18
[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 70 (Nội dung gỡ băng) Bài trình bày của tôi chủ yếu nói về địa lý và sẽ tập trung vào các đặc thù địa lý của khu vực Đông Nam Á. Trước hết tôi muốn nhắc lại đóng góp của các ngành khoa học xã hội trong nghiên cứu về thiên tai thảm họa, với mục đích là xác định những nguyên nhân mang tính lịch sử, xã hội và kinh tế của những thiên tai đó. Tôi sẽ dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện về các vấn đề liên quan đến sự gián đoạn và tính liên tục trong những trường hợp xảy ra thiên tai : có nghĩa là xem xét lại vị trí của con người trong những thảm họa do tự nhiên, có tính đến mối quan hệ qua lại, tương tác giữa xã hội loài người và những tai biến tự nhiên. 1.3.1. Thống kê thiên tai xảy ra trên thế giới EMDAT (The International Emergency Disasters Database) là cơ sở dữ liệu của Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học về các thảm họa (Center for Research on the Epidemiology of Disasters - CRED), thành lập năm 1973 tại trường Đại học công giáo Louvain UCL (Vương quốc Bỉ). Ban đầu, đây là một dự án nghiên cứu về thảm họa và tác động của chúng tới y tế công cộng, sau đó dự án đã được phát triển lên thành một cơ quan nghiên cứu với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (xem Biểu đồ 3). 1. 3. Đặc trưng vật lý, logic phân bố dân cư và phát huy giá trị của không gian: đâu là những yếu tố dễ bị tổn thương của các xã hội Đông Nam Á trước tai biến tự nhiên và khí hậu ? Jean-Philippe Fontenelle – Bordeaux Sciences Agro

1. 3. Đặc trưng vật lý, logic phân bố dân cư và phát huy ... · Đặc trưng vật lý, logic phân bố dân cư và phát huy giá trị của không gian: đâu

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD70

(Nội dung gỡ băng)

Bài trình bày của tôi chủ yếu nói về địa lý và sẽ tập trung vào các đặc thù địa lý của khu vực Đông Nam Á.

Trước hết tôi muốn nhắc lại đóng góp của các ngành khoa học xã hội trong nghiên cứu về thiên tai thảm họa, với mục đích là xác định những nguyên nhân mang tính lịch sử, xã hội và kinh tế của những thiên tai đó. Tôi sẽ dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện về các vấn đề liên quan đến sự gián đoạn và tính liên tục trong những trường hợp xảy ra thiên tai : có nghĩa là xem xét lại vị trí của con người trong những thảm họa do tự nhiên, có tính đến mối quan hệ qua lại, tương tác giữa xã hội loài người và những tai biến tự nhiên.

1.3.1. thống kê thiên tai xảy ra trên thế giới

EMDAT (The International Emergency Disasters  Database) là cơ sở dữ liệu của Trung  tâm nghiên cứu dịch tễ học về các thảm họa (Center for Research on the Epidemiology of Disasters - CRED), thành lập năm 1973 tại trường Đại học công giáo Louvain UCL (Vương quốc Bỉ). Ban đầu, đây là một dự án nghiên cứu về thảm họa và tác động của chúng tới y tế công cộng, sau đó dự án đã được phát triển lên thành một cơ quan nghiên cứu với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (xem Biểu đồ 3).

1. 3. Đặc trưng vật lý, logic phân bố dân cư và phát huy giá trị của không gian: đâu là

những yếu tố dễ bị tổn thương của các xã hội Đông Nam Á

trước tai biến tự nhiên và khí hậu ?

Jean-Philippe Fontenelle – Bordeaux Sciences Agro

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 71

Cơ sở dữ liệu thống kê số lượng người chết, nạn nhân bị tác động, số ngôi nhà bị phá hủy, số người phải di dời, v.v... Trên biểu đồ này ta thấy số lượng các vụ thiên tai đã được thống kê tăng mạnh, đây là kết quả phát triển của các công cụ thống kê tai biến tự nhiên – mạng lưới các máy đo địa chấn, vệ tinh – và những biến động dân số – số người có nguy cơ bị tác động, số nhà cửa bị phá hủy nhưng trước đấy chưa được thống kê. Đường cong này đi lên tính từ đầu thế kỷ XX (Xem Biểu đồ 4).

Thống kê cho thấy thiên tai có rất nhiều loại: hạn hán, lũ lụt, lở đất do khô hạn hoặc do lầy lội, bão, động đất, núi lửa, dịch bệnh và các trường hợp thiên tai khác (lở tuyết, mưa đá, cháy rừng, v.v.).

Biểu đồ phân bố thiên tai theo châu lục (biểu đồ 5) cho thấy thiên tai xảy ra phần lớn ở châu Á. Điều này có thể liên quan tới vấn đề diện tích lớn cũng như quy mô dân số đông của châu lục này – chiếm 30 % diện tích, 60 % dân số thế giới.

thống kê các trận thiên tai 1900-2011

Nguồn: www.emdat.be

3biểu đồ

1

Số tr

ận th

iên

tai t

hống

được

Năm

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD72

thống kê các trận thiên tai 1900-2011 theo loại

thống kê các trận thiên tai 1900-2011 theo châu lục

Nguồn: www.emdat.be

4

5

biểu đồ

biểu đồ

Hạn hán Lũ lụt Bão Động đất Núi lửa Bệnh dịch KhácKhô ướtLở đất

Năm

Sup. 30%Pop. 60%

Nguồn: www.emdat.be

Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Đại dương

Năm

Diện tích 30%Dân số 30%

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 73

Chúng ta hãy tập trung vào khu vực Đông Nam Á.

Biểu đồ 7 biểu diễn số lượng những vụ thiên tai xảy ra tại 10 nước trong khu vực tính theo thập kỷ. Ta thấy số vụ thiên tai có liên quan đến biến đổi khí hậu tăng lên – bão, lũ lụt. Đối với động đất, người ta nhận thấy những nơi bị ảnh hưởng là những khu vực có biến động dân số lớn và có vấn đề về phân bố dân cư (xem biểu đồ 6 và 7).

Phân bố các loại thiên tai theo quốc gia cho thấy có sự khác nhau rất lớn : lũ lụt nghiêm trọng, lốc bão xảy ra chủ yếu ở Philippines và Việt Nam, động đất ở Indonesia.

Tôi khuyến khích các bạn làm việc trên những dữ liệu này để phân tích sâu hơn vấn đề các bạn quan tâm.

thống kê các trận thiên tai tại khu vực Đông nam Á

0

50

100

150

200

250

1980-19891990-19992000-2009

Hn hán

ng t

D ch b

nhL

t

L bùn

L

tBão

Núi la

Cháy r

ng

Nguồn: www.emdat.be

6biểu đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD74

1.3.2. Đông nam Á, một trong những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất

Chúng ta sẽ phân tích những đặc điểm dễ hứng chịu tai biến do địa vật lý và khí tượng thủy văn của khu vực Đông Nam Á:

− tai biến do địa vật lý: kết hợp của bốn khối kiến tạo địa chất lớn - Ấn-Úc, Philippines, Á-Âu và Thái Bình Dương –; từ năm 1990 đến năm 2000, hơn 100 trận động đất cường độ hơn 6,5 độ – trong đó hai phần ba trận xảy ra ở Indonesia –; núi lửa tập trung nhiều ở khu vực vòng cung Sunda –  Sumatra,

Moluccas, Philippines, Đài Loan –; 130 ngọn núi lửa đang hoạt động tại Indonesia – từ năm 1980, hơn 150.000 người phải di dời – và khoảng 20 núi lửa đang hoạt động ở Philippines;

− tai biến do khí tượng-thủy văn: xáo trộn chế độ khí tượng thủy văn do biến đổi khí hậu ; chế độ gió mùa – thay đổi về mùa, áp thấp nhiệt đới, mưa nhiều.

Bản đồ 3: đường đi của các cơn lốc bão nhiệt đới này cho thấy tần suất phải hứng chịu các cơn bão của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và một phần Việt Nam.

phân bố các loại thiên tai chính theo quốc gia, 2000-2009

Nguồn: www.emdat.be

7biểu đồ

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Séisme Inondation Glissement de terrain TempêteL l t L t Bãong t

Campuch

ia Lào

Thái Lan

Đông Timor

Singapore

Philippines

Myanmar

Malays

ia

Indonesia

Việt Nam

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 75

Bản đồ 4 cho thấy ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu « El Niño », hậu quả do nhiễu loạn lưu thông không khí giữa các cực và xích đạo. Sự

di chuyển của các dòng hải lưu nóng gây rối loạn chế độ mưa và dẫn tới lượng mưa giảm vào mùa mưa, nhất là ở khu vực châu Á.

Đường đi của các cơn lốc bão nhiệt đới từ năm 1985 đến năm 2005

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/File:Global_tropical_cyclone_tracks-edit2.jpg

3bản đồ

nhiễu loạn do hiện tượng El Niño

Nguồn: www.srh.noaa.gov/jetstream

4bản đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD76

1.3.3. Không gian vật lý, phân bố dân cư và phát triển

Phần đất liền.

Một đặc điểm nổi bật trong địa hình đất liền của khu vực Đông Nam Á là nhiều đồi núi: 2/3 diện tích đất liền của khu vực nằm ở độ cao trên 200 mét, một nửa diện tích nằm ở độ cao trên 500 mét.

Có sự tương phản rõ nét giữa các khu vực lục địa và đảo:

- đất liền có địa hình liền mạch, diện tích tương đối lớn và đồng nhất – Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia; nhiều sông lớn và đồng bằng châu thổ (các sông Mêkong, Irrawaddy, sông Hồng);

- nhiều đảo lớn nhỏ, phân bố rải rác: Indonesia (13.700 đảo) và Philippines; gồm cả lục địa và đảo ở một số quốc gia (Malaysia).

Về mức độ ảnh hưởng của thiên tai cũng có sự tương phản rõ rét giữa các phần trong khu vực này.

Các khu vực đồng bằng châu thổ có nguy cơ hứng chịu cao nhất nhưng lại có diện tích màu mỡ trù phú do bồi đắp phù sa từ các  dòng sông : lụt lội do lũ sông và triều cường; triều cường kèm theo nước biển dâng cao; ngập lụt ở các vùng ven biển. Sóng lừng cũng gây xói mòn, mưa nhiều, dẫn đến tình trạng rửa trôi và ngập lụt ở các vùng đất thấp.

Một số đồng bằng châu thổ cũng đang mở rộng. Tùy theo mức độ lũ lụt, dòng chảy của sông có thể dâng cao và tràn bờ gây ngập các vùng xung quanh – trường hợp sông Hồng là một ví dụ.

Ở khu vực này có hai hình thức quy hoạch châu thổ chính:

- theo kiểu Ấn (các sông Irrawaddy, Mêkong) là sống chung với lũ lụt: chế ngự một phần nhờ hệ thống đê điều, số lượng ít, lưu lại từ trước (ngoại trừ các nhánh sông phục vụ giao thông đường thủy); ít quy hoạch sâu trong đất liền của đồng bằng châu thổ, nông nghiệp bán thâm canh; nhiều đầm lầy ven biển, rừng ngập nước;

- theo kiểu Hoa (sông Hồng) là giảm, ngăn lũ: chế ngự các con sông với hệ thống đê điều dày đặc – hệ thống thủy nông với mạng lưới kênh tưới tiêu –; phân dòng và can thiệp vào chế độ dòng chảy; nông nghiệp thâm canh, sử dụng phân bón hóa học; có hệ thống hạ tầng và tu bổ đê điều chặt chẽ.

Trong sơ đồ 2, hệ thống quy hoạch theo kiểu Ấn có đặc điểm là ít tác động thay đổi không gian thiên nhiên chung ngoại trừ một số quy hoạch nhỏ. Tính dễ bị tổn thương nằm ở mức vừa phải. Tai biến tự nhiên thay đổi không đáng kể, ở đây ta thấy có quan điểm chấp nhận rủi ro. Đối với hệ thống kiểu Hoa, không gian thiên nhiên chịu nhiều tác động, con người thực hiện nhiều biện pháp quy hoạch thường xuyên; tính dễ bị tổn thương nhìn chung là cao nhưng tần suất rủi ro ít hơn. Đối với kiểu quy hoạch này, quan điểm là phòng ngừa, tránh xa rủi ro chứ không phải chấp nhận rủi ro như quy hoạch theo kiểu Ấn.

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 77

Chúng ta sẽ phân tích đặc điểm các vùng trung du qua bản đồ 5.

Các phần màu sẫm trên bản đồ minh họa cho phần rừng rậm, phần màu xám là rừng thưa kết hợp rừng trồng và các diện tích canh tác, và phần màu trắng là đất canh tác (trồng lúa hoặc cây chịu hạn) đôi khi xen lẫn với các vùng thảo nguyên.

Bản đồ mô tả tình trạng biến động mức độ che phủ rừng ở khu vực Đông Nam Á cho thấy diện tích rừng giảm mạnh tính từ giữa thế kỷ XX – ở các vùng Sumatra, Kalimantan, đảo Papouasie-New Guinée, v.v...) do tác động của các hoạt động kinh tế, các chính sách định canh và sự gia tăng của áp lực dân

số lên  các nguồn tài nguyên. Ta có thể liên hệ đến bản đồ của Frédéric Durand trong cuốn Atlas về địa chính trị Asies Nouvelles (Foucher, 2002).

Phá rừng gây nhiều hậu quả, đặc biệt là tình trạng rửa trôi khi có mưa lớn:

- tác động tới chế độ dòng chảy của các con sông (tần suất và mức độ nguy hiểm của cơn lũ tăng: lũ quét và ngập lụt);

- tăng nguy cơ xói mòn và bồi đắp trầm tích (giảm độ màu mỡ của đất và nguy cơ sạt lở đất);

- giảm trữ lượng nguồn nước vào mùa khô do lượng nước thẩm thấu giảm (nguồn nước và lưu lượng nước cạn yếu hơn).

hệ thống quy hoạch thủy lực kiểu Ấn và kiểu hoa

Thiên nhiên b tác ng Quy ho ch l n, th ng xuyên

M c t n th ng cao

Gi m t n su t b t n (bi n m t?)

R i ro « c cách ly»

Thiên nhiên ít b bi n i Quy ho ch nh , t m th i

M c t n th ng v a ph i

B t n ít thay i

R i ro « c ch p nh n»

Hệ thống kiểu Ấn

Hệ thống kiểu Hoa

Nguồn: tác giả.

2Sơ đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD78

Vùng duyên hải.

Khu vực Đông Nam Á có vùng biển vô cùng rộng lớn: diện tích lên tới 9,3 triệu km² – 4,5 triệu km² là phần diện tích vùng bờ – ; tỷ lệ diện tích biển/đất liền cao nhất trên hành tinh. Diện tích vùng bờ của tất cả các nước có biển trong khu vực đều rất lớn, trừ Lào là nước không có biển. Đây cũng là đặc điểm dẫn tới các vấn đề liên quan đến mực nước biển dâng, cụ thể là sóng thần và mức độ dễ bị tổn thương cao của một số nước trong khu vực.

Phân bố dân cư không liên tục

Khu vực này có mức gia tăng dân số rất cao trong thế kỷ XX – từ 80 triệu lên đến khoảng 500 triệu người. Nhìn tổng thể, giai đoạn quá độ dân số bắt đầu từ những năm 1990 – tỷ lệ tăng dân số là 2,26 % giai đoạn 1980-1985 và 1,33% giai đoạn 2000-2005. Hiện nay, dân nông thôn vẫn chiếm đa số tại Đông Nam Á, tuy nhiên có sự tương phản lớn giữa các đảo quốc, với tỷ lệ dân thành thị cao hơn, và các nước nằm sâu trong đất liền.

Mật độ che phủ rừng ở Đông nam Á

Nguồn: Foucher, 2002

5bản đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 79

Indonesia là nước đông dân nhất Đông Nam Á, chiếm hơn 1/3 dân số khu vực. Mật độ dân số cũng có sự tương phản giữa các nước: gần 300 người/km² ở Việt Nam, 26 người/km² tại Lào.

Xét về nguy cơ hứng chịu và mức độ dễ bị tổn thương, thì đặc điểm thảm họa của một tai biến tự nhiên giữa các vùng cũng rất khác nhau.

Bản đồ 6 được lập năm 1995 cho chúng ta thấy có các không gian dân cư «  rỗng và đầy »:

- không gian « đầy »: đảo Java, Philippines, các vùng duyên hải và đồng bằng trung tâm, đồng bằng sông Mêkong, đồng bằng châu thổ sông Chao Phraya, đồng bằng châu thổ sông Irrawaddy, các vùng đồng bằng trung tâm là những vùng có mật độ dân cư cao nhất ;

- không gian « rỗng »: thường là những vùng trước đây có diện tích rừng (vùng trung du và miền núi).

Hai loại hình không gian này cũng phản ánh chiến lược phát huy giá trị không gian mà người dân sử dụng: dân cư tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng màu mỡ và châu thổ các con sông lớn, có thể lấy trường hợp đồng bằng sông Hồng làm ví dụ, dân cư tập trung đông ở khu vực này từ lâu đời.

Ở các vùng đảo, dân cư tập trung chủ yếu vùng ven bờ và dựa vào khai thác tiềm năng  các nguồn tài nguyên sẵn có cũng như  điều kiện địa lý – ngoại trừ đảo Java (1.500 người/km²) và Philippines – ngoài ra, họ còn dựa vào các phương thức tổ chức xã hội lịch sử địa phương. Ở khu vực lục địa, logic phát huy giá trị của các không gian được quy định bởi các vương quốc nông nghiệp như ở Myanmar, Thái Lan, vương triều Angkor

Dân số 11 nước Đông nam Á

Nguồn: Jones, 2013.

2bảng

N c Dân s (triệu người)

T ng2000-2005

(%)

M t (/km )

T l ô th hóa (%)

Brunei 0,399 2,09 69 75,7Campuchia 14,138 1,41 78 20,1Indonesia 239,871 1,26 126 44,3Lào 6,201 1,58 26 33,2Malaysia 28,401 2,17 86 72,2Myanmar 47,963 0,60 71 33,6Philippines 93,261 2,03 311 48,9Singapore 5,086 1,70 7,447 100Thái Lan 69,122 1,09 135 34,0Đông Timor 1,124 3,93 76 d.m.Vi t Nam 87,848 1,09 265 30,4T ng/TB 593,415 1,33 132 41,8

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD80

Mật độ dân cư tại khu vực Đông nam Á

Nguồn: Trung tâm Phân tích và Thông tin địa lý toàn cầu. Khoa địa lý, Đại học California, Santa Barbara.

6bản đồ

Mật độ dân cư tại các thành phố thuộc khu vực Đông nam Á

Nguồn: Gill và Kharas, 2007.http://siteresources.worldbank.org/INTEASTASIAPACIFIC/Resources/226262-1158536715202/EARen_map5_population.jpg

7bản đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 81

ở Campuchia và đồng bằng châu thổ sông Hồng – khác với các lãnh địa hàng hải hướng nhiều đến trao đổi với các đế chế Hồi giáo ở khu vực Đông Nam đảo.

Liên quan đến không gian đô thị thì thế nào?

Tỷ lệ dân thành thị đông tập trung chủ yếu ở các đảo quốc.

Các thành phố thường tập trung ở những vùng có mật độ dân cư cao: ở các đảo quốc thường tập trung dọc theo vùng bờ biển, còn ở các nước nằm sâu trong lục địa thì tập trung tại các vùng đồng bằng và dọc theo bờ các con sông lớn – với các thành phố đông dân kết hợp các đặc điểm của các thành phố quy mô nhỏ và của các đô thị lớn. Tỷ lệ tập trung dân cư ở các vùng đô thị cao là đặc điểm của nhiều nước, với một thành phố trung tâm, rất lớn – trường hợp của Bangkok; Việt Nam là một trường hợp ngoại lệ vì có tới hai thành phố lớn ở hai đầu là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Có nhiều xuất phát điểm hình thành nên các khu dân cư đông đúc trong khu vực:

- các khu định cư cổ đại: vương quốc nông nghiệp tập trung, vương quốc hồi giáo ven biển;

- hình thức định cư mới, qua quá trình xâm chiếm thuộc địa hoặc các quốc gia độc lập tìm cách xây dựng kinh tế trên cơ sở các hoạt động trao đổi thông thương, và các mô hình hướng tới xuất khẩu – gần biển, hệ thống cầu cảng;

- hiện tượng tự phát do tập trung các cơ sở đại học, trung tâm nghiên cứu và việc làm ở các thành phố và khu đô thị.

Hiện tượng tập trung dân cư đô thị đông đúc này gây nhiều tác động, đặc biệt liên quan đến mật độ ô nhiễm cao: thách thức đô thị và nông nghiệp – giảm diện tích đất trồng cho nông nghiệp –, ùn tắc giao thông, khoảng cách địa lý không xa các vùng bờ biển và các con sông khiến cho các thành phố trở nên dễ bị tác động trong trường hợp có các nguy cơ tai biến tự nhiên ập đến từ biển hoặc sông.

Các chỉ số phát triển của 11 nước Đông nam Á

Source: Jones, 2013 và www.unescap.org

3tableau

N c GNP(usd/dân)

Tu i th T l bi t ch (2000-2004)

T l nghèo ói (1,25 $/ ngày)

Ch s b t bình

ng (Gini) Brunei 48621 77,5 92,5 d.m. d.m.Campuchia 2065 61,5 74,4 22,8 (08) 38 (08)Indonesia 4353 67,9 79,6 (90) 22,6 (08) 34 (05)Lào 2449 66,1 76,0 33,9 (08) 37 (08)Malaysia 14744 73,4 88,7 0,0 (09) 46 (09)Myanmar 1255 63,5 89,9 d.m. d.m.Philippines 3920 67,8 97,6 18,4 (09) 43 (09)Singapore 56708 80,6 92,6 d.m. d.m.Thái Lan 9222 73,6 92,7 0,4 (09) 40 (09)Đông Timor 7889 60,8 d.m. 37,4 (07) 32 (07)Vi t Nam 3143 74,3 94,4 16,9 (08) 36 (08)

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD82

Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á (Economy and Environment Program for Southeast Asia - EEPSEA) đã đưa vào các chỉ số phát triển con người HDI để lập bản đồ mức độ dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó trong trường hợp xảy ra thiên tai của các nước. Trong bảng 3 ta thấy có nhiều chỉ số khác nhau, như tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ bất bình đẳng; các đặc điểm này cho thấy tình hình giữa các nước trong khu vực có sự khác biệt rất lớn.

Hiện tượng bất bình đẳng cũng rất phổ biến ngay trong mỗi nước: ở các vùng thấp có hiện tượng đô thị hóa, công nghiệp hóa và thâm canh nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu của các đô thị và xuất khẩu – điều này

đặt ra các vấn đề về môi trường, do diện tích ngập nước bị thu hẹp, hệ thống sản xuất cũng bị suy yếu do chỉ tập trung vào một số lĩnh vực; ở các vùng đất cao xuất hiện hệ quả của công cuộc di cư mới – di cư ở Indonesia, khai khẩn những vùng đất mới – và phát triển trồng cây công nghiệp (cọ lấy dầu, cây gia vị, cao su, dừa khô, cà phê, v.v.) trên các diện tích khai hoang – ngày nay, Thái Lan và Philippines phải nhập khẩu gỗ, diện tích rừng của hai nước này chỉ còn chiếm dưới 10% diện tích lãnh thổ.

Việc xây đập thủy điện ở thượng nguồn các con sông trong thời gian gần đây có thể dẫn đến thay đổi chế độ dòng chảy, ngăn phù sa và giảm lưu lượng nước vào mùa nước cạn ở các nước và các vùng nằm ở hạ lưu.

Các dự án đập ngăn trên sông Mêkông

Nguồn: http://www.internationalrivers.org/campaigns/mekong-mainstream-dams

8bản đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 83

Trên bản đồ 8 giới thiệu đoạn sông Mêkong chảy từ Campuchia sang đến Trung Quốc, ta thấy nhiều đập ngăn đã được xây dựng và lên kế hoạch xây dựng. Thách thức ở đây là rất lớn, đe dọa các nguồn lợi của con sông này, đặc biệt là đối với thủy điện

Trên cơ sở các chỉ số phát triển con người HDI của mỗi nước, mỗi vùng, EEPSEA đã lập bản

đồ tiềm lực thích nghi của các xã hội trước thiên tai và biến đổi khí hậu.

Điều này đặt ra câu hỏi về việc sử dụng công cụ: kết quả phân tích giữa các chỉ số khác nhau, lựa chọn chỉ số, đặc điểm khác nhau giữa các nước và mức độ dễ bị tổn thương ở cấp địa phương.

Chỉ số về khả năng thích ứng của các nước Đông nam Á

Nguồn: Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á (EEPSEA); Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC), 2009.

9bản đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD84

Các vùng đồng bằng châu thổ được xếp loại là khu vực có mức độ dễ bị tổn thương cao trước hiện tượng biến đổi khí hậu, và cũng tương tự như vậy đối với các vùng đất cao – ở đây có tính đến cả khả năng ứng phó với tình huống khẩn cấp hoặc khủng hoảng của mỗi xã hội.

1.3.4. Kết luận

Khu vực Đông Nam Á được nhận xét là khu vực phải hứng chịu nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên song không chắc chắn là có liên quan đến biến đổi khí hậu. Mức độ dễ bị tổn thương của các nước là kết quả của sự hình thành lịch sử, các lựa chọn chính sách, công nghệ và kinh tế.

Tính biến đổi về không gian, thời gian và văn hóa có thể khác nhau tùy theo:

- các quốc gia và các vùng, ở ngay trong một đất nước;

- con đường phát triển của mỗi xã hội;- các loại hình xã hội và chủ thể khác nhau.

Các loại hình xã hội và các chủ thể khác nhau – cư dân đô thị, cư dân đồng bằng, cư dân miền núi – có mức độ hứng chịu rủi ro và tai biến khác nhau, tùy theo nguồn lực nội tại, môi trường kinh tế, dịch vụ và các mối liên hệ với các cơ quan thể chế (biến đổi về không gian). Ngày nay một vùng nào đó có thể trở nên dễ bị tổn thương do những thách thức liên quan đến con người và các hoạt động kinh tế (biến đổi về thời gian). Tính biến đổi này cần phải được phân tích ở nhiều quy mô: vĩ mô, ở các nước và các vùng, quy mô các nhóm, quy mô mỗi cá nhân.

Chỉ số về mức độ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu của các nước Đông nam Á

Nguồn: Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á (EEPSEA); Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC), 2009.

10bản đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 85

tài liệu tham khảo chọn lọc

BRUNET, R. (dir.) (1995), Asie du Sud-Est Océanie, Géographie universelle, Paris : Belin-Reclus.

DE KONINCK, R., (2009), L’Asie du Sud-Est. Paris : Armand Colin, coll. U.

FOUCHER, M., (dir.) (2002), Asies nouvelles. Paris : Belin.

GILL, I. et H. KHARAS (2007), An East Asian Renaissance: Ideas for Economic Growth, Washington, DC : World Bank.

JONES, G. W. (2013), The Population of Southeast Asia, Asia Research Institute, Working Paper Series, No 196, 39 p.

NILFANION (2006), http://en.wikipedia.org/wiki/File:Global_tropical_cyclone_tracks-edit2.jpg

REVET, S. (2011), «  Penser et affronter les désastres: un panorama des recherches en sciences sociales et des politiques internationales  », Critique internationale, 3, n° 52.

YUSUF, A. A. et H. FRANCISCO (2009), Climate Change Vunerability Mapping for Southeast Asia, EEPSEA Special and Technical Paper, Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA).

thảo luận...

Jean-philippe Fontenelle

Bài trình bày đề cập những tai biến tự  nhiên và do khí hậu, liệu có thể xếp bệnh dịch vào danh sách này hay không? Các hành lang kinh tế phát triển nhưng lại đi kèm hậu quả phát tán các loại bệnh như HIV/AIDS chẳng hạn. Các hiện tượng di cư đều  kéo  theo nguy cơ dịch bệnh động vật tăng cao, vì  thường kéo theo việc di

chuyển các loại động vật – ngoài ra, cũng có thể nhắc đến các nguy cơ bệnh dịch liên quan đến lúa nước hoặc một số loại cây trồng mang lại lợi  ích kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á.

Câu hỏi thứ hai của tôi liên quan đến cách đánh giá khả năng phục hồi sau thảm họa, thiên tai. Theo ý kiến tôi, một trong những điểm quan trọng quyết định tới khả năng phục hồi sau thiên tai của một nước chính là nguồn lực, phương tiện và phương thức quản trị của nước đó – đó là trường hợp của Việt Nam với năng lực ra quyết định ở cấp quốc gia là rất cao so với Philippines chẳng hạn, ở Philippines vai trò quản trị được thể hiện nhiều hơn ở cấp vùng.

Jean-philippe Fontenelle

Đó chính là hạn chế của công cụ. Tôi giới thiệu bản đồ này để chúng ta có thêm công cụ và dữ liệu để đặt câu hỏi. Đã có quá nhiều câu hỏi về các dữ liệu được giới thiệu cũng như cách thức tổng hợp các dữ liệu đó. Tùy theo mỗi nước, có những nước sử dụng nguồn dữ liệu của các cơ quan nhà nước, nhưng có khi cùng một dữ liệu, cách khai thác cũng khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta cũng nên nhìn nhận giá trị của dữ liệu một cách tương đối. Liên quan đến câu hỏi của anh về việc có nên đưa các dữ liệu về dịch tễ vào phân tích, tôi nghĩ là nó sẽ đặt ra vấn đề cân bằng so với các dữ liệu khác. Đây  là vấn đề liên quan đến phương pháp luận, tức là phương pháp sử dụng để lập các bản đồ này cũng như xác định các chỉ số như thế nào. Nhiều kết luận đã được rút ra trên cơ sở phân tích các chỉ số phát triển con người. Nếu tôi quan sát các yếu tố như thiết chế, hình thái tổ chức, hệ thống các phương tiện cảnh báo, quản lý quy hoạch tại đồng bằng

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD86

châu thổ sông Hồng, ta thấy khu vực này có năng lực rất tốt về mặt tổ chức, điều phối, thu thập thông tin để theo dõi hệ thống hạ tầng thủy nông.

Alexis Drogoul

Nhìn chung, sau thảm họa sóng thần năm 2004, toàn bộ khu vực chịu thảm họa đều nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của một hệ thống quản lý tổng thể, tích hợp, kết quả là, nhiều hệ thống như vậy đã được hình thành, ở các mức độ phát triển khác nhau, tuy nhiên giữa các hệ thống này lại thiếu kết nối. Ngoài ra, các nước cũng đều có nhận thức về một số nguy cơ, rủi ro có thể tác động tới nhiều nước khác nhau, ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ phát triển của từng nước. Việt Nam đã xây dựng trung tâm cảnh báo cấp 1, đây là một trong những trung tâm tốt nhất trong khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực cảnh báo động đất. Sau những thảm họa năm 2004 và trận sóng thần vừa qua tại Nhật Bản, nhiều thành phố lớn thuộc vùng duyên hải Việt Nam đều nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm của loại thảm họa này – năm 2011, một đợt diễn tập sơ tán quy mô lớn đã được tổ chức tại thành phố Đà  Nẵng và hệ thống cảnh báo sóng thần cũng được thiết lập.

Vanessa Manceron

Câu hỏi của tôi liên quan đến mối liên hệ giữa mức độ dễ bị tổn thương và việc có hay không có các tai biến tự nhiên. Lúc nãy anh có kết hợp vấn đề giữa việc một xã hội có công tác quản lý, trị thủy thường xuyên, có công trình hạ tầng kiên cố, bền vững, kinh tế nông nghiệp thâm canh, nguy cơ hứng chịu tai biến tự nhiên ít hơn nhưng mức độ dễ bị tổn thương lại cao hơn. Điều này nhắc tới sự khác biệt giữa hai hình thái tổ chức, đó là

hình thái xã hội với hệ thống sản xuất nông nghiệp chặt chẽ và xã hội săn bắt-hái lượm: ở thời săn bắt-hái lượm, người ta sống trong sự dồi dào, ít nguy cơ hứng chịu tai biến, trong khi đó, ở xã hội trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, người nông dân phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn sản phẩm họ sản xuất ra, và không có khả năng đi nơi khác tìm kiếm nguồn thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu của mình.

Mặt khác, liệu chúng ta có thể nói là một xã hội càng được bảo vệ trước các tai biến, khả năng ứng phó phục hồi của xã hội ấy càng giảm?

Jean-philippe Fontenelle

Nếu chúng ta phân tích mô hình sản xuất thâm canh, vốn kỹ thuật (dịch vụ) và kiến thức là rất quan trọng. Đây là một hệ thống hiệu quả nhưng phạm vi hoạt động hẹp và phụ thuộc nhiều vào việc các điều kiện đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống có được duy trì hay không. Theo đó, công tác trị thủy giúp giảm nhẹ các rủi ro tiềm tàng liên quan đến những tai biến dạng hạn hán hay lũ lụt. Đồng thời, để có thể duy trì được hiệu quả của công tác trị thủy, cần phát triển hệ thống các công trình kỹ thuật và thiết chế quản lý chặt chẽ, luôn phải được điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi có thể có của môi trường, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến biến đổi khí hậu. Nếu hệ thống đó không được điều chỉnh cho phù hợp, hoặc nếu bị suy yếu (nhất là vì những lý do liên quan đến lựa chọn mang tính chính trị) thì khả năng phục hồi của người dân và cộng đồng sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên, đây cũng không phải là khẳng định chính xác hoàn toàn. Bởi vì còn phải tính đến khả năng ứng phó của chính người nông dân. Trong các nghiên cứu nông

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 87

nghiệp truyền thống, người ta cho rằng nông dân là những người nghèo, và cứ nghèo là sẽ dễ bị ảnh hưởng từ các nguy cơ, rủi ro do kinh tế không vững, nhưng nếu xét về khả năng ứng phó, họ sẽ biết lựa chọn nhằm đa đạng hóa các hoạt động kinh tế gia đình để giảm thiểu phần nguy cơ đối với mỗi một hoạt động khác nhau trong hệ thống sản xuất của mình. Xét trên quan điểm như vậy, có thể nói, việc thiếu chuyên môn hóa lại góp phần nâng cao khả năng phục hồi của họ, vì kinh tế gia đình dựa trên nhiều hoạt động đa dạng, cả trồng trọt và chăn nuôi, giúp họ có thể đối mặt và phục hồi dễ dàng hơn sau mỗi lần xảy ra tai biến tự nhiên. Trong một hệ thống sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa, tổ chức chặt chẽ hơn với các phương tiện sản xuất lớn hơn, người nông dân được trang bị các phương tiện về mặt lý thuyết đủ để họ phát triển hệ thống sản xuất của mình, nhưng việc người nông dân tham gia vào một hoạt động sản xuất chuyên nào đó lại khiến họ bị phụ thuộc vào chính hoạt động đấy (về thị trường, về kiến thức kinh nghiệm trong sản xuất, về công cụ, về tổ chức, v.v.), điều này gây cản trở hoặc ít nhất cũng làm chậm quá trình phục hồi.

Alain henry

Nhiều xã hội sử dụng các biện pháp để tác động vào không gian sống, không gian thiên nhiên theo ý mình, các xã hội đó làm chủ hoặc tự thích nghi trước rủi ro. Ở đây, tôi thấy có một sự hội tụ tích cực trong việc tối ưu hóa công tác quản lý rủi ro. Đồng thời, những khu vực tập trung dân cư cao không hẳn liên quan tới việc người ta có kiến thức hay ý thức về rủi ro. Đôi khi, ta có cảm giác là mọi người lại đổ xô đến những nơi mà họ sẽ phải chịu mức độ dễ bị tổn thương cao nhất.

Jean-philippe Fontenelle

Nếu quan sát các hoạt động quy hoạch thủy nông, chúng ta sẽ phải phân tích trên các giai đoạn thời gian vô cùng dài. Bản thân những người trị vì trước đây cũng đã phải trăn trở hàng bao năm trời về việc duy trì hệ thống đê sông Hồng: liệu có nên liên tục quy hoạch, tu bổ và xây thêm? Liệu có nên phá bỏ vì càng xây cao đê thì mực nước sông lại càng dâng lên? Những gì chúng ta thấy đang diễn ra hiện nay ở đồng bằng sông Hồng phản ánh cả một quá trình lịch sử, cảnh quan hiện nay cũng phản ánh những trăn trở và thay đổi trong chính sách quy hoạch qua bao chặng thời gian.