24
BÀI 3 SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG DUY THỨC Chúng ta ôn lại chút xíu tuần trước học nha, với tiếng Phạn là Vijñaptimātratāsiddhi Sastra, siddhi là thành tựu, là Tất Đạt, còn là Vijñapti là thức hay là biểu hiện, còn mātratā là duy, Sastra là luận, là Thành Duy Thức Luận. Thật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng Phạn rồi ông ta dịch sang tiếng Pháp, rồi sau đó được 1 vị tên Vi Đạt dịch sang tiếng Hán. Bây giờ thì chúng ta nói sơ qua bài 1 là bài giới thiệu: I. Giới thiệu tác giả tác phẩm - Thứ nhất là giới thiệu tác phẩm, tên gọi của nó là Thành Duy Thức Luận là âm Hán việt vầy, tiếng Phạn là vầy Vijñaptimātratāsiddhi Sastra, tiếng Việt mình dịch là Luận thành lập duy thức học. Chữ “thành” này cần giải thích thêm từ chữ siddhi tiếng Phạn thì nó có hai cách hiểu là “thành lập” hoặc là “viên thành”. Sở dĩ mà người ta dịch được tiếng Anh như vầy là bởi vì cái đoạn cuối của Thành Duy Thức Luận trang 00592 trong Đại Tạng có 1 cái câu để tự các luận giả đã giải thích chữ thành lập duy thức như thế này: “Thử luận tam phân thành lập duy thức, thị cố thuyết vi Thành Duy Thức Luận”. Tức là cái luận đó được chia ra thành ba phần để thành lập nên giáo nghĩa duy thức. Ba phần là gì? 1.Lý thành giáo: là từ kinh điển của Phật mà nó được khai triển qua bộ Duy Thức Tam Thập Tụng của Ngài Thế Thân 2.giáo thành lý: Là từ bộ Duy Thức Tam thập Tụng của Ngài Thế Thân gọi là giáo đó nó đã chứng minh cái điều trong kinh điển là đúng với lại chơn lý nên gọi là giáo thành lý.

triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

BÀI 3SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG DUY THỨC

Chúng ta ôn lại chút xíu tuần trước học nha, với tiếng Phạn là Vijñaptimātratāsiddhi Sastra, siddhi là thành tựu, là Tất Đạt, còn là Vijñapti là thức hay là biểu hiện, còn mātratā là duy, Sastra là luận, là Thành Duy Thức Luận. Thật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng Phạn rồi ông ta dịch sang tiếng Pháp, rồi sau đó được 1 vị tên Vi Đạt dịch sang tiếng Hán. Bây giờ thì chúng ta nói sơ qua bài 1 là bài giới thiệu:

I. Giới thiệu tác giả tác phẩm- Thứ nhất là giới thiệu tác phẩm, tên gọi của nó là Thành Duy Thức Luận là âm

Hán việt vầy, tiếng Phạn là vầy Vijñaptimātratāsiddhi Sastra, tiếng Việt mình dịch là Luận thành lập duy thức học. Chữ “thành” này cần giải thích thêm từ chữ siddhi tiếng Phạn thì nó có hai cách hiểu là “thành lập” hoặc là “viên thành”. Sở dĩ mà người ta dịch được tiếng Anh như vầy là bởi vì cái đoạn cuối của Thành Duy Thức Luận trang 00592 trong Đại Tạng có 1 cái câu để tự các luận giả đã giải thích chữ thành lập duy thức như thế này: “Thử luận tam phân thành lập duy thức, thị cố thuyết vi Thành Duy Thức Luận”. Tức là cái luận đó được chia ra thành ba phần để thành lập nên giáo nghĩa duy thức. Ba phần là gì?

1. Lý thành giáo: là từ kinh điển của Phật mà nó được khai triển qua bộ Duy Thức Tam Thập Tụng của Ngài Thế Thân

2. giáo thành lý: Là từ bộ Duy Thức Tam thập Tụng của Ngài Thế Thân gọi là giáo đó nó đã chứng minh cái điều trong kinh điển là đúng với lại chơn lý nên gọi là giáo thành lý.

3. giáo thành giáo: Là từ 30 bài tụng của Thế Thân trong Duy thức Tam Thập Tụng, được 10 vị đại luận sư triển khai thành bộ Thành Duy Thức Luận, cho nên gọi là giáo thành giáo.

Giáo là tượng trưng cho Chư Tổ, “lý” là của Đức Phật, ta gọi là ý của Phật mà lời của Tổ. Ý Phật gọi là lý, lời của Tổ gọi là giáo. Lời của Tổ Thế Thân là giáo 1, lời của 10 đại luận sư gọi là giáo 2, đó là phân ra ba đoạn như vậy.Chính vì vậy mà có thể nói rằng 3 cái ý nghĩa này đã thành ra 1 cái bộ luận gọi là “Luận Thành Duy Thức” hay là “Thành Duy Thức Luận”. “thị cố thuyết vi Thành Duy Thức Luận” đó là cái ý nghĩa của chữ “thành” mà trong đó có giải thích.

Ngoài ra bộ luận còn giải thích thêm nữa, tiếp theo cái đoạn đó “diệc thuyết thử luận danh “Tịnh Duy Thức”” thì luận này cũng được có một cái tên, cái luận ấy cũng có một cái tên là “Tịnh Duy Thức”, tại sao “hiển vi thức lý cực minh định cố”, vì sự diễn giải cái lý Duy Thức cực kỳ sáng tỏ và thanh tịnh nên gọi là “Tịnh Duy Thức”. Tức là cái bộ luận đó tự đặt tên cho mình “Thành Duy Thức” hoặc “Tịnh Duy Thức” Bởi vì nó

Page 2: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

hiển bày cái giáo lý Duy Thức một cách rõ ràng, một cách trong sáng chứ không có khó hiểu nên còn gọi là “Tịnh Duy Thức”. Ý nghĩa đó mình cứ chấp nhận đi, các Tổ muốn đặt tên bộ luận mình sao thì kệ Tổ thôi, mình chỉ học thôi, mình đâu phải là nhà sáng chế đâu, giống như Việt Nam mình đâu biết chế xe hơi, nhưng mà đi học là học gì? Học lái xe lấy bằng mà cũng khó lắm nha, học mà thi rớt lên rớt xuống. mình thì không chịu học chế tạo chiếc xe, chuẩn bị Vincom mà cơ quan cho rau ăn của mình chuẩn bị năm nay cho chế tạo xe hơi mà của Việt Nam nhưng mà thật ra là mua công nghệ về chế, mua công nghệ của hãng BMW và chế tạo xe Việt Nam. Ở đây cũng vậy, chúng ta học cái bộ Thành Duy Thức Luận là chúng ta học cái phần giải thích của Chư Tổ rồi mình học thôi, chứ không phải lấy bút mình đặt chú giải mình giải thích nha. Cho nên quý Thầy Cô cứ thoải mái đi, ai muốn kiến giải sao cũng được hết nhưng mà cái chuẩn của người ta mình phải học để mình đọc mình hiểu.

“Thành Duy Thức Luận” chư Tổ cũng gọi bằng 1 cái tên là “Tịnh Duy Thức” rồi còn gọi một cái tên thứ ba nữa đó là “Duy Thức Tam Thập” Duy Thức Tam Thập là giải thích cái nguồn gốc của nó chứ không phải cái tên nó. Tức là vì cái bản gốc của cái bộ luận đó có tên là Duy Thức Tam Thập. Cho nên nhờ 30 bài tụng này mà hiển bày cái lý, cái chơn lý của giáo nghĩa Duy Thức và hiển bày cho đến mức độ viên mãn, không có tăng, không có giảm thêm một bài kệ tụng nào hết cho nên Thành Duy Thức Luận cái tên gốc của nó là Duy Thức Tam Thập. Còn nếu mình muốn gọi cái tên Thành Duy Thức là Duy Thức Tam Thập Tụng cũng được, nhưng mà phải thêm chữ chú giải vô, thêm chữ luận giải vô nữa thì được. Tức là Duy thức Tam thập tụng hay là Duy thức Tam thập luận giải hay là Duy thức Tam thập chú giải. Thật sự Ngài Thế Thân viết Duy Thức Tam Thập ngài không giải thích, do đó chúng ta có thể gọi cái bộ Thành Duy Thức Luận này là Tịnh Duy Thức hoặc là Duy Thức Tam Thập Luận Giải thì không sao hết. Chỗ này quý Thầy Cô mở ngoặc ra để thêm chữ luận giải nữa cũng được. Duy Thức Tam Thập Tụng Luận Giải thì nó cũng đúng.

- Bây giờ chúng ta đi qua cái phần thứ hai là các bản dịch, xin nhắc lại, về phần tiếng Anh thì năm 1973 Vi Đạt là một giáo sư người Trung Quốc nhưng mà ở Hồng Kông đã dịch tác phẩm Thành Duy Thức Luận này dựa trên cái bản tiếng Pháp của Ngài Sinvain vale và cái bản trong Đại tạng kinh lấy ra, tức là Ngài là người Hoa cho nên Ngài đọc được tiếng Hán mà Ngài so sánh tiếng Pháp để Ngài dịch sang tiếng Anh, đây là chụp cái trang đầu tiên của Thành duy thức luận, đây là trang bìa sau, đây là trang bìa trước, nó rất đơn giản, không có hình ảnh gì hết, cái này nó có cái bản PDF luôn, Trí Minh có dowload về, chút nữa Trí Minh coppy vô máy luôn, quý Thầy Cô về coi tiếng Anh cho nó dễ, cái nào không hiểu tiếng Hán, không hiểu tiếng Việt lấy tiếng Anh ra coi hiểu. Tại vì tiếng Anh chữ nào nghĩa đó rất dễ, không có khó hiểu ý ở tại ngôn ngoại gì hết, cho nên là đọc thêm tác phẩm đó. Cái này có cái bản PDF mà cái dạng coppy quét được, select chọn nó rồi mình dán vô word cũng được, cái bản đó cũng có luôn, nó nhẹ ký lắm, nó có vài megabyte, còn cái bản có tới 40 megabyte là cái bản

Page 3: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

chụp hình của cái cuốn sách này, chụp thành file hình ảnh. Trí Minh cũng tải về luôn rồi, quý Thầy Cô thích cái nào thì lấy cái đó, cái bản chụp hình thì mình không có quét, coppy, dán gì được hết, chỉ đọc chơi thôi mà nó khó đọc, cái dung lượng cũng nặng nữa. Thì đây là cái bản chúng ta nên tham khảo, còn nếu mà in ra thì nó dày gần 700 trang, nên mình in ra thì tốn tiền lắm.

- Bây giờ thì chúng ta lấy bản dịch thứ hai nữa của Prăng-xit-cook.... khi mình ghi thư mục ........... tức là cái họ nó đưa lên trước. Ví dụ người Trung Quốc, người Việt Nam mình theo cái kiểu họ trước tên gọi sau thì mình viết nguyên lại. Ví dụ như Vi Đạt, Vi là họ, tên là Đạt. Nhưng mà người Phương Tây thì cái tên thường gọi là họ viết trước và cái họ là họ viết sau. Nên khi mà mình ghi thư mục thì mình đem cái họ lên đằng trước, cái ông này tên ổng mà viết ra cước chú ở dưới, cái phần footnote thì mình đề là Prăng-xit-cook, phẩy chứ không có chấm nha, cái in nghiêng ghi là ..... Ba tác phẩm là Duy Thức Tam Thập Tụng , Duy Thức Nhị Thập Tụng, Thành Duy Thức Luận được dịch trong một cuốn tiếng Anh của ổng là ......, sau đó mình phẩy cái. Thì ở cái tên này mình có thể mở ngoặc ra ghi cái năm xuất bản cuốn sách đó là 1999 cũng được hoặc là mình ghi chót hết cũng được nữa. Có hai cách, phẩy ở đây, sau khi viết cái tên sách in nghiêng phẩy rồi thì mình mới viết cái cụm nơi xuất bản, hai chấm, rồi nhà xuất bản rồi phẩy một cái, năm xuất bản. Thì nơi xuất bản,hai chấm, nhà xuất bản phẩy, năm xuất bản phẩy, rồi số trang mình thích ghi gì mình ghi. Cái đó gọi là footnote cước chú ở dưới mỗi trang, chú thích, nhưng viết thư mục tham khảo, tài liệu tham khảo, quý Thầy Cô không có để dấu phẩy nhiều, nó chia ra ba phần: phần thứ nhất là tác giả và dịch giả thì mình ghi một cụm rồi mình chấm cái cuối câu, nhưng mà cái họ phải đưa lên trước, còn cái thư mục, cái footnote thì cái họ ở đằng sau. Ví dụ như cái phần này tên tác giả là chấm chứ không có phẩy, rồi đến cái tên tác phẩm là in nghiêng rồi xong chấm, cụm thứ ba là phần xuất bản, nơi xuất bản, hai chấm, nhà xuất bản, vậy được rồi, đó là cách viết thư mục tham khảo, đó là quy chuẩn quốc tế luôn. Nhiều người viết ra kiểu khác, đem cái năm này bỏ ra đằng sau (Hồng Kông: Thành Duy Thức Luận cái Ủy ban phiên dịch Thành Duy Thức Luận, 1973. Cũng được) Tức là cái năm xuất bản nó là một cái phần về xuất bản thì để nó là phần riêng, nhưng làm vậy thì người ta khó theo dõi, nhiều khi cái ông đó viết rất nhiều tác phẩm, mỗi tác phẩm viết một năm khác nhau hết, cho nên người ta để số năm ngay tên tác giả luôn cho nó dễ truy xuất. Cái này thì Trí Minh chưa tìm được trên mạng nó không có cái file PDF để từ từ vô trong mấy cái trang kêu bán sách mua về rồi úp lên cho quý Thầy Cô sau, tác phẩm này không có.

- Bây giờ chúng ta đi qua phần Việt dịch, có 2 tác phẩm hình như Trí Minh cũng coppy trong máy rồi, của Hòa Thượng Thiện Siêu, được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1996. “Thích” là họ đưa trước, “Thiện Siêu” 1996. Riêng cái phần mà người Việt Nam chúng ta khi viết thư mục tham khảo cái chữ lót chúng ta không được quyền viết tắt, người nước ngoài chữ lót viết tắt, chấm, cái hồi nãy giống như của ông Prăng-xit-cook thì chúng ta đảo cái họ lên là Cook, tên thường gọi hoặc chữ lót,

Page 4: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

chấm cái. Người Việt Nam khi viết thư mục tham khảo chúng ta luu ý là không được quyền viết tắt chữ lót, viết hết ra luôn. Người Trung Quốc với người Việt Nam phải viết ra hết chứ không được viết tắt. Không để Thích T.Siêu kỳ lắm. Lỡ như không phải Thích Thiện Siêu mà là Thích Trí Siêu rồi sao? Cho nên không được để dấu chấm đó. Rồi tên của cuốn sách, rồi phần xuất bản nằm ở đây, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam chúng ta thấy ấn hành năm 1996.

- Cái thứ 2 của Hòa Thượng Tuệ Sĩ, chúng ta chú ý khi viết thư mục tham khảo với viết cước chú chúng ta bỏ cái tên chức vụ hay là giáo phẩm gì đi. (Không có để là Thượng Tọa. Đại Đức. Tiến Sĩ. gì hết, không để HT.) Chúng ta để cái tên thôi chứ không được để cái chức vị vô như này nọ. Thì ở đây Thầy Tuệ Sĩ không để chữ “Thích” thì chúng ta cũng không được quyền để chữ “Thích” trong tác phẩm của Thầy Tuệ Sĩ Thành Duy Thức Luận, Thầy chỉ để chữ Tuệ Sĩ thôi, đó gọi là bút danh của người ta, không để chữ “Thích. Giống như Thầy Đồng Thành, Thầy viết rất nhiều nhưng Thầy không để chữ “Thích”, Thầy để chữ Đồng Thành thôi thì khi chú giải ví dụ như thời gian trong Phật giáo cái đoạn đó chú giải dưới Đồng Thành chứ không được để chữ “Thích”. Bây giờ cái này thì Thầy viết năm 2009, nhà xuất bản Phương Đông, nhưng mà 2016 in lại, nhà xuất bản Hồng Đức, thì bây giờ có thể 2 cái năm này mình để trong đây, để hai lần. Cái này tác phẩm này nhà xuất bản Hồng Đức 2016 có bán dưới Thư viện, ở phòng photo. Chúng ta có file PDF rồi.

- Bây giờ cấu trúc của bộ luận, xin nhắc lại Bộ luận này có nhiều cách chia: có người chia 4 phần, có người chia 3 phần, có người chia 5 phần. Thành Duy Thức Luận chính là Luận chú giải của bộ Duy Thức Tam Thập Tụng gồm 30 bài tụng và phần chú giải của mỗi bài tụng, đó là cấu trúc của nó. Thành Duy Thức Luận có bao nhiêu bài kệ? Tương đương cuốn gì? Duy Thức Tam Thập Tụng, nhưng mà thêm được phần chú giải. Thực ra Thành Duy Thức Luận là chú giải Duy Thức Tam Thập Tụng thôi, nhưng mà bây giờ làm sao chia ra 30 bài tụng với chú giải ra bao nhiêu phần cái đó tùy theo quan điểm mỗi người. Người ta đọc người ta rút ra một cái nhận thức nào đó, người ta chia theo Tôn nhân dụ, kiểu lý luận cũng được, nhân minh luận đó. Rồi quý Thầy Cô chia theo kiểu Hạnh, quả, chứng, cũng được... tùy theo cái kiểu của mình. Bây giờ ở đây thì chúng ta có cách chia của Hòa Thượng Thiện Siêu, Ngài chia 4 phần, Ngài không lệ thuộc vô cách chia của các chư Tổ Trung Quốc, như Ngài Khuy Cơ...Ngài không có lệ thuộc vô đó. Hòa Thượng Thiện Siêu chia 4 phần: + Phần thứ nhất là phá chấp ngã và chấp pháp, tức là chia theo kiểu 3 cái tánh, biến kế sở chấp tánh, y tha khởi tánh, viên thành thật tánh là 3 phần, phần thứ 4 là quả vị tu chứng theo Duy thức 5 quả vị. Phá chấp ngã và chấp pháp là 1 phần nó gồm có bao nhiêu bài kệ đó, mấy bài kệ đầu tiên Ngài liệt vô 1 phần, rồi cái phần nào nói về Duy thức tướng thì gọi là “y tha khởi tánh”. Y tha khởi là duyên sinh và 3 vô tánh tức là nói về phần bản thể của thức. Nó có 1 cái phần riêng gọi là “viên thành thật tánh.” Ngài chia kiểu đó rất là chuẩn ở cái mặt nhận thức luận. Với cách chia mà các chư Tổ Trung

Page 5: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

Quốc viết cái Luận Thành Duy Thức, chú giải Thành Duy Thức Luận không có chia theo như Hòa Thượng Thiện Siêu. Ta thấy Hòa Thượng của ta giỏi vậy đó, đừng có tưởng người Việt Nam mình dở, tuy là không biết chế tạo chứ mà đã chế có khi hay hơn nước ngoài.Ví dụ như trong ngành Y, có các nhà phẫu thuật của Mỹ, của trường phái Châu Âu, của trường phái phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc.... khi mà người ta mổ gan người ta cắt cái khối ung thư gan thì người ta chia theo cái kiểu gan trái gan phải là coi như là bất di bất dịch luôn, tại vì động mạch gan nó có 2 phần, động mạch nhánh gan trái nhánh gan phải, tĩnh mạch cửa trái phải rồi người ta cứ theo đó cả trăm năm người ta vẫn chia theo kiểu đó người ta cắt u gan trái u gan phải. Nhưng khi mà giáo sư Tôn Thất Tùng người Việt Nam chúng ta ngay trong thời kháng chiến khó khăn mà mổ cho các thương binh, các bộ đội mà bị thương thì giáo sư Tôn Thất Tùng chia theo cái cách của thùy gan của giáo sư Tôn Thất Tùng, mổ như vậy nó không có phí cái lá gan, ví dụ bị u gan trái cái mổ bỏ luôn lá gan trái uổng lắm, giáo sư Tôn Thất Tùng chia lại theo cái thùy gọi là cách chia gan và cắt gan của Tôn Thất Tùng, nó trở thành kinh điển của Y văn thế giới luôn. Ví dụ như u chỗ đó Ngài cắt cái thùy gan mà theo cái đường chia của giáo sư Tôn Thất Tùng cắt cái phần đó thôi nó cũng không di căn qua những cái thùy khác, giáo sư Tôn Thất Tùng hay ở chỗ đó. Nên chia ra 7 phần như vậy, u chỗ nào thì cắt cái thùy chỗ đó thôi chứ không có cắt hết cả nửa lá gan của người ta. Gan của chúng ta có thể cắt được ¾ không sao hết, không chết, còn lại ¼ nó vẫn sống như thường, đặt biệt nó tái tạo nhanh lắm, thì người Việt Nam cũng thông minh nhưng tại chưa có điều kiện thôi, chiến tranh cứ đánh nhau miết, đô hộ miết cho nên không phát huy được. Cũng như đời nhà Minh chẳng hạn, ở bên Trung quốc có một danh y họ Lý, viết sách rất là giỏi nhưng khi mà nhà Minh đô hộ Việt Nam mình thì thấy ở Việt Nam mình có 1 Thiền sư mà giỏi ngành y lắm, tức là Tuệ Tĩnh Thiền sư. Thì mới mời Tuệ Tĩnh Thiền sư qua để làm quan ngự y của triều đình nhà Minh. Thì chúng ta thấy như vậy với cái tư tưởng mà nam dược trị nam nhân của Tuệ Tĩnh Thiền sư không cần 1 cái vị thuốc bắc nào của Trung Quốc hết, không cần ra Hải Thượng Lãn Ông mua thuốc, chỉ cần chạy xuống miền Tây hay miền Đông bắt đầu đi lụm thuốc là trị được tất cả các bệnh của người Việt Nam (thuốc Nam), là danh y Tuệ Tĩnh. Thì chúng ta thấy cách chia này rất hay, dựa vô 3 tánh để chia và sự tu chứng qua 5 hạnh vị (bài kệ cuối cùng). Thì như vậy thì chúng ta có thể học qua cách chia của Hòa Thượng Thiện Siêu qua cuốn sách của Ngài giảng. Cách người xưa chia thì người ta chia từ 24 bài kệ đầu, từ bài kệ số 1 đến bài kệ 24 gọi là nói về Duy Thức Tướng. Tức là bao gồm cả 2 phần của Hòa Thượng Thiện Siêu đây biến kế sở chấp, y tha khởi tánh, gom vô luôn gọi là Duy Thức Tướng. Thì trong cái Duy Thức Tướng này 1 bài kệ khởi đầu gọi là lược thuyết Duy Thức Tướng thôi, 1 thể mà nó sinh ra ba cái công dụng chẳng hạn, sau đó thì còn lại 22 bài kệ rưỡi là Quảng Minh tức là nói rộng ra, rõ ràng ra cái tướng của Duy thức, tức là 8 thức nó biểu hiện như thế nào, thông qua tâm sở, thông qua tâm vương của nó để chúng ta hiểu được cái thức, đó là cách chia người xưa theo cái kiểu đó. Bài

Page 6: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

kệ thứ 25 nói về Duy thức tánh và 5 bài kệ chót nói về quả vị tu chứng gọi là Duy thức vị. Duy thức tướng, Duy thức tánh, Duy thức vị, đây là kiểu phân chia người xưa, có số học. Duy thức tướng có mấy bài kệ? Duy thức tánh có 1 bài kệ đó là bài kệ số 25, chúng ta phải học cái này tại vì nó như 1 cái rừng mênh mông. Ngoài bài kệ trong Duy thức Tam thập tụng rồi nó còn phần chú giải nữa, chú giải đọc nhức đầu, đọc xong tẩu quả nhập ma, đọc xong rồi thấy mờ mắt. Có nghĩa rằng là nó dài vô cùng, nó phức tạp vô tận, nếu như chúng ta không học cách chia này trước đọc rồi cuối cùng không biết gì hết giống như coi phim truyền hình mà cô dâu 8 tuổi vậy đó, tập nghìn lẻ mấy, hai nghìn lẻ mấy đến bây giờ không biết cổ mấy tuổi luôn. Như vậy thì khi học cái này chúng ta phải học cái này trước, là nhớ cách phân loại Hòa Thượng Thiện Siêu thì nó chung chung cái kiểu mà về mặt tư tưởng nhưng về mặt mà chia theo học thuật, chia theo số học, chia theo cấu trúc bài luận, hình thức bài luận (đương nhiên hình thức cũng dính nội dung nữa) thì chúng ta nhớ dùm là 24 bài kệ đầu nói về Duy thức tướng, rồi 5 bài kệ chót nói về vị (quả vị) 5 quả vị: tư lương vị, gia hạnh vị, thông đạt vị (tức là kiến đạo vị), tu tập vị, cứu cánh vị (lúc giảng về Kinh Kim Cang Trí Minh có nói rồi). Như vậy cái này chúng sẽ cho ta bài kệ 26, 27, 28, 29, 30. Năm bài kệ đó nói về quả vị tu chứng của Duy thức, không phải là Ngũ Trùng Duy Thức Quán, Ngũ Trùng Duy Thức Quán nó nằm ở Bát Thức Quy Củ Tụng của Ngài Huyền Trang, Ngũ Trùng Duy Thức Quán ví dụ như là Khiển hư tồn thực, xã lạm lưu thuần, khiển tướng chứng tánh... thì cái đó là kiểu phân loại của Ngài Huyền Trang chứ không phải của ngài Thế Thân. Duy thức Tam Thập Tụng chú giải ra xong rồi, đọc mờ mắt luôn cái Ngài Khuy Cơ mới thưa với sư phụ rằng “Bạch sư phụ, con xin sư phụ giải thích cái phần 8 thức tâm vương thôi cho tụi con nghe, cái đó nó khó nhất”. Thì Ngài Huyền Trang mới giảng 8 thức đó ra thôi chứ không có giảng tâm sở, bất tương hành, vô vi gì hết. Giảng 8 thức đó xong Ngài Khuy Cơ mới tổng hợp thành 1 cái cuốn gọi là “kệ tụng về 8 thức quy tắc quy củ bát thức quy củ tụng” trong đó có nói nhiều thứ. Ví dụ như thức thứ 8 nói về khi tái sinh mình đi sao?

“Đảnh, thánh, nhãn, sanh thiênNhân, tâm trung, ngạ quỷ phúc,

Bàng sanh tất cái ly,Địa ngục khước tâm xuất”

Cái đó trong Bát thức quy cửu tụng. Giờ chúng ta đang học Duy Thức Tam Thập Tụng, chúng ta quay lại nguồn gốc, Ngài Thế Thân viết 30 bài tụng Duy Thức Tam Thập Tụng vào lúc cuối đời chưa kịp giải thích, 10 đại luận sư lần lượt giải thích luận này tạo thành bộ luận Thành Duy Thức. Huyền Trang dịch hết 10 luận phẩm, Khuy Cơ tổng hợp thành 1 tập gồm 10 quyển, quan điểm học pháp là chủ yếu. 10 vị này vị nào cùng thời với Thế Thân? –Vị Thân Thắng với Hỏa Biện cùng thời với Thế Thân, còn 8 vị sau cách Thế Thân tới 100 năm. Trong số những vị này thì chia ra hai trường phái thì kệ họ mình không cần quan trọng.

Page 7: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

2. Thức và số lượng các thức- Phần thứ 3 trong bài giới thiệu nói về Thức và số lượng các Thức. Thức là liễu biệt và nhận thức. Phật giáo nguyên thủy thì có 6 thức tất cả, Phật giáo Đại thừa tức là Duy thức tông, Du già tông thì thêm 2 thức nữa, chứng minh 2 thức mới là cuốn “Nhiếp đại thừa luận” và “Du già sư địa luận” của Vô Trước thành lập thuyết A lại da thức và Mạt na thức dựa trên kinh Đại thừa A tỳ đạt ma nhưng thật ra kinh này không có (đoạn này mai mốt Thầy sẽ cho câu trắc nghiệm). Trong nguyên thủy tâm thức là 1 thực thể với 3 chức năng (tâm ý thức...), tâm là tích chứa, ý là tư lương chấp ngã, chấp dính, thức là phân biệt, liễu biệt...

3. Giải thích Duy Thức là gì- Duy thức có nghĩa là tam giới, dục giới, sắc giới, vô sắc giới, mình khái niệm hóa

nó. Cái khái niệm dục giới, sắc giới, vô sắc giới cũng là thức biến luôn. Hỏi mấy người theo đạo Thiên chúa thì không biết mấy vụ đó. Bảy tỷ người trên thế giới thì sáu tỷ rưỡi người không biết khái niệm đó rồi, chỉ có 500 triệu người Phật giáo quy y Tam bảo nhiều khi còn chưa biết nữa, vậy là thức biến chứ còn gì nữa, tự mình khái niệm đặt cho nó tên dục giới, sắc giới, vô sắc giới, dục giới chia làm ngạ quỷ, súc sanh, Tu la Trời gồm có Tứ Thiên Vương rồi đến Đao Lợi Thiên.....tự nhiên Phật giáo mình đặt ra, tất cả là thức biến hết.

- Bây giờ nói về chuyển thức, cái từ này ta gọi nó là hơi nặng là biến thái, từ biến thái là nghĩa xấu, về học thuật thì thôi chúng ta coi như chữ nghĩa thôi chứ đừng nghĩ xa vời quá. 3 biến thái, 3 biến hiện của tâm thức. Biến thái là trạng thái thay đổi, biến hiện không còn giống cái cũ gọi là biến thái. 3 biến hiện của tâm thức hay còn gọi là Tam năng biến, có chỗ gọi là Tam sở biến cũng chẳng sao, toàn là chữ nghĩa thôi không quan trọng miễn là chúng ta hiểu được cái ý nghĩa của nó là gì. Thì nó gồm có 3 cái thức này: thức kho tàng A lại da, thức chấp ngã mạt na và 6 thức giác quan, ở đây chia ra thành cái kệ tụng cho mình. Ví dụ như nói về thức thứ 8 là tụng 2 3 4. Vô cái bài tụng thứ 2 là biết, thứ 3 là biết, thứ 4 là biết. Cứ 3 bài tụng 5 6 7 là thức thứ 7; 8 9 10 11 12 13 14 15 16 tại sao nó lại nhiều vậy? – Tại vì nó có tới 6 thức cho nên nó từ bài tụng thứ 8 tới thứ 16 luôn (gồm 9 bài tụng cho 6 cái thức). Tại vì mỗi bài tụng thứ nhất là định danh của nó hết bài kệ rồi, nói về công dụng tổng quát của nó là 1 bài kệ, rồi nói về tác dụng gọi là câu sanh tức là chức năng rồi những tâm sở nào khởi chung với nó nữa là hết 1 bài tụng nữa. Nó đều có cái dàn bài hết trơn, chúng ta lưu ý chỗ đó. Vậy thì cái gì biến ra 3 thức này mà gọi là Tam năng biến, Tam sở biến hoặc là Tam biến thái hoặc là Tam chuyển thức 3 chuyển thức? “Tánh không” gọi là “Duy thức tánh” biến ra 3 cái này mà thật sự không phải biến mà là biểu hiện. Vinhapty – biểu hiện (gọi là biểu thức). Tức là tánh thì không nhưng nó biểu hiện ra 1 cái kiểu tích tập, tánh là không rỗng biểu hiện ra cái chỗ chấp, chấp cái sự tích tập đã tích tập được gọi là Mạt na. Bản chất là không rỗng, vô ngã nhưng lại có khả năng liễu biệt cảnh, đúng là vi diệu. Không nó là thể , mà sắc nó là tướng dụng của cái thể đó, cái thể rỗng không. Không có cái thức nào nằm

Page 8: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

dưới 3 thức đó hết mỗi thức nó đều có tánh chung đó là tánh không, lưu ý chỗ đó. Từ tánh không đó gọi là Duy thức tánh nó biểu hiện ra, ai ngộ được duy thức tánh toàn phần gọi là toàn giác, gọi là mãn tịnh. Mãn tịnh là đầy đủ sự thanh tịnh. phần tịnh nghĩa là giác ngộ 1 phần cái tánh không đó thôi. Ví dụ như Ngài Thế Thân giác ngộ 1 phần, Đức Phật giác ngộ toàn phần. Lát nữa bài kệ Khể Thủ, bài kệ đảnh lễ đầu tiên chúng ta học sẽ thấy cái phần đó nói về thanh tịnh toàn phần và thanh tịnh 1 phần. Chúng ta học Đại thừa khởi tín luận rồi, cái tâm đại thừa nó có phải là phần giác không, có phải là toàn giác không? – Giác ngộ từng phần. Trong Đại thừa khởi tín luận có nói về cái vụ giác ngộ từng phần, giác ngộ 1 phần. Nhị thập tụng của Thế Thân có nói duy chỉ là thức vì ảnh hiện của đối tượng không có thực như người bị bệnh, bạch nội chướng ảo giác về mặt trăng thứ hai... Bệnh bạch nội chướng tức là ở trong nó có những cái hơi uất gì đó nó dồn lên bao tử, bao tử đè lên nó ép cái phổi, phổi ép lên não cái con mắt mình nó nổi đom đóm rồi con mắt mình nó gọi là song thị, nó bị lé tạm thời, thấy hai mặt trăng, thấy 1 người thành hai người. Đại khái ý nói cái sự vật hiện tượng nó tự tại, nó như như, nó vô tư trước mặt mình nhưng mà khi nó qua con mắt mình thì đâu còn vô tư nữa. Vì tham sân si nên mình nhìn nó khác hẳn hết, cũng 1 cảnh trời nắng, 1 cảnh trời mưa mà 2 người trong hai trạng thái khác nhau. Có người trời mưa thì nói mát quá, sướng quá nhưng mà coi chừng mấy người mà chạy Grab hoặc là Uber là gặp trời mưa là đói, chạy đâu có được, mặc áo mưa ai thèm đi honda ôm. Ví dụ họ khổ dữ lắm, chiều nay là đói rồi đó, cũng 1 trời mưa mà người vui kẻ buồn... thức chúng ta nhận thức cái đó gọi là song thị, mỗi người mỗi kiểu. Bây giờ tụng số 17 của Biện trung biên thì có nói về hình thành giáo nghĩa Duy thức, tụng số 17 hình thành giáo nghĩa Duy thức ở đây là cái phần phân chia hồi nãy chúng ta thấy là bài kệ mà nói về 8 thức, xin nhắc lại: kệ số 2, 3, 4 nói về A lại da. Bài kệ Mạt na là kệ số 5, 6, 7. Bài kệ nói về sáu thức liễu biệt cảnh là từ kệ số 8 đến số 16 là 9 bài. Kệ số 17 nói về gì? Mấy cái này quan trọng lắm, cứ in trong đầu dàn bài trước cái đã rồi chúng ta mới đi vô chi tiết sau. Cái này là chia để trị, chia từng phần để chúng ta thấu triệt cái Thành duy thức luận chứ không thôi là chúng ta học xong rồi chúng ta điên hết, không nhớ gì hết. Kệ số 17 là hình thành giáo nghĩa Duy thức có nghĩa là định nghĩa giải thích Duy thức là cái gì? Kệ số 17 nói về giáo nghĩa Duy thức là gì? Tại sao gọi là Duy thức? Chỉ có thức, cái này nó giải thích hết. Kệ số 18, 19 nói về duyên khởi của Duy thức là sao? Tại sao có cái sự cả thế gian đều là thức bởi vì có 1 cái nguyên nhân, có 1 điều kiện yếu tố gì đó mà khiến cho mình thấy thế gian là có thật, các pháp là có thật. Bởi vì duyên khởi của Duy thức là vô minh, tham ái, thấy cái gì cũng thiệt... Từ từ chúng ta sẽ học hết mấy cái đó, nó được giải thích hết. Nếu mà học mấy cái này xong đi về Trung cấp dạy Duy thức Tam thập tụng được rồi tại vì nó có giải thích hết rồi. Tụng số 20 đến số 25 bắt đầu nói về 3 tự tánh, 3 vô tánh, biến kế sở chấp tánh, y tha khởi tánh, viên thành thật tánh, 3 vô tánh, 3 cái đó không có tánh thiệt, mặc dù nói biến kế sở chấp tánh nhưng mà đừng mong chờ có 1 tánh gì gọi là biến kế sở chấp cả, nói xong là phá, nó cũng giống như Trung quán luận. 5 bài kệ cuối

Page 9: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

26, 27, 28, 29, 30 nói về Duy thức vị, 5 quả vị tu chứng. Cái này là cái phần râu ria học cũng được không học cũng chẳng sao. Không phủ định đối tượng khách quan, tại sao mình phải học mấy cái này trước, mình lưu ý học mấy cái nội dung này để mình đọc vô Thành duy thức luận mình luôn luôn có 1 cái tư tưởng chủ đạo gọi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả tác phẩm, nói theo kiểu văn chương đó là đừng bao giờ rơi vào 2 cực đoan: 1 là phủ định sạch trơn các pháp không có thật, 2 là coi như các pháp có thật, cái gì cũng có. Hai cái đó là thái cực phải bỏ là hiểu được duy thức tánh, tánh không biểu hiện ra là hiện tượng có. Hiện tượng có nhưng mà bản chất nó là không, bản chất nó là không nhưng không có nghĩa là không có mà vẫn có hiện tượng giả. Có thực tam giới duy tâm vạn pháp duy thức không, ví dụ người ta đặt câu hỏi như vậy, cái bàn có không? Tam giới có không, cái thần thiền định có không... vạn pháp duy thức không thì luận kinh gì đó nói nhất thiết pháp không... “Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo, nhược nhơn dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật” nếu ai mà muốn hiểu được tư tưởng của ba đời chư Phật kể cả Phật Di Lặc chưa ra đời mà mình biết tổng chắc chắn trăm phần trăm Phật Di Lặc ra đời cũng nói là “nhất thiết duy tâm tạo” cái kiểu này ngã mạn. Nhưng thật sự nhất thiết pháp không hoặc là ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo cùng 1 nghĩa hết. Cái nghĩa mà nhất thiết duy tâm tạo là nói về hiện tượng giới. Tất cả các hiện tượng giới đều do tâm mình khái niệm hóa đặt cho nó tên này tên kia chứ bản chất chẳng có tên tuổi, chẳng có công dụng, chẳng có hình tướng gì hết. Tự nhiên mình thấy cái bàn là phải dài dài, dẹt dẹt cái mặt, trái banh thì phải tròn tròn, có ai đá banh mà trái banh hình lập phương không? giống như trái rubik không? Có trái banh bầu dục thì có mà trái banh bầu dục người ta chọi, người ta ném chứ đâu có đá. Như vậy hình tướng là do công dụng đặt cho nó cái tên. Còn nói nhất thiết pháp không là nói về mặt thể. Tất cả các pháp, thể là không nhưng mà biểu hiện là có bởi vì thức chúng ta gán cho nó có 1 cái tên, 1 cái khái niệm để nhận thức cho nó dễ. Duy thức học không phủ định sự tồn tại của sự thể tồn tại chân thực và thế giới hiện thực, chúng ta lưu ý. Duy thức hay chỗ đó, thường thường các nhà học giả tánh không rơi vào chấp không. Ví dụ Thanh Biện 1 đại luận sư nổi tiếng rơi vào chấp không nặng nề, Ngài phê bình duy thức là 1 môn học của ngoại đạo, môn học không phải của Phật thuyết, các Ngài tự chế ra cái học thuyết gì mà đặt tên cho các pháp là cái này cái kia nhưng mà Ngài không chịu đọc kĩ. Ngài đọc kĩ Ngài thấy là 100 pháp Ngài Thế Thân đưa ra trong Bách pháp duy môn luận và cuối cùng Ngài kết luận câu là “nhất thiết pháp giai vi vô ngã” đưa ra thành lập 100 pháp xong rồi nói 100 pháp đó đều vô ngã, thế nào là vô ngã? Vô ngã là nhân vô ngã, pháp vô ngã, phủ nhận sạch trơn các pháp mình mới lập, vậy thì đâu có trái gì với học thuyết tánh không mà cũng không trái gì với giáo lý vô ngã của Phật dạy cả. Duy thức vẫn là của Phật giáo chứ đừng nói là của ngoại đạo. Tại sao các vị sư Nam Tông kịch liệt chống đối cái này, chống đối học thuyết tánh không Bát nhã, chống đối học thuyết Duy thức tánh, Duy thức tướng, chống đối học thuyết Như Lai tạng Phật tánh là bởi vì bảo thủ hệ phái. Bảo thủ cho gì là của sư phụ mình là số 1, những người khác nói

Page 10: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

gì là không phải Phật nói vậy là không có được. Thứ 2 là nghiên cứu chưa kĩ giáo lý Đại thừa, giáo lý Đại thừa quay về xiển dương Phật giáo nguyên thủy. Nhưng nếu không có Phật giáo Đại thừa thì Phật giáo đã không còn là Phật giáo nữa rồi. Phật giáo trở thành là Bà la môn giáo hiện nay bên Ấn Độ rồi, chỉ lẩn quẩn trong xứ sở Ấn Độ chứ ra ngoài thế giới không có được rồi. Tại sao vậy? Trong khi Phật giáo bộ phái thì đưa ra những học thuyết chấp ngã nặng nề thì Phật giáo đã bị lép vế trước những tư tưởng vĩ đại trong áo nghĩa thư của các vị Bà la môn. Cho nên Phật giáo Đại thừa ra đời để cứu nguy cho đạo giáo, cho Phật giáo chúng ta và khiến cho Phật giáo có 1 cái luồng sinh khí mới, có một tinh thần dấn thân phục vụ mới xả bỏ, từ nay trở đi quyết định là không có việc nên làm đã làm xong, chẳng còn tái sanh đời này nữa, mà con nguyện ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, như nhất chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ Nê hoàn. Tự nhiên 1 cái tinh thần Bồ Tát chẳng sợ sanh tử nữa mà nguyện đời đời kiếp kiếp sanh tử vào đời ác 5 trược, đi trước luôn chứ không phải đi sau nữa. Thì như vậy Phật giáo Đại thừa làm cho Phật giáo mình có sinh khí, nó thực tế hơn. Chúng ta thì rất tiếc theo Phật giáo Đại thừa nhưng mà học theo Phật giáo nguyên thủy hết. Tại sao? Chẳng chịu học theo cái tinh thần của Ngài A Nan, chẳng học theo cái tinh thần nhập thế trong khi đó Phật giáo cần nhập thế lắm, học Trung cấp Phật học cũng mấy cái môn đó, lên học viện cũng học mấy cái môn đó mà cũng học lý thuyết xong rồi không ra làm gì được hết, bây giờ còn đỡ chứ hồi đó Trí Minh học ra chẳng làm được gì hết, chẳng hiểu nắm được hệ thống hóa kiến thức gì hết, giờ thì có nghiên cứu khoa học, có từng môn từng ngành thì đỡ rồi, nhưng mà cách dạy cách học của chúng ta vẫn chưa đúng nghĩa của Phật giáo Đại thừa là nhập thế, là thực tế, là thực dụng. Ví dụ như học luật, quý Thầy Cô học luật xong rồi có tổ chức được 1 cái đại giới đàn không? Thậm chí là lên Bố Tát cũng lọng cọng không biết đảnh lễ tác bạch Tỳ kheo Ni xin Tỳ kheo Tăng giáo giới không biết nói sao nữa, đứng đọc lọng cọng vậy đó. Trong khi đó học luật đáng lẽ học trung cấp là học lý thuyết nhưng mà lên đại học với cao đẳng là phải học thực hành ở trổng, thực tế nữa. Và cuối cùng xong cái lớp Cao đẳng Phật học trên các tỉnh thành mở ra là Trung cấp nâng cao mà là dự bị học viện, không có gì khác hết, nó chán ngắt luôn, mấy Thầy cô học Cao đẳng ngáp lên ngáp xuống, mà Cao đẳng thành phố được gọi là số 1, nhưng mà 8/10 các môn học là ngủ lên ngủ xuống mà Thầy giám thị làm việc tích cực lắm, cứ đi cầm cây thước rồi đi kêu dậy, nhưng Thầy vừa đi xuống sau thì ở đây ngủ tiếp, bên Ni cũng vậy mà bên Tăng cũng vậy. Bên Ni buổi chiều vô ngủ đã luôn, thật sự nó chán ngắt bởi vì Trung cấp học 4 năm rồi lên Cao đẳng học y chang như vậy lại cái cách dạy cũng giống như vậy ra rả từ trên xuống dưới nhưng không ứng dụng được cái gì hết. Trong khi đó đáng lý ra không cần phải tốt nghiệp học viện tốt nghiệp Cao đẳng xong không cần phải học lớp dịch thuật Huệ Quang, học chữ Hán là phải dịch được 1 2 tác phẩm, tức là bất kỳ một đoạn nào , một bài kinh nào trong Đại tạng mình lôi ra mình dịch được hết, thì đó gọi là Đại học, mình phải chuẩn bị tư tưởng đó đi. Ở Trung cấp Vĩnh Long khóa 1, khóa của sư phụ Thầy Tâm Hiển, khóa

Page 11: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

Thầy Phước Tiến có thầy Thiện Tâm, ổng mới học Trung cấp Vĩnh Long thôi mà ổng lôi Bách luận ra ổng dịch rồi, ổng dịch thì dịch nhưng cuối cùng ổng bị điên sao ổng viên tịch luôn rồi. Học dữ quá cũng chết luôn, mới Trung cấp mà đòi học như Đại học, hồi xưa đâu có file trên mạng, cái file trong đĩa CD, cái cuốn của Hòa Thượng Tịnh Hạnh cúng dường, cái Đại Tạng kinh dầy cui coi như để 1 tủ ổng lấy Bách luận ổng dịch, Ngài Thiện Tâm dịch được 1 trang luôn, chữ Hán để đâu mà con không biết Thầy hỏi con, lúc đó Trí Minh xuất gia làm công quả ở chùa đâu biết chữ Hán đâu. Trung cấp có người vậy đó, học luật đáng lý ra những giờ dạy luật của Cao đẳng của học viện là mình phải thực hành chứ, ví dụ quý Thầy Cô vô lớp luật của Huệ Nghiêm, ngày thứ tư là ngày thực hành, 1 tuần có hai ngày thực hành, thực hành là giống như tác pháp yết ma làm sao mà đóng kịch luôn, tức là cái vị A xà lê yết ma ngồi đây, giáo Thọ A xà lê ngồi đây rồi Hòa Thượng A xà lê ngồi đây để mà làm lễ thế phát xuất gia, thọ Sa di, Sa di Ni, Thức xoa, Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, mà nói sai 1 chữ là cái vị Thầy hướng dẫn và ông lớp trưởng giỏi cực kỳ ổng biết sai là góp ý liền ngay tại chỗ, chỗ này Thầy phải nói vầy, phải lạy vầy, phải tác bạch vầy, mà có 1 Thầy thông tri vô nữa, ví dụ Tỳ kheo Ni xin đến giáo giới thì phải xin phép Thầy thị giả, Thầy mà làm MC, Thầy MC vô bạch hôm nay có Tỳ kheo Ni xin giáo giới ở trong chúng đây có Tỳ kheo nào phát tâm giáo giới cho Tỳ kheo Ni không, ví dụ không có người nào trả lời thì phải xử lý trường hợp đó sao. Ví dụ ai giáo giới thì phải xử lý làm sao? Một người mà phát tâm giáo giới thì phải xử lý trường hợp sao? Đưa ra hết tất cả những trường hợp phát sinh ra để đóng kịch, làm thiệt luôn vậy đó. Học xong cái đó, 1 năm ở lớp luật đó xong rồi là rành 6 câu vọng cổ, không sợ 1 cái gì mà thuộc về giới luật nữa hết, gọi là Phật giáo úng dụng, Phật giáo nhập thế, Phật giáo thực tế. Bây giờ chúng ta học lý thuyết chay không, cái môn Tôn giáo học ở học viện học xong rồi huề vốn, học Tôn giáo bản địa có nguyên cái môn Tôn giáo xã hội (Tín ngưỡng Tôn giáo), đi đến 1 cái chùa Cao đài, dạo 1 cái nhà thờ Thiên chúa, đến cái chùa của Bửu Sơn Kỳ Hương hay là cái chùa của Minh Sư Đạo chúng ta có biết gì về nó không? Cửu trùng đài tại sao gọi là Cửu trùng đài, gọi là Tiên Thiên đài, cái này nghĩa là gì, ông này mặc đồ đó nghĩa là gì? – chúng ta không biết vì thiếu thực hành. Đáng lý ra học Tôn giáo học là phải thuê chiếc xe đi đến đó tham quan thực hành. Trí Minh dạy Cao đẳng là Trí Minh làm kiểu đó là cho đi. Ví dụ kỳ này học xong bài Cao đài thì cho xuống Tây Ninh Tòa Thánh tham quan luôn, rồi học luôn cả 1 hệ thống giáo dục của họ luôn, người ta chỉ mình thì bằng 100 lần mình đi nhìn, còn cái người trong đó họ dắt mình đi họ giới thiệu thì có phải là rành hết không? Có gì khó, muốn về Minh sư Đạo thì xuống Vĩnh Long gần Cầu ba Càng, đường về Bình Minh, Bửu Sơn Kỳ Hương cái đường về Bến Tre về phà Tân Phú, muốn về coi cái chùa Phật giáo Hòa Hảo thì quá nhiều luôn, ở miền Tây, An Giang đầy hết là nơi phát sinh ra Phật giáo Hòa Hảo rồi bắt đầu nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ coi như 1 đi không trở lại nằm ở đâu, chúng ta phải đi mấy chỗ đó chúng ta tham quan chứ. Rồi coi cái thờ tự của họ ra sao này nọ. Thậm chí đi dự 1 cái lớp bé Như Ý bây giờ không biết nó thành cô Như Ý

Page 12: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

chưa, Phật giáo Hòa Hảo nó đào tạo mấy chú nhí coi như là chuyên nghiệp luôn, giảng dạy luôn. Trong 100 đứa nó lựa được 1 đứa như vậy đó, chưa có người kế thừa, sau bé Như Ý chưa thấy có nhân vật đặc biệt. Ví dụ như vậy, chúng ta phải học, cái đó gọi là thực tế, thực dụng. Còn bây giờ học Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ là phải đi Phật Tích, bây giờ chùa Tường Vân sắp sửa cúng người 3 triệu ăn hết trơn rồi để dành đi Phật Tích, đi tham quan. Học thuyết học của Thế Thân là phải đi chiêm bái những cái thánh tích Upada tức là cái thánh địa bây giờ thuộc Bà la môn rồi. Kiền đà la tức là Pakistan bây giờ chúng ta phải đi qua chững cái chỗ đó nơi mà các Ngài đã viết ra Câu Xá Luận ở đâu, viết ra Duy Thức Tam Thập Tụng ở đâu đến chỗ đó mình coi, đi Pakistan cho biết. Mình xin giấy phép vô Ấn Độ cái đến tòa nhà Pakistan, mình xin 1 giấy phép đến đó mình nói cứu trợ, động đất, thiên tai, mình đi đến đó, xe đưa đến rồi có người hướng dẫn mình, máy bay, trực thăng ở trên đầu (vì là vùng quân sự), bên đây bước qua bên kia là bị bắn chết. Mình xin giấy phép đi cứu trợ nhưng mà tranh thủ đi coi mấy cái vùng hồi xưa đại bản doanh của Nhất Thiết Hữu Bộ nằm ở đâu, chúng ta đi tìm mấy chỗ đó thì cái đó mới gọi là thực hành. Hồi đó bên Ấn Độ cũng vậy, bữa đó nghe nói Pakistan động đất năm 2004, Trí Minh rủ theo Đồng Thành giờ mình phải đi đến đó để coi mấy chỗ mà hồi xưa mấy Tổ mình ở đó thì sao, thầy Đồng Thành nói bây giờ đi ở đó tiền đâu mà đi. Trí Minh mới nói với sư cô Đài Loan cũng học chung lớp bây giờ vận động Phật tử bên Đài Loan cúng dường để đi động đất, sư cô khoái lắm, về kêu cái được 5000$ liền, bắt đầu mua chăn mua mền liền để đi khám phá. .... đẹp như là Châu Âu, lá phong rụng đầy, có những trái táo ở vùng Kasmir nó dẹp dẹp ăn giòn rất ngon, mua về Deli ai cũng giành, người của nó cũng đẹp nữa.

- Chúng ta học cái này là lý thuyết chay, chúng ta phải làm sao mà ứng dụng được trong cuộc sống chúng ta nhìn vạn sự vạn vật bằng cái nhãn quan của nhà Duy thức để nó bớt khổ đời khổ nhiều lắm, nhìn sao cho bớt khổ. Để mà đối diện với những cảnh thịnh suy, tốt xấu này nọ chúng ta bình thản không có gì hết. Học Duy thức là phải tỉnh rụi, coi cái chuyện thịnh suy, cái chuyện rắc rối sự đời là do thức con người. Mỗi người một thức nó đủ thứ kiểu hết. Thầy này thì chủ trương quỹ đời sống là duy nhất không cho phát học bổng, Thầy kia thì cái gì có lợi cho sinh viên thì cứ làm, ai phát học bổng thì cứ lấy, như vậy thì chỗi nhau, gọi là tư kiến. Quan điểm người nào cũng đúng, không có người nào sai hết nha. Người đúng thứ nhất là chỉ có một cái quỹ học bổng danh cho Tăng Ni để ngăn ngừa đề phòng người ta lợi dụng uy tín học viện vận động mà không đúng chân lý. Nhưng mà nó lại có 1 cái khuyết điểm là không có nhiều hình thức khác nhau thì ít người cúng dường, cái gì cũng có hai mặt có lợi và bất lợi. Chúng ta phải chấp nhận cái lợi để chúng ta tồn tại, còn cái chuyện mà nhận học bổng khắp nơi tại sao mà mình nhận được cái học bổng đạo Phật ngày nay được. Và tại sao học bổng chùa Tường Vân cho mà không được, ví dụ như vậy đó.... cái có lợi thì làm thôi nhưng mà nó lại đề phòng những cái trường hợp mà coi như là nó không đúng, sau này chúng ta làm thì nó phải dung hòa cái gì mà nó hợp lý kiểm soát được chúng ta cứ việc làm và

Page 13: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

không kiểm soát được chúng ta phải cấm, chúng ta phải thông cảm cho các vị ở trên. Chúng ta sẽ có những cái giáo pháp để chúng ta học nó còn quan trọng hơn nữa chứ không phải cái đó.

- Không phủ định đối tượng khách quan nó phải tuân theo bốn nguyên tắc, nếu không có bốn nguyên tắc này chúng ta dễ rơi vào cực đoan chấp thủ,thứ nhất là xứ quyết định, thứ hai thời quyết định thứ ba tương tục bất định, thứ tư tác dụng diệu hửu như vậy thì mọi sự vật tồn tại trên đời nó đều có cái không gian riêng của nó,như vậy thì làm sao nói nó không có được? “nhất thiết pháp giai không” không có nghia là không có một pháp, không phải là cái rổng không, mà cái gì nó cũng chieemns không gian nên gọi là xứ quyết định, vậy thì nó vẫn có chứ sao không được, thứ hai là nó tồn tại trong một khoảng thời gian gọi là thời quyết định ví như cái bàn mới đống còn mới tinh, nhưng đến khóa 20 nó sẽ là đóng củi nó tồn tại một thời gian,tương tục bất định là ai cũng thấy vật đó hiện hửu trong không gian, và thời điểm nhưng nó vô thường không gian thời gian nó như vầy nhưng ngày mai là nó đã khác, như hôm nay là 18 ngày mai là 19 hôm nay lớp chúng ta ngồi đây nhưng ngày mai chúng ta ngồi ở chổ khác ví dụ như trong phòng...mỗi cái nó đều có sự vô thường như vậy thì làm sao nói nó không có được,nó vân động biến chuyển liên tục.thứ tư là tác dụng diệu hửu cái gì nó cũng có tác dụng của nó, cái gì nó cũng có hai mặt hết, tác dụng tốt tác dụng xấu. Bây giờ rác chúng ta bỏ ở ngoài kia có hai mặt không? Hôm thứ hai thầy dạy ở đây xong rồi chạy một mạch về Vĩnh Long chơi với thầy Trí Hải Thầy kể cho nghe rác ở chùa Sơn Thắng bây giờ không còn bỏ nữa rồi, có một bà tiến sĩ về sinh hóa đã chỉ dùng đường đen, đường mà làm thành khối cứ 3 kí rau củ quả dạt ra bỏ cái thúi, võ chôm chôm vẫn xài được rồi bắt đầu bỏ trong cái khạp 15 lít, bỏ tất cả vào đó kể cả cơm thừa, rồi bỏ 1 kí đường thùng rồi đổ 10 lít nước vô, 7 ngày sau sinh hơi mình mở nắp cho nó xì hơi ra, chừng nữa tháng sau nó hết cái hơi đó, để đúng 3 tháng sau lấy nước trong ở trên đem ra rửa chén giặt đồ làm gì cũng được mà không có hôi tanh,bây giờ chùa Sơn Thắng dùng như vậy không.tay người rửa mấy thau chén không bị gì hết mà nó trắng ra,mịn da nữa nó không có bọt nhưng nó rất sạch. Xác của nó bỏ làm phân rất tốt, tốt hơn phân npk nửa. Đây gọi là phân hửu cơ sinh học.cái đó là ta thấy cái tác dụng của rác cho nên nói cái gì nó cũng có tác dụng cả.

- Không phủ định hiện tượng khách quan là moị hiện hửu tồn tại như khái niệm mô tả, giả thuyết xuất hiện đa dạng, các giả thuyết tồn tại dựa vào ba yếu tố:

1. Cú nghĩa hiện tiền2. cảnh vật tương tự3. công pháp

tại sao mình phỉa học như vầy? tại vì đi vô văn bản chính nó dùng mấy từ này thôi, “ do giả thuyết ngã pháp,hửu chủng chủng thức chuyển”

1. thế nào gọi là giả thuyết ngã pháp? Do giả thuyết mà có ngã có pháp,mình đặt ra một cái học thuyết mà chưa chắc nó đúng với chơn lý chưa chắc nó có

Page 14: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/TDTL/TDTL_B3... · Web viewThật ra cái bản tiếng Phạn sau này ông Sinvainvale, ông ta tìm được cái bản tiếng

thiệt thì gọi là giả, nhưng mà nó có cú nghĩa tức phạm trù tồn tại,vật hiện diện, sở dĩ ở đây mình nói cái bàn vì trước mặt mình có cái bàn...vì nó có trước mặt mình mình mới nói, vì nó có cái tên nên nói cú nghĩa của nó chứ đâu phải khơi khơi mà mình đặt cho nó là cái bàn cái ghế, chúng ta cũng là một siêu sinh vật trên thế giới chứ không phải con kiến, thằng lằn,g hay lăng quăng đâu mà không biết đó là cái bàn cái ghế,thức của chúng ta rất thông minh, rất là khôn, sở dĩ chúng ta thấy được vạn pháp đặt cái giả thuyết đây là ngã đây là pháp vì nó có tồn tại, và nó có tên gọi chứ không phải khơi khơi mình đặt,nhưng cái khôn của mình là chấp ngã chấp pháp của luân hồi sanh tử, như vẫn có cái đó

2. cảnh vật tương tự nghĩa là sao? Trong đời này mình đã từng thấy cái này là cái bàn cái nầy là cái ghế trong đầu từ hồi học mẫu giáo lớp một khi cô giáo bảo ngồi vào ghế là ta biết ngồi vào ghế, ngồi vào bàn học là ta biết ngồi vào bàn học...từ nhỏ chúng ta đã có cái ấn tượng đó nó in trong Alaya thức rồi cho nên lớn lên học khóa 11 lớp triết mà nói cái bàn cái ghế là ta biết liền vì đã có hình ảnh trước đó.thức chúng ta lấy dử liệu cũ để nhận thức sự vật mới, chư không phải khơi khơi mà chúng ta đặt ra.

3. Công pháp : đặt tính chúng của vật ám chỉ mô tả và vật được dùng mô tả nghĩa là công là rộng rãi là được mọi người công nhậnđiều đó, ví dụ ai cũng gọi đây là bàn đây là ghế thì ai cũng gọi thì mình hiểu liền con bây giờ có một người ngoài hành tinh nào đó giống như cô bé từ trên trời rơi xuống hỏi cái gì đây thì cái đó không có công pháp, đây là cái bàn thì nó ghi vào trong Alaya biết đây là cái bàn, đi đâu nó thấy cái gì vuông vuông nó gọi đó là cái bàn.đó là công pháp là cái gì mà cả thế gian đều công nhận.

( Thầy hoan hỉ có những từ tiếng Anh và tiếng Phạn con không biết viết )