36

Bcvtvn q2 2015

Embed Size (px)

Citation preview

MỤC LỤC

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THế GIớI

cHƯơNG ITìNH HìNH kINH Tế 6 THáNG đầu NăM 2015

cHƯơNG II

cHƯơNG III

3

10

54

Chịu trách nhiệm nội dung: BÙI QUỐC VIỆTThư ký:

VŨ THANH THỦYNhững người thực hiện:

TRẦN MẠNH ĐẠTNGUYỄN THÚY HẰNGLÊ THỊ HƯỜNGNGUYỄN THỊ HỒNG VÂNThiết kế:QN

Điện thoại liên hệ: 04.37741551Email: [email protected]

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng doanh thu ngành viễn thông của Việt Nam (bao gồm cả dịch vụ thoại, sms, internet, dịch vụ GTGT khác liên quan) trong 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt gần 178.000 tỉ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là một dấu hiệu tốt bởi năm 2013 doanh thu viễn thông của Việt Nam đã bị giảm cả tỉ đô la so với năm trước đó. Trong gần 178.000 tỉ đồng doanh thu viễn thông thì mảng Internet ước tính đạt doanh thu 10.500 tỉ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Với việc chỉ chiếm khoảng 18% thị phần thuê bao di động, thấp hơn mức 30% theo quy định của Luật Cạnh tranh nên VinaPhone và MobiFone đã chính thức ra khỏi danh mục doanh nghiệp có thị phần khống chế dịch vụ thông tin di động từ tháng giữa tháng 6. Mặc dù thương hiệu của hai mạng có phần bị giảm sút song đây lại là điều kiện giúp hai nhà mạng này thuận lợi hơn trong việc ban hành các gói cước, các chính sách khuyến mại để thu hút thuê bao, nhanh chóng vượt qua những thách thức mà tái cấu trúc mang lại.

Sự biến động này có lẽ đã thúc đẩy cuộc đua tranh của các nhà mạng bắt đầu sớm hơn so với mọi năm. Hàng loạt gói cước mới với nhiều ưu đãi hơn đã được tung ra thị trường ngay từ cuối tháng 5 để tranh thủ thu hút thuê bao mới, phấn đấu đạt mục tiêu doanh thu đặt ra. Ngoài ganh đua về các gói cước giá rẻ, Viettel còn đang khơi mào một cuộc đua mới về chính sách khuyến mại thẻ nạp. Bằng việc cho phép tiền khuyến mại thẻ nạp có thể gọi được cả nội mạng và ngoại mạng, Viettel đã tạo ra ưu thế riêng cho mình để ganh đua với chính sách khuyến mại nhiều lần/tháng của VinaPhone, hay chính sách ưu đãi lớn cho thuê bao thanh toán trực tuyến của MobiFone.

Sự xuất hiện của smartphone được coi là vị cứu tinh của các nhà mạng khi nó giúp tạo ra một lượng doanh thu lớn từ dịch vụ dữ liệu, bù lại phần sụt giảm doanh thu từ thoại và SMS. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác nó cũng khiến cho công tác chăm sóc khách hàng phức tạp hơn, tốn nhiều công sức và chi phí hơn. Chính vì vậy nhiều nhà mạng trên thế giới đã phát triển các ứng dụng tự chăm sóc khách hàng cài đặt trên thiết bị di động để đơn giản hoá công tác chăm sóc khách hàng và đem lại nhiều giá trị gia tăng khác. Các nhà mạng trong nước cũng nhận biết được lợi ích từ các ứng dụng này và bắt đầu triển khai. Tuy nhiên mức độ triển khai cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Mặc dù lượng thuê bao 2G có xu hướng ngày càng giảm song cho tới nay vẫn chiếm tới hơn ¾ tổng số thuê bao di động trong nước và chiếm thị phần doanh thu tương đối lớn. Chính vì vậy, mặc dù không ít nhà mạng trong khu vực và trên thế giới đã lên kế hoạch ngừng hoạt động mạng 2G trong vài năm tới đây song các nhà mạng đều cho biết chưa tính tới vấn đề này. Phải từ 5-10 năm nữa Việt Nam mới bắt đầu xem xét việc ngừng các mạng di động thế hệ trước, có thể 2G trước song cũng có thể sẽ ngừng 3G trước.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng doanh thu ngành viễn thông của Việt Nam (bao gồm cả dịch vụ thoại, sms, internet, dịch vụ GTGT khác liên quan) trong 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt gần 178.000 tỉ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là một dấu hiệu tốt bởi năm 2013 doanh thu viễn thông của Việt Nam đã bị giảm cả tỉ đô la so với năm trước đó. Trong gần 178.000 tỉ đồng doanh thu viễn thông thì mảng Internet ước tính đạt doanh thu 10.500 tỉ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 5

TÌNH HÌNH KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM

2015

CHƯƠNG I

KINH TẾ VIỆT NAM - DẤU HIỆU KHỞI SẮC ĐÃ RÕ RÀNG

Kinh tế 6 tháng đầu năm 2015 phục hồi vững chắcBức tranh kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm được đánh giá khá tích cực, với nhiều chỉ số

tăng trưởng đạt và vượt chỉ tiêu. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ, trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.

Tăng trưởng GDP đạt 6,28%, cao nhất trong 5 năm qua Thông tin từ số liệu của Tổng cục thống kê, GDP 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng

6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Đây được xem là mức tăng cao hơn cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

Trong mức tăng 6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, khu vực dịch vụ tăng 5,90%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao nhất với

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/20156 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 7

8,07% so với cùng kỳ năm 2014, ngành nông nghiệp tăng thấp ở mức 1,90%, ngành thủy sản tăng 3,30%.

Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,53% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm trước trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với 9,95%, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung; ngành khai khoáng tăng cao ở mức 8,18% (cùng kỳ năm trước giảm 1,13%). Ngành xây dựng tăng 6,60%, cao hơn mức tăng 6,11% của cùng kỳ năm 2014.

Bên cạnh đó khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như: Bán buôn và bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 5,2%Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2015 tăng 0.35% so

với tháng trước; tăng 1% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,55% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân sáu tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,86%. CPI 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 lại đây: Bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,1%; Sau 6 tháng CPI tăng 0,55% so với cuối năm 2014, như vậy, nếu không có những đột biến trong 6 tháng cuối năm, CPI năm 2015 sẽ đạt được mục tiêu đề ra của Quốc hội.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cho biết, các yếu tố khác “kéo chân” CPI như: giá các mặt hàng lương thực giảm do nguồn cung dồi dào; giá gas trong nước điều chỉnh giảm vào ngày 1/6 làm chỉ số giá gas giảm 2,27% so với tháng trước đó; giá dầu hỏa trong nước được điều chỉnh giảm vào ngày 21/5 và 4/6/2015.

CPI 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 trở lại đây. “Bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,1%. Sau 6 tháng CPI tăng 0,55% so với cuối năm 2014. Như vậy, nếu không có những đột biến trong 6 tháng cuối năm, CPI năm 2015 sẽ đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra. Khi CPI được giữ ở mức ổn định, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chỉnh sách tiền tệ, các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng, mở rộng sản xuất, giảm giá thành, kích thích nhu cầu tiêu dùng. Giá tăng trong thời gian vừa qua là dấu hiệu tốt, kích thích doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung, mức tăng đã đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, không ảnh hưởng nhiều tới tăng trưởng GDP.

Còn nhiều thách thức phải đối mặtTăng trưởng kinh tế như đã phân tích ở trên tiếp tục duy trì đà phục hồi, tuy nhiên vẫn

còn tồn tại một số khó khăn như tình trạng nhập siêu, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn và thu NSNN tăng chậm.

Cụ thể, sau 6 tháng, nhập siêu ước tính 3,75 tỷ USD, tương đương 4,8% kim ngạch xuất khẩu; trong đó, khu vực FDI xuất siêu 6,07 tỷ USD, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 9,83 tỷ USD. Nhập siêu tăng do cả xuất khẩu tăng chậm và nhập khẩu

tăng nhanh.

Theo phân tích của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tốc độ tăng xuất khẩu của 5 tháng đầu năm 2015 chưa bằng một nửa cùng kỳ 2014 (7,3% so với 15,4%). Kim ngạch xuất khẩu của nhóm các mặt hàng thống kê cả về giá trị và lượng đã giảm 0,22% so với cùng kỳ 2014, chủ yếu do yếu tố giá khi giá xuất khẩu bình quân của các mặt hàng trên đã giảm 1,3%.

Trong khi đó, tốc độ tăng nhập khẩu 5 tháng/2015 lại cao gấp rưỡi so với cùng kỳ 2014 (15,8% so với 9,6%).

Nhập khẩu tăng chủ yếu do tăng nhập các mặt hàng phục vụ sản xuất như: điện tử, máy tính, linh kiện tăng 36,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện khác tăng 35,9%; sản phẩm chất dẻo tăng 21,5%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 12,8%. Điều này cho thấy nhập siêu tăng vừa do giá hàng hóa thế giới giảm vừa do cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất.

Trong khi đó, tăng trưởng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng chậm lại. GDP của khu vực này trong 6 tháng đầu năm 2015 chỉ tăng 2,16%, thấp hơn mức 2,96% của cùng kỳ năm 2014.

Nhập siêu cùng với xu hướng rút vốn khỏi các nền kinh tế đang phát triển sẽ đòi hỏi nỗ lực hơn để đạt mục tiêu ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm 2015 cũng như trong năm

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/20158 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 9

2016. WB dự báo tỷ lệ vốn đầu tư (trực tiếp và gián tiếp)/GDP vào các nước đang phát triển sẽ giảm từ 5,4% năm 2014 xuống còn 5,1% và 5% tương ứng trong năm 2015 và 2016.

Thu NSNN tăng chậm hơn cùng kỳ 2014. Lũy kế đến ngày 15/06 tổng thu NSNN tăng 7,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2014 tăng 16,2%). Nguyên nhân khiến thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng chậm là do: Thu từ dầu thô lũy kế 15/06 chỉ đạt 35% dự toán, giảm 32,5% so với cùng kỳ; do giá dầu thanh toán bình quân vẫn ở mức thấp ; Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ tăng 4,1% so với cùng kỳ 2014 (cùng kỳ 2014 tăng 29,6%); do kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng có thuế suất cao tăng chậm so với cùng kỳ 2014.

Bên cạnh đó, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ gặp khó khăn. Tính đến 17/6, phát hành trái phiếu KBNN chỉ đạt 71.950 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2014; mới hoàn thành 20% kế hoạch quý 2 và chưa đạt được 1/3 kế hoạch cả năm 2015. Lợi suất TPCP có xu hướng tăng kể từ tháng 3/2015.

Dự báo tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm sẽ “khá hơn”Trong một báo cáo vừa công bố, Ngân hàng ANZ nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt

Nam trong thời gian còn lại của năm sẽ tích cực hơn và lạm phát sẽ còn giảm.

Hai chuyên gia thực hiện bản báo cáo là Hai Pham và Aninda Mitra kỳ vọng vào “mức tăng trưởng khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm nhờ vào những tác động tích cực của chính sách cắt giảm lãi suất trong 6 tháng đầu năm”. Tuy nhiên, các chuyên gia này duy trì mức dự báo tăng trưởng cả năm của kinh tế Việt Nam ở mức 5,5%, không thay đổi so với dự báo đưa ra lần trước.

Trong quý 2 vừa qua, GDP của Việt Nam tăng 4,7%, so với mức tăng 4,1% đạt được trong quý 1.

Theo báo cáo, sự trì trệ trong tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam đã cho thấy sự phục hồi tín dụng chậm hơn dự đoán. “Hồi phục tín dụng chậm đã và đang gây ra những áp lực cản trở hết sức đáng kể đối với những hoạt động nòng cốt của khối ngành này”, báo cáo viết.

ANZ cho rằng, những đợt cắt giảm lãi suất triệt để trong quý 2 đã không thể đưa đến mức tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ do nợ xấu đã kìm hãm khả năng cho vay của các ngân hàng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước đưa ra hồi tháng 6, nợ xấu hiện đang ở mức 8,6% tổng dư nợ. Tăng trưởng tín dụng tính đến tháng 6 chỉ đạt 0,8% so với tháng 12 năm ngoái, 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 7,4% trong quý 1.

Tuy nhiên, theo dự báo của ANZ, tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh trong 6 tháng cuối năm nhờ tác động từ các đợt cắt giảm lãi suất vừa qua và yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về việc các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện hành. Mặt khác, Chính phủ cũng có định hướng sẽ tăng mức tín dụng trong 6 tháng cuối năm thêm khoảng 8-10%.

Báo cáo cho rằng, sau khi đã giảm 500 điểm phần trăm lãi suất trong 6 tháng đầu năm,

Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong tương lai gần do những rủi ro suy giảm tăng trưởng GDP còn tồn tại.

Trong nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng, Chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ tăng chi tiêu công trong thời gian tới. Theo số liệu mà ANZ đưa ra trong báo cáo, mức đầu tư công sẽ tăng lên 22,9 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm, từ mức dưới 15 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. “Kế hoạch này rất có thể sẽ làm gia tăng mức thâm hụt ngân sách năm 2012 từ mức 4,8% GDP của năm 2011 lên mức trên 5,0%”, báo cáo nhận định.

Đối với cán cân thương mại, ANZ cho rằng, cán cân thương mại thặng dư của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đã đóng góp một phần quan trọng vào tình hình cán cân thanh toán nói chung cũng như sự ổn định tỷ giá tiền đồng. Theo dự kiến của Chính phủ, thặng dư cán cân thanh toán trong 6 tháng đầu năm đạt mức 7,5 tỷ USD.

Trong quý 2, Việt Nam thâm hụt thương mại 163 triệu USD, so với mức thặng dư 317 triệu USD trong quý 1. Đây là lần đầu tiên trong 10 năm, Việt Nam đạt thặng dư thương mại trong 6 tháng đầu năm.

Các chuyên gia của ANZ dự báo, cán cân thương mại của Việt Nam sẽ thâm hụt trở lại trong 6 tháng cuối năm, khi mà các gói hỗ trợ của Chính phủ khuyến khích nhu cầu nội địa, kéo theo sự gia tăng của nhập khẩu. Tuy nhiên, với lạm phát giảm, ngân hàng này dự báo, tiền đồng của Việt Nam sẽ chỉ đối diện với mức giảm giá rất nhẹ trong thời gian còn lại của năm.

Cụ thể, theo ANZ, tính đến cuối năm nay, tỷ giá USD/VND sẽ xấp xỉ 21.500 đồng, tương đương mức giảm giá 2% của tiền đồng cho cả năm 2012.

Về lạm phát, ANZ nhận định, áp lực giá cả từ nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam đang giảm dần. Ngân hàng này dự báo, lạm phát sẽ còn giảm sâu trong quý 3, chạm đáy trong quý 4 và sẽ ở mức 6-7% vào cuối năm nay. “Một kỳ vọng khác là tỷ lệ lạm phát sẽ dừng ở mức 1 chữ số trong năm 2013, giả như giá cả hàng hóa toàn cầu và những sai lầm nguy hiểm trong chính sách tài khóa không xảy ra”, báo cáo nhận định.

Về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới, ANZ tỏ ra khá thận trọng. Báo cáo nêu rõ, trong quý 2 vừa qua, lượng vốn ròng mà khối ngoại rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam là 61,2 triệu USD, so với mức đầu tư ròng 34,5 triệu USD trong quý 1. “Chỉ số VN-Index đã giảm sâu từ tháng 4 do những triển vọng tăng trưởng kinh tế hết sức hạn chế. Với tình hình tăng trưởng toàn cầu đang trên đà suy giảm, chúng tôi không kỳ vọng vào những mức tăng đáng kể trong dòng vốn đầu tư vào Việt Nam theo danh mục trong năm nay”, báo cáo có đoạn viết.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 11

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG

VIỆT NAM

CHƯƠNG II

I. THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG

1. VinaPhone và MobiFone chính thức rời khỏi nhóm DN thống lĩnh thị trường dịch vụ di động

Theo quy định của Luật cạnh tranh, một DN được coi là có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan nếu có thị phần từ 30% trở lên hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Một nhóm hai DN được coi là có vị trí thống lĩnh thị trên thị trường liên quan nếu có tổng thị phần từ 50% trở lên. Không còn đáp ứng được một trong hai tiêu chí này, VinaPhone và MobiFone đã chính thức rời khỏi nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường di động. Đây được coi là một điều kiện thuận lợi giúp hai nhà mạng vượt qua giai đoạn tái cấu trúc nhiều thách thức phía trước.

VinaPhone và MobiFone ra khỏi DN có vị trí thống lĩnh thị trường dịch vụ di động

Từ vài năm nay, thị phần của VinaPhone đã ở mức trên dưới 20%, thấp hơn so với tiêu chuẩn đặt ra của luật cạnh tranh. Tuy nhiên VinaPhone và MobiFone vẫn được xem xét theo tiêu chí nhóm 2 DN (vì cùng nằm trong VNPT) nên vẫn đáp ứng tiêu chí đặt ra. Tháng 6/2014, MobiFone chính thức tách ra khỏi VNPT và kể từ thời điểm này, hai nhà mạng được xem xét với tư cách là hai DN riêng rẽ.

Ngay từ đầu tháng 1/2015, Bộ TT&TT đã yêu cầu các nhà mạng báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014. Căn cứ vào số liệu báo cáo của DN, Bộ đã phân tích, đánh giá thị trường, đối chiếu thị phần doanh thu với quy định xác định DN, nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường theo các quy định của Luật cạnh tranh. Trên cơ sở đó, ngày 1/4/2015, Bộ TT&TT ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi một số quy định của Thông tư số 18/2012/TT-BTTTT ngày 15/11/2012 của Bộ trưởng Bộ TT&TT danh mục DN viễn thông, nhóm DN viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng. Nội dung điều chỉnh của thông tư này chính là danh mục DN có vị trí thống lĩnh thị trường dịch vụ di động (bao gồm cả thoại, SMS và truy nhập internet trên di động) chỉ còn Viettel thay vì có cả MobiFone và VinaPhone như trước đó.

Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị Giao ban Quản lý nhà nước tháng 5/2015 vừa qua, Viettel hiện đang nắm giữ khoảng 52,2% thị phần thuê bao di động. Cả VinaPhone và MobiFone đều chỉ nắm giữ khoảng trên dưới 18%, đều thấp hơn nhiều so với mức 30%. Với kết quả này, ngày 15/6/2015, Bộ TT&TT đã chính thức ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BTTTT hiện thực hoá dự thảo đưa ra trước đó, danh mục DN có vị trí thống lĩnh thị trường đối với dịch vụ thông tin di động chính thức chỉ còn Viettel. Thông tư này chính thức có hiệu lực tại thời điểm ban hành.

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201512 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 13

Biểu đồ 2.1: Thị phần thuê bao di động tính tới hết tháng 5/2015

Nguồn MICThông tin VinaPhone ra khỏi danh mục này không bất ngờ bởi ngay từ đầu năm, trong

hội nghị triển khai kế hoạch 2015 của VNPT Bộ TT&TT đã xem xét tới khả năng này. Tuy nhiên, việc MobiFone cũng được đưa ra khỏi danh mục khá bất ngờ. Kết quả thị phần thuê bao di động của tính tới hết tháng 12/2014, MobiFone vẫn chiếm tới 30,7% thị phần thuê bao di động cả nước.

Linh hoạt hơn trong việc về ban hành các gói cước và chính sách khuyến mại

Không còn nằm trong danh sách các nhà mạng có vị trí thống lĩnh trên thị trường di động phần nào đó cũng khiến thương hiệu của VinaPhone và MobiFone bị giảm sút. Tuy nhiên, nhìn theo hướng cạnh tranh thì VinaPhone và MobiFone đang được tạo điều kiện vô cùng thuận lợi.

Dựa trên Luật cạnh tranh, để hạn chế xảy ra việc thao túng thị trường cũng như việc lợi dụng vị thế của DN lớn, ngăn chặn việc tham gia vào thị trường của các DN mới, từ nhiều năm nay công tác quản lý giá cước viễn thông vẫn thực thi theo nguyên tắc phi đối xứng. Cụ thể, các DN thống lĩnh sẽ bị quản chặt hơn, chẳng hạn như khi thay đổi giá cước và thực hiện khuyến mại giảm giá dịch vụ thì sẽ phải đăng ký với Cục Viễn thông và chỉ được phép triển khai sau khi Cục chấp thuận. Tương tự, họ cũng không được ban hành giá cước dịch vụ viễn thông thấp hơn giá thành và phải thống kê, hạch toán riêng để xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.

Ngược lại, các DN không nằm trong nhóm thống lĩnh thị trường sẽ chỉ phải thông báo với Cục Viễn thông khi điều chỉnh giá cước và thực hiện khuyến mãi giảm giá đối với dịch vụ thông tin di động chứ không cần chờ sự chấp thuận của Cục. Các DN này cũng không bị cấm ban hành dịch vụ có giá cước thấp hơn giá thành (tuy nhiên vẫn phải ở một mức thấp hợp lý, không giảm bất thường so với giá cước trung bình). Với chính sách quản lý này, các nhà mạng không nằm trong nhóm thống lĩnh có thể: ban hành các gói cước giá rẻ hơn, khuyến mại thẻ nạp tỉ lệ nhiều hơn, thời gian ra mắt dịch vụ cũng nhanh hơn.

Thực tế là cả hai mạng nhỏ hiện nay là Gmobile và Vietnamobile đều đang giữ chân được lượng thuê bao của mình nhờ một số gói cước nội mạng giá rẻ hơn hẳn các mạng còn lại và chính sách khuyến mại 100% giá trị thẻ nạp. Với việc ra khỏi danh mục này, VinaPhone và MobiFone cũng được xếp cùng loại với Vietnamobile và Gmobile và được áp dụng các chính sách quản lý như hai nhà mạng này.

Viettel tìm nhiều cách để thay đổi tình thế

Ý thức được những lợi thế của các doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh thị trường, ngay từ đầu năm, khi Bộ có ý định đưa VinaPhone ra khỏi danh mục này Viettel đã đề xuất Bộ TT&TT không quản lý giá cước dịch vụ dựa trên cơ sở giá trần và giá sàn nữa để doanh nghiệp có thể thoải mái đưa ra các gói cước giá rẻ theo khả năng của mình. Tất nhiên đề xuất này không được chấp thuận bởi nó sẽ nhanh chóng giết chết các mạng nhỏ như Vietnamobile và Gmobile.

Sau khi Bộ TT&TT ban hành Dự thảo sửa đổi, ngoài VinaPhone còn có thêm cả MobiFone thì Viettel lại đề xuất Bộ không đưa VinaPhone và MobiFone ra khỏi danh mục. Lý do đưa ra lần này là e ngại sẽ xảy ra cuộc chiến giá cước, làm bất ổn thị trường viễn thông. Tất nhiên, lý do này không được thuyết phục cho lắm, việc xảy ra cuộc chiến giá cước sẽ khó có thể diễn ra bởi dù tăng trưởng thuê bao vẫn là một trong những mục tiêu lớn của các nhà mạng song nó không còn là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu duy nhất của các nhà mạng hiện nay nên các mạng sẽ không bất chấp giảm cước để phát triển thuê bao.

Thêm vào đó, dù rằng trên danh nghĩa, VinaPhone và MobiFone không còn là DN có vị trí thống lĩnh thị trường song không thể phủ nhận cả hai vẫn là hai nhà mạng có thị phần thuê bao lớn thứ 2 và thứ 3, thị phần cũng cách rất xa so với 2 mạng nhỏ còn lại. Vì vậy,

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201514 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 15

dù có thể được tạo lợi thế về việc ban hành các gói cước, chính sách khuyến mại song cả MobiFone và VinaPhone sẽ không đưa ra chính sách giảm kịch liệt như Vietnamobile và Gmobile.

2. Một quý với đầy nỗ lực phát triển thuê baoKhông rõ có phải do tác động của sự thay đổi danh mục doanh nghiệp có thị phần

khống chế dịch vụ di động kể trên hay không nhưng 3 tháng vừa qua, đặc biệt là tháng 6 đã chứng kiến nỗ lực rất lớn của các nhà mạng trong việc phát triển thuê bao, không chỉ các mạng lớn mà cả các mạng nhỏ. Hàng loạt gói cước mới giá cước rẻ hoặc dành riêng ra mắt thị trường, công tác phát triển kênh bán hàng, thúc đẩy cộng tác viên kinh doanh cũng được đẩy mạnh.

Điểm mặt một số gói cước mới nổi bật

Gói sản phẩm dành cho người khiếm thị của Viettel (speak SIM): bộ sản phẩm bao gồm 1 sim ưu đãi trả trước Speak, 1 điện thoại SmartPhone được cài đặt sẵn phần mềm đọc tiếng Việt trên nền tảng Android (Viettel Speak). Các cuộc gọi đến, tin nhắn sẽ được cung cấp dưới dạng tiếng nói để người khiếm thị tiếp cận được. Kèm theo điện thoại, thuê bao còn được miễn phí cước truy cập data 3G khi sử dụng ứng dụng Tin ngắn Radio (phiên bản dành riêng cho người khiếm thị) để đọc báo, cập nhật thông tin hàng ngày.

Với những đặc điểm dành riêng mà chưa có đối thủ nào trên thị trường cung cấp, gói cước của Viettel không có các ưu đãi về giá song vẫn có ưu thế cạnh tranh hơn hẳn. Với gói cước này, Viettel sẽ thu hút được không ít trong số khoảng 3 triệu người khiếm thị đang sinh sống trong nước. Không loại trừ khả năng, sản phẩm này sẽ tiếp tục được phát triển để có thể cung cấp ở các thị trường nước ngoài mà nhà mạng này đang khai thác.

Gói cước Nhà báo của VinaPhone: VinaPhone thì lại đánh dấu bằng một gói cước ưu đãi lớn dành riêng cho đối tượng nhà báo trên toàn quốc. Thuê bao đăng ký gói cước sẽ được giảm 50% cước liên lạc (thoại, sms) trong nước hoặc 2.000 phút gọi nội mạng mỗi tháng, được tặng 500 MB dữ liệu mỗi tháng để sử dụng dịch vụ dữ liệu. Với các thuê bao muốn đăng ký hình thức trả sau cũng được giảm 50% giá gói kèm theo miễn phí một số dịch vụ GTGT khác. Các ưu đãi này kéo dài trong 12 tháng liên tục.

Hàng loạt gói cước cục bộ với có thời lượng thoại nội mạng miễn phí lớn, giá cước rẻ: như Sim Bông lúa, Sim Tám của MobiFone, gói Tomato B550 của Viettel, sim Thạch sanh, các gói cước theo tuần S20, 40, 60, 68 của Vietnamobile… và còn vô số các gói cước được triển khai ở phạm vi hẹp hơn không được báo chí nhắc tới. Mỗi gói cước có một đặc trưng riêng song tựu chung là đều là hướng tới giá rẻ, dùng số lượng thoại nội mạng miễn phí lớn để thúc đẩy thuê bao lôi kéo người khác cùng dùng. Một vài gói còn tặng thêm số phút gọi nội mạng miễn phí bằng số phút gọi ngoại mạng của tháng trước, hay nghe điện thoại cũng được cộng tiền.

Một số gói cước mới ra mắt trong quý 2/2015

Đặc điểm Sim Bông Lúa Sim Tám T o m a t o

B550Sim Thạch Sanh S20/40/60/80

Nhà mạng MobiFone MobiFone Viettel Vietnamobile Vietnamobile

Nội mạng miễn phí

Các cuộc gọi nội mạng dưới 10 phút

1.000 phút song chỉ cho 2 thuê bao

2.000 phút nội mạng

Gọi 60 phút tính tiền 1 phút

Từ 200 phút – 800 phút

Từ 200 SMS – 800 SMS

Dữ liệu cộng thêm

150 MB/tháng

3GB sử dụng trong 3 ngày

200 MB/tháng - 200 - 800MB/

tháng

Ưu đãi khác

Cộng thêm 30.000 đ/tháng vào TKKM, tặng tiền khi nghe

Tặng thêm thời gian gọi nội mạng bằng thời gian gọi ngoại mạng tháng trước

Cộng thêm 35.000 đ/tháng vào TKKM.

Được đăng ký gói MiMAX với giá chỉ 25.000 đ/tháng

- -

Phần lớn các gói cước dạng này đều chỉ áp dụng tại một số địa bàn nhất định để đánh trọng điểm, nơi mà thị phần thuê bao của nhà mạng đang còn thấp hoặc để cạnh tranh lại với các gói cước tương tự của đối thủ trên địa bàn để giữ chân thuê bao.

Gmobile mặc dù không tung ra gói cước nào mới song cũng triển khai chương trình “dùng 2 tặng 1”. Theo đó cứ mỗi 2 SMS hoặc 2 MB dữ liệu có phát sinh tiền trừ từ tài khoản chính, thuê bao sẽ được tặng 1 SMS hoặc 1 MB dữ liệu. Với chương trình này thì thuê bao cũng được ưu đãi khoảng 30% cước dịch vụ để kích thích khách hàng dùng nhiều hơn.

Tăng hoa hồng để thúc đẩy doanh thu bán hàng

Bên cạnh việc thu hút thuê bao bằng các gói cước mới, chương trình khuyến mại có ưu đãi lớn thì các nhà mạng cũng rất chú trọng tới kênh bán hàng địa bàn. Ví dụ, với mỗi thuê bao trả sau MobiFone phát triển mới, nhân viên phát triển sẽ được hưởng 15% mức cước hàng tháng của thuê bao đó trong vòng 5 tháng. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy họ phát triển thuê bao mà còn tìm cách để giữ chân thuê bao này ở lại mạng lâu dài.

Ngoài các chính sách hỗ trợ thông thường tại một vài địa bàn, đại lý của Viettel sẽ được hưởng chiết khấu tới 50% giá trị thẻ nạp khi nạp thẻ cho khách hàng qua sim đa năng. Đây là mức chiết khấu rất lớn và có thể cũng là động lực để các đại lý tìm cách làm sao nạp được càng nhiều thẻ Viettel.

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201516 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 17

VinaPhone bên cạnh việc thường xuyên đưa nhân viên xuống địa bàn để bán hàng thì cũng đã biết phát triển các kênh bán hàng thường xuyên tại địa phương song chưa có những chương trình khuyến khích quyết liệt như hai đối thủ còn lại.

Kết quả tăng trưởng thuê bao

Theo số liệu từ Cục Viễn thông, tính tới hết tháng 4 thị trường có 127 triệu thuê bao di động, trong đó 91 triệu là thuê bao 2G. Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, số lượng thuê bao di động tiếp tục có xu hướng giảm dần. Thông thường trong 3 năm trở lại đây, lượng thuê bao di động nói chung và 2G nói riêng thường có xu hướng giảm trong 6 tháng đàu năm và tăng trở lại trong 6 tháng cuối năm. Nguyên nhân là do thường trong 6 tháng cuối năm các nhà mạng tăng tốc để đạt mục tiêu phát triển thuê bao, mục tiêu doanh thu.

Biểu đồ 2.2: Tăng thuê bao di động 4 tháng đầu năm 2015

Năm nay, các nhà mạng có vẻ bắt đầu cuộc đua sớm hơn một chút với hàng loạt gói cước mới được tung ra ngay từ cuối tháng năm. Tổng số thuê bao di động có thể sẽ quay đầu tăng sớm hơn một chút nhưng dự báo nó sẽ dồn phần nhiều vào các thuê bao 3G bởi những gói cước mới đều có ưu đãi cho thuê bao đăng ký các dịch vụ dữ liệu.

3. Nhà mạng cũng bắt đầu xu hướng để khách hàng tự chăm sócVới nhu cầu được chăm sóc, giải đáp các thông tin ngày càng cao của thuê bao, bên

cạnh các tổng đài khách hàng truyền thống (call center), rất nhiều nhà mạng trên thế giới đã triển khai các ứng dụng tự chăm sóc khách hàng để người dùng có thể tự giải quyết nhiều thắc mắc ngay trên điện thoại di động của mình thay vì phải gọi tới call center hoặc tới phòng giao dịch. Các nhà mạng trong nước cũng đang bắt đầu áp dụng hình thức này.

Vài nét về tình hình triển khai ứng dụng tự chăm sóc khách hàng trên thế giới

Sự ra đời của smartphone được coi là vị cứu tinh cho các nhà mạng trong vòng luẩn

quẩn tìm cách phát triển các dịch vụ dữ liệu để bù lại doanh thu khi tiền thu được từ dịch vụ thoại và SMS ngày càng giảm. Trong 8 năm qua, vô số dòng smartphone đã ra đời, kèm theo nó là một loạt các hệ điều hành đi kèm. Rất nhiều nhà mạng trên thế giới hiện nay đang cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo kiểu gói cước đi kèm điện thoại nên việc có rất nhiều đời máy khiến họ phải giải quyết một lượng lớn thắc mắc liên quan tới cài đặt, xử lý sự cố cho thiết bị người dùng. Các tổng đài khách hàng truyền thống không đáp ứng được nhu cầu của thuê bao trong khi chi phí gia tăng đáng kể. Thách thức này đã thúc đẩy các ứng dụng tự chăm sóc khách hàng trên di động ra đời.

Ứng dụng thường có tên My X, trong đó X là tên nhà cung cấp dịch vụ di động. Rất nhiều thiết bị đã được cài sẵn ứng dụng này trước khi được đưa tới tay người dùng. Các ứng dụng này thường cho phép người dùng thực hiện hai chức năng:

(1) Tìm kiếm cài đặt phù hợp nhất với thiết bị smarphone của mình: Người dùng sẽ lựa chọn thương hiệu điện thoại, hệ điều hành và phiên bản đang sử dụng để nhận được hướng dẫn thực hiện các cài đặt cơ bản nhất cho thiết bị đầu cuối của mình.

(2) Cung cấp các thông tin liên quan tới dịch vụ, giá cước: Ví dụ như giám sát lưu lượng data sử dụng, xem hoá đơn cước, nạp tiền vào tài khoản trả trước…

Thực tế là các ứng dụng này không chỉ đáp ứng được mục tiêu ban đầu mà nó còn giúp nhà mạng rất nhiều trong việc giảm thiểu chi phí chăm sóc khách hàng nhờ giảm các cuộc gọi tới Call center liên quan tới vấn đề dịch vụ, giá cước. Thay vì chờ đợi câu trả lời từ tổng đài, việc truy nhập vào ứng dụng ngay trên thiết bị sẽ được nhiều người lựa chọn hơn. Nhiều vấn đề người dùng sẽ tự tìm ra cách giải quyết nhờ ứng dụng này mà không cần can thiệp của nhà mạng.

Nhiều nhà mạng thậm chí còn tận dụng ứng dụng như một kênh thông tin để nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng. Thông qua cá ứng dụng này, nhà mạng có thể thu thập thông tin và biết được một số vấn đề chung mà các khách hàng sử dụng một số chủng loại thiết bị cầm tay nào đó thường gặp phải. Từ đó thay vì chờ người dùng gặp phải vấn đề và tìm cách giải quyết, nhà mạng có thể gửi một bản hướng dẫn về các vấn đề thường gặp để người dùng biết. Ví dụ như dữ liệu cho thấy một lượng lớn người dùng tìm kiếm giải đáp về việc cấu hình tài khoản email trên một thiết bị chạy Android mới, nhà mạng sẽ gửi hướng dẫn cho người

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201518 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 19

dùng hướng dẫn cách thức thực hiện cho người dùng sử dụng các thiết bị tương tự. Việc phân tích này cũng giúp giảm thiểu được việc nhà mạng gửi hướng dẫn tràn lan khiến người dùng cảm giác như nhận được thư rác.

Các ứng dụng tương tự bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển smartphone nhanh, thậm chí trở thành một trong những thị trường hấp dẫn của một số hãng sản xuất điện thoại di động lớn như Apple, Samsung. Cũng giống như nhiều thị trường đang nổi khác, người dùng Việt Nam chưa am hiểu nhiều về công nghệ nên sự phát triển của smartphone cũng tác động tương tự như trên. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ tác động có phần hạn chế hơn bởi đa phần các smartphone được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay không phải là do nhà mạng cung cấp kèm gói cước mà do người dùng tự mua bên ngoài. Chính vì vậy, gánh nặng về giải đáp các thắc mắc liên quan tới thiết bị lên các nhà mạng cũng ít hơn.

Tuy nhiên, các nhà mạng lớn trong nước cũng đã kịp thời nắm bắt được những lợi ích mà ứng dụng tự chăm sóc đem lại. Đầu tháng 6 vừa qua, VinaPhone đã chính thức ra mắt ứng dụng My VinaPhone sau một thời gian thử nghiệm. Ứng dụng tập trung vào việc giúp khách hàng thực hiện các thao tác kiểm tra các gói cước đang sử dụng, lưu lượng dữ liệu đã sử dụng, nạp tiền trên điện thoại. Ngoài ra, thuê bao cũng được cập nhật các thông tin về chương trình khuyến mại, các gói cước thuê bao có thể đăng ký…. Ứng dụng mới hỗ trợ các smartphone hoạt động trên nền Android song sắp tới sẽ hỗ trợ cả iOS.

MobiFone cũng đã ra mắt ứng dụng My MobiFone từ cuối năm 2013 song không được truyền thông mạnh mẽ tại thời điểm đó. My MobiFone có các tính năng tương tự với MyVinaPhone song giao diện và bố cục ứng dụng có đôi chút khác biệt. Các thông

tin về chương trình khuyến mại được đưa lên đầu để người dùng có thể nhìn thấy ngay khi truy cập ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng còn có phần hỗ trợ các cửa hàng gần nơi của khách hàng nhất để khách hàng có thể ra trực tiếp giải quyết vấn đề khi không thực hiện được trên ứng dụng.

Cuối năm 2014, Viettel cũng mời khách hàng dùng thử ứng dụng My Viettel với các tính năng cơ bản như: Tra cứu thông tin thuê bao, tra cứu tài khoản, tra cứu các khuyến mại đang được hưởng, thanh toán trực tuyến, tìm cửa hàng giao dịch,… song cho tới nay chưa công bố thông tin gì thêm. Tuy nhiên, Viettel hiện đã có một số ứng dụng quản lý cước riêng rẽ, chưa tích hợp được tất cả với nhau. Ví dụ, ứng dụng quản lý cước 3G Viettel 3G dành cho điện thoại chạy iOS ra mắt hồi tháng 4. Ứng dụng này cho phép người dùng nạp tiền, kiểm tra thông tin tài khoản và đăng ký các gói cước 3G ngay trên thiết bị cầm tay đầu cuối. Hôm 17/6 vừa qua, Viettel tiếp tục ra mắt ứng dụng Viettel roaming cho phép người dùng Android đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế, tra cứu cước phí, quản lý tiêu dùng và roaming Callback. Các kết quả từ thao tác tra cứu lịch sử tiêu dùng, thông tin gói cước được hiển thị chi tiết đến từng dịch vụ như SMS, số phút gọi đi, số phút nhận cuộc gọi, dữ liệu data sử dụng.

Làm sao để đẩy mạnh người dùng sử dụng?

Thực tế là các ứng dụng này không chỉ giúp nhà mạng tối ưu hoá được chi phí chăm sóc khách hàng mà còn làm tăng độ hài lòng của khách hàng với nhà mạng. Tuy nhiên, vấn đề là làm cách nào để truyền thông để nhiều người biết tới bởi không phải thuê bao nào cũng am hiểu việc cài đặt các ứng dụng cũng như sẵn sàng cài đặt một ứng dụng vào điện thoại của mình trong bối cảnh nhiều ứng dụng của nhà mạng đã từng làm phát sinh các chi phí thuê bao không mong muốn. Thêm vào đó, các nhà mạng hiện còn chưa đẩy mạnh hoạt động truyền thông cho ứng dụng cũng như gắn ứng dụng vào những chương trình cụ thể.

MobiFone đưa ứng dụng vào hoạt động từ cách đây một năm rưỡi song cho tới gần đây cũng mới bắt đầu thấy xuất hiện thông tin về ứng dụng. Nhà mạng này đã triển khai một chương trình ưu đãi giá thuê khách sạn cho Hội viên Kết nối dài lâu song thuê bao sẽ phải lấy mã ưu đãi từ ứng dụng My MobiFone cài trên điện thoại của. Mới đây nhất, MobiFone đã thay đổi giao diện website của mình và My MobiFone đứng ở vị trí khá dễ thấy, dễ tìm hiểu.

VinaPhone thì sau khi chính thức giới thiệu sự ra mắt của ứng dụng trên website, trên fanpage thì chưa gắn kết vào các chương trình khác để tăng độ xuất hiện của ứng dụng. Viettel trước đó cũng có phần thông tin về My Viettel trên website xong hiện đã gỡ xuống.

Thực tế đã chứng minh các ứng dụng tự chăm sóc này sẽ giảm thiểu không ít chi phí cho các call center. Nhiều nhà mạng trên thế giới đã đặt hàng nhà sản xuất cài đặt sẵn ứng dụng này vào thiết bị trước khi xuất xưởng để chuyển tới khách hàng và các nhà mạng Việt hoàn toàn có thể áp dụng cách này với các sản phẩm điện thoại mình cung cấp.

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201520 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 21

Nhà mạng hoàn toàn có thể triển khai các chương trình truyền thông, khuyến mại dành riêng cho thuê bao khi cài đặt ứng dụng này tương tự như các chương trình quảng bá cho dịch vụ MCA, dịch vụ funring… hoặc kết hợp trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để thuê bao có thể hưởng ưu đãi nào đó, ví dụ cài đặt để nhận mã ưu đãi cho dịch vụ ABC, để được hưởng khuyến mại 100% giá trị thẻ nạp bất kỳ….

4. Khuyến mại thẻ nạp trở thành cuộc đua mới của các nhà mạng?Song song với các cuộc ganh đua về giá cước, về chất lượng dịch vụ, về hạ tầng

mạng lưới thì có vẻ như gần đây các nhà mạng đang bắt đầu một cuộc tranh đua mới trong lĩnh vực khuyến mại thẻ nạp.

Viettel: bỏ giới hạn thời gian sử dụng, cho phép sử dụng các dịch vụ ngoại mạng

Trong quý trước, Viettel bị khách hàng phản ứng mạnh trước việc áp dụng chính sách giới hạn thời gian khuyến mại. Trong khi hai nhà mạng đối thủ cũng công khai cho biết sẽ không áp dụng chính sách này thì Viettel hoàn toàn im lặng, tiếp tục áp dụng trong gần hai tháng. Đến cuối tháng 5 khi mà dư luận đã lắng xuống thì Viettel lại xoá bỏ việc áp dụng chính sách này, thuê bao của Viettel sẽ giống như thuê bao của các mạng khác, không bị giới hạn thời gian sử dụng tài khoản khuyến mại. Lần này, thay vì lẳng lặng xoá bỏ chính sách giới hạn, Viettel tổ chức hẳn họp báo để công bố.

Không dừng lại ở đó cuối tháng 6 vừa qua, Viettel lại công bố trên trang fanpage về việc thay đổi chính sách sử dụng tài khoản khuyến mại theo hướng ưu đãi hơn cho người dùng. Theo đó, số tiền trong tài khoản khuyến mại sẽ có thể được sử dụng để gọi/nhắn tin ngoại mạng thay vì chỉ sử dụng nội mạng như trước.

Hiện cả MobiFone và VinaPhone đều áp dụng chính sách 25% vào tài khoản KM (dùng được cho cả ngoại mạng và nội mạng) và 25% chỉ dùng nội mạng. Với chính sách mới được công bố của Viettel thì hiện tại thuê bao của mạng này lại có lợi thế hơn so với tất cả các mạng khác. Thế cờ đã được lật ngược.

Việc thay đổi chính sách này gần như là một cách để lách cơ quan quản lý, hiện thực hoá đề xuất trước đó của Viettel – giảm cước ngoại mạng bằng cước gọi nội mạng. Giống như đề xuất trước kia, nếu các nhà mạng đua theo thì Viettel thiệt 1, các mạng khác thiệt 3 lần.

VinaPhone: Tăng tần suất và thời gian khuyến mại

Không thay đổi chính sách sử dụng đối với tài khoản khuyến mại song VinaPhone hiện là nhà mạng có số lần khuyến mại nhiều nhất trong số các mạng lớn. Thay vì khuyến

mại 2 lần mỗi tháng, mỗi lần kéo dài 2 ngày như MobiFone và Viettel, thông thường mỗi tháng VinaPhone triển khai khoảng 4 lần khuyến mại thẻ nạp cho thuê bao, mỗi lần trong vòng 1 ngày. Số lần khuyến mại nhiều giúp thuê bao có nhiều cơ hội nạp thẻ hưởng khuyến mại hơn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều thuê bao hơn.

Gần đây, VinaPhone còn áp dụng mức khuyến mại 50% thẻ nạp trong vòng 40 tiếng (thay vì 1 ngày duy nhất) cho một số thuê bao. Như vậy, các thuê bao này có 2 ngày để thực hiện nạp thẻ, không khác gì so với các mạng khác trong khi số lần được áp dụng trong tháng nhiều hơn.

MobiFone: ưu đãi cho các thuê bao thanh toán trực tuyến

MobiFone có vẻ là nhà mạng đem lại ít quyền lợi cho thuê bao nhất trong việc hưởng các ưu đãi thẻ nạp. Mức ưu đãi được cộng vẫn là 50% song những chương trình gần đây của MobiFone chỉ có một số ít dành cho tất cả các thuê bao đại chúng - các thuê bao nạp thông qua thẻ cào.

Nạp thẻ và thanh toán trực tuyến đang là hướng đi mà MobiFone muốn thúc đẩy. Các chương trình khuyến mại dành cho thuê bao trả trước nạp tiền trực tuyến qua các kênh như: qua website, qua Fastbank, thanh toán qua dịch vụ của ngân hàng… xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều hơn, gần như chiếm trọn các thông tin về khuyến mại thẻ nạp. Trong các ngày không triển khai khuyến mại, thuê bao nạp thẻ theo hình thức này cũng được chiết khấu 3% giá trị thẻ nạp giống như mua tại các đại lý.

Các thuê bao trả sau còn có phần được ưu đãi nhiều hơn khi thanh toán trực tuyến – giảm tới 50% cước. Mới đây, MobiFone còn triển khai chương trình tặng mã trúng thưởng cho các thuê bao trả sau thanh toán trực tuyến, phần thưởng là một chiếc Galaxy S6 Edge.

5. Chưa tính tới chuyện ngắt sóng 2GGiữa tháng 6 vừa qua, nhiều nhà mạng trên thế giới đều công bố thông tin đang lên kế

hoạch ngừng hoạt động các mạng 2G, 3G trong vài năm tới. Trong đó, 3 nhà mạng lớn của Singapore là M1, Singtel và StarHub quyết định sẽ ngừng hoạt động mạng 2G của mình vào ngày 1/4/2017. Cùng với đó, thông tin cho biết hiện có không ít quốc gia trên thế giới cũng đã ngừng hoạt động của mạng di động thế hệ thứ 2 này.

Thực tế việc một số nhà mạng trên thế giới lên kế hoạch ngừng hoạt động mạng 2G để tập trung vận hành các mạng 3G, 4G đã diễn ra cách đây vài năm. Ví dụ: mạng Telstra tại Australia cho biết sẽ ngừng mạng GSM vào cuối năm 2016; mạng Sasktel của Canada dự kiến ngắt sóng mạng EV- DO của mình vào ngày 30/9/2014 và các mạng CDMA vào năm 2015 hoặc đầu năm 2016. Tại Mỹ, nhiều nhà mạng cũng đã công bố kế hoạch ngắt

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201522 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 23

sóng các mạng 2G để dành băng tần cho các mạng thế hệ kế tiếp. Việc ngắt sóng 2G sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016. Hàn Quốc và Nhật Bản đã dừng dịch vụ 2G từ tháng Ba năm 2012.

Trong khi đó, các nhà mạng khu vực châu Âu lại có xu hướng kết thúc hoạt động của mạng 3G trước 2G. Mạng 3G sẽ được thay thế bằng mạng 4G để đem lại những dịch vụ dữ liệu tốc độ cao cho người dùng, còn các mạng 2G vẫn cung cấp các dịch vụ cơ bản. Ví dụ nhà mạng Telenor (Na Uy) dự kiến sẽ ngừng hoạt động mạng 3G vào năm 2020 và 5 năm sau đó sẽ ngừng hoạt động mạng 2G.

Trong bối cảnh mà 4G dự kiến sẽ được cấp phép trong năm 2015 và một số nhà mạng sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm 4G trên diện rộng. Thậm chí Viettel trước đó còn đề xuất Bộ TT&TT cấp phép 4G sớm hơn dự kiến để bắt tay vào triển khai thì thông tin dồn dập về việc các nhà mạng trên thế giới bắt đầu thực hiện kế hoạch ngắt sóng khiến người dùng cũng băn khoăn về việc lúc nào 2G sẽ ngừng hoạt động tại Việt Nam và liệu mình có bị ảnh hưởng gì không?

Thực tế là dù hiện nay lượng người dùng smartphone đang gia tăng nhanh chóng song tỷ lệ người dùng điện thoại phổ thông (chỉ hỗ trợ 2G) cũng vẫn còn rất nhiều (cỡ khoảng 60%). Vì vậy, doanh thu từ 2G của các nhà mạng vẫn chiếm thị phần khá lớn trong tổng doanh thu. Do đó, câu trả lời của các nhà mạng Việt Nam là khoảng 5-10 năm nữa Việt Nam mới tính tới việc bao giờ sẽ ngắt sóng mạng 2G và lựa chọn ngắt 2G trước hay 3G trước mặc dù hiện các nhà mạng đều đã khấu hao xong mạng 2G.

Như đã nói ở trên, mục tiêu của các nhà mạng khi ngắt sóng 2G chính là để dành băng tần cho các mạng kế tiếp. Vì vậy, mặc dù chưa tính tới chuyện ngắt sóng 2G song từ vài năm nay các nhà mạng đã thử nghiệm vận hành mạng 3G trên các băng tần dành cho 2G trước đó (900 MHz, 1.800 MHz). Bộ TT&TT cũng đã đồng ý để các nhà mạng triển khai mạng 3G trên các băng tần này nên tuỳ theo tình hình sử dụng dịch vụ thực tế ở các khu vực, mạng 2G cũng sẽ dần thu hẹp phạm vi hoạt động.

THỊ TRƯỜNG 3G

1. Các số liệu thống kê

Với nhiều nỗ lực gắn kết 3G vào các gói cước như tích hợp dành cho thuê bao mới, hợp tác với các đối tác ra các chính sách ưu đãi dành riêng về dữ liệu cho một số đối tượng, điều chỉnh dung lượng gói cước…, số lượng thuê bao 3G tiếp tục giữ mức tăng trưởng khả quan trong 6 tháng đầu năm. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lượng thuê bao 3G hiện nay đã tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái – một con số đáng mừng.

Giá cước dịch vụ 3G tại Việt Nam một lần nữa lại được xác nhận thuộc nhóm rẻ nhất thế giới và lần này là các thông tin chính thống từ Liên minh viễn thông thế giới. Theo đó, dù so sánh theo tỷ lệ trên thu nhập bình quân đầu người hàng tháng hay theo USD thì giá cước dịch vụ 3G tại Việt Nam chỉ bằng từ 25% - 50% giá cước trung bình của thế giới và trong nhóm các nước đang phát triển. Tuy vậy, các nhà mạng trong nước khẳng định không có kế hoạch tăng cước trong thời gian tới.

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng thuê bao 3G 4 tháng đầu năm 2015

Nguồn MIC

Kết quả này là nhờ nỗ lực rất lớn của các nhà mạng trong việc tìm kiếm hình thức khác nhau để thúc đẩy người dùng sử dụng dịch vụ dữ liệu. Trong 3 tháng của quý 2 nói riêng và 6 tháng đầu năm nói chung, các hình thức này đã được áp dụng rất nhiều. Cụ thể:

Tặng dữ liệu hoặc gói dữ liệu cho các thuê bao di động mới: Hầu hết các gói cước giá rẻ dành cho thuê bao đăng ký mới (cả trả trước lẫn trả sau) các mạng di động tung ra

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201524 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 25

trong thời gian qua, bên cạnh những ưu đãi về số lượng phút gọi nội mạng, SMS miễn phí, các thuê bao còn được tặng thêm một lượng dữ liệu nhất định để sử dụng miễn phí. Trong bảng 2… có thể thấy trong 6 gói cước mới của các nhà mạng ra mắt trong quý 2 vừa qua thì có tới 5 gói thuê bao được cộng thêm dữ liệu hàng tháng để sử dụng.

Một số gói cước mới ra mắt trong quý 2/2015

Đặc điểmSim Bông Lúa Sim Tám

Tomato B550

Sim Thạch Sanh

Gói cước tuần S20/40/60/80

Nhà báo

Nhà mạng MobiFone MobiFone Viettel Vietnamobile Vietnamobile VinPhone

Dữ liệu c ộ n g thêm

150 MB/tháng

3GB sử dụng trong 3 ngày

200 MB/tháng

Được đăng ký gói MiMAX với giá chỉ 25.000 đ/tháng

- 200 - 800MB/tháng

500 MB/tháng

Hợp tác với đối tác tặng kèm dịch vụ: MobiFone đã áp dụng hình thức này từ khá lâu với việc hợp tác với các hãng điện thoại di động để tặng sim kèm gói cước cho các khách hàng mua điện thoại. Ví dụ các khách hàng mua Galaxy S6 sẽ được tặng kèm một sim MobiFone có tài khoản lên tới 1 triệu, kèm theo được tặng 3GB dữ liệu sử dụng mỗi tháng (liên tục trong 10 tháng). Viettel mới đây cũng đã áp dụng hình thức này, tặng kèm gói cước 3G cho tất cả khách hàng mua điện thoại của Samsung.

Giảm giá cước dịch vụ cho một số đối tượng nhất định: Cách thức này đã được áp dụng khá nhiều trong khoảng thời gian sau khi các nhà mạng tăng cước 3G hồi cuối năm 2013 và tiếp tục được áp dụng rải rác sau đó. Mức cước sau khi giảm thường tương đương với mức cước thuê bao phải trả trước thời điểm diễn ra hai lần tăng cước. (ví dụ gói cho HSSV khoảng 25.000 đ, 50.000 đ với thuê bao thường). Tất nhiên, chương trình chỉ áp dụng với phạm vi hạn chế ví dụ dành cho thuê bao đăng ký mới, hoặc đã tạm ngừng song quay trở lại sử dụng dịch vụ.

Tăng dung lượng miễn phí của gói: Đầu tháng 6, trúng thời điểm nghỉ hè và chuẩn bị bước vào các kỳ thi tuyển lớn, VinaPhone đã quyết định tăng hơn 3 lần dung lượng gói mobile internet dành cho HSSV đăng ký mới hoặc đã sử dụng dịch vụ mobile internet nhưng lần đầu tiên đăng ký gói cước này. Thay vì được sử dụng 600 MB dữ liệu tốc độ cao mỗi tháng, thuê bao sẽ được sử dụng tới 2GB dữ liệu trong khi giá cước không đổi. Viettel sau đó cũng tung ra hai gói mobile internet có dung lượng tốc độ cao miễn phí cao hơn nhiều cho HSSV mà giá lại thấp hơn trước: Gói 25.000 đ/tháng có 2GB dữ liệu tốc độ cao vào gói 65.000 đ/tháng có 4,5 GB dữ liệu/tháng. Dự báo số lượng thuê bao

3G trong tháng 6 sẽ có sự tăng đột biến hơn so với các tháng còn lại nhờ việc nhưng gói cước mới này.

Bên cạnh những mảng sáng, bức tranh 3G trong 3 tháng qua cũng có những mảng tối. Đó là việc trang netindex công bố kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ 3G của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam hồi tháng 4 và tháng 6 vừa qua. Theo kết quả khảo sát thì tháng 4/2015 tốc độ 3G của Việt Nam chỉ đạt 1,66 Mbps, đứng thứ 113/114 quốc gia được khảo sát. Kết quả được công bố tháng 6 có phần được cải thiện hơn, đạt 1,9Mbps song vẫn đứng cuối cùng trong khu vực châu Á – TBD. Hiện số lượng thuê bao 3G đang chiếm khoảng gần 30% tổng số thuê bao di động nên vấn đề chất lượng dịch vụ bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Bộ TT&TT trước đó cũng cho biết sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất chất lượng dịch vụ này và nếu thấy không đảm bảo sẽ thực hiện đo kiểm chính thức. Với những thông tin được Netindex công bố, việc tiến hành đo kiểm chất lượng dịch vụ 3G một cách chính thức là vô cùng cần thiết.

2. Chất lượng dịch vụ 3G: cần sớm được đo kiểm

Tại Việt Nam, 3G đã trở thành một trong những dịch vụ di động cơ bản và ngày càng có nhiều người sử dụng. Năm 2014, các nhà mạng đồng thời công bố việc nâng tốc độ truy cập dịch vụ theo lý thuyết lên tới 42 Mbps. Tuy nhiên, cuối tháng 4 vừa qua Netindex – một trang đánh giá tốc độ internet quốc tế khá quen thuộc đã công bố kết quả khảo sát tốc độ 3G tại 114 quốc gia trên thế giới, trong đó tốc độ 3G trung bình của Việt Nam chỉ bằng có 1,66 Mbps, đứng thứ 113/114. Từ trước tới nay, việc lệch số liệu giữa các nguồn đo đạc quốc tế và số liệu của Bộ TT&TT là bình thường, song sự khác biệt quá lớn này đã không khỏi khiến người dùng giật mình nghi ngờ về những số liệu nhà mạng công bố. Chính vì vậy, rất cần cơ quan quản lý thực hiện đo kiểm theo cách thức phù hợp nhất với thực tế trong nước để đưa ra một con số đáng tin cậy cho người dùng tham khảo.

Tốc độ 3G tại Việt Nam thấp gần nhất thế giới, thấp nhất trong khu vực?

Theo số liệu thống kê của trang netindex, tốc độ truy xuất 3G trung bình tại Việt Nam trong tháng 4/2015 là 1,66 Mbps, xếp vị trí 113 trên tổng số 114 quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong bảng khảo sát. So với con số tốc độ truy cập dịch vụ theo lý thuyết nhà mạng công bố là 42 Mbps thì con số đo được chỉ bằng chưa tới 4%!

Tốc độ mạng 3G trung bình có sự khác nhau tuỳ theo nhà mạng, trong đó MobiFone có tốc độ mạng 3G tốt nhất với 3.11 Mbps, Vinaphone có tốc độ 2.89 Mbps và Viettel có tốc độ thấp nhất chỉ 1.23 Mbps. Khu vực có tốc độ mạng di động tốt nhất là Hà Nội (tốc độ truy xuất 3.66 Mbps), TP.HCM thứ nhì khi đạt tốc độ 3.24 Mbps và Hải Phòng thứ ba với tốc độ là 2.77 Mbps.

Mặc dù ai cũng biết giữa tốc độ truy cập theo lý thuyết với tốc độ truy cập dịch vụ thực tế có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên lớn tới mức như trên thì hơi “ngoài sức tưởng tượng”. Thêm vào đó, khảo sát của netindex cho thấy tốc độ 3G trung bình tại Việt Nam còn thua cả Lào (tốc độ đạt 3.33 Mbps), Campuchia (tốc độ đạt 5.85 Mbps) hoặc Thái Lan (tốc độ

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201526 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 27

đạt 5.41 Mbps) – những thị trường viễn thông được đánh giá là phát triển không bằng Việt Nam.

Giữa tháng 6, trang tin Tech In Asis lạicho đăng tải kết quả khảo sát mới nhất của Netindex về tốc độ băng thông rộng và dữ liệu di động các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, tốc độ dữ liệu di động ở Việt Nam chỉ đứng thứ 20/20 quốc gia tại khu vực. Trong khi tốc độ ở Trung Quốc và New Zealand – hai quốc gia đứng đầu lên đến hơn 27 Mbps thì người dùng Việt Nam chỉ sử dụng mạng với tốc độ trung bình chỉ 1.9 Mbps, thậm chí thấp hơn rất nhiều so với tốc độ trung bình châu Á (10.9 Mbps) và trung bình thế giới (112.4 Mbps).

Các số liệu của khảo sát lần này cũng cho thấy tốc độ 3G tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với những nước láng giềng như Lào, Campuchia, Philippin.

Tốc độ 3G của các nước khu vực châu Á – TBD

Stt Quốc gia Tốc độ (Mbps) Stt Quốc gia Tốc độ (Mbps)1 Newzeland 27.7 11 Campuchia 5.62 Trung Quốc 27.6 12 Thái Lan 5.53 Đài Loan 25.6 13 Pakistan 4.44 Australia 22 14 Philippines 4.25 Singapore 16.2 15 Indonesia 4.16 Hồng Kông 15 16 Ấn Độ 47 Nhật Bản 13.4 17 Lào 3.18 Hàn Quốc 12.9 18 Bangladeh 39 SriLanka 7 19 Myanmar 2.510 Malaysia 6.4 20 Việt Nam 1.9

Nguồn NetindexCần sớm được đo kiểm chính thức

Mặc dù chưa có lời lý giải chính thức từ phía nhà mạng cũng như cơ quan quản lý cho những con số “gây thất vọng” nói trên, song có thể thấy được hai lý do có khả năng xảy ra là:

Thứ nhất: Hai cuộc khảo sát trên diễn ra trong khoảng thời gian mà tuyến cáp quang biển AAG – đường kết nối huyết mạch của Việt Nam ra quốc tế liên tục bị đứt, gặp sự cố. Phần lớn lưu lượng kết nối tới các website, dịch vụ quốc tế của Việt Nam đều truyền trên tuyến này. Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ đều đã thực hiện các biện pháp ứng phó, chuyển lưu lượng sang các tuyến dự phòng nhưng chất lượng dịch vụ cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng đáng kể. Mỗi lần gặp sự cố, chủ yếu là người dùng internet trên máy tính kêu mạng chậm song thực tế là cả lưu lượng internet đi quốc tế của dịch vụ internet trên điện thoại cũng đều đổ trên tuyến này nên cũng bị ảnh hưởng.

Thứ hai: Mạng 3G bị can nhiễu nặng bởi các thiết bị không phép. Tình trạng can nhiễu lên mạng 3G đã diễn ra từ khá lâu, lúc giảm, lúc bùng phát song có thể nói là chưa bao

giờ được xử lý triệt để. Trong vài tháng trở lại đây, hiện tượng này lại bùng phát trở lại và lần này là do các thiết bị kích sóng người dân mua trôi nổi ngoài thị trường để tăng chất lượng phủ sóng trong nhà. Theo Cục Tần số thì các thiết bị này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ của các nhà mạng thông tin di động, như tỷ lệ rớt cuộc gọi tăng cao bất thường, suy giảm tốc độ kết nối, thậm chí làm gián đoạn kết nối mạng 3G. Nhiều nhà mạng bị ảnh hưởng lớn bức xúc tới nỗi đề xuất cả cơ quan công an vào cuộc để xử lý vụ việc vì người dân không chịu hợp tác.

Giữa tháng 4 vừa qua, Cục Viễn thông cho biết, sắp tới Cục sẽ tiến hành đo thử chất lượng dịch vụ 3G của các mạng di động như Viettel, VinaPhone và MobiFone. Nếu sau khi đo thử thấy cần thiết Cục Viễn thông có thể sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất chất lượng 3G của nhà mạng. Với những con số khảo sát nói trên, việc tiến hành đo kiểm chất lượng dịch vụ là vô cùng cần thiết. Thêm vào đó, với vai trò cơ quan quản lý lĩnh vực này, Bộ TT&TT cũng cần đưa ra những lời giải thích về sự sai lệch giữa các kết quả đo để người dùng hiểu rõ hơn.

3. Giá cước rẻ nhất thế giới, nhà mạng khẳng định không tăng cước

Những con số được Liên minh viễn thông thế giới công bố gần đây đã chính thức xác nhận cước 3G tại Việt Nam đang thuộc nhóm những nước rẻ nhất thế giới. Tuy nhiên, các nhà mạng một lần nữa khẳng định sẽ không tăng cước trong năm nay.

ITU: Cước 3G Việt Nam thuộc hàng rẻ nhất thế giới

Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) vừa công bố số liệu thống kê về giá cước dịch vụ Truy nhập Internet di động 2014 dựa trên các số liệu của năm 2013. Số liệu của ITU lấy mức giá tương đương gói cước 500MB để so sánh, đây là mức tiêu dùng hợp lý thường được chọn khi sử dụng dịch vụ data 3G ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, gói cước mobile internet được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gói cước 600 MB.

Theo số liệu của ITU, mức giá trung bình đối với gói 500MB của thế giới là 16,9 USD/tháng đối với dịch vụ trả trước và 17,6 USD/tháng đối với dịch vụ trả sau (đã tính theo cân bằng sức mua). Ở các nước đang phát triển, mức giá tương ứng là 16,3 và 17,5 USD/tháng, còn ở các nước phát triển là 17,8 và18,3 USD/tháng.

Tuy nhiên, so sánh theo mức giá thường chỉ để tham khảo. Thông thường khi so sánh để biết cao hay thấp, ITU và nhiều tổ chức khác thường so sánh theo tỷ lệ GNI (tỷ lệ giá cước tính theo thu nhập bình quân đầu người). Theo đó, giá cước trung bình của gói cước này tính theo GNI như sau: Trung bình của thế giới: 5,8% - 6,4% GNI bình quân đầu người; Trung bình của khối các nước phát triển: 1% - 1.1% GNI bình quân đầu người; Trung bình của khối các nước đang phát triển: 8 – 8,9% GNI bình quân đầu người; Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: 5% - 7,5% GNI bình quân đầu người.

Tại thị trường Việt Nam, năm 2013 tính theo thời điểm các nhà mạng đã tăng giá cước gói cước tương tự lên thành 70.000 đ (gói 600MB). Như vậy, mức giá tính theo USD là từ 3,2 USD, tương đương ngang bằng sức mua vào khoảng 7,8 USD. Nếu tính theo GNI

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201528 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 29

thì tỷ lệ này là 2,2% (thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của Việt Nam năm 2013 là 145 USD/tháng).

So sánh cước 3G tại Việt Nam với thế giới

Giá cước Trung bình TG

Nhóm nước đang phát triển

Khu vực châu Á- TBD

V i ệ t Nam

Tính theo USD 16.9 16.3 - 7.8

Tính theo GNI 5.8 8 5 2.2%

Việt Nam so với các khu vực (USD) 46% 47.8% - -

Việt Nam so với các khu vực (GNI) 38% 27.5% 44% -

Dù so sánh theo phương thức nào thì so với các nước trong khu vực, nhóm các nước đang phát triển và mức trung bình của thế giới thì giá cước 3G của Việt Nam cũng đang chỉ bằng ¼ - ½. Thêm vào đó đây lại là gói cước có dung lượng 600 MB chứ không phải 500 MB như mốc làm chuẩn của ITU.

Trong khi đó, từ cuối năm 2013 đến nay, các nhà mạng còn liên tục triển khai nhiều chương trình khuyến mại tăng dung lượng gói cước, ban hành các gói cước dung lượng lớn giá rẻ (các gói cước ngày, các gói cước chu kỳ dài…) gián tiếp làm cước 3G gói 600 MB tại Việt Nam không phải chính xác ở mức 70.000. Chính vì vậy, mức cước 3G thực tế tại Việt Nam sẽ còn thấp hơn nữa so với thế giới.

Nhà mạng khẳng định không tăng giá

Chỉ trong 3 tháng vừa qua, các nhà mạng đã hai lần lên tiếng khẳng định không có chuyện tăng giá cước 3G trong năm nay. Hồi cuối tháng 4, khi công ty Gfk công bố kết quả cuộc khảo sát “Nghiên cứu hành vi của người dùng 3G tại Việt Nam”, trong đó có một thông tin đáng chú ý là có tới 92% người dùng không phản đối việc tăng cước 3G. Thông tin này đã nhanh chóng khiến dư luận nghi ngờ tính chính xác và cho rằng các nhà mạng có thao túng để dọn đường cho việc chuẩn bị tăng cước. Các nhà mạng sau đó đã phải lên tiếng xác nhận không tăng cước.

Sau khi thông tin trong báo cáo của ITU được báo chí nước ngoài đưa tin, một lần việc có tăng cước 3G hay không lại được dư luận rất quan tâm. Kết quả thậm chí còn ngoài mong đợi so của người dùng bởi các nhà mạng cho biết nếu tốc độ tăng trửong thuê bao 3G tiếp tục giữ được mức như hiện nay các nhà mạng sẽ nghiên cứu để đưa ra các gói cước mới với nhiều dung lượng hơn, nhiều ưu đãi hơn – một cách gián tiếp để giảm cước.

Những thông tin ITU đưa ra thực tế đang có lợi cho các nhà mạng. Tuy nhiên, cũng

phải nhìn nhận lại vấn đề chất lượng dịch vụ. Thêm vào đó, tại không ít quốc gia trên thế giới hiện nay, gói cước với mức cứoc đưa ra ở trên các nhà mạng thường kèm theo đó là miễn phí một lượng dịch vụ thoại/sms nhất định cho người dùng, trong khi gói cước 3G của các nhà mạng trong nước thì chưa áp dụng. Thị trường 3G trên di động sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh trong thời gian tới đây và các nhà mạng cần sớm chuẩn bị cho phương án kinh doanh theo xu hướng chung.

4. Thị trường datacard

Sau 8 tháng tăng trưởng liên tục, từ cuối quý 1 số lượng thuê bao sử dụng băng rộng di động datacard lại quay đầu giảm mạnh. Chỉ trong tháng 3 và tháng 4 số lượng thuê bao đã giảm mất 522.000, quay trở về mốc đạt được vào tháng 11 năm ngoái.

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng thuê bao 3G datacard 4 tháng đầu năm 2015

Nguồn MIC

Như đã có lần từng đề cập, sự thoái trào của thị trường datacard là tất yếu bởi sự ra đời của những phương thức kết nối thuận tiện hơn, giá thành rẻ hơn – mà hiện tại chính là wifi. Sự thay thế này cũng tương tự như việc dịch vụ thoại di động thay thế cho dịch vụ thoại cố định. Wifi giờ đây đang tràn ngập ở mọi nơi, nhất là ở các thành phố lớn nơi tập trung nhu cầu truy nhập internet nên dù có nỗ lực thúc đẩy như thế nào các nhà cung cấp cũng khó có thể thu hút được lượng lớn thuê bao ở các địa bàn này. Datacard vẫn có vai trò nhất định của mình nhưng sẽ chỉ tập trung ở những tỉnh thành phố nhỏ, nơi nhu cầu cũng không quá nhiều nên nó sẽ khó có thể tăng trưởng mạnh.

Trong tháng 6, MobiFone liên tục cho ra mắt 6 gói cước Fastconnect (FC) mới với đặc điểm chung là dung lượng cao hơn nhiều so với các gói cước FC cũ. Trong đó có 3 gói theo chu kỳ 30 ngày và 3 gói theo chu kỳ dài (3, 6, 12 tháng).

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201530 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 31

Gói cước giới hạn dung lượng của MobiFone

Gói cướcGói cước mới Gói cũ

F70 F90 F120 F10 F50Giá gói 70.000 đ 90.000 đ 120.000 đ 10.000 đ 50.000 đDung lượng miễn phí của gói 7 GB 9 GB 12 GB 50 MB 450 MB

Các gói cước không giới hạn dung lượng chu kỳ dài của MobiFone

Gói cướcGói chu kỳ 3 tháng Gói chu kỳ 6 tháng Gói chu kỳ 9 tháng

Mới (F150) Cũ (3FCU120)

Mới (F250)

Cũ (6FCU120)

Mới (F500) Cũ (12 FCU120)

Giá gói (đ) 150.000 360.000 250.000 720.000 500.000 1.440.000

Dung lượng miễn phí/tháng

3 GB 1,95 GB 3GB 2,4 4 GB 3GB

Với việc ra mắt 6 gói cước này, MobiFone đã gián tiếp giảm đáng kể cước dịch vụ. Ví dụ với các gói giới hạn dung lượng chu kỳ 30 ngày, mức giá trung bình của các gói cước mới là 10.000 đ/GB trong khi mức giá này với các gói cước cũ là từ 100.000 đ – 200.000 đ/GB, tương đương giảm từ 10 – 20 lần. Còn với các gói chu kỳ dài không giới hạn dung lượng, tất cả các gói cước mới đều có giá chỉ bằng ½ - 1/3 so với các gói cước cũ, trong khi dung lượng tốc độ cao sử dụng miễn phí mỗi tháng lại cao hơn 25% - 50%.

Động thái tăng mạnh lưu lượng dữ liệu dành cho các thuê bao kể trên của MobiFone chắc chắn sẽ tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường datacard. Tuy nhiên, 2013 có thể coi là năm phát triển nở rộ nhất của thị datacard, tuy nhiên số lượng thuê bao cũng không vượt qua con số 4 triệu nên có thể đánh giá đây đã là ngưỡng phát triển cao nhất của thị trường này. Vì vậy, tác động lần này cũng như sự phát triển của thị trường trong giai đoạn tiếp theo, số lượng thuê bao sẽ có thể tăng, giảm tuỳ theo từng đợt chạy chương trình của các nhà cung cấp dịch vụ song dự báo cũng sẽ chỉ không có biến động lớn.

II. THỊ TRƯỜNG CNTTINTERNET

1.Tuyến cáp quang biển AAG bị đứt ảnh hưởng đến kết nối internet quốc tếTrong hai năm trở lại đây, AAG - tuyến cáp quang biển được coi là huyết mạch liên lạc

giữa Việt Nam với quốc tế liên tục gặp sự cố. Đỉnh điểm trong 6 tháng đầu năm, tuyến cáp đã bị đứt 2 lần và một vài lần gặp sự cố, tổng thời gian sửa chữa và khắc phục lên tới cả tháng. Sự cố đã gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ internet mặc dù các ISP đã chuẩn bị kỹ lưỡng và triển khai ngay các phương án dự phòng.

Việc AAG ngày càng không đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư xây dựng cũng như các đơn vị khai thác, các ISP đã quyết định đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến cáp thay thế (APG) và lên kế hoạch xây dựng một tuyến cáp khác (AAE1). APG có chiều dài hơn 11.000km, chạy từ Hàn Quốc cho tới Malaysia với băng thông ban đầu là 4Tbps, dự kiến ra mắt vào cuối năm 2015. Cùng với nhà mạng lớn của Nhật Bản (NTT Docomo), Trung Quốc (China Telecom, China Unicom), VNPT và Viettel cũng là hai nhà đầu tư chính của tuyến cáp này. Tuyến cáp quang AAE1 (nối các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi) có chiều dài 25.000 km, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2016. Như vậy, đến đầu 2016, đường truyền đi internet quốc tế của Việt Nam sẽ được cải thiện, tốc độ truy cập sẽ ổn định.

Cũng một phần do ảnh hưởng của các sự cố đứt cáp, chất lượng mạng bị suy giảm nên các ISP đã bù đắp cho khách hàng theo một cách khác - nâng băng thông dịch vụ trong khi giữ nguyên giá cước. Mức tăng các nhà mạng áp dụng dao động trong khoảng từ 25% - 70% so với mức cũ.

2.FTTH tiếp tục “lấn lướt” ADSLCó thể thấy, xu hướng người dùng hiện nay đã có những thay đổi so với trước đây,

vấn đề khách hàng quan tâm đó là chất lượng dịch vụ, tốc độ kết nối và hướng đến nhu cầu giải trí cao hơn chứ không chỉ là giá cước hay các chương trình khuyến mại của nhà mạng. Xu hướng này đã thể hiện khá rõ trong những tháng đầu năm 2015, khi số thuê bao ADSL tăng trưởng âm, trong khi FTTH tăng mạnh. Trong quý 2, thị trường tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm của ADSL và số lượng thuê bao FTTH phát triển nhanh chóng. Điều này cho thấy có sự dịch chuyển về nhu cầu sử dụng của các thuê bao từ cáp đồng sang cáp quang cao cấp hơn. Bên cạnh các chính sách ưu đãi của nhà cung cấp như khách hàng đóng trước cước, sẽ được miễn phí lắp đặt, giảm cước. Mức giá cước hợp lý chỉ tương đương cáp đồng khoảng 200.000 đồng/tháng nên nhiều người dùng đã chuyển từ ADSL sang FTTH. Chính vì vậy, số thuê bao FTTH tăng nhanh hơn nhiều so với ADSL và ngày càng lấn lướt dịch vụ cáp đồng.

Theo số liệu thống kê của Cục viễn thông, tính đến hết tháng 4/2015, thị trường có 4,64 triệu thuê bao xDSL so với đầu năm giảm 30.000 thuê bao (Biểu đồ 1). Sự tăng giảm không đồng đều, nhưng nói chung theo xu hướng giảm dần. Trong khi FTTH vẫn

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201532 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 33

tăng trưởng mạnh và ngày càng lấn lướt ADSL. Tính đến hết tháng 4 thị trường có tổng số 1,22 triệu thuê bao, tăng thêm 330.000 thuê bao so với đầu năm 2015, trung bình mỗi tháng tăng xấp xỉ 110.000 thuê bao (Biểu đồ 2). Điều này cho thấy thị trường cáp quang đang được nhiều người dùng lựa chọn, vì vậy các nhà cung cấp dịch vụ cần chú trọng đến các đối tượng khách hàng ở nhiều phân khúc để thiết kế gói cước đa dạng cũng như khai thác những nhu cầu từ phía người dùng và khách hàng tiềm năng.

Biều đồ 2.5: (Nguồn: Cục Viễn thông)

Biều đồ 2.6 (Nguồn: Cục Viễn thông)

3. FTTH: Xu hướng internet kết hợp truyền hìnhViệc tích hợp 2 dịch vụ, thậm chí là 3 dịch vụ trên cùng đường truyền đang được các

doanh nghiệp tận dụng khai thác bởi mang lại lợi ích cho người dùng và nhà cung cấp dịch vụ (ISP). Theo đó, nhà mạng giảm bớt các chi phí phát sinh, khách hàng sẽ nhận

được nhiều ưu đãi hơn. Thay vì phải sử dụng nhiều đường dây riêng lẻ, với dịch vụ trọn gói khách hàng chỉ cần một đường dây có thể sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ, truyền hình chất lượng cao HD cho nhiều tivi và Internet, điện thoại. Bên cạnh đó, việc tích hợp nhiều dịch vụ của một nhà cung cấp hạn chế khách hàng hủy/ngưng dịch vụ, bởi họ phải cân nhắc khi muốn chuyển sang doanh nghiệp khác. Đây sẽ trở thành một xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp tích hợp các dịch vụ Internet+Truyền hình, cũng như đưa ra những gói cước linh hoạt hơn hướng đến mọi đối tượng người dùng.

Hiện các ISP hướng đến gói cước tích hợp nhằm giữ chân khách hàng, triển khai chương trình chăm sóc khách hàng dành cho thuê bao băng rộng cố định. Để duy trì các thuê bao hiện hữu và hạn chế khách hàng rời mạng, các doanh nghiệp khuyến khích người dùng chuyển đổi từ cáp đồng sang cáp quang với mức cước ưu đãi, miễn phí thiết bị đầu cuối, tặng tháng cước… nếu đóng trước cước.

Tiên phong ở mảng FTTH vẫn là Viettel. Trong quý 2, Viettel triển khai nhiều chương trình giảm giá, khuyến mại đặc biệt dành cho khách hàng đăng ký lắp đặt mới dịch vụ FTTH, dịch vụ truyền hình (NextTV, Cáp analog, Cáp số 1 chiều) để hút khách hàng. Cụ thể là chương trình quay số trúng thưởng với các sản phẩm có giá trị như Tivi, Iphone 6 Plus, Macbook, Galaxy Tabs… Bên cạnh đó, tại một số tỉnh thành Viettel đến từng nhà dân phát tờ rơi giới thiệu chính sách lắp đặt internet cáp quang miễn phí truyền hình cáp, giá từ 165.000đ đến 200.000đ (trang bị modem wifi 4 cổng, miễn phí lắp đặt, tặng từ 01 đến 02 tháng cước thuê bao, tặng 01 năm sử dụng NetTV), giới thiệu dịch vụ truyền hình cáp số một chiều kèm các gói cước tích hợp. Ngoài ra, kéo cáp quang cho các đại lý lớn sử dụng thử; giới thiệu chính sách ưu đãi cho đại lý Internet cũng được Viettel khai thác triệt để. Có cơ chế khuyến khích các đại lý và nhân viên thu cước.

Đặc biệt, luôn áp dụng chiến lược cạnh tranh “lôi kéo” hay tìm mọi cách dụ khách hàng từ VNPT sang sử dụng dịch vụ của mình như tại Trà Vinh: Vận động lực lượng giáo viên đang lắp đặt dịch vụ của VNPT chuyển qua lắp đặt cáp quang và truyền hình cáp;

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201534 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 35

Inetnet cáp quang tốc độ cao 165.000đ/1 tháng (hỗ trợ WiFi); Truyền hình cáp: Tivi thứ 1: 50.000đ, Tivi thứ 2, 3: 10.000đ/1 tivi/tháng, nếu sử dụng Internet cáp quang thì khách hàng sẽ được sử dụng miễn phí truyền hình cáp 12 tháng; Miễn phí gói FTTH cho các trường học trong 24 tháng không thu tiền. Áp dụng chính sách cho khách hàng dùng thử dịch vụ FTTH tại khu vực đối thủ không phát triển được cáp quang.

Đối với VNPT, khách hàng khi đăng ký sử dụng dịch vụ FTTH được miễn phí MyTV chẳng hạn, tại TP.Hồ Chí Minh khi đăng ký sử dụng gói cước FiberVNN từ 200.000 đồng/tháng sẽ được hưởng các ưu đãi: Tặng cước hòa mạng; Tặng 01 tháng cước sử dụng đầu tiên ngay khi lắp đặt; Được ưu đãi đến 50% cước nếu khách hàng sử dụng gói trả trước và cam kết sử dụng 24 tháng. Ngoài ra, còn được trải nghiệm miễn phí suốt 12 tháng một trong các dịch vụ: Gói MyTV Basic (60 kênh cơ bản), xem truyền hình miễn phí trên FiberVNN, hoặc gói MyTVGold HD với giá ưu đãi 67.500 đồng/tháng, tặng đầu thu HD cho khách hàng đăng ký trả trước cước từ 12 tháng trở lên.

Tương tự, FPT dành ưu đãi riêng cho khách hàng hòa mạng mới trọn gói dịch vụ Truyền hình và Internet. Mới đây, FPT đã tung ra chương trình khuyến mại cho khách hàng lắp đặt mới cả hai dịch vụ Truyền hình và Internet trên toàn quốc. Cụ thể, chi phí hòa mạng mới khi khách hàng đăng ký cả 2 dịch vụ này là 600.000đ, bao gồm Box HD, modem WiFi và cước lắp đặt. Ngoài ra, Truyền hình FPT cũng áp dụng kéo dài thời gian ưu đãi chương trình cho khách hàng trả trước khi hòa mạng. Khách hàng trả trước 6 tháng được tặng thêm 1 tháng cước, khách hàng trả trước 12 tháng cước tặng ngay 2 tháng cước miễn phí; khách hàng trả trước 13 tháng cước, sẽ trang bị miễn phí đầu thu.

Cả ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là VNPT, Viettel và FPT đều cung cấp đa dịch vụ tích hợp trên đường truyền cáp quang. Hiện các nhà đài có lợi thế về nội dung truyền hình, còn các doanh nghiệp viễn thông có lợi thế về đường truyền. Sự bắt tay, hợp tác giữa hai lĩnh vực: Internet + Truyền hình mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và phát huy tối đa thế mạnh của mỗi bên.

4. Chiến lược tăng băng thông của các nhà mạngNhằm mang lại quyền lợi cho khách hàng cũng như khai thác tối ưu thế mạnh của

doanh nghiệp, các nhà mạng còn áp dụng hình thức tăng băng thông miễn phí cho khách hàng. Đối với FPT tăng tốc độ download và upload các gói cước Mega Save, Mega You và Mega Me lần lượt tăng từ 3Mpbs lên 5Mbps, 6Mbps lên 8 Mbps, từ 8Mbps lên 10Mbps. Theo kế hoạch, quá trình nâng băng thông được chia thành 3 giai đoạn, từ các thành phố lớn tới các tỉnh thành khác trên cả nước kể từ ngày 1/6/2015.

Bên cạnh đó, VNPT cũng tiến hành nâng băng thông cho người dùng. Những khách hàng đang sử dụng gói FiberVNN tại TP.HCM sẽ được nâng băng thông thêm 133%

so với hiện hành với giá không đổi. Tốc độ truy cập tối đa gói Fm sẽ lên đến 15 Mbps, gói F2F lên 20 Mbps và gói F2E lên 30 Mbps. Còn khách hàng sử dụng gói MegaVNN TP.HCM (ADSL) sẽ được nâng băng thông thêm 170% so với hiện hành với mức giá giữ nguyên.

Nhà mạng nhỏ khác là CMC Telecom cũng triển khai tăng băng thông cho khách hàng sử dụng dịch vụ trong nước và quốc tế. Từ ngày 1/6, tất cả khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet trên truyền hình cáp (GigaHome, VTVnet) các gói Home 3, Home 3 Plus, Home 4, Home 4 Plus sẽ được nâng băng thông (download) trên toàn quốc với mức tăng chênh lệch ít nhất là 3Mbps, nhiều nhất là 17Mbps. Đặc biệt, khách hàng lắp đặt Internet truyền hình cáp tại Đà Nẵng được nâng cấp băng thông gói Home 2 từ 5Mbps lên 22Mbps.

Khu vực Gói cước

Băng thông cũ Băng thông mới

Download (Mbps) Download (Mbps)

Hà Nội

Home 3 7 10Home 4 10 15Home 3 Plus 7 10Home 4 Plus 10 15

Hải PhòngHome 3 7 10Home 4 10 15

Đà Nẵng

Home 2 5 22Home 3 7 10Home 4 10 15Home 3 Plus 7 10

Ngoài ra, khách hàng hiện đang sử dụng bất kỳ gói dịch vụ Internet cáp quang - FTTH của CMC Telecom đều được nâng băng thông đường truyền Internet quốc tế (download/upload). Ngoài việc tăng băng thông trong nước cho gói Giga-ECO từ 20Mbps lên 22Mbps, CMC Telecom nâng băng thông quốc tế các gói Giga-EXTRA, Giga-GAME và Giga-MAX lên tới hơn 1Mbps. Cụ thể, Giga-EXTRA từ 896Kbps lên 1,152Kbps; Giga-GAME từ 768Kbps lên 1,280Kbps; Giga-MAX từ 2,048Kbps lên 3,072Kbps. Đặc biệt, khách hàng đăng ký mới trả trước từ 6 tháng trở lên được miễn phí hòa mạng trị giá 6.000.000 đ; tặng tới 9 tháng cước, thẻ diệt Virus CMC InfoSec có trị giá lên tới 2.000.000 đồng tùy Gói dịch vụ.

Những chiến lược này cho thấy nỗ lực của các nhà mạng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, hướng đến quyền lợi của khách hàng. Bên cạnh đó, mức giá cước ngày càng giảm giúp tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201536 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 37

cÔNG NGHỆ THÔNG TIN1. Đẩy mạnh hợp tác về cntt với Nhật Bản

Theo Sở TT&TT Hà Nội, trong số 23 dự án thuộc lĩnh vực CNTT được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới trong nửa đầu năm 2015, Nhật Bản là nước có số dự án mới cao nhất với 9 dự án, chiếm hơn 39,1%.

Thông tin từ Sở TT&TT Hà Nội cho hay, trong 6 tháng đầu năm nay, UBND Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 85 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực CNTT nằm ngoài khu CNTT tập trung trên địa bàn Thành phố, với tổng số vốn lên tới hơn 64 triệu USD, tăng hơn 93,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, có 23 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng số vốn là gần 5 triệu USD. Nhật Bản là quốc gia có số dự án đầu tư mới cao nhất là 9 dự án, chiếm hơn 39,1% và Hàn Quốc có 3 dự án, chiếm trên 13 %.

Cụ thể, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc song phương giữa Bộ TT&TT Việt Nam với Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, hôm 6/7 vừa qua, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty NTT East, một công ty con của Tập đoàn NTT (Nhật Bản).

Theo như Biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực dịch vụ giá trị gia

tăng, kinh doanh hạ tầng mạng và các dịch vụ ICT. VNPT và NTT East cũng sẽ thiết lập các nhóm làm việc để xây dựng lộ trình cụ thể, mô hình kinh doanh chung, trách nhiệm của mỗi bên… để triển khai những nội dung đã ký kết.

NTT East hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực thông tin nội hạt. Từ năm 1997, VNPT đã có Hợp đồng Hợp tác kinh doanh với NTT East để phát triển và khai thác mạng viễn thông nội hạt khu vực phía Bắc TP. Hà Nội. Đến nay dự án đã kết thúc, tuy nhiên hai bên đều đã tích cực xây dựng các nhóm làm việc chung để nghiên cứu những lĩnh vực hợp tác mới.

Cũng trong khuẩn khổ chuyến đi này, Công ty Bưu chính Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) nhằm hỗ trợ VNPost nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính. Biên bản này xác nhận rằng hai bên sẽ hợp tác phát triển các dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh mới tại Việt Nam, “mang lại lợi ích cho cả hai nước”. Công ty Bưu chính Nhật Bản là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh chuyển phát thư tín thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Nhật Bản. Mối quan hệ tương hỗ này, vì thế, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Bưu điện Việt Nam và Bưu chính Nhật Bản trong thời gian tới. “Hai bên có thể tập trung vào một số lĩnh vực hợp tác sau: Kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, chuyển tiền quốc tế; Phát triển sản phẩm dịch vụ mới, giải pháp hậu cần cho thương mại điện tử; Phát triển hệ thống công nghệ thông tin; Kinh doanh tem và các sản phẩm từ tem; Đào tạo nguồn nhân lực”, đại diện VNPost phát biểu.

Cũng trong khuôn khổ chuyến làm việc, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), một đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT Việt Nam, đã đạt được Biên bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Aizu Nhật Bản, theo đó hai bên sẽ thực hiện trao đổi học viên ở các môn học được cả hai công nhận tương đương trong chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Kỹ thuật Viễn thông của PTIT và Khoa học - Kỹ thuật Máy tính của Đại học Aizu.

2. Thuê ngoài dịch vụ CNTT: Nhiều khó khăn cần tháo gỡVới việc Thủ tướng Chính phủ chính thức “bật đèn xanh” cho chủ trương thuê

ngoài dịch vụ ứng dụng CNTT trong khối cơ quan Nhà nước, có thể nói, chưa bao giờ cơ hội cho các doanh nghiệp CNTT nội lại gần như lúc này.

Hiểu một cách cơ bản nhất, thuê ngoài dịch vụ CNTT là hình thức cung cấp các phần mềm, hệ thống công nghệ dưới dạng dịch vụ, gói thuê bao. Toàn bộ hệ thống sẽ chạy trên nền tảng của nhà cung cấp, và nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm trách mọi khâu từ triển khai dịch vụ, vận hành cho tới bảo trì, bảo dưỡng cho khách hàng.

Trong dự thảo Nghị định Hướng dẫn một số điều của Luật Công nghệ thông tin về dịch vụ công nghệ thông tin, Thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin được định nghĩa là việc thuê các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân độc lập với chủ đầu tư, tổ chức mua sắm về tổ chức, tài chính nhằm cung cấp, thực hiện các dịch vụ của chủ đầu tư hoặc tổ chức mua sắm đó.

Tuy nhiên cả các doanh nghiệp phần mềm, CNTT lẫn các cơ quan Nhà nước đều vẫn

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201538 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 39

đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc triển khai thuê ngoài dịch vụ CNTT. Hơn 1 năm đã qua kể từ khi Thủ tướng Chính phủ chính thức “bật đèn xanh” cho các cơ quan Nhà nước thuê dịch vụ CNTT để tạo ra thị trường cạnh tranh, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, cung cấp các dịch vụ CNTT, giảm đầu tư hạ tầng từ ngân sách Nhà nước và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT.

Và cũng đã hơn nửa năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 80 ngày 30/12/2014 quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan Nhà nước.

Thế nhưng đến nay, phần lớn các cơ quan Nhà nước vẫn chưa thể triển khai thuê ngoài dịch vụ CNTT.

Khó khăn của một cơ quan Nhà nước khi quyết định đầu tư một hệ thống CNTT là họ không có kinh nghiệm, chuyên môn nên khi mua sắm vật tư sẽ dễ rơi vào tình trạng lãng phí, mua những sản phẩm quá đắt, không cần thiết hoặc mua sớm quá, chưa cần dùng ngay. Nói cách khác, khoản đầu tư đã không được tối ưu hóa, khiến cho giá thành hệ thống bị đội lên quá cao. Nhưng nếu như thuê ngoài, hiển nhiên là nhà cung cấp dịch vụ sẽ tự tối ưu hóa giá thành dịch vụ và chắc chắn, mức giá thành đó sẽ thấp hơn so với “khách hàng” tự đầu tư. Đấy là chưa kể thời gian để hệ thống đi vào hoạt động cũng ngắn hơn, khoản tiền đầu tư sẽ được thu hồi nhanh hơn, đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư tăng lên, ông Bảo phân tích.

Doanh nghiệp đành... ngồi đợi

Ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ “bật đèn xanh” cho các cơ quan Nhà nước thuê dịch vụ CNTT, rất nhiều doanh nghiệp phần mềm, CNTT đã khẳng định sẵn sàng cung cấp dịch vụ CNTT cho các cơ quan Nhà nước thuê để sử dụng.

Song đến giờ này, việc cho thuê dịch vụ CNTT của các doanh nghiệp vẫn gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc.

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Công ty Bkav nhận xét: «Chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế thuê dịch vụ CNTT nên các cơ quan Nhà nước vẫn chưa dám triển khai. Bản thân Bkav cũng đã chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng cho thuê dịch vụ nhưng vẫn phải đợi hướng dẫn cụ thể hơn nữa».

Trên thực tế, cách đây vài năm, từ phương thức mua đứt bán đoạn các phần mềm, Bkav đã rục rịch triển khai phương thức cho thuê phần mềm nhưng hạ tầng vẫn là của đơn vị, cơ quan Nhà nước đi thuê phần mềm. Chẳng hạn như với các hệ thống một cửa điện tử, cổng thông tin điện tử, văn phòng điện tử, hội nghị trực tuyến... do Bkav cung cấp, các cơ quan Nhà nước vẫn sử dụng máy chủ (server) của mình, chỉ mua dịch vụ cài đặt, hỗ trợ của Bkav.

“Chi phí đầu tư hàng năm mà các đơn vị, cơ quan Nhà nước phải bỏ ra thấp hơn so với việc “mua đứt” bản quyền phần mềm trước đó. Nhưng cách thức này chưa phải hoàn toàn là thuê dịch vụ CNTT như cộng đồng kỳ vọng, đó là tất cả hạ tầng và dịch vụ CNTT đều do doanh nghiệp đầu tư cung cấp, cơ quan Nhà nước chỉ cần trả phí sử dụng mà

thôi”, ông Ngô Tuấn Anh khẳng định.

Một doanh nghiệp phần mềm khác cũng tích cực ủng hộ cơ chế thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan Nhà nước là Công ty MISA. Với gần 25.000 khách hàng là cơ quan Nhà nước đang sử dụng dịch vụ phần mềm của mình, MISA định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm trên nền điện toán đám mây và cung cấp ra thị trường theo hình thức cho thuê dịch vụ. Một số phần mềm đang được rất nhiều khách hàng thuê sử dụng như quản lý trường học, quản lý tài sản, quản lý hộ tịch…

Tuy nhiên, lãnh đạo MISA cũng thừa nhận: “Việc cho thuê dịch vụ phần mềm và CNTT khó khăn nhất vẫn đang nằm ở vấn đề tâm lý của lãnh đạo các cơ quan Nhà nước. Thêm nữa, tâm lý các đơn vị, cơ quan Nhà nước vẫn muốn tự làm phần mềm, tự mua máy móc vẫn còn cao. Thậm chí, nhiều Bộ, ngành như Bộ Tài chính còn sản xuất cả phần mềm rồi bán cạnh tranh với doanh nghiệp cũng là rào cản cho việc phát triển dịch vụ thuê ngoài CNTT”.

3. CNTT đứng đầu trong 10 ngành có có nhu cầu tuyển dụng lớn nhấtVietnamWorks vừa công bố báo cáo nhân lực trực tuyến HR Insider nửa đầu năm

2015 cho thấy ngành CNTT đứng đầu bảng trong 10 ngành có có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2015.

VietnamWorks vừa công bố báo cáo nhân lực trực tuyến HR Insider nửa đầu năm 2015. Điểm đáng chú ý trong báo cáo này là sự tăng mạnh của nhu cầu tuyển dụng cùng sự hồi phục của nguồn cung nhân lực. Ông Gaku Echizenya, Giám đốc điều hành của VietnamWorks, cho biết: “Nửa đầu năm 2015, nhu cầu tuyển dụng tăng trưởng vượt bậc ở mức 34% so với cùng kỳ năm 2014. Các ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất đều tăng trưởng khá mạnh trong nửa đầu năm 2015, dẫn đến số lượng công việc nhiều nhất, trong vòng 3 năm qua. Người tìm việc đang có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết để tìm được công việc mơ ước cho mình.”

Theo báo cáo này, CNTT đứng đầu trong 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, sau đó đến hành chính, kế toán, sản xuất, chăm sóc khách hàng, quảng cáo, marketing, xây dựng, kiến trúc, bán hàng.

Vẫn theo báo cáo trên, nhu cầu tuyển dụng có mức tăng trưởng 34%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm vừa qua. Kể từ năm 2013, nhu cầu tuyển dụng đã tăng liên tục: đối với thời gian 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, năm 2013 có mức tăng khiêm tốn 5%, năm 2014 tăng 25% và năm 2015 tăng cao nhất ở mức 34%.

Trong khi nhu cầu về tuyển dụng nhân lực CNTT tăng mạnh nhất thì Việt Nam lại phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT. Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam Trương Gia Bình cho rằng, thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT không phải là vấn đề mới nhưng tình trạng này đã lên mức báo động đỏ. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201540 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 41

có liên quan đến CNTT. Tuy nhiên, số nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không nhiều, nhất là những người có khả năng làm việc tại nước ngoài.

Cho dù CNTT là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng thực tế chất lượng nguồn nhân lực đào tạo của Việt Nam lại chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đây là bài toán phải được đặt ra một cách nghiêm túc, đặc biệt là khi Việt Nam đang nhắm tới trở thành quốc gia mạnh về CNTT.

III. THỊ TRƯỜNG TRuYỀN HìNH TRẢ TIỀNMặc dù các nhà cung cấp dịch vụ đã có phần chú trọng hơn tới chất lượng nội dung để

thu hút thuê bao, tuy nhiên cạnh tranh bằng giá cước vẫn là phương thức chính được sử dụng hiện nay. Cuộc cạnh tranh này vô cùng khốc liệt song tất cả đều phải cố đua theo để bám trụ thị trường. Chính vì vậy, không hẹn mà gặp họ đều tố cáo nhau bán phá giá thị trường, bù chéo dịch vụ và rất muốn được áp dụng cơ chế quản lý dịch vụ theo giá sàn.

Tuy nhiên, đề xuất Bộ TT&TT quản lý thị trường THTT theo giá sàn dịch vụ đưa ra trong Đề án xây dựng đơn giá dịch vụ THTT đã không được thông qua. Bởi theo cơ quan quản lý thì dịch vụ THTT không nằm trong danh mục dịch vụ nhà nước quy định giá. Cục cạnh tranh cũng cho biết hiện không đủ nguồn lực để xác định doanh nghiệp có bán phá giá hay không. Chính vì vậy cuộc đua có tiếp diễn hay không, khốc liệt tới mức nào hiện chỉ do các nhà cung cấp dịch vụ quyết định.

Thực hiện lộ trình số hoá truyền hình, các nhà đài đã bắt đầu phát các kênh số quảng bá tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên việc phát sóng còn chồng chéo, nhiều đơn vị cũng phát tại một địa bàn dẫn tới lãng phí tài nguyên tần số. Vì vậy, sắp tới Bộ sẽ phân công phạm vi đại lý và nhóm kênh phát sóng cụ thể cho từng đơn vị.

2. Hình thức cạnh tranh mới của truyền hình trả tiền: Bán hàng đến tận nhà và hướng đến quyền lợi của khách hàng

Tiếp cận khách hàng theo hình thức bán hàng mới “Door to door”

Không chỉ trong lĩnh vực viễn thông mà truyền hình cũng bắt đầu áp dụng hình thức bán hàng đến tận nhà “Door to door”. Đây là hình thức cạnh tranh bán hàng mới sau một thời gian các đài thu hút thuê bao bằng cách như đặt biển quảng cáo, phát tờ rơi hoặc gọi điện tới nhà khách hàng để giới thiệu dịch vụ thì hiện nay, chiến lược gõ cửa từng nhà thuê bao để mời chào dùng thử dịch vụ đã lan tỏa đến nhiều doanh nghiệp như VTVcab, SCTV, FPT, Viettel… Khơi mào của chiến lược này là FPT với chiến dịch “Door to door” tại TP.HCM, sau đó đến Hà Nội. Mỗi nhân viên sẽ được phân công phụ trách từ 1 đến 2 phường, nhân viên tới gõ cửa từng nhà khách hàng, giới thiệu dịch vụ truyền hình FPT, lắp box cho thuê bao dùng thử dịch vụ trước khi quyết định ký hợp đồng. Bên cạnh đó, FPT còn tổ chức tôn vinh “Hiệp sĩ đường phố” cho những nhân viên phát triển được nhiều thuê bao trong chiến dịch xuống đường này.

Còn Viettel mở các điểm trải nghiệm dịch vụ Internet và truyền hình tại nhiều địa phương để người dân dùng thử dịch vụ trước khi quyết định lựa chọn gói cước phù hợp.

Đặc biệt, Viettel tập trung vào các khu vực nông thôn khi giới thiệu đến khách hàng những dịchvụ này.

Bên cạnh đó, VTVcab, cũng áp dụng triệt để chiến lược này. Để giành giật từng thuê bao với SCTV, VTVcab đã phải tổ chức hàng trăm kỹ thuật viên VTVcab có mặt tại nhiều khu dân cư TP.HCM, đến từng hộ gia đình để kiểm tra chất lượng dịch vụ truyền hình người dân đang sử dụng, đồng thời tư vấn lắp đặt, kết nối tín hiệu truyền hình số HD với hàng loạt ưu đãi. Đây là một trong những chiến dịch ra quân lớn tại TP HCM của VTVcab để hút khách hàng. Ngoài ra, nhiều nhân viên của VTVcab còn nhắn tin giới thiệu gói dịch vụ truyền hình HD tới các thuê bao di động.

Để hút khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp không chỉ áp dụng chiêu bài giảm giá cước, tặng quà mà còn áp dụng chính sách ưu đãi cước cho khách hàng đăng ký mới dịch vụ.

Nhà đài hợp tác bán gói kênh vì quyền lợi của khách hàng

Trước thực trạng dịch vụ truyền hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc độc quyền nội dung được coi là thế mạnh của các nhà cung cấp dịch vụ. Thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện sự hợp tác, chia sẻ bán nội dung trên hạ tầng của nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh, truyền hình IPTV và truyền hình cáp.

Thay vì chạy đua mua bản quyền truyền hình với giá cao, hay đua nhau giảm giá để giành khách, một số nhà đài đã cùng nhau bắt tay trong việc chia sẻ bản quyền nội dung và hợp tác vì quyền lợi khách hàng. Mới đây nhất, truyền hình VTC bắt đầu phát thử nghiệm chưa thu phí gói kênh chọn lọc, hấp dẫn của VTVcab trên hệ thống của mình, gồm 8 kênh: Thể thao TV, Bóng đá TV, Bibi, Phim Việt, Kênh 17, EChannel, HayTV, Yeah 1 TV. Sau thời gian thử nghiệm, VTC sẽ thu phí gói kênh và hai bên sẽ chia sẻ doanh thu từ việc bán gói kênh này.

Trước đó, Truyền hình An Viên bổ sung thêm gói 5 kênh đặc sắc SCTV trên hệ thống truyền hình số mặt đất DTT ở khu vực miền Nam, với giá cước thuê bao 33.000 đồng/tháng. Tính đến thời điểm này, VNPT, Viettel, , FPT, VTVcab và HCATV cũng đang bán gói kênh đặc sắc của K+ trên hạ tầng của mình.

Việc các nhà đài cùng hợp tác, chia sẻ phân phối nội dung là một cách tăng doanh thu cho các nhà cung cấp dịch vụ và giữ chân khách hàng. Đây là tín hiệu mới của thị trường truyền hình trả tiền.

3. Quản lý giá cước dịch vụ truyền hình trả tiền - Làm khó cấp quản lý Phương thức quản lý dịch vụ truyền hình trả tiền (THTT) theo giá sàn đã được đề cập

khá nhiều trong thời gian gần đây khi thị trường bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mới. Mới đây, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) đã chính thức đề xuất lên Bộ TT&TT Đề án xây dựng đơn giá truyền hình trả tiền.

Việc áp dụng mức giá sàn nhằm ổn định thị trường truyền hình trả tiền đang trong giai

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201542 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 43

đoạn phát triển nhanh cả về nội dung chương trình và công nghệ truyền dẫn. Theo Đề án của VNPayTV, đơn giá dịch vụ được chia ra làm nhiều mức giá khác nhau. Cụ thể:

+Truyền hình analog có 2 mức giá gồm: Gói kênh cơ bản ở mức 40-45 kênh (gồm 20 kênh thiết yếu, một số kênh thể thao, phim truyện nước ngoài) giá cước 60.000-65.000 đồng/tháng; gói kênh cơ bản thứ 2 ở mức 65 - 72 kênh giá cước 90.000 đồng/tháng.

+Truyền hình cáp HD với 110-120 kênh có giá 180 - 220.000 đồng/tháng. Gói kênh truyền hình số mặt đất với 75-85 kênh được đề xuất 65.000-80.000 đồng/tháng.

+Truyền hình số vệ tinh có đặc điểm không phải đầu tư chi phí cho hạ tầng, nhưng phải trả phí thuê vệ tinh được đề xuất có 3 mức giá sàn: 90.000 đồng/tháng, 180.000 đồng, 250.000 đồng/tháng.

+Các gói kênh với dịch vụ truyền hình IPTV được đưa ra mức 85.000 - 90.000 đồng/tháng.

Với mức giá sàn mà VNPayTV đề xuất, một số gói cước cao hơn khá nhiều so với mức mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đang áp dụng. Chẳng hạn, với dịch vụ truyền hình vệ tinh, Truyền hình An Viên (AVG) đang cung cấp gói cơ bản 70 kênh với mức cước 33.000 đồng/tháng, thấp hơn 32.000 đồng so với giá sàn; gói A dịch vụ truyền hình số mặt đất có mức cước chỉ 20.000 đồng. Truyền hình số vệ tinh của K+ có gói cước thấp nhất là 85.000 đồng, thấp hơn giá sàn 5.000 đồng. Tương tự, với truyền hình cáp, các nhà cung cấp như VTVcab, SCTV, HCATV, Viettel... đều có mức cước dịch vụ thấp hơn giá sàn mà VNPayTV đề nghị.

Thực tế, các nhà đài lo ngại thị trường truyền hình trả tiền đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, những doanh nghiệp mới có lợi thế riêng tham gia thị trường có thể uy hiếp các đài, bán giá thấp để thu hút thuê bao sau đó sẽ dùng chiến lược tăng giá.

Vì vậy, không chỉ các doanh nghiệp truyền hình cáp nhỏ ở các địa phương lên tiếng xin nhà nước quản lý giá dịch vụ truyền hình mà cả SCTV và VTVcab cũng đề nghị nhà nước cần đưa ra một mức giá sàn dịch vụ truyền hình. Bởi hiện hầu hết các doanh nghiệp truyền hình trả tiền đang bán dưới giá thành, tức là lấy tiền khách hàng trả trước để trang trải cho các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh các đơn vị nhỏ, thì các doanh nghiệp lớn đều lấy doanh thu ở các thành phố lớn để bù vào tình trạng khó khăn ở các thị trường mới.

Với cách kinh doanh như trên thì thực chất thị trường phát triển sẽ không bền vững, gây thiệt hại cho nguồn thu ngân sách và lâu dài là những tổn thất cho chính doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khác với dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình trả tiền không thuộc phạm vi danh mục các dịch vụ thiết yếu, cần phải được định giá và bình ổn giá mà các doanh nghiệp tự định giá. Như vậy, sau rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp truyền hình trả tiền, đề án của VNPayTV đã không được chấp thuận. Các doanh nghiệp chỉ có thể trông chờ vào luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý không có đủ nguồn lực để chứng minh doanh nghiệp phá giá bởi đây là việc khá phức tạp, cũng như không có tiêu chí cụ thể để xác định.

Vấn đề là VNPayTV phải tự tìm cách giải quyết và chờ đợi bao lâu? Khi mà Luật chưa có, trong khi thị trường thay đổi liên tục và cơ hội kinh doanh đến với doanh nghiệp có thể bị mất đi. Theo đó, VNPayTV bị đẩy vào thế khó?

Mặc dù truyền hình trả tiền không nằm trong danh mục quản lý giá, nhưng trong bối cảnh hiện nay rất cần sự định hướng của nhà nước để tránh lãng phí nguồn lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng hơn trên thị trường.

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201544 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 45

IV. CHUYÊN ĐỀ ỨNG dụNG cNTT TRONG NGàNH Y Tế: THỊ TRƯỜNG NHIỀu TIỀM NăNG

1. Thực trạng ứng dụng CNTT tại các bệnh việnHiện nay tại Việt nam ngành Y tế đang có nhiều vấn đề vướng mắc về khám chữa

bệnh, các bệnh viên tuyến trên luôn quá tải bênh nhân một cách trầm trọng với tỉ lệ quá tải>121%. Ở các bệnh viện (BV) tuyến trung ương, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và một số BV các tỉnh và thành phố khác, tình trạng quá tải vẫn diễn ra với mức độ ngày càng nặng nề. Ở phía y tế cơ sở trình độ nhân viên có hạn, việc quản lý khám chữa bệnh cho nhân dân,các chương trình y tế quản lý lỏng lẻo, thủ tục hành chính nặng nề, người dân chưa thực sự tin tưởng.Tại các cơ sở y tế người bệnh vẫn phải nằm ghép từ hai đến ba người/giường, thậm chí ngồi ngoài hành lang, trải chiếu nằm dưới đất để chữa bệnh.Tần suất khám bệnh của các bác sỹ xấp xỉ 90 bệnh nhân /ngày.Bệnh nhân khi khám chữa bệnh trải qua thủ tục hành chính rất mất thời gian, tính trung bình thời gian kê đơn thuốc 5 phút/lượt, thời gian tổng hợp các báo cáo mất 2, 3 ngày/1 báo cáo…

Để giải quyết các vấn đề này bước đầu các bệnh viện đã trang bị các ứng dụng CNTT vào công tác khám chữa bệnh như xây dựng các phần mềm quản lý khám chữa bệnh phục vu tại các bệnh viện bước đầu mang lại kết quản nhất định giảm được thời gian khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên đây cũng chỉ mới là các giải pháp tạm thời giải quyết nhu cầu quản lý các thông tin khám chữa bệnh, thu tiền viện phí của bệnh viện. Còn mục đích hướng tới phục vụ cả cộng đồng vẫn chưa đáp ứng được, chưa phục vụ được toàn bộ các yêu cầu khám chữa bệnh của người dân từ việc chữa bệnh đến việc phòng chống bệnh cũng như các dịch vụ sức khỏe cộng đồng.

2. CNTT có thể giúp gì?Hãy tưởng tượng như sau để thấy những gì CNTT có thể mang lại cho ngành y tế. Một

bệnh nhân, khi đến bệnh viện khám bệnh sẽ xuất trình một thẻ y tế điện tử cá nhân. Bộ phận tiếp nhập sẽ quẹt thẻ này và có được toàn bộ thông tin cá nhân cần thiết của bệnh nhân như tên, tuổi, địa chỉ, loại bảo hiểm y tế đang dùng và lịch sử bệnh.

Toàn bộ thông tin này được đẩy tới máy của bác sĩ sẽ khám cho bệnh nhân. Khi người bệnh lên phòng khám, tới lượt mình, toàn bộ thông tin bệnh nhân đã nằm trên máy tính của bác sĩ.

Sau khi khám xong, người bệnh quẹt thẻ một lần nữa để thanh toán viện phí thông qua kết nối với tài khoản cá nhân và hệ thống liên ngân hàng. Các biểu mẫu cần thiết để thanh toán bảo hiểm sẽ được tự động đẩy qua bên Bảo hiểm. Người bệnh sau khi được cấp thuốc, về nhà sẽ được nhắc uống thuốc thông qua điện thoại di động được cài đặt ứng dụng này. Đến giờ điện thoại sẽ báo để người bệnh nhớ uống thuốc. Khi đến lịch khám lại bệnh nhân sẽ nhận được tin nhắn thông báo từ tổng đài của bệnh viện.

Hệ thống dữ liệu tập trung, liên thông giữa các bệnh viện cho phép người bệnh có thể quẹt thẻ y tế ở bất cứ cơ sở khám chữa bệnh nào chứ không bị bó buộc tại những bệnh viện họ đăng ký hoặc đã từng khám.

Viễn cảnh trên còn khá xa vời tại Việt Nam nhưng cần thiết có một tầm nhìn tổng thể, dài hạn hạn về đích đến cuối cùng đó để có lộ trình và giải pháp phù hợp.

3. Điểm danh các giải pháp CNTT trong quản lý bệnh viện tại Việt Nam

a. FPT.eHospital

Hệ thống phần mềm Quản lý Tổng thể bệnh viện - FPT.eHospital được FPT IS phát triển từ năm 2000. Đến nay, sau hơn 10 năm phát triển, sản phẩm đã được đưa vào ứng dụng tại 35 bệnh viện lớn trên cả nước.

Đặc điểm nổi bật của sản phẩm được khách hàng đánh giá cao là: Am hiểu nghiệp vụ Y tế; Thiết kế tiện ích cho người dùng và Hệ thống linh hoạt có thể thay đổi dễ dàng theo sự thay đổi của chính sách.

Quản lý tổng thể và toàn diện: FPT.eHosptial được thiết kế với quy trình quản lý tổng thể và toàn diện, giúp các bệnh viện nâng cao hiệu quả quản lý ở tất cả các khâu, từ quản lý chuyên môn khám chữa bệnh tới các công tác quản lý hành chính, kế toán, nhân sự, tài chính khác.

Tương thích với công nghệ ngành Y: Hệ thống được xây dựng và triển khai với tính định hướng cao, tầm nhìn lâu dài; đảm bảo tương thích các chuẩn quốc gia cũng như quốc

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201546 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 47

tế và các công nghệ mới của ngành Y. Có thể thực hiện chẩn đoán từ xa (telemedicine) trong tương lai.

Kết nối với cơ sở dữ liệu Y tế quốc gia: Hệ thống có thể mở rộng kết nối chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu y tế của tỉnh/thành phố, quốc gia để tạo thành hệ thống quản lý ngành Y tế tỉnh/thành phố; hệ thống quản lý ngành Y tế quốc gia.

FPT.eHospital đã đạt được khá nhiều giải thưởng từ khi ra đời tới nay. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chức năng của FPT.eHospital chưa được triển khai trong thực tế. Khâu kết nối thanh toán và kết nối với dữ liệu bảo hiểm y tế chưa được thực hiện. Song nhìn một cách tổng thể thì ở góc độ quản lý 1 bệnh viện hay một cơ sở khám chữa bệnh thì phần mềm có thể đáp ứng được yêu cầu.

b. Phần mềm ONENET Hospital

Phần mềm này được phát triển bởi công ty ONENET có sự kết hợp với các y bác sỹ và chuyên gia tư vấn y tế. Đây là một hệ thống quản lý thông tin bệnh viện tổng hợp, gồm nhiều phân hệ hoạt động xuyên suốt, liên hoàn, đồng bộ quá trình khám chữa bệnh từ khâu đăng ký, khám bệnh, điều trị, viện phí, cấp thuốc cho đến khi xuất viện.

Về cơ bản, quy trình, chức năng nghiệp vụ, biểu mẫu báo cáo thống kê, hồ sơ bệnh án đáp ứng các tiêu chí, quy định và định dạng của Bộ Y tế, BHYT, Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê.

Phần mềm giúp quản lý chặt chẽ chi phí khám chữa bệnh; số hóa hầu hết các hồ sơ bệnh án chuyên khoa và các giấy tờ chuyên môn, hành chính. Hạn chế tối đa sử dụng giấy tờ viết tay, dễ dàng tra cứu thông tin.

Chương trình được đánh giá là phù hợp với nhu cầu của từng tuyến, hạng và loại bệnh viện khác nhau. Hệ thống sử dụng mô hình CSDL tập trung, hoạt động trên môi trường mạng với chế độ bảo mật cao cùng với khả năng phân quyền cho người sử dụng. Hệ thống cho phép liên kết nhiều bệnh viện và mở rộng theo mô hình Services bus. Các phân hệ của phần mềm bao gồm:

• Quản lý đăng ký (khám bệnh, cấp cứu, điều trị)• Quản lý bệnh nhân và hồ sơ bệnh án• Quản lý xét nghiệm• Quản lý chẩn đoán hình ảnh• Quản lý PTTT• Quản lý dược• Quản lý viện phí• Quản lý thanh toán BHYT• Quản lý trang thiết bị y tế• Hệ thống báo cáo• Quản lý kế toán, tài chính• Quản lý nhân sự tiền lương

• Quản lý công văn giấy tờ• Quản lý dịch vụ và chăm sóc khách hàng

4. Tổng quan về hệ thống quản lý bệnh viện VNPT HISTính năng chính

Ra đời khá muộn so với các đối thủ khác, Phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện của VNPT (VNPT HIS) đang được kỳ vọng sẽ mang đến những lợi ích ưu việt cho các đối tượng tham gia trong hệ thống. Cụ thể:

• Đối với những đối tượng là người quản lý: Giúp cho đôi ngũ quản lý (Sở, quận huyện, xã phường) có thông tin ngay lập tức về tình hình hoạt đông của ngành Y tế trong địa phương mình quản lý. Các thông tin về các hoạt đông khám chữa bệnh cũng như công tác phòng chống dịch bệnh.

• Đối với đội ngũ Lãnh đạo bệnh viện các tuyến : Giúp cho đôi ngũ lãnh đạo bệnh viện nắm bắt được ngay tình hình hoạt đông của Bệnh viện. Các thông tin khám chữa bệnh của bệnh viện ngay lập tức cũng như kịp thời đưa các quyết định chỉ đạo trong công

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201548 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 49

tác khám chữa bệnh.• Đối với đội ngũ Y, Bác sỹ: Giúp cho đôi ngũ Y bác sỹ của bệnh viện, phòng khám

có thể từ xa truy cập chương trình khám chữa bệnh nhanh, ra các quyêt định khám chữa bệnh chính xác với bệnh nhân. Hỗ trợ đôi ngũ y, bác sỹ chẩn đoán, kê đơn thuốc từ xa. Đôi ngũ y bác sỹ có thể xem các thông tin điều trị , bệnh án của bệnh nhân chi tiết, đầy đủ, chính xác và tin cậy.

• Đối với bệnh nhân: Giúp cho bệnh nhân có thể xem toàn bô các thông tin về khám chữa bệnh của mình online. Bớt các công viêc giấy tờ tốn kém và phức tạp. Đồng thời giúp cho bệnh nhân cũng có thể đặt các lịch khám bệnh của mình đối với bệnh viên môt cách chủ đông và tư vấn về sức khỏe với đôi ngũ y bác sỹ. Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ tốt hơn thông qua các tiện ích hiện đại.

• Đối với cộng đồng: được hỗ trợ miễn phí các thông tin về sức khỏe cá nhân, tương tác với đội nguc khám chữa bệnh, các tiện ích hiện đại cũng như của toàn cộng đồng, các chương trình y tế, chăm sóc sức khỏe bản thân, xã hội góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

• Tiết kiệm thời gian & chi phí: Việc xử lý các nghiệp vụ về quản lý y tế , sức khỏe trên hệ thống một cách nhanh gọn và chính xác giúp tiết kiệm thời gian của đội ngũ y bác sỹ, người quản lý, bệnh nhân và nhân dân với độ chính xác, cập nhật cao.

• Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp & hiện đại: Tin học hóa các quy trình nghiệp vụ trong việc quản lý bệnh viện( điều hành cũng như khám chữa bệnh), quy trình nghiệp vụ về quản lý sức khỏe cộng đồng, đem lại hiệu quả trong công việc đồng thời nâng cao trình độ ứng dụng và sử dụng CNTT, tạo tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh trong các bệnh viện cũng như các cơ sở y tế.

Cấu trúc hệ thống và các chức năng

Các chức năng khối khám chữa bệnh:

Các chức năng khối quản lý:

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201550 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 51

5. Các chức năng chi tiết của VNPT HIS

5.1. Phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện VNPT HIS

a. Phân hệ Tiếp đón, khám bệnh:

• Quản lý toàn bộ các khâu đón tiếp, đăng ký bệnh nhân, đăng ký BHYT cho người đến khám chữa bênh.Các thông tin về việc chuẩn đoán khám bệnh cho bệnh nhân theo danh mục ICD10. Các phương án xử lý đối với người khám bệnh cho bệnh nhân nhập việc hoặc cấp thuốc cho về.

• Quản lý thông tin về việc chỉ định CLS cũng như các thủ thuật với bệnh nhân.• Quản lý việc khám bệnh cấp thuốc cho bệnh nhân đến khám bệnh,, các loại thuốc

thuộc BHYT, dịch vụ cũng như y học cổ truyền.b. Phân hệ Nội trú :

Quản lý toàn bộ việc điều trị nội trú cho bệnh nhân khi nhập viện.

• Quản lý việc nhập viện, nhập khoa của bệnh nhân khi khám bệnh cho quyết định cho nhập viện cũng như nhập khoa.

• Quản lý giường bệnh trong bệnh viện cũng như sắp xếp giường cho bệnh nhân trong khoa , phòng bệnh.

• Quản lý sắp xếp lịch mổ trong khoa,sắp xếp độ ngũ y bác sỹ cho lịch mổ cũng như duyệt các lịch mổ.

• Quản lý các bệnh án bệnh nhân trong khoa gồm thông tin phản ứng thuốc, biên bản hội chẩn, thông tin hỏi bệnh, phiếu an toàn PTTT, phiếu điều trị, thông tin thể lực, thực hiện thủ thuật, chỉ định CLS, phiếu truyền máu, dị ứng thuốc, chỉ định khám chuyên khoa, phiếu truyền dịch vv.

• Quản lý các y lệnh hàng ngày cho bệnh nhân, điều trị và cấp thuốc cho bênh nhân hàng ngày.

• Quản lý việc xuất khoa, xuất viện cho bệnh nhân khi điều trị kết thúc• Quản lý các công tác về dược trong khoa nội trú từ việc dự trù thuốc,vật tư y tế,

dự trù tủ trực cũng như cấp phát thuốc cho bệnh nhân hàng ngày.c. Phân hệ Dược :

Quản lý toàn bộ quy trình liên quan đến công tác dược trong bệnh viện .

• Quản lý danh sách thuốc, vật tư y tế trong toàn bệnh viện.• Quản lý việc nhập thuốc từ nhà cung cấp vào các kho chính để phân phối cho các

kho lẻ và tủ trực.• Quản lý việc xuất thuốc từ kho chính sang kho lẻ, từ kho lẻ sang tủ trực.• Quản lý việc cấp thuốc cho bệnh nhân ngoại trú khi khám bệnh.• Quản lý việc duyệt các phiếu dư trù thuốc từ các khoa phòng, từ tủ trực đề xuất

lên.• Duyệt các hoàn trả thuốc từ kho lẻ, khoa phòng, tủ trực• Quản lý việc pha chế thuốc trong nôi bô bệnh viện.

• Quản lý công tác hủy thuốc hết hạn và công tác kiểm kê kho theo kỳ.d. Phân hệ Viện phí:

Quản lý toàn bô các công việc thanh toán viện phí của bệnh nhân khi khám chữa bệnh.

• Quản lý việc tạm ứng viện phí của bệnh nhân khám chữa bệnh nôi trú, ngoại trú.• Quản lý việc thanh toán viện phí của bệnh nhân nôi, ngoại trúe. Hệ thống quản lý nhân sự: quản lý toàn bô nhân sư của bênh viện , các thông

tin liên quan đến nhân sư, quá trình công tác, hợp đồng lao đông, quá trình lương nhằm quản lý toàn bô nhân sư của bệnh viện môt cách khoa học và chính xác.

f. Hệ thống kế toán bệnh viện: Quản lý toàn bô hệ thống sổ sách kế toán của bệnh viện, các khoản thu, chi, các loại hình kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng, lương, tài sản cố định, vật tư công nợ vv cho đến hệ thống đặc thù là kế toán viện phí và kế toán dược, vật tư y tế.vv.

g. Hệ thống quản lý tài sản , thiết bị y tế : Quản lý toàn bô các thiết bị y tế trong bệnh viện từ khi lập bao gồm từ việ nhập mới tài sản, đánh số thiết bị, ghi người sử dụng tài sản, giá trị tài sản ,luân chuyển tài sản, khấu hao tài sản vv, các báo cáo về tài sản phục vụ công tác quản lý của bệnh viện.

h. Portal bệnh nhân:

Quản lý việc giao tiếp bệnh nhân đối với hệ hệ thống phần mềm.

• Quản lý đăng ký khám bệnh của bệnh nhân với bệnh viện.• Quản lý các thông tin về khám chữa bệnh, bệnh án của bệnh nhân mà bệnh viện

cung cấp cho bệnh nhân.• Các thông tin tư vấn của bệnh nhân với bác sỹ về điều trị KCB.i. Kết nối các thiết bị chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm (PACS, LIS)

• Hệ thống tương tác kết nối toàn bô các thiết bị chẩn đoán hình ảnh trong bệnh viện nhằm quản lý và chia sẻ hình ảnh tới các hệ thống hỗ trợ khác

• nhằm hỗ trợ tốt hơn công tác cận lâm sàng trong khám chữa bệnh của bệnh nhân.• Hệ thống tương tác với các hệ thống phần mềm quản lý xét nghiệm khác lấy dữ

liệu kết quả bệnh nhân hiển thị hỗ trợ đặc lực cho công tác xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh viện.

j. Kết nối các hệ thống khác

• Kết nối trực tiêp với hệ thống HL7 nhằm chia sẻ thông tin bệnh nhân, bệnh án điện tử với các bệnh viện khác trong toàn quốc.

• Sẵn sàng kết nối với hệ thống BHXH trong công tác thanh khoản bảo hiểm y tế cho người bệnh.

k. Phân hệ báo cáo

Cung cấp toàn bộ các báo cáo chuẩn phục vụ đầy đủ các công tác nghiệp vụ khám chữa bệnh trong Bệnh viện cũng như nhu cầu báo cáo lao động đối với các cơ quan quản

thị trường viễn thông việt nam thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201552 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 53

lý nhà nước. Danh sách các báo cáo của chương trình đã được cấu hình và sẽ được cung cấp tuỳ theo nhu cầu sử dụng, bao gồm:

• Các báo cáo về tình hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú;• Các báo cáo, thống kê về BHYT phục vụ cho cơ quan BHYT.• Báo cáo về tạm ứng , thanh toán viện phí của người bệnh.• Các báo cáo về công tác dược, quản lý cấp thuốc trong bệnh viện.• Chức năng báo cáo động cho phép người dùng lựa chọn các thông tin cần trích

xuất, hỗ trợ đắc lực cho các cấp quản lý trong việc truy xuất thông tin cần thiết để ra quyết định;

• Các báo cáo được thể hiện theo nhiều định dạng file: Microsoft Word (.doc), Excel (.xls), Acrobat (.pdf)...

l. Phân hệ hệ thống

• Phân cấp, phân quyền sử dụng theo chức năng (tới từng tính năng cụ thể) và vùng dữ liệu, đơn vị sử dụng, đảm bảo mỗi người dùng có quyền truy cập đúng với chức năng nhiệm vụ; Khả năng phân quyền theo nhóm người dùng;

• Tối ưu hóa khả năng bảo mật của hệ thống: mã hóa thông tin; Mã hóa đường truyền theo chuẩn SSL;

• Khả năng tích hợp và mở rộng: LDAP single sign on; Chứng thực password với OTP.

• Tích hợp hệ thống CA để đảm bảo tính định danh pháp lý cho mỗi người sử dụng trong hệ thống.

• Cho phép thiết lập người dùng môt cách linh đông;• Theo dõi và lưu vết quá trình truy cập và thao tác thông tin trên hệ thống của từng

người sử dụng;• Tính năng sao lưu, phục hồi hệ thống.

5.2 Phần mềm Y tế cơ sở

a. Phân hệ khám chữa bệnh

• Khám chữa bệnh y tế cơ sở: Khám chữa bệnh tại các điểm y tế cơ sỏ (Phòng khám, trạm y tế xã)

• Khám thai: khám thai chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại cơ sở• Khám dư phòng.b. Phân hệ dược

• Quản lý thuốc, vật tư y tế cơ sở.c. Phân hệ dân số.

• Quản lý thông tin địa bàn Tỉnh/Huyện/Xã theo mô hình tổ chức phân cấp thực tế.• Quản lý thông tin hô khẩu theo địa bàn. Việc chuyển khẩu được giám sát và ghi

lịch sử.• Quản lý thông tin nhân khẩu trong từng hô khẩud. Phân hệ chăm sóc sức khỏe.

• Quản lý việc lập kế hoạch, thưc hiện ghi nhận thông tin tiêm chủng trẻ em, thông báo tiêm chủng trẻ em.

• Quản lý việc lập kế hoạch, thưc hiện ghi nhận thông tin tiêm chủng uốn ván phụ nữ, thông báo tiêm chủng uốn ván.

• Quản lý thông tin hoạt đông chăm sóc trong sinh của trạm y tế, các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ đỡ đẻ

• Quản lý thưc hiện kế hoạch hóa gia đình : các trường hợp thưc hiện biện pháp tránh thai do trạm y tế hoặc các cơ sở y tế cung cấp.

• Quản lý phá thai : theo dõi và ghi nhận tình hình thưc tế phá thai tại địa bàn.• Quản lý tử vong : theo dõi tình hình tử vong, nguyên nhân tử vong tại địa bàn.• Quản lý tai nạn thương tích : thông tin tai nạn thương tích được theo dõi và quản lý.• Quản lý công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.• Quản lý bệnh (Truyền nhiễm, không lây nhiễm, HIV, Sốt rét, Tâm thần, Lao).• Quản lý chương trình dinh dưỡng.e. Phân hệ báo cáo.

• Các báo cáo cấp Phường/Xã theo thông tư 27/2014/TT-BYT.• Các báo cáo cấp Quận/Huyện theo thông tư 27/2014/TT-BYT.• Các báo cáo cấp Tỉnh theo thông tư 27/2014/TT-BYT.

6. Thay lời kếtỨng dụng CNTT trong ngành y tế tại Việt Nam còn rất nghèo nàn, đó là thực tế. Cơ

hội và cũng là trách nhiệm của các “đầu tàu” trong lĩnh vực CNTT nước nhà là phải đưa CNTT vào từng hoạt động của các bệnh viện nói riêng và ngành y tế nói chung. Cơ hội lớn đang chia đều cho các doanh nghiệp và “miếng bánh” thị phần sẽ thuộc về tay người có sản phẩm toàn trình và thân thiện nhất với người dùng./.

chuyên đề

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 55

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG

THế GIớI

CHƯƠNG III 1. Tổng kết nối di động chính thức bằng dân số thế giớiNhững số liệu thống kê của Ovum và Ericsson đều cho thấy, tính đến hết quý

1/2015, thế giới đã có khoảng 7,2 tỷ kết nối di động, tăng 108 triệu so với quý trước đó, đạt tốc độ tăng trưởng quý và năm lần lượt là 1,5% và 5%. Các thị trường di động đang phát triển và mới nổi sẽ tiếp tục là nơi đóng góp chính cho sự gia tăng tổng kết nối di động toàn cầu trong năm nay cũng như trong vòng 5 năm tới. Cụ thể, trong quý đầu tiên của năm 2015, riêng Ấn Độ đã có thêm 26 triệu kết nối di động, chiếm tới 24% trong tổng số 108 triệu kết nối di động mới của toàn cầu. Trung Quốc lần đầu tiên bị đẩy xuống vị trí thứ 2 với 8 triệu kết nối. Đây cũng là quý đầu tiên Myanmar có tên trong danh sách top 5 thị trường di động phát triển được nhiều kết nối di động nhất trong quý, chiếm vị trí thứ 3 với 5 triệu kết nối phát triển mới, tương đương gần 10% tổng dân số nước này. Theo dự báo, trong thời gian tới, số lượng kết nối di động của Myanmar sẽ tăng nhanh hơn khi hiện có tới 6 tập đoàn lớn đã được nhận giấy phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại quốc gia này. Các vị trí tiếp theo thuộc về Indonesia và Nhật Bản. Những dấu hiệu bão hòa tiếp tục được thể hiện tại Trung Đông và Tây Âu khi mà hai khu vực này chỉ phát triển thêm được lần lượt là 5 triệu và 3 triệu kết nối mới. Theo dự báo của Ovum, thị trường di động toàn cầu sẽ có 7,3 tỷ kết nối vào cuối năm nay và 8,4 tỷ kết nối vào cuối năm 2019.

Thống kê tăng trưởng kết nối di động mới, quý 1/2015

Nguồn: Ericsson

THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG

chuyên đề chuyên đề

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201556 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 57

Về mức thâm nhập di động/dân số, theo số liệu thống kê của Ericsson, mức thâm nhập kết nối di động trung bình toàn cầu đạt tỉ lệ 99%. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn có sự cách biệt tương đối lớn giữa các quốc gia, khu vực. Chẳng hạn, khu vực Trung và Đông Âu vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới với tỉ lệ 143%, theo sau là các khu vực Tây Âu (127%), Mỹ Latinh (116%), Trung Đông (110%), châu Á – Thái Bình Dương không kể Trung Quốc và Ấn Độ (110%), Bắc Mỹ (107%) trong khi tỉ lệ này tại châu Phi chỉ là 78%. Với tổng cộng 2,65 tỷ kết nối, Trung Quốc (1,295 tỷ) và Ấn Độ (970 triệu) vẫn là 2 thị trường di động lớn nhất thế giới nhưng mức thâm nhập/dân số vẫn nằm dưới mức trung bình toàn cầu với tỉ lệ lần lượt là 92% và 76%. Như vậy, trong thời gian tới, ngoài khu vực châu Phi và một số quốc gia chậm phát triển thuộc châu Á thì Trung Quốc và Ấn Độ vẫn được đánh giá là 2 thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà khai thác mạng di động.

Thống kê mức thâm nhập di động/dân số, quý 1/2015

Nguồn: Ericsson

Sự cách biệt này đặt ra cho các chính phủ và nhà mạng bài toán về thu hẹp khoảng cách phủ sóng. Bởi lẽ theo thống kê của GSMA Intelligence, hiện có 90% dân số thế giới được phủ sóng bởi tín hiệu 2G và 70% bởi tín hiệu 3G. Điều này có nghĩa là vẫn còn gần 1 tỷ người dân nằm ngoài vùng phủ sóng, phần lớn trong số họ là những người có thu nhập thấp, đang sinh sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thuộc châu Á và Châu Phi cận Sahara. Trên thực tế, việc triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại các khu vực này hiện gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó việc xây dựng hạ tầng mạng trong đó có các trạm BTS đang gặp rất nhiều trở ngại mặc dù các chính phủ và nhà mạng đã thể hiện quyết tâm cao. Chẳng hạn như, nhiều vị trí đã được lựa chọn để lắp đặt trạm BTS nhưng chưa được kết nối với mạng lưới điện. Điều này đặt ra cho nhà mạng bài toán về nguồn năng lượng thay thế nhưng nguồn năng lượng thay thế phổ biến nhất hiện nay như dùng máy nổ chạy bằng dầu diesel không những làm tăng chi phí vận hành mà còn gây ảnh hưởng tới môi trường nên không được khuyến khích sử dụng trên diện rộng.

Ngoài ra, việc thi công trạm BTS tại các khu vực có dãy núi cao, hay xảy ra lụt lội, sa mạc lớn hay nhiều quần đảo cũng là một trở ngại đáng kể đối với ngành viễn thông. Để xử lý vấn đề này, cần có sự phối hợp ăn ý, có thiện chí giữa các nhà mạng thông qua một số giải pháp về chia sẻ hạ tầng, kêu gọi sự hỗ trợ từ chính phủ và thay thế băng tần phù hợp hơn. Theo GSMA, nếu tất cả các bên cùng quyết tâm triển khai thì những mối lo ngại này sẽ không quá khó khăn để vượt qua.

Nếu tính theo số người dùng thực hay còn gọi là thuê bao di động thì thế giới hiện chỉ có 3,68 tỷ thuê bao do trung bình mỗi thuê bao sử dụng 1,93 SIM (kết nối). Nếu so với dân số 7,2 tỷ người thì mức thâm nhập thuê bao/dân số đạt 51%. Điều này tiếp tục cho thấy vẫn còn gần 50% dân số thế giới chưa sử dụng dịch vụ di động, đa phần trong số họ đang sống tại các khu vực chậm phát triển hoặc mới nổi.

Về lưu lượng quý 1/2015, thống kê tổng lưu lượng thoại và dữ liệu được sử dụng (tải lên và tải xuống) hàng tháng trên các mạng di động toàn cầu của Ericsson tiếp tục cho thấy trong khi lưu lượng thoại tăng không đáng kể thì lưu lượng dữ liệu tăng lần lượt là 12% và 55% so với quý 4/2014 và cùng kỳ năm 2014. Điều này tiếp tục phản ánh xu hướng nâng cấp công nghệ từ 2G lên 3G và 4G của khách hàng cũng như sự ngày càng phổ biến của điện thoại thông minh và các dịch vụ dữ liệu được cung cấp bởi nhà mạng. Thống kê của Ericsson cũng cho biết có sự khác biệt khá lớn giữa các mức lưu lượng thoại và dữ liệu được sử dụng tại các thị trường, khu vực và nhà mạng. Theo đó, lưu lượng thoại vẫn duy trì tăng trưởng ổn định tại các thị trường đang phát triển và mới nổi còn lưu lượng dữ liệu lại gia tăng nhanh chóng tại các thị trường di động phát triển, đặc biệt là các thị trường 4G phát triển sớm như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản…

Biểu đồ tăng trưởng lưu lượng thoại và dữ liệu hàng tháng giai đoạn Q2/2010 – Q1/2015, (đơn vị tính PetaBytes)

Nguồn: EricssonLưu ý: Lưu lượng dữ liệu không bào gồm DVB-H, Wi-Fi và WiMAX di động, lưu

chuyên đề chuyên đề

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201558 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 59

lượng thoại không bao gồm thoại qua giao thức Internet (VoIP).

Tuy nhiên, trên hầu hết các mạng di động đều tồn tại tình trạng là một phần đáng kể dữ liệu được tạo ra bởi một số lượng hạn chế người dùng. Cụ thể là 10% thuê bao tạo ra 55% lưu lượng dữ liệu trên mạng. Tuy con số này chỉ thống kê trên các thiết bị cầm tay chạy Android, song trên các thiết bị khác tỷ lệ cũng sẽ tương tự.

Với việc phân chia người dùng thành 5 nhóm theo mức độ sử dụng dữ liệu hàng tháng (dùng ít – dưới 100 MB/tháng, trung bình – dưới 1 GB/tháng, dùng hơi nhiều – dưới 10 GB/tháng, dùng nhiều – dưới 100 GB/tháng và dùng cực nhiều – trên 100 GB/tháng), số liệu thống kê của Ericsson cho thấy người dùng ít chiếm khoảng 35%, người dùng trung bình chiếm khoảng 28%, người dùng hơi nhiều chiếm khoảng 30%, người dùng nhiều chiếm khoảng 5% và người dùng cực nhiều chiếm khoảng 1-2%. Tại các thị trường viễn thông phát triển, nhóm người dùng hơi nhiều có thể lên tới hơn 50% và người dùng nhiều có thể lên tới 10%.

Còn theo phân tích của hãng Strategy Analytics, các thị trường mới nổi lại chính là nơi đang có tốc độ tăng trưởng mức dữ liệu sử dụng ấn tượng nhất hiện nay. Một báo cáo của hãng này cho thấy 77% tăng trưởng lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu trong quý 1/2015 xuất phát từ các thị trường đang nổi. Con số này một lần nữa khẳng định vai trò của các thị trường mới nổi trong sự phát triển của thị trường viễn thông toàn cầu. Ngược lại, báo cáo này cũng cho biết rất nhiều thị trường di động phát triển đang rơi vào tình trạng phát triển cầm chừng cho dù nhà mạng đang nỗ lực nâng cấp lên 4G để kích thích người dùng.

2. Công nghệ 2G hiện vẫn chiếm phần lớn kết nối di động toàn cầuTheo số liệu thống kê của Ovum,

trong quý 1/2015, mặc dù 3G và 4G được triển khai và ứng dụng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu nhưng vẫn có đến gần 4,29 tỷ kết nối di động đang hoạt động trên các hệ thống 2G (GSM và CDMA). Trong đó, riêng 2G GSM đã có 3,9 tỷ (tương đương 56%) kết nối di động toàn cầu. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước thì số lượng kết nối 2G GSM đã bị giảm 7% tương đương 415 triệu kết nối. Trong khi đó, cũng là một công nghệ 2G, CDMA đã bị giảm 14% tương đương 63 triệu kết nối và hiện chỉ còn 386 triệu. Với xu hướng nâng cấp công nghệ như hiện nay, GSM được dự báo sẽ chỉ còn 1,4 tỷ kết nối vào năm 2020.

Thống kê số lượng và thị phần kết nối di động theo công nghệ, quý 1/2015

Nguồn: Ovum

Theo những diễn biến mới nhất trên thị trường di động, hiện tại, công nghệ 3G và 4G đang phát triển rất nhanh và theo quy luật, sẽ dần thay thế công nghệ mạng 2G. Người dùng cũng tiếp cận đến các sản phẩm smartphone có khả năng hỗ trợ kết nối 3G và 4G nhiều hơn. Do đó mạng 2G gần như đã bị lãng quên tại nhiều thị trường, đặc biệt là các thị trường di động phát triển. Chính điều này đã khiến cho nhiều nhà mạng trên thế giới lập kế hoạch khai tử mạng di động 2G vào năm 2017 để tái sử dụng băng tần cho các dịch vụ khác.

Mới đây nhất, vào giữa tháng 6/2015, cả 3 nhà mạng lớn của Singapore là M1, Singtel và StarHub đã đưa ra lộ trình khai tử mạng 2G vào tháng 4 năm 2017. Trước đó, nhà mạng Telstra của Australia cũng đã tuyên bố sẽ chấm dứt mạng GSM vào cuối năm 2016 còn nhà mạng AT&T của Mỹ cũng tuyên bố sẽ tiến hành bước tương tự vào ngày 1/1/2017.

Theo các chuyên gia viễn thông, các lý do để khai tử mạng 2G GSM đến từ khía cạnh kỹ thuật và tài chính. Theo đó, tắt mạng GSM nghĩa là băng tần có thể được tái sử dụng cho 3G và 4G, các mạng 3G và 4G có thể dùng các băng tần này để chuyên chở nhiều dữ liệu hơn, hoặc phục vụ khách hàng tốt hơn và vì thế cũng tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn. Ngoài ra, phải quản lý ít mạng lưới hơn cũng có nghĩa là các nhà mạng sẽ mất ít chi phí vận hành hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất cả các nhà mạng đều tích cực với kế hoạch tắt mạng GSM. Ngay cả thị trường di động phát triển như châu Âu, khu vực đang dẫn đầu thế giới về triển khai 4G LTE nhưng các nhà mạng lại tỏ ra rất thận trọng. Chẳng hạn, nhà mạng Orange của Pháp cho biết sẽ không có sự chuyển đổi rầm rộ nào. Còn nhà mạng

chuyên đề chuyên đề

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201560 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 61

Na Uy là Telenor cho biết sẽ cắt hoàn toàn mạng 3G vào năm 2020 nhưng sẽ giữ mạng 2G ít nhất là đến năm 2025.

Với thị trường M2M, do mức độ phủ sóng tốt và chi phí thấp, GSM vẫn là lựa chọn phổ biến cho các kết nối máy-đến-máy (Machine-to-Machine), các kết nối này được dùng để liên kết các phương tiện giao thông, hệ thống cảnh báo và nhiều thiết bị kết nối khác.

Những điều này cho thấy công nghệ 2G hiện vẫn đóng một vài trò rất quan trọng ngay cả khi các công nghệ tiên tiến hơn đã được triển khai và sử dụng phổ biến. Việc quyết định duy trì hay đóng cửa mạng 2G còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả kinh tế lẫn kỹ thuật cũng như đặc điểm riêng của từng quốc gia, khu vực. Bởi lẽ một điều chắc chắn là trong vòng 5 năm tới thì 2G vẫn là dịch vụ đem lại doanh thu chính cho nhà mạng đang khai thác tại các thị trường di động đang phát triển và mới nổi, trong đó có Việt Nam.

3. Số mạng 3G khai trương mới tiếp tục giảm trong khi 4G LTE không ngừng tăng

Theo số liệu thống kê của GSMA Intelligence, trong 6 tháng đầu năm 2015, chỉ có 8 mạng 3G được khai trương mới trên phạm vi toàn cầu. Như vậy, kể từ khi 4G LTE được khai trương lần đầu tiên vào năm 2009 thì đây là năm thứ 4 liên tiếp công nghệ 3G bị sụt giảm cả về số mạng khai trương mới cũng như số mạng nâng cấp từ 2G lên, thậm chí nhiều nhà mạng còn chọn phương án bỏ qua giai đoạn 3G để tiến thẳng lên 4G.

Cụ thể, công nghệ 3G được triển khai rầm rộ vào năm 2011 với tổng cộng 180 mạng khai trương mới. Tuy nhiên con số này chỉ còn là gần 140, 60 và 35 lần lượt vào các năm 2012, 2013 và 2014. Theo phân tích, những lợi ích của việc triển khai và sử dụng 4G LTE sẽ tiếp tục là nguyên nhân khiến cho 3G sụt giảm cả về số mạng khai trương mới cũng như tốc độ tăng trưởng người dùng.

Biểu đồ hiển thị số lượng mạng 3G được khai trương mới giai đoạn 2009-Q2/2015

Nguồn: GSMA Intelligence

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Hiệp hội GSA, tính đến ngày 09/04/2015, công nghệ 4G LTE đã được tổng cộng 646 nhà mạng tại 181 quốc gia trên thế giới cam kết nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai. Trong đó đã có 393 mạng LTE đang cung cấp dịch vụ thương mại 138 quốc gia. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 460 mạng vào cuối năm nay.

Biểu đồ hiển thị số lượng mạng 4G LTE được khai trương mới giai đoạn 2009-4/2015 và dự báo đến cuối năm 2015

Nguồn: GSAVề tốc độ tăng trưởng, theo số liệu thống kê của Ovum, trong một năm qua

(Q1/2014-Q1/2015) tốc độ tăng trưởng thuê bao của 2 trong số các công nghệ 3G là TD-SCDMA và HSPA lần lượt chỉ là 4% và 19% trong khi tốc độ này lên tới 151% đối với mạng 4G. Điều này cho thấy, tăng trưởng thuê bao 3G đã qua giai đoạn bùng nổ và bắt đầu bước vào giai đoạn ổn định, thậm chí bị tăng trưởng âm tại một số thị trường di động phát triển sớm như Nhật Bản, Hàn Quốc

Về số lượng thuê bao, cũng theo số liệu thống kê của Ovum, trong một năm qua (Q1/2014-Q1/2015), công nghệ TD-SCDMA chỉ có thêm 10 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao của công nghệ này lên 235 triệu trong khi thuê bao HSPA tăng 309 triệu, đạt tổng số 1,92 tỷ. Trong khi đó, mặc dù vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển nhưng LTE hiện đã có 635 triệu thuê bao, tương đương với khoảng 9% tổng số thuê bao di động toàn cầu. LTE sẽ phát triển nhanh chóng trong 5 năm tới. Ước tính tới năm 2020, sẽ có khoảng 3,7 tỉ thuê bao LTE, tăng 6 lần so với con số hiện nay. Lúc đó, LTE sẽ chiếm tới 40% tổng số thuê bao di động toàn cầu (khoảng 9,2 triệu thuê bao). LTE đang được tạo nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ tại Bắc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây cũng sẽ là các khu vực chiếm phần lớn lượng thuê bao LTE của thế giới trong năm 2015. Ngoài ra, Trung Quốc cũng được đánh giá là một thị trường LTE đầy tiềm năng khi mới đây Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) chính thức công bố nước này đã có hơn 200 triệu thuê bao 4G LTE chỉ sau hơn 2 năm triển khai, trong đó có 64 triệu thuê bao phát triển mới trong

chuyên đề chuyên đề

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201562 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 63

quý đầu tiên của năm 2015. MIIT còn cho biết đã xem xét và thông qua các kế hoạch mở rộng phủ sóng mạng 4G trên toàn quốc vào năm 2017.

Về thị phần kết nối, theo dự báo, thị phần của 3G sẽ vẫn tăng nhưng rất chậm thậm chí giữ nguyên trong giai đoạn 2014-2020. Trong khi đó, thị phần của 4G LTE sẽ tăng nhanh từ mức 10% vào năm 2014 lên 20% vào năm 2016 và có thể đạt 30% vào năm 2020.

Biểu đồ thị phần kết nối của 2G, 3G và 4G giai đoạn 2000-2014 và dự báo đến năm 2020

Nguồn: GSMA IntelligenceNếu những dự báo của GSMA Intelligence trở thành hiện thực thì vào năm 2020, thị

phần kết nối của 2G và 4G sẽ tương đương nhau và nằm quanh mức 30% cho mỗi công nghệ. Số thị phần còn lại (40%) sẽ thuộc về các công nghệ 3G.

4. LTE – Advanced đã được thương mại hóa tại 39 quốc giaTheo số liệu thống kê của 4G Americas, tính đến ngày 01/07/2015, công nghệ nâng

cấp của LTE là LTE-Advanced đã có tổng cộng 69 mạng thương mại tại 39 quốc gia. Tổ chức này cũng khẳng định, triển khai LTE-Advanced đang trở thành một xu hướng công nghệ khi có đến 116 nhà mạng LTE (tương đương 30%) đang đầu tư vào công nghệ tập hợp sóng mang (Carrier Aggregation – CA) để nâng cấp mạng từ LTE lên LTE-Advanced. Công nghệ này giúp nhà mạng gia tăng tốc độ truyền tải dữ liệu, tối đa hóa hiệu quả sử dụng phổ tần và theo đó trải nghiệm người dùng băng rộng di động cũng được cải thiện đáng kể.

Hầu hết mạng LTE-Advanced được triển khai thương mại là mạng hỗ trợ thiết bị

người dùng dòng Category 6 hay gọi ngắn gọn là LTE-Advanced Category 6. Theo định nghĩa của 3GPP, hệ thống này có thể cung cấp tốc độ tải xuống dữ liệu từ trên 150 Mbps đến 300 Mbps và tốc độ tải lên là 50 Mbps. Trong 52 mạng LTE-Advanced Category 6 thì có 30 mạng có thể hỗ trợ tốc độ tải xuống đỉnh theo lý thuyết là 300 Mbps. Các hệ thống 300 Mbps LTE-Advanced Category 6 này đã và đang được triển khai tại 20 quốc gia, bao gồm Australia, Áo, Bỉ, Estonia, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Hồng Kông, Jersey, Na Uy, Bồ Đào Nha, Rumani, Nga, Singapore, Slovenia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, UAE, và Anh.

Ngoài ra còn có 11 mạng LTE-Advanced Category 4 có khả năng cung cấp tốc độ tải xuống đỉnh theo lý thuyết là 150 Mbps và 13 mạng LTE-Advanced Category 9 đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai mẫu tại Angola, Australia, Phần Lan, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, UAE và Anh. Theo lý thuyết, LTE-Advanced Category 9 có thể cung cấp tốc độ tải xuống đỉnh lên tới 450 Mbps.

Mới đây nhất, Huawei và Qualcomm công bố đã hoàn thành thử nghiệm hệ thống 600Mbps LTE-Advanced. Theo đó, ngoài công nghệ tập hợp 3 sóng mang thành phần (3CC CA), công nghệ điều chế biên độ vuông góc mang tên 256QAM cũng được sử dụng. Sự kết hợp của hai công nghệ này đã làm tăng đáng kể tốc độ đường xuống (600 Mbit/s) và đường lên (100 Mbit/s).

Mô hình thử nghiệm mạng 600Mbps LTE-Advanced của Huawei và Qualcomm

Nguồn: 4gamerica

Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, điều chế 256QAM là một đóng góp quan trọng để làm tăng tốc độ đỉnh và do đó cũng cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng băng rộng di động tại các khu vực được phủ sóng bởi tín hiệu mạnh (Strong Signals). Còn CA là một công nghệ chính để triển khai LTE-Advanced và là một trong những công nghệ được sử

chuyên đề chuyên đề

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201564 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 65

dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. CA giúp nhà mạng làm tăng hiệu quả sử dụng phổ tần và cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn. Ngay trong những tháng đầu năm 2015, cả LG Uplus (Hàn Quốc), EE (Anh) và HKT (Hồng Kông) đều công bố đã sử dụng CA trên các hệ thống LTE-Advanced của họ. Thành công của thử nghiệm đánh dấu một mốc quan trọng trong việc phát triển và thương mại hóa các hệ thống 600Mbps LTE-Advanced sử dụng đồng thời cả 256QAM và 3CC CA.

Cũng mới đây, vào khoảng đầu tháng 6, hãng sản xuất thiết bị viễn thông Nokia Networks và nhà mạng di động lớn thứ hai tại Singapore, StarHub đã thử nghiệm thành công mạng 600Mbps LTE-Advanced sử dụng công nghệ 4X4 MIMO. Theo đó, để đạt được tốc độ tải xuống đỉnh lên tới 600Mbps, ngoài công nghệ tập hợp 3 sóng mang trên 3 băng tần khác nhau (3-Band Carrier Aggregation), Nokia Networks và StarHub còn sử dụng thêm công nghệ 4X4 MIMO, cho phép tăng gấp đôi tốc độ tải xuống nhờ sử dụng 4 anten ở thiết bị phát và 4 anten ở thiết bị thu. Theo đánh giá của Nokia Networks, trong thử nghiệm lần này, 4X4 MIMO là một phần tất yếu của LTE-Advanced, giúp nhà mạng đạt được các yêu cầu đầy tham vọng về thông lượng và hiệu quả trải phổ. Việc kết hợp thành công công nghệ 4x4 MIMO và công nghệ tập hợp đa băng tần là nền tảng cho việc phát triển các công nghệ băng rộng di động tốc độ nhanh hơn trong tương lai.

5. Công nghệ thoại chất lượng cao HD Voice đã được triển khai thương mại tại 81 quốc gia

Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ di động toàn cầu GSA vừa xác nhận, tính đến ngày 23/4/2015, công nghệ thoại chất lượng cao mang tên HD Voice đã được tổng cộng 132 nhà mạng triển khai thương mại tại 81 quốc gia. Ngoài ra, còn rất nhiều nhà mạng đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm hoặc triển khai hạ tầng HD Voice trên các mạng di động của họ. Theo dự báo, tổng số mạng HD Voice có thể đạt 150 mạng vào cuối năm nay, còn số mạng hỗ trợ công nghệ thoại chất lượng cao qua mạng LTE (VoLTE) có thể tăng gấp đôi nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của các hệ thống LTE thương mại trên phạm vi toàn cầu. Sự tham gia của hơn 100 nhà khai thác HD Voice là bằng chứng cụ thể nhất cho thấy, ngoài việc nâng cao năng lực hệ thống mạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu đang tăng nhanh, các nhà mạng còn rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cuộc gọi.

Về mặt kỹ thuật, HD Voice được phát triển dựa trên công nghệ băng rộng thích ứng đa tốc độ AMR-WB (Adaptive Multi Rate Wideband) và được triển khai trên các mạng GSM, UMTS (WCDMA-HSPA) và LTE. Ngoài ra, để vận hành tính năng HD Voice trong một cuộc thoại thì rất cần đến những cải tiến trong các thiết kế về mặt âm học và khả năng xử lý tín hiệu. Để trải nghiệm HD Voice trong một cuộc thoại, thiết bị di động của cả người gọi và người nhận cuộc gọi cần phải hỗ trợ công nghệ HD Voice. Ngoài ra, mạng di động được sử dụng cũng cần hỗ trợ công nghệ này.

Những lợi thế công nghệ giúp cho nhà mạng có thể cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao ngay cả trong môi trường có nhiều tiếng ồn như hội nghị, đám đông, thảm họa và do đó nâng cao trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, HD Voice còn giúp nhà mạng tạo ra sự khác biệt lớn so với chất lượng hội thoại trong một cuộc gọi thông thường và có thể phát triển mảng kinh

doanh phụ thuộc vào thoại như các call center, các dịch vụ ứng cứu thông tin và các dịch vụ khẩn cấp. Trong vài thập kỷ qua, HD Voice được đánh giá là tiến bộ to lớn nhất về thoại trên các mạng di động.

Biểu đồ thống kê số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ HD Voice

Nguồn: GSA

Như vậy so với cùng kỳ năm 2014, số nhà mạng tham gia cung cấp dịch vụ HD Voice đã tăng 32 mạng. Số khách hàng thường xuyên sử dụng HD Voice đã vượt qua mốc 300 triệu trên phạm vi toàn cầu. Cuộc khảo sát chất lượng được nhà mạng Orange của Pháp tiến hành cho thấy 96% khách hàng hài lòng với dịch vụ HD Voice trong khi 86% khách hàng cho biết sẽ quan tâm đến tính năng HD Voice khi lựa chọn và mua sắm thiết bị mới còn 76% khách hàng tỏ ra sẵn sàng chuyển sang sử dụng các mạng di động hỗ trợ công nghệ này.

Trong tổng số 132 nhà khai thác kể trên, số nhà khai thác đang cung cấp dịch vụ HD Voice trên mạng 3G/HSPA, GSM và LTE lần lượt là 120, 14 và 16 nhà mạng, một số nhà mạng cung cấp dịch vụ HD Voice sử dụng nhiều hơn một công nghệ truy nhập vô tuyến. Ngay trong 4 tháng đầu năm 2015, có 4 nhà mạng (Elisa, Beeline, Vodafone và Slovak Telekom) đã khai trương dịch vụ này tại 5 quốc gia là Estonia, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Malta và Slovakia. Về thiết bị, phần lớn thiết bị đầu cuối hỗ trợ HD Voice là điện thoại thông minh. Thậm chí, hầu hết mẫu điện thoại thông minh mới tung ra thị trường được các nhà sản xuất gắn kèm tính năng HD Voice như một tiêu chuẩn bắt buộc. Số lượng thiết bị hỗ trợ HD Voice trên mạng LTE có tốc độ gia tăng nhanh nhất và hiện có đến 196 mẫu, trong đó 177 mẫu là điện thoại thông minh.

Như vậy, kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên vào ngày 09/09/2009 bởi nhà mạng Orange tại quốc gia Moldova đến nay HD Voice đã được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới không phân biệt thị trường phát triển, đang phát triển hay mới nổi. Tuy nhiên, số nhà mạng cung cấp HD Voice gia tăng nhanh hơn tại một số thị trường di động phát triển như Hàn Quốc, Canada, Đức, Singapore, Nhật Bản…

chuyên đề chuyên đề

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201566 BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 67

THỊ TRƯỜNG INTERNET1. Tổng quan thị trường Internet toàn cầu

Theo số liệu thống kê của we are social, tính đến cuối tháng 3/2015, thị trường Internet toàn cầu đã có 3,038 tỷ người dùng thực. Nếu so với dân số 7,22 tỷ người thì mức thâm nhập người dùng Internet trung bình toàn cầu đạt tỉ lệ 42,07%.

Còn theo số liệu thống kê của trang internetworldstats.com, tính đến hết ngày 31/12/2014, thế giới đã có 3,079 tỷ người dùng Internet, đạt mức thâm nhập 42,4% và đạt tốc độ tăng trưởng người dùng giai đoạn 2000-2015 lên tới 753%. Châu Á vẫn là thị trường Internet lớn nhất thế giới tính theo số lượng người dùng khi có đến 1,405 tỷ người dùng, chiếm thị phần 45,6%. Tuy nhiên mức thâm nhập của khu vực này chỉ đạt tỉ lệ 34,8%, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu. Trong khi đó, Bắc Mỹ lại dẫn đầu thế giới về mức thâm nhập khi có đến 87% dân số thường xuyên truy cập Internet.

Khu vực Dân sốSL người

dùng Internet

(31/12/2000)

SL người dùng Internet (31/12/2014)

Mức thâm nhập

Tốc độ tăng

trưởng 2000-2015

Thị phần

Châu Phi 1.158.353.014 4.514.400 318.633.889 27,5 % 6.958,2 % 10,3 %Châu Á 4.032.654.624 114.304.000 1.405.121.036 34,8 % 1.129,3 % 45,6 %Châu Âu 827.566.464 105.096.093 582.441.059 70,4 % 454,2 % 18,9 %Trung Đông 236.137.235 3.284.800 113.609.510 48,1 % 3.358,6 % 3,7 %Bắc Mỹ 357.172.209 108.096.800 310.322.257 86,9 % 187,1 % 10,1 %Mỹ Latinh/ Caribe 615.583.127 18.068.919 322.422.164 52,4 % 1.684,4 % 10,5 %

Châu Đại Dương/Australia

37.157.120 7.620.480 26.789.942 72,1 % 251,6 % 0,9 %

Thế giới 7.264.623.793 360.985.492 3.079.339.857 42,4 % 753 % 100 %

Nguồn: internetworldstats.comVề các hoạt động hàng ngày trên mạng Internet, theo thống kê của we are social,

trung bình mỗi ngày trên mạng internet thế giới có 205 tỷ email được gửi đi, 3,5 tỷ lượt tìm kiếm qua Google, 8,4 tỷ video được xem trên Youtube và 145 triệu cuộc gọi Skype được thực hiện.

Về tốc độ kết nối, theo số liệu mới nhất từ Akamai, tốc độ kết nối Internet trung bình trên toàn thế giới tăng 30% trong một năm qua và chính thức chạm mốc 5Mbps trong quý 1/2015. Trong tổng số 131 quốc gia được Akamai khảo sát kỳ này, tốc độ kết nối quý tăng trải dài từ mức thấp nhất là 0,4% tại Nhật Bản lên đến 128% tại Fiji. Trong khi đó, có 13 quốc gia bị suy giảm tốc độ kết nối so với quý 4/2014 với mức giảm trải dài từ 0,3% tại Bangladesh đến 41% tại Ghana.

Hàn Quốc vẫn tiếp tục là quốc gia có tốc độ kết nối internet trung bình cao nhất thế

giới (23,6Mbps). Tốc độ này cũng cao hơn hẳn so với 2 vị trí tiếp theo thuộc về Ireland (17,4 Mbps) và Hồng Kông (16,7 Mbps). Hồng Kông bị trượt xuống vị trí thứ 3 do tốc độ kết nối của quốc gia này bị giảm 0,4%. Phần lớn trong top 10 quốc gia có tốc độ kết nối Internet trung bình cao nhất thế giới đến từ khu vực châu Âu.

Top 10 quốc gia có tốc độ kết nối internet trung bình và đỉnh cao nhất, quý 1/2015

Nguồn: Akamai

Về tốc độ kết nối đỉnh trung bình toàn cầu, trong quý 1/2015, tốc độ này đạt 29,1 Mbps, tăng 8,2% tương đương tăng 2,2 Mbps so với quý trước đó và tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Singapore vượt Hồng Kông và dẫn đầu thế giới về tốc độ này với (98,5 Mbps). Cũng theo Akamai, số lượng kết nối Internet đạt tốc độ từ 4 Mbps trở lên đạt tỉ lệ 63%, tăng 6,6% so với quý 4/2014 và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, tỉ lệ này còn đạt tới trên 90% tại những thị trường Internet phát triển như Bulgaria, Hàn Quốc, Thụy sĩ, Đan Mạch, Israel, Hà Lan và Hồng Kông. Số lượng kết nối Internet đạt tốc độ 10 Mbps và 15 Mbps đạt tỉ lệ lần lượt là 26% và 14%.

2. Châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu thế giới về tốc độ kết nối InternetTheo xếp hạng của Akamai, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore tiếp tục

là những cái tên trong top đầu về tốc độ kết nối Internet trên thế giới cũng như trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Đặc biệt, trong top 10 quốc gia có tốc độ kết nối đỉnh trung bình cao nhất thế giới thì có đến 6 quốc gia thuộc APAC. Cụ thể, Hàn Quốc và Singapore đương nhiên là 2 quốc gia có tốc độ kết nối internet trung bình và đỉnh cao nhất APAC. Các vị trí tiếp theo thuộc về Hồng Kông, Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng kết nối quý 1/2015 trong khu vực trải dài từ mức thấp nhất là 0,4% tại Nhật Bản đến mức cao nhất là 19% tại Việt Nam. Trong tổng số 15 quốc gia APAC được Akamai khảo sát tốc độ kỳ này thì có đến 10 quốc gia có tốc độ kết nối trung bình đạt trên ngưỡng băng rộng 4 Mbps, 5 quốc gia vượt ngưỡng 10 Mbps.

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/2015 69

chuyên đề

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201568

Bảng xếp hạng các quốc gia APAC theo tốc độ kết nối đạt ngưỡng 4 Mbps và 10 Mbps

Nguồn: AkamaiTheo bảng xếp hạng trên, Hàn Quốc đứng vị trí thứ hai trên thế giới và vị trí đầu tiên

trong khu vực APAC về tỉ lệ kết nối đạt ngưỡng tốc độ 4 Mbps trong khi lại dẫn đầu thế giới về tỉ lệ kết nối đạt tốc độ 10 Mbps. Việt Nam cũng nằm trong danh sách khảo sát của Akamai lần này với tốc độ kết nối trung bình và đỉnh lần lượt đạt 3,2 Mbps và 21,3 Mbps. Tốc độ này cao hơn đáng kể so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, số lượng kết nối Internet đạt tốc độ băng rộng 4 Mbps của nước ta cũng đạt tỉ lệ 25% tuy nhiên số lượng kết nối đạt tốc độ 10 Mbps và 15 Mbps chỉ đạt tỉ lệ lần lượt là 0,4% và 0,1%. Theo xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 94 trên thế giới và đứng thứ 12 trong APAC về tốc độ kết nối trung bình.

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI QUA CÁC CON SỐ

7,2 tỷ là tổng số kết nối di động toàn cầu tính đến hết quý 1/2015

1,91 tỷ là số lượng kết nối đang hoạt động trên các hệ thống đa truy cập phân chia theo mã băng rộng WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access), bao gồm cả HSPA và HSPA+

3,9 tỷ là số lượng kết nối di động đang hoạt động trên các hệ thống GSM

1,9 tỷ số lượng kết nối di động đang hoạt động trên các hệ thống HSPA

635 triệu là tổng số thuê bao LTE trên toàn thế giới tính đến hết quý 1/20159

7% là thị phần thuê bao của công nghệ LTE so với tổng kết nối di động toàn cầu

6,538 tỷ là số lượng kết nối hoạt động trên các mạng di động thuộc họ công nghệ 3GPP (GSM/EDGE, WCDMA-HSPA/HSPA+ and LTE), chiếm 91,2% thị phần kết nối theo công nghệ di động toàn cầu

600 là số nhà mạng cam kết triển khai mạng truy cập gói tốc độ cao HSPA (High-Speed Packet Access) tại 217 quốc gia

582 là số mạng HSPA đang cung cấp dịch vụ thương mại tại 216 quốc gia.

100% là tỉ lệ nhà khai thác mạng đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) trên toàn cầu cũng triển khai mạng HSPA

404 là số mạng HSPA+ đang cung cấp dịch vụ thương mại tại 168 quốc gia (mạng nâng cấp từ HSPA, nhằm cung cấp băng rộng di động lên đến 28 Mbps và tăng dung lượng mạng mà không cần có băng tần mới)

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QuÝ II/201570

182 là số mạng DC-HSPA+ được khai trương thương mại tại 92 quốc gia.

96 là số nhà khai thác triển khai mạng UMTS900 thương mại trong băng tần 900 MHz tại 60 quốc gia

132 là số nhà mạng cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao (Mobile HD Voice) sử dụng công nghệ giải mã thích ứng băng rộng đa tốc độ - Mobile HD Voice (W-AMR) tại 81 quốc gia trong đó có 16 mạng VoLTE.

196 là số mẫu thiết bị người dùng VoLTE trong đó có 177 mẫu điện thoại thông minh

3.253 là tổng số mẫu thiết bị LTE được giới thiệu bởi 305 nhà sản xuất

1.783 là số mẫu điện thoại thông minh LTE

607 là số cam kết triển khai mạng LTE trên toàn cầu tính đến 9/4/2015 tại 176 quốc gia

393 là số mạng LTE đã chính thức cung cấp dịch vụ thương mại tại 138 quốc gia

646 là số nhà mạng trên thế giới đã và đang đầu tư cho LTE tại 181 quốc gia

176 là số mạng LTE được triển khai thương mại trên băng tần 1800 MHz (3GPP band 3) tại 86 quốc gia

116 là số nhà mạng LTE đang đầu tư vào công nghệ LTE-Advanced

64 là số mạng LTE-Advanced thương mại tại 39 quốc gia

460 là số mạng LTE được GSA dự báo sẽ chính thức cung cấp dịch vụ thương mại vào cuối năm 2014

1800 MHz là băng tần được sử dụng nhiều nhất cho triển khai LTE trên toàn cầu

LTE1800 chiếm trên 45% trong tổng số 393 mạng LTE thương mại

5 Mbps là tốc độ kết nối internet trung bình toàn cầu quý 1/2015

29,1 Mbps là tốc độ kết nối đỉnh trung bình toàn cầu quý 1/2015

63% là tỉ lệ kết nối Internet đạt ngưỡng băng rộng 4 Mbps quý 1/2015

26% là tỉ lệ kết nối Internet đạt ngưỡng băng rộng 10 Mbps quý 1/2015

14% là tỉ lệ kết nối Internet đạt ngưỡng băng rộng 15 Mbps quý 1/2015

205 tỷ là số lượng email được gửi đi mỗi ngày trên mạng Internet quý 1/2015

3,5 tỷ là số lượt tìm kiếm qua Google mỗi ngày trong quý 1/2015

145 triệu là số cuộc gọi qua Skype được thực hiện mỗi ngày quý 1/2015Nguồn: gsacom.com