44
TẠP CHÍ CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA (VILACAED) HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW ISSN 1859-3518 ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Số 14+15 Tháng 3-8/2012 Cộng đồng Việt Nam - Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường Sức hấp dẫn mới của Myanmar Cánh đồng Chum ma quái ở Lào Dự báo thị trường vàng 2012 Trang 5+6 Trang 32+33 Trang 37+38 Trang 15+16+17

Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

  • Upload
    duyenbc

  • View
    198

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

TẠP CHÍ CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA (VILACAED)

HỢP TÁC& PHÁT TRIỂNTạp chí

COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW ISSN 1859-3518

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 14+15Tháng 3-8/2012

Cộng đồng Việt Nam - Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường

Sức hấp dẫn mới của

MyanmarCánh đồng Chum ma quái ở Lào

Dự báo thị trường vàng 2012

Trang 5+6 Trang 32+33

Trang 37+38Trang 15+16+17

Page 2: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

Một số hình ảnh về Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Xiêng Khoảng

Xiêng Khoảng là một trong 16 tỉnh và một Thủ Đô của nước CHDCND Lào, nằm ở phía Đông Bắc, cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 400km. Tổng diện tích của cả tỉnh là 16.850 km2, dân số 256.650 người. Phía Đông giáp tỉnh Nghệ An (Việt Nam) với đường biên giới dài 120km, phía Tây giáp tỉnh Luộng – pha-băng (100km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Hủa – phăn (160km), phía Nam giáp với tỉnh Bô-ly-khăm-xay (70km) và tỉnh Viêng chăn (150km). Xiêng Khoảng là một tỉnh miền núi: đồi núi chiếm 90% (khoảng 6,3% diện tích cả nước), cao nguyên chiếm 8% và đồng bằng 2%, có độ cao từ 500 – 2.820m so với mực nước biển, trong đó trung tâm của tỉnh có độ cao trung bình là 1.000m. Tài nguyên thiên nhiên của Xiêng Khoảng vô cùng đa dạng như tài nguyên nước, đất, rừng, khoáng sản… GDP của tỉnh năm 2011 là 15.344.400USD với thu nhập bình quân đầu người là 934USD.

Page 3: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

Tạp chí

Hợp tác & Phát triểnTẠP CHÍ CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ

VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA (VILACAED)

NĂM THỨ BASố 14+15 (Tháng 3-8/2012)

TỔNG BIÊN TẬPPGS.TS. VŨ ĐÌNH TÍCH

Trình bày: THU HẰNG

MỤC LỤC IN THIS ISSUEHOẠT ĐỘNG CỦA HỘI +++: Nghị quyết của BCH Trung ương Hội về kết quả công tác năm 2011 và một số công tác năm 2012 của Hội ......................................2 +++: Cơ quan TW Hội: Tổng kết công tác năm 2011 và Phương hướng hoạt động của Hội năm 2012 ............................................2+++: Lễ phát động chương trình "Cộng đồng Việt Nam - Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường"...................................................3Bùi Tường Lân: Cộng đồng Việt Nam-Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường ................................................................................................5 NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀNTS. Lê Thành Ý: Phát triển lâm nghiệp bền vững, thực trạng và vấn đề đặt ra trên địa bàn Tây Nguyên .....................................................7TS. Trần Bảo Minh: Cây cao su trên đất Nam Lào ...................................10Lê Minh Điển: Tăng cường mối quan hệ Hữu nghị, Đoàn kết đặc biệt và Hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia ............................. 12TS Nguyễn Đại Lai: Dự báo thị trường vàng 2012 ..................................15PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng: Gắn chặt việc cắt giảm đầu tư công với thúc đẩy đầu tư tư nhân để ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam năm 2012 và giai đoạn tiếp theo ............................................18

HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC +++: Trích Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển CPC - Lào - Việt Nam đến năm 2020 .....................24+++: Vài nét về kinh tế Lào ............................................................................. 25+++: Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng .......................... 27+++: Xiêng Khoảng – Tiềm năng và cơ hội đầu tư ................................. 28+++: Quan hệ thương mại và đầu tư của Campuchia năm 2011 .... 30+++: Sức hấp dẫn mới của Myanmar ......................................................... 32Thu Trang: Tổng hợp tin hợp tác kinh tế VN-L-CPC ............................... 34 GIAO LƯU VĂN HÓA +++: Cánh đồng Chum ma quái ở Lào ........................................................37+++: "Tất tần tật" cho một chuyến du lịch Campuchia ........................ 39

+++: Resolution of the VILACAED Central Executive Committee on the work results of the year 2011 and a number of works in 2012 .......................................................... 2+++: Vilacaed Central Office: Review the work results of the year 2011 and the direction of Vilacaed activities in 2012 ........................................................ 2+++: Launching ceremony of the program "Vietnam - Laos Community: Investment cooperation and Environmental protection" ......................................................3Bui Tuong Lan: Vietnam - Laos Community: Investment cooperation and Environmental protection......................5Dr. Le Thanh Y: Sustainable forestry development- Actual situation and issues raised in the Highlands ........7Dr. Tran Bao Minh: Rubber trees in Southern Laos ...... 10Le Minh Dien: Strengthen the friendship relationship, special solidarity and comprehensive cooperation between Vietnam and Campuchia ..................................... 12Dr. Nguyen Dai Lai: Gold market forecast for 2012 ..... 15Associate Professor - Dr. Nguyen Thuong Lang:

Mounting the public investment cutting to private investment promotion in order to stable the macroeconomic and improve the quality of growth in Vietnam in 2012 and the next phase ................................. 18+++: Quoted master plan for socio-economic development of Campuchia - Laos - Vietnam to the year 2020 .........................................................................24+++: Xieng Khoang Investment promotion conference ............................................................28+++: Myanmar's new attraction ..........................................32+++: Ghostly jar fields in Laos .............................................. 37+++: Everything for a trip to Campuchia ......................... 39

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠNPhòng 708,

Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư,Số 65 Phố Văn Miếu,

Quận Đống Đa, TP. Hà NộiĐiện thoại: 080.43470

Fax: 080.43470Email: [email protected]

Website: http://www.vilacaed.org.vn

Giá bán: 22.000 đồng

Page 4: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/20122

Số: 115/QĐ-HKTVLC

NGHỊ QUYẾT của Ban chấp hành Trung ương Hội về công tác năm 2011

và về một số công tác năm 2012 của Hội

- Căn cứ vào Điều lệ Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào- Campuchia;

- Căn cứ vào kết luận của cuộc họp Ban Thường vụ TW Hội ngày 29/03/2012.

Ngày 09 tháng 04 năm 2012, tại Văn phòng TW Hội, Ban Thường trực TW ương Hội quyết định triệu tập Hội nghị BCH thường niên dưới sự chủ tọa của ông Bùi Tường Lân, Phó Chủ tịch thường trực Hội. Tham dự Hội nghị có 22 đại biểu chính thức.

Phó Chủ tịch thường trực Bùi Tường Lân đã đọc Báo cáo Tổng kết công tác năm 2011 và Kế hoạch công tác Hội năm 2012 để xin ý kiến các đại biểu; đề nghị BCH bàn về công tác tổ chức Hội do ông Lại Quang Thực xin thôi giữ chức Chủ tịch Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia từ 01/03/2012 và bàn về kế hoạch Đại Hội nhiệm kỳ II.

Các đại biểu đã tham gia một số ý kiến, cuối cùng Ban Chấp hành đã thống nhất như sau:

- Hội nghị cơ bản thống nhất đánh giá tình hình hoạt động của Hội trong năm 2011 và Phương hướng công tác năm 2012.

- Hội nghị đã xem xét công tác tổ chức và nhân sự của TW Hội, xét Đơn xin thôi giữ chức Chủ tịch Hội của ông Lại Quang Thực vì lý do sức khỏe; Hội nghị ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của ông Lại Quang Thực trong việc sáng lập và lãnh đạo Hội trong nhiệm kỳ I vừa qua. 100% đại biểu đã đồng ý để ông Lại Quang Thực thôi giữ chức Chủ tịch Hội.

- Hội nghị đã đề cử ông Phương Hữu Việt, Phó Chủ tịch Hội Phát triển HTKT Việt Nam-Lào-Campuchia, đại biểu Quốc Hội khóa XIII, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc Hội khóa XIII, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Việt Á vào chức Chủ tịch Hội thay ông Lại Quang Thực. Hội nghị đã tiến hành bỏ phiếu kín, kết quả bỏ phiếu cho thấy: số phiếu phát ra và thu về là 22 phiếu, cả 22 phiếu đều đồng ý đề cử ông Phương Hữu Việt vào chức Chủ tịch Hội.

Do số đại biểu dự họp chưa quá 50% số ủy viên BCH, Hội nghị thống nhất tiếp tục lấy phiếu bầu của từng ủy viên BCH đến hết ngày 30/04/2012. Hết thời hạn trên Văn phòng TW Hội đã nhận được thêm 16 phiếu đồng ý cử ông Phương Hữu Việt vào chức Chủ tịch Hội, không có phiếu nào không đồng ý.

Như vậy, đến hết ngày 30/04/2012, trong 57 ủy viên BCH, Văn phòng TW Hội đã thu được 38 phiếu đồng ý bầu ông Phương Hữu Việt vào chức Chủ tịch Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia. Theo Điều lệ của Hội, ông Phương Hữu Việt đã trúng cử vào chức Chủ tịch Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia.

- Đồng chí Chủ tịch mới sẽ tổ chức chỉ đạo Tổng kết nhiệm kỳ I và đề ra Phương hướng nhiệm kỳ II, đồng thời làm công tác chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ II vào cuối năm 2012 hoặc đầu năm 2013.

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2012 KT CHỦ TỊCH Phó Chủ tịch thường trực (Đã ký và đóng dấu)

Bùi Tường Lân

CƠ QUAN TW HỘI:

Tổng kết công tác năm 2011 và Phương hướng hoạt động của Hội năm 2012

Ngày 20 – 2 – 2012, tại Trụ sở cơ quan TW Hội số 65 Văn Miếu, Hà Nội, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Hội năm 2011 và đề xuất phương hướng công tác cho năm 2012, dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Lại Quang Thực – Chủ tịch Hội . Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Hội, lãnh đạo các Trung tâm, Viện trực thuộc Hội, Tạp chí Hợp tác & phát triển, Thời báo Mê Kông cùng toàn thể cán bộ, nhân viên văn phòng TW Hội.

Năm 2011 vừa qua kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn khủng hoảng, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, vấn đề hỗ trợ hợp tác đầu tư cho các Hội viên tuy đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả thu được còn hạn chế. Trong năm 2011, Hội đã có một số hoạt động hữu ích như tổ chức các hội nghị, tọa đàm về cơ chế chính sách đầu tư thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia. Các hoạt động này được các hội viên, các cơ quan quản lý nhà nước như ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài, thuế…đánh giá cao và tham gia đông đảo. Hội cũng triển khai một số dự án và tiến hành tổ chức các sự kiện như: Thực hiện Đề án Chiến lược đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Đồng tổ chức Diễn đàn Mekong2011 tại Tp. Hồ Chí Minh; Đồng chủ trì vinh danh trao cúp tại Viêng Chăn (Lào); Tổ chức thành công 2 đoàn du lịch sang Lào và Campuchia cho cán bộ về hưu của Bộ Kế Hoạch và đầu tư và các hội viên, được Ban hưu trí cơ quan và các cụ hưu rất hoan nghênh. Bên cạnh đó Hội cũng tập trung vào

Page 5: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAHOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012. Hợp tác & Phát triển 3

việc hỗ trợ hội viên đầu tư sang Lào và CPC, tập hợp các thông tin về tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào và Campuchia đến 31/10/2011, tập hợp các dự án kêu gọi đầu tư vào Campuchia cung cấp cho các doanh nghiệp hội viên, giúp một số đơn vị lập dự án kinh doanh tại Lào, kết quả một số dự án đã được cấp phép thực hiện. Hội cũng tập trung chú trọng tới công tác tổ chức, phát triển hội viên cũng như công tác thông tin, tuyên truyền, đối ngoại của Hội…

Có thể nói, năm 2011 vừa qua cơ quan TW Hội cùng các Ban, Viện trực thuộc đã tích cực chủ động vượt qua mọi khó khăn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, điều lệ của Hội. Mọi hoạt động của Hội đều theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc hợp tác kinh tế với Lào và Campuchia.

Phương hướng công tác trong năm 2012 của Hội là tiếp tục động viên hội viên thực hiện đường lối hợp tác quốc tế, thực hiện phản biện xã hội chính sách hợp tác đầu tư vào Lào và Campuchia, tìm mội biện pháp hỗ trợ hội viên đầu tư vào Lào và Campuchia, thực hiện một số dự án, tổ chức sự kiện, đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, đối ngoại.

Trong thời gian tới lãnh đạo Hội sẽ kiện toàn tổ chức bộ máy; đổi mới đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo và hướng vào những hoạt động thực tế hơn, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan của Đảng và Chính phủ với hy vọng Hội có thể phát triển ngày càng vững chắc hơn, đóng góp nhiều hơn nữa trong công cuộc phát triển kinh tế ba nước Việt Nam – Lào – CPC. Ban Thông tin

Chương trình đạp xe Hữu nghị Việt-Lào lần này là hành động góp phần để cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hai nước nhận thức rõ sự cần thiết hợp tác đầu tư phát triển kinh tế theo hướng bền vững, biết tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết, hữu nghị đồng thời giáo dục thế hệ trẻ hai nước Việt-Lào những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tham tán Văn hóa & Giáo dục, ông Bounthat Lathipanya và bà Anoumone Kittirath, tham tán Kinh tế & Thương mại Đại sứ quán CHDCND Lào tại Hà Nội cũng đến dự và đón các tình nguyện viên sang Lào.

Ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch VILACAED và GSTSKH Đăng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch VACNE phát biểu khai mạc, nêu bật ý nghĩa to lớn của sự kiện này; đồng thời khẳng định: Đây là hành động góp phần làm cho cộng đồng doanh nghiệp và

LỄ PHÁT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH "Cộng đồng Việt Nam - Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường"

NHÂN DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP

QUAN HỆ NGOẠI GIAO VÀ 35 NĂM KÝ HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ GIỮA HAI NƯỚC VIỆT

NAM-LÀO, SÁNG 29/7, TẠI HÀ NỘI, HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC

KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA (VI-LACAED), HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI

TRƯỜNG VIỆT NAM (VACNE) PHỐI HỢP TỔ CHỨC CHƯƠNG

TRÌNH “CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM-LÀO HỢP

TÁC ĐẦU TƯ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” VÀ

LỄ XUẤT PHÁT 'HÀNH TRÌNH ĐẠP XE HỮU

NGHỊ THANH NIÊN VIỆT-LÀO ' TẠI SÂN KHÁCH SẠN CÔNG

ĐOÀN (14 TRẦN BÌNH TRỌNG - HÀ NỘI).

Ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch VILACAED, phát biểu tại lễ khai mạc

Page 6: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/20124

Các đại biểu đến dự lễ xuất phátChương trình đạp xe Hữu nghị Việt - Lào

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó chủ tịch VACNE phát biểu ý kiến

cư dân hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào nhận thức rõ hơn về hợp tác đầu tư theo hướng phát triển bền vững. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cũng là hành động thiết thực củng cố và phát triển mối tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.

Những lời căn dặn , lời chúc mừng bằng tiếng Lào của một chí nguyện quân Việt Nam tại Lào trong chiến tranh – GSTS.KH Đăng Huy Huỳnh , đã gây xúc động mạnh mẽ với các cán bộ sứ quán Lào và giới trí thức trẻ Việt Nam.

Với chủ đề xuyên suốt vì môi trường và phát triển bền vững, hành trình có đại diện 11 sinh viên đến từ các trường đại học củaViệt Nam và các tình nguyện viên câu lạc bộ C4E tham gia đạp xe trên quãng đường dài km 700km (từ ngày 29/7 đến 6/8).

Đoàn thanh niên sẽ đạp xe xuất phát từ Hà Nội, qua các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, cửa khẩu cầu treo Hà Tĩnh (Việt Nam) và đến điểm cuối cùng tại Vientiane (Lào).

Ban Thông tin

Page 7: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAHOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012. Hợp tác & Phát triển 5

Năm 2012, Việt Nam và Lào kỷ niệm 35 năm ký Hiệp ước Hữu nghị hợp

tác (18/7/1977 - 18/7/2012) và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (5/9/1962 – 5/9/2012).

Các hoạt động lớn trong “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào 2012”, đã ,đang và sẽ được tiến hành trên cả hai nước, tập trung và cao điểm từ đầu tháng 7 đến hết tháng 9-2012, bằng các hình thức trang trọng, phong phú và thiết thực; thể hiện sâu đậm mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào. Trong đó có các hoạt động kỷ niệm, giao lưu của các

Bộ, ban, ngành và địa phương; các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, tổ chức hội chợ triển lãm hàng hóa, hội thảo, diễn đàn xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch; các hoạt động tuyên truyền trên báo chí chào mừng Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào…

“Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào 2012” là một nét son đẹp và tạo dấu ấn về tăng cường quan hệ hợp tác giữa 2 nước, tạo bước chuyển cao hơn nữa về nhận thức ở các cấp Bộ, ban, ngành, các địa phương và các tầng lớp nhân dân của 2 nước về các ngày kỷ niệm và mối quan hệ hợp tác đặc

biệt Việt Nam – Lào, tạo thành phong trào thi đua thiết thực phát triển tình đoàn kết chiến đấu, hợp tác và hữu nghị, cùng nhau xây dựng đất nước của mình ngày càng giàu mạnh, văn minh, hiện đại.

Thực hiện nội dung Đề án “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012”, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED) và Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp tổ chức Chương trình “Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển hợp tác kinh tế và bảo vệ môi trường hai nước Việt Nam – Lào” (gọi tắt là “Cộng đồng Việt-Lào Hợp tác đầu tư và Bảo vệ môi trường”).

Thông qua các hoạt động của Chương trình, góp phần làm cho cộng đồng doanh nghiệp và dân cư hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào nhận thức rõ: Hợp tác đầu tư phát triển kinh tế theo hướng bền vững, tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho cộng đồng, là góp phần củng cố và phát triển mối tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước.

Chương trình có ý nghĩa to lớn nhằm thiết thực hưởng ứng “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012”, kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước

Hợp tác đầu tư và Bảo vệ môi trường

CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM-LÀO

(Trích phát biểu của Ông Bùi Tường Lân, PCT TT Hội VILACAED tại cuộc Giao lưu hữu nghị tổ chức tại Viêng Chăn ngày 6-8-2012)

Page 8: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/20126

và 35 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị hợp tác Việt Nam – Lào; góp phần thiết thực vào việc hợp tác phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của 2 nước, cũng như giáo dục thế hệ trẻ Việt - Lào những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chương trình “Cộng đồng Việt-Lào Hợp tác đầu tư và Bảo vệ môi trường” có các hoạt động chính dưới đây:

a) Tổ chức Hội thảo khoa học về hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường giữa các nhà khoa học, các chuyên gia của cơ cơ quan nhà nước và địa phương, các tổ chức quần chúng và doanh nghiệp 2 nước tại Cửa Lò, Nghệ An;

b) Chuyến Đạp xe truyền thông và các hoạt động đi kèm quảng bá về hợp tác đầu tư và bảo vệ môi

trường của các tình nguyện viên Việt Nam – Lào theo tuyến Hà Nội - Vinh – Vientiane.

c) Tổ chức Cuộc giao lưu hữu nghị Lào-Việt tại Vientiane, đồng thời thực hiện chiến dịch truyền thông tuyên truyền quảng bá về sự kiện, cũng như các khuyến nghị về đẩy mạnh hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường, và các hoạt động giao lưu văn hóa, hữu nghị khác.

Trong khuôn khổ của Chương trình, hôm nay chúng ta có mặt tại đây để cùng nhau dự Cuộc giao lưu hữu nghị Lào-Việt Nam. Thay mặt Lãnh đạo Hội VILACAED, tôi nhiệt liệt chào mừng sự kiện này .

Xin trân trọng cảm ơn các Đ/c Lãnh đạo 2 Đảng và 2 Nhà nước Việt Nam và Lào, tất cả các tổ chức, các Bộ ban ngành, cơ quan, các địa phương 2 nước, các cá nhân, các

nhà tài trợ…đã giúp đỡ, tạo điều kiện để Chương trình được tổ chức thành công.

Tôi tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của hai Đảng và Nhà nước Việt Nam và Lào, nhân dân hai nước chúng ta tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, bảo vệ môi trường, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện, thủy chung son sắt để xây dựng mỗi nước tiến lên phồn vinh, văn minh, giầu mạnh.

Kính chúc các vị đại biểu, các đồng chí và các bạn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Chúc Chương trình “Cộng đồng Việt Nam-Lào Hợp tác Đầu tư và Bảo vệ môi trường”, trong đó có Cuộc giao lưu hữu nghị Lào-Việt Nam , thành công tốt đẹp.z

Bà Thamtán Kinh tế-Thương mại Lào Anumon Kittirat tham gia trồng cây

Page 9: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012 .Hợp tác & Phát triển 7

Tài nguyên rừng Tây Nguyên và tổ chức khai thác qua các thời kỳTây Nguyên là vùng gồm hệ thống núi, cao nguyên và đồng bằng

Trường Sơn Nam có tổng diện tích 54.641 Km2, thuộc địa bàn 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng với mật độ dân số khoảng 100 người/ Km2. Địa hình và sự khác biệt về khí hậu giup Tây Nguyên thuận lợi trong bảo toàn hệ động, thực vật và hình thành loài mới. Tính đa dạng tự nhiên tạo cho vùng có nhiều loại hình sinh thái, nổi bật nhất là hệ sinh thái rừng với trên 3.600 loài thực vật bậc cao; trong số này, 700 loài cho gỗ; 250 loài cây cảnh và hơn 1.000 loài cây làm thuốc… (Nguyễn Văn Phú, Hoàng Ngọc Phong 2006).

Tây Nguyên hiện còn gần 3 triệu ha rừng; trong đó, rừng tự nhiên chiếm 92,8%. Tiềm năng và trữ lượng rừng Tây Nguyên được coi là lớn nhất cả nước với khoảng 290 triệu m3 gỗ (chiếm 35,5%) và chừng 4,3 tỷ cây tre nứa (47,8%). Rừng Tây Nguyên không chỉ lớn về diện tích mà còn có giá trị đặc biệt về chất lượng sinh khối và sự phong phú của hệ động, thực vật với 6 địa danh được công nhận là vườn quốc gia có tầm khu vực và quốc tế về đa dạng sinh học cùng với các khu bảo tồn, rừng đặc dung chiếm khoảng 8,3% diện tích của vùng.

Dưới thời phong kiến, Tây Nguyên được Vua quan Triều Nguyễn coi là miền biên viễn, thượng du của các tỉnh miền xuôi. Khi chiếm xong Tây Nguyên, thực dân Pháp đã áp đặt chế độ trực trị; Tháng 7 năm 1946, họ lại biến đây thành lãnh thổ “Tây Kỳ tự trị của các dân tộc Nam Đông Dương”(Pays Montagnarrd du Sud Indochinois-PMSI). Nhằm hạn chế tối đa người Kinh lên lập nghiệp, dành cho người Pháp độc quyền mở mang, khai thác Tây Nguyên; Năm 1950 chính quyền Bảo Đại đặt vùng này thành đất “Hoàng triều cương thổ”.

TRÊN 10 NĂM THỰC HIỆN CƠ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ, KINH TẾ TÂY NGUYÊN ĐÃ CÓ BƯỚC PHÁT TRIỂN, GÓP PHẦN QUAN TRỌNG VÀO CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG

DÂN CƯ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI VÀ AN NINH, QUỐC

PHÒNG. MẶC DÙ CÓ NHỮNG THÀNH CÔNG, SONG TIỀM

NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA VÙNG PHÁT HUY THIẾU HIỆU QUẢ; CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN

LÝ CÒN BẤT CẬP, KHIẾN VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN,

BẢO VỆ RỪNG ĐẦU NGUỒN VÀ RỪNG PHÒNG HỘ BỘC

LỘ NHIỀU HẠN CHẾ; NHIỀU TÀI NGUYÊN BỊ SUY THOÁI

VÀ CẠN KIỆT. TỪ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT LÂM

NGHIỆP QUA CÁC THỜI KỲ; THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ BẢO VỆ RỪNG CỦA CÁC TỔ

CHỨC LÂM NGHIỆP NHÀ NƯỚC; BÀI VIẾT GỢI RA

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẰM GÓP PHẦN TÌM KIẾM GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUYÊN.

l TS LÊ THÀNH Ý Viện Phát triển Nông thôn và Cộng đồng IDRC

Phát triển lâm nghiệp bền vững, hực trạng và vấn đề đặt ra

trên địa bàn Tây Nguyên

Page 10: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/20128

Sau năm1959, ngụy quyền Sài Gòn mới bãi bỏ quy chế Hoàng triều và sát nhập đất cao nguyên vào lãnh thổ quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Mặc dù nhà nước phong kiến, thực dân đã vận dụng nhiều hình thức quản lý và những hệ thống hành chính khác nhau, song buôn làng vẫn là những đơn vị tự quản; về cơ bản, đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tây Nguyên vẫn là một xã hội dựa trên nền tảng sở hữu cộng đồng về tư liệu sản xuất, bao gồm cả đất đai và rừng núi, sông suối.

Đối với đồng bào Tây Nguyên, đất tức là rừng; đất chỉ có ý nghĩa khi còn rừng. Rừng của buôn làng xưa thường gồm rừng đã biến thành đất thổ cư, rừng làm rẫy, rừng sinh hoạt và rừng thiêng. Đất thổ cư sẽ trở lại thành rừng khi dân làng rời đi nơi khác; rừng làm rẫy là những khu vực luân canh trồng trọt; rừng sinh hoạt là nơi dân bản khai thác những vật dụng cần thiết cho dời sống hàng ngày; còn rừng thiêng chính là rừng đầu nguồn, được quan niệm là nơi trú ngụ của thần linh, không ai được quyền động đến. Với ý nghĩa tâm linh và từ thực thể sở hữu cộng đồng, biết bao khu rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn đã được các thế hệ đời nối đời gìn giữ cho đến ngày nay (Luật tục Ê Đê 1996) .

Sau năm 1975, toàn bộ đất đai, núi rừng, sông suối Tây Nguyên được quốc hữu hóa. Với hình thức sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý; sở hữu tập thể và các luật tục cổ truyền không mấy ý nghĩa, buôn làng không còn trách nhiệm và quyền hạn giữ rừng (Lưu Hùng 2002). Trên thực tế, nhà nước đã trực tiếp quản lý hầu hết diện tích rừng; các lâm trường quốc doanh, vườn quốc gia, ban quản lý và UBND các địa phương đang nắm giữ trên 90% diện tích đất rừng; trong khi các doanh nghiệp ngoài nhà nước và hộ gia đình chỉ tham gia quản lý chừng 3,5%; trong nhiều trường hợp, rừng đã trở thành thứ tài sản “cha chung không ai khóc”.

Nhìn tổng thể quá trình khai thác, quản lý và bảo vệ rừng có thể thấy, đầu thế kỷ XX, rừng Tây Nguyên chiếm trên 90% diện tích tự nhiên; sau nửa thế kỷ khai thác trên 1,5 triệu ha rừng đã trở thành đất trống. Rừng tự nhiên hiện còn che phủ khoảng 50% diện tích, nhưng tỷ lệ rừng gỗ giàu chỉ chiếm 10%, loại trung bình khoảng 22%, trên 60% còn lại thuộc dạng nghèo kiệt. Từ những tồn tại hạn chế trong sản xuất kinh doanh và quản lý của các tổ chức nhà nước, tiềm năng to lớn về rừng khai thác thiếu hiệu quả; tình trạng phá rừng diễn ra phức tạp đã đặt toàn vùng trước những thách thức to lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, hạn hán, thiếu nước; xói mòn và sạt lở đất… đòi hỏi phải có những nghiên cứu cẩn trọng nhằm tìm giải pháp thiết thực góp phần vào phát triển bền vững toàn vùng.

Chính sách phát triển lâm nghiệp và vai trò nhà nước trên địa bànĐiểm nổi bật ở Tây Nguyên là các tỉnh đều hướng vào

phát triển lâm nghiệp bền vững; nhấn mạnh biện pháp tăng cường hoạt động trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng để nâng cao độ che phủ đất. Cả 3 loại rừng đặc dụng, phòng

hộ và sản xuất đều được quan tâm; trong đó, rừng sản xuất chiếm khoảng 2/3 diện tích đất rừng.

Trong thực thi chính sách phát triển lâm nghiệp, vai trò chủ đạo trong quản lý và bảo vệ rừng thuộc về tổ chức lâm nghiệp nhà nước; lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung nhiều công sức vào đổi mới quản lý lâm trường quốc doanh, các tổ chức quản lý và bảo vệ rừng; theo đó, sắp xếp tổ chức đã có nhiều thay đổi. Sau thời kỳ phát triển mở rộng; giữa thập niên 1990 việc củng cố lâm trường quốc doanh được thực hiện theo quy chế đối với doanh nghiệp nhà nước. Đầu thập niên 2010, chủ trương sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh theo hướng sát nhập để hình thành các công ty nông lâm công nghiệp và dịch vụ. Theo Nghị định 25/2006/ND-CP của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết các công ty lâm nghiệp dạng này đã chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHHMTV) do UBND tỉnh làm chủ sở hữu.

Thực trạng hoạt động của các công ty TNHHMTV lâm nghiệp trên địa bàn cho thấy: Tỉnh Kon Tum hiện có 7 công ty được giao quản lý trên 273,3 nghìn ha rừng và đất rừng; ở tỉnh Gia Lai, nơi có diện tích rừng lớn nhất Tây Nguyên; các công ty lâm nghiệp và quản lý rừng được cấp giấy chứng nhận sử dụng 447,5 nghìn ha, chiếm gần 63% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Tại Lâm Đồng, tỉnh có trên 61,5% diện tích tự nhiên được quy hoạch là đất rừng với 345 nghìn ha rừng sản xuất; 8 công ty lâm nghiệp do UBND tỉnh làm chủ sở hữu; được giao sử dụng 194,3 nghìn ha đất rừng.

Nhìn chung, đến nay với những cơ chế hiện hành, các công ty TNHHMTV lâm nghiệp Tây Nguyên không chủ động được trong xây dựng kế hoạch hoạt đông, thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất; đặc biệt gặp nhiều khó khăn trong hoạt động liên kết, liên doanh (UBND tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng 2012; sở NN&PTNT Gialai 2012).

Để làm rõ vấn đề nảy sinh, chúng tôi đã có dịp trao đổi cùng một số công ty TNHHMTV lâm nghiệp thuộc tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Lâm Đồng. Các công ty khảo sát đều được chuyển đổi theo Nghị định 25/2006/NĐCP của Thủ tường Chính phủ, tất cả đều có 100% vốn nhà nước và do UBND tỉnh là chủ sở hữu. Phân tích tình hình hoạt động của các công ty cho thấy, tất cả đều là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; song chức năng chủ yếu vẫn là quản lý, bảo vệ, xây dựng vốn rừng nặng tính công ích.

Các công ty được giao quản lý quỹ đất khá lớn (từ17,6 nghìn đến trên 33,15 nghìn ha đất rừng; 14,6 nghìn đến 30,3 nghìn ha rừng sản xuất); song lực lượng lao động quản lý, bảo vệ; trực tiếp sản xuất kinh doanh, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thường chỉ có từ 20 đến 30 người. Điều đáng quan ngại trong phát huy quyền chủ động là các công ty đều do UBND tỉnh làm chủ sở hữu, lãnh đạo trực tiếp chỉ là người đại diện không đủ thực quyền.

Với cơ chế hiện hành, tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là đất rừng và tài sản rừng, nhưng không thể vận dụng được vào sản xuất kinh doanh, thế chấp hoặc liên doanh, liên kết sản xuất theo phương án quy hoạch đề ra.

Page 11: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012. Hợp tác & Phát triển 9

Công ty TNHHMTV Con Rẫy (Kon Tum) với 6,6 nghìn ha đất chưa có rừng, năm 2009 được UBND tỉnh cho phép tổ chức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế để trồng rừng sản xuất; tháng 10/2009 công ty đã lập dự án trồng 900 ha thông ba lá để khai thác vào năm 2024-2026 với tổng vốn đầu tư trên 46.307,3 triệu đồng. Mặc dù dự án FLICTCH hỗ trợ khoản vay không chịu lãi và nguồn tự huy động được trên 6.833 triệu đồng; song mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu vốn; trên 67,4% còn lại không tìm được nguồn do không có tài sản đảm bảo, không hội đủ điều kiện vay nên dự án phải dừng.

Ở hầu hết các công ty khảo sát, công việc trồng và bảo vệ rừng đều được giao khoán cho người dân địa phương theo các hợp đồng thời vụ. Tại công ty lâm nghiệp Kon H’De (Gia Lai), trên 2/3 dân số trong vùng tham gia vào hoạt động quản lý bảo vệ rừng tự nhiên bằng vốn ngân sách của tỉnh và phí chi trả dịch vụ môi trường rừng. Việc khoán quản lý bảo vệ rừng ở công ty lâm nghiệp Di Linh (Lâm Đồng); đã thực hiện đến hộ dân trên tổng diện tích 22.562,9 ha. Trong những hộ nhận khoán, 91,1% là đồng bào dân tộc; riêng số hộ nhận bảo vệ rừng từ vốn ngân sách lên tới 97%; đây cũng là những con số đáng suy ngẫm trong phương thức quản lý bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các công ty khảo sát thể hiện kỳ vọng không mấy sáng sủa. Loại trừ công ty Di Linh, các công ty còn lại không có vốn đầu tư, không đủ tư cách pháp nhân về sở hữu và tài sản thế chấp để vay vốn tín dụng; việc liên doanh liên kết gặp nhiều khó khăn do thủ tục pháp lý đất đai, khiến các công ty rơi vào tình trạng không có phương hướng sản xuất và tháo gỡ khó khăn. Có lẽ vì nguyên nhân này, năm 2011 công ty Kon Rẫy chỉ có doanh thu 2,81 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 17,6 triệu và ở công ty Kon H’De nợ phải trả lên tới 7,7 tỷ và lợi nhuận sau thuế ở mức âm 3,8 triệu đồng.

Phát triển lâm nghiệp bền vững từ góc nhìn chuyên gia và các nhà quản lýLý giải về sự tồn tại của rừng nguyên sinh và đại ngàn

Tây Nguyên trước năm 1975, các nhà khoa học cho rằng, khi mật độ dân cư không quá 10 người/Km2 thì phương thức luân canh rừng-rẫy gần như không có tác hại phá rừng. Mỗi hộ Tây Nguyên xưa thường sử dụng một số nương-rẫy để liên tục luân canh; sau một chu kỳ canh tác, dưới ảnh hưởng của môi trường sinh thái, khi người dân trở lại nương rẫy khai phá đầu tiên, rừng đã đủ lớn để phục hồi lại độ phì nhiêu của nương rẫy cũ (Viện Tư vấn và Phát triển 2010)

Trước khó khăn chưa tìm được giải pháp tháo gỡ cho các công ty lâm nghiệp nhà nước, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế UBND tỉnh Kon Tum ghi nhận, chính sách lâm nghiệp và việc tổ chức lại các công ty lâm nghiệp chưa thể vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn; với cơ chế hiện hành, các công ty TNHHMTV lâm nghiệp không thể chủ động cả trong định hướng sản xuất, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho các chu kỳ kinh doanh và mở rộng

diện tích cây rừng. Từ đây, cần phân định rõ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn để quản lý thống nhất theo hướng dịch vụ công và nhà nước cần tập trung đầu tư để các tổ chức dược giao có thể thực hiện được chức năng quản lý và bảo vệ rừng.

Điểm nổi bật trên địa bản Tây Nguyên là sự gắn bó cuộc sống của người dân địa phương với đất rừng và tài sản rừng; sự nghiệp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng chỉ thành công khi người dân bản địa thực sự tham gia. Từ thực tế quản lý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đông Phạm S nhấn mạnh, điều cần là phải làm rõ sự khác biệt trong quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ với rừng sản xuất kinh doanh; việc tạo vốn cho doanh nghiệp nhà nước không thể trông chờ cơ chế cấp vốn hàng năm từ ngân sách mà phải thông qua đất đai, định giá thuê, cho thuê lại để tạo vốn cho doanh nghiệp. Muốn làm giầu rừng phòng hộ, cần có cơ chế trồng cây bổ sung với sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, lợi ích được phân bổ theo tỷ lệ đóng góp và từ nguồn vốn bỏ ra.

Trong cơ chế tài chính hiện hành, chính sách vĩ mô đã đưa ra nhiều ưu tiên vay vốn cho các tổ chức ngoài nhà nước trong hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; song do phân tán, thiếu tập trung và phương hướng kinh doanh chưa rõ nên hiệu quả mang lại rất thấp. Ngược lại, các công ty TNHHMTV lâm nghiệp không hội đủ điều kiện vay vốn; mặt khác, chu kỳ kinh doanh ít nhất cũng mất 6,7 năm; với mức lãi suất thương mại hiện hành không doanh nghiệp nào dám vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh rừng.

Rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ là sự sống còn trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để giữ được những loại rừng này, PGS Lê Xuân Bá, Viện trưởng viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, trước hết cần có tư duy mới trong xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp; nhà nước cần tập trung đầu tư cho bảo vệ và phát triển, nâng mức chi phí để người thực hiện công vụ về rừng có mức sống đảm bảo, an tâm thực thi chức trách phải lảm. Đối với phát triển, mở rộng rừng sản xuất kinh doanh; cần theo tín hiệu thị trường; nhà nước chỉ nên tập trung vào định hướng kinh doanh, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển; còn quyền kinh doanh nên dành cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và người sản xuất có liên hệ mật thiết với rừng và đất rừng.

Từ thực tiễn hoạt động lâm nghiệp Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu cho rằng, cốt lõi cần phân tích, làm rõ trong tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước để phát triển bền vững là những nội dung cơ bản về chiến lược; trên cơ sở đó, xác định phương án sản xuất kinh doanh hợp lý cho từng giai đoạn với cơ chế chính sách tạo được mối liên kết gắn bó giữa các doanh nghiệp nhà nước với cộng đồng dân cư ở từng khu rừng. Theo đó, hỗ trợ các công ty lâm nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn; nâng cao năng lực thực hiện kinh doanh, đặc biệt là tìm giải pháp hỗ trợ giải quyết khó khăn về vốn đầu tư là việc cần làm.z

Page 12: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201210

Vào những ngày hè khô, nóng năm 2003 của vùng Nam Lào, Ủy viên Bộ Chính trị,

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước), trong những ngày làm việc với các tỉnh Sê kông, Chămpasắc, Attapue, Saravan đã nhìn thấy tiềm năng đất đai với những rừng cao su bạt ngàn trong tương lai của mảnh đất này. Sau một năm, tháng 5 năm 2004, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào - Việt Nam Thong - lun Xi –xu - lit nhân dịp sang họp giữa kỳ Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Lào đã cùng, Trưởng Ban Kinh tế Trương Tấn Sang khảo sát việc trồng và chế biến cao su ở Việt Nam. Từ đó, phát triển trông cây cao su tại Lào đã trở thành một trong ba mũi nhọn đầu tư của Việt Nam vào Lào.

Và mới chỉ mấy năm mà tưởng như hàng chục năm, từ những rặng rừng khộp hoang sơ, những rừng cao su bạt ngàn trên đất Nam Lào đã

thành hiện thực. Ngay từ những ngày đầu, đầu tư

trồng cao su tại Lào đã thực sự thu hút các nhà đầu tư Việt Nam, trong đó phải kể đến các Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đắk Lắc, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cao su Dầu Tiếng…

Trong số các nhà đầu tư Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là nhà đầu tư tiên phong. Ngay từ sau chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam phát

triển cây cao su tại Lào được công bố, Công ty cổ phần Cao su Việt Lào đã được thành lập và nhanh chóng triển khai. Đến hết năm 2007 đã hoàn thành kế hoạch trồng 10.016 ha cao su trên đất Lào, rút ngắn thời hạn 2 năm so với kế hoạch ban đầu.

Cùng tiên phong đi đầu thực hiện chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam phát triển cây cao su tại Lào phải kể đến Công ty cao su Đăk Lắc. Ngay từ cuối năm 2004, Công ty đã cho triển khai tích cực dự án của mình và đến giữa 2008 đã trồng được 8.000 ha cao su.

l TS. TRẦN BẢO MINH

Cây cao su

trên đất Nam Lào

Page 13: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012. Hợp tác & Phát triển 11

Công ty cũng sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ xuất khẩu tại tỉnh Chămpasắc khi những khu rừng cao su này đến kỳ khai thác.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, ngoài dự án trồng 10.000 ha cao su góp vốn chung với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Tính từ ngay thả cây cao su đầu tiên trong vụ trồng mới năm 2009, tới nay Hoàng Anh Attapeu đã có 17.000 ha cao su. Cùng với 5.000 ha liên doanh với Cao su Chư Pah (Hoàng Anh Quang Minh) ở Sê Kông, diện tích cao su

của Hoàng Anh ở Nam Lào lên đến 22.000 ha. Theo sự phát triển này thì con số 31.000 ha đất của Hoàng Anh Gia Lai được Chính phủ Lào giao chỉ năm sau (2012) là có thể phủ kín cây cao su.

Nằm giữa đại ngàn cao su vào mùa khai thác của Công ty cổ phần cao su Việt Lào, trên huyện Pắc xế tỉnh Chăm pa sắc, một nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 15.000 tấn năm đang cho những lô sản phẩm đầu tiên. Đây là một nhà máy thuộc hàng đầu của ngành cao su Việt Nam được lắp đặt với dây chuyền tân tiến, hiện đại của Việt Nam, chỉ sau 7 tiếng đồng hồ, mủ từ vườn cây nhập vào nhà máy đã thành sản phẩm hoàn hảo.

Lô cao su đầu tiên 1.642,39 ha được trồng năm 2005 của Công ty cổ phần cao su Việt -Lào đang được những người công nhân Lào miệt mài cạo mủ với niềm vui thu được chính từ thành quả lao động và từ nguồn đất đai của mình. Gần 2.000 ha trồng năm 2006 cũng sẽ được khai thác vào cuối năm nay, nâng tổng diện tích khai thác cả năm 2011 sẽ lên tới 3.842, 39 ha.

Thông qua Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), đến tháng 8 năm 2011, trong số 329 tấn sản phẩm của Nhà máy chế biến cao su Việt- Lào đã có mặt tại các thị trường Trung Quốc, Đài Loan. Dự tính trong năm nay có thể cung cấp trên 2.712 tấn cao su nguyên liệu với chất lượng cao hơn theo tiêu chuẩ ISO 9001 - 2008 để xân nhập vào những thị trường lớn EU, Mỹ, Nhật Bản. Và sản lượng cao su nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng khi mà thời gian tới, ngày càng nhiều diện tích cao su lại tới kỳ thu hoạch

Thực sự cây cao su trên đất Nam Lào đã và đang tạo hình ảnh Việt Nam trên lòng các bạn Lào, nó không những mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam và Lào mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Nam Lào. Đến nay đã có hơn 3.000

người (khoảng 1.300 hộ) ở Attapeu, Sê Kông, Chămpasắc có việc làm ổn định trong các nông trường cao su của Hoàng Anh – Attapeu; 1.711 lao động Lào tại các nông trường cao su của Công ty Cổ phần Cao su Việt Lào (chiếm 91,32% tông số lao động của Công ty) và hơn 1.000 công nhân của Công ty cao su Đăk Lắc. Trong đó, rất nhiêu người lao động trong các dự án trồng cao su của các công ty đều được tạo nhà ở, sinh hoạt ổn định.

Chỉ trong vòng mấy năm mà cuộc sống của người dân nơi đây đã thay đổi bất ngờ. Bên cạnh những cơ sở hạ tầng đường điện tại khu vực các dự án, người ta dễ dàng nhận ra các trường tiểu học và các trạm y tế tại các bản Laongam tỉnh Salavan và bản May tỉnh Chăm pa sắc của Công ty cao su Đắk Lắc. Bệnh viện Đa khoa 200 giường tại trung tâm tỉnh Attapeu, cầu Sê sụ trên sông Sê Kông nối hai huyện Phouvông và Saysetha (Attapeu) của Hoàng Anh Gia Lai. Làng công nghiệp Bản Đôn cùng các trường trung học và chùa trung tâm huyện Bac Cheng tỉnh Chămpasắc của Công ty cao su Việt Lào…. Và còn rất nhiều nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trạm y tế, nhà văn hóa, trạm và đường điện, giếng khoan cho công nhân và người dân địa phương.

Nói về kết quả tình hữu nghị thông qua các dự án trồng cây cao su trên đất Nam Lào, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Chu-ma-ly Xay-nha-sỏn có nói:” Tất cả mọi người chúng ta, nhất là thế hệ trẻ phải bảo vệ, củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết và sự hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam đời đời bền vững, cùng nhau làm cho mối quan hệ đó ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu ra hoa kết trái ngày càng lớn mạnh vì lợi ích của nhân dân hai nước. Đặc biệt là dự án phát triển hơn 10.000 ha cao su đã được hoàn tất một cách nhanh gọn. Đây thể hiện tính cánh người Việt Nam đối với sự nghiệp phát triển đất nước Lào. Tôi tin tưởng những dự án này sẽ thành công rực rỡ”.z

Cây cao su

trên đất Nam Lào

Page 14: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201212

Hai nước Việt Nam và Campuchia có đường biên giới chung dài 1.137 km nối

giữa 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia, hai nước có truyền thống hữu nghị, hợp tác từ lâu đời, đó là một tài sản vô cùng quý giá của hai dân tộc. Trong những năm qua, mối quan hệ giữa hai nước đã có những bước phát triển tốt đẹp. Điều này, trước hết được thể hiện qua các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước. Cụ thể là chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mu-ni, Thái Thượng hoàng Nô-rô-đôm Xi-ha-nuc và Hoàng Thái hậu Nô-rô-đôm Mô-ni-niết Xi-ha-nuc từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 6 năm 2010 và chuyến thăm cấp Nhà nước đến Vương quốc Campuchia của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 12 năm 2011. Các chuyến thăm trên đã góp phần tăng cường quan hệ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa Lãnh đạo và nhân dân hai nước, thắt chặt thêm sự hợp tác toàn diện giữa hai nước, đồng thời đã đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

I. Quan hệ, hợp tác giữa hai nước thời gian quaQuan hệ hợp tác giữa hai nước

trong thời gian qua được tăng cường, thúc đẩy mạnh mẽ và sâu rộng trên mọi lĩnh vực. Hai bên đã tích cực triển khai Thoả thuận cấp cao, thoả thuận của kỳ họp lần thứ 12 Uỷ ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật tháng 8 năm 2011, Thông cáo chung

về Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới lần thứ 6 tháng 8 năm 2010. Các Bộ, ngành, địa phương hai bên đã có những chuyến thăm viếng lẫn nhau và đã ký được nhiều thoả thuận hợp tác. Chúng ta đã đạt được những thành tích đáng kể, nổi bật là một số lĩnh vực sau:

Về hợp tác thương mại, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã tăng đáng kể, năm 2007 đạt 1.193 triệu USD, tăng 70% so với năm 2005. Kim ngạch hai nước năm 2008 đạt 1.640 triệu USD, tăng 37% so với năm 2007. Năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1.333 triệu USD. Năm 2010 tình hình kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đã có những chuyển biến tích cực, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều qua biên giới giữa hai nước năm 2010

đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

l LÊ MINH ĐIỂN

Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia được tổ chức tại TP.HCM

Tăng cường mối quan hệ hữu nghị

Page 15: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012. Hợp tác & Phát triển 13

đã đạt trên 1,95 tỷ USD, tăng khoảng 39,7% so với năm 2009. Ước đến cuối năm 2011 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 2,4 tỷ USD.

Chính phủ hai nước cũng đã ký kết nhiều văn bản hợp tác quan trọng như: Hiệp định Thương mại (1998); Hiệp định Mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới (2001); Hiệp định Quá cảnh hàng hóa (2008); Thỏa thuận ưu đãi hàng hóa (2007), v.v… đồng thời, Chính phủ hai nước đã nhất trí mở và nâng cấp một số cặp cửa khẩu, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, siêu thị miễn thuế, chợ dọc tuyến biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi và giao lưu hàng hóa giữa hai bên.

Hiện nay Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 vào Campuchia sau Thái Lan, Trung Quốc. Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu thương mại biên giới, Việt Nam xuất chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp, sắt thép, vật liệu xây dựng, vải sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm, sản phẩm nhựa, hàng thực phẩm chế biến, hoa quả, hàng tiêu dùng,... Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia chủ yếu vào bốn nhóm mặt hàng chính là: cao su, hàng nông sản, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều thô và sắn lát,... Ngoài ra, còn một số lượng lớn lúa gạo, nông lâm thuỷ sản thô được Việt Nam nhập khẩu để tiêu dùng và làm nguyên liệu cho tái xuất khẩu.

Trên tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia hiện tại, hàng hoá được tập trung trao đổi chủ yếu tại các cửa khẩu thuộc hai tỉnh Tây Ninh và An Giang, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của hai tỉnh này chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh có chung biên giới với Campuchia. Chỉ tính riêng kim ngạch xuất nhập khẩu biên giới của Tây Ninh năm 2010, đạt trên 1 tỷ USD, bằng 53,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên giới của 10 tỉnh biên giới với Campuchia.

Về hợp tác đầu tư, tính đến cuối tháng 11 năm 2011, Việt Nam có 89 dự án đầu tư tại Campuchia, với tổng vốn

đầu tư đạt 2,227 tỷ USD. Campuchia hiện là quốc gia đứng thứ 2 trong thu hút vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong tổng số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Các dự án của nhà đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thông tin và truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và công nghiệp chế biến,…Các nhà đầu tư của Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với môi trường đầu tư và các cơ hội kinh doanh tại thị trường Campuchia. Nhiều dự án của các nhà đầu tư Việt Nam tại đây đã được triển khai với quy mô vốn đầu tư hàng trăm triệu USD như: dự án Mạng lưới viễn thông của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (tăng vốn đầu tư từ 27 triệu USD lên 150 triệu USD), dự án Thành lập Công ty cổ phần đầu tư phát triển Campuchia của BIDV và Công ty Phương Nam (vốn đầu tư 100 triệu USD), dự án Trồng cây cao su của Công ty Hoàng Anh Gia Lai (vốn đầu tư 100 triệu USD),…

Nhìn chung, các dự án đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam tại thị trường Campuchia hoạt động có hiệu quả đã góp phần tăng cường và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực.

Về giáo dục đào tạo, đây là lĩnh vực hợp tác có hiệu quả trong quan hệ hợp tác hai nước. Số lượng học sinh, sinh viên, cán bộ Campuchia sang đào tạo ở Việt Nam tăng cao. Năm 2011 Việt Nam đã tiếp nhận 750 học viên Campuchia sang đào tạo dài hạn và ngắn hạn tại các ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, quốc phòng,

an ninh,...với tổng kinh phí đào tạo hơn 90 tỷ đồng Việt Nam. Việt Nam đã thực hiện suất chi phí đào tạo mới từ tháng 4 năm 2006, tăng 60% so với mức chi phí đào tạo cũ. Các đơn vị đào tạo của Việt Nam đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng và đầu tư cơ sở vật chất để từng bước đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, học tập cho cán bộ, học sinh Campuchia. Số học sinh hiện có mặt bình quân tại Việt Nam là 1.900 người, trong đó dài hạn là 1.350 người, số ngắn hạn là 550 người.

Việt Nam đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao đời sống của học sinh, xây dựng khu ký túc xá, trang bị phòng học tiếng và từ tháng 4 năm 2008 Việt Nam đã tăng mức tiền ăn bình quân 330.000 đồng/người/tháng, tạo điều kiện cho học sinh yên tâm học tập, nâng cao chất lượng học tập và đào tạo.

Về hợp tác nông- lâm- ngư nghiệp, hai bên đã hợp tác rất tốt trong lĩnh vực này. Việt Nam tiếp tục giúp Campuchia về kinh nghiệm, kỹ thuật, chuyên gia, đào tạo và giúp cung cấp các giống cây, trồng, vật nuôi có chất lượng cao. Hai bên phối hợp tốt trong việc quản lý biên giới, kiểm dịch động, thực vật, thống nhất các biện pháp quản lý, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm vùng biên giới, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để phát sinh, lây lan dịch bệnh. Tăng cường việc thúc đẩy hợp tác phát triển bảo vệ rừng cũng như trong công tác kiểm soát, ngăn chặn buôn bán gỗ, sản phẩm rừng và động vật hoang dã trái phép qua biên giới.

Về hợp tác công nghiệp, năng lượng, Việt Nam đã giúp Campuchia xây dựng quy hoạch thuỷ điện trên khu vực thượng và hạ lưu sông Sê San; giúp thực hiện 2 dự án đánh giá tác động dòng chảy của sông Sê San và Sre Pôk. Hai nước tiếp tục thực hiện thoả thuận theo Hợp đồng bán điện cho thủ đô Phnôm Pênh qua đường dây tải điện cao áp 220KV Thốt Nốt - Châu Đốc - Tịnh Biên - Phnôm Pênh. Phía Campuchia đã hoàn thành việc nối dây và đã mua điện từ tháng 4 năm 2009. Đối với các địa phương, ta tiếp tục bán điện tại 14 điểm ở 8 tỉnh

Nhìn chung, các dự án đầu tư của các nhà đầu

tư Việt Nam tại thị trường Campuchia hoạt động có hiệu quả đã góp phần tăng cường và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực.

Page 16: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201214

dọc biên giới hai nước. Sản lượng bán điện cho Campuchia 6 tháng đầu năm 2011 đạt 555.925.490 kWh.

Về giao thông vận tải, hàng không: Việt Nam đã triển khai giúp Campuchia xây dựng đoạn đường dài 70 km từ Ban Lung đi Oyadav bằng vốn vay ưu đãi với tổng kinh phí thực hiện là 25,8 triệu USD, tuyến đường đã hoàn thành đưua vào sử dụng từ tháng 3 năm 2010. Việt Nam đã hoàn thành việc nghiên cứu khả thi việc xây dựng cầu Long Bình nối tỉnh An Giang, Việt Nam với tỉnh Takeo, Campuchia.

Hiện nay trên các tuyến bay từ Việt Nam sang Campuchia có ba hãng hàng không đang khai thác thường xuyên, đó là Vietnam Airlines của hàng không Việt Nam và hai hãng của Campuchia đó là Progress Multitrade Air và Royal Khmer Airlines Ltd. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thực hiện 77 chuyến bay /tuần giữa Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Xiêm Riệp, Phnôm Pênh trên tổng số 85 chuyến bay từ Việt Nam đi Lào và Campuchia ; trong đó có 07 chuyến bay nối Đông Dương từ Hà Nội-Viêng chăn (Lào) - Phnôm Pênh (Campuchia) - thành phố Hồ Chí Minh. Các hàng hàng không của Campuchia thực hiện 17 chuyến bay/tuần từ Xiêm Riệp đi Hà Nội và Xiêm Riệp đi thành phố Hồ Chí Minh. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của cán bộ và nhân dân ba nước Đông Dương, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đang có phương án tăng tần suất chuyến bay, nâng cao chất lượng phục vụ và mở thêm tuyến bay mới giữa ba nước để phát triển du lịch tiểu vùng Mê Kông.

Về hợp tác y tế, Việt Nam tiếp tục trợ giúp Campuchia các dịch vụ về y tế. Việt Nam đã tiếp nhận bện nhân Campuchia sang khám chữa bệnh tại các cở sở y tế của Việt Nam với mức phí như đối với bệnh nhân Việt Nam. Trung bình hàng năm khoảng 3.500 lượt bệnh nhân Campuchia sang chữa bệnh tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã cử nhiều đoàn y tế sang khám chữa bệnh và mổ mắt cho nhiều bệnh nhân tại một số tỉnh ở Campuchia. Hai bên

đã phối hợp tổ chức lễ khởi công xây dựng Chi nhánh bệnh viện Chợ Rẫy tại Phnôm Pênh vào ngày 15 tháng 5 năm 2010. Dự án đầu tư với tổng số vốn là 27,3 triệu USD, quy mô 500 giường bệnh, sẽ hoàn thành sau 24 tháng thi công.

Về quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng: Hai bên đã phối hợp tốt trong việc trao đổi thông tin; phối hợp ngăn chặn các hoạt động của lực lượng phản động, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia; ngăn chặn người vượt biên trái phép… Nhờ có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng của hai bên nên an ninh quốc phòng hai bên đều được giữ vững. Trong những năm qua, hai bên cũng rất tích cực trong

việc phối hợp tìm kiếm cất bốc và hồi hương liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia và đã thu được kết quả tốt.

II. Phương hướng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tớiNhằm tiếp tục củng cố và tăng

cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Campuchia, dự kiến một số phương hướng hợp tác trong thời gian tới như sau:

- Thực hiện Tuyên bố chung Việt Nam –Campuchia ngày 08 tháng 12 năm 2011 nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức cấp Nhà nước đến Vương quốc Campuchia của Tổng Bí

thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam;

- Hai nước phối hợp thực hiện tốt các thoả thuận đã ký kết trong khuôn khổ hợp tác về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật; đồng thời phối hợp triển khai các thoả thuận, hợp tác trong Khu vực như: Hợp tác về Tam giác Phát triển ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam CLV, hợp tác tiểu vùng Mê Kông, hợp tác CLMV, ACMECS;

- Triển khai đàm phán thống nhất, trình hai Chính phủ thông qua để ký mới Hiệp định Khuyến khích bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia thay thế cho Hiệp định đã ký năm 2001;

- Hai nước trao đổi thống nhất những nội dung có liên quan tại Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam – Campuchia;

- Phối hợp đàm phán về nội dung Bản thoả thuận ưu đãi hàng hoá có xuất xứ từ mỗi nước được hưởng ưu đãi thuế suất giai đoạn 2012-2013 đồng thời giúp các địa phương giáp biên hai nước đẩy mạnh các hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại và các hoạt động khác tại vùng biên giữa hai nước;

- Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể nối mạng giao thông đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia theo nội dung Biên bản Thoả thuận tại Kỳ họp lần thứ 12 Uỷ ban hỗn hợp hai nước;

- Phối hợp tuyên truyền Luật đầu tư và các luật liên quan của mỗi nước; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy đầu tư Việt Nam vào Campuchia, đồng thời phối hợp với phía Campuchia ngăn chặn hiện tượng buôn lậu qua biên giới;

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Campuchia; tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các Hội chợ thương mại quốc tế, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân hai nước, đồng thời tạo điều kiện thu hút các nước thứ ba cùng tham gia.z

Về quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng: Hai

bên đã phối hợp tốt trong việc trao đổi thông tin; phối hợp ngăn chặn các hoạt động của lực lượng phản động, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia; ngăn chặn người vượt biên trái phép… Nhờ có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng của hai bên nên an ninh quốc phòng hai bên đều được giữ vững.

Page 17: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012. Hợp tác & Phát triển 15

Năm 2011, tại thị trường vàng Việt nam: 7 tháng đầu năm: xuất khẩu gần 30

tấn vàng trang sức, do giá thế giới cao hơn giá vàng ở trong nước. Từ tháng 8 đến hết năm: liên tục phải nhập vàng vào do giá trong nước cao hơn giá thế giới (có lúc cao hơn tới 4 triệu đồng/lượng). Sức mua đối ngoại của đồng nội tệ cùng với các nhân tố khác như lạm phát (lạm phát 18%), nhập siêu và tín dụng ngoại tệ tăng nhanh từ đầu năm, kể cả tín dụng vàng lần lượt đến kỳ đáo hạn cuối năm 2011 và lấn sang năm 2012, sẽ gây áp lực tiếp tục tăng tỷ giá và giá vàng vào năm 2012. Nếu không nhận diện và có những phản ứng chính sách theo đúng qui luật, sẽ không thể tin được vào bất cứ cố gắng dự báo gần đúng nào.

Sự lên xuống của giá vàng trong nước luôn luôn cùng lúc chịu

3 nhóm nhân tố tác động chính, đó là: thứ nhất, quan hệ giữa nguồn cung của chính nó với cầu của xã hội trong nước về vàng (cầu thật), thứ hai là sự mất giá của đồng nội tệ so với USD nói riêng và với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nói chung (CPI) và thứ ba là do nhân tố huyền bí hoá vai trò của vàng hay do bị thao túng mà làm cho giá vàng bị đẩy thêm lên một cách vô tình hoặc hữu ý (cầu ảo). Tuy nhiên, xét trên bình diện thế giới, do sự chênh lệch quá lớn giữa taổng giá trị hàng hoá lưu chuyển so với tổng giá trị vàng có thể có để làm “hàm kim lượng” cho tiền, nên vàng không thể trở lại làm tiền thật bằng vàng, nhưng giá vàng vẫn phản ánh sức mua đối nội và đối ngoại của mọi đồng tiền, cho dù trên thực tế ngày nay khi vàng càng đắt đỏ thì chế độ bản vị vàng càng khó thực hiện. Ngay cả thời

l TS. NGUYỄN ĐẠI LAI

Page 18: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201216

còn chế độ bản vị vàng trước năm 1971, thì: tỉ lệ chuyển đổi cố định do chính phủ định ra vẫn không có mối liên hệ hữu cơ nào giữa cung và cầu về vàng và cung và cầu về hàng hóa. Trong thực tiễn cũng thấy tài sản vàng hiện tại trên hành tinh này không thể và không bao giờ được phân phối đúng theo sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia. Ví dụ như Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn và mạnh nhất trong Top G7 thế giới, lại có dự trữ vàng ít hơn rất nhiều so với mức cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế của họ (3,1% dự trữ ngoại hối, trong khi Hà Lan: Tổng lượng vàng dự trữ: 612,5 tấn chiếm 58.5% tổng dự trữ ngoại hối, Venezuela: Tổng lượng vàng dự trữ: 365,8 tấn; chiếm 54% tổng dự trữ ngoại hối…- Theo InfoTv 6/2011). Ngược lại, mặc dù đứng ở thứ hạng cao trong bảng thống kê lượng vàng dự trữ của Top 20 quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới hiện nay, nhưng các nước như: Đức, Italiy, Pháp, Thụy Sĩ…hầu như không ảnh hưởng tới thị trường vàng nhiều như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và không thể không nhắc đến Quĩ đầu tư vàng chuyên nghiệp lớn nhất thế giới là SPDR Gold Trust (Quĩ này đang sở hữu tới 1278 tấn, tương đương 73 tỷ USD). Những thông tin về động thái mua vào hay bán ra từ 4 quốc gia và Quĩ SPDR Gold Trust kể trên luôn tác động làm thay đổi xu hướng giá vàng thế giới. Suốt năm qua, 4 nước và các Quĩ đầu tư đồng loạt tăng mạnh mua vào, làm cho giá vàng tăng rất nhanh từ 1.350 USD/ounce đầu năm lên 1800USD/ounce cuối năm, tăng 33%…Để ý rằng sản lượng vàng của các tập đoàn khai mỏ vàng lớn nhất thế giới ở 4 quốc gia là: Nam Phi, Australia, miền Tây nước Mỹ và Trung Quốc đang giảm xuống làm cho giá trị nội tại thực của vàng tăng cũng là một nhân tố để giải thích. Trong khi đó, các NHTW, các Quỹ đầu tư, các Quỹ lương hưu và các nhà đầu cơ cá nhân khắp nơi đang tìm đến vàng ngày càng có chiều hướng gia tăng,

nhất là trong tình hình xấu về nợ công ở châu Âu, “nâng trần” nợ ở Mỹ lên = 100% GDP, bất ổn chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông và thiên tai lớn ở nhiều nước châu Á (nhất là sóng thần ở Nhật tháng 3 và lũ lụt Thái Lan tháng 10, 11) v.v buộc các NHTW lớn phải bằng mọi cách bổ sung thanh khoản cho thị trường nợ, là những “cú hích” rất mạnh tạo ra sự xuống giá của những đồng tiền thanh toán quốc tế phổ biến. Do đó dù ngoài ý muốn vẫn tạo cầu thực về vàng, đẩy giá vàng thế giới đã tăng mạnh trong năm 2011, sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong năm 2012. Nếu không có loại “hầm trú ẩn” nào khác cùng đứng ra chia lửa với vàng, thì giá vàng sẽ rất khó dự đoán sẽ tăng ở mức nào. Tôi cho rằng các “hầm trú ẩn” khác vàng trong tình hình hiện nay, về ngắn hạn không gì tốt hơn chính các đồng tiền thanh toán quốc tế ít phổ biến hơn USD và EURO như: Bảng Anh, Dola Canada, Pranc Thuỵ sỹ và Yên Nhật; Về dài hạn, các quốc gia bán được/và hoặc gán nợ được bằng trái phiếu giá “ưu đãi” hôm nay phải ổn định phát triển, tạo niềm tin để khôi phục giá trái phiếu và/hoặc giá các công cụ tài trợ cứu khủng hoảng nợ công Châu Âu và kéo theo ổn định phát triển toàn

cầu thì mới có thể cứu được khủng hoảng tài chính toàn cầu được dự báo là sẽ lớn hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng năm 2008 xuất phát từ phố Wall. Như vậy, có thể nói động thái giá vàng tăng suốt thời gian qua trên phạm vi toàn cầu và sẽ có nhiều khả năng tiếp tục gia tăng vào năm 2012 vẫn là do niềm tin vào các đồng tiền chủ chốt bị giảm, bị phá giá hơn là do giá trị thực của vàng tăng. Vì vậy việc “vãn hồi” giá vàng hiện nay chính là việc các quốc gia đóng vai trò đầu tầu kinh tế thế giới phải làm cho sức mua của đồng tiền ổn định và mạnh lên chứ không phải là khai thác nhiều vàng từ các mỏ về để ném vào thị trường - Cho dù có đào hết các mỏ lên thì cũng chỉ là muối bỏ bể so với GDP của EU nói riêng và càng không là gì so với tổng giá trị hàng hoá trên thế giới nói chung. Giá vàng chỉ là “phong vũ biểu” của sức mua của các đồng tiền trên thế giới mà thôi.

Giá vàng thế giới 2011 đã liên tục thiết lập các kỷ lục mới sau ngưỡng 1.550 USD/ounce vào cuối tháng 6/2011 (1ounce=0,829426 lượng/hoặc cây) và lên tới xung quanh 1900USD/ounce trong vòng 2 tháng 9, 10/2011 và xung quanh 1750 USD/ounce trong tháng 11,

Page 19: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012. Hợp tác & Phát triển 17

nửa đầu tháng 12/2011. Tình hình giá vàng bập bùng theo các chiều tăng hay giảm, căn bản phụ thuộc vào những cỗ máy in tiền, vào năng suất lao động sản xuất ra hàng hoá tiêu thụ được chứ không phụ thuộc nhiều vào hàm lượng vàng trong các mỏ vàng. Từ những quan sát thực tế nói trên, có thể đưa ra một nhận dạng là: Nơi nào giá vàng tăng mạnh thì giá trị sức mua của đồng tiền nơi đó giảm mạnh. Ngoài ra, tuỳ theo tính lan toả giá vàng cục bộ lên giá vàng thế giới của các quốc gia hay Quĩ mà sự lên xuống của giá vàng ở quốc gia đó sẽ chi phối quyết định giá vàng thế giới. Cụ thể là: Khi giá vàng của 4 quốc gia: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Quĩ SPDR Gold Trust tăng thì giá vàng toàn thế giới có xu hướng tăng cùng, thậm chí lớn hơn tốc độ tăng của nhóm xuất phát; Nếu tỷ giá EURO/USD hiện đang là 1,33 tăng mạnh lên, tức là đồng USD giảm sức mua đối ngoại, thì giá vàng tăng mạnh. Ngược lại nếu tỷ giá này giảm mạnh so với 1,33 thì tức là đồng EURO yếu đi, sẽ cũng tác động làm tăng giá vàng tính theo USD, nhưng tác động yếu hơn. Trong trường hợp này sẽ xuất hiện hiện tượng đồng USD và giá vàng cùng tăng trên thị trường EU và ở những nước có đồng tiền “neo” vào và/hoặc phụ thuộc vào đồng USD (trong đó có Việt Nam).

Thị trường vàng Việt Nam do có một số đặc điểm cơ bản là: Việt nam không phải là quốc gia có nền công nghiệp khai thác vàng cũng như Công nghiệp sử dụng nguyên liệu vàng; Cầu lớn về vàng nếu có xuất hiện, chỉ chủ yếu do cầu đầu cơ, tích trữ của cải, do mức độ gia tăng tình trạng Dola hoá và vàng hoá phương tiện thanh toán /hay hàng hoá hoá trong tín dụng và trên hết, lớn nhất là do lạm phát. Vì vậy, nếu trị được lạm phát, chống triệt để ngoại tệ hoá nói chung, vàng hoá phương tiện thanh toán nói riêng…thì giá vàng Việt nam chỉ còn là hiện thân của giá vàng thế giới qui đổi ngay cả khi hoàn toàn xoá bỏ

quota xuất nhập khẩu vàng. Vì vậy, ở Việt Nam, vấn đề không phải là quản lý chợ vàng ra sao, mà là quản lý bản thân việc sử dụng vàng ra sao: Có tín dụng vàng không?, Có dùng vàng làm phương tiện thanh toán không? Cơ bán và/hoặc cho vay ngoại thệ để nhập khẩu vàng không? Nhưng trên hết là có để lạm phát không? Vàng không chỉ là tài sản của cá nhân, tổ chức, là nguyên liệu cho chế tác trang sức, công nghệ cao, mà nó còn là phương tiện để tích trữ tài sản, giá vàng còn là “phong vĩ biểu” cho sức mua đối nội của đồng tiền v.v nên không thể dùng các biện pháp hành chính để

ngăn cấm chợ vàng. Nhưng nhất thiết phải “thiết quân luật” đối với mọi hành vi sử dụng vàng trái những điều Luật pháp không cho phép. Ví dụ trên chợ vàng nhất thiết chỉ cho phép giao dịch vàng trang sức, vàng dưới dạng nguyên liệu và vàng thỏi chuẩn quốc gia đồng thời là chuẩn quốc tế với trọng lượng, logo, xuất xứ duy nhất do NHNN độc quyền công bố, xác nhận, cho phép và kiểm soát, kiểm toán chặt chẽ.

Với quan điểm, nhận diện và đề xuất giải pháp như trên, có thể dự đoán giá vàng trên thị trường quốc tế năm 2012 tiếp tục tăng với tốc

độ bình quân tháng khoảng 0,6% so với giá hiện hành đang giao động xung quanh 1.735USD/ounce tại thời điểm cuối năm 2011. Nghĩa là giá vàng thế giới cuối năm 2012 có thể kỳ vọng đạt mức 1880USD/ounce. Theo đó vàng trong nước sau khi loại bỏ nhân tố lạm phát phi mã nếu để xẩy ra và áp dụng các giải pháp quản lý vàng như đề xuất, thì giá vàng trong nước sẽ phản ánh đúng giá vàng thế giới = 1880USD/ounce x 1,205653 ounce/lượng x 22.500đ/USD = 50.998.950đ/lượng +/- 8% (sai số dự đoán giá thế giới).z

Thị trường vàng Việt Nam do có một số đặc điểm cơ bản là: Việt

nam không phải là quốc gia có nền công nghiệp khai thác vàng cũng như Công nghiệp sử dụng nguyên liệu vàng; Cầu lớn về vàng nếu có xuất hiện, chỉ chủ yếu do cầu đầu cơ, tích trữ của cải, do mức độ gia tăng tình trạng Dola hoá và vàng hoá phương tiện thanh toán /hay hàng hoá hoá trong tín dụng và trên hết, lớn nhất là do lạm phát.

Page 20: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201218

l PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG Đại học Kinh tế quốc dân

với thúc đẩy đầu tư tư nhân để ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao chất lượng

tăng trưởng ở Việt Nam năm 2012 và giai đoạn tiếp theo

Gắn chặt việc cắt giảm đầu tư công

Page 21: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012. Hợp tác & Phát triển 19

Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 2 năm 2011 đã đi vào cuộc

sống. Hơn nữa, Nghị quyết còn tạo bước ngoặt cơ bản trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và đặt nền tảng hết sức quan trọng để nền kinh tế chuyển sang một giai đoạn phát triển mới theo định hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả hơn.

Các kết hợp có thể lựa chọn giữa đầu tư công và đầu tư

tư nhânSự kết hợp giữa đầu tư công và

đầu tư tư nhân tạo thành tổng đầu tư của nền kinh tế. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) có thể được nhìn từ đầu tư (I) và tiết kiệm (S) trong nền kinh tế theo phương trình GDP = I+S. Đồng thời, tổng sản phẩm trong nước có thể biểu diễn như sau: GDP = C+I+G+X-M trong đó C là tiêu dùng, I là đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư tư nhân, G là tiêu dùng chính phủ, X và M là kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Từ phương trình này, để thúc đẩy tăng trưởng GDP cần tăng tổng đầu tư của nền kinh tế và tổng đầu tư này phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư công và đầu tư tư nhân. Đầu tư công được hiểu là tập hợp tất cả các khoản đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Đầu tư tư nhân là các khoản đầu tư không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mà của tư nhân, tập thể hoặc của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, đầu tư công gắn với tình trạng thu –chi của ngân sách nhà nước và được phản ánh trong chính sách tài khoá của Chính phủ. Ở Việt Nam, khoản đầu tư công thể hiện ở việc triển khai các công trình, dự án có vốn của nhà nước hoặc đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước có vốn từ ngân sách…Hiệu quả kinh doanh của các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước hoặc của các công trình, dự án có vốn đầu tư từ ngân sách có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tài khoá. Đầu tư công ở Việt Nam, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đóng vai trò dẫn dắt đầu tư tư nhân.

Có những lựa chọn khác nhau

đối với sự kết hợp giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân. Các trạng thái lựa chọn này gồm cắt giảm, giữ nguyên, hoặc gia tăng hay thúc đẩy. Việc cắt giảm có thể hiểu từ khía cạnh cắt giảm tuyệt đối về số lượng hoặc cắt giảm tương đối trong cơ cấu đầu tư thể hiện ở tốc độ tăng chậm hơn so với thời kỳ trước đó. Có các khả năng khác nhau khi kết hợp giữa trạng thái đầu tư tư nhân và đầu tư công. Các khả năng này đều nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng chất lượng cao trong dài hạn. Cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứ về sự lựa chọn các kết hợp này ở Việt Nam một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học cho nên sự kết hợp vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được quan tâm thoả đáng.

Nếu lấy mục tiêu giữ nguyên tốc độ tăng trưởng hoặc thúc đẩy tăng trưởng với hiệu quả không đổi theo quy mô của cả nền kinh tế thì các khả năng kết hợp ở các ô 1, 2 và 4 không thể lựa chọn vì nếu đồng thời cắt giảm đầu tư công và đầu tư tư nhân hoặc một trong hai nguồn đầu tư bị cắt giảm trong khi đó nguồn đầu tư kia giữ nguyên thậm chí tăng lên không đủ để bù đắp sự cắt giảm thì khó có thể đạt được tăng trưởng dự kiến dài hạn. Việc không đạt được tóc độ tăng trưởng như dự kiến làm cho mục tiêu phát triển dài hạn không thực hiện được. Nền kinh tế ở trình độ phát triển thấp như Việt Nam, khi không đạt tỷ lệ tăng trường hợp lý vào khoảng 7-8%/năm thậm chí cao hơn, sẽ khó có thể đạt được mục tiêu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo

Đầu tư tư nhân

Cắt giám Giữ nguyên Thúc đẩy

Đầu tư côngCắt giảm 1 2 3

Giữ nguyên 4 5 6Gia tăng 7 8 9

Các kết hợp có thể lựa chọn giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân

Nguồn: Tác giả xây dựng

Page 22: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201220

hướng hiện đại vào năm 2020. Cũng ở Bảng trên, việc cắt giảm đầu tư công chỉ có thể được bù lại hoặc bổ sung bằng thúc đẩy đầu tư tư nhân mà hàu như không có sự lựa chọn khác tối ưu và bền vững hơn.

Việc cắt giảm đầu tư công góp phần kiềm chế trực tiếp lạm phát nhưng lại dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế, gây ra nhiều vấn đề xã hội cần được giải quyết trong khu vực kinh tế nhà nước và kéo theo các khu vực kinh tế khác. Đây là một vấn đề cần được cân nhắc và về mặt lý thuyết nó được biểu diễn bằng đường cong Philip về mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát mà nền kinh tế thị trường, cho dù ở trình độ phát triển thấp, chưa phải là ngoại lệ của mối quan hệ cơ bản này.

Do đó, để không gây ảnh hưởng ngược chiều với mục tiêu phát triển mong đợi đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020, cần gắn việc cắt giảm đầu tư công với thúc đẩy đầu tư tư nhân để bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nghĩa là việc cắt giảm đầu tư công cần gắn với việc thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư tư nhân để vượt qua được giai đoạn suy giảm kinh tế và tạo đà đối với giai đoạn phát triển tiếp theo.

Năm 2011 thực hiện cắt giảm đầu tư công do tình trạng ngân sách bội chi, lạm phát cao, hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số sử dụng vốn ICOR trong các doanh nghiệp nhà nước rất cao (hệ số này là 8 thậm chí còn lớn hơn) nhưng năng suất tổng hợp các yếu tố (TFP) thấp… Nếu tăng đầu tư công có thể dẫn đến sự lãng phí và kém hiệu quả và do đó, tăng bội chi ngân sách là kết quả tất yếu. Đây gần như là đặc điểm nổi bật của khu vực kinh tế nhà nước mà hậu quả là có một số cán bộ quản lý “cố ý làm trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng”…Việc cải thiện cơ bản hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước khó có thể đạt được trong ngắn hạn thậm chí trung hạn vì mô hình và quán tính vận hành của nền kinh tế vẫn theo chiều rộng cho nên việc cắt giảm đầu

tư công, nếu không được bù đắp kịp thời bằng các nguồn đầu tư khác, có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng cả trước mắt và trung hạn. Các “nút thắt” của nền kinh tế là thể chế, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được giải quyết thì khả năng phát triển theo chiều sâu của nền kinh tế dựa trên sự phát triển của khoa học- công nghệ tiên tiến vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Hơn nữa, việc tăng bội chi ngân sách có khả năng đẩy lạm phát tăng, gây bất ổn định kinh tế vĩ mô mặc dù tình trạng bội chi không ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư tư nhân và các nguồn lực trong dân cư hoặc các nhà đầu tư nước ngoài…bởi tính độc lập khá cao của các nguồn lực này. Nguồn đầu tư tư nhân thường có hiệu quả sử dụng cao hơn do trách nhiệm trực tiếp, sự chi phối của sở hữu tư nhân cũng như các tác động khắt khe của các quy luật kinh tế thị trường. Hệ số ICOR trong khu vực tư nhân của Việt Nam là 3,2 còn của khu vực đầu tư nước ngoài là 5,2 thấp hơn rất nhiều so với khu vực nhà nước phản ánh hiệu quả cao trong sử dụng vốn của 2 khu vực này. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy đầu tư tư nhân còn có thể làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế hoặc các khoản thu khác. Đây là giải pháp để làm giảm bội chi ngân sách cũng như làm lành mạnh và “hùng hậu’ thêm nguồn đóng góp vào ngân sách quốc gia.

Do đó, cần có sự lựa chọn hợp lý mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân để không phải “hy sinh” một mục tiêu nào đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao chất lượng tăng trưởng trong điều kiện nguồn lực tư nhân còn rất lớn bao gồm nguồn lực trong nhân dân, những người định cư ở nước ngoài và vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc cắt giảm đầu tư công cần đồng thời thực hiện ngay các biện pháp thúc đẩy đầu tư tư nhân để tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế không những không bị giảm xuống mà còn tăng lên. Điều này có lợi cho nền kinh tế vì không dẫn đến sự hụt hẫng

do tình trạng nguồn đầu tư giảm mà còn khai thác được tiềm lực đầu tư tư nhân cũng như phát huy được hiệu quả sử dụng các nguồn lực hết sức to lớn này phục vụ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo việc làm và nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Tình hình gắn cắt giảm đầu tư công với thúc đẩy đầu tư tư nhân cuối 2011 đầu 2012GDP của Việt Nam đến đầu năm

2012 đạt con số khoảng 110 tỷ USD và Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011 là 5,89% nhưng trong quý I/2012, mức tăng trưởng này chỉ đạt 4% (xem Phụ lục 4). Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý I/2012 có một phần nguyên nhân từ việc cắt giảm đầu tư công nhưng lại chưa kịp thời thúc đẩy hợp lý đầu tư tư nhân. Tỷ lệ nợ công gia tăng 57,3% GDP trong năm 2010 và thâm hụt ngân sách 8% năm 2009. Thâm hụt ngân sách năm 2011 là 5,3% GDP. Các chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy cần có những giải pháp đủ mạnh để duy trì sự ổn định và bảo đảm tăng trưởng hợp lý và tiến tới nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2012 và giai đoạn tiếp theo.

Việc cải thiện hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước nhằm hạ thấp chỉ số sử dụng vốn đầu tư ICOR đồng thời với việc tăng TFP không thể thực hiện ngay trong thời gian ngắn khi nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm. Tuy nhiên, nếu duy trì đầu tư công cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp lại tạo ra gánh nặng đối với ngân sách, tăng bội chi và nguy cơ đẩy lạm phát lên cao. Bên cạnh đó, đầu tư công kém hiệu quả còn tăng gánh nặng nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, làm giảm mức độ tín nhiệm của hệ thống ngân hàng, làm suy giảm lòng tin và dẫn đến việc khó huy động lượng vốn trong dân cư cũng như các thành phần kinh tế. Việc sử dụng kém hiệu quả nguồn đầu tư công còn làm giảm ký luật tài chính của

Page 23: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012. Hợp tác & Phát triển 21

khu vực kinh tế nhà nước và gây ảnh hưởng xấu đến kỳ luật tài chính của các khu vực khác trong nền kinh tế…cũng như những bất ổn kinh tế vĩ mô khó lường…Do đó, cần phải thúc đẩy đầu tư tư nhân để lấy lại đà tăng trưởng cần thiết trong điều kiện suy giảm kinh tế, cắt giảm đầu tư công và góp phần giảm thiểu những tác động bất lợi từ môi trường quốc tế.

Về ngân sách nhà nước, dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2011 là 725.600 tỷ đồng trong đó chi đầu tư phát triển 152.000 tỷ đồng (chiếm 20,94%) trong khi đó dự toán chi ngân sách năm 2012 là 903.300 tỷ đồng và chi đầu tư phát triển 180.000 tỷ đồng (chiếm 19,92%). Như vậy, mặc dù con số tuyệt đối của chi đầu tư phát triển tăng lên nhưng con số tương đối giảm xuống hơn 1%. Số liệu này cho thấy việc cắt giảm tương đối đầu tư công đã diễn ra, khẳng định việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Quá trình tái cấu trùc doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng- bảo hiểm- chứng khoán và đầu tư công đang là 3 quá trình “tái cấu trúc” mang tính nền tảng để thực hiện việc điều chỉnh đầu tư công theo hướng cắt giảm nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết. Các quá trình này còn tạo bước ngoặt để nâng cao hiệu quả tổng thể của đầu tư công đối với nền kinh tế mà suy cho cùng là nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Đồng thời với việc cắt giảm đầu tư công, các biện pháp thúc đẩy sản xuất- kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng đã được áp dụng. Về thực chất đây là những biện pháp nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân để tạo sức mạnh nội lực, phát huy mọi tiềm năng sẵn có. Các biện pháp này đang tăng mức độ vận hành của các giao dịch kinh tế để nền kinh tế không bi rơi vào tình trạng trì trệ, tạo điều kiện để dòng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ cũng như các yếu tố diễn ra bình thường. Đây cũng là các biện pháp giảm thiểu tối đa khả năng ngừng trệ của quá trình sáng tạo giá

trị trong nền kinh tế. Như vậy, cùng với việc thực hiện

chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước, các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng là các biện pháp góp phần thức đẩy đầu tư tư nhân, tạo điều kiện duy trì sự ổn định nền kinh tế.

Từ công tác triển khai đồng bộ các biện pháp trong Nghị quyết 11, việc gắn cắt giảm đầu tư công với đầu tư tư nhân tại Việt Nam có những kết quả nhất định.

Thứ nhất, đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân đã được coi trọng thúc đẩy kể cả đầu tư nước ngoài và đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài. Dòng vốn đầu tư từ trong nước và nước ngoài đều giữ được tốc độ tăng khá ổn định. Các thủ tục về đăng ký, thành lập, sáp nhập, mua bán doanh nghiệp, thủ tục giải thể…đều đơn giản tạo khả năng tiếp cận thuận lợi đến mức cao nhất nhu cầu kinh doanh và đầu tư của các hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã, Việt kiều, các nhà đầu tư nước ngoài…Các thủ tục liên quan đến miễn giảm tiền thuê đất, mặt bằng sản xuất…đều có xu hướng thuận lợi và dễ dàng hơn. Nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đầu tư về nước với lượng vốn lớn trong điều kiện nền kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn.

Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài được chào đón bằng các chương trình xúc tiến đầu tư hấp dẫn của các địa phương, các bộ và các ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất…Các đoàn xúc tiến đầu tư đã tiếp cận đến các tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chẳng hạn, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội để tiếp cận với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản đang có nhu cầu đầu tư rất lớn vào công nghiệp hỗ trợ Việt Nam- một lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam đang rất cần không chỉ từ cấp doanh nghiệp mà cả cấp địa phương, cấp ban quản lý và cấp quốc gia. Việt

Nam vẫn là một địa điểm đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ tiềm năng thị trường còn rất lớn và chưa được khai thác hết cả chiều rộng và chiều sâu, nguồn lao động giá rẻ cùng với những ưu đãi hấp dẫn trong chính sách của chính phủ hoặc các quy định của các địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây trong nhận thức và hành động của việc gắn đầu tư công với đầu tư tư nhân trong điều kiện áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và cắt giảm đầu tư công, mối quan hệ giữa cắt giảm đầu tư công và thúc đẩy đầu tư tư nhân bộc lộ những khía cạnh đáng quan tâm.

Một là, sự gắn kết giữa cắt giảm đầu tư công với thúc đẩy đầu tư tư nhân chưa được xem xét và đặt trong mối quan hệ tương tác biện chứng trong đó cắt giảm đầu tư công là quá trình thực hiện trong ngắn hạn, trực tiếp và trực diện bằng việc đưa ra một Nghị quyết ngang với một “mệnh lệnh” còn thúc đẩy đầu tư tư nhân cần xem xét trong một thời gian dài với các biện pháp tác động gián tiếp cùng với cơ chế, chính sách đồng bộ. Do đó, để bù lại việc cắt giảm đầu tư công, cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và việc làm này phải thực hiện trước khi có Nghị quyết để bảo đảm tính đón đầu của dòng đầu tư vì đầu tư công có thể cắt giảm ngay lập tức bằng việc dừng cấp vốn từ ngân sách nhưng đầu tư tư nhân không thể thực hiện trong thời gian ngắn vì liên quan đến việc soạn thảo, xây dựng dự án, hoàn thành thủ tục thẩm định, cấp giấy phép, đào tạo nguồn nhân lực, chuẩn bị mặt bằng…Việc khởi động thúc đẩy đầu tư tư nhân để bù vào khoản cắt giảm cần diễn ra trước khi Nghị quyết 11 ban hành ít nhất 6 tháng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để huy động được íy nhất một lượng đầu tư tư nhân thích hợp và khoảng thời gian này cũng là một thách thức đặc biệt quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như cần thực hiện dự báo với tầm nhìn tối ưu.

Hai là, việc tính toán mức độ bù đắp của đầu tư tư nhân khi thực hiện

Page 24: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201222

cắt giám đầu tư công cà tuyệt đối và tương đối chưa được thực hiện cụ thể và rõ ràng làm căn cứ huy động thích hợp. Theo tính toán trên đây của tác giả, mức cắt giảm đầu tư công tương đối là 1% của tổng chi ngân sách nhà nước năm 2012 so với năm 2011. Con số 1% cắt giảm đó quy về tuyệt đối là 9.031 tỷ đồng và lượng vốn đầu tư này cần được huy động bổ sung để không làm giảm lượng vốn đầu tư toàn xã hội so với năm trước nếu chưa nói là lượng vốn này cần tăng lên tương xứng với quy mô ngày càng lớn của nền kinh tế. Các tính toán ở góc độ vĩ mô rất quan trọng để hình thành những cân đối lớn và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Do chưa có tính toán cụ thể cho nên khó đánh giá được khả năng huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách phù hợp bằng các công cụ hoặc biện pháp hữu hiệu. Kết quả là việc bù đắp vốn đầu tư do cắt giảm đầu tư công thiếu kịp thời so với nhu cầu làm ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý I/2012.

Những vấn đề đặt ra trên đây khi gắn kết việc cắt giảm đầu tư công với thúc đẩy đầu tư tư nhân trong giai đoạn từ giữa năm 2011 đến đầu năm 2012 có nguyên nhân khách quan và chủ quan như kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhiều vấn đề điều chỉnh chính sách phát huy tác dụng không như mong đợi, việc đánh giá mức độ thực hiện chính sách và những ảnh hưởng của các điều chỉnh chính sách khó có thể xử lý trong thời gian ngắn, khả năng dự báo tình hình đặc biệt dự báo ngắn hạn còn hạn chế, quán tính thực hiện chính sách theo cơ chế truyền thống vẫn khá nặng nề…

Một số đề xuất gắn chặt việc cắt giảm đầu tư công với thúc đẩy đầu tư tư nhân năm 2012 và tiếp theoNăm 2012 là thời điểm quan

trọng đánh dấu kết quả rõ nét những biện pháp được áp dụng từ năm 2011 đặc biệt là các biện pháp của Nghị quyết 11/NQ-CP. Đây cũng là năm nền kinh tế thế giới có những biến động như Trung Quốc- một đầu tàu

kinh tế thế giới gặp phải tính trạng lạm phát cao, nợ xấu trong ngân hàng lớn, thị trường nhập khẩu hàng Trung Quốc là Mỹ và châu Âu suy giảm, giá xăng dầu tăng nhanh…và Trung Quốc phải điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng từ trên 8%/năm xuống còn 7.5%/năm. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp trong giai đoạn phức tạp và nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi chậm chạp…Những yếu tố này có ảnh hưởng thiếu tích cực đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và có khả năng gây ra những cú sốc nhất định gây bất ổn đối với nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc khá lớn vào các thị trường này. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan cần có một lượng vốn đầu tư đủ lớn và các nguồn tài chính mạnh đủ để nền kinh tế Việt Nam chống đỡ với các cú sốc từ bên ngoài.

Năm 2012 là năm tiếp tục tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực tài chính- ngân hàng- bảo hiểm. Đây là quá trình chuyển dần mô hình tăng trường kinh tế theo chiều rộng sáng mô hình tăng trường theo chiều sâu và quá trình này cần một khoảng thời gian từ 3-5 năm. Đây cũng là quá trình đòi hỏi điều chỉnh nhiều chính sách

quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng để phù hợp với điều kiện mới. Khả năng cắt giảm mạnh đầu tư công là cần thiết đặc biệt khi thu hẹp đáng kể số lượng doanh nghiệp nhà nước từ con số 1.200 xuống còn một nửa và hàng loạt các hoạt động tái cấu trúc khác theo hướng thị trường cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hội nhập chủ động và tích cực. Việc gắn chặt cắt giảm đầu tư công với thúc đẩy đầu tư tư nhân cũng là quá trình phục vụ tái cấu trúc đầu tư công theo đúng chương trình tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế của Chính phủ.

Để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế và thâm hụt ngân sách, tạo việc làm…thậm chí bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cần xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp lý giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân. Trong điều kiện cát giảm đầu tư công thậm chí cắt giảm mạnh nguồn đầu tư này càng cần chú ý đề cao đầu tư tư nhân. Việc cắt giảm đầu tư công cần thực hiện đồng thời và có mối tương quan biện chứng với thúc đẩy đầu tư tư nhân hợp lý. (Xem Hình 1)

Hình 1: Gắn “cắt giảm” đầu tư công với “thúc đẩy” đầu tư tư nhân năm 2012 và tiếp theo

Nguồn: Tác giả đề xuất

Năm

Vốn đầu tư(Nghìntỷ đồng)

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội để tăng trưởng 7-8%/năm

Thúc đẩy ĐTTN

Cắt giảm ĐTC

P

C

D

BL

E

M

F

Q

2011

A

Page 25: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012. Hợp tác & Phát triển 23

Trên Hình 1, đường AB biểu thị tổng vốn đầu tư của toàn xã hội bao gồm đầu tư công và đầu tư tư nhân, đường gãy khúc CDF là đường biểu diễn đầu tư công và khoản đầu tư này bị cắt giảm từ giữa năm 2011 nếu không đường biểu diễn đó sẽ là đường thẳng CDE. Tương tự, đối với đầu tư tư nhân, kể từ thời điểm đầu tư công bị cắt giảm sẽ đổi hướng tăng lên được biểu diên bằng đường gãy khúc đi lên PQL mà nếu không được thúc đẩy, đầu tư tư nhân sẽ được thực hiện theo đường thẳng PQM. Khoản cắt giảm đầu tư công sẽ được kịp thời bù đắp bằng khoản đầu tư tư nhân được thúc đẩy để bảo đảm lượng vốn huy động của toàn bộ nền kinh tế (AB) không những không bị giảm mà còn tăng lên. Xu hướng tăng đầu tư tư nhân và giảm thiểu đầu tư của nhà nước là xu hướng phù hợp của nền kinh tế thị trường phát triển với sự thu hẹp vai trò can thiệp của chính phủ vào các quan hệ thị trường. Nguyên tắc của việc gắn cắt giảm đầu tư công với thúc đẩy đầu tư tư nhân là dựa trên cơ sở bù trừ hoặc dôi dư nghĩa là cắt giảm tương đối hay tuyệt đối đầu tư công bao nhiêu phải được bù đắp lại bằng thúc đẩy đầu tư tư nhân ít nhất bằng mức cắt giảm nhằm bảo đảm lượng vốn hợp lý để tăng trưởng kinh tế theo đúng mục tiêu đặt ra trong cả thời kỳ chiến lược. Theo cách biểu diễn trên, có thể thấy năm 2011 có thể là một năm có bước ngoặt lớn đối với đầu tư tư nhân ở Việt Nam khi đầu tư công cắt giảm nhưng cơ hội thúc đẩy này chưa được tận dụng kịp thời.

Việc gắn chặt “cắt giảm” đầu tư công với “thúc đẩy” đầu tư tư nhân trong năm 2012 và giai đoạn tiếp theo là cần thiết và cần thực hiện “ăn khớp” với nhau. Có thể nên triển khai việc “gắn chặt” đó theo các bước như sau:

1.Tính toán cụ thể việc cắt giảm đầu tư công trên cơ sở rà soát lại danh mục các dự án kinh doanh không có hiệu quả, đầu tư tràn lan và phân tán khó thu hồi vốn, gây ra

tình trạng nợ xấu. Việc tính toán cần đưa ra con số cụ thể cũng với những tác động về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và các tác động khác để cân nhắc sẽ phải cắt giảm toàn bộ hay cắt giảm một phần để giảm thiểu những tác động tiêu cực. Những dự án đầu tư công đang triển khai cần xác định cụ thể tỷ lệ đầu tư công và đầu tư từ các nguồn vốn khác để các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư tư nhân hiểu rõ tình hình để có thể tham gia đầu tư có hiệu quả.

2. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư tư nhân, hoàn thiện cơ chế, chính sách thích hợp nhằm huy động triệt để nguồn đầu tư này vào các dự án đầu tư công theo nguyên tắc xã hội hoá với phương châm đẩy mạnh hợp tác giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân. Cơ chế và chính sách huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau này cần được ban hành rõ ràng và bảo đảm cụ thể lợi ích của các đối tượng hữu quan. Cần tính toán và ước lượng khả năng huy động đầu tư tư nhân trong một thời kỳ dài có thể đến năm 2020 hoặc xa hơn cả trong và ngoài nước để làm căn cứ bổ sung và thậm chí thay thế đầu tư công phù hợp. Có chính sách huy động đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước vào phát triển hạ tầng cơ sở, công nghiệp hỗ trợ và đầu tư vào các dự án công nghệ cao để hỗ trợ đầu tư công phục vụ phát triển dài hạn và các khâu đột phá chiến lược.

3. Công bố rộng rãi thông tin về danh mục các dự án đầu tư công đang cần huy động vốn đầu tư tư nhân cũng như phương thức huy động, lợi ích của các đối tượng hữu quan, cơ chế bảo lãnh đầu tư, bảo hiểm rủi ro, các khoản lợi ích, bộ máy quản lý…để biến các dự án đầu tư công thành những dự án thực sự là của “công” dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, công chúng và đối tượng hữu quan. Có thể thành lập một cổng thông tin điện tử hoặc thậm chí một sàn giao dịch dự án đầu tư công để thuận tiện trong việc

công khai thông tin và kêu gọi đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước.

4. Khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước sáp nhập hoặc mua lại các dự án đầu tư công bị thua lỗ hoặc dở dang đang thiêu vốn, hoặc mua lại các khoản nợ công để giảm bớt gánh nặng nợ của chính phủ. Việc khuyến khích tư nhân mua lại các khoản nợ cần được thông báo công khai và rộng rãi và tiến hành mua bán theo một quy trình phù hợp với các giao dịch mang bản chất thương mại để tránh thất thoát tài sản và vốn của nhà nước.

5. Thúc đẩy đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước để khai thác triệt để nguồn lực về thị trường, vốn, lao động…bằng chính sách lãi suất hợp lý và những ưu đãi về tài chính, đất đai, thủ tục…phù hợp để tạo thêm nhiều sản phảm mới, cải tiến công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh nội địa và quốc tế, triệt để tận dụng mọi cơ hội thị trường trong và ngoài nước giá trị gia tăng cho nền kinh tế, đề cao việc hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia vào mạng sản xuất và cung ứng khu vực và toàn cầu để chiếm lĩnh được những khâu có giá trị gia tăng cao, thâm nhập sâu vào thị trường thế giới thu lợi nhuận cao hơn thị trường trong nước, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới quản lý và phát triển thương hiệu có tính cạnh tranh cao. Ở mức độ cao hơn, nên phát động một chiến dịch thậm chí là tạo ra một làn sóng đầu tư tư nhân có quy mô lớn để bù đắp vào khoản đầu tư công bị cắt giảm đáng kể trong thời gian tới và công việc này cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Điều này cũng thể hiện việc khuyến khích đầu tư tư nhân kịp thời và phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước với tỷ trọng không nhất thiết phải lớn nhất trong cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần.z

Page 26: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201224

1. Mục tiêu tăng trưởng Dự kiến trong giai đoạn 2011-

2020, tốc độ tăng trưởng của các địa phương của Việt Nam trong Tam giác phát triển (TGPT) đạt 13,5-14%/năm. Tính chung cả khu vực TGPT dự kiến trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10-11%/năm. Dự kiến GDP bình quân đầu người khu vực TGPT tăng từ 838 USD năm 2010 lên 1.300 USD vào năm 2015 và khoảng 2000 USD năm 2020.

Trên cơ sở các lĩnh vực ưu tiên được đề xuất của các nước, các lĩnh vực ưu tiên phát triển và hợp tác trong TGPT bao gồm Kết cấu hạ tầng; Nông lâm nghiệp; Dịch vụ; Công nghiệp; Các lĩnh vực xã hội và khoa học – công nghệ; Bảo vệ môi trường và quản lý đất đai hiệu quả; An ninh quốc phòng; Thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

2. Lĩnh vực ưu tiênVề phương hướng phát triển và

hợp tác quốc tế dịch vụ, TGPT đề ra định hướng phát triển thương mại,

đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt, ổn định thị trường và giá cả, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời mở rộng, phát triển thị trường nội địa. Hợp tác xúc tiến thương mại thông qua tổ chức hội chợ, triển lãm hàng hóa của các địa phương trong TGPT.

Về tài chính – ngân hàng – bảo hiểm cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm… gắn với quá trình đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong TGPT nói chung và việc đẩy mạnh hợp tác giữa các nước, phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất nhập khẩu. Cần mở rộng mạng lưới ngân hàng, tổ chức tín dụng và kinh doanh tiền tệ tại các địa phương trong TGPT nhằm huy động và đáp ứng kịp thời các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

Về công nghiệp cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc

làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, đẩy mạnh chế biến cà phê, cao su, điều, bông…đồng thời chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Phát triển công nghiệp thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản có tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội đảm bảo yêu cầu sinh thái.

3. Xây dựng chính sách và cơ chế ưu đãiDo trình độ phát triển khác nhau

giữa ba quốc gia, vì vậy mỗi nước cần ban hành chính sách và cơ chế riêng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và yêu cầu phát triển của mình. Đối với Campuchia, cùng với phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực ưu tiên cần được đẩy mạnh.

Đối với Lào, cần tập trung vào những cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển ngành thăm dò, khai thác khoáng sản và chế biến các sản phẩm khai khoáng để xuất khẩu ra thị trường bên ngoài, xem đây là lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, việc phát triển ngành nông lâm cũng là một thế mạnh của Lào vì tài nguyên đất đai còn có thể khai thác cho phát triển các sản phẩm nông lâm nghiệp.

Đối với Việt Nam, cần ưu tiên phát triển ngành nghề chế biến nông lâm sản nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam cần có chính sách đẩy mạnh công tác đào tạo để đáp ứng đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao. Ngoài ra, Việt Nam cần có các giải pháp để phát triển mạnh các

THEO THỎA THUẬN GIỮA 3 NƯỚC, KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA GỒM CÁC TỈNH KONTUM, GIA LAI, ĐĂCLĂC, ĐĂC NÔNG VÀ BÌNH PHƯỚC CỦA VIỆT NAM; ATTAPƯ, CHAMPAXAC, SALAVAN, SEKONG CỦA LÀO; RATANA KIRI, STRUNG TRENG, MON-DUKIRI, KRATLIE CỦA CAMPUCHIA.

Trích Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam

đến năm 2020

Page 27: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAHỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012 .Hợp tác & Phát triển 25

trung tâm nghiên cứu và chuyển giao về giống, cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao cung cấp cho khu vực TGPT.

4. Chính sách thương mại và đầu tư giữa ba quốc gia Bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính

sách đã được ba nước thông qua, cần tiếp tục nghiên cứu, thực hiện một số chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa trong khu vực. Chính sách ưu đãi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của từng quốc gia trong TGPT cần dựa trên tinh thần hợp tác hữu nghị, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc hợp lý hóa thủ tục đăng ký và thực hiện các dự án FDI của Campuchia – Lào – Việt Nam vào mỗi nước trong khu vực. Tăng cường khung pháp lý đối với doanh nghiệp có vốn FDI của mỗi nước trong TGPT. Mỗi nước thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư để tư vấn, giới thiệu, quảng bá và mở rộng xúc tiến đầu tư của mỗi nước, tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực

tư nhân của mỗi nước.Ngoài ra, cần tập trung vào các chính sách ưu đãi

thương mại; chính sách đẩy mạnh phát triển thị trường thông qua việc cung cấp thường xuyên các thông tin chi tiết về thương mại và kinh tế của mỗi nước trên phương tiện truyền thông. Chính phủ mỗi nước cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong việc thuê mặt bằng, đơn giản hóa thủ tục hành chính…

Nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư, nhiều chính sách ưu đãi đã được áp dụng như Việt Nam đang áp dụng chính sách ưu đãi giảm thuế suất nhập khẩu tới 0% cho 40 mặt hàng của Campuchia; đối với Việt Nam và Lào: Việt Nam còn 40 mặt hàng được hưởng ưu đãi giảm 50% và 80 mặt hàng không được hưởng ưu đãi, Lào còn 32 mặt hàng được hưởng ưu đãi giảm 50% và 155 mặt hàng không được hưởng ưu đãi.

� �Nguồn:�Bộ�Kế�hoạch�&�Đầu�tư�Việt�Nam�

VỀ KINH TẾ LÀOPhát triển vượt bậc

Trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh chóng, CHDCND Lào cố gắng thu hút đầu tư từ các nước láng giềng để phát triển nguồn lực và hạ tầng cơ sở.

Nhiều khu thương mại đang được xây dựng và các cửa hàng điện thoại di động, các quán cà phê hiện đại có wifi mọc lên như “nấm sau cơn mưa” ở Vientiane. Những chiếc xe đạp trên những con đường có các ngôi chùa vàng giờ đây rất hiếm thấy. Thay vào

đó là những chiếc ô tô và xe máy nhập khẩu.

Các dự án thủy điện do Thái Lan xây dựng đang được triển khai trên hệ thống sông ngòi của Lào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cũng đang đầu tư vào Lào và các công ty Trung Quốc đang rót vốn vào lĩnh vực khai thác mỏ, giao thông ở nước này. Nền kinh tế yếu kém trước đây của Lào đã tăng trưởng trung bình 7,9%/ năm kể từ năm 2006.

Các tổ chức tài chính quốc tế dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào sẽ đạt khoảng 8,1 – 8,6% trong năm 2011, thuộc hàng cao nhất Châu Á. Sự tăng trưởng này chủ yếu dựa vào sản xuất điện từ các nhà máy thủy điện, khai thác đồng và vàng, du lịch và tiêu dùng nội địa.

Tăng trưởng kinh tế của Lào chủ yếu dựa vào thủy điện và khai thác mỏ, chiếm khoảng 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), doanh thu xuất khẩu đồng ước tính đạt 1,3 tỉ USD và vàng đạt 240 triệu USD trong năm 2011, cao gấp đôi so với năm 2009.

Trong lĩnh vực thủy điện, các doanh nghiệp Thái Lan chiếm ưu thế. Với dự án xây dựng hàng chục đập thủy điện mới, Lào hướng mục tiêu trở thành nguồn cung năng lượng của Đông Nam Á, cung cấp 8% lượng điện cho khu vực này vào năm 2025 với công suất tiềm năng 28.000 MW. Lào cam kết cung cấp một nửa lượng điện được sản xuất cho các nước láng giềng vào năm 2015.

Trên thực tế, nền kinh tế Lào tương đối nhỏ bé và có tổng trị giá 7,5 tỉ USD, chỉ bằng 1/790 lần kinh tế Trung Quốc, 1/14 lần GDP của Việt Nam và khoảng 2% GDP của Thái Lan. Tuy nhiên, con số này đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2006 và tỉ lệ GDP bình quân đầu người đã tăng

Page 28: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201226

từ 600 USD lên 1.200 USD, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Các đô thị của Lào hiện đại hóa nhanh chóng với 19 ngân hàng thương mại và các khu kinh tế đặc biệt mới mở với các chính sách miễn giảm thuế. Ngành viễn thông phát triển mạnh mẽ: hiện có 5 nhà cung cấp dịch vụ với 10 triệu người sử dụng điện thoại di động trong khi dân số nước này chỉ có 6,4 triệu người.

Ngoài ra, dự án xây dựng đường sắt cao tốc nối với Trung Quốc với Thái Lan trị giá 7 tỉ USD do Trung Quốc đầu tư đang được lên kế hoạch. Hãng Hàng không Quốc gia Lào đã mở rộng đội bay hiện có 8 máy bay cánh quạt bằng cách bổ sung thêm hai chiếc máy bay Airbus A320 trị giá 91 triệu USD.

Bước tiến quan trọng nhất là việc thị trường chứng khoán Lào (LSX) bắt đầu đi vào hoạt động kể từ tháng 1/2011, trên cơ sở liên doanh có tổng trị giá 20 triệu USD với công ty chứng khoán Hàn Quốc Korea Exchange lớn thứ 4 Châu Á.

Giám đốc điều hành LSX Dethphouvang Moularat cho biết ưu tiên hiện nay là tăng cường nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp Lào về các quy định, chính sách nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cũng như giúp các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào môi trường kinh tế nước này.

Mặc dù phát triển nhanh chóng, nhưng CHDCND Lào vẫn không nằm trong “tầm ngắm” của các doanh nghiệp phương Tây bởi sự lo ngại về các quy định, chính sách, năng lực của người lao động. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao phương Tây tại Vientiane nhận định Lào vẫn được các nhà đầu tư quốc tế coi là thị trường tiềm năng.

Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam là ba nguồn đầu tư FDI lớn nhất của Lào hiện nay. Số liệu chính thức từ năm 2000 cho thấy Việt Nam đã đầu tư 2,77 tỉ USD, Trung Quốc 2,71 tỉ USD và Thái Lan 2,68 tỉ USD vào Lào.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, ông Bounthavy Sisouphanthong, cho rằng để nâng

thứ hạng và thu hút đầu tư, chính phủ ở Vientiane cần quan tâm tới việc ổn định chính trị, kinh tế và thực hiện cải cách.

Trong khi đó, Trung Quốc lại sử dụng thế mạnh kinh tế “chen chân” vào thị trường Lào. Trung Quốc coi Lào như cánh cửa xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á vốn có 600 triệu dân và có GDP 2.000 tỉ USD. Thương mại song phương giữa Trung Quốc và Lào đã tăng 40%, lên tới 1,1 tỉ USD mỗi năm, kể từ năm 2009. Các ngân hàng Trung Quốc đồng ý cho Lào vay nợ, trong đó Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho vay tới 3 tỉ USD để CHDCND Lào có thể thuê các công ty Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng.�(Nguồn�:�Reuters)

Đặc khu KT Sạ-vẳn Xê-nô giúp tỉnh Sạ-vẳn-na-khệt phát triển kinh tế, góp phần xây dựng Hành lang KT Đông-Tây, kết nối kinh tế khu vực

Đây là đặc khu kinh tế đầu tiên của tỉnh Sạ-vẳn-na-khệt sau khi được chính phủ Lào cho phép xây dựng vào năm 2002. Ban Quản lý đặc khu đã tiến hành vận động các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trên cơ sở dựa vào các thế mạnh về vị trí chiến lược của đặc khu nằm ở trung tâm tuyến đường kết nối hành lang Đông Tây và đã có những chính sách ưu đãi đặc biệt dựa trên Nghị định số 177/TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc quản lý và khuyến khích đầu tư tại Đặc khu Kinh tế Sạ-vẳn Xê-nô cũng như Nghị định số 443/TTg ngày 26/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý các đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. Đặc khu kinh tế Sạ-vẳn Xê-nô có tổng diện tích 677 hecta, được chia làm 4 khu vực và mỗi khu vực có mục tiêu phát triển khác nhau như khu vực A với diện tích 305 hecta sẽ được xây dựng làm trung tâm dịch vụ chung như khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, cửa hàng miễn thuế, công viên; khu vực B với

diện tích 20 hecta được xây dựng làm trung tâm dịch vụ vận chuyển; khu vực C với diện tích 234 hecta sẽ được phát triển làm khu công nghiệp và thương mại và khu vực D với diện tích 118 hecta sẽ được xây dựng làm khu tái định cư cho người dân. Hiện nay đã có 31 công ty tham gia đầu tư vào Đặc khu kinh tế với tổng giá trị 99.022.500 Đô la Mỹ. Đặc biệt tại khu vực C có tới 26 công ty tham gia đầu tư do khu vực này đã sẵn sàng về cơ sở hạ tầng và gần cửa khẩu quốc tế là sân bay Sạ-vẳn-na-khệt và cầu hữu nghị 2 Sạ-vẳn-na-khệt Mục-đa-hản (Thái Lan). Bên cạnh đó, khu vực này còn có nguồn phát triển năng lượng, mỏ là những vấn đề các nhà đầu tư hết sức quan tâm. Đại diện Công ty phát triển Facific của Malaysia cho biết, đến nay việc phát triển xây dựng khu công nghiệp và thương mại (khu vực C) đã hoàn thành được 30% và sẽ hoàn thành 100% vào năm 2016 với diện tích 234 hecta bao gồm phát triển hệ thống điện, nước máy nhằm có thể đáp ứng lên đến 150 công ty vào đầu tư. Việc phát triển đặc khu kinh tế Sạ-vẳn Xê-nô có thể thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài với việc áp dụng các chính sách miễn trừ hoặc giảm thuế, lệ phí nhằm khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ, sản xuất, nâng cao trình độ lao động và chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần làm cho kinh tế quốc gia phát triển nhanh, kết nối kinh tế khu vực và thế giới, thúc đẩy việc cải cách kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây phát triển có hiệu quả cao, giúp Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020. (Báo�Pathet�Lao�ngày�03/8/2012)

SEZ Boten chuyển hướng từ casino sang thương mại

Ngày 04/4, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Đặc khu Kinh tế (NCSEZ), bà Bounpheng Mounphosay thay mặt Chính phủ Lào cùng với Chủ tịch Công ty TNHH Chứng khoán thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hai Cheng

Page 29: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAHỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012 .Hợp tác & Phát triển 27

Vân Nam, ông Zhou Kun cùng và Chủ tịch Tập đoàn TNHH Giải trí Lữ hành Fuk Hing Hong Kong, ông Wong Man Suen đã ký hợp đồng tô nhượng sửa đổi dự án phát triển Boten từ trọng tâm casino trở thành trung tâm thương mại du lịch; chuyển đổi dự án này từ Đặc khu Kinh tế thành Khu Kinh tế Chuyên biệt.

Theo hợp đồng sửa đổi, các cơ quan chức năng của Lào sẽ chịu trách nhiệm về quản lý các vấn đề an ninh để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh trong khu; trong khi đó ban quản lý của khu kinh tế sẽ tập trung vào các vấn đề kinh tế. Cũng theo thỏa thuận sửa đổi này, các nhà đầu tư sẽ tăng vốn đầu tư từ 130 triệu USD lên thành 500 triệu USD để phát triển khu kinh tế đặc thù trên diện tích 1.640 héc-ta.

Dự án SEZ Boten được thành lập năm 2003 theo hợp đồng tô nhượng ký ngày 09/12/2003, theo đó SEZ Boten có 12 dự án thành phần, trong đó có casino. Tuy nhiên, sau khi nẩy sinh một số vấn đề về an ninh tại đây, Chính phủ đã ra một nghị định khác để quản lý SEZ này, loại casino ra khỏi dự án để bảo đảm phát triển bền vững và trật tự trong khu. Công ty Hỗ trợ TK của Lào được phép phát triển hệ thống điện tử sử dụng tại khu vực này nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh với mục đích bảo đảm việc quản lý được minh bạch, nhanh chóng và thuận lợi. Công ty TK cùng ngày đã ký thỏa thuận về việc này với các nhà đầu tư Trung Quốc.

(Vientiane�Times�-�05/4)

Tham gia hội nghị có đồng chí Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam; Đồng chí Bunthavi Sisuphanthong, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào; đồng chí Hồ Đức Phớc, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; đồng chí GS.TS. Xổmcốt Măngnomech, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Xiêng Khoảng, đại diện Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia cùng nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An.

Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp hai nước nói chung và hai tỉnh Nghệ An – Xieng Khouang nói riêng tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. Phát biểu tại hội nghị lãnh đạo hai tỉnh Nghệ An và Xieng Khouang cũng mong muốn thông qua hội nghị lần này sẽ hiểu thêm về tình hình kinh tế, xã hội của hai địa phương. Qua đó nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế chính sách, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp hợp tác, làm ăn có hiệu quả, coi thành công của doanh nghiệp địa phương mình cũng là thành công của doanh nghiệp địa phương nước bạn.

Xieng Khouang đang là địa phương

dẫn đầu thuộc các tỉnh khu vực Bắc Lào về thu hút đầu tư từ Việt Nam và đứng thứ 6 trong số các tỉnh của Lào có hoạt động thu hút đầu tư từ Việt Nam. Xieng Khouang có nhiều thế mạnh liên quan đến nông lâm nghiệp, thủy điện, du lịch... Do vậy, Xieng Khouang luôn hoan nghênh và sẵn sàng hợp tác đầu tư cũng như có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đến từ Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng đầu tư vào các lĩnh vực trên.

Bên cạnh việc giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, Xieng Khouang cũng hy vọng qua đó tình hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào – Việt Nam cũng như giữa hai tỉnh Nghệ An – Xieng Khouang ngày càng phát triển, đơm hoa kết trái trường tồn mãi mãi. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư làm ăn, tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan hoàn tất thủ tục đầu tư cho các doanh nghiệp đến từ Nghệ An nhanh nhất; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, phương tiện sản xuất trực tiếp và được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm phục vụ sản xuất.

Ban Thông tin

Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng

NGÀY 25/8, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN VÀ ỦY BAN CHÍNH

QUYỀN TỈNH XIENG KHOUANG (LÀO) TỔ CHỨC HỘI NGHỊ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH XIENG KHOUANG TẠI

THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN.

Đoàn Chủ tịch Hội nghị

Thứ trưởng Bộ KH & ĐT Việt Nam, Đào Quang Thu phát biểu tại Hội nghị

Page 30: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201228

1.Lĩnh vực nông nghiệp 1.1.��Trồng�trọt�1.1.1. Dự án trồng nấm hươngĐịa điểm: Cụm bản của huyện PẹcDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD1.1.2. Dự án trồng rau sạchĐịa điểm: 7 cụm bản, huyện PẹcDự tính vốn đầu tư: 1.500.000 USD1.1.3. Dự án xây dựng trung tâm sản xuất hạt giốngĐịa điểm: Bản Toong (tại Đông Ka), huyện KhămDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD1.1.4. Dự án khuyến khích người dân trồng lúa Kay NọiĐịa điểm: Cụm bản Xiêng bao gồm 13 bản ở huyện KhunDự tính vốn đầu tư: 1.500.000 USD1.1.5. Dự án trồng cây cà phê và ớtĐịa điểm: Cụm Kẻo Sẹt, Xẳn Luổng và Lòng Xăn tại huyện KhunDự tính vốn đầu tư: 1.500.000 USD1.1.6. Dự án khuyến khích người dân trồng cây hoa màu hai vụĐịa điểm: Cụm bản Nhun, huyện KhunDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD1.1.7. Dự án trồng sắn và ngôĐịa điểm: Cụm Nẳm Xiễm, cụm bản Xổm Bun tại huyện

Phả XayDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD1.1.8. Dự án trồng dâu, nuôi tằm vùng Long Mộ, huyện MọcĐịa điểm: Long Mộ, huyện MọcDự tính vốn đầu tư: 1.200.000 USD1.1.9. Dự án trồng dâu, nuôi tằm 04 cụm bản Thà thômĐịa điểm: 04 cụm bản huyện Thà thômDự tính vốn đầu tư: 200.000 USD1.1.10. Dự án khuyến khích người dân trồng ớt nhỏ, gừng và các loại đậuĐịa điểm: các bản ở huyện MọcDự tính vốn đầu tư: 1.250.000 USD1.1.11. Dự án khuyến khích người dân trồng ngô ở các bản có điều kiện huyện MọcĐịa điểm: các bản ở huyện MọcDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD1.1.12. Dự án khuyến khích người dân trồng sắn, ngô và các thực phẩm sạchĐịa điểm: 04 cụm bản huyện Thà ThômDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD1.2.��Chăn�nuôi�1.2.1. Dự án trang trại nuôi bò thịtĐịa điểm: Bản Muồng Pha và bản Lạt Huỗng huyện Pẹc

Xiêng Khoảng - Tiềm năng và cơ hội đầu tư

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÀO TỈNH XIÊNG KHOẢNG

Xiêng Khoảng là một trong 16 tỉnh và một Thủ Đô của nước CHDCND Lào, nằm ở phía Đông Bắc, cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 400km. Tổng diện tích của cả tỉnh là 16.850 km2, dân số 256.650 người. Phía Đông giáp tỉnh Nghệ An (Việt Nam) với đường biên giới dài 120km, phía Tây giáp tỉnh Luộng – pha-băng (100km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Hủa – phăn (160km), phía Nam giáp với tỉnh Bô-ly-khăm-xay (70km) và tỉnh Viêng chăn (150km). Xiêng Khoảng là một tỉnh miền núi: đồi núi chiếm 90% (khoảng 6,3% diện tích cả nước), cao nguyên chiếm 8% và đồng bằng 2%, có độ cao từ 500 – 2.820m so với mực nước biển, trong đó trung tâm của tỉnh có độ cao trung bình là 1.000m. Tài nguyên thiên nhiên của Xiêng Khoảng vô cùng đa dạng như tài nguyên nước, đất, rừng, khoáng sản… GDP của tỉnh năm 2011 là 15.344.400USD với thu nhập bình quân đầu người là 934USD.

Page 31: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAHỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012 .Hợp tác & Phát triển 29

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng, đề nghị Liên hệ TS. Mayđi Khăm Phúc Đuông Kẹo - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Xiêng Khoảng

Tel: +856 (61)312023 - Fax: +856 (61)312133.

Dự tính vốn đầu tư: 600.000 USD1.2.2. Dự án nuôi lợn thịt thành trang trạiĐịa điểm: Cụm Khăng Pha Niêng huyện Nỏng HétDự tính vốn đầu tư: 200.000 USD1.2.3. Dự án chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò)Địa điểm: huyện Khun và huyện Phả - xayDự tính vốn đầu tư: 5.000.000 USD1.2.4. Dự án nuôi gà đen tại huyện Nỏng – hétĐịa điểm: các bản của huyện Nỏng – hétDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD 1.2.5. Dự án khuyến khích người dân chăn nuôi bò theo hình thức gia đìnhĐịa điểm: vùng Sủi – viêng-xay, vùng Àng, vùng Khơng, vùng Thại/huyện Phu - cútDự tính vốn đầu tư: 2.000.000 USD 2. Lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp 2.1.�Lĩnh�vực�công�nghiệp2.1.1. Nhà máy giết mổ gắn với chế biến sản phẩm thịtĐịa điểm: Bản Nhuôn, thị xã Phôn Sạ Vẳn huyện PẹcDự tính vốn đầu tư: 3.000.000 USD 2.1.2. Nhà máy sản xuất phân vi sinhĐịa điểm: Bản Muồng – Pha, Bản Bỉ/ huyện PẹcDự tính vốn đầu tư: 3.000.000 USD 2.1.3. Nhà máy sản xuất thức ăn gia súcĐịa điểm: Bản Muồng – Pha, Bản Bỉ/ huyện PẹcDự tính vốn đầu tư: 3.000.000 USD 2.1.4. Nhà máy chế biến chè Phu-xẳnĐịa điểm: Bản O Ặn, bản Piệng huyện PẹcDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD 2.1.5. Nhà máy sản xuất gạch hiện đạiĐịa điểm: Vùng Lạt Huông/ huyện PẹcDự tính vốn đầu tư: 1.500.000 USD 2.1.6. Nhà máy sấy ngô huyện Nỏng HétĐịa điểm: huyện Nỏng HétDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD 2.1.7. Nhà máy chế biến tinh bột ngôĐịa điểm: Vùng Khăng Viêng/ huyện MọcDự tính vốn đầu tư: 2.000.000 USD 2.1.8. Nhà máy chế biến gỗ thành phẩmĐịa điểm: Vùng công nghiệp Phiêng Luổng/ huyện Phu - cútDự tính vốn đầu tư: 5.000.000 USD 2.2.��Thủ�công�nghiệp2.2.1. Dự án khuyến khích sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan lát, thêu, dệt,…) cho các bảnĐịa điểm: Các bản của huyện MọcDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD 3. Lĩnh vực dịch vụ 3.1. Xây dựng nhà máy nước quy mô nhỏ tại cụm bản Nhun/huyện Khun

Địa điểm: cụm bản Nhun/huyện KhunDự tính vốn đầu tư: 1.250.000 USD 3.2. Xây dựng chợ thị trấn Na Khon, chợ Khăng ViêngĐịa điểm: Trung tâm huyện tại Na-khon và vùng Khăng Viêng/huyện MọcDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD 3.3. Xây dựng chợ trọng điểm Đon Chay/huyện Phu CụtĐịa điểm: bản Đon Chay/huyện Phu CụtDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD3.4. Xây dựng trường Đại học tại tỉnh Xiêng KhoảngĐịa điểm: Đặc khu kinh tếDự tính vốn đầu tư: 10.000.000 USD3.5. Xây dựng bệnh viện hiện đạiĐịa điểm: Đặc khu kinh tếDự tính vốn đầu tư: 3.000.000 USD3.6. Xây dựng trung tâm huấn luyện cho các vận động viên tại đặc khu kinh tếĐịa điểm: Đặc khu kinh tếDự tính vốn đầu tư: 3.000.000 USD 4. Lĩnh vực du lịch 4.1. Xây dựng khách sạn 5 sao tại Đặc khu kinh tếĐịa điểm: Đặc khu kinh tếDự tính vốn đầu tư: 50.000.000 USD4.2. Xây dựng khách sạn 3 sao tại trung tâm huyện Nỏng HétĐịa điểm: trung tâm huyện Nỏng HétDự tính vốn đầu tư: 1.500.000 USD 4.3. Xây dựng khách sạn 3 sao tại suối nước nóng Nậm Ùn/ bản Sang/huyện KhămĐịa điểm: suối nước nóng Nậm Ùn/ bản Sang/huyện KhămDự tính vốn đầu tư: 2.500.000 USD4.4. Xây dựng khách sạn Resort và nhà hàng đạt tiêu chuẩnĐịa điểm: trung tâm huyện KhunDự tính vốn đầu tư: 3.500.000 USD 4.5. Xây dựng khách sạn 3 sao tại Khăng Viêng/huyện MọcĐịa điểm: bản Khăng Viêng/huyện MọcDự tính vốn đầu tư: 1.500.000 USD4.6. Xây dựng trung tâm bảo tồn Di sản và dịch vụ tư liệu phục vụ khách du lịchĐịa điểm: trung tâm huyện KhunDự tính vốn đầu tư: 4.500.000 USD 4.7. Xây dựng trung tâm bán hàng lưu niệm tại các điểm du lịchĐịa điểm: Tại các điểm du lịchDự tính vốn đầu tư: 1.000.000 USD Ban Thông tin

Page 32: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201230

FDI vào Campuchia năm 2011: Theo số liệu của Ủy ban Đầu tư Campuchia thuộc Hội đồng Phát triển Campuchia, Campuchia thu hút 7,021 tỷ USD vốn FDI, tăng 159% so với con số 2,7 tỷ USD năm 2010. Trong đó ngành du lịch có 8 dự án với số vốn đăng ký 2,76 tỷ USD; ngành công nghiệp thu hút được 2,869 tỷ USD với 113 dự án, với 78 dự án vào ngành may mặc; lĩnh vực nông nghiệp thu hút được 725 triệu USD với 24 dự án. Đáng chú ý có dự án đăng ký đầu tư của Công ty phân bón của Anh liên doanh với tập đoàn Royal Group trong dự án liên doanh Nitrogen Chemicals and Fertilizer (Cambodia) Co., Ltd. với tổng số vốn đầu tư lên tới 2,23 tỷ USD, bao gồm cả việc xây dựng một nhà máy sản xuất phân bón tại Campuchia. Trung Quốc tiếp tục là nhà đầu tư lớn tại Campuchia với số vốn đăng ký là 1,192 tỷ USD; tiếp đến là Việt Nam với 630,9 triệu USD. Các chuyên gia kinh tế Campuchia cho rằng, sự ổn định chính trị, chính sách kinh tế mở và sự tăng trưởng kinh tế khá cao của Campuchia là những nhân tố chủ yếu góp phần thúc đẩy nguồn vốn FDI vào Campuchia tăng cao trong năm 2011.

Đầu tư vào các đặc khu kinh tế của Campuchia tăng trong năm 2011: Theo số liệu của Ủy ban Đầu tư Campuchia, thuộc Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), trong năm 2011, CDC đã phê duyệt 39 dự án trị giá 715,25 triệu USD vào các đặc khu kinh tế Campuchia, tăng 683,83% so với năm 2010 (có 22 dự án với số vốn đầu tư chỉ là 91,25 triệu USD). Cũng theo bản báo cáo của CDC, trong giai đoạn 2006-2011, các đặc khu kinh tế của Campuchia nhận được 96 dự án đầu tư nước ngòai trị giá 1,15 tỷ USD, tạo việc làm cho 61.400 người.

Đầu tư vào lĩnh vực cao su tại Campuchia tăng 255%: Đầu tư vào lĩnh vực trồng cây cao su của CPC trong năm 2011 đã tăng 255% so với năm 2010. Theo số liệu của Hội đồng phát triển Campuchia (CDC), có 20 dự án đầu tư mới trong lĩnh vực trồng cây cao su năm 2011 với trị giá vốn đầu tư lên tới 675 triệu USD

(năm 2010 có 9 dự án với 190 triệu USD). Phần lớn các dự án đầu tư này là của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia do nhu cầu về mặt hàng này trên thị trường thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất lốp xe. Tính đến hết năm 2011, Campuchia đã trồng được 210.000 ha cây cao su, trong đó có hơn một nửa là Chính phủ cấp đất tô nhượng kinh tế cho các công ty nước ngoài, vượt so với mục tiêu đề ra là 150.000 ha mà Chính phủ Campuchia đề ra vào năm 2015. Về diện tích trồng cây cao su của Campuchia đến 2020: Chính phủ Campuchia sẽ cho phép tăng diện tích trồng cây cao su từ 100.000 ha hiện nay lên đến 300.000 ha vào năm 2020. Chính phủ Campuchia đánh giá: Cây cao su là một cây công nghiệp cho lợi nhuận lớn và lại khai thác được trong thời gian dài.

FDI vào dự án sản xuất hàng may mặc: Theo số liệu của CDC, trong năm 2011, CDC đã cấp phép đầu tư 78 dự án sản xuất hàng may mặc, trị giá 405 triệu USD, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2010, trong đó các nhà đầu tư Hàn quốc có 21 dự án, Hồng Công và Đài Loan đều có 17 dự án. Năm 2011, Campuchia xuất khẩu hàng dệt may, da giầy trị giá 4,25 tỷ USD, tăng hơn so với con số 3,4 tỷ USD năm 2010.

Về lượng khách du lịch quốc tế tới Campuchia năm 2011: Số lượng khách du lịch quốc tế tới Campuchia đạt 2,8 triệu du khách, tăng 15% so với năm 2010. Lượng khách du lịch

bằng đường không tăng 16%, bằng đường bộ tăng 13% và đường thủy tăng 7%. Lượng khách du lịch Việt Nam tới Campuchia đứng thứ nhất, đạt 600.000 khách, tiếp đó là Hàn Quốc với 330.000 khách. Những nguyên nhân chính dẫn tới khách du lịch quốc tế tới Campuchia tăng là do một số hãng hàng không nước ngoài trong năm 2011 đã mở đường bay trực tiếp tới Campuchia, và Campuchia thực hiện chính sách miễn visa với một số nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Bộ Du lịch Campuchia đưa ra dự đoán, trong năm 2012, Campuchia sẽ thu hút được khoảng 3,2 triệu khách du lịch quốc tế.

Về giá trị đồng Riel được duy trì ổn định: Trong năm 2011, giá trị đồng nội tệ của Campuchia (đồng Riel) đã được duy trì ở mức ổn định, không bị mất giá và tỷ giá giữa đồng USD/riel hầu như không có sự biến động. Theo thống kê của Ngân hàng Quốc gia

THEO SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA BỘ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CAMPUCHIA, TRONG NĂM 2011, TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA CAMPUCHIA ĐẠT 6,9%, TRONG ĐÓ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TĂNG 3,3%; CÔNG NGHIỆP TĂNG 14,3%, LĨNH VỰC DỆT MAY TĂNG TỚI 20,2%, DỊCH VỤ TĂNG 5%.

Quan hệ thương mại và đầu tư của Campuchia năm 2011

BỘ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CAMPUCHIA CŨNG DỰ ĐOÁN, TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA CAMPUCHIA NĂM 2012 SẼ ĐẠT KHOẢNG 6,5%. THEO DỰ ĐOÁN CỦA WB, TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỸ VÀ EU NĂM 2012 SẼ LÀ 2,2% VÀ 0,3%, VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG CHẬM LẠI TRÊN SẼ CÓ MỘT VÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CAMPUCHIA, NHẤT LÀ HÀNG DỆT MAY SANG 02 THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM NÀY.

Page 33: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAHỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012 .Hợp tác & Phát triển 31

Campuchia, tỷ giá 01 USD đổi được 4.057 riel, giảm chút ít (0,05%) so với tỷ giá 01 USD= 4.055 riel. Tỷ giá trên chứng tỏ rằng ngày càng có nhiều sự tin tưởng trong việc sử dụng đồng nội tệ riel đối với nền kinh tế Campuchia. Sự ổn định của tỷ giá giữa đồng riel/USD đóng vai trò quan trọng đối với một quốc gia đang phát triển trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Chính sách của NBC là duy trì tỷ giá 01 USD ở mức 4.000-4.100 riel trong năm 2012 tới.

Kim ngạch xuất nhập khẩu: Bộ Thương mại Campuchia công bố số liệu cho hay, trong năm 2011, Campuchia xuất khẩu hàng hóa trị giá 4,8 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu hàng dệt may và da giầy đạt 4,25 tỷ USD, cao su đạt 201 triệu USD, gạo đạt 104 triệu USD. Campuchia nhập khẩu hàng hóa là 6,6 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó nhập khẩu nguyên vật liệu ngành may mặc là 2,6 tỷ USD, xăng dầu là 1,38 tỷ USD và 560 triệu USD nguyên vật liệu xây dựng. Mức thâm hụt thương mại của Campuchia năm 2011 là 1,7 tỷ USD.

Xuất khẩu gạo của Campuchia: Theo đánh giá sơ Bộ của Bộ Nông nghiệp Campuchia , tổng sản lượng thóc của Campuchia năm 2011 đạt 8,4 triệu tấn, tăng hơn so với con số 8,25 triệu tấn năm 2010 và Campuchia sẽ dư thừa khoảng 4 triệu tấn thóc để dành cho xuất khẩu. Năm 2011, Campuchia đã xuất khẩu được hơn 149.000 tấn gạo, đạt trị giá 87,5 triệu USD, tăng gần 3 lần so với con số xuất khẩu 55.000 tấn gạo và năm 2010

Xuất khẩu sắn tăng trong năm 2011: Xuất khẩu sắn của Campuchia sang thị trường nước ngoài trong năm 2011 đạt 277.291 tấn sắn tươi và sắn lát khô, đạt tổng trị giá 12,44 triệu USD, tăng so với mức 131.312 tấn với trị giá xuất khẩu 4 triệu USD năm 2010. Xuất khẩu sắn của Campuchia tăng cao trong năm 2011 do nông dân nước này tăng diện tích trồng sắn để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế tăng cao và giá xuất khẩu mặt hàng

này được giá tăng.Xuất khẩu cá của Campuchia:

Xuất khẩu cá của Campuchia năm 2011 đạt 30.000 tấn, giảm 5.000 tấn so với năm 2010. Tuy nhiên, doanh thu xuất khẩu cá lại tăng, đạt trị giá 60 triệu USD so với con số 40 triệu USD năm 2010. Nguyên nhân chính là do nhu cầu trên thị trường thế giới tăng lên đã làm cho giá mặt hàng này tăng cao. Giá trung bình xuất khẩu 01 tấn cá năm 2011 là 2.000 USD, tăng gần gấp đôi so với con số 1.143 USD trong năm 2010.

Quan hệ kinh tế Campuchia - Việt Nam:-�Đầu� tư: Theo số liệu thống kê

của CDC, đến hết năm 2011, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt nam vào Campuchia: 1.196. 998.253 USD,đứng thứ 6 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Campuchia (sau Trung Quốc: 8,912 tỷ; Hàn Quốc: 4,040 tỷ; Malaisia: 2,614 tỷ; Anh: 2,253 tỷ; Mỹ: 1,196 tỷ). Các dự án đầu tư Việt Nam tại Campuchia tập trung lĩnh vực nông lâm nghiệp( trồng cây công nghiệp như cao su, mía đường…), thông tin truyền thông. Trong năm 2011 các doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ : ngân hàng, chứng khoán, vận tải, du lịch, khách sạn.

-� Thương� mại: Năm 2011 kim ngạch xuất nhập giữa Việt Nam và Campuchia đã tăng mạnh, đạt: 2.836.425.410 USD, tăng 55% so với năm 2010: 1.828.328.580 USD. Trong đó xuất khẩu của hàng Việt Nam đối với Campuchia là: 2.406.826.665 USD tăng 53% so với năm 2010: 1.551.665.790 USD. Các mặt hàng xuất khẩu tỉ lệ tăng cao như: điện thoại và linh kiện điện thoại, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, các sản phẩm chất dẻo cũng như hàng tiêu dùng khác. Nhập khẩu từ Campuchia đạt: 429.598.765 USD tăng 61% so với năm 2010: 276.622.790 USD. Cơ cấu chủ yếu như: cao su, hàng nông sản, nguyên liệu thuốc lá, ngô ..

Quý I năm 2012, tổng kim ngạch thương mại hai nước (theo Bộ Thương mại Campuchia) đạt: 434,009 triệu USD, tăng tới 23% so với cùng kỳ

năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt: 390.305.620 USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu đạt: 43.703.995 USD tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quan hệ thương mại Campuchia -Thái Lan: Trong năm 2011, kim ngạch thương mại Campuchia đạt 3,08 tỷ USD, tăng hơn so với con số 2,56 tỷ USD năm 2010; trong đó Thái Lan xuất khẩu sang Campuchia khối lượng hàng hóa trị giá 2,9 tỷ USD và nhập khẩu từ Campuchia hàng hóa trị giá 175 triệu USD. Năm 2011, tăng trưởng xuất khẩu hàng Thai lan sang thị trường Campuchia đạt 24% và dự kiến năm 2012 sẽ đạt 30%.

Quan hệ thương mại Campuchia -Trung Quốc: Trong năm 2011, quan hệ thương mại Campuchia-Trung Quốc đạt 2,5 tỷ USD, tăng 73,5% so với năm 2010; trong đó Campuchia xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 184 triệu USD, tăng 96,8% và Trung Quốc xuất khẩu sang Campuchia đạt 2,31 tỷ USD, tăng 71,8%.

Quan hệ thương mại Campuchia sang Hàn Quốc: Theo số liệu của Cơ quan thúc đẩy Thương mại-Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), xuất khẩu của Campuchia sang Hàn Quốc đạt 87,3 triệu USD, tăng 100% so với con số 43,4 triệu USD năm 2011. Campuchia nhập khẩu từ Hàn Quốc là 450,7 triệu USD, tăng so với con số 333 triệu USD năm 2010.

Quan hệ thương mại Campuchia -Hồng Công: Theo số liệu thống kê của Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Công, năm 2011, kim ngạch thương mại Campuchia -Hồng Công đạt 741 triệu USD, tăng 22% so với con số 607 triệu USD năm 2010. Campuchia xuất khẩu sang Hồng Công hàng hóa trị giá 42 triệu USD, tăng 90%; Hồng Công xuất sang Campuchia hàng hóa trị giá 698 triệu USD, tăng 20%. Sự phát triển của ngành may mặc Campuchia đã góp phần khuyến khích các công ty Hồng Công đầu tư vào Campuchia để xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ hay EU.

Nguồn:�Thương�vụ�Việt�Nam�tại�Campuchia

Page 34: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201232

Ngày 1-4-2012 Myanmar cuộc bầu cử đầu tiên trong hơn 20 năm qua có sự tham gia của

một đảng đối lập, đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ, do bà Aung Sang Suu Kyi lãnh dạo. Mỹ đã bắt đầu nối lại quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar, như một sự công nhận cho những cải cách về chính trị đang diễn ra tại đây. Như Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon phát biểu vào tuần trước, "người dân Myanmar đã mang đến niềm hy vọng và trông mong mạnh mẽ cho cộng đồng quốc tế".

Một nền kinh tế Myanmar được giải phóng có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực cũng như thương mại và đầu tư nội khối. Thực tế cho thấy, theo dự báo của hãng phân tích kinh tế và tài chính IHS Global Insight, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Myanmar ước tính sẽ đạt trung bình khoảng 6% mỗi năm, và khi đó, GDP sẽ tăng gấp đôi lên 124 tỷ USD.

Thị trường tiêu dùng nội địa của Myanmar cũng được kỳ vọng tăng trưởng nhanh, mở ra một thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ quan trọng cho các nước ASEAN khác. Dân số Myanmar đứng thứ tư tại ASEAN, với khoảng 50 triệu người.

Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Myanmar có thể còn nhanh hơn nếu được tiếp sức bởi những cải cách kinh tế mau lẹ hơn. Một thách thức lớn khi kinh tế tăng trưởng nhanh hơn là áp lực lạm phát cao, do tăng trưởng và đầu tư sẽ tạo ra nút thắt cổ chai về nguồn cung và áp lực lương bổng. Lạm phát tại Myanmar năm 2011 ước tính bình quân ở vào khoảng 9%, và được dự báo đạt 10% trong năm 2012.

Myanmar, giống như các quốc gia ASEAN khác, đã thống nhất với lộ trình tự do hóa thuế quan theo Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Từ quan điểm kinh tế, những cải cách kinh tế và tự do hóa thuế quan của Myanmar sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với mục của ASEAN là tạo ra một thị trường thương mại hàng hóa chung duy nhất vào năm 2015.

Tài nguyên dầu khí của Myanmar có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, do Myanmar hiện vẫn đang sản xuất dầu, sản phẩm chưng cất và khí tự nhiên. Hoạt động thăm dò và phát triển ở cả đất liền và ngoài khơi vẫn đang diễn ra, với một đường ống dẫn dầu và một đường ống khí tự nhiên đang xây dựng, nối vùng bờ biển Arakan của Myanmar với

SỨC HẤP DẪN MỚI CỦA

Kinh tế Myanmar có thể đạt được tốc độ tăng trưởng tới 8%/năm trong vòng 10 năm tới do lạm phát vẫn còn thấp và Chính phủ tăng cường quan hệ thương mại với hai quốc gia láng giềng là Trung Quốc và Ấn Độ.

Đó là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo công bố sáng 20/08. ADB cho biết triển vọng ngắn hạn của nền kinh tế Myanmar tương đối lạc quan nhờ sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài và doanh thu bán hàng hóa. Theo ADB, tốc độ tăng trưởng 8%/năm có thể giúp GDP bình quân đầu người của Myanmar tăng gấp 3 lần lên 3.000 USD vào năm 2030.

Ông Cyn-Young Park, trợ lý kinh tế trưởng của ADB và là đồng tác giả của báo cáo trên cho rằng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lực lượng dân số trẻ và vị trí chiến lược tại khu vực; Myanmar có thể đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh trong một thời gian tương đối ngắn. Ông Park cho rằng Chính phủ Myanmar nên nhanh chóng phát triển lĩnh vực nông nghiệp.Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng của Myanmar như năng lực quản lý kinh tế vĩ mô yếu, cơ sở hạ tầng chưa phát triển tương xứng và doanh thu thuế thấp. Hiện chỉ có 25% dân số nước này có điện và việc kết nối Internet còn thưa thớt.

Bên cạnh đó, dù Ngân hàng Trung ương Myanmar đã có thêm nhiều quyền hạn hơn nhờ bộ luật được thông qua vào tháng trước nhưng các nhà làm chính sách sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sự ổn định của đồng nội tệ và kiểm soát lạm phát khi dòng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng. Tháng 4 vừa qua, Myanmar đã bãi bỏ cơ chế tỷ giá cố định và đang áp dụng các biện pháp nhằm nới lỏng các quy định về dòng vốn đầu tư.

Được biết, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã tiến hành một số biện pháp hiện đại hóa nền kinh tế và cho phép tự do chính trị nhiều hơn kể từ khi lên nắm quyền điều hành vào năm ngoái. Do đó, một số quốc gia phương Tây đã nới lỏng hình phạt đối với Myanmar và giúp nước này thu hút được các công ty như Coca-Cola Co. và Visa Inc. Ông Thein Sein đang nỗ lực tạo công ăn việc làm trước khi diễn ra cuộc bầu cử năm 2015.

Nguồn: Vietstock

ADB: Myanmar có thể tăng trưởng bùng nổ 8% trong 10 năm tới

Page 35: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAHỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012 .Hợp tác & Phát triển 33

phía nam Trung Quốc, với tổng kinh phí đầu tư 2,5 tỷ USD. Nhiều công ty dầu mỏ của các quốc gia châu Á hiện cũng đang thăm dò dầu và khí tại Myanmar. Chính phủ Myanmar ước tính trữ lượng khí tự nhiên hiện nay của nước này có khoảng 22,5 nghìn tỷ feet khối, cho thấy tiềm năng phát triển rất đáng kể trong tương lai.

Lĩnh vực nông nghiệp cũng có tiềm năng phát triển lớn, với nhiều triển vọng cải thiện kim ngạch xuất khẩu gạo trong trung hạn, nhờ công nghệ nông nghiệp, như nâng cao năng suất gạo, kỹ thuật canh tác hiện đại, cũng như ảnh hưởng của các biện pháp tự do hóa thị trường.Trong khi đó, vấn đề thu hút khách du lịch cũng đang rất sáng sủa, thể hiện lượng khách nước ngoài đến làm ăn kinh doanh tăng mạnh do các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến thị trường này. Myanmar vẫn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, tuy nhiên, những cải cách về kinh tế, tăng trưởng mạnh nhu cầu trong nước và đầu tư nước ngoài tăng lên có thể dẫn tới những tiến bộ của các ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, nhờ chi phí lương tương đối rẻ.

Việc chuyển sang nền kinh tế mang định hướng thị trường hơn sẽ vừa tạo ra thách thức, như trường hợp của Việt Nam và một số nước khác. Một số thách thức

chính đối với Myanmar là việc cần phải cải thiện môi trường kinh tế, cải cách khối doanh nghiệp nhà nước, phát triển ngành tài chính và thực hiện những sáng kiến quản trị doanh nghiệp và chống tham nhũng thiết thực. Một trong những ưu tiên hàng đầu là đẩy nhanh phát triển ngành tài chính, để cung cấp các công cụ cho phát triển kinh tế. Điều này sẽ đòi hỏi tự do hóa hơn nữa lĩnh vực tài chính, để cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài nhanh chóng đóng góp nhiều hơn nữa cho việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho phát triển kinh tế của Myanmar. Điều này cần đi đôi với phối hợp cùng các tổ chức như IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong quá trình hoạch định phát triển kinh tế của Myanmar, mà tín hiệu tích cực nhất trong lĩnh vực này là việc Myanmar đã hợp tác với IMF trong quá trình cải cách tỷ giá hối đoái.

Nền kinh tế Myanmar có thể nổi lên là một con hổ ASEAN mới, bất chấp những thách thức về chính trị và kinh tế, nếu chính phủ Myanmar tiếp tục theo đuổi chương trình cải cách của mình. Điều này sẽ là một cú hích tích cực với khu vực ASEAN và với khả năng hiện thực hóa mục tiêu dài hạn về một Cộng đồng Kinh tế ASEAN.z

Quốc hội Myanmar vừa thông qua luật đầu tư nước ngoài mới, đặt nền tảng pháp lý cho các công ty nước ngoài muốn đến làm ăn ở quốc gia vừa bắt đầu chính sách mở cửa này. Tuy nhiên, theo giới quan sát, luật này của Myanmar vẫn còn thiếu nhiều điểm mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài mong muốn.

Báo Wall Street Journal cho biết, hiện luật đầu tư nước ngoài của Myanmar vẫn đang chờ được Tổng thống Thein Sein ký để chính thức thành luật. Nếu không được Tổng thống ký, thì luật này sẽ được đưa trở lại Quốc hội Myanmar trong kỳ họp diễn ra vào tháng 10 tới.

Chi tiết cụ thể của luật chưa được công bố. Tuy nhiên, theo thông tin từ một số quan chức Chính phủ Myanmar, luật thông qua vào ngày thứ Sáu (7/9) này cho phép phía nước ngoài nắm một nửa cổ phần hoặc hơn trong một số liên doanh với Myanmar và đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn so với quy định nêu trong những dự thảo luật trước đó.

Có vẻ như bộ luận này nằm ở điểm cân bằng giữa một dự thảo luật được thúc đẩy bởi một nhóm chính trị gia muốn sự thay đổi nhanh chóng mà dẫn đầu là Tổng thống Thein Sein, với một dự thảo khác đến từ các nhà làm luật có quan điểm bảo thủ và các lãnh đạo doanh nghiệp Myanmar vốn lo ngại đất nước mở cửa quá nhanh sẽ cho phép các công ty nước ngoài thống trị nền kinh tế.

Luật được thông qua không bao gồm một số điều khoản mang tính hạn chế cao mà nhiều nhà làm luật của Myanmar thúc đẩy trước đó. Chẳng hạn, trước đây có đề xuất về mức vốn đầu tư tối thiểu phải đạt 5 triệu USD. Theo các nhà phân tích, một quy định như thế sẽ chỉ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn với những công ty lớn nhất và có quan hệ thân thiết nhất với chính giới Myanmar.

Luật mới cũng cho phép người nước ngoài sở hữu cổ phần 50% trong một số lĩnh vực kinh doanh bị hạn chế, cao hơn so với mức giới hạn 49% trong các dự thảo trước. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã kỳ vọng mức sở hữu cao hơn. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh khác, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài có thể vượt 50%, nhưng các quan chức cung cấp thông tin không nêu rõ đó là những lĩnh vực nào.

Quá trình soạn thảo luật đầu tư nước ngoài của Myanmar bắt đầu vào đầu năm nay nằm trong những nỗ lực của Tổng thống Thein Sein nhằm mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình này nhanh chóng trở thành một “cuộc chiến” khi các doanh nhân ở Yangon lo ngại tốc độ cải cách sẽ diễn ra nhanh chóng, nguồn tin thân cận cho biết. Sau đó, các dự thảo luật này trở nên thận trọng hơn.

Bản dự thảo mới nhất của luật đã làm thất vọng nhiều nhà đầu tư nước ngoài và một số chuyên gia phân tích vốn hy vọng Myanmar sẽ mở cửa mạnh

mẽ hơn để bù đắp cho nhiều năm phát triển bị mất mát trước đó.

Năm nay, một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã nới lỏng nhiều lệnh cấm vận chính đối với Myanmar, quốc gia đến năm ngoái vừa trải qua nửa thế kỷ nằm dưới sự kiểm soát của quân đội. Giới đầu tư quốc tế đã chờ đợi để xem luật đầu tư nước ngoài của Myanmar sẽ thế nào trước khi đổ tiền vào quốc gia giàu tài nguyên và có thị trường 55 triệu dân này.

Ông Kenneth Stevens, một nhà quản lý của công ty đầu tư Leopard Capital cho rằng, luật đầu tư nước ngoài của Myanmar đem đến nhiều khuyến khích cho các nhà đầu tư nước ngoài hơn so với một số quốc gia có truyền thống ưu ái giới đầu tư nước ngoài như Thái Lan hay Trung Quốc. Tuy nhiên, luật này của Myanmar vẫn còn kém hấp dẫn so với luật đầu tư nước ngoài của những thị trường mới nổi khác như Campuchia hay Lào.

“Không ai thực sự kỳ vọng luật của Myanmar sẽ được như luật của Campuchia hay Lào, nhưng họ đã hy vọng các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm cổ phần đa số ở hầu hết các lĩnh vực”, ông Stevens nói.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, môi trường đầu tư nói chung ở Myanmar, cũng như việc các quy định được áp dụng thực tế ra sao, mới là điều quan trọng hơn chi tiết cụ thể của luật đầu tư nước ngoài.

Nguồn: VnEconomy

Quốc hội Myanmar thông qua luật đầu tư nước ngoài

Page 36: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201234

Việt-Lào ký hợp đồng khai thác và chế biến quặng chì

Chiều 21/6, tại Vientiane, ông Bounthavi Sisouphanthong, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư - Đại diện cho Chính phủ Lào và ông Mai Văn Bản, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Cạn Lào (Việt Nam) đã ký hợp đồng khai thác và chế biến quặng chì kẽm tại mỏ Kai sổ, huyện Vang Vieng, tỉnh Vientiane.

Theo biên bản ký kết, Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Cạn Lào, gồm ba công ty thành viên là Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Cạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng và Công ty liên doanh kim loại màu Việt Bắc với vốn đầu tư 5 triệu USD sau bốn năm thăm dò đã được cấp phép khai thác và chế biến quặng chì, kẽm tại mỏ Kai sổ trong diện tích 2km2.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Mai Văn Bản cam kết thực hiện hiệu quả công việc khai thác và chế biến, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho Chính phủ Lào và địa phương, chấp hành nghiêm túc nghiêm túc các quy định đã được cam kết trong hợp đồng.

� Nguồn:�Vietnam+

Mục tiêu mới về kim ngạch thương mại Việt Nam –Campuchia

Các quan chức Campuchia và chuyên gia nhận định rằng mục tiêu về kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia năm 2015 đạt 5 tỷ USD mà Thủ tướng hai nước nêu lên tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Campuchia lần thứ 3 vừa qua là vấn đề khó khăn nhưng không phải là không thể đạt được.

Chủ tịch Hiệp hội kinh tế Campuchia Chan Sophal cho biết, mục tiêu trên sẽ rất khó để hoàn thành trừ khi Việt Nam gia tăng mạnh được tính cạnh tranh của hàng

hóa. Campuchia nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, nên nếu muốn hoàn thành mục tiêu này thì Việt Nam phải sản xuất được các sản phẩm với chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Còn ông Kong Putheara, Cục trưởng Cục thông tin - Bộ Thương mại Campuchia thì cho biết, để đạt được mục tiêu trên cần có một cơ chế khuyến khích thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, khi Chính phủ hai nước đã hứa hẹn thì mục tiêu này có thể trở thành hiện thực vì Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc hoàn thành thành mục tiêu

� (Theo�the�Phnom�Penh�Post�27/6/2012)� Nguồn:�Thương�vụ�VN�tại�CPC�

Công bố quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư

Ngày 20/3, tại huyện Lộc Ninh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch chung và khánh thành trạm Kiểm soát liên hợp Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư.

Theo quy hoạch, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư được quy hoạch bao gồm bốn xã Lộc Thái, Lộc Tấn, Lộc Hòa, Lộc Thạnh và thị trấn Lộc Ninh thuộc huyện Lộc Ninh với tổng diện tích hơn 28.300ha.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư sẽ mang lại bước phát triển quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách của tỉnh, góp phần tạo việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư xung quanh, tạo ra diện mạo mới cho vùng biên cương từng là vùng sâu vùng xa, thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở huyện Lộc Ninh và tỉnh Bình Phước.

Công trình Trạm kiểm soát liên hợp là một trong các dự án đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư được xây dựng với kinh phí trên 19 tỷ đồng, nằm trên quốc lộ 13 cách biên giới Việt Nam-Campuchia 1,2km.

Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Hoa Lư sẽ đáp ứng nhu cầu giao lưu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và vận chuyển hàng hóa giữa các nước trong khu vực; tạo điều kiện khai thông, mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và tỉnh Bình Phước.

� Theo�Vietnam+

Bốn đập thủy điện sẽ hoàn thành trong năm nay

Năng lực sản xuất điện của Lào tiếp tục tăng mạnh vào năm tới khi bốn nhà máy thủy điện sẽ được đưa vào

Tổng hợp tin kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

Page 37: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAHỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012 .Hợp tác & Phát triển 35

hoạt động với tổng công suất 664MW. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án mở rộng thủy điện Theun Hinboun tại Khăm Muộn và đập Nam Ngưm 5 tại Viêng Chăn đang thực hiện đúng tiến độ và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012, ngoài ra dự án Xekaman3 tại Xê Kong và dự án Nam Xong tại tỉnh Viêng Chăn dự kiến cũng sẽ hoàn thành vào cuối năm.

Hiện nay, Lào có 17 nhà máy thủy điện đang hoạt động với tổng công suất 2.560 MW, và hơn 70 nhà máy khác đang trong quá trình nghiên cứu khả thi. Với việc đưa thêm các nhà máy mới vào hoạt động, dự kiến trong năm tài khóa tới Lào sẽ sản xuất khoảng 13,8 tỷ kWh tăng 29% so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm tài chính 2011-2012, Lào đã sản xuất 5,9 tỷ kWh tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn sản lượng điện sản xuất ra để xuất khẩu, trong đó 3,79 tỷ kWh là xuất khẩu sang Thái Lan và Việt Nam với lượng ngoại tệ thu về đạt 340 triêu USD. Trong khi đó Lào vẫn phải nhập khẩu 735 triệu kWh từ Thái Lan, Việt Nam, và Trung Quốc để đảm bảo điện cho người dân khu vực biên giới chưa tiếp cận được với mạng lưới điện quốc gia.

Lào hy vọng sẽ chấm dứt việc nhập khẩu điện vào năm 2015, Chính phủ đang huy động các nguồn lực nhằm xây dựng các nhà máy thủy điện và cung cấp đủ điện cho tiêu dùng trong nước và xây dựng các đường dây truyền tải điện trên cả nước nhằm đảm bảo cung cấp cho vùng sâu vùng xa. Theo Bộ KH&ĐT, hiện nay, trên toàn quốc đã có 78% các hộ gia đình có điện, theo kế hoạch con số này sẽ tăng lên 90% vào năm 2020.

� Nguồn:�Vientiane�Times�–�5/7/2012

Lào: Nợ nước ngoài tăng chậm, triển vọng GDP khá lạc quan

Theo báo cáo hàng năm của Ngân hàng Trung ương Lào, nợ nước ngoài của nước này đã tăng từ năm 2009 và lên tới 2,9 tỷ USD vào tháng 12/2011, tăng 6,47% so với cùng kỳ năm trước.

Dù là một trong những nước nghèo nhất ở Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Lào trong 5 năm qua liên tục cao trên 7,5%. GDP của nước này ước đạt 8,8 tỷ USD trong tài khóa này và tăng lên 10,1 tỷ USD trong tài khóa tới.

Với GDP vẫn trên đà tăng, tổng nợ nước ngoài của Lào tính trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm trong 5 năm qua, từ mức 71,21% GDP năm 2006 xuống còn 38,52% GDP năm 2011.

Nợ nước ngoài của quốc gia Đông Nam Á này bắt đầu tăng từ năm 2009, với mức tăng 4,63% năm 2009 và 4,24% năm 2010, sau khi giảm 10% năm 2008.

Lào dự định vay 218 triệu USD trong tài khóa này để tiến hành các dự án phát triển. Thâm hụt ngân sách của nước này trong tài khóa tới có thể tương đương 4,67% GDP, mức vẫn nằm dưới ngưỡng 5% GDP mà

chính phủ có khả năng kiểm soát.Tuy nhiên, các nghị sỹ Lào bày tỏ lo ngại về tình

trạng thâm hụt ngân sách gia tăng và hối thúc có biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo rằng điều này sẽ không gây ra những tác động tiêu cực. Khi nợ nước ngoài giảm còn GDP tăng khá cao, sức ép đối với chính phủ trong việc kiểm soát tình hình sẽ giảm bớt.

� Nguồn:�Báo�Tin�tức

Đảng cầm quyền Campuchia thắng ở bầu cử cấp xã

Ủy ban Bầu cử quốc gia (NEC) của Campuchia công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử xã-phường lần thứ ba diễn ra ngày 3/6 vừa qua.

Thủ tướng Hun Sen đi bầu cử xã-phường tại thị xã Ta Khmao, tỉnh Kandal

Theo đó, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen đã thắng lợi vang dội, dẫn đầu tại 1.592 trong tổng số 1.633 xã-phường trên cả nước. Kết quả trên cho thấy Đảng Sam Rainsy, đảng đối lập chính ở Campuchia, về nhì khi chỉ giành được ghế ở 22 xã-phường, giảm sáu ghế so với kết quả cuộc bầu cử năm 2007, trong khi Đảng Nhân quyền, lần đầu tiên tham gia cuộc bầu cử này, đã giành được thắng lợi đáng ngạc nhiên tại 18 xã-phường.

Đảng bảo hoàng Funcinpec chỉ giành được một ghế, còn Đảng Norodom Ranariddh-NRP không giành được ghế nào.

Cuộc bầu cử xã-phường lần thứ ba này có sự tham dự của 10 đảng phái chính trị, và khoảng 15.000 quan sát viên trong nước cũng như quốc tế đến từ nhiều quốc gia và tổ chức phi chính phủ. Khoảng 5,87 triệu trong tổng số 9,2 triệu cử tri hợp lệ đã đi bỏ phiếu.

Tại Campuchia, cuộc bầu cử xã-phường được thực hiện năm năm một lần.

��Nguồn:�TTXVN�

6 tháng đầu năm Lào thực hiện hơn 2 ngàn dự án đầu tư

6 tháng đầu năm CHDCND Lào có tất cả 2.697 dự án đầu tư đến từ 3 loại hình đầu tư: đầu tư Chính phủ,

Page 38: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201236

đầu tư từ vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay, đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài.

Theo báo cáo về việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm tài khóa 2011-2012 và 2012-2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: 6 tháng đầu năm Chính phủ Lào thực hiện 2.100 dự án đầu tư, với tổng vốn 1.121 tỷ Kíp, tương đương 14,2% kế hoạch năm, trong đó vốn trong nước 1.052 tỷ Kíp, chiếm 49,9% kế hoạch năm.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế khu vực và thế giới gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay nước ngoài vẫn ở xu hướng tăng với tổng số 499 dự án đầu tư, đạt trị giá 352 triệu USD, tương đương 49,5% kế hoạch năm, trong đó từ vốn viện trợ không hoàn lại là 472 dự án với tổng vốn 258 triệu USD, từ vốn vay 27 dự án với vốn đầu tư 94 triệu USD.

Đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài có tổng số 98 dự án, tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD, tăng 31% so với kế hoạch năm (kế hoạch đề ra là 1,53 tỷ USD).

Tại cuộc họp thường kỳ Quốc hội lần thứ 3 khóa VII, Ông Sổm Đy Đuông Đy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào có bài báo cáo trước Quốc hội: hết năm nay GDP bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 10,48 triệu Kíp, tương đương 1.355 USD, mức tăng trưởng trên chủ yếu dựa trên 3 ngành mũi nhọn: ngành nông lâm nghiệp tăng trưởng 2,7%, công nghiệp tăng 13,5%, dịch vụ tăng 8,1%, ngoài ra các ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải, truyền thông, du lịch, ngân hàng đều đạt mức tăng trưởng dương.

�(Kinh�tế�-�Xã�hội�17/7/2012)

Campuchia thu hút 692 triệu USD vốn đầu tư nửa đầu năm

Campuchia đã cấp phép cho 72 dự án đầu tư mới với tổng giá trị 692 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2012.

Theo số liệu được Hội đồng Phát triển Campuchia (C.D.C), trong nửa đầu năm 2012, đầu tư trong nước tiếp tục dẫn đầu với 148 triệu USD và 12 dự án. Tiếp theo là Trung Quốc với 141 triệu USD và 19 dự án, thứ ba là Thái Lan với 84 triệu USD và 4 dự án.

Nhà đầu tư trong nước đổ tiền vào các lĩnh vực như sản xuất phân bón, sản xuất đồ uống, xay gạo, chế tạo bột sắn, may mặc, khách sạn - khu nghỉ dưỡng và công nghệ thông tin. Trong khi đó, nhà đầu tư Trung Quốc chú trọng đến lĩnh vực may mặc, xay gạo; Thái Lan cũng quan tâm đến lĩnh vực chế tạo giày dép, chế tạo vải và xay gạo.

Bên cạnh những nhà đầu tư này, trong 6 tháng đầu năm Campuchia còn đón nhận dòng vốn từ Mỹ, Canada, Việt Nam, Singapore, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản và Samoa.

Được biết, trong năm 2011, Campuchia thu hút

được 164 dự án đầu tư với tổng giá trị 7,01 tỷ USD.� Nguồn:�Vietstock

Lạm phát Lào giảm mức thấp nhất trong 30 tháng qua

Theo số liệu từ Trung tâm thống kê kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào: Lạm phát Lào liên tục giảm trong những tháng qua, con số mới nhất tính đến hết tháng 6 năm 2012 giảm xuống ở mức 3,6%, là con số ấn tượng nhất trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây, tháng 5 là 3,8%.

Nguyên nhân của việc chỉ số lạm phát liên tục giảm do tỷ lệ lạm phát mặt hàng thực phẩm và đồ uống (trừ rượu) giảm xuống mức 4,5%, trong đó nổi bật giá gạo giảm 8,9% so với giá gạo 12 tháng qua; ngành giao thông, vận tải giảm xuống ở mức 1,4% trong tháng 6 chủ yếu do giá xăng dầu liên tục giảm.

Tính đến tháng 6 năm 2012 là tháng thứ 7 liên tiếp chỉ số lạm phát giảm và là con số thấp nhất trong 30 tháng qua kể từ tháng 12 năm 2009.

(Kinh�tế�-�Xã�hội�17/7/2012)

Xuất khẩu hạt điều của Campuchia tăng trở lại

Theo Bộ Thương mại Campuchia, sản lượng hạt điều xuất khẩu trong 06 tháng đầu năm 2012 đã tăng tới hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2011, đạt 4231 tấn so với mức 392 tấn cùng kỳ năm trước.

Giá hạt điều đã giảm từ 1.137 USD/tấn năm 2010 xuống còn 450 USD/tấn năm 2011 và trong năm nay là ở mức 685 USD/tấn. Doanh thu xuất khẩu điều của Campuchia nửa năm 2012 đạt hơn 2,8 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm 2011 chỉ là hơn 444 ngàn USD. Đa phần hạt điều xuất khẩu của Campuchia là sang Việt Nam để được chế xuất đi nước khác và một phần nhập khẩu lại Campuchia. Theo Cục thông tin Bộ Thương mại CPC thì thế giới đang có nhu cầu tốt đối với mặt hàng hạt điều.

Thu Trang

Page 39: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAGIAO LƯU VĂN HÓA

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012 .Hợp tác & Phát triển 37

Hàng nghìn chiếc chum bằng đá kì lạ cao đến một vài mét, nặng từ 600 kg đến một tấn nằm đơn lẻ hay quy tụ thành từng nhóm ngổn ngang trên nền đất khô cằn rộng khoảng 25 hecta, thuộc cao nguyên Xiêng Khỏang, ở cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng tại Lào.

Tất cả những chiếc chum nơi đây đều được làm từ đá, chủ yếu là đá granite. Một số chum được làm từ đá sa thạch có chứa thạch anh fenspat và mica, bên trên mỗi chiếc chum được chạm khắc theo hình dáng con người, con vật và một số biểu tượng tinh xảo khác. Người ta tìm thấy các tảng đá bằng gần những chiếc chum, có lẽ là nắp đậy chum, nhưng vì lí do nào đó mà chúng bị loại bỏ hay dùng vào

những mục đích khác. Hiện tại chỉ có một chiếc chum duy nhất có nắp. Và thật sự, người ta không biết về nền văn minh được chạm khắc trên mỗi chiếc chum đá đến từ thời kì nào.

Những câu chuyện huyền thoại của người Lào xoay quanh những chiếc chum đá cũng thật thú vị, truyền thuyết kể rằng từng có những người khổng lồ định cư ở khu vực này. Theo một truyền thuyết khác kể lại rằng trước đây có vị vua tên là Khun Cheung đã ra lệnh cho người chúng làm những chiếc chum đá lớn để ủ rượu gạo ăn mừng chiến thắng sau khi đánh bại kẻ thù.

Để vận chuyển và khắc đẽo thành những chiếc chum to lớn như vậy phải trải qua một giai đoạn khá lâu, có thể tính đến hàng thế kỷ. Hơn

nữa, có bằng chứng cho rằng phần đông trong số những chiếc chum được làm vào những giai đoạn khác nhau, cách nhau thậm chí nhiều thế kỉ. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học nghiêng về giả thuyết cho rằng, cánh đồng chum là một nghĩa trang khổng

TRÊN CÁNH ĐỒNG DỌC THEO RÌA PHÍA BẮC CỦA DÃY NÚI TRƯỜNG SƠN LÀ NƠI TẬP TRUNG HÀNG NGHÌN CHIẾC CHUM ĐÁ KÌ LẠ TRONG MỌI TƯ THẾ KHÁC NHAU.

CÁNH ĐỒNG CHUM

Page 40: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA GIAO LƯU VĂN HÓA

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201238

lồ, mỗi một chiếc chum là một chiếc quách dùng để an táng xác người.

Nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani đến từ viện khảo cổ Viễn Đông Bắc đã bắt đầu nguyên cứu về cánh đồng chum từ năm 1930. Bà đã ghi chép lại quá trình thực hiện nghiên cứu trên toàn vùng đồng chum và cho xuất bản 2 tập sách “Mégalithes du Haut-Laos” (Cự thạch cổ của Thượng Lào) vào năm 1935 về những phát hiện đầu tiên của mình. Những hiện vật xung quanh những chiếc chum bằng đá mà bà Colani tìm thấy là những mảnh gốm, sắt, hạt thủy tinh, vòng đeo tay, than, những bộ xương người, bên trong những chiếc chum này có chứa những mảnh xương vỡ và răng bị cháy. Bà cho rằng đây là dấu hiệu của hỏa táng trong khi những bộ xương xung quanh thì chôn cất bình thường. Bà đã đưa ra giả thuyết có thể khu vực này từng là nghĩa trang chôn cất và người ta sử dụng những chiếc chum đá để đựng hài cốt hay chứa thực phẩm. Đây là có thể là nơi dừng chân trên tuyến đường thương mại cổ và đặc biệt với ngành thương

mại muối. Các tục lệ mai táng khác nhau, hỏa táng đặt bên trong lọ và chôn cất kèm theo vật dụng ở xung quanh lọ như ghi nhận của bà Colani có thể không dễ dàng được giải thích, đặc biệt là hài cốt hỏa táng đã được xác định chủ yếu là thuộc về thanh thiếu niên.

Chiến tranh và chính trị đã ngăn chặn việc khai quật thêm khu vực xung quanh chum, mãi cho đến năm 1994, một nhà khảo cổ học người Nhật tên là Eiji Nitta đã tiếp tục khai quật vùng đất quanh một số chum đá lớn, Nitta đào sâu xuống thêm khoảng 30cm nữa thì phát hiện một hố có chứa xương người, và tiếp tục phát hiện 6 hố tiếp theo cũng chứa xương người. Trong khi đó chỉ có một hố duy nhất với chiếc chum chứa xương và răng đã bị cháy, còn những chiếc chum khác thì không có dấu hiệu của hỏa táng. Ông phát hiện ra bộ xương đặt xung quanh một chiếc chum đá và giả thuyết rằng có thể những chiếc chum ở đây giống như một thứ vật dụng để đựng đồ đạc tưởng niệm chôn theo cho người chết.

Đã trải qua một thời gian khá lâu,

các nhà khoa học nỗ lực đi tìm nguồn gốc của những chiếc chum đá, nhưng cho đến bây giờ cánh đồng chum vẫn nằm đó với một bí ẩn lịch sử không được lí giải thấu đáo. Nơi đây được cho là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới, do còn soát lại vô số những quả bom chưa nổ từ thời chiến tranh mà không quân Mỹ đã rải dày đặc xuống khu vực này trong năm 1970. Du khách đến đây chỉ được tham quan ở những khu vực an toàn theo chỉ dẫn của biển báo đã được rà sót bom mìn.

Vì sự an toàn cho du khách nên hiện nay chỉ có 3 khu vực: Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua là mở cửa cho khách tham quan cánh đồng chum.

Mặc dù không nổi tiếng như Stonehenge ở Anh Quốc, nhưng những bí ẩn xung quanh vùng đồng chum chắc chắn làm hài lòng các du khách tò mò. Tất cả chúng gần như màu đen, với kích thước và trọng lượng khá lớn. Các chiếc chum bí ẩn là một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng chúng ta là con người, không phải là thần thánh để có tất cả các câu trả lời.

Nguồn: Internet

Page 41: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAGIAO LƯU VĂN HÓA

Số 14+15 - Tháng 3-8/2012 .Hợp tác & Phát triển 39

Thời gian thích hợpThời tiết và khí hậu ở Campuchia khá là giống với

Việt Nam nên bạn có thể đến Campuchia vào bất kì tháng nào trong năm. Tuy nhiên, ở Campuchia khí hậu sẽ có đôi phần nóng bức hơn, vì thế nên tránh những mùa ở Việt Nam nắng quá gay gắt.

Chuẩn bị Bạn nên mua và tham khảo cuốn Lonely Planet về

Campuchia (có bán ở khu Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP

HCM). Quyển hướng dẫn này sẽ giới thiệu cho bạn đầy đủ những thông tin cần cho một chuyến đi Campuchia như: thông tin nhà nghỉ, quán ăn, các điểm cần tham quan, giá vé từng địa điểm.... khá bổ ích.

Phương tiện đi lại Các hãng xe như: Mai Linh, Sapaco, Mekong

Express hay một số hãng xe Campuchia (trên đường Phạm Ngũ Lão, TP HCM) đều có bán vé đi Siem Reap hay Phnom Penh.

Nếu có ý định tham quan Phnom Penh và Siem Reap,

"Tất tần tật" cho một chuyến du lịch Campuchia

CAMPUCHIA - MỘT VÙNG ĐẤT CÒN ĐẦY NHỮNG SỰ BÍ ẨN VỚI NHỮNG ĐỀN THỜ ANG-KOR WAT LUÔN THÔI THÚC

NHỮNG AI YÊU THÍCH DU LỊCH KHÁM PHÁ. ĐẾN VÀ CHIÊM

NGƯỠNG VẺ ĐẸP TRÁNG LỆ LẪN TRONG SỰ UY NGHIÊM

VÀ CỔ KÍNH CỦA ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP LUÔN LÀ ĐIỀU AI

CŨNG MUỐN THỬ MỘT LẦN. NHỮNG KINH NGHIỆM “BỎ

TÚI” CHO BẠN NẾU ĐANG CÓ Ý ĐỊNH KHÁM PHÁ CAMPU-

CHIA.

Page 42: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA GIAO LƯU VĂN HÓA

Hợp tác & Phát triển. Số 14+15 - Tháng 3-8/201240

để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, bạn nên đặt vé làm hai lần: Sài Gòn – Siem Reap (giá 14 USD), Siem Reap - Phnom Penh (giá 7USD).

Hoặc để thay đổi không khí, bạn có thể đi bằng tàu thủy từ Phnom Penh đến Siem Reap. Thời gian di chuyển khoảng 5 tiếng, giá vé 22–25 USD.

Hoặc nếu thích tắm biển Sihanoukville, bạn có thể thêm vào hành trình của bạn theo thứ tự Sài Gòn - Sihanoukville - Phnom Penh – Siem Reap - Sài Gòn. Từ Sihanoukville – Phnom Penh mất khoảng 5 tiếng, giá vé 10–15 USD.

Tại các thành phố ở Campuchia, bạn có thể bạn có thể đi bằng xe tuk tuk để tham quan. Hoặc nếu muốn tự khám phá, bạn có thể thuê xe đạp hoặc xe ôm.

Khách sạn, nhà nghỉTại Campuchia phổ biến nhất là Guest House và

Hotel. Nếu xác định đi bụi, khám phá là chính, nên chọn Guest House để tiết kiệm chi phí. Bạn nên tham khảo và đặt phòng trước, không nên đến nơi rồi mới đặt phòng vì bạn sẽ có nguy cơ chịu một mức giá phòng cao hơn bình thường.

Một số website để bạn đặt vé trước:http://www.hostelbookers.com/hostels/cambodia/http://www.tripadvisor.com/http://www.travelfish.org/Chuẩn bị hành lýVì khí hậu ở Campuchia cũng khá là nóng nên lời

khuyên cho bạn là chuẩn bị các loại quần áo thoáng mát. Tuy nhiên, nên lưu ý là khi thăm quan các chùa hay Hoàng cung thì phải ăn mặc kín đáo, lịch sự.

Một số vật dụng cần thiết cho chuyến đi: + Giày dép bệt vì sẽ đi khá nhiều. + Áo khoác, nón, dù, kem chống nắng.+ Các vật dụng, đồ vệ sinh cá nhân.+ Các loại thuốc cơ bản, nhất là thuốc đau bụng.Ở Campuchia bạn có thể sử dụng cả tiền Việt, đô la

Mỹ và đồng Riel, vì thế bạn không cần đổi sang đồng Riel.

Địa điểm tham quan+ Angkor Wat và Ankor Thom là hai địa điểm mà

bạn không nên bỏ qua khi đến đất nước Campuchia. Tuy đã bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, nhưng vẻ uy nghi, hùng vĩ, cổ kính của nó luôn để lại ấn tượng mạnh với du khách.

Kỳ quan Angkor còn “mê hoặc” bạn với đền Bayon nổi tiếng vì có hàng trăm gương mặt khác nhau trên hàng chục pho tượng phật bốn mặt. Đền Ta prohm với cây cổ thụ mọc trùm lên ngôi đền và là phim trường Tomb Raider.

Quảng trường đấu voi hay 12 ngôi tháp mô phỏng hình dáng của 12 con vật trong 12 con giáp.

+ Đến Thủ đô của Campuchia, bạn có thể khám phá những hoàng cung lộng lẫy, chùa

vàng chùa bạc uy nghiêm, chợ đêm nhộn nhịp, chợ lớn

sầm uất.... + Tour tham quan

Biển Hồ trên thuyền hay dạo đêm ở khu

phố Tây

(giống khu phố tây ở Sài Gòn) bằng xe tuk tuk cũng sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị.

+ Bạn đừng quên ghé đến Tượng đài độc lập để chụp hình hay ghé ngôi chùa không dành cho trinh nữ, Wat Phnom Penh.

+ Sihanoukville chắc chắn sẽ lôi cuốn bạn bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình của biển. Occheuteal Beach và Serendipity Beach, là hai nơi tập trung rất nhiều guesthouse, hotel và có khu phố Tây nên khá nhộn nhịp.

Sokha Beach và Independence Beach là khu vực có hai là hai resort khá nổi tiếng. Điểm trừ là ít chỗ để đi chơi, buổi tối đường đi cũng khá nguy hiểm. Otres Beach,Victory Beach, thuờng được dân phượt ưu tiên lựa chọn vì giá dịch vụ khá rẻ.

Đặc sản Campuchia Ngoài các món nướng được chế biến từ thịt bò,

gà, cá,… bạn nên “can đảm” để thử qua các món ăn côn trùng. Đặc sản côn trùng ở Campuchia từ lâu đã nổi danh khắp nơi với các loại như: dế, bò cạp, nhện, pohook,…

Một số cung đường bạn có thể thực hiện tour cho mình:

Sài Gòn – Siem Reap – Phnom Penh – Sihanouville – Kompot – Hà Tiên – Sài Gòn (dài ngày)

Sài Gòn – Siem Reap – Phnom Penh – Sài Gòn (4 ngày 3 đêm)

Sài Gòn – Shihanouville – Phnom Penh – Sài Gòn Sài Gòn – Hà Tiên – Kampot - Sihanuoville – Phnom

Penh – Sài GònSài Gòn – Phnom Penh (2 gnày 1 đêm)Sihanoukville – Kampot – Hà Tiên – Sài GònSài Gòn - Sihanoukville – Phnom Penh – Sài Gòn. Nguồn: Vân Anh (thebox.vn)

Page 43: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

Đoàn đạp xe hữu nghị Việt-Lào trên đường phố Viêng Chăn

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ký Hiệp ước Hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Lào, sáng 29/7, tại Hà Nội, Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia (Vilacaed), Hội Bảo vệ Thiên

nhiên và Môi trường Việt Nam (Vacne) phối hợp tổ chức chương trình “Cộng đồng Việt Nam-Lào hợp tác đầu tư và Bảo vệ môi trường” và lễ xuất

phát 'Hành trình đạp xe hữu nghị thanh niên Việt-Lào' tại sân khách sạn Công Đoàn (14 Trần

Bình Trọng – Hà Nội). ❞

Page 44: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15

Tọa đàm khoa học về Phát triển bền vững tại ĐH quốc gia Lào

PGS. TS Xaykhoong Xaynhaxỉn chủ trì, TS. Cao Văn Bản trình bày báo cáo khoa học

Các Đại biểu dự Hội nghị chụp ảnh kỷ niệm