MSCT 640 CHỤP CẮT LỚP ĐỘNG MẠCH VÀNH tại MEDIC HOÀ HẢO VIỆT NAM

Preview:

DESCRIPTION

Kỹ thuật và độ giảm liều xạ của MSCT 640

Citation preview

Bs Dương Phi Sơn Ts Nguyễn Tuấn Vũ Bs Phan Thanh Hải

Khoa Tim Mạch, TTYK Medic

I- MỞ ĐẦU

II- TỔNG QUAN

III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

V- BÀN LUẬN

VI- KẾT LUẬN

VII- TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bệnh tim mạch hiện rất phổ biến và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước phát triển, trong đó bệnh mạch vành chiếm gần phân nửa[1].

Bệnh động mạch vành nếu được phát hiện sớm sẽ làm giảm tỉ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống, thông qua việc ổn định mảng xơ vữa và kiểm soát tích cực các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành[1].

Những năm gần đây, ngày càng có thêm nhiều phương tiện chẩn đoán hiện đại ra đời, giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh mạch vành.

Trong số các phương tiện kể trên, chụp cắt lớp vi tính động mạch vành là một phương pháp chẩn đoán nhanh, không xâm lấn với mức độ chính xác cao và giá thành lại vừa phải[2][3].

Tuy nhiên, các máy chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc đa lát cắt thế hệ cũ (MDCT-4, MDCT-16…) vẫn còn những hạn chế nhất định ( như liều tia xạ, chất lượng hình ảnh, lượng thuốc cản quang dùng, bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim…), khiến cho bệnh nhân, cũng như Bác sĩ lâm sàng e ngại và hạn chế chỉ định.

Máy Toshiba Aquilion One khắc phục được những giới hạn trên do cải thiện rất nhiều về mặt kỹ thuật[3][4].

Đánh giá ưu điểm của chụp cắt lớp vi tính động mạch vành bằng máy Toshiba Aquilion One (640 MSCT).

Nhận xét mối tương quan giữa liều tia xạ và chỉ số khối cơ thể (BMI), cũng như các trường hợp rối loạn nhịp tim hay nhịp tim nhanh.

Đối tượng nghiên cứu: 500 bệnh nhân nghi ngờ có bệnh động mạch vành, được chẩn đoán xác định bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính 640 lát có bơm thuốc cản quang tại Trung Tâm Y Khoa Medic TP HCM.

Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả.

Phương tiện nghiên cứu:- Máy CT Toshiba Aquilion One (640 MSCT).- Phần mềm Vitrea giúp đọc kết quả- Thuốc cản quang Ultravist - Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0

Giải thích tác dụng phụ của thuốc cản quang. Khám và hỏi kỹ bệnh sử: tiền căn dị ứng, bệnh

tuyến giáp, bệnh lý ở thận, hen phế quản… Nhịp tim tốt nhất để chụp <70 lần/phút, nếu

nhịp tim nhanh có thể sử dụng thuốc để làm chậm nhịp tim (Chẹn Beta, Diltiazem…)

Huyết áp thích hợp < 140/90 mmHg Tập bệnh nhân nín thở trước khi chụp.

Chụp bằng máy Toshiba Aquilion One, bề dày mỗi lát cắt 0,5mm, tái tạo hình 0,5mm.

Liều tia (DLP x K-factor =DLP x 0.014) Bơm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch

tay phải. Liều thuốc cản quang dùng ≤ 1ml/kg (Nồng độ

Iodine thấp 300mg). Tốc độ bơm tùy thuộc vào từng bệnh nhân và

từng bệnh lý.

Đánh giá chất lượng hình ảnh theo thang điểm ( A four-point grading scale) [9][10]:

Điểm 1: Tuyệt vời, hình ảnh mạch máu liên tục không bị artifact và mật độ mô xung quanh mờ.

Điểm 2: Hình ảnh tốt, thành mạch hơi bị nhòe, có thể artifact nhẹ do cử động nhưng mạch máu vẫn còn liên tục.

Điểm 3: Chưa đạt, thành mạch hơi bị nhòe, đoạn artifact < 5mm, mạch máu bị gãy (hình bậc thang) <25% đường kính mạch máu.

Điểm 4: Hình ảnh tệ, khó phân biệt giữa mạch máu và các mô xung quanh, đoạn bị artifact dài >5mm, mạch máu bị gãy >25% đường kính.

1- Đặc điểm chung:

BMI Tần suất (n=500)

Gầy (BMI <18.5) 12 ( 2.4%)

Bình thường ( 18.5-25) 362 ( 72.4%)

Béo (BMI >25) 126 ( 25.2%)

Đặc điểm Tần suất (n=500)

Tuổi 59.82 ± 10.82

Nam: Nữ 248 ( 49.6%) : 252 (50.4%) (Bảng 1.1)

(Bảng 1.2)

2- Thông số kỹ thuật:

RLNT hay nhịp nhanh Tần suất (n=500)

Có 70 (14%)

Không 430 (86%)

Đặc điểm Min Max Trung bình

Liều tia (mSv) 0.50 4.50 2.21 ± 1.03

Thuốc CQ (ml/kg) 0.80 1.00 0.95 ± 0.05

(Bảng 1.3)

(Bảng 2.1)

Liều tia và liều thuốc cản quang thấp

Chất lượng hình ảnh Tần suất (n=500)

Điểm 1 166 (33.20%)

Điểm 2 284 (56.80%)

Điểm 3 36 ( 7.20%)

Điểm 4 14 ( 2.80%) (Bảng 2.2)

Điểm 1 và 2 chiếm tỷ lệ cao (90%)

3- Thông số giữa BMI-mSv:

Liều tia/ Béo cao hơn người bình thường và gầy4- Thông số giữa RLNT hay nhịp nhanh -mSv:

BMI mSv trung bình

Gầy 1.15 ± 0.85

Bình thường 1.95 ± 0.89

Béo 3.04 ± 0.92

RLNT-NN mSv trung bình

Có 3.69 ± 0.61

Không 1.97 ± 088

(Bảng 3)

Bệnh nhân có RLNT-NN liều tia cao hơn bệnh nhân không có

(Bảng 4)

5- Thông số bệnh nhi:

Đặc điểm chung Tần suất, mSv và thuốc CQ

Nam : Nữ 9 (56.2%) : 7 (43.8%)

Thuốc CQ (ml/kg) 1.15 ± 0.05

mSv trung bình 1.25 ± 0.05 (Bảng 5)

Liều tia và liều thuốc cản quang rất thấp

1- CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH :

Từ (bảng 2.2) cho thấy điểm 1 và 2 chiếm tỷ lệ cao 90% -Chất lượng hình ảnh tốt:

Chụp toàn bộ thể tích quả tim chỉ trong 1 chu chuyển tim nên giảm rất nhiều hiện tượng xảo ảnh

( stair-step artifacts).

Phụ thuộc cách canh thuốc cản quang lúc chụp.

- Sử dụng thuốc cản quang có nồng độ iodine thấp (300mg).

- Máy chụp nhanh và lấy toàn bộ thể tích quả tim chỉ trong 1 chu chuyển, nên không cần dùng nhiều thuốc cản quang để duy trì qua nhiều chu chuyển tim như máy thế hệ cũ.

Liều thuốc cản quang sử dụng thấp < 1ml/kg.

- Liều tia cho phép/năm: 3-4mSv.

- Lấy hình nhanh chỉ tại một thời điểm trong 1 chu chuyển tim-Nên liều tia xạ thấp (trung bình 2.21±1.03 mSv).- Người có chỉ số BMI cao Liều tia cao hơn người có BMI bình thường. (bảng 3)

- Những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu, rung nhĩ…) hay nhịp tim nhanh vẫn có thể chụp được và chất lượng hình ảnh từ khá trở lên nhờ vào chương trình dựng hình bỏ rối loạn nhịp tim.

- Tuy nhiên liều tia sẽ cao hơn (3.69±061 mSv) người có nhịp tim bình thường, nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép. (bảng 4)

Từ bảng 5 cho thấy: Liều tia (1.25 ± 0.05 mSv) và liều thuốc cản quang sử dụng (1.15 ± 0.05 ml/kg) rất thấp Ưu thế để sử dụng và chụp cho bệnh nhân nhi.

- Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, cân nặng 55 kg, đau ngực trái và có tiền căn cao huyết áp nhẹ.

- Lượng thuốc cản quang Ultravist 55ml.

- Liều tia /CTA: 0.9mSv (Nhịp tim 60 l/p nên chỉ chọn và phát tia cực đại tại pha tâm trương 70-80%)

Động mạch vành xuống trước trái

Động mạch vành mũ

Động mạch vành phải

- Bệnh nhân nam, 60 tuổi, cân nặng 65 kg, tiền căn tăng huyết áp và có cơn đau thắt ngực không ổn định.

- Thuốc cản quang: 60ml .

- Liều tia /CTA: 1.2mSv.

Hẹp 80% LAD II

LCX bình thường

Vôi hóa kèm xơ vữa RCA

Bệnh nhân nam, 83 tuổiTiền căn: Tăng huyết áp, ĐTĐ2SA tim và ECG: Rung nhĩ, TMCTThuốc cản quang dùng: 70mlLiều tia xa/CTA: 2.1 mSv

Vôi hóa kèm xơ vữa nhẹ LAD

Vôi hóa kèm xơ vữa nhẹ LCX

Động mạch vành phải

- Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, đau ngực trái không điển hình kèm khó thở, được chỉ định chụp MSCT ngực cấp cứu.

- Liều thuốc cản quang: 65ml

- Liều tia/CTA: 4mSv

Không thấy dấu hiệu thuyên tắc phổi

Không thấy tổn thương nhu mô phổi và màng phổi

- Bệnh nhi nữ, 6 tuổi, cân nặng 18kg, được chẩn đoán hẹp eo động mạch chủ trên siêu âm tim, được đề nghị chụp MSCT-640.

- Thuốc cản quang dùng 18ml

- Liều tia xạ: 1mSv

Chất lượng hình ảnh cải thiện rất nhiều (tăng mức độ chẩn đoán chính xác).

Liều tia xạ và liều thuốc cản quang cực thấp (rất có lợi cho bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhi).

Rối loạn nhịp tim hay nhịp nhanh vẫn chụp được (ưu điểm hơn so với máy thế hệ cũ).

Chụp và tìm nguyên nhân trong các trường hợp đau ngực cấp cứu.

1- Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa2- Fleur R. de Graaf, MD. Ernst E. van der wall, MD, PhD. Diagnostic accuracy of

320-Row CT and challenging case scenarios3- De Graaf FR, Schuijf JD, van Velzen et al. Diagnostic accuracy of 320-Row

multidetector computed tomography coronary angiography in the non-invasive evalution of significant coronary artery disease

4- M Zacho, MD. K.F.Kofoed, MD, PhD. Coronary CT angiography with Aquilion ONE-clinical cases

5- Michelle Claire Williams, MD. Radiation Dose Reduction Techniques in 320-Row Detector CTCA

6- Hausleiter J, Meyer T, Hermann F, et al. Estimated radiation dose associated with cardiac CT angiography, JAMA. 2009

7- Shahid Hussain MD. The clinical benefits of 320-row CT in the emergency department

8- Use of multidetector computed tomography for the assessment of acute chest pain; a consensus statement of the North American Society of Cardiac imaging and the Europane society of cardiac Radiology Eur Radiol (2007)

9- Nobuhiki Hirai, MD; Jon Horiguchi, MD; Chikako Fujioka, MD. Prospective versus Retrospective ECG-gated 64-Detected Coronary CT Angiography: Assessment of image quality, stenosis and radiation dose

10- Herzog C, Arning-Erb M, Zangos S, et al. Multi-detector row CT coronary angiography: influence of reconstruction technique and heart rate on image quality.

MEDIC

Recommended