77
Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh [email protected] Page 1 Tài liệu tổng hợp các bài viết SEO- Search Engine Optimization (căn bản)

Tong hop-cac-bai-viet-ve-seo

Embed Size (px)

Citation preview

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 1

Tài liệu tổng hợp các bài viết

SEO- Search Engine Optimization (căn bản)

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 2

Contents I. TỔNG QUAN VỀ SEO ............................................................................................................................. 4

1.1 Search Engine là gì? ........................................................................................................................... 4

1.2 Search Engine làm việc như thế nào? ................................................................................................. 6

1.3 SEO là gì? ........................................................................................................................................ 10

1.4 Kết quả tự nhiên và kết quả được tài trợ (Google SEO và Google Adwords) .................................... 10

1.5 Mục đích của các Search Engine Optimization ................................................................................. 13

1.6 SEO là nghệ thuật hay khoa học ? .................................................................................................... 13

II. CÁC SEARCH ENGINE XẾP HẠNG CÁC TRANG WEB NHƯ THẾ NÀO?.................................................. 15

III QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1 CHIẾN DỊCH SEO ..................................................................................... 17

3.1 Nghiên cứu & xác định từ khóa......................................................................................................... 18

3.2 Tối ưu hóa trong trang .................................................................................................................... 19

3.3 Tối ưu hóa ngoài trang ..................................................................................................................... 20

3.4 Theo dõi thứ hạng ............................................................................................................................ 21

IV. NGHIÊN CỨU & XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA ................................................................................................ 21

4.1 Thực tế quá trình chọn keyword cho 1 Website ................................................................................ 21

4.2 Nghiên cứu từ khóa .......................................................................................................................... 23

4.2.1 Nghiên cứu từ khóa mục tiêu trước khi SEO .................................................................................. 23

4.2.2 Bốn bước nghiên cứu từ khóa thiết kế web ................................................................................... 25

4.3 Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa ......................................................................................... 27

4.3.1 Công cụ gợi ý từ khóa trong seo .................................................................................................... 27

4.3.2 10 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí hay nhất ...................................................................... 28

4.3.4 công cụ keyword của google.......................................................................................................... 31

4.3.5 Tối ưu keyword cho seo tốt hơn ................................................................................................... 39

V. TỐI ƯU HÓA TRONG TRANG (ON-PAGE OPTIMIZATION) .................................................................. 41

5.1 Tối ưu snippets với thẻ meta description .......................................................................................... 41

5.2 tối ưu hóa thẻ meta descriptions .............................................................................................. 43

5.3 TỐI ƯU CÁC THÀNH PHẦN CỦA HTML .............................................................................................. 45

5.3.1 tối ưu metal Title ........................................................................................................................... 45

5.3.2 Tối ưu hóa thẻ Alt và Title Image cho hình ảnh ............................................................................. 45

5.3.3 nội dung trong phần body ............................................................................................................. 47

5.3.4 Sử dụng thật tốt các thẻ : H1 ,H2 , H3 ,P, LI ................................................................................. 47

5.3.5 Nội dung trong liên kết .................................................................................................................. 47

5.3.5 Tối ưu hóa cấu trúc URL trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm ................................................. 47

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 3

5.4 TỐI ƯU BỐ CỤC CỦA TRANG ............................................................................................................ 49

5.5 TỐI ƯU NAVIGATOR & MENU ........................................................................................................... 52

5.6 CSS & SEO ........................................................................................................................................ 53

5.7 TRÙNG LẶP NỘI DUNG- NỘI DUNG KÉP ........................................................................................... 60

5.7.1 Nội dung kép và phương pháp phát hiện mới của Google .............................................................. 60

5.7.2 cách tránh lỗi Trùng lặp nội dung (Duplicate Content) ................................................................... 62

5.8 SEO & VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ........................................................................................................................ 63

5.8 CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG LẬP CHỈ MỤC................................................................... 66

5.8.1 Đạt nhiều chỉ mục từ Google (Google Index) ................................................................................. 66

5.8.2 Làm thế nào để tạo google sitemap cho website của bạn ............................................................. 67

5.8.3 cách làm sitemap cho yahoo .......................................................................................................... 69

5.8.4 - 7 bước làm tăng tốc độ index webiste của Google ...................................................................... 70

5.8.5 Để Google index các videos của bạn? ............................................................................................ 71

5.8.6 Các cách ngăn không cho google index một số trang trên website ................................................ 71

5.9 Tính khả dụng và thứ hạng trên máy tìm kiếm ................................................................................. 72

5.19 Robots.txt & Googlebot - Allow & Disallow ...................................................................................... 74

5.19 Sử dụng nhiều keyword ở các trang hơn là tập trung keyword ở trang chủ .................................... 76

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 4

I. TỔNG QUAN VỀ SEO

1.1 Search Engine là gì?

Search engine phần mềm cung cấp các địa chỉ Web có chứa một hay nhiều thông tin, từ khoá mà người dùng cần tìm kiếm. Thuật ngữ search engine đôi lúc được dùng không chính xác để chỉ các chỉ mục Web do các biên tập viên biên soạn.

Web crawler còn được gọi là spider (con nhện) là một phần của search engine, chuyên “chu du” khắp Web, sao chép từng trang nó tìm được và lập chỉ mục các từ khóa, tên trang.

Hãy thử tưởng tượng một cuộc sống hoàn toàn không có niên giám điện thoại hay một trợ giúp nào khác. Sử dụng điện thoại lúc đó sẽ trở nên rất khó khăn. Điều này cũng tương tự như dùng Web mà không có công cụ tìm kiếm (search engine). Với search engine, bạn chỉ cần biết một vài thông tin hay từ khoá là có thể tìm được nơi cần đến.

Theo một nghiên cứu do công ty Zona Research (Mỹ) tiến hành năm 1999 thì search engine hiện là phương thức tìm kiếm thông tin trên Web được sử dụng nhiều nhất, nó chiếm tới 77% tổng thời gian tìm kiếm. Theo kết quả khảo sát người tiêu dùng của một công ty khác vào năm 1999 thì 88% người dùng trực tuyến có sử dụng một search engine và 72% có dùng một search engine để tìm kiếm hàng hoá bán lẻ.

Đối với nhiều người dùng, search engine là yếu tố định hình nên bức tranh về kho thông tin trên Web. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của NEC Research Institute và Inktomy cho thấy có tới hơn một tỷ trang Web riêng biệt trên Internet và hầu hết các search engine đã bỏ qua không lập chỉ mục cho 1/4 số trang này. Mặt khác, khoảng 7-14% những nội dung đã được lập chỉ mục lại không còn tồn tại trên Net.

Bên trong việc tìm kiếm Với quy mô của Web, với số lượng quá lớn các trang không được truy cập đến trong nhiều năm và trang có chứa những từ quá phổ biến dẫn đến những site không liên quan, việc lập chỉ mục dù chỉ một phần của Web để có thể trả về kết quả phù hợp là một quá trình đòi hỏi rất nhiều công sức to lớn.

Tuy nhiên, về căn bản, công việc này rất đơn giản: chương trình phần mềm thông minh sẽ “chu du” khắp trên Web, tìm kiếm và lưu trữ bất cứ thông tin nào chưa có trong chỉ mục và thường là lưu toàn bộ trang Web. Thông tin thu thập được có thể từ những trang đã được lập chỉ mục trước đó nhưng đã thay đổi, liên kết đến những trang chưa được lập chỉ mục và các địa chỉ Web do các công ty thứ ba đưa lên.

Một khi các chỉ mục đã được tập hợp lại, chúng sẽ được kiểm tra để loại bỏ những thông tin trùng lắp, chẳng hạn như các phiên bản khác nhau của cùng một site (site dự phòng); loại bỏ những trang lập lại quá nhiều lần cùng từ khoá. Một số search engine còn có khả năng gán trạng thái đặc biệt cho trang Web có dùng siêu thẻ (metatag) chứa các thành phần mô tả thông tin. Một số search engine có khả năng phân tích nội dung trang Web và cho biết tần suất mà những trang khác liên kết đến trang này. Như vậy, trang Web càng phổ biến thì nội dung của nó càng dễ tìm kiếm.

Khi người dùng đưa yêu cầu tìm kiếm thông tin cho search engine hay dịch vụ thư mục, các giải thuật tinh vi bên trong sẽ được kích hoạt. Mỗi search engine có một cách xử lý khác nhau đối với thông tin mà nó nhận được từ người dùng, nhưng mục tiêu thì giống nhau: dự đoán người dùng cần gì và trả về

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 5

thông tin tương ứng. Những vấn tin của người dùng thường được phân tích rất chi tiết để phát hiện những sai sót chính tả trong từ khoá hay liệu thông tin này đã được tìm kiếm chưa.

Nguyên lý hoạt động

Một Search Engine hoạt động theo các bước sau: Web crawling Indexing Searhing

Search Engine làm việc bằng cách lưu trữ thông tin về nhiều trang Web trên WWW. Những thông tin này sẽ được thu thập bởi các Spider (chính là Web crawling) và nội dung của mỗi trang sẽ được phân tích để SE quyết định nên index cái nào (ví dụ, những từ khoá được thu thập từ các titles, heading hay một số trường đặc biệt gọi là meta tags) để trả về những thông tin mà người tìm kiếm mong muốn nhất. Dữ liệu về những trang Web sẽ được lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu chỉ mục để sử dụng cho những lần truy vấn sau. Một số Search Engine, như Google chẳng hạn, sẽ lưu trữ toàn bộ hay một phần trang gốc (được xem như một cache) cũng như thông tin về trang Web đó, trái lại với một số SE khác, như AltaVista, sẽ lữu trữ tất cả các từ của những trang mà nó tìm thấy.

Khi người dùng nhập vào các Search Engine một truy vấn (chủ yếu là các keyword), các SE này sẽ kiểm các index của nó và cung cấp danh sách các trang Web phù hợp nhất, thường là các cụm từ ngắn hay một phần của một đoạn văn bản. Hầu hết các Search Engine đều sử dụng các Boolean Operators (toán tử luận lý) như AND, OR và NOT để xác định các search query (truy vấn tìm kiếm). Một số SE khác lại sử dụng những phương pháp tiên tiến hơn như Proximity Search (tìm kiếm gần kề) để cho phép người dùng xác định được khoảng cách giữa các từ khoá.

Dịch vụ thư mục Các dịch vụ thư mục như của Yahoo và hỏi-đáp như của Ask Jeeves không dùng phần mềm thu thập tự động thông tin Web. Thay vào đó, các biên tập viên sẽ thực hiện việc tổng hợp thư mục Web một cách thủ công. Mặc dù Yahoo không lập chỉ mục trang Web như cách của search engine nhưng nó thực sự cung cấp dữ liệu chất lượng cao. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng hàng năm 70% tổng số trang Web từ nay đến 2003 theo như dự báo của International Data Corp. thì những dịch vụ thư mục kiểu này sẽ phải gia tăng liên tục số lượng biên tập viên để có thể duy trì được tính hữu dụng của dịch vụ.

Một loại search engine lai mới đang xuất hiện, sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để xác định dịch vụ thư mục, search engine hay cơ sở dữ liệu sẽ đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu tìm kiếm thông tin

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 6

của người dùng. Ví dụ, vấn tin “dân số Việt Nam” sẽ trả về thông tin điều tra dân số của Việt Nam, liên kết đến các Web site, thư mục và các thông tin có liên quan.

Tương lai của việc tìm kiếm Một số search engine đã có tính năng tìm kiếm các đối tượng thay vì văn bản – chẳng hạn ảnh của một “ngôi sao” nào đó ở dạng JPEG. Tuy nhiên, còn rất nhiều nội dung multimedia như hình ảnh động của Shockware, Flash và dạng âm thanh, hình ảnh liên tục, hiện thời chưa thể lập chỉ mục được.

XML là một ngôn ngữ mô tả nội dung, không chỉ có khả năng chuyển tải thông tin mà còn có các thẻ định danh để mô tả thông tin này có ý nghĩa gì. Search engine có thể lập chỉ mục trang Web XML dễ dàng hơn nhờ những thẻ này cho biết thông tin tương ứng xuất hiện ở đâu trên trang. Ví dụ, thẻ định danh “125” báo cho search engine biết rằng 125 là giá. Điều này cho phép search engine so sánh giá của nhiều nhà bán lẻ khác nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng.

1.2 Search Engine làm việc như thế nào? Internet và World Wide Web có đến hàng trăm triệu website có sẵn mang các thông tin về nhiều chủ đề khác nhau. Tuy nhiên hầu hết chúng đều được đặt tiêu đề theo ý thích của tác giả, và được đặt trên máy chủ với các tên khó hiểu. Khi bạn cần biết về một chủ đề nào thì sẽ phải đọc các trang nào? Phần lớn mọi người khi băn khoăn về vấn đề này họ sẽ sử dụng một công cụ tìm kiếm trên Internet (Internet search engine). Search engine trên Internet là các site đặc biệt trên web, được thiết kế để giúp mọi người tìm kiếm thông tin được lưu trên các site khác nhau. Có nhiều cách khác nhau trong cách tìm kiếm này, nhưng tất cả chúng đều thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản:

Tìm kiếm Internet – hoặc chọn các mẩu thông tin trên Internet – dựa trên các từ quan trọng Giữ một chỉ mục cho các từ tìm thấy cùng với địa chỉ tìm thấy chúng Cho phép người dùng tìm kiếm các từ hoặc cụm từ được tìm kiếm trong chỉ mục đó.

Các cỗ máy tìm kiếm trước kia đều giữ chỉ mục của hàng trăm ngàn trang web và tài liệu, chúng thường nhận có thể một hoặc hai nghìn yêu cầu tìm kiếm mỗi ngày. Ngày nay, cỗ máy tìm kiếm hàng đầu đánh chỉ mục hàng trăm triệu trang và đáp trả đến hàng chục triệu yêu cầu mỗi ngày. Trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu về các nhiệm vụ chính sẽ được thực hiện như thế nào, và cách các cỗ máy tìm kiếm này sẽ xử lý như thế nào để cho phép bạn tìm thông tin cần thiết trên web. Xem xét Web Khi hầu hết mọi người nói về các cỗ máy tìm kiếm Internet, họ đều cho đó là cỗ máy tìm kiếm World Wide Web. Tuy nhiên trước khi Web trở thành phần dễ thấy nhất của Internet thì thực sự đã có các cỗ máy tìm kiếm để giúp mọi người có thể tìm được các thông tin trên mạng. Các chương trình với những cái tên như "gopher" và "Archie" đã giữ chỉ số của các file được lưu trên máy chủ kết nối với Internet, đã giảm được một cách rõ rệt số lượng thời gian cần thiết để tìm kiếm các chương trình và tài liệu. Vào những năm cuối thập kỷ 80, việc có được các giá trị quan trọng từ Internet có nghĩa là biết cách sử dụng gopher, Archie, Veronica và một số chương trình tương tự khác. Ngày nay, hầu hết người dùng Internet chưa hiểu nhiều về cách tìm kiếm của họ trên Web, chính vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu vấn đề này bằng cách tập trung vào nội dung của các trang web. Khởi đầu

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 7

Trước khi cỗ máy tìm kiếm có thể cho bạn biết về nơi một file hoặc tài liệu nào đó được lưu trữ thì nó phải tìm ra được chúng. Để tìm các thông tin trên hàng trăm triệu trang web đang tồn tại, mỗi một cỗ máy tìm kiếm phải sử dụng đến các robot phần mềm đặc biệt, các robot phần mềm này được gọi là spider (con nhện), để thành lập danh sách các từ tìm thấy trong các website. Quá trình spider xây dựng danh sách được gọi là Web crawling. Để tạo và duy trì một danh sách hữu dụng cho việc tìm kiếm thì spider của cỗ máy tìm kiếm phải xem được nội dung của các trang web. Vậy cách spider thực hiện công việc của nó trên Web như thế nào? Điểm khởi đầu là danh sách các máy chủ và trang web phổ biến. Spider sẽ bắt đầu với một site phổ biến nào đó, đánh chỉ mục các từ trên trang của nó và theo các liên kết tìm thấy bên trong site này. Theo cách này, hệ thống Spider sẽ nhanh chóng thực hiện công việc của nó và trải rộng ra toàn bộ các phần được sử dụng rộng rãi nhất của web.

Google.com bắt đầu như một cỗ máy tìm kiếm của trường đại học. Trong bài viết mô tả về cách hệ thống được xây dựng như thế nào, Sergey Brin và Lawrence Page đã lấy một ví dụ về spider của họ có thể làm việc nhanh đến cỡ nào. Họ đã xây dựng hệ thống ban đầu để có thể sử dụng nhiều spider, thường là có đến 3 spiders hoạt động đồng thời. Mỗi Spider có thể giữ tới khoảng 300 kết nối với các trang web mỗi thời điểm. Với hiệu suất đỉnh của nó, sử dụng đến 4 Spider, hệ thống của họ có thể tìm thêm trên 100 trang mỗi giây, tạo ra khoảng 600KB dữ liệu mỗi giây. Việc giữ được tốc độ tìm kiếm nhanh cũng có nghĩa phải xây dựng hệ thống có thể cung cấp được các thông tin cần thiết cho Spider. Hệ thống Google trước kia có một máy chủ chuyên dụng dùng để cung cấp các URL cho Spider. Thay cho việc phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ về DSN để dịch tên của máy chủ thành địa chỉ, Google đã có DSN của chính họ để độ giữ chậm diễn ra chỉ trong khoảng thời gian tối thiểu.

Khi Spider của Google xem các trang HTML, nó lưu ý hai thứ:

Các từ bên trong trang Nơi tìm thấy các từ

Các từ xuất hiện trong tiêu đề, phụ đề, các thẻ meta và các phần quan trọng khác có liên quan được lưu ý bằng những xem xét đặc biệt cho những tìm kiếm của người dùng sau đó. Spider của Google đã được xây dựng để có thể đánh chỉ mục mọi từ quan trọng trên một trang và chỉ để lại các mạo từ như "a," "an" và "the". Các Spider khác lại sử dụng các phương pháp khác. Các phương pháp khác mà Spider áp dụng thường là cố gắng làm cho hệ thống của Spider diễn ra nhanh hơn, cho phép người dùng có thể tìm kiếm hiệu quả hơn, hoặc cả hai. Ví dụ, một số Spider giữ liên hệ với các từ trong tiêu đề, các heading nhỏ và liên kết, cùng với 100 từ thường được sử dụng trên trang và các từ trong 20 dòng đầu tiên của văn bản.

Các hệ thống khác chẳng hạn như AltaVista lại tiếp cận theo một hướng khác, đánh chỉ mục các từ đơn trên mỗi trang, gồm có cả "a," "an," "the" và các từ “không quan trọng” khác. Tính đầy đủ trong phương pháp này được so khớp bởi các hệ thống khác trong phần thẻ meta của Website. Các thẻ Meta

Thẻ Meta cho phép chủ sở hữu của trang có thể chỉ định các từ khóa và khái niệm sẽ được đánh chỉ

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 8

mục. Đây là một trong các thẻ rất hữu dụng, đặt biệt trong nhiều trường hợp các từ trên trang có thể có đến hai hoặc 3 nghĩa - thẻ Meta có thể hướng dẫn cỗ máy tìm kiếm trong việc chọn nghĩa nào trong số các nghĩa có thể là đúng đối với một từ nào đó. Tuy vậy vẫn có một lo lắng trong việc tin cậy nhiều vào thẻ Meta vì các trang kém chất lượng mà chủ sở hữu của nó lại đưa vào thẻ này những chủ đề phổ biến nhưng không có nội dung gì về nó. Để khắc phục hiện tượng này, Spider sẽ tương quan các thẻ Meta với nội dung của trang, loại ra các thẻ không thỏa khớp với các từ trong trang.

Tất cả vấn đề này khởi nguồn từ chủ sở hữu của trang này, họ muốn trang web được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của các cỗ máy tìm kiếm này. Nhiều khi, chủ sở hữu không muốn trang của họ xuất hiện trên các trang kết quả của một cỗ máy tìm kiếm hoặc không muốn Spider truy cập vào trang của họ. (Ví dụ, một game xây dựng các trang active mới mỗi lần các section của trang được hiển thị hoặc theo sau là các liên kết mới. Nếu một Spider Web có thể truy cập vào và bắt đầu đi theo tất cả liên kết cho các trang mới thì game có thể mắc lỗi activity cho player tốc độ cao và kéo dài sự kiểm soát.) Để tránh tình trạng này, giao thức loại trừ robot đã được phát triển. Giao thức này bổ sung vào phần thẻ meta ở bắt đầu mỗi trang, thông báo cho Spider phải rời trang của nó – không đánh chỉ mục các từ trên trang này hoặc cố gắng lần theo các liên kết của nó. Xây dựng chỉ mục Khi Spider đã hoàn tất nhiệm vụ tìm thông tin trên các trang web (chúng tôi lưu ý rằng đây là nhiệm vụ không bao giờ hoàn tất vì luôn có sự thay đổi của các trang nên điều đó có nghĩa là Spider sẽ luôn thực hiện nhiệm vụ của nó), cỗ máy tìm kiếm phải lưu các thông tin này theo một cách nào đó để có lợi nhất. Có hai thành phần chính liên quan tới việc tạo dữ liệu đã thu thập được để có thể truy cập với người dùng:

Thông tin được lưu với dữ liệu Phương pháp mà thông tin được đánh chỉ mục

Trong trường hợp đơn giản nhất, một cỗ máy tìm kiếm có thể chỉ lưu các từ và URL nơi mà nó tìm ra. Trong thực tế, điều này sẽ làm hạn chế rất nhiều vì sẽ không có cách nào để nói từ đó đã được sử dụng là quan trọng hay không có giá trị trên trang đó, hoặc từ đã được sử dụng một lần hay nhiều lần, hoặc trang đó có chứa liên kết đến các trang khác có chứa từ hay không. Nói theo cách khác là sẽ không có cách nào xây dựng được danh sách thứ hạng để bình chọn các trang hữu ích nhất ở trên đầu mỗi danh sách kết quả tìm kiếm. Để làm cho các kết quả tìm kiếm được phù hợp nhất, hầu hết các cỗ máy tìm kiếm đều lưu nhiều từ và URL. Một engine có thể lưu số lần từ nào đó xuất hiện trong một trang. Nó có thể gán “trọng lượng” cho mỗi một entry nào đó, tăng dần giá trị gán cho các từ khi chúng xuất hiện gần phía trên của tài liệu, trong các heading con, các liên kết và trong thẻ meta hoặc trong tiêu đề của trang. Mỗi một cỗ máy tìm kiếm mang tính thương mại đều có một công thức khác nhau đối với việc gán trọng lượng cho các từ trong chỉ mục của nó. Đây chính là một trong những lý do tại sao một tìm kiếm cho những từ giống nhau trên các cỗ máy tìm kiếm khác nhau lại cho ra danh sách khác nhau, các trang được thể hiện theo thứ tự khác nhau. Không quan tâm đến sự kết hợp nghiêm ngặt các mẩu thông tin bổ sung được lưu bởi mỗi search engine, dữ liệu sẽ được mã hóa để lưu trữ trong các điểm lưu trữ riêng. Một chỉ mục chỉ có một mục đích: Nó cho phép thông tin được tìm thấy một cách nhanh chóng. Có khá nhiều cách cho việc xây dựng chỉ mục, nhưng cách hiệu quả nhất vẫn là xây dựng một bảng hash. Một công thức được sử dụng để gắn giá trị bằng số cho mỗi một từ. Công thức này được thiết kế để cung cấp cho các entry trên số lượng được xác định trước các phần chia. Phần chia bằng số này khác với

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 9

phần chia từ trong bảng alphabet và đó chính là hiệu lực chính của bảng hash. Trong tiếng Anh, có một số ký tự được bắt đầu nhiều hơn với các ký tự khác. Ví dụ như bạn sẽ thấy phần “M” của từ điển sẽ dày hơn phần “X”. Sự không công bằng này có nghĩa rằng việc tìm một từ bắt đầu với một ký tự “phổ biến” có thể lâu hơn nhiều so với việc tìm một từ bắt đầu với một ký tự kém phổ biến hơn. Thuật toán Hash cân bằng sự khác nhau này, và giảm thời gian trung bình để tìm kiếm mỗi entry. Nó cũng phân biệt chỉ mục với entry thực tại. Bảng hash gồm có các số được đánh hash cùng với một con trỏ dữ liệu, con trỏ này có thể được phân loại theo bất cứ cách nào cho phép lưu trữ hiệu quả nhất. Sự kết hợp giữa việc đánh chỉ mục hiệu quả và lưu trữ hiệu quả làm cho người dùng có thể thực hiện các thao tác tìm kiếm một cách nhanh chóng thậm chí khi họ tạo một tìm kiếm phức tạp. Xây dựng một tìm kiếm Việc tìm kiếm thông qua một chỉ mục cần người dùng xây dựng một truy vấn và đệ trình nó thông qua search engine. Truy vấn có thể khá đơn giản như một từ chẳng hạn. Việc xây dựng một truy vấn phức tạp hơn cần sử dụng các toán tử Boolean để cho phép bạn lọc và mở rộng dưới dạng tìm kiếm. Các toán tử Boolean thường được sử dụng nhất là:

AND – Tất cả các mục đã được nối bằng toán tử này phải xuất hiện trong trang hoặc các tài liệu. Một số search engine thay thế toán tử này bằng dấu “+”.

OR – Ít nhất một trong các mục đã được nối bằng “OR” phải xuất hiện trong các trang hoặc tài liệu.

NOT – Mục hoặc các mục sau toán tử này không xuất hiện trong trang hoặc tài liệu, một số search engine thay thế bằng dấu “-”.

FOLLOWED BY – Một trong số các mục phải được theo sau trực tiếp bởi mục khác. NEAR – Một trong các mục phải nằm bên trong một số các từ cụ thể Dấu ngoặc kép – Các từ giữa các dấu ngoặc kép phải được coi như một cụm từ, và cụm từ đó

phải được tìm thấy trong tài liệu hoặc file.

Tìm kiếm trong tương lai Các tìm kiếm đã được định nghĩa bởi toán tử Boolean trở nên khá bình thường, engine sẽ tìm kiếm các từ hoặc cụm từ chính xác khi chúng được nhập vào. Điều này có thể phát sinh một vấn đề khi các từ được nhập có đa nghĩa. Nếu bạn chỉ quan tâm đến một trong các nghĩa đó thì có thể không muốn thấy xuất hiện các trang tiêu biểu cho tất cả các nghĩa của nó. Tuy bạn có thể tạo một tìm kiếm bằng cách loại trừ ra các nghĩa không mong muốn nhưng nếu cỗ máy tìm kiếm giúp được bạn việc này thì tốt biết bao. Một trong những lĩnh vực nghiên cứu tìm kiếm là tìm kiếm dựa trên khái niệm. Một số nghiên cứu này liên quan đến việc sử dụng phân tích thống kê về các trang chứa từ hoặc cụm từ mà bạn tìm kiếm, để tìm ra các trang khác có thể bạn quan tâm. Rõ ràng các thông tin được lưu trong mỗi trang thực sự rất quan trọng cho tìm kiếm dựa trên khái niệm, và xa hơn nữa là việc xử lý được yêu cầu cho mỗi tìm kiếm. Nhiều nhóm nghiên cứu đã và đang làm việc hết mình để cải thiện cả kết quả và hiệu suất của các cỗ máy tìm kiếm này. Một số nhóm khác đã chuyển sang một lĩnh vực nghiên cứu khác như truy vấn ngôn ngữ tự nhiên. Ý tưởng ẩn đằng sau nghiên cứu truy vấn ngôn ngữ tự nhiện là bạn có thể đánh vào đó một câu hỏi giống như cách bạn hỏi đối với người ngồi bên cạnh bạn – khong cần đến các toán tử Boolean hoặc các cấu trúc truy vấn phức tạp. Site truy vấn ngôn ngữ tự nhiên nhất hiện nay là AskJeeves.com, nó có khả năng phân tích cú pháp truy vấn về các từ khóa để áp dụng cho chỉ mục của các site mà nó đã xây dựng. Tuy nhiên site này chỉ làm việc với các truy vấn đơn giản vì việc đặt khái niệm cho một truy vấn khá phức tạp.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 10

1.3 SEO là gì? SEO là chữ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm. Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng. Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, dánh sách trả tiền theo click và danh sách tìm kiếm miễn phí. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiềm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website. Hiện nay, nhận thức của người quản trị website tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhận biết việc tối ưu hóa website để các máy tìm kiếm trỏ tới rất ít. Người sử dụng không ý thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website, hoặc làm các phương thức để các máy tìm kiếm trỏ đến. Hiện trên mạng Internet có 3 công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất và phổ biến nhất:

Google.com Yahoo.com Live.com (MSN.com)

SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông.

1.4 Kết quả tự nhiên và kết quả được tài trợ (Google SEO và Google Adwords)

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 11

TỐI ƯU HÓA WEBSITE (SEO): NHỮNG ƯU ĐIỂM "TỰ NHIÊN"

Càng "tự nhiên" càng thu hút nhiều click

Google Adwords dù sao cũng là quảng cáo, trong khi đó kết quả tự nhiên là những kết quả không phải quảng cáo. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ khách hàng lựa chọn những kết quả "tự nhiên" cao hơn rất nhiều lần so với chọn Quảng cáo Google Adwords. Dưới đây là một số thống kê giúp bạn có thể định hình vai tròcủa SEO:

86% người tìm kiếm chọn các kết quả tự nhiên hơn là kết quả quảng cáo.

70% đối tượng tìm kiếm ngay lập tức nhìn vào kết quả tự nhiên (nghiên cứu về hoạt động của mắt khi tìm kiếm).

Theo một khảo sát khác: có 78% người được hỏi thấy thông tin từ quảng cáo Adwords hữu ích chỉ chiếm 40%.

Mức độ tin tưởng

Kết quả tự nhiên luôn mang lại sự tin tưởng cao hơn quảng cáo, đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi các nhà quảng cáo muốn hướng tới đối tượng khách hàng và tính hiệu quả. Cụ thể qua các thông tin khảo sát có khoảng 14% khách hàng tin tưởng vào Quảng cáo Adwords, nhưng có tới 29% cảm thấy khó chịu với hình thức quảng cáo tài trợ này. Đây là những con số buộc các nhà quảng cáo phải nghĩ tới các phương án đưa ra các thông điệp quảng cáo hấp dẫn hơn tới khách hàng.

Giá trị của khách hàng

10 kết quả đầu tiên của Google đem lại cho bạn khách hàng mà bạn không phải trả phí cho mỗi lần họ ghé thăm website bạn. Bên cạnh đó, các khách hàng này "có giá trị" hơn so với những khách hàng đến từ Pay per click, cụ thể có khoảng 17% khách hàng thao tác nhiều hơn (chuyển trang, đọc bài...) so với quảng cáo tài trợ và tỷ lệ Conversion từ SEO thường ở mức cao hơn so với Adwords.

Khách hàng dễ dàng phân biệt đâu là quảng cáo

Quảng cáo và không quảng cáo tạo những ấn tượng khác nhau cho người dùng trước khi click vào đường link dẫn tới website. Không khó để có thể phân biệt được quảng cáo Google Adwords và có tới 54% người sử dụng dễ dàng nhận biết yếu tố này. Đây cũng là thông số rất quan trọng giúp các nhà hoạch định quảng cáo có phương án tối ưu trong việc chiếm các vị trí quảng cáo và sáng tạo thông điệp cho riêng mình.

Giá click sẽ bị đẩy lên cao

Với chính sách đấu giá từ khóa của Google Adwords, một từ khóa hot sẽ nhanh chóng bị đẩy lên một mức giá cao hơn khả năng của khách hàng và nếu muốn duy trì khả năng tiếp cận khách hàng thì không có cách nào khác là phải tăng giá. Ngược lại, SEO là mức phí duy trì hợp lý và ít biến đổi, đây là yếu tố quan trọng giúp khả năng quản lý ngân sách của Marketer được dễ dàng hơn.

Kết quả bền vững

SEO đó là tối ưu hóa website, không chỉ là nội dung, cấu trúc, kỹ thuật liên kết mà còn cả việc thu hút truy cập. Một khi bạn đã đạt thành công ở một thứ hạng cao, khả năng thay đổi thứ hạng đó sẽ chậm

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 12

hơn nhiều so với tốc độ biến mất của Adwords. Đó chính là cơ sở đầu tư lâu dài nếu thật sự SEO mang lại những nguồn lợi to lớn đối với từ khóa bạn đã chọn.

Yếu tốphù hợp

72,3% người dùng Google đánh giá cao kết quả tìm kiếm tự nhiên so với 27,3% chọn Quảng cáo Adwords, với Yahoo tỷ lệ này là 60,8% - 39,2% cũng đủ cho thấy vai trò quan trọng của SEO tác động như thế nào.

QUẢNG CÁO GOOGLE ADWORDS: QUẢNG CÁO THẬT LINH HOẠT VÀ ĐƠN GIẢN

Không có phương thức nào có thể đưa thông điệp quảng cáo tiếp cận khách hàng nhanh bằng Adwords và cũng khó tìm ra được những mô hình quản trị nào đơn giản và hiệu quả đến vậy. Quảng cáo Google Adwords có những ưu điểm to lớn mà không một phương án marketing nào khác có thể đem tới hiệu quả nhanh và cụ thể như nó.

Kết quả tìm kiếm

Nếu một chiến dịch SEO bắt đầu được đầu tư cho đến khi bạn thu được kết quả thì khoảng thời gian 3-5 tháng không hề ngắn. "Thời gian là vàng" và nếu thực hiện chiến lược SEO bạn phải chấp nhận hi sinh thời gian của bạn. Ngược lại, Adwords nhanh chóng đưa quảng cáo hiển thị chỉ sau 10 phút lên chương trình. Nếu một chiến dịch khuyến mãi chỉ thực hiện trong vòng 1 tuần hoặc 1 tháng thì Adwords luôn là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Ngân sách

Ngân sách nhỏ nhưng vẫn có hiệu quả, đó là ưu điểm không thể chối cãi của Adwords. Với 100 USD để thực hiện 1 chiến dịch SEO tổng thể là điều không thể nhưng ngược lại với Adwords, đó là con số đủ để thực hiện 1 chiến dịch quảng cáo Adwords với một vài từ khóa quan trọng. Tối ưu hóa từ khóa, tập trung vào các cụm từ có liên quan trực tiếp tới nhu cầu của khách hàng là cơ sở để bảo đảm từng đồng đôla đặt cược vào Adwords mang lại hiệu quả tối đa. Awords có thể tiêu tốn của doanh nghiệp hàng nghìn đôla, nhưng nó cũng không từ chối mức phí 100 USD hàng tháng mà bạn trả vào tài khoản.

Dễ dàng kiểm soát

Adwords với phương thức quản lý linh hoạt và đơn giản, dễ dàng giúp khách hàng có thể kiểm soát quy trình và chiến dịch quảng cáo hơn so với SEO. Một chiến dịch SEO đòi hỏi cần nhiều kỹ thuật và phương

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 13

án tổ chức, xây dựng nội dung website trong khi đó quảng cáo Google Adwords không quan tâm tới yếu tố này. Những nguyên lý của quảng cáo tài trợ cũng khá đơn giản trên khía cạnh bạn chấp nhận trả một mức giá hợp lý cho quảng cáo của bạn.

Hợp đồng không quá phức tạp

Nếu những ràng buộc về mặt hợp đồng với đối tác SEO gồm cả những điều khoản bảo mật thông tin và nguy cơ penalty thì Adwords không quá nặng nề về khoản này. Chỉ cần bạn nạp tiền vào tài khoản là quảng cáo của bạn nhanh chóng xuất hiện, ngược lại nếu không có tiền để chạy quảng cáo, bạn sẽ nhanh chóng biến mất cho đến khi tiếp tục có ngân sách quảng cáo.

Có thể tối ưu quảng cáo Google Adwords để giảm chi phí

Không chỉ có SEO mới là tối ưu hóa website mà khi tham gia Google Adwords bạn hoàn toàn có thể tự tối ưu quảng cáo, nâng cao tham số chất lượng (Quality Score). Vậy nếu bạn có khả năng, hãy kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức SEO và quảng cáo Adwords, bạn hoàn toàn có thể làm chủ các chiến dịch quảng cáo của mình.

KẾT LUẬN

Với những yếu tố đã so sánh, khó có thể nói rằng phương thức SEO hay Adwords tốt hơn. Với mỗi chiến lược đầu tư Marketing, doanh nghiệp sẽ có phương án phù hợp nhất hoặc thông qua những chuyên gia tư vấn quảng cáo tìm kiếm để tối ưu hóa chi phí. Vấn đề quan trọng và cốt lõi nhất của mỗi chiến dịch chính là hiệu quả kinh doanh của bạn, vậy hãy cùng phân tích kỹ lưỡng ưu nhược điểm, ngân sách và năng lực của mình để lựa chọn phương thức phù hợp nhất.

1.5 Mục đích của các Search Engine Optimization SEO hay tối ưu hóa Website cho máy tìm kiếm nằm trong chiến dịch quảng bá Website là từ viết tắt của "Search Engine Optimization" hoặc "Search Engine Optimizers". Mục đích của SEO là nhằm cải thiện lượng truy cập về cả chất lẫn lượng cho Website, trực tiếp đến từ trang kết quả của các máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Microsoft) với một số từ khóa nhất định.

1.6 SEO là nghệ thuật hay khoa học ?

Khi nhắc đến SEO (search engine optimization) là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đạt ranking cao trên SERPs (seach engine result pages) hay nói cách khác là quảng bá website. Mà từ website thường khiến con người ta liên tưởng đến 1 bộ mộn trong chuyên ngành lập trình khô cứng của CNTT. Những người ảm hiểu hơn 1 chút thì lại luôn nghĩ tới tối ưu hóa, tới xây dựng liên kết, tới từ khóa, tới google... Nhưng mấy ai trong hầu hết những người đang và sẻ đọc bài viết này hiểu rằng SEO thật sự là 1 nghệ thuật, và để đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đó con người cần 1 sự đam mê và 1 sự nỗ lực hết mình.

Phân tích, nắm bắt thời điểm và đưa ra kết luật:

Kết luận 2 từ tưởng như bình thường nhưng chắc rằng để tìm ra nó bạn cần phải ít nhiều động não. Kết luận là kết quả của cả 1 quá trình phân tích, tiên đoán, suy luận để có thể năm bắt được thời điểm để

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 14

xây dựng 1 kế hoạch hành động chi tiết. Dựa trên hàng loạt những hành động kéo dài, một kết quả sẻ được tạo nên để góp phần vào việc sử lý tổng thể.

SEO là phân tích, là năm bắt thời điểm và sự thành công hay thất bại của nó dựa trên kết luận cuối cùng của bạn. Search engine là cả một bộ máy sàn lọc khổng lồ, bạn sẻ không bao giờ biết trước cái gì sẻ được thu thập từ bộ máy này cho đến sau khi nó index sản phẩm đó. Vì vậy những phân tích dựa trên những số liệu về thời gian, đối thủ, keyword... sẻ đưa đến cho bạn ít nhất là 1 sự hình dung về tương lai của dự án.

Tham khảo: Nhưng điều cần biết trước khi đâu từ makerting vào SEO

Luôn chú ý theo dỏi và đề phòng:

SEO không phải là của riêng bạn, nó ko phải là 1 sản phẩm trí tuệ của riêng bất kì ai, mà nó là những kinh nghiệm, những thủ thuật được xây dựng dựa trên sự am hiểu và tìm tòi của mỗi người. Đối thủ của bạn luôn không ngừng phát triển và sẳn sàng vượt qua bất kì lúc nào. Sự chú ý phân tích, theo dỏi là hoàn toàn cần thiết, phải luôn biết xây dựng cho mình những chiến thuật cố gắng hướng chiến thuật của bạn đi đúng hướng.

Chiến thuật tốt được xây dựng thông qua sự phân tích về các điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm mà website của bạn cung cấp. Phải biết tối ưu hóa từng trang, từng chuyên mục để tạo ra 1 sức mạng cho tổng thể trang web. Một kết hoạch làm SEO tốt là không bao giờ thừa.

Cần có 1 tầm nhìn tốt:

Một phân tích sâu thông qua cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ để có được những điều cần làm để điều chỉnh website của bạn sử dụng tốt, nhưng lại thiếu đi tầm nhìn về việc sử dụng của người đọc hay nói cách khác là khách hàng. Cũng giống như việc bạn dùng xe để chuyên chở 1 khối lượng lớn hàng hoá mà không để ý đến người đi đường bên dưới.

Mọi sự nóng vội đều dẫn đến hiệu quả xấu, nó có thể làm mất đi của bạn rất nhiều thứ quan trọng hơn. Vấn đề là phải có 1 tầm nhìn đủ sức gây ảnh hưởng tốt cho công việc của bạn trong tương lại.

Làm SEO cần phải đi 1 chặn đường dài, từ một số cách điều chỉnh các thẻ meta và tìm kiếm hàng trăm liên kết để có thể rank cao ở 1 keyword nào đó trên search engine. Và nếu bạn muốn rank cao trong 1 loạt từ khóa về các sản phẩm, bạn cần 1 tầm nhìn tốt để những gì bạn đã và đang xây dựng sẻ hỗ trợ cho những dự định trong tương lai.

Dịch vụ của bạn đã hoàn hảo chưa ?

Đa phần những khách hàng của SEO Việt Nam đều đặt 1 câu hỏi tương tự là liên quan đến việc liệu công việc SEO có đảm bảo 1 tương lai lâu dài hay không? Điều này minh nghĩ cũng khá nhiều webmaster quan tâm đến. Thật ra nó cũng tương tự như việc bạn trồng cây mà thôi. Việc đầu tư chắm sóc, phân bón, tưới tắm từ lúc còn trong mần sẻ xây dựng cho hạt giống 1 tương lai vững chắc với 1 bộ rễ khỏe mạng và sự chăm sóc thường xuyên.

Đối thủ như thế nào ?

Cạnh tranh luôn là yếu tố tạo nên sức sống của thị trường, bạn đừng nghĩ việc cạnh tranh chỉ phụ thuộc vào website của bạn VS website đối thủ. Mà trên thực tế việc cạnh tranh ở đây chính là việc bạn vs với chính bạn với thuật toán của công cụ tìm kiếm là vị quan tòa thầm lặng.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 15

Sự cạnh tranh này được chính bạn thực hiện với việc tinh chỉnh về các meta tag title, description , hiểu chỉnh server, tốc độ load web và kể cả trọng lượng page của bạn (đơn vị kb). Việc hiểu chỉnh sao cho theo kịp với sự thay đổi của các thuật toán là 1 việc không hề đơn giản, bạn sẻ phải đầu tư vào cuộc chơi này khá nhiều thời gian và công sức.

Sự kiên trì và nỗ lực:

Hầu hết các từ khóa cạnh tranh đều cấn đến thời gian vài tháng cho đến vài năm để có thể xem xét kết quả, nhưng bạn phải luôn chắc chắn 1 điều rằng những dự tính của bạn sẻ không bao giờ theo đúng 100%, nhưng keyword có thể chỉ ranking được no.2 thay vì no.1, traffic có thể chỉ bằng 50% dự kiến. Vì vậy việc cần làm từ khi mới bắt đầu là phải tố chức 1 kế hoạch quản lý hàng loạt từ khóa, dựa trên 1 cơ sở các cụm tự liên quan bạn có thể mix được. Việc này đòi hỏi bạn phải động nào và suy tính đến những trường hợp có thể xảy ra và tiên liệu trước cho nó.

Việc làm SEO cũng giống như việc bạn chơi cờ, mọi cách dàn binh bố trận, mọi chiến thuật, mọi sự hy sinh hay thay đổi trong nước đi đều hướng tới 1 chiến thắng sau cùng. Việc xây dựng phải được tiến hành 1 cách bài bản theo những kế hoạch đã đựoc dựng sẵn, những khoảng đầu tư về thời gian và công sức phải có 1 hiệu quả nhất định trong sự phát triển của tông thể. Một cái nhìn bao quát những xâu xa sẻ giúp tiếp kiệm phần lớn công sức và thời gian.

II. CÁC SEARCH ENGINE XẾP HẠNG CÁC TRANG WEB NHƯ THẾ NÀO? Khi tìm kiếm bất cứ thứ gì với các cỗ máy tìm kiếm ưu thích của các bạn, thì gần như ngay lập tức, các cỗ máy tìm kiếm sẽ tìm trong cơ sở dữ liệu hàng triệu trang của nó lấy một hay nhiều kết quả phù hợp nhất cho bạn. Những kết quả phù hợp hơn sẽ được liệt kê trên cùng. Tất nhiên, những cỗ máy tìm kiếm không luôn luôn đúng. Những trang không liên quan làm nó bỏ qua, và đôi khi nó có thể đưa nhiều hơn những gì bạn cần. Nhưng, đối với những cỗ máy tìm kiếm lớn, kết quả thật đáng kinh ngạc. Brian Pinkerton - người sáng lập webCrawler nói: "khi bạn vào một thư viện, bạn hỏi người thủ thư: 'travel'? Người thủ thư sẽ nhìn bạn chằm chằm và đưa ra vài gợi ý để bạn có thể miêu tả nhiều hơn, rõ nghĩa hơn những gì bạn cần tìm liên quan đến từ khóa 'travel'. Đối với các search engine thì không phải như vậy. Bạn chỉ có thể tìm được những thông tin liên quan đến từ khóa bạn nhập vào. Nó ít khi đưa ra cho bạn một gợi ý tốt hơn (ngoại trừ từ bạn đưa vào bị sai chính tả)." Vậy, làm sao để những cỗ máy tìm kiếm có thể tìm kiếm, lục lọi trong đống hồ sơ hàng trăm triệu trang của chúng để tìm ra những kết quả liên quan cho bạn? Câu trả lời ở đây là chúng có những quy tắc nhất định, được biết đến như những giải thuật đặc biệt. Mỗi giải thuật được thể hiện chính xác như thế nào thì không ai được biết, vì đây là bí mật thương mại, nhưng nhìn chung, chúng có những điểm cơ bản sau đây: Vị trí, vị trí, vị trí...và tần số Một trong số những quy tắc chính trong giải thuật xếp hạng bao gồm sự định vị (vị trí) và tần số xuất hiện của những từ khóa trên một trang Web. Gọi ngắn gọn, nó là phương pháp định vị (vị trí)/ tần số. Lấy lại ví dụ trước: Khi bạn hỏi một thủ thư về "travel", rõ ràng anh ta sẽ đi tìm đến những cuốn sách có tiêu đề liên quan đến Du lịch (travel). Các cỗ máy tìm kiếm cũng làm việc như vậy. Những trang với những thuật ngữ tìm kiếm xuất hiện trong tiêu đề HTML thường là những nội dung liên quan nhất của đề tài. Những cỗ máy tìm kiếm cũng kiểm tra xem phải chăng những từ khóa cần tìm kiếm xuất hiện

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 16

gần đỉnh của một trang web, như trong hàng tít hay trong câu đầu tiên văn bản. Chúng giả thiết rằng bất kỳ trang nào liên quan đối với đề tài sẽ đề cập những từ đó ngay từ đầu tiên. Tần số là nhân tố chính khác trong những cỗ máy tìm kiếm xác định mối quan hệ như thế nào. Các cỗ máy tìm kiếm sẽ phân tích tần số xuất hiện của một từ khóa trong tòan bộ trang web. Một từ xuất hiện lặp lại nhiều lần thường trên một trang được coi là liên quan hơn so với các trang khác. Gia vị trong công thức Bây giờ sẽ là thời gian phân loại phương pháp định vị (vị trí)/ tần số được mô tả ở trên. Tất cả những cỗ máy tìm kiếm chính cho phép nó tới độ nào đó, giống như những người nấu bếp có thể đi theo sau một công thức tiêu chuẩn. Trừ phi những người nấu bếp thích thêm những thành phần bí mật của mình. Với hình thức giống như vậy, những cỗ máy tìm kiếm thêm đồ gia vị vào phương pháp định vị (vị trí)/ tần số. Không có một công thức nào là mẫu số chung. Chính vì vậy, mỗi cỗ máy tìm kiếm sẽ cho ra kết quả khác nhau với cùng một từ khóa được tìm kiếm. Đầu tiên, một số cỗ máy tìm kiếm lập chỉ mục nhiều trang web hơn so với các cỗ máy khác. Một số cỗ máy tìm kiếm lại thường index một số trang web nào đó thường xuyên hơn. Kết quả là không có cỗ máy tìm kiếm nào có cùng kết quả về danh sách hồ sơ chúng tập hợp được. Đó là điều tự nhiên khi chúng ta thử so sánh kết quả. Những cỗ máy tìm kiếm có thể cũng phạt những trang hay loại trừ họ từ danh bạ của họ, nếu họ phát hiện ra các trang dạng " Spamming." Một ví dụ là một từ khóa nào đó được lặp đi lặp lại hàng trăm lần trên một trang web với mục đích nâng cao tần số để được xếp hạng cao hơn. Các search engine sử dụng các phương pháp theo quy định chung (bao gồm cả những than phiền hay sự tố cáo của người dùng internet) để xem xét, đánh giá một trang web xem nó có vi phạm quy định hay không. Những nhân tố bên ngoài (Off the page factors) Các search engine hiện nay đã có nhiều kinh nghiệm đối với một số webmaster có kiến thức siêu hạng có thể áp dụng những công thức làm đảo lộn kết quả để trang web của họ được xếp hạng cao hơn. Bởi vậy, hầu hết các Search engine chính hiện giờ đều lấy nhân tố "Off Page" làm tiêu chuẩn để đánh giá xếp hạng một trang web. Những nhân tố bên ngoài (Off Page) là những nhân tố không dễ bị tác động bởi các webmaster. Đứng đầu trong số này là sự phân tích những mối liên kết. Bằng việc phân tích những trang liên kết tới nhau như thế nào, một cỗ máy tìm kiếm có thể xác định một trang là có vị thế gì và liệu trang kia có "quan trọng" và xứng đáng được xếp hạng cao hay không. Ngoài ra, các webmaster kinh nghiệm còn sử dụng các mối liên kết giả tạo nhằm đẩy cao thứ hạng website của mình. Một nhân tố bên ngoài khác có tác động lớn là việc đếm số lần truy cập vào trang web. Nói ngắn gọn, các search engine theo dõi xem trang nào được tìm kiếm nhiều hơn với một từ khóa nào đó. Một trang hôm qua đang xếp hạng thấp, nhưng có nhiều người tìm kiếm truy cập vào thì sẽ được nâng cao trong hiện tại. Còn những trang ở top trên, nhưng hiếm khi được ai đó truy cập sẽ bị mất dần ngôi vị. Đấy chính là lý do vì sao hầu hết các trang báo lớn, với số người truy cập cao luôn có vị trí cao trong các cỗ máy tìm kiếm.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 17

III QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1 CHIẾN DỊCH SEO

SEO cũng giống như làm PR, cần có phương án, kế hoạch khoa học, cụ thể. Làm seo không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả, mà còn phản tác dụng. GLINK triển khai seo cho khách hàng theo quy trình sau:

Bước 1: Khảo sát thông tin khách hàng

Lấy thông tin về doanh nghiệp khách hàng Xác định lĩnh vực hoạt động, mức độ cạnh tranh Lên danh sách các đối thủ cạnh tranh, xác định hình thức quảng

bá của họ Kết thúc bước này, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về doanh

nghiệp, ngành hoạt động, tính cạnh tranh trong ngành, từ đó đưa ra phương án quảng bá phù hợp (không nhất thiết phải là quảng bá qua Internet)

Bước 2: Khảo sát website (áp dụng cho doanh nghiệp đã có website)

Domain đang sử dụng là gì? Website sử dụng công nghệ nào? Máy chủ đặt ở đâu? Tốc độ nhanh hay chậm?

Kiểm tra tính tối ưu của website: tốc độ truy cập, cache dữ liệu, băng thông.... Kiểm tra khả năng seo hiện tại: check lại các thẻ meta, title, description, content, footer, xem đã

đặt đúng chưa, có hiệu quả hay không? Kiểm tra tốc độ load trang, số lượng ảnh, file flash... và các dữ liệu nặng khác Xác định Rank hiện tại: rank Google, Alexa Xác định vị trí website khi search trên Google với các từ khóa là domain, từ khóa là tên công ty,

từ khóa theo lĩnh vực hoạt động Kiểm tra sitemaps hiện tại của trang, có sitemap hay không, sitemap có hiệu quả không? Số lượng page đã được Google, Yahoo, Bing index trên trang Số lượng Backlink (link trên trang khác) tìm thấy trên Google Kết thúc bước này, có thể biết được khả năng hiện tại của website, từ đó có phương án sửa

chữa, tối ưu, nâng cấp website phù hợp cho việc seo.

Bước 3: Tối ưu hóa website

Nâng cấp máy chủ, nếu máy chủ không đáp ứng nhu cầu Sửa lại website, thêm thẻ keyword, description, copyright... Tạo sitemaps, submit sitemaps lên các search engine Tạo cache site trên máy chủ: filecache, memcache, apc-cache, x-cache Cài đặt Gzip tăng tốc website Tạo các trang refer, các trang refer được đặt trên những server quốc tế, tốc độ cao.

Bước 4: Lập các thống kê

Tạo tài khoản thống kê trên Google, Yahoo, Bing, Alexa, Ask và một số search engine khác. Thống kê kết quả theo ngày, tháng, kỳ

Bước 5: Biên tập & Quảng bá

Bước 5-A: cập nhật nội dung

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 18

o Tạo chuyên mục Tin tức, cập nhật nội dung thường xuyên cho trang. o Submit các bản tin mới lên các site: Linkhay, Digg, Sigg... o Việc cập nhật nội dung được tiến hành thường xuyên, hàng ngày. Cuối tuần GLink sẽ

có báo cáo cho khách hàng về số lượng bài viết mới. Bước 5-B: Quảng bá website

o Tạo account quảng bá trên các mạng: Facebook, MySpace, Yahoo, LinkIn, Twitte, BlogViet

o Tạo trang blog riêng trên Yahoo, BlogViet, Opera, Blogger o Cập nhật nội dung, xây dựng mạng lưới kết bạn trên Facebook, MySpace, Yahoo, Twitte,

tạo fanclub trên Facebook. o Tạo Account trên các forum (tối thiểu 100 forum), tạo chữ ký chứa backlink vào dòng

quảng cáo, chăm sóc các chuyên mục trên những forum này, tối thiểu một ngày sẽ có 30 - 50 bài viết trên các forum.

o Submit link website lên các web directories của Việt Nam và nước ngoài, tối thiểu 1000 web directories.

o Cập nhật nội dung trên các blog khởi tạo, submit nội dung này lên các trang chia sẻ: Sig, Digg, Linkhay, Tagvn.com

o Tạo account trên các trang rao vặt: Rongbay.com, Enbac.vn, Timnhanh.com, Chodientu.com, Vatgia.com...

o Tạo gian hàng trên Enbac, Chodientu, Vatgia o Submit từ 10-20 tin rao vặt mới/ngày trên các site raovat.

Bước 5-C: Gửi Email Marketing o Xác định list email tiềm năng cho site: 20.000 - 100.000 email o Viết nội dung mail, tiến hành lên lịch gửi mail o Kiểm tra mail reply, trả lời email, lên danh sách khách hàng tiềm năng từ việc gửi mail

Bước 6: Xây dựng hệ thống quản lý khách hàng (tùy chọn)

Hệ thống quản lý khách hàng trực tuyến sẽ thống kê thông tin khách hàng, quản lý thông tin liên hệ, lên kế hoạch làm việc, chuẩn hóa quy trình sales & marketing của doanh nghiệp.

Trên đây là các bước công việc chính cần tiến hành khi quảng bá website doanh nghiệp. Tùy từng trường hợp cụ thể, kế hoạch trên có thể được thay đổi để phù hợp hơn.

3.1 Nghiên cứu & xác định từ khóa

Xác định từ khoá cần SEO : Có những từ khoá ta tưởng nhiều người tra cứu nhưng thực tế lại rất ít và ngược lại. Việc chi tiền vào những từ khoá đắt tiền là hợp lý nhưng chi phí nhiều vào những từ khoá không hiệu quả sẽ tốn phí của Doanh nghiệp

Minh hoạ : Trên ảnh là thống kê của 1 từ khoá hot được search nhiều nhất trên Google.com.vn tháng 11/2008 và những key liên quan. Nhìn thống kê ta biết được người sử dụng Internet search gì nhiều nhất mà áp dụng chính sách quảng bá phù hợp và tiết kiệm tối đa chi phí. Khách hàng của chúng tôi được xuất hiện ở vị trí đầu tiên (Số 1) và đã có gần 100K visitors 1 tháng từ riêng 1 từ khoá này.

Hiện nay nhiều khách hàng đã bắt đầu biết đến SEO và Ranking nhưng vẫn làm 1 cách thiếu hiểu biết. Việc áp dụng các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cũng như gặp được những đối tác tư vấn am hiểu thì sẽ giúp ích nhiều cho việc quảng bá của mình trên Internet, chính xác là sử dụng một dịch vụ của Digital Marketing một cách am hiểu.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 19

3.2 Tối ưu hóa trong trang

Search Engine thì liên tục hoàn thiện thuật toán để mà có thể cung cấp cho người dùng những kết quả tốt nhất ( những website chất lượng). Một website có chất lượng là site mang đến cho khách viếng thăm những thông tin bổ ích vì thế sau khi đã chọn keyword, công việc tiếp theo của bạn là xây dựng nội dung trang web liên quan đến keyword đó. On-page SEO có nghĩa là tối ưu hóa các mã trên trang web, vì thế bạn cần chú ý những điều sau đây: 1. Title Tag : thẻ tiêu đề Title tag là trong những một nhân tố quan trọng trong việc đạt được thứ hạng cao. Tile tag thì rất cần thiết trong mã HTML, nó tạo ra những từ mà xuất hiện trên thanh tiêu đề của trinh duyệt. Thường thì title tage là yếu tố đầu tiên trong thẻ , tiếp theo là Meta Description và Meta Keywords tags. Một số qui luật chung bạn nên tuân theo khi optimize title tag: - Sử dụng 5-7 từ và tối đa 65 ký tự cho title tag. - Nếu có thể, đừng nên sử dụng những từ được gọi là stop word như "a, and, or.." - Tránh spam: đừng nên lập lại cùng một keyword quá 2 lần. 2. Meta Description tag : Meta Description tag mô tả nội dung website của bạn. Search engine sẽ dùng nội dung này để mô tả ngắn gọn nội dung trang web khi thể hiện kết quả tìm kiếm cho người dùng. Thẻ Meta description nên bao gồm nhiều từ khóa được tổ chức trong 1 câu có ý nghĩa. - Đặt keyword phrase ở đầu description để đạt được thứ hạng cao nhất có thể. - Cố gắng giữ description trong khoảng 255 ký tự. 3. Meta Keyword tag : Meta Keyword tag cho phép bạn cung cấp thêm thông tin cho search engine về nội dung website của bạn. Bạn nên kèm theo 25 từ hay cụm từ ngăn cách bởi dầu phẩy trong mete keyword tag. Dưới đây là ví dụ của thẻ header của một website :

Quote:

(tells robots to follow links)

Thỉnh thoảng sẽ có thêm một vài đoạn mã cần thiết phải đặt trong the header, ví dụ như khi sử dụng JAVA scripts hay CSS (cascade style sheet). Lưu ý là nội dung thẻ header sẽ không được thể hiện trên trình duyệt. 4. Body text : Nội dung trong thẻ body, sẽ hiện lên trong trình duyệt. Đây là phần mà visitor sẽ thấy khi tham quan website của bạn. Có nhiều vấn đề cần xem xét khi đặt

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 20

keyword trong nội dung của website. Hầu hết các search engine sẽ chỉ mục (index) tất cả chữ (text) trong mỗi trang web, vì thế việc việc đặt keyword xuyên suốt nội dung trang web thì rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi search engine (SE) sử dụng các thuật tóan khác nhau để xếp hạng webpage. Đưới đây là một số quy định chung mà mội người nên tuân theo: - Đảm bảo trang chủ chính của bạn có đủ keyword. Nó sẽ có cơ hội được index nhiều hơn những trang khác, và nó sẽ chỉ là trang được index bởi 1 số SE. Một vài search engines xếp hạng webpage cao nếu nó có ít nhất 100 từ, vì thế nội dung của bạn nên có tối thiều 100 words. Khi submit website của bạn vào directories thì các Directories đòi hỏi website của bạn phải có nội dung tốt (quality content) , đó trang web của bạn phải có nội dung thật sự chứ không phải chỉ là trang list các keyword. - Các thẻ H1, H2...H6 (heading) thì cũng rất hữu ích trong việc SEO, bạn nên đặt keyword chính trong những thẻ này. Tôi đề nghị dùng 1 keyword chính trong 1 thẻ H1, và mỗi keyword phụ trong 2 thẻ H2. - In đậm và in nghiêng các keyword chính ít nhất 1 lần (khuyến cáo không nên in đậm hoặc nghiêm tất cả keyword).

3.3 Tối ưu hóa ngoài trang Link Exchange (Trao đổi liên kết ) Có một vài điều lưu ý khi trao đổi liên kết mà bạn cần xem xét. Khi trao đổi liên kết bạn nên tìm những website có nội dung tốt, cùng chủ đề hoặc tương tự website của bạn. Để trao đổi liên kết, bạn thực hiện như sau : bạn tìm kiếm những site có cùng chủ đề. Sau đó, bạn email cho các webmaster , hỏi xem họ có vui lòng trao đổi liên kết với mình không. Nếu họ đồng ý thì họ sẽ đặt liên kết đến website của bạn, ngược lại bạn cũng sẽ đặt liên kết đến website của họ. Thực hiện đúng chiến lược xây dựng liên kết sẽ mang lại cho bạn các lợi ích sau: - Gia tăng traffic cho website của bạn. - Tăng hạng trên các search engine. - Cung cấp thêm tài nguyên cho trang web của bạn - Tiết kiệm được tiền quảng cáo. Một số cách khác để người khác trỏ liên kết đến site của bạn: -Cho phép người khác phát hành nội dung, bài viết của bạn trên website của họ, bạn sẽ đặt liên kết đến website của bạn ở cuối nội dung bài viết, những người khác muốn sử dụng nội dung, bài viết của bạn phại ghi rõ nguồn gốc bài viết và do đó họ tự động link đến site của bạn. - Tạo một directory trên site của bạn và cho phép người khác submit site họ vào directory của bạn, đặt quảng cáo của bạn trên đầu trang chủ directory. - Phát hành miễn phí ebook cho visitor. Ebook phải có nội dung liên quan đến website của bạn. Cho phép họ phát hành miễn phí cho visitor của họ nhưng phải đặt liên kết đến website của bạn.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 21

Directory Submission (Submit website vào các directory) Một vài search engine sẽ đánh giá cao website được list trên các directory có uy tín, điều đó giải thích tại sao việc submit site bạn vào directory là rất cần thiết. Trước khi submit website vào các directories bạn phải tối ưu hóa website, submit vào đúng category nếu không sẽ bị từ chối. Dưới đây là một vài directory uy tín mà bạn nên submit: - Yahoo (phí $299/năm) - DMOZ miễn phí - Jayde B2B miễn phí - GoGuides miễn phí - Zeal miễn phí.

3.4 Theo dõi thứ hạng

IV. NGHIÊN CỨU & XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA

4.1 Thực tế quá trình chọn keyword cho 1 Website

Chọn keyword cho 1 website để bắt đầu chiến dịch SEO và SEM luôn là bước đầu tiên và rất quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình làm SEO và SEM của 1 một website. Sau đây mình sẽ chia sẻ cùng các bạn quá trình lựa chọn keyword cho 1 website mà mình đã làm

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 22

Một số thông tin về website :

- Website này của 1 công ty gốm sứ xuất khẩu .

- Thị trường nhắm tới là các nước Châu Âu và Châu Mỹ .

- Website đã ranking tốt với những từ khóa ban đầu

Yêu cầu :

- Làm mới keyword và tiến hành seo với những keyword mới với mục tiêu tăng cao traffic hơn những keyword cũ .

- Tìm kiếm 4 keyword chủ đạo cho website

Các bước thực hiện :

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu của website .

- Nhắm tới khách hàng Âu và Mỹ muốn mua sản phẩm gốm sứ của việt nam .

Qua đây đã nhận định được 1 từ khóa trong cụm từ cần tìm có thể giúp rút ngắn quá trình làm seo : vietnam

- Tăng lượng truy cập từ những khách hàng tiềm năng .

Bước 2 : sử dụng www.google.com

- Mình bắt đầu search các keyword của website và đánh giá mức độ ranking của website so với các website cùng ngành .

Đánh giá : ranking tốt ( đều nằm ở vị trí thứ 2 đến thứ 5 trên google.com )

- Lướt qua tất cả các title của các website đối thủ , tìm hiểu sự khác nhau giữa title của các website đó với website mình đang làm .

Qua bước này mình đã nhận ra được một vài vấn đề cơ bản .

Bước 3 : Keyword research tools

- Thử dùng Google Insight For Search

1 kết quả nghèo nàn , không có nhiều tác dụng

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 23

Tiếp tục sử dụng Keyword Tool - Google AdWords

Cũng đơn giản đúng không các bạn , được 1 list các keyword và lượng tìm kiếm tiềm năng

Để ý vào các keyword có lượng tìm kiếm khá cao thì đã có 2 keyword nằm trong những keyword đã có , chỉ còn 1 keyword nữa có lượng tìm kiếm ngang ngửa là vietnam handicrafts , tạm lưu lại keyword này . Vậy là ngoài 2 keyword cũ và 1 keyword mới có được mới chỉ có 3 keyword .

4.2 Nghiên cứu từ khóa

4.2.1 Nghiên cứu từ khóa mục tiêu trước khi SEO

Việc nghiên cứu những từ khóa chính cho một website trước khi thực hiện SEO là công việc rất quan trọng và cần thiết. Nếu bạn không quan tâm đến vấn đề này, có thể bạn phải trả giá cho những sai lầm không đáng có trong quá trình thực hiện dịch vụ SEO của mình.

Nghiên cứu chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian

Để nghiên cứu một vấn đề nào đó, chắc chắn bạn phải bỏ thời gian để thực hiện nó. Dịch vụ SEO cũng vậy, trước khi bắt đầu công việc của mình, bạn phải bỏ ra một khoảng thời gian để nghiên cứu từ khóa mục tiêu trước khi thực hiện công việc SEO của mình.

Bạn không nên thực hiện công việc của bạn một cách vội vàng. Mỗi một cụm từ phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, chính xác để đảm bảo tìm ra những cụm từ thích hợp và loại bỏ những cụm từ không thích hợp với website cần thực hiện.

Quá trình nghiên cứu từ khóa cho dịch vụ SEO của bạn không thể tiến triển một cách tuyến tính. Chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều từ khóa và tại một thời điểm nào đó sẽ tập trung cho một từ khóa. Trong quá trình nghiên cứu, bạn phải lật đi, lật lại để tìm ra được những từ khóa phù hợp nhất.

Luôn phải động não vì từ khóa

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 24

Chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu từ khóa bất kỳ đâu nhưng nên bắt đầu từ một danh sách các từ khóa phù hợp với ngành nghề kinh doanh của bạn nhất. Bạn muốn nghiên cứu từ khóa nào, hãy luôn nghĩ về nó.

Với cách này, chúng ta sẽ được một danh sách từ khóa rất khách quan, không phụ thuộc vào chủ quan của bất kỳ ai. Trong quá trình này, bạn phải đưa ra những câu hỏi và trả lời nó một cách chính xác, khách quan để có được những từ khóa phù hợp.

Trước tiên, hãy nghĩ về những đến các câu hỏi có liên quan đến bạn. Đừng vội vàng trả lời những câu hỏi đó mà hãy dành thời gian đó để kết hợp nhiều câu hỏi trước khi đưa ra những câu trả lời chính xác.

Khi đã có danh sách các câu hỏi và câu trả lời tốt, hãy dùng đến công cụ SEO - Webmaster Tools để có được những gợi ý khách quan, chính xác.

Hãy nghiên cứu những từ khóa chính trước

Trong quá trình nghiên cứu từ khóa, rõ ràng bạn sẽ thu được kết quả là danh sách rất nhiều các từ khóa. Tuy nhiên, bạn nên loại bỏ để lấy những từ khóa chính phù hợp với trang web của bạn nhất. Chính những từ khóa này là cơ sở để bạn phát triển thêm các từ khóa liên quan. Lưu ý rằng, một từ khóa tốt sẽ chứa hai đến ba từ, rất hiếm khi từ khóa chỉ có một từ. Bạn cũng nên lưu ý thêm mỗi trang web trên website khi cung cấp thông tin cho người dùng chỉ nên đề cập một từ khóa chính.

Hãy luôn luôn nghiên cứu từ khóa cho website bạn đang thực hiện dịch vụ SEO, càng nghiên cứu bạn sẽ có càng nhiều từ khóa thích hợp cho website đó. Nếu bạn dừng nghiên cứu từ khóa, có nghĩa là website đó bị giảm bớt sự chăm sóc rất nhiều.

Tất nhiên là chúng ta không thể đưa ra hết được các từ khóa trước khi SEO, nhưng trong quá trình thực hiện dịch vụ SEO dựa vào việc sử dụng các công cụ SEO, trợ giúp từ khóa và kết quả tìm kiếm của khách hàng đến với website của mình,... chúng ta có thể đưa ra nhiều từ khóa cho website của mình.

Tạo ánh xạ giữa từ khóa và nội dung

Sau khi có danh sách các từ khóa chính để phục vụ cho mục đích SEO, chúng ta nên thiết lập một sơ đồ ánh xạ từ khóa với nội dung trên website của mình. Tùy thuộc vào nội dung website bạn có, công việc này có thể thực hiện rất dễ dàng nhưng cũng có thể rất khó khăn.

Để đưa ra từ khóa chính rất khó khăn, vì bạn phải xác định được nội dung cung cấp của trang đó mới đưa ra được quyết định. Nếu bạn không tìm được từ khóa thích hợp và cũng không thể thay đổi được nội dung trên trang web đó, hãy cố gắng thử một từ khóa khác.

Tuy nhiên, do mục tiêu chính là tăng doanh thu bán hàng qua website, cách làm tốt nhất vẫn là có những từ khóa thích hợp, sau đó chúng ta thực hiện hiệu chỉnh nội dung trang web cho phù hợp hơn.

Như vậy, chúng ta nên nghiên cứu những từ khóa cốt lõi, thực hiện tối ưu chúng trước, sau đó mới đến các từ khóa có ưu tiên thấp hơn.

Khi có được danh sách từ khóa thích hợp, để chuyển sang công việc tiếp theo bạn cần có đủ thông tin về website đó. Quá trình thực hiện tối ưu sẽ được thực hiện nhanh hơn bằng cách dựa vào từ khóa mục tiêu và sơ đồ ánh xạ bạn đã lập. Điều này tránh được việc bạn phải bỏ nhiều thời gian cho việc nghiên cứu từng trang cụ thể.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 25

4.2.2 Bốn bước nghiên cứu từ khóa thiết kế web

Nghiên cứu từ khoá thường là một trong những nhiệm vụ đầu tiên khi thiết kế web và tối ưu cho các máy tìm kiếm. Hầu như toàn bộ quá trình SEO được xây dựng trên nền tảng của việc nghiên cứu từ khóa trên website.

Điều đầu tiên mà cần lưu tâm đến khi nghiên cứu từ khóa cho một trang web đó là làm sao để tăng lưu lượng truy cập. Mỗi trang web đều là khác nhau. Nhiều trang web được phát triển như một công cụ để giới thiệu công ty, quảng cáo trên Internet, trong khi các trang web thương mại điện tử tập trung vào bán hàng. Bạn cần phải nắm được những nhóm khách thăm nào sẽ là đối tượng chính để ban nhắm tới khi nghiên cứu từ khóa cho site. Bạn không thể có quyền kiểm soát cuối cùng về việc ai thăm trang web của bạn, nhưng bạn không có kiểm soát những gì bạn tối ưu hóa. Thông thường, quá trình nghiên cứu từ khóa có thể được chia thành các giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1 - Tạo danh sách và kiểm tra Ý tưởng ban đầu của nghiên cứu từ khóa là việc tạo một danh sách các từ khóa có liên quan tới nội dung site vủa bạn.

Bí quyết là bắt đầu chậm. Bước đầu tiên trong quá trình này là tạo ra một danh sách các từ khoá tiềm năng. Động não tất cả các từ bạn nghĩ rằng một khách hàng sẽ gõ vào ô tìm kiếm của họ khi cố gắng tìm thấy bạn. Điều này bao gồm tư duy của những cụm từ rất rộng và nhắm mục tiêu, mua và nghiên cứu theo định hướng, và từ đơn và đa. hy vọng trang web của bạn để làm hoặc quảng bá là gì? Hãy đến với các từ, đủ để trang trải tất cả các dịch vụ cung cấp trang web của bạn. Tránh các điều khoản quá chung chung như 'giày' hoặc 'quần áo'. Các từ này là vô cùng khó khăn để xếp hạng cho và sẽ không đủ điều kiện lưu lượng truy cập đến trang web của bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ những ý tưởng, hãy hỏi bạn bè, đồng nghiệp hay khách hàng để được giúp đỡ. Đôi khi họ có thể xem trang web của bạn khác biệt so với cách bạn tự nhìn thấy nó. Giai đoạn 2 – sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa Bây giờ bạn có danh sách của bạn, bước tiếp theo của bạn là xác định các hoạt động cho mỗi từ khóa được đề xuất của bạn. Bạn muốn thu hẹp danh sách của bạn để chỉ bao gồm đánh giá cao đạt được, tìm kiếm, sau khi cụm từ đó sẽ đem lại cho giao thông có trình độ nhất để trang web của bạn. Bằng cách nhập các từ khoá được đề xuất của bạn thành một công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn có thể nhanh chóng tìm hiểu có bao nhiêu người dùng đang tiến hành tìm kiếm cho rằng thuật ngữ mỗi ngày, bao nhiêu của những người tìm kiếm thực sự chuyển đổi, và quan trọng phân tích các thông tin khác. Nó cũng có thể điều chỉnh bạn vào từ bạn trước đó đã bị lãng quên hay từ đồng nghĩa bạn không biết.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 26

Có rất nhiều các công cụ tuyệt vời có để giúp bạn xác định có bao nhiêu hoạt động từ khóa của bạn nhận được. Dưới đây là một vài trong số mục yêu thích cá nhân của chúng tôi: Wordtracker Wordtracker là một công cụ trả phí, cho phép bạn tìm kiếm cụm từ khóa phổ biến để xác định hoạt động và nổi tiếng của họ trong số các đối thủ cạnh tranh. Điều này là rất hữu ích cho việc tìm ra cách nó sẽ được khó khăn để xếp hạng cho một thời hạn nhất định. Trellian Keyword Discovery tool Đây là một công cụ mà người sử dụng có thể xác định giá trị thị phần cho một tìm kiếm được, xem như thế nào nhiều người sử dụng tìm kiếm cho nó hàng ngày, xác định các cách viết thông thường và lỗi chính tả. Google AdWords Keyword Tool Công cụ này sẽ hiển thị một biểu đồ từ khóa đơn giản, tạo cho người sử dụng chỉ một tỉ lệ xấp xỉ về mức độ phổ biến của từ khóa. Google Suggest Google Suggest là một cách tuyệt vời để tìm từ đồng nghĩa và gợi ý từ liên quan có thể giúp bạn mở rộng danh sách ban đầu của bạn. Giai đoạn 3 - Hoàn chỉnh danh sách của bạn Bây giờ bạn có danh sách ban đầu của các từ và đã được thử nghiệm hoạt động của họ, đó là thời gian để thu hẹp lĩnh vực và quyết định những điều khoản sẽ được đưa vào từ khoá danh sách cuối cùng của bạn. Giai đoạn 4 – xây dựng kế hoạch của bạn Có thể, nếu bạn đã phải nghiên cứu từ khóa của bạn, ít nhất là một số từ trong danh sách của bạn đã xuất hiện trong nội dung trang web của bạn, nhưng một số người trong số họ có thể không. Bắt đầu nghĩ về bao nhiêu trang bạn sẽ cần phải tạo ra để hỗ trợ các từ mới, và làm thế nào và ở đâu cụm từ khóa của bạn sẽ được sử dụng. Nội dung của bạn trên trang không phải là nơi duy nhất mà bạn có thể chèn thêm các từ khoá. Từ khoá cũng nên được sử dụng trong một số yếu tố khác trên trang web của bạn: * Thẻ tiêu đề - Title tag * Thẻ mô tả - Meta Description * Thẻ từ khóa – Meta Keyword * Đề mục – thẻ H1, H2, … * Thẻ ALT khi hiển thị hình ảnh * Các menu liên kết trên site

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 27

Thực ra khách hàng của bạn và trang web của bạn cũng thay đổi theo thời gian, do đó, từ khoá của bạn cũng vậy. Điều quan trọng là phải giữ sự theo dõi từ khóa của bạn và làm những điều chỉnh về từ khóa khi cần thiết.

4.3 Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa

4.3.1 Công cụ gợi ý từ khóa trong seo Đâu đầu đi tìm cho mình 1 keyword ưng ý + đáp ứng đúng nhu cầu người dùng + thể hiện rõ content cần truyền tải thật khó chứ không dễ, vậy sao chúng ta không dựa vào chính nơi mà người dùng search để xem họ search cái gì? và kết quả đó thế nào? tính khả dụng keyword dự định của chúng ta là như thế nào?

1. Google search box

Không gì có thể định hướng cho chúng ta tốt hơn là google đặc biệc là trong SEO, những kết quả truy vấn trả về khi search sẽ là gợi ý tốt để có cái nhìn đúng đắn về keyword mà chúng ta đang có ý định nghiên cứu và phát triển. Ví dụ ở đây keyword chúng ta đang muốn kiểm nghiệm là “quà tặng giáng sinh” và đây là kết quả:

Với kết quả như hình bên thì chúng ta có thể thấy 1 list danh sách được đưa ra gợi ý rất chi tiết và rõ ràng. Muốn kiểm nghiệm sâu hơn khi nghiên cứu keyword thì có thể click trực tiếp lên mỗi gợi ý. Mỗi gợi ý google đưa ra không phải ngẫu nhiên mà là dựa trên số lần search nhiều nhất đến các cụm từ liên quan trên, điều đó chứng tỏ đó là những keyword quan trọng và có tính cạnh tranh cao.

Tuy nhiên dẫu sao vẫn là gợi ý mang tính tham khảo, chúng ta vẫn có quyền lựa chọn keyword khác và phân tích nhiều dựa trên content và định hướng sản phẩm.

2. Google AdWords

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 28

Nên sử dụng tool này để có thêm những gợi ý đáng “đồng tiền bát gạo”. Ví dụ khi cần gợi ý về keyword “SEO” thì được Google gợi ý như sau:

1 danh sách dài lê thê nhưng tớ tóm gọn là cho dể nhìn hơn, rất tổng quan và rõ ràng phải không?

3. Google Insights

Đây là công cụ phân tích từ khóa hữu hiệu. Điểm mạnh nhất của công cụ này cho phép bạn biết được nhu cầu tìm kiếm của từ khóa đó, nơi nào tìm kiêm nhiều nhất, tiềm năng phát triển..... Hình sau đây là minh họa khi mình search với từ "SEO" :

4.3.2 10 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí hay nhất

Tôi chắc chắn rằng bạn đã từng sử dụng một trong số các công cụ này, nếu bạn là SEOer. Tôi thử tất cả các công cụ SEO tôi tìm thấy trên Google. Nhưng thành thật với quý vị, hầu hết trong số họ đang có, hoặc bị hỏng, hoặc đơn giản chỉ vì không hoạt động hoặc API không cho phép người dùng hoặc mã số là sai. Hiện có hàng trăm công cụ SEO và tôi đánh dấu trang của họ, vì vậy mà tôi có thể kiểm tra lại thường xuyên. Tôi nghĩ rằng nó đã đi đến một điểm mà tôi có thể chia sẻ nó với bạn bây giờ, họ hy vọng sẽ giúp bạn.

Nhiều người làm SEO đang cố gắng và thử nghiệm để kiểm tra xem các công cụ có thực sự làm việc hay không, do đó, nếu có nhiều tiện ích và công cụ SEO hiệu quả nhất, có thể bạn sẽ không nhìn thấy nó ở đây. Nếu bạn tìm thấy bất kỳ được công cụ nào hay hơn trong danh sách ở đây, xin vui lòng cho tôi biết và tôi sẽ được vui để bổ sung vào. Sau đây là danh sách 10 công cụ nghiên cứu từ khóa hay nhất:

1. Spacky

Spacky SEO là công cụ về miễn phí Nghiên cứu từ khoá mà sẽ giúp bạn ước lượng các khoảng số khối

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 29

lượng tìm kiếm cho một từ khóa trên Google, Yahoo và MSN. Hoạt động tốt, tuy nhiên bạn có thể có

một số sự cố khi gõ trong những Captcha, là vì nó luôn luôn dài.

2. SEO Digger

Một nghiên cứu từ khóa phổ biến công cụ mà sẽ giúp bạn tìm ra các từ khóa là có tiềm năng tốt cho các

thứ hạng cao trên SERPs hay có thực sự xếp hạng cao trên SERPs. Tuyệt vời cho các phân tích cạnh

tranh.

3. Submit Expresss

Tôi tin rằng công cụ này sẽ giúp bạn tìm thấy trung bình khối lượng tìm kiếm của một từ khóa vào từ

khoá Wordtracker và khám phá.

4. WordTracker Keywords

Đây là một trang web tốt với các UI liệt kê ra rằng thông tin dữ liệu liên quan đến bất cứ từ khóa nào

được quan tâm. Bạn có thể lưu được kết quả như XML, CSV, XLS hoặc TXT.

5. Word Tracker

Bản phổ biến nhất về công cụ miễn phí từ khóa nghiên cứu có sẵn trên mạng Internet ngày nay. Mặc dù

cơ sở dữ liệu phù hợp hơn cho Yahoo, nó là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhất.

6. Google AdWords Keyword Tool

Đây là một trong những công cụ tôi yêu thích như sự đáng tin cậy của nó. Nó cho bạn thấy được cập

nhật dữ liệu, nếu không phải là một trong những tinh chế hay nhất. Dữ liệu, một số nhu cầu sàng lọc và

chế biến, và bạn đang có quyền lưu thông tin tại đây.

7. SEO Book Keyword Research Tool

Một công cụ phổ biến nhất trên thế giới, một công cụ thu thập từ các nguồn như wordtracker, Google

và Yahoo cùng một lúc. Có thể lưu các dats Xml vào tác phẩm, theo sluggish.

8. Niche Bot Keyword Research

Công cụ này được dựa trên WordTracker, nhưng những gì tôi thích công cụ này là "mở rộng" công cụ

thành pops lên một cửa sổ với các phương pháp để theo dõi các từ khóa. rất hữu ích trong khi đang làm

nghiên cứu về tính cạnh tranh từ khóa.

9. Keyword Spy

Đây là một công cụ tuyệt vời nếu bạn muốn tính toán chi phí trung bình cho mỗi nhấp chuột của một từ

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 30

khóa. Ngoài ra danh sách các cạnh tranh, trung bình chi tiêu hàng ngày v.v.. - hữu ích cho mọi người

tập trung vào thu nhập AdSense.

10. Good Keywords

Các nghiên cứu về từ khóa tốt nhất là phần mềm phổ biến với SEO. Mặc dù các dữ liệu tương tự như

WordTracker, nó giúp bạn thu hẹp dữ liệu rất dễ dàng với các bộ lọc. Các công cụ được thiết kế dựa

trên Softnik của Chennai.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 31

4.3.4 công cụ keyword của google

Hẳn bạn đã nghe thấy tin rằng Google đã hiện đang cung cấp một công cụ cho việc nghiên cứu từ khóa rất hữu hiệu, Keyword

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 32

Research Tool, cho tất cả mọi người (trước đây nó chỉ hiển thị lượng tìm kiếm có liên quan trong một thanh bar nhỏ màu xanh).

Tuy có nhiều công cụ nghiên cứ từ khóa, có thể phải trả phí hoặc miễn phí nhưng cho tới tuyên bố này, không công cụ nào có thể địch được công cụ về lĩnh vực này của Google.

Chính vì lẽ đó chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số mẹo về sử dụng công cụ này theo những nhu cầu và cách các bạn có thể áp dụng nghiên cứu này để tiến xa trong chiến dịch SEO – chiến dịch tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm, và PPC nhằm thực hiện cho các hành động quảng bá Website của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó bài viết cũng đề cập đến những hạn chế của nó.

Các mẹo với Keyword Research

Chọn quốc gia

Google chia sẻ lượng tìm kiếm dựa trên vùng lãnh thổ quốc gia (không chắc chắn rằng nó được tính toán từ Google.ca, Google.fr hoặc gồm có các tìm kiếm của Google.com được thực hiện bên ngoài nước Mỹ). Chính vì vậy bạn có thể thay đổi cơ sở dữ liệu mặc định về với đích mong muốn. Tuy nhiên nếu bạn có mục đích bán sản phẩm nào đó cho nhiều nước khác nhau trên một Website, hoặc nhắm đến nhiều nước từ một chiến dịch AdWord, bạn có thể chọn nhiều nước bằng cách thực hiện “Control + Click” hoặc “Command + Click” – điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn đang sử dụng Mac hay PC.

Bạn cũng có thể chọn một cách đơn giản All Countries nếu cần bán hàng trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó cũng có nhiều tùy chọn cho các thành phần ngôn ngữ.

Tạo các từ khóa

Có một số tùy chọn cho việc tạo từ khóa – bạn có thể nhập vào từ khóa của chính bạn, hoặc sử dụng một URL đang tồn tại. Trong tùy chọn thứ hai, Google sẽ trích rút các từ khóa khỏi trang và tạo các từ khóa có liên quan.

Tùy chọn 1: Từ khóa (Keywords)

Đánh vào một vài từ bạn nghĩ trong đầu mình hoặc imporrt một danh sách các từ đang tồn tại từ AdGroup, cho ví dụ.

Nếu bạn là một nhà bán lẻ các hàng hóa về đồ chơi học tập cho trẻ nhỏ “learning toys” – hãy đánh “learning toys,” “educational toys,” “baby toys,” “toddler toys,” “children’s toys.”

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 33

Có thể chọn sử dụng từ đồng nghĩa “synonyms” hay không hoặc chọn các từ khóa mang tính phủ định.

Sau đó kích “Get keyword ideas.”

Tùy chọn 2: URL

Đây là một mẹo – không sử dụng URL của riêng bạn. Nếu bạn bán đồ chơi học tập “learning toys” – hãy chọn kết quả tìm kiếm trên cùng cho “learning toys” trong Google và cho phép Google trích rút các từ khóa có liên quan khỏi trang đó.

Bạn có thể chuyển đổi giữa hai tùy chọn mà không hề mất đi danh sách các từ khóa hoặc đầu vào URL, chỉ cần kích “Get keyword ideas” lần nữa để chạy lại quá trình tìm kiếm. Khi bạn thực hiện một tìm kiếm từ khóa với trọng trách nặng, khi đó bạn cần phải nghĩ rộng hơn những gì đang có trong đầu mình – điều đó mới có tác dụng với các đối thủ cạnh tranh của bạn. Cần bảo đảm rằng chỉ bỏ qua các từ khóa không liên quan đến site của bạn.

Thiết lập kiểu hợp lệ là “Exact”

Khi bạn quan sát dữ liệu, nếu chọn kiểu tương xứng rộng “broad” hoặc cụm từ “phrase”, bạn sẽ nhận được số lượng từ khóa nhiều hơn vì nó sẽ gồm có các truy vấn dài hơn gồm có cả từ khóa trong đó. Cho ví dụ, “learning toys” sẽ có trong các tìm kiếm “learning to make wooden toys” với kiểu “broad” hoặc “used learning toys” với kiểu “phrase”. Kiểu “Exact” sẽ thể hiện cho bạn số lượng từ khóa chính xác.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 34

Trừ khi bạn sử dụng công cụ để làm việc trên chiến dịch AdWords (xây dựng các AdGroup hoặc quan sát advertiser competition hoặc giá cả bỏ thầu đã được định đoạt với các kiểu “broad” và “phrase”) bằng không bạn không cần xem kiểu “broad” và “phrase” này.

Thêm hoặc bớt cột

Mặc định, bạn không thể thấy được tất cả dữ liệu đều trong trạng thái hiện hữu. Kích “Show All” để xem mọi thứ và remove các cột nào đó nếu bạn không cần thiết, giống như Average Position hoặc CPC nếu bạn không thựciện các AdWord (Một số nhà quảng cáo AdWord không tin tưởng và sự đánh giá này).

Remove các cột không chỉ đơn giản như những gì bạn thấy, mà còn trợ giúp bạn export dữ liệu bạn cần thành dạng văn bản .CSV hoặc với plug-in Table Tools của Firefox.

Nhảy đến các phần dữ liệu

Nếu đã sử dụng tùy chọn URL, Google sẽ cắt các từ khóa của bạn thành các nhóm nhỏ hơn, tuy nhiên bạn có thể điều hướng chúng thông qua các liên kết.

Phân loại dữ liệu

Không được quên rằng dữ liệu bảng của Keyword Tool, Google AdWords và Google Analytics là hoàn toàn có thể phân loại giống như bảng tính của Excel.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 35

Download tất cả các từ khóa, không tạo danh sách

Bạn có thể kích “Add {match type}” để tạo một danh sách các tư khóa mong muốn, tuy nhiên thao tác này sẽ không giữ được dữ liệu về lượng tìm kiếm của bạn. Chính vì vậy khi bạn đang quan sát dữ liệu mà bạn muốn giữ (các cột có liên quan), hãy kích download {option} (text, .CSV):

Tiếp đó xóa các từ khóa mà bạn không muốn trong đó. Với cách làm này, bạn có thể giữ được danh sách các từ khóa sát với mong muốn của mình để có thể dễ dàng làm việc và tạo các quyết định từ đó thay cho mọi từ khóa có thể sử dụng cho site (chọn một hạng mục hoặc một dòng sản phẩm). Bạn có thể paste dữ liệu vào một bảng tính lớn nếu muốn (một bảng tính cho mỗi một nhóm từ).

Sử dụng Keyword Research

Lúc này chúng ta đã sẵn sàng cho việc sử dụng dữ liệu này để thực hiện các hành động quảng bá khác nhau.

PPC

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 36

Nếu bạn đang nghiên cứu cho PPC và phân loại bởi advertiser competition (kích hai lần để chọn low-high), bạn có thể thấy một lượng từ khóa rẻ, chẳng hạn trong hình bên dưới là “learning express toys.” Nếu bạn không muốn chuyên trở sản phẩm đó (và không vì nó là một cửa hàng đang cạnh tranh về đồ chơi), thì chắc hẳn bạn sẽ muốn bổ sung từ khóa “express” vào danh sách từ khóa thiếu hấp dẫn của mình (nếu sử dụng kiểu “broad”).

SEO và khả năng sử dụng của Site

Đôi khi có hai cách có thể diễn tả cùng một thứ giống nhau. Khách hàng có thể nghĩ gì về “educational toys” hoặc “learning toys”? “Educational games” hoặc “learning games”?

Bạn có thể có nhiều phán đoán khác nhau như công cụ nghiên cứu từ khóa này sẽ cho phép bạn có được những tham khảo tốt hơn. Nếu bạn phân loại bởi “Approx. Average Search Volume” (không phải các tìm kiếm của tháng trước mà tìm kiếm trung bình hàng tháng), bạn có thể so sánh các từ đồng nghĩa:

Sử dụng keyword research để phân loại và điều hướng các nhãn

Trong trường hợp này, người bán lẻ đồ chơi sẽ sử dụng “Learning Toys” và “Educational Games” với tư cách là liên kết văn bản trong các menu điều hướng. Điều này không chỉ nâng khả năng SEO cho các

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 37

trang về hạng mục đó mà còn là một cơ hội tốt khi được đánh dấu bởi một khách hàng nào đó đang scan trang để tìm kiếm từ khóa đó mà người này đánh vào trong search engine.

Nếu bạn phát hiện thấy các từ khóa nào đó được tìm kiếm ở mức độ cao, có thể bạn sẽ tạo các hạng mục hoặc ưu tiên các liên kết xuất hiện trong menu của mình (để giữ khả năng quản lý các menu, một số người bán sản phẩm sẽ chia các menu thành nhiều liên kết nhỏ, “view all” hoặc “more” để xem tất cả các hạng mục).

Sử dụng keyword research giữa các vùng

Các kiểu sản phẩm khác nhau có thể có tác dụng ở các thời điểm khác nhau, chính vì vậy đề cao chúng trên trang chủ ở mỗi một thời điểm khác nhau trong năm để tạo ra sự nhậy cảm. Bạn cũng cần cung cấp các liên kết đến các hạng mục hoặc sản phẩm bằng cách liên kết trực tiếp từ trang chủ (làm cho nó trở nên quan trọng hơn trong các tìm kiếm của search engine).

Ví dụ như những cái tên như Melissa, Doug và V Smile các nhánh theo yêu cầu – tại sao không đề cao chúng trên trang chủ, hoặc trong hạng mục Educational Toys or Learning Toys? Thậm chí dữ liệu bán hàng của bạn hiển thị việc bán hàng cho các chi nhánh này là thấp, nhưng điều đó có thể là vì bạn đã dấu chúng trong site của mình và không tạo các chiến dịch làm tăng lưu lượng như SEO và PPC đối với các thuật ngữ này.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 38

Sử dụng nghiên cứu từ khóa cho việc tìm kiếm site

Bạn cũng có thể điều chỉnh việc tìm kiếm site của mình để làm cho các nhánh hot nhất sẽ xuất hiện trên đỉnh (miễn là công cụ tìm kiếm site của bạn cho phép).

Bạn cũng nên quan tâm đến các từ đồng nghĩa mà bạn có thể đã không tối ưu hóa tìm kiếm bên trong site. Có thể bạn sẽ mất đến 50% doanh số bán hàng chỉ đơn giản vì kết quả tìm kiếm là “0 results found” đối với cụm từ “educational games” vì hạng mục của bạn được gọi là “Learning Games.”

Nếu bạn sử dụng việc gắn thẻ từ khóa cho các sản phẩm (điều này có thể tạo các trang được tối ưu bởi từ khóa trong search engine, phụ thuộc vào các bạn thực hiện như thế nào), cũng có thể găn thẻ với các từ đồng nghĩa.

Các ứng dụng khác

Đẩy mạnh SEO bởi việc tạo những nội dung mới (hoặc nội dung blog), bổ sung thêm vào các từ khóa đến các tag tiêu đề hoặc sử dụng các từ khóa trong phần cụm từ có gắn siêu liên kết cho các liên kết bên trong và các chiến dịch xây dựng liên kết bên ngoài. Hoặc sử dụng từ khóa và các sản phẩm hot trong dòng tít đầu,… Nếu bạn thực sự táo bạo, đăng ký các từ khóa và redirect đến site của bạn hoặc xây dựng ra các site siêu nhỏ thích hợp.

Những hạn chế

Mặc dù công cụ này có tuyệt vời đến đâu thì nó cũng không thể là hoàn hảo:

Dữ liệu ở đây mang tính quá khứ, điều đó có thể sẽ không bao giờ dự đoán trước được tương lai.

Dữ liệu này không thể thể hiện tốc độ chuyển đổi hoặc click thực của bạn. Nó phụ thuộc vào sự tối ưu SEO và PPC của bạn, sự cạnh tranh và việc cung cấp sản phẩm của bạn, sự liên quan đến sản phẩm và giá cả,… và nhiều vấn đề khác nữa.

Không thể hiện cho bạn được tính có lợi của từ khóa. Có thể là bạn đang đốt ngân khố của mình vào các từ khóa có số lượng cao – những từ khóa rộng, nơi mọi người chỉ đang nghiên cứu và không sẵn sàng mua.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 39

Dữ liệu này là chỉ của riêng Google với 60% phân khúc thị phần trên thế giới. Có thể lưu lượng Yahoo và MSN chuyển tải tốt hơn cho lĩnh vực của bạn chẳng hạn, và thị trường của bạn thích các cỗ máy đó hơn.

Một số người phàn nàn sự đánh giá ở đây không có căn cứ khi chỉ tương thích với các từ khóa ấn tượng của họ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng sự khác nhau có thể xảy ra với nhiều lý do:

o bạn cần sử dụng các filter theo địa lý hơn o chiến dịch của bạn có thể được thiết lập để hiển thị các quảng cáo theo thời gian, như vậy

sẽ không xuất hiện cho mọi tìm kiếm. o bạn có thể vượt quá ngân khố hàng ngày vào một ngày nào đó vào sẽ không xuất hiện cho

mỗi tìm kiếm. o quảng cáo của bạn có thể không xuất hiện trên một trang nào đó – tìm kiếm được thực hiện

nhưng vị trí của bạn lại nằm ngoài top 10. o Kiểu hợp lệ của bạn khác o Những ấn tượng của AdWords gồm có “search network” (AOL, Ask, Shopping.com cho

ví dụ như vậy), trong khi đó công cụ từ khóa hạn chế đối với Google.com và Google TLDs (.ca, .co.uk …)

4.3.5 Tối ưu keyword cho seo tốt hơn

Phần lớn các SEOer luôn tin rằng thành công của quảng cáo nằm trong việc làm cho một website sở hữu pagerank cao với một hay hai từ khóa chủ chốt, và vì thế các marketer luôn dốc sức để đạt được mục tiêu trên. Tất nhiên là nó hiệu quả thật đấy, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Nếu như phân khúc thị trường của bạn đã quá phổ biến trên Internet và có quá nhiều các đối thủ đồng hành cạnh bên, thì sẽ rất khó khăn để đem đến rank cao cho website của bạn với những từ khóa tốt nhất gồm 1 hay hai từ. Và thậm chí nếu bạn làm được điều này, thì thành công cũng rất khó có thể tồn tại lâu dài. Phí tổn thì nhiều mà kết quả thì chẳng bao nhiêu. Vì thế, thật đơn giản để bạn thấy rằng nó chẳng đáng với công sức và thời gian mà bạn bỏ ra.

Đôi khi để đạt được những thành quả tốt hơn cũng như biến các khách viếng thăm website thành những khách hàng trung thành, bạn cần phải tư duy sáng tạo để trở nên độc đáo và duy nhất. Đừng hiểu lầm nhé, tôi không có ý bảo bạn phải đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới đâu. Bạn có thể sở hữu

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 40

một trong nhiều những sản phẩm của một dòng sản phẩm nào đó nhưng hãy tiếp cận thị trường của nó cũng như quảng bá nó từ một góc độ khác. Một trong những bí quyết của thành công bền vững là tạo rank cho web với những từ khóa long tail (các cụm từ khóa gồm 4 hay 5 từ trở lên). Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để tạo rank với các từ khóa long tail vì nó sẽ cụ thể hơn và không sáo mòn như những từ khóa chính với 2 hay 3 từ trước đây. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ để bạn có thể hiểu rõ hơn những gì tôi muốn nói đến. Chẳng hạn website của chúng tôi chuyên buôn bán phần mềm G-Lock EasyMail. Những từ khóa đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của tôi và tôi muốn rank cho nó đó là “email software”, hay “email sender”, hay “bulk sender” hoặc những từ đại loại như vậy. Nhưng lượng người gửi mail trên internet lại là một con số lớn đến khó tin. Và nếu như hầu hết các nhà sản xuất phần mềm email đều nghĩ như tôi, thì quá trình lọt vào top 10 các kết quả tìm kiếm trong ngành này là cực kì khắc nghiệt. Vì thế, tôi phải chọn cho mình một hướng đi hơi khác với họ. Tôi sẽ quan tâm đến các từ khóa long tail. Để quảng bá phầm mềm gửi email của mình, tôi có thể muốn tạo rank cho web với các cụm từ như:

* Email marketing software solution

* Email sending and tracking solution

* Bulk email marketing services

* Software for permission-based email marketing

* Create and send HTML email newsletter

* Download bulk email marketing software

Bạn đã có ý tưởng gì chưa? Bây giờ hãy thiết lập danh sách các từ khóa long tail liên quan đến phân khúc thị trường của bạn. Viết ra cả hai kiểu số ít và số nhiều cho mỗi cụm từ khóa nếu thích hợp, ví dụ: Bulk email marketing service - Bulk email marketing services, Email marketing software solution - Email marketing software solutions. Viết một bài từ 500 – 1000 từ và đảm bảo có sự liên kết một từ khóa long tail đến website của bạn. Bạn cũng có thể thêm 1 đường link đến website với một cụm từ khóa long tail như một anchor text (chuỗi ký tự liên kết) nằm trong nội dung của bài viết trên hoặc trong Resource box (hộp thông tin) Khi đã hoàn thành bài viết, hãy đăng nó vào trong các danh mục bài viết. Sau đó viết một bài mới, tối ưu hóa nó với một cụm từ khóa khác và đưa nó vào các danh mục. Đưa ra số bài viết nhiều bằng số cụm từ khóa long tail (có liên quan đến phân khúc thị trường của bạn) mà bạn có thể tưởng tượng ra. Nếu bạn không tin tưởng vào tài viết lách của mình, bạn có thể thuê ai đó thực hện các bài viết giúp bạn. Song song với việc đăng tải các bài viết, bạn có thể sử dụng directory submission (đăng ký trang web của bạn vào trong danh mục) để tạo rank với các từ khóa long tail. Khi bạn đưa một trang web vào một danh mục, bạn cần cung cấp một tiêu đề mà sau này sẽ được dùng như một anchor text (chuỗi ký tự liên kết) cho URL website của bạn. Chỉ cần đưa một trong những cụm từ khóa long tail vào trong title và nó sẽ tự động liên kết đến site của bạn. Mục đích chính là để có được thứ hạng cho nhiều cụm từ khóa long tail. Bạn sẽ không thu về quá

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 41

nhiềutraffic với chỉ một cụm từ khóa. Nhưng nếu bạn tạo rank cho web của mình với hàng tá các từ khóa long tail, tổng số traffic có thể rất cao và mang về cho bạn nhiều khách hàng mới hơn. Vâng, copying/pasting một cụm từ khóa long tail như một tiêu đề trong mỗi danh mục có thể là một công việc buồn tẻ và tốn nhiều thời gian. Nhưng giờ đây chúng tôi đã có một giải pháp tiết kiệm thời gian hữu hiệu, đó chính là – Fast Directory Submitter ( một công cụ giúp đăng ký các website vào nhiều thư mục Directory khác nhau trong cùng một thời gian) Với công cụ directory submission bán tự động này, bạn có thể điền vào mẫu profile website một lần và sau đó là đưa vào một cách tùy thích bao nhiêu tiêu đề (sử dụng những từ khóa long tail) và các miêu tả về sản phẩm cũng được. Khi đăng website của bạn vào các danh mục Directory, Fast Directory Submitter sẽ tự động điền vào mẫu submission một cách luân phiên các tiêu đề và mô tả của bạn về web của mình từ danh mục này đến danh mục khác. Bạn chỉ cần xác minh danh mục được đề xuất, điền mã xác nhận nếu các danh mục yêu cầu và nhấp chuột vào nút Submit để đi đến danh mục kế tiếp. Vì thế, website của bạn sẽ được đăng ký với cách sử dụng các cụm từ khóa long tail. Khi danh sách của bạn được chấp nhận, bạn sẽ có được hàng trăm links liên kết đến website của mình. Sau khi Google ghi nhận các đường link này, bạn sẽ nghiễm nhiên ngồi chễm trệ trên những ngôi đầu của danh sách các kết quả tìm kiếm với các từ khóa long tail.

V. TỐI ƯU HÓA TRONG TRANG (ON-PAGE OPTIMIZATION)

5.1 Tối ưu snippets với thẻ meta description

Trước khi bắt đầu, chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là một snippets ? Theo Google Pháp ngữ (Trong bài viết liên quan tới việc loại trừ một liên kết khỏi danh sách đánh chỉ số)

Một “snippet” Google là một đoạn trích dẫn của trang cho phép người dùng thấy được nội dung từ khóa tìm kiếm được in đậm và xuất hiện trong trang kết quả của Google. Sau đó họ sẽ quyết định lựa chọn trang nào có chứa thông tin bổ ích. Nói chung, người dùng sẽ lựa chọn một cách chủ định (và nhanh chóng) các trang được mô tả với từ khóa tìm kiếm trong văn bản.

Việc cải tiến đoạn văn bản trích dẫn mô tả này (description) rất quan trọng để tăng tỷ lệ CPM, Trên trang Blog chính thức của Google Webmaster, có đăng một bài về công cụ cho webmaster và Google còn có cả một đội ngũ Snippet Team, điều này chứng tỏ snippet rất quan trọng và mọi thứ mới chỉ là bắt đầu.

Giờ thì các bạn nắm rõ thế nào là snippets rồi. Chúng ta hãy cùng đi sâu vào nghiên cứu về nó :

Chất lượng snippet của bạn - một đoạn ký tự ngắn cho phép xem trước kết quả tìm kiếm - có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trang Web của bạn được nhấn chọn hay không và gián tiếp đến lượng truy cập từ Google. Google có nhiều chiến thuật để lựa chọn snippets (mình sẽ quay trở lại vấn đề này

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 42

sau) và bạn có thể tùy biến chúng bằng cách cung cấp thông tin qua thẻ meta description cho từng đường dẫn URL.

<META NAME=”Description” CONTENT=”informative description here” />

Tại sao Google lại để ý đến thẻ meta decriptions ?

Google muốn các snippets phản ánh đúng nội dung kết quả trang Web tìm kiếm. Google thường ưu tiên lựa chọn thể meta description của trang (nếu có) bởi nó cung cấp cho người dùng vài nhận định rõ ràng về nội dung của đường dẫn URL. Nó sẽ giúp người dùng có được kết quả chính xác nhanh hơn và tránh việc tìm đi tìm lại nội dung làm chán nản người dùng và tốn lưu lượng Web. Hãy nhớ rằng thẻ meta descriptions chứa hàng dãy từ khóa sẽ không thể nằm trong tiêu chí này và có ít khả năng được hiển thị so với các thông tin khác như là một snippet. Một điều quan trọng nữa là nếu như thẻ meta description có thể giúp tăng tỷ lệ nhắp chuột thì chúng lại không ảnh hưởng gì tới thứ hạng trang Web của bạn trong kết quả tìm kiếm.

Phương pháp tạo thẻ meta description chất lượng

Hãy tạo mỗi description khác nhau cho mỗi trang

Việc sử dụng các mô tả trùng lặp hoặc tương tự trên tất cả các trang sẽ không có ích khi từng trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Trường hợp này, Google sẽ không ưu tiên hiển thị thể meta description. Hãy tạo mô tả tin cậy, phản ánh đúng nội dung của từng trang. Sử dụng mô tả chính ở cấp độ tên miền cho trang chủ hay các trang chung, sau đó áp dụng các mô tả ở cấp độ trang cho các phần còn lại.

Bạn nên liệt kê các thành phần ưu tiên trên trang Web của bạn, vì nếu bạn không có thời gian để tạo từng mô tả riêng cho từng trang thì ít nhất cũng tạo phần mô tả cho các đường dẫn URL quan trọng như trang chủ hay các trang phổ biến khác.

Phần mô tả phải chứa các thông tin quan trọng

Thẻ meta description không nhất thiết phải là có cấu trúc câu, bạn có thêm vào các dữ liệu một cách cấu trúc liên quan tới trang. Ví dụ một mẩu tin hay một bài viết trên blog cá nhân có thể liệt kê tên tác giả, ngày tháng hoặc thông tin bài viết. Các thông tin này có thể cung cấp cho người dùng những thông tin bổ ích còn không thì khó có không được sử dụng như là snippet.

Tương tự các trang sản phẩm chứa vài thông tin khóa quan trọng về giá cả, ngày tháng, nhà sản xuất …. Thẻ khóa descriptions có thể chứa tất cả những thông tin trên. Ví dụ, khi phân tích thẻ miêu tả sau liên quan tới cuốn sách “Search Engine Optimization For Dummies”. Đây là phấn lớn các thông tin về cuốn sách :

Miêu tả không hợp lý :

<meta NAME=”Description” CONTENT=”[tên miền liên quan]

: Search Engine Optimization For Dummies (2nd edition): Books: Nam Nguyen, Peter Kent by Peter

Kent, Nam Nguyen” />

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 43

Có một số lý do khiến cho thẻ miêu tả của tác phẩm trên không được coi là một mô tả tốt trên trang kết quả tìm kiếm :

Tiêu đề của cuốn sách hoàn tòan trùng lặp với tiêu đề của trang Web. Thông tin ngay bên trong phần mô tả cũng bị trùng lặp; tên tác giả trong trường hợp này “Peter

Kent”. Thiếu thông tin trong phần mô tả, ví dụ như người ta không thể biết “Nam Nguyen” là ai ? Thiếu khoẳng cách và dấu ngăn cách làm cho phần mô tả rất khó đọc.

Tất cả những yếu tố trên khiến cho người dùng khi xem trang kết quả tìm kiếm, sẽ mất thời gian để phân tích phần mô tả và đương nhiên họ thường bỏ qua đường dẫn tới trang này. Bở vậy, đây là một miêu tả được tối ưu tốt hơn mang tính tham khảo :

<meta NAME=”Description” CONTENT=”Author: Peter Kent, Illustrator: Nam Nguyen, Caterory:

Computer, Price: , Length: 400 pages” />

Như chúng ta nhận thấy, phần mô tả trên đã loại bỏ các thông tin bị trùng lặp và chi tiết hơn trong khi các thông tin được ngăn cách rõ ràng hơn. Bạn chỉ thêm chút ít sức ể có một miêu tả chất lượng bằng việc thêm giá cả, độ dài của trang, các thông tin hữu ích cho người dùng.

Lập trình tự động tạo các miêu tả

Nhiều trang tin tức thì việc tạo phần miêu tả chính xác cho từng bài viết là khá đơn giản bởi vì mỗi bài báo rất khó viết trong khi việc tạo miêu tả riêng có ngữ nghĩa chỉ cần chút ít nỗ lực. Đối với các trang mà cơ sở dữ liệu lớn thì việc viết thẻ miêu tả thủ công là hết sức khó khăn. Trong trường hợp này việc tạo tự động các miêu tả là rất đáng khích lệ miễn là không được biến chúng thành các nội dung có tính chất spam. Một miêu tả tốt là miêu có ngữ nghĩa và phong phú mà chúng ta vừa đề cập ở trên.

Phần miêu tả chất lượng

Cuối cùng các bạn nên chắc chắn rằng phần miêu trả bạn sử dụng phải là để … miêu tả. Bởi vì nó không hiển thị trực tiếp cho người xem trang, nên phần mô tả dễ bị bỏ qua phần chất lượng. Tuy nhiên nó được hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm của Google - nếu như mà chất lượng của phần mô tả này đặt yêu cầu. Chỉ một chút nỗ lực nhỏ thôi là bạn có thể tạo thẻ mô tả hợp lý và nó giúp hiển thị chính xác nội dung trang Web trong phần kết quả tìm kiếm. Nó không những cải thiện chất lượng trang Web của bạn mà còn mang lại khách hàng tiềm năng cho trang.

5.2 tối ưu hóa thẻ meta descriptions Đúng như tên gọi của nó, description trong tiếng Việt có nghĩa là mô tả hay miêu tả, thẻ meta description dùng để mô tả một cách khái quát, ngắn gọn nội dung trang Web của bạn. Google rất “quan tâm” đến thẻ meta description bởi vì nó muốn những snippet (đoạn trích ngắn) phải thể hiện chính xác trên trang kết quả. Khi thẻ này giúp người đọc hiểu rõ về nội dung của trang Web, Google sẽ “ưu tiên” sử dụng thẻ Meta Description.

Thẻ meta descriptions có 3 công dụng cơ bản sau đây:

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 44

1- Miêu tả nội dung trang một cách chính xác và ngắn gọn. 2- Trên trang kết quả tìm kiếm, nó đóng vai trò như một cụm từ quảng cáo ngắn, cho người dùng biết có nên click vào hay không. 3- Hiển thị những từ khoá hướng tới, không phải vì mục đích thứ hạng, mà là biểu thị nội dung cho người tìm kiếm.Cũng giống như những đoạn quảng cáo hay, không dễ viết được những thẻ meta description tốt. Nhưng đối với những trang hướng từ khoá, đặc biệt với những kết quả tìm kiếm cạnh tranh, thẻ meta description là một phần rất quan trọng để thu hút traffic từ các search engines thông qua những trang của bạn. Thẻ meta description quan trọng hơn nhiều so với các từ khoá tìm kiếm thông thường vì ý định của người tìm kiếm thường không rõ ràng và những người tìm kiếm khác nhau có thể có những động cơ khác nhau.

Tuân theo một số quy tắc sau khi viết thẻ meta description sẽ rất tốt để thu hút traffic tìm kiếm:

1- Luôn luôn miêu tả nội dung trung thực, trừ những nội dung bị cấm. Đừng cố tình lôi cuốn người tìm chỉ bằng các thẻ meta description trong khi nội dung không hoàn toàn thế. Điều này chỉ làm mất thương hiệu của bạn.

2- Hạn chế ký tự - hiện tại Goolge cho hiển thị lên tới 160 ký tự, Yahoo là 165 còn MSN lên tới 200. Hãy sử dụng mức thấp nhất của Google, tức là viết thẻ meta decription chỉ nên trong vòng 160 ký tự (bao gồm cả khoảng trống).

3- Viết càng “kêu” càng tốt, trong khi vẫn giữ được tính miêu tả của nó. Một thẻ meta description hoàn hảo cũng giống như một quảng cáo hoàn hảo – đó là tính hấp dẫn và mang thông tin. 4- Cũng như một quảng cáo, bạn có thể kiếm tra các thông tin hiển thị của thẻ meta description trên các trang tìm kiếm, nhưng bạn cũng nên thận trọng. Bạn cần mua từ khoá thông qua PPC để biết có bao nhiêu lần “ấn tượng” mà từ khoá đó nhận được trong một khoảng thời gian nhất định và có thể theo dõi CTR của bạn. 5- Khác với một quảng cáo, động cơ cho một click tìm kiếm tự nhiên thường rất khác so với động cơ của người dùng click vào những kết quả được trả tiền. Đừng cho rằng một chiến lược quảng cáo PPC thành công là do có thẻ meta description tốt hay ngược lại. 6- Bạn phải đảm bảo rằng, trên mỗi trang trong Website của bạn phải chứa những thẻ Meta Description có nội dung khác nhau. 7- Một thẻ Meta Description được viết tốt sẽ không phải là một câu hoàn chỉnh, mà nó chỉ liệt kê các thông tin liên quan đến trang đó. Bạn cũng nên tránh lặp lại các từ khóa, hay keyword stuffing. 8- Điều đặc biệt quan trọng là phải có những từ khoá của bạn trong thẻ meta này – những từ khoá này sẽ được bôi đậm bởi các công cụ tìm kiếm, qua đó tạo gây được chú ý hơn với nguời xem và tăng CTR cho trang của bạn. 9- Không phải lúc nào bạn cũng phải viết thẻ meta description. Mặc dù theo logic thông thường, sẽ tốt hơn nếu bạn viết một thẻ meta description để tự quảng bá nội dung của mình chứ không phải để các Search Engines rà soát trang của bạn rồi mới hiện thị nội dung. Tôi chỉ sử dụng quy luật này nếu trang của tôi đang hướng đến 1 – 3 cụm từ hay thuật ngữ tìm kiếm quan trọng, lúc này tôi sẽ sử dụng thẻ meta description để đánh vào người dùng muốn tìm kiếm những từ khoá đó. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác. Nếu bạn đang hướng đến những chuỗi từ khoá dài hay lượng traffic lớn hơn, ví dụ như với hàng trăm tiêu đề hay blog entries, hay thậm chí 1 catalog sản phẩm lớn thì đôi khi bạn cũng nên để các Search Engines tự chọn lọc những văn bản phù hợp. Lý do rất đơn giản, khi các Search Engines pull, chúng luôn luôn hiển thị những từ khoá (và các cụm từ xung quanh) mà người dùng tìm kiếm. Nếu bạn bắt 1 thẻ meta description làm việc, có thể bạn sẽ hạn chế độ phù hợp mà các Search Engines index một cách tự nhiên. Trong một số trường hợp, ta nên bỏ thẻ meta description, nhưng ko phải khi nào ta cũng sử dụng cách này.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 45

5.3 TỐI ƯU CÁC THÀNH PHẦN CỦA HTML

5.3.1 tối ưu metal Title Hãy tưởng tượng hàng ngàn các Google Robot nhỏ xíu đi vào trang web tìm kiếm những nội dung liên quan đến hàng triệu truy vấn tìm kiếm. Khi các Googlebot tìm thấy website của bạn, những thông tin quan trọng nhất mà chúng thu thập được là các Tiêu Đề của Trang. Thẻ tiêu đề đặt tiêu đề cho mỗi trang ở giữa 2 phần mở đầu và kết thúc của tag tiêu đề trong mã HTML của bạn. Các tiêu đề trang được hiển thị: + Trong thanh trên cùng của trình duyệt web ở trang mà hiện tại bạn đang xem. + Trên dòng trên cùng của mỗi truy vấn trong các kết quả tìm kiếm. + Text ngầm định được sử dụng cho việc đánh dấu một trang web trong trình duyệt của bạn. Hãy bắt đầu với một đầu đề hấp dẫn rồi mới làm SEO (tối ưu website cho các bộ máy tìm kiếm) Khi site của bạn xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm, Tiêu đề là cơ hội đầu tiên mà bạn phải nhận thấy và gây ấn tượng. Một tiêu đề hứa hẹn một lợi ích đối với các khách hàng tiềm năng sẽ làm tăng cơ hội được nhấp chọn. Nếu không có một tiêu đề khuyến khích nhấp chọn thì tất cả các nỗ lực SEO nhằm thúc đẩy site bạn trong kết quả tìm kiếm sẽ bị lãng phí. Phương pháp SEO mạnh mẽ Trước khi bạn có thể tối ưu thẻ tiêu đề của mình, bạn sẽ cần nghiên cứu các từ khóa SEO có giá trị nhất. Về chiến lược, kết hợp các từ khóa của bạn vào thẻ tiêu đề là một thủ thuật SEO mạnh mẽ. Hãy chắc là sử dụng các từ khóa tương tự trên thẻ tiêu đề trong các nội dung của trang web. Các lời khuyên hàng đầu để tối ưu thẻ tiêu đề cho các bộ máy tìm kiếm + Đặt các từ khóa quan trọng nhất lúc bắt đầu. + Viết các tiêu đề sử dụng chữ hoa, như tiêu đề của một cuốn sách. + Hãy để chiều dài của tiêu đề tối đa là 65 ký tự. Tránh các lỗi tối ưu thẻ tiêu đề sau: + Không đặt tiêu đề gì. Có hơn 35 triệu trang web được gọi là: “Tài liệu không tên”. Chúng chắc chắn chẳng có giá trị SEO nào. + Tất cả các thẻ tiêu đề trang giống nhau sẽ bỏ lỡ một cơ hội SEO lớn. Tối ưu mỗi trang với thẻ tiêu đề riêng của nó. + Lãng phí không gian với việc đặt đầy các từ. Sử dụng các cụm từ chính xác. Cân nhắc từng từ. Sử dụng ký tự “nét thẳng đứng” để phân cách các cụm từ. + Nhồi nhét từ khóa. Không ai sẽ click vào một tiêu đề trong các kết quả tìm kiếm mà chỉ bao gồm một mớ những từ khóa. Google cũng không thích điều đó. + Các lời rao hàng. Bạn sẽ mất các khách hàng tiềm năng trước khi thậm chí họ vào website của bạn. Tối ưu hóa các thẻ tiêu đề là bước quan trọng trong chiến lược SEO. Một tiêu đề xuất hiện trên kết quả tìm kiếm sẽ được nhận ra bởi các khách hàng tiềm năng và mang đến nhiều công việc kinh doanh hơn cho website của bạn.

5.3.2 Tối ưu hóa thẻ Alt và Title Image cho hình ảnh

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 46

Phân tích sự khác biệt của thẻ alt và title image của hình ảnh, ứng dụng để tối ưu website

Rất nhiều Webmaster không nhận thấy sự khác nhau giữa thẻ alt và title. Trong bài viết này vietSEO sẽ cùng các bạn tìm hiểu sự khác nhau cơ bản giữa thẻ alt image và title image và cách sử dụng chúng. Alt text có nghĩa là alternative information – thông tin thay thế cho người dùng không hiển thị được hoặc chọn ẩn hình ảnh trong trình duyệt hoặc đơn giản là các

user agents không có khả năng hiển thị hình ảnh. Thẻ alt mô tả hình ảnh nhằm cung cấp thông tin cho những người dùng vừa kể trên như các bạn có thể quan sát qua hình minh họa bên cạnh.

<img title="Minh họa trường hợp không dùng thẻ Alt" src="http://www.vietseo.net/wp-content/uploads/alt-image.jpg" alt="Alt image" hspace="10" width="105" height="54" align="right" />

Nếu không có thẻ alt cho hình ảnh, trình duyệt Internet Explorer hay Firefox sẽ hiển thị một biểu tượng rỗng lỗi. Năm ngoái, Google đã chính thức tuyên bố rằng máy tìm kiếm sẽ tập trung vào phân tích văn bản trong thẻ alt để hiểu rõ hơn nội dung của tệp tin ảnh.

Title image công cấp thông tin bổ sung (additional information) và tuân theo các chỉ dẫn về tiêu đề : phải ngắn gọn, miêu tả chính xác, hợp lý. Ví dụ trong Internet Explorer hay Firefox, bạn sẽ thấy hiển thị như sau khi lướt chuột qua file hình ảnh :

Qua các thông tim trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng :

Cả hai thẻ alt và title đề quan trọng đối với người dùng mặc dù thẻ alt có tỏ ra quan trọng hơn đối với máy tìm kiếm. Chúng đều cung cấp thông tin về hình ảnh nhằm khuyến khích người dùng hiển thị chúng.

Theo chuẩn W3C thì thẻ title không bắt buộc, trong khi đó thẻ alt được khuyến nghị. Thẻ alt còn góp phần giúp tăng khả năng truy cập cho người dùng khiếm thị (accessibility) bao gồm cả các máy tìm kiếm như đã nói ở trên.

Hãy thêm các từ khóa liên quan tới hình ảnh trong cả hai thẻ nhưng văn bản trong cả hai thẻ phải khác nhau. Việc nhồi nhét từ khóa và trong thẻ alt và Title sẽ không mang lại lợi ích gì, hãy tìm các từ khóa chính xác phản ảnh đúng nội dung hình ảnh. Nên bỏ thời gian ra tối ưu hóa các thẻ hình ảnh vì nó sẽ mang lại cho các bạn lượng tìm kiếm hình ảnh từ Google Images.

Thêm một điểm quan trọng các Webmaster cần lưu ý là khi sử dụng các banner cỡ lớn trong phần header, thì phần mô tả alt của banner đóng vai trò quan trọng góp phần giúp Google hiểu thêm nội dung của Website.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 47

5.3.3 nội dung trong phần body Nội dung chính của một trang web nằm trong phần BODY và được hiển thị trên trình duyệt của người truy cập, nhớ đặt những từ khóa vào phần BODY. Chú ý đến tầm quan trọng của việc làm cho từ khóa được nổi bật và đặt từ khóa vào phần đầu tiên của BODY vì một vài SE chỉ lấy vài dòng của phần BODY và dùng chúng làm mô tả cho SERP. Sắp xếp sự xuất hiện các từ khóa trong phần BODY theo một cách tự nhiên nhất, sử dụng thẻ <b> cho từ khóa và cố gắng làm cho nội dung của BODY tối thiểu phải là 125 từ.

5.3.4 Sử dụng thật tốt các thẻ : H1 ,H2 , H3 ,P, LI Chúng ta biết đến SEO, người ta bảo dùng thẻ <h1>, <h2>, <h3>, <p>… Nhưng dùng thế nào để seo tốt nhất, Và thế nào là tối ưu nhất? Chúng tôi thảo luận cùng quý vị vấn đề này nhằm quả bá website quý vị tốt nhất từ khâu lập trình. Để trực quan tôi xin lấy 1 ví dụ cụ thể để minh họa cho vấn đề này: <h1>Tiêu đề chính của vấn đề</h1> <p>Mô tả ngắn gọn về nội dung sẽ đề cập.</p> <h2>Mô tả ngắn gọn nội dung 1 của vấn đề chính</h2> <p>Nội dung của vấn đề 1.</p> <h3>Mô tả ngắn gọn phần mở rộng 1 của nội dung 1</h3> <p>Nội dung của vấn đề mở rộng 1 của nội dung 1.</p> Và tất nhiên, quý vị cần sử dụng linh hoạt các thẻ này, để tạo ra sự tối ưu cho website. Không máy móc sử dụng y xì như trên. Ví dụ: <h1>Quảng cáo trực tuyến là gì ? </h1> <p>Bài viết này chúng ta sẽ giới thiệu tổng quan về quảng cáo trực tuyến.</p> <h2>Quảng cáo trực tuyến là một loại hình truyền thông, nó sử dụng môi trường internet đem đến cho mọi người thông điệp quảng bá cho các khách hàng về các sản phẩm của họ. </h2> Ngoài ra còn nên sử dụng các thẻ <li> <strong> ....theo đúng chuẩn W3C

5.3.5 Nội dung trong liên kết Nội dung trong các liên kết (anchor text) là rất quan trọng bao gồm cả liên kết nội và liên kết ngoại., <a href=http://www.toantin.org title=diễn đàn toán tin”>diễn đàn toán tin</a> Anchor text nên chứa những từ khóa chính của bạn và đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa vào các Anchor text, thông thường nên có 3 liên kết có chứa từ khóa trong Anchor text trên mỗi trang.

5.3.5 Tối ưu hóa cấu trúc URL trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm

Tại sao phải tối ưu hóa URL?

Nguyên nhân đầu tiên phải tôi ưu cấu trúc URL đó chính là làm tăng khả năng thứ hạng trên các search engine nơi mang lại cho chúng ta phần lớn các traffic . Nguyên nhân tiếp theo đó chính là khả năng làm cho URL dể nhớ sẻ làm tăng lượng click, 1 trang web với URL quá khó nhớ tất nhiên người ta chỉ đến (direct) lần đầu tiên mà thôi. Thường thì URL mang nội dung tổng quát của website/blog

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 48

Tối ưu hóa URL

Sau đây là 1 vài ý kiến có thể tham khảo

1. Chuyển các URL “động” sang URL “tĩnh”

Động là sao? đó chính là khi URL của bạn mang theo cả các dữ liệu ví dụ như sau:

http://www.example.com/product.php?category=food&title=banhxeo

Nhìn vào URL trên bạn có thể đoán được dữ liệu cần quan tâm đó là danh mục(category) là thức ăn(food) và tên thức ăn (title)là bánh xèo và còn kèm theo các toán tử như “?” “&” “=” như vậy sẻ làm chậm đi tốc độ xử lý

Còn tĩnh thì rất đơn giản như sau mà lại dể nhớ

http://www.example.com/product/category/banhxeo

2. Dấu cách giữa các từ khóa(keyword)

Các dấu cách giữa các từ trên URL sẻ làm cho các search engine dể dàng tìm ra URL bạn hơn

http://www.example.com/optimize-url-structure-for-search-engines

3. Không nên có quá nhiều từ khóa

Cái gì nhiều cũng không tốt lắm, càng nhiều từ khóa sẻ làm cho các search engine tìm ra trang bạn chậm hơn các trang khác có cùng nội dung nhưng từ khóa gọn và súc tích

4. Chỉ nên giữ lại các từ khóa trên URL

Cần loại bỏ bớt các số và nhiều từ không phải là từ khóa , cái này thì tùy thuộc vào bản thân mỗi người có cách nhìn tốt về title mà mình viết ra thôi

5. Không nên quá nhiều subfolders

Nghĩa là như vầy nè :

http://www.example.com/blog/wordpress/plugins/twitter/twitter-tools/

6. Giữ cho các từ khóa ở gần tên domain của bạn nhất

http://freethinking360.com/tai-lieu-seo-websiteblog-cua-googlge

7. Không nên để URL có dấu

Url mà bằng tiếng việt thì nên bỏ dấu đi vì một số search engine không đọc được tiếng việt có dấu Cái này thì hiện tại cũng hơi khó cho dân Việt ta vì hầu hết các title blog đều được thể hiện bằng tiếng Việt

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 49

5.4 TỐI ƯU BỐ CỤC CỦA TRANG Tối ưu hóa bố cục của trong trang web? Trong xu hướng thiết kế web hiện đại, có 2 cách để thiết kế bố cục (layout) phổ biến là các bảng (table) lồng nhau và dựa vào chuẩn CSS.

Cách thiết kế layout theo dạng table đã quá phổ biến với các nhà thiết kế website vì tính trực quan, thời gian thiết kế cũng được rút ngắn và khả năng tương thích trình duyệt cao. Nhưng việc lạm dụng thiết kế layout theo table cũng dẫn đến một số rắc rối cho các designer. Vào cuối thập niên 90, W3C giới thiệu CSS (Cascading Style Sheets) cho phép tùy biến những kiểu thể hiện khác nhau cho tài liệu HTML. Các trình duyệt nhanh chóng hỗ trợ CSS, các designer bắt đầu áp dụng chuẩn này cho các bản thiết kế của họ. Sau đây là những lý do chính của việc các designer từ bỏ việc sử dụng table và chuyển sang dùng CSS: - Table làm gia tăng kích thước của site dẫn đến việc tiêu tốn băng thông không cần thiết . - Tiêu tốn thời gian hiệu chỉnh nhiều hơn so với việc dùng CSS nếu website có thay đổi. - Những người khiếm thị hoặc những người truy cập website bằng DTDĐ hay PDA sẽ không được hiển thị đúng đắn. Cuối cùng, tiêu chuẩn web W3C hiện tại là sử dụng CSS và tin tốt lành là hiện nay tất cả các trình duyệt đều hỗ trợ chuẩn này.

Tại sao CSS tốt hơn? Thiết kế layout với CSS có một số thuận lợi đối với việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) điển hình là việc có thể đặt nội dung trước các mã lệnh khác bằng thẻ DIV (luôn nhớ rằng việc bố trí những nội dung quan trọng bao gồm từ khóa lên phần đầu của trang web luôn làm gia tăng sự nổi bật của từ khóa). CSS giúp giảm bớt kích thước của trang web và khách tham quan (visitor) không cần phải tải về những dữ liệu mang tính chất trình bày khi xem mỗi trang vì chúng đã được lưu trong bộ nhớ tạm (cache) của trình duyệt. Những thuận lợi khi dùng CSS - Đồng bộ định dạng và dùng chung cho tất cả các trang. - Vẫn có thể dùng CSS ngoài mục đích SEO. - Website sẽ được tổ chức chặt chẽ và dễ bảo trì.

Tóm lại, dùng thẻ DIV nói riêng hay CSS nói chung thay thế cho các table lồng nhau sẽ làm giảm đáng kể kích thước trang, tổ chức website được chặt chẽ hơn, dễ bảo trì hơn và gia tăng tính khả dụng. Một điểm không thuận lợi khi sử dụng CSS là chúng ta phải học về nó, tuy nhiên, điều này không quá khó cho các webmaster. Cả hai phương pháp, table lồng nhau và CSS đều được quan tâm khi nói về SEO. Nhưng chúng ta đã biết, các robot sẽ quét qua toàn bộ mã trong các trang web mà chúng viếng thăm, tuy nhiên, nếu số lượng mã quá lớn, các robot có thể không tiếp cận trọn vẹn, từ đó, việc bố trí nội dung sao cho các robot có thể tiếp cận là một điều khá quan trọng và điều này chắc chắn việc dùng CSS sẽ làm tốt hơn. Bây giờ chúng ta sẽ xem qua vài bước thực tế về việc sử dụng thẻ DIV so với table để nâng cao sức hấp dẫn cho các công cụ tìm kiếm (SE).

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 50

Tối ưu hóa trang web dựa trên table Khi một trang web được tạo ra khi dùng table, thông thông phần nội dung chính sẽ nằm ở ô dưới cùng bên phải của table. Các robot quét 1 trang web theo chiều từ trái sang phải và từ trên xuống dưới sẽ đi qua rất nhiều đoạn mã trước khi tiếp cận được nội dung này. Để tránh điều này, chúng ta phải bố trí nội dung vào những ô đầu tiên nằm ở phần trên của table và cách tốt nhất là đưa nội dung lên trên mã HTML bằng cách dịch chuyển phần menu từ trái sang phải (menu thường được bố trí bên trái). Để các robot có thể đọc nội dung đầu tiên mà vẫn giữ được menu bên trái là tạo ra một ô (cell) rỗng nằm trên menu như hình bên dưới.

Như hình minh họa bên trên, chúng ta dùng 1 cell rỗng với thuộc tính rowspan, các robots khi quét trang này sẽ duyệt qua cell rỗng ở dòng 1, sau đó chúng sẽ tiếp cận đến nội dung mong muốn của chúng ta trong khi menu vẫn được bố trí theo sự phổ biến bên tay trái bất chấp menu có thể là hình ảnh.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 51

Lời khuyên: Sử dụng table phân lớp (layer) sẽ tải trang nhanh hơn. Các trình duyệt hiển thị table tuần tự, cung cấp cho visitor những thông tin đầu tiên trong khi vẫn tiếp tục tải trang. Vì thế tôi khuyên bạn nên chia ra thành nhiều table riêng biệt để có thể tải nhanh chóng từng table.

Tối ưu hóa trang web dựa trên CSS

Website dùng CSS sẽ dễ dàng kiểm soát các mã HTML và không mất nhiều thời gian để bố trí vị trí nội dung phù hợp khi các robot tham quan.

Như hình minh họa bên trên, trực quan chúng ta nhận thấy rằng nội dung không phải là phần đầu tiên các robot quét nhưng vì được bố trí trong thẻ DIV nên nó là vị trí tốt nhất. Luôn nhớ nguyên tắc hàng đầu từ khóa nằm gần vị trí đầu trang hoặc đầu câu luôn thuận lợi trong việc gia tăng kết quả xếp hạng.

Đến đây, nếu bạn vẫn thích dùng table, tôi không cản bạn. Nhưng các website sẽ ít mã hơn, kích cỡ nhỏ hơn và tốc độ tải nhanh hơn nếu dùng XHTML và CSS. Và những điều này luôn phù hợp cho visitor lẫn các SE.

Những điểm quan trọng của bài viết này:

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 52

- Lạm dụng table có thể dẫn đến việc gia tăng kích cỡ trang trong khi trang web sẽ được đơn giản hóa nếu dùng CSS. Dùng thẻ DIV để bố trí nội dung ở đầu trang để tăng tính nổi bật của từ khóa và các robot dễ dàng tiếp cận.

- Cấu trúc table thường là một trở ngại ngăn chặn các robot trong quá trình thu thập thông tin vì thế hãy cẩn thận khi sử dụng table trong khi CSS thì không gặp những trở ngại đó. Hãy xem xét việc chuyển sang sử dụng CSS.

- Nếu bạn đang cố gắng tìm cách cho các robot thu thập nội dung trang web của bạn một cách nhanh nhất, hãy xem lại mã HTML của bạn và đảm bảo rằng đã chuyển nội dung đó đến đầu trang.

5.5 TỐI ƯU NAVIGATOR & MENU Ý nghĩa của menu Menu chứa đựng các liên kết là những đầu mối tốt nhất giới thiệu về website của bạn. Nguyên tắc hàng đầu là tránh dùng những từ khó hiểu, những từ đặc biệt trong menu trừ khi bạn hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình.

Thông thường, menu chính của một website chứa từ 2 đến 10 đề mục. Khi robot ghé thăm website, chúng dễ dàng thấy được những trang quan trọng nhất của website đó bằng cách phân tích những liên kết hoặc nội dung thẻ Alt hoặc tiêu đề của liên kết.

Ví dụ như site của bạn dùng menu văn bản (text menu) với menu đầu tiên liên kết đến trang Giới thiệu, chắc chắn từ khóa Giới thiệu không phải là điều bạn mong muốn tối ưu với các SE và nếu thực sự bạn muốn thế thì đúng là bạn đang lãng phí thời gian cho việc này. Chúng ta có thể làm cho mọi việc tốt hơn bằng cách thay đổi thành Giới thiệu công ty ABC.

Nên chú ý đến số lượng liên kết nội bộ từ trang chủ của bạn thông qua menu. Cùng với các liên kết từ bên ngoài đến website của bạn (liên kết hướng nội), hệ thống liên kết nội bộ cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình thăng hạng của site. Đừng bao giờ để 1 trang web muốn tối ưu bị cô lập.

Chủ đề từ khóa trong menu

Tạo ra chủ đề từ khóa (Keyword theme) nội bộ trong site sẽ làm gia tăng tính nổi bật của site. Tôi sẽ có bài viết chi tiết hơn về keyword theme, còn bây giờ chúng ta hãy tạm chấp nhận việc các robot thu thập nội dung của anchor text từ tất cả các liên kết trong trang và những từ này sẽ làm nên keyword theme của trang đó.

Giả sử chúng ta sử dụng menu sau cho 1 trang bán sách trực tuyến:

- Giới thiệu sách mới - Thư viện sách cũ - Sách giáo khoa - Truyện trinh thám - Truyện khoa học viễn tưởng

Nếu chúng ta sử dụng menu này cho tất cả các trang của website, rõ ràng chúng ta đang tập trung vào sách và truyện. Và đây cũng là keyword theme của website. Chúng không những phù hợp cho các SE mà cho cả visitor.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 53

Nếu vì lý do gì đó chúng ta không thể thực hiện text menu (đáp ứng tính mỹ thuật chẳng hạn) mà dùng các chi tiết đồ họa hay Javascript, Flash, hãy cố gắng bố trí một text menu tại cuối trang như sau:

Giới thiệu sách mới | Thư viện sách cũ | Sách giáo khoa | Truyện trinh thám | Truyện khoa học viễn tưởng

Các nút bấm liên kết bằng đồ họa

Để trực quan và sinh động hơn, các designer thường thiết kế các nút bấm bằng đồ họa (.jpg; .gif), những nút bấm dạng này các SE có thể đánh chỉ mục, tuy nhiên, nếu chúng chứa các đoạn Javascript sẽ gây cản trở rất nhiều cho các SE.

Nếu có các liên kết đồ họa, hãy dùng thẻ ALT đính kèm. Kỹ thuật này chắc chắn không tốt hơn việc dùng text link nhưng đó là giải pháp trong trường hợp không có sự lựa chọn.

Drop-down menu

Không có gì phải nói nếu drop-down menu của bạn là những liên kết đi đến các trang web khác. Nhưng nếu chúng chứa các đoạn mã Javascript thì hãy cẩn thận vì có thể các SE sẽ không đánh chỉ mục những liên kết này. Hãy cố gắng đặt từ khóa như là nội dung bên trong thẻ <Option> theo ví dụ sau:

<select name=”navigation”> <option value=”gioi-thieu-sach-moi.html”> Giới thiệu sách mới</option> <option value=”thu-vien-sach-cu.html”> Thư viện sách cũ</option> </select>

Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy cố gắng sắp xếp một text menu ở trên hoặc dưới mỗi trang web.

Vị trí menu

Nếu bạn dùng menu dọc, vị trí tốt nhất với các SE sẽ là bên phải của trang vì như trên tôi đã trình bày, các robot sẽ đọc từ bên trái trước tiên, nếu chúng ta bố trí menu bên phải thì hẳn nhiên nội dung sẽ nằm bên trái và sẽ được các robots đọc đầu tiên.

Luôn đặt một text menu ở trên hay dưới mỗi trang.

Những điểm quan trọng của bài viết này 1/ Luôn đặt text menu ở trên hay dưới mỗi trang web, nếu dùng menu có chi tiết đồ họa, luố nhớ sử dụng thẻ ALT.

2/ Cố gắng tạo ra keyword theme cho mỗi trang web.

3/ Javascript và Flash cản trở rất nhiều sự thu thập thông tin của các SE.

5.6 CSS & SEO

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 54

Ứng dụng CSS trong việc trình bày Website HTML và các lợi thế trong tối ưu cho máy tìm kiếm, quảng bá Web (SEO/SEM).

Bạn có thể viết ngữ nghĩa đầy đủ, gọn gàng với dung lượng mã nguồn HTML gọn nhẹ theo một trình tự tốt nhất có thể nhằm giúp cho các máy tìm kiếm đánh chỉ số dễ dàng. Mặt khác, bạn lại có thể áp dụng tất cả các kiểu định dạng và dàn trang mà bạn muốn để thỏa mãn thiết kế. CSS quả là một công cụ mạnh và nhiều lợi thế

Cascading Style Sheets (CSS) được sử dụng rộng rãi ngày nay nhớ khả năng cho phép thiết thế nhanh, tuân thủ chuẩn HTML, dễ dàng tùy biến và thay đổi trình nhanh chóng việc dàn trang Web. Ngoài ra CSS còn biết đến với nhiều khả năng khác : CSS có thể mang lại nhiều lợi thế trong quảng bá Web, tối ưu hóa cho máy tìm kiếm SEO/SEM. Có thể tóm lược vài lợi thế như sau :

Chuyển dời các nội dung quan trọng, đặt biệt là các phần chứa văn bản mà bạn muốn đứng thứ hạng cao, trên các phần nội dung liên quan khác. Bạn muốn đặt những phần nội dung quan trọng này tại đầu trang, trong phần code HTML. Đây có lẽ là điểm quan trọng nhất của việc ứng dụng CSS trong quảng bá Web SEO/SEM). Nó sẽ có nhiều ảnh hưởng nhiều tới thứ hạng trang Web của bạn.

CSS còn cho phép bạn giảm dung lượng trang, điều này đồng nghĩa giảm lệ code-nội dung (code-to-content ratio). Khi trang Web được viết, trình bày sạch sẽ thì nó sẽ giúp cho các máy tìm kiếm đánh chỉ số dễ dàng hơn và nhanh hơn nội dung trang Web của bạn.

Sử dụng các thẻ chuẩn của HTML, như <h1>, <h2>, <h3> sẽ giúp cho máy tìm kiếm nhận dạng dẽ dàng các nội dung quan trọng trong trang, thay vì các thẻ định dạng <font>.

Sử dụng các thẻ HTML chuẩn như <ul>, <ol>,< a> để tạo các mục menu bao gồm các đường dẫn chuẩn tới các thành phần quan trọng khác của trang. Việc này giúp các đường dẫn trên dễ dàng được nhận diện hơn bởi máy tìm kiếm. Nó giúp việc đánh chỉ số các thư mục nằm sâu trang chủ được hiệu quả hơn.

Ngoài những lợi ích trực tiếp kể trên, CSS còn mang lại nhiều lợi thế khác trong việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm và các chiến dịch quảng bá khác :

Việc tách rời nội dung và phần trình bày (dàn trang), bạn có thể dễ dàng tùy biến giữa nội dung, trình bày, thử nghiệm nhanh để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Webmaster sẽ mất ít thời gian hơn để bào trì và nâng cấp các tài nguyên trên trang. Điều này giải phóng cho bạn thời gian để tập trung vào xây dựng nội dung mới và các chiến thuật quảng bá, quảng cáo Website.

Mục đích của bài viết này là nhằm đưa ra những lợi thế phổ biến nhất của CSS, sau đó phần hướng dẫn sẽ giúp bạn áp dụng những ưu thế kỹ thuật này vào trong trang Web của bạn.

Dàn trang với CSS

Với CSS, bạn có thể di chuyển các thành phần nội dung quan trọng nhất (phù hợp với máy tìm kiếm) lên đầu trang HTML trong phần code. Di chuyển phần nội dung duy nhất (unique text để phân biệt với duplicate content) này cũng như những đường dẫn quan trọng khác lên đầu trang code sẽ giúp bọ tìm kiếm tìm thấy thông tin đó nhanh chóng và dễ dàng.

Các máy tìm kiếm thường coi trọng các phần nội dung văn bản được tìm thấy trong phần trên cùng của tệp tin mã nguồn hơn là các phần còn đâu đó hoặc ở cuối cùng tệp tin. Vì thế, nếu bạn có 2000 dòng trong tệp tin mã nguồn mà nội dung của văn bản quan trọng bạn muốn đề cập lại nằm ở tận dòng thứ 1400 thì liệu bạn có thể đoán được đâu là nội dung quan trọng của tài liệu này không ?. Máy tìm kiếm

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 55

cũng như chúng ta thôi, thông qua những người quản trị mạng, nó sẽ đoán xem chúng ta coi đâu là phần quan trọng nhất của văn bản.

Kỹ thuật cơ bản nhất là chia nhỏ mã nguồn HTML ra làm nhiều phần nhỏ mà vị trí của chúng được xác định một cách độc lập trong tệp tin định dạng văn bản. Thành phần HTML thông dụng hay được dùng nhất là thẻ <div>. Sau đây là một vài ví dụ về cách sử dụng kỹ thuật này.

Bài toán

Phần sơ đồ di chuyển (navigation menu) cần phải được hiển thị trước khi nội dung đơn của trang nhưng chúng ta lại muốn tối ưu trang cho các máy tìm tiếm. Để làm được việc đó, bạn phải di rời phần menu của mã HTML tương ứng về đâu đó phía cuối mã nguồn của trang để nội dung đơn được xuất hiện trên cùng.

Giải pháp

Đánh dấu phần sơ đồ di chuyển và nội dung với thẻ <div>, sau đó sử dụng CSS để xác định chúng một cách độc lập. Sau đây là mã nguồn của ví dụ đơn giản trên.

<html> . . . <body> <div id="content"> <h1 id="toc-quang-ba-website-viet-nam">Quảng bá Website Việt Nam</h1> <p>Đây là phần nội dung chính. Nó sẽ xuất hiện ngay đầu tiên của thẻ "body" trong tệp tin mã nguồn.Máy tìm kiếm sẽ tìm thấy dễ dàng và xếp nó quan tọng hơn. Đặc biệt, nó còn giúp xác định chủ đề của trang thông qua phần văn bản này hơn là các phần nằm sâu, dưới cùng của trang (navigation menu).</p> . . . </div> <!--/End div content/--> <div id="nav-menu"> <ul> <li><a href="http://www.vietseo.net/">Home</a></li> <li><a href="http://www.vietseo.net/contact">Contact</a></li> <li><a href="http://www.vietseo.net/about">About</a></li> <li><a href="http://www.vietseo.net/sitemap">Sitemap</a></li> </ul> </div> . . . </body> </html> #content { margin-top: 20px; margin-left: 160px; width: 525px;

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 56

} #nav-menu { position: absolute; left: 10px; top: 20px; width: 150px; } #nav-menu ul { list-style-type: none; padding: 0px; margin: 0px; width: 135px; }

Ví dụ CSS trên sẽ hiển thị navigation menu phía tay trái của nội dung chính. Nó có vẻ được hiển thị trên phần nội dung chính như thực chất lại nằm sau nội dung chính trong tệp tin mã nguồn. Chúng ta cùng một lúc thực hiện được hai mục đích : Tối ưu hóa trang cho máy tìm kiếm bởi di chuyển nội dung đơn lên trên cùng trong khi tiết kiệm được thời gian cho việc dàn trang.

Tối ưu trang Web cho chỉ số hóa

Khi xem lại ví dụ code ở phần trên, bạn sẽ thấy cac thành phần của navigation menu được tạo bởi các thẻ chuẩn HTML như danh sách <ul> và siêu liên kết <a>. Các thẻ chuẩn trên giúp cho đường dẫn trên dễ dàng được tìm thấy bởi các bọ tìm kiếm. Và đương nhiên trang Web sẽ được chỉ số hóa dễ dàng hơn. Ngược lại các liên kết nằm trong javascript hay các mã khác HTML sẽ không được hoặc khó tìm thấy bởi bọ tìm kiếm, điều này làm giảm khả năng được đánh chỉ số trang Web của bạn.

Nếu như bạn không có ý định xây dựng menu chuẩn với CSS thì phần code trên có thể giúp bạn làm một menu đơn giản. CSS có thể giúp bạn làm rất nhiều thành phần quan trọng của Website thay vì dùng javascript. Lấy lại ví dụ phần trên, giờ chúng ta sẽ xây dựng lại đường dẫn navigation menu với hiệu ứng “rollever” CSS. Các bạn có thể tham khảo thêm tại liên kết sau Eric Meyers on CSS menus.

#content { margin-top: 20px; margin-left: 160px; width: 525px; } #nav-menu { position: absolute; left: 10px; top: 20px; width: 150px; }

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 57

#nav-menu ul { list-style-type: none; padding: 0px; margin: 0px; width: 135px; } nav-menu li { font-size: medium; font-family: Arial, sans-serif; margin-bottom: 5px; } #nav-menu a { text-decoration: none; font-weight: bold; display: block; padding: 3px 12px 3px 8px; color: #000000; padding-left: 10px; background-color: #9F9F9F; border-top: 1px solid #DDDDDD; border-right: 1px solid #333333; border-bottom: 1px solid #333333; border-left: 1px solid #DDDDDD; } #nav-menu a:hover { color : #FFFFFF; } #navigation a:active { padding: 2px 13px 4px 7px; color: #EEEEEE; border-top: 1px solid #333333; border-right: 1px solid #DDDDDD; border-bottom: 1px solid #DDDDDD; border-left: 1px solid #333333; }

Dàn trang phần nội dung với CSS

Khi sử dụng CSS thì bạn còn có thể trình bày nội dung đúng với ngữ nghĩa (semantic) của nó (Ví dụ các thẻ chỉ định nghĩa và mức độ quan trọng của đoạn văn bản), nhưng bạn lại vẫn có thể tùy ý hiển thị trang theo thiết kế. Sau đây là ví dụ.

Đặt vấn đề : Người thiết kế trang Web của bạn sủ dụng<font> để định dạng các tiêu đề, người trong nhóm lập trình lại dùng font này và các thẻ in đậm để điền các nội dung khác. Một lần nữa bạn lại nhận ra rằng máy tìm kiếm đọc tài liệu một cách hơi khác so với người dùng thường. Nó không đọc nội dung

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 58

đã được biên dịch (render) và vì thế nó sẽ không hiểu các thẻ font được sử dụng để nhấn mạnh mức độ quan trọng của các tiêu đề. Mặt khác nó sẽ côi các thẻ <h1> như là tiêu đề. Vì vậy việc sử dụng các thẻ tiêu đề HTML chuẩn sẽ giúp văn bản được hiểu đúng ngữ nghĩa. Hãy so sánh hay đoạn văn bản sau.

So sánh HTML và CSS

Code HTML nguyên bản Code HTML/CSS tối ưu hóa

<bold> <font size=”24px” color=”#DF0DDB”> All About CSS </font> </bold>

HTML: <h1 id=”gawdy-header”> All About CSS </h1> CSS: #gawdy-header { font-weight: bold; background-color: #DF0DDB; font-size: 24px }

Việc sử dụng <font> và <h1> như ở trên đều cho một hiệu ứng khi dàn trang nhưng lợi ích của chúng lại khác nhau. Sử dụng thẻ chuẩn HTML <h1> cho phép trang của bạ được trình bày và hiểu đúng theo ngữ cảnh và hiểu được nội dung trang của bạn đề cập đến. Và đương nhiên trang của bạn sẽ có nhiều khả năng được xếp hạng cao hơn.

Giảm kích thước văn bản với CSS

Việc bạn sử dụng các tệp tin định dạng CSS bên ngoài thay vì nhúng chúng trực tiếp trong tài liệu HTML sẽ giúp làm giảm kích thước trang Web. Tệp tin càng nhỏ thì tốc đọ tải trang càng nhanh cho người dùng và đương nhiên cả máy truy tìm. Ngoài việc chỉ phải tải xuống một file HTML nhỏ hơn thì tệp tin CSS còn được chia sẻ giữa nhiều trang Web và được cho vào cache của các trình duyệt hoặc của công cụ tìm kiếm. Bởi thế mỗi lần tải một trang thì trình duyệt và máy tìm kiếm khi thấy đường dẫn CSS trùng lặp thì sẽ không tải xuống nữa.

Số lượng trang phải tải xuống ít đi thì cho phép bạn tận dụng tốt “dung lượng chỉ số hóa”. Tất nhiên là mỗi máy tìm kiếm sẽ định trước một số lượng tài nguyên (thời gian, băng thông, …) nhất định để đánh chỉ số trang Web của bạn. Nếu như trang Web của bạn dung lượng càng nhỏ thì việc đánh chỉ số càng nhanh và ít vấn đề hơn và càng nhiều trang được dánh chỉ số một lúc. Càng nhiều trang được đánh chỉ số thì càng có nhiều trang hơn trong kết quả tìm kiếm (Search Engine Results Pages – SERPs).

Webmaster có nhiều thời gian cho SEO

Sử dụng CSS cho phép cập nhật nhanh và dễ dàng trang Web. Cho phép thực thi các tác vụ Webmaster một cách đơn giản nhất và như vậy sẽ có nhiều thời gian để tối ưu hóa trang Web cho công cụ tìm kiếm và các chiến dịch quảng bá, ví dụ như :

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 59

Sử dụng thời gian để cung cấp thêm các nội dung mới giúp trang Web của bạn luôn có thứ hạng cao trên máy tìm kiếm.

Các thay đổi lớn nhỏ và trình bày đều có tác động nhất định tới hoạt động của khác hàng. Vì thế việc thay đổi phông chữ, màu nền hay các thành phần định dạng khác sẽ được tiến hành nhanh chóng và đơn giản nếu bạn sử dụng các tệp tin CSS nằm ngoài văn bản.

Một vài kỹ thuật CSS cần tránh

Có một vài thủ thuật mà bạn có thể sử dụng với CSS. Tuy nhiên chúng bị xếp vào các thủ thuật “mũ xám” thậm chí “mũ đen” và được cảnh báo trong việc sử dụng.

Một trong những kỹ thuật phổ biến là sử dụng CSS để hiển thị “văn bản ẩn” (hidden text). Khi viện cớ trình bày trang Web “khả kiến” (Accessibility) hoặc giao diện người dùng (user interface) với các kỹ thuật trên thì bạn phải chắc rằng là các máy tìm kiếm sẽ không liệt kê trang Web của bạn vào spam.

Để phân biệt rõ các trường hợp, chúng ta hãy xem các vị dụ sau. Một ví dụ sử dụng kỹ thuật “mũ đen” (black hat), một kỹ thuật trình bày web “khả kiến” (accessibility) và một kỹ thuật bị liệt kê là spam và kỹ thuật cuối cùng nằm ở giữa trong các kỹ thuật trên.

Sử dụng CSS để ẩn văn bản

Đây có lẽ là kỹ thuật dễ dang và phổ biến nhất trong việc lạm dụng tối ưu. Trang Web của bạn sẽ bị lấp đầy từ khóa nhưng người dùng thường không nhìn thấy trong khi máy tìm kiếm tìm thấy nó dễ dàng. Trước đây, các kỹ thuạt cổ điển nhất là dùng font trắng trên nền trắng. Với CSS bạn chỉ việc sử dụng {display: none} (Xem thêm bài viết về ẩn nội dung với CSS).

Một kỹ thuật khác là đặt các từ khóa tại một ví trị đâu đó nằm ngoài tầm hiển thị trang, ví dụ như đặt cách vị trí ngang horizontal position -4000. Các máy tìm kiếm có thể phát hiện những gian lận này dễ dàng và áp dụng thuật toán. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên tránh xa những kỹ thuật này.

Sử dụng CSS để trang Web được truy cập dễ dàng hơn

Một ví dụ điển hình của kỹ thuật này có thể bắt gặp tại nhiều trang cung cấp “bỏ qua liên kết” để thích ứng với màn hình của người dùng (Thiết bị người dùng khiếm thị sử dụng dể duyệt Web). Việc bỏ qua đường dẫn là chức năng cho phép người dùng khiếm thị tách bỏ phần sơ đồ mục lục để xem trực tiếp nội dung, hoặc bỏ qua nội dung để duyệt mục lục. Nó được tạo ra để hục vụ người dung khiếm thị nhưng một số người thiết kế Web lại ẩn nó đi. CSS cung cấp menu này trong phần mã nguồn HTML để các trình duyệt của người dùng khiếm thị hiển thị được nội dung nhưng nó lại ẩn đi với các trình duyệt bình thướng khác.

Khác với kỹ thuật “văn bản ẩn” nói trên thì dường như không máy tìm kiếm nào xếp loại kỹ thuật này vào spam. Bởi thế bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng kỹ thuật này trong việc hỗ trợ người dùng khiếm thị.

CSS chèn hình ảnh.

Có nhiều lý do chính đáng để dử dụng hình ảnh thay thế và chúng ta hãy xem xét một vài kỹ thuật liên quan.

Một kỹ thuật phổ biến là sử dụng ảnh, có thể là logo của công ty và sau đó tạo từ khóa hay khẩu hiệu nằm dưới logo, ví dụ như phần banner của một trang Web. Thường thì tên công ty và dòng miêu tả là nội dung quan trọng, nhưng chúng có thể bị ẩn đi bởi hình ảnh.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 60

CSS có thể bỏ không hiển thị ảnh cho cả máy tìm kiếm, thiết thị của người dùng khiếm thị hay các trình duyệt văn bản thuần túy (vd Lynx) hoặc cả các trình duyệt đồ họa. Có có dạng như sau :

<div id="logo"> <h1>Webmaster Việt Nam : Thủ thuật quảng bá Blog, Website cho Google, Yahoo.</h1> </div> #logo { background: url(/my/background/image.gif); no-repeat; } #logo h1 { display: none; }

Kỹ thuật này được xếp vào hạng “xám” với cảnh báo. Lý do bỏi vì nó rất dễ bị lạm dụng. Giới hạn của việc ứng dụng đúng đó là khi text trong ảnh và text trong HTML trùng nhau. Tuy nhiên, nếu thay vì miêu tả trong logo, bạn lại đọc thấy trong code <h1> các dòng chữ “quảng bá, quang ba, quang ba Web, quảng bá Website, quangbaweb, webquangba, quangba,..” thì đây rõ ràng là một dụng ý định đánh lừa máy tìm kiếm và trước sau bạn cũng sẽ bị phạt.

Thậm chí ngay cả khi ký tự trong hình ảnh và trong thẻ <h1> có trùng khớp nhau và bạn hoàn toàn muốn SEO “mũ trắng” thì bạn vẫn có ít nhiều rủi ro là bị bộ lọc spam để ý và áp dụng hình thức phạt. Bởi vậy phải lưu ý đến rủi ro, được mất khi sử dụng kỹ thuật này.

Tóm lại, kỹ thuật tốt nhất tương thích với cả thiết bị của người dùng khiếm thị và trình duyệt thường là không hiển thị ảnh và sử dụng thẻ alt với miêu tả chính xác cho các hình ảnh. Đây là một kỹ thuật SEO tốt trong mọi trường hợp, bởi có lượng tìm kiếm hình ảnh khá lớn và thẻ alt chính là thẻ khóa để có được lượng khách tìm kiếm này.

Kết luận

Với CSS chúng ta không chỉ dàn trang nhanh chóng dễ dàng, linh hoạt theo các chuẩn HTML mà còn có tác dụng rất nhiều trong việc tối ưu hóa trang Web cho máy tìm kiếm. Đó là khả năng tách rời phần nội dung và dàn trang CSS một cách gọn gàng. Nhờ đó bạn có thể trình bày nội dung đúng ngữ nghĩa, khả kiến và giảm bớt dung lượng tệp tin mã nguồn HTML quyết định quan trọng tới việc đánh chỉ số của máy tìm kiếm. Ngoài ra chúng ta còn có thể áp dụng các kiểu dàn trang và hiển thị theo ý muốn thiết kế. Đây là một công cụ mạnh với nhiều ứng dụng.

5.7 TRÙNG LẶP NỘI DUNG- NỘI DUNG KÉP

5.7.1 Nội dung kép và phương pháp phát hiện mới của Google

Mô hình ứng dụng mới của Google nhằm phát hiện nội dung trùng lặp, nội dung kép. Cách Google áp dụng bộ lọc và phương pháp tối ưu trang Web của bạn.

Google không thích các nội dung kép. Lý do là Google muốn trong trang kết quả tìm kiếm, mười kết quả đầu tiên sẽ là mười trang khác nhau với nội dung khác nhau. Điều này giúp cho người tìm kiếm có nhiều lựa chọn chính xác và đa dạng, hơn là một loạt các nội dung trùng lặp trong top mười này.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 61

Google sử dụng mô hình ứng dụng mới để xác định các nội dung trùng lặp, nội dung kép. Bọ lọc này sẽ giúp người tìm kiếm không phải chọn phải các nội dung trùng nhau trong trang kết quả tìm kiếm.

Nội dung bị trùng lặp như thế nào ?

Có rất nhiều lý do để nội dung bị lặp lại trên nhiều địa chỉ khác nhau, hoặc các tài liệu này có nội dung tương tự :

Nội dung trang Web tồn tại dưới nhiều định dạng : Trang Web, phiên bản in, phiên bản PDF, phiên bản Word, phiên bản PDA, mobile phone page, v.v

Nội dung được truyền đi từ trang Web : Ví dụ RSS, XML của các blog cá nhân hay bài viết mới. Hệ thống quản trị tách lọc nội dung (CMS) hiển thị cùng một nội dung cho nhiều lựa chọn khác

nhau. Ví dụ các mục được sắp xếp theo ngày tháng, tiêu đề, tên hay thể loại. Trang Web có một phiên bản dự phòng hay một bản sao nhằm tránh trường hợp trang chính

không truy cập được hoặc khi có quá nhiều người truy cập vào cùng một trang. Trường hợp ai đó đánh cắp hay lưu lại nội dung trang của bạn để rồi đặt nội dung đó trên một

trang Web khác.

Để tránh hiển thị cùng một nội dung nhiều lần trong trang kết quả tìm kiếm, các máy tìm kiếm sẽ xác định những trang trùng lặp này.

Mô hình ứng dụng lọc nội dung kép

Mô hình ứng dụng lọc nội dung kép mà Google sử dụng được kết hợp từ nhiều phương pháp đã tồn tại trước đây. Nó cho phép xác định nhưng nội dung sao chép, trùng lặp trên Internet.

Mô hình ứng dụng mới này cho thấy Google rất coi trọng việc lọc nội dung kép. Đây có lẽ là bước cuối cùng trong kế hoặc tách lọc nội dung kép của Google. Các bạn có thể tham khảo thêm sâu về các bước Google tiến hành trước đây qua hai tài liệu sau :

Decting Near-Duplicates for Web Crawling. Methods and Apparatus for Estimating Similarity.

Google làm gì khi phát hiện ra nội dung kép ?

Rất khó có thể nói chính xác Google sẽ làm gì khi tìm thấy nội dung kép. Có rất nhiều nguyên nhân mà việc nhân bản nội dung là hợp lý.

Nếu như Google chỉ bỏ nội dung kép khỏi một vài lệnh tìm kiếm thì đó là điều chấp nhận được. Nhưng nếu Google áp dụng các mức phạt bằng cách loại bỏ những trang này ra khỏi chỉ mục Web thì kết quả tìm kiếm của Google sẽ không còn chính xác đối với một số lệnh tìm kiếm nhất định. Và đương nhiên khi đó, Google có thể phạt nhầm các trang Web mà nội dung hoàn toàn hợp lý.

Có vẻ như Google sẽ hiển thị trang Web nổi tiếng nhất với nhiều liên kết trỏ đến nhất trong kết quả tìm kiếm khi nó tìm thấy nội dung kép trên nhiều địa chỉ khác nhau.

Làm gì với Website của bạn

Nếu như bạn muốn trang Web của mình có thứ hạng cao thì bạn nên loại bỏ các nội dung trùng lặp (Sẽ quay trở lại với bài viết về cách loại bỏ nội dung trung lặp với thẻ nofollow, meta, robots.txt, remove URL. Còn tạm thời bạn có thể theo dõi Video Matt Cutts).

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 62

Hãy tạo ra những nội dung có ích và phong phú trên trang của mình. Đây là cách làm tốt nhất vì tớ luôn quan niệm “Content is King“.

Ngoài ra, nếu trang Web của bạn sử dụng cùng nội dung như nhiều trang khác thì hãy cố gắng có nhiều liên kết trỏ đến hơn tất cả những trang còn lại mà có cùng một nội dung.

5.7.2 cách tránh lỗi Trùng lặp nội dung (Duplicate Content)

"Duplicate Content" là một trong những lỗi mà nhiều Webmaster mắc phải khi tiến hành SEO (Search Engine Optimize) cho website của mình. Trước hết, chúng ta tìm hiểu từ đâu có lỗi này.

Với Google hay nhiều trang tìm kiếm khác (SE) thì tên miền example.com và www.example.com là 2 tên miền hoàn toàn riêng biệt. Điều này gây ngạc nhiên với những ai nghĩ chúng vốn là một. Từ đó, rất nhiều vấn đề phát sinh từ sự suy nghĩ khác biệt giữa chúng ta và các trang tìm kiếm. Vấn đề đầu tiên chúng ta gặp là các nỗ lực của chúng ta trong việc SEO sẽ bị chia ra làm 2, một cho example.com và một cho www.example.com. Ví dụ bạn cố gắng liên kết đến 100 trang web nhưng một số trang dùng example.com và một số trang dùng www.example.com. Kết quả là bạn SEO cho 2 tên miền chứ không phải một như mình vẫn nghĩ. Và thay vì bạn có được 100 liên kết thì SE chỉ công nhận một % nào đó chứ không phải tất cả. Vấn đề nữa mà bạn gặp phải đó là lặp lại thông tin. Các trang web www.example.com và example.com chắc chắn sẽ có cùng nội dung. Nhưng với các trang tìm kiếm thì sẽ có 1 trang bị đánh dấu là sao chép của trang kia bởi chung hoàn toàn riêng biệt nhau đồng nghĩa với việc vị trí xếp hạng của trang web đó sẽ bị đánh tụt xuống. Vậy, làm sao để tránh? Rất đơn giản, hãy qui tất cả chúng về 1 mối. Hãy thống nhất chọn dùng www.example.com hay example.com để tiếp tục công việc SEO của mình. Sau đó, nếu khách truy cập địa chỉ còn lại thì chuyển khách truy cập đến địa chỉ đã chọn. Như vậy chúng ta chỉ có 1 trang là www.example.com còn trang example.com chỉ đóng vai trò là đường dẫn đến www.example.com và không hề có nội dung Ví dụ, mình chọn www.example.com làm tên miền chính để quảng bá, thì những vị khách nào truy cập đến example.com sẽ chuyển đến địa chỉ tương ứng ở www.example.com. Nếu website của bạn được viết bằng PHP và được hỗ trợ Apache, hãy thêm mấy dòng lệnh dưới đây vào file .htaccess:

Options +FollowSymLinks

RewriteEngine On

RewriteCond %{HTTP_HOST} ^domain.com$ [NC]

RewriteRule ^(.*)$ http://www.domain.com/ [R=301,L]

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 63

5.8 SEO & VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Ảnh hưởng của vị trí địa lý trong SEO

Khi quảng cáo trực tuyến trên Google, website cần được tối ưu hóa với rất nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến SEO liên quan đến vị trí địa lý hay còn gọi là yếu tố vùng miền. Điều này giải thích tại sao các kết quả search ở những nước, những vùng khác nhau thì khác nhau. Ví dụ : Nếu bạn search chữ domain trên google.com.vn bạn sẽ thấy site vnnic.vn đứng trong top 1. Còn nếu search chữ domain trên google.com thì site vnnic.vn hầu như không thấy. Vậy thì những yếu tố nào của vị trí địa lý sẽ ảnh hưởng đến các kết quả SEO ? 1- Tên miền : Nếu bạn sử dụng tên miền quốc gia sẽ được google đánh giá cao hơn những tên miền quốc tế như .com, .org, .net. Bạn có thể lấy ví dụ khi search chữ web design trên google.com và google.com.au. Tên miền .com.au hầu như chiếm các vị trí đầu trên google.com.au

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 64

Hình Google.com.au

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 65

Hình Google.com 2- Hosting : Bạn có thể kiểm tra website sử dụng hosting ở đâu qua sử dụng công cụ : Website value calculator and web information. Các website đặt hosting trong vị trí nước nào thường có rank cao hơn các website có hosting ở nước khác. 3- Yahoo Directory Địa chỉ Yahoo Directory tại : Regional in the Yahoo! Directory Nếu website của bạn có trong danh sách này thì cũng được Google đánh giá ưu tiên về vị trí địa lý. 4- Dmoz Một directory quen thuộc với rất nhiều webmaster. Nếu website của bạn được xuất hiện trong này theo một vùng miền sẽ có tác động tốt đến thứ hạng của website.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 66

5- Ngôn ngữ : Chắc chắn ngôn ngữ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng của website. Đa số những trang tiếng Việt thường rank cao ở google.com.vn trong khi lại không xuất hiện ở google.com. Ví dụ như bạn có thể thấy ví dụ về vnnic.vn chỉ xuất hiện ở google.com.vn mà không hề xuất hiện ở google.com khi search chữ domain. 6- Back links and external links Cũng có nhiều chuyên gia cho rằng website của bạn nếu có được back link từ những site trong một quốc gia một vùng miền, hoặc website của bạn link đến những website trong những vùng miền đang hướng tới sẽ có thể có thứ hạng tốt ở các vùng miền đó. 7- Geographic targeting trong webmaster tool Chưa có nhiều kiểm duyệt chứng tỏ rằng chức năng này của webmaster tools có tác động nhiều đến thứ hạng. Nhưng cũng nhiều người cho rằng đây là một cách để gia tăng thứ hạng ở những vùng miền mà website hướng tới.

5.8 CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG LẬP CHỈ MỤC

5.8.1 Đạt nhiều chỉ mục từ Google (Google Index) Nhiều người bị ám ảnh bởi mọi thứ mà Matt Cutts nói bất kể đâu, trên blog, phương tiện truyền thông, tài liệu chia sẻ … Nhưng Google không chỉ có một mình Matt Cutts, và bạn có thể lắng nghe nhiều từ phía họ để tốt hơn cho website của mình. Người mà tôi muốn nói tới ở đây chính là Dan Crow, một người thuộc nhóm quản lý chất lượng tìm kiếm của Google và là người quản lý nhóm thu thập dữ liệu. Sau đây là một cuộc trò chuyện không chính thức của Jonathan Hochman (Search Engine Watch) và Dan Crow ít nhiều sẽ giúp chúng ta có được những hướng dẫn tốt nhất để đạt được nhiều chỉ mục từ Google. Lời khuyên của Dan Crow cho các webmaster. Dan đã bắt đầu cuộc nói chuyện bằng việc đề cập tới World Wide Web rất rộng lớn, và kể cả Google cũng không dám chắc nó lớn đến như thế nào. Họ có thể lập chỉ mục chỉ một phần nào trong đó mà thôi. Google có đủ khả năng để trang bị nhiều máy chủ lưu trữ hơn, nhưng vấn đề lại nằm ở việc không có đủ băng thông và năng lượng (điện) có sẵn để lập chỉ mục toàn bộ internet. Chương trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục của Google được tin tưởng bởi chúng là những siêu máy tính lớn nhất hiện nay.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 67

Các Googlebot tìm nạp các trang, và sau đó một chương trình lập chỉ mục phân tích các trang và lưu trữ biểu diễn của trang vào chỉ mục của Google. Chỉ mục là một mô hình không hoàn chỉnh của Web. Từ đó, PageRank được tính toán và các thuật toán bí mật tạo ra các kết quả tìm kiếm. Chỉ những trang nằm trong mục lục mới có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google. Nếu trang của bạn không được gán chỉ mục, nó sẽ không bao giờ có xếp hạng với bất kỳ từ khóa nào. Bởi vì Web lớn hơn rất nhiều so với mục lục, Google phải quyết định những gì cần được thăm dò và những gì được gán chỉ mục. Dan đã cho tôi biết Google không thăm dò mọi trang họ biết, cũng không thêm mọi trang được thăm dò vào mục lục. Hai suy nghĩ lóe lên trong đầu tôi lúc đó là: 1. Tôi cần mua cho Dan chút đồ uống, 2. Tôi có thể làm gì để đảm bảo các trang của tôi được lập chỉ mục? Băng thông và điện năng là nguồn lực ràng buộc của Google. Theo một số cấp độ họ phải phân bổ những nguồn lực vào tất cả các trang web khác nhau: Google sẽ không chỉ mục các trang web A – G và sau đó bỏ qua H-Z. Dan gợi ý rằng mỗi ngày Google có một lượng lớn nhưng có hạn các URL mà nó có thể thăm dò, do đó với những website lớn nó đặt vào trang web lợi ích của chính chủ sở hữu để giúp tiến trình lập chỉ mục thực hiện hiệu quả hơn, bởi vì điều đó có thể dẫn tới nhiều trang đang được lập chỉ mục hơn. Google quyết định đưa bao nhiêu nỗ lực vào do thám một trang web là một bí mật, nhưng nó bị tác động bởi PageRank. Nếu website của bạn có liên quan tới một vài trang mà có xếp hạng cao, tất cả chúng sẽ được đưa vào mục lục không vấn đề gì, nhưng nếu bạn có lượng lớn các trang với xếp hạng thấp, bạn có thể thấy một số chúng không có trong mục lục của Google. Vấn đề mã nguồn sáng sủa Chúng ta có thể làm gì để có nhiều trang được lập chỉ mục hơn? Tôi đã luôn luôn nghi ngờ rằng mã HTML tinh giản là một cách tốt để tạo điều kiện lập chỉ mục. Tối giản mã nguồn giúp các trang load nhanh hơn và tốn ít băng thông hơn. Tôi đã hỏi nó có giúp chuyển các định nghĩa Javascript và CSS thành các file bên ngoài, và làm gọn các thẻ không. Dan trả lời một cách rõ ràng. “đó là những ý tưởng thật rất hay”, ông nói. SEO rất chú ý tới những vấn đề như xây dựng nội dung trùng lặp liên kết, để tăng PageRank, và cấu trúc liên kết để di chuyển PageRank thông qua trang web. Tuy nhiên, tôi không thấy nhiều bài viết SEO về tầm quan trọng của phương pháp thích hợp phát triển Web. Quá thường xuyên khi tôi nhìn vào một trang web mới, tôi hoảng sợ trước những dòng mã cẩu thả. Trang web tiêu biểu có thể được sắp xếp đặc biệt hợp lý. Đúng, bạn nên cố gắng tăng thứ hạng các trang, và nên thiết kế kiến trúc liên kết của bạn sao cho PageRank được phân bố trên toàn trang web theo một cách tự nhiên. Bạn nên cung cấp nội dung thật độc đáo và có giá trị. Những chiến thuật này sẽ giúp ích cho chỉ mục của bạn, nhưng bạn cũng cần phải chú ý đến các chi tiết tối tăm như các trang của bạn được đặt lại với nhau thế nào. Nếu tất cả mọi người đều viết mã nguồn sáng sủa, Google sẽ có thể chỉ mục các trang nhiều hơn đáng kể. Tại sao Google không đào tạo các quản trị web nhiều hơn về hiệu quả sử dụng băng thông và khả năng tính toán? Có lẽ sẽ không hay nếu Google đề nghị các webmaster lập trình lại các trang web của họ để Google làm việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu Google có thể cho tôi biết làm thế nào để có được nhiều các trang lập chỉ mục hơn, tôi sẵn sàng lắng nghe và hợp tác. HTML sáng sủa không chỉ tốt cho việc lập chỉ mục mà nó còn giúp nhiều người có thể đọc được trang web của ban hơn. Mã nguồn càng rõ ràng và tương thích, càng nhiều trình duyệt có thể làm việc được, và điều này đặt biệt quan trọng đối với những người sử dụng các bộ đọc màn hình và các thiết bị di động như điện thoại di động.

5.8.2 Làm thế nào để tạo google sitemap cho website của bạn Google Sitemaps là một công cụ cực hay của Google dành cho Webmaster trong phần công cụ Webmaster của máy tìm kiếm, vừa đơn giản vừa miễn phí giúp trang của bạn được Google khai thác tốt

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 68

hơn. Hiểu được Google đánh giá thế nào về trang Web của bạn đồng thời trao đổi thông tin với máy tìm kiếm và làm cho cấu trúc trang của bạn rõ ràng hơn.

Google thấy gì trên trang của bạn Trước khi bắt tay vào việc cải thiện cấu trúc thêm rõ ràng bạn phải hiểu được bọ tìm kiếm của Google đã khai thác và đánh chỉ số trang của bạn như thế nào. Và Google Webmaster cung cấp cho bạn các thông tin Google khai thác trên site của bạn, nhận diện tệp tin ngoại trừ robots.txt, nội dung trang web của bạn.

Khai thác thế mạnh trên Website Cũng trong phần công cụ Webmaster Google, hãng còn cung cập cho bạn các thông tin về lưu lượng : * Các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất mà mang lại khách cho trang của bạn và giúp bạn có vị trí cao trong trang kết quả. Và bằng cách nào người dùng Web tiếp cận trang của bạn. * Bạn cũng nắm bắt được thông tin về các trang đã được đánh chỉ số và các thống kê liên quan.

Tạo sơ đồ Web Sitemap cho Google Nếu bạn sử dụng WordPress thì việc tạo Sitemap XML cho Google thật đơn giản vì, plugins Google (XML) Sitemaps Generator for WordPress cung cấp cho bạn hầu hết các tính năng cần thiết. Bạn hãy tiến hành theo các bước sau : * Tải Google (XML) Sitemaps Generator for WordPress (http://www.arnebrachhold.de/projects/wordpress-plugins/google-xml-sitemaps-generator/ )xuống và upload plugin sau khi giải nén vào thư mục wp-content/plugins. * Tạo hai file sitemap.xml và sitemap.xml.gz tại ngay thư mục gốc của blog. CHMOD chúng dạng 777. * Kích hoạt plugin trong bảng quản trị của WordPress * Trong phần Options chọn Sitemap rồi nhấn “Rebuild Sitemap” –>Bạ đã hoàn thành cài đặt. Nếu bạn sử dụng Joomla thì có rất nhiều Extension hỗ trợ việc làm google sitemap, các bạn có thể tìm http://extensions.joomla.org/extensions/site-management/site-map Nếu bạn sử dụng web bình thường ( ko phải các loại open source ) bạn có thể sử dụng: http://aweb.vn/google-sitemap.html để hỗ trợ làm sitemap cho website của bạn. Giờ công việc còn lại chỉ là đăng ký sitemap.xml vừa tạo vào trong công cụ Webmaster Tools của Google. Bạn phải tạo một tài khoản Google để có thể sử dụng. Nếu bạn có rồi thì nhấn vào đây Google’s Webmaster Tools: Sitemap và làm theo chỉ dẫn (chọn add site). Nếu bạn làm đúng theo các bước trên thì từ nay Google có thể tiếp cận cấu trúc sơ đồ Web của bạn một cách dễ dàng. Nó sẽ giúp cho việc trang Web của bạn được Google khai thác và đánh chỉ số tốt hơn. Tất

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 69

cả các trang cho phép sẽ được Google biết tới và chắc chắn sẽ mang lại lưu lượng cho Website của bạn. Ghi chú : Bạn không được nhầm lẫn hệ thống sitemap XML dành cho các máy tìm kiếm và hẹ thống sitemap HTML dành cho người dùng thường. Bạn có thể tham khảo bài viết Plugin cần thiết cho WordPress để biết thêm chi tiết (Phần Sitemap Generator).

5.8.3 cách làm sitemap cho yahoo

Yahoo! cũng giống như Google, đều có thể dễ dàng đánh chỉ mục dữ liệu trên website của bạn nếu bạn cung cấp cho nó một danh sách các URL trỏ đến các trang cần index dữ liệu hay còn gọi là sitemap. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo sitemap cho Yahoo! để Yahoo có thể đánh chỉ mục cho website bạn dễ dàng hơn.

Sau khi thiết kế website hoàn tất, bạn cũng muốn người dùng tìm đến website của mình thông qua các máy chủ tìm kiếm. Và Yahoo! cũng là một máy chủ tìm kiếm đáng để bạn quan tâm.

Tạo sitemap cho Yahoo! rất đơn giản, Yahoo! chỉ hỗ trợ các sitemap có định dạng .txt và với tên urllist.txt vì vậy bạn cần tạo file text với tên như thế. Sau đây là các bước để tạo và submit sitemap của bạn đến Yahoo!

o Click lên start > Run > chọn chương trình Notepad. o Copy các URL bạn muốn Yahoo đánh chỉ mục vào file trên, mỗi URL là một hàng. o Lưu file với tên urllist.txt và upload lên thư mục web. o Truy cập vào địa chỉ: https://siteexplorer.search.yahoo.com/ o Thêm website hoặc blog của bạn vào Yahoo! bằng cách click vào nút Add My Site o Yahoo! sẽ yêu cầu bạn đăng nhập bằng tài khoản của mình, hãy đăng nhập bằng tài khoản

Yahoo! của bạn. o Click lên nút Authenticate sau khi đăng nhập thành công. o Để xác nhận chủ quyền website, Yahoo! sẽ yêu cầu bạn add một thể Meta hoặc upload 1 file

HTML lên website của mình. o Upload file hoặc thêm thẻ Meta như yêu cầu của Yahoo!, sau đó bạn click vào nút Ready to

Authenticate. o Trong trường hợp sử dụng Blog, bạn nên thêm thẻ Meta sẽ thuận tiện hơn.

Lưu ý :

-Yahoo chỉ nhận file urllist.txt làm sitemap, ko nhận bất cứ file txt với tên nào khác. -File .xml chỉ cần đáp ứng chuẩn RSS 0.9 - 1.0 và 2.0 đều có thể dùng làm sitemap. -ROR (resource of a resource) tài nguyên của 1 tài nguyên, dùng làm sitemap cho các search engine khác.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 70

5.8.4 - 7 bước làm tăng tốc độ index webiste của Google

Hầu hết những chuyên gia SEO đều khuyên bạn nên mua 1 site domain đã cũ để được Google đánh giá cao hơn và dễ Index hơn, nhưng nếu như bạn bắt đầu tạo 1 website mới thì sao? Thường thì bạn sẽ tốn vài tuần để site của bạn được bộ máy tìm kiếm google biết đến.Tuy nhiên những việc làm theo những bước sau đây sẻ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian cho việc index site (chỉ sau khoảng 24h).

1/ Tạo 5 trang nội dung trong site: Đừng để site bạn “under construction” (site đang trong quá trình xây dựng) hãy tạo 1 vài trang với nội dung thật sự.

2/ Tạo link nội bộ giữa các trang của bạn.

Hãy sử dụng template thống nhất để quản lý các trang nội dung thông qua các menu. Bạn có thể tìm thấy những template free giúp bạn làm việc này tại freecodevn.com hoặc joomlaviet.org.... Nếu bạn tự tạo thì nhớ hãy đơn giản hóa nó chứ đừng có làm nó quá phức tạp và cầu kỳ. Bạn nhớ liên kết 2, 3 trang (liên kết có chiều sâu)

3/ Đưa trang web của bạn lên các Social Bookmark Sites: Bạn chỉ mất vài phút để tạo tài khoản và đăng trang web của bạn lên các bookmark site này. Việc làm này giúp các bộ máy tìm kiếm liên kết tìm kiếm trang web của bạn có cách dễ dàng hơn. Các bookmark sites thông dụng là: Del.icio.us, BlinkList, StumbleUpon.com, và Furl. Bạn lưu ý rằng khi ghi vào phần Tag, nhớ ghi những Tag thông dụng và phổ biến.

4/ Đăng trang web của bạn trên những blog phổ biến (nhớ kèm theo link) Bạn tìm khoảng 5 trang blog phổ biến, và có những bài viết vừa mới viết,thường xuyên . Bạn cố gắng vào đó comment, xây dựng câu truyện và kèm theo link đến trang web của bạn.

5/ Tạo, đưa lên và ping XML Sitemap : Bạn có thể tạo 1 trang xml free ( xem hướng dẫn làm sitemap cho website ) sau đó bạn đưa trang này lên website của bạn sau đó thì ping nó với google bằng link sau: http://google.com/webmasters/sitemaps/ping?sitemap=XXXX (đổi XXX thành link Sitemap trang web của bạn) Sau đó bạn tạo tài khoản Google Webmaster Central, và đưa lên Google XML Sitemap. Một số mã nguồn mở thường có plugin hoặc component để tự tạo google sitemap tự cập nhật cho website như xmap của joomla và google sitemap generator của wordpress...

6/ Cài đặt Google Analytics Cài đặt Google Analytics lên site của bạn và bạn nhớ là xác nhận lại thông tin của GA nha cho phù hợp với site của bạn.

7/ Tạo 1 số quảng cáo của Google Tạo tài khoản Google Adwords và add 1 số quảng cáo vào site của bạn. Bạn cứ add thậm chí chỉ là domain hay tên công ty thôi, không cần quan tâm nhiều đến keyword. Bởi vì khi add thì chắc chắn google sẽ phải ghé thăm site của bạn. Chỉ cần tốn 1 ít tiền thì site của bạn đã có rất nhiều lợi ít.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 71

Với việc bạn làm theo các bước này bạn sẽ thấy rằng site của bạn sẽ rất nhanh chóng được phổ biến rộng rải. Mình không chắc chắn trong 24h bạn sẽ thành công, nhưng điều đó là có thể. Cách làm này chắc chắn sẽ rút ngắn thời gian index site từ vài tuần xuống chỉ còn vài ngày.

5.8.5 Để Google index các videos của bạn? Cách đơn giản và hữu hiệu nhất để Google chú ý tới các videos trên website là tạo ra và maintain Video Sitemap. Video Sitemap sẽ cung cấp cho Google những thông tin thiết yếu về videos của bạn, bao gồm cả URL của trang để có thể tìm thấy videos, titles của videos, keywords, hình ảnh thumbnail, độ dài và những thông tin khác. Sitemaps cũng cho phép xác định khoảng thời gian mỗi video có hiệu lực. điều này vô cùng quan trọng đối với những nội dung có khoảng thời gian xem nhất định. Khi chúng hết hiệu lực, chúng ta có thể gỡ chúng xuống.

Một khi Sitemap được tạo, bạn có thể đang ký URL của Sitemap file ở Google Webmaster Tools hoặc qua file robots.txt của bạn.

Khi một video được index, nó sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của web mà chúng ta gọi là Video Onebox (một dạng videos có liên quan tới những chủ đề được tìm kiếm) và trong kết quả tìm kiếm videos, Google Video. Kết quả tìm kiếm video sẽ ngay lập tức được xác định bởi hình ảnh, độ dài và miêu tả.

Sau đây là một ví dụ cho kết quả tìm kiếm Video từ CNN.com từ Google.

Chúng tôi khuyến khích việc đăng ký Video Sitemaps và luôn cập nhật những thông tin mới nhất. Hãy vào Video Sitemap được cập nhật gần đây nhất của chúng tôi (Help Center) và tận dụng diễn đàn hỗ trợ Sitemap. Nếu như bạn đăng ký file Video Sitemap qua Webmaster Tools và bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm hay những khó khăn của bạn tại đây

5.8.6 Các cách ngăn không cho google index một số trang trên website

Đôi khi mọi webmaster cố gắng tìm mọi cách đề webstie của họ được index nhanh nhất và nhiều nhất. Nhưng cũng có nhiều khi họ lại không muốn Google và các search engine index một số trang trong website của họ. Vậy trong trường hợp này có cách nào để ngăn chặn không cho Google để mắt đến hay không ? Câu trả lời là có, rất nhiều là đằng khác.

Ở bài viết này mình sẽ đề cử 3 trong số rất nhiều cách ngăn chặn Google bot crwaling webite của bạn. Tất nhiên đây là nhưng cách đã được sử dụng thành công & hoàn toàn tuân thủ đúng các quy định của Google dành cho webmaster.

1. Sử dụng tài khoản:

Cách hữu hiệu nhất là sử dụng tài khoản bao gồm username & password để khóa phần không muốn “bị” index lại. Tất nhiên ở đây hơi phức tạp khi phải sử dụng hay cấu hình lại hệ thống, nhưng thât sự đây là cách hiệu quả nhất có thể sử dụng.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 72

2. Sử dụng nofollow meta header tag:

Cách thứ 2 cũng hiểu quả không kém so với cách sử dụng tại khoản đề khóa phần không muốn index lại. Đó là sử dụng Nofollow Meta Header tag, việc này cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần soạn danh sách các trang không muốn được index và gáng vào mỗi trang thêm 1 thẻ meta nữa là meta=nofollow, vậy là song. Việc làm này sẽ giúp Google bỏ qua những trang này khi bắt đầu crawl webstie của bạn.

Tuy nhiên việc này cũng có thể không đem đến hiệu quả như móng muốn trong trường hợp bán sở hữu quá nhiều trang mà không muốn Google index bất cứ trang nào, việc đó vừa gây khó khắn trong việc viết bài vừa đem đến cho Google sự nghi ngại không đáng có. Thực ra bản chất của Google bot rất muốn được index thông tin trên các website, để góp phần nâng cao chất lượng của kết quả tìm kiếm cũng như khẳng định giá trị của Google, vì thế nên mới có việc nhiều ngày gần đây các bác làm báo bên Mĩ đòi Google trả tiền mới cho index thông tin là vậy.

3. Sử dụng nofollow tag:

Cách thứ 3 là cách đơn giản và có lẽ phổ biến nhất hiện nay, đó là sử dụng nofolow tag ngay tại đường link dẫn đến trang thông tin. Cách làm thì chắc không phải nói nhiều các bạn cũng biết chỉ cần thêm rel=nofollow. Nhưng cần hiểu rõ bản chất của vấn đề 1 chút đề cho dễ làm việc. Phương pháp hoạt động của Google index thông tin thông qua các đường link tồn tại trên các website, vì vậy khi mà một đường link nào đó dẫn đến các trang chứa thông tin được khóa trước ngay từ đầu bằng thẻ rel=nofollow thì Google Bot sẽ tự động không index những trang này. Xin nhắc lài là không index, chứ thực ra thì Google cũng có nghía qua trang web cảu bạn rồi. Thẻ rel=nofolow ở đây được xem như một khung của bằng gương, Google sẽ vẫn xem qua website của bạn thông qua tâm gương ấy, nhưng nó sẽ không index website của bạn.

Trên là 3 cách theo đánh giá của mình là hiệu quả nhất, chắc chắn sẽ có nhiều cách khác tốt & đơn gian hơn. Nếu bạn biết một trong số đó, hãy cũng chia sẽ nhé.

5.9 Tính khả dụng và thứ hạng trên máy tìm kiếm

Tính khả dụng (usability) và thứ hạng của trang Web trên máy tìm kiếm. Cách tối ưu, quảng bá trang Web.

Liệu các máy tìm kiếm, công vụ tìm kiếm có để ý đến tính khả dụng (usability) của trang Web ? Có sự khác biệt nào giữa một trang dễ dàng duyệt với các trang khác không ? Bài viết này sẽ đề cập tới tính khả dụng và thứ hạng của trang Web trên máy tìm kiếm. Một bằng sáng chế của Yahoo đã chỉ ra rằng các máy tìm kiếm có tính đến khía cạnh thiết kế của trang Web.Tài liệu này chứa rất nhiều chỉ số mà máy tìm kiếm sẽ dùng đến để xác định tính khả dụng của trang Web.

Tính khả dụng nào quan trọng với máy tìm kiếm

Bằng sáng chế nói trên có trích một đoạn ngắn giải thích tại sao máy tìm kiếm lại tính đến tính khả dụng của trang Web :

Việc tạo một trang Web dễ dàng và thoải mái khi sử dụng là rất quan trọng, điều này đặc biệt quan trọng hơn đối với những trang Web muốn kiếm tiền.[...]

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 73

Nếu một trang nào đó không dễ dàng và thoải mái khi duyệt, thì khả năng kiếm tiền từ trang này sẽ bị triệt tiêu rất nhiều. Một trong những chỉ số qui ước trang Web có dễ dàng và thoải mái hay không khi sử dụng được gọi là “tính hỗn loạn” (clutter)

Trang Web với tính khả dụng tốt thường là những trang có tỉ lệ khoán chuyển1 cao hơn các trang “hỗn loạn”. Ngoài ra các trang có tính khả dụng cao thì thường có chất lượng cao hơn các trang khác và các máy tìm kiếm sẽ cố gắng hiển thị các trang có tính khả dụng cao trong trang kết của tìm kiếm.

Các nhân tố máy tìm kiếm xác định tính hỗn loạn

Bằng sáng chế của Yahoo cung cấp danh sách của 51 nhân tố trong trang Web cho phép phân tích để định ra tính “hỗn loạn” của một trang Web :

1. Tổng số liên kết 2. Tổng số từ 3. Tổng số hình ảnh (không phải hình ảnh quảng cáo) 4. Vùng hình ảnh hiện thị trên màn hình (không phải hình ảnh quảng cáo) 5. Kích cỡ trang 6. Diện tích trang (tổng) 7. Chiều dài trang 8. Tổng số bảng 9. Số bảng cột tối đa (của từng bảng) 10. Số bảng dòng tối đa (của từng bảng) 11. Tổng số cột 12. Tổng số dòng 13. Tổng số ô 14. Trung bình khoảng cách ngoài (từng bảng) 15. Trung bình khoảng cách trong (từng bảng) 16. Kích cỡ phần quan sát được trên màn hình 17. Vùng quan sát được trên màn hình 18. Vị trí trung tâm của trọng tâm so với giữa trang 19. Tổng số kích cỡ font dùng cho liên kết 20. Tổng số kích cỡ font dùng cho tiêu đề 21. Tổng số kích cỡ font dùng cho phần văn bản 22. Tổng số kích cỡ font 23. Dàn trang đẹp 24. Tổng số mã màu (trừ quảng cáo) 25. Căn lề các thành phần của trang 26. Đọ sáng của trang 27. Chiều ngang cố định và tương đối của trang 28. Trọng lượng trang (thời gian tải trang) 29. Tổng số quảng cáo 30. Diện tích tổng của các quảng cáo 31. Diện tích của từng quảng cáo đơn 32. Diện tích của quảng cáo kích thước lớn nhất trước tầm quan sát 33. Diện tích quảng cáo lớn nhất 34. Tông diện tích các quảng cáo lớn nhất nằm trên tầm quan sát trang 35. Khoảng cách từ quảng cáo tới nội dung trang 36. Tổng số quảng cáo bên ngoài nằm trên tầm nhìn của trang 37. Tổng số quảng cáo bên ngoài nằm dưới tầm nhìn của trang 38. Tổng số quảng cáo bên ngoài 39. Tổng số quảng cáo bên trong nằm trên tầm nhìn của trang

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 74

40. Tổng số quảng cáo bên trong nằm dưới tầm nhìn của trang 41. Tổng số quảng cáo bên trong 42. Tổng số liên kết quảng cáo tài trợ nằm trên tầm quan sát 43. Tổng số liên kết quảng cáo tài trợ nằm dưới tầm quan sát 44. Tổng số liên kết quảng cáo tài trợ 45. Tổng số hình ảnh quảng cáo nằm trên tầm quan sát 46. Tổng số hình ảnh quảng cáo nằm dưới tầm quan sát 47. Tổng số hình ảnh quảng cáo 48. Tổng số quảng cáo dạng chữ nằm trên tầm quan sát 49. Tổng số quảng cáo dạng chữ nằm dưới tầm quan sát 50. Tổng số quảng cáo dạng chữ 51. Vị trí quảng cáo trên trang

Theo bằng sáng chế này thì Yahoo sẽ tính đến sự có mặt của các hình động và các ảnh flash quảng cáo cũng như độ sáng trung bình của các quảng cáo này.

Tối ưu trang Web của bạn

Một trang Web với tính khả dụng cao sẽ cải thiện đáng kể tỉ lệ khoán chuyển trên trang. Nếu trang Web của bạn có rất nhiều khách ghé thăm nhưng lại chỉ bán được rất ít hay rất ít tác vụ mong muốn được thực thi thì bạn chắc chắn là trang Web đó rất “hỗn loạn” và bạn phải cải thiện tính khả dụng trang Web đó.

Google cũng đã có một bằng sáng chế tương tự với cái tên “phát hiện và loại bỏ các tài liệu gây phiền hà”. Qua đó, các trang Web được thiết kế tốt sẽ được đánh giá cao hơn và đương nhiên là có thứ hạng cao hơn.

Bởi vậy mã nguồn HTML trang web của bạn phải gây được ấn tượng tốt cho các công cụ tìm kiếm. Nếu chúng không thấy nội dung hợp lý thì những trang này không thể có thứ hạng cao trên các máy tìm kiếm.

5.10 Robots.txt & Googlebot - Allow & Disallow

Khả năng tìm kiếm của các spider là rất lơn, chúng có thể lùng xục khắp nơi trên website của bạn. Với bài viết này chúng ta sẻ cũng tìm hiểm cách thức sử dụng file robots.txt để quy định các spider, đặc biệt là googlebot.

Bạn tạo 1 file robots.txt vào đặt vào thư mục root của trang web

Các User Agent của Google

Google có vài user-agent chính. Bạn có thể ngăn chúng bằng cách thêm tên của bọ tìm kiếm tương ứng và trong dòng User-agent tương ứng trong bảng ghi robots.txt. Nếu bạn chặn Googlebot thì có nghĩa là bạn chặn tất cả các bọ tìm kiếm với từ khóa “Googlebot”.

Googlebot: Đánh chỉ số từ các chỉ mục cũ và mới của Google.

Googlebot-Mobile: Đánh chỉ số cho các thiết bị cầm tay hoặc di động.

Googlebot-Image: Đánh chỉ số các tệp tin ảnh.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 75

Mediapartners-Google: Xuất hiện trong các trang dăng quảng cáo của Google Adsense.

Adsbot-Google: Đánh chỉ số các trang được nhà quảng cáo sử dụng giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ thông qua Google Adwords. Nó cho phép đánh giá chất lượng của trang dùng dịch vụ Adwords. Chặn Googlebot

Để chặn toàn bộ Googlebot thì bạn thêm cú pháp sau vào file robots loại trừ :

User-agent: Googlebot Disallow: / Cho phép Googlebot

Trong trường hợp bạn muốn chặn tất cả các bọ tìm kiếm khác trừ một robot, Googlebot chẳng hạn, thì bạn có thể sử dụng cú pháp sau. Tuy nhiên nếu bạn không muốn trang liên quan biến mất khỏi kết quả tìm kiếm của các máy tìm kiếm như Yahoo, MSN Live hay Ask thì bạn không nên làm như thế.

User-agent: * Disallow: / User-agent: Googlebot Disallow: Cho phép mở rộng

Google hỗ trợ cú pháp mở rộng “Allow” trong tệp tin robots.txt. Có nhiều máy tìm kiếm không hỗ trợ phần mở rộng này, vì thế bạn nên tham khảo kỹ. Dòng lệnh “Allow” hoạt động cũng giống như “Disallow” chỉ khác là nó liệt kê các thư mục hay trang bạn cho phép đánh chỉ số.

Bạn có thể sử dụng đồng thời “Allow” và “Disallow” cùng nhau. Chẳng hạn để cấm tất cả các trang trong một thư mục “seotips” chẳng hạn, trừ tệp tin “toi-uu-hoa.html”, bạn hãy làm như sau :

User-agent: Googlebot Disallow: /seotips/ Allow: /seotips/toi-uu-hoa.html

Còn trong trường hợp bạn muốn chặn Googlebot và sau đó lại vẫn muốn cho các bot khác của Google (Googlebot-Mobile) chẳng hạn, bạn có thể sử dụng lệnh Allow như sau :

User-agent: Googlebot Disallow: / User-agent: Googlebot-Mobile Allow: / Sử dụng mẫu tổ hợp

Đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn không muốn phải liệt kê tất cả các trang mà bạn muốn chặn. Đây là phần đuôi mở rộng mà GoogleBot hỗ trợ. Chú ý là các máy tìm kiếm khác chưa chắc đã hỗ trợ tính năng này.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 76

Mẫu tổ hợp chuỗi các ký tự sử dụng dấu sao (*)

Bạn có thể sử dụng dấu sao (*) để liệt kê tổ hợp chuỗi các lkys tự. Ví dụ bạn có thể chặn một loạt các thư mục con bắt đầu bằng chữ wp (ví dụ wp-admin, wp-content cho blog WordPress) như sau :

User-agent: Googlebot Disallow: /wp*/

Để chặn tất cả đường dẫn URL mà chứa ký tự (?) chứa tham biến (trong ngôn ngữ PHP), bạn hãy làm như sau :

User-agent: * Disallow: /*? Kiểm tra phần kết của chuỗi ký tự URL bằng $

Bạn cũng có thể sử dụng dấu dollard ($) để liệt kê các URL có phần kết tương ứng. Ví dụ để chặn tất cả các đường dẫn URL kết thúc với pdf (phiên bản pdf trên website để tránh trùng nội dung chẳng hạn) :

User-agent: Googlebot Disallow: /*.pdf$

Bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp kết này với lệnh Allow. Ví dụ nếu như có dấu hỏi ? tương ứng với một session ID, bạn có thể loại trừ chúng để tránh cho GoogleBot phải đánh chỉ số một nội dung trùng lặp. Thế nhưng các URLs kết thúc bởi dấu hỏi ? lại là một phiên bản trang mà bạn muốn thêm vào. Trong trường hợp này, hãy đặt tệp tin robots.txt của bạn như sau :

User-agent: * Allow: /*?$ Disallow: /*?

Dòng lệnh Disallow:/ *? sẽ chặn tất cả các URL có chứa ký tự ? (Cụ thể là nó sẽ chặn tất cả các URL bắt đầu bằng tên miền, tiếp theo các ký tự, tiếp theo là dấu hỏi ?, tiếp theo bởi bất kể ký tự nào khác)

Dòng lệnh Allow: /*?$ sẽ cho phép bất kể đường dẫn nào kết thúc bởi dấu hỏi ? (Cụ thể là với bất kể URL nào bắt đầu bằng tên miên, theo bởi chuỗi ký tự, theo tiêp bởi dấu hỏi ?, không có ký tự nào nằm sau dấu hỏi này).

5.11 Sử dụng nhiều keyword ở các trang hơn là tập trung keyword ở trang chủ

việc các bạn ra sức làm SEO, cố gắng nhồi nhét càng nhiều keyword càng tốt vào trang chủ của website bạn đang là một thực tế thường thấy ở Việt Nam. Một số webmaster chỉ chú trọng làm SEO cho 1 trang duy nhất mà quên rằng, chính những phần content, những trang nhỏ trong website mới chính là nguồn thu về traffic chủ yếu cho webite của bạn. Nhưng việc làm này chỉ có tác dụng đẩy bạn vào 1 cuộc chiếc không cân sức với những ông lớn trong lĩnh vưc của bạn, một cuộc cạnh tranh mà bạn khó có khả năng chiến thắng.

Tài liệu SEO căn bản Phạm Duy Anh

[email protected] Page 77

Hãy cố gắng chia đều sức mạng quảng bá của website, để những trang con trong website gánh bớt 1 phần trách nhiệm về traffic cho website của bạn. Sức mạnh phải được kết hợp từ tông thể website chứ không phải tập trung hết cả và home page. Trang chủ là trang đầu tiên của direct traffic nhưng nó không phải là trang đâu tiên của referring traffic và search engine traffic.

tham khảo trên trang làm SEO thì ở 2 bài viết khác nhau thì description và keywords khác nhau và liên quan đến bài viết đó