5
Phan Thị Thái Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 143 - 147 143 Shóa bi Trung tâm Hc liu Đại hc Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHÂN BIT HTHNG KIM SOÁT NI BVÀ KIM TOÁN NI BTRONG DOANH NGHIP Phan ThThái Hà * Trường Đại hc Kinh tế và Qun trkinh doanh ĐH Thái Nguyên TÓM TT Trong quá hoạt động kinh doanh, các doanh nghip luôn phải đối mt vi nhiu ri ro, bao gm cri ro bên trong và bên ngoài doanh nghi p. Hthng kim soát ni b(HTKSNB) và Kim toán ni b(KTNB) được thiết lp trong doanh nghip (DN) nhm mục đích cuối cùng chính là gim thiu nhng rủi ro đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào khái nim vHTKSNB và KTNB cũng được hiểu đúng. Ngoài việc đưa ra hai khái niệm trên, bài viết còn phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng ca snhm ln các khái niệm đó đối vi hoạt động ca doanh nghiệp. Đồng thi chra mi liên hgia chúng nhm giúp cho những người quan tâm có thnm bắt được vấn đề và có cái nhìn toàn din vHTKSNB và KTNB trong DN. Tkhoá: hthng kim soát ni b, kim toán ni b, hu hiu, ri ro. Nn kinh t ế nói chung và doanh nghip (DN) nói riêng càng phát trin thì vai trò ca hthng kim soát ni b(KSNB) và kim toán ni b(KTNB) trong DN càng trnên quan trng. Tuy nhiên, hin givn có nhiu snhm ln gia nhng khái niệm đó. Trong DN, nếu các khái nim này không được hiu đúng, sẽ dn ti tình trng nhà qun trthiết lp nên mt hthng KSNB và KTNB hot động không thc shiu qu. Snhm ln khái nim có thxy ra bi các lý do sau: - Thnht: Bn cht của KSBN và KTNB đều là hướng ti qun trri ro trong doanh nghip. - Thhai: Tính chquan cao ca ban lãnh đạo (nhất là đối vi các DN có hình thc shu mang tính chất tư nhân, gia đình) dễ làm cho hoạt động ca KSNB và KTNB không phân tách rõ ràng. - Thba: Bản thân KTNB cũng là một hình thc kim soát, do vy mc dù phm vi và tính cht kim soát ca KTNB và KSNB không ging nhau thì hai khái nim này vn dbnhm ln nếu không được phân bit rõ. KSNB, Hthng KSNB là gì? Theo COSO (Committee of Sponsoring Oganizations), kim soát ni blà mt quy trình chu ảnh hưởng bi Hội đồng qun tr, các nhà qun lý và các nhân viên khác ca mt tchức, được thiết kế để cung cp mt s Email:[email protected] bảo đảm hp lý trong vic thc hin các mc tiêu sau: hiu lc và hiu quca các hot động, tính chất đáng tin cy ca báo cáo tài chính, stuân thcác lut lvà quy định hin hành. [2,23 ] Cũng theo COSO, hthng kim soát ni btrong một đơn vị được cu thành bởi năm bộ phận: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kim soát, thông tin và truyn thông, giám sát và thẩm định. [2,26 ] - Môi trường kim soát: Là nhng yếu t bên trong DN ảnh hưởng đến hoạt động ca hthng KSNB và là các yếu t to ra môi trường mà trong đó toàn bộ các thành viên của đơn vị nhn thức được tm quan trng ca hthng KSNB. - Xác định và đánh giá rủi ro: Mi DN dù hoạt động trong lĩnh vực gì, có quy mô, cu trúc, loi hình hay có vtrí địa lý khác nhau đều có thphi chu stác động bi các ri ro xut hin tcác yếu tbên trong hoc bên ngoài DN. Việc xác định và đánh giá rủi ro ca hthng KSNB chính là phân tích các yếu tbên trong, các yếu tbên ngoài DN và các ri ro mà DN có thgp phi. - Các hoạt động kim soát (thtc kim soát): Chính là nhng chính sách, thtc giúp cho vic thc hin các chđạo ca nhà quản lý. Nó đảm bảo các hành động cn thiết để qun lý các ri ro có thphát sinh trong quá trình thc hin các mc tiêu ca DN. Các thtc kim soát gm có:

Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep

Phan Thị Thái Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 143 - 147

143

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHÂN BIỆT HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ

TRONG DOANH NGHIỆP

Phan Thị Thái Hà*

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong quá hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, bao gồm cả

rủi ro bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) và Kiểm toán

nội bộ (KTNB) được thiết lập trong doanh nghiệp (DN) nhằm mục đích cuối cùng chính là giảm

thiểu những rủi ro đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào khái niệm về HTKSNB và KTNB cũng được

hiểu đúng. Ngoài việc đưa ra hai khái niệm trên, bài viết còn phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng

của sự nhầm lẫn các khái niệm đó đối với hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ ra mối liên

hệ giữa chúng nhằm giúp cho những người quan tâm có thể nắm bắt được vấn đề và có cái nhìn

toàn diện về HTKSNB và KTNB trong DN.

Từ khoá: hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, hữu hiệu, rủi ro.

Nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp (DN)

nói riêng càng phát triển thì vai trò của hệ

thống kiểm soát nội bộ (KSNB) và kiểm toán

nội bộ (KTNB) trong DN càng trở nên quan

trọng. Tuy nhiên, hiện giờ vẫn có nhiều sự

nhầm lẫn giữa những khái niệm đó. Trong

DN, nếu các khái niệm này không được hiểu

đúng, sẽ dẫn tới tình trạng nhà quản trị thiết

lập nên một hệ thống KSNB và KTNB hoạt

động không thực sự hiệu quả. Sự nhầm lẫn

khái niệm có thể xảy ra bởi các lý do sau:

- Thứ nhất: Bản chất của KSBN và KTNB đều

là hướng tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

- Thứ hai: Tính chủ quan cao của ban lãnh

đạo (nhất là đối với các DN có hình thức sở

hữu mang tính chất tư nhân, gia đình) dễ làm

cho hoạt động của KSNB và KTNB không

phân tách rõ ràng.

- Thứ ba: Bản thân KTNB cũng là một hình

thức kiểm soát, do vậy mặc dù phạm vi và

tính chất kiểm soát của KTNB và KSNB

không giống nhau thì hai khái niệm này vẫn

dễ bị nhầm lẫn nếu không được phân biệt rõ.

KSNB, Hệ thống KSNB là gì?

Theo COSO (Committee of Sponsoring

Oganizations), kiểm soát nội bộ là một quy

trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị,

các nhà quản lý và các nhân viên khác của

một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự

Email:[email protected]

bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục

tiêu sau: hiệu lực và hiệu quả của các hoạt

động, tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài

chính, sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện

hành. [2,23 ]

Cũng theo COSO, hệ thống kiểm soát nội bộ

trong một đơn vị được cấu thành bởi năm bộ

phận: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,

các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền

thông, giám sát và thẩm định. [2,26 ]

- Môi trường kiểm soát: Là những yếu tố bên

trong DN ảnh hưởng đến hoạt động của hệ

thống KSNB và là các yếu tố tạo ra môi

trường mà trong đó toàn bộ các thành viên

của đơn vị nhận thức được tầm quan trọng

của hệ thống KSNB.

- Xác định và đánh giá rủi ro: Mọi DN dù

hoạt động trong lĩnh vực gì, có quy mô, cấu

trúc, loại hình hay có vị trí địa lý khác nhau

đều có thể phải chịu sự tác động bởi các rủi ro

xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bên

ngoài DN. Việc xác định và đánh giá rủi ro

của hệ thống KSNB chính là phân tích các

yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài DN và

các rủi ro mà DN có thể gặp phải.

- Các hoạt động kiểm soát (thủ tục kiểm

soát): Chính là những chính sách, thủ tục

giúp cho việc thực hiện các chỉ đạo của nhà

quản lý. Nó đảm bảo các hành động cần thiết

để quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong

quá trình thực hiện các mục tiêu của DN. Các

thủ tục kiểm soát gồm có:

Page 2: Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep

Phan Thị Thái Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 143 - 147

144

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thủ tục phê duyệt: Là sự cho phép một

nghiệp vụ được xảy ra hoặc cho phép tiếp cận

hay sử dụng tài sản, thông tin, tài liệu của

DN. Bằng chứng của sự phê duyệt là chữ ký

của người phê duyệt đúng thẩm quyền.

+ Thủ tục định dạng trước: Là việc DN áp

dụng rộng rãi chương trình máy tính vào công

tác quản lý. Đây là một thủ tục hữu hiệu vì

máy tính sẽ không cho phép nghiệp vụ được

xử lý nếu các yêu cầu không được tuân thủ.

Ví dụ như sử dụng chữ ký điện tử, định dạng

bằng dấu vân tay…

+ Thủ tục báo cáo bất thường: Tất cả các cá

nhân, các bộ phận trong DN phải có trách

nhiệm báo cáo về các trường hợp bất thường

về các vấn đề bát hợp lý mà họ phát hiện ra ở

mọi nơi, mọi lúc, ở cả trong và ngoài bộ phận

của mình, trong và ngoài DN.

+ Thủ tục bảo vệ tài sản: Là tất cả các hoạt

động của DN nhằm giảm thiểu việc tài sản bị

mất mát, lãng phí, lạm dụng, hư hỏng hay bị

phá hoại.

+ Thủ tục sử dụng chỉ tiêu: Sử dụng các chỉ

tiêu tính toán được nhằm đánh giá thực trạng

hoạt động của DN. Ví dụ như: chỉ tiêu tỷ suất

lợp nhuận, chỉ tiêu hàng tồn kho…

+ Thủ tục bất kiêm nhiệm: Đây là việc tách biệt

giữa 4 chức năng phê duyệt, thực hiện, giữ tài

sản và ghi nhận nhằm đảm bảo không ai có thể

thực hiện và che giấu hành vi gian lận.

+ Thủ tục đối chiếu: Là việc đối chiếu cùng

một số liệu từ các nguồn phát sinh khác nhau.

Đây là thủ tục hữu hiệu để ngăn ngừa và phát

hiện các gian lận hay sai sót trong thực hiện

và ghi nhận các nghiệp vụ..

+ Thủ tục kiểm tra và theo dõi: Đây có thể

được xem là cơ chế “kiểm soát sự kiểm

soát”. Có nghĩa là đánh giá hiệu quả của hệ

thống kiểm soát.

- Thông tin và truyền thông: Thông tin được

thu thập và truyền đạt đến các bộ phận, cá

nhân trong đơn vị để có thể hoàn thành trách

nhiệm của mình. Truyền thông là sự cung cấp

thông tin trong đơn vị (từ cấp trên xuống cấp

dưới, từ cấp dưới lên cấp trên và giữa các bộ

phận quan hệ ngang hàng) và với bên ngoài.

Sự kiểm soát chỉ có thể thực hiện được nếu

các thông tin trung thực và đáng tin cậy, đồng

thời quá trình truyền thông được thực hiện

chính xác và kịp thời

- Giám sát và thẩm định: Đây là quá trình

theo dõi và đánh giá chất lượng thực hiện việc

kiểm soát nội bộ để đảm bảo nó được triển

khai, điều chỉnh khi môi trường thay đổi cũng

như được cải thiện khi có khiếm khuyết. [4 ]

KTNB - Khái niệm và bản chất

Theo “Chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán nội

bộ” của Hoa Kỳ được Viện kiểm toán nội bộ

Hoa Kỳ thông qua tháng 6 năm 1978: “Kiểm

toán nội bộ là một chức năng xác minh độc lập

được thiết lập trong một tổ chức để xem xét và

đánh giá các hoạt động của tổ chức, được coi

là một dịch vụ đối với tổ chức đó”.

Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế IFAC: “Kiểm

toán nội bộ là một hoạt động đánh giá được

lập ra trong một đơn vị kinh tế như là một loại

dịch vụ cho đơn vị đó, có chức năng kiểm tra,

đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu

quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.

Theo định nghĩa của Hiệp hội Kiểm toán viên

nội bộ (IIA): “Kiểm toán nội bộ là một hoạt

động đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập

được thiết lập nhằm tăng thêm giá trị và cải

thiện cho các hoạt động của tổ chức. Kiểm

toán nội bộ giúp cho tổ chức hoàn thành mục

tiêu trong việc đưa ra một cách tiếp cận có hệ

thống và kỷ cương nhằm đánh giá và cải thiện

tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro kiểm soát

và giám sát” [3].

Như vậy, tồn tại khá nhiều quan điểm khác

nhau về KTNB, song chúng không hề mâu

thuẫn với nhau. Chúng ta có thể hiểu một

cách đơn giản hơn:

KTNB là một bộ phận có chức năng đánh giá

độc lập được doanh nghiệp thiết lập để đánh

giá và kiểm tra các chức năng, hoạt động

khác của doanh nghiệp nhằm mục đích giảm

thiểu rủi ro.

Khái niệm này có thể được phân tích như sau:

- Kiểm toán: có thể được xem xét ở khía cạnh

hẹp như kiểm tra tính hiện hữu của hàng tồn

kho hay sự phê duyệt của chứng từ, báo cáo,

nghiệp vụ… Kiểm toán cũng có thể được xem

xét rộng hơn, đó là việc đánh giá và phân tích

trên khía cạnh tổng thể DN như đánh giá hệ

thống quản trị rủi ro và đánh giá hệ thống

Page 3: Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep

Phan Thị Thái Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 143 - 147

145

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quản trị nội bộ. Đó cũng là điều mà các DN

muốn hướng tới.

- Nội bộ: Có nghĩa là hoạt động kiểm toán

trong nội bộ DN (internal audit), phân biệt với

kiểm toán độc lập - kiểm toán từ bên ngoài

DN (external audit). Từ “nội bộ” dễ tạo cảm

giác rằng, bộ phận KTNB phải do chính DN

tạo ra và thuộc sự quản lý hành chính của

DN, có nghĩa là nhân viên KTNB phải là

nhân viên trong DN. Trên thực tế, hoạt động

KTNB thường được chính nhân viên của DN

thực hiện trong phạm vi nội bộ DN, song

cũng có những DN thuê tổ chức kiểm toán

bên ngoài thực hiện công việc kiểm toán nội

bộ cho mình.

- Độc lập: Kiểm toán viên nội bộ và bộ phận

KTNB phải độc lập với các bộ phận khác

trong DN để thực hiện công việc của mình và

có thể mang lại kết quả khách quan nhất.

- Thiết lập: Bộ phận KTNB là một bộ phận

chính thức của DN, có chức năng và phạm vi

hoạt động xác định.

- Đánh giá, kiểm tra: Kiểm toán viên nội bộ

sẽ xác nhận nhu cầu cần được xem xét và

đánh giá các hoạt động, chức năng của DN,

sau đó thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá

các hoạt động, chức năng đó. Đây là vai trò

chính của bộ phận KTNB cũng như của kiểm

toán viên nội bộ.

- Các chức năng hoạt động khác của DN: Có

nghĩa là phạm vi hoạt động của KTNB rất

rộng, bao gồm toàn bộ chức năng và hoạt

động của của DN.[4]

Thực hiện hai chức năng cơ bản của kiểm

toán nói chung, KTNB có các chức năng

chính sau: chức năng kiểm tra, chức năng xác

nhận và chức năng đánh giá.

Phạm vi kiểm tra, xác nhận và đánh giá của

KTNB bao gồm:

- Tính phù hợp, độ tin cậy và chính xác của

thông tin kế toán, các thông tin tài chính có

thể định lượng được thuộc tất cả các hệ thống

và hoạt động của doanh nghiệp

- Sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kiểm

soát nội bộ

- Tính tuân thủ luật pháp, các nguyên tắc,

chính sách, chế độ, nghị quyết, quyết định của

nhà nước và doanh nghiệp

- Tính hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động

kinh doanh và việc sử dụng các nguồn lực

Phạm vi chức năng của kiểm toán nội bộ phù

hợp với các chuẩn mực kiểm toán nội bộ

được vận dụng linh hoạt tuỳ thuộc vào đặc

điểm, quy mô hoạt động và đặc thù quản lý

của các doanh nghiệp.

Hoạt động trên cơ sở chức năng của mình,

KTNB có các nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu lực và

hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

- Kiểm tra, xác nhận chất lượng và độ tin cậy

của các thông tin kinh tế, tài chính của báo

cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước

khi trình ký duyệt

- Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt

động, quản lý kinh doanh, đặc biệt sự tuân

thủ luật pháp, chính sách chế độ tài chính,

kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định

của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc

doanh nghiệp.

- Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận

trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của DN, đề

xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ

thống quản lý, điều hành kinh doanh của DN.

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và hiệu

quả hoạt động của các nguồn lực

Tựu chung lại, chúng ta có thể thấy rằng, bản

chất của KTNB chính là một trong những

biện pháp kiểm soát để giảm thiểu rủi ro.

KTNB cũng được ghi nhận với chức năng

kiểm soát của DN, có mục tiêu thực hiện đánh

giá tính hiệu quả và hiệu suất của hệ thống

kiểm soát. Kiểm toán viên nội bộ là người

thực hiện các công việc kiểm toán nội bộ một

cách hiệu quả để đảm bảo cho hệ thống kiểm

soát trong DN được thiết kế phù hợp và được

áp dụng đúng như thiết kế (có nghĩa là hoạt

động hiệu quả, giúp DN tránh được rủi ro).

Hệ thống KSNB và KTNB: Ảnh hưởng của

việc nhầm lẫn khái niệm

Việc nhầm lẫn giữa hai khái niệm này dẫn

tới một số ảnh hưởng đối với hoạt động của

DN như:

- Thiết lập hệ thống KSNB và KTNB không

khoa học và hiệu quả. Điều này dễ xảy ra do

việc nhầm lẫn khái niệm sẽ dẫn đến việc

không hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của từng

Page 4: Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep

Phan Thị Thái Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 143 - 147

146

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hệ thống làm cho hình dung về các hệ thống

này không chính xác. Việc thiết lập một hệ

thống trên một cơ sở không chính xác sẽ

không mang lại một hệ thống chuẩn mực.

- Các biện pháp kiểm soát, các hoạt động

kiểm soát dễ bị chồng chéo do nhiệm vụ không

phân định rõ ràng gây cản trở công việc của

các bộ phận khác và gây tâm lý ức chế trong

công việc của các nhân viên trong công ty, ảnh

hưởng đến sự phát triển chung của DN do mọi

hoạt động đều không hiệu quả.

- Khối lượng công việc và trách nhiệm của

những nhân viên đảm nhiệm nhiệm vụ kiểm

soát quá nhiều, gây quá tải, sức ép lớn dễ

dẫn đến sai sót trong chính việc kiểm tra,

kiểm soát.

- Nếu ban lãnh đạo DN chỉ đạo trực tiếp để

đảm bảo các yêu cầu quản lý của mình được

đáp ứng sẽ dẫn đến tình trạng bộ phận kiểm

soát thụ động, không linh hoạt, không phát

huy được năng lực của mình trong khi các

nhà quản trị lại phải mất quá nhiều thời gian

trong việc đánh giá, xem xét, chỉ đạo bộ phận

giúp việc cho mình. Rõ ràng, đây là một sự

lãng phí nhân lực và tài chính mà không đạt

được hiệu quả.

Hệ thống KSNB và KTNB có mối liên hệ gì?

Để tránh nhầm lẫn, cần có sự phân biệt giữa

hệ thống KSNB và KTNB, đồng thời hiểu rõ

mối quan hệ giữa chúng. Từ đó, DN có thể

thiết lập cho mình một hệ thống kiểm soát

hữu hiệu. Theo những phân tích ở trên, có thể

thấy rằng cả hệ thống KSNB và KTNB đều

nhằm tới mục đích là kiểm soát rủi ro. Tuy

nhiên, trong DN, chúng có vị trí và vai trò

khác nhau.

“Kiểm soát” là chỉ hoạt động. “Hệ thống kiểm

soát nội bộ” là một hệ thống có tổ chức, bao

gồm nhiều yếu tố. Những yếu tố này đảm bảo

cho DN hoạt động theo ý chí của lãnh đạo

DN. Biểu hiện của chúng chính là những

chính sách, quy chế, quy định của Pháp luật,

của DN mà bắt buộc mọi thành viên trong DN

phải tuân theo. Việc sử dụng các biện pháp để

đảm bảo cho các chính sách, quy chế, quy

định đó được thực hiện được gọi là “hoạt

động kiểm soát”. KTNB thực hiện nhiệm vụ

đánh giá và kiểm tra các chức năng hoạt động

khác của DN nên được coi là “kiểm soát sự

kiểm soát”, hay nói cách khác, nó cũng là một

biện pháp để kiểm soát. Như vậy, KTNB là

một bộ máy nằm trong hệ thống KSNB của

DN. Hệ thống KSNB là một quy trình còn

KTNB là một thực thể tồn tại trong DN. Do

vậy, có thể thấy rằng, hệ thống KSNB tồn tại

dù cho DN ở bất kỳ quy mô hay lĩnh vực kinh

doanh nào, đó là điều kiện tiên quyết để DN

tồn tại và phát triển. KTNB là một bộ phận

đặc thù trong DN song không bắt buộc phải

có. DN có thể thiết lập một bộ máy KTNB

nếu nhận thấy cần phải có thêm một biện

pháp kiểm soát hữu hiệu.

Chúng ta có thể hình dung mối liên hệ giữa

chúng như sau: Hệ thống KSNB giống như

một “hành lang” các quy định, chính sách,

quy chế được thiết lập để đảm bảo cho DN

hoạt động đúng mục tiêu và có hiệu quả; hoạt

động kiểm soát là các cách thức, các thủ tục

được áp dụng để đảm bảo rằng DN đang đi

đúng trong “hành lang” đó; bộ phận KTNB có

nhiệm vụ kiểm tra hoạt động kiểm soát có

thực sự diễn ra hay không, đánh giá mức độ

kiểm soát của hệ thống một cách trung thực,

khách quan, chỉ ra những hạn chế và đề xuất

hoàn thiện. Dựa trên kết quả của kiểm tra,

giám sát và đánh giá, DN có thể sẽ quay trở

lại hoàn chỉnh hệ thống KSNB của mình để

nhằm đạt được một hệ thống kiểm soát tối ưu

nhất nghĩa là một hệ thống kiểm soát phù hợp

và có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của DN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài chính (2005), Các văn bản pháp luật

về kiểm toán, Nxb Tài chính

[2] Vũ Hữu Đức (1999), Kiểm toán nội bộ - Khái

niệm và quy trình, Nxb Thống kê

[3]. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh (2005), Giáo

trình lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội

[4]. Tài liệu khoá học Kiểm toán nội bộ,

Vietsourcing - Hà Nội.

SUMMARY

Page 5: Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep

Phan Thị Thái Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 143 - 147

147

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DICSRIMINATE FROM INTERNAL CONTROL SYSTEM AND INTERNAL

AUDIT OF ENTERPRISES

Phan Thi Thai Ha

Thai nguyen University of Economics and Business administration

Enterprises always have to confront with risks, including inside and outside risk in business

activities. Internal control system (ICS) and Internal Audit (IA) are set up in the enterprises with a

final purpose is to minimize risks. However, the conceptions of ICS and IA are not always

correctly understood. This paper is not only giving the conceptions above, but also analyzing the

reasons and the effects of the confusion of conceptions on enterprises’ activities. It also pointed

out the relationship between ICS and IA to help interested users to catch up the subject and have a

global look about the ICS and IA in enterprises.

Key words: internal control system, internal audit, effectiveness, risk.

Email:[email protected]