TÁC ĐỘNG TRÊN CẢM XÚC ĐỂ GIÚP TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH HÀNH VI 08.03...

Preview:

DESCRIPTION

TÁC ĐỘNG TRÊN CẢM XÚC ĐỂ GIÚP TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH HÀNH VI 08.03 – 14.03- 2009 Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo cáo viên : Võ Thị Khoái Trường Chuyên Biệt GIA ĐỊNH. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

TÁC ĐỘNG TRÊN CẢM XÚC

ĐỂ

GIÚP TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH HÀNH VI

08.03 – 14.03- 2009

Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Báo cáo viên : Võ Thị Khoái

Trường Chuyên Biệt GIA ĐỊNH

Đây là những trường hợp cụ thể mà chúng tôi đã tác động giải quyết cùng với những tin tức do cha mẹ cung cấp qua các cuộc gặp gỡ trao đổi, quan sát trực tiếp hoặc bằng thư từ, điện thoại…

Tuy nhiên vì lý do nghề nghiệp và kính trọng các bậc cha mẹ có mặt hoặc vắng mặt . Chúng tôi có bổn phận giữ bí mật tên tuổi thực sự của trẻ em …

1./ Bi: 47 tháng tuổi.

Hoàn cảnh ra đời - Sinh mỗ- Mẹ đi làm lúc Bi 4 tháng tuổi- Ông bà ngoại chăm sóc Bi bám chặt ông ngoại, khó tách rời - Vận động: đi như chạy, một tay vẫy sau lưng.

Ngôn ngữ giao tiếp:

- Chưa có ngôn ngữ bằng lời . -Chưa biết chỉ, chỉ diễn đạt bằng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ và tiếng thét la . …Khi có nhu cầu mượn tay người khác dẫn đi.

Hành vi không được chấp nhận:

- Cắn thật nhanh người bên cạnh bất kể là ai khi bùng nỗ và tức giận- Nằm lăn xuống đất, thét la, đập đầu xuống đất khi không được thỏa mãn yêu cầu ( có những ngày cắn 5 người trong buổi học)

Nhi Đồng I xác nhận Bi có Nét Tự Kỷ.

Ngày đầu tiên đến Tâm vận động can thiệp có ba, mẹ, ông bà ngoại cùng đi…

Bi thét la không chịu vô phòng TVĐ

2./ NI NA: 2 tuổi rưởi.

Hoàn cảnh ra đời:- Nina chào đời, ngoài dự định mong muốn của cha mẹ. - Mẹ cho biết: mẹ buồn khi biết mang thai !Do thai quá lớn không phá bỏ được! - Sinh bình thường, 15 tháng tuổi bị vàng da, đến 2 tháng tuổi hết

Vận động:

- Đi đứng vững vàng, cầm nắm bắt tốt, biết tự tổ chức chơi

Ngôn ngữ

-Bập bẹ lúc 10 tháng tuổi, sau đó không thấy nói

Giao tiếp

- Khi có nhu cầu cầm tay mẹ

- Ở nhà trẻ chơi một mình

-Không hề biết sợ một ai khi quan hệ với người lớn như ba mẹ, hàng xóm

Ăn uống :

Khó ăn khó nuôi. Bú sữa mẹ xen kẻ bú bình. Cai sữa lúc 4 tháng rưởi tuổi do mẹ bị tai nạn giao thông

Hành vi tác phong:

-Rất hung dữ, thét la khóc hơn 2 tiếng đồng hồ, khi giận dữ. Đánh mọi người bất kể ai! … cả ba mẹ và người anh..

- Quăng ném đồ đạt, khi không thỏa mãn yêu cầu, dù người đó là cha mẹ ..

Gia đình chia sẻ:

“ Bó tay không thể giáo dục được !!vì Nina quá dữ tợn và nhõng nhẽo..!”

Nina được Nhi Đồng I xác định Nét Tự kỷ - Rối loạn hành vi tác phong

Với lối truyền thống giáo dục xưa bày nay làm.

-“ Thương cho roi cho vọt!”

- Với cách “ gắn nhãn hiệu” thường hằng của biết bao gia đình cho đó là những hành vi “ương ngạnh, ngoan cố, cứng đầu không chịu vâng lời không nghe lời một ai cả !!’ …”

- Lớn tiếng la nạt, giam con vào phòng, khóa cửa lại …

- Thậm chí khi thần kinh quá căng thẳng, hay trong một vài tình huống trầm cảm vì phải đối diện thường xuyên hành vi của những trẻ em nầy có những gia đình đã dùng tay hay đồ vật có sẵn trước mặt để đánh đập, trừng phạt con một cách thô bạo ..!!!

Chúng ta cần làm gì để CAN THIỆP – ĐỂ GiẢI QUYẾT …những hành vi ngoài mong muốn của trẻ em trong những lúc các em trầm cảm, khủng hoảng, bùng nổ bạo động ?!

Để giúp những trẻ em nầy ổn định hành vi, chúng tôi đã áp dụng thể thức đề nghị của Giáo sư Nguyễn văn Thành trong “ PHÁT HUY QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ” - Khóa đào tạo Hè 2007 tại Việt Nam

( Cố Giáo sư Nguyễn Văn Thành là một nhà Tâm lý và là một Nhà Giáo dục đặc biệt Thụy Sĩ đã có quá trình làm việc trực tiếp với trẻ em Tự Kỷ gần 30 năm )

2 ĐỀ NGHỊ

I./ Tôn trọng xúc động của trẻ em

II./ Lắng nghe – Có mặt – Tạo an toàn và vui thích với trẻ em

I./ Đề nghị 1

1./ Cho phép trẻ em diễn tả xúc động, thay vì cấm đoán, La nạt ức chế , ép buộc hay thoa dịu..

2./ Hóa giải xúc động của trẻ em

Bốn Xúc động cơ bản nơi trẻ em

Loại

Sợ

Giận

Buồn

Vui thích Hứng khởi

Gốc

- Hiểm nguy, - đe dọa

Lãnh thổ bị xâm chiếm,Sở hữu, bị cướp giật

- Xa lìa,

- Mất mát,

- Không được quan tâm

Hạnh phúc, toại nguyện thỏa mãn- Bằng lòng

Hành vi Nhu cầu

Tê liệt, chạy trốn

- Đấu tranh - Tự vệ - Tấn công

- Rút lui- Đóng kín- Khóc la, bùng nổ

- Tự lập- Khám phá- Học

An toànbảo vệ

Tôn trọng quy luật, Ranh giới rõ ràng

- Có mặt- Gần gũi- Đón nhận- Nhìn nhận

- Chia sẻ- Tạo quan hệ- Đồng cảm

Quan sát ghi nhận hành vi một cách khách quan

Gọi tên xúc động của trẻ :

BUỒN – SỢ - GIẬN

Tập cho trẻ khám phá nhu cầu Con cần gì? Nói cho cô nghe

2./ HÓA GIẢI XÚC ĐỘNG

Cô làm gì để đáp ứng? Quan hệ đối tác

Môi trường sống với vô số tin tức sự kiện

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

XÚC ĐỘNG BẠO ĐỘNG

Bước thứ nhất :

Tôi Nghe, tôi Thấy …Tôi Ghi nhận sự kiện khách quan, cụ thể trước mắt mình. Khi làm như vậy, tôi tìm cách phản ảnh và kiểm chứng:

- Có phải, có đúng như vậy không?

Bước thứ hai : Kêu ra ngoài, gọi tên xúc động đang ẩn núp ở dưới sự kiện. Ví dụ : Em khóc như vậy/ em làm như vậy… có nghĩa là em đang BUỒN, GIẬN, hay là SỢ phải không? Khi tiếp xúc với trẻ em, chúng ta chỉ cần xoáy tới lui với 3 xúc động chính yếu này mà thôi.

Bước thứ ba :

Sau khi lắng nghe và ghi nhận xúc động, chúng ta tìm hiểu thêm: Em đang CẦN gì?

NHU CẦU quan trọng bậc nhất của em có phải là …?

Bước thứ tư :

Theo con/em, trong hoàn cảnh và trị trí của cô, cô có thể làm gì cụ thể, để đáp ứng nhu cầu của em ?Em cần/ yêu cầu cô LÀM những điều gì? Giúp gì?

Sau khi lắng nghe, ghi nhận, cô xin trả lời :

-Về yêu cầu thứ nhất mà em vừa trình bày, cô có thể làm được .

-Về yêu cầu thứ hai, cô không có khả năng và điều kiện để làm .

Lắng nghe : tìm hiểu trẻ

cách sâu sát

Phản ảnh những tâm tình và xúc đông của trẻ

Cho phép trẻ bộc lộ nhu cầu, tôn trọng thể thức trình bày của trẻ

Có mặt với trẻ, đừng bỏ đi nơi khác Vui đùa với trẻ, tạo điều kiện

cho trẻ an toàn và tự tin

Đề nghị 2

-Thứ nhất, người lớn hãy có mặt với trẻ em, đừng bỏ đi nơi khác .

- Thứ hai, thay vì ngăn chặn, ức chế, bằng ngôn ngữ hoặc hành vi, chúng ta chỉ bình tĩnh phản ảnh: Cô/ Mẹ thấy con bùng nổ. Con có thể nói lên cơn tức giận của con. Cô/Mẹ cho phép con diễn tả, nói ra, bộc lộ ra ngoài. Nếu tức quá, con hãy tức với cái gối này đây.

Trường hợp trẻ em đánh đập kẻ khác, chúng ta chỉ cầm tay, giữ chặt trẻ em lại nói:Em/ Con của mẹ tức quá, giận quá. Em/Con của mẹ có thể giận cái ghế, cái gối. Nhưng không bao giờ đánh em, đánh cô /đánh mẹ . Điều cốt yếu trong lúc này là chúng ta giữ nét mặt và thái độ bình tĩnh, không ức chế và trừng phạt .

- Thứ ba, sau khi trẻ đã trở về trạng thái ổn định, chúng ta tìm hiểu nhu cầu của trẻ em: Con/em cần gì, hãy nói ra cho cô/ mẹ biết. Trường hợp trẻ không nói, chúng ta có thể thuyên giải, đưa ra một lý do hay đặt câu hỏi .

- Thứ tư, để kết thúc, chúng ta đề nghị một trò chơi. Cô/trò - Hai mẹ con có thể cầm tay nhau, đi quanh một vòng … Nếu người lớn đã có thói quen tiếp xúc, trao đổi như vậy… dần dần chúng ta sẽ tìm ra những cách làm và lời nói thích hợp. Tuy nhiên, như tôi đã nhấn mạnh, điều quan trọng là và CÓ MẶT VÀ TRAO ĐỔI đổi. Nội dung không thiết yếu.

Động cơ chính là bài học trao đổi, phản ảnh, hơn là khám phá sự thật hay là nguyên nhân đích thực gây ra hành vi bùng nổ.

Tùy vào khả năng, tùy vào mức độ tiếp nhận, tùy vào thời gian tác động để giải tỏa những xúc động cho trẻ…không thể có thời gian nhất định!

Ở đây tôi chỉ đề cập về lãnh vực hành vi với 3 em tiêu biểu

Thời gian tác động can thiệp

Sau 9 tháng can thiệp. Hành vi bùng nổ lăng xăng cắn người, nằm lăn xuống đất của bé Bi giảm 80% .

- Biết giao tiếp chơi với bạn, tập trung hợp tác theo yêu cầu của cô.

-Nét mặt không còn căng thẳng bực bội

- Vào quá ăn phở với ba.

- Hiểu qui luật, an tâm, ổn định

-Biết biểu lộ xúc động tình cảm với ba mẹ và em bé

NINA: Sau 4 tháng tác động mỗi ngày ở TVĐ. Nina tự tin, vui vẻ trở thành em bé dễ mến- xinh xắn, vui tươi hạnh phúc, có thiện cảm với mọi người.-Hiểu và chấp nhận qui luật…-Hành vi hung dữ đánh người dường như không còn thấy..

Giao tiếp nhiều tiến bộ đáng kể

- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện - Chơi được với bạn

-Nói được từ một khi xem tranh ảnh

-Biết đặt câu hỏi “ cái gì đây?”

Điều cần quan tâm

Nếu xúc động của trẻ không được hóa giải, thì xúc động sẽ tràn ngập khống chế tư duy, trẻ em không còn có khả năng giao tiếp và học tập!

Lúc bấy giờ tăng động bùng nổ, rối loạn hành vi xuất phát một cách trầm trọng …

Vì bên dưới mỗi xúc động ẩn chứa một hay nhiều Nhu Cầu mà chúng ta những bật làm cha mẹ và giáo viên cần lắng nghe và khám phá…

Chúng ta hãy lắng nghe lời nhận xét của tác giả Nguyễn Văn Thành về Sean Barron một con người Tự Kỷ trong quyển sách

” Moi l’enfant Autiste”

Judy Barron - Sean Barron 1991

“There’s a boy in here”

Simon Schuster , New York 1992

Trong tác phẩm nầy là quá trình biến chuyển về cuộc sống nột tâm trải dài trong vòng 30 năm của một con người mang hội chứng Tự kỷ. Chính hai mẹ con cùng viết ra những nhận thức và cảm nghiệm của minh lúc Sean 25 tuổi

Sean sinh 1961, khi lên 2 tuổi, Sean có thêm một đứa em gái tên Meagan .

Chung quanh 4 tuổi Sean được các bác sĩ chuyên môn vào thời ấy xác định với lời phán quyết “ Đây là một tai hoạ khủng khiếp ..không có lối thoát với những điều kiện y khoa thời bấy giờ ...”

Bà mẹ khủng hoảng, trầm cảm nhưng bà vẫn tìm cách hiên ngang đứng dậy, vươn lên bước tới...

Những dược phẩm giảm khinh phần nào tình trạng tăng động của Sean, chỉ vài hôm sau Sean càng phá phách càng thét la bực bội nhiều hơn...

Từ ngày Sean biết đi hành vi càng ngày càng trở nên lăng xăng, tăng động khiêu khích và phá hoại .. Hai ông bà đã trừng phạt đánh đập Sean một cách thô bạo

Sau mỗi lần có hành vi bạo động với con, cả hai ông bà đều cảm thấy ân hận, khóc lóc tự đánh giá là không biết dạy con, họ dốc quyết sẽ không bao giờ tái phạm

Tuy nhiên, ngay lập tức sáng hôm sau vừa khi thức dậy nhảy ra khỏi giường Sean đã trở lại với những hành vi quen thuộc hàng ngày...!!

Sean bùng nổ khóc la, gây rối loạn cho mọi người ...Bạo động lại ồ ạt xuất đầu lộ diện trong lời nói và cánh tay .... Vượt ra ngoài khả năng kiểm soát và ý thức của hai ông bà

Nhìn lại sự cố ấy, Sean đã giải thích Sean cần có những qui luật bất biến để ổn định đời sống của mình

Khi có người không tôn trọng thứ tự ấy Sean không còn cảm thấy an toàn suốt cả ngày.. Tuy nhiên Sean không biết dùng cách nào để bộc lộ, trình bày nguyện vọng của mình cho mọi người trong nhà

“ Bùng nổ” là cách khẳng định mình ! Tôi cần được tôn trọng !

Với tư cách là một chứng nhân về Hội chứng Tự Kỷ Sean muốn gửi đi một sứ điệp đối với những người làm cha mẹ và tất cả những ai đang phục vụ và dạy dỗ trẻ em .

Sứ điệp của Sean đáng được chúng ta lắng nghe, tìm hiểu, coi trọng và thực hiện trong mọi quan hệ tiếp xúc và trao đổi hằng ngày

“ Ở bên dưới mỗi hành vi mà tôi đã thực hiện tôi còn có những xúc động, nhu cầu, sở thích và nguyện vọng ...không được ai lưu tâm chia sẻ thậm chí người mẹ sinh ra tôi.

Người khác đang chung sống với tôi chỉ lưu tâm và tố cáo những hành vi rối loạn bên ngoài

Ai có khả năng giúp đỡ tôi mang ra vùng ánh sáng, những xúc động, nhu cầu và lời yêu cầu ấy?!

Không tìm cách dạy cho tôi những bài học về quan hệ làm người nầy, làm sao tôi có thể trở thành người ?

Nếu tôi không được dạy và học về bài học cơ bản và đầu tiên nầy

Những bài học khác chỉ là “uổng công đan giỏ bỏ cà ...”

Nhất là khi người lớn bắt đầu cấm đoán, trừng phạt, la rầy, tố cáo, mắng chửi ... Tôi đã tự nghi kỵ về chính mình

-Phải chăng tôi là con người có giá trị?

-Phải chăng tôi được yêu thương, kính trọng trên suốt con đường học làm người?

-Phải chăng tôi có khả năng làm cho đời tôi có ý nghĩa, an bình, tự do và hạnh phúc ?

Bao lâu 3 câu hỏi ấy chưa được cha mẹ thầy cô trả lời cho tôi một cách thoả đáng suốt dọc cuộc đời làm người, tôi vẫn còn là đứa bé bơ vơ, phiêu bạt, lang thang... Cơ hồ một chiếc thuyền không có bến đậu giữa bão táp và phong ba !

Điều khác cần nhấn mạnh

Để có thể thực hiện một cách dễ dàng những đề nghị nêu trên chính người giáo viên hay là cha mẹ làm việc trực tiếp với những em có hành vi phải biết chuyển hóa xúc động của mình trước

Nếu xúc động của chúng ta chưa được chuyển hóa thì chính chúng ta sẽ dễ mất bình tĩnh và an lạc, và chính xúc động của chúng ta sẽ trở thành

“ BẠO ĐỘNG” trong ngôn ngữ và hành vi với trẻ em !!

Mặt khác, nếu chúng ta không biết diễn tả và chuyển hóa xúc động của chính mình .. Thì đừng mong có thể giúp trẻ em diễn tả và chuyển hóa xúc động…

BiẾT MÌNH MỚI CÓ THỂ GIÚP ĐƯỢC KẺ KHÁC

Tài liệu nguồn

Nguyễn Văn Thành

PHÁT HUY QUAN HỆ XÃ HỘI

Trong vấn đề giáo dục Trẻ em Tự Kỷ

Khóa đào tạo năm III

Mùa Hè 2007