8
Nàng lượng tái tạo và công nghệ Internet xếp đặt lại thế giới ế NHÀ XUẤT BẢN j^ ị j LAO ĐỘNG - XÂ HỘI

AB315: Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III - Jeremy Rifkin

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hai cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mang đến những tiến bộ vượt bậc và vĩ đại trong lịch sử nhân loại bằng việc sử dụng động cơ hơi nước, động cơ đốt trong và sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu mỏ, hoá chất, thép và điện lực. Nhưng thực tế, nhân loại và mọi nền kinh tế đang quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng có hạn và đang suy tàn ở mức báo dộng của Trái Đất. Từ việc khai thác vô tội vạ những nguồn tài nguyên của môi trường, đến việc sản xuất hàng hoá hay những hành dộng đơn giản như ăn uống và hấp thụ đêề góp phần tạo ra sự phát thải CO2 và những loại khí cùng chất thải gây ô nhiễm - với số lượng ngày một gia tăng gây nên hiện trạng quá tải cho việc tái tạo của bầu sinh quyển. Cuốn ""Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III"" này sẽ cung cấp cho chúng ta những phân tích về thực trạng hiện nay của môi trường cũng như sự tồn vong của trái đất. Thông quá đó, chúng ta sẽ biết được vai trò tất yếu của việc phát dộng một cuộc cách mạng mới.

Citation preview

Page 1: AB315: Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III - Jeremy Rifkin

Nàng lượng tái tạo và công nghệ Internet xếp đặt lại thế giới

ọếNHÀ XUẤT BẢN

j ^ ị j LAO Đ ỘNG - XÂ HỘI

Page 2: AB315: Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III - Jeremy Rifkin

Mục lục

Giới th iệu. Thủ đô W a shingto n. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

PHẦN ICUỘC CÁCH M Ạ NG CÔNG NGHIỆP LẦN III

Chương 1 . Cuộc khủng hoảng kinh tế thực sựm à m ọi người đều bỏ q u a . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

Chương 2 . M ộ t diẻn giải m ớ i. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65

Chương 3 . Biến lý th u y ế t thành thực t ế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 141

PHẦN II ĐIỆN NGANG HÀNG

Chương 4 , Chủ nghĩa tư bản phân p h ố i. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 204

Chương 5 , Đằng sau, trái và p h ả i. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 267

Chương Ó , Từ toàn cầu hóa đến châu lục h ó a . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 311

PHẦN III KỶ NGUYÊN HỢP TÁC

Chương 7 . Adam Smith nghỉ h ư u . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 370

Chương 8 . Cải cách lớp học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 423

Chương 9 . Biến đổi từ thời đại công nghiệp sangthời đại hợp t á c . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 481

Page 3: AB315: Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III - Jeremy Rifkin

J Í ■ ■ ~ Tp

PHÂN I

CUỘC CÁCH MẠNG ■ ■

CÔNG NGHIỆP LẦN III■

ti f

Page 4: AB315: Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III - Jeremy Rifkin

CHƯƠNG 1

CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TÉ THỰC Sự MÀ MỌI NGƯỜI 0ÊU Bỏ QUA

L ú c đó là 5 giờ sáng; tôi đang tập chạy bộ trên máy, thỉnh thoảng dỏng tai nghe bản tin sớm trên truyền hình. Một phóng viên nói sôi nổi vể một phong trào chính trị mới tự nhận là “Tiệc trà”. Tôi ra khỏi máy tập, không chắc mình đã nghe chính xác. Màn hình chiếu cảnh nhiều người Mỹ trung niên giận dữ đang giương cao những lá cờ vàng mang dòng chữ “Đừng chà đạp tôi” minh họa bởi biểu tượng con rắn đang khoanh tròn. Những người khác đang giơ những bảng hiệu về phía máy quay với dòng chữ “Không đánh thuế nếu không có đại diện” “Đóng cửa các biên giới” và “Biến đổi khí hậu là trò lừa đảo”. Giữa những tiếng hô hào, người phóng viên đang nói gì đó về một phong trào cấp cơ sở tự phát đang lan nhanh ở các bang trung tâm, phản đối việc chính phủ can thiệp quá mức tại thủ

Page 5: AB315: Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III - Jeremy Rifkin

Cuộc khùng hoảng kinh tế ... II 23

đô W ashington và những chính trị gia theo trường phái tự do chỉ quan tâm đến việc làm giàu và bỏ mặc cử tri. Tôi không thể tin vào những gì mình đang xem. N hư thể chứng kiến m ột phiên bản đảo ngược trái khoáy của m ột thứ tôi đã tổ chức gần 40 năm trước. Liệu đây có phải m ột trò đùa ác nghiệt của thuyết nhân quả?

PHONG TRÀO TIỆC DẦU BOSTON NĂM 1973Ngày 16/12/1973. Tuyết bắt đầu rơi ngay sau

khi mặt trời mọc. Tôi cảm thấy gió lạnh thổi vào mặt khi tiến về hội trường Faneuil Hall ở trung tâm Boston, nơi những người có tư tưởng cấp tiến như Sam Adams và Joseph Warren đã lên án chính sách đô hộ của vua George đệ tam và những tập đoàn tay sai mà trong đó tai tiếng và bị căm ghét nhất là công tỵ British East India.

Thành phố đã bị thiếu hụt năng lượng nhiều tuần. Giao thông thường ngày nhộn nhịp và tắc nghẽn đã trở nên thưa thớt trong vài ngày nay, chủ yếu là do nhiều trạm xăng đã hết nhiên liệu. Ở một vài trạm còn hoạt động; người lái xe đang xếp hàng dài và đợi hàng tiếng đồng hồ để đổ xăng. Những người may mắn mua được xăng đều choáng váng với mức giá cao. Giá xăng đã tăng gấp đôi chỉ trong vài tuần, gây nên sự hoảng hốt ở m ột đất nước mà đến thời điểm đó là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Page 6: AB315: Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III - Jeremy Rifkin

Phản ứng của dư luận là dễ hiểu vì chính nhờ lượng dự trữ dầu mỏ lớn của Mỹ và khả năng sản xuất hàng loạt xe hơi giá rẻ cho những người thích xê dịch đã khiến cho nước này đạt tới những đỉnh cao và trở thành siêu cường quốc hàng đầu trong thế kỷ XX.

Lòng tự hào dân tộc của người dân Mỹ bị một cú đấm bất ngờ. Chỉ hai tháng trước đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ban hành lệnh cấm vận đối với nước Mỹ để trả đũa quyết định của Washington tái cung cấp vũ khí cho chính quyển Israel trong cuộc chiến Yom Kippur. “Cú sốc dầu mỏ” tác động nhanh chóng đến toàn thế giới. Đến tháng 12, giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng từ 3 đô-la một thùng lên 11,65 đô-la. Tiếp theo là hoảng loạn tại phố Wall và khu phố chính.

Dấu hiệu đầu tiên và rõ rệt nhất của thực tế mới là ở các trạm xăng xung quanh. Nhiều người Mỹ tin rằng những công ty dầu khổng lồ đã lợi dụng tình hình bằng cách đầu cơ kích giá lên để thu lợi nhuận bất ngờ. Những người đi ô tô tại Boston và khắp cả nước nhanh chóng trở nên giận dữ. Đây chính là tiền đề cho vụ lộn xộn xảy ra tại bến cảng Boston vào ngày 16/12/1973.

Sự kiện nàỵ đánh dấu kỷ niệm 200 năm cuộc biểu tình nổi tiếng Tiệc trà Boston, một sự kiện có ảnh hưởng lớn tạo nên dư luận phản đối nhà cầm quyền Anh. Bất bình về một sắc thuế mới đánh vào

24 II cuộc C Á C H M Ạ N G C Ô N G N G H I Ệ P LẨN III

Page 7: AB315: Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III - Jeremy Rifkin

Cuộc khủng hoảng kinh tế... II 25

chè và các sản phẩm khác xuất khẩu đến thuộc địa Mỹ từ nước mẹ, Sam Adams đã kêu gọi một nhóm người phản đối, một số trong đó đã đổ những thùng chè xuống cảng Boston. “Không đánh thuế nếu không có đại diện” nhanh chóng trở thành khẩu hiệu chung của những người cấp tiến. Hành động đầu tiên công khai chống lại sự thống trị của nước Anh này đã dẫn đến một loạt các phản ứng qua lại từ nhà cầm quyền và 13 thuộc địa mới nổi dậy, kết thúc bởi Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 và cuộc Chiến tranh Cách mạng.

Trong những tuần trước ngày kỷ niệm, làn sóng bất bình với các công ty dầu lửa khổng lổ ngày một lên cao. Nhiều người Mỹ tức giận với điều họ cho là sự lừa gạt về giá phi lý bởi các công tỵ toàn cầu nhẫn tâm đang đe dọa phá hoại thứ mà người Mỹ đã xem như một quyền lợi cơ bản đáng quý trọng như tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp - quyển được sử dụng dầu và giao thông giá rẻ.

Khi đó tôi 28 tuổi, là một nhà hoạt động xã hội trẻ gắn liền với phong trào quyền dân sự và phản đối chiến tranh Việt Nam những năm 1960. Một năm trước đó, tôi đã thành lập một tổ chức quốc gia mang tên ủ y ban Hai trăm năm của Nhân dân với hy vọng là một lựa chọn tiến bộ thay thế cho ủ y ban Hai trăm năm Hoa Kỳ được thành lập bởi chính quyền Nixon để kỷ niệm các sự kiện lịch sử dẫn đến việc ký kết bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776.

Page 8: AB315: Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần III - Jeremy Rifkin

Hai cuộc cách m ạng công nghiệp đầu tiên đã m ang đến những tiến bộ vượt bậc và v ĩ đại trong lịch sử nhân loại bằng việc sử dụng động cơ hơi nước, động cơ đốt trong và sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu mỏ, hóa chất, thép và điện lực. Nhưng thực tế, nhân loại và mọi nền kinh tế đang quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng có hạn và đang suy tàn ở mức báo động của Trái đất. Từ việc khai thác vô tội vạ những nguồn tà i nguyên của môi trường, đến việc sản xuất hàng hóa hay những hành động đơn giản như ăn uống và hấp thụ đều góp phần tạo ra sự phát thải CO2 và những loại khí cùng chất thải gây ô nhiễm - với số lượng ngày m ột tăng gây nên hiện trạng quá tả i cho việc tái tạo của bầu sinh quyển.

Cuốn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III này sẽ cung cấp cho chúng ta những phân tích về thực trạng hiện nay của môi trường cũng như những tác động của nó đến cuộc sống của con người và sự tồn vong của Trái đất. Thông qua đó, chúng ta sẽ biết được vai trò tấ t yếu của việc phát động m ột cuộc cách m ạng mới. M ột cuộc cách m ạng trong đó, mọi người đều có thể tự tạo ra những nhà m áy phát điện mini tạ i nhà hoặc tạ i cơ quan bằng việc sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo - từ những nguồn năng lượng thiên nhiên vô hạn như nước, gió, và m ặt t rờ i. . . Tận dụng công nghệ hydro và Internet để lưu trữ, chia sẻ và phân phát năng lượng m ột cách rộng rãi đồng thời thay đổi các loại phương tiện hiện tạ i thành phương tiện sử dụng pin nhiên liệu có thể m ua và bán điện thông qua m ột lưới điện thông m inh. Tấ t cả sẽ tạo nên m ột cuộc cách m ạng công nghiệp lần thứ III - m ột hành trình năng lượng xanh.