35
Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật hàng không CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THAM CHIẾU: AESC-VAR-TM

Aesc Training Program v Rev01

Embed Size (px)

DESCRIPTION

MRO Training program

Citation preview

Page 1: Aesc Training Program v Rev01

Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật hàng không

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

THAM CHIẾU: AESC-VAR-TM

Page 2: Aesc Training Program v Rev01

Số kiểm soát: …

Page 3: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GHI CHÉP SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số Sửa đổi

Ngày sửa đổi Ngày phát hành

Ngày thay trang sửa

đổi

Người thay trang sửa

đổi

Chữ ký

Revision 00 12/2008

Revision 01 5/2014

AESC/VAR/TM 2 SĐ: 01, 5/2014

Page 4: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

DANH MỤC CÁC TRANG HIỆU LỰC (LOEP)

Part Page Rev. No. Date Part Page Rev. No. Date

ROR 2 01 5/2014LOEP 3 01 5/2014Phân bố tài liệu

4 01 5/2014

TOC 5 01 5/2014Giới thiệu 6 01 5/2014Phần 1 7 01 5/2014

8 01 5/2014Phần 2 10 01 5/2014

11 01 5/2014Phần 3 12 01 5/2014Phần 4 13 01 5/2014

14 01 5/201415 01 5/201416 01 5/2014

Phần 5 17 01 5/2014Phần 6 18 01 5/2014Phần 7 19 01 5/2014Phụ lục 1 20 01 5/2014Phụ lục 2 21 01 5/2014

Phê duyệt của Giám đốc

Ký:……………………….…………….

Ngày ……. tháng …….. năm ……….

Cục HKVN phê chuẩn

Quyết định No: …………………..

Ngày: …… tháng ……. năm …….

AESC/VAR/TM 3 SĐ: 01, 5/2014

Page 5: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

DANH MỤC PHÂN BỔ TÀI LIỆU

Số kiểm soát Nơi nhận

Bản mềm dạng pdf Thư viện điện tử

Bản in 1 Phòng Đào tạo

Bản in 2 Phân Xưởng 2

Bản mềm Phòng TCATB, Cục HKVN

Bản mềm dạng Word Phòng Đào tạo

MỤC LỤC (TOC)

AESC/VAR/TM 4 SĐ: 01, 5/2014

Page 6: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TrangGhi chép sửa đổi tài liệu (ROR) ….……………………………………………………………………………...

2

Danh mục các trang hiệu lực (LOEP) ………………………………………………………………………….

3

Phân bố tài liệu …………………………………………………………………………………………………

4

Mục lục (TOC) …………………………………………………………………………………………………...

5

Giới thiệu ….……………………………………………………………………………………………………

6

Phần 1- Cơ sở …….…………………………………………………………………………………………….

7

Phần 2 - Đánh giá nhu cầu đào tạo …………………………………………………………………………….

10

Phần 3 - Xác định khóa học ……..…………………………………………………………………………….

12

Phần 4 - Lựa chọn phương pháp và cơ sở đào tạo ……………..……………………………………………..

13

Phần 5 - Hồ sơ đào tạo ………………………………………………………………………………………….

17

Phần 6 - Đánh giá hiệu quả đào tạo ………………….………………………………………………………..

18

Phần 7 - Quy trình sửa đổi ...…………………………………………………………………………………….

19

Phụ lục 1 ……………………….………………………………………………………………………………..

20

Phụ lục 2 ………………………………………………………………………………………………………...

21

AESC/VAR/TM 5 SĐ: 01, 5/2014

Page 7: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

AESC/VAR/TM 6 SĐ: 01, 5/2014

Page 8: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIỚI THIỆU

Chương trình đào tạo này bao gồm các chính sách và các quy trình mà Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật hàng không (AESC) sử dụng để xác định các nhu cầu và xây dựng các tiêu chuẩn, nội dung khóa học và kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên của Tổ chức bảo dưỡng thuộc AESC (sau đây gọi là “Tổ chức bảo dưỡng”), nhằm đáp ứng các quy định của Quy chế an toàn hàng không tại các Điều 5.095(h) và 7.383.

Chương trình được xây dựng nhằm mục đích đảm bảo mọi nhân viên của Tổ chức bảo dưỡng khi được phân công thực hiện các nội dung bảo dưỡng (bao gồm kiểm tra, sửa chữa, thay thế, đại tu, cải tiến, sau đây gọi chung là “bảo dưỡng”) thiết bị trong phạm vi được Cục HKVN phê chuẩn, đều có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện nhiệm vụ được phân công đạt tiêu chuẩn quy định. Chương trình này đưa ra các quy trình, dựa vào đó Tổ chức bảo dưỡng xác định các nhu cầu đào tạo cho đội ngũ nhân viên một cách có hệ thống, xây dựng đề cương khoá học, lựa chọn cơ sở đào tạo và phương pháp đào tạo, tổ chức đào tạo và lập hồ sơ đào tạo đã thực hiện, và đánh giá tính hiệu quả của chương trình đào tạo.

Tài liệu này được Phòng đào tạo kiểm soát và bổ sung, sửa đổi kịp thời, mỗi khi phạm vi công việc được phê chuẩn của Tổ chức bảo dưỡng có sự thay đổi, theo quy trình kiểm soát tài liệu nêu trong tài liệu Giải trình tổ chức bảo dưỡng (mục AESC-VAR-MOE 0.5) của AESC.

Tất cả các sửa đổi sẽ được trình Cục HKVN phê chuẩn trước khi áp dụng.

Chương trình đào tạo của Tổ chức bảo dưỡng bao gồm các phần chính sau đây:

1. Cơ sở

2. Đánh giá nhu cầu đào tạo của toàn bộ Tổ chức bảo dưỡng và từng cá nhân;

3. Quy trình xác định lĩnh vực đào tạo và/hoặc khoá đào tạo/bài học cho đội ngũ nhân viên;

4. Quy trình xác định nguồn và phương pháp đào tạo cho các lĩnh vực đào tạo, khoá đào tạo/bài học cho đội ngũ nhân viên;

5. Quy trình lập và lưu giữ hồ sơ đào tạo và phê chuẩn của đội ngũ nhân viên;

6 Quy trình đánh giá tính hiệu quả của chương trình đào tạo và những thay đổi cần áp dụng;

7. Quy trình sửa đổi;

8. Danh mục Mẫu và Phụ lục.

Trưởng phòng đào tạo là người chịu trách nhiệm đảm bảo để Tổ chức bảo dưỡng tuân thủ tất cả các phần của chương trình này.

Giám đốc là người có quyền quyết định chung về chương trình đào tạo của Tổ chức bảo dưỡng .

Tất cả mọi thay đổi của chương trình đều phải được Giám đốc phê duyệt.

AESC/VAR/TM 7 SĐ: 01, 5/2014

Page 9: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN 1- CƠ SỞ

1.1- Chính sách quản lý hoạt động đào tạo.

1.1.1- Mục đích

Mục đích của hoạt động đào tạo của Tổ chức bảo dưỡng là để cung cấp cho đội ngũ nhân viên của mình các kiến thức về thiết bị và kỹ năng thực hiện bảo dưỡng, được xác định một cách rõ ràng, chuyên biệt và đầy đủ. Hoạt động đào tạo sẽ bao gồm đào tạo lý thuyết và đào tạo thực hành, nhằm hoàn thiện kiến thức về cấu tạo của thiết bị được bảo dưỡng và hiểu biết về các tiêu chuẩn, quy trình nội bộ của Công ty, kỹ năng của đội ngũ nhân viên, để toàn bộ đội ngũ nhân viên có thể thực hiện các chức năng của mình một cách độc lập sau khi được đào tạo.

1.1.2- Yêu cầu

Đội ngũ nhân viên tham gia bảo dưỡng thiết bị, kiểm tra chất lượng (bao gồm nhân viên NDT), xác nhận bảo dưỡng, đánh giá chất lượng và điều hành xưởng phải qua đào tạo kiến thức được quy định trong Phụ lục 1 của Chương trình này. Sau khóa học lý thuyết, đội ngũ nhân viên nêu trên phải qua thực tập và thi hoặc đánh giá để được cấp ủy quyền thực hiện công việc.

1.1.3- Phạm vi

Chương trình đào tạo của Tổ chức bảo dưỡng bao gồm các yêu cầu tối thiểu về đào tạo cơ bản, đào tạo ban đầu, đào tạo chuyên biệt, đào tạo định kỳ và đào tạo khắc phục cho đội ngũ nhân viên của Tổ chức bảo dưỡng.

1.2- Cơ quan quản lý hoạt động đào tạo

1.2.1- Tổng quát

Phòng đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đào tạo của Tổ chức bảo dưỡng. Theo yêu cầu của Chương trình đào tạo này, Trưởng phòng đào tạo là người chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát việc thực hiện tất cả các loại hình đào tạo và thi sát hạch, và đảm bảo sự tuân thủ chương trình này.

Chương trình này được Phòng đào tạo xây dựng, Giám đốc phê duyệt, sau đó sẽ được trình Cục HKVN phê chuẩn để thực hiện.

Phòng Đảm bảo chất lượng-An toàn (ĐBCL-AT) giữ vai trò giám sát chất lượng độc lập.

Mọi sự sửa đổi của chương trình này đều phải được Cục HKVN phê chuẩn trước khi thực hiện.

Sơ đồ tổ chức quản lý đào tạo.

AESC/VAR/TM 8 SĐ: 01, 5/2014

Giám đốc (AM)

TM

Giáo viên

QA&SM

Page 10: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.2.2- Phân loại đội ngũ nhân viên

a. Đội ngũ quản lý:

. Giám đốc điều hành (Accountable Manager - AM);

. Trưởng Phòng kỹ thuật (Engineering Manager - EM);

. Trưởng phòng Đào tạo (Training Manager – TM);

. Trưởng Phòng Đảm bảo chất lượng-An toàn (Quality Assurance & Safety Manager – QA&SM);

b. Đội ngũ tác nghiệp:

. Chuyên viên đảm bảo chất lượng (Quality Assurance Engineer - QAE);

. Quản đốc phân xưởng (Shop Supervisor);

. Nhân viên kiểm tra/Xác nhận bảo dưỡng (Inspector/Certifying Staff);

. Nhân viên NDT;

. Nhân viên kiểm soát kho (Store Controller);

. Kỹ thuật viên bảo dưỡng (Component Technician).

1.2.3- Các loại hình đào tạo

Các loại hình đào tạo

Đào tạo ban đầu

Đào tạo ban đầu được thực hiện theo hình thức học tại lớp về pháp chế hàng không, các quy trình nội bộ, cấu tạo thiết bị, hướng dẫn bảo dưỡng, hệ thống hồ sơ bảo dưỡng, sử dụng dụng cụ, vận hành thiết bị, an toàn lao động, yếu tố con người trong bảo dưỡng, thực hành dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

Các nhân viên mới sẽ không được phép thực hiện công việc mới trước khi họ được đào tạo đầy đủ và được phê chuẩn cho phép thực hiện các công việc theo chức năng.

Đào tạo định kỳ

Toàn bộ đội ngũ nhân viên của Tổ chức bảo dưỡng sẽ được đào tạo định kỳ về Yếu tố con người và Pháp chế hàng không sau mỗi hai năm.

Nếu nhân viên nào đó không làm công việc của mình trong hai năm liên tiếp hoặc lâu hơn, thì nhân viên đó phải được đào tạo lại toàn bộ và phải qua kỳ kiểm tra theo các quy định của Chương trình này trước khi được phép trở lại công việc.

Đào tạo khắc phục

Các phân xưởng bảo dưỡng sẽ sử dụng loại hình đào tạo khắc phục để khắc phục các khiếm khuyết về kiến thức và kỹ năng mà nhân viên nào đó mắc phải, bằng cách cung cấp thông tin một cách nhanh nhất. Trong một số trường hợp, đào tạo khắc phục có thể là việc rà soát lại các quy trình bởi một người nào đó có kiến thức thích hợp, cùng với nhân viên cần được đào tạo khắc phục, thông qua thực tập (on-the-job training - OJT).

Đào tạo khắc phục phải được xây dựng để khắc phục đúng các khiếm khuyết về kỹ năng và kiến thức có biểu hiện, và có thể chỉ áp dụng cho một cá nhân. Thành công của đào tạo khắc phục cần phải chỉ ra được cho cá nhân điều gì đã xảy ra, tại sao điều đó xảy ra, và biện pháp phòng ngừa không để điều đó xảy ra trong tương lai. Đào tạo khắc phục có thể được đưa vào các yêu cầu về đào tạo ban đầu hoặc đào tạo định kỳ của xưởng.

AESC/VAR/TM 9 SĐ: 01, 5/2014

Page 11: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN 2- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO

2.1- Nhu cầu đào tạo chung của Tổ chức bảo dưỡng

Để đánh giá nhu cầu đào tạo chung của Tổ chức bảo dưỡng, TM và EM phải rà soát phạm vi phê chuẩn của các phân xưởng căn cứ Danh mục năng lực bảo dưỡng hiện hành; chức trách nhiệm vụ của từng cá nhân nêu trong tài liệu MOE của Tổ chức bảo dưỡng; chức năng và công việc của các kỹ thuật viên; các yêu cầu của khách hàng, phạm vi công việc dự kiến trong tương lai; kinh nghiệm hiện tại của đội ngũ nhân viên.

Căn cứ kết quả đánh giá nhu cầu chung của Tổ chức bảo dưỡng, Tổ chức bảo dưỡng đã xây dựng được tiêu chuẩn tối thiểu về kỹ năng và kiến thức cho từng chức danh và vị trí công tác (xem Phụ lục 2).

Các nhân viên sau đó sẽ được đánh giá căn cứ theo các tiêu chuẩn đã được xác lập cho vị trí và các nhiệm vụ được phân công.

Nếu xác định được là nhân viên không có đủ năng lực để thực hiện công việc bảo dưỡng, thì hoạt động đào tạo thích hợp sẽ được tổ chức.

Lĩnh vực đào tạo, các khóa học riêng lẻ, giáo viên hướng dẫn được xác lập hoặc phê chuẩn theo các quy định trong Phần 3.

Tổ chức bảo dưỡng sẽ thường xuyên đánh giá nhu cầu đào tạo chung của mình, đồng thời sẽ sửa đổi Chương trình đào tạo khi:

• Tổ chức bảo dưỡng nhận thấy có nhu cầu đào tạo bổ sung;

• Có sự thay đổi trong phạm vi phê chuẩn, cơ sở nhà xưởng, trang thiết bị, hoặc phạm vi công việc yêu cầu các khóa học, lĩnh vực đào tạo bổ sung.

a. Xác định nhu cầu đào tạo

Tổ chức bảo dưỡng có thể xác định nhu cầu đào tạo bổ sung thông qua:

• Đánh giá nhu cầu nêu trong Chương trình này;

• Khuyến cáo từ hoạt động giám sát của Cục HKVN hoặc tổ chức bên ngoài;

• Các cuộc đánh giá chất lượng nội bộ;

• Thông tin phản hồi từ đội ngũ nhân viên;

• Kết quả đánh giá chất lượng liên quan đến yếu tố con người trong bảo dưỡng.

QAE chịu trách nhiệm thường xuyên rà soát kết quả và báo cáo về nhu cầu đào tạo bổ sung.

b. Các thay đổi trong phạm vi công việc của Tổ chức bảo dưỡng

Mỗi khi có kế hoạch thay đổi về cơ sở nhà xưởng, trang thiết bị, hoặc phạm vi công việc nêu trong Danh mục năng lực, Tổ chức bảo dưỡng sẽ tiến hành rà soát Chương trình đào tạo hiện hành của mình.

Nhu cầu đào tạo bổ sung sẽ dựa trên sự phân tích công việc mới sẽ phải thực hiện, năng lực của đội ngũ nhân viên, và khả năng tự đào tạo của Tổ chức bảo dưỡng.

Các thay đổi thích hợp sẽ được thực hiện đối với các lĩnh vực đào tạo ban đầu và đào tạo định kỳ, bao gồm cả các khóa học đã có sẵn, hoặc bổ sung thêm các khóa học mới, các vị trí, các cá nhân cần được đào tạo, và khi nào thì các nhu cầu phải được thực hiện và hoàn thành.

c. Rà soát chương trình đào tạo hàng năm

Việc rà soát hàng năm sẽ xác định được xem Tổ chức bảo dưỡng có những thay đổi nào có khả năng ảnh hưởng đến đào tạo và sẽ phân tích tính hiệu quả của hoạt động đào tạo. Như một

AESC/VAR/TM 10 SĐ: 01, 5/2014

Page 12: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

phần của việc rà soát hàng năm này, vào cuối năm, TM sẽ phân tích các vị trí công tác và các nhiệm vụ được phân công, mức kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên và phương pháp thực hiện các khóa học, các kỹ thuật đào tạo mới, hoặc những khóa học có sẵn trên thị trường. TM sẽ đưa ra thay đổi theo yêu cầu để đảm bảo đội ngũ nhân viên có khả năng thực hiện các nhiệm vụ được phân công phù hợp với các quy trình nêu trong tài liệu này.

2.2- Đánh giá nhu cầu đào tạo của từng nhân viên

Tổ chức bảo dưỡng đã xác lập được yêu cầu về kỹ năng và trình độ đào tạo cho mỗi vị trí công việc (nêu trong tài liệu MOE) dựa trên các chức năng kỹ thuật và các nhiệm vụ. Ngoài ra, Tổ chức bảo dưỡng cũng đã xác lập các phương pháp đánh giá các cá nhân để xác định những kiến thức, kỹ năng, hoặc khóa học nào giúp tạo lập năng lực để hoàn thành tốt công việc.

Khi Tổ chức bảo dưỡng thuê nhân viên mới hoặc điều chuyển sang vị trí công việc mới, quản đốc phân xưởng sẽ đánh giá năng lực và trình độ của cá nhân so với các yêu cầu cho các nhiệm vụ hoặc chức năng được phân công. Quản đốc và TM sẽ xác định cần đào tạo gì và đảm bảo hồ sơ đào tạo của cá nhân được cập nhật để phản ánh sự đánh giá và các yêu cầu đào tạo. Quản đốc cũng sẽ làm việc với TM để đảm bảo cá nhân sẽ được đào tạo theo nhu cầu trong khung thời gian phù hợp.

AESC/VAR/TM 11 SĐ: 01, 5/2014

Page 13: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN 3- XÁC ĐỊNH KHÓA HỌC

TM sẽ đề xuất và rà soát các lĩnh vực đào tạo, khóa học, và/hoặc bài học dựa trên các kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo.

3.1- Lĩnh vực đào tạo

Lĩnh vực đào tạo sẽ được nghiên cứu để xác định toàn bộ phạm vi đào tạo hiện có cho một lĩnh vực rộng về kiến thức và các yêu cầu về kỹ năng. Nó sẽ bao gồm số lượng và các mức thích hợp về các khóa học hoặc bài học để hoàn thành chủ đề xác định. Các lĩnh vực đào tạo sẽ xác định các yêu cầu ban đầu và định kỳ cho các khóa học và bài học liên quan.

Đào tạo ban đầu sẽ được cung cấp cho nhân viên sau khi gia nhập Tổ chức bảo dưỡng.

Đào tạo định kỳ là các thông tin hỗ trợ, mở rộng, hoặc hoàn thiện lĩnh vực đào tạo, khóa học/bài học của đào tạo ban đầu, hoặc các yêu cầu khác.

Đào tạo khắc phục sẽ được áp dụng để đảm bảo một nhân viên nào đó có biểu hiện thiếu hiểu biết sẽ được cung cấp thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ bảo dưỡng đạt tiêu chuẩn quy định.

3.2- Thông tin cần ghi lại về khóa học

Tất cả các khóa học/bài học phải được ghi lại bằng cách xây dựng đầy đủ các thông tin sau để nắm bắt được kiến thức hoặc kỹ năng yêu cầu.

• Tên khóa học/bài học;

• Số giờ hoặc kết quả cần cho mỗi chủ đề hoặc bài học;

• Tài liệu về đào tạo, bao gồm thông báo (handout), các quy chế, hướng dẫn, dụng cụ, hoặc thiết bị sử dụng;

• Nguồn đào tạo;

• Phương pháp đào tạo;

• Giáo viên;

• Các thông tin hỗ trợ khác.

3.3- Thông tin chi tiết về khóa học

Thông tin về khóa học và bài học từ các nguồn bên ngoài sẽ được đánh giá để đảm bảo có đủ thông tin để xác định khả năng truyền đạt thông tin mà việc đánh giá nhu cầu của Tổ chức bảo dưỡng đặt ra cho cả Tổ chức và từng nhân viên cụ thể.

(Xem Phụ lục 2 của tài liệu này để biết chi tiết về các khóa đào tạo ban đầu cho đội ngũ nhân viên các mức và các loại khác nhau)

AESC/VAR/TM 12 SĐ: 01, 5/2014

Page 14: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN 4. LỰA CHỌN CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

Căn cứ thông tin xây dựng trong giai đoạn xác định khóa học, Tổ chức bảo dưỡng sẽ đánh giá các phương pháp, nguồn, và giáo viên đào tạo để xác định xem kiến thức hoặc kỹ năng phải truyền đạt cho đội ngũ nhân viên có phù hợp và cần thiết không.

4.1- Các phương pháp đào tạo

Các tài liệu sẽ được giới thiệu, trình độ nhân viên được đào tạo, các phương pháp thay thế có thể có sẽ được sử dụng để xác lập phương pháp đào tạo cho các lĩnh vực đào tạo và/hoặc các khóa học, bài học. Tổ chức bảo dưỡng sử dụng các phương pháp khác nhau để đào tạo đội ngũ nhân viên của mình.

Các phương pháp đó bao gồm:

• Đào tạo tại lớp;

• Thực tập (OJT);

• Tự học;

• Các khóa học bên ngoài.

Tổ chức bảo dưỡng sẽ sử dụng tất cả các nguồn lực có thể có để thực hiện hoạt động đào tạo một cách phù hợp. Nhiều lĩnh vực học, khóa học và bài học sẽ được cung cấp bởi các phương pháp khác nhau. Tất cả các phương pháp đều có quy trình xác định lượng thông tin cần được truyền đạt. Một cách tổng quát, điều này được hoàn thành bằng thực hiện thông tin nêu tại Phần 3 tài liệu này. Tuy nhiên, hiệu lực của từng phương pháp cụ thể có thể được xác lập bởi việc đánh giá năng lực của nhân viên.

4.2- Các nguồn đào tạo

a. Có nhiều nguồn đào tạo khác nhau, và Tổ chức bảo dưỡng sẽ xây dựng quy trình lựa chọn nguồn đáp ứng các yêu cầu đào tạo của mình.

b. Một số nguồn đào tạo được liệt kê dưới đây:

(1) Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM). Các OEM có thể cung cấp thông tin liên quan đến bảo dưỡng hoặc cải tiến các sản phẩm do họ sản xuất bằng hướng dẫn trên lớp, OJT, học từ xa, hoặc giáo trình điện tử (CBT). Các giáo viên của OEM có thể được mời đến Tổ chức bảo dưỡng để thực hiện đào tạo tại chỗ hoặc cung cấp thông tin thông qua hội thảo, hoặc hướng dẫn tại địa điểm khác. Đào tạo tại chỗ của OEM đem lại cho AESC cơ hội giảm thiểu chi phí đào tạo hoặc chia sẻ chi phí đào tạo với các tổ chức bảo dưỡng khác. Nếu AESC chọn khóa đào tạo của OEM, thì cần phải đảm bảo là đội ngũ nhân viên đã được đào tạo sơ bộ và/hoặc có kinh nghiệm để khóa học đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, AESC sẽ kiểm tra lĩnh vực học, chủ đề khóa học, tài liệu, tất cả các giáo viên do OEM cử đến về sự phù hợp với các tiêu chuẩn của Tổ chức bảo dưỡng.

(2) Tổ chức huấn luyện hàng không (ATO). Các ATO được Cục HKVN phê chuẩn hoặc công nhận có thể là nguồn đào tạo hiệu quả cho Tổ chức bảo dưỡng, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng cơ bản. Việc đào tạo có thể được bổ sung bởi thông tin áp dụng riêng cho các nhiệm vụ và trang thiết bị của các phân xưởng bảo dưỡng.

(3) Các tổ chức bảo dưỡng khác. Các tổ chức bảo dưỡng khác có thể có các khóa đào tạo mà họ có thể cung cấp cho các tổ chức khác bằng hợp đồng.

(4) Các cơ quan Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước có thể cung cấp đào tạo về vệ sinh lao động và an toàn (Occupational Health & Safety - OH&S), các yêu cầu về bảo vệ môi trường (Environmental Protection Requirements - EPR), nhận biết và bốc xếp vật liệu nguy hiểm. Họ cũng có thể là nguồn đào tạo về yếu tố con người trong bảo dưỡng.

AESC/VAR/TM 13 SĐ: 01, 5/2014

Page 15: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(5) Các tổ chức tư nhân. Các tổ chức tư nhân đại diện cho các hãng hàng không hoặc cộng đồng doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ đào tạo về các vấn đề kỹ thuật và pháp chế hàng không. Tổ chức bảo dưỡng cần đảm bảo các cá nhân tham gia khóa học đã được đào tạo sơ bộ và có được mức kiến thức mà AESC yêu cầu.

(6) Các nguồn khác. Ngoài các nguồn đào tạo nêu trên, còn có nhiều nguồn đào tạo khác, chẳng hạn như các cuộc hội thảo, giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn bằng máy tính, băng hình... Tất cả các nguồn thông tin phải được rà soát như các nguồn đào tạo tiềm năng. Chương trình đào tạo của Tổ chức bảo dưỡng phải có phương pháp bổ sung các cơ hội đào tạo để đảm bảo mỗi nhân viên có thể thực hiện các nhiệm vụ được phân công đạt tiêu chuẩn quy định.

Dù sử dụng nguồn đào tạo nào, Tổ chức bảo dưỡng vẫn phải chịu trách nhiệm quản trị sự phù hợp và cập nhật của chương trình đào tạo và lưu giữ hồ sơ đào tạo.

Các nguồn đào tạo sẽ được theo dõi liên tục để đảm bảo Tổ chức bảo dưỡng luôn biết được nguồn thay thế. Khi xác định được nhu cầu đào tạo mới hoặc chỉnh sửa nhu cầu đào cũ, các phương án có thể có sẽ được rà soát. Quá trình này có thể được trao đổi với Cục HKVN, các tổ chức bảo dưỡng khác, nhà sản xuất, các cơ sở đào tạo.

Nếu hoạt động đào tạo được thực hiện bởi nhà cung ứng bên ngoài, thì việc rà soát đề cương khoá học, tài liệu và trình độ giáo viên sẽ được thực hiện bởi Trưởng phòng đào tạo (TM).

4.3- Giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn sẽ được bổ nhiệm và phê chuẩn căn cứ theo kiến thức và khả năng sư phạm của ứng viên. Trình độ chuyên môn có thể được xác định căn cứ vào kinh nghiệm, kiến thức và/hoặc bằng cấp của ứng viên.

Khả năng truyền đạt thông tin có thể được xác định thông qua quan sát, trình diễn, hoặc kinh nghiệm. Việc đánh giá các giáo viên kiêm nhiệm được ghi lại trên đề cương khóa học.

4.3.1- Các lĩnh vực đào tạo có thể sử dụng giáo viên kiêm nhiệm:

- Pháp chế hàng không và các yếu tố con người: Phụ trách Đảm bảo chất lượng

- Cấu tạo và bảo dưỡng thiết bị: Nhân viên đã được đào tạo về nội dung này

- Hệ thống tài liệu và các quy trình làm việc: Phụ trách Đảm bảo chất lượng (QAM) hoặc chuyên viên Đảm bảo chất lượng (QAE)

- Sửa chữa thiết bị: Nhân viên có kinh nghiệm, đã được OEM đào tạo

4.3.2- Bổ nhiệm giáo viên kiêm nhiệm

Giáo viên kiêm nhiệm phải là nhân viên có kiến thức, kinh nghiệm, và kỹ năng giảng dạy do Trưởng Phòng kỹ thuật (EM) lựa chọn và giới thiệu để Giám đôc bổ nhiệm và trình Cục HKVN chấp nhận.

4.4 Trang thiết bị đào tạo

Phương pháp đào tạo Địa điểm Trang thiết bị

(1) Đào tạo tại lớp

(Đào tạo kiến thức)

Phòng học Máy chiếu, bảng viết, bút dạ, các thiết bị văn phòng khác cho việc dạy học

(2) Thực tập (OJT) Các phân Xưởng bảo dưỡng thiết bị của Tổ chức bảo dưỡng

Thiết bị và dụng cụ dùng cho đào tạo

AESC/VAR/TM 14 SĐ: 01, 5/2014

Page 16: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(3) Tự học Phòng học hoặc phòng làm việc của các bộ phận liên quan của Tổ chức bảo dưỡng

Bàn ghế, máy tính…

AESC/VAR/TM 15 SĐ: 01, 5/2014

Page 17: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

4.5- Các yêu cầu về đào tạo

4.5.1- Loại hình đào tạo:

Loại hình đào tạo Cơ sở đào tạo

Đào tạo ban đầu và đào tạo định kỳ

Đào tạo tại lớp Nhà sản xuất thiết bị

Các cơ sở đào tạo do Cục HKVN phê chuẩn hoặc công nhận

Đào tạo định kỳ và đào tạo khắc phục

Thực tập (OJT) Giáo viên nội bộ

Đào tạo định kỳ Tự học (không áp dụng)

Đào tạo ban đầu và đào tạo định kỳ

Đào tạo bên ngoài Các cơ sở đào tạo bên ngoài, do TM đề xuất căn cứ theo đánh giá nhu cầu đào tạo.

4.5.2- Dạy trên lớp

Giáo viên được phê chuẩn hướng dẫn các kiến thức liên quan tại lớp.

4.5.3- Thực tập (OJT)

Nhân viên thực tập thực hiện công việc thực tế dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên hoặc thực hiện công việc dưới sự giám sát của giáo viên sau khi quan sát thao tác trình diễn. Để đảm bảo tính hiệu quả của đào tạo, đơn vị dịch vụ phải xác định các nội dung sau trong chương trình đào tạo:

- Chuẩn hoá các tiêu chuẩn đào tạo áp dụng, bao gồm thông tin, các tiêu chuẩn, dụng cụ và thiết bị sử dụng;

- Chuẩn hoá các tiêu chuẩn về trình độ giáo viên thực hiện đào tạo.

Giáo viên tham gia hướng dẫn thực tập cần qua đào tạo kiến thức phù hợp và vượt qua kỳ thi.

4.5.4- Tự học

Các học viên cần thu nhận được đào tạo tương tụ như đào tạo trên lớp, sử dụng các tiêu chuẩn vận hành làm tham chiếu, và có thể hiểu được nội dung tài liệu bằng ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu học tập.

4.5.5- Số giờ học

Số giờ học trong chương trình đào tạo ban đầu đầu được xác lập dựa theo hồ sơ đào tạo trong quá khứ hoặc kinh nghiệm của các đơn vị đào tạo khác, và sẽ được điều chỉnh một cách phù hợp theo số giờ học thực tế.

4.5.6- Tiêu chí thi và đánh giá kết quả

(1) Thi viết

Thi đánh giá kiến thức phải được tổ chức theo hình thức thi viết được mở sách (opened book examination), do Phòng Đào tạo thực hiện, và phải bao gồm các kiến thức đã dạy trong khoá học.

(2) Thi OJT

Thi OJT cần bao gồm trình diễn vận hành và hỏi-đáp, và phải dược thực hiện bởi giáo viên không dạy khoá học liên quan cùng với chuyên viên của Phòng Đào tạo.

AESC/VAR/TM 16 SĐ: 01, 5/2014

Page 18: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(3) Thi lại

Thí sinh thi trượt có thể thi lại tối đa 2 lần, với 3 ngày để ôn tập cho mỗi lần thi lại.

AESC/VAR/TM 17 SĐ: 01, 5/2014

Page 19: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

4.6- Quản trị đào tạo

4.6.1- Kế hoạch đào tạo

Vào tháng 12 hàng năm, Phòng Kỹ thuật phải xây dựng kế hoạch đào tạo cho năm sau. TM tiếp nhận kế hoạch đó, rà soát để trình Giám đốc phê duyệt trước khi thực hiện. Kế hoạch hàng năm có thể điều chỉnh nếu cần thiết.

Kế hoạch đào tạo hàng năm phải được lập theo Mẫu AESC-F702: Kế hoạch đào tạo (xem Phụ lục 1: Danh mục Mẫu).

4.6.2- Quản trị đào tạo

4.6.2.1- Tự học

TM phải tổ chức tự học theo kế hoạch đào tạo, và thông báo cho EM để EM thông báo cho các nhân viên liên quan tham gia học. Mẫu Hồ sơ đào tạo được TM cấp cho EM để lập hồ sơ theo quy định.

EM phải thu lại các mẫu sau khi kết thúc khoá đào tạo. TM sẽ kiểm tra lại để xác định các chủ đề đào tạo có được đáp ứng không. Nếu không đáp ứng, cần đào tạo lại. Nếu đáp ứng, các dữ liệu được đưa vào hồ sơ cá nhân.

Hồ sơ đào tạo phải được hoàn thiện bởi học viên, bao gồm ngày học, số giờ học, địa điểm, chương trình và chữ ký của học viên.

4.6.2.2- Đào tạo ở bên ngoài

TM phải tổ chức đào tạo ở bên ngoài theo kế hoạch, và thông báo cho EM để EM thông báo cho các nhân viên liên quan tham gia học.

Sau khoá học, chứng chỉ trình độ sẽ được kiểm tra, bản sao chứng chỉ được đưa vào hồ sơ cá nhân.

4.6.2.3- Đào tạo trên lớp

TM phải tổ chức đào tạo tại lớp theo kế hoạch đào tạo, và thông báo cho EM để EM thông báo cho các nhân viên liên quan tham gia học.

Mẫu hồ sơ khoá học phải được TM cung cấp cho giáo viên. Giáo viên hướng dẫn sẽ lập hố sơ khoá đào tạo. Giáo viên nội tại sẽ lưu Danh sách tham gia khoá đào tạo.

4.6.2.4- Thực tập (OJT)

TM phải tổ chức OJT theo kế hoạch đào tạo, và thông báo cho EM để EM thông báo cho các nhân viên liên quan tham gia thực tập.

Mẫu hồ sơ thực hành được TM cung cấp cho giáo viên hướng dẫn.

Trước khi tham gia OJT, học viên phải qua đào tạo kiến thức lý thuyết.

OJT phải được tiến hành ít nhất 3 lần. Trong một phần, học viên được xem thao tác, trong hai phần còn lại, học viên phải thực hiện công việc thực tế dưới sự giám sát của giáo viên.

Nếu giáo viên hướng dẫn cho rằng học viên không thể đáp ứng các chủ đề đào tạo đã đề ra sau khi đã qua các phần của OJT, thì phải cho thêm các phần khác cho đến khi các chủ đề được đáp ứng.

AESC/VAR/TM 18 SĐ: 01, 5/2014

Page 20: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN 5. LẬP VÀ LƯU GIỮ HỒ SƠ ĐÀO TẠO

TM chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn về lập và lưu giữ hồ sơ đào tạo cho đội ngũ nhân viên của Tổ chức bảo dưỡng thực hiện bảo dưỡng thiết bị. Phòng đào tạo lưu giữ tóm lược các khoá đào tạo đã thực hiện bằng máy tính và lập hồ sơ đào tạo của đội ngũ nhân viên thực hiện các nội dung bảo dưỡng để Cục HKVN kiểm tra khi có yêu cầu.

5.1- Nội dung hồ sơ đào tạo

Hồ sơ đào tạo được lập bằng tiếng Anh và ghi vào mẫu bởi giáo viên hướng dẫn sau khoá đào tạo, và được Phòng đào tạo lưu giữ sau khi kết thúc khoá đào tạo.

Hồ sơ đào tạo ít nhất phải bao gồm các thông tin sau: (xem AESC-F704: Hồ sơ đào tạo).

. Họ tên và chữ ký của học viên;

. Số nhân viên (staff number, nếu áp dụng);

. Phạm vi đào tạo;

. Thời gian học (ngày, tháng, năm & số giờ);

. Điểm thi hoặc kết quả đánh giá (nếu áp dụng);

. Họ tên giáo viên và chữ ký (không áp dụng cho tự học);

. Phương pháp đào tạo;

. Địa điểm.

Nếu cần thiết, giáo viên có thể kiểm tra lại hồ sơ của học viên để đảm bảo tính trung thực.

5.2- Lưu giữ hồ sơ đào tạo

Các hồ sơ, kết quả thi hoặc danh sách học viên tự học hoặc thực tập (OJT) phải do TM kiểm soát và lưu trong tập hồ sơ kỹ thuật của mỗi nhân viên.

Hồ sơ đào tạo được Phòng đào tạo lưu giữ tối thiểu 03 năm.

AESC/VAR/TM 19 SĐ: 01, 5/2014

Page 21: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN 6- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

6.1- Đánh giá khoá học

TM sẽ thường xuyên đánh giá mỗi khoá học về nội dung, thời gian, chất lượng tài liệu đào tạo, trang thiết bị, và giáo viên. Điều này được thực hiện thông qua quan sát, kết quả thi và phản ánh.

TM sẽ phối hợp với QAM để đánh giá các cơ sở đào tạo bên ngoài và các khoá đào tạo nội bộ. TM sẽ lưu giữ kết quả các cuộc đánh giá. TM sẽ làm việc với QAM để giải quyết tất cả các khiếm khuyết.

TM sẽ đảm bảo chương trình đào tạo được rà soát hàng năm như mô tả tại Phần 2, mục 2.1, c.

Trong khi thiết kế khoá học, Tổ chức bảo dưỡng sẽ xây dựng phương pháp đánh giá năng lực từng nhân viên. Điều này có thể bao gồm thi viết hoặc thi vấn đáp hoặc thi thao tác thực tế. TM sẽ phân tích kết quả thi sau khoá học để xác định xem có phải áp dụng thay đổi để xác lập cơ sở xác định khoá học có đáp ứng các chủ đề và cung cấp thông tin cần thiết để đảm bảo nhân viên có thể thực hiện các công việc được phân công.

6.2- Giám sát của Phòng Đảm bảo chất lượng

6.2.1- Thi

Thi viết cho đào tạo tại lớp và thi thực tế cho OJT phải được thực hiện với sự có mặt của chuyên viên đảm bảo chất lượng (QAE).

6.2.2- Đánh giá nội bộ về đào tạo

Chuyên viên đánh giá chất lượng sẽ đánh giá hệ thống đào tạo theo kế hoạch đánh giá hàng năm. QAM sẽ đề xuất cách thức hoàn thiện các khiếm khuyết về đào tạo.

6.2.3- Đánh giá kết quả đào tạo

QA&SM phải thu thập phản ánh từ nhân viên Công ty trong quá trình đào tạo và phản ánh, đề xuất từ các đối tác, bằng sử dụng bảng câu hỏi, và phải có các biện pháp kịp thời để hoàn thiện tổ chức, thực hiện và quản trị hoạt động đào tạo.

AESC/VAR/TM 20 SĐ: 01, 5/2014

Page 22: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN 7- QUY TRÌNH SỬA ĐỔI

TM chịu trách nhiệm về mọi thay đổi trong các yêu cầu về đào tạo, nhu cầu đào tạo, nguồn đào tạo và kế hoạch đào tạo. Sau khi chương trình đào tạo được sửa đổi, nó phải được nộp cho QA&SM rà soát lại và trình cho Giám đốc phê duyệt và sau đó trình Cục HKVN phê chuẩn. Chương trình này được rà soát hàng năm và sự cần thiết phải sửa đổi sẽ được đặt ra để đảm bảo nó phù hợp với các quy chế hàng không hiện hành.

AESC/VAR/TM 21 SĐ: 01, 5/2014

Page 23: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Phụ lục 1: DANH MỤC MẪU

Mẫu số Tên gọi

AESC-F701 Phiếu đề xuất nhu cầu đào tạo

AESC-F702 Kế hoạch đào tạo

AESC-F703 Danh sách dự lớp

AESC-F704 Hồ sơ đào tạo

AESC-F705 Hồ sơ ghi chép thực tập

AESC-F706 Thông báo khóa học

AESC-F707 Đề cương khóa học

AESC-F708 Kế hoạch khóa học

AESC-F709 Thiết bị phục vụ khóa học

AESC-F710 Đánh giá giáo viên

AESC-F711 Course checklist

AESC-F712 Bảng câu hỏi thi

AESC-F713 Danh sách giáo viên

AESC-F714 Bảng trả lời

AESC-F715 Chứng chỉ khóa học

AESC-F716 Kết quả thi

AESC-F717 Danh sách khóa học

AESC-F718 Bảng kết quả đúng

AESC-F719 Danh sách khóa học đang tiếp diễn

AESC-F720 Đánh giá hiệu quả đào tạo

AESC/VAR/TM 22 SĐ: 01, 5/2014

Page 24: Aesc Training Program v Rev01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Phụ lục 2: TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO

Vị trí công tác/

Chức danh nhân viên

Đào tạo cơ bản(min)

Đào tạo ban đầu

PCHK

QTNB

HF CMMs ATLĐ

VHTB

SDDC

CPP NDT

ĐGCL

English

Giám đốc Đại học X X X Level B

EM, TM Đại học X X X X Level B

Nhân viên trợ giúp KT-KH

CĐ X X X X Level B

QA&SM Đại học X X X X X Level B

QAE ĐH X X X X X X X X Level B

Quản đốc CĐ X X X X X X X Level B

Kiểm soát kho CĐ X X X X X Level B

Nhân viên KT THPT X X X X X X X

Nhân viên kiểm tra THPT X X X X X X X Level B

Nhân viên CRS THPT X X X X X X X Level B

Nhân viên NDT CĐ X X X X X X X X Level B

Chú giải:

ATLĐ: An toàn lao động;

CĐ: Cao đẳng;

CMMs: Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị;

CPP NDT: Các phương pháp NDT;

ĐGCL: Đánh giá chất lượng;

HF: Yếu tố con người;

PCHK: Pháp chế hàng không;

QTNB: Quy trình nội bộ;

SDDC: Sử dụng dụng cụ;

THPT: Trung học phổ thông

VHTB: Vận hành thiết bị;

AESC/VAR/TM 23 SĐ: 01, 5/2014