những sự đề nghị đó.

Ví dụ những tư tưởng và những hình ảnh bất khiết đến với tâm trí bạn, nếu bạn tiếp tục loại bỏ, không tiếp nhận chúng, thì bạn không phạm tội. Tội lỗi bước vào chỉ khi nào bạn nhận và bắt đầu vui hưởng những hình ảnh bất khiết đó.

Hãy để tôi nêu ra một ví dụ, bạn đang đi trên một phương tiện chuyên chở công cộng và các hành khách ngồi đối diện với nhau. Bạn đang ngồi trước một phụ nữ bận một cái váy rất ngắn và cô ta mở rộng đôi chân, và bạn ngẫu nhiên nhìn thấy điều mà bạn đáng phải không được nhìn thấy. Đây là một sự cám dỗ nơi mà kẻ thù đề nghị những tư tưởng bất khiết vào tâm trí bạn. Nhưng bạn có thể chống cự lại. Bằng cách nào ? Bạn nhìn sang chỗ khác.

Kẻ thù sẽ làm bạn cảm thấy phạm tội bằng cách đề nghị rằng bạn đã phạm tội vì cớ những tư tưởng bất khiết. Không, bạn không phạm tội vì cớ bạn đã chống cự lại sự đề nghị của kẻ thù. Tội lỗi sẽ đến chỉ khi nào bạn vui hưởng những tư tưởng bất khiết.

Page 262: Truong nhan su

Làm sao bạn có thể chống cự lại những tư tưởng bất khiết và gian tà trong tâm trí bạn ? Bạn chỉ có thể tư tưởng về một điều trong một lúc mà thôi. Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng, rằng vì một người chỉ có thể suy nghĩ về một tư tưởng trong một lúc mà thôi. Vì vậy khi tâm trí bị tấn công dồn dập bởi những tư tưởng gian tà bởi ma quỷ, hãy loại bỏ những tư tưởng gian tà này bằng cách suy nghĩ về Chúa. Bạn suy nghĩ về Chúa như thế nào ? Hãy hát cho Ngài những bài hát, hãy ngợi khen Ngài. Sự ngợi khen là một vũ khí kỳ diệu. Chúng ta đã học bài này trong bài học về sự Ngợi khen và Thờ phượng trong Cấp I.

Hãy cẩn trọng về những gì bạn đọc và những gì bạn nhìn xem. Nếu bạn để cho “Đồ rác rến hay cặn bã” bước vào đôi mắt và đôi tai của bạn, ma quỷ sẽ sử dụng chúng để tấn công tâm trí bạn. Hãy quăng bỏ “đồ rác rến ” đí !

2. Bị ám ảnh : Trong sự ảnh hưởng này của ma quỷ, ma quỷ tấn công tấm lòng và lương tâm của nạn nhân cho đến khi nạn nhân bị thuyết phục rằng những điều quấy này là phải và điều phải là quấy. Trong 13:2 chúng ta đọc thấy :

“Bữa ăn tối sắp xong, ma quỷ đã để mưu phản này vào lòng Giuđa Ichcariôt con trai Simôn ”.

Ma quỷ đã đặt mưu phản Ngài vào lòng Giuđa. Giuđa đã tiếp nhận sự cám dỗ này. Ông đã bị thuyết phục rằng việc phản bội Chúa Jêsus là phải. Nên ông đã thực hiện điều ông bị thuyết phục đó.

Lúc ban đầu chúng ta có thể nhìn thấy rằng ma quỷ đã tấn công tâm trí của Giuđa trong biến cố về người đàn bà ghi lại trong 12:3-7. Trong biến cố này, Chúa Jêsus đã bênh vực người đàn bà bằng Lời nói rằng bà đang xức dầu cho Jêsus để chuẩn bị cho ngày chôn xác Ngài.

Ma quỷ đã dùng lời nói này để đề nghị với tâm trí của Giuđa : “Ngươi đang đi theo một Đấng Cứu thế sắp sửa phải chết ! Hãy bỏ Đấng Cứu Thế của ngươi và phản bội Ngài đí Trước sau gì Ngài cũng chết mà ! Đó chính là điều Ngài đã nói đó ! Giuđa tiếp nhận những lời đề nghị gian ác này cho đến khi nó đến tận tấm lòng của ông và Giuđa đã bị thuyết phục rằng những gì ông sẽ làm đó là điều phải lẽ.Phương pháp chữa trị cho việc bị ám ảnh là gì ? Hãy ăn năn và trở lại với Chúa. Hãy để cho Lời của ĐCT thay đổi sự suy nghĩ và những điều bạn đã bị thuyết phục.

3. Sự chiếm hữu : Ma quỷ đã chiếm được một phần hay là kiểm soát hoàn toàn những cơ năng của nạn nhân. Ví dụ như trong trường hợp của Giuđa Ichcariôt “Liền sau khi Giuđa đã lấy miếng bánh, thì quỷ Satan vào lòng người ”. 13:27. Từ những sự tấn công vào tâm trí của ông mà Giuđa đã nhận lấy, ảnh hưởng của ma

Page 263: Truong nhan su

quỷ càng ngày càng trở nên to lớn hơn. Từ sự áp bức sau đó đến sự ám ảnh và cuối cùng đến sự chiếm hữu, bây giờ Giuđa ở dưới một sự ảnh hưởng lớn lao hơn của ma quỷ.

Kẻ thù có thể sử dụng những việc làm cấm kỵ được ghi lại trong PhuDnl 18:10-11 để ảnh hưỏng trên một nạn nhân. Chúng ta đã nói đến những việc làm bị cấm kỵ này trong bài học về báp têm trong Đức Thánh Linh trong Cấp I. Xin hãy tham khảo lại những điều ấy cho những bài nghiên cứu sau này. Việc cứ tham dự vào những việc làm cấm kỵ này nhiều lần có thể dẫn đến hậu quả là nạn nhân sẽ bị chiếm hữu bởi ác linh.

Lòng tham dục là một điểm thâm nhập khác nữa mà ma quỷ sẽ dùng để ảnh hưởng trên một người. Ma quỷ sẽ đề nghị những tư tưởng dâm đãng và khi bạn tiếp nhận chúng bạn sẽ trở nên bị ám ảnh bởi những tư tưởng này cho đến khi bạn làm những điều đó. Cứ tiếp tục làm những hành động dâm đãng này sẽ có thể dẫn đến hậu quả là bị quỷ dâm dục chiếm hữu.

Lòng kiêu ngạo, sợ hãi là một chứng bệnh, hay một thương tích cũng có thể được ma quỷ dùng để biến nạn nhân bị tà linh hóa.Một phụ nữ kia đã được cứu và được báp têm trong Đức Thánh Linh. Bà ấy đã vận hành trong ân tứ nói tiên tri một cách rất là mạnh mẽ. Sau đó, một đêm kia, lúc bà đang nói tiên tri, bà đã trở nên kiêu ngạo và bà bị chiếm hữu bởi tà linh. Chúng tôi đã phải đuổi linh kiêu ngạo ấy ra và người chị em đã phải ăn năn. Bà đã được giải cứu.

Một đứa bé vào khoảng 7 tuổi đã không thể ngủ được suốt trong 4 ngày vì cớ cô bé có thể nhìn thấy và cảm nhận được đôi bàn tay mạnh mẽ đang bóp cổ làm cô nghẹt thở. Đứa bé này đã trải qua điều này sau khi cô xem một phim kinh dị. Cô bé không ngủ được cũng không ăn được. Cô ấy hét lên vì cớ cô có thể cảm thấy bị nghẹt thở vì những đôi bàn tay vô hình này.

Đang khi tôi nói chuyện với cô bé này, tôi nhận ra ngay linh của sự sợ hãi và đã đuổi nó ra. Cô bé đã được giải cứu.

NHỮNG BƯỚC ĐỂ GIẢI CỨU NHỮNG NGƯỜI BỊ QUỶ ÁM

Chúng tôi đề nghị những bước sau đây trong việc giải cứu một người bị quỷ ám :

1.Thành lập một đội giải cứu :

Đội giải cứu này bao gồm ít nhất là hai và nhiều nhất là năm người tín đồ đã được đổ đầy Đức Thánh Linh. Những lời cầu xin của một đội đầy quyền năng vì Chúa Jêsus đã nói rằng : “Nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu

Page 264: Truong nhan su

xin không cứ việc chi, thì Cha Ta ở trên trời sẽ cho họ ”. - Mat Mt 18:19. Lời cầu nguyện thuận ý nhau bởi một đội hay nhiều đội đã được thành lập trước và luôn luôn sẵn sàng trong mọi lúc.

2. Đội giải cứu cầu nguyện và kiêng ăn :

Trong Mac Mc 9:29 Chúa Jêsus phán : “Có một linh không thể nào ra được trừ khi cầu nguyện và kiêng ăn. Vì vậy, đội giải cứu sẽ cầu nguyện và kiêng ăn, sau đó họ sẽ có một buổi nhóm cầu nguyện. Đội ấy sẽ làm gì trong giờ nhóm cầu nguyện ?

3. Suy gẫm và xưng nhận Lời của Đức Chúa Trời :

Đội giải cứu sẽ nhóm lại và họ sẽ xưng nhận với nhau Lời của Đức Chúa Trời liên hệ đến :

a. Địa vị của chúng ta ở trong Đấng Christ :CoCl 2:9-10 Eph Ep 1:19-23 2:4-6b. Quyền năng đã được ban cho các tín đồ :LuLc 10:19 IGi1Ga 2:4 3:8 Mac Mc 16:17-18

c. Những vũ khí dành cho chiến trận của chúng ta

V Cầu nguyện - Xem bài thảo luận về sự cầu nguyện trong bài cầu nguyện trong Cấp I.

V Cầu thay - Xem bài thảo luận về sự cầu thay trong Cấp I.

V Ngợi khen và Thờ phượng - Hãy xem bài Ngợi khen và Thờ phượng trong Cấp I.

V Kiêng ăn - Hãy xem bài này trong Cấp I.

V Lời của Đức Chúa Trời - Hãy xem phần đề cập đến việc nghiên cứu KT trong Trận chiến thuộc linh trong Cấp II này.

V Danh của Chúa Jêsus - Được đề cập đến trong bài học về Trận chiến thuộc linh.

V Huyết của Chúa Jêsus - Cũng bàn đến trong bài Trận chiến thuộc linh.

Đội giải cứu sẽ xưng nhận cho nhau nghe Lời của ĐCT nói về những đề tài đã được kể ra ở trên. Tại sao họ sẽ làm điều này ? Để cho đức tin gia tăng lên và trở nên mạnh mẽ trong lòng họ. Kinh Thánh nói rằng : “Đức tin đến bởi sự người ta nghe và nghe Lời ĐCT được rao ra .” RoRm 10:17

4. Sau đó đội giải cứu sẽ cầu nguyện xin sự bảo vệ và che phủ của Huyết Chúa Jêsus trên họ.

Page 265: Truong nhan su

5. Đội giải cứu trói buộc tà linh trước khi đến với bệnh nhân.

6. Đội giải cứu đi đến với bệnh nhân. Đội giải cứu sẽ làm những điều sau đây đang khi họ ở nhà bệnh nhân.

a. Đội này phải yêu cầu tất cả mọi người chưa phải là tín đồ rời khỏi phòng bệnh nhân. Tại sao ? Trong Mac Mc 5:37, 40 , Chúa Jêsus không cho phép một ai ở lại với Ngài, ngoại trừ Phierơ, Giacơ và Giăng cùng với cha mẹ của đức trẻ. Chúa Jêsus bảo mọi người còn lại trong nhà đều phải ra ngoài. Tại sao ? Vì cớ họ là những người nghi ngờ. Sự nghi ngờ phải bị đuổi ra bằng cách bảo mọi người vô tín phải ra khỏi nơi ấy.

b. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì đội này phải :

1. Giảng Tin lành cho bệnh nhân và hướng dẫn anh ta biết nhận Chúa Jêsus làm Chủ và làm Cứu Chúa. Tại sao phải giảng Tin lành ? Vì cớ : “Tin lành là quyền phép của ĐCT để cứu mọi kẻ tin .”- 1:16. Tin lành vô cùng quyền năng. Tin lành sản sinh ra hay đem đến sự Cứu Rỗi cho những kẻ tin. Từ ngữ “Sự cứu rỗi cho những kẻ tin ”, chữ “Cứu rỗi ” ở đây không chỉ có nghĩa là sự tha thứ tội lỗi và tiếp nhận sự sống đời đời mà thôi. Sự cứu rỗi ở đây bao gồm cả sự chữa lành và sự giải cứu.

2. Giúp khiến cho bệnh nhân tha thứ cho những người đã làm tổn thương mình. Sự tha thứ giải phóng cho bệnh nhân để nhận được phước hạnh từ nơi ĐCT. Nếu bệnh nhân không tha thứ cho những người đã chống nghịch lại với mình thì ĐCT không thể tha thứ cho bệnh nhân được. Nhưng nếu bệnh nhân tha thứ thì Cha cũng tha thứ cho người. Mat Mt 6:14-15

3. Hướng dẫn bệnh nhân đuổi ma quỷ ra nhơn Danh Chúa Jêsus. Điều này có nghĩa là một người trong đội sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân tự nói rằng : “Nhơn Danh Chúa Jêsus, ta đuổi ngươi ra, hỡi ma quỷ, hãy đi đi .” Ma quỷ là một người theo chủ nghĩa hợp pháp, có nghĩa như vầy : Giả sử tôi mời bạn đến nhà tôi và bây giờ bạn đang ở trong nhà tôi. Bấy giờ anh Năm đến và mời bạn ra khỏi nhà tôi. Bạn từ chối vì anh Năm không phải là chủ nhà. Bạn trả lời với anh Năm rằng “Tôi sẽ không ra khỏi căn nhà này đâu vì anh đâu phải là người chủ căn nhà. Tôi sẽ ra khỏi người chủ căn nhà bảo tôi ra mà thôi.” Nếu bạn nói như vậy, bạn là một người theo chủ nghĩa hợp pháp.

Ma quỷ là một kẻ theo chủ nghĩa hợp pháp. Vì vậy, chính bệnh nhân phải đuổi quỷ ra khỏi căn nhà của mình.

4. Hướng dẫn bệnh nhân công bố từ bỏ tất cả mọi điều gian ác mà người ấy thường làm nếu có điều nào. Đây là điều cần thiết để cho bệnh nhân được tự do khỏi mọi

Page 266: Truong nhan su

điều vấn vương mà ma quỷ có thể dùng để nắm giữ người ấy.

c. Nếu bệnh nhân không còn tỉnh táo : đội này phải trói buộc ma quỷ để cho bệnh nhân tỉnh táo lại. Ra lệnh cho ma quỷ buông tha những cơ năng của bệnh nhân để cho bệnh nhân tỉnh táo lại. Ra lệnh cho ma quỷ nín lặng và không được quấy rầy. Sau đó, khi bệnh nhân được tỉnh táo lại, hãy theo từng bước đã được mô tả ở trên đối với bệnh nhân tỉnh táo.

LÀM SAO ĐỂ GÌN GIỮ SỰ GIẢI CỨU :

Bây giờ, sau khi bệnh nhân đã được giải cứu, điều gi cần phải có để bệnh nhân giữ mãi sự giải cứu của mình ? Những điều sau đây phải được thực hiện để bệnh nhân cứ được ở trong sự giải cứu :

1. Hãy dạy dỗ cho anh ta biết địa vị của mình ở trong Đấng Christ. Điều này là cần yếu vì cớ ma quỷ sẽ trở lại để tấn công anh ta. Vì vậy, bệnh nhân phải biếtt địa vị của mình ở trong Đấng Christ, để người ấy có thể chống cự và trói buộc ma quỷ.

2. Hãy dạy cho bệnh nhân về sự cầu nguyện, ngợi khen và thờ phượng, và làm thế nào để có giờ tĩnh nguyện trước mặt Chúa. Điều này sẽ làm cho anh ấy được mạnh mẽ.

3. Hãy hướng dẫn bệnh nhân chịu báp têm trong ĐTL. Điều này sẽ ban cho anh ấy quyền năng từ trên cao.

4. Dạy dỗ sự chữa lành bên trong, nếu cần thiết xin hãy ôn lại tầm quan trọng của sự chữa lành bên trong ở cấp học này.

5. Hãy dạy đỗ bệnh nhân làm thế nào để chống lại ma quỷ. Xin hãy ôn lại bài học về Trận chiến thuộc linh trong cấp học này.

I. LỜI DẶN : Trong một mẫu giấy rời, hãy viết ra câu trả lời của bạn cho những câu hỏi sau đây. Sau đó kiểm tra lại xem câu trả lời của bạn có đúng không ? Bằng cách xem lại BẢNG TRẢ LỜI CHÌA KHÓA ghi ở cuối lớp học. Nếu câu trả lời của bạn sai hãy học lại phần bài học đó. Đừng tiếp tục học bài kế tiếp cho đến khi nào bạn trả lời đúng tất cả các câu hỏi dưới đây và đã vâng theo những lời dạy bảo của Chúa Jêsus chúng ta được tìm thấy trong bài học này.

II. NHỮNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VỀ SỰ GIẢI CỨU : 1. Tất cả mọi Cơ Đốc Nhân đều có thể tham gia vào sự giải cứu hay chữa lành những người bị quỷ ám phải không ?2. Ba loại ảnh hưởng bỏi tà linh là gì ?

Page 267: Truong nhan su

3. Hãy đưa ra phương pháp chữa trị cho việc bị áp bức bởi tà linh.4. Những bước cụ thể để giải cứu một người bị quỷ chiếm hữu là gì ?5. Sau khi bệnh nhân đã được giải cứu, cần phải làm những điều kiện gì để gìn giữ sự giải cứu của người ấy ?

Ghi Chú Cá Nhân :

BẢNG HƯỚNG DẪN NHỮNG CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI

BÀI 1: SỰ TĂNG TRƯỞNG THUỘC LINH

CÂU HỎI Sự tăng trưởng thuộc linh là gì?Điều gì cần phải có để chúng ta sẽ lớn lên trong Chúa?Sau khi tiếp nhận sự sống đời đời hay sự sống của Chúa Jêsus trong chúng ta, Đức Chúa Trời dùng điều gì để làm cho chúng ta lớn lên?Những đặc tính nào của một Hội Thánh khiến nó có thể được gọi là Nhà của Đức Chúa Trời?

TRẢ LỜI

Có nghĩa là sự lớn lên trong sự sống của Chúa Jêsus hay “trở nên ngày càng giống Chúa Jêsus hơn.”

“Chúng ta có có sự sống của Chúa Jêsus” hay là “được sanh lại” vào trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời dùng những điều sau đây để làm cho chúng ta lớn lên: Những nan đề, những thử thách, sự thử nghiệm để đập vỡ và cất đi lớp (bọc) vỏ cứng trong đời sống chúng ta như lòng kiêu ngạo, thiếu kiên nhẫn, sự giận dữ, ích kỷ, những tham vọng, những ham muốn sai quấy, …….Lời Ngài, đang khi chúng ta vâng theo Lời Ngài, chúng ta lớn lên trong hình ảnh (vóc giạc) giống như Chúa Jêsus.Trong việc chúng ta được trồng trong Nhà của Chúa, đang khi chúng ta kết ước với một Hội Thánh địa phương, chúng ta trở nên kết quả như cây dứa và mạnh mẽ như cây hương nam.

Những đặc tính đó là:Chúa Jêsus là Chủ của Hội Thánh đó.Chúa Jêsus sống động trong Hội Thánh đó, có nghĩa là quyền năng và tình yêu của

Page 268: Truong nhan su

Đức Chúa Trời được nhìn thấy trong Hội Thánh.Lời của Đức Chúa Trời nắm quyền tối hậu.

BÀI 2 :SỰ PHỤC SINH - QUÁ KHƯ

CÂU HỎI

Sự phục sinh của Đấng Christ từ kẻ chết có quyền năng mạnh mẽ như thế nào?Kinh Thánh có ý gì khi nói rằng: “Chúa Jêsus có thể cứu MỨC TOÀN VẸN…..”?Đấng Christ có xương và thịt sau khi Ngài sống lại không?Những phẩm chất khác trong thân thể phục sinh của Đấng Christ là gì?Những thân thể phục sinh của chúng ta có sẽ giống như thân thể của Chúa Jêsus phục sinh không?

TRẢ LỜI Sau đây là những ảnh hưởng của sự sống lại của Đấng Christ:Nhiều xác chết của những tín đồ đã được làm cho sống lại cùng với Ngài. (Mat Mt 27:51-53).Nhiều phép lạ, dấu kỳ và những sự lạ xảy ra và hàng ngàn những tân tín hữu đã trở lại với Chúa khi sự phục sinh của Ngài được giảng ra và nhiều người tin đến.Sự phục sinh của Ngài đã chứng tỏ rằng Chúa Jêsus Christ là CON ĐƯỜNG DUY NHẤT dẫn đến Cha và không có sự cứu rỗi nào khác ngoài ra trong danh Ngài.Chúng ta được kể là công bình (như là chúng ta chưa hề phạm tội bao giờ) bởi sự sống lại của Ngài.Sự chết không còn nắm quyền tể trị trên Ngài (RoRm 6:9) và trên chúng ta là những kẻ tin Ngài nữa (ICo1Cr 15:54-57).Quyền năng và những sự chữa lành được ban cho những tín đồ (Mac Mc 16:17-18).Chúa Jêsus có thể cứu chúng ta cách trọn vẹn vì Ngài đã sống lại từ trong cõi chết (HeDt 7:25).

Có nghĩa là Chúa Jêsus có thể cứu chúng ta khỏi mọi loại nan đề bao gồm cả quyền lực của tội lỗi, những hậu quả của tội lỗi và hình phạt của tội lỗi.

Có (LuLc 24:39).

Gồm những phẩm chất sau:Thân thể Ngài có thể xuất hiện và biến đi tùy theo Ngài.Thân thể Ngài có thể đi ngang qua những bức tường hay những vật rắn khác. Thân thể Ngài có thể vượt không gian với tốc độ kỳ diệu.Thân thể Ngài có thể nhận thức ăn và thức uống.

Page 269: Truong nhan su

Sẽ giống như vậy (Phi Pl 3:21)

BÀI 3: SỰ PHỤC SINH - HIỆN TẠI CÂU HỎI Ba phần của một con người là gì? Hãy đưa ra chức năng của từng phần?Kinh Thánh muốn nói gì khi chép rằng: “Mọi người đầu đã phạm tội”?Điều gì xảy ra khi một người tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa và Chủ của mình?Những bằng cớ nào cho thấy người ấy đã được sanh lại?Kinh Thánh có ý gì khi chép rằng: người tín đồ đã chết với Chúa Jêsus, đã bị chôn với Chúa Jêsus và đã sống lại với Chúa Jêsus trong một sự sống mới?Làm sao chúng ta kinh nghiệm LẼ THẬT về việc chết với Chúa Jêsus và sống lại với Chúa Jêsus đến một đời sống mới? Sự sống của Đấng Christ trong người tín đồ ảnh hưởng đến ba phần của người ấy như thế nào?

TRẢ LỜI Ba phần của con người và chức năng của chúng là:Thân thể : tiếp xúc với thế giới vật lý qua ngũ quan là: Nhìn, nghe, ngửi, rờ, và nếm.Tâm hồn:_ Tâm Trí có khả năng suy nghĩ._ Ý Chí Tự Do có khả năng quyết định._ Cảm xúc có khả năng bày tỏ tình cảm.Tâm linh: Con người có nhân linh (tâm linh loài người) của mình với khả năng tiếp xúc với lãnh vực thuộc linh.

Có nghĩa là loài người đã bị phân cách với Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi. Con người đã chết VỀ TÂM LINH, vì tâm linh người ấy bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời.Chúa Jêsus bước vào trong lòng người ấy (Eph Ep 3:17; KhKh 3:20). Và như vậy người này nhận được sự sống đời đời của Chúa Jêsus (IGi1Ga 5:11-12).

Chúng ta có thể nhìn thấy trong người này những điều sau đây:Sự sống mới trong Christ (IICo 2Cr 5:17).Mục đích mới (CoCl 3:2-3).Chủ mới để vâng phục (IICo 2Cr 5:15).

Có nghĩa người tín đồ đã được hiệp một với Chúa Jêsus vì cớ Đức Chúa Cha đã đặt người tín đồ trong Con Ngài (ICo1Cr 1:30).

Chúng ta phải QUYẾT ĐỊNH trong mỗi NAN ĐỀ rằng chúng ta đã chết với Chúa Jêsus và đã sống lại Chúa Jêsus TRONG CHÍNH NAN ĐỀ ẤY!

Page 270: Truong nhan su

Sự sống của Christ ảnh hưởng người tín đồ như sau:Nhân linh của người ấy tiếp nhận sự sống đời đời của Đức Chúa Trời.Tâm hồn của người ấy chịu ảnh hưởng đang khi sự sống này của Đấng Christ đổi mới cách suy nghĩ, quyết định và cảm xúc của người tín đồ.Thân thể của người ấy được ban cho sức lực mới để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời đang khi người ấy “dâng thân thể mình làm một của lễ sống…..” (RoRm 12:1)

BÀI 4: SỰ PHỤC SINH TRONG TƯƠNG LAI CÂU HỎI Có chắc Đấng Christ sẽ trở lại không?Sự hiện đến lần thứ hai của Chúa Jêsus có ảnh hưởng gì đối với một người tín đồ?Ai là người có đủ phẩm chất để gặp Chúa khi Ngài hiện đến lần thứ hai này?Hãy kể ra ba điều có thể làm cho lòng chúng ta nặng nề mê mẫn theo LuLc 21:34, khiến cho chúng ta không sẵn sàng để gặp Chúa trong lúc Ngài hiện đến?Giả sử Chúa Jêsus đến ngày hôm nay, thì bạn sẽ tiếp tục làm những gì bạn đang làm chăng?

TRẢ LỜI Chắc chắn vì Ngài nói như vậy.

Người tín đồ nào trông mong và chờ đợi sự hiện đến lần thứ hai của Chúa Jêsus sẽ:Được an ủi vì biết rằng những sự đau khổ mình phải chịu chỉ là tạm thời.Chuẩn bị bằng cách sống một đời sống thánh khiết.Rao giảng Tin Lành để làm cho sự hiện đến của Ngài càng mau đến (Mat Mt 24:14).

Những kẻ nào thuộc về Đấng Christ (ICo1Cr 15:23; IICo 2Cr 5:15).

Ba điều đó là:Chè chén say sưa- hoang phí thời gian, khả năng và tiền bạc.Say sưa với rượu, quyền hành, lòng tham dục.Lo lắng về đời này bao gồm những tham vọng, lòng yêu mê tiền bạc, …

LƯU Ý với Trưởng Nhóm Tế Bào: hãy hướng dẫn những câu trả lời và hướng dẫn phần thảo luận đến chân lý đơn giản mà một tín đồ phải nói là: “Tôi làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời.”

BÀI 5: SỰ PHÁN XÉT ĐỜI ĐỜI CÂU HỎI

Page 271: Truong nhan su

Sự phán xét đời đời là gì?Những công việc của người tín đồ có sẽ bị phán xét không?Đấng Christ sẽ phán xét những công việc của người tín đồ như thế nào?Sự khác biệt giữa những công việc giống như vàng bạc, đá quý với những công việc giống như gỗ, cỏ khô, rơm rạ là gì?Năm chiếc mão triều thiên mà một người có thể có là gì?Tại sao chúng ta tha thiết mong mỏi sự nhận được những vương miện?Sự phán xét ở ngai trắng và lớn là gì?

TRẢ LỜI Đây là sự phán xét của Đức Chúa Trời và sự phán xét này sẽ không bao giờ thay đổi. Nhận biết điều này, chúng ta phải nghiêm túc và có lòng kính sợ Đức Chúa Trời ở trong chúng ta.

Có. Tại ngai phán xét của Đấng Christ.

Đấng Christ sẽ phán xét công việc của người tín đồ theo phạm trù sau đây:Công việc đó có làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời không?Công việc đó có được làm nhờ sử dụng quyền năng của Đức Chúa Trời không?Công việc đó có được làm để vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không?Khi câu trả lời cho TẤT CẢ ba câu hỏi là CÓ thì người tín đồ sẽ nhận được phần thưởng.

Những công việc sau sẽ bị thiêu đốt trong lửa.

Đó là:(Mão Triều Thiên) Vương miện không hay hư nát được ban cho một Cơ Đốc nhân đã kỷ luật thân thể mình và dâng hiến cho Chúa Jêsus Christ như vậy.Vương miện sự sống dành cho Cơ Đốc nhân nào đã chết cho Đấng Christ.Vương miện vinh hiển được ban cho những mục sư đã chăm sóc tín đồ.Vương miện của sự công bình được ban cho những tín đồ trông đợi và yêu mến sự hiện đến lần thứ hai của Chúa Jêsus.Vương miện của sự vui mừng được ban cho những Cơ Đốc nhân đã dẫn dắt được nhiều người trở lại với Chúa.

Để chúng ta có thể đặt chúng nơi chân của Chúa Jêsus (KhKh 4:10).

Đây là sự phán xét tất cả những kẻ gian ác sẽ bị quăng vào hồ lửa đời đời.

BÀI 6 : PHÉP BÁPTEM BẰNG NƯỚC CÂU HỎI

Page 272: Truong nhan su

Phép báptem bằng nước có ý nghĩa gì?Phép báptem bằng nước có phải là một lệnh truyền của Chúa không?Có phải chúng ta nhận được sự sống đời đời qua phép báptem bằng nước không?Những điều kiện gì cần có trước khi một người có thể nhận phép báptem bằng nước?

TRẢ LỜI Có hai ý nghĩa sau đây:Người tín đồ vâng theo lệnh truyền của Đức Chúa Trời để công khai tuyên bố sự công bình của mình đã nhận được bởi đức tin trong Đấng Christ. Người tín đồ công khai tuyên bố rằng mình đã chết với Đấng Christ, đã bị chôn với Đấng Christ và đã được sống lại với Đấng Christ trong một đời sống mới.

Phải. Mat Mt 3:15; 28:19.

Không, vì người tín đồ nhận được sự sống đời đời khi người đó tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa và làm Chủ của mình.

Chúng gồm những điều sau đây:Người đó phải được sanh lại, có nghĩa là người đó đã tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa và làm Chủ của mình.Người đó phải được nhận đầy đủ sự dạy dỗ để hiểu rõ phép báptem bằng nước là gì.

BÀI 7 : VIỆC ĐẶT TAY CÂU HỎI Việc đặt tay là gì?Những hiệu quả của việc đặt tay là gì?Bài tập.

TRẢ LỜI Đây là hành động đặt tay của một người trên thân thể của một người khác cùng với lời cầu nguyện hay nói tiên tri.

Những điều sau đây được làm trọn qua việc đặt tay:Những ơn phước được giải phóng ra.Uy quyền được chuyển giao (Dan Ds 27:18-23; PhuDnl 34:9).Chia phần những ân tứ (ITi1Tm 4:14; IITi 2Tm 1:6).

Hãy họp lại thành từng nhóm ba người và đặt tay cầu nguyện cho lẫn nhau hoặc cùng với lời nói tiên tri. Bảo đảm là TẤT CẢ nhóm viên đều được đặt tay và cầu

Page 273: Truong nhan su

nguyện cho. Hãy hỏi người mà bạn đã cầu nguyện cho, xem người ấy thấy điều này đã ban phước cho họ như thế nào?

BÀI 8 : TRÁI CỦA THÁNH LINH CÂU HỎI

Chín phẩm chất của trái Thánh Linh là gì?Khi một người tín đồ có trái của Thánh Linh thì đó có phải là dấu hiệu của sự trưởng thành không?Yêu thương có phải là một loại cảm xúc không?Tại sao sự vui mừng đem lại sức mạnh và sự chịu đựng?Khi nào sự bình an tăng trưởng trong chúng ta?Khi nào thì sự kiên nhẫn được sinh ra trong chúng ta?Sự mềm mại có thể làm được điều gì theo ChCn 25:15?Làm sao sự tốt lành được phát huy trong chúng ta?Làm sao đức tin lớn lên trong đời sống người tín đồ?Sự nhu mì có phải là sự yếu đuối không?Làm sao chúng ta phát huy sự tiết độ?Theo IICo 2Cr 3:18, Đức Thánh Linh sẽ biến đổi chúng ta trở nên ảnh tượng của Chúa Jêsus. Làm sao để chúng ta hợp tác với Đức Thánh Linh?

TRẢ LỜI

Đó là:a. Yêu thươngb.Vui mừngc. Bình and. Kiên nhẫne. mềm mạif. Tốt lànhg. Trung tính. Nhu mìi. Tiết độ

Phải. Một cây chỉ có trái khi nào nó trưởng thành rồi.

Không. Đó là quyết định để yêu thương người khác của bạn, cho dù điều đó có làm tổn thương bạn.

Vì sự vui mừng này đến từ việc làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời (HeDt 12:2).

Page 274: Truong nhan su

Đang khi chúng ta mang lấy ách với Chúa Jêsus và đầu phục ý chỉ của Ngài (Mat Mt 11:28-29)

Sự kiên nhẫn được sản sinh ra trong chúng ta khi chúng ta chịu đựng những sự đau khổ và thử nghiệm.

Nó có thể bẻ gãy xương cốt hay một ý chí bướng bỉnh.

Nó được phát huy ra đang khi chúng ta thắng hơn sự gian ác bằng sự tốt lành.

Đang khi người tín đồ tiếp tục tin cậy Lời Chúa, cho dù hoàn cảnh, những thử thách và đau khổ đến thế nào thì đức tin người ấy tăng trưởng.

Không. Nhu mì là sẵn sàng chấp nhận mọi xử lý, tỉa sửa của Đức Chúa Trời trong mỗi cuộc đời chúng ta.

Bằng cách thường xuyên kỷ luật những thèm muốn, những tình cảm và những khao khát ước ao của chúng ta.

Chúng ta hợp tác bằng cách xây trở lại với Chúa hay giao phó đầu phục hoàn toàn cho Ngài. (IICo 2Cr 3:16).

BÀI 9 : ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH CÂU HỎI

Việc sở hữu những ân tứ của Đức Thánh Linh có phải là một dấu hiệu của sự trưởng thành không?Tại sao Đức Chúa Trời ban những ân tứ của Đức Thánh Linh (hay những món quà của Đức Thánh Linh) cho tín đồ?Đức Chúa Trời muốn chúng ta hãy “khao khát hết lòng cho được những ân tứ lớn hơn (tốt nhất) hết (sự ban cho món quà lớn hơn hết) (ICo1Cr 12:31). Những ân tứ lớn hơn hết của Đức Thánh Linh là gì?An tứ khôn ngoan là gì? Hãy đưa ra ví dụ.An tứ lời trí thức là gì? Hãy cho ví dụ.An tứ phân biệt các thần là gì? Hãy cho ví dụ.An tứ đức tin là gì? Hãy cho ví dụ.An tứ làm những phép lạ gì? Hãy cho ví dụ.

Page 275: Truong nhan su

Những ân tứ chữa lành các bệnh là gì? Hãy cho ví dụ.An tứ nói tiên tri là gì? Hãy cho ví dụ.An tứ nói tiếng lạ là gì? Hãy cho ví dụ.Tại sao ân tứ nói tiếng lạ được ban cho một cá nhân?Bạn có nói tiếng lạ không? Nếu không thì tại sao?An tứ thông giải các tiếng lạ là gì? Hãy cho ví dụ.

TRẢ LỜI

Không. Vì cớ những ân tứ (hay là những món quà) được ban cho bởi Đức Thánh Linh cho ngay cả những tín đồ mới nữa.

Để cho quyền năng của Đức Chúa Trời có thể được nhìn thấy nhằm đem lại lợi ích cho mọi người và để cho Chúa Jêsus sẽ được mọi người biết rõ thật chính Ngài là Chúa.

Đó là những ân tứ mà bạn cần có để làm những công việc của Đức Chúa Trời.

Một sự mặc khải siêu nhiên làm sao để ứng dụng tri thức trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó (Mat Mt 22:17-21; GiGa 8:3-11).

Một sự mặc khải siêu nhiên về những sự kiện mà người ấy không hề biết (1:47-50; 4:17-19).

Một sự mặc khải siêu nhiên khiến nhận biết linh nào đằng sau của mỗi hành động hay mỗi hoàn cảnh mà thôi. Đó là linh của Đức Chúa Trời, linh của loài người (nhân linh) và linh của ma quỷ (tà linh) (Mat Mt 11:12-14; Cong Cv 16:16-18).

Một sự XÁC QUYẾT siêu nhiên hay sự tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ làm một phép lạ. An tứ này thường đi cùng với ân tứ lời tri thức (Gios Gs 10:8, 12-13 Mac Mc 11:12-14, 20-24).

Đó là một KHẢ NĂNG siêu nhiên nhận biết rằng Đức Chúa Trời sẽ làm những phép lạ và cùng hành động với Ngài để làm tương tự (GiGa 11:38-44; Cong Cv 9:36-41).

Một KHẢ NĂNG siêu nhiên để chữa lành những bệnh tật mà không có sử dụng thuốc men hay tài khéo của con người (Mat Mt 8:2-3; 16:17-18; Cong Cv 3:6-8).

Một KHẢ NĂNG siêu nhiên để nói ra tâm trí của Đức Chúa Trời để đem lại sự gây

Page 276: Truong nhan su

dựng, khuyên bảo và an ủi (11:27-30; 27:22-26).

Việc nói cách siêu nhiên một ngôn ngữ không biết mà mình chưa hề học (2:1-4; 10:44-46).

Nhằm hai lý do:Để sử dụng ân tứ nói tiếng lạ như là một ngôn ngữ để cầu nguyện (ICo1Cr 14:2).Để gây dựng hay làm cho mạnh mẽ chính người sử dụng (14:4).

LƯU Ý: Người Trưởng Tế Bào phải hỏi câu hỏi này với từng nhóm viên trong tế bào.Một KHẢ NĂNG siêu nhiên để bày tỏ ý nghĩa của một sứ điệp được nói ra trong một ngôn ngữ không hề biết (14:13, 26-27).

BÀI 10 : DÂNG HIẾN VÀ THỊNH VƯỢNG CÂU HỎI Thịnh vượng là gì?Có phải ý muốn của Đức Chúa Trời là làm chúng ta thịnh vượng không? Hãy hậu thuẫn cho câu trả lời của bạn.Chìa khoá dẫn đến sự thịnh vượng là gì?Những điều gì ngăn trở khiến không được thịnh vượng?Bạn dâng hiến phần mười và các của dâng khác vào nơi nào?

TRẢ LỜI Là khả năng sử dụng quyền năng của Đức Chúa Trời để đáp ứng nhu cầu của bạn và của những người khác.

Phải. (IICo 2Cr 8:9; Thi Tv 35:27).

Việc dâng hiến cách vui lòng (LuLc 6:38; IICo 2Cr 9:7).

Đó là:a. Lòng yêu tiền bạcb.Ngu dốt về Lời Chúa c. Lòng vô tínd. Lời công bố sai lầme. Không dâng hiến

BÀI 11 : SỰ CHỮA LÀNH

Page 277: Truong nhan su

CÂU HỎI Ý muốn của Đức Chúa Trời có phải là chữa lành ngày nay không? Hãy hậu thuẫn cho câu trả lời của bạn.Trong sự chữa lành thiên thượng gồm có những điều gì?Bệnh tật đã bước vào trong thế giới bằng cách nào?Làm thế nào tâm linh của con người lại bị bệnh?Những bước thông thường trong sự chữa lành tâm linh của con người là gì?Những bước thông thường trong sự chữa lành thân thể là gì?Sau khi bệnh nhân đã được lành, người ấy phải làm gì để giữ sự chữa lành của mình?Tại sao có một số người không được lành?Tại sao những đội chữa lành lại là điều hữu ích?Bạn làm thế nào để dọn đường cho một khung cảnh chữa lành?

TRẢ LỜI Phải. Vì những lý do sau đây:Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá để cất đi mọi tội lỗi và tật bệnh của chúng ta (EsIs 53:4-5; IPhi 1Pr 2:24).

Trước đây Chúa Jêsus đã chữa lành và ngày nay cũng không hề thay đổi (HeDt 13:8).

Đức Chúa Trời truyền lệnh cho chúng ta đặt tay trên kẻ đau và họ sẽ được lành (Mac Mc 16:17, 18; Gia Gc 5:14, 15).

Chúa Jêsus đã hiện ra để hủy phá những công việc của ma quỷ (IGi1Ga 3:8) và bệnh tật là một trong những công việc của ma quỷ(Cong Cv 10:36).

Chính cùng một Đức Thánh Linh là Đấng đã làm tất cả những phép lạ của Đấng Christ, Ngài vẫn đang ở trong Hội thánh và đang làm cũng những phép lạ ấy (Cong Cv 10:38; RoRm 15:18, 19; 8:11-26).

Đó là:Sự chữa lành của tâm linh con người.Sự chữa lành của tâm hồn khỏi những hậu quả của những sự tổn thương trong quá khứ (sự chữa lành nội tâm).Sự chữa lành của thân thể.Sự chữa lành của người bị quỷ ám (sự giải cứu).Sự chữa lành người đang chết.

Page 278: Truong nhan su

Sự chết đến qua tội lỗi (Rôma12) và kẻ thù đã cám dỗ loài người phạm tội. Bệnh tật dẫn đến sự chết; vì vậy, kẻ thù cũng là kẻ gây ra bệnh tật (GiGa 5:14; LuLc 13:11-16; Cong Cv 2:38).

Vì cớ tội lỗi, tâm linh con người bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời và bệnh hoạn. Phương cách cứu chữa cho tội lỗi là ăn năn.

Nếu người ấy đó chưa phải là tín đồ hãy rao giảng Tin Lành (Phúc âm) cho người ấy.Nếu người ấy là một tín đồ, hãy hướng dẫn người ấy đến chỗ ăn năn.Khuyên người tín đồ tha thứ cho những người đã phạm tội lỗi nghịch với người ấy.Khuyên người tín đồ bồi hoàn lại hay làm hòa với những người khác để phục hồi lại những mối quan hệ đã gãy đổ.

Hãy ý thức tin là ống dẫn, qua đó Đức Chúa Trời khai phóng sự chữa lành. Đức tin này có thể ở trong bất cứ người nào sau đây:Người cầu nguyện chữa lành cho người đang bệnh.Người đang bệnh.Bạn bè của người bệnh.Khẩu vấn bệnh nhân bằng cách hỏi:“Anh muốn cầu xin Đức Chúa Trời điều gì?”“Anh bị đau ở đâu?”Đặt tay lên phần thân thể đang bị đau.Hãy xin Đức Thánh Linh mặc khải (bày tỏ) bệnh tật cụ thể qua những ân tứ của lời tri thức, ân tứ phân biệt các linh và lời khôn ngoan.Đang khi cầu nguyện, hãy trông xem kỹ sự biểu hiện của Đức Thánh Linh trên bệnh nhân. Hỏi bệnh nhân cảm thấy như thế nào? Việc này có thể dẫn đến những sự cầu nguyện thêm.

Bệnh nhân đã được chữa lành này làm những điều sau đây: Không phạm tội nữa, chạy trốn khỏi tình dục, những con người hay những hoàn cảnh có thể dẫn đến phạm tội.Hãy tiếp tục cảm tạ Chúa Jêsus về sự chữa lành của Ngài.Hãy quở trách kẻ thù nếu những triệu chứng bệnh trở lại. Bạn đã được lành rồi! Hãy ngợi khen Chúa Jêsus bằng những bài ca.Vâng lời Chúa Jêsus bằng cách chia sẻ Tin Lành và cầu nguyện cho những kẻ đau.Một số người không được chữa lành vì cớ những lý do sau đây:Những tội lỗi không xưng ra (Gia Gc 5:16)Thiếu đức tin để được lành (5:15).Thiếu hiểu biết (OsHs 4:6).Thái độ sai trật (cay đắng, không tha thứ) (ITe1Tx 5:16-18).

Page 279: Truong nhan su

Công bố sai trật (ChCn 18:21; RoRm 10:10).Lạm dụng hay bỏ bê thân thể (ICo1Cr 3:16, 17).

Những đội chữa lành là có ích vì:Gia tăng thêm và nâng cấp quyền năng thuộc linh (Mat Mt 18:19, 20).Tránh sự kiêu ngạo.Bảo vệ cho người cầu nguyện.Có những cái nhìn thấu suốt khi mỗi người trong đội đều góp phần.Khiến cho bệnh nhân nương cậy Đức Chúa Trời chứ không phải nơi người cầu nguyện.

Bằng cách làm những việc sau đây:Rao giảng Phúc âm để đem đến đức tin trên bệnh nhân, trên bạn bè của người ấy và cho cả chính bạn.Hướng dẫn mọi người ngợi khen và thờ phượng Đức Chúa Trời để đem lại sự hiện diện của Đức Chúa Trời trên chúng ta.

BÀI 12 : SỰ CHỮA LÀNH NỘI TÂM

BÀI 13 : CHIẾN TRẬN THUỘC LINH CÂU HỎI Có phải mọi Cơ Đốc nhân đều đang dự vào một chiến trận thuộc linh không?Kẻ thù của chúng ta là ai?Chúa có đã đánh bại Satan và những ác linh chưa?Đắc thắng của Chúa Jêsus trên Satan và những ác linh có phải nhằm cho lợi ích của Ngài không?Hãy mô tả sự đắc thắng của tín đồ trên kẻ thù.Nếu những kẻ thù đã bị đánh bại rồi, tại sao chúng vẫn được phép tấn công chúng ta?Những vũ khí trong chiến trận thuộc linh là gì?Làm thế nào bạn sử dụng Lời Đức Chúa Trời như là một vũ khí?Bạn đã có kinh nghiệm sử dụng Lời Đức Chúa Trời như một vũ khí chưa? Nếu có hãy làm chứng lại.Tại sao chúng ta có thể sử dụng Danh Jêsus?Bạn đã từng kinh nghiệm Danh Jêsus như là một vũ khí chưa? Nếu có, hãy làm chứng lại.Làm thế nào bạn sử dụng huyết của Chúa Jêsus như là một vũ khí chống lại kẻ thù?Huyết của Chúa Jêsus đã được dâng lên cho Đức Chúa Cha bởi chính Chúa Jêsus một lần đủ cả và Chúa Jêsus đã dành được Sự Cứu Chuộc Đời Đời cho chúng ta

Page 280: Truong nhan su

(HeDt 9:11, 12). Có những điều gì gồm chứa trong Sự Cứu Chuộc Đời Đời?

TRẢ LỜI Phải. Xem ICo1Cr 10:4.

Satan và những ác linh (Eph Ep 6:12).

Phải. Satan và những ác linh đã bị bại trận trên thập tự giá và bị sỉ nhục cách công khai (CoCl 2:14, 15).

Không. Đắc thắng của Chúa Jêsus là nhằm cho chúng ta (ICo1Cr 15:7)

Tín đồ đã nhận được từ Chúa Jêsus sự đắc thắng trên kẻ thù của chúng ta, vì vậy đừng cầu nguyện xin sự đắc thắng vì nó đã được ban cho những tín đồ rồi.Những tín đồ được ủy nhiệm phải đuổi ma quỷ đi (Mac Mc 16:17). Vì vậy chúng ta làm cho sự đắc thắng của Chúa Jêsus có hiệu lực bằng cách đuổi quỷ ra trong Danh Ngài.

Đức Chúa Trời cho phép chúng tấn công chúng ta để dạy chúng ta chiến trận thuộc linh (Cac Tl 3:1-2).

a. Lời Đức Chúa Trời .b. Danh Chúa Jêsus .c.. Huyết Chúa Jêsus .d. Cầu nguyện. e. Kiêng ănf. Ngợi khen và thờ phượng.

Đối với mọi sự cám dỗ, hãy sử dụng Lời thích hợp của Đức Chúa Trời để đương đầu với sự cám dỗ ấy.

Lời chứng cá nhân.

Vì Chúa Jêsus đã ban cho mỗi tín đồ quyền sử dụng Danh của Ngài (GiGa 14:12-14).

Lời chứng cá nhân.

Bởi việc sử dụng huyết của Chúa Jêsus đã trói buộc kẻ thù (KhKh 12:11; Mat Mt 18:18).Những điều sau đây được bao gồm trong Sự Cứu Chuộc Đời Đời:

Page 281: Truong nhan su

Sự tha thứ và sự rửa sạch tội lỗi hoàn toàn (IGi1Ga 1:7-9).Sự sống đời đời được ban cho chúng ta (5:11-12).Con đường đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời (HeDt 10:19-20).Sự bảo vệ dưới Huyết (XuXh 12:23).Vũ khí chống lại kẻ thù (KhKh 12:11).Quyền năng làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời (HeDt 13:20-21).Sự chữa lành (IPhi 1Pr 2:14).

BÀI 14: SỰ GIẢI CỨU CÂU HỎI

Mọi Cơ Đốc nhân đều có thể tham dự vào việc giải cứu hay chữa lành những người bị quỉ ám phải không?Ba loại ảnh hưởng của tà linh là gì?Hãy đưa ra phương cách chữa trị cho người bị hãm ép.Những bước thực tiễn để giải cứu một người bị quỉ ám là gì?Sau khi bệnh nhân đã được giải cứu, phải làm gì để giữ sự giải cứu của người ấy?

TRẢ LỜI Phải, vì Chúa Jêsus lệnh cho chúng ta phải đuổi quỷ đi.Đó là: Sự hãm ép: Ma quỷ tấn công tâm trí bằng cách tiêm vào những tư tưởng gian tà.Sự ám ảnh: Ma quỷ tấn công tấm lòng và lương tâm cho đến khi bệnh nhân bị thuyết phục rằng điều sai là đúng và ngược lại.Sự chiếm hữu: Ma quỷ chiếm lấy một phần hay điều khiển bệnh nhân hoàn toàn.

Phương cách chữa trị đối với sự hãm ép: Làm đổi mới tâm trí của nạn nhân bằng cách tống khứ ra mọi “ rác rưởi” hay những hình ảnh dơ bẩn khỏi tâm trí và bằng cách suy gẫm Lời Chúa (RoRm 12:2; Phi Pl 2:5).

Những bước thực tiễn để làm là:Hình thành một đội giải cứu gồm từ 2 đến 5 thành viên, tất cả đều là những tín đồ được đổ đầy Thánh Linh. Đội này thường hình thành và huấn luyện trước đó.Đội giải cứu kiêng ăn và cầu nguyện.Đội suy gẫm Lời Đức Chúa Trời về địa vị của những kẻ tin ở trong Đấng Christ, năng quyền được ban cho những kẻ tin và những vũ khí của chiến trận. Mỗi thành viên của đội công bố Lời Chúa mà họ đang suy gẫm cho nhau nghe.Đội cầu nguyện xin sự bảo vệ và che phủ bởi huyết của Chúa Jêsus.Đội trói buộc tà linh trước khi tiến đến gần bệnh nhân.Đang khi đội ở với bệnh nhân:f1. Yêu cầu tất cả những người không tin rời khỏi phòng.

Page 282: Truong nhan su

f2. Nếu bệnh nhân còn Ý THỨC ( TỈNH TÁO):Hãy rao giảng Tin Lành cho người ấy và hướng dẫn người ấy tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và Cứu Chúa .Khiến người ấy tha thứ cho những người đã làm tổn thương mình.Hướng dẫn người ấy nhân danh Chúa Jêsus đuổi những quỷ đi.Hướng dẫn người ấy dứt bỏ tất cả mọi hành vi xấu xa nếu có.f3. Nếu bệnh nhân HÔN MÊ:Hãy trói buộc ma quỷ để cho bệnh nhân sẽ tỉnh táo lại.Sau đó làm theo những bước đã mô tả ở trên dành cho bệnh nhân tỉnh táo.

5. Những điều sau đây phải làm để cho bệnh nhân giữ luôn sự giải cứu :Hãy dạy người ấy biết địa vị của mình trong Đấng Christ.Hãy dạy người ấy cầu nguyện, ngợi khen và thờ phượng, cũng như có giờ tĩnh nguyện.Hướng dẫn người ấy được báp têm trong Đức Thánh Linh .Thực hiện sự chữa lành thuộc linh nếu thấy cần.Hãy dạy người ấy cách làm thế nào để chống cự lại ma quỷ.