De Cuong Chi Tiet Phonology

Preview:

DESCRIPTION

De Cuong Chi Tiet Phonology

Citation preview

Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang Khoa Ngoại Ngữ

Đề cương chi tiết học phần bắt buộc Nguyễn Minh Tâm

1. Tên học phần: Ngữ Âm – Âm Vị Học tiếng Anh (English Phonetics and Phonology) 2. Số đơn vị học trình: 03 3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 3 4. Phân bố thời gian lên lớp:

• 45 tiết trong 15 tuần, mỗi tuần 3 tiết vào các chiều thứ ba (K10N) 5. Điều kiện tiên quyết:

• Sinh viên đã được huấn luyện các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, nhất là kỹ năng nghe nói

• Sinh viên đã nắm vững các kiến thức cơ bản về phát âm học tiếng Anh 6. Mục tiêu của học phần:

• Cung cấp kiến thức về hệ thống ngữ âm và âm vị của tiếng Anh và hệ thống phiên âm quốc tế IPA;

• Giúp cho sinh viên phân biệt được sự khác nhau giữa chữ viết / ngữ âm / âm vị; giữa giọng Anh chuẩn và các giọng miền khác; giữa tiếng Anh và tiếng Mỹ;

• Mô tả, định nghĩa và phân loại các loại ngữ âm trong tiếng Anh: nguyên âm, phụ âm theo các tiêu chuẩn cản khí / độ vang âm / điểm cấu âm / cách cấu âm; các loại âm vị: đoạn tính / siêu đoạn tính;

• Phân tích cấu trúc âm tiết; mô tả sự phân bố của các loại âm vị trong cấu trúc âm tiết;

• Mô tả và phân tích các hiện tượng ngữ âm trong tiếng Anh: trọng âm, ngữ điệu, thinh, đồng hoá, mất âm, nối âm, nhịp điệu;

• Phân tích cấu trúc đơn vị thinh; chức năng của thinh và của ngữ điệu; • Giúp sinh viên ứng dụng kiến thức được cung cấp qua bộ môn vào việc hoàn

chỉnh phát âm của minh và ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh sau khi tốt nghiệp.

7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Bài 1: Khái niệm cơ bản: ngôn ngữ, phương ngữ, giọng miền, giọng chuẩn Bài 2: Bộ phận cấu âm và cách cấu âm; các kiểu âm chính và tiêu chuẩn phân loại Bài 3: Âm vị đoạn tính 1: Nguyên âm; tiêu chuẩn phân loại nguyên âm; mô tả và phân bố nguyên âm trong cấu trúc âm tiết Bài 4: Âm vị đoạn tính 2: Phụ âm; mô tả và phân loại; định nghĩa âm vị, âm tố; phân bố đối bổ, dạng tuỳ chọn Bài 5: Cấu trúc âm tiết tiếng Anh Bài 6: Âm tiết mạnh/yếu; quy luật về cách sử dụng dạng mạnh/yếu Bài 7: Âm vị siêu đoạn tính 1: Trọng âm Bài 8: Âm vị siêu đoạn tính 2: Ngữ điệu Bài 9: Các hiện tượng trong ngữ ngôn lien tục: Nhịp điệu, đồng hoá, mất âm, nối âm Bài 10: Phiên âm

8. Nhiệm vụ của sinh viên: • Dự lớp: sinh viên phải có tổng số thời gian dự lớp trên 80% số tiết quy định. • Sinh viên vắng 20% số tiết quy định, không dự kiểm tra giữa học kỳ sẽ bị

cấm thi lần 1 hoặc huỷ bỏ học phần. • Sinh viên phải tham khảo giáo trình và các tài liệu trong mục 9 và ở các trang

web do giáo viên đề nghị để chuẩn bị tham gia khai thác bài trong lớp. 9. Tài liệu học tập:

Giáo trình chính: Roach, Peter, English Phonetics and Phonology Tài liệu tham khảo: (1) Chalker, Sylvia, Oxford Dictionary of English Grammar (2) Finh, Geoffrey, Linguistic Terms and Concepts (3) Fromkin, Victoria, An Introduction to Language

(4) Gleason, H.A., An Introduction to Descriptive Linguistics (5) Jones, Daniel, An Outline of English Phonetics (6) Nguyễn Minh Tâm, Thuật Ngữ Ngữ Âm (A Glossary of Phonetic Terms), NXB.GD (7) Stageberg, Norman C., An Introductory English Grammar

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: • Dự lớp + thuyết trình/thảo luận: 20% tổng số điểm • Kiểm tra giữa học kỳ: 20% tổng số điểm • Thi cuối học kỳ: 60% tổng số điểm

11. Hình thức thi cuối học kỳ và thang điểm: thi viết (90 phút); thang điểm 10 12. Nội dung chi tiết học phần:

Tuần lễ thứ

Nội dung

1 1 Khái niệm cơ bản 1.1 Định nghĩa ngôn ngữ và ngôn ngữ học 1.2 Các phân môn của ngôn ngữ học và đối tượng nghiên cứu 1.3 Phương ngữ và giọng miền 1.4 Tiếng Anh và tiếng Mỹ 1.5 Giọng Anh chuẩn vs. giọng Mỹ chuẩn

2 2 Cách cấu âm 2.1 Đối tượng nghiên cứu của môn ngữ âm học 2.2 Phân biệt cấu âm và phát âm 2.3 Sơ đồ hình mặt và bộ phận cấu âm 2.4 Phân loại các kiểu ngữ âm chính; Tiêu chuẩn phân loại 2.5 Mô tả các loại ngữ âm: nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm 2.6 Vấn đề thuật ngữ: nguyên âm vs. phụ âm; âm có cản khí vs. âm

không cản khí 3 3 Âm vị đoạn tính 1: Nguyên âm

3.1 Nguyên âm chủ; Nguyên âm chủ chính; Tiêu chuẩn phân loại nguyên âm

3.2 Mô tả và phân bố của nguyên âm trong tiếng Anh 3.3 Nguyên âm ngắn / dài 3.4 Nhị trùng âm: hướng tâm / khép 3.5 Tam trùng âm

4 – 5 4 Âm vị đoạn tính 2: Phụ âm 4.1 Mô tả phụ âm tiếng Anh 4.2 Mô tả chi tiết 4.3 Định nghĩa âm vị / âm tố / phân bố đối bổ / dạng tuỳ chọn 4.4 Phân bố phụ âm và các âm tố phụ âm trong tiếng Anh

6 5 Cấu trúc âm tiết tiếng Anh 5.1 Định nghĩa: Từ / Âm tiết 5.2 Các vấn đề khi định nghĩa âm tiết 5.3 Cấu trúc tinh giản của âm tiết 5.4 Cấu trúc âm vị của âm tiết

7 Ôn tập, mở rộng và kiểm tra giữa học kỳ lần 1 8 Ôn tập, mở rộng và kiểm tra giữa học kỳ lần 2 9 6 Âm tiết mạnh/yếu & Cách sử dụng dạng mạnh/yếu

6.1 Định nghĩa âm tiết mạnh/yếu 6.2 Nguyên âm giảm: âm Schwa; nguyên âm khép trước/sau 6.3 Phụ âm mang tính âm tiết 6.4 Dạng yếu của từ chức năng; Quy luật về cách sử dụng dạng

mạnh/yếu 10 7 Âm vị siêu đoạn tính 1: Trọng âm

7.1 Định nghĩa 7.2 Các mức độ trọng âm; Cách phiên âm trọng âm 7.3 Trọng âm từ; Trọng âm câu 7.4 Quy luật trọng âm trong tiếng Anh

11 8 Âm vị siêu đoạn tính 2: Ngữ điệu

8.1 Định nghĩa 8.2 Phân biệt thinh và ngữ điệu; Ngôn ngữ dung thinh vs. ngôn ngữ

dùng ngữ điệu 8.3 Cấu trúc đơn vị thinh 8.4 Chức năng của thinh trong tiếng Anh 8.5 Chức năng của ngữ điệu trong tiếng Anh

12 – 13 9 Phân tích các hiện tượng trong ngữ ngôn liên tục 9.1 Nhịp điệu 9.2 Đồng hoá 9.3 Hiện tượng mất âm 9.4 Nối âm

14 10 Phiên âm 10.1 Hệ thống ký hiệu phiêm âm quốc tế IPA 10.2 Phiên âm ngữ âm / âm vị 10.3 Ký hiệu bổ sung 10.4 Phiên âm tổng quát / chi tiết 10.5 So sánh kiểu phiên âm trong tự điển Anh và Mỹ

15 Ôn tập cuối học kỳ 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2006 Giảng viên phụ trách Nguyễn Minh Tâm

Recommended