13
1 Trn Viết Đin viết “phn bin” công trình “Đi tìm du tích Cung đin Đan Dương-sơn lăng ca Hoàng đế Quang Trungca Nguyn Đắc Xuân trong tâm cnh nào ? Nguyn Đắc Xuân Sau khi đọc bài phn bin Có mt bài phn bin công trình “Đi tìm du tích Cung đin Đan Dương-sơn lăng ca Hoàng đế Quang Trungca Nguyn Đắc Xuân như thếtrên WebtgTXA, anh N.H.Đ TP HCM báo cho tôi biết trên Web WebtgTXA ti địa ch: http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/ thutraodoi-langmoquangtrung.htm có lá thư đề ngày 16-11-2007 ca nhà nghiên cu Trn Viết Đin Huế gi cho tác giTrn Xuân An - người chtrương trang Web WebtgTXA, TP HCM. Ni dung lá thư có liên quan đến đế bài “tiếp thu” phn bin ca tôi. Stôi không tìm được và không giđược “bn gc” ca lá thư, N.H.Đ. đã cn thn scan lá thư ri gi cho tôi qua e-mail. Bn y đề nghtôi nên viết thư trao đổi vi ông Trn Viết Đin và nhân đây cung cp cho độc ginhng tư liu có liên quan để bn đọc yêu thích shc, yêu thích strung thc trong gii nghiên cu khoa hc được ttường. Dù tôi va viết xong mt bài hơi tn năng lượng cn phi nghngơi, nhưng tôi cũng không thđể N.H.Đ. rt nhit tình tht vng nên tôi li phi ngi vào bàn gõ máy. Bn chp thư đin tca nnc Trn Viết Đin gi cho người chtrương trang WebtgTXA

ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

1

Trần Viết Điền viết “phản biện”công trình “Đi tìm dấu tích

Cung điện Đan Dương-sơn lăngcủa Hoàng đế Quang Trung”của Nguyễn Đắc Xuân trong

tâm cảnh nào ?Nguyễn Đắc Xuân

Sau khi đọc bài phản biện Có mộtbài phản biện công trình “Đi tìm dấu tíchCung điện Đan Dương-sơn lăng củaHoàng đế Quang Trung” của NguyễnĐắc Xuân như thế” trên WebtgTXA, anhN.H.Đ ở TP HCM báo cho tôi biết trênWeb WebtgTXA tại địa chỉ :http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/thutraodoi-langmoquangtrung.htm

có lá thư đề ngày 16-11-2007 của nhànghiên cứu Trần Viết Điền ở Huế gởi chotác giả Trần Xuân An - người chủ trươngtrang Web WebtgTXA, ở TP HCM. Nộidung lá thư có liên quan đến đế bài “tiếpthu” phản biện của tôi. Sợ tôi không tìmđược và không giữ được “bản gốc” của láthư, N.H.Đ. đã cẩn thận scan lá thư rồigởi cho tôi qua e-mail. Bạn ấy đề nghị tôinên viết thư trao đổi với ông Trần ViếtĐiền và nhân đây cung cấp cho độc giảnhững tư liệu có liên quan để bạn đọc yêuthích sử học, yêu thích sự trung thựctrong giới nghiên cứu khoa học được tỏtường.

Dù tôi vừa viết xong một bài hơitốn năng lượng cần phải nghỉ ngơi, nhưngtôi cũng không thể để N.H.Đ. rất nhiệt

tình thất vọng nên tôi lại phải ngồi vàobàn gõ máy.

Bản chụp thư điện tử của nnc Trần Viết Điền gởi chongười chủ trương trang WebtgTXA

Page 2: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

2

Trước tiên để tiện trao đổi, tôi xinphép được chép lại và bỏ dấu lá thư củaTrần Viết Điền (TVĐ) gửi cho tác giảTrần Xuân An (và TXA đã công bố trênWeb WebtgTXA ở địa chỉ trên) và nhấnmạnh những chỗ cần trao đổi:Điện thư của ông Trần Viết Điền:Friday, November 16, 2007 9:42:09 AM

“Kính thưa anh An,Điền rất cảm kích vè việc anh đã tạo điềukiện cho Điền công bố những nghiên cứuvề lăng mộ vua Quang Trung. Bài viếtgởi anh nhằm phản biện khoa học đốivới công trình dày công của nhà nghiêncứu Nguyễn Đắc Xuân. Công trình nầylàm trở ngại lớn đối với giả thiết lăng Bavành là lăng của Vua Quang Trung trong20 năm qua, dẫu một hội thảo lớn ởHuế, người chủ trì hội thảo đã đi đếnkết luận “Hiện nay Lăng Ba Vànhchưa có chủ nhân”. Kết luận vừa nếu,về mặt khoa học là giới nghiên cứu ởHuế phải thừa nhận Hộ Bộ kiêm BinhBộ Lê Quang Đại không đủ điều kiệnđể làm chủ nhân của Lăng Ba Vành.Xin anh giúp đỡ cho Điền tiếp tục côngbố những nghiên cứu trong 20 năm quavề Lăng Ba Vành, để được sự ghóp (sic)ý của các nhà khoa học. Điền sẽ gởi côngtrình Lăng Ba Vành cho anh sau.Kính mến,Trần Viết Điền”.(những chỗ in đậm và nhuộm màu do NĐX nhấnmạnh)

** *

Khi viết xong bài “tiếp thu” bài“phản biện” của TVĐ và gởi WebtgTXAvà Trang nhà Giaodiemonline tôi mới biếtcó lá thứ đề ngày 16-11-2007 của TVĐgởi cho tác già TXA. Cơ chi biết trước thìtôi khỏi mất thì giờ chứng minh TVĐđang theo đuổi “Công trình chứng minh“Lăng Ba Vành là lăng của Vua QuangTrung” nên quyết liệt chống công trìnhDấu tích Cung điện Đan Dương - sơnlăng của Hoàng đế Quang Trung ở ấpBình An trong khu vực 4 chùa Thiền Tôn,chùa Vạn Phước, chùa Diệu Đức chùaKim Tiên của tôi. Tôi xin bình luận mấyvấn đề đặt ra trong lá thư ngắn mà TVĐđã gởi cho TgTXA như sau:

1.TVĐ viết “Bài viết gởi anh(TXA) nhằm phản biện khoa học đối vớicông trình dày công của nhà nghiên cứuNguyễn Đắc Xuân”.

NĐX bình luận: Trong bài “Cómột bài phản biện công trình “Đi tìm dấutích Cung điện Đan Dương - sơn lăng củaHoàng đế Quang Trung” như thế”, tôi đãvạch rõ bài “phản biện” của TVĐ chẳngcó một chút khoa học nào cả mà chỉ làmột mớ trích dẫn hỗ lốn, suy diễn bịa đặtcố gây nhiễu thông tin, “hạ bệ” công trìnhnghiên cứu của tôi trước dư luận thiếukiến thức lịch sử, thiếu thông tin thực địaxứ Huế. Lá thư của TVĐ gởi cho TXA đãnói rõ ý đồ TVĐ trả thù tôi, xác định điềutôi viết về TVĐ là đúng đắn. Bài viếtđăng trên WebtgTXA và GiaodiemonlineTVĐ mượn cái nhãn “phản biện khoahọc” để bịp người đọc thực hiện việc trảthù cá nhân. Công trình nghiên cứu củatôi thực hiện trên 20 năm, được phản biệnở địa phương, ở trong nước và nước

Page 3: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

3

ngoài trong nhiều năm mà có thể bị mộtngười như TVĐ đánh đổ bằng một bàimượn danh “phản biện” hằn học, ấu trĩdễ dàng đến thế sao ? Chắc chắn TVĐkhông thực hiện được ý đồ. Nhưng càngcố gắng làm điều bất thiện, TVĐ càng lộrõ cái ác tâm của mình.

2. TVĐ viết: “Công trình nầy (tứccông trình nghiên cứa cua NĐX) làm trở ngại lớnđối với giả thiết lăng Ba Vành là lăng củaVua Quang Trung trong 20 năm qua”

Bình luận: Đúng. Nếu không cócông trình nghiên cứu khoa học của tôithì UBND Thành phố Huế cuối nhữngnăm tám mươi của thế kỷ trước đãnghiệm thu công trình “Lăng Ba Vành làlăng mộ vua Quang Trung” của TVĐ rồivà Thành phố Huế đã mất bạc tỷ để trùngtu tôn tạo, biến một cái phế lăng của ôngquan Lê Quang Đại thời Nguyễn PhúcKhoát thành lăng Đại hoàng đế QuangTrung thời Tây Sơn. Như thế công trìnhcủa tôi đã cứu Thành phố thoát khỏi mộtcú lừa, cứu TVĐ khỏi mang trong tội làmkhoa học bịp. Như thế tôi là ân nhân củaThành phố, ân nhân của TVĐ chứ cớ saotôi lại bị lên án “ làm trở ngại” TVĐ ?Trở ngại không để cho TVĐ bịp nhữngngười có trách nhiệm với ngành văn hoáở Huế lúc ấy chăng ? Tôi đề nghị Thànhphố Huế, đặc biệt là những người đã từngbị TVĐ lừa năm ấy làm sáng rõ vấn đềnầy trước Thành ủy, HĐND, UBND, cácnhà nghiên cứu văn hoá lịch sử ở ThừaThiên Huế và có thái độ thích đáng vớimột thầy giáo nhân danh khoa học để pháhoại khoa học, đem chôn một vị Đạihoàng đế vào huyệt mộ một ông quanbình thường thới các chúa Nguyễn ở xứ

Đàng Trong, xúc phạm đến vị anh hùngdân tộc vĩ đại.

3. TVĐ viết: “một hội thảo lớn ởHuế, người chủ trì hội thảo đã đi đến kếtluận “Hiện nay Lăng Ba Vành chưa cóchủ nhân”. Kết luận vừa nêu, về mặtkhoa học là giới nghiên cứu ở Huế phảithừa nhận Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê QuangĐại không đủ điều kiện để làm chủ nhâncủa Lăng Ba Vành”.

Bình luận: Một hội thảo lớn ở Huếdo ai tổ chức ? Tổ chức ở đâu ? Tổ chứcvào tháng năm nào ? Ai chủ trì ? Cónhững nhà nghiên cứu nào tham gia? Nộidung gồm những vấn để gì, có những báocáo nào liên quan đến lăng Ba Vành?Sau hội thảo có báo chí nào đưa tin không? Kết luận của vị chủ trì có ghi biên bảnvà lưu lại không? Một hội thảo quantrọng như vậy có in Kỷ yếu không ? NếuTVĐ không trả lời được những câu hỏitrên tôi có thể nói TVĐ bịp luôn tác giảTXA. Với TXA- tác giả vủa hàng chụccông trình nghiên cứu lớn và có giá trịnhư trong WebtgTXA đang phổ biến trênmạng toàn cầu như thế mà TVĐ còn dámbịp, huống chi các em sinh viên sử mớivào nghề, với bạn đọc yêu quý vua QuangTrung nhưng không am tường lịch sử,không nắm vững các hoạt động khoa họcở Huế mấy chục năm qua thì TVĐ lừa bịphọ đến mức độ nào ?

TVĐ viết: “Hiện nay Lăng BaVành chưa có chủ nhân”. Kết luận vừanêu, về mặt khoa học là giới nghiên cứu ởHuế phải thừa nhận Hộ Bộ kiêm Binh BộLê Quang Đại không đủ điều kiện để làmchủ nhân của Lăng Ba Vành”

Page 4: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

4

Bình luận: Có lẽ TVĐ biết rất rõtrong “giới nghiên cứu ở Huế” có NguyễnĐắc Xuân. TVĐ cho biết NĐX đã “thừanhận Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đạikhông đủ điều kiện để làm chủ nhân củaLăng Ba Vành” bao giờ, ở đâu ? Hayngược lại trong các cuốn sách đã xuất bảnnhư “Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung”(Nxb Sử học, HN. 1992), “Đi tìm dấu tíchCung điện Đan Dương-sơn lăng củaHoàng đế Quang Trung” (Thuận Hoá, 10-2007) và hàng chục bài báo khác NguyễnĐắc Xuân đã khẳng định lăng Ba Vành làlăng của Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê QuangĐại, không có bất cứ một biểu hiện nàocó thể nghi ngờ đó là lăng mộ vua QuangTrung.

Giới nghiên cứu ở Huế có các bậcthầy của tôi như các cụ: Bửu Kế tác giảbài Từ lăng Sọ đến lăng Ba Vành, (T/CBách khoa, số 102, ngày 1-4-1961, Sài Gòn).;Lê Văn Hoàng tác giả Nói về lăng BaVành, (Tập san Đại chúng, số 1, 1974, Huế)đều chứng minh một cách khoa học rằngLăng Ba Vành là lăng của Lê Quang Đại.

Trong giới bạn tôi có các bạn ĐỗBang tác giả “Nửa thế kỷ tìm lăng QuangTrung, những phát hiện khảo cổ học năm1982”, (Viện Khảo cổ học, Hà Nội), tác giảbài “Những dấu tích thời Tây Sơn - mườinăm khảo tìm và suy nghĩ”, (T/s Văn HoáBTT, số 4 năm 1986), tác giả bài “Vấn đềlăng mộ của vua Quang Trung ở Huế,(sách Những khám phá về hòang đế QuangTrung, Sở VHTT BTT xb, 1988, tr.118-148); cóPhan Thuận An - Mai Khắc Ứng: tác giảĐi tìm di tích Tây Sơn tại xứ Huế, (sáchNguyễn Huệ - Phú Xuân, Thuận Hóa, 1986,tr.117-141); có Trần Đại Vinh tác giả bài

“Thêm một vài cứ liệu cho phép khẳngđịnh lăng Ba Vành là lăng cũ của LêQuang Đại,” (Thông tin Khoa học và Kỹ thuậtBTT, số 2-1988)...đều khẳng định lăng BaVành không phải lăng mộ vua QuangTrung mà đích thực là lăng mộ của LêQuang Đại. Bài viết của anh Trần ĐạiVinh tôi đã xin đăng trong cuốn cuốn “Đitìm lăng mộ vua Quang Trung” (Nxb Sửhọc, HN. 1992, tr. 97-110), và vừa in lạitrong cuốn “Đi tìm dấu tích Cung điệnĐan Dương-sơn lăng của Hoàng đếQuang Trung” (Nxb Thuận Hoá, 10-2007,tr.235-248). Bài viết của anh Trần Đại Vinhra đời đến nay đã gần 20 năm rồi, TVĐkhông phản biện được một câu để bảo vệcông trình của mình. Thế mà cho đếnngày 16-11-2007 vừa qua TVĐ còn dámbịp TXA một cách trắng trợn “Hộ Bộkiêm Binh Bộ Lê Quang Đại không đủđiều kiện để làm chủ nhân của Lăng BaVành” như thế. Các nhà nghiên cứu Huếlớn tuổi hơn TVĐ và nhiều người cònnhỏ tuổi hơn TVĐ còn sống sờ sờ ra đó,tài liệu viết về lăng Ba Vành là lăng LêQuang Đại đang phát hành và nhiềungười (trong đó có TXA, TVĐ) đang cótrong tay mà TVĐ còn dám bịp đến nhưthế. Thế ai có thể tin được những tài liệuđiền dã mà TVĐ khoe khoang trong bàiviết “phản biện” công trình nghiên cứucủa tôi mà bạn đọc vừa đọc trênWebtgTXA ? Để thấy rõ luận điệu bịpcủa TVĐ, tôi xin trích lại nguyên văn bàicủa anh Trần Đại Vinh đã ra đời cách đâygần 20 và đang được in lại và bán trên thịtrường sau đây:

Page 5: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

5

Thêm một vài cứ liệu mới cho phépkhẳng định lăng Ba Vành là lăng cũ

của Lê Quang Đại

Tháng 2-1961, ở Sài Gòn, Tạp chíBách Khoa số 99 đã công bố bài LăngHoàng đế Quang Trung của Nguyễn ThiệuLâu, mở đầu cho việc thảo luận công khai vềvấn đề lăng vua Quang Trung. Đó là một bàiviết dưới dạng hồi ký kể lại chuyến đi tìmlăng vua Quang Trung vào năm 1941 của tácgiả, do lời gợi ý của Linh mục L. Cadière:“Lăng Nguyễn Huệ ở miền núi phía tâyHuế. Anh hãy tìm đi và tiến hành khảocứu” (La tombeau de Nguyên Huê est dansla région montagneuse à l’ouest de Hué.Cherchez le et vous enferez une étude). Linhmục dùng chữ phía tây Huế (à l’ouest deHué), Nguyễn Thiệu Lâu cho là nhầm, màphải là phía nam Huế. Sau đó, ông đi điền dãvà tìm thấy một ngôi lăng hoang phế, có bavòng thành khá lớn hình tròn, nấm mộ xâybằng vôi mật, có một lỗ hổng nhỏ, có bia đámà chữ bị búa rập đi, nằm tại phía nam Tuviện Thiên An. Qua cảm nhận của mình ôngđã đinh ninh đó là lăng vua Quang Trung.

Sau khi đọc bài này, Bửu Kế đã lênThiên An khảo sát và công bố bài Từ lăng Sọđến lăng Ba Vành (Bách Khoa số 102, ngày1-4-1961). Trong đó, ông nói qua về việcQuang Trung cho đào mồ mả, lăng tẩm củacác chúa Nguyễn cùng như lăng thân phụvua Gia Long và việc vua Gia Long lại khaiquật lăng mộ Tây Sơn. Tác giả đã mô tả vềlăng Ba Vành, trong đó đáng lưu ý là đoạnghi nhận này: “Giữa bức thành và ngôi mộlại có cái bàn thờ xây bằng gạch, phía trướccó một cái bia nhỏ để bốn chữ “sơn nhạcchung linh” . Và quan trọng hơn, ông đã đưara một tài liệu lưu trữ ở Thư viện dòng ThiênAn, nơi Linh mục L. Cadière đã tặng biếusách vở, di cảo của mình. Tài liệu đó gồm

một bức thư của L. Cadière gởi R. Orband,đang giữ chức Hội lý Hộ và cũng là trợ búttập san BAVH:

"Nhờ bộ Lễ hỏi giúp làng Cư Chánh:Ai đã chôn trong lăng gọi là lăng BaThành?Tại sao người chôn trong lăng ấy lạibị đào và đốt đi ? Ngôi mộ chôn lại sao cũngtrong lăng đó là của người nào ? Và vì saobia lại bị búa rập?"

R. Orband đã phúc đáp bằng mộtdòng viết thêm vào bức thư của L. Cadière:«Thưa cha, sau đây là những điều mà tôi hỏiđược». Câu trả lời đó đính kèm một văn bảncủa bộ Lễ triều đình Huế, như sau:

"Tiếp Hộ chánh tòa Hội biện quan đạinhân hỏi sự tích mộ Ba Vành và con cháuhiện nay ở xứ nào, Bộ tôi đã tư Thừa Thiênphủ chuyển hỏi làng Cư Chánh. Nay cứ xãấy khai rằng: Ngôi mộ chôn ai và con cháuthuộc xã thôn nào thì chưa được rõ, chỉ biếtmộ ấy là mộ xưa, nguyên đắp ba lớp thành,tục xưng Ba Vành, bỏ phế đã lâu, chỉ lưu lạimột tòa bia đá, tự tích bị phá hủy. NămThành Thái thứ 13 (1901), Lý trưởng lúc bấygiờ là Nguyễn Bút (nay đã chết) cho Cơ Mậtviện Thừa biện Võ Bá Khương (nay Chủ sựPhụ chính phủ) đem thân nhân vào chôntrong lăng ấy.

Bộ tôi hỏi viên Chủ sự Võ Bá Khươngthì viên ấy khai rằng: “Ngôi mộ Ba Vành làcủa Chánh dinh Hộ bộ kiêm Binh bộ tặng Tálý công thần đặc tiến Trụ quốc Kim tử vinhlộc đại phu Chính trị thượng khanh Ý đứchầu Lê quý công chi mộ".

Có một người làng Đồng Di là ĐinhNhư Nghi khai rằng năm Thành Thái thứ bảy(1895). Con cháu của ngôi mộ là Lê Xuân(nay đã chết) cải táng hài cốt trong mộ đemqua chôn ở núi Ngự Bình (...).

Đinh Như Nghi khai thêm rằng: «LúcLê Xuân cải táng hài cốt ở mộ Ba Vành đemsang chôn ở núi Ngự Bình bị dân làng CưChánh nghiêm trách dữ dội, nên Lê Xuân

Page 6: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

6

hoảng sợ bỏ làng vào ở tại Đà Nẵng làmnghề thợ thiết, nay đã từ trần».

Từ tài liệu trưng dẫn đó, Bửu Kế kếtluận: “Theo những tài liệu trên này ta có thểtạm tin rằng lăng Ba Vành không phải làlăng vua Quang Trung».

Đến năm 1974, trên Tạp chí ĐạiChúng số 1 ở Huế, Hồng Hoài Lê VănHoàng đăng bài Nói về lăng Ba Vành trìnhbày việc phát hiện tập hồ sơ trong dịp sưutầm, phân loại lập sách thủ ở Viện Văn hóanăm 1940, mà ông làm thư ký hội đồng. Hồsơ bao gồm bản sao thư của L. Cadière gởiOrband, tờ phúc bẩm của Lý trưởng làng CưChánh, và tờ khai của Đinh Như Nghi. Chỉcó một số sai khác về năm tháng và tênngười được chôn: năm Ất Tỵ (1905), LêXuân cải táng và Võ Bá Khương đem chônthân nhân là Chính dinh Hộ bộ kiêm Binhbộ.

Từ đó ông kết luận: «Xem đó, chúngta thấy rõ theo những tài liệu trên đây, thìngôi mộ Ba Vành chắc chắn trăm phần trămkhông phải là ngôi mộ của Quang Trung màcũng không phải là ngôi mộ của chúaNguyễn như chúng ta đã lầm tưởng lâu nay».

Sau giải phóng, từ năm 1982 có cácbài viết của các tác giả Đỗ Bang, PhanThuận An và Mai Khắc Ứng tiếp tục xácnhận lăng Ba Vành là lăng Lê Quang Đại.

Năm 1983, qua tập khảo luận« Lăng » vua Quang Trung ở đâu, gửi choTỉnh ủy Bình Trị Thiên và Viện Sử học HàNội, Nguyễn Hữu Đính chứng minh lăng BaVành thực chất là lăng vua Quang Trungđược triều Quang Toản ngụy trang dưới tấmbia của Lê Quang Đại.

Đến năm 1988, Trần Viết Điền đãcông bố một phần công trình của mình trênSông Hương số 30, luận giải lăng Ba Vành làlăng Quang Trung. Cách lập luận của anhkhác cụ Đính, ở chỗ anh xác định lăng ấykhông phải là ngụy trang dưới tên Lê Quang

Đại mà ngôi bia vốn đề danh hiệu vua QuangTrung, nhưng bị người sau hủy phá. Chính ýkiến của anh Điền đã thu hút một số ngườinghiên cứu trở lại tìm hiểu lăng Ba Vành.

Qua khảo sát thực địa, chúng tôi thấyđó là một lăng có một số yếu tố hình thức dễkhiến người khác ngỡ là lăng vua QuangTrung, như:

- Bia bị băm xóa chữ,- Nấm mộ bị đào một góc,- Qui mô lăng khá lớn...Nhưng đi sâu nghiên cứu thì vấp phải

những vấn nạn chứng tỏ đó không thể là lăngvua Quang Trung.

Một là yếu tố chính sử triều Nguyễnvề việc quật phá lăng mộ vua Quang Trungcủa Gia Long.

Đại Nam liệt truyện ghi rõ:“Thị đông xa giá hoàn thành cáo miếu

hiến phù, tận pháp trừng trị, quật phá NhạcHuệ mộ, đảo khí hài cốt u kỳ đầu vu ngụcthất...” (Mùa đông năm ấy, xa giá trở lại kinhthành làm lễ hiến phù cáo tôn miếu, trừng trịhết phép, đào phá mộ Nhạc Huệ, giã nát hàicốt rồi vứt bỏ, giam đầu của chúng vào nhàngục).

Nếu người nghiên cứu ý thức đượcngòi bút chính xác chọn lọc của sử quan thờiphong kiến, đặc biệt là triều Nguyễn ở ViệtNam, thì sẽ lưu ý đến những từ: tận pháptrừng trị, quật phá, có nghĩa là trừng trị đếnmức tận cùng của pháp luật, khai quật và phávỡ. Từ đó, có thể hình dung được rằng khôngthể tồn tại một ngôi lăng gọi là của vuaQuang Trung với ba vòng thành như vậy vàngôi bia chỉ băm phá chữ. Nhất là nấm mồkhông thể chỉ đào một góc để kéo quanquách của một hoàng đế mới chôn trongvòng mười năm.

Cần lưu ý rằng trong bài chiếu làm lễhiến phù, Gia Long đã tuyên bố: «Trẫm vìchín đời mà trả thù ».

Page 7: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

7

Hai là, kết hợp với các yếu tố thực tếvà các lăng mộ của gia tộc Tây Sơn ở NghệAn và Qui Nhơn đều bị khai quật, hủy pháđến mức chỉ trơ hố huyệt sâu, khiến ngườisau phải gọi là « giếng huyệt », đủ cho thấylăng vua Quang Trung sau quật phá khôngthể tồn tại như lăng Ba Vành.

Ba là, hai ngôi bia của lăng Ba Vànhkhông thể tiêu biểu cho lăng một hoàng đế,chứ chưa nói là bia lăng vua Quang Trung.

Về hình thức, ngôi bia trước mộ chỉ làmột bia sa thạch được dùng nhiều ở thời cácchúa Nguyễn (khi đất nước chưa thống nhấtchưa thể lấy được đá Thanh), kích thướckhiêm tốn (1m25 x 0m70 x 0m21), khônghoa văn, không đầu triệu, không đường viền.Ngôi bia bên trái ngoài vòng thành hai cũngthế (0m96 x 0m54 x 0m15), chỉ cắt gọt bamặt trước và hai bên còn nguyên mặt lưngvồ, đầy vết gọt đẽo thô phát. Mặt trước cũngkhông chạm đường viền, chỉ có hai gờ thấp ởhai mép. Hình thức đó không tương xứngngôi bia lăng của hoàng đế do vị vua con lậpđể phụng tự.

Về nội dung văn tự, chỉ cần thấy chữ« chi mộ », người nghiên cứu phải hiểu đấykhông phải là bia lăng của hoàng đế, thânvương hay hoàng phi, vì với những đốitượng này phải dùng từ « tẩm » chứ khôngphải là “mộ”.

Bốn chữ «sơn nhạc chung linh» (núinon un đúc sự thiêng liêng) ở ngôi bia trái,chữ viết đẹp, nhưng khắc cạn, chỉ chạm viềnsâu quanh chữ. Có người cho là chữ dùng đếvương. Thật ra, thành ngữ đó cũng như thànhngữ “sơn nhạc chung anh “ (núi non un đúctinh anh) là một thành ngữ quen thuộc trongcác văn bản cầu cúng, thờ tự ngày xưa củadân gian.

Bản văn tế thần của làng Xuân Hòa,xã Hương Long, Huế, mở đầu bằng câu:«Sơn nhạc chung anh, hải hà dục túy». Câu

đối thờ ở miếu Bà chúa Phổ Minh, xã PhủThượng, Huế ghi: "Sơn nhạc chung linh thiên thượng nữ Hoàng cư thanh giá ngọc trung nhân"đều là những lời xưng tụng quen thuộc ngàyxưa.

Nếu cho ngôi bia này án thờ Thổ thầncủa lăng Ba Vành như mô tả năm 1961 củaBửu Kế là bia thờ vua Quang Trung thì rõràng Quang Toản đã phạm tội đại bất hiếukhi dùng tên húy của hoàng bá phụ Thái Đứchoàng đế (Nguyễn Nhạc).

Không thể là lăng vua Quang Trung,vậy thì chủ nhân của ngôi mộ lăng Ba Vànhlà ai mà nấm bị đào một góc, bia bị băm chữvà qui mô to lớn như vậy ?

Nếu chỉ căn cứ theo phúc thư của bộLễ Nam triều gởi cho Orband, thì có hainguồn tư liệu xác nhận lăng đó là lăng Ý đứchầu Lê quý công.

Một là Võ Bá Khương, Chủ sự phủPhụ chính, người đã xin và đem thân nhâncủa mình chôn vào trong khuôn thành lăngđó...

Hai là Đinh Như Nghi, người làngĐồng Di, cùng quê với Ý đức hầu. Thếnhưng có lập luận hoài nghi rằng có sự ngụytạo trong hồ sơ này của bộ Lễ Nam triều. Aingụy tạo? Vào thời điểm nào? Bằng cớ đâu?Người nêu nghi vấn chưa thấy nêu cụ thể,hoặc nói là Phạm Quỳnh, hoặc nói là Sogny.

Cần lưu ý về thời điểm phúc đáp củabộ Lễ. Căn cứ vào danh mục nhân sự [1] củaHội đô thành hiếu cổ thì R.Orband quản lýcác sở hành chánh tại Huế, Chủ tịch Hội đôthành hiếu cổ từ tháng 9-1914, đã nghỉ hưutừ tháng 9-1919 và về Pháp làm chủ tịchdanh dự đồng thời là đại diện tại Pháp củaHội.

Hơn nữa, căn cứ vào chức Chủ sự phủPhụ chính của Võ Bá Khương, thì muộn lắmhồ sơ này cũng lập trước thời Khải Định.

Page 8: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

8

Tuy không xác định được năm cụ thể, nhữnghồ sơ này phải lập sau 1901 và trước 1916.

Việc Đinh Như Nghi khai báo và tríchsao gia phả họ Lê cũng bị hoài nghi. Thếnhưng như có người đã tìm hiểu qua thânnhân hiện nay của Đinh Như Nghi, thì đượcbiết rằng Đinh Như Nghi “có làm thầy cò,thầy kiện, thường lui tới cửa quan”, nên việcông ta sốt sắng khai báo, trích sao gia phảcũng không có gì lạ, chỉ là việc làm tângcông để được chiếu cố mà thôi.

Còn việc Lê Xuân cải táng năm 1895,bị làng Cư Chánh nghiêm trách, như lời khaicủa Đinh Như Nghi, cũng bị hoài nghi.Nhưng nếu chúng ta biết rằng cha của Ý đứchầu chỉ là con nuôi của Tuấn đức hầu, ngoàira còn có người con ruột, và dòng trực hệ củaÝ đức hầu sau này đứt đoạn, chứng tỏ rằngLê Xuân là con cháu trong hệ khác, xét vềmặt huyết thống thực sự, không phải là thânruột của Ý đức hầu. Và trong hoàn cảnh thahóa trước đồng tiền, ông ta đã cải táng để lấycủa chôn theo, cho nên tiến hành vội vã, nghilễ không tương xứng, làm cho dân làng CưChánh sở tại nghiêm trách. Cũng chính vì thếmà không đủ điều kiện để mang bia, nênđành băm chữ, tạo nên nghi án cho đời sau.

Ngôi bia bị băm tự tích đó, lại bị VõBá Đàm, con của Võ Bá Khương cho trétvữa xi măng để khắc thêm những dòng:

... “phủ quân chi mộ; Nhâm Tuấtmạnh đông; tự tôn Võ Bá Đạm phụng lập”với hai chữ “Phú,La” ở trên hai góc, càng tạora nghi án. Chữ “la” bị hiểu là ám chỉ “thiênla địa võng”, quy là chữ mà Gia Long dùngđể yểm. Và Nhâm Tuất được suy là 1802,năm Gia Long yểm mộ sau khi đã khai quật.Về điều nầy trong hội nghị về vấn đề lăngQuang Trung, tháng 9 vừa qua [2] tại Huế,chúng tôi đã đưa ra kiến giải: Hai chữ Phú,La ở góc trên bia là ghi chữ đầu của tênhuyện và tên làng của Võ Bá Đạm. NhâmTuất là năm 1922. Kiến giải đó bị xem là suy

diễn. Thế nhưng, tháng 10 vừa qua chúng tôiđã tìm ra dòng họ của Võ Bá Khương tạilàng La Ỷ, huyện Phú Vang, nay thuộc xãPhú Thượng, thành phố Huế.

Võ Bá Khương sinh năm Tân Mùi(1871), mất năm Đinh Tỵ (1917), từng trảiqua các chức vụ: Thừa biện viện Cơ Mật,Chủ sự phủ Phụ chính. Hồng lô tự khanh, làngười đã xin và đem chôn tiên nhân củamình vào trong khuôn thành lăng Ý đức hầu.

Võ Bá Đạm là con trưởng của Võ BáKhương , sinh năm Ất Mùi (1895), mất nămQuý Mùi (1943) hàm Hàn lâm viện biên tu,là người đã cho trét vữa xi-măng lên ngôi biacũ của Ý đức hầu để khắc dòng chữ “Phú,La”...“phủ quân chi mộ”, “Nhâm Tuấtmạnh đông”, “Tự tôn Võ Bá Đạm phụnglập”. Đồng thời, trong khi khảo sát thực địanhững lăng mộ của gia đình Võ Bá Khươngchúng tôi phát hiện thêm một cứ liệu thú vịnữa là: Một số mộ tiên nhân của gia tộc nàychôn ngay trước (tiền đoạt hướng) các lăngmộ lừng danh là “các địa” của người khác.Dòng chữ bia cũng đều ghi đúng quy cách“Phú”, “La”, trên góc với năm tháng “NhâmTuất mạnh đông”, “Võ Bá Đạm phụng lập”.Bởi tháng 10 âm lịch (1922) là thời điểm VõBá Đạm tiến hành dựng bia cho nhiều ngôimộ trong gia đình mình. Ví dụ hai bia mộtằng tổ khảo, tằng tổ tỉ của Võ Bá Đạm ở núiKim Lung. Điều đó chứng minh rõ ràng sựkiện Võ Bá Khương từ năm 1901, đem chônthân nhân của mình là có thực, từ đó xácđịnh rằng hồ sơ phúc đáp của bộ Lễ là chânthực.

Cũng nên lưu ý là lời khai của Võ BáKhương không xác định được Ý đức hầu têngì, ở đâu. Điều này lại chứng tỏ Võ BáKhương không quan hệ gì với Đinh NhưNghi, và ông chỉ biết được lăng Ba Vành vàlăng Ý đức hầu chính là do ông đọc đượcqua tự tích đã bị Lê Xuân băm phá ở ngôi bialăng Bà Vành vào năm 1901.

Page 9: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

9

Lời khai của Võ Bá Khương hoàntoàn phù hợp với một văn bản lâu đời đó làHương phổ làng Đồng Di, lập đời Gia Longvà phụng sao năm 1969 [3]. Hương phổ ghiđầy đủ chức tước của Lê Quang Đại, nhưnglại không rõ tên húy của ông là gì và mộ tángở đâu.

Hai cứ liệu này đã đủ để xác minhlăng Ba Vành là lăng Lê Quang Đại, nếu nhưdòng chữ bia đá ấy không đọc ra. Tuy nhiên,chúng tôi đã làm được một việc hơi thừa làđã đọc ra dòng văn bia nguyên thủy đó.Chúng tôi đã trình bày cách đọc trong hộinghị về Quang Trung vừa qua, nay chỉ xintóm lược.

Vết khắc chạm dòng chữ nguyên thủylà vết sâu nhất. Vết búa rập chỉ băm phá mặtngoài của các nét chữ, chứ không xóa hếtđáy sâu của chữ nhưng lại bị người sau trétlên một lớp vữa xi măng. Đến nay, mưa gióđã bào mòn cạn dần lớp vữa và làm chođường vữa giáp mép chữ rạn nứt tạo thànhđường viền từng nét chữ, từ đó cho phép bấtcứ ai quen kiểu chữ triện viết lồng bia có thểhình dung các đường nét mà nhận ra mặtchữ. Dòng chữ nguyên thủy ở bia ghi đượcnhư sau:

- Mặt chính: “Việt cố Hộ bộ kiêmBinh bộ, tặng Tá lý công thần đặc tiến Kimtử vinh lộc đại phu Chính trị thượng khanh Ýđức hầu Lê quý công chi mộ”.

- Mặt phụ: “Cảnh Hưng thất niên tứnguyệt sơ bát nhật...”

- Chính sự phù hợp giữa hai cứ liệu:1. Lời khai của Võ Bá Khương;2.Hương phổ của làng Đồng Di với cứ

liệu gốc cụ thể: ngôi bia lăng Ba Vành tựthân đã cho phép khẳng định: LĂNG BAVÀNH là LĂNG MỘ CŨ của LÊ QUANGĐẠI của làng Đồng Di, huyện Phú Vang cũ,Hộ bộ kiêm Binh bộ tại Chính dinh PhúXuân, thời chúa Nguyễn Phúc Khóat, mấtvào mùa đông năm 1745, được dựng bia

ngày 8 tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ bảy1746.

Gần đây, có giả thiết cho rằng lăngmộ Lê Quang Đại là ngôi lăng sau miếu khaicanh làng Xuân Hòa, xã Hương Long, Huế.Chỉ cần lưu ý dòng bia ngôi lăng ấy ghi: Bổnthổ Hộ bộ kiêm Binh bộ Thượng thư hànhhạ Thuận Hóa Quảng Nam đằng xứ, cũngđủ thấy bia ấy chỉ thị một nhân vật sốngtrước thời Lê Quang Đại, cụ thể là đời Lê,thay mặt nhà vua đi kinh lý, xem xét (hànhhạ) hai xứ Thuận - Quảng.

Lăng Ba Vành chính là lăng mộ cũcủa Lê Quang Đại. Vậy chúng ta phải tìmphế tích lăng vua Quang Trung ở chỗ khác.Chúng tôi đi đến kết luận lăng Ba Vành làlăng Lê Quang Đại không chỉ có ý nghĩa xácđịnh chủ nhân của lăng này mà chính là đểchúng ta khỏi giẫm chân vào một địa chỉnhầm lẫn, phải vượt qua nó, mở rộng địa bàntìm kiếm khảo sát nhằm truy cứu một địađiểm đã từng là lăng tẩm vua Quang Trung.

Theo thiển ý, địa điểm đó phải thỏamãn điều kiện ắt có sau đây: là một nơi códấu tích khai quật, tàn phá còn dấu vết hốhuyệt sâu, chung quanh có đá, gạch, ngói, vỡnát từ những công trình kiến trúc của lăng bịtàn phá như điện thờ, bi đình, bái đình, nhàhộ lăng...

Để có thể tìm được một điểm như thế,chúng ta cần mở rộng sưu tầm, điều tra trongdân gian, và điền dã trên thực địa. Đề nghịcơ quan hữu trách phát động cuộc tìm kiếmlăng mộ vua Quang Trung trong giới phụ lãovà nông dân tại bốn xã vùng gò đồi của Huế:Thủy Xuân, Thủy An, Thổ Bằng, HươngThọ và phường Trường An.

Trong phạm vi thông báo một kiếngiải về vấn đề lăng tẩm vua Quang Trung,chúng tôi đã trình bày thiển kiến của mình.Điều đó không có nghĩa chúng tôi chỉ biếtlập luận của mình mà không xem xét kiếngiải của chiều hướng khác. Nếu cần góp ý

Page 10: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

10

đầy đủ về kiến giải đó, chúng tôi xin trìnhbày nơi khác. Riêng ở đây để bớt ngộ nhận,tôi xin góp ý một ý nhỏ về cách khai thác bàithơ Khâm vãn Đan Đương Lăng.

Anh Trần Viết Điền, trong bài Lý giảicủa công trình nữa thế kỷ, Sông Hương số30, đã xây dựng cơ sở lập luận của anh quasự cảm nhận của anh về bài thơ Khâm vãnĐan Đương Lăng của Ngô Thì Nhậm.

Người nghiên cứu nắm vững chữHán, và kết cấu thơ Đường luật có thể thấybài thơ đó không phải là một bài thơ mô tảlăng vua Quang Trung, mà chỉ là một bài thơtrữ tình nói lên sự ngưỡng vọng, hoài niệmvua Quang Trung của một cận thần.

Đây là một bài có nhan đề dễ gây ngộnhận, nhất là lại được dịch là: “Kính viếngLăng Đan Đương”. Nếu không chú ý, dễ ngỡrằng bài thơ làm sau khi đi viếng thăm lăng.Thật ra, từ “vãn” ở đây có nghĩa là “ai điếu,viếng người chết”. Và trong cách gọi của tácgiả, phải hiểu cụm từ “Đan Đương Lăng” làbiểu trưng cho vua Quang Trung đã quá cố.Vì thế phải hiểu thực chất của bài là “ Kínhhoài niệm vua Quang Trung” .Thực chất đóđã được Ngô Thì Nhậm trình bày trong lờitiểu dẫn. Ngô Linh Ngọc dịch như sau:

“Đại để vua tôi chủ ở nghĩa, cha conchủ ở ơn, cái luân lí lớn của đạo làm ngườithì chỉ là một. Nhưng vua biết tôi, cha biếtcon, đối với sự cảm kích cái ơn, nghĩa lạiphải thế nào ? Bài thơ trước của tôi có câu...“vọng Đan Dương” do bởi được đề cử đi sứmà thành thơ. Nay được thơ của ông (chỉPhan Huy Ích) lại chợt có cảm nghĩ: gần đếnngày giỗ của ông thân tôi, bồi hồi xót thươnglàm được hai bài Khâm vãn và Cung ức theonguyên vần trình ông xem”.

Mặt khác câu thơ mà anh Điền việndẫn lại là câu thứ 2 trong cặp luận: "Trắcgiáng hoàng linh khâm tại tả”, được anhhiểu là : "Anh linh nhà vua lên xuống ở bêntrái", là một cách hiểu không phù hợp với cú

pháp và tinh thần câu thơ. Nó chỉ có nghĩalà: "Anh linh nhà vua lên xuống, tôi kính cẩnở bên trái". Câu cuối mà anh khai thác đểquy kết rằng nó chỉ thị cấu trúc của lăng vuaQuang Trung theo quẻ Khôn ... lại phải hiểutrong toàn bộ câu kết: Tài bồi thiên đức lư thù báo, Khôn ��o vô tha l�i tr�c ph��ng

Có nghĩa là: "Đức trời (đức của nhàvua) bồi đắp (như thế) phải nghĩ tới sự báođáp. Tôi nguyện theo đạo của quẻ Khôn,không gì bằng trung trực, đoan chính".

Đó là câu kết nói lên sự báo đáp ơnvua bằng cách giữ mình ngay thẳng.

Từ việc khai thác xa rời nội dung mộtbài thơ hoài niệm, tán dương công đức vuaQuang Trung, để suy luận đó là một bài thơám thị về cấu trúc, phương hướng lăng vuaQuang Trung, anh đã đi đến việc lập một môhình lăng trong dự tưởng, rồi đối chiếu vớicấu trúc lăng Ba Vành, và cho là phù hợp lẫnnhau. Những viện dẫn tiếp theo như dịchhọc, phong thủy... cũng là những luận giảiđầy nhiệt tình nhưng không kém mơ hồ.

Cách đặt vấn đề trong bài viết trên cóthể là một cách mới, nhưng từ nền tảng củaluận cứ đã không chính xác để dẫn ngườinghiên cứu đi quá xa sự thực một cách vôtình mà không tự biết. Hãy trả lại bài thơhoài niệm xót thương của Ngô Thì Nhậm trởvề với nỗi bồi hồi xót thương chân chúa củaông. Huế, tháng 10 năm 1988

Chú thích [1]. Le Bulletin des Amis du Vieux Hué 1914-1923, H.1926, p.302.[2]. Năm 1988.[3]. Bản sao do các tộc trưởng Phạm Quang Chăn, LêQuang Thức và Đinh Như Tào ký.

(Trích, Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung, NxbThuận Hoá, Huế tháng 10-2007, từ tr.235 đếntr.248).

Page 11: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

11

Trần Đại Vinh đã phản biện côngtrình nghiên cứu Lăng Ba Vành là lăngmộ vua Quang Trung của TVĐ. Gần 20năm qua TVĐ không chống đỡ nổi mộtcâu tại sao đến giờ nầy còn tiếp tục đi bịphết chỗ nầy đến nơi khác như thế ?

** *

Vì thiếu trung thực cho nên TVĐkhông giấu được những mâu thuẫn buồncười. Trong thư trả lời cho tôi đề ngày21-11-2007, TVĐ viết:

“việc nghiên cứu Lăng Ba Vành,Điền thấy tư liệu chưa đủ, đang cố gắnglàm, khi nào xong Điền sẽ công bố, tấtnhiên phải làm sáng tỏ những vấn đề màanh và anh Trần Đại Vinh đã phản biện”.

Nhưng trước đó 5 ngày, vào ngày16-11-2007 viết thư cho TXA, TVĐ thathiết:

“Xin anh giúp đỡ cho Điền tiếp tụccông bố những nghiên cứu trong 20năm qua về Lăng Ba Vành, để được sựghóp (sic) ý của các nhà khoa học.”

TVĐ biết tôi biết TVĐ quá rõ nênkhông thể lừa tôi nên hẹn, còn đối vớiTXA - chuyên gia nghiên cứu về NguyễnVăn Tường không chuyên về lăng mộlăng Ba Vành nên TVĐ mới dám loècông trình nghiên cứu 20 năm của TVĐnhư thế.

Xin hỏi TVĐ: Ở Huế ai ngăn cảnTVĐ công bố công bố “những nghiêncứu trong 20 năm qua” của TVĐ? TVĐđã gởi đăng công trình nghiên cứu trong20 năm đến t/c Huế Xưa và Nay của HộiKHLS TTH chưa, đã gởi đăng ở t/cNghiên cứu và Phát triển của sở KH &Công nghiệ TTH chưa ? đã gởi đăng T/sVăn Hoá Huế của sở Văn hoá chưa ? đã

gởi đến tập san Nghiên Cứu Huế doNNC Nguyễn Hữu Châu Phan thân thiếtcủa TVĐ làm chủ biên chưa ? Vì saochưa gởi hay vì sao gởi rồi mà không nơinào đăng ? Vì đố kỵ, vì bị trù ém, vì vì...hay vì công trình của TVĐ không nhữngkhông có một giá trị khoa học nào mà cònlàm giảm uy tín báo chí TTH, giảm uy tíngiới nghiên cứu Huế ? Để cho TVĐ đượcthoả mãn, đề nghị người chủ trangWebtgTXA đăng tải “những nghiên cứutrong 20 năm qua” để độc giả mạng toàncầu biết ở Cố đô Huế đang có một nhànghiên cứu như thế.

Tôi không hiểu hiện nay TVĐ đã“điền dã” thêm được những tài liệu gìmới để chứng minh lăng Ba Vành là lăngvua Quang Trung nữa không. Cho đếnngày 22-06-2006 tôi được biết qua loạtbài Những nhà khoa học "kỳ lạ" (kỳcuối) Nhà vật lý đi tìm mộ vua QuangTrung của Hồ Sĩ Bình và Thái Lộc trênTuoiTreonline, thì sơ lược nội dung côngtrình của TVĐ có mấy điểm chủ yếu sauđây:

“Năm luận chứng khoa học về lăngmộ vua Quang Trung của Trần Viết Điền:

1. Lăng Ba Vành không phải là củaHộ bộ thượng thư Lê Quang Đại thờiNguyễn Phúc Khoát;

2. Tòa Khâm sứ Pháp xứ Trung kỳtừng làm hồ sơ giả để hợp thức hóa chủnhân lăng Ba Vành là Lê Quang Đại;

3. Các kiểu thức, môtíp trang trí,qui mô... lăng Ba Vành hội đủ điều kiệncủa một lăng vua;

4. Vật liệu xây dựng hoàn toàngiống ở Giao đàn, Văn miếu và một sốcông trình thời Tây Sơn;

Page 12: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

12

5. Gia Long không san thành bìnhđịa Đan Lăng để lấy bằng chứng tố cáovới nhà Mãn Thanh tội khi quân của triềuTây Sơn (Quang Trung táng ở Phú Xuânmà báo cáo là ở Thăng Long).

Nhà báo Hồ Sĩ Bình đã đánh giá:“Những luận chứng này được nhiều nhàkhoa học đánh giá thuộc hạng “nặngký” về vị trí lăng mộ vua Quang Trungcho đến thời điểm này” (NĐX nhấn mạnh).

Tôi không rõ các nhà khoa học nàovà họ đã dùng loại “cân” gì mà biết đượccông trình ấy nặng ký đến thời điểmtháng 6-2007 đến như thế. Một công trìnhnặng ký đến như thế mà Thành phố Huếkhông nghiệm thu, không có báo chí nàođăng, không có nhà xuất bản nào xuấtbản, cũng là một chuyện lạ.

Mới đây, qua điện thoại nhà báoMinh Tự phụ trách Văn phòng Đại diệnbáo Tuổi Trẻ tại Đà Nẵng cho tôi biết sẽcó một loạt bài giới thiệu tất cả nhữnggiải pháp “Đi tìm lăng mộ vua QuangTrung” đã có từ trước đến nay. Nghethông tin đó tôi hy vọng sẽ được đọc bàigiải pháp “nặng ký” theo đánh giá củanhà báo Hồ Sĩ Bình. Tôi mong sớm đượctham khảo loạt bài giới thiệu một cáchđầy đủ về các giải pháp Đi tìm lăng mộvua Quang Trung trên báo Tuổi Trẻ đểxin đưa vào cuốn sách sắp in của tôi.

Giải pháp chứng minh lăng BaVành ở rừng thông Thiên An thuộc xãThủy bằng là lăng mộ vua Quang Trungcủa TVĐ đã giới thiệu nhiều nơi, đượcmột người viết trên báo Tuổi Trẻ đánh giálà “nặng ký” mà không được UBNDThành phố Huế nghiệm thu, chưa đượcbáo chí nào đăng, không được bất cứ mộtnhà nghiên cứu nào ở Huế ủng hộ đã gây

cho tác giả TVĐ rất bức xúc. Tất cả sựbức xúc đó TVĐ đổ tội cho công trìnhnghiên cứu Lăng mộ vua Quang Trung ởtrong Cung điện Đan Dương trên gòDương Xuân thuộc ấp Bình An, P.Trường An của tôi. Đó không phải là mộtnhận định suy diễn mà đích danh TVĐ,trong thư gởi cho tác giả TXA (đã đượccông bố trên mạng toàn cầu WebtgTXA),TVĐ đã khẳng định sự thật đó: “Côngtrình nầy làm trở ngại lớn đối với giảthiết lăng Ba vành là lăng của VuaQuang Trung trong 20 năm qua”.

Công trình nghiên cứu “Cung điệnĐan Dương là sơn lăng của Hoàng đếQuang Trung” của tôi là một công trìnhkhoa học, tôi tự túc thực hiện về mọi mặttheo mệnh lệnh của trái tim một ngườiViệt Nam tự hào Việt Nam có Hoàng đếQuang Trung, mệnh lệnh của một ngườicầm bút Việt Nam đã tham gia tranh đấucứu nước, hoà bình về tham gia nghiêncứu lịch sử văn hoá xây dựng đất nước,một người con suốt đời với sự nghiệp củaxứ Huế, (và tôi cũng tin là nhiệm vụ dohồn thiêng sông núi giao cho tôi) chứ đâuphải tôi thực hiện công trình đó để làmtrở ngại cho một công trình khoa học nàođó của ai đó đâu !

Thế mà để trả thù cái tội tôi đã“làm trở ngại lớn đối với giả thiết lăngBa vành là lăng của Vua Quang Trungtrong 20 năm qua”, TVĐ đã ra sức phủnhận công trình nghiên cứu của tôi mộtcách nghiệt ngã, điển hình nhất là “côngtrình” “phản biện khoa học” có tựa đề“CÓ PHẢI PHỦ DƯƠNG XUÂN ỞGẦN CHÙA THIỀN LÂM VÀ PHỦNÀY LÀ ĐAN DƯƠNG LĂNG CỦAVUA QUANG TRUNG ?” vừa đăng trên

Page 13: ầ ế Đề ế ả ệ Đ ấ Cung đệ Đ ươ ơ ă của Hoàng đế Quang Trung ...chimviet.free.fr/29/tranvietdienphanbienNDX.pdf · Bạn ấy đề nghị tôi nên viết

13

Giaodiemonline,Vietsciences.free.fr.WebtgTXA .v.v. và may mắn sao tôicũng đã kịp thời có bài vạch rõ cái ác tâmcủa TVĐ và cũng đã đưa lên các trangWeb trên từ đầu tháng 12-2007 nầy đểhạn chế bớt tác hại của bài viết ác. Bàiviết “Trần Viết Điền viết “phản biện”công trình “Đi tìm dấu tích Cung điệnĐan Dương-sơn lăng của Hoàng đếQuang Trung” của Nguyễn Đắc Xuântrong tâm cảnh nào ?” độc giả vừa xemchỉ là một bài bổ sung, cụ thể hoá hơnnhững nhận định của tôi về cái tâm và cáitrí của một thầy giáo nhân danh khoa họcđể phá hoại khoa học, xuyên tạc lịch sửđể bảo vệ sự dốt nát của mình.

Trước khi dứt lời tôi xin cám ơntác giả Trần Xuân An đã cho công bố láthư quan hệ đến nghiên cứu khoa học lịchsử của TVĐ gởi cho anh. Lá thư đó đãchứng thực cho những nhận định của tôivề chuyện “làm khoa học” cầu tiến bộdỏm của thầy giáo Trần Viết Điền. Và, tôicũng nghĩ rằng TVĐ cũng đã viết nhữnglá thư mang nội dung như thư TVĐ đãgởi cho tác giả TXA gởi cho các vị chủ trìcác trang Web khác, các chủ báo, các nhàkhoa học lịch sử gần xa. Nếu có những láthư ấy, để làm trong sạch môi trườngnghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt lànghiên cứu dấu tích lăng vua QuangTrung ở Huế, xin quý vị công bố trênmạng toàn cầu để nhiều người quan tâmvấn đề nầy tham khảo. Đa tạ.

Gác Thọ Lộc (Huế), 5g 1-12-2007 Nguyễn Đắc Xuân