38
 Chương I: Qun TrRi Ro Câu 1: Thế nào là ri ro? Các cách phân loi ri ro. Cho ví dminh ha.  Ri ro được hiu theo nhiu trường phái khác nhau: - Theo trường phái trung hòa: Ri ro là sbt trc có thđo lường được. Ri ro va mang tính tích cc va mang tính tiêu cc. Rui ro có thmang ti nhng tn tht, mt mát, nguy him… cho con người nhưng cũng có thmang đến nhng cơ hi”. - Theo tr ươ ng ph ái tr uy n th n g: Ri ro là nhng thit hi, mt mát, nguy him hoc các yếu tliên quan đến nguy him, khó khăn hoc điu không chc chn có thxy ra cho con người”. -  Như vy có thhiu ri ro là : Ri ro là sbiến động tim n các kết qu, slượng các kết qucó thcó càng ln, sai lch gia các kết qucó thcó càng cao thì ri ro càng ln. - Ri r o là m t khái n i m khá ch q uan và c ó th đo l ườn g đư c. Cách phân loi ri ro: có 2 cách phân loi ri ro Cách 1: ri ro thun túy và ri ro suy đoán Ri ro thun tuý là nhng ri ro dn đến tình hung tn tht hay không tn tht, trường hp tt nht là tn tht không xy ra. Ví dri ro thun túy: mt người bmt trôm tài sn nếu không mt thì người này skhông bthit hi cũng không có khnăng sinh li Ri ro suy đoán là nhng ri ro dn đến tình hung tn tht hoc sinh li. Phn sinh li còn gi là phn thưởng cho ri ro. Ex: Ri ro suy đoán: đầu tư vào mt dá n vn có thcó li nhun hay có ththt  bi. Nhng ri ro thun túy thì luôn luôn làm người ta khó chu, nhưng nhng ri ro suy đoán có mt hp dn nào đó. Cách 2 : ri ro có thđa dng hóa và ri ro không thđa dng hóa

35 Cau Hoi QTRR - Full

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 1/38

Chương I: Quản Trị Rủi Ro

Câu 1: Thế nào là rủi ro? Các cách phân loại rủi ro. Cho ví dụ minh họa.

 Rủi ro được hiểu theo nhiều trường phái khác nhau:- Theo trường phái trung hòa:

Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tínhtiêu cực. Rui ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm… cho con ngườinhưng cũng có thể mang đến những cơ hội”.

- Theo trương phái truyền thống:Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm,khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.

-  Như vậy có thể hiểu rủi ro là: Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả, sốlượng các kết quả có thể có càng lớn, sai lệch giữa các kết quả có thể có càng caothì rủi ro càng lớn.

- Rủi ro là một khái niệm khách quan và có thể đo lường được.

Cách phân loại rủi ro: có 2 cách phân loại rủi ro

Cách 1: rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán

Rủi ro thuần tuý là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hay không tổn thất, trườnghợp tốt nhất là tổn thất không xảy ra.

Ví dụ rủi ro thuần túy: một người bị mất trôm tài sản nếu không mất thì người này sẽkhông bị thiệt hại cũng không có khả năng sinh lời

Rủi ro suy đoán là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hoặc sinh lợi. Phần sinh lợicòn gọi là phần thưởng cho rủi ro.

Ex: Rủi ro suy đoán: đầu tư vào một dự án vốn có thể có lợi nhuận hay có thể thất

 bại. Những rủi ro thuần túy thì luôn luôn làm người ta khó chịu, nhưng những rủiro suy đoán có mặt hấp dẫn nào đó.

Cách 2 : rủi ro có thể đa dạng hóa và rủi ro không thể đa dạng hóa

Page 2: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 2/38

Rủi ro có thể đa dạng hay còn gọi là rủi ro không có tính hệ thống, rủi ro đặc trưng. Đâylà những rủi ro thường xảy ra trong phạm vi hẹp, mang tính riêng có, cá thể và có thể

 phân chia, giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các nguồn quỹ góp chung.Rủi ro có thể đa dạng bao gồm:

1. rủi ro quản lí• Là những rủi ro nảy sinh do trình độ yếu kém của người quản lý vì vậy

quyết định do họ đưa ra có thể sai lầm gây tổn hại thậm chí phá sản doanhnghiệp.

2. rủi ro tài sản• Là những rủi nảy sinh do tài sản và cơ cấu tài sản doanh nghiệp nắm giữ.

3. rủi ro tài trợ • Là những rủi ro và trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ cơ cấu nguồn vốn của

doanh nghiệp.Ví dụ: Rủi ro cho người đầu tư cổ phiếu khi công ty bị phá sản, khi đa dạng hoá rủi ronày sẽ giảm.

Rủi ro không thể đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường. Đây lànhững rủi ro nảy sinh từ những tác động to lớn của thị trường thường nằm ngoài sự kiểmsoát cuả doanh nghiệp và không thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa.

 Nguyên nhân chủ yếu gây nên những rủi ro thị trường là:

1. Những thay đổi trong cơ chế quản lý

2. Những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng3. Tiến bộ khoa học công nghệ4. Chuyển dịch trong dòng vốn đầu tư5. Thay đổi và dịch chuyển lực lượng lao động, dân số.Ví dụ : doanh nghiệp không theo kịp công nghệ khoa học hiện đại làmcho năng suấtthấp , khả năng cạnh tranh thấp.

Câu 2: Thế nào là bất định? Các mức độ bất định. Cho ví dụ.

Sự bất định” mô tả một trạng thái tư tưởng. Sự bất định xuất hiện khi một cá nhân bắtđầu ý thức rằng không thể biết chắc chắn kết quả là gì. Bất định là một khái niệm chủquan.

Các mức độ bất định;1. Không có (tức là chắc chắn)

 Những kết quả có thể được tiên đoán chính xác

Page 3: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 3/38

Ex: Những qui luật vật lí, các môn khoa học tự nhiên2. Mức 1 (Sự bất định khách quan)

 Những kết quả được nhận ra và xác suất được biếtEx: Những trò chơi may rủi: bài, xúc sắc.

3. Mức 2 (Sự bất định chủ quan)  Những kết quả được nhận ra và xác suất không được biết

Ex: Hỏa hoạn, tai nạn xe cộ sự suy đoán KD.4. Mức 3 Bất định cao nhất.

 Những kết quả không được nhận ra đầy đủ và xác suất không được biếtEx: Thám hiểm không gian, nghiên cứu di truyền.

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và bất định, thông tin và truyền thông. Lấyví dụ về tin đồn thất thiệt đối với ngân hàng Á Châu năm 2003.

- Để phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và sự bất định ta đi từ khái niệm của nó:

Sự bất định là nghi ngờ khả năng của chúng ta trong việc tiên đoán kết quả ở tương laicủa một loạt những hoạt động hiện tại.

Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả.

Từ hai khái niệm cho thấy, do những biến động tiềm ẩn ở tương lai nên làm cho chúng tanghi ngờ và không chắc chắn về những dự đoán kết quả của chúng ta ở tương lai. Vậy sự

hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định.Rủi ro và sự bất định có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, khi rủi ro càng lớn thì sự bấtđịnh của chúng ta về kết quả càng lớn.

Khi rủi ro càng lớn thì làm cho con người ta càng lo lắng sợ nhiều hơn và chúng làm chosự bất định của chúng ta càng cao dẫn đến chi phí cho rủi ro của chúng ta càng cao. Sự

 bất định mô tả một trạng thái tư tưởng, và tuỳ thuộc vào từng đối tượng mà sự bất địnhcao hay thấp.

 Nếu chúng ta nhận dạng được rủi ro, đo lường và kiểm soát được rủi ro thì sự bất địnhcủa chúng ta sẽ giảm xuống.

- Mối quan hệ giữa thông tin và truyền thông:

Truyền thông và thông tin có mối quan hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau cùng có tácđộng lên sự bất định và rủi ro.

Page 4: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 4/38

Truyền thông là quá trình quyền đạt thông tin. Truyền thông có thể làm cho Thông tintruyền đi có thể bị nhiễu và ảnh hưởng đến sự chính xác của thông tin. Nếu một thông tintốt và được truyền thông tốt thì nó sẽ tạo nên những lợi ích cho ta. Nó sẽ làm cho cho sự

 bất định giảm xuống nguy cơ rủi ro ít hơn. Nếu khối lượng thông tin lớn thì quá trình

truyền thông có thề không tốt. Nếu môi trường truyền thông tốt và hiện đại thì quá trìnhtruyền thông tin sẽ nhanh chóng và lan rộng và chính xác hơn.

- Tin đồn thất thiệt đối với nghân hàng Á Châu năm 2003. Vào tháng 10/2003 có tinđồn là ông Phan Văn Thiệt- tổng giám đốc ngân hàng Á Châu ôm tiền ngân hàng

 bỏ trốn ra nước ngoài. Tin đồn được loan truyền rộng, thông qua truyền miệng, và báo cho nhau qua các phương tiện truyền thông. Môi trưởng truyền thông thuậntiện nên tạo điều kiện cho thông tin này truyền đi một cách nhanh chóng và lanrộng. Thông tin về tin đồn này quá nhiều dẫn đến làm cho người gửi tiền ở đây tinrằng thông tin này là có thật dẫn đến sự bất định về thông này thấp và người ta tinrăng thông tin này là có thật. người gửi tiền thấy tiền gửi của mình bị rủi ro và đãđi đến ngân hàng Á Châu để rút tiền ồ ạt. dẫn đến ngân hàng A châu có nguy cơ bị

 phá sản. Ban lãnh đạo ngân hàng Á châu đã nhờ đến phương tiện truyền thông- báo chí và các cơ quan chức năng cùng ban lãnh đạo cấp cao để bác bỏ tin đồntrên và xử lý thông tin.

Câu 4. Phân tích chi phí của rủi ro và bất định. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu củachương trình QTRR. Cho ví dụ.

Rủi ro và sự bất định có ảnh hưỡng quan trọng đối với tổ chức và nhà đầu tư ở chỗ chúngluôn đòi hỏi một chi phí, và chi phí đó luôn được gọi là chi phí rủi ro. Rủi ro bắt buộc tổchức phải gánh chịu những chi phí tổn thất không tồn tại trong một thế giới chắc chắn.Chi phí rõ nhất là chi phí tổn thất, là chi phí cho những hậu quả của rủi ro và sự bất địnhgây nên tổn thất về tài sản bị phá huỷ, con người bị thương,tử vong, chi phí bồi thườngdo bị kiện… một chi phí khác của rủi ro là chi phí bất định. Ngay cả khi không có sự tổnthất nào chúng sự hiện diện của rủi ro và sự bất định vẫn tạo nên chi phí, đó là chi phícho sự lo lắng. và chúng ta thường trích ra những khoản chí phòng bị cho nổi sợ hãi lolắng này mặc dù những rủi ro đó không xảy ra, và ta càng thấy rõ chi phí này qua việc

các tổ chức bố trí không hợp lý các nguồn nhân lực. Do lo sợ và sự bất định nên làm chohọ lu mờ về khả năng xét đoán của mình, hay mất đi sự can đảm đầu tư về những hoạtđộng nhất định. Chi phí bất định rất khó đo lường, mặc dù nó có thể là chi phí có tác hạihơn trong hai chi phí rủi ro.

Tuy nhiên rủi ro và sự bất định đôi lúc cũng đem lại những lợi ích. Cuộc sống sẽ hấp hẫnkhi có rủi ro và sự bất định. Hơn nữa những rủi ro suy đoán có thể đem lại những lợi ích,

Page 5: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 5/38

những kết quả tích cực. Đó là phần thưởng dành cho những tổ chức hay cá nhân hànhđộng đối đầu với rủi ro.

Từ những vấn đề trên cho ta thấy rằng mục tiêu của chương trình quản trị rủi ro là các tổchức và các cá nhân cần phải xác định được các rủi ro,nhận dạng chúng, đo lường-kiềm

soát, và có phương án tài trợ để đối phó và kiểm soát rủi ro. Nhằm đem đến cho ta xácxuất thành công cao nhất, quản trị rủi ro giúp ta làm giảm cực tiểu chi phí rủi ro và làmlợi cực đại những lợi ích của rủi ro.

Câu 5. Tóm tắt lịch sử phát triển của chức năng QTRR trong một tổ chức, nêu đặctrưng của từng giai đoạn.

Các thời kỳ phát triển chức năng quản trị rủi ro:

Thời kỳ ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thời kỳ này chức năng cơ bản của

quản trị rủi ro hiện đại được phát triển từ chức năng mua bảo hiềm, và nó có nột ảnhhưởng lâu dài cho đến tận ngày nay. Vào thời kỳ ngay sau chiến tranh thế giới lần 2, hầuhết các tổ chức thực hành bất kỳ quản trị rủi ro và bảo hiềm chính thức đều có người mua

 bảo hiểm bán thời gian hay toản thời gian. Nhiệm vụ của người đó là chủ yếu là quản lýdanh mục bảo hiểm và một vài nhiệm vụ có liên quan. Và trong thời kỳ này thì những tổchức có khuynh hướng bảo thủ trong việc coi quản trị rủi ro là một chức năng phụ của tàichính, bởi vì đặc tính của tài chính là quá trình mua bảo hiểm.

Giai đoạn sau 1960. Trong thời kỳ này chuyện tiến hoá quan trọng trong quản trị rủi ro là

việc loại bỏ sự dụng những sản phẩm bảo hiểm truyền thống. mặc dù bảo hiểm vẫn đượcsự dụng rộng rãi, nhưng các tổ chức lớn hơn đã giảm sự lệ thuộc của nó vào những thoảhiệp có tính qui ước khi các nhà quản trị phát hiện ra rằng có một vài rủi ro không bảohiểm được, hay bảo hiểm không đáp ứng được nhu cầu của tổ chức đặc biệt, hay các hoạtđộng nội bộ nào đó có thể kiềm soát được tác động của rủi ro và sự bất định đối với tổnchức. Điều này dẫn đến quyết định tự bảo hiểm rủi ro. Trong những tổ chức khác, ngườita thấy rằng những hoạt động ngăn ngừa tổn thất là một phản ứng có hiệu quả đối với vấnđề mang tính thách thức cụ thể. Bất kể quá trình phát hiện xảy ra như thế nào, trongnhững tổ chức riêng lẻ, ảnh hưởng tăng dần chính là sự mở rộng chức năng người mua

 bảo hiểm và sự thay đổi quan trọng nhằm tránh mua bảo hiểm.

Câu 6 : phân tích các quan điểm về QTRR , nội dung từng quan điểm. Cho ví dụ

Page 6: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 6/38

Quan điểm truyền thống hay qui ước về quản trị rủi ro tiếp tục có ảnh hưởng lớn đếncác nhà hoạt động thực tiễn và các học giả. Những lập luận rằng quản trị rủi ro là mộtmôn học gồm nhiều ngành học liên quan đến việc quản trị những rủi ro “thuần túy” củamột tổ chức. Nó là quan điểm của người quan tâm đến lợi nhuận dựa trên ý niệm quản trị

rủi ro đang tăng trưởng đều, thay vì thay đổi hoàn toàn việc mua bảo hiểm . Nhữngngười theo truyền thống lý luận rằng các nhân tố vượt quá giá trị cực đại của công ty cóthể ảnh hưởng đến những quyết định về quản trị rủi ro.

Quản trị rủi ro toàn diện (TRM) là:”một quá trình có hệ thống, dựa trên cơ sở thống kêvà tổng hợp được xây dựng để đánh giá quản trị rủi ro.

Bốn nguồn gốc của các thất bại (hệ thống) trong một cấu trúc cấp bậc đa mục tiêu”. Bốnnguồn gốc của thất bại hệ thống bao gồm:

1. Sự thất bại về phần cứng,2. sự thất bại về phần mềm,

3. sự thất bại thuộc về tổ chức,

4. sự thất bại về con người.

Quan điểm này có mục đích phù hợp với những nguyên lý quản trị chất lượng toàn diện(TQM), và dựa chủ yếu vào ngôn ngữ và những khái niệm thuộc về các lĩnh vực quản trịhoạt động và kỹ thuật.

Quan điểm thứ ba được dựa trên quan điểm lý thuyết tài chính hiện đại về chức năngquản trị rủi ro, nghĩa là quản trị rủi ro là những quyết định tài chính và nên được đánh giátrong mối tương quan ảnh hưởng của chúng đến giá trị công ty.

Quản trị rủi ro là một hình thức quản trị đã xuất hiện chủ yếu trong cộng đồng ngân hànggiống như một cách tiếp cận có hệ thống để đối phó với những rủi ro tài chính cụ thể,chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro chuyển đổi ngoại tệ, rủi ro trong giao dịch; cũng nhưrủi ro đầu tư.

Câu 7 : phân tích khái niệm QTRR của 1 tổ chức , so với quan niệm truyền thống thìkhái niệm này khác biệt ở chỗ nào ?

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhậndạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng

 bất lợi của rủi ro.

Page 7: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 7/38

Định nghĩa ORM đối nghịch với quan điểm truyền thống, trong khi đó nó mang nhiềuyếu tố của quan điểm chung của Kloman, Haimes, và Doherty.

Điểm thứ nhất, những người chỉ trích này cho rằng: quản trị rủi ro không nên phân biệtcác rủi ro.

Điểm thứ hai, quản trị rủi ro không phải là chức năng quản trị chuyên môn hóa; nó làmột chức năng quản trị chung.

Điểm thứ ba, trong một phạm vi hẹp hơn nhiều, những người chỉ trích đã lưu ý rằng,những người theo truyền thống đã phần nào hướng vào “quản trị tổn thất ” thay vì hướngvào “quản trị rủi ro và bất định

Câu 8 : phân tích các nhiệm vụ cơ bản của 1 nhà QTRR trong một tổ chức . QUa đóđánh giá vị trị của họ trong tổ chức đó.

1. Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích đo lường và phân loại những rủi ro đã và sẽ đếnvới tổ chức.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những điều kiện phù hợp với tổ chức đó.

3. Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro:

- Thu xếp và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng bảo hiểm.

- Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng.

- Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan

- Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp khác

Vi trí của nhà quản trị vô cùng quan trọng, họ ngoài phải nhận dạng rủi ro , chủ động phịng ngừa, cịn phả thực hiện được mục tiêu, sứ mạng của doanh nghiệp qua việc lựa

chọn chiến lược ít rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất cc nguồn lực của doanh nghiệp.Câu 9 : phân tích các khái niệm QTRR, QTCL, QT hoạt động .Cho vd minh họa .

Quản trị rủi ro là một môn học gồm nhiều ngành học liên quan đến việc quản trịnhững “rủi ro” thuần túy của tổ chức. Nó là quan điểm của người quan tâm đến lợinhuận dựa trên ý niệm quản trị rủi ro đang tăng trưởng đều, thay vì thay đổi hoàn

Page 8: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 8/38

toàn việc mua bảo hiểm. Các nhân tố vượt giá trị cực đại của công ty có thể ảnhhưởng đến những quyết định về quản trị rủi ro. Đó là quan niệm truyền thống.

Một quan điểm khác :Quản trị rủi ro là những quyết định tài chính và nên đượcđánh giá trong mối tương quan ảnh hưởng của chúng đến giá trị công ty, là quá

trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi củarủi ro.

Ví dụ: mua bảo hiểm hàng hóa cho công ty trong quá trình vận chuyển để giảm thiểunhững tổn thất, mất mát đó là qtrr.

Quản lý chất lượng không thể tách rời khỏi khả năng quản lý nói chung. Quảnlý là những hoạt động liên quan đến tổ chức, kiểm soát và điều phối các nguồn lực

để đạt mục tiêu. Do đó quản lý chất lượng là hoạt động tổ chức, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực để đạt các mục tiêu chất lượng.

QLCL được hình thành dựa trên nhu cầu ngăn chặn loại trừ những lỗi hay thiếusót trong chế biến, sản xuất sản phẩm. Trước kia nhà sx thường thử và kiểm trathông số chất lượng sp ở công đoạn cuối cùng. Kĩ thuật này đã làm tăng chi phíđặt biệt trong mở rộng quy mô sản xuất và vẫn không tránh được những lỗi trongsx. Do vậy, những cách thức mới đã được hình thành như kiểm soát chất lượng,đảm bảo chất lượng, quản lý chất lượng và quản lý chất lượng tổng hợp.

quản trị hoạt động là việc sử dụng một hệ thống các biện pháp để bố trí, phối hợpvà thực hiện có hiệu quả nhất các yếu tố cần phân bổ trong sản xuất và kinh doanh.

Ví dụ: quản trị hoạt động khoa học - kỹ thuật và công nghệ là việc sử dụng một hệthống các biện pháp để bố trí, phối hợp và thực hiện có hiệu quả nhất các yếu tốkhoa học - kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất kinh doanh .

Câu 10 : phân tích những nội dung cơ bản của chương trình QTRR. Cho vd minhhọa.

 Nội dung cơ bản của chương trình qtrr là nhằm giúp doanh nghiệp hay tổ chức của họ

nhận dạng rủi ro

thực hiện những chương trình ngăn chặn và kiểm soát tổn thất

Page 9: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 9/38

xem lại các hợp đồng và những tài liệu liên quan nhằm những mục đích qtrr 

cung cấp việc huấn luyện và giáo dục những vấn đề liên quan đến an toàn lao dộng

đảm bảo theo đúng những yêu cầu của chính phủ

sắp xếp những kế hoạch tài trợ phi bảo hiểm

quản trị các khiếu nại và làm việc với đại diện pháp lý khi có kiện tụng

thiết kế và phối hợp hình thành những chương trình phúc lợi công nhân

ngoài ra còn được mở rộng thêm như sau

sử dụng hedging tiền tệ

thiết lập ngân sách vốn

thiết lập mối quan hệ cộng đồng

trợ giúp và huấn luyện nhân viên

vận động sự ủng hộ của chính phủ

tiếp thị các dịch vụ

sát nhập công ty và thâu tóm các công ty khác

Chương II: Nhận Dạng Rủi Ro

Câu 1: Phân tích các khái niệm nhận dạng rủi ro, nguồn rủi ro yếu tố mạo hiểm, hiểmhọa và nguy cơ rủi ro. Cho ví dụ minh họa.

 Nhận dạng rủi ro: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi rovà bất định của một tổ chức. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin vềnguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, và nguy cơ rủi ro

 Nguồn rủi ro: Nguồn rủi ro là nguồn các yếu tố góp phần vào các kết quả tiêu cực haytích cực.

Page 10: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 10/38

Yếu tố mạo hiểm: Mối nguy hiểm là các nguyên nhân của tổn thất.

Yếu tố hiểm họa: Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng tổnthất và mức độ của rủi ro suy tính

 Nguy cô rủi ro: Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất.

Vd: khi ta đề miếng giẻ lau có dính dầu ở gần bếp thì miếng giẻ là mối hiểm họa, lửa từlò sưởi là mối nguy hiểm, căn nhà là đối tượng gánh chịu rủi ro.

Câu 2: Phân tích các nguồn rủi ro cơ bản, trên cơ sở đó cho biết điều kiện Việt Namhiện nay đâu là nguồn rủi ro lớn nhất cho các doanh nghiệp.

Các nguồn rủi ro cơ bản:

   Môi trường vật chất:

Rõ ràng, một trong những nguồn rủi ro cơ bản nhất là môi trường vật chất xung quanh ta.Động đất, hạn hán, mưa dầm đều có thể dẩn đến tổn thất. Sự bất lực của chúng ta trongviệc hiểu biết môi trường chúng ta đang sống, các ảnh hưởng của chúng ta đối với nócũng như của nó đối với chúng ta là nguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro nầy. Môitrường vật chất cũng có thể là nguồn phát sinh các rủi ro suy đoán, chẳng hạn đối vớinông nghiệp, du lịch, đầu tư bất động sản…

   Môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của conngười, cấu trúc xã hội, các định chế… là nguồn rủi ro thứ hai. Nhiều nhàkinh doanh Mỹ đã thất bại ê chề khi nhảy vào môi trường quốc tế. Chẳnghạn sự khác biệt về các chuẩn mực xã hội ở Nhật đã cho thấy đây là mộtnguồn bất định quan trọng đối với các doanh nhân phương Tây và Mỹ. ỞMỹ, tình trạng bất ổn trong dân chúng do cuộc bạo động năm 1992 ở LosAngeles cũng cho thấy sự quan trọng của nguồn rủi ro nầy. Sự thay đổi cácchuẩn mực giá trị cũng có thể tích cực, chẳng hạn quan điểm về phụ nữtrong lực lượng lao động đã mở ra một nguồn năng lực mới.

   Môi trường chính trị: Trong một đất nước, môi trường chính trị có thể làmột nguồn rủi ro rất quan trọng. Chính sách của một Tổng Thống mới cóthể có ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ chức (cắt giảm ngân sách các địa

 phương, ban hành các quy định mới về xử lý chất thải độc hại…). Trên

Page 11: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 11/38

 phương diện quốc tế, môi trường chính trị còn phức tạp hơn. Không phải tấtcả các quốc gia đều dân chủ trong cách điều hành, nhiều nơi có thái độ vàchính sách rất khác nhau về kinh doanh. Tài sản nước ngoài có thể bị nướcchủ nhà tịch thu hoặc chính sách thuế thay đổi liên tục. Môi trường chính trị

cũng có thể có tác động tích cực thông qua các chính sách tài chính và tiềntệ, việc thực thi pháp luật, giáo dục cộng đồng…

   Môi trường pháp luật: Có rất nhiều sự bất định và rủi ro phát sinh từ hệthống pháp luật. Luật pháp không phải chỉ đề ra các chuẩn mực và các biện

 pháp trừng phạt, vấn đề là bản thân xã hội có sự tiến hóa và các chuẩn mựcnầy có thể không tiên liệu được hết. Ở phạm vi quốc tế còn phức tạp hơn vìcác chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi rất nhiều từ nơi nầy sang nơi khác.

Môi trường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môitrường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền công dân.

   Mội trường hoạt động: Quá trình hoạt động của tổ chức có thể làm phátsinh rủi ro và bất định. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhânviên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý. Quá trình sản xuất có thể đưa côngnhân đến các tổn hại vật chất. Các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hạicho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất định do hệ

thống giao thông vận chuyển không tin cậy. Về khía cạnh rủi ro suy đoánthì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ màtừ đó tổ chức sẽ thành công hay thất bại.

   Môi trường kinh tế: Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môitrường chính trị, sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra mộtmôi trường kinh tế chung cho tất cả các nước. Mặc dù các hoạt động của

một chính phủ có thể ảnh hưởng tới thị trường vốn thế giới, nhưng hầu nhưmột quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường nầy. Tình trạng lạm phát,suy thoái, đình đốn hiện nay là các yếu tố của các hệ thống kinh tế màkhông một quốc gia nào có thể kiểm soát nổi. Ở một phạm vi hẹp, lãi suấtvà hoạt động tín dụng có thể áp đặt các rủi ro thuần túy và suy đoán đángkể lên các tổ chức.

Page 12: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 12/38

   Vấn đề nhận thức: Khả năng cuả một nhà quản trị rủi ro trong việc hiểu,xem xét, đo lường, đánh giá chưa phải là hoàn hảo. Một nguồn rủi ro quantrọng đối với hầu hết các tổ chức là sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác

nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhậndiện và phân tích rủi ro, vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏinhư: “làm sao hiểu được ảnh hưởng của sự bất định lên tổ chức?” hay “làmsao biết được cái mình nhận thức là đúng với thực tế?”

   Trong các nguồn rủi ro trên thì vấn đề về nhận thức tạo ra nguồn rủi ro lớnnhất ở Việt Nam vì:

   Sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau.

   Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới và chuyển đổi, đổi mới và cải cách.

Câu 3: Phân tích các nguy cơ rủi ro và cho biết tại sao nguy cơ trách nhiệm pháp lýchưa được quan tâm đúng mức ở Viêt Nam hiện nay.

Theo định nghĩa nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất

Có 3 loại nguy cơ rủi ro là:

•  Nguy cơ rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất của đối với một tài sản vậtchất, tài sản tài chính hay tài sản vô hình và các kết quả này xảy ra do các hiểmhọa hoặc các rủi ro. Ví dụ: sự sụp đổ của các thị trường châu Á gần đây làmngưng trệ hoạt động của nhiều doanh nghiệp và đã gây ra nhiều tổn thất lớn vềmặt tài sản cho những doanh nghiệp này. Nguy cơ rủi ro tài sản cũng có thể tạora kết quả tích cực, ví dụ: kế hoạch đầu tư mạo hiểm và trở thành thống lĩnh

trong thị trường fast food của Mac Donald.•  Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: là nguy cơ có thể gây ra các tổn thất về

trách nhiệm pháp lý đã được qui định. Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý làmột bộ phận của nguy cơ rủi ro về tài sản nhưng khác rủi ro về tài sản ở chỗ làđây là nguy cơ rủi ro thuần túy.

•  Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực: là nguy cơ rủi ro liên quan đến tài sản conngười của tổ chức. Rủi ro có thể gây ra tổn thất hoặc thương vong đến con

Page 13: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 13/38

người trong và ngoài tổ chức từ các nhà quản lý , công nhân viên cho tới kháchhành, người cho vay, cổ đông…. Rủi ro về nguồn nhân lực là rủi ro suy đoán.

Tại sao nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Namhiện nay?

Theo em nguy cơ về rủi ro trách nhiệm pháp lý chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam hiện nay vì hệ thống pháp luật và các qui đinh liên quan đến trách nhiệm pháp lýcủa các bên liên quan chưa thật chặt chẽ. Ở nước ta việc tuân thủ các qui định liên quanđến trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan chứa mang tính tự nguyện, chủ yếu mangtính chất đối phó với những qui định, luật đinhk và chỉ thị của nhà nước. Ở một số doanhnghiệp còn tìm cách lách luật thông qua sự chưa hoàn thiện của hệ thống luật định.

Câu 4: Phân tích từng nội dung, ưu nhược điểm và cho ví dụ minh họa của từng  phương pháp nhận dạng rủi ro.

Có 7 phương pháp nhận dạng rủi ro bao gồm : phân tích các báo cáo tài chính, phương pháp lưu đồ, thanh tra hiện trường, làm việc với các bộ phận khác trong tổ chức, làmviệc với các nguồn khác bên ngoài tổ chức, phân tích hợp đồng, nghiên cứu các số liệutổn thất trong quá khứ.

1/ phương pháp phân tích các báo cáo tài chính: theo phương pháp này các khoản nằmtrong các báo cáo tài chính sẽ được nghiên cứu kỹ để phát hiện ra các rủi ro tiềm năng cóthể phát sinh

Ưu điểm:• đáng tin cậy, khách quan, dựa trên các số liệu có sẳn, có thể trình bày ngắn gọn, rõ

rang và có thể dùng để r quyết định cho cả nhà quản trị rủi ro và nhà quản trịdoanh nghiệp

• chuyển việc nhận dạng rủi ro thành các thuật ngữ tài chính quen thuộc và từ đó cóthể dễ chấp nhận hơn đối với các cán bộ quản lý khác trong tổ chức và các đốitượng bên ngoài doanh nghiệp như chuyên viên kế toán, ngân hàng…

• Không loại trừ việc nhận dạng các rủi ro suy đoán, giúp ích cho việc đo lường vàđịnh ra cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro.

Phân tích báo cáo tài chính bao gồm việc phân tích:

- phân tích tỷ lệ- phân tích cơ cấu

2/ Phương pháp lưu đồ: đây là phương pháp được thực hiện bằng cách xây dựng mộtdãy các lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của tổ chức, bắt đầu từ khâu nguyên vật liệu, nguồn năng lượng, và tất cả các đầu vào khác từ người cung cấp, và kết thúc với thành

 phẩm trong tay người tiêu dùng.

Page 14: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 14/38

Kê đó là bẳng liệt kê các nguồn rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lựccó thể sử dụng trong từng khâu để nhận dạng các rủi ro mà tổ chức có thể gặp.

Ưu điểm: gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp từ đó có thể nhìn ra được nguy cơ của rủi ro bắt đầu từ chỗ nào trong quá trình hoạt động để kịp thời tìm ra các biện pháp

đối phó với rủi ro.

 Nhược điểm:

3/ phương pháp thanh tra hiện trường: thanh tra hiện trường là một việc phải làm đốivới nhà quản trị rủi ro. Bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt đông tiếpsau đó của nó, nhà quản trị có thể học được rất nhiều về rủi ro mà tổ chức có thể gặp.

Ưu điểm: tính thực tế cao

 Nhược điểm: phụ thuộc vào sự nhạy bén trong quan sát của nhà quản trị4/ làm việc với các bộ phận khác trong tổ chức:

Phương pháp nhận dạng rủi ro này thông qua việc tiến hành giao tiếp một cách thườngxuyên và có hệ thống với các đối tượng khác trong tổ chức. Các bộ phận này thường nhìnnhận được các nguy cơ rủi ro mà nhà quản trị có thể bỏ sót.

Ưu điểm:

• khi phát triển được việc giao tiếp với các cán bộ quản lý ở các bộ phận khác, nhà

quản trị rủi ro có thể dễ dàng tìm ra những thông tin bất lợi. Nhược điểm:

• thuyết phục được sự hợp tác của các cán bộ quản lý trong tổ chức5/ làm việc với các nguồn khác bên ngoài

 Nhà quản trị tiến hành quá trình giao tiếp với những người có quan hệ với tổ chức nhưcác chuyên viên kế toán, luật sư, các nhà tư vấn về rủi ro để trao đổi nhằm tìm ra nhữngrủi ro mà nhà quản trị rủi ro đã bỏ sót, hoặc chính những người này tạo ra rủi ro cho tổchức không.

Ưu điểm: khách quan, và có thể có được những phát hiện về rủi ro mà nhà quản trị khôngnhìn thấy

 Nhược điểm: có thể làm rò rĩ thông tin trong doanh nghiệp vào tay đối thủ cạnh tranh

6/phân tích hợp đồng:

Page 15: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 15/38

Có nhiều rủi ro phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng với người khác, nhà quản trị rủi ronên nghiên cứu kỹ các hợp đồng để xem rủi ro có tăng hay giảm qua các hợp đồng.

7/ nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ 

Các số liệu thống kê cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá các xu hướng của các tổn thấtmà tổ chức đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này với các tổ chức khác. Hơn nữa các sốliệu này còn cho phép nhà quản trị rủi ro phân tích các vấn đề như nguyên nhân thờiđiểm, vị trí của tai nạn, tất cả các yếu tố hiểm họa hoặc các yếu tố đặc biệt nào đó ảnhhưởng đến bản chất của tai nạn. các nét chung hoặc nhóm các tình huống thường xảy rasẽ gợi sự quan tâm đặc biệt

Ưu điểm: có thể phát hiện ra những rủi ro mà các phương pháp không phát hiện ra bằngcách tham khảo các hồ sơ được lưu giữ về tổn thất hoặc suýt tổn thất có thể được lặp lại

trong tương lai. Nhược điểm: phát hiện được ít nguy cơ rủi ro hơn các phương pháp khác.

Câu 5: Chọn một công việc cụ thể, xây dựng qui trình công nghệ để giải quyết việc đóchi tiết cho từng thao tác, trên cơ sở đó nhận dạng các rủi ro bất định, các rủi ro bất định có thể nảy sinh ở từng thao tác.

Qui trình tổ chức sự kiện khi tổ chức họp báo:

1. Chuẩn bị phần nội dung 

Giới nhà báo đến với sự kiện của công ty là để lấy thông tin: chuẩn bi

thông tin đầy đủ.

Trước khi bạn bắt đầu triển khai buổi họp báo :thăm dò thái độ của giới

 phóng viên về phần nội dung chính của sự kiện này

2. Địa điểm tổ chức họp báo 

Tiêu chuẩn của một phòng họp báo là phải đảm bảo không gian, điều

kiện tác nghiệp cho phóng viên, quay phim, kỹ thuật thu thanh... Các

Page 16: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 16/38

trung tâm hội nghị, phòng họp của các khách sạn với trang bị kỹ thuật

đầy đủ

3. Mời khách (phóng viên) Lời mời, thường dưới dạng mời tư vấn truyền thông,

cần trang trọng, lịch thiệp và thật ngắn gọn: Chủ đề, địa điểm, thời gian, những

nhân vật có mặt và tham gia trả lời phỏng vấn trong buổi họp báo. Cần chủ

động email, Fax cho các cơ quan báo chí từ trước đó 1 tuần đến 10 ngày trước

khi gửi giấy mời chính thức. Hãy cố gắng để cơ quan báo chí... không bỏ quên

lời mời

4. Chuẩn bị tư liệu họp báo : Tư liệu họp báo cần phải được chuẩn bị thật khoa

học, rõ ràng để nhà báo theo dõi được nội dung cuộc họp, tra cứu được cácthông tin đến chủ đề họp báo, có thể bao gồm: kế hoạch họp báo (nội dung đi

kèm thời gian), lý lịch trích ngang của nhân vật chính và các nhân vật có bài

 phát biểu, hình ảnh, biểu đồ, bào phát biểu soạn trước của nhân vật chính.

5. Thảo luận với MC và người diễn thuyết : gặp gỡ trước để xem nội dung nào

được phát ngôn . hướng dẫn cách trả lời khó khăn của báo giới khi họ trình bày

 phát biểu của mình.

6. Diễn tập 

Họp báo là sự kiện quan trọng để bạn nâng cao hình ảnh công ty mình

trong mắt báo giới, do đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng trong tất cả mọi khâu.

Diễn tập chính là lúc phát hiện, dự phòng những bất ổn có thể xảy ra

trong mỗi buổi họp báo.

7. Buổi họp báo bắt đầu 

Mọi thành viên trong ban tổ chức phải có mặt ít nhất một giờ đồng hồ

trước khi buổi họp báo bắt đầu.

Page 17: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 17/38

Một lần nữa phải kiểm tra mọi hệ thống kỹ thuật, chỗ đứng tác nghiệp,

khâu đón tiếp, chỉ dẫn chỗ ngồi, chỗ tác nghiệp cho phóng viên.

Buổi họp báo phải được bắt đầu đúng giờ, bất chấp có bao nhiêu người

tham dự

Kết thúc buổi họp báo, bạn hãy dành cho giới truyền thông những lời

cảm ơn chân thành nhất, đồng thời bày tỏ mong muốn được tiếp tục đón

tiếp họ trong những lần họp báo tiếp theo. Sau đó, bạn có thể yên tâm ra

về và chờ xem TV buổi tối hoặc các báo ngày hôm sau, để có được

những thông tin nóng hổi nhất về chính công ty của bạn

nhận dạng rủi ro bất định :

Sự phối hợp không đồng bộ giữa các bộ phận làm chương trình

chưa lên kế hoạch đối phó với những việc bất ngờ xảy ra vì nghi xác suất

xảy ra là rất thấp nên không có phương án dự phòng,

Tài liệu được phát đầy đủ ngay lúc bắt đầu họp báo : giới phóng viên đến

và nhận hết những tài liệu cần có để rồi... về luôn. Đơn giản là họ hoàn

toàn có thể tác nghiệp, viết bài với những thông tin trong tài liệu này

- Người tổ chức sự kiện không chỉ lên thiết kế chương trình, liên hệ các công ty cần thiết,

mà còn phải biết liên hệ tất cả khách hàng, khách mời…để biết thông tin chính xác và

 phải gắn bó với toàn bộ chương trình từ đầu đến cuối. Nếu chương trình bị thay đổi vào

 phút cuối vì bất cứ lý do nào, kế hoạch sẽ bắt đầu bằng con số không. Do vậy, nhân viên

event phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi chi tiết của chương trình

Câu 6: Phân tích các nguyên nhân gây ra nợ khó đòi trong các doanh nghiệp Việt 

 Nam hiện nay.:

Page 18: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 18/38

- Nợ khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh

tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác; nợ phải thu chưa đến thời hạn

thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,

tổ chức tín dụng...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể;người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử,

đang thi hành án hoặc đã chết.

- Nguyên nhân chính :

Do sự khó khăn trong sản xuất kinh doanh như không tiêu thụ được hàng hóa,

không được nghiệm thu, thanh quyết toán công trình hoặc do bên thứ ba chậm

thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ .

Do sự chiếm dụng vốn, không muốn thanh toán ngay của con nợ để sự dụng vốn

vào các mục đích khác. Có thể khẳng định, nguyên nhân này chiếm phần lớn trong

các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ khó đòi của các doanh nghiệp ở Việt Nam

hiện nay. Rất dễ dàng để lý giải bởi vì trong bối cảnh thiếu vốn, việc tận dụng sự

thiếu sát sao của đối tác trong công tác thu hồi công nợ để chiếm dụng một phần

hoặc phần lớn khoản nợ phải trả để xoay vòng, thanh toán cho các đối tác khác làviệc các doanh nghiệp nợ rất mong muốn thực hiện.

Vấn đề công nợ giữa các doanh nghiệp trong nước rất phổ biến và tồn tại nhiều

nguy cơ tiềm ẩn. Ở Việt Nam hiện nay, tham vọng làm giàu bằng mọi giá của

không ít chủ doanh nghiệp cùng với việc thủ tục thành lập doanh nghiệp tương đối

dễ dàng đã làm gia tăng số lượng các công ty không có vốn mà chỉ có các con số

khống ghi trong điều lệ. Rủi ro trong kinh doanh cho các doanh nghiệp chân chính

có một phần gốc rễ từ đó, bởi rất nhiều công ty được lập ra với phương tiện kinh

doanh duy nhất là vốn (tài sản) chiếm dụng lẫn nhau.

Trình độ quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam chưa cao, nhiều doanh nghiệp không

xử lý tốt được các khoản nợ xấu của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chưa

Page 19: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 19/38

có được sự thuận lợi thỏa đáng từ các công cụ hỗ trợ tín dụng. Những yếu tố này

cùng với tình trạng chiếm dụng vốn đã làm gia tăng các khoản nợ khó thu hồi của

các doanh nghiệp chân chính.

Hậu quả của những vấn đề trên đối với doanh nghiệp chân chính

Các khoản nợ khó đòi ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực lực vốn và khả

năng kinh doanh của công ty, làm lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt của doanh

nghiệp. Một đồng vốn được quay vòng là một đồng vốn sinh lợi, một

đồng vốn bị đưa vào công nợ là một đồng vốn chết, bởi lợi nhuận mà nó

sinh ra nếu không thể thu hồi nhanh để tiếp tục quay vòng thì sẽ không đủ

để bù đắp những rủi ro mà đồng tiền (vốn) phải gánh chịu hàng ngày.

 Nợ khó đòi có thể làm tổn thương nghiêm trọng tới hệ thống tài chính của

doanh nghiệp. Nó có thể gây ra hàng loạt các thiệt hại cho doanh nghiệp :

các chỉ tiêu lợi nhuận bị giảm sút. Nhưng có một thiệt hại lớn và trầm

trọng không kém đó là uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút (do không thu

được nợ đúng hạn nên mất cân đối trong việc thanh toán, bị động , nhỡ 

hẹn ...)

Câu 7: Phân tích các khái niệm về nguyên nhân của một tai nạn, trong điều kiện Việt 

 Nam hiện nay nên theo quan điểm nào? Tại sao?

 Nguyên nhân tai nạn bao gồm tất cả các yếu tố mạo hiểm (hiểm họa) gây ra tai nạn

-Nguyên nhân tai nạn được nhìn nhận theo 2 quan điểm: quan điểm kỹ thuật vàquan điểm liên quan đến con người.

+ Quan điểm kỹ thuật: nhấn mạnh các nguyên nhân tai nạn thuộc về yếu tố vật lý hay cơ học của tai nạn như: dây điện không đạt tiêu chuẩn dẫn đến cháy nổ, xe cộ hoặc giao lộđược thiết kế không đạt yêu cầu dẫn đến tai nạn giao thông.

+ Quan điểm liên quan đến con người: nhấn mạnh nguyên nhân tai nạn là do yếu tố conngười:

Page 20: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 20/38

. Yếu tố dòng dõi và môi trường xã hội tạo ra những phong tục, tục lệ có thể gây ratai nạn

. Hành động không an toàn của con người do chủ quan (ý thức kém) hoặc kháchquan (thương tật, dị tật)

Thực chất của quan điểm kỹ thuật và quan điểm con người là việc xác định đốitượng nào là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn. Quan điểm kỹ thuật cho rằngcác vấn đề về vật lý, cơ học là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn còn quan điểmcon người cho rằng con người là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn. tuy nhiên dùnhìn nhận theo quan điểm nào thì nguyên nhân sâu xa gây ra tai nạn cũng là docon người. vd dây điện không đạt yêu cầu trực tiếp gây ra tai nạn cháy nổ.

 Nhưng con người hoàn toàn có thể kiểm soát được chất lượng của dây điện tiêu

chuẩn ngay từ khi chế tạo dây điện hoặc trong quyết định có sử dụng dây điện haykhông.

Điều kiện VN hiện nay nên nhìn nhận nguyên nhân tai nạn theo quan điểm kỹ thuật vì đasố các tai nạn là do nguyên nhân sâu xa từ con người có thể do khách quan không nhận

 biết được hoặc do chủ quan cố tình chế tạo, thiết kế ra những sản phẩm không đảm bảoan toàn hoặc do con người sử dụng không đúng cách dẫn đến các sản phẩm không cònđảm bảo an toàn và từ đó những sản phẩm không an toàn này trực tiếp gây ra tai nạn.quan trọng của việc nhìn nhận theo quan điểm này là tổ chức phải hiểu được nguyên nhânsâu xa của các tai nạn là do việc thiết kế, chế tạo hay do cách sử dụng tạo ra những sản

 phẩm không an toàn từ đó mới dẫn đến tai nạn, tổ chức phải có những ngăn chặn ngay từđầu các hành động dẫn đến các sản phẩm không an toàn, như vậy tai nạn sẽ được giảmđáng kể.

Câu 8: Trình bày nội dung cơ bản của phân tích tổn thất. Cho ví dụ.

 Nội dung cơ bản của phân tích tổn thất

Phân tích tổn thất là việc nhà quản trị rủi ro xây dựng một mạng các nguồn cungcấp thông tin (các nguồn chính đó là các quản đốc phân xưởng nơi đã xảy ra tainạn) và thu thập các báo cáo về các tai nạn đã xảy ra và các tai nạn suýt xảy ra. Từxác định các tổn thất và dự báo các tổn thất có thể có.

Các quản đốc phân xưởng nơi xảy ra tai nạn biết rất nhiều chi tiết về tai nạn. điềuquan trọng là nhà quản trị rủi ro phải biết cách để những quản đốc phân xưởng nàysẵn sàng để cung cấp những thông tin cần thiết đầy đủ và chính xác. Để làm được

Page 21: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 21/38

điều này nhà quản trị rủi ro cần thiết kế một mẫu báo cáo sao cho đủ các thông tincần thu thập đồng thời các câu hỏi, ngôn ngữ thể hiện phải dễ hiểu, dễ thực hiện.

Mẫu báo cáo có thể bao gồm các câu hỏi đóng (câu hỏi có sẵn câu trả lời) và cáccâu hỏi mở (câu hỏi chưa có câu trả lời) về các tai nạn đã xảy ra, suýt xảy ra và

các tai nạn có thể xảy ra trong tương lai, những nguyên nhân gây ra các tai nạn đó,thiệt hại có thể có và đồng thời yêu cầu những quản đốc phân xưởng đề xuất cácgiải pháp để ngăn ngừa các tai nạn.

VD: Để xác định tổn thất của các tai nạn xảy ra trong năm vừa qua từ đódự báo tổn thất có thể có trong năm tới, nhà quản trị rủi ro công ty A tiếnhành phân tích tổn thất như sau:

 Nhà quản trị rủi ro tiến hành xây dựng một mạng lưới các nguồn thông tin bao gồm: 3 quản đốc phân xưởng của 3 phân xưởng của công ty là các đốitượng chính, đồng thời mỗi phân xưởng chọn 2 công nhân có kinhnghiệm, làm việc lâu năm để thu thập thông tin sơ bộ về các tai nạn.

 Nhà quản trị rủi ro thiết kế một mẫu báo cáo tai nạn cho 3 quản đốc phânxưởng báo cáo, mẫu báo cáo gồm 3 phần: phần báo cáo về các tai nạn đãxảy ra, phần báo cáo về các tai nạn suýt xảy ra, và phần dự báo về các tainạn có thể xảy ra.

MẪU BÁO CÁO

Các tai nạn đã xảy ra

Stt Tên TN Thiệt hại Nguyên

nhân

Khắc phục

1

2

Các tai nạn suýt xảy ra

stt Tên Mức độ Nguyên nhân Khắc phục

1

2

Page 22: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 22/38

Các tai nạn có thể xảy ra trong năm tới

1 Tên Mức độ Nguyên nhân Khắc phục

2

Câu 9: Trình bày 2 phương pháp phân tích hiểm họa? cho vd 

Hai phương pháp phân tích hiểm họa là: phương pháp truy lỗi và phương pháp chuỗi rủi

ro.

- Phương pháp truy lỗi: là phương pháp xác định nguyên nhân của tai nạn bằng cách liệt kê các nguyên nhân tai nạn, từ đó đặt các câu hỏi tại saocho từng nguyên nhân liên tục cho tới khi tìm thấy nguyên nhân gốc cuốicùng

Vd: 1 tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ 1a, nguyên nhân nhìn thấy bên ngoài là do 1chiếc xe khách đâm sầm vào 1 chiếc xe tải đang đậu trên đường. Tiếp tục đặt câu hỏi:

1. Tại sao xe khách lại đâm vào xe tải? Vì tài xế xe khách không

thắng kịp.2. Tại sao không thắng kịp? Vì tài xế xe khách không phát hiện sớm có xe

tải đậu phía trước.

3. Tại sao tài xế xe khách không phát hiện sớm có xe tải đậu phíatrước? vì tài xế xe khách ngủ gật.

 Như vậy nếu ta chỉ dừng lại ở câu hỏi thứ nhất thì có thể sẽ hiểu sai nguyên nhân gây tainạn là do xe có trục trặc nhưng thực chất nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn lại là do conngười: do tài xế xe khách ngủ gật trong khi lái xe.

- Phương pháp chuỗi rủi ro: là phương pháp phân tích 5 mắt xích cơ bảncủa chuỗi rủi ro là:

+ Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn đến tổn thất

+ yếu tố môi trường: là bối cảnh mà trong đó hiểm họa tồn tại

Page 23: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 23/38

+ Sự tương tác: là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tác động lẫn nhau, đôikhi không có ảnh hưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất.

+ Kết quả trực tiếp, có thể là tốt hay xấu

+ Những hậu quả là những hậu quả lâu dài của sự cố xảy ra.

VD: phân tích rủi ro xảy ra hỏa hoạn tại một quán ăn thông qua 5 mắt xích cơ bản củachuỗi rủi ro

. mối hiểm họa: các bếp nấu ăn đặt sát nhau, các vật dụng dễ bắt lửa đặt gần bếp

. yếu tố môi trường: nhà bếp

. sự tương tác: khi các bếp nấu ăn cùng hoạt động với ngọn lửa lớn, các ngọn lửa bắt nhauvà tạo nên ngọn lửa lớn bén vào các dụng cụ để gần bếp và nhanh chóng cháy lan ra

. kết quả: bếp bị cháy, các vật dụng trong bếp đều bị hư hại

. hậu quả: quán ăn phải đóng cửa 1 tháng để sửa sang lại, mất doanh thu, mất khách hàng.

  Chương III: Đo Lường Rủi Ro

Câu 1: Thế nào là tổn thất trực tiếp tổn thất gián tiếp. Cho ví dụ minh họa.

- Chi phí trực tiếp là hậu quả trực tiếp nguy hiểm gây ra cho người hay vật. VD: khilửa thiêu rụi mái nhà của một cửa hàng, tổn thất trực tiếp là chi phí sửa chữa haythay phần mái nhà bị hỏng.

- Chi phí gián tiếp liên hệ đến sự hư hỏng trực tiếp gây ra do mối nguy hiểm, nhưngcác hậu quả về tài chính không phải là hậu quả trực tiếp từ tác động của nguy hiểmlên người hay vật. VD: thất thu của chủ cửa hàng khi cửa hàng phải đóng cửa đểsửa chữa là tổn thất gián tiếp. Các chi phí gián tiếp thường khó thấy, mặc dù hậu

quả của nó có thể lớn hơn các chi phí trực tiếp nhiều.

Câu 2: Phân tích các quan niệm để đo lường chi phí ẩn của một tai nạn. Quan điểmnào có thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam hiện nay.

Quan điểm của Heinrich

Page 24: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 24/38

Theo Heinrich, chi phí tai nạn công nghiệp thường chỉ được thấy qua các khoản bồithường cho công nhân bị nạn trong thời gian họ không làm việc và các chi phí thuốcmen. Tuy nhiên chi phí thật sự lớn hơn nhiều, vì ông thấy các chi phí ẩn lớn hơn cáckhoản bồi thường bốn lần.

Đối với tai nạn lao động, Heinrich đề nghị xét các chi phí ẩn sau:

1. Chi phí thời gian bị mất của người bị nạn

2. Chi phí thời gian bị mất của các công nhân khác do phải ngừng việc để giúp người bị nạn

3. Chi phí thời gian bị mất của các quản đốc và các viên chức khác để chuẩn bị báocáo và đào tạo người thay thế

4. Chi phí do nguyên liệu, máy móc, dụng cụ và các tài sản khác bị hỏng5. Chi phí của người chủ do phải tiếp tục trả lương đầy đủ cho người bị bạn khi họ

trở lại làm việc, trong khi năng suất của họ, do chưa hồi phục, có thể thấp hơntrước kia

6. Các chi phí xảy ra như là hậu quả về mặt tinh thần của tai nạn (lo sợ, căng thẳng).

Heinrich cho rằng tỉ số 4-1 có thể thay đổi theo từng khu vực. Điểm chính củaHeinrich, chi phí gián tiếp rất đáng kể.

Quan điểm của Simonds và Grimaldi

Simonds và Grimaldi đưa ra một cách khác để tính chi phí cho các tai nạn thôngthường, trong đó các chi phí không được bảo hiểm được trình bày như các hệ số đơngiản của chi phí được bảo hiểm.

Tổng chi phí = chi phí bảo hiểm

+ A* số trường hợp mất thời gian

+ B* số trường hợp đưa đến bác sĩ (không mất thời gian)+ C* số trường hợp chỉ cần sơ cứu

+ D* số tai nạn không gây tổn thương nhưng gây thiệt hại về tài sảnvượt quá một giới hạn xác định

Page 25: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 25/38

Trong đó A, B, C, D là các chi phí không được bảo hiểm trung bình của từng loạitrường hợp trong thời gian quan sát.

Quan điểm Bird và German

Bird và German đề xuất khái niệm các chi phí sổ cái, sở dĩ gọi như thế là vì nó chỉliên quan đến các chi phí có trong sổ cái của các bộ phận. Phương pháp hạch toán chi

 phí tai nạn này không bao gồm tất cả các chi phí tai nạn, nhưng nó đưa vào một số chi phí không được bảo hiểm thường lớn hơn chi phí được bảo hiểm nhiều lần.

Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi tai nạn chứ không phải chỉ cho các tai nạngây tổn thương cơ thể hay lẽ ra đã gây tổn thương.

Các yếu tố được xem xét trong phương pháp hạch toán như sau:

1.  Nhân lực:- Tổng chi phí trợ cấp cho công nhân.

- Lương và chi phí thuốc men đã trả trong thời gian không làm việc ngoài phần trợ cấp.

- Thời gian bị mất trong ngày xảy ra tai nạn và các ngày sau đó.

- Thời gian công nhân bị nạn phải làm việc nhẹ hoặc năng suất giảm.

2. Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu:- Chi phí sửa chữa hoặc thay thế thiết bị.

- Thời gian sản xuất bị mất.

• Quan điểm của thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam hiện nay là quan điểmBird và German. Vì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều sử dụngsổ cái trong từng bộ phận để theo dõi các hoạt động có liên quan đến ngân lưu.

Và các nhà quản trị trong các doanh nghiệp hiện nay cũng chỉ quan tâm đếncác chi phí có ghi chú trong sổ cái, còn các chi phí khác không được thống kêtrong sổ cái thì chưa thể theo dõi hết được.

Câu 3: Phân tích các khái niệm hầu như không xảy ra, hiếm khi xảy ra, thỉnhthoảng, xảy ra thường xuyên. Cho ví dụ minh họa.

Page 26: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 26/38

- Hầu như không xảy ra: nghĩa là theo nhà quản trị biến cố này sẽ không xảy ra, xácsuất rất nhỏ gần như bằng 0

- Hiếm khi xảy ra: nghĩa là mặc dù có thể xảy ra, cho tới bây giờ biến cố vẫn chưaxảy ra và không có vẻ gì là sẽ xảy ra.

- Thỉnh thoảng có xảy ra: nghĩa là nó mới xảy ra gần đây và có thể hy vọng sẽ xảyra vào lúc nào đó trong tương lai.

- Thường xảy ra: nghĩa là nó đã xảy ra thường xuyên và có thể hy vọng còn xảy rathường xuyên trong tương lai.

(Prouty, 1960)

Vd minh họa:

- Hầu như không xảy ra: thiên thạch rớt xuống thành phố Hồ Chí Minh, xác suất lớnhơn 0 như rất nhỏ nên có thể xem là 0, và người ta tin rằng điều đó hầu như khôngthể xảy ra.

- Hiếm khi xảy ra: động đất tại thành phố Hồ Chí Minh, từ trước tới nay chỉ có vàidư chấn nhỏ chứ chưa từng có động đất ở tp.hcm nên có thể xem là hiếm khi xảyra vì có thể xảy ra nhưng cho tới giờ thì chưa có.

- Thỉnh thoảng xảy ra: động đất ở 1 số vùng của Nhật Bản có khi là thỉnh thoảng

còn 1 số vùng khác thì có thể là thường xuyên xảy ra.- Thường xảy ra: lũ ở miền Tây, thường xuyên xảy ra vì hàng năm cứ đến mùa là có

lũ.

Câu 4: Phân tích các khái niệm tổn thất lớn nhất có thể có, lớn nhất có lẽ có, lớn nhất toàn bộ hàng năm có lẽ có của 1 hoặc 1 đối tượng rủi ro.

* Tổn thất lớn nhất có thể có: là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thứcđược , tổn thất lớn nhất có thể có mà rủi ro gây ra nó mang tính khách quan, hay thiệt hạithì không thể vượt quá tổn thất lớn nhất có thể có, thông thường tổn thất lớn nhất có thểcó không bị ảnh hưởng bởi mối nguy hiểm được xét*Tổn thất lớn nhất có lẽ có: là giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quản trị tin là có thể xảy ra, nómang tính chủ quan.Tổn thất lớn nhất có lẽ có phụ thuộc vào tính chất của mối nguy hiểmgây ra tổn thất cũng như phụ thuộc vào người hay đối tượng của tổn thất. Thiệt hại thìkhó vượt qua tổn thất có lẽ có tức là nhà quản trị có thể lường trước mức thiệt hại lớn

Page 27: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 27/38

nhất khi rủi ro xảy ra, thì thiệt hại khó có thể vượt qua mức tổn thất đó.ví dụ1.Người thuê một căn hộ có thể chịu các tổn thất trên các tài sản cá nhân do trộmcắp hay hỏa hoạn. Tổn thất lớn nhất có lẽ có trên các tài sản này có thể là toàn bộ giá trịtài sản đối với mối nguy hiểm hỏa hoạn, nhưng đối với mối nguy hiểm trộm cắp có thể

chỉ giới hạn vào giá trị các tài sản đáng giá so với trọng lượng và kích cỡ.Trong khi đó,tổn thất lớn nhất có thể có là toàn bộ giá trị tài sản bất chấp mối nguy hiểm được xét là gì.Ví dụ 2: Hầu hết nhà quản trị rủi ro đều đồng ý rằng tổn thất lớn nhất có lẽ có của mộtcăn nhà gỗ đối với mối nguy hiểm hỏa hoạn là toàn bộ giá trị của căn nhà. Trong khi mộtcao ốc xây dựng bằng các vật liệu hiện đại với các phương tiện chống cháy, hệ thống báocháy… thì hầu hết nhà quản trị rủi ro cũng đồng ý là việc thiệt hại toàn bộ giá trị của caoốc là không thực tế, và tổn thất lớn nhất có lẽ có phải nhỏ hơn giá trị của cao ốc ( Sáchtrang 92)*Tổn thất toàn bộ hàng năm lớn nhất có lẽ có là lượng tổn thất lớn nhất mà một hay một

nhóm đối tượng rủi ro có thể chịu trong suốt năm mà nhà quản trị tin là có thể xảy ra.Gíatrị tổn thất phụ thuộc vào khả năng lựa chọn của nhà quản trị rủi ro, tuy nhiên nó khôngđề cập đến mức độ nghiêm trọng riêng lẻ của một sự cố mà nó phụ thuộc vào số sự cố vàmức độ nghiêm trọng của chúng, nó bao gồm tất cả các loại tổn thất gây ra từ các hiểmhọa và các đối tượng rủi ro được xét tới .

Câu 5: Phân tích các mức độ tổn thất của hỏa hoạn dựa theo mức độ can thiệp của hệ thống chữa cháy.

Alan Friedlander đề nghị bốn đại lượng đo mức độ nghiêm trọng của thiệt hại vật chấtđối với nhà cửa bị hỏa hoạn:1. Tổn thất thông thường là tổn thất trung bình khi cả hai hệ thống chữa cháy của tư nhânvà công cộng đều hoạt động.2. Tổn thất lớn nhất có lẽ có: là tổn thất trung bình khi một bộ phận quan trọng của hệthống chữa cháy, hệ thống phun nước tự động chẳng hạn, không được bảo trì hay hoạtđộng không hiệu quả.3.Tổn thất lớn nhất có thể thấy trước là tổn thất trung bình khi không có hệ thống chữacháy tư nhân nào hoạt động. Trong trường hợp này lửa sẽ cháy cho tới khi nó đốt hết

nhiên liệu, hay cho tới khi xe cứu hỏa, do một người nào đó ở ngoài thông báo tới chữa.4. Tổn thất lớn nhất có thể có là tổn thất trung bình khi cả hai hệ thống chữa cháy côngcộng và tư nhân đều không hoạt động hay hoạt động không hiệu quả.

 Nói chung, xác suất xảy ra giảm dần khi chúng ta đi từ tổn thất thông thường cho tới tổnthất lớn nhất có thể có. Bốn giá trị này phụ thuộc nhiều vào yếu tố như cấu trúc xây dựng,thời gian có người làm việc, hệ thống chữa cháy của đơn vị, hệ thống phòng cháy côngcộng…..

Page 28: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 28/38

Câu 6: Phân tích tầm quan trọng của ước lượng, khiếu nại, bồi thường.( sách trang 95)

- *Tầm quan trọng của các ước lượng:

1.Dự toán ngân sách:-Mặc dù có nhiều chi phí về quản trị rủi ro không thể dự báo một cách chính xác,thường bộ phận quản trị rủi ro vẫn phải hoạt động với ngân sách được định trước.Các phương pháp định lượng cần thiết để dự báo các chi phí, đặc biệt với cácchương trình mà tổ chức phải tự giải quyết các yêu sách ( trong thực hành gọi làgiữ lại)-Dự toán ngân sách có thể tạo ra một tình huống khó xử cho nhà quản trị- Nếu ngân sách dành cho bộ phận quản trị rủi ro được định quá thấp, và các chi

 phí phát sinh trong năm vượt quá nguồn tiền được phân bổ thì nhà quản trị rủi rocó thể sẽ phải đối phó với việc các viên chức cấp cao hơn không thông qua ngânsách bổ sung.2. Ước lượng các ảnh hưởng tương lai:- Công cụ thứ 2 của các ước lượng định lượng là mô tả các ảnh hưởng dài hạn củacác quyết định hiện nay.ảnh hưởng tức thời rất thường xảy ra khi quyết định chitrả trực tiếp các kiểu khiếu nai bồi thường. Lợi ích tức thời đặt cho nhà quản trị rủiro phải xem xét các ảnh hưởng lâu dài và trao đổi với các nhà quản trị khác vềtrách nhiệm đối với rủi ro suy đoán hay thuần túy.

-Qúa trìnhước lượng có thể yêu cầu nhà quản trị nhận ra các rủi ro trách nhiệm pháp lý trước khi chúng trở nên rõ ràng, ngay cả khi còn lâu lắm mới xảy ra việcchi trả thật sự .- Để có thể áp dụng 1 cách hậu quả cần phải có số liệu chi tiết và chính xác, số liệunày cần được bảo quản trong thời gian dài nếu chúng có lợi cho việc ước lượng xuthế.- Việc ước lượng các ảnh hưởng trong tương lai yêu cầu không chỉ số và loạikhiếu nại bồi thường có thể xảy ra, mà cả thời điểm và số tiền cần chi trả- ước lượng ảnh hưởng tương lai phải điều chỉnh lại theo thời gian khi các số liệu

mới được phát hiện.* ước lượng khiếu nại bồi thường.- Khiếu nại bồi thường là đòi hỏi quyền được chi trả.- Khiếu nại bồi thường đã trình báo là khiếu nại đòi bồi thường mà tổ chức cótrách nhiệm đã nhận được thông báo khiếu nại; nếu chưa có báo cáo thì gọi làkhiếu nại bồi thường không báo cáo.- Khiếu nại bồi thường đã giải quyết là khiếu nại mà trách nhiệm pháp lý về việc

Page 29: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 29/38

chi trả được giải quyết và tổng số tiền chi trả được xác định.- Khi trách nhiệm pháp lý về việc chi trả chưa được quyết định, khiếu nại bồithường chưa được giải quyết và tổng số tiền chi trả đã được xác định.- Khi trách nhiệm pháp lý về việc chi trả chưa được quyết định, khiếu nại bồi

thường chưa được giải quyết và số tiền chi trả ước lượng được gọi là số dự trữ- Khi tiền và thời điểm chi trả không chắc chắn, tổ chức có thể dựa trên mẫu trongquá khứ để lấy ra các ước lượng phục vụ cho việc dự toán ngân sách.

  Chương IV: Kiểm Soát Rủi Ro

Câu 1: Thế nào là kiểm soát rủi ro, các trường hợp kiểm soát rủi ro được ưu tiên sử dụng. Cho ví dụ minh họa.

1. Kiểm soát rủi ro là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến thuật, và nhữngquá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa,giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợiích.

2. Các trường hợp kiểm soát rủi ro được ưu tiên sử dụng:

Chi phí tài trợ rủi ro thường lớn hơn chi phí tổn thất.

Ex: Chi bồi thường tai nạn gây chết người thường ít hơn chi phí thuốc men, y tế, trợ cấp

cho gia đình nạn nhân , gia đình nếu người đó không chết mà ở trạng thái thương tật ,không làm việc được suốt đời

Tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn không được phát hiện trongthời gian dài.

Ex: Nhân viên bán hàng không trung thực khiến cho khách hàng đó không hài lòng và

tuyên truyền những điều không tốt về công ty gây ảnh hưởng hình ảnh công ty vàdoanh thu của công ty.

Tổn thất gây nên những tác động bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến tổ chức.

Ex: Vedan xả nước thải chưa qua xử lý làm ảnh hưởng môi trường hình ảnh thươnghiệu bị người tiêu dùng phản cảm.

Page 30: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 30/38

Câu 2: Phân tích các kĩ thuật kiểm soát rủi ro (nội dung ưu nhược điểm). Cho ví dụcho từng kĩ thuật.

Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro: có 6 kỹ thuật kiểm soát rủi ro

Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm Né tránh rủi ro Ex: Nghĩ rằng đầu

tư chứng khoán

nhiều rủi thếđừng tư chứngkhoán mà hãy đầu tưvào lĩnh vực khác.

. Can thiệp vào gây

tần suất rủi ro.

.Chủ động loại bỏnhững nguyên nhângây ra rủi ro.

. Gần như tránhđược rủi ro phảigánh chịu

.Chủ động hoạt bỏhoạt động gây ra rủiro.

Đơn giản, hiệu quả,chi phí thấp.

.Rủi ro và lợi íchcùng tồn tại

.Rủi ro và bất địnhluôn tồn tại trongmọi hoạt động củacon người.

.Trong nhiều tìnhhuống không thể đặtra giải pháp né tránh

 Ngăn ngừa tổn thất . Can thiệp vào tầnsuất gây rủi ro.

Tìm cách giảm bớtsố lượng các tổn thấtxảy ra hoặc loại bỏchúng hoàn toàn.

Ví dụ : SGK các bảng trang 197 - 199

Chủ động tác độngvào 3 hoạt độngngăn ngừa rủi ro:

.Thay thế hoặc sửađổi mối hiểm họa

. Thay thế hoặc sửađổi môi trường

.Thay thế hoặc sửađổi cơ chế tương tác

Giảm thiểu tổn thất .Can thiệp vào mức

độ của tổn thất.

Các biện pháp cóthể sử dụng:

.cứu lấy các tài sản

Tham khảo thêm

sách giáo khoa trang200- 201

.mang tính bị động

khi rủi ro đã xảy ra.

Page 31: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 31/38

còn sử dụng được

.chuyển nợ 

.kế hoạch giải quyết

hiểm họa.

. dự phòng

.phân chia rủi ro.

Quản trị thông tin Can thiệp vào mứcđộ của tổn thất.

.

. Ngăn ngừa Thôngtin kịp thời , chínhxác sẽ hạn chế rủi romà tổ chức gặp phải

trong tương lai.

Sự bất định về sựhiểu biết của cánhân về quá trìnhtạo nên tổn thất.Ex:

chuỗi rủi ro.

Chuyển giao rủi ro Can thiệp vào mứcđộ của tổn thất.

.Chuyển tài sản /hoạt động có rủi rođến một người hoặcmột nhóm ngườikhác.

.Chuyển giao bằnggiao ước, chỉ chuyểngiao rủi ro khôngchuyển giao tài sảnvà hoạt động của nóđến người nhận rủiro.

Ex: người thuê nhàchịu trách nhiệm vềthiệt hại về ngôi nhàtrong khoảng thờigian hợp đồng thuê.

Chi phí thấp, loại bỏrủi ro mà tổ chức

 phải gánh chịu.

.Có những trườnghợp phí chuyển giaorủi ro cao so vớiviệc tổ chức giữ lạirủi ro.

.Đối với cách thựchiện thứ nhất có thểcó những nhượcđiểm như trong biện

 pháp né tránh rủi ro.

.Nó còn bị hạn chế bởi khả năng chi trảcủa người nhận rủiro.

Page 32: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 32/38

Đa dạng hóa Can thiệp vào mứcđộ của tổn thất.

Ex: đa dạng hóanguồn thu nhập củacá nhân/ tổ chức đểkhi rủi ro cái nàycòn có cái khác bùđắp.

chi phí thấp, hiệuquả.Phân tán rủi ro

 phải gánh chịu.

Rất khó để chọn racác chứng khoántrong bộ Portfolio( danh mục đầu tư )

và đối với những rủiro thị trường thịkhông thể sử dụng

 biện pháp này được.

Câu 3: Phân tích các nổ lực KSRR của Chính Phủ-XH, liên hệ điều kiện Việt Nam.Cho nhận xét.

Chính phủ can thiệp vào việc kiểm soát tổn thất vì :

Lợi ích công cộng thường đòi hỏi chính phủ ban hành đạo luật yêu cầu mọi ngành côngnghiệp cung cấp thông tin, đáp ứng những tiêu chuẩn tất yếu và chấm dứt những hoạtđộng không thích hợp.Chính phủ có thể cung cấp một số dịch vụ có hiệu quả và tiết kiệmhơn cho các doanh nghiệp tư nhân như sở phòng cháy chữa cháy.

Chính phủ thực hiện trách nhiệm này thông qua một loạt các nỗ lực giáo dục khác nhau(truyền đơn, báo tường, hội nghị) và thông qua các đạo luật và quy định nhằm kiểm soátviệc xây dựng, điều kiện làm việc, trang thiết bị an toàn, quần áo bảo hộ lao động, diệntích làm việc tối đa trong các phòng và trong thang máy, các phương tiện tiêu thoát nướcvà việc vận hành các xe cơ giới. Nhiệm vụ này được thỏa mãn qua việc thanh tra nhằmcủng cố pháp luật do cảnh sát và sở phòng cháy chữa cháy, các chương trình phục hồichức năng, thu lượm và truyền đạt các con số thống kê liên quan đến việc ngăn ngừa vàgiảm thiểu tổn thất.

Các nhà kinh tế ghi nhận rằng một số khía cạnh của rủi ro dẫn đến nhu cầu cần có sự canthiệp của chính phủ. Hai đặc điểm được đề cập ở đây là các yếu tố bên ngoài và hàng hóacông .

Các yếu tố bên ngoài là chi phí và lợi nhuận mà một thị trường hoạt động bình thườngkhông nắm bắt được. Ví dụ : Ô nhiễm môi trường. Một xí nghiệp sản xuất có thể làm ônhiễm môi trường gây hại cho một cộng đồng dân cư lân cận. Cái giá phải trả cho cộng

Page 33: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 33/38

đồng dân cư này rất lớn, vượt quá giá trị của sản phẩm do xí nghiệp gây ô nhiễm sản xuấtra.

Hàng hóa công cộng là hàng hóa hoặc dịch vụ không thể bị hạn chế đối với người mua bán, trao đổi nó. Ví dụ : Quốc phòng. Tự bản chất của nó, quốc phòng là một lợi ích cho

mỗi người dân dù họ có trả hay không trả chi phí cho quốc phòng.

Ở Việt Nam sự can thiệp của chính phủ được thể hiện rất rõ rang và mạnh mẽ trong tất cảcác lĩnh vực kinh tế ,xã hội ,quốc phòng.do đó việc KSRR là một phần không thể thiếu.các mặt hàng được coi là có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như lương thực ,xăngdầu…. luôn được theo dõi sát và được điều tiết cho phù hợp.các chính sách đầu tư cũngđược quy định chặt chẽ qua đó hạn chế các danh mục đầu tư không mang lại lợi ích lâudài cho xã hội.chú trọng vào công tác giải quyết an sinh cho nhân dân thông qua các côngcụ bảo hiểm rộng khắp .

Tóm lại ở điều kiện viêt nam việc KSRR là cực kì quan trọng vì chính phủ luôn can thiệpsâu vào tất cả các hoạt động bằng các chính sách điều tiết của mình ,do đó phải luôn luônđi kèm với các chính sách KSRR .nếu không,có thể sẽ ảnh hưởng mạnh tới sự phát triểncủa xã hội mà nguyên nhân là do các chính sách điều tiết không hợp lý của chính phủ.

Câu 4: Chọn một rủi ro cụ thể trong doanh nghiệp , phân tích 5 mắc xích của chuỗi rủi ro này, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để KSRR.

Rủi ro về cháy nhà kho :

Mối hiểm họa: một số vật liệu dễ cháy được để trong kho

Yếu tố môi trường: kho, nơi chứa nguyên vật liệu và thành phẩm.

Sự tương tác: người quản lý kho để vật liệu dễ cháy vào trong kho không đúng vị trí ,đâylà khu có nhiệt độ cao.

Kết quả : cháy xảy ra gây tổn thất nghiêm trọng cho cty.

 Những hậu quả:cty phải ngừng hoạt động để xử lý sự cố ,không có hàng giao cho đối

tác .hoạt động kinh doanh bị đình trệ ,cty gặp nguy cơ phá sản.

Giải pháp KSRR:

1. để vật liệu dễ cháy ở kho riêng nơi được thiết kế riêng cho loại vật liệu này

2. xây dựng kho chứa đảm bảo về phòng cháy chửa cháy ,có khu vực lưu kho riêngcho vật liệu dễ cháy.

Page 34: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 34/38

3. đào tạo ,tuyên nhân viên quản lý kho có trình độ ,cẩn thận ,có trách nhiệm để quảnlý kho trách tình trạng sai sót trong việc để vật liệu dễ cháy.

4. mua bảo hiểm cho kho chứa hàng khi bị cháy.

5. Xây dựng hế thống phun nước.

Câu 5: Lựa chọn một bất định cụ thể xậy dựng kĩ thuật để quản trị bất định này.

Bất định hỏa hoạn:

1. né tránh rủi ro: mua bảo hiểm cho kho bãi

2.  Ngăn ngừa tổn thất:

Tập trung vào mối hiểm họa: để vật liệu dễ cháy ở kho riêng nơi được thiết kế

riêng cho loại vật liệu này

Tập trung vào môi trường:xây dựng kho chứa đảm bảo về phòng cháy chửacháy ,có khu vực lưu kho riêng cho vật liệu dễ cháy.

Tập trung vào sự tương tác:đào tạo ,tuyên nhân viên quản lý kho có trình độ ,cẩnthận ,có trách nhiệm để quản lý kho trách tình trạng sai sót trong việc để vật liệudễ cháy.

3. Giảm thiểu rủi ro : xây dựng hệ thống phun nước.

4. Quản trị thông tin :Đào tạo nhân viên quản lý kho về ý thức phòng cháy chữacháy.

5. Chuyển rủi ro: quy định những điều khoản khi xảy ra hỏa hoạn trách nhiệm thuộcvề ai người đó phải bồi thường tổn thất cho cty.

Chương V: Tài Trợ Rủi Ro

Câu 1: Thế nào là tài trợ rủi ro? Các hình thức phân loại tài trợ rủi ro. Cho ví dụminh họa.

Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật và công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí củarủi ro và tổn thất.

Page 35: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 35/38

 Phân loại:

Dựa vào thời gian: Tài trợ rủi ro quá khứ

Tài trợ rủi ro hiện tại

Tài trợ rủi ro tương lai.

Tài trợ rủi ro quá khứ Tài trợ rủi ro hiện tại Tài trợ rủi ro tươnglai

. Khi doanh nghiệp bị kiện hàng tháng phải bồi thường 1khoản tiền nào đó.

.Đi đường xe hư , lấytiền ra sửa không cầnlập quỹ dự phòng.

. Lập quỹ dự phòngđể xử lý những tainạn lao động. Mua bảo hiểm chonhà kho đề phònghoả hoạn.

Dựa theo người gánh chịu tổn thất: Lưu giữ tổn thất

Chuyển giao tài trợ 

Ví dụ

Lưu giữ tổn thất Chuyển giao tài trợ  

. Trích quỹ dự phòng khi rủi ro do tai nạn

lao động để giải quyết

. Lập quỹ dự phòng để giải quyết vấn đềkhiếu kiện của khách hàng

. Mua bảo hiểm cho lô hàng trên đường vận

chuyển.

. Mua bảo hiểm cho người lao động

Câu 2: Phân tích các kế hoạch lưu giữ tổn thất. Cho ví dụ minh họa.

Không chuẩn bị

trước

Tài khoản dự phòng Tài sản dự phòng Bảo hiểm trực hệ

. Khi tổn thất xảy ratổ chức dùng ngânsách của mình hoặcvay mượn để bồithường.

.Tổ chức sẽ hìnhthành một tài khoảnnợ để giải quyết tổnthất ngoài dự tính

. Tổ chức có thể giữtiền mặt hay các đầutư dễ chuyển thànhtiền mặt để thanhtoán cho các tổn thất

.Bảo hiểm trực hệ làngười bảo hiểm vàngười bảo hiểmcùng thuộc 1 tổ

Page 36: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 36/38

 Nhược điểm: Cáchoạt động sản xuấtcủa tổ chức có thể bịảnh hưởng bởi kết

quả tài chính bấtngờ.

Ex: cá nhân nào đókhông có tiền dự

 phòng khi có bệnhhoặc tai nạn cần sốtiền lớn phải đi vay/mượn.

Ex: ngân hàng lậptài khoản dự phòngđể đối phó với nợ xấu.

không có bảo hiểm

.Nhược điểm : Lợinhuận của tài sảntiển mặt hoặc các tàisản gần như tiền mặtcó thể thấp so vớiđầu tư chỗ khác.

Ex:

Cá nhân/ tổ chức giữtiền mặt hay ngoạitệ/ vàng để xử lý sự

cố xảy ra như tainạn, ..

chức.

Có nhiều hình thức bảo hỉêm trực hệ:

1.Được sỡ hữu bởitoàn bộ công ty – Trực hệ thuần tuý

2.Là sở hữu chungcủa 1 nhóm công ty

 – trực hệ tập toàn.

3.Là sở hữu chungcủa 1 nhóm thành

viên thuộc hộithương mại.

Ex: tập đoàn dầu khícó công ty về dầukhí, về bảo hiểm.Công ty dầu khímua bảo hiểm củacông ty cùng thuộc 1

tập đoàn.

Câu 3: Phân tích các hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro? Cho ví dụ minh họa.

Chuyển giao bằnghợp đồng bảohiểm

Chuyển giao bằnghợp đồng phi bảohiểm

Hedging – trung hoà rủi ro

. Là hình thức

trong đó người bảo hiểm chấpnhận gánh vác

 phần tổn thất tàichính khi rủi roxuất hiện.

. Là phương pháp

tài trợ rủi ro trongđó hợp đồng chuyểntổn thất cho mộtcông ty khác( không phải côngty bảo hiểm )

. Là một giao dịch tài chính trong đó phần

được ( thắng ) trong một hợp đồng sẽ đượcdùng để bù đắp cho phần thua ( tổn thất ) củamột giao dịch khác.

Ex: Nhà nhập khẩu ôtô cần thanh toán 1 triệuUSD và 1 triệu EURO trong 6 tháng tới.Đồng thời nhà nhập khẩu mua hợp đồng

Page 37: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 37/38

Ex: Hợp đồng bảohiểm lô hàng điệntử vận chuyển từMỹ sang Việt

 Nam.

Ex: Chủ nhà chuyểngiao về tổn thất vềrủi ro tai nạn laođộng cho chủ thầu

xây dựng

tương lai 6 tháng 1 triệu USD bằng VND vớitỷ giá 20000 VND = 1 USD. Và mua kỳ hạn 6tháng 1 triệu EURO với tỷ giá 25000 VND =1 EURO .Sáu tháng sau tỷ giá thực tế là

21000 VND = 1 USD và 24500 VND = 1EURO.Vậy ta thấy hợp đồng kỳ hạn muaUSD này giúp nhà nhập khẩu lời 1 tỷ VND bùđắp cho phần thua lỗ trong hợp đồng muaEURO.

Câu 4: Phân tích giữa chuyển giao kiểm soát và chuyển giao tài trợ rủi ro. Cho ví dụminh họa.

Chuyển giao kiểm soát Chuyển giao tài trợ rủi ro

Bao gồm cách hoạt động sau:

1.Chuyển tài sản hay chuyển hoạt động củanó cho một người khác

2. Loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm củangười chuyển giao đối với tổn thất chongười được chuyển giao

3.Xoá bỏ bổn phận được giả định là củangười chuyển giao đối với các tổn thất.

Ex: kinh doanh vận chuyển đường biển haygặp cướp biển loại bỏ rủi ro đó bằng cáchchuyển sang ngành kinh doanh khác.

. Cung cấp nguồn kinh phí bên ngoài đượcdùng để thanh toán tổn thất khi có rủi roxuất hiện.

Ex: Mua bảo hiểm tai nạn cho người ngườilao động, cho nhà máy, hàng hoá....

Câu 5: Trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi cân nhắc giữa lưu giữ và chuyển giao

tài trợ rủi ro cần lưu ý đến vấn đề gì? Cho ví dụ.- Nhận thức về rủi ro của người Việt Nam còn thấp, vì thế biện pháp để giảm thiểu tổnthất còn chưa được sử dụng triệt để. Khi cân nhắc giữ lưu trữ và rủi ro ta nên lưu ý đếnnhững vấn đề sau:

Page 38: 35 Cau Hoi QTRR - Full

5/10/2018 35 Cau Hoi QTRR - Full - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/35-cau-hoi-qtrr-full 38/38

 Nhận thức đúng về rủi ro: để hạn chế tổn thất do rủi ro gây ra chúng ta cần phảinhận thức đúng đắn về nó. Các nhận biết rủi ro có thể xảy ra, đo lường , ứng phó và tàitrợ như thế nào.

Ex: Vụ tìm tàu Dìn Ký do không nhận thức về rủi ro đúng đắn và hướng dẫn cách xử lý

khi có xử cố xảy ra . Vụ chìm tàu Dìn Ký đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

 Khả năng gánh chịu tổn thất của cá nhân/ tổ chức . Nếu cá nhân/ tổ chức có khảlưu trữ để tài trợ cho tổn thất và xét thêm yếu tố khác như chi phí và lợi ích,.. nhận thấycó đủ khả năng thì ta nên chọn lưu giữ. Ngược lại tổn thất quá lớn vượt ngoài khả năngcủa cá nhân và tổ chức ta nên chọn chuyển giao rủi ro.

Ex: Khả năng tài trợ khắc phục sự cố hỏa hoạn nhà máy là trong khả năng của tổ chức thìtổ chức có thể chọn giải pháp là lưu trữ. Còn nếu chi phí khắc phục hậu quả hỏa hoạn về

nhà máy gây thiệt hại về vật chất và con người là quá lớn thì tổ chức nên chọn giải phápchuyển giao rủi ro này.

Cân nhắc chi phí cơ hội giữa lưu giữ và chuyển giao rủi ro.Khi chi phí giữa việc

lưu giữ > chi phí chuyển giao chọn chuyển giao. Khi chi phí giữa việc lưu giữ < chi

 phí chuyển giao chọn lưu giữ

Ex: So sánh chi phí để duy trì thiết bị chống cháy và vật liệu chống cháy , chi phí huấnluyện ý thức của nhân viên về cháy nổ. Và chi phí mua bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà máy .

 Nếu cho phí nào thấp hơn thì tổ chức nên chọn giải pháp đó .