20
Đặc San Trà Vinh Năm KSu 2009 81 ăn ung. Người đàn ông thy vy mi co mung vùa để làm tô chén cho măn ung. Tđó cmi ln ăn ung thì bà ta chy nước mt, ti thân mà không nói li nào... Mt hôm đi làm v, ông thy đứa con trai ca mình đang ngi co năm sáu cái mung vùa. Ông ly làm llin hi: con co để làm gì? Đứa con trai trli rng: con co để dành khi ba già như bà ni, con đựng cơm nước cho ba ăn ung như bà ni vy. Nghe con trnói my li, ông lo svà hi hn, lin bhết các đồ ca mđang dùng và tđó săn sóc mrt kính cn. Gia đình trli đầm m vui v. ‘Lnghĩa theo kiu Tàu ny dân Vit Nam đã được dy tkhi Nhâm Diên và SNhiếp qua làm Thái Thú qun Giao Ch, tc nước Vit Nam ngày nay. Lúc đó dân Vit Nam chưa biết sng theo lngha ca người Hán, mà chsng theo phong tc và đời sng ca dân Lc Vit được truyn tha tthi Quc THùng Vương. Người Vit Nam tiếp nhn rt tt cái lnghĩa đó, và ly nó làm nn tng cho gia đình cũng như ngoài xã hi. Nhưng đến khong gia thế k19, khi Pháp xâm lăng và đô hnước Vit Nam gn mt trăm năm, thì dân Vit Nam cũng quên rt mau cái lnghĩa ca Khng Mnh, và không có tinh thn đoàn kết, vì bthc dân Pháp chà đạp, xé nát xã hi Vit Nam, vi chánh sách: nghèo, ngu, bnh. Dân bbc lt bi sưu cao thuế nng, cường hào ác bá. Không có trường hc nên dân bngu dt. Chánh quyn Pháp cho mua bán và hút á phin làm cho dân mang bnh ghin, nên thcht và tinh thn bbc nhược. Mchăn chơi bài bc, rượu chè và gái điếm khp nơi như Xóm Bình Khang, sòng bc Kim Chung, Đại Thế Gii , nên gia đình và xã hi đi xung dc trm trng. Đạo đức suy đồi. Pháp to ra mt lp người quan liêu, vong bn. Làm như vy là chánh quyn Pháp mun dân Vit Nam không còn sc đề kháng na để chng li. Đó là âm mưu thâm độc ca đế quc Pháp để thng trnước Vit Nam được lâu dài. Vit Nam ngày nay, chúng ta chưa nghe nhà cm quyn đề cp ti vic chn hưng đạo đức. Nhưng chuyn hi l, tham nhũng thì nghe báo chí và dân chúng nói đến nhiu lm. Nht là vic dân nghèo gã bán con gái ra các nước Đại Hàn, Đài Loan, Singapođể làm người vnô l, hu có chút ít tin cho cha mđang thiếu ht. Các thiếu nngi xếp hàng để cho đàn ông nước ngoài la, như tìm mua mt món đồ dùng. Tôi nhkhong năm 1985, khi tôi đang làm vic hãng platíc Gromak? Tây Úc. Tôi đọc mt tp chí, Chau-Au^ có chbán gái làm nô l, nhiu cô gái da trng trđẹp bcha mnghèo khquá đem ra bán. [ đăng hình trong báo khi chđang nhóm đông người ]. Ai cn mua thì đến đó la chn và trgiá. Vic làm đó không đẹp chút nào đối vi phái nlưu, như vy làm mt nhân phm ca con người, bt công vi phái n. Chúng ta hy vng rng chánh phViet- nm ci tiến đường li và chánh sách cho phù hp vi nn dân chtt ca ngày nay, để dân Viet-nm theo kp đời sng văn minh ca nhân loi và sng trong hnh phúc. Ông Lâm ngĐường nói :’ Tiêu chun ca mt nn văn minh là cái mu vchng, cha mmà văn minh đó đào to. Bên cnh vn đề gin dvà nghiêm túc đó, mi thành công khác đều mnht. Ông mun đặt tt cnhân loi ngang hàng vi nhau, gt bnhng cái gì không cn thiết trong văn minh và văn hoá, để có thxét văn minh và văn hoá mt cách gin dsáng sut hơn. Như vy tt cnhng sn phm khác ca văn minh chlà nhng phương tin để đào to nhng người v, người chng, người cha, người mlương ho hơn. Khi mà chín chc phn trăm loài người là chng hay v, và trăm phn trăm đều có cha mthì nht định nn văn minh cao nht phi đạt được nhng người v, người chng, người cha, người mlương ho nht, làm cho đời sng sung sướng nht. Bn cht ca nhng người đàn ông hay đàn bà sng chung vi ta quan trng hơn công vic hlàm, và các thiếu ntrên mang ơn nn văn minh nào to cho hđược người chng lương ho nht. Tt nhiên slương ho là vn đề tương đối; và lý tưởng vngười v, người chng, người cha , người m, thay đỗi tutheo thi và tux. Có thrng phương pháp tt nht để to nhng người chng, người vtt là áp dng môn Uu-sinh-hc, như vy đỡ tn công dy dtrai gái. [ Môn ny là khoa hc ci thin nhân chng bng cách đào thi nhng ging xu mà bo vnhng ging tt ]. Vli, mt nn văn minh không biết ti gia đình, hoc đặt nó xung ti hàng thp nht thì chsn sinh được nhng trai gái bt lương. Lâm ngĐường nói ông đã theo chnghĩa sinh vt ri đây. Đàn ông, đàn bà ai cũng theo nó c. Vì dù

Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 81

ăn uống. Người đàn ông thấy vậy mới cạo muỗng vùa để làm tô chén cho mẹ ăn uống. Từ đó cứ mỗi lần ăn uống thì bà ta chảy nước mắt, tủi thân mà không nói lời nào... Một hôm đi làm về, ông thấy đứa con trai của mình đang ngồi cạo năm sáu cái muỗng vùa. Ông lấy làm lạ liền hỏi: con cạo để làm gì? Đứa con trai trả lời rằng: con cạo để dành khi ba già như bà nội, con đựng cơm nước cho ba ăn uống như bà nội vậy. Nghe con trẻ nói mấy lời, ông lo sợ và hối hận, liền bỏ hết các đồ của mẹ đang dùng và từ đó săn sóc mẹ rất kính cẩn. Gia đình trở lại đầm ấm vui vẽ.

‘Lễ nghĩa theo kiểu Tàu nầy dân Việt Nam đã được dạy từ khi Nhâm Diên và Sỹ Nhiếp qua làm Thái Thú quận Giao Chỉ, tức nước Việt Nam ngày nay. Lúc đó dân Việt Nam chưa biết sống theo lể nghỉa của người Hán, mà chỉ sống theo phong tục và đời sống của dân Lạc Việt được truyền thừa từ thời Quốc Tổ Hùng Vương. Người Việt Nam tiếp nhận rất tốt cái lễ nghĩa đó, và lấy nó làm nền tảng cho gia đình cũng như ngoài xã hội. Nhưng đến khoảng giữa thế kỷ 19, khi Pháp xâm lăng và đô hộ nước Việt Nam gần một trăm năm, thì dân Việt Nam cũng quên rất mau cái lễ nghĩa của Khổng Mạnh, và không có tinh thần đoàn kết, vì bị thực dân Pháp chà đạp, xé nát xã hội Việt Nam, với chánh sách: nghèo, ngu, bịnh. Dân bị bốc lột bỡi sưu cao thuế nặng, cường hào ác bá. Không có trường học nên dân bị ngu dốt. Chánh quyền Pháp cho mua bán và hút á phiện làm cho dân mang bịnh ghiền, nên thể chất và tinh thần bị bạc nhược. Mỡ chỗ ăn chơi bài bạc, rượu chè và gái điếm khắp nơi như Xóm Bình Khang, sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới Ẩ, nên gia đình và xã hội đi xuống dốc trầm trọng. Đạo đức suy đồi. Pháp tạo ra một lớp người quan liêu, vong bản. Làm như vậy là chánh quyền Pháp muốn dân Việt Nam không còn sức đề kháng nữa để chống lại. Đó là âm mưu thâm độc của đế quốc Pháp để thống trị nước Việt Nam được lâu dài.

Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta chưa nghe nhà cầm quyền đề cập tới việc chấn hưng đạo đức. Nhưng chuyện hối lộ, tham nhũng thì nghe báo chí và dân chúng nói đến nhiều lắm. Nhất là việc dân nghèo gã bán con gái ra các nước Đại Hàn, Đài Loan, Singapoẻ để làm người vợ nô lệ, hầu có chút ít tiền cho cha mẹ đang thiếu hụt. Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ông nước ngoài lựa, như tìm mua một món đồ dùng. Tôi nhớ khoảng năm 1985, khi tôi đang làm việc ở hãng platíc Gromak? Tây Úc. Tôi đọc một tạp chí, ở Chau-Au^ có chợ bán gái làm nô lệ, nhiều cô gái da trắng trẻ đẹp bị cha mẹ nghèo khổ quá đem ra bán. [ Có đăng hình trong báo khi chợ đang nhóm đông người ]. Ai cần mua thì đến đó lựa chọn và trả giá. Việc làm đó không đẹp chút nào đối với phái nữ lưu, như vậy làm mất nhân phẩm của con người, bất công với phái nữ. Chúng ta hy vọng rằng chánh phủ Viet-nậm cải tiến đường lối và chánh sách cho phù hợp với nền dân chủ tốt của ngày nay, để dân Viet-nậm theo kịp đời sống văn minh của nhân loại và sống trong hạnh phúc. Ông Lâm ngữ Đường nói :’ Tiêu chuẩn của một nền văn minh là cái mẫu vợ chồng, cha mẹ mà văn minh đó đào tạo. Bên cạnh vấn đề giản dị và nghiêm túc đó, mọi thành công khác đều mờ nhạt. Ông muốn đặt tất cả nhân loại ngang hàng với nhau, gạt bỏ những cái gì không cần thiết trong văn minh và văn hoá, để có thể xét văn minh và văn hoá một cách giản dị sáng suốt hơn. Như vậy tất cả những sản phẩm khác của văn minh chỉ là những phương tiện để đào tạo những người vợ, người chồng, người cha, người mẹ lương hảo hơn. Khi mà chín chục phần trăm loài người là chồng hay vợ, và trăm phần trăm đều có cha mẹ thì nhất định nền văn minh cao nhất phải đạt được những người vợ, người chồng, người cha, người mẹ lương hảo nhất, làm cho đời sống sung sướng nhất. Bản chất của những người đàn ông hay đàn bà sống chung với ta quan trọng hơn công việc họ làm, và các thiếu nữ trên mang ơn nền văn minh nào tạo cho họ được người chồng lương hảo nhất. Tất nhiên sự lương hảo là vấn đề tương đối; và lý tưởng về người vợ, người chồng, người cha , người mẹ, thay đỗi tuỳ theo thời và tuỳ xứ. Có thể rằng phương pháp tốt nhất để tạo những người chồng, người vợ tốt là áp dụng môn Uu-sinh-hợc, như vậy đỡ tốn công dạy dỗ trai gái. [ Môn nầy là khoa học cải thiện nhân chủng bằng cách đào thải những giống xấu mà bảo vệ những giống tốt ]. Vả lại, một nền văn minh không biết tới gia đình, hoặc đặt nó xuống tới hàng thấp nhất thì chỉ sản sinh được những trai gái bất lương. Lâm ngữ Đường nói ông đã theo chủ nghĩa sinh vật rồi đây. Đàn ông, đàn bà ai cũng theo nó cả. Vì dù

Page 2: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 82

muốn dù không chúng ta cũng đều là sinh vật, đều bị những luật tự nhiên của sinh vật chi phối.

Chúng ta do sinh vật tính mà sung sướng, do sinh vật tính mà giận dữ, do sinh vật tính mà tham lam.

Chúng ta có tinh thần tôn giáo hay tinh thần hoà bình cũng là do sinh vật tính cả. Chúng ta đều là những sinh vật do cha mẹ sinh ra, hồi nhỏ bú sữa mẹ, lớn lên lập gia đình, sinh con đẻ cái. Có một số người không muốn làm cha mẹ vì lý do nầy hay lý do khác. Nhưng đó là họ đã phạm một tội lớn đối với bản thân của họ rồi. Đàn ông bị đau khổ nhiều vì đàn bà, nhưng không có đàn bà thì đời sống vô vị lắm, thiếu niềm vui’. Ocá Wilde noi:’' Đàn ông không thể sống với đàn bà được; mà không có đàn bà cũng không thể sống đước. Câu nói nầy đã lột trần được ý nghĩa của cuộc sống lứa đôi. Mặc dầu đàn ông bị đàn bà làm khổ vì cái tánh ích kỷ, khó khăn và đèo bồng. Nhưng không có đàn bà thì đời sống tẻ nhạt và cô đơn hiu quạnh, thiếu người tâm sự, chăm sóc. Đàn ông mà thiếu đàn bà như cây khô cần nước.

Nhà vắng đàn bà đìu hiu lặng lẽ, Bếp lạnh ngồi rầu khói lửa cũng không. Nghe ve kêu dế gáy lại chạnh lòng, Nhìn cảnh vật thấy thêm phần ảm đạm. Thế mới biết đàn bà là sức sống, Là tình yêu huyết mạch của gia đình. Thiếu đàn bà như thiếu ánh bình minh, Cơm cháo lôi thôi ra vào quạnh quẽ. Đời đáng chán khi đời mình cô lẻ, Được giàu sang cũng chẳng ích lợi chi. Sống cô đơn đâu có thú vị gì? Mất hết cả niềm vui đời vô nghĩa. Có đàn bà có niềm vui rộn rã, Tiếng dịu dàng thỏ thẻ ở bên tai. Trò chuyện với nhau vui vẽ cả ngày, Bánh trái ngọt ngon cà phê cơm cháo. Đời đáng sống khi đời mình vui vẽ, Có đàn bà hoa lá cũng xinh tươi. Ai nấy hân hoan môi nở nụ cười, Thế mới biết đàn bà là tiềm năng sự sống... May mắn thay con người chưa thất vọng, Vì thế gian không thiếu bóng đàn bà. Chỉ có điều làm nhức óc cho ta, Khó tìm được người cùng chung mộng ước. Trái lại đàn bà thiếu đàn ông cũng như người đi đường gặp mưa nắng, mà không có áo mưa và dù che. Vạn vật sống trên mặt đất nầy, nơi nào có giống đực là

có giống cái hoặc ngược lại. Hai giống nầy luôn luôn sống chung với nhau và bảo vệ cho nhau mà con người gọi là tình nghĩa và bổn phận. Nếu con người không có tình nghĩa và bổn phận thì quá ư tệ hại. Cái thuyết hiện sinh của Kiekegoảd? mà Satre đã phổ biến ở thế kỷ hai mươi, đã làm cho đời sống con người mất tình nghĩa, đồi truỵ. Một lối sống tự do buông thả, không có bổn phận và trách nhiệm liên đới, đưa đến sự đổ vỡ tình cảm trong gia đình, làm cho gia đạo bất hoà, mất hạnh phúc; đã tạo ra một lớp trai gái bất lương, nên gia đình và xã hội bị xáo trộn mạnh, có thể giết hại lẫn nhau một cách dễ dàng để tranh giành tài sản. Trong khi khoa học và kỹ thuật tiến lên mà đạo đức thụt lùi, như vậy cái nền văn minh nầy không tốt. Một nền văn minh tốt là nền văn minh đào tạo ra con người lương hảo nhất: có tình nghĩa, có hiếu đạo, biết bổn phận, trách nhiệm của mình, chí công vô tư. Như vậy đời sống được an vui, thiên hạ thái bình, và xã hội không bị rối loạn. Chúng ta đang sống trong nền văn minh cao tột đỉnh của nhân loại. Nhưng đó là lúc mà đạo đức của con người bị quên lãng nhiều nhất bỡi thuyết hiện sinh, đã làm cho nguồn tư tưởng của nhân loại bị chuyển hướng. Bản tính của con người ai cũng thích

sống tự do, chớ không muốn bị ràng buộc và uốn nắn. Còn đạo đức là phải đi vào khuôn khổ để dạy dỗ, hầu giữ lấy cái tốt, loại trừ cái xấu, nên đi ngược lại bản tính tự nhiên và lòng ham muốn của con người. Giờ đây thế hệ con cháu của chúng ta đang sống trong thời đại suy

đồi của đạo đức. Nếu chúng ta nghiêm khắc quá thì sự đổ vỡ tình nghĩa giữa chúng ta và con cháu càng to. Do đó chúng ta cần mềm dẽo và khéo léo để giữ lại tình nghĩa của gia đình được mức nào hay mức nấy. Chúng ta ai cũng biết rằng trên đời nầy đâu có cái gì tồn tại mãi. Đời người ngắn ngủi, lo lắng buồn phiền nhiều quá làm cho đời sống mất niềm vui, sinh ra bịnh tật, và chúng ta là người bị thiệt thòi trước nhất. Quẳng gánh lo đi để có nụ cười cho đời thêm tươi. ‘Quẳng gánh lo đi sẽ hết sầu, Cuộc đời vui vẽ sống được lâu. Ân nghĩa tình nồng thêm sức sống,

Page 3: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 83

Hạnh phúc vui tươi ở địa cầu Dẫu biết thế nhưng chúng ta cũng không tránh khỏi hẳn được buồn lo, vì nó là thói quen của con người có trách nhiệm. Hơn nữa chúng ta gặp phải cái thuyết hiện sinh nó quấy nhiễu chúng ta nhiều quá, nó làm cho chúng ta bị điên đảo không ít. Do đó chúng ta có muốn sống hồn nhiên cũng khó khăn lắm. ‘Hỡi ơi cái thuyết hiện sinh, Làm cho nhân loại mất tình yêu nhau. Gia đình xào xáo ồn ào, Trong nhà ngoài ngỏ lệ trào hoen mị Lễ nghĩa bị quên lãng thì đời sống gia đình cũng như ngoài xã hội làm sao tốt đẹp được? Chế độ Cong-sận Việt Nam có cau:’^ Cán bộ thì phải trung với Đảng, hiếu với dấn. Câu nói nghe quá hay. Nhưng cộng sản lại bắt con đấu tố cha của mình, như vậy là trái đạo luân thường. Có hiếu với dân là phải có hiếu với cha mẹ. Con mà đem cha rá đấu tố ‘ thì mang tội đại bất hiếu. Trời không dung, đất không tha. Chắc hạng người đó từ lỗ nẻ chui lên rồi, nên không có lương tâm và đạo lý. Tất cả những cái đó là niềm đau của nhân loại ngày nay, mà chưa có cách giải quyết cho hợp tình hợp lý. Dẫu biết rằng cuộc cách mạng nào lúc ban đầu cũng cứng rắn và đẫm máu. Nhưng sau khi thành công rồi thì phải chuyển hướng sang một nền dân chủ pháp trị, có công bằng, có bình đẳng và có tự do. Tuyệt đối không có hối lộ, tham nhũng và bè phái. Nếu có những cái đó thì đâu còn gọi là cách mạng nữa. Được như vậy đất nước mới tiến bộ và phú cường, dân chúng mới an cư lạc nghiệp. Tôi đang ước mơ điều đó cho dân tộc Việt Nam được vươn lên. Dân Việt Nam là một dân tộc thông minh và siêng năng, nhẫn nại mà chưa có phương tiện và điều kiện để phát triển. Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu dài bị ngoại bang xâm lăng và đô hộ. { Tàu đô hộ một ngàn măn, Tây đô hộ gần một trăm năm, rồi tới nội chiến tả tơi trong hai mươi năm liền}. Khi chiến tranh tàn thì một lượng người đông đảo phải bỏ quê hương, lang thang trên khắp nẽo đường của trái đất để tìm sự sống, vì huynh đệ tương tàn bỡi chế độ cộng sản Việt Nam. Đó là niềm đau lớn cho mẹ Việt Nam. Nhưng cũng nhờ đó mà người Việt Nam có một cái nhìn bao quát khắp vũ trụ với tấm lòng bao dung, rộng lượng và tha thứ nhiều hơn. Có tinh thần đùm bọc đậm đà hơn bao giờ hết. Lớp người tị nạn chánh trị trên đất khách quê người với hai bàn tay trắng, trong đó có tôi. Họ phải cày chí tử không kể ngày đêm mới có tiền, chớ đâu phải tiền đó từ trên trời rơi xuống, mà mỗi năm còn đổ

về Việt Nam vài tỷ My-kĩm để giúp người nghèo đói. Nhờ đó mà nền kinh tế của Việt Nam mới đứng vững được. Những ai có quyền uy mà không biết được hoặc không thấy được sự đau khổ và lòng quãng đại nầy, quả thật họ là người không có trái tim. Việc làm đó là việc làm của đấng trượng phu, của những người có cái tâm Bo-tầt. Thi ân bất cầu báo. Một cái gương sáng chói cho dân Việt Nam. Thật đáng ngưỡng mộ và khâm phục lắm thay... Trên thế gian nầy đâu có loài sinh động vật nào khôn và đẹp lộng lẫy như loài người. Với một thân hình cân đối, dóc người trang nhã, làn da mịn màng, duyên dáng. Nụ cười tươi hơn hoa đẹp đang nở, và có một trí khôn với bộ óc tuyệt vời đâu có loài nào sánh kịp. Như vậy được làm người ở thế gian là cao quý tột đỉnh rồi. Hơn nữa chúng ta còn có đạo đức, nó làm cho chúng ta hiểu được cái tôn ti trật tự, cái ân đền nghĩa trả và tình thương thì thần tiên cũng không hơn. Cái kiếp nhân sinh của chúng ta không thể tìm ở đâu có được nữa, và cũng không có cái gì so sánh được. Vậy tại sao ta không biết quý cái kiếp nhân sinh đó mà lại bỏ bê và xem thường nó, làm cho nó xấu đi. Như vậy ta có tội lớn đối với bản thân của ta rồi. Sống có đạo lý, có lễ nghĩa, có tình thương là sống đẹp. Ta biết thương mến người, tôn trọng người cũng như thương mến ta thì còn gì cao cả hơn. Trong đời sống, ta cũng nên tự vấn lại lương tâm của mình coi ta đang sống như thế nào. Ta có làm được cái bổn phận của ta đối với nhà, với nước chưa. Sống có hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và tình nghĩa với mọi người, hay ích kỷ, kiêu căng, ngang ngược, gian dối? Ta có đức công bằng, có lòng vị tha, tương trợ, có biết đủ thấy đủ mà hài lòng với hiện tại để hưởng cái đẹp của cuộc đời nầy, hay mãi bôn ba danh lợi? Nếu thấy mình có những gì chưa làm được hoặc đã làm sai thì ta giác ngộ rồi đây, vui vẽ sửa sai. Đó là người biết sống và đáng kính yêu.

Nguyễn Trung Thứ Ngày 2 tháng 10 năm 2008

“Ngöôøi ñi moät nöûa hoàn toâi maát,

Moät nöûa hoàn kia boãng daïi khôø” Hàn Mặc Tử

Page 4: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 84

2367 Các Cụ Trung, Danh, One & Việt

2388 Anh chi Trương Lực va Vanessa

2390 Các Cụ Khoa Xuôl,Lai Tin Hiệp Đạt Diệu và Nhựt

2410 Cụ Hãi Đường và chị Vân

2424 Anh chị Huỳnh Kim Tiên

2441 Chị Hàng Châu Trinh và Nguyễn Văn Duật

2460 Cụ Thạch Bông và cháu nội

2464 Chi Khoa và Chị Diệu

Page 5: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 85

2482 Ông & Bà Trần Hữu Quang

2385 “Song Thành”

2537 Gia đình Đoàn Duy Đạt và Lý Đang Khoa

2540 Gia đình Trương Bạc Xuổl và Lê Trung Trinh

2542 Gia đình Cụ Hồ Chi Hòa

2557 Huỳnh Hồng Hãi và Lê Trung Trinh

2572 Bà Nguyễn Văn Vui và Bà Huỳnh KimTiến

2577 Buổi tiệc chia tay tại nhà Võ Văn Diệu

Page 6: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 86

Khoùc Baïn Laâm Thaønh Hoå Tin Buồn: Bạn Lâm Thành Hổ, tức Hai Quẹo, tức Lâm Thanh đã qua đời ngày Thứ Sáu 3.10.2008

(ngày Australia, 18 hours trước California) sau 1 thời gian dài bi bịnh. Bạn Hổ đã thường xuyên đóng góp rất nhiều bài viết vào Đặc San Xuân của Hội Ái Hữu Trà Vinh hằng năm.

* * * From: DUCHAO TRAN ([email protected])

Fri 10/03/08 10:17 PM Hi chu Tin, thay Tuong, Sang hom qua gio Sydney 3/10/08 (thu sau )

Dong Huong Tra Vinh nhan tin buon la ong Lam Thanh Ho da qua doi sau 1 thoi gian bi binh.

Gia ginh Hao rat thuong tiec va nhat la ong da thuong xuyen dong gop rat nhieu bai viet vao dac san xuan Tra Vinh hang nam.

Trần Đức Hảo * * *

From: VO VAN DIEU ([email protected]) Sat 10/04/08 2:50 AM TIEN BIET LAM THANH HO Chỉ sáu mươi lăm một kiếp người Nhân sinh ngắn ngủi quá ai ơi Ngày nao mở mắt buông lời khóc Giờ đã xuôi tay khép nụ cười Sống gởi dương trần nơi khổ hải Thác về tiên cảnh cỏi bồng lai Khói thiêng quyện gió hồn siêu thoát Tiển biệt, lòng ai những ngậm ngùi !

Võ Văn Diệu ( Chân thành phân ưu cùng chị Hưởng)

* * * From: Luan Huynh ([email protected])

Sat 10/04/08 10:15 PM Hổ ơi! - lòng tôi buồn ngẩn ngơ. Vẩn biết Hổ

sẽ ra đi, nhưng khi biết được bạn ra đi thật thì lòng tôi quặn thắt. Vĩnh biệt người bạn thân mến trong nổi hối hận sâu xa là bạn muốn thấy được tập thơ chung của hai đứa "Mang theo quê hương" đã chuẩn bị nhưng chưa hoàn thành!

Đã biết thân ta đến, phải về Chung phần cũng chỉ một cơn mê Xuôi tay bõ hết đời vân cẫu Rồi nát cõ cây một hình hài Hồn phiêu cỏi hạt mây đầu gió Nào biết nguồn cơn sóng dạt dào Hổ đi " Cõi nhớ.." còn ở lại Mấy vần thơ củ ngó mong theo Bạn bè mấy đứa buồn ngơ ngẩn Thôi Vỉnh biệt mầy Lâm Hổ ơi!

* * * From: Lê Văn Công - Vĩnh Trà ([email protected]) Fri, 3 Oct 2008 16:43:00 -0700 Gởi các bạn thân, Nhan thay su sot sang giup phat hanh sach

cua LamThanh Ho se lam cho nguoi ban sap lam chung vui ve biet chung nao, Du Ho co ra di nhung se con o gan gui ben ta va Ho cung nhan ra tinh ban la thieng lieng bat diet,

O ben Uc sach se phat hanh vao ngay 5/10/08 nhung toi khong hien dien duoc vi phai ve VN de tham vieng suc khoe cua cha me gia, toi co len tham vieng va noi chuyen nhieu voi Ho ve viec moi nguoi deu phai den - Song goi thac ve. Ho cung rat an tam voi niem hy vong nho nhen la duoc song den Tet va duoc tro ve Travinh mot lan du la ngan gui. Vai hang de chia xe voi cac ban.

Sun 10/05/08 2:55 AM Toi cung rat bang quang ve tin LTH qua

doi, toi hien van con o Sàigon, mai moi ve Travinh, Tui minh han nhien la rat buon vi la dong mon dong tuoi va nguoi rat tha thiet voi Travinh. Cung Cau Nguyen cho nguoi ban than yeu cua minh duoc An vui noi lac canh.

Than ai - Cong * * *

From: Nhut Nguyen ([email protected]) Sat 10/04/08 6:53 PM That la buon. Duoc tin Lam Thanh Ho ra di vinh vien,

toi nhu nat nghen trong tim. Con that nhieu tam su nhung chua noi het voi Anh. Thanh that chia buon cung Chi Huong va Gia Quyen.

Nhut Tin về Tang lể và Buổi ra mắt sách của Hổ From: DUC HAO TRAN ([email protected]) Sun 10/05/08 10:39 AM Hi cac chu ,

Page 7: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 87

Hom nay la ngay ra mat sach " Coi Que Coi Nho" cua chu Ho. Tai nha hang Hoa Binh vao ngay hom nay co khoang tren duoi 300 nguoi toi du , moi nguoi te tuu vao luc 1 gio chieu, den 1:30 sach cua chu Ho duoc tuyen bo xuat ban . Nho vao ban be cua chu phan lon o Tay Ninh toi giup, nghi le duoc ket thuc vao luc 4 gio sau do moi nguoi di chuyen qua nha quan Truong An , tai day cac thay, su den tung kinh. Sau nghi thuc nay la dieu van chia buon cua ban be v.v... cho chu Ho. Rat tiec la toi nay ve den nha moi duoc email thu chia buon cua cac chu, Hao se tim cach chuyen email tho ( dieu van) cua cac chu den nha quan Truong An vao sang thu 3 truoc khi di quan. Ca 2 noi, quang canh deu rat trang nghiem va long trong.

Trần Đức Hão * * *

Vieát Cho Ngöôøi Quaù Coá

Tưởng niệm anh Lâm Thành Hổ bút hiệu Lâm Thanh, Hai Quẹo

Chiêu Anh Chưa từng biết mặt, chẳng quen tên Chỉ mới biết qua danh Hai Quẹo ...

Đọc qua những sáng tác và những biệt danh có trong Đặc San Ái Hữu Trà Vinh, tôi đã thấy lòng chan chứa niềm cảm mến sâu xa vì tình đồng hương, nghĩa đồng bào, nhắc cho tôi biết bao là kỷ niệm thân thương nơi chôn nhau cắt rún của thời thơ ấu : Trà Vinh ...

Trà Vinh ơi !

Trà Vinh, Trà Vinh ơi ! Trà Vinh bao nỗi nhớ ... Tiếng đàn ai vang vọng những đêm trăng ... Trà Vinh ơi ! Trà Vinh với bao nỗi băn khoăn ... Nghe thổn thức tiếng chuông chùa Long Khánh Nghe vang xa hồi còi tàu lanh lảnh Những chiều vui đón bạn ở bến tàu Nơi điểm hẹn Bờ Kinh ... Qua cầu quay Long Bình ta hóng mát Những chiều nào chở đôi nhau đoàn xe đạp Dọc đường vui rợp mát bóng hàng me Ngang trường học, nhà thờ, Chùa Ông Mẹt, Lưỡng Xuyên ... Thẳng đường đi Thanh Lệ ra Vàm Sóng nước mênh mông tuôn dòng ra biển cả Vàm Cổ Chiên bao kỷ niệm những chiều nào Những đêm trăng, những buổi tối trời Ta đếm những vì sao cùng đố nhau

Sao nào ? Sao Mai, sao Bắc Đẩu ? Những trò vui ... câu đùa, những lời tán gẫu Thuở trinh nguyên thơ ấu tuổi học trò Lòng trong trắng như trăng rằm sáng tỏ Trà Vinh ơi ! Trà Vinh bao nỗi nhớ ...

Tôi sang đoàn tụ được với các con tôi ở Bắc Úc, phải kể là quá trễ muộn. Nhưng may mắn nhờ ở đây lần hồi tôi liên lạc được với cô giáo của tôi từ bên Mỹ, những bạn học của tôi từ bên Pháp và những đồng hương ở rải rác khắp nơi ... Một điều vinh hạnh lớn nhứt là tôi được Hội Ái Hữu Trà Vinh đón nhận. Ở đây tôi được dịp đóng góp ít nhiều những sáng tác của tôi cho Đặc San Ái Hữu Trà Vinh mỗi bận Xuân về. Ở đây tôi được làm quen với nhiều đồng hương tao nhân mặc khách “Chưa từng biết mặt, chẳng quen tên”. Tôi được biết danh anh Hai Quẹo đầu tiên cũng từ đây, nhờ đọc bài Tạp ghi của Hai Quẹo “Tình quê góp nhặt : Rượu đế, cốm giẹp” trong Đặc San Xuân Đinh Hợi 2007. Ôi sung sướng làm sao ! Món tủ của tôi : bánh tét cốm giẹp, cốm giẹp trộn dừa ... Mùi cốm giẹp trộn nước dừa xiêm, nước mía ngọt ngào thơm tho ... Mùi vị đặc biệt Trà Vinh mà tôi nghĩ là không nơi nào có được. Rồi tôi theo cùng Hai Quẹo những nào : cá kèo, tép bạc, cá rô mề, cá trê, ..., cua lột thật mềm ..., rồi nào : ốc, sò, lươn ... trong “Lan man nỗi nhớ” ... và còn nữa, những thứ rau dưa bồn bồn, bòng bòng, rau đắng, rau dừa, bông súng, rau sam, ngò om, ngò gai, nấm mối, đọt xoài, đọt sộp, v.v... những thứ làm tôi phát thèm một tô bún mắm và rau, một tô bún nước lèo, phát thèm một tộ mắm chưng chấm bần với mắm kho, mắm sặt ... Bao giờ tôi mới có được những món ăn như vậy ở cái xứ ngược chiều trái đất Bắc Úc này ! Anh Hai Quẹo ơi ! Nhớ làm sao quê hương chúng mình như vậy đó. Đời sống dân nghèo chất phát, thức ăn đơn giản mà đậm đà hương vị như tình nghĩa thật thà gắn bó của người dân xứ Phật hiền lành ... Nay anh đã ra đi với tuổi đời mới 65 ! Tôi bàng hoàng được tin này, và mới đây tôi vừa đọc qua bài của Ông Nguyễn Văn Chấn giới thiệu tác phẩm Cõi quê cõi nhớ của Lâm Thanh, tôi mới vỡ lẽ, biết ra bút hiệu Lâm Thanh với mỹ danh Lâm Thành Hổ, cùng biệt danh Hai Quẹo chỉ là một. Tôi ngậm ngùi nhớ lại năm rồi đọc Đặc San Trà Vinh 2007, cả nhà chúng tôi đã từng theo chân Lâm Thanh LTH “Về miền Tây thăm xứ Chùa Tháp”. Chúng tôi được biết về Văn minh miệt giồng, được biết về đồng bào Khmer cùng với những chùa Miên xinh đẹp tại Trà Vinh mà từ trước tới nay chỉ biết đại khái nét độc đáo về lối kiến trúc của những ngôi chùa chung quanh. Chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên theo lời Giới thiệu chùa Khmer của Lâm Thanh mới biết rõ thêm về số lượng,

Page 8: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 88

niên đại, kỹ thuật, nghệ thuật, kiến trúc và mọi sanh hoạt liên hệ đến chùa, thật đáng khâm phục văn hóa và phong tục của đồng bào Khmer. Từ giã xứ Chùa Tháp, chúng tôi không ngờ là theo bước chân Lâm Thanh cũng chính là đi cùng với anh Hai Quẹo vậy ! Rồi đầu năm nay 2008, chúng tôi được cùng anh dạo chơi Rừng Mắm, lại được biết thêm những loại cây rừng quen thuộc sẵn có nơi quê hương mình, sự ích lợi cũng như công dụng của từng loại cây. Đồng thời chúng tôi cũng theo anh cùng đi tới Cõi quê, nơi đó chúng tôi được làm quen với “y”, người đang sống đời ẩn dật ở một vùng xa xôi hẻo lánh. “Y ”, một người tiên sống giữa chốn bụi hồng mà không nhiễm ô mùi tục lụy. Rồi chúng tôi từ giã “y ” trong cảnh “Gió thoảng lung linh ...”, thấp thoáng có đôi bóng tiên ông và tiên bà sống chung vô cùng hạnh phúc, sung sướng hưởng thú thiên nhiên, có đủ của cải, cả kho tàng trân bảo trong vũ trụ bao la ở Cõi quê đầy thơ mộng trên thế gian này. Chúng tôi trở về nơi phàm tục, gặp anh Lâm Thành Hổ, được nghe anh kể chuyện “Tôi làm quan”, anh từng là sinh viên trường Đại Học Quốc Gia Hành Chánh, một ông Phó Quận, một Sĩ Quan có nhiều hoa mai ... tột đỉnh cao sang, một thời vàng son chói lọi ... Trải bước thăng trầm, lên voi xuống chó, cuối cùng tự thấy “Thương mình tự vướng cảnh quan liêu”. Với cái giá làm quan ấy được nếm mùi tù cải tạo đến phải liều thân, phó mạng cho “Sông nước mông mênh “Núi ngàn năm đợi ... Đến phải giong thuyền vượt biển ra khơi, rời xa đất Tổ, tìm bến tự do nơi đất lành chim đậu ... Và bây giờ anh đã vĩnh viễn ra đi ... “Người đi tìm đến hồn xưa cũ “Bỏ lại sau lưng những mảnh đời ... Ôi ! Tất cả chỉ là Cõi mộng ! Anh Hai Quẹo, Lâm Thanh, Lâm Thành Hổ ơi ! Có phải anh đã từng có những lời thơ : “Tôi đi tảo mộ thiên đường ... … “Tôi đi tìm bóng Quê Hương, “Ai đem chôn dưới thê lương mất rồi ! “Quay về tìm lại chính tôi, “Nơi đây cũng chỉ một trời xót xa ... “Hồn tôi là bãi ... tha ma !!

Có phải đây là lời sau cùng anh đã từ giã chúng tôi từ bấy ? ... và hôm nay đây, tác phẩm Cõi quê cõi nhớ của anh còn lưu lại chơn dung một cậu bé Trà Vinh, một chàng trai Nam Việt, một ông quan, một người tù cải tạo, một thuyền nhân, một người tỵ

nạn, một khách tha phương, một công dân nước Úc, một người cầm bút có chân tài thực học, một ‘Ông Tiên’ đang lưu lạc ở cõi trần ... Hiếm có người được như anh, có một đời sống vô cùng phong phú. Dòng đời xuôi ngược, ngược xuôi ... trải 65 năm anh đã sống trọn vẹn kiếp người. Tác phẩm Cõi quê cõi nhớ của anh còn lưu mãi trong lòng chúng tôi, những người đồng điệu. Anh vẫn hiện hữu ở trên cõi đời này. Tên tuổi anh sẽ còn truyền mãi mãi trong kho tàng văn học Việt Nam hôm nay và mai sau. Tưởng niệm anh, chúng tôi xin mượn Chút hương trần gian của nhạc sĩ Phạm Chinh Đông, chàng rể Trà Vinh, người mà anh đã từng giới thiệu mới hôm đầu năm nay trong Đặc San Trà Vinh Xuân 2008, với tiếng nhạc lời ca theo gió quyện khói hương mây ngàn, tiễn đưa anh tới cõi Trường Sanh, nơi đây “Người đi ngất ngưỡng tìm vô thỉ “Bỏ lại sau lưng cả biển tình ...

Ô hô ! Buồn thay ! Thương thay ! Chưa từng biết mặt, chẳng quen tên Chỉ mới biết qua danh Hai Quẹo Đương nhiên có cần chi giới thiệu Dư biết anh người gốc Trà Vinh Xem văn phong sáng tỏ cảm tình Nay anh đã là người thiên cổ Cùng với mỹ danh Lâm Thành Hổ Nhả ngọc phun châu khá tài tình Với bút hiệu Hai Quẹo, Lâm Thanh Hóa ra ba biệt danh chỉ là một Thảo nào văn chương đà lưu loát Tài hoa cao nhã khách tao nhân Anh ra đi giũ sạch bụi trần “Góp hết gió trăng vào cõi mộng” Tưởng niệm anh tấc lòng trân trọng Kính nguyện hương linh An lạc cõi nhàn Vô vàn thương tiếc Xin cùng bái biệt Ô hô ! Buồn thay ! Thương thay !

Chiêu Anh cẩn bái Đêm mưa đầu mùa

Bắc Úc, tháng 10 / 2008

*********

Page 9: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 89

Giới thiệu CÕI QUÊ CÕI NHỚ

của Lâm Thanh Lời của BBC: Đây là bài giới thiệu quyển sách “Cỏi Quê Cỏi Nhớ” của Giáo Sư Nguyễn Văn Chấn tại nhà hàng Hòa Bình Úc Châu trong ngày ra mắt sách 5/10/2008. BBC xin phép GS Chấn được đăng lại trên ĐSTV, cũng là để giới thiệu cùng đồng hương Trà Vinh. Kính thưa quí vị quan khách, Trước hết xin được cám ơn Ban tổ chức và tác giả, anh Lâm Thanh (vừa mới đi xa) đã cho tôi cơ hội giới thiệu về tác phẩm Cõi quê cõi nhớ chiều nay. Như quí vị đều biết, tác phẩm đã được nhà văn Phùng Nhân và anh Nguyễn Đức Dzu viết bài giới thiêu trên báo Việt luận và Văn nghệ trong tuần vừa qua. Phần trình bày của chúng tôi sẽ gồm hai phần: nội dung tác phẩm và một vài điều nhận xét. Thưa quí vị, Cõi quê cõi nhớ mà quí vị đang cầm trên tay là ấn phẩm đặc biệt gồm có thơ và văn của Lâm Thanh, gọi là Thơ và Tạp bút của Lâm Thanh. Đây là một tập hợp gom góp tất cả những sáng tác của Lâm Thanh trong thời gian gần một thập niên làm người viết văn người làm thơ tài tử. Gọi anh là người viết văn người làm thơ tài tử vì anh chỉ sáng tác khi hứng thú để đáp ứng nhu cầu cần được bộc lộ tâm tình. Như tên gọi, phần đầu cuốn sách là 47 bài thơ được phân loại theo chủ đề, như: cõi đời, quê hương thân phận, tình yêu, thơ vui và xưóng họa. Phần sau gồm 22 bài tạp bút, cũng là hồi ức về quê hương, thân phận, cuộc đời trong đó bài Cõi quê được dùng làm một phần tựa đề cho cuốn sách là Cõi quê cõi nhớ và đặc biệt là những bài viết về mảnh đất quê hương Trà Vinh, về các món ăn miệt vườn, nhà quê, dân giả. Tuy phân chia ra như thế, nhưng tựu trung theo tác giả thì đó là một chút cảm nghĩ về cuộc đời, một chút dấu vết quê hương cũ bỏ lại sau lưng , và vài chuyện tình xa mơ hồ hay tình gần tha thiết thiêng liêng. Và chúng tôi sẽ chỉ xin đề cập đến 3 nội dung chính nầy trong phần giới thiệu. Kính thưa quí vị, Phải nói ngay rằng, với cái nhìn tổng hợp xuyên suốt, bằng vào ngần ấy chữ nghiã ta có thể nhận ra quê hương nguồn cội, con người và cuộc đời thật của tác giả Lâm Thanh. Đó là một Lâm Thanh của miền sông nước phù sa Trà Vinh, lúc nhỏ đi học, sống với mẹ. Lớn lên đi làm quan, đi lính, có cơ hội phục vụ đây đó cho quê hương, sau cuộc đổi đời, đi học tập cải tạo, rồi vượt biên, định cư tại Úc, làm nghề tài xế xe bus, rồi về sống ở miền quê Woy woy, cách Sydney mấy mươi cây số, vui thú điền viên, hoa đồng cỏ nội.

Bản chất thì vẫn luôn lạc quan, yêu người, yêu đời nhưng cũng không thiếu vắng những ưu tư, dằn vặt, mang chút khắc khoải, đắng chát chua cay, để từ đó kết tinh nơi anh những cảm nghĩ, nhận định hay triết lý về cuộc đời. 1. Trước hết xin được nói về dấu vết quê hương cũ bỏ lại sau lưng của Lâm Thanh. Như vừa trình bày, Lâm Thanh xuất thân từ ruộng đồng sông nước Hậu giang tôm cá đầy sông với trái ngọt cây lành, với nhân tình ấm lạnh Vì vậy mà hoài niệm của anh đầy ấp hơi hướng miền quê hương sông Cửu:

Máu tôi là nước Cửu Long Thân tôi là đất cha ông đắp bồi Xương tôi cây trái dưỡng nuôi Trà Vinh là chốn hồn tôi gởi về (Về, 61)

Trà Vinh là chốn hồn tôi gởi về. Quê hương TV của LT quyến rũ như thế nào mà tác giả đã luôn luôn gởi hồn về chốn ấy. Trong Về miền Tây thăm xứ chùa Tháp, hãy nghe LT giới thiệu sơ lược quê hương của ông: “Đây là một vùng đất rất đặc biệt có 1 không 2 của nước Việt Nam mà tôi xin gọi là xứ chùa Tháp, đó là đất Trà vinh mà trước đây được kêu là Vĩnh Bình. Dù là hòn đảo lớn nằm giáp biển và được bao bọc bởi 2 nhánh lớn nhất Tiền và Hậu của sông Cửu, nhưng TV không phải là xứ vườn như Vĩnh Long, Sa đéc. Trà Vinh nôỉ tiếng về ruộng lúa. Hai thế đất vườn và rừng ở TV chỉ chiếm phần nhỏ diện tích toàn tỉnh. Còn lại khối lớn nhất ở giữa thì toàn là ruộng và giồng. Đây mới chính là nét đặc thù của TV. TV không có nét văn minh miệt vườn như ông Sơn Nam mô tả đâu đó, nhưng có thể mượn chữ mà kêu đây là vùng “văn minh miệt giồng” ( trang 94, 95) LT gọi TV là xứ chùa Tháp, vì TV có rất nhiếu chùa mà cấu trúc cùng một kiểu, giống như bên Kampuchia hay Tháilan. Đây là những chùa Phật phái Tiểu thừa, thể hiện nền văn hóa bản xứ lâu đời, đặc biệt trên căn bản triết lý Phật giáo. Trong bài Tết Thanh minh, ông viết: Con người ở đây phấn đấu với đất ruộng, với nước sông chớ không đi học để làm quan, làm bác, làm cha thiên hạ…Nhìn về cái lễ Thanh minh sẽ thấy ngay nét văn

Page 10: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 90

hóa nhân bản trong bà con quê tôi. Trong cuộc sống hàng ngày cùng chia cơm sẻ áo, vui buồn gắn bó vơí nhau. Như thế đối với LT, TV có một nét văn hóa nhân bản đặc thù, một nền văn minh miệt giồng, là xứ chùa Tháp có 1 không 2 của VN, nơi đã từng nuôi ông khôn lớn thành người. Ai cũng có một quê hương và chắc chắn không đâu đẹp bằng quê hương mình, nhưng có lẽ kỷ niệm đối với nơi chôn nhau cắt rún mới chính là điều khiến cho ta luôn thương nhớ. Xin nghe lời bộc bạch đầy tự hào của ông trong bài Chụp ếch: Nghĩ lại Hai tui có cái may mắn làm dân quê thứ thiệt, lớn lên ráng đi học, biết chữ biết đọc rồi biết thêm đời. Lời quá. Tui lời có một đống kỷ niệm quê hương sống thực sau lưng, và thỉnh thoảng nhớ lại, kể cho bà con cô bác và các bạn nghe làm vui, cũng là hạnh phúc. (278, Chụp ếch) Vậy thì một đống kỷ niệm sau lưng đó là những gì mà LT luôn ấp ủ? Có phải nó đã thành máu thịt luân lưu trong huyết quản đời anh? Đọc các bài tạp văn của anh nhắc đến các món ăn của người dân quê miệt giồng như ba khía, cá lóc, cá kèo, tép mòng, đuông chà là, cốm dẹp, rau càng cua. v.v...sẽ thấy tuổi thơ LT tuy dòng dõi con nhà mà nghe như cơ cực, dẫu tràn đầy hạnh phúc. Cũng trong bài Chụp ếch, LT viết: Tui cứ nhớ héo ruột mấy con ốc bươu lớn bằng trái quít tui chạy ra ruộng bắt vô rồi nướng liền trên bếp lửa cháo heo, lúc nào cũng đỏ rực, cháy vàng thì gắp đem ra. Ây dôi. Cái món ăn quê mùa hoang dã vậy mà sao nó buộc trái tim tui dính khắn với quê hương, hỏng bao giờ lơi được. ( Chụp ếch, 278) Và nỗi nhớ của Lâm Thanh càng nổi bật hơn, như: Làm sao quên được những đêm trăng sáng nước trắng ven rừng. Tay cầm bọc lưới tay xách vợt, mình trần trùi trụi, tui lội một mình trong mưa đi bắt bù tọt.Có chỗ nước lên tới ngực. Hổng biết lạnh là gì (trang 254, Ba khía) Hay nghe LT kể về kỷ niệm với rau càng cua như sau: Rồi một bữa cơm đạm bạc ngay trong nhà bếp, bên cạnh ông táo còn tỏa lửa âm ấm khói cay cay và ngọn đèn dầu ống khói sáng trưng. Mưa vẫn rồ rồ trên nóc nhà. Ểnh ương uềnh oang xa xa.. Cơm nóng hổi với rau càng cua luộc chấm nước cá kho, có dầm ớt hiểm xanh, vậy thôi. Lâu lâu cắn trúng một miếng ớt, nghe kim chích da đầu, ngứa rêm chưn tóc, nóng rân vành tai, và tươm tươm mồ hôi trán. Ấm cúng quá. Nồi cơm bự bị vét hông còn một hột cơm cháy. Dà! Tui đã được lớn lên một phần nhờ những bữa

cơm kỳ cục như vậy. Rau càng cua! In như nó vẫn còn trong máu tui đây..(trang 245) Trên đây chỉ là vài nét chấm phá về nỗi nhớ và kỷ niệm của LT đối với các sinh hoạt ở miền quê, để thấy rằng tuổi thơ của ông đã gắn liền với những điều đó. Và vì sống gần gũi với thứ ấy ông mới nhớ rõ ràng, mồn một như vậy. Thử hỏi làm sao mà kỷ niệm không ray rứt trong lòng. Và ông tâm sự:

Làm sao mà quên được Khung trời cũ Trà Vinh Và muôn ngàn nỗi nhớ Cùng chuyện trẻ chúng mình (Làm sao quên)

Ta thấy lúc nào LT cũng nhắc đến 2 tiếng Trà Vinh.Vậy mà cuối cùng đành phải:

Bỏ lại sau lưng mênh mông trời đất Đất nước còn, sao lại mất quê hương Bỏ laị sau lưng trùng trùng kỷ niệm Việt nam ơi! Thôi hết thưỏ thiên đường! (Bỏ laị sau lưng)

Hay trong bài Lan man nỗi nhớ: Gió đưa ai bỏ quê xưa Muốn về trở lại..mà chưa thấy đường! Càng xa càng nhớ càng thương (Lan man nỗi nhớ, 46)

Sống kiếp tha hương nơi xú người, tâm sự nầy ai trong chúng ta chẳng có ít nhiều, và Lâm Thanh đã nói hộ chúng ta. Dĩ nhiên hoài niêm của Lâm Thanh không chỉ dừng lại ở vùng đất Trà vinh mà còn lan toả ra những miền quê hương khác như Tây ninh, Tha la xóm Đao, những nơi LT có thời đặt chân đến..

Có phải lòng em trong trắng quá Nên tình tôi vẫn gởi Tây Ninh Có phải muôn đời không tái ngộ Nên hồn luôn nhớ nhớ Tây Ninh

.. Rôì cả đến người đồng hương với ông như Trúc Phương cũng được ông nhắc đến. Hơn thế nữa, LT cũng đâu quên những ngày cay đắng nhục nhằn trong trại tù cải tạo, ở đó còn gì thê thảm hơn thân phận con ngươì bị gục ngã trước sự dằn vật, hành hạ của những cơn đói để rồi sau đó biến anh ta thành người hèn hạ, ích kỷ, xấu xa.( trong Nguồn hạnh phúc). LT cũng luôn dành tình cảm yêu thương cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà đang phải hứng chiụ đau khổ triền miên trong nhà tù khổng lồ thiếu bóng dáng nhân quyền, dân chủ tự do (Bùa hộ mạng), nơi đó dường như con người chỉ tồn tại mà không được sống, không được làm ngươì.

Page 11: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 91

Kính thưa quí vị, 2. Sau đây xin được đi vào chuyện tình LT, chuyện tình xa, chuyện tình gần Thật ra trong toàn bộ thơ và tạp bút trước mắt quí vị, chỉ có 8 bài thơ nằm trong chủ đề tình yêu. Tuy có khiêm nhường về số lượng, nhưng tình yêu trong Lâm Thanh không vì thế mà kém phần thiết tha nồng ấm. Với những tình cảm phơn phớt mơ hồ “chừng như sắp biết yêu” để rồi “mộng đẹp thành khói sương” của thơì ấu thơ còn ăn quà vặt, LT “ ngàn năm vẫn nhớ hoài ” và “không bao giờ quên được đâu em” ( Làm sao quên) Rồi khi những bước chân đậm dấu trên quê hương khói lửa, LT cũng đã vật vả yêu thương trong những mối tình xa không đoạn cuối. Vậy mà trong lòng LT vẫn bời bời nhung nhớ, dù khi gặp lại cố nhân, thực tế phủ phàng đã khiến cả hai phải cay đắng ngậm ngùi:

Hai lăm năm trở lại Em đã hai đời chồng Tóc dài pha mây xám Vai mòn gánh đau thương Bên em bầy trẻ đói Đứa gọi mẹ goị bà Anh sững sờ.. khách lạ Trẻ dáo dác.. ngờ cha (Tha la ngày cũ)

Các bài thơ còn lại, theo tôi là chuyện tình dành cho hai người bạn đơì của LT Hai bài Em về và Tiên mắc đọa là tình cảm thiêng liêng riêng cho người bạn đời quá cố. Xin nghe nỗi lòng LT đối với người đã đi xa:

Em tôi rớt xuống từ trời Cùng tôi ăn ở nửa đời lại đi Em đi cát bụi còn đây Hồn tiên theo khói nương mây về trời. …… Em về trên ấy ..an vui (Em về)

Sự mất mát lớn lao và vĩnh viễn trong mối tình nầy khiến người ở lại cạn khô dòng nước mắt. Bạn đời đã về trên ấy rồi, nhưng dường như vẫn còn phảng phất đâu đây, vẫn mong ngày gặp lại, nên lời thơ như vọng lên lời hò hẹn thiết tha:

Hãy cười lên đi em Em vẫn là tất cả Là tất cả của riêng anh Nhìn lên vĩnh cữu cao xanh Chỗ nào cũng sẽ ngàn năm mình về

Và giờ đây, thưa quí vị, có phải LT cũng đang trên đường đi về chốn ấy. Còn với người bạn đời hiện tại, tuy đã ngoại lục tuần, tình yêu trong LT cũng đâu kém phần sôi nổi.

Những khi xa vắng người bạn tình, ông ray rứt tâm can:

Trời càng lạnh cho tim anh càng nóng Mây xuống gần cho ước vọng thêm cao Gió phơn phớt khơi bùng bao kỷ niệm Không có em, anh thờ thẩn chiêm bao (Đông nhớ 66)

hay Tim hoang nhịp nặng đê mê Hồn loang bóng nước lê thê sợi buồn Làm sao đong được nhớ thương Làm sao gom hết mây vương cuối trời (Mưa nhớ ,67)

Rồi gặp lại nhau, thì lửa tình yêu laị bùng lên mãnh liệt

Ta hôn em Nụ hôn thật mới Như nắng xuân mềm hôn mướt vạn cỏ cây Không làm sao nhớ hết, Hôn nhau lần thứ mấy. Mà sao quá ngọt ngào Như nụ hôn đầu thuở ấy trao nhau!

để rồi ông tự hỏi : Gió xuân xua đi của ta bao nhiêu tuổi Hơn sáu chục rồi mà tưởng độ đôi mươi (Xuân cảm, 62)

LT đã sống trọn với tình yêu để cuối cùng nhận chân rằng nơi ông hạnh phúc vẫn đong đầy :

Xin cảm ơn ..ta vẫn còn sống sót Để cuối đời còn được thấy mùa xuân (Xuân cảm 64)

Kính thưa quí vị quan khách, 3. Tiếp theo đây xin tìm hiểu những cảm nghĩ của tác giả về cuộc đời: Cái triết lý về cuộc đời, nều có thể gọi như thế, bàng bạc trong các bài thơ và tạp văn của Lâm Thanh. . Trang bìa sau sách có 4 câu thơ diễn tả cảm nghĩ của LT nghe vừa chua cay vừa thống hận:

Nhắp xong ly đắng rượu đời Mới hay thế sự bời bời khói mây Thôi thì còn chút phận nầy Uống cho hết cặn cho đầy trần ai

Cõi trần ai với ly đắng rượu đời mà phải uống cho hết cặn thì còn gì chua chát cho bằng phải không thưa quí vị. Cả quyết thì tôi không dám chắc, nhưng trong hơi thơ và trong cả tạp văn, tâm sự một đời Lâm Thanh có thể nói là luôn thể hiện một tình cảm, một tâm lý tương đối phức tạp, có lúc thì vừa nghe cao ngạo khinh đơì cũng có lúc trầm tư thân phận, vừa có mặc cảm tự tôn nhưng không hẳn là thiếu cái tự ty.

Page 12: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 92

Hai yếu tố nầy quyện lại tạo nên con người Lâm Thanh. Vì vậy mà trong bài Tôi làm quan, Lời tự sự sau cùng, ông đã không ngần ngại phơi bày cái tâm lý ấy: Tôi bèn rọi lớn cái hình quan non và lộng kiến cái bằng cấp cũ, đem treo phong phòng ngủ, hàng đêm vái vái để cho quân bình lại cái tâm lý trông rỗng thua thiệt ngoài đời mới ngủ yên. Tôi tự hỏi không biết sự thật LT có làm như vậy không, nhưng dù có hay không thì điều LT vừa phô bày là một sự thật trong thâm sâu tiềm thức, là tâm lý những ngươì đang trong thế dằng co giữa hiện tại tầm thường với mảnh vàng son quá khứ. Và rồi LT đã nghiệm ra được chân lý cuộc đời, cái đạo sống yên vui hạnh phúc với cái mình đang có, rất tầm thường rất gần gũi mà bây giờ mới vỡ lẽ ra. Mà đó mơí là chân hạnh phúc, thứ hạnh phúc có thực sát bên tầm tay, không cần tìm ở đâu xa. Rồi bỗng nhiên LT thấy yêu đời lạ . Và anh đã vui vẻ chấp nhận : “mặc như tôi đang mặc ; ăn như tôi đang ăn.. Ở như tôi đang ở. Sống như tôi đang sống. Như bèo. Đón nắng chờ mưa, bập bềnh trôi nôỉ, không mòn vì sóng vỗ, không gẫy vì nước xô. Bèo vẫn nhởn nhơ tươi tốt.” ( trang 360, Tôi làm quan) Tôi đồng ý với nhận xét của Nguyễn Xuân khi nói về cái chí, cái đạo của Lâm Thanh chuyên chở qua văn thơ, xét cho cùng đó chỉ là cái Mộng bình thường của con người bình thường trong cõi nhân sinh. Chí bình thường, mộng cũng bình thường nhưng mấy ai chịu hiểu và làm được. Có phải đây là diều mà chúng ta chỉ ngộ được khi chập choạng đôi chân trên bước đường về. Kính thưa quí vị, Làm thơ, viết văn cho dù là tài tử chăng nữa mà kéo dài gần cả thập niên, theo tôi đó là cái nghiệp, dù là nghiệp dư. Lâm Thanh bắt đầu cái nghiệp dư nầy ở vào cái tuổi đã biết mệnh trơì và hết biết sợ rồi, cái tuổi mà Khổng Tử goị là “ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi bất cụ”. Hơn nửa đời người trãi qua bao nhiêu dâu bể, thăng trầm trong cuộc sống, lúc lên voi khi xuống chó, lúc ông lúc thằng, chắc chắn nghiệp văn của Lâm Thanh khó mà thoát khỏi những suy nghĩ về thân phận tạm bợ của kiếp người, về cuộc sống nhân sinh phù du ảo mộng:

Có người mê ngủ dưới mồ Tử sinh còn đọng quanh bờ ưu tư Giật mình tỉnh giấc thiên thu Biết đâu nguồn cội biết đâu đời mình? (Biết đâu nguồn cội)

Để rồi khi:

Sắp tàn rồi cuộc rong chơi Nửa đời thấy có, trọn đờì có không Tình quê rút cạn tơ lòng Mơ về ngày cũ tắm dòng sông xưa (Đi về)

Thử hỏi quê hương thực sự của ta ở đâu, mà nửa đời thấy có trọn đời có không, khi cuộc rong chơi sắp tàn nơi cõi ta bà. Rồi cuối cùng chỉ còn mơ về ngày cũ tắm dòng sông xưa? Giờ đây LT thực sự đã lià cõi ta bà trở về tắm dòng sông xưa nơi miền miên viễn. Có phải mọi thứ trên đơì đều là ảo tưỏng, là vô thường, thưa quí vị. Ngoài ra, những cảm nghĩ về cuộc đời của LT cũng được tác giả gởi gắm trong phần thơ trào phúng, tuy vui cười nhưng không dấu được vẻ mỉa mai, châm biếm. Vài điều nhận xét: a. Có người cho Văn của Lâm Thanh ưa dùng từ có tính địa phương và bình dân, với ý nghĩa trái với văn chương bác học, như đi dià, tui, hỏng có, nói vìa.., đó là văn nói chứ không phải văn viết. Theo tôi Lâm Thanh chắc phải viết như thế thì mớí đúng là có chất Lâm Thanh. Thứ hai là Lâm Thanh có viết đươc như vậy thì tác giả mới cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc, mới cảm thấy đã. Tuy nhiên, dù có phê bình thế nào đi nữa chúng ta phải thừa nhận rằng LT có cái nhìn hết sức tinh tế trong mô tả , hết sức sống động trong cách trình bày, nội dung ý nhị, chất chứa ý tình, hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối bằng lối hành văn đặc sệt Nam kỳ. Người khó tính có thể chê chỗ nầy, phê chỗ nọ, nhưng khi đọc vào là bị nó cuốn hút ngay, rồi người ta có thể quên văn mà nhớ chuyện đời. LT không nhìn người quê, cảnh quê bằng con mắt của người thành thị, mà bằng con mắt và cách cảm nhận của ngườì nhà quê. Đó chính là sắc thái của ngòi bút LT. Ngoài ra, đứng về phương diện ngôn ngữ, phuơng ngữ mà Lâm Thanh sử dụng trong một ý nghĩa nào đó sẽ rất có lợi cho những người sưu tầm, nghiên cứu tiếng nói địa phương. Những bài như tép mòng, rau càng cua, ba khía, đuông chà là , cá lóc, cá kèo v.v. là những bài tạp văn, tất nhiên không mang tính hàn lâm, nhưng đó là những kinh nghiệm sống quí báu mà tác giả cống hiến cho chúng ta. Nó mô tả vừa cụ thể vừa chi tiết sự vật, sự việc mà chỉ có những ai từng trải nghiệm, từng sống, từng chung đụng mơí có thể viết ra được. Như vậy giá trị của nó cũng quí báu đâu kém gì những bài nghiên cứu, mà ngườì đọc lại có được cảm giác thoải mái, không thấy khô khan, nhàm chán. Có thể nói vắn tắt là qua tạp văn, LT phần nào thể hiện được nét sinh hoạt đặc thù của người dân miền sông Hậu mà ông giới thiệu, duy

Page 13: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 93

trì, hay rõ hơn ông muốn vực sống dậy một nền văn hoá văn minh mà ông cho là “văn minh miệt giồng” của vùng TV. Hơn thế nữa các tạp văn nói về các món ăn bằng tôm cá hay rau trái, cũng phần nào nói lên được nét văn hóa ẩm thực của miền Nam nói chung, của người dân Trà Vinh nói riêng.. b. Còn về thơ, nhất là các bài diễn tả tâm trạng trong tình yêu thương đích thực để lại ấn tương sâu sắc trong ông, Lâm Thanh dùng từ rất chọn lọc, tạo được cảm xúc mãnh liệt nơi người đọc, về lời cũng như về ý tưởng.. c. Sau cùng, đọc Cõi quê cõi nhớ, tác phẩm đầu tay và cuối cùng của LT, tôi đã tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có phải vì LT luôn ấp ủ với kỷ niệm tuổi thơ nên LT phải dời về Cõi quê Woy woy để sống hay vì cái Cõi quê Woy woy ông sống đã mang ông trở về với kỷ niệm của cõi quê xưa. Kính thưa quí vị, Chắc chắn là tôi không thể nào trình bày hết được những tâm tình chất chứa trong thơ và tạp bút của LT, nhưng tôi có thể thưa với quí vị rằng đây là một tác phẩm đặc biệt của một con người cũng không kém phần đặc biệt. Tác phẩm rất đáng được chúng ta thưởng thức. Xin mượn lời tác giả để kết thúc bài giới thiệu nầy: xin quí vị coi đây như là chút hoài niệm, là lòng tri ân với bạn bè, chút quà lưu lại cho con cháu, và cũng là niềm vui nho nhỏ mang đến cho những người đồng tình đồng điệu.. Một lần nữa, xin cám ơn Lâm Thanh. Chúc anh An Lạc nơi cõi Vĩnh Hằng. Xin cám ơn quí vị

Nguyễn Văn Chấn Oct 5 / 2008.

Haønh Trình Lâm Thanh

Töø ñænh cao maây nuùi

Ta xuoáng hoïc laøm ngöôøi,

Soáng coõi ñôøi meâ muoäi,

Queân caû choán boàng lai

Queân tích xöa thaàn thoaïi,

Phoá xa cöôùp taâm linh,

Tuoåi khoâ, hoàn ñaát neû,

Khi ñòa nguïc chuyeãn mình.

Ta ñi, ñeàn mieáu ñoå

Tim aåm nöôùc ñaïi döông,

Ngôõ Thieân Ñöôøng tröôùc maët,

Ñôø ñaãn kieáp tha höông!

Quaù nöûa ñöôøng nhìn laïi,

Ñôøi sao vaãn traéng tay,

Trong boàn choàn, uyeân naùo,

Ta boång ñeám töøng ngaøy.

Ñoâi tay daøi, ngaén laïi,

Ta sôø soaïn trong ñeâm,

Nghe ñaát trôøi hoang vaéng,

Chæ sôø ñuïng con tim.

Ta böôi maàm kyû nieäm,

Gieo vaøo suoái nhôù thöông,

Nôû vöôøn hoàng ngaäp loái?

Ñöa ta laïi Thieâng Ñöôøng?

Ta nhìn ñôøi maét choät,

Laéng taâm, roïi coõi long,

Trong hoá ñôøi saâu thaåm

Ta chôït thaáy …hö khoâng!!

Lâm Thanh

Page 14: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 94

Page 15: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 95

Ñu Ñuû,Traùi Ngon Vaø Boå Ích Trần Anh Kiệt

Khi người Việt chúng ta mới bắt đầu vào Nam để khẩn hoang lập ấp, miền đồng bằng này dân cư ít oi mà tài nguyên thiên nhiên lại rất dồi dào, dưới sông thì có cá, tôm, cua, sò, ốc, ngoài biển thì không thiếu chi các loài hải sản phong phú. Trong rừng thì nào là tràm, đước, mấm vân vân mặc sức cho dân mình đốn về làm củi, cất nhà và che trại. Vì đây là vùng mới khai khẩn, đất rộng người thưa, cho nên các loại cây ăn trái chưa được dân chúng để ý trồng trọt. Mãi đến khi dân mình quy tụ về đây khá đông, sống gần gũi nhau thành làng thành xóm, có cơ hội giao thiệp với người bản xứ (Thủy Chân Lạp). Kế đến là người Mã Lai và người Hoa cũng đến đây để lập nghiệp và buôn bán với người mình.

Ngoài nguồn lợi thiên nhiên dồi dào, rừng

vàng bạc bể, ông bà ta còn nghĩ ra phương pháp trồng trọt một số cây ăn trái hầu có nhiều loại thổ sản để trao đổi với họ. Trong số các loại cây ăn trái ngắn hạn có thể thâu hoạch trong một thời gian sớm nhất gồm có đu đủ, chuối và ổi. Từ khi gieo hạt cho đến ngày đơm bông kết trái khoảng chừng một năm hơn. Người Việt mình cũng như dân chúng tại một số các quốc gia

Ðông Nam Á, thích trồng đu đủ hơn vì nó rất dễ trồng và rất hữu dụng.để làm đồ ăn dưới mọi hình thức. Ðủ đủ khi chín có màu vàng trông rất đẹp, ruột thơm ngon và chứa nhiều nước.

Ngoài việc để ăn chín như các loại trái cây khác, đu đủ còn sống có màu xanh cũng được dùng để làm gỏi, làm mắm và chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu khác nhau.

Ðu đủ còn là vị thuốc rất đặc biệt vì có chứa chất men papain, sinh tố và chất khoáng. Men papain có tên tiếng Việt là diếu tố; nó là một hoạt chất rất năng động và đóng vai trò chủ yếu của sự biến dưỡng (metabolism) trong cơ thể. Nói cách khác, nếu thiếu chất men này thì kháng thể của con người bị yếu nên rất dễ bị bịnh. Còn nếu người nào đã bị bịnh rồi thì rất khó chữa hoặc lâu bình phục. Ðiều đáng lưu ý ở đây là chất men nói trên trong cơ thể càng ngày càng giảm thiểu theo tuổi tác của con người. Vì vậy mà người trọng tuổi thường yếu đuối và hay bị bịnh hoạn thường hơn lúc còn trẻ. Trải qua rất nhiều cuộc thí nghiệm, người ta thấy đu đủ có khả năng chữa được bịnh đau bao tử và lợi ích cho hệ thống tiêu hóa. Vì vậy ăn đu đủ thường ngày sẽ được nhuận trường, không bị chứng táo bón, đầy hơi hay sình bụng và tiêu chảy. Vì lẽ đó nên khi chúng ta ăn nhiều gỏi đu đủ sẽ an tâm hơn và không sợ bị gây ra các chứng bịnh bất lợi như khi ăn các loại gỏi làm bằng rau trái khác.

1.- Huyền thoại về trái đu đủ:

Trong sách “Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây” của dịch giả Nguyễn Hữu Thăng, đu đủ là một loại trái ăn rất bổ và có hương vị đặc biệt nên được người Trung Quốc mệnh danh là “Vua của những trái cây ở vùng Lĩnh Nam” .

Tương truyền có một vị quan huyện triều Minh sanh hạ được ba cô con gái và mãi đến năm 42 tuổi ông mới sanh thêm được một cậu con trai, đặt tên là Ðức Lâm. Cậu ấm được cả phủ cưng chìu như viên ngọc quý. Ai ngờ Ðức Lâm từ nhỏ đã gầy yếu và hay bệnh hoạn. Ðến năm 14 tuổi cậu vẫn còn gầy gò và đi đứng yếu ớt, kém ăn và hay chóng mặt. Mặc dầu đã được nhiều danh y chữa trị nhưng sức khỏe của cậu vẫn không có gì thay đổi khả quan. Mùa xuân năm đó gặp nạn chiến tranh, quân lính của viên quan huyện yếu thế nên đã thua trận và tan rã hàng ngũ, mạnh ai nấy chạy thoát thân. Ðức Lâm lúc đó được mẹ dẫn đi lánh nạn rồi trôi giạt xuống vùng đất Lĩnh Nam. Vì đói và yếu sức nên bịnh của Ðức (tiếp theo trang 97)

Page 16: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 96

• Quyển sách nhằm chiêu niệm Anh Linh 50,000 ‘Thiên Thần Sát Địch’ đã anh dũng hy sinh cho lý tưởng Tự Do và để bảo quốc an dân.

• Quyển sách ghi lại những trận đánh ác liệt của các chiến sĩ Nhảy Dù đã gây kinh hoàng cho đối phương trên khắp các mặt trận :

- Từ Hạ Lào sang Kampuchea hay chiến trường Đông Bắc giá buốt… - Từ Chiến Khu D, Đồng Tháp, Tam Biên, Mật khu Dương Minh Châu…

cho đến Tây Nguyên khói súng mịt mù. - Những trận đánh hào hùng mà những Chàng Trai Trẻ của đất mẹ Trà Vinh

như Nguyễn Văn Rớt, Trương Dưỡng, Lý Văn Long, Võ Trung Tín, Trần Đức Nhuận, Võ Văn A, Hồng Nhàn…lấy làm hảnh diện đã góp phần xương máu .

• Quyễn sách được ghi lại trung thực bằng kinh nghiệm bản thân của hai người Lính Nhảy Dù Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên với sự tham khảo cùng các chiến hữu trong cùng Binh Chủng và các tài liệu có giá trị.

• Sách sẽ sớm xuất bản nay mai, xin các Đồng Hương liên lạc với nhà sách VĂN BÚT để biết thêm chi tiết.

Page 17: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 97

(tiếp theo trang 95) Lâm càng ngày càng trầm trọng hơn. Ðêm đến mẹ con Ðức Lâm mệt mõi dựa vào nhau mà ngủ thiếp đi. Ðến khuya trăng lên cao, một cơn gió lạnh làm cho phu nhân tỉnh giấc. Bà thấy trên sườn đồi trước mặt có ánh hào quang màu vàng lấp lánh, một ông tiên xuất hiện, râu tóc bạc phơ và tay cầm một cây gậy trúc chỉ chỏ về hướng sườn đồi. Trên không có đàn hạc bay lượn quanh trời và kêu lên những tiếng reo vui thanh thoát. Ðộ một lát sau, vị tiên ông và đàn hạc biến mất vào không trung. Phu nhân nghĩ rằng đây là một điềm lành, có lẽ tiên ông báo ứng đi về phía sườn đồi theo hướng cây gậy của ông đã chỉ sẽ gặp được sự may mắn và cứu giúp. Thực vậy, sáng hôm sau, khi phu nhân dẫn con leo lên sườn đồi trước mặt, thì trông thấy có vài chục cây lạ có trái như trái bầu, da vàng óng và tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, mọc ở ven bờ suối nước trong chảy róc rách, như là nơi bồng lai tiên cảnh. Ðang đói và mệt, bà bèn để các con nằm tại chồ, rồi một mình đi hái lấy một trái để ăn thử. Hương vị ngọt thơm. Lần đầu tiên trong đời được nếm một thứ quả lạ nên cảm thấy tinh thần tỉnh táo phấn khởi. Bà bèn chia cho con cùng ăn. Sau vài ngày ăn toàn đu đủ, bịnh tình của Ðức Lâm thấy giảm bớt rõ rệt. Mười ngày sau thì sức khỏe của Ðức Lâm hồi phục bình thường, chàng có thể trèo cây hái trái và giúp mẹ lên rừng đốn củi. Phu nhân bèn kể sự kiện này cho bà con nghe, một đồn mười, mười đồn trăm làm cho những người mắc bịnh và những kẻ hiếu kỳ đổ xô nhau đi tìm đu đủ để ăn.

Giống đu đủ Redlady (Hồng Phi)

Truyền thuyết trên đây chứng tỏ đu đủ quả là một thứ trái cây chữa được nhiều chứng bịnh rất hiệu quả và bồi bổ sức khỏe rât tài tình.

2.-Dược thảo theo quan niệm Ðông y.

Theo Trung dược Ðại Từ Ðiển, đu đủ có chứa một chất kiềm gọi là kiềm mộc qua, có tác dụng phòng chống ung thư và sát trùng diệt khuẩn. Men

protein trong đu đủ giúp ích và chữa được chứng rối loạn tiêu hóa, viêm bao tử mạn tính, chân và đầu gối nhức mỏi ...Nhựa đu đủ xanh làm tiêu tan các tổ chức mô bị hoại thư. Ngoài ra lá đu đủ giã nát đắp lên mụt nhọt, vết loét có tác dụng điều trị nhất định. Người Quảng Ðông đặc biệt thích ăn đu đủ hầm với đường phèn. Cách làm rất giản dị. Ðu đủ chín một quả, gọt vỏ rồi xắt thành miếng nhỏ, cho đường phèn vào, cả hai đựng trong một cái tô rồi đem chưng cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc biệt, già trẻ đều dùng đặng. Mùa xuân và mùa hạ, thường xuyên ăn, có tác dụng làm thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt và giải độc. Ăn vào mùa thu và đông, có tác dụng nhuận trường, trị táo bón và làm ấm bao tử, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, tan đờm và bổ phổi. Như vậy đu đủ là một thứ trái cây rất hữu ích để bồi dưỡng sức khỏe và phòng chống bịnh tật. Chúng ta không nên coi thường vì danh y Biển Thước ngày xưa có nói, bị bịnh nên chữa bằng cách ăn uống trước, nếu không hiệu quả thì hãy dùng thuốc.

3.-Dược thảo theo quan niệm tây y

Theo sách The Nature Doctor của Bác sĩ H.C. A.Vogel, đây là một quyển sách nghiên cứu về dược thảo thuộc loại bán chạy nhất và đến thập niên 1990 đã có số lượng tiêu thụ trên hai triệu quyển: Ðu đủ là một loại trái cây giúp ích cho sự tiêu hóa. Tuy nhiên nếu không tìm được quả ngon trái ngọt, chúng ta cũng có thể hái lá của nó rồi nhai chung trong bữa ăn một miếng nhỏ có diện tích cỡ một đồng kim loại 50 xu Úc thì sẽ trừ được các ký sinh trùng (sán lãi) ở trong ruột. Nếu chúng ta thường xuyên ăn trái hoặc nhai lá đu đủ như vậy hàng ngày sau bữa ăn thì sẽ diệt được các loại sán móc, lãi kim, sán xơ mít, lãi đũa...Một số sán lãi hút máu trong màng ruột non, một số khác thì làm viêm các cơ phận. Chúng cũng có thể gây ra các chỗ sưng đau hoặc làm lỡ loét. Ngoài ra một số sán lãi khác cũng có khả năng xâm nhập vào gan và cũng có thể làm cho bệnh nhân thiệt mạng, nếu không chạy chữa kịp thời.

Theo y học dân gian cổ truyền Tây phương, thì bất cứ chỗ nào có sự nhiễm trùng hay nguy hiểm thì cơ thể sẽ tự sinh ra một sự chống trả hay sức đề kháng. Ðu đủ là một loại cây trái mọc và phát triển rất mạnh tại các xứ nóng và ẩm thấp nên bản thân nó đã có một sức đề kháng rất mạnh đối với một số bệnh tật. Tại những nơi khí hậu thích hợp, thân cây đu đủ có thể cao đến 3 hay 4 mét. Ðường kính của thân có thể đo được từ 20 đến 25 cm. và có thể cho được trung bình 25 trái mỗi năm. Trái đu đủ lúc chưa chín đeo theo thân cây và có màu xanh. Khi trái chín nó đổi thành màu vàng trông rất hấp dẫn và thơm tho đặc biệt. Bên trong của trái thường chứa rất nhiều hột màu

Page 18: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 98

đen, cũng có cùng đặc tính dược chất giống như ruột và lá của đu đủ. Trái đu đủ chứa nhiều chất thuốc nhất là lúc vỏ của nó còn màu xanh. Tuy nhiên nhiều người không hiểu đã đổ bỏ vỏ sau khi đã gọt đàng hoàng.

Như trên đã trình bày, đu đủ giúp ích rất nhiều cho sự tiêu hóa và diệt trừ sán lãi. Cho nên khi chúng ta có cơ hội đi du lịch các quốc gia ở vùng nhiệt đới, nên thường xuyên dùng đu đủ sau mỗi bữa ăn thì sẽ ngăn ngừa được các chứng bịnh no hơi, và tiêu chảy gây ra sự không thoải mái cho cuộc hành trình của chúng ta.

Mặc dầu một số công ty bào chế dược phẩm ở Ðức và Áo bảo họ chỉ dùng toàn ruột trái đu đủ chín để chế tạo thuốc; nhưng thực ra họ dùng cả lá, vỏ và hột của đu đủ vì chúng cũng có cùng tác dụng giống nhau. Các loại thuốc chữa sán lãi bào chế bằng hóa chất đôi khi gây ra những phản ứng bất lợi. Chúng làm cho giun sán bị độc, chết đi và xác chết sẽ được bài tiết ra ngoài. Còn chất papain thì tốt và an toàn hơn trong khi chữa trị. Chúng không làm cho sán lãi bị ngộ độc mà chỉ gây cho chúng bị tan rã ngay trong đường ruột và không làm hại đến những cơ quan khác. Một số thuốc chữa trị sán lãi sử dụng lâu ngày có thể làm cho chúng quen lờn còn diếu tố thì không làm cho chúng quen lờn nên không có sức đề kháng phản hồi. Theo một tờ báo địa phương xuất bản nhiều năm trước đây tại Gold Coast, một địa danh du lịch nổi tiếng thuộc tiểu bang Queensland, thì người thổ dân ở Úc thường hay dùng lá đu đủ để chữa bệnh ung thư. Tuy

nhiên hiệu quả không thấy cơ quan y tế xác nhận. Chất papain của đu đủ được chế biến thành thuốc thoa để cho các lực sĩ sử dụng chữa ngoại khoa mỗi khi thi đấu nếu bị bong gân hay va chạm. 4.- KẾT LUẬN :

Theo nghiên cứu và kinh nghiệm trị liệu trong thập niên qua (tài liệu sưu tầm của ông Thanh Diệp đăng trên mạng điện toán vnfa.com của Hội Thân Hữu Việt Nam Colorado), chất papain có công hiệu:

* Giảm đau và hỗ trợ tác dụng của nhiều loại thuốc giảm đau

* Tăng cường sức đề kháng của cơ thể * Thu ngắn thời gian hoành hành của bệnh

nhiễm siêu vi như cảm cúm và lỡ môi do herpes * Gia tốc tiến trình phục hồi mô mềm trong

trường hợp bị chấn thương * Bảo vệ niêm mạc đường hô hấp trước độc

chất từ môi trường ô nhiễm * Rút ngắn thời gian làm lành vết thương

trong vùng hầu họng * Cải thiện tuần hoàn ngoại biên bằng cách ổn

định độ loãng của máu.

Chất Papain chữa trị được: - Viêm xoang, viêm nướu, việm hạch hạnh

nhân, viêm họng và thanh quản - Viêm tĩnh mạch, trĩ, viêm mạch tân dịch - Viêm khớp, viêm gân, cơ... - Dị ứng và có khả năng có thể chữa được

bệnh ung thư (?) - Chữa được chứng đầy hơi và tiêu chảy. Ðu đủ là một thứ trái cây thơm ngon và hữu

ích. Nếu ăn trái mà chữa bịnh thì kết quả nhanh chóng và công hiệu hơn là dùng thuốc papain đặc chế.

TRẦN ANH KIỆT (Sưu tầm)

Page 19: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 99

Teát Thanh Minh L. T. 8/2008

Cứ mỗi năm, sau Tết Nguyên Đáng, tôi được hưởng cái Tết thứ hai, lễ Thanh Minh. Nhưng gia đình tôi năm nay đón Thanh Minh có vẻ quan trọng hơn vì Chệt tôi vùa dựng bia cho mả Cốn. Hôm nay tôi cũng lo thức dậy thật sớm, nhưng lại chạy theo bầy vịt ta đang ùa nhau ra bào trước nhà, lượm vài trứng đẻ sót, rớt dọc đường, đem vô ém xuống chảo cháo heo tàn lửa, đang kêu ạch ạch để làm lương thực mang theo. Tôi biết lác trưa mọi người sẽ được ăn bún nước lèo với thịt heo quay do nhà làm, nhưng tôi vẫn mê mấy cái trứng trắng hếu của vịt ta mới đẻ. Ừ hén, chỉ có dựng cái bia trên cái mộ đất cũ hơn 30 năm rồi mà có vẽ trịnh trọng quá? Có lẽ vì cả làng này đếm được có 2 cái nhà mồ và chỉ có vài cái mả có bia.? Còn gia phả? Có người chẳng hiểu hay cần biết nó là cái khỉ gì. Rất nhiêu gia đình có 2 hay 3 dòng máu. Dựa vào lý lịch nào mà hảnh diện.

Tết Thanh Minh đi tảo mộ

Mặt trời chưa lú lên mà Chệt Sênh đã lên tới.

Chệt là người to con nhứt gia tộc, ăn nói rổn rảng, nên lúc nào ông cũng ra vẻ ngưới chỉ huy, bao gồm cả chú bác của tôi với 9 anh em và hằng chục con cháu. Sáng nay ông sẽ dẫn toán tiên phuông đi làm công việc khó nhứt là phát quang và bồi mả. Toán thứ hai sẽ là chủ lực: chở đồ cúng lên sau. Ông tuyển mộ được gần một tiểu đội lính con. Hia Lặc, con ông, thằng Phấn và Lái con 2 cô từ xóm dưới. Tôi có 4 anh em sẽ nhập bọn: Hia Bưởi, thằng Hổ, Bé và tôi. Đông lính nhứt. Còn Pề Uôn của tôi (bác hai) chủ trại đóng xuồng 3 lá ở gần đây chi có một dân đinh làm sâu được đó là Kim Sul. Tất cả chúng tôi chưa có ai quá 15 tuổi. Ngoài ra còn có chú Tư Viên và Pụ Kren, với đòn gánh, ki, cuốc..coi có vẻ oai hùng lắm. Đoàn quân lên đường khi vẫn còn hừng đông.

Phần lớn người Việt đi tảo mộ vào dịp Tết Nguyên Đán, sửa nhà sửa mả, đón mừng năm mới. Không biết gia đình tôi có gốc Minh Hương từ hồi nào hay thích coi lịch Tam Tông Miếu, nên mới rườm rà lễ lạc, làm thêm cái Thanh Minh?

Năm nay Thanh Minh rớt vào ngày mùng mười tháng ba. Vậy mà thời tiết còn y như Tết, gió chướng nhè nhẹ dư sức để thả diều ngoài ruộng. Mấy cây trăm, cây đào lộn hột trái sắp chín. Trên đồng ruộng rọc ven giồng, nào dưa hấu, bí rợ mùa hai đang già và rộ chín. Con lộ cát trở màu đậm hơn vì hơi sương. Miền quê tôi không có bốn mùa, tám tiết như trong truyện Tàu hay chuyện ngoài Bắc, cũng hổng có mưa ngâu mưa phùn, mà chì có hai mùa: Nắng - Mưa. Buổi sáng một ngày tháng ba thật êm ả. Tháng ba bà già đi biển. Tôi đi trên con đường giồng, chân không bước phùm phụp trên cát bũn mát rượi mà lòng lâng lâng khó tả. Sắp tới chòm mả. Ở đấy chỉ có chòm mả chớ không có nghĩa địa với tường rào chia cắt. Chòm mả nằm bao quanh 3 ngôi chùa, tất cả đểu có từ mấy trăm năm, cách nhà tôi chừng cây số. Suốt con giồng toàn tre, bổng tới đây, cồn cát, đồi cát nổi lên, làm như cái gối, chung cho 2 ấp châu đầu với nhau: Ấp Xà-Dần và Rạch Bót, trên đó có hai ngôi chùa Khmer. Hàng ngày tôi đi học trong chùa Prey-Voi thuộc Xà-Dần, trong sân có nhiều cây viết. Còn chùa Tháp thuộc Sóc Rạch-Bót với nhiều cây soài tượng và cái tháp cao như tháp chuông Nhà Thờ Đức Bà. Giữa hai chùa Khmer này là ngôi chùa Việt Phật Giáo Đại Thừa của tất cả Phật tử Việt trong làng, tên là Vinh Sơn Tự, được xây trên cái núi đá giả cao cả chục thước. Ba ngôi chùa nằm chung không biết tự bao giờ, nhưng chắn chắn là không dưới 100 năm. Chung quanh chùa là đồi cát hoang, dùng làm “Chòm Mả”, mọc đầy đào hoang và trăm trâu. Phần tro cốt của đồng bào Khmer thì thờ trong chùa hay đặt trong những cái tháp xung quanh sân chùa. Lúc sống 3 sắc dân sống hài hòa trong Sóc mát rượi bóng tre. Lúc chết cũng nằm cạnh nhau bên rừng dầu, dù Việt hay Triều Châu cũng đều thờ Phật, cũng gởi nắm xương tàn chung quanh chùa Khmer. Có thể nói đây là đất “Tây Phương Cực Lạc” để dân làng tìm về sau khi dứt nợ trần.

Mả của ông bà tôi nằm cách chùa vài trăm thước. Chúng tôi ra tay bằng cách rưới nước sơ cho mả ướt. Chú Tư-Viên và Pụ Kren quảy ki cuốc xuống mí ruộng đất ẩm gánh đất lên. Chêt Sênh chỉ huy đám trẻ ban lớp đất mới phủ lên mả, dày hơn gang tay, rồi nện cho chắc, đánh bóng cho láng. Mả Cốn tôi đặc

Page 20: Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta ch ưa nghe nhàaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_081.pdf · 2018-02-09 · Các thiếu nữ ngồi xếp hàng để cho đàn ... Vạn vật

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 100

biệt nhứt. Phía sau đầu mả có vành đai hình bán nguyệt, cao gần 2 thước, giồng như cái gối cho Cốn nằm, phía trước thấp hơn, với tấm bia đá mới dựng. Bà nội mất trước nên mả không được nằm kề Cốn, mà ở cách đó không xa. Rồi Chệt Tư lấy từng cọng giấy màu xanh đỏ vàng nâu tím gắn lên nóc mả, gió thổi phập phồng coi rất đẹp.Trong nháy mắt chúng tôi “tân trang” xong 5 cái mả. Lúc đó thì người nhà cũng cộ đồ ăn ra tới. Ông trời cũng vừa lên được hơn tầm. Nắng tháng ba xanh trong. Nguyễn- Du học lóm Tàu viết “Lễ là Tảo Mộ, Hội là đạp Thanh” .Nếu ông mà sống ở đây thì chắc phải ghi lại “ Lễ là tảo mộ, hội là đạp Cát” Tháng ba ở đây chỉ có cát, cát giồng, cát biển và gió biển.

Người lớn cũng có mặt rất đông. Bà Kiểm, Ý hai, Ý ba, Úm hai, Tỉa sáu, Củ hai, Số Ba, Số Tư…nội ngoại có đủ. Chỉ có Mợ (Má) ở lại giữ nhà. Phần Chệt tôi thì đã lo nhiều thứ trong mấy ngày qua, hôm nay giao khoán việc lễ lộc cho Chệt Sênh. Ông lại ra tay làm tổng chỉ huy với lục lượng đông hơn.

Quả thật là Tết thứ hai, cúng bái dâng hương ông bà ngay cõi Tây Phương Cực Lạc, quanh quẩn trong rừng dầu u tịch rộng mêh mông, có hơn chục mẫu tây. Một con heo sữa quay đỏ gạch, láng mướt, đặt Năm Thẹo ở ngoài Tha-La làm. Một thúng bún làm từ nửa giạ gạo, bắt con rất đẹp, xây tròn như bún chợ, một nồi nước lèo nhờ Mi-iệng Thưng nấu bằng cá lóc đồng thơm phức. Còn có một xửng bánh bò, bánh ếch, y như Tết. Và hàng chục thứ bánh trái khác. Hia Ba Dệ đi rước Ông Lục cũng sắp tới. Ba tấm đêm rộng được trải ra, trên đó bày biện tô chén, dao thớt, bình trà, ấm nước...

Chệt Sênh , đặt nguyên con heo ngay mả chánh, đặt thêm bánh trái cạnh mô đất như cái nón lá úp ngoài kia, mà ông gọi là Đât Đai, đốt đèn thắp nhang ở đó trước. Rồi đến từng ngôi mộ đốt ñèn, rót nước, thấp nhang khấn vái xong thì tới mọi người luân phiên sắp hàng quỳ gối lạy trước từng cái mả. Bốn Ông lục Khmer đã chuẩn bị, ngồi sẳn trên chiếc đệm dưới bóng cây bù-hút. Lễ lạy mả xong mọi người lại đến ngồi xếp chè-he xoay vòng tròn trên đệm trước mặt Lục, chấp tay trước ngực, mặt nghiêm trang, như đang đối diện với Trời Phật, Ông Bà và Ông Lục. Rồi Ông Lục bắt đầu tụng “Xam mo, Xam but…” để cầu siêu cho người quá vãng, chúc phúc cho gia đình. Giọng tụng của Lục nghe trầm trầm, rền rền, như tiếng đại hồng chung, vằng vặc liên tục nhờ 4 ông thay phiên tiếp sức giữ dòng kinh chảy như suối, nghe vừa huyền bí vừa cuốn hút hồn mình về cõi nào. Sau hơn nửa tiếng tụng niệm thì tới cái mục thỉnh lục “sal”, tức là phần ăn uống. Khi Lục “sal” gần xong, mọi người chuẩn bị nhập tiệc.

Bầu không khí bớt căng, tiếng nói cười giòn giã, bà con hàn huyên tâm sự như đi xa mới về. Người đứng người ngôi đủ chỗ dưới bóng mát cây trăm, cây đào. Tiếng chặt thịt lộp cộp. Tiếng mời mọc vang lên. Nồi nước lèo mắm Bò-Hóc đồng, nêm củ riềng tươi và ngải bún tươi chính gốc, bốc mùi hấp dẫn không chịu được. Nồi được đặt trong thúng trấu. Quê tôi có món món nước lèo bún chánh truyền nấu với cá lóc mà thôi. Ngoài ra không có thịt, huyết, tôm tép gì ráo. Vậy mà nước lèo ngọt vô cùng. Còn ăn thì không cần nước mắm mà chỉ dùng muối ớt, không dùng chanh, giấm gì cả. Ăn độn với thịt quay và chả giò. Rau ghém (lò-bôi) thì chỉ có bắp chuối là số một. Không cần rau thơm, nó sẽ làm mất mùi nguyên chất của mắm bò-hóc cổ truyền. Mỗi lần có lễ lạc Tết nhứt là đồng bào làm bún. Tất cả đều tự làm tại nhà. Nó là nét đặc thù của Trà Vinh. Tụi tôi leo lên cây đào hái ít trái chín ở tại chỗ, xắc sợi nhỏ trộn chung với ghém bắp chuối, cho tăng thêm khẩu vị. Lấy cái vá quậy sơ, thịt cá bầm cuồn cuộn nổi lên, múc đổ vô tô bún, một lớp cá tụ trên bún tương tự loại riêu. Thịt quay chấm muối ớt xanh. Ăn hết tô này sang tô khác. Phần tôi, bị lây cái ghiền của Chệt tôi, dành bụng ăn bánh bò thịt quay cho đã thèm.

Tiệc tàn lúc trời gần đứng bóng. Trong khi mọi người chuẩn bị cộ đồ về, tôi không quên leo mấy cây đào lộn hột để lặt hột đem về chơi thãy lỗ, rồi nướng ăn chơi. Hồi đó coi thường loại “NUT” này lắm. Bây giờ mới biết quí.