165
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU............................................. 5 1. LỜI GIỚI THIỆU.................................... 5 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ.................................... 6 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN..........................8 3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu.......8 3.1.1. Vị trí địa lý.......................................8 3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo..........................8 3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết.........................9 3.1.4. Đặc điểm thủy văn, thủy triều và nguồn nước........11 3.2. Các nguồn tài nguyên..........................12 3.2.1. Tài nguyên đất.....................................12 3.2.2. Tài nguyên nước....................................12 3.2.3. Tài nguyên rừng....................................13 3.2.4. Tài nguyên khoáng sản..............................13 3.2.5. Tài nguyên nhân văn................................14 3.3. Hiện trạng môi trường tỉnh An Giang...........15 3.3.1. Hiện trạng môi trường ở các đô thị và các khu dân cư tập trung......................................................15 3.3.2. Hiện trạng môi trường nông thôn....................16 3.3.3. Hiện trạng môi trường ở các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung...............................................16 3.3.4. Hiện trạng môi trường ở khu vực đê bao kiểm soát lũ 16 3.3.5. Hiện trạng môi trường ở các khu du lịch............17 4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH................................ 17 B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG..................19 C. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG...................20

ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.......................................................................................51. LỜI GIỚI THIỆU.............................................................52. CƠ SỞ PHÁP LÝ.............................................................63. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.............................................8

3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu..........................................83.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................................83.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo........................................................................................83.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết.........................................................................................93.1.4. Đặc điểm thủy văn, thủy triều và nguồn nước..........................................................11

3.2. Các nguồn tài nguyên................................................................123.2.1. Tài nguyên đất..........................................................................................................123.2.2. Tài nguyên nước.......................................................................................................123.2.3. Tài nguyên rừng.......................................................................................................133.2.4. Tài nguyên khoáng sản.............................................................................................133.2.5. Tài nguyên nhân văn................................................................................................14

3.3. Hiện trạng môi trường tỉnh An Giang.............................................153.3.1. Hiện trạng môi trường ở các đô thị và các khu dân cư tập trung.............................153.3.2. Hiện trạng môi trường nông thôn.............................................................................163.3.3. Hiện trạng môi trường ở các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung.....................163.3.4. Hiện trạng môi trường ở khu vực đê bao kiểm soát lũ.............................................163.3.5. Hiện trạng môi trường ở các khu du lịch..................................................................17

4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH..........................................................17B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.............................19C. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.............................20

CHƯƠNG I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH AN GIANG.........................................................20

1.1. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM.....................................................................................................20

1.1.1. Về nhiệt độ...............................................................................................................201.1.2. Về lượng mưa...........................................................................................................221.1.3. Kịch bản nước biển dâng..........................................................................................25

Page 2: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

1.1.4. Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam..................261.2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở AN GIANG.....................26

1.2.1. Nhiệt độ....................................................................................................................261.2.2. Lượng mưa...............................................................................................................271.2.3. Diễn biến mực nước.................................................................................................29

1.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở AN GIANG.............................301.3.1. Nhiệt độ....................................................................................................................301.3.2. Lượng mưa...............................................................................................................311.3.3. Mực nước biển dâng.................................................................................................33

1.4. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH AN GIANG.......................................................................37

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH AN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA (2005 – 2009) VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020..................................................................39

2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2005 – 2009....................................................................39

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế......................................................................................392.1.2 Tình hình văn hóa – xã hội của tỉnh..........................................................................442.1.2.7 Khoa học - công nghệ.............................................................................................45

2.2. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020......................................46

2.2.1. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực............................................................462.2.2. Định hướng phát triển theo lãnh thổ....................................................................49

CHƯƠNG III : NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH VỀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.................................52

3.1. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỈNH AN GIANG...........................................................................................52

3.1.1. Nguy cơ thiếu nước ngọt và triều cường..................................................................523.1.2. Hạn hán, lũ lụt gia tăng.............................................................................................523.1.3. Gây sạt lở đất bờ sông..............................................................................................523.1.4. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp......................................................................533.1.5. Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.........................................................................543.1.6. Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học (ĐDSH) và hệ sinh thái......................................543.1.7. Ảnh hưởng đến giao thông và cơ sở hạ tầng............................................................553.1.8. Nước sạch và vệ sinh môi trường.............................................................................553.1.9. Gia tăng dịch bệnh nguy hiểm..................................................................................55

Page 3: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

3.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH (LĨNH VỰC ƯU TIÊN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN) TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI AN GIANG – KHẢ NĂNG LỒNG GHÉP VÀO CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÁC................................56

3.2.1. Đối với Tài nguyên nước.........................................................................................563.2.2. Đối với ngành Nông Nghiệp....................................................................................583.2.3. Đối với lâm nghiệp...................................................................................................623.2.4. Đối với Thủy sản......................................................................................................633.2.5. Đối với ngành quy hoạch sử dụng đất......................................................................653.2.6. Đối với ngành công nghiệp và năng lượng..............................................................673.2.7. Đối với ngành Giao thông vận tải...........................................................................683.2.8. Đối với sức khỏe cộng đồng.....................................................................................703.2.9. Đối với lĩnh vực tuyên truyền, vận động, giáo dục và tăng cường năng lực ứng phó

với biến đổi khí hậu........................................................................................................................713.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÀ

LỒNG GHÉP CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CỦA TỈNH..............................................................................................72

3.3.1. Hiệu quả về kinh tế...................................................................................................723.3.2. Hiệu quả về xã hội...................................................................................................723.3.3. Hiệu quả về môi trường...........................................................................................733.3.4. Hiệu quả lồng ghép với các kế hoạch phát triển khác..............................................73

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH................................................................74

4.1. TIÊU CHÍ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN..........................744.2. CÁC LĨNH VỰC VÀ KHU VỰC ƯU TIÊN...................................744.3. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI

BĐKH TẠI AN GIANG......................................................................75CHƯƠNG V : TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.....79

5.1. CƠ CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.....................................................................................................79

5.1.1. Về quy hoạch............................................................................................................795.1.2. Về công tác kế hoạch hoá.........................................................................................795.1.3. Về huy động vốn đầu tư...........................................................................................795.1.4. Đẩy mạnh hoạt động các chương trình trọng điểm..................................................805.1.5. Về nguồn nhân lực....................................................................................................805.1.6. Về ứng dụng Khoa học & Công nghệ......................................................................80

Page 4: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

5.1.7. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, tăng cường năng lực quản lý cấp cơ sở (xã , phường)..........................................................................................................................................80

5.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG............................................................................................81

5.2.1. Thành lập Ban ứng phó biến đổi khí hậu.................................................................815.2.2. Trách nhiệm các sở, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân huyện, thị.....................82

CHƯƠNG VI : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................856.1. KẾT LUẬN............................................................................856.2. KIẾN NGHỊ...........................................................................85

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................86PHỤ LUC I.......................................................................89PHỤ LUC II......................................................................97PHỤ LỤC III...................................................................103PHỤ LỤC IV...................................................................107

Page 5: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH AN GIANG

A. MỞ ĐẦU 1. LỜI GIỚI THIỆU

Việt Nam là một trong những nước sớm tham gia ký kết và phê chuẩn Công ước Khung của Liên hợp quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu.

Đối với Việt Nam, Công ước có hiệu lực từ ngày 14/2/1995, Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ ngày 16/2/2005. Như vậy, từ ngày 16/2/2005, Việt Nam chính thức là một Bên không thuộc Phụ lục I của Công ước và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, có đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ của một Bên trong quá trình thi hành cam kết của mình về thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu. Vì vậy việc biên soạn khung kế hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu rất cần thiết giúp các ngành, các cấp có định hướng chủ động trong ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan.

Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ khôn lường và nghiêm trọng chưa thể tính toán trước hết được. Với kịch bản biến đổi khí hậu đã được tính toán, dự báo, nhưng thực tế xảy ra còn có thể lớn hơn rất nhiều. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người...

Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm 20C thì mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12% diện tích đất, 23% số dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà. Một phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung có thể bị ngập lụt.

An Giang là một trong những địa phương được đánh giá chịu ảnh hưởng nhiều của BĐKH. Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, An Giang đã thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường góp phần nhỏ để hạn chế BĐKH như Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh An Giang đến năm 2020 và Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2020 của UBND tỉnh An Giang… Tuy nhiên, An Giang chưa có kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo ứng phó có hiệu quả với những tác động trước mắt và tiềm tàng của BĐKH.

5

Page 6: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện khung kế hoạch hành động của tỉnh An Giang ứng phó với BĐKH (sau đây gọi tắt là kế hoạch hành động) thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH là rất cần thiết và cấp bách.

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ Những căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH tỉnh

An Giang bao gồm:

- Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn ngày 16 tháng 11 năm 1994;

- Nghị định thư Kyoto được phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002;

- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005;

- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Việt Nam;

- Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế Phát triển Sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto;

- Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên & Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch;

- Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế Phát triển Sạch;

- Quyết định số 997/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu;

- Công văn số 1357/CP-QHQT ngày 13 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ giao tổng cục KTTV ( nay là Bộ Tài nguyên & Môi trường) làm cơ quan đầu mối của

6

Page 7: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu và nghị định thư Kyoto;

- Công văn số 1754/VPCP-NN ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Văn phòng chính phủ thông báo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ TN & MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật và xử lý các thông tin về BĐKH, nước biển dâng; đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức thế giới về BĐKH để nghiên cứu xây dựng chương trình hành động thích ứng với BĐKH và nước biển dâng tại Việt Nam;

- Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ) của Bộ Tài nguyên & Môi trường;

- Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào tháng 9 năm 2009;

- Quyết định số 2730/2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Khung Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020;

- Quyết định số 1618/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2020 của UBND tỉnh An Giang;

- Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện Kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.

- Công văn số 45/PCLBTW ngày 31/03/2008 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.

- Quyết định số 1618/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009 – 2020 của UBND tỉnh An Giang;

- Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện Kế hoạch hành động của ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 2278 /QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh An Giang đến năm 2020 của UBND tỉnh An Giang;

7

Page 8: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Hệ thống các kế hoạch, văn bản của tỉnh An Giang về công tác bảo vệ môi trường và mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu.

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu

3.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh An Giang có toạ độ địa lý từ 10010’30” đến 10037’50” vĩ độ Bắc và từ 104047’20” đến 105035’10” kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia.

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang.

- Phía Đông Nam giáp Thành phố Cần Thơ.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.535 km2, bằng 1,07% diện tích cả nước và đứng thứ 4 ở ĐBSCL. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên (tỉnh lỵ), thị xã Châu Đốc và 9 huyện là An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn. Đơn vị hành chính cấp xã có 154 đơn vị gồm 15 phường, 17 thị trấn và 122 xã.

Về liên hệ vùng, An Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 60 km, có đường biên giới với Vương quốc Campuchia dài khoảng 90 km được thông thương bằng các cửa khẩu quốc tế và quốc gia như Vĩnh Xương (Tân Châu), Xuân Tô (Tịnh Biên) và Long Bình (An Phú).

Về đường bộ, hiện An Giang chỉ có một trục Quốc lộ 91 đi ngang; đường thuỷ có sông Tiền, sông Hậu. Đây là những trục giao thương chủ yếu và cần thiết nhưng chưa đủ để tỉnh phát huy các lợi thế về kinh tế cửa khẩu, du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Với sông Tiền và sông Hậu ở phía Đông và chuỗi đồi núi thấp ở phía Tây đã hình thành 2 dạng địa hình chính:

- Địa hình đồng bằng:

Có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ chênh cao 0,5 - 1 cm/km. Cao trình của toàn đồng bằng biến thiên từ 0,8 m đến 3 m và được chia thành 2 vùng:

+ Vùng cù lao gồm 4 huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới có cao trình biến thiên từ 1,3 - 3 m và thấp dần từ ven sông vào nội đồng.

8

Page 9: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

+ Vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn có cao trình biến thiên từ 0,8 - 3 m và thấp dần về phía Tây.

- Địa hình đồi núi:

Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao từ 300 - 700 m, cao nhất là núi Cấm 710 m. Bao bọc chung quanh núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, có cao trình từ 4 - 40 m và độ dốc từ 30 - 80.

Nhìn chung, địa hình của An Giang ít phức tạp, tương đối thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp - thuỷ sản và du lịch.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và ổn định. Lượng

mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa.

Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình năm 28,70C.

- Nhiệt độ cao nhất 37,30C ( tháng 2 ).

- Nhiệt độ thấp nhất 26,50C ( tháng 1).

Tổng tích ôn trên 10.0000C. Khu vực đồi núi thường có nhiệt độ thấp so hơn đồng bằng 20C.

Mưa

Chế độ mưa bị phân hóa thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lượng mưa tập trung từ tháng 7 – 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không vượt quá 100mm/năm.

Tổng lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 1200mm/năm, giá trị cao nhất đạt 2.100 mm/năm và thấp nhất 900mm/năm.

Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/năm. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung vào bảy tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng 88%. Trong mùa mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng tương đối đều nên cường độ mưa không lớn lắm, trong khi sự phân bố mưa theo lãnh thổ thì không đáng kể. Vào mùa mưa, nước sông Mêkông đổ về gây mùa nước nổi hàng năm ở vùng đồng bằng từ tháng 8 đến tháng 11 và gây rửa trôi xói mòn mạnh tại khu vực đồi núi. Vào 5 tháng mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nhất là vùng đồi núi.

9

Page 10: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Bảng 1 - Một số đặc tính khí tượng thủy văn của tỉnh An Giang

ThángNhiệt độ

bình quân (0C)

Nhiệt độ tối thấp

(0C)

Nhiệt độ tối cao

(0C)

Tổng số giờ nắng

(giờ)

Lượng mưa bình

quân (mm)

Lượng mưa cao

nhất (mm)

Lượng mưa thấp nhất (mm)

Số ngày mưa bình

quân (ngày)

01 25,5 17,0 39,1 257,0 6,3 53,0 1,3 1,5

02 25,9 18,5 26,4 255,0 0,9 2,9 – 0,5

03 26,0 17,5 37,2 282,0 11,4 21,0 2,4 2,7

04 28,3 21,8 39,3 246,0 85,6 89,5 3,5 8,0

05 28,1 21,1 36,5 205,0 143,6 176,5 100,8 14,6

06 27,5 20,0 36,2 174,0 108,0 139,7 84,0 17,7

07 28,2 21,1 39,1 171,0 115,4 170,8 81,6 16,4

08 27,3 21,0 36,4 164,0 168,8 172,3 108,0 17,4

09 27,5 21,3 33,9 153,0 117,3 139,7 60,7 17,5

10 27,5 21,1 33,4 171,0 207,2 423,5 195,6 20,1

11 26,8 19,8 32,7 207,0 128,3 215,6 95,3 12,4

12 25,8 17,0 33,0 236,0 39,8 237,5 9,4 3,7

Tổng cộng

2.521,0 1.132,6 132,5

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ.

Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí

Lượng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm. Lượng bốc hơi cao xảy ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này khoảng 76%. Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở khu vực đồi núi. Lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa xấp xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô. Ẩm độ không khí của các tháng mùa mưa khoảng 80–85%.

Nắng

- Tổng số giờ nắng 2.346 giờ,

- Tổng số giờ nắng thấp nhất 123,8 giờ / tháng 7

- Tổng số giờ nắng cao nhất 234,2 giờ / tháng 12.

10

Page 11: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô thường cao hơn khoảng 2 giờ so với các tháng mùa mưa.

Gió

Chế độ gió khá đồng nhất. Từ tháng 5–10 phổ biến gió mùa Tây Nam mang hơi nước về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau phổ biến gió mùa Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô. Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 3 m/giây.

Ở An Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể.

Tóm lại, với nền nhiệt độ cao đều trong năm, giàu nắng mưa theo mùa và không có bão, điều kiện khí hậu ở An Giang khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp như thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.

3.1.4. Đặc điểm thủy văn, thủy triều và nguồn nước

Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.

Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Lưu lượng trung bình năm là 13.500 m3/s, vào mùa lũ 24.000 m3/s và mùa kiệt là 5.020 m3/s. Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong tỉnh có tổng chiều dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2 ), đủ sức chuyển tải nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ.

Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình thành mùa nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5 mét, thời gian ngập từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12.

Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là thiên tai mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ lâu đời đã gắn liền với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL. Do vậy cần phải biết khai thác những mặt lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn với mùa nước nổi.

Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng ruộng; cải thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm; mang lại nguồn lợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nước nổi.

Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn kém chi phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, thu hoạch và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các mô hình sản xuất nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; Ngoài ra mức nước ngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân.

11

Page 12: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí nhiều quỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cụm - tuyến dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc lợi có cao trình an toàn.

3.2. Các nguồn tài nguyên

3.2.1. Tài nguyên đất

An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%; nhóm đất phù sa có phèn trên 93.800 ha, chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ gần 24.724 ha, chiếm 7,3% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất phèn và các nhóm khác. Đất đai của An Giang phần lớn rất màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa, địa hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các loại cây trồng khá rộng.

3.2.2. Tài nguyên nước

Nước mưaMùa mưa ở An Giang tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả

năm với tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.200mm. Nước mưa là nguồn nước quan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm như các vùng nông thôn xa, hẻo lánh và vùng đồi núi. Đầu mùa mưa cũng là thời điểm vào vụ canh tác của đất ruộng trên và nương rẫy thuộc vùng đồi núi là các vùng không có nguồn nước tưới.

Nước mặtSông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch là nguồn nước mặt chủ yếu cấp nước cho

hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Lưu lượng của các sông khá lớn nên truyền nước theo các kênh rạch đến tận các vùng xa, đủ sức cung cấp nước kể cả trong mùa kiệt. Nguồn nước mặt hiện phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng; đồng thời với việc sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực sản xuất khác, nguồn nước mặt còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các đô thị và khu dân cư tập trung, có tác dụng tích cực cho cải tạo đất đai, khai hoang - phục hoá, tháo chua rửa phèn ở vùng tứ giác Long Xuyên. Tuy nhiên, nhiều năm qua tại một số khu vực, sông rạch đã bị ô nhiễm do hoạt động của các nhà máy công nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản ao hầm, lồng bè, đăng quầng; một số khu vực cuối nguồn nước các kênh rạch bị cạn kiệt vào mùa khô do tình trạng bồi lắng, cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để xử lý nhằm đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Mỗi năm An Giang có mùa nước nổi do nước các sông, rạch tràn bờ và làm ngập 70% diện tích của tỉnh trong nhiều tháng, mùa nước nổi hiện nay đã được xem là một nguồn tài nguyên để khai thác mặt lợi và hạn chế tối đa mặt hại với phương châm sống chung và sản xuất an toàn trong mùa nước nổi.

12

Page 13: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, là tiền đề để tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguồn nước mặt trong tỉnh ngọt quanh năm, tuy nhiên do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng, có khoảng 1/4 diện tích phía Tây Nam của tỉnh nguồn nước mặt bị nhiễm phèn trong một vài tháng đầu mùa mưa.

Nước ngầmTheo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước ngầm ở An Giang có trữ

lượng khá dồi dào nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa được chặt chẽ do chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có trên 7.100 giếng khoan, phục vụ sinh hoạt 92,14%, phục vụ sản xuất 7,86% và qua khảo sát sơ bộ có khoảng 240 giếng bị ô nhiễm (nhiều nhất là nhiễm Asen) hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước.

3.2.3. Tài nguyên rừng

Quỹ đất lâm nghiệp có trên 20.000 ha, đã khoanh ranh giới đất rừng 18.000 ha (trong đó đã có rừng 14.700 ha) và còn lại là quỹ đất đồi núi có khả năng phát triển rừng.

Rừng ở An Giang chủ yếu là rừng trồng, trong đó chỉ có trên 4,2% là rừng tự nhiên (khoảng 580 ha). Rừng trồng chủ yếu là các loại cây mọc nhanh bạch đàn, keo lá tràm, tai tượng kết hợp với cây gỗ quý như sao, dầu, giáng hương, cây dó bầu (để tạo trầm hương) và các loại cây ăn quả lâu năm. Rừng tự nhiên hiện còn giữ được các cây gỗ quý như giáng hương, thao lao, dầu, căm xe. Rừng đất ngập nước chủ yếu là cây tràm.

Hiện nay tỉnh đã khoanh ranh giới cho 25 khu rừng để phấn đấu nâng độ che phủ đạt 5% (hiện độ che phủ đạt 4,1%). Tốc độ che phủ rừng tăng nhanh đã giúp phục hồi hệ động vật rừng đa dạng (gồm các loài thú, các loài bò sát, thủy sản và các loài chim).

Tài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và an ninh quốc phòng. Hơn nữa việc khai thác hợp lý rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho nhân dân vùng đồi núi và vùng dân tộc. Vì vậy trong những năm tới cần phủ xanh hết đất quy hoạch trồng rừng kết hợp với chăm sóc, bảo vệ rừng.

3.2.4. Tài nguyên khoáng sản

An Giang tuy là tỉnh ở ĐBSCL nhưng lại có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng với các loại đá xây dựng, đá ốp lát, đá áplit, cát núi, cát sông, than bùn, kaolin, nước khoáng.

Hoạt động khoáng sản ở An Giang trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm cho lao động người dân tộc, cung cấp nguồn nguyên liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trong tỉnh, ngoài ra đá xây dựng còn cung ứng cho khoảng 30% - 50% thị phần vùng ĐBSCL.

13

Page 14: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Theo các tài liệu thăm dò được phê duyệt, trữ lượng một số loại khoáng sản ở An Giang gồm: Đá xây dựng 2.100 triệu m3, đá ốp lát 139 triệu m3, kaolin 2,2 triệu m3, đá áplit 200 nghìn tấn, than bùn 16 triệu tấn, cát sông Hậu 67 triệu m3, sông Tiền 50 triệu m3

và sét gạch ngói 39 triệu m3. Ngoài ra An Giang còn có mỏ nước khoáng chuẩn bị đưa vào khai thác công nghiệp.

3.2.5. Tài nguyên nhân văn

Tỉnh An giang có nguồn tài nguyên nhân văn khá phong phú và đặc sắc. Di chỉ Óc Eo là một địa danh nổi tiếng điển hình, là cái nôi của nền văn hoá Óc Eo, có từ thế kỷ thứ IV, hiện nay thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn đã chứng minh được lịch sử lâu đời của con người gắn bó với mảnh đất An Giang. Tuy nhiên đến nay, dấu vết và những công trình mà người xưa để lại chủ yếu bắt đầu từ thời nhà Nguyễn. Các bậc tiền nhân như Chưởng binh Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và sau đó là Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đã tiến hành khai khẩn đất đai, đào kinh, đắp đường, lập ấp,… Đến nay ở khắp nơi có những công trình mang tên người xưa đã có công khởi xướng, xây dựng lên chúng như: Kinh Vĩnh Tế, Kinh Thoại Hà, Rạch ông Chưởng,… Hơn thế nữa, để tôn kính người đã có công tạo dựng cơ đồ, nhân dân An Giang xây dựng những đền, chùa, miếu mạo thờ cúng họ như: Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, Đền Quản Cơ Trần Văn Thành, Đình Thoại Sơn ( thờ Nguyễn Văn Thoại ), các Đình ở Châu Phú, Long Xuyên, Châu Đốc và các huyện ( thờ Nguyễn Hữu Cảnh )…

Đến nay trên địa bàn tỉnh có 68 công trình di tích lịch sử được Nhà nước công nhận xếp hạng gồm 26 di tích cấp quốc gia và 42 di tích cấp tỉnh. Cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp như núi Sam, Lâm viên núi Cấm, cảnh sông nước sông Tiền, sông Hậu,… có sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Sự phân bố tự nhiên của công trình di tích và cảnh quan cũng đã hình thành lên 9 cụm di tích và 5 khu du lịch lớn trong tỉnh.

Trong những năm qua, bình quân mỗi năm tỉnh An giang đón tiếp được từ 3,5 – 4 triệu lượt khách du lịch, tham quan gồm cả khách trong và ngoài nước. Vào dịp lễ hội bà Chúa Xứ (tháng Tư âm lịch), khu vực núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc và tuyến Long Xuyên - Châu Đốc, tuyến Châu Đốc - Tịnh Biên – Tri Tôn có khách du lịch tham quan, đi lại, lễ bái kết hợp du lịch suốt tháng.

Về dân tộc: dân tộc Kinh chiếm đa số trong tỉnh với 94,21%, người Khơme chiếm 4,31%, người Hoa chiếm 0,86%, người Chăm chiếm 0,61%, còn lại là các dân tộc khác. Các dân tộc nói chung đã hoà nhập thành cộng đồng dân cư, đoàn kết, gắn bó, đã có được các công trình sáng tạo mang tính lịch sử nghệ thuật đến độ đặc sắc của mình như chùa Chăm ở các huyện Phú Tân, Tân Châu, An Phú; chùa Tây An và Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, chùa Ông Bắc ở Long Xuyên, các chùa Khơme ở Tri Tôn, Tịnh Biên,…

14

Page 15: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Người dân An Giang sống chủ yếu bằng nghề nông, người dân vùng núi làm nương, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, người dân vùng đồng bằng làm lúa nước, nuôi thả tôm cá, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông. Ở Châu Đốc, An Phú nghề nuôi cá bè nổi tiếng không những về kinh tế chăn nuôi mà còn là điểm thu hút khách tham quan từ khắp nơi.

Các lễ, tết truyền thống của cộng đồng dân tộc trong tỉnh gồm có:

- Người Kinh có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ( lễ hội cấp quốc gia ), lễ hội Đức Thoại Ngọc Hầu, lễ hội Đức Quản Cơ Trần Văn Thành, lễ hội Bia Thoại Sơn, lễ hội chùa Giồng Thành và các lễ hội Kỳ yên của các Đình Thần.

- Người Hoa có các lễ chùa Quan Thánh Đế, chùa Ông Bắc.

- Người Khơme có tết Dolta, tết CholchnamThmay và lễ Tisad Bochia.

- Người Chăm có lễ Hatgi, tết Ramadol.

3.3. Hiện trạng môi trường tỉnh An Giang Môi trường ở An Giang ngày càng chịu nhiều sức ép từ phát triển kinh tế, gia tăng

dân số, đô thị hoá, phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ chất thải công nghiệp, sinh hoạt và đặc biệt là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có chiều hướng tăng nhanh.

Đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị và các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp; ô nhiễm nguồn nước mặt làm giảm chất lượng nước cung cấp sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản; suy giảm chất lượng môi trường đất đang rõ nét ở các vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để; ô nhiễm do rác thải chưa có nơi xử lý hoặc chôn lấp đúng kỹ thuật.

3.3.1. Hiện trạng môi trường ở các đô thị và các khu dân cư tập trung

Môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm trầm trọng theo tiến độ đô thị hoá, thể hiện qua thực trạng xả thải (nước thải sinh hoạt không qua xử lý, chất thải sinh hoạt chưa được thu gom triệt để và chưa có giải pháp xử lý phù hợp), vẫn còn các cơ sở sản xuất, nhà máy chen lẫn trong khu dân cư.

Nồng độ bụi trong các năm qua đã vượt nhẹ tiêu chuẩn môi trường, riêng ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc vượt tiêu chuẩn môi trường 2 lần. Độ ồn và bụi chì các khu vực đô thị còn nằm trong giới hạn cho phép.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 200 cụm, tuyến dân cư vượt lũ. Việc bố trí dân cư vùng lũ vào ở đang gặp nhiều trở ngại do việc đầu tư chưa đồng bộ như phần lớn chưa có nước sạch, cầu vệ sinh tự hoại và chưa có giải pháp thu gom, xử lý rác. Do vậy có thể thấy tình hình môi trường ở cụm, tuyến dân cư đang rất bức xúc cần được quan tâm giải quyết để thu hút dân vào ở đạt 100% số nền bố trí.

15

Page 16: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

3.3.2. Hiện trạng môi trường nông thôn

Do điều kiện tự nhiên về địa hình, thuỷ văn đã tạo nên tập quán sống từ xưa của cư dân nông thôn trong tỉnh là sống ven theo nguồn nước mặt, kinh rạch; xây dựng chuồng gia súc, cầu vệ sinh trên ao cá, trên sông hoặc thải trực tiếp ra sông rạch; đối với khu vực miền núi, đa số người dân tộc nuôi gia súc trong nhà. Các bãi rác, nghĩa trang riêng lẻ hầu như bị ngập hoàn toàn trong mùa lũ. Do đó, vấn đề thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn là vấn đề nổi rõ nhất, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch còn thấp khoảng 65%; ô nhiễm môi trường đất sản xuất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng do không kiểm soát việc sử dụng phân bón và thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh. Ngoài ra, việc phát triển các làng nghề (gạch ngói, chế biến lương thực thực phẩm, khai thác đá thủ công…) với công nghệ lạc hậu đang làm ô nhiễm môi trường nặng nề, đe doạ cho sức khoẻ nhân dân trong các vùng có làng nghề. Đặc biệt qua điều tra, toàn tỉnh hiện có gần 19.700 hộ cất nhà trên sông, kênh, rạch gây ô nhiễm khá nghiêm trọng môi trường nước mặt và ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực.

3.3.3. Hiện trạng môi trường ở các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung

Các loại hình sản xuất đang gây ô nhiễm không khí gồm khai thác đá, xay xát lương thực, sản xuất vật liệu xây dựng và gạch ngói, trong đó khai thác đá và sản xuất gạch ngói gây ô nhiễm bụi gấp 2 lần tiêu chuẩn môi trường. Khói bụi lò gạch ngói còn gây tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp chung quanh và việc lấy tầng mặt đất cây hàng năm làm nguyên liệu gạch ngói không theo quy hoạch trong thời gian qua đã hủy hoại nhiều vùng đất canh tác. Các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện đang quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chủ yếu là loại hình chế biến đông lạnh thuỷ sản.

3.3.4. Hiện trạng môi trường ở khu vực đê bao kiểm soát lũ

Xây dựng đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng đối với đặc thù mùa nước nổi của tỉnh. Qua nhiều năm khảo sát, quan trắc đã cho những kết quả không khả quan về chất lượng môi trường. Chất lượng nước mặt suy giảm với chỉ tiêu amoniac (NH3) vượt rất cao so với tiêu chuẩn môi trường; coliforms, BOD5, phốtpho tổng số…đều vượt so với tiêu chuẩn môi trường, dễ xảy ra hiện tượng phú dưỡng, bùng nổ tảo trong môi trường nước và ảnh hưởng đến động vật thuỷ sinh.

Chất lượng đất suy giảm dẫn đến năng suất cây trồng suy giảm nhưng chi phí sản xuất tăng cao (phân bón, thuốc trừ sâu). Việc tuyên truyền cho nông dân sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, tiết giảm lượng thuốc trừ sâu không cần thiết và giải pháp xả lũ có được phổ biến, áp dụng nhưng chưa rộng rãi.

16

Page 17: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

3.3.5. Hiện trạng môi trường ở các khu du lịch

Môi trường chung tại các khu, điểm du lịch, tham quan khá tốt do đặc thù cảnh quan chung quanh là đồi núi, vườn, rừng. Tuy nhiên, các giải pháp về xử lý chất thải chưa đồng bộ nên vẫn còn gây ô nhiễm cục bộ.

4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH

Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà môi trường có nhiều biến đổi hết sức bất thường và diễn ra với tốc độ nhanh chóng: khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học... Trong đó, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm sâu sắc. Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tình trạng cung cấp lương thực toàn cầu, vấn đề di dân và de dọa nền hòa bình, an ninh thế giới. Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao.

Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm 20C thì mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12% diện tích đất, 23% số dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà. Một phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung có thể bị ngập lụt.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam và được xem là nơi chịu ảnh hưởng sớm và lớn nhất từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong vài năm gần đây, thời tiết vùng ĐBSCL biến đổi bất thường. Mùa khô hạn nắng nóng gay gắt, nước biển sớm xâm nhập sâu vào đất liền. Trong khi mùa mưa lũ kéo dài hơn, đôi khi còn xuất hiện một hai cơn bão ngoài khơi hướng vào đất liền, điều mà trước đây rất hiếm khi xảy ra ở vùng này.

Trong 60 năm nữa, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội ĐBSCL thay đổi lớn. Nước biển sẽ dâng cao trên 1 mét, làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông Mê Kông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang; thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá, giao thông, cấp nước sinh hoạt, sức khỏe, tăng nguy cơ cháy rừng…Diện tích rừng ngập mặn và một số vùng đất ngập nước

17

Page 18: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

sẽ bị giảm. Cơ sở hạ tầng, nhất là ở ven biển bị uy hiếp nghiêm trọng. Nước biển dâng cao sẽ làm thay đổi môi trường sống nhiều loài sinh vật biển, trước hết là tôm cá tự nhiên. Các mô hình nuôi thủy sản có nguy cơ bị phá sản. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm. Bờ biển, bờ sông sẽ bị xâm thực mạnh hơn. Nếu không có giống mới chịu mặn, nền nông nghiệp sẽ suy thoái, trước hết là cây lúa. Năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng sản phẩm nông nghiệp sẽ giảm sút. Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng lớn. Đời sống của hàng chục triệu người dân sẽ bị xáo trộn không nhỏ...

An Giang là vùng đất ngập nước điển hình của quốc gia với chế độ ngập lũ, ngập mặn và hệ thống sông rạch chằng chịt, có các hệ sinh thái rừng và các hệ sinh thái nông nghiệp rất phát triển… Những tiềm năng đó mở ra nhiều triển vọng để An Giang phát triển nhanh, trở thành một vùng kinh tế quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, những năm qua, tình trạng biến đổi khí hậu đã gây áp lực ngày càng lớn đến phát triển kinh tế- xã hội, đến tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân trong tỉnh...

Trước các sức ép về tốc độ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang, sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái… đã góp phần gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

An Giang là một trong bốn tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long – nơi đang chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Đất đai bị bạc màu; đa dạng sinh học giảm mạnh; diện tích đất bị xâm nhập mặn, đất bị khô hạn, nhiễm phèn ngày càng tăng; nhiệt độ không khí tăng cao và hạn hán bất thường, lũ lụt không theo quy luật; nhiều dịch bệnh mới hình thành… đã đe dọa đến đời sống và hoạt động của người dân trong tỉnh.

Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, dịch bệnh… đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, phát triển của thủy hải sản và du lịch; tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái; giao thông và cơ sở hạ tầng; nước sạch và vệ sinh môi trường…Những ảnh hưởng này cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ đặt Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng trước một thách thức rất nghiêm trọng.

Ở cấp quốc gia, Việt Nam đã lồng ghép chống biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ Môi trường, các Chương trình như Chương trình nghị sự Agenda 21 của Việt Nam, Chiến lược quốc gia về quản lý môi trường biển và ven biển, Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020… Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được chỉ định là Cơ quan đầu

18

Page 19: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

mối Quốc gia về các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Gần đây nhất, ngày 3/12/2007, Chính phủ đã có Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho chương trình này và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2008.

Trước nguy cơ ảnh hưởng và cảnh báo về biến đổi khí hậu, An Giang cần phải có các giải pháp, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm ứng phó với hiểm họa này. Vấn đề biến đổi khí hậu vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, phức tạp và liên quan đến tất cả các ngành, trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Vì thế, để thực hiện được mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với Tỉnh, việc xây dựng các giải pháp, kế hoạch và công tác chỉ đạo thực hiện cần được nghiên cứu, trao đổi ở tất cả các cấp, các khu vực, các lĩnh vực (tài nguyên nước, đất, môi trường, các hệ sinh thái…) và trong tất cả các ngành, quan trọng nhất là năng lượng, giao thông, công nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tài nguyên và môi trường.

Để làm tốt công tác ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu đối với tỉnh An Giang, ngoài việc nghiên cứu, xác định rõ, sâu hơn các tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng và nhanh chóng ban hành các chương trình, giải pháp, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, An Giang sẽ tổ chức lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào trong quá trình quản lý, kế hoạch hóa trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Xuất phát từ những lý do và yêu cầu trên, việc xây dựng và triển khai kế hoạch hành động “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh An Giang” là một việc làm cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Đồng thời, giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu có cách nhìn bao quát hơn về nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu, từ đó đưa ra các quyết sách hợp lý nhằm thích ứng và đối phó với xu thế này.

B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu xây dựng các kế hoạch hành động để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh An Giang.

Mục tiêu cụ thể:

- Bước đầu đánh giá được mức độ biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang do biến đổi khí hậu toàn cầu và mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương;

19

Page 20: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Xác định được các chương trình, kế hoạch, giải pháp thích nghi, ứng phó và hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu;

- Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, kế hoạch triển khai các dự án, trước tiên là các dự án thí điểm.

20

Page 21: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

C. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNGCHƯƠNG I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CỦA TỈNH AN GIANG

1.1. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAMCác tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí

hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7) Khả năng chủ động cập nhật.

Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng phương pháp tổ hợp (MAGICC/SCENGEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê đã được lựa chọn để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam.

1.1.1. Về nhiệt độ

Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.

- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng từ 1,6 đến 1,90C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,40C.

Bảng 2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1)

VùngCác mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,6 1,7 1,7

Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 1,7 1,7

Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,5 1,5 1,6 1,6

Bắc Trung Bộ 0,6 0,8 1,1 1,4 1,6 1,7 1,8 1,9 1,9

Nam Trung Bộ 0,4 0,6 0,7 0,9 1,0 1,2 1,2 1,2 1,2

Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 0,9 1,0 1,0 1,1 1,1

Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,3 1,3 1,4 1,4

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,40C ở Đồng bằng Bắc Bộ,

21

Page 22: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

2,80C ở Bắc Trung Bộ, 1,90C ở Nam Trung Bộ, 1,60C ở Tây Nguyên và 2,00C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999.

Bảng 3. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

VùngCác mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,1 2,4 2,6

Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5

Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4

Bắc Trung Bộ 0,5 0,8 1,1 1,5 1,8 2,1 2,4 2,6 2,8

Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9

Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6

Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,0

- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng 3,1 đến 3,60C, trong đó Tây Bắc là 3,30C, Đông Bắc là 3,20C, Đồng bằng Bắc Bộ là 3,10C và Bắc Trung Bộ là 3,60C. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí hậu phía Nam là 2,40C ở Nam Trung Bộ, 2,10C ở Tây Nguyên và 2,60C ở Nam Bộ.

Bảng 4. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2)

VùngCác mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc 0,5 0,8 1,0 1,3 1,7 2,0 2,4 2,8 3,3

Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,7 3,2

Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 3,1

Bắc Trung Bộ 0,6 0,9 1,2 1,5 1,8 2,2 2,6 3,1 3,6

Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,8 1,0 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4

Tây Nguyên 0,3 0,5 0,7 0,8 1,0 1,3 1,5 1,8 2,1

Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6

22

Page 23: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

1.1.2. Về lượng mưa

Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.

- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 - 2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3 - 6% ở các vùng khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 7 - 10% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999.

Bảng 5. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1)

VùngCác mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,4 4,6 4,8 4,8

Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,5 4,7 4,8 4,8

Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 3,9 4,5 4,8 5,1 5,2 5,2

Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 3,8 4,3 4,7 4,9 5,0 5,0

Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,6 1,8 2,0 2,1 2,2 2,2

Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,7 0,9 0,9 1,0 1,0

Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,0 1,0

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4 - 7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới 1%.

23

Page 24: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Bảng 6. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

VùngCác mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,6 5,4 6,1 6,7 7,4

Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,7 5,4 6,1 6,8 7,3

Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 4,1 5,0 5,9 6,6 7,3 7,9

Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 4,0 4,9 5,7 6,4 7,1 7,7

Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,7 2,1 2,4 2,7 3,0 3,2

Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,0 1,2 1,3 1,4

Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,2 1,4 1,5

- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6 - 9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm tới 13 - 22% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng 1 - 2%.

Bảng 7. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2)

VùngCác mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc 1,6 2,1 2,8 3,7 4,5 5,6 6,8 8,0 9,3

Đông Bắc 1,7 2,2 2,8 2,8 4,6 5,7 6,8 8,0 9,3

Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,0 3,8 5,0 6,1 7,4 8,7 10,1

Bắc Trung Bộ 1,8 2,3 3,0 3,7 4,8 5,9 7,1 8,4 9,7

Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,2 1,7 2,1 2,5 3,0 3,6 4,1

Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,5 1,8

Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,9

24

Page 25: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

1.1.3. Kịch bản nước biển dâng

Báo cáo lần thứ tư của IPCC ước tính mực nước biển dâng khoảng 26-59 cm vào năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn.

Nhiều nhà khoa học đã đánh giá rằng các tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt độ toàn cầu là tương đối phù hợp với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC về nước biển dâng là thiên thấp so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thiên thấp này là do các mô hình tính toán mà IPCC sử dụng để phân tích đã chưa đánh giá đầy đủ các quá trình tan băng.

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50 - 140cm vào năm 2100.

Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI).

Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999.

Bảng 8. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999

Kịch bảnCác mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65

Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75

Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100

Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập đã được xây dựng, bước đầu là cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long dựa trên các bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; tỷ lệ 1/5000 và mô hình số độ cao độ phân giải 5 x 5m đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Bộ TNMT, 2009).

Mực nước biển bình quân của khu vực được tính toán dựa trên số liệu mực nước triều thực đo tại Vũng Tàu (giai đoạn 1979 - 2007). Trong tính toán chưa xét đến các yếu tố tác động của sóng, thủy triều, nước dâng do bão, lũ và các cơ chế thuỷ động lực khác.

25

Page 26: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

1.1.4. Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam

Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI).

Kịch bản phát thải thấp (B1) mô tả một thế giới phát triển tương đối hoàn hảo theo hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế thay đổi nhanh theo hướng dịch vụ và thông tin, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, với cơ cấu kinh tế không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới như hiện nay, cộng với nhận thức rất khác nhau về biến đổi khí hậu và quan điểm còn rất khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính nhằm hạn chế mức độ gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 20C gặp rất nhiều trở ngại, kịch bản phát thải thấp (B1) có rất ít khả năng trở thành hiện thực trong thế kỷ 21.

Các kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ (A2) hoặc sử dụng tối đa năng lượng hóa thạch (A1FI). Đây là các kịch bản xấu nhất mà nhân loại cần phải nghĩ đến. Với những nỗ lực trong phát triển công nghệ thân thiện với khí hậu, đàm phán giảm phát thải khí nhà kính, và sự chung tay, chung sức của toàn nhân loại trong “liên kết chống lại biến đổi khí hậu”, có thể hy vọng rằng những kịch bản phát thải cao sẽ có rất ít khả năng xảy ra.

Hơn nữa, vẫn còn nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và kèm theo đó là lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai. Với sự tồn tại các điểm chưa chắc chắn thì các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính ở cận trên hoặc cận dưới đều có mức độ tin cậy thấp hơn so với kịch bản ở mức trung bình.

Vì những lý do nêu trên, kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với Việt Nam được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2).

1.2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở AN GIANG Ở An Giang, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố

khí hậu và mực nước có những điểm đáng lưu ý sau:

1.2.1. Nhiệt độ

An Giang có nền nhiệt độ trung bình năm 26 – 27,80C.

26

Page 27: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Trong 30 năm qua (1979 - 2008), nhiệt độ trung bình năm ở An Giang có xu hướng tăng lên. Trong đó, nhiệt độ trung bình tăng 0,80C, nhiệt độ cao nhất tăng 1,20C. Nhiệt độ thấp nhất tăng 0,50C. Bảng kết quả theo dõi diễn biến nhiệt độ trung bình của các Trạm Quan trắc Khí tượng thuỷ văn Châu Đốc - An Giang qua các năm được đính kèm trong phần phụ lục.

Biến đổi khí hậu đã thể hiện ở An Giang, với mức tăng nhiệt độ trung bình 0,1 – 1,20C/ 1 thập kỷ trong thế kỷ XX kể cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao.

Hình 1: Diễn biến nhiệt độ qua các năm tại trạm Châu Đốc

1.2.2. Lượng mưa

An Giang có lượng mưa năm phổ biến 1.200 - 2.100 mm, nhưng phân bố không đều. Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/năm. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung vào bảy tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng 88%. Bảng kết quả theo dõi diễn biến lượng mưa trung bình qua các năm của Các Trạm Khí tượng thuỷ văn An Giang được đính kèm trong phần phụ lục.

Kết quả theo dõi diễn biến lượng mưa trung bình qua các năm của các trạm Khí tượng An Giang như sau:

27

Page 28: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Hình 2: Kết quả diễn biến lượng mưa quan trắc được tại các Trạm ở An Giang

28

Page 29: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Hình 3: Kết quả diễn biến lượng mưa trung bình

1.2.3. Diễn biến mực nước

Bảng kết quả theo dõi diễn biến mực nước trung bình qua các năm của Các Trạm Khí tượng thuỷ văn An Giang được đính kèm trong phần phụ lục.

29

Page 30: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Hình 4: Diễn biến mực nước quan trắc tại các trạm

Hình 5: Diễn biến mực nước quan trắc tại các trạm

1.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở AN GIANG Thống kê dữ liệu cho thời kỳ 1980-1999:

Nhiệt Độ: 27,1 0C Lượng mưa: 1331,4 mm Mực nước: 127,8 cm

1.3.1. Nhiệt độ Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình

năm ở Nam Bộ có thể tăng lên 2,00C so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 9).

30

Page 31: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Bảng 9: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở khu vực Nam Bộ

Mốc thời gian Mức tăng nhiệt độ (0C)

2020 0,4

2030 0,6

2040 0,8

2050 1,0

2060 1,3

2070 1,6

2080 1,8

2090 1,9

2100 2,0

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009.

Kết quả tính toán nhiệt độ trung bình của tỉnh An Giang từ năm 2020 – 2100 ( 0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở khu vực Nam Bộ được đính kèm trong phần phụ lục.

Hình 6: Diễn biến nhiệt độ trung bình từ năm 2020 - 2100 theo kịch bản B2

1.3.2. Lượng mưa Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm ở khu

vực Nam Bộ có thể tăng từ 2 – 3% so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 10).

31

Page 32: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Bảng 10: Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực Nam Bộ

Mốc thời gian Mức thay đổi lượng mưa (%)

2020 0.3

2030 0.4

2040 0.6

2050 0.8

2060 1

2070 1.1

2080 1.2

2090 1.4

2100 1.5

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009.

Kết quả tính toán lượng mưa trung bình của tỉnh An Giang từ năm 2020 – 2100 (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở khu vực Nam Bộ được đính kèm trong phần phụ lục.

Theo kết quả thống kê tại các trạm ở An Giang qua các năm ta thấy lượng mưa nhiều nhất tập trung vào các tháng từ tháng V – XI (khoảng 67,5 – 1.055,9 mm/tháng) và lượng mưa ít nhất tập trung vào các thánh từ tháng XII – IV (khoảng 0 – 33,9 mm/tháng).

Hình 7: Diễn biến lượng mưa trung bình tại khu vực Nam Bộ từ năm 2020 - 2100 theo kịch bản B2

32

Page 33: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

1.3.3. Mực nước biển dângBảng 11: Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát

thải trung bình (B2) khu vực Nam Bộ NĂM MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG (cm)

2020 12

2030 17

2040 23

2050 30

2060 37

2070 46

2080 54

2090 64

2100 75

Dựa trên kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập ở tỉnh An Giang đã được xây dựng dựa trên các bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10.000 và mô hình số độ cao phân giải 5 x 5m.

33

Page 34: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Hình 8: Phạm vi ngập khu vực tỉnh An Giang theo kịch bản nước biển dâng 75cm

34

Page 35: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Bảng 12: Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng 75 cm

STT HUYỆNDiện tích huyện

(km2)Diện tích ngập

(km2)Tỷ lệ ngập

(%)

1 Tân Châu 171.007 0.000 0.00

2 TX. Châu Đốc 105.072 0.646 0.62

3 Chợ Mới 370.728 7.074 1.91

4 An Phú 219.074 0.000 0.00

5 Tri Tôn 602.605 59.374 9.85

6 Châu Phú 452.622 23.907 5.28

7 Châu Thành 356.457 52.781 14.81

8 Phú Tân 328.976 2.838 0.86

9 Tịnh Biên 356.771 5.198 1.46

10 TP. Long Xuyên 115.741 0.553 0.48

11 Thoại Sơn 470.572 83.081 17.66

TOÀN TỈNH 3549.625 235.452 6.63

Huyện có diện tích ngập nhiều nhất: Thoại Sơn (83.081 km2) Huyện có tỷ lệ diện tích ngập nhiều nhất: Thoại Sơn (17.7%)

35

Page 36: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Hình 9: Phạm vi ngập khu vực tỉnh An Giang theo kịch bản nước biển dâng 100cm

36

Page 37: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Bảng 13: Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng 100 cm

STT HUYỆNDiện tích huyện

(km2)Diện tích ngập

(km2)Tỷ lệ ngập

(%)

1 Tân Châu 171.007 0.000 0.00

2 TX. Châu Đốc 105.072 14.039 13.36

3 Chợ Mới 370.728 49.684 13.40

4 An Phú 219.074 0.000 0.00

5 Tri Tôn 602.605 161.513 26.80

6 Châu Phú 452.622 169.322 37.41

7 Châu Thành 356.457 152.999 42.92

8 Phú Tân 328.976 13.653 4.15

9 Tịnh Biên 356.771 51.404 14.41

10 TP. Long Xuyên 115.741 4.826 4.17

11 Thoại Sơn 470.572 221.677 47.11

TOÀN TỈNH 3549.625 839.116 23.64

Huyện có diện tích ngập nhiều nhất: Thoại Sơn (221.677 km2) Huyện có tỷ lệ diện tích ngập nhiều nhất: Thoại Sơn (47.1%)

Theo các kịch bản này, diện tích và tỉ lệ ngập nhiều nhất là huyện Thoại Sơn chứng tỏ đây là huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi mực nước dâng.

1.4. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH AN GIANG

Một số tác động chính của biến đổi khí hậu (BĐKH) liên quan đến An Giang có thể nêu ra như sau:

- Tác động của BĐKH đối với thiên tai, con người, cây trồng và vật nuôi, như làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc..., các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, xâm nhập mặn, các dịch bệnh trên người, trên gia súc, gia cầm và trên cây trồng.

37

Page 38: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước, như chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước.

- Tác động của BĐKH đối với nông nghiệp và an ninh lương thực, như tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.

- Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp như tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn... Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh...

- Tác động của BĐKH đối với giao thông vận tải như làm tăng nguy cơ ngập nước các tuyến giao thông quan trọng, tăng xói lở mặt và nền đường bộ, tăng nguy cơ xói lở và cạn kiệt các luồng đường thủy.

- Tác động của BĐKH đối với công nghiệp và xây dựng như phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong tiêu thoát nước ở các đô thị lớn và xử lý nước thải nhiễm bẩn từ các khu công nghiệp.

- Tác động của BĐKH đối với sức khỏe con người như nhiệt độ tăng, tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh; Làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan. Làm tăng số người chết do thiên tai; Tăng nghèo đói do giảm thu nhập, mất nhà cửa. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, người già, trẻ em và phụ nữ.

- Tác động lớn đến đời sống dân cư, xã hội. Biến đổi phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển. Cuộc sống của người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn. An ninh quốc phòng sẽ phải đặt ra những vấn đề thích ứng hơn với bối cảnh mới.

38

Page 39: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH AN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA (2005 – 2009) VÀ ĐỊNH HƯỚNG

ĐẾN NĂM 20202.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH AN GIANG GIAI

ĐOẠN 2005 – 2009 Những năm qua, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, An Giang vẫn duy

trì được khả năng tăng trưởng nhanh và có xu hướng ổn định, mức tăng trưởng kinh tế đạt được là một cố gắng lớn của các cấp chính quyền trong tỉnh.

Năm 2007 là năm có bước chuyển biến tích cực và toàn diện của nền kinh tế với việc đưa các chủ trương, chích sách lớn của Đảng và nhà nước đi vào cuộc sống, kích thích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh.

Đánh giá nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo GDP thì năm 2006 đạt 9,05%; trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 17,96%, khu vực dịch vụ tăng 14,6% và khu vực nông nghiệp giảm 2,69%. Đến năm 2007, ước thực hiện tăng trưởng kinh tế là 13,63% (so với kế hoạch là 13,2% ); trong đó khu vực dịch vụ tăng 15,8%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 15,55% và đặc biệt sau thời gian tăng trưởng âm, nay khu vực nông nghiệp đã tăng trưởng đến 9,03%.

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế 2.1.1.1. Nông – lâm – ngư nghiệp

Khu vực nông - lâm - thuỷ sản tiếp tục phát triển, giá trị tăng thêm của khu vực trong năm qua khoảng 4.843 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 9,03%/năm, vượt cao so với chỉ tiêu tăng bình quân của kế hoạch 2006 – 2010 là 3,6%; trong đó nông nghiệp tăng 6,58%, lâm nghiệp tăng 1,69% và thuỷ sản tăng 24,59%.

Nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên ha tăng dần theo từng năm, năm 2006 là 34,94 triệu đồng; năm 2007 ước đạt 38,3 triệu đồng (giá trị sản xuất trên ha giảm về số học do diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh tăng thêm gần 13.000 ha qua kiểm kê đất đai 2005). Cơ cấu giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp luôn chiếm chủ lực, đạt 82,81% giá trị trong khu vực I. Lúa vẫn là cây lương thực chủ yếu, diện tích gieo trồng 570.602 ha, tăng 20.374 ha so năm 2006, sản lượng lúa năm 2007 ước đạt 3,1 triệu tấn, tăng 176 ngàn tấn so năm 2006. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 204 ngàn ha lúa vụ Đông Xuân 2008 - 2009 (đạt 87% diện tích xuống giống) và 16.500 ha hoa màu (đạt 94%).

Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích biến động qua từng năm nhưng không lớn, chủ yếu là do yếu tố thị trường, tổng diện tích gieo trồng 2007 gần 51.000 ha. Nhóm cây rau, dưa, đậu thực phẩm và các cây trồng mùa nước nổi (sen, ấu...) có hiệu quả

39

Page 40: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

kinh tế cao (gấp 2 - 3 lần trồng lúa) đang được khuyến khích phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung gần các khu vực nhà máy chế biến xuất khẩu.

Nhóm cây công nghiệp lâu năm gồm 4 cây chính là dừa, hồ tiêu, điều và thốt lốt chủ yếu trồng phân tán, có tăng diện tích nhưng không đáng kể, không có triển vọng mở rộng diện tích. Nhóm cây ăn quả cũng phân bố rải rác do ảnh hưởng mùa nước nổi, hiện nay ở khu vực vùng núi đã hình thành dạng vườn cây ăn quả - rừng trên đất lâm nghiệp.

Ngành chăn nuôi với thế mạnh là chăn nuôi gia súc với tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành đạt 7,13% trong cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp.

Lâm nghiệp

Phần lớn rừng ở An Giang là rừng phòng hộ nên giá trị sản xuất thấp do khai thác hạn chế. Diện tích rừng năm 2007 là 14.724 ha, tăng 103 ha so năm 2006. Giá trị tăng thêm từ rừng năm 2007 là 60 tỷ đồng, cơ cấu giá trị trong khu vực I là 1,25%, tốc độ tăng là 1,69%.

Nhiều dự án của nhà nước về lâm nghiệp đã được triển khai có hiệu quả, công tác giao đất, giao rừng được chú trọng với việc hỗ trợ nhân dân thực hiện các mô hình vườn rừng, chăn nuôi dưới tán rừng. Rừng phòng hộ đồi núi và đồng bằng đã giao khoán cho gần 10 ngàn hộ gia đình với tổng diện tích trên 9.400 ha.

Lĩnh vực thuỷ sản

An Giang là tỉnh đầu nguồn nước ĐBSCL, rất thuận lợi để phát triển nhanh và mạnh ngành thuỷ sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản. Tăng trưởng bình quân cả năm là 24,59%; cơ cấu giá trị năm 2007 trong khu vực I đạt 15,94%, tăng khá so với năm 2006 là 13,96%. Đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 là 2.527 ha, tăng 167 ha so năm 2006; số lượng lồng bè là 2.600 chiếc, giảm 200 chiếc so năm 2006 do qui mô sản lượng cá bè trong vài năm qua đã bão hoà. Xu thế hiện nay là phát triển mạnh cá nuôi ao và đăng quầng để giảm thiểu chi phí đầu vào. Năm 2007 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước đạt 263,6 ngàn tấn, gấp 1,45 lần so năm 2006.

2.1.1.2 Công nghiệp - xây dựng Ngành công nghiệp - xây dựng của tỉnh đã có nhiều bước phát triển với tốc độ tăng

trưởng cả năm là 15,55%, tuy nhiên tỷ trọng ngành trong cơ cấu GDP hầu như ít thay đổi.

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Đây là ngành công nghiệp phát triển ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất toàn ngành với 59,5%, tăng trưởng hàng năm 19,35%, là ngành sản xuất gắn liền với các vùng nguyên liệu theo định hướng quy hoạch nông nghiệp và thuỷ sản, đồng thời tác động làm tăng giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp. Hiện trong tỉnh có các loại hình công nghiệp chế biến là xay xát và lau bóng gạo, chế biến thuỷ sản đông lạnh, chế biến rau quả và chế biến các loại thực phẩm khác.

40

Page 41: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Công nghiệp may mặc, da giày

Toàn tỉnh có 664 cơ sở, thu hút 8.329 lao động; tăng trưởng hàng năm 25,2%, chiếm 3,2% giá trị sản xuất toàn ngành.

Công nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa

Ngành cơ khí hoạt động ổn định và có tiềm lực khá mạnh so các tỉnh ĐBSCL, chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời còn phục vụ giao thông vận tải, xây dựng và tiêu dùng sinh hoạt. Tuy nhiên việc đầu tư công nghệ thời gian qua còn ở mức độ trung bình, đang đầu tư công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh hướng tới xuất khẩu.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Đây là ngành có thế mạnh của tỉnh so với toàn vùng ĐBSCL do được thiên nhiên ưu đãi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát.

Các ngành công nghiệp khác

Bao gồm dệt, giày, may, sản xuất - phân phối điện nước, hoá chất... cũng có những bước tiến đáng kể phục vụ tốt cho nền kinh tế của tỉnh.

2.1.1.3 Dịch vụ - Thương mại Thương mại

Phát triển khá, sức mua trên thị trường ngày càng tăng, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ cả năm ước đạt 23.472 tỷ đồng, tăng 22,07% so cùng kỳ.

Ngành du lịch

Đây là thế mạnh của tỉnh An Giang bởi có nhiều đồi núi giữa đồng bằng, ẩn chứa các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam, thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với truyền thống văn hoá lịch sử của con người An Giang như cụm di tích núi Sam, đồi Tức Dụp, Khu du lịch núi Cấm, núi Két, núi Giài... hoặc du lịch sinh thái rừng Trà Sư, sinh thái cù lao Mỹ Hoà Hưng, làng bè Châu Đốc.

An Giang còn có lợi thế thuận tiện đường bộ, đường sông với Campuchia, có thể đến được các điểm du lịch di tích nổi tiếng trên đất bạn.

Lượng khách du lịch đến An Giang bình quân mỗi năm từ 3,5 - 4 triệu người. Ngoài việc đầu tư hạ tầng các khu du lịch như đỉnh núi Cấm, lòng hồ núi Sập, ngành còn chú trọng lưu trú cho khách với 30 khách sạn được xây dựng mới trong kỳ, nâng tổng số lên 63 khách sạn, trong đó có 2 khách sạn 3 sao trở lên.

41

Page 42: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Hoạt động dịch vụ vận tải

Đường quốc lộ và tỉnh lộ có gần 500 km với 15 tuyến đường, trong đó có 13/15 tuyến đường láng nhựa với hệ thống cầu hoàn chỉnh; đồng thời còn hệ thống sông, kênh, rạch dày đặc phục vụ khá cơ bản việc giao thương trong tỉnh và đối ngoại. Hệ thống giao thông nông thôn và giao thông kết hợp đê bao kiểm soát lũ hầu hết được rải cát, đá, nhựa hoặc bê tông xi măng, đảm bảo giao thông thông suốt.

Tỉnh có cảng Mỹ Thới là cảng sông ra biển đang được nâng cấp cầu cảng và trang thiết bị để nâng công suất xếp dỡ lên 1 triệu tấn hàng hoá/năm và xếp dỡ được container.

Hoạt động dịch vụ khác

Mạng lưới bưu chính viễn thông được đầu tư hiện đại và đồng bộ trên địa bàn với cơ sở vật chất là 154 bưu cục đều khắp các xã, đảm bảo thông tin thông suốt trong nước và quốc tế. Số xã có điện thoại đạt 100%.

Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại kỹ thuật và tài chính tín dụng phát triển nhanh, phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo lưu thông hàng hoá và các hoạt động thương mại thông suốt.

2.1.1.3 Cơ sở hạ tầng Giao thông* Đường bộ

+ Quốc lộ: An Giang chỉ có một tuyến Quốc lộ 91 đi từ Cần Thơ qua An Giang đến biên giới Campuchia tại Tịnh Biên, chiều dài 93,13 km.

+ Tỉnh lộ: An Giang có 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 393,20 km, trong đó 337,3km đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng và 55,9 km đường cấp 5.

+ Giao thông đô thị thời gian qua có được đầu tư nhưng chưa đủ. Xu thế là sẽ đầu tư một số tuyến tránh đô thị và hướng ra ngoại ô, ven đô, không mở rộng đường đô thị hiện hữu do không thuận lợi bồi hoàn.

+ Giao thông nông thôn của tỉnh phát triển nhanh so với khu vực. Hiện có 485 tuyến, dài 2.545 km được rải nhựa, bê tông hoặc cát núi rất thuận lợi giao thương quanh năm, kể cả trong mùa nước nổi. Số xã có đường giao thông đến trung tâm xã đạt 97,5% tổng số xã.

* Đường thuỷ

+ Đường thuỷ nội địa: ngoài sông Tiền, sông Hậu, An Giang còn 13 tuyến do trung ương quản lý có thể lưu thông phương tiện có tải trọng 100 - 5.000 tấn; 35 tuyến do tỉnh quản lý có thể lưu thông phương tiện từ 20 - 100 tấn và 489 tuyến do cấp huyện và cơ sở quản lý có thể lưu thông các loại phương tiện nhỏ hơn.

* Hệ thống bến, bãi

42

Page 43: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Bến cảng: An Giang có 01 cảng Mỹ Thới với công suất ban đầu 300.000 tấn/năm, hiện đang được đầu tư mở rộng, nâng cấp cầu tàu dài 103 m.

Tỉnh đang triển khai đầu tư cảng Bình Long ( thuộc KCN Bình Long ) với công suất 300.000 tấn/năm.

- Bến tàu: hiện có 2 bến liên tỉnh là Tân Châu, Châu Đốc; còn lại 6 bến nội tỉnh. Hầu hết các bến chưa đạt yêu cầu về an toàn bến bãi, cần phải đầu tư xây dựng mới.

- Bến đò ngang: hiện có 222 bến, phần lớn do địa phương quản lý, còn lại số ít do Công ty phà quản lý.

Thuỷ lợi* Kênh

- Kênh cấp I: Có 25 kênh dài 582 km, năng lực phục vụ 194.600 ha, chiều rộng đáy bình quân 10 - 20m ( cá biệt kênh Xáng Tân Châu đáy rộng đến 80m ) và cao trình đáy từ -2.00 đến -3.00 m.

- Kênh cấp II: Có 286 kênh dài 1.065 km, năng lực phục vụ 228.350 ha, chiều rộng đáy bình quân 6-8m và cao trình đáy từ -1.50 đến -2.00m.

- Kênh cấp III: Có 2.120 kênh dài 4.005 km, năng lực phục vụ 174.219 ha, chiều rộng đáy bình quân 2 – 4 m và cao trình đáy từ 0 đến 1,5 m.

* Trạm bơm điện

Có 388 trạm phục vụ tưới 48.000 ha và tiêu cho 37.000 ha, tổng công suất các trạm là 660 ngàn m3/h.

* Cống

Toàn tỉnh có 1.900 cống các loại, năng lực phục vụ 155.720 ha.

* Hồ chứa nước

Toàn tỉnh có 4 hồ với tổng dung tích hữu ích 750.000 m3 phục vụ tưới tiêu; đồng thời phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 12.000 dân. Trong đó huyện Tịnh Biên có 3 hồ với dung tích 650.000 m3 và Tri Tôn có 1 hồ với dung tích 100.000 m3.

* Đê bao kiểm soát lũ

Tổng chiều dài đê là 4.663 km, trong đó đê kiểm soát lũ triệt để 1.627 km bảo vệ cho 185 tiểu vùng, bằng72.191 ha và đê kiểm soát lũ tháng 8 dài 3.036 km bảo vệ cho 330 tiểu vùng, bằng 133.029 ha.

Tổng diện tích đất thuỷ lợi đến năm 2007 chiếm khoảng 6,05% trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp, về cơ bản đã đáp ứng được cho các mục tiêu phát triển nông nghiệp, tuy nhiên trong định hướng sắp tới cần phải đầu tư thêm hệ thống hồ chứa cho vùng núi và các công trình thuỷ lợi nội đồng phục vụ thâm canh tăng vụ.

2.1.2 Tình hình văn hóa – xã hội của tỉnh 43

Page 44: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

2.1.2.1 Dân số

Năm 2008 có 2.253.865 người, trong đó nam 1.109.803 người, nữ 1.144.062 người; thành thị 641.255 người và nông thôn 1.612.640 người.

Mật độ dân số khá dày 631 người/km2, dân số thành thị tăng còn dân số nông thôn giảm, tuy nhiên, hiện nay ở An Giang vẫn có đến 71,55% dân số tập trung sống ở khu vực nông thôn.

Dân cư trong tỉnh gồm 4 dân tộc chủ yếu, người Kinh chiếm 94,21%, người Khơme chiếm 4,31%, người Hoa chiếm 0,86% và người Chăm chiếm 0,61%. Về cơ cấu dân số theo giới tính, nam chiếm 49%, nữ chiếm 51%.

2.1.2.2 Lao động, việc làm

Theo đánh giá của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, tuy thời gian qua có nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng khắc phục vượt qua khó khăn, các hoạt động vẫn đảm bảo bình thường và khá ổn định. Lao động trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, chế biến thủy sản và ngành may mặc, thời gian qua, lao động trong nông nghiệp khá ổn định.

2.1.2.2 Bưu chính viễn thông

Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư xây dựng hiện đại với mạng lưới rộng khắp, dịch vụ cung cấp phong phú, tiện lợi, nhanh chóng. Ngoài Bưu điện trung tâm của tỉnh toạ lạc tại thành phố Long Xuyên, toàn tỉnh còn có 11 Bưu điện cấp huyện đặt tại các trung tâm huyện, thị xã, thành phố và 154 bưu cục ở các xã, phường, thị trấn.

2.1.2.3 Giáo dục - đào tạo

Mạng lưới giáo dục gồm các trường mầm non, phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trường bán trú, ngoài công lập và các trung tâm hướng nghiệp, giáo dục thường xuyên được đầu tư xây dựng đều khắp trong tỉnh.

Việc hình thành trường đại học An Giang và phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, dạy nghề của tỉnh đã góp phần nâng cao dân trí, nâng cao trình độ cho lực lượng lao động và đặc biệt là góp phần đào tạo trí thức trẻ có trình độ đại học, sau đại học cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh.

Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở có 68 số xã, phương, thị trấn đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 45,33% so với tổng số phường xã trên địa bàn toàn tỉnh.

Do việc phải sống chung với lũ nên tỉnh luôn phải đối mặt với tình trạng học ca 3 và tình trạng xuống cấp nhanh cơ sở vật chất. Tuy nhiên do đẩy mạnh phong trào kiên cố hoá trường lớp bằng nhiều hình thức, nhiều nguồn vốn nên đến nay toàn tỉnh không còn phòng học ca 3 và phòng học tre lá, tạm bợ.

2.1.2.4 Y tế và chăm sóc sức khoẻ

44

Page 45: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Toàn tỉnh đến nay có 171 cơ sở y tế, trong đó bệnh viện 18; phòng khám đa khoa 11; trạm y tế xã, phường, thị trấn 142 với 4.310 giường. Bác sĩ 807 người; y sĩ 1.163 người; y tá 994 người; hộ sinh 464 người; dược sĩ cao cấp 58 người; dược sĩ trung cấp 400 người và dược tá 90 người.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực này còn một số tồn tại như:

- Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa giải quyết triệt để với nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh còn cao và có nguy cơ bùng phát, đòi hỏi cơ sở vật chất y tế, bảo vệ môi trường và đội ngũ cán bộ y tế phải được tiếp tục tăng cường.

- Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện đang ở mức trầm trọng trong khi các dự án đầu tư xây dựng mới bệnh viện tỉnh theo quy hoạch triển khai chậm, đầu tư nâng cấp bệnh viện các huyện chưa kịp thời.

2.1.2.5 Văn hoá thông tin

Các lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, Đức Quản cơ Trần Văn Thành, Đức Thoại Ngọc Hầu... và các lễ của người dân tộc Khơmer như Cholchnam Thmay, Dolta... của dân tộc Chăm như Ramadol, Hatgi... đều được tổ chức trang trọng, thu hút nhiều khách phương xa kể cả khách nước ngoài và đông đảo nhân dân địa phương.

Toàn tỉnh hiện có 68 khu di tích đã được xếp hạng, so năm 2000 tăng 46 khu, với các khu di tích văn hoá - lịch sử rất có giá trị bảo tồn và phục vụ tham quan. Trong đó di tích cấp quốc gia có 26 di tích, di tích cấp tỉnh có 42 di tích.

2.1.2.6 Thể dục, thể thao

Về hoạt động thể dục - thể thao, ngoài cơ sở vật chất của ngành ở cấp tỉnh tại thành phố Long Xuyên, các huyện và xã vẫn còn thiếu sân, bãi, nhà thi đấu, tập luyện, đặc biệt là cấp xã. Cơ sở vật chất hiện có là 1.892 sân bãi thể thao, bao gồm 105 sân bóng đá, 530 sân bóng chuyền, 401 sân cầu lông, 10 phòng tập bóng bàn, 29 sân đá cầu, 50 sân quần vợt, 57 sân điền kinh, 360 sân tập võ, tập thể dục, dưỡng sinh...

Thể thao thành tích cao: trong tháng các đội thể thao cử 42 lượt VĐV tham dự 05 giải thể thao toàn quốc đoạt được 36 huy chương các loại gồm: 15 huy chương vàng –13 huy chương bạc và 08 huy chương đồng. Như vậy, sau 10 tháng các đội thể thao cử 798 lượt VĐV tham dự 83 giải thể thao khu vực, toàn quốc đoạt được 393 huy chương các loại (đạt 151% so kế hoạch năm đề ra) gồm: 161 huy chương vàng –129 huy chương bạc – 103 huy chương đồng.

2.1.2.7 Khoa học - công nghệ

Trong những năm qua, khoa học - công nghệ đã có những đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thân thiện với môi trường ... tuy nhiên chưa đáp ứng theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.

45

Page 46: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật hiện có khoảng 13.000 người, chiếm trên 0,6% dân số toàn tỉnh, phân bố không đồng đều theo dân tộc và chuyên ngành nghiên cứu, đào tạo ( tập trung cao ở ngành sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn, quản lý ) dẫn đến tình trạng mất cân đối trong việc chuyển giao khoa học - công nghệ.

2.1.2.8 An ninh, quốc phòng

An Giang là tỉnh biên giới, có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược về quốc phòng, an ninh. Trong những năm qua tỉnh đã giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, luôn sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an toàn biên giới, bảo vệ thành quả kinh tế - xã hội. Kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế- xã hội với củng cố an ninh quốc phòng, ngăn chặn mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực phản động nhằm chống phá an ninh chính trị ở các khu vực trọng điểm. Giữ vững quan hệ hợp tác láng giềng với hai tỉnh bạn Campuchia, tiếp tục củng cố vững chắc khu vực phòng thủ tuyến biên giới của tỉnh.

2.1.2.9 Công tác xã hội

Với các giải pháp triển khai đồng bộ, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 18.900 người, đạt 54% kế hoạch năm (trong đó, số được giải quyết việc làm trong tỉnh 13.136 người; giải quyết việc làm ngoài tỉnh 5.750 người; xuất khẩu lao động 14 người). Tuyển sinh mới và dạy nghề cho 9.884 học viên, đạt 37% kế hoạch năm; cấp 5.186 chứng chỉ nghề cho học viên tốt nghiệp các khoá ngắn hạn. Ước tính đến cuối năm tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh đạt trên 19% (năm 2008=16,45%).

2.2. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg của UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 trong đó đã xác định rõ Ngành kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với định hướng và các chỉ tiêu, biện pháp cụ thể; đồng thời xác định rõ định hướng và các chỉ tiêu phát triển các ngành và các lĩnh vực chủ yếu của tỉnh.

2.2.1. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực 2.2.1.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Bảo đảm an ninh lương thực đi đôi với đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản có chất lượng cao. Giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt từ 80,7% năm 2005 xuống 78,8% năm 2010, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi từ 6,5% lên 7,2% năm 2010, dịch vụ nông nghiệp từ 12,8% lên 14% năm 2010. Tăng giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác từ 37,27 triệu đồng hiện nay lên 53,34 triệu đồng vào năm 2010.

Phát triển sản xuất thủy sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn; đưa ngành thủy sản thành ngành mũi nhọn của

46

Page 47: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Tỉnh. Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản đạt trên 6.400 ha vào năm 2010 và trên 11.800 ha vào năm 2020.

Đầu tư nghiên cứu, phát triển các loại giống cây trồng và vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, chịu bệnh tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của Tỉnh.

2.2.1.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Đến năm 2010, xây dựng hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung: Bình Long (Châu Phú) diện tích 66,55 ha; Bình Hòa (Châu Thành) diện tích 145,7 ha; triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Vàm Cống (Long Xuyên) diện tích 500 ha. Tiếp tục nghiên cứu đầu tư và xây dựng một số khu công nghiệp mới sau năm 2010.

Công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: đầu tư hệ thống kho dự trữ, hệ thống sấy lúa, si lô tồn trữ nông sản; chế biến các loại nông, thủy sản thành các sản phẩm hàng hóa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 phần lớn các sản phẩm khu vực nông nghiệp, thuỷ sản khi ra thị trường đều qua chế biến.

Công nghiệp chế tạo, sửa chữa cơ khí: tiếp tục nghiên cứu, cơ giới hóa các khâu gieo sạ, gặt, tuốt, cải tiến các thiết bị sấy đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng hóa; nâng cao năng lực chế tạo máy nông nghiệp.

Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng: khai thác tài nguyên khoáng sản gắn chặt với việc bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Nâng cao chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng của Tỉnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Phát triển ngành công nghiệp may, da giày, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Các ngành tiểu thủ công truyền thống: phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và nâng cấp các mặt hàng đặc sản truyền thống của An Giang.

Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản: nâng cao giá trị thương mại của lâm sản, nhất là các sản phẩm từ rừng trồng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

2.2.1.3. Thương mại - dịch vụ

* Thương mại: xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thương mại văn minh, hiện đại. Hướng mạnh vào phục vụ xuất khẩu, khai thác và mở rộng thị trường nội địa. Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia thương mại, quan tâm khai thác thị trường nông thôn, miền núi, biên giới.

Phát triển khu vực thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc thành những trung tâm thương mại lớn, năng động của Tỉnh; khu vực Tân Châu - Vĩnh Xương và trục Tịnh Biên - Tri Tôn - Núi Sập là những "đầu tàu" kinh tế của Tỉnh để lôi kéo các vùng khác phát triển. Phấn đấu đến năm 2010 toàn Tỉnh có 9 chợ loại I (xây mới 5 chợ), nâng cấp 15 chợ loại II (tổng số 48 chợ loại II), bình quân mỗi xã có 1 chợ. Đến năm 2020, tiếp tục tăng thêm

47

Page 48: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

5% số chợ, chủ yếu là phát triển siêu thị, toàn Tỉnh có khoảng 300 chợ. Phát triển mở rộng các chợ trung tâm và tiếp tục hình thành các chợ mới ở các huyện.

* Du lịch: phát huy tổng hợp các nguồn lực xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị làm du lịch trong nước và quốc tế. Đến năm 2010 thu hút 5 triệu lượt khách và tăng gấp 1,3 lần vào năm 2020. Phát triển các khu du lịch trọng điểm: Núi Sam, Núi Cấm, Núi Cô Tô, Núi Giài, khu lưu niệm Bác Tôn và khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh. Phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh: Long Xuyên - Chợ Mới - Châu Thành - Thoại Sơn, Châu Đốc - Châu Phú - An Phú, Phú Tân - Tân Châu và Tri Tôn - Tịnh Biên; phát triển các tuyến du lịch ngoại tỉnh và nước ngoài.

2.2.1.4. Các lĩnh vực xã hội

Giáo dục và đào tạo

Phát triển mạng lưới trường mầm non và phổ thông rộng khắp, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Phấn đấu 80% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, 90% giáo viên trung học có trình độ đại học và 20% giáo viên trung học phổ thông có trình độ sau đại học. Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển giáo dục, phấn đấu 100% số phòng học được kiên cố vào năm 2010. Đa dạng hóa loại hình đào tạo, chú trọng công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động hiện có.

Đầu tư phát triển trường đại học An Giang thành trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tỉnh; thành lập Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật vào năm 2010 và đến năm 2020 nâng lên thành Trường Cao đẳng.

Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, quan tâm chăm lo sức khỏe cho toàn dân. Chủ động phòng, chống dịch bệnh, duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, mù lòa do thiếu Vitamin A. Phấn đấu năm 2010 thanh toán cơ bản bệnh sốt rét, bệnh sởi, bệnh bướu cổ. Thực hiện đồng bộ các chương trình mục tiêu y tế. Phát triển và mở rộng đối tượng và loại hình bảo hiểm y tế, từng bước tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010. Bảo đảm 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, mỗi trạm y tế có 10 giường; 100% xã có bác sĩ, nữ hộ sinh; 100% ấp có nhân viên y tế; phấn đấu năm 2010 có 5 bác sĩ/1 vạn dân và 0,8 dược sĩ đại học/1 vạn dân, năm 2020 có 8 bác sĩ/1 vạn dân và trên 1,2 dược sĩ đại học/1 vạn dân.

Văn hóa - thông tin - thể dục, thể thao

Phấn đấu đến năm 2010 không còn vùng trắng về hưởng thụ 6 loại hình văn hóa - nghệ thuật: sân khấu, điện ảnh, thư viện, bảo tàng di tích, triển lãm và thông tin lưu động.

48

Page 49: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Tiếp tục đầu tư cho các di tích Ba Chúc, Đồi Tức Dụp và xây dựng khu di tích Óc Eo; xây dựng mới Trung tâm văn hóa thông tin và trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh.

2.2.1.5. Quốc phòng, an ninh

Phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, sức mạnh của hệ thống chính trị, nêu cao ý thức tự lực, tự cường, khai thác mọi nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu trong mọi tình huống.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đấu tranh có hiệu quả các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch.

Hoàn thiện hệ thống công trình quốc phòng, công trình chiến đấu của bộ đội biên phòng tuyến biên giới, bảo đảm an ninh biên giới và xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị với Vương quốc Campuchia.

2.2.2. Định hướng phát triển theo lãnh thổ 2.2.2.1. Quy hoạch chống lũ

- Tiếp tục đầu tư khai thông hệ thống kênh trục thoát lũ ra biển Tây.

- Bố trí sản xuất theo vùng, tiểu vùng theo mức độ ảnh hưởng của lũ. Bố trí mùa vụ dựa trên chu kỳ lũ và đỉnh lũ hàng năm.

- Quy hoạch xây dựng đô thị được thực hiện theo phương châm chống lũ triệt để, trên mức đỉnh lũ năm 2000 từ 30cm - 40 cm; đầu tư hoàn thiện và phát huy hiệu quả các khu dân cư, cụm tuyến dân cư hiện có; xây dựng mới một số cụm, tuyến dân cư dọc theo hệ thống kênh cấp I, II.

- Có giải pháp chống sạt lở hệ thống bờ sông Tiền, sông Hậu, chỉnh trị dòng sông, quy hoạch di dời, bố trí lại dân cư vùng sạt lở nghiêm trọng.

2.2.2.2. Tổ chức hành lang và hệ thống đô thị

- Hình thành các hành lang trên một số tuyến giao thông chính:

+ Tuyến quốc lộ 91: Long Xuyên - Châu Thành - Châu Phú - Châu Đốc - Tịnh Biên mà trung tâm là khu công nghiệp Vàm Cống (Long Xuyên), Bình Hoà (Châu Thành), Bình Long (Châu Phú) và Châu Đốc là điểm nút quan trọng của hành lang phát triển dẫn đến Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế đường bộ Xuân Tô (Tịnh Biên);

+ Tuyến tỉnh lộ 943: Phú Hoà - Núi Sập - Ba Thê (Thoại Sơn) - Cô Tô; nối tiếp tỉnh lộ 948: thị trấn Tri Tôn - Núi Cấm - Chi Lăng - Nhà Bàng (Tịnh Biên);

+ Tuyến tỉnh lộ 956: cầu Cồn Tiên (Châu Đốc) - cửa khẩu quốc gia Khánh Bình (An Phú);

49

Page 50: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

+ Tuyến tỉnh lộ 953: Tân Châu - Châu Đốc;

+ Tuyến tỉnh lộ 941: Lộ Tẻ - Tri Tôn;

+ Tuyến tỉnh lộ 944: An Hoà - ngã ba Cựu Hội;

+ Tuyến ven sông Tiền: tỉnh lộ 942 (Hội An - Mỹ Luông - thị trấn Chợ Mới); tỉnh lộ 954 và 952 (thị trấn Phú Mỹ - thị trấn Chợ Vàm - thị trấn Tân Châu - cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương).

- Trên các tuyến hành lang giao thông sẽ tập trung đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới đô thị bao gồm:

+ Thành phố Long Xuyên: trở thành đô thị loại II vào năm 2010. Hướng phát triển không gian theo dạng tuyến kéo dài theo sông Hậu và dọc tuyến quốc lộ 91. Quy mô dân số đến năm 2010 khoảng 288.000 dân;

+ Thị xã Châu Đốc: dự kiến là trung tâm kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng khu vực phía Tây Bắc của Tỉnh. Hướng phát triển không gian dọc theo sông Hậu, quốc lộ 91 và một phần về phía Núi Sam. Quy mô dân số đến năm 2010 khoảng 123.000 dân;

+ 17 thị trấn bao gồm: Tân Châu, Phú Mỹ, Chợ Mới, Mỹ Luông, Núi Sập, Ba Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng, An Phú, An Châu, Cái Dầu, Tịnh Biên, Long Bình, Vĩnh Xương, Cồn Tiên, Bình Hoà, Vĩnh Bình; điểm du lịch Núi Sam, Chi Lăng, Ba Chúc, Chợ Vàm và Phú Hoà. Giai đoạn từ nay đến 2010 sẽ nâng cấp thị trấn Tân Châu lên thị xã và thành đô thị loại IV; giai đoạn 2011 - 2020 nâng cấp thị trấn Cái Dầu, Tịnh Biên lên thị xã;

+ 133 điểm trung tâm thị tứ với mỗi điểm có từ 1.500 dân - 4.000 dân;

+ Kèm theo hệ thống đô thị có 3 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;

2.2.2.3. Phát triển nông thôn, miền núi và biên giới

- Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn;

- Phát triển thị trường nông thôn và kích cầu hợp lý;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

- Phát triển nông thôn theo các tiểu vùng:

+ Tiểu vùng 1: gồm 4 huyện cù lao, 2/3 thị xã Châu Đốc, 1/2 huyện Châu Phú, 1/2 huyện Châu Thành, thành phố Long Xuyên và 2/5 diện tích huyện Thoại Sơn;

+ Tiểu vùng 2: gồm 1/3 thị xã Châu Đốc, 1/2 huyện Châu Phú, 1/2 huyện Châu Thành, 3/5 huyện Thoại Sơn, 2/5 huyện Tri Tôn và 1/3 huyện Tịnh Biên;

+ Tiểu vùng 3: phần còn lại của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, gồm phần lớn đất đồng bằng và ruộng chân núi.

50

Page 51: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

CHƯƠNG III : NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH VỀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỈNH AN GIANG 3.1.1. Nguy cơ thiếu nước ngọt và triều cường

Ngành Khí tượng Thuỷ văn các tỉnh ĐBSCL cho biết: trong các đợt triều cường từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 đã làm cho vùng ngoài đê bao của tỉnh An Giang bị ngập. Ngoài ra, triều cường làm nước sông dâng cao đã làm các vườn cây ăn trái, hàng chục km đường nông thôn bị ngập sâu từ 10 – 30 cm. Hàng trăm nhà dân chưa kịp tôn nền cũng bị ngập. Nước ngập xảy ra ngay trong mùa khô gây trở ngại trong sản xuất, sinh hoạt của người dân sống ngoài vùng đê bao.

Khô hạn kéo dài, ít mưa cũng góp phần làm xâm nhập mặn sâu hơn. Ở các vùng dân cư, nước ngọt trên các sông rạch là nguồn nước sinh hoạt duy nhất, khi nước mặn xâm nhập sẽ gây ra thiếu nước sạch.

3.1.2. Hạn hán, lũ lụt gia tăng Theo dự báo, trong vài chục năm tới, nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông Mê Kông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Nước lũ tại tỉnh An Giang sẽ cao hơn; thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn và nước ngọt sẽ khan hiếm.

Một nguy cơ đáng chú ý khác nữa là ở Tân Châu thuộc tỉnh An Giang, khu vực đầu nguồn tiếp nhận sông Mê Kông của nước ta, mực nước cũng bị thấp xuống gần 0,8m trong vòng 9 năm qua (2000 – 2008), do lưu lượng dòng chảy sông Mê Kông đổ vào nước ta giảm 36 % trong 30 năm qua, khi xây dựng quá nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn. Nước trên nguồn đổ về ít, nước dưới biển dâng lên lại nhiều, mạng lưới sông rạch chằng chịt sẽ không còn lưu thoát được như trước. Vào mùa mưa, lũ lụt ngập nhà cửa, ruộng đồng. Còn mùa khô, nước mặn lại xâm nhập sâu. Chế độ thủy văn trở nên bất thường sẽ tác động rất mạnh đến môi trường.

3.1.3. Gây sạt lở đất bờ sông Ngoài các lợi ích do dòng sông mang lại như: giao thông thủy, cung cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt,…các tai biến do sông gây ra cũng làm thiệt hại tài sản, tính mạng của người dân và các công trình của nhà nước. Trong đó, sạt lở đất bờ sông đã trở thành nỗi lo của dân cư sống ven sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, Bình Di,…và các kênh, rạch lớn trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong thời gian qua, đã có nhiều vụ sạt lở đất nhấn

51

Page 52: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

chìm, làm thiệt hại hàng trăm ngôi nhà, gây chết người và tài sản của người dân. Ngoài việc xây dựng kè kiên cố (như kè Tân Châu, kè Nguyễn Du,…) do nhà nước đầu tư, người dân sống trong vùng sạt lở cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng, chống sạt lở như: dùng cây tạp làm rào chắn, trồng cỏ, chứa lục bình, neo đậu bè,… nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hoặc đánh giá về tính hiệu quả của các mô hình do người dân thực hiện.

Theo kết quả đo đạc, khảo sát sạt lở đất bờ sông năm 2008 và 2009 trên địa bàn tỉnh An Giang có 42 đoạn sông có nguy cơ sạt lở, trong đó 06 đoạn trên sông Tiền, 07 đoạn sông Hậu, 02 đoạn sông Vàm Nao, 01 đoạn sông Cái Vừng, 02 đoạn kênh Tân An - Châu Đốc có nguy cơ sạt lở cao (cung trượt dao động từ 0,44- 0,96 tức mức báo động nguy hiểm đến gần nguy hiểm) và ảnh hưởng đến đời sông người dân. Các huyện Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, An Phú có rất nhiều khu vực đang tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao vì đây là những địa phương có dòng sông lớn, sâu, nước chảy xiết vào mùa lũ và phần lớn người dân thường xây cất nhà sinh sống, các công trình kinh doanh, mua bán và nhiều hoạt động nhộn nhịp trên bến dưới thuyền theo đặc thù riêng của vùng sông nước.

Nguyên nhân sạt lở bao gồm yếu tố thủy lực dòng chảy, hình thái dòng sông, cấu trúc địa chất bờ sông, vận động kiến tạo và hoạt động kinh tế - xã hội (ghe tàu, khai thác cát, xây nhà lấn chiếm dòng sông...). Do An Giang là vùng đất trẻ, nền đất yếu, rất dễ bị xâm thực, bào mòn nhanh; sự tác động của sông nước, biên độ chênh lệch của đỉnh triều và nhiều dòng sông giao nhau làm cho dòng chảy không bình thường, tạo ra dòng chảy xoáy nước là nguyên nhân dẫn đến sạt lở đất ven sông.

3.1.4. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Biến đổi khí hậu gây đe dọa ở nhiều cấp. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối mặt với bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1m vào 2100. Với Đồng bằng sông Cửu Long thấp trũng, trong đó có tỉnh An Giang, đây là một dự báo rất ảm đạm. Mực nước biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% đất của đồng bằng này có nguy cơ nhiễm mặn cục độ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9% nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn đồng bằng này sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm.

Sự nhiễm mặn đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển kém, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình khoáng hoá đạm trong đất. Tính trung bình năng suất lúa có thể giảm tới 20 - 25%, thậm chí tới 50%.

Tỉnh An Giang có khoảng 2,2 triệu dân, trong đó 75% dân cư ở nông thôn sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp. Trong đó huyện Châu Thành có trên 34.690 ha đất thì diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm 84,3%. Vì vậy, nguy cơ thu hẹp diện tích đất canh

52

Page 53: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

tác và những biến đổi bất thường của khí hậu mà khu vực này này có thể phải đối mặt là rất lớn.

3.1.5. Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản An Giang là tỉnh đầu nguồn nước ĐBSCL, rất thuận lợi để phát triển nhanh và mạnh ngành thuỷ sản. Ngành thủy sản tăng trưởng bình quân mỗi năm là 1,2%. Đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2008 là 2.334 ha tăng 1.631 ha so năm 2000 (tức tăng 1,43 lần), số lượng lồng bè là 3.135 cái, chỉ tăng 135 cái so năm 2000 do qui mô sản lượng cá bè trong vài năm qua đã bão hoà. Do vậy, xu thế hiện nay là phát triển mạnh cá nuôi ao và đăng quầng để giảm thiểu chi phí đầu vào. Năm 2008 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước đạt 181 ngàn tấn, gấp 2,26 lần so năm 2000. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của Tỉnh. Nuôi trồng thuỷ sản được coi là ngành có tăng trưởng quan trọng, có giá trị xuất khẩu cao và cũng là ngành chịu nhiều thiệt hại nhất do biến đổi khí hậu.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như áp thấp nhiệt đới, lũ lụt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản trên địa bàn Tỉnh.

Do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thay đổi trong thời gian vừa qua, mưa nhiều khiến cho dịch bệnh phát triển, nguồn nước thay đổi nhanh làm cho các đối tượng nuôi tại một số địa phương bị chết, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

3.1.6. Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học (ĐDSH) và hệ sinh thái Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho ĐDSH đang bị suy thoái nghiêm trọng, mà nguyên nhân quan trọng là do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Ngược lại, sự suy giảm ĐDSH và xuống cấp của các sinh cảnh tự nhiên cũng góp phần làm gia tăng BĐKH. Mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn, các hệ sinh thái đất ngập nước của vùng đồng bằng các sông Cửu Long, vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các khu bảo tồn thiên nhiên, sinh quyển. Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều hệ sinh thái. Sự tương tác hai chiều giữa BĐKH và ĐDSH mà hậu quả trực tiếp là sự mất đất, suy thoái của các hệ sinh thái nông nghiệp, rừng, đất ngập nước có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sự phát triển của con người. Tài nguyên nước ngọt, đa dạng sinh học nông nghiệp và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Đây chính là những thách thức lớn mà Tỉnh gặp phải trong quá trình phát triển bền vững.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, nước biển dâng cao nhất trong những ngày có mưa bão kết hợp triều cường, gây ra thiệt hại to lớn về tài sản của cộng đồng. Triều cường còn đưa cát vào bờ, làm cho các loài cây có rễ thở trên mặt đất bị vùi

53

Page 54: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

lấp và chết. Nước biển dâng tạo điều kiện cho một số loài cây ngập mặn xâm lấn nội địa, giảm diện tích sản xuất nông nghiệp. Nhiều loài động thực vật nước ngọt biến mất và thay vào đó là các loài nước lợ. Nước biển dâng cũng ngăn cản sự bồi tụ của các bãi triều.

3.1.7. Ảnh hưởng đến giao thông và cơ sở hạ tầng Mực nước biển dâng cao, mưa bão lớn hơn cùng với triều cường có thể sẽ gây ngập khoảng 6,63% diện tích toàn Tỉnh. Điều này sẽ gây ngập lụt các tuyến đường giao thông, nhất là ở vùng nông thôn (đặc biệt là ở huyện Thoại Sơn có khoảng 17,7% diện tích bị ngập), phá huỷ cầu cống và hệ thống ống dẫn. Tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, đê ngăn mặn… được xây dựng căn cứ vào các dữ liệu thời tiết lịch sử sẽ không còn phù hợp trong điều kiện khí hậu biến đổi, vì vậy nguy cơ tổn thất là rất lớn.

3.1.8. Nước sạch và vệ sinh môi trường Biến đổi khí hậu liên quan đến mực nước biển dâng còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của dân cư sống trên địa bàn tỉnh. Tăng cường độ thiên tai như bão và lũ lụt, sẽ đe doạ tính mạng người dân và có thể dẫn đến nhiều tử vong hơn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh là không thể tránh khỏi, nhất là các sự bùng phát dịch bệnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường như tiêu chảy, sốt xuất huyết, đau mắt…

Thêm vào đó, biến đổi khí hậu sẽ gây ngập lụt trong thời gian dài, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải từ các nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, các chất thải khác… bị rửa trôi, xuống hồ ao, sông suối trôi nổi khắp nơi gây ô nhiễm môi trường. Các công trình cấp nước sạch tập trung bị hư hỏng hoặc do nguồn nước cấp bị ô nhiễm gây khó khăn cho việc xử lý nước, cung cấp nước sạch cho nhân dân.

3.1.9. Gia tăng dịch bệnh nguy hiểm Bệnh tật và sự chết chóc dưới tác động của biến đổi khí hậu là một quá trình liên quan với nhau, thông qua nhiều cơ chế tác động và khâu cuối cùng là nguyên nhân gây bệnh dẫn đến ốm đau và tử vong cho con người.

Một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu là sự gia tăng về cường độ, số lượng và độ bất thường của thiên tai. Như một quy luật, sau thiên tai môi trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng từ các nguồn gây ô nhiễm bị ngập là nguyên nhân bùng phát các dịch bệnh đường ruột và các bệnh lây lan theo nguồn nước khác, bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến.

54

Page 55: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

3.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH (LĨNH VỰC ƯU TIÊN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN) TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI AN GIANG – KHẢ NĂNG LỒNG GHÉP VÀO CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÁC 3.2.1. Đối với Tài nguyên nước

2.1.1. Mục tiêu

Bổ sung và quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước phục vụ cho phát triển dân sinh, kinh tế bền vững của tỉnh.

3.2.1.2. Nội dung và các giải pháp thực hiện

Nội dungTài nguyên nước mặt có sông Tiền, sông Hậu với lưu lượng khá lớn đủ sức chuyển

tải nguồn nước đến các vùng sâu thông qua mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Nước ngầm có trữ lượng dồi dào, hiện đã có trên 7.000 giếng khoan khai thác sử dụng.

Lưu lượng, trữ lượng các nguồn nước mặt:

Lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, do An Giang nằm ở vùng trung tâm của hạ lưu lưu vực sông Mê Kông, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có hai hệ thống sông chính: sông Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km và sông Vàm Nao dài 7 km, là sông chia lưu lượng nước của sông Tiền và sông Hậu. Hàng năm mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 - 8 khi nhiễu động nhiệt đới hoạt động gây ra mưa to và dài ngày, làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa, nước sông Tiền và sông Hậu lên nhanh với cường suất 10 – 20 cm/ngày.

Nguồn nước mặt ở An Giang hiện nay phục vụ chủ yếu cho mục đích sinh hoạt và nông nghiệp.

Tuy nhiên, qua Báo cáo tổng hợp Quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh năm 2008 cho thấy, chất lượng nước mặt trên sông Tiền, sông Hậu, kênh rạch nội đồng đang có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi sinh vật, đặc biệt tại các khu vực nuôi trồng thủy sản, các khu công nghiệp, đầu nguồn (giáp biên giới Campuchia) và cuối nguồn (giáp tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ) của các sông. Nguyên nhân do nhiều yếu tố: chất ô nhiễm do các hoạt động của các khu vực sống dọc theo sông trên thượng nguồn đổ về, hệ thống lồng bè, đăng quầng nuôi trồng thủy sản, hệ thống nhà trên kênh rạch, do đặc tính của người dân miền sông nước có thói quen sống dọc theo con sông sử dụng nước và thải chất thải sinh hoạt trên chính con sông đó. Bên cạnh đó, các cơ sở, nhà máy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động thải nước thải chưa xử lý hay xử lý không hiệu quả vào nguồn nước mặt cũng một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

55

Page 56: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Lưu lượng, trữ lượng các nguồn nước dưới đất:

Theo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước dưới đất ở An Giang có trữ lượng khá dồi dào nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa được chặt chẽ do chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có trên 7.100 giếng khoan, phục vụ sinh hoạt 92,14%, phục vụ sản xuất 7,86% và khảo sát sơ bộ có khoảng 240 giếng bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước.

Hiện nay, nhiều khu vực trong toàn tỉnh đang sử dụng nguồn nước dưới đất với nhiều mục đích sử dụng khác nhau: sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cấp nước sinh hoạt, … nên trữ lượng nguồn nước này có vai trò vô cùng quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn nước này chưa được chặt chẽ và sâu sát. Theo kết quả quan trắc năm 2008, nguồn nước ngầm tại nhiều khu vực trong tỉnh bị nhiễm Arsen (An Phú, Phú Tân), độ cứng cao (Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, …), đặc biệt là nhiễm vi sinh rất nặng.

Các giải pháp thực hiện- Mở rộng diện tích các hồ chứa, nâng cấp các công trình kênh mương điều tiết và hệ

thống cấp - thoát nước đô thị.

- Sử dụng nguồn nước khoa học và hợp lý trong sản xuất và đời sống.

- Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông.

- Xây dựng quy hoạch và quản lý, bảo vệ nguồn nước ngầm và nước mặt.

- Điều chỉnh quy hoạch đất đai hợp lý để trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vùng đất cát ven biển để tích nước mưa, giữ ẩm và giảm cường độ bốc hơi nước.

- Kiềm chế tốc độ tăng dân số.

- Tăng cường năng lực cho cơ quan dự báo khí tượng, thủy văn và tài nguyên nước.

3.2.1.3. Khả năng lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển của Tỉnh

- Chương trình phát triển nông thôn, miền núi

- Chương trình xóa đói, giảm nghèo

- Chương trình nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường

- Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp

- Chương trình phòng tránh thiên tai

+ Các cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Cơ quan phối hợp thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế.

56

Page 57: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

3.2.2. Đối với ngành Nông Nghiệp 3.2.2.1. Mục tiêu

Phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất:

- Nâng cấp vững chắc các tuyến đê vòng ngoài kết hợp lộ giao thông.

- Quy hoạch, nạo vét các hệ thống kênh mương.

- Củng cố và nâng cấp hệ thống cống, trạm bơm điện bảo đảm vững chắc bơm tưới, tiêu phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất, đồng thời khôi phục đường cộ, giao thông thủy lợi nội đồng.

- Phát triển và nâng cao ý nghĩa trồng rừng trong việc bảo vệ môi trường, đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Khảo sát, quy hoạch, xây dựng hồ chứa nước vùng đồi núi và đồng bằng.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất:

- Phát triển và sản xuất mới các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích ứng diễn biến thời tiết và tình hình dịch bệnh.

- Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới có sự quan tâm nhiều hơn về môi trường và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Tập huấn, hội thảo về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho cán bộ kỹ thuật và nông dân.

Tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hành động giảm thiểu, thích ứng của ngành nông nghiệp.

Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép biến đổi khí hậu với các chương trình, dự án trọng điểm của ngành.

Tiếp nhận và triển khai các đề tài, dự án trong và ngoài nước nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.2.2.2. Nội dung và các giải pháp thực hiện

An Giang là tỉnh nông nghiệp có đồng bằng và đồi núi, giáp biên giới Campuchia và là tỉnh đầu nguồn vùng đồng bằng sông Cửu Long được hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua. Do là tỉnh đầu nguồn, giáp biên giới nên công tác trọng tâm của ngành nông nghiệp An Giang là chủ động phòng, tránh và thích ứng với những tác động bất lợi do các hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra và kết hợp Ủy ban sông Mêkông Việt Nam, các Bộ ngành liên quan theo dõi sát tình hình phát triển hệ thống thủy điện và sử dụng nước của các nước đầu nguồn lưu vực sông Mêkông.

* Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp.

57

Page 58: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

* Thực hiện các chương trình nghiên cứu và công tác quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hệ thống canh tác sản xuất nông, lâm và thuỷ sản trong việc phòng chống giảm nhẹ thiên tai v.v... theo hướng tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng đến vấn đề nhiệt độ tăng, nước biển dâng và tình hình sử dụng nước lưu vực Mê Kông:

a. Phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất:

- Nâng cấp vững chắc các tuyến đê vòng ngoài bảo vệ sản xuất: Trước tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm hiện tượng hạn hán, ngập lụt hàng năm ngày càng phức tạp và khó dự báo trước, do đó việc nâng cấp các tuyến đường, các tuyến đê chính có ý nghĩa hết sức to lớn cho việc đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các chương trình nghiên cứu để nắm bắt các nguyên nhân, chủ động xác định các nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất nông nghiệp từ đó đề xuất các phương án chủ động thích hợp ngăn ngừa để có hướng quy hoạch, nạo vét hệ thống kênh mương, xây dựng mô hình kiểm soát lũ, điều tiết nước ở các địa phương kết hợp bố trí dân cư nông thôn: lượng nước và lưu lượng chảy trên các hệ thống kênh nhánh và kênh nội đồng góp phần rất lớn vào việc đảm bảo tính liên tục trong sản xuất và phát triển nền sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên dưới tác động thay đổi của thời tiết (mưa, nắng) bất thường và hiện tượng hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe dọa, nguy cơ khó kiểm soát và làm thiệt hại trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp, do đó một hệ thống kênh mương tương đối hoàn chỉnh có khả năng điều tiết nước kịp thời vào mùa khô và tiêu thoát nước nhanh vào mùa mưa đặc biệt khi có hiện tượng bất thường do mưa bão gây ra sẽ tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp chủ động, từng bước thích ứng nhanh trước biến đổi khí hậu và khả năng khai thác, sử dụng nước từ lưu vực Mêkông.

- Củng cố và nâng cấp hệ thống cống, trạm bơm điện bảo đảm vững chắc bơm tưới, tiêu phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất, đồng thời khôi phục đường bộ, giao thông thủy lợi nội đồng là vấn đề lớn cần được quan tâm thực hiện từ tỉnh xuống địa phương và mỗi người dân phải có ý thức, đóng góp vào quá trình thực hiện để thích ứng và ứng phó hiện tượng ngập úng cục bộ, gây thiệt hại cho nông dân ở các địa phương; việc vận chuyển vật tư và lưu thông hàng hóa được thuận lợi tạo điều kiện cho việc áp dụng nhanh hơn khâu cơ giới hóa trong nông nghiệp, đồng thời hình thành những vùng sản xuất lớn, tập trung có chất lượng, sản phẩm cạnh tranh trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh tuyên truyền về các lợi ích mà rừng mang lại như: hạn chế lũ lụt, mưa bão, lốc xoáy, hạn hán; cải thiện tốt nguồn nước ngầm, không khí, nhiệt độ… Lồng ghép vào nội dung tuyên truyền về các lợi ích của rừng là nội dung về những thiệt hại rất to lớn do mất rừng trước diễn biến khí hậu toàn cầu. Phát động rộng rãi đến mọi người dân việc trồng cây, gây rừng; trồng cây lâm nghiệp phân tán ở các khu dân cư, trường học và dọc theo các tuyến kênh… Tiếp tục phát triển rừng theo Chương trình trồng mới 05 triệu ha rừng; Bảo vệ tốt các

58

Page 59: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

khu rừng tự nhiên và rừng trồng, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng, chặt phá rừng không xin phép.

- Khảo sát, quy hoạch, xây dựng hồ chứa nước khu vực miền núi và đồng bằng: kịch bản có khả năng xảy ra đối với tỉnh An Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là nguồn nước ngày càng cạn kiệt vào mùa khô và lũ sẽ cao bất ngờ vào mùa mưa, do đó việc nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ chứa miền núi và khu vực đồng bằng là hết sức cần thiết nhằm điều tiết, phân phối và dự trữ lượng nước hợp lý đáp ứng nhu cầu nước cho nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh trước yêu cầu bức thiết của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

b. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất:

- Phát triển và sản xuất mới các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích ứng diễn biến thời tiết và tình hình dịch bệnh: biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tác động vào hệ sinh thái làm mất tính cân bằng trong trồng trọt, chăn nuôi vốn đã tồn tại và phát triển trong nhiều năm; để đối phó thách thức này, ngành nông nghiệp cần thực hiện công tác nghiên cứu lai tạo các giống mới đảm bảo vừa sản xuất bền vững vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng an toàn trong đời sống cộng đồng và phục vụ xuất khẩu phát triển kinh tế xã hội.

- Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới phù hợp và sản xuất theo hướng bền vững tránh hủy hoại, ô nhiễm môi trường; chú ý ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hạn chế việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên: đất, nước, sinh vật…, hạn chế sinh vật ngoại lai.

- Người dân nông thôn đặc biệt là người nghèo dễ bị tác động nhất trước biến đổi khí hậu do hạn chế về kỹ thuật và thiếu nhận biết về diễn biến bất lợi từ thiên nhiên làm cho năng suất, thu nhập giảm, ảnh hưởng đời sống và tác động tiêu cực đến nền sản xuất nông nghiệp, do đó tập trung phổ biến kiến thức cho người dân là hết sức quan trọng, tạo sự nhận thức sâu rộng cho cán bộ kỹ thuật các địa phương và người nông dân trong quá trình chọn tạo và áp dụng giống cây trồng, vật nuôi vào sản xuất.

c. Thực hiện chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin tình hình biến đổi khí hậu, nước biến dâng và hành động giảm thiểu, thích ứng của ngành nông nghiệp:

- Phổ biến, tuyên truyền và quán triệt các chủ trương, quan điểm của trung ương, Bộ, ngành liên quan và của tỉnh cho cán bộ ngành nông nghiệp và các thành phần kinh tế xã hội, người nông dân sản xuất trên địa bàn tỉnh về hoạt động nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng kế hoạch phổ biến các cam kết của tỉnh đối với Bộ, ngành trung ương và các tổ chức hợp tác, tài trợ quốc tế về hoạt động nhằm giảm thiểu và thích ứng liên quan đến biến đổi khí hậu.

59

Page 60: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về biến đổi khí hậu, tác động và các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành và địa phương.

d. Thực hiện Khung chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép biến đổi khí hậu với chương trình của ngành.

- Xây dựng cơ chế chính sách lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch và các chương trình, hành động phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành liên quan và các địa phương và có cơ chế quản lý chương trình, dự án trong thực hiện chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu.

đ. Tiếp nhận và triển khai các đề tài, dự án trong và ngoài nước nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tiếp nhận các đề tài, dự án và tìm nguồn tài trợ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ, ngành liên quan và cộng đồng quốc tế cho hoạt động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường cập nhật và trao đổi thông tin về phát triển lưu vực Mêkông và tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong khu vực và trên thế giới.

- Triển khai các mục tiêu Chương trình hành động về biến đổi khí hậu và nước biển dâng có sự lồng ghép với Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh An Giang đến năm 2020.

- Tổ chức hoạt động đào tạo nhân lực, lưu trữ hồ sơ, chuyển giao kinh nghiệm theo từng giai đoạn về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.2.2.3. Khả năng lồng ghép vào các chương trình, dự án phát triển của tỉnh

- Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Chương trình nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường;

- Chương trình công nghệ sinh học;

- Chương trình thủy lợi;

- Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;

- Chương trình phòng tránh thiên tai;

+ Cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

+ Cơ quan phối hợp thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn.

60

Page 61: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

3.2.3. Đối với lâm nghiệp 3.2.3.1. Mục tiêu

Mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, tăng bể chứa và bể hấp thụ, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

3.2.3.2. Nội dung

An Giang có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Năm 2000 rừng trồng tập trung có 11.440 ha với 30.500 ha diện tích cây phân tán. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có loài quí hiếm.

Do áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu tăng đất canh tác rừng tràm ngày càng thu hẹp. Trên 90% diện tích đất rừng Tràm của An Giang biến mất trên bản đồ. Hiện nay, toàn tỉnh chỉ còn khoảng 4.735 ha đất còn rừng tràm ngập nước. Các kênh đê mở rộng, kẽ dài khép kín vùng phèn ngập cả vùng ĐBSCL.

Rừng Tràm ngập nước An Giang đã từng trải rộng trên 40.000 ha ở đầu nguồn lưu vực sông Me kông đổ vào Việt Nam. Đây là tấm lá chắn thiên nhiên, một hệ sinh thái bền vững bảo vệ cho khu dân cư và những cánh đồng lúa năng suất cao trong vùng mà ít người quan tâm tới.

Tập trung có hiệu quả giao khoán rừng, xây dựng mô hình quản lý rừng có hiệu quả, thực hiện chủ trương tất cả diện tích rừng đều có chủ, người giữ rừng đủ sống bằng nghề rừng. Nhiệm vụ trọng tâm được xác định là bảo vệ khoanh nuôi, tái sinh rừng hiện có, bảo vệ tốt vườn Quốc gia, trồng mới rừng đầu nguồn để giữ nước cho các hồ chứa, tiếp tục trồng rừng phòng hộ ven biển để khai thác tốt quỹ đất ven biển.

3.2.3.3. Các giải pháp thực hiện

- Điều chỉnh các chính sách giao rừng, khoán quản vĩ mô và xã hội hóa trong trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, gắn với các chính sách xã hội như giao đất, giao rừng, định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, khuyến khích và tạo điều kiện để người dân làm nghề rừng sống được và làm giàu bằng chính nghề rừng.

- Tăng độ che phủ bằng cách trồng rừng tập trung và phân tán, trước hết là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng rừng; Chọn loài cây phù hợp để trồng cây ở vùng đồng bằng trong khu dân cư, cơ quan, trường học. Giảm dần tiến tới chấm dứt nhu cầu canh tác cây lương thực như lúa, bắp, mì nhằm tự túc lương thực, thay vào đó là trồng cây ăn quả lâu năm hoặc trồng rừng trên các vùng đất dốc. Tăng cường trồng rừng, trước hết là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng rừng.

- Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi đặc thù của tỉnh An Giang về xã hội hoá trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán. Xem đây là giải pháp ưu tiên, lâu dài và hiệu

61

Page 62: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

quả nhằm ứng phó với hạn hán, hoang mạc hóa và thiếu nước ngày càng nghiêm trọng, do tác động của biến đổi khí hậu tại địa phương.

- Xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp bền vững.

- Giữ được diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và nâng cao chất lượng rừng.

- Giảm thiểu tình trạng suy kiệt rừng tự nhiên. Bảo vệ tiến tới đóng cửa khai thác rừng tự nhiên. Bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất ngập nước huyện Tri Tôn (5 khu vực đất ngập nước ở các xã Vĩnh Gia, Lương An Trà, Tà Đảnh, Cô Tô và Tân Tuyến), Rừng Tràm…

- Tăng cường bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

3.2.3.4. Khả năng lồng ghép vào các chương trình dự án phát triển của tỉnh

- Chương trình 5 triệu ha rừng.

- Chương trình xóa đói giảm nghèo .

- Chương trình phát triển nông thôn, miền núi. Trong đó cần có một chương trình truyền thông về nâng cao nhận thức cộng đồng về trồng cây phân tán.

- Các Chương trình, dự án về trồng rừng và quy hoạch sử dụng rừng.

+ Các cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

+ Cơ quan phối hợp thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở LĐTB&XH, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, các Hội và Đoàn thể quần chúng của tỉnh, các Ban quản lý rừng.

3.2.4. Đối với Thủy sản 3.2.4.1. Mục tiêu

Phát triển thủy sản theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.2.4.2. Nội dung

Khu hệ thuỷ sản của tỉnh An Giang đa dạng và phong phú, rất thích hợp cho phát triển trong nuôi trồng thuỷ sản. Ðây là một ưu thế nổi trội của vùng, song để tận dụng có hiệu quả và bền vững khu hệ thuỷ sản cần phải có sự quan tâm và đầu tư đúng, hợp lý về nghiên cứu chuyên sâu, bảo tồn , nuôi trồng , khai thác.

Kết quả thống kê năm 2005 trên địa bàn tỉnh An Giang có diện tích nuôi 158 ha với 89 ha diện tích nuôi cá, 69 ha diện tích nuôi tôm. Nhu cầu con giống đáp ứng cho mô hình nuôi bãi bồi 77.690.000 con chiếm ưu thế là tôm giống với 42.090.000 con, cá giống 35.600.000 con. Sản lượng nuôi bãi bồi 7.813,5 tấn, chiếm ưu thế là sản lượng cá 7.74,50 tấn.

62

Page 63: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Do nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tăng cao tại An Giang, các doanh nghiệp trong tỉnh và nhà nước đã đầu tư thêm được 8 nhà máy chế biến thủy sản mà chủ yếu là cá tra, basa đông lạnh. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu cho chế biến xuất khẩu, nghề nuôi thủy sản cũng đã phát triển quy mô và đa dạng, thâm canh, nuôi trong ao hầm với mật độ cao, bổ sung thêm thức ăn công nghiệp, áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng giống sinh sản nhân tạo để chủ đông sản xuất quanh năm. Do đó, sản lượng và vòng quay sản xuất không ngừng gia tăng, sản lượng nuôi từ 25.903 tấn năm 1996 lên 200.000 tấn năm 2006. Các dịch vụ nghề cá cũng có bước phát triển, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản An Giang có bước tăng trưởng đột phá.

Hướng phát triển thủy sản trong những năm tới là phát triển theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả nghề khai thác, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, đẩy mạnh chế biến, đa dạng hóa phương thức nuôi và đối tượng nuôi, phát triển nghề nuôi ven biển, xây dựng trung tâm sản xuất giống chất lượng cao của cả nước, hình thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá khu vực tại các cảng cá tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, xây dựng thương hiệu một số sản phẩm thủy sản gắn với làng nghề chế biến hải sản tại An Giang.

3.2.4.3. Các giải pháp thực hiện

- Phát triển những giống, loài cá có khả năng chống chịu với biến đổi môi trường.

- Du nhập và phát triển giống thủy sản có giá trị cao, thích nghi với nhiệt độ tăng, tăng độ sâu của ao hồ để tạo nhiệt độ thích hợp và giảm tổn hại do quá trình tăng nhiệt độ và bốc hơi nhanh của mặt nước.

- Phát triển năng lực nhân giống thủy sản, đa dạng đối tượng nuôi và nuôi cá thương phẩm.

- Thiết lập các khu bảo tồn thủy sản như Rừng tràm Trà Sư ( Tịnh Biên ), Búng Bình Thiên (Quốc Thái, Nhơn Hội - An Phú ).

- Tăng cường nghiên cứu dự báo sự di chuyển của đàn cá, những thay đổi của ngư trường.

- Chuyển đổi cơ cấu canh tác ở một số vùng ngập nước từ thuần lúa sang nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển nuôi cá nước ngọt trong các đập, hồ, ao theo mô hình nông - lâm - ngư kết hợp.

- Xây dựng hệ thống phòng tránh, trú bão, sóng to và nước dâng.

3.2.4.4. Khả năng lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển của tỉnh

- Xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá khu vực tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, dịch vụ phát triển nghề cá; trú bão và áp thấp nhiệt đới.

63

Page 64: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ trong tạo giống thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

+ Cơ quan phối hợp thực hiên:

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn.

3.2.5. Đối với ngành quy hoạch sử dụng đất3.2.5.1. Mục tiêu

Bảo đảm quy hoạch sử dụng đất đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Làm cơ sở cho điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị và quy hoạch mới các xã, thị trấn; quy hoạch sử dụng đất chuyên ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, các dự án đầu tư phát triển các loại cây trồng, vật nuôi,...

Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong quá trình quản lý, điều hành phù hợp với kế hoạch đề ra; đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện tại và tương lai của các ngành trên địa bàn tỉnh có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

3.2.5.2. Nội dung

- Bố trí tối ưu nhu cầu sử dụng đất cho các dự án, công trình đã được ghi trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành, lĩnh vực, điều chỉnh các quy hoạch đã có khi cần thiết có tính đến hậu quả của biến đổi khí hậu .

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu: Diện tích trồng lúa chỉ ở những vùng được tưới chủ động từ các công trình thủy lợi. Diện tích còn lại tập trung bố trí trồng cây trồng có giá trị kinh tế cao như bắp lai, thuốc lá, mía, đậu các loại... và trồng cỏ thâm canh chăn nuôi gia súc.

- Ưu tiên bố trí quy hoạch sử dụng đất đối với các công trình thủy lợi nhằm mở rộng đất nông nghiệp và đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất .

- Các chương trình, dự án nghiên cứu trọng điểm, nhất là nghiên cứu các giải pháp ngăn chặn suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hướng phát triển bền vững.

- Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch đất cho các đô thị, khu vực dân cư trên các vùng núi, đặc biệt những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ lụt, sạt lở đất và nước biển dâng.

- Góp phần quản lý chặt chẽ vốn tài nguyên đất, làm cơ sở để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,... Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, phát triển các dự án, hình thành các vùng

64

Page 65: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Ổn định và phát triển các khu dân cư nông thôn, đô thị; xây dựng các khu công nghiệp tập trung,.... Nâng cao đời sống văn hóa, xã hội; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nhằm nâng cao khả năng thích ứng hoạt động sản xuất nông nghiệp với biến đổi khí hậu góp phần làm tăng tính bền vững trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

3.2.5.3. Các giải pháp thực hiện

- Tích cực chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp đặc thù An Giang là vẫn giữ được lợi thế về sản xuất lương thực, thuỷ sản đồng thời phải đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả ngay trong mùa nước nổi.

- Bố trí quy hoạch thành các tiểu vùng gắn với yêu cầu đầu tư thuỷ lợi để sản xuất 03 vụ, 02 vụ, các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nông sản hàng hoá, vừa đảm bảo tiêu thụ nội địa vừa đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. Nâng dần giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp sao cho cao hơn mức bình quân toàn vùng đồng thời với nâng cao hệ số sử dụng đất. Đầu tư thuỷ lợi của tỉnh phải phù hợp với quy hoạch thuỷ lợi chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, gắn chặt với phát triển dân cư và giao thông nông thôn.

- Đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trong sử dụng đất, đặc biệt đối với An Giang đang áp dụng hình thức bao đê kiểm soát lũ triệt để. Trồng rừng để phủ nhanh toàn bộ đất đồi núi chưa sử dụng và các loại đất có khả năng trồng rừng để chống rửa trôi, xói mòn, phục hồi hệ sinh thái rừng đồi núi và rừng ngập nước đồng bằng.

- Ban hành các chính sách thông thoáng, ưu đãi; thủ tục hành chính phải nhanh, gọn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh cũng như nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn khai thác tiềm năng đất đai vào phát triển sản xuất nông - lâm - thủy sản; công nghiệp; du lịch và dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa ph-ương và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Phát triển kinh tế phải gắn liền phát triển xã hội, xây dựng hạ tầng, phúc lợi công cộng để phục vụ sản xuất, dân sinh theo phương châm “sống chung với lũ” với những giải pháp cơ bản để sinh sống, khai thác mặt lợi nhằm sản xuất an toàn trong mùa nước nổi.

- Đầu tư quỹ đất để giải quyết dứt điểm nhà ngập lũ, nhà tạm bợ, nhà vi phạm hành lang sông rạch.

3.2.5.4. Khả năng lồng ghép vào các chương trình, dự án phát triển của tỉnh

- Các chương trình, dự án nhằm triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất (đã điều chỉnh) của tỉnh An Giang đã được Chính phủ phê duyệt, phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2001-2010

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường .

+ Cơ quan phối hợp thực hiên:65

Page 66: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch.

3.2.6. Đối với ngành công nghiệp và năng lượng 3.2.6.1. Mục tiêu

Góp phần bảo đảm nguồn năng lượng cho phát triển và sử dụng năng lượng hợp lý, hiệu quả và hạn chế phát thải khí nhà kính.

3.2.6.2. Nội dung

Phát triển công nghiệp xác định là nhiệm vụ trọng tâm và tiếp tục phát triển ở tốc độ cao trong những năm tới, từng bước thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường để chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng và chiếm tỉ trọng cao. Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất, xây dựng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp.

3.2.6.3. Các giải pháp thực hiện

- Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn năng lượng theo hướng tiết kiệm.

- Khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời...

- Tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt, trong giao thông vận tải, trong sản xuất và chiếu sáng công cộng.

- Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ: sử dụng tiết kiệm, bảo tồn năng lượng phải được cải thiện và nâng cao hơn nữa trong tương lai.

3.2.6.4. Khả năng lồng ghép vào các chương trình dự án phát triển của tỉnh

- Chương trình tiết kiệm năng lượng.

- Chương trình sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

- Chương trình hiệu quả năng lượng và phát triển năng lượng nông thôn.

+ Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương

+ Cơ quan phối hợp thực hiên:

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Điện lực An Giang.

66

Page 67: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

3.2.7. Đối với ngành Giao thông vận tải 3.2.7.1. Mục tiêu

Giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải.

3.2.7.2. Nội dung

Định hướng của ngành giao thông vận tải là phát triển kết cấu hạ tầng đi đôi với phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển cả phương tiện và phương thức vận tải hành khách và hàng hóa, đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo vận chuyển hàng hóa phục vụ các khu công nghiệp và khu du lịch, nâng cấp mở rộng các tuyến đường, xây dựng An Giang trở thành điểm dừng của các phương tiện liên tỉnh.

3.2.7.3. Các giải pháp thực hiện

- Nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông vận tải ở các vùng thường bị đe dọa bởi lũ, lụt và nước biển dâng.

- Khuyến khích phát triển các loại phương tiện sử dụng ít hoặc không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu tái tạo trong các phương tiện vận tải.

- Rút ngắn lộ trình của các phương tiện giao thông bằng cách rút ngắn ngày làm việc, cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm nhu cầu đi lại, tăng cường sử dụng liên lạc viễn thông.

- Một số biện pháp đảm bảo giao thông phòng khi đất bị ngập tăng lên:

+ Khi xây dựng công trình giao thông cần chú ý mực nước biển dâng mỗi năm khoảng 3cm, và tới năm 2100 sẽ tăng khoảng 70cm so với mực nước biển năm 1990 để lựa chọn giải pháp công trình cho phù hợp ngay từ khâu khảo sát, lập dự án.

+ Trong điều kiện kinh tế cho phép từng bước kiên cố hoá taluy hoặc trồng cây xanh, thảm thực vật để bảo vệ nền đường, mố cầu.

+ Khi quy hoạch hoặc xây dựng đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn cần chú ý đến tác động của thay đổi khí hậu, chú trọng biện pháp tiêu thoát nước nhất là vào mùa lũ.

- Bố trí hợp lý quy hoạch sử dụng đất cho khu vực làm việc và khu nhà ở trong các đô thị, khu công nghiệp và cụm công nghiệp với mục đích rút ngắn thời gian hoạt động của các phương tiện đi lại. Khi xây dựng các công trình, đặc biệt là các công trình gần với lưu vực sông cần phải tính toán thủy văn, thủy triều chính xác để tránh gây ngập lụt, nước biển dâng trong vùng dự án. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định và trình các cơ quan quản lý về môi trường thẩm định. Tăng cường sự kiểm soát sự phát thải

67

Page 68: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

như kiểm tra sự thải khói, kiểm định kỹ thuật máy móc. Biện pháp này hiện nay đã có nhưng còn yếu và vận hành chưa tốt. Biện pháp này rất quan trọng nhằm hạn chế lượng khói thải từ nguồn di động.

- Biện pháp giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường lĩnh vực giao thông vận tải. Phát triển giao thông công cộng để giảm bớt lưu lượng xe và khí thải. Khuyến khích phát triển các loại phương tiện sử dụng ít hoặc không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu tái tạo trong các phương tiện vận tải. Rút ngắn lộ trình của các phương tiện giao thông bằng cách cải cách các thủ tục hành chính nhằm giảm nhu cầu đi lại, tăng cường sử dụng liên lạc viễn thông.

68

Page 69: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

3.2.7.4. Khả năng lồng ghép vào các chương trình, dự án của tỉnh

- Chương trình phát triển giao thông vận tải nông thôn, miền núi.

- Chương trình tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải.

- Chương trình phòng chống thiên tai

+ Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Vận tải

+ Cơ quan phối hợp thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Trung tâm dự báo KTTV An Giang.

3.2.8. Đối với sức khỏe cộng đồng 3.2.8.1. Mục tiêu

Tăng cường và mở rộng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng thích ứng với biển đổi khí hậu.

3.2.8.2. Nội dung

Thực hiện tốt quy hoạch phát triển mạng lưới y tế đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Phát hiện và khống chế dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, người cao tuổi và cac hoạt động điều trị, chăm sóc sức khỏe vùng sâu, vùng khó khăn.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ y tế theo hướng đa dạng hóa về khám chữa bệnh chất lượng cao.Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế.

3.2.8.3. Các giải pháp thực hiện

- Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn.

- Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về những tổn hại đến sức khỏe do tác động của biến đổi khí hậu và biện pháp phòng tránh.

- Tăng cường công tác theo dõi và giám sát dịch bệnh phát sinh do khí hậu, thời tiết thay đổi cực đoan.

- Các giải pháp can thiệp y tế khi cần thiết và ở những nơi có điệu kiện chưa tốt.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa. Hình thức tuyên truyền đa dạng, có chiều sâu và được phổ biến đến tận người dân ở mọi địa bàn trong tỉnh.

- Tăng cường đầu tư nguồn lực cho y tế công lập.

- Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng thông thoáng hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động xã hội hóa y tế của địa phương.

69

Page 70: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về y tế.

- Phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động và trách nhiệm của Sở Y tế, các huyện, thàng phố đối với lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân. Tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.8.4. Khả năng lồng ghép vào các chương trình, dự án phát triển của tỉnh

- Chương trình xã hội hóa các hoạt động y tế cộng đồng.

- Chương trình quốc gia về y tế.

- Chương trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế

+ Cơ quan phối hợp thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội chữ thập đỏ và các Hội đoàn thể địa phương.

3.2.9. Đối với lĩnh vực tuyên truyền, vận động, giáo dục và tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu

3.2.9.1. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức cộng đồng bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác động của biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó.

3.2.9.2. Nội dung

Nâng cao chất lượng thông tin trên báo, đài phục vụ kịp thời cho sự lãnh đạo chính quyền các cấp, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu trong và ngoài nước cho mọi tầng lớp nhân dân biết. Đẩy mạnh hoạt động phát thanh, truyền hình, xã hội hóa hoạt động văn hóa thông tin nhằm huy động có hiệu quả cá nhân, tổ chức tham gia xây dựng và phát triển văn hóa. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận động quần chúng tham gia các phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình, an ninh quốc phòng.

3.2.9.3. Các giải pháp thực hiện

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục môi trường.

- Giảng dạy ngoại khóa về biến đổi khí hậu, những tác động có hại và các giải pháp thích ứng trong các trường phổ thông trong hệ thống giáo dục trong tỉnh.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tuyên truyền các giải pháp chiến lược ứng phó với với Biến đổi khí hậu, điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường, khí hậu thay đổi, nhằm ứng phó với những tác động hiện tại hoặc tương lai.

70

Page 71: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Xây dựng chương trình, kế hoạch liên tịch với các ngành kế hoạch, giáo dục, y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng để phối hợp ký kết liên tịch triển khai chương trình hành động về biến đổi khí hậu. Tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn, các cuộc thi sáng tác ca khúc về môi trường, sáng tác kịch bản, in ấn tài liệu, tờ rơi, phát thanh xe loa, hỗ trợ công tác phí cho cán bộ các cấp tổ chức các cuộc vận động, tuyên truyền nâng cao kiến thức cộng đồng và các biện pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

3.2.9.4. Khả năng lồng ghép vào các chương trình đề án phát triển của tỉnh

- Các chương trình văn hóa, giáo dục, y tế.

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực.

- Chương trình truyền thông cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu tại An Giang

+ Các cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Cơ quan phối hợp thực hiện:

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở LĐTB&XH, các tổ chức quần chúng có liên quan.

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÀ LỒNG GHÉP CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CỦA TỈNH 3.3.1. Hiệu quả về kinh tế

- Tăng cường năng lực cho các ngành, các lĩnh vực, các cộng đồng dân cư chủ động thích ứng với BĐKH và hạn chế thiệt hại kinh tế do BĐKH gây ra;

- Khi thực hiện kế hoạch hành động, các ngành, các lĩnh vực có cơ hội nâng cao được trình độ công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hoạt động của ngành, của lĩnh vực và của từng người dân trong tỉnh;

- Hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe, lây lan bệnh tật, từ đó sẽ giảm chi phí cho công tác phòng và chữa trị bệnh tật;

- Tiết kiệm đáng kể chi phí khắc phục hậu quả các tác động của BĐKH đến các công trình kiến trúc, văn hoá, cuộc sống của người dân trong tỉnh và các giá trị khác của tỉnh.

3.3.2. Hiệu quả về xã hội - Góp phần nâng cao chất lượng sống, an ninh và an toàn cho người dân trong

tỉnh;

- Công bằng xã hội được nâng cao do có chính sách ưu tiên đầu tư cho các vùng nghèo dễ bị tổn thương như vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc… và các chương trình dành cho các nhóm đối tượng ưu tiên như người nghèo, người dân tộc

71

Page 72: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

thiểu số, phụ nữ, trẻ em;

- An ninh xã hội trong cộng đồng được bảo đảm, đặc biệt ở những nơi có di dân sinh sống. Tạo được cuộc sống thích hợp và an toàn ở mọi vùng, mọi nơi cho người dân góp phần hạn chế sự di dân bất đắc dĩ;

- Xây dựng nếp sống văn minh, có ý thức sẵn sàng ứng phó, tương thân, tương ái, hợp tác phòng ngừa, khắc phục khó khăn và hậu quả của BĐKH.

3.3.3. Hiệu quả về môi trường - Thực hiện kế hoạch hành động sẽ góp phần cùng cộng đồng cả nước và

quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, giảm nhẹ BĐKH, giảm nhẹ các tác hại do BĐKH gây ra;

- Kiểm soát được tốc độ tăng phát thải KNK, giảm nhẹ tác động của BĐKH đến môi trường sống của con người như: giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, sản xuất nông nghiệp an toàn và sản xuất công nghiệp sạch hơn, giảm khả năng lây lan bệnh tật và ô nhiễm sau thiên tai.

- Giảm nhẹ tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái, duy trì và bảo tồn các sản phẩm và dịch vụ môi trường của hệ sinh thái, đặc biệt các khu rừng đầu nguồn phòng hộ và rừng ngập mặn; giảm thiểu được các thảm họa môi trường sau thiên tai.

3.3.4. Hiệu quả lồng ghép với các kế hoạch phát triển khác - Thực hiện tốt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH sẽ tạo điều kiện và cơ

hội cho các kế hoạch phát triển của các ngành nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, công nghiệp, năng lượng, giao thông, xây dựng, khoa học công nghệ nâng cao được trình độ công nghệ, hiệu quả kinh tế. Các ngành, các chương trình y tế, giáo dục đào tạo,… thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra;

- Các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH ổn định và bền vững hơn, giảm bớt rủi ro do BĐKH.

72

Page 73: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH

4.1. TIÊU CHÍ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN Khi xác định các dự án ưu tiên có thể dựa trên các tiêu chí lựa chọn sau:

* Tính cấp thiết: các dự án nhằm giảm thiểu những tác động trước mắt do BĐKH gây ra, đặc biệt là những tác động do gia tăng thiên tai;

* Tính xã hội: Các dự án nhằm giảm tổn thất về người và sinh kế; tạo cơ hội giảm nghèo và tạo thu nhập cho cộng đồng dễ tổn thương, đặc biệt các cộng động vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, và phụ nữ;

* Tính kinh tế: các dự án cần đạt hiệu quả kinh tế trên cơ sở tính toán chi phí-lợi ích, đặc biệt ưu tiên cho các dự án có chi phí thấp và hiệu quả cao;

* Tính đa mục tiêu: đáp ứng yêu cầu của nhiều Sở, ngành, địa phương, nhiều đối tượng;

* Tính hỗ trợ, bổ sung cho nhu cầu bức thiết trong nghiên cứu, xây dựng thể chế và kế hoạch hành động và tăng cường năng lực;

* Tính lồng ghép của hoạt động ứng phó với BĐKH trong các chương trình/dự án hiện có, các chiến lược và các quy hoạch, kế hoạch của các ngành và các địa phương;

* Tính đồng bộ, hài hòa với các cam kết đa phương cũng như với quy hoạch và các chương trình quốc gia của các ngành và các cam kết quốc tế.

4.2. CÁC LĨNH VỰC VÀ KHU VỰC ƯU TIÊN Các lĩnh vực ưu tiên của các dự án bao gồm:

- Sản xuất nông nghiệp;

- Tài nguyên nước;

- Y tế và sức khỏe cộng đồng;

- Tài chính nông thôn;

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Quản lý sử dụng đất và rừng;

- Cơ sở hạ tầng chính;

- Cảnh quan và kỳ quan văn hóa;

- Đa dạng sinh học;

- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng.

73

Page 74: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

4.3. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TẠI AN GIANG

Bảng 14: Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH tại An Giang

TT Chương trình, Dự ánCơ quan chủ trì thực hiện

01Nghiên cứu và đánh giá các ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) của hiện tượng biến đổi khí hậu đến tỉnh An Giang về mặt con người, môi trường, kinh tế, xã hội.

Sở Tài Nguyên – Môi Trường

02

Nghiên cứu các giải pháp (công nghệ, quản lý) nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực và ứng phó với BĐKH.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

- Nâng cao sử dụng năng lượng tái tạo

- Nâng cao sử dụng công nghệ sạch

- Nâng cao sử dụng vật liệu mới

Sở Khoa học và Công nghệ

03Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, các dự án CDM.

04- Thúc đẩy các Dự án CDM;

- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế CDM. Sở Kế hoạch và Đầu tư

05Tiếp tục lôi kéo sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

06

Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm lượng khí thải và lượng nhiên liệu sử dụng.

- Dự án nghiên cứu, đánh giá hiệu quả việc sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng thay thế xe cá nhân. Sở Giao thông

vận tải07

Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao nhận thức về hậu quả của biến đổi khí hậu trong thực hiện công trình xây dựng ngành giao thông vận tải.

08Hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc đào tạo cán bộ ngành giao thông vận tải trong việc nhận thức và hoạch định giải pháp đối phó với tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai.

09 Nghiên cứu và quy hoạch giải pháp đảm bảo dân cư sống ổn định, Sở Nông 74

Page 75: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

an toàn trong điều kiện nhiệt độ tăng và nước biển dâng. nghiệp và Phát triển nông

thôn10Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao nhận thức về hậu quả của biến đổi khí hậu trong thực hiện công trình xây dựng ngành giao thông vận tải.

11Hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc đào tạo cán bộ ngành giao thông vận tải trong việc nhận thức và hoạch định giải pháp đối phó với tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai.

12

Nghiên cứu và quy hoạch hệ thống hạ tầng cơ sở nông nghiệp nông thôn, phòng chống giảm nhẹ thiên tai... theo hướng tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề nhiệt độ tăng và nước biển dâng.

13Nghiên cứu và quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực, rau, màu, cây công nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

14Nghiên cứu và quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy, hải sản thích ứng với biến đổi khí hậu.

15

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập lưu trữ, xử lý thông tin; Xây dựng hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu phục vụ việc xây dựng và thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

16

Nghiên cứu xây dựng và thực hiện chương trình nghiên cứu về các tác động và dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

17Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón và cải tạo đất cho cây trồng chính ở các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu.

18

Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động của các hệ thống: tưới, tiêu, ngăn mặn, cấp thoát nước, đê sông, đê biển và đề xuất các giải pháp về quy hoạch nâng cấp hệ thống công trình.

19Nghiên cứu đề xuất biện pháp công trình thủy lợi thích ứng với biến động về dòng chảy đến số lượng và chất lượng nước tại các lưu vực sông dưới tác động của biến đổi khí hậu.

20 Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, bão, phân

75

Page 76: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

vùng ngập lụt, đánh giá rủi ro do lũ, hạn hán.

21Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước và đề xuất các giải pháp thích ứng.

22Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới diện tích nuôi trồng, năng suất, sản lượng và nguồn lợi đánh bắt thủy hải sản và đề xuất các biện pháp thích ứng và bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

23Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh và đề xuất các giải pháp thích ứng.

24Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới phân bố dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn và đề xuất các giải pháp thích ứng.

25Xây dựng chương trình chọn tạo, khảo nghiệm giống cây trồng mới thích ứng cho các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu.

26

Thực hiện mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh An Giang

- Triển khai thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, trong quản lý các công trình xây dựng và trong sinh hoạt.

- Triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm trong mỗi hộ gia đình.

- Xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở các doanh nghiệp.

- Xây dựng sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

Sở Công thương

27 Nghiên cứu các biện pháp bảo đảm an ninh năng lượng theo định hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Giảm tổn thất điện năng trên địa bàn tỉnh lộ trình đến năm 2015.

- Quy hoạch xây dựng các nhà máy phát điện sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, khí gas thay thế cho việc sử dụng các nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu hỏa, than đá nhằm cắt giảm khí nhà kính, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

- Phát triển ngành sản xuất công nghiệp sản xuất các loại sản phẩm, thiết bị sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái

76

Page 77: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

tạo, năng lượng sạch.

28Tổ chức di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư và vùng đô thị

29

Xây dựng các dự án thí điểm về vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh dưới tác động của BĐKH:

- Triển khai mô hình phòng chống các bệnh (bao gồm cả các bệnh truyền qua vật chủ trung gian và qua nước) dưới tác động của BĐKH;

- Triển khai mô hình phòng chống dịch sau thiên tai, các khu vực tị nan của người dân dưới tác động của BĐKH.

Sở Y tế

30Tuyên truyền, giáo dục kiến thức và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Sở Văn hóa Thể thao và

Du lịch31

Phát triển lối sống thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm lượng CO2 phát thải.

32Tuyên truyền, khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải.

33 Tăng cường mảng xanh và các khu sinh thái của tỉnh.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc

34

Tăng cường tỉ lệ diện tích đất mặt/diện tích bê tông để hạn chế việc giảm diện tích thấm nước mặt: Quy hoạch mật độ xây dựng hợp lý trong công nghiệp, đô thị. Xác định quy hoạch đô thị là công tác trong tâm để phát triển tỉnh lâu dài và bền vững.

35

Thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch chi tiết sử dụng đất phù hợp với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, chú trọng trong quy hoạch đô thị, vùng đất nông nghiệp, vùng ven biển.

36

Điều tra thống kê đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý CTR công nghiệp, chất thải nguy hại.

Triển khai chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao hiệu quả hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

37Tăng cường đầu tư các dự án cấp nước đô thị và công nghiệp, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

77

Page 78: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

38Kế hoạch đảm bảo an ninh việc làm, an ninh lương thực, giảm đói nghèo cho các vùng có nguy cơ bị tác động cao của BĐKH;

Sở Lao động – Thương binh –

Xã hội

39Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vấn đề ngập lụt trên địa bàn tỉnh, từ đó xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong vấn đề chống ngập.

Trung tâm Điều hành

chương trình chống ngập

nước40Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo tránh ngập úng do lượng mưa và triều cường tăng khi biến đổi khí hậu xảy ra.

41Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức của các cơ quan ban ngnh về sự BĐKH, diễn biến của BĐKH tại An Giang trong vòng 10 năm, 20 năm.

Phòng thông tin tuyên

truyền (Chi cục Bảo vệ môi trường)

CHƯƠNG V : TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 5.1. CƠ CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Để thực hiện tốt khung kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tại An Giang các cấp, các ngành trong tỉnh cần tổ chức thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

5.1.1. Về quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 đã

được bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, đẩy mạnh quy hoạch chi tiết gắn với xây dựng các chương trình, dự án để có lộ trình đầu tư kế hoạch 2006 - 2010 và đến năm 2020, làm cơ sở xây dựng kế hoạch các ngành hoạt động hàng năm.

Nâng cao chất lượng của quy hoạch và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch đáp ứng tình hình mới.

5.1.2. Về công tác kế hoạch hoá Tăng cường tính cụ thể hoá của chiến lược và quy hoạch trong kế hoạch 5 năm và

hàng năm, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kế hoạch hoá ở các cấp, các ngành.

5.1.3. Về huy động vốn đầu tư

78

Page 79: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các nguồn vốn đầu tư (đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính, chính sách ưu đãi...), tranh thủ mọi nguồn vốn của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương để kêu gọi vốn ODA, NGO và vốn các thành phần kinh tế khác.

5.1.4. Đẩy mạnh hoạt động các chương trình trọng điểm - Chương trình kinh tế biển;

- Chương trình phát triển du lịch;

- Chương trình phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, và các ngành có lợi thế của tỉnh.

5.1.5. Về nguồn nhân lực Đào tạo đội ngũ cán bộ và người lao động có trình độ phù hợp với ngành nghề đáp

ứng sự phân công lao động.

5.1.6. Về ứng dụng Khoa học & Công nghệ Chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, các giống cây trồng -

vật nuôi mới, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để bảo vệ tài nguyên và môi trường theo hướng phát triển bền vững.

5.1.7. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, tăng cường năng lực quản lý cấp cơ sở (xã , phường) Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động thích ứng với việc biến đổi khí hậu chủ yếu là

các cơ chế chính sách của Nhà nước cấp Trung ương và địa phương.

Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các ngành liên quan trong tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh về tổ chức thực hiện khung kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch.

- Các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, tổ chức phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt bảo vệ quốc phòng, an ninh.

- Tổ chức rà soát điều chỉnh quy hoạch lãnh thổ, ngành và phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ; triển khai thực hiện các quy hoạch đồng bộ, cùng phát triển; kiểm soát ngăn chặn kịp thời không để các trường hợp phát triển tự phát không tuân theo quy hoạch, kế hoạch.

- Tăng cường phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ giữa các cấp, ngành và sự tham gia của cộng đồng trong việc triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, phát triển bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi phạm.

79

Page 80: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Mỗi ngành, mỗi cấp lập kế hoạch cụ thể và chủ động triển khai thực hiện thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh An Giang để đảm bảo sự phát triển ngành, địa phương hiệu quả, an toàn, bền vững.

- Chuẩn bị đào tạo lực lượng đủ năng lực đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát và ứng phó kịp thời các sự cố môi trường, thiên tai gây ra có nguồn gốc từ biến đổi khí hậu.

- Các cơ quan có chức năng thẩm định các dự án đầu tư cần quan tâm đến nội dung phát chất thải, xử lý thải, đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là các dự án ven biển quan tâm thêm đến vị trí xây dựng đảm bảo an toàn trong điều kiện nước biển dâng.

5.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG5.2.1. Thành lập Ban ứng phó biến đổi khí hậu

Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức hành động về BĐKH; các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý, cơ chế phối hợp và giám sát, đánh giá quá trình thực hiện ứng phó với BĐKH.

Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban ứng phó biến đổi khí hậu, bao gồm:

Ghi chú Chỉ đạo, điều hành.

Cộng tác, hỗ trợ và trao đổi thông tin.

Hình 10: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban ứng phó BĐKH.

5.2.1.1. Ban Chỉ đạo

- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Trưởng ban

- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: Phó trưởng ban trực

- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách lĩnh vực môi trường: Phó trưởng ban

- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Phó trưởng ban

80

BAN CHỈ ĐẠO

Chương trình tài trợ

Tổ chuyên môn giúp việc

Tư vấn

Sở, ban ngành cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân huyện/thị

Tổ chức, đoàn thể tỉnh

Page 81: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường: Ủy viên Thư ký

- Các ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Bưu chính viễn thông, Văn hoá thể thao và du lịch, Giao thông vận tải, Đài phát thanh và truyền hình, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã.

Ban Chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban Ứng phó biến đổi khí hậu.

- Định hướng và các biện pháp ứng phó với BĐKH. Hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị thực hiện ứng phó với BĐKH.

- Tổ chức và chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất ý kiến cho Ủy ban nhân dân về những chủ trương chính sách, đề án và những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH.

- Chỉ đạo tổng hợp phân tích đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, các chỉ tiêu của Kế hoạch hành động.

- Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch hành động.

- Quản lý và đề xuất phân bổ kinh phí thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch hành động.

- Tổ chức và phối hợp các hoạt động liên sở, ngành về xây dựng quy hoạch, lồng ghép kế hoạch ứng phó BĐKH với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hỗ trợ các sở, ngành, huyện thị và các tổ chức xã hội xây dựng kế hoạch về biến đổi khí hậu.

- Theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động.

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về BĐKH.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ (quý, năm) về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động với các cơ quan chức năng.

5. 2.1.2. Tổ chuyên môn giúp việc

Là bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo, đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Nhân sự, chức năng và nhiệm vụ do Ban chỉ đạo quyết định, bao gồm cán bộ thuộc biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành khác có liên quan.

5.2.2. Trách nhiệm các sở, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân huyện, thị BĐKH có tác động đến toàn xã hội, vì thế thực hiện Kế hoạch hành động, đặc biệt

những hoạt động thích ứng với BĐKH, là trách nhiệm của các cấp chính quyền.

5.2.2.1. Ủy ban nhân dân tỉnh

81

Page 82: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho tỉnh và thành phố;

- Tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan được phê duyệt trong Chương trình;

- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của Chương trình, thực hiện chống tham nhũng và thất thoát vốn của Chương trình;

- Chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép các các hoạt động có liên quan của các chương trình khác trên địa bàn để đạt được các mục tiêu trong Chương trình;

- Đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc giám sát, đánh giá quy định trong Chương trình;

- Chuẩn bị các báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trên địa bàn tỉnh/thành phố theo qui định hiện hành.

5.2.2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước được phân công; giúp Ban ứng phó biến đổi khí hậu phối hợp với các sở, ngành và huyện, thị quản lý và thực hiện tốt Kế hoạch hành động.

- Hướng dẫn và hỗ trợ các sở, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thị và các tổ chức đoàn thể xây dựng và thực hiện các kế hoạch về BĐKH.

- Điều phối chung về thông tin, giáo dục và truyền thông liên quan đến BĐKH.

- Hướng dẫn, giám sát và đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động.

5.2.2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chỉ trì và phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị rà soát và chỉnh sửa các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tính đến BĐKH.

- Hướng dẫn các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị tích hợp yếu tố BĐKH vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

5.2.2.4. Sở Tài chính

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, có trách nhiệm: phân bổ các nguồn vốn, điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ, bao gồm việc điều phối ngân sách nhà nước hàng năm cho các dự án liên quan đến BĐKH.

5.2.2.5. Các sở, ngành và tổ chức đoàn thể

- Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH cho ngành, lĩnh vực mình.

- Thực hiện các nhiệm vụ giao trong Kế hoạch hành động.

- Chủ động tham gia các hoạt động phối hợp chung theo sự chỉ đạo của Ban Ứng phó biến đổi khí hậu.

82

Page 83: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

5.2.2.6. Ủy ban nhân dân huyện, thị

- Tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động liên quan Kế hoạch hành động được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

- Huy động và sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực địa phương cho việc thực hiện Chương trình và Kế hoạch hành động.

83

Page 84: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

CHƯƠNG VI : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN Biến đổi khí hậu là do tự nhiên và tác động nhân sinh, đó là do con người tác động

từ sản xuất, sinh hoạt, phá rừng,… gây ra. Một điều tất yếu là con người không thể dừng các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng,… mà cần phải nghiên cứu để có biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của mỗi địa phương là công việc thật sự cần thiết và tất yếu. Nhận thức vấn đề này tỉnh An Giang đã tiến hành xây dựng Khung kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh An Giang.

Việc triển khai thực hiện các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đã được xây dựng trong phần Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động (chương IV).

Bối cảnh ra đời của Khung kế hoạch hành động còn rất mới cả về nhận thức và hành động, không chỉ đối với An Giang, mà chung đối với cả nước. Do vậy, nội dung Khung kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH tại An Giang mang tính chất định hướng chủ yếu của chiến lược hành động, hoàn toàn chưa phải là quy hoạch hoặc khung kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH đối với các ngành và lĩnh vực liên quan. Tuy vậy, khung kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là cơ sở để các ngành lồng ghép trong quá trình xây dựng thành quy hoạch (điều chỉnh hoặc bổ sung), xây dựng kế hoạch hàng năm hoặc lồng ghép với các Dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

6.2. KIẾN NGHỊ - Đề nghị Chính Phủ và các Bộ ngành liên quan xem xét để có những chính sách

phù hợp cho việc phát triển các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu tại An Giang.

- Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp quan tâm đúng mức đến sự tác động của BĐKH, từng ngành có kế hoạch cụ thể để có biện pháp ứng phó đối với sự tác động của biến đổi khí hậu đạt hiệu quả. Xem xét phê duyệt và phân bổ vốn cho kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh An Giang làm cơ sở thực hiện.

- Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh; tổ chức giám sát, đánh giá, sơ tổng kết việc thực hiện kế hoạch. Tham mưu điều chỉnh, bổ sung, cập nhật kế hoạch phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

84

Page 85: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tiếng Việt

[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ).Hà Nội, 12/2008.

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội, 06/2009.

[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phương (Kèm theo Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, Hà Nội, 2003.

[5]. GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên). Biến đổi khí hậu (Tài liệu huấn luyện, đào tạo và phổ biến kiến thức). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008.

[6]. Lê Huy Bá. Biến đổi khí hậu và hiểm họa toàn cầu. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

[7]. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Biến đổi khí hậu và tác động của chúng ở Việt Nam trong khoảng 100 năm qua – Thiên nhiên và con người. NXB Sự thật. Hà Nội, 1991.

[8]. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 2004.

[9]. Nguyễn Đức Ngữ. Tác động của ENSO đến thời tiết khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội. Đề tài cấp nhà nước, 2002.

[10]. UBND tỉnh An Giang. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và những công tác trọng tâm tháng 5/2009 tại tỉnh An Giang, 2009.

[11]. UBND tỉnh Bến Tre. Khung kế hoạch hành động tỉnh Bến Tre ứng phó với biến đổi khí hậu, 2009.

[12]. UBND tỉnh Ninh Thuận. Khung kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận, 2009.

[13]. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020.

[14]. UNDP, Báo cáo phát triển con người, 2007/2008

[15]. UBND tỉnh An Giang. Quyết định ban hành Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2020. An Giang, 2009.

85

Page 86: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

[16]. UBND tỉnh An Giang. Quyết định ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh An Giang đến năm 2020. An Giang, 2009.

[17]. Sở Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh năm 2007, 2008.

[18]. Trần Thục, Lê Nguyên Tường. Khí hậu – Biến đổi và phát triển bền vững. Báo cáo trình bày tại lễ kỷ niệm ngày Khí tượng Thế giới và ngày Thế giới về Nước. Hà Nội, 2005.

[19]. Trần Thục, Lê Nguyên Tường. Khí hậu, Biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng. Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị khoa học Trường Đại học Thủy lợi. Hà nội, 2006.

[20]. Trần thục và nnk. Nghiên cứu chế độ dòng chảy mùa cạn đến đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của phát triển nguồn nước của các quốc gia phía thượng lưu và ảnh hưởng của biế đổi khí hậu. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cơ bản. Hà Nội, 2007.

[21]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn thương và biện pháp thích ứng. Hợp tác giữa Viện KHKTTV & MT với SEA START RC, 2007.

[22]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tác động của nước biển dâng và vác biện pháp thích ứng ở Việt Nam, 2008.

[23]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ở Việt Nam và các biện pháp thích ứng. Hợp tác giữa Viện KHKTTV & MT và DANIDA, 2008.

[24]. Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn & Môi trường. Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, 2007.

2. Tài liệu nước ngoài

[25]. David Heinn and et al: Installing and Using the hadley Centre regional Climate Modelling System, PRECIS.

[26]. Development of Climate Change Scenarios for Viet Nam and some Activities of IMHEN on Climate Change Impacts and Adaptations. The workshop document, IMHEN, 4/2007.

[27]. IPCC, Climate Change, 2007.

[28]. IPCC. Fourth Assessment Report of the Intergovemental Panel on Climate Change: WGI: The Physical Science of Climate Change, WGII: Impacts, Adaptation & Vulnerability, WGIII: Mitigation of Climate Change, 2007.

86

Page 87: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

[29]. UNFCCC. Guidelines for the Preparation of National Adaptation Programmes of Action, 2004.

[30]. UNFCCC. Climate Change: Impacts, Vulnerabilities and Adaptation in Developing Countries, 2007.

[31]. UNDP, Human Development Report 2007/2008, Fighting Climate Change: Human Sosidarity in a Divided World, 2007.

[32]. Robert L.Wilby and Christian. Using SDSM Verion 3.1 – A dicision support tools for the Assessment of regional Climate Change Impacts, 2004.

[33]. Wigley.T.M.L., and Raper.S.C.B. Implications for Climate and Sea Level of revised IPCC Emissions Scenarios, 357, 293 – 300, 1992.

87

Page 88: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

PHỤ LỤC IDANH MỤC CÁC NỘI DUNG DỰ ÁN TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ VỚI

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUSTT Các nội dung, dự án Cơ quan

chủ trìCơ quan phối hợp Kinh phí

(USD)

Giai đoạn I (2010- 2011)

01 Nghiên cứu và đánh giá các ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) của hiện tượng biến đổi khí hậu đến tỉnh An Giang về mặt con người, môi trường, kinh tế, xã hội.

Sở Tài Nguyên –

Môi Trường

UBND các huyện, Trạm khí tượng thủy

trong Tỉnh

200.000

02 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vấn đề ngập lụt trên địa bàn tỉnh, từ đó xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong vấn đề chống ngập.

Trung tâm Điều hành

chương trình chống ngập nước

Sở TN – MT, UBND các Huyện

100.000

03 Nghiên cứu các giải pháp (công nghệ, quản lý) nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực và ứng phó với BĐKH.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

- Nâng cao sử dụng năng lượng tái tạo

- Nâng cao sử dụng công nghệ sạch

- Nâng cao sử dụng vật liệu mới

Sở Khoa học và Công

nghệ

UBND các Huyện 300.000

04 Điều tra thống kê đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý CTR công nghiệp, chất thải nguy hại.

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các Huyện 50.000

88

Page 89: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Triển khai chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao hiệu quả hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

05 Tuyên truyền, giáo dục kiến thức và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Sở Văn hóa Thể thao và

Du lịch

Sở NN và PTNT, GDĐT, UBND các

huyện

20.000

06 Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức của các cơ quan ban ngnh về sự BĐKH, diễn biến của BĐKH tại An Giang trong vòng 10 năm, 20 năm.

Phòng thông tin tuyên

truyền (Chi cục Bảo vệ môi trường)

GDĐT, UBND các huyện

20.000

07

Tuyên truyền, khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải.

Sở Văn hóa Thể thao và

Du lịch

Sở Tài nguyên & Môi Trường, UBND các huyện; Đài phát

thanh và Truyền hình.

20.000

08

Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao nhận thức về hậu quả của biến đổi khí hậu trong thực hiện công trình xây dựng ngành giao thông vận tải.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN và MT, GTVT và UBND

các huyện

200.000

09

Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao nhận thức về hậu quả của biến đổi khí hậu trong thực hiện công trình xây dựng ngành giao thông vận tải.

Sở Giao thông vận

tải

Sở TN và MT, UBND các huyện

100.000

10

Hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc đào tạo cán bộ ngành giao thông vận tải trong việc nhận thức và hoạch định giải pháp đối phó với tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai.

Sở Giao thông vận

tải

Sở TN và MT, UBND các huyện

300.000

89

Page 90: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

11Tăng cường mảng xanh và các khu sinh thái của tỉnh.

Sở Quy hoạch –

Kiến trúc

Sở TN và MT, UBND các huyện

100.000

12

Nghiên cứu các biện pháp bảo đảm an ninh năng lượng theo định hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Giảm tổn thất điện năng trên địa bàn tỉnh lộ trình đến năm 2015.

- Quy hoạch xây dựng các nhà máy phát điện sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, khí gas thay thế cho việc sử dụng các nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu hỏa, than đá nhằm cắt giảm khí nhà kính, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

- Phát triển ngành sản xuất công nghiệp sản xuất các loại sản phẩm, thiết bị sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái

Sở Công thương

Sở TN và MT, NN và PTNT, GTVT và UBND các huyện, Bản quản lý dự án

các KCN các huyện

100.000

13

Tăng cường tỉ lệ diện tích đất mặt/diện tích bê tông để hạn chế việc giảm diện tích thấm nước mặt: Quy hoạch mật độ xây dựng hợp lý trong công nghiệp, đô thị. Xác định quy hoạch đô thị là công tác trong tâm để phát triển tỉnh lâu dài và bền vững.

Sở Quy hoạch –

Kiến trúc

Sở TNvà MT 200.000

14 Thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch chi tiết sử dụng đất phù hợp với sự biến đổi khí

Sở Quy hoạch –

Kiến trúc

Sở NN và PTNT, UBND tỉnh.

50.000

90

Page 91: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

hậu toàn cầu, chú trọng trong quy hoạch đô thị, vùng đất nông nghiệp, vùng ven biển.

15

Phát triển lối sống thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm lượng CO2 phát thải.

Sở Văn hóa Thể thao và

Du lịch

UBND tỉnh, Đài phát thanh và Truyền hình

50.000

16

Thực hiện mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh An Giang

- Triển khai thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, trong quản lý các công trình xây dựng và trong sinh hoạt.

- Triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm trong mỗi hộ gia đình.

- Xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở các doanh nghiệp.

- Xây dựng sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

Sở Công thương

Bản quản lý dự án các KCN các huyện,

UBND tỉnh

100.000

17

Kế hoạch đảm bảo an ninh việc làm, an ninh lương thực, giảm đói nghèo cho các vùng có nguy cơ bị tác động cao của BĐKH;

Sở Lao động – Thương binh – Xã

hội

Sở NN và PTNT, UBND tỉnh

100.000

Giai đoạn II (2012- 2016)

18 Nghiên cứu và quy hoạch hệ thống hạ tầng cơ sở nông nghiệp nông thôn, phòng chống giảm

Sở Nông nghiệp và Phát triển

Sở TNvà MT, UBND tỉnh

100.000

91

Page 92: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

nhẹ thiên tai... theo hướng tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề nhiệt độ tăng và nước biển dâng.

nông thôn

19 Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới phân bố dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn và đề xuất các giải pháp thích ứng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN và MT, UBND các Huyện

100.000

20 Nghiên cứu xây dựng và thực hiện chương trình nghiên cứu về các tác động và dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN và MT, UBND các Huyện

100.000

21 Nghiên cứu và quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực, rau, màu, cây công nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN và MT, UBND các Huyện

50.000

22 Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động của các hệ thống: tưới, tiêu, ngăn mặn, cấp thoát nước, đê sông, đê biển và đề xuất các giải pháp về quy hoạch nâng cấp hệ thống công trình.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước

50.000

23 Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới diện tích nuôi trồng, năng suất, sản lượng và nguồn lợi đánh bắt thủy hải sản và đề xuất các biện pháp thích ứng và bảo tồn nguồn lợi thủy

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN và MT, UBND các Huyện

100.000

92

Page 93: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

sản

24 Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh và đề xuất các giải pháp thích ứng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN và MT, UBND các Huyện

100.000

25 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón và cải tạo đất cho cây trồng chính ở các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN và MT, UBND các Huyện

20.000

26 Nghiên cứu và quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy, hải sản thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Thủy sản, UBND các huyện

thị.

50.000

27 Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước và đề xuất các giải pháp thích ứng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN và MT, KH và CN, Chi cục

Kiểm lâm. huyện

100.000

28 Nghiên cứu và quy hoạch giải pháp đảm bảo dân cư sống ổn định, an toàn trong điều kiện nhiệt độ tăng và nước biển dâng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở KH và CN, UBND các huyện

thị.

100.000

29 Nghiên cứu đề xuất biện pháp công trình thủy lợi thích ứng với biến động về dòng chảy đến số lượng và chất lượng nước tại các lưu vực sông dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN và MT, UBND các huyện

50.000

93

Page 94: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

30 Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, bão, phân vùng ngập lụt, đánh giá rủi ro do lũ, hạn hán.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN và MT, KH và CN, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão

20.000

31 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập lưu trữ, xử lý thông tin; Xây dựng hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu phục vụ việc xây dựng và thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở KH và CN, TN&MT

300.000

32 Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh và đề xuất các giải pháp thích ứng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN&MT, UBND các huyện

50.000

33 Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo tránh ngập úng do lượng mưa và triều cường tăng khi biến đổi khí hậu xảy ra.

Trung tâm Điều hành

chương trình chống ngập nước

Sở KH và CN 300.000

34 Xây dựng chương trình chọn tạo, khảo nghiệm giống cây trồng mới thích ứng cho các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN & MT, UBND các huyện

100.000

35 Xây dựng các dự án thí điểm về vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh dưới tác động của BĐKH:

- Triển khai mô hình phòng chống các bệnh (bao gồm cả các bệnh truyền qua vật chủ trung gian và qua nước) dưới tác động của BĐKH;

- Triển khai mô hình phòng

Sở Y tế Sở NN & PTNT, Sở TN & MT

100.000

94

Page 95: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

chống dịch sau thiên tai, các khu vực tị nan của người dân dưới tác động của BĐKH.

Giai đoạn III (sau 2015)

36 Tăng cường đầu tư các dự án cấp nước đô thị và công nghiệp, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở KH & ĐT, KH và CN

100.000

37 Tổ chức di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư và vùng đô thị

Sở Công thương

Bản quản lý dự án, UBND các huyện,

5 triệu

38 Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, các dự án CDM.

Sở Khoa học và Công

nghệ

Bản quản lý dự án, UBND các huyện,

500.000

39 - Thúc đẩy các Dự án CDM;

- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế CDM.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bản quản lý dự án, UBND các huyện,

1 triệu

40 Tiếp tục lôi kéo sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

UBND các huyện, Đài phát thanh và

Truyền hình.

50.000

41 Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm lượng khí thải và lượng nhiên liệu sử dụng.

- Dự án nghiên cứu, đánh giá hiệu quả việc sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng thay thế xe cá nhân.

Sở Giao thông vận

tải

Sở TN & MT, UBND các huyện

2 triệu

95

Page 96: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Hỗ trợ cho các chương trình, dự án, các lĩnh vực ngành có liên quan đến biến đổi khí hậu.

1 triệu

Tổng kinh phí: 13,45 triệu USD

96

Page 97: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

PHỤ LỤC IIDANH MỤC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AN GIANG GIAI

ĐOẠN 2009-2020

Nội dung Hoạt động cụ thể Cơ quan thực hiện Sản phẩmThời gian

trình duyệt

Giai đoạn thực hiện

Phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất.

1.Nâng cấp vững chắc các tuyến đê vòng ngoài kết hợp lộ giao thông.

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Sở Giao thông – Vận tải; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tài Nguyên và Môi trường; UBND huyện, thị, thành.

Xây dựng Kế hoạch nâng cấp đê vòng ngoài cho toàn tỉnh đặc biệt là các huyện cù lao, đảm bảo cao trình an toàn cho sản xuất và đời sống đến 2015 và dự kiến đến 2020 phù hợp từng thời kỳ biến đổi khí hậu và thay đổi lưu lượng nước sông MêKông.

2015 2016-2020

2. Thực hiện các chương trình nghiên cứu để nắm bắt các nguyên nhân, chủ động xác định các nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất nông nghiệp từ đó đề xuất các phương án chủ động thích hợp ngăn ngừa để có hướng quy hoạch, nạo vét hệ thống kênh mương, xây dựng mô

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: UBND các huyện, thị, thành; Sở Khoa học và Công nghhệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường.

Quy hoạch và có kế hoạch nạo vét kênh mương cấp I, cấp II toàn tỉnh trước biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự biến động lưu lượng dòng chảy sông Mêkông.

2012 2010-2015.

2015-2020

97

Page 98: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

hình kiểm soát lũ, điều tiết nước ở các địa phương kết hợp bố trí dân cư nông thôn.

3. Củng cố và nâng cấp vững chắc hệ thống cống, trạm bơm điện bảo đảm vững chắc bơm tưới, tiêu phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất, đồng thời khôi phục đường cộ, giao thông thủy lợi nội đồng.

- Chủ trì: UBND các huyện thị thành.

- Phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Hệ thống cống, đường cộ địa phương được khôi phục, được cấp giấy chủ quyền công trình nhà nước và giao cho đơn vị quản lý vận hành khai thác và bảo dưỡng.

2010 2010-2015.

.

4. Phát triển và nâng cao ý nghĩa trồng rừng trong việc bảo vệ môi trường, đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện thị thành.

Phát động phong trào thi đua trồng cây lâm nghiệp.

Xây dựng kế hoạch trồng cây và phát triển rừng trên các tuyến kênh mương, cụm dân cư và trường học.

2010

2010-2020

5. Khảo sát, quy hoạch, xây dựng hồ chứa nước vùng đồi núi và đồng bằng.

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị, thành.

Xây dựng hồ chứa nước đảm bảo phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt của cộng đồng dân cư và các hoạt động sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, công nghiệp và dịch vụ.

2010 2011-2020

98

Page 99: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản

xuất.

1. Phát triển và sản xuất mới các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích ứng diễn biến thời tiết và tình hình dịch bệnh.

- Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.

- Phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT, Trường Đại học An Giang và các Viện trường, liên quan trong và ngoài nước

Tạo được các giống cây trồng vật nuôi, thủy sản mới thích ứng với biến đổi khí hậu.

2011 2012- 2020

2. Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới có sự quan tâm nhiều hơn về môi trường và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.

- Phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị, thành.

Các biện pháp kỹ thuật canh tác mới phù hợp và sản xuất theo hướng bền vững tránh hủy hoại, ô nhiễm môi trường; biện pháp khoa học kỹ thuật hạn chế việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên: đất, nước, sinh vật…, hạn chế sinh vật ngoại lai.

2011 2011- 2020

3. Tập huấn, hội thảo về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho cán bộ kỹ thuật và nông dân

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: UBND các huyện thị thành.

Có kế hoạch tập huấn cụ thể cho từng huyện thị thành

2010 2010-2015.

2016-2020

Thực hiện chương trình của Bộ Nông nghiệp và

1. Tuyên truyền, phổ biến về biến đổi khí hậu và chủ trương từ trung ương xuống địa phương về hoạt động giảm thiểu thích ứng

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông

Có kế hoạch phổ biến kiến thức bằng nhiều phương tiện để người dân trong toàn tỉnh nắm được diễn biến khí hậu, nước biển dâng, lưu lượng dòng chảy

2010 2010-2015.

2016-2020

99

Page 100: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Phát triển nông thôn về tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin tình hình biến đổi khí hậu, nước biến dâng và hành động giảm thiểu, thích ứng của ngành nông nghiệp

với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và lưu lượng dòng chảy sông Mêkông.

tin truyền thông; Đài phát thanh truyền hình; UBND các huyện thị thành.

sông Mêkông phục vụ sản xuất và dân sinh.

2. Xây dựng kế hoạch phổ biến cam kết của tỉnh đối với các Bộ ngành trung ương và các nhà tài trợ liên quan trong và ngoài nước

- Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện thị thành.

Xây dựng khung chính sách cam kết của tỉnh An Giang về hoạt động thích ứng trước biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

2010 2010-2020

3.Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về biến đổi khí hậu, tác động và các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành và địa phương

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Sở Ngành liên quan; UBND các huyện thị thành.

Tổ chức các lớp tập huấn tại tỉnh và các địa phương.

2010 2010-2020

Thực hiện Khung chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và

1. Xây dựng cơ chế chính sách lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch và các chương trình, hành động phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, UBND các huyện thị thành.

Triển khai kế hoạch 24/KH-UBND về nông nghiệp, nông thôn và nông dân có xem xét diễn biến khí hậu và nước biển dâng.

2010 2010-2015

100

Page 101: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

Phát triển nông thôn về xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép biến đổi khí hậu với chương trình của ngành.

2. Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành liên quan và các địa phương và có cơ chế quản lý chương trình, dự án trong thực hiện chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; UBND các huyện thị thành.

Quy chế phối hợp hoạt động giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành liên quan, UBND huyện trong việc triển khai chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp.

2010 2010-2020

3. Tiếp nhận các đề tài, dự án và tìm nguồn tài trợ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ, ngành liên quan và cộng đồng quốc tế cho hoạt động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài Chính, Sở Giao Thông-Vận Tải , Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh An Giang…

Các đề tài, dự án về giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu triển khai trên địa bàn tỉnh An Giang

2010 2010-2015.

2016-2020.

Tiếp nhận và triển

khai các đề tài, dự án

1. Tăng cường cập nhật và trao đổi thông tin về phát tiển lưu vực Mêkông và tình hình biến đổi khí hậu,

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Ủy ban sông Mêkông, Trường Đại học

Tình hình phát triển thủy điện và sử dụng nước ở các nước thuộc lưu vực Mêkông.

2010 2010-2020

101

Page 102: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

trong và ngoài nước nhằm giảm

thiểu và thích ứng với biến

đổi khí hậu.

nước biển dâng rong khu vực và trên thế giới.

An Giang; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Tăng cường cập nhật và trao đổi thông tin về phát tiển lưu vực Mêkông và tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong khu vực và trên thế giới

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Ủy ban sông Mêkông; Viện, Trường liên quan; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính…

Tiếp cận được thông tin tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Dự báo đánh giá tác động ảnh hưởng đến tỉnh An Giang

2015 2016-2020

3. Tổ chức hoạt động đào tạo nhân lực, lưu trữ hồ sơ, chuyển giao kinh nghiệm theo từng giai đoạn về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ngành

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Phối hợp: Các Sở, Ngành liên quan; UBND các huyện thị, thành.

Đào tạo cán bộ tỉnh và địa phương am hiểu về thích ứng ngành nông nghiệp trước diễn biến khí hậu, nước biển dâng và xu hướng phát triển lưu vực sông Mêkông.

2010 2011-2020

102

Page 103: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

PHỤ LỤC IIICÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN QUAN TRẮC ĐƯỢC QUA CÁC NĂM TẠI AN GIANG

Bảng III.1 : Nhiệt độ qua các năm quan trắc được tại trạm Châu ĐốcNăm Nhiệt Độ Cao Nhất Nhiệt Độ Trung Bình Nhiệt Độ Thấp Nhất

1979 31.5 27.3 24.3

1980 31.6 27.2 24.2

1981 31.4 27.0 24.0

1982 31.1 26.9 24.0

1983 31.7 27.2 24.1

1984 31.1 27.1 24.4

1985 31.5 27.3 24.6

1986 31.3 27.0 24.2

1987 32.0 27.4 24.3

1988 32.2 27.3 24.3

1989 31.6 26.8 23.7

1990 31.3 26.7 23.5

1991 30.8 26.5 23.6

1992 31.1 26.5 23.5

1993 31.8 27.0 24.0

1994 31.9 27.3 24.5

1995 32.0 27.3 24.4

1996 31.4 27.1 24.4

1997 32.1 27.5 24.7

1998 32.9 27.8 24.7

1999 31.7 27.1 24.3

2000 31.9 27.4 24.6

103

Page 104: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

2001 32.2 27.6 24.7

2002 32.6 27.8 24.8

2003 32.2 27.4 24.4

2004 32.6 27.6 24.5

2005 32.5 27.7 24.6

2006 32.5 27.8 24.9

2007 32.5 27.5 24.5

2008 32.1 27.3 24.3

Bảng III.2: Lượng mưa qua các năm quan trắc được tại các TrạmNăm Lượng mưa trung bình Lượng mưa cao nhất Lượng mưa thấp nhất

1977 1177.7 1429.1 868.2

1978 1204.1 1647.9 831.1

1979 1374.6 1937.3 997.6

1980 1687.4 2425.3 1274.7

1981 933.5 1306.1 653.5

1982 1444.0 1765.2 1087.2

1983 1477.1 1600.2 1378.1

1984 1716.9 4112.5 425.3

1985 1354.2 1814.0 406.4

1986 1365.2 1594.1 1182.5

1987 1327.2 1976.9 1134.3

1988 1137.5 1439.8 808.4

1989 1109.8 1249.4 941.3

1990 1041.1 1186.8 845.7

1991 1340.9 1496.2 1205.1

1992 966.4 1132.8 827.1

1993 1283.8 1461.3 1077.5

104

Page 105: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

1994 1142.1 1276.5 997.3

1995 1295.2 1370.4 1244.0

1996 1811.9 2131.5 1603.9

1997 1155.9 1269.4 1012.0

1998 1434.6 1518.1 1279.4

1999 1604.1 1858.2 1348.2

2000 1925.3 2128.4 1833.9

2001 1381.9 1518.5 1253.5

2002 1143.7 1341.6 691.5

2003 1428.4 1625.8 1213.8

2004 1113.1 1278.6 907.8

2005 1471.9 1614.8 1268.8

2006 1274.7 1638.9 1059.5

2007 1400.2 1469.2 1315.8

2008 1834.7 1920.9 1602.0

Bảng III.3: Diễn biến mực nước quan trắc tại các trạm

Năm Mực nước trung bình Mực nước cao nhất Mực nước thấp nhất

1977 120.2486 202.75 73.3

1978 158.6667 236.6667 98.91667

1979 135.3958 183.75 88.66667

1980 135.7708 184.5 87.25

1981 158.7417 206.5 101.4167

1982 126.6333 180.25 84.08333

1983 116.65 168.5833 77.58333

1984 147.5167 206.25 101.3333

1985 139.5704 193.3333 94.66667

105

Page 106: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

1986 134.0017 184 90.66667

1987 111.8379 150.5833 74.91667

1988 106.797 141.25 68.91667

1989 111.7303 150.8333 73.25

1990 132.385 191.9167 90

1991 135.852 189.6667 95.16667

1992 104.493 149.6667 75.75

1993 106.306 148.3333 74.41667

1994 137.1995 189.5 92.08333

1995 130.4475 179.4167 91.08333

1996 144.6403 197.3333 99.58333

1997 140.1299 190.9167 96.91667

1998 88.26725 125.6667 58.66667

1999 146.2621 198.25 98.75

2000 176.538 237.9167 118.8333

2001 163.0867 222.75 109.25

2002 143.8745 216.5 88.78837

2003 106.2949 158.25 76.16667

2004 110.1191 163 77.5

2005 124.248 174.6667 89.08333

2006 126.9643 174.5833 89.16667

2007 118.9643 161 80.25

2008 130.7857 180.75 91.25

106

Page 107: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

PHỤ LỤC IVKẾT QUẢ TÍNH TOÁN NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH TỪ NĂM 2020 – 2100 (0C)

Bảng IV.1: Kết quả tính toán nhiệt độ trung bình từ năm 2020 – 2100 (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở khu vực Nam Bộ

Thời kỳ / Năm Nhiệt độ (0C)

1980-1999 27.1

2020 27.5

2030 27.7

2040 27.9

2050 28.1

2060 28.4

2070 28.7

2080 28.9

2090 29.0

2100 29.1

Bảng IV.2: Kết quả tính toán lượng mưa trung bình từ năm 2020 – 2100 (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở khu vực Nam Bộ

Thời kỳ / Năm Lượng mưa (mm)

1980-1999 1331.4

2020 1335.4

2030 1336.8

2040 1339.4

2050 1342.1

2060 1344.7

2070 1346.1

2080 1347.4

2090 1350.1

107

Page 108: ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN - An Giang Provincesotainguyenmt.angiang.gov.vn/Resource/ThongBao/KH256... · Web viewTài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có

2100 1351.4

108