88
Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng 1 MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu 2 Phần 1: Giới thiệu 4 chuyên đề hóa đại cương và vô cơ 12 11 Chuyên đề 1 : Đại cương về kim loại 11 Chuyên đề 2 : Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm 82 Chuyên đề 3 : Crom, sắt, đồng, niken, chì, kẽm, vàng, bạc, thiếc 210 Chuyên đề 4 : Phân biệt một số chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hôi, môi trường 296 Phần 2 : Đáp án 318

4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

1

MỤC LỤC Trang

Lời giới thiệu 2

Phần 1: Giới thiệu 4 chuyên đề

hóa đại cương và vô cơ 12 11

Chuyên đề 1 : Đại cương về kim loại 11

Chuyên đề 2 : Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ,

nhôm 82

Chuyên đề 3 : Crom, sắt, đồng, niken, chì, kẽm,

vàng, bạc, thiếc 210

Chuyên đề 4 : Phân biệt một số chất vô cơ,

chuẩn độ dung dịch, hóa học và vấn đề

phát triển kinh tế, xã hôi, môi trường 296

Phần 2 : Đáp án 318

Page 2: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

2

Lời giới thiệu ● Tự giới thiệu

Họ và tên : Nguyễn Minh Tuấn

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 31 – 05 – 1980

Trình độ văn hóa : 12/12

Trình độ chuyên môn : Cử nhân Sinh – Hóa

Tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội 2 tháng 06 – 2002

Hiện là giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học

Ngày vào ngành : 31 – 12 – 2002

Ngày vào Đảng : 29 – 12 – 2009

Ngày vào Đảng chính thức : 29 – 12 – 2010

Đại chỉ nhà riêng :

Số nhà 16 – Tổ 9A – Khu 5 – Phường Gia Cẩm – Việt Trì – Phú Thọ

Số điện thoại : 01689 186 513

Địa chỉ email : [email protected]

Địa chỉ facebook: nguyễn minh tuấn (Việt Trì) -

http://www.facebook.com/nguyen.minhtuan.1650?sk=wall

Các trường đã từng công tác :

Trường THPT Phương Xá (từ tháng 09 – 2002 đến 04 – 2003)

Trường THPT Xuân Áng (từ tháng 04 – 2003 đến 08 – 2007)

Trường THPT Chuyên Hùng Vương (từ tháng 09 – 2007 đến nay)

Page 3: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

3

● Bộ tài liệu ôn thi đại học, cao đẳng môn hóa học Bộ tài liệu trắc nghiệm ôn thi đại học, cao đẳng môn hóa học do thầy biên soạn gồm 12 quyển :

Quyển 1 : Giới thiệu 7 chuyên đề hóa học 10

Quyển 2 : Giới thiệu 3 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 11

Quyển 3 : Giới thiệu 6 chuyên đề hóa học hữu cơ 11

Quyển 4 : Giới thiệu 4 chuyên đề hóa học hữu cơ 12

Quyển 5 : Giới thiệu 4 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 12

Quyển 6 : Giới thiệu 11 phương pháp giải nhanh bài tập hóa học

Quyển 7 : Giới thiệu 40 đề luyện thi trắc nghiệm môn hóa học

Quyển 8 : Hướng dẫn giải 7 chuyên đề hóa học 10

Quyển 9 : Hướng dẫn giải 3 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 11

Quyển 10 : Hướng dẫn giải 6 chuyên đề hóa học hữu cơ 11

Quyển 11 : Hướng dẫn giải 4 chuyên đề hóa học hữu cơ 12

Quyển 12 : Hướng dẫn giải 4 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 12

Page 4: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

4

Những điều thầy muốn nói :

Điều thứ nhất thầy muốn nói với các em rằng : Ở lứa tuổi của các em, không có việc gì là quan trọng hơn việc học tập. Hãy cố gắng lên các em nhé, tương lai của các em phụ thuộc vào các em đấy.

Điều thứ hai thầy muốn nói rằng : Nếu các em có một ước mơ trong sáng thì đừng vì những khó khăn trước mắt mà từ bỏ nó. Thầy tặng các em câu chuyện dưới đây (do thầy sưu tầm), hi vọng các em sẽ hiểu được giá trị của ước mơ.

Đại bàng và Gà

Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả

trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và

rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được

nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn

không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một

điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời

và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".

Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà

không biết bay cao".

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần

đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối

cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau

một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn

sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu

bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống

như một con gà!

Page 5: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

5

● Chương trình ôn thi đại học cao đẳng môn hóa học

Môn hóa học lớp 10

Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học

Ôn tập hóa học 9 05

01 Nguyên tử 06

02 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn 05

03 Liên kết hóa học 05

04 Phản ứng hóa học 10

05 Nhóm halogen 07

06 Nhóm oxi 07

07 Tốc độ phản ứng hóa học và cân bằng hóa học 05

50 buổi

Môn hóa học lớp 11

Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học

01 Sự điện li 06

02 Nhóm nitơ 06

03 Nhóm cacbon 03

04 Đại cương hóa hữu cơ 06

05 Hiđrocacbon no 05

06 Hiđrocacbon không no 10

07 Hiđrocacbon thơm 04

08 Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol 10

09 Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic 10

60 buổi

Page 6: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

6

Môn hóa học lớp 12

Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học

01 Este – Lipit 07

02 Cacbohiđrat 03

03 Amin – Amino axit – Protein 07

04 Polime – Vật liệu polime 03

05 Đại cương về kim loại 07

06 Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm 10

07 Crom, sắt, đồng và một số kim loại khác 10

08 Phân biệt một số chất vô cơ. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

05

52 buổi

Phương pháp giải nhanh bài tập hóa học

Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học

01 Phương pháp đường chéo 02

02 Phương pháp tự chọn lượng chất 02

03 Phương pháp bảo toàn nguyên tố 02

04 Phương pháp bảo toàn khối lượng 02

05 Phương pháp tăng giảm khối lượng, số mol, thể tích khí 02

06 Phương pháp bảo toàn electron 02

07 Phương pháp quy đổi 02

08 Phương pháp sử dụng phương trình ion rút gọn 02

09 Phương pháp bảo toàn điện tích 02

10 Phương pháp sử dụng các giá trị trung bình 02

20 buổi

Đề luyện thi trắc nghiệm môn hóa học

Mỗi buổi học chữa 02 đề, 40 đề chữa trong 20 buổi.

Page 7: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

7

● Hình thức học tập Học theo từng chuyên đề, mỗi chuyên đề ứng với một chương trong sách giáo khoa, quy trình học tập như sau :

+ Tóm tắt lí thuyết cơ bản ; chú trọng, khắc sâu kiến thức trọng tâm mà đề thi thường hay khai thác.

+ Phân dạng bài tập đặc trưng, có các ví dụ minh họa.

+ Cung cấp hệ thống bài tập trắc nghiệm theo cấu trúc : Lý thuyết trước, bài tập sau. Các bài tập tính toán được chia theo từng dạng để học sinh dễ dàng nhận dạng bài tập và áp dụng phương pháp giải ở các ví dụ mẫu vào các bài tập này nhằm rèn luyện và năng cao kĩ năng giải bài tập.

+ Cung cấp hệ thống đáp án chính xác để học sinh kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.

+ Đối với những bài tập khó, học sinh không làm được, thầy sẽ hướng dẫn giải bằng nhiều cách sau đó chốt lại cách ngắn gọn nhất (khoảng từ 1 đến 10 dòng).

+ Sau mỗi chuyên đề sẽ có một bài kiểm tra ở trên lớp, thông qua kết quả của bài kiểm tra để đánh giá, xếp loại, phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh. Trên cơ sở đó, sẽ phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của các em nhằm mục đích quan trọng nhất là nâng cao thành tích học tập cho các em.

► Lưu ý : Đối với một số em sinh dự thi khối A, B vì những lí do nào đó, đến hết học kì 1 của lớp 12 mà kiến thức hóa học còn yếu, không đáp ứng yêu cầu thi đại học, cao đẳng thì có thể đến thầy xin theo học để lấy lại kiến thức. Đối với các em học sinh như vậy thầy sẽ có một chương trình riêng để kèm cặp các em trong khoảng 40 buổi :

Hóa đại cương và vô cơ học 20 buổi.

Hóa hữu cơ học 20 buổi.

Sau 40 buổi học các em sẽ lấy lại được những kiến thức cơ bản nhất và kết quả điểm thi đại học môn hóa học của các em sẽ đạt được khoảng từ 5 đến 6 điểm hoặc có thể hơn một chút, tất nhiên để đạt được điều đó thì các em phải học tập thật sự nghiêm túc theo đúng những hướng dẫn của thầy. Vì tính chất đặc biệt nên những lớp học này chỉ khoảng 1 đến 5 học sinh.

● Tổ chức lớp học - Địa chỉ tổ chức lớp học : Tầng 2 – Số nhà 16 – Tổ 9A – Khu 5 – Phường Gia Cẩm – Việt Trì (phía trong khu đô thị Trầm Sào).

Page 8: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

8

Những nghịch lý này đang diễn ra hàng ngày xung quanh bạn

Bạn có phải là người yêu quý và quan tâm đến sức khỏe của bản thân và người thân của mình hay không? Bạn có thấy xung quanh và ngay trong bản thân chúng ta đầy rẫy những nghịch lý mà ta đang sống chung và hít thở như không khí vậy?

Chúng ta có nhiều tiền hơn xưa, nhưng sức khỏe kém hơn.

Các hiệu thuốc và bệnh viện nhiều hơn, nhưng chúng ta vẫn không khỏe, mà càng phải đến những nơi đó thường xuyên hơn.

Chúng ta thấy nhiều công trình đẹp đẽ hơn, nhưng các bệnh viện thì càng quá tải và trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp hơn.

Con cái chúng ta được chăm sóc nhiều hơn, nhưng chúng dễ bị ốm và kém thích nghi hơn.

Chúng ta lo lắng và chuẩn bị rất nhiều điều cho tương lai xa xôi đến những thứ nhỏ nhặt hiện tại, nhưng lại rất ít chú ý đến điều quan trọng nhất là sức khỏe của chúng ta ngay bây giờ.

Chúng ta thờ ơ với sức khỏe của mình, để mặc cơ thể của ta lên tiếng báo động hết lần này đến lần khác qua những triệu chứng và cơn đau, nhưng đi tra dầu và sửa chữa ngay cho chiếc xe khi nó kêu cót két.

Khi cần trả tiền để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, chúng ta mặc cả với chính cơ thể mình từng đồng, nhưng sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho các bác sĩ và chủ hiệu thuốc xa lạ để mong lấy lại sức khỏe đã mất.

Chúng ta sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho những tiện nghi sành điệu, hàng hiệu, đặc sản,... nhiều khi chỉ để tâm ta được thỏa mãn và hãnh diện với người khác, mà chẳng tự hỏi xem điều đó có thực sự mang lại sức khỏe, sự minh mẫn cho trí óc và bình an cho tâm hồn mình hay không.

Chúng ta không tìm hiểu để trân trọng, yêu quý và bảo vệ cơ thể của mình - một bộ máy vô cùng tinh tế và kỳ diệu của tự nhiên qua hàng triệu năm tiến hóa, mà tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào những người có danh hiệu bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ, trưởng khoa,… mà kiến thức của họ mới chỉ như đứa trẻ trước sự bí ẩn kỳ diệu và vĩ đại của sự sống.

Bạn có nhìn thấy điều này không?

Nếu là tài sản quý giá, tiền bạc thì ta giữ trong két bảo mật trong ngôi nhà của ta, hoặc ở những nơi an toàn nhất.

Còn sức khỏe cơ thể - nơi trú ngụ của linh hồn, thì ta trao vào tay và phó thác cho những "nhà chuyên môn về y tế": Bác sĩ - Hiệu thuốc - Bệnh viện,... Ta phó thác cho những hãng kinh doanh đồ ăn nhanh, rượu bia, nước ngọt, nhà hàng, quán bia, cơm bụi,... Và cả những phương tiện truyền thông chỉ biết doanh số và lợi nhuận, những luồng gió dư luận khen, chê, tốt, xấu mà chẳng biết thực sự chúng thổi về đâu!

Thật đau lòng, có những người u mê đã bán 1 quả thận để lấy 40 triệu đồng, liệu có người trả giá quả thận của bạn bao nhiêu thì bạn sẽ bán? 1 tỷ, 2 tỷ, hay 3 tỷ? Nếu tính cả cơ thể là con người bạn, có phải bạn đang sở hữu một tài sản vô giá mà chẳng thể nào mua được, và cũng chẳng ai có thể bán cho bạn?

Chúng ta sửng sốt hoặc thờ ơ nghe tin những người quen bị bệnh nặng sắp từ giã cõi đời, nhưng không bao giờ nghĩ mình hoặc người thân thiết của mình cũng có thể như vậy.

Chúng ta biểu lộ vẻ thông cảm, an ủi, động viên và biếu quà cho những người đau bệnh, nhưng chẳng cảm nhận và rút ra được điều gì từ nỗi đau đớn mà họ đang phải chịu. Chúng ta mặc nhiên và dễ dàng chấp nhận một thực tế là mình chẳng giúp gì được, ngoài một chút tiền để dành trả cho bác sĩ và hiệu thuốc.

Page 9: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

9

Chúng ta viếng đám tang những người thân, người quen như một thủ tục phải làm, nhưng không bao giờ nghĩ đến mình và những người thân yêu nhất cũng sẽ là nhân vật chính của một đám tang, vào một ngày nào đó. Và quan trọng hơn là làm cách nào để tránh xa cái ngày không mong muốn ấy?

Chúng ta vô tư hút thuốc lá, uống rượu bia, nhồi nhét những thứ độc hại vào cơ thể mình, mặc dù biết chúng độc hại. Chúng ta coi rượu bia là thước đo của sức khỏe và phong độ để hãnh diện và tự hào, sự vô tư bền chặt của tình bằng hữu!

Chúng ta tự đầu độc chính tâm trí mình bằng cách hào hứng tìm kiếm và nhồi nhét vào tâm trí mình những tin gây sốc, vụ án, tệ nạn, những thứ mà chính chúng ta căm ghét, giận dữ…

Nhiều người trong chúng ta mua vui, giải trí từ những việc làm mà ta luôn phải tìm cách giấu kín trước những người mà ta tôn trọng, hoặc phải xấu hổ với lương tâm của mình (nếu chưa tự lừa dối mình rằng điều đó là đúng đắn).

Chúng ta vẫn hối hả ngày đêm trong vòng xoáy kiếm tiền, say sưa tích lũy của cải, hãnh diện về những tài sản và danh vọng của mình. Càng có nhiều, chúng ta càng muốn nhiều hơn.

Đôi khi chúng ta không quan tâm những việc ta làm có hại cho xã hội và những người xung quanh hay không, và không cần biết hậu quả. Vì chúng ta nghĩ rằng, nếu có thì những người xa lạ khác chứ không phải ta và người thân yêu của ta, sẽ phải gánh chịu những thứ tồi tệ đó!

Bạn đang bức bối vì điều gì?

Ô nhiễm vì khói bụi, rác, nước thải quanh nhà bạn?

Nạn tắc đường và tai nạn giao thông rình rập trên mỗi nẻo đường?

Bệnh viện quá tải, giá thuốc "cắt cổ", bác sĩ vô trách nhiệm và nạn phong bì?

Thực phẩm ngày càng đắt đỏ và ô nhiễm hơn luôn đe dọa sức khỏe của gia đình, con cái bạn?

Tệ nạn xã hội đang rình rập làm hư hoại những đứa con của bạn?

Những mối quan hệ phức tạp, đố kỵ, ghen ghét hay những mưu đồ mờ ám ở nơi làm việc?

... Những thứ này đang hàng ngày, hàng giờ hủy hoại sức khỏe và lấy đi những giá trị cao quý của cuộc sống mà đáng lẽ bạn phải có.

Chúng ta rất ghét những điều đó xảy đến với mình.

Nhưng đôi lúc chính chúng ta cũng góp lửa thêm vào, hoặc hưởng lợi từ những điều đó!

Bạn có tự hỏi: đó là sự vô trách nhiệm, thờ ơ, hay sự bất lực của chính chúng ta?

Điều quan trọng hơn, sự vô trách nhiệm đó đang ngày càng trở thành thường xuyên hơn - đến nỗi trở thành một thói quen và lan ra cả cộng đồng (rồi từ cộng đồng lại len lỏi và ngự trị trong chính ngôi nhà của ta), và làm cho đời sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm, ngột ngạt và bức bối hơn nữa.

Chúng ta cứ tưởng (và hy vọng) rằng những điều xui xẻo, vận hạn chỉ đến với những người khác, mà không thể đến với mình, cha mẹ và con cái mình.

Hoặc chúng ta luôn lo lắng, sợ hãi về những điều xấu sẽ xảy đến, nhưng lại chỉ lo tích lũy tiền bạc để đối phó với chúng. Vì chúng ta vẫn nghĩ có nhiều tiền là có thể mua được tất cả! Hoặc nhiều người lại đi lo cầu cúng ông bà, làm mâm cao cỗ đầy lễ Phật, dâng sao giải hạn mong tránh được tai qua nạn khỏi, mà không biết rằng Luật Nhân - Quả phủ trùm vũ trụ. Người đang sống không dám nhận trách nhiệm làm chủ và định đoạt cuộc đời mình, mà lại hy vọng dựa dẫm, phó thác cho những người đã khuất núi?

Với sức khỏe, chúng ta cứ thờ ơ và lạnh lùng để cơ thể của mình báo động và kêu cứu hết lần này đến lần khác, bằng những cơn đau âm ỉ, hoặc thoáng qua.

Chúng ta muốn khai thác cơ thể mình như thể với một kẻ nô lệ không công, hoặc cỗ xe miễn phí, mà chỉ cần đổ cho nó ít thức ăn, thậm chí cả những thứ độc hại- nếu đó là những thứ ưa thích của ta. Bởi vì ta thấy nhiều người xung quanh cũng làm như vậy!

Page 10: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

10

Cho đến khi, bệnh tật và tai họa đổ ập trên đầu ta, trong ngôi nhà của ta, lên bố, mẹ, vợ, chồng, con cái của ta.

Ta đau khổ, ta kêu cứu, ta cầu khẩn, ta đổ lỗi, ta hối hận và tiếc nuối.

Ta cho đó là điều xui xẻo, là số phận, là định mệnh của ta. Đúng thôi, vì chính ta tạo ra số phận đó, bằng những sự lựa chọn và hành động của ta hàng ngày, hàng giờ.

Bạn có dịp hiếm hoi nào ở bênh cạnh và lắng nghe những người đang sắp từ giã cõi đời? Bạn có biết họ mong ước điều gì nhất? Có phải họ ao ước kiếm được nhiều tiền hơn? Có được chức vụ và danh vọng lớn hơn? Được nhiều người biết đến và nổi tiếng hơn?

Hay họ khát khao được sống thêm vài ngày khỏe mạnh?

Hoặc mong ước thiết tha để lại một điều gì thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời?

Bạn đang nắm trong tay những điều đó. Nhưng có lẽ bạn sắp đánh mất, nếu bạn vẫn làm như những gì mà hôm qua bạn vẫn làm, như đa số mọi người xung quanh chúng ta vẫn làm một cách mê lầm. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: Điều làm Ngài ngạc nhiên nhất ở nhân loại chính là con người. "Bởi vì con người dùng sức khỏe để tích lũy tiền bạc, rồi lại dùng tiền bạc để mua lại sức khỏe. Con người mải sống với quá khứ và lo cho tương lai mà quên mất hiện tại, đến nỗi không sống cho cả hiện tại lẫn tương lai.

“Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết

Nhưng rồi sẽ chết như chưa từng sống bao giờ!”

Hãy suy nghĩ lại về những gì đang xảy ra xung quanh bạn, trong tâm trí bạn!

Sức khỏe, Hạnh phúc và Ý nghĩa cuộc sống nằm trong tay bạn. Tất cả phụ thuộc vào sự thức tỉnh và hành động của bạn, ngay từ bây giờ!

Vậy chúng ta cần phải làm gì?

Chúng ta có nên thụ động trông chờ vào sự cải thiện của hệ thống y tế, giáo dục, vào lực lượng quản lý thị trường, vào hệ thống quy hoạch giao thông, môi trường, rồi bao nhiêu hệ thống khác nữa…? Và khi không thỏa mãn thì chúng ta chỉ biết lên tiếng than vãn, chê bai, chỉ trích?

Con đường cải biến thế giới thật đơn giản, như một câu nói của một bậc vĩ nhân: “Đừng giận dữ và chiến đấu với bóng đêm, hãy thắp lên một ngọn lửa dù nhỏ”.

Trước hết, mỗi người hãy tự tìm biện pháp để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình mình. Bạn phải là người gìn giữ lấy một trong những tài sản quý nhất của chính mình - sức khỏe. Đừng nên trao nó vào tay người khác.

Hãy biết tinh lọc những gì tốt đẹp vào trong tâm hồn mình và trao truyền cho thế hệ con cái chúng ta. Ở mỗi vị trí công việc trong cuộc sống, chúng ta đều có thể ảnh hưởng đến những con người, môi trường xung quanh bằng chính tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Đó sẽ là những ngọn lửa nhỏ, nhiều ngọn lửa sẽ thắp sáng cho một cuộc sống mới.

Hãy làm một con người theo đúng chữ “NHÂN”, như lời Khổng Tử đã dạy: “Điều mình không muốn thì đừng đem nó cho kẻ khác, điều gì mình muốn thì nên giúp người đạt được”.

“Gieo gì gặt nấy”, điều đặc biệt hơn là khi gieo 1 sẽ gặt được gấp 10 lần. Nhiều người cùng gieo hạt giống tốt thì sẽ có mùa bội thu. Nếu bạn là người đầu tiên gieo hạt, bạn sẽ là tấm gương, đừng lo không có ai làm theo bạn, vì bạn sẽ vẫn là “CON NGƯỜI”.

Nếu bạn thấy những thông tin này có ích, hãy chia sẻ và gửi tặng cho những người mà bạn yêu quý như một món quà, để thông điệp này có thể truyền đi mãi, cho một xã hội mạnh khỏe, sáng suốt và nhân ái hơn!

Thật may mắn cho tôi đã gặp và thay đổi suy nghĩ giúp tôi đã tìm lại cho mình sức khỏe tưởng chừng đã mất đi. Hạnh phúc lại một lần nữa mỉm cười với gia đình tôi .

“Sức khoẻ tuy chưa phải là tất cả nhưng nếu không có sức khoẻ thì những thứ còn lại đều mất hết ý nghĩa”

Page 11: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

11

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU 4 CHUYÊN ĐỀ

HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

CHUYÊN ĐỀ 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

BÀI 1 : TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI. HỢP KIM

A. LÝ THUYẾT I. Vị trí và cấu tạo

1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn

Các nguyên tố hoá học được phân thành kim loại và phi kim. Trong số 110 nguyên tố hoá học đã biết có tới gần 90 nguyên tố là kim loại. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở :

- Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA.

- Nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.

- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).

- Họ lantan và actini, được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.

2. Cấu tạo của nguyên tử kim loại

Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e). Ví dụ : Na : 1s22s22p63s1 ; Mg : 1s22s22p63s2

; Al : 1s22s22p63s23p1

Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim. Ví dụ xét chu kì 2 (bán kính nguyên tử được biểu diễn bằng nanomet, nm) :

11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl

0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099

3. Cấu tạo tinh thể kim loại

Hầu hết các kim loại ở điều kiện thường đều tồn tại dưới dạng tinh thể (trừ Hg).

Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.

Đa số các kim loại tồn tại dưới ba kiểu mạng tinh thể phổ biến sau :

a. Mạng tinh thể lục phương

Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại 26% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Be, Mg, Zn,...

b. Mạng tinh thể lập phương tâm diện

Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương.

Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại 26% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Cu, Ag, Au, Al,...

Page 12: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

12

c. Mạng tinh thể lập phương tâm khối

Các nguyên tử, ion dương kim loại nằm trên các đỉnh và tâm của hình lập phương.

Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chỉ chiếm 68%, còn lại 32% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Li, Na, K, V, Mo,...

4. Liên kết kim loại

Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

II. Tính chất vật lí của kim loại

1. Tính chất vật lí chung

a. Tính dẻo

Khác với phi kim, kim loại có tính dẻo : Dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi. Vàng là kim loại có tính dẻo cao nhất, có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua.

Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách ra khỏi nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau.

b. Tính dẫn điện

Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.

Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,...

Nhiệt độ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm do ở nhiệt độ cao, các ion dương dao động mạnh cản trở dòng electron chuyển động.

c. Tính dẫn nhiệt

Tính dẫn nhiệt của các kim loại cũng được giải thích bằng sự có mặt các electron tự do trong mạng tinh thể.

Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt lan truyền được từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại.

Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt.

d. Ánh kim

Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim.

Tóm lại : Tính chất vật lí chung của kim loại như nói ở trên gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

2. Tính chất vật lí riêng

Ngoài những tính chất vật lí chung kim loại còn có một số tính chất vật lí riêng như khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng… Những tính chất này phụ thuộc vào độ bền liên kết kim loại, nguyên tử khối, kiểu mạng tinh thể,… của kim loại.

Page 13: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

13

- Kim loại dẻo nhất là Au, sau đó đến Ag, Al, Cu, Sn,…

- Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,…

- Kim loại có khối lượng riêng D < 5 gam/cm3 là kim loại nhẹ, như : Na, Li, Mg, Al,…

- Kim loại có khối lượng riêng D > 5 gam/cm3 là kim loại nặng, như : Cr, Fe, Zn, Pb, Ag, Hg,…

- Kim loại nhẹ nhất là Li, kim loại nặng nhất là Os.

- Kim loại dễ nóng chảy nhất là Hg (-39oC).

- Kim loại khó nóng chảy nhất là W (3410oC).

- Kim loại mềm nhất là Cs, kim loại cứng nhất là Cr.

III. Tính chất hoá học chung của kim loại

Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố kim loại có bán kính tương đối lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với phi kim, số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân của những electron này tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử. Vì vậy, tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.

M → Mn+ + ne

1. Tác dụng với phi kim

Nhiều kim loại có thể khử được phi kim đến số oxi hoá âm, đồng thời nguyên tử kim loại bị oxi hoá đến số oxi hoá dương.

a. Tác dụng với clo

Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối clorua. Ví dụ : Dây sắt nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu là những hạt chất rắn sắt(III) clorua.

oo o 3 1

t2 32Fe 3Cl 2 FeCl

+ −

+ →

Trong phản ứng này Fe đã khử từ o

2Cl xuống 1

Cl−

b. Tác dụng với oxi

Hầu hết các kim loại có thể khử từ o

2O xuống 2

O−

. Ví dụ : Khi đốt, bột nhôm cháy mạnh trong

không khí tạo ra nhôm oxit.

oo o 3 1t

2 2 34Al 3O 2 Al O+ −

+ →

c. Tác dụng với lưu huỳnh

Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh từ o

S xuống 2

S−

. Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg). Ví dụ :

oo o 2 2tFe S Fe S

+ −

+ →

+ −

+ →o

o o 2 2t thöôøngHg S Hg S

2. Tác dụng với dung dịch axit

a. Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng

Nhiều kim loại có thể khử được ion H+ trong các dung dịch axit trên thành hiđro. Ví dụ :

o 1 2 1 o

2 2Fe 2 H Cl FeCl H+ + −

+ → +

b. Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc

Hầu hết kim loại (trừ Pt, Au) khử được 5

N+

(trong HNO3) và 6

S+

(trong H2SO4 ) xuống số oxi hoá thấp hơn. Ví dụ :

Page 14: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

14

+ + +

+ → + +o

o 5 2 2t

3 3 2 23Cu 8H N O 3Cu(NO ) 2 N O 4H O

+ + +

+ → + +o

o 5 2 2t

2 4 4 2 2Cu 2H S O Cu SO S O 2H O

● Chú ý : HNO3, H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ...

3. Tác dụng với nước

Các kim loại ở nhóm IA và IIA của bảng tuần hoàn (trừ Be, Mg) do có tính khử mạnh nên có thể khử được H2O ở nhiệt độ thường thành hiđro. Các kim loại còn lại có tính khử yếu hơn nên chỉ khử được H2O ở nhiệt độ cao (Fe, Zn,...) hoặc không khử được H2O (Ag, Au,...). Ví dụ:

o 1 1 o

2 2Na 2 H O 2Na OH H+ +

+ → +

4. Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do. Ví dụ : Ngâm một đinh sắt (đã làm sạch lớp gỉ) vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian màu xanh của dung dịch CuSO4 bị nhạt dần và trên đinh sắt có lớp đồng màu đỏ bám vào.

o 2 2 o

4 4Fe Cu SO FeSO Cu+ +

+ → +

IV. Hợp kim

1. Định nghĩa

Hợp kim là những vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

Ví dụ : Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.

2. Tính chất của hợp kim

a. Tính chất hóa học : Tương tự như các chất trong hỗn hợp ban đầu.

b. Tính chất vật lí : So với các chất trong hỗn hợp ban đầu thì hợp kim có :

- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn.

- Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.

- Cứng hơn, giòn hơn.

Page 15: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

15

BÀI 2 : DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI

A. LÝ THUYẾT I. Cặp oxi hoá - khử của kim loại

Nguyên tử kim loại dễ nhường electron trở thành ion kim loại, ngược lại ion kim loại có thể nhận electron trở thành nguyên tử kim loại. Ví dụ :

+Ag + 1e AgÄ

2+Cu + 2e Cu Ä

2+Fe + 2e FeÄ

Các nguyên tử kim loại (Ag, Cu, Fe,...) đóng vai trò chất khử, các ion kim loại (Ag+, Cu2+, Fe2+ ...) đóng vai trò chất oxi hoá.

Chất oxi hoá và chất khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử. Ví dụ ta có cặp oxi hoá - khử : Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Fe2+/Fe.

Đặc điểm của cặp oxi hóa - khử : Trong cặp oxi hóa - khử, dạng khử có tính khử càng mạnh thì dạng oxi hóa có tính oxi hóa càng yếu và ngược lại.

II. Pin điện hóa

1. Cấu tạo và hoạt động

- Kim loại mạnh làm điện cực âm (anot) và bị ăn mòn.

- Kim loại có tính khử yếu hơn được bảo vệ.

- Cầu muối có tác dụng trung hòa dung dịch

2. Tính suất điện động của pin điện hóa

Epin = Ecatot - Eanot = Emax - Emin

Để xác định tính khử các kim loại và tính oxi hóa các ion kim loại, người ta thiết lập các pin điện hóa với một điện cực bằng H2 làm chuẩn còn điện cực còn lại là kim loại cần xác định. Qua

đó người ta đưa ra được một giá trị gọi là thế điện cực chuẩn. Kí hiệu n

o

MM

E + .

IV. Dãy điện hoá của kim loại

1. Dãy điện hóa :

Dãy điện hóa của kim loại là một dãy các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần tính khử của nguyên tử kim loại.

Người ta đã so sánh tính chất của nhiều cặp oxi hoá - khử và sắp xếp thành dãy điện hoá của kim loại :

Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag+

Au3+

Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Ag Au

n

o

MM

E + -2,37 -,166 -0,76 -0,44 -0,23 -0,14 -0,13 0,00 0,34 0,77 0,8 1,5

Chiều giảm dần tính khử của kim loại và tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại

2. Ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại

a. Dự đoán chiều xảy ra phản ứng oxi hóa - khử

Dãy điện hoá của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo quy tắc α (anpha) : Phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử sẽ xảy ra theo chiều, chất oxi hoá mạnh nhất sẽ oxi hoá chất khử mạnh nhất, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.

Page 16: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

16

Ví dụ : Phản ứng giữa 2 cặp Ag+/Ag và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Ag+ oxi hoá Cu tạo ra ion Cu2+ và Ag.

2Ag+ + Cu → Cu2+ + 2Ag

Chất oxi hoá mạnh Chất khử mạnh Chất oxi hoá yếu Chất khử yếu

b. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá - khử

Ví dụ : So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá - khử Cu2+/Cu và Ag+ /Ag, thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch muối Ag+ theo phương trình ion rút gọn :

Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag

(khử mạnh) (oxi hóa mạnh) (khử yếu) (oxi hóa yếu)

Theo phương trình ta thấy : Tính khử : Cu > Ag; Tính oxi hóa : Ag+ > Cu2+

Ai quyết định số phận mình

Leonardo da Vinci vẽ bức Bữa tiệc ly mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Chúa Jésu và 12 vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi ngài bị môn đồ Judas phản bội. Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên ông mới chọn đựoc một chàng trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm mẫu vẽ Chúa Jésu. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng liền trước chàng trai, và hình ảnh Chúa Jésu đã hiện ra trên bản vẽ. Sáu năm tiếp theo ông lần lươt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc. Họa sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kì tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi ngưòi bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình ... Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy chưa đủ để biểu lộ cái ác của Judas. Một hôm Vinci được thông báo có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng đươc yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì tội giết người và nhiều tội ác tày trời khác ... Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mái tóc dài bẩn thỉu xõa xuống gương mặt, một gương mặt xấu xa, hiểm ác, hiển hiện rõ tính cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hóa. Đúng đây là Judas! Được sự cho phép đặc biệt của đức vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang vẽ dở. Mỗi ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và người họa sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức tranh diện mạo của một kẻ phản phúc. Khi nét vẽ cuối cùng được hoàn tất, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo lính gác:" Các ngươi đem hắn đi đi!". Lính canh túm lấy kẻ tử tù, nhưng hắn đôt nhiên vùng ra và lao đến quì xuống bên Da Vinci, khóc nức lên :" Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?". Da Vinci quan sát kẻ mà sáu tháng qua ông liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: " Không! Ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến từ hầm ngục Roma ...". Tên tử tù kêu lên: " Ngài Vinci ... Hãy nhìn kỹ tôi! Tôi chính là người mà bảy năm về trước ngài đã chọn làm mẫu vẽ Chúa Jésu..." Câu chuyện này là có thật, như bức tranh Bữa tiệc ly là có thật. Chàng trai từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Jésu, chỉ sau hơn 2000 ngày đã tự biến mình thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử. Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình...

Page 17: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

17

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI I. Phương pháp

- Phản ứng của kim loại với phi kim; với các dung dịch : axit, kiềm, muối là phản ứng oxi hóa - khử, nên phương pháp đặc trưng để giải bài tập về kim loại là phương pháp bảo toàn electron, ngoài ra có thể sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng đối với những bài tập liên quan đến kim loại tác dụng với dung dịch muối. Đối với những bài tập tổng hợp liên quan đến nhiều loại phản ứng thì có thể kết hợp các phương pháp : bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng, bảo toàn nguyên tố...

II. Ôn tập về phương pháp bảo toàn electron

1. Nội dung định luật bảo toàn electron :

- Trong phản ứng oxi hóa - khử, tổng số electron mà các chất khử nhường luôn bằng tổng số electron mà các chất oxi hóa nhận.

2. Nguyên tắc áp dụng :

- Trong phản ứng oxi hóa - khử, tổng số mol electron mà các chất khử nhường luôn bằng tổng số mol electron mà các chất oxi hóa nhận.

● Lưu ý : Khi giải bài tập bằng phương pháp bảo toàn electron ta cần phải xác định đầy đủ, chính xác chất khử và chất oxi hóa; trạng thái số oxi hóa của chất khử, chất oxi hóa trước và sau phản ứng; không cần quan tâm đến số oxi hóa của chất khử và chất oxi hóa ở các quá trình trung gian.

3. Các dạng bài tập

a. Kim loại tác dụng với phi kim

Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm S và Br2 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y gồm 9,75 gam Zn, 6,4 gam Cu và 9,0 gam Ca thu được 53,15 gam chất rắn. Khối lượng của S trong X có giá trị là :

A. 16 gam. B. 32 gam. C. 40 gam. D. 12 gam.

Hướng dẫn giải

Gọi số mol S là x và số mol Br2 là y ta có :

32x + 160y = 53,15 – 9,75 – 6,4 – 9,0 ⇒ 32x + 160y = 28 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :

nelectron cho = nelectron nhận ⇒2S Br Zn Cu Ca2.n 2.n 2.n 2.n 2.n+ = + + (*)

⇒ 2x + 2y = 0,15.2 + 0,1.2 + 0,225.2 ⇒ 2x + 2y = 0,95 (2)

Từ (1) và (2) ta có : x = 0,375 và y = 0,1 ⇒ mS = 0,375.32 = 12 gam.

Nếu nếu các em học sinh không hình dung được biểu thức (*) thì có thể viết các quá trình oxi hóa - khử, rồi áp dụng định luật bảo toàn electron để suy ra (*) :

Quá trình oxi hóa : Quá trình khử :

Zn → Zn+2 + 2e S + 2e → S-2

mol : 0,15 → 0,3 mol: x → 2x

Cu → Cu+2 + 2e Br2 + 2e → 2Br-

mol : 0,1 → 0,2 mol: y → 2y

Ca → Ca+2 + 2e

mol : 0,225 → 0,45

Đáp án D.

Page 18: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

18

Ví dụ 2: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp B gồm magie và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. Thành phần % khối lượng của magie và nhôm trong hỗn hợp B là :

A. 48% và 52%. B. 77,74% và 22,26%.

C. 43,15% và 56,85%. D. 75% và 25%.

Hướng dẫn giải

Theo giả thiết ta có : 2 2(Cl ,O )n 0,5=∑ mol ;

2 2(Cl ,O )m 25,36=∑ gam.

Gọi x và y lần lượt là số mol của Cl2 và O2 ta có :

x+y 0,5 x 0, 24

71x+32y 25,36 y 0,26

= = ⇔

= =

Gọi a và b lần lượt là số mol của Al và Mg ta có :

27a + 24b = 16,98 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :

nelectron cho = nelectron nhận ⇒2 2Al Mg Cl O3.n 2.n 2.n 4.n+ = + ⇒ 3a + 2b = 1,52 (2)

Từ (1) và (2) suy ra : a = 0,14 ; b = 0,55

Thành phần % khối lượng của magie và nhôm trong hỗn hợp B là :

% Al = 0,14.27

.100% 22, 26%16,98

= ; % Mg = (100 – 22,26)% = 77,74%.

Đáp án B.

b. Kim loại tác dụng với dung dịch axit

Ví dụ 1: Hoà tan hết 9,6 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO2 này hấp thụ vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch được 18,9 gam chất rắn. Kim loại M đó là :

A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu.

Hướng dẫn giải

Khí SO2 tác dụng với dung dịch NaOH có thể xảy ra các khả năng :

- Tạo ra muối NaHSO3.

- Tạo ra muối Na2SO3.

- Tạo ra muối NaHSO3 và Na2SO3.

- Tạo ra muối Na2SO3 và dư NaOH.

Giả sử phản ứng tạo ra hai muối NaHSO3 (x mol) và Na2SO3 (y mol).

Phương trình phản ứng :

NaOH + SO2 → NaHSO3 (1)

mol : x → x → x

2NaOH + SO2 → Na2SO3 (2)

mol : 2y → y → y

Theo (1), (2) và giả thiết ta có :

x+2y 0,3 x 0

104x+126y 18,9 y 0,15

= = ⇔

= =

Như vậy phản ứng chỉ tạo ra muối Na2SO3.

Page 19: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

19

Gọi n là hóa trị của kim loại M. Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :

2M SO

9,6n.n 2.n .n 2.0,15 M 32n

M= ⇒ = ⇒ =

n 2

M 64

=⇒

=

Vậy kim loại M là Cu.

Đáp án D.

Ví dụ 2: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là :

A. 66,75 gam. B. 33,35 gam. C. 6,775 gam. D. 3,335 gam.

Hướng dẫn giải

Áp dụng sơ đồ đường chéo cho hỗn hợp N2O và NO ta có :

2NOn 46 40 – 30 = 10

40

NOn 30 46 – 40 = 6

Suy ra : 2NO NO

5n .0,05 0,03125 mol, n 0,05 0,03125 0,01875 mol.

8= = = − =

Ta có các quá trình oxi hóa – khử :

Quá trình khử :

NO3− + 3e → NO

mol : 0,05625 ← 0,01875

NO3− + 1e → NO2

mol : 0,03125 ← 0,03125

Như vậy, tổng số mol electron nhận = tổng số mol electron nhường = 0,0875 mol.

Thay các kim loại Cu, Mg, Al bằng kim loại M.

Quá trình oxi hóa : n

3 nM M(NO ) ne

+

→ +

mol : 0,0875

n ← 0,0875

Khối lượng muối nitrat sinh ra là :

m = 3 nM(NO )m =

3M NO

m +m − = 1,35 + 0,0875

n.n.62 = 6,775 gam.

Suy ra : 3

electron trao ñoåiNO taïo muoáin n− =

Đáp án C.

Ví dụ 3: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al, Mg phản ứng vừa hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 0,125 mol S, 0,2 mol SO2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị của m là :

A. 68,1. B. 84,2. C. 64,2. D. 123,3.

Hướng dẫn giải

Đặt số mol của Al và Mg lần lượt là x và y.

Phương trình theo tổng khối lượng của Al và Mg : 27x + 24y = 12,9 (1)

2NO

NO

n 10 5

n 6 3⇒ = =

Page 20: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

20

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :

nelectron cho = nelectron nhận ⇒ 3x + 2y = 0,125.6 + 0,2.2 = 1,15 (2)

Từ (1) và (2) ta có : x = 0,1 và y = 0,425

Phản ứng tạo ra muối sunfat Al2(SO4)3 (0,05 mol) và MgSO4 (0,425 mol) nên khối lượng muối thu được là :

m = 0,05. 342 + 0,425.120 = 68,1 gam.

Đáp án A.

c. Kim loại tác dụng với dung dịch muối

● Tính toán theo phương trình phản ứng

Ví dụ 1: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 2,88. B. 2,16. C. 4,32. D. 5,04.

Hướng dẫn giải

Khi cho Mg vào dung dịch muối Fe3+, đầu tiên Mg khử Fe3+ thành Fe2+, sau đó Mg khử Fe2+ về Fe. Vậy phản ứng (1) xảy ra xong sau đó mới đến phản ứng (2).

Giả sử tất cả lượng Fe2+ chuyển hết thành Fe thì khối lượng sắt tạo thành là 6,72 gam. Trên thực tế khối lượng chất rắn thu được chỉ là 3,36 gam, suy ra Fe2+ chưa phản ứng hết, Mg đã phản ứng hết, 3,36 gam chất rắn là Fe tạo thành.

Phương trình phản ứng :

Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+ (1)

mol: 0,06 ← 0,12 → 0,06 → 0,12

Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe (2)

mol: 0,06 ← 0,06 ← 0,06 ← 0,06

Căn cứ vào (1) và (2) suy ra : Mg Mg

n 0,12 mol m 0,12.24 2,88 gam.= ⇒ = =

Đáp án A.

Ví dụ 2: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :

A. 12,96. B. 34,44. C. 47,4. D. 30,18.

Hướng dẫn giải

Theo giả thiết ta có :

2

2

3

FeCl Fe Cl

AgNO Ag

n 0,1.1,2 0,12 mol n 0,12 mol, n 0, 24 mol.

n 0, 2.2 0,4 mol n 0, 4 mol.

+ −

+

= = ⇒ = =

= = ⇒ =

Phương trình phản ứng :

Ag+ + Cl- → AgCl ↓ (1)

mol: 0,24 ← 0,24 → 0,24

Ag+ + Fe2+ → Ag ↓ + Fe3+ (2)

mol: 0,12 ← 0,12 → 0,12

Theo phương trình phản ứng ta thấy kết tủa thu được là Ag và AgCl.

(Ag AgCl)m m 0, 24.143,5 0,12.108 47,4 gam.= = + =

Đáp án C.

Page 21: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

21

● Lưu ý : Trong dung dịch, thứ tự xảy ra phản ứng là :

+ Phản ứng trao đổi.

+ Phản ứng oxi hóa - khử.

Ở bài trên nếu ở (1) Ag+ hết thì phản ứng (2) không xảy ra.

● Sử phương pháp tăng giảm khối lượng

Ví dụ 3: Ngâm một thanh đồng có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là :

A. 3,24 gam. B. 2,28 gam. C. 17,28 gam. D. 24,12 gam.

Hướng dẫn giải

3AgNO ( )

340.6n =

170.100b® = 0,12 mol.

3AgNO ( )

25n = 0,12.

100p­ = 0,03 mol.

Phương trình phản ứng :

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

mol : 0,015 ← 0,03 → 0,03

mvật sau phản ứng = mthanh đồng ban đầu + mAg (sinh ra) − mCu (phản ứng)

= 15 + 108.0,03 − 64.0,015 = 17,28 gam.

Đáp án C.

Ví dụ 4: Nhúng thanh kẽm vào dung dịch chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+ khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Khối lượng thanh kẽm ban đầu là :

A. 60 gam. B. 70 gam. C. 80 gam. D. 90 gam.

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng thanh kẽm ban đầu là a gam thì khối lượng tăng thêm là 2,35a

100 gam.

Phương trình phản ứng :

Zn + CdSO4 → ZnSO4 + Cd (1)

mol : 0,04 ← 0,04 → 0,04

Theo giả thiết và (1) ta có : 0,04.112 – 0,04.65 = 2,35a

100 ⇒ a = 80 gam.

Đáp án C.

Ví dụ 5: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là :

A.32,50. B. 20,80. C. 29,25. D. 48,75.

Hướng dẫn giải

Phương trình phản ứng :

2Fe3+ + Zn → 2Fe2+ + Zn2+

mol: 0,24 → 0,12 → 0,24 → 0,12

Fe2+ + Zn → Fe + Zn2+

mol: x → x → x → x

Page 22: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

22

Vì trước và sau phản ứng tổng khối lượng không đổi nên sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 9,6 gam thì khối lượng kim loại giảm 9,6 gam.

Theo phương trình ta thấy :

Khối lượng kim loại giảm = mZn phản ứng - mFe sinh ra = (0,12+x)65 – 56x = 9,6 ⇒ x= 0,2

Vậy mZn = (0,2 + 0,12).65 = 20,8 gam.

Đáp án B.

Ví dụ 6: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO4. Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng đồng bám lên thanh kẽm và bám lên thanh sắt lần lượt là :

A. 12,8 gam; 32 gam. B. 64 gam; 25,6 gam.

C. 32 gam; 12,8 gam. D. 25,6 gam; 64 gam.

Hướng dẫn giải

Vì trong cùng dung dịch sau phản ứng [ZnSO4] = 2,5[FeSO4] nên suy ra 4 4ZnSO FeSOn 2,5n .=

Đặt 4 4FeSO ZnSO

n x mol ; n 2,5x mol= = .

Phương trình phản ứng hóa học :

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓ (1)

mol : 2,5x ← 2,5x ← 2,5x → 2,5x

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ (2)

mol : x ← x ← x → x

Ta nhận thấy độ giảm khối lượng của dung dịch bằng độ tăng khối lượng của kim loại. Do đó :

mCu (sinh ra) − mZn (phản ứng) − mFe (phản ứng) = 2,2

⇒ 64.(2,5x + x) − 65.2,5x −56x = 2,2

⇒ x = 0,4 mol.

Vậy : mCu (bám lên thanh kẽm) = 64.2,5.0,4 = 64 gam ; mCu (bám lên thanh sắt) = 64.0,4 = 25,6 gam.

Đáp án B.

Ví dụ 7: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là :

A. 58,52%. B. 51,85%. C. 48,15%. D. 41,48%.

Hướng dẫn giải

Phản ứng của hỗn hợp X với dung dịch CuSO4 làm khối lượng chất rắn tăng chứng tỏ Fe đã tham gia phản ứng (vì nếu chỉ có Zn phản ứng thì khối lượng chất rắn phải giảm do nguyên tử khối của Zn lớn hơn Cu). Chất rắn Z phản ứng với H2SO4 thì thấy khối lượng chất rắn giảm và dung dịch thu được chỉ có một muối duy nhất nên kim loại dư chỉ có Fe, khối lượng Fe dư là 0,28 gam.

Gọi số mol của Zn và Fe phản ứng với dung dịch muối CuSO4 lần lượt là x và y mol.

Phương trình phản ứng :

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu (1)

mol: x → x → x

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (2)

mol: y → y → y

Page 23: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

23

Theo các phản ứng và giả thiết ta có :

+ = − =⇒

− − + + = =

65x 56y 2,7 0,28 x 0,02

2,7 65x 56y 64x 64y 2,84 y 0,02

Phần trăm khối lượng của Fe trong X là : +

=0,02.56 0,28

.100 51,85%2,7

.

Đáp án B.

Ví dụ 8: Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Công thức của muối XCl3 là :

A. FeCl3. B. AlCl3. C. CrCl3. D. Không xác định.

Hướng dẫn giải

Al

3,18n 0,14 mol

27= = .

Phương trình phản ứng :

Al + XCl3 → AlCl3 + X (1)

mol : 0,14 → 0,14 → 0,14

Theo (1) và giả thiết ta có : (X + 35,5.3).0,14 – 133,5.0,14 = 4,06 ⇒ X = 56.

Vậy kim loại X là Fe và muối FeCl3.

Đáp án A.

Ví dụ 9: Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị (II) vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24 gam. Cũng thanh graphit này nếu được nhúng vào dung dịch AgNO3 dư thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52 gam. Kim loại hóa trị (II) là kim loại nào sau đây ?

A. Pb. B. Cd. C. Al. D. Sn.

Hướng dẫn giải

Đặt kim loại hóa trị (II) là M với số mol là x mol.

Phương trình phản ứng hóa học :

M + CuSO4 → MSO4 + Cu (1)

mol : x → x → x → x

Theo (1) và giả thiết ta có : Mx – 64x = 0,24 (*)

M + 2AgNO3 → M(NO3)2 + 2Ag (2)

mol : x → 2x → x → 2x

Theo (2) và giả thiết ta có : 108.2x – Mx = 0,52 (**)

Lấy (*) chia cho (**) ta được phương trình một ẩn M, từ đó suy ra M = 112 (Cd).

Đáp án B.

Page 24: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

24

Ví dụ 10: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2

tham gia ở 2 trường hợp như nhau.

A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Fe.

Hướng dẫn giải

Gọi m là khối lượng thanh kim loại, M là nguyên tử khối của kim loại, x là số mol muối phản ứng.

Phương trình phản ứng hóa học :

M + CuSO4 → MSO4 + Cu↓ (1)

mol : x ← x → x

Theo (1) và giả thiết ta có : Mx – 64x = 0,05.m

100 (*)

M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb↓ (2)

mol : x ← x → x

Theo (2) và giả thiết ta có : 207x – Mx = 7,1.m

100 (**)

Lấy (*) chia cho (**) ta được phương trình một ẩn M, từ đó suy ra M = 65 (Zn).

Đáp án B.

● Sử dụng phương pháp bảo toàn electron

Ví dụ 11: Cho a mol kim loại Mg vào dung dịch hỗn hợp chứa b mol CuSO4 và c mol FeSO4. Kết thúc phản ứng dung dịch thu được chứa 2 muối. Xác định điều kiện phù hợp cho kết quả trên.

A. a ≥ b. B. b ≤ a < b +c. C. b ≤ a ≤ b +c. D. b < a < 0,5(b + c).

Hướng dẫn giải

Tính oxi hóa : Cu2+ > Fe2+.

Thứ tự phản ứng :

Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu (1)

Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe (2)

Theo giả thiết, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối, suy ra hai muối là Mg2+ và Fe2+.

Vì trong dung dịch có muối Fe2+ nên số mol electron mà Mg nhường nhỏ hơn số mol electron

mà Cu2+ và Fe2+ nhận, suy ra : 2 2Mg Cu Fe2n 2n 2.n a b c+ +< + ⇒ < + (*).

Dung dịch sau phản ứng chứa Mg2+ và Fe2+ nên (1) đã xảy ra hoàn toàn, (2) có thể xảy ra hoặc chưa xảy ra, nên số mol electron mà Mg nhường lớn hơn hoặc bằng số mol electron mà Cu2+ nhận,

suy ra : 2Mg Cu2n 2n a b+≥ ⇒ ≥ (**)

Vậy b ≤ a < b +c.

Đáp án B.

Ví dụ 12: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba loại ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên ?

A. 2. B. 1,2. C. 1,5. D. 1,8.

Hướng dẫn giải

Thứ tự khử : Mg > Zn ; thứ tự oxi hóa : Ag+ > Cu2+.

Căn cứ vào thứ tự khử của các kim loại và thứ tự oxi hóa của các ion suy ra dung dịch sau phản

Page 25: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

25

ứng chứa các ion là Mg2+, Zn2+ và Cu2+. Vậy chứng tỏ Mg, Zn đã phản ứng hết, Cu2+ dư.

Vì muối Cu2+ dư nên : electron cho electron nhaän

n n 2.1,2 2x 2.2 1.1 x 1,3.< ⇒ + < + ⇒ <

Vậy chỉ có phương án x = 1,2 là phù hợp.

Đáp án B.

Ví dụ 13: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là : A. 4,72. B. 4,08. C. 4,48. D. 3,20.

Hướng dẫn giải Số mol electron do Fe nhường Fe2n 0,1 mol.= =

Số mol electron do Ag+ và Cu2+ nhận 2Ag Cun 2n+ += + = 0,02 + 0,1 = 0,12 mol.

Như vậy 2FeAg Ag Cun 2n n 2n+ + +< < + . Do đó Ag+, Fe phản ứng hết, Cu2+ dư.

2 2 CuCu dö Cu pö

0,12 0,1n 0,01 mol n n 0,04 mol.

2+ +

−= = ⇒ = =

Khối lượng chất rắn = Ag Cu

m m+ = 0,02.108 + 0,04.64 = 4,72 gam.

Đáp án A.

Ví dụ 14: Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là :

A. 0,168 gam. B. 0,123 gam. C. 0,177 gam. D. 0,150 gam.

Hướng dẫn giải

Giả sử AgNO3 phản ứng hết thì mAg = 108.0,12.0,25 = 3,24 gam < 3,333 gam : Đúng!. Vậy AgNO3 hết, trong chất rắn ngoài Ag còn có Fe dư hoặc Al dư và Fe chưa phản ứng với khối lượng là 3,333 – 3,24 = 0,093 gam.

Khối lượng Al và Fe đã phản ứng với dung dịch AgNO3 là 0,42 - 0,093 = 0,327 gam.

Gọi số mol của Al và Fe phản ứng lần lượt là x và y (x > 0, y ≥ 0).

Phương trình theo khối lượng của Al, Fe : 27x + 56y = 0,327 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có : 3x + 2y = 0,12.0,25 (2)

Từ đó suy ra x = 0,009 mol và y = 0,0015 mol.

Sắt đã phản ứng chứng tỏ Al đã hết, 0,093 gam kim loại dư là Fe.

Khối lượng của Fe trong hỗn hợp = 0,093 + 0,0015.56 = 0,177 gam.

Đáp án C.

d. Kim loại tác dụng với dung dịch kiềm

Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện) :

A. 41,94%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87%.

Hướng dẫn giải

X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được lượng khí nhiều hơn so với khi X tác dụng với H2O, chứng tỏ khi X tác dụng với H2O thì Al còn dư, dung dịch sau phản ứng chứa NaAlO2.

Đối với các chất khí thì tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ mol nên căn cứ vào giả thiết ta chọn số mol H2 giải phóng ở hai trường hợp lần lượt là 1 mol và 1,75 mol.

Đặt số mol của Na và Al tham gia phản ứng với H2O là x mol.

Page 26: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

26

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :

2Na Al H1.n 3.n 2.n+ = ⇒ 1.x + 3.x = 2.1 ⇒ x = 0,5

Đặt số mol Al ban đầu là y, khi X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì Al phản ứng hết.

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :

2Na Al H1.n 3.n 2.n+ = ⇒ 1.0,5 + 3.y = 2.1,75 ⇒ y = 1

Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là : 0,5.23

.100% 29,87%0,5.23 1.27

=+

.

Đáp án D.

e. Kim loại tác dụng với nhiều chất oxi hóa (phi kim, dung dịch axit, bazơ, muối)

Ví dụ 1: Trộn 56 gam bột Fe với 16 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí D. Đốt cháy D cần V lít O2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V có giá trị là :

A. 11,2 lít. B. 33,6 lít. C. 22,4 lít. D. 44,8 lít.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ phản ứng : 1 o

o o2

1 22 22t HCl O ,t

2 4 22

2

HFe: 1mol FeS: 0,5 mol H OFeCl

S: 0,5 mol Fe: 0,5 mol H SS O

+

+ −+

+ −

→ → + →

Khí D là hỗn hợp H2S và H2. Đốt D thu được SO2 và H2O. Kết quả cuối cùng của quá trình phản ứng là Fe và S nhường electron, còn O2 thu electron.

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :

nelectron cho = nelectron nhận ⇒2 2 2Fe S O O O

2.n 4.n 4.n (*) n 1 mol V 22,4 lít.+ = ⇒ = ⇒ =

Nếu nếu các em học sinh không hình dung được biểu thức (*) thì có thể viết các quá trình oxi hóa - khử, rồi áp dụng định luật bảo toàn electron để tính số mol của O2 :

Quá trình oxi hóa : Quá trình khử :

Fe → Fe+2 + 2e O2 + 4e → 2O-2

mol : 1 → 2 mol : x → 4x

S → S+4 + 4e

mol : 0,5 → 2

Đáp án C.

Ví dụ 2: Cho m gam Al tác dụng với O2, thu được 25,8 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là :

A. 21,6. B. 16,2. C. 18,9. D. 13,5.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ phản ứng : 6

oo2 4

o 23 4

t , H S Ot 32 2 4 3 2 2o

2

Al Al O Al (SO ) + S O + H OAlO

+−

+ +

→ →

Căn cứ vào sơ đồ phản ứng ta thấy : Chất khử là Al ; chất oxi hóa là O2 và H2SO4.

Đặt số mol của Al là x và số mol của O2 là y (x, y > 0)

Phương trình theo tổng khối lượng của hỗn hợp X : 27x + 32y = 25,8 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có : nelectron cho = nelectron nhận ⇒ 3x = 4y + 0,3.2 (2)

Từ (1), (2) suy ra x = 0,6 và y = 0,3.

Page 27: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

27

Vậy khối lượng nhôm là : m = 0,6.27 = 16,2 gam.

Nếu nếu các em học sinh không hình dung được biểu thức (2) thì có thể viết các quá trình oxi hóa - khử, rồi áp dụng định luật bảo toàn electron để suy ra (2) :

Quá trình oxi hóa : Quá trình khử :

Al → Al+3 + 3e O2 + 4e → 2O-2

mol : x → 3x mol : y → 4y

S+6 + 2e → S+4 (SO2)

mol : 0,6 ← 0,3

Đáp án B.

Ví dụ 3: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng là 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng a gam là :

A. 56 gam. B. 11,2 gam. C. 22,4 gam. D. 25,3 gam.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ phản ứng :

o 6

2 4

2

o 3 432O H S O2 4 3 2 22 2

43

Fe, Fe OFe (A) Fe (SO ) SO H O

Fe O , FeO

+

+ ++

− −

→ → + +

Đặt số mol của Fe và O2 lần lượt là x và y.

Theo giả thiết và định luật bảo toàn khối lượng ta có :

Am = 56x + 32y = 75,2 (*)

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :

ne cho = ne nhận ⇒ 3x = 4y + 0,3.2 (**)

Từ (*) và (**) x 1

y 0,6

=⇒

= ⇒ a = 1.56 = 56 gam.

Đáp án A.

Ví dụ 4: Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 24,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít (đktc) khí SO2 duy nhất. Giá trị m là :

A. 9,68 gam. B. 15,84 gam. C. 20,32 gam. D. 22,4 gam.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ phản ứng : o 6

2 4

o 2 2 4O H S O

2 4 2 2

2

Cu

Cu (X) Cu O CuSO SO H O

Cu O

+− + ++

→ → + +

Căn cứ vào sơ đồ phản ứng ta thấy : Chất khử là Cu (x mol) ; chất oxi hóa là O2 (y mol) và H2SO4.

Ta có phương trình theo tổng khối lượng của hỗn hợp X : 64x + 32y = 24,8 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :

nelectron cho = nelectron nhận ⇒ 2 2Cu O SO2.n 4.n 2.n= + ⇒ 2x = 4y + 0,2.2 (2)

Từ (1) và (2) ta có : x = 0,35 và y = 0,075 ⇒ m = 0,35.64 = 22,4 gam.

Đáp án D.

Page 28: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

28

Ví dụ 5: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :

A. 81,55. B. 110,95. C. 115,85. D. 104,20.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ phản ứng : 3 2

2o

23 2 22 HNO Ba(OH)

o 64

2 4

Cu(NO ) Cu(OH)Cu S, CuSCuN O

S, Cu BaSOS H S O

+

+

+

↓ ↔ → + →

Quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp Cu và S.

Quá trình oxi hóa :

Cu → Cu+2 + 2e

mol: x → x → 2x

S → S+6 + 6e

mol: y → y → 6y

Quá trình khử :

N+5 + 3e → N+2 (NO)

mol: 3.0,9 ← 0,9

Ta có hệ phương trình : 2x 6y 0,9.3

64x 32y 30, 4

+ =

+ = ⇒

x 0,3 mol

y 0,35 mol

=

=

Ba2+ + SO42- → BaSO4

mol: 0,35 → 0,35

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

mol: 0,3 → 0,3

Vậy m = 0,35.233 + 0,3.98 = 110,95 gam.

Đáp án B.

Ví dụ 6: Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (có tỉ lệ mol là 1 : 1) vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ CM của Cu(NO3)2 và của AgNO3 lần lượt là :

A. 2M và 1M. B. 1M và 2M. C. 0,2M và 0,1M. D. kết quả khác.

Hướng dẫn giải

Thứ tự oxi hóa : Al > Fe; Thứ tự khử : Ag+ > Cu2+.

Theo giả thiết ta có : nAl = nFe = 8,3

0,1 mol.83

=

Đặt 3AgNOn x mol= và

3 2Cu(NO )n y mol= .

Giả thiết hỗn hợp X tác dụng với dung dịch Y tạo ra chất rắn A gồm 3 kim loại, suy ra đó là Ag, Cu, Fe. Vậy Al hết, Fe chưa phản ứng hoặc còn dư. Hỗn hợp hai muối đã phản ứng hết.

Hòa tan A trong HCl dư thì chỉ có Fe phản ứng, 28 gam chất rắn B là Ag và Cu.

Vậy chất khử là Al, Fe; chất oxi hóa là Ag+, Cu2+, H+.

Quá trình oxi hóa :

Al → Al3+ + 3e Fe → Fe2+ + 2e

mol : 0,1 → 0,3 0,1 → 0,2

Page 29: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

29

Quá trình khử :

Ag+ + 1e → Ag Cu2+ + 2e → Cu 2H+ + 2e → H2

mol : x → x → x y → 2y → y 0,1 ← 0,05

Theo định luật bảo toàn electron, ta có phương trình :

x + 2y + 0,1 = 0,5 hay x + 2y = 0,4 (1)

Mặt khác, chất rắn B không tan là Ag: x mol ; Cu: y mol ⇒ 108x + 64y = 28 (2)

Giải hệ (1), (2) ta được x = 0,2 mol ; y = 0,1 mol.

⇒ [ ]3

0, 2AgNO

0,1= = 2M ; [ ]3 2

0,1Cu(NO )

0,1= = 1M.

Đáp án B.

Ví dụ 7: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là :

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Hướng dẫn giải

nCu = 0,02 mol; nAg = 0,005 mol. Suy ra tổng số mol electron cho tối đa = 0,02.2 + 0,005.1 = 0,045 mol.

H

n + = 0,09 mol; 3NO

n − = 0,06 mol.

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O

mol: 0,06 ← 0,015 ← 0,045 → 0,015

Như vậy H+ và NO3- dư, còn Ag, Cu đã phản ứng hết.

Sơ đồ chuyển hóa NO thành HNO3 : oo

22 2

2 4 2 5O , H OO

2 3N O N O H N O+ + − +

++→ →

Nhận xét : 2NO O3.n 4.n< nên O2 dư, do đó NO chuyển hết thành HNO3.

Suy ra 3HNO NO 3

0,015n n 0,015 mol [HNO ] 0,1M pH 1.

0,15= = ⇒ = = ⇒ =

Đáp án A.

Ví dụ 8: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là :

A. 0,224 lít và 3,750 gam. B. 0,112 lít và 3,750 gam.

C. 0,112 lít và 3,865 gam. D. 0,224 lít và 3,865 gam.

Hướng dẫn giải

22 4 4

H SO H SOn 0,03 mol n 0,06 mol, n 0,03 mol.+ −= ⇒ = =

+ += ⇒ = ⇒ =2H H pö H dö

n 0,02 mol n 0,04 mol n 0,02 mol.

nCu = 0,005 mol.

Đặt nFe = x mol ; nAl = y mol, ta có :

+ = =⇒

+ = =

56x 27y 0,55 x 0,005

2x 3y 0,02.2 y 0,01

Page 30: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

30

Khi cho tiếp 0,005 mol NO3- vào bình thì sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa Cu trước sau đó mới đến

Fe2+.

Vì tỉ lệ mol H+ và NO3-

là 4 : 1 đúng bằng tỉ lệ phản ứng và áp dụng định luật bảo toàn eletron,

ta có : + − ++ = ⇒ =2 23

Cu Fe pö NO Fe pö2n n 3n n 0,005 mol đúng bằng số mol Fe2+ trong dung dịch nên

NO3- , H

+, Cu, Fe2+ đều hết.

−= = ⇒ =3

NO NONOn n 0,005 mol V 0,112 lít.

Khối lượng muối trong dung dịch là :

− += + + = + + =24

muoái (Al, Fe, Cu) SO Nam m m m 0,87 0,03.96 0,005.23 3,865 gam.

Đáp án C.

10 điều lãng phí nhất trong cuộc đời Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình. 1. Sức khỏe : Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ.... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn. 2. Thời gian : Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ nếm 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không"!, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé! 3. Tiền bạc : Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn. 4. Tuổi trẻ : Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ. 5. Không đọc sách : Sách truyền bá văn minh. Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí "nửa cuộc đời" cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì! 6. Cơ hội : Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước. 7. Nhan sắc : Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ. 8. Sống độc thân : Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy. 9. Không đi du lịch : Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé! 10. Không học tập : Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!

Page 31: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

31

BÀI 3 : SỰ ĐIỆN PHÂN

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. Định nghĩa

Điện phân là quá trình oxi hoá - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi cho dòng điện một chiều đi qua dung dịch chất điện li hoặc chất điện li ở trạng thái nóng chảy.

Sự điện phân là quá trình sử dụng điện năng để tạo ra sự biến đổi hóa học.

Ví dụ: Điện phân NaCl nóng chảy điều chế Na.

2NaCl ñpnc→ 2Na + Cl2↑

● Điện cực: Là thanh kim loại hoặc các vật dẫn điện khác như cacbon (graphit), nhờ nó các electron chuyển từ dung dịch trong bình điện phân vào mạch điện hoặc ngược lại, chuyển từ mạch điện vào dung dịch.

+ Điện cực nối với cực âm (−) của nguồn điện được gọi là catot - cực âm.

+ Điện cực nối với cực dương (+) của nguồn điện được gọi là anot - cực dương.

● Điện cực trơ : Là điện cực chỉ đóng vai trò chất dẫn điện, không tham gia cho nhận electron (oxi hoá - khử) trong quá trình điện phân. Đó là điện cực platin (Pt), cacbon (graphit).

● Trên bề mặt catot, cation của chất điện li đến nhận electron.

(tổng quát: Chất oxi hoá đến nhận electron).

Xét ví dụ trên: Na+ + 1e → Na

Vậy trên catot xảy ra sự khử, có sự chuyển electron từ điện cực đến cation chất điện li.

● Trên bề mặt anot, anion của chất điện li đến nhường electron.

(tổng quát: Chất khử nhường electron).

Cũng xét ví dụ trên : 2Cl− → Cl2 + 2e

Vậy trên anot xảy ra sự oxi hoá, có sự chuyển electron từ anion của chất điện li tới bề mặt điện cực.

II. Sự điện phân chất điện li

1. Điện phân nóng chảy

Điện phân nóng chảy thường dùng để điều chế các kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và một số phi kim như F2.

Ví dụ 1 : Điện phân Al2O3 nóng chảy để điều chế Al.

Al2O3 ot→ 2Al3+ + 3O2-

Ở catot (cực âm) : 4Al3+ + 12e → 4Al (1)

Ở anot (cực dương) : 6O2- → 3O2 + 12e (2)

2Al2O3 ñpnc→ 4Al + 3O2 (3)

(1), (2) là các phản ứng xảy ra trên bề mặt các điện cực, (3) là phản ứng điện phân tổng quát.

Không thể điện phân nóng chảy AlCl3 vì đó là hợp chất cộng hóa trị, ở nhiệt độ cao nó không nóng chảy thành ion mà thăng hoa.

Ví dụ 2 : Điện phân MgCl2 nóng chảy để điều chế Mg.

MgCl2 ot→ Mg2+ + 2Cl-

Ở catot : Mg2+ + 2e → Mg

Ở anot : 2Cl- → Cl2↑ + 2e

MgCl2 ñpnc→ Mg + Cl2

Page 32: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

32

Ví dụ 3 : Điện phân nóng chảy NaOH

NaOH → Na+ + OH-

Ở catot : 2Na+ + 2e → 2Na

Ở anot : 2OH- → 1

2O2↑ + H2O + 2e

2NaOH ñpnc→ Na + 1

2O2 + H2O

2. Điện phân dung dịch chất điện li

a. Nguyên tắc: Khi điện phân dung dịch nước, ngoài các ion của chất điện li còn có thể có các ion H+ và ion OH− của nước và bản thân kim loại làm điện cực tham gia các quá trình oxi hoá - khử ở điện cực. Khi đó quá trình oxi hoá - khử thực tế xảy ra phụ thuộc vào tính oxi hoá - khử mạnh hay yếu của các chất trong bình điện phân. Ta xét trường hợp điện phân dung dịch với điện cực trơ.

● Thứ tự khử ở catot :

Nói chung, nếu kim loại có tính khử càng yếu thì cation kim loại có tính oxi hoá càng mạnh và càng dễ bị khử.

+ Khi điện phân dung dịch nước, thường những kim loại nào đứng sau nhôm sẽ thoát ra trên catot: Mn+ + ne → M

+ Nếu trong dung dịch chất điện li chỉ có cation của kim loại có tính khử mạnh (từ K+ đến Al3+), những cation này là những chất oxi hoá yếu, chúng khó bị khử hơn các phân tử nước. Khi đó, ở catot xảy ra sự khử các phân tử nước thành khí hiđro và ion OH−:

2H2O Ä 2H+ + 2OH−

2H+ + 2e → H2↑

2H2O + 2e → H2↑ + 2OH−

- Thứ tự khử tại catot (cực âm) xảy ra theo thứ tự ưu tiên từ phải qua trái :

Xét các cation

● Thứ tự oxi hoá ở anot:

Nói chung, những phi kim có tính oxi hoá càng yếu thì anion của nó có tính khử càng mạnh và càng dễ bị oxi hoá.

Thường khi điện phân dung dịch nước, thứ tự phóng điện (điện phân) của các anion như sau :

+ Nếu trong dung dịch chất điện li có anion gốc axit không có oxi (S2−, I−, Br−, Cl−...). Những ion này dễ bị oxi hoá hơn so với phân tử nước. Thực tế trên anot chỉ xảy ra sự oxi hoá các ion này thành nguyên tử (phân tử) tự do: S2− → S + 2e

2X− → X2 + 2e

+ Nếu trong dung dịch chất điện li chỉ có anion gốc axit có oxi (SO42−, NO3

−, ClO4−...),

những anion này khó bị oxi hoá hơn các phân tử nước. Do vậy trên anot chỉ xảy ra sự oxi hoá các phân tử nước tạo ra khí oxi và ion H+: 4H2O Ä 4H+ + 4OH−

4OH− → O2↑ + 2H2O + 4e

2H2O → O2↑ + 4H+ + 4e

K+

Na+

Mg2+

Al3+

Zn2+

Fe2+

Ni2+

H+

Cu2+

Fe3+

Ag+

...

Các ion không bị điện phân trong dung dịch

Các ion bị điện phân trong dung dịch

H2O

Page 33: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

33

- Thứ tự oxi hóa tại anot (cực dương) xảy ra theo thứ tự ưu tiên từ trái qua phải :

Xét các anion

- Các ion tiêu biểu: Cation Na+ Cu2+ H+

Anion OH− Cl− SO42−

- Các chất tiêu biểu : CuCl2 , CuSO4 , NaCl , NaOH , H2SO4 , Na2SO4.

b. Các trường hợp cụ thể:

● Điện phân dung dịch muối của axit không có oxi (HCl, HBr...) với các kim loại từ sau nhôm.

Ví dụ: + Điện phân dung dịch CuCl2.

CuCl2 → Cu2+ + 2Cl−

H2O Ä H+ + OH−

Tại catot (−): 1 × Cu2+ + 2e → Cu↓

Tại anot (+): 1 × 2Cl− → Cl2↑ + 2e

Phương trình ion: Cu2+ + 2Cl− ñpdd→ Cu↓ + Cl2↑

(catot) (anot)

Phương trình phân tử : CuCl2 ñpdd→ Cu↓ + Cl2↑

● Điện phân dung dịch muối của axit có oxi (H2SO4, HNO3...) với các kim loại từ sau nhôm.

Ví dụ: Điện phân dung dịch CuSO4 , điện cực trơ.

CuSO4 → Cu2+ + SO42−

H2O Ä H+ + OH−

Tại catot (−): 2 × Cu2+ + 2e → Cu↓

Tại anot (+): 1 × 2H2O → O2↑ + 4H+ + 4e

Phương trình ion : 2Cu2+ + 2H2O ñpdd→ 2Cu↓ + O2↑ + 4H+

(catot) (anot)

Phương trình phân tử: 2CuSO4 + 2H2O ñpdd→ 2Cu↓ + O2↑ + 2H2SO4

● Điện phân dung dịch muối của axit không có oxi (HCl, HBr...) với các kim loại từ nhôm trở về trước (Al3+, Mg2+, Na+, Ca2+, K+).

Ví dụ: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

NaCl → Na+ + Cl−

H2O Ä H+ + OH−

Tại catot (−): 1 × 2H2O + 2e → H2↑ + 2OH−

Tại anot (+): 1 × 2Cl− → Cl2↑ + 2e

Phương trình ion : 2Cl− + 2H2O ñpdd→ 2OH− + H2↑ + Cl2↑

M

S2−

I−

Br−

Cl−

OH−

SO42−, NO3

−, ClO4−

Các ion bị điện phân trong dung dịch S2- → S + 2e 2X− → X2 + 2e

Các ion không bị điện phân trong dung dịch 2H2O → O2↑ + 4H+ + 4e

(Anot tan)

4OH− → O2↑+ 2H2O + 4e

M → Mn+ + ne

Page 34: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

34

Phương trình phân tử : 2NaCl + 2H2O ñpdd coù maøng ngaên→ 2NaOH + H2↑ + Cl2↑

(catot) (anot)

Nếu không có màng ngăn, Cl2 sinh ra sẽ tác dụng với NaOH tạo thành nước Gia-ven :

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

● Điện phân nước:

+ Điện phân dung dịch kiềm (NaOH, KOH...):

NaOH → Na+ + OH−

H2O Ä H+ + OH−

Tại catot (−): 2 × 2H2O + 2e → H2↑ + 2OH−

Tại anot (+): 1 × 2OH− → O2↑ + 2H+ + 4e

Phương trình điện phân: 2H2O ñpdd→ 2H2↑ + O2↑

(catot) (anot)

+ Điện phân dung dịch các axit có oxi (ví dụ H2SO4 loãng...):

H2SO4 → 2H+ + SO42−

H2O Ä H+ + OH−

Tại catot (−): 2 × 2H+ + 2e → H2↑

Tại anot (+): 1 × 2H2O → O2↑ + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân: 2H2O ñpdd→ 2H2↑ + O2↑

(catot) (anot)

● Điện phân dung dịch muối của các axit có oxi (H2SO4, HClO4...) với các kim loại từ nhôm trở về trước (K+, Na+, Ca2+...):

Ví dụ: Điện phân dung dịch Na2SO4:

Na2SO4 → 2Na+ + SO42−

H2O Ä H+ + OH−

Tại catot (−): 2 × 2H2O + 2e → H2↑ + 2OH−

Tại anot (+): 1 × 2H2O → O2↑ + 4H+ + 4e

Phương trình ion: 2H2O ñpdd→ 2H2↑ + O2↑

(catot) (anot)

(Trong quá trình điện phân, nồng độ ion H3O+ ở khu vực anot tăng và nồng độ OH− tăng ở khu

vực catot. Do đó, ở khu vực anot có phản ứng axit còn ở khu vực catot có phản ứng kiềm).

Nhận xét : Trong các trường hợp điện phân dung dịch muối Na2SO4, axit H2SO4, bazơ kiềm NaOH... bản chất là sự điện phân nước. Khi đó muối, axit, kiềm chỉ đóng vai trò chất dẫn điện. Lượng chất (số mol) các chất trong dung dịch không thay đổi (nồng độ các chất tăng dần do nước bị điện phân, thể tích dung dịch giảm).

(Chú ý:-Trong dung dịch điện li nếu có ion F− và nước thì H2O sẽ bị điện phân.

-Nếu có ion R-COO− khi bị điện phân: 2R-COO− − 2e = R-R + 2CO2↑ ).

c. Điện phân hỗn hợp

+Nếu trong dung dịch chất điện li có chứa nhiều ion của những kim loại khác nhau (có nồng độ mol bằng nhau) thì ở catot sẽ xảy ra sự khử những ion kim loại này theo trình tự sau: Ion kim loại nào có tính oxi hoá mạnh hơn (đứng sau trong dãy thế điện hoá) sẽ bị khử trước.

Page 35: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

35

+ Nếu trong dung dịch chất điện li có những anion gốc axit khác nhau cùng không chứa oxi như: Br−, Cl−, S2−, I− (có cùng nồng độ mol) thì anion nào có tính khử mạnh hơn sẽ bị oxi hoá trước. Trên anot sẽ xảy ra sự oxi hoá những anion trên theo trình tự:

S2−, I− , Br−, Cl−.

Ví dụ: Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp các muối KBr, FeCl3, CuCl2, FeCl2. Hãy viết thứ tự các phản ứng xảy ra tại các điện cực.

Phương trình phân li:

KBr → K+ + Br−

FeCl3 → Fe3+ + 3Cl−

CuCl2 → Cu2+ + 2Cl−

FeCl2 → Fe2+ + 2Cl−

H2O Ä H+ + OH−

Thứ tự điện phân tại catot: (Cực âm) Thứ tự điện phân tại anot: (Cực dương)

Fe3+ + 1e → Fe2+

Cu2+ + 2e → Cu

Fe2+ + 2e → Fe

sự khử nước 2H2O + 2e → H2↑ + 2OH−

2Br− → Br2 + 2e

2Cl− → Cl2↑ + 2e

sự oxi hoá nước 2H2O → O2↑ + 4H+ + 4e

3. Điện phân với anot (dương cực) tan

Nếu khi điện phân ta dùng anot bằng kim loại hoặc hợp kim thì lúc đó anot bị tan dần do kim loại bị oxi hoá thành ion kim loại.

Ví dụ: Khi điện phân dung dịch CuSO4 nếu thay cực dương (anot) trơ (Pt hay than chì) bằng bản đồng thì sản phẩm của sự điện phân sẽ khác.

CuSO4 → Cu2+ + SO42−

H2O Ä H+ + OH−

Tại catot (−): Cu2+ + 2e → Cu↓

Tại anot (Cu) (+): Cu → Cu2+ + 2e

Cu2+ (dd) + Cu (r) → Cu (r) + Cu2+ (dd)

(anot-tan) (catot-bám)

Kết quả: Cu kim loại kết tủa ở cực âm (catot), khối lượng catot tăng, cực dương (anot) tan ra, khối lượng anot giảm, nồng độ ion Cu2+ và SO4

2− trong dung dịch không biến đổi. Kết quả như là sự vận chuyển Cu từ anot sang catot.

Trong công nghiệp, người ta lợi dụng tính tan của cực dương khi điện phân để tinh chế các kim loại, nhất là đồng và để mạ kim loại. Chẳng hạn muốn mạ một kim loại lên trên một vật nào đó, người ta để vật đó ở cực âm (catot) rồi điện phân dung dịch muối của kim loại với cực dương (anot) làm bằng chính kim loại đó.

4. Định lượng trong điện phân

Công thức Faraday : AIt

mnF

=

Trong đó :

m : Khối lượng chất thu được ở điện cực (gam)

A : Khối lượng mol của chất thu được ở điện cực

F : Hằng số Farađay có giá trị bằng 96500.

Page 36: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

36

n : Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận (số electron trao đổi)

I : Cường độ dòng điện (ampe)

t : Thời gian điện phân (giây)

Từ công thức Faraday ta có thể biến đổi thành : {

=

1442443Soá mol

Soá mol electron trao ñoåi

m It.n

A F

Vậy ta có : electron trao ñoåi

Itn

F=

Vì nó là bạn cháu!

Tôi nghe câu chuyện này ở Việt Nam và người ta bảo đó là sự thật. Tôi không biết điều đó có thật hay không; nhưng tôi biết những điều kỳ lạ hơn thế đã xảy ra ở đất nước này. John Mansur Cho dù đã được định trước, những khối bê tông vẫn rơi xuống trại trẻ mồ côi trong một làng nhỏ. Một, hai đứa trẻ bị chết ngay lập tức. Rất nhiều em khác bị thương, trong đó có một bé gái khoảng tám tuổi. Dân làng yêu cầu thị trấn lân cận liên lạc với lực lượng quân đội Hoa Kỳ để giúp đỡ về mặt y tế. Cuối cùng, một bác sĩ và một y tá người Mỹ mang dụng cụ đến. Họ nói rằng bé gái bị thương rất nặng, nếu không được xử lý kịp thời nó sẽ chết vì bị sốc và mất máu. Phải truyền máu ngay. Người cho máu phải có cùng nhóm máu với bé gái. Một cuộc thử máu nhanh cho thấy không có ai trong hai người Mỹ có nhóm máu đó, nhưng phần lớn những đứa trẻ mồ côi bị thương lại có. Người bác sĩ nói vài tiếng Việt lơ lớ, còn cô y tá thì nói ít tiếng Pháp lõm bõm. Họ kết hợp với nhau và dùng điệu bộ, cử chỉ cố giải thích cho bọn trẻ đang sợ hãi rằng nếu họ không kịp thời truyền máu cho bé gái thì chắc chắn nó sẽ chết. Vì vậy, họ hỏi có em nào tình nguyện cho máu không. Đáp lại lời yêu cầu là sự yên lặng cùng với những đôi mắt mở to. Một vài giây trôi qua, một cánh tay chậm chạp, run rẩy giơ lên, hạ xuống, rồi lại giơ lên. - “Ồ, cảm ơn. Cháu tên gì?” – cô y tá nói bằng tiếng Pháp. - “Hân ạ” – cậu bé trả lời. Họ nhanh chóng đặt Hân lên cáng, xoa cồn lên cánh tay và cho kim vào tĩnh mạch. Hân nằm im không nói lời nào. Một lát sau, cậu bé nấc lên, song nó nhanh chóng lấy cánh tay còn lại để che mặt. Người bác sĩ hỏi “Có đau không Hân?”. Hân lắc đầu nhưng chỉ vài giây sau lại có tiếng nấc khác. Một lần nữa, cậu bé cố chứng tỏ là mình không khóc. Bác sĩ hỏi kim có làm nó đau không, nhưng cậu bé lại lắc đầu. Bây giờ thì tiếng nấc cách quãng nhường chỗ cho tiếng khóc thầm, đều đều. Mắt nhắm nghiền lại, cậu bé đặt nguyên cả nắm tay vào miệng để ngăn không cho những tiếng nấc thoát ra. Các nhân viên y tế trở nên lo lắng. Rõ ràng là có điều gì không ổn rồi. Vừa lúc đó, một nữ y tá người Việt đến. Thấy rõ vẻ căng thẳng trên mặt cậu bé, chị nhanh chóng nói chuyện với nó, nghe nó hỏi và trả lời bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng. Sau một lúc, cậu bé ngừng khóc và nhìn chị y tá bằng ánh mắt tỏ vẻ hoài nghi. Chị y tá gật đầu. Vẻ mặt cậu ta nhanh chóng trở nên nhẹ nhõm. Chị y tá khẽ giải thích với những người Mỹ: “Cậu bé cứ nghĩ là mình sắp chết. Nó hiểu nhầm. Nó nghĩ các vị muốn nó cho hết máu để cứu sống bé gái kia.” - “Vậy tại sao nó lại tự nguyện cho máu?” – người y tá lục quân hỏi Chị y tá người Việt phiên dịch câu hỏi lại cho cậu bé và nhận được câu trả lời rất đơn giản: “Vì nó là bạn cháu”.

Page 37: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

37

B. Phương pháp giải bài tập điện phân

Phương pháp giải - Bước 1 : Tính số mol electron trao đổi trong quá trình điện phân (nếu đề bài cho biết thời gian điện phân và cường độ dòng điện).

nelectron trao đổi = It

96500

Trong đó : I là cường độ dòng điện tính bằng ampe ; t là thời gian điện phân tính bằng giây.

- Bước 2 : Xác định thứ tự khử trên catot, thứ tự oxi hóa trên anot của các ion và H2O ; Viết quá trình khử trên catot và oxi hóa trên anot theo đúng thứ tự ưu tiên.

- Bước 3 : Áp dụng định luật bảo toàn electron cho quá trình điện phân :

Số mol electron trao đổi = Số mol electron mà các ion dương và H2O nhận ở catot = Số mol electron mà các ion âm và H2O nhường ở anot.

●Lưu ý :

Phản ứng điện phân nước ở trên các điện cực :

+ Tại anot : 2H2O → 4H+ + O2 + 4e

+ Tại catot : 2H2O + 2e → H2 + 2OH-

Trong quá trình điện phân, khối lượng dung dịch giảm bằng khối lượng của các khí thoát ra và kim loại sinh ra bám vào điện cực.

►Các ví dụ minh họa◄ Dạng 1 : Điện phân nóng chảy

Ví dụ 1: Điện phân nóng chảy a gam muối A tạo bởi kim loại M và halogen X thu được 0,96 gam M ở catot và 0,896 lít khí ở anot. Mặt khác hoà tan a gam muối A vào nước rồi cho dung dịch trên tác dụng với AgNO3 dư được 11,48 gam kết tủa. X là halogen nào ?

A. F. B. Cl. C. Br. D. I.

Hướng dẫn giải

Gọi công thức của muối A là MXn với số mol là b, ta có phản ứng :

2MXn →ñpnc 2M + nX2

mol : b → b → nb

2

MXn + nAgNO3 → M(NO3)2 + nAgX

mol : b → nb

Suy ra :nb 0,896

0, 042 22, 4

nb(108 X) 11, 48

= =

+ =

⇒ X=35,5. Vậy halogen là clo.

Đáp án B.

Page 38: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

38

Ví dụ 2: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là :

A. 54,0. B. 75,6. C. 67,5. D. 108,0.

Hướng dẫn giải

Cách 1 :

Phương trình phản ứng :

2Al2O3 ñpnc→ 4Al + 3O2

C + O2 ot→ CO2

2C + O2 ot→ 2CO

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

mol: 0,02 ← 0,02

Trong quá trình điện phân nóng chảy oxit nhôm, ở anot giải phóng khí O2, oxi sinh ra sẽ phản ứng với anot than chì tạo ra CO, CO2 và có thể có O2 dư.

Đặt số mol của CO, CO2, O2 dư trong 67,2 m3 hỗn hợp khí X là x, y, z ta có :

x + y + z = 67,2.1000

300022,4

= (1)

Mặt khác tỉ khối của X với hiđro là 16 nên suy ra :

28x 44y 32z

16.2 32x y z

+ += =

+ + (2)

Thành phần phần trăm về số mol của CO2 trong hỗn hợp là :

y 0,02

x y z 0,1=

+ + (3)

Từ (1), (2), (3) ta có :

x 1800

y 600

z 600

=

= =

2 3 2 2O trong Al O CO CO O

n n 2.n 2.n 1800 2.600 2.600 4200 mol= + + = + + = .

Trong oxit nhôm :

AlAl O Al

O

n 2 2n .n 2800 mol m 2800.27 75600 gam 75,6 kg.

n 3 3= ⇒ = = ⇒ = = =

Cách 2 :

XM 16.2 32 gam / mol= = ⇒ Hỗn hợp X có CO, CO2 và còn có thể có O2 dư.

Vì khối lượng mol của O2 là 32 mà khối lượng mol trung bình của hỗn hợp X cũng là 32 nên suy ra khối lượng mol trung bình của hỗn hợp CO và CO2 cũng bằng 32.

Áp dụng sơ đồ đường chéo cho hỗn hợp CO và CO2 ta có :

COn 28 44 – 32 = 12

32

2COn 44 32 – 28 = 4 2

CO

CO

n 12 3

n 4 1⇒ = =

Page 39: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

39

= = ⇒ = =2 2

0,02%CO 20% %CO 60%, %O 20%

0,1.

Từ đó suy ra trong 3000 mol hỗn hợp có 600 mol CO2, 1800 mol CO và 600 mol O2.

Đáp án B.

Dạng 2 : Điện phân dung dịch

a. Điện phân dung dịch chứa một chất tan

● Sử dụng phản ứng xảy ra trên các điện cực và định luật bảo toàn electron

Ví dụ 1: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với cường độ dòng điện là 1,93A tới khi catot bắt đầu có bọt khí thoát ra thì dừng lại, cần thời gian là 250 giây. Thể tích khí thu được ở anot (đktc) là :

A. 28 ml. B. 0,28 ml. C. 56 ml. D. 280 ml.

Hướng dẫn giải

nelectron trao đổi = 1,93.250

0,00596500

= mol.

Phản ứng xảy ra tại anot :

2H2O → 4H+ + O2 + 4e

Khí thoát ra ở anot là O2, số mol khí O2 là 0,005

4= 0,00125 mol, thể tích khí O2 là :

2OV 0,00125.22,4 0,028 lít 28 ml.= = =

Đáp án A.

Ví dụ 2: Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là :

A. 4,480. B. 3,920. C. 1,680. D. 4,788.

Hướng dẫn giải

Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây :

Áp dụng bảo toàn electron ta có :

2 22O MM M

4.n 2.n n 0,07 mol n 0,07 mol.+ += ⇒ = ⇒ =

Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian 2t giây :

2 2O Hn 2.0,035 0,07 mol n 0,0545 mol= = ⇒ = ⇒ 2M + đã bị điện phân hết.

Áp dụng bảo toàn electron ta có :

2 22 2O H MM M

4.n 2.n 2.n n 0,0855 mol n 0,0855 mol.+ += + ⇒ = ⇒ =

⇒ M + 96 = 13,68

160 M 64 (Cu).0,0855

= ⇒ =

Vậy y =64.0,07 = 4,48 gam.

Đáp án A.

Page 40: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

40

● Sử dụng phản ứng điện phân ở dạng phân tử

Ví dụ 3: Người ta điều chế H2 và O2 bằng phương pháp điện phân dung dịch NaOH với điện cực trơ, cường độ dòng điện 0,67A trong thời gian 40 giờ. Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ NaOH là 6%. Nồng độ dung dịch NaOH trước điện phân là (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể)

A. 5,08%. B. 6,00%. C. 5,50%. D. 3,16%.

Hướng dẫn giải

Bản chất của phản ứng điện phân dung dịch NaOH là phản ứng điện phân nước.

Ta có : 2 2 2e tñ H O H

0,67.40.3600n 2n 4n 1 mol n 0,5 mol.

96500= = = = ⇒ =

Phương trình phản ứng :

2H2O → 2H2 + O2 (1)

mol: 0,5 ← 0,5

Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH trước điện phân là :

NaOH

100.6%C% .100 5,5%.

100 0,5.18= =

+

Đáp án C.

Ví dụ 4: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là

A. 2,25. B. 1,5. C. 1,25. D. 3,25.

Hướng dẫn giải

Phương trình phản ứng :

2CuSO4 + 2 H2O →ñpdd 2Cu↓ + 2H2SO4 + O2 ↑ (1)

mol : 2a → 2a → 2a → a

Theo (1) và giả thiết ta có : 2a.64 + 32a = 8 ⇒ a = 0,05 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2)

mol : 0,1 ← 0,1

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (3)

mol : b → b

Theo (2), (3) và giả thiết ta có :

16,8 – (0,1 + b).56 + 64b = 12,4 ⇒ b = 0,15 mol

Vậy tổng số mol của CuSO4 ban đầu là : 2a + b = 0,25 mol ⇒ x = 0, 25

1, 25M0, 2

= .

Đáp án C.

Page 41: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

41

Ví dụ 5: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là : A. 0.8. B. 0,3. C. 1,0. D. 1,2.

Hướng dẫn giải

Phương trình phản ứng điện phân :

4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2

mol: x → x

Từ phản ứng điện phân suy ra số mol của HNO3 bằng số mol của AgNO3 phản ứng.

Đặt số mol của AgNO3 tham gia phản ứng điện phân và AgNO3 dư là x và y, ta có :

x + y = 0,15.

Dung dịch Y gồm x mol HNO3 và y mol AgNO3.

Cho Fe vào dung dịch Y sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại nên Fe dư, muối sắt trong dung dịch là Fe(II).

Quá trình oxi hóa - khử :

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O

mol: x → 0,75x

Ag+ + e → Ag

mol: y → y → y

Fe → Fe2+ + 2e

mol: (0,375x + 0,5y) ← (0,75x + y)

Căn cứ vào giả thiết, các quá trình oxi hóa - khử và định luật bảo toàn electron ta có :

12,6 (0,375x 0,5y).56 108y 14,5− + + =

Giải phương trình tìm được x= 0,1; y = 0,05

Thời gian điện phân là : 96500.0,1

3600s 1h.2,68

= =

b. Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp các chất tan

● Sử dụng phản ứng xảy ra trên các điện cực và định luật bảo toàn electron

Ví dụ 1: Cho một dòng điện có cường độ dòng điện không đổi đi qua 2 bình điện phân mắc nối tiếp, bình 1 chứa 100 ml dung dịch CuSO4 0,01M, bình 2 chứa 100 ml dung dịch AgNO3 0,01M. Biết rằng sau thời gian điện phân 500 giây thì bên bình 2 xuất hiện khí bên catot. Cường độ I, khối lượng Cu bám bên catot và thể tích khí (đktc) xuất hiện bên anot của bình 1 là :

A. 0,193A; 0,032 gam Cu; 5,6 ml O2. B. 0,193A; 0,032 gam Cu; 11,2 ml O2.

C. 0,386A; 0,64 gam Cu; 22,4 ml O2. D. 0,193A; 0,032 gam Cu; 22,4 ml O2.

Hướng dẫn giải:

Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua 2 bình điện phân mắc nối tiếp thì số mol electron trao đổi tải qua các bình điện phân là như nhau.

Theo giả thiết thì sau 500 giây thì ở bình 2 AgNO3 bị điện phân hết nên :

nelectron trao đổi = Ag

n + = 0,001 mol ⇒ Cường độ dòng điện I = 96500.0,001

500= 0,193A.

Ở bình 1 : Khối lượng Cu bám vào catot là 0,001

.64 0,0322

= gam .

Page 42: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

42

Thể tích O2 là 0,001

.22, 4 5,64

= ml.

Đáp án A.

Ví dụ 2: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là :

A. 2,240 lít. B. 2,912 lít. C. 1,792 lít. D. 1,344 lít.

Hướng dẫn giải

Thứ tự oxi hóa trên anot : Cl- > H2O

nelectron trao đổi = 2.9650

0,296500

= mol

Các quá trình oxi hóa :

2Cl- → Cl2 + 2e

mol : 0,12 → 0,06 → 0,12

2H2O → 4H+ + O2 + 4e

mol : 0,02 ← (0,2 – 0,12)

Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot là (0,06 + 0,02).22,4 = 1,792 lít.

Đáp án A.

Ví dụ 3: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là :

A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40.

Hướng dẫn giải

Thứ tự oxi hóa trên anot : Cl- > H2O

Thứ tự khử trên caot : Cu2+ > H2O

nelectron trao đổi = 5.3860

0, 296500

= mol > 2. 2Cun + = 0,1 mol nên Cu2+ hết và ở catot nước bị điện

phân một phần.

Phản ứng điện phân tại catot :

Cu2+ + 2e → Cu

mol : 0,05 → 0,1

2H2O + 2e → H2 + 2OH-

mol : (0,2 – 0,1) → 0,1

Phản ứng của nhôm với dung dịch sau điên phân :

2Al + 2H2O + 2OH- → 3H2 + 2AlO2-

mol : 0,1 ← 0,1

Khối lượng Al phản ứng là 0,1.27 = 2,7 gam.

Đáp án B.

Page 43: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

43

Ví dụ 4: Điện phân 200 ml dung dịch Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân là :

A. 3,59 gam. B. 2,31 gam. C. 1,67 gam. D. 2,95 gam.

Hướng dẫn giải

Thứ tự oxi hóa trên anot : Cl- > H2O

Thứ tự khử trên caot : Cu2+ > H2O

nelectron trao đổi = 5.1158

0,0696500

= mol

Ta thấy : nelectron trao đổi > Cl

n − nên tại anot Cl- và H2O bị oxi hóa.

nelectron trao đổi < 2. 2Cun + nên tại catot chỉ có Cu2+ bị khử.

Quá trình oxi hóa :

2Cl- → Cl2 + 2e

mol : 0,02 → 0,01 → 0,02

2H2O → 4H+ + O2 + 4e

mol : 0,01 ← (0,06 – 0,02) = 0,04

Quá trình oxi khử :

Cu2+ + 2e → Cu

mol : 0,06 → 0,03

Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân bằng tổng khối lượng các sản phẩm khí thoát ra trên các điện cực và khối lượng kim loại bám vào catot là :

mgiảm = 2 2Cl O Cum m m+ + = 0,01.71 + 0,01.32 + 0,03.64 = 2,95 gam.

Đáp án D.

Ví dụ 5: Điện phân 100 ml hỗn hợp dung dịch gồm Fe(NO3)3 1M, Cu(NO3)31M và HCl 2M với điện cực trơ có màng ngăn xốp cường độ dòng điện là 5A trong 2 giờ 40 phút 50 giây. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân là :

A. 15,9 gam. B. 16,3 gam. C. 16,1 gam. D. 13,5 gam.

Hướng dẫn giải

Thứ tự oxi hóa trên anot : Cl- > H2O

Thứ tự khử trên caot : Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > H2O

nelectron trao đổi = 5.(2.3600 40.60 50)

0,596500

+ += mol

Quá trình khử trên catot:

Fe3+ + 1e → Fe2+

mol : 0,1 → 0,1 → 0,1

Cu2+ + 2e → Cu

mol : 0,1 → 0,2 → 0,1

2H+ + 2e → H2

mol : 0,2 → 0,2 → 0,1

Như vậy tại catot vừa khử hết H+ của HCl.

Page 44: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

44

Quá trình oxi hóa :

2Cl- → Cl2 + 2e

mol : 0,2 → 0,1 → 0,2

2H2O → 4H+ + O2 + 4e

mol : 0,075 ← (0,5 – 0,2) = 0,3

Như vậy tại anot Cl- bị oxi hóa hết, H2O bị oxi hóa một phần.

Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân là :

mgiảm = 2 2 2Cl H O Cum m m m+ + + = 0,1.71 + 0,1.2 + 0,075.32 + 0,1.64 = 16,1 gam.

Đáp án C.

Ví dụ 6: Hoà tan 55,6 gam tinh thể FeSO4.7H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M được dung dịch A. Tiến hành điện phân dung dịch Avới dòng điện có cường độ 1,34A trong bốn giờ. Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí (đktc) thu được ở anot. Biết hiệu suất điện phân là 100%.

A. 5,6 gam và 2,24 lít. B. 5,6 gam và 1,792 lít.

C. 2,24 gam và 1,792 lít. D. 2,24 gam và 2,24 lít.

Hướng dẫn giải

Số mol FeSO4 = số mol tinh thể FeSO4.7H2O ban đầu = 55,6 : 278 = 0,2 mol. Số mol HCl ban đầu = 0,12 mol.

Thứ tự oxi hóa trên anot : Cl- > H2O

Thứ tự khử trên caot : H+ > Fe2+ > H2O

nelectron trao đổi = 1,34.4.60.60

0, 296500

= mol.

Nhận xét : nelectron trao đổi > H

n + = 0,12 nên H+ bị điện phân hết, nelectron trao đổi < H

n + + 2. 2Fen + =

0,52 nên Fe2+ chỉ bị điện phân một phần ; nelectron trao đổi > Cln − = 0,12 nên Cl- bị điện phân hết và ở

anot nước bị điện phân một phần.

Quá trình khử tại catot :

2H+ + 2e → H2

mol : 0,12 → 0,12 → 0,06

Fe2+ + 2e → Fe

mol : (0,2 – 0,12) → 0,04

Vậy khối lượng Fe thu được ở catot là 2,24 gam.

Quá trình oxi hóa tại anot :

2Cl- → Cl2 + 2e

mol : 0,12 → 0,06 → 0,12

2H2O → 4H+ + O2 + 4e

mol : 0,02 ← (0,2 – 0,12)

Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot là : (0,06 + 0,02).22,4 = 1,792 lít.

Đáp án C.

Page 45: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

45

● Sử dụng phản ứng điện phân ở dạng phân tử

Ví dụ 7: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khí khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là :

A. KNO3 và KOH. B. KNO3, KCl và KOH.

C. KNO3 và Cu(NO3)2. D. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải

3 2KCl Cu(NO )

n 0,1 mol, n 0,15 mol.= =

Tại anot, thứ tự oxi hóa : Cl- > H2O.

Tại catot, thứ tự khử : Cu2+ > H2O.

Phương trình phản ứng điện phân :

2KCl + Cu(NO3)2 → Cl2 + Cu + 2KNO3

mol: 0,1 → 0,05 → 0,05 → 0,05

Khối lượng dung dịch giảm = 0,05.64 + 0,05.71 = 6,75 < 10,75. Suy ra Cu(NO3)2 tiếp tục bị điện phân.

2H2O + 2Cu(NO3)2 → O2 + 2Cu + 4HNO3

mol: 2x → x → 2x

Khối lượng dung dịch giảm = 6,75 + 32x + 2x.64 = 10,75 ⇒ x = 0,025

Tổng số mol Cu(NO3)2 phản ứng là 0,1 < 0,15, suy ra Cu(NO3)2 còn dư.

Vậy trong dung dịch sau phản ứng có các chất : KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2.

Đáp án C.

Ví dụ 8: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp 2 muối CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ đến khi nước bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Dung dịch thu được sau điện phân hoàn tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc). Giá trị của m là :

A. 5,97 gam. B. 7,14 gam. C. 4,95 gam. D. 3,87 gam.

Hướng dẫn giải

Tại anot, thứ tự oxi hóa : Cl- > H2O.

Tại catot, thứ tự khử : Cu2+ > H2O.

Căn cứ vào thứ tự khử và oxi hóa trên các điện cực ta thấy : Lúc đầu CuSO4 tham gia điện phân cùng với NaCl. Sau đó nếu CuSO4 hết trước thì NaCl sẽ điện phân cùng với nước, ngược lại nếu NaCl hết trước thì CuSO4 sẽ điện phân cùng với nước.

Phương trình phản ứng điện phân :

2NaCl + CuSO4 → Cl2 ↑ + Cu + Na2SO4 (1)

mol: 2x → x → x

Vì dung dịch sau điện phân hòa tan được 0,02 mol CuO nên suy ra dung dịch này phải có tính axit. Vậy ngoài phản ứng (1) còn có phản ứng điện phân CuSO4 cùng với H2O.

2H2O + 2CuSO4 → O2 ↑ + 2Cu + 2H2SO4 (2)

mol: 2y → y → 2y

Phản ứng của CuO với dung dịch sau điện phân :

CuO + H2SO4 → H2O + CuSO4 (3)

mol: 2y → 2y

Khí thoát ra ở anot là Cl2 và O2 có tổng số mol là 0,02 mol.

Page 46: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

46

Vậy theo các phản ứng và giả thiết ta có :

x y 0,02 x 0,01

2y 0,02 y 0,01

+ = =⇒

= =

Tổng khối lượng CuSO4 và NaCl ban đầu là :

m = 2.0,01.58,5 + (0,01+0,01.2).160 = 5,97 gam.

Đáp án C.

Ví dụ 9: Điện phân (các điện cực trơ) 0,8 lít dung dịch A chứa HCl và Cu(NO3)2 với cường độ dòng 2,5 ampe. Sau thời gian t thu được 3,136 lít khí (ở đktc) một chất khí duy nhất ở anot. Dung dịch sau điện phân phản ứng vừa đủ với 550 ml dung dịch NaOH 0,8M và thu được 1,96 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A và thời gian t.

Hướng dẫn giải

Tại anot, thứ tự oxi hóa : Cl- > H2O.

Tại catot, thứ tự khử : Cu2+ > H+ > H2O.

Căn cứ vào thứ tự oxi hóa trên anot và giả thiết ta thấy 3,136 lít khí (ở đktc) thoát ra trên trên anot là Cl2.

Phương trình phản ứng :

2HCl + Cu(NO3)2 → Cl2 + Cu + 2HNO3 (1)

mol: 0,28 ← 0,14 ← 0,14 → 0,28

Dung dịch sau phản ứng điện phân phản ứng với NaOH thu được kết tủa chứng tỏ có Cu(NO3)2 dư, ngoài ra cũng có thể còn HCl dư.

HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O (2)

mol: 0,28 → 0,28

HCl + NaOH → NaCl + H2O (3)

mol: x → x

Cu(NO3)2 + 2NaOH → 2NaNO3 + Cu(OH)2 (4)

mol: 0,02 ← 0,04 ← 0,02

Theo các phản ứng và giả thiết ta có tổng số mol của NaOH tham gia phản ứng là :

0,28 + x + 0,04 = 0,44 ⇒ x = 0,12.

Vậy nồng độ mol của các chất trong dung dịch A là :

3 2

0,12 0,28 0,14 0,02[HCl] 0,5M; [Cu(NO ) ] 0,2M.

0,8 0,8

+ += = = =

Thời gian điện phân :

= = ⇒ = =2electron trao ñoåi electron trao ñoåi Cl

It 96500.0,14.2n vaø n 2n t 10808 giaây.

96500 2,5

Page 47: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

47

BÀI 4 : ĂN MÒN KIM LOẠI

A. LÝ THUYẾT I. Ăn mòn kim loại

Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hoá học hoặc quá trình điện hoá trong đó kim loại bị oxi hoá thành ion dương.

M → Mn+ + ne

Có hai kiểu ăn mòn kim loại là ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.

1. Ăn mòn hoá học

Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

Máy móc dùng trong các nhà máy hoá chất, những thiết bị của lò đốt, nồi hơi, các chi tiết của động cơ đốt trong bị ăn mòn do tác dụng trực tiếp với các hoá chất hoặc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ càng cao, kim loại bị ăn mòn càng nhanh.

2. Ăn mòn điện hoá học (ăn mòn điện hóa)

Ăn mòn điện hoá là quá trình oxi hoá - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

a. Thí nghiệm ăn mòn điện hoá

Nhúng thanh kẽm và thanh đồng không tiếp xúc với nhau vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn cho đi qua một vôn kế. Kim vôn kế quay, chứng tỏ có dòng điện chạy qua. Thanh Zn bị mòn dần, ở thanh Cu có bọt khí thoát ra.

Giải thích : Ở điện cực âm (anot), kẽm bị ăn mòn theo phản ứng :

Zn → Zn2+ + 2e

Ion Zn2+ đi vào dung dịch, còn electron theo dây dẫn sang điện cực đồng.

Ở điện cực dương (catot), ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron biến thành nguyên tử H rồi thành phân tử H2 thoát ra :

2H+ + 2e → H2↑

b. Cơ chế ăn mòn điện hóa sắt (hợp kim sắt trong không khí ẩm)

Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ. Trong không khí ẩm, trên bề mặt của sắt luôn có một lớp nước rất mỏng đã hoà tan O2 và khí CO2 trong khí quyển, tạo thành một dung dịch chất điện li. Sắt và các tạp chất (chủ yếu là cacbon) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot.

Tại anot, sắt bị oxi hoá thành ion Fe2+ : Fe → Fe2+ + 2e

Các electron được giải phóng chuyển dịch đến catot.

Tại vùng catot, O2 hoà tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit : O2 + 2H2O + 4e → 4OH−

Các ion Fe2+ di chuyển từ vùng anot qua dung dịch điện li đến vùng catot và kết hợp với ion OH− để tạo thành sắt(II) hiđroxit. Sắt(II) hiđroxit tiếp tục bị oxi hoá bởi oxi của không khí thành sắt(III) hiđroxit, chất này lại phân huỷ thành sắt(III) oxit.

Gỉ sắt màu đỏ nâu, có thành phần chính là Fe2O3.xH2O.

c. Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hoá

+ Các điện cực phải khác chất nhau, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim.

+ Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

Page 48: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

48

+ Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

Thiếu một trong ba điều kiện trên sẽ không xảy ra sự ăn mòn điện hoá.

II. Chống ăn mòn kim loại

Sự ăn mòn kim loại gây tổn thất to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm chúng ta phải sửa chữa, thay thế nhiều chi tiết của máy móc, thiết bị dùng trong các nhà máy và công trường, các phương tiện giao thông vận tải,...

Mỗi năm, lượng sắt, thép bị gỉ chiếm đến gần 1/4 lượng được sản xuất ra. Vì vậy, chống ăn mòn kim loại là công việc quan trọng cần phải làm thường xuyên để kéo dài thời gian sử dụng của các máy móc, vật dụng làm bằng kim loại. Dưới đây là một vài phương pháp chống ăn mòn kim loại.

1. Phương pháp bảo vệ bề mặt

Dùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ ngoài mặt những đồ vật bằng kim loại như bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,... Sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt được tráng kẽm. Các đồ vật bằng sắt thường được mạ niken hay crom.

2. Phương pháp điện hoá

Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hoá và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ. Thí dụ để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép và vỏ tàu (phần chìm dưới nước), ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt ở dưới đất, người ta lắp vào mặt ngoài của thép những khối kẽm. Kết quả là kẽm bị nước biển hay dung dịch chất điện li ở trong đất ăn mòn thay cho thép.

Hai cách diễn giảng

Ngày xưa, có một ông Hoàng Ả Rập nọ triệu một nhà tiên tri tới hỏi ông sẽ sống được bao nhiêu năm. Nhà tiên tri nói : “Bệ hạ sẽ sống lâu, sống lâu tới cỡ Ngài sẽ chứng kiến được các cái chết của các con Ngài“. Ông Hoàng tức giận vì lời nói súc phạm, ra lệnh cho quân sĩ mang ra chém đầu. Ông liền triệu một nhà tiên tri khác và cũng hỏi câu hỏi về tuổi thọ đó của ông. Nhà tiên tri này trả lời như sau : “Thưa Bệ Hạ, Ngài sẽ sống lâu, Ngài sẽ sống thọ hơn tất cả mọi người trong gia đình Ngài” ông Hoàng hoan hỷ và tặng rất nhiều tiền cho nhà tiên tri Hai nhà tiên tri đều nói lên sự thật, nhưng một lời nói thì bộc trực, và một lời nói thì uyển chuyển hơn. Cùng một sự thật, nhưng cách diễn giảng và cách dùng từ ngữ khôn khéo thì dễ lọt tai hơn.

Page 49: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

49

BÀI 5 : ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

A. LÝ THUYẾT I. Nguyên tắc điều chế kim loại

Trong thiên nhiên, chỉ có một số ít kim loại như vàng, platin,... tồn tại ở dạng tự do, hầu hết các kim loại còn lại đều tồn tại ở dạng hợp chất. Trong hợp chất, kim loại tồn tại dưới dạng ion dương Mn+.

Muốn điều chế kim loại, ta phải khử ion kim loại thành nguyên tử.

Vậy : Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.

Mn+ + ne → M

II. Các phương pháp điều chế kim loại

1. Phương pháp nhiệt luyện

Những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện, nghĩa là khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử thông thường như C, CO, H2, Al. Ví dụ :

PbO + H2 ot→ Pb + H2O

Fe2O3 + 3CO ot→ 2Fe + 3CO2

Phương pháp này được dùng để sản xuất kim loại trong công nghiệp.

Chất khử hay được sử dụng trong công nghiệp là cacbon.

2. Phương pháp thuỷ luyện

Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung môi thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN,... để hoà tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó khử những ion kim loại này bằng kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn, ...

Ví dụ : Dùng Fe để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối đồng.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓

Hoặc dùng Zn để khử ion Ag+ trong dung dịch muối bạc.

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓

Zn + 2Ag+ → Zn2+ +2Ag↓

3. Phương pháp điện phân (xem bài sự điện phân)

Page 50: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

50

Cà rốt, trứng và cà phê

(Dân trí) - Anna, con gái người đầu bếp phàn nàn với bố về cuộc sống khó khăn của mình. Cô không biết phải giải quyết thế nào và muốn từ bỏ tất cả. Anna mệt mỏi vì phải đấu tranh, dường như chuyện rắc rối này chưa qua thì chuyện khác đã đến.

Bố của Anna dẫn cô vào trong bếp, đổ đầy nước vào 3 cái nồi nhỏ rồi đun. Khi nước sôi, ông đặt 1 củ cả rốt, 1 quả trứng và 1 ít cà phê xay vào lần lượt 3 cái nồi và không nói câu nào.

Anna không hiểu cha định làm gì. Cô kiên nhẫn chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Khoảng 20 phút sau, ông tắt bếp và vớt củ cà rốt đặt lên chiếc đĩa. Cũng tương tự như vậy, ông vớt trứng và múc cà phê đổ vào 1 cái cốc.

Ông quay ra hỏi Anna: “Con gái, con đang nhìn thấy những thứ gì?”

“ Tất nhiên con vẫn chỉ nhìn thấy cà rốt, trứng và café thôi”, Anna đáp.

Ông dẫn Anna đến gần và bảo cô nếm thử củ cà rốt. Sau một thời gian luộc chín, củ cà rốt đã mềm hơn rất nhiều.

Sau đó ông lại bảo con gái cầm quả trứng lên và bóc vỏ. Sau khi bóc vỏ trứng, Anna thấy phần lòng trắng đã cứng lại. Cuối cùng ông bảo Anna nếm thử chút café. Cô mỉm cười khi nếm vị café nồng đậm đang tỏa hương thơm trong chiếc cốc nhỏ.

Cô hỏi ông: “Rút cuộc là sao hả bố?”

Ông giải thích rằng, mỗi thứ như củ cà rốt, quả trứng, café xay đều gặp phải “chuyện không may” là bị luộc chín, nhưng chúng phản ứng theo những cách khác nhau.

Củ cà rốt lúc đầu rất cứng, nhưng sau khi luộc đã trở nên mềm và yếu ớt.

Quả trứng vốn dễ vỡ. Nó chỉ được bao bọc bằng lớp vỏ mỏng manh nhưng sau khi luộc lại cứng cáp hơn rất nhiều.

Bột café vốn ở thể rắn nhưng đã biến đổi thành nước sau khi đun.

“Con là cái nào trong 3 thứ này?”, Ông trìu mến hỏi Anna.

“Khi điều không may gõ cửa, con sẽ phản ứng thế nào? Con có trở nên yếu đuối như củ cà rốt, rắn rỏi như quả trứng hay thay đổi hẳn như bột café?”

Con người có nhiều cách để phản ứng trước khó khăn. Đừng trở nên yếu đuối hoặc kìm nén bản thân, hãy thay đổi bản thân từ bên trong trước đã.

Page 51: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

51

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại như sau :

(I) : Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng.

(II) : Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

(III) : Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể.

(IV) : Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các electron tự do.

Những phát biểu nào đúng ?

A. Chỉ có I đúng. B. Chỉ có I, II đúng.

C. Chỉ có IV sai. D. Cả I, II, III, IV đều đúng.

Câu 2: Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là :

A. đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện.

B. đều có sự cho và nhận các electron hóa trị.

C. đều có sự góp chung các electron hóa trị.

D. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 3: Giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại là :

A. đều có những cặp electron dùng chung.

B. đều tạo thành từ những electron chung giữa các nguyên tử.

C. đều là những liên kết tương đối kém bền.

D. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 4: Nhận định nào đúng ?

A. Tất cả các nguyên tố s là kim loại. B. Tất cả các nguyên tố p là kim loại.

C. Tất cả các nguyên tố d là kim loại. D. Tất cả các nguyên tố nhóm A là kim loại.

Câu 5: Đa số kim loại có cấu tạo theo ba kiểu mạng tinh thể sau :

A. Tinh thể lập phương tâm khối, tinh thể tứ diện đều, tinh thể lập phương tâm diện.

B. Tinh thể lục phương, tinh thể lập phương tâm diện, tinh thể lập phương tâm khối.

C. Tinh thể lục phương, tinh thể tứ diện đều, tinh thể lập phương tâm diện.

D. Tinh thể lục phương, tinh thể tứ diện đều, tinh thể lập phương tâm khối.

Câu 6: Mạng tinh thể kim loại gồm có

A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.

B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.

C. nguyên tử kim loại và các electron độc thân.

D. ion kim loại và các electron độc thân.

Câu 7: So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại

A. thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.

B. thường có năng lượng ion hoá nhỏ hơn.

C. thường dễ nhận electron trong các phản ứng hoá học.

D. thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.

Page 52: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

52

Câu 8: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.

C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

Câu 9: Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau :

1) 1s22s22p63s2 2) 1s22s22p1 3) 1s22s22p63s23p63d64s2

4) 1s22s22p5 5) 1s22s22p63s23p64s1 6) 1s2

Trong số các nguyên tử ở trên, có bao nhiêu nguyên tử là kim loại ?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 10: Một nguyên tố có số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 31. Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 4, nhóm IIIA. B. chu kì 3, nhóm IIIA.

C. chu kì 4, nhóm IA. D. chu kì 3, nhóm IA.

Câu 11: Nguyên tố sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Trong bảng tuần hoàn, sắt thuộc

A. chu kì 4 nhóm VIIIA. B. chu kì 4 nhóm VIIIB.

C. chu kì 4 nhóm IVA. D. chu kì 5 nhóm VIIIB.

Câu 12: Cấu hình của nguyên tử hay ion nào dưới đây được biểu diễn không đúng ?

A. Cr (Z = 24) [Ar] 3d54s1. B. Mn2+ (Z = 25) [Ar] 3d34s2.

C. Fe3+ (Z = 26) [Ar] 3d5. D. Cu (Z = 29) [Ar] 3d104s1.

Câu 13: Cấu hình electron nào dưới đây của ion Cu+ (ZCu = 29) ?

A. 1s22s22p63s23p63d104s2. B. 1s22s22p63s23p63d104s1.

C. 1s22s22p63s23p63d94s1. D. 1s22s22p63s23p63d10.

Câu 14: Một cation Rn+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R có thể là :

A. 3s2. B. 3p1.

C. 3s1. D. 3s1, 3s2 hoặc 3p1.

Câu 15: Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử có 1 eletron độc thân ?

A. 6. B. 8. C. 5. D. 7.

Câu 16: Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử có 2 eletron độc thân ?

A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 17: Có bao nhiêu nguyên tố mà trong cấu hình electron nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s2?

A. 1. B. 9. C. 11. D. 3.

Câu 18: Có bao nhiêu nguyên tố mà trong cấu hình electron nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s1?

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 19: Ion Mx+ có tổng số hạt là 57. Hiệu số hạt mang điện và không điện là 17. Nguyên tố M là :

A. K. B. Ni. C. Ca. D. Na.

Câu 20: Có 4 ion là Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất là :

A. Fe3+. B. Fe2+. C. Al3+. D. Ca2+.

Page 53: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

53

Câu 21: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là :

A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII) ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI) ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII) ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII) ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

Câu 22: Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm :

A. Li < Na < K < Rb < Cs. B. Cs < Rb < K < Na < Li.

C. Li < K < Na < Rb < Cs. D. Li < Na < K< Cs < Rb.

Câu 23: Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng ?

A. I, Br, Cl, P. B. C, N, O, F. C. Na, Mg, Al, Si. D. O, S, Se, Te.

Câu 24: Cho các nguyên tố và số hiệu nguyên tử 13Al ; 11Na ; 12 Mg ; 16S. Dãy thứ tự đúng về bán kính nguyên tử tăng dần là :

A. Al < Na < Mg < S. B. Na < Al < S < Mg.

C. S < Mg < Na < Al. D. S < Al < Mg < Na.

Câu 25: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là :

A. K, Mg, N, Si. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, Si, N. D. N, Si, Mg, K.

Câu 26: Sắp xếp các nguyên tử Al, Si, Na, K, Mg theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần :

A. K, Na, Mg, Al, Si. B. Si, Al, Mg, Na, K.

C. Na, K, Mg, Si, Al. D. Si, Al, Na, Mg, K.

Câu 27: Các ion hoặc các nguyên tử sau Cl-, Ar, Ca2+ đều có 18 electron. Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion là :

A. Ar, Ca2+, Cl-. B. Cl-, Ca2+, Ar. C. Cl-, Ar, Ca2+. D. Ca2+, Ar, Cl-.

Câu 28: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion ?

A. K+ > Ca2+ > Ar. B. Ar > Ca2+ > K+. C. Ar > K+ > Ca2+. D. Ca2+ > K+ > Ar.

Câu 29: Cho nguyên tử R, ion X2+ và ion Y2- có số electron ở lớp vỏ bằng nhau. Sự sắp xếp bán kính nguyên tử và ion nào sau đây là đúng ?

A. R < X2+ < Y2-. B. X2+ < R < Y2-. C. X2+ < Y2-< R. D. Y2- < R < X2+.

Câu 30: Cho các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt ?

A. Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na. B. Al3+< Mg2+< O2-< Mg < Al < Na.

C. Na < Mg < Al < Al3+< Mg2+ < O2-. D. Na < Mg < Mg2+< Al3+< Al < O2-.

Câu 31: Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây ?

A. Canxi. B. Bari. C. Nhôm. D. Sắt.

Câu 32: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Nguyên tố đó là :

A. bạc. B. đồng. C. chì. D. sắt.

Page 54: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

54

Câu 33: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. X là kim loại

A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Ca.

Câu 34: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại M và X là 94, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 30. Số hạt mang điện của nguyên tử X nhiều hơn của M là 18. Hai kim loại M và X lần lượt là :

A. Na, Ca. B. Mg, Ca. C. Be, Ca. D. Na, K.

Câu 35: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

A. kim loại. B. cộng hoá trị. C. ion. D. cho nhận.

Câu 36: Hợp chất A có công thức MXa trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là :

A. 3s23p4. B. 3d104s1. C. 2s22p4. D. 3d64s2.

Câu 37: M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng. Liên kết giữa X và M trong hợp chất thuộc loại liên kết nào sau đây ?

A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hoá trị.

C. Liên kết cho nhận D. Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị.

Câu 38: Một phân tử 3XY có tổng các hạt proton, electron, notron bằng 196. Trong đó số hạt mang

điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76.

a. XY3 là công thức nào sau đây ?

A. SO3. B. AlCl3. C. BF3. D. NH3.

b. Liên kết giữa X và Y trong phân tử 3XY thuộc loại liên kết nào ?

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực. B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết ion. D. Liên kết cho - nhận.

Câu 39: Giả thiết trong tinh thể, các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 ở 20oC, khối

lượng riêng của Fe là 7,78 g/cm3. Cho Vhc = 4

3πr3. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là :

A. 1,44.10-8 cm. B. 1,29.10-8 cm. C. 1,97.10-8 cm. D. Kết quả khác.

Câu 40: Crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm x% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Cho khối lượng nguyên tử của Cr là 52, khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm3. Nếu xem nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là 0,125 nm

(o o

101A 10 m; 1nm 10A−= = ). Giá trị của x là :

A. 68. B. 75. C. 62. D. 74.

Câu 41: Trong nguyên tử, giữa bán kính hạt nhân (r) và số khối của hạt nhân (A) có mối quan hệ như sau : r = 1,5.10-13.A1/3 cm. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử (tấn/cm3) là :

A. 117,5.106. B. 117,5.1012. C. 116.106. D. 116.1012.

Câu 42: Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do trong tinh thể kim loại có

A. nhiều electron độc thân. B. các ion dương chuyển động tự do.

C. các electron chuyển động tự do. D. nhiều ion dương kim loại.

Page 55: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

55

Câu 43: Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi

A. khối lượng riêng khác nhau. B. kiểu mạng tinh thể khác nhau.

C. mật độ electron tự do khác nhau. D. mật độ ion dương khác nhau.

Câu 44: ở điều kiện thường kim loại ở thể lỏng là :

A. Na. B. K. C. Hg. D. Ag.

Câu 45: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.

Câu 46: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Bạc. B. Vàng. C. Nhôm. D. Đồng.

Câu 47: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Vonfam. B. Crom. C. Sắt. D. Đồng.

Câu 48: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Liti. B. Xesi. C. Natri. D. Kali.

Câu 49: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Vonfam. B. Sắt. C. Đồng. D. Kẽm.

Câu 50: Người ta quy ước kim loại nhẹ là kim loại có tỉ khối

A. lớn hơn 5. B. nhỏ hơn 5. C. nhỏ hơn 6. D. nhỏ hơn 7.

Câu 51: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại ?

A. Liti. B. Natri. C. Kali. D. Rubiđi.

Câu 52: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra ?

A. Ánh kim. B. Tính dẻo.

C. Tính cứng. D. Tính dẫn điện và nhiệt.

Câu 53: Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng ?

A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe. B. Tỉ khối Li < Fe < Os.

C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W. D. Tính cứng Cs < Fe < Al < Cu < Cr.

Câu 54: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là :

A. tính khử. B. tính oxi hoá.

C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. D. không có tính khử, không có tính oxi hoá.

Câu 55: Phát biểu nào sau đây là phù hợp với tính chất hoá học chung của kim loại ?

A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm.

B. Kim loại có tính oxi hoá, nó bị oxi hoá thành ion dương.

C. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hoá thành ion dương.

D. Kim loại có tính oxi hoá, nó bị khử thành ion âm.

Câu 56: Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là :

A. Fe, Zn, Li, Sn. B. Cu, Pb, Rb, Ag. C. K, Na, Ca, Ba. D. Al, Hg, Cs, Sr.

Câu 57: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là :

A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh.

Câu 58: Kim loại nào có thể phản ứng với N2 ngay ở điều kiện nhiệt độ thường ?

A. Ca. B. Li. C. Al. D. Na.

Câu 59: Dung dịch CuSO4 tác dụng được với tất cả kim loại trong dãy

A. Al, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Ag. C. Mg, Zn, Fe. D. Al, Hg, Zn.

Page 56: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

56

Câu 60: Kim loại Ni phản ứng được với tất cả muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây ?

A. NaCl, AlCl3, ZnCl2. B. MgSO4, CuSO4, AgNO3.

C. Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl. D. AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2.

Câu 61: Cho 4 kim loại Al, Mg, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là : ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4). Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho ?

A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Mg.

Câu 62: Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa

A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3.

C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 dư. D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 dư.

Câu 63: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau : FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 dư, H2SO4 (đặc nóng, dư), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là :

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 64: Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) sau, phần tử vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hoá là :

A. Cu. B. Ca2+ . C. O2-. D. Fe2+.

Câu 65: Trong những câu sau, câu nào không đúng ?

A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.

B. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim.

C. Hợp kim có tính chất hoá học khác tính chất của các kim loại tạo ra chúng.

D. Hợp kim có tính chất vật lý và tính cơ học khác nhiều các kim loại tạo ra chúng.

Câu 66: Trong cầu muối của pin điện hoá khi hoạt động, xảy ra sự di chuyển các

A. ion. B. electron.

C. nguyên tử kim loại. D. phân tử nước.

Câu 67: Trong pin điện hóa Zn – Cu, quá trình khử trong pin là :

A. Zn2+ + 2e →Zn. B. Cu →Cu2+ + 2e. C. Cu2+ + 2e → Cu. D. Zn →Zn2+ + 2e.

Câu 68: Trong pin điện hoá Zn – Cu, phản ứng hoá học nào xảy ra ở điện cực âm ?

A. Cu → Cu2+ + 2e. B. Cu2+ + 2e → Cu. C. Zn2+ + 2e → Zn. D. Zn → Zn2+ + 2e.

Câu 69: Trong pin điện hoá, sự oxi hoá

A. chỉ xảy ra ở cực âm. B. chỉ xảy ra ở cực dương.

C. xảy ra ở cực âm và cực dương. D. không xảy ra ở cực âm và cực dương.

Câu 70: Trong pin điện hoá Zn – Cu cặp chất nào sau đây phản ứng được với nhau ?

A. Zn2+ + Cu2+. B. Zn2+ + Cu. C. Zn + Cu2+. D. Zn + Cu.

Câu 71: Cho các cặp oxi hoá - khử : Fe2+/Fe, Zn2+/Zn, Cu2+/Cu, Pb2+/Pb. Có thể lập được bao nhiêu cặp pin điện hoá từ các cặp oxi hoá - khử trên ?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 72: Pin điện hoá được tạo thành từ các cặp oxi hoá khử sau đây : Fe2+/Fe và Pb2+/Pb ; Fe2+/Fe và Zn2+/Zn ; Fe2+/Fe và Sn2+/Sn ; Fe2+/Fe và Ni2+/Ni. Số trường hợp sắt đóng vai trò cực âm là :

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Page 57: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

57

Câu 73: Trong quá trình pin điện hoá Zn – Ag hoạt động, ta nhận thấy

A. khối lượng của điện cực Zn tăng lên.

B. khối lượng của điện cực Ag giảm.

C. nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng.

D. nồng độ của ion Ag+ trong dung dịch tăng.

Câu 74: Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Cu – Ag, nồng độ của các ion trong dung dịch biến đổi như thế nào ?

A. Nồng độ của ion Ag+ tăng dần và nồng độ của ion Cu2+ tăng dần.

B. Nồng độ của ion Ag+ giảm dần và nồng độ của ion Cu2+ giảm dần.

C. Nồng độ của ion Ag+ giảm dần và nồng độ của ion Cu2+ tăng dần.

D. Nồng độ của ion Ag+ tăng dần và nồng độ của ion Cu2+ giảm dần.

Câu 75: Phản ứng hoá học xảy ra trong pin điện hoá : 2Cr + 3Cu2+ → 2Cr3+ + 3Cu. Eo của pin điện

hoá là (Biết 2

o

Cu /CuE + = + 0,34V ; 3

o

Cr /CrE + = − 0,74V) :

A. 0,40V. B. 1,08V. C. 1,25V. D. 2,5V.

Câu 76: Phản ứng hoá học xảy ra trong pin điện hoá : 2Au3+ + 3Ni → 2Au + 3Ni2+. Eo của pin điện

hoá là (Biết 3

o

Au /AuE + = + 1,5V; 2

o

Ni / NiE + = − 0,26V ) :

A. 3,75V. B. 2,25V. C. 1,76V. D. 1,25V.

Câu 77: Cho biết 2

o

Mg /MgE + = −2,37V ; 2

o

Zn /ZnE + = −0,76V ; 2

o

Pb /PbE + = − 0,13V ; 2

o

Cu /CuE + = + 0,34V.

Pin điện hóa có suất điện động chuẩn bằng 1,61V được cấu tạo bởi hai cặp oxi hóa - khử nào ?

A. Pb2+/Pb và Cu2+/Cu. B. Zn2+/Zn và Pb2+/Pb.

C. Zn2+/Zn và Cu2+/Cu. D. Mg2+/Mg và Zn2+/Zn.

Câu 78: Cho các giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau : o

Ag /AgE + = +0,80V ;

3

o

Al /AlE + = −1,66V ; 2

o

Mg /MgE + = − 2,37V ; 2

o

Zn /ZnE + = − 0,76V ; 2

o

Cu /CuE + = +0,34V.

Giá trị 1,56V là suất điện động của pin điện hoá :

A. Mg và Al. B. Zn và Cu. C. Mg và Ag. D. Zn và Ag.

Câu 79: Cho các thế điện cực chuẩn :

3 2 2 2

o o o o

Al /Al Zn / Zn Pb / Pb Cu /CuE 1,66V ; E 0,76V ; E 0,13V ; E 0,34V.+ + + += − = − = − = +

Trong các pin sau đây, pin nào có suất điện động chuẩn lớn nhất ?

A. Pin Zn – Pb. B. Pin Pb – Cu. C. Pin Al – Zn. D. Pin Zn – Cu.

Câu 80: Cho biết : 3 2

o o

(Cr /Cr) (Pb /Pb)E 0,74V ; E 0,13V+ += − = − . Sự so sánh nào sau đây là đúng ?

A. Ion Pb2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cr3+.

B. Nguyên tử Pb có tính khử mạnh hơn nguyên tử Cr.

C. Ion Cr3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Pb2+.

D. Nguyên tử Cr và nguyên tử Pb có tính khử bằng nhau.

Câu 81: Cho biết: 2

o o

(Ag /Ag) (Hg /Hg)E 0,80V ; E 0,85V.+ += + = + Phản ứng hoá học nào sau đây đúng ?

A. Hg + Ag+ → Hg2+ + Ag. B. Hg2+ + Ag → Hg + Ag+.

C. Hg2+ + Ag+ → Hg + Ag. D. Hg + Ag → Hg2+ + Ag+.

Page 58: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

58

Câu 82: Cho 3

o

AlAl

E + = −1,66V ; 2

o

SnSn

E + = −0,14V. Chiều của phản ứng hoá học giữa hai cặp oxi

hoá - khử Al3+/Al với Sn2+/Sn và suất điện động chuẩn của pin điện hoá tương ứng là :

A. 2Al3+ + 3Sn → 2Al + 3Sn2+ ; Eopin = 1,8V.

B. 2Al3+ + 3Sn → 2Al + 3Sn2+ ; Eopin = 1,52V.

C. 2Al + 3Sn2+ → 2Al3+ + 3Sn ; Eopin = 1,8V.

D. 2Al + 3Sn2+ → 2Al3+ + 3Sn ; Eopin = 1,52V.

Câu 83: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (được sắp xếp theo chiều Eo tăng dần) như sau : Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu ; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là :

A. Fe và dung dịch CuCl2. B. Fe và dung dịch FeCl3.

C. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2. D. Cu và dung dịch FeCl3.

Câu 84: Cho giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa - khử :

Cặp oxi hóa/ khử 2MM

+

2XX

+

2YY

+

2ZZ

+

Eo (V) −2,37 −0,76 −0,13 +0,34

Phản ứng nào sau đây xảy ra ?

A. X + Z2+ → X2+ + Z B. X + M2+ → X2+ + M

C. Z + Y2+ → Z2+ + Y D. Z + M2+ → Z2+ + M

Câu 85: Cho phản ứng hoá học : Zn + Sn2+ → Zn2+ + Sn. So sánh tính oxi hoá và tính khử của các chất và ion nào sau đây là đúng ?

Tính oxi hoá Tính khử

A Zn > Sn Sn2+ > Zn2+

B Zn < Sn Sn2+ < Zn2+

C Sn2+ > Zn2+ Zn > Sn

D Sn2+ < Zn2+ Zn < Sn

Câu 86: Cho các ion kim loại : Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là :

A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+. B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.

C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+. D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Câu 87: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag) :

A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.

C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

Câu 88: Cho các phản ứng hóa học sau :

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Nhận xét nào sau đây sai ?

A. Tính khử của Fe mạnh hơn Cu. B. Tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn Cu2+.

C. Tính oxi hóa của Fe2+ yếu hơn Cu2+. D. Tính khử của Cu yếu hơn Fe2+.

Câu 89: Fe tác dụng được với dung dịch CuCl2 tạo ra Cu và FeCl2. Cu tác dụng được với dung dịch FeCl3 tạo ra FeCl2 và CuCl2. Tính oxi hoá của các ion kim loại tăng theo chiều :

A. Fe2+ < Cu2+ < Fe3+. B. Fe3+ < Cu2+ < Fe2+.

C. Cu2+ < Fe3+ < Fe2+. D. Fe3+ < Fe2+ < Cu2+.

Page 59: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

59

Câu 90: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:

X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2

Y + XCl2 → YCl2 + X

Phát biểu đúng là :

A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.

B. Kim loại X khử được ion Y2+.

C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.

D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2 +.

Câu 91: Cho các phản ứng xảy ra sau đây :

(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là :

A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.

C. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.

Câu 92: Cho các phản ứng sau :

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là :

A. Ag+, Fe2+, Fe3+. B. Fe2+, Fe3+, Ag+. C. Fe2+, Ag+, Fe3+. D. Ag+, Fe3+, Fe2+.

Câu 93: Cho biết các phản ứng xảy ra sau :

2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3

2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2

Phát biểu đúng là :

A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-. B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.

C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+. D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.

Câu 94: Cho suất điện động chuẩn Eo của các pin điện hoá : Eo(Cu - X) = 0,46V ; Eo

(Y - Cu) = 1,1V ; Eo

(Z - Cu) = 0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là :

A. Z, Y, Cu, X. B. X, Cu, Z, Y. C. Y, Z, Cu, X. D. X, Cu, Y, Z.

Câu 95: Cho suất điện động chuẩn Eo của các pin điện hoá : Eo(Ni - X) = 0,12V ; Eo

(Y - Ni) = 0,02V ; Eo

(Ni - Z) = 0,60V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều giảm dần tính khử từ trái sang phải là :

A. Y, Ni, Z, X. B. Z, Y, Ni, X. C. X, Z, Ni, Y. D. Y, Ni, X, Z.

Câu 96: Khối lượng thanh sắt giảm đi trong trường hợp nhúng vào dung dịch nào sau đây ?

A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4. C. AgNO3. D. MgCl2.

Câu 97: Ngâm bột Fe vào các dung dịch muối riêng biệt Fe3+, Zn2+, Cu2+, Pb2+, Mg2+, Ag+. Số phản ứng xảy ra là :

A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 98: Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành Fe : Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg, Ni ?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.

Page 60: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

60

Câu 99: Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại chỉ có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành Fe2+ : Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg, Ni ?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 100*: Cho ba kim loại Al, Fe, Cu và sáu dung dịch muối riêng biệt là Ni(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Cho các chất phản ứng với nhau theo từng cặp, số phản ứng xảy ra là :

A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.

Câu 101: Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Phần dung dịch sau phản ứng chứa chất tan nào ?

A. Zn(NO3)2 ; Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2 ; Fe(NO3)2.

C. Zn(NO3)2 ; Fe(NO3)3 ; Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2 ; Fe(NO3)2 ; Cu(NO3)2.

Câu 102: Cho hỗn hợp bột Mg và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được 2 kim loại, dung dịch gồm 3 muối là :

A. Zn(NO3)2, AgNO3 và Mg(NO3)2. B. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3.

C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3.

Câu 103: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y chỉ có 1 kim loại. Hai muối trong X là :

A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. AgNO3 và Zn(NO3)2. D. A hoặc B.

Câu 104: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là :

A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.

C. Fe(NO3)2 và AgNO3. D. AgNO3 và Zn(NO3)2.

Câu 105: Hỗn hợp bột gồm Fe, Cu, Ag, Al hoá chất duy nhất dùng tách Ag sao cho khối lượng không đổi là :

A. AgNO3. B. Fe(NO3)2. C. Fe(NO3)3. D. HNO3 loãng.

Câu 106: Khẳng định nào sau đây là đúng ?

(1) Cu có thể tan trong dung dịch Fe2(SO4)3.

(2) Hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3 Fe3O4 trong đó số mol Cu bằng tổng số mol Fe2O3 và Fe3O4 có thể tan hết trong dung dịch HCl dư.

(3) Dung dịch AgNO3 không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2.

(4) Cặp oxi hóa khử MnO4-/Mn2+ có thế điện cực lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+.

A. Tất cả đều đúng. B. (1), (2), (4). C. (1), (2). D. (1), (3).

Câu 107: Trong quá trình điện phân, những ion âm (anion) di chuyển về

A. anot, ở đây chúng bị khử. B. anot, ở đây chúng bị oxi hoá.

C. catot, ở đây chúng bị khử. D. catot, ở đây chúng bị oxi hoá.

Câu 108: Trong quá trình điện phân, những dương (cation) di chuyển về

A. anot, ở đây chúng bị khử. B. anot, ở đây chúng bị oxi hoá.

C. catot, ở đây chúng bị khử. D. catot, ở đây chúng bị oxi hoá.

Câu 109: Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại

A. đứng sau hiđro trong dãy điện hoá. B. kiềm, kiểm thổ và nhôm.

C. đứng trước hiđro trong dãy điện hoá. D. kiềm và nhôm.

Page 61: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

61

Câu 110: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng là :

A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al.

Câu 111: Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy ?

A. sự oxi hoá ion Mg2+. B. sự khử ion Mg2+.

C. sự oxi hoá ion Cl-. D. sự khử ion Cl-.

Câu 112: Trong quá trình điện phân KBr nóng chảy, phản ứng nào xảy ra ở điện cực dương (anot) ?

A. ion Br - bị khử. B. ion Br- bị oxi hoá.

C. ion K+ bị oxi hoá. D. ion K+ bị khử.

Câu 113: Phản ứng nào xảy ra ở anot trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy ?

A. sự oxi hóa ion Al3+. B. sự khử ion Al3+.

C. sự oxi hoá ion O2-. D. sự khử ion O2-.

Câu 114: Sản phẩm thu được khi điện phân NaOH nóng chảy là gì ?

A. Ở catot (-) : Na và ở anot (+) : O2 và H2O.

B. Ở catot (-) : Na2O và ở anot (+) : O2 và H2.

C. Ở catot (-) : Na và ở anot (+) : O2 và H2.

D. Ở catot (-) : Na2O và ở anot (+) : O2 và H2O.

Câu 115: Điện phân (điện cực trơ, có màng ngăn xốp) một dung dịch có chứa các anion: I-, Cl-, Br-, S2-, SO4

2-, NO3-. Thứ tự xảy ra sự oxi hóa ở anot là :

A. S2-, I-, Br-, Cl-, OH-, H2O. B. Cl-, I-, Br-, S2-, OH-, H2O.

C. I-, S2-, Br-, Cl-, OH-, H2O. D. I-, Br-, S2-, OH-, Cl-, H2O.

Câu 116: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm HCl, NaCl, CuCl2, FeCl3. Thứ tự các quá trình nhận electron trên catot là :

A. Cu2+ → Fe3+ → H+ → Na+ → H2O. B. Fe3+ → Cu2+ → H+ → Fe2+ → H2O.

C. Fe3+ → Cu2+ → H+ → Na+ → H2O. D. Cu2+ → Fe3+ → Fe2+ → H+ → H2O.

Câu 117: Một dung dịch X chứa đồng thời NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3. Thứ tự các kim loại thoát ra ở catot khi điện phân dung dịch trên là :

A. Ag, Fe, Cu, Zn, Na. B. Ag, Cu, Fe, Zn.

C. Ag, Cu, Fe. D. Ag, Cu, Fe, Zn, Na.

Câu 118: Cho các ion : Na+, Al3+, Ca2+, Cl-, SO42-, NO3

-. Các ion không bị điện phân khi ở trạng thái dung dịch là :

A. Na+, Al3+, SO42- , Ca2+, NO3

-. B. Na+, Al3+, SO42-, Cl-.

C. Na+, Al3+, Cl-, NO3-. D. Al3+, Cu2+, Cl-, NO3

-.

Câu 119: Trong quá trình điện phân dung dịch Pb(NO3)2 với các điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về

A. catot và bị oxi hoá. B. anot và bị oxi hoá.

C. catot và bị khử. D. anot và bị khử.

Câu 120: Trong quá trình điện phân dung dịch AgNO3 (các điện cực trơ), ở cực dương xảy ra phản ứng nào sau đây ?

A. Ag → Ag+ + 1e. B. Ag+ + 1e → Ag.

C. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e. D. 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.

Page 62: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

62

Câu 121: Trong quá trình điện phân dung dịch AgNO3 (anot làm bằng Ag), ở cực dương xảy ra phản ứng nào sau đây ?

A. Ag → Ag+ + 1e. B. Ag+ + 1e → Ag.

C. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e. D. 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.

Câu 122: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 (các điện cực trơ), ở anot xảy ra quá trình nào ?

A. oxi hoá ion SO42-. B. khử ion SO4

2-.

C. khử phân tử H2O. D. oxi hoá phân tử H2O.

Câu 123: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 (anot làm bằng Cu), ở anot xảy ra quá trình nào ?

A. oxi hoá Cu. B. khử ion SO42-.

C. khử phân tử H2O. D. oxi hoá phân tử H2O.

Câu 124: Trong quá trình điện phân dung dịch ZnSO4 (các điện cực trơ), ở cực âm xảy ra phản ứng nào sau đây ?

A. Zn2+ + 2e → Zn. B. Zn → Zn2+ + 2e.

C. 2H2O + 2e → H2 + 2OH–. D. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e.

Câu 125: Phản ứng hoá học nào sau đây chỉ thực hiện bằng phương pháp điện phân ?

A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

B. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4.

C. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.

D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Câu 126: Cho các phương trình điện phân sau, phương trình viết sai là (M là kim loại kiềm) :

A. 4AgNO3 + 2H2O →ñpdd 4Ag + O2 + 4HNO3.

B. 2CuSO4 + 2H2O →ñpdd 2Cu + O2 + 2H2SO4.

C. 2MCln →ñpnc 2M + nCl2.

D. 4MOH →ñpnc 4M + 2H2O.

Câu 127: Cho các trường hợp sau :

1. Điện phân nóng chảy MgCl2 2. Điện phân dung dịch ZnSO4

3. Điện phân dung dịch CuSO4 4. Điện phân dung dịch NaCl

Số trường hợp ion kim loại bị khử thành kim loại là :

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 128: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là :

A. Fe, Cu, Ag. B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au.

Câu 129: Khi điện phân dung dịch CuSO4 người ta thấy khối lượng catot tăng đúng bằng khối lượng anot giảm. Điều đó chứng tỏ người ta dùng

A. catot Cu. B. catot trơ. C. anot Cu. D. anot trơ.

Câu 130: Khi điện phân dung dịch AgNO3, sau một thời gian thấy nồng độ của dung dịch không thay đổi (giả sử nước bay hơi không đáng kể trong quá trình điện phân). Điều đó chứng tỏ người ta dùng

A. catot Ag. B. catot trơ. C. anot Ag. D. anot trơ.

Page 63: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

63

Câu 131: Khi điện phân dung dịch KCl có màng ngăn thì ở anot thu được

A. Cl2. B. H2. C. KOH và H2. D. Cl2 và H2.

Câu 132: Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì :

A. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-.

B. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cl-.

C. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xả ra quá trình khử ion Cl-.

D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.

Câu 133: Khi điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hoà trong nước thì xảy ra hiện tượng nào sau đây ?

A. Khí oxi thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

B. Khí hiđro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

C. Kim loại natri thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.

D. Nước Gia-ven được tạo thành trong bình điện phân.

Câu 134: Khi điện phân dung dịch NaCl (có màn ngăn), cực dương không làm bằng sắt mà làm bằng than chì là do :

A. sắt dẫn điện tốt hơn than chì. B. cực dương tạo khí clo tác dụng với Fe.

C. than chì dẫn điện tốt hơn sắt. D. cực dương tạo khí clo tác dụng với than chì.

Câu 135: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp

A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.

B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.

C. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.

D. điện phân NaCl nóng chảy.

Câu 136: Khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, không có màng ngăn xốp) thì sản phẩm thu được gồm :

A. H2, Cl2, NaOH. B. H2, Cl2, nước Gia-ven.

C. H2, nước Gia-ven. D. H2,Cl2, NaOH, nước Gia-ven.

Câu 137: Cho các dung dịch riêng biệt sau : KCl, NaCl, CaCl2, Na2SO4, ZnSO4, H2SO4, KNO3, AgNO3, NaOH. Dung dịch khi điện phân thực chất chỉ là điện phân nước đó là :

A. NaOH, NaCl, ZnSO4, KNO3, AgNO3.

B. NaOH, Na2SO4, H2SO4, KNO3, CaCl2.

C. NaOH, Na2SO4, H2SO4, KNO3.

D. Na2SO4, KNO3, KCl.

Câu 138: Cho các dung dịch : KCl, NaCl, CaCl2, Na2SO4, ZnSO4, H2SO4, KNO3, AgNO3, NaOH. Sau khi điện phân, các dung dịch cho môi trường bazơ là :

A. KCl, KNO3, NaCl, Na2SO4. B. KCl, NaCl, CaCl2, NaOH.

C. NaCl, CaCl2, NaOH, H2SO4. D. NaCl, NaOH, ZnSO4, AgNO3.

Câu 139: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Khi điện phân các chất nóng chảy thì ở catot các cation kim loại nhận electron.

B. Khi điện phân các chất nóng chảy thì ở anot các anion nhường electron.

C. Khi điện phân thì ở trên các bề mặt điện cực xảy ra quá trình oxi hóa – khử.

D. Khi điện phân các dung dịch muối trong nước thì cực dương bị ăn mòn.

Page 64: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

64

Câu 140: Có các quá trình điện phân sau :

(1) Điện phân dung dịch CuSO4 với anot làm bằng kim loại Cu.

(2) Điện phân dung dịch FeSO4 với 2 điện cực bằng graphit.

(3) Điện phân Al2O3 nóng chảy với 2 điện cực bằng than chì.

(4) Điện phân dung dịch NaCl với anot bằng than chì và catot bằng thép.

Các quá trình điện phân mà cực dương bị mòn là :

A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (3), (4).

Câu 141: Điều nào là không đúng trong các điều sau :

A. Điện phân dung dịch NaCl thấy pH dung dịch tăng dần.

B. Điện phân dung dịch CuSO4 thấy pH dung dịch giảm dần.

C. Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và CuSO4 thấy pH dung dich không đổi.

D. Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và HCl thấy pH dung dịch tăng dần.

(coi thể tích dung dịch khi điện phân là không đổi, khi có mặt NaCl thì dùng thêm màng ngăn)

Câu 142: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là :

A. ở catot xảy ra sự oxi hóa : 2H2O +2e → 2OH− +H2.

B. ở anot xảy ra sự khử : 2H2O → O2 + 4H+ +4e.

C. ở anot xảy ra sự oxi hóa : Cu → Cu2+ +2e.

D. ở catot xảy ra sự khử : Cu2+ + 2e → Cu.

Câu 143: Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, cường độ dòng 5A. Khi ở anot có 4 gam khí oxi bay ra thì ngừng điện phân. Điều nào sau đây luôn đúng ?

A. Khối lượng đồng thu được ở catot là 16 gam.

B. Thời gian điện phân là 9650 giây.

C. pH của dung dịch trong quá trình điện phân luôn giảm.

D. Không có khí thoát ra ở catot.

Câu 144: Điện phân dung dịch chứa HCl và KCl với màng ngăn xốp, sau một thời gian thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và có pH = 12. Vậy

A. chỉ có HCl bị điện phân.

B. chỉ có KCl bị điện phân.

C. HCl và KCl đều bị điện phân hết.

D. HCl bị điện phân hết, KCl chưa bị điện phân.

Câu 145: Khi điện phân dung dịch (có màng ngăn) gồm NaCl, HCl, CuCl2 và quỳ tím. Màu của dung dịch biến đổi ra sao khi điện phân đến khi hết NaCl ?

A. Tím → đỏ → xanh. B. Tím → xanh →đỏ.

C. Đỏ → tím → xanh. D. Xanh → đỏ → tím .

Câu 146: Điện phân một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân, sản phẩm thu được ở anot là :

A. khí Cl2 và O2. B. H2 và O2. C. Cl2. D. Cl2 và H2.

Câu 147: Khi điện phân điện cực trơ có màng ngăn dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi NaCl và CuSO4 đều hết nếu dung dịch sau điện phân hoà tan được Fe thì

A. NaCl hết trước CuSO4. B. CuSO4 hết trước NaCl.

C. NaCl và CuSO4 cùng hết. D. xảy ra trường hợp A hoặc B.

Page 65: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

65

Câu 148: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO4

2- không bị điện phân trong dung dịch)

A. b > 2a. B. b = 2a. C. b < 2a. D. 2b = a.

Câu 149: Khi điện phân điện cực trơ có màng ngăn dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi NaCl và CuSO4 đều hết nếu dung dịch sau điện phân hoà tan được Al2O3 thì

A. NaCl hết trước CuSO4. B. CuSO4 hết trước NaCl.

C. NaCl và CuSO4 cùng hết. D. xảy ra trường hợp A hoặc B.

Câu 150: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Dung dịch sau điện phân có thể hoà tan được kim loại nhôm, NaHCO3, Al2O3 mối quan hệ giữa a và b là

A. 2a = b B. 2a > b. C. 2a < b. D. B hoặc C.

Câu 151: Khi điện phân (với cực điện trơ, màng ngăn xốp) dung dịch chứa a mol CuSO4 và 1,5a mol NaCl đến khi nước bắt đầu bị điện phân trên cả 2 điện cực thì pH của dung dịch sau phản ứng

A. nhỏ hơn 7. B. bằng 7.

C. lớn hơn 7. D. bằng pH của dung dịch trước phản ứng.

Câu 152: Điện phân một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Nếu b > 2a mà ở catot chưa có khí thoát ra thì dung dịch sau điện phân chứa các ion nào ?

A. Na+, SO42-, Cl-. B. Na+, SO4

2-, Cu2+.

C. Na+, Cl-. D. Na+, SO42-, Cu2+, Cl-.

Câu 153: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của sự điện phân ?

A. Điều chế một số kim loại, phi kim và hợp chất.

B. Thông qua các phản ứng để sản sinh ra dòng điện.

C. Tinh chế một số kim loại như Cu, Pb, Zn, Fe, Ag, Au, ...

D. Mạ Zn, Sn, Ni, Ag, Au, ... bảo vệ và trang trí kim loại.

Câu 154: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.

C. Trong qúa trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó.

D. Ăn mòn kim loại được chia làm 2 dạng : ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.

Câu 155: Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại ?

A. O2. B. CO2. C. H2O. D. N2.

Câu 156: Phản ứng hoá học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại ?

A. Phản ứng trao đổi. B. Phản ứng oxi hoá – khử.

C. Phản ứng thuỷ phân. D. Phản ứng axit – bazơ.

Câu 157: Sự ăn mòn kim loại không phải là :

A. sự khử kim loại.

B. sự oxi hoá kim loại.

C. sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

D. sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất.

Page 66: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

66

Câu 158: Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường gọi là :

A. sự khử kim loại. B. sự tác dụng của kim loại với nước.

C. sự ăn mòn hoá học. D. sự ăn mòn điện hoá.

Câu 159: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học ?

A. ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.

B. ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.

C. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.

D. Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

Câu 160: Sự phá huỷ kim loại (không nguyên chất) hay hợp kim do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương gọi là :

A. sự khử kim loại. B. sự tác dụng của kim loại với nước.

C. sự ăn mòn hoá học. D. sự ăn mòn điện hoá.

Câu 161: Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá là :

A. Các điện cực phải tiếp xúc với nhau hoặc được nối với nhau bằng một dây dẫn.

B. Các điện cực phải được nhúng trong dung dịch điện li.

C. Các điện cực phải khác nhau về bản chất.

D. Cả ba điều kiện trên.

Câu 162: Câu nào đúng trong các câu sau ? Trong ăn mòn điện hoá học, xảy ra

A. sự oxi hoá ở cực dương.

B. sự khử ở cực âm.

C. sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm.

D. sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương.

Câu 163: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe – Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

A. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá. B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá. D. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá.

Câu 164: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb ; Fe và Zn ; Fe và Sn ; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là :

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 165: Quá trình ăn mòn vỏ mạn tàu thuỷ (chế tạo từ thép cacbon) ở khu vực mạn tàu tiếp xúc với nước biển và không khí là quá trình ăn mòn

A. kim loại. B. hoá học. C. điện hoá. D. cacbon.

Câu 166: Trong các trường hợp sau, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hoá học là :

A. kim loại Zn trong dung dịch HCl. B. thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. đốt dây sắt trong khí oxi. D. kim loại đồng trong dung dịch HNO3 loãng.

Câu 167: Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là :

A. thiếc. B. cả 2 đều bị ăn mòn như nhau.

C. sắt. D. không kim loại nào bị ăn mòn.

Câu 168: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào sắt bị gỉ chậm nhất ?

A. Sắt tráng kẽm. B. Sắt tráng thiếc.

C. Sắt tráng niken. D. Sắt tráng đồng.

Page 67: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

67

Câu 169: Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu – Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc chìa khoá sẽ

A. bị ăn mòn hoá học. B. bị ăn mòn điện hoá.

C. không bị ăn mòn. D. ăn mòn điện hoá hoặc hoá học.

Câu 170: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá. B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.

C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá. D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.

Câu 171: Một sợi dây Cu nối với một sợi dây Fe để ngoài không khí ẩm, sau một thời gian có hiện tượng

A. Dây Fe và dây Cu bị đứt. B. Ở chỗ nối dây Fe bị đứt.

C. Ở chỗ nối dây Cu bị mủn và đứt. D. Không có hiện tượng gì.

Câu 172: Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim loại đều được nhúng trong dịch muối ăn. Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại sẽ xảy ra quá trình nào ?

A. Ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn. B. Ion Al3+ thu thêm 3e để tạo Al.

C. Electron di chuyển từ Al sang Zn. D. Electron di chuyển từ Zn sang Al.

Câu 173: Có 4 dung dịch riêng biệt : a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là :

A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 174: Có 4 dung dịch riêng biệt : CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là :

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 175: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây ?

A. Ngâm trong dung dịch HCl. B. Ngâm trong dung dịch HBr.

C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng. D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 và CuSO4.

Câu 176: Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng :

A. Bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.

C. Không có bọt khí bay lên.

B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.

D. Dung dịch không chuyển màu.

Câu 177: Nhúng thanh kẽm trong dung dịch HCl 1M (TN1), nhúng thanh kẽm trong dung dịch HCl 1M có nhỏ vài giọt CuSO4 (TN2), nhúng hợp kim kẽm và sắt trong dung dịch HCl 1M (TN3). Thí nghiệm có tốc độ thoát khí hiđro nhanh nhất là :

A. thí nghiệm 1. B. thí nghiệm 2. C. thí nghiệm 3. D. không xác định được.

Câu 178: Cho bốn ống nghiệm chứa dung dịch HCl, nhúng vào mỗi ống một mẩu kẽm. Sau đó cho thêm một vài giọt dung dịch muối X vào. Muối X là muối nào thì khí H2 thoát ra nhanh nhất ?

A. NiSO4. B. CuSO4. C. FeSO4. D. SnSO4.

Câu 179: Nối một thanh Al với một thanh Cu bằng dây dẫn điện, nhúng hai thanh trong dung dịch HCl, sẽ quan sát được hiện tượng :

A. Thanh Al tan nhanh, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Cu.

B. Thanh Cu tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al.

C. Cả 2 thanh cùng tan và bọt khí H2 thoát ra từ cả 2 thanh.

D. Thanh Al tan trước, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al.

Page 68: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

68

Câu 180: Kết luận nào sau đây không đúng ?

A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.

B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ sẽ được bảo vệ.

C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hoá.

D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.

Câu 181: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Gỉ sắt có công thức hoá học là Fe2O3. xH2O.

B. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị khử thành ion của nó.

C. Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà thường có lẫn các tạp chất khác.

D. Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, ở catot xảy ra quá trình : O2 +2H2O + 4e → 4OH-

Câu 182: Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là gì ?

A. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt. B. Để không gây ô nhiễm môi trường.

C. Để không làm bẩn quần áo khi lao động. D. Để kim loại đỡ bị ăn mòn.

Câu 183: Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta có thể lót những kim loại nào sau đây vào mặt trong của nồi hơi.

A. Zn hoặc Mg. B. Zn hoặc Cr. C. Ag hoặc Mg. D. Pb hoặc Pt.

Câu 184: Giữ cho bề mặt kim loại luôn luôn sạch, không có bùn đất bám vào là một biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết như vậy là đã áp dụng phương pháp chống ăn mòn nào sau đây ?

A. Cách li kim loại với môi trường.

B. Dùng phương pháp điện hoá.

C. Dùng phương pháp phủ.

D. Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.

Câu 185: Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây ?

A. Dùng hợp kim chống gỉ.

B. Phương pháp phủ.

C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.

D. Phương pháp điện hoá.

Câu 186: Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là :

A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.

B. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

C. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.

D. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

Page 69: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

69

Câu 187: Cho các phát biểu sau :

(1) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại.

(2) Phương pháp thủy luyện dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu như Cu, Hg, Ag, Au…

(3) Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế những kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb…

(4) Điều chế các kim loại nhôm, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua của chúng.

(5) Điện phân dung dịch dùng để điều chế các kim loại có tính khử trung bình và kim loại có tính khử yếu.

Các phát biểu đúng là :

A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (5).

C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4).

Câu 188: Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?

A. Cu2+, Mg2+, Pb2+. B. Cu2+, Ag+, Na+. C. Sn2+, Pb2+, Cu2+. D. Pb2+, Ag+, Al3+.

Câu 189: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là :

A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Cu.

Câu 190: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện ?

A. C + ZnO → Zn + CO. B. 2Al2O3 → 4Al + 3O2.

C. MgCl2 → Mg + Cl2. D. Zn + 2Ag(CN)2- → Zn(CN)4

- + 2Ag.

Câu 191: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện ?

A. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2. B. 2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3.

C. HgS + O2 → Hg + SO2. D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

Câu 192: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là :

A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO.

C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

Câu 193: Nung hỗn hợp bột MgO, Fe2O3, PbO, Al2O3 ở nhiệt độ cao rồi cho dòng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp thu được chất rắn gồm :

A. MgO, Fe, Pb, Al2O3. B. MgO, Fe, Pb, Al.

C. MgO, FeO, Pb, Al2O3. D. Mg, Fe, Pb, Al.

Câu 194: Chất nào sau đây được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân ?

A. Lưu huỳnh. B. Axit sunfuric. C. Kim loại sắt. D. Kim loại nhôm.

Câu 195: Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối gọi là :

A. phương pháp nhiệt luyện. B. phương pháp thuỷ luyện.

C. phương pháp điện luyện. D. phương pháp thuỷ phân.

Câu 196: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là :

A. điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

B. chuyển 2 muối thành hiđroxit, oxit, kim loại rồi hoà tan bằng H2SO4 loãng.

C. thả Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh.

D. thả Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn.

Page 70: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

70

Câu 197: Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn các tạp chất kẽm, thiếc, chì có thể dùng cách

A. hoà tan loại thuỷ ngân này trong dung dịch HCl dư.

B. hoà tan loại thuỷ ngân này trong axit HNO3 loãng, dư, rồi điện phân dung dịch.

C. khuấy loại thuỷ ngân này trong dung dịch HgSO4 loãng, dư rồi lọc dung dịch.

D. đốt nóng loại thuỷ ngân này và hoà tan sản phẩm bằng axit HCl.

Câu 198: Có thể điều chế được Ag nguyên chất từ dung dịch AgNO3 với dung dịch nào sau đây ?

A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2. C. Al(NO3)3. D. Mg(NO3)2.

Câu 199: Vàng bị lẫn tạp chất là Fe. Để thu được vàng tinh khiết, người ta có thể cho dùng lượng dư dung dịch

A. CuSO4. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. ZnSO4.

Câu 200: Có hỗn hợp 3 kim loại Ag, Fe, Cu. Chỉ dùng một dung dịch có thể thu được Ag riêng rẽ mà không làm khối lượng thay đổi. Dung dịch đó là :

A. AgNO3. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)3. D. Hg(NO3)2.

Câu 201: Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm x mol Al2O3, y mol CuO, z mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6x + 2y + 2z) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả sử hiệu suất các phản ứng đều là 100%)

A. 2z mol bột Al vào Y. B. z mol bột Cu vào Y.

C. z mol bột Al vào Y. D. 2z mol bột Cu vào Y.

Câu 202: Để điều chế Cu có độ tinh khiết cao từ quặng malachit Cu(OH)2.CuCO3 (X) ; người ta có thể tiến hành

A. cho X tác dụng với dung dịch HCl rồi điện phân dung dịch thu được.

B. cho X tác dụng với dung dịch HCl rồi cho dung dịch thu được tác dụng với kẽm.

C. nung X đến khối lượng không đổi rồi khử bằng CO ở nhiệt độ cao.

D. nung X đến khối lượng không đổi rồi khử bằng H2 ở nhiệt độ cao.

Câu 203: Từ quặng đolomit (CaCO3.MgCO3) ta phải dùng phương pháp nào và hoá chất nào sau đây để điều chế kim loại Ca và Mg riêng biệt ?

A. nhiệt phân ; H2O ; điện phân nóng chảy.

B. nhiệt phân ; H2O ; H2SO4 ; điện phân nóng chảy.

C. nhiệt phân ; HCl ; Điện phân dung dịch.

D. nhiệt phân ; H2O ; HCl ; điện phân nóng chảy.

Câu 204*: Từ các nguyên liệu NaCl, CaCO3, H2O, K2CO3 và các điều kiện cần thiết có đủ, có thể điều chế được các đơn chất

A. Na, Cl2, C, H2, Ca, K. B. Ca, Na, K, C, Cl2, O2.

C. Na, H2, Cl2, C, Ca, O2. D. Ca, Na, C, K, H2, Cl2, O2.

Câu 205: Một loại đồng thau có chứa 59,63% Cu và 40,37% Zn. Hợp kim này có câu tạo tinh thể của hợp chất hoá học giữa đồng và kẽm. Công thức hoá học của hợp kim là :

A. Cu3Zn2. B. Cu2Zn3. C. Cu2Zn. D. CuZn2.

Câu 206: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,1 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. Thành phần % thể tích của oxi và clo trong hỗn hợp A là :

A. 26,5% và 73,5%. B. 45% và 55%.

C. 44,44% và 55,56%. D. 25% và 75%.

Page 71: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

71

Câu 207: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là :

A. 63% và 37%. B. 36% và 64%. C. 50% và 50%. D. 46% và 54%.

Câu 208: Một hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và R được chia thành 2 phần bằng nhau :

- Phần 1 cho tác dụng với HNO3 dư thu được 1,68 lít N2O duy nhất.

- Phần 2 hòa tan trong 400 ml HNO3 loãng 0,7M, thu được V lít khí không màu, hóa nâu trong không khí. Giá trị của V (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) là :

A. 2,24 lít. B. 1,68 lít. C. 1,568 lít. D. 4,48 lít.

Câu 209: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 kim loại chưa rõ hóa trị bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm NO2 và NO (không sinh ra muối NH4NO3). Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 18,2. Tổng số gam muối khan tạo thành theo m và V là :

A. m + 6,0893V. B. m + 3,2147. C. m + 2,3147V. D. m + 6,1875V.

Câu 210: Cho hỗn hợp A gồm 0,200 mol Al, 0,350 mol Fe phản ứng hết với V lít dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch B, hỗn hợp G gồm 0,050 mol N2O và 0,040 mol N2 và còn 2,800 gam kim loại. Giá trị V là :

A. 1,200. B. 1,480. C. 1,605. D. 1,855.

Câu 211*: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là

A. 98,20. B. 97,20. C. 98,75. D. 91,00.

Câu 212: Hoà tan hết 14,4 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO2 này hấp thụ vào 0,75 lít dung dịch NaOH 0,7M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch được 31,35 gam chất rắn. Kim loại M là :

A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu.

Câu 213: Khi hòa tan cùng một lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 đặc, nóng và vào dung dịch H2SO4 loãng thì thể tích khí NO2 thu được gấp 3 lần thể tích khí H2 ở cùng điều kiện. Khối lượng muối sunfat thu được bằng 62,81% khối lượng muối nitrat tạo thành. Khối lượng nguyên tử và tên của R là :

A. 27, nhôm. B. 52, crom. C. 56, sắt. D. 65, Zn.

Câu 214: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại M (có hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối khan.

a. Giá trị m là :

A. 2,9775. B. 1,38. C. 0,255. D. 4,48.

b*. Hòa tan hết cùng lượng hỗn hợp A ở trên trong dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 1,8816 lít hỗn hợp hai khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 25,25. Tên kim loại m là :

A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Mg.

Câu 215: Có một cốc đựng m gam dung dịch chứa HNO3 và H2SO4. Hoà tan hết 3,64 gam kim loại M (có hoá trị không đổi) vào dung dịch trong cốc thì thu được 2,1504 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí NO2 và X, sau phản ứng khối lượng các chất trong cốc giảm 1,064 gam so với m. Kim loại M là :

A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Zn.

Câu 216: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 2,88. B. 2,16. C. 4,32. D. 5,04.

Page 72: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

72

Câu 217: Cho 200 ml dung dịch AgNO3 1M tác dụng với 100 ml dung dịch FeCl2 0,1 M thu được khối lượng kết tủa là :

A. 3,95 gam. B. 2,87 gam. C. 23,31 gam. D. 28,7 gam.

Câu 218: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 12,96. B. 34,44. C. 47,4. D. 30,18.

Câu 219: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 68,2. B. 28,7 . C. 10,8 . D. 57,4.

Câu 220: Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 11,48. B. 14,35. C. 17,22. D. 22,96.

Câu 221: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là :

A. 3,84. B. 6,40. C. 5,12 . D. 5,76.

Câu 222: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là :

A. 32,50. B. 20,80. C. 29,25. D. 48,75.

Câu 223: Nhúng một thanh Mg vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 0,8 gam. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là :

A. 1,4 gam. B. 4,8 gam. C. 8,4 gam. D. 4,1 gam.

Câu 224: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là :

A. 2,16 gam. B. 0,84 gam. C. 1,72 gam. D. 1,40 gam.

Câu 225: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là :

A. 58,52%. B. 51,85%. C. 48,15%. D. 41,48%.

Câu 226: Tiến hành 2 thí nghiệm sau : Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột sắt (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M ; Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột sắt (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các thí nghiệm đều xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là :

A. V1 = 10V2. B. V1 = 5V2. C. V1 = 2V2. D. V1 = V2.

Câu 227: Cho 6,596 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,3296 lít H2 (đktc). Mặt khác, 13,192 gam hỗn hợp trên tác dụng với 100 ml dung dịch CuSO4 thu được 13,352 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là :

A. 0,04M. B. 0,25M. C. 1,68M. D. 0,04M hoặc 1,68M.

Câu 228: Nhúng 1 thanh kim loại hóa trị II vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng thanh kim loại giảm 0,24 gam. Cũng thanh kim loại đó nếu nhúng vào dung dịch AgNO3 thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh kim loại tăng 0,52 gam. Kim loại đó là :

A. Pb. B. Cd. C. Sn. D. Al.

Page 73: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

73

Câu 229: Lấy 2 thanh kim loại R hoá trị II có khối lượng p gam. Thanh 1 nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2 ; thanh 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau thí nghiệm thanh 1 giảm 0,2%, thanh 2 tăng 28,4%. Biết số mol muối nitrat của R tạo ra trong 2 dung dịch bằng nhau. Vậy R là :

A. Fe. B. Ni. C. Zn. D. Mg.

Câu 230: Cho hỗn hợp kim loại gồm x mol Zn và y mol Fe vào dung dịch chứa z mol CuSO4. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch thu chứa 2 muối. Xác định điều kiện phù hợp cho kết quả trên ?

A. x ≥ z. B. x ≤ z. C. z ≥ x + y. D. x < z ≤ x + y.

Câu 231: Cho x mol Al và y mol Zn vào dung dịch chứa z mol Fe2+ và t mol Cu2+. Cho biết 2t/3 < x. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Điều kiện của y theo x, z, t để dung dịch thu được có chứa 3 loại ion kim loại là :

A. y < z – 3x + t. B. y < z + t – 3x/2.

C. y < 2z + 3x – t. D. y < 2z – 3x + 2t.

Câu 232: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên ?

A. 2. B. 1,2. C. 1,5. D. 1,8.

Câu 233: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là :

A. 2,80. B. 4,08. C. 2,16. D. 0,64.

Câu 234: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là :

A. 6,40. B. 16,53. C. 12,00. D. 12,80.

Câu 235: Cho 6,48 gam bột kim loại nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và ZnSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam hỗn hợp các kim loại. Giá trị của m là :

A. 14,50 gam. B. 16,40 gam. C. 15,10 gam. D. 15,28 gam.

Câu 236: Cho 0,3 mol magie vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 2M và Cu(NO3)2 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được là :

A. 12 gam. B. 11,2 gam C. 13,87 gam. D. 16,6 gam.

Câu 237: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 650 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 3,24. B. 64,8. C. 59,4. D. 54,0.

Câu 238: Cho hỗn hợp bột gồm 9,6 gam Cu và 2,8 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag) :

A. 54,0. B. 48,6. C. 32,4. D. 59,4.

Câu 239: Cho hỗn hợp X (dạng bột) gồm 0,01 mol Al và 0,025 mol Fe tác dụng với 400 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,05M và AgNO3 0,125M. Kết thúc phản ứng, lọc kết tủa cho nước lọc tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :

A. 2,740 gam. B. 35,2 gam. C. 3,52 gam. D. 3,165 gam.

Câu 240: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Na tác dụng với H2O dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và còn lại một lượng chất rắn không tan. Khối lượng của Na trong m gam X là :

A. 2,3 gam. B. 4,6 gam. C. 6,9 gam. D. 9,2 gam.

Page 74: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

74

Câu 241: Chia m gam hỗn hợp gồm Al và Na làm hai phần bằng nhau :

- Phần 1 cho vào nước dư thu được 13,44 lít khí (đktc).

- Phần 2 cho vào dung dịch NaOH dư thu được 20,16 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 40,8 gam. B. 20,4 gam. C. 33 gam. D. 43,8 gam.

Câu 242: Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là :

A. 2,8. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48.

Câu 243: Cho 16,2 gam kim loại M có hoá trị n tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hoà tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 (đktc). Kim loại M là :

A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Mg.

Câu 244: Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 16,0. B. 18,0. C. 16,8 . D. 11,2.

Câu 245: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.

- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).

Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là :

A. 0,39 ; 0,54 ; 1,40. B. 0,78 ; 0,54 ; 1,12. C. 0,39 ; 0,54 ; 0,56. D. 0,78 ; 1,08 ; 0,56.

Câu 246: Hòa tan hoàn toàn 28,8 gam kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí oxi ở đktc đã tham gia vào quá trình trên là :

A. 100,8 lít. B. 10,08 lít. C. 50,4 lít. D. 5,04 lít.

Câu 247: Cho hỗn hợp gồm 0,01 mol Al và 0,02 mol Mg tác dụng với 100 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X gồm 3 kim loại, X tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc, dư thu được V lít NO2 (ở đktc và duy nhất). Giá trị của V là :

A. 1,232. B. 1,456. C. 1,904. D. 1,568.

Câu 248: Cho 18,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch D và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là :

A. 3,2M. B. 3,5M. C. 2,6M. D. 5,1M.

Câu 249: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là

A. 0,12 . B. 0,14. C. 0,16. D. 0,18.

Câu 250*: Đốt 16,2 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong khí Cl2 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được dung dịch Z và 2,4 gam kim loại. Dung dịch Z tác dụng được với tối đa 0,21 mol KMnO4 trong dung dịch H2SO4 (không tạo ra SO2). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là

A. 72,91%. B. 64,00%. C. 37,33%. D. 66,67%.

Page 75: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

75

Câu 251*: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư) hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là :

A. 51,72%. B. 76,70%. C. 53,85%. D. 56,36%.

Câu 252*: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là :

A. 38,08. B. 11,2. C. 24,64. D. 16,8.

Câu 253*: Nung nóng m gam bột Fe với S trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được 12,8 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeS, FeS2, S. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 10,08 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là :

A. 5,6. B. 8,4. C. 11,2. D. 2,8.

Câu 254: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là :

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 255*: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là :

A. 0,112 lít và 3,750 gam. B. 0,112 lít và 3,865 gam.

C. 0,224 lít và 3,750 gam. D. 0,224 lít và 3,865 gam.

Câu 256: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. Ở catot thu được 20,55 gam kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Muối clorua đó là :

A. NaCl. B. KCl. C. BaCl2. D. CaCl2.

Câu 257: Điện phân nóng chảy a gam một muối X tạo bởi kim loại M và một halogen thu được 0,896 lít khí nguyên chất (đktc). Cũng a gam X trên nếu hòa tan vào 100 ml dung dịch HCl 1M rồi cho tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 25,83 gam kết tủa. Tên của halogen đó là :

A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot.

Câu 258: Điện phân nóng chảy a gam một muối X tạo bởi kim loại M và một halogen thu được 0,224 lít khí nguyên chất (đktc). Cũng a gam X trên nếu hòa tan vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M rồi cho tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 10,935 gam kết tủa. Tên của halogen đó là :

A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot.

Câu 259: Điện phân nóng chảy a gam muối A tạo bởi kim loại M và halogen X thu được 0,96 gam M ở catot và 0,896 lít khí ở anot. Mặt khác hoà tan a gam muối A vào nước rồi cho dung dịch trên tác dụng với AgNO3 dư được 11,48 gam kết tủa. Công thức của muối A là :

A. CaCl2. B. MgCl2. C. CaBr2. D. MgBr2.

Câu 260*: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là :

A. 54,0. B. 75,6. C. 67,5. D. 108,0.

Câu 261: Điện phân dùng điện cực trơ dung dịch muối sunfat kim loại hoá trị 2 với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Muối sunfat đã điện phân là :

A. CuSO4. B. NiSO4. C. MgSO4. D. ZnSO4.

Page 76: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

76

Câu 262: Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng lên 3,45 gam. Kim loại đó là :

A. Zn. B. Cu. C. Ni. D. Sn.

Câu 263: Điện phân dung dịch KCl (dư) với điện cực trơ, màng ngăn xốp thời gian 16,1 phút dòng điện I = 5A thu được 500 ml dung dịch A. pH của dung dịch A có giá trị là :

A. 12,7. B. 1. C. 13. D. 1,3.

Câu 264: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với I = 1,93A tới khi catot bắt đầu có bọt khí thoát ra thì dừng lại, cần thời gian là 250 giây. Thể tích khí thu được ở anot (đktc) và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là :

A. 28 ml ; 0,0125M. B. 28 ml ; 0,025M.

C. 56 ml ; 0,0125M. D. 280 ml ; 0,025M.

Câu 265: Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân có thể tích là 1000 ml. pH của dung dịch sau điện phân và thể tích khí (đktc) thu được ở anot là :

A. 1 ; 3,36 lít. B. 2 ; 0,56 lít. C. 1 ; 0,56 lít. D. 3 ; 2,24 lít.

Câu 266: Điện phân dung dịch X chứa 0,4 mol M(NO3)2 (với điện cực trơ) trong thời gian 48 phút 15 giây, thu được 11,52 gam kim loại M tại catot và 2,016 lít khí (đktc) tại anot. Tên kim loại M và cường độ dòng điện là :

A. Fe và 24A. B. Zn và 12A. C. Ni và 24A. D. Cu và 12A.

Câu 267: Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 0,4M (điện cực trơ) trong thời gian 4 giờ, cường độ dòng điện là 0,402A. Nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch sau điện phân là (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) :

A. AgNO3 0,15M và HNO3 0,25M. B. AgNO3 0,1M và HNO3 0,3M.

C. AgNO3 0,1M. D. HNO3 0,3M.

Câu 268: Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ) trong thời gian 15 phút, thu được 0,432 gam Ag ở catot. Sau đó để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M. Cường độ dòng điện và khối lượng AgNO3 ban đầu là (Ag=108)

A. 0,429A và 2,38 gam. B. 0,492A và 3,28 gam.

C. 0,429A và 3,82 gam. D. 0,249A và 2,38 gam.

Câu 269: Điện phân có màng ngăn 150 ml dung dịch BaCl2. Khí thoát ra ở anot có thể tích là 112 ml (đktc). Dung dịch còn lại trong bình điện phân sau khi được trung hòa bằng HNO3 đã phản ứng vừa đủ với 20 gam dung dịch AgNO3 17%. Nồng độ mol dung dịch BaCl2 trước điện phân là :

A. 0,01M. B. 0,1M. C. 1M. D. 0,001M.

Câu 270: Điện phân 200 ml dung dịch muối nitrat kim loại M hóa trị I điện cực trơ cho đến khi bề mặt catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dịch sau điện phân phải cần 250 ml dung dịch NaOH 0,8M. Nếu ngâm 1 thanh Zn có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch muối nitrat trên, phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng thêm 30,2% so với khối lượng ban đầu. Tính nồng độ mol muối nitrat và kim loại M ?

A. [MNO3]=1M, Ag. B. [MNO3]=0,1M, Ag.

C. [MNO3]=2M, Na. D. [MNO3]=0,011M, Cu.

Câu 271: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 nồng độ 0,5M với điện cực trơ một thời gian thì thấy khối lượng catot tăng 1 gam. Nếu dùng dòng điện một chiều có cường độ 1A, thì thời gian điện phân tối thiểu là :

A. 0,45 giờ. B. 40 phút 15 giây. C. 0,65 giờ. D. 50 phút 16 giây.

Page 77: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

77

Câu 272: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2 M với I = 9,65A. Tính khối lượng Cu bám lên catot khi thời gian điện phân t1 = 200 giây, t2 = 500 giây lần lượt là :

A. 0,32 gam và 0,64 gam. B. 0,64 gam và 1,28 gam.

C. 0,64 gam và 1,32 gam. D. 0,32 gam và 1,28 gam.

Câu 273*: Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là :

A. 4,480. B. 3,920. C. 1,680. D. 4,788.

Câu 274: Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 537,6 ml khí. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là :

A. Ni và 1400 giây. B. Cu và 2800 giây.

C. Ni và 2800 giây. D. Cu và 1400 giây.

Câu 275: Hoà tan a mol Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ, thu được dung dịch X. Điện phân X với 2 điện cực trơ bằng dòng điện cường độ 9,65A. Sau 1000 giây thì kết thúc điện phân và khi đó trên catot bắt đầu thoát ra bọt khí. Giá trị của a là :

A. 0,0125. B. 0,050. C. 0,025. D. 0,075.

Câu 276: Điện phân 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,1M với anot bằng Cu, cường độ dòng điện 5A, sau một thời gian thấy khối lượng anot giảm 1,28 gam.

a. Khối lượng kim loại thoát ra trên catot là :

A. 2,8 gam. B. 4,72 gam. C. 2,16 gam. D. 3,44 gam.

b. Thời gian điện phân là :

A. 386 giây. B. 1158 giây. C. 772 giây. D. 965 giây.

Câu 277: Điện phân dung dịch B gồm 0,04 mol CuSO4 và 0,04 mol Ag2SO4 trong thời gian 38 phút 36 giây với điện cực trơ, cường độ dòng điện 5A. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot là :

A. 9,92 gam. B. 8,64 gam. C. 11,20 gam. D. 10,56 gam.

Câu 278: Điện phân 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,1M với cường dòng điện I = 3,86 A. Tính thời gian điện phân để được một khối lượng kim loại bám bên catot là 1,72 gam.

A. 250 giây. B. 1000 giây. C. 500 giây. D. 750 giây.

Câu 279: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là :

A. 5,60. B. 11,20. C. 22,40. D. 4,48.

Câu 280: Điện phân 100 ml hỗn hợp dung dịch gồm FeCl3 1M, FeCl2 2M, CuCl2 1M và HCl 2M với điện cực trơ có màng ngăn xốp, cường độ dòng điện là 5A trong 2 giờ 40 phút 50 giây, ở catot thu được

A. 5,6 gam Fe. B. 2,8 gam Fe. C. 6,4 gam Cu. D. 4,6 gam Cu.

Câu 281: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân. Tại thời điểm này khối lượng catot đã tăng

A. 0,0 gam. B. 5,6 gam. C. 12,8 gam. D. 18,4 gam.

Page 78: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

78

Câu 282: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là :

A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40.

Câu 283: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,5M bằng điện cực trơ. Khi ở catot có 3,2 gam Cu thì thể tích khí thoát ra ở anot là :

A. 0,672 lít. B. 1,12 lít. C. 6,72 lít. D. 0,448 lít.

Câu 284: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là :

A. 2,240 lít. B. 2,912 lít. C. 1,792 lít. D. 1,344 lít.

Câu 285*: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và CuSO4 0,5M bằng điện cực trơ. Khi ở catot có 3,2 gam Cu thì thể tích khí thoát ra ở anot là :

A. 0,672 lít. B. 0,84 lít. C. 6,72 lít. D. 0,448 lít.

Câu 286*: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và FeSO4 0,5M bằng điện cực trơ. Khi ở catot có 5,6 gam Fe thì thể tích khí thoát ra ở anot là :

A. 0,672 lít. B. 0,84 lít. C. 1,344 lít. D. 0,448 lít.

Câu 287: Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100%) :

A. 6,4 gam và 1,792 lít. B. 10,8 gam và 1,344 lít.

C. 6,4 gam và 2,016 lít. D. 9,6 gam và 1,792 lít.

Câu 288: Điện phân 200 ml dung dịch Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân là :

A. 3,59 gam. B. 2,31 gam. C. 1,67 gam. D. 2,95 gam

Câu 289: Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi H2O bị điện phân ở hai cực thì dừng lại, tại catot thu 1,28 gam kim loại và anot thu 0,336 lít khí (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được là :

A. 3. B. 2. C. 12. D. 13.

Câu 290: Có hai bình điện phân mắc nối tiếp nhau. Bình 1 chứa dung dịch CuCl2, bình 2 chứa dung dịch AgNO3. Tiến hành điện phân với điện cực trơ, kết thúc điện phân thấy catot của bình 1 tăng lên 1,6 gam. Khối lượng catot của bình 2 tăng lên là :

A. 10,80 gam. B. 5,40 gam. C. 2,52 gam. D. 3,24 gam.

Câu 291: Có 2 bình điện phân mắc nối tiếp bình 1 chứa CuCl2, bình 2 chứa AgNO3. Khi ở anot của bình 1 thoát ra 22,4 lít một khí duy nhất thì ở anot của bình 2 thoát ra bao nhiêu lít khí ? (Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện).

A. 11,2 lít. B. 22,4 lít. C. 33,6 lít. D. 44,8 lít.

Câu 292: Có hai bình điện phân mắc nối tiếp : Bình 1 chứa 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M ; Bình 2 chứa 100 ml dung dịch NaCl 0,1M tiến hành điện phân có màng ngăn cho tới khi ở bình hai tạo ra dung dịch có pH = 13 thì ngưng điện phân. Giả sử thể tích dung dịch ở hai bình không đổi. Nồng độ mol của Cu2+ trong dung dịch bình 1 sau điện phân là :

A. 0,04M. B. 0,10M. C. 0,05M. D. 0,08M.

Page 79: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

79

Câu 293: Cho một dòng điện có cường độ I không đổi đi qua 2 bình điện phân mắc nối tiếp, bình 1 chứa 100 ml dung dịch CuSO4 0,01M, bình 2 chứa 100 ml dung dịch AgNO3 0,01M. Biết rằng sau thời gian điện phân 500 giây thì bình 2 xuất hiện khí bên catot. Cường độ dòng điện I, khối lượng Cu bám vào catot và thể tích khí (đktc) xuất hiện ở anot tại bình 1 là :

A. 0,193A ; 0,032 gam Cu ; 5,6 ml O2. B. 0,193A ; 0,032 gam Cu ; 11,2 ml O2.

C. 0,386A ; 0,64 gam Cu ; 22,4 ml O2. D. 0,193A ; 0,032 gam Cu ; 22,4 ml O2.

Câu 294: Mắc nối tiếp hai bình điện phân : bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình (2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catot bình (1) thu được 1,6 gam kim loại còn ở catot bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều không thấy khí thoát ra ở catot. Kim loại M là và cường độ dòng điện đã dùng là :

A. Zn ; 25A. B. Cu ; 25A. C. Cu ; 12,5A. D. Pb ; 25A.

Câu 295: Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10% đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25% thì ngừng điện phân. Thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot lần lượt là :

A. 149,3 lít và 74,7 lít. B. 156,8 lít và 78,4 lít.

C. 78,4 lít và 156,8 lít. D. 74,7 lít và 149,3 lít.

Câu 296: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 (dung dịch X) với điện cực trơ sau thời gian ngừng điện phân thì thấy khối lượng X giảm. Dung dịch sau điện phân tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch BaCl2 0,3M tạo kết tủa trắng. Cho biết khối lượng riêng dung dịch CuSO4 là 1,25g/ml ; sau điện phân lượng H2O bay hơi không đáng kể. Nồng độ mol/lít và nồng độ % dung dich CuSO4 trước điện phân là :

A. 0,35M, 8%. B. 0,52, 10%. C. 0,75M, 9,6%. D. 0,49M, 12%.

Câu 297: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M cho đến khi vừa bắt đầu sủi bọt bên catot thì ngừng điện phân. pH của dung dịch sau điện phân (hiệu suất 100%, thể tích dung dịch được xem như không đổi) là :

A. pH = 1,0. B. pH = 0,7. C. pH = 1,3. D. pH = 2,0.

Câu 298: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 thu được 1,12 lít khí X (ở đktc). Ngâm đinh sắt vào dung dịch sau điện phân, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam. Nồng độ mol của CuCl2 ban đầu là :

A. 1M. B. 1,5M. C. 1,2M. D. 2M.

Câu 299: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catot và một lượng khí X ở anot. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là :

A. 0,15M. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,05.

Câu 300: Điện phân dung dịch NaCl đến hết (có màng ngăn, điện cực trơ), cường độ dòng điện 1,61A thì hết 60 phút. Thêm 0,03 mol H2SO4 vào dung dịch sau điện phân thì thu được muối với khối lượng là :

A. 4,26 gam. B. 8,52 gam. C. 2,13 gam. D. 6,39 gam.

Câu 301: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1A. Khi thấy ở catot bắt đầu có bọt khí thoát ra thì dừng điện phân. Để trung hòa dung dịch thu được sau khi điện phân cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 0,1M. Thời gian điện phân và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là :

A. 965 giây và 0,025M. B. 1930 giây và 0,05M.

C. 965 giây và 0,05M. D. 1930 giây và 0,025M.

Page 80: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

80

Câu 302: Điện phân 500 ml dung dịch AgNO3 với điện cực trơ cho đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng lại. Để trung hòa dung dịch sau điện phân cần 800 ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ mol AgNO3 và thời gian điện phân là bao nhiêu (biết I = 20A) ?

A. 0,8M, 3860 giây. B. 1,6M, 3860 giây.

C. 1,6M, 360 giây. D. 0,4M, 380 giây.

Câu 303: Sau một thời gian điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, khối lượng dung dịch giảm 4 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau khi điện phân cần dùng 50 ml dung dịch H2S 0,5M. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 trước lúc điện phân là :

A. 0,375M. B. 0,420M. C. 0,735M D. 0,750M.

Câu 304: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là :

A. 2,25. B. 1,5. C. 1,25. D. 3,25.

Câu 305: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ bằng dòng điện một chiều I = 9,65 A. Khi thể tích khí thoát ra ở cả hai điện cực đều là 1,12 lít (đktc) thì dừng điện phân. Khối lượng kim loại sinh ra ở catot và thời gian điện phân là :

A. 3,2 gam và 2000 giây. B. 3,2 gam và 800 giây.

C. 6,4 gam và 3600 giây. D. 5,4 gam và 800 giây.

Câu 306*: Điện phân 200 ml dung dịch Fe(NO3)2. Với dòng điện một chiều cường độ dòng điện 1A trong 32 phút 10 giây thì vừa điện phân hết Fe2+, ngừng điện phân và để yên dung dịch một thời gian thì thu được 0,28 gam kim loại. Khối lượng dung dịch giảm là :

A. 0,16 gam. B. 0,72 gam. C. 0,59 gam. D. 1,44 gam.

Câu 307*: Điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì ngừng. Để yên dung dịch cho đến khi khối lượng không đổi thì khối lượng catot tăng 3,2 gam so với lúc chưa điện phân. Nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO3)2 trước phản ứng là :

A. 0,5M. B. 0,9M. C. 1M. D. 1,5M.

Câu 308: Tiến hành điện phân hoàn toàn dung dịch X chứa 200 ml dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 56 gam hỗn hợp kim loại ở catot và 4,48 lít khí ở anot (đktc). Nồng độ mol AgNO3 và Cu(NO3)2 trong X lần lượt là :

A. 2M và 1M. B. 1M và 2M. C. 2M và 4M. D. 4M và 2M.

Câu 309: Điện phân 400 ml dung dịch chứa 2 muối KCl và CuCl2 với điện cực trơ và màng ngăn cho đến khi ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dich sau điện phân cần 100 ml dung dịch HNO3 1M. Dung dịch sau khi trung hòa tác dụng với AgNO3 dư sinh ra 2,87 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch trước điện phân là :

A. [CuCl2] = 0,25M, [KCl] = 0,03M. B. [CuCl2] = 0,25M, [KCl] = 3M.

C. [CuCl2] = 2,5M, [KCl] = 0,3M. D. [CuCl2] = 0,25M, [KCl] = 0,3M.

Câu 310: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khí khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là :

A. KNO3 và KOH. B. KNO3, KCl và KOH.

C. KNO3 và Cu(NO3)2. D. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2.

Câu 311: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,448 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hoà tan tối đa 0,68 gam Al2O3. Khối lượng của m là :

A. 4,47. B. 4,97. C. 4,47 hoặc 5,97. D. 4,47 hoặc 4,97.

Page 81: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

81

Trong cái rủi có cái may

(Dân trí) - Ngày xưa có một ông vua có rất nhiều cận thần thân tín. Tuy nhiên ông ta tỏ ra đặc biệt yêu mến một người trong số họ bởi người này rất thông minh, giỏi giang và luôn luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích.

Một ngày nọ, nhà vua bị một con chó cắn vào ngón tay và vết thương ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà vua liền hỏi người cận thần rằng đó có phải một điềm xấu hay không. Người cận thần trả lời: “Đó là điều tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được, thưa đức vua”. Cuối cùng, ngón tay của nhà vua bị hoại tử nặng và cần phải cắt bỏ. Nhà vua liền hỏi lại người cận thần: “Hẳn đây là một điềm xấu?”. Một lần nữa, người cận thần vẫn trả lời như cũ: “Tốt hay xấu rất khó để nói, thưa đức vua”. Nhà vua tức giận tống giam người cận thần của mình.

Vào một ngày nhà vua đi săn trong rừng. Ông khấp khởi mừng thầm khi mải mê đuổi theo một con nai rồi ngày càng dấn sâu hơn vào rừng rậm. Cuối cùng nhà vua nhận thấy mình bị lạc. Điều tồi tệ hơn là ông bị thổ dân bắt lại làm vật tế thần. Nhưng họ bất ngờ nhận ra rằng nhà vua thiếu mất một ngón tay. Ngay lập tức họ thả nhà vua ra vì ông ta không phải là một người đàn ông hoàn hảo và không phù hợp để dâng lên Đức Thánh Thần.

Sau đó nhà vua đã tìm được đường về cung điện. Nhà vua hiểu ra lời nói của người cận thần năm xưa: “Tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được”. Nếu không bị mất một ngón tay, nhà vua có thể đã bị giết.

Ngay lập tức, nhà vua truyền lệnh thả người cận thần của mình và xin lỗi anh ta. Nhưng người cận thần không có vẻ gì oán trách nhà vua khi bị tù đày. Trái lại, người cận thần nói: “Đó không hẳn là điều tồi tệ khi đức vua giam thần lại”.

“Tại sao?”, nhà vua hỏi.

“Bởi nếu đức vua không giam thần lại, thần sẽ được đi theo trong chuyến đi săn. Nếu người dân bản địa nhận ra rằng nhà vua không thích hợp cho việc cúng tế, họ sẽ sử dụng thần để dâng lên vị thần của họ”.

Đôi khi chúng ta luôn cảm thấy thất vọng, đau buồn khi mọi thứ không suôn sẻ như mong đợi. Cũng có khi cảm giác như cả thế giới đang sụp đổ. Khi điều đó xảy, không có gì là sai khi chúng ta khóc hoặc cảm thấy thất vọng. Nhưng một khi bạn bình tĩnh và kiểm soát bản thân trở lại, hãy thử nhìn chúng dưới một góc độ khác, có thể bạn sẽ nhận ra rằng chúng không tồi tệ như bạn nghĩ và đôi khi là cơ hội để bạn có được điều tốt hơn. Có những điều tưởng chừng như thuận lợi ban đầu lại có kết thúc tồi tệ và ngược lại.

Không có gì thực sự xác định được là xấu hay tốt. Hay chăng chỉ là vấn đề mà chúng ta nhìn nó theo chiều hướng tích cực hay bi quan mà thôi.

Nói cách khác, trong cái rủi có cái may, và điều quan trọng nhất là không bao giờ được từ bỏ hi vọng. Bởi vì thế giới vẫn luôn có một nơi tốt đẹp và cuộc sống vẫn muôn màu.

Page 82: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

82

PHẦN 2 : ĐÁP ÁN

CHUYÊN ĐỀ 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

1D 2A 3B 4C 5B 6B 7B 8A 9B 10A

11B 12B 13D 14D 15B 16D 17B 18D 19A 20B

21C 22A 23D 24D 25C 26B 27C 28C 29B 30A

31C 32A 33C 34A 35C 36D 37B 38BA 39B 40A

41C 42C 43C 44C 45B 46B 47B 48B 49A 50B

51A 52C 53D 54A 55C 56C 57D 58B 59C 60D

61D 62A 63B 64D 65C 66A 67C 68D 69A 70C

71D 72B 73C 74C 75B 76C 77D 78D 79D 80A

81B 82D 83C 84A 85C 86D 87C 88D 89A 90D

91A 92B 93D 94B 95D 96A 97A 98B 99B 100C

101D 102C 103D 104A 105C 106B 107B 108C 109B 110A

111B 112B 113C 114A 115A 116B 117B 118A 119C 120C

121A 122D 123A 124A 125B 126D 127C 128A 129C 130C

131A 132B 133B 134B 135B 136C 137C 138B 139D 140B

141C 142D 143C 144C 145C 146A 147A 148A 149D 150D

151A 152D 153B 154B 155D 156B 157A 158C 159A 160D

161D 162D 163C 164D 165C 166B 167C 168A 169B 170D

171B 172C 173C 174D 175D 176B 177B 178B 179A 180D

181B 182D 183A 184A 185D 186D 187B 188C 189C 190A

191D 192A 193A 194D 195B 196D 197C 198B 199C 200C

201B 202A 203D 204D 205A 206C 207B 208C 209A 210B

211A 212D 213C 214BB 215D 216A 217A 218C 219A 220A

221B 222B 223B 224D 225B 226D 227C 228B 229C 230D

231B 232B 233B 234A 235C 236A 237B 238B 239A 240B

241A 242B 243B 244A 245C 246D 247D 248A 249D 250D

251C 252A 253C 254A 255B 256C 257B 258C 259B 260B

261A 262B 263C 264A 265C 266D 257B 268A 269B 270A

271D 272B 273A 274D 275A 276AC 277A 278D 279A 280C

281C 282B 283B 284C 285A 286C 287A 288D 289B 290B

291A 292C 293A 294B 295D 296C 297B 298A 299C 300A

301A 302B 303D 304C 305A 306C 307C 308A 309D 310D

311C

Page 83: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

83

CHUYÊN ĐỀ 2: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

BÀI 1 : KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM

1A 2A 3B 4C 5C 6D 7C 8B 9A 10B

11C 12A 13C 14B 15C 16A 17A 18D 19B 20D

21C 22D 23D 24D 25B 26B 27B 28C 29C 30C

31B 32A 33C 34C 35A 36A 37B 38A 39B 40A

41D 42C 43B 44D 45A 46C 47A 48A 49A 50A

51B 52B 53B 54B 55B 56B 57A 58B 59C 60A

61A 62B 63B 64C 65A 66A 67D 68B 69B 70B

71D 72A 73D 74B 75C 76B 77C 78D 78B 80A

81A 82B 83B 84D 85C 86B 87A 88A 89D 90B

91AB 92B 93D 94B 95C 96A 97B 98D 99D 100B

101D 102D 103A 104B 105A 106C 107B 108B 109B 110B

111A 112A 113A 114B 115A 116B 117A 118A 119D 120D

121C 122C 123D 124C 125A 126C 127B 128C 129D 130D

131B 132D 133C 134C 135C 136C 137A 138B 139B 140D

BÀI 2 : KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA

KIM LOẠI KIỀM THỔ

1B 2B 3D 4A 5B 6A 7B 8D 9D 10B

11C 12C 13D 14B 15D 16B 17C 18B 19C 20D

21A 22A 23B 24A 25C 26D 27A 28A 29A 30D

31D 32C 33C 34D 35B 36B 37A 38C 39C 40D

41A 42A 43D 44D 45D 46B 47A 48B 49C 50B

51C 52DA 53C 54B 55B 56A 57A 58A 59A 60A

61A 62C 63D 64A 65A 66AB 67D 68A 69B 70C

71A 72A 73D 74B 75B 76A 77A 78D 78A 80A

81C 82A 83B 84B 85A 86B 87C 88D 89B 90B

91BD 92C 93D 94DD 95A 96A 97B 98C 99C 100D

101D 102C 103A 104D 105C 106D 107A 108B 109A 110B

111C 112C 113C 114C 115D 116A 117B 118C 119D 120A

121D 122C 123C 124A 125D 126A 127C 128C 129B 130C

131A 132C 133C 134C 135B 136D 137B 138D 139D 140C

141C 142A 143D 144B 145C 146D 147B 148B 149C 150D

151B 152B 153B 154CAD 155B 156D 157D 158B 159C 160A

161C 163B 163C 164B 165C 166B 167A 168D 169C 170A

171C 172D 173A 174B 175B 176D 177C 178D 179A 180C

Page 84: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

84

BÀI 3 : NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

1D 2B 3C 4A 5B 6D 7B 8B 9B 10C

11B 12D 13B 14B 15A 16A 17A 18B 19D 20A

21D 22C 23B 24A 25A 26D 27D 28A 29B 30B

31B 32B 33D 34B 35B 36B 37B 38D 39C 40C

41C 42B 43D 44C 45D 46D 47A 48D 49B 50A

51C 52B 53D 54B 55A 56D 57D 58B 59D 60D

61D 62D 63C 64A 65D 66B 67D 68B 69C 70C

71C 72A 73D 74B 75B 76D 77C 78C 78B 80C

81B 82A 83B 84A 85D 86B 87A 88A 89B 90A

91B 92B 93B 94C 95D 96D 97D 98A 99A 100A

101A 102B 103A 104AC 105A 106A 107D 108C 109C 110C

111A 112B 113D 114A 115B 116D 117A 118A 119D 120D

121B 122C 123B 124A 125C 126D 127C 128C 129C 130B

131B 132D 133A 134B 135C 136D 137A 138A 139C 140C

141B 142C 143B 144A 145D 146A 147D 148B 149B 150A

151A 152A 153A 154B 155A 156C 157B 158A 159B 160C

161A 162B 163C 164C 165B 166A 167B 168C 169A 170D

171D 172B 173C 174A 175D 176A 177A 178C 179D 180B

181B 182B 183A 184B 185B 186D 187B 188C 189C 190D

191C 192A 193C 194C 195C 196D 197A 198B 199B 200D

201A 202C 203D 204D 205B 206B 207A 208B 209B 210A

211B 212A 213C 214B 215A 216A 217C 218C 219B 220C

221C 222D 223B 224A 225B 226B

Page 85: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

85

CHUYÊN ĐỀ 3: CROM, SẮT, ĐỒNG, NIKEN, CHÌ, KẼM,

VÀNG, BẠC, THIẾC

BÀI 1 : CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

1B 2C 3B 4C 5C 6A 7A 8B 9A 10C

11C 12B 13C 14C 15A 16B 17C 18D 19C 20C

21B 22A 23D 24D 25B 26A 27C 28A 29D 30C

31B 32C 33A 34B 35C 36D 37D 38C 39A 40C

41D 42C 43B 44B 45C 46C 47C 48D 49A 50C

51D 52D 53B 54D 55B 56D 57B 58A 59C 60A

61B 62B 63B 64B 65B 66D 67A 68D 69C 70B

71D 72C 73A 74A 75A 76B 77B 78A 78A 80A

81C 82B 83D 84C 85C 86D 87B 88D 89C

Mọi thứ không luôn giống như bạn nghĩ

Có hai thiên thần, một già một trẻ, đang đi ngao du và dừng lại nghỉ đêm tại một gia đình giàu có. Gia đình giàu có nhưng khiếm nhã đã không cho những thiên thần nghỉ ở phòng khách. Thay vào đó, họ chỉ cho các thiên thần một chỗ trong tầng hầm lạnh lẽo. Khi đang nằm ngủ, vị thiên thần già nhìn thấy một cái lỗ trên bức tường của tầng hầm. Vị thiên thần liền dậy sửa lại bức tường bằng cách bịt lại cái lỗ. Khi thiên thần trẻ hỏi tại sao làm vậy, thiên thần già đáp, “Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ.” Đêm hôm sau, hai thiên thần nghỉ chân tại một gia đình nông dân nghèo nhưng mến khách. Sau khi chia cho họ phần thức ăn ít ỏi của mình, vợ chồng chủ nhà nhường chiếc giường của mình để cho các thiên thần nghỉ trên đó. Sáng hôm sau, khi thức dậy, các thiên thần thấy vợ chồng người nông dân đang khóc. Con bò sữa, nguồn thu nhập duy nhất của họ, đã chết ngoài đồng. Thiên thần trẻ tức giận hỏi thiên thần già, “Tại sao ông có thể để điều này xảy ra? Người chủ nhà đầu tiên có đủ mọi thứ thì ông lại giúp đỡ, trong khi gia đình này rất nghèo khó và sẵn sàng chia sẻ thì ông lại để cho con bò của họ chết.” “Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ,” thiên thần già trả lời. “Khi chúng ta ở trong tầng hầm của toà lâu đài, ta để ý thấy có một kho vàng được giấu trong cái lỗ trên tường. Nhưng vì tên chủ nhà quá tham lam và ích kỷ, ta đã bịt kín cái lỗ lại khiến hắn không thể tìm ra kho báu. Còn đêm qua, khi chúng ta ngủ trong nhà người nông dân, thần chết đã đến đây và định lấy đi mạng sống của người vợ. Ta đã xin thần chết lấy mạng sống của con bò thay cho mạng sống của bà ấy. Đôi khi, mọi việc xảy ra không theo ý bạn muốn. Nhưng nếu bạn có niềm tin, bạn hãy luôn tin rằng các thiên thần luôn bên bạn để sắp xếp mọi chuyện xảy ra có lợi cho bạn. Chỉ có điều, có thể phải mất một thời gian sau bạn mới nhận ra được điều đó.

Page 86: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

86

BÀI 2 : SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT. HỢP KIM CỦA SẮT

1DCD 2D 3A 4A 5D 6A 7D 8D 9D 10A

11A 12D 13CC 14D 15D 16C 17C 18C 19A 20C

21B 22C 23B 24D 25D 26A 27C 28A 29A 30A

31A 32D 33C 34D 35BB 36B 37B 38C 39B 40D

41D 42C 43C 44C 45D 46C 47AB 48B 49C 50B

51D 52D 53D 54C 55D 56B 57C 58C 59B 60B

61C 62B 63D 64CB 65A 66C 67A 68B 69D 70D

71A 72B 73C 74A 75C 76C 77C 78B 78B 80C

81D 82B 83C 84C 85B 86C 87D 88A 89A 90B

91C 92A 93C 94D 95C 96A 97C 98B 99B 100D

101B 102A 103A 104D 105B 106C 107B 108C 109C 110D

111B 112B 113A 114B 115D 116B 117A 118C 119C 120B

121D 122A 123A 124D 125B 126D 127A 128B 129B 130B

131B 132D 133C 134D 135B 136D 137B 138A 139A 140B

141B 142B 143C 144D 145B 146C 147C 148A 149C 150D

151B 152C 153B 154A 155A 156A 157A 158D 159A 160B

161C 162A 163B 164A 165C 166A 167D 168D 169A 170AB

171C 172D 173C 174B 175A 176B 177B 178A 179CB 180B

181C 182C 183A 184B 185C 186A 187A 188A 189B 190B

191B 192B 193A 194C 195B 196A 197C 198A 199B 200A

201B 202A 203B 204C 205B 206A 207B 208B 209A 210D

211D 212B 213C 214B 215CC 216C 217A 218B 219A 220B

221C 222B 223C 224A 225B 226B 227A 228B 229C 230C

231C 232C 233B 234A 235D 236C 237D 238A 239A 240C

241B 242BB 243C 244A 245B 246C 247B 248B 249A 250C

251A 252A 253D 254A 255B 256A 257D 258A 259D 260A

261C 262A 263B 264C 265D 266B 267A 268C 268C 270A

271D 272A 273B 274B 275A 276B 277B 278A 279B 280D

281D 282B 283A 284C 285C 286C 287B 288B 289A 290CAA

291D 292D 293A 294D 295C 296B 297D 298D 299B 300D

301C 302B 303D 304A 305A 306C 307A

Page 87: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

87

BÀI 3 : ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC

1D 2B 3A 4BA 5D 6C 7A 8B 9B 10C

11C 12B 13A 14B 15A 16B 17A 18B 19A 20C

21D 22A 23C 24D 25B 26D 27D 28B 29D 30D

31D 32C 33B 34B 35B 36A 37D 38D 39A 40B

41A 42A 43A 44A 45A 46C 47A 48B 49A 50C

51A 52B 53D 54C 55A 56B 57A 58B 59C 60A

61D 62A 63A 64A 65C 66B 67D 68B 69A 70B

71D 72C 73A 74C 75B 76A 77B 78A 78B 80A

81A 82C 83D 84A 85D 86C 87B 88D 89B 90B

91C 92BB 93D 94B 95B 96B 97D 98D 99B 100B

101C 102D 103D 104D 105B 106D 107A 108B 109B 110D

111D 112D 113A 114A 115D 116D 117D 118A 119A

Bài học từ loài ngỗng Vào mùa thu, khi bạn thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào đó có thể rút ra từ đó? Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẫy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một. Khi là thành viên của một nhóm, ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, ta sẽ đi đến nói ta muốn nhanh hơn và dễ dàng hơn, vì ta đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Mỗi khi con ngỗng bay lạc hỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ và được hưởng những ưu thế của sức mạnh bầy đàn. Nếu chúng ta cũng cảm nhận sự tinh tế của loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang cùng một mục tiêu như chúng ta. Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận. Tiếng kêu của đàn ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên. Cuối cùng khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đên khi nào con ngỗng bị thương có thể bay lại được hoặc là chết và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác và bay về Phương Nam. Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi có khó khắn. Lần sau có cơ hội thấy một đàn Ngỗng bay bạn hãy nhớ....Bạn đang hưởng một đặc ân khi là thành viên của một nhóm.

Page 88: 4 CHUYÊN ĐỀ HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

Biên soạn và giảng dạy : Thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

88

CHUYÊN ĐỀ 4: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ, CHUẨN ĐỘ

DUNG DỊCH, HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT

TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

1D 2B 3D 4D 5D 6CA 7B 8A 9D 10B

11C 12B 13D 14A 15C 16A 17C 18A 19B 20D

21D 22D 23C 24D 25A 26A 27A 28A 29B 30B

31B 32C 33D 34A 35D 36C 37B 38D 39C 40B

41A 42C 43D 44D 45A 46C 47D 48A 49A 50D

51D 52D 53A 54B 55B 56B 57B 58B 59B 60D

61C 62D 63D 64D 65B 66BC 67B 68B 69B 70C

71D 72B 73D 74B 75B 76C 77B 78B 79D 80D

81A 82D 83C 84C 85C 86A 87D 88D 89A 90A

91D 92D 93C 94B 95C 96A 97B 98D 99B 100A

101C 102B 103B 104B 105A 106C 107A 108B 109A 110C

111C 112D 113B 114C

Gieo và Gặt

Gieo thành thật, sẽ gặt lòng tin Gieo lòng tốt, sẽ gặt thân thiện Gieo khiêm tốn, sẽ gặt cao thượng Gieo kiên nhẫn, sẽ gặt chiến thắng Gieo cân nhắc, sẽ gặt hoà thuận Gieo chăm chỉ, sẽ gặt thành công Gieo tha thứ, sẽ gặt hoà giải Gieo cởi mở, sẽ gặt thân mật Gieo chịu đựng, sẽ gặt cộng tác Gieo niềm tin, sẽ gặt phép màu Gieo dối trá, sẽ gặt ngờ vực Gieo ích kỷ, sẽ gặt cô đơn Gieo kiêu hãnh, sẽ gặt huỷ diệt Gieo đố kỵ, sẽ gặt phiền muộn Gieo lười biếng, sẽ gặt mụ mẫn Gieo cay đắng, sẽ gặt cô lập Gieo tham lam, sẽ gặt tổn hại Gieo tầm phào, sẽ gặt kẻ thù Gieo lo lắng, sẽ gặt âu lo Gieo tội lỗi, sẽ gặt tội lỗi

Để sở hữu cuốn 4 chuyên đề hóa vô cơ 12, các em có thể liên hệ với cô Hoàn theo số điện thoại :0918457167