280
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ĐÊ CƯƠNG HỌC PHN NGÀNH HÁN NÔM NĂM 2019 Hà Nội, tháng 6 năm 2019

khoavanhoc.edu.vn · 1 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................................1 HÁN

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

    KHOA VĂN HỌC

    ĐÊ CƯƠNG HỌC PHẦN

    NGÀNH HÁN NÔM NĂM 2019

    Hà Nội, tháng 6 năm 2019

  • 1

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1

    HÁN NÔM CƠ SỞ .................................................................................................................... 3

    NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG ....................................................................................... 15

    VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG ................................................................................... 25

    VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ X – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVIII .......................................... 34

    VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII - THẾ KỈ XIX ..................................... 45

    NHO GIÁO, PHẬT GIÁO VÀ ĐẠO GIÁO ........................................................................... 55

    TIN HỌC HÁN NÔM ............................................................................................................. 68

    VĂN HỌC TRUNG QUỐC TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN ĐỜI ĐƯỜNG .............................................. 76

    GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH KHO SÁCH HÁN NÔM ...................................................... 87

    GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ VIỆT NAM ................................................................................ 93

    VĂN TỰ HỌC HÁN NÔM ................................................................................................... 101

    VĂN BẢN HỌC HÁN NÔM ................................................................................................ 111

    NGỮ PHÁP VĂN NGÔN ..................................................................................................... 121

    TỨ THƯ 1 (LUẬN NGỮ – MẠNH TỬ) ............................................................................. 129

    TỨ THƯ 2 (ĐẠI HỌC – TRUNG DUNG) ........................................................................... 137

    NGŨ KINH 1 (THI – THƯ) .................................................................................................. 145

    NGŨ KINH 2 (LỄ - DỊCH) ................................................................................................... 156

    NGŨ KINH 3 (XUÂN THU – TẢ TRUYỆN) ...................................................................... 166

    HÁN VĂN VIỆT NAM THẾ KỶ X - XIV ........................................................................... 174

    HÁN VĂN VIỆT NAM THẾ KỈ XV – XVIII ...................................................................... 183

    HÁN VĂN VIỆT NAM THẾ KỶ XIX - XX ........................................................................ 190

    VĂN BẢN CHỮ NÔM ......................................................................................................... 197

    TỪ CHƯƠNG HỌC HÁN NÔM .......................................................................................... 203

    ĐƯỜNG THI - CỔ VĂN ...................................................................................................... 210

    TẢN VĂN TRIẾT HỌC TỐNG MINH ................................................................................ 222

    THỰC HÀNH VĂN BẢN HÁN NÔM ................................................................................. 231

  • 2

    CHƯ TỬ ................................................................................................................................ 239

    TINH TUYỂN HÁN VĂN PHẬT GIÁO .............................................................................. 248

    THỰC TẬP ............................................................................................................................ 259

    PHÂN TÍCH VĂN BẢN HÁN VĂN .................................................................................... 264

    PHÂN TÍCH VĂN BẢN CHỮ NÔM ................................................................................... 273

  • 3

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC

    KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    *****

    Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019

    ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

    HÁN NÔM CƠ SỞ

    (BASIC SINO-NOM)

    1. Thông tin về giảng viên:

    * Giảng viên 1

    - Họ và tên: Phạm Văn Khoái

    - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp (I ), PGS, TS.

    - Thời gian, địa điểm làm việc: 8h30' - 14h30' P.412 - Nhà B - 336 Nguyễn Trãi -

    Thanh Xuân - Hà Nội

    - Địa chỉ liên hệ: 32, 160, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội

    - Điện thoại, email: 8.544081 – 090.329.1309

    - Các hướng nghiên cứu chính:

    + Nghiên cứu văn tự học (văn tự học chữ Hán, văn tự học chữ Nôm).

    + Nghiên cứu Hán văn, Hán văn Việt Nam.

    + Nghiên cứu Hán ngữ, Ngôn ngữ học, Ngữ văn học.

    * Giảng viên 2

    - Họ và tên: Đinh Thanh Hiếu

    - Chức danh: Giảng viên chính, Tiến sĩ.

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Sáng thứ 2 hàng tuần tại Khoa Văn học, tầng 3, nhà B.

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, Trường ĐHKHXH&NV, 336 Nguyễn

    Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

    - Điện thoại: 0987878557 Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Kinh điển Nho gia, Giáo dục khoa cử Nho học.

    * Giảng viên 3

    - Họ và tên: Phạm Vân Dung

    - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ.

    mailto:[email protected]

  • 4

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Sáng thứ hai hàng tuần, tại Khoa Văn học (tầng 3 nhà B

    - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân –

    Hà Nội).

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học

    - Điện thoại: 0912573913

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Hán văn Trung Quốc, Hán văn Việt Nam.

    * Giảng viên 4

    - Họ và tên: Phan Thị Thu Hiền

    - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ.

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Sáng thứ hai hàng tuần, tại Khoa Văn học (tầng 3 nhà B

    - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân –

    Hà Nội).

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học

    - Điện thoại: 0976098490

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Hán văn Việt Nam, Hán văn Trung Quốc.

    * Giảng viên 5:

    - Họ và tên: Lê Văn Cường

    - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ.

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Sáng thứ hai hàng tuần, tại Khoa Văn học (tầng 3 nhà B

    - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân –

    Hà Nội).

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học.

    - Điện thoại: 0989060617

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Kinh điển Nho gia; Giáo dục khoa cử; Chữ Nôm với

    Công nghệ thông tin và Nhân văn số thức.

    * Giảng viên 6:

    - Họ và tên: Nguyễn Phúc Anh

    - Chức danh, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ.

    - Thời gian làm việc: Hẹn gặp qua điện thoại.

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học.

    - Điện thoại: 0398458854

    mailto:[email protected]

  • 5

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Nhân học văn hoá, Lịch sử gia đình và hôn nhân, Lịch

    sử tư tưởng Trung Quốc và Việt Nam, Lý luận văn học cổ Trung Quốc.

    * Giảng viên 7:

    - Họ và tên: Lê Phương Duy

    - Chức danh: Giảng viên, Thạc sĩ.

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Sáng thứ 2 hàng tuần tại Khoa Văn học, tầng 3, nhà B.

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học, tầng 3, nhà B, Trường ĐHKHXH&NV, 336 Nguyễn

    Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

    - Điện thoại: 0912536659 Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Kinh học và tiếp nhận kinh điển Nho gia tại Việt Nam,

    Chư tử học, Gia lễ.

    * Giảng viên 8

    - Họ và tên: Võ Mạnh Hà

    - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ.

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Sáng thứ hai hàng tuần, tại Khoa Văn học (tầng 3 nhà B

    - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân –

    Hà Nội).

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học

    - Điện thoại: 0933208228

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Hán văn Trung Quốc

    * Giảng viên 9

    - Họ và tên: Bùi Anh Chưởng

    - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Sáng thứ hai hàng tuần, Khoa Văn học (tầng 3 nhà B,

    Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà

    Nội).

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

    - Điện thoại: 0902080417

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Chính trị Nho gia, Văn tự học Hán – Nôm.

    2. Thông tin chung về học phần:

    - Tên học phần: Hán Nôm cơ sở

    mailto:[email protected]:[email protected]:[email protected]

  • 6

    [Tên tiếng Anh: (Infommatics for Sino-Nom Studies)]

    - Mã học phần: SIN1001

    - Số tín chỉ: 03

    - Học phần: - Bắt buộc:

    ` - Lựa chọn:

    - Các học phần tiên quyết: Không

    - Các học phần kế tiếp:

    - Các yêu cầu đối với học phần: Chấp hành đúng quy chế, thực hiện tốt các yêu cầu của giảng

    viên, chuẩn bị đủ học liệu, chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ; Lớp học phải được tổ chức

    theo qui mô vừa phải về số lượng để giảng viên có khả năng bao quát, phát vấn kiểm tra kiến

    thức và để người học đều có cơ hội thể hiện được mình qua nhận diện chữ, qua viết chữ, qua

    làm ví dụ, qua đọc bài khoá ngay ở trên lớp.

    - Số giờ tín chỉ:

    + Lý thuyết: 30

    + Thực hành: 15

    + Tự học: 0

    - Địa chỉ Khoa, Bộ môn phụ trách học phần: Tầng 3, nhà B, Trường ĐH KHXH&NV,

    ĐHQGHN (336 – Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).

    3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần:

    3.1. Mục tiêu chung:

    Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên biết được những vấn đề cơ bản về mặt nhận thức

    chung về Hán Nôm; vai trò của Hán Nôm trong truyền thống ngữ văn Việt Nam; lịch sử diễn

    tiến của chữ Hán và chữ Nôm; biết được các quy tắc viết và cấu tạo của chữ Hán và chữ Nôm;

    nhớ được mọt lượng chữ Hán và ngữ pháp căn bản để đọc hiểu được những bài độc bản Hán

    Nôm sơ đẳng; nhận thức và phát huy tốt vai trò của từ Hán - Việt trong tiếng Việt.

    3.2. Chuẩn đầu ra của học phần:

    - Kiến thức:

    - Người học phải biết được các kiến thức cơ bản về Hán Nôm như: Lịch sử hình thành, diễn

    biến và cấu tạo của chữ Hán; lịch sử hình thành, diễn biến và cấu tạo của chữ Nôm;

    - Biết được khái niệm về Văn ngôn; kiến thức về sự phổ biến tiếng Hán và chữ Hán ở Việt

    Nam;

    - Biết được những khái niệm, kiến thức về hệ thống thư tịch Hán Nôm; vai trò của Hán Nôm

    trong tiến trình văn hoá Việt Nam nói chung, trong ngữ văn học Việt Nam nói riêng.

    - Kỹ năng:

  • 7

    - Người học phải nhớ được một lượng chữ Hán và những hiện tượng ngữ pháp Hán văn cổ cơ

    bản, biết dịch một số văn bản Hán văn ra Việt văn theo một số chủ đề và văn bản mà chương

    trình học phần cung cấp cũng như phải biết được các nguyên tắc tạo chữ Nôm.

    - Thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân):

    - Học phần đặt nền móng cho cách học Hán Nôm từ góc độ ngữ văn; rèn luyện tính cẩn trọng

    cho người học, xây dựng tình cảm quí trọng, ham thích chữ Hán, Hán văn cũng như lòng yêu

    mến các giá trị văn hoá truyền thống.

    4. Tóm tắt nội dung học phần:

    Học phần cung cấp những tri thức có tính chất nhập môn về Hán Nôm cả về phương

    diện lý thuyết và thực hành. Về phương diện lý thuyết, học phần giới thiệu các yếu tố cơ sở

    của Hán Nôm như: chữ Hán, Hán văn, chữ Nôm, văn Nôm trong tiến trình lịch sử và văn hoá

    Việt Nam. Về phương diện thực hành, sinh viên được thực hành viết chữ Hán theo qui tắc bút

    thuận, nhớ một lượng chữ Hán, chữ Nôm nhất định theo các chủ đề, biết được vốn từ, vốn

    văn hoá cũng như những hiện tượng ngữ pháp cơ bản trong Hán văn.

    Học phần sẽ cung cấp những tri thức cơ bản về chữ Hán như: Lịch sử chữ Hán, diễn

    biến hình thể của chữ Hán (Giáp cốt văn, kim văn, đại triện, tiểu triện, lệ thư, hành thư, thảo

    thư, khải thư, giản thể...); ba phương diện: hình - âm - nghĩa của chữ Hán; âm Hán Việt; sáu

    phép tạo và dùng chữ Hán (lục thư); bản chất ý - âm của chữ Hán; hệ thống thư tịch Hán

    Nôm. Chữ Hán được dạy và học trong mối quan hệ với các đơn vị, cấp độ trong Hán ngữ

    (Hán văn): tự - từ - ngữ - cú - văn bản; các phương thức diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp (thực từ,

    hư từ) trong Hán văn ở mức độ nhập môn, thông qua những bài đọc cụ thể ứng với các chủ đề

    (chủ đề tự nhiên, chủ đề xã hội,...). Người học sẽ được cung cấp những tri thức nhập môn về

    chữ Nôm: định nghĩa chữ Nôm, các nguyên tắc tạo chữ Nôm, các loại âm đọc trong chữ Nôm

    thông qua một số trích đoạn văn bản Nôm cụ thể.

    5. Nội dung chi tiết học phần:

    - Nội dung 1 : Đại cương về Hán Nôm (6 giờ tín chỉ)

    1. Nhận thức chung về Hán Nôm

    1.1. Đặc trưng ngành Hán Nôm

    1.2. Đào tạo các bậc học

    2. Đại cương về chữ Hán

    2.1. Điểm qua lịch sử chữ Hán

    2.1.1. Cổ văn tự [Giáp cốt văn, Kim văn, Trựu văn (Đại triện), Tiểu triện]

    2.1.2. Kim văn tự [Lệ thư, Thảo thư, Khải thư, Hành thư]

    2.1.3. Mẫu chữ (4 thể phổ biến nhất: Khải - Hành - Lệ - Triện)

  • 8

    2.2. Quy tắc viết chữ Hán

    2.2.1. Các nét chữ Hán

    2.2.2. Qui tắc bút thuận (Quy tắc viết chữ Hán)

    2.2.3. Bố trí các bộ phận trong chữ Hán

    2.2.4. Các yêu cầu khi viết chữ Hán

    2.2.5. Viết khai triển chữ Hán

    2.2.6. Chữ Hán phồn thể, chữ Hán giản thể

    2.2.7. 214 bộ thủ chữ Hán

    2.3. Các phép cấu tạo chữ Hán

    2.3.1. Tượng hình 像形

    2.3.2. Chỉ sự 指事

    2.3.3. Hội ý 會意

    2.3.5. Hình thanh 形聲

    2.3.4. Giả tá 假借

    2.3.6. Chuyển chú 轉注

    2.4. Phân tích 214 bộ thủ.

    2.5. Bản chất của chữ Hán và vấn đề âm đọc của chữ Hán

    2.5.1. Chữ Hán: Văn tự Ý - ÂM

    2.5.2. Âm đọc của chữ Hán (chữ Hán là văn tự cho phép có nhiều âm đọc)

    2.6.3. Âm Hán Việt

    3. Giới thiệu về hệ thống thư tịch Hán Nôm

    4. Giới thiệu Tự điển, Từ điển Hán Nôm.

    4.1. Tự điển Hán – Hán

    4.1.1. Khang Hy tự điển (1716)

    4.1.2. Từ nguyên (1915)

    4.1.3. Từ Hải (1936)

    4.2. Tự điển, từ điển Hán – Việt

    4.2.1. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu (Bản điện tử)

    4.2.2. Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh (tái bản nhiều lần)

    4.2. Tự điển chữ Nôm

    4.2.1. Đại tự điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2002

    2.2.2 . Tự điển chữ Nôm dẫn giải của Nguyễn Quang Hồng, Nxb. Khoa học xã hội, 2014.

    - Nội dung 2: Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hóa truyền thống theo chủ đề

    đạo đức, giáo dục gia đình, số đếm, tự nhiên, xã hội, không gian, thời gian: Nhân

  • 9

    chi sơ, tính bản thiện; Tử bất học, phi sở nghi; Tam tài, tứ thời, tứ phương; Ngũ

    thường; Lục cốc; Lục súc; Thất tình; Bát âm; Tứ thanh; Cửu tộc; Thập nghĩa).

    Bài đọc bổ sung: Giai nhân ca(Lý Diên Niên) ; Quân tại Tương giang đầu

    - Nội dung 3: Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hóa truyền thống theo chủ đề

    đạo học, thư tịch, văn chương: Giới thiệu về Tiểu học, Tứ thư, Ngũ kinh)

    Bài đọc bổ sung: Tứ thời thi.

    - Nội dung 4: Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hóa truyền thống theo chủ đề

    lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử Việt Nam: Việt sử (I, II, III)

    Bài đọc bổ sung: Nam quốc sơn hà (Thần thi), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận).

    - Nội dung 5: Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hóa truyền thống theo chủ đề

    lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử Việt Nam: Việt sử: Hồng Bàng thị truyện

    (trích Lĩnh Nam chính quái liệt truyện)

    Bài đọc bổ sung: Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải)

    - Nội dung 6: Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hóa truyền thống theo chủ đề

    lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử Việt Nam: Sơn Tinh,Thuỷ Tinh; Trưng

    Thánh Vương (trích Việt điện linh tập lục)

    Bài đọc bổ sung: Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch)

    - Nội dung 7: Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hóa truyền thống theo chủ đề

    lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử Việt Nam: Sóc Thiên Vương. (trích Việt

    điện linh tập lục)

    Bài đọc bổ sung: Xuân nhật ức Lý Bạch ( Đỗ Phủ, trích)

    - Nội dung 8: Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hóa truyền thống theo chủ đề

    lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử Việt Nam: Nguyễn Trãi. (trích Ấu học Hán

    tự tân thư)

    Bài đọc bổ sung: Xuân vọng (Đỗ Phủ, trích)

    - Nội dung 9: Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hóa truyền thống theo chủ đề

    nhân vật giáo dục Trung Quốc: Khổng Tử; Mạnh Tử.

    Bài đọc bổ sung: Tuế mộ quy Nam Sơn (Mạnh Hạo Nhiên, trích)

    - Nội dung 10: Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hóa truyền thống theo chủ đề

    lịch sử Trung Quốc: Trung Quốc chi sử (I, II).

    Bài đọc bổ sung: Xuân oán (Kim Xương Tự)

    - Nội dung 11: Đại cương về chữ Nôm (3 giờ tín chỉ)

    11.1. Định nghĩa chữ Nôm

    11.2. Lịch sử chữ Nôm

  • 10

    11.3. Cấu tạo chữ Nôm

    11.3.1. Chữ Nôm vay mượn toàn bộ (Vay mượn Hình - Âm - Nghĩa)

    11.3.2. Chữ Nôm vay mượn bộ phận

    11.3.2.1. Mượn hình thể, âm đọc nhưng ý nghĩa khác

    11.3.2.2. Mượn hình thể âm đọc và ý nghĩa khác

    11.3.2. Những chữ sáng tạo

    11.3.2.1. Sáng tạo theo kiểu hội ý

    11.3.2.2. Sáng tạo theo kiểu hình thanh

    11.3.2.3. Sáng tạo theo kiểu dùng chữ Hán để ghi phụ âm kép (bl, kl…)

    11.3.2.4. Sáng tạo theo dấu phụ (cá nháy)

    11.3.2.5. Phân tích chữ Nôm qua những đoạn trích Truyện Kiều, Tam thiên tự…

    Ôn tập

    - Ôn tập nhận thức về văn tự

    - Ôn tập về chữ Hán theo các chủ đề và độc bản

    - Ôn tập nhận diện ngữ pháp

    - Ôn tập nhận diện chữ Nôm

    6. Học liệu:

    6.1. Học liệu bắt buộc:

    1. Phạm Văn Khoái, Giáo trình Hán Nôm cơ sở - Trường Đại học Khoa

    học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2004 (giáo trình đã nghiệm thu) (Phòng Tư liệu

    Khoa Văn học)

    2. Đinh Trọng Thanh (chủ biên) Giáo trình Hán Nôm, tập I, tập II, Nxb

    Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990. (Phòng đọc Thượng đình -Trung

    tâm thông tin thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội)

    3. Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San Ngữ văn Hán Nôm, tập I, tập II,

    Nxb Giáo dục (in lần thứ 2), Hà Nội, 1995. (Phòng đọc Thượng đình -Trung tâm

    thông tin thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội)

    6.2. Học liệu tham khảo:

    1. Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm, tập I, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004 (Giáo

    trình Cao đẳng Sư phạm)

    2. Võ Như Nguyên, Nguyễn Hồng Giao Hán văn giáo khoa thư, tập I, tập II, Nxb Đà

    Nẵng (bản in 1997)

    3. Lê Nguyễn Lưu, Từ chữ Hán đến chữ Nôm, Nxb Thuận Hoá, Huế, 2002.

  • 11

    4. Đinh Trọng Thanh, Giáo trình ngữ pháp Hán ngữ cổ đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà

    Nội, Hà Nội, 2005.

    5. Chu Thiên, Giáo trình Hán văn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

    6. Nguyễn Khuê, Tự học Hán văn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.

    7. Phạm Văn Khoái, Giáo trình Hán văn Lý - Trần, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.

    8. Đào Duy Anh Từ điển Hán Việt (nhiều nhà xuất bản đã xuất bản bộ từ điển này).

    9. Thiều Chửu, Hán Việt tự điển (nhiều nhà xuất bản đã xuất bản bộ tự điển này).

    10. Nguyễn Quang Hồng, Từ điển chữ Nôm dẫn giải, Nxb Khoa học xã hội, 2014.

    7. Lịch trình tổ chức dạy học:

    Tuần Nội dung chính Tài liệu chính cần đọc Ghi chú

    Tuần 1

    Nội dung 1 : Đại cương về Hán Nôm

    1. Nhận thức chung về Hán Nôm

    2. Đại cương về chữ Hán

    2.1. Điểm qua lịch sử chữ Hán

    2.2. Quy tắc viết chữ Hán

    - Đọc học liệu bắt buộc số: số

    1,2,3 (phần có liên quan đến nội

    dung bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 2

    2.3. Các phép cấu tạo chữ Hán

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 3

    2.4. Phân tích 214 bộ thủ.

    2.5. Bản chất của chữ Hán và vấn đề

    âm đọc của chữ Hán

    3. Giới thiệu về hệ thống thư tịch

    Hán Nôm

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 4

    - Nội dung 2: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề đạo đức, giáo dục gia

    đình, số đếm, tự nhiên, xã hội,

    không gian, thời gian: Nhân chi sơ,

    tính bản thiện; Tử bất học, phi sở nghi;

    Tam tài, tứ thời, tứ phương; Ngũ

    thường; Lục cốc; Lục súc; Thất tình;

    Bát âm; Tứ thanh; Cửu tộc; Thập

    nghĩa).

    - Bài đọc bổ sung: Giai nhân ca(Lý

    Diên Niên) ; Quân tại Tương giang

    đầu

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 5

    - Nội dung 2: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề đạo đức, giáo dục gia

    đình, số đếm, tự nhiên, xã hội,

    không gian, thời gian: Nhân chi sơ,

    tính bản thiện; Tử bất học, phi sở nghi;

    Tam tài, tứ thời, tứ phương; Ngũ

    thường; Lục cốc; Lục súc; Thất tình;

    Bát âm; Tứ thanh; Cửu tộc; Thập

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

  • 12

    nghĩa).

    Bài đọc bổ sung: Giai nhân ca(Lý

    Diên Niên) ; Quân tại Tương giang

    đầu

    Tuần 6

    - Nội dung 3: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề đạo học, thư tịch, văn

    chương: Giới thiệu về Tiểu học, Tứ

    thư, Ngũ kinh)

    - Bài đọc bổ sung: Tứ thời thi.

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 7

    - Nội dung 4: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử,

    sự kiện lịch sử Việt Nam : Việt sử (I,

    II, III)

    - Bài đọc bổ sung: Nam quốc sơn hà

    (Thần thi), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận).

    - Làm bài kiểm tra giữa kỳ tại lớp.

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 8

    - Nội dung 4: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử,

    sự kiện lịch sử Việt Nam: Việt sử (I,

    II, III)

    - Bài đọc bổ sung: Nam quốc sơn hà

    (Thần thi), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận).

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 9

    - Nội dung 5: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử,

    sự kiện lịch sử Việt Nam: Việt sử:

    Hồng Bàng thị truyện (trích Lĩnh Nam

    chính quái liệt truyện)

    - Bài đọc bổ sung: Tụng giá hoàn

    kinh sư (Trần Quang Khải)

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 10

    - Nội dung 6: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử,

    sự kiện lịch sử Việt Nam: Sơn

    Tinh,Thuỷ Tinh; Trưng Thánh Vương

    (trích Việt điện linh tập lục)

    - Bài đọc bổ sung: Tĩnh dạ tứ (Lý

    Bạch)

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 11

    - Nội dung 7: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử,

    sự kiện lịch sử Việt Nam: Sóc Thiên

    Vương. (trích Việt điện linh tập lục)

    - Bài đọc bổ sung: Xuân nhật ức Lý

    Bạch ( Đỗ Phủ, trích)

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 12

    - Nội dung 8: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử,

    sự kiện lịch sử Việt Nam: Nguyễn

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

  • 13

    Trãi. (trích Ấu học Hán tự tân thư)

    - Bài đọc bổ sung: Xuân vọng (Đỗ

    Phủ, trích)

    liên quan

    Tuần 13

    - Nội dung 9: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề nhân vật giáo dục

    Trung Quốc: Khổng Tử; Mạnh Tử.

    - Bài đọc bổ sung: Tuế mộ quy Nam

    Sơn (Mạnh Hạo Nhiên, trích)

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 14

    - Nội dung 10: Chữ Hán và độc bản

    chữ Hán về văn hóa truyền thống

    theo chủ đề lịch sử Trung Quốc :

    Trung Quốc chi sử (I, II).

    - Bài đọc bổ sung: Xuân oán (Kim

    Xương Tự)

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan

    Tuần 15

    - Nội dung 11: Đại cương về chữ

    Nôm

    - Tổng ôn

    - Đọc học liệu bắt buộc số: 1,2,3

    (phần có liên quan đến nội dung

    bài học)

    - Đọc thêm học liệu tham khảo có

    liên quan (chú ý học hiệu số 10)

    8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giảng viên

    - Tham gia đầy đủ và nghiêm túc số giờ học trên lớp theo quy định.

    - Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài, đọc học liệu theo yêu cầu, chủ động tìm kiếm

    tư liệu, chia nhóm, tham gia thảo luận và làm các bài tập, làm bài kiểm tra và thi kết thúc học

    phần) theo đúng yêu cầu và hướng dẫn của giảng viên.

    - Điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên sẽ được tính trên cơ sở mức độ chuyên cần của sinh

    viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu và kết quả của các bài tập, kiểm

    tra thường xuyên.

    - Sinh viên vi phạm quy định (nghỉ học hoặc đi học muộn không có lý do chính đáng, không

    chuẩn bị bài, làm bài tập, kiểm tra, thi, nộp bài quá hạn, vi phạm quy chế thi, làm bài, trích

    dẫn không trung thực…) tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo quy chế (trừ điểm, đình

    chỉ thi...). Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không được dự thi kết thúc học

    phần.

    - Thời lượng học phải đảm bảo trên 80% tổng số giờ học trên lớp và điểm kiểm tra - đánh giá

    thường xuyên; điểm kiểm tra – đánh giá giữa kỳ phải đạt tối thiểu là điểm D thì mới đủ điều

    kiện để được thi kết thúc học phần.

    9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần

    9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên:

    Trọng số điểm: 10%

  • 14

    - Chuyên cần: Tinh thần, thái độ học tập (đi học đầy đủ, nghiêm túc, chuẩn bị bài tốt,

    tích cực chủ động tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, tích cực thảo luận.

    - Các bài tập: Theo yêu cầu của giảng viên: Thực hành viết chữ trên bảng; đọc dịch các

    bài khóa đã học; kiểm tra và chấm vở ghi, vở bài tập...

    9.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì và cuối kỳ:

    Trọng số điểm: 30%

    - Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: Làm bài kiểm tra thực hành trên lớp (90 phút) hoặc Tiểu

    luận giao về nhà.

    Trọng số điểm: 60%

    - Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ: Thi viết trên lớp (120 phút) hoặc thi vấn đáp.

    KHOA BỘ MÔN TM. NHÓM GIẢNG VIÊN

    BIÊN SOẠN

    TS. Đinh Thanh Hiếu

    PGS.TS Phạm Văn Khoái

    ThS. Lê Văn Cường

  • 15

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC

    KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    *****

    Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019

    ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

    NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG

    (GENERAL ARTISTRY)

    1. Thông tin về giảng viên

    * Giảng viên 1

    - Họ và tên: Nguyễn Thị Bích

    - Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, giảng viên

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Phòng 402, nhà I, 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336

    Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

    - Điện thoại: 0973214367

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Đại cương nghệ thuật học, Kí hiệu học nghệ thuật,

    Vladimir Nabokov.

    * Giảng viên 2

    - Họ và tên: Hoàng Cẩm Giang

    - Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, giảng viên

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Phòng 402, nhà I, 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336

    Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

    - Điện thoại: 0983093539

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: - Đại cương Nghệ thuật học, Lịch sử nghệ thuật, Nghệ

    thuật điện ảnh, Lý luận phê bình điện ảnh, Biên kịch điện ảnh, Lịch sử điện ảnh Việt

    Nam và thế giới, Các vấn đề lý luận về chuyển thể. Lý luận thể loại trong văn học.

    * Giảng viên 3

    - Họ và tên: Lê Thị Tuân

    - Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, giảng viên

  • 16

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Phòng 402, nhà I, 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân

    - Địa chỉ liên hệ: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336

    Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

    - Điện thoại: 0979910711

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Đại cương Nghệ thuật học, Nghệ thuật điện ảnh, Lịch

    sử điện ảnh Việt Nam, Biên kịch điện ảnh, Điện ảnh cải biên, Lý thuyết liên kí hiệu…

    2. Thông tin chung về học phần

    - Tên học phần: Nghệ thuật học đại cương ((General Artistry)

    - Mã học phần: LIT1100

    - Số tín chỉ: 3

    - Học phần: Bắt buộc

    - Các học phần tiên quyết:

    - Các học phần kế tiếp:

    - Các yêu cầu đối với học phần: Phòng học đa phương tiện

    - Số giờ tín chỉ:

    + Lý thuyết: 45

    + Thực hành: 0

    + Tự học: 0

    - Địa chỉ Khoa/ Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã

    hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Đường Nguyễn Trãi, Hà Nội.

    3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần

    3.1 Mục tiêu chung

    Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để biết được nguồn gốc và đặc

    trưng của nghệ thuật, nhận biết được các giai đoạn trong lịch sử nghệ thuật phương Tây và

    phương Đông. Đồng thời, học phần giúp sinh viên biết được đặc trưng của các loại hình nghệ

    thuật cụ thể và sự tương tác giữa chúng, từ đó có khả năng đánh giá và phê bình một tác

    phẩm nghệ thuật.

    3.2 Chuẩn đầu ra của học phần

    - Kiến thức

    Biết được đầy đủ, chính xác kiến thức chung của học phần, bao gồm:

    + Hiểu được khái niệm nghệ thuật là gì? Nghệ thuật khác với khoa học, chính trị và tôn giáo

    như thế nào?

    + Hiểu được đặc trưng và bản chất của nghệ thuật nói chung.

  • 17

    + Hiểu được nguồn gốc và quá trình phát triển nghệ thuật

    + Hiểu được những thành tựu cơ bản của một số nền nghệ thuật tiêu biểu

    + Hiểu được quá trình sáng tác, thưởng thức và phê bình một tác phẩm nghệ thuật

    + Hiểu được đặc trưng của các loại hình nghệ thuật cụ thể như nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật

    tạo hình, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh.

    - Kĩ năng

    + Có kĩ năng nhận biết, thưởng thức, phân loại một tác phẩm nghệ thuật cụ thể.

    + Có kĩ năng phân tích, đánh giá, phê bình một tác phẩm nghệ thuật cụ thể (một bức tranh,

    một công trình điêu khắc, kiến trúc, một tác phẩm điện ảnh, một bản nhạc, một tác phẩm thơ

    hay tiểu thuyết...).

    + Có kĩ năng vận dụng các kiến thức về nghệ thuật nói chung; đặc biệt: kịch, thơ, tiểu thuyết,

    điện ảnh, so sánh và liên hệ giữa chúng với nhau.

    -Thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân)

    + Tạo cho người học sự yêu thích về học phần, ngành học đã lựa chọn

    + Có thái độ trân trọng, nghiêm túc và khoa học khi đánh giá một hiện tượng nghệ thuật cụ

    thể (tác phẩm/tác giả/khuynh hướng/trào lưu) thuộc về một nền nghệ thuật dân tộc, thấy được

    cái hay và cái đẹp của nó.

    + Tự bồi dưỡng cho bản thân năng lực thẩm mỹ để tiếp nhận, thưởng thức, đánh giá các hiện

    tượng nghệ thuật để từ đó có khả năng tạo lập được cái đẹp trong cuộc sống.

    4. Tóm tắt nội dung học phần

    Nội dung học phần là những kiến thức cơ bản nhất về bản chất và nguồn gốc của nghệ

    thuật, các khuynh hướng và quan điểm khác nhau về quá trình hình thành, phát triển của nghệ

    thuật ở phương Tây và phương Đông, từ đó đi sâu phân tích các loại hình nghệ thuật: nghệ

    thuật ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật tổng hợp; mối quan hệ

    tương tác giữa các ngành nghệ thuật, đặc biệt ở những ngành nghệ thuật gần gũi với văn học

    như sân khấu, điện ảnh. Học phần cũng giới thiệu và phân tích mối liên hệ qua lại giữa sáng

    tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật, giữa nghệ sĩ và hiện thực đời sống xã hội, vai trò và

    chức năng của mỗi loại hình nghệ thuật, tác động qua lại giữa bản thân đối tượng nghệ thuật

    và nhu cầu thưởng thức cái đẹp của công chúng trong đời sống xã hội.

    5. Nội dung chi tiết học phần

    Bài 1: Bản chất của nghệ thuật

    1.1. Nghệ thuật là gì?

    1.1.1. Một số quan niệm khác nhau về cách xác định các nhóm ngành nghệ thuật

    1.1.2. Phạm vi của nghệ thuật

  • 18

    1.1.3. Bản chất của nghệ thuật

    1.1.4. Tính năng động chủ quan trong phản ánh đời sống của nghệ thuật

    1.2. Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật

    1.2.1. Đối tượng phản ánh của nghệ thuật

    1.2.2. Phương thức phản ánh của nghệ thuật

    1.2.3. Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật

    1.3. Tác dụng xã hội của nghệ thuật

    1.3.1. Tác dụng thanh lọc của nghệ thuật

    1.3.2. Tác dụng thẩm mỹ của nghệ thuật

    1.3.3. Tác dụng nhận thức của nghệ thuật

    1.3.4. Tác dụng giáo dục của nghệ thuật

    1.3.5. Tác dụng giải trí của nghệ thuật

    Bài 2: Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghệ thuật

    2.1. Các học thuyết về nguồn gốc nghệ thuật

    2.1.1. Aristốt và thuyết bắt chước

    2.1.2. Kant và thuyết "du hí"

    2.1.3. Thuyết “ma thuật” duy tâm về nguồn gốc nghệ thuật

    2.1.4. Thuyết “ý niệm tuyệt đối” của Hégels

    2.1.5. Phân tâm học Freud và nguồn gốc nghệ thuật

    2.1.6. Thuyết biểu hiện về nguồn gốc nghệ thuật

    2.1.7. Học thuyết Marx – Lénin về nguồn gốc nghệ thuật

    2.2. Lịch sử các nền nghệ thuật

    2.2.1. Các vấn đề về lịch sử nghệ thuật

    2.2.1.1. Sự phát triển của nghệ thuật và sự phát triển của đời sống xã hội

    2.2.1.2. Sự phát triển của nghệ thuật và sự phát triển quan niệm thẩm mĩ của con người

    2.2.1.3. Tính kế thừa trong phát triển nghệ thuật

    2.2.1.4. Ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền nghệ thuật dân tộc

    2.2.1.5. Ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các loại hình nghệ thuật

    2.2.1.6. Kế thừa truyền thống và cách tân sáng tạo trong nghệ thuật

    2.2.2. Lịch sử nghệ thuật phương Tây

    2.2.2.1. Nghệ thuật nguyên thủy

    2.2.2.2. Nghệ thuật Hy Lạp – La Mã cổ đại

    2.2.2.3. Nghệ thuật Trung thế kỷ

    2.2.2.4. Nghệ thuật Phục hưng

  • 19

    2.2.2.5. Nghệ thuật Cổ điển

    2.2.2.6. Nghệ thuật Khai sáng

    2.2.2.7. Nghệ thuật Lãng mạn – Hiện thực

    2.2.2.8. Nghệ thuật Hiện đại

    2.2.2.9. Nghệ thuật Hậu hiện đại

    2.2.3. Một số nền nghệ thuật phương Đông

    2.2.3.1. Nghệ thuật Ấn Độ

    2.2.3.2. Nghệ thuật Trung Hoa

    2.2.3.3. Nghệ thuật Ai Cập

    2.2.4. Nghệ thuật Việt Nam

    2.2.4.1. Kiến trúc

    2.2.4.2. Hội họa

    2.2.4.3. Sân khấu

    2.2.4.4. Âm nhạc

    2.2.4.5. Điện ảnh

    Bài 3: Cấu trúc tác phẩm nghệ thuật

    3.1. Nội dung của tác phẩm nghệ thuật

    3.1.1. Nội hàm của nội dung tác phẩm nghệ thuật

    3.1.2. Các yếu tố của nội dung tác phẩm nghệ thuật

    3.2. Hình thức của tác phẩm nghệ thuật

    3.2.1. Kết cấu của tác phẩm nghệ thuật

    3.2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

    3.2.3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật

    Bài 4: Sáng tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật

    4.1. Sáng tác nghệ thuật

    4.1.1. Động cơ và quá trình sáng tác nghệ thuật

    4.1.2. Hoạt động tư duy trong sáng tác nghệ thuật

    4.1.3. Nguyên tắc sáng tác nghệ thuật

    4.1.4. Phong cách và trường phái nghệ thuật

    4.2. Thưởng thức tác phẩm nghệ thuật

    4.2.1. Tính chất của thưởng thức nghệ thuật

    4.2.2. Quá trình thưởng thức tác phẩm nghệ thuật

    4.2.3. Đặc điểm tình cảm và sự đồng cảm trong thưởng thức tác phẩm nghệ thuật.

    4.3. Phê bình tác phẩm nghệ thuật

  • 20

    4.3.1. Tính chất của phê bình tác phẩm nghệ thuật

    4.3.2. Tiêu chuẩn của phê bình tác phẩm nghệ thuật

    4.3.3. Thái độ phê bình tác phẩm nghệ thuật

    4.3.4. Phương pháp phê bình tác phẩm nghệ thuật

    Bài 5: Loại hình tác phẩm nghệ thuật

    5.1. Quan điểm và nguyên tắc phân chia các loại hình nghệ thuật

    5.1.1. Quan điểm phân chia

    5.1.2. Nguyên tắc phân chia

    5.2. Một số loại hình nghệ thuật tiêu biểu

    5.2.1. Nghệ thuật tạo hình

    5.2.1.1. Đặc trưng của nghệ thuật tạo hình

    5.2.1.2. Ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình

    5.2.1.3. Phân loại nghệ thuật tạo hình

    5.2.1.4. Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật tạo hình

    5.2.2. Nghệ thuật ngôn từ

    5.2.2.1. Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ

    5.2.2.2. Ngôn ngữ của nghệ thuật ngôn từ

    5.2.2.3. Phân loại nghệ thuật ngôn từ

    5.2.2.4. Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật ngôn từ

    5.2.3 Nghệ thuật sân khấu

    5.2.3.1. Đặc trưng của nghệ thuật sân khấu

    5.2.3.2. Ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu

    5.2.3.3. Phân loại nghệ thuật sân khấu

    5.2.3.4. Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật sân khấu

    5.2.4. Nghệ thuật điện ảnh

    5.2.4.1. Đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh

    5.2.4.2. Ngôn ngữ của nghệ thuật điện ảnh

    5.2.4.3. Phân loại nghệ thuật điện ảnh

    5.2.4.4. Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật điện ảnh

    6. Học liệu

    - Học liệu bắt buộc

    1.Trần Hinh & Hoàng Cẩm Giang (2017), Giáo trình Nhập môn Nghệ thuật học, Tài liệu lưu

    hành nội bộ, Trường ĐHKHXH & NV. Phòng Tư liệu Khoa Văn học.

  • 21

    2. Đỗ Văn Khang (2012, Nghệ thuật học, NXB Văn hóa-Thông tin, Trung tâm Thông tin Thư

    viện ĐHQGHN.

    3. Nguyễn Quân (2008), Ghi chú về nghệ thuật, NXB Trẻ, Giảng viên cung cấp.

    4. Laurie Schneider Adams (2019), Dẫn nhập về nghệ thuật, NXB Thế giới, Giảng viên cung

    cấp.

    Các vở kịch và phim bắt buộc (danh mục kịch và phim có thể thay đổi trong từng lớp học

    phần)

    5. Life is beautiful (Phim truyện – Ý. Bengini)

    6. Troy (Phim truyện – Mỹ. Wolfgang Petersen)

    7. Notre Dame De Paris (Nhạc kịch chuyển thể - Pháp)

    8. Mùi đu đủ xanh (Phim truyện, Pháp – Việt Nam. Trần Anh Hùng)

    9. In the mood for love (Phim truyện – Hồng Kông. Vương Gia Vệ)

    10. The Artist (Phim truyện – Pháp. Michel Hazanavicius)

    11. Kikujiro (Phim truyện – Nhật Bản, Takeshi Kitano)

    12. Poetry (Phim truyện – Hàn Quốc. Lee Chang Dong)

    13. Black Swan (Phim xen bale – Mỹ. Darren Aronofsky)

    14. Loving Vincent (Phim truyện – Anh, Ba Lan. Dorota Kobiela & Hugh Welchman)

    15. Roma (Phim truyện – Mexico. Alfonso Cuarón)

    16. Quan âm Thị Kính (Chèo cổ - Việt Nam)

    17. Trăng nơi đáy giếng (Phim chuyển thể - Việt Nam. Vinh Sơn)

    18. Mùa hạ cuối cùng (Kịch sân khấu – Việt Nam – Lưu Quang Vũ)

    - Học liệu tham khảo

    19. Lê Lưu Oanh (2006), Văn học và các loại hình nghệ thuật, NXB ĐHSP Hà Nội, Trung

    tâm Thông tin Thư viện ĐHQGHN.

    20. M.Cagan (2004), Hình thái học của nghệ thuật, NXB Hội Nhà Văn, Trung tâm Thông tin

    Thư viện ĐHQGHN.

    21. Cáp Cửu Tăng (2009), Giáo trình nghệ thuật, NXB Đại học Phúc Đán (Nguyễn Thu

    Hiền dịch), Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường ĐHKHXH & NV. Phòng Tư liệu Khoa Văn học,

    Giảng viên cung cấp.

    22. Nhiều tác giả, Lịch sử sân khấu thế giới, 3 tập, NXB Văn hóa, 1977, 1978, 1983, Trung

    tâm Thông tin Thư viện ĐHQGHN.

    23. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, NXB Tri Thức, Giảng viên cung cấp.

    24. E.H.Gombrich (1998), Câu chuyện nghệ thuật, NXB Văn nghệ TP HCM, Trung tâm

    Thông tin Thư viện ĐHQGHN.

  • 22

    7. Lịch trình tổ chức dạy học

    Tuần Nội dung chính Tài liệu chính cần

    đọc/xem Ghi chú

    Tuần 1 Bài 1: Bản chất của nghệ thuật

    - Nghệ thuật là gì?

    - Phạm vi và đối tượng của nghệ thuật

    - Bản chất của nghệ thuật

    - Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật

    - Tác dụng của nghệ thuật

    Đọc tài liệu 1, 3, 4

    Xem phim 10

    Tuần 2

    Bài 2. Nguồn gốc và lịch sử phát

    triển nghệ thuật

    - Các học thuyết khác nhau về nguồn

    gốc của nghệ thuật, Thuyết trò chơi,

    Thuyết biểu hiện tâm hồn, Thuyết bắt

    chước, Thuyết ma thuật và học thuyết

    Mác-Lênin.

    - Các vấn đề về lịch sử nghệ thuật

    Đọc tài liệu 1, 3, 4

    Xem phim 14

    Tuần 3 Bài 2. Nguồn gốc và lịch sử phát

    triển nghệ thuật (tiếp)

    - Một số giai đoạn nghệ thuật tiêu biểu

    phương Tây: Nghệ thuật Nguyên thủy,

    Nghệ thuật Trung thế kỷ, Nghệ thuật

    Phục hưng, Nghệ thuật cổ điển, Nghệ

    thuật Khai sáng

    Đọc tài liệu 1, 3, 4

    Xem phim 6

    Tuần 4 Bài 2. Nguồn gốc và lịch sử phát

    triển nghệ thuật (tiếp)

    - Một số giai đoạn nghệ thuật tiêu biểu

    phương Tây: Nghệ thuật Lãng mạn -

    Hiện thực, Nghệ thuật Hiện đại, Nghệ

    thuật hậu hiện đại

    Đọc tài liệu 1, 2, 3,4,

    Xem phim 7

    Tuần 5

    Bài 2. Nguồn gốc và lịch sử phát

    triển nghệ thuật (tiếp)

    - Một số nền nghệ thuật tiêu biểu

    phương Đông: Nghệ thuật Ấn Độ,

    Nghệ thuật Trung Hoa, Nghệ thuật Ai

    Cập

    Đọc tài liệu 1, 3

    Xem phim 12

    Tuần 6 Bài 2. Nguồn gốc và lịch sử phát

    triển nghệ thuật (tiếp)

    - Nghệ thuật Việt Nam.

    Đọc tài liệu 23

    Xem phim 17

    Tuần 7

    Bài 3: Cấu trúc tác phẩm nghệ

    thuật - Nội dung tác phẩm nghệ thuật

    - Hình thức tác phẩm nghệ thuật

    Đọc tài liệu 1,25

    Xem phim 11

    Tuần 8 Bài 4: Sáng tác, thưởng thức và phê

    bình tác phẩm nghệ thuật

    - Sáng tác nghệ thuật

    - Thưởng thức tác phẩm nghệ thuật

    - Phê bình tác phẩm nghệ thuật

    Đọc tài liệu 1, 29, 30

    Xem phim 13

    Tuần 9 Thảo luận

  • 23

    Tuần Nội dung chính Tài liệu chính cần

    đọc/xem Ghi chú

    So sánh một hiện tượng nghệ thuật

    phương Đông và một hiện tượng nghệ

    thuật phương Tây có cùng đề tài

    Tuần 10 Bài 5: Loại hình tác phẩm nghệ

    thuật

    - Quan điểm và nguyên tắc phân chia

    các loại hình nghệ thuật

    Đọc tài liệu 1, 19

    Tuần 11 Nghệ thuật tạo hình

    - Đặc trưng của nghệ thuật tạo hình

    - Ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình

    - Phân loại nghệ thuật tạo hình

    - Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng

    nghệ thuật tạo hình

    Đọc tài liệu 1, 23

    Xem phim 14

    Tuần 12 Nghệ thuật ngôn từ

    - Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ

    - Ngôn ngữ của nghệ thuật ngôn từ

    - Phân loại nghệ thuật ngôn từ

    - Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng

    nghệ thuật ngôn từ

    Đọc tài liệu 1, 25

    Tuần 13 Nghệ thuật sân khấu

    - Đặc trưng của nghệ thuật sân khấu

    - Ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu

    - Phân loại nghệ thuật sân khấu

    - Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng

    nghệ thuật sân khấu

    Đọc tài liệu 1

    Xem kịch 18

    Tuần 14

    Nghệ thuật điện ảnh

    - Đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh

    - Ngôn ngữ của nghệ thuật điện ảnh

    Đọc tài liệu 1, 26, 29

    Xem phim 5

    Tuần 15 Nghệ thuật điện ảnh (tiếp)

    - Ngôn ngữ của nghệ thuật điện ảnh

    (Tiếp)

    - Phân loại nghệ thuật điện ảnh

    - Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng

    nghệ thuật điện ảnh

    Đọc tài liệu 1, 26, 29

    Xem phim 9

    8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giảng viên

    - Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20%

    tổng số giờ học).

    - Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham

    gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa học phần và thi hết học

    phần) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách học phần.

  • 24

    - Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm

    bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm

    bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.

    - Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn học phần.

    - Sinh viên phải tham gia đầy đủ các hoạt động trên website học phần (nếu có).

    9. Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần

    9.1 Kiểm tra-đánh giá thường xuyên (10%)

    - Chuyên cần: đánh giá thông qua hình thức điểm danh và thái độ học tập trên lớp.

    - Các bài tập: xem phim hàng tuần (danh sách phim cập nhật theo từng lớp học phần)

    9.2 Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ (30%)

    - Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ: Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức: Thi viết tại lớp hoặc

    Tiểu luận ở nhà.

    9.3.Kiểm tra-đánh giá cuối kỳ (60%):

    - Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức: Thi viết tại lớp hoặc Tiểu luận ở nhà.

    KHOA BỘ MÔN TM. NHÓM GIẢNG VIÊN

    BIÊN SOẠN

    TS. Đinh Thanh Hiếu

  • 25

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC

    KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    *****

    Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019

    ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

    VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

    (GENERAL VIETNAMESE LITERATURE)

    1. Thông tin về giảng viên

    * Giảng viên 1

    - Họ và tên: Lư Thị Thanh Lê

    - Chức danh, học hàm, học vị: TS

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Theo sự phân công của Nhà trường trong từng năm học

    - Địa chỉ liên hệ: Lư Thị Thanh Lê, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội

    và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    - Điện thoại: Cơ quan: 024.38581165 Cá nhân: 0962.949.755

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Văn học, văn hóa dân gian người Việt, Văn học, văn

    hóa dân gian các tộc người thiểu số Việt Nam,Folklore trong xã hội đương đại.

    * Giảng viên 2

    - Họ và tên: Phạm Văn Hưng

    - Chức danh, học hàm, học vị: TS

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Theo sự phân công của Nhà trường trong từng năm học

    - Địa chỉ liên hệ: Phạm Văn Hưng, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

    Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    - Điện thoại: Cơ quan: 024.38581165 Cá nhân: 0986.344.899

    - Email: [email protected] ; [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Văn học Việt Nam trung cận đại, Nghiên cứu so sánh

    văn học Đông Á,Văn học trong tương quan với văn hóa.

    * Giảng viên 3

    - Họ và tên: Nguyễn Thị Năm Hoàng

    - Chức danh, học hàm, học vị: TS

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Theo sự phân công của Nhà trường trong từng năm học

    mailto:[email protected]:[email protected]

  • 26

    - Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Năm Hoàng, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học

    Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà

    Nội

    - Điện thoại: Cơ quan: 024.38581165 Cá nhân: 0912.612.982

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Văn học Việt Nam đương đại,Thể loại truyện ngắn,Văn

    học so sánh.

    * Giảng viên 4

    - Họ và tên: Nguyễn Hương Ngọc

    - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Theo sự phân công của Nhà trường trong từng năm học

    - Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hương Ngọc, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã

    hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    - Điện thoại: Cơ quan: 024.38581165 Cá nhân: 0945374868

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

    2. Thông tin chung về học phần

    - Tên học phần: Văn học Việt Nam đại cương

    - Mã học phần: LIT1101

    - Số tín chỉ: 03

    - Học phần: Tự chọn

    - Các học phần tiên quyết: Không có

    - Các học phần kế tiếp: Không có

    - Các yêu cầu đối với học phần: Các thiết bị thu phát, nghe nhìn thường dùng

    - Số giờ tín chỉ:

    + Lý thuyết: 45

    + Thực hành: 0

    + Tự học: 0

    - Địa chỉ Khoa phụ trách học phần: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội

    và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần

    3.1. Mục tiêu chung

    Học phần nhằm góp phần đào tạo cử nhân ngành Văn học, Hán Nôm và một số ngành,

    chuyên ngành thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn. Sinh viên hoàn thiện Học phần có thể

  • 27

    tham gia giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; khai thác giá trị của văn học dân tộc

    ứng dụng trong đời sống đương đại, đồng thời, có thể tham gia trực tiếp vào việc phân tích,

    đánh giá các vấn đề của văn hóa - văn học truyền thống trong đời sống văn hóa - văn học

    đương đại từ nền tảng tri thức được cung cấp.

    3.2. Chuẩn đầu ra của học phần

    - Kiến thức: Trình bày được kiến thức cơ bản về văn học dân gian và văn học viết Việt

    Nam. Trình bày được những đặc điểm chính và đóng góp chính của các tác giả, tác phẩm

    tiêu biểu trong lịch sử văn học dân tộc. Hệ thống hóa được những vấn đề lí luận về chủ

    nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước, khái quát được những kinh nghiệm nghệ thuật và

    nêu được vấn đề ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết.

    - Kĩ năng: Phân tích, so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau, ảnh hưởng giữa

    văn học dân gian và văn học viết Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới. Định vị

    được vị trí và giá trị văn học sử của các hiện tượng văn học. Vận dụng được những vấn

    đề lí luận của văn học - văn hóa vào đánh giá văn học dân gian và văn học viết Việt Nam;

    đánh giá những vấn đề của văn học, văn hóa truyền thống trong đời sống đương đại.

    - Thái độ: Trân trọng giữ gìn và phát huy những giá trị văn chương tốt đẹp trong lịch sử

    văn học dân tộc. Có hứng thú, yêu thích với công việc liên quan tới học phần. Nỗ lực để

    nhận thức khách quan đối với lịch sử văn học Việt Nam và các yếu tố của văn hóa truyền

    thống của dân tộc.

    4. Tóm tắt nội dung học phần

    Học phần này bao gồm các kiến thức về văn học dân gian, văn học trung đại và văn

    học hiện đại Việt Nam.

    Văn học dân gian là bộ phận ra đời sớm nhất trong lịch sử văn học của một dân tộc.

    Khi chưa có chữ viết nó là diện mạo chính của nền văn học, văn hoá một đất nước. Khi có

    văn học viết thì hai dòng văn học này luôn luôn song hành và tương tác. Như vậy văn học

    dân gian ra đời từ khi con người biết tư duy nghệ thuật, phát triển qua các thời kì lịch sử và

    tồn tại cho đến hôm nay cũng như mai sau. Nghiên cứu kĩ văn học dân gian, chúng ta sẽ có

    điều kiện trở về cội nguồn đích thực của dân tộc để hiểu được truyền thống lao động sản xuất,

    quan hệ sinh hoạt, công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha. Văn học dân gian cũng in

    dấu ấn sâu đậm trong sáng tác của các nhà văn qua các thời kì.

    Văn học trung đại Việt Nam kéo dài trong nhiều thế kỉ (X-XIX), là bộ phận quan

    trọng của văn học dân tộc. Phần học này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản để sinh viên

    hiểu được tiến trình văn học trung đại qua các thời kì phát triển chính yếu ( thời kì thế kỉ X-

    XIV; thời kì thế kỉ XV; thời ki thế kỉ XVI- nửa đầu thế kỉ XVIII; thời kì nửa sau thế kỉ

  • 28

    XVIII - hết thế kỉ XIX). Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về nền văn hoá,

    văn học, các trào lưu chính, các khuynh hướng sáng tác, các thể loại văn học, đặc biệt các

    tác giả tiêu biểu. (Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến...) đại diện

    cho từng thời kì văn học.

    Văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX) là phần thứ ba của học phần, cung cấp

    cho sinh viên những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam thời hiện đại (chủ yếu viết bằng

    Quốc ngữ) trong tiến trình hiện đại hoá và hội nhập khu vực, quốc tế. Phần Văn học hiện đại

    Việt Nam trong giáo trình chung này, sẽ cung cấp cho sinh viên một cái nhìn biện chứng, toàn

    diện về lịch sử văn học dân tộc thời hiện đại. Sinh viên sẽ tiếp cận, nhận biết đầy đủ tiến trình

    văn học Việt Nam thế kỉ XX qua các thời kì qua trọng: từ đầu thế kỉ XX đến 1932, 1932 đến

    1945, từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay. Ngoài nhiệm vụ trình bày diện mạo, quy luật

    phát triển văn học hiện đại của dân tộc, phần ba của học phần này, sẽ cung cấp cho sinh viên

    phương pháp tiếp cận các trào lưu, các khuynh hướng, các thể loại văn học. Đồng thời sinh

    viên sẽ có kinh nghiệm để tiếp cận các hiện tượng văn học phức tạp, từ đó, có bản lĩnh nghề

    nghiệp trong tương lai.

    5. Nội dung chi tiết học phần

    5.1. Văn học dân gian Việt Nam

    5.1.1. Nhận diện văn học dân gian và khái lược các vấn đề văn học dân gian Việt Nam

    5.1.2. Các thể loại trữ tình dân gian Việt Nam

    5.1.3. Các thể loại tự sự dân gian Việt Nam

    5.1.4. Các thể loại sân khấu dân gian Việt Nam

    5.1.5. Thảo luận, nghiên cứu thực tế văn học dân gian Việt Nam

    5.2. Văn học trung đại Việt Nam

    5.2.1. Khái quát văn học Việt Nam trung đại thế kỉ X - XIX

    5.2.2. Văn học trung đại Việt Nam thế kỉ X- XIV

    5.2.3. Văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVI – nửa trước thế kỉ XVIII

    5.2.4. Văn học trung đại Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX

    5.2.5. Văn học Việt Nam trung đại nửa sau thế kỉ XIX

    5.3. Văn học hiện đại Việt Nam

    5.3.1. Khái quát về văn học hiện đại Việt Nam

    5.3.2. Văn học Việt Nam 1900 - 1932

    5.3.3. Văn học Việt Nam 1932 - 1945

    5.3.4. Văn học Việt Nam 1945 – 1975

    5.3.5. Văn học Việt Nam 1975 – nay

  • 29

    6. Học liệu

    - Học liệu bắt buộc:

    1. Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian Việt Nam.

    NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. H. 2004.

    2. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt Nam.

    NXB Giáo dục. H 2001.

    3. Lư Thị Thanh Lê (chủ biên), Lê Chí Quế, Trần Thanh Việt, Tập bài giảng văn học dân

    gian Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ.

    4. Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam (thế kỷ X - nửa đầu

    thế kỷ XVIII), NXB Giáo dục, 2005.

    5. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX), NXB Giáo dục,

    2005.

    6. Trần Ngọc Vương (chủ biên) – Trần Thị Hải Yến - Phạm Xuân Thạch, Giáo trình Văn học

    Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

    7. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu – Nguyễn Trác – Nguyễn Hoành Khung – Lê Chí Dũng –

    Hà Văn Đức, Văn học Việt nam 1900 – 1945. NXB Giáo dục, 2001.

    8. Mã Giang Lân: Văn học Việt Nam 1945 – 1954. NXB Giáo dục, 2004.

    9. Nguyễn Bá Thành, Trần Khánh Thành, Bùi Việt Thắng, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Thị

    Năm Hoàng, Giáo trình Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay, Trường Đại học Khoa học Xã

    hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội nghiệm thu 2018.

    - Học liệu tham khảo

    1. Đỗ Bình Trị: Văn học dân gian Việt Nam, Tập 1, NXB Giáo dục, H, 1991. NXB Giáo dục,

    H, 1991.

    2. Hoàng Tiến Tựu: Văn học dân gian Việt Nam, Tập 2. NXB Giáo dục. H. 1990.

    3. Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục Việt Nam,

    2012.

    4. Trần Ngọc Vương (Chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX: Những vấn đề lí luận và

    lịch sử, NXB Giáo dục, 2007.

    5. Mã Giang Lân (chủ biên), Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB

    Giáo dục, 2000.

    6. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ XX. NXB Giáo dục, H, 2004

    7. Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam sau năm 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy.

    NXB Giáo dục, H, 2006.

  • 30

    - Các học liệu trên có tại: Phòng Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

    Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Khoa

    học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

    7. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

    TUẦN NỘI DUNG

    CHÍNH

    TÀI LIỆU CHÍNH CẦN ĐỌC GHI

    CHÚ

    1 Nhận diện văn học dân gian và

    khái lược các vấn đề văn học

    dân gian Việt Nam

    Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn,

    Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian Việt

    Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. H.

    2004.

    Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên,

    Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt Nam.

    NXB Giáo dục. H 2001.

    Lư Thị Thanh Lê (chủ biên), Lê Chí Quế,

    Trần Thanh Việt,Tập bài giảng Văn học dân

    gian Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ.

    2 Các thể loại tự sự dân gian Việt

    Nam

    Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn,

    Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian Việt

    Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. H.

    2004.

    Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên,

    Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt Nam.

    NXB Giáo dục. H 2001.

    Lư Thị Thanh Lê (chủ biên), Lê Chí Quế,

    Trần Thanh Việt,Tập bài giảng Văn học dân

    gian Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ.

    3 Các thể loại trữ tình dân gian

    Việt Nam

    Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn,

    Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian Việt

    Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. H.

    2004.

    Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên,

    Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt Nam.

    NXB Giáo dục. H 2001.

    Lư Thị Thanh Lê (chủ biên), Lê Chí Quế,

    Trần Thanh Việt,Tập bài giảng Văn học dân

    gian Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ.

    4 Các thể loại sân khấu dân gian

    Việt Nam

    Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn,

    Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian Việt

    Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. H.

    2004.

    Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên,

    Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt Nam.

    NXB Giáo dục. H 2001.

    Lư Thị Thanh Lê (chủ biên), Lê Chí Quế,

    Trần Thanh Việt,Tập bài giảng Văn học dân

    gian Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ.

    5 Thảo luận, nghiên cứu thực tế

    văn học dân gian Việt Nam

    Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn,

    Nguyễn Hùng Vĩ: Văn học dân gian Việt

    Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. H.

    2004.

    Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên,

  • 31

    Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt Nam.

    NXB Giáo dục. H 2001.

    Lư Thị Thanh Lê (chủ biên), Lê Chí Quế,

    Trần Thanh Việt,Tập bài giảng Văn học dân

    gian Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ.

    6 Chương 6. Khái quát văn học

    Việt Nam trung đại thế kỉ X -

    XIX

    1. Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Mai Cao

    Chương, Văn học Việt Nam (thế kỷ X - nửa

    đầu thế kỷ XVIII), NXB Giáo dục, 2005, tr.9 –

    36.

    2. Trần Ngọc Vương (Chủ biên), Văn học Việt

    Nam thế kỷ X - XIX: Những vấn đề lí luận và

    lịch sử, NXB Giáo dục, 2007, tr.6 – 36.

    3. Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam từ thế kỉ

    X đến hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục Việt

    Nam, 2012, tr.13 – 85.

    7 Chương 7. Văn học Việt Nam

    trung đại thế kỉ X - XV

    1. Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Mai Cao

    Chương, Văn học Việt Nam (thế kỷ X - nửa

    đầu thế kỷ XVIII), TLĐD, tr.37 – 76.

    8 - Chương 8. Văn học Việt

    Nam trung đại thế kỉ XVI –

    nửa trước thế kỉ XVIII

    - Kiểm tra giữa kỳ

    1. Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Mai Cao

    Chương, Văn học Việt Nam (thế kỷ X - nửa

    đầu thế kỷ XVIII), tr.355 – 414.

    9 Chương 9. Văn học Việt Nam

    trung đại nửa sau thế kỉ XVIII

    – nửa trước thế kỉ XIX

    1. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối

    thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX), NXB Giáo dục,

    2005, tr.14 – 142.

    10 Chương 10. Văn học Việt Nam

    trung đại nửa sau thế kỉ XIX

    1. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối

    thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX), TLĐD, tr.577 -

    607.

    11 Khái quát về văn học hiện đại

    Việt Nam

    1. Mã Giang Lân (chủ biên), Quá trình hiện

    đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB

    Giáo dục, 2000, tr. 9 – 64.

    2. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam

    thế kỉ XX. NXB Giáo dục, H, 2004, tr.11 – 18.

    12 Văn học Việt Nam 1900 - 1932 Trần Ngọc Vương (chủ biên) – Trần Thị Hải

    Yến - Phạm Xuân Thạch, Giáo trình Văn học

    Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX, NXB

    Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr.9-70.

    13 Văn học Việt Nam 1932 - 1945 Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu – Nguyễn Trác

    – Nguyễn Hoành Khung – Lê Chí Dũng – Hà

    Văn Đức, Văn học Việt nam 1900 – 1945.

    NXB Giáo dục, 2001, tr. 303 – 342, 523 –

    528, 613 – 628.

    14 Văn học Việt Nam 1945 – 1975 1. Mã Giang Lân: Văn học Việt Nam 1945 –

    1954. NXB Giáo dục, 2004, tr.12 – 20.

    2.Nguyễn Bá Thành, Trần Khánh Thành, Bùi

    Việt Thắng, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Thị

    Năm Hoàng, Giáo trình Văn học Việt Nam từ

    1945 đến nay, Trường Đại học Khoa học Xã

    hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

    nghiệm thu 2018, tr. 7 – 40.

    15 Văn học Việt Nam 1975 – nay Nguyễn Bá Thành, Trần Khánh Thành, Bùi

    Việt Thắng, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Thị

    Năm Hoàng, TLĐD, tr.41 - 52.

  • 32

    8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giảng viên

    - Yêu cầu về cách thức đánh giá, tính chuyên cần, mức độ tích cực, tham gia các hoạt động

    trên lớp, các quy định về thời hạn, chất lượng các bài tập, bài kiểm tra...:

    + Sinh viên vi phạm quy định (nghỉ học hoặc đi học muộn không có lý do chính đáng, không

    chuẩn bị bài, làm bài tập, kiểm tra, thi, nộp bài quá hạn, vi phạm quy chế thi, làm bài, trích

    dẫn không trung thực…) tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo quy chế (trừ điểm, đình

    chỉ thi...). Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không được dự thi kết thúc học

    phần. Sinh viên có thái độ tích cực trong quá trình học sẽ được giảng viên linh động có điểm

    thưởng bằng các hình thức khác nhau.

    + ĐẠO ĐỨC HỌC THUẬT là điều mỗi sinh viên PHẢI thực hiện một cách nghiêm túc trong

    tất cả các hoạt động chuyên môn.

    + Những sinh viên có hoàn cảnh cá nhân đặc biệt có QUYỀN thông báo tới Nhà trường, Lớp

    học phần và giảng viên để nhận được những hỗ trợ cần thiết trong khuôn khổ của Pháp luật

    và Quy chế Đào tạo (nếu như có nguyện vọng).

    + Những sinh viên có tinh thần, thái độ và hiệu quả học tập tốt được xem xét để cộng thêm từ

    0.5 - 1.5 điểm vào Điểm Thường xuyên và Điểm Giữa kì.

    - Các yêu cầu về tự học: Sinh viên cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu chuyên môn liên quan

    tới việc tìm, đọc và trao đổi, thảo luận về tài liệu trước và sau giờ lên lớp theo yêu cầu của

    giảng viên.

    - Các yêu cầu về website học phần (nếu có): Tham gia đầy đủ các nội dung thảo luận, bài tập

    được giảng viên yêu cầu trên website.

    9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần

    9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

    - Chuyên cần:

    + Trọng số: 10%

    + Đánh giá bằng việc tham gia đầy đủ hay không các giờ học và việc tham gia xây dựng bài

    của sinh viên.

    9.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

    9.2.1 Kiểm tra - đánh giá giữa kì

    - Trọng số: 30%

    - Đánh giá bằng kết quả 01 bài tập nhóm (tiểu luận và thuyết trình) hoặc/ và 01 bài thi viết cá

    nhân tại lớp được giao vào Tuần 8.

    - Nội dung kiểm tra nằm trong phần kiến thức từ Tuần 1 đến Tuần 7.

  • 33

    9.2.2 Kiểm tra - đánh giá cuối kì

    - Trọng số: 60%

    - Đánh giá bằng kết quả bài tiểu luận cá nhân hoặc Thi VIẾT cuối kì theo lịch của Nhà

    trường

    - Nội dung kiểm tra nằm trong phần kiến thức từ Tuần 1 đến Tuần 15.

    KHOA

    BỘ MÔN TM. NHÓM GIẢNG VIÊN

    BIÊN SOẠN

    TS. Đinh Thanh Hiếu

    TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng

  • 34

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC

    KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    *****

    Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019

    ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

    VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ X – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVIII

    (VIETNAMESE LITERATURE

    FROM 10TH CENTURY TO FIRST HALF OF 18THCENTURY)

    1. Thông tin về giảng viên

    * Giảng viên 1

    - Họ và tên: Đỗ Thu Hiền

    - Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Theo sự phân công của Nhà trường trong từng năm học

    - Địa chỉ liên hệ: Đỗ Thu Hiền, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

    Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    - Điện thoại: Cơ quan: 04.38581165 Cá nhân: 0989976697

    - Email: [email protected] ;

    - Các hướng nghiên cứu chính: Văn học trung đại Việt Nam, Nghiên cứu so sánh văn

    học Đông Á.

    * Giảng viên 2

    - Họ và tên: Nguyễn Đào Nguyên

    - Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

    - Thời gian, địa điểm làm việc: Theo sự phân công của Nhà trường trong từng năm học

    - Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đào Nguyên, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã

    hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    - Điện thoại: Cơ quan: 04.38581165 Cá nhân:

    - Email: [email protected]

    - Các hướng nghiên cứu chính: Văn học trung đại Việt Nam, Văn học cận đại Việt Nam,

    Những vấn đề khu vực Đông Á.

    2. Thông tin chung về học phần

    - Tên học phần: Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII

    - (Vietnamese Literature from 10th Century to First Half of 18thCentury)

    - Mã học phần: LIT3005

    mailto:[email protected]

  • 35

    - Số tín chỉ: 03

    - Học phần: Bắt buộc

    - Các học phần tiên quyết:

    - Các học phần kế tiếp: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX

    - Các yêu cầu đối với học phần: Các thiết bị thu phát, nghe nhìn thường dùng

    - Số lượng sinh viên: dưới 60

    - Số giờ tín chỉ:

    + Lý thuyết: 45

    + Thực hành: 0

    + Tự học: 0

    - Địa chỉ Khoa phụ trách học phần: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội

    và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần

    3.1. Mục tiêu chung

    Học phần có mục tiêu góp phần đào tạo cử nhân Văn học và Hán Nôm làm công tác

    nghiên cứu văn học, Hán Nôm và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn

    học ở các bậc học THPT, cao đẳng, đại học; theo dõi và quản lí hoạt động văn hóa, văn học

    nghệ thuật…). Sinh viên sau khi hoàn thiện Học phần được cung cấp khả năng nghiên cứu và

    bảo tồn di sản văn hóa dân tộc; có thể tham gia giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài;

    đồng thời, có thể tham gia trực tiếp vào việc phân tích, đánh giá các vấn đề của văn hóa - văn

    học truyền thống trong đời sống văn hóa - văn học đương đại…

    3.2. Chuẩn đầu ra của học phần

    - Kiến thức: Biết và hiểu được các kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam thế kỷ X-

    nửa đầu thế kỷ XVIII: các đặc điểm, tác gia, tác phẩm tiêu biểu, các sự kiện văn học.... Vận

    dụng và phân tích được các vấn đề của văn học giai đoạn này: các quy luật vận động chính,

    các đặc trưng của giai đoạn văn học này so với các giai đoạn sau. Tổng hợp và đánh giá được

    vị trí của giai đoạn văn học thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII trong tiến trình lịch sử của nền

    văn học Việt Nam trung đại cũng như trong mối quan hệ với các nền văn học khác trong khu

    vực từ các phương diện của một nền văn học.

    - Kĩ năng: Có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết và thực tiễn của học phần

    vào các giải quyết các vấn đề trừu tượng hoặc thực tế của ngành đào tạo. Có kỹ năng tự học,

    kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, viết tiểu luận và thuyết trình. Biết vận dụng các kỹ

    năng ngoại ngữ và tin học vào bổ trợ cho chuyên môn.

  • 36

    - Thái độ: Có thái độ khách quan trân trọng đối với các vấn đề khoa học liên quan đến

    văn hoá, văn học dân tộc trong quá khứ. Mong muốn tìm hiểu sâu hơn về văn học trung đại,

    tinh thần thẩm mỹ truyền thống để bồi đắp cho cá nhân và văn hoá đương đại nói chung.

    4. Tóm tắt nội dung học phần

    Thế kỷ X-nửa đầu thế kỷ XVIII là giai đoạn đầu tiên của lịch sử văn học dân tộc, có ý

    nghĩa đặt nền móng cho toàn bộ tiền trình lịch sử văn học trung đại cũng như truyền thống

    văn học Việt Nam. Học phần này cung cấp cho sinh viên cái nhìn khái quát về lịch sử văn

    học dân tộc, từ quá trình hình thành đến phát triển trong một khoảng thời gian rất dài là 8 thế

    kỷ từ các góc độ: sự phân kỳ lịch sử văn học, tình hình sáng tác, các tác giả, tác phẩm tiêu

    biểu, các sự kiện văn học có ý nghĩa, sự biến