18
ĐẢNG B ộ TĨNH LÀO CAĨ HUYỆN ỦY MƯỜNG KHƯƠNG * ĐÊ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ỚT HÀNG HÓA, NÂNG CAO CHAT LƯỢNG SẢN PHẨM CHÉ BIÉN VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU TƯƠNG ỚT MƯỜNG KHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 Mường Khương, tháng 5 năm 20ỉ 6

ĐÊ ÁNmuongkhuong.laocai.gov.vn/SiteFolders/huyenmuongkhuong/2351/De an huy…sản xuất ớt tập trung gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tuy

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẢNG B ộ TĨNH LÀO CAĨ HUYỆN ỦY MƯỜNG KHƯƠNG

*

ĐÊ ÁNQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ỚT HÀNG HÓA, NÂNG CAO CHAT LƯỢNG SẢN PHẨM CHÉ BIÉN VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU

TƯƠNG ỚT MƯỜNG KHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

Mường Khương, tháng 5 năm 20ỉ 6

ĐẢNG B ộ TỈNH LÀO CAI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMHUYỆN ỦY MƯỜNG KHƯƠNG

* Mường Khương, ngày 12 thảng 5 năm 2016Số 03-ĐA/HU

ĐÈ ÁNQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ỚT HÀNG HÓA, NÂNG CAO CHẤT LỪỢNG SẢN PHẨM CHẾ BIẾN VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU

TƯƠNG ỚT MƯỜNG KHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

Phần thử nhấtSự CẤN THIẾT, THựC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

GIAI ĐOẠN 2010-2015I. S ự CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DựNG ĐÈ ÁN1. Sự cần thiếtMường Khương là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, được đầu tư

theo Chương trình 3 Oa của Chính phủ, với 86% dân số sống ở nông thôn, thu nhập chủ yếu của nhân dân từ sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ớt là cây trồng truyền thống của huyện. Sản phẩm ớt quả của huyện có ưu thế hơn các vùng khác bởi hương thơm và vị cay sâu đặc trưng, phục vụ nhu cầu chế biến tương ớt tại huyện. Sản phẩm tương ót Mường Khương đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Việc phát triển cây ớt tại địa phương theo quy hoạch sẽ giải quyết được các vấn đề đó là: nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác; nâng cao uy tín chất lượng thương hiệu tương ớt Mường Khương; chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong các năm qua, huyện Mường Khương rất quan tâm đến việc phát triển sản xuất ớt tập trung gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên sản xuất ớt của địa phương vẫn còn tồn tại một số vấn đề: diện tích trồng ớt đã được mở rộng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng sản phẩm tương ớt của các cơ sở chế biến không đồng đều làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu sản phâm tương ớt Mường Khương, việc xây dựng và quản lý thương hiệu là quan trọng vì nó chính là thành phần không thể tách rời trong sản xuất hàng hóa, thương hiệu là cam kêt vê chất lượng của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Đề án quy hoạch phát triển sản xuất ớt hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến và quản lý thương hiệu là hết sức cần thiết.

2. Căn cứ xây dựng Đề án- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảnẹ bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV; Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương lan thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020;- Căn cứ các Quyết định, Nghị định; của Chính phủ, của các bộ, của tỉnh về

việc quy định các chính sách đặc thù, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất

nông lâm nghiệp giai đoạn 2015 - 2020; quyết định phê duyệt tổng thể phát triển kinh tể - xã hội của tỉnh Lào cai, huyện Mường Khương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT ỚT TREN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, GIAI Đ ỏ AN 2010-2015 7 •

1. Kết quả đạt được1.1. Công tác quy hoạchCăn cứ điều kiện tự nhiên và truyền thống sản xuất ớt của nhân dân trên địa

bàn huyện, trong những năm qua huyện Mường Khương đã định hình quy hoạch và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cây ớt tại 13/16 xã, thị trấn gồm: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai, Thanh Bình, Nậm Chảy, Thị trấn Mường Khương, Tung Chung Phố, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Tả Ngài Chồ, Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu.

Gây ớt chủ yếu được trồng trên đất trồng cây hàng năm và là đất nương rẫy. Các xã trồng ớt trọng điểm của huyện gồm: Bản Xen, Lùng Vai, Thanh Bình, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương.

1.2. Sản xuất át nguyên liệua. Giống sử dụngGiai đoạn 2010-2014 huyện Mường Khương đã cho phép và tạo điều kiện

các tổ chức, cá nhân trồng khảo nẹhiệm nhằm lựa chọn các giống ớt có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện canh tác, cơ cấu mùa vụ của địa phương vào sản xuất đại trà. Đen nay, các loại ớt phù hợp với điều kiện canh tác và có chất lượng cao gồm: giống ớt cay địa phương; ớt chỉ thiên siêu cay F1, ớt rau xuất khẩu.

b. Kỹ thuật sản xuấtTrong các năm qua, huyện đã tập trung vào công tác chuyển giao kỹ thuật,

đến nay nhân dân các xã vùng dự án cơ bản nắm được kỹ thuật trồng ớt; lựa chọn giống ớt phù hợp phục vụ sản xuất của gia đình. Tuy nhiên, với tập quán canh tác của nhân dân địa phương việc đầu tư cho sản xuất ớt còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, ảnh hưởng đến năng suất, độ phì đất đai, chất lượng quả thu hoạch.

Để phát triển mở rộng quy mô trồng ớt theo quy hoạch cần tập trung xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn áp dụng cho từng giống ớt phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, đảm bảo ổn định được diện tích trồng hàng năm, phát triên tăng vụ trên đât nương bền vững và nâng cao hiệu quả đất canh tác.

c. Chế biến, tiêu thụ sản phẩm- Thu hoạch và bán sản phẩm: Thời vụ thu hoạch ớt trên địa bàn huyện từ

tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa hình thành mối liên kết sản xuất theo hình thức ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm giữa hộ gia đình với doanh nghiệp đầu tư. Ớt quả trên địa bàn huyện chủ yếu tiêu thụ qua 3 kênh đó là: Hợp tác xã kinh doanh tổng hạp Mường Khương, các hộ sản xuất tương ớt tại trung tâm Thị trấn Mường Khương thu mua chế biến sản phẩm tương ớt và tư thương Việt Nam, Trung Quốc thu mua quả tươi để xuất khẩu sang thị

2

trường Trung Quốc, giá sản phẩm không ổn định, phụ thuộc vào thị trường tại thời điểm bán. Đe sản xuất ớt được hiệu quả và bền vững cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp đầu tư với các hộ nông dân trồng ớt thông qua họp đồng sản xuất.

- Bảo quản, chế biến: Các sản phẩm chế biến từ quả ớt đa dạng gồm có ớt bột, tương ớt, ớt quả khô; máy móc chế biến sản phẩm ớt đơn giản và theo phương pháp thủ công là chính. Hiện nay, các cơ sở chế biến ớt trên địa bàn huyện mới chỉ sản xuất tương ớt, chưa chú trọng đến việc đa dạng hoá sản phẩm chế biến. Chất lượng sản phẩm chế biến không đồng đều giữa các cơ sở thể hiện ở các đặc tính của sản phẩm: màu sắc, mùi vị, độ đặc, độ mịn, bao bì đựng sản phẩm; sự phân lớp của sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bao bì đựng sản phẩm còn đom điệu, mẫu mã không hấp dẫn, tiện ích khi sử dụng thấp. Để phát triển thương hiệu tương ớt Mường Khương cần tiêu chuẩn hoá định lượng thành phần nguyên liệu trong sản phẩm tương ớt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

d. Quản lý thương hiệu sản phẩm tương ớt Mường KhươngTrong giai đoạn 2010-2015, huyện Mường Khương đã chỉ đạo triển khai các

hoạt động xúc tiến quảng bá và tiêu thụ sản phẩm như: bán sản phẩm tại hội chợ trong và ĩiệoài tỉnh; đăng ký thương hiệu, hỗ trợ in ấn nhãn mác bao bì. Các doanh nghiệp thiếu chủ động và linh hoạt trong công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm. Để đẩy mạnh công tác quảng bá tiêu thụ sản phẩm phải tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các cơ sở chế biến; đầu tư kinh phí cho việc giới thiệu sản phâm trên các phương tiện truyền thông như trên mạng internet, đăng tải thông tin trên báo trí, Đài truyền thanh - truyền hình địa phương và Trung ương.

2. Tồn tại, hạn chế2.1. về vùng nguyên liệu và tổ chức sản xuất: Công tác quy hoạch chi tiết

vùng sản xuất ớt tại các xã vùng dự án chưa được triển khai. Công thức thâm canh, luân canh sản xuất ớt nguyên liệu tại các xã vùng dự án chưa hợp lý; diện tích, năng suất, sản lượng không ổn định do diện tích trồng nhỏ lẻ, không tập trung liền vùng liền thửa, chất lượng nguyên liệu chưa cao; chưa hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp đầu tư với hộ gia đình theo hợp đồng sản xuất.

2.2 Bảo quản, chế biến, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm: Cácđơn vị thu mua, chế biến chưa có hạ tầng và công nghệ để bảo quản khi thu mua lượng sản phâm lớn trong khoảng thòi gian ngắn. Cơ giới hoá trong chế biến sản phẩm tại các cơ sở thấp, năng suất lao động chưa cao; việc đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm chưa được chú trọng; thiếu kiến thức và kinh nghiệm về xúc tiến và quảng bá phân phối tiêu thụ sản phẩm.

2.3. Chuyển giao khoa học kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực: Công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật đã được thực hiện thông qua các chương trình dự án và hệ thông khuyên nông cơ sở; tuy nhiên, số lượng đào tạo còn ít và chưa thường xuyên; chất lượng lao động trong vùng dự án thấp, nhất là tại các xã vùng cao, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về sản xuất thâm canh ớt.

3

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế- Với đặc thù là huyện vùng cao, điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt,

trình độ dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân các xã, thị trấn vùng dự án nói riêng và huyện Mường Khương nói chung còn khó khăn, làm hạn chê đên việc đâu tư phát triển sản xuất.

- Xuất đầu tư xây dựng nhà xưởng, dây truyền máy móc, công nghệ chế biến hiện đại cho sản xuất ớt lớn, vượt quá khả năng đầu tư của các hộ dân, hợp tác xã, gây khó khăn cho việc cơ giới hoá chế biến, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm.

- Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và thâm canh ớt mới đạt kết quả bước đầu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; ý thức tự học hỏi, tự nguyện liên kết trong sản xuất giữa nông dân với nông dân và giữa nhóm hộ sản xuất với doanh nghiệp đầu tư chưa hình thành.

- Việc mời các chuyên gia tổ chức khảo sát điều kiện tự nhiên vùng ớt, xây dựng quy trình thâm canh chuẩn, công tác chọn giống, bố trí công thức thâm canh chưa được quan tâm đúng mức.

Phần thử haiMỤC TIÊU, NHIỆM v ụ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

GIAI ĐOẠN 2016-2020I. Dự báo các yếu tố tác động đến sản xuất1. Thuận lợi- Sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Tỉnh ủy, ƯBND tỉnh và các ngành chức

năng của tỉnh trong việc đầu tư hỗ trợ phát triển vùng sản xuất ớt. Huyện uỷ - ƯBND huyện quan tâm, chỉ đạo sát sao từ việc định hình quy hoạch, phát triển sản xuất gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng huyện với UBND các xã, thị trấn trong việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia.

- Dự báo đến năm 2020 dân số Mường Khương đạt 65 nghìn người, chủ yếu là nhân khẩu nông nghiệp; số người ttong độ tuổi lao động khoảng 39 nghìn người chiếm 60% dân số, dự báo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp rất dồi dào.

- Sản phẩm ớt quả của huyện có ưu thế hơn các vùng khác bởi hương thơm và vị cay sâu đặc trưng, đồng thời ớt cũng là cây trồng truyền thống của huyện. Do đó, trong những năm tới, việc tiêu thụ các sản phẩm từ ớt ngày càng có xu hướng tăng, bởi ớt được hầu hết mọi người, mọi nhà sử dụng như một thứ gia vị không thể thiếu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân.

2. Khó khăn- Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống

con người, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, khô hạn kéo dài, sương muối, bão lũ đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

4

- Địa hình phức tạp cộng với hạ tầng chưa phát triển; các sản phẩm chế biến từ ớt quả vẫn còn nhiều hạn chế, sản phẩm chưa đa dạng, mẫu mã còn đơn điệu, chưa tiện dụng, chất lượng sản phẩm không đồng đều, hạn chế rất lớn trong việc cạnh tranh thị trường và nâng cao giá trị cho sản phẩm.

- Sự kết hợp giữa doanh nghiệp và người dân chưa tạo thành chuỗi liên kết nên quy mô sản xuất còn hạn chế.

- Cơ giới hoá trong chế biến sản phẩm tại các cơ sở thấp, năng suất lao động chưa cao.

II. Mục tiêu1. Mục tiêu tổng quátTổ chức quy hoạch chi tiết vùng sản xuất trên địa bàn huyện theo định

hướng phát triển cây ớt tại 16 xã, thị trấn với diện tích 200 ha/năm. Thường xuyên cải tiến dây truyền công nghệ chế biến tương ớt, đảm bảo sự đồng đều về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chung, giữ vững uy tín thương hiệu tương ớt Mường Khương; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp đầu tư với người sản xuất thông qua hợp đồng kinh tế từ việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất đến thu mua, chế biến sản phẩm...góp phần ổn định sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo của huyện.

2. Mục tiêu cụ thể- Thực hiện quy hoạch chi tiết vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện

Mường Khương tại 16 xã, thị trấn với diện tích 200 ha/năm. Tổ chức sản xuất ổn định 200 ha ớt nguyên liệu/năm tại 16 xã, thị trấn vùng dự án, dự kiến năng suất thu hoạch bình quân 8 tấn/ha, sản lượng 1.600 tấn; giá bán sản phẩm bình quân 15.000 đồng/kg; giá trị sản lượng thu hoạch 24 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất (hạt giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 35% giá trị sản lượng) không tính công lao động, 200 ha cho thu nhập 15,6 tỷ đồng, bình quân mỗi ha cho thu nhập 78 triệu đông. Nêu tô chức thâm canh tôt 1 vụ ớt + 1 vụ ngô hè thu, thu nhập bình quân /lha canh tác khoảng 90-95 triệu đồng.

- Sử dụng giống ớt nhãn Mường Khương cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điêu kiện khí hậu cũng như tập quán canh tác của người dân trên địa bàn huyện. Đồng thời xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh chuẩn đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.

- Quản lý chặt chẽ thương hiệu tương ớt Mường Khương; lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ có đủ năng lực, cấp phép sử dụng thương hiệu tương ớt Mường Khương đầu tư sản xuất, chế biến và kinh doanh.

- Tiếp tục hỗ ừợ việc giới thiệu, quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm tương ớt và các sản phâm chê biến từ quả ớt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

III. NHIỆM VỤ CỤ THẺ1. Quy hoạch vùng sản xuất

5

Trên cơ sở các xã, thị trấn đã được định hình quy hoạch và tình hình sản xuất nông nghiệp thực tế của địa phương, huyện tổ chức khảo sát đánh giá, tổng hợp nhu cầu đầu tư và quy hoạch chi tiết vùng sản xuất ớt hàng hoá ổn định với diện tích 200 ha gồm: Bản Lầu 15 ha, Bản Xen 15 ha, Lùng Vai 22 ha, Thanh Bình 15 ha, Nậm Chảy 10 ha, Thị trấn Mường Khương 28 ha, Tung Chung Phố 15 ha, Tả Ngài Chồ 10 ha, Pha Long 15 ha, Dìn Chin 10 ha, Tả Gia Khâu 10 ha, Nấm Lư 10 ha, Lùng Khấu Nhin 10 ha, Cao Sơn 5 ha, Tả Thàng 5 ha, La Pan Tẩn 5 ha. Tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết vùng sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến kêu gọi đầu tư và xây dựng hệ thống quản lý sản xuất theo vùng trên cơ sở giảm đất trồng ngô, quy hoạch gần hệ thống thủy lợi và gần đường giao thông, chuyển đổi đất ruộng cấy lúa kém hiệu quả tại khu vực Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu sang trồng ớt (khu vực này hay bị hạn hán trong thòi vụ cấy).

Dự toán kinh phí tổ chức lập quy hoạch chi tiết 200 ha: 250 triệu đồng. Sử dụng nguồn kinh phí chương trình 3Oa và lồng ghép các chương trình dự án khác.

(Có biểu số 01, 06 kèm theo)2. Tổ chức sản xuất- Lựa chọn giống ớt nhăn Mường Khương cho chất lượng sản phẩm tốt.

Trong những năm qua huyện đã tổ chức hỗ ữợ hạt giống ớt cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến nay qua thực tế cho thấy giống ớt phù hợp với điều kiện canh tác và có chất lượng cao là giống ớt cay địa phương đây là giống ớt đạt được các yêu cầu kỹ thuật như: Chất lượng quả tốt, năng suất cao, màu sắc quả đẹp, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn và luân canh.

Năm 2016 huyện tổ chức hỗ trợ 100% kinh phí mua hạt giống và phân bón NPK cho 200 ha ớt/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với kinh 1.660 triệu đồng; từ năm 2017 đến năm 2020 kêu gọi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào huyện với hình thức hỗ trợ 100% hạt giống cho nhân dân và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với kinh phí doanh nghiệp hỗ trợ 3.840 triệu đồng. Doanh nghiệp (Hợp tác xã) bố trí điểm thu mua ở các khu vực cho nhân dân

(Phụ biểu sổ 03 và 06 kèm theo)3. Nâng cao chất lượng sản phẩm- Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm

tương ớt. Hàng năm mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng và thâm canh cây ớt phải gắn với quy hoạch phát triển vùng sản xuất tập trung; đồng thời tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm ớt Mường Khương; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trực tiếp tham gia đào tạo tập huấn theo phương pháp cầm tay chỉ việc để gắn kết quả chuyển giao khoa học với sản xuất. Tổng số lao động hỗ trợ tập huấn là 1.000 người. Cơ quan chuyên môn của huyện thẩm định quy trình kỹ thuật và giám sát toàn bộ quá trình đào tạo tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Dự toán kinh phỉ đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật: 200 triệu đồng. Sử dụng nguồn kinh phí từ chương trình đào tạo nghê thuộc Chương trình 3Oa và các chương trình khác....

6

(Phụ biểu sổ 05 kèm theo)- Hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, máy, thiết bị chế biến và bao bì cho nhóm hộ,

họp tác xã tại thị trấn Mường Khương chế biến đạt chuẩn chất lượng tương ớt Mường Khương để tiêu thụ sản phẩm.

Dự toán kinh phí hỗ trợ mua máy móc hiện đại cho nhóm hộ, hợp tác xã tham gia đạt chuẩn chất lượng 2.500 ữiệu đồng; sử dụng nguồn kinh phí từ chương trình 3Oa của huyện và lồng ghép các chương trình khác.

(Phụ biểu sổ 06 kèm theo)4. Quản lý thương hiệu- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý thương hiệu

tương ớt Mường Khương. Quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng quy chế quản lý chất lượng và thương hiệu.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm chế biến tại các cơ sở, yêu cầu tạm dừng sản xuất đối với các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng thương hiệu của sản phẩm tương ớt Mường Khương. Thông báo trên cổng thông tin điện tử, trên đài truyền thanh truyền hình và vvebsite danh sách các hộ, đơn vị sản xuất tương ớt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt chuẩn chất lượng và danh sách các hộ không đảm bảo chất lượng sản phẩm.

5. Xúc tiến tiêu thụ sản phẩmHàng năm hỗ trợ trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp xây dựng các

chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm tương ớt Mường Khương, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như đăng tải trên cổng thông tin điện tử của huyện, quảng cáo trên báo, tham gia các hội chợ hàng nông sản trong và ngoài tỉnh để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Dự toán kinh phí xúc tiến tiêu thụ sản phẩm 1.000 triệu đồng. Sử dụng kinh phí 3Oa và lồng ghép các chương trình khác.

(Phụ biểu sổ 06 kèm theo)IV. CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM1. Cơ chế chính sáchTổ chức điều tra, khảo sát lập quy hoạch chi tiết vùng sản xuất ớt làm cơ sở

cho việc kêu gọi đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, bảo quản chế biến, quảng bá giới thiệu sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Tổ chức lồng nghép các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là chương trình hỗ trợ theo Nghị quyết 3 Oa của Chính phủ, nguồn vốn chương trình WB, chương trình 135, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn khác để tạo nguồn lực phát triển.

Tập trung các nguồn lực ưu tiên đầu tư, hỗ trợ giống, phân bón, công nghệ bảo quản chê biên và hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

7

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong vùng quy hoạch, nâng cao khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, hướng tới sản xuất ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu và thị yếu người tiêu dùng.

2. Vốn đầu tưĐầu tư xây dựng phát triển sản xuất ớt hàng hóa, nâng cao chất iượng chế

biến trên tinh thần phát huy nội lực của nhân dân là chính; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư như chương trình 30a, chương trình 135 giai đoạn III, chương trình WB, vốn doanh nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ ban đầu cho nhân dân về giống, phân bón và đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh, bảo quản chế biến, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đồng thời quản lý tốt thương hiệu.

Đề nghị ƯBND tỉnh và các ngành chức năng tỉnh ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, chế biến kinh doanh ớt theo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của Chính phủ, của tỉnh Lào Cai.

3. Giải pháp về giống và đất trồng: Chỉ sử dụng giống ớt nhãn địa phương để sản xuất tương ớt cho đảm bảo chất lượng sản phẩm. Lựa chọn doanh nghiệp hay hợp tác xã có đủ điều kiện đầu tư lâu dài vào thị trường tương ớt Mường Khương cung cấp giống ớt nhãn địa phương đảm bảo chất lượng hỗ trợ cho nhân dân. Xây dựng hệ thống quản lý sản xuất theo vùng trên cơ sở giảm đất trồng ngô, quy hoạch gần hệ thống thủy lợi và gần đường giao thông, chuyển đổi đất ruộng cấy lúa kém hiệu quả tại khu vực Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu sang trồng ớt (khu vực này hay bị hạn hán trong thời vụ cấy).

4. Đào tạo nguồn nhân lựcTổ chức mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật về thâm canh,

bảo quản chế biến các sản phẩm từ quả ớt, từng bước nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hóa và trang bị các kiến thức quản lý, kinh doanh cho người dân tại thôn bản, trụ sở UBND xấ, thị trấn.

Họp thôn bản, tuyên truyền, vận động nhân dân liên kết hình thành các tổ nhóm, hợp tác xã, đây là điều kiện cần thiết để trao đổi kinh nghiệm, đổi nhân công sản xuất ra các sản phẩm có độ đồng đều về chất lượng.

5. Quản lý thương hiệu và tiêu thụ sản phẩmLựa chọn các hộ dân và nhóm hộ có đủ năng lực thành lập từ 02 hợp tác xã

trở lên hỗ trợ đầu tư, cấp phép sử dụng thương hiệu tương ớt Mường Khương để sản xuât kinh doanh.

Tổ chức đầu tư, thu mua sản phẩm giữa doanh nghiệp và người nông dân thông qua hợp đồng kinh tế, chính quyền địa phương là người giám sát việc tuân thủ thực hiện hợp đồng giữa các bên. Doanh nghiệp phải đóng vai trò chính trong việc đâu tư sản xuât, chê biến và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng quy chế quản lý chất lượng và thương hiệu; tăng cường công tác quản lý chât lượng tương ớt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm, độ đông đêu của sản phâm, giữ vững uy tín thương hiệu của tương ớt Mường Khương.

8

IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ- Tổng kỉnh phí thực hiện Đề án: 33.230 triệu đồng.(Bằng chữ: Ba mươi ba tỷ hai trăm ba mươi triệu đồng chẵn).Trong đó:- Nhà nước hỗ trợ : 3.390 triệu đồng.- Nhân dân đóng góp: 26.000 triệu đồng.- Doanh nghiệp hỗ trợ*. 3.840 triệu đồngBao gồm:- Hỗ trợ quy hoạch 250 triệu đồng.Nhà nước hỗ trợ: 250.000.000 đồng.- Hỗ trợ phát triển sản xuất: 31.500.000.000 đồng.Nhà nước hỗ trợ: 1.660.000.000 đồng.Nhân dân đóng góp: 26.000.000.000 đồng Doanh nghiệp hỗ trợ: 3.840.000.000 đồng- Hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm 400.000 đồng.Nhà nước hỗ trợ: 400.000 đồng- Hỗ trợ máy móc hiện đại phục vụ sản xuất 500.000.000 đồng Nhà nước hỗ trợ: 500.000.000 đồng.- Đào tạo, tập huấn 40.000.000 đồngNhà nước hỗ trợ: 40.000.000 đồng.2. Tiến đô thưc hiên • • t

- Năm 2016: Tổ chức quy hoạch vùng nguyên liệu ớt với diện tích 200 ha/năm; hỗ trợ hạt giống và phân bón NPK trồng 200 ha ớt; xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 200 lao động. Kinh phí nhà nước hỗ trợ 2.650 triệu đồng.

- Năm 2017: Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 200 lao động. Kinh phí nhà nước hỗ trợ 740 triệu đồng, doanh nghiệp hỗ trợ hạt giống 960 triệu đồng.

- Năm 2018: Doanh nghiệp hỗ trợ hạt giống 960 triệu đồng.- Năm 2019: Doanh nghiệp hỗ trợ hạt giống 960 triệu đồng.- Năm 2020: Doanh nghiệp hỗ trợ hạt giống 960 triệu đồng.

(Cỏ biểu sổ 06 kèm theo)VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN1. Hiệu quả kỉnh tế

- Tổ chức sản xuất ổn định 200 ha ớt nguyên liệu/năm tại 16 xã, thị trấn vùng dự án, dự kiến năng suất thu hoạch bình quân 8 tấn/ha, sản lượng 1.600 tấn; giá bán sản phẩm bình quân 15.000 đồng/kg; giá trị sản lượng thu hoạch 24 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất (hạt giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 35% giá trị sản lượng) không tính công lao động, 200 ha cho thu nhập 15,6 tỷ đồng, bình quân mồi ha cho thu nhập 78 triệu đồng.

- Việc sản xuất chế biến các sản phẩm ớt, ngoài lao động trực tiếp tham gia quá trình chế biến còn kéo theo nhiều lao động tham gia tại các khâu, dịch vụ vật tư phân bón, vận tải, ăn uống... thúc đẩy dịch vụ phát triển.

2 * Ạ ? _______tỊ Ị 1_ Ạ *. Hiệu quả xã nộiTạo công ăn việc làm ổn định cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao

thu nhập, thúc đẩy tốc độ giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Mường Khương nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung.

Giữ gìn và phát triển nghề sản xuất tương ớt và chế biến các sản phẩm ớt truyền thống của nhân dân các dân tộc huyện Mường Khương, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc.

Việc trồng ớt nhu cầu sử dụng phân chuồng nhiều, thông qua việc trồng ớt vận động nhân dân thu gom phân chuồng góp phần vệ sinh thôn bản, tăng độ phì cho đất, bảo đảm canh tác bền vững.

Phần thử 3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA BCH, BTV HUYỆN ỦYPhân công một đồng chí ủy viên Ban Chấp hành, phó Chủ tịch UBND huyện

chỉ đạo trực tiếp xây dựng vùng ớt hàng hóa, quản lý thương hiệu tương ớt trên địa bàn huyện.

Chỉ đạo ƯBND các xã, thị trấn căn cứ đề án đã được phê duyệt đưa mục tiêu sản xuất ớt hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến và quản lý thương hiệu tương ớt vào Nghị quyêt của các chi, Đảng bộ.

Chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án, kịp thời phát hiện giải quyết những khó khăn, vướng mắc hoàn thành mục tiêu đề án đề ra.

II. TRIỂN KHAI THựC HIỆNI. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠOBan Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy trực tiếp lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện đề án đảm bảo hiệu quả.II. TRIỂN KHAI THựC HIỆN1. UBND huyệnTrên cơ sở đề án được phê duyệt, UBND huyện chỉ đạo cụ thể hóa bằng kế

hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện trong từng năm (2016-2020)

10

2. Các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủyPhối hợp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác quán triệt và triển khai thực

hiện kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Huyện ủy phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện theo quy định.

3. UBMT Tổ quốc và các đoàn thểChỉ đạo các tổ chức, thành viên tích cực tuyên truyền các chủ trương chính

sách pháp luật của Nhà nước về phát triển, nâng cao chất lượng vùng chè để các tổ chức, cá nhân biết và tham gia thực hiện có hiệu quả các nội dung của đề án.

4. Các chi, Đảng bộ cơ sởCó trách nhiệm quán triệt, phổ biến nội dung của đề án tới toàn thể cán bộ

và nhân dân, cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện cụ thể, đưa nội dung đề án vào Nghị quyết và chương trình hành động của chi, đảng bộ hàng năm.

III. CHẾ Đ ộ BÁO CÁOĐịnh kỳ 6 tháng, một năm, giữa nhiệm kỳ, cuối nhiệm kỳ cơ quan chủ trì

tham mưu xây dựng đề án tổng hợp tình hình thực hiện Đe án, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy (qua Văn phòng Huyện ủy).

Trong quá trình thực hiện Đe án nếu có phát sinh khó khăn vướng mắc, cơ quan chủ trì tham mưu đề án kịp thời tổng họrp tình hình, báo cáo Huyện ủy để có chỉ đạo sát với yêu cầu thực tiễn.

Trên đây là Đề án “Quy hoạch phát triển sản xuất ớt hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến và quản lý thương hiệu tương ớt Mường Khương giai đoạn 2016-2020” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mường Khương./.

Nơi nhân:- TT. Tỉnh ủy, UBND tỉnh (B/c);- Các Ban XDĐ, Văn phòng Tỉnh ủy;- SỞNN&PTNT;- TT. Huyện ủy, UBND huyện;- Các đồng chí Huyện ủy viên;- Các chi, đảng bộ trực thuộc;- Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện;- Lãnh đạo Văn phòng Huyện ủy;- Lưu VT-VPHƯ.

T/M BAN CHẤP HÀNH■V BÍ THƯ

Nguyễn Chí Sử

Biểu số 01: QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI TRỒNG Ớ r CAY HÀNG NĂM GIAI ĐOẠN 2016-2020

ííềí Uv\\\\ . _ _ _ _Biểu số 03: Dự TOÁN KINH PHÍ HỎ TRỢ HẠT GIÓNG, PHÂN BÓN TRÔNG ỚT NĂM

(Biểu kèm theo Đề án số 03-ĐA/HU ngày 12/5/2016 của Huyện uỷ Mường Khương)vAĩsI y :ế/J

STT Xã, thị trấn Diện tích hỗ trợ (ha)

Hạng mục hỗ trợTổng

Hạng nu1C hỗ trợ

Giống(kg) Phân bón (kg)

Giống(1000đồng)

Phân bón (1000 đồng)

Tổng 200,0 80,0 100.000,0 1.660.000 960.000 700.000

1 Bản Lầu 15 6,0 7500 124.500 72.000 52.500

2 Bản Xen 15 6,0 7500 124.500 72.000 52.500

3 Lùng Vai 22 8,8 11000 182.600 105.600 77.000

4 Thanh Bình 15 6,0 7500 124.500 72.000 52.500

5 Nậm Chảy 10 4,0 5000 83.000 48.000 35.000

6 Mường Khương 28 11,2 14000 232.400 134.400 98.000

7 Tung Chung Phố 15 6,0 7500 124.500 72.000 52.500

8 Tả Ngải Chồ 10 4,0 5000 83.000 48.000 35.000

9 Pha Long 15 6,0 7500 124.500 72.000 52.500

10 Nấm Lư 10 4,0 5000 83.000 48.000 35.000

11 Lùng Khấu Nhin 10 4,0 5000 83,000 48.000 35.000

12 Cao Sơn 5 2,0 2500 41.500 24.000 17.500

13 Tả Thàng 5 2,0 2500 41.500 24.000 17.500

14 DÌĨ1 Chin 10 4,0 5000 83.000 48.000 35.000

15 La Pan Tẩn 5 2,0 2500 41.500 24.000 17.500

16 Tả Gia Khâu 10 4,0 5000 83.000 48.000 35.000

Biểu 04: NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG ỚT(Biểu kèm theo Đề án số 03-ĐA/HU ngày 12/S

ÍG NĂM GIAI ĐOẠN 2016-2020vện uỷ Mường Khương)

TT rriATên xã Tổng sản lương (tấn)

.........ttT ......................

thu hoạch hàng năm (tần)\v^.\ 2016 ^ A M 2018 2019 2020

Cộng 8.000 1.600 1.600 1.600 1.600 1.6001 Bản Lâu 600 120 120 120 120 120

2 Bản Xen 600 120 120 120 120 120

3 Lùng Vai 880 176 176 176 176 176

4 Thanh Binh 600 120 120 120 120 120

5 Nậm Chảy 400 80 80 80 80 80

6 Mường Khương 1.120 224 224 224 224 224

7 Tung Chung Phô 600 120 120 120 120 120

8 Tả Ngải Chô 400 80 80 80 80 80

9 Pha Long 600 120 120 120 120 120

10 NâmLư 400 80 80 80 80 80

11 Lùng Khâu Nhin 400 80 80 80 80 80

12 Cao Sơn 200 40 40 40 40 40

13 Tả Thàng 200 40 40 40 40 40

14 Dìn Chin 400 80 80 80 80 80

15 La Pan Tân 200 40 40 40 40 40

Biểu 05: Dự TOÁN KINH PHÍ HỎ TRỢịĐÀO t ạ o , tập huấn KỸ THUẬT SẢN XUẤT ỚT HÀNG NĂM GIAI ĐOẠN 2016-2017

(Biểu kèm theo Đề án sổ 03-ĐA/HU ngàỵịf2/jề/2016 của Huyện uỷ Mường Khương)

TT TÊNXÂ

Tổng lao động đào

tạo số (người)

Chia ra (người) Tổng kỉnh phí (1.000

đồng)

Chia ra (1.000 đồng)

2016 2017 2016 2017

Diện tích 400 200 200 80.000 40.000 40.0001 Bản Lâu 30 15 15 6.000 3.000 3.000

2 Bản Xen 30 15 15 6.000 3.000 3.000

3 Lùng Vai 44 22 22 8.800 4.400 4.4004 Thanh Bình 30 15 15 6.000 3.000 3.0005 Nậm Chảy 20 10 10 4.000 2.000 2.0006 Mường Khương 56 28 28 11.200 5.600 5.6007 Tung Chung Phô 30 15 15 6.000 3.000 3.0008 Tả Ngải Chô 20 10 10 4.000 2.000 2.0009 Pha Long 30 15 15 6.000 3.000 3.00010 Nâm Lư 20 10 10 4.000 2.000 2.00011 Lùng Khấu Nhin 20 10 10 4.000 2.000 2.00012 Cao Sơn 10 5 5 2.000 1.000 1.00013 rp 7 ppí ^Tả Thang 10 5 5 2.000 1.000 1.00014 Dìn Chin 20 10 10 4.000 2.000 2.00015 La Pan Tân 10 5 5 2.000 1.000 1.00016 Tả Gia Khâu 20 10 10 4.000 2.000 2.000

Ghi chú: 50 học viên/ lớp * 10.000.000/ lớp

Biểu số 6: TỔNG Dự TOÁN KINH PHÍ HỔ TRỢ THựC HIỆN ĐỀ ÁN• • • •

TT H ạng mục hỗ trợĐon

vịtính

SỐlượng

Tổng kinh phí ^ ị] Chia ra các năm

Tổng sốNhà nước

hỗ trự$ h ậ n d â n ,/ đóng góp

/ Doanh nghiệp hỗ

trơ2016 2017 2018 2019 2020

1Quy hoạch vùng nguyên liệu ớt QH 1 250.000 250.000 250.000

2 Phát triển sản xuất Ha 1.000 31.500.000 1.660.000 26.000.000 3.840.000 6.860.000 6.160.000 6.160.000 6.160.000 6.160.000

- Hạt giống Ha 1.000 4.800.000 960.000 3.840.000 960.000 960.000 960.000 960.000 960.000

- Phân bón Ha 1.000 8.700.000 700.000 8.000.000 2.300.000 1.600.000 1.600.000 1.600.000 1.600.000

+ PhânN PK Ha 1.000 700.000 700.000 700.000

+ Phân chuồng Ha 1.000 8.000.000 8.000.000 1.600.000 1.600.000 1.600.000 1.600.000 1.600.000

- Công lao động Ha 1.000 18.000.000 18.000.000 3.600.000 3.600.000 3.600.000 3.600.000 3.600.000

3 Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm 400.000 400.000 200.000 200.000

4Hô trợ máy móc hiện đại phục vụ sản xuất

1.000.000 1.000.000 500.000 500.000

5 Đào tạo, tập huấn Người 400 80.000 80.000 t 40.000 40.000

Cộng 33.230.000 3.390.000 26.000.000 3.840.000 7.850.000 6.900.000 6.160.000 6.Ỉ60.000 6.160.000