42
2018 Nhn xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dc Phthông mi

2018hoctincungthukhoa.com/2.tailieu/SGK/CS4S-7- 2018 Bui Viet Ha.pdf · ngỡ khi tiếp xúc với CT mới này. Bài viết này sẽ tập trung vào phân tích những điểm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

2018

Nhận xét, phân tích, góp ý cho

Chương trình môn Tin học trong

Chương trình

Giáo dục Phổ thông mới

2 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Nhận xét, phân tích, góp ý cho CT môn Tin

học trong CT GDPT mới

Bùi Việt Hà

Nhiều bạn bè, giáo viên và các tòa soạn báo đề nghị tôi viết góp ý cho bản dự thảo

chính thức môn Tin học trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới (viết tắt là

CTGDPT). Tuy nhiên việc viết góp ý cho CT mới này không quan trọng bằng việc

phân tích những điểm mới, điểm đặc biệt của Chương trình môn Tin học mới này cho

các GV đang giảng dạy môn Tin học hiện nay trong các nhà trường Việt Nam. Môn

Tin học có lẽ là môn học duy nhất trong CTGDPT mới được thiết kế lại gần như hoàn

toàn. Do vậy, không như tất cả các môn học khác, các GV Tin học chắc chắn sẽ rất bỡ

ngỡ khi tiếp xúc với CT mới này. Bài viết này sẽ tập trung vào phân tích những điểm

khác biệt đó, đồng thời sẽ đi sâu vào phân tích một số khái niệm, ý tưởng quan trọng

của CT môn Tin học mới.

1. Vì sao Tin học là môn học đặc biệt trong Chương trình GDPT mới?

2. Chương trình môn Tin học cũ (hiện nay) vì sao lại lạc hậu, cần thiết kế lại hoàn

toàn?

3. Sự khác biệt lớn nhất giữa CT môn Tin học cũ (hiện nay) so với CT môn Tin học

trong CTGDPT mới?

4. Học vấn số hóa phổ thông là gì?

5. Sự khác biệt giữa 2 định hướng IT và CS?

6. Vì sao lại nói 3 mạch tri thức DL, ICT và CS hòa quyện?

7. Thế nào là chương trình môn học định hướng năng lực.

8. Tóm tắt các chương trình môn Tin học mới (đã và đang thay đổi) của một số nước

trên thế giới.

9. Cần phân biệt và hiểu về 3 điểm chính của CTGDPT mới của môn Tin học: 5 cấu

thành năng lực, 7 mạch kiến thức và 3 định hướng tri thức.

10. Vì sao CS là nội dung kiến thức và yêu cầu năng lực trọng tâm của CTGDPT môn

Tin học mới.

11. Tư duy máy tính là gì? Vì sao nói tư duy máy tính là trọng tâm của định hướng CS

trong CT môn Tin học.

12. Quan hệ giữa Tin học và STEM. CT môn Tin học đóng vai trò gì trong giáo dục

STEM.

13. Sự liên quan giữa Tin học với các môn học khác.

3 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

14. Các giáo viên đang dạy Tin học hiện nay trong các nhà trường phổ thông cần phải

làm gì để chuẩn bị và đáp ứng nhu cầu của CT môn học mới?

15. Một vài góp ý, nhận xét nhỏ về CT môn Tin học mới.

4 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

1. Vì sao Tin học là môn học đặc biệt trong Chương trình GDPT

mới?

Như chúng ta đã biết, mục đích chính của CTGDPT mới lần này là thay đổi cơ bản

các chương trình môn học từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực, lấy yêu

cầu năng lực, kỹ năng của học sinh làm mục đích chính khi thiết kế chương trình. Đây

là xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, là chuẩn chung của tất cả các nền

giáo dục trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh đó vì sao môn Tin học lại là đặc biệt?

Sau đây là một số nguyên nhân chính:

- Cho đến thời điểm này (thời điểm CTGDPT mới đã công bố), Tin học là môn học

duy nhất chưa có 1 chương trình, nội dung hoàn thiện, chặt chẽ, khoa học và xuyên

suốt qua các cấp học, trong khi đó tất cả các môn học khác đều đã được định hình

hoàn chỉnh và ổn định.

- Khi thiết kế chương trình môn học theo định hướng mới, nếu nội dung kiến thức của

chương trình hiện thời đã ổn định, đầy đủ thì các nhà thiết kế chỉ còn 1 việc là thiết kế,

sắp xếp lại nội dung chương trình đang có dưới một cách nhìn khác, dựa trên yêu cầu

năng lực cần đạt. Quá trình này dù sao cũng còn rõ ràng về các bước cần thực hiện.

Nhưng với môn Tin học thì không như vậy.

- Với môn Tin học, như đã nói ở trên, cần một cách tiếp cận khác. Nói đơn giản là cần

làm lại từ đầu. Cần phải làm 2 công việc đồng thời:

(1) Xây dựng lại hoàn toàn, từ đầu một khung chương trình môn Tin học mới (tất

nhiên có dựa vào chương trình hiện thời để phát triển và kế thừa, nhưng phần làm mới

là chính).

(2) Xây dựng chương trình theo yêu cầu của năng lực mới.

Cả 2 công việc trên đầu rất khó khăn, nặng nhọc. Do vậy những người thiết kế chương

trình môn Tin học trong CTGDPT mới sẽ phải vất vả gấp nhiều lần so với các đồng

nghiệp khác.

- Tin học là đặc biệt còn bởi 1 lý do nữa, đúng hơn là 1 nghịch lý đã tồn tại từ rất lâu

trong ngành giáo dục của chúng ta: đó là môn Tin học luôn là môn học phụ, giáo viên

dạy Tin học không được đối xử ngang bằng như các giáo viên các môn học khác.

Trong khi đó tất cả chúng ta đều biết và cảm nhận rõ sự quan trọng như thế nào của

CNTT trong đời sống hàng ngày. Có lẽ trong 30-40 năm trở lại đây, Tin học, hay nói

đúng hơn là ngành CNTT đã phát triển như vũ bão trên qui mô toàn thế giới. Máy tính

cá nhân, máy tính PC, laptop rồi smartphone liên tục thay đổi, các ứng dụng của công

nghệ Tin học phát triển nhanh chóng len lỏi vào từng gia đình, từng thiết bị. Internet

phủ kín đến từng người dân. Gần đây hơn nữa con người đã cảm nhận được làn sóng

của cuộc Cách mạng CN lần thứ 4, trong đó trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và xử lý dữ

liệu lớn đang làm đảo lộn cả thế giới. Trong khi đó trong nhà trường môn Tin học vẫn

không có gì thay đổi, vẫn là 1 môn học phụ với một vài chương trình ứng dụng rời

rạc. Chú ý rằng nghịch lý trên không phải là đặc thù của Việt Nam, mà là nghịch lý

của toàn thế giới.

5 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

- Cũng chính vì các nghịch lý trên đây mà từ lâu có lẽ tất cả các giáo viên và toàn

ngành GD Việt Nam đều hiểu môn Tin học đúng là phụ và mặc định với thân phận

của môn học này như vậy. Có lẽ tất cả đều nghĩ Tin học, tức là một vài module rời rạc

như "tập gõ 10 ngón", "soạn thảo văn bản", "bảng tính điện tử", "tập vẽ", "học toán",

"lập trình Pascal", … như hiện nay đã là chuẩn của môn Tin học. Và cũng có lẽ tất cả

các nhà trường Việt Nam hiện nay đều nghĩ rằng giáo viên Tin học phải có nhiệm vụ

hỗ trợ cài phần mềm, sửa máy tính, làm chân "lon ton" hỗ trợ cho các môn học

"chính" khác, cho các giáo viên khác trong nhà trường.

Từ những lý do trên rõ ràng chúng ta thấy sự "đặc biệt" của môn Tin học trong khung

cảnh của toàn bộ CTGDPT mới. Trong các phần sau chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn tìm

hiểu sự đặc biệt này và cùng tìm hiểu sự thay đổi lớn, hoàn toàn của chương trình môn

học này trong CTGDPT mới.

2. Chương trình môn Tin học cũ (hiện nay) vì sao lại lạc hậu, cần

thiết kế lại hoàn toàn?

Cho đến thời điểm trước khi CTGDPT mới áp dụng, môn Tin học trong nhà trường

Việt Nam đã hình thành với toàn bộ chương trình và SGK phủ kín từ lớp 3 đến 12.

Tuy nhiên chương trình cho cấp Tiểu học và THCS là tự chọn, điều đó có nghĩa là

không phải tất cả HS đều được học môn học này liên tục từ lớp 3 đến lớp 12.

Có thể điểm qua toàn bộ các module kiến thức chính của môn Tin học trong trường

phổ thông của Việt Nam là:

Tiểu học THCS THPT

Cấu trúc máy tính.

Tập chuột, tập gõ bàn

phím.

Học vẽ.

Học nhạc.

Soạn thảo văn bản.

LOGO

Phần mềm học tập.

Máy tính, hệ điều hành.

Mạng Internet.

Soạn thảo văn bản.

Bảng tính.

Trình chiếu.

Lập trình Pascal.

Phần mềm học tập.

Máy tính, hệ điều hành.

Mạng máy tính. Mạng

Internet.

Soạn thảo văn bản.

Lập trình Pascal.

CSDL Access.

Trước khi phân tích sâu vào các vấn đề "lạc hậu" của chương trình này, cũng cần lưu

ý các điểm sau:

- Vấn đề được đặt ra về sự bất cập hay lạc hậu không chỉ có ở Việt Nam, mà có ở trên

toàn thế giới. Với các quốc gia khác, kể cả những nước khoa học phát triển như Anh,

Mỹ các vấn đề tương tự cũng nảy sinh (xem phần sau).

- Trong hoàn cảnh thực tế máy tính PC mới chỉ xuất hiện vào thập kỷ 80 của thế kỷ

trước, và CNTT thay đổi chóng mặt trong suốt 40 năm trở lại đây thì việc hình thành

chương trình môn Tin học như là 1 tập hợp tương đối rời rạc của các module kiến thức

như trên là 1 điều dễ hiểu. Việc ngành giáo dục thiết kế được một chương trình như

trên đã là 1 cố gắng rất lớn, đáp ứng nhu cầu học tập, khai thác, sử dụng các ứng dụng

của CNTT trong đời sống hàng ngày của học sinh.

6 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

- Thật ra ngành khoa học máy tính cũng chỉ mới hình thành và định hình khoảng 50

năm trở lại đây. Trong suốt thời gian đó, môn học này chỉ dành cho sinh viên bậc đại

học. Chưa có 1 quốc gia nào dám nghĩ đến chuyện cần đưa các kiến thức lõi của khoa

học máy tính xuống nhà trường phổ thông, ngoại trừ 1 số kiến thức xoay quanh thuật

toán và lập trình để phục vụ cho các cuộc thi lập trình ở mức quốc gia và thế giới, ví

dụ cuộc thi Olympic Tin học quốc tế IOI.

Bây giờ chúng ta sẽ phân tích sơ bộ về chương trình trên.

1. Chương trình môn Tin học không phải là 1 chương trình liền mạch, thống nhất và

xuyên suốt.

Nhìn vào toàn bộ chương trình chúng ta thấy rõ chúng được tạo thành từ các module

rời rạc. Có thể phân tích chi tiết hơn cũng sẽ thấy 1 số mạch kiến thức, mặc dù chưa

hoàn chỉnh. Có thể chỉ ra ở đây 1 vài mạch kiến thức trong chương trình trên.

- Sử dụng và khai thác máy tính và các thiết bị CNTT đi kèm.

- Tìm hiểu và nhận dạng phần cứng, phần mềm máy tính.

- Tổ chức dữ liệu và khai thác thông tin.

- Học gõ bàn phím, soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu.

- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập.

- Lập trình máy tính.

Các mạch kiến thức này là có nhưng lại được thể hiện bằng các nhóm, module kiến

thức độc lập, rời rạc, không có liên kết với nhau. Ngay chính các GV cũng không

nhận ra và hiểu được có hay không các mạch kiến thức này.

2. Có rất nhiều module chương trình bị trùng lặp giữa các cấp học.

Chương trình môn Tin học hiện nay chỉ bắt buộc từ cấp THPT, còn từ các cấp khác

đều là tự chọn. Do đó rất nhiều module kiến thức sẽ cần phải học lại từ đầu cho mỗi

cấp học. Hiển nhiên điều đó kéo theo có rất nhiều module chương trình và kiến thức bị

trùng lặp giữa các cấp học.

Với đặc điểm này mà môn Tin học trong chương trình giáo dục cũ (hiện nay) không

thể là một chương trình môn học có tính logic và khoa học hoàn chỉnh.

3. Các module rời rạc và không có quan hệ logic, khoa học chặt chẽ.

Vì chương trình môn Tin học cũ (hiện tại) được thiết kế riêng rẽ cho từng cấp học, nên

trong từng cấp học tính liên thông, logic sẽ có nhiều hơn. Còn xét tổng thể trên toàn

bộ 3 cấp thì chương trình này là rời rạc và không có quan hệ logic chặt chẽ. Thật ra

khi thiết kế các chương trình của từng cấp, nhóm các chuyên gia cũng đã biết và tính

đến quan hệ liên thông giữa các cấp học. Tuy nhiên do bản chất của chương trình là

những module rời rạc nên không thể có 1 chương trình tổng thể tối ưu được.

Chính vì đặc điểm này nên có thể nói môn Tin học là "đặc biệt" khác hẳn với tất cả

các môn học khác trong chương trình giáo dục. Tất cả các môn học khoa học khác

(Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa) đều là những môn học được hình thành từ rất

lâu, đã được thiết kế gần như hoàn thiện.

7 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Có lẽ cũng chính vì đặc điểm này nên mặc dù đã được áp dụng từ khá lâu trong hệ

thống giáo dục thì môn Tin học chưa bao giờ được đưa vào danh sách môn thi khi kết

thúc 1 cấp học, thi tốt nghiệp THPT hay thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.

4. Vắng bóng hoặc hoàn toàn không có các kiến thức lõi của khoa học máy tính.

Đây là đặc biệt rõ nét nhất của chương trình môn Tin học cũ (hiện nay) và cũng là

điểm khác biệt lớn nhất so với chương trình môn Tin học mới trong tương lai. Đặc

điểm này xuất phát từ khung chương trình môn Tin học đã nêu ở trên. Vấn đề là vì sao

lại như vậy? Trong các phần sau tôi sẽ phân tích kỹ hơn điều này nhưng ở đây chỉ

phác họa một vài ý chính:

- Không phải chỉ ở Việt Nam, mà điều này đúng cho tất cả các quốc gia khác.

- Rất khó có thể đưa phần kiến thức lõi của khoa học máy tính xuống nhà trường phổ

thông vì nhiều lý do. Một trong các lý do chính là không thể dạy kỹ thuật lập trình cho

học sinh nhỏ tuổi. Trong chương trình hiện tại, 2 module học lập trình Pascal được

dạy ở lớp 8 (THCS) và lớp 11 (THPT) và học sinh rất vất vả tiếp thu phần kiến thức

này.

- Ý kiến chung của hầu hết các chuyên gia CNTT và sư phạm trên thế giới đều đồng ý

với nhận định rằng chưa cần đưa các kiến thức lõi của khoa học máy tính xuống phổ

thông, đặc biệt là cấp 1, 2.

5. Chỉ tập trung vào các ứng dụng cụ thể, phụ thuộc quá nhiều vào phần cứng, thiết bị,

phần mềm.

Trong chương trình môn Tin học không thể vắng bóng việc ứng dụng các dịch vụ và

phần mềm vào các công việc cụ thể. Tuy nhiên tất cả các ứng dụng kiểu này đều phải

phụ thuộc vào phần cứng, phần mềm hay thiết bị cụ thể. Do vậy nếu 1 chương trình

chỉ bao gồm (hay phần lớn bao gồm) các ứng dụng như vậy thì rất phụ thuộc vào công

nghệ và dễ bị lạc hậu. Các chương trình như vậy sẽ có đời sống ngắn và bị lạc hậu

nhanh.

Vậy có cách nào để xây dựng một chương trình mà ít phụ thuộc nhất vào công nghệ,

dịch vụ cụ thể hay không? Đó cũng chính là bài toán đặt ra cho những người thiết kế

chương trình môn Tin học trong CTGDPT mới.

Một số hệ lụy từ sự "lạc hậu" của chương trình môn Tin học như đã phân tích ở trên.

1. Phần kiến thức, công nghệ tin học dạy trong nhà trường luôn lạc hậu với thực tế.

2. Vì không là 1 môn, mạch kiến thức khoa học, chặt chẽ nên môn Tin học không gây

được sự hấp dẫn của người dạy và người học.

3. Có một khoảng cách rất xa giữa HS, GV các vùng miền, giữa HS giỏi và đại đa số

học sinh bình thường khác.

4. Rất khó và có cảm giác bế tắc khi muốn thay đổi và thoát ra khỏi tình trạng này.

5. Môn Tin học trong suốt thời gian qua là môn phụ, không thi ở bất cứ cấp học nào,

vì vậy HS và GV càng không có động lực để học, dạy môn học này.

8 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Nói thêm 1 chút về 1 tài liệu quan trọng của các chuyên gia giáo dục Anh quốc (cuốn

[11] shutdown or restart), các tác giả đã phân tích sự tụt hậu của chương trình môn

Tin học tại nước Anh như sau (tóm tắt):

- Rời rạc, không liên thông, không liền mạch.

- Không đủ cơ sở vật chất hỗ trợ giảng dạy.

- Không khoa học hoặc rất khó xác định tính khoa học chặt chẽ và mạch chính của

kiến thức.

- GV dạy không hứng thú, không có động lực để học thêm, đào sâu thêm kiến thức.

- HS học nhàm chán vì kiến thức công nghệ bị lạc hậu với thực tế.

Chú thích thêm:

- Tại nước Anh tên môn học này gọi là ICT và được coi là 1 cái tên không hợp lý vì

nó rất dễ nhầm lẫn với tên 1 hệ thống thông tin.

Do vậy môn Tin học đứng trước thách thức rất lớn là cần thay đổi. Nhưng thay đổi

như thế nào? Theo hướng nào? Thay đổi để làm sao khắc phục được các khuyết điểm

trên? Tất cả những vấn đề đó đều rất rất khó giải quyết. Không phải các chuyên gia,

các nhà giáo không biết những điều trên, họ biết hết nhưng lực bất tòng tâm. Vấn đề

lớn nhất là công nghê liên quan đến CNTT, ICT phát triển quá nhanh, trong khi khoa

học lõi của ngành này lại không thể hoặc chưa thể đưa xuống dạy cho HS từ nhỏ tuổi.

Một trong những tài liệu đầu tiên đề cập tới vấn đề này là cuốn sách Shutdown or

restart mà tôi nhắc đến ở trên. Cuốn này được viết năm 2012 và là tiền đề để nước

Anh là quốc gia đầu tiên thực hiện cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn môn Tin học

trong nhà trường. Trong cuốn sách đó, lần đầu tiên các chuyên gia đã phân loại chính

xác 3 hướng nội dung chính của kiến thức Tin học trong trường học. Việc phân loại

này sẽ giúp các nhà quản lý và chuyên gia GD hiểu rõ hơn và định hướng được tương

lai của môn học này. Phân loại nội dung trong cuốn sách đó như sau:

Toàn bộ kiến thức cần học của Tin học sẽ được chia làm 3 nhóm chính:

1. CS (computer science): Khoa học máy tính.

2. IT (infomation technology): CNTT và ứng dụng.

3. DL (digital literacy): Học vấn số hóa phổ thông.

Tóm tắt như sau.

CS - Khoa học máy tính: Xử lý số, tư duy giải quyết vấn đề, thiết lập chương trình,

thuật toán, tư duy máy tính.

IT - CNTT và ứng dụng: Sử dụng công nghệ xử lý số, phần mềm để ứng dụng và tạo

ra các sản phẩm số. Ví dụ đồ họa, phim, ảnh, ứng dụng trong các công việc đời sống.

DL - Học vấn số hóa phổ thông: Các kỹ năng cơ bản, tối thiểu cần có trong thời đại số

hóa, để có thể hòa nhập trong kỷ nguyên kỹ thuật số, ví dụ: Kỹ năng sử dụng chuột,

gõ bàn phím; Soạn thảo văn bản, bảng tính, trình chiếu; Khai thác Internet. Sử dụng

thư điện tử và mạng xã hội; luật sở hữu trí tuệ, bản quyền nội dung số, ….

9 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Chú ý: Trong 3 hướng trên chỉ có CS là nội dung có tính khoa học chặt chẽ nhất, liên

thông, liên tục, không bị lạc hậu nhanh với công nghê. Cũng theo sách trên, CS phải là

hướng trọng tâm nhất, quan trọng nhất trong định hướng môn Tin học tương lai.

Chúng ta cùng phân loại lại các nội dung đã có trong chương trình môn Tin học hiện

nay:

1. Tiểu học 2. THCS 3. THPT

Cấu trúc máy tính (IT).

Tập chuột, tập gõ bàn

phím (DL).

Học vẽ (IT).

Học nhạc (IT).

Soạn thảo văn bản (DL).

LOGO (CS).

Phần mềm học tập (IT)

Máy tính, hệ điều hành

(CS).

Mạng Internet (DL).

Soạn thảo văn bản (DL).

Bảng tính (DL).

Trình chiếu (DL).

Lập trình Pascal (CS).

Phần mềm học tập (IT).

Máy tính, hệ điều hành

(CS).

Mạng máy tính. Mạng

Internet (DL).

Soạn thảo văn bản (DL).

Lập trình Pascal (CS).

CSDL Access (IT).

Như vậy trong chương trình môn Tin học hiện nay, phần lớn kiến thức được dạy cho

HS là mảng IT và DL, mảng kiến thức lõi nhất là CS hầu như không có. Điều này lý

giải vì sao môn Tin học không trở thành môn học quan trọng và hấp dẫn HS và GV

như thời gian qua.

Nhưng liệu có thể thay đổi được điều đó trong tương lai không? Câu trả lời sẽ có trong

các phần tiếp theo.

3. Sự khác biệt lớn nhất giữa CT môn Tin học cũ (hiện nay) so với

CT môn Tin học trong CTGDPT mới?

Muốn tìm hiểu, nhận biết sự khác biệt cơ bản và lớn nhất giữa CT môn tin học hiện tại

(cũ) với CTGDPT mới cần có cái nhìn tổng thể, không sa đà vào chi tiết. Sự khác biệt

nằm ở cách đặt vấn đề, phương pháp thiết kế chương trình tiếp thu những thay đổi

mới nhất của môn học này trên thế giới. Có thể trả lời câu hỏi trên như sau: có 3 sự

khác biệt lớn nhất giữa CT môn tin học cũ và CT mới, được mô tả nhanh trong bảng

sau:

Các yếu tố khác biệt Chương trình hiện thời

(cũ)

Chương trình mới

(CTGDPT 2018).

1. Chương trình dựa

trên năng lực.

Không có. Chương trình cũ

được thiết kế chỉ dựa trên

nội dung thông qua các

mạch kiến thức.

Chương trình mới được

thiết kế dựa trên 5 thành tố

yêu cầu năng lực chính.

2. Phân biệt 3 định

hướng cơ bản: CS, IT,

DL.

Không có. Không có sự

phân biệt nội dung theo các

định hướng này.

Chương trình được thiết

kế dựa trên sự phân biệt rõ

10 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Các yếu tố khác biệt Chương trình hiện thời

(cũ)

Chương trình mới

(CTGDPT 2018).

3 định hướng cơ bản: CS,

IT, DL.

3. Các mạch kiến thức

xuyên suốt.

Có. Chương trình cũ được

thiết kế dựa trên các mạch

kiến thức, nhưng rời rạc.

Có. Chương trình mới

được thiết kế dựa trên các

mạch kiến thức xuyên suốt

từ lớp 3 đến lớp 12.

Trong 3 yếu tố trên, theo tôi, yếu tố thứ 2 mang tính quyết định nhất cho sự thay đổi

lần này. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhanh cả 3 yếu tố khác biệt trên. Trong các phần

sau của bài viết tôi sẽ đi sâu hơn từng yếu tố.

1. Thiết kế chương trình môn Tin học dựa trên các yêu cầu năng lực.

Điểm khác biệt quan trọng đầu tiên của CTGDPT mới là cách tiếp cận thiết kế chương

trình. Đó là cách tiếp cận Chương trình dựa trên yêu cầu năng lực. Nói một cách dễ

hiểu là khi thiết kế chương trình sẽ không bắt đầu từ các nội dung cụ thể cần học, cần

dạy, mà bắt đầu từ yêu cầu năng lực đầu ra của học sinh ở mỗi cấp học. Các yêu cầu

này căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội. Dựa trên các yêu cầu năng lực này, những

người thiết kế chương trình sẽ đưa ra các nội dung, mạch kiến thức cần học để đạt

được các yêu cầu đó. Điểm đặc biệt này không chỉ áp dụng của môn Tin học, mà áp

dụng cho tất cả các môn học của CTGDPT mới lần này.

Quay lại môn Tin học, chương trình GDPT mới môn Tin học đã đưa ra 5 thành tố

năng lực sau, ký hiệu chúng là (a), (b), (c), (d) và (e).

(NLa) Năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện, công cụ và các hệ thống tự động

hoá của công nghệ thông tin và truyền thông;

(NLb) Năng lực hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp

luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức;

(NLc) Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ kĩ thuật

số;

(NLd) Năng lực học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông;

(NLe) Năng lực giao tiếp, hoà nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền

kinh tế tri thức.

Có 2 chú ý quan trọng sau:

Phát hiện và

giải quyết

vấn đề trong

môi trường

thông tin.

Sử dụng và

quản lý

phương

tiện, công

cụ ICT.

Ứng xử phù

hợp chuẩn

mực đạo đức,

văn hóa, pháp

luật.

Học

tập, tự

học

với

ICT.

Giao tiếp, hòa

nhập, hợp tác

phù hợp với thời

đại thông tin và

kinh tế trí thức.

(a) (b) (c) (d) (e)

11 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

1. Trong các năng lực trên, chúng ta dễ thấy không phải năng lực nào cũng mang tính

"Tin học", nghĩa là năng lực đó bắt buộc phải đạt được thông qua việc học và dạy nội

dung Tin học. Có một số thành tố năng lực, ví dụ (b) và (e) có thể đạt được thông qua

các môn học khác, hay nói chính xác hơn có thể nhận được từ việc tích hợp hoặc liên

môn. Tính tích hợp và liên môn trong CTGDPT mới được nhấn mạnh khác nhiều, tôi

sẽ không nói nhiều về đặc điểm này tại đây, hy vọng sẽ quay lại vấn đề này ở một chỗ

khác.

2. Về lý thuyết toàn bộ CTGDPT mới sẽ chỉ bao gồm các yêu cầu chi tiết của năng lực

đã nêu trên cho từng cấp học. Bảng liệt kê các yêu cầu năng lực chính được phân bổ

cho từng cấp học (Tiểu học, THCS, THPT) trong CTGDPT mới môn Tin học sẽ được

mô tả trong các bảng dưới đây. Các giáo viên cần nắm vững tinh thần của các yêu cầu

này cho từng cấp học để định hướng việc học và dạy theo đúng các yêu cầu đầu ra

này.

1. Yêu cầu năng lực cấp Tiểu học.

Năng lực Yêu cầu với cấp Tiểu học

NLa Nhận diện, phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật

số thông dụng; thực hiện được một số thao tác cơ bản trên một số thiết bị kĩ

thuật số quen thuộc với phần mềm hỗ trợ học tập, vui chơi, giải trí.

NLb Biết bảo vệ thông tin cá nhân, nêu được sơ lược lí do cần bảo vệ thông tin số

hoá cá nhân, biết và thực hiện được quyền sở hữu trí tuệ ở mức đơn giản, ví

dụ, biết sản phẩm (bài làm, tranh vẽ, bài thơ, video, chương trình máy

tính,...) của mỗi người thuộc quyền sở hữu của người đó, không được sao

chép khi không được phép; bảo vệ được sức khoẻ trong sử dụng thiết bị kĩ

thuật số, ví dụ thao tác đúng cách, bố trí thời gian vận động và nghỉ xen kẽ,...

NLc Nhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số hoá

khi giải quyết công việc, theo hướng dẫn tìm được thông tin trong máy tính

và trên Internet; biết sử dụng tài nguyên thông tin và kĩ thuật của ICT để giải

quyết một số vấn đề phù hợp với lứa tuổi, ví dụ tạo một album ảnh đẹp giới

thiệu một danh lam thắng cảnh, tìm nghĩa và tra cứu cách đọc một từ tiếng

Anh,...; nêu và sử dụng được các bước giải quyết vấn đề theo kiểu thuật toán

(quy trình gồm các bước có thứ tự để giải quyết được vấn đề).

NLd Sử dụng được một số phần mềm trò chơi hỗ trợ học tập, phần mềm học tập;

tạo được các sản phẩm đơn giản vừa là kết quả học tập vừa là để phục vụ

học tập, đồng thời gây được hứng thú học tập, ví dụ, một văn bản đơn giản,

một bài trình chiếu đơn giản, một bưu thiếp hay một bức vẽ bằng phần mềm,

một chương trình trò chơi đơn giản tự viết,..

NLe Sử dụng được các công cụ kĩ thuật số thông dụng theo hướng dẫn của người

lớn để chia sẻ và trao đổi thông tin với đối tượng phù hợp như các bạn trong

lớp, người thân trong gia đình.

2. Yêu cầu năng lực cấp THCS.

12 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Năng lực Yêu cầu với cấp Tiểu học

NLa Sử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy tính

phục vụ cuộc sống và học tập, có ý thức và biết cách khai thác các môi

trường số hoá, biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu; bước đầu tạo ra được sản

phẩm phục vụ cuộc sống nhờ khai thác phần mềm ứng dụng, ví dụ, bức ảnh

đẹp, bản quảng cáo, bản thiết kế thời trang, đoạn video phục vụ một chủ đề

nào đó,...

NLb Biết và nêu được một số quy định cơ bản liên quan đến quyền sở hữu và sử

dụng tài nguyên số, tôn trọng bản quyền và quyền an toàn thông tin của

người khác; hiểu và ứng xử có văn hoá trong thế giới ảo; sử dụng được cách

thông dụng bảo vệ an toàn thông tin cá nhân và cộng đồng, tránh tác động

tiêu cực tới bản thân và cộng đồng; có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ trong khai

thác và ứng dụng ICT.

NLc Hiểu được tầm quan trọng của thông tin và xử lí thông tin trong xã hội hiện

đại; thực hiện được việc tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn với các chức

năng tìm kiếm đơn giản, đánh giá được sự phù hợp của dữ liệu và thông tin

đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; thao tác được với phần mềm và môi trường

lập trình trực quan để bước đầu có tư duy thiết kế và điều khiển hệ thống.

NLd Sử dụng được một số phần mềm học tập; sử dụng được môi trường mạng

máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với

mục tiêu học tập, chủ động khai thác các tài nguyên hỗ trợ tự học.

NLe Biết lựa chọn và sử dụng được các công cụ, các dịch vụ ICT thông dụng để

chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác một cách an toàn; giao lưu được trong

xã hội số hoá một cách lịch sự, có văn hoá; có khả năng làm việc nhóm, hợp

tác được trong việc tạo ra, trình bày và giới thiệu được sản phẩm số hoá.

3. Yêu cầu năng lực cấp THPT.

Năng lực Yêu cầu với cấp Tiểu học

NLa Phối hợp, sử dụng được đúng cách các hệ thống kĩ thuật số thông dụng bao

gồm phần mềm và các thiết bị như PC, thiết bị ngoại vi và thiết bị cầm tay;

mô tả được chức năng các bộ phận chính bên trong máy tính, những thông số

cơ bản của các thiết bị số ngoài PC; bước đầu tuỳ chỉnh được chế độ hoạt

động cho máy tính; trình bày được khái quát mối liên hệ giữa phần cứng, hệ

điều hành và chương trình ứng dụng; so sánh và chỉ ra được đặc trưng riêng

của mạng LAN, Internet và IoT; giới thiệu được chức năng cơ bản của một

số thiết bị mạng thông dụng và giao thức TCP/IP; nhận biết được vai trò

quan trọng của các hệ thống tự động hoá xử lí thông tin và truyền thông

trong xã hội tri thức.

NLb Trình bày và nêu được ví dụ minh hoạ những quy định về quyền thông tin và

bản quyền, tránh được những vi phạm khi sử dụng thông tin, tài nguyên số;

hiểu khái niệm, cơ chế phá hoại và lây lan của phần mềm độc hại và cách

phòng chống; biết cách tự bảo vệ thông tin, dữ liệu và tài khoản cá nhân;

hiểu được rõ ràng hơn những mặt trái của Internet, nhận diện được những

13 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Năng lực Yêu cầu với cấp Tiểu học

hành vi lừa đảo, thông tin mang nội dung xấu và biết cách xử lí phù hợp; giữ

gìn tính nhân văn khi tham gia thế giới ảo; có hiểu biết tổng quan về nhu cầu

nhân lực, tính chất công việc của các ngành nghề trong lĩnh vực tin học cũng

như các ngành nghề khác trong xã hội có sử dụng ICT.

NLc Biết cách chuyển giao nhiệm vụ cho máy tính thực hiện: Biết được các cấu

trúc dữ liệu chủ yếu và các thuật toán sắp xếp tìm kiếm cơ bản, viết được

chương trình, tạo được trang web đơn giản; biết khái niệm hệ cơ sở dữ liệu,

biết kiến trúc hệ cơ sở dữ liệu tập trung và phân tán; sử dụng được máy tìm

kiếm để khai thác thông tin một cách hiệu quả, an toàn và hợp pháp, tìm

kiếm, lựa chọn được thông tin phù hợp và tin cậy; sử dụng được các công cụ

tin học để tổ chức, chia sẻ dữ liệu và thông tin trong quá trình nhận biết và

giải quyết vấn đề; có những hiểu biết và hình dung ban đầu về trí tuệ nhân

tạo và nêu được một số ứng dụng điển hình của trí tuệ nhân tạo.

NLd Khai thác được các dịch vụ tra cứu và trao đổi thông tin, các nguồn học liệu

mở để cập nhật kiến thức, hỗ trợ học tập và tự học; sử dụng được một số

phần mềm hỗ trợ học tập, tự tin, sẵn sàng tìm hiểu những phần mềm tương

tự, qua đó có ý thức và khả năng tìm kiếm tri thức mới, tìm hiểu về nghề

mình quan tâm.

NLe Biết cách hợp tác trong công việc; sử dụng được phần mềm để lập kế hoạch,

phân chia và quản lí công việc; lựa chọn và sử dụng được những kênh truyền

thông phù hợp để trao đổi thông tin, thảo luận, hợp tác và mở mang tri thức;

giao tiếp, hoà nhập được một cách an toàn trong môi trường số hoá, biết

tránh các tác động xấu thông qua một số biện pháp phòng tránh cơ bản.

2. Phân biệt rõ 3 định hướng cơ bản: CS (khoa học máy tính), IT (ứng

dụng CNTT) và DL (học vấn số hóa phổ thông).

Sự khác biệt thứ 2 của CTGDPT mới môn Tin học, theo tôi là quan trọng nhất, chính

là sự định hướng rõ ràng thành 3 mạch (hướng) kiến thức chính: CS (khoa học máy

tính), IT (ứng dụng CNTT) và DL (học vấn số hóa phổ thông).

Thông tin này được viết ngay trong phần đầu tiên của chương trình, phần Mục tiêu

môn Tin học, như sau:

Mục tiêu môn Tin học:

Khoa học máy tính nhằm giúp học sinh hiểu biết các nguyên tắc cơ bản và thực tiễn

của tư duy tính toán; tạo cơ sở cho việc thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính.

Công nghệ thông tin và truyền thông nhằm giúp học sinh có khả năng sử dụng và

áp dụng hệ thống máy tính giải quyết vấn đề thực tế một cách hiệu quả và sáng tạo.

Học vấn số hoá phổ thông nhằm giúp học sinh có khả năng hoà nhập với xã hội hiện

đại, sử dụng được các thiết bị số và phần mềm cơ bản thông dụng một cách có đạo

đức, văn hoá và tôn trọng pháp luật.

14 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Các Mục tiêu này sau đó được viết rất rõ khi phân bổ xuống từng cấp học. Mọi người

có thể tham khảo bản dự thảo CTGDPT môn Tin học để hiểu rõ hơn các mục tiêu này.

Với việc phân tách rõ ràng thành 3 mạch kiến thức chính, trong đó nêu rõ, hướng CS -

khoa học máy tính là trọng tâm của Chương trình mới, là một sự phát triển mang tính

đột phá lớn nhất, cách mạng nhất của Chương trình môn Tin học mới lần này.

Để có thể hình dung được 3 định hướng này của môn Tin học tôi sẽ vẽ một mô hình

tương tự cho 2 môn học Toán và Ngữ văn mà mỗi chúng ta đều đã hiểu rất rõ. Trong

sơ đồ dưới đây có thể hình dung được một phần ý nghĩa của các mạch kiến thức CS,

IT, DL đóng vai trò gì trong môn Tin học.

Hãy tưởng tượng toàn bộ môn Toán trong trường phổ thông bây giờ, nếu học sinh chỉ

học bảng cửu chương và đo lường các đại lượng thì môn Toán sẽ như thế nào.

DL - Học vấn số

hóa phổ thông.

Kỹ năng tối thiểu

cho mỗi công dân

trong thời đại số.

IT- Ứng dụng CNTT.

Sử dụng các thiết bị,

phần mềm để tạo ra các

sản phẩm số phục vụ

nhu cầu của con người.

CS - Khoa học máy tính.

Kiến thức lõi của Tin học:

xử lý số, cấu trúc dữ liệu,

lập trình, tư duy máy tính,

giải quyết vấn đề.

Học đếm,

bảng cửu

chương

Đo lường Cơ sở toán học:

số, tập hợp, phép

tính tích phân

Bảng chữ

cái, học

đánh vần

Đọc hiểu

Ngữ pháp,

ngôn ngữ, cảm

thụ văn học

Tin

học

Toán

học

Ng

ữ v

ăn

To Son Nguyen
Highlight

15 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Hay với môn Ngữ văn, nếu học sinh chỉ học bảng chữ cái, học viết, đánh vần và đọc

hiểu và hoàn toàn không có phần cảm thụ văn học thì môn này sẽ như thế nào.

Với Tin học cũng vậy.

Một thời gian quá dài, không chỉ chúng ta, mà toàn thế giới đều nghĩ và thực hiện việc

dạy Tin học chỉ có 2 phần là DL và IT, hoàn toàn vắng bóng CS. Mà CS mới là cái lõi

quan trọng nhất của Tin học, của tư duy máy tính. Điều đó giải thích vì sao trong suốt

thời gian dài 20-30 năm qua, môn Tin học trở thành một học phụ và chán như thế nào.

Chúng ta cùng phân tích nhanh vì sao sự thay đổi này lại mang tính đột phá nhất của

CTGDPT mới môn Tin học.

(1) Với sự phân tách các nội dung kiến thức của môn Tin học trong nhà trường thành

3 hướng chính: CS, IT và DL sẽ giúp cho không chỉ những người vạch định chương

trình, mà toàn thế giáo viên có thể hình dung rõ ràng hơn toàn bộ khung chương trình

môn Tin học mới này.

(2) Việc tách và phân biệt rõ 3 định hướng CS, IT, DL sẽ làm cho môn Tin học mới

bây giờ dễ dàng có thể thiết kế chi tiết để trở thành một môn khoa học logic chặt chẽ,

tương tự như các môn có tính khoa học khác như Toán, Vật lý, Hóa học, …

(3) Với việc đưa nội dung kiến thức CS xuống chương trình phổ thông, ngay từ bậc

Tiểu học thực sự là đột phá lớn mà trước đó không ai có thể nghĩ làm được. Đây là

một bước tiến lớn, không chỉ ở Việt Nam, mà đang là xu thế của tất cả các quốc gia

trên thế giới. Đã đến lúc và thời cơ để đưa các khoa học lõi của môn Tin học xuống

dạy cho học sinh phổ thông, kể cả từ cấp Tiểu học.

3. Chương trình sẽ bao gồm các mạch kiến thức xuyên suốt, phát triển xoáy

trôn ốc theo từng lớp và cấp học.

Các mạch kiến thức lõi, xuyên suốt tồn tại trong tất cả các chương trình môn Tin học

trước đây, nhưng trong CTGDPT mới, các mạch kiến thức này được thiết kế một cách

hoàn chỉnh nhất, đồng bộ nhất.

Có thể có người sẽ thắc mắc ngay là nếu một chương trình đã được xây dựng dựa trên

năng lực cần đạt thì sẽ không cần chỉ ra chi tiết các mạch kiến thức cụ thể nữa. Thắc

mắc này là đúng, tuy nhiên trong bất cứ chương trình nào, một Ma trận các mạch kiến

thức lõi, cơ bản nhất bao giờ cũng cần thiết. Các mạch kiến thức lõi này có thể hiểu

đơn giản là những kiến thức khoa học đặc thù, tối thiểu nhất của môn học này mà

không thể lược bỏ đi được nữa. Nếu lược bỏ đi, tính chất của môn học này sẽ bị thay

đổi. Vậy ma trận các mạch kiến thức lõi có thể hiểu là những mạch kiến thức tối thiểu

nhất, là bộ xương sống tạo nên cái khung chính của môn học này.

Trong CTGDPT mới đã đưa ra 7 mạch kiến thức lõi chính, xuyên suốt và phát triển

xoáy trôn ốc theo các cấp từ thấp đến cao và thậm chí theo từng lớp học.

7 mạch kiến thức lõi của CTGDPT mới môn Tin học được mô tả trong bảng sau. Tôi

viết thêm cột Mô tả nhanh để các GV có thể hình dung chính xác các mạch kiến thức

này.

16 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Stt Chủ đề lõi Mô tả nhanh Phân loại mạch tri

thức và năng lực

1 Máy tính và

xã hội tri

thức

Tìm hiểu máy tính, lịch sử máy tính, cách sử

dụng và ý nghĩa của máy tính trong xã hội hiện

đại. Cơ hội làm việc nhóm và kết nối xã hội

thông qua máy tính.

- IT và DL.

- NL (a), (e).

2 Mạng máy

tính và

Internet

Thông tin và kiến thức liên quan đến mạng máy

tính, các cấu thành kết nối mạng máy tính.

Mạng Internet sẽ đóng vai trò chính trong mạch

kiến thức này. Cấu trúc, tìm hiểu ý nghĩa và

khai thác mạng Intenet.

- CS và IT.

- NL (a), (c), (e).

3 Tổ chức,

khai thác và

xử lý thông

tin

Các kiến thức quay xung quanh thông tin và dữ

liệu. Phân loại dữ liệu trong máy tính. Cách

biểu diễn số và thông tin trong máy tính. Khai

thác, tìm kiếm và xử lý thông tin trên máy tính

cũng nhưng trong 1 hệ thống chia sẻ mạng. Dữ

liệu có cấu trúc, cơ sở dữ liệu.

- CS và IT.

- NL (c), (e).

4 Giải quyết

vấn đề với sự

trợ giúp của

máy tính

Đây chính là các kiến thức lõi của phân môn

Khoa học máy tính (CS - Computer Science)

trong CT môn Tin học. Có thể liệt kê một số

chủ đề kiến thức chính của mạch này như sau:

- Dữ liệu và biểu diễn dữ liệu số.

- Tìm kiếm, phân loại, tổ chức và khai thác dữ

liệu và thông tin.

- Tư duy lập trình, tư duy máy tính.

- Thuật toán.

- Trừu tượng hóa các các kỹ thuật lập trình.

- CS.

- NL (c), (e).

5 Ứng dụng

Tin học

Sử dụng các công cụ, công nghệ, sản phẩm của

CNTT để phục vụ công việc học tập, nghiên

cứu, sáng tạo của người sử dụng.

- IT và DL.

- NL (d), (e).

6 Đạo đức,

pháp luật và

văn hóa

trong môi

trường số

hóa

Các kiến thức liên quan đến đạo đức, pháp luật,

văn hóa trong môi trường số. Ví dụ:

- Phân biệt thông tin xấu và tốt. Tác hại của

thông tin xấu.

- Bản quyền thông tin số.

- Pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ số. Bảo

vệ bản quyền dữ liệu số.

- Văn hóa và đa văn hóa trong không gian số.

- DL.

- NL (b), (e).

7 Nghề Tin

học

Kiến thức liên quan đến tên gọi, đặc điểm và

nhận biết một số ngành nghề tương lai của Tin

học.

- DL và IT.

- NL (a), (e).

17 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Mô hình 7 Mạch kiến thức lõi và quan hệ của chúng với các định hướng CS, IT, DL là

5 thành tố năng lực được mô tả nhanh trong sơ đồ sau. Sơ đồ này do tôi tự vẽ, không

phải lấy từ văn bản chương trình gốc.

4. Học vấn số hóa phổ dụng là gì?

Có thể hiểu đơn giản Học vấn số hóa phổ dụng (DL) là các kỹ năng, học vấn cơ bản

tối thiểu mà mỗi học sinh cần có , giúp học sinh có thể sử dụng máy tính và các thiết

bị máy tính tương ứng một cách an toàn, hiệu quả, giúp học sinh có khả năng hoà

nhập với xã hội hiện đại, sử dụng các thiết bị một cách có đạo đức, văn hoá và tôn

trọng pháp luật.

Nếu so sánh với môn học tiếng Việt (hay ngoại ngữ) chẳng hạn thì DL sẽ tương ứng

với các kỹ năng đọc, viết tối thiểu ban đầu. Còn nếu so sánh với môn Toán thì DL sẽ

là các kỹ năng đọc, đếm số cơ bản.

Vậy có thể liệt kê các kỹ năng tối thiểu cần có của mỗi học sinh đối với môn Tin học

sẽ là:

- Kỹ năng thực hành chuột, gõ bàn phím.

- Kỹ năng sử dụng máy tính đơn giản.

- Kỹ năng soạn thảo văn bản.

- Kỹ năng trình chiếu.

- Kỹ năng dùng bảng tính để thiết lập dữ liệu đơn giản.

- Kỹ năng tra cứu Internet, nhận và gửi thư điện tử.

- Kỹ năng sử dụng các dịch vụ mạng xã hội đơn giản.

- Hiểu biết cơ bản về pháp luật, bản quyền thông tin.

- Hiểu và biết cách phòng tránh các thông tin có hại trên Internet và mạng xã hội.

18 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

- Hiểu biết cơ bản về các vấn đề đa văn hóa và bản sắc văn hóa trên mạng xã hội.

Nhóm Học vấn, kỹ năng số hóa phổ thông (DL) không phải là kiến thức lõi mà chỉ

đơn giản là tập hợp các kỹ năng tối thiểu mà mỗi học sinh cần biết.

Các bạn lưu ý rằng những "kỹ năng" tối thiểu nêu ở trên có rất nhiều trong chương

trình môn Tin học hiện thời như là những "kiến thức" tin học cơ bản. Điều này trong

tương lai phải dần loại bỏ.

Một lưu ý rất quan trọng nữa liên quan đến mạch tri thức DL là khái niệm và nội dung

của DL sẽ còn thay đổi nhiều trong tương lai.

Như vậy Kỹ năng số hóa phổ thông (DL) là những kỹ năng, kiến thức phổ thông tối

thiểu mà mỗi công dân cần biết trong thời đại ngày nay. Vùng kiến thức này đã sẽ còn

thay đổi rất nhiều trong tương lai. Phổ biến Kỹ năng số hóa phổ thông không chỉ là

việc của nhà trường hay cụ thể hơn là của bộ môn Tin học, đây là nhiệm vụ của toàn

xã hội.

5. Sự khác biệt giữa 2 định hướng IT và CS?

Chúng ta vừa tìm hiểu nhóm thứ nhất, DL - kỹ năng số hóa phổ thông. 2 nhóm còn lại

(CS, IT) thì khó phân biệt hơn vì chúng đều là những kiến thức thực sự của môn Tin

học, được dạy trên khắp tất cả các quốc gia. Để hiểu rõ hơn 2 định hướng này chúng

ta bắt đầu bằng việc so sánh giữa chúng.

5.1. So sánh bản chất nội dung kiến thức giữa IT và CS.

Bảng sau so sánh phần kiến thức, nội dung dự kiến của 2 hướng CS và IT. Mục đích

của các bảng này để chúng ta cảm nhận được sự khác nhau rõ rệt về bản chất giữa 2

hướng nội dung này mà từ xưa đến nay ít người để ý đến.

IT: Ứng dụng CNTT CS: Khoa học máy tính

Định hướng IT trong môn Tin học được mô tả

như sau

1. Định hướng này bao gồm sử dụng một cách

hiệu quả, sáng tạo các hệ thống ứng dụng

CNTT có sẵn vào nhu cầu công việc cụ thể.

2. Bao gồm các kỹ năng, kỹ thuật rời rạc sử

dụng các phần mềm, thiết bị CNTT để hoàn

thiện theo đúng yêu cầu của người sử dụng.

3. Vì các kỹ năng khai thác sẽ phụ thuộc vào

các phần mềm và thiết bị cụ thể nên hướng IT

sẽ không có một hệ thống tư duy độc lập

chung, mà bao gồm các tư duy ứng dụng và

sáng tạo độc lập, rời rạc.

4. Thiết kế và cài đặt các hệ thống thông tin

dữ liệu dựa trên các ứng dụng CNTT cụ thể,

có sẵn để tạo ra được các hệ thống trợ giúp

công việc. Các hệ thống thông tin này sẽ

Định hướng CS trong môn Tin học được

mô tả bởi các tính chất quan trọng sau:

1. Là 1 tập hợp ý tưởng, quan niệm thống

nhất, chặt chẽ, logic của 1 môn học. Ví dụ

các quan niệm như Chương trình; Thuật

toán; Cấu trúc dữ liệu; Kiến trúc hệ thống.

2. Là 1 tập hợp các kỹ thuật, kỹ năng logic

chặt chẽ, có phát triển từ thấp đến cao. Ví

dụ kỹ thuật lập trình, thuật toán, kiểm thử,

sửa lỗi chương trình.

3. Có 1 hệ thống tư duy độc lập, riêng biệt

của môn học. Ví dụ tư duy máy tính, tư duy

thuật toán, tư duy giải quyết vấn đề, ….

4. Có tính chất bền vững với thời gian. Chú

ý rằng tính chất này không thể đúng với IT

19 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

IT: Ứng dụng CNTT CS: Khoa học máy tính

không thể bền vững với thời gian vì các công

nghệ và ứng dụng thường thay đổi rất nhanh.

5. Hệ thống kiến thức IT hoàn toàn phục thuộc

vào công nghệ cụ thể, phụ thuộc vào trình độ

tự động hóa của công nghệ tương ứng với thời

gian hiện thời.

vì CNTT phát triển rất nhanh nên không có

1 hệ thống nào bền vững với thời gian.

5- Hệ thống lý thuyết độc lập với công

nghệ. Ví dụ hệ thống các ngôn ngữ lập

trình, thuật toán, …. đều độc lập với kỹ

thuật và công nghệ cụ thể.

Bảng trên cho chúng ta thấy sự khác biệt rất cơ bản giữa 2 hướng nội dung IT và CS.

Trong CT môn Tin học cũ (hiện nay) hầu như tất cả các chủ đề kiến thức và định

hướng chính đều là IT. Chính điều này làm cho toàn xã hội nói chung và các GV, HS

trong nhà trường phổ thông hiểu không chính xác về môn Tin học. Trong CT môn Tin

học mới, định hướng CS đã được đưa vào và là một trọng tâm chính của chương trình.

Điều này sẽ làm cho bức tranh của môn Tin học thay đổi hoàn toàn.

5.2. So sánh định hướng kiến thức giảng dạy, mục đích, đối tượng tổng quát giữa IT

và CS.

Cả 2 hướng CS, IT đều mang ý nghĩa kiến thức cơ bản trong mô hình môn Tin học

của tương lai. Nhưng giữa chúng có sự khác biệt đáng kể, thậm chí ngược nhau, bù trừ

cho nhau. Bảng sau phác thảo sự khác nhau cơ bản đó giữa 2 hướng nội dung CS và

IT. Có thể tóm tắt: IT định hướng ứng dụng, nghề nghiệp; CS định hướng chuyên

nghiệp, hàn lâm.

IT - CNTT và ứng dụng CS - Khoa học máy tính

Hệ thống máy

tính

Hệ thống máy tính được sử

dụng như thế nào.

Hệ thống máy tính được hoạt động, làm

việc như thế nào.

Đối tượng Con người là trung tâm của

môn học.

Máy tính là trung tâm của môn học.

Định hướng cốt

lõi

Tập trung, quan tâm đến sự

phát triển của hệ thống hướng

tới nhu cầu người sử dụng.

Tập trung, quan tâm đến tư duy thuật

toán, đến cách mà vấn đề có thể phân rã

thành các bài toán, vấn đề nhỏ hơn để

giải quyết.

Sản phẩm Quan tâm đến việc sử dụng

các phần mềm, hệ thống đã có

để đáp ứng nhu cầu hiện tại.

Quan tâm đến việc thiết kế các hệ

thống, phần mềm mới.

Sử dụng sản

phẩm

Nhấn mạnh việc lựa chọn,

đánh giá sử dụng phần mềm

trong công việc.

Nhấn mạnh đến các nguyên lý và kỹ

thuật của hệ thống, phần mềm. Lập

trình luôn đóng vai trò trung tâm của

các vấn đề quan tâm.

Tư duy hệ

thống

Hệ thống ứng dụng CNTT

phải hỗ trợ hoạt động của con

Các ứng dụng thực tế cần được xây

dựng thông qua các tư duy của "máy

tính". Thông qua tư duy này chúng ta sẽ

hiểu được thế giới tự nhiên như bản

20 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

IT - CNTT và ứng dụng CS - Khoa học máy tính

người hay tự động hóa hoạt

động của con người.

chất nó có, nhưng theo cách tư duy

riêng của chúng ta, thông qua máy tính.

Định hướng

chung

Định hướng ứng dụng, nghề

nghiệp.

Định hướng chuyên nghiệp, hàn lâm.

Như vậy chúng ta thấy sự khác biệt rất cơ bản cả về kiến thức, mục tiêu, định hướng

sư phạm của 2 nhánh CS và IT này. Điểm này các GV cần nắm vững khi tiếp cận tìm

hiểu và giảng dạy môn Tin học theo CT mới.

Bảng trên cho chúng ta một cách nhìn mới rất quan trọng về định hướng của môn Tin

học, gần như khác hoàn toàn so với cách nhìn cũ. Đây chính là điểm mấu chốt, quan

trọng nhất mà mỗi GV cần hiểu, tiếp thu và áp dụng sáng tạo trong việc giảng dạy của

mình.

6. Vì sao lại nói 3 mạch tri thức DL, IT và CS hòa quyện?

Trong bản đề cương chương trình môn Tin học trong CTGDPT mới, nếu để ý, chúng

ta sẽ thấy cụm từ "3 mạch trí thức DL, IT và CS hòa quyện" được nhắc lại nhiều lần.

Vì sao lại như vậy? Thật ra theo tôi chữ "hòa quyện" ở đây không thật chính xác và

chưa phản ánh đúng nhất quan hệ giữa 3 mạch tri thức này. Có thể bỏ hẳn từ "hòa

quyện" này khi nhắc đến 3 khái niệm này. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là các GV

phải hiểu rằng các khái niệm này mặc dù là khác biệt nhau nhưng giữa chúng vẫn có

các quan hệ đặc biệt, liên quan, tương hỗ lẫn nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu các quan

hệ tương hỗ, hòa quyện này trong phần này. Có 4 ý quan trọng sau:

1. Trước tiên cần nhấn mạnh ngay rằng DL, IT, CS là các khái niệm độc lập, hoàn

toàn khác biệt nhau, và cùng đứng trong chương trình môn Tin học. Các định nghĩa và

so sánh giữa chúng đã được nêu trong các phần trên của bài viết này.

2. Tuy nhiên, việc phân loại kiến thức thành 3 mạch (hướng) CS, IT, DL là không có

ranh giới rõ ràng. Trong sơ đồ 3 vòng tròn mô tả 3 định hướng này chúng ta thấy các

vòng tròn này không rời nhau, có sự chồng lấn nhau.

21 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Thật vậy có rất nhiều kiến thức và chủ đề kiến thức không thể phân loại chính xác

nằm trong mạch kiến thức cụ thể nào. Có những chủ đề kiến thức có thể nằm trong 2

hoặc cả 3 mạch tri thức này.

Ví dụ 1: Bài học thực hành liên quan đến bảng tính điện tử (ví dụ Excel). Các thao tác

cơ bản liên quan đến nhận biết, tính toán dữ liệu trên các ô bảng tính có thể được coi

những các kỹ năng cơ bản thuộc về DL (học vấn số hóa phổ thông). Mặt khác các tính

toán ứng dụng thành thạo bảng tính có thể được coi là ứng dụng CNTT, phần mềm

thuần túy và đương nhiên thuộc về mạch kiến thức IT (ứng dụng CNTT). Đặc biệt hơn

nữa trong rất nhiều chương trình Tin học, việc tính toán, xử lý dữ liệu, vận dụng các

hàm xử lý số trên các ô bảng tính được coi là các kiến thức về phân loại và biểu diễn

số cơ bản và được xếp vào lĩnh vực Khoa học máy tính - CS.

Ví dụ 2: Lập trình. Cho đến bây giờ các chuyên gia giáo dục vẫn còn chưa thống nhất

là nên xếp các bài học lập trình cụ thể vào hướng nào, IT hay CS. Nhiều người trong

chúng ta vẫn hiểu đương nhiên lập trình phải thuộc mảng khoa học máy tính, tức là

CS. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay, lập trình vẫn được coi là 1 nghề, và được xếp

vào mạch tri thức IT.

3. Một lý do nữa cho việc vì sao cần phải "hòa quyện" các mạch tri thức CS, IT, DL là

bản thân các khái niệm liên quan đến các mạch kiến thức này đã và vẫn đang thay đổi

theo thời gian và không thể cố định vào 1 khung nào đó. Công nghệ và ứng dụng công

nghệ đang thay đổi rất nhanh trên thế giới. Có những kiến thức hôm nay là kiến thức

nền tảng thì ngày mai đã trở thành các ứng dụng thuần túy. Có những kỹ năng hôm

nay được coi là khó thì ngày mai đã trở nên rất đơn giản.

Ví dụ soạn thảo văn bản. Nếu như cách đây 10-15 năm khi các ứng dụng của Tin học

văn phòng còn chưa phổ biến thì soạn thảo văn bản, các bài học kỹ năng gõ bàn phím

được xếp vào lĩnh vực ứng dụng CNTT - IT. Nhưng hiện nay khi các ứng dụng văn

phòng trở nên rất phổ biến thì soạn thảo văn bản sẽ được coi là những kỹ năng cơ bản

và sẽ được xếp vào lĩnh vực học vấn số hóa phổ dụng - DL. Các giới hạn của DL, IT

và cả CS cũng thay đổi theo thời gian, do đó các mạch tri thức này sẽ có chồng lấn là

tất nhiên.

4. Có thể tóm tắt quan hệ "hòa quyện" giữa 3 mạch CS, IT, DL như sau:

- Đây là 3 mạch tri thức hoàn toàn khác biệt, được định nghĩa chính xác, rõ ràng và

độc lập hoàn toàn với nhau.

- Tuy nhiên rất khó xác định ranh giới kiến thức cụ thể giữa 3 định hướng nội dung

này. Thực tế có sự giao thoa, chồng lấn giữa các mạch kiến thức này như đã trình bày

ở trên.

- Điểm cuối cùng cần nhớ: trong 3 mạch tri thức này, mạch CS có tính ổn định cao

nhất và sẽ càng ngày càng đóng vai trò trọng tâm của môn Tin học. 2 mạch IT và DL

thì ngược lại, sẽ thay đổi theo thời gian, và sự thay đổi này ngày càng diễn ra nhanh

chóng. Đây là điểm đặc biệt nhất mà các GV Tin học cần nhớ rõ.

22 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

7. Thế nào là chương trình môn học định hướng năng lực của Tin

học?

Bây giờ chúng ta sẽ một lần nữa giải thích cho rõ hơn về khái niệm Chương trình môn

học định hướng năng lực là gì và các đặc điểm riêng biệt của môn Tin học nếu định

hướng chương trình theo năng lực là gì.

Về khái niệm một chương trình môn học định hướng năng lực, có 2 điều cơ bản nhất

cần nhớ rõ:

1. Chương trình được thiết kế không dựa trên các nội dung định trước, mà dựa trên

các nhu cầu thực tế của năng lực. Trong ngành quản lý giáo dục người ta gọi đó là qui

trình "thiết kế ngược", tức là xuất phát ban đầu là các yêu cầu kỹ năng, năng lực cần

đạt, dựa trên các yêu cầu đó sẽ thiết kế nội dung chương trình. Toàn bộ chương trình

các môn học của CTGDPT mới đều được thiết kế theo mô hình "ngược" này.

2. Vì chương trình lấy năng lực đầu ra làm mục đích chính nên chỉ có phần yêu cầu

năng lực là cố định, bắt buộc và có tính pháp lý. Và như vậy về lý thuyết có thể có

nhiều chương trình, nhiều bộ SGK, nhiều cách tiếp cận của chương trình để giải quyết

một bài toán đầu ra đó. Như vậy trong mô hình chương trình định hướng năng lực sẽ

có nhiều bộ SGK, các bộ sách này đều phải được viết dựa trên một Chương trình môn

học thiết kế mở dựa trên định hướng năng lực.

Quay lại chương trình môn Tin học trong CTGDPT mới, chúng ta thấy rõ tính định

hướng năng lực của CT này thể hiện ở cách thiết lập chương trình dựa trên các yếu tố

năng lực đã trình bày trong phần trên của bài viết này. Tuy nhiên do đặc điểm của

minh, chương trình định hướng năng lực của Tin học có rất nhiều điểm riêng biệt.

Các điểm đặc biệt riêng của Chương trình môn Tin học định hướng năng lực:

1. Chương trình môn Tin học mới lần này không những được xây dựng dựa trên 5 cầu

thành năng lực chính, mà còn dựa trên sự phân loại lại một cách bài bản của 3 mạch

nội dung CS, IT, DL.

Sơ đồ thiết kế chương trình môn Tin học định hướng năng lực như sau:

2. Tin học là môn học có tính thực hành và đậm đặc ý tưởng sản phẩm sáng tạo, hay

nói cách khác, là môn học có tính STEM rất cao. Như vậy trong môn Tin học, đa số,

hoặc rất nhiều năng lực, kỹ năng, kiến thức sẽ được đánh giá thông qua các sản phẩm

hoàn thiện. Đặc điểm này các GV cần chú ý đặc biệt. Một vài ví dụ:

5 thành tố năng

lực

3 mạch tri thức

CS, IT, DL

7 chủ đề kiến

thức lõi

23 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

- Khi học soạn thảo văn bản, sản phẩm là 1 văn bản được trang trí, trình bày đẹp theo

yêu cầu chính là sản phẩm cuối cùng, không quan trọng HS làm được điều đó bằng

cách nào.

- Học phần mềm trình diễn (ví dụ PowerPoint), sản phẩm cuối cùng là một trình diễn

đa phương tiện đáp ứng yêu cầu của GV, có tính sáng tạo của HS và do chính HS trình

bày, không quan trọng là HS làm được sản phẩm này bằng lệnh nào.

8. Tóm tắt các chương trình môn Tin học mới (đã và đang thay

đổi) của một số nước trên thế giới.

Trong phần này chúng ta sẽ điểm nhanh một số chương trình môn Tin học mới của

một số quốc gia đã thay đổi như thế nào trong thời gian gần đây. Như tôi đã nói trong

phần đầu của bài viết, có một sự trùng lặp rất thú vị là đúng vào thời điểm Bộ

GD&ĐT Việt Nam tiến hành thay đổi CTGDPT mới thì trên qui mô toàn thế giới

cũng đang diễn ra một cuộc cách mạng về giáo dục, đặc biệt là Tin học. Đang có 1 xu

thế không thể cưỡng lại là tất cả các nước trên thế giới đều thay đổi chương trình giáo

dục sang định hướng năng lực và môn Tin học đã được thay đổi tận gốc bằng cách

đưa các kiến thức lõi của khoa học máy tính, lập trình xuống phổ thông từ cấp Tiểu

học.

Việc tìm hiểu chương trình môn Tin học của các nước khác là rất cần thiết. Chúng ta

sẽ thấy và hiểu được các chuyên gia giáo dục của các nước đó suy nghĩ và thiết kế

chương trình môn Tin học như thế nào, họ có điểm gí tương tự và khác biệt so với

Việt Nam.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3 quốc gia điển hình là Anh, Mỹ và Singapore.

1. Anh quốc

Anh là quốc gia đi đầu trong việc đổi mới hoàn toàn môn Tin học, đổi mới toàn diện

chương trình đào tạo và cách dạy môn học này trong nhà trường. Ngay từ năm 2011,

trong bản báo cáo "Shutdown or restart", "Kết thúc hay bắt đầu lại từ đầu", [11], các

nhà giáo dục Anh quốc đã lần đầu tiên đề nghị xóa bỏ hoàn toàn chương trình giáo

dục môn Tin học hiện có và xây dựng lại mới hoàn toàn dựa trên việc phân tích kiến

thức Tin học thành 3 mạch CS, IT và DL. Theo tôi được biết, các nhà vạch định

chương trình GDPT mới môn Tin học của Việt Nam đã được kích thích và lấy ý tưởng

rất lớn từ chương trình môn Tin học của nước Anh. Chương trình khung môn Tin học

của Anh quốc chính thức ra đời năm 2014 với sự thay đổi đột phá đưa việc dạy lập

trình trực quan kéo thả (ví dụ Scratch) cho học sinh ngay từ lớp 1.

Sau đây là toàn bộ chương trình khung môn Tin học của nước Anh, được xây dựng

dưa trên 3 mạch chính: CS, IT, DL và là chương trình hoàn toàn dựa trên các yêu cầu

năng lực. Xem thêm các tài liệu [10], [12].

Nhóm Tiểu học THCS THPT

CS Hiểu thuật toán là

gì. Hiểu cách áp

dụng thuật toán

như một chương

trình trên máy

Biết thiết kế, viết và chỉnh

sửa chương trình nhằm

thực hiện một mục đích nào

đó, bao gồm cả các bài toán

mô phỏng và kiểm soát các

Biết thiết kế và đánh giá trừu

tượng hóa để làm mẫu mô tả

trạng thái hoạt động của các bài

24 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Nhóm Tiểu học THCS THPT

tính. Hiểu được

một chương trình

chạy khi thực hiện

chính xác một dãy

các lệnh.

Tạo và sửa lỗi

một chương trình

đơn giản.

Có thể viết 1

chương trình

không cần trên

máy tính. (Có thể

phân tích và phán

đoán 1 chương

trình sẽ chạy như

thế nào).

hệ thống vật lý. Biết cách

phân rã bài toán lớn thành

nhiều bài toán nhỏ hơn để

giải quyết.

Biết cách dùng dãy các

lệnh, lệnh chọn (rẽ nhánh)

và lệnh lặp trong chương

trình. Có thể làm việc với

biến nhớ và thực hiện các

thao tác vào / ra dữ liệu

khác nhau.

Có thể phân tích và lý giải

vì sao một thuật toán đơn

giản là đúng hoặc có lỗi.

Có thể tìm ra lỗi và sửa lỗi

của thuật toán trong

chương trình.

Hiểu được khái niệm mạng

máy tính bao gồm Internet.

Biết được mạng máy tính

có thể cung cấp đồng thời

nhiều dịch vụ, ví dụ

WWW.

Đánh giá được các kết quả

tìm kiếm bằng cách lựa

chọn và phân loại.

toán thực tế và các hệ thống vật

lý.

Hiểu được một số thuật toán cơ

bản phản ánh được tư duy máy

tính (ví dụ thuật toán sắp xếp,

tìm kiếm). Có suy luận hợp lý để

so sánh các thiết bị hoặc thuật

toán áp dụng cho cùng một vấn

đề.

Biết sử dụng 2 hoặc nhiều hơn

ngôn ngữ lập trình, trong đó ít

nhất có 1 ngôn ngữ bậc cao

(dạng văn bản) để giải quyết các

bài toán cần lập trình. Biết cách

thiết lập hoặc sử dụng các mô

hình cấu trúc dữ liệu (ví dụ dãy,

bảng, mảng). Có thể thiết kế và

cài đặt các chương trình phân

lớp có sử dụng thủ tục hoặc hàm

số.

Hiểu được các phép toán logic

cơ bản (ví dụ AND, OR và

NOT) và ứng dụng chúng vào

các câu lệnh lập trình. Hiểu được

các số có thể biểu diễn dưới

dạng nhị phân và có thể thực

hiện một số tính toán đơn giản

trên các số nhị phân (ví dụ phép

cộng nhị phân, biến đổi số từ nhị

phân sang thập phân và ngược

lại).

Hiểu được các cấu thành phần

cứng và phần mềm tạo nên các

hệ thống máy tính. Biểt được các

cấu thành này trao đổi thông tin

với nhau và với các hệ thống

khác.

Hiểu được các lệnh được lưu và

được chạy như thế nào trong

máy tính. Hiểu được các kiểu dữ

liệu khác nhau (ví dụ văn bản,

âm thanh, hình ảnh) có thể được

biểu diễn và điều khiển dưới

dạng số nhị phân như thế nào.

25 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Nhóm Tiểu học THCS THPT

IT Có thể sử dụng

công cụ để tạo ra,

tổ chức, lưu trữ và

chỉnh sửa một nội

dung số.

Biết sử dụng công cụ tìm

kiếm có hiệu quả.

Biết cách chọn, sử dụng

một số phần mềm (bao gồm

cả dịch vụ Internet) trên

một số các thiết bị số để

thiết kế và tạo ra các

chương trình, hệ thống và

nội dung số đáp ứng yêu

cầu được đặt ra, trong đó

bao gồm các bài toán lựa

chọn, phân tích, đánh giá

và biểu diễn thông tin và dữ

liệu.

Có thể thực hiện các dự án sáng

tạo, sử dụng các công cụ ứng

dụng khác nhau, trên các thiết bị

số đa dạng, để đạt được yêu cầu

ở mức cao, bao gồm cả các bài

toán tìm kiếm, phân tích dữ liệu

thỏa mãn yêu cầu được đặt ra.

Có thể tạo ra, chỉnh sửa, sử dụng

lại với mục đích khác các sản

phẩm nội dung số, hướng đến

một đối tượng nào đó, tập trung

vào các yếu tố như thiết kế, độ

tin cậy hay tính khả dụng.

DL Nhận biết và sử

dụng được những

ứng dụng CNTT

thường dùng trong

và ngoài nhà

trường.

Biết cách dùng

công nghệ an toàn

và thận trọng. Biết

giữ kín thông tin

cá nhân. Biết tìm

đến sự trợ giúp

khi gặp sự cố, vấn

đề về thông tin và

công cụ CNTT.

Hiểu được các ích lợi của

mạng máy tính mang lại để

trao đổi thông tin và hợp

tác cùng làm việc.

Đánh giá được các nội

dung số.

Biết cách sử dụng công

nghệ một cách an toàn, cẩn

thận, có trách nhiệm. Có

thái độ phù hợp với thiết bị

công nghệ. Xác định được

các nội dung chấp nhận

được / không chấp nhận

được và biết cách thông

báo về những nội dung đó.

Hiểu được các cách sử dụng

thiết bị công nghệ một cách an

toàn, phù hợp, có trách nhiệm và

bảo mật, bao gồm cả việc bảo

mật tính danh và thông tin cá

nhân trực tuyến. Nhận biết được

các thông tin phù hợp / không

phù hợp và biết cách thông báo

điều này cho ngưởi có trách

nhiệm.

2. Mỹ

Mỹ cũng là quốc gia có những thay đổi lớn về chương trình môn Tin học trong nhà

trường phổ thông. Các thay đổi này có từ những năm 2012 và đã được phê duyệt

chính thức từ 2015. Tài liệu [19] đã mô tả chi tiết các mạch kiến thức chính của

chương trình môn Tin học từ lớp 1 đến 12. Như vậy chương trình môn Tin học của

Mỹ được mô tả theo các mạch kiến thức gần tương tự như CTGDPT mới môn Tin học

của Việt Nam.

1. Các mức và nhóm kiến thức chính

Chương trình Tin học phổ thông của Mỹ được chia thành 3 mức chính, gần tương

đương với cấp Tiểu học - THCS - THPT của Việt Nam. Khái quát các mức này được

mô tả trong hình sau.

26 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Toàn bộ các mạch kiến thức chính được chia thành 5 nhóm với tên gọi như sau.

2. Các mạch kiến thức chính

Sau đây là 23 mạch kiến thức được chia thành 5 nhóm chính. Các mạch kiến thức

được thiết kê theo 2 cấp như sau:

1. Hợp tác

1.1. Sử dụng các công nghệ và tài nguyên để kết nối, hợp tác.

Tiểu học THCS THPT

Khoa học

máy tính

và em

Khoa học

máy tính

và cộng

đồng

Khoa học

máy tính

trong xã

hội.

Khoa học

máy tính:

Khái niệm

và Thực

hành

Các chủ đề

chính trong

Khoa học

máy tính

Tư duy máy

tính

Cộng đồng,

Xã hội và

các vấn đề

Đạo đức

Hợp tác

Ứng dụng máy

tính và Lập trình

Máy tính và

thiết bị

27 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

1.2. Máy tính như là chất xúc tác, điểm nhấn cho hợp tác.

2. Tư duy máy tính

2.1. Giải quyết vấn đề.

2.2. Thuật toán.

2.3. Biểu diễn dữ liệu.

2.4. Mô hình và mô phỏng (từ cấp THCS).

2.5. Trừu tượng hóa (từ cấp THCS).

2.6. Kết nối với các khoa học khác (từ cấp THCS).

3. Ứng dụng máy tính và Lập trình

3.1. Sử dụng công cụ, thiết bị CNTT để học.

3.2. Sử dụng công cụ, thiết bị CNTT để tạo ra các sản phẩm số.

3.3. Lập trình.

3.4. Tương tác với thông tin từ xa, trực tuyến (từ cấp THCS).

3.5. Nghề Tin học.

3.6. Lựa chọn, tìm kiếm và phân tích dữ liệu.

4. Máy tính và thiết bị

4.1. Máy tính, cấu trúc máy tính.

4.2. Sửa lỗi máy tính.

4.3. Mạng máy tính.

4.4. Máy tính và xã hội.

5. Cộng đồng, Xã hội và các vấn đề Đạo đức

5.1. Sử dụng máy tính, thiết bị có trách nhiệm.

5.2. Ảnh hưởng của công nghệ.

5.3. Tính chính xác của thông tin.

5.4. Các vấn đề đạo đức, luật pháp và bảo mật thông tin.

5.5. Tính công bằng, lợi, hại của thông tin.

Chú ý:

Các giáo viên có thể tham khảo và so sánh bảng mạch kiến thức này so với mô hình 7

mạch kiến thức chính của CTGDPT môn Tin học của Việt Nam.

3. Singapore

Singapore cũng đang tích cực tiến hành thay đổi cải tiến chương trình môn Tin học.

Trong tài liệu [26] có một sơ đồ mô tả tổng thể hình ảnh phân loại kiến thức môn Tin

học sẽ được đưa vào nhà trường phổ thông của Singapore. Ở Singapore việc áp dụng

28 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

các chương trình mới được tiến hành một cách thận trọng, không mạnh tay như các

nước Anh, Mỹ đã nói ở trên.

Mô hình phân loại kiến thức Tin học theo 3 lớp của Singapore được mô tả trong sơ đồ

sau.

1. Lớp trong cùng

bao gồm 3 nhóm

chính: Máy tính -

Công cụ; Máy tính

- Khoa học và Máy

tính - Xã hội.

2. Lớp giữa sẽ

phân loại tiếp theo

của 3 nhóm trên.

Máy tính - Công

cụ được chia thành

2 lớp con: Sử dụng

máy tính và Sử

dụng các chương

trình, ứng dụng.

Nhóm Máy tính -

Khoa học cũng

được chia thành 2

lớp con: Tư duy

máy tính và Tư

duy hệ thống.

Nhóm Máy tính -

Xã hội được chia thành 3 lớp con: An toàn, sử dụng có trách nhiệm; Đạo đức, văn

hóa, luật bản quyền; Kỹ năng thế kỷ 21.

3. Lớp ngoài cùng là các chủ đề con được chia nhỏ hơn nữa.

Nếu bạn là người có quan sát kỹ và hiểu được các chương trình của các quốc gia Anh

quốc, Mỹ và Singapore đã trình bày ở trên thì có thể rút ra được nhận xét là Chương

trình môn Tin học trong CTGDPT mới của Việt Nam được lấy và kết hợp khá nhuần

nhuyễn từ cả 3 chương trình này.

9. Cần phân biệt và hiểu về quan hệ giữa 3 điểm chính của

CTGDPT mới của môn Tin học: 5 cấu thành năng lực, 7 chủ đề

kiến thức lõi và 3 mạch tri thức.

Trong phần 3 tôi đã trình bày về 3 điểm chính này của CTGDPT mới môn Tin học,

đây chính là sự khác biệt lớn nhất của CT mới so với CT môn Tin học (cũ) hiện nay.

1) 5 cấu thành năng lực chính.

29 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

2) 3 mạch tri thức "hòa quyện" CS, IT, DL.

3) 7 chủ đề kiến thức lõi.

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn quan hệ giữa 3 cấu thành quan trọng trên

của CT môn Tin học mới.

Sơ đồ sau mô tả tổng quát các quan hệ đan xen và chồng chéo này của 3 khái niệm

trên.

Chúng ta cần phân biệt rõ:

- 3 mạch tri thức CS, IT, DL là một sự phân loại đột phá của môn Tin học. Phân loại

này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ và chính xác hơn bản chất, mục đích của môn khoa học

Tin học trong trường phổ thông. Trong khi các kiến thức lõi khoa học máy tính (CS)

sẽ đóng vai trò trung tâm, tạo nên một môn Tin học có tính logic khoa học chặt chẽ

tương tự như các môn khoa học tự nhiên khác thì IT và DL lại là những cấu thành, tuy

không có tính khoa học chặt chẽ, nhưng lại rất quan trọng và đặc thù của môn học

này. IT sẽ định hướng đến những ứng dụng đa dạng, rộng khắp của CNTT trong cuộc

sống, còn DL xác định các kỹ năng tối thiểu cần được học và rèn luyện của mỗi công

dân trong xã hội hiện đại. Chú ý rằng 3 mạch tri thức này được xác định độc lập hoàn

toàn với các thành tố năng lực của chương trình.

- 5 thành tố năng lực của môn Tin học là các yêu cầu đầu ra tối thiểu của mỗi học sinh

khi học xong môn Tin học. Các thành tố này được xác định độc lập với 3 mạch tri

thức CS, IT và DL. Tuy nhiên nếu nhìn vào các yếu tố năng lực này sẽ thấy ngay quan

hệ giữa chúng với các mạch tri thức này. Trong sơ đồ trên tôi dùng màu sắc để mô tả

các quan hệ đó.

- Cuối cùng là 7 chủ đề kiến thức lõi. Các chủ đề kiến thức này, một mặt được thiết

kế xuất phát từ mục tiêu môn học (3 mạch CS, IT, DL) và 5 thành tố yêu cầu năng lực,

mặt khác chúng là những kiến thức lõi quan trọng nhất của môn Tin học. Mỗi chủ đề

lõi này đều có liên quan đến các mạch tri thức và các yếu tố năng lực tương ứng. Các

GV cần nắm vững điều này khi tiếp cận chương trình.

30 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

10. Vì sao CS là nội dung kiến thức và yêu cầu năng lực trọng tâm

của CTGDPT môn Tin học mới.

Như vậy chúng ta đã thấy từ các phần trên, không chỉ có Việt Nam, mà trong tất cả

các chương trình môn Tin học phổ thông của nhiều quốc gia trên thế giới, phân môn

Khoa học máy tính đã được đưa vào như một nội dung bắt buộc. Đây thực sự là một

cuộc cách mạng về giáo dục Tin học trên qui mô toàn thế giới. Chúng ta cùng điểm

qua quá trình lịch sử phát triển của việc giảng dạy khoa học máy tính như thế nào.

1945. Ra đời máy tính điện tử, ra đời ngành CNTT, khoa học máy tính.

1970x. Xuất hiện các máy tính mainframe, nhỏ hơn nhiều so với những chiếc máy

tính thế hệ đầu tiên. Ngành Khoa học máy tính, CNTT chính thức được hình thành và

giảng dạy trong các trường đại học.

1980. Máy tính cá nhân (PC) ra đời, đưa các ứng dụng của CNTT đến từng gia đình.

Lần đầu tiên môn Tin học (chỉ bao gồm học các ứng dụng) được đưa xuống nhà

trường cho học sinh các lớp cuối cấp.

1990-2000. Bùng nổ Internet các ứng dụng mạng trên qui mô toàn cầu. Môn Tin học

được đưa xuống cấp 1, nhưng chỉ dừng lại ở việc học các ứng dụng cụ thể, rời rạc.

2005-7. Xuất hiện điện thoại thông minh, sau đó là các ứng ụng IoT, len lỏi vào khắp

các ngành công nghiệp và dịch vụ. Xuất hiện các khoa học mới như tự động hóa, khoa

học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo có ứng dụng cụ thể hàng ngày. CMCN 4.0 xuất hiện.

2010-2016. Xuất hiện các ngôn ngữ lập trình trực quan, lập trình kéo thả, ví dụ

Scratch. Cơ hội để đưa phân môn Khoa học máy tính xuống dạy cho học sinh từ cấp

Tiểu học.

Như vậy Ngôn ngữ lập trình trực quan, ví dụ như Scratch, đóng vai trò vô cùng quan

trọng trong sự phát triển của môn Tin học. Có thể so sánh đây là 1 cuộc cách mạng

lớn về giáo dục, lần đầu tiên, học sinh có thể học lập trình, tư duy máy tính, thuật

toán, khoa học máy tính ngay từ lớp 1.

Có thể nói chính việc ra đời các ngôn ngữ lập trình đơn giản, trực quan, kéo thả dành

riêng cho học sinh nhỏ tuổi là tác nhân chính để có thể đưa việc dạy kiến thức lõi của

Tin học xuống nhà trường phổ thông, từ cấp Tiểu học.

Định hướng Khoa học máy tính (CS) sẽ là trọng tâm của môn Tin học mới vì các lý

do rõ ràng sau:

- Với CS thì Tin học giờ đây trở thành một môn học với các ý tưởng, quan niệm thống

nhất, chặt chẽ, logic của một môn học khoa học hoàn chỉnh. Không có yếu tố CS, Tin

học không thể có điều này.

- Với CS và lõi của nó là lập trình, giờ đây Tin học là tập hợp các kỹ thuật, kỹ năng

logic chặt chẽ, có phát triển từ thấp đến cao. Ví dụ kỹ thuật lập trình, thuật toán, kiểm

thử, sửa lỗi chương trình.

- Môn Tin học cùng với CS giờ đây sẽ có một hệ thống tư duy độc lập, riêng biệt của

môn học này, khác biệt với tất cả các môn học khác. Ví dụ tư duy máy tính, tư duy

thuật toán, tư duy giải quyết vấn đề.

31 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

- Môn Tin học với lõi CS của nó sẽ có tính chất bền vững với thời gian. Chú ý rằng

tính chất này không đúng với IT vì công nghệ phát triển rất nhanh nên không thể có 1

hệ thống nào bền vững với thời gian.

- Nội dung CS có tính Hệ thống và độc lập với công nghệ, kỹ thuật cụ thể. Ví dụ hệ

thống các ngôn ngữ lập trình, thuật toán, …. đều độc lập với kỹ thuật và công nghệ cụ

thể.

Với những lý do trên có thể kết luận rằng phần kiến thức CS sẽ đóng vai trò chính,

trọng tâm và nền tảng của môn Tin học trong nhà trường.

11. Tư duy máy tính là gì? Vì sao nói tư duy máy tính là trọng

tâm của định hướng CS trong CT môn Tin học.

Tư duy máy tính: năng lực tư duy quan trọng nhất của Khoa học máy tính.

Xuất xứ của khái niệm Tư duy máy tính (computational thinking).

Người đầu tiên nhắc đến cụm từ này là Seymour Papert (29/2/1928 – 31/7/2016),

giáo sư toán đại học MIT đồng thời là tác giả của phần mềm và ngôn ngữ lập trình

LOGO, trong khi muốn đưa việc giảng dạy thuật toán bằng phần mềm này cho học

sinh nhỏ tuổi.

“… the thought processes involved in formulating problems and their solutions so

that the solutions are represented in a form that can be effectively carried out by an

information-processing agent”.

tạm dịch:

"… là các quá trình tư duy bao gồm cả mô tả và lời giải bài toán sao cho lời giải

có thể được thực hiện một cách hiệu quả bởi các tác tử xử lý thông tin".

Tác giả GS Jeannette Wing (hiện là phó chủ tịch Microsoft) là người đầu tiên đưa ra

định nghĩa của khái niệm này (tư duy máy tính), như sau:

“The solution can be carried out by a human or machine, or more generally, by

combinations of humans and machines.”

tạm dịch:

"Lời giải phải (và có thể) được thực hiện bởi con người hoặc máy tính, hoặc tổng

quát hơn, bởi sự kết hợp (đồng thời) con người và máy tính".

Như vậy tư duy máy tính chính là kỹ năng rất cơ bản để chúng ta có thể hiểu, biết

một cách có lý, logic về thế giới xung quanh dựa trên sức mạnh của máy tính.

Phân môn "Khoa học máy tính" là môn học dạy các nguyên tắc lý thuyết và thực hành

cho mô hình tính toán máy tính và các ứng dụng của mô hình này. Lõi của môn học

này là khái niệm tư duy máy tính hay tư duy thuật toán. Đây là mô hình tư duy lõi,

cơ bản nằm bên dưới các khái niệm quen thuộc như phần mềm, phần cứng máy tính.

Mô hình tư duy này sẽ cung cấp các khung kiến thức để giải quyết các bài toán, vấn

đề nảy sinh. Đi cùng mô hình tư duy này là 1 tập hợp các kiến thức lõi, cơ bản về lý

thuyết cũng như thực hành, kỹ năng, năng lực phân tích, mô phỏng và giải quyết vấn

đề.

32 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Khoa học máy tính đi sâu vào tìm hiểu cách làm việc và vận hành của máy tính và các

hệ thống máy tính, tìm hiểu các máy tính và chương trình được thiết kế và lập trình

như thế nào. Học sinh sẽ được tiếp cận với các hệ thống tính toán theo mọi khía cạnh,

có thể cần hoặc không cần có máy tính. "Tư duy máy tính" sẽ có ảnh hưởng đến cả

các lĩnh vực khoa học khác như sinh học, hóa học, ngôn ngữ, tâm lý học, kinh tế và

thống kê. Cũng chính tư duy đó sẽ giúp học sinh có thể giải các bài toán, giải quyết

vấn đề, thiết kế hệ thống, sản phẩm và hiểu được sức mạnh cũng như giới hạn, hạn

chế của con người và máy móc. Chính tư duy đó sẽ là yêu cầu kỹ năng, năng lực mà

mỗi học sinh cần hiểu và nắm bắt được dù chỉ một phần của nó. Nếu có các kỹ năng,

tư duy, suy luận như "máy tính" thì các học sinh này sẽ hiểu tốt hơn và có nhiều cơ

hội hơn trong việc tiếp thu các công nghệ "dựa trên máy tính" (computer-based

technology) và sẽ được chuẩn bị tốt hơn khi trở thành công dân tương lai trong xã hội

hiện đại.

Khoa học máy tính là môn học thực hành, trong đó rất khuyến khích sự dũng cảm và

sáng tạo. Học sinh được học các nguyên tắc, lý thuyết hàn lâm của môn học và

khuyến khích ứng dụng sáng tạo để hiểu và mô phỏng được thế giới thực xung quanh

các em. Sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết, thực hành và sáng tạo sẽ làm cho môn học

này trở nên vô cùng hấp dẫn, giúp các học sinh có thể tạo ra được các sản phẩm vừa

có ích ("Nó chạy rồi!") vừa trí tuệ ("Nó quá đẹp!").

Tư duy máy tính ở đây cần được hiểu là nói về khả năng con người có thể làm, chứ

không phải máy tính có thể làm. Ví dụ khi nhắc đến tư duy máy tính người ta thường

nhắc đến các khả năng suy nghĩ và làm việc logic, có tính (tối ưu) thuật toán, có thể

lặp lại và có thể trừu tượng hóa.

Trong mô hình phân môn Khoa học máy tính của Tin học, tư duy máy tính cần được

trang bị cho học sinh ngay từ cấp Tiểu học.

Các năng lực, kỹ năng cơ bản của tư duy máy tính bao gồm Trừu tượng hóa và Lập

trình.

12. Quan hệ giữa Tin học và STEM. CT môn Tin học đóng vai trò

gì trong giáo dục STEM.

Gần đây, cùng với từ khóa CMCN 4.0, STEM cũng trở thành 1 cụm từ rất hot. Nhà

nhà nói STEM, người người nói STEM.

Vậy STEM là gì? nó có phải là một môn học? hay một phương pháp giảng dạy mới?

hay là một công nghệ giáo dục mới của thế giới?

Câu trả lời là không phải như vậy. STEM không phải là môn học, cũng không phải

là một phương pháp giảng dạy, cũng không phải là một công nghệ gì mới. Các gốc

của ý tưởng STEM chính là câu nói "học đi đôi với hành" của ông cha chúng ta.

STEM là 4 chữ cái đầu của các từ Kỹ nghệ (Engineering), Toán học (Mathematics),

Khoa học (Science) và Công nghệ (Technology). Bản thân STEM được các nhà khoa

học và giáo dục đưa ra chỉ để muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của 4

chuyên ngành trên trong sự phát triển các ứng dụng của khoa học kỹ thuật hiện nay.

33 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Trên thực tế những phát minh công nghệ, khoa học, ứng dụng mới rất nhiều là một

tích hợp công nghệ từ những chuyên ngành trên. Do vậy các nhà khoa học mới đưa ra

4 chữ cái trên, như một slogan để khuyến khích việc học tập, nghiên cứu, thực hành

xung quanh các môn học này và tích hợp giữa chúng.

Tuy nhiên có 1 chuyên ngành nữa mà ai cũng biết đóng vai trò then chốt nhất, tích

hợp giữa các hướng trên, đó chính là Tin học, hay nói chính xác hơn là khoa học máy

tính trong tin học.

Khoa học máy tính là môn học mang đặc tính STEM rõ nhất, môn học này có

nhiều điểm chung nhất với đồng thời các thành phần khác của STEM như Kỹ

nghệ (Engineering), Toán học (Mathematics), Khoa học (Science) và Công nghệ

(Technology). Sau đây là một vài lý giải cho mệnh đề trên.

- Hướng kiến thức này dựa trên một hệ thống cơ sở lý luận toán học chặt chẽ, logic và

khoa học.

- Trọng tâm của Khoa học máy tính là "tư duy máy tính", có cơ sở lý luận hàn lâm

nền tảng kết hợp thực nghiệm và đánh giá, đo đạc số liệu một cách khoa học.

- Lõi của Khoa học máy tính là phần kiến thức lập trình, một kỹ năng đòi hỏi quá trình

thiết kế, xây dựng, kiểm thử và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Khoa học máy tính yêu cầu và có liên quan rất nhiều đến sự hiểu biết, ứng dụng,

đánh giá các công nghệ của nhiều chuyên ngành khác nhau.

Hơn nữa Khoa học máy tính còn có ứng dụng rất sâu trong tất cả các lĩnh vực STEM

khác như chúng ta vẫn biết rõ điều đó. Có thể nói tư duy máy tính, các nguyên tắc cơ

bản của tính toán, các cơ sở lý thuyết giải quyết vấn đề dựa trên máy tính là chìa khóa

dẫn đến thành công của các nhánh khoa học khác như kỹ nghệ, kinh doanh và thương

mại trong thế kỷ 21.

Do vậy mô hình hay cái gọi là STEM cần được thể hiện lại chính xác hơn như hình

sau.

34 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

STEM bắt buộc phải gắn liền với Tin học, với Khoa học máy tính, chúng tuy 2 nhưng

là 1 thực thể thống nhất, không thể tách rời. Khoa học máy tính là nền tảng lý thuyết

và công nghệ kết nối các chuyên ngành khác nhau trong mô hình STEM.

Tin học, tư duy máy tính, hay chính xác là các môi trường lập trình thực sự

hỗ trợ giáo dục STEM tốt nhất.

Vì sao lại có thể khẳng định môi trường lập trình hỗ trợ giáo dục STEM tốt nhất?

Như chúng ta đã biết, điểm cốt lõi cơ bản nhất của giáo dục STEM là vừa học vừa

làm, thực hành làm ra các sản phẩm cụ thể, từ đó nâng cao sự đam mê, yêu thích môn

học của mình.

Với cách hiểu trên thì với môn Tin học, tinh thần giáo dục STEM chính là khuyến

khích làm ra các sản phẩm cụ thể từ kiến thức môn học của mình. Tin học là môn học

có tính thực hành rất cao, lại tích hợp tính khoa học chặt chẽ, tư duy thuật toán chính

là nền tảng toán học của lập trình. Ví dụ ngôn ngữ lập trình Scratch rất trực quan, dễ

dàng tạo ra các sản phẩm, chương trình, phần mềm hay đơn giản là một trò chơi.

Với sự phát triển của công nghệ, thời gian gần đây các ứng dụng lập trình phần cứng,

lập trình Robot có sự phát triển rất mạnh tạo nên cả một phong trào STEM rộng lớn

trong các nhà trường. Tất cả những "công nghệ" STEM đó đều dựa trên nền tảng lõi là

khoa học máy tính và Tin học.

13. Quan hệ giữa Tin học và các môn học khác.

Tin học là môn học có quan hệ liên môn lớn nhất với tất cả các môn học khác. Quan

hệ này được thể hiện:

- Kỹ năng tối thiểu sử dụng công cụ CNTT (hay chính là kỹ năng số hóa phổ dụng)

càng ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu đối với tất cả các giáo viên các

môn học. Trong mô hình trường học tương lai, tất cả các GV đều phải có các kỹ năng

tối thiểu sử dụng thiết bị CNTT để hỗ trợ làm bài giảng điện tử. Do vậy các GV Tin

học sẽ không còn có chức năng "làm Tin học" như sửa chữa máy tính, lắp đặt phần

cứng phần mềm trong nhà trường nữa. GV Tin học sẽ được giải phóng và có vai trò

độc lập như tất cả các môn học khác.

- Một trong những yếu tố mô tả quan hệ đặc biệt giữa Tin học với các môn học khác là

hệ thống đồ sộ các phần mềm dùng để học tập, kiểm tra, đánh giá các môn học khác.

Ví dụ:

+ phần mềm học vẽ, học nhạc.

+ phần mềm hỗ trợ học toán, vật lý, hóa học, sinh học.

+ phần mềm hỗ trợ học và tra cứu lịch sử, địa lý, văn học.

+ phần mềm hỗ trợ học ngoại ngữ.

+ phần mềm tra cứu từ điển.

Một trong 5 năng lực thành tố của môn Tin học là năng lực NLd: Năng lực học tập, tự

học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Cần

rất chú ý đến yêu cầu của năng lực này. Trong CT môn Tin học mới không có yêu cầu

35 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

các GV Tin học phải cung cấp kiến thức cho HS học các phần mềm hỗ trợ học tập đã

nêu trên. Nhiệm vụ này thuộc về các GV bộ môn.

Như vậy trong CTGDPT mới, ví dụ:

+ Các GV môn Toán sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ học

toán, ví dụ phần mềm Geogebra.

+ Các GV môn Sinh học có nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ học

sinh học, ví dụ phần mềm Anatomy….

+ GV mỹ thuật, âm nhạc có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm học

vẽ, học nhạc, ….

Trong chương trình môn Tin học mới có đưa ra một số phần mềm sau có thể được

dùng để giảng dạy:

+ Bộ phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình diễn đa phương tiện.

+ Phần mềm xử lý đa phương tiện như xử lý ảnh, âm thanh, video.

Như vậy trong tương lai, vai trò môn Tin học sẽ ngang bằng với các môn học khác.

Đồng thời yêu cầu kỹ năng sử dụng CNTT của GV sẽ phải tăng lên đáng kể. Trong

nhà trường cần có biên chế cho bộ phận quản lý phòng máy tính hoặc thiết bị CNTT

độc lập với giáo viên Tin học.

14. Các giáo viên đang dạy Tin học hiện nay trong các nhà trường

phổ thông cần phải làm gì để chuẩn bị và đáp ứng nhu cầu của

CT môn học mới?

Theo cách nhìn nhận của tôi thì khi áp dụng CT môn Tin học mới, đa số các GV Tin

học như hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Khó khăn không chỉ ở lượng kiến

thức mới, mà còn ở rất nhiều khía cạnh khác liên quan đến chương trình, phương pháp

sư phạm, tính mở, tính STEM, …

Vấn đề của câu hỏi này rất rộng, tôi chỉ nhấn mạnh một vài ý quan trọng sau:

1. Các GV Tin học cần phải thay đổi hoàn toàn cách nhìn vào chính môn học của

mình, đừng coi Tin học chỉ là "sửa chữa máy tính", "cài đặt phần mềm", "soạn thảo

văn bản", … Hãy nhìn vào trọng tâm của Tin học: đó là môn học về khoa học máy

tính.

2. Các GV Tin học cũng cần phải thoát được cách nhìn cũ, chỉ nhìn thấy 1 Hệ điều

hành Windows. Khi giảng dạy kiến thức cho HS cần có cách tiếp cận mở, không nên

quá phụ thuộc vào 1 hệ điều hành cụ thể nào.

3. Khi giảng dạy, trình bày một phần mềm, công cụ, tránh sa đà vào tên, vị trí, thực

đơn của các lệnh cụ thể, mà nên có cách nhìn hệ thống. Nên trình bày các lệnh theo

chức năng logic để HS dễ tiếp thu hơn mà không phụ thuộc vào giao diện cụ thể của

một phiên bản cụ thể nào.

4. Kỹ năng lập trình là yêu cầu bắt buộc của mỗi GV đối với CT môn Tin học mới.

Các GV cần nhanh chóng học, tự học, tự tìm hiểu các môi trường lập trình kéo thả

36 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

mới, ví dụ Scratch, các ngôn ngữ lập trình bậc cao đang phổ biến hiện nay như C++,

Python, Java, JavaScript. Không cần biết rộng và nên biết thật tốt, sâu 1 ngôn ngữ lập

trình mà mình mạnh nhất.

5. Yêu cầu đổi mới quan trọng của CT môn Tin học là lấy năng lực, kỹ năng hoàn

thành công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề làm chính. Tuyệt đối không bắt HS học

thuộc lòng bất cứ kiến thức nào. Chú ý 2 điểm đặc biệt sau của các bài toán tin học:

- Hầu hết các bài toán tin học đều có nhiều cách, nhiều phương pháp, nhiều thuật toán

để giải quyết. Do vậy cần kiểm tra kết quả cuối cùng để đánh giá. Không đánh giá qua

các bước thực hiện (trừ các bài toán muốn kiểm tra kiến thức về các bước này).

- Các bài toán tin học đều có thể giải được (dù khó thế nào) nhưng với các mức độ

hoàn thiện khác nhau. Ví dụ một lời giải có thể đúng với các input đơn giản nhưng sẽ

không chạy hoặc giải sai với các input phức tạp khác.

Tóm lại là cần đánh giá bằng sự hoàn thiện của sản phẩm, chương trình.

6. Trong phân môn Khoa học máy tính, cần chú ý nhất đến khái niệm "Tư duy máy

tính". Đây là khái niệm lõi của CS mà GV cần trang bị cho HS, là khái niệm quan

trọng nhất của mạch tri thức CS của chương trình. Có thể hiểu đơn giản Tư duy máy

tính là cách mà HS cần hiểu và điều khiển được máy tính thực hiện, giải quyết các bài

toán của môn học do GV đưa ra.

15. Một vài góp ý, nhận xét cụ thể về CT môn Tin học mới.

15.1. Nhận xét chung

Với những phân tích trên thì rõ ràng CTGDPT mới của môn Tin học là chương trình

mang tính đột phá lớn nhất so với tất cả các môn học khác. Môn Tin học với CT mới

này sẽ thực sự lột xác từ một môn học phụ, rời rạc, không logic, khoa học trở thành

một môn học khoa học chặt chẽ, hàn lâm, ngang bằng với các môn học khác như

Toán, Lý, Hóa, Sinh. Chương trình môn Tin được thiết kế khá công phu và hầu như

được xây dựng lại từ đầu (tất nhiên CT có tiếp thu và kế thừa tối đa từ CT môn Tin

học hiện thời).

Trước mắt có một số nhận xét ban đầu như sau:

- Chương trình viết khá công phu, được thiết kế khá sáng tạo dựa trên 5 thành tố năng

lực chính (từ NLa đến NLe), 3 mạch trí thức hòa quyện (CS, IT, DL) và 7 mạch kiến

thức xuyên suốt. Với chương trình này, môn Tin học sẽ thực sự thay đổi, trở thành

môn học bắt buộc và chính thức trong CTGDPT mới.

- CT được thiết kế mở, không phụ thuộc vào bất cứ một công nghệ cụ thể nào, hệ điều

hành nào, phần cứng, phần mềm máy tính nào.

- Hiện nay chương trình chưa được bắt đầu nên chưa thể hoặc rất khó đánh giá chi tiết

hơn, đặc biệt về quĩ thời lượng quá eo hẹp của chương trình.

15.2. Các mục tiêu và yêu cầu năng lực của chương trình

- Các mục tiêu và yêu cầu chính của chương trình, các phân bổ mục tiêu cho từng cấp,

theo tôi, là hợp lý: không quá nặng hoặc quá nhẹ.

37 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

- Quan hệ giữa 5 thành tố năng lực và 3 mạch tri thức hòa quyện CS, IT, DL không

được chỉ ra rõ ràng trong đề cương chương trình. Trong tài liệu [11] các chuyên gia

Anh quốc đã chỉ ra nguyên nhân vì sao cần thiết lập mô hình 3 mạch tri thức CS, IT,

DL trong CT môn Tin học. Nếu chương trình này cũng mô tả các lý do đó và gắn

chúng với 5 thành tố năng lực thì sẽ thuyết phục hơn rất nhiều. Sơ đồ sau mô tả quan

hệ giữa 5 thành tố năng lực của môn Tin học trong CT và 3 mạch tri thức.

- Một góp ý nữa về quan hệ giữa các mục tiêu (3 mạch tri thức CS, IT, DL) và 5 thành

tố năng lực (NLa-NLe) cần được mô tả rõ hơn như sau, nếu không sẽ gây khó khăn

cho các nhà trường, GV hoặc những người nghiên cứu chương trình sau này.

1) Theo nguyên tắc của một CT được thiết kế định hướng năng lực, thì xác định năng

lực đầu ra của HS khi học môn học này sẽ là công việc đầu tiên cần thực hiện. Do đó

khi thiết kế CT môn Tin học, chắc chắn, 5 thành tố năng lưc NLa, NLb, NLc, NLd,

NLe đã được thiết lập trước tiên, từ đó kéo theo các công việc cụ thể khác của CT.

2) Tuy nhiên 3 mạch tri thức CS, IT, DL lại không thể là hệ quả hoặc suy ra được từ

mô hình 5 thành tố năng lực trên. Mô hình 3 mạch tri thức chính CS-IT-DL lần đầu

tiên được đưa ra bởi các chuyên gia giáo dục Anh quốc và nhanh chóng trở thành

chuẩn mực của thế giới. Việc các tác giả của CT môn Tin học của Việt Nam đã dựa

vào mô hình phân loại 3 mạch tri thức CS, IT, DL để lập ra mục tiêu cho toàn bộ CT

là chính xác.

3) Như vậy mô hình 3 mạch tri thức (CS, IT, DL) và 5 thành tố năng lực CNTT đã

được xây dựng đồng thời và là những nền tảng chính của toàn bộ CT môn Tin học

trong CTGDPT mới hiện nay.

15.3. Mô hình 7 mạch kiến thức

Mô hình 7 mạch kiến thức lõi, xuyên suốt của CT môn Tin học được thiết kế trong đề

án rất công phu và tỉ mỉ. Đây là phần thiết kế đóng vai trò rất quan trọng của toàn bộ

Phát hiện và

giải quyết

vấn đề trong

môi trường

thông tin.

Sử dụng và

quản lý

phương tiện,

công cụ ICT

Ứng xử phù hợp chuẩn mực

đạo đức, văn hóa, pháp luật

Học tập, tự

học với ICT

Giao

tiếp,

hòa

nhập,

hợp tác

phù

hợp với

thời đại

thông

tin và

kinh tế

trí

thức.

CS

IT

DL

38 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

CT môn Tin học, tuy nhiên có một vài điểm chưa thật hợp lý của mô hình này. Tôi xin

góp ý cụ thể như sau:

1) Chúng ta cần hiểu đây là các mạch kiến thức lõi, quan trọng nhất, và có tính xuyên

suốt trong CT môn Tin học suốt từ lớp 3 đến lớp 12. Việc chia thành 7 nhóm, mạch

kiến thức như vậy là tương đối hợp lý. Tuy nhiên CT đã được xây dựng trên cơ sở của

3 mạch tri thức, kiến thức chính là CS, IT và DL, nên rất cần có ánh xạ, hoặc ít ra là

giải thích cặn kẽ giữa 7 mạch kiến thức này và 3 mạch tri thức kia. Rất tiếc trong CT

không có các giải thích này.

Theo tôi sơ đồ quan hệ giữa 7 chủ đề kiến thức lõi và 3 mạch tri thức sẽ phải như hình

sau:

Stt Các chủ đề kiến thức chính 3 mạch CS, IT, DL

1 Máy tính và xã hội trí thức. IT, DL.

2 Mạng máy tính và Internet. CS, IT

3 Tổ chức, xử lý và khai thác thông tin. CS, IT

4 Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. CS

5 Ứng dụng tin học. IT

6 Đạo đức, pháp luật, văn hóa trong môi trường số

hóa.

DL

7 Hướng nghiệp Tin học. IT

Quan hệ giữa 7 mạch chủ đề kiến thức chính và các thành tố năng lực cần đạt được

mô tả trong sơ đồ sau (đã trình bày trong các phần trên).

2) Theo tôi không nên áp đặt ma trận kiến thức (dựa trên sự phát triển chi tiết của 7

chủ đề kiến thức lõi) cho từng lớp học. Một mô hình như vậy sẽ lại giống như mô hình

CT môn Tin học cũ sẽ rất cứng nhắc. Chỉ nên đưa ra mô hình này cho từng cấp học.

39 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Hiện nay ma trận kiến thức này được viết trong đề cương chương trình chi tiết đến

từng lớp, thậm chí còn chỉ rõ số tiết cần dạy (mặc dù chỗ này các tác giả viết chỉ để

minh họa). Với 1 khung chi tiết đến từng tiết học như vậy sẽ làm mất tính mở và

không còn tạo cơ hội cho người viết SGK hoặc giáo viên giảng dạy nữa. Xin nói thêm

là CT môn Tin học của Mỹ mà tôi đã mô tả ở trên cũng là mô hình phân bổ theo các

mạch kiến thức chính, nhưng họ chỉ phân bổ các mạch kiến thức này xuống các cấp

học, không phân bổ xuống từng lớp.

3) Chủ đề kiến thức đầu tiên: Máy tính và em / Máy tính và cộng đồng / Máy tính

và xã hội tri thức không nên chứa các kiến thức thuộc mạch CS (khoa học máy tính).

Các chủ đề kiến thức như Thông tin và xử lý thông tin (Tiểu học); Dữ liệu và thông

tin, biểu diễn thông tin trong máy tính (THCS); Biểu diễn thông tin (THPT) nên đưa

xuống chủ đề lõi C là Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin. Bản thân chủ

đề lõi thứ 3 này nên đổi tên thành: Tổ chức lưu trữ, xử lý, biểu diễn, trao đổi và tìm

kiếm thông tin. Hoặc đơn giản hơn thì chủ đề lõi C nên đặt tên ngắn là Thông tin và

biểu diễn thông tin.

4) Chủ đề kiến thức lõi B. Mạng máy tính và Internet cho THCS. Đây là một chủ đề

lớn, có rất nhiều mạch kiến thức con, do vậy nên tách ra và dàn trải dạy suốt trong cả

các lớp cấp THCS, không nên bắt buộc dạy dồn vào lớp 6 như hiện nay. (Góp ý này sẽ

mặc nhiên mất ý nghĩa khi góp ý 2 được thực hiện).

15.4. Góp ý cuối cùng

Góp ý cuối cùng của tôi là: các tác giả của CT môn Tin học trong CTGDPT mới nên

đưa thêm 1 ý sau vào phần cuối (hoặc phần đầu) của chương trình:

Tin học là môn khoa học đang có rất nhiều thay đổi và thay đổi rất nhanh. do đó sẽ

không thể có 1 chương trình môn học ổn định lâu dài như các môn học khoa học khác.

CT môn Tin học mới hiện nay chắc chắn sẽ còn có các thay đổi trong tương lai.

MỤC LỤC

1. Vì sao Tin học là môn học đặc biệt trong Chương trình GDPT mới?........................ 4

2. Chương trình môn Tin học cũ (hiện nay) vì sao lại lạc hậu, cần thiết kế lại hoàn

toàn? ................................................................................................................................ 5

3. Sự khác biệt lớn nhất giữa CT môn Tin học cũ (hiện nay) so với CT môn Tin học

trong CTGDPT mới? ...................................................................................................... 9

4. Học vấn số hóa phổ dụng là gì? ................................................................................ 17

5. Sự khác biệt giữa 2 định hướng IT và CS?............................................................... 18

6. Vì sao lại nói 3 mạch tri thức DL, IT và CS hòa quyện? ......................................... 20

7. Thế nào là chương trình môn học định hướng năng lực của Tin học? ..................... 22

8. Tóm tắt các chương trình môn Tin học mới (đã và đang thay đổi) của một số nước

trên thế giới. .................................................................................................................. 23

40 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

9. Cần phân biệt và hiểu về quan hệ giữa 3 điểm chính của CTGDPT mới của môn Tin

học: 5 cấu thành năng lực, 7 chủ đề kiến thức lõi và 3 mạch tri thức. ......................... 28

10. Vì sao CS là nội dung kiến thức và yêu cầu năng lực trọng tâm của CTGDPT môn

Tin học mới................................................................................................................... 30

11. Tư duy máy tính là gì? Vì sao nói tư duy máy tính là trọng tâm của định hướng CS

trong CT môn Tin học. ................................................................................................. 31

12. Quan hệ giữa Tin học và STEM. CT môn Tin học đóng vai trò gì trong giáo dục

STEM. ........................................................................................................................... 32

13. Quan hệ giữa Tin học và các môn học khác. .......................................................... 34

14. Các giáo viên đang dạy Tin học hiện nay trong các nhà trường phổ thông cần phải

làm gì để chuẩn bị và đáp ứng nhu cầu của CT môn học mới?.................................... 35

15. Một vài góp ý, nhận xét cụ thể về CT môn Tin học mới........................................ 36

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 41

41 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

Tài liệu tham khảo

[1]. Computing in the national curriculum. A guide for primary teachers.

[2]. Computing in the national curriculum. A guide for secondary teachers.

[3]. Learn to Program with Scratch. Majed Marji.

[4]. Scratch 2.0 Game Development. Sergio van Pul, Jessica Chiang.

[5]. Computer Science Concepts in Scratch. Michal Armoni and Moti BenAri, 2013.

http://stwww.weizmann.ac.il/g-cs/scratch/scratch-14-textbook-1-0-one-side.pdf

[6]. Program or be Programmed: Ten Commands for a Digital Age. Rushkoff, D. OR

Books, 2009.

[7]. CS unplugged. Giảng dạy khoa học máy tính không cần máy tính.

http://www.csunplugged.org

[8]. Chương trình, chuẩn kiến thức môn Tin học. NXBGD, Hà Nội, 2000.

[9]. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông

mới. Tài liệu chính thức Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017.

[10]. Computing in the national curriculum A guide for primary teachers.

Tài liệu dành cho GV cấp Tiểu học Anh quốc dạy môn Tin học.

http://www.computingatschool.org.uk/data/uploads/CASPrimaryComputing.pdf

[11]. Shut Down or Restart.

https://royalsociety.org/topics-policy/projects/computing-in-schools/report/

https://royalsociety.org/~/media/education/computing-in-schools/2012-01-12-

computing-in-schools.pdf

[12]. Computing in the national curriculum A guide for secondary teachers.

Tài liệu dành cho GV cấp Trung học Anh quốc dạy môn Tin học.

www.computingatschool.org.uk/data/uploads/cas_secondary.pdf

[13]. Computing at School, The Raspberry Pi Education Manual (CAS, 2012).

http://pi.cs.man.ac.uk/download/Raspberry_Pi_Education_Manual.pdf

[14]. Scratch Programming For Teens. Jerry Lee Ford, Jr.

[15]. Super Scratch Programming Adventure! The LEAD Project

[16]. Starting from Scratch.

An Introduction to Computing Science. Jeremy Scott.

[17]. Computational thinking. A guide for teachers. Andrew Csizmadia, Simon

Humphreys, National Coordinator, Computing At School.

[18]. Computer Science: A curriculum for schools.

http://www.computingatschool.org.uk/

42 | C S 4 S - 7 - 2 0 1 8

[19]. K12-Computer Science Framework.

https://k12cs.org/wp-content/uploads/2016/09/K%E2%80%9312-Computer-Science-

Framework.pdf.

[20]. Lịch sử phát triển môn Tin học ở Việt Nam. CS4S số 3 (2017).

[21]. Đề cương khung chương trình môn Tin học của Anh quốc (bản mới). CS4S số 1

(2017).

[22]. Hiểu và đi trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hồ Tú Bảo. 2017.

[23]. Tự học lập trình Scratch. Bùi Việt Hà.

[24]. Scratch for beginners. Bùi Việt Hà.

[25]. 20 bài tập lập trình Scratch. Nhà xuất bản ĐHQGHN. Volume 1, 2. Bùi Việt Hà.

[26]. O-level Computing for teaching and learning. Curriculum Planning and

Development Division.

[27]. Kodu for Kids. QUE Publication.

[28]. Oxford International Primary Computing. Volume 1, 2, 3, 4, 5, 6. Oxford

University Press.

[29]. Thiết kế phần mềm và trò chơi giáo dục. Bùi Việt Hà.

[30]. Chương trình chính thức môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông

mới. 1-2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[31]. Trang chính của Scratch.

https://scratch.mit.edu/