18
125 TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG, GIẢM NHẸ Phạm Việt Hùng Trung tâm Nghiên cứu Tài Nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU Trên phạm vi toàn cầu, trong vài thập kỷ gần đây, thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng trầm trọng, gây nhiều hậu quả nặng nề đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, các hoạt động của con người như đô thị hóa, công nghiệp hóa, bùng nổ dân số, suy thoái tài nguyên môi trường đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra. Trong hai thập kỷ qua, trên thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200 triệu người chịu ảnh hưởng trực tiếp của những thảm họa do thiên tai gây ra. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Trong 10 năm gần đây (1997-2006), các loại thiên tai như bão, lũ, hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, làm chết và mất tích gần 7.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1,5% GDP. Mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường. Bình Định là một tỉnh ven biển miền Trung, có diện tích tự nhiên 6.039 km 2 , bờ biển dài hơn 135 km, dân số hơn 1.578.900 người. Toàn tỉnh nằm gọn bên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình dốc và phức tạp. Hướng dốc chủ yếu từ Tây sang Đông, đồi núi và đồng bằng xen kẽ nhau tạo thành các vùng, lưu vực sông riêng biệt, rất thuận lợi cho việc đón các hoàn lưu khí hậu và tạo thành các đợt mưa lũ lớn trên địa bàn toàn tỉnh. Khu vực đồng bằng, ven biển trù phú là nơi tập trung dân cư, các trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh có Quốc lộ 1, Quốc lộ 19, đường sắt Bắc Nam xuyên quốc gia, cảng biển Quy Nhơn, cảng hàng không Phù Cát, rất thuận lợi cho giao thông, liên lạc, giàu tiềm năng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên, địa hình, địa chất, khí hậu…, hàng năm, Bình Định thường bị thiên tai, bão, lụt gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, các công trình hạ tầng cơ sở và môi trường sống. Bình Định là tỉnh chịu thiệt hại về người vào hàng cao nhất cả nước. Chỉ tính từ 1998 đến 2008 ở Bình Định, thiên tai đã làm 288 người thiệt mạng, thiệt hại về tài sản khoảng 1.789 tỷ đồng. Riêng 2 đợt mưa lũ lớn hồi cuối năm 2008, đã làm 20 người chết, 6 người bị thương, hệ thống công trình hạ tầng, đê điều, cầu đường, nhà ở, công trình phúc lợi xã hội, đồng ruộng, ao hồ bị tàn phá nghiêm trọng, đến nay vẫn chưa khắc phục hết được. Đặc biệt, đợt mưa lũ muộn bất thường cuối tháng 12 đã

12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

  • Upload
    lythuan

  • View
    237

  • Download
    9

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

125

TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ

CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG, GIẢM NHẸ

Phạm Việt Hùng

Trung tâm Nghiên cứu Tài Nguyên và Môi trường,

Đại học Quốc gia Hà Nội

MỞ ĐẦU

Trên phạm vi toàn cầu, trong vài thập kỷ gần đây, thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng trầm

trọng, gây nhiều hậu quả nặng nề đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người

nghèo. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, các hoạt

động của con người như đô thị hóa, công nghiệp hóa, bùng nổ dân số, suy thoái tài nguyên

môi trường đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra. Trong hai thập kỷ qua, trên

thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200 triệu người chịu ảnh hưởng trực tiếp của những thảm

họa do thiên tai gây ra. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của

khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai.

Trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất

to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi

trường. Trong 10 năm gần đây (1997-2006), các loại thiên tai như bão, lũ, hạn hán và các

thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, làm chết và mất tích gần 7.500

người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1,5% GDP. Mức độ thiên tai ở Việt Nam

ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường.

Bình Định là một tỉnh ven biển miền Trung, có diện tích tự nhiên 6.039 km2, bờ biển dài hơn

135 km, dân số hơn 1.578.900 người. Toàn tỉnh nằm gọn bên sườn phía Đông của dãy Trường

Sơn, có địa hình dốc và phức tạp. Hướng dốc chủ yếu từ Tây sang Đông, đồi núi và đồng

bằng xen kẽ nhau tạo thành các vùng, lưu vực sông riêng biệt, rất thuận lợi cho việc đón các

hoàn lưu khí hậu và tạo thành các đợt mưa lũ lớn trên địa bàn toàn tỉnh.

Khu vực đồng bằng, ven biển trù phú là nơi tập trung dân cư, các trung tâm kinh tế, chính trị

của tỉnh có Quốc lộ 1, Quốc lộ 19, đường sắt Bắc Nam xuyên quốc gia, cảng biển Quy Nhơn,

cảng hàng không Phù Cát, rất thuận lợi cho giao thông, liên lạc, giàu tiềm năng phát triển kinh

tế.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên, địa hình, địa chất, khí hậu…, hàng

năm, Bình Định thường bị thiên tai, bão, lụt gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người, tài

sản, các công trình hạ tầng cơ sở và môi trường sống. Bình Định là tỉnh chịu thiệt hại về

người vào hàng cao nhất cả nước. Chỉ tính từ 1998 đến 2008 ở Bình Định, thiên tai đã làm

288 người thiệt mạng, thiệt hại về tài sản khoảng 1.789 tỷ đồng. Riêng 2 đợt mưa lũ lớn hồi

cuối năm 2008, đã làm 20 người chết, 6 người bị thương, hệ thống công trình hạ tầng, đê điều,

cầu đường, nhà ở, công trình phúc lợi xã hội, đồng ruộng, ao hồ bị tàn phá nghiêm trọng, đến

nay vẫn chưa khắc phục hết được. Đặc biệt, đợt mưa lũ muộn bất thường cuối tháng 12 đã

Page 2: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

126

làm hàng chục ngàn ha lúa đông xuân 2008-2009 phải gieo sạ lại (đây là đợt mưa lũ muộn

chưa từng xẩy ra trong hơn 40 năm qua). Thiệt hại ước tính hơn 165 tỷ đồng1.

1. CÁC DẠNG TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở BÌNH ĐỊNH

Ở Bình Định, các dạng tai biến thiên nhiên thường gặp là bão, lụt, sạt lở đất, xâm nhập mặn,

hạn hán, cháy rừng và sa bồi. Các số liệu cụ thể về những tai biến thiên nhiên ở Bình Định:

1.1. Bão

Việt Nam nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là một trong những vùng bão với số

lượng lớn và cường độ mạnh, với xu thế ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong 3 thập kỷ gần

đây. Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam, trong vòng

hơn 50 năm (1954-2006) đã có 380 trận bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam,

trong đó, 31% đổ bộ vào Bắc Bộ, 36% đổ bộ vào Bắc và Trung Trung Bộ, 33% đổ bộ vào

Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Bão vào thường gặp lúc triều cường nước biển dâng cao, kèm

theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt. Có tới 80-90% dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão.

Hàng năm, trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Khánh Hòa, trung bình có 1,04

cơn bão đổ bộ vào. Bão là loại hình thời tiết nguy hiểm thường xuất hiện ở Bình Định từ

tháng 9 đến tháng 11, khả năng tập trung vào tháng 9 là 20%, tháng 10 khoảng 40%. Theo Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh thành duyên hải Trung Bộ (trong đó có Bình

Định) thường xuyên gánh chịu khoảng 70% tổng số các cơn bão đổ bộ vào nước ta, trong đó,

có từ 60-65% số cơn bão có sức mạnh từ cấp 8-12. Gió bão thường đi kèm với triều cường

ven biển nên hậu quả gây ra đối với môi trường và đời sống sản xuất của nhân dân là rất lớn.

Bảng 1. Tần suất bão đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam, 1961-2008

Vùng bờ biển T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Quảng Ninh – Thanh Hóa 0,00 0,00 0,21 0,53 0,51 0,38 0,11 0,02 0,00

Nghệ An – Quảng Bình 0,00 0,00 0,02 0,09 0,23 0,32 0,23 0,00 0,00

Quảng Trị – Quảng Ngãi 0,00 0,04 0,09 0,02 0,13 0,36 0,21 0,06 0,02

Bình Định – Ninh Thuận 0,02 0,00 0,04 0,00 0,02 0,02 0,45 0,45 0,09

Bình Thuận – Cà Mau 0,00 0,00 0,02 0,00 0,00 0,00 0,09 0,17 0,00

Bắc Biển Đông 0,00 0,00 0,02 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Giữa Biển Đông 0,00 0,02 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,02 0,00

Dọc Biển Đông 0,02 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Tuy nhiên, bão diễn biến phức tạp qua các năm: Có năm tháng 6 đã có bão như trận bão số 2

ngày 30/6/1978 với tốc độ gió là 40 m/s và cũng có năm bão xuất hiện vào tháng 12 như cơn

bão số 9 đổ bộ vào Bình Định ngày 10/12/1972 có tốc độ gió đạt 39 m/s. Hàng năm, khả năng

1 Dựa theo chuỗi số liệu thống kê, bài báo phân tích đánh giá tai biến thiên nhiên ở Bình Định.

Page 3: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

127

xuất hiện một cơn bão lớn chiếm 39%, khả năng không có trận bão nào chiếm 35% và có từ 3

cơn bão đến 4 cơn bão chỉ chiếm 4% đến 5%.

1.2. Lũ lụt

Lũ lụt là hiện tượng tự nhiên thường xẩy ra ở Bình Định. Tại các sông từ Quảng Bình đến

Bình Thuận, mùa lũ xuất hiện trong tháng 9-12. Lũ chính vụ thường xẩy ra trong 2 tháng 10

và 11. Mùa mưa, lũ chỉ kéo dài 4 tháng, nhưng năm nhiều có thể có 5-6 đợt lũ, năm ít có từ 1-

2 đợt lũ. Đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, nhưng xuống cũng nhanh.

Các sông ở khu vực này có hệ thống đê ngăn lũ thấp hoặc chưa có đê. Nước lũ không chỉ chảy

trong dòng chính, mà còn chảy tràn qua đồng bằng, với biên độ dao động trên 8 m.

1.2.1. Lũ trên sông An Lão

Sông An Lão có diện tích lưu vực 1.466 km2. Dòng chính sông dài 85 km, bắt nguồn từ Nước

Lương ở độ cao 825 m. Phần đầu thượng nguồn sông chảy theo hướng Nam – Bắc, sau đó

chuyển hướng Bắc – Nam, tới Thanh Lương dòng chảy lại chuyển hướng Tây – Đông và đổ

ra Biển Đông tại Bồng Sơn. Hệ số uốn khúc của dòng chính đạt 2,99. Độ cao bình quân của

lưu vực sông An Lão là 277 m. Mật độ sông suối là 0,65 km/km2. Toàn bộ hệ thống có 7 phụ

lưu cấp 1 có chiều dài lớn hơn 10 km, phát triển mạnh về phía bờ phải, hệ số không cân bằng

lưới sông đạt 0,52, hệ số không đối xứng đạt 0,26 (Lê Quang Chút, 2000).

Lượng mưa trung bình nhiều năm trên lưu vực sông An Lão đạt 2.212 mm, có cường độ cao,

trong khi khả năng điều tiết của lưu vực kém, nên mức độ tập trung nước trên các triền sông

cao, dòng chảy lũ trên sông An Lão rất ác liệt.

1.2.2. Lũ trên sông Côn

Sông Côn, hay còn gọi là sông Hà Giao bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Rô cao 925 m (dãy Trường

Sơn). Dòng chính sông Côn ở thượng nguồn chảy theo hướng Bắc – Nam, tới trạm thủy văn

Cây Muồng đổi hướng chảy Tây – Đông, rồi đổ ra biển tại cửa Xuân Phương. Hệ số uốn khúc

của sông đạt 1,54. Lưu vực sông Côn có tổng diện tích 2.980 km2. Địa hình núi cao chiếm

phần lớn diện tích lưu vực, nên độ cao bình quân lưu vực sông Côn thuộc vào loại khá lớn là

567 m, do chiều dài lưu vực lớn, độ dốc trung bình lưu vực nhỏ 15,8%. So với các lưu vực

khác thì độ dốc trung bình lưu vực sông Côn không lớn, càng về hạ lưu độ dốc đáy sông càng

giảm. Mạng lưới sông vùng hạ lưu phát triển mạnh, nhưng chằng chịt như bàn cờ, đặc biệt ở

bờ trái, gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước về mùa lũ. Mật độ sông suối trong lưu vực

thuộc loại tương đối dày, đạt 0,65 km/km2. Sự khác biệt về mặt địa hình đã hình thành hai

mạng sông suối hoàn toàn khác nhau giữa hai bờ vùng hạ lưu. Toàn bộ hệ thống có 17 phụ

lưu cấp 1, có chiều dài lớn hơn 10 km, trong đó có 11 phụ lưu đổ vào bờ phải, 6 phụ lưu đổ

vào bờ trái. Mạng lưới sông suối phát triển mạnh về bờ phải. Diện tích bờ phải chiếm 59%

diện tích lưu vực, với tổng chiều dài các sông suối bờ phải chiếm 57% tổng chiều dài toàn bộ

sông suối trong hệ thống (Lê Quang Chút, 2000).

Dòng chảy lớn nhất thường có giá trị rất lớn, gấp 40-50 lần lưu lượng cơ sở. Theo số liệu

quan trắc giai đoạn 1981-2003 tại trạm Cây Muồng, thì môđun dòng chảy lớn nhất trung bình

nhiều năm đạt 1.840 l/s.km2 và có hệ số biến động năm là 0,50. Giá trị cực đại đã quan trắc

được vào trận lũ tháng 11 năm 1987 là 6.340 m3/s (4,2 m

3/s.km

2), tương ứng với tần suất 5%.

Page 4: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

128

Có thể thấy mức độ tập trung nước trên sông Côn không lớn, tuy nhiên, do sự đổi hướng dòng

chảy khi vào vùng hạ lưu cùng với vùng đồng bằng cửa sông có nhiều kênh rạch chằng chịt,

nên mức độ tiêu thoát nước kém, gây úng ngập khi có lũ trên sông (Lê Quang Chút, 2000).

Lũ quét, lũ bùn đá thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà

đường thoát nước bất lợi. Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng

chảy... Lũ quét đã xảy ra và có nguy cơ xảy ra ở hầu khắp tại 33 tỉnh miền núi trong cả nước

thuộc 4 vùng: vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Do sự biến đổi

của khí hậu trong những năm gần đây, lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, bình quân

có từ 2 đến 4 trận lũ quét xảy ra trong mùa lũ hàng năm.

Có những nơi lũ quét xảy ra nhiều lần ở cùng một địa điểm. Lũ quét thường phát sinh bất ngờ,

xảy ra trong phạm vi hẹp, nhưng rất khốc liệt và thường gây những tổn thất nghiêm trọng về

người và của. Lũ quét hiện chưa dự báo được, nhưng có thể chủ động phòng tránh bằng cách

khoanh vùng những nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét và xây dựng hệ thống cảnh báo.

Bảng 2. Các trận lũ lịch sử tại Bình Định, 1977-2008

Sông Trạm Năm Thời gian

bắt đầu

Thời gian

kết thúc

Lưu

lượng

nước

lớn

nhất

(m3/s)

Mực

nước

lớn

nhất

(cm)

Cấp

báo

động

Vượt

cấp

báo

động

An Lão An Hòa 2003 16/10/2003 27/10/2003 1.460 2.371 Cấp 2 71

An Lão An Hòa 1999 28/11/1999 12/12/1999 3.680 2.508 Cấp 3 108

Côn Bình Tường 2003 16/10/2003 17/10/2003 2.740 2.421 Cấp 2 121

Côn Bình Tường 1999 01/12/1999 04/12/1999 3.680 2.491 Cấp 3 41

Côn Bình Tường 1977 08/11/1977 30/11/1977 - 2.541 Cấp 3 91

Lai Giang Bồng Sơn 2007 03/11/2007 0 904 Cấp 3 604

Lai Giang Bồng Sơn 1977 02/11/1977 28/11/1977 - 1.567 Cấp 3 1157

Vệ Sông Vệ 2008 17/10/2008 0 486 Cấp 3 36

Vệ Sông Vệ 2007 01/11/2007 0 514 Cấp 2 94

Vệ Sông Vệ 1999 01/12/1999 06/12/1999 599 0

Bảng 3. Các trận lũ quét tại Bình Định, 1958-2008

Huyện Sông Thời gian

An Lão An Lão 03/12/1999

Phù Mỹ Hà Thanh 15/06/1990

Vĩnh Thạnh Côn 03/12/1999

Page 5: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

129

Ngập úng thường do mưa lớn gây ra, ở một số vùng thời gian ngập úng kéo dài. Ngập úng tuy

ít gây tổn thất về người, nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường tự

nhiên.

Bảng 4. Số ngày mưa lớn trên 50 mm tại Bình Định trung bình nhiều năm, 1971-2008

Huyện Trạm

Năm

bắt

đầu

Năm kết

thúc

> 50

mm

> 100

mm

> 150

mm

> 200

mm

Hoài Nhơn Hoài Nhơn 1979 2008 0,27 0,13 0,13 0,00

TP. Quy Nhơn Quy Nhơn 1979 2008 7,97 2,50 1,07 0,37

Bảng 5. Phân bố số ngày mưa lớn trên 50 mm trung bình nhiều năm, 1979-2008

Trạm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Hoài

Nhơn 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,03 0,00 0,13 0,10 0,00

Quy

Nhơn 0,00 0,00 0,07 0,03 0,27 0,27 0,07 0,33 0,90 2,83 2,47 0,73

1.2.3. Nguyên nhân gây lũ

Mưa lớn: Lượng mưa trung bình vùng đồng bằng từ 1.800 đến 2.000 mm/năm, vùng núi từ

2.600 đến 3.200 mm/năm. Mùa mưa chỉ có 4 tháng, nhưng tổng lượng mưa chiếm 70-80%

lượng mưa năm. Riêng 2 tháng 10 và 11, lượng mưa chiếm 70% lượng mưa trong mùa mưa.

Khả năng điều tiết lũ của lưu vực: Vùng núi phía Tây tỉnh như một bức tường thành chặn

đứng các hoàn lưu khí quyển từ biển đi vào tạo nên những trận mưa lớn, tập trung trong thời

gian ngắn. Trong khi địa hình dốc, hẹp, tầng phủ thực vật mỏng, không có khả năng điều tiết

lũ, vì thế có mưa là phát sinh dòng chảy lũ, hết mưa một thời gian ngắn là dòng chảy cạn kiệt.

Hệ thống tiêu thoát lũ: Bình Định có hệ thống sông suối dày đặc, trong đó có 4 con sông

chính đều bắt nguồn từ sườn phía Đông của dẫy núi Trường Sơn nên ngắn và dốc. Phần

thượng lưu sông nằm trên vùng đồi núi cao có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh. Phần trung lưu

và hạ lưu lòng sông bằng phẳng hơn, nhưng bị bồi lấp, ngăn chặn do các hệ thống đê ngăn lũ,

ngăn mặn và các đập dâng trên sông để lấy nước tưới và các công trình giao thông đã tạo ra

sức cản lớn cho việc tiêu thoát lũ. Một đặc điểm nữa là phần trung lưu lòng sông rộng có nơi

tới 500-600 m, nhưng khi ra đến vùng đồng bằng ven biển sông chia thành nhiều nhánh nhỏ,

tạo thành mạng lưới dày đặc, nhưng lòng sông hẹp từ 10 đến vài chục mét, tập trung nước vào

các đầm phá trước khi đổ ra biển. Tại đây, dòng chảy chịu sự chi phối sâu sắc của yếu tố thủy

triều, nên khả năng thoát lũ kém.

Từ 1998 đến 2008, hầu như năm nào cũng có mưa lũ, trong đó có 5 năm mưa lũ rất lớn, diện

ngập và độ sâu ngập lụt ngang mức lũ lịch sử năm 1964 như 1998, 1999, 2005, 2007 và 2008.

Đặc biệt, từ 25/12/2008 đến 02/01/2009, đã xẩy ra đợt mưa lũ lớn rất bất thường (về thời

Page 6: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

130

gian), chưa từng xẩy ra trong 40 năm qua, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhân dân các địa

phương trong tỉnh.

1.3. Sạt lở đất

Sạt lở là loại hình thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam, bao gồm: sạt lở bờ sông, bờ biển, các

sườn núi dốc và lún, nứt đất. Sạt lở thường do các nguyên nhân: ngoại sinh (do nước), nội

sinh (do biến động địa chất) và dân sinh (do khai thác khoáng sản bừa bãi hoặc thi công các

công trình)... Trượt lở đồi núi, sườn dốc thường do mưa lớn tập trung, kết hợp với nơi có cấu

tạo địa chất yếu, hay tác động của con người như: bạt núi mở đường, chặt phá rừng... Trượt lở

đồi núi thường kèm theo lũ bùn đá, gây tổn thất nghiêm trọng đối với tính mạng và tài sản của

người dân trong vùng.

Tại Bình Định, sạt lở thường xuất hiện tại các vùng đồi núi có độ dốc lớn, địa chất mềm yếu,

tầng phủ mỏng, mưa lớn (như vùng núi Vân Canh, An Lão, khu vực đèo Bình Đê, khu vực

đèo Cù Mông, Lộ Diêu, tuyến Quy Nhơn – sông Cầu...). Dọc các tuyến sông có dòng chảy lũ

lớn, địa chất bờ sông mềm yếu, các tuyến đê, bờ ngự thủy không được gia cố của sông Hà

Thanh, sông Côn, La Tinh, Lại Giang và dọc theo bờ biển dài hơn 135 km và xã đảo Nhơn

Châu. Trong các nơi đó, có nhiều vùng đáng lo ngại vì tập trung dân cư với mật độ lớn ngay

sát mép biển như Thành phố Quy Nhơn và các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài

Nhơn.

Chỉ riêng mùa mưa lũ năm 2008, đã có 25.520 m đê sông, đê biển và nhiều điểm dân cư dọc

sông suối, bờ biển bị vỡ và sạt lở, trong đó có đoạn bị vỡ và sạt lở nhiều lần.

1.4. Xâm nhập mặn

Biển Quy Nhơn có chế độ nhật triều không đều đến nhật triều đều, với biên độ triều thay đổi

không đáng kể. Trong tháng có 18-22 ngày nhật triều đều, 2 lần triều cuờng, 2 lần triều kém.

Thời kỳ triều kém thường có 1 con nước nhỏ. Thời gian triều dâng dài hơn rút. Biên độ triều

1,5-2,0 m, biên độ triều kém 0,5 m. Chế độ triều ở vùng đầm và các cửa sông giống biển, sự

khác nhau chủ yếu là biên độ triều vùng đầm nhỏ hơn vùng biển. Chân triều vùng đầm cao

hơn chân triều vùng biển 0,4-0,6 m. Biên độ triều cường vùng đầm 1,3-1,4 m.

Giải pháp ứng phó: đắp đê, đập ngăn mặn, trồng cây chắn sóng gió bảo vệ các cồn cát ven

biển như một loại đê tự nhiên để ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển. Hiện nay, cao trình

mặt đê ngăn mặn ở Bình Định là 1,5 m. Trong tương lai, có thể phải nâng cao hơn để ứng phó

với tình trạng nước biển dâng cao.

1.5. Hạn hán

Do địa hình quá dốc, nên hàng năm sau khi mùa mưa kết thúc chỉ vài ba tháng, dòng chảy

trong sông đã cạn kiệt, trong khi đó, mùa khô ở Bình Định kéo dài từ tháng1 đến tháng 8,

lượng mưa chỉ đạt 20 đến 25% lượng mưa năm, nhiều năm không có mưa, hoặc mưa rất ít,

làm cho tầng phủ lưu vực và dòng sông khô kiệt, nền nhiệt độ cao, gió Tây khô, nóng đã làm

cây cối khô héo, hàng chục ngàn ha lúa bị hạn hán, nhiều nơi thiếu nước sinh hoạt, nguy cơ

hỏa hoạn cao.

Page 7: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

131

1.6. Sa bồi

Hàng năm, mưa lũ bào mòn vùng đồi núi, đưa cát, sỏi bồi lấp lòng sông, đầm và cửa biển.

Cách đây vài chục năm, sông Lại Giang, Hà Thanh, Côn tràn ngập hình ảnh trên bến dưới

thuyền, nay bị bồi lấp, các phương tiện vận tải thủy không thể hoạt động được. Các đầm phá

cửa sông, ven biển vốn là nơi ra, vào neo đậu của tầu thuyền, nay bị bồi lấp nghiêm trọng, nếu

không nạo vét hàng năm, tầu thuyền không thể ra vào được. Trong mỗi mùa mưa lũ, có hàng

trăm ha ruộng đất bị cát bồi lấp từ vài chục đến hàng trăm cm, không thể canh tác được.

Riêng đợt mưa lũ tháng 11/2008, đã có 455 ha ruộng bị sa bồi và đợt lũ cuối tháng 12/2008 có

328 ha bị sa bồi lại. Ngoài ra, do tác động của gió, hàng năm các cồn cát ven biển dịch chuyển

về phía Đông, xâm lấn đất đai đồng ruộng (chưa có số liệu quan trắc cụ thể).

1.7. Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế

kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên

phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, gây ngập lụt, gây nhiễm mặn

nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống

kinh tế-xã hội trong tương lai. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình

năm đã tăng khoảng 0,5-0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Biến đổi khí hậu đã

làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt.

Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu

cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát

triển bền vững của đất nước. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, khí hậu trên tất cả các vùng

của Việt Nam sẽ có nhiều biến đổi. Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta

tăng khoảng 2,3oC; tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi lượng mưa

mùa khô lại giảm; mực nước biển dâng khoảng 75 cm so với trung bình thời kỳ 1980-1999

(Bảng 6).

Theo cảnh báo của WHO và UNEP, nếu mực nước biển dâng cao 1 m, Việt Nam sẽ mất hơn

12% diện tích đất canh tác và hơn 65% diện tích rừng ngập mặn, đa dạng sinh học bị suy

giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng, nhiều loại động thực vật sẽ bị tuyệt chủng hoặc

có nguy cơ bị tuyệt chủng cao, 25% dân số (ước chừng khoảng 30 triệu người vào thời điểm

đó) sẽ bị mất nơi cư trú, dịch bệnh và các căn bệnh lạ, hiểm nghèo sẽ xuất hiện trong các cộng

đồng dân cư và lan tràn không thể kiểm soát được do nhịp sinh học bị thay đổi… Do vậy, tỷ

lệ tử vong và số người nghèo đói sẽ tăng cao.

Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng

0,1oC/thập kỷ; nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng từ 0,1-0,3

oC/thập kỷ; dao

động năm của El-Nino ngày càng có tác động mạnh đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu

ở nhiều khu vực; lượng mưa trên phần lớn lãnh thổ giảm rõ rệt trong các tháng 7, 8 và tăng

trong các tháng 9, 10, 11. Mực nước biển trung bình quan trắc được trong vòng nửa thế kỷ

qua tại trạm Cửa Ông và trạm Hòn Dấu cho thấy, mực nước biển đã dâng lên trung bình từ

2,5-3,0 cm/thập kỷ (gần gấp 10 lần so với mức độ tăng trung bình của toàn cầu). Mùa hoạt

động của bão kéo dài hơn và dịch lùi dần về các tháng cuối năm, quỹ đạo của các cơn bão

cũng có xu hướng chuyển dần về các vĩ độ phía Nam, khác với quy luật chung.

Page 8: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

132

Nằm trong sự ảnh hưởng chung của BĐKH đến các tỉnh thành phố ven biển miền Trung, môi

trường và tài nguyên thiên nhiên Bình Định cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt do El-Nino – một

trong những biểu hiện của BĐKH toàn cầu. Số liệu quan trắc tại trạm Quy Nhơn cho thấy,

chu kỳ tác động của El-Nino có xu hướng tăng dồn trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu 21

(trung bình từ 2 đến 4 năm) so với tình hình chung của nửa thế kỷ 20 trở về trước (trung bình

là từ 3 đến 10 năm) và thậm chí hàng chục năm mới xuất hiện một lần. Các giá trị cực đại về

nhiệt độ trung bình của một số tháng mùa hè trong các năm 1986, 1987, 1992, 1998, 2003 và

2005 đều vượt quá giá trị nhiệt độ trung bình các tháng tương ứng trong nhiều năm từ 1-1,5oC

và vượt xa nhiệt độ trung bình năm từ 3,2-4,7oC, điển hình như tháng 6 và 7/1986, có nhiệt dộ

trung bình 30,1oC, tháng 6 và 7/1987 đều là 31,2

oC, tháng 8/1991: 30,5

oC, tháng 6, 7, 8/1998:

29,9oC, tháng 8/2003: 31,1

oC, tháng 5/2005: 30,2

oC tháng 6/2005; 31,3

oC…

Bảng 6. Các đặc trưng biến đổi khí hậu của vùng Nam Trung Bộ theo kịch bản phát thải

Kịch bản

phát thải

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999

của vùng Nam Trung Bộ theo các kịch bản phát thải

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thấp 0,4 0,5 0,7 0,9 1,0 1,2 1,2 1,2 1,2

Trung bình 0,4 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9

Cao 0,4 0,5 0,8 1,0 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4

Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999

của vùng Nam Trung Bộ theo các kịch bản phát thải

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thấp 0,7 1,0 1,3 1,6 1,8 2,0 2,1 2,2 2,2

Trung bình 0,7 1,0 1,3 1,7 2,1 2,4 2,7 3,0 3,2

Cao 0,7 1,0 1,2 1,7 2,1 2,5 3,0 3,6 4,1

Mực nước biển dâng (mm) so với thời kỳ 1980-1999

của vùng Nam Trung Bộ theo các kịch bản phát thải

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thấp 11 17 23 28 35 42 50 57 65

Trung bình 12 17 23 30 37 46 54 64 75

Cao 12 17 24 33 44 57 71 86 100

Nguồn: Các kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ xem

xét ngày 10 tháng 7 năm 2009.

Hạn hán và gió Tây khô nóng hoành hành sớm từ đầu tháng 5 và kéo dài theo từng đợt từ 7-9

ngày, có năm hiện tượng nắng kéo dài suốt cả tháng (28 ngày của tháng 5/2005), đã làm tăng

cường hiện tượng nhiễm mặn, nhiễm phèn vào diện tích đất vốn đã nhỏ hẹp và kém phì nhiêu.

Ví dụ, năm 2003 và 2005, do nắng nóng khô hạn kéo dài gay gắt, đã làm diện tích đồng bằng

Page 9: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

133

hạ lưu sông Hà Thanh có độ nhiễm mặn vào tháng 7 và tháng 8 lên đến 15,38%, riêng phường

Nhơn Bình bị nhiễm mặn đến 24,2%.

Lượng mưa trung bình phân bố trên địa bàn cũng có sự biến động mạnh trong nhiều thập kỷ

gần đây. So với lượng mưa trung bình nhiều năm, nhìn chung, lượng mưa có xu hướng tăng

trong giai đoạn 1955-1964, sau đó giảm rõ rệt trong giai đoạn 1965-1984, và tăng trở lại trong

giai đoạn 1985-2004. Trong đó, có những có năm đột biến liên tiếp nhau: 3.026 mm/1998,

2.019 mm/2000, 2.638 mm/2005, 2.241 mm/2007, nhưng có năm lại giảm xuống rất thấp:

1.490 mm/1995, 1.547 mm/1997, 1.339 mm/2001, 1.325 mm/2004, 1.293 mm/2006…

Theo quy luật chung, thông thường mưa bão và lũ chính ở TP. Quy Nhơn diễn ra vào cuối

tháng 10, nhưng gần đây có năm lũ đến rất sớm (2000, 2005) và có năm lũ rất muộn (2001)...

Do ảnh hưởng của bão và lũ làm mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn luôn cao hơn lần

trước, đặc biệt, là những đột biến từ 2005-2007.

Các hệ sinh thái đặc trưng là rừng nguyên sinh đèo Cù Mông, Cồn Chim – đầm Thị Nại và

các bãi rạn san hô ở Cù Lao Xanh, Hòn Đất, Hòn Khô… rất mỏng manh và nhạy cảm trước

những tác động của BĐKH và của con người. Nhiều hộ cư dân ven đầm, ven biển đã khai

hoang lấn biển, biến các dãi rừng ngập mặn thành ao, đìa nuôi trồng thủy hải sản. Điều này

dẫn đến thách thức lớn về tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế-xã hội: lớp trầm tích

mặt của đất ven bờ bị ô nhiễm do dư lượng thức ăn công nghiệp và các chất hữu cơ từ hoạt

động nuôi tôm cua cá, đồng thời với cường độ xâm nhập mặn lớn, nguồn nước ngọt bị suy

giảm và ô nhiễm…

Các tác động của biến đổi khí hậu tới tỉnh Bình Định:

+ Tăng mức độ ngập úng và lũ.

+ Thúc đẩy nhanh hơn quá trình xói lở bờ biển.

+ Nước biển lấn sâu vào vùng nước ngọt dưới đất.

+ Nước thủy triều xâm lấn sâu hơn vào vùng cửa sông và hệ thống sông.

+ Tăng nhiệt độ đất và nước mặt.

+ Tình hình trên sẽ tác động đến dạng bờ biển, khu vực cư trú và hạ tầng vùng bờ biển:

Nước biển dâng sẽ làm tăng mức ngập lụt vùng hạ lưu của các con sông, nước biển sẽ

lấn sâu vào các vùng cửa sông ven biển.

Xói lở bờ biển tăng cùng với nước biển dâng sẽ tác động đến các đô thị, vùng dân cư,

các công trình giao thông, công nghiệp, công trình tiêu thoát nước, các cơ sở nghỉ mát

du lịch...

BĐKH làm thay đổi các vùng đất ngập nước, nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Xâm nhập mặn sâu hơn vào nội địa, nhất là khi có hạn hán, ảnh hưởng đến khả năng

cấp nước ngọt, giảm chất lượng nước mặt và nước ngầm. BĐKH sẽ làm cho diện tích

bị nhiễm mặn ở vùng ven biển tăng lên đáng kể, làm giảm sút sản lượng lúa và nhiều

hậu quả khác về môi trường.

Page 10: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

134

Tăng ảnh hưởng của sóng, gió, nước dâng do bão, dẫn đến tăng tác động xấu đến các

công trình và hệ sinh thái ven bờ, đến đời sống của người dân, nhất là dân nghèo.

Tác động tiêu cực đến các rạn san hô. BĐKH làm thay đổi phân bố của vi khuẩn gây

bệnh, dẫn đến tăng dịch bệnh.

Nước biển dâng cũng ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Các đầm phá nuôi trồng

thủy sản sẽ bị thay đổi do mực nước biển dâng. Lũ lụt tăng cũng đe dọa nhiều hơn đến

các khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển.

Thay đổi lưu lượng dòng chảy của các dòng sông, mùa lũ, tần suất và cường độ các trận

lũ, các đợt hạn, lượng nước trong đất.

Lượng nước trong các hồ chứa bị giảm và biến động mạnh. Lòng hồ bị bồi lắng nhanh

hơn do sạt lở đất, một số hồ chứa có thể trở thành hồ chết sớm hơn. Chất lượng nước

các hồ chứa thay đổi thường theo chiều hướng xấu đi.

Lớp nước ngầm có nhiều thay đổi. Nước ngầm trên các vùng ven biển dễ bị nhiễm

mặn, làm cho việc khai thác nước ngầm khó hơn.

Các hệ sinh thái (HST) trên các vùng thấp ven sông, trong sông và đặc biệt vùng cửa

sông, các HST trong các hồ chứa cũng sẽ chịu tác động mạnh do những thay đổi của

mưa, dòng chảy mặt và nước ngầm cùng với một số đặc trưng của chất lượng nước, các

chất dinh dưỡng.

Thiên tai liên quan đến nước, nhất là lũ lụt và hạn hán... có xu hướng tăng lên, làm tăng

thiệt hại cả về người và của đối với các vùng đồng bằng và ven biển.

Lũ quét cũng xảy ra thường xuyên hơn do sự kết hợp giữa cường độ mưa lớn với rừng

bị suy kiệt và phương thức canh tác nông nghiệp (trồng lúa, ngô, sắn) trên đất rừng có

độ dốc lớn.

Cháy rừng thường gắn với hạn hán nên cũng có xu hướng tăng không chỉ ở các vùng

núi mà cả trên các vùng đất ngập nước.

Việc cung cấp và sử dụng nước, việc tiêu thoát nước, nhất là đối với các đô thị lớn, sẽ

trở nên khó khăn hơn.

2. CÁC GIẢI PHÁP, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ THIỆT

HẠI DO THIÊN TAI Ở BÌNH ĐỊNH

2.1. Ứng phó

Để ứng phó đối với biến đổi khí hậu, chúng ta cần có kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu

các chất thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

của tỉnh, cần gắn với các dự báo về biến đổi khí hậu toàn cầu như sự nóng lên của Trái đất và

theo các nhà khoa học dự báo, khoảng năm 2100, mực nước biển dâng lên khoảng 1,0 m.

Cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia xây các mô hình dự báo về biến đổi khí hậu để phục vụ

cho sự phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Page 11: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

135

Nhằm ứng phó, giảm thiểu thiệt hại và thích ứng với BĐKH, góp phần đảm bảo phát triển bền

vững, cần tích cực nghiên cứu triển khai đồng bộ một số giải pháp tổng thể như sau:

+ Dự báo, cảnh báo ảnh hưởng của BĐKH đối với các ngành kinh tế và các lĩnh vực liên

quan theo từng giai đoạn: nông lâm ngư, đa dạng sinh học, đất ngập nước, các hệ sinh thái

đặc trưng, thủy lợi, nông thôn… Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp ứng phó, thích

nghi theo điều kiện cụ thể của từng khu vực.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế để có kế hoạch khai thác hợp lý và bền

vững các điều kiện môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện có, góp phần hạn chế tiến

trình cũng như ảnh hưởng của BĐKH trên địa bàn Thành phố nói riêng và cả tỉnh nói

chung.

+ Rà soát, quan trắc, đánh giá và lập bản đồ phân vùng xâm nhập mặn, trượt đất, sạt lở, ngập

lụt, biến đổi đường bờ biển, cửa sông… theo các kịch bản khác nhau của nước biển dâng

để có căn cứ khoa học nhằm cải thiện, bảo vệ đất; chuyển đổi mô hình sản xuất; cải thiện,

xây dựng hệ thống đê sông, đê biển; phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn,

trồng cây chắn sóng, chắn gió và chắn cát ven biển…, góp phần giảm thiểu thiệt hại của

thiên tai, chống xói mòn, rửa trôi và hạn chế quá trình di động cát, sa mạc hóa.

+ Rà soát quy hoạch hệ thống hạ tầng nông nghiệp – nông thôn, đặc biệt là hệ thống sông

suối và các hồ chứa nước trên địa bàn; nghiên cứu biến động tài nguyên nước, khai thác

triệt để khả năng trữ nước để mở rộng diện tích tưới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực, theo hướng nông nghiệp bền vững, đảm

bảo năng suất, sản lượng cây trồng.

Trước mắt, tích cực xây dựng chương trình nghiên cứu và thực hiện ngay việc chọn giống

cây trồng, đặc biệt là giống cây lương thực chịu được ngập úng và mặn, chịu được hạn và

có khả năng chống chịu cao với sâu bệnh cũng như các điều kiện thời tiết bất lợi khác.

+ Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thông qua các chủ trương, chính sách

tác động cụ thể. Chẳng hạn như đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực

để tăng cường năng lực trong tiếp cận công nghệ, xây dựng các mô hình sản xuất công

nghệ cao từ đơn giản đến phức tạp, thử nghiệm và nhân điển hình; hỗ trợ và phát triển

nguồn nhiên liệu sạch, rẻ tiền hoặc nguồn nhiên liệu mới.

+ Xây dựng chiến lược giảm thiểu và thích ứng BĐKH, trong đó, thích ứng là ưu tiên. Tuy

nhiên, cần phải coi trọng các biện pháp có thể giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH như thay

đổi kỹ thuật canh tác, nuôi trồng thủy hải sản; sử dụng tiết kiệm và khôn ngoan các nguồn

tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước mặt và nước ngầm; hạn chế việc phá rừng, đốt nương

làm rẫy; đốt phế phụ phẩm, xử lý rác thải; vệ sinh môi trường nơi ở và khu dân cư; sử

dụng và phát triển nguồn nhiên liệu sạch…

+ Quan trọng và có ý nghĩa hơn hết là phải triển khai ngay một chiến dịch giáo dục thông

tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐKH, nhằm huy động tất cả mọi cộng đồng dân

cư của tỉnh thực hiện một cách tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả cho mục tiêu đối phó,

giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, đảm bảo phát triển bền vững.

Page 12: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

136

2.2. Chủ động phòng, tránh, thích ứng

Theo Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 được ban hành

theo Quyết định 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 1997, căn cứ Kế hoạch phát triển

kinh tế-xã hội đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020 của tỉnh Bình Định đã được xác định là

“chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”.

Mục tiêu chung của Bình Định là huy động cao nhất các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả

công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cả ba giai đoạn: chuẩn bị, ứng phó, khắc

phục hậu quả, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế các thiệt

hại về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các công trình hạ tầng, các di sản văn hóa, góp

phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và sự phát triển bền vững của tỉnh theo phương châm “chủ

động phòng, tránh, thích nghi để phát triển” với các mục tiêu và nội dung cụ thể gồm:

1. Quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch; quy hoạch, xây dựng công trình

phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông, bảo đảm chống ngập và

tiêu thoát lũ.

2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của vùng và tận

dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đất liền, trên biển để phát triển; chống sự xâm lấn

của các cồn cát vào vùng đồng bằng, chống hoang mạc hóa.

3. Thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê điều, tận dụng và bảo tồn các cồn cát tự

nhiên để ngăn sóng thần, ngăn nước biển, ngăn mặn; xây dựng các hồ chứa, tăng cường trồng

rừng, triển khai các giải pháp tăng cường dòng chảy mùa kiệt và nước ngầm, tăng cường các

công trình thủy lợi để chống hạn, chống úng; xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ

sông, bờ biển, nạo vét luồng lạch; xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền, nâng cấp và phát

triển các trạm thông tin ven biển, phục vụ cảnh báo bão, nước biển dâng và sóng thần.

4. Tăng cường nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống bồi lấp cửa sông, nạo vét lòng

dẫn, tăng cường khả năng thoát lũ, kết hợp giao thông thủy.

5. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo bão, lũ, hạn hán, sạt lở đất, động đất, sóng thần và

các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Trọng tâm là nâng cao thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt

đới, cảnh báo lũ trước 72 giờ.

6. Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng,

chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và

giảm nhẹ thiên tai.

7. Từng bước nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai,

thảm họa dựa vào cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 50% dân số của tỉnh và trên

70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng,

chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

8. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, gió, cát ven biển, không

ngừng nâng cao độ che phủ rừng, góp phần giảm nhẹ thiên tai.

9. Rà soát, bảo đảm các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh

tế-xã hội và khu dân cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng,

Page 13: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

137

chống bão, lũ, thiên tai của từng vùng; gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các quy

hoạch ngành với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để phát

triển bền vững.

10. Từng bước tái định cư và ổn định đời sống nhân dân vùng thiên tai, phù hợp với tình

hình biến đổi khí hậu. Trước mắt, từ nay đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc di

dời dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, triều cường, sạt lở đất và các vùng

nguy hiểm đến nơi an toàn, đồng thời, cơ bản hoàn thành chương trình giúp các hộ nghèo xóa

nhà ở tạm, xây dựng nhà kiên cố.

11. Tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, nâng cao mức bảo đảm chống lũ cho hệ thống đê điều, khắc

phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển để bảo vệ dân cư, phát triển kinh tế biển, bảo đảm an

ninh, quốc phòng vùng ven biển.

12. Xây dựng và bảo đảm an toàn cho các hồ chứa đa mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế

và điều tiết lũ, đặc biệt là nâng cao độ an toàn cho các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có khu

dân cư đông đúc hoặc cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quốc phòng, an ninh quan

trọng ở hạ lưu công trình.

13. Hoàn thành việc xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch đã

được phê duyệt. Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc nghề cá, đảm bảo 100% tầu, thuyền

đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc; từng bước nâng cấp khả năng hoạt động của

tầu thuyền và các phương tiện an toàn hàng hải theo quy định.

14. Tu bổ, sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, mở rộng khẩu độ cầu, cống để

tiêu úng, thoát lũ, xây dựng cầu vượt để thay thế các tràn xả lũ trên các tuyến đường huyết

mạch, phấn đấu mỗi xã có ít nhất một tuyến đường vượt lũ đến trung tâm xã để phục vụ công

tác phòng chống lụt bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN).

15. Chuyển đổi mùa vụ cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyển từ sản xuất 3 vụ sang sản

xuất 2 vụ/năm đối với những vùng thấp, trũng để tránh lũ chính vụ.

16. Xây dựng quy chế phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu

nạn để chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra; bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm

cứu nạn theo nội dung đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.

2.3. Các chương trình, dự án

Để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó tình hình biến

đổi khí hậu, cần tiến hành đồng thời 2 nhóm dự án theo 2 nhóm giải pháp phi công trình và

công trình như sau:

Giải pháp phi công trình:

1. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

2. Kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ huy, chỉ đạo

3. Công tác quy hoạch

4. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo

5. Nâng cao nhận thức cộng đồng

Page 14: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

138

6. Chăm sóc và bảo vệ rừng đầu nguồn

7. Tăng cường năng lực quản lý thiên tai và ứng dụng khoa học công nghệ

8. Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt, nguy cơ sóng thần

9. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ

10. Sơ tán

11. Cứu trợ, cứu nạn

12. Phục hồi, tái định cư

13. Đánh giá thiệt hai

14. Bảo hiểm thiên tai

Giải pháp công trình:

1. Công trình ngăn lũ

2. Công trình cắt lũ

3. Công trình thoát lũ

4. Công trình phòng, chống sạt lở

5. Công trình neo đậu tàu, thuyền

6. Tái định cư vùng thiên tai

7. Kiên cố hóa nhà ở, trường học, trạm y tế kết hợp tránh lũ, bão

8. Trồng rừng.

2.4. Các nhiệm vụ trọng tâm hàng năm

2.4.1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hồ chứa nước

Hiện nay, tỉnh Bình Định có 154 hồ chứa nước với tổng dung tích chứa 630 triệu m3, nhiều hồ

chứa vừa và nhỏ do nhân dân làm đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sự cố ở đập đất, tràn xã lũ,

cống lấy nước cần phải được gia cố lại, trong đó có 32 hồ chứa cần sửa chữa gấp.

2.4.2. Đẩy mạnh công tác tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, kể cả các biện pháp gia cố tạm để hạn

chế thiệt hại về đê điều

Hiện nay, toàn tỉnh có 145,9 km đê sông, 75 km đê biển, trong đó khoảng 30% đã được xây

dựng hoàn chỉnh, tuy nhiên hiện nay, còn rất nhiều tồn tại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố.

Sau mùa mưa lũ năm 2007-2008, hàng chục km đê điều, bờ sông tiếp tục bị vỡ và sạt lở

nghiêm trọng, cần đầu tư sửa chữa nâng cấp lại.

2.4.3. Đảm bảo an toàn dân cư

Toàn tỉnh có 14.687 hộ với 58.734 nhân khẩu, thuộc 268 thôn, 87 xã, phường thuộc các

huyện, thành phố nằm trong vùng thiên tai nguy hiểm, trong đó, vùng ven biển có 11.059

hộ/45.392 khẩu và 5.946 hộ/27.642 khẩu nằm trong vùng ngập sâu, lũ quét, sạt lở đe dọa

nghiêm trọng, cần tái định cư về nơi an toàn (từ năm 1999 đến năm 2008, tỉnh đã di dời 792

hộ/3.414 nhân khẩu, trong đó, năm 2008 di dời 296 hộ/1184 khẩu). 14 xã thuộc 5 huyện nằm

trong các trung tâm mưa lớn, đồi núi dốc dễ phát sinh lũ quét.

2.4.4. Đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 8.000 tàu thuyền với hơn 100 nghìn ngư dân làm nghề đánh bắt

thủy sản trên các vùng biển, trong đó có gần 4.000 tầu đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, đa số tàu

Page 15: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

139

thuyền là tàu gỗ nhỏ đã sử dụng nhiều năm, máy móc thiết bị thiếu và lạc hậu, vì vậy, khả

năng hoạt động và chịu đựng sóng gió của tàu thuyền yếu, đa số chưa được trang bị máy

thông tin, liên lạc. Năng lực, nhận thức của ngư dân còn hạn chế và chưa được thường xuyên

cập nhật. Các bến bãi neo đậu chưa đủ điều kiện để tầu thuyền ra vào, neo đậu an toàn, cần

được tiếp tục xây dựng, củng cố.

2.4.5. Nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của Ban chỉ huy Phòng

chống Lụt bão và Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh, chịu trách nhiệm chuẩn bị lực lượng, phương tiện,

vật tư, tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Thường trực TKCN và Sở chỉ huy

TKCN, tham mưu và phục vụ cho UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh trong hoạt

động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người, phương tiện, công trình. Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng

chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức công tác tìm kiếm cứu

hộ, cứu nạn trên biển. Các cấp, các ngành, tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư tìm kiếm

cứu nạn chuyên ngành, phối hợp với Văn phòng Thường trực TKCN và Sở chỉ huy TKCN để

tham mưu và phục vụ cho ban chỉ huy PCLB và TKCN các cấp trong công tác tìm kiếm, cứu

nạn, cứu hộ người, công trình và thực hiện lệnh điều động khi cần thiết.

Tuy nhiên, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn trên biển của tỉnh chỉ hoạt động được khi gió dưới

cấp 6, lực lượng tìm kiếm không chuyên nghiệp, không được đào tạo, nên hạn chế trong thực

hiện nhiệm vụ. Vì vậy, hàng năm UBND tỉnh đều có ưu tiên đầu tư mua sắm, sửa chữa trang

thiết bị, huấn luyện lực lượng phục vụ công tác TKCN, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành

trung ương tăng cường hỗ trợ tỉnh và các tỉnh lân cận lực lượng TKCN tại chỗ. Tuy nhiên, do

hạn chế về tài chính nên đến nay, công tác này vẫn còn rất bất cập.

Giải pháp ứng phó: Để bảo vệ mùa màng, tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại

do mưa lũ gây ra, tỉnh đã áp dụng tổng hợp các biện pháp như: (i) nâng cao nhận thức và năng

lực cộng đồng; (ii) xây dựng các hồ điều tiết, xây dựng đê điều (đến nay đã đắp 157 km đê

sông để ngăn lũ và 75 km đê biển để ngăn mặn) và công trình tiêu thoát lũ; (iii) trồng rừng

phòng hộ; (iv) tổ chức lại sản xuất; và (v) quy hoạch các khu dân cư theo hướng thích nghi

với tình hình lũ lụt ở địa phương. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, nên hệ thống đê còn

nhiều bất cập và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố (hàng năm cứ có mưa lũ là có đê vỡ và hàng

chục km khác bị sạt lở), các biện pháp khác đang được tiến hành chậm so với yêu cầu.

Đối với vùng cao không bị ngập lụt, phương châm là hạn chế mưa trực tiếp xói mòn mặt đất

tự nhiên, giữ nước, làm chậm dòng chảy, chống xói mòn, cải tạo và bảo vệ đất. Đối với vùng

thấp trũng bị ngập lụt, thì xây dựng công trình chống được lũ tiểu mãn, lũ đầu vụ và lũ cuối

vụ, phòng, né tránh, thích nghi và chung sống với lũ chính. Tuy nhiên, để tăng cường năng

lực phòng tránh, ứng phó với lũ lụt, cần tăng cường giải quyết các vấn đề sau:

2.4.6. Bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để giữ nước, làm chậm lũ, chống xói mòn, cải tạo

và bảo vệ đất như: (i) chọn cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng vừa có giá trị kinh tế vừa tạo

được lớp phủ trên bề mặt, chống xói mòn, chắn cát và giữ nước; (ii) xây dựng đồng ruộng

theo đường đồng mức, đào mương tiêu nước kiểu xương cá; và (iii) dùng phế thải nông

nghiệp hoặc nilông phủ trên mặt đất để giữ ẩm…

Page 16: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

140

Xây dựng hoàn chỉnh các hồ chứa nước, khai thác triệt để khả năng trữ nước của các hồ chứa

để mở rộng diện tích tưới. Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng nguồn trên 4 con sông lớn

của tỉnh (Côn, Lại Giang, Hà Thanh và La Tinh) để cắt một phần lượng nước lũ đổ xuống hạ

lưu, gây ngập lụt. Củng cố vững chắc các đê sông, đê biển theo hướng sống chung với lũ

chính vụ. Tăng cường năng lực thoát lũ tiêu úng của các sông suối và các công trình.

Xây dựng các khu dân cư phù hợp với bão lụt và sát thực tế.

Tăng khả năng thoát lũ trên các tuyến giao thông, tuyến kênh mương; xây dựng kiên cố hóa

các tuyến đường giao thông; bê tông hóa kênh mương phù hợp với tình hình lũ lụt trên địa

bàn.

Xây dựng và tăng cường năng lực các cảng cá, đảm bảo tàu thuyền ra vào thuận lợi và trú ẩn

an toàn khi có bão lũ. Tăng cường năng lực con người và phương tiện đánh bắt hải sản thích

ứng với tình hình thiên tai trên biển.

Tăng cường năng lực dự báo, dự tính, thông tin cảnh báo để chủ động đối phó với thiên tai.

Tăng cường năng lực tìm kiếm cứu nạn trên biển và trên đất liền.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về thiên tai và

ý thức chấp hành pháp luật trong công tác phòng chống thiên tai.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỤ THỂ

Đẩy mạnh công tác chăm sóc, quản lý rừng đầu nguồn, trồng rừng theo Chương trình 5 triệu

ha rừng. Nghiên cứu đưa chương trình trồng rừng thêm nhiệm vụ trồng tre ven các bờ sông để

chống sạt lở sau khi đã quy hoạch xác định tuyến chỉnh trị sông.

Áp dụng mô hình tổng hợp về canh tác trên đất đốc là giữ nước, chống xói mòn, bảo vệ và cải

tạo đất: trên đỉnh trồng cây lâm nghiệp, lưng chừng đồi trồng cây ăn quả, tiếp theo là vườn đồi

và đến hàng rào; xen giữa hai hàng rào chắn cát (trồng cây răng cưa, cây dứa ta...), xây dựng

nhà ở hoặc đất canh tác; tiếp theo đường giao thông có trồng tre chắn cát, chắn gió và mương

tiêu nước (mương tiêu nước có tác dụng tập trung nước, cắt và lọc phèn); dưới cùng là ruộng

lúa hoặc cây trồng cạn.

Rà soát quy hoạch, lập dự án chỉnh trị sông ngòi, cửa sông, cửa biển, làm cơ sở từng bước

củng cố vững chắc, cải tạo toàn diện các tuyến đê, các công trình tiêu úng thoát lũ, khai thông

dòng chảy trên các sông suối, cải tạo những đoạn sông quá gấp khúc, đảm bảo tiêu úng thoát

lũ dễ dàng. Di chuyển dân cư, công trình xây dựng tại những nơi làm cản trở dòng chảy và

ảnh hưởng đến an toàn của đê. Đẩy mạnh chương trình bê tông hóa kênh mương, nhằm tiết

kiệm đất, giảm tổn thất nước và an toàn phòng chống bão lũ.

Xây dựng các cụm dân cư, các kiểu nhà cao trên mực nước lũ lịch sử, kết hợp với các công

trình công cộng cao tầng để nhân dân tạm trú khi xảy ra lũ lớn nhằm đảm bảo an toàn lâu dài

cho nhân dân các vùng thấp trũng, vùng hạ lưu các hồ chứa. Di dân ra khỏi các vùng thường

bị bão lụt uy hiếp và các vùng thuộc phạm vi bảo vệ các công trình theo quy định của pháp

luật.

Page 17: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

141

Tăng cường khả năng thoát lũ trên các tuyến đường bằng cách cải tạo mở rộng khẩu độ thoát

lũ các cầu, cống đã có; xây dựng thêm cầu, cống, tràn thoát lũ trên các tuyến đường, đặc biệt

là tuyến đường Bắc – Nam; kết hợp quy hoạch các tuyến đường với quy hoạch các khu dân cư

mới theo hướng dòng chảy lũ. Các tuyến đường ở vùng lũ cần đạt một cao trình tiêu chuẩn

vượt lũ nhất định, các đoạn đường thấp dưới lũ cần đổ bê tông mặt và kè đá hai bên.

Xây dựng và tăng cường năng lực các cảng cá Tam Quan, Quy Nhơn và Đề Gi. Cải tại các

cửa sông Lại Giang, cửa Hà Ra, tạo điều kiện cho việc tiêu úng thoát lũ và đảm bảo tàu

thuyền ra vào trú ẩn an toàn khi có bão lũ.

Xây dựng các trạm xử lý nước quy mô nhỏ ở các vùng trũng thấp thường xuyên bị ngập lụt.

Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân áp dụng “Sổ tay xử lý nước và vệ sinh môi trường trong

mùa mưa lũ” của Bộ Y tế. Xây dựng các bãi xử lý rác ở các huyện, xử lý phế thải và xác động

vật trôi tại các vùng rốn lũ.

Tăng cường năng lực dự báo, dự tính, thông tin cảnh báo về bão lũ để chủ động đối phó với

thiên tai. Từng bước củng cố, tiêu chuẩn hóa các trạm thủy văn ở các sông chính và cửa biển,

kết hợp với quan trắc môi trường nước nhằm thu thập đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ

cho dự báo, phòng chống và khắc phục hậu quả lũ lụt.

Xây dựng bản đồ ngập lụt tỉnh Bình Định.

Đầu tư Trung tâm Tìm kiếm Cứu nạn trên Biển của tỉnh đủ mạnh để hàng ngày liên lạc được

với các phương tiện đánh bắt hải sản trên biển và xây dựng lực lượng cán bộ đủ năng lực độc

lập tiến hành công tác tìm kiếm, cứu hộ trên vùng biển của tỉnh và lân cận. Chủ động hình

thành các đội tàu cứu nạn của nhân dân tại các cửa sông, cửa biển. Thường xuyên quan hệ với

Ủy ban Tìm kiếm Cứu nạn Trung ương phối hợp hành động khi có sự cố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Quang Chút, 2000. Quy hoạch phát triển nông nghiệp – nông thôn tỉnh Bình Định đến

năm 2010. Tuyển tập khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Bình Định 1991-

2000. Bình Định: 118-122.

2. Nguyễn Lập Dân (Chủ nhiệm), Nguyễn Thị Thảo Hương, Lê Duy Bách, Trần Gia Lịch và

nnk., 2005. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ

lụt ở miền Trung. Đề tài nghiên cứu. Viện Địa lý, Hà Nội, 450 trang.

3. Lê Văn Dũng, 1996. Đợt mưa lớn kéo dài cuối tháng 12 năm 1995 ở Bình Định. Khí

tượng Thủy văn, No.5: 42.

4. Lê Văn Dũng, 1997. Áp thấp nhiệt đới và đợt mưa lũ ngày 2-4 tháng 11 năm 1996 ở Bình

Định. Khí tượng Thủy văn, No.1: 30-31.

5. Nguyễn Trọng Hiệu, 2001. Nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn các quá

trình hoang mạc hóa vùng Trung Trung Bộ (Quảng Ngãi – Bình Định). Tuyển tập Hội

nghị khoa học về tài nguyên và môi trường. Trang 477-487.

Page 18: 12 Tai bien thien nhien (PVHung).pdf

142

6. Nguyễn Hiếu Hòa, 2000. Tổng quan về thực trạng và vấn đề bảo vệ rừng phòng hộ đầu

nguồn Bình Định. Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường Bình Định, Bình Định,

No.2-3: 29-30.

7. Đào Xuân Học (Chủ nhiệm), 2001. Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở

các tỉnh duyên hải miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận). Tập I: Báo cáo chung

(Chương I, II, III). Đề tài nghiên cứu. Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội, 390 trang.

8. Phạm Hùng (Chủ nhiệm), 2005. Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây

Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống ĐTN: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp

công trình giảm nhẹ hạn hán. Đề tài nghiên cứu. Trường Đại học Thủy lợi Cơ sở 2, TP.

Hồ Chí Minh: 270.

9. Chí Hữu, 2001. Hậu quả lũ lụt – Tác động xấu đến môi trường Bình Định. Trung tâm

Khoa học, Công nghệ và Môi trường Bình Định, Bình Định, No.2: 15.

10. Đàm Văn Lợi, 2009. Thiên tai và công tác tổ chức ứng phó với thảm họa do thiên tai gây

ra ở Bình Định. Hội thảo đối thoại, học hỏi và chia sẻ về ứng phó biến đổi khí hậu,

27/02/2009, Quy Nhơn.

11. Lương Ngọc Lũy, 2004. Đặc điểm mưa bão, áp thấp nhiệt đới ở khu vực Bình Định. Tổng

cục Khí tượng Thủy văn, No.10: 48-50.

12. Từ Mạo (Chủ nhiệm), 1991. Nghiên cứu chiến lược phòng tránh và hạn chế thiệt hại do

bão lũ gây ra ở nước ta đặc biệt là các tỉnh ven biển miền Trung. Đề tài nghiên cứu. Ban

Chỉ đạo Phòng chống Bão lụt Trung ương, 48 trang.

13. Nguyễn Duy Sơn (Chủ nhiệm), 1991. Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ phòng tránh thiệt

hại do lũ bão gây ra đối với các công trình giao thông cho các tỉnh miền Trung. Đề tài

nghiên cứu. Bộ GTVT và BĐ, 72 trang.

14. Lương Thị Vân, 2009. Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững và định

hướng thích nghi ở TP. Quy Nhơn. Hội thảo đối thoại, học hỏi và chia sẻ về ứng phó biến

đổi khí hậu, 27/02/2009, Quy Nhơn.