91
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

+ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

PHÒNG THÔNG TIN – THƯ MỤCNĂM 2014

Page 2: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Trong số này Nghị quyết số 33-NQ/TW

ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. (tr.1)

(baodientu.chinhphu.vn)

Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI và những nhiệm vụ trọng tâm:

Văn hóa gắn chặt với con người. (tr.9)

www.qdnd.vn

Page 3: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Định vị giá trị con người Việt Nam từ cội nguồn dân tộc. (tr.14)

www.qdnd.vn Vươn lên làm chủ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. (tr.18)

www.qdnd.vn Xây dựng lối sống và môi

trường văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh. (tr.22)

www.tapchicongsan.org.vn Xây dựng văn hóa đạo đức

và lối sống văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. (tr.24)

GS, TS. Trần Văn Bính Văn hóa phải được đặt ngang

hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. (tr.29) Đại tá, PGS,TS. Nguyễn Bá Dương

Đồng thời với nhận thức thì cần phải có giải pháp và có đầu tư đủ mạnh. (tr.31)

Anh Thu (thực hiện) Tăng cường công tác quản lý

Nhà nước về văn hóa hiện nay. (tr.35)Hoàng Tuấn Anh

(Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Xây dựng đời sống văn hóa từ phong trào quần chúng. (tr.40)

Nguyễn Thu Hiền Phát triển ngành công nghiệp

văn hóa ở Việt Nam. (tr.42)TS. Bùi Hoài Sơn

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. (tr.45)

www.nhandan.com.vn Chủ động tiếp thu có chọn

lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. (tr.50)PGS,TS. Nguyễn Thanh Tú

Page 4: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Lời giới thiệu

Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước..., là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc (Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII). Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đề ra nhiều chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng “con người xã hội chủ nghĩa”. Những thành quả to lớn của công cuộc xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là qua gần 30 năm đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Page 5: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết đặt vấn đề “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” làm điểm nhấn quan trọng, đồng thời đặt ra những yêu cầu và giải pháp về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước về văn hóa, chủ động đón nhận cơ hội phát triển, giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa... Qua đó thể hiện bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta về vị trí, vai trò của văn hóa trong thời kỳ mới.

Góp phần vào công tác tuyên truyền, học tập Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) của Đảng, Thư viện tỉnh Sơn La biên soạn và giới thiệu cùng bạn đọc Thông tin khoa học chuyên đề: “Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”.

Trân trọng giới thiệu!

BAN BIÊN SOẠN

Page 6: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt
Page 7: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt
Page 8: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW NGÀY 9/6/2014 HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 9 KHÓA XI

VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT

NƯỚCA. Tình hình và nguyên nhânSau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII, sự nghiệp xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng. Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng... Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng. Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc.

Tuy nhiên, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Còn ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có một số tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp, thậm chí có hại. Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp thực tiễn sáng tác. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 1

Page 9: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích. Cơ chế, chính sách về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quản lý các nguồn lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa còn thiếu và yếu, có nơi xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây chủ yếu là do nhiều cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ và trong một số trường hợp thiếu khả thi. Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải. Chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

B. Định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con ngườiI. Mục tiêuMục tiêu chungXây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng

đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Mục tiêu cụ thể- Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo

môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của môi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và môi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/20142

Page 10: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

- Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.

- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.

II. Quan điểm1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển

bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

2. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

3. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

4. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

5. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

III. Nhiệm vụ1. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là

bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Xây dựng và phát huy lối sống “Môi người vì mọi người, mọi người vì môi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 3

Page 11: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn.

Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của môi người dân và của cộng đồng.

Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam.

2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnhMôi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi

trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội.

Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Xây dựng môi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Gắn các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Từng bước thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, giữa các giai tầng xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng, hoàn thiện đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa. Tạo điều kiện để nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng.

Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng; khuyến khích các hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo,

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/20144

Page 12: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

nhân văn, tiến bộ, “tốt đời, đẹp đạo”. Khuyến khích các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn”, từ thiện, nhân đạo.

3. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tếChú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan Nhà

nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên.

Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tạo lập môi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóaHuy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn

hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.

Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử -văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.

Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng.

Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ảnh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng,

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 5

Page 13: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam.

Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật nhằm tập hợp, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ hoạt động tích cực, hiệu quả. Khuyến khích nhân dân sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho đất nước. Chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ.

Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên mạng Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế đầu tư theo hướng ưu tiên các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực. Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu; nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.

5. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển.

Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa.

Nâng cao ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan trong toàn xã hội. Củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi quyền tác giả từ Trung ương đến địa phương.

6. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/20146

Page 14: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.

Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.

Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hô trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài.

IV. Giải pháp1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực

văn hóaCác cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển vǎn hóa,

con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Môi cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò gương mẫu, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi nghị quyết.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để vǎn hóa, vǎn học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo.

Phải coi trọng xây dựng vǎn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước, mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vǎn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, Nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên. Sự gương mẫu của môi cán bộ, đảng viên là yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóaTập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn

hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 7

Page 15: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.

Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa.

Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường.

3. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóaXây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở.

Quan tâm xây dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo. Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học, trên đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở các nước phát triển. Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số, có chính sách khuyến khích họ trở về công tác tại địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa.

Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù.

4. Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóaMức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng

trưởng kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát huy.

Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.

Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/20148

Page 16: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

vùng còn khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hô trợ xuất bản...

Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có thiết chế văn hóa phù hợp (thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao...).

Tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người.

V. Tổ chức thực hiện1. Các cấp ủy, tổ chức đảng tổ chức việc học tập và triển khai thực hiện

nghị quyết.2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hệ

thống pháp luật về văn hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nghị quyết và giám sát việc thực hiện.

3. Ban cán sự Đảng, Chính phủ lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản dưới luật; chỉ đạo tổ chức tốt việc thi hành pháp luật; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả nghị quyết.

4. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện nghị quyết. (baodientu.chinhphu.vn - Ngày 12/6/2014)

VĂN HÓA GẮN CHẶT VỚI CON NGƯỜI

Nghị quyết đáp ứng đòi hỏi bức thiết của cuộc sống

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra

nhiều chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng “con người xã hội chủ nghĩa”. Những thành quả to lớn của công cuộc xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 9

Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị Trung ương 9 Khóa XIvà những nhiệm vụ trọng

Page 17: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là qua gần 30 năm đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Sự cần thiết phải ban hành nghị quyết này xuất phát từ những lý do chủ yếu sau đây: Từ vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ thực trạng tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII; từ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới trước sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, nhất là sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đã, đang và sẽ tác động đến đạo đức, lối sống; quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế với sự du nhập của những văn hóa phẩm độc hại và sự chống phá của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình”, nhất là trên lĩnh vực văn hóa.

Ngay việc đặt tên của nghị quyết đã thể hiện sự phát triển mới về tư duy của Đảng ta khi khẳng định vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa phải gắn chặt với xây dựng và phát triển con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh tình hình có

nhiều biến động phức tạp, khó lường. Hơn lúc nào hết, vấn đề phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới được đặt ra với yêu cầu cao hơn, chỉ có phát triển bền vững mới đảm bảo cho dân tộc ta, đất nước ta đứng vững và tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới với những thời cơ, thuận lợi và những khó khăn, thách thức mới. Vì vậy, không thể thiếu vai trò của văn hóa, của con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực tinh thần to lớn của sự phát triển bền vững.

Nhìn thẳng vào sự thật, kế thừa thành tựu tư duy lý luận của Đảng, nghị quyết giàu lý luận và phong phú thực tiễn

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật Đảng ta đã khẳng định “Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng” về tư duy, nhận thức, về đời sống văn hóa, về những giá trị chuẩn mực văn hóa, các sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật…, cũng như về các phong trào, hoạt động văn hóa, công tác quản lý, đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ. Tuy nhiên, nghị quyết cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém về xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội; về đời sống văn hóa tinh thần, nhất là vùng sâu, vùng xa; về cơ chế, chính sách, về quản lý văn hóa; về hệ thống thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất, kỹ thuật

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201410

Page 18: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

cho hoạt động văn hóa cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác văn hóa. Nghị quyết cũng đã chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên nhân chủ quan từ nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, việc đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, cũng như việc quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực…

Nhận thức sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013, các nghị quyết, kết luận của các hội nghị Trung ương Khóa XI, Nghị quyết Trung ương 9, Khóa XI đã dành phần lớn dung lượng để khẳng định những vấn đề cơ bản về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh mới của tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang và sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

Kế thừa và phát triển những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII, với tư duy đổi mới, các nội dung cơ bản trong Nghị quyết Trung ương 9, Khóa XI về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam được khái quát, phân

tích sâu sắc, ngắn gọn ở tầm cao của tư duy lý luận trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa, con người sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII.

Trong mục tiêu chung, Nghị quyết đã nhấn mạnh đến vấn đề “Xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Đồng thời khẳng định “Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể; vừa là mục tiêu, vừa là động lực của văn hóa

Trong các mục tiêu cụ thể, Nghị quyết đã dành vị trí và nội dung thỏa đáng cho vấn đề xây dựng và phát triển con người Việt Nam - con người văn hóa với việc xác định “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của môi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước”.

Mục tiêu xây dựng con người Việt Nam nêu trên là hoàn toàn phù

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 11

Page 19: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

hợp với những yêu cầu của con người Việt Nam trong thời kỳ mới, khi mà chúng ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập quốc tế trong điều kiện khoa học và công nghệ đang có bước phát triển mới, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá nước ta bằng “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong.

Cùng với việc xác định rõ mục tiêu cụ thể về xây dựng con người Việt Nam, nghị quyết còn xác định các mục tiêu cụ thể về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng, cơ quan, đơn vị và môi gia đình. Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa. Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, phát triển công nghiệp văn hóa có thể được coi là những vấn đề khá mới mẻ trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa.

Nhằm thực hiện mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nghị quyết đã chỉ ra 5 quan điểm chỉ đạo. Trong đó có những nội dung đã thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về xây dựng văn hóa, con người như: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”, “với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ

và khoa học”. Đặc biệt, nghị quyết đã nhấn mạnh quan điểm phát triển con người, gắn phát triển văn hóa với sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa thì trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp.

Nghị quyết đã xác định 6 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó đã nêu lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người. Nâng cao thể lực, tầm vóc, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống… Trong xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, Đảng ta cũng nhấn mạnh “trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”.

Cùng với việc nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng và phát triển con người Việt Nam, nghị quyết còn nêu lên các nhiệm vụ như: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201412

Page 20: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Việc xác định rõ và cụ thể 6 nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là sự thể hiện tư duy mới của Đảng ta khi đặt vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới với những đặc điểm mới đã, đang và sẽ chi phối, tác động đến văn hóa, con người, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kinh tế tri thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với quan niệm mới về phát triển bền vững đất nước.

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, nghị quyết đã chỉ ra những giải pháp như: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa; tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa. Có thể thấy, trong nghị quyết lần này Đảng ta hết sức

coi trọng vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa cho phù hợp với thời kỳ mới. Đặc biệt nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa và vai trò của chính những con người, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.

Có thể khẳng định, việc ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay, thể hiện tư duy mới trong lãnh đạo văn hóa của Đảng ta, trên cơ sở kế thừa và phát triển tư duy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người được thể hiện trong các kỳ đại hội Đảng, trong các hội nghị Trung ương khóa trước, nhất là Đề cương văn hóa 1943, Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII.

Việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt nghị quyết, nhanh chóng đưa nghị quyết vào cuộc sống, nhất định chúng ta sẽ thổi được một luồng gió mới vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

(www.qdnd.vn - Ngày 15/6/2014)

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 13

Page 21: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Định vị giá trị con người Việt Nam từ cội nguồn dân tộc

Những phẩm chất cơ bản nhất của con người Việt Nam truyền thốngNhững dòng đầu tiên trong phần nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam

phát triển toàn diện, Nghị quyết Trung ương 9 chỉ rõ: “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc”.

Phát biểu kết luận Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định: “Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng, tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự ứng xử văn minh, lịch sự, tính giản dị và trong sạch trong lối sống”.

Như vậy, yêu nước là thang giá trị cao nhất của con người Việt Nam ta. Điều này được khẳng định qua hàng nghìn năm lịch sử vô cùng gian lao, vô cùng hiển hách của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, môi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Lòng yêu nước đã trở thành “gien di truyền” của người Việt Nam trước tất cả các loại kẻ thù để giữ vững giang sơn gấm vóc. Lòng yêu nước là động lực thôi thúc các thế hệ người Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực của thế giới. Lòng yêu nước là cơ sở của đại đoàn kết toàn dân để hóa giải tất cả những vấn đề phức tạp chủ quan và khách quan tác động đến dân tộc. Lòng yêu nước gắn chặt với lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Trong những thời điểm cam go nhất của lẽ tử sinh, bao giờ lòng yêu nước của người

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201414

Page 22: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Việt Nam cũng chiến thắng vô cùng oanh liệt. Đó là khí tiết của Triệu Thị Trinh: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Đó là tiếng thét lớn của Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Đó là lời hô trên pháp trường của Nguyễn Văn Trôi: “Hồ Chí Minh muôn năm!”. Lòng yêu nước gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”; “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”; “Làng là cái nước nhỏ, nước là cái làng to”… Dù ở đâu, làm gì, môi người dân Việt Nam vẫn đinh ninh tình làng nghĩa nước.

Cùng với yêu nước, dân ta có lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý. Đó là tính cách bền vững của các cư dân nông nghiệp, mà người Việt Nam ta là một điển hình. Ta đã thấy truyền thống đạo lý “Thương người như thể thương thân”, rồi lại “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Truyền thống đạo lý ấy được dân ta vận dụng không chỉ với đồng bào mình mà với cả kẻ thù, khi chúng đã cùng đường thì đó không phải là thời cơ tận diệt chúng, mà lại “Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”.

Trong cuộc sống hằng ngày, con người Việt Nam từ xưa rất giản dị, trong sáng, thủy chung, kính trọng tiền nhân. “Chim có tổ, người có tông”, môi dịp Giô Tổ Hùng Vương, năm nào cũng vậy, hàng triệu đồng bào khắp mọi miền hành hương về Đất Tổ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Và cũng chính từ nơi đây hiện lên những hình ảnh đẹp đẽ như lời thơ của Vũ Quần Phương:

Nước bốn nghìn năm, nơi cổ sơCỏ cây quen thuộc đến bây giờ

Nơi vua cày ruộng, quan trồng lúaCông chúa làm nương và dệt tơ.

Đó là một xã hội chan hòa, rất đôi giản dị, trong sáng, vua, quan, công chúa… không phải ngồi trong chín tầng lầu son gác tía mà cùng thần dân cày ruộng, dệt tơ. Truyền thống tuyệt vời ấy không chỉ có trong huyền thoại và sử sách, nó hiển hiện cả trong thời hiện đại, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bà con tát nước, sử dụng máy cấy lúa… Đó là những trang sử đẹp và rất đáng tự hào của dân tộc ta.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, không ít những điều mắt thấy tai nghe làm chúng ta băn khoăn, lo lắng.

Một số nguy cơ đe dọa, xói mòn bản sắc văn hóa trong mỗi con người

Nghị quyết Trung ương 9 đánh giá: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng”.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 15

Page 23: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Đó là cách nhìn nhận, đánh giá rất khách quan, không né tránh sự thật, vừa vạch trần, vừa cảnh báo những nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng cho văn hóa, con người.

Sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là nguyên nhân chủ quan. “Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm”. Điều ấy đã rõ, đằng sau đó là tác động vừa ngấm ngầm, vừa công khai, thách đố của một quan niệm sống vì đồng tiền. Nhiều người đã nhầm lẫn giữa giá trị đích thực của con người với lượng tiền, vàng, nhà đất… người ta có, đi ngược lại truyền thống giản dị, trong sáng, trong sạch của cha ông; nguy hại thay, có lúc, có nơi, điều đó trở nên thống lĩnh, ngự trị. Nếu con người mà lấy thước đo giá trị bằng lượng của cải mà không phân định nguồn gốc của cải đó; xem nhẹ những giá trị văn hóa, khoa học, đạo đức… người ta có được, thì đó là nguy cơ cho cả xã hội loài người. Rất tiếc, đã có lúc, có nơi xảy ra hiện tượng đáng buồn trên nên mới có chuyện suy thoái.

Nói “suy thoái” nghĩa là cái tốt, cái lương thiện, cái đúng mực bị lu mờ, nhường chô cho những cái “thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng”, như nghị quyết đánh giá. Đó chính là tâm lý nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng đường lối lãnh đạo của Đảng, a dua, nói theo người khác, nói lấy được, phủ nhận thành tựu chung của đất nước đạt được trong mấy chục năm qua. Nhìn nhận các vấn đề lệch lạc, cực đoan, chỉ thấy mặt xấu, yếu, bất cập; còn cái tốt, cái cố gắng của toàn Đảng, toàn dân rõ ràng, thế giới cũng ghi nhận thì lại cho đó là “bình thường, tầm thường, tự nó đến”. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị kéo theo sự suy thoái đạo đức, lối sống, có ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực: Đó là việc chạy chức, chạy quyền. Đó là tệ nạn phong bì bất chính trong bệnh viện. Đó là tình trạng dạy, học thêm cưỡng bức vì thu nhập cá nhân và bệnh thành tích trong giáo dục. Đó là tệ cờ bạc, lô đề, cá độ trong cán bộ, công chức. Đó là tệ rượu, chè bê tha, coi nhẹ tình nghĩa ở thôn quê… Và không gì nguy hại hơn sự suy thoái ảnh hưởng đến công nghiệp văn hóa, sản phẩm văn hóa, “tiêu chí” văn hóa trong lớp thanh niên, thiếu niên hằng ngày sống chung với games online, với các trò chơi bạo lực, những bộ phim hoạt hình không đầu không cuối, gặp nhau là rút gươm chém luôn, đầu rơi máu chảy. Hầu hết các sản phẩm mang trên người các em nhỏ như quần áo, cặp sách (đến cả cái bút chì) cũng có gắn hình siêu nhân kỳ quái, xa lạ; phần lớn các nhãn mác bao bì đồ ăn cho thiếu nhi (từ gói bim bim trở lên) đều gắn những quảng cáo bóp méo hình ảnh con người. Như thế mới sinh ra bạo lực học đường, sinh ra thói lạnh lùng, vô cảm đang như một loại bệnh dịch tinh thần trong xã hội.

Giữ gìn, vun đắp phẩm chất văn hóa truyền thống làm cơ sở để con người Việt Nam tiếp thu tinh hoa nhân loại

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201416

Page 24: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Những năm gần đây, không ít lần các chuyên gia văn hóa cảnh báo một hiện tượng “bội thực văn hóa”. Bản chất của hiện tượng này là trước làn sóng hội nhập văn hóa toàn cầu, nhiều người choáng ngợp, run sợ, sùng bái những cái của thế giới, rồi “với cái bụng trống rông văn hóa truyền thống”, họ nạp tất cả những cái gì họ thấy và... không “tiêu hóa” được. Nhưng oái oăm là, những người có điều kiện nạp bừa bãi những thứ (đôi khi là thải loại) của nước ngoài ấy, không phải là những người nông dân trong lũy tre làng mà họ lại là những người quảng giao, thậm chí có địa vị xã hội, lời nói, hành động, việc làm của họ có sự ảnh hưởng đến nhiều người khác. Vì vậy, trang bị đầy đủ bản lĩnh văn hóa cho môi công dân là việc cơ bản, lâu dài nhưng cũng rất cấp thiết để môi người Việt Nam là một chủ thể văn hóa trong quá trình hội nhập. Đó cũng chính là một trong những nội dung cần thiết hàng đầu cần xây dựng để tạo sức mạnh mềm của một quốc gia - dân tộc.

Những phẩm chất văn hóa truyền thống cần giữ gìn, vun đắp cho môi con người Việt Nam hôm nay bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố nhưng cần chú trọng một số nội dung đặc biệt quan trọng và cần thiết sau đây:

Thứ nhất, môi công dân Việt Nam phải hiểu biết sâu sắc, yêu tha thiết, tự hào đúng mực về nền văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, rực rỡ của tổ tiên để lại. Muốn thế phải học, trải nghiệm trong các môi trường gia đình, trường học, làng xóm, cộng đồng xã hội lành mạnh, hướng thiện. Nghị quyết nhấn mạnh: “Môi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội”, là hoàn toàn đúng đắn.

Vấn đề “tự hào đúng mực” cũng rất cần thiết, đó là tự hào trên cơ sở hiểu biết, trên tinh thần khoa học, hiểu được cái tốt đẹp, đồng thời cũng biết được cái hạn chế của văn hóa dân tộc mình để tự hoàn thiện. Tránh tư duy cực đoan, hẹp hòi, thái quá, phiến diện.

Thứ hai, công tác giáo dục và quản lý văn hóa cần được đầu tư, coi trọng. Văn hóa không chỉ là “cờ đèn kèn trống”, cũng không chỉ là múa hát, trình diễn thời trang. Văn hóa hiểu theo tinh thần Đề cương văn hóa 1943 của Đảng, đó là văn hóa bao hàm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Ngày nay, định nghĩa về văn hóa có phát triển rộng, toàn bộ sản phẩm tinh thần và vật chất do con người sáng tạo ra, tồn tại, khẳng định giá trị qua thời gian, đó là văn hóa. Công tác giáo dục và quản lý văn hóa cần cả chiều rộng và chiều sâu, trọng tâm là xây dựng con người văn hóa. Các giá trị chân - thiện - mỹ luôn cần được đề cao; những hành động, sản phẩm núp danh khoa học và sáng tạo, thể nghiệm… nhưng thực chất là bậy bạ, bóp méo và phỉ báng văn hóa truyền thống như luận văn thạc sĩ của Đô Thị Thoan, như một vài cuốn sách bóp méo ngôn ngữ tiếng Việt, như một vài tập thơ, tiểu thuyết, một vài bài hát… dung tục, nhục dục thấp hèn, cần nghiêm khắc loại trừ khỏi đời sống cộng đồng.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 17

Page 25: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Thứ ba, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải làm gương, là người có văn hóa. Trong chiến tranh, dân ta tổng kết rất đúng: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” và sự thực, cán bộ, đảng viên đã đi trước, hy sinh trước, như thế mới có cả làng nước theo sau để có ngày toàn thắng. Nay, người dân nhìn đội ngũ cán bộ với con mắt không còn được như mấy chục năm trước, vì chính đội ngũ cán bộ tự đánh mất mình, không chịu tu dưỡng rèn luyện, không thực sự là công bộc của nhân dân. Đối với xây dựng văn hóa và con người thì việc cán bộ nêu gương, những hành động không lời, làm gương từ cấp Trung ương đến cơ sở có vai trò quyết định. (www.qdnd.vn - Ngày 16/6/2014)

VƯƠN LÊN LÀM CHỦ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

“Ta là ta. Ta là người Việt Nam”, nói thế để mỗi người Việt Nam tự hào về nòi giống, tổ tiên mình, dân tộc mình. Niềm tự hào đó sẽ là đúng mực, nếu mỗi người biết học lấy cái hay của người khác, dân tộc khác, sàng lọc, bồi đắp thêm cho những cái hay, cái tốt đẹp vốn có của ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa phương Đông và phương Tây chung đúc lại”. Trong thời đại toàn cầu hóa, phẩm chất văn hóa truyền thống trong mỗi con người là điều kiện cơ sở tiếp thu văn minh nhân loại, để mỗi người đều có thể hòa nhập, hội nhập, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH).

Không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì CNH-HĐH không thành công

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người Việt Nam là chủ thể và cũng là sản phẩm của văn hóa Việt Nam, nói đến văn hóa là nói đến con người. Toàn bộ lịch sử Việt Nam là lịch sử con người đoàn kết, yêu thương, lao động sáng tạo và đấu tranh bền bỉ để dựng nước và giữ nước. Nhìn nhận đúng về yếu tố con người - lực lượng cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sáng tạo ra những đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình, nhu cầu chủ quan và khách quan phát huy sức mạnh của văn hóa, của nhân tố con người, đại đoàn kết toàn dân tộc để làm nên thắng lợi vẻ vang ở môi thời kỳ. Xây dựng con người trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế là nội dung trọng tâm của Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Phát biểu kết luận Hội nghị Trung ương 9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Con người Việt Nam là sự kết tinh của văn hóa Việt Nam. Vì vậy, quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đây là khâu trọng tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần,

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201418

Page 26: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

tiềm lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Hướng các hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế”.

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa, con người, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và tiến hành CNH-HĐH đất nước, cùng với việc ra các nghị quyết về chính trị, kinh tế, xã hội, Đảng ta đã ra Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về văn hóa, chủ động đặt nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người Việt Nam. Mười lăm năm qua, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 đã tạo nên những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng trong cả nhận thức và hành động xã hội. Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI) đã khẳng định những kết quả đó và thẳng thắn đánh giá: “Tuy nhiên so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh”. Nhìn nhận nhiều mặt đời sống văn hóa đất nước và con người, đánh giá đó là xác đáng và đòi hỏi cần thiết cần có nghị quyết mới thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp xây dựng văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Việc ban hành Nghị quyết Trung ương 9 về văn hóa, con người cũng phù hợp và gắn kết chặt chẽ với những nội dung khác trong đường lối, chủ trương và quyết sách lớn của Đảng ta trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về xây dựng Đảng, về các công tác an ninh, quốc phòng, đối ngoại, về cải cách cơ bản và toàn diện nền giáo dục, về đột phá chiến lược xây dựng nguồn nhân lực...

Một cuộc cách mạng thực sự trong mỗi con ngườiCNH-HĐH, hội nhập quốc tế gắn với việc xây dựng nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền là những quá trình mới mẻ lớn lao có tính cách mạng đối với xã hội Việt Nam. Thực tế trong hơn hai mươi năm qua những quá trình này đã tác động nhanh chóng, to lớn, sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt đời sống đất nước, với cả những mặt tích cực và tiêu cực. Đối với văn hóa, con người, tác động đó là rất đậm nét khởi động sự phát triển đa dạng, phong phú trong văn hóa cũng như tính năng động, tích cực xã hội trong con người Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực là rất lớn, đặc biệt là làm phân tán, lệch lạc các chuẩn mực giá trị.

Trong khi xã hội tôn trọng cá nhân, lợi ích cá nhân, khuyến khích và tạo điều kiện để làm giàu chính đáng thì những biến thái tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm méo mó những giá trị đó, làm cho một bộ phận con người đề cao lợi ích cá nhân, lối sống vị kỷ. Trong khi xã hội hướng tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, lối sống tự giác tuân thủ pháp luật thì một bộ phận tìm cách

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 19

Page 27: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

len lách qua pháp luật, quy định, thậm chí bất chấp pháp luật để làm giàu bằng mọi cách, tiến thân bằng mọi giá. Nguy hại hơn, những lệch lạc trong nhận thức, tư tưởng, lối sống vị kỷ, cá nhân đã lây lan trong đội ngũ cán bộ, đảng viên gây nên “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng”. Tình trạng này đã gây nên những tác động xấu làm nảy sinh, duy dưỡng sự hoài nghi, “tự diễn biến”, sự vô cảm, thiếu trách nhiệm trong tư tưởng và hành động của con người, của bộ máy Nhà nước và xã hội, làm căn bệnh tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm có đất tồn tại, hoành hành. Con người vụ lợi, bất chính, bất minh cũng là một nguyên nhân làm cho việc thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động kinh tế, xã hội trở nên khó khăn, làm cho công tác tự phê bình và phê bình giảm hiệu lực, văn hóa từ chức khó hiện thực hóa. Kinh tế phát triển, sự phân hóa giàu - nghèo kèm theo là đương nhiên nhưng sự giàu lên không chính đáng, sự nghèo đói gắn với thiệt thòi, bất công lại tác động xấu và hại đến niềm tin, lẽ sống của con người.

Từ xã hội nông nghiệp nhỏ lẻ, canh tác và sinh hoạt cộng cư theo truyền thống giản đơn, từ cộng đồng bình quân trong cơ chế kinh tế mệnh lệnh tập trung, bao cấp, từ xã hội ứng xử theo lệ tục truyền thống và tuân thủ chỉ đạo trong nếp sống thời chiến bước vào công nghiệp hóa, vào kinh tế thị trường và xây dựng lối sống theo pháp luật, con người Việt Nam có lối thích nghi riêng của mình song rõ ràng rất bỡ ngỡ, khó khăn chưa thể trở thành những người làm chủ thực sự quá trình biến đổi mạnh mẽ này. Trong quá trình hội nhập quốc tế cũng vậy, lẽ đương nhiên con người từ đất nước còn nghèo đói, lạc hậu đến với các xứ sở đã CNH-HĐH từ lâu không khỏi có tâm lý tự ti. Không có nhận thức đúng họ sẽ trở thành thụ động, hoài nghi chính mình và đất nước quê hương.

Công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến tốc độ tập trung dân cư diễn ra nhanh hơn mọi quy hoạch xây dựng và tổ chức cuộc sống. Người dân mang nặng những yếu tố tự phát, tùy tiện và đua tranh vốn có vào cuộc sống công nghiệp và đô thị tạo nên những khó khăn, phức tạp và bức bối trong mọi hoạt động xã hội từ tác hại môi trường thiên nhiên đến mua bán, kinh doanh, từ giao thông vận tải, giáo dục, y tế, an ninh, an toàn sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến các hoạt động văn hóa, lễ hội. Mặt khác, khi bị bứng khỏi môi trường văn hóa truyền thống gắn kết gia đình, họ hàng, làng nước họ trở thành những cá thể bơ vơ không có chô dựa và cũng không có sự ràng buộc cả về tình cảm, lề luật, quy ước nên dễ mất phương hướng trong hành xử. Cộng đồng mới không có nhiều cái chung trong quá khứ và cũng rất ít cái chung mới nên trở thành lỏng lẻo, dễ bị phân tán, kích động. Điều này là thực tế lịch sử đã diễn ra ở hầu như mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, trong đó có những quá trình bị lợi dụng trở thành nguy hiểm như ở châu Âu, châu Á cuối thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20. Ở người Việt Nam, những người công nhân mới cởi bỏ chiếc áo nâu, những người nhập cư, tạm cư nơi đô thị vẫn còn giữ các mối quan hệ với làng xóm quê hương

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201420

Page 28: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

nên sự thay đổi cơ cấu dân cư, biến đổi môi trường sống không trở thành những biến động cực đoan. Điều này có sự hô trợ của những chính sách, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội cùng điều kiện mới của xã hội thông tin. Tuy nhiên “không” không có nghĩa là mãi mãi không thể xảy ra. Hiểu điều này là cơ sở cho nhận thức và thực hiện nghị quyết của Đảng về văn hóa, con người.

Cấp ủy đảng, chính quyền, ban lãnh đạo các cấp giữ vai trò quyết định

Nếu như mới vài chục năm thực hiện thể chế kinh tế thị trường và CNH-HĐH, chúng ta đã thấy rõ những hạn chế, yếu kém, bất cập trong con người thì sự soi vào yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH càng đòi hỏi nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người phải được chú trọng và tiến hành mạnh mẽ, khoa học. Nghị quyết Trung ương 9 nêu trong “Mục tiêu chung” là “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Trong “Mục tiêu cụ thể”, nghị quyết cũng nêu rõ: “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của môi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước”. Nghị quyết khẳng định quan điểm: “Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”.

Để thực hiện các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, nghị quyết đã đề ra 6 nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp. Tất cả các nhiệm vụ, giải pháp đều quan hệ mật thiết, cần thực hiện đồng bộ. Xác định trọng tâm là chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đương nhiên nhiệm vụ nặng nề, không chỉ đặt vào các ngành văn hóa và giáo dục - đào tạo mà là của mọi cấp ủy đảng, chính quyền, các ban lãnh đạo và tất cả guồng máy xã hội. Trong đó giải pháp đầu tiên và có tác động xuyên suốt chính là “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ CNH-HĐH đất nước” và “Phải coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước, mà nội dung quan trọng là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Nghị quyết Trung ương 9). Không thể tiến hành CNH-HĐH, không có sự phát triển bền vững đất nước nếu không có con người - nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là con người có lòng yêu nước, nhân cách, lối sống cao đẹp, có tri thức, kỹ năng và trách nhiệm để làm chủ mọi quá trình đổi mới trong mọi ngành nghề, công việc, hoạt động xã hội, từ xây dựng nông thôn mới, làm chủ biển, trời đến

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 21

Page 29: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

khoa học, công nghệ, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là con người vừa giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống vừa sáng tạo những giá trị mới cao đẹp. Đó là con người nêu cao tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, kết hợp hài hòa lợi ích riêng, chung.

Yêu cầu của nghị quyết là cao, song xã hội và con người Việt Nam luôn coi trọng văn hóa, giàu khát vọng vươn lên trong mọi lĩnh vực cuộc sống, vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai dân tộc, đó chính là cơ sở để nghị quyết của Đảng ăn sâu bén rễ trong lòng cán bộ, nhân dân và chiến sĩ. Hiểu được lòng dân, dựa vào dân, lãnh đạo các cấp, các ngành sẽ có những quyết sách, biện pháp phù hợp để khơi gợi sự đồng lòng, góp sức, từng bước xây dựng nâng tầm văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới. (www.qdnd.vn - Ngày 17/6/2014)

Xây dựng lối sống và môi trường văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kim chỉ nam, là định hướng cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng. Điều đó tiếp tục được thể hiện rõ qua nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI của Đảng, “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Thực hiện nghị quyết này sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày 24/11/1946, trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc tại Hà Nội, Bác Hồ nói: “Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập”. Để làm được điều trên đây, trước hết phải quan tâm tới xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa, bởi như Bác Hồ chỉ rõ: Cốt lõi của lối sống văn hóa chính là nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, tiến bộ, nó được thể hiện trong lao động sản xuất, trong cuộc sống hằng ngày như, cách ăn mặc, cách ở, việc đi lại, khi làm việc, truyền thống coi trọng đạo lý, nghĩa tình…

Còn môi trường văn hóa là điều kiện để hình thành nhân cách con người văn hóa và lối sống văn hóa. Ở đó, cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ được tôn trọng và phát huy, bảo vệ. Cái xấu, cái ác, cái phản văn hóa phải bị phê phán, loại trừ.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung và các giải pháp xây dựng lối sống văn hóa, môi trường văn hóa được nêu một cách cụ thể, giản dị mà sâu

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201422

Page 30: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

sắc. Chẳng hạn như: Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết. Cái cũ mà xấu thì bỏ, như: Tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Thí dụ cưới hỏi quá xa xỉ, phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt như tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân, thì phải phát triển thêm.

Xây dựng lối sống văn hóa, môi trường văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn có xây dựng lối sống văn minh, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Đồng thời, nó phải được nhận thức và thể hiện từ môi con người, trong từng gia đình, từng làng xóm, phố phường đến toàn dân, mới mang lại hiệu quả bền vững, tích cực, rộng lớn và lâu dài.

Hồ Chủ tịch luôn coi trọng việc chăm lo giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội mới, con người thực sự được tự do, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, nhân phẩm, quyền lợi chính đáng được tôn trọng, bảo vệ; chủ nghĩa cá nhân bị phê phán, loại bỏ; tham ô, tham nhũng, lãng phí phải được ngăn chặn, con người biết tự giác tôn trọng hiến pháp, pháp luật.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa; quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp về phát triển văn hóa qua các thời kỳ. Từ đó, làm cho lối sống văn hóa, môi trường văn hóa nước nhà phát huy được những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam, tính ưu việt của văn hóa cách mạng được thể hiện rõ, trở thành “cái nôi” nuôi dưỡng những phẩm chất và nhân tố tích cực trong cộng đồng, xã hội, góp phần vào những thành tựu to lớn, quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, nghiêm túc và thẳng thắn nhìn nhận, chúng ta thấy hiện nay lối sống văn hóa và môi trường văn hóa nước ta còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo lắng, đang tồn tại ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau, ở cả nông thôn và thành thị, doanh nghiệp, cũng như ở cơ quan, đoàn thể. Đó là, sự lãng quên vô thức của con người với các giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp, các di sản của ông cha để lại, là sự tàn phá môi trường thiên nhiên… Một số người ở nhiều nơi, kể cả cán bộ, đảng viên, trí thức, văn nghệ sĩ, thanh, thiếu niên, sống thiếu văn hóa, xa hoa, lãng phí, ăn mặc lố lăng, nói năng văng tục, đua đòi, hưởng thụ, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, vi phạm pháp luật, thiếu tôn trọng kỷ cương… Môi trường văn hóa ở gia đình, trong xã hội bị xuống cấp, có nơi, có lĩnh vực đáng lo ngại. Điều đó đang đặt ra cho

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 23

Page 31: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

các tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trong nhà trường cũng như môi gia đình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, tính cấp bách của nhiệm vụ xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay, để làm cho văn hóa thực sự đóng vai trò “soi đường cho quốc dân đi” như lời Bác Hồ căn dặn.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta đã dành mục VI nói về: “Chăm lo phát triển văn hóa”, trong đó nhiệm vụ “Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng” đã được đưa lên đầu tiên với những nội dung quan trọng, cơ bản và cụ thể để các cấp, các ngành quán triệt và thực hiện.Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI, mới đây, Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Thông báo của Hội nghị nêu rõ: “Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương xác định một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là nhân cách, lối sống; tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho việc xây dựng nhân cách, lối sống con người; chăm lo xây dựng văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế và văn hóa gia đình; phát triển và đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin đại chúng, bảo vệ di sản văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa, chủ động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa”.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa, nhất định chúng ta sẽ thực hiện có kết quả những mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, cũng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI đề ra. (www.tapchicongsan.org.vn - Ngày 17/9/2014)

XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là những xu thế khách quan, tất yếu đối với mọi quốc gia, dân tộc, tác động tích cực tới sự phát triển của xã

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201424

Page 32: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

hội, không chỉ trên lĩnh vực sản xuất vật chất, mà cả lĩnh vực sản xuất tinh thần.

Hiện nay, với cơ chế kinh tế thị trường, chúng ta đã dần dần xóa bỏ tâm lý thụ động, ỷ lại của người dân đối với Nhà nước và xã hội. Tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là một nét mới trong đạo đức xã hội do cơ chế kinh tế mới mang lại. Trước đây, khi chưa mở cửa và hội nhập, sự hiểu biết của chúng ta về thế giới quá ít ỏi, đã làm nảy sinh hai khuynh hướng: Hoặc tự kiêu về những thành tựu và giá trị của dân tộc mình, coi thường các giá trị và thành tựu của các nước hoặc xu hướng ngược lại, tự ty, mặc cảm về dân tộc mình. Hai khuynh hướng đó đều để lại những khuyết tật về văn hóa. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, chúng ta có sự đánh giá khách quan hơn về bản thân chúng ta và các nước khác. Tâm lý ngờ vực và thù địch với các quốc gia có chế độ chính trị khác đã được thay thế bằng thái độ hiểu biết, thông cảm, hợp tác. Đó cũng là một bước tiến trong đạo đức xã hội.

Tuy vậy, trong khi ta chưa chú ý tập trung phát huy những khía cạnh tích cực về mặt đạo đức mà kinh tế thị trường và toàn cầu hóa có thể mang lại, thì chúng ta lại chậm nhận thức ra mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa về phương diện sản xuất tinh thần, đặc biệt về đạo đức, lối sống, do đó chưa có những đối sách cần thiết và hữu hiệu.

Để xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống có văn hóa ở nước ta hiện nay, cần trở về với những bài học lớn của cha ông ta, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết, khái quát và nâng lên một tầm cao mới.

Thứ nhất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồngĐây là vấn đề thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, bởi vì trong xã hội,

môi người có đời sống riêng, có lợi ích riêng, có sở thích riêng. Nhưng xã hội không thể có những người chỉ lo cho bản thân, thích gì làm nấy, không quan tâm đến mọi người và lợi ích của cộng đồng. Về phương diện này, việc giáo dục tính cộng đồng là một câu trả lời cần thiết đối với điều kiện sống trước đây. Từ tinh thần cộng đồng, làm nảy sinh sự quan tâm, thương yêu đùm bọc nhau. Nhờ phát huy cao độ tính cộng đồng truyền thống, ở Việt Nam trước đây, chủ nghĩa cá nhân hầu như khó xuất hiện, khái niệm cá nhân hầu như không được quan tâm trong xã hội, thậm chí rất ít người dám khẳng định cái tôi của cá nhân mình.

Ngày nay, không chỉ cái tôi cá nhân được đề cao mà chủ nghĩa cá nhân đang có nguy cơ trở thành lối sống phổ biến trong xã hội. Những năm 60 thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tập thể đang được xã hội đề cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” nhằm cảnh báo sự xuất hiện của chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận xã hội, đặc biệt trong một số cán bộ, đảng viên. Đáng tiếc, chúng ta chưa thực hiện tốt lời dạy đó của Người. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đang diễn ra hiện nay đã hoàn toàn chứng thực lời cảnh báo của Người.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 25

Page 33: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Nếu trước đây, khi bài báo của Người ra đời, chủ nghĩa cá nhân mới chỉ là sự tham lam, ích kỷ, sự kiêu ngạo, sự kèn cựa, đố kỵ… trong một số rất ít cán bộ, đảng viên, thì ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, nó đang trở thành một lối sống, một triết lý sống trong một bộ phận xã hội, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên… Để làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần làm trong sạch bộ máy của Đảng, của Nhà nước bằng những cơ chế chính sách chặt chẽ, nhằm ngăn chặn nguy cơ tha hóa của bộ máy công quyền. Việc tạo ra những cơ chế, chính sách buộc môi cán bộ, đảng viên phải trở thành hạt nhân trong các phong trào quần chúng, và phải thường xuyên tiếp nhận sự kiểm tra giám sát của quần chúng, sẽ là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao đạo đức cách mạng và quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

Thứ hai, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần

Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa thôi thúc con người chạy theo những lợi ích trước mắt, những lợi ích vật chất, từ đó bỏ qua hoặc coi nhẹ các nhu cầu và lợi ích tinh thần.

Ở Việt Nam, trong vài chục năm lại đây, xu hướng chạy theo các lợi ích vật chất, bỏ qua hay coi nhẹ các nhu cầu và lợi ích tinh thần đã diễn ra trong một bộ phận xã hội, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Bậc thang các giá trị xã hội đang có chiều hướng biến động, và điều đó tác động trực tiếp đến sự xuống cấp về đạo đức, lối sống. Về phương diện này, những lời dạy và những tấm gương sáng của cha ông sẽ có sức cảm hóa nếu được khai thác, phát huy một cách đúng lúc, đúng chô. Nhu cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần đều là những nhu cầu thiết yếu của đời sống. Khi đời sống vật chất nghèo nàn và thiếu thốn thì điều kiện phát triển của con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, nhu cầu vật chất, thường có giới hạn của nó. Nhu cầu ăn, uống chỉ xuất hiện khi chúng ta đói và khát. Khi đã đủ no, thì dù ăn “cao lương mỹ vị” cũng không thấy ngon miệng. Mặt khác, khi nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất vượt quá khả năng lao động và đóng góp của môi người cho xã hội, thì sẽ nảy sinh hàng loạt những thói hư tật xấu như thói tham lam, sự giả dối lừa lọc,… Đến với các nhu cầu và giá trị tinh thần thì khác. Đây là các nhu cầu hướng tới sự hoàn thiện nhân cách, làm đẹp cho đời. Một xã hội mà mọi người chỉ nghĩ đến các nhu cầu vật chất, chỉ lo làm giàu, mà không lo trau dồi đạo đức, lối sống tình nghĩa, thì đó sẽ là một xã hội bất an, một xã hội chứa đựng những nguy cơ tan vỡ.

Về phương diện này, lịch sử dân tộc để lại cho ta nhiều bài học vô giá. Từ Nguyễn Trãi đến Hồ Chí Minh, cách nhau hơn 500 năm, thuộc các ý thức hệ khác nhau, nhưng đều cùng là những đỉnh cao của chung một cội nguồn văn hóa. Cũng như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh có một tấm lòng nhân ái bao la, một tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào nhân dân, một đức hy sinh cao cả. Tất cả sự phong phú, cao đẹp về tâm hồn đó càng được tỏa sáng hơn nhờ lối sống khiêm

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201426

Page 34: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

nhường, giản dị. Từ Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều khẳng định một chân lý: Sự thật vốn không ưa trang trí/ Đời thanh cao quen dáng đơn sơ (Thơ Tố Hữu).

Khi con người quan tâm nhiều hơn đến ý nghĩa cuộc đời, đến đạo lý làm người, đến các phạm trù lẽ phải, tình thương và trách nhiệm, thì sự đam mê những nhu cầu và tiện nghi vật chất chắc chắn sẽ bị đẩy lùi và khắc phục. Đó sẽ là một bước tiến quan trọng trong quá trình giải phóng con người khỏi xiềng xích nô lệ vào hàng hóa mà kinh tế thị trường thường tạo ra.

Thứ ba, tăng cường vai trò của các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội đối với việc xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa

Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa là một quá trình có ý thức, có chủ đích của toàn xã hội, trước hết của những người lãnh đạo và quản lý xã hội.

Kinh nghiệm lịch sử chỉ ra rằng, trong những thập niên vừa qua, rất nhiều quốc gia chỉ tập trung cho tăng trưởng kinh tế, coi GDP là chỉ số duy nhất, là mục tiêu của sự phát triển. Điều đó đã dẫn tới hàng loạt hậu quả: Môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề; nguyên tắc công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là những đối tượng yếu thế trong xã hội; sự xuất hiện một bộ phận trở nên giàu có nhanh chóng (một phần trong đó do gian dối, thủ đoạn mánh khóe, “lách luật”…). Tình hình đó đã phần nào tác động tới niềm tin vào công lý, làm đảo lộn các giá trị xã hội, ít nhiều đã diễn ra và tác động xấu đến đời sống tinh thần của xã hội.

Về nhận thức, Đảng ta đã sớm phát hiện những bất cập, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Dư luận xã hội cũng góp nhiều ý kiến về một số dự án, chương trình, mà nếu được triển khai sẽ gây tổn thương về văn hóa và xã hội (trong đó có vấn đề đạo đức và lối sống).

Luận điểm mà Hội nghị Trung ương 10 Khóa IX đề ra: Gắn nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, nhiệm vụ then chốt là xây dựng chỉnh đốn Đảng với xây dựng nền tảng tinh thần là văn hóa, là luận điểm cực kỳ quan trọng, tạo nên cái thế 3 chân kiềng vững chắc cho sự nghiệp đổi mới. Song chưa thể nói rằng luận điểm quan trọng đó đã được triển khai sâu sắc trong toàn xã hội. Việc chạy theo những lợi ích kinh tế trước mắt, không quan tâm đến những hậu quả về văn hóa, đạo đức, xã hội… vẫn tồn tại khá phổ biến trong một số cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương. Vì vậy, việc thể chế hóa luận điểm quan trọng đó bằng các chủ trương, chính sách, bằng luật pháp là điều không thể thiếu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Văn hóa không nằm ngoài kinh tế và chính trị. Đó là một chân lý. Vậy đạo đức lối sống có nằm ngoài kinh tế và chính trị không? Chắc chắn là không, vì đạo đức, lối sống là những thành tố cơ bản của văn hóa. Vấn đề đặt ra đối với chúng ta hiện nay là xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới như thế nào.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 27

Page 35: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Chuyển sang kinh tế thị trường là đúng quy luật. Nhưng hiểu quy luật kinh tế thị trường, tính tích cực và tiêu cực của nó đối với các lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, thì không đơn giản. Vì sao C.Mác khẳng định: Kinh tế thị trường thù nghịch với một số lĩnh vực sản xuất tinh thần, đặc biệt là nghệ thuật, thơ ca. Câu hỏi được đặt ra đối với nhiều quốc gia hiện nay là: Chúng ta điều khiển, quản lý nền kinh tế thị trường, hay để kinh tế thị trường lôi kéo chúng ta. Bài học về sự khủng hoảng kinh tế hiện nay có phải do nền tài chính ngân hàng ở một số nước lớn đã lũng đoạn nền kinh tế đó không? Và bao hệ lụy xã hội đã xảy ra. Theo nhiều nhà nghiên cứu, kinh tế thị trường hiện đại, giống như con ngựa bất kham. Ngựa chạy nhanh, khỏe, nhưng người điều khiển phải khéo, giỏi. Nếu không, ngựa sẽ quật ngã người. Nhà báo nổi tiếng Mỹ T.Friedman, trong tác phẩm Chiếc Lexus và cây ôliu đã đưa ra hình ảnh: Chiếc xe Lexus (kinh tế thị trường toàn cầu) đi đến đâu thì rừng ôliu (giá trị văn hóa của các dân tộc) sẽ bị tàn phá đến đó.

Kinh tế thị trường của nước ta vừa mới hình thành, chưa vươn tới nền đại thương nghiệp. Những thói hư tật xấu của lối kinh doanh tiểu thương còn khá phổ biến. Thêm vào đó xu hướng thương mại hóa các lĩnh vực đời sống tinh thần đang có nguy cơ phát triển. Đó là cơ sở trực tiếp làm nảy sinh hàng loạt sự xuống cấp về đời sống văn hóa, đặc biệt trên lĩnh vực đạo đức, lối sống. Việc quản lý tốt nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mà nội dung cơ bản là xác định những chuẩn mực văn hóa của nền kinh tế thị trường, là gắn tăng trưởng kinh tế với phúc lợi xã hội, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, thu hẹp dần các khoảng cách về thu nhập, về thụ hưởng các thành quả của công cuộc đổi mới, giữa các ngành nghề, các vùng miền, sẽ là điều kiện quan trọng để xây dựng văn hóa đạo đức, lối sống văn hóa ở nước ta hiện nay.

Cùng với việc quản lý tốt nền kinh tế thị trường là quản lý tốt quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế ngoài việc mang lại những cơ hội, thời cơ cho sự phát triển đất nước, cũng có không ít những nguy cơ tác động xấu đến đời sống xã hội. Trong số những nguy cơ tác động trực tiếp tới đạo đức, lối sống của con người (đặc biệt đối với thế hệ trẻ) là mặt trái của công nghệ thông tin viễn thông. Ai cũng thừa nhận, công nghệ thông tin - viễn thông nhân lên rất nhiều sức mạnh trí tuệ của con người, có thể giúp con người hiểu biết về nhau, thông cảm với nhau và hô trợ cho nhau. Nhưng sức công phá của công nghệ thông tin cũng thật ghê gớm. Trước sự gia tăng những thông tin rác rưởi làm vẩn đục tâm trí con người, các trò chơi điện tử đang lôi kéo thế hệ trẻ vào thế giới hư ảo, bạo lực, phi nhân tính, đã có nhiều lời kêu cứu từ các phụ huynh, các thầy cô giáo và cả các đại biểu trên các diễn đàn Quốc hội, trong các hội thảo,… Câu hỏi được đặt ra là chúng ta có khả năng kiểm soát các hoạt động này không? Kiểm soát như thế nào? Và ai sẽ là những người chịu trách nhiệm chính?

Vai trò to lớn của các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội còn là ở chô tổ chức bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vừa nâng cao chất lượng và hiệu

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201428

Page 36: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

quả công tác lãnh đạo và quản lý, vừa nêu gương sáng cho toàn xã hội. Đảng ta đã coi công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng là công tác then chốt. Sự tồn tại của một bộ phận không nhỏ các cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người có chức quyền, bị suy thoái biến chất về đạo đức, lối sống, đang làm suy giảm niềm tin của nhân dân, đặc biệt của thế hệ trẻ, vào những giá trị đạo đức truyền thống của cha ông và của cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã dầy công vun đắp. Gắn Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, cải cách bộ máy hành chính, thực hiện nghiêm túc quy chế công chức của Nhà nước… đều mang theo ý nghĩa giáo dục văn hóa đạo đức, lối sống văn hóa cho toàn xã hội.

Hơn bao giờ hết, sự nghiệp xây dựng đạo đức và lối sống đang đòi hỏi hành động nêu gương, trước hết từ trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước, từ những người có trọng trách trong xã hội (bao gồm những người lãnh đạo, quản lý ở mọi cấp mọi ngành, những thầy cô giáo, các bậc cha mẹ). Nhân dân ta từ lâu đã tổng kết: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Một tấm gương sáng còn có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn hoa mỹ. Những thành tựu trong xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống trước đây, suy đến cùng, đều có liên quan đến sự hình thành những cá nhân, những lớp người nêu gương sáng. Những đấng vua hiền, tôi sáng, những quan lại thanh liêm, những gia phong trong các gia đình có truyền thống, trong các thời kỳ phong kiến thịnh trị trước đây, cũng như tấm gương đạo đức tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa của dân tộc ta qua các thời đại. GS, TS. Trần Văn Bính (lyluanchinhtri.vn - Ngày 23/6/2014)

VĂN HÓA PHẢI ĐƯỢC ĐẶT NGANG HÀNG VỚI KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI

Văn hóa không chỉ là nhân tố nội sinh thúc đẩy con người Việt Nam phát triển, hoàn thiện nhân cách mà còn là mục tiêu, động lực thúc đẩy việc tái cấu trúc lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển bền vững đất nước; trở thành nền tảng tinh thần của xã hội ta. Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) khẳng định: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”.

Văn hóa luôn gắn chặt với kinh tế, chính trị, xã hộiVề nguyên lý, sản xuất vật chất, phát triển kinh tế là cơ sở nền tảng quyết

định sự tồn tại, phát triển lịch sử xã hội loài người. Song, trong lịch sử phát triển Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 29

Page 37: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

của các nền văn minh, văn hóa nhân loại, bên cạnh vai trò quyết định của sản xuất vật chất, của yếu tố kinh tế, suy đến cùng, đối với sự phát triển của xã hội loài người thì các yếu tố chính trị, văn hóa, tinh thần... có vai trò tác động trở lại rất quan trọng, thậm chí vào những thời điểm lịch sử nhất định, các yếu tố chính trị, văn hóa, tinh thần có tác dụng quyết định tình hình, diễn biến thời cuộc với sức mạnh sáng tạo vô cùng to lớn của con người. Lịch sử các nền văn minh, văn hóa nhân loại đã chỉ ra rằng, không phải cứ quốc gia, dân tộc nào có nền kinh tế phát triển là có nền văn minh, văn hóa tương ứng phát triển; không có văn hóa, nhân cách đạo đức, cá nhân dù có tài, song vô dụng; mất văn hóa là mất tất cả.

Ở đây cần hiểu việc đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội không có nghĩa là làm cho kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa “dàn hàng ngang cùng tiến” hay là “cào bằng” mà phải tùy theo thời gian, vị trí, vai trò, tác dụng của từng nhân tố để xác định đúng và trúng trọng tâm, trọng điểm đầu tư phát triển cho phù hợp, bảo đảm sự cân đối, hài hòa, tính hiệu quả của đầu tư, phù hợp với điều kiện lịch sử cho phép. Điều quan trọng là nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn vị trí, vai trò, giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn của văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đối với việc thực hiện chiến lược con người và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới để từ đó, việc hoạch định đường lối, chiến lược, sách lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc phải hàm chứa nội dung xây dựng, phát triển văn hóa sao cho đồng bộ, khả thi.

Môi một bước tiến của sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội phải đồng thời là một bước tiến của phát triển văn hóa, nghệ thuật cách mạng. Có đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng và giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế, chính trị và văn hóa, chúng ta mới xây dựng được con người mới - chủ thể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ; thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ta trong việc chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp. Vì vậy, quan tâm chăm lo phát triển các yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở chắc chắn nhất để giữ vững sự ổn định chính trị, môi trường hòa bình, tính ưu việt, sự khoan dung, tinh thần nhân văn, dân chủ và khoa học ở nước ta - cái nhân cốt tạo dựng, làm nên một nước Việt Nam mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Văn hóa chưa xứng tầm so với những thành tựu kinh tế - xã hộiTuy đã có sự phát triển về nhiều mặt, song so với kết quả đạt được trên

các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, thì kết quả đạt được trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ sức tạo ra “cú hích” đủ mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng con người và môi trường văn hóa xã hội chủ nghĩa lành mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, các tệ nạn và tiêu cực xã hội.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201430

Page 38: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Sở dĩ xây dựng, phát triển văn hóa chưa ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội... là do nhiều nguyên nhân chi phối, tác động, song chủ yếu là do nhiều cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa chỉ đạo quyết liệt trong triển khai xây dựng đời sống, môi trường văn hóa mới lành mạnh. Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật chậm được đổi mới hoặc đổi mới chậm, bị xem nhẹ, kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. So với các lĩnh vực khác, đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chưa tương xứng, còn dàn trải và hiệu quả thấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chưa được quan tâm đúng mức. Đấu tranh phòng, chống sự xâm lăng, xâm nhập, thẩm lậu của các sản phẩm văn hóa độc hại, các yếu tố “ngoại lai” không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam chưa thật sự kiên quyết, thậm chí có lúc, có nơi còn buông lỏng, gây bất bình trong nhân dân.

Phải thực sự coi trọng văn hóa trong mục tiêu phát triểnĐể văn hóa thực sự ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, chúng ta cần

bổ sung, hoàn thiện chiến lược xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, truyền thống, văn hóa dân tộc. Kết hợp chặt chẽ các hoạt động văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh tế tri thức.

Phát triển tư duy lý luận, nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục chính trị, đạo đức và pháp luật, ý thức văn hóa, nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Kiên quyết đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các tệ nạn, tiêu cực xã hội, các hành vi sai trái, ảnh hưởng xấu đến văn hóa chính trị của Đảng. Có lộ trình, bước đi, giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những mặt hạn chế, khiếm khuyết của con người Việt Nam.

Chú trọng tổng kết thực tiễn, tiếp thu, kế thừa kinh nghiệm xây dựng và giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa gia đình, nhà trường và xã hội của các nước tiên tiến để vận dụng vào điều kiện nước ta cho phù hợp, hiệu quả. Đầu tư hơn nữa để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, coi đây không chỉ là “cái nôi” hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người mới xã hội chủ nghĩa, mà còn là “bệ phóng” để môi cá nhân chủ động, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng.

Văn hóa đã và đang đồng hành cùng dân tộc. Tăng hàm lượng văn hóa trong môi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội... là con đường tất yếu để góp phần

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 31

Page 39: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Bá Dương (qdnd.vn - Ngày 23/6/2014)

Đồng thời với nhận thức thì cần phải có giải pháp và có đầu tư đủ mạnh

GS,TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp Hội đồng Lý luận Trung ương đã trao đổi với báo Văn hóa xung quanh nội dung diễn đàn “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội - nhận thức và hành động”.

PV: Thưa Giáo sư, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI đã ban hành một Nghị quyết quan trọng về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong đó có quan điểm đáng lưu ý là: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Ông phân tích như thế nào về luận điểm này?

GS Hoàng Chí Bảo: Nghị quyết 33 đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề con người. Nói đến văn hóa là nói đến con người. Xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay cũng như trong một vài thập kỷ tới cần đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển con người, lấy đạo đức làm cốt lõi. Mô hình phát triển của chúng ta hiện nay là hướng đến phát triển bền vững, khác với mô hình phát triển trước đây chỉ chú trọng vào kinh tế, khai thác tài nguyên. Bây giờ phát triển theo chiều sâu, khai thác kinh tế tri thức, chú trọng đảm bảo môi trường

tự nhiên, sinh thái an toàn bền vững. Cho nên phải giải quyết hài hòa giữa các chiều kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường.

Trong số những điểm mới của Nghị quyết 33, đáng chú ý là luận điểm lần đầu tiên được đề cập trong nghị quyết: Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời với luận điểm đó còn cần phải có những giải pháp đủ mạnh, đầu tư đủ mạnh để làm cho văn hóa trên thực tế sẽ ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Nghị quyết lần này cũng đã nhìn nhận văn hóa như một sức mạnh nội sinh. Chỉ khi được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác thì văn hóa mới trở thành sức mạnh nội sinh. Đó là nguồn sức mạnh tổng hợp, kết hợp với sức mạnh ngoại sinh mới đủ điều kiện để phát triển nhanh và bền vững. Nếu không sẽ rơi vào nguy cơ tụt hậu, không chỉ về kinh tế mà nguy hiểm hơn là tụt hậu về trí tuệ, văn hóa, đạo đức, nhân cách, tức là mất đi sức sống của cả dân tộc.

PV: Theo ông, luận điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng...” được nhìn nhận trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào?

GS Hoàng Chí Bảo: Bác Hồ đã nói, đời sống có bốn mặt ngang

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201432

Page 40: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

nhau: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, không được xem nhẹ một mặt nào, không được tuyệt đối hóa một mặt nào, cũng như không được tách rời các mặt đó. Hiểu khái niệm “ngang hàng” là như thế. Phát triển xã hội là một tổng thể, chứa đựng những quan hệ tương tác lẫn nhau. Kinh tế mạnh mà văn hóa suy đồi thì kinh tế sẽ yếu đi. Kinh tế chậm chạp, không phát triển thì cũng không có điều kiện để đầu tư cho văn hóa.

Quan hệ giữa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là mối quan hệ biện chứng. Bác cũng đã từng nói: Văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị, tức là nó thẩm thấu vào nhau.

Tác động của văn hóa vào kinh tế tạo ra văn hóa sản xuất, văn hóa lao động, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp. Tác động của văn hóa vào chính trị thúc đẩy dân chủ hóa chính trị, quan hệ giữa người với người bình đẳng hơn. Cốt lõi của văn hóa là đạo đức, làm chính trị mà có văn hóa, có đạo đức sẽ là nền chính trị nhân văn, không thì sẽ là nền chính trị xa dân. Văn hóa giúp chính trị khắc phục được sự tha hóa, biến chất. Chống chủ nghĩa cá nhân, đồng tiền lên ngôi, lối sống thực dụng, lợi ích nhóm bất minh bất chính thì phải dùng đến sức mạnh văn hóa. Không có lĩnh vực nào mà không có vai trò của văn hóa, không một biểu hiện sống nào không có tác động của văn hóa.

PV: Vậy, văn hóa cần được hiểu như một sự bao trùm, thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống, thưa ông?

GS Hoàng Chí Bảo: Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nghị quyết chú trọng đến luận điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng...”. Phải đưa văn hóa vào trong kinh tế, chính trị, xã hội để phát triển lành mạnh, thực hiện mục tiêu lớn nhất là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cả hệ giá trị mục tiêu ấy chính là văn hóa. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Người cũng đã nói, chính trị xét rộng ra cũng là văn hóa, văn hóa nghĩ sâu xa cũng là chính trị. Cả thực tiễn và lý luận đều cho thấy văn hóa gắn liền, không thể tách rời kinh tế, chính trị, xã hội.

PV: Nhiều ý kiến nhận định, luận điểm này suy cho cùng là để đưa văn hóa phát triển đúng với tầm vóc của nó. Ông có suy nghĩ gì?

GS Hoàng Chí Bảo: “Đưa ra những nhận thức mới thì có thể tạo chuyển biến, nhưng lâu bền hay không lại là cả một câu chuyện. Tuy nhiên, khó trong nhận thức có thể thay đổi, khó trong thể chế mới nan giải”.

Luận điểm này sẽ khắc phục nhận thức cũ là tách rời các lĩnh vực, xem nhẹ văn hóa, biểu hiện trong nhận thức, đầu tư, quản lý, giáo dục. Cần khắc phục ngay cách nghĩ văn hóa chỉ là những phong trào, hoạt động biểu diễn, sáng tác, ca hát, tranh ảnh... Văn hóa phải trở thành giá trị của nhân cách, cốt cách của dân tộc. Người ta ví nền văn hóa như diện mạo tinh thần, tấm giấy thông hành để môi dân tộc phát triển, hòa nhập vào thế giới.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 33

Page 41: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Ngay trong xóa đói giảm nghèo, không nên chỉ nhìn nhận từ phương diện kinh tế, xóa đói giảm nghèo về văn hóa còn cần thiết hơn. Con người nếu không nâng cao học vấn, không ứng xử văn hóa sẽ trở nên lạc lõng. Đói nghèo về văn hóa không hiện hình trước mắt nhưng lại phát sinh tác hại và hậu quả về sau. Thái độ ứng xử với tự nhiên nếu có văn hóa sẽ khác, nếu không sẽ là tàn phá tự nhiên, tự mình băm nát lá phổi của mình. Vì thế, trong tư duy phát triển, cần nhìn văn hóa như một thước đo, một tiêu chí không bao giờ được xem nhẹ.

Chúng ta đang ở thời kỳ phát triển bước ngoặt, phải làm thế nào để phát triển nhanh, bền vững, đuổi kịp với thế giới? Điều đó chỉ có thể từ sức mạnh của văn hóa. Luận điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng...” vì thế không chỉ có tác dụng lớn trong nhận thức, mà cả trong lãnh đạo, quản lý và điều hành các chương trình, chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa. Một nền văn hóa phải thỏa mãn bốn đặc trưng cơ bản: Dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Đặt văn hóa ngang hàng với các lĩnh vực khác cũng chính là nói đến vấn đề dân chủ đối với văn hóa, nếu không rất dễ rơi vào nguy cơ chỉ nhìn thấy vật chất, chỉ thấy đồng tiền cám dô...

PV: Đạo đức, hệ giá trị con người chính là những điểm nhấn cơ bản để đạt được mục tiêu “ngang hàng” mà luận điểm trong nghị quyết đã đặt ra, thưa ông?

GS Hoàng Chí Bảo: Xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam cần

đặc biệt nhấn mạnh ý thức dân tộc, lòng yêu nước; phẩm chất đoàn kết; ý thức cộng đồng. Nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường, con người dễ chạy theo con đường cá nhân chủ nghĩa, xuất hiện nhiều thái độ vô cảm, không coi trọng tập thể... Con người mới bây giờ phải là con người có đức, có tài, với hệ giá trị văn hóa chân - thiện - mỹ. Mặt khác, cần chú trọng năng lực sáng tạo, năng lực lao động trung thực và khiêm tốn, tận tụy với công việc, đề cao tinh thần trách nhiệm, tính vị tha, nhân ái, khoan dung...

Những đặc trưng của văn hóa liên quan mật thiết đến xây dựng hệ giá trị con người, để từ đó thực hành trong cuộc sống, trở thành những giá trị thực tiễn. Khi đó, ta sẽ thực hiện được mục tiêu bốn mặt ngang nhau trong đời sống, văn hóa sẽ ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và càng ngày càng phát huy tác dụng “soi đường” của nó.

PV: Ngoài sự thay đổi về nhận thức, cần những giải pháp nào để đạt được mục tiêu “ngang hàng”, thưa ông?

GS Hoàng Chí Bảo: Cần phải có một hệ thống giải pháp và điều kiện đồng bộ, đó là các nguồn lực cả vật chất lẫn tinh thần. Trước hết, đội ngũ cán bộ ngành văn hóa phải nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của văn hóa, nhất là quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh nhận thức về văn hóa cũng cần nhận thức đầy đủ về kinh tế, chính trị, xã hội. Kinh tế Việt Nam hiện nay là kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là,

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201434

Page 42: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

không được làm giàu bằng mọi giá, các giá trị vật chất không được gây tổn hại cho các giá trị tinh thần, khuyến khích làm giàu chính đáng... Giải quyết những “bài toán” này không chỉ thuần túy từ kinh tế mà phải dùng sức mạnh văn hóa. Chính trị cũng vậy, một nền chính trị vì dân phải quang minh chính đại, dân chủ, khoa học, nâng cao vị thế tiếng nói của người dân...

Bên cạnh đó, phải chú trọng hoàn thiện thể chế. Sở dĩ văn hóa chưa ngang hàng với kinh tế, chính trị... là vì chưa có thể chế đảm bảo cho nó. Đầu tư cho văn hóa không thể nhỏ giọt, phân tán, manh mún mà phải “ra tấm ra món”. Thể chế bao gồm luật pháp, chính sách, cơ chế, tất cả phải đồng bộ với nhau. Xã hội đang nhức nhối nạn đạo văn, đạo nhạc, đạo họa, ngay cả các nhà xuất bản lớn cũng gây tai tiếng về vi phạm bản quyền..., cho thấy phần nào sự yếu kém của luật pháp. Vì thế, càng cần chú trọng vào mũi nhọn đột phá là thể chế, luật pháp, chính sách. Thứ ba là đầu tư nguồn lực tài chính, từ ngân sách Nhà nước, nguồn xã hội hóa và đóng góp của các tổ chức quốc tế nhằm tạo nguồn sức mạnh vật chất đưa tầm văn hóa phát triển. Trong các nguồn lực, quan trọng nhất là nguồn lực con người mà đội ngũ cán bộ văn hóa chính là tiên phong, nòng cốt.

Cũng cần đặc biệt chú ý nhân tố tài năng. Tài năng phát hiện và nuôi dưỡng đã khó, sử dụng càng khó hơn. Diện mạo một đất nước tự hào hay không là nhìn vào những tài năng này, đội ngũ văn nghệ sĩ, các nhà khoa học... Phải có những tên tuổi như Ngô Bảo Châu mới làm dân tộc trở nên rạng rỡ trên thế giới. Vì thế, sâu xa của văn hóa chính là vấn đề con người, muốn xây dựng, phát triển văn hóa, trước hết phải xây dựng và phát triển con người.

PV: Đâu là giải pháp khó nhất, thưa ông?

GS Hoàng Chí Bảo: Cái khó nằm ở trong cả hệ thống giải pháp. Trong nhận thức, đưa ra những nhận thức mới thì có thể tạo chuyển biến, nhưng lâu bền hay không lại là cả một câu chuyện. Tuy nhiên, khó trong nhận thức có thể thay đổi, khó trong thể chế mới nan giải. Xây dựng thể chế, hoạch định chính sách, tạo cơ chế vận hành chính là con người. Để thay một thể chế cũ, lạc hậu bằng một thể chế mới, phù hợp là cả một quá trình, cần đến các cơ quan tham mưu, hoạch định chính sách và phải công khai minh bạch, từ lợi ích xã hội.

PV: Xin cảm ơn giáo sư!Anh Thu (thực hiện)(www.baovanhoa.vn Ngày 03/10/2014)

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA HIỆN NAY

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 35

Page 43: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Vừa qua, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) đã ra Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Để thực hiện thắng lợi nghị quyết, việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về văn hóa đóng vai trò quan trọng, cấp thiết.

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội; là năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người; trụ cột phát triển bền vững của môi quốc gia, dân tộc và nhân loại.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã chứng minh: Nhờ có nền tảng văn hóa, hòa nhập và phát triển, nên nhân dân ta đã phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức sáng tạo to lớn để thắng “thiên tai, địch họa”, giữ vững nền độc lập và bản sắc văn hóa. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì vai trò của văn hóa càng được khẳng định, nhất là trong điều tiết, cân bằng sự phát triển của đất nước, không để sự phát triển nhanh, nóng, dẫn tới những hệ lụy khó lường cả về kinh tế, văn hóa, xã hội...

Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý văn hóa đóng vai trò rất quan trọng. Trên phương diện vĩ mô, hoạt động quản lý văn hóa sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của đảng cầm quyền, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Trên phương diện vi mô, hoạt động quản lý văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn, nhóm dân cư cụ thể sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Những năm qua, quán triệt tinh thần: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” của Đảng, hoạt động quản lý văn hóa ở Việt Nam đã có những kết quả khả quan. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa ngày càng được kiện toàn theo hướng thiết thực, hiệu quả. Ngành văn hóa đã tập trung xây dựng, ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ, có giá trị pháp lý cao trên lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để hoạt động quản lý ngày càng thuận lợi. Một số luật đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành, đáp ứng tình hình thực tiễn, như: Luật Di sản vǎn hóa, Luật Điện ảnh, Luật Thể dục thể thao, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Du lịch, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh Thư viện,… Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng được xây dựng và hoàn thiện, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý văn hóa. Qua đó, đã tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh và hoạt động văn hóa, khuyến khích sự mở cửa, giải phóng các nguồn lực, huy động được sự tham gia của toàn xã hội chung tay xây dựng và phát triển văn hóa. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa ngày càng được

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201436

Page 44: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

kiện toàn và củng cố. Công tác “chuẩn hóa” cán bộ bước đầu phát huy tác dụng; đội ngũ cán bộ quản lý ngành văn hóa được đảm bảo về phẩm chất chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học,… Các thiết chế văn hóa từ Trung ương tới địa phương từng bước được hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động. Nhiều trung tâm văn hóa - thông tin - thể thao, nhà hát, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, khu di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, cửa hàng sách, báo, khu vui chơi giải trí,… có những đổi mới về phương thức hoạt động, cơ sở vật chất được cải thiện. Một số công trình có quy mô lớn, kiến trúc đẹp, chất lượng phục vụ tốt đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của người dân. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa được thực hiện thường xuyên, liên tục, bảo đảm sự vận hành của các hoạt động văn hóa. Nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận đã được thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời. Nhờ hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng đi vào quy củ, công tác quản lý văn hóa đã có những chuyển biến tốt. Cơ chế quản lý văn hóa đã bám sát thực tiễn đời sống văn hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu của người dân, khuyến khích được sức sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các chủ thể văn hóa, tạo điều kiện gia tăng và đa dạng hóa các sinh hoạt văn hóa và loại hình giải trí. Chính sách xã hội hóa trong văn hóa đã khuyến khích được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đất nước...

Hoạt động quản lý văn hóa thời gian qua đã góp phần đảm bảo định hướng lớn của Đảng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một, hòa tan trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Nhiều giá trị văn hóa mới, tiến bộ đã được xác lập, củng cố trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp của văn hóa nhân loại. Hoạt động quản lý văn hóa cũng làm cho văn hóa trở thành một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Có thể nói, công tác quản lý Nhà nước về văn hóa đã góp phần hiện thực hóa quan điểm của Đảng “Văn hóa… vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Từ một lĩnh vực bị xem là chủ yếu mang chức năng giáo dục, tuyên truyền, văn hóa đã dần trở thành một lĩnh vực có giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận, góp phần nâng cao đời sống người dân, ổn định an ninh xã hội. Chủ trương sáp nhập lĩnh vực văn hóa với thể thao và đặc biệt là với du lịch là đúng đắn, thể hiện tầm nhìn vĩ mô về văn hóa trong tiến trình phát triển bền vững đất nước.

Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hiện nay, tuy chúng ta đang tiến hành quản lý văn hóa trong cơ chế kinh tế thị trường, nhưng dấu ấn của cơ chế bao cấp vẫn còn khá sâu đậm, khiến cho nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức văn hóa vẫn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa phát huy hiệu quả cao. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ. Một số

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 37

Page 45: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

văn bản pháp luật về văn hóa chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, việc tổ chức thực hiện còn chậm, một số văn bản chưa thực sự đi vào cuộc sống. Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy nhân sự ngành văn hóa, nhất là khi mới sáp nhập thành bộ đa ngành còn nhiều lúng túng. Trong khi quản lý văn hóa là một công việc rất phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, thì một số cán bộ trong lĩnh vực này (nhất là cấp cơ sở) luôn biến động, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Thực tế cho thấy, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa ở một số địa phương và lĩnh vực cụ thể chưa cao. Sự tách bạch giữa quản lý Nhà nước với hoạt động tác nghiệp chưa rõ, vẫn còn sự trùng chéo, nhầm lẫn giữa chức năng quản lý Nhà nước với chức năng triển khai các hoạt động mang tính sự nghiệp. Có lúc, có nơi còn có biểu hiện buông lỏng quản lý, nhất là trong các lĩnh vực như: Di sản văn hóa, tổ chức lễ hội, bản quyền tác giả,… Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung quản lý ở một số đơn vị còn yếu, ngân sách sử dụng chưa hiệu quả. Đặc biệt, còn lúng túng trong xử lý các hiện tượng văn hóa mới, như: Văn hóa trên in-tơ-nét, văn hóa mạng, văn hóa giới trẻ, văn hóa các nhóm thiểu số trong xã hội, các loại hình nghệ thuật đương đại,… Việc tổ chức một số phong trào văn hóa còn mang tính hình thức, bề nổi; nội dung phong trào còn nghèo nàn, hiệu quả xã hội chưa cao. Công tác quản lý tổ chức các lễ kỷ niệm, sự kiện, festival,… còn chưa sát sao, để xảy ra tình trạng lãng phí, phô trương, hình thức. Hệ thống các thiết chế văn hóa vùng nông thôn (nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) còn thiếu; khoảng cách chênh lệch trong hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, các bộ phận dân cư còn cao. Việc kiểm soát xu thế thương mại hóa văn hóa thái quá trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa và sự phục hồi, bùng phát hiện tượng mê tín dị đoan, các hủ tục còn chưa hiệu quả...

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do văn hóa là một ngành đa lĩnh vực, rất phức tạp, nhạy cảm, chứa đựng cả những yếu tố vật thể và phi vật thể, mang tính đặc thù cao, nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, văn hóa dân tộc đang bị chi phối bởi mặt trái của kinh tế thị trường, với những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, nên thường xuyên xuất hiện những vấn đề, hiện tượng văn hóa mới, phức tạp, không dễ giải quyết một sớm một chiều. Quan niệm về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền một số địa phương cũng như người dân chưa đầy đủ, sâu sắc, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý. Hệ thống luật pháp liên quan đến văn hóa chưa đồng bộ, còn nhiều khoảng trống hoặc trùng chéo. Nguồn ngân sách dành cho hoạt động quản lý chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Năng lực nguồn nhân lực quản lý văn hóa của đất nước vẫn còn nhiều hạn chế...

Để tiếp tục đưa văn hóa vào mọi mặt đời sống của xã hội, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, thời gian tới, công tác quản lý văn hóa phải có những giải pháp quyết liệt,

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201438

Page 46: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

mang tính đổi mới căn bản và toàn diện. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết 33-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công tác quản lý văn hóa cần chú trọng một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy nhanh việc củng cố, hoàn thiện thể chế quản lý văn hóa. Theo đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần kịp thời triển khai, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI), làm cơ sở để xây dựng và ban hành những chính sách mới về văn hóa; tích cực hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, quyền tác giả và các quyền liên quan phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh điều chỉnh hệ thống chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật; bổ sung các chính sách “kinh tế trong văn hóa” và “văn hóa trong kinh tế”, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách về xã hội hóa văn hóa; xây dựng các chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ hai, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông. Đây là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về văn hóa. Vì thế, các cấp cần thay đổi cách tư duy và phương thức tổ chức, điều hành văn hóa, khắc phục cung cách quan liêu, mệnh lệnh - hành chính, chủ quan, áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, phải đổi mới cách thức quản lý và cung ứng dịch vụ công, nhằm đề cao trách nhiệm, hiệu lực quản lý của Nhà nước; kiên quyết loại trừ cơ chế “xin - cho” trong đầu tư cho văn hóa. Mọi kế hoạch phát triển văn hóa phải được xây dựng dựa trên nhu cầu, điều kiện thực tiễn và chiến lược phát triển tổng thể của ngành và đất nước, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác cải cách hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc; chú trọng hiện đại hóa công sở, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý văn hóa.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế quản lý đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Với phương châm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phi tập trung hóa trong quản lý văn hóa, Nhà nước cần tăng cường phân cấp cho địa phương để gia tăng trách nhiệm quản lý ở cấp cơ sở. Đồng thời, xác định rõ những lĩnh vực cần can thiệp hoặc không can thiệp. Theo đó, Nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, không lấn sân, làm thay công việc của người dân; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa; tiến hành rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 39

Page 47: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Các cấp cần phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong công tác quản lý văn hóa.

Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa. Các cấp cần thực hiện tốt công tác “chuẩn hóa” cán bộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ trong hàng ngũ lãnh đạo, quản lý, tham mưu cũng như công chức, viên chức ngành văn hóa. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, có chế độ đãi ngộ cán bộ phù hợp; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa.

Thứ sáu, tăng cường cơ chế phối hợp trong quản lý văn hóa với các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là với các cơ quan giáo dục, thông tin truyền thông, pháp luật, an ninh,… Chủ động xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng...

Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, đa dạng và phức tạp. Do vậy, quản lý văn hóa luôn phải đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn. Để đạt được những bước đột phá trong công tác này theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về văn hóa, những năm tới, đòi hỏi ngành văn hóa, từ cấp lãnh đạo đến địa phương, cơ sở cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của ngành phải có những cố gắng, nô lực cao, đưa văn hóa dân tộc hoạt động đúng hướng, bắt kịp thực tiễn phát triển của đất nước và xu thế hội nhập toàn cầu mạnh mẽ trên thế giới hiện nay. Hoàng Tuấn Anh Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (tapchiqptd.vn - Ngày 11/8/2014)Xây dựng đời sống văn hóa từ phong trào quần

chúngXây dựng đời sống văn hóa cơ sở sẽ tạo nên môi trường văn hóa, giữ gìn,

phát huy bản sắc dân tộc, hình thành nhân cách, lối sống đạo đức của môi con người. Ðây cũng là một trong những nội dung đề cập của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI), đã và đang rất cần đến sự ủng hộ, tự nguyện tham gia của mọi tầng lớp nhân dân và được xây dựng từ những phong trào quần chúng.

Vai trò chủ thể của nhân dânCó hiện tượng tưởng như là mâu thuẫn khi có những địa phương luôn

phàn nàn là thiếu địa điểm để sinh hoạt văn hóa trong khi đó có địa phương có đầy đủ thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng lại bỏ hoang rất lãng phí. Ðiều này chỉ có thể giải thích là việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201440

Page 48: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

sở thiếu đồng bộ. Khi phong trào quần chúng xây dựng đời sống văn hóa phát triển sẽ đòi hỏi phải có thiết chế văn hóa. Ngược lại, có thiết chế văn hóa mà không có phong trào quần chúng thì sẽ không có sự hoạt động. Không có phong trào đọc sách, thư viện sẽ vắng người đến, không sinh hoạt văn hóa cộng đồng và phong trào văn nghệ quần chúng thì xây nhà văn hóa để làm gì. Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) xác định phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là một trong những giải pháp lớn nhằm mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các phong trào đều hướng tới mục tiêu chung: Xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng làng, thôn, ấp, bản văn hóa; tạo dựng văn nghệ quần chúng... Hoạt động của các phong trào này chỉ đạt được hiệu quả khi nó bám sát đời sống nhân dân ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân bàn bạc dân chủ, tự nguyện tham gia.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, được khởi đầu tại tỉnh Hưng Yên cách đây nửa thế kỷ, lúc đầu chỉ có vài ba gia đình cam kết tham gia, sau đó đã lan rộng ra cả nước với tỷ lệ đạt danh hiệu gia đình văn hóa rất cao ở cơ sở. Tất cả các tỉnh, thành phố, thường là từ 70 đến 90%. Phong trào xây dựng làng, thôn, ấp, bản văn hóa cũng đưa ra những con số kết quả cao, tính đến năm 2013 đã có 70.391/114.038 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu được khen thưởng. Một nguyên nhân rất quan trọng để các phong trào thu hút được mọi tầng lớp nhân dân là đứng vững trên nền văn hóa truyền thống, tiếp thu và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa dựa vào thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam trải qua bao thế hệ. Khi xây dựng làng, thôn, ấp, bản văn hóa chúng ta cũng dựa vào các giá trị truyền thống của làng Việt Nam hình thành từ rất lâu đời với một cộng đồng đoàn kết chặt chẽ và từ đó kết tinh những giá trị văn hóa dân tộc: Lòng yêu nước, nghĩa đồng bào, tình làng nghĩa xóm, mối quan hệ yêu thương giữa con người với con người. Các hình thức hoạt động văn hóa biết kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố truyền thống và hiện đại đã nhanh chóng đi sâu vào lòng dân và phát huy hiệu quả, tạo sức lan tỏa cho phong trào. Khi xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, không ít thôn, làng, ấp, bản đã đề ra những quy ước nếp sống mới, song việc thực hiện kém hiệu quả. Nhiều làng đã nghiên cứu, chắt lọc hương ước xưa để lồng ghép với nội dung văn hóa mới trở thành hương ước mới được nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và đồng tình ủng hộ.

Từ thực tế các phong trào, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao tỷ lệ đạt gia đình văn hóa rất cao mà bạo lực gia đình, số vụ ly hôn, số trẻ em hư ngày

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 41

Page 49: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

một gia tăng? Tại sao ở không ít làng văn hóa vẫn còn tình trạng xâm hại di tích, gây ô nhiễm môi trường, hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống diễn ra phổ biến? Rõ ràng trong các phong trào quần chúng xây dựng đời sống văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, không ít nơi chạy theo thành tích đã khiến cho phong trào rơi vào tình trạng hình thức chủ nghĩa, nặng về hình thức “cờ, đèn, kèn, trống”. Ðã là phong trào quần chúng thì phải tôn trọng vai trò chủ thể của nhân dân. Nội dung hoạt động của phong trào không thể rời xa cuộc sống tinh thần của nhân dân, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của quần chúng, để quần chúng thật sự hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Có như vậy phong trào mới dần đi vào thực chất. Việc nâng cao chất lượng hoạt động của các phong trào quần chúng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đang trở thành một vấn đề cấp bách bởi nó có tác động trực tiếp đến việc xây dựng nhân cách đạo đức lối sống của con người trong cuộc sống hằng ngày ở mọi nơi.

Cần chuyên nghiệp hóa cán bộ cơ sởCác phong trào quần chúng xây dựng đời sống văn hóa đã được các cấp

ủy, chính quyền địa phương quan tâm, nhất là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Sự chỉ đạo phong trào đã tập trung hơn khi sáp nhập hai Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Ban Vận động Trung ương cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành một ban chỉ đạo. Ðể nâng cao chất lượng phong trào cần có một lực lượng nòng cốt năng động và sáng tạo. Ðó là đội ngũ những người làm công tác văn hóa cơ sở. Họ phải là những người giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, vừa làm tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng, vừa là người châm ngòi, vừa là người khuấy động phong trào. Thời kỳ mở cửa bùng nổ thông tin hiện nay đòi hỏi trình độ chính trị, năng lực nghiệp vụ chuyên môn ở cán bộ văn hóa cơ sở ngày một nâng cao, để phân biệt rạch ròi cái nào là văn hóa lành mạnh, cái nào là phi văn hóa, khi các sản phẩm văn hóa từ bên ngoài ồ ạt tràn vào khắp nơi, hay có, dở có, đòi hỏi bộ lọc phải tốt để phát huy cái tốt, ngăn chặn cái xấu, cái lạc hậu, cái độc hại. Làm tốt công tác dân vận, cán bộ văn hóa nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, thu thập những sáng kiến của nhân dân, tránh được tình trạng áp đặt, hành chính hóa phong trào. Trong thực tế có rất nhiều người làm công tác văn hóa quần chúng do sự đam mê, yêu thích. Họ nhiệt tình, sôi nổi, thậm chí không cần nghĩ đến tiền thù lao, bồi dưỡng. Ðã có rất nhiều tấm gương cán bộ văn hóa cơ sở lặn lội cùng chính quyền phường, xã gây dựng các phong trào văn hóa, được nhân dân tin yêu, mến phục. Tuy nhiên, khi cuộc vận động của chúng ta đã đi vào nền nếp, quy củ, việc xây dựng đời sống

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201442

Page 50: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

văn hóa phải tiến hành thường xuyên, có bài bản, lại đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách. Ðã đến lúc cần có chế độ chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở mang tính chính quy và chuyên nghiệp.

Các phong trào quần chúng xây dựng đời sống văn hóa đã phát huy được tinh thần làm chủ của nhân dân, có tính tự nguyện cao, tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội. Nó cần được nâng cao chất lượng hoạt động hơn nữa, tập trung vào chiến lược xây dựng con người, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nguyễn Thu Hiền (www.nhandan.com.vn - Ngày 13/7/2014)

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở VIỆT NAMViệc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) nhằm khai thác

tiềm năng kinh tế của văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới, đồng thời củng cố sức mạnh mềm của quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, số hóa và gia tăng cạnh tranh.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, Việt Nam chưa thật sự quan tâm phát triển các ngành CNVH và tận dụng ưu thế văn hóa trong nô lực xây dựng kinh tế, tạo dựng vị thế đất nước. Nguy cơ tụt hậu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng của các ngành CNVH hằng năm cao hơn hai lần so với ngành công nghiệp dịch vụ và gấp bốn lần so với lĩnh vực sản xuất ở các nước phát triển và được định vị như một lĩnh vực kinh tế chủ chốt, tạo ra ưu thế cạnh tranh tổng thể, thúc đẩy sự đổi mới, cũng như tạo sự cân bằng, đa dạng hơn cho nền kinh tế. Các tổ chức, doanh nghiệp văn hóa đã và đang đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông qua tăng cường sự tích hợp giữa văn hóa - nghệ thuật với kinh doanh và công nghệ. Ngành công nghiệp điện ảnh, âm nhạc và truyện tranh của Hàn Quốc và Nhật Bản là thí dụ về sự thành công đó. Một cường quốc như Mỹ, từ nhiều thập niên trước đã đầu tư cho công nghiệp văn hóa như lĩnh vực kinh tế chiến lược, giúp khẳng định sự hiện diện của văn hóa Mỹ trên toàn cầu.

Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế chung của thế giới. Việc chưa chú trọng quan tâm phát triển các ngành CNVH sẽ khiến cho nước ta không chỉ tụt hậu hơn so với các quốc gia khác mà còn không tận dụng hết các ưu thế về văn hóa của mình trong nô lực gia tăng khả năng cạnh tranh và sức mạnh kinh tế cũng như tạo dựng hình ảnh đất nước, khẳng định vị thế quốc gia trên thế giới.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 43

Page 51: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, sự phát triển của các quốc gia đều ảnh hưởng lẫn nhau, các ngành CNVH chính là tài sản chiến lược trong chính sách ngoại giao, hợp tác quốc tế, giúp củng cố tính độc đáo của quốc gia và đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy bản sắc văn hóa; đồng thời là công cụ hữu hiệu cho tăng trưởng, đổi mới kinh tế, biến văn hóa trở thành một thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế, giúp xây dựng nền kinh tế sáng tạo, bao gồm các lĩnh vực có giá trị kinh tế cao. Các ngành CNVH còn tạo ra “tác động lan tỏa”, thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác, tăng cường cố kết xã hội thông qua sự tham gia tích cực của các cộng đồng, các nhóm, cá nhân khác nhau vào hoạt động văn hóa, cung cấp những cơ hội để phát triển tài năng và tạo việc làm bền vững, góp phần thay đổi bộ mặt của địa phương.

Xây dựng các ngành CNVH sẽ khắc phục được những bất cập, yếu kém trong phát triển văn hóa ở Việt Nam như sự phụ thuộc vào bao cấp của Nhà nước, chưa biết cách huy động các nguồn lực trong xã hội; tăng kỹ năng quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, tạo sự quan tâm đúng mức tới thị trường và công chúng, thúc đẩy hoạt động sáng tác của đội ngũ văn nghệ sĩ; tạo điều kiện để các tài năng bộc lộ, tiếp cận các kỹ năng và chuyên môn phù hợp.

Một nguy cơ là nước ta đang bị tụt hậu đáng kể trong phát triển các ngành CNVH trong khi những tiến bộ về hệ thống quản trị, công nghệ mới, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực và môi trường hô trợ nói chung cho các ngành này trên thế giới không ngừng tăng tốc.

Các vấn đề vi phạm bản quyền, sự quan liêu kết hợp cùng nhau đã làm giảm sự tự tin và gây tác động tiêu cực, “dập tắt” tinh thần doanh nghiệp trong kinh doanh văn hóa, ảnh hưởng tiêu cực tới đóng góp của lĩnh vực văn hóa cho kinh tế - xã hội trong nước.

Việt Nam đang tiếp tục đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế, việc quan tâm phát triển các ngành CNVH là một trong những bước đi đột phá và là công cụ hiệu quả để văn hóa trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, mở ra những thị trường mới cho các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo; giúp tận dụng được tối đa những nguồn lực lớn. Đó là tài năng của dân số trẻ với sự sáng tạo, kết nối toàn cầu và vốn văn hóa truyền thống với bề dày hàng nghìn năm của dân tộc, là năng lực thích ứng nhanh nhạy và bền bỉ của người Việt Nam.

Những điểm nhấn quan trọng các ngành CNVH được phát triển nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng văn hóa Việt Nam, phục vụ kinh tế - xã hội và ổn định chính trị của đất nước. Sự phát triển đó phải dựa trên cơ sở hướng tiếp cận tổng thể và hệ thống, với nhiều vấn đề tương tác và có mối liên quan mật thiết đến nhau như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế tài chính, pháp lý, phát triển các chương trình giáo dục, đào tạo và các mạng lưới làm việc, phát triển công chúng... đòi hỏi sự hợp tác giữa các bộ, ngành các đối tác công và tư. Cách tiếp cận chiến lược tổng thể bao gồm sự cải tổ trong giáo

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201444

Page 52: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

dục, kỹ năng, hô trợ doanh nghiệp, phát triển thương hiệu, thị trường và sự tích hợp với các ngành có liên quan khác. Đồng thời phải biết cân đối giữa lợi ích kinh doanh với các mục đích chính trị, văn hóa, giáo dục của văn hóa; nhận thức được sự tích hợp ngày càng cao giữa công nghệ, sáng tạo văn hóa và năng lực kinh doanh trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ văn hóa.

Để phát triển CNVH, cần tiến hành cải cách chọn lọc tinh hoa văn hóa truyền thống, kết hợp thực tiễn mới và yêu cầu thời đại, làm văn hóa theo sát sự chuyển đổi của thực tế đời sống, nhu cầu của quần chúng nhân dân, khơi dậy sức sáng tạo văn hóa của mọi thành viên trong xã hội, thúc đẩy sự kết hợp giữa phát triển văn hóa dân tộc với tiếp thu văn hóa ưu tú thế giới. Các ngành CNVH phải phát triển theo hướng chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao và đồng bộ, đúng theo quy luật phát triển của CNVH thế giới; dựa trên đặc thù tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng miền, các địa phương khác nhau.

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích để các ngành CNVH trong nước xuất khẩu sản phẩm văn hóa ra các thị trường nước ngoài, góp phần quảng bá văn hóa quốc gia, đưa thương hiệu Việt Nam ra với thế giới, chống lại những quyền lực xâm lược hay thôn tính về văn hóa; thực hiện hội nhập để học tập kinh nghiệm quốc tế, hợp tác sản xuất, cung ứng các sản phẩm - dịch vụ văn hóa Việt Nam. Công cuộc xây dựng và phát triển các ngành CNVH là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ những người tham gia sáng tạo văn hóa giữ vai trò quan trọng.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang gấp rút xây dựng chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam trong những năm trước mắt và về lâu dài. Trong đó, cần quan tâm đến ba điểm nhấn đột phá để phát triển CNVH ở nước ta. Điểm nhấn quan trọng nhất là phát triển tài năng sáng tạo để Việt Nam phát huy được tối đa tài sản lớn nhất là dân số trẻ, đa dạng và tài năng; tạo ra công việc, truyền cảm hứng và đem lại sự tự tin; thúc đẩy một thế hệ mới của những người sản xuất và tiêu dùng văn hóa. Tiếp theo là phát triển năng lực sáng tạo nhằm đào tạo một thế hệ mới các tổ chức và doanh nghiệp văn hóa đạt tầm quốc tế về chất lượng, hướng đến công chúng và phù hợp hơn với xã hội đương đại, hiểu biết về kỹ thuật số, có ý thức về thiết kế, cởi mở và có tinh thần doanh nghiệp. Cuối cùng, Việt Nam cần xây dựng những khu đô thị và vùng sáng tạo để định vị văn hóa và sáng tạo như các thành tố then chốt của các thành phố lớn. Trong tầm nhìn chiến lược, chúng ta cần có một số thành phố có thể trở thành các trung tâm về CNVH và kinh tế sáng tạo của khu vực cũng như châu lục. Điều này sẽ giúp các thành phố nhỏ hơn và các khu vực nông thôn hưởng lợi từ các mạng lưới chuyên môn trong CNVH, thí dụ như phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ, tạo dựng du lịch văn hóa, lễ hội.

Như vậy, phát triển các ngành CNVH hiện nay thật sự cần thiết, giúp Việt Nam tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, tạo ra những sản phẩm - dịch vụ văn hóa

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 45

Page 53: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

có tính cạnh tranh cao. Đây cũng là chiến lược để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự dồi dào của hàng hóa - dịch vụ văn hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế chính là sức mạnh mềm quan trọng của quốc gia, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống người dân, cũng như mang thông điệp Việt Nam ra với thế giới, phát huy nội lực và quảng bá hình ảnh đất nước. TS. Bùi Hoài Sơn (www.nhandan.com.vn - Ngày 26/5/2014)

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người, vừa tiếp thu các giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại, vừa phải bảo vệ và giữ gìn được bản sắc dân tộc. Nhân dịp nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, đã có bài viết gửi báo Nhân Dân đề cập vấn đề này, trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Ở Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ đường hướng hoạt động và những nguyên tắc chặt chẽ trong việc tham gia tiến trình này. Chúng ta hội nhập quốc tế nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì thế, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mọi cơ chế, chính sách phải phát huy tính chủ động, tích cực, khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân, khai thác hiệu quả sức mạnh của toàn xã hội.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc đó, Đảng đã xác định văn hóa là một phần không thể tách rời trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Kế thừa những thành tựu của 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết Trung ương 9, Khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” vừa được ban hành đã tái khẳng định mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong hội nhập quốc tế, trong đời sống xã hội, cũng như trong những chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201446

Page 54: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Nghị quyết đã khẳng định lại quan điểm: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”, một nền văn hóa phong phú đã đóng góp và đang tiếp tục đóng góp cho nhân loại không ít di sản văn hóa, nổi bật là tám di sản văn hóa phi vật thể độc đáo đã được UNESCO công nhận và đặc biệt là tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại thi hào Nguyễn Du là những danh nhân văn hóa của thế giới.

Từ những điều nêu trên, đòi hỏi trước tiên là phải xây dựng chiến lược con người, vì con người là trung tâm phát triển văn hóa. Con người xây dựng và làm phong phú nền văn hóa và văn hóa lại chính là môi trường loại bỏ “cái con”, dung dưỡng “chất người” trong từng cá nhân và toàn xã hội. Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam và họ chính là người thể hiện đậm nét “chất Việt”, giữ gìn bản sắc văn hóa rất riêng của dân tộc mình qua môi thế hệ. Giá trị con người Việt Nam được định vị từ cội nguồn dân tộc mà thang giá trị cao nhất là lòng yêu nước. Lòng yêu nước đó gắn chặt với lòng tự tôn, tự cường dân tộc; gắn kết cá nhân với gia đình, làng xã, Tổ quốc; gắn kết với các đức tính nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; thể hiện bằng sự hy sinh cao cả, tất cả vì độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, bằng đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động vì sự phồn vinh của đất nước. Nội lực của nền văn hóa chính là con người. “Cây văn hóa” có bám rễ sâu vào cuộc sống, vào lịch sử truyền thống dựng nước và giữ nước thì gốc mới bền, cành lá mới sum suê và hoa mới đậu thành trái ngọt. Vì vậy, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đây là một nguyên tắc, là khâu trọng tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa như Hội nghị Trung ương 9, Khóa XI đã chỉ rõ.

Giao lưu văn hóa với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển xã hội hiện đại. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các nước, các khu vực khiến cho khoảng cách địa lý không còn nhiều ý nghĩa; cuộc cách mạng chung của nhân loại cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 là sự phục hồi chủ nghĩa nhân văn, ưu tiên và giải phóng sự sáng tạo của môi người. Công nghệ thông tin, với việc sử dụng viễn thông, vô tuyến, khả năng truy cập in-tơ-nét nhanh và hiệu quả kho kiến thức vô tận của nhân loại đang làm giáo dục dựa trên công nghệ ấy trở thành giáo dục phổ thông, thường xuyên và từ xa. In-tơ-nét là một thành tựu của nhân loại, nhưng cũng được ví như con dao hai lưỡi bởi cùng với những ưu việt đó, qua in-tơ-nét, những sản phẩm phi văn hóa với chuẩn mực đạo đức xa lạ, thậm chí đối trọng, thâm nhập vào các nước đã đe dọa việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong hội nhập, giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là quan trọng, bởi nếu nhân cách là những phẩm chất để con người trở thành chính

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 47

Page 55: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

họ, thì văn hóa chính là cái làm cho dân tộc không là cái bóng của dân tộc khác. Song giữ gìn bản sắc không phải là một hiện tượng cố hữu, bất biến. Văn hóa luôn nằm trong quá trình hiện đại hóa, nó phải trở thành sức sống hiện đại của dân tộc. Mặt khác, giữ gìn bản sắc không loại trừ sự tiếp biến văn hóa; văn hóa dân tộc phải hội lưu với văn hóa nhân loại, rồi theo dòng chảy của nó mà tiếp thu những cái “chân - thiện - mỹ” của các nền văn hóa trên thế giới để bồi đắp cho văn hóa bản địa. Giữ gìn bản sắc cũng phải trên cơ sở vừa thừa kế, vừa không ngừng tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại để làm sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần củng cố và làm phong phú hơn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Và “tinh hoa” ở đây cũng phải hiểu trên cơ sở kế thừa, chứ không phải là một thứ bất biến.

Như vậy, văn hóa phải xây dựng nền tảng cho việc mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, không chỉ trong kinh tế. Trong giao lưu văn hóa, ngay từ đầu ta đã thể hiện sự bình đẳng, ngang hàng của một nền văn hóa chính thống đã trải qua bao thăng trầm của hàng ngàn năm lịch sử, làm cho người ngoài không chỉ biết Việt Nam như một đất nước đang phát triển, anh dũng, kiên cường trong chiến tranh khốc liệt chống thực dân, đế quốc và bảo vệ Tổ quốc mà còn làm cho họ nhận thức được Việt Nam là một đất nước, một dân tộc, từ cội nguồn văn hóa lâu đời của mình, với kho tàng vô giá về tự nhiên và văn hóa, cả văn hóa vật thể và phi vật thể, luôn thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa và giá trị nhân văn của hòa bình, của độc lập, tự do. Thông qua các hoạt động văn hóa, bạn bè thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, từng bước tạo dựng lòng tin, đưa quan hệ đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, trong giao lưu tất có giao thoa. Giao thoa là sự xâm nhập, xâm lấn, pha trộn hay hòa trộn giữa các nền văn hóa với nhau. Do đó, giao lưu văn hóa là phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh: Hợp tác với những nền văn hóa lành mạnh, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp; tích cực đấu tranh với những sản phẩm độc hại, những hành vi phản văn hóa. Cần phải biết chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chủ động, tích cực, có tầm nhìn, có kế hoạch, trên cơ sở hiểu rõ nền văn hóa của mình và những nhu cầu ưu tiên của đất nước mình để chọn đúng thứ mình cần, trước mắt là phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020, và về lâu dài là làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí. Muốn vậy, cần chủ động, tích cực giới thiệu, tham gia và nâng cao chất lượng trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao trong khu vực và thế giới, đồng thời tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác văn hóa, thông tin tuyên truyền... đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế những tác động tiêu cực trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và tư tưởng...

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201448

Page 56: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Trong quá trình giao lưu văn hóa, chúng ta quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Việc này cần được tiến hành ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước là cần thiết và cấp thiết; việc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa, du lịch ở trong nước và ngoài nước... dù còn nhiều ý kiến khác nhau, cũng mới chỉ là những hoạt động bề rộng, bề nổi. Cần phải có những hoạt động theo chiều sâu. Rất nhiều học giả, người nước ngoài, cộng đồng quốc tế yêu quý kho tàng văn hóa Việt Nam với các loại hình nghệ thuật đã và sẽ được UNESCO vinh danh như: Ca trù, quan họ, hát xoan, chầu văn, hát xẩm, ví dặm... vì họ thấy được cái hay, cái lạ của những loại hình này, nhưng chưa giúp họ thấy hết chân giá trị của nền văn hóa mang màu sắc Việt. Điều này chỉ rõ cần có nhiều hình thức và các công trình nghiên cứu phản ánh được bề dày của lịch sử và truyền thống, của bản sắc văn hóa Việt Nam để “làm no” hiểu biết của người nước ngoài về nước ta, chứ không chỉ đơn thuần làm họ mãn nhãn. Trong lĩnh vực này, văn hóa đóng vai trò là kênh truyền tải “về hình ảnh một dân tộc văn hiến, yêu chuộng hòa bình, một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động và không ngừng phát triển”.

Những người làm công tác đối ngoại văn hóa, nhất là những người chịu trách nhiệm về giao lưu, hội nhập văn hóa phải hiểu sâu sắc, yêu tha thiết và tự hào đúng mực, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ của nền văn hóa nước nhà. Do đó, việc trang bị cho họ hiểu biết đầy đủ về văn hóa nước nhà là việc làm cơ bản và lâu dài, nhưng cũng rất cấp thiết, để môi người là một chủ thể văn hóa trong quá trình hội nhập. Đây cũng là một nội dung cần thiết hàng đầu cần xây dựng để tạo sức mạnh mềm cho môi quốc gia, dân tộc.

Một việc làm quan trọng khác là tăng cường gắn kết văn hóa với chính trị và kinh tế đối ngoại. Suy cho cùng, dù là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế hay ngoại giao văn hóa, quan hệ con người với con người vẫn là cốt lõi; do đó cần đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, một phương thức quan trọng của ngoại giao văn hóa. Bài học về ngoại giao nhân dân trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước và trong công cuộc đổi mới rất cần được lưu tâm. Trong hội nhập kinh tế, đội ngũ doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những hoạt động kinh tế; họ cần trở thành những “doanh nhân văn hóa”, một lực lượng đáng kể trong ngoại giao nhân dân và trong việc đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn kinh phí nhằm huy động nhiều nguồn lực, thành phần, đối tượng tham gia.

Hiện nay, để thực hiện tốt hội nhập toàn diện, cần có một khung pháp lý hoàn chỉnh cho các hoạt động văn hóa và văn hóa đối ngoại. Trong văn hóa đối ngoại, lợi ích cùng giá trị tạo dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau phải có thời gian thể hiện và chiêm nghiệm, chứ chưa thể cân đo, đong đếm ngay được. Vì vậy trong hoạt động cụ thể, cần có những quy chế, quy định rõ ràng được làm gì, làm đến đâu. Nếu người làm công tác văn hóa đối ngoại mà chỉ lo cho “tròn vai”,

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 49

Page 57: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

“xong việc” với những kết quả không tương xứng là không đáp ứng được yêu cầu.

Một điều quan trọng và thiết thực là cần gắn kết các hoạt động văn hóa đối ngoại với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã được Thủ tướng Chính phủ trao trọng trách xúc tiến việc dạy tiếng Việt cho con em cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Việc này đã trở nên quan trọng và cấp thiết vì một khi khơi dậy được lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho gần năm triệu kiều bào thuộc các thế hệ khác nhau sống ở khắp năm châu, họ sẽ trở thành những người mang đặc trưng văn hóa Việt Nam đến với thế giới. Và đó cũng là nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển lâu dài của đất nước.

Thế giới chúng ta đang sống giống như biển cả mênh mông. Các quốc gia trong cộng đồng quốc tế là những con tàu đang vượt sóng, mà một động cơ quan trọng là văn hóa, yếu tố xác định bản sắc của con tàu. Trước đợt sóng toàn cầu hóa và hội nhập liên tục xô bờ, từ người thuyền trưởng cho tới thuyền viên, thợ máy... phải nhanh nhạy trong nhận thức, chuyển biến kịp thời về tư duy, nhất là tư duy văn hóa để môi người trên cương vị của mình góp phần vận hành, chèo lái có hiệu quả hội nhập văn hóa, một trong ba trụ cột quan trọng của chính sách đối ngoại, vì hội nhập quốc tế nói chung, và hội nhập văn hóa nói riêng là sự nghiệp của toàn dân. (www.nhandan.com.vn - Ngày 06/7/2014)

Chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại

Tiếp thu có chọn lọc, không phải là bắt chướcNghị quyết Trung ương 9 yêu cầu: “Chủ động đón nhận cơ hội phát triển,

vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa”.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201450

Page 58: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Trong hoàn cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là sự phát triển vũ bão của internet, của các phương tiện truyền thông, thì cả thế giới như trở thành một cái “làng”. Chỉ ngồi một chô và qua một cú nhấp “chuột” người ta cũng có thể biết được tin tức mới mẻ nhất ở mọi ngóc ngách trên hành tinh. Chưa bao giờ cầu nối giữa con người với con người, quốc gia với quốc gia bị rút ngắn đến mức thấp nhất như vậy. Các nền văn hóa đều coi đây vừa là cơ hội vừa là thách thức, cơ hội để hòa nhập, để hiểu nhiều hơn những nền văn hóa khác, qua đó cũng để hiểu mình hơn, hiểu rõ và sâu hơn nét riêng của mình. Thách thức là dễ bị hòa tan, dễ bị đánh mất bản sắc. Chưa bao giờ bản lĩnh văn hóa, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta, lại đòi hỏi cao như bây giờ. Thời cổ trung đại, giao lưu văn hóa diễn ra hết sức chậm chạp nhưng mặt tích cực của nó là con người có thời gian từ đời này sang đời khác, để nghiền ngẫm, loại trừ, tiếp thu những cái phù hợp. Nhưng ngày nay có sự can thiệp của công nghệ thông tin thì ngược lại, mặt tiêu cực cũng dễ thấy: Những văn hóa xa lạ với văn hóa bản địa, và cả những thứ phản văn hóa không ngừng ồ ạt “xâm lăng”… Một đặc điểm nổi bật của tiếp biến giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hôm nay là diễn ra hết sức nhanh chóng, ào ạt, nhiều hệ lụy, dĩ nhiên tiếp thu nhanh nhất và cũng chịu hậu quả nhiều nhất, sớm nhất là giới trẻ. Bởi đặc điểm tâm lý của giới trẻ là luôn thích cái mới lạ, dĩ nhiên sức “đề kháng” văn hóa chưa thể như người trưởng thành nên nếu chúng ta không có một cơ chế quản lý và giáo dục phù hợp thì tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng.

Tiếp biến, giao thoa, ảnh hưởng như là một thuộc tính của văn hóa, thường diễn ra trong những môi trường có điều kiện tương tự giữa các nước cùng khu vực, nhất là giữa các dân tộc “đồng văn, đồng chủng”. Ví dụ dưới góc độ văn học, luật thơ Lamb của Nga tiếp thu từ thơ nước Đức, thơ luật tiếng Việt có nguồn gốc từ thơ Trung Hoa. Nguyễn Du vay mượn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên xứ Tàu để viết Truyện Kiều bất hủ. Sếch-xpia vay mượn cốt truyện từ nước Đan Mạch để viết Hăm-lét nổi tiếng… Điều này lý giải tại sao giới trẻ nước ta thường hâm mộ các thần tượng Hàn Quốc, tại sao thời lượng chiếu phim trên truyền hình thì phim Trung Quốc, Hàn Quốc… chiếm một tỷ lệ cao. Lại cũng hình dung tiếp biến và ảnh hưởng văn hóa như những cơn gió lạ đến từ nhiều phương trời khác nhau, có gió lành và gió độc. Vấn đề ở chô phân biệt để hưởng gió lành mà loại trừ gió độc, đề kháng với gió độc.

Tinh thần học tập, tiếp thu, kế thừa văn hóa nước ngoài là điều đương nhiên, nhưng vấn đề là tiếp thu học tập cái gì và như thế nào. Đây là lời của Bác Hồ nói với nhà văn Nga R.Bersatxki: “…Các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúng tôi cần phải vứt bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa. Ngược lại! Tôi muốn nói điều khác. Nói đến việc phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, mà đặc biệt hiện nay là văn hóa Xô-viết - chúng tôi thiếu - nhưng đồng thời lại phải tránh nguy cơ trở thành những kẻ bắt chước. Không thể lấy từ nghệ

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 51

Page 59: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

thuật của một dân tộc khác chỉ riêng mặt nào đó - chẳng hạn, tính ước lệ nổi tiếng của văn học Trung Quốc - cái đó sẽ chẳng hay ho gì. Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình” (Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh, Nxb Hội Nhà văn, 2010, Tập 3, tr.56). Ở đây toát lên mấy vấn đề lý luận: Cần tiếp thu đa dạng các nền văn hóa khác nhau, nhưng là tiếp thu cái tiến bộ; phải chủ động, không bắt chước, biết tiếp thu cái gì là đặc sắc mà mình còn thiếu. Muốn thế phải nghiên cứu nền văn hóa mình cần tiếp thu một cách toàn diện, hệ thống. Có lẽ cần thấm thía hơn lời dạy của Người về tính chỉnh thể của văn hóa, cần phải nắm bắt cái chỉnh thể để tìm ra cái đặc sắc cá thể để tiếp nhận.

Muốn học người, phải hiểu ngườiHọc tập văn hóa nước ngoài để làm giàu cho văn hóa nước mình, là để

làm nổi bật cái nét riêng, nét khác lạ của văn hóa mình. Vì càng toàn cầu hóa, người ta càng cần đến bản sắc riêng, nếu không có cái riêng này sẽ bị hòa lẫn vào các sắc màu văn hóa khác. Từ vấn đề chung này dễ thấy chúng ta đang rất cần các lý thuyết nghiên cứu văn hóa hiện đại trên thế giới. Một thực tế trong nghiên cứu khoa học nhân văn hôm nay là ít những đề tài mới, sự trùng lặp nhau là rất rõ. Có người kêu lên đề tài đang cạn kiệt. Thực ra đề tài không thiếu mà thiếu hướng tiếp cận, thiếu phương pháp, nói chung là thiếu lý luận. Bù lấp khoảng trống này bằng cách chúng ta đã và đang dịch các lý thuyết nghiên cứu nước ngoài nhưng còn quá ít. Lại nảy sinh vấn đề phải chọn dịch sao cho phù hợp, tính khả dụng cao với đối tượng văn hóa nước mình. Sự vênh lệch giữa lý thuyết nghiên cứu nước ngoài và đối tượng nghiên cứu bản địa là tất nhiên, các nhà dịch thuật cũng như các nhà nghiên cứu cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất độ “dung sai” ấy.

Từ thực tế này, chúng ta phải nhận thức đúng hơn về lĩnh vực dịch thuật, mà trước tiên là bồi dưỡng đội ngũ dịch giả đủ về lượng, tinh về chất, yêu cầu cao về tư tưởng chính trị và chuyên môn. Vì là công việc chuyển ngữ nên dịch giả không chỉ am tường sâu về các khái niệm chuyên ngành mà còn phải hiểu cả cái “phông” của hai nền văn hóa, do vậy mà thực sự phải hiểu biết rộng, tâm huyết, cần cù, nhẫn nại. Nhưng hiện nay, họ chưa được đối xử tương xứng với tài năng. Một sản phẩm dịch mất hàng mấy năm trời được trả nhuận bút theo phần trăm giá bìa thì quá ít ỏi. Phần lớn sách dịch hiện nay cũng theo lối tự phát. Đã đến lúc Nhà nước phải có kế hoạch tập hợp họ lại thành đội ngũ, tổ chức các khóa dịch thuật định kỳ với kế hoạch cụ thể dịch cái gì trước mắt, cái gì lâu dài, tập trung dịch theo hướng nào...

Chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế về sự “xâm lăng văn hóa” mà một biểu hiện là các khuynh hướng, các trào lưu sáng tác văn học nghệ thuật trên thế giới hay có, dở có đang từng bước ảnh hưởng. Chúng ta chấp nhận sự

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201452

Page 60: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

đa dạng hóa trong hướng tiếp cận đối tượng sáng tác, nghiên cứu nhưng làm sao phải bảo đảm yếu tố phù hợp với bản sắc văn hóa Việt, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người Việt, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của đông đảo quần chúng lao động. Ví dụ, gần đây có xu hướng cổ xúy cho lối sáng tạo và cả nghiên cứu, phê bình “hậu hiện đại” trong văn học nghệ thuật Việt Nam. Khái niệm “hậu hiện đại” ra đời trong lòng các nước tư bản phát triển từ giữa thế kỷ XX, và nở rộ vào những năm cuối thế kỷ XX. Nó có cơ sở xã hội và ý thức là khi xã hội bước vào thời kỳ hậu công nghiệp, văn minh tin học bùng nổ, internet kết nối toàn cầu, chủ nghĩa kỹ trị lên ngôi... từ đó dẫn tới khủng hoảng niềm tin, con người hoài nghi cả Thượng đế (bây giờ không cần Chúa vẫn có thể tạo ra những điều kỳ lạ). Con người không điều khiển ngôn ngữ mà ngược lại, ngôn ngữ lại điều chỉnh con người. Dần dần, một số nhà nghiên cứu khái quát thành lý thuyết với quan niệm về con người dị thường, ảo giác hóa, con người sống trong hoài nghi, hư vô, bi quan, phi lý... Tương ứng với quan niệm này là cả một hệ thi pháp hậu hiện đại, như chủ đề phi trung tâm, không bản chất, sáng tác ngẫu hứng, lắp ghép, phân mảnh... Hình tượng mang tính phi lý mà nổi lên một “lục vô”: Vô lý, vô bản, vô ngã, vô căn, vô hội (không khắc họa ngoại hình), vô dụ (không ẩn dụ), đẩy sự tìm tòi đi về phía bản năng, phản truyền thống, hình thành tác phẩm theo lối cắt dán những mảnh vỡ vốn rời rạc, ngôn từ nghệ thuật giải sử thi để quay về cái thông tục, phi lý, tình tiết chồng chéo, ngôn ngữ là một trò chơi... Thế mà “hậu hiện đại” hiện nay lại được một số người coi là mốt, là tân kỳ”!

Nhìn từ góc độ này chúng ta lại thấy các cấp quản lý, các đơn vị văn hóa học thuật chưa có tiếng nói đủ mạnh để ngăn chặn kịp thời những yếu tố không lành mạnh. Ví dụ về lý thuyết “hậu hiện đại” mới manh nha ở nước ta thì phải có ngay một hội thảo quốc gia làm rõ cái hay, cái dở, thành tựu, hạn chế nếu được phổ biến, thì chắc sẽ không xảy ra hiện tượng có luận văn khoa học “nghiên cứu” về “thơ rác, thơ dơ”. Hiện nay, chúng ta phải tăng cường hơn nữa trong việc kiểm duyệt văn hóa, thanh tra văn hóa, tránh để tình trạng xảy ra rồi mới phân tích, bình luận… để “ngăn ngừa” (như trường hợp luận văn nọ). Trách nhiệm định hướng của các hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật cần được đề cao hơn nữa. Quyền lực thẩm định của các viện nghiên cứu cần được coi trọng, bản thân những người thẩm định phải là tiêu biểu về đạo đức, trí tuệ, tư cách khoa học, tư cách nghệ sĩ và không quên trách nhiệm công dân.

Trào lưu hội nhập chung trên thế giới hiện nay là lấy văn hóa làm hệ quy chiếu, với những giao lưu văn hóa, đối thoại văn hóa, cầu nối văn hóa, xuất/ nhập khẩu văn hóa… Một đất nước giàu có trữ lượng, bản sắc văn hóa càng được đánh giá cao, càng được quan tâm chú ý, càng tăng cường “sức mạnh mềm”. Càng ngày người ta càng khẳng định chân lý có văn hóa là có tất cả. Và chúng ta cũng đang đi theo quỹ đạo này, Nghị quyết Trung ương 9 là sự tiếp nối, thúc đẩy, định hướng rõ ràng, mạnh mẽ.

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 53

Page 61: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

PGS, TS. Nguyễn Thanh Tú (qdnd.vn - Ngày 12/8/2014)

Thông tin khoa học chuyên đề số 10/201454

Page 62: + Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ...thuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/ttso10tw9.doc · Web viewXây dựng một số trung tâm văn hóa Việt

CHỈ ĐẠO XUẤT BẢNHỒ THỊ DUNG

(CỬ NHÂN VĂN HÓA, PHÓ GIÁM ĐỐC THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA)

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNGDƯƠNG THỊ THÚY HỒNG

(CỬ NHÂN VĂN HÓA, TRƯỞNG PHÒNG TT - TM)

SƯU TẦM, BIÊN SOẠN, TRÌNH BÀYNGUYỄN THANH NHÀN

(THƯ VIỆN VIÊN)

====================================================================================================IN 300 CUỐN TẠI THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA. KHỔ 19 X 30CM

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN SỐ: 100/GP-STTTT; NGÀY 16/9/2014 CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH SƠN LAIN XONG NGÀY 16/10/2014 - NỘP LƯU CHIỂU NGÀY 17/10/2014

====================================================================================================