14
LEDUYTIEN.COM PRODUCT ANALYSIS REPORT PREPARED FOR ZING ME POLLING APP BY TRAN LE DUY TIEN. COMPLETED ON JUNE 4th, 2010 1 PRODUCT ANALYSIS REPORT KHẢO SÁT APP HTTP://ME.ZING.VN/APPS/VOTE TRANG 2 TRANG CHỦ - HOMEPAGE TRANG 6 TRANG KHẢO SÁT - POLLING PAGE TRANG 12 TRANG TẠO KHẢO SÁT - CREATE POLL TRANG 14 TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ & ĐÊ XUẤT

Polling app analysis report

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

1

PRODUCT ANALYSIS REPORT

KHẢO SÁT APPHTTP://ME.ZING.VN/APPS/VOTE

TRANG 2 TRANG CHỦ - HOMEPAGETRANG 6 TRANG KHẢO SÁT - POLLING PAGETRANG 12 TRANG TẠO KHẢO SÁT - CREATE POLL TRANG 14 TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ & ĐÊ XUẤT

Page 2: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

2

PART 1: HOMEPAGECHO ỨNG DỤNG KHẢO SÁTHTTP://ME.ZING.VN/APPS/VOTE

TÓM TẮTGiao diện nhìn chung “sạch” và dễ nhìn, mặc dù vài chỗ vẫn không nhấn mạnh được những tính năng quan trọng.Các thành phần đồ họa không được sử dụng một cách thống nhất.Việc nhóm và sử dụng không hợp lý trong việc trình bày thông tin dẫn đến thực tế là ứng dụng không thật sự lôi kéo và gắn kết đến đại đa số thành viên tham gia.Lỗi nghiêm trọng trong cách load trang sử dụng ajax.

Page 3: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

3

Avatar và nick tác giả của poll được thể hiện ở những vị trí khác nhau mặc dù có cùng mục đích (i.e. nhấn vào avatar hay nick đều dẫn đến profile của người tạo poll). Đây là một sự “lãng phí” không cần thiết và thậm chí có thể gây “rối” thông tin khi mà thông tin không được phân nhóm rõ ràng.

Một lần nữa thể hiện trong ứng dụng Khảo Sát (như đã từng đề cập trong báo cáo về ứng dụng Ai Xinh Hơn) là sự sử dụng không thống nhất và không hiệu quả biểu tượng. Đặc biệt ở đây, các biểu tượng sử dụng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp.

Một trong những điều nên tránh là việc sử dụng những hình ảnh/biểu tượng vốn đã được thiết lập ý nghĩa từ trước một cách sai mục đích. Ví dụ như việc sử dụng biểu tượng chứng thực của Verisign để thể hiện số lượng bình chọn. Nó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, tương tự như cách mà người ta cảm nhận về việc sử dụng những hình ảnh clipart trong Of-fice (sẽ chẳng ai phàn nàn gì, nhưng một powerpoint sử dụng hình ảnh từ thư viện clipart chung chỉ để trang trí sẽ trông rất “amature”).

Ở đây cũng thấy được sự thiếu thống nhất trong cách thể hiện: có đến 3 biểu tượng khác nhau được sử dụng để thể hiện cùng một nội dung ở các trang khác nhau.

Làm thế nào để tạo một Khảo Sát mới? Liên kết tạo khảo sát được “giấu” khá kỹ trong menu và không có điểm nhấn gì để làm nổi bật thu hút sự chú ý mặc dù nó là tính năng chính của ứng dụng - rõ ràng không phải là một chiến lược trình bày thông tin hiệu quả. Gợi ý nên đặt nó như một nút bấm riêng biệt trong giao diện, gần khu vực chú ý của người dùng.

1.1

1.2

1.3

Page 4: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

4

Một trong những điều dễ nhận thấy trong cả ứng dụng Ai Xinh Hơn cũng như ở ứng dụng Khảo Sát này là dường như việc trình bày thông tin không hề được “backup” bởi bất kỳ lý do logic nào. Thông tin được trình bày đơn giản vì có thể làm được về mặt kỹ thuật, hoặc chỉ để lấp đầy không gian ứng dụng. Nếu như từ bản thân người làm ra ứng dụng không có mục đích rõ ràng trong việc sắp xếp bố cục thông tin, liệu người dùng sẽ cảm nhận điều đó như thế nào khi mà các thông tin hầu như không được xây dựng và trình bày nhắm đến một mục đích cụ thể nào của họ?

Trên trang chủ, trong mỗi Khảo Sát đều có hiển thị “preview” của những lựa chọn trả lời. Mặc dù có thể hiểu được ý tưởng đằng sau nó, cách trình bày hiện tại là phản tác dụng. Trước hết là vì nó không thể hiện hết những lựa chọn cho phép của mỗi khảo sát. Nhưng quan trọng hơn cả là các nút này được thể hiện như thể người dùng có thể đưa ra quyết định trực tiếp (các radio button/checkbox được hiển thị) trong khi thực tế là họ không thể tương tác gì với nó (tất cả đều bị “dis-abled”).(1) Khác với các loại nội dung khác, mỗi Khảo Sát chỉ có 2 yếu tố nội dung chính là câu hỏi và các tùy chọn trả lời. Có thể nói là để “preview”, nhưng không ai preview theo kiểu hiển thị 3/4 nội dung và chừa lại 1/4. Cách trình bày các Khảo Sát trên trang chủ hội đủ hai yếu tố nội dung như một nội dung khảo sát đầy đủ chứ không như một “preview”.

(2) Việc trình bày các tuỳ chọn với các thành phần trông có vẻ như có thể tương tác được (radio button) nhưng thực tế người dùng lại không thể tương tác được là đi ngược lại với “expectation” từ phía người dùng, gây nhầm lẫn và khó chịu một cách không cần thiết.

GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ: Chỉ hiển thị câu hỏi và phần mô tả (nếu có).

1.4

Tiêu chí gì để đánh giá và lựa chọn các “Khảo sát nổi bật” (vốn dường như có vẻ được chọn một cách ngẫu nhiên)? Vì sao phần “Khảo sát nổi bật” và “Khảo sát mới nhất” lại được trình bày theo các tab trong khi “Khảo sát sôi nổi nhất” được trình bày ở một cột riêng? Đâu là lý do đằng sau của sự tách biệt này?

1.5

Trước hết, người dùng dễ dàng nhận thấy các Khảo sát nổi bật đều được chọn một cách ngẫu nhiên vì sau mỗi lần “re-fresh” các khảo sát đều thay đổi và sắp xếp không theo một trật tự nào. Kế đến, những khảo sát trong khảo sát “sôi nổi” nhất dường như đều có số lượt tham gia ít hơn nhiều so với các khảo sát trong phần “nổi bật”. Tại sao?

Điều này sẽ ảnh hương như thế nào đối vói người dùng?

Đối với những người ghé thăm chỉ để tham gia bình chọn, logic đằng sau việc phân tách nội dung có thể không quan trọng. Nhưng điều này cũng sẽ đồng nghĩa với việc chúng ta thất bại trong việc “gắn kết” người dùng với ứng dụng (khi mà người dùng không thấy được logic của sự khác biệt, họ sẽ bỏ qua mà không tìm hiểu sự khác biệt và hệ quả là họ sẽ không thật sự quan tâm tại sao một khảo sát lại xuất hiện trong danh sách “top” này).

Đối với người tham gia tạo Khảo Sát, họ dường như không có cách gì để đảm bảo khảo sát của mình sẽ được hiển thị đến người dùng cuối (tất nhiên, trừ những bạn bè của họ sẽ thấy trên tường những khảo sát được tạo ra). Điều này dễ dàng nhận thấy khi vào phần “Khảo sát mới nhất”, duyệt đến 50 trang vẫn không thấy có khảo sát nào được quá 5 lượt tham gia. Đứng từ góc độ người làm sản phẩm, điều này thể hiện rằng chúng ta đã bỏ lỡ “cơ hội” để “engage” người dùng với các mảng nội dung của ứng dụng (**).

Trong phần “Khảo sát nổi bật”, xuất hiện với tần suất tương đối nhiều những Khảo Sát đã quá hạn bình chọn. Điều này sẽ gây khó hiểu đối với người dùng - bởi trong khi người dùng nghĩ rằng họ có thể tham gia những khảo sát mà họ thấy, thì chỉ đến khi vào trong từng khảo sát, họ mới phát hiện ra rằng mình không thể tham gia (và ngay cả đến khi đó, thiết kế thậm chí không có tác dụng giải thích lý do là vì Khảo sát đã hết hạng bình chọn). Về mặt logic, những Khảo Sát đã hết hạn cần được tách riêng như một mảng nội dung độc lập.

1.6

(**) Một điều thậm chí theo nhận định của em còn quan trọng hơn mục đích gắn kết giữa người dùng với người dùng đối với trường hợp của Zing Me. Ở đây có một sự khác biệt cơ bản về mục đích của ứng dụng trên Zing so với các app như của Facebook mà em không tiện viết và giải thích thêm trong báo cáo này, nhưng chắc bên phía Zing cũng đã biết.

Page 5: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

5

Lỗi nghiêm trọng về “accessability” trong cách sử dụng ajax để load nội dung của ứng dụng: phá hỏng cách hoạt động của trình duyệt

CÁC BƯỚC TÁI TẠO LỖI 1. Từ trang chủ, nhấn để xem một trong các khảo sát sẵn có.

2. Khi đang xem trang khảo sát, nhấn quay lại một trang bất kỳ trên menu (Thư viện/Tạo khảo sát/Khảo sát của tôi,...)

3. Nhấn “Refresh” trên cửa sổ trình duyệt sẽ luôn dẫn ngược lại trang khảo sát cuối cùng mà người dùng xem trước đó.

1.7

Đây là lỗi sơ đẳng do việc sử dụng cơ chế ajax để sử lý nội dung cho các mục trên menu và hoàn toàn có thể khắc phục dễ dàng bằng nhiều cách khác nhau. Mặc dù khả năng người dùng gặp phải trường hợp này (nhấn refresh nội dung trình duyệt là không cao - mặc dù bản thân em chỉ sau 2 tiếng sử dụng đã bắt gặp) nhưng đằng sau nó tiềm ẩn rắc rối trong trường hợp người dùng định sử dụng địa chỉ trang web để chia sẽ.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊNgoài những điểm về UI như đã trình bày trong các mục 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 có thể khắc phục nhanh chóng, một vài kiến nghị thay đổi ảnh hưởng đến logic và chức năng trên trang chủ:

• Tách biệt phần các Khảo sát đã hết hạn thành một phần riêng.

• Đưa những Khảo sát mới nhất trình bày trực tiếp trên trang chủ một cách ngẫu nhiên để đảm bảo cơ hội xuất hiện của mỗi Khảo sát mới trong ngày là tương đương nhau.

• Nhóm 2 phần Khảo sát nổi bật và Khảo sát sôi nổi với định nghĩa rõ ràng cho từng danh sách.

• Xem xét thêm tính năng cho phép phân loại về lĩnh vực của câu hỏi (i.e. Tình Yêu, Bạn Bè, Thể Thao, Chuyện hàng ngày,...), từ đó có thể nhóm các Khảo Sát lại phù hợp hơn với mối quan tâm của người xem.

Page 6: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

6

PART 2: POLLING PAGECHO ỨNG DỤNG KHẢO SÁTHTTP://ME.ZING.VN/APPS/VOTE

TÓM TẮTThông tin không được nhóm theo một logic nhất định khiến người dùng không thể nhận dạng nhanh chóngThiết ké đi ngược và phá vỡ những quy ước và thông lệ truyền thống trong khi cũng không phục vụ cho bất kỳ mục đích cụ thể nào (đồng thời thể hiện đã không hiểu được lý do của những quy ước có sẵn trước khi phá vỡ nó)Cung cấp thông tin chỉ vì có thể hoặc là để lấp đầy không gian giao diện mà không cần biết nó có phục vụ cho nhu cầu nào không.Sự rắc rối và không thống nhất trong các bước gây khó chịu và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng trong quá trình sử dụng.

Page 7: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

7

VÍ DỤ 1: Thông tin về câu hỏi khảo sát được trình bày chung với nhóm thông tin về người dùng:

2.1 THÔNG TIN TRÌNH BÀY KHÔNG THEO NHÓM LOGIC

315 nghĩa là gì? Nó là số lượt bình chọn mà “Ông Già” tạo/tham gia, hay là số lượt bình chọn cho câu hỏi đang được trình bày? Những thông tin như ngày tạo, ngày kết thúc cũng như số lượt tham gia bình chọn là thông tin “thuộc về” câu khảo sát, nhưng ở đây được đưa vào cùng khu vực với thông tin về người tạo, dẫn đến sự nhập nhằng không rõ ràng một cách không đáng có.

VÍ DỤ 2: câu hỏi bị tách biệt với câu trả lời.Như trong trường hợp ở hình bên, cùng với hình ảnh được chèn vào, gần như không thấy được sự liên quan gì giữa câu hỏi và câu trả lời. Đièu này không chỉ xảy ra với những trường hợp “đặc biệt” như ở bên, mà ngay cả với các câu hỏi với phần mô tả như ở hình dưới. Trong những trường hợp như vậy, người dùng sẽ không “cảm nhận” được sự gắn kết giữa câu hỏi và câu trả lời. Trong trường hợp đầu tiên, khi “scroll” xuống phần trả lời thì câu hỏi đã vượt quá khung xem của trình duyệt, còn trong trường hợp thứ 2, đâu mới là câu hỏi?

Vấn đề ở đây không phải là vì trò chơi cho phép chèn hình ảnh (mặc dù không nên) hay thêm phần mô tả, mà là ở chỗ thiết kế tạo sự tách biệt quá rõ giữa câu hỏi và câu trả lời, vốn là 2 nội dung phải đi cùng với nhau.

Page 8: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

8

Việc hiển thị canh lề phải đối với những ngôn ngữ đọc từ trái-sang-phải như tiếng Việt không phải là một lựa chọn khôn ngoan, trừ khi có một lý do đặc biệt không cho phép các hướng tiếp cận khác.

Trong khi đó, việc để các nút tùy chọn “radio/checkbox” nằm ở bên phải cùng lại đi ngược với “convention” từ trước đến nay mà không phục vụ cho một mục đích cụ thể nào.Mặc dù có thể lập luận là cách trình bày như vậy là “hợp lý” hơn ở chỗ người dùng trước hết sẽ đọc thông tin về tùy chọn trước khi đưa ra quyết định (thông tin được trình bày trước bên trái và nút quyết định ở bên phải), “logic” này sai lầm ở chỗ nó đi ngược lại với “conven-tion” đã tồn tại lâu nay. Mặt khác nó tách biệt giữa lựa chọn và nơi để đưa ra quyết định.

Đưa thêm tùy chọn “Tạo khảo sát” ở đây là không hợp lý. Đây là bước cuối cùng để người dùng nhấn nút gửi đi quyết định của mình và việc đưa một tùy chọn làm “phân tán” người dùng hoàn thành nốt bước cuối là điều không nên.Như có nói ở trang trước, cần có một nút bấm rõ ràng và nổi bật riêng cho phép người dùng tạo Khảo sát mới, nhưng nhất thiết không được gây phân tán như trong trường hợp này.

Nút “Chia sẽ” ở đây vẫn có thể chấp nhận được vì nó chỉ hiển thị một hộp thoại mà không làm ngắt quảng tác vụ hiện tại của người dùng. Tuy nhiên, như sẽ có nói ở sau, bản thân nút chia sẽ ở đây là một sự dư thừa và không hợp lý.

2.2 HIỂN THỊ TÙY CHỌN

NGOÀI NHỮNG CHI TIẾT ĐƯỢC GHI NHÂN TRÊN HÌNH, ở đây nên xem xét lại việc có nên hiển thị kết quả của khảo sát một cách “vô điều kiện” trước khi người dùng đưa ra quyết định của mình. Ngoài một lý do rất rõ ràng là việc đưa ra kết quả trước sẽ có tác động ảnh hưởng đến lựa chọn của người dùng (i.e. không ai muốn mình tách biệt ra khỏi số đông và có xu hướng lựa chọn những gì mà đa số người khác chọn), việc được thấy kết quả trước thậm chí không có tác dụng khuyến khích người dùng tham gia đưa ra lựa chọn của mình.

KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Hiển thị kết quả sau khi người dùng đã đưa ra bình chọn, đồng thời cung cấp một nút bấm hiển thị dialog riêng cho phần kết quả hiện tại trong trường hợp người dùng muốn xem trước khi đưa ra quyết định. Đây là cách hoạt động phổ biển (và tất nhiên là có lý do chính đáng).

Ngoài ra, một vấn đề của thiết kế hiện tại là không thể hiện rõ trạng thái của mỗi khảo sát (đang “active” hay là đã hết hạn trả lời) - ngoài thực tế là người dùng không thể bình chọn cho các khảo sát đã hết hạn (các nút chọn không xuất hiện). Điều này đặc biệt khiến người dùng khó hiểu khi họ được dẫn đến từ trang chủ như đề cập ở mục 1.6: một số có thể bình chọn được, một số lại không mà không hề được giải thích. Việc chỉ hiển thị các kết quả ngay từ đầu đối với các khảo sát mà người dùng đã tham gia bình chọn hoặc các khảo sát đã hết hạng như đề cập ở trên là một cách cho vấn đề này (mặc dù như vậy cũng vẫn chưa đủ rõ ràng)

Page 9: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

9

2.3 THÔNG TIN VÔ ÍCH...

Đây là một vấn đề cũng đã được đề cập ở mục 1.4 & 1.5: các mục nội dung được đưa ra chỉ đơn giản hoặc là để lấp đầy giao diện hoặc là vì nó có thể về mặt kỹ thuật mà không hề suy nghĩ đến mục đích cũng như nhu cầu của người dùng (liệu họ có cần những thông tin này không, và họ sẽ sử dụng nó như thế nào?)

Trong trường hợp ở trang Khảo Sát này, việc hiển thị danh sách những bình chọn mới nhất theo kiểu liệt kê như hiện tại là rất vô ích và là một ví dụ của những gì nói ở trên. Như trường hợp được chụp ở bên, gần như tất cả các lựa chọn đều giống nhau (một điều tất yếu bởi câu hỏi chỉ có một số giới hạn số tùy chọn trả lời, và đa số trường hợp sẽ có một tùy chọn trả lời được chon bởi đa số người xem). Những thông tin này được lặp lại một cách vô nghĩa và không cung cấp giá trị nào đối với người xem.

2.4 ...TRONG KHI KHÔNG HIỂN THI NHỮNG THÔNG TIN CẦN

Nếu đặt ra câu hỏi liệu người dùng muốn biết thông tin gì, chắc chắn họ không cần và cũng chẳng muốn duyệt một danh sách chỉ để xem ai chọn cái gì. Cái mà họ có thể quan tâm là: họ đã chọn gì, bạn của họ (trên Zing) nếu có tham gia đã chọn những gì, hoặc cũng có thể những người “nổi tiếng” đã chọn gì,... Nhưng đơn giản nhất là thông tin cho người dùng về lựa chọn mà họ ĐÃ lựa chọn cũng không được cung cấp (thông tin trên cột khảo sát hoàn toàn không có gì để đánh dấu lựa chọn của người dùng, trong khi cột “Thành viên khảo sát” có đánh dấu bàng biểu tượng màu đỏ nhưng bản chất cập nhật liên tục của cột nội dung này nhanh chóng đẩy những thông tin này ra khỏi trang)

2.5 HIỂN THỊ RÕ HƠN NHỮNG TÁC VỤ CƠ BẢN

Trong khi đang xem một khảo sát, không có lựa chọn nào cho phép người dùng bỏ qua và nhảy qua khảo sát khác (chỉ sau khi người dùng đã bình chọn, nút bấm cho phép nhảy qua khảo sát khác mới được hiển thị - và trong trường hợp này cũng không rõ ràng vì nó giống và ở cùng vị trí với nút bấm đăng tải trước đó).

Cùng với tùy chọn “Tạo khảo sát” hoặc “Chia sẽ” được đề cập trong mục 2.2, cần hiển thị những tác vụ cơ bản này một cách rõ ràng và tách biệt hơn.

Page 10: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

10

2.6 NGUY CƠ GÂY KHÓ CHỊU CHO NGƯỜI DÙNG

Quá trình đưa ra câu trả lời cho mỗi khảo sát là rất dài dòng và phiền hà đối với người dùng:

1. Người dùng đưa ra lựa chọn của mình và nhấn nút gửi đăng quyết định của mình

2. Một hộp thoại hỏi người dùng liệu họ có muốn đăng quyết định này của mình lên wall hay không

3. Người dùng được chuyển đến một trang khác “yêu cầu” giới thiệu ứng dụng này cho những người bạn của họ.

4. Người dùng được đãn về lại trang câu hỏi

Những bước trên được lặp lại mỗi lần người dùng đưa ra lựa chọn của mình. Điều này dẫn đến một số hệ quả ngoài ý muốn:

1. Nếu như bước từ bước 1 sang bước 2 nói chung diễn ra khá tự nhiên đối với người dùng (một phần có lẽ sau quá trình sử dụng máy tính đã quá quen với các hộp thoại), từ bước 2 sang bước 3 là một điều mà người dùng hoàn toàn không *dự đoán* trước được. Nói chung, sau khi đã bình chọn xong, sẽ là hợp lý để trông đợi được thấy kết quả của bình chọn mà mình mới tham gia. Việc sử dụng hộp thoại ở bước 2 chấp nhận được là vì người dùng vẫn thấy được trang khảo sát đằng sau background và rằng một khi đóng hộp thoại thì họ sẽ có thể quay lại khảo sát mà họ vừa mới tham gia. Việc sau khi đóng hộp thoại lại được dẫn đến một trang hoàn toàn khác đi ngược lại những gì họ nghĩ - một điều không tốt chút nào.

2. Việc phải thực hiện tất cả những bước này cho mỗi lựa chọn mà người dùng đưa ra có khả năng sẽ gây khó chịu đối với người dùng và hệ quả là nó sẽ khiến người dùng “đắn đo” trong việc đưa ra câu trả lời của mình (với một câu hỏi mà họ không tâm đắc lắm, biết trước được mình sẽ phải đi qua tất cả những bước trên, liệu một người dùng có “động cơ” để tham gia?)

2.7 TẠI SAO CÓ ĐẾN 3 LỰA CHỌN CHIA SẼ?

Cũng qua trường hợp ở 2.6, có thể thấy có đến 3 cách khác nhau để người dùng mời bạn bè:

1. Nhấn vào liên kết “Mời bạn bè” trên menu

2. Nhấn vào nút “Chia sẽ” ở dưới mỗi câu hỏi trên trang khảo sát

3. Màn hình chia sẽ được hiển thị sau mỗi lần người dùng đưa ra lựa chọn của mình

Mặc dù mỗi cách là nhằm phục vụ cho những ý tưởng khác nhau về việc chia sẽ và thu hút thành viên tham gia (cách đầu tiên là để giới thiệu người chưa gia nhập mạng của Zing tham gia kết nối, cách thứ hai và ba là để chia sẽ với các thành viên đã tham gia Zing đến với app), nhưng có thể nói tất cả đều phục vụ cho cùng một mục đích.

Đứng từ góc độ người phát triển, có thể sự khác biệt trong việc cung cấp 3 cách khác nhau này là dễ nhận thấy và cần thiết, đối với người dùng, những cách này chỉ gây thêm khó hiểu (tại sao có sự khác nhau và khi nào nên dùng cái nào - thử đặt mình ở vị trí một người đang muốn mời một người bạn chưa từng đăng ký ở Zing tham gia trò chơi và ta có thể hình dung được sự bối rối của người dùng trong việc nhận dạng mình nên sử dụng cách nào) và bực mình (tại sao mình đã mời rồi mà vẫn còn bị hỏi lại nhiều lần?)

Đây cũng là một vấn đề chung của tất cả các ứng dụng trên Zing Me chứ không chỉ ở riêng ứng dụng Khảo Sát. Theo em, Zing nên nhóm tất cả những màn hình này lại thành một bước thống nhất cho toàn bộ tất cả các ứng dụng trên Zing Me.

Page 11: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

11

2.8 LỖI KỸ THUẬTLỗi sử dụng frameVì cấu trúc sử dụng frame cho các ứng dụng, trong những trường hợp đặc biệt như hình ở trang trước (người dùng chèn thêm hình ảnh lớn vào phần mô tả), những nội dung khác bị đẩy xuống vượt quá tầm hiển thị của khung frame (trong trường hợp ở trên, toàn bộ phần phản hồi không được hiển thị).

Lỗi script tương tác với “smiley”Một khi người dùng nhấn để mở rộng hộp thoại smiley, không có cách nào để đóng lại ngoài cách phải chọn một trong số các biểu tượng đó. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục được với một nút dóng hộp thoại hoặc ghi nhận khi người dùng nhấn chuột ra ngoài (hoặc nhấn phím Esc) thì ẩn hộp thoại đi.

Lỗi lập trìnhỞ màn hình “mời bạn bè” được hiển thị sau mỗi khảo sát, mặc dù người viết chỉ có 3 bạn trên Zing, vì một lý do nào đó màn hình hiển thị tùy chọn cho phép chọn hết “16 bạn”.

Page 12: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

12

PART 3: CREATE POLLCHO ỨNG DỤNG KHẢO SÁTHTTP://ME.ZING.VN/APPS/VOTE

TÓM TẮTTrông có vẻ phức tạp hơn mức cần thiếtMột số thành phần form bị sử dụng sai mục đích, đi ngược lại những quy ước truyền thống.

Page 13: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

13

Câu hỏi là một phần quan trọng (nếu không muốn nói là quan trọng nhất) của một khảo sát. Thiết kế để ô nhập câu hỏi nổi bật hơn tất cả những thông tin khác.

Việc đặt thanh toolbar ở dưới cùng là một ví dụ khác của việc đi ngược lại thông lệ thông thường mà không vì một lý do cụ thể nào (đơn giản là vì tinyMCE cho phép làm như vậy)

Mặc khác, bản thân việc cho phép đưa mô tả ở dạng “rich-text” có thật sự cần thiết hay không. Có thể thấy trong vài trường hợp, người dùng đã chèn ảnh vào gây vỡ bố cục.

Ô ngày hết hạn là một ví dụ điển hình về thất bại của “access-ability”. Ở đây, ô textfield được hiển thị nhưng người dùng sẽ không thể tự nhập nội dung vào. Thay vào đó, họ sẽ cần phải nhấn vào biểu tượng lịch ở bên cạnh để chọn. Mặc dù có thể hiểu lý do đằng sau quyết định này, điều này vi phạm một vài điểm:

Không bao giờ hiển thị các control mà người dùng không thể làm gì được với nó. Ở đây, hộp textfield được hiển thị giống như tất cả các ô khác ở trên nhưng lại không cho người dùng nhập dữ liệu như được trông đợi.

Không có gợi ý gì về việc người dùng cần phải nhấn vào biểu tượng cuốn lịch để chọn ngày. Bản thân nó cũng chỉ được hiển thị như một biểu tượng chứ không phải là nút bấm.

Giải pháp có thể là: 1) bỏ hẳn textfield và chỉ cung cấp một nút bấm cho phép người dùng nhấn vào để chọn ngày, hoặc 2) nhận biết khi người dùng đặt focus vào textfield thì tự động hiển thị hộp thoại ở dưới textfield. Trong 2 cách, có lẽ cách đầu tiên tốt hơn vì cách 2 dù sao vẫn đi ngược lại điểm đầu được đề cập ở trên (textfield là để nhập dữ liệu, không phải là để chọn dữ liệu).

Việc hiển thị cùng lúc 5 lựa chọn là không cần thiết và khiến form phức tạp hơn mức cần thiết. Nếu như yeu cầu tối thiểu là 2 lựa chọn, chỉ cần hiển thị 3 lựa chọn là đủ. Khi người dùng bắt đầu nhập vào lựa chọn thứ 3, tự động thêm vào ô lựa chọn thứ 4,...

Xem xét tách riêng phần thông tin “bổ sung” ra khỏi phần nội dung chính của Khảo sát (vốn chỉ có 3 phần là câu hỏi, mô tả và trả lời)

Page 14: Polling app   analysis report

LEDUYTIEN.COMPRO

DUC

T AN

ALYSIS REPO

RTPREPA

RED FO

R ZING

ME PO

LLING

APP

BY TRAN

LE DUY TIEN

. CO

MPLETED

ON

JUNE 4th, 2010

14

TỔNG KẾT BÁO CÁO PHÂN TÍCH SẢN PHẨMCHO ỨNG DỤNG KHẢO SÁTHTTP://ME.ZING.VN/APPS/VOTE

TỐTThiết kế thể hiện được tốt những tính năng mà ứng dụng cung cấpVề mặt mỹ thuật hiển thị hòa hợp với giao diện chung của Zing, giúp thể hiện nó như là một phần của Zing.

CHƯA ĐẠTThiết kế đồ họa vẫn còn những điểm không thống nhất, ngay bản thân giữa các trang trong ứng dụng.Vẫn còn sót nhiều lỗi (“bug”) trong cách sử dụng ajax cũng như các tính năng của ứng dụngCác nội dung ứng dụng không được thiết kế nhắm vào nhu cầu của người dùng và không theo logic nào.Dòng tương tác (“interaction flow”) của người dùng với ứng dụng bị ngắt quãng và rất khó chịu. Mắc nhiều lỗi về “accessability” chủ yếu do đã phá vở các nguyên tấc truyền thống đã được thiết lập (nói chung người thiết kế có thể phá vỡ những nguyên tắc đã được thiết lập, nhưng chỉ khi họ hiểu rõ những nguyên tắc đó và có mục đích rõ ràng.).

ĐỀ XUẤT Về mặt thiết kế giao diện, mặc dù giao diện hiện tại đáp ứng tốt nhưng có lẽ vẫn có nhiều điểm có thể cải thiện để làm rõ hơn mối liên hệ giữa các nhóm thông tin. Những lỗi kỹ thuật cũng như về “accessability” có thể nhanh chóng được khắc phục. Nhưng quan trọng và tốn thời gian hơn cả là cần phải nghiên cứu và phân tích lại về nhu cầu của người dùng để cung cấp thông tin và đưa ra tính năng một cách có mục đích hơn. Layout của trang chủ ứng dụng cũng sẽ cần được thiết kế lại để “công bằng” hơn trong việc hiển thị thông tin cũng như để thu hút người dùng.