2
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2015 [30] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mú từn là cây cận đặc hữu ở Việt Nam, mới thấy ở Việt Nam và Inđônêxia (Sumatra). Loài này từ lâu đã được nhân dân miền núi sử dụng để làm thuốc, tuy nhiên về tên khoa học từ trước đến nay chưa được định danh. Trong quá trình nghiên cứu về loài này ở huyện Quế Phong và quá trình thu thập mẫu vật ở các địa điểm của các xã: Châu Kim, Thông Thụ, Mường Nọc, Châu Thôn, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn, chúng tôi đã phân tích và định loại được tên khoa học của Mú từn là: Rourea oligophlebia Merr. thuộc họ Dây khế (Connariaceae) còn có tên khác là lửa ít gân. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu thực vật được thu thập ở các tuyến điều tra của các xã: Đồng Văn, Thông Thụ, Châu Kim, Châu Thôn, Tri Lễ, Mường Nọc, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Nậm Nhóng, Cắm Muộn thuộc huyện Quế Phong. Mẫu vật được thu thập theo phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997); định loại bằng hình thái so sánh dựa vào các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2000) và ở các bảo tàng mẫu thực vật trên thế giới. Điều tra về giá trị sử dụng theo phương pháp có sự tham gia của người dân (PRA: Participatory Rural Apraisal). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm hình thái Từ phân tích các đặc điểm của các mẫu vật nghiên cứu ở các xã thuộc huyện Quế Phong, so sánh với mẫu chuẩn lưu ở Bảo tàng mẫu của Đại học Michegan (Mỹ) thu ngày 27/5/1932, xác định tên khoa học của Mú từn là: Rourea oligophlebia Merr. Với các đặc điểm chính: Dây leo thân gỗ dài 5-25m. Cành non có nhiều lông mềm, cao 0,5-1mm. Lá kép, có 7-19 lá phụ phiến xoan, mọc gần đối, cỡ 4-10 x 2-5 cm, chóp lá tà, mũi lõm, đáy bất xứng. Mặt dưới có nhiều lông, gân phụ 3-4 cặp ( H.1). Hoa mọc ở nách lá, cụm hoa cao 2-7cm, ít hoa; DẪN LIỆU VỀ CÂY MÚ TỪN PHÂN BỐ Ở NGHỆ AN n PGS. TS. Phạm Hồng Ban - Đại học Vinh TS. Đỗ Ngọc Đài - Đại học Kinh tế Nghệ An H.1: Cành mang hoa H.2: Búp hoa

DẪN LIỆU VỀ CÂY MÚ TỪN - ngheandost.gov.vn NCTD_02.pdf · Mú từn là cây cận đặc hữu ở Việt Nam, mới thấy ở Việt Nam và Inđônêxia (Sumatra). Loài

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DẪN LIỆU VỀ CÂY MÚ TỪN - ngheandost.gov.vn NCTD_02.pdf · Mú từn là cây cận đặc hữu ở Việt Nam, mới thấy ở Việt Nam và Inđônêxia (Sumatra). Loài

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2015 [30]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

I. ĐẶT VẤN ĐỀMú từn là cây cận đặc hữu ở Việt Nam, mới thấy ở

Việt Nam và Inđônêxia (Sumatra). Loài này từ lâu đãđược nhân dân miền núi sử dụng để làm thuốc, tuynhiên về tên khoa học từ trước đến nay chưa được địnhdanh. Trong quá trình nghiên cứu về loài này ở huyệnQuế Phong và quá trình thu thập mẫu vật ở các địa điểmcủa các xã: Châu Kim, Thông Thụ, Mường Nọc, ChâuThôn, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Tri Lễ, Nậm Nhoóng,Cắm Muộn, chúng tôi đã phân tích và định loại đượctên khoa học của Mú từn là: Rourea oligophlebia Merr.thuộc họ Dây khế (Connariaceae) còn có tên khác làlửa ít gân.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUMẫu thực vật được thu thập ở các tuyến điều tra của

các xã: Đồng Văn, Thông Thụ, Châu Kim, Châu Thôn,Tri Lễ, Mường Nọc, Hạnh Dịch, Nậm Giải, NậmNhóng, Cắm Muộn thuộc huyện Quế Phong. Mẫu vậtđược thu thập theo phương pháp nghiên cứu củaNguyễn Nghĩa Thìn (1997); định loại bằng hình thái sosánh dựa vào các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2000)và ở các bảo tàng mẫu thực vật trên thế giới.

Điều tra về giá trị sử dụng theo phương pháp có sựtham gia của người dân (PRA: Participatory RuralApraisal).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm hình tháiTừ phân tích các đặc điểm của các mẫu vật nghiên

cứu ở các xã thuộc huyện Quế Phong, so sánh với mẫuchuẩn lưu ở Bảo tàng mẫu của Đại học Michegan (Mỹ)thu ngày 27/5/1932, xác định tên khoa học của Mú từnlà: Rourea oligophlebia Merr. Với các đặc điểm chính:Dây leo thân gỗ dài 5-25m. Cành non có nhiều lôngmềm, cao 0,5-1mm. Lá kép, có 7-19 lá phụ phiến xoan,mọc gần đối, cỡ 4-10 x 2-5 cm, chóp lá tà, mũi lõm,đáy bất xứng. Mặt dưới có nhiều lông, gân phụ 3-4 cặp( H.1). Hoa mọc ở nách lá, cụm hoa cao 2-7cm, ít hoa;

DẪN LIỆU VỀ CÂY MÚ TỪNPHÂN BỐ Ở NGHỆ AN

n PGS. TS. Phạm Hồng Ban - Đại học VinhTS. Đỗ Ngọc Đài - Đại học Kinh tế Nghệ An

H.1: Cành mang hoa

H.2: Búp hoa

Page 2: DẪN LIỆU VỀ CÂY MÚ TỪN - ngheandost.gov.vn NCTD_02.pdf · Mú từn là cây cận đặc hữu ở Việt Nam, mới thấy ở Việt Nam và Inđônêxia (Sumatra). Loài

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2015 [31]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

làm cho lợn phá chuồng chạy rông. Ngoài ra, rễ Mú từndùng để chữa trị chấn thương (gãy xương), kháng sinh,cầm máu, xoa bóp...

5. Giá trị bảo tồnLoài này hiện nay đang bị khai thác một cách ồ

ạt (chỗ nào có là khai thác tận thu thân và rễ) nênsố lượng quần thể chỉ còn tồn tại rải rác ở một vàiđiểm của các xã được điều tra. Do vậy, cần có chínhsách hợp lý để bảo tồn, khai thác và phát triển mộtcách hợp lý. Ngoài ra, cần có kế hoạch nhân nuôiđể trồng làm nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngànhdược.

IV. KẾT LUẬNTừ những kết quả điều tra thực địa trong các đợt

nghiên cứu đã xác định được tên khoa học của Mú từnlà Rourea oligophlebia Merr. thuộc họ Dây khế (Con-nariaceae).

Loài này phân bố chủ yếu dưới tán rừng ở các xã như:Châu Kim, Mường Nọc, Hạnh Dịch, Châu Thôn, Tri Lễ,Nậm Giải, Nậm Nhóng, Cắm Muộn và Thông Thụ (QuếPhong); Quang Phong (Quỳ Châu).

Mú từn được sử dụng làm thuốc như chữa đau lưng,chấn thương, cầm máu, thuốc kích thích và trángdương... đang bị khai thác nhiều nên cần có chính sáchhợp lý để bảo tồn và phát triển bền vững./.

cuống mang hoa cỡ 3-8mm; mặt ngoài của láđài nhiều lông; cánh hoa màu phớt hồngkhoảng 5mm, nhị 10 thành 2 cặp đính ở đáytrên cánh hoa; noãn có lông (H.1, H.2). Quảhình bầu dục, khi chín màu đỏ, không lông, dài2-3 cm. Hạt có áo hạt (H.3).

2. Sinh học và sinh tháiCây ra hoa tháng 2-5, có quả tháng 4-6.

Mọc rải rác ở dưới tán rừng thứ sinh ở độ cao100-700m.

Mú từn sống trong môi trường ánh sáng tánxạ nên thành phần loài tham gia cấu thành nênchủ yếu thuộc các họ: Cluisiaceae, Euphor-biaceae, Meliaceae, Fagaceae, Fabaceae,Sapindaceae… Khi điều kiện độ ẩm cao, đượcche bóng nhiều thì khả năng tái sinh của câycon khá lớn với 1 cây/m2 ở khu vực nghiêncứu.

3. Phân bốTuyên Quang, Thái Nguyên, Nghệ An (Quế

Phong: Châu Kim, Mường Nọc, Hạnh Dịch,Châu Thôn, Tri Lễ, Nậm Giải, Nậm Nhóng,Cắm Muộn và Thông Thụ; Quỳ Châu: QuangPhong), Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Còn có ởInđônêxia (Sumatra).

4. Giá trị sử dụng Hiện nay, trong các tài liệu ở Việt Nam và

nước ngoài, giá trị sử dụng của loài này chưađược đề cập đến. Trong quá trình thu thập mẫuvà phỏng vấn người dân sử dụng cho thấythân, rễ phơi trong mát ngâm rượu uống(H.5). 1 lạng rễ cây Mú từn sau khi phơi khôđem ngâm với 5 lít rượu và uống khoảng65ml tối đa cho mỗi lần uống là rất tốt, tức làtương đương với 1-3 chén rượu loại nhỏ, sẽtăng khả năng ham muốn tình dục, tuy nhiênnếu liều lượng quá cao trên 65ml liên tụctrong nhiều ngày thì dẫn đến liệt dương vìtrong rễ cây Mú từn có chứa kháng sinh.Chính vì vậy, tại sao người dân Thái gọi làcây Mú từn: Mú là lợn, Từn là điên có nghĩalà uống nhiều sẽ kích thích hưng phấn quá độ

H3. Hạt nảy mầm

Tài liệu tham khảo

1. R. van Crevel (1958), Flora Malesiana, vol. 5: p. 5112. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.3. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội.4. http://plants.jstor.org/stable/history/10.5555/al.ap.specimen.mich1192161.