Working as a Team Vietnamese

Preview:

Citation preview

1

2

Chào mừng tất cả các anh, chị và các bạn đến tham dự hội thảo !

3

Có phải là một lời đề nghị khiếm nhã?

Mobile phone : OFF or VIBRATION

Tích cực thảo luận xây dựng (constructive discussion), nhưng không đi quá xa trọng tâm chủ đề

Phát biểu đủ lớn để mọi người cùng nghe

Khi có người phát biểu, những người khác cần im lặng, lắng nghe

Rất cảm ơn!

4

Mục tiêu của hội thảo

Anh, chị đặt ra mục tiêu gì cho mình khi tham dự buổi hội thảo này?

Anh, chị đã từng tham dự một buổi hội thảo nào khác, với chủ đề tương tự?

5

Thử xem có gì MỚI?

6

Thử xem có gì HAY?

7

Your objectives?

Không có mục tiêu gì cả, vì… bị “mời” đi dự, nên phải đi.?

8

Mục tiêu của hội thảo

Nếu bạn kỳ vọng được nghe điều gì đó thật mới mẻ, thật hấp dẫn từ tôi trong cuộc hội thảo này, tôi e rằng bạn sẽ THẤT VỌNG …

Tôi tin chắc là những điều tôi trình bày hôm nay, các bạn đều đã biết, hoặc đã được nghe qua ở đâu đó, lúc nào đó, hoặc đã rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày..

9

Không nhằm đem lại điều gì thật mới mẻ - not something very new

Không nhằm đem lại điều gì thật hay ho – not something very interesting

Chỉ là một mục tiêu rất khiêm tốn, nhưng lại là một mong muốn tha thiết. Đó là…- It’s just a simple desire. It is…

Mục tiêu của hội thảo

10

Mục tiêu của hội thảo

Giúp chúng ta sắp xếp lại một cách có hệ thống tất cả những kiến thức, kinh nghiệm về teamwork mà chính mỗi người trong chúng ta đã từng có, từng trải qua trong quá trình sống, giao tiếp, học tập.Tìm kiếm một ngôn ngữ chung (common language) về teamwork, nhằm giúp chúng ta:

Cùng hiểu rõ và cùng thống nhất với nhau các yếu tố thành công của một nhóm (team success factors)

Cùng xây dựng, củng cố và phát triển tinh thần làm việc theo nhóm (team spirit) , một văn hóa làm việc theo nhóm (team culture) trong tòan nhà máy

Cùng áp dụng các yếu tố thành công của nhóm để nâng cao hiệu suất (efficiency) và hiệu quả (effectiveness) làm việc của nhóm

11

Hiệu suất và hiệu quả

Hãy thống nhất cách hiểu về 2 từ này?

12

Hiệu suất và hiệu quả

Hiệu suất: khi nói đến efficiency, là đề cập đến tốc độ, năng suất làm việc, khối lượng công việc thực hiện được trong một đơn vị thời gian

Hiệu quả: Khi nói đến effectiveness, tôi muốn nói mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra

“Bạn có thể làm việc với hiệu suất rất cao, nhưng lại không đạt hiệu quả mong muốn”.

You can work very efficiently but not effectively

13

Định nghĩa nhóm Các giai đọan phát triển của một nhóm Các yếu tố thành công của một nhóm Các lọai nhóm Cách thức tổ chức các cuộc họp nhóm Giải quyết mâu thuẫn nhóm

Những nội dung chính sẽ trình bày

14

Nhóm là gì?

Định nghĩa 1: Nhóm là tập hợp

một số người cùng làm việc với nhau để cùng đạt một hay nhiều mục tiêu chung

15

Nhóm là gì?

Định nghĩa 2: Nhóm là tập hợp một số người với các

kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm riêng, nhưng phù hợp để có thể hỗ trợ lẫn nhau, cùng làm việc vì mục đích và mục tiêu chung, với phương pháp chung, mà vì đó, mỗi thành viên đảm nhận một trách nhiệm riêng, nhưng có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, để cùng đạt được mục đích và mục tiêu chung đó.

16

Các giai đoạn phát triển nhóm?

Your team

17

Getting started – Forming - Bắt đầu

Đặc điểm của nhóm ở giai đọan bắt đầu?

18

Getting started – Forming - Bắt đầu

Các thành viên mới biết nhau Chưa biết rõ kiến thức, kỹ năng,

kinh ngiệm và tính cách của nhau Thăm dò, dè dặt, đề phòng Né tránh trao đổi, thảo luận, Chưa có cơ sở gì để tin tưởng nhau Mơ hồ về mục tiêu chung Tham gia hời hợt, thiếu tự tin Không muốn cam kết, không hứa

hẹn Chưa xây dựng được quy trình làm

việc

19

Going in circles – Storming –Giông bão

Đặc điểm của nhóm ở giai đọan giông bão (Getting in circles– Storming)

20

Going in circles – Storming –Giông bão

Không còn dè dặt, thăm dò, phòng thủ mà bắt đầu “tấn công”

Tranh luận gay gắt về mục tiêu, phương pháp, quan điểm…

Mới bắt đầu hình thành các quá trình, chưa hợp lý, không khoa học, chệch choạc, lêch lạc...

Trao đổi thông tin kém, gây hiểu lầm, bất hoà…

Cam kết kém, thiếu lòng tin, mâu thuẫn nội bộ

Đi lệch mục tiêu, đôi khi thụt lùi

21

Getting on course– Norming- Định hình

Đặc điểm của nhóm ở giai đọan định hình (Getting on course– Norming) ?

22

Getting on course– Norming- Định hình

Mục tiêu chung đã đựợc xác định, tuy chưa hoàn toàn thống nhất

Các quá trình đã được hiệu chỉnh dần, tuy chưa hoàn chỉnh

Phân công công việc đã bắt đầu rõ ràng

Trao đổi thông tin đã dần dần có hiệu quả

Các thành viên bắt đầu tôn trọng cam kết

Bắt đầu có sự tin tưởng lẫn nhau

23

Full speed ahead–Performing- Tiến tới

Đặc điểm của nhóm ở giai đọan tiến tới (performing – full speed ahead) ?

24

Full speed ahead–Performing- Tiến tới

Mục tiêu chung rõ ràng, hướng đi rõ ràng

Các quá trình đều đã được hoàn thịên

Trao đổi thông tin hiệu quả (họp nhóm, thông báo nội bộ, chia sẻ kế hoạch làm việc…)

Phân công rõ ràng, phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sở thích…

Các thành viên gắn bó, tôn trọng cam kết

Lòng tin được củng cố Tất cả làm việc với hiệu suất

và hiệu quả cao.

25

Các yếu tố thành công của nhómTeam’s success factors Theo các anh, chị ,

những yếu tố nào tạo nên sự thành công của một nhóm?

26

Các yếu tố thành công của nhóm

Mục đích, mục tiêu – Purpose, objective Quá trình – Process Trao đổi thông tin – Communication Sự tham gia – Involvement Cam kết – Commitment Lòng tin - Trust

27

Mục tiêu:Mục tiêu là gì?

28

Mục tiêu Cách thiết lập

mục tiêu. Theo bạn, mục

tiêu nhóm được thiết lập như thế nào?

29

Mục tiêu Cách thiết lập mục tiêu:

Sứ mệnh (mission) Mục tiêu của công ty (corporate strategic goals) Mục tiêu của bộ phận (division tactical goals) Mục tiêu của nhóm (team’s operational goals) Mục tiêu cá nhân (individual operational goals) Sự gắn kết và phù hợp của mục tiêu- Alignment

30

Cách thiết lập mục tiêu

Khôn ngoan

-Specific – rõ ràng, cụ thể-Measurable – đo lường được-Achievable – có thể đạt được, khả thi-Realistic – thiết thực, không viễn vông-Timebound – Có thời hạn rõ ràng

31

32

Mục tiêu SMART của bạn

33

Đạt hiệu quả cao nhất?

34

Đạt được tăng trưởng doanh số 20%

35

Tổ chức huấn luyện cho nhân viên vào cuối năm

36

Đạt sản lượng 4 triệu lít kem/năm

37

Đến cuối năm 2005 sẽ giảm tỉ lệ waste còn 1.5%

38

Tăng giá 10% vào cuối năm nay.

39

Đến đầu tháng 10/05 sẽ trang bị cho tất cả nhân viên công ty ABC mỗi người một bộ quần áo chống cháy và sẽ tiến hành thực tập phòng cháy, chữa cháy mỗi ngày 15 phút, liên tục trong các tháng 10, 11, 12/ 2005.

40

Đạt sản lượng yoghurt 50,000 lít/tuần vào cuối năm 2006

41

Mục tiêu -

Những sai lầm thường mắc phải khi xây dựng mục tiêu ?

42

Mục tiêu -

Những sai lầm thường mắc phải khi xây dựng mục tiêu:

-Không cụ thể, không đặc trưng-Quá nhiều tham vọng, không khả thi-Không thiết thực (unrealistic)-Không đánh giá được-Không có thời hạn (deadline)

43

-Không gắn kết với mục tiêu chung của cấp cao hơn (not in alignment with …)

-Mục tiêu quá ngắn hạn, hoặc quá dài hơi, không phù hợp với tiềm lực và năng lực thực hiện

-Mục tiêu thừơng đi vào giải quyết triệu chứng (symptom)hơn là chữa dứt căn bệnh (disease) (đối với problem solving)

44

Các yếu tố thành công của nhóm

2- Quá trình:

Quá trình là gì?

45

Quá trình là cách thức (way) để nhóm thực hiện công việc. Process is the way the team gets thing done

Các quá trình tốt sẽ giúp nhóm:-Đạt được các mục tiêu trung gian (meet goals)-Ra quyết định đúng và kịp thời (make decision)-Hoạch định, tổ chức công việc (plan & organize)

-Giải quyết các vấn đề (solve problems)-Lập các nguyên tắc, qui tắc chung (set ground rules)

46

Quá trình -

Quá trình được thể hiện như thế nào?

47

Quá trình - Quá trình thường được thể hiện qua:

-Qui trình phối hợp làm việc (procedures)

-Mô tả công việc (Job description/profile)

-Hứơng dẫn công việc (work instructions)

-Kế hoạch làm việc (plans)

-Báo cáo (reports)

-Qui tắc, nguyên tắc, nội quy (regulations, rules, principles…)

-Biểu mẫu hồ sơ (forms, records…)

48

Quá trình Các sai lầm thường mắc phải khi xây

dựng quá trình?

49

Quá trình -

Không nhìn hết được quá trình, chỉ nhìn từng đoạn ngắn.

Xem nhẹ hoặc bỏ qua việc xây dựng quy trình bằng văn bản; cho rằng giấy tờ, chữ nghĩa chỉ làm mất thời gian

Xem nhẹ hoặc bỏ qua các bảng phân công, mô tả công việc, hướng dẫn công việc bằng văn bản

50

Quá trình -

Xem nhẹ hoặc bỏ qua việc lập kế hoạch đối với các công việc tưởng như đơn giản.

Xem nhẹ hoặc bỏ qua việc xây dựng và thống nhất các nguyên tắc, quy tắc làm việc (luật chơi – rules of the games)

Xem nhẹ hoặc bỏ qua các báo cáo, hồ sơ lưu trữ

51

Quá trình

Không đặt trọng tâm vào phục vụ khách hàng (internal & external) – customer orientation, customer focus.

Cần nhớ: Mọi quá trình đều phải hướng vào khách hàng (nội bộ - internal, bên ngoài - external)

52

Mục tiêu và quá trình

Objectives: Result orientation Process: Proccess approach

MBO: Manage By Objectives (Quản Trị Theo Mục Tiêu)

MBP: Manage By Process (Quản Trị Theo Quá Trình)

53

Các yếu tố thành công của nhóm

Khi trao đổi thông tin hiệu quả sẽ giúp:-Đẩy nhanh tiến độ của các quá trình-Khuyến khích hợp tác-Liên tục cải tiến (continual improvement-Ngăn ngừa và giải quyết các bất đồng

54

Trao đổi thông tin-

Trao đổi thông tin như thế nào?

55

Trao đổi thông tin - Các cách thức trao đổi thông tin hiệu quả

-Chia sẻ kế hoạch làm việc, tiến độ thực hiện-Chia sẻ các báo cáo, đề nghị, -Chia sẻ các khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ-Vẽ biểu đồ tiến độ thực hiện chung của nhóm-Tool-box meeting (họp trao đổi ngắn hàng ngày)-Họp thường lệ (hàng tuần, tháng, quý..)-Họp giải quyết khó khăn bất thường hoặc thông báo

56

Trao đổi thông tin -

Cách thức trao đổi thông tin hiệu quả-Sử dụng đúng cách và đúng lúc các phương tiện kỹ thuật (fax, mail, điện thoại, chat…) hoặc đối thoại trực tiếp.-Sử dụng notice board (bảng thông báo) và news letter (thư thông báo), cơ sở dữ liệu (data base)…-Hạn chế tối đa các điểm trung gian trong trao đổi thông tin -Lập các đầu mối tiếp nhận và phân phối thông tin

57

Trao đổi thông tin-

Sai lầm trong trao đổi thông tin?

58

Trao đổi thông tin -

Sai lầm trong trao đổi thông tin:-Lạm dụng kỹ thuật thông tin-Sử dụng không đúng cách, không đúng lúc-Họp hành kéo dài, thiếu chuẩn bị và lệch trọng tâm-Thụ động chờ đợi phản hồi thay vì chủ động tìm kiếm, thúc giục-Sử dụng quá nhiều điểm trung gian, đầu mối tiếp nhận thông tin-Xem nhẹ các phương tiện đơn giản, truyền thống như notice board, biểu đồ tiến độ…

59

Sai lầm trong trao đổi thông tin

I know you believe you understand what you think I said, but I am not sure you realize that what you heard is not what I meant.

Tôi biết, bạn tin là bạn hiểu những gì mà bạn cho là tôi nói, nhưng tôi không chắc liệu bạn có nhận ra rằng những gì bạn nghe lại không phải là những gì ý tôi muốn nói

60

Hẹn gặpnhau ở trước nhà?

ОK

61

? ?

62

Anh có muốnuống gì không?

FilterFilter

1

2

3

4

5

6

Potential for Communication Errors

63

Kết quả của trao đổi thông tin kém.

64

Các yếu tố thành công của nhóm

Sự tham giaBạn hiểu thế nào là sự tham gia?

65

Sự tham gia -

Sự tham gia không chỉ là sự đóng góp công sức, chia sẻ trách nhiệm, nhằm đảm bảo công bằng, mà quan trọng hơn, nó là sự phối hợp nhịp nhàng vai trò của các thành viên trong nhóm, nhằm tạo nên lực đẩy tổng hợp, đưa nhóm tiến dần đến mục tiêu chung cần đạt được trong quỹ thời gian và nguồn lực cho phép (ví dụ như các tay chèo trong đua thuyền)

66

Sự tham gia: Phải được thể hiện bằng sự phân công, chỉ

định và hướng dẫn rõ ràng, không trùng lắp, không mâu thuẫn, rời rạc

Sự tham gia phải nhằm mục tiêu là hướng về khách hàng (customer oriented / focus)

Sự tham gia phải đảm bảo cả hiệu suất lẫn hiệu quả (efficiency and effectiveness)

67

Sự tham gia-Không phải mọi thành viên đều phải tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của nhóm-Mỗi thành viên sẽ phải tham gia vào hoạt động được phân công phù hợp với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình-Mỗi thành viên là một mắc xích quan trọng trong chuỗi hoạt động của nhóm. Mắc xích ấy cần phải chắc chắn, đảm bảo không bị đứt đoạn, nó phải hoạt động đúng chức năng, đúng lúc và hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng với các mắc xích khác.

68

Sự tham gia - Sai lầm trong tham gia:

-Không phân định ranh giới rõ ràng-Quá tham việc, nhận lãnh cả những việc vượt quá khả năng hoặc quỹ thời gian-Đùn đẩy, né tránh trách nhiệm-Lạm quyền-Liên tục thay đổi phương thức tham gia, phương pháp làm việc, gây khó khăn cho các thành viên khác-Xem nhẹ khách hàng nội bộ (internal customer) -Nặng về hiệu suất mà xem nhẹ hiệu quả-Không biết quản lý và sử dụng quỹ thời gian-Thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ…

69

Sai lầm trong tham gia:

Sự phân công không thể hiện bằng văn bản

70

Tất cả mọi người Bất kỳ người nào Có người nào đó

71

Các yếu tố thành công của nhóm

Cam kếtThế nào là cam

kết?

72

Cam kết - Cam kết trong nhóm là sự bảo

đảm, là lời hứa chắc chắn của mỗi thành viên trong nhóm khi nhận lãnh một trách nhiệm hoặc khi thực hiện một công việc, một nhiệm vụ nào đó theo sự phân công của nhóm để đạt được hiệu suất và hiệu quả chung của nhóm, vì mục tiêu chung.

73

Cam kết - Cam kết hay đoàn kết?

74

Cam kết và đoàn kết Trong khái niệm làm việc theo

nhóm, đoàn kết như chiếc áo khoác mỹ miều nhưng được làm bằng chất liệu kém, dễ bạc màu, dễ rách; trái lại, cam kết như một thứ áo giáp thô, đôi khi mặc vào rất khó chịu, nhưng lại rất chắc chắn, bảo vệ được sự tồn tại và phát triển bền vững của nhóm

75

Cam kết và đoàn kết

Sự đoàn kết có thể được dùng để bổ sung cho sự cam kết, nhưng không thể thay thế nó; cũng như chiếc áo khoác đẹp chỉ có thể dùng để bổ sung, làm đẹp cho chiếc áo giáp, chứ không thể thay thế nó để bảo vệ cơ thể nhóm.

76

Cam kết - Sự cam kết chắc chắn sẽ:

-Tạo niềm tin cho nhóm (trust)-Tạo sự gắn kết (connection) cho nhóm (như các mắc xích)-Góp phần tạo nên sự đoàn kết, thống nhất trong nhóm (sense of identity)-Tạo nên ý thức làm chủ (sense of ownership)-Tạo nên sự liên kết bền vững của nhóm (như carbon – kim cương)

77

Cam kết - Các sai lầm

thường gặp trong cam kết?

78

Cam kết - Các sai lầm thường gặp trong cam kết:

-Cam kết quá khả năng thực hiện-Không dám cam kết-Không dám cam kết cụ thể, chỉ hứa chung chung-Cam kết bằng miệng, không thể hiện bằng văn bản, biên bản, kế hoạch hành động (action plan)-Cam kết nhưng không thực hiện, luôn tìm lý do để biện minh-Nhìn vào người khác để cam kết-Cam kết mà không cần biết đến các điều kiện thực hiện

79

Các yếu tố thành công của nhóm

Lòng tin, sự tin cậyCơ sở của lòng tin?

80

Lòng tin

Lòng tin được sinh ra từ cả 5 yếu tố trên, đặc biệt là từ yếu tố thứ 5 - sự tôn trọng và thực hiện các cam kết.

Lòng tin giúp cho nhóm:-Dám chấp nhận rủi ro-Dám thử nghiệm các ý tưởng

mới-Khuyến khích sự sáng tạo của

các thành viên-Củng cố sự cam kết và tham gia -Tăng cường sự đoàn kết, thống

nhất và hợp tác

81

Các yếu tố tạo nên sự thành công của nhóm

1-Mục đích, mục tiêu– Purpose 2-Quá trình – Process 3-Trao đổi thông tin -

Communication 4-Sự tham gia – Involvement 5-Sự cam kết – Commitment 6-Lòng tin – Trust

82

TEAM KEY SUCCESS FACTORS

83

Nhóm liên chức năng

Marketing – Production – Sale HR-Finance-Sale Production-Maintenance-

Purchasing…

84

Nhóm liên chức năng

Tại sao cần có nhóm liên chức năng? Giúp giải quyết công việc nhanh hơn Giúp giải quyết các công việc phức tạp,

liên quan đến nhiều bộ phận Hỗ trợ thực hiện các quá trình mà mục

tiêu cuối cùng là thỏa mãn khách hàng Không có nhóm liên chức năng, sẽ

không có sự gắn kết các mục tiêu để đạt mục tiêu chung toàn công ty

85

Cross-functional team and

86

Cross-functional team and

87

Theo bạn đó là yếu tố nào? Vì sao?

Yếu tố thứ 7

88

Yếu tố thứ 7

Lãnh đạo nhóm

89

Lãnh đạo nhóm-

Không phải nhóm nào cũng có người cầm đầu, người lãnh đạo

Các nhóm liên chức năng thường không có trưởng nhóm, vì vậy vai trò lãnh đạo nhóm rất thấp, thay vào đó là vai trò điều phối (co-ordinator)

90

Lãnh đạo nhóm

Trong các nhóm nhỏ, nhất là các nhóm liên chức năng, thường các thành viên làm việc độc lập, không phụ thuộc vào sự tổ chức, chỉ đạo của trưởng nhóm, lúc đó vai trò lãnh đạo nhóm rất hạn chế.

91

Vai trò lãnh đạo nhóm?

92

Lãnh đạo nhóm –

Vai trò lãnh đạo nhóm: Nhắc nhở mục tiêu chung Nhắc nhở nhóm vận dụng các yếu tố thành

công của nhóm (key success factors) Lập kế hoạch / báo cáo chung cho nhóm Tổ chức, điều hành các cuộc họp nhóm Làm đầu mối giải quyết mâu thuẫn Hỗ trợ, kèm cặp, huấn luyện, động viên, giám

sát Chấn chỉnh các lệch lạc của quá trình Tạo sự gắn kết trong nhóm bằng kỹ năng trình

bày, thuyết phục hơn là ra lệnh, thưởng - phạt

93

Lãnh đạo nhóm –

Cần nhớ: Quản lý là khoa

học Lãnh đạo là nghệ

thuật

94

95

Kế hoạch hành động của nhóm

Team success factors - Các yếu tố thành công What happened - Hiện trạng như thế nào? What can we do? – Có thể làm gì để cải tiến? Follow up - Tiếp tục theo dõi như thế nào?

96

Tổ chức họp nhóm

Tổ chức họp nhóm như thế nào?

97

98

Tổ chức họp nhóm

Công tác chuẩn bị: Xác định mục đích cuộc họp Lựa chọn thành phần tham dự (chính

thức, dự bị) Chọn thời gian, địa điểm Thông báo mời họp, kèm theo nội dung

chương trình (agenda) và thời gian dự kiến cho từng nội dung

Lập danh mục và chuẩn bị phòng họp, bàn ghế, dụng cụ , tài liệu phục vụ họp…

99

Trong cuộc họp: Nhắc lại mục đích cuộc họp Giới thiệu thành phần tham dự

(nếu chưa biết hết nhau) Chỉ định người ghi lại biên bản Giới thiệu sơ lược các nội dung sẽ

thảo luận kèm theo thời gian dự kiến

Bám sát nội dung chương trình, khuyến khích các thành viên phát biểu

Kiểm soát thời gian phát biểu và thảo luận

100

Không lặp lại các ý kiến đã được phát biểu, trừ khi cần nhấn mạnh, tóm tắt lại

Đi từng nội dung một, nói thẳng vào vấn đề, Sau mỗi nội dung, nên dành 2- 3 phút để tóm

tắt, gút lại vấn đề Cuối cuộc họp, nên có tóm tắt tích cực về kết

quả thảo luận. Tóm tắt lại các quyết định chính, chương trình

hành động… Hoàn chỉnh biên bản và gửi lại cho các thành

viên tham gia.

101

Không có mục đích rõ ràng thì không nên họp(No purpose, no meeting)

Công tác chuẩn bị nên chu đáo (phòng họp, trang bị, dụng cụ, tài liệu, trà nước…)

Tránh sa đà vào tranh cãi lan man, thiếu trọng tâm

Tránh bắt bẻ câu, chữ, ngắt lời, chen ngang Tránh thảo luận theo kiểu nhảy cóc từ nội dung

này sang nội dung khác… Tránh sử dụng các thuật ngữ khó hiểu hoặc dễ

gây hiểu lầm Vận dụng kỹ năng trình bày (presentation) và

lắng nghe (listening skill) trong cuộc họp

102

Giải quyết mâu thuẫn nhóm

Giải quyết mâu thuẫn nhóm như thế nào? –

103

Giải quyết mâu thuẫn nhóm

Tổ chức và gợi ý thảo luận cởi mở giữa các bên

Khuyến khích các bên trình bày vấn đề, chỉ nêu hiện tượng, sự kiện (facts), không phê phán, bình luận

Khuyến khích các bên tìm ra và nêu lên những điểm tốt của nhau

Tóm tắt vấn đề

104

Giải quyết mâu thuẫn nhóm

Cùng thảo luận để tìm điểm chung, các giải pháp chung mà hai bên cùng có thể chấp nhận

Cùng thảo luận để đánh giá các giải pháp Cùng lựa chọn giải pháp tốt nhất Lên chương trình hành động Tiếp tục theo dõi

105

Bí quyết giải quyết mâu thuẫn nhóm:

KHÔNG MANG THEO VŨ KHÍ!

106

Tóm tắt - Tóm tắt nội dung trình bày và thảo

luận trong hội thảo

107

Tóm tắt nội dung trình bày

Định nghĩa nhóm Các giai đọan phát triển của một nhóm Các yếu tố thành công của một nhóm Các lọai nhóm Cách thức tổ chức các cuộc họp nhóm Giải quyết mâu thuẫn nhóm

108

Nhắc lại mục tiêu

Hệ thống hóa các kiến thức, kinh nghiệm về teamwork

tìm kiếm một ngôn ngữ chung (common language) về teamwork cho nhà máy, nhằm giúp chúng ta:

Cùng hiểu rõ và cùng thống nhất với nhau các yếu tố thành công của một nhóm (team success factors)

Cùng xây dựng, củng cố và phát triển tinh thần làm việc theo nhóm (team spirit) trong tòan công ty

Cùng áp dụng các yếu tố thành công của nhóm để nâng cao hiệu suất (efficiency) và hiệu quả (effectiveness) làm việc của nhóm

109

Chúng ta đã sẵn sàng cho tinh thần làm việc theo nhóm chưa?Xin đừng quên CROSS FUNCTIONAL TEAMXin đừng quên mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn khách hàng (customer satisfaction)

110