68
Sơ nét tìm hiểu Đại Thủ Ấn 大手印 Mahāmudrā *** Ni dung 1. Tng quan vĐại Thn. 2. Truyn tha Đại Thn. 3. Pháp hc Đại Thn. 3.1. Các loi Đát-đặc-la (怛特羅; S: Tantra). 1) Tác Đát-đặc-la (S: Kriyā-tantra) 2) Hành Đát-đặc-la (S: Caryā-tantra) 3) Du-già Đát-đặc-la (S: Yoga-tantra) 4) Vô thượng Du-già Đát-đặc-la (S: Anuttarayoga-tantra) 3.2. Các loi Quán đỉnh (灌頂; S: Abhieka). 1) Quán đỉnh Bình (S: Kalābhieka) 2) Quán đỉnh Bí mt (S: Guhyābhieka 3) Quán đỉnh Trí tu(S: Prajñābhieka) 4) Quán đỉnh Ngtôn quý (S: Caturthābhieka) 3.3. Các dng Đại Thn.

1Đại Thủ Ấn - chuaadida.com

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Sơ nét tìm hiểu

Đại Thủ Ấn 大手印

Mahāmudrā

*** Nội dung

1. Tổng quan về Đại Thủ Ấn.

2. Truyền thừa Đại Thủ Ấn.

3. Pháp học Đại Thủ Ấn.

3.1. Các loại Đát-đặc-la (怛特羅; S: Tantra).

1) Tác Đát-đặc-la (S: Kriyā-tantra)

2) Hành Đát-đặc-la (S: Caryā-tantra)

3) Du-già Đát-đặc-la (S: Yoga-tantra)

4) Vô thượng Du-già Đát-đặc-la (S: Anuttarayoga-tantra)

3.2. Các loại Quán đỉnh (灌頂; S: Abhiṣeka).

1) Quán đỉnh Bình (S: Kalābhiṣeka)

2) Quán đỉnh Bí mật (S: Guhyābhiṣeka

3) Quán đỉnh Trí tuệ (S: Prajñābhiṣeka)

4) Quán đỉnh Ngữ tôn quý (S: Caturthābhiṣeka)

3.3. Các dạng Đại Thủ Ấn.

1) Thực trụ Đại Thủ Ấn.

2) Không lạc Đại Thủ Ấn

3) Quang minh Đại Thủ Ấn

4. Pháp hành Đại Thủ Ấn.

4.1. Hành trì Đại Thủ Ấn nơi các tông phái.

1) Trường phái Gelug 2) Trường phái Kagyu.

3) Ý nghĩa thực và biểu tượng của tâm hành (= tinh thần).

Mắt Phật (Buddha Eyes)

- Bản tính tương đối : Là Tục đế 俗諦.

- Bản tính tuyệt đối : Là Chân đế 真諦.

- Vượt thoát đối đãi Nhị nguyên 二元.

4.2. Lộ trình tu tập Đại Thủ Ấn.

- Sáu pháp của Na-lạc-ba - Thiền chỉ & Thiền quán

1) Kiến (見; S: darśana) 2) Tu (修; S: bhāvanā)

3) Hành (行; S: caryā).

4.3. Những điểm chính của pháp tu Đại Thủ Ấn.

1) Quân bình 2) Buông xả 3) Tự nhiên.

4.4. Những kinh nghiệm trong tu tập Đại Thủ Ấn.

1) Kinh nghiệm về nhận thức trong tu tập Đại Thủ Ấn.

2) Kinh nghiệm về cảm nhận trong tu tập Đại Thủ Ấn.

3) Kinh nghiệm về nhầm lẫn trong tu tập Đại Thủ Ấn.

4) Kinh nghiệm về sai lầm trong tu tập Đại Thủ Ấn.

4.5. Tu tập Đại Thủ Ấn bằng nghịch cảnh.

4.6. So sánh tu tập Đại Thủ Ấn và Thiền tông.

1) Người hướng dẫn 2) Quá trình tu học

3) Phương tiện tu học.

Bài đọc thêm:

1. Tam thân. 1) Pháp thân 2) Báo thân 3) Ứng thân

- Đại thừa (Đại Chúng bộ // Thiền tông)

- Kim Cương thừa.

2. Mật tông Tây Tạng.

- Tạp Mật - Thuần Mật.

1) Phái Nyingma (Ninh-mã phái – Mũ đỏ)

2) Phái Kagyu (Ca-nhĩ-cư phái – Mũ đỏ)

3) Phái Sakya (Tát-ca phái – Mũ đỏ)

4) Phái Gelug (Cách-lỗ phái – Mũ vàng)

NBS: Minh Tâm 10/2020

1. Tổng quan về Đại Thủ Ấn.

Mahamudra - Wikipedia

Đại thủ ấn – Wikipedia tiếng Việt

Đại Thủ Ấn (大手印; S: Mahāmudrā; E: Great Seal, Great

Imprint), hay nói gọn là Đại Ấn 大印: Đây được cho là biểu tượng cho

“Thiền đốn ngộ Tây Tạng”, là một trong những giáo pháp cứu cánh của

truyền thống Kim Cương thừa (S: Vajrayāna), nhằm thành tựu cách

riêng cho hành giả về Giới-Định-Tuệ (= thành tựu về Đạo đức và Chân

lý nơi hành giả).

Đại Thủ Ấn được truyền dạy quan trọng trong tông phái Ca-nhĩ-cư

(迦爾居派; TT (Tây tạng): Kagyupa བཀའ་བ&ད་པ་; E: Kagyu) của Tây

Tạng.

Ý nghĩa Đại Thủ Ấn được phân tích như sau:

- Đại (大; S: Mahā): Lớn

- Thủ 手: Tự tay làm, đích thân làm // Tay (của Phật). Đồng nghĩa

với Trì 持: Cầm, giữ, nắm.

- Ấn (印; S: Mudrā): Con dấu (cái ấn) // Ấn hay Tâm ấn là dấu

chỉ trọng yếu cho sự chứng ngộ của hành giả đối với Không tính (空性;

S: Śūnyatā) và giải thoát khỏi sự bị động trong Luân hồi (輪迴; S:

Saṃsāra). Không tính và Luân hồi được xem là hai mặt không rời nhau.

Chữ Ấn còn có ý nghĩa biểu thị trí vô phân biệt Nhị nguyên của Phật, là

trí tối thượng, tối yếu, tối mật.

Theo đó, Đại Thủ Ấn được xem là giáo pháp lớn và trọng yếu về

chân lý – đó là chân lý Duyên khởi, giúp cho chính hành giả hiện thực sự

chứng ngộ Không tính và giải thoát Luân hồi. Chữ “Đại Thủ Ấn” có

nhiều nghĩa, có khi còn gọi là Đại Biểu Tượng, nhưng nghĩa trực tiếp

nhất chính là một trực nhận về thế giới và từ đây sử dụng như một bảo

ấn lớn để hợp nhất “Niết-bàn và Sinh tử”, đó là trực nhận được Bất Nhị

tính của vạn pháp. Đại Thủ Ấn với nghĩa này, như là một pháp đốn ngộ.

Bản chất của Đại Thủ Ấn (= Duyên khởi) là bao trùm vạn pháp: cả

bên ngoài, bên trong tâm, nơi chính bản thân chúng ta, và tất cả chúng

sinh.

2. Truyền thừa Đại Thủ Ấn.

Sơ đồ truyền thừa phái Ca-nhĩ-cư.

Giáo pháp Đại Thủ Ấn vốn xem biểu tượng đức Phổ Hiền (普賢;

S: Samantabhadra) là Bản sơ Phật, là hiện thân của Pháp thân [法身; S:

Dharmakāya, thuộc Tam thân (三身; S: Trikāya)], tức Chân lý. Dần về

sau đức Phổ Hiền được gọi là Dorje Chang Buddha (Phật Kim Cương

Trì 佛金剛持; S: Vajradhāra) là vị đã truyền Đại Thủ Ấn cho Đại

Thành Tựu giả (大成就者; S: Mahāsiddha) tên là Tilopa (Đế-la-ba).

Sau đó Tilopa tiếp tục truyền cho Naropa (Na-lạc-ba) ở Ấn Độ. Cho đến

khi Marpa (Mã-nhĩ-ba) được chân truyền giáo pháp này và mang về Tây

Tạng chỉ dạy cho Milarepa (Mật-lặc Nhật-ba).

Đạo sư Marpa, 1012-1097, nổi tiếng miền Nam Tây Tạng qua 3

lần đến Ấn Độ và bốn lần đi Nepal, đã mang về Tây Tạng nhiều giáo

pháp, trong đó nổi bật nhất là Đại Thủ Ấn. Đạo sư Marpa là thầy của

Milarepa còn được nhìn như là điển hình lý tưởng của trường hợp người

vừa tu vừa có vợ con, đồng thời vừa thành tựu Chánh pháp vừa lo những

trách nhiệm đối với trần gian.

- Lần đầu tới Ấn Độ, Marpa gặp Đạo sư Naropa và theo học suốt

16 năm. Theo lịch sử, Marpa theo học tất cả là 108 vị thầy, nhưng hai vị

thầy chính yếu là Naropa và Maitripa. Trở về Tây Tạng, Marpa dịch các

bản văn mang về ra tiếng Tây Tạng, sống đời của một nông dân và có

nhiều con với vợ là Dagmema.

- Lần thứ nhì từ Ấn Độ về, Marpa nhận Milarepa (1025-1135) làm

học trò sau khi đã thử thách thật gian nan người đệ tử mới này.

- Lần thứ ba đi Ấn Độ, Marpa gặp Đạo sư Atisha (980/90-1055) và

gặp lại bổn sư Naropa lần cuối. Marpa đã tiên tri ra việc tông phái Ca-

nhĩ-cư sẽ phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng, trong đó Milarepa đóng một

vai trò rất lớn. Các sách về cuộc đời Milarepa đã được dịch ra Việt ngữ

nhiều lần.

Mật-lặc Nhật-ba – Wikipedia

Milarepa - Wikipedia, the free encyclopedia

Riêng với Đạo sư Maitripa, đã truyền trực tiếp cho Marpa trực

nhận Bất Nhị tính (tính chất không phân biệt) của vạn pháp, đó là cứ tự

nhiên để tâm an trụ trong cái nhìn Bất Nhị này. Khi dòng chảy niệm

đứng lại, thì ý nghĩa hiện ra. Và tất cả mọi hành động và nỗ lực thiền

đều không cần thiết, bởi vì Thực tính của vạn pháp lúc nào cũng là Vô tự

tính.

Đó là:

Bất Nhị tính = Thực tính = Vô tự tính = Duyên khởi tính

Những kinh sách trọng yếu liên quan đến Đại Thủ Ấn gồm có:

- Trang Nghiêm Giải Thoát Đạo Luận.

- Câu Sinh Hòa Luận.

3. Pháp học Đại Thủ Ấn.

3.1. Các loại Đát-đặc-la.

Tantra - Wikipedia

Đát-đặc-la – Wikipedia tiếng Việt

Hình ảnh Mạn-đà-la “Kim Cương giới”

Đát-đặc-la (怛特羅; S: Tantra) có nghĩa gốc là "tấm lưới dệt",

"mối liên hệ", "sự nối tiếp", "liên tục thống nhất thể". Đát-đặc-la còn

được xem là đồng nghĩa với Thành tựu pháp (成就法; S: Sādhana hoặc

Tantra).

Hai từ Sanskrit là Sādhana và Tantra cũng được dịch là Nghi quỹ

(儀軌), với nghĩa chung là luật tắc, luật lệ, quỹ phạm, tín ngưỡng truyền

thống. Nhưng trong Kim Cương thừa thì từ Sādhana thường được dịch

là Thành tựu pháp để chỉ những bài chú về những phép tu thiền định,

nhằm dẫn đến sự thành tựu viên mãn (= giác ngộ-giải thoát).

Những bài Thành tựu pháp thường thường trình bày các Thần thể

(S: Iṣṭadevatā, Sādhita; TT: Yidam) là hiện thân của những vị Phật hay

Bồ-tát siêu việt như (Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng, Đại Thế Chí, Quán

Thế Âm …) như là những thực thể mà hành giả có thể tiếp cận được và

cách thức thực hiện linh ảnh các vị đó. Trong Phật giáo Tây Tạng, đây là

phương pháp tu học phổ biến, nhưng luôn luôn cần sự hướng dẫn của

một vị Đạo sư (S: Guru). Mỗi hành giả sẽ được truyền tâm bằng một câu

Chân ngôn liên quan đến một vị Thần thể này hỗ trợ.

Phần thực hiện Thành tựu pháp bao gồm 3 phần là phần chuẩn bị,

phần chính và phần chấm dứt.

- Phần chuẩn bị thường là Quy y Tam Bảo (= nương tựa vào chân

lý Duyên khởi) và phát triển Bồ-đề tâm (= nhận thức giác ngộ về chân lý

Duyên khởi).

- Phần chính thường gồm có giai đoạn bắt đầu, giai đoạn tạo tác

linh ảnh của một Thần thể và giai đoạn xoá tan linh ảnh. Đó là lúc mà

hành giả trực nhận Không tính, Chân như (= như thật, lẽ thật, chân lý).

- Phần chấm dứt thường gồm có các lời chúc hay hồi hướng.

Đối với Phật giáo Tây Tạng thì việc tạo linh ảnh một Thần thể

không hề có tính huyền hoặc hay cầu xin một đấng nào bên ngoài. Đó

chỉ là phương pháp để tự đồng hoá với một nguyên lý năng lượng nơi

chính mình. Các vị Phật trong hệ thống Ngũ Trí Như Lai là những hình

ảnh cơ bản nhất của các linh ảnh đó.

Ngũ Trí Như Lai = Ngũ Phương Phật

Trong Phật giáo Tây Tạng, Đát-đặc-la trong nghĩa rộng nhằm chỉ

tất cả các kinh sách về nhiều ngành khác nhau (như Đát-đặc-la y học,

Đát-đặc-la thiên văn...). Ở nghĩa hẹp, Đát-đặc-la chỉ tất cả các sách vở

nói về phép tu thiền của Kim Cương thừa và cũng được dùng để chỉ

những phép tu thiền này. Phép tu thiền Đát-đặc-la có tính chất kinh

nghiệm cá nhân, và thường dựa trên ba khái niệm là: Nhân, Đạo, Quả.

- Nhân hay Căn (S: Hetu) Đại Thủ Ấn: Là nói đến đến tình trạng

ô nhiễm của chính hành giả và tất cả chúng sinh. Mặc dù mọi chúng sinh

luôn hiện hữu Phật tính (= Duyên khởi tính) và thanh tịnh từ vô thủy,

nhưng vì vô minh chấp ngã, ác nghiệp nhiễm ô sâu dày nên không nhận

ra. Đây chính là Nhân Đại Thủ Ấn hay Căn Đại Thủ Ấn.

- Đạo (S: Mārga) Đại Thủ Ấn: Là phương pháp thanh lọc con

người từ ô nhiễm đến thanh tịnh. Để thành tựu điều này, hành giả cần

hạnh ngộ bậc Thượng sư đã giác ngộ Đại Thủ Ấn, để hành thiền và

chứng đạt chân lý như Ngài. Đây chính là Đạo Đại Thủ Ấn.

- Quả (S: Phala) Đại Thủ Ấn: Là trạng thái thanh tịnh tuyệt đối

của hành giả chứng ngộ, là chứng ngộ Đại Thủ Ấn (= thành tựu giới-

định-tuệ) một cách hoàn toàn. Đây chính là Quả Đại Thủ Ấn.

Ba giai đoạn này được Đát-đặc-la chỉ bày trong vô số phương tiện

khác nhau. Người ta cho rằng khi Phật Thích Ca đã thể hiện Phật quả

qua dạng Pháp thân (S: Dharmakāya) thì Ngài đã hành trì Đát-đặc-la. Vì

vậy cũng có người xem đức Phật là người sáng lập Đát-đặc-la.

Truyền thống Tây Tạng chia Đát-đặc-la làm bốn loại tương úng

với căn cơ của từng người:

1) Tác Đát-đặc-la (S: Kriyā-tantra): Đó là Đát-đặc-la hành động

(= tác 作) nghi lễ. Hành giả tu tập Đát-đặc-la này kết đàn tràng, cúng

dường, đọc chú, bắt ấn nhưng chưa quán tưởng, tu tập thiền định.

2) Hành Đát-đặc-la (S: Caryā-tantra): Đó là Đát-đặc-la thực hành

tu luyện (= hành 行) hằng ngày, dành cho những hành giả tu tập nhưng

không cần hiểu rõ lý tột cùng.

3) Du-già Đát-đặc-la (S: Yoga-tantra): Đó là Đát-đặc-la luyện

tâm bằng phương pháp tu thiền.

4) Vô thượng Du-già Đát-đặc-la (S: Anuttarayoga-tantra): Đó là

phương pháp luyện tâm tột cùng, thành Phật ngay trong kiếp này, với

thân này.

Sự khác nhau giữa bốn cấp này xuất phát từ căn cơ của hành giả và

tính hiệu quả của các phép tu. Các tác phẩm quan trọng của Vô thượng

Du-già Đát-đặc-la là:

- Bí mật Tập hội Đát-đặc-la (S: Guhyasamāja-tantra).

- Hô Kim Cương Đát-đặc-la (S: Hevajra-tantra)

- Thời luân Đát-đặc-la (S: Kālacakra-tantra).

------------- Chú thích:

Trường phái Ninh-mã (TT: Nyingmapa) lại chia Vô thượng Du-già Đát-

đặc-la làm ba loại, là gốc của mọi phép tu:

- Ma-ha-du-già (S: Mahāyoga).

- A-nậu-du-già (S: Anuyoga).

- A-tì-du-già (S: Atiyoga).

Biểu tượng Đát-đặc-la ‘Nhị nguyên tính’

Ngoài ra, Đát-đặc-la còn nhắm tới việc vượt qua nhận thức Nhị

nguyên tính để đạt Nhất thể tính, là một sự kiện quan trọng. Nhị nguyên

tính có khi được Đát-đặc-la diễn tả bằng sự kiện nam tính (S: upāya,

khía cạnh Từ bi) và nữ tính (S: prajñā, khía cạnh Trí tuệ). Tuy nhiên, tại

phương Tây không ít người hiểu lầm, cho rằng tu tập Đát-đặc-la là thuần

túy liên hệ với tính dục nam-nữ.

Xem thêm:

- Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" | Văn hóa | Thanh Niên

- Hình Tượng Phối Ngẫu Trong Kim Cang Thừa - Thư Viện Hoa ...

3.2. Các loại Quán đỉnh (灌頂; S: Abhiṣeka).

Abhiṣeka - Wikipedia Quán đỉnh – Wikipedia tiếng Việt

Quán đỉnh có nghĩa thông thường là rưới nước lên đầu, là một

nghi thức tôn giáo trong những buổi lễ long trọng. Trong Kim Cương

thừa, danh từ quán đỉnh được dùng chỉ những nghi lễ "Truyền lực" (TT:

Dbang-bskur), trong đó vị Đạo sư (S: Guru; TT: Blama) cho phép đệ tử

tu tập một Đát-đặc-la (Tantra).

Trong Vô thượng Du-già Đát-đặc-la, người ta kể bốn cấp quán

đỉnh từ thấp đến cao:

1) Quán đỉnh Bình (S: Kalābhiṣeka: Bình quán): Giúp hành giả

tịnh hóa ám chướng nơi Thân và thành tựu Hóa thân (Xin xem

Tam thân – Wikipedia tiếng Việt ở Bài đọc thêm bên dưới – Phần Quan

điểm Tam thân trong Kim cương thừa). Thân hành giả vốn bằng xương,

bằng thịt là nguồn gốc của Thân nghiệp khổ đau phiền não. Nếu thấy rõ

được điều này trong lễ truyền pháp quán đỉnh, hành giả có thể hiển lộ

được thân phàm phu của mình thành Thân giác ngộ. Nói cách khác,

hành giả đang gieo trồng hạt giống thành tựu Hóa thân Phật.

2) Quán đỉnh Bí mật (S: Guhyābhiṣeka: Mật quán): Giúp hành

giả tịnh hóa ám chướng nơi Khẩu và thành tựu Báo thân. Tất cả những

Khẩu nghiệp bất thiện và những lời vô nghĩa không biết dừng nghỉ của

hành giả được chuyển hóa thành Khẩu giác ngộ. Nói cách khác, hành giả

đang gieo trồng hạt giống thành tựu Báo thân Phật.

3) Quán đỉnh Trí tuệ (S: Prajñābhiṣeka): Giúp hành giả tịnh hóa

ám chướng nơi Ý và thành tựu Pháp thân. Tất cả những si mê [= Trần

sa hoặc 塵沙惑: Không nhận thức được Bản tính (= Duyên khởi tính)

các hiện tượng trong thế gian] do Ý nghiệp của hành giả được chuyển

hóa thành Tuệ giác ngộ, và Tự tính tâm (= nhận thức Tự tính) của chúng

ta hiển lộ vô biên không giới hạn. Nói cách khác, hành giả đang gieo

trồng hạt giống thành tựu Pháp thân Phật.

4) Quán đỉnh Ngữ tôn quý (S: Caturthābhiṣeka: Quán đỉnh “thứ

tư”): Giúp hành giả tịnh hóa các ám chướng Khí vi tế và thành tựu Thể

tính thân. Tất cả các si mê vi tế (= Vô minh hoặc 無明惑) của phân biệt

Nhị nguyên được chuyển hóa thành sự tỉnh thức Nguyên thủy - Trí tuệ

bản lai của quả vị giác ngộ. Nói cách khác, hành giả đang gieo trồng hạt

giống thành tựu Thể tính thân siêu việt.

Thông thường trong Quán đỉnh, vị Đạo sư đọc qua nghi quỹ (儀軌;

S: sādhana – đó là luật tắc tín ngưỡng truyền thống), và lần đọc này có

giá trị cho phép người đệ tử tu học nghi quỹ này. Sau đó, Đạo sư bình

giảng những điểm khúc mắc, khó hiểu, những bí truyền trong nghi quỹ

để bảo đảm sự tu tập chính tông, đúng đắn của đệ tử.

3.3. Các dạng Đại Thủ Ấn.

Đại Thủ Ấn lại được chia ra làm ba thứ:

1) Thực trụ Đại Thủ Ấn:

Hành giả trụ ở thực tướng, hợp với Trung đạo vô trụ, được khởi

xướng từ Tổ Long Thụ truyền cho ngài Đề Bà, ngài Đề Bà truyền cho

ngài Nguyệt Xứng, rồi lần lượt truyền đến ngài Mạch Tra Ba. Pháp này

không dựa theo quán Trung đạo bát bất, mà dùng bí quyết truyền khẩu

để chứng được trí Không.

2) Không lạc Đại Thủ Ấn:

Hành giả nương theo ba phương tiện là Tam muội như Da thủ ấn,

Pháp thủ ấn và Yết ma thủ ấn mà phát sinh niềm an lạc lớn, và ngay đó

mà tự chứng đương thể tức Không.

3) Quang minh Đại Thủ Ấn: Pháp này thuộc về bộ Vô

thượng Du-già của Mật thừa). Theo đó, hành giả cần trải qua pháp quán

đỉnh mới có thể tu tập. Quang minh Đại Thủ Ấn được chia làm hai giai

đoạn là Tiệm ngộ và Đốn chứng.

- Tiệm ngộ là đối với hành giả phổ thông, trước hết phải đầy đủ

bốn bậc quán đỉnh rồi dần dần mới dắt dẫn họ thụ trì Đại Thủ Ấn.

- Đốn ngộ là đối với những người đặc biệt lợi căn, vị Thượng sư

dùng tâm quán đỉnh và ở trong định gia bị (= hỗ trợ) cho họ, khiến trong

khoảnh gảy móng tay liền được ngộ.

Ngoài hai loại Tiệm và Đốn nói ở trên, còn có loại Đại Thủ Ấn tối

thượng, không cần phải tu các pháp quán đỉnh, mà chỉ nên cung kính lễ

bái, thừa sự thân cận bậc Thượng sư. Nhờ tâm lực cung kính tín thuận

tuyệt đối mà có thể chứng ngộ tức khắc: Đây chính là nghĩa tâm truyền

tối thắng của Đại Thủ Ấn.

4. Pháp hành Đại Thủ Ấn.

4.1. Hành trì Đại Thủ Ấn nơi các tông phái.

Hành trì Đại Thủ Ấn được tìm thấy trong các phái truyền thống

Kagyu, Gelug và Sakya của Phật giáo Tây Tạng.

- Trường phái Gelug và Kagyu có cả hai cấp độ tu tập theo Kinh

điển và Vô Thượng Du Già mật điển (S : Anuttarayoga). Hành giả tập

trung vào các cấp độ thông thường trong Kinh điển, và cấp độ hiện

tướng (tâm Quang minh) trong Vô Thượng Du Già mật điển.

Ở đây, Gelug nhấn mạnh vào pháp thiền về Không tính của tâm

thức, trong khi Kagyu nhấn mạnh vào pháp thiền về tâm thức chứng ngộ

Không tính vô niệm.

- Trường phái Sakya chỉ truyền thụ cấp độ Vô Thượng Du Già mật

điển.

1) Trường phái Gelug:

Tâm hành 心行 (= sự hoạt động của tâm, hoạt động tinh thần) có

hai bản tính:

- Bản tính tương đối là “Quang minh tính và Giác tính” gọi là hai

bản tính tinh yếu.

+ Quang minh tính (tính tạo tác hiện tướng) – tâm hành tạo tác ra

hiện tướng từ 6 trần cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Tất cả đều đi

kèm với những cảm xúc khác nhau.

+ Giác tính (tính ý thức, tính tỉnh thức) – tâm hành tạo tác ra nhận

thức.

- Bản tính tuyệt đối của tâm hành là không có sự tồn tại độc lập

của hai bản tính tinh yếu này. Quang minh tính và Giác tính, tức hiện

tướng và nhận thức là không tách rời nhau.

2) Trường phái Kagyu.

Tâm hành có hai bản tính:

- Bản tính tương đối của tâm hành là “tính bất khả phân (bất nhị)

của sự tạo tác ra hiện tướng và hiện tướng”.

- Bản tánh tuyệt đối của tâm hành là “tính bất khả phân của Giác

tính và Không tính”. Trong đó, Không tính là một trạng thái tinh thần

vượt qua ngôn từ và khái niệm.

3) Ý nghĩa thực và biểu tượng của tâm hành.

Tâm hành của bậc giác ngộ bao hàm hai bản tính, có ý nghĩa tổng

quát sau :

1/.- Bản tính tương đối : Là Tục đế (俗諦 - tục: thế phàm, đế: lẽ

thật; P: Sammuti-sacca, vohara-sacca; S: Samvrti-satya, Prajnapti-

satya; E: Relative truth; F: Vérité relative). Tục đế có nghĩa là những

gì mà người thường đồng ý với nhau, là sự thật của thế tình, sự thật của

ngôn từ nhằm để bày tỏ khái niệm (ý niệm chung) các sự vật như sau:

Chế định: Ngôn từ đặt ra để xác nhận sự vật gì đó.

Mặc ước: Ngôn từ đặt ra để qui ước sự vật gì đó.

Thi thiết: Ngôn từ đặt ra để diễn đạt các sự vật gì đó.

Vì thế, Bản tính tương đối còn có thể gọi là Chân lý quy ước hay

Chân lý tương đối. Theo đó, Bản tính tương đối có các đồng nghĩa sau:

- Giả đế 假諦 (giả: không phải thật, hư ngụy).

- Thế đế 世諦 hay Thế tục đế 世俗諦 (thế = thế gian 世間: cõi

đời, thế tục 世俗: phong tục ở đời – theo luận Đại Tỳ-bà-sa).

- Tích môn 迹門 (tích: dấu vết, phỏng theo, môn: cửa – theo

Thiên Thai tông).

Bản tính tương đối được xem là lẽ thật tương đối của sự vật được

xác định bằng cái biết của 6 thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, … , Ý thức).

2/.- Bản tính tuyệt đối : Là Chân đế (真諦; chân: thật, không hư

vọng, đế: lý thật, lẽ thật; P: Paramattha-sacca; S: Paramartha-satya; E:

Ultimate truth; F: Vérité ultime). Chân đế có nghĩa là những gì dùng để

bày tỏ thực tại – sự thật hiện thực của mọi sự vật.

Vì thế, Bản tính tuyệt đối còn có thể gọi là Chân lý tuyệt đối, là

Chân lý tối thượng mà bậc giác ngộ đã chứng nghiệm. Theo đó, Bản

tính tuyệt đối có các đồng nghĩa sau:

- Thật đế 實諦 (thật: thực, không hư dối).

- Đệ nhất nghĩa đế 第一義諦.(đệ: thứ bậc, nhất: đứng đầu)

- Thắng nghĩa đế 勝義諦 (thắng: vượt hơn – theo luận Đại Tỳ-bà-

sa).

- Bản môn 本門 (bản: chính yếu, môn: cửa – theo Thiên Thai

tông).

- Chân như 真如 (như: không nhiễm ô).

Bản tính tuyệt đối được xem là lẽ thật tuyệt đối của sự vật được

xác định trên nền tảng Chân lý Duyên khởi 縁起, là nguyên lý nói lên sự

hình thành và biến dịch mọi sự vật tâm lý hay vật lý.

Buddha Eyes - Wisdom Eyes, Meaning, Buddhist Symbols ...

3/.- Biểu tượng tâm hành của bậc giác ngộ là hình ảnh Mắt Phật

(Buddha Eyes), thường được trang trí trên 4 mặt của các Bảo tháp (寶塔;

P;S: Stūpa). Đây là nơi tôn thờ ngọc xá lợi của Đức Phật hay của các

Thánh tăng.

- 2 mắt lớn ở hai bên tượng trưng cho Tục đế.

- 1 mắt tròn giữa 2 đầu mày tượng trưng cho Chân đế.

- Dấu chấm hỏi xoăn lại tượng trưng cho sự vượt thoát đối đãi Nhị

nguyên (二元; E: Dualism).

4.2. Lộ trình tu tập Đại Thủ Ấn.

Lộ trình tu tập về Ðại Thủ Ấn theo hai phương pháp:

1. Phương pháp “Sáu phép Du Già” của Naropa (Na-lạc-ba):

Phương pháp này rất phức tạp và nguy hiểm, hoàn toàn thuộc Mật giáo

với tên Na-lạc lục pháp (Sáu pháp của Na-lạc-ba).

2. Phương pháp “Thiền chỉ và Thiền quán”: Phương pháp này có

cách lối như Phật giáo Nguyên thủy và có nhiều điểm tương đồng với

pháp thiền của Thiên Thai tông 天台宗.

Bắt đầu bằng thực hành Thiền chỉ (禪止; P: Samatha bhāvanā; S:

Śamatha bhāvanā) và lấy đó làm căn bản; sau đó đạt tới bền vững hơn là

thực hành Thiền quán (禪觀; P: Vipassanā bhāvanā; S: Vipaśyanā

bhāvanā), nghĩa là an trụ và quán chiếu sinh động về Tự tính của vạn

pháp, nhằm biến chuyển mọi kinh nghiệm thành sự trực ngộ Không tính

(= tính chất không thực).

Có thể thấy rằng sự thật căn bản của vạn pháp, cho dù thuộc về nội

tâm như các cảm xúc phiền não hay thuộc về ngoại cảnh như hoa, cây,

núi, thành phố…, tất cả đều nằm trọn vẹn trong cùng một phạm trù rất

lớn là Không tính, tức Đại Thủ Ấn. Chân lý tối thượng Đại Thủ Ấn này

kỳ thực là cách nói khác của chân lý Duyên khởi, là điều duy nhất mà

chúng ta cần nhận ra. Nhận ra được chân lý ấy chính là giác ngộ!

Truyền thống Tây Tạng xem phép Đại Thủ Ấn dưới ba khía cạnh:

kiến, tu, hành.

1) Kiến (見; S: darśana): Được định nghĩa là tri kiến nhận ra rằng

thể tính đích thật của tâm là sự thống nhất giữa Không tính (tính chất của

vạn sự vật “có mà không thực là có” – E: emptiness) và Tịnh Quang tính

(= tính chất trong suốt, ngời sáng và thanh tịnh của tâm – E: luminosity).

Mỗi hiện tượng đều mang dấu ấn đặc biệt này.

2) Tu (修; S: bhāvanā): Đó là tu tập thiền. Mục đích quan trọng

nhất của tu tập thiền là trực nhận Thể tính (= Bản tính = Duyên khởi

tính) của tâm thức. Đó là một sự trực nhận rất tự nhiên không cần sự cố

gắng nào. Có hai cách để chuẩn bị phép thiền, đó là:

+ Bốn phép tu quán chiếu gồm:

1/. Sự quý báu khi có được thân người.

2/. Luật Vô thường.

3/. Nghiệp báo.

4/. Tính bất toàn của luân hồi.

+ Bốn phép tu đặc biệt gồm những Thành tựu pháp (S:

Sādhana – Xin xem lại mục 3.1) với những phương pháp thanh lọc

Thân, Khẩu, Ý.

3) Hành (行; S: caryā): Là hành động ứng dụng sau khi đã kinh

nghiệm trực tiếp Đại Thủ Ấn, dẫn đến một tâm trí tự tại, siêu việt các

quy ước thông thường.

Rangjung Dorje (Cát-mã-ba Nhưỡng-huýnh Đa-kiệt 攘迥多杰 –

1284-1339) viết về Đại Thủ Ấn như sau:

“1.- Điều gì phải thanh lọc ? Đó là tâm, bản tính của tâm là Không

tính, là Ánh sáng (chân lý).

2.- Ai thanh lọc ? Đó là hành giả thực hành phép tu kim cương

(vững vàng) của Đại Thủ Ấn.

3.- Cái gì được lọc bỏ ? Vô minh hiện tiền đang lừa dối con người.

Mong thay quả vị thanh tịnh, Pháp thân diệu dụng sẽ được thực

hiện! Đó là kiến giải đối trị Vô minh, là phép tu đích thật, đó là sự dẫn

đến hành động vô thượng. Mong thay tín tâm nơi ba điều đó luôn luôn

hiện diện.”

4.3. Những điểm chính của pháp tu Đại Thủ Ấn.

Đức Lạt-ma Kong Ka nói:

“Tu tập thiền Đại Thủ Ấn này, trước hết nên được một Đạo sư đức

hạnh đầy đủ khai thị cho. Mục đích của sự khai thị Đại Thủ Ấn là làm

cho người đệ tử Tỉnh thức Thanh tịnh và Tịch chiếu (*) về Tự tính (=

Bản tính).

Chỉ sau khi nhận ra “Giác tính không có gì bên trong” bẩm sinh

này, người đệ tử mới có thể tu tập đúng Đại Thủ Ấn. Cho đến khi đã làm

được như vậy, họ sẽ thấy khó thoát khỏi sự ràng buộc chủ-khách và đưa

tâm họ lên đến cảnh giới không phân biệt và không dính mắc, nghĩa là

hành giả biết buông xả những phân biệt, những suy nghĩ do thói quen

“chấp nhận cái này” và “từ chối cái kia” cho những sinh hoạt hàng

ngày.”

--------------

(*) Chú thích:

- Tỉnh thức (醒識; E: Awakening)

Tỉnh (醒): hết say mề, không mê muội.

Thức (識): nhận ra, nhận biết (chân lý).

Theo đó, Tỉnh thức là sự nhận biết về chân lý, hành giả không còn si mê nữa.

- Thanh tịnh (清淨; E: Purity): Có nghĩa hẹp là trong sạch và yên lặng. Hàm ý là nội tâm

‘rỗng lặng’ không dính mắc, không bị trói buộc.

- Tịch Chiếu (寂照; E: Nirvana-illumination; ultimate reality shining forth): Cái thể của

chân lý gọi là “tịch,” cái dụng của chân lý gọi là “chiếu.” – Chỉ cho sự chứng ngộ chân lý.

Bậc tu hành dứt được phiền não, trở nên tịch tĩnh và tâm trí chói rạng.

Có ba điều cốt yếu trong tu tập Đại Thủ Ấn, đó là quân bình,

buông xả, và tự nhiên.

1) Quân bình: Có nghĩa cân bằng thân, khẩu và ý. Cách cân bằng

là không bám chấp hay mãi nương tựa vào bất cứ gì. Đây là cách lối tối

thắng để thuần hóa thân và tâm.

2) Buông xả: Có nghĩa là thư giãn tâm nơi mọi sự vật, mọi ý

niệm, mọi suy nghĩ. Khi toàn thể thân và tâm trở nên thư giãn, hành giả

có thể ở trong trạng thái tự nhiên không gắng sức, tự nhiên không phân

biệt và không phân tán.

3) Tự nhiên: Có nghĩa là không ‘lấy hay bỏ’ bất cứ thứ gì; như

trong lời nói, hành giả không tạo ra một nỗ lực dù mong manh nhất

thuộc bất cứ loại nào. Hành giả để cho tâm thức tự ngừng lại hay trôi đi,

không trợ giúp cũng không hạn chế. Tu tập tự nhiên này là không dụng

công mà tự phát.

Những điều nói trên có thể tóm lược như sau:

Quân bình là không bám chấp cực đoan.

Buông xả là không gắng sức phân biệt hay phân tán.

Tự nhiên là không dụng công giữ hay bỏ.

Một cách diễn đạt khác, cốt lõi của tu tập Đại Thủ Ấn gồm hai điều

là ‘không dụng công và không sửa sai’. Tuy nhiên, nên biết không sửa

sai có nghĩa là gì ? Jetsun Milarepa đã giải thích rõ về điểm này:

“Về tu tập ‘không sửa sai’, nên hiểu ba điều:

1/. Nếu không sửa sai các tạp niệm và đam mê dục vọng, hành giả

sẽ rơi vào các cõi thấp hơn.

2/. Nếu không sửa sai (các chấp thủ như) Chiếu Sáng, Cực Lạc,

Không-phân-biệt, hành giả sẽ rơi vào Ba cõi Sinh tử Luân hồi.

3/. Với Tự tính nội tại (= Duyên khởi tính) là hành giả không cần

sửa sai.

Bất cứ lúc nào trong ngày, trong khi thiền hay sau khi thiền, nên cố

gắng không để mất Bản tính (= Duyên khởi tính). Nói cách khác, nên cố

gắng mang kinh nghiệm tu tập thiền vào các sinh hoạt hàng ngày. Hoàn

toàn có thể hiểu rằng hành giả có thể bị phân tán trong công việc làm

hàng ngày, như vậy là quên mất Bản tính, nhưng nếu hành giả luôn cố

gắng mang lại Tỉnh thức (= sự Chứng ngộ), và nếu thành công, Bản

tính sẽ lập tức hiện ra trở lại.

Vì thế hành giả nên cố gắng không để mất Tự Tỉnh thức dù ngày

hay đêm. Không nên thất vọng nếu không thể giữ Tỉnh thức sống động

cả ngày. Nỗ lực liên tục và kiên trì là chính yếu. Ai có thể làm như vậy

chắc chắn sẽ mở rộng Tỉnh thức nơi chính mình.

4.4. Những kinh nghiệm trong tu tập Đại Thủ Ấn.

1) Kinh nghiệm về nhận thức trong tu tập Đại Thủ Ấn.

Kinh nghiệm về nhận thức trong tu tập Đại Thủ Ấn gồm 2 điều

sau:

1/- Hãy giữ thân và tâm thư giãn và nhẹ nhàng, không gắng sức,

không lo âu và giữ thăng bằng. Điều này không nhằm phủ bác hay từ bỏ

tất cả mọi sinh hoạt, mà là nên thực hiện những hoạt động này một cách

linh hoạt, thư thả, và tự phát.

2/- Hãy đồng nhất mọi sự vật với Không tính-Bất sinh, chứng ngộ

trong tự nhiên và thư giãn.

- Thí dụ 1, diễn tả kinh nghiệm nhận thức về Đại Thủ Ấn:

Một tinh cầu như hư không mênh mông vô tận.

Tỉnh thức phổ hiện như trái đất rộng lớn.

Tâm vững vàng như núi.

Tỉnh thức tự ngộ trong sáng như ngọn đèn.

Thức thanh tịnh (= Trí), trong như pha lê và rỗng lặng không có ý

nghĩ phân biệt.

- Thí dụ 2, diễn tả kinh nghiệm nhận thức về Đại Thủ Ấn:

Như bầu trời không mây, tinh cầu rộng lớn và không chướng ngại.

Như đại dương không sóng, tâm vững vàng không ý nghĩ phân biệt.

Như ngọn đèn sáng trong đêm không gió, tỉnh giác trong sáng, vững

vàng.

2) Kinh nghiệm về cảm nhận trong tu tập Đại Thủ Ấn.

Trong tiến trình tu tập thiền định, hành giả sẽ gặp ba kinh nghiệm

chính về cảm nhận trong tu tập Đại Thủ Ấn. Đó là: Chiếu Sáng, Cực

Lạc và Không phân biệt.

1/. Trong kinh nghiệm Cực Lạc, một vài hành giả cảm thấy một

cảm giác sung sướng to lớn bao trùm toàn thân, và cảm giác không suy

giảm ngay cả trong nghịch cảnh, chẳng hạn như trong thời tiết cực lạnh

hay cực nóng. Một vài hành giả cảm thấy cả thân và tâm đều biến mất,

họ cực kỳ hân hoan – và thường bật cười. Một vài hành giả có thể cảm

thấy đầy hứng khởi và nhiệt tình, hoặc cực kỳ bình an, bằng lòng và

hạnh phúc. Sự ngây ngất xuất thần có thể trở thành rất to lớn và kịch liệt

đến độ hành giả có thể trở nên không ý thức về ngày và đêm.

Tuy nhiên, hành giả cần thận trọng rằng một vài kinh nghiệm về

hiện tượng Cực Lạc và Chiếu sáng (Tịnh Quang) có thể dẫn dắt hành

giả đến sai lầm và nguy hiểm, vì đó chỉ là những ào giác mà hành giả

không nên quan tâm.

2/. Trong kinh nghiệm Không phân biệt, một vài hành giả có thể

cảm thấy tất cả sự vật trở thành trống rỗng, hay có thể thấy sự trống rỗng

của thế giới; những hành giả khác kinh nghiệm tất cả sự vật là không có

tự thể, hay thân và tâm đều không hiện hữu; trong khi những hành giả

khác nữa thực sự hiểu chân lý Không (= không thực có).

Hành giả không nên xem một kinh nghiệm nào trong những kinh

nghiệm trên là hoàn hảo và đầy đủ, cũng không nên bám chấp vào bất cứ

kinh nghiệm nào. Trong các kinh nghiệm đó, kinh nghiệm Không phân

biệt là ít nguy hiểm và ít lỗi hơn hết.

Chỉ dẫn khẩu truyền tốt nhất trong tất cả những chỉ dẫn kinh

nghiệm cảm nhận trong tu tập Đại Thủ Ấn là: “Hãy ném đi toàn bộ

chấp trước và Bản tính sẽ lập tức hiện ra.”

3) Kinh nghiệm về nhầm lẫn trong tu tập Đại Thủ Ấn.

1/. Nếu hành giả tri giải sai lầm rằng Không tính như là sự đoạn

diệt của cả những đức hạnh và ác hạnh, mà không biết rằng Bản tính của

hiện hữu và Không tính là đồng nhất, và điều này bao gồm tất cả chân lý

(= sự thật) và luân lý, thì sự hiểu lầm này làm lạc mất cái Thấy của Đại

Thủ Ấn. Hơn nữa, nếu hành giả chỉ có một loại tri kiến nào đó về chân

lý Không này, nhưng không thể kinh nghiệm nó một cách thân thiết, thì

người đó cũng được xem như lạc mất sự chứng ngộ Đại Thủ Ấn.

2/. Nếu một hành giả không biết rằng trong Bản tính của sự tu tập

Đại Thủ Ấn (= Nhân), không khác với sự thành tựu Đại Thủ Ấn (= Quả),

thì họ có thể nghĩ rằng tu tập đi trước và Chứng ngộ đến sau, như vậy

Giác ngộ là sản phẩm của tu tập. Điều này có lẽ đúng ở bình diện phân

biệt hàng ngày, nhưng chừng nào còn quan tâm đến cái Thấy (= Chứng

ngộ), thì chừng ấy có thể nói là hành giả đã đi lạc đường.

3/. Nếu hành giả có thể tạo nỗ lực chân thật trong tu tập Đại Thủ

Ấn, mà thiếu hiểu biết vững chắc nơi giáo lý, thì chắc hẳn hành giả đang

ấp ủ che dấu một hy vọng rằng một ngày nào đó hành giả có thể có được

một giáo lý cao siêu hơn cả Đại Thủ Ấn. Đây cũng là một dấu hiệu lạc

mất Đại Thủ Ấn.

4/. Nếu hành giả không biết rằng cái chữa trị và cái được chữa trị,

trong Bản tính, là một, lại bám vào ý niệm cho rằng tu tập Pháp (= cái

chữa trị) và dục-vọng-phiền-não (= cái được chữa trị hay cái phải được

chữa trị), là hai đối tượng tuyệt đối khác nhau. Đây cũng là lạc mất cái

Thấy của Đại Thủ Ấn.

5/. Trong tu tập Đại Thủ Ấn, về phần của hành giả yoga, luôn luôn

có khuynh hướng cải chính nhiều lỗi. Ai thấy mình luôn luôn sửa các lỗi

thì hầu như đã đi lạc.

4) Kinh nghiệm về sai lầm trong tu tập Đại Thủ Ấn.

1/. Nếu hành giả tu tập Đại Thủ Ấn chỉ khép kín trong nỗ lực định

tâm, thì những hoạt động của tất cả sáu thức sẽ bị ngừng lại, hay lu mờ.

Đây gọi là tu tập kiểu “đóng băng” và là một khuynh hướng rất nguy hại

trong thiền Đại Thủ Ấn, mà hành giả cần phải tránh.

2/. Nếu hành giả tu tập Đại Thủ Ấn xao lãng Tỉnh thức trong sáng,

mà chỉ trụ trong Vô-phân-biệt, thì sẽ không nghe hay không thấy gì khi

tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đây là lỗi lầm vì đã trở

nên trì độn.

3/. Nếu hành giả tu tập Đại Thủ Ấn xao lãng Tỉnh thức trong sáng

trong khoảnh khắc hiện tại kỳ diệu (tức khi niệm cuối đã qua, niệm kế

chưa đến), sẽ rơi vào lỗi trì độn.

4/. Nếu hành giả tu tập Đại Thủ Ấn có thể giữ Tỉnh thức trong sáng

nhưng lại nghĩ không có gì hơn nữa trong Đại Thủ Ấn thì cũng rơi vào

lầm lỗi.

5/. Nếu hành giả tu tập Đại Thủ Ấn chỉ tu dưỡng Cực Lạc, Chiếu

Sáng và Không phân biệt, mà không thấy ra Bản tâm (= quán chiếu, soi

sáng bản chất của tâm: thấy ra chân lý Duyên khởi), thì không thể coi là

tu tập đúng Đại Thủ Ấn.

6/. Nếu hành giả tu tập Đại Thủ Ấn mà phát triển sự ghét bỏ những

hiện tướng thì coi như đã sai lầm.

7/. Nếu hành giả tu tập Đại Thủ Ấn tập trung vào sự Tỉnh thức của

mình và tu dưỡng Tự tâm Thanh tịnh Tịch chiếu, như thế hành giả tu tập

Đại Thủ Ấn đúng. Tuy nhiên, nếu hành giả dụng công tập trung này có

khuynh hướng cản trở tính tự phát và tự do của tâm, thì sẽ khó khai mở

tâm giải thoát bao la. Vì thế, hãy không quên tu tập buông xả, tự do và

tự phát.

Vậy thì, thế nào là tu tập Đại Thủ Ấn đúng?

Đáp: Tâm bình thường [T.T.:Thal.Ma.Ces.Pa.] chính là tu tập

đúng; tức hành giả để cho tâm bình thường ở trong trạng thái tự nhiên

của nó.

- Nếu hành giả thêm hay bớt bất cứ cái gì cho tâm này, thì đó

không phải là tâm bình thường mà gọi là tâm phàm [T.T.: Yul.].

- Nếu hành giả không có chút ý định hay dụng công dù là mong

manh nhất để tu tập, lại cũng không bị phân tán phút giây nào, là tu tập

tâm tự nhiên đúng.

Vì thế, bao lâu còn có thể giữ được Tỉnh thức của mình, thì dù làm

gì, hành giả vẫn được xem là đang tu tập Đại Thủ Ấn.

4.5. Tu tập Đại Thủ Ấn bằng nghịch cảnh.

Sau khi nhận ra Bản tính (= Duyên khởi tính), nên tiến hành tu

tập cái gọi là những bài tập ứng dụng. Đó là hành giả nên ứng dụng một

vài hoàn cảnh đặc biệt để làm tăng thêm sự Chứng ngộ.

1/. Dùng phân tán và những tư tưởng phân biệt để tăng thêm

Chứng ngộ:

Nơi đây không có nghĩa là hành giả cố quán xét bản tính của

những tư tưởng phân biệt, cũng không thiền về Không tính, hay không

phải chú tâm đến sự phân tán của tâm, mà nhằm giữ Tỉnh thức trong

sáng một cách linh hoạt sống động về Bản tính của những tư tưởng phân

biệt. Sự Tỉnh thức này trong trạng thái tự nhiên của nó là Đại Thủ

Ấn. Nếu ban đầu có những khó khăn lớn, nên cố gắng vượt qua chúng

và hòa hợp những tư tưởng phân biệt vào chân lý.

2/. Dùng những phiền-não-dục-vọng để tăng thêm Chứng ngộ:

Đôi khi hành giả nên vì mục đích mà khởi động những phiền não

dục vọng, chẳng hạn như ái dục, oán hận, ganh tị…, và quan sát chúng

một cách sâu xa. Bạn không nên theo, bỏ, hay sửa sai chúng, mà một

cách rõ ràng và Tỉnh thức ở lại trong trạng thái thư giãn và tự nhiên.

Trong lúc ngủ ngon, bạn nên cố gắng hòa hợp Tỉnh thức với Vô thức mà

không gắng sức. Đây là cách tốt nhất để biến Vô thức thành Ánh sáng (=

Hiện thực).

3/. Dùng sự xuất hiện của ma quỉ để tăng thêm Chứng ngộ:

Bất cứ khi nào có ma quỉ đáng sợ xuất hiện, hành giả nên dùng

thiền Đại Thủ Ấn về sợ hãi. Đừng cố xua đuổi sợ hãi mà ở lại trên đó

một cách rõ ràng và thư giãn. Trong khi làm như thế, nếu ma biến mất,

hành giả nên thử một lần nữa triệu gọi ngay cả những con ma đáng kinh

sợ hơn và lại dùng Đại Thủ Ấn với chúng.

4/. Dùng bi mẫn và buồn phiền để tăng thêm Chứng ngộ:

Vì phân tích đến kỳ cùng, sự sống và luân hồi ám chỉ đau khổ,

hành giả nên có tâm đại bi vì tất cả chúng sinh. Khi chiêm nghiệm sự

đau khổ của con người, tâm đại bi sẽ khởi dậy, theo đó mà hành giả thực

hành thiền Đại Thủ Ấn về nó. Khi làm thế, cả Trí và Bi của hành giả sẽ

phát triển.

5/. Dùng bệnh tật để tăng thêm Chứng ngộ:

Bất cứ khi nào bị bệnh, hành giả nên thực hành thiền Đại Thủ Ấn

về bệnh ấy. Hành giả cũng nên quan sát thâm nhập Bản tính của bệnh

nhân và chứng bệnh, như thế sẽ loại trừ Nhị nguyên của chủ và đối

tượng.

6/. Dùng cái chết để tăng thêm Chứng ngộ:

Hành giả có thể tu tập Đại Thủ Ấn như đã được chỉ dẫn sẽ không

bị bối rối hay sợ hãi khi chết xảy ra. Rồi họ sẽ có thể đồng nhất, không

sợ hãi, tất cả những thị kiến và kinh nghiệm xảy ra trong quá trình chết.

Thoát khỏi bám chấp và những ước mong, lúc bấy giờ hành giả có thể

hợp nhất Ánh sáng Mẹ và Con (Nhị nguyên) thành một toàn thể vĩ đại.

4.6. So sánh tu tập Đại Thủ Ấn và Thiền tông.

Đại Thủ Ấn và Thiền tông đều nhấn mạnh việc Lấy tâm truyền tâm

// Minh tâm kiến tính // Tức thân thành Phật, nhưng trong đó cũng có vài

điểm sai khác nhau.

1) Người hướng dẫn:

Thiền tông sau khi tham ngộ phải nhờ thầy ấn chứng; còn Đại Thủ

Ấn thì cầu thỉnh Thượng sư gia trì bên ngoài mà quán tưởng hòa vào

tâm mình. Tức là: Thiền tông nương vào Bát Nhã đạo (con đường trí

tuệ) để cầu khai ngộ, còn Đại Thủ Ấn thì nương vào Mật chú đạo (con

đường Mật chú) để cầu gia trì.

2) Quá trình tu học:

Thiền tông cần tham thoại đầu, nhận biết Bản lai diện mục, chú

trọng việc đốn ngộ; Đại Thủ Ấn thì tu hành theo thứ lớp. Nói về tiến độ,

thì Thiền tông chỉ nêu lên con đường hướng thượng, cho đến khi hoát

nhiên khai ngộ; còn Đại Thủ Ấn thì nương theo Chuyên nhất Du-già, Li

hí Du-già, Nhất vị Du-già và Vô tu Du-già mới khế hợp chí đạo (= đạo

tột cùng).

3) Phương tiện tu học:

Thiền tông chỉ thẳng tâm người, không nhờ phương tiện, nhưng

công án của Thiền tông phần nhiều là những lời bí hiểm, nếu chẳng phải

là bậc lợi căn thượng trí, thì không có cách nào ngộ nhập; còn Đại Thủ

Ấn thì có nhiều phương tiện khéo léo để tu thân như: Gia hạnh, Chính

hạnh, Kết qui cho đến bảy chi tọa và quyền pháp v.v... cho nên có thể

phổ cập mọi căn cơ.

Ngoài ra, Hiển giáo cũng có Đại Thủ Ấn, tức là dùng kinh giáo để

chứng ngộ Không tính; nghĩa là người tu pháp, tâm chuyên chú ở một

cảnh, cứ như thế mãi mà được định, sau đó quán xét chỗ trụ (= vô sở

trụ) của tâm cho đến khi không còn chỗ tìm cầu, thì ngộ tâm chẳng thật

có, mà đạt tới cảnh giới Không trí giải thoát hợp nhất.

Xem thêm: - Đại Thủ Ấn

- Three Classifications of Mahamudra

- ĐẠI THỦ ẤN (Mahamudra) - Thich Tri Sieu

- CÁI NHÌN CỦA MỘT HÀNH GIẢ VỀ BỘ ĐẠI THỦ ẤN ...

- Những Điều Cốt Yếu của Pháp Tu Đại Thủ Ấn – CLB VĂN ...

- Cái nhìn của một hành giả về bộ đại thủ ấn( MAHAMUDRA )

- Lời Nguyện Đại Thủ Ấn Liễu Nghĩa (Karmapa III) | hongnhu ..

VIDEO

- DIỆU PHÁP ĐẠI KHÔNG THỦ ẤN

- THIỀN ĐẠI THỦ ẤN - THIỀN QUAN SÁT TÂM

- Đại Thủ Ấn ( Mahamudra ) - Thầy Thích Trí Siêu

Bài đọc thêm

1. Tam thân.

Trikaya - Wikipedia

Tam thân – Wikipedia tiếng Việt

2.1. Quan điểm Tam thân trong Đại thừa - Đại Chúng

bộ.

Tam thân (三身; S: Tri-kāya,) là một thuật ngữ được dùng trong Phật

giáo Bắc truyền (Đại Chúng bộ), là ba đặc điểm của một vị Phật – Bậc giác

ngộ. Đặc trưng đối với Phật Thích Ca, tam thân này như sau:

1) Pháp thân (法身; S: Dharma-kāya) = Tự tính thân (自性身, tên

gọi theo Pháp Tướng tông): Đó là Chân lý mà đức Phật Thích Ca đã khám

phá ra, là Nguyên lý Duyên khởi.

Pháp thân đồng nghĩa với:

- Phật pháp (佛法; S: Buddha-dharma)

- Phật tính (佛性; S: Buddhatā).

- Chân như (真如; S: Tathatā, Bhūtatathatā).

- Không tính (空性; S: Śūnyatā).

- Như Lai tạng (如來藏; S: Tathāgata-garbha).

Như Lai tạng còn được gọi là Bạch Tịnh thức hay Vô Cấu thức, là thể

chuyển hóa từ Tạng thức (藏識, hay còn gọi là A-lại-da thức 阿賴耶識; S:

Ālaya-vijñāna).

Pháp thân về sau phát triển thêm hai thân nữa là Báo thân và Ứng

thân như dưới đây.

2) Báo thân (報身; S: Sambhoga-kāya) = Thọ dụng thân (受用身,

tên gọi theo Pháp Tướng tông): Đó là Diện mạo của đức Phật Thích Ca có

32 tướng tốt hiển hiện lúc sinh thời.

3) Ứng thân (應身; S: Nirmāṇa-kāya) = Biến Hóa Thân (變化身,

tên gọi theo Pháp Tướng tông): Đó là Giáo pháp của đức Phật Thích Ca

giảng diệu hiện theo căn cơ của chúng sanh.

Tại Chánh Điện Chùa Trúc Lâm, thành phố Huế, có câu đối rằng:

“Trong hương kết mây lành Ba Thân lộ rõ / Hoa nở trình tướng báu Mười

Hiệu hùng tôn - Hương lí kết tường vân Tam Thân viên hiển / Hoa khai

trình diệu tướng Thập Hiệu hùng tôn - 香裡結祥雲三身圓顯 /

花開呈妙相十號雄尊.”

2.2. Quan điểm Tam thân trong Đại thừa - Thiền tông.

Đối với Thiền tông thì Tam thân Phật là ba cấp của Chân lý, nhưng liên

hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất.

1) Pháp thân: Là tâm thức (= nguyên lý) của vũ trụ, nói lên tự tính

phát sinh tất cả, từ loài hữu tình đến vô tình. Pháp thân đó biểu hiện đặc

trưng là Đại Nhật Như Lai (大日如来; S: Vairocana).

2) Báo thân: Là tâm thức hỉ lạc của hành giả khi đạt Giác ngộ, Kiến

tính, ngộ được tâm chư Phật và tâm mình là một (= nhận thức).

3) Ứng thân: Là thân Phật hoá thành thân người, là Phật Thích-ca

Mâu-ni.

Mối liên hệ của Tam thân Phật theo quan điểm Thiền tông được thí dụ

như sau: Nếu xem Pháp thân là toàn bộ kiến thức y học, thì Báo thân là

chương trình học tập của một y sĩ và Ứng thân là y sĩ đó áp dụng kiến thức y

học mà chữa bệnh cho người.

Trong Thiếu Thất Lục Môn (少室六門, Taishō No. 2009) có giải thích về

Tam thân rằng:

“Phật có ba thân là Ứng thân, Báo thân, và Pháp thân; nếu chúng sanh

thường tạo căn lành, tức Ứng thân hiện; nếu tu trí tuệ tức Báo thân hiện;

hiểu rõ Vô Vi (= chân lý) tức Pháp thân hiện; thân bay cùng khắp mười

phương, tùy nghi cứu độ là Ứng thân Phật; thân đoạn trừ các hoặc, tu thiện

và thành đạo ở Tuyết Sơn là Báo thân Phật; thân không nói lời nào, không

thuyết lời nào, vắng lặng thường trú là Pháp thân Phật

Phật hữu Tam thân giả, Ứng thân Báo thân Pháp thân; nhược chúng

sanh thường tác thiện căn, tức Ứng thân hiện; tu trí tuệ tức Báo thân hiện;

giác Vô Vi tức Pháp thân hiện; phi đằng thập phương tùy nghi cứu tế giả,

Ứng thân Phật dã; đoạn cảm tu thiện Tuyết Sơn thành đạo giả, Báo thân

Phật dã; vô ngôn vô thuyết trạm nhiên thường trú giả, Pháp thân Phật dã -

佛有三身者、應身報身法身、若眾生常作善根、卽應身現、修智慧卽報身現、覺無爲卽法

身現、飛騰十方隨宜救濟者、應身佛也、斷惑修善雪山成道者、報身佛也、無言無說湛然

常住者、法身佛也”.

2.3. Quan điểm Tam thân trong Kim Cương thừa.

Trong Kim Cương thừa thì Tam thân là ba cấp của kinh nghiệm giác

ngộ.

1) Pháp thân: Là Bản tính của muôn vật. Tự tính này chính là Không

tính. Các giáo pháp Đại Thủ Ấn giúp hành giả đạt được kinh nghiệm về vô

tận tính của Pháp thân.

2) Báo thân: Là thân của sắc giới, là phương tiện tạm thời giúp hành

giả chứng ngộ được Không tính. Báo thân được xem là một dạng của "thân

giáo hoá." Các Báo thân xuất hiện dưới dạng Ngũ Như Lai, được xem là

phương tiện để tiếp cận với Chân như (= Chân lý Duyên khởi). Báo thân xuất

hiện dưới nhiều hình tướng khác nhau, tịch tĩnh (S: śānta) hay phẫn nộ (S:

krodha), có khi được trình bày với các vị Thần thể (TT: Yidam) hay Hộ pháp

(S: Dharmapāla).

3) Ứng thân: Là thân của sắc giới, là phương tiện tạm thời giúp hành

giả chứng ngộ được Không tính. Ứng thân là một dạng "thân giáo hoá" với

nhân trạng. Trong Kim cương thừa, Ứng thân hay được hiểu là các vị Bồ-tát

tái sinh.

Tam thân nêu trên không phải là ba trạng thái độc lập mà là biểu hiện

của một đơn vị duy nhất, thỉnh thoảng được miêu tả bằng thân thứ tư là Tự

tính (= Bản tính tự nhiên) thân (S: Svābhāvikakāya). Trong một vài Tantra,

thân thứ tư này được gọi là Đại Lạc thân (S: Mahāsukhakāya).

Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta xem Thân, Khẩu, Ý của một vị Đạo

sư (S: Guru) đồng nghĩa với Tam thân nói trên, được biểu tượng bằng thần

chú OṂ-AH-HUNG (gọi theo tiếng Tây Tạng).

Xem thêm:

- Vairocana - Wikipedia

- Đại Nhật Như Lai – Wikipedia tiếng Việt

VIDEO - OM AH HUNG Meditation

- Om Ah Hum 嗡阿吽 - Mantra of Purification

- OM AH HUNG - Songs from the Rose Garden (with Madhu ...

- Om Ah Hum : Buddhist Powerful Meditation With Deep Voice ...

2. Mật tông Tây Tạng

Mật tông du nhập vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng

cuối thế kỷ thứ 8 bởi Đại sư Liên Hoa Sinh (蓮華生; S: Padmasambhava) và

tại đây Mật tông đã hòa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng

nên còn gọi là Kim Cương thừa hay Lạt Ma giáo.

Dòng truyền thừa vào Tây Tạng xuất phát từ trung tâm Phật

học Vikramasila.

Dưới đây là các giai đoạn phát triển của Mật tông và cũng chính là các

giai đoạn tiệm tiến tu hành của một hành giả Mật tông theo Phật giáo Tây

tạng.

- Tạp Mật.

+ Sự bộ.

+ Hành bộ: Thai Tạng thừa (Garbhayāna).

- Thuần Mật.

+ Du già bộ: Kim Cang thừa (Vajrayāna).

+ Vô thượng Du già bộ: Thời Luân thừa (Kalachakrayāna).

1/. Sự bộ: còn gọi là Sự tục, là dạng lấy ngoại cảnh chính yếu để tu

hành, tức bao gồm uy nghi Mật pháp kiết Ấn, đọc tụng Chân ngôn, quán và

cúng dường Phật hay Bồ-tát hợp pháp trong phòng, tắm rửa, vào Phật

đường, mặc áo ngồi gia trì … , tất cả điều chiếu theo quy phạm nghiêm khắc

mà thực hành.

2/. Hành bộ: còn gọi là Hành tục, là dạng kiêm tu nội ngoại – nội

tâm và ngoại cảnh. Kinh Đại Nhật là cơ sở lý luận quan trọng. Hành bộ lấy

Bồ-đề tâm (tâm giác ngộ) làm nhân, lòng từ bi (lòng từ lớn) làm căn bản,

tùy theo trình độ căn cơ mà độ rộng khắp tất cả chúng sinh.

3/. Du-già bộ: còn gọi là Du-già tục, là dạng lấy lấy nội tu Du-già

làm chủ đạo. Xem việc quán tưởng nội tâm là quan trọng, là bước tiến xa

hơn trong việc thâm nhập tu tập, là cấp bậc cao mà hành giả cần phải có

những bước chuẩn bị tốt mới có thể tu tập được.

4/. Vô thượng Du-già bộ: còn gọi là Vô thượng Du-già tục, là dạng

mật pháp cao cấp nhất của Mật tông. Vô thượng Du-già bộ còn được phân

thành 3 loại là Phụ tục, Mẫu tục và Vô nhị tục thể hiện sự thấu triệt sâu sắc

các cấp bậc sinh khởi và cấp bậc tròn đầy của sự giác ngộ.

Ở Tây Tạng, đệ tử chỉ được thu nhận vào Mật tông thông qua một nghi

lễ khai ngộ (initiation) đặc biệt được tiến hành bởi một Lạt-ma (Sa môn:

người tu) có tên tuổi. Sau đó là việc kiết ấn (mudra), niệm chân

ngôn (mantra) và thiền định (meditation).

Sự hình thành các tông phái Phật giáo Tây Tạng diễn ra khoảng 400

năm do chính người Tây Tạng thành lập cho thích hợp với tinh thần và xã hội

của họ mà yếu tố huyền thuật hay thần thông đã từng gắn bó lâu dài với

người dân bản xứ. Để chống lại sự đàn áp của nhóm Bon-pa, Phật giáo Tây

tạng đã được tổ chức thành những môn phái, giáo hội, nhưng chính sự tổ

chức nầy đã đưa Phật giáo vào con đường suy vong.

Vì có nhiều giáo hội và tông phái, dần dần các tu sĩ đã trở nên lười

biếng, không giữ gìn giới luật và coi việc tu hành như một nghề nghiệp

hướng dẫn tinh thần cho quần chúng hơn là tu thân cầu giải thoát. Tệ hại

hơn nữa, các nghi thức hành lễ để suy gẫm lời Phật dạy đã biến thành cúng

vái, xin xỏ, lên đồng, nhập cốt, bùa chú thư phù … Các tinh hoa Phật pháp

được cất giữ không mang ra giảng dạy mà chỉ đề cao hình thức bề ngoài.

Các tu sĩ không chịu tu học mà chỉ đặt trọng tâm vào việc sắc tướng để được

phước. Truyền bá những chuyện mê tín hoang đường để lôi kéo tín đồ thay

vì giúp họ tu hành để được giải thoát giác ngộ. Họ còn cho phép các tu sĩ

được lấy vợ và được thừa kế tức là nếu cha là Lạt Ma thì con đương nhiên

cũng thành Lạt Ma khỏi cần tu học.

Ở Tây Tạng có rất nhiều tông phái, nhưng đại để có những tông phái

mà những vị tổ sư đã làm sáng danh Phật giáo Tây Tạng cho đến ngày nay,

có 4 bộ phái chính đó là 1) Nyingmapa, 2) Kagyupa, 3) Sakyapa, 4) Gelupa.

1) Phái Nyingma (Ninh-mã phái – Wikipedia - mũ đỏ):

Liên Hoa Sinh – Wikipedia

Padmasambhava - Wikipedia, the free encyclopedia

Sơ đồ truyền thừa phái Nyingmapa

Phái Nyingma được ngài Padmasambhava khai sáng, là vị đem Phật

giáo Mật tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7 sau CN.

Ngài Padmasambhava đem theo tất cả kinh Mật tông và đã dịch rất nhiều

kinh bằng tiếng Phạn qua Tây Tạng. Vì vậy mà hiện nay chỉ có ở Tây Tạng là

có đủ tất cả các kinh Mật tông. Ngài Padmasambhava đã truyền lại giáo lý

Mật Tông cho 25 người đệ tử và sự truyền thừa đó vẫn tiếp tục cho đến bây

giờ.

Ngài cũng là tác giả của cuốn sách “Tử Thư”, xây dựng tu viện Tang

Duyên (Samye) và được coi là Tổ sư của Phật giáo Tây Tạng. Vì thế Phật

giáo Tây Tạng không còn ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa nữa mà được xem

như là Phật giáo Mật tông đậm màu sắc lễ nghi, chú ấn, xuất quỷ nhập thần

rất phức tạp.

Theo truyền thyết thì ngài Padmasambhava đã hàng phục vị Thần Chủ

xứ Tây Tạng cùng nhiều quỷ thần khác để cho họ quy y theo Phật Pháp và

trở thành các vị Hộ Pháp tại các tu viện.

Xem thêm: - Tử Thư Tây Tạng

2) Phái Kagyu (Ca-nhĩ-cư phái – Wikipedia - mũ đỏ):

Marpa Chokyi Lodoe (1012-1097)

Sơ đồ truyền thừa phái Kagyu

Phái Kagyu được ngài Marpa Chokyi Lodoe khai sáng vào đầu thế kỷ

thứ 10 sau CN. Ngài Marpa là đệ tử của ngài Naropa, đã được truyền dạy Đại

Thủ Ấn theo 2 phương pháp:

- Sáu pháp Du Già: Phương pháp này rất phức tạp và nguy hiểm, hoàn

toàn thuộc Mật giáo.

- Thiền Chỉ Quán (Shiné-lhaktong): Phương pháp này có nhiều điểm

tương đồng với các pháp môn thiền quán của Thiên Thai, Tứ Niệm Xứ và

nhất là Thiền tông Trung Hoa.

Ngài Marpa đã truyền lại cho đệ tử là Milarepa. Ngài Milarepa (1040-

1123) đã truyền lại cho hai vị đệ tử là các ngài Gampopa, …, Gyalwang

Drukpa (1161 - 1211) và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho

đến nay.

Tông phái này mang đậm bản sắc Tây Tạng nhất so với các tông phái

khác và không nắm giữ hoặc chi phối các quyền lực xã hội như phái Gelugpa

… Hiện nay, phái này vẫn còn là một môn phái bảo thủ mạnh nhất và họ

xem việc lập gia đình không cản trở đến sự tu hành.

Mật-lặc Nhật-ba – Wikipedia

Milarepa - Wikipedia, the free encyclopedia

Trong phái này có sự xuất hiện của Milarepa là bậc thánh giả và cũng

là nhà thơ vĩ đại của Tây Tạng. Ông nổi tiếng với tác phẩm Thập Vạn Ca

(100,000 bài ca). Trước khi theo Phật giáo, ông tu theo ma thuật để tìm giết

hại những kẻ thù của gia đình bằng cách làm cho nhà sập đè lên họ và làm

mưa đá rơi trên ruộng của họ. Sau đó nhận biết tội lỗi của mình nên đến tìm

gặp Đại sư Marpa để ngài giúp ông trả hết những ác nghiệp đã tạo bằng

cách gánh chịu những cực hình trong suốt 6 năm. Vào năm 44 tuổi thì ông

ngộ đạo rồi sống 39 năm còn lại như một nhà ẩn tu trên Hy-mã-lạp sơn gần

biên giới Nepal cho đến khi ông viên tịch vì uống sữa có pha thuốc độc của

một người ganh ghét ông.

Mahamudra - Wikipedia

Đại Thủ Ấn - Wikipedia tiếng Việt

Vị tổ thứ 9 của phái này, ngài Wang Tchuk Dorje Karmapa (1556-

1603) là tác giả tập Ðại Thủ Ấn (Mahamudra). Ðây là một tài liệu quý giá

nhưng giản dị, không dùng thi văn, kệ ngôn diễn tả nửa úp nửa mở mà nó

trình bày thứ lớp mạch lạc các tiến trình tu tập khảo sát nội tâm, để cuối

cùng giúp hành giả nhận ra bản tánh tức Ðại Thủ Ấn. Tu tập về Ðại Thủ Ấn

có hai phương pháp:

1) Theo 6 phép Du Già của Naropa.

2) Thiền Chỉ Quán (Shiné-lhaktong).

Phương pháp thứ nhất rất phức tạp và nguy hiểm, hoàn toàn thuộc

Mật giáo, phương pháp thứ hai có nhiều điểm tương đồng với các pháp môn

thiền quán của Thiên Thai, Tứ Niệm Xứ và nhất là Thiền tông Trung Hoa.

Đại Thủ Ấn được xem là bộ kinh cô đọng lại toàn vẹn tư tưởng của bộ Hoa

Nghiêm và bộ Đại Bát Nhã, hoặc cũng chính là bài Tâm Kinh Bát Nhã.

Tột cùng mà nói, mỗi người chúng ta, từ đời vô thỉ, đã có một tánh,

thường được gọi là bổn tánh (của tâm), và tánh này không khác với cái tánh

đạt được sau khi hoàn toàn giác ngộ. Tánh này được gọi là thực tánh Duyên

khởi của các Pháp hay Ðại Thủ Ấn.

Thực hành tu tập Ðại Thủ Ấn chính là thiền Quán về Ðại Thủ Ấn. Đó là

quán chiếu khảo sát nội tâm, nhằm loại trừ tất cả ảo tưởng và phú chướng

từ vô thỉ đã bao phủ dầy đặc bản tâm, nhằm thấy được bản tánh thanh tịnh

của thực tại, thoát khỏi mọi khái niệm về vật sở quán (nghĩ về cái của ta) và

thức năng quán (nghĩ về cái biết được).

Truyền thống tái sinh của các vị Karmapa thuộc phái Kagyu được khởi

đầu từ thế kỷ thứ 12 nghĩa là sớm hơn so với các vị Đạt-La Lạt-Ma gần ba

thế kỷ. Có thể nói họ là những người đầu tiên khởi xướng truyền

thống tái sinh tại Tây Tạng.

Gyalwang Drukpa - Wikipedia

Gyalwang Drukpa – Wikipedia tiếng Việt

Hiện nay, Gyalwang Drukpa là vị đứng đầu dòng truyền thừa Kagyu ở

Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác. Ông thuộc chi phái Drukpa Kagyu và

được tin là hoá thân chuyển thế đời thứ XII .

3) Phái Sakya (Tát-ca phái – Wikipedia - mũ đỏ):

Khon Konchok Gyelpo (1034-1102)

Sơ đồ truyền thừa phái Sakya

Phái Sakya được ngài Khon Konchok Gyelpo khai sáng vào đầu thế kỷ

thứ 11 sau CN. Ngài Khon Konchok Gyelpo đã truyền lại giáo lý và các pháp

tu cho các đệ tử và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến

nay.

Phái Sakya có những nét gần gũi hơn với đời sống thế tục. Sau khi

chế độ quân chủ sụp đổ, Tây Tạng không có chính quyền trung ương nên các

tăng sĩ của phái này đã nắm lấy chính quyền và truyền ngôi vị lại cho con

cháu. Hiện nay họ vẫn còn tồn tại nhưng đã từ lâu không còn nắm quyền cai

trị đất nước.

4) Phái Gelug (Cách-lỗ phái – Wikipedia - mũ vàng):

Je Tsongkhapa - Wikipedia

Tông-khách-ba – Wikipedia tiếng Việt

Sơ đồ truyền thừa phái Gelupa

Phái Gelug được ngài Tông-khách-ba (Je Tsongkhapa: 1357-1419)

khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 15 sau TL. và sự truyền thừa vẫn liên tục

không gián đoạn cho đến nay. Đây là tông phái quan trọng nhất của Tây

Tạng hiện nay.

Tông-khách-ba là nhà tư tưởng lớn của Phật giáo Tây Tạng. Ngài là

một nhà cải cách và đã tiếp nối công việc hoằng pháp của Đại sư Atisha tức

là nghiêng về đạo đức, giới luật và giảm nhẹ ảnh hưởng của pháp thuật bằng

cách nhấn mạnh vào khía cạnh tâm linh.

Sự thành công nhanh chóng của ngài Tông-khách-ba là vì nhờ ông có

rất đông đệ tử, nhờ vào việc thành lập các tự viện và nhờ vào 16 bộ sưu tập

các tác phẩm Phật học. Ông chủ trương xét lại toàn bộ kinh điển và tổng kết

thành hai tác phẩm chính:

- Bồ-đề đạo thứ đệ (Lamrin Chenmo: Từng bước đến giác ngộ) trình

bày đầy đủ về sáu phép Ba-la-mật tiêu biểu cho đường lối tu tập Hiển giáo,

dựa theo tập sách Minh Đăng Thánh Đạo của ngài Atisha.

- Chân ngôn đạo thứ đệ (Ngagrim Chenmo) nói rõ những phương thức

công phu tiêu biểu cho đường lối Mật giáo.

Ngài là vị học giả luôn cố gắng tìm vị trí trung dung giữa những cực

đoan, tránh sự thiên lệch và đưa lại sự hòa giải giữa hai phái mũ vàng và mũ

đỏ. Trước khi mất, Ông di chúc lại cho hai đệ tử là Dalai Blama và Panchen

Blama tức là Đạt-Lai Lạt-Ma (Từ bi) và Ban thiền Lạt-Ma (Trí tuệ).

Đức Ban-Thiền Lạt-ma, Mao Trạch Đông và Đức Đạt-Lai Lạt-ma

Phái mũ vàng đã nắm quyền cai trị Tây Tạng cho đến năm 1950 khi Trung Cộng đánh chiếm đất Tây Tạng. Cả hai Ngài Ban Thiền và Đạt-Lai còn kẹt lại Tây Tạng. Tháng 4 năm 1959, sau chín năm bị giam lỏng ở Potala, Đức Đạt-Lai trốn

thoát và tỵ nạn tại Dharamsala tức Little L’hassa gần biên giới Tây Tạng và Ấn Độ cho đến ngày nay.

Trong khi Đức Đạt-Lai trốn được qua Ấn Độ, Ngài Ban-Thiền thứ 10, Lhundrup Choekyl Gyaltsen, còn bị kẹt lại và đã viết bài kiến nghị dài bảy mươi nghìn chữ để tố cáo cho thế giới về cảnh ngộ khốn cùng của đồng bào Tây Tạng dưới sự thống trị của Trung Cộng. Ngài đã bị đảng Cộng Sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông lăng mạ và kết án 14 năm trong tù hay cấm cố tại nhà. Tháng 12 năm 1964, Ngài bị đưa đến Bắc Kinh dưới tội danh “phản cách mạng” và bị đánh đập tàn nhẫn. Năm 1978, sau khi được trả tự do, Ngài du hành khắp Tây Tạng và tiếp tục phê bình chính sách cai trị bạo tàn của Trung Cộng. Chẳng bao lâu sau đó, Ngài bị bắt trở lại và ngày 28 tháng giêng năm 1989, Ngài được nói là đã trút hơi thở cuối cùng trong hoàn cảnh rất bí mật, hưởng dương 51 tuổi.

Để tiếp tục truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, năm 1995 Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã chứng nhận Gendun Choekyi Nima là Đức Ban Thiền thứ 11, nhưng sau đó Bắc Kinh đã bắt cóc vị này cùng với cha mẹ và họ bị mất tích cho đến ngày nay. Trung Cộng sau đó tự chọn một cậu bé khác tên là Gyaltsen Norbu để ngồi vào chức vị Ban-Thiền Lạt-ma thứ 11, người mà hầu hết nhân dân Tây Tạng tẩy chay.

Mãi cho đến vị Đạt-Lai Lạt-ma thứ 5 là Lobsang Gyatso (La bốc tạng

Gia mục thố) thì việc chấn hưng mới được hoàn mãn. Tục lệ thừa kế bị loại

bỏ và nhiều kỳ thi về Phật học được tổ chức để gạt bỏ những người mượn áo

tu hành làm điều bất chính. Những kinh điển từ trước vẫn được cất kỹ thì

nay được mang ra truyền bá sâu rộng để khuyến khích phong trào tu học

trong nước. Mọi gia đình được khuyến khích gởi con cái vào các tu viện để

trở thành các vị Lạt Ma. Sau đó họ có thể lập gia đình và sống như một

người thường. Chỉ khi nào họ phát nguyện xuất gia thì mới được gọi là tu sĩ

(Trappa).

Vào thế kỷ 15, phái Gelug đưa ra một “luận thuyết” cho rằng các vị

Bồ-tát như Đức Quán Thế Âm, Di Lặc và chư Phật như Đức Phật A Di Đà chắc

chắn đã có hóa hiện ra những hóa thân để làm các vị giáo chủ mà hóa độ

chúng sinh. Những hóa thân tái sinh này được các vị cao tăng tìm kiếm và

xác nhận rất cẩn thận dựa trên những quy luật rất phức tạp do hội đồng lễ

nghi đề ra. Vai trò lãnh đạo của những vị hóa thân tái sinh này là nét đặc

thù của Tây Tạng trong suốt gần 5 thế kỷ qua. Tất cả 14 vị Đạt-Lai Lạt-Ma

đều xuất thân từ phái mũ vàng nhưng phái mũ đỏ vẫn được tôn trọng và vẫn

chiếm số đông.

Các vị Tổ sư khi thành lập mỗi một tông phái đều thể hiện những đặc

tính siêu việt của mình trong những yếu tố góp phần tạo nên đời sống thêm

phong phú cho Phật giáo Tây Tạng. Tuy các tông phái có sự khác biệt về việc

tổ chức tự viện, về màu sắc y phục, về các vị thần bảo hộ hay phương pháp

thiền định, nhưng họ luôn có sự tác động và vay mượn lẫn nhau. Sự nổi bật

của các vị Đạt-Lai Lạt-Ma đã làm cho nhiều người lầm tưởng rằng các Ngài là

những vị lãnh đạo của toàn thể nhân dân Tây Tạng. Nhưng trên thực tế, Tây

Tạng có rất nhiều tông phái khác nhau và mỗi phái có một vị lãnh đạo tinh

thần tối cao của riêng mình. Vì thế tuy đức Đạt-Lai Lạt-Ma được xem là

người lãnh đạo cao nhất của Tây Tạng về mọi mặt, nhưng mỗi một truyền

thống tông phái đều có một vị đứng đầu để dẫn dắt họ.

Tenzin Gyatso – Wikipedia

Đạt-lại Lạt-ma – Wikipedia tiếng Việt

(Tenzin Gyatso - 登珠嘉穆錯 - The 14th Dalai Lama)

Đối với Phật giáo trên khắp thế giới hiện nay, một phần ba thuộc về

Phật giáo Nam tông, hai phần ba thuộc Phật giáo Bắc tông. Trong khi đó,

Phật giáo Mật tông chỉ 1/30 số người Phật giáo vì giới hạn trong các nơi thưa

dân như Tây tạng, Bhutan, Nepal và Mông cổ. Mặc dù Đức Lạt-Lai Lạt-Ma chỉ

đại diện cho 1% tín đồ Phật giáo thế giới, nhưng với uy tín của ngài, người

Tây phương vẫn nhìn ngài như người đại diện cho toàn thể Phật giáo.

Cung điện Istana Potala, Lhasa – Wikipedia

Trong cuốn “Tây Tạng Huyền Bí” có diễn tả về cung điện Potala ở Tây Tạng trước khi quân Trung Cộng đánh chiếm đất nước này như sau :

“Tu thất của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tọa lạc trên nóc điện Potala, vì theo phong tục bản xứ, không ai có quyền được ở chỗ cao hơn Ngài. Một cầu thang vĩ đại xây bằng đá rộng gần bằng một đường lộ đưa đến tư dinh của Ngài. Điện Potala là một tòa cung điện độc lập xây dựng trên một ngọn đồi. Đó là cơ quan đầu não để giải quyết tất cả mọi công việc chính trị và tôn giáo của xứ Tây Tạng. Đó là trung tâm của quốc gia, mục tiêu của tất cả tư tưởng, nguồn gốc của tất cả mọi hy vọng. Bên trong vòng thành của cung điện, trong những tòa nhà của Ngân Khố Quốc Gia, có dự trữ những khối vàng ròng, vô số những bao đựng đầy ngọc ngà châu báu và những bảo vật quý giá của thời đại cổ xưa nhất…Tiếp tục bước lên đến một điểm cao tột trên nóc điện, tại đây có những lăng tẩm của những vị Đạt-La Lạt-Ma của quá khứ, tức tiền thân của đức Đạt-La Lạt-Ma hiện tại.”

Phái mũ vàng và phái mũ đỏ

Trong các tông phái kể trên thì chỉ có phái Gelug còn gọi là phái mũ

vàng là các vị xuất gia, còn các phái Nyingma, Kagyu, Sakya gọi là 3 phái

mũ đỏ thì đa số là các vị cư sĩ .

Xem thêm: - Tibetan Buddhism - Wikipedia

- Phật giáo Tây Tạng – Wikipedia

- Lịch Sử Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng - Thư Viện Hoa Sen

- Lược Sử Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng | Blog Du Lịch Tây ...

VIDEO - Đại Cương Mật Tông Tây Tạng – Trí Siêu

- Tây Tạng Ngày Xưa - The Lost World Of Tibet (BBC)

- Mật Tông Có Phải Là Tà Giáo Không? - Thầy Thích Pháp Hòa

- Vấn đáp: Hiểu đúng về trường phái Mật tông | Thích Nhật Từ

- Vấn đáp: Phật Giáo Tây Tạng tại Trung Quốc - TT. Thích Nhật Từ

- Vấn đáp: Tại sao PHẬT GIÁO TÂY TẠNG thờ các vị THẦN ? | TT. Thích Nhật Từ

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***