68
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011 Chỉ số ISSN: 0866 - 7799 TổNG BIêN TậP ThS. Trần Phú Minh HỘI ĐỒNG BIêN TậP TS. Nguyễn Chí Trang; ThS. Đào Quang Trường; TS. Phạm Văn Bốn; ThS. Trần Tú Cát; ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn; TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang; ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Đình Trung. PHó TổNG BIêN TậP Vũ Mạnh Tiến THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3736 7976 (máy lẻ 6519/6523) 04. 3224 7219 Email: [email protected] Website: www.vdb.gov.vn IN ấN Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội. Kỷ niệm 10 năm thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam Tạp chí ra hàng tháng 3 Thư của Q.Chủ tịch HĐQL Nguyễn Quang Dũng gửi CBVC hệ thống VDB nhân kỷ niệm 10 năm thành lập NGUYễN QUANG DũNG 4 Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi HOA NGUYễN 6 Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 10 năm một chặng đường phát triển PV 10 Mười năm Vũ HồNG SơN 11 Chặng đường đầu cho sự phát triển NGUYễN ĐứC KHáNG 14 Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai Võ NGọC THàNH 15 Nguồn vốn quan trọng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La CầM NGọC MINH 17 Góp phần phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững NGUYễN VăN CAO 18 Khẳng định vai trò của VDB trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An NGUYễN XUâN ĐườNG 20 VDB đã hỗ trợ 3 huyện nghèo tỉnh Lào Cai với tình cảm và trách nhiệm cao nhất NGUYễN HữU THể 4 11 6 15 1 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016) Tạp chí

4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

  • Upload
    vucong

  • View
    215

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤCỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011Chỉ số ISSN: 0866 - 7799

Tổng biên Tập ThS. Trần Phú MinhHỘi ĐỒng biên Tập TS. Nguyễn Chí Trang; ThS. Đào Quang Trường;

TS. Phạm Văn Bốn; ThS. Trần Tú Cát;ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn;TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang;ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Đình Trung.

pHó Tổng biên Tập Vũ Mạnh TiếnTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠn 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiTel: 04. 3736 7976 (máy lẻ 6519/6523) 04. 3224 7219Email: [email protected]: www.vdb.gov.vn

in ấn Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tạp chí ra hàng tháng

3 Thư của Q.Chủ tịch HĐQL Nguyễn Quang Dũng gửi CBVC hệ thống VDB nhân kỷ niệm 10 năm thành lập

NguyễN QuaNg DũNg

4 Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Hoa NguyễN

6 Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 10 năm một chặng đường phát triển

pv

10 Mười năm

vũ HồNg SơN

11 Chặng đường đầu cho sự phát triển

NguyễN ĐứC KHáNg

14 Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai

võ NgọC tHàNH

15 Nguồn vốn quan trọng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La

Cầm NgọC miNH

17 Góp phần phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững

NguyễN văN Cao

18 Khẳng định vai trò của VDB trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An

NguyễN XuâN ĐườNg

20 VDB đã hỗ trợ 3 huyện nghèo tỉnh Lào Cai với tình cảm và trách nhiệm cao nhất

NguyễN Hữu tHể

4

116

15

1Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 2: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

22 Ý kiến chủ đầu tưtHu HồNg - NHư QuỳNH - Đỗ NgọC

26 Tín dụng đầu tư phát triển - nguồn vốn quan trọng trong hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước

BaN tíN DụNg Đầu tư

29 Tín dụng xuất khẩu góp phần giữ vững thị trường truyền thống đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới

BaN tíN DụNg Xuất KHẩu

32 Góp phần nâng cao uy tín Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế

BaN QuảN Lý vốN NướC Ngoài

34 Một số vấn đề về công tác cán bộ giai đoạn2006-2016

BaN tổ CHứC CáN Bộ

37 Cảm xúc mười nămpv

41 Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Con đường của hiện tại và tương lai

miNH NgọC

44 Đánh giá chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước giai đoạn 2006 - 2016

tS vũ QuốC DũNg, thS ĐiNH NgọC LiNH

48 Mười năm đồng hành cùng hệ thống ngân hàng Việt Nam

thS. ĐặNg BíCH LoaN

50 Nỗ lực phấn đấu xứng danh là đơn vị đầu tàu thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước

Lê miNH trọNg

54 Sở Giao dịch II - 10 năm đồng hành và phát triển

Bùi Hải DươNg

57 Vì sự phát triển thành phố cảng Hải PhòngHàN tuyết Nga

59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - LàopHòNg tíN DụNg 2, Sở giao DịCH i

61 Nhiệt điện Ô Môn I cho phát triển KT - XH miền Tây

trầN tHúy mai

63 Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ởTuyên Quang

trầN Hải - Huy CườNg

65 Niềm tự hàoLê văN HoàNg

67 Mười năm một chặng đườngNguyễN văN Lâm

67 YêuHoàNg giaNg

68 Vốn gửi nơi emNguyễN KHắC BìNH

22

34

59

29

44

41

63

2 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 3: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

THƯ CỦA Q.CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ NGUYỄN QUANG DŨNG

Gửi CBVC hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập

Anh chị em cán bộ viên chức VDB thân mến!

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập VDB (19/5/2006 - 19/5/2016), thay mặt Ban lãnh đạo, tôi xin gửi đến anh chị em lời chúc mừng thân ái nhất.

Tôi cũng xin gửi đến các thế hệ lãnh đạo và cán bộ viên chức của các tổ chức tiền thân: Tổng cục Đầu tư - Phát triển, Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia, Quỹ Hỗ trợ phát triển lời thăm hỏi chân thành, kính chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

Tôi cũng xin cùng với anh chị em tưởng nhớ đến những đồng chí, đồng nghiệp của chúng ta nay vì tuổi già, tai nạn, bệnh tật đã không còn hiện diện cùng chúng ta trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Ngành.

Nhân dịp này, tôi cũng xin thay mặt anh chị em gửi lời cảm ơn chân thành đến các vị lãnh đạo, các cơ quan ở Trung ương và Địa phương đã quan tâm giúp đỡ cho hệ thống VDB trong 10 năm qua. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các doanh nghiệp trên mọi miền đất nước đã chung sức cùng VDB vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để thực hiện thành công những dự án, công trình, góp phần phát triển đất nước.

Anh chị em cán bộ viên chức thân mến!

Chúng ta đã trải qua 10 năm hoạt động theo mô hình ngân hàng phát triển, cũng là 10 năm nền kinh tế Việt Nam phải chống chọi để vượt qua những tác động gay gắt của lạm phát, suy thoái để phát triển. Trong hoàn cảnh ấy, kế thừa kinh nghiệm từ các tổ chức tiền thân, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, chúng ta đã cùng nhau nỗ lực vượt qua nhiều thách thức, vừa làm vừa tự hoàn thiện để đạt được những kết quả nhất định, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, 10 năm qua chúng ta cũng còn nhiều việc chưa làm được, cũng có những việc làm chưa tốt. Tập thể lãnh đạo và cá nhân tôi luôn trân trọng những đóng góp tích cực của mỗi anh chị em vì sự phát triển của Ngành mười năm qua và luôn trăn trở vì trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển đối với đất nước, vì sự phát triển của Hệ thống chúng ta trong thời gian tới. Bài học từ thực tiễn 10 năm qua sẽ là hành trang quý báu giúp chúng ta tự nhìn nhận lại mình một cách đầy đủ nhất, tự hoàn thiện mình, nâng cao được ý chí và nghị lực để tiếp tục vượt qua khó khăn, phấn đấu làm được nhiều việc hơn, hiệu quả hơn theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Ngành có ý nghĩa nhất là mỗi tập thể, mỗi cá nhân chúng ta làm hết sức mình để đạt được những kết quả tốt nhất. Ban lãnh đạo và cá nhân tôi nhận thấy phải nỗ lực nhiều hơn nữa và tin tưởng anh chị em cùng chung sức, hết lòng vì yêu cầu của đất nước, vì một VDB phát triển bền vững.

Xin chân thành chúc anh chị em luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

Thân ái!Q. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

NGUYỄN QUANG DŨNG

Page 4: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Tháng Năm về, cả nước lại náo nức trong những hoạt

động kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại

của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới - với tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn.

Hồ Chí Minh đã dành trọn những tháng năm đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong cuộc đời 79 mùa xuân “vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ” của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại di sản tinh thần vô cùng quý báu là tư tưởng và tấm gương đạo đức ngời sáng.

Toàn bộ cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Theo Người: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm,

Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”. Cả cuộc đời mình, Người “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cho đến trước lúc giã từ cuộc sống để về với thế giới người hiền, Người cũng chỉ tiếc một điều là không được phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một con người chân chính, bình thường. Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp, mới gặp lần đầu mà như thân thuộc từ lâu”.

Hiện nay, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang trở thành việc làm có ý nghĩa lâu dài trong đời sống văn hóa của dân tộc. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2016)

Đối với ngân hàng phát triển Việt nam (VDb), mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chúng ta lại có thêm niềm vui kỷ niệm ngày truyền thống của ngành, bởi VDb được thành lập đúng vào ngày sinh của bác - ngày 19/5/2006.

XIN NGUYỆN CÙNG NGƯỜIVƯƠN TỚI MÃI

4 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 5: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi chúng ta hãy thường xuyên noi gương Bác, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, học hỏi, nói đi đôi với làm, hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao theo cương vị công tác và chức trách của từng người, góp phần xây dựng VDB ngày một phát triển vững mạnh, có nhiều đóng góp hơn nữa cho tiến trình CNH - HĐH đất nước. Chúng ta hãy sống và làm việc sao cho xứng đáng là học trò, là con cháu của Bác Hồ, là công dân của đất nước Hồ Chí Minh.

Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 10 năm thành lập VDB, xin được mượn lời thơ của Tố Hữu để bày tỏ tình cảm và khát vọng của chúng ta:

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

� Hoa NguyễN

Minh trước hết xuất phát từ tấm lòng yêu kính Bác, một con người đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, cho nhân dân. Nhưng học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác còn vì chúng ta học Bác để học cách “làm người”, học cách toàn tâm, toàn ý “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Vì vậy, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa là nhu cầu tự hoàn thiện tư cách, đạo đức của mỗi cá nhân, vừa là yêu cầu đối với toàn xã hội; bất cứ ai, dù trên cương vị nào, lứa tuổi nào, cũng đều cần phải và đều có thể học và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Ai cũng có thể học theo, làm theo Người để trở thành một người lãnh đạo tốt, một cán bộ tốt, một đảng viên tốt, một người công dân tốt. Bác đã dạy chúng ta: “muốn đi xa, trước hết phải đặt chân từ trong nhà”. Chính vì vậy, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, mỗi chúng ta hãy bắt đầu ngay từ những gì nhỏ bé nhất, đời thường nhất.

19/5/2016, kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là kỷ niệm 10 năm thành lập VDB, mỗi đảng viên, CBVC VDB chúng ta cùng nhau thi đua,

Nguồn: Internet

5Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 6: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu

Với chức năng nhiệm vụ là huy động, tiếp nhận và quản lý một số nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước, trong 10 năm qua, VDB đã huy động hơn 490 nghìn tỷ đồng và 470 triệu USD nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nguồn vốn do VDB huy động đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ bình quân giai đoạn 2006-2016 trên 12%/năm, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp cho các dự án phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế. VDB cũng thực hiện tốt một số nhiệm vụ được Chính phủ giao như: quản lý cấp phát, thanh toán các dự án thành phần thuộc Dự

án Thủy điện Sơn La, cho vay và đầu tư xây dựng Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM…

Cho vay tín dụng đầu tư: hiện VDB đang quản lý cho vay 1.331 dự án với số vốn theo HĐTD gần 216 nghìn tỷ đồng. Dư nợ vốn tín dụng đầu tư trong nước hiện gấp hơn 2,7 lần so với thời điểm VDB bắt đầu đi vào hoạt động (01/07/2006). Trong tổng số các dự án VDB quản lý, có 90 dự án nhóm A với dư nợ gần 54 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 47% tổng dư nợ. Hiện có 86 dự án nhóm A, trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, tập trung chủ yếu ở các dự án nguồn điện, lưới điện, xi măng, phân bón, dự án thuộc lĩnh vực an sinh xã hội.

Cơ cấu cho vay chuyển dịch mạnh theo hướng tăng cường tài trợ các dự án lớn, giảm dự án Nhóm C, tăng dần dự án Nhóm A, B. Một số chương trình kinh tế của Chính phủ được VDB thực hiện tương đối thành công như: Chương trình kiên cố hóa kênh mương; Chương trình tôn nền vượt lũ và hạ tầng cụm tuyến dân cư vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; Chương trình trồng 5 triệu ha rừng; Chương trình cơ khí trọng điểm; Chương trình xã hội hóa y tế, giáo dục...

Quản lý vốn nước ngoài cho vay lại và các Quỹ quay vòng: VDB đang quản lý 460 dự án với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng tương đương hơn 13,24 tỷ USD, gấp 2 lần so với thời điểm đi vào hoạt động. Tổng số vốn ODA đã giải ngân trong 10 năm qua đạt

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) được thành lập ngày 19/5/2006 và chính thức đi vào hoạt động từ 01/7/2006. Trong chặng đường mười năm xây dựng và trưởng thành, VDb đã từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao với vai trò là công cụ của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước. VDb đã tích cực thực hiện các giải pháp của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN 10 � pv

NĂM

6 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 7: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

hơn 140 nghìn tỷ đồng. Dư nợ vốn nước ngoài cho vay lại gần 147 nghìn tỷ đồng. Các dự án được thực hiện trên 43 tỉnh, thành phố trên cả nước... Trong giai đoạn này, kế thừa từ Quỹ HTPT, VDB đang tiếp tục quản lý các Quỹ quay vòng: Quỹ Đầu tư ngành giống; Quỹ Phà; Chương trình phát triển khu vực tư nhân từ nguồn vốn do Chính phủ Đan Mạch ủy thác; Dự án cấp nước Phần Lan; Quỹ quay vòng cấp nước đô thị; Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chương trình cấp nước Đồng bằng sông Cửu Long; Chương trình sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo; Hạn mức tín dụng giảm thiểu tác động đến môi trường do thay đổi khí hậu...

Tín dụng xuất khẩu: VDB đã giải ngân khoảng 142 nghìn tỷ đồng, phục vụ xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế. Dư nợ bình quân giai đoạn 2006-2016 đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng. VDB đã thực hiện cho vay đối với hầu hết các mặt hàng thuộc đối tượng khuyến khích xuất khẩu. Doanh số cho vay xuất khẩu tập trung vào cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Hoạt động cho vay TDXK cũng chuyển dịch theo cơ cấu ngành theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng công nghiệp. Riêng đối

với mặt hàng thủy sản, VDB đã cho vay gần 75 nghìn tỷ đồng để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Đồng bằng Sông Cửu Long ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến nay, VDB đã thực hiện cho vay xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước EU… và các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều…

Các hình thức hỗ trợ gián tiếp là Hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh cũng góp phần quan trọng đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, gia tăng tín dụng của các NHTM và TCTD, tăng tổng dư nợ toàn nền kinh tế:

+ Giai đoạn 2006-2016, VDB đã ký hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư đối với 476 dự án với số vốn hỗ trợ là gần 1.600 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được hỗ trợ theo hình thức này từ năm 2000 đến nay lên 2.925 dự án với tổng số vốn hỗ trợ theo hợp đồng cho cả dự án là gần 3.600 tỷ đồng.

+ Thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM, VDB đã chấp thuận bảo lãnh cho 1.951 lượt doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất

kinh doanh với giá trị vốn chấp thuận bảo lãnh hơn 15 nghìn tỷ đồng, đã phát hành 1.536 chứng thư bảo lãnh với giá trị vốn vay gần 10.700 tỷ đồng; góp phần huy động được gần 32 nghìn tỷ đồng cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lĩnh vực đầu tư chủ yếuThông qua các nghiệp vụ của

VDB, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã góp phần thực hiện các chương trình/dự nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của nền kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.

Nguồn vốn đầu tư phát triển nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của nền kinh tế, bao gồm: Các dự án đầu tư về ngành điện: 395 dự án sản xuất và phân phối điện với số vốn vay theo HĐTD hơn 200 nghìn tỷ đồng; Lĩnh vực sản xuất xi măng: 31 dự án với số vốn vay theo HĐTD hơn 18 nghìn tỷ đồng; Đầu tư cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển: 120 dự án với số vốn vay theo HĐTD gần 17 nghìn tỷ đồng; Các dự án đầu tư phát triển ngành hóa chất: 10 dự án với số vốn vay theo HĐTD gần 13 nghìn tỷ đồng; Công nghiệp chế biến: hơn 230 dự án chế biến nông sản và thủy sản… trong đó nổi bật là các dự án Thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, vệ tinh Vinasat, phân bón DAP Hải Phòng, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Apatit Lào Cai, Đạm Cà Mau, Điện gió Bạc Liêu…

Nguồn vốn đầu tư phát triển nhằm đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với 642 dự án với số vốn vay theo HĐTD gần 53 nghìn tỷ đồng. Chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực: trồng rừng nguyên liệu và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm cây công nghiệp, lâm sản, thuỷ hải

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

Ảnh: TL

7Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 8: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

sản và thực phẩm; chế biến thức ăn gia súc và thức ăn nuôi tôm; sản xuất và chế biến muối công nghiệp và muối ăn; đầu tư thiết bị phục vụ nông nghiệp, cơ khí nông nghiệp...

Nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện các dự án an sinh xã hội (trường học, bệnh viện, xử lý rác thải, cấp nước sạch, nhà ở xã hội…): cho vay 307 dự án với số vốn vay theo HĐTD hơn 50 nghìn tỷ đồng. Các dự án thuộc lĩnh vực này đã góp phần tích cực tăng trưởng kinh tế, cải thiện sức khỏe của nhân dân và môi trường sống.

Trong giai đoạn 2006 - 2016, VDB cũng quản lý cho vay có hiệu quả các nguồn vốn theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, Giao thông nông thôn, tôn nền vượt lũ, Di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, Quản lý vốn ủy thác từ các Quỹ Đầu tư phát triển của các địa phương; huy động ủy thác cho các địa phương… Các hoạt động này đã có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ các địa phương có nguồn vốn ĐTPT theo chiến lược, kế hoạch phát triển của mình; qua đó tăng cường uy tín, vai trò của VDB đối với các địa phương, tạo điều kiện hơn cho sự phát triển của hệ thống VDB nói chung và các Chi nhánh VDB nói riêng trên địa bàn.

Hợp tác quốc tếNhận thức sâu sắc vai trò quan

trọng trong hội nhập quốc tế, VDB luôn nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở,

thu hút hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của hệ thống. VDB đã xác lập cơ sở hợp tác với 15 tổ chức quốc tế có uy tín (KEXIM, DBJ, JBIC, CDB, USEXIM, Vneshconombank...). Thông qua việc ký kết các Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác đôi bên cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà các bên cùng quan tâm như chia sẻ kinh nghiệm quản lý ngân hàng, tài trợ dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng, giáo dục, y tế...

Một trong những nhiệm vụ hợp tác quốc tế là kêu gọi và tìm kiếm sự hợp tác về nguồn vốn cho các dự án phát triển nhằm tận dụng sự ủng hộ của các tổ chức phát triển của Chính phủ các nước. Các dự án trọng điểm đã triển khai thành công nhờ một phần nguồn tài chính huy động từ các tổ chức tài chính quốc tế như: “Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng” (Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ 100 triệu USD, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc tài trợ 200 triệu USD, Ngân hàng Citibank và SMBC đồng tài trợ 270 triệu USD); “Dự án điện gió đồng bằng sông Cửu Long” với cam kết hạn mức tín dụng 1 tỷ USD của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (US EXIM); “Chương trình đầu tư cấp nước đô thị Đồng bằng sông Cửu Long” với Hiệp định tín dụng AFD trị giá 30 triệu EUR;

Hiệp định tín dụng trị giá 4.682 triệu JPY với JICA đầu tư các dự án sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo; “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ” do KfW tài trợ trị giá 10 triệu EUR; “Quỹ quay vòng cấp nước đô thị” vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) trị giá 10 triệu USD; Hiệp định vay Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) trị giá 100 triệu USD cho các dự án tái tạo năng lượng; Hiệp định vay ADB cho các trường cao đẳng nghề trị giá 20 triệu USD; Hiệp định vay 100 triệu USD của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) phát triển công nghiệp phụ trợ... VDB còn tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác quốc tế, tiến hành hợp tác trên phương diện hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực của VDB nhằm tiếp thu các kinh nghiệm quản lý từ các chuyên gia nước ngoài.

VDB đã gắn kết các mục tiêu, nhiệm vụ của mình để tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức (CBVC), chăm lo đời sống và thực hiện chính sách xã hội và là chỗ dựa tin cậy, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Với tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, VDB tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện. CBVC tham gia đóng góp xây dựng các quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xóa đói giảm nghèo”, các quỹ nhân

Dự án trồng rừng nguyên liệu Trường ĐH Việt Bắc Chi nhánh khu vực Quảng Nam - Đà NẵngNhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng

8 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 9: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

đạo, từ thiện với giá trị nhiều tỷ đồng. Trong đó điển hình là việc VDB đã ủng hộ cho các đối tượng chính sách xã hội như trẻ em mồ côi, đồng bào nghèo thuộc 20 xã nghèo và các gia đình chính sách với số tiền là gần 20 tỷ đồng; Xây dựng 60 ngôi nhà tình nghĩa trao tặng cho các đối tượng chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Ủng hộ Nhật Bản do bị động đất, sóng thần, ủng hộ đồng bào và chiến sỹ Trường Sa số tiền gần 3 tỷ đồng; thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về việc chung tay giúp đỡ 3 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai là Simacai, Mường Khương, Bắc Hà với tổng số tiền ủng hộ của CBVC trong toàn hệ thống các doanh nghiệp gần 152 tỷ đồng… Số tiền tuy không nhiều nhưng là tấm lòng của tập thể CBVC VDB nhằm làm vơi bớt đi những khó khăn của những mảnh đời không may mắn.

Mục tiêu phát triển Trong thời gian tới, VDB tiếp

tục đổi mới căn bản về tư duy quản trị hoạt động trên cơ sở kết quả và bài học kinh nghiệm giai đoạn 2006 - 2016. Đồng thời, kiên định mục tiêu tái cơ cấu hoạt động theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 18/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện các nội dung về đảm bảo chất lượng và tăng trưởng tín dụng, an toàn tài chính, hoàn thiện mô hình quản trị ngân hàng và công tác tổ chức bộ máy, cán

bộ phù hợp. Theo đó, VDB phấn đấu đạt

tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 10 - 15%/năm, quy mô tài sản đến năm 2020 khoảng 500 nghìn tỷ đồng trên cơ sở tập trung vốn tín dụng chính sách của Nhà nước, vốn ODA cho vay lại vào các đối tượng đã quy định. Tỷ lệ an toàn vốn năm 2020 đạt không dưới 10%. Vốn chủ sở hữu đạt 30 nghìn tỷ đồng và tăng thêm nếu có điều kiện; nợ xấu đạt ở mức 4% - 5% vào năm 2020. Tiếp tục định hướng đa dạng hóa các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng; ban hành các hướng dẫn để VDB thực hiện cơ chế cho vay thoả thuận tự bù đắp chi phí đối với các đối tượng đang có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng theo định hướng tại Quyết định 369/QĐ-TTg.

Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng theo tiêu chí an toàn tài chính như các NHTM trên cơ sở hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro, tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, củng cố vị thế, vai trò là định chế tài chính Nhà nước thực

hiện đồng thời các chức năng: ngân hàng phát triển, ngân hàng xuất nhập khẩu, bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đại lý ủy thác của Chính phủ trong quản lý cho vay lại vốn ODA; tiếp tục mục tiêu đa dạng nguốn vốn và tăng quy mô vốn huy động từ nước ngoài; đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất khẩu nhằm vào những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao; tìm kiếm và tận dụng tối đa các nguồn lực từ bên ngoài (bao gồm tài chính và hỗ trợ kỹ thuật) để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu hoạt động của VDB theo các giai đoạn; nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu; xây dựng mô hình quản trị, tổ chức bộ máy phù hợp; hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Thực hiện các nội dung phát triển nguồn nhân lực theo định hướng đã được xác định tại Quyết định 369/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của VDB trong giai đoạn tới, với mục đích: làm nổi bật vai trò của một ngân hàng chính sách của Chính phủ trong hỗ trợ phát triển nền kinh tế đất nước, vừa đảm bảo tôn trọng, vận dụng những quy luật khách quan của cơ chế thị trường trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, vừa thực hiện tối ưu vai trò hướng dẫn, quản lý của Nhà nước trong phát triển kinh tế.

Nhà máy nước Boo Thủ ĐưcChi nhánh khu vực Quảng Nam - Đà NẵngNhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng

9Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 10: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

MƯỜI NĂM � vũ HồNg SơN

� CHi NHáNH vDB NiNH BìNH

Mười năm với những ước mơMười năm với những đợi chờ, khát khao

Mười năm thành tựu xiết baoMười năm có những gian lao, thăng trầm

Ngân hàng như mạch nước ngầmChảy trong lòng đất âm thầm nuôi cây

Rừng cây phát triển từng ngàyĐơm hoa kết trái làm say lòng người

Yêu biết bao những nụ cườiDù cho vất vả vẫn tươi lạ thườngYêu biết bao những con đường

Những nhà máy, những công trường đang xâyNhững lô hàng xuất mỗi ngày

Những chuyến tàu chở khoang đầy ngược, xuôi…

Mười năm xây đẹp cuộc đời Ngân hàng Phát triển rạng ngời niềm tin!

10 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 11: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Quỹ HTPT để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Tiếp theo đó, Điều lệ tổ chức hoạt động, các Quyết định về nhân sự chủ chốt và các cơ chế hoạt động của VDB cũng được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Trên cơ sở các văn bản pháp lý nói trên, VDB chính thức bước vào hoạt động với mô hình là một tổ chức tín dụng thực hiện chính sách đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Chặng đường 10 năm qua của VDB đánh dấu bước khởi đầu cho một mô hình tổ chức mới hoạt động trên cơ sở kế thừa nền tảng của mô hình tổ chức Quỹ HTPT trước đây. Với 10 năm khởi nghiệp đã qua, VDB cũng đã bước đầu khẳng định được vai trò vị thế của mình đồng thời bộc lộ những nhược điểm về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và năng lực đội ngũ CBVC trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Tổng hợp đánh giá 10 năm hoạt động của VDB sẽ được phản ánh đầy đủ, toàn diện trong báo cáo tổng kết 10 năm sắp tới; tuy nhiên, vài số liệu tổng quát dưới đây cho thấy kết quả hoạt động của VDB đến hết năm 2015.

Trong 10 năm, VDB đã huy động hơn 490 nghìn tỷ đồng và 470 triệu USD nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế... Nguồn vốn huy động của VDB đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu giải ngân cho các chương trình

mục tiêu, kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và yêu cầu tăng trưởng tín dụng, bảo đảm an toàn thanh khoản.

Hiện VDB đã và đang quản lý và cho vay hơn 1.300 dự án vay vốn tín dụng đầu tư với doanh số giải ngân đạt hơn 216 nghìn tỷ đồng. Với vai trò là công cụ của Chính phủ trong thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, một trong các nhiệm vụ của VDB là tập trung cho vay các dự án tại các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, Tây Nam bộ góp phần tác động tích cực đến sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng, miền và cả nước. Tiến hành cho vay các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp như trồng rừng nguyên liệu, trồng các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trổng thủy sản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp. Nhiều dự án đã hoàn thành phát huy hiệu quả; nâng cao đời sống nhân dân, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo,

ổn định chính trị xã hội các địa phương vùng biên giới.

Đối với tín dụng xuất khẩu, VDB đã dành nguồn vốn tương đối lớn (doanh số cho vay khoảng 142 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2006-2015), để các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu (bằng 0,4% kim ngạch xuất khẩu), góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cần khuyến khích theo chủ trương của Chính phủ, dư nợ bình quân hàng năm VDB cho vay hỗ trợ xuất khẩu là 11 nghìn tỷ đồng.

VDB cũng đã và đang thực hiện quản lý, cho vay lại vốn nước ngoài khá hiệu quả, giai đoạn 2006 - 2015, VDB quản lý 460 dự án, với tổng số vốn đã giải ngân đạt hơn 140 nghìn tỷ đồng. Dư nợ vốn nước ngoài cho vay lại đến nay gần 147 nghìn tỷ đồng.

CHẶNG ĐƯỜNG ĐẦUcho sự phát triển

� NguyễN ĐứC KHáNg Nguyên Chủ tịch HĐQL vDB

Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTpT) với chức năng là một tổ chức tài chính phải đổi mới tổ chức hoạt động cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế và thông lệ quốc tế.

11Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 12: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao về cho vay xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đến nay tuyến đường đã hoàn thành đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước. Về triển khai các giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, VDB đã triển khai cho vay để trả lương, thanh toán bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc, cấp bù lãi suất cho các khoản vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu trong gói kích cầu của Chính phủ góp phần thực hiện mục tiêu

chống suy giảm kinh tế, nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế của đất nước. Triển khai thực hiện NQ số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, VDB đã cam kết hỗ trợ đầu tư phát triển bền vững thông qua hoạt động phối hợp kêu gọi đầu tư và hỗ trợ đầu tư tín dụng hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án lớn trên địa bàn tỉnh và 3 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai (Bắc Hà, Mường Khương và Si Ma Cai), vừa hỗ trợ giảm nghèo nhanh thông qua hoạt động đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ bằng tiền và vật chất cho 03 huyện nghèo...

Những thành quả đạt được trong chặng đường 10 năm qua của VDB đã được Đảng và Nhà nước đánh giá, ghi nhận với những phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động các loại, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể và cá nhân trong những năm qua.

Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường đã qua, VDB cũng đã bộc lộ những khiếm khuyết, bất cập về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động, giải pháp tổ chức và điều hành cùng với những rủi ro đạo đức, nghề

Khu tái định cư thủy điện Sơn LaẢnh: Internet

12 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 13: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

nghiệp... trong một bộ phận nhỏ CBVC. Với mô hình tổ chức là một Ngân hàng, nhưng thực tế, hoạt động cơ bản vẫn là một tổ chức tài chính, VDB chưa được vận hành như một Ngân hàng thực thụ, thể hiện rõ nét là các cơ chế về huy động vốn, về lãi suất (kể cả lãi suất huy động, lãi suất cho vay), trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro, cơ chế tài chính hoàn toàn trong tình trạng bị động... có những giai đoạn bị sức ép về tăng trưởng tín dụng quá nóng (có thời gian tới 40% - 50%) không tương xứng với khả năng tài chính và năng lực,

kinh nghiệm quản trị hoạt động, tổ chức điều hành dẫn đến hiệu quả, chất lượng tín dụng của một số dự án, khoản vay thấp dưới chuẩn làm cho nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao trong vài năm gần đây; một số cán bộ viên chức bị xử lý pháp luật.

Mặc dù vậy, chúng ta không nên quá bi quan. Bởi cùng song hành với chúng ta các ngân hàng thương mại cũng đã trải qua cơn bĩ cực này do tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy giảm kinh tế trong nước cộng với những non yếu trong quản trị hoạt động. Các NHTM cũng đã dần thoát khỏi tình trạng khó khăn bởi hàng loạt các giải pháp mạnh trong tái cơ cấu hoạt động, tái cơ cấu tổ chức. Vừa qua, VDB cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức hoạt động mới nhằm nâng cao quản trị hoạt động cùng với việc triển khai có kết quả bước đầu Đề án chiến lược hoạt động đem đến những tín hiệu khởi sắc đáng mừng. Đó là việc sắp xếp tổ chức lại mô hình tổ chức hoạt động, thúc đẩy huy động vốn, giải ngân các dự án mới, cơ cấu lại nợ theo hướng tích cực. Những mục tiêu phát triển đã đặt ra cho VDB giai đoạn 2015-2020 phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng, năng lực của VDB.

Chúng ta hy vọng rằng, VDB sẽ thực hiện thành công những mục tiêu trong chiến lược phát triển đã đề ra với sự chuyển đổi hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động.

10 năm - một chặng đường gian nan thử thách của một mô hình tổ chức mới bắt đầu đi vào vận hành. Những bước đi chập chững đầu tiên đặt dấu ấn cho sự trưởng thành hướng tới tương lai tốt đẹp.

Có thể nói 10 năm qua là chặng đường khởi nghiệp cho một tổ chức mới, vì thế bên cạnh những thành công bước đầu không tránh khỏi những vấp váp không chỉ bởi những nguyên nhân khách quan mà có cả nguyên nhân chủ quan do những non kém, thiếu kinh nghiệp trong quản trị hoạt động gây nên. Đó là bài học quý giá cho mỗi chúng ta để khắc phục những khiếm khuyết nhằm tiếp tục hoàn chỉnh mô hình phát triển trong giai đoạn mới tiếp theo.

Mỗi CBVC VDB có đầy đủ cơ sở, niềm tin để vượt qua khó khăn thử thách trước mắt, tiếp tục vươn lên phấn đấu vì mục tiêu sớm ổn định và phát triển bền vững, khẳng định vai trò, vị thế của VDB trong hệ thống ngân hàng và sự phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới.

Điện gió Bạc LiêuẢnh: Internet

Nhà máy lọc dầu Dung QuấtẢnh: TL

13Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 14: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Tính đến nay, Chi nhánh đã cho vay mới 33 dự án, chương trình của Chính

phủ với số tiền trên 4.000 tỷ đồng, hiện dư nợ 1.243 tỷ đồng, gấp 1,94 lần so với khi mới thành lập, trong đó nổi bật là: các dự án của công ty thuộc Binh đoàn 15, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các doanh nghiệp trên địa bàn vay để đầu tư trồng mới hơn 13 nghìn ha cao su tại các huyện biên giới Việt Nam - Campuchia theo chương trình chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, tạo việc làm cho gần 4.000 lao động. Cho vay để đầu tư dự án trồng gần 18 nghìn ha rừng sản xuất gắn với Nhà máy sản xuất ván sợi ép MDF công suất 54.000 m3 sản phẩm/năm, tạo ra vùng nguyên liệu trên địa bàn 8 huyện, thị xã phía Đông của tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động (với 50% là đồng bào dân tộc thiểu số). Cho vay cùng với các nguồn vốn khác đầu tư 08 dự án thủy điện với tổng công suất 400 MW, cung cấp cho lưới điện Quốc gia gần 1,7 tỷ Kw/h điện mỗi năm. Cho vay đầu tư xây dựng Trường phổ thông Nguyễn Văn Linh với quy mô 4.000 học sinh/năm... Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông

nông thôn được cho vay ưu đãi gần 470 tỷ đồng, xây dựng hơn 2.000 km đường giao thông nông thôn và trên 500 km kênh mương nội đồng, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh...

Cùng với các nguồn vốn khác, những đóng góp quan trọng của Ngân hàng Phát triển đã tạo điều kiện phát huy những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt trên 7,4%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm (2011-2015) đạt 60.700 tỷ đồng. Đến nay đã có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2011 - 2015) còn 11,36%; đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho 06 nhà máy chế biến mủ cao

su công suất 100.000 tấn/năm, 02 nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu công suất 20.000 tấn/năm, 01 nhà máy chế biến gỗ MDF công suất 54.000m3/năm,...

Mục tiêu của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Gia Lai đề ra trong giai đoạn 2016-2020 là phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,5%/năm trở lên, giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 2,3 vạn lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,8%/năm. Để đạt được những mục tiêu trên, cần có sự cố gắng của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, cùng sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, trong đó nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua Ngân hàng Phát triển đóng giữ một vai trò quan trọng.

Phát huy những thành quả đã đạt được, thời gian tới đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, tập trung vào các lĩnh vực tỉnh Gia Lai có thế mạnh, các dự án đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, đồng thời có những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay để cùng hội nhập, phát triển.

Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thay mặt lãnh đạo tỉnh Gia Lai, tôi xin gửi đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Gia Lai lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc Ngân hàng Phát triển thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình và luôn đồng hành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

� XuâN Ngữ (Thực hiện)

VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC GÓP PHẦN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH GIA LAI

Chi nhánh ngân hàng phát triển gia Lai được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2006; Kế thừa những thành quả hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển, qua 10 năm hoạt động, Chi nhánh ngân hàng phát triển gia Lai đã triển khai thực hiện tốt các chính sách tín dụng trên địa bàn, đầu tư có hiệu quả nhiều chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

� võ NgọC THàNHphó Bí thư Tỉnh ủy

Chủ tịch uBND tỉnh gia Lai

14 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 15: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Trong 10 năm qua, kinh tế của tỉnh Sơn La vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng

khá, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực và vững chắc. Bình quân 5 năm tốc độ tăng 10,93%/năm. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng phát huy mạnh mẽ lợi thế, tiềm năng của tỉnh. So với năm 2010, năm 2015 lĩnh vực dịch vụ tăng từ 32,9% lên 46,3%, chỉ số nông lâm nghiệp giảm từ 37,8% xuống 31,1%, công nghiệp - xây dựng giảm 29,3% xuống 22,6%, điều này chứng tỏ cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch tích cực, khẳng định các doanh nghiệp trên địa bàn đã phát triển, trong sự phát triển đó có sự đóng góp rất lớn của hệ thống ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

Với việc cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển (TDĐT), tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước và cho vay lại các nguồn vốn ODA, trong 10 năm qua, VDB đã tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án với tổng số vốn cho vay trên 8.000 tỷ đồng, tập trung vào các công trình trọng điểm của Quốc gia trên địa bàn tỉnh, các chương trình theo quy định của Chính phủ như các dự án thủy điện, xi măng, gạch, trồng rừng nguyên liệu, chế biến tinh bột sắn, xuất khẩu cà phê... (trong đó riêng cho vay dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La là 4.000 tỷ đồng; cho vay các dự án thủy điện khác gần 5.000 tỷ đồng; cho vay kiên cố hóa kênh mương gần 800 tỷ đồng). Đây là sự đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh,

góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sơn La vinh dự được Chính phủ đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La (TĐSL) trên địa bàn và được tham gia trực tiếp vào việc xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với công suất 2.400 MW. Công trình được đầu tư xây dựng tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, với phạm vi ảnh hưởng đến 248 bản của 31 xã thuộc 03 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, trong đó, tỉnh Sơn La có diện tích đất đai bị ngập nhiều nhất (15.700/23.333 ha) và

số lượng hộ dân phải di chuyển nhiều nhất (12.584/20.477 hộ). Tỉnh Sơn La phải di chuyển 58.337 nhân khẩu ở 169 bản của 17 xã và trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai thuộc 03 huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La đến tái định cư tại 70 khu, 276 điểm tái định cư tập trung nông thôn, đô thị và xen ghép thuộc 8/12 huyện, thành phố trong tỉnh.

Thực hiện cuộc di dân xây dựng nhà máy, tỉnh đã di dời 12.584 hộ đồng bào ra khỏi vùng ngập an toàn, về đích trước tiến độ 2 năm, làm lợi cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng; tổ chức tái định cư cho

� Cầm NgọC miNH phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch uBND tỉnh Sơn La

Nguồn vốn quan trọng hỗ trợPHáT TrIểN KINH Tế - xà HộI TỈNH SƠN LA

Trong 10 năm qua, từ 2006 - 2016 nền kinh tế Việt nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng phải chịu ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, song với sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đặc biệt là sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, nền kinh tế nước ta cũng như tỉnh Sơn La đã có sự chuyển mình và đang tiếp tục phát triển.

Nhà máy thủy điện Sơn LaẢnh: TL

15Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 16: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

hơn 8.000 hộ dân. Đến nay bà con nhân dân tại các điểm tái định cư đã ổn định, yên tâm sinh sống tại nơi ở mới đảm bảo tốt hơn nơi ở cũ. Có được điều này phải kể đến việc VDB đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, thanh toán vốn TĐSL, trong đó có công tác thanh toán, cho vay vốn xây dựng nhà máy và công tác đền bù, hỗ trợ di dân tái định cư là một nhiệm vụ rất phức tạp, liên quan đến nhiều hộ dân, nhiều điểm tái định cư trong vùng thực hiện dự án. VDB và Chi nhánh VDB Sơn La đã tập trung nhiều sức lực, tranh thủ sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, phối hợp tốt với cấp ủy đảng, chính quyền thuộc tỉnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao, kết quả thể hiện qua công tác quản lý, thanh toán vốn bồi thường, hỗ trợ và TĐC, như sau:

Thứ nhất, bố trí nguồn vốn đầy đủ, kịp thời để bồi thường thiệt hại do di chuyển cho 20 nghìn hộ dân trong đó có 12.584 hộ dân vùng lòng hồ. Tổng số nguồn vốn thanh toán đến 31/3/2016 đạt 13.859 tỷ đồng/14.587 tỷ đồng, bằng 95% so kế hoạch giao. Nguồn vốn được quản lý, thanh toán chặt chẽ, đúng các quy định của Nhà nước. Chi nhánh VDB Sơn La thường xuyên đề xuất các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho quá trình thanh toán vốn được kịp thời, đảm bảo đúng tiến độ các dự án. Qua đây thể hiện được năng lực quản lý của VDB.

Thứ hai, trên cơ sở quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Sơn La đã hoàn thành thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 54/54 khu, 239/239 điểm tái định cư; trong đó 226 điểm tái định cư tập trung nông thôn và 13 điểm tái định cư đô thị. VDB đã góp phần thúc đẩy quy hoạch chi tiết tại các bản mới TĐC theo hướng toàn

diện, góp phần xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Chính phủ. Đây là đóng góp rất quan trọng của VDB.

Thứ ba, cho đến nay, tổng số phương án bồi thường hỗ trợ được phê duyệt là 7.358 phương án với số tiền là 5.694 tỷ đồng, đã giải ngân thanh toán và quyết toán 7.358 phương án, giá trị quyết toán 5.694 tỷ đồng, đạt 100% do Chi nhánh VDB Sơn La trực tiếp quản lý, thanh toán đã phát huy hiệu quả thiết thực phục vụ đời sống nhân dân tại nơi ở mới.

Thứ tư, đầu tư kết cấu hạ tầng: Tổng số dự án Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2013 là 2.266 dự án và bổ sung tại văn bản số 10122/VPCP-KTTH ngày 02/12/2015 là 01 dự án (Cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 107 đoạn Phiêng Lanh, Quỳnh Nhai) với tổng vốn đầu tư là 9.596 tỷ đồng. Số dự án triển khai thực hiện là 2.173 dự án, tương ứng với giá trị được phê duyệt là 9.492 tỷ đồng, đã hoàn thành đưa vào sử dụng và quyết toán xong 2.173 dự án, với giá trị quyết toán 9.492 tỷ đồng từ nguồn vốn thuộc VDB quản lý, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng di dân TĐC, phục vụ phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.

Có thể nói, công tác di dân, TĐC TĐSL đã trở thành dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La vượt tiến độ 02 năm so với Nghị quyết của Quốc hội, đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước và sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, trong đó VDB đã đóng góp rất xứng đáng vào việc bảo đảm nguồn vốn cho xây dựng nhà máy, công tác di dân và công tác xây dựng các công trình giao thông tránh ngập đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, VDB đã tiếp nhận và cho vay lại từ nguồn vốn ODA

gồm các nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); nguồn vốn Ấn Độ; nguồn vốn Cộng hoà Pháp, nguồn vốn EIB và nguồn vốn Nhật Bản (JICA) cho vay đối với các dự án thuỷ điện nhỏ, dự án cấp nước, dự án xử lý chất thải rắn và các dự án trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, góp phần cho các dự án được sử dụng nguồn vốn ODA, giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La có điều kiện phát triển, đóng góp cho NSNN.

Trong 10 năm qua, Chi nhánh VDB Sơn La cũng đã thực hiện hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho các tổ chức, cá nhân vay vốn tại ngân hàng để sản xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước; Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho nhiều dự án; Cho vay vốn ủy thác theo Quyết định số 585/QĐ-UB của UBND tỉnh Sơn La đối với hàng trăm hộ gia đình...

Với những kết quả cơ bản nêu trên, có thể nói, trong 10 năm qua, VDB nói chung và Chi nhánh VDB Sơn La nói riêng đã khẳng định sự trưởng thành của mình và có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như góp phần cùng hệ thống VDB hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Thủ tướng Chính phủ giao, xứng đáng là một ngân hàng chính sách, công cụ của Chính phủ.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (19/5/2006 - 19/5/2016), thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La, tôi xin gửi tới các đồng chí Lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc, đạt được nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp và cuộc sống.

� việT Hà (Thực hiện)

16 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 17: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Mười năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,

nhưng Thừa Thiên Huế đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành quả quan trọng trên tất cả các ngành, lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 9%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.000 USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.000 tỷ đồng/năm. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi và chỉnh trang đô thị. Lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực then chốt, sản phẩm mới đã được khẳng định và không ngừng phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Đạt được những kết quả đó là nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, huy động mọi nguồn lực trong đó vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị có vai trò rất quan trọng, chiếm 1/4 dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn.

Trong 10 năm qua, VDB Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị đã chủ động, đồng hành cùng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ cho vay vốn đầu tư các dự án, chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, như chương trình cho vay đầu tư năng lượng tái tạo phát triển thủy điện (dự án thủy điện A Lưới, thủy điện Bình Điền, thủy điện Hương Điền, thủy điện Tả Trạch với tổng công suất 321MW, điện lượng hàng năm 1.200 triệu kWh, mức vốn cho vay trên 3.000 tỷ đồng, cung cấp lượng điện năng quan trọng và góp phần giảm thiểu lũ cho thành phố Huế và vùng hạ du); chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn (đã cho vay gần 1.000 tỷ đồng, xây mới và nâng cấp hơn 1.100 km đường giao thông nông thôn; kiên cố hoá gần 500 km kênh mương nội đồng, 450 công trình như đê bao, hồ chứa, trạm bơm, cống các loại, kè...); chương trình tăng tốc ngành dệt may (Nhà máy Sợi Phú Bài, Sợi Phú Nam, Sợi Phú Thạnh...) đã tạo điều kiện để phát triển thành chuỗi các Nhà máy Dệt may hiện nay tại các Khu công

nghiệp Phú Bài, Phú Đa, Phong Điền; chương trình phát triển du lịch dịch vụ (Khu du lịch sinh thái Vedana, Khu du lịch Thanh Tân, Khu du lịch Lăng Cô...); chương trình đầu tư hạ tầng và chỉnh trang đô thị; chương trình phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng (Nhà máy tinh bột sắn, Nhà máy gạch Tuy nel, Sơn Hoàng Gia, phân lân hữu cơ sinh học Sông Hương...); Chương trình phát triển y tế, an sinh xã hội (Bệnh viện Quốc tế Huế, nhà máy nước Quảng Tế, cấp nước Phú Lộc và 5 xã phụ cận...).

Với những nỗ lực và đóng góp trong thời gian qua, Ngân hàng Phát triển Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng thưởng cờ thi đua và danh hiệu doanh nghiệp xuất sắc trong nhiều năm.

Trong thời gian tới, tôi mong rằng VDB tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được, cùng với tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đồng hành cùng với các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nhiều dự án, chương trình kinh tế trên địa bàn góp phần xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

� QuaNg NHậT (Thực hiện)

Góp phần phát triển Thừa Thiên Huế THEO HƯỚNG TĂNG TrƯỞNG xANH VÀ BỀN VỮNG

nhân kỷ niệm 10 năm thành lập ngân hàng phát triển Việt nam (19/5/2006 - 19/5/2016), tôi gửi đến Tập thể ban lãnh đạo và cán bộ viên chức ngân hàng phát triển Việt nam và Chi nhánh nHpT Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

� NguyễN văN Cao phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch uBND tỉnh Thừa Thiên Huế

17Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 18: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong những năm gần đây,

được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo điều hành sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự ủng hộ của nhân dân nên kinh tế - xã hội của Nghệ An có bước phát triển rất tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 đạt 10,3%/năm; 2006 - 2010 đạt 9,75%/năm; Đặc biệt là giai đoạn 2011-2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh vẫn đạt 7,89%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; các tiềm năng kinh tế được phát huy, các thành phần kinh tế được đa dạng hóa và đang thích ứng dần với cơ chế thị trường; môi trường đầu tư được cải thiện mạnh mẽ, thông thoáng hơn, thu hút đầu tư có nhiều dấu ấn tích cực, mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của tỉnh; giáo dục y tế có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội luôn được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,5%, quốc

phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Trong thành công chung của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2015, có sự đóng góp hết sức quan trọng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh Nghệ An, qua việc thực hiện giải ngân hơn 31 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiếm 10,5% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh... với mục đích là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong 10 năm qua, VDB đã hoàn thành xuất sắc vai trò là nguồn cung cấp vốn để thúc đẩy một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh phát triển.

Đối với lĩnh vực công nghiệp: Trong giai đoạn 2006 - 2015, VDB đã tài trợ hơn 6.500 tỷ đồng vào lĩnh vực thủy điện, với tổng công suất phát điện 674 MW. Các dự án

trọng điểm như dự án thủy điện Bản Vẽ (320 MW); thủy điện Hủa Na (180 MW); thủy điện Khe Bố (100 MW) và các dự án thủy điện vừa và nhỏ khác đã đưa Nghệ An trở thành tỉnh có nguồn phát thủy điện lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ. Bên cạnh các dự án thủy điện, các dự án sản xuất công nghiệp khác như: Nhà máy xi măng Hoàng Mai; Nhà máy đường Sông Con; Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ An; Nhà máy tinh bột sắn Intimex; Nhà máy chè Ngọc Lâm, Hạnh Lâm… do VDB tài trợ vốn đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của tỉnh nhà.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Điển hình như các dự án trồng rừng nguyên liệu; chương trình Kiên cố hóa kênh mương và đặc biệt là dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH True Milk là dự án có bước đột phá

Khẳng định vai trò của VDBtrong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

NGHệ AN � NguyễN XuâN ĐườNg

phó Bí thư Tỉnh ủy,Chủ tịch uBND tỉnh Nghệ an

phát huy nội lực, thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư từ bên ngoài, trong 10 năm qua tỉnh nghệ An đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, bứt phá vươn lên, hình thành nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc, tạo động lực cho sự phát triển trong những năm tới. Nhà máy sữa TH True Milk

Ảnh: Hữu Trung

18 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 19: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

về công nghệ, làm thay đổi hẳn bộ mặt vùng đất đỏ, với những nông trường lâu nay chưa định hướng được sản xuất hàng hóa.

Trong lĩnh vực văn hóa, y tế, vệ sinh môi trường: Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, VDB đã tập trung tài trợ vốn cho các dự án đầu tư các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập như dự án Bệnh viện đa khoa Cửa Đông; Bệnh viện 115; Bệnh viện Quốc tế Vinh đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Điểm quan trọng là hầu hết các dự án do VDB tài trợ vốn được tập trung đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh nhà; trong đó, quan trọng nhất là những dự án thủy điện khu vực miền Tây Nghệ An. Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đã góp phần thực hiện mục tiêu của đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An, khai

thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vùng miền Tây để từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân trong vùng so với mức bình quân chung của tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh Nghệ An đứng trước những vận hội lớn để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để hướng đến mục tiêu trở thành một tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ… Vì vậy, để tiếp nối với những thành tích nổi bật đã đạt được trong thời gian qua và để góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu trong 5 năm tới,

Chi nhánh VDB Nghệ An cần phải đổi mới mạnh mẽ công tác xúc tiến đầu tư, chủ động phối hợp với các Sở, ngành, UBND các địa phương để tập trung thực hiện tài trợ vốn vào một số lĩnh vực quan trọng sau:

Một là, tạo cơ chế thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An để Khu kinh tế sớm trở thành khu kinh tế đa ngành, đa chức năng và trọng điểm của cả nước, gắn với thành phố Vinh trở thành địa bàn phát triển có tính đột phá của tỉnh…

Hai là, đối với các khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi, VDB nên tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển các ngành công nghiệp động lực như xi măng, nhiệt điện, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, cảng biển và một số ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cho các dự án lớn tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Ba là, ưu tiên nguồn vốn đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; các dự án nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đặc biệt là các dự án ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; dự án trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến; các dự án thủy điện miền Tây Nghệ An. Xây dựng mới các dự án nước sạch, thu gom, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường cho đô thị, các khu công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Chúng tôi tin tưởng rằng, VDB sẽ phát huy thành tích 10 năm qua, nỗ lực phấn đấu cùng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An thực hiện thắng lợi Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, góp phần đưa Nghệ An sớm trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.

� XuâN DũNg (Thực hiện)

Nhà máy sữa TH True MilkẢnh: Hữu Trung

19Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 20: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Giai đoạn 2005 - 2010 được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Chính phủ và sự giúp

đỡ của các Bộ ngành Trung ương, sự ủng hộ của các tỉnh bạn và đầu tư của các doanh nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển khởi sắc; tuy nhiên Lào Cai cũng còn rất nhiều khó khăn, thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu, yếu và không đồng bộ, trình độ lao động thấp, tập quán sản xuất canh tác lạc hậu, chất lượng giáo dục vùng cao còn nhiều hạn chế...

Ngày 27/12/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo với mục tiêu “Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo...”.

Theo sự phân công của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nhận giúp đỡ 03 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai là Bắc Hà, Mường Khương và Si Ma Cai. Đây là 03 huyện vùng cao, khó khăn nhất của tỉnh với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Xuất phát điểm về kinh tế thấp, chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, các cơ sở kinh tế đầu tư vào các địa bàn còn rất hạn chế, có nơi hầu như chưa có. Hạ tầng cơ sở thiếu, yếu kém và chưa đồng bộ; trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực thấp và không đồng đều; còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu;

cán bộ cơ sở thiếu và trình độ năng lực còn nhiều bất cập.

VDB đã có nhiều buổi làm việc với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh để bàn bạc, trao đổi, thống nhất chương trình, kế hoạch thực hiện, xác định nhu cầu, thứ tự ưu tiên đầu tư của tỉnh, huyện trong tổng thể hỗ trợ chung về xóa đói giảm nghèo.

Trong các năm 2009 - 2016, VDB có nhiều các hoạt động có ý nghĩa giúp đỡ 03 huyện nghèo. Cụ thể: Tháng 5/2009 VDB phối hợp UBND tỉnh Lào Cai tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến Chương trình “Góp sức hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 3 huyện nghèo tỉnh Lào Cai”. Tại Hội nghị các tổng công ty, tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trên cả nước đã đăng ký ủng hộ 3 huyện với tổng số 56 tỷ đồng gồm tiền mặt và hiện vật...

Về hỗ trợ tín dụng, trong gần 7 năm qua, VDB đã giải ngân cho hơn 20 dự án và chương trình kiên cố hóa kênh mương, chương trình giao thông nông thôn, với tổng số

VDB đã hỗ trợ 3 huyện nghèoTỈNH Lào CAI VớI TìNH CảM Và TráCH NHIệM CAo NHấT

� NguyễN Hữu THểuỷ viên BTv Tỉnh uỷ

phó Chủ tịch uBND tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, có 203 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân nam, Trung Quốc; có 1 cửa khẩu quốc tế và 1 cửa khẩu Quốc gia. Diện tích tự nhiên gần 6.400 km2, dân số khoảng trên 65 vạn người với 25 dân tộc anh em, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 64,1% dân số.

Ảnh: TL

20 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 21: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

vốn đã giải ngân 5.630 tỷ đồng, riêng số vốn giải ngân cho các dự án đầu tư ở 03 huyện nghèo là 981 tỷ đồng. Vốn tín dụng đầu tư tập trung chủ yếu cho các dự án trọng điểm của tỉnh, các dự án có tính đột phá, có tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, như các dự án trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, chế biến lâm nghiệp, các dự án an sinh xã hội... Đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, như: Tổ hợp Đồng Sin Quyền, Nhà máy DAP số 2, Nhà máy Tuyển quặng Apatit Bắc Nhạc Sơn, Nhà máy phân lân Supe, các dự án Thủy điện Bắc Hà, Ngòi Phát, Nậm Phàng…

Về hỗ trợ giảm nghèo nhanh, VDB đã hỗ trợ 03 huyện trên xóa 1.658 nhà tạm cho hộ nghèo; xây mới trên 140 công trình về giáo dục, y tế, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, bồn chứa nước sinh hoạt cho nhân dân, hỗ trợ sản xuất, trồng rừng… Hằng năm các hoạt động thăm hỏi, tặng quà được lãnh đạo VDB quan tâm và trực tiếp

đến tặng quà, thăm hỏi và hỗ trợ, các gia đình chính sách, học sinh các trường, bộ đội biên phòng ở 3 huyện, đồng bào có hoàn cảnh kinh tế khó khăn dịp lễ, tết, khai giảng năm học mới; hỗ trợ đào tạo và tạo việc làm cho con em các huyện nghèo có việc làm, thu nhập ổn định; tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho hơn 2.000 người dân Lào Cai.

Có thể nói, sau gần 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP với sự giúp đỡ đầy tinh thần, trách nhiệm của VDB, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và 03 huyện nghèo, tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 7%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng trên 10 triệu đồng/người/năm, sản lượng lương thực, thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu khác đều vượt và đạt so với mục tiêu đề án; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao chất lượng lao động nông thôn được quan tâm đúng mức, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt trên 30%, từng bước đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hóa; hạ tầng nông thôn từng bước xây dựng đồng bộ phục vụ sản xuất, sinh hoạt và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân; các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn không ngừng tăng về số lượng và quy mô; dịch vụ, ngành nghề tại địa phương phát triển đa dạng, đáp ứng yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; các nguồn lực tại địa phương được huy động và khai thác hợp lý, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh - quốc phòng được giữ vững.

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập VDB, tôi xin gửi tới các đồng chí lãnh đạo, cán bộ viên chức hệ thống VDB lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc hạnh phúc và thành công; chúc VDB tiếp tục thực hiện tốt chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

� ĐứC Duy (Thực hiện)

Ảnh: TL

Công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạttại thôn Cốc Dâm B, xã Nậm Chảy - Mường Khương

Nhà máy DAP lào Cai

21Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 22: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Ông ĐiNH QuaNG Tri Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Trước hết tôi xin cảm ơn VDB về những hỗ trợ to lớn của ngân hàng trong thời gian qua đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Nhờ có

nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua VDB, chúng tôi đã dần đạt được các mục tiêu của mình trong phát triển ngành Điện để góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Hiện nay, dư nợ của EVN khoảng 300 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn vay thông qua VDB chiếm tỉ lệ gần 1/3 gồm vốn ODA và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước... Qua đó, có thể thấy vai trò của VDB trong việc hỗ trợ đầu tư các dự án điện là rất lớn.

Qua quá trình đầu tư, ngành Điện Việt Nam đã có được hệ thống cơ sở hạ tầng điện lực tương đối quy mô bề thế. Năm 2015, Tập đoàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt với sản lượng 159,4 tỷ kWh, tăng 11,23% so với năm 2014 và đảm bảo an toàn hệ thống và huy động hợp lý các nguồn điện. 

Tổng kết chung cả giai đoạn 2011-2015, Tập đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, cung ứng điện cho đất nước, vượt kế hoạch giao hàng năm về sản xuất và cung ứng điện. Sản lượng điện bình quân 10,37%/năm, bình quân trên đầu người đạt 1.536 kWh/người/năm, tăng 56% so với năm 2010. Hệ thống điện của Việt Nam đảm bảo cung cấp điện sử

dụng cho 100% số huyện, trên 99% số xã và trên 98% số hộ dân nông thôn có điện, cao hơn nhiều nước trong khu vực. Ngành Điện Việt Nam đã đóng góp to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, vừa làm tốt chức năng công cụ điều tiết vĩ mô vừa thực hiện chính sách an sinh xã hội của Chính phủ. Ngành điện phát triển mạnh giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định.

Trong giai đoạn tới, EVN hướng tới xây dựng Tập đoàn Điện lực Việt Nam trở thành doanh nghiệp có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, hoạt động hiệu quả, bền vững giữ vai trò chính đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Tập đoàn tham gia hoàn thiện và phát triển thị trường điện, hoạt động có hiệu quả, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Sự thành công của EVN có vai trò rất lớn của VDB, bởi nếu không có sự tài trợ của VDB và các ngân hàng thì các doanh nghiệp không thể triển khai các dự án, vì số vốn đầu tư rất lớn. Hơn thế nữa, VDB không chỉ đầu tư cho các dự án của EVN mà cả của các doanh nghiệp khác đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và truyền tải điện. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn tiếp tục đồng hành cùng VDB trong việc thực hiện các dự án điện, góp phần đáp ứng đủ nhu cầu điện của đất nước.

Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập VDB, thay mặt EVN tôi xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới Ban lãnh đạo và tập thể CBVC của VDB. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, quản lý hiệu quả nguồn vốn tín dụng của Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng giao.

Trong những năm qua, rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp (Chủ đầu tư) có dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước qua ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) để đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh và làm ăn có hiệu quả. phóng viên Tạp chí HTpT đã ghi lại ý kiến của một số Chủ đầu tư về vai trò, ý nghĩa nguồn vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đối với các dự án.

Ý KIếNCHỦ ĐẦU TƯ

Ảnh: Internet

22 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 23: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

ÔNG NGÔ XuâN TiệCTổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm

Sinh Nghĩa

Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xử lý môi trường trên toàn quốc, đã dám nghĩ dám

làm và bằng nguồn vốn tự có đi tiên phong, kiên trì nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm công nghệ và thiết bị phù hợp với đặc thù rác thải và điều kiện kinh tế Việt Nam. Công ty đã làm chủ công nghệ xử lý rác nội hóa 100% và là chủ đầu tư nhiều nhà máy xử lý rác ở các địa phương như: Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Hà Nam...

Để công ty Tâm Sinh Nghĩa có được thành công như ngày hôm nay, để các nhà máy xử lý rác của Tâm Sinh Nghĩa hoàn thành xây dựng đi vào hoạt động hiệu quả, không thể không kể đến sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành từ địa phương đến Trung ương, đặc biệt là khoản vốn cho vay hỗ trợ của Nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Ngân hàng Phát triển đã cho Công ty vay vốn để thực hiện 02 dự án là: Dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt tại Củ Chi - TP. HCM công suất 1.000 tấn/ngày, và dự án Nhà máy xử lý rác TP. Rạch Giá - Kiên Giang công suất 200 tấn/ngày. Nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất từ VDB về nguồn vốn và hỗ trợ nhân lực trong quá trình hoàn thiện thủ tục hồ sơ pháp lý, Công ty Tâm Sinh Nghĩa đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành hoạt động ổn định 02 nhà máy này. Các nhà máy hoạt động rất hiệu quả, xử lý triệt để nguồn rác sinh hoạt phát sinh hàng ngày của địa phương.

Để khuyến khích, kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường, giúp chủ đầu tư có thể duy trì nhà máy xử lý rác hoạt động ổn định bền vững và hiệu quả đồng thời để đồng vốn ưu đãi được phát huy tốt hơn nữa, là đơn vị tiên phong và đứng đầu cả nước với kinh nghiệm gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, Công ty Tâm Sinh Nghĩa kính đề nghị Chính phủ, VDB, quan tâm một số kiến nghị sau:

- Để đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý rác thật bài bản, đảm bảo hoạt động theo các chỉ tiêu môi trường, những quy chuẩn quy định của Nhà nước và của địa phương thì tổng mức đầu tư rất cao, chủ đầu tư sẽ không thể thu hồi được vốn và đảm bảo nhà máy hoạt động ổn định. Thêm vào đó, máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng do sử dụng trong môi trường khắc nghiệt nóng, ẩm, axit… có tuổi thọ rất thấp. Hơn nữa, đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ tại Việt Nam với muôn vàn khó khăn cho các chủ đầu tư. Đối với Công ty Tâm Sinh Nghĩa trong thời

gian qua, có những thời điểm Công ty gần như không có thể gượng đứng vững được để đầu tư xây dựng các dự án xử lý rác thải đồng thời duy trì các nhà máy hoạt động. Vì thế, Chính phủ, VDB cần bố trí các nguồn lực tài chính (nguồn vốn) cho lĩnh vực bảo vệ môi trường; bổ sung thêm nhiều cơ

chế chính sách ưu đãi, đảm bảo nguồn vốn để chủ đầu tư được vay vốn ưu đãi dài hạn, thời gian dài hơn so với các dự án đầu tư lĩnh vực khác với lãi suất phù hợp, thủ tục đơn giản, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ. Một điều khó khăn nữa là những dự án nhà máy xử lý rác thuộc lĩnh vực an sinh xã hội nên các ngân hàng thương mại hầu như không cho vay vốn đầu tư vì suất đầu tư cao và dự án rất ít lợi nhuận.

- Chủ đầu tư luôn phải tập trung điều hành để nhà máy luôn hoạt động ổn định, hiệu quả, xử lý triệt để các nguồn rác thải được tiếp nhận. Tuy nhiên thời gian qua, hàng năm có nhiều đoàn thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng đến làm việc tại VDB lẫn nhà đầu tư. Do đó, để Công ty phát huy nội lực xử lý các vấn đề phát sinh và chủ động các mặt trong quá trình hoạt động, Công ty kiến nghị Chính phủ và VDB cần tư vấn rõ cho các chủ đầu tư khi tham gia vay vốn về các cơ chế giám sát, theo dõi của các cơ quan liên quan trong quá trình sử dụng vốn vay để các chủ đầu tư chủ động quyết định có tham gia vay vốn hay không. Trong quá trình sử dụng vốn vay cũng chủ động khi có những đợt thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hàng năm tại các dự án trong suốt quá trình vay vốn. Công ty Tâm Sinh Nghĩa luôn ý thức và có trách nhiệm về việc sử dụng vốn vay để đầu tư xây dựng đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất.

Bằng năng lực và tâm huyết của mình, Công ty Tâm Sinh Nghĩa sẽ không ngừng phấn đấu học hỏi và nghiên cứu để phát triển bền vững trong lĩnh vực xử lý rác thải còn rất mới mẻ và đầy khó khăn tại Việt Nam. Chúng tôi mong rằng VDB sẽ lại cùng sát cánh với chúng tôi trong các chặng đường phát triển của Tâm Sinh Nghĩa và tiếp tục hỗ trợ các dự án an sinh xã hội trong tương lai.

23Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 24: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Ông TÔ Hoài DâN Chủ tịch HĐTV - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng -

Thương mại - Du lịch Công Lý

Điện gió là một nguồn năng lượng tái tạo sạch, trong quá trình hoạt động góp phần bảo vệ môi trường. Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu

của chúng tôi là dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện bằng năng lượng gió được khởi công vào ngày 9/9/2010. Dự án nằm ngay trên thềm lục địa tại xã ven biển Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Đây là dự án điện gió đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là dự án trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và cả nước nói chung, góp phần ổn định an ninh năng lượng, giảm lượng phát khí thải nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tại khu vực.

Với quy mô giai đoạn 1 và 2 là 62 trụ turbine gió, công suất 99,2 MW, điện năng sản xuất khoảng 320 triệu KWh/năm, dự án có tổng mức đầu tư là 5.217 tỷ đồng trên diện tích đất 1.300ha, được đầu tư bằng nguồn vốn tự có của Công ty và nguồn vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua VDB. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng, từng turbine gió được lắp dựng, đấu nối hòa vào lưới điện Quốc gia là phát huy ngay hiệu quả đầu tư. Sau 48 tháng triển khai thực hiện, đến tháng 01/2016, dự án đã hoàn thành cả hai giai đoạn, đưa vào vận hành, đấu nối và phát điện hòa vào lưới điện Quốc gia. Tính từ trụ turbine gió đầu tiên được hòa vào lưới điện quốc gia tháng 5/2013, đến nay tổng sản lượng điện hòa vào lưới Quốc gia trong giai đoạn đầu tư xây dựng là 120 triệu KWh điện, doanh thu từ bán điện được 263 tỷ đồng, đóng góp ngân sách 26 tỷ đồng.

Được sự hỗ trợ tận tình của VDB, trong việc hướng dẫn hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ pháp lý cũng như đảm bảo tiến độ giải ngân thanh toán, cung cấp kịp thời nguồn vốn vay để chúng tôi có thể thực hiện thi công hoàn thành giai đoạn 1,2 và đưa vào khai thác dự án, đồng thời cũng tiến hành quyết toán theo tiến độ. Bên cạnh đó, nhờ sự tham gia nhiệt tình của các cán bộ chuyên quản từ phía VDB theo sát dự án ngay từ những bước đầu, các công việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý, hồ sơ thanh toán, kế hoạch tiến độ sắp

xếp nguồn vốn vay… nên đã đảm bảo tiến độ cung cấp thiết bị và thi công thuận lợi.

Tới đây, Công ty Công Lý sẽ tiếp tục hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư để triển khai giai đoạn tiếp theo của dự án gồm 71 trụ turbine gió loại 2MW với tổng công suất 142 MW, tổng mức đầu tư dự kiến 8.850 tỷ đồng,

dự kiến đến cuối năm 2018 hoàn thành đưa vào vận hành, hòa vào hệ thống điện lưới Quốc gia. Ngoài ra, Công ty Công Lý tiếp tục nghiên cứu để kết hợp đầu tư xây dựng thêm Nhà máy điện năng lượng mặt trời trên phần diện tích đất Nhà máy Điện gió hiện hữu, nhằm phát huy các cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực sẵn có của Công ty Công Lý. Việc triển khai đầu tư mở rộng các dự án tiếp theo sẽ tạo tiền đề cho việc hình thành, đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của khu vực, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia.

Chúng tôi đã ký hợp đồng tín dụng với VDB để vay đầu tư giai đoạn 3 của Dự án và kiện toàn hơn nữa bộ máy lãnh đạo, cũng như tiếp tục đề nghị VDB tăng cường thêm cán bộ tham gia theo dõi, quản lý Dự án do quy mô Dự án ngày càng lớn để cùng nắm bắt tiến độ thực hiện tại hiện trường. Đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý vốn tự có đối ứng của Chủ đầu tư dự án để chủ động phục vụ chi phí vận hành phát điện, vốn giải ngân thanh toán đúng mục đích cho quá trình đầu tư giai đoạn 3 của Dự án để mang lại lợi ích lớn, lâu dài, bền vững, không những góp phần đảm bảo cân đối nguồn điện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực, phát triển du lịch, kích thích đầu tư các dự án công nghiệp khác trong vùng, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

24 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 25: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Ông PHạM HồNG PHươNG Trưởng Ban quản lý Dự án thủy điện Lai Châu

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu là dự án trọng điểm Quốc gia, là bậc thang thủy điện trên cùng của dòng chính

sông Đà, công trình chính đặt tại tuyến Nậm Nhùn thuộc địa phận thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu với công suất lắp đặt 1200 MW (gồm 3 tổ máy, mỗi tổ máy 400MW), hàng năm sản xuất ra 4,7 tỷ kWh điện. Hồ chứa thuỷ điện Lai Châu nằm trên địa bàn một số xã, thị trấn của hai huyện Nậm Nhùn, Mường Tè tỉnh Lai Châu và xã Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Nhiệm vụ chính của Dự án là cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia với sản lượng điện trung bình hàng năm là 4,67 tỷ kWh, chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Thời điểm khởi công công trình (tháng 01/2011) là thời điểm nền kinh tế đang bị suy thoái, công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã hỗ trợ cho vay ưu đãi 4.602 tỷ đồng để giải ngân cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ di dân, tái định cư và cung cấp thiết bị cơ khí thủy công cho công trình. Việc hỗ trợ giải quyết về vốn này đã góp phần tích cực trong triển khai dự án đó là: (i) Kịp thời bồi thường, giải phóng mặt bằng, di chuyển hơn 2000 hộ gia đình với 8600 người dân ra khỏi vùng lòng hồ

đảm bảo đồng thời với tiến độ thi công xây dựng công trình để tích nước hồ chứa thuỷ điện Lai Châu vào tháng 6/2015 (ii) Đảm bảo việc triển khai thiết kế, chế tạo và cung cấp thiết bị cơ khi thủy công đáp ứng tiến độ yêu cầu của công trường.

Như vậy, việc hỗ trợ vốn vay kịp thời của Ngân hàng Phát

triển Việt Nam gói 4.602 tỷ đồng đã góp phần đảm bảo tiến độ thi công chung của công trình thủy điện Lai Châu, phát điện tổ máy số 1 sớm hơn 3 tháng so với tiến độ yêu cầu và là tiền đề hoàn thành toàn bộ công trình sớm hơn 1 năm theo kế hoạch.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam, với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, là đối tác truyền thống, tin cậy và đã có quá trình hợp tác lâu dài, hiệu quả với Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung, Ban Quản lý Dự án Nhà máy thuỷ điện Lai Châu nói riêng. Tương lai, trên con đường phát triển của mình, EVN, Ban Quản lý dự án hy vọng sẽ tiếp tục được hợp tác với VDB trong việc cung cấp vốn cho phát triển các dự án điện lực.

� THu HồNg - NHư QuỳNH - Đỗ NgọC (THựC HiệN)

Nhà máy thủy điện Lai ChâuẢnh: Ngọc Hà

25Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 26: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Hiện VDB đã và đang quản lý và cho vay hơn 1.300 dự án vay vốn tín dụng

đầu tư (TDĐT) với doanh số giải ngân giai đoạn 2006-2015 là hơn 216 nghìn tỷ đồng. Trong tổng số các dự án VDB quản lý, có 90 dự án nhóm A với dư nợ gần 54 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 47% tổng dư nợ. Nhiều dự án đã hoàn thành, phát huy hiệu quả đầu tư, trong đó 86 dự án nhóm A, trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng) tập trung chủ yếu ở các dự án nguồn điện, lưới điện, xi măng, phân bón, dự án thuộc lĩnh vực an sinh xã hội. Cơ cấu cho vay chuyển dịch mạnh theo hướng tăng cường tài trợ các dự án lớn, giảm dự án Nhóm C, tăng dần dự án Nhóm A, B.

10 năm qua, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà

nước đã phát huy vai trò của mình trong thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, đó là:

Góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Không chỉ tăng trưởng nhanh về quy mô, quan trọng hơn, tín dụng đầu tư của Nhà nước đã tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng phục vụ chủ trương, đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước với tỷ lệ bình quân hàng năm khoảng 80%/năm. Tín dụng của Nhà nước dành cho lĩnh vực này luôn cao hơn mức trung bình đầu tư của toàn xã hội, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Quy mô tài trợ cho các dự án Nhóm A tăng mạnh, góp phần tạo động lực phát triển cho các ngành/lĩnh vực trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ như: điện, xi măng, công nghiệp đóng tàu và vận tải biển, đóng mới toa xe đường sắt, hóa chất, công nghiệp chế biến (các dự án chế biến nông sản và thủy sản). Trong đó nổi bật là các dự án Phóng vệ tinh viễn thông Việt Nam; Thủy điện Xekaman1; Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công nghiệp 560.000 tấn URE/năm; Nhà máy xi măng Vinakansai; Thủy điện Nho Quế 3; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 KCN Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai;

Nhiệt điện Na Dương; Thủy điện Lai Châu; Thủy điện Sơn La; Thủy điện Hủa Na; Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp ở Nghệ An; Hệ thống cấp nước khu kinh tế Vũng Áng; Đường dây 220kV Đăk Nông - Phước Long - Bình Long; Đường dây 500KV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông; Nhà máy đường Sơn Hòa; Hệ thống cấp nước sạch từ nguồn nước Kênh Đông; Nhà máy xử lý nước Thủ Đức; Điện gió Bạc Liêu; Nhà máy Xi măng Tây Ninh; Cà Phê Đắk - Rlấp; Cà phê, điều Bù Đăng; Cao su, điều Lộc Ninh; thép Phú Mỹ; Cán thép nguội; Nhà máy xi măng Hà Tiên...

Các dự án có tổng mức đầu tư lớn, có số vốn vay tại VDB trên 1.000 tỷ đồng đến hơn 2.000 tỷ đồng ngày càng nhiều hơn. Trong đó có nhiều dự án có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng như Dự án thủy điện Lai Châu vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hơn 4.600 tỷ đồng; Dự án nhà máy đạm Cà Mau vay vốn VDB là 180 triệu USD (tương đương gần 4.000 tỷ đồng); Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến tập trung quy mô công nghiệp tại Nghĩa Đàn, Nghệ An vay vốn VDB hơn 3.500 tỷ đồng; Dự án nhà máy phân bón DAP số 2 của Việt Nam đặt tại Lào Cai cũng đã được đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua VDB hơn 1.800 tỉ đồng. Bên cạnh đó, VDB còn tài trợ cho dự án điện gió Bạc Liêu với tổng số vốn được tài trợ 2 giai đoạn là 4.228 tỷ đồng. Đây là dự án tiên phong có quy

TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂNNGUỒN VỐN QUAN TrỌNG TrONG

HỖ TrỢ PHáT TrIểN KINH Tế ĐẤT NƯỚC

Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao, ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) đã và đang tích cực cho vay các dự án đầu tư, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CnH-HĐH; đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

� BaN TíN DụNg Đầu Tư, vDB

26 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 27: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

mô vốn trong khu vực sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện. Đến nay, dự án đã hoàn thành góp phần mang lại lợi ích rất lớn, bền vững góp phần bảo đảm cân đối nguồn điện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Gần 10 năm trở lại đây, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển, đồng thời có nhu cầu ngày càng lớn về tín dụng để từng bước chuyển đổi cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì vậy, nhiều nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước về “tam nông” đã được ban hành. Góp phần thực hiện các chủ trương phát triển trên, nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cũng đã được tập trung đầu tư tổng cộng trên 1.000 dự án với hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư cho các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ như Chương trình kiên cố hóa kênh mương, Chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long, Chương trình trồng và chăm sóc 5 triệu ha rừng, cho vay trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sản xuất và chế biến muối công nghiệp và muối ăn; đầu tư thiết bị phục vụ nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguyên liệu cho công nghiệp, cải tạo đất đai, góp phần an sinh xã

hội nông thôn, nông dân... Các dự án này đã tạo ra các tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp nông thôn, phát triển ngành nghề mới, mang lại những thành quả to lớn cho khu vực nông thôn với kết quả trồng mới hàng ngàn ha rừng, xây mới hơn hàng trăm nghìn km kênh mương kiên cố có thể sử dụng lâu dài, hàng trăm trạm bơm, góp phần đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trên đa phần diện tích đất nông nghiệp, đường giao thông nông thôn được bê tông hóa đến tận xã tại 62 tỉnh, thành phố.

Riêng chương trình kiên cố hóa kênh mương, trong các năm 2006 - 2015 tổng số vốn đã giải ngân là 43.673 tỷ đồng, dư nợ đến 31/12/2015 là 23.457 tỷ đồng. Kế hoạch giải ngân Thủ tướng Chính phủ giao năm 2016 là 3.000 tỷ đồng. Chương trình cho vay tôn nền vượt lũ ở đồng bằng sông Cửu Long đã giải ngân hơn 1.600 tỷ đồng (giai đoạn 2006-2015), dư nợ đến 31/12/2015 là 1.649 tỷ đồng để hoàn thành việc xây dựng các cụm tuyến dân cư, bố trí chỗ ở cho các hộ dân vùng lũ tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang... Chương trình đã góp phần hạn chế được rất nhiều thiệt hại trong các năm qua, đặc biệt thiệt hại về người do lũ lụt gây ra; góp phần đảm bảo an toàn cho người dân, giúp người dân ổn định cuộc

sống; tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân khi thiên tai xảy ra, đảm bảo an sinh xã hội.

Các dự án sản xuất phân bón DAP tại Hải phòng, Lào Cai đi vào hoạt động đã làm giảm nhập khẩu hàng năm mặt hàng này, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường về phân bón DAP, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn của Việt Nam. Một dự án công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu khác như dự án Nhà máy đạm Cà Mau có công suất thiết kế 800.000tấn ure/năm, sử dụng nguyên liệu khí tự nhiên nhằm cung cấp nguồn đạm ure chất lượng cao cho thị trường trong nước, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, khai thác lợi thế của nguồn khí tự nhiên được lấy từ vùng thềm lục địa phía Tây Nam Việt Nam. Dự án đã góp phần đáp ứng phần lớn tổng nhu cầu phân đạm của cả nước, góp phần bình ổn giá đạm và an ninh lương thực của cả nước.

Thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

VDB luôn chú trọng tài trợ vốn cho các dự án thuộc lĩnh vực an sinh xã hội, cụ thể đã tài trợ gần 200 dự án trường học, bệnh viện, xử lý rác thải, cấp nước sạch, nhà ở xã hội với tổng số vốn đã ký theo hợp đồng tín dụng trên 12.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng lĩnh vực y

Nhà máy thủy điện Lai ChâuẢnh: Ngọc Hà

27Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 28: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

tế, giáo dục đã nhận được số vốn tài trợ hàng chục nghìn tỷ đồng. Các dự án này thường có hiệu quả kinh tế tài chính thấp nhưng giải quyết các vấn đề mang tính xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân, hỗ trợ phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong từng thời kỳ.

- Hoàn thành dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Tháng 8/2007, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao VDB chủ trì cùng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam huy động vốn đầu tư Dự án theo hình thức BOT và cùng các nhà đầu tư khác góp vốn thành lập Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) để thực hiện Dự án và được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư Dự án. Đây là dự án đường cao tốc hiện đại, có chiều dài toàn tuyến 105,5 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế đạt 120km/h, mặt đường rộng 33m với 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp. Tuyến đường bắt đầu từ Thủ đô Hà Nội đi qua địa phận các tỉnh Hưng Yên và Hải Dương tới thành phố cảng Hải Phòng. Sau 5 năm kể từ khi khởi công đồng bộ các gói thầu, đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã hoàn thành đúng tiến độ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, ngày 05/12/2015 - toàn bộ tuyến đường được đưa vào khai thác, góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

- Thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ: Nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 23/02/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg về

việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao VDB thực hiện cho doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế mà phải giảm số lao động hiện có từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên (không kể lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng) và sau khi đã sử dụng các nguồn của doanh nghiệp mà vẫn chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho số lao động đã giảm. Số tiền vay được quy định có lãi suất 0%. Chính sách của Nhà nước ban hành đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc của một số doanh nghiệp, tạo ổn định cho doanh nghiệp và tạo điều kiện ổn định cho số lao động bị mất việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

- Hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ: Có thể nói, từ khi thực hiện nhiệm vụ được giao - năm 2009 đến nay, VDB đã chủ động, nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao thực hiện các hoạt động giúp đỡ 3 huyện nghèo có hiệu quả về vật chất và tinh thần. Các hoạt động hỗ trợ đã và đang từng bước đi vào cuộc sống của người dân các địa phương, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững cho 3 huyện nghèo Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Vốn tín dụng đầu tư thông qua VDB tập trung chủ yếu cho các dự án trọng điểm của tỉnh, các dự án có tính đột phá, có tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, như các dự án trong lĩnh vực khai thác và chế biến sâu từ quặng Apatit và thủy điện, các dự án trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp (Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu 30.000 tấn/năm; Nhà máy sản xuất, chế biến

lâm sản xuất khẩu); các dự án an sinh xã hội (cấp nước sinh hoạt, xử lý rác thải); năng lượng nông thôn II và Chương trình kiên cố kênh mương, giao thông nông thôn. Các dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt. Hàng năm đem lại giá trị sản lượng hàng hóa tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng, nộp ngân sách tăng thêm gần 350 tỷ đồng, tạo việc làm trực tiếp cho trên 2.700 lao động và gián tiếp hàng ngàn lao động cho đồng bào của tỉnh Lào Cai.

Trong nhiều năm qua, các dự án đầu tư thông qua VDB luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước và sự hỗ trợ rất lớn từ các nhà tài trợ bao gồm: cho vay đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, ODA không hoàn lại, ODA cho vay lại, cho vay với lãi suất ưu đãi, cho vay thương mại… nhờ đó đã cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội của Việt Nam. Không chỉ tập trung vốn đầu tư phát triển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong nước, nguồn vốn TDĐT của Nhà nước cũng đã dành hỗ trợ cho các dự án thủy điện đầu tư tại nước ngoài như Dự án Thủy điện Xekaman1, Thủy điện Xekaman3; Đường 2E ; dự án khai thách chế biên muối mỏ tại Lào... Các dự án đầu tư, bên cạnh hiệu quả kinh tế còn khẳng định sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi trong phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

Để hoàn thành các mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã giao, trong thời gian tới VDB sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để đầu tư có hiệu quả vào các dự án trọng điểm, chương trình mục tiêu Quốc gia. Đó là các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án về năng lượng sạch, cải thiện môi trường sống, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

28 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 29: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Nhiệm vụ Tín dụng xuất khẩu được giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển (tổ chức

tiền thân của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thực hiện từ năm 2001, nhằm huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện Chính sách hỗ trợ xuất khẩu.

Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 108/QĐ-TTg về việc thành lập VDB trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ

trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Cùng với việc VDB được thành lập, hoạt động TDXK được củng cố, hoàn thiện và chính thức quy định trong Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Hoạt động TDXK lúc này gồm: cho vay để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các hợp đồng xuất khẩu ra nước

ngoài, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Ngày 30/8/2011, sau 5 năm triển khai nghiệp vụ TDXK, để phù hợp hơn với tình hình thực tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, theo đó hình thức TDXK có một số thay đổi, rút gọn hơn so với trước bao gồm cho vay nhà xuất khẩu (trước và sau giao hàng) và cho vay nhà nhập khẩu. Đối tượng vay vốn là

� BaN TíN DụNg XuấT KHẩu, vDB

Trong hệ thống các giải pháp tài trợ xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu (TDXK) là công cụ quan trọng của Đảng và Chính phủ thực hiện 3 mục tiêu cơ bản: thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước; tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; cân bằng cán cân thương mại phục vụ hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô.

Tín dụng xuất khẩu góp phầngiữ vững thị trường truyền thống đưA HàNG HóA VIệT NAm RA THẾ GIớI

Vải xuất khẩuẢnh: Ma Linh

29Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 30: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có hợp đồng xuất khẩu, các tổ chức nước ngoài nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Mặt hàng vay vốn thuộc danh mục mặt hàng ban hành kèm theo Nghị định tập trung vào 04 nhóm hàng: nông, lâm thủy sản; thủ công mỹ nghệ; sản phẩm công nghiệp và phần mềm tin học. Lãi suất cho vay được điều chỉnh phù hợp với lãi suất thị trường, các quy định về TDXK của Nhà nước được sửa đổi bảo đảm phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế.

Bước sang năm 2013, cùng với việc thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước xử lý nợ xấu gắn với hỗ trợ phát triển thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 29/5/2013 sửa đổi bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011, theo đó giao thêm nhiệm vụ cho VDB thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu theo cơ chế tín dụng xuất khẩu.

Trong 10 năm qua, VDB luôn nỗ lực hoàn thành kế hoạch tín dụng xuất khẩu hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao. Nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước qua VDB được khai thác, cho vay, hỗ trợ có hiệu quả, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, điều, tiêu, gạo…

Thông qua nguồn vốn này, hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuộc đối tượng vay vốn đã thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần đưa hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước EU… đến các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi. Bên cạnh việc tài trợ vốn TDXK cho các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, hàng đầu cả nước có vai trò đòn bẩy đối với ngành hàng xuất khẩu, nền kinh tế, VDB còn tài trợ các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Với tổng doanh số cho vay khoảng 142 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2006 - 2015, hoạt động TDXK đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng khả

năng cạnh tranh, tranh thủ thời cơ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giữ vững thị trường truyền thống, khai thác các thị trường mới và tiềm năng, góp phần hạn chế nhập siêu cho nền kinh tế.

Thông qua nguồn vốn TDXK của Nhà nước, hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuộc đối tượng vay vốn đã thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần đưa hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước EU… đến các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi. Bên cạnh việc tài trợ vốn TDXK cho các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, hàng đầu cả nước có vai trò đòn bẩy đối với ngành hàng

Hải sản xuất khẩuẢnh: Ma Linh

30 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 31: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

xuất khẩu, nền kinh tế, VDB còn tài trợ các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

VDB đã kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. VDB phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các hiệp hội để hỗ trợ xuất khẩu theo đúng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn và quy hoạch phát triển từng ngành hàng, từng vùng kinh tế.

Tại vùng Tây Nam Bộ, nơi được coi là vựa thủy sản của Việt Nam với các sản phẩm xuất khẩu đa dạng như tôm, cá tra, cá basa... Kim ngạch xuất khẩu thủy sản được VDB tài trợ không ngừng tăng qua các năm (các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu những năm qua như Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty CP Hùng Vương… đều đã vay vốn TDXK tại VDB), góp phần đưa cá tra trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam.

Tại khu vực Tây Nguyên, nguồn vốn TDXK đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn để thu mua nông sản, sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu, đóng góp vào việc tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa sang Cuba, trong thời gian qua, VDB đã cố gắng đáp ứng kịp thời, đầy đủ về nguồn vốn và các thủ tục vay vốn có liên quan để các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo; máy tính nguyên chiếc, quạt điện, bóng đèn tiết kiệm điện sang Cuba, tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.

Mặc dù có nhiều nỗ lực thực hiện nhiệm vụ TDXK Nhà nước

giao, song tốc độ tăng trưởng doanh số và dư nợ bình quân TDXK của VDB trong những năm gần đây có chiều hướng giảm. Dư nợ bình quân TDXK giảm từ năm 2010 đến nay. Nguyên nhân chính sau khủng hoảng, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục bền vững, nhu cầu tiêu dùng thế giới sụt giảm nên đầu ra của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa chắc chắn. Một số rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng thông qua các hàng rào kỹ thuật (thuế chống bán phá giá, dư lượng kháng sinh đối với mặt hàng thủy sản...) cũng làm giảm khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các mặt hàng có doanh số cho vay lớn những năm trước như điều, cà phê, đồ gỗ đang gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ, bị các nước bạn cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Do suy giảm chung của nền kinh tế dẫn đến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động kém hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu giảm sút, mất cân đối tài chính, không đủ điều kiện vay vốn. Lãi suất TDXK trong một số giai đoạn chưa được điều chỉnh kịp thời dẫn đến cao hơn lãi suất cho vay của các NHTM. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện nhiệm vụ TDXK đã phát sinh rủi ro tín dụng, trong một số giai đoạn nợ xấu có xu hướng tăng (2010-2011), một số trường hợp nợ xấu kéo dài, cơ chế xử lý hạn chế; phát sinh rủi ro đạo đức dẫn đến vi phạm pháp luật của một số khách hàng vay vốn và một vài cá biệt cán bộ Ngân hàng.

Việt Nam là nước có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu trong khu vực. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở nước ta cho thấy yếu tố quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu là chính sách tín dụng, trong đó có chính sách TDXK của Nhà nước. Chính sách TDXK ở Việt Nam đã thể hiện được vai trò thúc đẩy xuất khẩu, ổn định xã hội và được

các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá tích cực.

Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 và Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 3/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định TDXK tiếp tục là một trong những nhiệm vụ chính của VDB, hoạt động TDXK tập trung vào những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế. Mô hình liên kết giữa các khâu sản xuất hiện nay đang dần phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Thực tế việc cho vay liên kết theo chuỗi giá trị đang được các ngân hàng thương mại thực hiện đã cho thấy hiệu quả tích cực của mô hình liên kết. Qua tổng kết, đánh giá cho thấy các doanh nghiệp, hộ dân đang có nhu cầu mở rộng quy mô và thời hạn vay vốn. Vì vậy, việc VDB đề nghị Chính phủ giao VDB cho vay theo chuỗi liên kết hàng xuất khẩu là phù hợp với nhu cầu, mong muốn của các doanh nghiệp và người dân đang hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và sản xuất hàng xuất khẩu.

Hiện nay, hoạt động TDXK tại VDB chỉ thực hiện cho vay ở khâu cuối, tài trợ cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu nên khả năng tiếp cận với khách hàng mới còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong bối cảnh các quy định cho vay còn chặt chẽ, các ưu đãi về tín dụng đang được giảm thiểu để giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước... Vì vậy, việc tham gia cho vay theo chuỗi liên kết các mặt hàng nông, lâm thủy sản xuất khẩu sẽ giúp phát huy nguồn vốn TDXK của Nhà nước mà không ảnh hưởng đến cấp bù của Ngân sách, tăng cường tính chủ động của VDB trong thực thi chính sách TDXK của Nhà nước.

31Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 32: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Gần 30 năm qua, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh

vực thu hút, vận động và sử dụng vốn nước ngoài với tổng số vốn cam kết lên tới 95 tỷ USD. Tính riêng giai đoạn từ 2010 - 2015 tổng huy động vốn vay nước ngoài của Việt Nam đạt bình quân 14% GDP, chiếm khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tốc độ tăng bình quân hàng năm nhanh (mức 18,6%/năm). Đặc biệt, nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu được sử dụng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, chiếm trên 91% tổng số vốn vay.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập ngày 19/5/2006 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/7/2006,

trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (Quỹ HTPT). Một trong những chức năng nhiệm vụ của VDB là thực hiện quản lý cho vay lại nguồn vốn nước ngoài của Chính phủ theo ủy quyền của Bộ Tài chính.

Trên thực tế, chức năng cho vay lại vốn nước ngoài đã được VDB thực hiện qua các thời kỳ kể từ năm 1994 (Tổng Cục đầu tư, Quỹ HTPT và VDB (7/2006 đến nay). Quá trình quản lý cho vay lại nguồn vốn nước ngoài của VDB từ năm 2000 đến nay có thể chia theo hai giai đoạn: giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 (Quỹ HTPT) và giai đoạn từ năm 2006 đến nay (VDB).

Giai đoạn 2000 - 2006, tại thời điểm 01/01/2000, Quỹ HTPT đã tiếp nhận từ Tổng cục Đầu tư phát triển - Bộ Tài chính quản lý cho vay lại đối với 172 dự án/chương trình vốn nước ngoài với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký tương đương 3.400 triệu USD. Các dự án được phân chia theo các lĩnh vực: 43 dự án thuộc lĩnh vực năng lượng (xây dựng và cải tạo các nhà máy điện, trạm biến áp, đường dây và trạm truyền tải điện...) với số vốn tương đương 2,38 tỷ USD; 38 dự án thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý nước thải với tổng số vốn tương đương

346 triệu USD; 91 dự án thuộc các lĩnh vực: xây dựng, hàng không, bưu chính viễn thông, công nghiệp chế biến... với tổng số vốn tương đương 685 triệu USD. Đến 30/6/2006, Quỹ HTPT quản lý cho vay lại đối với 272 dự án với số vốn cam kết 5.894 triệu USD, dư nợ đạt 44.173 tỷ đồng.

Giai đoạn từ 01/7/2006 đến nay, tổng số vốn đã giải ngân trong 10 năm đạt hơn 140 nghìn tỷ đồng. Dư nợ vốn cho vay lại đến nay đạt 146.573 tỷ đồng.

Cơ cấu vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào các dự án điện (192 dự án với số vốn tương đương 6,42 tỷ USD, hạ tầng giao thông (22 dự án với số vốn tương đương 3,28 tỷ USD), an sinh xã hội (198 dự án với số vốn tương đương 1,87 tỷ USD)... Các nguồn vốn nước ngoài đã được quản lý đúng quy định, an toàn.

Kết quả của việc hoàn thành xuất sắc công tác quản lý cho vay lại vốn nước ngoài đã nâng cao được vị thế, vai trò của VDB trong hệ thống tài chính của Việt Nam  nói riêng và vị thế quốc tế của Việt Nam nói chung. VDB đã khẳng định vai trò là cơ quan cho vay lại vốn nước ngoài lớn nhất của Chính phủ, được Bộ Tài chính chỉ định Cơ quan kiểm soát chi vốn cho vay lại và là một đầu mối

DOANH SỐ VÀ DƯ NỢ CHO VAY LẠI VỐN NƯỚC NGOÀI TỪ 2006 - 2015Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015Cho vay 4.850 8.729 7.802 8.069 10.021 10.557 18.102 11.148 38.745 20.207Dư nợ 44.761 50.607 54.622 55.114 61.392 109.290 120.003 117.282 136.116 146.573

Góp phần nâng cao uy tín Việt Nam VỚI CáC NHÀ TÀI TrỢ QUỐC Tế

� BaN QuảN Lý vốN NướC Ngoài - vDB

nguồn vốn vay nước ngoài (trong đó có vốn ODA và vốn vay ưu đãi) là một trong những nguồn vốn quan trọng của nhà nước, được sử dụng để thực hiện các mục tiêu ưu tiên của Quốc gia trong từng thời kỳ đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Ảnh: Internet

32 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 33: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

quan trọng tham gia tư vấn cho Chính phủ trong xây dựng các cơ chế chính sách về thu hút, quản lý, thẩm định, cho vay và giải ngân vốn nước ngoài.

Từ vị thế là cơ quan cho vay lại một cách thụ động với nghiệp vụ chỉ dừng lại ở các dự án ODA thông thường, VDB đã nỗ lực không ngừng, cải tổ cơ cấu tổ chức, tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành, từng bước tổ chức lại và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng quản lý để trở thành đầu mối quan trọng nhất của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ cho vay lại vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt trong đó có hình thức cho vay lại vốn nước ngoài mà VDB tự chịu rủi ro tín dụng theo Luật Quản lý nợ công, cùng với những nhiệm vụ huy động vốn mới.

Đến nay, nhiệm vụ cho vay lại vốn nước ngoài tại VDB đang được thực hiện theo các hình thức:

(1) Quản lý cho vay lại vốn nước ngoài thông thường (Bộ Tài chính uỷ quyền VDB cho vay lại theo từng dự án);

(2) Quản lý các chương trình tín dụng/Quỹ quay vòng có mục tiêu;

(3) Quản lý, cho vay vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài.

Các chương trình tín dụng, Quỹ quay vòng có mục tiêu, VDB chịu rủi ro tín dụng đang được VDB thực hiện như Quỹ Phà vốn Đan Mạch; Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn KfW Đức; Quỹ quay vòng cấp nước đô thị vốn WB; Chương trình cấp nước Đồng bằng sông Cửu Long vốn AFD; Chương trình sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo vốn JICA và hạn mức tín dụng giảm thiểu tác động đến môi trường do thay đổi khí hậu vốn EIB. Với những Chương trình này, đến 31/12/2015, VDB quản lý 34 dự

án với số vốn cam kết theo HĐTD đã ký là 2.343 tỷ đồng.

Các chương trình, dự án trên đã mang lại những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Những thành tựu nổi bật có thể dễ dàng nhận thấy là cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện; chất lượng y tế, giáo dục được nâng cao; công tác bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo được quan tâm đáng kể.

Việc công nhận và đánh giá cao vai trò của Ngân hàng Phát triển từ phía cộng đồng các nhà tài trợ đã tạo một bước đột phá trong công tác quản lý vốn ODA, vốn ưu đãi có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động, chức năng nhiệm vụ và tạo tiền đề cho xây dựng chiến lược phát triển lâu dài của hệ thống VDB.

Một là, với tư cách là cơ quan cho vay lại ODA lớn nhất, VDB đã được các nhà tài trợ cấp ODA viện trợ không hoàn lại để nâng cao năng lực thẩm định, phân tích và quản lý dự án thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, WB và AFD. Hỗ trợ kỹ thuật này không những nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ VDB mà còn giới thiệu, bổ sung cho VDB kiến thức về phương thức quản lý tiên tiến, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế.

Hai là, góp phần huy động vốn nước ngoài phục vụ cho đầu tư phát triển nói chung nhằm đáp ứng mục tiêu đầu tư của quốc gia, đặc biệt trong đó có việc huy động vốn để phát triển những ngành mới mang tính chiến lược và đột phá vào các trọng tâm phát triển, tuy còn non trẻ nhưng có những tác động tích cực đối với mục tiêu phát triển bền vững như phát triển đường cao tốc, tiết kiệm năng lượng, chống biến đổi khí hậu...

Tính đến nay, VDB đã huy động được các nguồn vốn nước ngoài từ các nhà tài trợ KEXIM (200 triệu USD), KfW (100 triệu USD) cho dự án đường ô tô cao tốc cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… Hiện đang tiếp tục huy động từ các nhà tài trợ khác như Standard ChaterBank và CACIB cho dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (450 triệu USD), và từ US Exim - JP Morgan cho dự án điện gió Bạc Liêu (85 triệu USD).

Ba là, khẳng định vai trò công cụ của Chính phủ trong việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nước; thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế thế giới thông qua công tác cho vay lại vốn nước ngoài.

VDB xác định rõ chủ trương và quyết tâm cao trong việc tranh thủ cơ hội, luôn khẳng định VDB là tổ chức tài chính dẫn đầu về năng lực quản lý nguồn vốn này, mở ra kênh huy động vốn nước ngoài và là con đường để VDB tiến tới hội nhập quốc tế. VDB đã và đang xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng như công nghệ thông tin… để có thể huy động, tiếp nhận và quản trị có hiệu quả nghiệp vụ cho vay lại vốn nước ngoài, đặc biệt là đối với hình thức quản lý Chương trình có mục tiêu, góp phần đưa VDB tiến tới tự chủ tài chính theo đúng định hướng phát triển hiện nay.

Với những thành tích, sự tiến bộ trong thời gian qua, nghiệp vụ quản lý cho vay lại vốn nước ngoài đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của cả hệ thống VDB, mang lại uy tín, vị thế của VDB trong hệ thống tài chính Quốc gia, trong quan hệ với cộng đồng tài chính quốc tế. Sự đóng góp đó đã khẳng định đây là nghiệp vụ mang tầm quan trọng chiến lược trong hoạt động của VDB hiện tại và tương lai.

33Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 34: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Giai đoạn 2006-2016, VDB đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn, tài sản

phát huy vai trò là ngân hàng chính sách - công cụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Tập trung được nguồn vốn đầu tư các dự án trọng điểm của Chính phủ, các dự án trong lĩnh vực nông, lâm - nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng tại các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; thực hiện được vai trò là kênh hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp trong những giai đoạn khác nhau của nền kinh tế trong nước, đồng thời, mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Để có được những thành công đó, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và các Bộ, ngành cũng như sự phối hợp, giúp đỡ của chính quyền các cấp, các doanh nghiệp…, tập

thể Đảng ủy, Ban Lãnh đạo và cán bộ, viên chức VDB đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác cán bộ: Đây chính là nhân tố quyết định trong việc tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Thống nhất cao trong tư tưởng và hành động, Ban Thường vụ Đảng ủy VDB, Ban lãnh đạo VDB đã thường xuyên chỉ đạo và có các giải pháp đúng đắn, quan tâm kịp thời tới công tác tổ chức cán bộ, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao, đồng thời, hướng tới xây dựng được một tổ chức bền vững và đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Trên cơ sở kế thừa nguồn nhân lực có kinh nghiệm quản lý, điều hành thực thi chính sách tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước từ các tổ chức tiền thân: Tổng Cục đầu tư phát triển, Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia và Quỹ Hỗ trợ phát triển trước đây,

mỘT SỐ VẤN đỀ VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘgiai đoạn 2006-2016

Trải qua 10 năm thành lập đi vào hoạt động, trong điều kiện nền kinh tế, tài chính tiền tệ thế giới và trong nước có những biến chuyển bất lợi đối với hoạt động của ngành tài chính ngân hàng, với sự nỗ lực, không ngừng phấn đấu, hệ thống VDb đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư phát triển.

� BaN Tổ CHứC CáN Bộ, vDB

Ảnh: Internet

34 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 35: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

đội ngũ cán bộ của VDB đã không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao qua từng giai đoạn.

Tính đến thời điểm tháng 03/2016, toàn hệ thống VDB có gần 2.700 cán bộ, viên chức (CBVC), tăng 30% so với thời điểm thành lập, trong đó, 92% CBVC đạt trình độ từ đại học trở lên. Chất lượng nguồn nhân lực luôn được quan tâm, coi trọng từ khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đến sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm. Trong đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá cán bộ được đặt lên hàng đầu. Cán bộ sau tuyển dụng được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật…, kết hợp các đợt công tác biệt phái tại cơ sở qua đó vừa nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời tiếp cận, tích lũy các kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng tốt yêu cầu vị trí công việc đảm nhận. Công tác đánh giá cán bộ đã được cụ thể hóa với nhiều tiêu chí đa chiều, phản ánh chất lượng và phân loại được cán bộ theo từng nhóm từ đó có các giải pháp, chế tài thiết thực chấn chỉnh, động viên cán bộ rèn luyện, tu dưỡng nâng cao chất lượng thực thi công vụ.

Bên cạnh đó, với chính sách khuyến khích và thu hút nguồn nhân lực, Đảng ủy, Ban lãnh đạo VDB luôn chỉ đạo sát sao trong việc xây dựng cơ chế phân phối chi trả tiền lương đảm bảo theo hướng: Tiền lương phải ổn định được đời sống cho cán bộ viên chức, đồng thời, tạo động lực khuyến khích, động viên cán bộ viên chức nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và đóng góp nhiều hơn cho hệ thống.

Có thể nói, trong chặng đường 10 năm qua, công tác tổ chức cán bộ đã được Đảng ủy, Ban lãnh đạo VDB quan tâm, chú trọng, không

ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo để thích ứng, phù hợp với tình hình thực tế triển khai nhiệm vụ của Ngành nói riêng cũng như tình hình hoạt động của ngành ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đó, công tác cán bộ tại VDB thời gian qua cũng còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là:

- Việc xác định và giao biên chế chưa gắn với chỉ tiêu năng suất lao động và khối lượng công việc phát sinh của từng đơn vị; các chỉ tiêu nhiệm vụ giao cho các đơn vị chưa xem xét đánh giá đúng mức đến khả năng, năng lực thực tế của đội ngũ cán bộ.

- Công tác bố trí, sử dụng cán bộ tại một số đơn vị chưa thật sự khoa học, có nơi thừa, nơi thiếu hoặc không phù hợp với chuyên ngành đào tạo, sở trường, năng lực của cán bộ. Công tác đánh giá cán bộ vẫn còn tình trạng chủ quan, cảm tính, cả nể dẫn đến những khó khăn nhất định trong bố trí sử dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm và chi trả lương.

- Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận còn hạn chế, không sẵn sàng được nguồn cán bộ thay thế khi có những biến động, đặc biệt là đối với các vị trí lãnh đạo cấp cao của VDB.

- Chưa có kế hoạch mang tính chiến lược trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt đối với cán bộ quy hoạch lãnh đạo các cấp. Kế hoạch, nhu cầu đào tạo hàng năm chưa phản ánh đúng nhu cầu và yêu cầu thực tiễn; việc đánh giá cán bộ sau đào tạo còn nhiều bất cập.

- Công tác phân phối, chi trả tiền lương vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thâm niên công tác và mang tư tưởng bao cấp, do đó, việc chi trả tiền lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân chưa được thực hiện nghiêm túc.

Từ thực tiễn nêu trên, mặc dù công tác cán bộ tại VDB thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, bất cập cần được khắc phục, sửa đổi trong thời gian tới để thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu theo chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013, cụ thể là: Hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo đó, công tác tổ chức cán bộ cần tập trung một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như sau:

Một là, tăng cường vai trò, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể trong công tác tổ chức cán bộ.

- Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng và cán bộ quản lý các cấp về vai trò, tầm quan trọng của công tác cán bộ trong hoạt động của hệ thống và của từng đơn vị. Thống nhất thực hiện vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác cán bộ; phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội trong thực thi công tác cán bộ, bảo đảm khách quan, công tâm, minh bạch.

- Thủ trưởng, Bí thư cấp ủy các đơn vị phải thấy được vai trò, trách nhiệm cá nhân trong công tác tổ chức cán bộ tại đơn vị ở cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tăng cường thực hiện phân cấp về công tác quản lý cán bộ gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác quản lý cán bộ theo phân cấp.

Hai là, rà soát, sắp xếp lại mô hình tổ chức bộ máy tại Hội sở

35Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 36: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

chính cũng như mạng lưới các chi nhánh với các mục tiêu sau:

- Đảm bảo tinh gọn với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và cơ chế phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các đơn vị trong hệ thống từ Hội sở chính đến các chi nhánh và ngược lại.

- Đánh giá lại mô hình hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc và trực thuộc trong toàn hệ thống, đảm bảo tăng tính chuyên môn hóa và tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được giao.

- Xác định danh mục vị trí việc làm tại Hội sở chính và các chi nhánh, Sở giao dịch, trên cơ sở đó, xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm…

Ba là, đổi mới công tác quản lý cán bộ, rà soát, hoàn thiện kịp thời các quy chế quản trị nội bộ, các cơ chế chính sách liên quan đến công tác quản trị nhân lực.

- Phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành của Nhà nước để ban hành quy định, hướng dẫn thống nhất về công tác quản lý cán bộ tại VDB, tạo hành lang pháp lý đồng bộ trong xây dựng các quy định quản trị nội bộ về

công tác tổ chức và cán bộ trong hệ thống VDB.

- Từng bước đổi mới phương thức quản lý cán bộ khoa học hơn nhằm phát huy năng lực, sở trường của CBVC trong quá trình quản lý, thực thi công vụ; coi trọng kết hợp giữa cán bộ lớn tuổi, vững vàng về chuyên môn, giàu kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất tốt, được đào tạo cơ bản, năng động, có tính quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác nhân sự, lao động tiền lương. Nghiên cứu áp dụng phương thức, biện pháp tiên tiến trong quản trị nhân sự, phát triển các phần mềm hỗ trợ quản lý.

Bốn là, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn của VDB gắn liền với nhiệm vụ và kế hoạch, chiến lược hoạt động của hệ thống theo từng thời kỳ:

- Phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ thực trạng, có lộ trình thực hiện và phù hợp với tầm nhìn dài hạn, phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Quy hoạch đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn sâu, có kiến thức bổ trợ tốt đảm bảo thực hiện hiệu quả định hướng phát triển và mục tiêu hoạt động của VDB trong từng thời kỳ. Ưu tiên các mảng hoạt động chính: dự báo và phân tích chính sách, thẩm định, quản lý tín dụng, quản trị rủi ro, kiểm tra, giám sát.

Năm là, xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, khuyến khích, động viên CBVC kịp thời, tạo môi trường làm việc hiệu quả:

- Hoàn thiện chế độ chi trả tiền lương phù hợp nhằm đảm bảo sự công bằng giữa cống hiến với đãi ngộ, tập trung cho những khâu then chốt, những khâu mang tính quyết định nhưng ngược lại cũng có chế độ xử phạt nghiêm minh khi cán bộ được giao nhiệm vụ không hoàn thành nhiệm vụ.

- Nâng cao tính thực tiễn và vai trò của công tác thi đua khen thưởng, phát động các phong trào thi đua thiết thực, tạo động lực để CBVC phấn đấu; qua đó phát hiện các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt để khen thưởng, phổ biến, nhân rộng kịp thời trong hệ thống.

- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch để CBVC yên tâm công tác, có cơ hội phấn đấu, học hỏi và thăng tiến.

Với các giải pháp đề xuất nêu trên, cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan cùng sự đoàn kết, đồng lòng, nhất trí của Đảng ủy, Ban lãnh đạo VDB và tập thể CBVC, VDB sẽ ngày càng khẳng định được vai trò và sự phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

36 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 37: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Và trong cái được ấy, giống như một quy luật - cũng phải có cái mất, cái chưa vui ở thời điểm hiện tại.

Nhưng nếu có ai đó nhìn thấy cái mất mát, chưa vui của một đứa trẻ lên mười với tuổi thọ được xác định tới 99 năm cuộc đời, để vội buồn lo, chán nản thì liệu có phù hợp với quy luật “Hết mưa là nắng hửng lên thôi” chăng?!

Như chúng ta biết trong bất cứ hoàn cảnh nào, niềm tin là điều quan trọng nhất, nhưng trước hết là tin ở chính mình. Tự mình giải quyết vấn đề của mình chứ không phải kêu ca phàn nàn, tại, bởi…. để rồi trở nên thờ ơ, vô tâm, vô cảm thậm chí trách cứ để rồi chỉ biết đòi hỏi mà quên hỏi “Mình đã làm gì cho VDB trong mười năm qua?!”

Thật lòng, tôi vô cùng khâm phục những người anh, người lãnh đạo của chúng ta qua các thời kỳ đã lao tâm, khổ tứ dốc hết bản lĩnh chèo lái con thuyền VDB qua nhiều cơn bão lớn. Và, cũng vô cùng cảm kích những con người đang ngày đêm tận tâm, tận lực trước những công việc âm thầm, lặng lẽ với muôn vàn khó khăn phức tạp mà không cần đáp lại bất cứ thứ gì, miễn sao cho con thuyền VDB vượt qua sóng to, gió lớn, cập bến an toàn…

Cảm xúc mười nămTrong những năm qua, VDb đã trở thành công cụ hữu hiệu của

Chính phủ trong triển khai, thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, góp phần tích cực vào quá trình phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. phóng viên Tạp chí HTpT đã có cuộc trò chuyện với CbVC một số đơn vị thuộc VDb, nghe họ chia sẻ về công việc, cuộc sống và những cảm xúc nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập ngành.

ĐặNG MiNH QuâNPhó Trưởng Văn phòng Đại diện tại TP. HCM

Còn nhớ cách đây 10 năm, đúng vào ngày sinh nhật Bác 19/05/2006, ai nấy đều hào hứng trong tư thế bước sang chặng đường mới để

tiếp tục bước những bước đầu tiên trên con đường chưa quen, nhưng đầy hứa hẹn, với niềm tin sẽ gieo trồng được nhiều hoa thơm trái ngọt.

Cũng không thể nào quên, các vị lãnh đạo của chúng ta đã có nhiều nỗ lực, cân nhắc, trăn trở và thành công trong việc tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển trước đây thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sánh vai với các nước trong thời kỳ hội nhập, phát triển…

Sau mười năm nhìn lại, thấy điều ta làm được rất nhiều, nhiều không phải chỉ góp phần đắc lực trong công cuộc CNH - HĐH đất nước; kiến tạo nên cuộc sống an lành thịnh vượng cho người dân, mà còn ở chỗ đã tạo dựng được tiền đề và tên tuổi của một ngân hàng chính sách có quy mô lớn. Mà nếu không có nó, biết đâu đã có những “chỗ trống” ở đâu đó trên đất nước này. Nhưng, cái được hơn cả theo tôi là chúng ta đã dám đương đầu với thử thách; trong đó có những thử thách chưa lường trước được lại vượt quá sức chịu đựng mà vẫn còn đứng vững trước phong ba bão táp.

Tập thể CBVC Văn phòng đại diện VDB tại TP. Hồ Chí Minh

37Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 38: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Mừng tuổi mới � TrầN THị NgọC Hoa

Chi nhánh vDB Khu vực Nam Định - Hà Nam

Tháng Năm hòa niềm vui chungNgân hàng Phát triển lớn cùng nước non

Mười năm một dạ sắt sonToàn Ngành góp sức, vẹn tròn trước sau

Cho vay xuất khẩu, đóng tàuLãi suất thấp, thời hạn lâu, vốn nhiều

Không vì lợi nhuận mục tiêuChăn nuôi, thủy sản, trồng điều, cà phê…

Phát triển giáo dục, làng nghềKênh mương, thủy điện, nước về vùng sâu

Bệnh viện giảm tải tuyến đầuCao tốc trải rộng, xây cầu vượt sông

Công nghiệp hỗ trợ tăng phầnChuyển dịch cơ cấu, giải ngân mọi miền

Gia tăng giá trị đồng tiềnĐầu tư phát triển xây thêm hạ tầng

Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanhĐông vui bến cảng chuyển hàng muôn nơi

Mừng Ngành thêm một tuổi đờiNgân hàng Phát triển rạng ngời sức xuân

An sinh xã hội góp phầnVùng cao ba huyện ân cần sẻ chia

Nhớ người vì nước năm xưaThả hoa tưởng nhớ đò đưa đêm ngày

Dẫu rằng gian khó hôm nayCàng cao ý chí, càng dày quyết tâm

Chung tay, chung sức mười nămNgân hàng Phát triển nâng tầm, xứng tên

Công trình, nhà máy vươn lênNgân hàng Phát triển vững bền tương lai

Mười năm một chặng đường dàiHướng ra biển lớn chung tay xây đời

Cơ chế mới mở ra rồiTăng thêm nguồn vốn khắp nơi mong chờ

Hiện thực hóa những ước mơPhát triển bền vững, ngọn cờ vươn xa

Ngân hàng Phát triển của taTự hào tên gọi sao mà thân thươngMười năm trên một chặng đường

Sen hồng dâng Bác ngát hương cho đời.

38 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 39: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

thành phố Đà Nẵng và 01 phòng Giao dịch đặt tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/5/2015.

Tôi vào công tác tại VDB từ khá lâu (từ thời Cục Đầu tư Phát triển Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây) với rất nhiều kỷ niệm trong quá trình công tác, nhưng có lẽ việc thành lập Chi nhánh VDB Khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng lần này đã để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh

TrươNG VăN MiNHTrưởng phòng Tổng hợp, Chi nhánh

VDB KV Quảng Nam - Đà Nẵng

Thực hiện Đề án tái cơ cấu lại hoạt động VDB giai đoạn 2013 - 2015, Chi nhánh VDB

Khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở giải thể, sắp xếp lại Chi nhánh VDB Đà Nẵng và Chi nhánh VDB Quảng Nam theo Quyết định số 165/QĐ-VDB ngày 17/4/2015 của Tổng Giám đốc VDB, có trụ sở chính tại

NGuyễN THọ TĩNH Trưởng phòng Tín

dụng - Chi nhánh VDB Lai Châu

Đôi khi đồng cảm k h ô n g

được tạo bởi sự trường kỳ của thời gian mà chỉ cần trong một vài khoảnh khắc. Đôi khi chúng ta cảm thấy được xích lại gần nhau hơn, chỉ cần những phút giây cùng nhìn về một hướng.

Thấm thoắt đã hơn 12 năm gắn bó với Ngành, 10 năm với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), không phải là dài với một đời người nhưng với bản thân tôi đó là một quãng thời gian rất khó quên. Có thể thấy rằng với những người trẻ tuổi ngày nay nhất là ở các thành phố lớn, thay đổi công việc không có gì là lạ. Họ không thể cảm nhận được sự gắn bó, đoàn kết và chứng kiến sự phát triển từng ngày của một tập thể lớn. Và tôi, tự thấy mình may mắn biết bao khi được hòa chung niềm vui lớn ở Ngân hàng Phát triển để cảm thấy ta càng lớn mạnh và trưởng thành hơn và cũng lý giải được rằng vì sao tôi yêu VDB đến vậy.

Nhớ lại buổi ban đầu, Chi nhánh được thành lập năm 2004 (Khi đó là Quỹ Hỗ trợ phát triển) cũng giống như các cơ quan, ban, ngành của tỉnh mới, phải đi thuê nhà vừa để làm vừa để ở, cơ sở vật chất thiếu là cụm từ nói chung. Tất cả như cộng dồn khó khăn để thử thách những người chèo lái con thuyền Chi nhánh VDB Lai Châu cũng như toàn bộ thuỷ thủ

đoàn. Nếu chỉ cần một chút xao lòng, một tia do dự có thể con thuyền ấy sẽ không bao giờ tới đích bởi những nhiệm vụ được giao ngày càng nặng nề và bức thiết hơn, chẳng khác nào lũ thượng nguồn gặp cơn mưa lớn. Nhưng nhớ lại buổi đầu ấy mới thấy Chi nhánh đã bước qua một đoạn đường khá vất vả và đã đạt được những thành công đáng tự hào trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiện nay dư nợ tín dụng đầu tư tại Chi nhánh đạt trên 7.000 tỷ đồng, không có nợ quá hạn và lãi treo; thanh toán vốn ủy thác dự án thủy điện Sơn La gần 3.500 tỷ đồng; trong công tác giải ngân cho vay chủ yếu để thực hiện bồi thường, di dân, tái định cư giải phóng lòng hồ các dự án thủy điện lớn trên địa bàn, đây là nhiệm vụ đặc thù, phức tạp nhưng Chi nhánh luôn song hành để kịp thời giải ngân cho các dự án, đã góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương di chuyển an toàn về người và tài sản cho trên 9.000 hộ tái định cư với gần 45.000 nhân khẩu, thực hiện bố trí lại dân cư, tổ chức lại sản xuất gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều hộ dân đã có vốn đầy đủ, kịp thời để tiếp tục làm ăn có cuộc sống ổn định, để đồng bào thêm yên tâm, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đồng thời đã đáp ứng cơ bản được mục tiêu của Chính phủ “nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và khẳng định vị thế của đơn vị trước chính quyền địa phương, nhưng để làm được điều đó là cả sự nỗ lực, đoàn kết, thống nhất trong ý chí và hành động của tập thể cán bộ viên chức trong Chi nhánh.

Kỷ niệm 10 năm thành lập VDB với bao cảm xúc, một trang mới được mở ra, hành trang của mỗi thành viên lại thêm một dấu ấn khó phai mờ. Bạn hãy tin như vậy và hãy cùng tôi phấn đấu, để được cống hiến và để được nỗ lực với đại gia đình Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

39Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 40: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

địa bàn...), với biết bao kỳ vọng, mục tiêu mới để cùng vươn lên phía trước.

Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; cũng là năm kỷ niệm 10 năm thành lập VDB, chúng ta tin tưởng rằng đội ngũ cán bộ viên chức VDB sẽ luôn đồng tâm, bứt phá, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, để VDB ngày một phát triển vững mạnh, góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ hội nhập.

Quảng Nam vốn dĩ có một lịch sử gắn bó rất lâu đời, đã qua nhiều lần nhập - tách (với nhiều tên gọi: Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Tín, Đà Nẵng, Quảng Đà); có nhiều người Đà Nẵng vào công tác tại Quảng Nam và cũng có nhiều người Quảng Nam đang công tác tại Đà Nẵng, nhưng dù như thế nào đi nữa, thì tình cảm giữa họ vẫn sâu sắc và rất đậm chất người xứ Quảng. Chi nhánh Khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng ngày hội ngộ cũng tràn đầy tình cảm ấm cúng ấy, đó là mối quan hệ khăng khít, tình cảm trong công việc và trong đời thường. An cư lạc nghiệp, nhưng việc an cư đâu thể một sớm một chiều và

giảm nghèo nhanh và bền vững thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ. Mang theo về là sự ám ảnh về một vùng đất cằn cỗi, xác xơ, nỗi day dứt nhớ nhung những con người hoang sơ, ngày ngày chỉ biết vác cuốc lên nương trồng ngô, trồng sắn… Và cả những câu chuyện về các cán bộ được điều động lên huyện, để gây dựng tất cả từ con số 0. Tôi thấy cán bộ trẻ là mình như “cá cảnh” ấy, còn phải rèn luyện nhiều lắm, ngoài công việc chuyên môn.

Từ 2009, VDB thực hiện chính sách quyên góp mỗi tháng 1 ngày lương cho 3 huyện tỉnh Lào Cai, cho đến nay vẫn duy trì việc làm đầy nhân văn đó. Có người cho rằng nên thôi, có người ý kiến nên giảm, vì thu nhập anh em thấp quá rồi. Còn tôi, thiết nghĩ, mình khó một thì đồng bào khó mười, mình rách thì đồng bào nát, ủng hộ một phần thu nhập của mình sẽ góp phần tạo cơ hội đổi đời cho đồng bào khó khăn…

Kỷ niệm 10 năm thành lập VDB, cũng là chặng đường 7 năm Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ chính trị theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, tôi nguyện góp sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của VDB cũng như Chương trình 30a nói riêng. Bồi đắp tình yêu nghề, yêu ngành, yêu quê hương đất nước, luôn sẵn sàng trong hiện tại và tin tưởng vào tương lai!

Xin chúc cho VDB luôn có đội ngũ những cán bộ trẻ đầy tâm huyết và nhiệt thành kế cận tiếp bước các thế hệ đàn anh!

ĐặNG QuỳNH LiêN Văn phòng Đảng ủy

VDB

Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước

mơ, hoài bão riêng của mình. Tôi cũng thế, với tấm bằng đại học chuyên ngành kế toán trong tay, tôi bước chân vào VDB với những ấp ủ của cuộc đời. Thấm thoắt đã được 9 năm…

Những ngày đầu lạ lẫm và bỡ ngỡ, nhưng được sự dìu dắt của các các đồng nghiệp đi trước, tôi đã dần dần nắm vững nghiệp vụ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như nhanh chóng hòa nhập với môi trường cơ quan. Có thể nói, VDB như ngôi nhà thứ 2 của tôi, gắn bó với tôi trong từng kỷ niệm, từng sự kiện của cuộc đời mình. Đây là nơi cho tôi nhiều cơ hội mới để trải nghiệm và thử sức trong những môi trường khác nhau.

Năm 2009, chuyến công tác đầu tiên trong đời là đi về huyện Si Ma Cai, đây là một trong ba huyện nghèo của tỉnh Lào Cai theo Chương trình hỗ trợ

sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước, nhưng trên hết là chỉ trong thời gian ngắn ngủi, mọi người đã biết đùm bọc, chia sẻ buồn vui, cùng vượt qua khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Có lẽ chính vì vậy mà sau khi thành lập, Chi nhánh đã ổn định tổ chức bộ máy, hoạt động theo mô hình mới sớm được thông suốt. Năm 2015, kết quả đạt được của Chi nhánh tuy còn khá khiêm tốn, nhưng cùng với sự chuyển mình của toàn hệ thống VDB, mô hình chi nhánh khu vực đi vào hoạt động đã mở ra tiền đề mới (mở rộng địa bàn hoạt động, khai thác được ưu và lợi thế của từng

40 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 41: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Mở ra các con đường và hướng phát triển mới Hiện tại, đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

đã được Chủ đầu tư đưa vào vận hành khai thác được gần nửa năm. Con đường đang từng bước tạo động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là vấn đề phát triển kinh tế du lịch khu vực này. Từ con đường này sẽ tiếp tục mở ra các con đường khác, mở ra những hướng phát triển mới.

Đây là trục giao thông quan trọng kết nối Thủ đô Hà Nội với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc - cảng Lạch Huyện. Tuyến đường cũng góp phần hiện đại hóa hạ tầng giao thông phía Bắc cùng với các tuyến cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên; đến tháng 6/2017, khi có thêm 25 km cao tốc từ Hải Phòng đến Hạ Long và đường Tân Vũ ra cảng nước sâu Lạch Huyện sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh cả khu vực Bắc bộ.

Nằm trong quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc của Việt Nam, tuyến đường này cùng với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai nằm trên tuyến hành lang đường bộ châu Á, ASEAN, thuộc khuôn khổ hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và khuôn khổ hợp tác “Hai hành lang, một vành

đai” Việt Nam - Trung Quốc, kết nối cảng biển quan trọng phía Bắc Việt Nam với các tỉnh phía Nam Trung Quốc... góp phần tăng khối lượng lưu thông hàng hóa, du lịch, dịch vụ giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.

Và chỉ sau vài năm nữa, khu vực mà con đường đi qua sẽ được phát triển mạnh các khu công nghiệp dọc tuyến, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội lớn. Đặc biệt, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, nhìn con đường cao tốc an toàn, tiện ích như thế chắc chắn sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực này nhiều hơn.

Về những đóng góp mà con đường sẽ mang lại cho địa phương, ông Lê Văn Thành - Bí thư Thành ủy thành phố Hải Phòng, cho biết: Chúng tôi thật sự vui mừng về sự kiện khánh thành đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Năm 2016, rất nhiều chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cảng cần phải có sự tham gia, đóng góp của con đường huyết mạch này. Giao thương giữa Hải Phòng với toàn bộ các tỉnh phía Bắc đã được khai thông, mở rộng, liên hoàn, đồng bộ. Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ là trung điểm kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Quốc lộ 1, Quốc lộ 18, rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng.

Tôi hát về những con đườngBốn mùa tình yêu xanh thắmTôi hát về những con ngườiBàn tay mở đường đi tớiQuê hương Việt Nam bao la theo những con đường...

(Hát về những con đường - Phạm Hồng Sơn)

Cao tốc Hà Nội - Hải PhòngCON ĐƯỜNG CỦA HIệN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

41Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 42: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Nắm bắt cơ hội, Hải Phòng đã triển khai và tới đây sẽ khánh thành Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi, đẩy mạnh tiến độ xây dựng công trình Cảng Quốc tế Lạch Huyện, công trình đường cao tốc ven biển, cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, mở rộng Quốc lộ 10. Đồng thời, Hải Phòng cũng đang áp dụng các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư và tạo mọi thuận lợi để các doanh nghiệp thi công các khu du lịch lớn, tầm cỡ khu vực như Khu vui chơi giải trí lớn nhất miền Bắc tại Đảo Vũ Yên, Khu du lịch cao cấp Đảo Hòn Dấu, Khu du lịch văn hóa tâm linh cửa sông Bạch Đằng và triển khai một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương và hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, trong đó có đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thành phố Hải Phòng sẽ bước vào thời kỳ phát triển mới, xứng đáng là trung điểm giao thương quốc tế của các tỉnh phía Bắc, là thành phố của thời kỳ hội nhập quốc tế.

Còn đối với những người dân được đi trên tuyến đường cao tốc mới, họ cảm thấy con đường mới sao đẹp và yêu thế, không chỉ bởi vì “đường rộng, đẹp, hiện đại, xe đi nhanh mà êm ru”, mà quan trọng là: “Thế là từ nay đi Hải Phòng - Hà Nội sẽ nhanh hơn, sẽ không còn phải ngao ngán trước cảnh ùn tắc hàng giờ trên Quốc lộ 5”; “Rồi đây các khu công nghiệp sẽ mọc lên, giúp nhân dân quê mình có thêm việc làm ngay trên quê hương, có thể sáng đi làm tối về nhà, có thêm thời gian chăm sóc gia đình, kinh tế được cải thiện, thật là tốt biết bao”...

Và với những người xa quê, con đường cao tốc mới khiến họ vui mừng vì quê hương mỗi ngày một đổi mới. Họ “cảm ơn con đường mới, con đường phát triển”.

Nhiều khó khăn, gian khổ trong quá trình thực hiện Tính đến thời điểm hiện tại, cao tốc Hà Nội - Hải

Phòng đang là tuyến đường hiện đại nhất Việt Nam. Tuyến đường hiện đại nhất do quy mô lớn nhất với 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp; tốc độ lớn nhất 120km/h; kết cấu mặt đường tốt nhất với những vật

liệu tiêu chuẩn cao. Tuyến đường được thiết kế bởi Liên danh tư vấn YOOSHIN-KPT (Hàn Quốc) và TEDI (Việt Nam); Tổng Công ty đường cao tốc Hàn Quốc thẩm tra thiết kế kỹ thuật; dự toán được Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng thẩm tra; Tư vấn giám sát là Liên danh Meinhardt International (Úc) và Tư vấn xây dựng Nhật - Việt, được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước tổ chức nghiệm thu. Đây có thể coi là tuyến đường mẫu về chất lượng, là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với tổng mức đầu tư trên 45 nghìn tỷ đồng, được Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước thực hiện; Tổng Công ty Đầu tư tài chính và phát triển hạ tầng Việt Nam (Vidifi) làm chủ đầu tư.

Lần đầu tiên ở Việt Nam có chuyện một Ngân hàng đi làm đường, lại là con đường giao thông quan trọng kết nối Thủ đô Hà Nội với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc; con đường sẽ giúp giảm phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 5, giải quyết quá tải, giảm ùn tắc, hỗ trợ sự phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư nước ngoài vào khu vực, bởi vậy, mục tiêu chất lượng, hiệu quả luôn được đặt nên hàng đầu. Theo Ông Đào Văn Chiến, Chủ tịch HĐQT Vidifi: Con đường là một công trình kiên cố nên bản thân những người trực tiếp thực hiện luôn tâm niệm phải dốc sức làm việc bằng tất cả trí tuệ, trái tim và cả niềm tự hào.

Tuyến đường được khởi công xây dựng từ tháng 5/2008 và khánh thành thông xe toàn tuyến vào tháng 12/2015. Hơn 7 năm thực hiện xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, VDB và Chủ đầu tư đã vượt qua rất nhiều khó khăn, rất nhiều gian khổ trong quá trình thực hiện Dự án.

Khó khăn trước hết là chuyện thu xếp nguồn vốn. Tháng 3/2007, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho VDB chủ trì cùng một số ngân hàng thương mại huy động vốn và triển khai đầu tư xây dựng Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức xây dựng

42 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 43: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

- kinh doanh - chuyển giao (BOT). VDB đã góp 51% vốn điều lệ, cùng với các cổ đông khác thành lập Công ty cổ phần là Vidifi làm Chủ đầu tư Dự án. Ngày 29/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-TTg về một số cơ chế chính sách thí điểm đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Theo đó, VDB thu xếp vốn cho Vidifi vay để thực hiện đầu tư Dự án; VDB được huy động vốn trong nước và nước ngoài theo Luật Các tổ chức tín dụng để cho Vidifi vay lại theo nguyên tắc ngân sách không phải cấp bù lãi suất; được Chính phủ bảo lãnh các khoản vay nếu phía nước ngoài có yêu cầu Chính phủ bảo lãnh. Tháng 5/2008, Dự án được chính thức khởi công. Tuy nhiên, khi Dự án triển khai cũng là lúc nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng lên 18-20%, đã làm trượt giá Dự án một cách “chóng mặt”. Nhiều Ngân hàng tham gia góp vốn đã thoái vốn; nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia đầu tư các tiểu dự án buộc phải bỏ dở, nhưng VDB và Vidifi vẫn quyết tâm thực hiện, hoàn thành bằng được Dự án. Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cũng hết sức quan tâm, thường xuyên chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho Dự án.

Nhưng khó khăn lớn và nan giải là vấn đề giải phóng mặt bằng liên quan đến 47 nghìn hộ dân, trải dài ở 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng). Tổng số diện tích đất thu hồi toàn tuyến là 1.430 ha. Để thực hiện Dự án, phải di dời hơn 1.250 hộ dân với 7.700 người, khoảng 480 cột điện, một số cột điện 500kV, gần 8.000 ngôi mộ, xây dựng lại 60 km kênh mương. Trên tuyến có 39 vị trí giao cắt là cầu vượt hoặc hầm chui, 106 cống dân sinh và 164 km đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương, 9 cầu lớn vượt sông với tổng chiều dài 4,5 km cùng rất nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật về điện, nước, viễn thông, thủy lợi…

Khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, quá trình thực hiện lại có sự thay đổi về chính sách đất đai, cho nên nhiều khó khăn, phức tạp. VDB và Vidifi

phải mất khoảng thời gian dài để nghiên cứu rất kỹ những vấn đề về chế độ chính sách để đền bù một cách thỏa đáng nhất cho người dân trong khu vực Dự án. VDB và chủ đầu tư Vidifi đã chủ động báo cáo, phối hợp và đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tại các địa phương trong vùng Dự án. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể đã tích cực ủng hộ và trực tiếp vào cuộc ở những nơi khó khăn nhất, giải thích cho người dân biết về chủ trương, chính sách Nhà nước, lợi ích chung của Dự án; bàn với dân cách làm có hiệu quả nhất và mời dân cùng tuyên truyền, cùng vận động cộng đồng đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Tuy vậy công việc giải phóng mặt bằng cũng phải kéo dài tới hơn 4 năm; Bắt đầu giải phóng mặt bằng từ 2008, đến 2011 mới được 95%. Nhiều năm liền xử lý, nhưng không có bất cứ điều tiếng khiếu kiện gì, đó là một sự thành công không hề nhỏ.

Còn nhiều khó khăn khác nữa, như Dự án phải vận chuyển vật liệu ở xa, rải rác nhiều nơi, với khối lượng nhiều (31 triệu khối), trong thời gian ngắn, vừa vận chuyển vừa phải nâng cấp đường, làm các đường gom để vận chuyển, vận chuyển xong lại sửa chữa, hoàn trả lại đường cho dân. Rồi vấn đề kỹ thuật xử lý với những đoạn đường khó; những vấn đề liên quan đến luật pháp, pháp lý…

Có thể nói, tuyến đường hoàn thành là thành quả từ biết bao mồ hôi, công sức, sự cố gắng, nỗ lực của VDB, của Chủ đầu tư Vidifi, của các nhà thầu, tư vấn giám sát, của tập thể CBVC và những người lao động từ những ngày đầu bỡ ngỡ “cắm tuyến lội đồng” vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho đến ngày khánh thành. Bài học lớn mà VDB và chủ đầu tư tổng kết từ thực tiễn tổ chức thực hiện dự án, là: đánh giá đầy đủ thuận lợi, khó khăn, lường trước những rủi ro có thể xảy ra; biết điểm mạnh điểm yếu của chính mình để tranh thủ tối đa sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và các tổ chức quần chúng trong vùng Dự án; phát huy được trí tuệ, nhiệt tình và sức sáng tạo của đội ngũ CBVC.

Với VDB và Chủ đầu tư Dự án, việc hoàn thành tuyến đường cũng chỉ mới là thành công một nửa. Trước mắt và lâu dài, thành công của Dự án còn là việc phải thu hồi đầy đủ vốn đầu tư theo Hợp đồng BOT đã ký kết với Bộ Giao thông vận tải; những yêu cầu cấp thiết về quản lý, khai thác hiệu quả tuyến đường; cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài có tiềm năng để thoái dần vốn đầu tư... Tất cả những điều đó đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm cao cùng sự chủ động của VDB và chủ đầu tư Vidifi, với cách nghĩ, cách làm phù hợp với chính sách Nhà nước, thị trường và yêu cầu hội nhập.

� miNH NgọC (Tổng hợp)

Ảnh: TL

43Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 44: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Các chính sách TDĐT luôn được chú trọng sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp định

hướng đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ, cũng như giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn triển khai chính sách.

1. Đánh giá chính sách TDĐT của Nhà nước giai đoạn 2006 - 2011:

Trong giai đoạn này chính sách đầu tư Nhà nước có nhiều thay đổi lớn, đánh dấu bước ngoặt quan trọng này là sự ra đời của VDB. Ngày 19/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (Quỹ HTPT).

VDB ra đời, mô hình hoạt động, chức năng nhiệm vụ được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chính sách đầu tư Nhà nước giai đoạn này. Cụ thể như: (i) Chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình tổ chức tín dụng Nhà nước thay vì mô hình tổ chức tài chính Nhà nước như trước đây của Quỹ HTPT; (ii) Vốn điều lệ được bổ sung thêm 7.000 tỷ đồng tăng lên mức

10.000 tỷ đồng; (iii) Được bổ sung thêm nhiều hình thức huy động vốn, giảm tỷ lệ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (ví dụ, được phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định pháp luật ); (iv) Được bổ sung thêm các nhiệm vụ đẩy mạnh hợp tác quốc tế (ví dụ, tham gia hệ thống thanh toán quốc tế phục vụ các hoạt động của VDB theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT và TDXK)...

Không chỉ thay đổi tổ chức thực hiện chính sách, chính sách TDĐT trong giai đoạn này cũng được điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp với biến động của nền kinh tế:

Chính sách TDĐT thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ: Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về TDĐT và tín dụng đầu tư (TDXK) của Nhà nước; Các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách TDĐT của Bộ Tài chính: Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ

Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về TDĐT và TDXK của Nhà nước; Thông tư số 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về TDĐT và TDXK của Nhà nước. Và các văn bản quy phạm của VDB: Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/09/2007 của Hội đồng quản lý VDB về Quy chế cho vay vốn TDĐT của Nhà nước; Quyết định số 54/QĐ-HĐQL ngày 19/12/2007 của Hội đồng quản lý VDB về Quy chế Hỗ trợ sau đầu tư; Quyết định số 76/QĐ-HĐQL ngày 20/12/2007 của Hội đồng quản lý VDB về Quy chế Bảo lãnh TDĐT; Quyết định số 21/QĐ-HĐQL ngày 11/05/2009 của Hội đồng quản lý VDB về Sửa đổi bổ sung một số nội dung các quy chế về TDĐT, TDXK của Nhà nước.

Ngoài ra, chính sách TDĐT còn được thực hiện theo quy định tại các văn bản: Nghị định 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương và 03 thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 138/2007/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành(1).

Điểm nổi bật của chính sách TDĐT giai đoạn này là đã bước đầu xây dựng danh mục các dự án vay vốn TDĐT, tập trung nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho các dự án đầu tư phát triển thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, thông qua đó tác động tích cực tới tăng trưởng

ĐÁNH GiÁ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦu Tư CỦA NHà NƯớC GIAI ĐoẠN 2006 - 2016

� TS vũ QuốC DũNg & ThS ĐiNH NgọC LiNH

Trong những năm gần đây, nguồn lực tài chính thực hiện chính sách TDĐT của nhà nước (TDĐT) đã tăng lên. Trong 10 năm trở lại đây, chính sách TDĐT được thực hiện qua 2 kênh chính, ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (Quỹ ĐTpT).

Ảnh: TL

44 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 45: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

kinh tế và xuất khẩu; góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Những thay đổi trong cơ chế chính sách đối với VDB nói riêng và TDĐT nói chung đã đem lại những thành công nhất định. TDĐT thực hiện thông qua kênh VDB trong giai đoạn 2006 - 2011 tăng trưởng khá mạnh, bình quân gần 17%/năm, đạt gấp hơn 2 lần so với thời điểm 2006(2).

Tuy nhiên, chính sách TDĐT theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP trong quá trình triển khai đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, cụ thể như:

Thứ nhất, theo quy định tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP, VDB được thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh TDĐT, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên nghiệp vụ bảo lãnh TDĐT chưa thực sự phát huy hiệu quả do doanh nghiệp áp dụng hình thức này vừa phải trả lãi suất vay thương mại cho các TCTD vừa phải trả phí bảo lãnh cho VDB nên không được hưởng ưu đãi bằng so với hình thức vay vốn trực tiếp của VDB.

Thứ hai, danh mục các dự án vay vốn TDĐT thường xuyên bị thay đổi(3) gây khó khăn cho chủ đầu tư do nhiều chủ đầu tư đã lập xong dự án nhưng do Nhà nước thay đổi chính sách nên không thuộc đối tượng được thụ hưởng. Bên cạnh đó, danh mục dự án theo ngành nghề, lĩnh vực hoặc theo địa bàn đầu tư ban hành theo Nghị định số 106/2008/NĐ-CP chưa có quy định đối tượng được vay gắn với quy mô của dự án, điều này làm giảm mức độ tập trung vào trọng điểm đầu tư, dẫn đến gây áp lực về vốn đối với VDB.

Thứ ba, theo quy định của Nghị định số 106/2008/NĐ-CP, lãi suất cho vay TDĐT được xác định trên cơ sở lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng với 1% (theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP là lãi suất TPCP cộng 0,5%). Lãi suất TDĐT bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ % do Bộ Tài chính quyết định. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế (đặc biệt là trong những năm 2008 - 2009), lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ tăng cao, cơ chế lãi suất không linh hoạt và chưa

mang tính thị trường này khiến việc giữ mức lãi suất TDĐT của Nhà nước ở mức hỗ trợ phát triển kinh tế gặp phải khó khăn.

Ngoài ra, quy định giữ cố định lãi suất TDĐT của Nhà nước từ khi ký kết hợp đồng tín dụng đầu tiên cũng đã tỏ ra khá cứng nhắc không phù hợp với diễn biến thị trường, có sự chênh lệch khi Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất bổ sung. Việc duy trì mức lãi suất ưu đãi trong một thời gian dài và không điều chỉnh kịp thời phù hợp với diễn biến của thị trường đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không tích cực huy động các nguồn vốn tự có và các nguồn khác, đồng thời cũng làm gia tăng gánh nặng cấp bù đối với ngân sách Nhà nước trong bối cảnh lãi suất cho vay NHTM giai đoạn này liên tục tăng cao. Xuất phát từ những vướng mắc đó, chính sách TDĐT đã từng bước được hoàn thiện trong giai đoạn tiếp theo (từ năm 2012 đến nay).

2. Đánh giá chính sách TDĐT của Nhà nước từ năm 2012 đến nay:

Trong giai đoạn này, nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP Chính phủ đặt ra cho giai đoạn 2011 - 2015 là bình quân mỗi

Ảnh: Ma Linh

45Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 46: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

năm khoảng 7 - 8%/năm, thì tổng mức đầu tư toàn xã hội của nước ta mỗi năm ước tính khoảng 40% GDP. Trong khi đó, theo tính toán của các cơ quan, vốn TDĐT Nhà nước sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng đầu tư xã hội để hỗ trợ cho kênh đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, chính sách TDĐT theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP đã bộc lộ thêm nhiều điểm không còn phù hợp. Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện chính sách TDĐT ngày càng trở nên cấp thiết.

Trong bối cảnh đó, Ngày 30/8/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về TDĐT và TDXK của Nhà nước (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/10/2011) thay thế cho Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. Sau đó, Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về TDĐT và TDXK của Nhà nước và Nghị định số 133/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về TDĐT và TDXK của Nhà nước nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách TDĐT Nhà nước.

Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành 04 thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách TDĐT Nhà nước theo quy định tại Nghị định

75/2011/NĐ-CP: Thông tư số 35/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 75/2011/NĐ-CP về TDĐT và TDXK của Nhà nước; Thông tư số 126/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 77/2013/TT-BTC quy định lãi suất cho vay TDĐT, TDXK của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư; Thông tư số 108/2014/TT-BTC quy định lãi suất cho vay TDĐT, TDXK của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư và gần đây nhất là Thông tư số 189/2014/TT-BTC quy định lãi suất cho vay TDĐT, TDXK của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư.

VDB cũng đã tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm trên cơ sở quy định chính sách TDĐT trong giai đoạn mới của Chính Phủ: Ngày 30/6/2011, Hội đồng quản lý VDB đã ban hành Quyết định số 46/QĐ-HĐQL sửa đổi, bổ sung một số Quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; ngày 06/11/2013, Hội đồng quản lý VDB đã ban hành Quyết định số 93/QĐ-HĐQL Sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay vốn TDĐT của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007, Quyết định số 46/QĐ - HĐQL ngày 30/6/2011 của HĐQL VDB.

Bên cạnh đó, chính sách TDĐT Nhà nước giai đoạn này tiếp tục được tập trung thực hiện qua kênh Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (Quỹ ĐTPT) theo quy định của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Về cơ bản, các quy định về chính sách TDĐT được quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ - CP đã khắc phục các hạn chế tồn tại trong chính sách cũng như những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách trong giai đoạn trước. Cụ thể như:

Một là, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP đã loại bỏ hình thức tín dụng bảo lãnh TDĐT, sự điều chỉnh này không chỉ giảm bớt hình thức chưa phát huy hiệu quả, mà vừa tránh được sự trùng lặp về chính sách bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn NHTM phục vụ sản xuất kinh doanh quy định tại Quyết định 14/2009/QĐ-TTg và 60/2009/QĐ-TTg.

Hai là, đối với cơ chế lãi suất được quy định thực hiện theo nguyên tắc lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt

Ảnh: TL

46 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 47: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

động của VDB. Nguyên tắc này hướng tới mục tiêu đảm bảo cho VDB có thể bù đắp đủ chi phí huy động vốn bình quân, trang trải các chi phí hoạt động và tiến tới tự chủ về tài chính, giảm bớt số với cấp bù từ ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay cũng được quy định “điều chỉnh theo từng lần giải ngân” để đảm bảo cân đối giữa mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Ba là, danh mục dự án được vay vốn đầu tư Nhà nước được điều chỉnh tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Đối tượng được vay vốn TDĐT đã được thu hẹp khá nhiều(4), để tránh việc đầu tư dàn trải, giảm bớt áp lực huy động vốn cho VDB.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chính sách TDĐT vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả và tính lan tỏa của chính sách. Cụ thể như:

(i) Về đối tượng cho vay, do chính sách ưu đãi TDĐT thông qua kênh VDB thường thay đổi trong vòng 2 - 3 năm, nên nhiều

chủ đầu tư lập dự án xong thì lại không thuộc đối tượng thụ hưởng theo danh mục mới. Còn đối với TDĐT của quỹ ĐTPT, danh mục đối tượng cho vay thuộc Nghị định 138/2007/NĐ-CP quy định còn hạn chế về lĩnh vực, có những dự án lĩnh vực trọng điểm của địa phương muốn đầu tư (ngoài kết cấu hạ tầng) nhưng không thuộc đối tượng Quỹ được cho vay đầu tư. Việc quy định danh mục các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng KT-XH chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến cách hiểu và vận dụng thực hiện còn nhiều vướng mắc.

(ii) Cơ chế lãi suất TDĐT qua VDB còn chưa linh hoạt do khả năng cấp bù của NSNN có hạn nên, có những thời điểm lãi suất của VDB chậm phản ứng với những diễn biến thay đổi của lãi suất thị trường.

(ii) Thời hạn cho vay tối đa của VDB là 12 năm nên đối với những dự án lớn có thời gian hoàn vốn dài, đặc biệt là các dự án trồng rừng công nghiệp - cây cao su có vòng đời dự án trên 15 năm, thì thời hạn cho vay tối đa 12 năm cũng ảnh hưởng tới hiệu quả dự án và khả năng thanh toán nợ.

Những điểm vướng mắc trong

chính sách TDĐT Nhà nước hiện nay đang được tiếp tục hoàn thiện, tháo gỡ trong Dự thảo Nghị định sửa đổi và bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP theo hướng phù hợp với các văn bản hướng dẫn Luật các tổ chức tín dụng, hướng dần theo khung pháp lý chung về cho vay thu nợ tại các ngân hàng thương mại, tình hình kinh tế xã hội thời kỳ mới...

Đánh giá chung cho thấy, chính sách TDĐT trong 10 năm qua đã từng bước được hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh của từng thời kỳ. Vốn TDĐT Nhà nước đã đóng vai trò quan trọng hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và năng lực sản xuất của nền kinh tế trong thời gian qua, góp phần thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu và định hướng phát triển của Nhà nước, tập trung vốn thực hiện chủ trương xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà ở, bảo vệ môi trường… góp phần nâng cao dịch vụ công và đảm bảo an sinh xã hội.

CHú THíCH1. Ba thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 138/2007/NĐ-CP do Bộ

Tài Chính ban hành: Thông tư 139/2007/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; Quyết định 07/2008/QĐ-BTC ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho các quỹ đầu tư phát triển địa phương; Thông tư 49/2009/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với quỹ đầu tư phát triển địa phương.

2. Đến cuối năm 2011, VDB quản lý cho vay gần 2.500 dự án với số vốn theo hợp đồng tín dụng gần 200.000 tỷ đồng, trong đó dự nợ các dự án trong nước chiếm khoảng 50% tổng dư nợ. Vốn tín dụng Nhà nước trong giai đoạn này đã thực hiện các chương trình cố hóa kênh mương, chương trình tôn nền vượt lũ và hạ tầng cụm tuyến dân cư vùng đồng bằng Sông Cửu Long… Hỗ trợ thực hiện quản lý cấp phát, thanh toán các dự án Thủy điện Sơn La; cho vay đầu tư quốc lộ 78 sang Capuchia, đường 2E sang Lào, các dự án đầu tư trồng cây cao su, nhà máy điện tại Lào, Đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng... Bảo lãnh gần 300 dự án và 1.700 phương án sản xuất kinh doanh với số vốn lên tới gần 16.000 tỷ đồng; hộ trợ sau đầu tư cho gần 3.000 dự án với tổng số vốn hỗ trợ theo hợp đồng cho cả dự án gần 4.000 tỷ đồng (tổng số vốn đầu tư của các dự án được hỗ trợ vào khoảng 160.000 tỷ đồng)

Nguồn: Phạm Văn Bốn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo & Nghiên cứu khoa học VDB (2013), “Đánh giá hiệu quả hoạt động TDĐT của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay”

3. Trong giai đoạn này có 21 văn bản khác nhau bổ sung lĩnh vực được vay vốn TDĐT tại VDB: 7 Nghị định của Chính phủ, 10 Quyết định

của Thủ tướng, 2 Thông báo kết luận của Thủ tướng, 2 công văn của Thủ tướng.

4. Nếu như trước đây, danh mục các dự án chỉ được phân chia theo ngành nghề, lĩnh vực hoặc theo địa bàn đầu tư (Nghị định 151/2006/NĐ-CP, Nghị định 106/2008/NĐ-CP), đến Nghị định 75/2011/NĐ-CP đã được giới hạn lại, gắn với quy mô của dự án, theo đó, tập trung chủ yếu vào các dự án trọng điểm nhóm A, B.

Tài Liệu THAM KHảo:- Nghị định 151/2006/NĐ-CP về TDĐT và TDXK của Nhà nước.- Nghị định 106/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 151/2006/NĐ-CP về

TDĐT và TDXK của Nhà nước.- Nghị định 75/2011/NĐ-CP về TDĐT và TDXK của Nhà nước.- Nghị định 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về

TDĐT và TDXK của Nhà nước.- Nghị định 133/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 54/2013/NĐ-CP bổ

sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về TDĐT và TDXK của Nhà nước.- Website Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB http://www.vdb.gov.

vn/- Báo cáo khảo sát Viện CL&CSTC (2013), “Đánh giá tính hình thực

hiện chính sách TDĐT của Nhà nước”.- Lê Thị Thùy Vân, Vũ Nhữ Thăng (2014), “Chính sách TDĐT của Nhà

nước: Một số đánh giá và khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 92.

47Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 48: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Mô hình hoạt động của VDB là ngân hàng chính sách nhưng chính sách

hoạt động của VDB không vi phạm các thông lệ quốc tế trong hoạt động hỗ trợ. Bảo đảm hội nhập sâu nhưng các chính sách hỗ trợ phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam vẫn phải thực hiện nên việc thành lập VDB tại thời điểm đó là cần thiết.

VDB cũng như các tổ chức khác, môi trường hoạt động bên ngoài sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức để phát triển. Môi trường bên ngoài gồm môi trường vĩ mô và môi trường ngành. Bài viết này điểm lại một số ảnh hưởng của diễn biến môi trường ngành tức là môi trường hoạt động của hệ thống ngân hàng tác động đến hoạt động của VDB trong 10 năm vừa qua và những động thái của VDB trong khuôn khổ một ngân hàng chính sách.

Đối với hệ thống ngân hàng trong nước, 10 năm vừa qua có thể được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn 2006 - 2008: là giai đoạn mở rộng nhanh chóng các ngân hàng thương mại (NHTM) về số lượng (giai đoạn mở rộng); giai đoạn 2009 - 2011: các ngân hàng hoạt động trong giai đoạn kinh tế bất ổn; giai đoạn từ 2011 đến nay: giai đoạn này bắt đầu từ Hội nghị lần thứ 3, BCH TW Đảng khóa XI với chủ trương tái cấu trúc hệ thống NHTM và các tổ chức

tài chính (giai đoạn tái cơ cấu). Trong bối cảnh đó, VDB vừa phải chuyển tiếp từ Quỹ Hỗ trợ phát triển (DAF) sang hoạt động theo hình thức ngân hàng vừa phải hội nhập nhanh vào cộng đồng khối ngân hàng nhưng phải duy trì hoạt động như một tổ chức tài chính của Nhà nước dưới sự giám sát và điều tiết của Chính phủ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, bốn lĩnh vực quan trọng nhất do Nhà nước chi phối là lãi suất, sở hữu vốn, chỉ tiêu hoạt động hàng năm và những lĩnh vực, địa bàn, sản phẩm mà Chính phủ muốn phân bổ vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2006 cũng là thời điểm mở rộng thứ hai của hệ thống NHTM (giai đoạn thứ nhất bắt đầu năm 1994). Mở đầu bằng việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cơ cấu các NHTM cổ phần để mở rộng phạm vi hoạt động của các ngân hàng này trên toàn quốc. Song song với đó là việc thành lập mới các NHTM. Làn sóng này chỉ kết thúc vào cuối năm 2008. Việc thành lập ồ ạt các NHTM kéo theo nhu cầu nhân sự ngành ngân hàng, chạy đua trong huy động vốn và cho vay. Cộng hưởng với những bất ổn tài chính thế giới, lạm phát đã xuất hiện vào cuối năm 2007.

Lúc đó, VDB hoạt động theo cơ chế quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. VDB đã hoàn

thành việc xây dựng khung văn bản pháp lý để đảm bảo hoạt động chuyển tiếp từ DAF sang. Một loạt cơ chế điều hành được ban hành trong thời gian này và đến nay vẫn còn áp dụng như Quy chế tổ chức hoạt động của các Chi nhánh, Quy định về chế độ làm việc của VDB, Quy định về văn hóa, văn minh công sở trong hệ thống VDB… Tuy nhiên, VDB phải đối phó với tình trạng chảy máu chất xám trên diện rộng từ Hội sở chính cho đến các Chi nhánh. Thêm vào đó, là việc khách hàng chiếm dụng vốn do chênh lệch lãi suất vay giữa VDB và NHTM, tín dụng xuất khẩu (TDXK) bị hạn chế do diễn biến tỷ giá bất lợi...

Trước tình hình đó, VDB đã thực hiện một số giải pháp liên quan đến nhân sự như hỗ trợ chi phí đào tạo, bổ sung hệ số chi khuyến khích đối với một số CBVC có bằng đại học thứ hai, sau đại học hoặc có trình độ ngoại ngữ… Một loạt các giải pháp thu nợ được triển khai quyết liệt, tránh để khách hàng chiếm dụng vốn. VDB đã ban hành quy định mức sàn tổng mức đầu tư, thời hạn cho vay và mức trần mức vốn cho vay các dự án vay vốn TDĐT được tiếp nhận thẩm định, tăng cường cảnh báo, giám sát. Đối với TDXK, VDB quy định tối thiểu tỷ lệ tài sản bảo đảm tiền vay đối với khách hàng mới khi cho vay. Đồng thời, VDB bắt đầu phân loại khách hàng,

Mười năm đồng hànhCùNG Hệ THốNG NGâN HàNG ViệT NaM

năm 2006, ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) được thành lập cũng là thời điểm Việt nam đang hoàn thành cơ bản việc đàm phán gia nhập WTO.

� ThS. ĐặNg BíCH LoaNChi nhánh vDB Kv Quảng Nam - Đà Nẵng

48 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 49: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

tranh thủ tối đa các nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP), đa dạng hóa hình thức huy động vốn, chú trọng cân đối, điều chuyển vốn giữa Hội sở chính và Chi nhánh. Vượt qua được giai đoạn này, VDB đã chuyển tiếp và bắt nhịp linh hoạt với diễn biến của chính sách tiền tệ và thực tiễn môi trường để gia nhập hệ thống ngân hàng với mô hình hoạt động riêng. Cũng trong thời điểm này, Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2008/NĐ-CP điều chỉnh bổ sung chính sách TDĐT theo hướng nới rộng biên độ lãi suất cho vay so với lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm và thu hẹp một số ngành thuộc nhóm kết cấu hạ tầng và bổ sung danh mục cho vay các dự án sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Giai đoạn hai, giai đoạn kinh tế bất ổn, bong bóng cổ phiếu xuất hiện. Chính phủ yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện các giải pháp tiền tệ, góp phần ngăn chặn suy giảm sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Trên cơ sở đó, VDB bắt đầu bảo lãnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã vay vốn NHTM để thực hiện phương án kinh doanh và dự án đầu tư (bảo lãnh). Hàng loạt công việc được VDB thực hiện như xây dựng quy chế, cơ chế bảo đảm tiền vay, phân cấp bảo lãnh… Công tác thu nợ tiếp tục được chú trọng và trên hết là việc cân đối nguồn vốn. VDB chính thức giao cho các Chi nhánh tự cân đối 5% nguồn vốn trên số vốn giải ngân mới phát sinh (trừ một số chương trình của Chính phủ).

Giai đoạn ba, giai đoạn tái cơ cấu. Trong giai đoạn này, bất động sản chính thức đóng băng, nợ xấu các NHTM gia tăng, các NHTM gặp một số khó khăn trong thanh khoản. Một số NHTM buộc phải cơ cấu lại.

Còn VDB, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, VDB cắt giảm kế hoạch

giải ngân để kiềm chế lạm phát. Theo đó, VDB đã phân loại nhóm các dự án ưu tiên giải ngân hoặc được tiếp nhận thẩm định trong năm 2011. Đồng thời, lạm phát diễn biến phức tạp, lãi suất NHTM vẫn ở mức cao, doanh nghiệp kiệt quệ, ảnh hưởng đến công tác thu nợ toàn hệ thống. VDB tiếp tục duy trì chính sách ưu tiên cho thu nợ, xử lý nợ, tăng cường giám sát chủ đầu tư, phân loại nợ.

Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP thay thế Nghị định 151/2006/NĐ-CP. Một số cơ chế mới được áp dụng như tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án, lãi suất cho vay được tính theo lãi suất bình quân các nguồn vốn và chi phí hoạt động của VDB (trước đây là cộng biên độ so với lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm) và điều chỉnh theo từng lần giải ngân, đặt ra giới hạn tín dụng cho vay… Đến cuối năm 2012, VDB lại điều hành theo hướng ưu tiên cho tăng trưởng tín dụng.

Ngày 28/02/2013, Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, VDB vẫn là ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. VDB phải tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp. Trước mắt, VDB hoạt động theo cả 02 Luật: Luật Ngân sách Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng và tái cơ cấu hoạt động. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB. Có thể hiểu trong giai đoạn này, Chính phủ đã mở rộng một số quyền hạn cho VDB nhưng cũng nỗ lực tạo khung pháp lý đảm bảo cho hoạt động của VDB an toàn hơn với mục tiêu hạn chế và sửa đổi những nội dung chưa phù hợp ảnh hưởng

không nhỏ đến hoạt động của VDB trong thời gian qua. Đến nay, VDB đã bước đầu hoàn thành sắp xếp bộ máy tổ chức và thực hiện một số hoạt động để triển khai Chiến lược đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, cùng với hệ quả của hoạt động trên toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 10 năm vừa qua, VDB không tránh khỏi những khó khăn. Trong một số thời điểm, chính sách của Chính phủ trong hoạt động có độ trễ nhất định đã làm VDB mất cơ hội ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ.

Bài viết này không đi sâu đánh giá thành tựu hoặc tổng kết giai đoạn; mà chỉ phản ánh hoạt động của VDB trong diễn biến khốc liệt của môi trường ngành ngân hàng trong 10 năm vừa qua để nhìn nhận một cách khách quan những công việc mà VDB đã làm. Điều muốn mọi người cùng chia sẻ, đó là chúng ta có quá nhiều khác biệt với các NHTM, nhưng chúng ta phải sống chung và cùng phát triển với cả hệ thống NHTM, không thể đứng riêng rẽ. Chúng ta có một hệ thống khung pháp lý và cơ chế giám sát điều hành riêng của Chính phủ không có nghĩa là chúng ta đứng ngoài cuộc và trông chờ. Mà chúng ta phải tùy thuộc vào khung chính sách đó để sử dụng nguồn lực và năng lực riêng, dựa vào những sự khác biệt đó để thiết lập mục tiêu, giải pháp trong từng giai đoạn như chúng ta đã làm trong suốt 10 năm vừa qua.

Tin tưởng trong thời gian tới, tập thể lãnh đạo và CBVC toàn hệ thống VDB sẽ vượt qua khó khăn thách thức của môi trường hoạt động để từng bước cải tiến toàn bộ hệ thống, nâng cao chất lượng nhân sự, tối ưu hóa mọi nguồn lực để không ngừng phát triển, hội nhập bền vững.

49Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 50: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, SGDI không ngừng lớn mạnh cả về quy

mô và địa bàn hoạt động. Đến nay với tổng số 217 CBVC (tăng hơn 100 CBVC và 4 phòng so với thời điểm thành lập), SGDI được tổ chức hoạt động theo mô hình là đơn vị trực thuộc Hội Sở chính - VDB, thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển (TDĐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước và các nhiệm vụ khác của hệ thống trên địa bàn Thủ đô cùng các tỉnh: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và một số tỉnh, thành phố khác trong nước.

Trong quá trình hoạt động, SGDI luôn xác định sứ mệnh của mình là đơn vị đầu tàu của hệ thống VDB trong việc thực hiện

thắng lợi nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, thực hiện có hiệu quả vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước nhằm phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế quan trọng, các vùng khó khăn góp phần thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn được giao phụ trách nói riêng và của đất nước nói chung.

MỘT Số KẾT QuẢ ĐạT ĐưỢC Giai ĐoạN 2006 - 2015

Trong mười năm qua, SGDI luôn là đơn vị có dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn Ngành (hiện nay SGDI quản lý tổng số vốn tín dụng trên 110.000 tỷ đồng gấp 11,5 lần so với năm mới thành lập, chiếm trên 30% số dư nợ toàn hệ thống), sẵn sàng

nhận các nhiệm vụ khó, nhiệm vụ thí điểm của hệ thống, tổ chức thành công việc đi đầu triển khai xây dựng mô hình chi nhánh khu vực của hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; trong đó có thể kể đến:

Một là, thực hiện tốt chính sách TDĐT và TDXK; nhiều nhiệm vụ đặc thù trên địa bàn vùng Thủ đô và các dự án trải dài trên cả nước, các dự án đầu tư ra nước ngoài.

Nhiệm vụ tín dụng đầu tư:Mười năm qua, SGDI đã cung

ứng trên 54.000 tỷ đồng cho gần 400 dự án đúng đối tượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, các dự án hoàn thành đi vào hoạt động có hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho người

Nỗ LựC PHấN Đấu XứNG DaNH Là ĐơN Vị ĐẦu Tàu thực hiện chính sách TDĐT của Nhà nước

� Lê miNH TrọNg giám đốc Sở giao dịch i, vDB

ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) được thành lập ngày 19/5/2006, đúng vào dịp kỷ niệm sinh nhật bác Hồ kính yêu. Theo đó, ngày 01/7/2006, Sở giao dịch - VDb (SgDi) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội.

50 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 51: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

lao động, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Cuối năm 2015, tổng dư nợ vốn TDĐT tại SGDI trên 43.000 tỷ đồng chiếm khoảng 39% tổng dư nợ TDĐT toàn Ngành; tỷ lệ nợ xấu 1,33%; tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt trên 11% so với năm 2014. Trong đó:

Trong lĩnh vực công nghiệp: SGDI đã cho vay 71 dự án: có 22 dự án điện (thủy điện; truyền tải điện; trạm biến áp; SX thiết bị điện); 09 dự án dệt may, 12 dự án cơ khí; 06 dự án xây dựng; 22 dự án sản xuất khác. Tổng mức đầu tư gần 66.000 tỷ đồng; Số vốn vay theo hợp đồng tín dụng gần 11.000 tỷ đồng; Số vốn đã giải ngân thực tế gần 9.500 tỷ đồng. Các dự án hoàn thành góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu điện cho Quốc gia; tạo công ăn việc làm cho gần 7.000 người lao động, tăng nộp ngân sách hàng năm trên 650 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng - giao thông vận tải, nước sạch: SGDI đã thực hiện cho vay 30 dự án với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng; Số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết 4.500 tỷ đồng. Các dự án hạ tầng giao thông đưa vào sử dụng tăng lưu lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ vận tải đường sắt, hàng không, đường bộ, đường thủy và phát triển, nâng cấp hệ thống giao thông Quốc gia và Các dự án cấp nước sạch hoàn thành tăng công suất trên 1.000.000m3/ngày đêm đáp ứng nhu cầu phục vụ nước sạch cho các khu vực dân cư trên địa bàn.

Trong lĩnh vực truyền thông và bưu chính viễn thông: SGDI đã cho vay xây dựng Đài truyền hình kỹ thuật số VTC với tổng mức đầu tư: 531 tỷ đồng, số vốn vay đã ký hợp đồng tín dụng: 355 tỷ đồng; cho vay đầu tư dự án phóng vệ tinh Vinasat 1 và Vinasat 2 với số

vốn vay theo hợp đồng tín dụng gần 1.900 tỷ đồng/tổng mức đầu tư hơn 9.300 tỷ đồng. Các dự án hoàn thành nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mới, thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực công nghệ truyền thông, tăng cường đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao; củng cố an ninh an toàn cho mạng viễn thông Quốc gia, thúc đẩy ngành vệ tinh viễn thông Việt Nam, phục vụ chiến lược phát triển kinh doanh trong lĩnh vực thông tin vệ tinh.

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Thực hiện chương trình KCHKM, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề, SGDI đã thực hiện giải ngân trên 2.100 tỷ đồng trên địa bàn hoạt động của SGDI đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp lên 20% hàng năm, hoàn thành trên 1.300 km đường giao thông nông thôn.

Trong lĩnh vực xã hội hóa y tế: thực hiện chủ trương giảm tải các bệnh viện công và xã hội hóa y tế của Chính Phủ và Bộ Y tế, SGDI đã thực hiện cho vay đầu tư 06/11 bệnh viện công, 01 bệnh viện tư và 03 nhà máy bào chế và sản xuất dược phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội. Tổng mức vốn cung ứng cho lĩnh vực y tế gần 1.300 tỷ đồng/tổng mức đầu tư các dự án 2.400 tỷ đồng; đến nay đã có 4/6 Bệnh viện công hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, nâng công suất phục vụ khám chữa bệnh lên hơn 2.500 gường bệnh, đáp ứng được cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân vùng Thủ đô, đưa ngành y tế phát triển hiện đại với kỹ thuật và công nghệ mới.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề: Đã có 26 dự án trường học và dạy nghề vay vốn đầu tư tại Sở Giao dịch I, nhiều dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và phát

huy hiệu quả cao như: Trường tiểu học dân lập và PTTH cấp II & III Nguyễn Siêu, Trường tiểu học DL và THCS Đoàn Thị Điểm, Trường tiểu học và THCS chất lượng cao Mùa Xuân, Trường Việt Úc, Trường Ban Mai, Trường Quốc tế Thăng Long, Trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Hòa Bình; Trường dạy nghề dân lập Thăng Long, TT đào tạo nghề và sát hạch lái xe Hùng Vương… với tổng mức đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp các trường học gần 1.800 tỷ đồng; Số vốn SGDI đã giải ngân đầu tư cho các dự án gần 500 tỷ đồng. Các dự án hoàn thành tăng năng lực đào tạo, đào tạo nghề hàng năm cho khoảng 25.000 học sinh, hơn 10.000 sinh viên và 20.000 học viên.

Trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài: SGDI là đơn vị đi đầu trong hệ thống trong thực hiện nghiệp vụ cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đầu tư các dự án ra nước ngoài: Dự án xây dựng Trụ sở mới chính quyền Thủ đô Viên Chăn; Xây dựng 02 nhà máy thủy điện Xekaman1 và Xekaman3 tại Lào với tổng mức đầu tư 11.700 tỷ đồng, số vốn vay theo hợp đồng tín dụng 3.360 tỷ đồng, trong đó dự án Xekaman3 đã hoàn thành phát điện hòa vào lưới điện Quốc gia và bổ sung thêm nguồn năng lượng thiếu hụt cho nước bạn Lào. SGDI cũng đang tiếp tục đầu tư cho vay dự án khai thác muối mỏ tại Lào do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư. Các dự án do SGDI cho vay đầu tư tại Lào góp phần thắp sáng tình hữu nghị Việt - Lào, củng cố, vun đắp mối quan hệ thủy chung bền vững và tốt đẹp giữa 2 dân tộc.

Đặc biệt SGDi đã được VDB tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý, cho vay dự án đường ô tô Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng:

Nhận thức rõ nhiệm vụ đặc biệt quan trọng được Thủ tướng Chính phủ giao cho VDB tổ chức thực

51Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 52: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

hiện đầu tư, thu hồi vốn, SGDI đã nỗ lực làm tốt vai trò trong công tác quản lý cho vay, đáp ứng đúng tiến độ của dự án. Tổng số vốn SGDI đã giải ngân cho dự án đến nay là: 32.023 tỷ đồng, thu nợ gốc lãi hơn 11.000 tỷ đồng. Cuối năm 2015 dự án đã hoàn thành, thông xe toàn tuyến, là tuyến đường cao tốc hiện đại nhất tham gia vào hệ thống giao thông của Việt Nam, góp phần giảm tải lưu lượng giao thông trên Quốc lộ 5 cũ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu: Hoạt động TDXK của SGDI đã bám sát mục tiêu được Chính phủ và VDB giao, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến các mặt hàng phục vụ xuất khẩu như gạo, chè, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ… sang thị trường châu Âu, châu Mỹ với tổng số vốn là 22.309 tỷ đồng. Cuối năm 2015, dư nợ bình quân trên 3.700 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 5,1% so với cuối năm 2014. Mặt khác, SGDI còn thực hiện chương trình đặc biệt của Chính phủ xuất khẩu gạo và máy tính sang Cuba. Hàng năm, SGDI cho Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc vay xuất khẩu gạo sang Cuba từ 300.000 đến 400.000 tấn gạo góp phần hỗ trợ Chính phủ Cuba giải quyết về lương thực trong giai đoạn bị cấm vận.

Quản lý nguồn vốn nước ngoài cho vay lại (vốn oDA): SGDI đang quản lý, cho vay 88 chương trình, dự án với tổng số vốn giải ngân trên 70.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% tổng số vốn giải ngân ODA của toàn Ngành. Tính đến cuối năm 2015, dư nợ trên 63.000 tỷ đồng. Vốn ODA cho vay lại tập trung vào các dự án thuộc các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng đường sắt, vận tải hàng không, sản xuất thiết bị y tế, cải tạo và xây dựng các hệ thống cấp nước sạch đô thị, cải tạo hệ thống điện nông thôn, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng

bưu chính viễn thông, xử lý rác thải sinh hoạt… Các dự án đầu tư đã phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần quan trọng thực hiện nâng cấp, cải tạo một phần cơ sở hạ tầng giao thông, đưa điện về với nông thôn, cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, cải tạo môi trường sống cho người dân.

Vốn ODA cho vay ra nước ngoài: SGDI còn thực hiện các nhiệm vụ chính trị, góp phần củng cố, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia, thông qua việc cho vay vốn ODA đầu tư ra nước ngoài với hai dự án: dự án Xây dựng đường 78 - Campuchia và dự án đường 2E - Lào, với số vốn giải ngân đạt 65 triệu USD, đến nay hai dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Đây là những con đường chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh vùng biên giới của 3 nước.

Hai là, thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: Cho vay ủy thác; Cấp phát ủy thác; Bảo lãnh; Hỗ trợ sau đầu tư (HTSĐT); Cho vay trả nợ lương và BHYT; Cho vay xúc tiến

Với việc quản lý, giải ngân kịp thời từ nguồn vốn cho vay ủy thác của Bộ Tài chính, thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu thiết bị thủy điện Sơn La giá trị 400 triệu USD, SGDI đã góp phần thúc đẩy dự án hoàn thành vượt tiến độ 03 năm, được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đây là công trình trọng điểm Quốc gia với công suất lắp đặt 2.400MW, dự án cung cấp cho hệ thống lưới điện Quốc gia với sản lượng trung bình hàng năm 10,246 tỷ kWh, chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Kịp thời triển khai công tác bảo lãnh cho 81 doanh nghiệp nhỏ và

vừa (81 chứng thư) với tổng số vốn bảo lãnh vay NHTM khoảng 1.499 tỷ đồng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17/04/2009) góp phần thực hiện gói giải pháp kích cầu của Chính phủ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về điều kiện vay vốn nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, huy động nguồn lực tài chính vào phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong các doanh nghiệp.

Thực hiện cấp HTSĐT cho các dự án đúng đối tượng cần được khuyến khích phát triển nhưng không vay vốn TDĐT, tổng số 145 dự án với số tiền gần 401 tỷ đồng trên địa bàn vùng Thủ đô đã được SGDI cấp HTSĐT, với công cụ này SGDI là một kênh của Chính phủ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Bên cạnh đó SGDI còn thực hiện các nhiệm vụ đặc thù khác như cho vay ngắn hạn ổn định sản xuất ban đầu, cho vay trả nợ lương, bảo hiểm xã hội theo Quyết định số 87/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, kiểm soát chi và giải ngân qua tài khoản đặc biệt.

Ba là, hoàn thành công tác sáp nhập các Chi nhánh, triển khai thành công mô hình Chi nhánh Khu vực trên địa bàn vùng Thủ đô, bộ máy tổ chức đảm bảo hoạt động ổn định và có hiệu quả

Thực hiện việc tái cơ cấu hoạt động của VDB được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013, theo chủ trương hình thành Chi nhánh khu vực tại vùng Thủ đô, SGDI đã tổ chức tốt công tác nhân sự và tiếp nhận các Chi nhánh, Phòng giao dịch (PGD): Chi

52 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 53: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

nhánh Hòa Bình, Chi nhánh Vĩnh Phúc (năm 2010) và PGD Bắc Ninh (năm 2012) về SGDI theo đúng chỉ đạo của và có sự phát triển hơn so với trước khi sát nhập.

Công tác đánh giá, phân loại cán bộ và quy hoạch chức danh lãnh đạo hàng năm; xây dựng lề lối, tác phong làm việc văn minh, hiện đại và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn cán bộ chủ chốt, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ luôn được trú trọng và đạt được hiệu quả cao. Đến nay, trình độ cán bộ được nâng lên rõ rệt, số cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm trên 90% và số cán bộ có trình độ trên đại học chiếm 14% trên tổng số cán bộ.

Bốn là, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội

CBVC SGDI đã tích cực tham gia và vận động ủng hộ gần 1,3 tỷ đồng, duy trì việc ủng hộ mỗi tháng 01 ngày lương, quyên góp quà tết để ủng hộ, giúp đỡ 3 huyện nghèo và tham gia chương trình trồng rừng tại tỉnh Lào Cai.

Tích cực các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ các gia đình chính sách, ủng hộ nhân dân vùng thiên tai, lũ lụt, ủng hộ biển đảo; Ủng hộ các công trình trên quần đảo Trường Sa, tặng quà các gia đình thương binh liệt sỹ nhân ngày 27/7 hàng năm, đóng góp xây dựng Bến thả hoa bờ Bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị)...

Tổ chức các hoạt động thiết thực vào các ngày lễ trong năm: các hoạt động nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; Tết thiếu nhi, Tết Trung thu cho con em CBVC, phối hợp tổ chức thăm, tặng quà cho các đối tượng chính sách xã hội, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

Tổ chức thăm hỏi, động viên cán bộ viên chức có hoàn cảnh khó khăn, có cha mẹ, con ốm đau, bệnh hiểm nghèo; tổ chức thăm hỏi cha mẹ cao tuổi của cán bộ,

viên chức nhân dịp Tết nguyên đán; tổ chức gặp mặt tri ân cán bộ viên chức từng tham gia quân ngũ nhân các ngày lễ 27/7, 22/12 hàng năm.

Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, SGDi đạt được những thành tựu trên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

SGDI luôn nhận được sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Lãnh đạo VDB và sự hỗ trợ kịp thời, sâu sát của các Ban, Trung tâm, Văn phòng VDB và các chi nhánh VDB trên cả nước. SGDI cũng luôn nhận được sự ủng hộ trực tiếp của các Bộ, ban, ngành và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Luôn thống nhất và có quyết tâm chính trị từ Cấp ủy, Chính quyền, tổ chức Công đoàn, Đoàn thành niên trong các công tác. Thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, quy chế dân chủ, đoàn kết nội bộ, xác định rõ vai trò của người đứng đầu ở mỗi cấp trong Sở Giao dịch I, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp, phân công cụ thể khối lượng công việc đến từng tập thể và cá nhân.

Tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo SGDI luôn vững vàng, nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời chủ trương, chỉ đạo của cấp trên; lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của VDB, đồng thời có nhiều sáng tạo, đổi mới, đúng trọng tâm, trọng điểm và phù hợp tình hình của SGDI trong từng thời kỳ.

Đội ngũ cán bộ SGDI luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện cải tiến, đổi mới công tác quản trị nội bộ đã gắn kết được cán bộ, giữ được đoàn kết nội bộ.

Coi trọng công tác kiểm tra, tự kiểm tra và khắc phục sau kiểm tra được thực hiện thường xuyên.

Công tác đào tạo và tự đào tạo được coi trọng và triển khai liên tục, từng bước nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ viên chức phù hợp với mô hình mới; Đặc biệt công tác thi đua khen thưởng, công tác tiền lương luôn được SGDI chú trọng gắn với hiệu quả, nhiệm vụ trọng tâm từng thời kỳ, coi đó là đòn bẩy để động viên các tập thể và cá nhân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Những nỗ lực không ngừng, những thành tích của SGDI trong thời gian qua đã được ghi nhận bằng các hình thức khen thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và của VDB: Huân chương Lao động hạng 3 năm 2007; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2008; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2009; Bằng khen của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương; Cờ thi đua của VDB năm 2011 và nhiều năm liền SGDI đạt Tập thể Lao động xuất sắc. Những danh hiệu thi đua đó là nguồn động viên và là niềm tin để SGDI tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao trong chặng được tiếp theo

Trong giai đoạn phát triển mới, với phương châm hoạt động là “Đổi mới - Kỷ cương - Dân chủ - Phát triển”, SGDI tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực lãnh đạo, luôn xác định và xây dựng SGDI là đơn vị đầu tàu của hệ thống, hoạt động theo hướng phát triển hiệu quả và bền vững trong thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước theo nhiệm vụ được VDB giao, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển của VDB theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

53Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 54: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Trong quá trình phát triển, Tập thể CBVC Sở Giao dịch II luôn nỗ lực quyết tâm thực

hiện nhiệm vụ để hoàn thành các mục tiêu đề ra, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống.

Một số kết quả đạt đượcVề tín dụng đầu tư: Giai đoạn

2006 - 2015, Sở Giao dịch II thường xuyên quản lý cho vay khoảng 70 dự án, trong đó ký hợp đồng tín dụng mới 27 dự án với số vốn cam

kết cho vay hơn 9 nghìn tỷ đồng, dư nợ hiện tại gần 6.700 tỷ đồng. Các dự án đầu tư chủ yếu thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng, an sinh xã hội. Đến nay, phần lớn các dự án đầu tư đã hoàn thành và phát huy hiệu quả rất tốt, góp phần cùng các nguồn lực khác của xã hội giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội đất nước.

Trong đó, nổi bật có các dự án trọng điểm, như: Dự án Nhà máy

điện gió tỉnh Bạc Liêu - là dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á. Tổng mức đầu tư 5.200 tỷ đồng với tổng công suất trên 99MW chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 xây lắp 10 tuabin, giai đoạn 2 xây lắp 52 tuabin. Sau 48 tháng triển khai xây dựng, ngày 17/1/2016, Nhà máy điện gió Bạc Liêu đã hoàn thành cả hai giai đoạn, đưa vào vận hành, đấu nối và phát điện hòa vào lưới điện Quốc gia,

Sở giao dịch ii được thành lập ngày 18/6/2007 theo Quyết định số 270/QĐ-nHpT của Tổng giám đốc ngân hàng phát triển Việt nam (VDb), trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh VDb Tp.Hồ Chí Minh, để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước và các nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.

SỞ GIAO DỊCH II10 NĂm đỒNG HàNH Và PHÁT TRIỂN

� Bùi Hải DươNggiám đốc Sở giao dịch ii, vDB

54 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 55: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

cung cấp sản lượng điện 320 triệu kWh/năm.

Dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt tại Củ Chi, dự án có công suất tái chế 1.000 tấn/ngày, hoạt động từ năm 2013 đến nay, xử lý khoảng 12% lượng rác thải sinh hoạt của TP.HCM.

Dự án Hệ thống cấp nước sạch từ nguồn nước Kênh Đông - Nhà máy nước số 1 công suất 200.000m3/ngày đêm, đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2013 đến nay, góp phần đáng kể cho nhu cầu nước sạch tại Tp.HCM.

Dự án Nhà máy xử lý nước Thủ Đức công suất 300.000m3/ngày thực hiện theo hình thức BOO, đây là dự án đầu tiên thực hiện chủ trương xã hội hóa ngành cấp nước của Thành phố thực hiện mục tiêu cung cấp đủ nước sạch cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Hồng Đức 3 với quy mô 200 giường bệnh đã và đang hoạt động hiệu quả, góp phần trong việc mở rộng hệ thống dịch vụ y tế khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.

Dự án đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề Đồng An, với quy mô từ 5.000 đến 10.000 học viên/năm cũng đã đưa vào khai thác hiệu quả từ năm 2010.

Nhiều dự án xây dựng, lắp đặt đường dây tải điện như Đường dây tải điện 500KV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm; Đường dây 500KV Phú Lâm - Ô Môn; Trạm biến áp 220/110KV và Đường dây 220KV Nhà Bè - Tao Đàn; Trạm biến áp 500KV Cầu Bông và đấu nối đường dây; Đường dây 500KV Phú Mỹ - Sông Mây; Đường dây 500KV Sông Mây - Tân Định… với vốn vay hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào vấn đề cung cấp, tiêu thụ điện của TP.HCM và các tỉnh Nam bộ.

Sở giao dịch ii hiện đang quản lý gần 50 dự án vay vốn oDA với số

dư nợ hơn 25 nghìn tỷ đồng. Cũng như tín dụng đầu tư trong nước, các dự án tín dụng ODA thường tập trung vào lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cấp đô thị, xây dựng cải tạo hệ thống cấp điện, công trình cấp nước sạch… Phần lớn các dự án sử dụng vốn vay hiệu quả, trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn, hơn nữa thời gian vay vốn ODA khá dài, lãi suất thấp nên mang lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp sử dụng vốn vay.

Về bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn của NHTM, Sở giao dịch II đã tiếp nhận trên 144 hồ sơ đề nghị bảo lãnh, thẩm định và chấp thuận bảo lãnh 75 hồ sơ với số tiền chấp thuận bảo lãnh hơn 1.746 tỷ đồng. Trong đó, đã phát hành 62 chứng thư bảo lãnh với số tiền hơn 678 tỷ đồng; 58 Chứng thư đã hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh, thanh lý hợp đồng.

Cho vay tín dụng xuất khẩu cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Sở giao dịch II. Giai đoạn 2006 - 2011 Sở giao dịch II thực hiện cho vay khá hiệu quả, với doanh số cho vay - thu nợ bình quân mỗi năm đến gần 2.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tương đối khá trong hệ thống và đóng góp đáng kể vào cân đối thu chi tài chính của Ngành.

Từ năm 2012, một phần do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế, ngành xuất khẩu gặp khó khăn, một phần những bất cập cơ chế tín dụng của VDB chậm được tháo gỡ nên công tác cho vay tín dụng xuất khẩu tại Sở giao dịch II gặp nhiều khó khăn, nợ quá hạn tăng. Hiện nay, cùng với việc điều chỉnh cơ chế tín dụng, Sở giao dịch II đang tích cực tiếp cận tìm kiếm khách hàng và đã có một số dấu hiệu tích cực để có thể triển khai nhiệm vụ tốt hơn trong thời gian tới.

Bên cạnh dự án vay vốn TDĐT, TDXK, ODA,... Sở giao dịch II còn thực hiện cho vay bằng nguồn huy động ủy thác đối với 02 dự án trọng điểm của Thành phố là

dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm và dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghệ cao với số vốn giải ngân được 2.500 tỷ đồng, góp phần giải quyết khó khăn về vốn đầu tư của ngân sách TP. HCM.

Đồng thời, Sở Giao dịch II thực hiện cấp phát ủy thác cho hàng ngàn dự án trên địa bàn từ nguồn vốn Xây dựng cơ bản của các ngành như EVN, Bảo hiểm xã hội… với số vốn cấp từ năm 2006 - 2015 gần 4.200 tỷ đồng.

Xây dựng văn hóa công sởTrong quá trình xây dựng và

phát triển, Sở Giao dịch II luôn có ý thức xây dựng một hình ảnh đẹp trong tâm trí của nhiều doanh nghiệp, các Sở Ban ngành, cơ quan hữu quan trên địa bàn TP. HCM cũng như các đơn vị khác trong hệ thống.

Một nét sinh hoạt văn hóa đẹp mang tính truyền thống ở Sở Giao dịch II, là thực hiện nghi thức chào cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của mỗi tháng. Lễ chào cờ không chỉ là giây phút thiêng liêng làm sống lại quá khứ đấu tranh hào hùng của dân tộc mà còn khơi dậy lòng nhiệt huyết và khát vọng cống hiến của mỗi người. Trước cờ Tổ quốc, hát bài Quốc ca mỗi người như được tiếp thêm sức mạnh, thêm động lực khi bước vào tuần làm việc mới. Hoạt động này không chỉ nhằm tuyên truyền cho CBVC nâng cao nhận thức về ý thức phụng sự Tổ quốc, nhắc nhở mỗi người biết sống vì lợi ích cộng đồng, vì dân tộc, mà còn là dịp để mọi người thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, nhắc nhở nhau làm tốt hơn nhiệm vụ được giao; đồng thời nâng cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở.

Các hoạt động phong trào văn thể mỹ như tổ chức các giải đấu bóng bàn, tennis, hội diễn văn nghệ, trình diễn thời trang - hóa trang, hái hoa dân chủ, thi nấu ăn... cũng được tổ chức duy trì

55Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 56: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

thường niên tại đơn vị nhằm tăng cường rèn luyện sức khỏe, tạo không khí vui tươi phấn khởi và tăng tình đoàn kết trong toàn thể cán bộ viên chức. Khi sinh hoạt tập thể, dù mỗi người thể hiện hoạt động khác nhau nhưng tất cả đã đồng lòng, đoàn kết và gắn bó nhau như một đại gia đình.

Các hoạt động phong trào đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, chính sách xã hội, về nguồn... được toàn thể CBVC nhiệt tình hưởng ứng tham gia và thực hiện chu đáo. Sở Giao dịch II đã nhận phụng dưỡng suốt đời 06 Mẹ Việt Nam anh hùng và thương binh nặng; thường xuyên tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các trẻ em nghèo, các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng tại đơn vị cũng như trên địa bàn nhân dịp lễ tết và kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc. Cán bộ viên chức, đoàn viên, thanh niên luôn hưởng ứng tích cực các cuộc vận động cứu trợ quyên góp của toàn ngành mỗi khi có thiên tai, lũ lụt và đóng góp ủng hộ “Quỹ Vì người nghèo”, “Quỹ ủng hộ 03 huyện

nghèo của tỉnh Lào Cai” theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Có thể nói, việc xây dựng và thực hiện văn hóa, văn minh công sở đã được Sở Giao dịch II thực hiện nghiêm túc và đúng hướng, nhiều nét đẹp văn hóa dần trở thành truyền thống của đơn vị. Đó là yếu tố nền tảng tạo nên thành công trong việc xây dựng thương hiệu “Sở Giao dịch II VDB”, xây dựng nên một tập thể trong sạch vững mạnh, xứng đáng là một trong những đơn vị chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Với những nỗ lực cống hiến và kết quả đạt được, Sở giao dịch II nhiều năm là đơn vị xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được các cấp trao tặng nhiều danh hiệu thi đua, như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2009; Cờ thi đua Chính phủ các năm 2006, 2008, 2014; Tập thể điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước VDB giai đoạn 2005 - 2009; Bằng khen của Tổng Giám đốc VDB vào các năm: 2011, 2012, 2014 và nhiều Bằng khen, Cờ thi đua do UBND TP.Hồ Chí Minh tặng...

Kỷ niệm 10 năm thành lập VDB, Sở giao dịch II đang cùng hệ thống bước vào giai đoạn 2 (2016 - 2020) của quá trình tái cơ cấu lại hoạt động Ngân hàng theo Quyết định số 369/QĐ-TTg với một tâm thế rất phấn khởi. VDB đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động mới theo Quyết định 1515/QĐ-TTg với nhiều thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức quản lý, vốn điều lệ, được giao một số nhiệm vụ mới để hướng tới hoạt động như một tổ chức tín dụng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước...

Sở giao dịch II đã và đang có nhiều giải pháp quyết liệt hơn nữa để thực hiện mục tiêu tiếp tục củng cố và phát triển là đơn vị tác nghiệp chủ lực của VDB. Hoạt động theo hướng phát triển hiệu quả và bền vững trong thực thi chính sách TDĐT, TDXK của Nhà nước theo nhiệm vụ kế hoạch được giao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ảnh: Internet

56 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 57: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Thế mạnh của thành phố Hải Phòng là phát triển ngành công nghiệp, xây dựng và

dịch vụ. Với lợi thế cảng biển, trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội với đội ngũ cán bộ tri thức sẵn có, trong những năm qua Hải Phòng phát triển rất mạnh về các khu công nghiệp và dịch vụ.

Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ lớn của Vùng duyên hải Bắc bộ, là đầu mối vận tải lớn nhất miền Bắc về xuất nhập khẩu hàng container, xăng dầu và các loại

hàng hóa khác đến và đi các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Dịch vụ cảng biển phát triển mạnh, sản lượng hàng hóa qua cảng mức tăng trưởng 12,72%/năm, năm 2015 ước đạt 69 triệu tấn. Công nghiệp của Thành phố đứng thứ 7 về giá trị sản xuất so với cả nước, đứng thứ 3 toàn miền Bắc (sau Hà Nội, Bắc Ninh). Hải Phòng là một khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng hóa công nghiệp; mối liên kết được thể hiện trong tất cả các ngành sản xuất.

Sản xuất công nghiệp của Hải Phòng tăng theo hướng tập trung trong các khu, cụm công nghiệp đã mang lại hiệu quả tích cực. Với 16 cụm, khu công nghiệp và khu kinh tế đã thu hút một lượng vốn lớn đầu tư trong nước (DDI) và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là cơ sở để Hải Phòng là một trong các địa phương có đóng góp lớn cho ngân sách cả nước. Nộp ngân sách của Thành phố năm 2015 là 11.900 tỷ đồng, đạt 111,5% dự toán pháp lệnh, tăng 25,4% so với năm trước.

Để đạt được những kết quả trên Hải Phòng đã làm tốt công tác huy động, quản lý và phát huy các nguồn lực đầu tư trong đó kể đến huy động vốn đầu tư phát triển trong nước (gồm vốn tín dụng trong nước) và vốn ODA.

Là một trong những những tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Chi nhánh Hải Phòng luôn tự hào về những đóng góp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm qua.

Trong những năm qua, dư nợ của VDB Hải Phòng luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đến 31/12/2015 tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế khoảng 69.588 tỷ đồng thì dư nợ của VDB Hải Phòng hơn 6.000 tỷ đồng (không bao gồm vốn ODA cho vay lại). Thực hiện vai trò là một kênh dẫn vốn quan trọng của Nhà nước, VDB Hải Phòng đã tham gia tài trợ vốn tại hầu hết các ngành nghề lĩnh vực mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của thành phố qua hoạt động cho vay tín dụng trong nước và ODA.

VÌ Sự PHÁT TriỂNTHàNH PHỐ CảNG HảI PHÒNG

� HàN TuyếT Ngagiám đốc Chi nhánh vDB Hải phòng

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Vùng châu thổ sông Hồng, Hải phòng được xác định là một cực tăng trưởng của Vùng kinh tế động lực phía bắc (Hà nội - Hải phòng - Quảng ninh); là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải bắc bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm bắc bộ và cả nước.

57Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 58: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Trong giai đoạn những năm 2000, khi Chính phủ tập trung phát triển ngành cơ khí đóng tàu, phát triển đội tàu, vốn tín dụng đầu tư phát triển qua Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã được đầu tư vào hàng loạt các nhà máy đóng tàu như Bạch Đằng, Bến Kiền, Sông Cấm, Nam Triệu, Phà Rừng… Thành phố Hải Phòng đã trở thành một công xưởng đóng tàu lớn nhất cả nước, có đủ năng lực đóng tàu trọng tải lên đến 56.000DWT, gia công xuất khẩu cho các đơn vị hàng hải nước ngoài, thu hút hàng chục nghìn lao động hàng năm. VDB Hải Phòng đã cho vay hàng nghìn tỷ đồng để trẻ hóa, phát triển đội tàu, nâng công suất chuyên chở của Vinalines đạt 2,28 triệu DWT...

Theo định hướng phát triển của Hải Phòng là phát triển các khu công nghiệp tập trung, di dời các nhà máy khỏi khu vực nội thành, Chi nhánh đã cho vay một số dự án trọng điểm của Thành phố như đầu tư nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1; đầu tư di chuyển nhà máy xi măng Hải Phòng; cải tạo nâng cấp đô thị.

Nhằm tận dụng ưu việt của nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, Chi nhánh VDB Hải Phòng còn tập trung cho vay các dự án án sinh xã hội đối với thành phố như các dự án đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp, đầu tư trường dạy nghề, bệnh viện phụ sản, Chương trình Kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn… Đây là những dự án có hiệu suất sinh lời rất thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài, tuy nhiên mang ý nghĩa xã hội, cộng đồng rất lớn. Thông qua nguồn vốn tín dụng từ Chi nhánh VDB Hải Phòng đầu tư tại các dự án này: 24.750 m2 nhà ở đã được cung ứng giải quyết nhu cầu nhà ở cho gần 1.900 người lao động; số lượng lao động được đào tạo nghề khoảng 4.000 học sinh/năm; số giường bệnh tăng 300 giường. Bình quân hàng

năm VDB cung ứng vốn khoảng trên dưới 200 tỷ đồng cho Chương trình Kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề nông thôn. Theo đó hàng chục tiểu dự án của Thành phố được giải ngân, hàng nghìn mét đường liên thôn liên xã của các huyện được nâng cấp, sửa chữa; hệ thông kênh mương ngăn mặn các huyện đảo Cát Bà, Cát Hải, kênh mương liên xã được cải tạo, các huyện được đầu tư nâng cấp trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp...

Hải Phòng là một trong các địa phương thu hút được nhiều nguồn vốn ODA cho sự phát triển. Với tổng dư nợ bình quân hàng năm từ 1.600 tỷ đồng đến 2.000 tỷ đồng nguồn vốn ODA được giải ngân thông qua Chi nhánh với 16 dự án đến 20 dự án tập trung vào các lĩnh vực cảng biển, các công trình lưới điện, các công trình cấp nước... đã phần nào tạo nên cơ sở hạ tầng tương đối bền vững đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của thành phố.

Thông qua Chi nhánh VDB Hải Phòng nguồn vốn ODA của Nhật Bản cũng đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cấp Cảng Hải Phòng với tổng mức đầu tư hai giai đoạn: giai đoạn 2 và giai đoạn khẩn cấp với tổng mức đầu tư 2.788 tỷ đồng, trong đó mức vốn thông qua VDB là 1.500 tỷ đồng.

Chương trình lưới điện nông thôn với 3 dự án thành phần, chương trình phát triển mạng phân phối và truyền tải điện với 10 dự án thành phần, chương trình cấp nước vệ sinh môi trường với 8 dự án thành phần đã được giải ngân qua Chi nhánh với tổng số vốn hơn 600 tỷ đồng đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng đời sống xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường...

Đối với các dự án cải tạo môi trường, an sinh xã hội: Với mục

tiêu cải thiện điều kiện sống và điều kiện môi trường Dự án cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng khu dân cư thu nhập thấp đã cung cấp cơ sở hạ tầng cho 6.201 hộ dân cư thu nhập thấp của 8 phường thuộc 5 quận của thành phố. Đồng thời, giải quyết vấn đề thoát nước, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và tệ nạn xã hội ở dọc tuyến kênh An Kim Hải dài 5,1 km từ Cống Luồn đến Lạch Tray; mở rộng mạng lưới giao thông khu vực, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho người nghèo nói riêng và cộng đồng nói chung.

Dự án quản lý và xử lý chất thải rắn do Công ty môi trường đô thị làm chủ đầu tư đi vào hoạt động đã nâng cao toàn diện năng lực của công ty cũng như nâng cao chất lượng thu gom rác, tỷ lệ thu gom rác luôn đạt ở mức cao 97% và vệ sinh môi trường thành phố luôn xanh sạch đẹp.

Như vậy, với ưu thế về quy mô và bộ máy hoạt động, Chi nhánh VDB Hải Phòng đã trở thành cầu nối cho đồng vốn vay của Chính phủ trong việc triển khai các dự án, các chương trình nguồn vốn ODA thành công và hiệu quả, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhìn lại chặng đường đã đi qua, Chi nhánh VDB Hải Phòng đã có nhiều đóng góp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Thực hiện nhiệm vụ của VDB và thành phố giao, với một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và say mê với nghề, với tâm huyết và trách nhiệm của Ban lãnh đạo, Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần khẳng định vị thế của VDB trong hội nhập kinh tế quốc tế với thành phố Hải Phòng.

58 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 59: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam

- Lào trong những năm gần đây không ngừng được phát triển, góp phần hỗ trợ kinh tế mỗi nước liên tục tăng trưởng, trong đó không thể không kể đến nguồn vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

Nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh và bổ sung nguồn năng lượng điện giữa hai nước, năm 1998 chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định hợp tác về phát triển năng lượng điện. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Sông Đà thành lập Công ty Cổ phần Điện Việt Lào nghiên cứu đầu tư các dự án thủy điện tại Lào, đầu tiên là dự án Thủy điện Xekaman3 và tiếp theo là dự án Thủy điện Xekaman1.

Năm 2006, Công ty Cổ phần điện Việt Lào khởi động thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Xekaman 3 tại huyện Đắk Chưng, tỉnh Sekong, Lào theo Giấy phép đầu tư ra nước ngoài số 2528/GP-BKHĐT ngày 30/11/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhà máy thuỷ điện Xekaman3 có công suất 250MW, gồm 02 tổ máy được thực hiện theo hình thức B.O.T (xây dựng - vận hành - chuyển giao) theo Luật về Điện của CHDCND Lào. Công ty cũng đầu tư xây dựng đường dây tải điện 220KV từ nhà máy thuỷ điện Xekaman 3 về hoà vào lưới điện Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam.

Xekaman 3 là dự án thủy điện đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phát điện và cấp 90% sản lượng điện về Việt Nam. Đây cũng là dự án tạo điều kiện phát triển an sinh, xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng biên giới khu vực góp phần phát

triển kinh tế của tỉnh Sekong, Lào. Với ý nghĩa đó, khi thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính bảo lãnh các khoản vay của Chủ đầu tư; Bộ Tư pháp có ý kiến pháp lý về hợp đồng BOT để Chủ đầu tư dự án hoàn tất việc đàm phán, các thủ tục chi tiết ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện và thực hiện các thủ tục đầu tư cụ thể với phía Lào. Chủ đầu tư dự án và Tổng Công ty Sông Đà chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng BOT và các khoản vay, hiệu quả đầu tư của dự án. Dự án thuỷ điện Xekaman 3 được hỗ trợ nguồn vốn vay tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước thông qua Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 1.147 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 4.260 tỷ đồng.

Tháng 6/2013 dự án Thủy điện Xekaman3 đã hòa vào lưới điện Quốc gia Việt Nam đồng thời cung cấp cho nước bạn Lào một nguồn điện đáng kể. Dự án hoàn

nhân dân Việt nam luôn tự hào có nhân dân Lào là người bạn thủy chung, trong sáng trong suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.

TÔ THẮm THÊm mỐI QUAN Hệ

VIỆT - LÀO � pHòNg TíN DụNg 2, Sở giao dịch i -vDB

Công trình Thủy điện Xekaman3 Dự án nhà máy thủy điện Xekaman1

59Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 60: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

thành đáp ứng được mục tiêu về kinh tế, ổn định chính trị vùng biên và thúc đẩy mối quan hệ giữa hai Chính phủ Lào - Việt Nam lên một tầm cao mới.

Nối tiếp sự đầu tư thành công dự án Thủy điện Xekaman3, dự án Thủy điện Xekaman1 được triển khai xây dựng vào tháng 3/2011 trên dòng sông Xekaman, huyện Xanxay, tỉnh Attapeu, với công suất lắp máy 320MW. Dự án Nhà máy Thủy điện Xekaman1 được xem là dự án lớn nhất trong chuỗi các dự án thủy điện trên dòng sông Xekaman và được đầu tư theo hình thức BOT ra nước ngoài của Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư 539,489 triệu USD, trong đó Sở Giao dịch I, VDB tài trợ bằng vốn tín dụng đầu tư 3.035 tỷ đồng. Dự kiến khi hoàn thành, sản lượng điện thương mại hàng năm là 1.206,79 triệu KWh/năm, trong đó 80% sản lượng được xuất khẩu sang Việt Nam và 20% tiêu thụ tại Lào.

Dự án đã trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, xây dựng, đặc biệt là việc thu xếp nguồn vốn, nhân công… Nhận biết được tầm quan trọng của dự án cũng như mục tiêu chính trị giữa hai nước, trong quá trình quản lý, Sở Giao dịch I đã kịp thời báo cáo các khó khăn vướng mắc với VDB, Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ. Trên cơ sở đó, Sở Giao dịch I trở thành đơn vị đặt nền móng đầu tiên cho công trình bằng việc giải ngân nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ban ngành, sự nỗ lực tối đa của Chủ đầu tư, cuối tháng 3/2016 dự án đã cơ bản hoàn thành phần xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị, chuẩn bị cho việc phát điện tổ máy số 1 vào cuối tháng 5/2016. Song song với việc hoàn thành dự án, Chủ đầu tư

tiếp tục được Chính phủ hai nước giao thi công đường dây 230KV từ nhà máy thủy điện Xekaman1 về biên giới Việt Nam - Lào (được sử dụng một phần từ nguồn vốn tín dụng nhà nước tại Sở Giao dịch I - VDB), đường dây cũng đã cơ bản hoàn thành để sẵn sàng cho công tác đấu nối với lưới điện Quốc gia hai nước, tạo ra hệ thống hạ tầng và đường giao thông khu vực dự án tại Lào thuận lợi.

Sau khi hoàn thành toàn bộ, dự án sẽ cung cấp nguồn điện ổn định cho Việt Nam trong suốt 25 năm với giá điện thấp hơn nhiều so với nguồn điện sản xuất trong nước. Nước bạn Lào cũng tăng thêm nguồn năng lượng điện đáng kể góp phần tăng thu cho Ngân sách Lào. Sau 25 năm hết hạn hợp đồng BOT, dự án sẽ được bàn giao cho Chính phủ Lào tiếp tục khai thác. Đặc biệt dự án đã góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng cho cả hai nước Việt Nam và Lào.

Bên cạnh đó, Khu tái định cư Souksavang-Dakbou sau hơn 1 năm triển khai xây dựng đã hoàn thành nhờ sự nỗ lực của các nhà thầu và đặc biệt là sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành tỉnh Attapeu, huyện Xanxay cũng như chính quyền Bản và người dân. Khu tái định cư hoàn thành đã thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch môi trường xã hội của Dự án thủy điện Xekaman1. Các hạng mục công trình đều đảm bảo quy hoạch, chất lượng theo thiết kế đã được phê duyệt với đầy đủ hạ tầng cơ sở và công trình công cộng bao gồm: Trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ, đường giao thông nội bộ; hệ thống cấp nước sinh hoạt tự chảy về từng hộ dân; hệ thống điện cấp điện đến từng hộ dân. Từ đây đời sống của dân bản được ổn định và phát triển trong điều kiện cơ sở vật chất khang trang, phù hợp với truyền thống văn hóa và

phong tục tập quán của người dân. Chính phủ Lào đã đánh giá cao thành quả và cám ơn nỗ lực của chủ dự án và các nhà thầu đã đem lại cho dân bản Souksavang một diện mạo mới trong ổn định và phát triển đời sống. Trong đó đặc biệt được nhấn mạnh nhờ có nguồn vốn tín dụng nhà nước đã được Sở Giao dịch I, VDB đầu tư.

Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện triển khai nhóm dự án thủy điện: Thủy điện Nậm Et 1 (công suất 140MW); Nậm Et 2 (công suất 170MW); Nậm Et 3 (công suất 110MW); Xekaman4(182MW), Đăk Y Mơn (112MW) Sê Kong3 (80MW)… với tổng công suất các dự án khoảng 2.410 MW với tổng mức đầu tư 2.882 triệu USD tương đương 49.000 tỷ Việt Nam đồng (Thực hiện theo Hiệp định hợp tác phát triển các công trình năng lượng điện và mỏ vào cuối năm 2006). Với tỷ trọng vốn cho vay đầu tư từ 15-20% tổng mức đầu tư thì nhu cầu vay vốn của các dự án là 7.350 - 9.800 tỷ đồng (bình quân 8.585 tỷ đồng) từ năm 2016 đến năm 2020. Với kinh nghiệm đã quản lý cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoài, Sở Giao dịch I sẽ tiếp tục được VDB giao trọng trách quản lý đầu tư cho nhóm dự án thủy điện này theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, dự án Thủy điện Xekaman4, với công suất lắp máy 182MW đã và đang được Chủ đầu tư xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thi công bởi Tổng Công ty xây dựng Sông Đà và sự hỗ trợ nguồn vốn tối đa từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Tiếp nối dòng điện từ Xekaman3, Xekaman1, rồi mai đây là dòng điện từ Xekaman4, SeKong3, Nậm Mô… sẽ tiếp tục được thắp sáng trên nước bạn Lào, thắp sáng mối quan hệ thủy chung vốn có giữa hai dân tộc anh em Việt - Lào.

60 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 61: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Năm 2006, khi mới khởi công công trình, Phó Thủ tướng Thường trực

Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: Khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1 cũng là khởi công xây dựng Trung tâm Điện lực Ô Môn - Trung tâm nhiệt điện lớn thứ nhì của đất nước chỉ sau Trung tâm Điện lực Phú Mỹ (3.600 MW). Với nguồn điện năng mới này, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ - hải sản, thực phẩm - công nghệ, thức ăn gia súc, xi măng, phân bón... của toàn vùng và tại hàng trăm khu, cụm công nghiệp tập trung đang hình thành sẽ được bảo đảm điều kiện hoạt động, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp đang phát triển mạnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I được xây dựng theo Quyết định đầu tư số 588/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Cần Thơ được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện. Công ty Tư vấn điện lực Tokyo (TEPSCO) tư vấn thiết kế, liên danh Mitsubishi Heavy Industries và Mitsubishi Coporation trúng thầu xây dựng. Dự án có tổng mức đầu tư (sau điều chỉnh) là 16.989 tỷ đồng tương đương 918.671 triệu USD, gồm nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của EVN. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chi nhánh khu vực Cần Thơ - Hậu Giang quản lý cho vay 8.380 tỷ đồng (gồm vốn ODA cho vay lại là

50,469 tỷ JPY tương đương 7.554 tỷ VND và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 826 tỷ đồng). Các cán bộ tín dụng tại Chi nhánh VDB khu vực Cần Thơ - Hậu Giang trực tiếp theo dõi, thu nợ tín dụng của dự án này cho biết, nhiều năm qua, đây là một dự án có số nhận dư nợ ODA lớn, đơn vị thực hiện dự án luôn giữ chữ “tín”, không để phát sinh nợ quá hạn, thanh toán đúng hạn các khoản nợ vay, phí quản lý vốn ODA đến kỳ thu và hoàn trả phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I được sử dụng nhiên liệu dầu và khí. Theo công suất thiết kế, Dự án Ô Môn I có sản lượng điện hàng năm bình quân khoảng 3,6 tỷ

Nhiệt điện Ô môn Icho phát triển KT - XH miền Tây

� TrầN THúy mai

nhà máy nhiệt điện Ô Môn i do Tập đoàn Điện lực Việt nam làm chủ đầu tư được thực hiện tại xã Thới Lợi, phường phước Thới, quận Ô Môn, Tp Cần Thơ. nhà máy có công suất thiết kết 660MW gồm 2 tổ máy. Đến nay cả hai tổ máy 1 và 2 đều đã hoạt động ổn định, cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 3,6 tỷ kWh.

Ảnh: Internet

61Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 62: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

kWh, tiêu thụ khoảng 800 triệu tỷ m3 khí/năm. Tổ máy số 1 đã hoàn thành năm 2009, hoạt động ổn định, tham gia đấu nối vào trạm 110/220KV Ô Môn kết nối với lưới điện Quốc gia, từng bước tham gia thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) hiệu quả. Tổ máy số 2 được xây dựng ngay gần tổ máy số 1, sử dụng phương pháp nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, lò hơi được thiết kế sử dụng hai loại nhiên liệu là dầu FO và khí thiên nhiên từ lô B hoặc hỗn hợp dầu FO/khí. Với sự hoạt động của hai tổ máy: Nhiệt điện Ô Môn 1 sản xuất bình quân khoảng 1,9 tỷ kWh mỗi năm, góp phần tăng cường năng lực cung ứng điện của hệ thống điện Quốc gia, đảm bảo cung cấp điện cho miền Nam, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo đánh giá từ kết quả khảo sát thăm dò, thẩm định trữ lượng các mỏ khí vùng biển Tây Nam thì đây là nguồn nhiên liệu lớn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tổ máy số 2 có thể đốt được khí từ lô B để tăng tính hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường khi vận hành song song 2 tổ máy, giảm giá thành sản xuất điện do tận dụng nguồn nhiên liệu rẻ, sạch.

Ngay từ ngày đầu, EVN đã xác định công trình Nhà máy nhiệt

điện Ô Môn sẽ là công trình đặc biệt quan trọng đối với Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và đối với EVN nói riêng. Vì vậy, EVN đã giao cho Tổng Công ty phát điện 2 (EVN GENCO 2) trực tiếp làm chủ đầu tư và đã lựa chọn được nhà thầu có uy tín và đủ năng lực để triển khai xây dựng Nhà máy. Trong quá trình xây dựng Nhà máy, nhà thầu đã làm việc hết mình và hoàn thành tiến độ. Mỗi một khâu xử lý quan trọng đều được các kỹ sư giám sát chặt chẽ, nhờ đó các hạng mục đều đã hoàn thành một cách xuất sắc theo đúng tiêu chí đề ra.

Trong tiến trình tái cấu trúc EVN, với mục tiêu xây dựng một thị trường điện minh bạch, góp phần đa dạng hóa hình thức đầu tư vào các công trình điện, từ đó giúp phát triển nguồn điện, gia tăng số lượng các nhà máy điện, thúc đẩy hình thành thị trường điện cạnh tranh, tạo dựng lòng tin, sự đồng cảm của cộng đồng dân cư đối với ngành điện. Trong các dự án của EVN, thì Trung tâm Điện lực Ô Môn là dự án lớn, có tầm quan trọng bậc nhất cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng. Xác định “điện đi trước một bước” và nhằm phục vụ nhu cầu thực tiễn của địa phương,

phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Trung tâm Điện lực Ô Môn trong tương lai, Tổng công ty Điện lực 2, EVN đã quyết định đầu tư công trình Cầu đường số 2 với tổng mức đầu tư hơn 120 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có. Tổng chiều dài tuyến đường là hơn 2.819 mét, được thiết kế quy mô cấp III đồng bằng; trên tuyến có 04 cầu. Nhìn từ trên cao, đường số 2 như nét gạch thẳng tắp, nối liền Trung tâm Điện lực Ô Môn với phần đô thị nhộn nhịp cùng đất đai trù phú của thành phố Cần Thơ. Từ khi có dự án này, kinh tế - xã hội của khu vực Ô Môn và Cần Thơ có sự phát triển và thay đổi rõ rệt. Từ một vùng đất hẻo lánh, nay đã trở thành khu vực sầm uất, thu hút nhiều lao động có trình độ và tay nghề cao tại Cần Thơ và các vùng lân cận với mức thu nhập bình quân cao góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn dân cư xung quanh Trung tâm Điện lực Ô Môn. Tận dụng nguồn khí đốt thiên nhiên vận chuyển từ vùng biển Tây Nam và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long.

Ảnh: Internet

62 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 63: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Dẫn chúng tôi đi tham quan dây chuyền sản xuất mía đường và vùng trồng mía

nguyên liệu, anh Nguyễn Hồng Minh - Phó Tổng Giám đốc của Công ty đã giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển của Công ty trong niềm vui tự hào.

Ra đời trong những năm chiến tranh ác liệt của thập niên 70, Nông trường 26/3 - tiền thân Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương đã gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, đời sống những năm đầu đầy vất vả. Nhưng với tinh thần tất cả vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH, bằng bàn tay lao động, óc sáng tạo của cán bộ,

công nhân viên đã nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, bước đầu tạo dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất như nhà làm việc, nơi ở… góp phần cải thiện đời sống người lao động, chuyên tâm sản xuất để khai hoang hàng trăm ha đất trồng cây công nghiệp, cây lương thực và trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.

Năm 1996, Chương trình 1 triệu tấn đường của Chính phủ ra đời đã mở ra hướng đi mới cho Nông trường 26/3 trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Giai đoạn 1998-2001, Công ty đã tìm hiểu các chính sách đầu tư phát triển và chủ động tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước từ các tổ chức tiền thân của Ngân

hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là Tổng Cục đầu tư và Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện Dự án trồng mía nguyên liệu. Có thể nói, đây là tiền đề quan trọng đối với quá trình phát triển của Công ty trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới và tạo cơ sở vật chất vững chắc để tiến hành quá trình cổ phần hóa, tạo bước đột phá phát triển sau này.

Giai đoạn đổi mới và phát triểnTháng 6/2006, Công ty Mía

đường Sơn Dương đã cổ phần hóa theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Ngay sau khi hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, Công ty đã nhanh chóng khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý, củng cố lại tổ chức sản xuất, tổ chức lại vùng nguyên liệu mía, đề ra những chính sách hỗ trợ người lao động chuyển đổi đất đai từ đất trồng màu, lúa một vụ, đất đồi

Góp phần chuyển dịchcơ cấu nông nghiệp

Trong những ngày đầu năm 2016, chúng tôi có dịp đi thực tế cơ sở sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương thuộc xã bình Xa, huyện Hàm Yên.

ở Tuyên Quang

63Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 64: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

sang trồng mía, đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông nội đồng để vận chuyển mía và phân bón, tạo thuận lợi cho người trồng mía được vay vốn bằng hiện vật như giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Dùng nguồn vốn vay ưu đãi và vốn tín dụng ngân hàng để phát triển. Trong đó, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi thông qua VDB là hơn 80 tỷ đồng.

Công ty đã đẩy mạnh công tác thâm canh kỹ thuật, đề ra những chính sách hỗ trợ người nông dân như hỗ trợ giá đất cày khai hoang, vôi bón lót, phân lỏng qua lá, bù giá giống mía nhập ngoại 3-4 triệu đồng/tấn, hỗ trợ lãi suất phân bón, hỗ trợ chuyển đổi đất từ 1 - 2 triệu đồng/ha. Cây mía được quan tâm phát triển cả về năng suất sản lượng, giá cả hợp lý; được người trồng mía phấn khởi, tin tưởng, lãnh đạo địa phương ủng hộ, từ đó cây mía đã cho thu nhập khá, diện tích mía tăng lên lên 4200 ha (năm 2006).

Đặc biệt trong những năm gần đây với sự quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên, sự năng động, nhạy bén với thị trường của đội ngũ lãnh đạo, Công ty đã khắc phục khó khăn, tận dụng thời

cơ phát huy những thế mạnh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đạt được nhiều thành tựu cơ bản và quan trọng. Với hệ thống chính sách hợp lý đầu tư phát triển vùng nguyên liệu như hỗ trợ khai hoang, hỗ trợ giống mía có năng suất cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng mía, chính sách thu mua mía nguyên liệu, vùng nguyên liệu của Công ty dần ổn định, năng suất, chất lượng mía nguyên liệu ngày càng được nâng cao.

Công ty đã đầu tư cải tạo, đồng bộ và nâng công suất dây chuyền chế biến từ 1.000 tấn mía/ngày (năm 2006) lên 1.500 tấn mía/ngày (năm 2007) và 2.150 tấn mía/ngày (năm 2008). Hiện nay, Công ty đã hoàn thiện xong việc nâng công suất lên 2.800 tấn mía/ngày nhằm tăng hiệu suất tổng thu hồi, giảm tỷ lệ mía/đường, duy trì và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm đường được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chứng nhận là hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại và được nhận cúp Vàng “Vì sự nghiệp phát triển cộng đồng”.

Cơ hội lớn trong sản xuất kinh doanhAnh Minh cũng cho biết thêm,

trong định hướng phát triển của Công ty, để mở rộng quy mô sản xuất, đưa Công ty ngày càng phát triển, hội nhập với khu vực và thế giới, Công ty đã tổ chức mua lại nhà máy đường Tuyên Quang và triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà máy đường Tuyên Quang công suất 4.000 tấn mía/ngày tại xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, mở rộng vùng quy hoạch nguyên liệu mía trên toàn tỉnh Tuyên Quang lên hơn 12.000 ha.

Đồng thời, nhằm mở ra một cơ hội lớn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng Nhà máy điện sinh khối

mía đường Tuyên Quang công suất 25 MW, dự án đã chính thức được khởi công xây dựng ngày 04/10/2015. Đây là dự án sinh khối mía đường đầu tiên trong cả nước thực hiện theo Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các Dự án điện sinh khối tại Việt Nam, được áp dụng theo công nghệ đồng phát điện, nguyên liệu chính là bã mía được lấy từ dây chuyền sản xuất mía đường. Theo đánh giá của tỉnh, việc xây dựng Nhà máy điện sinh khối mía đường là một chủ trương đúng đắn đem lại lợi ích lâu dài. Nhà máy sau khi đưa vào hoạt động sẽ bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện Quốc gia, cung cấp điện phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hành trình 45 năm qua, thương hiệu Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương đã được khẳng định, thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo của địa phương, đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội, dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp vùng đất phía Nam tỉnh Tuyên Quang và ngành mía đường Việt Nam. Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hồng Minh khẳng định: nguồn vốn vay ưu đãi đã quyết định đến sự phát triển thành công của Công ty hiện nay và chúc mừng những thành tựu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong 10 năm hình thành và phát triển, đồng thời mong muốn trong thời gian tới VDB sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nói riêng - khách hàng nói chung trên con đường hội nhập, phát triển.

� TrầN Hải - Huy CườNg

Trải qua gần 45 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cp Mía đường Sơn Dương tiền thân là nông trường 26/3 đã có những bước phát triển vượt bậc và đóng góp hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện Hàm Yên - vùng đất phía nam tỉnh Tuyên Quang.

64 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 65: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Với tôi, được làm việc tại VDB là một niềm hạnh phúc, bởi có môi trường

làm việc tốt, có mục tiêu để phấn đấu, được nỗ lực cống hiến... và cuộc sống của tôi mở ra một trang mới: luôn luôn học tập - luôn luôn tin tưởng - luôn luôn hy vọng.

Giờ đây, mỗi khi nhớ lại những ngày tháng mới bước chân vào VDB, tôi lại thấy bồi hồi, xúc động. Tôi yêu nơi này, yêu những điều bình dị xung quanh mình, yêu nơi tôi đã gắn bó, được cống hiến, được sống và làm việc.

Khi mới ra trường, trong khi các bạn cùng khóa đều chọn vào làm ở các ngân hàng hoặc công ty nước ngoài hoặc ít ra là ngân hàng thương mại cổ phần có tiếng trên thị trường, với mức lương cao, có nhiều cơ hội thăng tiến thì tôi lại chọn vào Quỹ Hỗ trợ Phát triển, là một tổ chức rất non trẻ, hoạt động không vì mục

tiêu lợi nhuận, cái lựa chọn mà ai cũng bảo là “hâm”. Nhưng tôi trả lời rằng “ai cũng có đường đi của riêng mình” và có lẽ nhiệt huyết của chàng trai mới 22 tuổi khi ấy đã giúp tôi quyết tâm để được đứng trong hàng ngũ những cán bộ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển. Theo năm tháng, Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển Hà Nội ngày ấy đã hình thành nên một Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (SGDI-VDB) lớn mạnh như ngày nay. Và tôi luôn chứng minh cho các bạn của mình thấy rằng, nơi này không thua gì lựa chọn của các bạn.

Có bao giờ bạn có cảm giác hạnh phúc, khi mỗi buổi sáng thức dậy đúng giờ để đến cơ quan chưa? Tôi thì có nhiều ngày như thế, những ngày tháng có một công việc để làm có một mục tiêu để phấn đấu và có nơi để cống hiến, và để tự bản thân thấy được rằng 24 giờ một ngày của mình sống trọn ý nghĩa. Đó cũng là lúc tôi hiểu được vì sao người ta nói rằng “lao động là vinh quang”, nhưng để hiểu được chân lý ấy không phải dễ dàng, và cũng không phải ai cũng cảm nhận được cái vinh quang ấy. Tôi nhận ra được điều ấy sau những tháng ngày được làm việc tại SGDI-VDB, nơi mà tôi được cống hiến sức trẻ, sự sáng tạo và tư duy của mình.

Tôi thầm cảm ơn cấp trên của tôi, những người luôn khơi gợi trong tôi sự sáng tạo và luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến riêng của tôi. Có lẽ đối với một sinh viên trẻ mới vào nghề thì sự hăng say và được lắng nghe chính là ngòi châm cho ngọn lửa nghề được bùng cháy.

Không phải tất cả những điều trong cuộc sống đều được trường học dạy cả, mà trong công việc nhiều khi phải bắt đầu từ những điều chưa biết. Chưa bao giờ tôi trưởng thành và rắn rỏi lên nhiều bằng những tháng ngày công tác tại đây, những người thầy đầu tiên chính là những người đồng nghiệp của tôi. Đã có biết bao nhiêu kỷ niệm trong suốt 15 năm tôi làm việc tại đây. Kỷ niệm đầu tiên là sự ngỡ ngàng của một sinh viên mới ra trường trước hệ thống công nghệ thông tin với những chiếc máy chủ to cồng kềnh cùng với hệ thống mạng mà tôi chỉ được học trong lý thuyết. Có chút bối rối, có chút lo lắng khi phải quản trị một hệ thống công nghệ hiện đại nhưng tôi đã cố gắng tìm hiểu, học tập, nghiên cứu để vận hành hệ thống hoạt động ổn định.

Có những thời điểm như năm 2010, khi ngân hàng chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống SmartBank, để phục vụ công việc tốt hơn, mà vẫn đảm bảo công việc hàng ngày không gián đoạn. Chúng tôi

niềm tự hào

Thấm thoát đã 15 năm tôi bước chân vào ngôi nhà thân thương ngân hàng phát triển Việt nam (VDb). Tôi vẫn còn nhớ mãi những dấu ấn của Quỹ Hỗ trợ phát triển, tiền thân của VDb và hình ảnh của tôi ngày ấy. Để rồi những năm tháng qua, tôi tự nhìn lại mình và quãng đường mình đã đi qua, tôi có thể mỉm cười tự hào và hạnh phúc!

� Lê văN HoàNg - Sở giao DịCH i, vDB

Ảnh: Internet

65Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 66: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

thường ở lại cơ quan đến 11 - 12 giờ đêm và thậm chí thao thức hết cả đêm để làm quyết toán, nhưng mỗi buổi sáng bắt đầu chúng tôi vẫn cố gắng vui vẻ, nở nụ cười thân thiện. Ban Lãnh đạo cũng thức cùng để hướng dẫn và động viên, chúng tôi sống với nhau như một gia đình. Sức mạnh vô hình đó giúp chúng tôi gắn kết với nhau, cùng vượt qua thời khắc khó khăn, chuyển đổi thành công dữ liệu sang VDB online. Giờ đây, khi làm việc trên phần mềm chuyên nghiệp tôi cảm thấy rất vui, có lẽ mọi người nghĩ đó là một việc bình thường nhưng đối với một Sở Giao dịch với khối lượng công việc rất lớn thì chúng tôi đủ lý do để tự hào vì những cố gắng đó. Đó là những lúc tất cả cùng cố gắng chỉ vì một mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chung của cơ quan. Nếu như thời đi học, cái mục đích cuối cùng là điểm số, là xếp đầu bảng, mỗi học sinh cạnh tranh với nhau, thì khi đi làm tôi và các đồng nghiệp lại như anh em cùng nhau sát cánh, cùng nhau phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn vì mục tiêu chung “HOÀN THIỆN TỐT HƠN, PHÁT TRIỂN MẠNH HƠN, HIỆU QUẢ CAO HƠN”.

Và nối tiếp rất nhiều thử thách khác, những khó khăn của nền kinh tế, của toàn ngành ngân hàng trong cơ chế thị trường, nhiệm vụ kế hoạch năm sau lại cao hơn năm trước, tôi và những đồng nghiệp của mình lại trở thành những chiến binh máu lửa. Luôn dấn thân vào nguy hiểm, không ngại khó khăn, thách thức, quyết tâm vượt qua để góp phần vào bước đi thành công của SGDI-VDB ngày hôm nay.

15 năm công tác tại đây, mỗi ngày là những mảnh ghép ký ức tràn đầy trong trí nhớ tôi. Không biết đến 20 năm nữa tấm ghép ấy của tôi thế nào, vui nhiều - buồn nhiều - là một bức tranh rực rỡ sắc

màu hay chỉ là một màu trắng xóa. Nhưng tôi biết rằng, mỗi mảnh ghép của một ngày làm việc đã qua là một trang sách. Có những trang sách hơi u ám buồn, khi tôi vô tình bắt gặp hình ảnh khách hàng của ngân hàng mình rời sang ngân hàng khác, khi tôi thấy sự bất hòa trong ý kiến giữa những người đồng nghiệp của mình, khi tôi thấy một đồng nghiệp của mình rời đi nơi khác. Dẫu biết rằng, khách hàng ra đi vì ngân hàng khác chào mời tốt hơn, dẫu biết rằng hợp rồi cũng tan, đồng nghiệp ra đi vì lý do riêng của họ. Nhưng tất cả điều ấy để tôi thấy rằng: đôi khi sự sao nhãng trong quan tâm, quan tâm khách hàng, quan tâm đồng nghiệp, quan tâm đến hoạt động kinh doanh, thì cả tôi và các đồng nghiệp của mình đều nhận được kết quả không mong muốn. Có người nói rằng, chúng tôi làm việc thiếu chuyên nghiệp, ý kiến đó giúp chúng tôi nhìn lại mình và sẽ thay đổi, sẽ ngày càng phát triển bởi chính những những con người nơi đây, vì chúng tôi luôn đoàn kết một lòng, luôn cần cù chịu khó học hỏi, luôn cầu tiến, để ý và học cách quan tâm hơn từng ngày, chúng tôi sẽ ngày càng hoàn thiện hơn cách làm việc để trở thành chuyên nghiệp hơn. Nơi đây, tôi đã học được rằng, cơ quan như gia đình của mình, khách hàng như anh em mình, tôi biết vui khi có thêm một khách hàng, buồn khi thấy ai đó ra đi. Tôi đã hiểu được rằng: khi bạn biết thay đổi những gì còn thiếu sót, bạn có quyết tâm, thì khi ấy bạn đã thành công. Và đó là cách mà SGDI-VDB nơi tôi đang làm việc từng ngày phấn đấu để “đồng hành cùng khách hàng”.

Tôi yêu tất cả những gì đang diễn ra hàng ngày… Sự gắn bó trong công việc, trong các phong trào như thể thao, văn nghệ, thi nghiệp vụ giỏi… Chúng tôi đã hóa thân thành nhiều nhân vật

trong cuộc sống… Khi dưới ánh đèn sân khấu chúng tôi thoát khỏi sự nghiêm chỉnh của những con người khô khan chỉ biết làm việc với những con số, chúng tôi là những ca sỹ, những vũ công. Nhớ lại những đợt hội diễn toàn Ngành, những buổi tập luyện trong không khí lạnh mùa đông mà mồ hôi ướt đẫm làm tôi không thể nào quên. Đến ngày hội thao, chúng tôi lại là những vận động viên đầy nhiệt huyết, tinh thần thể thao mạnh mẽ, những cổ động viên cuồng nhiệt. Trong cuộc thi nghiệp vụ chúng tôi lại là những “sĩ tử” miệt mài. Trong hoạt động học tập nghiệp vụ chúng tôi luôn hăng hái. Trong những phong trào vì cộng đồng chúng tôi luôn vui vẻ khi chạy xe tuyên truyền, phát tờ rơi… và rớt nước mắt khi chứng kiến những hoàn cảnh bất hạnh trong những chuyến làm từ thiện, vượt qua sự sợ sệt để hiến những giọt máu của mình cho những bệnh nhân hiểm nghèo… Tôi tự hào vì bước chân vào ngôi nhà chung VDB để tôi có được: quan điểm đúng, hành động đúng và môi trường phù hợp để đặt trọn niềm tin phấn đấu!

Tôi tin rằng, dù trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng bản thân tôi và các đồng nghiệp sẽ “thay đổi” để linh hoạt hơn, để thích nghi với hoàn cảnh mới, để vượt qua những khó khăn ngày càng lớn… Hành trình ngàn dặm luôn bắt đầu từ một bước chân, hãy bước những bước chân đầy tự hào để đi lên tầng cao của ngôi nhà VDB các bạn nhé!

Nhớ về những kỷ niệm, vài câu chữ tản mạn về ký ức. Nhưng đó là những kỷ niệm và hình ảnh thô sơ trong những tháng ngày tôi sống - học tập và công tác. Mong rằng, ai đó đọc được những dòng này, sẽ tìm thấy đâu đó hình ảnh của mình hoặc ít ra cảm nhận được hình ảnh của VDB trong đó.

66 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Page 67: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Yêu? � HoàNg giaNg (Tạp CHí HTpT)

Mẹ ơi yêu là gì?Cái từ này con quen quen lắmChắng sách nào giải nghĩa rõ con ngheNhớ ngày xưa khi con còn tấm béMẹ dạy con: yêu bố mẹ ông bà Con đã yêu qua từng tiếng ê a, cái cọ má, ráp nồng mồ hôi mặnCon yêu mẹ, mỗi khi con hờn giậnMẹ vút roi rồi, xoa xuýt tựa mình đau.Khi lớn lên, yêu mái ngói đỏ màuThầy cô dạy con yêu bạn bè, đất nướcYêu quê hương qua tiếng chiều chim quốcYêu góc ao tù, con cá lượn, cá bơiKhi lớn rồi con bỗng thấy chơi vơi!Bởi khó tả, yêu một người xa lạ.Yêu đến si mê như bướm ong yêu cỏ lạCháy kiệt cùng giấu mẹ, dối cha.Củ ấu tròn, tưởng chỉ ở lời caMà con thấy hình như... tròn thật.Người ta bảo, yêu là hoa, là mậtĐến bây giờ con chưa hiểu từ YÊU.

Mư ời năm,một chặng đ ư ờng

� NguyễN văN LâmChi nhánh vDB Ninh Bình

Mười năm thành lập Ngân hàngCon đường Phát triển thênh thang tuyệt vời

Dự án trải rộng khắp nơiGóp phần phát triển cơ ngơi quê mình

Nhà máy điện sáng lung linhNgân hàng, doanh nghiệp mối tình đẹp sao

Khó khăn ta quyết tiến vàoXa xôi, hẻo lánh, núi cao chẳng lùi

Đầu tư, xây dựng thật vuiTỉnh yêu, dân quý mía lùi ngọt say

Con trâu chăm chỉ đi càyRuộng sâu, lúa tốt vụ này thắng to

Ngân hàng Phát triển đưa đòTrên sông khách hát câu hò“Thành công”

Hạt giống ta đã gieo trồngTrên đất cằn cỗi đơm bông mỉm cười

Nhân viên rạng rỡ đẹp tươiHệ thống đổi mới người người đều mong

Trên dưới nhất nhất đồng lòngThành tâm góp sức, chung dòng sông xuôi

Tín dụng xuất khẩu chín muồiHỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi chuỗi này

Đầu tư hăng hái, mê sayXí nghiệp, nhà máy ngày ngày mọc lên

Đất nước tăng trưởng vững bềnCó công Phát triển một bên góp vào

Bởi yêu Tổ quốc xiết baoNgân hàng Phát triển, Chào mừng mười năm!

67Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Page 68: 4 6 11 15 - vdb.gov.vn · PDF filetS vũ QuốC DũNg, ... HàN tuyết Nga 59 Tô thắm thêm mối quan hệ Việt - Lào ... Huy CườNg 65 Niềm tự hào Lê văN HoàNg

Vốn gửi nơi em � NguyễN KHắC BìNH

Ban HTSĐT&QLvuT

Thân tặng đồng nghiệp làm công tác huy động vốn

Anh quen em vào những lần “huy động vốn”Giọng nói tiếng cười làm rung động trái tim anh.Dẫu cuộc đời không đơn giản chỉ màu xanh,Anh biết vậy nên chọn màu đỏ sẫm.

Cuộc tình chúng mình chẳng có gì lạ lẫm.Giống như ngân hàng, em “cấp vốn, anh vay”Hạnh phúc của mình sẵn có ở tầm tayĐể đảm bảo, em có quyền thẩm định.

Anh gần em vào mỗi lần giao dịch.Mắt em cười, giọng thánh thót như chimAnh bồi hồi mê muội cả con timBao vốn liếng anh dồn vào tiết kiệm.

Ở nơi em có phép thần màu nhiệmCuốn hồn anh như chiếc máy đếm tiềnDẫu chứng từ chẳng có lấy một liênMình vẫn tin nhau qua nụ cười ánh mắt.

Anh vẫn biết tình yêu như két sắtTiền gửi vào nhưng lại khó rút raThôi thì đành thỏa thuận giữa đôi taTăng lãi suất hoặc cùng nhau thương lượng.

Em đã chọn hoa đồng tiền làm biểu tượngRàng buộc tình ta bằng lãi suất thông thườngNếu em cần cấp hạn mức yêu đươngAnh sẽ lấy trái tim mình đem thế chấp.

Trọn đời bên em khi tình yêu bồi đắpTa sẽ bên nhau đi hết quãng đường dàiDù cuộc đời còn lắm chông gaiBởi lãi suất cứ thăng trầm theo năm tháng.

Anh vẫn mãi bên em như người bạnChia sẻ cho nhau hạnh phúc đến từng ngàyHuy động vốn dài, ngày càng gian khóMười năm rồi em gắn bó bởi tình anh.

Bước nữa đi em, đường đời còn xa lắmTa lại dìu nhau trong hạnh phúc vô ngầnNhư mối tình chung thủy “Chàng Trương”Một tình yêu không bao giờ “TẤT TOÁN”.

68 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 115 (4+5/2016)Tạp chí

Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam