23
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI PHÁP HOA KINH Giáo thọ sư: TT.Thích Tâm Đức Câu 1: Mối quan hệ giữa Nhất thừa và Tam thừa trong Kinh Pháp Hoa: - Kinh Pháp Hoa mô tả nội hàm mối quan hệ giữa chơn đế và tục đế, giữa Nhất thừa và Tam thừa. Chơn đế là nhất thừa và Tục đế là tam thừa (Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa). Phật giáo thời kỳ đầu với truyền thống tu tập gồm: Thanh văn thừa qua pháp tu Tứ đế; Duyên giác thừa tu Thập nhị nhân duyên. Đến thời kỳ PGĐT xuất hiện truyền thống Bồ tát thừa tu Lục độ ba la mật. - Thừa là phương tiện đưa đến giải thoát. Tùy hoàn cảnh mà có tên gọi là tam thừa hay nhất thừa. Tam thừa là đang trên quá trình tu tập hướng đến giải thoát, nhất thừa là đạt được mục đích cuối cùng (giải thoát). Bởi lẽ, giải thoát chỉ có một không có hai, ba. Trong kinh, Phật dạy: “Tất cả giáo pháp của Như Lai chỉ có một tướng là tướng giác ngộ và giải thoát”. - Nhất thừa là sự dung hòa của Tam thừa, dung hòa cả ba học thuyết giáo lý (Tứ đế, Thập nhị nhân duyên và Lục độ BLM). Vì phương tiện mà dẫn dụ có ba thừa, thực chất chỉ có một thừa duy nhất (Phật thừa). Nhất thừa được ví như biển lớn dung chứa tất cả các con sông và cùng chung vị mặn (vị giải thoát). Phật dạy: “Như Lai thuyết pháp chỉ có một tướng, một vị, nghĩa là tướng giải thoát, tướng viễn ly, tướng Niết bàn tịch diệt, quy về tướng không, rốt ráo đến bậc Nhất thiết chủng trí”. 1

ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI PHÁP HOA KINH

Giáo thọ sư: TT.Thích Tâm Đức

Câu 1: Mối quan hệ giữa Nhất thừa và Tam thừa trong Kinh Pháp Hoa:

- Kinh Pháp Hoa mô tả nội hàm mối quan hệ giữa chơn đế và tục đế, giữa Nhất thừa và Tam

thừa. Chơn đế là nhất thừa và Tục đế là tam thừa (Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa).

Phật giáo thời kỳ đầu với truyền thống tu tập gồm: Thanh văn thừa qua pháp tu Tứ đế; Duyên giác thừa tu

Thập nhị nhân duyên. Đến thời kỳ PGĐT xuất hiện truyền thống Bồ tát thừa tu Lục độ ba la mật.

- Thừa là phương tiện đưa đến giải thoát. Tùy hoàn cảnh mà có tên gọi là tam thừa hay nhất

thừa. Tam thừa là đang trên quá trình tu tập hướng đến giải thoát, nhất thừa là đạt được mục đích cuối

cùng (giải thoát). Bởi lẽ, giải thoát chỉ có một không có hai, ba. Trong kinh, Phật dạy: “Tất cả giáo

pháp của Như Lai chỉ có một tướng là tướng giác ngộ và giải thoát”.

- Nhất thừa là sự dung hòa của Tam thừa, dung hòa cả ba học thuyết giáo lý (Tứ đế, Thập nhị

nhân duyên và Lục độ BLM). Vì phương tiện mà dẫn dụ có ba thừa, thực chất chỉ có một thừa duy nhất

(Phật thừa). Nhất thừa được ví như biển lớn dung chứa tất cả các con sông và cùng chung vị mặn (vị giải

thoát). Phật dạy: “Như Lai thuyết pháp chỉ có một tướng, một vị, nghĩa là tướng giải thoát, tướng viễn ly,

tướng Niết bàn tịch diệt, quy về tướng không, rốt ráo đến bậc Nhất thiết chủng trí”.

- Kinh Pháp Hoa với cái nhìn hài hòa, với quan điểm tôn trọng, không chê bai pháp môn hay

truyền thống nào. Kinh Pháp Hoa đã mô tả những pháp môn tu tập khác nhau, nếu tu vừa sức đều đưa

đến kết quả tốt đẹp. Kinh dạy rằng: “Như Lai vì hạng cầu Thanh văn mà nói Tứ đế, vì hàng Duyên

giác nói pháp Thập nhị nhân duyên, vì hàng Bố tát nói pháp Lục độ Ba la mật”.

- Trong Kinh có rất nhiều ví dụ về tư tưởng nhất thừa và tam thừa như: Dược thảo dụ, Gã

cùng tử, Những đứa con ốm và vị y sĩ,.. Chẳng hạn trong phẩm Dược Thảo Dụ thứ 5, nói về ba loại

cây thuốc nếu như hút nước vừa sức thì đều phát triển tốt. Ở đây, Tam thừa Phật giáo chỉ cho hình

ảnh của Dược Thảo Dụ (3 cây) mà nói về 3 hạng tăng sĩ đang tu tập (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát)

không luận cao thấp, phân biệt đối tượng mà hấp thụ pháp môn tu vừa sức để đi đến mục đích chung,

giải thoát (Nhất thừa).

Hoặc phân tích thêm ví dụ về Nhà lửa, Cây cỏ thuốc (Xem phần sau).

Câu 2: Phân tích một trong ba giáo lý của Tam thừa. Nêu định nghĩa tổng quát của giáo lý đó.

(Đề có thể yêu cầu chọn 1 trong 3 giáo lý sau để phân tích và nêu ý nghĩa)

1

Page 2: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

1. Thanh văn thừa qua giáo lý Tứ Diệu đế: (Giáo lý này có thể hỏi: Mối quan hệ giữa chân

đế và tục đế trong Tứ đế)

Giáo lý Tứ Diệu đế được Phật chuyển pháp luân đầu tiên cho năm vị đạo sĩ, đây là bốn chân lý

gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

- Khổ đế: là chân lý về sự khổ (Dukkha) được nhìn từ ba phương diện: khổ khổ, hoại khổ,

hành khổ.

+ Mọi thứ đau khổ trong đời đều nằm trong bát khổ. Đây là những tâm lý chủ quan của con

người, muốn chống lại quy luật khách quan. Trước hết là khổ về sinh, lão, bệnh, tử. Đây là quy luật

khách quan, tiến trình sinh diệt, bản chất của nó vốn dĩ là khổ và con người dù muốn hay không cũng

vẫn bị chỉ phối.

+ Khía cạnh triết lý quan trọng nhất của chân lý này là hành khổ. Chính cái mà ta gọi là bản

ngã, cá thể hay tôi chỉ là sự nhóm họp, vận hành của 5 uẩn. Phật dạy: “Tóm lại, 5 uẩn trói buộc là

khổ”. Năm uẩn này là cái tôi, cái ngã mà nếu chấp thủ, nắm giữ là khổ. Phật muốn phủ định quan

điểm xã hội Ấn bấy giờ, khi cho rằng: có cái ngã hay linh hồn thường tồn bất biến. Nói cách khác,

trong mỗi con người không có cái thức thường hằng, mà đó là cái thức của sinh diệt và có thể chuyển

từ thức bất thiện thành thiện mà thôi.

- Tập đế: là chân lý về sự phát sinh hay nguồn gốc của khổ.

+ Chính tham ái, sự ham muốn, khát khao dục vọng đã làm phát sinh mọi hình thái khổ đau và

đưa đến chuỗi sinh tử. Phật dạy: “Chính ái đồng khởi với hỷ và tham đã đưa đến tái sinh để tìm lạc

thú chỗ này chỗ khác”.

+ Tại sao tham ái? Vì vô minh. Do vô minh mà không thấy đúng bản chất của con người và vũ

trụ. Bản chất đó là vô thường, khổ, vô ngã (tam pháp ấn)

+ Vô thường vì các sự vật hiện tượng đều không thường hằng, bất biến mà đó là chuỗi đổi

thay, sinh diệt. Vì các pháp vốn do duyên sanh, tác động qua lại, luôn vận hành. Đây là định lý duyên

khởi mà Phật giác ngộ dưới cội Bồ đề.

+ Chính ngài Long Thọ cũng khẳng định: “Các pháp do duyên sanh, ta nói đó là không, cũng

chính là giả danh, cũng là nghĩa trung đạo”. Quan điểm “không” của Ngài muốn bác bỏ quan điểm

“Nhất thiết pháp hữu” của Hữu bộ và đối lại các quan điểm ngoại đạo cho có Phạm Thiên (đại ngã)

chi phối. Qua đó, Ngài muốn điều chỉnh thái độ tu tập trong nội bộ Phật giáo và bác bỏ quan điểm sai

lầm của ngoại đạo bấy giờ. Và khẳng định xuyên suốt quan điểm Phật giáo “các pháp do duyên sinh”.

+ Tam pháp ấn: vô thường, khổ, vô ngã rất quan trọng trong giáo lý Phật giáo. Vô thường bởi

do duyên sanh, đây là quy luật khách quan, ứng cho sự đổi thay của vũ trụ và con người. Tham ái do 2

Page 3: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

vô minh chi phối mà không thấy sự đổi thay này, không thấy các pháp là vô thường. Chính vô thường

nên có khổ, có vô ngã. Phật nói khổ, vô ngã để con người cảnh giác, bởi cuộc đời là khổ sẽ không

làm chủ được.

Khổ đế và Tập đế được xem như tục đế. Cái sự thật của thế gian dưới sự chi phối của vô minh.

- Diệt đế: là chân lý về sự chấm dứt khổ, tức Niết bàn.

+ Muốn diệt khổ là diệt tận gốc tham ái, không còn vô minh nữa. Khi đó, trí tuệ sinh khởi,

trong Pháp Hoa kinh gọi là Tri kiến Phật. Vô minh biểu hiện qua tham ái, Tri kiến Phật biểu hiện

không còn tham ái. Tức ái diệt là Niết bàn.

+ Để có diệt đế, Niết bàn, Tri kiến Phật đòi hỏi hành giả phải tu tập (Đạo đế). Bởi lẽ, TKP nằm

trong chúng ta, cái thấy biết như thật ai cũng có. (Hình ảnh ai đọc tụng Pháp Hoa được Phật lấy tay

xoa đầu là ý nghĩa như vậy)

- Đạo đế: chân lý về con đường đưa đến chấm dứt khổ, đạt mục tiêu Diệt đế.

+ Con đường này là Trung đạo, đó là Bát chánh đạo, gồm 8 phần: Chánh kiến, chánh tư duy,

chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. (tự phân tích ra).

+ Trong Đạo đế: Chánh kiến + chánh tư duy = Tuệ; Chánh ngữ + chánh nghiệp + chánh mạng

= Giới; Chánh tinh tấn + chánh niệm + chánh định = Định.

Trong đó, chánh kiến đặt lên hàng đầu, quan trọng nhất. Có chánh kiến giúp tâm hành giả lắng

đọng, đạt định, bình an đưa đến xả (nhất tâm). Trạng thái tâm bình an đó chính là chánh định. Và Tri

kiến Phật làm cho ta tâm bình an.

Tóm lại, khổ đế và diệt đế là hiển thị tục đế. Diệt đế và đạo đế hiển thị cho chân đế. Thế

giới này tồn tại tục đế và chân đế. Là tục đế nhận biết qua tham ái, vô minh làm cho thế giới khổ đau.

Còn thế giới là chân đế nhận biết bởi Tri kiến Phật, đoạn tận tham ái. Tục đế và chân đế là hai mặt

của một đồng xu, luân hồi và Niết bàn cũng là hai mặt trên đồng xu vậy.

(Trong Kinh Pháp Hoa, có thể nói phẩm Tựa là Chơn đế, siêu thế gian; và 27 phẩm còn lại là

Tục đế, phương tiện của thế gian, dùng ngôn ngữ để diễn tả trạng thái giác ngộ ở phẩm Tựa.)

2. Duyên giác thừa qua giáo lý Duyên khởi (Thập nhị nhân duyên):

- Tất cả các tôn giáo bấy giờ đều tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao con người khổ? Từ đó, các

giáo thuyết ra đời để lý giải sự thoát khổ hoặc bằng khổ hạnh hoặc là hưởng thụ dục lạc và cầu nguyện.

- Đức Phật đã tìm ra con đường chấm dứt khổ, đó là Trung đạo (lìa xa hai trạng thái tu tập cực

đoan). Dưới cội Bồ đề, Ngài đã chứng ngộ chân lý, đó là lý Duyên khởi. Suốt 45 năm (49 năm)

thuyết pháp của Phật không ngoài định lý này. Vũ trụ vạn hữu đều từ lý duyên khởi mà thành. Có thể

nói, nguyên lý duyên khởi bao trùm hệ thống giáo lý Phật giáo. Trong khi 62 tà thuyết bấy giờ đều 3

Page 4: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

chủ trương có cái ngã hằng tồn, dính vào nhị nguyên chấp trước. Định lý duyên khởi đã đánh đỏ luôn

62 tà kiến khi cho rằng các pháp do duyên sanh, vô ngã.

- Đến Long Thọ tiếp tục khẳng định: “Chúng nhân duyên sanh pháp, ngã thuyết tức thị không,

diệc vi thị giả danh, diệc thị trung đạo nghĩa”. Ngài đưa ra Trung đạo, vượt ngoài đối đãi, với mục

đích điều chỉnh suy nghĩ trong nội bộ Phật giáo và bảo vệ trước sự tấn công của ngoại đạo.

- Thế Tôn đã truy tìm căn nguyên khổ đau và thiết lập 12 nhân duyên là pháp lý giải quá trình sanh

diệt của khổ đau, phiền não của con người: “Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc,

danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu,

hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử sầu bi khổ ưu não sanh khởi”. Nhưng nếu ta đảo ngược lại đi đến sự diệt

trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính vô minh này, các hành diệt; do các hành diệt, danh sắc diệt….do sanh

diệt, lão tử sầu bi khổ ưu não đoạn diệt”. Thấy duyên khởi là thấy khổ và diệt khổ, thấy nguyên nhân sâu xa

từ vô minh. Vô minh diệt tức giải thoát, Niết bàn, đạt Tri kiến Phật.

- Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Bồ tát Quán Âm thứ 25, nói về cầu chuyện lý giải khổ đau của con người.

+ Danh hiệu Vô Tận Ý Bồ tát là suy nghĩ miên man, đại diện suy nghĩ khổ đau của con người. Bồ

tát Quán Âm là hướng về âm thanh khổ đau của chúng sanh. Quán âm thanh đau khổ của thế gian là quán

Thập nhị nhân duyên.

+ Quán Thế Âm phân tích cái đau khổ là do vô minh, không thấy duyên khởi. Chính khổ đau từ vô

minh, không thấy vô thường, đổi thay khách quan, vì tham ái mà bám giữ, làm khổ đau. Vì thế, người đau

khổ niệm Quán Âm, là thấy được 12 nhân duyên.

+ Hình ảnh Vô Tận Ý dâng chuỗi ngọc như ý (lý duyên khởi) tức là Ngài ngộ được lý duyên khởi,

hiểu duyên khởi là giải thoát khổ đau.

- Phật đúc kết giáo lý Duyên khởi trong Kinh Đa Giới (Trung Bộ kinh): “Nếu cái này có, cái

kia có; do cái này sanh, cái kia sanh; Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia

diệt”. Qua đó, tu tập hộ trì 6 căn là chặn đứng duyên khởi phát sanh khổ đau. Một trong 12 nhân

duyên được phá thì toàn bộ diệt.

- Đây là định lý về nhân quả, định lý chung cho con người và vũ trụ. Trong đó, 12 yếu tố nhân

duyên ứng cho 12 thân phận con người. Hai yếu tố đầu là quá khứ, 8 yếu tố kễ là hiện tại và 2 yếu tố

cuối là vị lai. 12 chi phần là sự duyên khởi hệ thống tâm lý con người, trong đó cái tâm là chủ yếu.

* Mối quan hệ giữa Tứ đế và Thập nhị nhân duyên:

- Mục tiêu của hai giáo lý đều nói về khổ và diệt khổ.

- Hai giáo lý đề cao vấn đề tự độ, tự mình giải thoát chính mình.

3. Bồ tát thừa qua giáo lý Lục độ Ba la mật:4

Page 5: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

- Đầu kỷ nguyên sau tây lịch, Phật giáo xuất hiện phương pháp tu tập của các vị Bồ tát, đó là

Lục độ Ba la mật. Lục độ Ba la mật là sáu pháp tu trọn vẹn, viên mãn và giải thoát.

- Lục độ Ba la mật gồm: Bố thí BLM, Trì giới BLM, Nhẫn nhục BLM, Tinh tấn BLM, Thiền

định BLM, Trí tuệ BLM.

- Khác với giáo lý Tứ đế và Thập nhị nhân duyên, giáo lý Lục độ không đề cập đến khổ. Các

vị Bồ tát đã nhận ra sở dĩ con người khổ đau vì bản ngã mà sinh ra tham ái. Ba la mật (Paramitas)

nghĩa là bờ bến kia, tức đã vượt qua cái ngã (vô ngã), không còn bị khổ đau sinh tử chi phối. Vì thế,

sáu pháp BLM này đều là vô ngã vậy

* Bố thí BLM:

Bố thí là cho ra, không chấp thủ, bám giữ. Bố thí BLM là pháp tu hướng đến tha nhân. Theo

đó, hành giả tu pháp này không thấy có người cho, không thấy có vật cho và không thấy có người

được cho (tức không thấy cái ngã). Nghĩa là hướng đến cái vật chất và tinh thần trên vô ngã, lấy tha

nhân làm ưu tiên. Phản ánh tinh thần lợi tha của Bồ tát.

* Trì giới BLM:

Bồ tát thừa chú trọng phương diện giới luật. Đây là giai đoạn quan trọng. Tuy nhiên, trì giới

BLM mang nội hàm vượt trên phương diện thông thường, nghĩa là trì giới vô ngã (tức trì giới không

khen mình, chê người).

* Nhẫn nhục BLM:

+ Khác với pháp tu kham nhẫn ở thời kỳ PGNT, ở đây PGĐT đã đưa pháp nhẫn nhục BLM

cho hạng tu Bồ tát đạo, mục đích nhằm chịu đựng, nhẫn nhục trước sự chê bai đả kích của Phật giáo

truyền thống.

+ Rõ ràng, pháp tu đòi hỏi hàng Tăng sĩ bấy giờ vừa phải kham nhẫn trước khó khăn cuộc

sống để vượt qua, vừa phải nhẫn chịu, chấp nhận trước nhân quả cá nhân, nhẫn trước đối xử không

tốt của người khác. (nhẫn trong môi trường sống, tự thân, con người với nhau).

Người hành trì Bồ tát thừa càng chịu nhiều thị phi xã hội, càng không có cái tôi, cái biểu

hiện trước thị phi mới là đúng diệu nghĩa vậy.

* Tinh tấn BLM:

Tinh tấn là sự chuyên nhất, tinh cần. Người tu pháp này, phải tinh tấn trừ bỏ các bất thiện pháp

đã phát sinh, tinh tấn ngăn ngừa các bất thiện chưa phát sinh. Ngoài ra, luôn tinh tấn nỗ lực phát triển

các thiện pháp đã phát sinh và tạo cơ hội cho các thiện pháp chưa phát sinh. Đây là sự tinh tấn, nỗ lực

tu tập xuyên suốt, không gián đoạn.

* Thiền định BLM:5

Page 6: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

Thiền định gồm thiền chỉ và thiền quán.

+ Thiền chỉ là dừng tâm trên một đối tượng, để tâm đạt định tĩnh, hướng đến đạt tâm giải

thoát. Thiền quán là thấy được bản chất bên trong sự vật, quán trên 4 đối tượng: thân, thọ, tâm, pháp.

+ Tuy nhiên, hành giả tu thiền chỉ giống như lấy đá đè lên cỏ, chỉ có nỗ lực thiền quán mới có

thể nhổ tận gốc rễ cỏ, ví như chặt đứt phiền não khổ não bằng thanh gươm Văn Thù.

+ Thiền định BLM là thiền rốt ráo, miên mật, không còn cái ta nhằm phân biệt với các loại

thiền khác của ngoại đạo.

* Trí tuệ BLM:

+ Có thể nói, chính Long Thọ là người đã hệ thống lại giáo lý Đại thừa, trong đó nổi bật là

tánh không: “Các pháp do duyên sanh, ta nói đó là không, cũng chính là giả danh, cũng là nghĩa trung

đạo”. Thiết lập công thức như sau:

Trí tuệ = Duyên sinh = Không = Giả danh = Trung đạo nghĩa.

+ Trí tuệ BLM của PGĐT chính là tánh không. Trong kinh Pháp Hoa đã diễn tả ở Phẩm tựa

với hình ảnh Phật phóng luồng hào quang giữa chặng mày, đó là Tri kiến Phật, là Trung đạo vậy.

+ Trí tuệ BLM là thấy các pháp duyên khởi, có sinh có diệt. Đó là không tánh. Từ đó, hành giả

tu hướng sự nhàm chán và buông xả).

Tóm lại, sáu BLM của PGĐT nói lên tinh thần tu tập bao gồm cả tự độ và độ tha. Với tinh

thần tích cực so với hai giáo lý trước (Tứ đế và Duyên khởi hướng đến việc tự độ).

Câu 3: Mô tả nội dung của Tri kiến Phật ngang qua Thập như thị.

- Nội dung xuyên suốt 28 Phẩm của kinh Pháp Hoa đều nói về Tri kiến Phật. Mở đầu Phẩm

Tựa, kinh Pháp Hoa đã mô tả hình ảnh Phật phóng luồng hào quang giữa chặng mày soi khắp mười

phương thế giới, dưới đến địa ngục A Tỳ, trên đến trời Hữu Đảnh. Muốn nói đến Tri kiến Phật của

Như Lai, mang nội hàm Trung đạo, không phân biệt, sai lệch.

- Từ Phẩm Phương tiện thứ hai đã mở ra cho chúng ta thấy suốt Tri kiến Phật. Trong kinh

Phật dạy: “Chư Phật vì một đại sự nhân duyên xuất hiện trong đời là muốn khiến cho chúng sanh khai

thị ngộ nhập Tri kiến Phật”. Suốt các phẩm còn lại đều xoáy vào Tri kiến Phật.

- Từ thời kỳ PGNT đã nói đến Tri kiến Phật. Chính trong bài pháp đầu tiên Chuyển Pháp

luân, Phật thuyết cho 5 vị đạo sĩ ở khu vườn thành Ba La Nại, Phật nói về con đường để tránh xa hai

cực đoan đưa đến giác ngộ, giải thoát. Con đường Phật nói chính là Trung đạo, là Tri kiến Phật.

Rõ ràng, giáo lý PGNT nhất quán với giáo lý trong kinh Pháp Hoa, đều nói về Tri kiến Phật,

được miêu tả bất nhị.

6

Page 7: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

- Từ phẩm thứ 2 đến phẩm 28, kinh Pháp Hoa mượn phương tiện, ngôn ngữ để diễn tả nội

hàm của Tri kiến Phật. Trong Phẩm Phương tiện, với khái niệm đầu tiên là Thập Như thị để mô tả về

Tri kiến Phật. Như thị là thấy sự vật hiện tượng như chính nó, như thật. Nghĩa là cái thấy biết không

qua lăng kính chủ quan của con người. Vì lăng kính này làm cho bản chất sự vật, thế giới bị méo mó,

không thật. (nhận thức con người ví như chiếc đũa bỏ vào ly nước bị bẻ cong, méo mó đi).

* Phân tích một vài nội dung Thập như thị để thấy rõ nội hàm của Tri kiến Phật:

Thập như thị gồm: Như thị Tướng,...Tánh,..Thể,…Tác,..Lực,..Nhân,..Duyên,..Quả,..Báo và

như thị trước sau, bao gồm hết.

- Như thị tướng:

+ Tướng là hình dáng của sự vật hiện tượng (cao thấp, trắng đen…). Tuy nhiên dưới con mắt

của phàm phu thì tướng bị bóp méo và khởi lên tham, sân, si. Vì thế, Như thị tướng là thấy biết hình

tướng một cách đúng như thật, không khởi lên tham sân si, đừng để yếu tố chủ quan dính vào.

+ Như thị tướng trong Kinh Pháp Hoa đã được mô tả nhất quán trong kinh tạng Pali qua lời

Phật dạy phải hộ trì sáu giác quan (kiểm soát lục nhập): “Phàm mắt thấy sắc, không nắm tướng

chung, không nắm tướng riêng, nếu có hỷ ưu khởi lên cần phải đoạn trừ”. Tướng ở đây là tướng thấy,

nghe, mùi,.. và hỷ ưu chính là những yếu tố chủ quan của con người.

Như thị tướng là nội hàm của Tri kiến Phật, được ví như hình tượng đôi mắt trẻ thơ khi tiếp

xúc các pháp thì siệu việt lên vọng tưởng (không khởi tham, sân, si).

- Như thị tánh:

+ Tánh là bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Biểu hiện qua tính tình của con người, qua

tính của sự vật (thể lỏng, rắn,..).

+ Như thị tánh là thấy biết tánh như thật trên phương diện tu tập, không bị yếu tố chủ quan can

thiệp. Ví như người ngồi trên xe biết êm dịu, nhưng không khởi lên thích thú.

- Như thị thể: Là thấy biết như thật thể chất của sự vật hiện tượng. Ví như thể của con người

mạnh mẽ hay yếu đuối đều rõ biết.

- Như thị tác: Tác là sự tác động, NTT là thấy biết như thật biểu hiện quy luật của vũ trụ.

(Các Như thị còn lại không cần phân tích, chỉ nêu điển hình như trên).

Như vậy, Thập như thị là 10 biểu hiện, 10 yếu tố của thế giới được mô tả trong kinh Pháp

Hoa. Khi con người tiếp xúc với 10 yếu tố này là phải khách quan, không chủ quan trên phương diện

tu tập. Điều này nhất quán với PGNT trong kinh “Pháp môn căn bản”: Phật nói đến thái độ của 4

hạng người đối với các pháp, trong đó hạng phàm phu còn bị yếu tố chủ quan chi phối, còn 3 hạng

7

Page 8: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

kia là như thật thấy biết. Cho nên, phải cẩn thận với những gì mắt thấy, tai nghe, cảm xúc và nhận

thức. Vì chúng ta dễ bị chủ quan bóp méo.

Kinh Pháp Hoa đã đưa 10 khái niệm Như thị cho chúng ta thấy rõ nội hàm Tri kiến Phật.

Câu 4: Kinh Pháp Hoa đã dùng các ví dụ để mô tả Tri kiến Phật như thế nào?

- Ví dụ là đặc điểm mô tả trong lời pháp của Phật, là thể loại văn học giúp Thế Tôn hoằng

pháp hiệu quả, giúp đệ tử của Ngài dễ thông hiểu.

- Theo kinh Xà Dụ (Thí dụ bắt rắn), Phật đã dùng ẩn dụ việc bắt rắn để mô tả việc hành trì

pháp đúng đắn. Giúp hàng đệ tử dễ nhận biết về nhận thức và hàng động đúng-sai các pháp. Nếu hiểu

sai thì dẫn đến kết quả khổ đau. Cũng ví như người bắt rắn vì hiểu sai, chỉ nắm phần đuôi nên bị rắn

quay đầu cắn là vậy. Ngược lại, hạng tu nghe đúng, hành trì đúng ví như người bắt rắn, nắm phần đầu

nên thoắt được nạn tai.

- Kinh Pháp Hoa cũng giữ gìn đặc điểm này, sử dụng thể loại ví dụ để mô tả Tri kiến Phật.

Bởi lẽ, Tri kiến Phật khó thấy khó hiểu. Chính tựa đề Kinh đã mượn hình ảnh hoa sen trắng để nói lên

diệu pháp, nói lên sự giải thoát ngay trong cuộc đời này. Ví như hoa sen trắng nở thơm ngát ngay

trong bùn lầy mà chẳng hôi tanh. Đó thật là Diệu Pháp Liên Hoa vậy.

- Tiếp tục, Kinh Pháp Hoa dùng các ví dụ để nói về Tri kiến Phật như: Nhà lửa (Ph.3), Gã

cùng tử (Ph.4, Cây cỏ thuốc (Ph.5), Hóa thành dụ (Ph.7), Hạt Châu (Ph.8), Hiện bảo tháp (Ph.11),

đứa con ốm và vị y sĩ giỏi (Ph.16).

Tất cả có 7 ví dụ trong Kinh ngang qua 27 phẩm là những câu chuyện mang hàm ý sâu sắc,

mỗi ví dụ mô tả một khía cạnh của Tri kiến Phật. Chính 27 phẩm này là phương tiện, ví như ngón tay

chỉ trăng, dùng ngôn ngữ để chỉ nội dung Tri kiến Phật. Đúng với tư tưởng PGĐT: “Y nghĩa bất y

ngữ” là vậy.

Câu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng quát?

Nói sơ về ví dụ là đặc điểm trong lời Phật dạy và được phát huy trong Kinh Pháp Hoa (câu 4).

Sau đây sẽ phân tích lần lượt 07 ví dụ theo thứ tự ưu tiên (có khả năng thi):

1. Ngôi nhà lửa (Phẩm Thí Dụ thứ 3):

(Hỏi: Trình bày ý nghĩa của ví dụ ngôi nhà lửa trong Kinh Pháp Hoa?)

- Nội dung ví dụ:

Kể về ông trưởng giả giàu có, ông có ba người con. Một hôm, ba đứa con chơi trong một

ngôi nhà bị lửa cháy. Ông trưởng giả bèn gọi các con mau ra để tránh nguy hiểm, nhưng các con ham

chơi không nghe lời. Người cha dùng phương tiện xe dê, xe nai, xe trâu để dẫn dụ các con ra khỏi nhà

lửa. Sau khi các con đã an toàn, người cha bèn cho các con cùng loại xe trâu trắng lớn.8

Page 9: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

- Giải thích và ý nghĩa:

+ Ông trưởng giả chỉ cho Đức Phật. Ba người con chỉ cho 03 hạng Tăng sĩ: Thanh văn

thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa. Ba xe chỉ cho 3 giáo lý: Tứ đế, Duyên giác, Bồ tát. Ví dụ này

đã làm sáng tỏ khái niệm Nhất thừa và Tam thừa, mang dấu ấn nhất quán giữa PGNT và PGĐT.

+ Hình ảnh căn nhà cháy (sao không phải bị lũ, bị bão mà bị cháy?), đây là dấu vết được

mô tả trong kinh tạng Pali: Phật đã mô tả con người bị đốt cháy bởi lòng tham. Chính tham ái con

người đã đốt cháy thế gian này, lửa cháy này là lửa tham dục.

Sau đó, Phật đã kể câu chuyện về vị vua giàu có, tuổi già vì lòng tham ái mà đem quân xâm

lược nước khác => Lòng tham con người ngày nay vẫn hiện hữu, chiến tranh thế giới do chính lòng

tham vô tận từ các nước giàu đi xâm chiếm quốc gia khác.

+ Kế tiếp là hình ảnh, khi ông trưởng giả kêu các con mau ra, nhưng chúng không chịu =>

ý nói mỗi người chạy theo sở thích của mình, không chịu tỉnh thức (đi tu). Buộc người cha phải dùng

phương tiện dụ chúng. Hình ảnh các con ra khỏi nhà lửa ví cho giai đoạn đi tu của 3 hạng Tăng sĩ (tu

theo sở thích 3 xe).

+ Câu chuyện hay ở chỗ: khi ba người con chạy ra khỏi nhà lửa thì chỉ thấy có 3 xe cùng

một loại là xe trâu trắng lớn. Hình ảnh chạy ra khỏi nhà lửa ví cho thoát khỏi khổ đau, giải thoát.

Đây là hình ảnh rất sâu sắc, ý nghĩa. Ba xe kia là không có thật, nhưng thật là có 3 xe trâu

trắng. Nghĩa là, các pháp tu khác nhau nhưng giải thoát là giống nhau. Thể hiện nhất quán theo tinh

thần PGNT => Trong kinh Trung bộ, Phật đã tuyên bố với ngoại đạo: Sự giải thoát của người tu sĩ chỉ

có một mà thôi. Còn trong Pháp Hoa kinh, ba hạng Tăng sĩ khi giải thoát cùng một xe trâu trắng.

Hình ảnh ví dụ ngôi nhà lửa cho chúng ta thấy được khái niệm, ý nghĩa giữa Nhất thừa và

Tam thừa. Ba hạng căn cơ – ví ba loại xe (Tam thừa) và mục tiêu giải thoát giống nhau - ví cùng xe trâu

trắng (Nhất thừa).

2. Ví dụ Hiện bảo tháp (Phẩm 11):

- Nội dung ẩn dụ:

Khi Phật Thích Ca đang thuyết kinh Pháp Hoa, từ dưới đất vọt lên một bảo tháp lớn và trụ giữa

hư không. Trong bảo tháp vang ra tiếng nói của Phật Đa Bảo khen ngợi Phật Thích Ca. Vị Phật này nói

rằng, muốn thấy Ta thì phân thân của Phật Thích Ca khắp mười phương phải thâu về và trụ giữa hư

không. Tiếp đến là cảnh tượng Phật dùng thần lực mở cửa Tháp và một tiếng động lớn vang lên và Phật

Thích Ca vào ngồi trong Tháp cùng Phật Đa Bảo.

- Giải thích và ý nghĩa:

9

Page 10: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

+ Câu chuyện kể về 3 nhóm Phật: Phật Đa Bảo, Phật Thích Ca và phân thân của Phật Thích

Ca ở 10 phương.

+ Tháp tượng trưng cho người đã mất từ lâu, nhưng vọng ra tiếng nói: ẩn ý sự chết mà không

chết, bất sinh bất diệt.

+ Trong tháp có tiếng nói Phật Đa Bảo khen Phật Thích Ca giảng kinh Pháp Hoa. Nếu muốn

thấy Ngài thì phân thân Phật ở 10 phương phải hội tụ lại:

Nghĩa là, theo PGĐT có khái niệm Tam thân Phật: Tháp Đa Bảo là pháp thân, Phật Thích Ca

là ứng hóa thân, phân thân Phật 10 phương là báo thân.

Hình ảnh phân thân Phật khắp 10 phương: tức cõi ta bà có Phật Thích Ca hóa độ, các cõi

khác (thế giới vô hình) được Phật Thích Ca hóa thân khắp 10 phương để đi hóa độ => Chư Phật vừa

dùng thân vừa dùng tâm để độ tất cả loài hữu hình, vô hình. Chính trong PGNT đã xác nhận: Phật xuất

hiện nơi đời vì an lạc, vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người.

Ý nghĩa câu chuyên nói lên khái niệm Tam thân của PGĐT: Pháp thân, Ứng hóa thân, Báo thân.

+ Câu chuyện tiếp tục: hình ảnh Phật Thích Ca dùng tay mở cửa tháp và ngồi vào tòa sen

cùng Phật Đa Bảo:

Tháp Đa Bảo tượng trưng cho Pháp thân, là khái niệm bất sinh bất diệt. Trong PGNT đã có

đề cập đến: “Ai thấy duyên khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy Phật”. Ở đây, duyên sinh = Pháp =

Phật. Duyên sinh thì luôn hiện hữu trong quá khứ, hiện tại, vị lai và có tên là Pháp. Chính Phật dạy: Dù

ta có xuất hiện hay không xuất hiện thì lý duyên khởi vẫn luôn hằng hữu, tồn tại.

Đây là nghệ thuật diễn tả về lý duyên khởi, diễn tả pháp rất sinh động như một nét đặc thù

của Kinh Pháp Hoa, làm người đọc dễ nhận biết.

+ Hình ảnh Phật Thích Ca thâu phân thân 10 phương và dùng thần lực đưa đại chúng trụ giữa hư

không: Phật Thích ca đại diện cho Tri kiến Phật, Ngài đang đi giáo hóa cho chư Thiên và loài người. Đối

với loài người, Phật dùng ngôn ngữ, hành động giáo hóa. Còn chư Thiên, Phật dùng tâm ý để hoằng pháp.

Ý nghĩa nói về thiền định, tánh không. Khi thiền là không khởi lên vọng tưởng. Phật tác ý

dùng ý tưởng để đi giáo hóa nên muốn thấy pháp thân thì tam nghiệp phải hội tụ. Đây là thiền tánh

không (thân tâm bất động), được mô tả ở phẩm Tựa nói lên sự giải thoát siêu việt thế gian. Chính thiền

này mới thấy được pháp.

Qua phân tích và ý nghĩa trên cho thấy, Tri kiến Phật là ứng hóa thân và báo thân. Còn pháp

thân là cả vũ trụ đang hiện hữu. Nếu ta có TKP thì sẽ gặp được pháp thân. Khi TKP tương tác với thế giới

thật đó là pháp giới. Tóm lại, TKP là sống với pháp thân, là mối quan hệ giữa TKP gắn liền pháp giới.

3. Ví dụ những đứa con ốm và vị y sĩ giỏi (Phẩm 16: Như Lai Thọ Lượng)10

Page 11: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

- Nội dung:

Câu chuyện về những đứa con của vị y sĩ giỏi bị ngộ độc. Người cha lấy thuốc cho con uống, có

đứa chịu uống có đứa lại không. Ông bèn dùng phương tiện đi nơi xa, cho người về báo tin rằng ông đã

chết. Các người con suy nghĩ, trước đây có cha nên ỷ lại, giờ không còn ai giúp đỡ, bèn lấy thuốc uống

mà được lành bệnh. Sau đó người cha trở về, thật chưa chết.

- Giải thích và ý nghĩa:

+ Vị y sĩ (người cha) chỉ cho Đức Phật, các người con không chịu uống thuốc chỉ cho chúng

sanh. Khi những đứa con chịu uống thuốc chỉ cho ba hạng tu tập (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát).

+ Vấn đề nói dối người cha chết là không có tội, thật ra chỉ giả chết để giúp con lành bệnh. Hình

ảnh người cha chết là giả, người cha không chết là bất tử, là thật.

Nhằm mô tả Tri kiến Phật trong phẩm Tựa, muốn nói TKP là bất tử. Qua đó, Kinh Pháp Hoa

chỉ rõ, người có TKP thì thấy biết bất tử và thọ mạng thường còn chẳng mất (ngừoi cha còn sống).

*Mô tả TKP bất tử trong phẩm Như Lai Thọ Lượng như sau:

- Như Lai Thọ lượng là chỉ tuổi thọ của Như Lai. Ở cõi Ta bà, mọi người đều nghĩ: Phật Thích

Ca là một Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra tại Ca Tỳ La Vệ, xuất gia tầm đạo, thành Chánh đẳng giác dưới

cội Bồ đề, hành đạo và nhập diệt năm 80 tuổi. Nhưng thật ra, Ta thành Phật nhẫn lại đây đã vô lượng

vô biên trăm nghĩn muôn ức na do tha kiếp.

=> Ý nói: Ta từ khi thành Phật (Tri kiến Phật). Vô lượng vô biên…kiếp chỉ cho bất tử. Tri kiến

Phật là bất tử. Phật 80 tuổi chỉ là giả tạm cho cái nhìn của thế gian, theo Kinh thì không thật. Cái thật

chính là đã thành Phật từ lâu (TKP), là bất từ (là thật): “Như Lai đúng như thật thấy biết tướng của tam

giới, không có sanh tử”. Từ đó mà có câu chuyện trên là vậy.

- Để làm sáng tỏ nhận định trên, trong Kinh Kim Cang dạy: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư

vọng” (cái gì có hình tướng đều là không thật). Một bản kinh Pali, Phật tuyên bố với Bà la môn Dona

rằng: “Ta sẽ không phải là Tiên, Ta sẽ không phải là Càn Thát Bà, Ta sẽ không phải là Dạ Xoa, Ta sẽ

không phải là Người". Nghĩa là, Ngài là Phật, bậc đã giác ngộ, đoạn tận các lậu hoặc và chấm dứt sinh tử.

(Hoặc: Trong Kinh tạng Pali ghi lại, trước khi nhập diệt, Phật căn dặn đệ tử: Sau khi Ta nhập

diệt, các ông chớ có thờ thân của Ta. Sau đó các đệ tử y theo lời dặn, thu Xá Lợi Phật xây bảo tháp thờ.

Nhưng đến khoảng 300 năm sau, các đệ tử bắt đầu tạc tượng, thờ hình tượng của Ngài).

Phật phủ nhận hình tướng. Phật không có hình tướng (chỉ là giả tạm), Phật ở đây là Tri kiến

Phật. Đó mới là Phật thật, Phật đó là bất tử vậy. Phẩm Như Lai thọ lượng có thể nói cách khác là Tri kiến

Phật bất tử, bất sanh bất diệt. Qua đó, ý nghĩa Kinh Pháp Hoa là thực tế, sinh động, nhất quán với PGNT.

4. Ví dụ Hóa Thành dụ (Phẩm 7):11

Page 12: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

- Nội dung:

Câu chuyện về một đường hiểm dài 500 do tuần đến chỗ trân bảo, một đạo sư (trưởng đoàn) thông

hiểu đường dắt đi qua, nhưng chúng nhân mệt, sợ muốn lui về. Hiểu được tâm ý chúng nhân, đi quá 300 do

tuần, Vị đạo sư phương tiện hoá một thành lớn (tòa lâu đài) rất an ổn. Khi chúng nhân đã được nghỉ ngơi

không còn mệt, vị đạo sư liền bảo: chỗ trân bảo gần đây, thành lớn chỉ là biến hoá để nghỉ ngơi thôi.

- Giải thích và ý nghĩa:

+ Vị đạo sư chỉ cho Đức Phật. Kho báu là Tri kiến Phật hay giải thoát. Đoàn thám hiểm chỉ cho

chúng sanh đang tu tập (muốn ám chỉ 3 hạng người). Tòa lâu đài hóa ra chỉ cho quả vị Niết bàn (Tứ đế,

12 nhân duyên, Lục độ) của 3 hạng Tăng sĩ tu tập.

+ Ý nghĩa ví dụ hay ở chỗ: Sáng hôm sau, vị trưởng đoàn tuyên bố, kho báu thật còn phải đi tiếp

nữa mà không chỉ đích đến ở đâu. Tòa này chỉ là giả tạm => muốn ám chỉ 3 hạng tu đang mãn nguyện

với quả vị chứng ngộ của mình, thật ra chưa phải đích đến của giải thoát, chỉ là giả tạm.

+ Giả tạm là không thật, muốn tìm thật phải đi tiếp và không cho biết đích đến của kho báu ở

đâu => ý nghĩa rằng, Tri kiến Phật hay sự giải thoát là không thể xác định, muốn đạt đến phải từ bỏ,

buông xả cái đang nắm giữ, đang mãn nguyện với pháp tu của mình.

Trong PGNT có dạy: Muốn đạt được quả vị A la hán phải từ bỏ 10 kiết sử. Khi đạt 5 thượng

phần kiết sử (sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh) sẽ chứng quả Bất lai. Trong đó, mạn là ngã mạn,

chưa chứng nói đã chứng tương ứng cho Hóa thành dụ trong Pháp Hoa.

Tăng sĩ tu tập muốn đạt quả vị giải thoát thì chớ mãn nguyện, bằng lòng với pháp tu của

mình. Sự nhất quán giữa PGNT và PGĐT ở chỗ giải thoát, sự giải thoát này không thể xác định. Ví như

câu chuyện, ngoại đạo hỏi Phật: người tu giải thoát đi về đâu? Phật xác định, nó giống như dầu hết, lửa tắt

mà không thể xác định ngọn lửa đi đâu. => Phật muốn nói, giải thoát là có, nhưng không thể xác định, cũng

ví như trong Hóa thành dụ, kho báu là có nhưng không thể xác định đích đến ở đâu.

5. Ví dụ Gã cùng tử (Phẩm 4: Tín Giải)

- Nội dung:

Kể về Ông trưởng giả thất lạc người con, vô cùng đau khổ. Một hôm tình cờ gặp một người

thanh niên lang thang, với linh tính báo ông biết đó là con mình. Sau đó, cho người mời chàng thanh

niên vào nhà, tưởng mình bị bắt nên chàng bỏ chạy. Người cha hiểu tâm lý hạ liệt của con, nên cho giai

nhân giả nghèo khổ để tiếp cận và rủ chàng thanh niên làm nghề hốt phân cho nhà trưởng giả. Chàng

thanh niên cảm thấy phù hợp, đồng ý.

Một hôm, người cha giả làm người hốt phân để thân cận con mình, sau đó tiến cử chàng làm

quản lí, nhưng tâm ý chàng vẫn còn thấp kém. Đến khi ông trưởng giả già yếu, sắp chết bèn tập hợp 12

Page 13: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

thân quyến, giai nhân và tuyên bố: Chàng thanh niên là con thật của ta, giờ ta giao lại toàn bộ tài sản

cho anh ta. Lúc đó, người thanh niên nghĩ tài sản này không cầu mà được.

- Giải thích và ý nghĩa:

+ Vị trưởng giả giàu có là Đức Phật, đứa con nghòe khổ là chúng sanh.

+ Hình ảnh bỏ chạy của người thanh niên => chỉ chúng sanh với tâm ý hạ liệt, luôn cho mình

thấp kém mà không chịu tu tập. Khi có nhân duyên, được về nhà trưởng giả làm việc (chỉ cho giai

đoạn tu tập). Nhưng người thanh niên lại bằng lòng với thân phận của mình => chỉ cho sự tu tập theo

suy nghĩ của mình, chưa rốt ráo mặc dù đạt được chút thành quả.

+ Hình ảnh người quản lí thừa hưởng gia tài => khi nhân duyên đầy đủ, sự tu tập được rốt ráo,

trọn vẹn đích đến sẽ đạt quả vị giải thoát (Phật).

+ Ý nghĩa nói lên: Người tu trong Phật giáo, phần đông không dám nghĩ mình sẽ thành Phật,

họ bằng lòng với thành quả hiện tại (4 quả thánh), lại không chịu tiến lên quả tối thượng-Phật. Qua

đó, cho ta thông điệp: Mọi người tu tập đều có khả năng thành Phật. Hình ảnh nhận toàn bộ tài sản

tức là đạt quả vị Phật, đạt được Tri kiến Phật.

+ Lại nữa, lời tuyên bố: “tài sản này không cầu mà được” mang hàm ý sâu sắc: trong tu tập

nếu ta mong cầu thì khó thành tựu, muốn nên quả lớn cần phải vô cầu (không tham). Ví như câu:

“làm mà không làm, tu mà không tu” của Đại thừa cũng nghĩa như vậy.

Ở đây, kinh Pháp Hoa cũng dùng hình ảnh Thường Bất Khinh Bồ tát (Phẩm 20) để khẳng

định quan điểm: Mọi người đều có khả năng thành Phật. Ví dụ trên như lời khích lệ cho hành giả tu

tập, đích đến phải là quả vị Phật, phải đạt được Tri kiến Phật.

6. Ví dụ Cây cỏ thuốc (Phẩm 5: Dược thảo dụ)

- Nội dung: Ví trong khu rừng, có một trận mưa lớn đổ xuống. Có ba loại cây thuốc trong

rừng: nhỏ, trung và lớn tùy theo sức mà hấp thụ lượng mưa ít, vừa hay nhiều. Những cây này nếu hút

vừa sức thì đều phát triển tốt.

- Giải thích và ý nghĩa:

+ Ba loại cỏ thuốc chỉ cho 3 hạng Tăng sĩ (Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa).

Cây cỏ thuốc để chữa bệnh, muốn ám chỉ chữa tâm bệnh cho người tu.

+ Cơn mưa chỉ cho giáo lý của Phật. Khi Phật giảng pháp (cùng một trận mưa), tùy theo căn cơ

của đệ tử mà hiểu lời Phật dạy theo cách riêng của mình (ba loại cây hấp thụ lượng mưa khác nhau): hàng

Thanh văn hấp thụ qua giáo lý Tứ đế, Duyên giác qua Thập nhị nhân duyên, Bồ tát qua Lục độ.

+ Ý nghĩa câu chuyện nói lên: Đức Phật biết chúng sinh có những cá tính, phẩm chất khác

nhau, người thích mê tín, niềm tin; người thích luận lý, khoa học. Tuỳ theo đó mà có Kinh, Luật, 13

Page 14: ĐỀ CƯƠNG PHÁP HOA KINHtriethocphatgiao.com/files/HK4/KinhPhapHoa/Bai_Soan_Lop... · Web viewCâu 5: Phân tích 1 trong 7 ví dụ của Kinh Pháp Hoa và nêu ý nghĩa tổng

Luận đáp ứng thích hợp cho họ. Và nếu tu tập vừa sức, đúng cách thì tất cả đều phát triển đi đến đích

giải thoát. Vừa sức ở đây là không có tham (không bám víu, buông xả), không sân. Vừa sức chính là

nghĩa Trung đạo, không khen mình chê người, buông xả.

Muốn có tri kiến Phật thì phải buông xả, biểu hiện không khen chê, tùy sức mà tu tập sẽ đến

đích giải thoát.

7. Ví dụ Hạt Châu (Phẩm 8: 500 đệ tử thọ ký): Tự tham khảo thêm.

Lời kết: Mục đích của Phật giáo là giải thoát khỏi khổ đau. Giải thoát là đạt trí tuệ hay Tri kiến

Phật. Nói đến Tri kiến Phật là nói đến Kinh Pháp Hóa. Phẩm Tựa nói về Tri kiến Phật và xuyên suốt

27 phẩm còn lại cùng với các ví dụ nhằm mô tả nội hàm sinh động của Tri kiến Phật. Mỗi ví dụ mô tả

một khía cạnh của Tri kiến Phật, của giải thoát. Thể hiện tính nhất quán giữa PGNT và PGĐT.

14