2
66 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội K hi xem chương trình “Ai là triệu phú” (trên VTV3), ta thường thấy, để chọn một trong mười người được mời vào chơi chính thức trên “chiếc ghế nóng” trong mỗi chương trình, MC thường đưa ra nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm để các ứng viên suy nghĩ trả lời. Người nào trả lời đúng với thời gian nhanh nhất sẽ được chọn. Trong các trắc nghiệm như thế, có khá nhiều chương trình, người chơi phải tự sắp xếp sao cho đúng 4 từ đưa ra theo thứ tự trong từ điển. Điều lạ là không ít lần, khá nhiều người chơi đã trả lời sai, nhất là đối với những từ cùng vần chữ cái nhưng khác các chữ kết hợp trong âm tiết (ví dụ: bánh canh, bánh cắt, bánh chay, bánh cốm…). Điều này là hơi lạ, vì đa số những người tham dự đều là những người có học thức, quen thuộc với bảng chữ cái tiếng Việt – những tri thức tối thiểu mà mọi học sinh ở trường phổ thông cần phải nắm được. Ta cũng thường thấy trong nhiều trường hợp, cần liệt kê một danh sách nào đó (tên người, địa danh, từ ngữ…), người ta thường viết: "Danh sách này được xếp theo thứ tự ABC" (hoặc “theo thứ tự alphabet”, hoặc “theo thứ tự chữ cái”…). Theo tôi, nên ghi rõ là “theo thứ tự (bảng) chữ cái tiếng Việt”. Không nên viết là "theo alphabet" (mặc dù nghĩa tiếng Anh là “bảng chữ cái”). Còn ABC là ba chữ cái đầu trong bảng chữ cái Latin (mà nhiều ngôn ngữ đang sử dụng). Nói “theo thứ tự ABC” là một cách nói tắt, đơn giản hoá cho dễ hiểu. Nhưng người đọc có thể nhầm, vì thứ tự này dùng cho tiếng Anh, Pháp… thì được, chứ với tiếng Việt thì khác. Bởi riêng con chữ A đã có 3 biến thể vần: A, Ă, Â. Như vậy, nói thật chính xác thì phải là “theo thứ tự AĂÂBC”. Như thế không ổn. Chuyện người chơi “Ai là triệu phú” nhầm lẫn bảng chữ cái chỉ là một ví dụ nhỏ. Trong thực tế, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều trường hợp cần lưu ý về vấn đề này. Điển hình là việc sắp xếp danh sách thư mục tham khảo trong các công trình nghiên cứu, hay trong các khoá luận, luận văn, luận án… của những người được coi là có học vấn cao. Những lỗi thường gặp là: - Xếp thứ tự chữ cái lung tung, theo cảm tính, có khi thấy ai quan trọng hơn (có chức vụ cao, có học hàm học vị cao, nổi tiếng hơn..) thì xếp trước; - Xếp đúng chữ cái của đầu các đơn vị thư mục nhưng sau đó lại sai trong nội bộ từng vần (Ví dụ: Hy xếp trước Huy, Tươi xếp trước Tung,…); - Xếp đúng vần nhưng không theo TIẾNG VIỆT XƯA & NAY THÖ Ù Ï ABC... PGS. PHẠM VĂN TÌNH

THÖ ÙTÖÏ ABC - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3270/1/284_FINAL_IN(31).pdf · “theo thứ tự (bảng) chữ cái tiếng Việt”. Không nên

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THÖ ÙTÖÏ ABC - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3270/1/284_FINAL_IN(31).pdf · “theo thứ tự (bảng) chữ cái tiếng Việt”. Không nên

66 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

Khi xem chương trình “Ai là triệu phú” (trên VTV3), ta thường thấy, để chọn một trong mười

người được mời vào chơi chính thức trên “chiếc ghế nóng” trong mỗi chương trình, MC thường đưa ra nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm để các ứng viên suy nghĩ trả lời. Người nào trả lời đúng với thời gian nhanh nhất sẽ được chọn. Trong các trắc nghiệm như thế, có khá nhiều chương trình, người chơi phải tự sắp xếp sao cho đúng 4 từ đưa ra theo thứ tự trong từ điển.

Điều lạ là không ít lần, khá nhiều người chơi đã trả lời sai, nhất là đối với những từ cùng vần chữ cái nhưng khác các chữ kết hợp trong âm tiết (ví dụ: bánh canh, bánh cắt, bánh chay, bánh cốm…). Điều này là hơi lạ, vì đa số những người tham dự đều là những người có học thức, quen thuộc với bảng chữ cái tiếng Việt – những tri thức tối

thiểu mà mọi học sinh ở trường phổ thông cần phải nắm được.

Ta cũng thường thấy trong nhiều trường hợp, cần liệt kê một danh sách nào đó (tên người, địa danh, từ ngữ…), người ta thường viết: "Danh sách này được xếp theo thứ tự ABC" (hoặc “theo thứ tự alphabet”, hoặc “theo thứ tự chữ cái”…). Theo tôi, nên ghi rõ là “theo thứ tự (bảng) chữ cái tiếng Việt”. Không nên viết là "theo alphabet" (mặc dù nghĩa tiếng Anh là “bảng chữ cái”). Còn ABC là ba chữ cái đầu trong bảng chữ cái Latin (mà nhiều ngôn ngữ đang sử dụng). Nói “theo thứ tự ABC” là một cách nói tắt, đơn giản hoá cho dễ hiểu. Nhưng người đọc có thể nhầm, vì thứ tự này dùng cho tiếng Anh, Pháp… thì được, chứ với tiếng Việt thì khác. Bởi riêng con chữ A đã có 3 biến thể vần: A, Ă, Â. Như vậy, nói thật chính xác thì phải là “theo thứ tự AĂÂBC”. Như thế

không ổn.

Chuyện người chơi “Ai là triệu phú” nhầm lẫn bảng chữ cái chỉ là một ví dụ nhỏ. Trong thực tế, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều trường hợp cần lưu ý về vấn đề này. Điển hình là việc sắp xếp danh sách thư mục tham khảo trong các công trình nghiên cứu, hay trong các khoá luận, luận văn, luận án… của những người được coi là có học vấn cao. Những lỗi thường gặp là:

- Xếp thứ tự chữ cái lung tung, theo cảm tính, có khi thấy ai quan trọng hơn (có chức vụ cao, có học hàm học vị cao, nổi tiếng hơn..) thì xếp trước;

- Xếp đúng chữ cái của đầu các đơn vị thư mục nhưng sau đó lại sai trong nội bộ từng vần (Ví dụ: Hy xếp trước Huy, Tươi xếp trước Tung,…);

- Xếp đúng vần nhưng không theo

TIẾNG VIỆT XƯA & NAY

THÖÙ TÖÏ ABC...

PGS. PHẠM VĂN TÌNH

Page 2: THÖ ÙTÖÏ ABC - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3270/1/284_FINAL_IN(31).pdf · “theo thứ tự (bảng) chữ cái tiếng Việt”. Không nên

67 Số 284 - 2014

thứ tự thanh điệu: ngang (không dấu), huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng;

- Xếp không theo một quy ước thông thường: với tác giả người Việt, nên lấy căn cứ tên (chứ không theo họ) để xếp, vì thông tin về họ khó có căn cứ nhận diện nhanh và chính xác (cũng tên là “Cẩn” nhưng có thể là Hà Nguyên Cẩn, Nguyễn Tài Cẩn, Trần Văn Cẩn,…, nếu tra theo các họ “Hà”, “Nguyễn”, “Trần”… sẽ khó hơn là tra theo tên (trong trường hợp trùng tên thì truy ngược lên tên đệm và họ để phân loại tiếp);

- Xếp theo tên nhưng lại bắt chước cách xếp các tác giả phương Tây (là đảo ngược lên trên), nom khó coi và không tiện, làm sai lệch tên gọi thông thường (ví dụ: Cẩn Hà Nguyên, Cẩn Nguyễn Tài, Cẩn Trần Văn…). Đấy là chưa nói

có những trường hợp tên của một số người (theo cách đặt của một số gia đình) không chỉ gồm một âm tiết (ví dụ: Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Từ Chi… thì tên ở đây phân biệt bằng hai âm tiết: Đổng Chi, Huệ Chi, Từ Chi…Như vậy, theo cách trên ta phải xếp: Đổng Chi Nguyễn, Huệ Chi Nguyễn, Từ Chi Nguyễn, chứ không xếp: Chi Nguyễn Đổng, Chi Nguyễn Huệ, Chi Nguyễn Từ...).

Và còn khá nhiều quy cách khác nữa. Vấn đề đáng nói ở đây là, một tri thức khá đơn giản như vậy vẫn có sự nhầm lẫn, đối với cả những người có trình độ văn hoá cao, thậm chí cả các chuyên gia. Vì với họ, việc nắm vững thứ tự các bảng chữ cái (tiếng Việt và tiếng nước ngoài) là yêu cầu số một phục vụ cho kĩ năng tra cứu từ điển. Ai học ngoại ngữ cũng cần

kĩ năng này. Mà thực tế, chưa cần nói đến học ngoại ngữ, những người học tập, tìm hiểu và trau dồi tiếng Việt (cho mình mà cho con cái) cũng rất cần tra cứu từ điển giải thích tiếng Việt thường xuyên. Nếu không rành bảng chữ cái thì việc tra cứu sẽ khó khăn và chậm rất nhiều, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc (tra cứu lâu quá thường dễ mệt mỏi và ngại). Với những người học giỏi ngoại ngữ hay giỏi các chuyên môn khác, họ bao giờ cũng có khả năng tra cứu các loại sách công cụ rất thuần thục. Dĩ nhiên, ngoài yêu cầu nhanh tay nhanh mắt, việc đầu tiên là phải thuộc "nằm lòng" các bảng chữ cái.

TIẾNG VIỆT XƯA & NAY