4
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 12/2016 [40] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI i. ĐẶT VẤN ĐỀ Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát nằm phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tọa độ 18 o 46’- 19 o 12’ vĩ độ Bắc, 104 o 24’-104 o 56’ kinh độ Đông. Tổng diện tích là 91.113ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 89.517ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.569ha, trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. VQG Pù Mát được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam, có diện tích rừng nguyên sinh còn sót lại chạy dọc theo biên giới Việt - Lào, ít chịu tác động của con người. Hiện nay, đã có nhiều công trình công bố về động, thực vật cũng như thành phần hóa học tinh dầu của một số loài ở đây [5], [7], [12], [13], [16], tuy nhiên chưa có công trình nào công bố về các loài thực vật cho tinh dầu của VQG Pù Mát. Bài báo này là kết quả nghiên cứu các loài thực vật cho tinh dầu ở VQG Pù Mát, Nghệ An để cung cấp n Nguyễn Viết Hùng Sở KH&CN Nghệ An thêm những dẫn liệu, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng loài một cách hợp lý. ii. PHươNg PHáP NgHiÊN CỨU - Thu mẫu và xử lý mẫu: Tiến hành thu mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [15], từ tháng 8/2013-12/2015. Mẫu vật được lưu trữ tại Khoa Sinh, Trường Đại học Vinh. - Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các khóa định loại, các bản mô tả trong tài liệu: Cây cỏ Việt Nam [6]. Chỉnh lý tên khoa học dựa vào tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam [6]. - Đánh giá về giá trị sử dụng dựa vào phương pháp phỏng vấn có sự tham gia (PRA) và các tài liệu của Võ Văn Chi (2012) [3], Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [8], các tài liệu khác [9], [10], [11]. iii. KếT QUả NgHiÊN CỨU 1. Đa dạng về thành phần loài Kết quả điều tra, nghiên cứu các loài có tinh dầu ở VQG Pù Mát, bước đầu đã xác định được 361 loài, 129 chi và 33 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch (bảng 1). ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY CHO TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT

ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY CHO TINH DẦU - ngheandost.gov.vn NCTD_05.pdf · trị sử dụng dựa vào các tài liệu: Từ điển cây thuốc [3], 1900 loài cây có ích

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY CHO TINH DẦU - ngheandost.gov.vn NCTD_05.pdf · trị sử dụng dựa vào các tài liệu: Từ điển cây thuốc [3], 1900 loài cây có ích

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 12/2016 [40]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

i. ĐẶT VẤN ĐỀVườn Quốc gia (VQG) Pù Mát nằm phía

Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tọa độ 18o46’-19o12’ vĩ độ Bắc, 104o24’-104o56’ kinh độĐông. Tổng diện tích là 91.113ha, trong đóphân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 89.517ha,phân khu phục hồi sinh thái là 1.569ha, trongđịa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn,Con Cuông và Tương Dương. VQG Pù Mátđược đánh giá là một trong những trung tâmđa dạng sinh học của Việt Nam, có diện tíchrừng nguyên sinh còn sót lại chạy dọc theobiên giới Việt - Lào, ít chịu tác động của conngười. Hiện nay, đã có nhiều công trình côngbố về động, thực vật cũng như thành phầnhóa học tinh dầu của một số loài ở đây [5],[7], [12], [13], [16], tuy nhiên chưa có côngtrình nào công bố về các loài thực vật chotinh dầu của VQG Pù Mát. Bài báo này làkết quả nghiên cứu các loài thực vật cho tinhdầu ở VQG Pù Mát, Nghệ An để cung cấp

n Nguyễn Viết HùngSở KH&CN Nghệ An

thêm những dẫn liệu, góp phần bảo vệ nguồn tàinguyên đa dạng loài một cách hợp lý.

ii. PHươNg PHáP NgHiÊN CỨu- Thu mẫu và xử lý mẫu: Tiến hành thu mẫu theo

phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [15], từtháng 8/2013-12/2015. Mẫu vật được lưu trữ tại KhoaSinh, Trường Đại học Vinh.

- Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái so sánhvà dựa vào các khóa định loại, các bản mô tả trong tàiliệu: Cây cỏ Việt Nam [6]. Chỉnh lý tên khoa học dựavào tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam [6].

- Đánh giá về giá trị sử dụng dựa vào phương phápphỏng vấn có sự tham gia (PRA) và các tài liệu củaVõ Văn Chi (2012) [3], Trần Đình Lý và cộng sự(1993) [8], các tài liệu khác [9], [10], [11].

iii. KếT Quả NgHiÊN CỨu1. Đa dạng về thành phần loàiKết quả điều tra, nghiên cứu các loài có tinh dầu ở

VQG Pù Mát, bước đầu đã xác định được 361 loài,129 chi và 33 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch(bảng 1).

ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY CHO TINH DẦUỞ VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT

Page 2: ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY CHO TINH DẦU - ngheandost.gov.vn NCTD_05.pdf · trị sử dụng dựa vào các tài liệu: Từ điển cây thuốc [3], 1900 loài cây có ích

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 12/2016 [41]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Kết quả bảng 1 cho thấy, phần lớn cáctaxon tập trung trong ngành Ngọc lan(Magnoliophyta) với 355 loài (chiếm98,34% tổng số loài), 124 chi (chiếm96,12% tổng số chi) và 28 họ (chiếm84,85% tổng số họ); ngành Thông (Pino-phyta) với 6 loài (chiếm 1,66%), 5 chi(chiếm 3.88%) và 5 họ (chiếm 15,5%).Như vậy, các taxon có tinh dầu chủ yếutập trung ở ngành Ngọc lan với số chi vàloài chiếm trên 90%. Điều này hoàn toànhợp lý so với sự tiến hóa của thực vật bởivì ngành Ngọc lan là ngành chiếm ưu thếcủa thực vật bậc cao có mạch.

Sự phân bố không đều nhau của cáctaxon không chỉ được thể hiện giữa cácngành mà còn được thể hiện giữa cáctaxon lớp trong ngành Ngọc lan. LớpNgọc lan (Magnoliopsida) có số lượng cáctaxon chiếm ưu thế trên 70% tổng số họ,trên 80% số chi và số loài của ngành; lớpHành (Liliopsida) có 6 họ (chiếm11,44%), 12 chi (chiếm 9,68%) và 41 loài(chiếm 11,55%). Điều này hoàn toàn hợplý vì lớp Ngọc lan luôn chiếm ưu thế sovới lớp Hành và phù hợp với các côngtrình nghiên cứu của Lã Đình Mỡi và cs(2001), Nguyễn Nghĩa Thìn (2004)… khinghiên cứu các khu hệ thực vật khác ởViệt Nam.

Trong số 33 họ cho tinh dầu đã xácđịnh được ở VQG Pù Mát thì có 5 họ đadạng nhất (từ 30-62 loài) chiếm 15,15%tổng số họ nhưng với 206 loài, chiếm57,06% tổng số loài. Các họ điển hình làLong não (Lauraceae) - 62 loài, Cúc(Asteraceae) - 50 loài, Gừng (Zingiber-aceae) - 33 loài, Cam (Rutaceae) - 31 loài,Na (Annonaceae) - 30 loài.

5 chi đa dạng nhất trong số 139 chi của

các loài thực vật có tinh dầu (từ 12-23 loài) chiếm 3,60%tổng số chi nhưng với 81 loài chiếm 22,44% tổng số loàilà: Syzygium - 23 loài, Litsea - 16 loài, Piper và Cin-namomum cùng có 15 loài và Alpinia - 12 loài.

2. Đa dạng về dạng thânQua điều tra về dạng thân của các loài thực vật có

tinh dầu với 5 dạng thân chính. Trong đó, cây thân bụivới 54 loài (chiếm 14,96%) chủ yếu thuộc các họ: Ver-benaceae, Euphorbiaceae, Araliaceae, Annonaceae…;cây gỗ lớn với 67 loài (chiếm 18,56%) thuộc các họ:Cupressaceae, Podocarpaceae, Taxodiaceae, Magnoli-aceae, Lauraceae…; cây gỗ nhỏ với 94 loài (chiếm26,04%) với các họ: Annonaceae, Araliaceae, Lau-raceae, Illiciaceae, Myrtaceae…; thân leo trườn với 27loài (chiếm 7,48%) tập trung ở các họ: Piperaceae, An-nonaceae, Rutaceae...; thân thảo với 119 loài (chiếm32,96%). Như vậy, cây thân thảo đa dạng nhất thuộccác họ Zingiberaceae, Asteraceae, Araceae, Lami-aceae… Kết quả điều tra này góp phần định hướng choviệc khai thác, trồng và sử dụng nguồn tài nguyên thựcvật cho tinh dầu đạt hiệu quả.

3. giá trị sử dụngNgoài giá trị sử dụng cho tinh dầu thì các loài nghiên

cứu được thống kê về các giá trị sử dụng khác như: làmthuốc, ăn được, làm gia vị, cho gỗ… Thống kê các giátrị sử dụng dựa vào các tài liệu: Từ điển cây thuốc [3],1900 loài cây có ích [10], Danh lục các loài thực vật ViệtNam [1].

Bảng 2. giá trị sử dụng của các loài thực vật cótinh dầu ở Pù Mát

Ngành Họ Chi LoàiSố họ Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ %

Pinophyta 5 15,15 5 3,88 6 1,66Magnoliophyta 28 84,85 124 96,12 355 98,34

Tổng 33 100 139 100 361 100

Bảng 1. Phân bố các taxon có tinh dầu trong các ngành của hệ thực vật nghiên cứu

TT Công dụng Ký hiệu Số loài Tỉ lệ %1 Cây làm thuốc M 196 55.212 Cây cho gỗ T 70 19.723 Ăn được F 56 15.774 Cây cho tinh dầu E 361 1005 Cây làm cảnh Or 20 5.636 Cây cho dầu béo Oil 6 1.697 Cây cho chất độc Mp 7 1.978 Cây cho gia vị S 7 1.97

Ghi chú: Một loài có thể cho 01 hoặc nhiều giá trị sử dụng

Page 3: ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY CHO TINH DẦU - ngheandost.gov.vn NCTD_05.pdf · trị sử dụng dựa vào các tài liệu: Từ điển cây thuốc [3], 1900 loài cây có ích

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 12/2016 [42]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

- Nhóm cây cho tinh dầu: là các loài thực vậtchứa tinh dầu. Hầu như tất cả các chi, các loàiđều chứa tinh dầu nên đã được nghiên cứunhiều, điển hình như các công trình của LãĐình Mỡi và cs (2001) [11], Trần Đình Thắngvà cs (2014) [13]… Ngoài ra, một số loài trongquá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chưng cất vàphân tích thành phần hóa học của tinh dầu như:Quýt rừng (Atalantia guillauminii Sw.), Quýtdại roxburghia (Atalantia roxburghiana Hook.f.), Mắt trâu (Micromelum hirsutum Oliv.), Anphong bắc bộ (Alphonsea tonkiensis), Riềng(Alpinia napoensis)…

- Nhóm cây làm thuốc: ngoài giá trị về tinhdầu thì các loài còn được người dân ở khu vựcnghiên cứu sử dụng làm thuốc chủ yếu thuộccác nhóm bệnh như: bồi bổ sức khỏe, bệnh thờitiết, đau xương khớp…

- Nhóm cây làm cảnh với 20 loài thuộc cáchọ Podocarpaceae, Annonaceae, Asteraceae,Magnoliaceae… Một số loài được sử dụngtrồng làm cảnh điển hình như: Móng rồngHồng Kông (Artabotrys hongkognensisHance), Hoa giẻ thơm (Desmos chinensisLour.), Hoa giẻ Nam bộ (Desmos cochinchi-nensis Lour.)…

- Nhóm cây ăn được với 56 loài. Đây là nhómcũng được người dân sử dụng lá để dùng làm rau ănhàng ngày hay ăn quả… Một số loài điển hình như:Chân chim tám lá (Schefflera heptaphylla (L.)Harms), Sẻn (Zanthoxylum acanthopodium DC.),Hoàng mộc nhiều gai (Zanthoxylum myriacanthumWall. ex Hook.f.)…

- Nhóm cây cho gỗ với 70 loài chủ yếu thuộc cáchọ Magnoliaceae, Lauraceae, Myrtaceae, Cupres-saceae, Taxodiaceae…

Một số chi cho tinh dầu có trữ lượng lớn, phân bốrộng ở VQG Pù Mát như Amomum, Alpinia, Homa-lomena, Zanthoxylum, Clausena, Euodia… có thểđưa vào khai thác, tạo nguồn nguyên liệu cho ngànhhóa dược, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuấtkhẩu. Ngoài ra, một số loài quý hiếm trước đây cótrữ lượng lớn: Pơ mu, Sa mu dầu, Vù hương, Báchxanh… do khai thác quá mức nên ngày nay số lượngcòn lại không đáng kể. Do vậy, cần có chính sáchbảo tồn và phát triển.

4. Đa dạng về nguồn gen quý hiếmDựa trên các tài liệu Sách Đỏ Việt Nam [2], IUCN

(2014) [14], Nghị định 32/CP (2006) [4], kết quảđiều tra, thu mẫu và định loại đã xác định được 21loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng thuộc 2 ngành,12 họ, 16 chi ở VQG Pù Mát, Nghệ An (bảng 3).

Bảng 3. Danh lục các loài thực bị đe dọa tuyệt chủng ở VQg Pù Mát

STT Tên Khoa học Tên Việt Nam Họ Tình trạngSĐVN NĐ32 iuCN

1 Acorus macrospadiceus (Yam.) F. N. Wei & Y. K. Li Thuỷ xương bồ lá to Acoraceae EN2 Goniothalamus macrocalyx Ban Màu cau trắng Annonaceae VU VU3 Goniothalamus takhtajanii Ban Giác đế tam đảo Annonaceae CR4 Mitrephora calcarea Diels ex Ast Đội mũ Annonaceae VU5 Mitrephora thorelii Pierre Mạo đài thorel Annonaceae VU6 Xylopia pierrei Hance Giền trắng Annonaceae VU7 Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. Ngũ gia bì gai Araliaceae EN8 Bursera tonkinensis Guillaum. Trám chim Burseraceae VU VU9 Canarium tramdenum Dai & Yakovl. Trám đen Burseraceae VU10 Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas Pơ mu Cupressaceae EN IIA11 Cinnamomum balansae Lecomte Vù hương Lauraceae VU IIA EN12 Cinnamomum glaucescens (Nees) Hand.-Mazz. Re hương Lauraceae IIA13 Endiandra hainanensis Merr. & Mect. ex Allen Khuyết nhị hải nam Lauraceae EN14 Michelia balansae (DC.) Dandy Giổi lông Magnoliaceae VU15 Paramichelia braianensis (Gagnep.) Dandy Giổi nhung Magnoliaceae EN16 Aglaia edulis (Roxb.) Wall. Ngâu dịu Meliaceae LR17 Aglaia spectabilis (Miq.) Jain & Bennet. Gội nếp Meliaceae VU18 Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Kim giao Podocarpaceae LR19 Murraya glabra (Guillaum.) Guillaum. Vương tùng Rutaceae VU20 Taxus chinensis (Pilg.) Rehd. Thông đỏ bắc Taxaceae VU IIA21 Cunninghamia konishii Hayata Sa mu dầu Taxodiaceae VU IIA EN

Page 4: ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY CHO TINH DẦU - ngheandost.gov.vn NCTD_05.pdf · trị sử dụng dựa vào các tài liệu: Từ điển cây thuốc [3], 1900 loài cây có ích

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 12/2016 [43]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trong 21 loài được xác định bị đe dọatuyệt chủng ở các mức độ khác nhau thì có18 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) với1 loài rất nguy cấp và 5 loài nguy cấp, 12loài sẽ nguy cấp đang đứng trước nguy cơ bịtuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong tươnglai gần. Một số loài độc đáo như: Thông đỏbắc (Taxus chinensis), Sa mu dầu (Cunning-hamia konishii)... được tìm thấy ở đây.Ngoài ra, có 5 loài cấm khai thác và buônbán trên thị trường trong phụ lục IIA củaNghị định 32/CP (2006). Đây là những loàicó giá trị làm thuốc, làm cảnh và cho gỗ nênđã bị khai thác nhiều trong tự nhiên. Do vậy,trữ lượng của chúng còn rất ít và vùng phânbố bị thu hẹp, chỉ gặp một vài cá thể ở mộtvài điểm trong vườn. Theo IUCN (2012), có2 loài nguy cấp, 1 loài sẽ nguy cấp và 2 loàichưa đủ dẫn liệu.

Như vậy, nguồn gen thực vật bị đe dọatuyệt chủng ở VQG Pù Mát rất đa dạng vàphong phú, thuộc nhiều nhóm khác nhau.Đây là cơ sở khoa học để các cơ quan chứcnăng cần có những chính sách nghiên cứuchuyên sâu và hợp lý để bảo tồn và phát triểnbền vững chúng trong tương lai.

iV. KếT LuẬN- Đã điều tra được 361 loài cây có tinh dầu 129 chi

của 33 họ thuộc 02 ngành thực vật bậc cao có mạch làMagnoliophyta và Pinophyta ở VQG Pù Mát, NghệAn.

- Các loài cây tinh dầu thuộc 5 dạng thân chính làcây thân thảo - 119 loài, cây gỗ nhỏ - 94 loài, cây bụi- 54 loài, cây leo trườn - 27 loài, cây gỗ lớn - 67 loài.

- Ngoài cây cho tinh dầu thì trong 361 loài còn chocác giá trị sử dụng khác như: làm thuốc - 196 loài, làmcảnh - 20 loài, ăn được - 56 loài, cho gỗ - 70 loài, chođộc và cho gia vị - cùng 7 loài và thấp nhất là cây chodầu béo - 6 loài.

- Đã xác định được 21 loài có nguy cấp có nguy cơtuyệt chủng, trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) với 18loài, 05 loài trong Nghị định 32/CP-2006 và 6 loàitrong Danh lục đỏ IUCN (2014). Đây là những loài cósố cá thể còn ít nên cần có những chính sách ưu tiênbảo tồn và phát triển.

- Một số loài có trữ lượng khá lớn trong tự nhiênnhư: Thiên niên kiện, Thạch xương bồ, Sa nhân, cóthể lấy tinh dầu nhưng phải đảm bảo tái sinh tự nhiên,đồng thời một số loài như: Pơ mu, Vù hương, Báchxanh, Sa ma dầu đã bị khai thác cạn kiệt cần có biệnpháp bảo vệ và nghiên cứu khả năng phục hồi chúngtrong tự nhiên./.

Tài liệu tham khảo1. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) và cộng sự (2003-2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II-III, Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội.2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần II - Thực vật),

Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.3. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1-2, Nxb Y học, Hà Nội.4. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy

cấp, quý, hiếm.5. Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Thanh Nhàn, Phạm Hồng Ban, Lý Ngọc Sâm (2015), Etlingera yunnanensis (T. L. Wu & S. J. Chen)

R. M. Sm. (Zingiberaceae) loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 31(4S): 35-38.6. Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I-III, Nxb Trẻ, TP HCM.7. Nguyễn Viết Hùng, Trần Huy Thái, Đỗ Ngọc Đài (2015), Thành phần hóa học tinh dầu loài Bưởi bung ít gân (Mac-

clurodendron oligophlebia (Merr.) Hartl.) ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội,31(4S): 136-140.

8. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.9. Đỗ Tất Lợi (1985), Cây tinh dầu Việt Nam, Nxb Y học, TP Hồ Chí Minh.10. Trần Đình Lý và cộng sự (1993), 1900 loài cây có ích, Nxb Thế Giới, Hà Nội.11. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Huy Thái và Ninh

Khắc Bản (2001), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.12. Nguyễn Thanh Nhàn, Phạm Hồng Ban, Nguyễn Nghĩa Thìn, Đỗ Ngọc Đài, 2014, Đa dạng thực vật đai cao Vườn

quốc gia Pù Mát, Nghệ An, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 26(4SA): 184-188.13. Trần Đình Thắng, Đỗ Ngọc Đài, Phạm Quốc Long, Châu Văn Minh (2014), Tinh dầu của một số loài trong họ Na

(Annonaceae Juss.) ở Việt Nam, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 280 trang (ISBN: 978-604-913-221-6).14. The IUCN species survival Comission (2014), Red List of Threatened species TM 2014 International Union for the

Conservation of Nature and Nature Resources, (www.iucnredlist.org).15. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.16. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.