7

Cam nang du lich va Khach San tai Da Nang (Mytour.vn)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Cẩm nang du lịch và khách sạn tại Đà Nẵng dành cho những bạn yêu thích đi du lịch

Citation preview

Page 1: Cam nang du lich va Khach San tai Da Nang (Mytour.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, TP.HCM từ lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Đến Sài Gòn – TP.HCM hơn 300 năm tuổi, bạn có thể gặp những tòa nhà cao tầng nằm san sát, những khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm sầm uất, nhưng cũng không thiếu những biệt thự cổ kính, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm… Sài Gòn rộng lớn và không thiếu “đặc sản” du lịch: Du ngoạn ven sông Sài Gòn bằng tàu, thăm phố Tây Phạm Ngũ Lão, mua sắm ở chợ Bến Thành, về với biển Cần Giờ…

TP.HCM có 2 mùa phân hóa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nếu đến đây vào mùa mưa, bạn nên mang theo ô (dù) hoặc áo mưa khi ra ngoài vì Sài Gòn nổi tiếng với nhiều cơn mưa bất chợt. Mưa rồi lại tạnh, tạnh rồi lại mưa. Ngoài ra, TP.HCM cũng là nơi tràn ngập nắng vàng. Ước tính, ở đây có tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40 °C nhưng không quá gay gắt như những nơi khác.

KHÍ HẬU

Phương tiện đi lại chủ yếu ở TP.HCM là xe máy, kế đó là ô tô, xe đạp, xe buýt, xe ba gác, xe lôi… Phương tiện di chuyển công cộng rẻ nhất là xe buýt chỉ 4.000VND/tuyến, kế đó là xe ôm và taxi. Hiện nay, mật độ giao thông ở TP.HCM khá đông đúc, nhiều đoạn đường trong thành phố xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm: từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

GIỚI THIỆU CHUNG

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH:

Với bề dày lịch sử phát triển, TP.HCM ngày nay rất rộng lớn và đông đúc với hơn 8 triệu dân. Để giúp bạn không bị “ngợp” trước sự náo nhiệt giữa đô thị này, chúng tôi xin nêu ra những khu vực chính ở Sài Gòn mà bạn có thể ghé qua.

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THÊ BỎ QUA

Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh với 300 năm lịch sử có nhiều địa danh hấp dẫn cả về giá trị lịch sử và cảnh quan. Nếu đã đến Sài Gòn, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu những nơi này nhé!

Công trình được thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Tham quan dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt nhiều vật phẩm từ chế độ cũ cũng như những chứng t í c h g h i d ấ u t h ờ i k h ắ c n g à y đ ộ c l ậ p 3 0 . 4 . 1 9 7 5 .Giờ mở cửa: Sáng 7h30 - 11h00, chiều từ 13h00 - 16h00 (hàng ngày); Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1.

HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT (DINH ĐỘC LẬP)

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Tọa lạc ngay trục đường chính ở trung tâm thành phố, hiện nay nhà thờ Đức Bà dần trở thành biểu tượng của thành phố Sài Gòn. Nơi đây nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp, cùng cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, niềm tự hào của người dân thành phố. Khu vực xung quanh nhà thờ Đức Bà có cảnh quan đẹp nhất tại Sài Gòn.Thời gian diễn ra Thánh lễ: Sáng 5h30, chiều 17h00 (T2 – T7), Chủ nhật.: 5h30, 6h30, 7h30, 9h 30 (dành cho người nước ngoài), 16h00, 17h00, 18h30; Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, P.Bến Nghé, Q.1.

CHỢ BẾN THÀNH

Khu Chợ tọa lạc ngay trung tâm thành phố, 4 cửa hướng ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường lớn khác của thành phố như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn. Bên trong chợ bày bán đủ các mặt hàng truyền thống, hiện đại có thể làm quà cho gia đình, bạn bè. Về đêm, xung quanh chợ trở nên nhộn nhịp hơn với những cửa hàng quần áo, quán ăn tấp nập khách ghé thăm.Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00 hàng ngày;Địa chỉ: Nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang, P.Bến Thành – Q.1.

CHỢ BÌNH TÂY (CHỢ LỚN)

Nằm trong Khu phố người Hoa, Chợ Lớn là khu chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho nhiều tỉnh thành tại Nam Bộ và cả nước. Hàng hóa có từ thực phẩm khô, ngũ cốc, hải sản khô… đến quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em… Thuộc khu vực có nhiều người Hoa sinh sống nên nhiều tập tục sinh hoạt, cung cách h o ạ t đ ộ n g c ủ a C h ợ L ớ n c ũ n g b ị ả n h h ư ở n g n h i ề u . Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày; Địa chỉ: 57A Tháp Mười, P.12, Q.6

CẦN GIỜ

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ vừa có rừng, vừa có biển nên rất sẵn hải sản tươi sống. Ngoài ra cũng có nhiều điểm tham quan khá hấp dẫn như rừng ngập mặn Vàm Sác, Đảo Khỉ, khu du lịch và bãi biển 30 Tháng 4, Lăng Ông Thủy Tướng Nam Hải... Hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch lễ hội Nghinh Ông tổ chức rất trọng thể tại đây với hàng trăm ghe tàu tham dự. Di chuyển: Từ chợ Bến Thành bạn bắt tuyến xe buýt đi Nhà Bè, xe sẽ dừng ở ngay đầu bên này của phà Bình Khánh. Bạn mua vé qua phà, sau khi qua phà (đã đến Cần Giờ) bạn bắt tiếp một tuyến xe buýt nữa để đi ra biển. Trên đường đi nếu muốn ghé thăm quan điểm nào thì xin xuống vì xe ở Cần Giờ không có trạm để đón hay xuống; Đi bằng xe máy: Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7 rẽ phải sang đường Huỳnh Tấn Phát, thẳng đến cuối đường là phà Bình Khánh. Qua phà cứ chạy thẳng một đường là đến thị xã Cần Thạnh, nơi có bãi biển Cần Giờ và nhiều điểm tham quan khác dọc con đường này.

KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN

Nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 19km, Suối Tiên là điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch khi đến với TP.HCM. Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hoá lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (T2 – T6), 8h00 – 18h00 (T7 và CN), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết). Vé vào cổng: 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt; Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, P.Tân Phú, Q.9; Di chuyển từ chợ Bến Thành: Đi bắng xe Buýt số 19 hoặc đi xe máy qua hầm Thủ Thiêm, thẳng xa lộ Hà Nội là đến.

BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến tham quan tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về hàng chục ngàn hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu quý cho việc nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tànghọc.Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1 (bên cạnh Thảo cầm viên).

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Du khách đến đây sẽ cảm nhận chân thực nhất về một thời kỳ chiến tranh ác liệt, để thêm trân trọng những gì đang có ở hiện tại. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch...Địa chỉ: Số 28 đường Võ Văn Tần, Q. 3.

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến ác liệt suốt 30 năm. Địa đạo Củ Chi khiến thế hệ ngày nay thán phục bởi công trình nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.Lưu ý chung Tổng thời gian tham quan và di chuyển: Nửa ngày Giá vé: 100.000VND/người nước ngoài, 20.000VND/khách Việt Nam. Vào địa đạo du khách sẽ được ăn khoai mì và uống trà miễn phí. Phương tiện đi lại khác: Nếu đi bằng xe máy bạn cứ đi theo lộ trình xe buýt, nếu bỡ ngỡ có thể hỏi thăm đường. Thuê taxi từ trung tâm TP đến địa đạo hết khoảng 600.000 - 700.000VND/lượt. Có thể thuê xe du lịch trọn gói giá rẻ hơn đi taxi một chút. Nên mang theo giầy thể thao để tiện di chuyển trong địa đạo.

DU THUYỀN DỌC SÔNG SÀI GÒN

Dòng chảy quanh co uốn lượn của sông Sài Gòn qua địa bàn thành phố dài 37km chính là một không gian cảnh quan rất đẹp. Hãy thử một lần trải nghiệm chuyến du thuyền ven sông, bạn sẽ được khám phá những nét rất riêng của Sài Gòn với cảnh đẹp dân dã, man mác của sông nước giữa chốn đô thị náo nhiệt. Các hình thức tham quan gồm có: du ngoạn trên thuyền dọc sông đến Nhà Bè, Cần Giờ; Ca nô đi Lái Thiêu; ngoạn cảnh kèm ăn tối trên tàu nhà hàng… Tùy thuộc theo chất lượng dịch vụ, chi phí cho một chuyến du ngoạn dọc sông Sài Gòn giá từ 80.000VND/người trở lên.

NHỮNG MÓN ĂN HẤP DẪN

TP.HCM là nơi tập trung dân cư thuộc tất cả các vùng miền trên cả nước. Vì thế ẩm thực ở đây vô cùng phong phú với những món ăn đặc trưng Nam Bộ hay món ăn du nhập từ các miền đất trên cả nước. Đến Sài Gòn, bạn hãy nếm thử những món ăn ngon miệng ấy nhé! Bạn sẽ được hòa mình cùng những món ăn nơi đây hấp dẫn và đáng nhớ.

LẨU MẮM

Lẩu mắm ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An…), nhưng nếu không có thời gian thì bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ngay tại Sài Gòn. Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon, nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường có rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà, bắp chuối, rau nhút…Một vài địa chỉ nổi tiếng: Lẩu mắm Nam Bộ 94AB Cao Thắng, P.4, Q.3, giá: 160.000 – 240.000VND; Lẩu mắm Ăn là khen: 11 Hồ Biểu Chánh, P.12, Q. Phú Nhuận, giá: Lẩu mắm: 210.000 – 300.000VND.

LẨU CÁ KÈO

Lẩu cá kèo là món ăn mang hương vị miền Nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang tạo nên vị chua chua, chát chát đặc trưng. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mang hương thơm hấp dẫn của rau và gia vị đặc trưng, nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.Một vài địa chỉ nổi tiếng: Số 4 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, các quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu.

CÁC MÓN CHÈ

Chè miền Nam rất phong phú, từ các loại chè nóng như chè bà ba, chè chuối thưng, chè khoai môn… đến chè lạnh như chè đậu đen, chè thập cẩm, chè Huế, chè của người Hoa… đều rất hấp dẫn với vị nước cốt dừa béo ngậy và vị ngọt, bùi của nguyên liệu. Một vài địa chỉ nổi tiếng: Chè Kỳ Đồng, 153/7 Kỳ Đồng, P.9, Q.3; Hà Kí, 140 Châu Văn Liêm, Q.5; Chè Nam Bộ 16/1A Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1; Chè mâm 12 món - số 032 lô H, chung cư Ngô Gia Tự, đường Sư Vạn Hạnh, Q.10…

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

TỔNG QUAN

KHÍ HẬU

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ NỘI

Có nhiều cách di chuyển đến Hà Nội khác nhau để bạn lựa chọn:Máy bay: Giá vé máy bay khoảng từ 900.000đ - 2.250.000 đXe khách: Bạn nên lựa chọn các hãng xe như Hoàng Long, Tân Đạt, Mai LinhTàu: Hiện nay có nhiều loại vé khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bạn. (ghế cứng, ghế mềm, giuờng nằm có máy lạnh…) Giá từ: 782.000VND/vé/nguời trở lên.Tàu dừng tại ga Hà Nội trên đuờng Lê Duẩn.

CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN TRUNG TÂM THỦ ĐÔ

Ði bằng xe TaxiRa khỏi sân bay rẽ tay phải là có rất nhiều xe taxi đỗ ở đó, bạn nên chọn hãng có tên biển gắn tại chỗ dành cho xe taxi. Truớc khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa điểm bạn mong muốn. Về đến trung tâm Hà Nội thì hiện nay giá khoảng 300.000VND.

Ði bằng xe bus Bạn ra đuờng lớn bắt xe buýt số 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 7.000VND. Tiếp đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 5.000VND. Bạn cũng có thể bắt xe số 17 từ sân bay Nội Bài về Long Biên giá khoảng 5.000 – 7.000VND.Note: Ði xe buýt có ưu diểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi, hên xui là lâu hoặc nhanh nhé! Ngoài ra nếu mà nhiều hành lý thì cũng không tiện lắm đâu.

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH

Trung Tâm Thủ Ðô (Quận hoàn Kiếm)

Nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay song quận Hoàn Kiếm có diện tích nhỏ nhất tại Hà Nội. Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nuớc ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, các di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-van hóa có giá trị như: Hồ Gươm, khu phố cổ, vuờn hoa Lý Thái Tổ…

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ quận Hoàn Kiếm

Khu phố cổ Hà Nội

Hồ Tây

Tọa lạc ở phía Tây và là hồ nuớc ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội với chu vi 17km. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy . Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ TẠI HÀ NỘI

A. NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN GẦN THÀNH PHỐ

Ðây là những địa danh góp phần làm nên bản sắc Hà Nội: thanh lịch, cổ kính và chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Phần nhiều trong số các điểm đến này nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội và khá gần nhau, bạn có thể lên kế hoạch tham quan bằng xe máy hay thậm chí là xe đạp. Đây sẽ là địa điểm hóng mát lý tuởng, không gian yên bình.

QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Còn duợc gọi là Quảng truờng Ðộc Lập vì tại dây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dọc bản “Tuyên Ngôn Ðộc Lập” khai sinh ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 02/09/1945. Quảng truờng tọa lạc ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm, nằm trên duờng Hùng Vuong và phía truớc là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu -Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày n a y đ ế n " c ầ u m a y " t r ư ớ c m ỗ i k ỳ t h i .Vé vào cổng: 20.000 VND/luợt.

NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, nằm khá gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Ðịa điểm: Số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Q. Hoàn Kiếm, nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ðiện thoại liên hệ: 04 39330113/4.

DI TÍCH NHÀ TÙ HỎA LÒ

Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc. Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà Cách mạng lớn của Việt Nam. Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Nơi đây giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale và tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội.Ðịa điểm: Số 1, phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm.

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

Dường như tất cả người dân Hà Nội đều tìm đến hồ Hoàn Kiếm để thoát khỏi cuộc sống ồn ào ở thủ đô. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, giữa hồ có tháp Rùa, đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có nhiều di tích lịch sử khác như cầu Thê Húc màu đỏ mang ý nghĩa giữ lại ánh sáng đẹp của bầu trời dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, Tháp Bút khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), Đài Nghiên, đình Trấn Ba, tháp Hòa Phong…Ðịa điểm: Phố Ðinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

LĂNG BÁC

Quảng trường Ba Đình và lăng Bác đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước. Ngay trước Lăng là quảng trường Ba Đình được ví như trái tim của Hà Nội, tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước. Viếng Lăng xong bạn sẽ được theo đoàn đi thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ, vẫn còn rất nhiều kỷ vật của Bác lúc sinh thời. Ðịa điểm: Quảng truờng Ba Ðình, đuờng Hùng Vương, quận Ba Ðình.

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 01/08/2012 trong thời gian chuẩn bị diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nếu muốn tìm hiểu sâu về khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể thuê hướng dẫn viên tại đó. Địa điểm: 18 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Ðến đây du khách được chào đón để thăm quan, nghiên cứu về dân tộc học, từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nuớc ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Ðông Nam Á. Địa điểm: đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, ĐT: 04 3756 2193.

ĐỀN QUÁN THÁNH

Ðây là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Trong đền có bức tuợng Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ. Ðền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu ruợu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Ðịa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm.

NHÀ CỔ 87 MÃ MÂY

Được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX, ngôi nhà số 87 phố Mã Mây đã trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử của thời gian, nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ. Trước năm 1945, chủ nhà là một thương gia gạo nổi tiếng đất Hà thành – ngôi nhà đã đón nhiều thương lái khắp mọi miền. Sau năm 1945, người chủ nhượng lại ngôi nhà cho một gia đình người Hoa giàu có làm nghề buôn bán và bốc thuốc. Người chủ mới chỉ gắn bó với ngôi nhà chưa đầy 10 năm thì di cư vào Nam, để lại ngôi nhà vắng chủ trong một thời gian dài. Đến năm 1999, ngôi nhà được trùng tu lại theo chương trình “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội” – dự án giữa Tp. Hà Nội với Tp. Toulouse (Pháp). Nay, ngôi nhà là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong, ngoài nước và là địa chỉ tái hiện sinh động bức tranh toàn cảnh sinh hoạt, buôn bán tấp nập của “Hà Nội ba mươi sáu phố phường xưa”.

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thuờng Kiệt, đây là con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội, nơi có nhiều toà nhà kiến trúc kiểu Pháp cổ, những đại sứ quán, nhiều cơ quan, khách sạn lớn.Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam. Với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình. Địa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.

BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

CHÙA MỘT CỘT

Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự

(延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa Một Cột ở gần bên Lăng Bác. Bạn có thể kết hợp đi thăm hai địa diểm này. Ngôi chùa có từ năm 1049, được coi là chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam: Chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu có trồng hoa sen. Ðây là một trong những biểu tuợng của thủ đô Hà Nội.

B/ NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN DI CHUYỂN XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐThành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m .Địa điểm: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên.

Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn,Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場 , còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

MUA SẮM

Phố Hàng Bạc

Là một trong những con phố lâu đời nhất ở thủ đô Hà Nội có truyền thống làm bạc từ thế kỷ XIII khi các miếng bạc được mang tới đây từ các ngôi làng nông thôn theo sắc lệnh của vua Lê Thánh Tông. Hàng hóa làm bằng bạc vẫn còn được sản xuất ở đây với các công nghệ chế tạo bí mật được truyền từ nhiều thế hệ. Ðây là một con phố quyến rũ có bề dày lịch sử và văn hóa để du khách khám phá về kim hoàn Việt Nam.

Phố Hàng Gai

Hay còn được gọi là phố tơ lụa, nhiều sản phẩm được dệt nên bởi bàn tay những thợ thủ công tài hoa. Kinh nghiệm khi mua là nên bắt đầu trả giá khoảng 50% so với mức giá nguời bán đưa ra và trả tiền không quá 70% giá ban đầu. Ðây cũng là con phố tuyệt vời để mua các sản phẩm làm bằng giấy như tranh vẽ, sổ ghi chép, đèn…

Thời gian mở cửa: 09h00 – 20h00 giờ hàng ngày.

Chợ Đồng Xuân

Là ngôi chợ lớn nhất ở Hà Nội và luôn nằm trong danh sách các điểm thăm quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến đây. Trong chợ có hàng trăm quầy hàng bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo, thực phẩm khô… Chợ đêm Ðồng Xuân ngoài những quầy hàng và quán ăn còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ đặc sắc vào tối thứ 7 hàng tuần. Thời gian mở cửa chợ Ðồng Xuân: 07h00 – 19h00 giờ.Ðịa diểm: Số 1 phố Ðồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 900m về huớng Bắc.

Quà Hà Nội cho bạn bè và người thân: Hà Nội còn nhiều những địa điểm để bạn có thể mua quà tặng về cho gia đình, bạn bè khi đến Hà Nội: Cốm Hàng Vòng, ô mai hàng ĐƯờng, bánh cốm hàng Than, lụa hàng gai, lụa làng Vạn Phúc... Tất cả sẽ là những món quà hấp dẫn và thú vị cho bạn làm quà.

MẸO VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC

Một nét đặc thù khác của Hà Nội là văn hóa ẩm thực đường phố. Bạn có thể mạnh dạn nếm thử nếu nhìn quán ăn đó có vẻ sạch sẽ và bạn theo dõi được các công đoạn chế biến của đầu bếp; nắm chắc về giá cả trước khi ăn để tránh bị chặt chém.Trà, cà phê ngoài Hà Nội rất phổ biến. Bạn nên thử tìm một quán cóc ven đường, nhâm nhi thức uống và cảm nhận không gian Hà Nội rất đặt biệt.Dạo quanh Bờ Hồ vào buổi sáng sớm để được tận mắt ngắm nhìn cuộc sống thường nhật của những người Hà Nội – Tràng AnHà Nội nhỏ bé hơn Sài Gòn nhiều lắm, nếu có thời gian mà lại vào ngay mùa gặt, bạn có thể tạtđến những cánh đồng ngoại ô, ngửi mùi lúa chín, mùi khói lam chiều. Lạ và thích vô cùng.Không khí đón Tết ở Hà Nội thật tuyệt vời. Đó là một trong những lý do mà những đứa con xaquê cứ đổ về lũ lượt mỗi dịp cuối năm. Bạn có thể thử một lần xem sao.

TỔNG QUAN

Đà Nẵng là một trung tâm văn hóa du lịch của miền trung. Từ đây bạn có thể kết hợp với nhiều điểm du lịch khác nhau. Thông thường du khách sẽ chọn kết hợp cả ba điểm đến cho một chuyến đi đó là Huế Đà Nẵng và Hội An. Tuy nhiên chỉ riêng Đà Nẵng thôi cũng đã có quá nhiều điểm để đi rồi. Đà Nẵng quyến rũ du khách thập phương bởi nhiều bãi biển đẹp, rừng xanh, núi thẳm, ẩm thực phong phú, cư dân địa phương thân thiện và mến khách. Vì lẽ đó, ngày càng nhiều khách đường xa đổ về thành phố biển xinh đẹp này để một lần được trải nghiệm tất cả những điều lý thú ấy.

Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐÀ NẮNGDi chuyển bằng ô tô, xe khách

Xe khách là phương tiện được cho là tiết kiệm và hữu ích đối với du khách đi chuyển đến Đà Nẵng. Bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến xe khách khác nhu, tuy nhiên để bạn được phục vụ tốt nhất, di chuyển nhanh n hất đến Đà Nẵng thì Mytour.vn sẽ giới thiệu cho bạn hãng xe khách để bạn yên tâm: Hoàng Long, Tân Đạt, Mai Linh...

a

Tàu hỏa

Di chuyển đến Đà Nẵng bằng tàu hỏa cũng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn trên dọc hành trình của mình. Giá vé cũng khá rẻ giá từ 480.000đ/ vé tùy thuộc vào tời gian và dãy ghế.

Máy bay

Sân bay Đà Nẵng nằm ngay gần trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho khách du lịch. Máy bay là phương tiện đến với Đà Nẵng nhanh chóng nhất, vì Đà Nẵng nằm giữa bắc - nam nên cả hai miền đến đây đều mất từ 1 giờ 15 phút.Giá vé từ 700.000 tùy thuộc vào hãng hàng không và địa điểm bạn xuất phát.

Phương tiện đi lại tại Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng bạn nên thuê xe máy để đi lại tham quan những điểm gần trung tâm thành phố. Một số khách sạn có kiêm luôn dịch vụ này. Hoặc bạn cũng có thể thuê của dịch vụ http://chothuexemaydanang.tk, SĐT: 0905 506 406; Thân Thiện Nhân, số 69 Phan Thúc Duyện (100 Nguyễn Văn Thoại rẽ vào, gần biển T20). Điện thoại: 84.511.3956996. Giá thuê xe máy từ 60.000 – 150.000 VND/ngày, có thể yêu cầu được giao xe tận nơi.Xe bus công cộng tại bến xe bus liên tỉnh Đà Nẵng chạy đến Huế (108 km, 3 giờ), Hội An (30 km, gần 1 tiếng). Taxi: Taxi Sông Hàn: 0511 3655655, Taxi Tiên Sa: 0511 3797979, Taxi Vinasun Green: 0511 3686868, Taxi Mai : 0511 3565656

CÁC KHU VỰC CHÍNH

Mỗi khu vực tại Đà Nẵng đều có những nét thú vị riêng mà du khách nên tự mình đến trải nghiệm và khám phá.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo-một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng , nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 km², chiều dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng,T20 hay của những khu resort như Furama,Sunny Beach,Olalani, hay Silver Shore Hoàng Đạt trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát và casino cao cấp. Núi Sơn Trà có Suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ.

Ven Sông Hàn

Ven sông Hàn có một số điểm tham quan thú vị mà du khách không thể bỏ qua như: Nhà Thờ Con Gà, Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng, chợ Hàn, cầu quay sông Hàn... Khu vực ven sông (2 con đường Bạch Đằng) luôn tấp nập, đặc biệt vào buổi tối với những nhà hàng tuyệt vời và một loạt tụ điểm giải trí hấp dẫn.

Khu vực sân bay Đà Nẵng

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.

Quận Ngũ Hành Sơn

Với dãy núi Ngũ Hành Sơn cùng các làng nghề truyền thống, quận Ngũ Hành Sơn là khu vực du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây cũng có những bãi biển tuyệt đẹp và nhiều đặc sản du lịch thú vị.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ

Không chỉ có các điểm tham quan phong phú, môi trường du lịch và chính cuộc sống ở Đà Nẵng cũng là đặc điểm để lại ấn tượng mạnh với mọi du khách.

Làng đá Mỹ Nghệ non nước

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải - Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các đồ trang sức bằng đá…

Mọi chi tiết xin liên hệ: Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Địa chỉ liên hệ: Trung tâm hành chính quận Ngũ Hành Sơn- 486 Lê Văn Hiến. Số điện thoại liên hệ: 0905115014.

Bảo tàng khu 5

Bảo tàng Khu 5 được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 7/1/1982 với diện tích trưng bày 8.819m². Năm 1995, Bảo tàng Khu 5 được Nhà nước xếp hạng là Bảo tàng Quốc gia hạng hai. Khu trưng bày ngoài trời và 12 phòng trưng bày bên trong giới thiệu hàng ngàn hình ảnh, hiện vật về sự ra đời, chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang Khu 5 trong hơn nữa thế kỷ qua. Vị trí: Số 01 đường Duy Tân, thành phố Đà Nẵng. Giờ mở cửa: Mở cửa các ngày trong tuần, sáng: 7h30 – 11h00, chiều: 13h30 đến 16h00.

Bảo tàng điêu khắc Chămpa

Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Vị trí: Bảo tàng nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng.

Cầu sông Hàn

Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ cầu sẽ quay trở lại như cũ.

Bãi biển Phạm Văn Đồng

Tại công viên Phạm Văn Đồng, bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng. Bãi tắm ở đây có diện tích 7.726m2, có các công trình phụ trợ như một đài phun nước, 6 hồ chứa nước ngọt, 26 dãy vòi sen, 24 phòng thay quần áo bằng composit. Bãi tắm có thể phục vụ từ 3.500 đến 4.000 lượt người đến tắm biển mỗi ngày. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông.

Chợ Cồn

Chợ Cồn là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam. Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà. Đến Sơn Trà, du khách được “lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê – nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng… Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc.

ĐIỂM THĂM QUAN PHẢI DI CHUYỂN XA

Làng cổ Túy Loan

Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam. Dòng sông mang cùng tên làng “Tuý Loan” uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị. Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Vị trí: Làng Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ.

Làng cổ Phong Nam

Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, gần quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây Nam. Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở. Vị trí: Làng Phong Nam gần quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía tây nam.

Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m(so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam. Địa điểm: Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Rạn Nam Ô

Cách trung tâm làng Nam Ô khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, đến tham quan rạn Nam Ô nên đến vào lúc thủy triều xuống vì lúc ấy bờ biển lộ ra bãi cát, bãi đá rất đẹp. Sau khi tham quan rạn Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

Làng chiếu Cẩm Nê

Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. ưu điểm của chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu. Hiện nay, một đôi chiếu kích thước 1,6m x 2m có giá 500.000VND.Địa điểm: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Lưu ý: phố cổ hội An và thánh địa Mỹ Sơn tuy không thuộc Đà Nẵng nhưng bạn có thể đến với 2 địa danh này rất dễ dàng. phố cổ hội An cách Đà Nẵng chỉ 30 km; Thánh địa Mỹ Sơn cách khoảng 60km…

Núi Bà Nà

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, là một khu dự trữ thiên nhiên Quốc gia. Ở Bà Nà, với độ cao 1489m so với mực nước biển, du khách sẽ được cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày: Sáng – xuân, trưa- hạ, chiều – thu, tối – đông và luôn khô ráo vì ít khi bị mưa. Vượt qua đoạn cáp treo dài và dốc kỷ lục, từ trên đỉnh núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh đến tận chân trời… Đến đây, bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: chùa Linh Ứng với bức tượng Đức Bổn Sư cao 27m, Suối Mơ nước trong vắt, mùa hè có ngọn thác Tóc Tiên…

- Đồ lưu niệm. Đồ vật bằng đá Non nước ở khu thắng cảnh Non Nước hoặc Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương… Một món bánh có thể mang về làm quà: Bánh khô mè bà Liễu- bánh vừng giòn thơm. Góc Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Cẩm Lệ - - Ông Ích khiêm; bánh nổ, bánh lăn... - Quầy thực phẩm Bé ti - Quầy 135 - Chợ Hàn Đà Nẵng: Chỉ cần gọi tới số 0511 837262 là được mang tận nơi, du khách ra mua trả tiền rồi chủ hàng mang đến tận khách sạn.- Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng): Quầy H34/6 K266, số điện thoại 0511582182 rất nhiều loại mắm ngon và cũng mang đến tận nơi luôn.- Quầy Dì nuôi (136 Chợ Hàn - Sđt: 05113812417) - hoặc gọi số 01688919295 để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà.- Tré, chả bò Bà Đệ - đặc sản Đà Nẵng - đường Hải Phòng- Ngoài ra tại chợ Hàn có thể mua đặc sản của các vùng lân cận với chất lượng tốt, như: tỏi và hành tím Lý Sơn, mạch nha- đặc sản Quảng Ngãi, thanh trà của Huế...

MUA SẮM

MẸO/ THÔNG TIN KHÁC

Khi bước xuống sân bay, có nhiều lựa chọn cho bạn, có thể đi taxi về trung tâm thành phố rồi đi bus hay taxi đến các điểm tham quan. Thông thường giá taxi đến chân cầu sông Hàn là 50.000VND. Các sản phẩm đá mỹ nghệ được khuyến nghị là không nên mua ở Non Nước (rất đắt, giá có thể lên gấp đôi nếu không biết cách mặc cả) mà về Đà Nẵng mua ở phố Nguyễn Chí Thanh, giá từ 20.000 – 500.000 VND. Không nên mua hàng quá to, bạn mang đi sẽ khó khăn vì đá rất nặng. Tốt nhất nên khi đi Non Nước chỉ mua thêm những thứ thật đẹp mà ở thành phố không có hoặc một ít để làm kỷ niệm. Các thứ khác có thể mua ở Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương...

Page 2: Cam nang du lich va Khach San tai Da Nang (Mytour.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, TP.HCM từ lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Đến Sài Gòn – TP.HCM hơn 300 năm tuổi, bạn có thể gặp những tòa nhà cao tầng nằm san sát, những khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm sầm uất, nhưng cũng không thiếu những biệt thự cổ kính, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm… Sài Gòn rộng lớn và không thiếu “đặc sản” du lịch: Du ngoạn ven sông Sài Gòn bằng tàu, thăm phố Tây Phạm Ngũ Lão, mua sắm ở chợ Bến Thành, về với biển Cần Giờ…

TP.HCM có 2 mùa phân hóa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nếu đến đây vào mùa mưa, bạn nên mang theo ô (dù) hoặc áo mưa khi ra ngoài vì Sài Gòn nổi tiếng với nhiều cơn mưa bất chợt. Mưa rồi lại tạnh, tạnh rồi lại mưa. Ngoài ra, TP.HCM cũng là nơi tràn ngập nắng vàng. Ước tính, ở đây có tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40 °C nhưng không quá gay gắt như những nơi khác.

KHÍ HẬU

Phương tiện đi lại chủ yếu ở TP.HCM là xe máy, kế đó là ô tô, xe đạp, xe buýt, xe ba gác, xe lôi… Phương tiện di chuyển công cộng rẻ nhất là xe buýt chỉ 4.000VND/tuyến, kế đó là xe ôm và taxi. Hiện nay, mật độ giao thông ở TP.HCM khá đông đúc, nhiều đoạn đường trong thành phố xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm: từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

GIỚI THIỆU CHUNG

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH:

Với bề dày lịch sử phát triển, TP.HCM ngày nay rất rộng lớn và đông đúc với hơn 8 triệu dân. Để giúp bạn không bị “ngợp” trước sự náo nhiệt giữa đô thị này, chúng tôi xin nêu ra những khu vực chính ở Sài Gòn mà bạn có thể ghé qua.

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THÊ BỎ QUA

Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh với 300 năm lịch sử có nhiều địa danh hấp dẫn cả về giá trị lịch sử và cảnh quan. Nếu đã đến Sài Gòn, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu những nơi này nhé!

Công trình được thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Tham quan dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt nhiều vật phẩm từ chế độ cũ cũng như những chứng t í c h g h i d ấ u t h ờ i k h ắ c n g à y đ ộ c l ậ p 3 0 . 4 . 1 9 7 5 .Giờ mở cửa: Sáng 7h30 - 11h00, chiều từ 13h00 - 16h00 (hàng ngày); Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1.

HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT (DINH ĐỘC LẬP)

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Tọa lạc ngay trục đường chính ở trung tâm thành phố, hiện nay nhà thờ Đức Bà dần trở thành biểu tượng của thành phố Sài Gòn. Nơi đây nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp, cùng cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, niềm tự hào của người dân thành phố. Khu vực xung quanh nhà thờ Đức Bà có cảnh quan đẹp nhất tại Sài Gòn.Thời gian diễn ra Thánh lễ: Sáng 5h30, chiều 17h00 (T2 – T7), Chủ nhật.: 5h30, 6h30, 7h30, 9h 30 (dành cho người nước ngoài), 16h00, 17h00, 18h30; Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, P.Bến Nghé, Q.1.

CHỢ BẾN THÀNH

Khu Chợ tọa lạc ngay trung tâm thành phố, 4 cửa hướng ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường lớn khác của thành phố như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn. Bên trong chợ bày bán đủ các mặt hàng truyền thống, hiện đại có thể làm quà cho gia đình, bạn bè. Về đêm, xung quanh chợ trở nên nhộn nhịp hơn với những cửa hàng quần áo, quán ăn tấp nập khách ghé thăm.Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00 hàng ngày;Địa chỉ: Nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang, P.Bến Thành – Q.1.

CHỢ BÌNH TÂY (CHỢ LỚN)

Nằm trong Khu phố người Hoa, Chợ Lớn là khu chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho nhiều tỉnh thành tại Nam Bộ và cả nước. Hàng hóa có từ thực phẩm khô, ngũ cốc, hải sản khô… đến quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em… Thuộc khu vực có nhiều người Hoa sinh sống nên nhiều tập tục sinh hoạt, cung cách h o ạ t đ ộ n g c ủ a C h ợ L ớ n c ũ n g b ị ả n h h ư ở n g n h i ề u . Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày; Địa chỉ: 57A Tháp Mười, P.12, Q.6

CẦN GIỜ

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ vừa có rừng, vừa có biển nên rất sẵn hải sản tươi sống. Ngoài ra cũng có nhiều điểm tham quan khá hấp dẫn như rừng ngập mặn Vàm Sác, Đảo Khỉ, khu du lịch và bãi biển 30 Tháng 4, Lăng Ông Thủy Tướng Nam Hải... Hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch lễ hội Nghinh Ông tổ chức rất trọng thể tại đây với hàng trăm ghe tàu tham dự. Di chuyển: Từ chợ Bến Thành bạn bắt tuyến xe buýt đi Nhà Bè, xe sẽ dừng ở ngay đầu bên này của phà Bình Khánh. Bạn mua vé qua phà, sau khi qua phà (đã đến Cần Giờ) bạn bắt tiếp một tuyến xe buýt nữa để đi ra biển. Trên đường đi nếu muốn ghé thăm quan điểm nào thì xin xuống vì xe ở Cần Giờ không có trạm để đón hay xuống; Đi bằng xe máy: Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7 rẽ phải sang đường Huỳnh Tấn Phát, thẳng đến cuối đường là phà Bình Khánh. Qua phà cứ chạy thẳng một đường là đến thị xã Cần Thạnh, nơi có bãi biển Cần Giờ và nhiều điểm tham quan khác dọc con đường này.

KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN

Nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 19km, Suối Tiên là điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch khi đến với TP.HCM. Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hoá lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (T2 – T6), 8h00 – 18h00 (T7 và CN), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết). Vé vào cổng: 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt; Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, P.Tân Phú, Q.9; Di chuyển từ chợ Bến Thành: Đi bắng xe Buýt số 19 hoặc đi xe máy qua hầm Thủ Thiêm, thẳng xa lộ Hà Nội là đến.

BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến tham quan tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về hàng chục ngàn hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu quý cho việc nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tànghọc.Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1 (bên cạnh Thảo cầm viên).

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Du khách đến đây sẽ cảm nhận chân thực nhất về một thời kỳ chiến tranh ác liệt, để thêm trân trọng những gì đang có ở hiện tại. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch...Địa chỉ: Số 28 đường Võ Văn Tần, Q. 3.

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến ác liệt suốt 30 năm. Địa đạo Củ Chi khiến thế hệ ngày nay thán phục bởi công trình nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.Lưu ý chung Tổng thời gian tham quan và di chuyển: Nửa ngày Giá vé: 100.000VND/người nước ngoài, 20.000VND/khách Việt Nam. Vào địa đạo du khách sẽ được ăn khoai mì và uống trà miễn phí. Phương tiện đi lại khác: Nếu đi bằng xe máy bạn cứ đi theo lộ trình xe buýt, nếu bỡ ngỡ có thể hỏi thăm đường. Thuê taxi từ trung tâm TP đến địa đạo hết khoảng 600.000 - 700.000VND/lượt. Có thể thuê xe du lịch trọn gói giá rẻ hơn đi taxi một chút. Nên mang theo giầy thể thao để tiện di chuyển trong địa đạo.

DU THUYỀN DỌC SÔNG SÀI GÒN

Dòng chảy quanh co uốn lượn của sông Sài Gòn qua địa bàn thành phố dài 37km chính là một không gian cảnh quan rất đẹp. Hãy thử một lần trải nghiệm chuyến du thuyền ven sông, bạn sẽ được khám phá những nét rất riêng của Sài Gòn với cảnh đẹp dân dã, man mác của sông nước giữa chốn đô thị náo nhiệt. Các hình thức tham quan gồm có: du ngoạn trên thuyền dọc sông đến Nhà Bè, Cần Giờ; Ca nô đi Lái Thiêu; ngoạn cảnh kèm ăn tối trên tàu nhà hàng… Tùy thuộc theo chất lượng dịch vụ, chi phí cho một chuyến du ngoạn dọc sông Sài Gòn giá từ 80.000VND/người trở lên.

NHỮNG MÓN ĂN HẤP DẪN

TP.HCM là nơi tập trung dân cư thuộc tất cả các vùng miền trên cả nước. Vì thế ẩm thực ở đây vô cùng phong phú với những món ăn đặc trưng Nam Bộ hay món ăn du nhập từ các miền đất trên cả nước. Đến Sài Gòn, bạn hãy nếm thử những món ăn ngon miệng ấy nhé! Bạn sẽ được hòa mình cùng những món ăn nơi đây hấp dẫn và đáng nhớ.

LẨU MẮM

Lẩu mắm ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An…), nhưng nếu không có thời gian thì bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ngay tại Sài Gòn. Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon, nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường có rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà, bắp chuối, rau nhút…Một vài địa chỉ nổi tiếng: Lẩu mắm Nam Bộ 94AB Cao Thắng, P.4, Q.3, giá: 160.000 – 240.000VND; Lẩu mắm Ăn là khen: 11 Hồ Biểu Chánh, P.12, Q. Phú Nhuận, giá: Lẩu mắm: 210.000 – 300.000VND.

LẨU CÁ KÈO

Lẩu cá kèo là món ăn mang hương vị miền Nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang tạo nên vị chua chua, chát chát đặc trưng. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mang hương thơm hấp dẫn của rau và gia vị đặc trưng, nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.Một vài địa chỉ nổi tiếng: Số 4 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, các quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu.

CÁC MÓN CHÈ

Chè miền Nam rất phong phú, từ các loại chè nóng như chè bà ba, chè chuối thưng, chè khoai môn… đến chè lạnh như chè đậu đen, chè thập cẩm, chè Huế, chè của người Hoa… đều rất hấp dẫn với vị nước cốt dừa béo ngậy và vị ngọt, bùi của nguyên liệu. Một vài địa chỉ nổi tiếng: Chè Kỳ Đồng, 153/7 Kỳ Đồng, P.9, Q.3; Hà Kí, 140 Châu Văn Liêm, Q.5; Chè Nam Bộ 16/1A Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1; Chè mâm 12 món - số 032 lô H, chung cư Ngô Gia Tự, đường Sư Vạn Hạnh, Q.10…

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

TỔNG QUAN

KHÍ HẬU

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ NỘI

Có nhiều cách di chuyển đến Hà Nội khác nhau để bạn lựa chọn:Máy bay: Giá vé máy bay khoảng từ 900.000đ - 2.250.000 đXe khách: Bạn nên lựa chọn các hãng xe như Hoàng Long, Tân Đạt, Mai LinhTàu: Hiện nay có nhiều loại vé khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bạn. (ghế cứng, ghế mềm, giuờng nằm có máy lạnh…) Giá từ: 782.000VND/vé/nguời trở lên.Tàu dừng tại ga Hà Nội trên đuờng Lê Duẩn.

CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN TRUNG TÂM THỦ ĐÔ

Ði bằng xe TaxiRa khỏi sân bay rẽ tay phải là có rất nhiều xe taxi đỗ ở đó, bạn nên chọn hãng có tên biển gắn tại chỗ dành cho xe taxi. Truớc khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa điểm bạn mong muốn. Về đến trung tâm Hà Nội thì hiện nay giá khoảng 300.000VND.

Ði bằng xe bus Bạn ra đuờng lớn bắt xe buýt số 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 7.000VND. Tiếp đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 5.000VND. Bạn cũng có thể bắt xe số 17 từ sân bay Nội Bài về Long Biên giá khoảng 5.000 – 7.000VND.Note: Ði xe buýt có ưu diểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi, hên xui là lâu hoặc nhanh nhé! Ngoài ra nếu mà nhiều hành lý thì cũng không tiện lắm đâu.

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH

Trung Tâm Thủ Ðô (Quận hoàn Kiếm)

Nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay song quận Hoàn Kiếm có diện tích nhỏ nhất tại Hà Nội. Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nuớc ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, các di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-van hóa có giá trị như: Hồ Gươm, khu phố cổ, vuờn hoa Lý Thái Tổ…

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ quận Hoàn Kiếm

Khu phố cổ Hà Nội

Hồ Tây

Tọa lạc ở phía Tây và là hồ nuớc ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội với chu vi 17km. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy . Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ TẠI HÀ NỘI

A. NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN GẦN THÀNH PHỐ

Ðây là những địa danh góp phần làm nên bản sắc Hà Nội: thanh lịch, cổ kính và chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Phần nhiều trong số các điểm đến này nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội và khá gần nhau, bạn có thể lên kế hoạch tham quan bằng xe máy hay thậm chí là xe đạp. Đây sẽ là địa điểm hóng mát lý tuởng, không gian yên bình.

QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Còn duợc gọi là Quảng truờng Ðộc Lập vì tại dây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dọc bản “Tuyên Ngôn Ðộc Lập” khai sinh ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 02/09/1945. Quảng truờng tọa lạc ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm, nằm trên duờng Hùng Vuong và phía truớc là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu -Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày n a y đ ế n " c ầ u m a y " t r ư ớ c m ỗ i k ỳ t h i .Vé vào cổng: 20.000 VND/luợt.

NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, nằm khá gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Ðịa điểm: Số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Q. Hoàn Kiếm, nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ðiện thoại liên hệ: 04 39330113/4.

DI TÍCH NHÀ TÙ HỎA LÒ

Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc. Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà Cách mạng lớn của Việt Nam. Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Nơi đây giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale và tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội.Ðịa điểm: Số 1, phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm.

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

Dường như tất cả người dân Hà Nội đều tìm đến hồ Hoàn Kiếm để thoát khỏi cuộc sống ồn ào ở thủ đô. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, giữa hồ có tháp Rùa, đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có nhiều di tích lịch sử khác như cầu Thê Húc màu đỏ mang ý nghĩa giữ lại ánh sáng đẹp của bầu trời dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, Tháp Bút khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), Đài Nghiên, đình Trấn Ba, tháp Hòa Phong…Ðịa điểm: Phố Ðinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

LĂNG BÁC

Quảng trường Ba Đình và lăng Bác đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước. Ngay trước Lăng là quảng trường Ba Đình được ví như trái tim của Hà Nội, tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước. Viếng Lăng xong bạn sẽ được theo đoàn đi thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ, vẫn còn rất nhiều kỷ vật của Bác lúc sinh thời. Ðịa điểm: Quảng truờng Ba Ðình, đuờng Hùng Vương, quận Ba Ðình.

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 01/08/2012 trong thời gian chuẩn bị diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nếu muốn tìm hiểu sâu về khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể thuê hướng dẫn viên tại đó. Địa điểm: 18 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Ðến đây du khách được chào đón để thăm quan, nghiên cứu về dân tộc học, từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nuớc ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Ðông Nam Á. Địa điểm: đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, ĐT: 04 3756 2193.

ĐỀN QUÁN THÁNH

Ðây là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Trong đền có bức tuợng Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ. Ðền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu ruợu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Ðịa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm.

NHÀ CỔ 87 MÃ MÂY

Được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX, ngôi nhà số 87 phố Mã Mây đã trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử của thời gian, nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ. Trước năm 1945, chủ nhà là một thương gia gạo nổi tiếng đất Hà thành – ngôi nhà đã đón nhiều thương lái khắp mọi miền. Sau năm 1945, người chủ nhượng lại ngôi nhà cho một gia đình người Hoa giàu có làm nghề buôn bán và bốc thuốc. Người chủ mới chỉ gắn bó với ngôi nhà chưa đầy 10 năm thì di cư vào Nam, để lại ngôi nhà vắng chủ trong một thời gian dài. Đến năm 1999, ngôi nhà được trùng tu lại theo chương trình “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội” – dự án giữa Tp. Hà Nội với Tp. Toulouse (Pháp). Nay, ngôi nhà là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong, ngoài nước và là địa chỉ tái hiện sinh động bức tranh toàn cảnh sinh hoạt, buôn bán tấp nập của “Hà Nội ba mươi sáu phố phường xưa”.

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thuờng Kiệt, đây là con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội, nơi có nhiều toà nhà kiến trúc kiểu Pháp cổ, những đại sứ quán, nhiều cơ quan, khách sạn lớn.Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam. Với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình. Địa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.

BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

CHÙA MỘT CỘT

Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự

(延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa Một Cột ở gần bên Lăng Bác. Bạn có thể kết hợp đi thăm hai địa diểm này. Ngôi chùa có từ năm 1049, được coi là chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam: Chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu có trồng hoa sen. Ðây là một trong những biểu tuợng của thủ đô Hà Nội.

B/ NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN DI CHUYỂN XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐThành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m .Địa điểm: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên.

Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn,Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場 , còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

MUA SẮM

Phố Hàng Bạc

Là một trong những con phố lâu đời nhất ở thủ đô Hà Nội có truyền thống làm bạc từ thế kỷ XIII khi các miếng bạc được mang tới đây từ các ngôi làng nông thôn theo sắc lệnh của vua Lê Thánh Tông. Hàng hóa làm bằng bạc vẫn còn được sản xuất ở đây với các công nghệ chế tạo bí mật được truyền từ nhiều thế hệ. Ðây là một con phố quyến rũ có bề dày lịch sử và văn hóa để du khách khám phá về kim hoàn Việt Nam.

Phố Hàng Gai

Hay còn được gọi là phố tơ lụa, nhiều sản phẩm được dệt nên bởi bàn tay những thợ thủ công tài hoa. Kinh nghiệm khi mua là nên bắt đầu trả giá khoảng 50% so với mức giá nguời bán đưa ra và trả tiền không quá 70% giá ban đầu. Ðây cũng là con phố tuyệt vời để mua các sản phẩm làm bằng giấy như tranh vẽ, sổ ghi chép, đèn…

Thời gian mở cửa: 09h00 – 20h00 giờ hàng ngày.

Chợ Đồng Xuân

Là ngôi chợ lớn nhất ở Hà Nội và luôn nằm trong danh sách các điểm thăm quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến đây. Trong chợ có hàng trăm quầy hàng bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo, thực phẩm khô… Chợ đêm Ðồng Xuân ngoài những quầy hàng và quán ăn còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ đặc sắc vào tối thứ 7 hàng tuần. Thời gian mở cửa chợ Ðồng Xuân: 07h00 – 19h00 giờ.Ðịa diểm: Số 1 phố Ðồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 900m về huớng Bắc.

Quà Hà Nội cho bạn bè và người thân: Hà Nội còn nhiều những địa điểm để bạn có thể mua quà tặng về cho gia đình, bạn bè khi đến Hà Nội: Cốm Hàng Vòng, ô mai hàng ĐƯờng, bánh cốm hàng Than, lụa hàng gai, lụa làng Vạn Phúc... Tất cả sẽ là những món quà hấp dẫn và thú vị cho bạn làm quà.

MẸO VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC

Một nét đặc thù khác của Hà Nội là văn hóa ẩm thực đường phố. Bạn có thể mạnh dạn nếm thử nếu nhìn quán ăn đó có vẻ sạch sẽ và bạn theo dõi được các công đoạn chế biến của đầu bếp; nắm chắc về giá cả trước khi ăn để tránh bị chặt chém.Trà, cà phê ngoài Hà Nội rất phổ biến. Bạn nên thử tìm một quán cóc ven đường, nhâm nhi thức uống và cảm nhận không gian Hà Nội rất đặt biệt.Dạo quanh Bờ Hồ vào buổi sáng sớm để được tận mắt ngắm nhìn cuộc sống thường nhật của những người Hà Nội – Tràng AnHà Nội nhỏ bé hơn Sài Gòn nhiều lắm, nếu có thời gian mà lại vào ngay mùa gặt, bạn có thể tạtđến những cánh đồng ngoại ô, ngửi mùi lúa chín, mùi khói lam chiều. Lạ và thích vô cùng.Không khí đón Tết ở Hà Nội thật tuyệt vời. Đó là một trong những lý do mà những đứa con xaquê cứ đổ về lũ lượt mỗi dịp cuối năm. Bạn có thể thử một lần xem sao.

TỔNG QUAN

Đà Nẵng là một trung tâm văn hóa du lịch của miền trung. Từ đây bạn có thể kết hợp với nhiều điểm du lịch khác nhau. Thông thường du khách sẽ chọn kết hợp cả ba điểm đến cho một chuyến đi đó là Huế Đà Nẵng và Hội An. Tuy nhiên chỉ riêng Đà Nẵng thôi cũng đã có quá nhiều điểm để đi rồi. Đà Nẵng quyến rũ du khách thập phương bởi nhiều bãi biển đẹp, rừng xanh, núi thẳm, ẩm thực phong phú, cư dân địa phương thân thiện và mến khách. Vì lẽ đó, ngày càng nhiều khách đường xa đổ về thành phố biển xinh đẹp này để một lần được trải nghiệm tất cả những điều lý thú ấy.

Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐÀ NẮNGDi chuyển bằng ô tô, xe khách

Xe khách là phương tiện được cho là tiết kiệm và hữu ích đối với du khách đi chuyển đến Đà Nẵng. Bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến xe khách khác nhu, tuy nhiên để bạn được phục vụ tốt nhất, di chuyển nhanh n hất đến Đà Nẵng thì Mytour.vn sẽ giới thiệu cho bạn hãng xe khách để bạn yên tâm: Hoàng Long, Tân Đạt, Mai Linh...

a

Tàu hỏa

Di chuyển đến Đà Nẵng bằng tàu hỏa cũng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn trên dọc hành trình của mình. Giá vé cũng khá rẻ giá từ 480.000đ/ vé tùy thuộc vào tời gian và dãy ghế.

Máy bay

Sân bay Đà Nẵng nằm ngay gần trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho khách du lịch. Máy bay là phương tiện đến với Đà Nẵng nhanh chóng nhất, vì Đà Nẵng nằm giữa bắc - nam nên cả hai miền đến đây đều mất từ 1 giờ 15 phút.Giá vé từ 700.000 tùy thuộc vào hãng hàng không và địa điểm bạn xuất phát.

Phương tiện đi lại tại Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng bạn nên thuê xe máy để đi lại tham quan những điểm gần trung tâm thành phố. Một số khách sạn có kiêm luôn dịch vụ này. Hoặc bạn cũng có thể thuê của dịch vụ http://chothuexemaydanang.tk, SĐT: 0905 506 406; Thân Thiện Nhân, số 69 Phan Thúc Duyện (100 Nguyễn Văn Thoại rẽ vào, gần biển T20). Điện thoại: 84.511.3956996. Giá thuê xe máy từ 60.000 – 150.000 VND/ngày, có thể yêu cầu được giao xe tận nơi.Xe bus công cộng tại bến xe bus liên tỉnh Đà Nẵng chạy đến Huế (108 km, 3 giờ), Hội An (30 km, gần 1 tiếng). Taxi: Taxi Sông Hàn: 0511 3655655, Taxi Tiên Sa: 0511 3797979, Taxi Vinasun Green: 0511 3686868, Taxi Mai : 0511 3565656

CÁC KHU VỰC CHÍNH

Mỗi khu vực tại Đà Nẵng đều có những nét thú vị riêng mà du khách nên tự mình đến trải nghiệm và khám phá.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo-một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng , nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 km², chiều dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng,T20 hay của những khu resort như Furama,Sunny Beach,Olalani, hay Silver Shore Hoàng Đạt trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát và casino cao cấp. Núi Sơn Trà có Suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ.

Ven Sông Hàn

Ven sông Hàn có một số điểm tham quan thú vị mà du khách không thể bỏ qua như: Nhà Thờ Con Gà, Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng, chợ Hàn, cầu quay sông Hàn... Khu vực ven sông (2 con đường Bạch Đằng) luôn tấp nập, đặc biệt vào buổi tối với những nhà hàng tuyệt vời và một loạt tụ điểm giải trí hấp dẫn.

Khu vực sân bay Đà Nẵng

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.

Quận Ngũ Hành Sơn

Với dãy núi Ngũ Hành Sơn cùng các làng nghề truyền thống, quận Ngũ Hành Sơn là khu vực du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây cũng có những bãi biển tuyệt đẹp và nhiều đặc sản du lịch thú vị.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ

Không chỉ có các điểm tham quan phong phú, môi trường du lịch và chính cuộc sống ở Đà Nẵng cũng là đặc điểm để lại ấn tượng mạnh với mọi du khách.

Làng đá Mỹ Nghệ non nước

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải - Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các đồ trang sức bằng đá…

Mọi chi tiết xin liên hệ: Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Địa chỉ liên hệ: Trung tâm hành chính quận Ngũ Hành Sơn- 486 Lê Văn Hiến. Số điện thoại liên hệ: 0905115014.

Bảo tàng khu 5

Bảo tàng Khu 5 được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 7/1/1982 với diện tích trưng bày 8.819m². Năm 1995, Bảo tàng Khu 5 được Nhà nước xếp hạng là Bảo tàng Quốc gia hạng hai. Khu trưng bày ngoài trời và 12 phòng trưng bày bên trong giới thiệu hàng ngàn hình ảnh, hiện vật về sự ra đời, chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang Khu 5 trong hơn nữa thế kỷ qua. Vị trí: Số 01 đường Duy Tân, thành phố Đà Nẵng. Giờ mở cửa: Mở cửa các ngày trong tuần, sáng: 7h30 – 11h00, chiều: 13h30 đến 16h00.

Bảo tàng điêu khắc Chămpa

Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Vị trí: Bảo tàng nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng.

Cầu sông Hàn

Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ cầu sẽ quay trở lại như cũ.

Bãi biển Phạm Văn Đồng

Tại công viên Phạm Văn Đồng, bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng. Bãi tắm ở đây có diện tích 7.726m2, có các công trình phụ trợ như một đài phun nước, 6 hồ chứa nước ngọt, 26 dãy vòi sen, 24 phòng thay quần áo bằng composit. Bãi tắm có thể phục vụ từ 3.500 đến 4.000 lượt người đến tắm biển mỗi ngày. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông.

Chợ Cồn

Chợ Cồn là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam. Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà. Đến Sơn Trà, du khách được “lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê – nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng… Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc.

ĐIỂM THĂM QUAN PHẢI DI CHUYỂN XA

Làng cổ Túy Loan

Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam. Dòng sông mang cùng tên làng “Tuý Loan” uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị. Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Vị trí: Làng Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ.

Làng cổ Phong Nam

Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, gần quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây Nam. Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở. Vị trí: Làng Phong Nam gần quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía tây nam.

Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m(so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam. Địa điểm: Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Rạn Nam Ô

Cách trung tâm làng Nam Ô khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, đến tham quan rạn Nam Ô nên đến vào lúc thủy triều xuống vì lúc ấy bờ biển lộ ra bãi cát, bãi đá rất đẹp. Sau khi tham quan rạn Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

Làng chiếu Cẩm Nê

Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. ưu điểm của chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu. Hiện nay, một đôi chiếu kích thước 1,6m x 2m có giá 500.000VND.Địa điểm: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Lưu ý: phố cổ hội An và thánh địa Mỹ Sơn tuy không thuộc Đà Nẵng nhưng bạn có thể đến với 2 địa danh này rất dễ dàng. phố cổ hội An cách Đà Nẵng chỉ 30 km; Thánh địa Mỹ Sơn cách khoảng 60km…

Núi Bà Nà

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, là một khu dự trữ thiên nhiên Quốc gia. Ở Bà Nà, với độ cao 1489m so với mực nước biển, du khách sẽ được cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày: Sáng – xuân, trưa- hạ, chiều – thu, tối – đông và luôn khô ráo vì ít khi bị mưa. Vượt qua đoạn cáp treo dài và dốc kỷ lục, từ trên đỉnh núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh đến tận chân trời… Đến đây, bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: chùa Linh Ứng với bức tượng Đức Bổn Sư cao 27m, Suối Mơ nước trong vắt, mùa hè có ngọn thác Tóc Tiên…

- Đồ lưu niệm. Đồ vật bằng đá Non nước ở khu thắng cảnh Non Nước hoặc Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương… Một món bánh có thể mang về làm quà: Bánh khô mè bà Liễu- bánh vừng giòn thơm. Góc Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Cẩm Lệ - - Ông Ích khiêm; bánh nổ, bánh lăn... - Quầy thực phẩm Bé ti - Quầy 135 - Chợ Hàn Đà Nẵng: Chỉ cần gọi tới số 0511 837262 là được mang tận nơi, du khách ra mua trả tiền rồi chủ hàng mang đến tận khách sạn.- Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng): Quầy H34/6 K266, số điện thoại 0511582182 rất nhiều loại mắm ngon và cũng mang đến tận nơi luôn.- Quầy Dì nuôi (136 Chợ Hàn - Sđt: 05113812417) - hoặc gọi số 01688919295 để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà.- Tré, chả bò Bà Đệ - đặc sản Đà Nẵng - đường Hải Phòng- Ngoài ra tại chợ Hàn có thể mua đặc sản của các vùng lân cận với chất lượng tốt, như: tỏi và hành tím Lý Sơn, mạch nha- đặc sản Quảng Ngãi, thanh trà của Huế...

MUA SẮM

MẸO/ THÔNG TIN KHÁC

Khi bước xuống sân bay, có nhiều lựa chọn cho bạn, có thể đi taxi về trung tâm thành phố rồi đi bus hay taxi đến các điểm tham quan. Thông thường giá taxi đến chân cầu sông Hàn là 50.000VND. Các sản phẩm đá mỹ nghệ được khuyến nghị là không nên mua ở Non Nước (rất đắt, giá có thể lên gấp đôi nếu không biết cách mặc cả) mà về Đà Nẵng mua ở phố Nguyễn Chí Thanh, giá từ 20.000 – 500.000 VND. Không nên mua hàng quá to, bạn mang đi sẽ khó khăn vì đá rất nặng. Tốt nhất nên khi đi Non Nước chỉ mua thêm những thứ thật đẹp mà ở thành phố không có hoặc một ít để làm kỷ niệm. Các thứ khác có thể mua ở Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương...

Page 3: Cam nang du lich va Khach San tai Da Nang (Mytour.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, TP.HCM từ lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Đến Sài Gòn – TP.HCM hơn 300 năm tuổi, bạn có thể gặp những tòa nhà cao tầng nằm san sát, những khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm sầm uất, nhưng cũng không thiếu những biệt thự cổ kính, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm… Sài Gòn rộng lớn và không thiếu “đặc sản” du lịch: Du ngoạn ven sông Sài Gòn bằng tàu, thăm phố Tây Phạm Ngũ Lão, mua sắm ở chợ Bến Thành, về với biển Cần Giờ…

TP.HCM có 2 mùa phân hóa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nếu đến đây vào mùa mưa, bạn nên mang theo ô (dù) hoặc áo mưa khi ra ngoài vì Sài Gòn nổi tiếng với nhiều cơn mưa bất chợt. Mưa rồi lại tạnh, tạnh rồi lại mưa. Ngoài ra, TP.HCM cũng là nơi tràn ngập nắng vàng. Ước tính, ở đây có tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40 °C nhưng không quá gay gắt như những nơi khác.

KHÍ HẬU

Phương tiện đi lại chủ yếu ở TP.HCM là xe máy, kế đó là ô tô, xe đạp, xe buýt, xe ba gác, xe lôi… Phương tiện di chuyển công cộng rẻ nhất là xe buýt chỉ 4.000VND/tuyến, kế đó là xe ôm và taxi. Hiện nay, mật độ giao thông ở TP.HCM khá đông đúc, nhiều đoạn đường trong thành phố xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm: từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

GIỚI THIỆU CHUNG

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH:

Với bề dày lịch sử phát triển, TP.HCM ngày nay rất rộng lớn và đông đúc với hơn 8 triệu dân. Để giúp bạn không bị “ngợp” trước sự náo nhiệt giữa đô thị này, chúng tôi xin nêu ra những khu vực chính ở Sài Gòn mà bạn có thể ghé qua.

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THÊ BỎ QUA

Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh với 300 năm lịch sử có nhiều địa danh hấp dẫn cả về giá trị lịch sử và cảnh quan. Nếu đã đến Sài Gòn, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu những nơi này nhé!

Công trình được thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Tham quan dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt nhiều vật phẩm từ chế độ cũ cũng như những chứng t í c h g h i d ấ u t h ờ i k h ắ c n g à y đ ộ c l ậ p 3 0 . 4 . 1 9 7 5 .Giờ mở cửa: Sáng 7h30 - 11h00, chiều từ 13h00 - 16h00 (hàng ngày); Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1.

HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT (DINH ĐỘC LẬP)

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Tọa lạc ngay trục đường chính ở trung tâm thành phố, hiện nay nhà thờ Đức Bà dần trở thành biểu tượng của thành phố Sài Gòn. Nơi đây nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp, cùng cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, niềm tự hào của người dân thành phố. Khu vực xung quanh nhà thờ Đức Bà có cảnh quan đẹp nhất tại Sài Gòn.Thời gian diễn ra Thánh lễ: Sáng 5h30, chiều 17h00 (T2 – T7), Chủ nhật.: 5h30, 6h30, 7h30, 9h 30 (dành cho người nước ngoài), 16h00, 17h00, 18h30; Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, P.Bến Nghé, Q.1.

CHỢ BẾN THÀNH

Khu Chợ tọa lạc ngay trung tâm thành phố, 4 cửa hướng ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường lớn khác của thành phố như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn. Bên trong chợ bày bán đủ các mặt hàng truyền thống, hiện đại có thể làm quà cho gia đình, bạn bè. Về đêm, xung quanh chợ trở nên nhộn nhịp hơn với những cửa hàng quần áo, quán ăn tấp nập khách ghé thăm.Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00 hàng ngày;Địa chỉ: Nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang, P.Bến Thành – Q.1.

CHỢ BÌNH TÂY (CHỢ LỚN)

Nằm trong Khu phố người Hoa, Chợ Lớn là khu chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho nhiều tỉnh thành tại Nam Bộ và cả nước. Hàng hóa có từ thực phẩm khô, ngũ cốc, hải sản khô… đến quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em… Thuộc khu vực có nhiều người Hoa sinh sống nên nhiều tập tục sinh hoạt, cung cách h o ạ t đ ộ n g c ủ a C h ợ L ớ n c ũ n g b ị ả n h h ư ở n g n h i ề u . Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày; Địa chỉ: 57A Tháp Mười, P.12, Q.6

CẦN GIỜ

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ vừa có rừng, vừa có biển nên rất sẵn hải sản tươi sống. Ngoài ra cũng có nhiều điểm tham quan khá hấp dẫn như rừng ngập mặn Vàm Sác, Đảo Khỉ, khu du lịch và bãi biển 30 Tháng 4, Lăng Ông Thủy Tướng Nam Hải... Hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch lễ hội Nghinh Ông tổ chức rất trọng thể tại đây với hàng trăm ghe tàu tham dự. Di chuyển: Từ chợ Bến Thành bạn bắt tuyến xe buýt đi Nhà Bè, xe sẽ dừng ở ngay đầu bên này của phà Bình Khánh. Bạn mua vé qua phà, sau khi qua phà (đã đến Cần Giờ) bạn bắt tiếp một tuyến xe buýt nữa để đi ra biển. Trên đường đi nếu muốn ghé thăm quan điểm nào thì xin xuống vì xe ở Cần Giờ không có trạm để đón hay xuống; Đi bằng xe máy: Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7 rẽ phải sang đường Huỳnh Tấn Phát, thẳng đến cuối đường là phà Bình Khánh. Qua phà cứ chạy thẳng một đường là đến thị xã Cần Thạnh, nơi có bãi biển Cần Giờ và nhiều điểm tham quan khác dọc con đường này.

KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN

Nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 19km, Suối Tiên là điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch khi đến với TP.HCM. Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hoá lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (T2 – T6), 8h00 – 18h00 (T7 và CN), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết). Vé vào cổng: 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt; Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, P.Tân Phú, Q.9; Di chuyển từ chợ Bến Thành: Đi bắng xe Buýt số 19 hoặc đi xe máy qua hầm Thủ Thiêm, thẳng xa lộ Hà Nội là đến.

BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến tham quan tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về hàng chục ngàn hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu quý cho việc nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tànghọc.Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1 (bên cạnh Thảo cầm viên).

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Du khách đến đây sẽ cảm nhận chân thực nhất về một thời kỳ chiến tranh ác liệt, để thêm trân trọng những gì đang có ở hiện tại. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch...Địa chỉ: Số 28 đường Võ Văn Tần, Q. 3.

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến ác liệt suốt 30 năm. Địa đạo Củ Chi khiến thế hệ ngày nay thán phục bởi công trình nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.Lưu ý chung Tổng thời gian tham quan và di chuyển: Nửa ngày Giá vé: 100.000VND/người nước ngoài, 20.000VND/khách Việt Nam. Vào địa đạo du khách sẽ được ăn khoai mì và uống trà miễn phí. Phương tiện đi lại khác: Nếu đi bằng xe máy bạn cứ đi theo lộ trình xe buýt, nếu bỡ ngỡ có thể hỏi thăm đường. Thuê taxi từ trung tâm TP đến địa đạo hết khoảng 600.000 - 700.000VND/lượt. Có thể thuê xe du lịch trọn gói giá rẻ hơn đi taxi một chút. Nên mang theo giầy thể thao để tiện di chuyển trong địa đạo.

DU THUYỀN DỌC SÔNG SÀI GÒN

Dòng chảy quanh co uốn lượn của sông Sài Gòn qua địa bàn thành phố dài 37km chính là một không gian cảnh quan rất đẹp. Hãy thử một lần trải nghiệm chuyến du thuyền ven sông, bạn sẽ được khám phá những nét rất riêng của Sài Gòn với cảnh đẹp dân dã, man mác của sông nước giữa chốn đô thị náo nhiệt. Các hình thức tham quan gồm có: du ngoạn trên thuyền dọc sông đến Nhà Bè, Cần Giờ; Ca nô đi Lái Thiêu; ngoạn cảnh kèm ăn tối trên tàu nhà hàng… Tùy thuộc theo chất lượng dịch vụ, chi phí cho một chuyến du ngoạn dọc sông Sài Gòn giá từ 80.000VND/người trở lên.

NHỮNG MÓN ĂN HẤP DẪN

TP.HCM là nơi tập trung dân cư thuộc tất cả các vùng miền trên cả nước. Vì thế ẩm thực ở đây vô cùng phong phú với những món ăn đặc trưng Nam Bộ hay món ăn du nhập từ các miền đất trên cả nước. Đến Sài Gòn, bạn hãy nếm thử những món ăn ngon miệng ấy nhé! Bạn sẽ được hòa mình cùng những món ăn nơi đây hấp dẫn và đáng nhớ.

LẨU MẮM

Lẩu mắm ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An…), nhưng nếu không có thời gian thì bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ngay tại Sài Gòn. Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon, nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường có rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà, bắp chuối, rau nhút…Một vài địa chỉ nổi tiếng: Lẩu mắm Nam Bộ 94AB Cao Thắng, P.4, Q.3, giá: 160.000 – 240.000VND; Lẩu mắm Ăn là khen: 11 Hồ Biểu Chánh, P.12, Q. Phú Nhuận, giá: Lẩu mắm: 210.000 – 300.000VND.

LẨU CÁ KÈO

Lẩu cá kèo là món ăn mang hương vị miền Nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang tạo nên vị chua chua, chát chát đặc trưng. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mang hương thơm hấp dẫn của rau và gia vị đặc trưng, nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.Một vài địa chỉ nổi tiếng: Số 4 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, các quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu.

CÁC MÓN CHÈ

Chè miền Nam rất phong phú, từ các loại chè nóng như chè bà ba, chè chuối thưng, chè khoai môn… đến chè lạnh như chè đậu đen, chè thập cẩm, chè Huế, chè của người Hoa… đều rất hấp dẫn với vị nước cốt dừa béo ngậy và vị ngọt, bùi của nguyên liệu. Một vài địa chỉ nổi tiếng: Chè Kỳ Đồng, 153/7 Kỳ Đồng, P.9, Q.3; Hà Kí, 140 Châu Văn Liêm, Q.5; Chè Nam Bộ 16/1A Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1; Chè mâm 12 món - số 032 lô H, chung cư Ngô Gia Tự, đường Sư Vạn Hạnh, Q.10…

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

TỔNG QUAN

KHÍ HẬU

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ NỘI

Có nhiều cách di chuyển đến Hà Nội khác nhau để bạn lựa chọn:Máy bay: Giá vé máy bay khoảng từ 900.000đ - 2.250.000 đXe khách: Bạn nên lựa chọn các hãng xe như Hoàng Long, Tân Đạt, Mai LinhTàu: Hiện nay có nhiều loại vé khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bạn. (ghế cứng, ghế mềm, giuờng nằm có máy lạnh…) Giá từ: 782.000VND/vé/nguời trở lên.Tàu dừng tại ga Hà Nội trên đuờng Lê Duẩn.

CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN TRUNG TÂM THỦ ĐÔ

Ði bằng xe TaxiRa khỏi sân bay rẽ tay phải là có rất nhiều xe taxi đỗ ở đó, bạn nên chọn hãng có tên biển gắn tại chỗ dành cho xe taxi. Truớc khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa điểm bạn mong muốn. Về đến trung tâm Hà Nội thì hiện nay giá khoảng 300.000VND.

Ði bằng xe bus Bạn ra đuờng lớn bắt xe buýt số 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 7.000VND. Tiếp đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 5.000VND. Bạn cũng có thể bắt xe số 17 từ sân bay Nội Bài về Long Biên giá khoảng 5.000 – 7.000VND.Note: Ði xe buýt có ưu diểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi, hên xui là lâu hoặc nhanh nhé! Ngoài ra nếu mà nhiều hành lý thì cũng không tiện lắm đâu.

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH

Trung Tâm Thủ Ðô (Quận hoàn Kiếm)

Nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay song quận Hoàn Kiếm có diện tích nhỏ nhất tại Hà Nội. Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nuớc ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, các di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-van hóa có giá trị như: Hồ Gươm, khu phố cổ, vuờn hoa Lý Thái Tổ…

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ quận Hoàn Kiếm

Khu phố cổ Hà Nội

Hồ Tây

Tọa lạc ở phía Tây và là hồ nuớc ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội với chu vi 17km. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy . Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ TẠI HÀ NỘI

A. NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN GẦN THÀNH PHỐ

Ðây là những địa danh góp phần làm nên bản sắc Hà Nội: thanh lịch, cổ kính và chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Phần nhiều trong số các điểm đến này nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội và khá gần nhau, bạn có thể lên kế hoạch tham quan bằng xe máy hay thậm chí là xe đạp. Đây sẽ là địa điểm hóng mát lý tuởng, không gian yên bình.

QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Còn duợc gọi là Quảng truờng Ðộc Lập vì tại dây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dọc bản “Tuyên Ngôn Ðộc Lập” khai sinh ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 02/09/1945. Quảng truờng tọa lạc ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm, nằm trên duờng Hùng Vuong và phía truớc là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu -Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày n a y đ ế n " c ầ u m a y " t r ư ớ c m ỗ i k ỳ t h i .Vé vào cổng: 20.000 VND/luợt.

NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, nằm khá gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Ðịa điểm: Số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Q. Hoàn Kiếm, nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ðiện thoại liên hệ: 04 39330113/4.

DI TÍCH NHÀ TÙ HỎA LÒ

Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc. Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà Cách mạng lớn của Việt Nam. Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Nơi đây giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale và tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội.Ðịa điểm: Số 1, phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm.

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

Dường như tất cả người dân Hà Nội đều tìm đến hồ Hoàn Kiếm để thoát khỏi cuộc sống ồn ào ở thủ đô. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, giữa hồ có tháp Rùa, đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có nhiều di tích lịch sử khác như cầu Thê Húc màu đỏ mang ý nghĩa giữ lại ánh sáng đẹp của bầu trời dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, Tháp Bút khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), Đài Nghiên, đình Trấn Ba, tháp Hòa Phong…Ðịa điểm: Phố Ðinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

LĂNG BÁC

Quảng trường Ba Đình và lăng Bác đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước. Ngay trước Lăng là quảng trường Ba Đình được ví như trái tim của Hà Nội, tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước. Viếng Lăng xong bạn sẽ được theo đoàn đi thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ, vẫn còn rất nhiều kỷ vật của Bác lúc sinh thời. Ðịa điểm: Quảng truờng Ba Ðình, đuờng Hùng Vương, quận Ba Ðình.

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 01/08/2012 trong thời gian chuẩn bị diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nếu muốn tìm hiểu sâu về khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể thuê hướng dẫn viên tại đó. Địa điểm: 18 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Ðến đây du khách được chào đón để thăm quan, nghiên cứu về dân tộc học, từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nuớc ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Ðông Nam Á. Địa điểm: đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, ĐT: 04 3756 2193.

ĐỀN QUÁN THÁNH

Ðây là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Trong đền có bức tuợng Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ. Ðền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu ruợu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Ðịa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm.

NHÀ CỔ 87 MÃ MÂY

Được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX, ngôi nhà số 87 phố Mã Mây đã trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử của thời gian, nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ. Trước năm 1945, chủ nhà là một thương gia gạo nổi tiếng đất Hà thành – ngôi nhà đã đón nhiều thương lái khắp mọi miền. Sau năm 1945, người chủ nhượng lại ngôi nhà cho một gia đình người Hoa giàu có làm nghề buôn bán và bốc thuốc. Người chủ mới chỉ gắn bó với ngôi nhà chưa đầy 10 năm thì di cư vào Nam, để lại ngôi nhà vắng chủ trong một thời gian dài. Đến năm 1999, ngôi nhà được trùng tu lại theo chương trình “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội” – dự án giữa Tp. Hà Nội với Tp. Toulouse (Pháp). Nay, ngôi nhà là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong, ngoài nước và là địa chỉ tái hiện sinh động bức tranh toàn cảnh sinh hoạt, buôn bán tấp nập của “Hà Nội ba mươi sáu phố phường xưa”.

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thuờng Kiệt, đây là con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội, nơi có nhiều toà nhà kiến trúc kiểu Pháp cổ, những đại sứ quán, nhiều cơ quan, khách sạn lớn.Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam. Với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình. Địa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.

BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

CHÙA MỘT CỘT

Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự

(延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa Một Cột ở gần bên Lăng Bác. Bạn có thể kết hợp đi thăm hai địa diểm này. Ngôi chùa có từ năm 1049, được coi là chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam: Chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu có trồng hoa sen. Ðây là một trong những biểu tuợng của thủ đô Hà Nội.

B/ NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN DI CHUYỂN XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐThành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m .Địa điểm: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên.

Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn,Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場 , còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

MUA SẮM

Phố Hàng Bạc

Là một trong những con phố lâu đời nhất ở thủ đô Hà Nội có truyền thống làm bạc từ thế kỷ XIII khi các miếng bạc được mang tới đây từ các ngôi làng nông thôn theo sắc lệnh của vua Lê Thánh Tông. Hàng hóa làm bằng bạc vẫn còn được sản xuất ở đây với các công nghệ chế tạo bí mật được truyền từ nhiều thế hệ. Ðây là một con phố quyến rũ có bề dày lịch sử và văn hóa để du khách khám phá về kim hoàn Việt Nam.

Phố Hàng Gai

Hay còn được gọi là phố tơ lụa, nhiều sản phẩm được dệt nên bởi bàn tay những thợ thủ công tài hoa. Kinh nghiệm khi mua là nên bắt đầu trả giá khoảng 50% so với mức giá nguời bán đưa ra và trả tiền không quá 70% giá ban đầu. Ðây cũng là con phố tuyệt vời để mua các sản phẩm làm bằng giấy như tranh vẽ, sổ ghi chép, đèn…

Thời gian mở cửa: 09h00 – 20h00 giờ hàng ngày.

Chợ Đồng Xuân

Là ngôi chợ lớn nhất ở Hà Nội và luôn nằm trong danh sách các điểm thăm quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến đây. Trong chợ có hàng trăm quầy hàng bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo, thực phẩm khô… Chợ đêm Ðồng Xuân ngoài những quầy hàng và quán ăn còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ đặc sắc vào tối thứ 7 hàng tuần. Thời gian mở cửa chợ Ðồng Xuân: 07h00 – 19h00 giờ.Ðịa diểm: Số 1 phố Ðồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 900m về huớng Bắc.

Quà Hà Nội cho bạn bè và người thân: Hà Nội còn nhiều những địa điểm để bạn có thể mua quà tặng về cho gia đình, bạn bè khi đến Hà Nội: Cốm Hàng Vòng, ô mai hàng ĐƯờng, bánh cốm hàng Than, lụa hàng gai, lụa làng Vạn Phúc... Tất cả sẽ là những món quà hấp dẫn và thú vị cho bạn làm quà.

MẸO VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC

Một nét đặc thù khác của Hà Nội là văn hóa ẩm thực đường phố. Bạn có thể mạnh dạn nếm thử nếu nhìn quán ăn đó có vẻ sạch sẽ và bạn theo dõi được các công đoạn chế biến của đầu bếp; nắm chắc về giá cả trước khi ăn để tránh bị chặt chém.Trà, cà phê ngoài Hà Nội rất phổ biến. Bạn nên thử tìm một quán cóc ven đường, nhâm nhi thức uống và cảm nhận không gian Hà Nội rất đặt biệt.Dạo quanh Bờ Hồ vào buổi sáng sớm để được tận mắt ngắm nhìn cuộc sống thường nhật của những người Hà Nội – Tràng AnHà Nội nhỏ bé hơn Sài Gòn nhiều lắm, nếu có thời gian mà lại vào ngay mùa gặt, bạn có thể tạtđến những cánh đồng ngoại ô, ngửi mùi lúa chín, mùi khói lam chiều. Lạ và thích vô cùng.Không khí đón Tết ở Hà Nội thật tuyệt vời. Đó là một trong những lý do mà những đứa con xaquê cứ đổ về lũ lượt mỗi dịp cuối năm. Bạn có thể thử một lần xem sao.

TỔNG QUAN

Đà Nẵng là một trung tâm văn hóa du lịch của miền trung. Từ đây bạn có thể kết hợp với nhiều điểm du lịch khác nhau. Thông thường du khách sẽ chọn kết hợp cả ba điểm đến cho một chuyến đi đó là Huế Đà Nẵng và Hội An. Tuy nhiên chỉ riêng Đà Nẵng thôi cũng đã có quá nhiều điểm để đi rồi. Đà Nẵng quyến rũ du khách thập phương bởi nhiều bãi biển đẹp, rừng xanh, núi thẳm, ẩm thực phong phú, cư dân địa phương thân thiện và mến khách. Vì lẽ đó, ngày càng nhiều khách đường xa đổ về thành phố biển xinh đẹp này để một lần được trải nghiệm tất cả những điều lý thú ấy.

Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐÀ NẮNGDi chuyển bằng ô tô, xe khách

Xe khách là phương tiện được cho là tiết kiệm và hữu ích đối với du khách đi chuyển đến Đà Nẵng. Bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến xe khách khác nhu, tuy nhiên để bạn được phục vụ tốt nhất, di chuyển nhanh n hất đến Đà Nẵng thì Mytour.vn sẽ giới thiệu cho bạn hãng xe khách để bạn yên tâm: Hoàng Long, Tân Đạt, Mai Linh...

a

Tàu hỏa

Di chuyển đến Đà Nẵng bằng tàu hỏa cũng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn trên dọc hành trình của mình. Giá vé cũng khá rẻ giá từ 480.000đ/ vé tùy thuộc vào tời gian và dãy ghế.

Máy bay

Sân bay Đà Nẵng nằm ngay gần trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho khách du lịch. Máy bay là phương tiện đến với Đà Nẵng nhanh chóng nhất, vì Đà Nẵng nằm giữa bắc - nam nên cả hai miền đến đây đều mất từ 1 giờ 15 phút.Giá vé từ 700.000 tùy thuộc vào hãng hàng không và địa điểm bạn xuất phát.

Phương tiện đi lại tại Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng bạn nên thuê xe máy để đi lại tham quan những điểm gần trung tâm thành phố. Một số khách sạn có kiêm luôn dịch vụ này. Hoặc bạn cũng có thể thuê của dịch vụ http://chothuexemaydanang.tk, SĐT: 0905 506 406; Thân Thiện Nhân, số 69 Phan Thúc Duyện (100 Nguyễn Văn Thoại rẽ vào, gần biển T20). Điện thoại: 84.511.3956996. Giá thuê xe máy từ 60.000 – 150.000 VND/ngày, có thể yêu cầu được giao xe tận nơi.Xe bus công cộng tại bến xe bus liên tỉnh Đà Nẵng chạy đến Huế (108 km, 3 giờ), Hội An (30 km, gần 1 tiếng). Taxi: Taxi Sông Hàn: 0511 3655655, Taxi Tiên Sa: 0511 3797979, Taxi Vinasun Green: 0511 3686868, Taxi Mai : 0511 3565656

CÁC KHU VỰC CHÍNH

Mỗi khu vực tại Đà Nẵng đều có những nét thú vị riêng mà du khách nên tự mình đến trải nghiệm và khám phá.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo-một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng , nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 km², chiều dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng,T20 hay của những khu resort như Furama,Sunny Beach,Olalani, hay Silver Shore Hoàng Đạt trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát và casino cao cấp. Núi Sơn Trà có Suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ.

Ven Sông Hàn

Ven sông Hàn có một số điểm tham quan thú vị mà du khách không thể bỏ qua như: Nhà Thờ Con Gà, Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng, chợ Hàn, cầu quay sông Hàn... Khu vực ven sông (2 con đường Bạch Đằng) luôn tấp nập, đặc biệt vào buổi tối với những nhà hàng tuyệt vời và một loạt tụ điểm giải trí hấp dẫn.

Khu vực sân bay Đà Nẵng

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.

Quận Ngũ Hành Sơn

Với dãy núi Ngũ Hành Sơn cùng các làng nghề truyền thống, quận Ngũ Hành Sơn là khu vực du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây cũng có những bãi biển tuyệt đẹp và nhiều đặc sản du lịch thú vị.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ

Không chỉ có các điểm tham quan phong phú, môi trường du lịch và chính cuộc sống ở Đà Nẵng cũng là đặc điểm để lại ấn tượng mạnh với mọi du khách.

Làng đá Mỹ Nghệ non nước

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải - Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các đồ trang sức bằng đá…

Mọi chi tiết xin liên hệ: Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Địa chỉ liên hệ: Trung tâm hành chính quận Ngũ Hành Sơn- 486 Lê Văn Hiến. Số điện thoại liên hệ: 0905115014.

Bảo tàng khu 5

Bảo tàng Khu 5 được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 7/1/1982 với diện tích trưng bày 8.819m². Năm 1995, Bảo tàng Khu 5 được Nhà nước xếp hạng là Bảo tàng Quốc gia hạng hai. Khu trưng bày ngoài trời và 12 phòng trưng bày bên trong giới thiệu hàng ngàn hình ảnh, hiện vật về sự ra đời, chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang Khu 5 trong hơn nữa thế kỷ qua. Vị trí: Số 01 đường Duy Tân, thành phố Đà Nẵng. Giờ mở cửa: Mở cửa các ngày trong tuần, sáng: 7h30 – 11h00, chiều: 13h30 đến 16h00.

Bảo tàng điêu khắc Chămpa

Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Vị trí: Bảo tàng nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng.

Cầu sông Hàn

Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ cầu sẽ quay trở lại như cũ.

Bãi biển Phạm Văn Đồng

Tại công viên Phạm Văn Đồng, bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng. Bãi tắm ở đây có diện tích 7.726m2, có các công trình phụ trợ như một đài phun nước, 6 hồ chứa nước ngọt, 26 dãy vòi sen, 24 phòng thay quần áo bằng composit. Bãi tắm có thể phục vụ từ 3.500 đến 4.000 lượt người đến tắm biển mỗi ngày. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông.

Chợ Cồn

Chợ Cồn là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam. Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà. Đến Sơn Trà, du khách được “lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê – nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng… Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc.

ĐIỂM THĂM QUAN PHẢI DI CHUYỂN XA

Làng cổ Túy Loan

Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam. Dòng sông mang cùng tên làng “Tuý Loan” uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị. Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Vị trí: Làng Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ.

Làng cổ Phong Nam

Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, gần quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây Nam. Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở. Vị trí: Làng Phong Nam gần quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía tây nam.

Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m(so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam. Địa điểm: Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Rạn Nam Ô

Cách trung tâm làng Nam Ô khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, đến tham quan rạn Nam Ô nên đến vào lúc thủy triều xuống vì lúc ấy bờ biển lộ ra bãi cát, bãi đá rất đẹp. Sau khi tham quan rạn Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

Làng chiếu Cẩm Nê

Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. ưu điểm của chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu. Hiện nay, một đôi chiếu kích thước 1,6m x 2m có giá 500.000VND.Địa điểm: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Lưu ý: phố cổ hội An và thánh địa Mỹ Sơn tuy không thuộc Đà Nẵng nhưng bạn có thể đến với 2 địa danh này rất dễ dàng. phố cổ hội An cách Đà Nẵng chỉ 30 km; Thánh địa Mỹ Sơn cách khoảng 60km…

Núi Bà Nà

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, là một khu dự trữ thiên nhiên Quốc gia. Ở Bà Nà, với độ cao 1489m so với mực nước biển, du khách sẽ được cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày: Sáng – xuân, trưa- hạ, chiều – thu, tối – đông và luôn khô ráo vì ít khi bị mưa. Vượt qua đoạn cáp treo dài và dốc kỷ lục, từ trên đỉnh núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh đến tận chân trời… Đến đây, bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: chùa Linh Ứng với bức tượng Đức Bổn Sư cao 27m, Suối Mơ nước trong vắt, mùa hè có ngọn thác Tóc Tiên…

- Đồ lưu niệm. Đồ vật bằng đá Non nước ở khu thắng cảnh Non Nước hoặc Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương… Một món bánh có thể mang về làm quà: Bánh khô mè bà Liễu- bánh vừng giòn thơm. Góc Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Cẩm Lệ - - Ông Ích khiêm; bánh nổ, bánh lăn... - Quầy thực phẩm Bé ti - Quầy 135 - Chợ Hàn Đà Nẵng: Chỉ cần gọi tới số 0511 837262 là được mang tận nơi, du khách ra mua trả tiền rồi chủ hàng mang đến tận khách sạn.- Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng): Quầy H34/6 K266, số điện thoại 0511582182 rất nhiều loại mắm ngon và cũng mang đến tận nơi luôn.- Quầy Dì nuôi (136 Chợ Hàn - Sđt: 05113812417) - hoặc gọi số 01688919295 để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà.- Tré, chả bò Bà Đệ - đặc sản Đà Nẵng - đường Hải Phòng- Ngoài ra tại chợ Hàn có thể mua đặc sản của các vùng lân cận với chất lượng tốt, như: tỏi và hành tím Lý Sơn, mạch nha- đặc sản Quảng Ngãi, thanh trà của Huế...

MUA SẮM

MẸO/ THÔNG TIN KHÁC

Khi bước xuống sân bay, có nhiều lựa chọn cho bạn, có thể đi taxi về trung tâm thành phố rồi đi bus hay taxi đến các điểm tham quan. Thông thường giá taxi đến chân cầu sông Hàn là 50.000VND. Các sản phẩm đá mỹ nghệ được khuyến nghị là không nên mua ở Non Nước (rất đắt, giá có thể lên gấp đôi nếu không biết cách mặc cả) mà về Đà Nẵng mua ở phố Nguyễn Chí Thanh, giá từ 20.000 – 500.000 VND. Không nên mua hàng quá to, bạn mang đi sẽ khó khăn vì đá rất nặng. Tốt nhất nên khi đi Non Nước chỉ mua thêm những thứ thật đẹp mà ở thành phố không có hoặc một ít để làm kỷ niệm. Các thứ khác có thể mua ở Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương...

Page 4: Cam nang du lich va Khach San tai Da Nang (Mytour.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, TP.HCM từ lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Đến Sài Gòn – TP.HCM hơn 300 năm tuổi, bạn có thể gặp những tòa nhà cao tầng nằm san sát, những khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm sầm uất, nhưng cũng không thiếu những biệt thự cổ kính, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm… Sài Gòn rộng lớn và không thiếu “đặc sản” du lịch: Du ngoạn ven sông Sài Gòn bằng tàu, thăm phố Tây Phạm Ngũ Lão, mua sắm ở chợ Bến Thành, về với biển Cần Giờ…

TP.HCM có 2 mùa phân hóa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nếu đến đây vào mùa mưa, bạn nên mang theo ô (dù) hoặc áo mưa khi ra ngoài vì Sài Gòn nổi tiếng với nhiều cơn mưa bất chợt. Mưa rồi lại tạnh, tạnh rồi lại mưa. Ngoài ra, TP.HCM cũng là nơi tràn ngập nắng vàng. Ước tính, ở đây có tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40 °C nhưng không quá gay gắt như những nơi khác.

KHÍ HẬU

Phương tiện đi lại chủ yếu ở TP.HCM là xe máy, kế đó là ô tô, xe đạp, xe buýt, xe ba gác, xe lôi… Phương tiện di chuyển công cộng rẻ nhất là xe buýt chỉ 4.000VND/tuyến, kế đó là xe ôm và taxi. Hiện nay, mật độ giao thông ở TP.HCM khá đông đúc, nhiều đoạn đường trong thành phố xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm: từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

GIỚI THIỆU CHUNG

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH:

Với bề dày lịch sử phát triển, TP.HCM ngày nay rất rộng lớn và đông đúc với hơn 8 triệu dân. Để giúp bạn không bị “ngợp” trước sự náo nhiệt giữa đô thị này, chúng tôi xin nêu ra những khu vực chính ở Sài Gòn mà bạn có thể ghé qua.

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THÊ BỎ QUA

Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh với 300 năm lịch sử có nhiều địa danh hấp dẫn cả về giá trị lịch sử và cảnh quan. Nếu đã đến Sài Gòn, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu những nơi này nhé!

Công trình được thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Tham quan dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt nhiều vật phẩm từ chế độ cũ cũng như những chứng t í c h g h i d ấ u t h ờ i k h ắ c n g à y đ ộ c l ậ p 3 0 . 4 . 1 9 7 5 .Giờ mở cửa: Sáng 7h30 - 11h00, chiều từ 13h00 - 16h00 (hàng ngày); Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1.

HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT (DINH ĐỘC LẬP)

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Tọa lạc ngay trục đường chính ở trung tâm thành phố, hiện nay nhà thờ Đức Bà dần trở thành biểu tượng của thành phố Sài Gòn. Nơi đây nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp, cùng cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, niềm tự hào của người dân thành phố. Khu vực xung quanh nhà thờ Đức Bà có cảnh quan đẹp nhất tại Sài Gòn.Thời gian diễn ra Thánh lễ: Sáng 5h30, chiều 17h00 (T2 – T7), Chủ nhật.: 5h30, 6h30, 7h30, 9h 30 (dành cho người nước ngoài), 16h00, 17h00, 18h30; Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, P.Bến Nghé, Q.1.

CHỢ BẾN THÀNH

Khu Chợ tọa lạc ngay trung tâm thành phố, 4 cửa hướng ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường lớn khác của thành phố như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn. Bên trong chợ bày bán đủ các mặt hàng truyền thống, hiện đại có thể làm quà cho gia đình, bạn bè. Về đêm, xung quanh chợ trở nên nhộn nhịp hơn với những cửa hàng quần áo, quán ăn tấp nập khách ghé thăm.Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00 hàng ngày;Địa chỉ: Nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang, P.Bến Thành – Q.1.

CHỢ BÌNH TÂY (CHỢ LỚN)

Nằm trong Khu phố người Hoa, Chợ Lớn là khu chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho nhiều tỉnh thành tại Nam Bộ và cả nước. Hàng hóa có từ thực phẩm khô, ngũ cốc, hải sản khô… đến quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em… Thuộc khu vực có nhiều người Hoa sinh sống nên nhiều tập tục sinh hoạt, cung cách h o ạ t đ ộ n g c ủ a C h ợ L ớ n c ũ n g b ị ả n h h ư ở n g n h i ề u . Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày; Địa chỉ: 57A Tháp Mười, P.12, Q.6

CẦN GIỜ

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ vừa có rừng, vừa có biển nên rất sẵn hải sản tươi sống. Ngoài ra cũng có nhiều điểm tham quan khá hấp dẫn như rừng ngập mặn Vàm Sác, Đảo Khỉ, khu du lịch và bãi biển 30 Tháng 4, Lăng Ông Thủy Tướng Nam Hải... Hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch lễ hội Nghinh Ông tổ chức rất trọng thể tại đây với hàng trăm ghe tàu tham dự. Di chuyển: Từ chợ Bến Thành bạn bắt tuyến xe buýt đi Nhà Bè, xe sẽ dừng ở ngay đầu bên này của phà Bình Khánh. Bạn mua vé qua phà, sau khi qua phà (đã đến Cần Giờ) bạn bắt tiếp một tuyến xe buýt nữa để đi ra biển. Trên đường đi nếu muốn ghé thăm quan điểm nào thì xin xuống vì xe ở Cần Giờ không có trạm để đón hay xuống; Đi bằng xe máy: Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7 rẽ phải sang đường Huỳnh Tấn Phát, thẳng đến cuối đường là phà Bình Khánh. Qua phà cứ chạy thẳng một đường là đến thị xã Cần Thạnh, nơi có bãi biển Cần Giờ và nhiều điểm tham quan khác dọc con đường này.

KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN

Nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 19km, Suối Tiên là điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch khi đến với TP.HCM. Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hoá lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (T2 – T6), 8h00 – 18h00 (T7 và CN), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết). Vé vào cổng: 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt; Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, P.Tân Phú, Q.9; Di chuyển từ chợ Bến Thành: Đi bắng xe Buýt số 19 hoặc đi xe máy qua hầm Thủ Thiêm, thẳng xa lộ Hà Nội là đến.

BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến tham quan tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về hàng chục ngàn hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu quý cho việc nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tànghọc.Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1 (bên cạnh Thảo cầm viên).

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Du khách đến đây sẽ cảm nhận chân thực nhất về một thời kỳ chiến tranh ác liệt, để thêm trân trọng những gì đang có ở hiện tại. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch...Địa chỉ: Số 28 đường Võ Văn Tần, Q. 3.

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến ác liệt suốt 30 năm. Địa đạo Củ Chi khiến thế hệ ngày nay thán phục bởi công trình nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.Lưu ý chung Tổng thời gian tham quan và di chuyển: Nửa ngày Giá vé: 100.000VND/người nước ngoài, 20.000VND/khách Việt Nam. Vào địa đạo du khách sẽ được ăn khoai mì và uống trà miễn phí. Phương tiện đi lại khác: Nếu đi bằng xe máy bạn cứ đi theo lộ trình xe buýt, nếu bỡ ngỡ có thể hỏi thăm đường. Thuê taxi từ trung tâm TP đến địa đạo hết khoảng 600.000 - 700.000VND/lượt. Có thể thuê xe du lịch trọn gói giá rẻ hơn đi taxi một chút. Nên mang theo giầy thể thao để tiện di chuyển trong địa đạo.

DU THUYỀN DỌC SÔNG SÀI GÒN

Dòng chảy quanh co uốn lượn của sông Sài Gòn qua địa bàn thành phố dài 37km chính là một không gian cảnh quan rất đẹp. Hãy thử một lần trải nghiệm chuyến du thuyền ven sông, bạn sẽ được khám phá những nét rất riêng của Sài Gòn với cảnh đẹp dân dã, man mác của sông nước giữa chốn đô thị náo nhiệt. Các hình thức tham quan gồm có: du ngoạn trên thuyền dọc sông đến Nhà Bè, Cần Giờ; Ca nô đi Lái Thiêu; ngoạn cảnh kèm ăn tối trên tàu nhà hàng… Tùy thuộc theo chất lượng dịch vụ, chi phí cho một chuyến du ngoạn dọc sông Sài Gòn giá từ 80.000VND/người trở lên.

NHỮNG MÓN ĂN HẤP DẪN

TP.HCM là nơi tập trung dân cư thuộc tất cả các vùng miền trên cả nước. Vì thế ẩm thực ở đây vô cùng phong phú với những món ăn đặc trưng Nam Bộ hay món ăn du nhập từ các miền đất trên cả nước. Đến Sài Gòn, bạn hãy nếm thử những món ăn ngon miệng ấy nhé! Bạn sẽ được hòa mình cùng những món ăn nơi đây hấp dẫn và đáng nhớ.

LẨU MẮM

Lẩu mắm ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An…), nhưng nếu không có thời gian thì bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ngay tại Sài Gòn. Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon, nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường có rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà, bắp chuối, rau nhút…Một vài địa chỉ nổi tiếng: Lẩu mắm Nam Bộ 94AB Cao Thắng, P.4, Q.3, giá: 160.000 – 240.000VND; Lẩu mắm Ăn là khen: 11 Hồ Biểu Chánh, P.12, Q. Phú Nhuận, giá: Lẩu mắm: 210.000 – 300.000VND.

LẨU CÁ KÈO

Lẩu cá kèo là món ăn mang hương vị miền Nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang tạo nên vị chua chua, chát chát đặc trưng. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mang hương thơm hấp dẫn của rau và gia vị đặc trưng, nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.Một vài địa chỉ nổi tiếng: Số 4 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, các quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu.

CÁC MÓN CHÈ

Chè miền Nam rất phong phú, từ các loại chè nóng như chè bà ba, chè chuối thưng, chè khoai môn… đến chè lạnh như chè đậu đen, chè thập cẩm, chè Huế, chè của người Hoa… đều rất hấp dẫn với vị nước cốt dừa béo ngậy và vị ngọt, bùi của nguyên liệu. Một vài địa chỉ nổi tiếng: Chè Kỳ Đồng, 153/7 Kỳ Đồng, P.9, Q.3; Hà Kí, 140 Châu Văn Liêm, Q.5; Chè Nam Bộ 16/1A Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1; Chè mâm 12 món - số 032 lô H, chung cư Ngô Gia Tự, đường Sư Vạn Hạnh, Q.10…

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

TỔNG QUAN

KHÍ HẬU

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ NỘI

Có nhiều cách di chuyển đến Hà Nội khác nhau để bạn lựa chọn:Máy bay: Giá vé máy bay khoảng từ 900.000đ - 2.250.000 đXe khách: Bạn nên lựa chọn các hãng xe như Hoàng Long, Tân Đạt, Mai LinhTàu: Hiện nay có nhiều loại vé khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bạn. (ghế cứng, ghế mềm, giuờng nằm có máy lạnh…) Giá từ: 782.000VND/vé/nguời trở lên.Tàu dừng tại ga Hà Nội trên đuờng Lê Duẩn.

CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN TRUNG TÂM THỦ ĐÔ

Ði bằng xe TaxiRa khỏi sân bay rẽ tay phải là có rất nhiều xe taxi đỗ ở đó, bạn nên chọn hãng có tên biển gắn tại chỗ dành cho xe taxi. Truớc khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa điểm bạn mong muốn. Về đến trung tâm Hà Nội thì hiện nay giá khoảng 300.000VND.

Ði bằng xe bus Bạn ra đuờng lớn bắt xe buýt số 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 7.000VND. Tiếp đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 5.000VND. Bạn cũng có thể bắt xe số 17 từ sân bay Nội Bài về Long Biên giá khoảng 5.000 – 7.000VND.Note: Ði xe buýt có ưu diểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi, hên xui là lâu hoặc nhanh nhé! Ngoài ra nếu mà nhiều hành lý thì cũng không tiện lắm đâu.

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH

Trung Tâm Thủ Ðô (Quận hoàn Kiếm)

Nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay song quận Hoàn Kiếm có diện tích nhỏ nhất tại Hà Nội. Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nuớc ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, các di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-van hóa có giá trị như: Hồ Gươm, khu phố cổ, vuờn hoa Lý Thái Tổ…

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ quận Hoàn Kiếm

Khu phố cổ Hà Nội

Hồ Tây

Tọa lạc ở phía Tây và là hồ nuớc ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội với chu vi 17km. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy . Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ TẠI HÀ NỘI

A. NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN GẦN THÀNH PHỐ

Ðây là những địa danh góp phần làm nên bản sắc Hà Nội: thanh lịch, cổ kính và chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Phần nhiều trong số các điểm đến này nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội và khá gần nhau, bạn có thể lên kế hoạch tham quan bằng xe máy hay thậm chí là xe đạp. Đây sẽ là địa điểm hóng mát lý tuởng, không gian yên bình.

QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Còn duợc gọi là Quảng truờng Ðộc Lập vì tại dây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dọc bản “Tuyên Ngôn Ðộc Lập” khai sinh ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 02/09/1945. Quảng truờng tọa lạc ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm, nằm trên duờng Hùng Vuong và phía truớc là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu -Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày n a y đ ế n " c ầ u m a y " t r ư ớ c m ỗ i k ỳ t h i .Vé vào cổng: 20.000 VND/luợt.

NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, nằm khá gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Ðịa điểm: Số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Q. Hoàn Kiếm, nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ðiện thoại liên hệ: 04 39330113/4.

DI TÍCH NHÀ TÙ HỎA LÒ

Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc. Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà Cách mạng lớn của Việt Nam. Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Nơi đây giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale và tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội.Ðịa điểm: Số 1, phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm.

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

Dường như tất cả người dân Hà Nội đều tìm đến hồ Hoàn Kiếm để thoát khỏi cuộc sống ồn ào ở thủ đô. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, giữa hồ có tháp Rùa, đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có nhiều di tích lịch sử khác như cầu Thê Húc màu đỏ mang ý nghĩa giữ lại ánh sáng đẹp của bầu trời dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, Tháp Bút khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), Đài Nghiên, đình Trấn Ba, tháp Hòa Phong…Ðịa điểm: Phố Ðinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

LĂNG BÁC

Quảng trường Ba Đình và lăng Bác đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước. Ngay trước Lăng là quảng trường Ba Đình được ví như trái tim của Hà Nội, tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước. Viếng Lăng xong bạn sẽ được theo đoàn đi thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ, vẫn còn rất nhiều kỷ vật của Bác lúc sinh thời. Ðịa điểm: Quảng truờng Ba Ðình, đuờng Hùng Vương, quận Ba Ðình.

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 01/08/2012 trong thời gian chuẩn bị diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nếu muốn tìm hiểu sâu về khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể thuê hướng dẫn viên tại đó. Địa điểm: 18 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Ðến đây du khách được chào đón để thăm quan, nghiên cứu về dân tộc học, từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nuớc ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Ðông Nam Á. Địa điểm: đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, ĐT: 04 3756 2193.

ĐỀN QUÁN THÁNH

Ðây là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Trong đền có bức tuợng Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ. Ðền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu ruợu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Ðịa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm.

NHÀ CỔ 87 MÃ MÂY

Được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX, ngôi nhà số 87 phố Mã Mây đã trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử của thời gian, nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ. Trước năm 1945, chủ nhà là một thương gia gạo nổi tiếng đất Hà thành – ngôi nhà đã đón nhiều thương lái khắp mọi miền. Sau năm 1945, người chủ nhượng lại ngôi nhà cho một gia đình người Hoa giàu có làm nghề buôn bán và bốc thuốc. Người chủ mới chỉ gắn bó với ngôi nhà chưa đầy 10 năm thì di cư vào Nam, để lại ngôi nhà vắng chủ trong một thời gian dài. Đến năm 1999, ngôi nhà được trùng tu lại theo chương trình “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội” – dự án giữa Tp. Hà Nội với Tp. Toulouse (Pháp). Nay, ngôi nhà là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong, ngoài nước và là địa chỉ tái hiện sinh động bức tranh toàn cảnh sinh hoạt, buôn bán tấp nập của “Hà Nội ba mươi sáu phố phường xưa”.

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thuờng Kiệt, đây là con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội, nơi có nhiều toà nhà kiến trúc kiểu Pháp cổ, những đại sứ quán, nhiều cơ quan, khách sạn lớn.Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam. Với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình. Địa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.

BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

CHÙA MỘT CỘT

Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự

(延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa Một Cột ở gần bên Lăng Bác. Bạn có thể kết hợp đi thăm hai địa diểm này. Ngôi chùa có từ năm 1049, được coi là chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam: Chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu có trồng hoa sen. Ðây là một trong những biểu tuợng của thủ đô Hà Nội.

B/ NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN DI CHUYỂN XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐThành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m .Địa điểm: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên.

Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn,Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場 , còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

MUA SẮM

Phố Hàng Bạc

Là một trong những con phố lâu đời nhất ở thủ đô Hà Nội có truyền thống làm bạc từ thế kỷ XIII khi các miếng bạc được mang tới đây từ các ngôi làng nông thôn theo sắc lệnh của vua Lê Thánh Tông. Hàng hóa làm bằng bạc vẫn còn được sản xuất ở đây với các công nghệ chế tạo bí mật được truyền từ nhiều thế hệ. Ðây là một con phố quyến rũ có bề dày lịch sử và văn hóa để du khách khám phá về kim hoàn Việt Nam.

Phố Hàng Gai

Hay còn được gọi là phố tơ lụa, nhiều sản phẩm được dệt nên bởi bàn tay những thợ thủ công tài hoa. Kinh nghiệm khi mua là nên bắt đầu trả giá khoảng 50% so với mức giá nguời bán đưa ra và trả tiền không quá 70% giá ban đầu. Ðây cũng là con phố tuyệt vời để mua các sản phẩm làm bằng giấy như tranh vẽ, sổ ghi chép, đèn…

Thời gian mở cửa: 09h00 – 20h00 giờ hàng ngày.

Chợ Đồng Xuân

Là ngôi chợ lớn nhất ở Hà Nội và luôn nằm trong danh sách các điểm thăm quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến đây. Trong chợ có hàng trăm quầy hàng bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo, thực phẩm khô… Chợ đêm Ðồng Xuân ngoài những quầy hàng và quán ăn còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ đặc sắc vào tối thứ 7 hàng tuần. Thời gian mở cửa chợ Ðồng Xuân: 07h00 – 19h00 giờ.Ðịa diểm: Số 1 phố Ðồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 900m về huớng Bắc.

Quà Hà Nội cho bạn bè và người thân: Hà Nội còn nhiều những địa điểm để bạn có thể mua quà tặng về cho gia đình, bạn bè khi đến Hà Nội: Cốm Hàng Vòng, ô mai hàng ĐƯờng, bánh cốm hàng Than, lụa hàng gai, lụa làng Vạn Phúc... Tất cả sẽ là những món quà hấp dẫn và thú vị cho bạn làm quà.

MẸO VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC

Một nét đặc thù khác của Hà Nội là văn hóa ẩm thực đường phố. Bạn có thể mạnh dạn nếm thử nếu nhìn quán ăn đó có vẻ sạch sẽ và bạn theo dõi được các công đoạn chế biến của đầu bếp; nắm chắc về giá cả trước khi ăn để tránh bị chặt chém.Trà, cà phê ngoài Hà Nội rất phổ biến. Bạn nên thử tìm một quán cóc ven đường, nhâm nhi thức uống và cảm nhận không gian Hà Nội rất đặt biệt.Dạo quanh Bờ Hồ vào buổi sáng sớm để được tận mắt ngắm nhìn cuộc sống thường nhật của những người Hà Nội – Tràng AnHà Nội nhỏ bé hơn Sài Gòn nhiều lắm, nếu có thời gian mà lại vào ngay mùa gặt, bạn có thể tạtđến những cánh đồng ngoại ô, ngửi mùi lúa chín, mùi khói lam chiều. Lạ và thích vô cùng.Không khí đón Tết ở Hà Nội thật tuyệt vời. Đó là một trong những lý do mà những đứa con xaquê cứ đổ về lũ lượt mỗi dịp cuối năm. Bạn có thể thử một lần xem sao.

TỔNG QUAN

Đà Nẵng là một trung tâm văn hóa du lịch của miền trung. Từ đây bạn có thể kết hợp với nhiều điểm du lịch khác nhau. Thông thường du khách sẽ chọn kết hợp cả ba điểm đến cho một chuyến đi đó là Huế Đà Nẵng và Hội An. Tuy nhiên chỉ riêng Đà Nẵng thôi cũng đã có quá nhiều điểm để đi rồi. Đà Nẵng quyến rũ du khách thập phương bởi nhiều bãi biển đẹp, rừng xanh, núi thẳm, ẩm thực phong phú, cư dân địa phương thân thiện và mến khách. Vì lẽ đó, ngày càng nhiều khách đường xa đổ về thành phố biển xinh đẹp này để một lần được trải nghiệm tất cả những điều lý thú ấy.

Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐÀ NẮNGDi chuyển bằng ô tô, xe khách

Xe khách là phương tiện được cho là tiết kiệm và hữu ích đối với du khách đi chuyển đến Đà Nẵng. Bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến xe khách khác nhu, tuy nhiên để bạn được phục vụ tốt nhất, di chuyển nhanh n hất đến Đà Nẵng thì Mytour.vn sẽ giới thiệu cho bạn hãng xe khách để bạn yên tâm: Hoàng Long, Tân Đạt, Mai Linh...

a

Tàu hỏa

Di chuyển đến Đà Nẵng bằng tàu hỏa cũng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn trên dọc hành trình của mình. Giá vé cũng khá rẻ giá từ 480.000đ/ vé tùy thuộc vào tời gian và dãy ghế.

Máy bay

Sân bay Đà Nẵng nằm ngay gần trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho khách du lịch. Máy bay là phương tiện đến với Đà Nẵng nhanh chóng nhất, vì Đà Nẵng nằm giữa bắc - nam nên cả hai miền đến đây đều mất từ 1 giờ 15 phút.Giá vé từ 700.000 tùy thuộc vào hãng hàng không và địa điểm bạn xuất phát.

Phương tiện đi lại tại Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng bạn nên thuê xe máy để đi lại tham quan những điểm gần trung tâm thành phố. Một số khách sạn có kiêm luôn dịch vụ này. Hoặc bạn cũng có thể thuê của dịch vụ http://chothuexemaydanang.tk, SĐT: 0905 506 406; Thân Thiện Nhân, số 69 Phan Thúc Duyện (100 Nguyễn Văn Thoại rẽ vào, gần biển T20). Điện thoại: 84.511.3956996. Giá thuê xe máy từ 60.000 – 150.000 VND/ngày, có thể yêu cầu được giao xe tận nơi.Xe bus công cộng tại bến xe bus liên tỉnh Đà Nẵng chạy đến Huế (108 km, 3 giờ), Hội An (30 km, gần 1 tiếng). Taxi: Taxi Sông Hàn: 0511 3655655, Taxi Tiên Sa: 0511 3797979, Taxi Vinasun Green: 0511 3686868, Taxi Mai : 0511 3565656

CÁC KHU VỰC CHÍNH

Mỗi khu vực tại Đà Nẵng đều có những nét thú vị riêng mà du khách nên tự mình đến trải nghiệm và khám phá.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo-một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng , nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 km², chiều dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng,T20 hay của những khu resort như Furama,Sunny Beach,Olalani, hay Silver Shore Hoàng Đạt trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát và casino cao cấp. Núi Sơn Trà có Suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ.

Ven Sông Hàn

Ven sông Hàn có một số điểm tham quan thú vị mà du khách không thể bỏ qua như: Nhà Thờ Con Gà, Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng, chợ Hàn, cầu quay sông Hàn... Khu vực ven sông (2 con đường Bạch Đằng) luôn tấp nập, đặc biệt vào buổi tối với những nhà hàng tuyệt vời và một loạt tụ điểm giải trí hấp dẫn.

Khu vực sân bay Đà Nẵng

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.

Quận Ngũ Hành Sơn

Với dãy núi Ngũ Hành Sơn cùng các làng nghề truyền thống, quận Ngũ Hành Sơn là khu vực du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây cũng có những bãi biển tuyệt đẹp và nhiều đặc sản du lịch thú vị.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ

Không chỉ có các điểm tham quan phong phú, môi trường du lịch và chính cuộc sống ở Đà Nẵng cũng là đặc điểm để lại ấn tượng mạnh với mọi du khách.

Làng đá Mỹ Nghệ non nước

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải - Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các đồ trang sức bằng đá…

Mọi chi tiết xin liên hệ: Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Địa chỉ liên hệ: Trung tâm hành chính quận Ngũ Hành Sơn- 486 Lê Văn Hiến. Số điện thoại liên hệ: 0905115014.

Bảo tàng khu 5

Bảo tàng Khu 5 được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 7/1/1982 với diện tích trưng bày 8.819m². Năm 1995, Bảo tàng Khu 5 được Nhà nước xếp hạng là Bảo tàng Quốc gia hạng hai. Khu trưng bày ngoài trời và 12 phòng trưng bày bên trong giới thiệu hàng ngàn hình ảnh, hiện vật về sự ra đời, chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang Khu 5 trong hơn nữa thế kỷ qua. Vị trí: Số 01 đường Duy Tân, thành phố Đà Nẵng. Giờ mở cửa: Mở cửa các ngày trong tuần, sáng: 7h30 – 11h00, chiều: 13h30 đến 16h00.

Bảo tàng điêu khắc Chămpa

Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Vị trí: Bảo tàng nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng.

Cầu sông Hàn

Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ cầu sẽ quay trở lại như cũ.

Bãi biển Phạm Văn Đồng

Tại công viên Phạm Văn Đồng, bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng. Bãi tắm ở đây có diện tích 7.726m2, có các công trình phụ trợ như một đài phun nước, 6 hồ chứa nước ngọt, 26 dãy vòi sen, 24 phòng thay quần áo bằng composit. Bãi tắm có thể phục vụ từ 3.500 đến 4.000 lượt người đến tắm biển mỗi ngày. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông.

Chợ Cồn

Chợ Cồn là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam. Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà. Đến Sơn Trà, du khách được “lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê – nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng… Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc.

ĐIỂM THĂM QUAN PHẢI DI CHUYỂN XA

Làng cổ Túy Loan

Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam. Dòng sông mang cùng tên làng “Tuý Loan” uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị. Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Vị trí: Làng Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ.

Làng cổ Phong Nam

Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, gần quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây Nam. Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở. Vị trí: Làng Phong Nam gần quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía tây nam.

Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m(so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam. Địa điểm: Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Rạn Nam Ô

Cách trung tâm làng Nam Ô khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, đến tham quan rạn Nam Ô nên đến vào lúc thủy triều xuống vì lúc ấy bờ biển lộ ra bãi cát, bãi đá rất đẹp. Sau khi tham quan rạn Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

Làng chiếu Cẩm Nê

Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. ưu điểm của chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu. Hiện nay, một đôi chiếu kích thước 1,6m x 2m có giá 500.000VND.Địa điểm: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Lưu ý: phố cổ hội An và thánh địa Mỹ Sơn tuy không thuộc Đà Nẵng nhưng bạn có thể đến với 2 địa danh này rất dễ dàng. phố cổ hội An cách Đà Nẵng chỉ 30 km; Thánh địa Mỹ Sơn cách khoảng 60km…

Núi Bà Nà

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, là một khu dự trữ thiên nhiên Quốc gia. Ở Bà Nà, với độ cao 1489m so với mực nước biển, du khách sẽ được cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày: Sáng – xuân, trưa- hạ, chiều – thu, tối – đông và luôn khô ráo vì ít khi bị mưa. Vượt qua đoạn cáp treo dài và dốc kỷ lục, từ trên đỉnh núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh đến tận chân trời… Đến đây, bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: chùa Linh Ứng với bức tượng Đức Bổn Sư cao 27m, Suối Mơ nước trong vắt, mùa hè có ngọn thác Tóc Tiên…

- Đồ lưu niệm. Đồ vật bằng đá Non nước ở khu thắng cảnh Non Nước hoặc Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương… Một món bánh có thể mang về làm quà: Bánh khô mè bà Liễu- bánh vừng giòn thơm. Góc Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Cẩm Lệ - - Ông Ích khiêm; bánh nổ, bánh lăn... - Quầy thực phẩm Bé ti - Quầy 135 - Chợ Hàn Đà Nẵng: Chỉ cần gọi tới số 0511 837262 là được mang tận nơi, du khách ra mua trả tiền rồi chủ hàng mang đến tận khách sạn.- Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng): Quầy H34/6 K266, số điện thoại 0511582182 rất nhiều loại mắm ngon và cũng mang đến tận nơi luôn.- Quầy Dì nuôi (136 Chợ Hàn - Sđt: 05113812417) - hoặc gọi số 01688919295 để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà.- Tré, chả bò Bà Đệ - đặc sản Đà Nẵng - đường Hải Phòng- Ngoài ra tại chợ Hàn có thể mua đặc sản của các vùng lân cận với chất lượng tốt, như: tỏi và hành tím Lý Sơn, mạch nha- đặc sản Quảng Ngãi, thanh trà của Huế...

MUA SẮM

MẸO/ THÔNG TIN KHÁC

Khi bước xuống sân bay, có nhiều lựa chọn cho bạn, có thể đi taxi về trung tâm thành phố rồi đi bus hay taxi đến các điểm tham quan. Thông thường giá taxi đến chân cầu sông Hàn là 50.000VND. Các sản phẩm đá mỹ nghệ được khuyến nghị là không nên mua ở Non Nước (rất đắt, giá có thể lên gấp đôi nếu không biết cách mặc cả) mà về Đà Nẵng mua ở phố Nguyễn Chí Thanh, giá từ 20.000 – 500.000 VND. Không nên mua hàng quá to, bạn mang đi sẽ khó khăn vì đá rất nặng. Tốt nhất nên khi đi Non Nước chỉ mua thêm những thứ thật đẹp mà ở thành phố không có hoặc một ít để làm kỷ niệm. Các thứ khác có thể mua ở Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương...

Page 5: Cam nang du lich va Khach San tai Da Nang (Mytour.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, TP.HCM từ lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Đến Sài Gòn – TP.HCM hơn 300 năm tuổi, bạn có thể gặp những tòa nhà cao tầng nằm san sát, những khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm sầm uất, nhưng cũng không thiếu những biệt thự cổ kính, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm… Sài Gòn rộng lớn và không thiếu “đặc sản” du lịch: Du ngoạn ven sông Sài Gòn bằng tàu, thăm phố Tây Phạm Ngũ Lão, mua sắm ở chợ Bến Thành, về với biển Cần Giờ…

TP.HCM có 2 mùa phân hóa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nếu đến đây vào mùa mưa, bạn nên mang theo ô (dù) hoặc áo mưa khi ra ngoài vì Sài Gòn nổi tiếng với nhiều cơn mưa bất chợt. Mưa rồi lại tạnh, tạnh rồi lại mưa. Ngoài ra, TP.HCM cũng là nơi tràn ngập nắng vàng. Ước tính, ở đây có tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40 °C nhưng không quá gay gắt như những nơi khác.

KHÍ HẬU

Phương tiện đi lại chủ yếu ở TP.HCM là xe máy, kế đó là ô tô, xe đạp, xe buýt, xe ba gác, xe lôi… Phương tiện di chuyển công cộng rẻ nhất là xe buýt chỉ 4.000VND/tuyến, kế đó là xe ôm và taxi. Hiện nay, mật độ giao thông ở TP.HCM khá đông đúc, nhiều đoạn đường trong thành phố xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm: từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

GIỚI THIỆU CHUNG

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH:

Với bề dày lịch sử phát triển, TP.HCM ngày nay rất rộng lớn và đông đúc với hơn 8 triệu dân. Để giúp bạn không bị “ngợp” trước sự náo nhiệt giữa đô thị này, chúng tôi xin nêu ra những khu vực chính ở Sài Gòn mà bạn có thể ghé qua.

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THÊ BỎ QUA

Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh với 300 năm lịch sử có nhiều địa danh hấp dẫn cả về giá trị lịch sử và cảnh quan. Nếu đã đến Sài Gòn, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu những nơi này nhé!

Công trình được thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Tham quan dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt nhiều vật phẩm từ chế độ cũ cũng như những chứng t í c h g h i d ấ u t h ờ i k h ắ c n g à y đ ộ c l ậ p 3 0 . 4 . 1 9 7 5 .Giờ mở cửa: Sáng 7h30 - 11h00, chiều từ 13h00 - 16h00 (hàng ngày); Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1.

HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT (DINH ĐỘC LẬP)

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Tọa lạc ngay trục đường chính ở trung tâm thành phố, hiện nay nhà thờ Đức Bà dần trở thành biểu tượng của thành phố Sài Gòn. Nơi đây nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp, cùng cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, niềm tự hào của người dân thành phố. Khu vực xung quanh nhà thờ Đức Bà có cảnh quan đẹp nhất tại Sài Gòn.Thời gian diễn ra Thánh lễ: Sáng 5h30, chiều 17h00 (T2 – T7), Chủ nhật.: 5h30, 6h30, 7h30, 9h 30 (dành cho người nước ngoài), 16h00, 17h00, 18h30; Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, P.Bến Nghé, Q.1.

CHỢ BẾN THÀNH

Khu Chợ tọa lạc ngay trung tâm thành phố, 4 cửa hướng ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường lớn khác của thành phố như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn. Bên trong chợ bày bán đủ các mặt hàng truyền thống, hiện đại có thể làm quà cho gia đình, bạn bè. Về đêm, xung quanh chợ trở nên nhộn nhịp hơn với những cửa hàng quần áo, quán ăn tấp nập khách ghé thăm.Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00 hàng ngày;Địa chỉ: Nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang, P.Bến Thành – Q.1.

CHỢ BÌNH TÂY (CHỢ LỚN)

Nằm trong Khu phố người Hoa, Chợ Lớn là khu chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho nhiều tỉnh thành tại Nam Bộ và cả nước. Hàng hóa có từ thực phẩm khô, ngũ cốc, hải sản khô… đến quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em… Thuộc khu vực có nhiều người Hoa sinh sống nên nhiều tập tục sinh hoạt, cung cách h o ạ t đ ộ n g c ủ a C h ợ L ớ n c ũ n g b ị ả n h h ư ở n g n h i ề u . Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày; Địa chỉ: 57A Tháp Mười, P.12, Q.6

CẦN GIỜ

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ vừa có rừng, vừa có biển nên rất sẵn hải sản tươi sống. Ngoài ra cũng có nhiều điểm tham quan khá hấp dẫn như rừng ngập mặn Vàm Sác, Đảo Khỉ, khu du lịch và bãi biển 30 Tháng 4, Lăng Ông Thủy Tướng Nam Hải... Hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch lễ hội Nghinh Ông tổ chức rất trọng thể tại đây với hàng trăm ghe tàu tham dự. Di chuyển: Từ chợ Bến Thành bạn bắt tuyến xe buýt đi Nhà Bè, xe sẽ dừng ở ngay đầu bên này của phà Bình Khánh. Bạn mua vé qua phà, sau khi qua phà (đã đến Cần Giờ) bạn bắt tiếp một tuyến xe buýt nữa để đi ra biển. Trên đường đi nếu muốn ghé thăm quan điểm nào thì xin xuống vì xe ở Cần Giờ không có trạm để đón hay xuống; Đi bằng xe máy: Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7 rẽ phải sang đường Huỳnh Tấn Phát, thẳng đến cuối đường là phà Bình Khánh. Qua phà cứ chạy thẳng một đường là đến thị xã Cần Thạnh, nơi có bãi biển Cần Giờ và nhiều điểm tham quan khác dọc con đường này.

KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN

Nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 19km, Suối Tiên là điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch khi đến với TP.HCM. Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hoá lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (T2 – T6), 8h00 – 18h00 (T7 và CN), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết). Vé vào cổng: 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt; Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, P.Tân Phú, Q.9; Di chuyển từ chợ Bến Thành: Đi bắng xe Buýt số 19 hoặc đi xe máy qua hầm Thủ Thiêm, thẳng xa lộ Hà Nội là đến.

BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến tham quan tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về hàng chục ngàn hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu quý cho việc nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tànghọc.Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1 (bên cạnh Thảo cầm viên).

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Du khách đến đây sẽ cảm nhận chân thực nhất về một thời kỳ chiến tranh ác liệt, để thêm trân trọng những gì đang có ở hiện tại. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch...Địa chỉ: Số 28 đường Võ Văn Tần, Q. 3.

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến ác liệt suốt 30 năm. Địa đạo Củ Chi khiến thế hệ ngày nay thán phục bởi công trình nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.Lưu ý chung Tổng thời gian tham quan và di chuyển: Nửa ngày Giá vé: 100.000VND/người nước ngoài, 20.000VND/khách Việt Nam. Vào địa đạo du khách sẽ được ăn khoai mì và uống trà miễn phí. Phương tiện đi lại khác: Nếu đi bằng xe máy bạn cứ đi theo lộ trình xe buýt, nếu bỡ ngỡ có thể hỏi thăm đường. Thuê taxi từ trung tâm TP đến địa đạo hết khoảng 600.000 - 700.000VND/lượt. Có thể thuê xe du lịch trọn gói giá rẻ hơn đi taxi một chút. Nên mang theo giầy thể thao để tiện di chuyển trong địa đạo.

DU THUYỀN DỌC SÔNG SÀI GÒN

Dòng chảy quanh co uốn lượn của sông Sài Gòn qua địa bàn thành phố dài 37km chính là một không gian cảnh quan rất đẹp. Hãy thử một lần trải nghiệm chuyến du thuyền ven sông, bạn sẽ được khám phá những nét rất riêng của Sài Gòn với cảnh đẹp dân dã, man mác của sông nước giữa chốn đô thị náo nhiệt. Các hình thức tham quan gồm có: du ngoạn trên thuyền dọc sông đến Nhà Bè, Cần Giờ; Ca nô đi Lái Thiêu; ngoạn cảnh kèm ăn tối trên tàu nhà hàng… Tùy thuộc theo chất lượng dịch vụ, chi phí cho một chuyến du ngoạn dọc sông Sài Gòn giá từ 80.000VND/người trở lên.

NHỮNG MÓN ĂN HẤP DẪN

TP.HCM là nơi tập trung dân cư thuộc tất cả các vùng miền trên cả nước. Vì thế ẩm thực ở đây vô cùng phong phú với những món ăn đặc trưng Nam Bộ hay món ăn du nhập từ các miền đất trên cả nước. Đến Sài Gòn, bạn hãy nếm thử những món ăn ngon miệng ấy nhé! Bạn sẽ được hòa mình cùng những món ăn nơi đây hấp dẫn và đáng nhớ.

LẨU MẮM

Lẩu mắm ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An…), nhưng nếu không có thời gian thì bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ngay tại Sài Gòn. Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon, nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường có rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà, bắp chuối, rau nhút…Một vài địa chỉ nổi tiếng: Lẩu mắm Nam Bộ 94AB Cao Thắng, P.4, Q.3, giá: 160.000 – 240.000VND; Lẩu mắm Ăn là khen: 11 Hồ Biểu Chánh, P.12, Q. Phú Nhuận, giá: Lẩu mắm: 210.000 – 300.000VND.

LẨU CÁ KÈO

Lẩu cá kèo là món ăn mang hương vị miền Nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang tạo nên vị chua chua, chát chát đặc trưng. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mang hương thơm hấp dẫn của rau và gia vị đặc trưng, nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.Một vài địa chỉ nổi tiếng: Số 4 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, các quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu.

CÁC MÓN CHÈ

Chè miền Nam rất phong phú, từ các loại chè nóng như chè bà ba, chè chuối thưng, chè khoai môn… đến chè lạnh như chè đậu đen, chè thập cẩm, chè Huế, chè của người Hoa… đều rất hấp dẫn với vị nước cốt dừa béo ngậy và vị ngọt, bùi của nguyên liệu. Một vài địa chỉ nổi tiếng: Chè Kỳ Đồng, 153/7 Kỳ Đồng, P.9, Q.3; Hà Kí, 140 Châu Văn Liêm, Q.5; Chè Nam Bộ 16/1A Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1; Chè mâm 12 món - số 032 lô H, chung cư Ngô Gia Tự, đường Sư Vạn Hạnh, Q.10…

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

TỔNG QUAN

KHÍ HẬU

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ NỘI

Có nhiều cách di chuyển đến Hà Nội khác nhau để bạn lựa chọn:Máy bay: Giá vé máy bay khoảng từ 900.000đ - 2.250.000 đXe khách: Bạn nên lựa chọn các hãng xe như Hoàng Long, Tân Đạt, Mai LinhTàu: Hiện nay có nhiều loại vé khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bạn. (ghế cứng, ghế mềm, giuờng nằm có máy lạnh…) Giá từ: 782.000VND/vé/nguời trở lên.Tàu dừng tại ga Hà Nội trên đuờng Lê Duẩn.

CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN TRUNG TÂM THỦ ĐÔ

Ði bằng xe TaxiRa khỏi sân bay rẽ tay phải là có rất nhiều xe taxi đỗ ở đó, bạn nên chọn hãng có tên biển gắn tại chỗ dành cho xe taxi. Truớc khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa điểm bạn mong muốn. Về đến trung tâm Hà Nội thì hiện nay giá khoảng 300.000VND.

Ði bằng xe bus Bạn ra đuờng lớn bắt xe buýt số 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 7.000VND. Tiếp đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 5.000VND. Bạn cũng có thể bắt xe số 17 từ sân bay Nội Bài về Long Biên giá khoảng 5.000 – 7.000VND.Note: Ði xe buýt có ưu diểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi, hên xui là lâu hoặc nhanh nhé! Ngoài ra nếu mà nhiều hành lý thì cũng không tiện lắm đâu.

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH

Trung Tâm Thủ Ðô (Quận hoàn Kiếm)

Nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay song quận Hoàn Kiếm có diện tích nhỏ nhất tại Hà Nội. Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nuớc ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, các di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-van hóa có giá trị như: Hồ Gươm, khu phố cổ, vuờn hoa Lý Thái Tổ…

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ quận Hoàn Kiếm

Khu phố cổ Hà Nội

Hồ Tây

Tọa lạc ở phía Tây và là hồ nuớc ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội với chu vi 17km. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy . Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ TẠI HÀ NỘI

A. NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN GẦN THÀNH PHỐ

Ðây là những địa danh góp phần làm nên bản sắc Hà Nội: thanh lịch, cổ kính và chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Phần nhiều trong số các điểm đến này nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội và khá gần nhau, bạn có thể lên kế hoạch tham quan bằng xe máy hay thậm chí là xe đạp. Đây sẽ là địa điểm hóng mát lý tuởng, không gian yên bình.

QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Còn duợc gọi là Quảng truờng Ðộc Lập vì tại dây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dọc bản “Tuyên Ngôn Ðộc Lập” khai sinh ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 02/09/1945. Quảng truờng tọa lạc ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm, nằm trên duờng Hùng Vuong và phía truớc là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu -Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày n a y đ ế n " c ầ u m a y " t r ư ớ c m ỗ i k ỳ t h i .Vé vào cổng: 20.000 VND/luợt.

NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, nằm khá gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Ðịa điểm: Số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Q. Hoàn Kiếm, nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ðiện thoại liên hệ: 04 39330113/4.

DI TÍCH NHÀ TÙ HỎA LÒ

Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc. Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà Cách mạng lớn của Việt Nam. Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Nơi đây giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale và tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội.Ðịa điểm: Số 1, phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm.

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

Dường như tất cả người dân Hà Nội đều tìm đến hồ Hoàn Kiếm để thoát khỏi cuộc sống ồn ào ở thủ đô. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, giữa hồ có tháp Rùa, đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có nhiều di tích lịch sử khác như cầu Thê Húc màu đỏ mang ý nghĩa giữ lại ánh sáng đẹp của bầu trời dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, Tháp Bút khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), Đài Nghiên, đình Trấn Ba, tháp Hòa Phong…Ðịa điểm: Phố Ðinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

LĂNG BÁC

Quảng trường Ba Đình và lăng Bác đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước. Ngay trước Lăng là quảng trường Ba Đình được ví như trái tim của Hà Nội, tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước. Viếng Lăng xong bạn sẽ được theo đoàn đi thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ, vẫn còn rất nhiều kỷ vật của Bác lúc sinh thời. Ðịa điểm: Quảng truờng Ba Ðình, đuờng Hùng Vương, quận Ba Ðình.

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 01/08/2012 trong thời gian chuẩn bị diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nếu muốn tìm hiểu sâu về khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể thuê hướng dẫn viên tại đó. Địa điểm: 18 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Ðến đây du khách được chào đón để thăm quan, nghiên cứu về dân tộc học, từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nuớc ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Ðông Nam Á. Địa điểm: đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, ĐT: 04 3756 2193.

ĐỀN QUÁN THÁNH

Ðây là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Trong đền có bức tuợng Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ. Ðền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu ruợu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Ðịa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm.

NHÀ CỔ 87 MÃ MÂY

Được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX, ngôi nhà số 87 phố Mã Mây đã trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử của thời gian, nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ. Trước năm 1945, chủ nhà là một thương gia gạo nổi tiếng đất Hà thành – ngôi nhà đã đón nhiều thương lái khắp mọi miền. Sau năm 1945, người chủ nhượng lại ngôi nhà cho một gia đình người Hoa giàu có làm nghề buôn bán và bốc thuốc. Người chủ mới chỉ gắn bó với ngôi nhà chưa đầy 10 năm thì di cư vào Nam, để lại ngôi nhà vắng chủ trong một thời gian dài. Đến năm 1999, ngôi nhà được trùng tu lại theo chương trình “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội” – dự án giữa Tp. Hà Nội với Tp. Toulouse (Pháp). Nay, ngôi nhà là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong, ngoài nước và là địa chỉ tái hiện sinh động bức tranh toàn cảnh sinh hoạt, buôn bán tấp nập của “Hà Nội ba mươi sáu phố phường xưa”.

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thuờng Kiệt, đây là con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội, nơi có nhiều toà nhà kiến trúc kiểu Pháp cổ, những đại sứ quán, nhiều cơ quan, khách sạn lớn.Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam. Với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình. Địa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.

BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

CHÙA MỘT CỘT

Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự

(延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa Một Cột ở gần bên Lăng Bác. Bạn có thể kết hợp đi thăm hai địa diểm này. Ngôi chùa có từ năm 1049, được coi là chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam: Chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu có trồng hoa sen. Ðây là một trong những biểu tuợng của thủ đô Hà Nội.

B/ NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN DI CHUYỂN XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐThành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m .Địa điểm: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên.

Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn,Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場 , còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

MUA SẮM

Phố Hàng Bạc

Là một trong những con phố lâu đời nhất ở thủ đô Hà Nội có truyền thống làm bạc từ thế kỷ XIII khi các miếng bạc được mang tới đây từ các ngôi làng nông thôn theo sắc lệnh của vua Lê Thánh Tông. Hàng hóa làm bằng bạc vẫn còn được sản xuất ở đây với các công nghệ chế tạo bí mật được truyền từ nhiều thế hệ. Ðây là một con phố quyến rũ có bề dày lịch sử và văn hóa để du khách khám phá về kim hoàn Việt Nam.

Phố Hàng Gai

Hay còn được gọi là phố tơ lụa, nhiều sản phẩm được dệt nên bởi bàn tay những thợ thủ công tài hoa. Kinh nghiệm khi mua là nên bắt đầu trả giá khoảng 50% so với mức giá nguời bán đưa ra và trả tiền không quá 70% giá ban đầu. Ðây cũng là con phố tuyệt vời để mua các sản phẩm làm bằng giấy như tranh vẽ, sổ ghi chép, đèn…

Thời gian mở cửa: 09h00 – 20h00 giờ hàng ngày.

Chợ Đồng Xuân

Là ngôi chợ lớn nhất ở Hà Nội và luôn nằm trong danh sách các điểm thăm quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến đây. Trong chợ có hàng trăm quầy hàng bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo, thực phẩm khô… Chợ đêm Ðồng Xuân ngoài những quầy hàng và quán ăn còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ đặc sắc vào tối thứ 7 hàng tuần. Thời gian mở cửa chợ Ðồng Xuân: 07h00 – 19h00 giờ.Ðịa diểm: Số 1 phố Ðồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 900m về huớng Bắc.

Quà Hà Nội cho bạn bè và người thân: Hà Nội còn nhiều những địa điểm để bạn có thể mua quà tặng về cho gia đình, bạn bè khi đến Hà Nội: Cốm Hàng Vòng, ô mai hàng ĐƯờng, bánh cốm hàng Than, lụa hàng gai, lụa làng Vạn Phúc... Tất cả sẽ là những món quà hấp dẫn và thú vị cho bạn làm quà.

MẸO VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC

Một nét đặc thù khác của Hà Nội là văn hóa ẩm thực đường phố. Bạn có thể mạnh dạn nếm thử nếu nhìn quán ăn đó có vẻ sạch sẽ và bạn theo dõi được các công đoạn chế biến của đầu bếp; nắm chắc về giá cả trước khi ăn để tránh bị chặt chém.Trà, cà phê ngoài Hà Nội rất phổ biến. Bạn nên thử tìm một quán cóc ven đường, nhâm nhi thức uống và cảm nhận không gian Hà Nội rất đặt biệt.Dạo quanh Bờ Hồ vào buổi sáng sớm để được tận mắt ngắm nhìn cuộc sống thường nhật của những người Hà Nội – Tràng AnHà Nội nhỏ bé hơn Sài Gòn nhiều lắm, nếu có thời gian mà lại vào ngay mùa gặt, bạn có thể tạtđến những cánh đồng ngoại ô, ngửi mùi lúa chín, mùi khói lam chiều. Lạ và thích vô cùng.Không khí đón Tết ở Hà Nội thật tuyệt vời. Đó là một trong những lý do mà những đứa con xaquê cứ đổ về lũ lượt mỗi dịp cuối năm. Bạn có thể thử một lần xem sao.

TỔNG QUAN

Đà Nẵng là một trung tâm văn hóa du lịch của miền trung. Từ đây bạn có thể kết hợp với nhiều điểm du lịch khác nhau. Thông thường du khách sẽ chọn kết hợp cả ba điểm đến cho một chuyến đi đó là Huế Đà Nẵng và Hội An. Tuy nhiên chỉ riêng Đà Nẵng thôi cũng đã có quá nhiều điểm để đi rồi. Đà Nẵng quyến rũ du khách thập phương bởi nhiều bãi biển đẹp, rừng xanh, núi thẳm, ẩm thực phong phú, cư dân địa phương thân thiện và mến khách. Vì lẽ đó, ngày càng nhiều khách đường xa đổ về thành phố biển xinh đẹp này để một lần được trải nghiệm tất cả những điều lý thú ấy.

Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐÀ NẮNGDi chuyển bằng ô tô, xe khách

Xe khách là phương tiện được cho là tiết kiệm và hữu ích đối với du khách đi chuyển đến Đà Nẵng. Bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến xe khách khác nhu, tuy nhiên để bạn được phục vụ tốt nhất, di chuyển nhanh n hất đến Đà Nẵng thì Mytour.vn sẽ giới thiệu cho bạn hãng xe khách để bạn yên tâm: Hoàng Long, Tân Đạt, Mai Linh...

a

Tàu hỏa

Di chuyển đến Đà Nẵng bằng tàu hỏa cũng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn trên dọc hành trình của mình. Giá vé cũng khá rẻ giá từ 480.000đ/ vé tùy thuộc vào tời gian và dãy ghế.

Máy bay

Sân bay Đà Nẵng nằm ngay gần trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho khách du lịch. Máy bay là phương tiện đến với Đà Nẵng nhanh chóng nhất, vì Đà Nẵng nằm giữa bắc - nam nên cả hai miền đến đây đều mất từ 1 giờ 15 phút.Giá vé từ 700.000 tùy thuộc vào hãng hàng không và địa điểm bạn xuất phát.

Phương tiện đi lại tại Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng bạn nên thuê xe máy để đi lại tham quan những điểm gần trung tâm thành phố. Một số khách sạn có kiêm luôn dịch vụ này. Hoặc bạn cũng có thể thuê của dịch vụ http://chothuexemaydanang.tk, SĐT: 0905 506 406; Thân Thiện Nhân, số 69 Phan Thúc Duyện (100 Nguyễn Văn Thoại rẽ vào, gần biển T20). Điện thoại: 84.511.3956996. Giá thuê xe máy từ 60.000 – 150.000 VND/ngày, có thể yêu cầu được giao xe tận nơi.Xe bus công cộng tại bến xe bus liên tỉnh Đà Nẵng chạy đến Huế (108 km, 3 giờ), Hội An (30 km, gần 1 tiếng). Taxi: Taxi Sông Hàn: 0511 3655655, Taxi Tiên Sa: 0511 3797979, Taxi Vinasun Green: 0511 3686868, Taxi Mai : 0511 3565656

CÁC KHU VỰC CHÍNH

Mỗi khu vực tại Đà Nẵng đều có những nét thú vị riêng mà du khách nên tự mình đến trải nghiệm và khám phá.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo-một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng , nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 km², chiều dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng,T20 hay của những khu resort như Furama,Sunny Beach,Olalani, hay Silver Shore Hoàng Đạt trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát và casino cao cấp. Núi Sơn Trà có Suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ.

Ven Sông Hàn

Ven sông Hàn có một số điểm tham quan thú vị mà du khách không thể bỏ qua như: Nhà Thờ Con Gà, Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng, chợ Hàn, cầu quay sông Hàn... Khu vực ven sông (2 con đường Bạch Đằng) luôn tấp nập, đặc biệt vào buổi tối với những nhà hàng tuyệt vời và một loạt tụ điểm giải trí hấp dẫn.

Khu vực sân bay Đà Nẵng

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.

Quận Ngũ Hành Sơn

Với dãy núi Ngũ Hành Sơn cùng các làng nghề truyền thống, quận Ngũ Hành Sơn là khu vực du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây cũng có những bãi biển tuyệt đẹp và nhiều đặc sản du lịch thú vị.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ

Không chỉ có các điểm tham quan phong phú, môi trường du lịch và chính cuộc sống ở Đà Nẵng cũng là đặc điểm để lại ấn tượng mạnh với mọi du khách.

Làng đá Mỹ Nghệ non nước

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải - Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các đồ trang sức bằng đá…

Mọi chi tiết xin liên hệ: Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Địa chỉ liên hệ: Trung tâm hành chính quận Ngũ Hành Sơn- 486 Lê Văn Hiến. Số điện thoại liên hệ: 0905115014.

Bảo tàng khu 5

Bảo tàng Khu 5 được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 7/1/1982 với diện tích trưng bày 8.819m². Năm 1995, Bảo tàng Khu 5 được Nhà nước xếp hạng là Bảo tàng Quốc gia hạng hai. Khu trưng bày ngoài trời và 12 phòng trưng bày bên trong giới thiệu hàng ngàn hình ảnh, hiện vật về sự ra đời, chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang Khu 5 trong hơn nữa thế kỷ qua. Vị trí: Số 01 đường Duy Tân, thành phố Đà Nẵng. Giờ mở cửa: Mở cửa các ngày trong tuần, sáng: 7h30 – 11h00, chiều: 13h30 đến 16h00.

Bảo tàng điêu khắc Chămpa

Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Vị trí: Bảo tàng nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng.

Cầu sông Hàn

Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ cầu sẽ quay trở lại như cũ.

Bãi biển Phạm Văn Đồng

Tại công viên Phạm Văn Đồng, bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng. Bãi tắm ở đây có diện tích 7.726m2, có các công trình phụ trợ như một đài phun nước, 6 hồ chứa nước ngọt, 26 dãy vòi sen, 24 phòng thay quần áo bằng composit. Bãi tắm có thể phục vụ từ 3.500 đến 4.000 lượt người đến tắm biển mỗi ngày. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông.

Chợ Cồn

Chợ Cồn là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam. Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà. Đến Sơn Trà, du khách được “lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê – nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng… Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc.

ĐIỂM THĂM QUAN PHẢI DI CHUYỂN XA

Làng cổ Túy Loan

Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam. Dòng sông mang cùng tên làng “Tuý Loan” uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị. Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Vị trí: Làng Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ.

Làng cổ Phong Nam

Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, gần quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây Nam. Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở. Vị trí: Làng Phong Nam gần quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía tây nam.

Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m(so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam. Địa điểm: Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Rạn Nam Ô

Cách trung tâm làng Nam Ô khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, đến tham quan rạn Nam Ô nên đến vào lúc thủy triều xuống vì lúc ấy bờ biển lộ ra bãi cát, bãi đá rất đẹp. Sau khi tham quan rạn Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

Làng chiếu Cẩm Nê

Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. ưu điểm của chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu. Hiện nay, một đôi chiếu kích thước 1,6m x 2m có giá 500.000VND.Địa điểm: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Lưu ý: phố cổ hội An và thánh địa Mỹ Sơn tuy không thuộc Đà Nẵng nhưng bạn có thể đến với 2 địa danh này rất dễ dàng. phố cổ hội An cách Đà Nẵng chỉ 30 km; Thánh địa Mỹ Sơn cách khoảng 60km…

Núi Bà Nà

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, là một khu dự trữ thiên nhiên Quốc gia. Ở Bà Nà, với độ cao 1489m so với mực nước biển, du khách sẽ được cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày: Sáng – xuân, trưa- hạ, chiều – thu, tối – đông và luôn khô ráo vì ít khi bị mưa. Vượt qua đoạn cáp treo dài và dốc kỷ lục, từ trên đỉnh núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh đến tận chân trời… Đến đây, bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: chùa Linh Ứng với bức tượng Đức Bổn Sư cao 27m, Suối Mơ nước trong vắt, mùa hè có ngọn thác Tóc Tiên…

- Đồ lưu niệm. Đồ vật bằng đá Non nước ở khu thắng cảnh Non Nước hoặc Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương… Một món bánh có thể mang về làm quà: Bánh khô mè bà Liễu- bánh vừng giòn thơm. Góc Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Cẩm Lệ - - Ông Ích khiêm; bánh nổ, bánh lăn... - Quầy thực phẩm Bé ti - Quầy 135 - Chợ Hàn Đà Nẵng: Chỉ cần gọi tới số 0511 837262 là được mang tận nơi, du khách ra mua trả tiền rồi chủ hàng mang đến tận khách sạn.- Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng): Quầy H34/6 K266, số điện thoại 0511582182 rất nhiều loại mắm ngon và cũng mang đến tận nơi luôn.- Quầy Dì nuôi (136 Chợ Hàn - Sđt: 05113812417) - hoặc gọi số 01688919295 để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà.- Tré, chả bò Bà Đệ - đặc sản Đà Nẵng - đường Hải Phòng- Ngoài ra tại chợ Hàn có thể mua đặc sản của các vùng lân cận với chất lượng tốt, như: tỏi và hành tím Lý Sơn, mạch nha- đặc sản Quảng Ngãi, thanh trà của Huế...

MUA SẮM

MẸO/ THÔNG TIN KHÁC

Khi bước xuống sân bay, có nhiều lựa chọn cho bạn, có thể đi taxi về trung tâm thành phố rồi đi bus hay taxi đến các điểm tham quan. Thông thường giá taxi đến chân cầu sông Hàn là 50.000VND. Các sản phẩm đá mỹ nghệ được khuyến nghị là không nên mua ở Non Nước (rất đắt, giá có thể lên gấp đôi nếu không biết cách mặc cả) mà về Đà Nẵng mua ở phố Nguyễn Chí Thanh, giá từ 20.000 – 500.000 VND. Không nên mua hàng quá to, bạn mang đi sẽ khó khăn vì đá rất nặng. Tốt nhất nên khi đi Non Nước chỉ mua thêm những thứ thật đẹp mà ở thành phố không có hoặc một ít để làm kỷ niệm. Các thứ khác có thể mua ở Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương...

Page 6: Cam nang du lich va Khach San tai Da Nang (Mytour.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, TP.HCM từ lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Đến Sài Gòn – TP.HCM hơn 300 năm tuổi, bạn có thể gặp những tòa nhà cao tầng nằm san sát, những khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm sầm uất, nhưng cũng không thiếu những biệt thự cổ kính, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm… Sài Gòn rộng lớn và không thiếu “đặc sản” du lịch: Du ngoạn ven sông Sài Gòn bằng tàu, thăm phố Tây Phạm Ngũ Lão, mua sắm ở chợ Bến Thành, về với biển Cần Giờ…

TP.HCM có 2 mùa phân hóa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nếu đến đây vào mùa mưa, bạn nên mang theo ô (dù) hoặc áo mưa khi ra ngoài vì Sài Gòn nổi tiếng với nhiều cơn mưa bất chợt. Mưa rồi lại tạnh, tạnh rồi lại mưa. Ngoài ra, TP.HCM cũng là nơi tràn ngập nắng vàng. Ước tính, ở đây có tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40 °C nhưng không quá gay gắt như những nơi khác.

KHÍ HẬU

Phương tiện đi lại chủ yếu ở TP.HCM là xe máy, kế đó là ô tô, xe đạp, xe buýt, xe ba gác, xe lôi… Phương tiện di chuyển công cộng rẻ nhất là xe buýt chỉ 4.000VND/tuyến, kế đó là xe ôm và taxi. Hiện nay, mật độ giao thông ở TP.HCM khá đông đúc, nhiều đoạn đường trong thành phố xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm: từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

GIỚI THIỆU CHUNG

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH:

Với bề dày lịch sử phát triển, TP.HCM ngày nay rất rộng lớn và đông đúc với hơn 8 triệu dân. Để giúp bạn không bị “ngợp” trước sự náo nhiệt giữa đô thị này, chúng tôi xin nêu ra những khu vực chính ở Sài Gòn mà bạn có thể ghé qua.

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THÊ BỎ QUA

Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh với 300 năm lịch sử có nhiều địa danh hấp dẫn cả về giá trị lịch sử và cảnh quan. Nếu đã đến Sài Gòn, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu những nơi này nhé!

Công trình được thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Tham quan dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt nhiều vật phẩm từ chế độ cũ cũng như những chứng t í c h g h i d ấ u t h ờ i k h ắ c n g à y đ ộ c l ậ p 3 0 . 4 . 1 9 7 5 .Giờ mở cửa: Sáng 7h30 - 11h00, chiều từ 13h00 - 16h00 (hàng ngày); Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1.

HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT (DINH ĐỘC LẬP)

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Tọa lạc ngay trục đường chính ở trung tâm thành phố, hiện nay nhà thờ Đức Bà dần trở thành biểu tượng của thành phố Sài Gòn. Nơi đây nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp, cùng cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, niềm tự hào của người dân thành phố. Khu vực xung quanh nhà thờ Đức Bà có cảnh quan đẹp nhất tại Sài Gòn.Thời gian diễn ra Thánh lễ: Sáng 5h30, chiều 17h00 (T2 – T7), Chủ nhật.: 5h30, 6h30, 7h30, 9h 30 (dành cho người nước ngoài), 16h00, 17h00, 18h30; Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, P.Bến Nghé, Q.1.

CHỢ BẾN THÀNH

Khu Chợ tọa lạc ngay trung tâm thành phố, 4 cửa hướng ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường lớn khác của thành phố như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn. Bên trong chợ bày bán đủ các mặt hàng truyền thống, hiện đại có thể làm quà cho gia đình, bạn bè. Về đêm, xung quanh chợ trở nên nhộn nhịp hơn với những cửa hàng quần áo, quán ăn tấp nập khách ghé thăm.Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00 hàng ngày;Địa chỉ: Nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang, P.Bến Thành – Q.1.

CHỢ BÌNH TÂY (CHỢ LỚN)

Nằm trong Khu phố người Hoa, Chợ Lớn là khu chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho nhiều tỉnh thành tại Nam Bộ và cả nước. Hàng hóa có từ thực phẩm khô, ngũ cốc, hải sản khô… đến quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em… Thuộc khu vực có nhiều người Hoa sinh sống nên nhiều tập tục sinh hoạt, cung cách h o ạ t đ ộ n g c ủ a C h ợ L ớ n c ũ n g b ị ả n h h ư ở n g n h i ề u . Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày; Địa chỉ: 57A Tháp Mười, P.12, Q.6

CẦN GIỜ

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ vừa có rừng, vừa có biển nên rất sẵn hải sản tươi sống. Ngoài ra cũng có nhiều điểm tham quan khá hấp dẫn như rừng ngập mặn Vàm Sác, Đảo Khỉ, khu du lịch và bãi biển 30 Tháng 4, Lăng Ông Thủy Tướng Nam Hải... Hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch lễ hội Nghinh Ông tổ chức rất trọng thể tại đây với hàng trăm ghe tàu tham dự. Di chuyển: Từ chợ Bến Thành bạn bắt tuyến xe buýt đi Nhà Bè, xe sẽ dừng ở ngay đầu bên này của phà Bình Khánh. Bạn mua vé qua phà, sau khi qua phà (đã đến Cần Giờ) bạn bắt tiếp một tuyến xe buýt nữa để đi ra biển. Trên đường đi nếu muốn ghé thăm quan điểm nào thì xin xuống vì xe ở Cần Giờ không có trạm để đón hay xuống; Đi bằng xe máy: Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7 rẽ phải sang đường Huỳnh Tấn Phát, thẳng đến cuối đường là phà Bình Khánh. Qua phà cứ chạy thẳng một đường là đến thị xã Cần Thạnh, nơi có bãi biển Cần Giờ và nhiều điểm tham quan khác dọc con đường này.

KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN

Nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 19km, Suối Tiên là điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch khi đến với TP.HCM. Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hoá lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (T2 – T6), 8h00 – 18h00 (T7 và CN), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết). Vé vào cổng: 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt; Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, P.Tân Phú, Q.9; Di chuyển từ chợ Bến Thành: Đi bắng xe Buýt số 19 hoặc đi xe máy qua hầm Thủ Thiêm, thẳng xa lộ Hà Nội là đến.

BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến tham quan tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về hàng chục ngàn hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu quý cho việc nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tànghọc.Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1 (bên cạnh Thảo cầm viên).

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Du khách đến đây sẽ cảm nhận chân thực nhất về một thời kỳ chiến tranh ác liệt, để thêm trân trọng những gì đang có ở hiện tại. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch...Địa chỉ: Số 28 đường Võ Văn Tần, Q. 3.

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến ác liệt suốt 30 năm. Địa đạo Củ Chi khiến thế hệ ngày nay thán phục bởi công trình nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.Lưu ý chung Tổng thời gian tham quan và di chuyển: Nửa ngày Giá vé: 100.000VND/người nước ngoài, 20.000VND/khách Việt Nam. Vào địa đạo du khách sẽ được ăn khoai mì và uống trà miễn phí. Phương tiện đi lại khác: Nếu đi bằng xe máy bạn cứ đi theo lộ trình xe buýt, nếu bỡ ngỡ có thể hỏi thăm đường. Thuê taxi từ trung tâm TP đến địa đạo hết khoảng 600.000 - 700.000VND/lượt. Có thể thuê xe du lịch trọn gói giá rẻ hơn đi taxi một chút. Nên mang theo giầy thể thao để tiện di chuyển trong địa đạo.

DU THUYỀN DỌC SÔNG SÀI GÒN

Dòng chảy quanh co uốn lượn của sông Sài Gòn qua địa bàn thành phố dài 37km chính là một không gian cảnh quan rất đẹp. Hãy thử một lần trải nghiệm chuyến du thuyền ven sông, bạn sẽ được khám phá những nét rất riêng của Sài Gòn với cảnh đẹp dân dã, man mác của sông nước giữa chốn đô thị náo nhiệt. Các hình thức tham quan gồm có: du ngoạn trên thuyền dọc sông đến Nhà Bè, Cần Giờ; Ca nô đi Lái Thiêu; ngoạn cảnh kèm ăn tối trên tàu nhà hàng… Tùy thuộc theo chất lượng dịch vụ, chi phí cho một chuyến du ngoạn dọc sông Sài Gòn giá từ 80.000VND/người trở lên.

NHỮNG MÓN ĂN HẤP DẪN

TP.HCM là nơi tập trung dân cư thuộc tất cả các vùng miền trên cả nước. Vì thế ẩm thực ở đây vô cùng phong phú với những món ăn đặc trưng Nam Bộ hay món ăn du nhập từ các miền đất trên cả nước. Đến Sài Gòn, bạn hãy nếm thử những món ăn ngon miệng ấy nhé! Bạn sẽ được hòa mình cùng những món ăn nơi đây hấp dẫn và đáng nhớ.

LẨU MẮM

Lẩu mắm ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An…), nhưng nếu không có thời gian thì bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ngay tại Sài Gòn. Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon, nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường có rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà, bắp chuối, rau nhút…Một vài địa chỉ nổi tiếng: Lẩu mắm Nam Bộ 94AB Cao Thắng, P.4, Q.3, giá: 160.000 – 240.000VND; Lẩu mắm Ăn là khen: 11 Hồ Biểu Chánh, P.12, Q. Phú Nhuận, giá: Lẩu mắm: 210.000 – 300.000VND.

LẨU CÁ KÈO

Lẩu cá kèo là món ăn mang hương vị miền Nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang tạo nên vị chua chua, chát chát đặc trưng. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mang hương thơm hấp dẫn của rau và gia vị đặc trưng, nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.Một vài địa chỉ nổi tiếng: Số 4 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, các quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu.

CÁC MÓN CHÈ

Chè miền Nam rất phong phú, từ các loại chè nóng như chè bà ba, chè chuối thưng, chè khoai môn… đến chè lạnh như chè đậu đen, chè thập cẩm, chè Huế, chè của người Hoa… đều rất hấp dẫn với vị nước cốt dừa béo ngậy và vị ngọt, bùi của nguyên liệu. Một vài địa chỉ nổi tiếng: Chè Kỳ Đồng, 153/7 Kỳ Đồng, P.9, Q.3; Hà Kí, 140 Châu Văn Liêm, Q.5; Chè Nam Bộ 16/1A Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1; Chè mâm 12 món - số 032 lô H, chung cư Ngô Gia Tự, đường Sư Vạn Hạnh, Q.10…

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

TỔNG QUAN

KHÍ HẬU

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ NỘI

Có nhiều cách di chuyển đến Hà Nội khác nhau để bạn lựa chọn:Máy bay: Giá vé máy bay khoảng từ 900.000đ - 2.250.000 đXe khách: Bạn nên lựa chọn các hãng xe như Hoàng Long, Tân Đạt, Mai LinhTàu: Hiện nay có nhiều loại vé khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bạn. (ghế cứng, ghế mềm, giuờng nằm có máy lạnh…) Giá từ: 782.000VND/vé/nguời trở lên.Tàu dừng tại ga Hà Nội trên đuờng Lê Duẩn.

CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN TRUNG TÂM THỦ ĐÔ

Ði bằng xe TaxiRa khỏi sân bay rẽ tay phải là có rất nhiều xe taxi đỗ ở đó, bạn nên chọn hãng có tên biển gắn tại chỗ dành cho xe taxi. Truớc khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa điểm bạn mong muốn. Về đến trung tâm Hà Nội thì hiện nay giá khoảng 300.000VND.

Ði bằng xe bus Bạn ra đuờng lớn bắt xe buýt số 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 7.000VND. Tiếp đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 5.000VND. Bạn cũng có thể bắt xe số 17 từ sân bay Nội Bài về Long Biên giá khoảng 5.000 – 7.000VND.Note: Ði xe buýt có ưu diểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi, hên xui là lâu hoặc nhanh nhé! Ngoài ra nếu mà nhiều hành lý thì cũng không tiện lắm đâu.

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH

Trung Tâm Thủ Ðô (Quận hoàn Kiếm)

Nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay song quận Hoàn Kiếm có diện tích nhỏ nhất tại Hà Nội. Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nuớc ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, các di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-van hóa có giá trị như: Hồ Gươm, khu phố cổ, vuờn hoa Lý Thái Tổ…

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ quận Hoàn Kiếm

Khu phố cổ Hà Nội

Hồ Tây

Tọa lạc ở phía Tây và là hồ nuớc ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội với chu vi 17km. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy . Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ TẠI HÀ NỘI

A. NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN GẦN THÀNH PHỐ

Ðây là những địa danh góp phần làm nên bản sắc Hà Nội: thanh lịch, cổ kính và chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Phần nhiều trong số các điểm đến này nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội và khá gần nhau, bạn có thể lên kế hoạch tham quan bằng xe máy hay thậm chí là xe đạp. Đây sẽ là địa điểm hóng mát lý tuởng, không gian yên bình.

QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Còn duợc gọi là Quảng truờng Ðộc Lập vì tại dây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dọc bản “Tuyên Ngôn Ðộc Lập” khai sinh ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 02/09/1945. Quảng truờng tọa lạc ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm, nằm trên duờng Hùng Vuong và phía truớc là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu -Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày n a y đ ế n " c ầ u m a y " t r ư ớ c m ỗ i k ỳ t h i .Vé vào cổng: 20.000 VND/luợt.

NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, nằm khá gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Ðịa điểm: Số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Q. Hoàn Kiếm, nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ðiện thoại liên hệ: 04 39330113/4.

DI TÍCH NHÀ TÙ HỎA LÒ

Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc. Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà Cách mạng lớn của Việt Nam. Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Nơi đây giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale và tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội.Ðịa điểm: Số 1, phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm.

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

Dường như tất cả người dân Hà Nội đều tìm đến hồ Hoàn Kiếm để thoát khỏi cuộc sống ồn ào ở thủ đô. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, giữa hồ có tháp Rùa, đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có nhiều di tích lịch sử khác như cầu Thê Húc màu đỏ mang ý nghĩa giữ lại ánh sáng đẹp của bầu trời dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, Tháp Bút khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), Đài Nghiên, đình Trấn Ba, tháp Hòa Phong…Ðịa điểm: Phố Ðinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

LĂNG BÁC

Quảng trường Ba Đình và lăng Bác đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước. Ngay trước Lăng là quảng trường Ba Đình được ví như trái tim của Hà Nội, tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước. Viếng Lăng xong bạn sẽ được theo đoàn đi thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ, vẫn còn rất nhiều kỷ vật của Bác lúc sinh thời. Ðịa điểm: Quảng truờng Ba Ðình, đuờng Hùng Vương, quận Ba Ðình.

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 01/08/2012 trong thời gian chuẩn bị diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nếu muốn tìm hiểu sâu về khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể thuê hướng dẫn viên tại đó. Địa điểm: 18 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Ðến đây du khách được chào đón để thăm quan, nghiên cứu về dân tộc học, từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nuớc ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Ðông Nam Á. Địa điểm: đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, ĐT: 04 3756 2193.

ĐỀN QUÁN THÁNH

Ðây là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Trong đền có bức tuợng Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ. Ðền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu ruợu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Ðịa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm.

NHÀ CỔ 87 MÃ MÂY

Được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX, ngôi nhà số 87 phố Mã Mây đã trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử của thời gian, nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ. Trước năm 1945, chủ nhà là một thương gia gạo nổi tiếng đất Hà thành – ngôi nhà đã đón nhiều thương lái khắp mọi miền. Sau năm 1945, người chủ nhượng lại ngôi nhà cho một gia đình người Hoa giàu có làm nghề buôn bán và bốc thuốc. Người chủ mới chỉ gắn bó với ngôi nhà chưa đầy 10 năm thì di cư vào Nam, để lại ngôi nhà vắng chủ trong một thời gian dài. Đến năm 1999, ngôi nhà được trùng tu lại theo chương trình “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội” – dự án giữa Tp. Hà Nội với Tp. Toulouse (Pháp). Nay, ngôi nhà là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong, ngoài nước và là địa chỉ tái hiện sinh động bức tranh toàn cảnh sinh hoạt, buôn bán tấp nập của “Hà Nội ba mươi sáu phố phường xưa”.

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thuờng Kiệt, đây là con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội, nơi có nhiều toà nhà kiến trúc kiểu Pháp cổ, những đại sứ quán, nhiều cơ quan, khách sạn lớn.Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam. Với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình. Địa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.

BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

CHÙA MỘT CỘT

Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự

(延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa Một Cột ở gần bên Lăng Bác. Bạn có thể kết hợp đi thăm hai địa diểm này. Ngôi chùa có từ năm 1049, được coi là chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam: Chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu có trồng hoa sen. Ðây là một trong những biểu tuợng của thủ đô Hà Nội.

B/ NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN DI CHUYỂN XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐThành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m .Địa điểm: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên.

Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn,Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場 , còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

MUA SẮM

Phố Hàng Bạc

Là một trong những con phố lâu đời nhất ở thủ đô Hà Nội có truyền thống làm bạc từ thế kỷ XIII khi các miếng bạc được mang tới đây từ các ngôi làng nông thôn theo sắc lệnh của vua Lê Thánh Tông. Hàng hóa làm bằng bạc vẫn còn được sản xuất ở đây với các công nghệ chế tạo bí mật được truyền từ nhiều thế hệ. Ðây là một con phố quyến rũ có bề dày lịch sử và văn hóa để du khách khám phá về kim hoàn Việt Nam.

Phố Hàng Gai

Hay còn được gọi là phố tơ lụa, nhiều sản phẩm được dệt nên bởi bàn tay những thợ thủ công tài hoa. Kinh nghiệm khi mua là nên bắt đầu trả giá khoảng 50% so với mức giá nguời bán đưa ra và trả tiền không quá 70% giá ban đầu. Ðây cũng là con phố tuyệt vời để mua các sản phẩm làm bằng giấy như tranh vẽ, sổ ghi chép, đèn…

Thời gian mở cửa: 09h00 – 20h00 giờ hàng ngày.

Chợ Đồng Xuân

Là ngôi chợ lớn nhất ở Hà Nội và luôn nằm trong danh sách các điểm thăm quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến đây. Trong chợ có hàng trăm quầy hàng bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo, thực phẩm khô… Chợ đêm Ðồng Xuân ngoài những quầy hàng và quán ăn còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ đặc sắc vào tối thứ 7 hàng tuần. Thời gian mở cửa chợ Ðồng Xuân: 07h00 – 19h00 giờ.Ðịa diểm: Số 1 phố Ðồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 900m về huớng Bắc.

Quà Hà Nội cho bạn bè và người thân: Hà Nội còn nhiều những địa điểm để bạn có thể mua quà tặng về cho gia đình, bạn bè khi đến Hà Nội: Cốm Hàng Vòng, ô mai hàng ĐƯờng, bánh cốm hàng Than, lụa hàng gai, lụa làng Vạn Phúc... Tất cả sẽ là những món quà hấp dẫn và thú vị cho bạn làm quà.

MẸO VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC

Một nét đặc thù khác của Hà Nội là văn hóa ẩm thực đường phố. Bạn có thể mạnh dạn nếm thử nếu nhìn quán ăn đó có vẻ sạch sẽ và bạn theo dõi được các công đoạn chế biến của đầu bếp; nắm chắc về giá cả trước khi ăn để tránh bị chặt chém.Trà, cà phê ngoài Hà Nội rất phổ biến. Bạn nên thử tìm một quán cóc ven đường, nhâm nhi thức uống và cảm nhận không gian Hà Nội rất đặt biệt.Dạo quanh Bờ Hồ vào buổi sáng sớm để được tận mắt ngắm nhìn cuộc sống thường nhật của những người Hà Nội – Tràng AnHà Nội nhỏ bé hơn Sài Gòn nhiều lắm, nếu có thời gian mà lại vào ngay mùa gặt, bạn có thể tạtđến những cánh đồng ngoại ô, ngửi mùi lúa chín, mùi khói lam chiều. Lạ và thích vô cùng.Không khí đón Tết ở Hà Nội thật tuyệt vời. Đó là một trong những lý do mà những đứa con xaquê cứ đổ về lũ lượt mỗi dịp cuối năm. Bạn có thể thử một lần xem sao.

TỔNG QUAN

Đà Nẵng là một trung tâm văn hóa du lịch của miền trung. Từ đây bạn có thể kết hợp với nhiều điểm du lịch khác nhau. Thông thường du khách sẽ chọn kết hợp cả ba điểm đến cho một chuyến đi đó là Huế Đà Nẵng và Hội An. Tuy nhiên chỉ riêng Đà Nẵng thôi cũng đã có quá nhiều điểm để đi rồi. Đà Nẵng quyến rũ du khách thập phương bởi nhiều bãi biển đẹp, rừng xanh, núi thẳm, ẩm thực phong phú, cư dân địa phương thân thiện và mến khách. Vì lẽ đó, ngày càng nhiều khách đường xa đổ về thành phố biển xinh đẹp này để một lần được trải nghiệm tất cả những điều lý thú ấy.

Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐÀ NẮNGDi chuyển bằng ô tô, xe khách

Xe khách là phương tiện được cho là tiết kiệm và hữu ích đối với du khách đi chuyển đến Đà Nẵng. Bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến xe khách khác nhu, tuy nhiên để bạn được phục vụ tốt nhất, di chuyển nhanh n hất đến Đà Nẵng thì Mytour.vn sẽ giới thiệu cho bạn hãng xe khách để bạn yên tâm: Hoàng Long, Tân Đạt, Mai Linh...

a

Tàu hỏa

Di chuyển đến Đà Nẵng bằng tàu hỏa cũng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn trên dọc hành trình của mình. Giá vé cũng khá rẻ giá từ 480.000đ/ vé tùy thuộc vào tời gian và dãy ghế.

Máy bay

Sân bay Đà Nẵng nằm ngay gần trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho khách du lịch. Máy bay là phương tiện đến với Đà Nẵng nhanh chóng nhất, vì Đà Nẵng nằm giữa bắc - nam nên cả hai miền đến đây đều mất từ 1 giờ 15 phút.Giá vé từ 700.000 tùy thuộc vào hãng hàng không và địa điểm bạn xuất phát.

Phương tiện đi lại tại Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng bạn nên thuê xe máy để đi lại tham quan những điểm gần trung tâm thành phố. Một số khách sạn có kiêm luôn dịch vụ này. Hoặc bạn cũng có thể thuê của dịch vụ http://chothuexemaydanang.tk, SĐT: 0905 506 406; Thân Thiện Nhân, số 69 Phan Thúc Duyện (100 Nguyễn Văn Thoại rẽ vào, gần biển T20). Điện thoại: 84.511.3956996. Giá thuê xe máy từ 60.000 – 150.000 VND/ngày, có thể yêu cầu được giao xe tận nơi.Xe bus công cộng tại bến xe bus liên tỉnh Đà Nẵng chạy đến Huế (108 km, 3 giờ), Hội An (30 km, gần 1 tiếng). Taxi: Taxi Sông Hàn: 0511 3655655, Taxi Tiên Sa: 0511 3797979, Taxi Vinasun Green: 0511 3686868, Taxi Mai : 0511 3565656

CÁC KHU VỰC CHÍNH

Mỗi khu vực tại Đà Nẵng đều có những nét thú vị riêng mà du khách nên tự mình đến trải nghiệm và khám phá.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo-một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng , nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 km², chiều dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng,T20 hay của những khu resort như Furama,Sunny Beach,Olalani, hay Silver Shore Hoàng Đạt trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát và casino cao cấp. Núi Sơn Trà có Suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ.

Ven Sông Hàn

Ven sông Hàn có một số điểm tham quan thú vị mà du khách không thể bỏ qua như: Nhà Thờ Con Gà, Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng, chợ Hàn, cầu quay sông Hàn... Khu vực ven sông (2 con đường Bạch Đằng) luôn tấp nập, đặc biệt vào buổi tối với những nhà hàng tuyệt vời và một loạt tụ điểm giải trí hấp dẫn.

Khu vực sân bay Đà Nẵng

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.

Quận Ngũ Hành Sơn

Với dãy núi Ngũ Hành Sơn cùng các làng nghề truyền thống, quận Ngũ Hành Sơn là khu vực du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây cũng có những bãi biển tuyệt đẹp và nhiều đặc sản du lịch thú vị.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ

Không chỉ có các điểm tham quan phong phú, môi trường du lịch và chính cuộc sống ở Đà Nẵng cũng là đặc điểm để lại ấn tượng mạnh với mọi du khách.

Làng đá Mỹ Nghệ non nước

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải - Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các đồ trang sức bằng đá…

Mọi chi tiết xin liên hệ: Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Địa chỉ liên hệ: Trung tâm hành chính quận Ngũ Hành Sơn- 486 Lê Văn Hiến. Số điện thoại liên hệ: 0905115014.

Bảo tàng khu 5

Bảo tàng Khu 5 được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 7/1/1982 với diện tích trưng bày 8.819m². Năm 1995, Bảo tàng Khu 5 được Nhà nước xếp hạng là Bảo tàng Quốc gia hạng hai. Khu trưng bày ngoài trời và 12 phòng trưng bày bên trong giới thiệu hàng ngàn hình ảnh, hiện vật về sự ra đời, chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang Khu 5 trong hơn nữa thế kỷ qua. Vị trí: Số 01 đường Duy Tân, thành phố Đà Nẵng. Giờ mở cửa: Mở cửa các ngày trong tuần, sáng: 7h30 – 11h00, chiều: 13h30 đến 16h00.

Bảo tàng điêu khắc Chămpa

Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Vị trí: Bảo tàng nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng.

Cầu sông Hàn

Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ cầu sẽ quay trở lại như cũ.

Bãi biển Phạm Văn Đồng

Tại công viên Phạm Văn Đồng, bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng. Bãi tắm ở đây có diện tích 7.726m2, có các công trình phụ trợ như một đài phun nước, 6 hồ chứa nước ngọt, 26 dãy vòi sen, 24 phòng thay quần áo bằng composit. Bãi tắm có thể phục vụ từ 3.500 đến 4.000 lượt người đến tắm biển mỗi ngày. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông.

Chợ Cồn

Chợ Cồn là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam. Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà. Đến Sơn Trà, du khách được “lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê – nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng… Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc.

ĐIỂM THĂM QUAN PHẢI DI CHUYỂN XA

Làng cổ Túy Loan

Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam. Dòng sông mang cùng tên làng “Tuý Loan” uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị. Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Vị trí: Làng Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ.

Làng cổ Phong Nam

Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, gần quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây Nam. Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở. Vị trí: Làng Phong Nam gần quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía tây nam.

Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m(so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam. Địa điểm: Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Rạn Nam Ô

Cách trung tâm làng Nam Ô khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, đến tham quan rạn Nam Ô nên đến vào lúc thủy triều xuống vì lúc ấy bờ biển lộ ra bãi cát, bãi đá rất đẹp. Sau khi tham quan rạn Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

Làng chiếu Cẩm Nê

Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. ưu điểm của chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu. Hiện nay, một đôi chiếu kích thước 1,6m x 2m có giá 500.000VND.Địa điểm: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Lưu ý: phố cổ hội An và thánh địa Mỹ Sơn tuy không thuộc Đà Nẵng nhưng bạn có thể đến với 2 địa danh này rất dễ dàng. phố cổ hội An cách Đà Nẵng chỉ 30 km; Thánh địa Mỹ Sơn cách khoảng 60km…

Núi Bà Nà

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, là một khu dự trữ thiên nhiên Quốc gia. Ở Bà Nà, với độ cao 1489m so với mực nước biển, du khách sẽ được cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày: Sáng – xuân, trưa- hạ, chiều – thu, tối – đông và luôn khô ráo vì ít khi bị mưa. Vượt qua đoạn cáp treo dài và dốc kỷ lục, từ trên đỉnh núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh đến tận chân trời… Đến đây, bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: chùa Linh Ứng với bức tượng Đức Bổn Sư cao 27m, Suối Mơ nước trong vắt, mùa hè có ngọn thác Tóc Tiên…

- Đồ lưu niệm. Đồ vật bằng đá Non nước ở khu thắng cảnh Non Nước hoặc Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương… Một món bánh có thể mang về làm quà: Bánh khô mè bà Liễu- bánh vừng giòn thơm. Góc Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Cẩm Lệ - - Ông Ích khiêm; bánh nổ, bánh lăn... - Quầy thực phẩm Bé ti - Quầy 135 - Chợ Hàn Đà Nẵng: Chỉ cần gọi tới số 0511 837262 là được mang tận nơi, du khách ra mua trả tiền rồi chủ hàng mang đến tận khách sạn.- Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng): Quầy H34/6 K266, số điện thoại 0511582182 rất nhiều loại mắm ngon và cũng mang đến tận nơi luôn.- Quầy Dì nuôi (136 Chợ Hàn - Sđt: 05113812417) - hoặc gọi số 01688919295 để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà.- Tré, chả bò Bà Đệ - đặc sản Đà Nẵng - đường Hải Phòng- Ngoài ra tại chợ Hàn có thể mua đặc sản của các vùng lân cận với chất lượng tốt, như: tỏi và hành tím Lý Sơn, mạch nha- đặc sản Quảng Ngãi, thanh trà của Huế...

MUA SẮM

MẸO/ THÔNG TIN KHÁC

Khi bước xuống sân bay, có nhiều lựa chọn cho bạn, có thể đi taxi về trung tâm thành phố rồi đi bus hay taxi đến các điểm tham quan. Thông thường giá taxi đến chân cầu sông Hàn là 50.000VND. Các sản phẩm đá mỹ nghệ được khuyến nghị là không nên mua ở Non Nước (rất đắt, giá có thể lên gấp đôi nếu không biết cách mặc cả) mà về Đà Nẵng mua ở phố Nguyễn Chí Thanh, giá từ 20.000 – 500.000 VND. Không nên mua hàng quá to, bạn mang đi sẽ khó khăn vì đá rất nặng. Tốt nhất nên khi đi Non Nước chỉ mua thêm những thứ thật đẹp mà ở thành phố không có hoặc một ít để làm kỷ niệm. Các thứ khác có thể mua ở Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương...

Page 7: Cam nang du lich va Khach San tai Da Nang (Mytour.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, TP.HCM từ lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam. Đến Sài Gòn – TP.HCM hơn 300 năm tuổi, bạn có thể gặp những tòa nhà cao tầng nằm san sát, những khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm sầm uất, nhưng cũng không thiếu những biệt thự cổ kính, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm… Sài Gòn rộng lớn và không thiếu “đặc sản” du lịch: Du ngoạn ven sông Sài Gòn bằng tàu, thăm phố Tây Phạm Ngũ Lão, mua sắm ở chợ Bến Thành, về với biển Cần Giờ…

TP.HCM có 2 mùa phân hóa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nếu đến đây vào mùa mưa, bạn nên mang theo ô (dù) hoặc áo mưa khi ra ngoài vì Sài Gòn nổi tiếng với nhiều cơn mưa bất chợt. Mưa rồi lại tạnh, tạnh rồi lại mưa. Ngoài ra, TP.HCM cũng là nơi tràn ngập nắng vàng. Ước tính, ở đây có tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40 °C nhưng không quá gay gắt như những nơi khác.

KHÍ HẬU

Phương tiện đi lại chủ yếu ở TP.HCM là xe máy, kế đó là ô tô, xe đạp, xe buýt, xe ba gác, xe lôi… Phương tiện di chuyển công cộng rẻ nhất là xe buýt chỉ 4.000VND/tuyến, kế đó là xe ôm và taxi. Hiện nay, mật độ giao thông ở TP.HCM khá đông đúc, nhiều đoạn đường trong thành phố xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm: từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

GIỚI THIỆU CHUNG

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH:

Với bề dày lịch sử phát triển, TP.HCM ngày nay rất rộng lớn và đông đúc với hơn 8 triệu dân. Để giúp bạn không bị “ngợp” trước sự náo nhiệt giữa đô thị này, chúng tôi xin nêu ra những khu vực chính ở Sài Gòn mà bạn có thể ghé qua.

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THÊ BỎ QUA

Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh với 300 năm lịch sử có nhiều địa danh hấp dẫn cả về giá trị lịch sử và cảnh quan. Nếu đã đến Sài Gòn, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu những nơi này nhé!

Công trình được thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Tham quan dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt nhiều vật phẩm từ chế độ cũ cũng như những chứng t í c h g h i d ấ u t h ờ i k h ắ c n g à y đ ộ c l ậ p 3 0 . 4 . 1 9 7 5 .Giờ mở cửa: Sáng 7h30 - 11h00, chiều từ 13h00 - 16h00 (hàng ngày); Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1.

HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT (DINH ĐỘC LẬP)

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Tọa lạc ngay trục đường chính ở trung tâm thành phố, hiện nay nhà thờ Đức Bà dần trở thành biểu tượng của thành phố Sài Gòn. Nơi đây nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp, cùng cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, niềm tự hào của người dân thành phố. Khu vực xung quanh nhà thờ Đức Bà có cảnh quan đẹp nhất tại Sài Gòn.Thời gian diễn ra Thánh lễ: Sáng 5h30, chiều 17h00 (T2 – T7), Chủ nhật.: 5h30, 6h30, 7h30, 9h 30 (dành cho người nước ngoài), 16h00, 17h00, 18h30; Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, P.Bến Nghé, Q.1.

CHỢ BẾN THÀNH

Khu Chợ tọa lạc ngay trung tâm thành phố, 4 cửa hướng ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường lớn khác của thành phố như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn. Bên trong chợ bày bán đủ các mặt hàng truyền thống, hiện đại có thể làm quà cho gia đình, bạn bè. Về đêm, xung quanh chợ trở nên nhộn nhịp hơn với những cửa hàng quần áo, quán ăn tấp nập khách ghé thăm.Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00 hàng ngày;Địa chỉ: Nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang, P.Bến Thành – Q.1.

CHỢ BÌNH TÂY (CHỢ LỚN)

Nằm trong Khu phố người Hoa, Chợ Lớn là khu chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho nhiều tỉnh thành tại Nam Bộ và cả nước. Hàng hóa có từ thực phẩm khô, ngũ cốc, hải sản khô… đến quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em… Thuộc khu vực có nhiều người Hoa sinh sống nên nhiều tập tục sinh hoạt, cung cách h o ạ t đ ộ n g c ủ a C h ợ L ớ n c ũ n g b ị ả n h h ư ở n g n h i ề u . Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày; Địa chỉ: 57A Tháp Mười, P.12, Q.6

CẦN GIỜ

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ vừa có rừng, vừa có biển nên rất sẵn hải sản tươi sống. Ngoài ra cũng có nhiều điểm tham quan khá hấp dẫn như rừng ngập mặn Vàm Sác, Đảo Khỉ, khu du lịch và bãi biển 30 Tháng 4, Lăng Ông Thủy Tướng Nam Hải... Hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch lễ hội Nghinh Ông tổ chức rất trọng thể tại đây với hàng trăm ghe tàu tham dự. Di chuyển: Từ chợ Bến Thành bạn bắt tuyến xe buýt đi Nhà Bè, xe sẽ dừng ở ngay đầu bên này của phà Bình Khánh. Bạn mua vé qua phà, sau khi qua phà (đã đến Cần Giờ) bạn bắt tiếp một tuyến xe buýt nữa để đi ra biển. Trên đường đi nếu muốn ghé thăm quan điểm nào thì xin xuống vì xe ở Cần Giờ không có trạm để đón hay xuống; Đi bằng xe máy: Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7 rẽ phải sang đường Huỳnh Tấn Phát, thẳng đến cuối đường là phà Bình Khánh. Qua phà cứ chạy thẳng một đường là đến thị xã Cần Thạnh, nơi có bãi biển Cần Giờ và nhiều điểm tham quan khác dọc con đường này.

KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN

Nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 19km, Suối Tiên là điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch khi đến với TP.HCM. Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hoá lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (T2 – T6), 8h00 – 18h00 (T7 và CN), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết). Vé vào cổng: 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt; Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, P.Tân Phú, Q.9; Di chuyển từ chợ Bến Thành: Đi bắng xe Buýt số 19 hoặc đi xe máy qua hầm Thủ Thiêm, thẳng xa lộ Hà Nội là đến.

BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến tham quan tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về hàng chục ngàn hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu quý cho việc nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tànghọc.Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1 (bên cạnh Thảo cầm viên).

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Du khách đến đây sẽ cảm nhận chân thực nhất về một thời kỳ chiến tranh ác liệt, để thêm trân trọng những gì đang có ở hiện tại. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch...Địa chỉ: Số 28 đường Võ Văn Tần, Q. 3.

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến ác liệt suốt 30 năm. Địa đạo Củ Chi khiến thế hệ ngày nay thán phục bởi công trình nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.Lưu ý chung Tổng thời gian tham quan và di chuyển: Nửa ngày Giá vé: 100.000VND/người nước ngoài, 20.000VND/khách Việt Nam. Vào địa đạo du khách sẽ được ăn khoai mì và uống trà miễn phí. Phương tiện đi lại khác: Nếu đi bằng xe máy bạn cứ đi theo lộ trình xe buýt, nếu bỡ ngỡ có thể hỏi thăm đường. Thuê taxi từ trung tâm TP đến địa đạo hết khoảng 600.000 - 700.000VND/lượt. Có thể thuê xe du lịch trọn gói giá rẻ hơn đi taxi một chút. Nên mang theo giầy thể thao để tiện di chuyển trong địa đạo.

DU THUYỀN DỌC SÔNG SÀI GÒN

Dòng chảy quanh co uốn lượn của sông Sài Gòn qua địa bàn thành phố dài 37km chính là một không gian cảnh quan rất đẹp. Hãy thử một lần trải nghiệm chuyến du thuyền ven sông, bạn sẽ được khám phá những nét rất riêng của Sài Gòn với cảnh đẹp dân dã, man mác của sông nước giữa chốn đô thị náo nhiệt. Các hình thức tham quan gồm có: du ngoạn trên thuyền dọc sông đến Nhà Bè, Cần Giờ; Ca nô đi Lái Thiêu; ngoạn cảnh kèm ăn tối trên tàu nhà hàng… Tùy thuộc theo chất lượng dịch vụ, chi phí cho một chuyến du ngoạn dọc sông Sài Gòn giá từ 80.000VND/người trở lên.

NHỮNG MÓN ĂN HẤP DẪN

TP.HCM là nơi tập trung dân cư thuộc tất cả các vùng miền trên cả nước. Vì thế ẩm thực ở đây vô cùng phong phú với những món ăn đặc trưng Nam Bộ hay món ăn du nhập từ các miền đất trên cả nước. Đến Sài Gòn, bạn hãy nếm thử những món ăn ngon miệng ấy nhé! Bạn sẽ được hòa mình cùng những món ăn nơi đây hấp dẫn và đáng nhớ.

LẨU MẮM

Lẩu mắm ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An…), nhưng nếu không có thời gian thì bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ngay tại Sài Gòn. Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon, nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường có rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà, bắp chuối, rau nhút…Một vài địa chỉ nổi tiếng: Lẩu mắm Nam Bộ 94AB Cao Thắng, P.4, Q.3, giá: 160.000 – 240.000VND; Lẩu mắm Ăn là khen: 11 Hồ Biểu Chánh, P.12, Q. Phú Nhuận, giá: Lẩu mắm: 210.000 – 300.000VND.

LẨU CÁ KÈO

Lẩu cá kèo là món ăn mang hương vị miền Nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang tạo nên vị chua chua, chát chát đặc trưng. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mang hương thơm hấp dẫn của rau và gia vị đặc trưng, nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.Một vài địa chỉ nổi tiếng: Số 4 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, các quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu.

CÁC MÓN CHÈ

Chè miền Nam rất phong phú, từ các loại chè nóng như chè bà ba, chè chuối thưng, chè khoai môn… đến chè lạnh như chè đậu đen, chè thập cẩm, chè Huế, chè của người Hoa… đều rất hấp dẫn với vị nước cốt dừa béo ngậy và vị ngọt, bùi của nguyên liệu. Một vài địa chỉ nổi tiếng: Chè Kỳ Đồng, 153/7 Kỳ Đồng, P.9, Q.3; Hà Kí, 140 Châu Văn Liêm, Q.5; Chè Nam Bộ 16/1A Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1; Chè mâm 12 món - số 032 lô H, chung cư Ngô Gia Tự, đường Sư Vạn Hạnh, Q.10…

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

TỔNG QUAN

KHÍ HẬU

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ NỘI

Có nhiều cách di chuyển đến Hà Nội khác nhau để bạn lựa chọn:Máy bay: Giá vé máy bay khoảng từ 900.000đ - 2.250.000 đXe khách: Bạn nên lựa chọn các hãng xe như Hoàng Long, Tân Đạt, Mai LinhTàu: Hiện nay có nhiều loại vé khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bạn. (ghế cứng, ghế mềm, giuờng nằm có máy lạnh…) Giá từ: 782.000VND/vé/nguời trở lên.Tàu dừng tại ga Hà Nội trên đuờng Lê Duẩn.

CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN TRUNG TÂM THỦ ĐÔ

Ði bằng xe TaxiRa khỏi sân bay rẽ tay phải là có rất nhiều xe taxi đỗ ở đó, bạn nên chọn hãng có tên biển gắn tại chỗ dành cho xe taxi. Truớc khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa điểm bạn mong muốn. Về đến trung tâm Hà Nội thì hiện nay giá khoảng 300.000VND.

Ði bằng xe bus Bạn ra đuờng lớn bắt xe buýt số 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 7.000VND. Tiếp đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 5.000VND. Bạn cũng có thể bắt xe số 17 từ sân bay Nội Bài về Long Biên giá khoảng 5.000 – 7.000VND.Note: Ði xe buýt có ưu diểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi, hên xui là lâu hoặc nhanh nhé! Ngoài ra nếu mà nhiều hành lý thì cũng không tiện lắm đâu.

NHỮNG KHU VỰC CHÍNH

Trung Tâm Thủ Ðô (Quận hoàn Kiếm)

Nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay song quận Hoàn Kiếm có diện tích nhỏ nhất tại Hà Nội. Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nuớc ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, các di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-van hóa có giá trị như: Hồ Gươm, khu phố cổ, vuờn hoa Lý Thái Tổ…

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ quận Hoàn Kiếm

Khu phố cổ Hà Nội

Hồ Tây

Tọa lạc ở phía Tây và là hồ nuớc ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội với chu vi 17km. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy . Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ TẠI HÀ NỘI

A. NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN GẦN THÀNH PHỐ

Ðây là những địa danh góp phần làm nên bản sắc Hà Nội: thanh lịch, cổ kính và chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Phần nhiều trong số các điểm đến này nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội và khá gần nhau, bạn có thể lên kế hoạch tham quan bằng xe máy hay thậm chí là xe đạp. Đây sẽ là địa điểm hóng mát lý tuởng, không gian yên bình.

QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Còn duợc gọi là Quảng truờng Ðộc Lập vì tại dây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dọc bản “Tuyên Ngôn Ðộc Lập” khai sinh ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 02/09/1945. Quảng truờng tọa lạc ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm, nằm trên duờng Hùng Vuong và phía truớc là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu -Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày n a y đ ế n " c ầ u m a y " t r ư ớ c m ỗ i k ỳ t h i .Vé vào cổng: 20.000 VND/luợt.

NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, nằm khá gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Ðịa điểm: Số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Q. Hoàn Kiếm, nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ðiện thoại liên hệ: 04 39330113/4.

DI TÍCH NHÀ TÙ HỎA LÒ

Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc. Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà Cách mạng lớn của Việt Nam. Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Nơi đây giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale và tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội.Ðịa điểm: Số 1, phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm.

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

Dường như tất cả người dân Hà Nội đều tìm đến hồ Hoàn Kiếm để thoát khỏi cuộc sống ồn ào ở thủ đô. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, giữa hồ có tháp Rùa, đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có nhiều di tích lịch sử khác như cầu Thê Húc màu đỏ mang ý nghĩa giữ lại ánh sáng đẹp của bầu trời dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, Tháp Bút khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), Đài Nghiên, đình Trấn Ba, tháp Hòa Phong…Ðịa điểm: Phố Ðinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

LĂNG BÁC

Quảng trường Ba Đình và lăng Bác đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước. Ngay trước Lăng là quảng trường Ba Đình được ví như trái tim của Hà Nội, tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước. Viếng Lăng xong bạn sẽ được theo đoàn đi thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ, vẫn còn rất nhiều kỷ vật của Bác lúc sinh thời. Ðịa điểm: Quảng truờng Ba Ðình, đuờng Hùng Vương, quận Ba Ðình.

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 01/08/2012 trong thời gian chuẩn bị diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nếu muốn tìm hiểu sâu về khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể thuê hướng dẫn viên tại đó. Địa điểm: 18 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Ðến đây du khách được chào đón để thăm quan, nghiên cứu về dân tộc học, từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nuớc ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Ðông Nam Á. Địa điểm: đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, ĐT: 04 3756 2193.

ĐỀN QUÁN THÁNH

Ðây là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Trong đền có bức tuợng Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ. Ðền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu ruợu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Ðịa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm.

NHÀ CỔ 87 MÃ MÂY

Được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX, ngôi nhà số 87 phố Mã Mây đã trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử của thời gian, nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ. Trước năm 1945, chủ nhà là một thương gia gạo nổi tiếng đất Hà thành – ngôi nhà đã đón nhiều thương lái khắp mọi miền. Sau năm 1945, người chủ nhượng lại ngôi nhà cho một gia đình người Hoa giàu có làm nghề buôn bán và bốc thuốc. Người chủ mới chỉ gắn bó với ngôi nhà chưa đầy 10 năm thì di cư vào Nam, để lại ngôi nhà vắng chủ trong một thời gian dài. Đến năm 1999, ngôi nhà được trùng tu lại theo chương trình “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội” – dự án giữa Tp. Hà Nội với Tp. Toulouse (Pháp). Nay, ngôi nhà là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong, ngoài nước và là địa chỉ tái hiện sinh động bức tranh toàn cảnh sinh hoạt, buôn bán tấp nập của “Hà Nội ba mươi sáu phố phường xưa”.

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thuờng Kiệt, đây là con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội, nơi có nhiều toà nhà kiến trúc kiểu Pháp cổ, những đại sứ quán, nhiều cơ quan, khách sạn lớn.Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam. Với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình. Địa điểm: 36 đường Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.

BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

CHÙA MỘT CỘT

Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự

(延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa Một Cột ở gần bên Lăng Bác. Bạn có thể kết hợp đi thăm hai địa diểm này. Ngôi chùa có từ năm 1049, được coi là chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam: Chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu có trồng hoa sen. Ðây là một trong những biểu tuợng của thủ đô Hà Nội.

B/ NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN DI CHUYỂN XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐThành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m .Địa điểm: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên.

Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn,Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場 , còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

MUA SẮM

Phố Hàng Bạc

Là một trong những con phố lâu đời nhất ở thủ đô Hà Nội có truyền thống làm bạc từ thế kỷ XIII khi các miếng bạc được mang tới đây từ các ngôi làng nông thôn theo sắc lệnh của vua Lê Thánh Tông. Hàng hóa làm bằng bạc vẫn còn được sản xuất ở đây với các công nghệ chế tạo bí mật được truyền từ nhiều thế hệ. Ðây là một con phố quyến rũ có bề dày lịch sử và văn hóa để du khách khám phá về kim hoàn Việt Nam.

Phố Hàng Gai

Hay còn được gọi là phố tơ lụa, nhiều sản phẩm được dệt nên bởi bàn tay những thợ thủ công tài hoa. Kinh nghiệm khi mua là nên bắt đầu trả giá khoảng 50% so với mức giá nguời bán đưa ra và trả tiền không quá 70% giá ban đầu. Ðây cũng là con phố tuyệt vời để mua các sản phẩm làm bằng giấy như tranh vẽ, sổ ghi chép, đèn…

Thời gian mở cửa: 09h00 – 20h00 giờ hàng ngày.

Chợ Đồng Xuân

Là ngôi chợ lớn nhất ở Hà Nội và luôn nằm trong danh sách các điểm thăm quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến đây. Trong chợ có hàng trăm quầy hàng bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo, thực phẩm khô… Chợ đêm Ðồng Xuân ngoài những quầy hàng và quán ăn còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ đặc sắc vào tối thứ 7 hàng tuần. Thời gian mở cửa chợ Ðồng Xuân: 07h00 – 19h00 giờ.Ðịa diểm: Số 1 phố Ðồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 900m về huớng Bắc.

Quà Hà Nội cho bạn bè và người thân: Hà Nội còn nhiều những địa điểm để bạn có thể mua quà tặng về cho gia đình, bạn bè khi đến Hà Nội: Cốm Hàng Vòng, ô mai hàng ĐƯờng, bánh cốm hàng Than, lụa hàng gai, lụa làng Vạn Phúc... Tất cả sẽ là những món quà hấp dẫn và thú vị cho bạn làm quà.

MẸO VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC

Một nét đặc thù khác của Hà Nội là văn hóa ẩm thực đường phố. Bạn có thể mạnh dạn nếm thử nếu nhìn quán ăn đó có vẻ sạch sẽ và bạn theo dõi được các công đoạn chế biến của đầu bếp; nắm chắc về giá cả trước khi ăn để tránh bị chặt chém.Trà, cà phê ngoài Hà Nội rất phổ biến. Bạn nên thử tìm một quán cóc ven đường, nhâm nhi thức uống và cảm nhận không gian Hà Nội rất đặt biệt.Dạo quanh Bờ Hồ vào buổi sáng sớm để được tận mắt ngắm nhìn cuộc sống thường nhật của những người Hà Nội – Tràng AnHà Nội nhỏ bé hơn Sài Gòn nhiều lắm, nếu có thời gian mà lại vào ngay mùa gặt, bạn có thể tạtđến những cánh đồng ngoại ô, ngửi mùi lúa chín, mùi khói lam chiều. Lạ và thích vô cùng.Không khí đón Tết ở Hà Nội thật tuyệt vời. Đó là một trong những lý do mà những đứa con xaquê cứ đổ về lũ lượt mỗi dịp cuối năm. Bạn có thể thử một lần xem sao.

TỔNG QUAN

Đà Nẵng là một trung tâm văn hóa du lịch của miền trung. Từ đây bạn có thể kết hợp với nhiều điểm du lịch khác nhau. Thông thường du khách sẽ chọn kết hợp cả ba điểm đến cho một chuyến đi đó là Huế Đà Nẵng và Hội An. Tuy nhiên chỉ riêng Đà Nẵng thôi cũng đã có quá nhiều điểm để đi rồi. Đà Nẵng quyến rũ du khách thập phương bởi nhiều bãi biển đẹp, rừng xanh, núi thẳm, ẩm thực phong phú, cư dân địa phương thân thiện và mến khách. Vì lẽ đó, ngày càng nhiều khách đường xa đổ về thành phố biển xinh đẹp này để một lần được trải nghiệm tất cả những điều lý thú ấy.

Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐÀ NẮNGDi chuyển bằng ô tô, xe khách

Xe khách là phương tiện được cho là tiết kiệm và hữu ích đối với du khách đi chuyển đến Đà Nẵng. Bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến xe khách khác nhu, tuy nhiên để bạn được phục vụ tốt nhất, di chuyển nhanh n hất đến Đà Nẵng thì Mytour.vn sẽ giới thiệu cho bạn hãng xe khách để bạn yên tâm: Hoàng Long, Tân Đạt, Mai Linh...

a

Tàu hỏa

Di chuyển đến Đà Nẵng bằng tàu hỏa cũng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn trên dọc hành trình của mình. Giá vé cũng khá rẻ giá từ 480.000đ/ vé tùy thuộc vào tời gian và dãy ghế.

Máy bay

Sân bay Đà Nẵng nằm ngay gần trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho khách du lịch. Máy bay là phương tiện đến với Đà Nẵng nhanh chóng nhất, vì Đà Nẵng nằm giữa bắc - nam nên cả hai miền đến đây đều mất từ 1 giờ 15 phút.Giá vé từ 700.000 tùy thuộc vào hãng hàng không và địa điểm bạn xuất phát.

Phương tiện đi lại tại Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng bạn nên thuê xe máy để đi lại tham quan những điểm gần trung tâm thành phố. Một số khách sạn có kiêm luôn dịch vụ này. Hoặc bạn cũng có thể thuê của dịch vụ http://chothuexemaydanang.tk, SĐT: 0905 506 406; Thân Thiện Nhân, số 69 Phan Thúc Duyện (100 Nguyễn Văn Thoại rẽ vào, gần biển T20). Điện thoại: 84.511.3956996. Giá thuê xe máy từ 60.000 – 150.000 VND/ngày, có thể yêu cầu được giao xe tận nơi.Xe bus công cộng tại bến xe bus liên tỉnh Đà Nẵng chạy đến Huế (108 km, 3 giờ), Hội An (30 km, gần 1 tiếng). Taxi: Taxi Sông Hàn: 0511 3655655, Taxi Tiên Sa: 0511 3797979, Taxi Vinasun Green: 0511 3686868, Taxi Mai : 0511 3565656

CÁC KHU VỰC CHÍNH

Mỗi khu vực tại Đà Nẵng đều có những nét thú vị riêng mà du khách nên tự mình đến trải nghiệm và khám phá.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo-một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng , nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 km², chiều dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng,T20 hay của những khu resort như Furama,Sunny Beach,Olalani, hay Silver Shore Hoàng Đạt trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát và casino cao cấp. Núi Sơn Trà có Suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ.

Ven Sông Hàn

Ven sông Hàn có một số điểm tham quan thú vị mà du khách không thể bỏ qua như: Nhà Thờ Con Gà, Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng, chợ Hàn, cầu quay sông Hàn... Khu vực ven sông (2 con đường Bạch Đằng) luôn tấp nập, đặc biệt vào buổi tối với những nhà hàng tuyệt vời và một loạt tụ điểm giải trí hấp dẫn.

Khu vực sân bay Đà Nẵng

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.

Quận Ngũ Hành Sơn

Với dãy núi Ngũ Hành Sơn cùng các làng nghề truyền thống, quận Ngũ Hành Sơn là khu vực du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây cũng có những bãi biển tuyệt đẹp và nhiều đặc sản du lịch thú vị.

NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ

Không chỉ có các điểm tham quan phong phú, môi trường du lịch và chính cuộc sống ở Đà Nẵng cũng là đặc điểm để lại ấn tượng mạnh với mọi du khách.

Làng đá Mỹ Nghệ non nước

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải - Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các đồ trang sức bằng đá…

Mọi chi tiết xin liên hệ: Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Địa chỉ liên hệ: Trung tâm hành chính quận Ngũ Hành Sơn- 486 Lê Văn Hiến. Số điện thoại liên hệ: 0905115014.

Bảo tàng khu 5

Bảo tàng Khu 5 được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 7/1/1982 với diện tích trưng bày 8.819m². Năm 1995, Bảo tàng Khu 5 được Nhà nước xếp hạng là Bảo tàng Quốc gia hạng hai. Khu trưng bày ngoài trời và 12 phòng trưng bày bên trong giới thiệu hàng ngàn hình ảnh, hiện vật về sự ra đời, chiến đấu và chiến thắng của các lực lượng vũ trang Khu 5 trong hơn nữa thế kỷ qua. Vị trí: Số 01 đường Duy Tân, thành phố Đà Nẵng. Giờ mở cửa: Mở cửa các ngày trong tuần, sáng: 7h30 – 11h00, chiều: 13h30 đến 16h00.

Bảo tàng điêu khắc Chămpa

Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Vị trí: Bảo tàng nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng.

Cầu sông Hàn

Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ cầu sẽ quay trở lại như cũ.

Bãi biển Phạm Văn Đồng

Tại công viên Phạm Văn Đồng, bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng. Bãi tắm ở đây có diện tích 7.726m2, có các công trình phụ trợ như một đài phun nước, 6 hồ chứa nước ngọt, 26 dãy vòi sen, 24 phòng thay quần áo bằng composit. Bãi tắm có thể phục vụ từ 3.500 đến 4.000 lượt người đến tắm biển mỗi ngày. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông.

Chợ Cồn

Chợ Cồn là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam. Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn.

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà. Đến Sơn Trà, du khách được “lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê – nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng… Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc.

ĐIỂM THĂM QUAN PHẢI DI CHUYỂN XA

Làng cổ Túy Loan

Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam. Dòng sông mang cùng tên làng “Tuý Loan” uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị. Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Vị trí: Làng Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ.

Làng cổ Phong Nam

Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, gần quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây Nam. Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở. Vị trí: Làng Phong Nam gần quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía tây nam.

Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m(so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam. Địa điểm: Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Rạn Nam Ô

Cách trung tâm làng Nam Ô khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, đến tham quan rạn Nam Ô nên đến vào lúc thủy triều xuống vì lúc ấy bờ biển lộ ra bãi cát, bãi đá rất đẹp. Sau khi tham quan rạn Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

Làng chiếu Cẩm Nê

Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. ưu điểm của chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu. Hiện nay, một đôi chiếu kích thước 1,6m x 2m có giá 500.000VND.Địa điểm: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Lưu ý: phố cổ hội An và thánh địa Mỹ Sơn tuy không thuộc Đà Nẵng nhưng bạn có thể đến với 2 địa danh này rất dễ dàng. phố cổ hội An cách Đà Nẵng chỉ 30 km; Thánh địa Mỹ Sơn cách khoảng 60km…

Núi Bà Nà

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, là một khu dự trữ thiên nhiên Quốc gia. Ở Bà Nà, với độ cao 1489m so với mực nước biển, du khách sẽ được cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày: Sáng – xuân, trưa- hạ, chiều – thu, tối – đông và luôn khô ráo vì ít khi bị mưa. Vượt qua đoạn cáp treo dài và dốc kỷ lục, từ trên đỉnh núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh đến tận chân trời… Đến đây, bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: chùa Linh Ứng với bức tượng Đức Bổn Sư cao 27m, Suối Mơ nước trong vắt, mùa hè có ngọn thác Tóc Tiên…

- Đồ lưu niệm. Đồ vật bằng đá Non nước ở khu thắng cảnh Non Nước hoặc Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương… Một món bánh có thể mang về làm quà: Bánh khô mè bà Liễu- bánh vừng giòn thơm. Góc Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Cẩm Lệ - - Ông Ích khiêm; bánh nổ, bánh lăn... - Quầy thực phẩm Bé ti - Quầy 135 - Chợ Hàn Đà Nẵng: Chỉ cần gọi tới số 0511 837262 là được mang tận nơi, du khách ra mua trả tiền rồi chủ hàng mang đến tận khách sạn.- Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng): Quầy H34/6 K266, số điện thoại 0511582182 rất nhiều loại mắm ngon và cũng mang đến tận nơi luôn.- Quầy Dì nuôi (136 Chợ Hàn - Sđt: 05113812417) - hoặc gọi số 01688919295 để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà.- Tré, chả bò Bà Đệ - đặc sản Đà Nẵng - đường Hải Phòng- Ngoài ra tại chợ Hàn có thể mua đặc sản của các vùng lân cận với chất lượng tốt, như: tỏi và hành tím Lý Sơn, mạch nha- đặc sản Quảng Ngãi, thanh trà của Huế...

MUA SẮM

MẸO/ THÔNG TIN KHÁC

Khi bước xuống sân bay, có nhiều lựa chọn cho bạn, có thể đi taxi về trung tâm thành phố rồi đi bus hay taxi đến các điểm tham quan. Thông thường giá taxi đến chân cầu sông Hàn là 50.000VND. Các sản phẩm đá mỹ nghệ được khuyến nghị là không nên mua ở Non Nước (rất đắt, giá có thể lên gấp đôi nếu không biết cách mặc cả) mà về Đà Nẵng mua ở phố Nguyễn Chí Thanh, giá từ 20.000 – 500.000 VND. Không nên mua hàng quá to, bạn mang đi sẽ khó khăn vì đá rất nặng. Tốt nhất nên khi đi Non Nước chỉ mua thêm những thứ thật đẹp mà ở thành phố không có hoặc một ít để làm kỷ niệm. Các thứ khác có thể mua ở Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương...