48
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011 Chỉ số ISSN: 0866 - 7799 TổNG BIêN TậP ThS. Trần Phú Minh HỘI ĐỒNG BIêN TậP ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Chí Trang; ThS. Đào Quang Trường; TS. Phạm Văn Bốn; TS. Trần Công Hòa; ThS. Trần Tú Cát; ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn; TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang; TS. Nguyễn Đình Trung. PHó TổNG BIêN TậP Vũ Mạnh Tiến THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3311 9390; 04. 3736 5659 - 7445 Fax: 04. 3355 4482; 04. 3736 5672 Email: [email protected] Website: www.vdb.gov.vn IN ấN Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội. THôNG TIN Sự KIệN 2 Hồ Chí Minh - Người ghi dấu ấn đặc biệt thế kỷ XX NHư QUỳNH 4 Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2015: Chủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ THANH TùNG 5 Hội nghị thường niên ADFIAP lần thứ 38 thành công tốt đẹp TRầN HảI 7 ADFIAP 38 thúc đẩy phát triển bền vững tại các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương PV (LượC TRíCH) 8 Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vững là nội dung chính của Hội nghị ADFIAP 38 PV (LượC TRíCH) 10 VDB dâng hương kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh T.H 10 Quy định xét công nhận sáng kiến trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam HOA NGUYỄN 11 Thu thập thông tin đối với khách hàng mới theo mục đích tuân thủ FATCA HOA NGUYỄN 12 Gấp rút hoàn thành Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng THANH TùNG 13 VDB công bố quyết định thành lập mới 7 Chi nhánh Khu vực NHư QUỳNH NGHIêN CứU TRAO đổI 14 Làm gì cho tăng trưởng tín dụng tại VDB? Đỗ NGọC- TUYếT MAI 17 Các quy định về bắt giữ tàu biển - Vấn đề cần quan tâm khi áp dụng để đòi nợ Võ TRUNG THàNH 19 Bàn về chi phí lãi vay dự án trong thời gian xây dựng Võ CHí HIếU 22 Nguồn vốn ngân hàng với chính sách xuất khẩu Đồng bằng Sông Cửu Long KIềU THIệU 25 Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong hội nhập AEC Đỗ THU HẰNG TRONG Số NàY Tạp chí ra hàng tháng TIếNG NóI Từ Cơ Sở 30 Nhà máy chế tạo thiết bị Hải Dương: Phát huy hiệu quả vốn vay từ VDB THU HồNG 32 Cụm thi đua số 5: Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ Lê NGọC CHâU - PHạM ANH DũNG 34 Cán bộ, đảng viên Chi nhánh VDB Hà Giang làm theo lời Bác NGUYỄN THị HIềN DịU 35 Công việc là niềm vui trong cuộc sống QUỳNH CHâU 37 Phòng Kiểm tra - Sở Giao dịch II Trưởng thành qua 9 năm phấn đấu PHòNG KIểM TRA - Sở GIAO DịCH II 39 Ngô Văn Quảng và hơn 30 năm vì sự nghiệp ngân hàng TRầN THị NGọC HOA 41 Đại hội của đoàn kết và đổi mới NGUYỄN VăN Tư VăN HóA Xã HộI 42 Về thăm đất thép Củ Chi PHạM NGọC TRUNG 43 Lớn cùng tháng năm QUANG Tự 43 Bâng khuâng mùa hạ PHạM MạNH HIếU 44 Đôi lời tâm sự Võ MINH PHụNG 45 Tìm ô chữ HOàNG ANH TìM HIểU PHáP LUậT 46 Tình huống pháp lý số 35 VPĐD THôNG TIN TàI CHíNH - NGâN HàNG 47 Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mạnh nhất 3 năm THANH TùNG TIếNG ANH TàI CHíNH NGâN HàNG 48 Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng NHóM BHTG KV Hà NộI 1 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015) Tạp chí

TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤCỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011Chỉ số ISSN: 0866 - 7799

Tổng biên Tập ThS. Trần Phú MinhHỘi ĐỒng biên Tập ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Chí Trang;

ThS. Đào Quang Trường; TS. Phạm Văn Bốn;TS. Trần Công Hòa; ThS. Trần Tú Cát;ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn;TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang;TS. Nguyễn Đình Trung.

pHó Tổng biên Tập Vũ Mạnh TiếnTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠn 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiTel: 04. 3311 9390; 04. 3736 5659 - 7445Fax: 04. 3355 4482; 04. 3736 5672Email: [email protected]: www.vdb.gov.vn

in ấn Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội.

Thông Tin sự kiện

2 Hồ Chí Minh - Người ghi dấu ấn đặc biệt thế kỷ XXNhư QuỳNh

4 Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2015:Chủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ

ThaNh TùNg

5 Hội nghị thường niên ADFIAP lần thứ 38 thành công tốt đẹpTrầN hải

7 ADFIAP 38 thúc đẩy phát triển bền vững tại các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

PV (lược Trích)

8 Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vững là nội dung chính của Hội nghị ADFIAP 38

PV (lược Trích)

10 VDB dâng hương kỷ niệm 125 năm Ngày sinhChủ tịch Hồ Chí Minh

T.h

10 Quy định xét công nhận sáng kiến trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam

hOa NguYỄN

11 Thu thập thông tin đối với khách hàng mới theo mục đích tuân thủ FATCA

hOa NguYỄN

12 Gấp rút hoàn thành Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải PhòngThaNh TùNg

13 VDB công bố quyết định thành lập mới 7 Chi nhánh Khu vựcNhư QuỳNh

nghiên cứu Trao đổi

14 Làm gì cho tăng trưởng tín dụng tại VDB?Đỗ Ngọc- TuYếT Mai

17 Các quy định về bắt giữ tàu biển - Vấn đề cần quan tâm khi áp dụng để đòi nợ

Võ TruNg ThàNh

19 Bàn về chi phí lãi vay dự án trong thời gian xây dựngVõ chí hiếu

22 Nguồn vốn ngân hàng với chính sách xuất khẩu Đồng bằng Sông Cửu Long

Kiều Thiệu

25 Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong hội nhập AEC

Đỗ Thu hẰNg

TrONg số NàY

Tạp chí ra hàng tháng

Tiếng nói Từ cơ sở

30 Nhà máy chế tạo thiết bị Hải Dương: Phát huy hiệu quả vốn vay từ VDB

Thu hồNg

32 Cụm thi đua số 5: Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụlê Ngọc châu - PhạM aNh DũNg

34 Cán bộ, đảng viên Chi nhánh VDB Hà Giang làm theo lời BácNguYỄN Thị hiềN Dịu

35 Công việc là niềm vui trong cuộc sốngQuỳNh châu

37 Phòng Kiểm tra - Sở Giao dịch II Trưởng thành qua 9 năm phấn đấuPhòNg KiểM Tra - sở giaO Dịch ii

39 Ngô Văn Quảng và hơn 30 năm vì sự nghiệp ngân hàngTrầN Thị Ngọc hOa

41 Đại hội của đoàn kết và đổi mớiNguYỄN VăN Tư

văn hóa xã hội

42 Về thăm đất thép Củ ChiPhạM Ngọc TruNg

43 Lớn cùng tháng nămQuaNg Tự

43 Bâng khuâng mùa hạPhạM MạNh hiếu

44 Đôi lời tâm sựVõ MiNh PhụNg

45 Tìm ô chữhOàNg aNh

Tìm hiểu pháp luậT

46 Tình huống pháp lý số 35VPĐD

Thông Tin Tài chính - ngân hàng

47 Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mạnh nhất 3 nămThaNh TùNg

Tiếng anh Tài chính ngân hàng

48 Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàngNhóM BhTg KV hà Nội

1Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Page 2: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Người sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước - giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, bao cuộc khởi nghĩa đấu tranh anh dũng, bất

khuất giành độc lập và thống nhất Tổ quốc đều lần lượt thất bại. Phong trào cứu nước của nhân dân Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng dân tộc vĩ đại của dân tộc đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam, con đường cách mạng vô sản. Thực tiễn diễn biến Cách mạng ở Việt Nam từ khi Đảng cộng sản được thành lập năm 1930 đến khi đất nước thống nhất vào năm 1975, đã chứng minh rằng con đường cứu nước mà Người đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta lúc bấy giờ. Đại hội lần thứ IV của Đảng đã nhận định: “thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nuớc cũng như những trang

sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ qua mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh... Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cho sự nghiệp của Đảng, của dân tộc làm rạng rỡ non sông đất nước ta, để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau những di sản bất diệt”.

Người không chỉ cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, mà Người còn là nhà văn hóa kiệt xuất, kiến trúc sư của nền văn hóa mới Việt Nam, Người sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hoá, đưa văn hoá vào chiến lược phát triển của đất nước. Để xây dựng một nền văn hoá mới, ngay từ khi nước nhà mới giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc là phát triển văn hóa, xoá mù chữ, nâng cao dân trí, phát triển giáo dục. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do vậy, phải chống giặc dốt đi đôi với chống giặc đói và chống giặc ngoại xâm, trước hết phải là xóa nạn mù chữ, để tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết đọc, các lớp học bình dân được mở khắp nơi, trong cơ quan chính quyền,

Hồ Chí MinhNgười ghi dấu ấn

đặc biệt thế kỷ XX

Vượt qua thời gian, không gian, chưa có một vĩ nhân nào lại có một đời sống đặc biệt như bác Hồ kính yêu của chúng ta. bác đã để lại dấu ấn đặc biệt trong thế kỷ XX, từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị năm 1919 và từ biệt thế giới này năm 1969 cho đến nay, sự kính trọng, ngưỡng mộ, đánh giá cao của nhân loại đối với người không hề thay đổi.

� Như QuỳNh

Kỷ niệm 125 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890 - 19/5/2015)

2 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 3: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

doanh trại quân đội, nhà dân, đình chùa… chỉ cần mấy chiếc ghế băng, bàn hoặc tấm phản, cánh cửa, tấm ván mộc làm bảng đã thành lớp học. Nhiều nơi lá chuối, mo nang được đem dùng thay cho giấy; gạch non, sắn khô thay cho phấn viết; mặt đất, tường nhà, vách đá, lưng trâu… thay cho bảng đen. Các phong trào xây dựng đời sống mới, để xây dựng một nền đạo đức mới, con người mới; chống những thói quen xấu và hủ tục lạc hậu; phát triển những thuần phong, mỹ tục mới trong nhân dân được phát động sôi nổi. Người chủ trương xây dựng là một nền văn hoá luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ, tới hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, tới tình hữu ái giữa người với người.

Không những và một nhà văn hóa kiệt xuất, Người còn là một nhà thơ lớn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ. Nhưng với gia tài là những áng thơ vô cùng đa dạng và phong phú về thể loại, nội dung và ngôn ngữ, Người đã trở thành một nhà thơ lớn của thời đại. Thơ Hồ Chí Minh hàm súc, thâm thúy, mang màu sắc cổ điển nhưng vẫn luôn ngời sáng tinh thần thời đại. Thơ của Người phần lớn viết bằng tiếng Việt, có nhiều bài viết bằng chữ Hán, không chỉ là những vần thơ tuyên truyền, đuổi giặc, mà thơ của Người còn thể hiện khát vọng tự do, công lý, cơm áo, hoà bình, cổ vũ cho cái đẹp và mối quan hệ nhân văn giữa người với người, đậm chất trữ tình, với nghệ thuật uyên bác. Đó là những nội dung chủ yếu làm nên thơ Hồ Chí Minh, với những giá trị nhân văn cao quý, toả sáng từ một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn

lớn, là người mở đầu và đặt nền móng cho nền văn xuôi cách mạng Việt Nam. Người viết nhiều thể loại: truyện ngắn, ký, kịch, tiểu phẩm, văn chính luận... Ở thể loại nào người cũng để lại những dấu ấn đặc biệt.

Dấu ấn của Người trong thế kỷ XX còn là một nhà báo vĩ đại, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết đăng trên 2.000 bài báo bằng nhiều thứ tiếng, nhiều thể loại; gần 300 bài thơ, 500 trang truyện và ký với trên 60 bút danh khác nhau. Người đã từng làm mọi việc của nghề báo, từ viết bài, sửa bài, biên tập, tổ chức in ấn, phát hành, đến tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo việc làm báo. Người quan

niệm công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”. Vì vậy, bên cạnh các tác phẩm báo chí xuất sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng đặc biệt có giá trị - Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng. Người đã sáng lập và là linh hồn của nhiều tờ báo cách mạng: Le Paria (1922); Thanh niên (1925); Việt Nam Độc lập (1941)... Với văn phong đa dạng, diễn đạt dân dã, dễ hiểu. Các bài viết của Người đều đi sâu vào lòng người và để lại âm vang sâu rộng trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Sự giản dị trong phong cách sống của Bác đã tạo nên hình ảnh về một vị lãnh tụ rất đỗi gần

gũi với dân. Giản dị thôi, nhưng không hề đơn giản, bởi bên trong chính một con người giản dị đó là một trí tuệ vĩ đại, một thiên tài về nghệ thuật quân sự, một nhà văn hoá có tầm nhìn rộng. Đó cũng là hiện thân của một dân tộc có sức mạnh tiềm tàng, bền bỉ và tự lực.

Chất giản dị trong bộ quần áo nâu, đôi dép cao su đã làm nên một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, một nhà tư tưởng lớn. Trong mỗi bước phát triển của dân tộc ta đều mang dấu ấn của Người - với tư cách là người dẫn đường, lãnh đạo và là linh hồn và niềm tin tất thắng của cách mạng Việt Nam. Người mãi là ngọn lửa hồng soi sáng cho lớp lớp thế hệ người Việt để Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của Người lúc sinh thời.

Ảnh: TL

3Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 4: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Chính phủ nhận định: Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, tín dụng đối với nền kinh tế tăng khá;

khu vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp duy trì tăng trưởng ổn định. Tổng cầu của nền kinh tế tăng cao; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng; vốn FDI, vốn ODA và vốn vay ưu đãi thực hiện đạt khá...

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015 - 2016 và các nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ.

Chủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến kinh tế thế giới, kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán quốc tế và thị trường ngoại tệ, chủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước để bổ sung

vốn đầu tư phát triển, bảo đảm an toàn tài chính tiền tệ Quốc gia. Thực hiện có hiệu quả Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và các dự án đầu tư có giá trị gia tăng lớn.

Đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu

Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Tổ chức theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng thị trường. Chú trọng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đẩy mạnh phát triển mạng lưới phân phối, lưu thông, bảo đảm tốt cung cầu, nhất là các mặt hàng nông sản. Kích thích tiêu dùng nội địa, tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết và nguồn nước, hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó trước mắt và lâu dài với hạn hán ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức triển khai các giải pháp điều chỉnh cơ cấu, mùa vụ cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng, địa phương.

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2015:

ngày 25/4/2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 4 năm 2015.

� ThaNh TùNg (TổNg hợp)

Chủ động điều hành linh hoạtcác công cụ chính sách tiền tệ

Ảnh: Internet

4 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 5: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

lần thứ 38 có Q. Chủ tịch HĐQL Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Trần Bá Huấn, các Phó TGĐ và lãnh đạo một số Ban Nghiệp vụ thuộc Hội sở chính.

Hội nghị thường niên lần này có chủ đề: “Các tổ chức tài trợ phát triển và cơ sở hạ tầng bền vững: Khung chính sách, các hoạt động thực tiễn và thách thức”. Q. Chủ tịch HĐQL VDB Nguyễn Quang Dũng đã có bài phát biểu chào mừng Hội nghị. Ông Pema Tshering - Chủ tịch ADFIAP phát biểu khai mạc Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: phát triển bền vững đã trở thành đường lối quan điểm, chủ trương và chính sách

của Nhà nước Việt Nam và được thể hiện rõ nét trong các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia cũng như của các ngành, địa phương của Việt Nam. Phó Thủ tướng khẳng định: Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ việc phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện căn bản để phát triển nền kinh tế. Và trên thực tế, để hỗ trợ sự phát triển kinh tế, nhiều dự án cơ sở hạ tầng với quy mô lớn đang được Chính phủ Việt Nam triển khai một cách mạnh mẽ như các dự án đường cao tốc, các dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không, cảng biển, v.v... Bên cạnh đó, nhiều dự án bảo vệ môi trường cũng đang được đầu tư triển khai như dự án đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dự án xử

Dự Hội nghị, về phía Việt Nam có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh; Thứ trưởng Bộ Tài

chính Trần Xuân Hà; đại biểu đại diện một số Bộ, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, VCCI; lãnh đạo một số Tập đoàn, Tổng Công ty, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Về phía tổ chức quốc tế có sự tham dự của ngài Pema Tshering - Chủ tịch ADFIAP, ngài Octavio B. Peralta - Tổng Thư ký ADFIAP và gần 100 Lãnh đạo cấp cao của hơn 60 tổ chức định chế tài chính quốc tế, đến từ 30 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

VDB - đại diện nước chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị ADFIAP

Hội nghị thường niên ADFIAPlần thứ 38 thành công tốt đẹp

Trong 3 ngày từ 13-15/5/2015, tại Tp. nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Hội nghị thường niên Tổ chức các định chế tài chính phát triển châu Á - Thái bình Dương (ADFiAp) lần thứ 38 do ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) đăng cai tổ chức đã thành công tốt đẹp.

Các thành viên tham dự Hội nghị Ban điều hành lần thứ 81

5Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 6: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

lý nước thải, rác thải, dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng v.v… tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Việc triển khai và hoàn thiện các dự án nêu trên tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế tại khu vực, đồng thời góp phần nâng cao an sinh xã hội cho người dân cũng như mở rộng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

Hội nghị đã tổ chức các phiên họp theo Chương trình với các chủ đề Khung chính sách phát triển hạ tầng; Tài trợ cơ sở hạ tầng bền vững; Hệ thống hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. Đại diện các định chế tài chính thành viên đã trao đổi kinh nghiệm, thảo luận nhiều vấn đề liên quan tới hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng xanh, hỗ trợ công nghiệp, năng lượng tái tạo, giao thông, điện… Trong phiên họp thứ 2 về chủ đề “Tài trợ cơ sở hạ tầng bền vững”, Phó Tổng Giám đốc VDB Đào Văn Chiến đã có bài thuyết trình về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam, dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, giải pháp để dự án phát triển bền vững…

Các đoàn đại biểu thành viên của ADFIAP tham dự Hội nghị thường niên ADFIAP lần thứ 38 thống nhất và thông qua “Tuyên bố chung Nha Trang”. Tuyên bố

chung gồm 6 nội dung chính: Cam kết đi đầu trong việc quản lý bảo vệ môi trường; huy động các khoản hỗ trợ tài chính và phi tài chính cũng như thúc đẩy các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng; thúc đẩy quan hệ hợp tác để tài trợ bền vững cơ sở hạ tầng; phát triển hệ thống hỗ trợ cho đầu tư bền vững cơ sở hạ tầng; tạo cơ sở thiết lập hệ thống hợp tác kinh doanh trong khuôn khổ hiệp hội để tài trợ phát triển bền vững; lồng ghép các yếu tố xã hội và tinh thần khởi nghiệp vào phát triển cơ sở hạ tầng.

Hội nghị ADFIAP 38 đã hoàn thành các chương trình làm việc: đã họp Hội nghị Ban điều hành lần thứ 81, Đại hội đồng ADFIAP đã họp phiên thường kỳ lần thứ 21 và tổ chức các buổi làm việc song phương. Trong đó, VDB đã tiếp xúc gặp gỡ, làm việc song phương với Ngân hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nga, Ngân hàng Phát triển Cộng hòa Belarus và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Ấn Độ nhằm tạo dựng mối quan hệ, tìm cơ hội hợp tác đầu tư trên cơ sở khả năng của mỗi bên. VDB và Ngân hàng Kinh tế đối ngoại Nga Vnesheconomy (VEB) tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ với nội dung chính là hướng tới hợp tác đầu tư thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng liên

quan, thiết bị công nghiệp và phương tiện giao thông vận tải, đầu tư điện và năng lượng, cung cấp nước sạch cũng như các dự án phát triển bền vững trong đó bao gồm các vấn đề an sinh xã hội như giáo dục, y tế môi trường và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, VDB còn tổ chức cuộc gặp xã giao bên lề hội nghị với Tập đoàn Bảo lãnh tín dụng Malaysia, Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ Thái Lan.

Tại Hội nghị, ADFIAP đã trao kỷ niệm chương tặng Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh và Q. Chủ tịch HĐQL VDB Nguyễn Quang Dũng về những đóng góp quan trọng đối với tổ chức ADFIAP. Trong “Đêm trao giải thưởng” của ADFIAP nhằm tôn vinh các tổ chức thành viên đã có những đóng góp nổi bật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong năm 2014, VDB vinh dự được nhận 02 giải thưởng thuộc hạng mục Phát triển môi trường - Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu và hạng mục Phát triển cơ sở hạ tầng - Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Hội nghị đã tổ chức Lễ trao Quyền đăng cai Hội nghị thường niên ADFIAP lần thứ 39 cho Quốc gia Samoa.

� Bài và ảNh TrầN hải

Q. Chủ tịch VDB Nguyễn Quang Dũng chuyển trao Quyềnđăng cai Hội nghị ADFIAP lần thứ 39 cho đại diện Quốc gia Samoa

Tổng Giám đốc VDB Trần Bá Huấn ký kết biên bản ghi nhớ giữa VDB với đại diện Ngân hàng Kinh tế đối ngoại Nga Vnesheconomy (VEB)

6 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 7: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Trước tiên, cho phép tôi được nhiệt liệt chào mừng và gửi lời chào đến các vị lãnh đạo, quý vị đại

biểu và khách quý tới tham dự Hội nghị thường niên ADFIAP lần thứ 38 tại Việt Nam. Chúng tôi cảm ơn sự tín nhiệm của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Ban Lãnh đạo ADFIAP đã dành cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vinh dự tổ chức hội nghị quan trọng này. Chúng tôi mong rằng đây sẽ là cơ hội để VDB bày tỏ lòng hiếu khách cũng như cơ hội để quý vị đại biểu có thể hiểu sâu thêm về đất nước, con người, lịch sử văn hóa đậm đà bản sắc của Việt Nam, cũng như nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ của chúng tôi.

Là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập từ năm 1976, với lịch sử gần 40 năm hình thành và phát triển, ADFIAP đã đóng một vai trò hết sức tích cực trong việc thúc đẩy phát triển bền vững tại các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua các thành viên của Hiệp hội.

Là một thành viên chính thức của ADFIAP từ năm 2007, tương tự như rất nhiều thành viên khác của ADFIAP, VDB là một tổ chức tài chính của Chính phủ, được giao nhiệm vụ thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nền kinh tế quốc dân. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của VDB là tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương cũng như của quốc gia.

Chúng tôi tự hào nói rằng VDB đã và đang tham gia một cách mạnh mẽ, đầy trách nhiệm vào rất nhiều các dự án lớn của Chính phủ Việt Nam, góp một phần không nhỏ vào tiến trình phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam.

Trong quá trình triển khai hoạt động, chúng tôi cũng tự hào là đối tác chính của nhiều tổ chức tài chính quốc tế song phương và đa phương có uy tín trên thế giới và hiện có đại biểu tham gia Hội nghị.

Chủ đề hội nghị lần này là “Các tổ chức tài trợ phát triển và cơ sở hạ tầng bền vững: khung chính sách, các hoạt động thực tiễn và thách thức”. Chủ đề này hoàn toàn phù hợp với tình hình của các nước đang phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như của Việt Nam nói riêng.

Trong khuôn khổ Hội nghị lần này, chúng tôi hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ lớn từ Chính phủ, các bộ, ngành của

Việt Nam, của Hiệp hội đối với hoạt động của VDB. Đồng thời, các tổ chức thành viên của ADFIAP cũng như các thành viên ngoài ADFIAP sẽ trao đổi một cách cởi mở và hiệu quả về các kinh nghiệm mà các quý vị đã đạt được trong thời gian qua. Đây hoàn toàn có thể là một cơ hội tốt để quý vị có thể tìm kiếm các thỏa thuận hợp tác tại các quốc gia thành viên ADFIAP. Hội nghị cũng là một bước để triển khai cụ thể các cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là tại thông báo chung của Đại hội đồng liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 được tổ chức tại Hà Nội trong tháng 4 vừa qua.

Hội nghị ADFIAP lần thứ 38 đã nhận được sự quan tâm của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng như của tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi hi vọng rằng với tiềm năng tài chính cũng như các kinh nghiệm của mình, các vị đại biểu là lãnh đạo cao cấp của các tổ chức tài chính quốc tế có thể tìm thấy những khả năng hợp tác kinh doanh phù hợp.

ADFIAP 38 tHúC đẩy PHát trIểN bềN vữNg

tại các quốc gia khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương

(Trích phát biểu Chào mừng của Q.Chủ tịch hĐQL NhpT Nguyễn Quang Dũngtại hội nghị thường niên aDFiap lần thứ 38)

Q. Chủ tịch HĐQL VDB Nguyễn Quang Dũngđọc diễn văn Chào mừng Hội nghị thường niên ADFIAP lần thứ 38

7Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 8: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Thay mặt Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương - ADFIAP, tôi

chào đón tất cả các bạn có mặt tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 38 ADFIAP diễn ra ở thành phố nghỉ mát bình dị và thơ mộng Nha Trang!

Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành của chúng tôi đối với đất nước Việt Nam, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Việt Nam - đơn vị đăng cai tổ chức sự kiện này.

Chúng tôi cũng giành sự đánh giá cao của chúng tôi đến tất cả các thành viên và những vị khách quý đã có mặt ở đây với chúng tôi, để gặp gỡ, để học hỏi lẫn nhau và làm việc cùng nhau, hướng tới một tương lai bền vững cho các tổ chức tài trợ phát triển.

Hội nghị năm nay với chủ đề “Các tổ chức tài trợ phát triển và Cơ sở hạ tầng bền vững: Khung chính sách, thực tiễn và thách thức” nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tổ chức tài chính phát triển tài trợ và thúc đẩy cơ sở hạ tầng bền vững của đất nước. Đồng thời phát triển và thực hiện các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu rất lớn về phát triển cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia. Trong thuật ngữ “cơ sở hạ tầng bền vững”, từ “bền vững” bao gồm toàn bộ các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và quản trị. Khi các thành tố đó có mặt đầy đủ trong phát triển cơ

sở hạ tầng và tài chính, nó thực sự làm cho những nỗ lực của cơ sở hạ tầng bền vững hơn nhiều, vượt qua những thách thức.

Cựu Chủ tịch ADB, hiện nay là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, ông Haruhiko Kuroda, đã nói rằng một trong những yếu tố chính đằng sau sự gia tăng của châu Á đã được cam kết để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kết nối khu vực, tạo điều kiện thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Sự tăng trưởng kinh tế trên diện rộng dự kiến trong giai đoạn

đến năm 2030 sẽ được kết hợp với sự tăng trưởng nhanh chóng trong thương mại, đặc biệt là ở châu Á và các khu vực chính. Cơ sở hạ tầng hiện nay chưa đủ là chìa khóa để kết nối các nước với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Theo ước tính của ADB trên khắp châu Á, nhu cầu tài chính cơ sở hạ tầng là khoảng 750 tỷ USD mỗi năm cho năng lượng, phương tiện giao thông, viễn thông, các dự án nước sạch và vệ sinh. Tăng trưởng kinh tế của châu Á và khả năng cạnh tranh thương mại phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hiệu quả và đáng tin cậy. Các nhà máy không thể hoạt động mà

Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vữnglà nội dung chính của Hội nghị ADFIAP 38

ngày 14/5/2015, tại Tp. nha Trang, Hội nghị thường niên ADFiAp lần thứ 38 do VDb đăng cai tổ chức đã chính thức khai mạc; ông pema Tshering Chủ tịch ADFiAp đọc diễn văn khai mạc. Tạp chí Hỗ trợ phát triển lược trích bài phát biểu này.

(Trích diễn văn khai mạc hội nghị thường niên aDFiap lần thứ 38 của ngài pema Tshering - Chủ tịch aDFiap)

Ngài Pema Tshering - Chủ tịch ADFIAPđọc diễn văn khai mạc Hội nghị thường niên ADFIAP lần thứ 38

8 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 9: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

không có điện; hàng hoá không thể được lưu thông khi không có đường bộ, đường sắt và cảng; phối hợp không thể không có truyền thông. Như vậy, cơ sở hạ tầng không đầy đủ là một nút cổ chai gây nghẽn mạch tăng trưởng liên tục, một mối đe dọa đến khả năng cạnh tranh và là một trở ngại cho xóa đói giảm nghèo.

Dựa trên các cuộc khảo sát chung được tiến hành trong năm 2011 do Ngân hàng Thế giới và Liên đoàn Thế giới của Tổ chức Tài chính phát triển, trong đó ADFIAP là một thành viên sáng lập, gần 70% số Tổ chức tài chính phát triển được khảo sát nói rằng họ cung cấp hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Giao thông vận tải, năng lượng và nhà ở, dịch vụ hậu cần và vận chuyển, theo thứ tự, là trọng tâm chính của danh

mục đầu tư tài chính cơ sở hạ tầng của Tổ chức tài chính phát triển. Khoảng một nửa trong số đó là các khoản vay cho các doanh nghiệp tham gia vào quan hệ đối tác công - tư (PPP). Cơ sở hạ tầng tài chính chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay của các Tổ chức tài chính phát triển.

Kết quả khảo sát đã nói ở trên đã tạo cơ hội để cho DFIs xem xét phát triển và gia tăng danh mục đầu tư tài chính cơ sở hạ tầng. Rõ ràng, cơ hội này cũng đặt ra một thách thức về huy động vốn, nhân viên, xem xét các thông số quản lý rủi ro và để phát triển một phương pháp tiếp cận tài chính sáng tạo hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Về vấn đề này, ADFIAP, như là một tâm điểm của các Tổ chức tài chính phát triển tham gia vào

việc tài trợ phát triển bền vững trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã thực hiện sứ mệnh và nhiệm vụ của mình. Bốn “trụ cột” của công việc và vận động trung tâm ADFIAP về tiếp cận tài chính vi mô, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết các vấn đề môi trường thông qua việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, về hỗ trợ giảm nghèo thông qua tài chính công và tài chính xã hội tuân thủ các nguyên tắc quản trị tốt và thực tiễn.

Tại cuộc họp thường niên này, chúng ta sẽ trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề này - tôi hy vọng rằng, chúng ta sẽ được hưởng lợi từ những trao đổi trong sự tương tác lẫn nhau giữa cá nhân và chuyên gia của Hiệp hội.

� pv (LượC TríCh)

9Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 10: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

triển khai thực hiện nhiệm vụ, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác. Sáng kiến bao gồm: giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng, doanh nghiệp.

Các sáng kiến được công nhận phải đảm bảo: có tính mới; tính khả thi và tính hiệu quả. Thẩm quyền công nhận sáng kiến và phạm vi ảnh hưởng của sáng

đức cách mạng trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong bầu không khí hào hùng và xúc động của những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy kết quả đạt được qua 9 năm thành lập VDB (19/5/2006-19/5/2015), tập thể cán bộ viên chức hệ thống VDB quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao VDB thực hiện.

� TiN, ảNh: T.h

Ngày 17/4/2015, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã ban hành Quyết định

số 154/QĐ-NHPT về việc ban hành Quy định xét công nhận sáng kiến trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Theo đó, sáng kiến trong hệ thống VDB bao gồm các đơn vị thuộc và trực thuộc hệ thống và các doanh nghiệp VDB góp cổ phần trên 50% là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó được áp dụng hoặc áp dụng thử trong quá trình

Dự lễ, có đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Bí thư Đảng bộ, Q. Chủ tịch Hội đồng

quản lý VDB; đồng chí Trần Bá Huấn - Ủy viên BCH Đảng bộ khối DNTW, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc VDB; các đồng chí trong BCH Đảng bộ, Ban Lãnh đạo VDB; các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư các chi bộ trực thuộc, lãnh đạo các Ban, Trung tâm thuộc Hội sở chính; cán bộ các Ban tham mưu

Đảng ủy VDB; đại diện BTV Công đoàn; BCH Công đoàn cơ quan VDB, BCH Đoàn Thanh niên VDB.

Tại Lễ kỷ niệm, toàn thể đại biểu đã cùng ôn lại thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh cuộc đời và sự nghiệp của Người là một bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo

Sáng 19/5/2015, ban Chấp hành Đảng bộ ngân hàng phát triển Việt nam (VDb), ban Lãnh đạo VDb đã tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2015).

vDb dâng hương kỷ niệm 125 nămNgày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quy định xét công nhận sáng kiếntrong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam

� hoa NguyễN

kiến làm cơ sở xét tặng các danh hiệu thi đua của hệ thống là Tổng Giám đốc VDB.

Quy định xét công nhận sáng kiến trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng quy định rõ về: nội dung sáng kiến; hồ sơ, thủ tục, trình tự xét công nhận sáng kiến và chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng sáng kiến VDB.

Quy định có hiệu lực kể từ ngày ký. Việc bổ sung, sửa đổi Quy định này do Tổng Giám đốc VDB quyết định.

10 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 11: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

FATCA là tên gọi viết tắt của Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản nước ngoài

của Hoa Kỳ, được Chính phủ Hoa Kỳ thông qua ngày 18/3/2010 với mục đích chính nhằm ngăn ngừa các hành vi trốn thuế của tổ chức/cá nhân Hoa Kỳ thông qua tài khoản đầu tư tại các tổ chức tài chính (TCTC) nước ngoài. Theo đó Hoa Kỳ yêu cầu các TCTC ở các nước khác phải báo cáo thông tin định kỳ về các tài khoản của tổ chức/cá nhân Hoa Kỳ. Trong trường hợp TCTC không thực hiện quy định của FATCA, sẽ bị khấu trừ 30% thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh trên tài sản có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. VDB đã đăng ký là Ngân hàng tuân thủ FATCA với Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS).

Nhằm nhận diện khách hàng là tổ chức Hoa Kỳ hoặc tổ chức nước ngoài có sở hữu đáng kể bởi Hoa Kỳ, ngày 20/4/2015, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã ban hành Công văn số 1754/NHPT-TTKH về việc thu thập thông tin đối với khách hàng mới theo mục đích tuân thủ FATCA.

Theo đó, việc thực hiện thu thập thông tin với đối tượng khách hàng là tổ chức Hoa Kỳ và tổ chức nước ngoài có sở hữu đáng kể bởi Hoa Kỳ lần đầu thiết lập quan hệ vay vốn hoặc mở tài khoản tiền gửi tại VDB.

Sau khi các khách hàng ký hợp đồng tín dụng hoặc mở tài khoản tiền gửi tại VDB, các chi nhánh, sở giao dịch rà soát tại hồ sơ pháp lý các dấu hiệu để nhận biết khách hàng là tổ chức Hoa Kỳ hoặc tổ chức nước ngoài có sở hữu đáng kể bởi Hoa Kỳ. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

- Tổ chức nước ngoài có sở hữu đáng kể bởi Hoa Kỳ là tổ chức nước ngoài có ít nhất một cổ đông chính sở hữu trên 10% của tổ chức là công dân, thường trú nhân Hoa Kỳ;

- 7 dấu hiệu nhận biết cá nhân/pháp nhân gốc Mỹ theo quy định của FATCA: có thẻ xanh; sinh tại Mỹ; địa chỉ thường trú tại Mỹ; số điện thoại Mỹ; có lệnh thanh toán thường xuyên đến một địa chỉ

hoặc tài khoản Mỹ; địa chỉ nhận thư Mỹ; thư ủy quyền cho cá nhân/pháp nhân có địa chỉ Mỹ.

Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu chứng tỏ khách hàng là tổ chức Hoa Kỳ và tổ chức nước ngoài có sở hữu đáng kể bởi Hoa Kỳ, các chi nhánh, sở giao dịch đề nghị khách hàng cung cấp thông tin và gửi về Hội sở chính VDB trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng hoặc mở tài khoản tiền gửi thành công cho khách hàng; VDB gửi báo cáo qua Ngân hàng Nhà nước để báo cáo IRS. VDB chấp nhận các tài liệu dưới dạng: PDF, JPED, TIF; khách hàng có thể gửi tài liệu trực tiếp về email: [email protected]

Trung tâm Khách hàng VDB là đầu mối tổng hợp việc thu thập thông tin. Định kỳ hàng tháng, các ban Tín dụng đầu tư, Tài chính kế toán cung cấp thông tin các Khách hàng mới ký hợp đồng tín dụng/mở tài khoản cho Trung tâm khách hàng rà soát, đôn đốc việc thu thập thông tin khách hàng cho mục đích tuân thủ FATCA.

Thu thập thông tin đối với khách hàng mớitheo mục đích tuân thủ FATCA

� hoa NguyễN

Ảnh: Internet

11Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 12: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Xuất phát từ Hà Nội, đoàn công tác đã thị sát toàn tuyến Dự án, đồng thời

gặp gỡ một số nhà thầu để nắm bắt được tiến độ thi công của các gói thầu trên tuyến. Theo báo cáo của Vidifi, tính đến 30/4/2015, 10 gói thầu chính và các gói thầu phụ trợ đều đã được nhà thầu triển khai thi công, bảo đảm hoàn thành đồng bộ với các gói thầu xây lắp chính. Trong đó, các gói thầu EX-7 đạt tiến độ 98,56%, gói EX-8, 9 đều đạt 100% khối lượng xây lắp, đảm bảo thông tuyến đưa vào tạm khai thác 25km đoạn từ cầu Thanh An (giáp Hải Dương) - Nút giao quốc lộ 10 - Nút giao đường 353 (thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng) dự kiến vào ngày 25/5/2015 và thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2015. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) về cơ bản đã hoàn thành trên toàn tuyến: đã được bàn giao khoảng 1.430,05ha/1.430,1ha (đạt xấp xỉ 100%), hiện nay, chỉ còn khoảng 505 m2 chưa GPMB thuộc phạm vi đường dẫn cầu vượt B38 - đường TL206 - gói thầu EX-2 đang được địa phương dự kiến thực bàn giao trong tháng 5/2015.

Sau khi thị sát toàn tuyến, tại Hải Phòng, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Vidifi và Ban Quản lý Dự án về kế hoạch, công tác triển khai trong giai đoạn cuối Dự án. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng Giám đốc Vidifi đã báo cáo, đánh giá chi tiết về tiến độ thi công toàn tuyến,

năng lực các nhà thầu và về công tác giải ngân, thanh toán đối với các gói thầu thuộc Dự án. Ông Tỉnh nhấn mạnh, đây là giai đoạn cuối của Dự án nên về phía Vidifi sẽ đốc thúc các nhà thầu điều động thêm lực lượng, máy móc thiết bị, đảm bảo nguồn nguyên liệu, vật liệu đến công trường để triển khai đồng bộ quyết liệt. Vidifi cũng đề nghị VDB, Sở Giao dịch I có cơ chế tạo điều kiện giải ngân thuận lợi cho nhà thầu để đảm bảo nguồn tài chính cho các gói thầu hoàn thành đúng tiến độ cam kết.

Đồng tình với các đề xuất, kiến nghị của Vidifi, đại diện các Ban liên quan của VDB và đại diện Sở Giao dịch I cam kết sẽ tham mưu cho Lãnh đạo VDB để nhanh chóng ban hành các cơ chế tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho Vidifi và các nhà thầu, gấp rút hoàn thành con đường cao tốc

hiện đại nhất Việt Nam đúng tiến độ Chính phủ giao.

Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là dự án đường giao thông trọng điểm quốc gia có quy mô lớn đầu tiên triển khai mô hình BOT với chiều dài 105,5 km tiêu chuẩn cao tốc quốc tế. Dự án được khởi công từ 19/5/2008 với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh 45.600 tỷ đồng. Tuyến đường có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35m với 6 làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/giờ, 2 làn dừng xe khẩn cấp.  Dự án đi qua các tỉnh, thành phố là Hà Nội (6km), Hưng Yên (26,5km), Hải Dương (40km), Hải Phòng (33km), và điểm cuối đường là đập Đình Vũ (thuộc quận Hải An, Hải Phòng).

� ThaNh TùNg

gấp rút hoàn thành Dự ánđườNg ô Tô CAo TốC Hà Nội - Hải PHòNg

ngày 9/5/2015, Tổng công ty phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt nam (Vidifi), Hội sở chính ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) đã phối hợp cùng Sở giao dịch i tổ chức đoàn công tác thị sát và kiểm tra Dự án đường ô tô cao tốc Hà nội - Hải phòng.

Gói thầu EX7 Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải PhòngẢnh: Hà Đoàn

12 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 13: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Đến ngày 9/5/2015, tại trụ sở các Chi nhánh Khu vực mới thành lập VDB đã

hoàn thành tổ chức lễ công bố thành lập 7 chi nhánh khu vực và 8 phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên khắp cả nước. Cụ thể: đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập và Khai trương hoạt động Chi nhánh VDB Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị, Chi nhánh VDB Khu vực Hải Dương - Hưng Yên; ngày 07/5/2015, tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập Chi nhánh VDB Khu vực Khánh Hòa - Ninh Thuận; ngày 08/5/2015, tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập Chi nhánh VDB Khu vực Bình Dương - Bình Phước, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nam Định - Hà Nam; ngày 09/5/2015, tại thành

phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, VDB đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Chi nhánh VDB Khu vực Bến Tre - Tiền Giang.

Việc tổ chức lại thành lập các chi nhánh khu vực nằm trong tổng thể tái cơ cấu về tổ chức, hoạt động của hệ thống VDB giai đoạn I (2013-2015) nhằm thực hiện Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 369/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/02/2013. Trong thời gian qua, các chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình tại các địa bàn được phân công, đóng góp hiệu quả vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Với mô hình hoạt động mới, các

Chi nhánh khu vực sẽ đáp ứng tốt hơn nữa các yêu cầu, nhiệm vụ của VDB trong giai đoạn tới.

Lãnh đạo VDB, cũng như lãnh đạo các địa phương mong muốn và tin tưởng toàn thể cán bộ viên chức các Chi nhánh khu vực mới được thành lập sớm ổn định công tác để hoàn thành tốt mọi kế hoạch, nhiệm vụ được giao, thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước để hỗ trợ các dự án, doanh nghiệp và địa phương phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đồng thời tiếp tục quan tâm đến công tác an sinh xã hội, nhân đạo, từ thiện… tại địa phương.

� Như QuỳNh

VDB công bố quyết địnhtHàNH lậP MớI 7 CHI NHáNH kHu vựC

ngày 17/4/2015, Tổng giám đốc ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) đã ký các Quyết định tổ chức lại 15 Chi nhánh, theo đó thành lập mới 7 Chi nhánh VDb khu vực và 8 phòng giao dịch tại một số tỉnh trong phạm vi cả nước. Các chi nhánh khu vực và phòng giao dịch đi vào hoạt động từ 01/5/2015.

13Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin sự kiện

Page 14: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Giai đoạn 2010 đến nay, với vai trò là công cụ của Chính phủ trong thực hiện các chính

sách tín dụng của Nhà nước, VDB đã tập trung cho vay các dự án đầu tư tại các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn chiếm tỷ trọng khoảng 70% số vốn vay, đầu tư tập trung cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng Tây Nam bộ. Vốn TDĐT tăng nhanh tỷ trọng vào các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản..., góp phần tác động tích cực đến sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng miền và cả nước. Cho vay các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp như trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp… Số dự án ở lĩnh vực trồng rừng, cây ăn quả trên 60 dự án với dư nợ đến nay là 1.650 tỷ

đồng. Nhiều dự án đã hoàn thành phát huy hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân, tạo việc làm cho hàng vạn lao động; trồng mới được 244.010 ha rừng sản xuất; 42.990 ha rừng cây ăn quả và cây công nghiệp. Chương trình trồng rừng có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng các tỉnh biên giới phía Bắc, phủ xanh đất trống đồi núi trọc vùng đất Tây Nguyên, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội các xã vùng biên giới.

Bên cạnh những thành tựu VDB đã đạt được trong 9 năm xây dựng và phát triển (2006-2015) vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển như chất lượng tăng trưởng, các cân đối lớn của hệ thống chưa thực sự bền vững, nợ xấu vẫn ở mức cao, công tác quản trị rủi ro chậm được hoàn thiện và thu nhập của cán bộ, viên chức trong hệ thống chưa được cải thiện. Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu quản lý của hệ thống.

Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ (Nghị định số 75/2011/NĐ-CP) về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đã quy định rõ các điều kiện ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư tại VDB. Theo đó, đối tượng cho vay là chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được ban hành kèm theo Nghị định này và các văn bản hướng dẫn có liên quan của VDB. Điều kiện cho vay gồm: Chủ đầu tư thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, có hiệu quả, bảo đảm trả được nợ; được VDB thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay. Chủ đầu tư có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% và phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật; phải mua bảo hiểm tài

Làm gì cho tăng trưởngtín dụng tại vDb?

� Đỗ NgọC- TuyếT Mai Sở giao dịch ii, vDB

Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một số khó khăn tồn tại trong hoạt động thực tiễn tín dụng đầu tư tại VDb và đề xuất một số giải pháp trong việc mở rộng, tìm kiếm khách hàng, dự án khả thi trong tình hình mới nhằm góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 6,5% trong năm 2015.

Ảnh: TL

14 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 15: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn; chủ đầu tư phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập. Hiện nay, các quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP và cơ chế cho vay tín dụng đầu tư của VDB có thể nói là không còn nhiều tính ưu đãi, hấp dẫn các nhà đầu tư vì các lý do cơ bản sau: lãi suất ban hành chưa linh hoạt, thủ tục hồ sơ còn nhiều và chậm ban hành chính sách, cơ chế điều hành…

Khi thẩm định dự án mới, VDB yêu cầu các chủ đầu tư phải có đầy đủ hồ sơ, thủ tục khi nộp. Tuy nhiên, đây mới là bước ban đầu khi tiếp nhận hồ sơ dự án, chưa phải là bước ra quyết định cho vay, nên nhiều chủ đầu tư muốn vay vốn phải mất rất nhiều thời gian, thủ tục để hoàn thiện bộ hồ sơ, mà sau đó không biết có được VDB chấp thuận cho vay hay không, nên cũng là trở ngại lớn trong quyết định của chủ đầu tư khi quyết định vay vốn tại VDB. Việc ban hành lãi suất tại VDB chưa mang tính linh hoạt, còn phụ thuộc vào các cơ quan liên quan nên nhiều khi tại thời điểm công bố lãi suất đó không còn tính ưu đãi so với các ngân hàng thương mại, từ đó mất đi ý nghĩa ưu đãi của Nhà nước. Trong bối cảnh điều kiện hoạt động của hệ thống còn nhiều khó khăn, thách thức, do trách nhiệm đối với nguồn vốn nhà nước cao, tư tưởng của nhiều CBVC VDB hiện nay còn ngại trách nhiệm cá nhân nên nhiều khi đùn đẩy, né tránh công việc và còn tồn tại một bộ phận cán bộ năng lực còn hạn chế, chưa thực sự nhạy bén và thiếu trách nhiệm trong xử lý công việc dẫn đến công việc

chung chậm được giải quyết, ảnh hưởng đến quyết định cho vay.

Hiện nay, với VDB thì việc cho vay đối với các dự án mới nhằm tăng trưởng tín dụng được xác định là nhiệm vụ bức thiết, ưu tiên hàng đầu bên cạnh việc xử lý nợ, vì việc này góp phần giải quyết hầu hết các tồn tại, khó khăn: tăng trưởng tín dụng góp phần xử lý nợ xấu thông qua việc làm giảm tỷ lệ nợ xấu; nâng uy tín, quy mô trên thị trường ngân hàng của VDB nói chung trên cả nước; tăng thu nhập, tạo động lực, tạo niềm tin trong công việc cho cán bộ viên chức góp phần tăng trưởng nền kinh tế cả nước thông qua công cụ của Chính phủ. Nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đầu tư 6,5% trong năm 2015, qua thực tiễn tìm kiếm khách hàng và dự án khả thi, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp trước mắt cần thực hiện trong những tháng còn lại của năm 2015:

Thứ nhất, cần phân cấp tín dụng cụ thể cho các chi nhánh trên cơ sở phát huy vai trò của từng đơn vị, mức phân cấp theo quy mô của từng chi nhánh và dự án để từ đó các chi nhánh có thể chủ động tìm kiếm khách hàng, giảm thủ tục trình xin ý kiến, không mất thời gian chờ duyệt tại Hội sở chính và kịp thời ra quyết định cho vay phù hợp cũng như tạo thêm uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng. Hiện nay, có một thực tế đang tồn tại tại các chi nhánh là việc tìm khách hàng thuộc đối tượng, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện thủ tục hồ sơ, sau đó xin ý kiến Hội sở chính... Trong khi đó, dự án có tính thời cơ nên mặc dù có các điều kiện ưu đãi nhưng chủ đầu tư phải bỏ ra chi phí về thủ tục hồ sơ và thời gian cho khoản vay tại VDB nhiều hơn. Hội sở chính cần đổi mới về tổ chức, quy trình thẩm định để ra quyết định cho vay kịp thời tránh mất khách hàng, ngoài ra Hội sở

chính cũng nên xem xét việc tinh giảm các thủ tục chưa cần thiết trong giai đoạn đầu khi thẩm định cũng như chia giai đoạn để cung cấp hồ sơ, cụ thể: hồ sơ ban đầu khi khách hàng đề nghị vay vốn, khi quyết định cho vay, khi ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, khi giải ngân.

Thứ hai, VDB nghiên cứu để phân định quy trình thẩm định cho vay dự án và quy trình giải ngân vốn vay gắn với biện pháp bảo đảm tiền vay một cách rõ ràng hơn nhằm rút ngắn thời gian thẩm định, hỗ trợ chủ đầu tư sớm thu xếp được nguồn vốn, từ đó mạnh dạn, quyết liệt hơn trong việc triển khai, đảm bảo tiến độ dự án. Cụ thể, có thể chia ra hai giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1 (gọi là giai đoạn thẩm định quyết định cho vay): Khi thẩm định cho vay đối với dự án thì cần xác định và tập trung vào việc thẩm định các yếu tố của dự án gồm: đối tượng vay vốn, có trong quy hoạch ngành nghề được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; năng lực, kinh nghiệm, uy tín, tổng mức đầu tư, khả năng huy động vốn tự có của Chủ đầu tư và đặc biệt là tính toán hiệu quả dự án, khả năng trả nợ đơn thuần từ nguồn thu của dự án. Trên cơ sở thẩm định các yếu tố trên đạt yêu cầu (Chủ đầu tư có thể chưa phê duyệt dự án) thì VDB ra Thông báo cho vay và ký Hợp đồng tín dụng cho vay đối với dự án kèm theo các điều kiện chung là:

- Chủ đầu tư cần đảm bảo triển khai dự án đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định của Nhà nước.

- Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của VDB trước khi giải ngân vốn vay mà không cần thẩm định trước về tài sản bảo đảm như quy trình hiện nay vì khi thẩm định về tài sản như hiện nay dẫn đến nhiều vướng mắc như

15Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 16: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

cần phải có sổ đỏ, hợp đồng thuê đất, mặt nước… đặt ra cho chủ đầu tư phải thực hiện; nhưng khi chủ đầu tư thực hiện thì vừa mất thời gian mà chưa chắc đã được duyệt cho vay dẫn đến việc đánh giá không tốt của khách hàng về các yêu cầu VDB đặt ra.

- Trong trường hợp, sau 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng cho vay mà chủ đầu tư không giải ngân vốn vay thì Hợp đồng tín dụng chấm dứt trừ trường hợp chủ đầu tư có đề nghị tiếp tục vay vốn và được VDB đồng ý trên cơ sở thẩm định lại tổng mức đầu tư, khả năng huy động vốn tự có của chủ đầu tư và tính toán lại hiệu quả dự án, khả năng trả nợ đơn thuần từ nguồn thu của dự án.

Thủ tục đơn giản về các yếu tố, khía cạnh cần thẩm định cho vay như trên sẽ rút ngắn thời gian thẩm định, quyết định cho vay của VDB cũng như chủ đầu tư (Giai đoạn 1 này có thể chỉ cần khoảng 30 ngày là đủ để có thể thẩm định và có kết quả thẩm định cho vay đối với một dự án). Đồng thời, với hợp đồng tín dụng đã được ký kết thì Chủ đầu tư có cơ sở, có sự bảo đảm về nguồn tài trợ để có thể mạnh dạn, quyết liệt hơn, đẩy nhanh tiến độ hơn trong việc triển khai hoàn thiện các thủ tục tiếp theo với dự án (phê duyệt dự án theo tổng mức đầu tư VDB thẩm định, giải phóng mặt bằng để có sổ đỏ,…) và đây chính là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm tiến độ dự án đã lập, bảo đảm cho dự án phát huy hiệu quả hơn từ đó phát huy tác dụng ngược lại đó là tăng khả năng trả nợ vốn vay.

+ Giai đoạn 2 (bảo đảm dự án thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định nhà nước; thực hiện bảo đảm tiền vay trước khi giải ngân vốn TDĐT): ký hợp đồng tín dụng và phối hợp với chủ đầu tư để thu thập các tài liệu về việc

triển khai dự án đầy đủ, trình tự thủ tục theo quy định của Nhà nước; thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định của VDB trước khi giải ngân vốn vay. Sau khi vốn vay đã được giải ngân thì sẽ thực hiện các thủ tục, quy trình tín dụng cơ bản như quy định hiện nay của VDB.

Thứ ba, tính ưu đãi trong chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước chưa nhiều và chưa có xu hướng bắt kịp thị trường như cơ chế lãi suất phải tốt hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại và thời gian điều chỉnh lãi suất phải kịp thời và linh hoạt. Cơ chế chính sách phải được cập nhật và điều chỉnh theo giai đoạn, theo thời kỳ cho phù hợp tránh áp dụng các cơ chế chính sách quá lỗi thời so với các qui định hiện hành chung của ngành ngân hàng. Vì vậy, cần đề xuất với các cấp có thẩm quyền phân cấp cho VDB một số các chức năng, thẩm quyền để VDB chủ động hơn như điều chỉnh lãi suất, cơ chế chính sách ban hành kịp thời theo từng thời điểm… Đồng thời nghiên cứu thêm cơ chế khuyến khích ưu đãi phụ trợ về lãi suất huy động vốn cho các khách hàng lớn, có quan hệ tín dụng tốt để chủ động nguồn vốn về lâu dài cho các dự án TDĐT.

Thứ tư, tại các chi nhánh cần có kế hoạch đề xuất phối hợp với các cơ quan trên địa bàn như: Sở kế hoạch - đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư, các tổ chức hiệp hội nghề (ví dụ: Vasep…), các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất…tổ chức hội nghị khách hàng mời gọi các Tổng công ty, tập đoàn, các doanh nghiệp tham dự nhằm giới thiệu các thông tin về cơ chế cho vay, những đặc điểm về nguồn vốn vay TDĐT để họ nắm vững về nguồn vốn vay ưu đãi. Tham gia giới thiệu tại các hội thảo, triển lãm để quảng bá rộng rãi thông tin về nguồn vốn ưu đãi, tiếp cận nhiều khách hàng để từ đó có thể

lựa chọn các khách hàng tốt, đáp ứng yêu cầu vay vốn.

Thứ năm, VDB mạnh dạn xin cơ chế cho vay từ Chính phủ đối với các dự án có tổng mức đầu tư lớn, được đầu tư nhằm mục tiêu tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng và có hiệu quả cao về mặt xã hội như: giải quyết việc làm, cải tạo môi trường, tạo cơ sở hạ tầng giao thông, khu đô thị mới… Khi được chấp thuận của Chính phủ, VDB nghiên cứu, sớm ban hành các cơ chế khuyến khích để cho vay đối với các dự án thuộc diện này. Để thực hiện tốt việc này, các chi nhánh cần nhanh nhạy nắm bắt các thông tin về dự án triển khai trên địa bàn thuộc sự quản lý của mình hoặc dự án được triển khai ở các địa phương khác nhưng có trụ sở đặt tại địa bàn quản lý, tổ chức gặp gỡ chủ đầu tư và xin ý kiến hội sở chính để mời gọi vay vốn. Bên cạnh đó, các chi nhánh trong hệ thống cũng cần liên kết để quản lý nguồn vốn vay các dự án này trong địa bàn quản lý của mình đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Thứ sáu, bên cạnh việc triển khai các biện pháp về mặt kỹ thuật, sửa đổi về quy chế quy trình nêu trên thì VDB cũng cần quan tâm, chú trọng hơn đến yếu tố con người, nhân sự triển khai công việc. Tập trung lực lượng CBVC có trình độ, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, có kinh nghiệm thẩm định, có trách nhiệm với công việc cho khâu thẩm định; tự bản thân mỗi cán bộ, lãnh đạo, chuyên viên tham gia khâu thẩm định cho vay nói riêng và các cán bộ công tác ở mảng tín dụng cũng cần tự giác, tự trang bị, cập nhật thêm kiến thức, các kỹ năng xử lý công việc; nắm bắt các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, tài chính kế toán, pháp luật chuyên ngành… để làm tốt công việc và kịp thời tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.

16 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 17: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Bắt giữ tàu biển để thi hành án

Người yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án phải gửi đơn yêu cầu (theo mẫu) và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án để chuyển cho Tòa án có thẩm quyền ra quyết định bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ tàu là người phải thi hành án về tài sản và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển.

b) Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người phải thi hành án về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển.

c) Nghĩa vụ thi hành án về tài sản được bảo đảm bằng việc thế chấp tàu biển đó.

d) Nghĩa vụ thi hành án là việc phải trả lại tàu biển đó cho người được thi hành án.

Tòa án chỉ ra quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án khi cơ quan thi hành án dân sự không

thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành án, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d hoặc người phải thi hành án ở nước ngoài và không có tài sản khác ở Việt Nam.

Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, các tài liệu đính kèm (theo quy định pháp luật), Thẩm phán phải xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau đây:

(i) Ra quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án khi người yêu cầu xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển (trừ trường hợp không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính và đã nộp lệ phí bắt giữ tàu biển);

(ii) Trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án nếu xét thấy không đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu biển hoặc việc giải quyết đơn không thuộc thẩm quyền của Tòa án đó.

Trường hợp chủ tàu bỏ tàu biển bị bắt giữ để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bán đấu giá tàu biển theo bản án, quyết định của Tòa án để thực hiện thi hành án. Trường hợp nghĩa vụ thi hành án là việc phải

trả lại tàu biển đó cho người được thi hành án thì cơ quan thi hành án tổ chức giao cho tàu biển đó cho người được thi hành án.

Bắt giữ tàu biển để thực hiện tương trợ tư pháp

Ủy thác cho Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển

Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án (hoặc giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài) mà có yêu cầu bắt giữ tàu biển thì Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam phải lập hồ sơ ủy thác và gửi cho Bộ Tư pháp Việt Nam. Bộ Tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài (được ủy thác tư pháp bắt giữ tàu biển) theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.

Thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển

Tòa án Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài về việc bắt giữ tàu biển theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại nhưng không được trái pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

CÁC quy địNH Về BắT giữ Tàu BiểN -Vấn đề cần quan tâm khi áp dụng để đòi nợ

Kỳ II (tiếp theo và hết) � võ TruNg ThàNh Ban pháp chế, vDB

Ảnh: Internet

17Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 18: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Tòa án nước ngoài lập văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển, các tài liệu, chứng cứ kèm theo và gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong thời hạn bốn mươi tám (48) giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:

(i) Thụ lý văn bản ủy thác tư pháp nếu xét thấy bảo đảm nguyên tắc tương trợ tư pháp và nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển; ra quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài ngay sau khi người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã xuất trình biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển;

(ii) Trả lại văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển nếu xét thấy vi phạm nguyên tắc tương trợ tư pháp hoặc nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển hoặc việc giải quyết văn bản ủy thác tư pháp về việc bắt giữ tàu biển không thuộc thẩm quyền của Tòa án đó.

Trường hợp chủ tàu bỏ tàu biển đang bị bắt giữ bởi quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác của Tòa án nước ngoài được thực hiện như sau:

- Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp căn cứ bản án, quyết định, yêu cầu của Tòa án nước ngoài đã ủy thác bắt giữ tàu biển để xử lý tàu biển bị bắt giữ.

- Trường hợp quá thời hạn bắt giữ mà không có yêu cầu của Tòa

án nước ngoài đã ủy thác tư pháp thì tàu biển đó được đem bán đấu giá để sung vào ngân sách nhà nước.

Những vấn đề tổ chức tín dụng cần quan tâm

Tàu biển là tài sản thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi, phí…) của khách hàng vay tại các tổ chức tín dụng. Thời gian qua, trong hoàn cảnh khó khăn của thị trường vận tải hàng hóa cũng như năng lực khai thác, tìm kiếm nguồn hàng vận tải còn nhiều hạn chế, các chủ tàu (khách hàng vay vốn đồng thời là Bên thế chấp) thường “dễ dãi” chấp nhận các điều kiện khi giao kết hợp đồng cho thuê tàu: (i) Hợp đồng thuê tàu định hạn: chủ tàu cung cấp một tàu cụ thể cùng với thuyền bộ cho người thuê tàu; (ii) Hợp đồng thuê tàu trần: chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu một tàu cụ thể không bao gồm thuyền bộ.

Hợp đồng cho thuê tàu định hạn, thuê tàu trần luôn hàm chứa nhiều rủi ro và phần lớn rủi ro đó nằm về phía chủ tàu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các tranh chấp, khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu. Bên cạnh đó, khi tranh chấp xảy ra, do trình độ năng lực của cán bộ khai thác, cán bộ pháp chế đơn vị khai thác hạn chế cũng là một trong các nguyên nhân tăng thêm rủi ro cho chủ tàu. Và khi chủ tàu phải gánh chịu rủi ro từ việc bắt giữ tàu, thì đồng nghĩa với việc tổ chức tín dụng cũng gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ và/hoặc xử lý tài sản thế chấp (tàu) để thu hồi nợ.

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, các tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng vay cung cấp các tài liệu về hợp đồng thuê tàu định hạn (hoặc thuê tàu trần); các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến tàu, rà soát

các khoản nợ của chủ tàu, con tàu… với lý do:

(i) Các tàu của cùng chủ tàu đều có thể bị bắt giữ (bắt giữ tàu chị em) nếu Chủ tàu không giải quyết được khoản nợ.

(ii) Các khoản nợ liên quan đến con tàu chỉ được gắn với con tàu, ngay cả khi con nợ là người phải thanh toán khoản nợ đó, không có quyền sở hữu đối với con tàu mà chỉ là người khai thác tàu.

Trong số 22 khiếu nại hàng hải phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu, những khiếu nại hàng hải sau đây liên quan trực tiếp đến trách nhiệm quản lý, theo dõi khách hàng vay, tài sản thế chấp của tổ chức tín dụng:

- Khoản tiền thanh toán được thực hiện thay mặt chủ tàu.

- Phí bảo hiểm do chủ tàu hoặc người nhân danh chủ tàu hoặc người thuê tàu trần trả.

- Khoản hoa hồng, chi phí môi giới hoặc chi phí đại lý liên quan đến tàu biển mà chủ tàu, người thuê tàu trần hoặc người được ủy quyền phải trả.

- Tranh chấp giữa các đồng sở hữu tàu biển về sử dụng tàu biển hoặc khoản thu nhập được từ tàu biển.

Bài viết chỉ tập trung nêu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam liên quan đến việc bắt giữ tàu. Chi tiết về trình tự, thủ tục khi áp dụng các quy định này, bạn đọc có thể tham khảo, tìm hiểu thêm trong các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, chia sẻ của bạn đọc để tác giả tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.

18 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 19: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Tuy quy định trước đây không cấm giải ngân cho vay chi phí này nhưng trong những văn

bản hướng dẫn và Sổ tay nghiệp vụ chưa thấy đề cập cụ thể đến nội dung trên. Và đây là lần đầu tiên, VDB ghi nhận rõ ràng rằng, khi được Tổng Giám đốc chấp thuận, Chi nhánh VDB được phép giải ngân thanh toán chi phí trả lãi vay trong thời gian xây dựng. Chắc chắn đâu đó trong chúng ta sẽ còn băn khoăn là vì sao được phép cho vay khoản chi phí này và quy trình thực hiện như thế nào để đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật? Trong phạm vi bài nghiên cứu này, hy vọng bạn đọc sẽ ít nhiều nhận được câu trả lời thỏa đáng để phần nào hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề.

Vì sao được phép giải ngân thanh toán chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng?

Theo quy định hiện hành của pháp luật, đối với tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình mua sắm, nguyên giá TSCĐ là giá mua thực tế cộng các khoản thuế (không bao gồm khoản thuế được hoàn lại) và các khoản chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt… Đối với TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng, nguyên giá là giá quyết toán công trình xây dựng theo Quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành cộng lệ phí trước

bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác(1). Theo đó, đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước, vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Đây là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật(2). Và trong phạm vi này, lãi vay trong thời gian xây dựng là một trong những khoản mục chi phí được ghi nhận trong chi phí khác của dự toán công trình. Trường hợp dự án có nhiều công trình thì chi phí khác của dự toán công trình không bao gồm một số khoản mục chi phí, bao gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng. Khi đó, các khoản mục

BÀN VỀ CHI PHÍ LÃI VAY DỰ ÁNTRoNg THời giAN XÂy DỰNg

ngày 12/9/2014, ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) đã ban hành Công văn số 2788/nHpT-TDĐT về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế cho vay tín dụng đầu tư (TDĐT) của nhà nước. Theo đó, tại khoản 13, mục i, phần b, chi phí trả lãi vay trong thời gian xây dựng cũng là một khoản mục được VDb giải ngân cho vay.

� võ Chí hiếuvăn phòng đại diện tại Tp.hCM, vDB

Toàn cảnh nhà máy DAP 2 Lào CaiẢnh: T.L

19Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 20: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

chi phí này sẽ được phân bổ tính cho toàn dự án(3).

Có ý kiến cho rằng, dưới góc độ kế toán, việc ghi nhận chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng theo như những quy định trên đây có phù hợp hay không? Chuẩn mực kế toán Việt Nam có nói chi phí đi vay (trong đó gồm có lãi tiền vay) liên quan trực tiếp đến đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng; sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài trên 12 tháng(4). Như vậy, với những phân tích và viện dẫn các quy định như trên của pháp luật, chúng ta có thể thấy, rõ ràng chi phí lãi vay trong thời gian thực hiện dự án hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí để có thể giải ngân cho vay vốn TDĐT của Nhà

nước bất kể dự án đầu tư đó có cấu phần xây dựng hay không.

Xác định chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng để giải ngân thanh toán theo đúng quy định của pháp luật

Có thể nói, dưới góc độ thẩm định, việc xác định chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng là tương đối đơn giản. Trên cơ sở nguồn vốn tham gia dự án, tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt, cam kết cho vay hoặc hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại và quy định về lãi suất cho vay vốn TDĐT của Nhà nước tại thời điểm thẩm định, chi phí này có vẻ được tính toán một cách dễ dàng. Thế nhưng, khi tiến hành xác định để giải ngân thanh toán thì khá phức tạp bởi những ràng buộc trong điều kiện vốn hóa chi phí hay như các quy định về thuế của pháp luật hiện hành.

Thứ nhất, như trên đã đề cập, Chuẩn mực kế toán về chi phí đi vay (CMKT 16) chỉ cho phép lãi vay thi công được vốn hóa khi vốn vay được dùng để đầu tư tài sản dở dang đang trong quá trình đầu tư xây dựng đủ dài (trên 12 tháng) để

có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước. Như ta đã biết, mặc dù TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng dự án sẽ được xác định nguyên giá (trong đó có lãi vay thi công) theo giá trị quyết toán được duyệt nhưng về mặt quản lý và hạch toán kế toán, nguyên giá từng tài sản sẽ được xác định đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng(5). Hay nói cách khác là khi từng tài sản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thì phải xác định nguyên giá, không cần phải đợi đến khi phê duyệt quyết toán công trình. Khi đó, nguyên giá của tài sản được xác định theo giá tạm tính và sẽ được điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Hơn nữa, tại dòng 20, CMKT 16 có quy định khi quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang hoàn thành theo từng bộ phận và mỗi bộ phận có thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ phận khác, thì việc vốn hoá các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa từng bộ phận vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Do đó, với quy định như trên, trong quá trình thẩm tra để giải ngân thanh toán khoản lãi

Toàn cảnh nhà máy DAP 2 Lào CaiẢnh: T.L

20 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 21: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

vay từ khoản vốn vay chung khi được vốn hóa có được cho vay hay không, hay chỉ áp dụng đối với các khoản vay riêng biệt? Nếu có thì cần hướng dẫn cách xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ theo đúng quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán Việt Nam; (iii) Tại sao không được áp dụng đối với dự án nhóm C khi mà theo như quy định mới của Luật Xây dựng 2014 thì quy mô nhóm dự án đã được tăng lên và thời gian thi công cũng không quá ngắn (dưới 12 tháng) để đảm bảo điều kiện được vốn hóa, hình thành nên tài sản cố định?

Thiết nghĩ, với một vấn đề tương đối rõ và toàn diện theo các nội dung của bài viết này, cấp cơ sở sẽ ít gặp trở ngại hơn trong triển khai thực hiện, giảm đáng kể thời gian xử lý và trao đổi nghiệp vụ giữa Hội sở chính và Chi nhánh, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hình ảnh của VDB đối với khách hàng vay vốn.

CHú THíCH1. Điểm a, d khoản 1 Điều 4 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

2. Điều 2 Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính

quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;

3. Điểm 3.5 khoản 3 Điều 6 Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của

Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

4. Chuẩn mực kế toán số 16 - Chi phí đi vay ban hành kém theo Quyết định số

165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố

06 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2);5. Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định

hữu hình ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố

04 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1);6. Điểm 2.23 khoản 2 Điều 6 Thông tư số

78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của

Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

xác định một cách đầy đủ và toàn diện nhất nếu gặp phải. Bên cạnh đó, một quy định khác của pháp luật về thuế mà trong thực tiễn xảy ra khá phổ biến đó là trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả lãi vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi; sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư(6). Rõ ràng, mặc dù pháp luật cho phép vốn hóa chi phí lãi vay trong giai đoạn đầu tư tài sản nhưng để đảm bảo tính công bằng trong việc xác định nguyên giá của tài sản so với doanh nghiệp khác chỉ dùng vốn tự có để đầu tư công trình tương tự thì việc bù trừ khoản thu lãi tiền gửi như quy định trên là hoàn toàn hợp lý. Vấn đề của chúng ta là phải nắm rõ những quy định này và thẩm định chặt chẽ, đầy đủ những khoản thu nhập như đã nêu để xác định chính xác mức lãi vay trong thời gian xây dựng cho phép được vốn hóa để giải ngân thanh toán.

Từ những phân tích trên đây, người viết cho rằng VDB cần có một hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong trường hợp cho vay chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng so với việc chỉ dừng lại ở quy định áp dụng đối với dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (nhóm B), thời gian thi công kéo dài và được Tổng Giám đốc chấp thuận trên cơ sở tờ trình của Chi nhánh như trong Công văn 2788/NHPT-TDĐT đã nói. Theo đó, ngoài việc hướng dẫn cụ thể những nội dung như trên thì cũng cần phải làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ này như: (i) Lãi vay trong thời gian xây dựng từ nguồn vốn vay TDĐT hay của cả nguồn vay từ ngân hàng thương mại? Nếu có thì chứng từ giải ngân sẽ như thế nào? gồm những loại hồ sơ gì? (ii) Phần lãi

vay đầu tư tài sản phát sinh trong kỳ (nếu có) thì việc xác định tiến độ thực hiện đầu tư tài sản là một nội dung cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh trường hợp chi phí lãi vay đã được giải ngân nhưng về sau không được vốn hóa vào giá trị đầu tư tài sản.

Thứ hai, cũng theo CMKT 16, việc vốn hoá lãi vay thi công sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết. Đến đây, sẽ có câu hỏi như thế nào là sự gián đoạn cần thiết? Ví dụ như trong quá trình xây dựng dự án thì xảy ra các vấn đề liên quan đến pháp lý dẫn đến việc trì hoãn xây dựng để giải quyết thì sự gián đoạn đó có được xem là cần thiết không? Rõ ràng, bất cập này của pháp luật đã khiến cho chúng ta không tránh khỏi lúng túng khi vận dụng trong thực tiễn. Điều tất yếu không thể tránh khỏi là sự không đồng nhất trong quan điểm khi xác định sự cần thiết của thời gian gián đoạn này giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp để cho rằng lãi vay trong thời gian xây dựng có được vốn hóa hay không. Như vậy, là người cho vay, chúng ta cũng cần xem xét kỹ lưỡng và đánh giá cẩn thận đối với những trường hợp này.

Thứ ba, dòng 10, CMKT 16 quy định các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá. Trường hợp này dường như ít xảy ra trong thực tế bởi lẽ một tài sản khi chưa được đầu tư hoàn thành thì khó có thể được sử dụng để phát sinh thu nhập như cho thuê tạm thời hay dùng để sản xuất một công đoạn nào đó của sản phẩm. Nói như vậy không có nghĩa là không có mà ở đây chúng ta cần phải quan tâm để

21Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 22: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Chính sách với nông sản xuất khẩu

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều chính sách nhằm phát huy và khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của khu vực đặc biệt là các sản phẩm nông sản xuất khẩu. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của khu vực

phát triển nhanh, bền vững, mang lại đời sống ấm no cho người dân trong khu vực. NHNN cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với các doanh nghiệp và người dân trong khu vực để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu là thế mạnh khu vực ĐBSCL.

Đổi mới cơ chế chính sách được coi là động lực để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang cùng cả nước triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá

trị gia tăng và phát triển bền vững”. NHNN đã phối hợp với một số bộ, ngành và chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiến hành khảo sát, lựa chọn một số mô hình liên kết có hiệu quả giữa doanh nghiệp với hộ nông dân để tổ chức thí điểm chương trình cho vay hỗ trợ đối với các mô hình liên kết. NHNN sớm có tổng kết của chương trình thí điểm này để đánh giá và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, tạo cơ sở pháp lý để nhân rộng mô hình.

Chính sách tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước đã có sự điều

NGUỒN VỐN NGÂN HÀNGVỚi CHÍNH SÁCH XuẤT KHẨu đỒNg BẰNg SôNg CỬu LoNg

� Kiều Thiệu TTĐT và NCKh -vDB

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐbSCL) luôn được xem là vùng xuất khẩu nông sản trọng điểm của nước ta, có được vị thế như vậy phần lớn nhờ vào sự đổi mới về mặt cơ chế, chính sách. Trong đó, nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ngành ngân hàng trong thời gian qua luôn tập trung hướng dòng vốn cho xuất khẩu.

22 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 23: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

chỉnh nhằm phù hợp với tình hình thực tế, Nghị định số 54/2013/NĐ-CP đã mở rộng đối tượng cho vay TDXK (các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu) và gia hạn thời gian tối đa cho vay từ 12 tháng lên 36 tháng đối với rau quả và thủy sản. Nghị định số 133/2013/NĐ-CP tiếp tục mở rộng đối tượng cho vay được gia hạn tối đa 36 tháng đối với mặt hàng hạt điều và cà phê (ngoài rau quả và thủy sản). Ngoài ra, lãi suất TDXK cũng được điều chỉnh linh hoạt đảm bảo cho các đối tượng cho vay được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn so với mức lãi

suất thị trường. Theo Thông tư số 189/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính, lãi suất TDXK của Nhà nước bằng VND là 7,2%/năm (tối đa 36 tháng). Trong khi đó, mức lãi suất thị trường cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên là 9-10%/năm (trung và dài hạn). Vốn TDXK Nhà nước trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL tập trung đầu tư hỗ trợ ngành nghề kinh tế mũi nhọn tại địa phương.

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng nói chung và VDB đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên cả nước nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng phục hồi, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động cân đối nguồn vốn để đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời NHNN có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn như ưu tiên trong tái cấp vốn và thực hiện giảm dự trữ bắt buộc đối với các TCTD có tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn từ 40% trở lên. Thực hiện miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, kéo dài thời hạn thực hiện quy định cho phép các TCTD được cho vay bằng ngoại tệ đối với một số nhu cầu vốn… Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương của Chính phủ (hiện lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên tối đa là 7%/năm)’.

Nguồn vốn ngân hàng thúc đẩy phát triển sản xuất

Bên cạnh các chính sách chung, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính

phủ ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ cho các sản phẩm chủ lực của khu vực ĐBSCL. Hàng loạt các chương trình như: Chương trình cho vay thí điểm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp theo các mô hình liên kết, mô hình áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình liên kết sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu với lãi suất cho vay ưu đãi từ 7%-10,5%/năm và mức cho vay lên đến 90% giá trị của phương án, dự án vay vốn. Chương trình cho vay tạm trữ lúa gạo để ổn định giá lúa trong thời kỳ thu hoạch của nông dân; Chính sách tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm; Chính sách tín dụng hỗ trợ cho người nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh không trả được nợ ngân hàng, chính sách cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Chính sách tín dụng phục vụ phát triển thủy sản, hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ...

Tuy nhiên, so với tiềm năng và thế mạnh của vùng thì những kết quả đạt được còn chưa tương xứng, giá trị xuất khẩu các sản phẩm này mới chỉ chiếm khoảng 10% so với tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu (12,3 tỷ USD năm 2014). Nhưng cần phải ưu tiên đầu tư cho khu vực nông thôn và nông nghiệp, đặc biệt tập trung vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc nông nghiệp, sản xuất vật tư nông nghiệp, dịch vụ khoa học công nghệ. Bên cạnh đó là bảo lãnh và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo lãnh và cho hợp tác xã vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho nông dân vay mua thiết bị máy móc, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa đối tượng vay (nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp) trong trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn và chế biến lâm sản. Hỗ trợ đa dạng hóa

Ảnh: TL

23Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 24: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

các hoạt động tài chính nông thôn như cho vay, bảo hiểm thiên tai và bảo hiểm sản xuất. Hỗ trợ tín dụng theo chuỗi ngành hàng, lấy doanh nghiệp thu mua, chế biến làm trung tâm. Khuyến khích ngân hàng cung cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh có vùng nguyên liệu được tổ chức và có hợp đồng nông sản với nông dân. Doanh nghiệp sử dụng khoản vay để ứng trước vốn, giống, vật tư, thiết bị cho nông dân có hợp đồng nông sản với doanh nghiệp. Nông dân có thể gửi hàng vào kho của doanh nghiệp và nhận giấy bảo lãnh của doanh nghiệp để vay vốn của ngân hàng.

Ngành ngân hàng đã bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp tín dụng cho các tỉnh vùng ĐBSCL, nhất là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu giám sát của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, dư nợ tín dụng của vùng ĐBSCL không ngừng gia tăng qua các năm, cụ thể tăng từ 271.556 tỷ đồng năm 2012, 302.794 tỷ đồng năm 2013 lên 334.146 tỷ đồng năm 2014 (chiếm khoảng hơn 9% so với tổng dư nợ tín dụng của cả nước).

Những nỗ lực của ngành ngân hàng đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra sự chuyển biến tích cực của kinh tế vùng ĐBSCL. Kim ngạch xuất khẩu vùng năm 2014 đạt 12,3 tỷ USD, tăng 15,87% so với 2013 với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, gạo, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ. Nguồn vốn ngân hàng đã làm thay đổi diện mạo của khu vực ĐBSCL, góp phần thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của khu vực. Những đánh giá thực trạng là những thông tin hết sức bổ ích để NHNN đóng vai trò đầu mối khuyến nghị về chính

sách đến các cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân cũng như đối với chính NHNN tiếp thu và xây dựng các chính sách, sử dụng các công cụ của chính sách thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản vùng ĐBSCL trong thời kỳ tới.

Trên thực tế, đến thời điểm này, riêng về chính sách tín dụng, ngân hàng đã mở ra ít nhất 2 cửa ngõ ưu đãi để các doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi.

Cửa ngõ thứ nhất là việc NHNN tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng được tự quyết cho vay ngoại tệ đối với 2 đối tượng là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đến hết năm 2015. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách tỷ giá. Bởi vì, với cam kết điều chỉnh tỷ giá cả năm 2015 không quá 2% của NHNN, doanh nghiệp vẫn có cơ hội vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn lãi suất vay nội tệ khoảng 1 - 1,5%/năm (đối với kỳ hạn ngắn). Hình thức vay ngoại tệ giải ngân bằng VND được kéo dài thời gian vẫn sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn đáng kể. Cho đến nay, lãi suất cho vay ngoại tệ vẫn ổn định ở mức khoảng 4,5%/năm, nếu cộng thêm 1% chênh lệch tỷ giá giữa USD/VND (mới được NHNN điều chỉnh vào ngày 7.1.2015) thì lãi suất thực các doanh nghiệp phải trả chỉ ở mức 6,5%/năm, thấp hơn mức lãi suất tối thiểu đang áp dụng cho vay VND nông nghiệp nông thôn là 7 - 8%/năm.

Cửa ngõ thứ hai là chính sách đổ vốn vào các mô hình liên kết sản xuất - chế biến - xuất khẩu. Từ giữa năm 2013, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên, trong đó có cho vay sản xuất hàng xuất khẩu, từ mức 11%/năm xuống 10%/năm (ngắn hạn). Tuy

nhiên, suốt năm 2014, với chương trình như cho vay thí điểm lĩnh vực nông nghiệp, cho vay doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…, các ngân hàng đã cung ứng nguồn vốn hàng chục nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản, thủy sản với lãi suất chỉ từ 7 - 8%/năm (ngắn hạn) và 10 - 10,5%/năm (trung và dài hạn). Tính đến cuối năm 2014, nguồn vốn cam kết cho vay từ các chương trình này đã vượt con số 12 nghìn tỷ đồng và có ít nhất một nửa số này sẽ được cho vay với mức lãi suất 6,5%/năm (ngắn hạn), 9 - 10% (trung và dài hạn).

Với những chính sách chủ động từ NHNN và Bộ Tài chính liên quan đến việc giảm lãi suất cho vay lĩnh vực xuất khẩu cả bằng nội tệ và ngoại tệ, 2015 sẽ là năm nguồn vốn rẻ có nhiều cơ hội đổ vào các nhóm doanh nghiệp xuất khẩu có thế mạnh, nhất là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp. Điều này một mặt thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng, một mặt tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, giảm tải áp lực tài chính khi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa được thực hiện.

Việc các chính sách tín dụng tiếp tục ưu tiên vào khối doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ tạo ra cơ hội nhiều hơn để các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tận dụng mở rộng thị phần hàng hóa ở các thị trường mới ngay trong năm 2015, khi những Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam vừa ký kết với các đối tác bước vào giai đoạn triển khai thực tế với mức thuế xuất khẩu bằng 0% ở nhiều mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày và một số mặt hàng nông - thủy sản.

24 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 25: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Tổng quan về AEC

Với mục tiêu phát triển ASEAN trở thành một khu vực ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh, phát triển kinh tế công bằng, giảm đói nghèo và phân hóa kinh tế - xã hội, tại Hội nghị Bali diễn ra vào tháng 10/2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra tuyên bố về việc thành lập Cộng đồng ASEAN năm 2020, bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng hòa an ninh - chính trị ASEAN (APSC) và Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC). Trong ba trụ cột, AEC được coi là quan trọng nhất, là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại.  AEC được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á, hòa nhập nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm khoảng 2.000 tỉ USD.

Ban đầu, ý tưởng thành lập AEC vào năm 2020 chỉ là một hoạt động tiếp nối, mở rộng các cam kết tự do hóa mà ASEAN đã thực hiện trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Tuy nhiên, sau đó tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 vào tháng 01/2007, đại diện các nước đã ký Tuyên bố Cebu về việc đẩy nhanh quá trình hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; đồng thời hướng tới mức độ hội nhập kinh tế trong ASEAN sâu

rộng hơn nhiều so với ý tưởng ban đầu. Cụ thể: “Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy kinh tế phát triển một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể

Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam

trong hội nhập AEC

Việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAn (AEC) vào năm 2015 mở ra cơ hội phát triển cũng như thách thức đối với từng quốc gia thành viên trong khu vực, trong đó có Việt nam. bài viết phân tích về cơ hội và thách thức đối với Việt nam và từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm giúp việc hội nhập AEC đóng góp tích cực và hiệu quả hơn cho quá trình phát triển kinh tế của Việt nam.

� Đỗ Thu hằNghọc viện Ngân hàng

Ảnh đồ họa: Internet

25Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 26: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu”.

Việc hình thành AEC vào năm 2015 mở ra cơ hội phát triển cũng như thách thức cho toàn khu vực nói chung và từng nước thành viên nói riêng, trong đó có Việt Nam. Mục tiêu của bài viết là phân tích các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC và đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam từ hội nhập AEC

Sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015 hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội phát triển cho toàn khu vực nói chung và các nước thành viên nói riêng trong đó có Việt Nam:

Thứ nhất, Việt Nam có cơ hội trong mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Tham gia AEC, các nước thành viên ASEAN được hưởng lợi ích kinh tế khá lớn từ việc xóa bỏ thuế quan trong thương mại hàng hóa, giảm các rào cản trong thương mại dịch vụ và từ các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong quá trình thực hiện AEC. Các nước thành viên mới và kém phát triển hơn trong ASEAN có cơ hội tăng GDP nhờ hội nhập AEC lớn hơn so với các thành viên phát triển hơn.

Cơ hội tiếp cận thị trường mới dành cho các nhà xuất khẩu ASEAN được mở rộng với việc loại bỏ các rào cản thương mại và dịch vụ. Quy tắc xuất xứ linh hoạt, hiện đại, tính minh bạch hóa cao là một số trong nhiều yếu tố thuận lợi hóa. Ví dụ như, trong ASEAN có chứng nhận xuất xứ hàng hóa, với 60% sản phẩm được sản xuất từ ASEAN thì được chứng nhận là sản phẩm trong ASEAN, do đó sẽ được hưởng lợi thế trong các hiệp định thương mại tự do trong

ASEAN, nhất là thương mại liên quan đến hội nhập kinh tế.

Bên cạnh đó, cắt giảm thuế quan là một thuận lợi giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thuế suất trong ASEAN sẽ về từ 0% - 5%, nếu sản xuất để xuất khẩu thì sẽ không phải chịu thuế suất hoặc thuế suất thấp. Đồng thời, nhập khẩu máy móc cũng không phải chịu thuế suất, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc hạ giá thành và tăng chất lượng của sản phẩm cũng như tăng tính cạnh tranh của hàng hóa.

Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường với 600 triệu dân, không những thế còn có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn là những đối tác của ASEAN, vì ASEAN có một số hiệp định thương mại tự do với các đối tác như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác thông qua các thỏa thuận Thương mại tự do (FTAs) riêng rẽ. Đối với Việt Nam, ASEAN là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu về thương mại và đầu tư. ASEAN hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các DN Việt Nam và là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các DN Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN hiện đạt trên 40 tỷ USD năm 2014(1).

Thứ hai, Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.

Hiện nay, các quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, đã tham gia vào chuỗi giá trị khu vực đối với nhiều mặt hàng chế biến chế tạo. Trong khi các thành viên mới thường tham gia vào chuỗi giá trị ở các công đoạn thấp do có lợi thế về tài nguyên và chi phí

lao động thì các nước phát triển hơn trong khối sẽ tham gia ở các công đoạn cao hơn nhờ lợi thế về công nghệ và nhân lực chất lượng cao. Khi AEC được hình thành với một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, các công ty đa quốc gia có xu hướng gia tăng đầu tư tại ASEAN thì các nước thành viên, trong đó có Việt Nam có khả năng tham gia sâu hơn và hiệu quả hơn vào chuối giá trị khu vực và xa hơn là chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ hội này càng gia tăng khi thời gian gần đây trong khu vực đang diễn ra sự dịch chuyển chuỗi giá trị, theo đó, một phần FDI, chủ yếu trong lĩnh vực chế biến, chế tạo trước đây đầu tư vào Trung Quốc nay đã dịch chuyển sang các nước ASEAN. Cụ thể, Việt Nam và Campuchia đã nhận được một luồng vốn FDI dịch chuyển từ Thái Lan và Malaysia trong lĩnh vực dệt may. Sự hình thành chuỗi giá trị trong các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt du lịch, cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam và các nước ASEAN. Như vậy, mặc dù có các lợi thế so sánh tương đồng, từng nước ASEAN vẫn có lợi thế khác biệt nhất định, điều này giúp hình thành các chuỗi sản xuất và cung ứng thích hợp trong khu vực và mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các nước thành viên.

Bên cạnh đó, việc kết nối và xây dựng một ASEAN thống nhất, ít chia cắt hơn, sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN như một sân chơi chung, một công xưởng chung, ở đó có khối nguồn lực thống nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ sẽ giúp khu vực này thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn. Hội nhập AEC giúp Việt Nam dễ dàng tiếp cận nguồn lực của sản xuất từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế.

Thứ ba, khi tham gia vào môi trường AEC, sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách trong nước, cũng

26 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 27: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

như thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Hội nhập AEC yêu cầu Việt Nam phải hoàn thiện thể chế kinh tế và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế theo cầu các cam kết với AEC. Theo đó, tiếp cận thị trường của Việt Nam sẽ được cải thiện bởi môi trường thương mại và đầu tư hiệu quả, minh bạch và dễ dự đoán, cùng với việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu chi phí cho các giao dịch thương mại quốc tế sẽ góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Đồng thời, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào nền hành chính điện tử với việc Hiệp định khung e-ASEAN đã được ký kết bởi các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng 11/2000. Do đó, khuyến khích sự tăng trưởng của thương mại điện tử trong khu vực ASEAN, tự do hóa thương mại trong các sản phẩm công nghệ thông tin, dịch vụ và đầu tư và phát triển một xã hội điện tử trong ASEAN, thúc đẩy xây dựng năng lực để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số trong từng nước thành viên ASEAN.

Hội nhập AEC cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cải tiến công nghệ, khả năng quản lý, nâng cao chất lượng nhân lực dưới sức ép của cạnh tranh. Đây là những lợi ích dài hạn của bất kỳ một tiến trình hội nhập nào, đặc biệt khi hội nhập AEC tiến tới một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất và một nền kinh tế cạnh tranh.

Bên cạnh các cơ hội đem đến cho Việt Nam từ hội nhập AEC, những thách thức và các vấn đề đặt ra để Việt Nam có thể hội nhập hiệu quả hơn, để sự hội nhập đó

có thể đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Một là, thách thức đến từ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khu vực và thị trường nội địa về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, các nước sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhưng đồng thời Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa cạnh tranh của các nước. Những doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách thức nghiêm trọng. Hiện nay, đa số doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, trình độ khoa học công nghệ còn kém xa nhiều quốc gia trong ASEAN như: Singapore, Malaysia, Thái Lan… do vậy, sức ép cạnh tranh đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào “sân chơi” AEC là rất lớn. Xét về vị trí kinh tế trong ASEAN, Việt Nam được xếp vào nhóm các nước kém phát triển hơn trong ASEAN. Trong khi Việt Nam có lợi thế so sánh ở các mặt hàng tập trung lao động giá rẻ (quần áo, giầy dép) và dựa vào thiên nhiên (nông sản) thì một số nước ASEAN đã có lợi thế so sánh ở các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn như mặt hàng điện tử. Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp sẽ ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt khi theo lộ trình từ năm 2015, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 90% các mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN.

Đối với hoạt động thu hút đầu tư từ bên ngoài, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các nước ASEAN như Campuchia, Myanmar bởi nguồn lao động giá rẻ. Như vậy, nguy cơ

về cạnh tranh tăng lên từ ASEAN rất rõ rệt trong khi các lợi ích thu được từ việc tham gia ASEAN và tiến tới AEC trong việc gia tăng xuất khẩu, thu hút hiệu quả đầu tư chưa rõ nét.

Đối với lĩnh vực lao động, để thực hiện cam kết có tính mới và đột phá về “tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào tạo”, 10 nước ASEAN đã thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào tạo của mỗi nước thành viên đối với tám loại nghề nghiệp: Bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch.

Về lý thuyết, khi gia nhập AEC, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang các nước trong khu vực. Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động trẻ đông đảo, khéo tay, học nhanh và làm việc chăm chỉ, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực về lao động phổ thông. Tuy nhiên, lao động Việt Nam có nhược điểm là rất kém về kỷ luật lao động, kỹ năng sống và sẵn sàng chuyển việc nếu được hứa hẹn tiền lương cao hơn nơi đang làm. Trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động trong nước đa số chưa cao. Do vậy, lao động có tay nghề cao từ các nước ASEAN-6 phát triển hơn cũng có thể tràn vào Việt Nam và gây nhiều hệ lụy về xã hội. Thực tế này đòi hỏi Chính phủ, doanh nghiệp và người dân Việt Nam phải có sự chuẩn bị tốt để đối phó các thách thức về dịch chuyển lao động từ AEC.

Hai là, hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách của Việt Nam chưa toàn diện, đồng bộ với yêu cầu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Nhiều luật của Việt Nam chưa đầy đủ nội dung cần thiết, chưa có khả năng bao quát tình huống pháp luật có liên quan nên cần rất

27Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 28: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

nhiều văn bản hướng dẫn của cơ quan hành pháp dưới dạng thông tư, nghị định mới có thể áp dụng. Ví dụ Luật Doanh nghiệp - một văn bản luật được coi là có nhiều quy định mang tính đột phá về đảm bảo các nguyên tắc của thể chế kinh tế thị trường - sau khi được thông qua đã phải chờ một hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký kinh doanh, về chuyển đổi công ty nhà nước, về chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, về vấn đề chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng chệch hướng trong thực thi quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, các văn bản do Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương ban hành hiện còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Việc tồn tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan khác nhau ban hành về cùng một vấn đề tại các thời điểm khác nhau đã gây nên tình trạng chồng chéo, có khi còn mâu thuẫn về nội dung áp dụng. Có trường hợp khi ban hành văn bản mới không ghi rõ các văn bản liên quan bị thay thế hoặc bãi bỏ nên đã làm cho hệ thống pháp luật rườm rà, khó kiểm soát và khó tiếp cận. Cơ chế kiểm tra, giám sát trước và sau về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản do các bộ, ngành, địa phương ban hành chưa được tổ chức thực hiện tốt.

Thể chế kinh tế thị trường còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là đối với thị trường công nghệ, thị trường tài chính, bất động sản… Mặc dù Việt Nam đã quan tâm xây dựng các thể chế khoa học và công nghệ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực và trình độ công nghệ song những thể chế đó chưa đầy đủ hoặc chưa đủ

mạnh nên tác động đem lại còn rất hạn chế. Thể chế vận hành của thị trường tài chính cũng còn chưa theo kịp những đòi hỏi của đời sống kinh tế, xã hội; thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ và thị trường vốn nói riêng còn ở trình độ phát triển tương đối thấp; mối liên kết, tác động qua lại giữa các thị trường trong hệ thống còn thiếu chặt chẽ, hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tính minh bạch thông tin chưa thường xuyên được đảm bảo. Liên quan đến thị trường bất động sản cũng còn nhiều vấn đề thể chế cần được xem xét, chẳng hạn như các chính sách đất đai, quy hoạch, đầu tư, tài chính… còn dàn trải.

Đặc biệt là vẫn còn nhiều thủ tục hành chính không hợp lý, phức tạp, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Năng lực và phẩm chất của một bộ phận cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, hội nhập... Dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu còn đậm nét trong điều hành và tổ chức công việc của các cơ quan, thể hiện ở số lượng giấy tờ hành chính gia tăng, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ, công chức chưa rõ, đặc biệt khâu phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình giải quyết công việc còn yếu…

Ba là, nhận thức của doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến AEC còn hạn chế.

Đa số các doanh nghiệp chưa hiểu biết nhiều về AEC và cả một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp chưa quan tâm đến AEC, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức của cộng đồng doanh nghiệp. Trong khi ở Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và ngay cả Lào, chính phủ và doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt

động chuẩn bị hội nhập như cung cấp thông tin thị trường ASEAN, thành lập ủy ban đảm bảo sẵn sàng hội nhập, học hỏi và nâng cao các kỹ năng làm việc... thì ở Việt Nam vẫn còn khá thờ ơ. Đa số doanh nghiệp Việt Nam cho rằng AEC không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp thường có xu hướng quan tâm đến WTO, TPP và hiệp định thương mại Việt Nam - EU hơn là hội nhập AEC. Doanh nghiệp thường tìm cách tiếp cận thị trường lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu, và không chú ý đến ASEAN vì cho rằng đây là thị trường nhỏ...

Chính vì những nhận thức còn hạn chế như vậy sẽ dẫn đến những khó khăn của doanh nghiệp trong việc tận dụng được các ưu đãi và cơ hội đến từ AEC (ví dụ ưu đãi về thuế quan, về thủ tục hải quan, sự công nhận lẫn nhau đối với một số ngành, các ngành được ưu tiên trong ASEAN…)(2)… từ đó, doanh nghiệp sẽ không có những chuẩn bị cần thiết và kịp thời để ít nhất giữ vững được vị thế trên sân nhà.

Một số ít các doanh nghiệp tham gia các hội thảo và tập huấn, nhưng chủ yếu là các Hội thảo về hội nhập nói chung. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có phòng ban liên quan đến hội nhập để nghiên cứu về vấn đề hội nhập nói chung. AEC nói riêng và chưa có chiến lược dài hạn cũng như các hành động cụ thể để phát triển thị trường ASEAN, đón đầu những cơ hội từ AEC.

Một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả từ hội nhập AEC

Việt Nam cần xác định lại lợi thế so sánh của đất nước nhằm tham gia tích cực hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Trước hết, bản thân cách doanh nghiệp cần thay đổi cách

28 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 29: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

nhìn về thị trường ASEAN thông qua việc định vị lại thị trường này. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không coi ASEAN là thị trường quan trọng do doanh nghiệp chủ yếu nhìn nhận lợi ích đó trong ASEAN là tương đối thấp. Cần định vị lại thị trường ASEAN như một thị trường thống nhất, từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội hưởng lợi nhờ phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mô để tăng năng suất giảm chi phí sản xuất, dẫn tới giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn. Đặc biệt, AEC có thể tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp ASEAN, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp Việt Nam, tạo ra sức cạnh tranh chung của khu vực.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất ASEAN và Đông Á. Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ hợp lý để thúc dẩy phát triển lợi thế so sánh động cho các mặt hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh việc hỗ trợ cho ngành, lĩnh vực, Chính phủ cần cân nhắc chính sách hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động thiết kế, tạo điều kiện tăng giá trị cho hàng hóa xuất khẩu. Chính sách hỗ trợ này cũng áp dụng cho các doanh nghiệp FDI với các hoạt động trên thực tại Việt Nam.

Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình cải cách thể chế, chính sách phù hợp với tiến trình hội nhập.

Mặc dù cho tới nay Việt Nam vẫn được coi là một nước thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập của mình, kể cả việc điều chỉnh luật pháp, thể chế trong nước. Tuy nhiên, cần xem xét tính hiệu lực thực thi của việc thực hiện cam kết vì thực tế cho thấy cải cách thể chế chưa thực sự hiệu quả, các lực lượng thị trường vẫn chưa được giải phóng. Do đó, các

cơ hội của tự do hóa với bên ngoài không thể được tận dụng, thậm chí biến hành thách thức

Theo xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố cho năm 2014-2015, Việt Nam ở mức rất thấp và ít có cải thiện từ nhiều năm nay. Nền quản lý hành chính lạc hậu, nhiều thủ tục rườm rà gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh, chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp Việt Nam, đơn cử như việc các doanh nghiệp Việt Nam cần đến 872 giờ/năm để đóng thuế trong khi con số bình quân của dịch vụ đó ở các nước ASEAN-6 chỉ là 172 giờ/năm. Thực tế này cho thấy, cải cách thể chế, đang là đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho Việt Nam khi gia nhập AEC.

Cần thay đổi tư duy hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam

Trước tiên, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh thông tin về xây dựng AEC vào năm 2015 nhằm nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về những lợi ích của hội nhập kinh tế ASEAN và những thách thức phải đối mặt trên con đường thành lập AEC.

Nhà nước có vai trò khởi động và dẫn dắt quy trình hội nhập. Do đó, cần minh bạch về các định hướng hội nhập và phải phát triển các định hướng này dựa trên mục tiêu phát triển quốc gia và quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nước cần có những nghiên cứu sâu sắc, cụ thể về các vấn đề đang được thực hiện trong AEC và tác động của chúng đến nền kinh tế; các cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực; nghiên cứu để đón trước xu thế phát triển của AEC/ASEAN sau 2015.

Cần tạo ra kênh đối ngoại với doanh nghiệp trong quá trình hội

nhập. Cần có những điều chỉnh trong cách thức thu thập ý kiến doanh nghiệp về hội nhập. Trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về các cơ hội và lợi ích do tham gia AEC mang lại nên chưa tận dụng và khai thác một cách có hiệu quả thời cơ này. Doanh nghiệp cần xem ASEAN là thị trường quan trọng không thua Mỹ, Nhật hay EU. Nếu thị trường Việt Nam được ví như “ao nhà” thì ASEAN được xem như “ao làng”, còn thị trường thế giới (có Mỹ, Nhật, EU) chính là biển lớn. Doanh nghiệp cần nhận thức rằng nếu không bơi nổi trong ao làng AEC thì khả năng bơi ra đại dương còn khó hơn. Từ đó doanh nghiệp cần có những tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn thị trường ASEAN cũng như các chính sách hỗ trợ mà AEC mang lại để vạch ra chiến lược kinh doanh thích hợp.

Trước thềm hội nhập AEC, doanh nghiệp Việt Nam cần phải hành động để trước mắt là giữ thị trường trong nước. Trong cuộc chơi hội nhập sẽ xảy ra 2 khả năng: Hoặc Việt Nam sẽ biến mình thành công xưởng thế giới, là tụ điểm của các dự án, tạo ra sản phẩm Việt tiêu thụ đến các nước phát triển; hoặc Việt Nam sẽ mất đi khả năng sản xuất và cạnh tranh, tự biến mình trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm màu mỡ cho các nước. Để tồn tại, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải liên kết với nhau, tạo những cơ hội đầu tư để cùng vượt qua thử thách cho tất cả doanh nghiệp trong nước nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh.

CHú THíCH1. Nguồn: Lợi ích từ Cộng đồng ASEAN (2014),

truy cập ngày 1/3/2015 từ http:// baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Loi-

ich-tu-Cong-dong- ASEAN/179925.vgp.2. Nguồn: “C/O form D: Hàng xuất

khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định

CEPT”- Bộ Công Thương (2014), Phổ biến các Hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam tham gia, Kỷ yếu hội thảo.

29Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Nghiên cứu trao đổi

Page 30: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Sử dụng hiệu quả vốn vay từ VDB

Nhằm xây dựng một Nhà máy chế tạo thiết bị hiện đại trên diện tích 26.000m2, năm 2010, Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Lilama 69-3 đã thực hiện đầu tư Dự án Nhà máy Chế tạo thiết bị Lilama 69-3 với tổng mức đầu tư gần 219 tỷ đồng, trong đó vốn vay từ VDB - Chi nhánh Hải Dương 90 tỷ đồng - Dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư tại VDB theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn 2009 đến 2015. Dự án được triển khai xây dựng trong hơn 2 năm (từ tháng 9/2010 đến tháng 12/2012). Phần vốn vay Chủ đầu tư dùng để đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị của dự án.

Nhà máy bao gồm các phân xưởng như: Phân xưởng cơ khí 1; Phân xưởng gia công kết cấu 1; Phân xưởng gia công kết cấu 2; Phân xưởng gia công kết cấu 3; Phân xưởng đúc; Đội hàn. Nhà máy đã đi vào hoạt động từ năm 2013 và có khả năng gia công chế tạo các thiết bị nặng, phức tạp theo tiêu chuẩn AWS, ASTM, ANSI, ASME, DIN, DINEN, ISO, JIS, GOST, PS, quản lý chất lượng theo hệ thống ISO 9001:2008 gồm: các sản phẩm kết cấu thép, các thiết bị khung nhà; các thiết bị sấy, thiết bị làm mát, làm nguội clinker cho dây chuyền sản xuất xi măng lớn, các thiết bị chủ yếu trong công đoạn đập đá vôi và đồng nhất sơ bộ nguyên liệu đá vôi; khung băng tải, vít tải, lọc bụi

túi, lọc bụi tĩnh điện, quạt công suất lớn, quạt khói, ống đường kính lớn bằng thép hàn, bồn, bể, sản xuất bi đạn nghiền, các phụ tùng chống mòn cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đúc các sản phẩm cơ khí bằng thép cao cấp và các sản phẩm đúc khác, sản xuất bơm các loại với công suất đến 18.000 m3/h… Nhà máy đã và đang tham gia gia công, chế tạo thiết bị cho các công trình lớn, trọng điểm như: Nhà máy xi măng Chinfon (Hải Phòng), Phúc Sơn (Hải Dương), Bút Sơn (Hà Nam), Tam Điệp (Ninh Bình), Sông Gianh (Quảng Bình), Trạm nghiền xi măng Pá Vinh - Sơn La, Nhà máy xi măng Lam Thạch (Uông Bí), Dự án Trung tâm Hội nghị Quốc Gia -

Hà Nội, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Dự án Tuyển than Cửa Ông, Nhà máy Xi măng Thăng Long, Cẩm Phả, Hoàng Thạch 3, Sông Thao, Thành Công 3, Thanh Liêm, Hướng Dương, Hoà Phát, Hoàng Long, Đất Việt, Công Thanh… Tham gia chế tạo thiết bị phục vụ hàng xuất cho các hãng, tập đoàn cung cấp thiết bị hàng đầu trên thế giới như FLS midth - Đan Mạch, POLISIUS AG - CHLB Đức, MVT, FAM, LOESCHE - LB Đức, UBE, KAWASAKI - Nhật Bản...

Sự thành công của Nhà máy Chế tạo thiết bị Lilama 69-3 không chỉ góp phần làm rạng danh thương hiệu LILAMA đồng thời là hành trang quan trọng để Công

Nhà máy Chế tạo thiết bị Hải Dương: Phát huy hiệu quả vốn vay từ VDB

nhà máy Chế tạo thiết bị Hải Dương thuộc Công ty cổ phần LiLAMA 69-3, chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí như kết cấu thép, sản phẩm đúc, gia công cơ khí... với công suất tối đa 10.000 tấn sản phẩm/năm. nằm trên trục đường quốc lộ 5A, giữa Hà nội - Hải phòng, nhà máy có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao nhận và vận chuyển hàng hoá, thiết bị theo đường bộ, đường sắt và đường thuỷ đến mọi nơi.

Ảnh: M.L

30 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 31: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng

Trong dây chuyền chế tạo kết cấu thép của Nhà máy Chế tạo thiết bị Lilama 69-3 có sử dụng 20 máy cắt kim loại kiểu ôxy-gas, kim loại được cắt do gia nhiệt cao và đột ngột tại đường cắt nhờ sự đốt cháy gas. Nhà máy sử dụng điện lưới quốc gia cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất như hệ thống lò cảm ứng tần, các máy công tác, ánh sáng, các động cơ… Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng lò luyện khí gas, lò luyện khí than để tôi, ram, ủ các chi tiết máy khi gia công chế tạo. Trong quá trình tiến hành sản xuất năng lượng sử dụng trong các phân xưởng sản xuất bao gồm điện, than, gas.

Khu vực đúc và nhiệt luyện là khu vực tiêu thụ điện và gas chủ yếu thông qua hệ thống lò luyện trung tần và hệ thống lò nhiệt luyện các sản phẩm đúc. Việc vận hành các lò đúc và nhiệt luyện

tương đối hiệu quả nhưng hệ thống máy móc thiết bị của công ty làm tiêu tốn năng lượng điện rất cao.

Do đó việc làm thế nào để tiết kiệm năng lượng trong sản xuất để giảm giá thành sản phẩm là một đòi hỏi cấp bách. Công ty đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thực hiện Đề án “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2009 - 2013”. Đề án đã đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong Nhà máy. Trong khuôn khổ đề án, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã đề ra một số biện pháp thích hợp cho Nhà máy, như: lắp thiết bị tiết kiệm gas cho các máy cắt kim loại; thay thế hệ thống gia nhiệt kiểu đốt gas lỏng bằng hệ thống gia nhiệt bằng điện… số tiền tiết kiệm được mỗi năm là 40,4 triệu VND. Kinh phí đầu tư cho giải pháp là 76 triệu VND, thời gian thu hồi vốn giản đơn là 22,57 tháng. Với các phương án tiết kiệm năng lượng này, tổng vốn đầu tư sẽ là 303,5 triệu đồng, lợi ích đem lại hàng năm lên đến 428,24 triệu đồng, góp phần thực hiện chiến lược năng lượng quốc gia, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường.

� Thu hồNg

ty bước những bước đi trong thời gian tới khi mà đất nước ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Hơn ai hết, những người lãnh đạo LILAMA 69-3 nhận thức rõ rằng: Ngành cơ khí Việt Nam ngày càng được Chính phủ và các tầng lớp xã hội quan tâm, trong thời gian qua đã có nhiều chính sách mang tính kích thích hỗ trợ đầu tư mang tính chiều sâu, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp cơ khí trong nước. Gần đây nhất, khẳng định tại cuộc họp Ban chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm ngày 11/3/2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ yêu cầu “Xác định sản phẩm cơ khí trọng điểm cần ưu đãi, hỗ trợ phải bắt đầu từ những sản phẩm mà thị trường cần, có tính khả thi cao và hiệu quả”... Những ưu đãi vốn vay từ ngân hàng theo các gói hỗ trợ của Chính phủ, các nguồn từ quỹ hỗ trợ phát triển đã tạo đà và là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành cơ khí và các ngành công nghiệp sản xuất khác.

Ảnh: M.L

31Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 32: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Khi thành lập, Cụm 5 gồm 9 đơn vị thành viên: Sở Giao dịch II, Văn phòng Đại diện tại

TP.Hồ Chí Minh và các Chi nhánh VDB Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Đến năm 2011, Văn phòng Đại diện tại TP.Hồ Chí Minh được chuyển sang Đơn vị thi đua Hội sở chính - VDB; tháng 7/2012 Chi nhánh VDB Long An được sáp nhập vào Sở Giao dịch II, từ thời điểm này, Cụm 5 còn lại 07 thành viên (01 Sở Giao dịch và 06 Chi nhánh). Sau 1/5/2015 1 số Chi nhánh đã thực hiện cơ cấu lại tổ chức thành lập chi nhánh VDB Khu vực: cụ thể Chi nhánh Tây Ninh sáp nhập vào Sở II trở thành Phòng giao dịch, Chi nhánh Bình Dương - Bình Phước sáp nhập thành chi nhánh VDB khu vực Bình Dương - Bình Phước; Chi nhánh Tiền Giang sáp nhập vào Chi nhánh Bến Tre Chi nhánh VDB Khu vực Bến Tre - Tiền Giang... Đây là các đơn vị trực thuộc của VDB có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đầu tư (TDĐT), tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước.

Xác định được vai trò, vị trí của Cụm, ngay từ khi được thành

lập, các thành viên Cụm 5 đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện công tác thi đua - khen thưởng (TĐKT) theo mô hình mới trên cơ sở bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của VDB.

Hoạt động TĐKT của Cụm 5 có khá nhiều thuận lợi: Tính năng động, sức sáng tạo, tiềm năng thế mạnh về nhiều mặt của các địa phương trong Vùng tạo nên những lợi thế nhất định cho hoạt động của Cụm. Tính tương đồng về nghiệp vụ giúp cho việc giao lưu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các đơn vị thành viên có phần thuận lợi, mang lại hiệu quả. Truyền thống đoàn kết, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm của lãnh đạo các đơn vị thành viên là nền tảng tạo nên sự đồng thuận cao trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của Cụm. Sự quan tâm của Lãnh đạo ngành; sự hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ, về công tác TĐKT của Hội sở chính là tiền đề, động lực cho các Chi nhánh trong Cụm phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Song bên cạnh đó, Cụm cũng gặp không ít khó khăn: Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục sau suy giảm nhưng vẫn còn, tiềm ẩn nhiều rủi ro tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Trong khi đó, cơ chế chính sách về TDĐT, TDXK trong những năm qua luôn biến động, bộc lộ nhiều bất cập, tính ưu đãi không còn sức

hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Do vậy, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hệ thống nói chung, các Chi nhánh thành viên Cụm 5 nói riêng cũng chịu nhiều áp lực trong thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là các chỉ tiêu tăng trưởng; an toàn vốn... Trong những năm gần đây, phong trào thi đua nói chung, hoạt động văn thể mỹ trong hệ thống VDB nói riêng khá trầm lắng, không có nét mới, chưa tạo được khí thế sôi nổi trong toàn hệ thống, thiếu tính động lực, dẫn dắt đối với việc tổ chức phong trào ở cơ sở. Từ đó có ảnh hưởng đến hoạt động phong trào ở Cụm. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua của Ngành nhìn chung còn chậm, chưa theo kịp, theo sát biến chuyển của thực tiễn; việc bình xét danh hiệu thi đua và khen thưởng chưa kịp thời, thiếu đồng bộ nên có phần ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả của phong trào thi đua…

Năm năm qua Cụm 5 đã chú trọng tổ chức tốt công tác TĐKT nhằm động viên cán bộ viên chức (CBVC) hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều phong trào thi đua trong Cụm được triển khai có hiệu quả, góp phần cùng toàn hệ thống thực hiện thắng lợi nội dung “Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2015” được Tổng Giám đốc VDB phát động ngày 15/9/2010; Đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng

Cụm thi đua số 5: Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ

Cụm thi đua số 5 (Cụm 5) là một trong 7 cụm và một đơn vị thi đua của hệ thống ngân hàng phát triển Việt nam (VDb), được thành lập theo Quyết định số 241/QĐ-nHpT ngày 15/4/2010 của Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng VDb.

� Lê NgọC Châu - phạM aNh DũNg

32 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 33: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua do các cấp phát động

Triển khai quán triệt văn bản về công tác TĐKT của Nhà nước và của các cấp đều được các thành viên trong Cụm chú trọng thực hiện đầy đủ, kịp thời, cụ thể hóa mục tiêu nhiệm vụ gắn với những đặc thù của địa bàn. Các thành viên trong Cụm tích cực tham gia nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến với VDB, với địa phương nhằm hoàn thiện quy chế, quy định về công tác thi đua khen thưởng. Kịp thời phát động các phong trào thi đua do VDB phát động trong toàn Ngành. Một số đợt thi đua tiêu biểu như: Hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Triển khai thực hiện cơ cấu lại VDB (giai đoạn 2013-2015) và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2013; Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015 trong toàn hệ thống, hoàn thành mục tiêu, định hướng hoạt động của VDB giai đoạn I (2013-2015); Thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2015, kỷ niệm 9 năm ngày thành lập VDB, Đại hội biểu dương điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” VDB lần thứ II, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX…

Tại các đơn vị thành viên, còn có nhiều phong trào thi đua như “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Xây dựng cơ quan văn hoá và ngày làm việc 8 giờ chất lượng, hiệu quả”, các phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, xây dựng lề lối làm việc khoa học, nêu cao tinh thần phục vụ khách hàng. Thi đua thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm, mỗi CBVC phát huy tinh

thần “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” thể hiện cụ thể trách nhiệm với ngành; phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao; tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, nhất là công tác đôn đốc thu hồi nợ tại một số dự án, khoản vay khó khăn. Tổ chức được nhiều cuộc tọa đàm với các chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nỗ lực thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao

Với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể CBVC, các thành viên trong Cụm 5 luôn hoàn thành nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao. Kết quả một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đạt được như sau: Thực hiện tốt công tác truyền thông cơ chế, chính sách liên quan đến TDĐT, TDXK; giúp doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ, kịp thời những điểm mới; tiếp cận, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Huy động, quản lý, sử dụng nguồn vốn an toàn, hiệu quả, góp phần cùng toàn ngành đảm bảo mục tiêu cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. Tổng doanh số vốn huy động của Cụm trong 5 năm qua được trên 10.000 tỷ đồng. Thực hiện quản lý cho vay, thu nợ vốn TDĐT đảm bảo tính tuân thủ quy định của Nhà nước, của VDB, tuyệt đối an toàn, không để xảy ra sai sót, sai phạm. Doanh số cho vay đạt trên 5.000 tỷ đồng, tập trung vào các dự án, chương trình trọng điểm, có tác động tích cực đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ở từng địa phương. Công tác thu nợ, xử lý nợ được quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt theo đúng chủ trương và hướng dẫn của VDB. Tổng dư nợ vốn TDĐT trên địa bàn Cụm 5 đến cuối năm 2014 hơn 7.700 tỷ đồng. Cho vay vốn TDXK được tiến hành với tinh thần tích cực, tuân thủ nghiêm quy định của VDB,

phù hợp với tình hình và điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai nhiệm vụ này trong thời gian qua cho thấy có không ít khó khăn, vướng mắc nên kết quả còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của Vùng. Tổng doanh số cho vay hàng năm khoảng 500 tỷ đồng; dư nợ cuối năm 2014 hơn 182 tỷ đồng... Các nhiệm vụ khác đều hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trong 5 năm qua, CBVC Cụm 5 đã trích từ tiền lương hàng tháng đóng góp cho nhiều chương trình, cuộc vận động như: Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng; hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 03 huyện nghèo của Lào Cai; tham gia ủng hộ Quỹ đền ơn, đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, Quỹ nạn nhân chất độc da cam, Quỹ bảo trợ trẻ em, Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa… với tổng số tiền hơn 720 triệu đồng.

Trong tổ chức các phong trào thi đua, Cấp ủy, Ban Giám đốc cùng với Công đoàn, Chi đoàn tại các thành viên Cụm 5 luôn quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo công tác tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến. Trong 5 năm toàn Cụm đã có 17 tập thể điển hình tiên tiến, 24 gương người tốt việc tốt. Việc khen thưởng được thực hiện đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của VDB, UBND tỉnh, thành phố trên địa bàn. Đã có 07 lượt tập thể đơn vị được nhận cờ thi đua các cấp; 110 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của Tổng Giám đốc; 11 Bằng khen của các Bộ, ngành; 09 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 02 Huân chương Lao động hạng Ba. Giai đoạn 2010-2015, Cụm thi đua số 5 có 774 lượt CBVC đạt danh hiệu lao động tiên tiến, 160 chiến sĩ thi đua cơ sở, 17 chiến sĩ thi đua VDB.

33Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 34: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Trong những năm qua, cán bộ viên chức Ngân hàng Phát triển Chi nhánh Hà Giang đã nỗ

lực không ngừng, sáng tạo, đoàn kết, vượt qua thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã từng bước phát huy vai trò của một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, trở thành một định chế tài chính quan trọng cung cấp nguồn lực tài chính cho tăng trưởng kinh tế, có những đóng góp nhất định vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các doanh nghiệp theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Trước hết phải nói đến vai trò của Chi bộ và Ban lãnh đạo Chi nhánh. Chi bộ và Ban lãnh đạo đã nghiêm túc chỉ đạo, quán triệt cho đảng viên, cán bộ viên chức chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và tham gia tích cực các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước được phát động trên địa bàn tỉnh.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Chi nhánh quan tâm đó là, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng của ngành ngân hàng, Chi nhánh luôn xác định một cán bộ ngân hàng ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì phải có phẩm chất đạo đức trong sáng như lời Bác Hồ kính yêu: “cái nền, cái gốc của người cách mạng”.

Chi nhánh thường xuyên phổ biến và quán triệt đến toàn thể cán bộ viên chức trong đơn vị các nội dung, tinh thần chỉ đạo của Tổng giám đốc, các thông báo, kết luận Hội nghị của Tổng giám đốc và mục tiêu, giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ năm của VDB, nhằm tăng cường kỷ cương kỷ luật, trách nhiệm của từng CBVC, đặc biệt là trách nhiệm của cán bộ chủ chốt trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Về nhiệm vụ chính trị, Chi bộ không ngừng củng cố tổ chức, chú trọng xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh; tuyên truyền, giáo dục, vận động đảng viên, CBVC thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức của Bác trên tinh thần “lo cho dân, vì dân”, Chi bộ, Chi nhánh còn vận động CBVC đóng góp vào các quỹ Phúc lợi xã

hội, vì người nghèo, đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi tặng quà cho các gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ cho các em học sinh nghèo hiếu học, học giỏi.

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trên tinh thần suốt đời phấn đấu làm theo lời dặn của Người “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, sống giản dị, lành mạnh trong đảng viên, CBVC theo Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, Chi bộ đã cụ thể hóa việc triển khai cho đảng viên. Chi bộ quán triệt và xác định, việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên, hàng ngày. Chuẩn mực đạo đức mà mỗi đảng viên, CBVC cần phải thực hiện đó là: Tuân thủ đúng mọi quy định của pháp luật và nội bộ; tôn trọng đối tác, khách hàng bằng chữ tín và tác phong ứng xử; tận tâm, tận tụy vì công việc, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích VDB, luôn thể hiện ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; hợp tác, hòa đồng, ứng xử chân thành, lịch sự và thân thiện với đồng nghiệp, với khách hàng.

Riêng đối với cán bộ lãnh đạo luôn đầu tàu, gương mẫu, nêu gương tốt, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước tập thể, trước nhân dân. Quá trình “học tập và làm theo”, Chi bộ, Chi

CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CHI NHÁNHNGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HÀ GIANGLÀM THEO LỜI BÁC

Vào đúng ngày kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển và ngân hàng phát triển - Chi nhánh Hà giang là một đơn vị trực thuộc ngân hàng phát triển Việt nam.

� NguyễN Thị hiềN DịuChi nhánh vDB hà giang

34 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 35: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

nhánh thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xây dựng, biểu dương khen thưởng và nhân rộng các nhân tố điển hình.

Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn đảng viên, CBVC thực hiện đúng chuẩn mực người cán bộ, công chức “Trung thực - công bằng - liêm khiết - tận tâm - cầu tiến”; gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là giữ gìn chữ tín, bảo mật thông tin của khách hàng và đối tác; tôn trọng nguyên tắc và ứng xử chuẩn mực; tác phong làm việc chuyên nghiệp, lành nghề; luôn hướng đến cái mới, hiện đại và văn minh, vì lợi ích lâu dài.

Làm tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phát huy vai trò của Chi bộ. Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang đã thực hiện cho vay các dự án lớn của địa phương. Một số dự án đã hoàn thành, phát huy hiệu quả kinh tế, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước hàng năm như: Nhà máy Thủy điện Nho Quế 3, công suất 110 MW; Nhà máy Thủy điện Sông Chừng, công suất 19,5 MW… Các dự án Trồng rừng nguyên liệu giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Sự thành công đó đã nâng cao vị thế của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang trên địa bàn, khẳng định sự lãnh đạo của Chi bộ Chi nhánh trong những năm qua.

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm sát sao của Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chính quyền địa phương cùng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức làm theo tấm gương Bác Hồ kính yêu - Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao và góp phần vào sự phát triển chung của Hà Giang - mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc.

Anh sinh ra ở Thái Thụy, Thái Bình, lớn lên ở Nam Định. Nhìn vào cuộc sống hiện tại ít

ai nghĩ rằng Anh có tuổi thơ đầy khốn khó và cuộc đời anh không bằng phẳng như những bạn đồng trang lứa. Quê anh nghèo lắm, nơi đồng chua nước mặn, quanh năm mất mùa, ngày ấy gia đình anh là một trong những hộ nghèo nhất xã, đông anh em nhưng có tới quá nửa phải đi ở, mỗi người một nơi, để kiếm sống và tồn tại. Ước mơ của anh ngày ấy là làm sao thoát khỏi cảnh đói nghèo dù có vất vả đến mấy cũng quyết tâm vượt qua, chính vì vậy mà anh đã phải rời xa gia đình, xa quê hương yêu dấu khi mới 13 tuổi để thực hiện ước mơ ấy, dù biết phải trải qua muôn vàn khó khăn của một đứa

trẻ chăn trâu, ăn chưa no mà lo chưa tới… Nhưng anh lại nghĩ trên đời này, không có con đường nào đầy hoa để ta bước tới vinh quang mà chỉ có những con đường đầy chông gai, gian khổ ở phía trước đang chờ, muốn ước mơ của mình trở thành hiện thực thì không còn con đường nào khác là phải biết vượt qua con đường ấy, cuộc đời không có gì là đơn giản vì thế luôn phải phấn đấu:

“Biết thép rắn, phải luyện tâm hồn thép

Biết ngày mai, phải thử thách hôm nay”

Chính vì vậy, để có được ngày hôm nay là nhờ có nghị lực và một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ mà nhiều lúc chính anh nghĩ là không thể vượt qua được. Có lẽ cũng vì thế mà anh rất trân trọng vun đắp cho công việc và cuộc sống hiện tại.

Trong suốt quá trình công tác từ năm 1986 đến nay, anh đã trải qua nhiều cơ quan, từ Giảng viên bộ môn kế toán doanh nghiệp Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đến cán bộ Ngân hàng Đầu tư & Phát triển; Tổng cục Đầu tư Phát triển (Bộ Tài chính); Quỹ Hỗ trợ Phát triển nay là Ngân hàng Phát triển Việt

“Coi công việc làm niềm vui trong cuộc sống, đã nói là làm, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết hài hòa giữa công việc và gia đình” đó là những quan điểm về công việc và cuộc sống của anh nguyễn Khắc bình - phó trưởng ban Kiểm tra nội bộ, ngân hàng phát triển Việt nam (VDb).

Công việc là niềm vuitrong cuộc sống

� QuỳNh Châu

35Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 36: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Nam, được luân chuyển qua nhiều nghiệp vụ: từ kế toán, cấp phát, tín dụng, thẩm định, cấp hỗ trợ sau đầu tư, kiểm soát thanh toán vốn bồi thường, di dân & tái định cư (TĐC)… nhưng dù ở lĩnh vực nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Công việc của anh thường xuyên phải xa nhà do được Lãnh đạo VDB tin tưởng giao nhiệm vụ đi kiểm tra ở Chi nhánh, trong các đoàn kiểm tra anh thường giữ vị trí Trưởng đoàn. Để hài hòa giữa việc công và việc riêng, anh có một cuốn lịch sắp xếp hợp lý các công việc. Anh biết động viên san sẻ với vợ, con những lúc khó khăn trong cuộc sống gia đình, với đồng nghiệp biết hòa đồng, sẻ chia, biết truyền lửa và truyền nhiệt huyết thì bất cứ việc gì khó mấy cũng làm được.

Suốt mấy chục năm công tác, anh đã được đi gần hết các chi nhánh trong hệ thống VDB từ Bắc vào Nam. Trong những chuyến công tác ấy, anh không thể quên cuộc hành trình dài liên tỉnh khi là Trưởng đoàn công tác của VDB năm 2008. Sáng mùng 6 tết khai xuân, sáng mùng 7 tết bắt đầu khởi hành chuyến công tác đầu năm đi một mạch từ Chi nhánh Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng. Cuộc hành trình dài tuy mệt nhưng lại là kỷ niệm đáng nhớ với anh. Anh kể, đoàn gồm 04 người, thời gian làm việc gấp rút trong 02 tuần đối với một Chi nhánh, vì thế để đảm bảo kiểm soát được toàn bộ các nghiệp vụ theo đúng quy chế, quy trình… Anh phải động viên anh em làm cả ngày, cả đêm, vừa làm vừa cùng Chi nhánh hoàn thiện bổ sung để đảm bảo hồ sơ đầy đủ theo quy định… Trong cuộc hành trình đó, đoàn có 02 thanh niên đang tuổi yêu đương, lần đầu đi xa nhà, mà lại đi dài ngày, nhớ nhà, nhớ người yêu khóc thút thít, ngày ấy cũng

có di động nhưng không hiện đại như bây giờ, sóng di động lúc có, lúc không nên cuộc tâm sự của các cậu ấy không toại nguyện nên Trưởng đoàn lại phải động viên san sẻ những lúc vui, lúc buồn để cùng nhau vượt qua với mục đích là hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được Tổng Giám đốc giao.

Từ 2010 - 4/2015, anh là Trưởng phòng Quản lý dự án Thủy điện Sơn La - Ban HTSĐT&QLVUT. Thủy điện Sơn La là Thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, được Chính phủ tin tưởng giao cho VDB trực tiếp kiểm soát thanh toán vốn đầu tư dự án. Có thể nói đây là dự án đầu tư lớn (bao gồm cả cấp phát và cho vay đầu tư) với tổng vốn đầu tư: 65.195 tỷ đồng, cũng là một trong những dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng sớm nhất (trước 02 năm) so với kế hoạch và cũng là dự án đầu tư phát huy hiệu quả bậc nhất của Việt Nam. 5 năm (2010 - 2014) anh đã đồng cam cộng khổ với các đồng nghiệp xa nhà, xa vợ con hàng năm trời… để cùng với 03 Chi nhánh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu - những đơn vị trực tiếp cấp phát vốn cho Dự án rà soát, kiểm tra hết 2.596 dự án thành phần và 770 khu điểm TĐC tương đương khoảng 5.000 quyết định phê duyệt phương án. Anh mong muốn trong thời gian tới tiếp tục cùng với các đồng nghiệp rà soát, kiểm tra các dự án thành phần, các phương án bồi thường, hỗ trợ & TĐC có phát sinh. Đây là giai đoạn cuối để quyết toán vốn đầu tư Dự án di dân & TĐC dự án Thủy điện Sơn La, trong đó nhiệm vụ của VDB là làm sao để thu hồi hết các khoản phải thu do cấp sai, cấp vượt dự toán sau quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để hoàn trả về nguồn vốn di dân & TĐC theo quy định của Nhà nước.

Từ 01/5/2015, anh được giao nhiệm vụ là Phó trưởng Ban Kiểm tra nội bộ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, hi vọng với

nhiệm vụ mới anh tiếp tục phát huy tốt hơn khả năng của mình góp phần xây dựng VDB chuyên nghiệp, hiện đại.

Trong quá trình công tác, từ năm 1995 đến 2005 anh đều đạt lao động giỏi cấp Ngành của Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTPT. Từ năm 2006 - 2014 anh liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở VDB; 05 lần được Tổng Giám đốc VDB tặng Bằng khen (2007, 2008, 2010, 2013, 2014), Điển hình tiên tiến năm 2009; 02 lần Đạt Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua VDB (2009, 2013). Anh đã từng có 10 năm làm Bí thư Đoàn thanh niên; 05 năm làm Bí thư Chi bộ, là ủy viên BCH Đảng bộ Sở giao dịch I. Về văn hóa, thể thao anh đạt Giải Nhất đôi nam cầu lông Khu vực I (2006); Giải Nhất Đôi nam nữ cầu lông phong trào Sở giao dịch I (2010); Giải Nhì cuộc thi Góp ý với VDB năm 2007; Giải Nhất cuộc thi viết về Đảng trong cuộc sống hôm nay năm 2009; Giải Ba cuộc thi viết về Văn minh công sở (2012). Anh cũng là một cộng tác viên tích cực của Tạp chí Hỗ trợ phát triển với nhiều bài viết trao đổi về nghiệp vụ. Cùng với khả năng văn chương từ ngày còn học ở trường làng, anh thường làm thơ những lúc rảnh rỗi và thường đăng ở Tạp chí của Ngành. Anh bảo trong số những sáng tác anh rất tâm đắc bài thơ Gửi em cô gái Ngân hàng Phát triển Việt Nam đăng trên Tạp chí HTPT năm 2013 có câu thơ:…”Em sẽ phạt người vay tiền chậm trả; Rồi anh xin thế chấp trái tim mình”.

Ngoài công việc, trong câu chuyện dài kể về mình, điều anh nhắc đến nhiều nhất là người vợ hiền luôn sẻ chia vui buồn với anh trong cuộc sống. Anh tự hào khoe với chúng tôi: “Năm 1989 mình xây dựng gia đình, vợ cùng quê, quen và yêu nhau từ khi cùng làm công tác Đoàn, hiện đang là một lãnh đạo cấp Vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tuy là người

36 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 37: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

có học vấn và địa vị trong xã hội nhưng khi trở về gia đình chị luôn là một người vợ đảm đang, chu toàn và hết lòng vì chồng con, đặc biệt, còn tham gia làm Tổ trưởng dân phố; con trai mình đã tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Tổng hợp California Hoa Kỳ; Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Trường Đại học Birmingham tại Anh quốc, từng làm Kiểm toán viên cho Công ty Kiểm toán KPMG; kiểm toán Ernst and Young, hiện cháu đang là Chuyên viên Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm Giảng viên Trường Đại Kinh tế Quốc dân.”

Anh vẫn nói vui với chúng tôi rằng: “đứng sau sự thành công của cả hai vợ, chồng luôn có bóng dáng lấp ló của người chồng hoặc vợ”. Có lẽ nhờ có điểm tựa vững chắc nơi anh mà những năm qua vợ anh đã đạt được nhiều thành công trong công việc. Chị liên tục là Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng; Phụ nữ Giỏi việc nước, đảm việc nhà trong thời kỳ đổi mới của ngành Ngân hàng; Bằng khen của Thống đốc NHNN; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen và Huân chương vì sự nghiệp thanh tra của Tổng Thanh tra Nhà nước và đặc biệt chị vừa được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động Hạng 3.

“Gia đình thành đạt” là cái tên quen thuộc khi đồng nghiệp nhắc đến anh. Có được niềm tự hào và hạnh phúc như ngày hôm nay, với anh không gì khác là luôn nâng niu trân trọng những gì mình có, biết tôn trọng, biết san sẻ, biết động viên nhau giữa các thành viên trong gia đình, biết sắp xếp việc nhà, việc nước vẹn cả đôi đường thì không có gì là không thể. Chúc anh và gia đình luôn vui, hạnh phúc trong cuộc sống và thành công trong công việc.

Hiện, phòng Kiểm tra có 7 thành viên, gồm 06 nữ và 01 nam, trong đó có trưởng phòng, phó

trưởng phòng và 5 chuyên viên; 100% thành viên có trình độ từ đại học trở lên theo các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng…, có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao với thái độ làm việc nghiêm túc, tự giác chấp hành nội quy, quy chế, quy trình của VDB và chính sách pháp luật của Nhà nước; bên cạnh đó, Phòng còn là một tập thể đoàn kết, thống nhất; có tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ chính trị cũng như những sẻ chia trong cuộc sống.

Không như những con thuyền xuôi chèo mát mái, thời gian qua, Phòng cũng gặp không ít khó khăn, đó là sự biến động nhân sự liên tục (gồm 29 lượt nhân sự đến và đi kể từ khi thành lập) đã làm cho công việc của Phòng có phần bị động, trong khi công tác kiểm tra cần bao quát xuyên suốt. Cán bộ kiểm tra ngoài việc phải vững vàng chuyên môn, còn phải có bản lĩnh không ngại va chạm mà đây chính là thử thách đối với mỗi cán bộ khi mới về Phòng. Ngoài ra, hầu hết các thành viên trong phòng đều tham gia công tác

kiêm nhiệm (Tổ học tập, Tổ giúp việc Hội đồng thi đua, Tổ định giá, Tiểu Ban xử lý thu hồi nợ) và công tác đoàn thể (Đảng ủy viên BCH Đảng bộ, Ủy viên BCH Công đoàn, Ủy viên BCH Đoàn thanh niên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn, thành viên các Ban thuộc Công đoàn cơ sở Sở Giao dịch II) nên phần nào ảnh hưởng đến công tác chuyên môn.

Khó khăn nữa là công tác pháp chế, bởi cũng như các đồng nghiệp tại các phòng nghiệp vụ, xuất phát điểm ban đầu của những cán bộ làm công tác này không phải là những cử nhân Luật. Khi thực hiện công việc, đòi hỏi cán bộ pháp chế phải am hiểu sâu rộng về kiến thức pháp luật, phải biết nghiên cứu và vận dụng để xử lý vấn đề - điều đó vô hình tạo nên áp lực cho Phòng.

Chính vì vậy để đáp ứng cho yêu cầu công việc, mỗi thành viên đã tự tìm hiểu, nghiên cứu và cập nhật, các văn bản, quy định để tích lũy và ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả xử lý công việc được giao.

Qua chín năm hoạt động, Phòng Kiểm tra đã kiểm tra toàn diện các hoạt động phát sinh tại

Tháng 7/2006, phòng Kiểm tra của Sở giao dịch ii - ngân hàng phát triển Việt nam được thành lập - cùng thời điểm hệ thống ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) chính thức đi vào hoạt động sau chuyển đổi mô hình hoạt động từ Quỹ Hỗ trợ phát triển; với chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo đơn vị tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các mặt hoạt động tại đơn vị.

Phòng Kiểm tra - Sở Giao dịch IITRƯỞNG THÀNH QUA 9 NĂM PHẤN ĐẤU

37Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 38: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Sở Giao dịch II (về nghiệp vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, cho vay ODA, cho vay ủy thác, cho vay lãi suất thỏa thuận, hỗ trợ lãi suất 4%, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh, cho vay theo Quyết định số 30/QĐ-TTg, cho vay theo Quyết định 87/QĐ-TTg, huy động vốn, tài chính kế toán; kiểm tra theo chuyên đề: Cơ cấu nợ, bảo đảm tiền vay, quản lý tài sản, hồ sơ cán bộ…). Đồng thời, Phòng luôn là đầu mối phối hợp làm việc với các Đoàn công tác đến kiểm tra tại Sở Giao dịch II và là đầu mối triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của VDB. Ngoài ra, Phòng còn cử cán bộ tham gia thực hiện kiểm tra chéo tại các Chi nhánh bạn; hoặc cử thành viên tham gia trực tiếp cùng Đoàn công tác của VDB.

Về công tác pháp chế, Phòng đã thực hiện thẩm định tính pháp lý các văn bản, hợp đồng; hỗ trợ pháp lý các vụ việc theo yêu cầu của Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ; rà soát văn bản do Sở Giao dịch II ban hành; xây dựng tủ sách nghiệp vụ của Sở, tổ chức tự học tập thảo luận tại đơn vị, phổ biến kiến thức nghiệp vụ và các qui định liên quan; Tham gia các phiên tòa (xét xử hoặc hòa giải) và thi hành án dân sự… Phòng còn thường xuyên thực hiện nhiệm vụ đầu mối tổng hợp, tham gia đóng góp quy chế, quy trình, các

chuyên đề... của Ngành, luôn chủ động và phối hợp kịp thời với các phòng nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng, đúng thời gian quy định.

Với quá trình “nghề dạy nghề” mà theo thời gian, mỗi thành viên trong phòng ngày càng có kinh nghiệm hơn trong công việc, sự khéo léo trong trao đổi và thận trọng trong xử lý kết quả, Phòng ngày càng nhận được sự ủng hộ, quan tâm, tin cậy cũng như sự phối hợp tốt từ các phòng nghiệp vụ. Tuy không phải là “đội tiên phong” đứng trong hàng ngũ những phòng trực tiếp “chiến đấu”, nhưng tập thể phòng Kiểm tra được ví von như “đội hậu vệ” đã cống hiến hết sức mình cho Sở Giao dịch II, giúp ích cho các phòng nghiệp vụ phát hiện, phòng ngừa và xử lý kịp thời các sai sót vi phạm, tư vấn thẩm định và hỗ trợ pháp lý để thực hiện đúng theo quy định pháp luật, quy định của Nhà nước, của VDB. Vì vậy, Phòng đã nhận được sự quý mến cũng như niềm tin từ Ban Giám đốc mỗi khi giao việc.

Chín năm qua, Phòng phải vừa sắp xếp đào tạo chuyển giao nhân sự, mỗi thành viên trong phòng vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn trôi chảy xuyên suốt, vừa đảm bảo hoàn thành công tác đoàn thể. Phòng Kiểm tra đã

có những cá nhân đạt Bằng khen của Tổng Giám đốc về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt thành tích cao trong vòng chung khảo Hội thi nghiệp vụ giỏi của VDB 2009. Về tập thể đã được ghi nhận nhiều hình thức khen thưởng như: Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến; Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Tổng Giám đốc VDB về Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 2 năm 2009-2010 và trong 2 năm 2011-2012, năm 2014 được đề nghị là Tập thể điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2014. Về các thành tích đoàn thể, Phòng cũng liên tục đạt được danh hiệu: Tập thể Tổ Công đoàn xuất sắc, Tập thể Tổ Nữ công xuất sắc, nhiều năm liền được đề nghị Công đoàn VDB tặng giấy khen, Công đoàn Viên chức tặng bằng khen cho tập thể Tổ công đoàn phòng Kiểm tra.

Vinh dự và tự hào, mỗi thành viên Phòng Kiểm tra luôn xác định trách nhiệm của bản thân, luôn cố gắng, không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy sức mạnh tập thể cùng nhau xây dựng tập thể phòng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần xây dựng Sở Giao dịch II xứng đáng là một trong những đơn vị dẫn đầu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

� phòNg KiểM TraSở giao dịch ii

38 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 39: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại xã Nam Tiến, huyện Nam

Trực, tỉnh Nam Định - mảnh đất văn hiến giàu lòng hiếu học. Năm 1973 nhập ngũ, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1977 anh vào học tại Trường Đại học Tài chính kế toán - khóa 16. Tốt nghiệp ra trường, năm 1983 anh về làm việc tại Phòng Cấp phát, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng huyện Xuân Thủy. Năm 1995, là Trưởng phòng Tín dụng, Cục Đầu tư Phát triển Nam Hà. Từ 01/01/2000, là Trưởng phòng Tín dụng - Bảo lãnh - Hỗ trợ lãi suất Quỹ Hỗ trợ Phát triển nay là Ngân hàng phát triển Việt Nam. Tháng 2/2007, Anh được Tổng giám đốc VDB bổ nhiệm Phó giám đốc Chi nhánh VDB Nam Định. Năm 2013 là Phó giám đốc phụ trách Chi nhánh VDB Nam Định.

Khi là Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Phụ trách Chi nhánh VDB Nam Định, anh trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Anh đã cùng với Cấp ủy Đảng, Ban lãnh đạo Chi nhánh và tập thể CBVC cơ quan đoàn kết khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan bằng nhiều biện pháp, giải pháp quyết liệt, tích cực, cụ thể; từng bước sắp xếp, đổi mới công tác tổ chức cán bộ, phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân, của từng bộ phận, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Anh đã chỉ đạo thành lập các Tổ rà soát dự án, Tổ kiểm soát đặc biệt, Tổ thu nợ… tích cực đôn đốc thu nợ và xử lý nợ xấu. Năm 2014, tổng dư nợ các nguồn vốn cho vay của Chi nhánh đạt 1.783 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2013, nhiều dự

án khó từng bước được xử lý. Với những kết quả đạt được khá toàn diện trên các mặt công tác, Chi bộ Đảng Chi nhánh VDB Nam Định nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, cơ quan luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Chúng tôi vẫn nhớ những ngày anh trực tiếp chỉ đạo và làm việc cùng với Tổ rà soát hồ sơ dự án, phải làm việc qua buổi trưa hoặc đến tối khuya. Bên những phần cơm ăn vội cùng cán bộ Chi nhánh, anh vẫn say sưa với công việc, trăn trở với những vướng mắc. Anh tỉ mỉ căn dặn các cán bộ rà soát hồ sơ làm sao vừa phải đảm bảo tuân thủ đúng quy chế, quy trình của VDB, vừa phải phối hợp tốt với khách hàng để sớm hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo tiến độ giải ngân cho dự án. Đối với những dự án khó, anh không ngại trực tiếp xuống cơ sở cùng với cán bộ chuyên quản, kiểm tra toàn diện tại đơn vị và bàn với chủ đầu tư tìm những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Được đồng hành cùng anh trong những chuyến công tác là may mắn của những cán bộ trẻ, qua đó vừa được học hỏi những kinh nghiệm công tác từ thực tiễn, vừa được Anh chia sẻ những tâm tư, tình cảm, những kỷ niệm trong nghề. Với một trí nhớ đáng nể cùng bề dày kinh nghiệm và vốn kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa, lịch sử, địa lý… phong phú, nên những câu chuyện của anh thu hút người nghe. Là một cán bộ lãnh đạo nhưng Anh vẫn luôn giữ tác phong giản dị, gần gũi với đồng nghiệp, luôn nhiệt tình và

nhân vật trong bài viết này, xin được nhắc tới phó giám đốc phụ trách Chi nhánh VDb nam Định - ngô Văn Quảng (Từ 01/5/2015 là phó giám đốc Chi nhánh Khu vực nam Định - Hà nam). Là người có nhiều năm công tác trong ngành tài chính ngân hàng và gắn bó với hệ thống ngân hàng phát triển Việt nam (VDb), anh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, nhiệt tình trong công tác chuyên môn và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ trẻ của Chi nhánh.

Ngô Văn Quảng:Hơn 30 năm vì sự nghiệp ngân hàng

� TrầN Thị NgọC hoaChi nhánh vDB Kv Nam Định - hà Nam

39Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 40: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho các thế hệ đi sau. Nhiều cán bộ trẻ từ khi được tuyển dụng vào công tác trong hệ thống VDB, trước đây là Quỹ Hỗ trợ Phát triển, đã được Anh trực tiếp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tận tình, từ những biểu mẫu báo cáo, những kiến thức thẩm định, cho vay, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp… đến nghệ thuật làm việc với khách hàng và kỹ năng kiểm tra tại đơn vị. Trong những cán bộ đó, nhiều người nay đã trưởng thành và đảm nhiệm những vị trí công tác quan trọng tại Chi nhánh.

Bên cạnh những nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, anh luôn quan tâm đến mọi mặt đời sống của CBVC, người lao động tại Chi nhánh. Được tín nhiệm bầu là Chủ tịch Công đoàn cơ sở từ năm 2008 đến năm 2013, cùng với BCH Công đoàn, Anh luôn quan tâm đến đời sống của CBVC, chia sẻ và động viên kịp thời CBVC và gia đình dịp hiếu, hỉ, lúc đau ốm hay khi gặp khó khăn. Anh thường nói: “Bác Hồ đã dạy: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Vì vậy, Anh đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ chủ chốt của Chi nhánh và Phòng HC-QLNS phải luôn quan tâm đến công tác cán bộ, phân công hợp lý và xây dựng một cơ chế đánh giá kết quả, hiệu quả công việc và cơ chế phân phối kết quả lao động công bằng, hợp lý, hài hòa trong tập thể Chi nhánh. Nhờ vậy, trong những

năm qua, mặc dù bối cảnh kinh tế - xã hội nói chung tiếp tục còn khó khăn, nhiệm vụ chuyên môn nặng nề, thu nhập của cán bộ viên chức nhiều lúc có biến động, nhưng tập thể CBVC Chi nhánh vẫn luôn đồng lòng, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cơ quan luôn phát huy truyền thống đoàn kết gắn bó, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực. Các phong trào đoàn thể, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ nữ công luôn được Anh quan tâm, động viên duy trì và phát huy. Năm 2011, Công đoàn cơ sở được nhận Bằng khen của Công đoàn viên chức Việt Nam. Năm 2013, 2014 Chi đoàn thanh niên được nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. CBVC trong Chi nhánh thường xuyên được tạo điều kiện giao lưu, thi đấu thể thao, văn nghệ và đạt được nhiều giải thưởng của Đoàn Khối, của khối ngân hàng tỉnh và khu vực. Cùng với Cấp ủy và Ban lãnh đạo Chi nhánh, Anh luôn động viên, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để CBVC học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng, kiến thức quản lý nhà nước, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Nhờ vậy, trong giai đoạn 2010 - 2015, 100% cán bộ Chi nhánh đã và đang hoàn thiện trình độ Đại học, nhiều đồng

chí tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ thạc sĩ…

Với những thành tích xuất sắc đã đạt được trong công tác, nhiều năm liền anh đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, được nhận nhiều Bằng khen của Tổng Giám đốc VDB và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định. Năm 2010, được nhận Bằng khen “Vì sự nghiệp Ngân hàng Phát triển” của Tổng Giám đốc trao tặng. Năm 2011 nhận Bằng khen của Công đoàn viên chức Việt Nam. Năm 2013 anh vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích trong công tác, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Hiện anh đang được VDB đề nghị trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba và là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua giai đoạn 2009 - 2014 của VDB.

Bên cạnh công việc, anh có một gia đình hạnh phúc. Vợ anh cũng làm trong ngành ngân hàng nên luôn thấu hiểu và chia sẻ với anh những khó khăn trong công việc. Hai con của anh đều đã trưởng thành và công tác trong ngành ngân hàng. Đó là những niềm vui, niềm tự hào, là hậu phương vững chắc để anh luôn yên tâm công tác và hết mình vì sự nghiệp chung của VDB.

Nguồn: Internet

40 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 41: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Chào cờ, bế mạc Đại hội xong, tôi nhìn đồng hồ vừa đúng 12h30, tuy đã quá trưa nhưng mọi người cũng không thấy mệt vì niểm cảm xúc đang dâng trào trong chúng tôi

với cảm giác lâng lâng trong niềm vui: Đại hội Chi bộ 2 thuộc Đảng ủy Sở Giao dịch II Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) của chúng tôi đã thành công tốt đẹp.

Anh Sáng, trưởng ban bầu cử của Đại hội, tuy mệt do phải điều hành bầu cử nhiều vòng, xúc động nói với tôi: “Hồi hộp quá, anh Tư ơi, nhưng mà trên cả tuyệt vời, không ngờ Đại hội Chi bộ mình thành công tốt đẹp như thế. Em kiểm phiếu ba bốn lần, số phiếu bầu cấp uỷ, bí thư và phó bí thư hết sức tập trung, đạt tỷ lệ bầu gần như tuyệt đối. Theo anh, nhờ đâu mà đại hội Chi bộ mình đạt kết quả tốt đẹp như thế?”. Tôi vui vẻ đáp lời: Vấn đề này, Chi bộ sẽ họp tổng kết đánh giá, nhưng theo mình thành công Đại hội thể hiện ở sự đoàn kết gắn bó của tất cả các đảng viên trong Chi bộ, mỗi người một việc, theo sự phân công của Ban Tổ chức, tập trung mọi trí tuệ và nguồn lực để dự thảo văn kiện, tổ chức và điều hành thành công Đại hội; ở ý chí quyết tâm thực hiện Nghị quyết của Đại hội, với sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả các đảng viên trong việc biểu quyết các chỉ tiêu của Đại hội, quyết tâm thực hiện chủ đề Đại hội Đảng bộ SGDII nhiệm kỳ 2015-2020 “Đổi mới - Phát triển - Kỷ cương - Đoàn kết” và phương châm lãnh đạo là “Chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả”. Có lẽ sự thành công lớn nhất là Đại hội đã sáng suốt bầu chọn một cấp uỷ mới với tuổi đời đủ kinh nghiệm, có năng lực lãnh đạo và quyết tâm đổi mới để thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng của Sở Giao dịch II đó là tăng

trưởng tín dụng bền vững và xử lý hiệu quả nợ xấu đạt mức tỷ lệ an toàn của hệ thống.

Chị Nga, Bí thư Chi bộ khóa mới, mặc dầu luôn bận rộn với công tác chuyên môn nhưng với trách nhiệm của mình đã đầu tư thời gian, công sức và động viên anh chị em cán bộ đảng viên tổ chức công tác chuẩn bị Đại hội một cách chu đáo. Anh Hào, Trưởng ban tổ chức với kinh nghiệm của mình cùng Đoàn chủ tịch điều hành Đại hội bài bản và đúng tiến độ. Anh Dương với vai trò Bí thư Đảng bộ Sở Giao dịch II đã chỉ đạo, quán triệt nêu rõ các khó khăn thách thức và cơ hội phát triển của. Ngành và Sở Giao dịch II để cán bộ đảng viên thống nhất tư tưởng và hành động khi thực hiện Nghị quyết của Đại hội.

Các vấn đề đặt ra tại văn kiện Đại hội và các tham luận tại Đại hội đều khơi mở tính chủ động sáng tạo làm dấy lên động lực, tạo khí thế để thực hiện cho được các mục tiêu đổi mới, phát triển. Bên cạnh đó, nhiều mặt hạn chế, thách thức cũng được Đại hội đề ra để thảo luận và đề ra các giải pháp thực hiện.

Chính không khí đoàn kết dân chủ đã có sức hút mãnh liệt, nó lôi cuốn và lan tỏa khiến cho Chi bộ chúng tôi như kết lại thành một khối. 17 đảng viên trước sau như một đều thống nhất ý chí và hành động để quyết tâm hơn nữa, đổi mới hơn nữa và dám nghĩ, dám làm hơn nữa nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2017 đã đề ra.

Trong buổi họp sau Đại hội, Đảng ủy Sở Giao dịch II đánh giá cao việc tổ chức thành công Đại hội Chi bộ 2 và nêu các vấn đề cần rút kinh nghiệm để tổ chức thành công các Đại hội chi bộ trong đơn vị.

Chiều thứ 7, phố phường Sài Gòn vẫn đông đúc, những ngày tháng tư hào hùng lịch sử kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam như nhắc nhở chúng tôi nhớ lại lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ:

Còn non, còn nước, còn ngườiThắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

Lời dạy đó là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường cho chúng tôi, những người đảng viên của Đảng bộ Sở Giao dịch II - VDB nguyện suốt đời đi theo Đảng phấn đấu xây dựng một VDB đổi mới, hiệu quả và phát triển bền vững để xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

“Chi bộ 2 mở Đại hội điểmChở quyết tâm Đoàn kết - Kỷ cươnghoạt động tín dụng bừng khởi sắc

an toàn hiệu quả mãi từ nay”

Đại hội của đoàn kết và đổi mới � Bài và ảNh: NguyễN văN Tư

Chi bộ 2, Đảng bộ Sở giao dịch ii

41Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tiếng nói từ cơ sở

Page 42: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Để ôn lại những trang sử hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tháng 3/2015 Chi

đoàn Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức chương trình “Về nguồn” tại Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh.

Trải qua quãng đường hơn 160km, chúng tôi đến với Củ Chi - mảnh đất được mệnh danh “Đất thép, thành đồng”, đặt chân lên mảnh đất linh thiêng lòng chúng tôi bỗng lắng lại. Sau gần 4 giờ đồng hồ di chuyển bằng ô tô đến gần 10h sáng, chúng tôi có mặt tại Khu di tích Bến Dược, được nghe thuyết minh về những chiến công hiển hách của ông cha ta thời kháng chiến và thấy xúc động khi được mắt thấy tay chạm vào những hiện vật, những thứ công cụ thô sơ nhưng đầy sắc bén đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.

Điểm đặt chân đầu tiên cho hành trình thăm quan là khu địa đạo trong lòng đất. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250 km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-12m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Hãy một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí bất

khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi. 250 km đường hầm hình mạng nhện chi chít dưới lòng đất, chúng tôi chỉ đi khoảng 60m nhưng khi đã lên mặt đất, ai cũng phải thốt lên “Tại sao chúng ta lại có thể làm được một điều phi thường như vậy? đi lại đã khó, huống gì là sống, sinh hoạt và chiến đấu dưới lòng đất?”. Ấy vậy mà trong chiến tranh tất cả đều được sắp đặt dưới đường hầm này, đó là nơi sinh hoạt, là nơi học tập, là nơi họp hành của tất cả quân và dân Củ Chi. Trải nghiệm tận nơi chúng tôi càng hiểu rõ hơn lòng căm thù giặc đã tạo nên sự bền bỉ của nghị lực, ý chí kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta. 

Tiếp theo, chúng tôi ghé thăm quan Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi. Giữa cái nắng buổi trưa khô rát của tháng 3, ai nấy trên mình đều mồ hôi nhễ nhại, thấm mệt nhưng mọi người luôn vui tươi hăng hái. Ở đó chúng tôi hiểu rõ hơn cuộc sống của dân ta ngày xưa với những hình ảnh của vùng ấp chiến lược, đồn bốt của địch, vùng tranh chấp giữa ta và địch... vào thời kỳ những năm 1960 - 1964 của làng quê Củ Chi; hình ảnh sinh hoạt của quân và dân Củ Chi vào những năm 1964-1965; cảnh xây dựng chiến hào, tái

hiện vùng giải phóng thời kỳ 1966 -1973. Đoàn chúng tôi cũng được theo dõi về trận đánh Cedaphone lịch sử năm 1967 - trận đánh với mục tiêu hủy diệt toàn bộ căn cứ cách mạng dân ta của Mỹ - nhưng chúng đã thất bại thảm hại trước ý chí chiến đấu kiên cường của quân và dân Củ Chi… Khi đó quang cảnh trên mặt đất đã bị hủy diệt hoang tàn, cuộc sống sinh hoạt được chuyển xuống lòng đất...

Củ Chi ngày ấy là thế, một trận địa hay nói chính xác hơn là một chiếc bẫy được mở ra để đánh sập bất cứ kẻ thù nào đang tâm cướp đất nước ta. Còn với Củ Chi ngày hôm nay, khi lịch sử được tái hiện ngay trên mảnh đất đã làm nên lịch sử, thì đó lại là bản hùng ca muôn đời và bất diệt.

Kết thúc chuyến hành trình về nguồn, trong chúng tôi vẫn còn đọng mãi cảm giác bâng khuâng đến nao lòng bởi những suy tư về một vùng đất với những con người bình dị mà thần thánh của những năm tháng không thể nào quên. Chúng tôi vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng trống trong đền Bến Dược. Hình ảnh của các chị, các mẹ năm xưa cầm súng đánh giặc… tất cả như ăn sâu vào trong tâm trí chúng tôi. Đó cũng là một lời nhắc nhở chúng tôi những thanh niên của VDB, không chỉ hết mình vì chuyên môn, nghiệp vụ, mà chúng tôi còn phải có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Chiến tranh đã qua lâu nhưng từ trong sâu thẳm tâm thức mỗi người đều muốn về thăm lại các di tích lịch sử nổi tiếng để cảm nhận sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn và đầy đủ hơn những gian khổ kiên cường của dân tộc Việt nam.

VỀ THĂM ĐẤT THÉP CỦ CHI � phạM NgọC TruNg

Chi nhánh vDB Bà rịa - vũng Tàu

42 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Văn hóa xã hội

Page 43: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Bình minh rực rỡ áng mâyNgân hàng Phát triển 9 năm ra đời

Nhân hòa, địa lợi, thiên thờiNgành nghề rộng mở, nụ cười sáng tươi

Như con thuyền vượt trùng khơiVượt lên sóng cả, thuyền bơi về nguồn

Trăng non, trăng khuyết lại trònLời ru của Mẹ vẫn còn vang xa

Phiêu du trong cuộc đời taChữ trung, chữ hiếu thiết tha tình người

Mẹ Việt Nam của muôn nơiCho ta cuộc sống, dòng đời cuốn theo

Con thuyền lướt sóng bạc đầuNgân hàng Phát triển mái chèo vững tay

Thành công lớn, nhiều đắng cayChung vai gánh vác từng ngày tiến xa

Những nẻo đường những mùa hoaNgân hàng Phát triển - món quà an sinh

Mỗi dự án nhiều nghĩa tìnhXã hội phát triển tôn vinh Ngân hàng

Chùm phượng đỏ đón hè sangDự án khát vốn, Ngân hàng cấp theo

Ngân nga êm tiếng sáo diềuẦu ơ tiếng Mẹ mỗi chiều khói lam

Dự án mới tạo việc làmNgân hàng Phát triển sẵn lòng chung tay

Tương lai soi sáng hôm nayVề trên đất Mẹ cho ngày vui tươi

Người thu nhập thấp nơi nơiCăn hộ giá rẻ người người hân hoan

Cao tốc cũng đã sẵn sàngVút theo làn gió con đường nở hoa

Chín năm sum họp một nhàPhát triển toàn diện, vinh hoa đón mừng

Ngân hàng Phát triển không ngừngNối vòng tay lớn đi cùng tháng năm.

Ecopark, 5.2015

Hạ đã sang rồi sao hạ ơi?Mây trắng lửng lơ tận chân trờiĐàn chim líu lo chuyền cành hótCánh đồng bát ngát nắng vàng tươi

Hạ đã sang rồi sao hạ ơi?Ngào ngạt hương hoa khắp đất trờiBướm ong không biết từ đâu tớiDập dờn bay lượn thỏa rong chơi

Hạ đã sang rồi sao hạ ơi?Lũ trẻ reo ca rộn tiếng cườiLòng ta rạo rực niềm vui mớiHăng hái vươn lên dựng xây đời.

� phạM MạNh hiếu Chi nhánh vDB Ninh Bình

Bâng khuângmùa hạ

Lớn cùng tháng Năm

� QuaNg Tự

43Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Văn hóa xã hội

Page 44: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Biết nói gì đây, khi mình phải chia tayNhư đôi lứa xa nhau, lòng bịn rịnVới tháng ngày ta sống bên nhau

Người trước, người sau, đều là đồng chí

Ôi những người đồng đội của tôi ơi!Dù mai kia mỗi người sống mỗi nơi

Nhưng vẫn nhớ những ân tình thuở trướcNhớ ngày đầu, mỗi bước chân ta bướcVới tấm lòng trong trắng, trắng trong

Rồi từ đó ta lớn lên theo tháng, theo ngàyTa trưởng thành cùng Ngành ta phát triển

Nguồn vốn quay đều góp sức dựng xây

Biết nói gì đây, khi sắp phải chia tayNhư đôi lứa xa nhau, lòng bịn rịnNói sao hết những điều thầm kín

Chưa nói với nhau nhưng thấu hiểu ngọn ngành

Nặng lòng tay nắm bàn tayTình anh, tình chị ôm đầy mắt nhau

Chúng ta chung một con tàuTôi về bến(*) trước quê hương Phổ Cường

Chao ôi, biết mấy thân thươngMấy lời gửi lại nhớ thương đong đầy

Chúc nhau mạnh khoẻ mỗi ngàyTràn niềm vui trong công tác hăng say

Và hạnh phúc nhiều trong cuộc sống hôm nay!

(* )Bến: Nghỉ hưu về quê ở Phổ Cường

� võ MiNh phụNg

Mẹ tôi tuổi đã xế chiềuCả đời vất vả bao nhiêu đoạn trường

Mái đầu phủ kín gió sươngLo toan che chở bước đường con đi

Đêm đêm thao thức nghĩ suyChịu nhiều cơ cực cũng vì chúng con

Giờ đây dáng mẹ hao mònMắt mờ, chân chậm, tay còn run run

Đêm đông gió rét mưa phùnTấm thân nhỏ bé ngồi đun bếp hồng

Trưa hè tựa cửa ngóng trôngMong đàn cháu nhỏ mà lòng khôn nguôi

Chúng con Nam Bắc ngược xuôiNay về sum họp mẹ cười vui sao

Công ơn mẹ tựa trời caoNghĩa mẹ như nước dạt dào biển Đông

Sông sâu, đồng rộng mênh môngCũng không đo được tấm lòng mẹ tôi.

Mẹ tôi Đôi lời tâm sự

� phạM MạNh hiếu Chi nhánh vDB Ninh Bình

Thân tặng cán bộ viên chức vDB

44 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Văn hóa xã hội

Page 45: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

HÀNG NGANG

1. Mặt hàng nông sản, top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2014.

2. Mặt hàng nông sản, gia vị ẩm thực rất tốt cho sức khoẻ.

3. Sản phẩm của ngành hàng tạo ra công ăn việc làm cho hầu hết người lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn trên toàn quốc.

4. Thực phẩm được chế biến từ cây mía.

5. Sản phẩm chính của các làng nghề Bát Tràng, Chu Đậu…

6. Thiết bị điện nhằm tăng, giảm hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng.

7. Mặt hàng truyền thống của làng nghề Đồng Kỵ.

8. Sản phẩm của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

9. Thiết bị điện dùng để chuyển đổi điện năng thành cơ năng.

10. Top 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2014.

11. Sản phẩm đồ uống rất tốt cho sức khỏe, được trồng nhiều ở các vùng mộc châu, tân cương, cao bằng…

12. Vật dùng để chiếu sáng.

13. Một loại động cơ đốt trong, vận hành bằng dầu Diezen.

HÀNG DỌC:

Tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó.

* Giải đáp ô chữ:Hàng ngang: 1. Cà phê; 2. Hạt tiêu; 3. Hàng mây tre đan; 4. Đường; 5. Gốm sứ mỹ nghệ; 6. Máy biến thế điện; 7. Sản phẩm đồ gỗ; 8. Tàu biển; 9. Động cơ điện; 10. Thủy sản; 11. Chè; 12. Bóng đèn; 13. Động cơ DiezenHàng dọc: PHầN MềM TiN HọC

Tìm ô chữ:Về NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

� hoàNg aNh, Sở giao DịCh i

45Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Văn hóa xã hội

Page 46: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Ý kiến giải đáp tình huống:

Trường hợp Công ty mẹ (A) và Công ty con (K) không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước thì Công ty K không được tham gia đấu thầu gói thầu do Công ty mẹ (A) làm chủ đầu tư. Bởi vì: Xét về tình hình tài chính (về vốn và sự chi phối, phụ thuộc lẫn nhau) thì Công ty A là công ty mẹ đồng thời là Chủ đầu tư (do Công ty A bỏ 100% vốn tạo nên Công ty K) tổ chức đấu thầu nên Công ty con (K) không được tham gia đấu thầu theo quy định tại điểm b, khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu năm 2005 (theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và khoản 4 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành mới đây cũng quy định tương tự, mặc dù 2 công ty đều là 2 pháp nhân đầy đủ).

Nếu trường hợp Công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng bởi Nghị định 101 nêu trên, thì Công ty con (K) được tham gia đấu thầu thực hiện các dự án thuộc ngành nghề kinh doanh chính (ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp) của Công ty mẹ (A) theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP.

Theo quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành, trường hợp đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn, các công ty con của tập đoàn được phép tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Như vậy, nếu trường hợp Công ty con (K) không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ thì Chi nhánh không được phép giải ngân vì gói thầu không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cho dù Công ty K là doanh nghiệp hạch toán độc lập. Trường hợp ngược lại thì Chi nhánh được giải ngân, như đã trình bày ở trên.

� DaNh LoNg (vpĐD)

Năm 2013, Công ty A là chủ đầu tư dự án vay vốn tín dụng đầu tư, gửi hồ sơ cho Chi nhánh Ngân hàng Phát triển B đề nghị giải ngân theo hợp đồng tín dụng cho nhà thầu là Công ty K. Công ty K là công ty con, hạch toán độc lập (Công ty A sở hữu 100% vốn) tham gia đấu thầu và trúng gói thầu do Công

ty A làm chủ đầu tư.

Khi xem xét hồ sơ giải ngân, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển B phân vân, không biết giải quyết thế nào cho đúng?

hỏi: Theo anh/chị, việc công ty K tham gia đấu thầu gói thầu do công ty mẹ là công ty a làm chủ đầu tư có đúng quy định của pháp luật không? chi nhánh Ngân hàng B có được giải ngân gói thầu trên hay không? Tại sao?

Tình huống pháp lý số 35:CôNg Ty CoN HẠCH ToÁN độC LẬP CÓ đưỢC đẤu THẦu Do CôNg Ty MẸ LàM CHỦ đẦu Tư?

Nguồn: Internet

46 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Tìm hiểu PháP luật

Page 47: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy tăng trưởng tín dụng không còn bị dồn áp lực vào

những tháng cuối năm. Dòng tín dụng cũng có xu hướng phân bổ tốt hơn vào những ngành và khu vực ưu tiên.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng ổn định; thanh khoản tiền VND và USD đều cải thiện và có xu hướng ổn định trong thời gian tới. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) tại thời điểm tháng 2/2015 là 84% (so với tháng 12/2014 là 83%). Huy động tiền gửi khách hàng đạt 4 triệu 438 tỷ đồng giảm nhẹ so với đầu năm (giảm 0,02%).

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đà kinh tế tiếp tục phục hồi rõ nét trong bối cảnh các cân đối vĩ mô được duy trì, tạo nền tảng cho kinh tế trong thời gian tới bước vào giai đoạn “tăng trưởng nhanh và bền vững”. Tổng cầu chuyển biến tích cực. Tổng vốn đầu tư phát triển quý I/2015 tăng 9,1% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với mức tăng quý I/2014 (3,8%). Vốn FDI thực hiện 4 tháng đầu năm đạt 4,2 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tính đến tháng 4/2015 tăng 2,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2014 giảm 4,5%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm sau khi loại trừ

yếu tố giá tăng gần 8% so cùng kì năm 2014, cao hơn mức tăng của cùng kỳ 3 năm trước (cùng kỳ các năm 2012, 2013, 2014 tăng lần lượt là 6,1%; 4,6%; 5,5%).

Ngoài ra, công nghiệp và xây dựng phục hồi mạnh mẽ, là động lực chính của tăng trưởng. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so cùng kì năm trước (cùng kì năm trước tăng 4,8%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,1% (cùng kì năm trước tăng 7,4%).

Trong khi đó, phát hành trái phiếu Kho bạc Nhà nước giảm

so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến ngày 20/4/2015, phát hành trái phiếu Kho bạc Nhà nước đạt 62.370 tỷ đồng, giảm 10.784 tỷ đồng (15%) so với cùng kỳ năm 2014.

Việc suy giảm phát hành trái phiếu Kho bạc Nhà nước được cho là có thể do các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, giảm đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Mặt khác, các ngân hàng thương mại quan tâm nhiều tới trái phiếu chính phủ kỳ hạn dưới 5 năm nhằm đảm bảo tốt hơn danh mục đầu tư (cấu trúc tài sản của mình).

Theo Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia, đến tháng 4/2015, tăng trưởng tín dụng đạt 2,78%, là mức cao nhất trong 3 năm gần đây (2013 và 2014 tương ứng là 1,04% và 0,53%).

tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống

mạnh nhất 3 năm � ThaNh TùNg (TổNg hợp)

Nguồn: Internet

47Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Thông tin tài chính - ngân hàng

Page 48: TrONg số NàY - vdb.gov.vn · PDF fileChủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ... bài, sửa bài, biên tập, ... đặc biệt có giá

1. Gross profit: A company’s revenue minus its cost of goods sold. Gross profit is a company’s residual profit after selling a product or service and deducting the cost associated with its production and sale.

To calculate gross profit: examine the income statement, take the revenue and subtract the cost of goods sold. Also called “gross margin” and “gross income”.

Lợi nhuận gộp (Tổng lợi nhuận): Chênh lệch doanh thu và chi phí của một công ty. Lợi nhuận gộp của một công ty là lợi nhuận sau khi bán sản phẩm hoặc dịch vụ và trừ đi các chi phí liên quan đến sản xuất và bán hàng.

Cách tính lợi nhuận gộp: Kiểm tra báo cáo kết quả kinh doanh, lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán. Còn được gọi là “‘Mức chênh giá gộp” và “Tổng thu nhập”.

2. Liability: A company’s legal debts or obligations that arise during the course of business operations. Liabilities are settled over time through the transfer of economic benefits including money, goods or services

Nợ phải trả: Nợ hợp pháp của một công ty hoặc nghĩa vụ phát

sinh trong suốt quá trình kinh doanh. Nợ phải trả được hình thành thông qua việc chuyển giao lợi ích kinh tế bao gồm tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ.

3. Gearing: The level of a company’s debt related to its equity capital, usually expressed in percentage form. Gearing is a measure of a company’s financial leverage and shows the extent to which its operations are funded by lenders versus shareholders. The term “gearing” also refers to the ratio between a company’s stock price and the price of its warrants. Gearing can be measured by a number of ratios, including the debt-to-equity ratio, equity ratio and debt-service ratio. The appropriate level of gearing for a company depends on its sector, as well as the degree of leverage employed by its peers.

Tỷ số giữa vốn nợ và vốn cổ phần: Chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ tương đối của vốn nợ và vốn cổ phần.

Mức độ nợ của một công ty liên quan đến vốn chủ sở hữu, thường được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%). Vốn vay là một biện pháp đòn bẩy tài chính của công ty và được đánh giá bởi tiền vốn người cho vay đối với cổ đông. Thuật ngữ “tỷ số giữa vốn nợ và vốn cổ phần” cũng đề cập đến tỷ lệ giá cổ phiếu của công ty và giá cho phép của nó. Tỷ lệ này cũng có thể được đo lường bằng tỷ lệ , bao gồm tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ dịch vụ.

4. Gearing ratio: A general term describing a financial ratio that compares some form of owner’s equity (or capital) to borrowed funds. Gearing is a measure of financial leverage, demonstrating

the degree to which a firm’s activities are funded by owner’s funds versus creditor’s funds.

Tỷ số ăn khớp: Tỷ số của tài chính nợ với tổng số của nợ và tài chính vốn cổ phiếu thông thường.

Một thuật ngữ mô tả tỷ lệ tài chính của công ty từ vốn chủ sở hữu (hoặc vốn) đối với vốn vay. Tỷ số giữa vốn nợ và vốn cổ phần là một biện pháp đòn bẩy tài chính, xác định mức độ hoạt động của một công ty được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu đối với nguồn vốn của chủ nợ.

5. Market share: The percentage of an industry or market’s total sales that is earned by a particular company over a specified time period. Market share is calculated by taking the company’s sales over the period and dividing it by the total sales of the industry over the same period. This metric is used to give a general idea of the size of a company to its market and its competitors.

Thị phần: Là tỷ trọng của tổng số hàng hoá bán trên thị trường của một doanh nghiệp.

Tỷ lệ phần trăm của một ngành công nghiệp hoặc doanh thu bán hàng cụ thể một công ty kiếm được trong một thời gian xác định. Thị phần được tính bằng cách lấy doanh số bán hàng trong một thời gian chia cho tổng doanh số bán hàng của ngành công nghiệp trong cùng một thời kỳ. Số liệu này thường được sử dụng để đưa ra ý tưởng về kích thước một công ty cho thị trường và đối thủ cạnh tranh của nó.

� BhTg Kv hà NộiNguồn: http://www.investopedia.com

Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng

Nguồn: Internet

48 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 104 (5/2015)Tạp chí

Chuyên ngữ tiếng anh