25
DU LỊCH XỨ THANH

DU LỊCH XỨ THANH

Embed Size (px)

Citation preview

DU LỊCH XỨ THANH

THÀNH VIÊN NHÓM

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

• I. Vị trí địa lý

• II. Di tích lịch sử

• III. Danh thắng nổi tiếng

• VI. Những nét văn hóa đặc

trưng

• V. Ẩm thực đặc sắc

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

• Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt.

II. DI TÍCH LỊCH SỬ1. KHU DI TÍCH LịCH

SỬ LAM KINH

Thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ

Xuân, cách thành phố Thanh Hóa

50 km về phía Tây. Hiện còn lưu

giữ các điêu khắc đá như bia Vĩnh

Lăng (Lê Lợi), bia hoàng hậu Ngô

Thị Ngọc Dao, các di tích cung

điện thành nội, thành ngoại, sân

Rồng... Ngoài ra ở Thọ Xuân còn

có đền thờ Lê Hoàn.

2. CẦU HÀM RỒNG 

• Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã.

• Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông.

•  Không lực Hoa Kỳ liên tục đánh phá với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau. Các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại. Không quân Việt Nam tại đây bắn rơi 4 máy bay Mỹ. .

3. THÀNH NHÀ HỒ

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ). Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.

1. Khu du lịch Sầm Sơn• Bãi biển Sầm Sơn : thuộc thị xã Sầm Sơn, cách

thành phố Thanh Hóa 16km. Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã được người Pháp khai thác từ năm 1906.

Sầm Sơn có nhiều cảnh đẹp: hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên...

2. Vườn quốc gia Bến En

• Vườn quốc gia Bến Én: thuộc huyện Như Thanh cách thành phố Thanh Hóa 36 km về phía Tây Nam, rộng 16,634 ha với những cây lim ngàn tuổi, lát hoa, chò chỉ, ngù hương, săng lẻ... và nhiều loài thú như voi, gấu, hổ, khỉ...

3. Suối cá thần Cẩm Lương 

• Người dân ở đây tôn thờ những chú cá như các vị thần (là nguồn gốc của tên gọi "Suối cá thần"), mặc dù rất nhiều cá nhưng không ai dám bắt ăn, người ta truyền miệng nhau rằng nếu ăn thịt các ông "cá thân" thì sẽ gặp phải những điều rủi ro, bất hạnh.

• Thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa hơn 70km về phía Tây, là suối cá tự nhiên mặc dù rất nhiều cá nhưng điều kỳ lạ là nước suối rất trong và mát, thậm chí khách có thể dùng để rửa mặt

VI. Những nét văn hóa đặc trưng• Tại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa

truyền thống, phần nhiều vẫn còn tồn tại và đang được phát huy.

• Về dân ca, dân vũ, được nhiều người biết đến nhất là các làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả. Ngoài ra còn có ca trù, hát xoan... Các dân tộc ít người cũng có nhiều loại hình văn nghệ dân gian khá đa dạng như hát xường của người Mường, khắp của người Thái...

• Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các ngọn núi, truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh Gia. Đặc biệt là các sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường.

• Các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pồn Pông của người Mường, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Sòng...

1. Lễ hội Lam Kinh  Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ) tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá nơi an táng vua Lê Thái Tổ.

Trong các ngày diễn ra lễ hội còn có những trò chơi, trò diễn truyền thống của xứ Thanh như: trò Xuân Phả, trò Chiêng, trò Sanh Ngô, dân ca Đông Anh, dân ca sông Mã, thi đấu vật, đấu võ dân tộc; hội trại các làng văn hoá; trưng bày các hiện vật, cổ vật thời Lê;

 2. Lễ hội đền Sòng• Đền Sòng Sơn xưa thuộc

trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống,Thanh Hoá, nay thuộc Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá,

• Là một trong những nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong Tứ bất tử của người Việt Nam từ xa xưa. Lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10 đến 26-2 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 25 là chính hội, đó là ngày Thánh Mẫu hạ giới.

V. Ẩm thực đặc sắc• Những đặc sản Thanh Hóa mang đậm nét vị quê

hương là cả một sự khám phá đầy lôi cuốn đối với thực khách đường xa.

• Nem chua, chả tôm, bánh cuốn, gỏi cá, mắm tép, bánh răng bừa, bánh gai hay đồ hải sản đều là những món ngon xếp vào hàng đặc sản mà bất cứ người con xa quê nào cũng nhớ về, trở thành niềm tự hào để người dân nơi đây giới thiệu khắp chốn.

1. Nem chua Thanh Hóa

•Nem chua là đặc sản nổi tiếng gợi nhớ tới

vùng quê đầu miền Trung nắng gió. Được

làm từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như

tiêu, tỏi, ớt cho lên men đến chín, khi ăn có

vị chua dịu đậm đà, từ chiếc nem chua cổ

truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra

rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng

thức khác nhau..

Bạn có thể tìm đến nhà nem Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo… để thưởng thức

2. Bánh gai Tứ Trụ  Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Tứ Trụ thuộc tổng Diên Hào, phủ Thọ Xuân, nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Trong đó, vỏ chỉ gồm gạo nếp và lá gai còn phần nhân có mỡ lợn, đậu xanh, dừa và hạt sen. Bánh gai được gói bằng lá chuối khô, hấp chín trong vòng 2 giờ. Chiếc bánh gai đạt chuẩn phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô.

 3. Bánh răng bừa

Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần.

Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông..

4. Chả tôm• Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng với những thực

khách phương xa. • Người Thanh Hóa sáng tạo và chế biến món ăn này khá cầu kỳ: Tôm băm hoặc xay nhuyễn, cho vào ít bột gấc để tạo màu, sau đó trộn cùng thịt ba chỉ bằm đã được xào vàng cùng hành, tỏi để tạo thành hỗn hợp nhân.• Bánh được gói bằng bánh phở vuông nhỏ bằng lòng bàn tay, xếp vào vỉ, đem nướng trên bếp than hoa. Khi chín tỏa ra mùi thơm quyến rũ, ăn vào thấy mềm ngọt đậm đà.•Khi ăn chấm cùng mắm chua ngọt, và rau sống thanh mát, chả tôm trở thành món ăn chơi được yêu thích với hương vị bùi ngọt khó quên.

5. Bánh cuốn• Bánh cuốn Thanh Hóa

mềm, dai và thơm hương rất riêng. Người Thanh Hóa có thể thưởng thức một đĩa bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp mọi nơi. Người Thanh Hóa có bí quyết riêng để món bánh cuốn ngon không thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác, mà ít nơi sánh kịp.

Bột làm từ thứ gạo dẻo thơm, theo tỉ lệ thích hợp nên kể cả khi nguội bánh vẫn thơm ngon như thường. Nước chấm bánh chỉ là mắm vắt chanh cùng vài lát ớt nhưng lại rất vừa phải, thêm miếng chả nướng thơm mùi hành hoa ăn cùng bánh nóng thì không biết bao nhiêu cho đủ. 

6. Gỏi cá nhệchGỏi cá nhệch là món ngon nức tiếng ở vùng quê Nga Sơn của tỉnh Thanh. Món ăn khiến người ta nhớ đến cả một vùng xứ sở bởi gỏi nhệch ở đây mang nét vị riêng có. Nếu những nơi khác ăn gỏi kèm mắm tôm, nước mắm thì điểm nhấn cho gỏi cá Nga Sơn chính là chẻo nhệch.

Chẻo ăn cùng gỏi cá là bí quyết làm nên sự khác biệt, được chế biến từ xương cá giã nhuyễn chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác. Chẻo bày ra bát nhỏ, có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà, váng mỡ và thơm nức mũi.

7. Mắm tép• Mắm tép của người làng Đình Trung ở Hà Yên, huyện Hà

Trung xưa kia có mắm tép là thứ đặc sản tiến vua ngon nổi danh khắp chốn. Tép được bắt ở khúc sông Hoạt mới cho nước cốt thơm ngon, khi bắt về được ủ cả năm trời mới mang ra dùng. Người làng Đình Trung có bí quyết riêng để nước mắm rót ra có màu ánh vàng, sóng sánh như mật ong, thơm hương quyến rũ.

8. Hải sản biểnDu lịch đến các biển ở tỉnh Thanh như Sầm Sơn, Hải Tiến, Tinh Gia... ngoài việc tắm và ăn các món ngon mang đậm phong vị biển, bạn còn có thể tranh thủ mua hải sản tươi sống về làm quà. 

Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe

phần trình bày của nhóm!!!