40
UBND TỈNH LONG AN BCĐ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ______________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________ Số: 3684/BC-BCĐNTM Long An, ngày 20 tháng 11 năm 2015 BÁO CÁO Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 – 2020 ______________________ Phần I KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015 _________________________ I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI 1. Công tác tuyên truyền, vận động Tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), do đó tỉnh đã chủ động ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch tuyên truyền xây dựng NTM (tại Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 17/7/2012). Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền xây dựng NTM bằng nhiều hình thức (1) phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là người dân; các cơ quan thông tin truyền thông các cấp (Báo Long An, Đài phát thanh và truyền hình Long An, Đài truyền thanh cấp huyện...) đã mở chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến các hoạt động xây dựng NTM; các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện xây dựng NTM thông qua việc lồng ghép với các phong trào do hội phát động (2) . 1(?) Tổ chức cấp 3.000 cuốn sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM và 27.420 cuốn tài liệu tuyên truyền về xây dựng NTM cho các cấp, các ngành; xây dựng và tổ chức vận hành có hiệu quả Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh. 2(?) Ủy ban MTTQ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM. Hội liên hiệp

nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

UBND TỈNH LONG ANBCĐ CHƯƠNG TRÌNH XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

Số: 3684/BC-BCĐNTM Long An, ngày 20 tháng 11 năm 2015

BÁO CÁOKết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch thực hiện Chương trìnhgiai đoạn 2016 – 2020

______________________

Phần IKẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015_________________________

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI1. Công tác tuyên truyền, vận độngTuyên truyền, vận động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực

hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), do đó tỉnh đã chủ động ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch tuyên truyền xây dựng NTM (tại Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 17/7/2012). Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền xây dựng NTM bằng nhiều hình thức (1) phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là người dân; các cơ quan thông tin truyền thông các cấp (Báo Long An, Đài phát thanh và truyền hình Long An, Đài truyền thanh cấp huyện...) đã mở chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến các hoạt động xây dựng NTM; các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện xây dựng NTM thông qua việc lồng ghép với các phong trào do hội phát động(2).

Do đó, sau 5 năm triển khai thực hiện, nhận thức của cán bộ công chức và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt; người dân ngày càng tích cực, chủ động tham gia xây dựng NTM với nhiều cách làm sáng tạo; xây dựng NTM đang trở thành phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh.

2. Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trìnhQua 05 năm triển khai thực hiện Chương trình, bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương

trình từ tỉnh đến ấp đã được thành lập và kiện toàn, đây là yếu tố rất quan trọng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:

- Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và Văn phòng Điều phối (VPĐP) do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Chánh văn phòng. Hầu hết các sở, ngành và tổ chức chính trị - xã hội đã cử lãnh đạo,

1(?) Tổ chức cấp 3.000 cuốn sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM và 27.420 cuốn tài liệu tuyên truyền về xây dựng NTM cho các cấp, các ngành; xây dựng và tổ chức vận hành có hiệu quả Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh.

2(?) Ủy ban MTTQ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM. Hội liên hiệp Phụ nữ đã triển khai thực hiện nhiều mô hình cụ thể gắn với xây dựng NTM, như: “Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM”, mô hình “5 không 3 sạch”. Hội Nông dân hàng năm đã chủ động tổ chức Hội thi tìm hiểu về xây dựng NTM. Đoàn thanh niên với phong trào “tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM”.

Page 2: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

công chức tham gia làm thành viên của BCĐ và VPĐP để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng BCĐ và Chánh VPĐP phân công.

- Cấp huyện: Các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) đã thành lập BCĐ Chương trình do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp làm Trưởng ban, bộ phận giúp việc cho BCĐ cấp huyện đã được thành lập theo hình thức Tổ giúp việc và do lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế làm Tổ trưởng.

- Cấp xã: Đã thành lập BCĐ xây dựng NTM do Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban và Ban quản lý xây dựng NTM do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Toàn bộ các ấp trên địa bàn xã đã thành lập Ban phát triển ấp do Trưởng ấp làm Trưởng ban.

3. Phát động Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTMHưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” do Thủ tướng

Chính phủ phát động theo Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011, xác định đây là phong trào mang tính thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ngày 18/10/2011, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua xây dựng NTM; đồng thời ban hành Quy định nội dung thi đua, khen thưởng thực hiện chương trình xây dựng NTM (Quyết định số 3152/QĐ-UBND ngày 10/10/2011 và Quyết định 970/QĐ-UBND ngày 27/3/201).

Trên cơ sở Quy định của tỉnh, các địa phương đã tổ chức phát động phong trào thi đua với những mục đích, yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn, đối tượng cụ thể. Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được phát động rộng khắp ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Toàn bộ 15/15 huyện, thị xã, thành phố và phần lớn các xã đã phát động thi đua xây dựng NTM (nhiều xã gắn phát động thi đua xây dựng NTM với xây dựng xã văn hóa). Thông qua phong trào thi đua, đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động nhân dân tham gia thực hiện xây dựng NTM.

4. Ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện Chương trìnhTrong những năm qua, tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả một số

cơ chế, chính sách trong xây dựng NTM, như: Cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng NTM (Quyết định số 64/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014); cơ chế đầu tư đặc thù trong xây dựng NTM (Công văn số 3505/UBND-KT ngày 26/9/2013); cơ chế phân bổ vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn xổ số kiến thiết cho các xã để thực hiện xây dựng NTM; cơ chế khen thưởng công trình phúc lợi công cộng cho xã đạt chuẩn NTM (300 triệu đồng/xã). Song song đó, tỉnh cũng ban hành và triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, như: Chính sách hỗ trợ cơ giới hóa; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ phát triển trạm bơm điện vừa và nhỏ khu vực Đồng Tháp Mười; Đề án phát triển kinh tế tập thể; Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn trên cây lúa; Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đề án phát triển thủy sản vùng Đồng Tháp Mười và hỗ trợ ao lắng nuôi tôm các huyện phía nam...

Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách xây dựng NTM được quan tâm, kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành trong việc huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho xây dựng NTM, đồng thời góp phần nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện xây dựng NTM, cũng như trong các hoạt động khác ở cơ sở.

5. Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trìnhQua 5 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh đào tạo, bồi dưỡng kiến thức xây dựng

NTM cho hơn 7.500 lượt cán bộ, công chức các cấp, trong đó cấp xã và ấp trên 6.500

2

Page 3: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

lượt người. Do đó, hầu hết cán bộ chủ chốt và cán bộ công chức làm công tác xây dựng NTM các cấp đều đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện xây dựng NTM ở cơ sở.

Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án công tác cán bộ giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Do đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có bước trưởng thành nhanh, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng được nâng lên, hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền cấp xã được nâng lên.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN1. Công tác lập quy hoạch xây dựng NTMQuy hoạch được xác định là nội dung cần được triển khai trước một bước để định

hướng cho xây dựng NTM, do đó tỉnh đã chỉ đạo cho các ngành, các cấp tập trung thực hiện dứt điểm công tác quy hoạch xây dựng NTM, đồng thời tỉnh đã phê duyệt mức chi phí lập quy hoạch xã NTM cụ thể cho từng xã để các ngành, địa phương chủ động triển khai thực hiện (bình quân 280 triệu đồng/xã). Do đó, đến năm 2013, toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành công tác lập quy hoạch xã NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng NTM.

2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dânMặc dù tình hình kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế tỉnh vẫn tiếp tục

đạt kết quả khá tốt: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về năng suất, chất lượng; công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; thương mại, dịch vụ, xuất khẩu đều tăng(3).

a) Về sản xuất nông nghiệp:Sản xuất nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định(4). Tỉnh đang tập trung thực

hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với trọng tâm là đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực và có lợi thế của tỉnh, như: Lúa, thanh long, bắp, mè, rau, chanh thương phẩm, gia cầm, heo, bò sữa, cá nước ngọt, tôm. Trong lĩnh vực trồng trọt, cây lúa vẫn chiếm ưu thế cả về năng suất, chất lượng; sản xuất lúa theo cánh đồng lớn đã có bước phát triển nhất định và đem lại hiệu quả cao cho cả người nông dân và doanh nghiệp(5), đây được xem là mô hình liên kết có hiệu quả, bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ, là hạt nhân để nhân rộng và phủ kín vùng lúa chất lượng cao của tỉnh. Các vùng chăn nuôi tập trung của tỉnh được hình thành theo hướng trang trại(6) và đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.

Tỉnh đã triển khai thực hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, như: Dự án phát triển giống bò sữa sử dụng tinh phân biệt giới tính; ứng dụng công nghệ san phẳng mặt ruộng bằng tia lazer; trồng rau thủy canh trong nhà lưới; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn..., đồng thời tăng cường hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học

3 Tốc độ tăng trưởng qua các năm: Năm 2010 đạt 12,6%; năm 2011 đạt 12,2%; năm 2012 đạt 10,5%; năm 2013 đạt 11%; năm 2014 đạt 11%; 9 tháng đầu năm 2015 đạt 10,7%.

4 Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp qua các năm: Năm 2010 đạt 5%; năm 2011 đạt 5,2%; năm 2012 đạt 3,3%; năm 2013 đạt 4,5%; năm 2014 đạt 3,1%; 9 tháng đầu năm 2015 đạt 3%, ước cả năm 2015 đạt 3,5%.

5 Diện tích lúa sản xuất theo cánh đồng lớn tăng từ 2.477 ha (chiếm 0,5% tổng diện tích gieo trồng) năm 2011 lên 28.209 ha (chiếm 5,6% tổng diện tích gieo trồng) năm 2015. Sản xuất lúa theo cánh đồng lớn có năng suất cao hơn, giá thành sản xuất giảm từ 2,5-3 triệu đồng/ha, giá bán cao hơn từ 100-150 đ/kg so với sản xuất ngoài cánh đồng lớn.

6 Đến ngày 01/7/2014, toàn tỉnh hiện có 937 trang trại, trong đó: 552 trang trại trồng trọt; 373 trang trại chăn nuôi; 7 trang trại nuôi trồng thủy sản; 5 trang trại tổng hợp. Số lao động bình quân làm việc thường xuyên tại trang trại 3,6 người/trang trại. Giá trị doanh thu bình quân từ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 1,5 tỷ đồng/trang trại.

3

Page 4: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

phục vụ phát triển nông nghiệp đã được triển khai áp dụng và bước đầu đã chọn tạo được một số giống, dòng có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện địa phương và dự báo biến đổi khí hậu(7).

Kết hợp với công tác giống và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, tiến tới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm(8). Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn (hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã có bước phát triển và có sự hỗ trợ nhất định cho kinh tế hộ(9) phát triển.

b) Phát triển công nghiệp-thương mại-dịch vụ:Tỉnh đã tập trung thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển

công nghiệp, nhằm phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và khu vực nông thôn, đồng thời triển khai kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn gắn với việc thực hiện các đề án khuyến công và chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn(10). Tỉnh đã công nhận 07 làng nghề truyền thống(11), các làng nghề truyền thống tiếp tục được duy trì. Hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản hàng hóa được chú trọng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

c) Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn:Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm đầu tư(12), cơ bản

đáp ứng được nhu cầu, điều kiện của người học và bước đầu đã đem lại hiệu quả, phần lớn lao động được đào tạo nghề nông nghiệp đã biết vận dụng những kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, qua đó đã giúp họ từng bước làm chủ quy trình sản xuất, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Công tác giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm đầu tư(13), thông qua các sàn giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ hàng tháng nên thông tin về thị trường lao động và nhu cầu đào tạo nghề của các doanh nghiệp được phổ biến công khai, do đó đã giúp người lao động chủ động trong việc lựa chọn nghề, cơ hội có việc làm ngày càng cao.

Ngoài ra, tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo(14), tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã

7 Giống lúa chịu mặn cho vùng hạ; giống cá trê vàng vùng Đồng Tháp Mười; giống lúa Huyết Rồng tại huyện Vĩnh Hưng. Từ năm 2011-2014, toàn tỉnh đã tổ chức 4.470 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 129.716 lượt nông dân.

8 Sản xuất rau, dưa hấu, chanh theo tiêu chuẩn VietGAP; chăn nuôi gà Tàu theo hướng an toàn sinh học; sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP; sản xuất lúa nếp chất lượng cao.

9 Toàn tỉnh đã có 103 HTX (tăng 28 HTX so với năm 2010), trong đó 57 HTX nông nghiệp; 2 liên hiệp HTX; 2.251 THT, trong đó 1.395 THT nông nghiệp; 5.756 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng khoảng 500 doanh nghiệp so với năm 2010.

10 Toàn tỉnh hiện có 1.201 doanh nghiệp công nghiệp và trên 8.000 cơ sở công nghiệp nông thôn.11 Toàn tỉnh có 7 làng nghề truyền thống gồm có: Chiếu Long Cang (Cần Đước); trống Bình An (Tân Trụ);

chằm nón lá An Hiệp (Đức Hòa); đan cần xé Hiệp Hòa (Đức Hòa); chiếu Nhựt Tảo (Tân Trụ); mây tre đan Bến Long (Đức Hòa) và bánh tráng Nhơn Hòa (thành phố Tân An)

12 Từ năm 2011-2015, toàn tỉnh đã có 32.725 lao động nông thôn được đào tạo nghề, trong đó 21.107 lao động được đào tạo nghề nông nghiệp, chiếm 64,5%; tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 84,5%.

13 Qua 5 năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 155.746 lao động. Giải quyết cho trên 4.000 hộ vay vốn (doanh số 70 tỷ đồng) từ nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

14 Đã cho vay theo chính sách tín dụng ưu đãi là 5.754,5 tỷ đồng. Cấp miễn phí 268.346 thẻ BHYT cho người nghèo, 268.438 thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo, 197.518 thẻ BHYT cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Giải quyết miễn, giảm học phí cho 183.421 lượt học sinh, sinh viên với tổng kinh phí 339,9 tỷ đồng...

4

Page 5: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

biên giới, bãi ngang và xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%, tạo điều kiện để các xã này phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển với các xã khác.

Việc tập trung đẩy mạnh triển phát sản xuất và thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã có nhiều tác động tích cực đến khu vực nông thôn của tỉnh, đời sống của người dân nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 15,6 triệu đồng năm 2010 lên 28 triệu đồng năm 2014, ước năm 2015 đạt 31,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,37 năm 2011 xuống còn 2,98% năm 2014 (trong đó thành thị 0,41%, nông thôn 2,57%), ước năm 2015 giảm còn 2,6%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên tăng từ 96,4% năm 2010 lên 97,6% năm 2015....

3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếuQua 5 năm thực hiện Chương trình, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở hầu

hết các xã phát triển nhanh, nổi bật là hệ thống đường giao thông trục xã, trục ấp, điện sinh hoạt, trường học, cơ sở vật chất văn hóa... ngày càng hoàn thiện, tạo đà cho phát triển chung của tỉnh. Kết quả thực hiện như sau:

a) Giao thông nông thôn: Phát triển giao thông nông thôn được xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu bức xúc của người dân và được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Việc quy định cụ thể cơ chế, mức hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân và toàn xã hội vào xây dựng đường giao thông nông thôn. Phong trào làm đường giao thông nông thôn đã phát triển mạnh ở một số nơi như: Tân Trụ, Châu Thành, Bến Lức... Toàn tỉnh đã có 50 xã cơ bản đạt tiêu chí Giao thông, tăng 45 xã so với năm 2010.

b) Thủy lợi: Tiêu chí này được coi là đòn bẩy, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Trong 5 năm qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp các trình thủy lợi đồng bộ, đa mục tiêu, gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các dự án thủy lợi quan trọng(15) trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, từng bước hình thành các vùng sản xuất lớn, chuyên canh. Song song với việc đầu tư nạo vét các tuyến kênh để dẫn nước ngọt từ Sông Tiền, rửa phèn, đẩy mặn, các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười đã tích cực vận động nhân dân đóng góp xây dựng các khu đê bao lửng để chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Toàn tỉnh đã có 158 xã đạt tiêu chí Thủy lợi, tăng 98 xã so với năm 2010.

c) Điện nông thôn:Tỉnh đã chủ động xây dựng và triển khai Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long

An giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020; triển khai thực hiện Dự án nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn; làm việc với Tổng công ty Điện lực miền nam đầu tư công trình đường dây, trạm biến áp 110 KV Châu Thành và Mộc Hóa - Vĩnh Hưng sớm hơn so với Quy hoạch đã được duyệt, đáp ứng kịp thời nhu cẩu điện phục vụ sản xuất tại các địa bàn tăng trưởng nóng về công nghiệp và phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh của tỉnh như: Thanh long, vùng lúa chất lượng cao, vùng rau an toàn, vùng nuôi tôm....Đồng thời, đôn đốc ngành điện có kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng điện đảm

15 Khu tưới Phước Hòa đã tưới tiêu chủ động cho 10.000 ha vùng sản xuất thâm canh (lúa – đậu phộng, rau màu, bắp – chăn nuôi bò) trên địa bàn huyện Đức Hòa và Đức Huệ. Dự án thủy lợi Bảo Định giai đoạn 2 đã cung cấp nước ngọt cho trên 5.000 ha sản xuất thanh long và 10.000 ha đất sản xuất 3 vụ tại huyện Châu Thành và thành phố Tân An. Các dự án nạo vét kênh: Đồng Tiến – La Găng, Mỹ Hòa – An Phong – Bắc Đông, kênh 61, kênh 78, kênh 21...đã dẫn nước ngọt từ Sông Tiền để rửa phèn, đẩy mặn, phục vụ cho việc tưới tiêu cho các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười.

5

Page 6: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

bảo yêu cầu kỹ thuật, nhất là điện nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 4.010 km đường dây trung áp, 3.653 km đường dây hạ áp, 10.414 trạm biến áp với dung lượng 1.801.294 KVA và 01 máy phát điện diesel dự phòng; 166 xã (đạt 100%) đã có điện; tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn tỉnh tăng từ 98,3% năm 2010 lên 99,59% năm 2015, trong đó, khu vực nông thôn tăng từ 98% năm 2010 lên 99,5% năm 2015; tỷ lệ hộ sử dụng điện khu vực biên giới từng bước được cải thiện đáng kể; toàn tỉnh đã có 160 xã có hệ thống điện đạt chuẩn (chiếm 96%), tăng 58 xã so với năm 2010.

d) Trường học: Tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình trọng tâm,

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh như: Đề án Hỗ trợ cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2012-2015; Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn Long An giai đoạn 2014-2015; Đề án đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; Chương trình đảm bảo chất lượng trường học...Kết quả thực hiện các đề án, chương trình: Toàn tỉnh đã huy động được trên 806,8 tỷ đồng(16) để đầu tư xây dựng mới các phòng chức năng và mua sắm trang thiết bị giáo dục(17); 100% các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành quy hoạch đất cho các trường mầm non; nhiều địa phương đã qui hoạch đủ diện tích đất cho trường học...

Từ kết quả đầu tư trên, đến cuối tháng 9/2015, toàn tỉnh có 334/645 trường học đạt chuẩn(18), dự kiến đến cuối tháng 12/2015 có thêm 45 trường học đạt chuẩn, nâng số trường học đạt chuẩn lên 379 trường, chiếm 58,7%. Đã có 72/166 xã đạt tiêu chí Trường học, chiếm 43,3%, ước đến cuối năm 2015 có thêm 17 xã đạt tiêu chí Trường học, nâng số xã đạt tiêu chí Trường học lên 89 xã (chiếm 53,6%), tăng 69 xã so với năm 2010.

đ) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin:Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đã đầu tư 6.100 triệu đồng

để đầu tư nâng cấp, xây mới các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và cung cấp internet đến ấp, trong đó đầu tư nâng cấp, xây mới các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông là 826 triệu đồng, đầu tư cung cấp internet đến ấp là 5.274 triệu đồng.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển đến các xã. Các điểm bưu điện văn hóa xã đã có Internet tốc độ cao, vùng phủ sóng 3G đạt trên 80% dân số. Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập. Toàn tỉnh đã có 166 xã đạt tiêu chí Thông tin và truyền thông (đạt 100%), tăng 82 xã so với năm 2010.

e) Cơ sở vật chất văn hóaĐể từng bước chuẩn hóa các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tỉnh đã phê duyệt và

triển khai lộ trình đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa Thể thao xã giai đoạn 2013-2015, với tổng kinh phí thực hiện 157,2 tỷ đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng khối nhà chính 2,5 tỷ đồng/Trung tâm, ngân sách huyện đầu tư xây dựng các công trình phụ: Hàng rào, sân đường, thoát nước...); ban hành cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao ấp (ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 30%-40%), đồng

16 Gồm có: Ngân sách tỉnh 739,3 tỷ đồng; ngân sách đối ứng của các địa phương trên 45 tỷ đồng; vốn xã hội hóa 22,5 tỷ đồng.

17 Xây dựng mới 1.771 phòng chức năng, phòng học-phòng sinh hoạt chung; mua sắm 12.289 bộ bàn ghế, 1.511 bộ máy vi tính, 264 bộ giáo dục thể chất, 108 đầu chiếu projector, 120 bộ thiết bị phòng ngoại ngữ, 150 đàn Organ, 73 bảng chống lóa cho các cấp học, 646 bộ thiết bị đồ dùng đồ chơi trong lớp, 144 bộ đồ chơi ngoài trời, 143 bộ thiết bị làm quen máy tính, 190 bộ thiết bị dạy học ngoại ngữ...

18 Trong đó: Mầm non: 84/203 trường (chiếm 41,3%); Tiểu học: 166/259 trường (chiếm 64%); Trung học cơ sở: 75/136 trường (chiếm 55,1%); Trung học phổ thông: 9/47 trường (chiếm 19,15%)

6

Page 7: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

thời chỉ đạo cho các địa phương tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của các đình, đền, miếu để tổ chức sinh hoạt văn hóa thể thao cho người dân trên địa bàn ấp...Do đó, đến nay toàn tỉnh đã có 112 Trung tâm Văn hóa Thể thao xã được đầu tư xây dựng, tăng 92 Trung tâm so với năm 2010; có 788/1.031 ấp - khu phố có Nhà Văn hóa (chiếm 76,4 %), trong đó 332 nhà kiên cố và 456 nhà bán kiên cố.

Nhìn chung các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn xã, ấp được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, việc tận dụng các điểm trường học cũ làm nhà văn hóa ấp phát huy hiệu quả khá, tạo điều kiện khá thuận lợi cho các địa phương trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng, đáp ứng nhu cầu của người dân. Đã có 55 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa (năm 2010 chưa có xã đạt tiêu chí này).

g) Chợ nông thôn:Tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010

- 2015 và định hướng đến năm 2020; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành(19). Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tỉnh đã quy định danh mục xây dựng chợ nông thôn được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn thực hiện, nên đã tác động tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như nhu cầu của cư dân nông thôn. Mặt khác, tỉnh cũng tăng cường xử lý các chợ tự phát, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng vi phạm các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chừa cháy tại các chợ tự phát.

Kết quả từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã xây mới 24 chợ, cải tạo nâng cấp 44 chợ,(20) với tổng kinh phí thực hiện 188,2 tỷ đồng(21), nâng tổng số chợ trên địa bàn tỉnh hiện có 129 chợ, trong đó 101 chợ nông thôn(22), qua đó, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân khu vực nông thôn và vùng biên giới. Đến hết năm 2015 có 103 xã đạt tiêu chí Chợ nông thôn, tăng 87 chợ so với năm 2010.

4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trườnga) Giáo dục: Tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Chương trình phổ cập giáo dục

trung học giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thuộc địa phương quản lý...Đồng thời thực hiện nhiều giải pháp khác như: Đổi mới phương pháp dạy và học; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng kiên cố hóa.... nên chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên. Toàn tỉnh hiện có 166 xã đạt phổ cập THCS (đạt 100%); 67 xã đạt phổ cập trung học phổ thông (đạt 40,36%); 85,4% học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 Trung học phổ thông và hệ giáo dục thường xuyên, có từ 5% đến 8% vào học nghề trung cấp và sơ cấp. Đến cuối năm 2014 có 133 xã đạt tiêu chí Giáo dục (chiếm 80,1%), ước đến cuối năm 2015 có thêm 14 xã đạt tiêu chí Giáo dục, nâng số xã đạt tiêu chí Giáo dục lên 147 xã (chiếm 88,6%), tăng 121 xã so với năm 2010.

19 Quy hoạch hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

20 Trong đó, chợ nông thôn xây mới 19 chợ, nâng cấp 23 chợ.21 Gồm có: Vốn ngân sách 58,2 tỷ đồng, vốn huy động từ doanh nghiệp là 104,3 tỷ đồng, vốn từ dự án

Lifsap 25,7 tỷ đồng.22 Toàn tỉnh hiện còn 77 xã chưa có chợ, trong đó 11 xã không quy hoạch chợ.

7

Page 8: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

b) Y tế: Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực của hệ thống y tế cơ sở được tăng cường đầu tư, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới (23); công tác giám sát dịch tễ được chủ động triển khai và không để dịch lớn xảy ra. Các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia, về sức khỏe môi trường, y tế học đường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em … được triển khai thực hiện có hiệu quả; công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được triển khai đến tuyến xã. Từ đó, nâng tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ lên 98%, tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi đạt 95%, tỷ lệ ấp có nhân viên y tế hoạt động đạt 92,4%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 70%… đã góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe cho người dân vùng nông thôn.

c) Văn hóa: Trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM đã động viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng NTM trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào xây dựng xã văn hóa, ấp văn hóa, gia đình văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng. Toàn tỉnh đã có 85 xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu “Xã, phường, thị trấn văn hóa” (chiếm 51,2%) , 994 ấp, khu phố đạt danh hiệu “Ấp, khu phố văn hóa” (chiếm 96,5%) và 354.220 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” (chiếm 96,1%).

Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh và ngày càng đa dạng. Nhiều hoạt động bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống được đẩy mạnh. Sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm thực hiện và từng bước đi vào nền nếp. Đến cuối năm 2015, có 150 xã đạt tiêu chí Văn hóa (chiếm 90,3%), tăng 39 xã so với năm 2010.

d) Về môi trường nông thôn: Hoạt động bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Các điểm đen, điểm nóng về môi trường và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được kiểm tra và xử lý kịp thời(24). Hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn tiếp tục được tập trung đầu tư, góp phần nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 88% năm 2010 lên 95% năm 2015. Tỷ lệ hộ dân nông thôn có 3 công trình sinh hoạt (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt tiêu chuẩn vệ sinh đạt 62,8%, tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 63%.

Đến cuối năm 2015, có 77 xã đạt tiêu chí Môi trường (chiếm 46,3%), tăng 69 xã so với năm 2010.

5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội

- Tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án công tác cán bộ giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm, nhiều huyện đã thực hiện có hiệu quả công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ về xã...Do đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã có bước trưởng thành nhanh, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng được nâng lên(25), hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền cấp xã đã được nâng lên rõ rệt.

23 Toàn tỉnh đã 4 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế: Hậu Thạnh Đông (Tân Thạnh), Dương Xuân Hội (Châu Thành), Mỹ Lệ, Tân Lân (Cần Đước).

24 Tỉnh đã xử lý dứt điểm 15 điểm đen, điểm nóng về môi trường, còn 01 điểm đang tiếp tục theo dõi, đôn đốc thực hiện (xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải của Công ty TNHH Hoàng Gia Long An - Cụm công nghiệp Hoàng Gia); đã hoàn tất xử lý ô nhiễm triệt để 7 cơ sở cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

25 Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 4.150 cán bộ, công chức cấp xã (gồm 2.084 cán bộ, 2.066 công chức), trong đó 3.316 cán bộ, công chức đạt chuẩn, chiếm 79,9%. Dự kiến năm 2015, tỷ lệ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn 80% (năm 2011 là 45,4%).

8

Page 9: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

- Vai trò hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng tiếp tục được giữ vững. Trong quá trình triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều cấp ủy đảng cơ sở đã chủ động lựa chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm để bàn bạc, thảo luận trong cấp ủy và xây dựng thành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện có kết quả. Nhờ vậy uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao; sự phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong thực hiện xây dựng NTM ngày càng cụ thể và hiệu quả, tạo sự nhất trí và đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị(26). Đến hết năm 2015 có 133 xã đạt tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, tăng 76 xã so với năm 2010.

- Tỉnh đã tỉnh đã tập trung xây dựng lực lượng công an xã, lực lượng nòng cốt ở cơ sở thực hiện hiện nhiệm vụ giữ vững an ninh trật tự xã hội ở nông thôn(27), đồng thời tăng cường tập huấn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an ninh trật tự cho lực lượng nòng cốt ở cơ sở và cho người dân ở nông thôn(28), nhất là vùng biên giới, vùng đồng bào các tôn giáo... qua đó, đã nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, nâng cao ý thức cảnh giác, góp phần làm tốt công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội ở nông thôn, xử lý tốt các vấn đề phức tạp phát sinh, tạo sự chuyển biến rõ nét về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn. Đến hết năm 2015 có 155 xã (chiếm 93,3%) đạt tiêu chí An ninh trật tự xã hội, tăng 12 xã so với năm 2010.

6. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực Từ năm 2011-2015, toàn tỉnh đã huy động được khoảng 15.986 tỷ đồng để đầu tư

cho Chương trình, trong đó: Ngân sách nhà nước (bao gồm vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) 7.797,5 tỷ đồng (chiếm 48,8%); cộng đồng dân cư 6.126 tỷ đồng (chiếm 38,3%); tín dụng: 1.804,8 tỷ đồng (chiếm 11,3%); doanh nghiệp 251,2 tỷ đồng (chiếm 1,6%), các nguồn khác 6,5 tỷ đồng.

Riêng vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình 441,8 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương 281,8 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 218,7 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 63,1 tỷ đồng), ngân sách tỉnh 160 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển).

Nhìn chung, các ngành, địa phương đã chủ động, tập trung lồng ghép có hiệu quả vốn của các dự án khác với xây dựng NTM. Việc huy động người dân và cộng đồng dân cư đóng góp xây dựng NTM được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và không có tình trạng huy động quá sức dân.

7. Kết quả Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTMQua 5 năm phát động, Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM đã mang lại

nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng NTM của tỉnh . Người dân đã tích cực hiến đất, đóng góp công lao động và tiền mặt để làm đường giao thông, kênh thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội. Hầu hết các công trình giao thông, thủy lợi đều được người dân hiến đất; nhiều hộ còn góp tiền mặt, công sức để xây dựng. Nhờ đó, việc giải phóng mặt bằng khá thuận lợi, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm kinh phí rất lớn. Nhiều xã, do phát huy tốt nội lực của dân nên đã đạt chuẩn NTM trước dự kiến, như: Xã Hòa Phú, Bình Quới, Phước Tân Hưng, Long Trì (huyện Châu Thành), Nhị

26 Toàn bộ các xã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở; 90% đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; 97% số tổ chức đoàn thể chính trị của xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

27 Tỉnh đã điều động 216 đồng chí công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh Trưởng, Phó, Công an viên thường trực tại 107/166 xã. Xây dựng và củng cố 1.066 đội dân phòng, với 7.858 thành viên; 879 Ban và 6.117 Tổ an ninh trật tư nông thôn, với 39.905 thành viên.

28 Trong 5 năm qua, Công an tỉnh đã phối hợp với các địa phương mở 61 lớp tập huấn cho lực lượng nòng cốt ở cơ sở với 4.635 lượt người tham dự; phối hợp với MTTQ và các ban ngành, đoàn thể thực hiện 32.861 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân ở nông thôn, với 908.816 lượt người tham dự.

Page 10: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

Thành (huyện Thủ Thừa), An Thạnh (Bến Lức), Phước Vân (huyện Cần Đước), Long Thượng, Long Phụng, (huyện Cần Giuộc)...

Hưởng ứng phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM, nhiều huyện đã cụ thể hóa thành những phong trào phù hợp với thực tế cơ sở, như: Phong trào “bê tông hóa” đường giao thông nông thôn của huyện Châu Thành - người dân đã đóng góp trên 82 tỷ đồng; huyện Tân Trụ thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn, trong đó nhân dân đóng góp trên 100 tỷ đồng...Một số xã đã làm tốt công tác huy động sự tham gia đóng góp của người dân như: Mỹ Lạc (Thủ Thừa) đã huy động nhân dân đóng góp trên 17 tỷ đồng để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng; Khánh Hưng (Vĩnh Hưng) đã vận động nhân dân đóng góp trên 16,5 tỷ đồng, trong đó hiến đất trị giá 9,6 tỷ đồng; Đức Lập Thượng (Đức Hòa) đã vận động nhân dân đóng góp 7 tỷ đồng, trong đó hiến đất 3 tỷ đồng; Dương Xuân Hội (Châu Thành), người dân đóng góp 5,7 tỷ đồng, trong đó hiến đất trị giá 3,8 tỷ đồng...

Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM cũng nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các doanh nghiệp và các tổ chức khác: Các doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất kinh doanh, tiêu thụ nông sản, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Điển hình như: DNTN Công Bình huyện Tân Trụ, Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Hưng đầu tư xây dựng cánh đồng lớn, xây dựng nhà máy xay xát, tiêu thụ lúa...Nhiều doanh nghiệp và tổ chức khác đã đóng góp kinh phí xây dựng cầu, đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng khác, trong đó nhiều nhất là ở các huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Thạnh Hóa, Cần Giuộc. Điển hình như Quân khu 7 đóng góp cho xã Bình Hòa Nam (Đức Huệ) trên 25 tỷ đồng để xây dựng Trường tiểu học đạt chuẩn, Trung tâm Văn hóa xã, Nhà Bia Liệt sỹ, nhà tình nghĩa, nhà tình thương và tặng quà cho hộ nghèo, hộ chính sách...

Trong số các cá nhân, hộ gia đình đóng góp xây dựng NTM, có nhiều hộ tiêu biểu, điển hình, nhất là ở xã Khánh Hưng (huyện Vĩnh Hưng), như hộ ông Nguyễn Lương Duyên hiến 6 ha đất, trị giá trên 1,8 tỷ đồng; hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thuộc hiến 2,5 ha đất, trị giá 1,25 tỷ đồng; hộ gia đình ông Nguyễn Văn Nguyện hiến diện tích 2,0 ha đất, trị giá 1 tỷ đồng; hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Khanh hiến đất xây dựng Nhà văn hóa ấp diện tích 2.200m2, trị giá 1.100 triệu đồng... Ông Phan Văn Mở - Giám đốc công ty TNHH MTV Thuận Phúc Hảo (xã Tân Phú, huyện Đức Hòa) đóng góp 1,8 tỷ đồng làm đường giao thông.

* Kết quả khen thưởng: Trong 5 năm qua, UBND tỉnh đã khen thưởng 249 tập thể và 277 cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện xây dựng NTM (khen hàng năm và khen khi xã đạt chuẩn NTM); đồng thời khen thưởng trên 200 tập thể và cá nhân có đóng góp tiền mặt, hiện vật để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi,…Xã Dương Xuân Hội (Châu Thành), Khánh Hưng (Vĩnh Hưng); DNTN Công Bình (Tân Trụ) và 03 cá nhân đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xây dựng NTM. Ngoài ra, hiện nay, UBND tỉnh đã lập hồ sơ đề nghị Trung ương xét, khen thưởng xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 cho huyện Châu Thành; 08 xã đạt chuẩn NTM; 02 tổ chức và 06 cá nhân, hộ gia đình.

8. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM

10

Page 11: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

Đến tháng 10/2015, số tiêu chí đạt bình quân/xã của toàn tỉnh đạt 14,1 tiêu chí(29), tăng 8,1 tiêu chí so với năm 2010. Toàn tỉnh đã có 33 xã đạt chuẩn NTM(30), chiếm 19,9%; 62 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí, chiếm 37,3% (năm 2010 chưa có xã nào đạt từ 14 tiêu chí trở lên); 57 xã đạt từ 10 đến 13 tiêu chí, chiếm 34,3% (tăng 42 xã so với năm 2010); 14 xã đạt từ 6 đến 9 tiêu chí, chiếm 8,4% (giảm 70 xã so với năm 2010); không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí (năm 2010 còn 67 xã). Dự kiến đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM(31), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh lên 43 xã, chiếm 25,9% tổng số xã toàn tỉnh.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG1. Những kết quả nổi bật đã đạt được khi triển khai Chương trình giai đoạn

2011-2015- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển nhanh, nổi bật nhất

là hệ thống đường giao thông, trường học, các thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở..., tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn của tỉnh.

- Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của tỉnh (lúa gạo, chăn nuôi gia cầm, rau thực phẩm…). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng, một số cây trồng, vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả cao như: Thanh long, chanh không hạt, mè, rau an toàn, gia cầm, bò thịt, ...

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được duy trì ở tất cả các xã, số xã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở tăng. Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày một tăng.

- Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng hoàn thiện cả về chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng. An ninh, trật tự xã hội ở nông thôn tiếp tục được giữ vững và ổn định.

- Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được nhân dân và xã hội đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa lớn và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực đối với chương trình xây dựng NTM.

2. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhâna) Hạn chế, tồn tại:

29 Số tiêu chí đạt bình quân/xã như sau: Châu Thành 17,3 tiêu chí/xã; TP. Tân An 17 tiêu chí/xã; TX. Kiến Tường 16,6 tiêu chí/xã; Tân Trụ 16,1 tiêu chí/xã; Cần Đước 15,3 tiêu chí/xã; Đức Hòa 15 tiêu chí/xã; Cần Giuộc 14,9 tiêu chí/xã; Bến Lức 14,3 tiêu chí/xã; Tân Hưng 13,6 tiêu chí/xã; Thủ Thừa 13,1 tiêu chí/xã; Vĩnh Hưng 13 tiêu chí/xã; Thạnh Hóa 12,4 tiêu chí/xã; Tân Thạnh 12 tiêu chí/xã; Đức Huệ 11,4 tiêu chí/xã; Mộc Hóa 8,4 tiêu chí/xã.

30 Gồm có: Năm 2013 có 8 xã đạt: Bình Quới, Dương Xuân Hội, Hòa Phú – Châu Thành; Hậu Thạnh Đông – Tân Thạnh; Khánh Hưng – Vĩnh Hưng; Mỹ Lệ, Tân Lân – Cần Đước; Mỹ Yên – Bến Lức. Năm 2014 có 20 xã đạt: An Vĩnh Ngãi, Bình Tâm – Tân An; Bình Hiệp – Kiến Tường; Bình Lãng – Tân Trụ; Bình Thạnh, Nhị Thành – Thủ Thừa; Đức Lập Hạ, Đức Lập Thượng, Mỹ Hạnh Nam – Đức Hòa; Hưng Thạnh – Tân Hưng; Long Phụng, Mỹ Lộc, Phước Lý – Cần Giuộc; Long Trạch, Phước Vân – Cần Đước; Long Trì, Phước Tân Hưng – Châu Thành; Nhơn Ninh – Tân Thạnh; Phước Lợi – Bến Lức; Tân Tây – Thạnh Hóa. Đến tháng 10/2015 có 5 xã đạt: An Thạnh, Thanh Phú – Bến Lức; Mỹ Lạc – Thủ Thừa; Phước Hậu, Long Thượng – Cần Giuộc.

31 Gồm các xã: Đức Hòa Đông, An Ninh Tây – Đức Hòa; Phước Lâm - Cần Giuộc; Tân Chánh – Cần Đước; Thạnh Hưng – TX Kiến Tường; An Nhựt Tân, Quê Mỹ Thạnh – Tân Trụ; Thuận Mỹ, Phú Ngãi Trị - Châu Thành; Vĩnh Bình – Vĩnh Hưng.

11

Page 12: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

- Công tác quy hoạch xây dựng xã NTM thực hiện chậm. Một số nơi chất lượng quy hoạch còn hạn chế và chưa thực sự là căn cứ khoa học để xây dựng Đề án, Kế hoạch thực hiện xây dựng NTM của xã.

- Chất lượng một số tiêu chí NTM tại một số xã đạt chuẩn NTM còn hạn chế. Cảnh quan môi trường nông thôn chưa thật sự xanh - sạch - đẹp. Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn có xu hướng gia tăng ở nhiều nơi.

- Kinh tế hợp tác ở nông thôn có phát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức lại sản xuất. Liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế. Việc áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa nhiều; nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chậm phát triển. Việc duy trì các làng nghề truyền thống thông còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm của nhiều làng nghề chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đẹp nên khó tiêu thụ.

- Việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn. Vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) còn quá thấp so với yêu cầu; vốn huy động trong dân rất hạn chế do thu nhập của người nông dân còn thấp; vốn huy động từ các doanh nghiệp không nhiều.

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. An ninh, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn có nơi, có lúc chưa bảo đảm. Một số tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để.

b) Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:- Điểm xuất phát xây dựng NTM của tỉnh còn thấp(32). Sản xuất nông nghiệp vẫn

còn khó khăn, hàng hóa nông sản khó tiêu thụ.- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân còn hạn chế, nhất là tư

tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, tính tự lực, tự cường chưa phát huy đúng mức.

- Một số nơi chưa làm hết trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM, cũng như huy động các nguồn lực xã hội cho xây dựng NTM. Việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Cơ chế hỗ trợ vốn xây dựng NTM còn dàn đều giữa các vùng có điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội khác nhau.

3. Một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng NTMThứ nhất: Xây dựng NTM trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền để cả hệ thống

chính trị và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ về xây dựng NTM. Phải làm cho người dân xác định chính họ là chủ thể của xây dựng NTM thì Chương trình mới thật sự thành công.

Thứ hai: Cần xác định những công trình, công việc bức xúc của người dân và tập trung thực hiện tốt, từ đó tạo niềm tin và khí thế phấn khởi cho người dân, khơi dậy và phát huy được vai trò chủ thể của dân trong xây dựng NTM.

Thứ ba: Thực tiễn cho thấy ở địa phương, đơn vị, cơ sở nào đoàn kết nội bộ tốt, phát huy dân chủ thật sự, người đứng đầu quyết liệt vào cuộc thì xây dựng NTM ở nơi đó đạt kết quả cao. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong xây dựng NTM phải đảm bảo thật sự dân chủ, người dân được tham gia bàn bạc, quyết định và có sự giám sát của cộng đồng dân cư để đảm bảo công khai, minh bạch.

Thứ tư: Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, không được chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm hoàn

32 Năm 2010: Số tiêu chí đạt bình quân là 6 tiêu chí/xã; có 37/166 xã đạt dưới 5 tiêu chí; một số tiêu chí quan trọng nhưng tỷ lệ đạt rất thấp: Cơ sở vật chất văn hóa chưa có xã đạt, tiêu chí Giao thông có 5/166 xã đạt, tiêu chí Môi trường có 8/166 xã đạt, tiêu chí Thu nhập có 11/166 xã đạt, tiêu chí Trường học có 20/166 xã đạt...

12

Page 13: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

thiện. Cần kịp thời khen thưởng, biểu dương những cá nhân, tổ chức tích cực tham gia đóng góp xây dựng NTM và cần tăng cường kiểm tra, giám sát để có chỉ đạo, uốn nắn kịp thời.

Phần thứ 2PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2016-2020

________________________

Dự kiến trong thời gian tới kinh tế thế giới sẽ phục hồi khá, toàn cầu hóa và hội nhập khu vực tiếp tục là xu thế lớn và có tác động đến quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, tạo cơ hội mở rộng thị trường, tranh thủ công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động và thu nhập cho nông dân, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho khu vực nông thôn, như: Mức độ cạnh tranh của hàng hóa nông sản ngày càng gay gắt, nhất là khi chúng ta hội nhập sâu vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)…; nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng, nhu cầu về chất lượng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến cao hơn… Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, tác động từ biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày càng tăng, các nguồn năng lượng và tài nguyên sẽ trở nên khan hiếm. Trong bối cảnh này, khoa học và công nghệ sẽ trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và cũng là yếu tố gia tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản phẩm.

I. MỤC TIÊU1. Mục tiêu chungTiếp tục thực hiện mục tiêu Chương trình đã đề ra là: Xây dựng NTM có kết cấu hạ

tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng được nâng cao.

2. Mục tiêu cụ thểPhấn đấu giai đoạn 2016-2020:a) Số xã, huyện đạt chuẩn NTM: Đến cuối năm 2020 có trên 50% số xã đạt chuẩn

NTM. Có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn NTM.b) Số tiêu chí đạt bình quân/xã: Đến cuối năm 2020 đạt từ 16,5 – 17 tiêu chí/xã.c) Số xã đạt dưới 10 tiêu chí: Đến cuối năm 2020 không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.d) Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn:- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 gấp 1,6 lần năm

2015 (khoảng 49 triệu đồng/người/năm).- Có thêm 30 xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%, nâng tổng số xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới

3% vào cuối năm 2020 là 130 xã, chiếm 78% tổng số xã.- Tiếp tục duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Có

thêm 50 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông, nâng tổng số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông đến cuối năm 2020 là 136 xã, chiếm 82%.

- Có trên 60% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.- Tất cả 166 xã có trên 70% ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa. Có 60% số xã đạt tiêu

chuẩn xã văn hóa và 80% số xã có trung tâm văn hóa - thể thao xã đạt chuẩn.- Có ít nhất 98% số hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó

có ít nhất 45% số hộ sử dụng nước sạch.

13

Page 14: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

- 100% số xã có các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt trong sạch, vững mạnh.- Tiếp tục duy trì 100% số xã có an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆNTrên cơ sở rà soát các nội dung theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ

tướng Chính phủ, đồng thời để khắc phục những hạn chế của giai đoạn 2011-2015, tỉnh xác định các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020 như sau:

1. Nhiệm vụ trọng tâma) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn ấp:Tập trung hoàn thành 3 loại công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: Bê tông hóa

đường giao thông trục ấp; nước sinh hoạt; trường mầm non, nhằm tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế và diện mạo khu vực nông thôn.

b) Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân:

- Căn cứ các quy hoạch, đề án nông nghiệp đã được tỉnh phê duyệt(33) và các quy hoạch, đề án do huyện phê duyệt, các xã tiến hành bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch và Đề án xây dựng xã NTM đảm bảo tính khả thi cao và phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cho các sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng lớn trong nước, coi đây là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thực tế sử dụng lao động của doanh nghiệp và địa phương. Chú trọng đào tạo nghề theo các dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn và thông qua các doanh nghiệp có hợp đồng liên kết với nông dân. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động tại doanh nghiệp ở địa bàn nông thôn.

- Tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ cho nông dân. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả; mô hình liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác.

c) Bảo vệ môi trường nông thôn: Tập trung giải quyết vấn đề thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý môi trường trong sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, nước thải chăn nuôi, nước thải làng nghề, khu – cụm công nghiệp...) và xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

d) Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, thể thao thiết thực đối với người dân, tạo điều kiện để phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn ấp.

đ) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu dân cư (xã, ấp) đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”. Xây dựng và nhân rộng mô hình tự quản bảo vệ an ninh trật tự ở xóm, ấp

e) Nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, đào tạo đội ngũ cán bộ và tăng cường năng lực đánh giá, giám sát thực hiện Chương trình:

- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân về nội dung, phương pháp, cách làm NTM.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực tổ chức, quản lý thực hiện cho cán bộ vận hành Chương trình, trước hết là đội ngũ cán bộ chuyên trách NTM các cấp huyện, xã.

33 Quy hoạch nông lâm ngư nghiệp; thủy sản; chăn nuôi; vùng lúa chất lượng cao; vùng rau an toàn. Quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất. Quy hoạch đê bao lửng. Đề án vùng thanh long xuất khẩu...

14

Page 15: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

- Thực hiện giám sát và đánh giá Chương trình dựa trên kết quả nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của Chương trình.

2. Giải pháp thực hiện- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM. Phổ biến, quán triệt

sâu rộng các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM cho cả hệ thống chính trị và mọi người dân nắm vững, để chủ động và tự giác tham gia xây dựng NTM.

- Củng cố kiện toàn hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình các cấp theo hướng chuyên trách, nhất là hệ thống quản lý cấp xã và huyện để đủ sức quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình.

- Tiếp tục rà soát, ban hành và thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách liên quan đến xây dựng NTM, nhất là các chính sách huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện xây dựng NTM. Tăng cường phân cấp cho cấp xã và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân và cộng đồng trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình, dự án trong xây dựng NTM.

- Tập trung huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM: Để đạt mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, tổng nhu cầu kinh phí cho xây dựng NTM khoảng 2.286,650 tỷ đồng, gồm có: Ngân sách Trung ương 689,15 tỷ đồng (chiếm 30%); ngân sách địa phương 879 tỷ đồng (chiếm 38%); vốn trái phiếu Chính phủ 235 tỷ đồng (chiếm 10%); vốn huy động nhân dân, doanh nghiệp đóng góp 483,5 tỷ đồng (chiếm 21%).

- Tiếp tục tổ chức phát động thi đua chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020 (riêng cấp xã, tổ chức phát động thi đua ở các xã chưa phát động). Khen thưởng, biểu dương kịp thời các tập thể, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhiểu đóng góp tích cực cho xây dựng NTM.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ1. Đề nghị Trung ương cân đối tăng mức hỗ trợ vốn trực tiếp của Chương trình cho

tỉnh, nhất là vốn đầu tư phát triển, do điều kiện địa lý đặc thù, ảnh hưởng ngập lũ hàng năm nên suất đầu tư trên đơn vị xây dựng trên địa bàn tỉnh rất cao. Đồng thời, tăng mức hỗ trợ vốn sự nghiệp để hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; hỗ trợ công tác tuyên truyền, công tác quy hoạch xã NTM …

2. Về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cần chia thành nhóm tiêu chí bắt buộc, nhóm tiêu chí khuyến khích. Về tiêu chuẩn (quy mô) kỹ thuật, quy hoạch xây dựng hạ tầng nông thôn cũng cần phân quy định cho giai đoạn trước mắt và lâu dài. Như vậy sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương, cơ sở trong triển khai thực hiện xây dựng NTM, đáp ứng đúng thực chất nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp đặc thù từng xã; tránh việc làm hình thức, máy móc theo tiêu chí, gây lãng phí nguồn lực./.

Nơi nhận:- Bộ Nông nghiệp và PTNT;- Văn phòng Điều phối NTM Trung ương;- TT Tỉnh ủy;- TT.HĐND tỉnh;- CT và các PCT.UBND tỉnh;- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh;- UBND các huyện, thị xã, thành phố;- Chi cục PTNT (VPĐP.NTM/T);- Lưu: VT.

KT. TRƯỞNG BANPHÓ TRƯỞNG BAN

(Đã ký)GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Lê Văn Hoàng

15

Page 16: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

Biểu 1: Tổng hợp kết quả ban hành các văn bản của tỉnh thực hiện Chương trình xây dựng NTM(Kèm theo Báo cáo số: /BC-BCĐNTM ngày / /2015)

TT Tên văn bản

Cơ quanban hành

Số, ký hiệu văn bản

Ngày, tháng, năm ban hành Trích yếu nội dung chủ yếu của văn bản

1 Nghị quyết HĐND tỉnh 42/2011/NQ-HĐND 12/09/2011 Về Kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới

2 Nghị quyết HĐND tỉnh 86/2012/NQ-HĐND 12/07/2012Về mức hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2015

3 Quyết định UBND tỉnh 1791/QĐ-UBND 14/6/2011 Về việc phê duyệt danh sách xã đạt tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2010-2015.

4 Quyết định UBND tỉnh 3152/QĐ-UBND 10/10/2011Về ban hành Quy định nội dung thi đua, khen thưởng phong trào thi đua thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

5 Quyết định UBND tỉnh 2237/QĐ-UBND 17/7/2012 Về việc ban hành Kế hoạch tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Long An.

6 Quyết định UBND tỉnh 147/QĐ-UBND 01/12/2012Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Long An.

7 Quyết định UBND tỉnh 68/2012/QĐ-UBND 27/12/2012Về việc ban hành Quy định mức hỗ trợ vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Long An.

16

Page 17: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

TT Tên văn bản

Cơ quanban hành

Số, ký hiệu văn bản

Ngày, tháng, năm ban hành Trích yếu nội dung chủ yếu của văn bản

8 Quyết định UBND tỉnh 1280/QĐ-UBND 12/04/2013 Về việc ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An

9 Công văn UBND tỉnh 3505/UBND-KT 26/09/2013 Về việc triển khai áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù trong xây dựng nông thôn mới

10 Quyết định UBND tỉnh 4101/QĐ-UBND 25/11/2013 Việc ban hành quy định tạm thời đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn NTM đến năm 2015

11 Quyết định UBND tỉnh 970/QĐ-UBND 27/03/2014 Về việc ban hành Quy định nội dung thi đua, khen thưởng phong trào thi đua thực hiện Chương trình xây dựng NTM

12 Chỉ thị UBND tỉnh 25/CT-UBND 16/10/2014 Về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

13 Quyết định UBND tỉnh 3491/QĐ-UBND 20/10/2014 Về việc thành lập lại Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An

14 Công văn Ban Chỉ đạo 2769/BCĐ 11/11/2014 Về việc hướng dẫn tổ chức lễ Công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới

Biểu 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN NĂM 2014 VÀ ƯỚC NĂM 201517

Page 18: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

(Kèm theo Báo cáo số: /BC-BCĐNTM ngày / /2015)

STT

Nội dung tiêu chí Đơn vị tính

Hiệntrạngnăm2010

Kết quả thực hiện

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Năm2014

Ướcnăm 2015

1 QUI HOẠCHSố xã hoàn thành nông thôn mới xã 0 0 60 166 166 166

2 GIAO THÔNG- Đường trục xã

Tổng số km hiện có km 2.180,5Trong đó: Số km đường trục xã đã được bê tông hóa, nhựa hóa đạt chuẩn và coi như đạt chuẩn km 336 750 950 1.100 1.200

- Đường trục ấp, trục chính nội đồngTổng số km hiện có km 4.141,2Trong đó: Số km đường trục ấp đã được cứng hóa đạt chuẩn và coi như đạt chuẩn km 905 1380 1880 2.685,8 3.000

3 THỦY LỢI

- Tổng diện tích trồng trọt được quy hoạch cần tưới tiêu chủ động ha 251.025 235.717 251.125 250.772 260.772

- Diện tích trồng trọt đã được tưới tiêu chủ động ha 249.245 235.629 249.746 249.846 258.346

- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản được quy hoạch cần cấp thoát nước chủ động ha 5.906 6.176 6.158 6.120 6.120

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đã được cấp, thoát nước chủ động ha 4.950 6.076 6.089 6.070 6.070

18

Page 19: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

STT

Nội dung tiêu chí Đơn vị tính

Hiệntrạngnăm2010

Kết quả thực hiện

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Năm2014

Ướcnăm 2015

- Số km kênh do xã quản lý đã được kiên cố hóa đạt chuẩn km 44 44 44 44 44- Tổng số trạm bơm hiện có trạm 66 81 89 91- Tổng diện tích trạm bơm phục vụ ha 11.663 13.700 15.140 15.731- Tổng số km đê bao, bờ bao chống lũ hiện có km 971 3.769,04 ĐIỆN- Số xã có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn Xã 86 100 121 141 150 155- Tỷ lệ hộ sử dụng điện khu vực nông thôn % 98 98,2 98,8 99 99,6 99,75 TRƯỜNG HỌC* Hệ mầm non- Tổng số trường hiện có trên địa bàn xã Trường 150 153 154 159 163 166

Trong đó: Số trường đã đạt chuẩn Trường 18 27 43 56 71 79* Hệ tiểu học- Tổng số trường hiện có trên địa bàn xã Trường 216 216 217 223 223 226

Trong đó: Số trường đã đạt chuẩn Trường 63 80 104 123 146 171* Hệ THCS- Tổng số trường hiện có trên địa bàn xã Trường 108 109 109 112 115 118

Trong đó: Số trường đã đạt chuẩn Trường 7 12 24 40 64 816 CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA- Số Trung tâm VH-TT xã đã được đầu tư xây dựng 20 21 37 55 85 98- Số nhà văn hóa ấp đã được đầu tư xây dựng 403 452 531 560 570 600

19

Page 20: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

STT

Nội dung tiêu chí Đơn vị tính

Hiệntrạngnăm2010

Kết quả thực hiện

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Năm2014

Ướcnăm 2015

7 CHỢ NÔNG THÔN- Số chợ xã được quy hoạch 91 93 96 97 99 103- Số chợ đã xây dựng xây mới, nâng cấp 4 2 3 1 2 48 THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG- Số điểm phục vụ bưu chính viễn thông 153 145 160 160,0 166- Số xã có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet xã 130 140 155 166,0 1669 NHÀ Ở DÂN CƯ- Tổng số nhà ở dân cư trên địa bàn nhà 318.308 287.125 316.285 235.651 309.287

Trong đó:Số nhà tạm, dột nát nhà 189.607 12.865 17.394 12.135 13.517Số nhà đạt chuẩn (Bộ XD) nhà 186.729 188.267 206.688 186.676 218.803

- Tỷ lệ nhà đạt chuẩn (Bộ XD) % 59 65,6 65,3 79,2 70,710 THU NHẬP- Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn tr.đ 15,6 20,5 23,6 25,4 28,0 31,2- Số xã đã đạt chuẩn NTM về thu nhập xã 0 13 29 80 105 110

11 HỘ NGHÈO- Tổng số hộ trên địa bàn xã hộ 362.401 366.875 373.845 381.776 384.958- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh % 7,37 5,76 4,73 3,81 2,98 2,60

12 TỶ LỆ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM THƯỜNG XUYÊN- Tổng số lao động trong độ tuổi người 854.400 859.600 866.100 873.700 880.314 886.969

20

Page 21: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

STT

Nội dung tiêu chí Đơn vị tính

Hiệntrạngnăm2010

Kết quả thực hiện

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Năm2014

Ướcnăm 2015

- Số lao động có việc làm thường xuyên người 823.900 835.542 843.599 851.900 859.167 866.539- Số lao động được đào tạo (có chứng chỉ nghề) người 7.247 11.666 4.510 5.309 6.032 7.200

Gồm có:Nông nghiệp người 5.072 7252 3312 3587 3.597 4000Phi nông nghiệp người 2.175 4414 1198 1722 2.435 3200

13 HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT- Tổng số hợp tác xã trên địa bàn HTX 32 103,0

Trong đó: Hợp tác xã thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản HTX 30 38 47 49 57,0- Số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả HTX 14 94,0- Tổng số tổ hợp tác THT 2476 2.337 2.325 2.325 2.251,0

Trong đó: Tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản THT 1137 1.140 1.213 1.213 1.395,014 GIÁO DỤC- Số xã đạt phổ cập giáo dục THCS xã 166 166 166 166 166,0 166

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tiếp THPT, bổ túc, trường nghề % 85,9 88,6 89,5 90,5 92,9 93,8

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 50,0 52,0 54,0 56,4 58,8 60,015 Y TẾ- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (các loại) % 53 58 62 61 68,0 70- Số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã 0 0 0 0 4,0 10

16 VĂN HÓA

21

Page 22: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

STT

Nội dung tiêu chí Đơn vị tính

Hiệntrạngnăm2010

Kết quả thực hiện

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Năm2014

Ướcnăm 2015

- Tỷ lệ Hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa % 94 94,7 95,1 96,0 96,0 96- Tỷ lệ ấp đạt chuẩn ấp văn hóa % 76 89,3 89,4 89,7 93,5 95

17 MÔI TRƯỜNG- Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh % 88 90 91,5 92,6 93,1 95

18 HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI- Tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn % 45,4 55,2 64,5 65,5 80,0- Tỷ lệ Đảng bộ xã đạt "Trong sạch vững mạnh" % 66,0 72,9 75,8 76,4 90,0- Tỷ lệ xã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0- Tỷ lệ đoàn thể chính trị xã hội đạt danh hiệu tiến trở lên % 89,3 93,6 94,5 95,3 97,0

19 AN NINH TRẬT TỰ XÃ HỘI- Tỷ lệ xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội % 86,0 92,7 94,5 87,3 100

Biểu 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ NTM VÀ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

(Kèm theo Báo cáo số: /BC-BCĐNTM ngày / /2015)

22

Page 23: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

TT NỘI DUNG Thực trạng

năm 2010Lũy kế đếnnăm 2014

Ước lũy kếđến năm 2015

Ghi chú

I THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ NTM      

23

Page 24: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

TT NỘI DUNG Thực trạng

năm 2010Lũy kế đếnnăm 2014

Ước lũy kếđến năm 2015

Ghi chú

1 Số tiêu chí đạt bình quân/xã 6 13,7 15  2 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 0 28 433 Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí 0 35 274 Số xã đạt từ 10-14 tiêu chí 15 92 86  5 Sổ xã đạt dưới 10 tiêu chí 151 11 10  6 Số xã đạt theo từng tiêu chí:        Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 0 166 166    Giao thông 5 38 50    Thủy lợi 60 158 158    Điện 102 159 160    Trường học 20 70 89    Cơ sở vật chất văn hóa 0 46 55    Chợ nông thôn 16 94 103    Thông tin và Truyền thông 84 166 166    Nhà ở dân cư 31 91 120    Thu nhập 11 105 122    Hộ nghèo 76 147 148    Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 22 134 150    Hình thức tổ chức sản xuất 115 143 150    Giáo dục 26 130 147    Y tế 132 4 4    Văn hóa 111 148 150    Môi trường 8 64 77  

24

Page 25: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

TT NỘI DUNG Thực trạng

năm 2010Lũy kế đếnnăm 2014

Ước lũy kếđến năm 2015

Ghi chú

  Hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh 57 120 133    An ninh, trật tự xã hội 143 145 155  II HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC (Triệu đồng) 13.324.492 15.986.492  

1 Ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp 179.808 281.8082 Ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp 80.000 160.0003 Lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn 6.455.818 7.355.8184 Huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác 221.244 251.2445 Huy động cộng đồng 4.626.158 6.126.1586 Tín dụng 1.754.868 1.804.8687 Khác 6.596 6.596

Biểu 4: Danh sách xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020(Kèm theo Báo cáo số: /BC-BCĐNTM ngày / /2015)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020Hướng Thọ Phú (Tân An)Long Cang (Cần Đước) Tân Ân (Cần Đước) Phước Đông (Cần Đước) Long Hựu Tây (Cần Đước) Long Hựu Đông (Cần Đước)

25

Page 26: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

Hiệp Thạnh (Châu Thành) An Lục Long (Châu Thành) Vĩnh Công (Châu Thành) Thanh Phú Long (Châu Thành) Thanh Vĩnh Đông (Châu Thành)Bắc Hòa (Tân Thạnh) Hậu Thạnh Tây (Tân Thạnh) Nhơn Hòa Lập (Tân Thạnh) Tân Lập (Tân Thạnh) Kiến Bình (Tân Thạnh)Tân Mỹ (Đức Hòa) Hòa Khánh Nam (Đức Hòa) Hiệp Hòa (Đức Hòa) Hòa Khánh Đông (Đức Hòa) Mỹ Hạnh Bắc (Đức Hòa)Nhựt Chánh (Bến Lức) Long Hiệp (Bến Lức) Lương Hòa(Bến Lức) Tân Bửu (Bến Lức) Lương Bình (Bến Lức)Tân Kim (Cần Giuộc) Long An (Cần Giuộc) Phước Lại (Cần Giuộc) Đông Thạnh (Cần Giuộc) Phước Vĩnh Tây (Cần Giuộc)Đức Tân (Tân Trụ) Lạc Tấn (Tân Trụ) Mỹ Bình (Tân Trụ) Bình Trinh Đông (Tân Trụ) Nhựt Ninh (Tân Trụ)Mỹ An (Thủ Thừa) Mỹ Phú (Thủ Thừa) Bình An (Thủ Thừa) Mỹ Thạnh (Thủ Thừa) Long Thạnh (Thủ Thừa)Bình Hòa Trung (Mộc Hóa) Tân Lập (Mộc Hóa) Bình Hòa Đông (Mộc Hóa) Bình Thạnh (Mộc Hóa)Tuyên Thạnh (Kiến Tường) Bình Tân (Kiến Tường) Thạnh Trị (Kiến Tường)Vĩnh Châu A (Tân Hưng) Vĩnh Châu B (Tân Hưng) Hưng Điền B (Tân Hưng) Hưng Điền (Tân Hưng) Tuyên Bình (Vĩnh Hưng)Thái Bình Trung (Vĩnh Hưng) Vĩnh Trị (Vĩnh Hưng) Vĩnh Thuận (Vĩnh Hưng) Hưng Điền A (Vĩnh Hưng)Thạnh Phước (Thạnh Hóa) Tân Đông (Thạnh Hóa) Thủy Đông (Thạnh Hóa) Thuận Bình (Thạnh Hóa) Thủy Tây (Thạnh Hóa)Mỹ Thạnh Đông (Đức Huệ) Bình Hòa Nam (Đức Huệ) Mỹ Quý Tây (Đức Huệ)

Ghi chú: Tổng số xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 dự kiến: 65 xã, Gồm có:- Năm 2016: 15 xã.- Năm 2017: 12 xã.- Năm 2018: 13 xã.- Năm 2019: 12 xã.- Năm 2020: 13 xã.

26

Page 27: nongthonmoi.longan.gov.vnnongthonmoi.longan.gov.vn/Documents/1. BC tong ket 5 nam... · Web viewTT NỘI DUNG Thực trạng năm 2010 Lũy kế đến năm 2014 Ước lũy kế

27