123
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Trần Thị Minh Hải NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG ĐẾN SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS . Nguyễ Xuân Cự Hà Nội - 2012 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN CỰ

Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

Embed Size (px)

DESCRIPTION

"Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích Suối Văn Dương, tỉnh Thái Nguyên" LINK MEDIAFIRE: https://www.mediafire.com/?4b97puo9mmhao4k LINK BOX: https://app.box.com/s/uf4zoxa2h81ivr7b20hb1lroay71x6qh

Citation preview

Page 1: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trần Thị Minh Hải

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI

KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG ĐẾN SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG

TRONG TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng

Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS

. Nguyễ Xuân Cự

Hà Nội - 2012

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN XUÂN CỰ

Page 2: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 0

BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 1

MỤC LỤC ....................................................................................................................... 2

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. 5

DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. 7

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 10

1.1. KHÁI QUÁT, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC HẠI CỦA KIM LOẠI NẶNG .................... 10

1.1.1. Khái niệm về kim loại nặng ...................................................................... 10

1.1.2. Đặc điểm và tác hại của một số kim loại nặng ........................................ 10

1.1.2.1. Đặc điểm chung của kim loại nặng .................................................. 10

1.1.2.2. Hàm lƣợng và độc tính của một số kim loại nặng ........................... 11

1.2. Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........................ 15

1.2.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm kim loại nặng trong môi trƣờng đất, nƣớc và

trầm tích ............................................................................................................... 15

1.2.1.1. Nguồn phát tán kim loại nặng trong môi trƣờng nƣớc .................... 15

1.2.1.2. Nguồn gốc của kim loại nặng trong đất ........................................... 18

1.2.1.3. Nguồn gốc phát tán kim loại nặng trong trầm tích sông hồ ............ 20

1.2.2. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nƣớc trên thế giới và Việt Nam .. 24

1.2.2.1. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất và trầm tích trên thế giới ............ 24

1.2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc tại Việt Nam .................. 25

1.3. CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT, TRẦM TÍCH

VÀ PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ......................................................................................... 26

1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........... 32

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ............................................................ 32

1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 32

Page 3: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

3

1.4.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................ 35

1.4.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn ............................................................. 35

1.4.1.4. Tình hình kinh tế- xã hội khu vực thị xã Sông Công ....................... 37

1.4.1.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ............................................................. 41

1.4.1.6. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sông Công ................... 41

1.4.2. Thực trạng hoạt động sản xuất của Khu công nghiệp Sông Công ....... 43

1.4.2.1. Tình hình sản xuất của Khu công nghiệp sông Công ...................... 43

1.4.2.2. Thực trạng thu gom và xử lý chất thải của KCN sông Công .......... 46

1.4.3. Đặc điểm suối Văn Dƣơng ........................................................................ 48

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 50

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................... 50

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 50

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 50

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ..................................................... 50

2.3.2. Phƣơng điều tra, phỏng vấn ngoài thực địa ............................................ 50

2.3.3. Phƣơng pháp thu mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ...... 51

2.3.3.1. Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc, mẫu đất và trầm tích trên thực địa ..... 51

2.3.3.2. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm .............................. 55

2.2.4. Phƣơng pháp kiểm soát chất lƣợng (QC) ................................................ 57

2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ......................................................................... 57

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 58

3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÀ ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 58

3.1.1. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc..................................................................... 58

3.1.2. Hiện trạng môi trƣờng đất ........................................................................ 61

3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG ĐẾN

CHẤT LƢỢNG NƢỚC SUỐI VĂN DƢƠNG ..................................................................... 62

Page 4: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

4

3.3. ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI ĐẾN SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG

TRONG TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG ....................................................................... 64

3.3.1. Một số tính chất của nƣớc suối Văn Dƣơng tại các điểm lấy mẫu trầm

tích ......................................................................................................................... 64

3.3.2. Thành phần cấp hạt và chất hữu cơ tổng số trong trầm tích suối Văn

Dƣơng ................................................................................................................... 65

3.3.3. Ảnh hƣởng của nƣớc thải đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

suối Văn Dƣơng ................................................................................................... 67

3.3.3.1. Hàm lƣợng Pb, Cd, Zn tổng số trong trầm tích suối Văn Dƣơng .... 68

3.3.3.2. Các dạng kim loại Pb, Zn, Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng ..... 71

3.3.3.3. Đánh giá ảnh hƣởng của nƣớc thải khu công nghiệp Sông Công đến

môi trƣờng nƣớc và tích lũy kim loại nặng trong trầm tích suối Văn Dƣơng ............... 77

3.3.4. Quan hệ giữa các yếu tố môi trƣờng đến sự tích lũy kim loại nặng

trong trầm tích ..................................................................................................... 78

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KIM

LOẠI NẶNG TRÊN SUỐI VĂN DƢƠNG .......................................................................... 82

3.4.1. Biện pháp quản lý ..................................................................................... 82

3.4.2. Biện pháp kỹ thuật .................................................................................... 82

3.4.2.1. Các phƣơng án khống chế ô nhiễm không khí ................................ 82

3.4.2.2. Các phƣơng án khống chế ô nhiễm nguồn nƣớc ............................. 83

3.4.2.3. Xử lý chất thải nguy hại ................................................................... 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 84

1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 84

2 . KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 87

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ..................................................................................................... 87

TÀI LIỆU TIẾNG ANH ..................................................................................................... 88

Page 5: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Nồng độ kim loại nặng trong một số loại nƣớc thải………………………….16

Bảng 2. Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc mƣa ở một số vùng trên thế giới (g/l) 17

Bảng 3. Phát thải kim loại nặng do hoạt động khai thác mỏ trên toàn cầu ( 103

tấn) .... 18

Bảng 4. Sự tích lũy sinh học Hg theo chuỗi thức ăn ở hồ Paijanne (Phần Lan) ............ 18

Bảng 5. Nguồn các kim loại nặng bổ sung vào đất nông nghiệp ................................... 19

Bảng 6. Tỷ lệ % các dạng tồn tại của Cd trong trầm tích ở các khu vực khác nhau ..... 23

Bảng 7 : Quy trình chiết liên tục của A.Tessier (1979)[20] ........................................... 28

Bảng 8 : Quy trình chiết liên tục của Galan (1999) ....................................................... 29

Bảng 9: Quy trình chiết liên tục của Hiệp hội Địa chất Canada (GCS) (Benitez và

Dubois 1999) .................................................................................................................. 30

Bảng 10: Quy trình chiết liên tục của J. Zerbe (1999) [29] ........................................... 31

Bảng 11: Quy trình chiết liên tục cải tiến của Tessier (Vũ Đức Lợi, 2010 [3]) ............ 31

Bảng 12. Tổng lƣợng mƣa các tháng trong năm ............................................................ 36

Bảng 13. Diện tích, dân số, mật độ dân số 2009 ........................................................... 40

Bảng 14. Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Sông Công năm 2009 ..................................... 42

Bảng 15. Các ngành nghề sản xuất hiện nay trong Khu công nghiệp Sông Công I ...... 44

Bảng 16. Ký hiệu và đặc điểm của các mẫu nghiên cứu ............................................... 52

Bảng 17. Thành phần nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công ................................ 59

Bảng 18. Kết quả phân tích nƣớc suối Văn Dƣơng ....................................................... 60

Bảng 19. Thành phần các chất trong nƣơc ngầm ở khu vƣc nghiên cứu ....................... 61

Bảng 20. Hàm lƣợng kim loại năng tổng số trong đất nghiên cứu ................................ 62

Bảng 21. Thành phần của nƣớc suối Văn Dƣơng trƣớc và sau điểm tiếp nhận nƣớc thải

của Khu B- Khu công nghiệp sông Công I .................................................................... 63

Bảng 22. Một số tính chất của nƣớc tại các vị trí lấy mẫu trầm tích ................................. 65

Bảng 23. Thành phần cơ giới của trầm tích suối Văn Dƣơng........................................ 67

Page 6: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

6

Bảng 24: Kết quả phân tích Cd, Pb, Zn trong mẫu trầm tích chuẩn ............................ 68

Bảng 25. Nồng độ kim loại Pb, Zn, Cd tổng số trong trầm tích suối Văn Dƣơng vào

mùa khô và mùa mƣa (mg/kg) ....................................................................................... 69

Bảng 26. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Pb trong trầm tích suối Văn Dƣơng

vào mùa khô ................................................................................................................... 72

Bảng 27. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Pb trong trầm tích suối Văn Dƣơng

vào mùa mƣa .................................................................................................................. 72

Bảng 28. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng

vào mùa khô ................................................................................................................... 73

Bảng 29. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng

vào mùa mƣa .................................................................................................................. 74

Bảng 30. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Zn trong trầm tích suối Văn Dƣơng

vào mùa khô ................................................................................................................... 75

Bảng 31. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Zn trong trầm tích suối Văn Dƣơng

vào mùa mƣa .................................................................................................................. 75

Bảng 32. Một số tiêu chuẩn chất lƣợng trầm tích của Canada năm 2002 ..................... 78

Bảng 33. Hệ số tƣơng quan Pearson R2 giữa hàm lƣợng kim loại nặng và các yếu tố

môi trƣờng ...................................................................................................................... 80

Page 7: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nƣớc. ...................................... 15

Hình 2. Vị trí địa lý thị xã sông Công ............................................................................ 33

Hình 3. Sơ đồ vị trí suối Văn Dƣơng ............................................................................. 48

Hình 4. Suối Văn Dƣơng trƣớc và sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp

sông Công ....................................................................................................................... 49

Hình 5. Sơ đồ vị trí lấy mẫu ........................................................................................... 54

Hình 6. Quy trình tách chiết các dạng kim loại nặng trong trầm tích ............................ 56

Hình 7. Hàm lƣợng Pb, Cd và Zn trong nƣớc suối Văn Dƣơng .................................... 64

Hình 8. Đồ thị biến thiên hàm lƣợng các kim loại tổng số Pb, Zn, Cd trong trầm tích

suối Văn Dƣơng vào mùa mƣa và mùa khô ................................................................... 70

Hình 9. Phần trăm đóng góp của các dạng kim loại trong các mẫu trầm tích ............... 76

Hình 10. Dạng trao đổi của các kim loại trong các mẫu trầm tích ................................ 76

Hình 11. Đồ thị tƣơng quan giữa các kim loại Pb, Zn, Cd với sét và hợp chất hữu cơ ........... 80

Hình 12. Mối tƣơng quan giữa hàm lƣợng sét với Pb, Zn, Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng

........................................................................................................................................ 81

Hình 13. Sự tƣơng quan giữa hàm lƣợng CHC với Pb, Zn, Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng

........................................................................................................................................ 81

Page 8: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

8

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực thị xã Sông

Công và địa bàn Thành phố Thái Nguyên diễn ra rất mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích

cho nền kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho ngƣời

dân. Tuy nhiên, ngoài lợi ích kinh tế xã hội đạt đƣợc thì hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng

do mặt trái của những hoạt động trên gây ra đang ở mức báo động. Môi trƣờng nói

chung và môi trƣờng nƣớc nói riêng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sức

khỏe và chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng dân cƣ trong vùng.

Khu công nghiệp Sông Công tuy mới đƣợc hình thành và đi vào hoạt động nhƣng đã

tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng do chƣa có hệ thống xử lý chất thải hoàn

chỉnh. Thực tế hiện nay, phần lớn nƣớc thải của các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp

Sông Công chƣa đƣợc xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, xả thải trực tiếp vào suối Văn Dƣơng, đã

làm ô nhiễm nguồn nƣớc và trầm tích gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống các sinh

vật thủy sinh.

Theo Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên từ năm

2005 đến nay, nƣớc thải Khu công nghiệp sông Công chủ yếu ô nhiễm các kim loại

nặng, đây là một trong những chất gây ô nhiễm nghiêm trọng trong môi trƣờng bởi độc

tính, tính bền vững và khả năng tích lũy sinh học của chúng (Tam and Woong, 2000

[38]). Các nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong các sông, hồ trên thế giới chỉ ra

rằng hàm lƣợng các kim loại nặng trong trầm tích thƣờng lớn hơn rất nhiều so với

trong nƣớc (Forstner, 1979 [26]). Do đó, trầm tích đƣợc xem là một chỉ thị quan trọng

đối với sự ô nhiễm môi trƣờng nƣớc (P. S. Harikumar, 2009).

Ở những hóa trị (trạng thái oxi hóa), dạng liên kết khác nhau thì độc tính, hoạt

tính sinh học, sinh địa hóa… của các kim loại cũng khác nhau. Chẳng hạn, dạng AsIII

độc hơn dạng AsV; các dạng Asen vô cơ thƣờng có độc tính cao hơn các dạng Asen cơ

kim. Với Asen, những dạng AsIII

đƣợc đào thải ra khỏi cơ thể qua nƣớc tiểu, còn những

dạng AsV đƣợc đào thải theo cơ chế giải độc của gan, nghĩa là chuyển sang dạng axít

monometylarsenic và dimetylarsenic.

Page 9: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

9

Chính vì vậy, trong sinh-y học, sinh địa hóa, môi trƣờng thì việc nghiên cứu về

dạng tồn tại của các nguyên tố hàm lƣợng vết để hiểu đƣợc các quá trình tích lũy sinh

học, sự vận chuyển, sự chuyển hóa sinh hóa, độc tính và sự tiến triển độc tính, bản chất

sinh học của các độc chất là cực kỳ quan trọng. Hàm lƣợng tổng của kim loại nặng

đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm trầm tích. Tuy nhiên, hàm

lƣợng tổng của kim loại trong trầm tích không cung cấp đƣợc các thông tin về khả

năng tích lũy sinh học và khả năng di động của kim loại trong những điều kiện của môi

trƣờng khác nhau. Do vậy, việc phân tích, đánh giá tổng hàm lƣợng dạng kim loại

trong trầm tích là chƣa đủ mà còn phải xác định các dạng tồn tại của chúng.

Để đánh giá đầy đủ mức độ ô nhiễm kim loại nặng trên suối Văn Dƣơng do khu

công nghiệp Sông Công gây ra, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải khu

công nghiệp Sông Công đến sự tích luỹ một số kim loại nặng trong trầm tích suối

Văn Dương tỉnh Thái Nguyên” đƣợc thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm kim

loại nặng trong nƣớc suối Văn Dƣơng, đặc biệt là trong trầm tích do tác động của khu

công nghiệp Sông Công.

Các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của đề tài bao gồm:

• Xác định mức độ ô nhiễm và các dạng tồn tại của một số KLN (Pb, Zn, Cd)

trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng.

• Đánh giá ảnh hƣởng của nƣớc thải từ KCN Sông Công đến sự tích luỹ KLN

trong trầm tích suối Văn Dƣơng

• Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm KLN trong trầm tích suối nghiên cứu.

Page 10: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

10

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. KHÁI QUÁT, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC HẠI CỦA KIM LOẠI NẶNG

1.1.1. Khái niệm về kim loại nặng

Kim loại nặng là những kim loại có tỷ trọng lớn hơn 5g/cm3 và thông thƣờng chỉ

những kim loại hoặc các á kim liên quan đến sự ô nhiễm và độc hại. Tuy nhiên

chúng cũng bao gồm những nguyên tố kim loại cần thiết cho một số sinh vật ở nồng

độ thấp (Adriano, 2001)[18]. Kim loại nặng đƣợc đƣợc chia làm 3 nhóm chính: các

kim loại có độc tính cao (Hg, Cr, Pb, Ni, Cd, As, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt,

Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…) (Bishop, 2002)[21].

Kim loại trong môi trƣờng có thể tồn tại ở các dạng khác nhau nhƣ dạng muối

tan, dạng ít tan nhƣ oxit, hydroxit, muối kết tủa và dạng tạo phức với chất hữu cơ. Tùy

thuộc vào dạng tồn tại đó mà khả năng tích lũy trong trầm tích và khả năng tích lũy

sinh học của kim loại là khác nhau.

Các cơ thể sống luôn cần một lƣợng rất nhỏ một số kim loại nặng (gọi là các

nguyên tố vi lƣợng), nhƣng nếu liều lƣợng vƣợt quá mức cho phép có thể gây hại cho

cơ thể. Sự tích lũy của các kim loại này trong một thời gian dài trong cơ thể sống có

thể gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm.

1.1.2. Đặc điểm và tác hại của một số kim loại nặng

1.1.2.1. Đặc điểm chung của kim loại nặng

Kim loại nặng không bị phân hủy sinh học (Tam & Wong, 1995)[38], không độc

khi ở dạng nguyên tố không hòa tan nhƣng nguy hiểm đối với sinh vật sống khi ở

dạng cation do khả năng gắn kết với các chuỗi cacbon ngắn dẫn đến sự tích tụ trong

cơ thể sinh vật (Shahidul & Tanaka, 2004)[36]. Đối với con ngƣời, có khoảng 12

nguyên tố kim loại nặng gây độc hại cao nhƣ chì, thủy ngân, nhôm, arsen,

cadmi và nicken… Một số kim loại nặng đƣợc tìm thấy trong cơ thể và có vai trò

Page 11: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

11

thiết yếu cho sức khỏe con ngƣời, chẳng hạn nhƣ sắt, kẽm, coban, mangan,

molybden và đồng nhƣng với lƣợng rất ít. Tuy nhiên, ở mức độ cao các nguyên tố

này sẽ gây nguy hại đến đời sống của sinh vật. Hầu hết các nguyên tố kim loại nặng

đều có độc tính cao và gần nhƣ không có vai trò dinh dƣỡng trong đời sống sinh vật

nhƣ thủy ngân, niken, chì, arsen, cadmi, platin khi đi vào cơ thể sinh vật và tích lũy

trong tế bào sẽ có khả năng gây độc rất cao. Đối với con ngƣời, kim loại nặng có khả

năng gây độc hại không chỉ ở hàm lƣợng cao mà ngay cả khi ở hàm lƣợng thấp

nhƣng thời gian kéo dài do quá trình tích lũy sinh học đạt đến hàm lƣợng gây độc.

Tính độc của các nguyên tố này có thể ở nồng độ rất thấp khoảng 0,1-10 mg/l

(Alkorta et al., 2004)[17].

1.1.2.2. Hàm lượng và độc tính của một số kim loại nặng

Tính độc của kim loại nặng đã đƣợc khẳng định từ lâu nhƣng không phải tất cả

chúng đều độc hại đến môi trƣờng và sức khoẻ của con ngƣời. Độ độc và không độc

của kim loại nặng không chỉ phụ thuộc vào bản thân kim loại mà nó còn liên quan đến

hàm lƣợng trong đất, trong nƣớc và các yếu tố hoá học, vật lý cũng nhƣ sinh vật. Một

số các kim loại nhƣ Pb; Cd; Hg... khi đƣợc cơ thể hấp thu chúng sẽ làm mất hoạt tính

của nhiều enzim, gây nên một số căn bệnh nhƣ thiếu máu, sƣng khớp....Trong tự nhiên

kim loại nặng thƣờng tồn tại ở dạng tự do, khi ở dạng tự do thì độc tính của nó yếu hơn

so với dạng liên kết, ví dụ khi Cu tồn tại ở dạng hỗn hợp Cu-Zn thì độc tính của nó

tăng gấp 5 lần khi ở dạng tự do.

- Cadmi (Cd)

Trong đất, Cd có mặt rất phổ biển trong tự nhiên nhƣng với hàm lƣợng thấp, trung

bình khoảng 0,1 mg/kg. Tuy nhiên hàm lƣợng cao hơn có thể tìm thấy trong các loại đá

trầm tích, đặc biệt là trong trầm tích phosphate biển, thƣờng chứa khoảng 15 mg/kg.

Hàng năm sông ngòi vận chuyển một lƣợng lớn Cd khoảng 15.000 tấn đổ vào các đại

dƣơng (GESAMP, 1984 trích trong WHO, 1992)[41]. Hàm lƣợng Cd đã đƣợc báo cáo

có thể lên đến 5 mg/kg trong các trầm tích sông và hồ, từ 0,03 đến 1 mg/kg trong các

Page 12: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

12

trầm tích biển (Korte, 1983 trích trong WHO, 1992)[41]. Hàm lƣợng Cd trung bình

trong đất ở những vùng không có sự hoạt động của núi lửa biến động từ 0,01 đến

1mg/kg, ở những vùng có sự hoạt động của núi lửa hàm lƣợng này có thể lên đến

4,5mg/kg (Korte, 1983, trích trong WHO, 1992)[41]. Tuy nhiên theo Murray (1994)

[33] hàm lƣợng Cd trong đất trung bình chỉ vào khoảng 0,06-1,1 ppm.

Hàm lƣợng của Cd trong phân lân biến động khác nhau tùy thuộc vào

nguồn gốc của quặng phosphate. Phân lân có nguồn gốc từ quặng phốt phát Bắc

Carolina chứa khoảng 0,054 g Cd/kg, phân lân có nguồn gốc từ từ quặng Sechura

chứa 0,012 g Cd/kg, trong khi đó phân lân có nguồn gốc từ quặng phosphate Gafsa

chứa 0,07 g Cd/kg (Bolan et al., 2003)[22].

Cadmi ở hàm lƣợng cao có khả năng gây tổn hại đến thận và xƣơng. Nghiên

cứu trên 1021 ngƣời bị nhiễm độc Cd ở Thụy Điển cho thấy nhiễm độc kim loại này có

liên quan đến gia tăng nguy cơ gãy xƣơng ở độ tuổi trên 50 (Tobias Alfvens, 2004)[39].

Bệnh itai-itai là bệnh do ngộ độc Cd trầm trọng. Tất cả những bệnh nhân với bệnh này

điều bị tổn hại thận; xƣơng đau nhức, giòn và dễ gãy (Nogawa et al., 1999)[34].

- Chì (Pb)

Chì là kim loại tồn tại phổ biến trong tất cả các môi trƣờng, trong nhiều pha

khác nhau và trong tất cả các hệ thống sinh học. Chì tồn tại ở dạng số oxi hóa +2. Ở pH

cao, chì trở nên ít tan và khả năng tích lũy sinh học thấp do tạo phức với chất hữu cơ,

liên kết với oxit và silica của sét, và kết tủa dạng cacbonat và hiđroxit [5, 6, 46].

Chì là một nguyên tố có độc tính cao với con ngƣời và động vật.Chì tác động

lên hệ thống tổng hợp hem của hemoglobin do kìm hãm các enzim tham gia xúc tác ở

các giai đoạn khác nhau trong quá trình tổng hợp hem. Enzim Delta-aminolevulinic-

dehydrotase (ALAD) bị kìm hãm khi nồng độ chì trong máu cao hơn 10 g/dl. Khi

nồng độ chì trong máu cao hơn 50 g/dl sẽ gây ra nguy cơ mắc triệu chứng thiếu máu,

thiếu sắc tố da, màng hồng cầu kém bền vững [44].

Page 13: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

13

Với nồng độ chì cao hơn 80 g/dl trong máu gây ra các bệnh về não với các

biểu hiện lâm sàng là: mất điều hòa, vận động khó khăn, giảm ý thức, ngơ ngác, hôn

mê và co giật. Khi phục hồi thƣờng kèm theo các di chứng nhƣ động kinh, sự đần độn

và trong một vài trƣờng hợp bị bệnh thần kinh về thị giác và mù. Ở trẻ em, tác động

này xảy ra khi nồng độ chì trong máu là 70 g/dl. Ngoài ra, trẻ còn bị triệu chứng hoạt

động thái quá (năng động), thiếu tập trung và sự giảm nhẹ chỉ số IQ [44].

Chì thâm nhập vào cơ thể qua đƣờng nƣớc uống, thực phẩm, hô hấp. Khả năng

loại bỏ chì khỏi cơ thể rất chậm, chủ yếu qua đƣờng nƣớc tiểu. Chu kì bán rã của chì

trong máu khoảng một tháng, trong xƣơng 20-30 năm. Tiêu chuẩn của FAO (Food and

Agriculture Organization) cho phép là 3 mg/tuần [6].

Ở nƣớc ta, lƣợng bụi chì trung bình trong không khí đô thị và nông thôn khoảng

1 mg/m3 và 0,1-0,2 mg/m

3, và con ngƣời phải hít vào tƣơng ứng là 1,5-20 mg/ngày và

1,5-4,0 mg/ngày. Theo quy định Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), giới hạn bụi chì

nơi làm việc phải nhỏ hơn 0,01 mg/m3 không khí; còn ở khu dân cƣ thì phải nhỏ hơn

0,005 mg/m3. Tuy nhiên, bụi chì trong không khí khu sản xuất công nghiệp cao hơn

nhiều lần cho phép. Dọc các trục lộ giao thông, dù giờ đây không dùng xăng pha chì

nữa, nhƣng lƣợng bụi chì cũng không giảm đáng kể [43].

Theo Lê Huy Bá, chì có trong các nguyên liệu làm đồ chơi cho trẻ và cả những

vật dụng hàng ngày. Đây là một kiểu gây hại sức khoẻ ghê gớm cho trẻ nhƣng lại khó

nhìn, khó phát hiện, chỉ trừ khi ngộ độc cấp tính, mà lúc đó thì đã quá trễ [43].

Gần đây, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành xét nghiệm

một số loại thuốc cam, là vị thuốc đông y đƣợc sử dụng rất phổ biến tại các địa phƣơng

để chữa trị bệnh cho trẻ bị hăm mông, hăm tã, lở loét miệng... và cho kết quả trong loại

“thuốc cam” màu đỏ này có hàm lƣợng chì cao. Một số trẻ em sử dụng loại thuốc cam

này đã bị nhiễm độc chì, khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ [48].

- Kẽm (Zn)

Page 14: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

14

Kẽm cũng là một nguyên tố vi lƣợng rất cần thiết cho cơ thể với trạng thái oxi

hóa +2. Ở pH thấp, kẽm có độ linh động vừa phải, liên kết yếu với sét và chất hữu cơ.

Khi pH tăng, kẽm liên kết với oxit, aluminosilicat và mùn, khả năng hòa tan của nó

thấp hơn. Trong đất và trầm tích bị ô nhiễm bởi kẽm, kẽm thƣờng tồn tại ở dạng kết tủa

với oxit, hiđroxit và hiđro-cacbonat. Các dạng này làm giới hạn khả năng hòa tan của

kẽm ở pH > 6. Trong môi trƣờng khử, sự linh động của kẽm cũng bị hạn chế bởi sự tạo

thành ZnS ít tan [5, 6, 47].

Kẽm là một nguyên tố vi lƣợng rất cần thiết. Có khoảng 100 loại enzim cần có

kẽm để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Trong cơ thể có khoảng 2-3 g

kẽm, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhƣng nhiều nhất

tại gan, thận, lá lách, xƣơng, ngọc hành, tinh hoàn, da, tóc móng. Kẽm cần thiết cho thị

lực, còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật, kích thích tổng hợp protein, giúp tế bào hấp thu

chất đạm để tổng hợp tế bào mới, tăng liền sẹo, bạch cầu cần có kẽm để chống lại nhiễm

trùng và ung thƣ. Nhu cầu về kẽm hàng ngày khoảng 10-15 mg. Nguồn thức ăn nhiều

kẽm là từ động vật nhƣ sò, thịt, sữa, trứng, thịt gà, cá, tôm, cua và nƣớc máy… [45].

Do kẽm là dinh dƣỡng thiết yếu, nên việc thiếu hụt hay dƣ thừa kẽm sẽ gây ra

các chứng bệnh nhƣ ngộ độc hệ thần kinh và hệ miễn nhiễm [6].

Việc thiếu hụt kẽm có thể làm đàn ông sụt cân, giảm khả năng tình dục và có

thể mắc bệnh vô sinh. Phụ nữ có thai thiếu kẽm sẽ giảm trọng lƣợng trẻ sơ sinh, thậm

chí có thể bị lƣu thai. Thiếu kẽm dẫn đến chậm lớn, bộ phận sinh dục teo nhỏ, dễ bị các

bệnh ngoài da, giảm khả năng đề kháng…Một số ngƣời có vị giác hay khứu giác bất

thƣờng do thiếu kẽm. Điều này giải thích tại sao một số các loại thuốc chống kém ăn,

điều trị biếng ăn có thành phần chứa kẽm [49].

Oxit kẽm (ZnO) ở kích thƣớc nano là vật liệu đƣợc ứng dụng rộng rãi trong

công nghiệp và y học do khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, xúc tác...Tuy nhiên,

những nghiên cứu ban đầu của Minghong Wu và các cộng sự tại Đại học Thƣợng Hải

về độc tính của phần tử nano ZnO trên tế bào thần kinh của chuột cho thấy: sau 24 giờ,

Page 15: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

15

nhiều tế bào biểu hiện dấu hiệu của quá trình chết nhƣ biến đổi hình thái, gãy nhân, vỡ

màng, tỷ lệ tế bào có dấu hiệu của quá trình chết tỷ lệ với nồng độ ZnO đƣa vào. Tuy

tác dụng gây độc mới đƣợc thử nghiệm trên tế bào trong môi trƣờng nuôi cấy nhƣng

các nhà khoa học cũng khuyến cáo cần những nghiên cứu tiếp theo để khẳng định ảnh

hƣởng của các phần tử nano đến cơ thể con ngƣời - một vấn đề quan trọng trong sản

xuất và sử dụng các vật liệu, chế phẩm nano [45].

1.2. Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.2.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm kim loại nặng trong môi trƣờng đất, nƣớc và

trầm tích

1.2.1.1. Nguồn phát tán kim loại nặng trong môi trường nước

Kim loại nặng hiện diện trong tự nhiên đều có trong đất và nƣớc, hàm lƣợng của

chúng thƣờng tăng cao do tác động của con ngƣời. Đặc biệt là các nguyên tố nhƣ As,

Cd, Cu, Ni và Zn, lƣợng thải ra do các hoạt động sản xuất của con ngƣời là cao hơn

nhiều lần so với nguồn phát thải trong tự nhiên, ví dụ nhƣ chì cao gấp 17 lần

(Kabata-Pendias & Adriano, 1995)[30]. Nguồn kim loại nặng đi vào đất và nƣớc

bằng nhiều con đƣờng khác nhau nhƣ bón phân, bùn cống rãnh, thuốc bảo vệ thực

vật, khai khoáng và quá trình lắng đọng từ không khí (Hình 1).

Hình 1. Nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước (Singh & Steinnes, 1994).

Phân bón Chất thải và bùn

cống

Thuốc

bảo vệ

thực vật

Khai

khoáng và

giao thông

Lắng đọng từ

khí quyển

Nƣớc

tƣới

ĐẤT

NƢỚC DƢỚI ĐẤT

NƢỚC MẶT Trầm tích

Page 16: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

16

Nhiễm bẩn kim loại nặng trong nƣớc có thể do nhiều con đƣờng khác nhau. Trƣớc

hết là do nƣớc thải bẩn đổ vào các sông là tình trạng phổ biến hiện nay ở các thành phố,

các khu công nghiệp. Quá trình hòa tan và rửa trôi kim loại nặng trong đất sẽ dần dần gây

ô nhiễm các nguồn nƣớc kể cả nƣớc ngầm. Những kim loại nặng gây ô nhiễm nƣớc

thƣờng đƣợc nghiên cứu bao gồm As, Cd, Zn, Cu, Hg, Ni. Trong đó tùy theo nguyên tố và

các điều kiện cụ thể mà quá trình gây ô nhiễm xảy ra khác nhau. Sự nhiễm bẩn Pb trong

nƣớc là do nguồn thải của công nghiệp in, ắc quy, đúc kim loại, giao thông. Còn Cd lại có

nguồn gốc chủ yếu từ các nguồn nƣớc thải công nghệ mạ, nhà máy sơn, phân huỷ và đốt

cháy nhựa, phân huỷ xăm lốp, cộng nghệ pin, công nghệ sản xuất phân bón và sử dụng

phân bón đặc biệt là phân lân. As xâm nhập vào nƣớc chủ yếu từ các công đoạn khai

khoáng, từ nƣớc thải công nghiệp, nông nghiệp, thuốc trừ sâu diệt cỏ ở dạng các chất hữu

cơ nhƣ methylarsenic axit, dimethylarsinic axit, arsenocholine, arsenobentaine.

Các nguồn nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải đô thị và từ các vùng khai khoáng

thƣờng chứa khá nhiều kim loại nặng (Bảng 1). Đây đƣợc xem là nguồn quan trọng

gây ô nhiễm đất và nguồn nƣớc trong tự nhiên.

Bảng 1. Nồng độ kim loại nặng trong một số loại nước thải

Kim loại nặng Loại nƣớc thải Địa điểm Hàm lƣợng (g/l)

Pb

Nƣớc mƣa Durham, Mỹ 1000-12000

Mỏ Nga 7 000- 9000

Nƣớc cống thải Khu công nghiệp 100-500

Cd

Công nghiệp New York 3-20

Công nghiệp Tây Đức 220

Mỏ Nam Phi 6-52

Hg Công nghiệp Tây Đức 7

Nguồn: Jack E.Fergusson, 1991 [28]

Bên cạnh đó, dòng chảy tràn đô thị cũng là một nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng

quan trọng đối với nguồn nƣớc. Nguyên nhân do các sol khí kim loại trong khí quyển

có đƣờng kính khác nhau từ 0,01-1,0 m (Pb trong khói dầu, khói luyện kim); 1,0-

100m (tro nhiên liệu, bụi luyện kim) và 10-80m (tro đốt lò) đƣợc giải phóng vào khí

Page 17: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

17

quyển trên mặt đất sau đó sẽ khuyếch tán lên cao. Các phần tử kim loại lớn rơi xuống

đất dƣới dạng kết tủa khô. Mƣa mang phần kim loại hoà tan từ khí quyển nhƣ là kết tủa

ƣớt. Hàm lƣợng Hg trong nƣớc mƣa từ 0,001-4 g/l, hàm lƣợng cao hơn thƣờng liên

quan đến các khu công nghiệp. Hàm lƣợng Pb trong giáng thuỷ thay đổi từ <0,1g/l ở

vùng xa đến >1000 g/l trong các khu vực đông đúc, với giá trị tập trung trong khoảng

từ 5-30 g/l. Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc mƣa, ở một số khu vực công nghiệp

đạt tới 30-500g/l nhƣng phần lớn <1g/l . Độ hoà tan của Pb trong khí quyển tăng

đáng kể khi pH nƣớc mƣa giảm từ 6,4 xuống 3,4 (Zingmerman, 1986), Groch (1986)

cho rằng Pb và Cd chủ yếu đƣợc tìm thấy trong lắng đọng ƣớt (Bảng 2). Độ hoà tan

thấp hơn của các kim loại nặng trong kết tủa khô sẽ gây nên sự tích luỹ kim loại nặng

trên bề mặt lá cho đến khi bị nƣớc mƣa rửa đi.

Bảng 2. Hàm lượng kim loại nặng trong nước mưa ở một số vùng trên thế giới (g/l)

Địa điểm Pb Cd Cu Zn Nguồn

Đông Bắc Scotlen 0,6-29 0,1-1,52 0,2-13 2,5-95 Balls (1987)

Miền nam New

Jersey

4-118 <0,1-5,1 <1-16 - Swandon &

Johnson (1980)

Miền bắc Đức 11-14 0,19-0,35 2,3-2,5 320 Schultz (1987)

Miền nam Thuỵ

Điển

7,9-8,5 0,13-0,16 1,3-2,0 25-37 Bergkvist và nnk

(1989)

Nguồn: Jack E.Fergusson, 1991 [28]

Nguồn xâm nhập của kim loại nặng từ khí quyển có phạm vi phân tán rộng, quá

trình lắng đọng xảy ra chậm, lâu dài và liên tục, chất ô nhiễm thƣờng đƣợc tích lũy trên

bề mặt và gây tác động trực tiếp đến môi trƣờng đất, nƣớc và đời sống của các sinh vật.

Các hoạt động khai thác mỏ cũng thải ra một lƣợng lớn các kim loại nặng góp

phần gây ô nhiễm đất và nƣớc. Phụ thuộc vào các loại mỏ và công nghệ khai thác khác

nhau, mức độ gây ô nhiễm kim loại nặng cũng khác nhau. Nhìn chung, các nguồn thải

từ khai thác khoáng sản đều ít nhiều có chứa các kim loại năng nhƣ Cu, Pb, Zn, Cd, …

Nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ phát thải các kim loại nặng gây ô nhiễm môi trƣờng

Page 18: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

18

do khai thác khoáng sản trên thế giới đã có sự gia tăng liên tục theo thời gian (Bảng 3).

Bảng 3. Phát thải kim loại nặng do hoạt động khai thác mỏ trên toàn cầu ( 103 tấn)

Kim loại

nặng

Trƣớc

1850

1850-

1900

1900-

1940 1950 1960 1970 1980

Cu 45 13 49 2650 4212 6026 7660

Zn 50 15 50 1970 3286 5469 5220

Pb 55 25 51 1670 2378 3395 3096

Cd - - - 6 11 17 15

Hg - - - 1 1,4 1,5 1,2

Nguồn: Nriagu&Pacyna, 1988 [35].

Ngoài ra, có nhiều loại thuốc diệt nấm, trừ sâu, vật gây hại cho mùa màng là các

muối kim loại nặng rất độc. Ví dụ, clorua thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân hữu cơ

(thuốc trừ sâu), CuSO4, Na3AsO4 (thuốc diệt động vật hại, ví dụ nhƣ sên cạn H.aspersa)

(Godan, 1983). Trong quá trình con ngƣời sử dụng, một lƣợng nhất định các hoá chất

trên bị rơi xuống đất. Do đặc tính phân huỷ trong đất rất chậm (6 tháng đến 2 năm) nên

chúng tạo ra dƣ lƣợng đáng kể trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình đất- nƣớc- cây-

động vật- ngƣời, gây nên hiện tƣợng phóng đại sinh học.

Bảng 4. Sự tích lũy sinh học Hg theo chuỗi thức ăn ở hồ Paijanne (Phần Lan)

Đối tƣợng Hàm lƣợng Hg (g/kg)

Trầm tích 87-114

Thực vật nổi 15

Thực vật bậc cao hơn 9

Động vật nổi 13

Động vật đáy ăn thực vật 77

Động vật đáy ăn thịt 83

Cá ăn cỏ 332-500

Cá ăn thịt 604-1510

Vịt ăn sâu bọ 240

Chim ăn cá 2512-13685

Nguồn: Sarkka và nnk., 1978

1.2.1.2. Nguồn gốc của kim loại nặng trong đất

Sự ô nhiễm các kim loại nặng trong đất nông nghiệp rất ít khi bắt nguồn từ các

Page 19: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

19

quá trình địa hoá mà thƣờng do các hoạt động nhân tạo nhƣ khi mỏ, nấu quặng, đốt

nhiên liệu hoá thạch hoặc sử dụng quá nhiều bùn thải, nƣớc thải, phân bón hoá học

không tinh khiết, khí thải từ các phƣơng tiện giao thông và thuốc trừ sâu có chứa Cu,

Hg, As. Ví dụ, ở Thuỵ Điển, trong giai đoạn 1900-1990, các nguồn kim loại nặng quan

trọng xâm nhập vào đất nông nghiệp gồm có phân bón hoá học thƣơng phẩm có chứa

Cd, thuốc diệt nấm có chứa Cu, Hg, lắng đọng từ khí quyển (chủ yếu là Cd, Pb, Hg),

trong khi bùn thải là một nguồn kim loại nặng quan trọng đối với đất thƣờng xuyên tiếp

nhận bùn thải, Bảng 5.

Bảng 5. Nguồn các kim loại nặng bổ sung vào đất nông nghiệp, mg/kg

Kim loại

nặng

Phân

lân*

Phân

đạm

Vôi Bùn

thải

Phân

chuồng

Nƣớc

tƣới

Thuốc

trừ sâu**

Cd 0,1-190 <0,1-9 <0,05-0,1 2-3000 <0,1-0,8 <0,05-0,1 -

Hg 0,01-2 0,3-3 - <1-56 <0,01-0,2 - 0,6-6

Pb 4-1000 2-120 20-1250 2-7000 0,4-16 <20 11-26

Nguồn: Jack E.Fergusson, 1991 [28]

Photpho thƣơng phẩm hay photphorit,

**% nguyên tố trong thuốc trừ sâu

Cd có trong nguyên liệu dùng để sản xuất phân lân và vôi. Hàm lƣợng Cd trong

đá Photphat đƣợc sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân lân thay đổi theo nguồn gốc

địa chất và loại đá. Trong chế biến phân bón công nghiệp, khoảng 60-80% Cd trong đá

photphat nằm lại trong thành phần của phân bón hoá học, tỷ lệ Cd phụ thuộc vào loại

đá và hàm lƣợng P2O5 của phân bón. Hàm lƣợng thông thƣờng của Cd trong phân

photphat là 3-110 mgCd/kg P2O5. Với liều lƣợng sử dụng trung bình 50 kg

P2O5/ha/năm sẽ bổ sung vào đất 0,15-5,5 g Cd/ha/năm.

Superphotphat là loại phân hoá học có chứa hàm lƣợng các chất Cd, Cu và Zn khá

cao. Sulfat Cu và sunfat Fe có hàm lƣợng Pb đáng kể nhất, hàm lƣợng các kim loại

Page 20: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

20

nặng trong phân photphat là: Cu 1-300 mg/kg, Zn 50-1450 mg/kg; Pb 7-225 mg/kg và

Cd 1-170 mg/kg. Phân nitrat có chứa Cd 0,05-8,5 mg/kg, hàm lƣợng Cd thấp hơn trong

phân urê 0,008 mg/kg (Nguyễn Thị An Hằng (1998)[2] trích trong Alloway và nnk.,

1988). Nguồn bổ sung qua các hoạt động nông nghiệp đáng kể nhất là đối với kim loại

nặng Zn, Pb. Hàm lƣợng Cu bổ sung vào đất (9kg/ha/năm) gần với giới hạn đƣợc xác

định bởi luật của Cộng đồng châu Âu (12 kg/ha/năm). Giá trị tối đa cho phép đối với

việc bổ sung Zn vào đất là 250 mg Zn/1g đất, nếu trƣớc đó chƣa có sự bổ sung nào và

nếu pH đất đƣợc duy trì ≥6,5 (Greeland và Hayes, 1981). Các thí nghiệm nông hoá lâu

dài nghiên cứu sự tích luỹ và chuyển hoá các kim loại nặng cho thấy việc sử dụng phân

khoáng một cách có hệ thống có xu hƣớng tích luỹ kim loại nặng trong đất. Đặc tính

này đƣợc biểu hiện rõ nhất đối với hàm lƣợng Cd trong đất.

Trong bùn thải có chứa đến gần 50% chất hữu cơ và nhiều chất dinh dƣỡng khác

nhƣ N (1-7%), lân (1-5% P2O5), kali (0,1-3% K2O). Do vậy, bùn thải đƣợc xem là loại

phân bón tốt, rẻ tiền. Đồng thời, với đặc tính giải phóng chậm, hạn chế đƣợc đáng kể

mất chất dinh dƣỡng do dòng chảy (thƣờng xảy ra với các loại phân bón hoá học) nên

bùn thải có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng bùn thải làm phân bón trong nông nghiệp đã giảm

đáng kể do sự có mặt của các kim loại nặng với hàm lƣợng cao trong bùn thải...

Do đó, giải pháp tốt nhất là ngăn chặn ngay từ đầu sự nhiễm bẩn đất bởi các kim

loại nặng thông qua việc thiết lập giới hạn cho phép đối với hàm lƣợng các kim loại

nặng trong bùn thải dùng trong nông nghiệp.

1.2.1.3. Nguồn gốc phát tán kim loại nặng trong trầm tích sông hồ

Trầm tích là các vật chất tự nhiên bị phá vỡ bởi các quá trình xói mòn hoặc do

thời tiết, sau đó đƣợc các dòng chảy chất lỏng vận chuyển đi và cuối cùng đƣợc tích tụ

thành lớp trên bề mặt hoặc đáy của một khu vực chứa nƣớc nhƣ biển, hồ, sông, suối. Quá

trình trầm tích là một quá trình tích tụ và hình thành các chất cặn lơ lửng để tạo nên các

Page 21: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

21

lớp trầm tích. Ao, hồ, biển, sông tích lũy các lớp trầm tích theo thời gian (Trần Nghi,

2003 [4]).

Trầm tích là đối tƣợng thƣờng đƣợc nghiên cứu để xác định nguồn gây ô nhiễm

kim loại nặng vào môi trƣờng nƣớc bởi tỉ lệ tích lũy cao các kim loại trong nó

(Forstner et.al, 1979 [26]). Nồng độ kim loại trong trầm tích thƣờng lớn gấp nhiều lần

so với trong lớp nƣớc phía trên. Đặc biệt, các dạng kim loại không nằm trong cấu trúc

tinh thể của trầm tích có khả năng di động và tích lũy sinh học cao vào các sinh vật

trong môi trƣờng nƣớc. Các kim loại nặng tích lũy trong các sinh vật này sẽ trở thành

một mối nguy hiểm cho con ngƣời thông qua chuỗi thức ăn. Chính vì lí do đó, trầm

tích đƣợc xem là một chỉ thị quan trọng đối với sự ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.

Nguồn gây nên sự tích lũy kim loại nặng vào trầm tích bao gồm nguồn nhân tạo

và nguồn tự nhiên.

Nguồn nhân tạo: là các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động của con ngƣời nhƣ:

nƣớc thải từ sinh hoạt, các hoạt động nông nghiệp, và đặc biệt là quá trình sản xuất

công nghiệp (nƣớc thải, khí thải, bụi công nghiệp…). Hầu hết sự ô nhiễm kim loại

nặng bắt đầu với sự phát triển của ngành công nghiệp. Kết quả là hàm lƣợng nhiều kim

loại từ các nguồn trên mặt đất và khí quyển đi vào môi trƣờng nƣớc đã và đang tăng

lên đáng kể. Sau khi đi vào môi trƣờng nƣớc, kim loại sẽ đƣợc phân bố trong nƣớc,

sinh vật và trầm tích.

Nguồn tự nhiên: kim loại nặng từ đất, đá xâm nhập vào môi trƣờng nƣớc thông

qua các quá trình tự nhiên, phong hóa, xói mòn, rửa trôi.

Mức độ nền tự nhiên của kim loại nặng trong phần lớn trầm tích là do sự phong

hóa các khoáng vật và sự xói mòn đất, do đó nó thƣờng rất nhỏ. Nhƣng do hoạt động

của con ngƣời mà mức độ nền này đã tăng lên đến mức gây ô nhiễm, có ảnh hƣởng xấu

đến môi trƣờng.

Page 22: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

22

Trầm tích là một hỗn hợp phức tạp của của các pha rắn bao gồm sét, silic, chất

hữu cơ, cacbonat và một quần thể vi khuẩn. Phần lớn thành phần kim loại trong trầm

tích đều nằm ở phần cặn dƣ, là phần của khoáng vật tự nhiên tạo thành trầm tích

(USEPA, 2005 [40]). Những nguyên tố trong dạng liên kết này không có khả năng tích

lũy sinh học. Phần còn lại là các dạng phức chất của kim loại và dạng bị hấp phụ bởi

nhiều thành phần của trầm tích đều có khả năng tích lũy sinh học (WHO, 2006 [42]).

Sự tích lũy kim loại vào trầm tích có thể xảy ra theo ba cơ chế sau:

1. Sự hấp phụ hóa lý từ nƣớc

2. Sự hấp thu sinh học bởi các chất hữu cơ hoặc sinh vật

3. Sự tích lũy vật lý của các hạt vật chất bởi quá trình lắng đọng trầm tích

Và nó chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố về đặc điểm vật lý và

thủy văn của khu vực nghiên cứu, ảnh hƣởng của điều kiện khí quyển, pH, các quá

trình oxi hóa - khử, kết cấu của trầm tích, khả năng trao đổi cation…

Sự hấp phụ hóa lý trực tiếp từ nƣớc xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Sự hấp

phụ vật lý thƣờng xảy ra khi các hạt vật chất hấp phụ trực tiếp kim loại nặng từ nƣớc.

Hấp phụ hóa học và sinh học phức tạp hơn do đƣợc kiểm soát bởi nhiều yếu tố nhƣ pH

và quá trình oxi hóa.

Sự tiếp xúc với oxi dẫn đến quá trình oxi hóa của sunfua trong trầm tích và làm

giảm pH của nƣớc. Nhƣ vậy, điều kiện oxi hóa ảnh hƣởng đến pH. Schinder (1991)

[37] cho rằng giá trị của pH là yếu tố chính ảnh hƣởng đến sự hấp phụ kim loại trong

trầm tích. pH cao làm tăng sự hấp phụ và ngƣợc lại pH thấp có thể ngăn cản sự lƣu trữ

kim loại trong trầm tích.

Trong môi trƣờng oxi hóa, các cation có thể bị hấp phụ bởi hạt sét, lớp phủ oxit

của Fe, Mn, và Al trên hạt sét hoặc dạng hòa tan, và các hạt vật chất hữu cơ. Khi nồng

độ oxi giảm, thƣờng là do sự phân hủy của vật chất hữu cơ, các lớp phủ oxit bị hòa tan,

giải phóng các cation. Trong trầm tích thiếu oxi, nhiều cation phản ứng với sulfide tạo

ra bởi vi khuẩn và nấm, hình thành nên muối sunfua không tan.

Page 23: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

23

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ion kim loại dễ dàng bị hấp phụ bởi các

chất hữu cơ dạng rắn. Tùy thuộc vào nguồn gốc mà cấu trúc và thành phần của chất

mùn là khác nhau và do đó ảnh hƣởng đến sự hấp phụ này.

Tùy thuộc vào môi trƣờng trầm tích, kích thƣớc hạt trầm tích phân bố trong một

khoảng rộng từ hạt keo rất nhỏ (đƣờng kính < 0,1m) đến hạt mịn (đƣờng kính

<63m), hạt cát lớn và hạt sỏi đƣờng kính vài milimet. Tam và Wong (2000) [38] phát

hiện ra rằng hàm lƣợng cao của kim loại đƣợc tìm thấy trong phần hạt mịn của trầm

tích chứ không phải trong phần có kích thƣớc hạt cát. Nguyên nhân là do diện tích bề

mặt lớn và thành phần các chất mùn trong phần hạt mịn này.

Hàm lƣợng các nguyên tố kim loại nặng trong trầm tích biến đổi rất lớn phụ thuộc

vào vị trí cũng nhƣ đặc điểm khu vực. Có nhiều yếu tố cùng tác động và hàm lƣợng

của các nguyên tố kim loại nặng trong trầm tích phụ thuộc vào mức độ tham gia của

từng yếu tố. Các quá trình quan trọng ảnh hƣởng đến sự tích lũy và dạng tồn tại của

kim loại nặng trong trầm tích gồm các nguồn bổ sung, khả năng hấp phụ, kết tủa các

hợp chất kim loại nặng. Do ảnh hƣởng của các yếu tố và quá trình khác nhau đến sự

hình thành các hợp chất kim loại nặng nên sự tích lũy cũng nhƣ dạng tồn tại của của

kim loại nặng trong các thuỷ vực cũng rất khác nhau (Bảng 6).

Bảng 6. Tỷ lệ % các dạng tồn tại của Cd trong trầm tích ở các khu vực khác nhau

Dạng tồn tại Cảng Los

Ageles

L. Erie

Ashtabula

L. Moira

Ontario

Vịnh San

Francisco

Tan trong nƣớc - 0 - 0-1,6

Có thể trao đổi 1 1 3-16 0-18

Cacbonat 5 - 0,5-3 -

Dễ khử 9 5,4 0,5-3 0-3,6

Hữu cơ và sunfua 38 82,2 7-42 90-94

Silicat 14 12,4 49-84 1,8-8,1

Tổng 2,2 1,2 1,0-8,1 0,55-1,4

Nguồn: Forstner (1987)[26].

Page 24: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

24

Hàm lƣợng các nguyên tố kim loại nặng trong trầm tích giảm theo khoảng cách từ

nguồn, do chúng bị kết tủa, lắng đọng trong quá trình vận chuyển trong sông. Ví dụ sự

tích lũy Cd trong trầm tích của sông Rhine có sự tăng nhanh ở gần nguồn nƣớc thải từ

nhà máy sản xuất đồng Duisburg, sau đó giảm dần đến khoảng cách 40-50km và gần

nhƣ không thay đổi ở mức 15-20 g/g cho đến khi ra tới biển (Trịnh Thị Thanh

(2002)[6]).

Mức độ tích lũy kim loại nặng trong trầm tích sông hồ cũng có sự biến động theo

thời gian phụ thuộc vào nguồn gây ô nhiễm. Hàm lƣợng Cd, Hg và Pb đã tăng đáng kể

trong trầm tích sông Rhine trong giai đoạn 1900-1958. Sau đó hàm lƣợng Pb giảm

nhƣng Hg vẫn tiếp tục tăng cho đến khoảng năm 1970 và Cd đến năm 1975. Nguyên

nhân chủ yếu của những thay đổi này là do sự biến động của các nguồn xâm nhập.

Mức độ tích lũy kim loại nặng trong trầm tích sông hồ đƣợc đặc trƣng bằng yếu tố

tích lũy tự nhiên CEF (culture enrichment factor). CEF đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa hàm

lƣợng hiện tại của kim loại nặng trong trầm tích và hàm lƣợng nền. Khi giá trị này lớn

hơn 1 là biểu hiện của quá trình tích lũy kim loại nặng và ngƣợc lại. Khi giá trị này

càng cao chứng tỏ mức độ tích lũy kim loại nặng cũng diễn ra càng mạnh. Ví dụ nhƣ

CEF của các nguyên tố Cd, Hg, Pb trong hồ Woods, một phần của vùng hồ chua

Adrondack (Mỹ) có giá trị là 4,8 đối với Cd, giá trị 1,5 đối với Hg và 26 đối với Pb

(Trịnh Thị Thanh (2002)[6]).

1.2.2. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nƣớc trên thế giới và Việt Nam

1.2.2.1. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất và trầm tích trên thế giới

Ô nhiễm kim loại nặng ở nhiều vùng cửa sông, ven biển trên thế giới đã đƣợc

biết từ lâu bởi tính độc hại đe dọa đến sự sống của sinh vật thủy sinh, gây nguy cơ

cho sức khỏe của con ngƣời. Ô nhiễm kim loại ở môi trƣờng biển đã gia tăng trong

những năm gần đây do dân số toàn cầu gia tăng và sự phát triển công nghiệp.

Ô nhiễm Pb và Zn ở vùng cửa sông ở Úc rất đƣợc quan tâm nghiên cứu do ảnh

hƣởng độc hại của chúng lên hệ sinh thái ở nƣớc. Hàm lƣợng chì và kẽm trong trầm

tích ở đây lên tới 1000µg/gvà 2000 µg/g (MacFarlane & Burchett, 2002 [32]). Theo

Page 25: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

25

Bryan et al., 1985 (đƣợc trích dẫn bởi Bryan & Langston, 1992 [23]), hàm lƣợng chì

vô cơ trong trầm tích cửa sông ở Anh biến động từ 25 µg/g ở khu vực không bị ô

nhiễm đến hơn 2700 µg/g ở vùng cửa sông Gannel nơi nhận chất thải từ việc

khai thác mỏ chì.

Tƣơng tự nhƣ Pb, hàm lƣợng As cũng đã đƣợc xác định có sự tích lũy cao ở

nhiều vùng cửa sông, ven biển trên thế giới. Hàm lƣợng As trong trầm tích cửa sông

Axe dao động từ 5 µg/g đến trên 1000 µg/g ở các vùng cửa sông Restronguet Creek

và Cornwall nơi nhận nƣớc thải từ các khu vực khai thác quặng mỏ kim loại

(Langstone, 1985 trích trong Bryan & Langston, 1992 [23]).

Ở nƣớc Anh, Hàm lƣợng Cd ở các cửa sông không bị ô nhiễm chỉ là 0,2 µg/g,

trong khi tại các cửa sông bị ô nhiễm hàm lƣợng này có thể lên đến 10 µg/g (Bryan &

Langston, 1992 [23]).

Hàm lƣợng kim loại nặng trong trầm tích tại một số vùng cửa sông, ven biển

trên thế giới nơi có rừng ngập mặn cũng đã ghi nhận bị ô nhiễm kim loại nặng từ nhẹ

đến ô nhiễm nặng. Tam & Wong (1995) [38] đã xác định hàm lƣợng Pb trong trầm

tích rừng gập mặn Sai Keng ở Hồng Kông là 58,2 µg/g.

1.2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất, nước tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của Trần Kông Tấu, Trần Kông Khánh, 1998 khảo sát trên

phạm vi toàn quốc gồm 5 nhóm đất chính cho thấy đất phù sa thuộc đồng bằng Sông

Hồng có hàm lƣợng Pb và Zn cao nhất và hầu hết các loại đất có tỷ lệ hàm lƣợng các

kim loại nặng dạng linh động so với dạng tổng số rất cao.

Kết quả điều tra khảo sát của Maqsud,1998 từ 8/1995 đến tháng 8/1997 tại một số

kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy hầu hết các kênh rạch của Thành phố Hồ

Chí Minh đều bị ô nhiễm rất cao về các kim loại nặng, cụ thể: so sánh với tiêu chuẩn cho

phép thì Cd cao gấp 16 lần, Zn gấp 90 lần, Pb gấp 700 lần. Hàm lƣợng các kim loại nặng

trong trầm tích cũng ở mức báo động As gấp 11,7 lần TCVN, Cd là 36 lần, Pb là 61 lần.

Theo Trần Công Tấu và cộng sự, 2000 sau một thời gian nghiên cứu và theo dõi

hiện tƣợng nhiễm kim loại nặng cũng nhƣ sự thay đổi hàm lƣợng của chúng trong 16

Page 26: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

26

ao, hồ trên địa bàn Hà Nội so sánh với TCVN 5945-1995, cột B đối với nƣớc mặt thì

tất cả các ao hồ của Hà Nội đều đã bị ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là As, Pb và Hg

bị ô nhiễm đến 90 % mẫu kiểm tra.

Theo số liệu của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều vùng mỏ chì, kẽm, vàng và đa kim

có nồng độ As trong nƣớc ngầm và trong đất rất cao (Đặng Văn Can, Đào Ngọc Phong,

2000; Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Quỳnh Anh, 2000). Tại Quỳnh Lôi, quận Hai Bà

Trƣng, Hà Nội có đến 68% giếng khoan nƣớc ngầm có hàm lƣợng As vƣợt quá tiêu

chuẩn qui định của WHO (Trần Đình Hoan, 1999; Trần Quang Thƣơng, 2000).

Theo nghiên cứu của Đỗ Trọng Sự (2001), tại vùng Hà Nội và Việt Trì - Lâm

thao, Phú Thọ có hàm lƣợng As trong nƣớc ngầm rất cao, cụ thể: kiểm tra 19 mẫu tại

các địa điểm khác nhau ở Hà Nội thì có đến 26 % số mẫu có hàm lƣợng As vƣợt quá

qui định theo QCVN (> 0,05mg/l), đối với nƣớc uống thì tại Hà Nội có đến 28% số

mẫu kiểm tra có hàm lƣợng As vƣợt quá QCVN, còn tại Lâm Thao -Việt Trì, Phú Thọ

là 12 % số mẫu kiểm tra.

Phạm Quang Hà (2002) khi phân tích hàm lƣợng Cd trong các mẫu đất trồng lúa

màu, và các mẫu bùn của Huyện Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh cho thấy lƣợng Cd

phát hiện đƣợc trung bình là 1mg/kg đất, cá biệt có mẫu 3,1mg/kg cao gấp 1,5 lần

QCVN, còn lƣợng Cd trong các mẫu bùn rất cao gấp 5 lần QCVN. Có thể nói rằng vấn

đề ô nhiễm nói chung và ô nhiễm kim loại nặng đã và đang thách thức môi trƣờng Việt

Nam, các loại ô nhiễm thƣờng thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nƣớc

mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm kim loại nặng và chất độc hại nhƣ là chì, thuỷ ngân, arsen

(Võ Thuận, 2006).

1.3. CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT, TRẦM

TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Tổng hàm lƣợng kim loại trong đất và trầm tích có thể tồn tại ở nhiều dạng khác

nhau. Tuy nhiên các dạng tồn tại của kim loại, đặc biệt là các dạng có khả năng tích lũy

sinh học đƣợc quan tâm nhiều hơn. Thuật ngữ “dạng” tồn tại đƣợc định nghĩa bởi Fillip

Page 27: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

27

M. Tack và Marc G. Verloo [25] là: sự nhận dạng và định lƣợng các dạng, các hình

thức hay các pha khác nhau mà trong đó kim loại tồn tại. Định lƣợng các yếu tố ô

nhiễm trong đất, trầm tích là việc sử dụng các dung dịch hóa học khác nhau, nhƣng đặc

trƣng và dễ phản ứng để giải phóng kim loại từ các dạng khác nhau của mẫu đất và

trầm tích. Nếu các kim loại tồn tại trong các dạng linh động và có khả năng tích lũy

sinh học đƣợc giải phóng từ đất và trầm tích sẽ làm tăng hàm lƣợng các kim loại có

độc tính trong nƣớc, dẫn đến nguy cơ gia tăng sự hấp thu các kim loại này đối với thực

vật, động vật và con ngƣời (Amanda Jo Zimmerman, 2010 [19] và Fillip M. Tack,

1995 [25]).

Theo Tessier, kim loại trong trầm tích và đất tồn tại ở năm dạng sau:

- Dạng trao đổi: Kim loại trong dạng này liên kết với trầm tích hay các thành

phần chính của trầm tích (sét, hydrat oxit của sắt và mangan, axit humic) bằng lực hấp

phụ yếu. Sự thay đổi lực ion của nƣớc sẽ ảnh hƣởng đến khả năng hấp phụ hoặc giải

hấp các kim loại này, dẫn đến sự giải phóng hoặc tích lũy kim loại tại bề mặt tiếp xúc

của nƣớc và trầm tích.

- Dạng liên kết với cacbonat: Các kim loại liên kết với cacbonat rất nhạy cảm

với sự thay đổi của pH, khi pH giảm thì kim loại tồn tại ở dạng này sẽ đƣợc giải phóng.

- Dạng liên kết với Fe-Mn oxit: Ở dạng liên kết này kim loại đƣợc hấp phụ trên

bề mặt của Fe-Mn oxit và không bền trong điều kiện khử, bởi vì trong điều kiện khử

trạng thái oxi hóa của sắt và mangan sẽ bị thay đổi, dẫn đến các kim loại trong trầm

tích sẽ đƣợc giải phóng vào pha nƣớc.

- Dạng liên kết với hữu cơ: Các kim loại có thể liên kết với nhiều dạng hữu cơ

khác nhau nhƣ các cá thể sống, những mảnh vụn do sự phân hủy của sinh vật hay cây

cối... Kim loại ở dạng này sẽ không bền trong điều kiện oxi hóa, khi bị oxi hóa các chất

hữu cơ sẽ phân hủy và các kim loại sẽ đƣợc giải phóng vào pha nƣớc.

- Dạng cặn dƣ: Phần này chứa các muối khoáng tồn tại trong tự nhiên có thể

giữ các vết kim loại trong nền cấu trúc của chúng. Do đó, khi kim loại tồn tại trong

phân đoạn này sẽ không thể hòa tan vào nƣớc trong các điều kiện nhƣ trên.

Page 28: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

28

Việc xác định các dạng kim loại trong đất và trầm tích đƣợc thực hiện theo các

phƣơng pháp: chiết một giai đoạn (single extraction), chiết lên tục (sequential

extraction procedure, SEP) và sử dụng nhựa trao đổi ion. Nhiều quy trình chiết liên tục

đã đƣợc ứng dụng để phân tích dạng kim loại trong nhiều loại mẫu đất, trầm tích và đã

cung cấp những thông tin hữu ích về nguồn gốc, cách thức tồn tại, khả năng tích lũy

sinh học và địa hóa, tiềm năng di động, và sự chuyển hóa của kim loại trong trầm tích.

Do đó, các quy trình này là một công cụ hữu dụng trong phân tích và đánh giá sự ô

nhiễm (Amanda Jo Zimmerman, 2010 [19]).

Quy trình của Tessier (1979) [20] là quy trình đƣợc sử dụng phổ biến. Ngoài ra,

còn có các quy trình chiết khác. Tuy nhiên các quy trình đều có nguyên lý chung là kim

loại ở dạng linh động nhất đƣợc chiết ra ở dạng đầu tiên (F1), và tiếp tục theo sự giảm

dần độ linh động.

Quy trình chiết của Tessier với các điều kiện về thuốc thử, hàm lƣợng và thời

gian đƣợc trình bày cụ thể trong Bảng 7.

Bảng 7 : Quy trình chiết liên tục của A.Tessier (1979)[20]

Dạng kim loại Điều kiện chiết (1g mẫu)

Trao đổi (F1) 8 ml MgCl2 1M (pH=7), khuấy liên tục trong 1giờ

Hoặc:8 ml NaOAc 1M (pH= 8,2), khuấy liên tục trong 1giờ

Liên kết với cacbonat

(F2)

8 ml NaOAc 1M (pH=5 với HOAc), khuấy liên tục trong 5

giờ ở nhiệt độ phòng

Liên kết với Fe -

Mn oxit (F3)

20 ml Na2S2O4 0,3M + Na-citrate 0,175M+ H-citrate 0,025M

. Hoặc:20 ml NH2OH.HCl 0,04M trong HOAc 25% (v/v), 96

± 3oC, thi thoảng khuấy, 6giờ

Liên kết với hữu

(F4)

(1) 3 ml HNO3 0,02M + 5ml H2O2 30% (pH= 2 với HNO3),

85 ± 2oC, khuấy 2 giờ

(2) Thêm 3 ml H2O2 30% (pH= 2 với HNO3), 85 ± 2oC,

khuấy 3 giờ

(3) Sau khi làm nguội, thêm 5 ml NH4OAc 3,2M trong HNO3

20% và pha loãng thành 20 ml, khuấy liên tục trong 30 phút

Cặn dƣ (F5) (1) HClO4 (2 ml)+ HF (10 ml) đun đến gần cạn

(2) HClO4 (1 ml)+ HF (10 ml) đun đến gần cạn

(3) HClO4 (1 ml)

(4) Hòa tan bằng HCl 12N, sau đó định mức thành 25 ml.

Page 29: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

29

Năm 1999, Galan đã đƣa ra quy trình chiết gồm bốn dạng, gần giống nhƣ

Tessier và BCR. Tuy nhiên, quy trình này đƣợc sử dụng riêng cho mẫu đất bị ảnh

hƣởng bởi nƣớc thải chứa axit của các mỏ khai thác, do đó thuốc thử sử dụng cũng có

sự khác biệt so với quy trình của Tessier. Nghiên cứu của Galan cho thấy quy trình

chiết này phù hợp hơn quy trình của Tessier và BCR đối với mẫu đất trên do kết quả

chiết dạng kim loại có độ chính xác cao hơn (Galan et. al, 1999), bảng 8.

Bảng 8 : Quy trình chiết liên tục của Galan (1999)

Dạng kim loại Điều kiện chiết (0,5g mẫu)

Trao đổi và liên kết với

cacbonat (F1)

35 ml NH4OAc1M (pH= 5), 20oC, khuấy liên tục, 1 giờ

Liên kết với Fe -

Mn oxit (F2)

20 ml NH2OH.HCl 0,4M trong HOAc 25%, 96oC, khuấy

bằng tay 30 phút 1 lần, 6 giờ

Liên kết với hữu cơ

(F3)

(1) 3 ml HNO3 0,2 M + 5 ml H2O2 (pH = 2), 85oC, khuấy

bằng tay 30 phút 1 lần, 2 giờ

(2) Thêm 3 ml H2O2 30%, 3 giờ

(3) Thêm 5 ml H2O2 30%, khuấy liên tục 30 phút

Cặn dƣ (F4) 10 ml hỗn hợp HF : HNO3 : HCl (10: 3: 1), đun 2 giờ

Quy trình chiết của GCS phân chia dạng kim loại liên kết với Fe – Mn oxit

thành hai dạng là dạng liên kết với Fe oxihydroxit vô định hình và dạng kim loại nằm

trong cấu trúc tinh thể của oxit. Do đó, số dạng kim loại tăng từ năm lên sáu. Quy trình

cải tiến đƣợc đề nghị bởi Benitez và Dubois (1999) với sự giảm đáng kể thời gian chiết

đƣợc trình bày trong bảng 9 (Benitez và Dubois, 1999).

Page 30: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

30

Bảng 9: Quy trình chiết liên tục của Hiệp hội Địa chất Canada (GCS) (Benitez và

Dubois 1999)

Dạng kim loại Điều kiện chiết (0,5g mẫu)

Dạng

di

động

Trao đổi

(F1)

(1) 30 ml NaNO3 0,1M; 25oC; 1,5 giờ

(2) 30 ml NaNO3 0,1M; 25oC; 1,5 giờ

Liên kết với

cacbonat (F2)

(1) 30 ml NaOAc 1M (pH = 5, với HOAc); 25oC; 1,5 giờ

(2) 30 ml NaOAc 1M (pH = 5, với HOAc); 25oC; 1,5 giờ

Dạng

tiềm

năng

di

động

Liên kết với hữu

cơ (F3)

(1) 30 ml Na4P2O7; 25oC; 1,5 giờ

(2) 30 ml Na4P2O7; 25oC; 1,5 giờ

Liên kết với sắt

oxihydroxit

vô định hình

(F4)

(1) 30 ml NH2OH.HCl 0,25M trong HCl 0,05 M; 60oC; 1,5

giờ

(2) 30 ml NH2OH.HCl 0,25M trong HCl 0,05 M; 60oC; 1,5 giờ

Nằm trong cấu

trúc tinh thể của

oxit (F5)

(1) 30 ml NH2OH.HCl 1M trong HOAc 25%; 90oC; 1,5

giờ.

(2) 30 ml NH2OH.HCl 1M trong HOAc 25%; 90oC; 1,5 giờ

Cặn dƣ (F6) HF: HNO3: HCl

Các quy trình chiết liên tục cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích về

các dạng linh động và dạng bền của các nguyên tố, từ đó đánh giá đƣợc thực trạng hiện

tại và khả năng tích lũy sinh học của các nguyên tố độc hại vào thực vật, động vật và

con ngƣời. Mặc dù có một số hạn chế về tính chọn lọc của thuốc thử, sự phân bố lại

của nguyên tố giữa các dạng trong quá trình chiết, nhƣng nó vẫn là một kỹ thuật rất

hữu dụng và đƣợc áp dụng trong nhiều nghiên cứu về môi trƣờng.

Quy trình của Tessier là một quy trình thông dụng, đƣợc rất nhiều tác giả sử

dụng trong các nghiên cứu về phân tích dạng kim loại trong đất và trầm tích. Các tác

giả sau Tessier đã cải tiến một số điểm trong quy trình của Tessier sao cho phù hợp với đối

tƣợng phân tích và kết quả phân tích chính xác hơn. Các cải tiến chủ yếu là thay đổi loại và

thể tích thuốc thử sử dụng, thay đổi thời gian chiết.

Tác giả G.Glosinska [27], J. Zerbe [29] đã thay thế MgCl2 1M trong bƣớc chiết

dạng trao đổi (F1) bằng NH4OAc 1M. Theo tác giả J. Zerbe thì việc thay thế này sẽ làm

giảm tính mặn của dung dịch chiết, do đó phù hợp hơn với việc định lƣợng bằng

phƣơng pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Tác giả J. Zerbe cũng thay thế NH4OAc

1M (pH=5) cho NaOAc (pH=5) trong bƣớc chiết dạng liên kết với cacbonat. Trong

bƣớc chiết này, thể tích thuốc thử sử dụng là 20ml lớn hơn 8ml theo Tessier với mục

Page 31: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

31

đích tránh sự thay đổi pH. Quy trình chiết của J. Zerbe đƣợc trình bày trong bảng 10.

Bảng 10: Quy trình chiết liên tục của J. Zerbe (1999) [29]

Dạng kim loại Điều kiện chiết (1g mẫu)

Trao đổi (F1) 10 ml NH4OAc 1M (pH = 7), toC phòng, khuấy liên tục trong 1giờ

Liên kết với

cacbonat (F2)

20 ml NH4OAc 1M (pH = 5 với HOAc), khuấy liên tục trong 5 giờ,

toC phòng

Liên kết với

Fe - Mn oxit (F3)

20 ml NH2OH.HCl 0,04M trong HOAc 25% (v/v), 95oC, khuấy 6

giờ

Liên kết với

hữu cơ

(F4)

(1) 5 ml HNO3 0,02M + 5ml H2O2 30% (pH = 2 với HNO3), 85oC,

khuấy 2 giờ

(2) Thêm 3 ml H2O2 30% (pH = 2 với HNO3), 85oC, khuấy 3 giờ

(3) Sau khi làm nguội, thêm 10 ml NH4OAc 3,2M trong HNO3

20% khuấy 30 phút, toC phòng

Gần đây, tác giả Vũ Đức Lợi cùng các cộng sự [5] đã nghiên cứu và lựa chọn

một quy trình chiết liên tục của Tessier đã cải tiến để phân tích dạng một số kim loại

nặng (Cd, Cu, Ni, Pb, Zn) trong trầm tích thuộc lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy bằng

phƣơng pháp AAS. Kết quả đánh giá độ chính xác của quy trình chiết trên các mẫu

chuẩn cho thấy hiệu suất thu hồi đạt trên 90%, phù hợp với phân tích lƣợng vết các kim

loại trong mẫu môi trƣờng. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng quy trình

chiết liên tục của Tessier đã cải tiến để phân tích dạng kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu

trầm tích tại suối Văn Dƣơng, tỉnh Thái Nguyên (Bảng 11).

Bảng 11: Quy trình chiết liên tục cải tiến của Tessier (Vũ Đức Lợi, 2010 [3])

Dạng kim loại Điều kiện chiết (1g mẫu)

Trao đổi (F1) 10 ml NH4OAc 1M (pH = 7), toC phòng, lắc liên tục trong 1giờ

Liên kết với

cacbonat (F2)

20 ml NH4OAc 1M (pH = 5 với HOAc), lắc liên tục trong 5 giờ,

toC phòng

Liên kết với

Fe - Mn oxit (F3)

(1) 5 ml HNO3 0,02M + 5ml H2O2 30% (pH = 2 với HNO3),

85oC, khuấy 2 giờ

Page 32: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

32

(2) Thêm 3 ml H2O2 30% (pH = 2 với HNO3), 85oC, khuấy 3 giờ

(3) Sau khi làm nguội, thêm 10 ml NH4OAC 3,2M trong HNO3

20% khuấy 30 phút, nhiệt độ phòng

Dạng hữu cơ (F4) 10 ml NH4OAc 3,2M trong HNO3 20%, lắc 30 phút, nhiệt độ

phòng

Cặn dƣ (F5) Hỗn hợp cƣờng thủy HCl: HNO3 (3:1)

1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Khu công nghiệp Sông Công nằm trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên,

có toạ độ trong khoảng từ 21026

’20

’’ đến 21

032

’00

’’ vĩ độ Bắc và từ 105

043

’00

’’ đến

105052

’30

’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp

huyện Phú Bình, phía Tây và Nam giáp huyện Phổ Yên. Thị xã nằm trên trục Quốc lộ 3, là

vị trí trung chuyển giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Hình 2. Vị trí địa lý thị xã sông Công

Thị xã

sông Công

Page 33: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

34

BẢN ĐỒ HÌNH CHÍNH THỊ XÃ SÔNG CÔNG

Page 34: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

35

1.4.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị xã Sông Công nằm trong vùng bậc thềm sông Cầu thuộc nhóm đất đồi, tầng

đất mỏng phát triển trên đất phù sa cổ, quá trình xói mòn xảy ra mạnh, nhiều nơi trơ sỏi

sạn tầng đất mặt hầu nhƣ không còn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấu trúc kém, rời

rạc khi khô hạn, kết dính ngập nƣớc, đất chua với độ pH trong khoảng 4-5, nghèo chất

dinh dƣỡng và năng suất cây trồng thấp.

Địa hình Sông Công tƣơng đối bằng phẳng, nằm trên vùng đồi thấp xen kẽ đồng

bằng, dốc dần từ Bắc xuống Nam, Tây sang Đông. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc

biển doa động từ 16 đến 18m.

Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ, đƣợc dòng sông Công chia

thành hai khu vực là phía Đông và phía Tây:

- Khu vực phía Đông: Thuộc nhóm địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi nhỏ và

thấp, có diện tích lớn hơn phần phía Tây. Độ cao trung bình của khu vực này là

25÷30m, phân bố dọc theo thung lũng sông. Bao gồm các đơn vị hành chính là xã Bá

Xuyên, xã Tân Quang, phƣờng Lƣơng Châu, phƣờng Mỏ Chè, phƣờng Thắng Lợi,

phƣờng Cải Đan, phƣờng Phố Cò.

- Khu vực phía Tây: Thuộc nhóm địa hình gò đồi và núi thấp. Nhóm cảnh quan

này khá đặc trƣng cho khu vực chân núi Tam Đảo, địa hình đồi dạng bát úp với độ cao

80 ÷ 100m. Một số đồi cao, đỉnh hẹp, độ cao trung bình trên 150m. Một số núi thấp có

độ cao trung bình trên 300m phân bố dọc ranh giới phía Tây của thị xã, trên địa bàn hai

xã Bình Sơn và Vinh Sơn. Ngoài ra, khu vực này còn có đồng bằng thung lũng nhỏ tập

trung chủ yếu ở gần các suối.

1.4.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn

Khu vực thị xã Sông Công có đặc trƣng khí hậu của vùng trung du bán sơn địa,

chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm đƣợc chia thành 4 mùa, song

chủ yếu chỉ có hai mùa chính rõ rệt: mùa nóng (còn gọi là mùa mƣa) từ tháng 5 đến

tháng 10, hƣớng gió chủ đạo là hƣớng Đông Nam; mùa lạnh (còn gọi mùa khô ) từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hƣớng gió chủ đạo là hƣớng Đông Bắc.

Page 35: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

36

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là: 23,8 oC; Nhiệt độ cao nhất trung

bình của tháng nóng nhất: 29,1oC (tháng 7); Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng

lạnh nhất: 16,1oC (tháng 1).

Độ ẩm: Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng của không khí: 81,5%; Độ ẩm tƣơng

đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3): 85,3%; Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng thấp

nhất (tháng 11): 77,2%

Lƣợng mƣa trên toàn khu vực đƣợc phân bổ theo 2 mùa: mùa mƣa kéo dài từ

tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào

tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mƣa) từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau.

- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm: 1720,2 mm.

- Số ngày mƣa trong năm: 150 - 160 ngày.

- Lƣợng mƣa trung bình tháng lớn nhất: 341,1mm (tháng 7).

- Lƣợng mƣa trung bình tháng nhỏ nhất: 21,3 mm (tháng 12).

- Cƣờng độ mƣa trung bình lớn nhất: 80 – 100 mm/h.

Bảng 12. Tổng lượng mưa các tháng trong năm

Tổng lƣợng mƣa tháng (mm)

N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG

2005 18,7 39,6 58,6 40,5 181,2 224,5 328,2 410,9 292,3 9,0 93,0 47,9 145,4 1744,4

2006 2.3,0 24,4 41,0 19,6 391,3 233,5 262,7 328,5 215,9 83,1 87,3 6,3 141,3 1695,9

2007 2,1 39,1 85,7 135,4 160,2 238,1 317,2 120,8 273,3 45,7 9,9 23,8 120,9 1451,3

2008 12,3 18,4 24,6 129,7 120,8 238,8 523,3 395,7 207,1 154,1 200,1 5,3 169,2 2030,2

2009 10,8 14,1 33,0 137,8 567,8 318,7 248,2 187,8 221,0 66,1 0,5 2,9 152,9 1808,7

2010 83,4 5,8 49,7 119,6 206,5 211,4 367,1 328,2 166,6 8,7 2,1 41,8 132,6 1590,9

* Chế độ thuỷ văn

Thị xã Sông Công có dòng chảy bề mặt lớn nhất là dòng sông Công, với chiều

dài 96km, bắt nguồn từ núi Ba Lá (Định Hóa) là nguồn cung cấp nguồn nƣớc sinh hoạt

Page 36: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

37

cũng nhƣ sản xuất cho khu công nghiệp và toàn thị xã. Lƣu vực Sông Công có diện tích

là 951km2, độ cao trung bình là 224m, độ dốc là 27,3%, tổng lƣợng nƣớc sông trung bình

năm khoảng 794.000m3, lƣu lƣợng trung bình năm là 25m

3/s và modul dòng chảy năm vào

khoảng 26l/s.km2. Sông Công nằm trên vùng có mƣa nhiều, nƣớc dâng đột ngột và rút

nhanh trong mùa mƣa lũ và là nhánh cung cấp nƣớc chủ yếu cho sông Cầu.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã còn có nhiều nhánh sông, suối là phụ lƣu của sông

Công nhƣ: suối Thu Quang phía Nam xã Vinh Sơn dài trên 4 km, suối Cầu Gáo dài 2,5

km, suối Văn Dƣơng, suối La Đan, Tân Tiến,... và hệ thống kênh dẫn từ hồ Núi Cốc chảy

qua địa bàn tạo nên mạng lƣới sông ngòi phức tạp của thị xã. Ngoài ra, thị xã còn có các

hồ, đầm lớn nhƣ: hồ Ghềnh Chè (82 ha), hồ Núc Nác (4,5 ha), đầm Cổ Rắn (6,2 ha).

1.4.1.4. Tình hình kinh tế- xã hội khu vực thị xã Sông Công

1/. Điều kiện kinh tế

Kinh tế của thị xã Sông Công liên tục phát triển với mức tăng trƣởng khá cao. Tốc

độ tăng trƣờng kinh tế bình quân 5 năm (2005-2010) đạt 19,19% trong đó công nghiệp

và xây dựng cơ bản tăng 26,5%; thƣơng mại dịch vụ tăng 17%; nông - lâm nghiệp tăng

3,5% [5]. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công

nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất năm 2009 (tính theo giá thực tế) đạt

3.956,9 tỷ đồng, trong đó công nghiệp và xây dựng cơ bản là 3.061,9 tỷ đồng; thƣơng

mại – dịch vụ là 700 tỷ đồng, nông – lâm nghiệp và thủy sản là 195 tỷ đồng.

a) Tình hình sản xuất nông nghiệp

Về trồng trọt: Do diễn biến phức tạp của thời tiết, sâu bệnh phát sinh đã ảnh

hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp tại các địa phƣơng. Uỷ ban nhân dân thị xã đã chỉ

đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các xã,

phƣờng triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu gieo trồng hết diện tích, thực hiện

chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt ƣớc đạt 17.165 tấn,

bằng 104 % kế hoạch tỉnh giao, bằng 100,9 % kế hoạch thị xã, tăng 2 % so với năm 2008;

sản lƣợng một số cây hoa màu đạt khá so với kế hoạch tỉnh giao.

Page 37: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

38

Về chăn nuôi: Cuối tháng 4 năm 2009 ngay sau khi phát hiện dịch cúm gia cầm

tái phát ở phƣờng Cải Đan, Ủy ban nhân dân thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng

phối hợp, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống, khoanh vùng và dập dịch kịp

thời tiêu huỷ 19.191 con gia cầm nhiễm dịch và 4.996 quả trứng. Công tác tiêm phòng,

kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ đƣợc các địa phƣơng triển khai thực hiện tốt;

đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.

b) Sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2009 (theo giá thực tế) ƣớc

đạt 2.651,9 tỷ đồng, tăng 19,29% so với năm 2008. Trong đó công nghiệp quốc doanh

trung ƣơng 1.009,4 tỷ đồng, tăng 10,13% so với năm 2008; công nghiệp quốc doanh

địa phƣơng 330 tỷ đồng, tăng 26,55% so với năm 2008; công nghiệp có vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài 112,6 tỷ đồng, tăng 5,86% so với năm 2008; công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp địa phƣơng 1.199,9 tỷ đồng, tăng 27,72% so với năm 2008. Thu hút đầu tƣ trên

địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng số dự án đã thu hút và vận động đầu tƣ

trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 8 dự án, vốn đăng ký đầu tƣ 473,6 tỷ đồng.

c) Hoạt động thương mại - dịch vụ

Hoạt động kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển. Tổng

giá trị sản xuất ƣớc đạt 700 tỷ đồng tăng 19,05% so với năm 2008 [17]. Công tác kiểm

tra, kiểm soát thị trƣờng đƣợc duy trì góp phần ổn định thị trƣờng, đảm bảo lợi ích cho

ngƣời tiêu dùng.

2/. Điều kiện xã hội

a) Tình hình dân số

Năm 2010, tổng dân số thị xã là 49840 ngƣời, trong đó dân số nam là 25280

ngƣời (chiếm 50,7%); nữ là 24 560 ngƣời (chiếm 49,3%); dân số khu vực thành thị

26577 ngƣời (chiếm 53,3%), khu vực nông thôn 23263 ngƣời (chiếm 46,7%). Công tác

dân số và kế hoạch hóa đã đƣợc các cấp, các ngành và các địa phƣơng tập trung quan

tâm. Chỉ đạo thực hiện tốt chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia

Page 38: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

39

đình tại các xã, phƣờng. Năm 2009 tỷ suất sinh thô ƣớc thực hiện 15,60/00, giảm 1,14

0/00

so với kế hoạch (chỉ tiêu tỉnh giao giảm 0,20/00); số ngƣời sinh con thứ 3 là 17, giảm 7

ngƣời so với năm 2008.

b) Giáo dục - đào tạo

Triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động do Bộ và Sở Giáo dục - Đào tạo phát

động. Hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm học 2008 – 2009, triển khai nhiệm vụ năm

học 2009 - 2010. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học

luôn đƣợc quan tâm. Thực hiện Đề án kiên cố hoá trƣờng, lớp học và nhà công vụ cho

giáo viên, năm 2009 xây dựng đƣợc 32 phòng học cao tầng và 35 gian nhà công vụ cho

giáo viên. Công nhận thêm 4 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó 100% trƣờng Tiểu

học đạt trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm học 2008 - 2009 ngành giáo dục thị xã

xếp thứ 3 trong toàn tỉnh.

c) Về y tế

Công tác kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các chƣơng trình y tế quốc gia đƣợc

thực hiện theo kế hoạch. Các cơ sở y tế trên địa bàn tiếp tục đầu tƣ xây dựng cơ sở vật

chất, trang thiết bị y tế cùng với đội ngũ thầy thuốc có trình độ đáp ứng ngày càng tốt

hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tính đến nay toàn thị xã có 5/9 xã,

phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi còn

14,9% giảm 1,6% so với năm 2008. Công tác phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là

phòng, chống dịch cúm A (H1N1) ở ngƣời đƣợc triển khai và duy trì thƣờng xuyên.

Công tác kiểm tra chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý các cơ sở hành nghề

y, dƣợc tƣ nhân đƣợc thực hiện theo quy định.

d) Công tác lao động và thực hiện chế độ chính sách xã hội

Triển khai thực hiện đồng bộ các chƣơng trình giảm nghèo, giải quyết việc làm

và các chế độ chính sách xã hội. Năm 2009 hỗ trợ hộ nghèo xoá đƣợc 15 nhà dột nát;

xây mới 4 nhà tình nghĩa; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,03%, giảm 3,48% so với cuối năm

Page 39: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

40

2008; giải quyết việc làm cho 1.115 lao động, đạt 111,5% kế hoạch; đào tạo nghề cho

698 lao động, đạt 155% kế hoạch. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp

nghĩa, thăm hỏi, tặng quà, cứu trợ, chi trả trợ cấp kịp thời đến các đối tƣợng ngƣời có

công và đối tƣợng thuộc diện chính sách xã hội theo quy định. Thực hiện hỗ trợ 30 hộ

nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tƣớng Chính phủ, ngân sách thị xã hỗ trợ

242 triệu đồng. Tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục, phòng chống tệ nạn xã hội đến

các xã, phƣờng và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã. Năm 2009, đã tổ chức cai

nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội của tỉnh 10 đối tƣợng; cai

nghiện tại gia đình 20 đối tƣợng.

Bảng 13. Diện tích, dân số, mật độ dân số 2009

Diện tích

(Km2)

Số thôn (ấp, bản,

tổ nhân dân)

Dân số trung

bình (Ngƣời)

Mật độ dân số

(Ngƣời/Km2)

TỔNG SỐ 83,64 131 50.000 598

Chia theo xã, phường

1- Xã Tân Quang 19,59 24 10054 513

2- Xã Bá Xuyên 9,55 12 3908 409

3- Xã Bình Sơn 28,00 25 7309 261

4- Xã Vinh Sơn. 8,27 6 2178 263

5- Phƣờng Lƣơng

Châu 2,30 8 2294 997

6- Phƣờng Mỏ Chè 1,65 14 5651 3.425

7- Phƣờng Thắng lợi 4,30 19 7638 1.776

8- Phƣờng Cải Đan 5,33 11 4085 766

Qua Bảng 13 ta thấy Sông Công là khu công nghiệp tập trung nhiều nhà máy xí

nghiệp thu hút nhiều lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh vì vậy mà dân số khá cao, góp

phần phát triển kinh tế xã hội của toàn thị xã.

Page 40: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

41

1.4.1.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Trên địa bàn thị xã hệ thống giao thông nội thị xã đã đƣợc đầu tƣ cải tạo và xây

dựng theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân trong và ngoài thị xã.

- Đƣờng bộ: Đoạn đƣờng Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên chạy qua phía

Đông của thị xã Sông Công có chiều dài 7km. Hệ thống đƣờng giao thông nội thị đạt

tiêu chuẩn cấp một gồm: Đƣờng Cách Mạng Tháng Mƣời nối từ nhà máy Diezel với

Quốc lộ 3 chiều dài toàn tuyến là 6km lộ giới quy hoạch là 41m, đây là tuyến đƣờng

chính của khu công nghiệp, các lô nhà máy sẽ đƣợc quy hoạch bám sát trục đƣờng này.

Các lô nhà máy còn lại đƣợc tổ chức bám theo các trục đƣờng nhánh dạng xƣơng cá,

nhìn chung giao thông nội thị đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Hàng năm

thị xã đã phối hợp với ngành chủ quản tiếp tục đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông

của thị xã ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn nhƣ: đƣờng Thống Nhất đoạn từ ngã tƣ

Việt Đức đi trung đoàn 209, đƣờng 262 và nhiều tuyến đƣờng liên xã, phƣờng thực

hiện theo nguồn vốn đối ứng từ nguồn thu tiền cấp quyền sử dụng đất.

- Đƣờng sắt: Đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía Nam của thị xã

Sông Công, tại ga Lƣơng Sơn có ga hành khách.

- Thuỷ lợi: Đảm bảo tƣới tiêu phục vụ kịp thời sản xuất nông nghiệp, hàng năm

thƣờng xuyên triển khai nạo vét kênh mƣơng nội đồng đạt 100% kế hoạch.

- Hệ thống cấp nƣớc: Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch

Sông Công đƣợc xây dựng từ năm 1978, công suất thiết kế 30.000m3/ ngày đêm. Cung

cấp nguồn nƣớc sinh hoạt và sản xuất của toàn thị xã.

- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện cấp cho thị xã đƣợc lấy từ lƣới điện quốc gia

thông qua trạm hạ thế 110/36/6KVA.

1.4.1.6. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sông Công

Thị xã Sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng trung du miền núi

phía Bắc, địa hình tƣơng đối bằng phẳng xen kẽ nhiều quả đồi bát úp. Phần lớn toàn bộ

diện tích của thị xã đã đƣợc đƣa vào sử dụng phục vụ hoạt động công nghiệp, nông

nghiệp, đất ở và vui chơi giải trí của ngƣời dân thị xã.

Đất trên địa bàn thị xã Sông Công gồm các nhóm chính sau (Bảng 14):

Page 41: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

42

- Nhóm đất phù sa gồm: Đất phù sa không đƣợc bồi đắp hằng năm; đất phù sa

ngòi suối; đất phù sa có tầng loang lổ; đất phù sa glay. Nhóm đất phù sa có tầng đất

mặt dày, độ phì tốt phù hợp với phát triển cây lúa, cây hàng năm và cây công nghiệp

ngắn ngày song cần đầu tƣ thủy lợi, cải tạo đất.

- Nhóm đất dốc tụ gồm: Đất dốc tụ trồng lúa nƣớc không bạc màu; đất dốc tụ

trồng lúa nƣớc bạc màu; đất thung lũng biến đổi do không trồng lúa nƣớc; đất thung

lũng biến đổi do trồng lúa nƣớc bị bạc màu. Nhóm đất dốc tụ thích hợp với các loại cây

màu, các cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả hoặc trồng cỏ chăn nuôi.

- Nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng (đại diện cho đất khu vực gò đồi) gồm: Đất nâu

vàng - đỏ vàng trên phiến thạch sét tầng dày; đất nâu vàng - đỏ vàng trên phiến thạch

sét tầng trung bình; đất nâu vàng - đỏ vàng trên nền phù sa cổ có tầng dày; đất nâu vàng

- đỏ vàng trên nền phù sa cổ có tầng trung bình. Nhóm đất này thích hợp trồng các cây

lâm nghiệp nhƣ thông, bạch đàn, keo lá tràm; cây công nghiệp lâu năm; cây ăn quả nhƣ

chè, nhãn, vải.

Bảng 14. Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Sông Công năm 2009, ha

Tổng

diện tích

đất theo

địa giới

hành

chính

Chia ra

Đất

Nông

nghiệp

Đất lâm

nghiệp

Đất

nuôi

trồng

Thuỷ

sản

Đất ở

Đất

chuyên

dùng

(*)

Đất

chƣa

sử

dụng

TỔNG SỐ 8.364 4.339,58 1.762,99 122,54 355,35 1673,3 110,04

Chia ra xã, phường, TT

1- Xã Tân Quang 1.959 1.184,05 249,05 24,13 69,38 427,34 5,05

2- Xã Bá Xuyên 954.82 534,45 191,58 8,86 23,86 193,84 2,23

3- Xã Bình Sơn 2,80 1.218,59 912,89 56,99 115,14 430,17 66,22

4- Xã Vinh Sơn. 827 328,84 359,53 3,81 13,98 100,17 20,67

5- Phƣờng Lƣơng Châu 230 148,42 2,79 3,15 12,76 58,15 4,73

6- Phƣờng Mỏ Chè 165 60,83 0 4,86 32,68 66,63 0

7- Phƣờng Thắng lợi 430 251,31 9,90 5,7 30,45 124,83 7,81

8- Phƣờng Cải Đan 533 335,49 23,55 7,56 27,81 135,89 2,7

9- Phƣờng Phố Cò 465 277,60 13,70 7,48 29,29 136,3 0,63

Page 42: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

43

Qua Bảng 14 ta thấy tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 8.364 ha trong đó:

+ Diện tích đất nông nghiệp là: 6.225,11 ha chiếm 74,43% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Diện tích đất phi nông nghiệp là: 1.879,91 ha chiếm 24,25% tổng diện tích đất

tự nhiên.

+ Diện tích đất chƣa sử dụng còn nhiều với diện tích là: 110,04 ha chiếm 1,32%

tổng diện tích đất tự nhiên. Đặt ra nhiệm vụ cấp bách trƣớc mắt của các cơ quan chức

năng là nhanh chóng đƣa diện tích này vào sử dụng để tránh gây lãng phí và tận dụng

tối đa nguồn tài nguyên đất đai để phát triển kinh tế xã hội.

1.4.2. Thực trạng hoạt động sản xuất của Khu công nghiệp Sông Công

1.4.2.1. Tình hình sản xuất của Khu công nghiệp sông Công

Theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ

về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến

năm 2020, thị xã sông Công có 02 Khu công nghiệp là Khu công nghiệp sông Công I

(thuộc phƣờng Mỏ Chè và xã Tân Quang) với diện tích là 220ha và Khu công nghiệp

sông Công II (thuộc xã Tân Quang) với diện tích là 250ha.

Khu Công nghiệp đƣợc xây dựng trên cơ sở duy trì phát triển khu công nghiệp cơ

khí Sông Công có sẵn của tỉnh Thái Nguyên. Đây là khu công nghiệp tập trung, có quy

mô vừa và nhỏ, ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch. Các loại hình sản xuất

chính trong khu công nghiệp bao gồm: luyện kim, kẽm điện phân, sản xuất vật liệu xây

dựng, sản xuất phân bón, máy mặc, kết cấu thép... Về chức năng, khu công nghiệp

đƣợc chia thành các khu chức năng khác nhau nhƣ: Các cụm xí nghiệp công nghiệp,

cụm kho bãi, khu trung tâm điều hành và dịch vụ khu công nghiệp, cụm và dải cây

xanh, đƣờng giao thông và các công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp.

Khu công nghiệp sông Công I đã đƣợc thành lập theo Quyết định số

181/1999/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, với tổng diện tích là 320ha, sau điều

chỉnh là 220ha. Diện tích giai đoạn I là 69,37ha, giai đoạn II là 99,21 ha và giai đoạn

III là 85ha. Hiện nay, chỉ có Khu công nghiệp sông Công I giai đoạn I đi vào hoạt

động. Khu công nghiệp sông Công II đang tiến hành lập Quy hoạch chi tiết.

Page 43: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

44

Trên cơ sở quy hoạch phân khu chức năng kết hợp mạng lƣới giao thông nội bộ

khu công nghiệp I giai đoạn I, hình thành 2 cụm khu công nghiệp khác nhau.

- Cụm 1 (khu A): Là khu vực nằm phía trong , phía Bắc là nhà máy Diezel sông

Công và đƣờng Cách mạng tháng 10, phía Tây giáp con đƣờng qua Công ty phụ tùng

máy số 1, phía Nam giáp đƣờng Thắng Lợi và phía Đông là con đƣờng rải cấp phối còn

tốt ô tô đi lại đƣợc, thuộc phƣờng Mỏ Chè có diện tích 39 ha, bao gồm các ngành công

nghiệp chế tạo cơ khí, luyện kim đen và luyện kim màu, sản xuất thép, chế tạo toa xe

và phụ tùng, thiết bị điện và lắp ráp, chế tạo dụng cụ y tế...

- Cụm 2 (khu B): Là khu công nghiệp phía ngoài nằm dọc hai bên đƣờng Cách

Mạng tháng 10 (từ Quốc lộ 3 đến kênh nƣớc thuỷ văn) có diện tích 30,37 ha bao gồm

các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thổ sản, lƣơng thực thực phẩm và các cây

công nghiệp.

Khu trung tâm điều hành khu công nghiệp Sông Công I ở phía trong khu B gần vị

trí kênh thoát nƣớc thuỷ văn có diện tích 1,35ha bao gồm một khu văn phòng và dịch

vụ với diện tích 01ha.

Tính đến nay, KCN Sông Công đã thu hút đƣợc 68 dự án đầu tƣ, trong đó có 26

dự án đang hoạt động, các dự án còn lại đang trong quá trình chờ giao đất và giải

phóng mặt bằng (Bảng 15).

Bảng 15. Các ngành nghề sản xuất hiện nay trong Khu công nghiệp Sông Công I

STT Tên cơ sở Đặc thù sản xuất

I Các doanh nghiệp thuộc khu B

1 HTX Công nghiệp & Vận tải Chiến

Công

Sản xuất kết cấu thép chủ yếu nƣớc thải sinh

hoạt

2 Công ty CP sản xuất phân bón Thái

Nguyên

sản xuất phân bón nguồn thải chủ yếu là khí

thải

3 Nhà máy kẽm điện phân Nguồn thải chủ yếu là nƣớc thải, khí thải

cả 2 loại trên đều có nồng độ axít vƣợt

nhiều lần cho phép

4 Công ty TNHH Hƣơng Đông Đúc phôi thép hệ thống nƣớc thải làm

mát tuần hoàn

Page 44: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

45

STT Tên cơ sở Đặc thù sản xuất

5 Công ty CP thép Thái Nguyên Đúc phôi thép hệ thống nƣớc thải làm mát

tuần hoàn

6 Nhà máy gạch ốp lát Việt ý Sản xuất gạch nát nền

7 Cty CP pin quốc gia Sản xuất pin

8 Bƣu điện Thái Nguyên Loại hình dịch vụ

9 Công ty TNHH Gia Thành

10 Công ty TNHH Titan Hoa Hằng Luyện quặng Titan hệ thống nƣớc thải

làm mát tuần hoàn

11 Công ty CP thép Tân Quang Đúc phôi thép hệ thống nƣớc thải làm mát

tuần hoàn

12 Nhà máy thép Trƣờng Sơn Đúc phôi thép hệ thống nƣớc thải làm mát

tuần hoàn

13 Công ty CP thép Phác Hƣơng Đúc phôi thép hệ thống nƣớc thải làm

mát tuần hoàn

14 Công ty CP Đầu tƣ & Thƣơng mại

TNG

Hàng may gia công, nƣớc thải sinh hoạt

15 Công ty xăng dầu Bắc Thái Loại hình dịch vụ

16 Công ty CP thép Toàn Thắng Đúc phôi thép hệ thống nƣớc thải làm mát tuần

hoàn

17 Công ty TNHH đúc Vạn Thông Đúc phôi thép hệ thống nƣớc thải làm mát tuần

hoàn.

18 Công ty CP Phong Phú Sản xuất cơ khí nguồn thải chủ yếu tiếng

ồn

19 Nhà máy luyện Feromangan Luyện feromangan

20 Công ty cổ phần giấy sông Công Sản xuất giấy, chƣa có hệ thống xử lý

nƣớc thải

21 Nhà máy luyện thép sông Công Đúc phôi thép hệ thống nƣớc thải làm mát tuần

hoàn.

Các doanh nghiệp thuộc khu A

1 Nhà máy cốp pha thép Thái Hƣng Sản xuất cốp pha thép nguồn thải chủ yếu

tiếng ồn

2 Công ty CP công nghệ cao Sao

Xanh

Đúc phôi thép hệ thống nƣớc thải làm

mát tuần hoàn

3 Công ty TNHH Hiệp Hƣơng Luyện, cán kéo kim loại màu và đen

4 Công ty CP đầu tƣ & thƣơng mại

Hiệp Linh

Cán kéo, nấu luyện thép, dệt lƣới, nƣớc

thải làm mát tuần hoàn

5 Công ty CP thép Minh Bạch Đúc phôi thép hệ thống nƣớc thải làm mát tuần

hoàn

Page 45: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

46

1.4.2.2. Thực trạng thu gom và xử lý chất thải của KCN sông Công

1/. Tổng lượng chất thải phát sinh tại Khu công nghiệp sông Công I (nước thải,

khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại).

- Nƣớc thải: Tổng lƣợng nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công I là

30.000m3/tháng. Lƣợng nƣớc thải trung bình là 1000 m

3/ngày, lƣu lƣợng xả lớn nhất là

1.200m3/ngày, thấp nhất là 800m

3/ngày. Toàn bộ nƣớc thải đã đƣợc thu gom và xử lý

tại hệ thống xử lý tập trung của Khu công nghiệp.

- Chất thải rắn: Tổng lƣợng chất thải rắn của Khu công nghiệp sông Công

khoảng 500 tấn/tháng, gồm các loại chính là xỉ than, xỉ lò luyện thép, gạch vỡ. Hiện

nay, một phần chất thải rắn đƣợc các doanh nghiệp tự xử lý bằng các hình thức tái sử

dụng, bán, dùng làm giải cấp phối giao thông nội bộ, phần còn lại đƣợc lƣu giữ trong

khuôn viên của các doanh nghiệp.

- Chất thải rắn sinh hoạt: Tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt của Khu công

nghiệp sông Công khoảng 5 tấn/tháng. Hiện Công ty phát triển hạ tầng đã thu gom theo

Hợp đồng và vận chuyển đến bãi rác của huyện Phổ Yên để xử lý.

- Khí thải: Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp sông Công có phát sinh khí

thải đã xây dựng hệ thống thu gom và xử lý khí thải trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng.

Các công nghệ xử lý bụi và khí thải chủ yếu là: Hệ thống lọc bụi cyclon kết hợp lọc bụi

túi vải; Hệ thống lọc bụi và hấp thụ khí thải bằng tháp nƣớc.

- Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại của các doanh nghiệp chủ yếu là rẻ dính

dầu, dầu mỡ thải, bóng đèn hỏng, bã thải của Nhà máy kẽm điện phân… Lƣợng chất

thải nguy hại này hiện đang đƣợc các doanh nghiêp tự thu gom và lƣu giữ.

2/. Thực trạng thu gom và xử lý chất thải tại Khu công nghiệp

- Về công trình xử lý nƣớc thải: KCN Sông Công I giai đoạn I đã đƣợc đầu tƣ

tƣơng đối đồng bộ về kết cấu hạ tầng BVMT, hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải đã

đƣợc xây dựng đến từng doanh nghiệp. Hệ thống thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải tại Khu

Page 46: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

47

công nghiệp đƣợc thu gom qua hệ thống cống rãnh riêng trƣớc khi thải ra ngoài môi

trƣờng. Cụ thể, đối với hệ thống thu gom nƣớc thải:

- Khu A: Nƣớc thải sẽ đƣợc thu theo tuyến cống riêng chảy về trạm xử lý nƣớc

thải 1 đặt ở góc Tây Nam của Khu công nghiệp. Nƣớc thải sau xử lý sẽ đƣợc xả ra

kênh thoát nƣớc chảy ra sông Công.

- Khu B: Hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đã đƣợc đầu tƣ và chính thức đi vào hoạt

động từ tháng 9 năm 2011. Công suất xử lý của hệ thống là 2000 m3/ngày đêm. Hiện tại hệ

thống vận hành đạt 50% công suất. Nƣớc thải sau xử lý sẽ đƣợc thải ra ngoài môi trƣờng

(suối Văn Dƣơng) theo cửa xả số 1, còn nƣớc mƣa chảy tràn và thoát nƣớc bề mặt sẽ đƣợc

tập trung vào cống chung và thải qua cửa xả số 2 ra suối Văn Dƣơng, sau đó đổ ra sông

Cầu tại xã Đông Cao, huyện Phổ Yên.

Hiện nay, toàn bộ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp sông Công I (khu B) đã

thực hiện xả nƣớc thải vào hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung của Khu công nghiệp, tuy

nhiên chỉ có 03 doanh nghiệp thực hiện xả thải có hợp đồng xử lý, có thiết kế điểm đấu

nối, có đồng hồ đo lƣu lƣợng. Các doanh nghiệp còn lại (23 doanh nghiệp) xả thải vào hệ

thống xử lý còn thiếu đồng hồ đo lƣu lƣợng và hợp đồng xử lý do đó không kiểm soát

đƣợc lƣợng nƣớc thải cũng nhƣ chất lƣợng nƣớc thải của từng đơn vị trƣớc khi vào xả vào

hệ thống xử lý tập trung.

Tuy nhiên, trạm xử lý nƣớc thải tập trung của Khu công nghiệp hiện tại chƣa xử

lý đƣợc các kim loại nặng trong nƣớc thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) khi thải

ra môi trƣờng. Theo kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải đầu ra của Nhà máy xử lý

nƣớc thải tập trung của Khu công nghiệp sông Công quý II năm 2012 và so sánh với

QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) cho thấy có 03 thông số kim loại nặng là không đạt quy

chuẩn, cụ thể là thông số Cd vƣợt 9,25 lần, thông số Mn vƣợt 21,8 lần và thông số Zn

vƣợt 27,2 lần. Với chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý nhƣ hiện tại khi xả ra suối Văn Dƣơng

sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng chất lƣợng suối đặc biệt là ô nhiễm các kim loại nặng và sẽ

làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc sông Cầu.

Page 47: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

48

Để xử lý đƣợc các chỉ tiêu kim loại trong nƣớc thải đạt quy chuẩn cho phép, Ban

quản lý các KCN đã có văn bản số 362/BQL-QH&MT ngày 16/7/2012 xin chủ trƣơng

của UBND tỉnh cho phép lập dự án đầu tƣ xây dựng modun xử lý hóa lý.

1.4.3. Đặc điểm suối Văn Dương

Suối Văn Dƣơng đƣợc bắt nguồn từ xã Tân Quang thị xã Sông Công, chảy qua

xã Hồng Tiến và thị trấn Bãi Bông huyện Phổ Yên sau đó đổ ra sông Cầu tại xã Đông

Cao, huyện Phổ Yên (Hình 3). Có chiều rộng trung bình từ 3-6m, lòng suối có độ dốc

vừa phải chảy theo hƣớng Đông Nam và thấp hơn mặt bằng chung khoảng 1,5 - 2m.

Về mùa khô mực nƣớc trong suối vào khoảng từ 0,3 - 0,6m, mùa mƣa từ 1,0 - 1,5m.

Tại thời điểm khảo sát tốc độ dòng chảy trung bình đạt 0,2 - 1,2m/s và độ sâu khoảng

0,4m đảm bảo thoát nƣớc mặt vào mùa mƣa.

Suối Văn Dƣơng là nguồn cung cấp nƣớc quan trọng phục vụ cho hoạt động sản

xuất nông nghiệp trong vùng. Nhu cầu tƣới tiêu cho khoảng 1.121ha với lƣu lƣợng

nƣớc khoảng 15 x 106 m

3/năm khu vực xã Tân Quang và khu vực sản xuất nông nghiệp

huyện Phú Bình, Phổ Yên nơi có suối chảy qua, sau đó đổ ra Sông Cầu tại xã Đông

Cao, huyện Phổ Yên.

Hình 3. Sơ đồ vị trí suối Văn Dương

KCN sông

Công (khu

B)

Suối

Văn

Dƣơng

Page 48: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

49

Một vài năm gần đây suối Văn Dƣơng đã và đang chịu ảnh hƣởng của các

nguồn thải trực tiếp từ nƣớc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nƣớc thải Khu công

nghiệp sông Công không xử lý hoặc xử lý không đảm bảo xả ra môi trƣờng gây ô

nhiễm chất lƣợng nƣớc (Hình 4).

Page 49: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

50

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại địa bàn khu công nghiệp Sông Công I (khu B).

Các mẫu thu thập bao gồm nƣớc mặt, nƣớc thải và đất thuộc phạm vi ảnh hƣởng của

khu công nghiệp, nƣớc mặt và mẫu trầm tích trên suối Văn Dƣơng thuộc địa phận thị

xã sông Công.

Tổng số lƣợng mẫu nghiên cứu bao gồm 02 mẫu nƣớc thải, 04 mẫu nƣớc mặt, 02

mẫu mẫu đất, 04 mẫu nƣớc dƣới đất và 09 mẫu trầm tích đƣợc lấy theo 02 mùa là mùa

mƣa và mùa khô. Kết quả trong bảng nghiên cứu thể hiện kết quả trung bình của mẫu

nghiên cứu (Chi tiết Kết quả phân tích thể hiện tại Phụ lục số 2).

Ký hiệu và đặc điểm của các mẫu nghiên cứu đƣợc trình bày ở Bảng 16. Sơ đồ

các điểm lấy mẫu đƣợc thể hiện ở Hình 5.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Phân tích đánh giá chất lƣợng nƣớc thải khu công nghiệp Sông Công, nƣớc suối

Văn Dƣơng trƣớc và sau điểm tiếp nhận nƣớc thải.

- Xác định hàm lƣợng tổng số và các dạng tồn tại của Pb, Zn, Cd trong trầm tích suối

Văn Dƣơng.

- Đánh giá mức độ tích lũy kim loại nặng trong trầm tích suối và đề xuất các giải pháp

giảm thiểu.

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng các tài liệu đã có tại Khu công nghiệp sông Công, Phòng Tài nguyên và

môi trƣờng thị xã sông Công và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2. Phƣơng điều tra, phỏng vấn ngoài thực địa

Áp dụng phƣơng pháp điều tra, khảo sát, đo đạc, phỏng vấn thực tiễn tại Khu

Page 50: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

51

công nghiệp sông Công, ngƣời dân sinh sống tại khu vực xung quanh khu công nghiệp

và các cán bộ quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng nhằm xác định rõ hiện trạng và các

tác động môi trƣờng nƣớc thải Khu công nghiệp Sông Công đến trầm tích của suối Văn

Dƣơng về các lĩnh vực:

+ Khảo sát các nguồn thải của khu công nghiệp Sông Công

+ Khảo sát, đo đạc, phân tích đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc suối Văn

Dƣơng và đặc thù ô nhiễm của các nguồn thải vào suối Văn Dƣơng.

+ Hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng Khu công nghiệp Sông Công.

2.3.3. Phƣơng pháp thu mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

2.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu nước, mẫu đất và trầm tích trên thực địa

- Mẫu nƣớc thải và nƣớc mặt đƣợc lấy theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam.

Cụ thể:

+ Nƣớc thải đƣợc lấy theo TCVN 6663-10:2008 và bảo quản TCVN 6663-3:2008;

+ Nƣớc mặt đƣợc lấy theo TCVN 6663-6:2008 và bảo quản TCVN 6663-3:2008;

+ Nƣớc ngầm đƣợc lấy theo TCVN 6000:1995 và bảo quản theo

TCVN5293:1995.

+ Mẫu đất đƣợc lấy và bảo quản theo TCVN 5297:1995.

+ Mẫu trầm tích đƣợc lấy theo TCVN 6663-13:2000 và bảo quản theo TCVN

6663-15:2004.

- Nƣớc thải đƣợc lấy trực tiếp từ cửa xả nƣớc thải ra suối Văn Dƣơng. Mẫu nƣớc

suối đƣợc lấy ở độ sâu khoảng 20 cm.

- Mẫu đất và mẫu trầm tích đƣợc lấy ở ở độ sâu 0-20 cm theo cách lấy mẫu hỗn

hợp. Mẫu trầm tích trên suối Văn Dƣơng đƣợc thu bằng gàu cạp và các dụng cụ

chuyên dùng khác. Mỗi vị trí lấy mẫu trầm tích đƣợc lấy từ 3-5 mẫu xung quanh tâm

tọa độ vị trí lấy mẫu sau đó trộn đều các mẫu với nhau, chia trung bình và lấy mẫu

Page 51: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

52

trung bình cho từng vị trí. Mẫu sau khi thu đƣợc chứa trong các chai thủy tinh màu nâu

đƣợc kí hiệu theo qui định và đem về phòng thí nghiệm. Mẫu đƣợc phơi ở nhiệt độ

phòng đến khi khô, sau đó đƣợc nghiền và qua rây có mắt lƣới 0,5mm.

- Thời gian lấy mẫu vào mùa khô và mùa mƣa năm 2010. Mùa khô vào tháng 04

và mùa mƣa vào tháng 8 năm 2010.

Ký hiệu và đặc điểm của các mẫu nghiên cứu đƣợc trình bày ở Bảng 16.

Bảng 16. Ký hiệu và đặc điểm của các mẫu nghiên cứu

TT Loại mẫu Vị trí lấy mẫu nghiên cứu

I

Nƣớc thải

NT1 Tại cửa xả nƣớc thải của khu công nghiệp sông Công vào mùa khô

NT2

Tại cửa xả nƣớc thải của khu công nghiệp sông Công vào mùa

mƣa

II

Nƣớc mặt

NM1 Trên suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu

công nghiệp 300m về phía thƣợng lƣu vào mùa khô

NM2 Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu công

nghiệp 300m về phía hạ lƣu vào mùa khô

NM3 Trên suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu

công nghiệp 300m về phía thƣợng lƣu vào mùa mƣa

NM4 Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu công

nghiệp 300m về phía hạ lƣu vào mùa mƣa

III

Nƣớc ngầm

NN1

Tại nhà bà Dƣơng Thị Đạt, tổ dân phố Dọc Dài, phƣờng Bách

Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái nguyên (cách khu dự án 100m

về phía Nam. Toạ độ: 21o28’63,3”N; 105o51’98,6”E (khu số 2)

Page 52: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

53

NN2

Tại nhà ông Vũ Đức Huy, tổ dân phố Dọc Dài, phƣờng Bách

Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái nguyên (bên trong phía tây dự

án). Toạ độ: 21o28’67,1”N; 105o51’62,5”E (khu số 2)

NN3

Tại nhà ông Dƣơng Công Huân, tổ dân phố Làng Mới, phƣờng

Bách Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái nguyên (giáp phía tây dự

án). Toạ độ: 21o29’19,5”N; 105o51’45,1”E (khu số 1)

NN4

Tại nhà ông Dƣơng Ngọc Y, tổ dân phố Làng Mới, phƣờng Bách

Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái nguyên. Toạ độ:

21o29’36,5”N; 105o51’70,3”E (khu số 1)

IV

Mẫu đất

MĐ1 Đất ven suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu

công nghiệp 300m về phía thƣợng lƣu

MĐ2 Đất ven suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu

công nghiệp 300m về phía hạ lƣu

V

Trầm tích

TT 1 Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải khu công nghiệp

300m về phía đầu nguồn

TT2 Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3 Trên suối thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4 Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 50m (cách

cửa xả nƣớc thải 100m)

TT5 Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6 Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7 Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8 Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9 Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Sơ đồ các vị trí lấy mẫu đƣợc thể hiện tại Hình 5.

Page 53: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

54

Hình 5. Sơ đồ vị trí lấy mẫu

Page 54: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

55

2.3.3.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

1/ Phương pháp phân tích các mẫu nước:

- Các kim loại nặng đƣợc phân tích theo phƣơng pháp của Mỹ SMEWW 3111B:

2005 và SMEWW 3113:2005 [16].

- pH: Theo TCVN 6942:1999.

- Các anion: Phân tích theo SMEWW 4100:2005 [16].

- BOD phân tích theo SMEWW5210B, COD phân tích theo SMEWW

5220D:2005 [16].

2/ Quy trình phân tích các mẫu đất và trầm tích

+ Các kim loại tổng số đƣợc xử lý và phân tích theo TCVN 6496:1999.

+ Các chỉ tiêu phân tích lý hóa học đƣợc phân tích bằng các phƣơng pháp thông

thƣờng, đƣợc dùng phổ biến hiện nay trong các phòng thí nghiệm phân tích đất và môi

trƣờng.

+ Các dạng tồn tại của một số kim loại nặng (Pb, Zn, Cd) trong trầm tích đƣợc phân

tích theo Quy trình chiết liên tục cải tiến của Tessier (Vũ Đức Lợi, 2010 [5]), bao gồm:

Dạng trao đổi (F1): Dung dịch chiết rút đƣợc sử dụng là NH4OAc 1M.

Dạng cacbonat (F2): Dung dịch chiết rút là 1M NH4OAc/ CH3COOH có giá trị pH = 5

Dạng liên kết với Fe -Mn oxit (F3): Dung dịch chiết sử dụng là 0,4M

(NH2OH.HCl) (Hydroxylammonium chloride) trong acid acetic CH3COOH 25%.

Dạng hữu cơ (F4): Dung dịch chiết rút sử dụng là H2O2 30% và axit HNO3 nồng

độ 0,02M.

Dạng cặn dƣ (F5): Sử dụng dung dịch chiết rút là hỗn hợp cƣờng thủy HCl:HNO3 (3:1).

Các kim loại nặng ở các dạng sau khi tách ra sẽ đƣợc phân tích bằng phƣơng

pháp SMEWW 3111B và SMEWW 3113 trên thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử

AAS 700 của Perkinelmer- Mỹ. Cụ thể quy trình chiết tách các dạng kim loại trong

trầm tích đƣợc thực hiện theo Hình 6.

Page 55: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

56

Hình 6. Quy trình tách chiết các dạng kim loại nặng trong trầm tích

- Xác định pH H2O và EC

Cân 8g đất hoặc trầm tích mịn sau khi nghiền và rây cho vào ống ly tâm có dung

tích 50 ml. Thêm vào 40 ml nƣớc cất (tỉ lệ 1:5), lắc bằng tay cho đất phân tán đều sau

đó lắc bằng máy lắc khoảng 1 giờ. Ly tâm bằng máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút

Mẫu

(dãy mẫu sử dụng để chiết tách)

Dạng trao đổi (F1)

Dạng cacbonat (F2)

Dạng liên kết với Fe-Mn oxit (F3)

Dạng hữu cơ (F4) Phần còn lại (F5)

Phần dung dịch

Phần dung dịch

Phần còn lại 1

Mẫu

(lựa chọn sau các quá trình

chiết)

10 ml NH4OAc 1M tại pH=7, lắc

trong 1h ở nhiệt độ phòng

20 ml 1M NH4OAc/ CH3COOH

đến pH=5, lắc trong 5h, ở nhiệt

độ phòng

Phần còn lại 2 20 ml 0,4M NH2OH.HCl trong

25 %( v/v) CH3COOH, lắc

trong 05h, ở nhiệt độ 95 0C

Phần dung dịch Phần còn lại 3

(1) 5ml H2O2 30% , 5 ml

HNO3 0,02M (pH=2), lắc

trong 02h ở 85độ C;

(2) Thêm 5ml H2O230%

pH=2 lắc trong 03h ở 850 C;

(3)Thêm 10ml CH3COONH4

3,2M trong 20% (v/v)

HNO3 lắc trong 0,5h ở nhiệt

độ phòng

Phần còn lại 4 Phần dung dịch

Phân hủy mẫu bằng

hỗn hợp cƣờng thủy

HCl: HNO3 (3:1)

10ml NH4OAc 3,2M trong

HNO3 20%, lắc 30 phút ở

nhiệt độ phòng

Page 56: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

57

trong khoảng 4 phút sau đó lọc qua giấy lọc loại bỏ đất. Xác định pH và EC bằng các

điện cực thích hợp.

- Xác định chất hữu cơ trong đất (Phƣơng pháp Walkley – Black).

Cân chính xác 0,5g đất hoặc trầm tích sau khi nghiền và rây cho vào bình tam

giác. Thêm vào bình 10ml K2Cr2O7 1N và 10ml H2SO4 đặc, lắc nhẹ cho đất vào hóa

chất trộn lẫn với nhau. Để yên khoảng 30 phút sau đó cho vào 200 ml nƣớc cất. Thêm

10 ml H3PO4 và 1 ml chất chỉ thị diphenylamin rồi chuẩn độ bằng dung dịch với

FeSO4 1N cho đến khi dung dịch chuyển màu.

- Xác định thành phần cấp hạt của trầm tích: Theo phƣơng pháp ống hút

Rhobinson, phân loại theo hệ thống của Mỹ (USDA, 1998).

- Xác định các kim loại và kim loại nặng trong nƣớc

Lấy 200 ml mẫu nƣớc cho vào bình tam giác 500 ml và thêm vào 5 ml HNO3,

sau đó đun cho tới khi thể tích trong bình còn khoảng 15-20 ml, cho thêm 10 ml

HNO3 và HClO4 tiếp tục đun cho tới khi bốc hơi khói của chất HClO4 mất đi, dừng

lại để nguội lên thể tích 50 ml bằng nƣớc cất, lọc lấy phần nƣớc trong, sau đó mẫu

đƣợc xác định bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (SMEWW, 2005 [16]).

2.2.4. Phƣơng pháp kiểm soát chất lƣợng (QC)

- Độ đúng của các phƣơng pháp phân tích trên đƣợc kiểm tra bằng cách phân

tích mẫu thêm chuẩn (spiked sample).

- Độ lặp lại của các phƣơng pháp phân tích đƣợc kiểm tra bằng phép phân tích

lặp lại (replicate analysis).

- Đối với các phép phân tích vết (kim loại độc), thực hiện phân tích mẫu trắng để

hiệu chỉnh kết quả.

2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Kết quả nghiên cứu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán học:

- Xử lý số liệu, vẽ đồ thị và tính tƣơng quan bằng sử dụng phần mềm excel.

- Phân tích tƣơng quan để xác định mối tƣơng quan giữa pH, DO, chất hữu cơ và

hàm lƣợng sét đối với các kim loại nặng trong mẫu đất, mẫu trầm tích và giữa các kim

loại với nhau.

Page 57: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

58

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÀ ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.1. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc

Nƣớc thải khu công nghiệp sông Công thải ra suối Văn Dƣơng hiện nay chỉ bao

gồm nƣớc thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong Khu B-Khu công nghiệp sông

Công I vì do Khu công nghiệp II hiện nay chƣa xây dựng, dự kiến năm 2015 mới đi

vào hoạt động. Các nguồn phát sinh chất thải chủ yếu do các cơ sở sản xuất luyện kim,

kẽm điện phân, may mặc, sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng… với lƣu lƣợng

khoảng từ 800 đến 1200 m3/ngày trong đó có 02 cơ sở sản xuất chiếm lƣu lƣợng nƣớc

thải lớn nhất là Nhà máy kẽm điện phân và Công ty cổ phần may TNG.

Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sản xuất tại cống xả vào suối Văn Dƣơng cho

thấy nồng độ các kim loại nặng nhƣ Pb, Cd, Zn đều khá cao (Bảng 17). Vào mùa mƣa

nồng độ các kim loại thƣờng cao hơn mùa khô có thể do mùa mƣa, nƣớc chảy tràn qua

các khu vực sản xuất và bãi chứa bùn thải không đƣợc bảo quản đúng quy định và rác

thải của khu công nghiệp đã mang theo các chất ô nhiễm khác nhau. Cụ thể:

+ Vào mùa mƣa: Nồng độ Cd trong nƣớc thải là 1,12 mg/l vƣợt giới hạn cho

phép 11,2 lần, nồng độ Zn trong nƣớc thải là 10,8 mg/l vƣợt giới hạn cho phép 3,6 lần,

nồng độ Mn là 3,54 mg/l vƣợt 3,54 lần, hàm lƣợng amoni là 18,01 mg/l vƣợt 1,8 lần và

chất rắn lơ lửng là 477mg/l vƣợt gần 4,8 lần.

+ Vào mùa khô: Nồng độ Cd trong nƣớc thải là 0,817 mg/l vƣợt giới hạn cho

phép gần 8,2 lần, nồng độ Zn trong nƣớc thải là 8,24 mg/l vƣợt giới hạn cho phép

khoảng 2,7 lần, nồng độ Mn là 2,58 mg/l vƣợt giới hạn cho phép gần 2,6 lần, hàm

lƣợng amoni là 13,9 mg/l vƣợt 1,4 lần và chất rắn lơ lửng là 181,5mg/l vƣợt khoảng

1,8 lần. Đây đƣợc xem là những yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu từ nguồn nƣớc thải này.

Page 58: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

59

Bảng 17. Thành phần nước thải của Khu công nghiệp sông Công (khu B)

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B) NT1 NT2

1 pH - 6,8 6,9 5,5 đến 9

2 BOD5 mg/l 15,6 13,3 50

3 COD mg/l 44,1 31,4 150

4 TSS mg/l 181,5 477 100

5 As mg/l 0,003 0,008 0,1

6 Cd mg/l 0,817 1,12 0,1

7 Pb mg/l 0,351 0,474 0,5

8 Hg mg/l 0,0018 0,0011 0,01

9 Mn mg/l 2,58 3,54 1

10 Zn mg/l 8,24 10,8 3

11 Fe mg/l 2,33 2,43 5

12 NH4-N mg/l 13,9 18,01 10

12 NO3-N mg/l 0,48 0,68 -

13 Tổng P mg/l <0,05 <0,05 6

14 Dầu mỡ mg/l 0,8 0,15 10

Ghi chú: NT1: Tại cửa xả nước thải của khu công nghiệp sông Công (khu B) vào mùa

khô. NT2: Tại cửa xả nước thải của khu công nghiệp sông Công (khu B) vào mùa mưa.

Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc suối Văn Dƣơng tại các vị trí trƣớc và sau khi

tiếp nhận nguồn nƣớc thải từ khu công nghiệp Sông Công cũng phản ánh rõ về các tác

động này thể hiện tại Bảng 18. Từ kết quả cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích chất

lƣợng nƣớc mặt tại suối Văn Dƣơng sau điểm tiếp nhận nƣớc thải đều cao hơn so với

trƣớc khi tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công, đặc biệt đối với chỉ tiêu Cd

tăng lên rất nhiều lần. Mẫu nƣớc NM3 nồng độ Pb, Zn, Cd trong nƣớc mặt hầu nhƣ không

Page 59: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

60

có, tuy nhiên sau khi tiếp nhận nƣớc thải khu công nghiệp sông Công (NM4) hàm lƣợng

Cd vƣợt giới hạn cho phép gần 9,2 lần, chỉ tiêu Zn vƣợt tiêu chuẩn cho phép 2,5 lần và Pb

vƣợt tiêu chuẩn cho phép 1,2 lần. Rõ ràng là nƣớc thải từ khu công nghiệp đã có ảnh

hƣởng rõ rệt đến nồng độ kim loại nặng (Pb, Cd, Zn) trong nƣớc suối Văn Dƣơng.

Bảng 18. Kết quả phân tích nước suối Văn Dương

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Nồng độ QCVN

08:2008/BTNMT NM3 NM4

1 pH - 6,2 6,3 5,5-9

2 BOD5 mg/l 10,4 11,8 15

3 COD mg/l 17 23,9 30

4 TSS mg/l 8,6 55,4 50

5 As mg/l <0,005 0,017 0,05

6 Cd mg/l <0,0005 0,092 0,01

7 Pb mg/l <0,005 0,062 0,05

8 Hg mg/l <0,0005 0,0006 0,001

9 Mn mg/l 0,13 1,17 -

10 Fe mg/l 1,17 1,25 1,5

11 Zn mg/l <0,2 3,78 1,5

12 NH4-N mg/l <0,006 2,58 10

13 Tổng P mg/l <0,05 <0,05 -

14 Dầu mỡ mg/l <0,1 <0,1 0,1

Ghi chú: NM3: Nước suối Văn Dương trước điểm tiếp nhận nước thải của khu công

nghiệp 300m về phía thượng lưu. NM4: Nước suối Văn Dương sau điểm tiếp nhận

nước thải của khu công nghiệp 300m về phía hạ lưu.

Page 60: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

61

Những kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm khu vực cho thấy các chỉ tiêu

đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN. Hay nói một cách khác là chƣa có biểu

hiện ô nhiễm xảy ra (Bảng 19). Riêng ở hầu hết các mẫu nƣớc ngầm đều có giá trị pH

thấp hơn giới hạn cho phép trong QCVN (QCVN 09:2008/BTNMT).

Bảng 19. Thành phần các chất trong nươc ngầm ở khu vưc nghiên cứu

TT Tên chi

tiêu Đơn vi

Kêt qua QCVN 09:2008/BTNMT NN-1 NN-2 NN-3 NN-4

1 pH - 5,4 5,3 4,8 4,5 5,5-8,5

2 Độ cứng mg/l 34 4 12 20 500

3 TDS mg/l 288 59 155 175 -

4 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,05

5 Cd mg/l 0,0018 <0,0005 0,0009 0,0008 0,005

6 Pb mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,01

7 Hg mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,001

8 Zn mg/l 0,138 0,058 <0,05 0,075 3

9 Mn mg/l <0,02 <0,02 0,355 0,392 0,5

10 Fe mg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 5

11 NO3- N mg/l 8,06 2,42 8,04 10,34 15

12 NH4 - N mg/l <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 0,1

13 Coliform MPN/100 ml KPH KPH KPH KPH 3

KPH: Không phát hiện

3.1.2. Hiện trạng môi trƣờng đất

Kết quả phân tích mẫu đất tại ven suối Văn Dƣơng cho thấy, nƣớc thải của KCN đã

phần nào có tác động đến hàm lƣợng kim loại nặng trong đất. Đất chịu tác động của

nƣớc thải khu công nghiệp sông Công có hàm lƣợng kim loại nặng tăng lên khá nhiều

Page 61: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

62

(Bảng 20). Hàm lƣợng Zn tổng số trong đất tại vị trí sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của

Khu công nghiệp sông Công tăng lên gần 27 lần, vƣợt giới hạn cho phép khoảng 4,8 lần,

trong khi Cd tăng 311 lần vƣợt giới hạn cho phép 14 lần. Riêng đối với Pb tuy có hàm

lƣợng tăng gần 13 lần nhƣng vẫn nằm trong giới hạn cho phép (Bảng 20).

Bảng 20. Hàm lượng kim loại năng tổng số trong đất nghiên cứu

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN

03:2008/BTNMT

MĐ-1 MĐ-2

1 Fe mg/kg 3284 7572 -

2 Mn mg/kg 23,0 116,5 -

3 Zn mg/kg 54,5 1432,5 300

4 Hg mg/kg 0,35 1,90 -

5 Cd mg/kg 0,45 140,0 10

6 Pb mg/kg 11,3 146,25 300

7 As mg/kg 8,15 10,6 12

Ghi chú: MĐ1: Đất ven suối Văn Dương trước điểm tiếp nhận nước thải của khu công

nghiệp 300m về phía thượng lưu. MĐ2: Đất ven suối Văn Dương sau điểm tiếp nhận

nước thải của khu công nghiệp 300m về phía hạ lưu.

3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG

ĐẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC SUỐI VĂN DƢƠNG

Hiện nay, do các nguồn thải từ cơ sở sản xuất kinh doanh của Khu công nghiệp

Sông Công I (khu B) chƣa đƣợc xử lý xử lý triệt để, nƣớc thải khu công nghiệp sông

Công bị ô nhiễm nghiêm trọng, các chỉ tiêu kim loại nhƣ Cd, Zn, Pb vƣợt tiêu chuẩn rất

nhiều lần. Đây đƣợc xem là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu đối với nƣớc suối Văn Dƣơng.

Các kết quả phân tích cho thấy chất lƣợng nƣớc suối Văn Dƣơng ở trƣớc điểm tiếp nhận

nƣớc thải là khá tốt, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong mức độ cho phép theo

QCVN. Tuy nhiên mẫu nƣớc ở sau điểm tiếp nhận nƣớc thải, nồng độ một số kim loại

nặng nhƣ Cd, Pb và Zn đã tăng lên đáng kể, vƣợt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN nhiều

Page 62: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

63

lần. Vào mùa mƣa, hàm lƣợng Pb tăng hơn 10 lần vƣợt tiêu chuẩn cho phép khoảng

1,2lần; hàm lƣợng chất rắn lơ lửng tăng hơn 6 lần, vƣợt tiêu chuẩn cho phép hơn 1 lần.

Đặc biệt là nồng độ Cd tăng so với trƣớc điểm tiếp nhận hơn 180 lần, vƣợt Quy chuẩn

cho phép gần 9,2 lần; hàm lƣợng Zn tăng hơn 10 lần, vƣợt quy chuẩn cho phép 2,5 lần

(Bảng 21).

Bảng 21. Thành phần của nước suối Văn Dương trước và sau điểm tiếp nhận nước

thải của Khu công nghiệp sông Công I (Khu B)

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Mùa khô Mùa mƣa

NM1 NM2 NM3 NM4

1 pH - 6,9 6,7 6,2 6,3

2 BOD5 mg/l 15,2 10 10,4 11,8

3 COD mg/l 27,5 22,6 17 23,9

4 TSS mg/l 7,7 51 8,6 55,4

5 As mg/l <0,005 0,011 <0,005 0,017

6 Cd mg/l <0,0005 0,077 <0,0005 0,092

7 Pb mg/l <0,005 0,053 <0,005 0,062

8 Hg mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,0006

9 Mn mg/l 0,16 0,87 0,13 1,17

10 Fe mg/l 1,28 1,41 1,17 1,25

11 Zn mg/l <0,2 2,23 <0,2 3,78

12 Tổng P mg/l 0,496 0,512 <0,05 <0,05

13 Dầu mỡ mg/l <0,1 <0,1 <0,1 0,1

Ghi chú: NM1 và NM2: Nước suối Văn Dương, trước và sau điểm tiếp nhận nước

thải của khu công nghiệp 300m vào mùa khô; NM3 và NM4: Nước suối Văn Dương

trước và sau điểm tiếp nhận nước thải của Khu công nghiệp Sông Công 300 m vào

mùa mưa.

Page 63: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

64

Những biến động này cũng có sự khác biệt giữa các mùa trong năm, nhất là vào

mùa mƣa và mùa khô. Đáng chú ý là nồng độ một số yếu tố vào mùa mƣa lại lại có giá

trị cao hơn vào mùa khô nhƣ một số nguyên tố kim loại nặng Pb, Cd, Zn… (Hình 7).

Điều này có thể do mùa mƣa, nƣớc chảy tràn qua các khu vực sản xuất và bãi chứa bùn

thải không đƣợc bảo quản đúng quy định và rác thải của khu công nghiệp đã mang theo

các chất ô nhiễm khác nhau.

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

Mùa khô Mùa mưa mùa

mg/l

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

Zn Cd Pb

Hình 7. Hàm lượng Pb, Cd và Zn trong nước suối Văn Dương

3.3. ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI ĐẾN SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI

NẶNG TRONG TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

3.3.1. Một số tính chất của nƣớc suối Văn Dƣơng tại các điểm lấy mẫu trầm tích

Nhìn chung nƣớc mặt tại các điểm nghiên cứu trên suối Văn Dƣơng đều trung tính,

giá trị pH dao động trong khoảng từ 6,3 đến 7,0. Lƣợng oxy hòa tan (DO) và nhiệt độ

nƣớc cũng dao động không nhiều và ít nhiều có sự liên quan đến tốc độ dòng nƣớc

chảy. Tuy nhiên, độ dẫn điện đo đƣợc ở những vị trí lấy mẫu có thay đổi khá nhiều

Page 64: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

65

trong khu vực khảo sát. Nhìn chung, các mẫu nƣớc sau điểm tiếp nhận nƣớc thải đều có

độ dẫn điện cao hơn so với trƣớc khi chịu tác động của nƣớc thải. Đặc biệt là các mẫu ở

gần điểm xả thải, mẫu TT2 và TT3 có độ dẫn điện lên đến 544 và 562 S/cm trong khi

ở các mẫu khác chỉ có giá trị khoảng 300 S/cm (Bảng 22).

Bảng 22. Một số tính chất của nước tại các vị trí lấy mẫu trầm tích

TT

Ký hiệu

mẫu pH

Độ dẫn

điện

(µS/cm)

DO

(mg/L)

Tốc độ

dòng chảy

(km/h)

Nhiệt độ

(oC)

1 TT1 6,3 287 4,6 0,7 28,3

2 TT2 7,0 544 4,5 0,2 27,9

3 TT3 6,9 562 2,6 0,2 28,4

4 TT4 6,5 346 4,2 0,9 28,6

5 TT5 6,5 357 3,4 0,3 28,6

6 TT6 6,5 361 3,5 0,4 28,5

7 TT7 6,6 282 3,6 0,15 30

8 TT8 6,9 275 4,4 0,7 29,8

9 TT9 6,5 284 4,7 0,7 28,4

3.3.2. Thành phần cấp hạt và chất hữu cơ tổng số trong trầm tích suối Văn Dương

Do có địa hình dốc, tốc độ dòng chảy khá cao nên lớp trầm tích ở suối Văn Dƣơng

tƣơng đối mỏng, dao động trong khoảng từ 10-60cm. Nơi trầm tích có độ dày lớn nhất là

khu vực cách điểm tiếp nhận nƣớc thải của KCN sông Công khoảng 150m về phía hạ lƣu.

Qua quá trình khảo sát thấy rằng tại vị trí cửa xả nƣớc thải lớp trầm tích phân bố

khá mỏng nên trầm tích tại đây có tỷ lệ sét và limon khá thấp, tỷ lệ cát sỏi khá cao. Tại

vị trí cách cửa xả nƣớc thải của Khu công nghiệp 50m (TT3) (trên rãnh thải) lớp trầm

tích tích tụ khá dày tỷ lệ sét và limon tại đây khá cao do tốc độ dòng chảy tại đây giảm

dần. Tuy nhiên, tại suối Văn Dƣơng sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp

Page 65: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

66

50m (TT4) do độ dốc và tốc độ dòng chảy tăng đột biến từ 0,2km/h đến 0,9km/h nên

lớp trầm tích phân bố ở đây khá mỏng. Ở phần suối tiếp theo do diện tích bề mặt suối

tăng lên dẫn đến tốc độ dòng chảy giảm dần từ 0,9km/h xuống 0,3km/h nên trầm tích

tại đây có xu hƣớng tăng lên. Điểm tích tụ trầm tích nhiều nhất tại suối Văn Dƣơng là

ở sau điểm tiếp nhận nƣớc thải khoảng 150m (TT5) với độ dày lớp trầm tích khoảng

0,5m. Đến điểm tiếp theo TT6 lớp trầm tích phân bố tại đây có giảm do tốc độ dòng

chảy tăng lên. Ở đoạn suối tiếp theo từ TT6 đến TT7 do đoạn suối này có độ dốc lớn,

tốc độ dòng chảy giảm dần, do đó tại điểm tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp

300m (TT7) có độ trũng lớn nhất trong khu vực nghiên cứu nên lƣợng trầm tích phân

bố tại đây tăng đột biến. Và sau vị trí TT7 đến TT9 do cao độ tại các vị trí này trên suối

cao hơn và do tốc độ dòng chảy lớn nên lƣợng trầm tích phân bố tại đây và những đoạn

tiếp theo rất ít gần giống nhƣ vị trí trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải của Khu công

nghiệp, tỷ lệ sét và limon ở đây khá thấp, tỷ lệ cát sỏi cao.

Đoạn suối Văn Dƣơng tại khu vực nghiên cứu nằm ở thƣợng nguồn của cả suối

Văn Dƣơng với chiều dài khoảng 5km, do vậy quá trình lắng đọng trầm tích xảy ra với

các cấp hạt lớn là chủ yếu. Đây cũng là nguyên nhân giải thích trầm tích ở suối Văn

Dƣơng có thành phần cấp hạt thô chiếm ƣu thế. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 23 cho thấy

tỷ lệ cấp hạt cát >0,02 mm thƣờng chiếm trên 80%, trong khi cấp hạt sét và limon chỉ

chiếm dƣới 20%. Do trong trầm tích có tỷ lệ sét thấp nên khả năng hấp phụ các chất ô

nhiễm của lớp trầm tích ở đây cũng hạn chế. Nhƣ vậy, khả năng lan truyền các chất ô

nhiễm trong nƣớc sẽ tăng và chất ô nhiễm sẽ đƣợc vận chuyển đi xa hơn.

Các số liệu ở Bảng 23 cũng cho thấy hàm lƣợng chất hữu cơ tổng số trong trầm tích

có sự biến động mạnh, dao động từ 1,34% đến 11,91%, vị trí có hàm lƣợng chất hữu cơ

cao nhất là mẫu TT5. Đây cũng là điểm thấp nhất trong phạm vi khảo sát từ TT1 đến TT5

và tốc độ dòng chảy cũng thấp nhất nên các cấp hạt mịn có khả năng lắng đọng trầm tích

tốt hơn. Ngoài ra còn do tại vị trí lấy mẫu TT5 còn tiếp nhận nƣớc thải sinh hoạt của một

Page 66: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

67

số hộ dân sống cạnh suối, còn các vị trí khác không có.

Bảng 23. Thành phần cơ giới của trầm tích suối Văn Dương

STT Ký hiệu

mẫu

CHC

(%)

Thành phần cấp hạt (%)

Sét

(<0,002mm)

Limon

(0,002-0,02mm)

cát

(>0,02mm)

1 TT1 1,34 2,08 2,13 95,8

2 TT2 1,78 3,21 2,56 94,23

3 TT3 7,28 16,13 2,01 81,86

4 TT4 2,41 5,18 1,17 93,65

5 TT5 11,91 18,17 3,91 77,91

6 TT6 4,12 7,8 0,64 91,57

7 TT7 5,47 11,00 3,07 85,93

8 TT8 3,34 3,56 2,45 94,00

9 TT9 1,36 2,2 2,36 95,44

3.3.3. Ảnh hƣởng của nƣớc thải đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

suối Văn Dƣơng

Để đánh giá ảnh hƣởng của nƣớc thải đến sự tích lũy kim loại trong trầm tích suối

Văn Dƣơng tác giả đã tiến hành lấy 09 mẫu trầm tích từ TT1 đến TT9. Các mẫu trầm

tích đƣợc xử lý bằng dung dịch cƣờng thủy để xác định hàm lƣợng tổng kim loại trong

trầm tích: Cân 1g mẫu khô cho vào cốc thủy tinh 50 ml cho thêm 21 ml axit clohidric,

sau đó cho thêm từ từ 7 ml axit nitric (hỗn hợp cƣờng thủy), ngâm trong 16 giờ ở nhiệt

độ phòng sau đó đun hoàn lƣu ở 800C trong 2 giờ đến khi gần cạn. Để nguội, định mức

bằng nƣớc cất đến 25 ml rồi tiến hành lọc lấy dung dịch chứa kim loại.

Xác định hàm lƣợng theo phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kĩ thuật

ngọn lửa.

Để đánh giá độ chính xác của phƣơng pháp, chúng tôi sử dụng mẫu trầm tích

chuẩn MESS-3. Xác định hàm lƣợng kim loại trong mẫu chuẩn MESS -3 bằng cả hai

phƣơng pháp: xác định hàm lƣợng tổng và xác định hàm lƣợng các kim loại theo chu

Page 67: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

68

trình chiết liên tục và cộng cả 5 dạng sau đó đem phân tích bằng phƣơng pháp quang

phổ hấp thụ nguyên tử giống nhƣ mẫu nghiên cứu. Kết quả đƣợc trình bày tại bảng 24:

Bảng 24: Kết quả phân tích Cd, Pb, Zn trong mẫu trầm tích chuẩn

Nguyên

tố

Hàm lƣợng các kim loại (mg/kg) Độ thu hồi

(%) Giá trị

chứng chỉ

(I) Kết quả phân

tích (tổng kim loại)

(II) Kết quả phân tích

(chu trình chiết) (I) (II)

Cd 0,24 ± 0,06 0,22 ± 0,032 0,228 ± 0,021 91,6 95

Pb 21,1 ± 1,1 20,86 ± 1,1 19,8 ± 2,3 98,8 94

Zn 159 ± 2 148 ± 6,1 152,67 ±8,2 93 96

Kết quả cho thấy phƣơng pháp phân tích có độ chính xác cao, độ thu hồi đạt trên

90% đáp ứng đƣợc yêu cầu phân tích lƣợng vết Pb, Cd, Zn trong mẫu môi trƣờng.

3.3.3.1. Hàm lượng Pb, Cd, Zn tổng số trong trầm tích suối Văn Dương

Qua nghiên cứu cho thấy, sự phân bố trầm tích trên suối Văn Dƣơng bị tác động

chủ yếu bởi các yếu tố sau:

- Nƣớc thải Khu công nghiệp sông Công.

- Tốc độ dòng chảy tại suối Văn Dƣơng

Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng các kim loại nặng tổng số (Pb, Cd, Zn)

trong trầm tích tại suối Văn Dƣơng có sự thay đổi rất nhiều giữa các điểm nghiên cứu,

đặc biệt là ở các điểm trƣớc và sau khi tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp sông

Công. Cụ thể vào mùa khô:

Hàm lƣợng Pb tổng số tại điểm trƣớc khi tiếp nhận nƣớc thải của Khu công

nghiệp sông Công (TT1) khá thấp có hàm lƣợng là 41mg/kg. Sau khi tiếp nhận nƣớc

thải hàm lƣợng Pb trong trầm tích đã tăng lên khá nhiều lần do tiếp nhận nƣớc thải của

KCN từ rãnh thải có hàm lƣợng Pb tổng số trong trầm tích là 2306,7mg/kg (Bảng 25).

Tại mẫu TT4 có hàm lƣợng Pb tổng số thấp nhất trong số mẫu từ TT4 đến TT7 do

tại vị trí TT4 có sự thay đổi đột ngột tốc độ dòng chảy do hợp lƣu giữa suối Văn

Page 68: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

69

Dƣơng và rãnh nƣớc thải dẫn đến làm cho các trầm tích tại đây bị cuốn trôi và ít đƣợc

tích tụ. Sau đó hàm lƣợng Pb tổng số lại tăng lên rất nhiều ở mẫu TT5 với hàm lƣợng

là 1686mg/kg do tại đây tốc độ dòng chảy giảm dần từ 0,9km/h (TT4) xuống còn 0,3

km/h (TT5) nên lƣợng trầm tích phân bố tại khu vực này tăng lên với tỷ lệ sét, limon và

hàm lƣợng các chất hữu cơ cao nhất trong khu vực nghiên cứu. Đến mẫu TT6 (cách

điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m) do lƣợng trầm tích tích tụ giảm do độ dốc của suối

tăng lên dẫn đến hàm lƣợng Pb tổng số cũng giảm xuống còn 492mg/kg, sau đó lƣợng

Pb lại tăng lên tại TT7 là 613mg/kg do độ dốc của đoạn suối từ TT6 đến TT7 có tăng

lên, tốc độ dòng chảy giảm dần từ 0,4km/h (TT6) xuống 0,15km/h (TT7) và tại đây

suối có độ trũng lớn nhất trong khu vực nghiên cứu nên lƣợng trầm tích phân bố tại đây

có tăng lên. Ở khoảng cách từ 300 m đến 500m (TT8 và TT9) về phía hạ lƣu, hàm

lƣợng Pb trong trầm tích có giá trị thấp gần với giá trị Pb trong trầm tích ở vị trí TT1

(trƣớc khi nhận nƣớc thải từ khu công nghiệp).

Tƣơng tự nhƣ Pb, hàm lƣợng Cd trong trầm tích ở suối Văn Dƣơng cũng khá cao ở

các mẫu sau khi tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công. Trƣớc khi tiếp nhận

nƣớc thải của lƣợng Cd phát hiện đƣợc trong mẫu trầm tích là tƣơng đối thấp 35,5 mg/kg

(TT1). Nhƣng sau khi tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công đã làm cho

lƣợng Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng tăng lên khá nhiều lần và có giá trị cao nhất là

432,5 mg/kg ở mẫu TT5(Bảng 25). Sau đó, hàm lƣợng Cd trong trầm tích giảm dần, tuy

nhiên ở mẫu TT8 vẫn còn cao gấp hơn 2 lần so với hàm lƣợng Cd tổng số của mẫu trầm

tích trƣớc khi chịu tác động của nƣớc thải (TT1), đến khoảng cách 500m (TT9) hàm lƣợng

Cd tổng số gần bằng với điểm lấy mẫu TT1.

Diễn ra theo quy luật tƣơng tự nhƣ Pb và Cd, hàm lƣợng Zn tổng số trong các

mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng đều tăng lên khá nhiều sau khi tiếp nhận nƣớc thải của

Khu công nghiệp sông Công. Hàm lƣợng Zn tổng số có giá trị cao nhất đƣợc ghi nhận

ở mẫu trầm tích TT5 lên đến 13185 mg/kg và thấp nhất 199 mg/kg ở mẫu TT1 trƣớc

khi chịu tác động của nƣớc thải (Bảng 25). Tại vị trí cửa xả nƣớc thải (TT2), hàm

lƣợng Zn trong trầm tích là nhỏ hơn vị trí trên suối cách 50m (TT4) vì tại cửa xả có sự

Page 69: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

70

xáo trộn dòng chảy lớn. Hơn nữa do hàm lƣợng cát trong mẫu trầm tích lớn, hàm lƣợng

các chất hữu cơ, sét và limon thấp nên khả năng hấp phụ giữ lại Zn cũng thấp hơn.

Nhìn chung qua kết quả phân tích cho thấy về sự phân bố cũng nhƣ diễn biến của

hàm lƣợng Pb, Zn, Cd trong trầm tích cũng không có sự khác nhau nhiều giữa mùa

mƣa và mùa khô (Hình 8).

Bảng 25. Nồng độ kim loại Pb, Zn, Cd tổng số trong trầm tích suối Văn Dương vào

mùa khô và mùa mưa (mg/kg)

STT Ký hiệu

mẫu

Pb Cd Zn

Mùa mƣa Mùa khô Mùa mƣa Mùa khô Mùa mƣa Mùa khô

1 TT1 47,0 41,0 35,5 29,8 199,3 177,0

2 TT2 1.262,0 1.140,0 107,4 90,0 1.432,8 1.272,5

3 TT3 2.381,0 2.306,7 560,7 425,0 15.719,0 13.960,0

4 TT4 173,0 123,0 300,0 251,5 2.083,1 1.850,0

5 TT5 1.880,0 1.686,0 515,9 432,5 13.185,5 11.710,0

6 TT6 584,0 492,0 192,5 161,3 2.893,8 2.570,0

7 TT7 758,0 613,0 251,2 210,5 4.413,9 3.920,0

8 TT8 92,0 45,9 81,9 68,6 645,8 573,5

9 TT9 69,0 39,0 36,5 30,4 474,6 421,5

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000

TT1 TT2 TT3 TT4 TT5 TT6 TT7 TT8 TT9 Ký hiệu mẫu

mg/kg

0

300

600

900

1200

1500

1800

Pb Mùa mưa Pb Mùa khô Zn Mùa mưa

Zn Mùa khô Cd Mùa mưa Cd Mùa khô

Hình 8. Đồ thị biến thiên hàm lượng các kim loại tổng số Pb, Zn, Cd trong trầm tích

suối Văn Dương vào mùa mưa và mùa khô

Page 70: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

71

3.3.3.2. Các dạng kim loại Pb, Zn, Cd trong trầm tích suối Văn Dương

Các dạng Pb, Cd, Zn trong mẫu trầm tích theo quy trình (nhƣ trong Sơ đồ 1):

Cân chính xác 1 g mẫu sau khi đã sấy khô vào ống li tâm 50 ml, thêm 10 ml

NH4OAc 1M, lắc đều trong 1 giờ bằng máy lắc ở nhiệt độ phòng rồi li tâm với tốc độ

3000 vòng/phút trong 15 phút để thu phân đoạn trao đổi (F1) trong dịch chiết,

Cặn còn lại tiếp tục cho 20 ml NH4OAc 1M đã axit hóa đến pH=5 với CH3COOH,

lắc đều trong 5 giờ bằng máy lắc ở nhiệt độ phòng rồi li tâm với tốc độ 3000 vòng/phút

trong 15 phút để thu phân đoạn liên kết với cacbonat (F2) trong dịch chiết.

Phần cặn còn lại cho thêm 20 ml NH2OH.HCl 0,04M trong (v/v) HOAc 25 %, lắc

đều trong 5 giờ ở 950C bằng máy lắc sau đó li tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong 15

phút để thu phân đoạn liên kết với Fe-Mn oxit (F3) trong dịch chiết.

Cho tiếp 10 ml NH4OAc 3,2M trong HNO3 20% vào phần cặn, lắc đều ở nhiệt độ

phòng trong 0,5 giờ sau đó li tâm với tốc độ 3000 vòng/ phút trong 15 phút để thu phân

đoạn liên kết với các hợp chất hữu cơ (F4) trong dịch chiết.

Phần cặn dƣ còn lại đƣợc chuyển sang cốc thủy tinh 50 ml cho thêm 21 ml axit clohidric,

sau đó cho thêm từ từ 7 ml axit nitric (hỗn hợp cƣờng thủy), ngâm trong 16 giờ ở nhiệt độ

phòng sau đó đun hoàn lƣu ở 800C trong 2 giờ đến khi gần cạn. Để nguội, định mức bằng

nƣớc cất đến 25 ml rồi tiến hành lọc lấy dung dịch chứa kim loại ở dạng cặn dƣ (F5).

Kết quả các dạng kim loại thu đƣợc trình bày từ Bảng 26 đến Bảng 31.

* Các dạng tồn tại của Pb

Kết quả cho thấy lƣợng Pb trong trầm tích suối Văn Dƣơng tại vị trí sau điểm tiếp

nhận nƣớc thải Khu công nghiệp sông Công chủ yếu nằm trong dạng cặn dƣ (F5)

chiếm trên 54%, sau đó đến dạng liên kết với Fe-Mn oxit(F3) chiếm trên 35%, dạng

cacbonat chiếm trên 6% (F2), còn lại nằm trong dạng hữu cơ và dạng trao đổi <5%

(Bảng 26 và Bảng 27).

Page 71: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

72

Bảng 26. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Pb trong trầm tích suối Văn Dương

vào mùa khô

STT

hiệu

mẫu

Dạng trao đổi

(F1)

Dạng

cacbonat (F2)

Dạng liên kết với

Fe-Mn oxit (F3)

Dạng hữu

cơ (F4)

Dạng cặn dƣ

(F5)

mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg %

1 TT1 1,8 4,4 1,3 3,2 14,5 35,4 0,6 1,5 22 53,7

2 TT2 8,3 0,7 6,8 0,6 117,0 10,3 6,2 0,5 1018,7 89,4

3 TT3 32,4 1,4 32,6 1,4 780,4 33,8 77,1 3,3 1496,1 64,9

4 TT4 2,3 1,9 6,6 5,4 32,8 26,7 5,5 4,5 72,8 59,2

5 TT5 29,6 1,8 147,7 8,8 619,6 36,7 83,4 4,9 846,6 50,2

6 TT6 9,7 2,0 14,1 2,9 192,2 39,1 8,6 1,7 298,4 60,7

7 TT7 2,0 0,3 14,5 2,4 274,2 44,7 17,6 2,9 361,7 59

8 TT8 3,9 8,5 2,8 6,1 11,8 25,7 2,3 5,0 24,2 52,7

9 TT9 4,1 10,5 4,6 11,8 11,7 30,0 1,4 3,6 16,7 42,8

Ghi chú: % các dạng tồn tại được tính theo hàm lượng tổng số của kim loại

tương ứng.

Vào mùa mƣa hàm lƣợng Pb trong trầm tích có tăng lên. Có nhiều nguyên nhân tạo

nên sự khác nhau này nhƣ thành phân phức hệ hấp phụ, tốc độ dòng chảy... Trong đó, do

lƣợng phù sa trong nƣớc vào mùa khô thấp hơn vào mùa mƣa đƣợc xem là một nguyên

nhân quan trọng giải thích sự tích lũy cao hơn của Pb trong trầm tích vào mùa mƣa.

Bảng 27. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Pb trong trầm tích suối Văn Dương

vào mùa mưa

STT

hiệu

mẫu

Dạng trao đổi

(F1)

Dạng

cacbonat (F2)

Dạng liên kết với

Fe-Mn oxit (F3)

Dạng hữu

cơ (F4)

Dạng cặn dƣ

(F5)

mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg %

1 TT1 3,2 6,8 1,5 3,2 16,6 35,3 1,7 3,6 23,6 50,2

2 TT2 11,2 0,9 10,2 0,8 129,5 10,3 8,1 0,6 1127,7 89,4

3 TT3 34,6 1,5 143,7 6,0 696,3 29,2 79,6 3,3 1544,3 64,9

4 TT4 4,9 2,8 9,3 5,4 38,4 22,2 7,7 4,5 106,5 61,6

5 TT5 30,2 1,6 164,7 8,8 690,9 36,8 93,0 4,9 944,0 50,2

6 TT6 12,3 2,1 15,4 2,6 208,1 35,6 9,3 1,6 354,2 60,7

7 TT7 2,5 0,3 17,9 2,4 302,9 40,0 21,8 2,9 447,3 59,0

8 TT8 7,8 8,5 5,6 6,1 22,4 24,3 4,6 5,0 48,5 52,7

9 TT9 7,3 10,6 8,1 11,7 19,6 28,4 2,5 3,6 29,6 42,9

Page 72: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

73

* Các dạng tồn tại của Cd

Tƣơng tự nhƣ Pb, hàm lƣợng Cd rong trầm tích ở suối Văn Dƣơng cũng khá cao ở

các mẫu sau khi tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công. Kết quả cho thấy

lƣợng Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng tại vị trí sau điểm tiếp nhận nƣớc thải Khu

công nghiệp sông Công chủ yếu nằm trong dạng cặn dƣ (F5) chiếm trên 70%, sau đó

đến dạng liên kết với Fe-Mn oxit (F3) chiếm gần 20%, dạng hữu cơ chiếm gần 4%

(F2), còn lại nằm trong dạng cacbonat và dạng trao đổi (F1) chiếm tỷ lệ rất nhỏ <1%

(Bảng 28 và Bảng 29).

Bảng 28. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Cd trong trầm tích suối Văn Dương

vào mùa khô

STT

hiệu

mẫu

Dạng trao đổi

(F1)

Dạng

cacbonat (F2)

Dạng liên kết

với Fe-Mn oxit

(F3)

Dạng hữu cơ

(F4)

Dạng cặn dƣ

(F5)

mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg %

1 TT1 0,0 0,0 0,3 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 28,9 97,0

2 TT2 1,2 1,3 0,3 0,3 22,1 24,6 1,8 2,0 56,9 63,2

3 TT3 1,6 0,4 1,1 0,3 110,1 25,9 12,0 2,8 258,0 60,7

4 TT4 0,3 0,1 0,1 0,0 28,3 11,3 1,8 0,7 201,1 80,0

5 TT5 0,2 0,0 0,0 0,0 32,0 7,4 26,3 6,1 353,5 81,7

6 TT6 0,3 0,2 0,1 0,1 30,4 18,8 6,1 3,8 119,0 73,8

7 TT7 0,0 0,0 0,3 0,1 113,4 53,9 6,5 3,1 75,5 35,9

8 TT8 0,2 0,3 0,0 0,0 15,9 23,2 1,0 1,5 49,1 71,6

9 TT9 0,0 0,0 0,2 0,7 16,3 53,6 1,3 4,3 12,0 39,5

Vào mùa mƣa hàm lƣợng Cd cũng cao hơn mùa khô, tuy nhiên hàm lƣợng Cd

tổng và các dạng tồn tại của Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng giữa hai mùa không có

sự khác nhau nhiều, Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng vào mùa mƣa cũng chủ yếu

tồn tại ở dạng cặn dƣ (F5) chiếm trên 70%, sau đó ở dạng liên kết với Fe-Mn oxit và có

một lƣợng rất nhỏ nằm trong dạng trao đổi và dạng cacbonat (Bảng 29).

Page 73: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

74

Bảng 29. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Cd trong trầm tích suối Văn Dương

vào mùa mưa

STT

hiệu

mẫu

Dạng trao đổi

(F1)

Dạng

cacbonat (F2)

Dạng liên kết

với Fe-Mn oxit

(F3)

Dạng hữu cơ

(F4)

Dạng cặn dƣ

(F5)

mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg %

1 TT1 0,0 0,0 0,4 1,1 0,0 0,0 0,0 0,0 34,5 97,2

2 TT2 1,5 1,4 0,3 0,3 26,4 24,6 2,1 2,0 68,2 63,5

3 TT3 1,9 0,3 1,3 0,2 131,4 23,4 14,3 2,6 368,1 65,7

4 TT4 0,3 0,1 0,1 0,0 33,8 11,3 2,2 0,7 238,8 79,6

5 TT5 0,3 0,1 0,1 0,0 38,2 7,4 31,4 6,1 416,3 80,7

6 TT6 0,3 0,2 0,1 0,1 36,3 18,9 7,3 3,8 140,9 73,2

7 TT7 0,0 0,0 0,4 0,2 135,3 53,9 7,8 3,1 91,8 36,5

8 TT8 0,2 0,2 0,1 0,1 19,0 23,2 1,3 1,6 59,3 72,4

9 TT9 0,0 0,0 0,2 0,5 19,5 53,4 1,6 4,4 14,6 40,0

* Các dạng tồn tại của Zn

Theo kết quả nghiên cứu tại Bảng 30 và Bảng 31 về phân tích thành phần các

dạng của Zn vào mùa mƣa và mùa khô cho thấy, hàm lƣợng Zn chủ yếu nằm trong

dạng cặn dƣ (F5) chiếm trên 50%, tiếp đến là dạng cacbonat (F2) chiếm trên 15%,

dạng liên kết với Fe-Mn oxit (F3) chiếm >12%, dạng trao đổi (F1) trung bình chiếm

>10%, dạng hữu cơ chiếm khoảng 7%.

So với Pb và Cd, Zn có hàm lƣợng cao hơn khá nhiều do hàm lƣợng Zn trong

nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công cao hơn. Vào mùa mƣa kết quả phân tích

cũng cho thấy Zn cao hơn vào mùa khô do nƣớc mƣa chảy tràn qua bãi chứa bùn thải

chứa nhiều kim loại nặng và cuốn theo các chất thải bẩn trên bề mặt khu công nghiệp

vào nƣớc thải.

Page 74: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

75

Bảng 30. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Zn trong trầm tích suối Văn Dương

vào mùa khô

STT

hiệu

mẫu

Dạng trao đổi

(F1)

Dạng

cacbonat (F2)

Dạng liên kết

với Fe-Mn oxit

(F3)

Dạng hữu cơ

(F4)

Dạng cặn dƣ

(F5)

mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg %

1 TT1 65,1 36,8 34,0 19,2 0,0 0,0 0,0 0,0 79,8 45,1

2 TT2 191,3 15,0 311,9 24,5 452,3 35,5 87,9 6,9 279,1 21,9

3 TT3 844,7 6,1 2296,9 16,5 3491,4 25,0 772,5 5,5 6354,5 45,5

4 TT4 345,7 18,7 248,1 13,4 418,3 22,6 145,1 7,8 752,9 40,7

5 TT5 394,6 3,4 1568,8 13,4 1568,6 13,4 933 8,0 7045 60,2

6 TT6 159,6 6,2 399,2 15,5 448,0 17,4 177,0 6,9 1486,1 57,8

7 TT7 872,8 22,3 730,6 18,6 70,7 1,8 187,5 4,8 2140 54,6

8 TT8 89,2 15,6 121,9 21,3 60,5 10,5 56,8 9,9 251,2 43,8

9 TT9 57,3 13,6 90,6 21,5 35,7 8,5 33,7 8,0 210,1 49,8

Bảng 31. Kết quả phân tích các dạng tồn tại của Zn trong trầm tích suối Văn Dương

vào mùa mưa

STT

hiệu

mẫu

Dạng trao đổi

(F1)

Dạng

cacbonat (F2)

Dạng liên kết

với Fe-Mn oxit

(F3)

Dạng hữu cơ

(F4)

Dạng cặn dƣ

(F5)

mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg % mg/kg %

1 TT1 73,3 36,8 42,1 21,1 0,0 0,0 0,0 0,0 85,9 43,1

2 TT2 215,4 16,9 351,2 27,6 509,2 40,0 99 7,8 297,9 23,4

3 TT3 951,1 6,8 2586,3 18,5 3931,3 28,2 869,9 6,2 7340,4 52,6

4 TT4 389,2 21,0 279,4 15,1 471,0 25,5 163,3 8,8 875,2 47,3

5 TT5 444,3 3,8 1766,5 15,1 1766,2 15,1 1050,6 9,0 7360,0 62,9

6 TT6 179,7 7,0 449,5 17,5 504,5 19,6 199,3 7,8 1660,8 64,6

7 TT7 982,8 25,1 830,5 21,2 95,4 2,4 208,1 5,3 2397 61,1

8 TT8 89,2 15,6 137,2 23,9 72,9 12,7 64 11,2 276,5 48,2

9 TT9 64,6 15,3 102,0 24,2 44,8 10,6 38 9,0 230,3 54,6

Sự phân bố của các dạng Pb, Zn và Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng đƣợc thể

hiện tại Hình 9.

Page 75: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

76

Hình 9. Phần trăm đóng góp của các dạng kim loại trong các mẫu trầm tích

Kết quả cho thấy có sự phân bố không đồng đều của các dạng tại các vị trí lấy

mẫu khác nhau. Các nguyên tố Pb, Cd tồn tại chủ yếu ở dạng cặn dƣ khó (F5). Tại các

điểm lấy mẫu, so với chì và kẽm, dạng cặn dƣ của Cadimi luôn chiếm tỉ lệ cao hơn

chiếm trên 70%, còn Pb và Zn dạng cặn dƣ (F5) chiếm trên 50%.

Dạng trao đổi của các kim loại này tại tất cả các vị trí lấy mẫu đều thấp 10% (trừ

Zn), điều đó cho thấy mức độ đáp ứng sinh học thấp và khả năng lan truyền ô nhiễm là

không lớn (Hình 10).

0

5

10

15

20

25

30

35

40

TT1 TT2 TT4 TT5 TT6 TT7 TT8 TT9

Pb

Cd

Zn

Hình 10. Dạng trao đổi của các kim loại trong các mẫu trầm tích

TT3

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Pb Cd Zn

%F1 %F2 %F3 %F4 %F5

TT4

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Pb Cd Zn

%F1 %F2 %F3 %F4 %F5

TT5

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Pb Cd Zn

%F1 %F2 %F3 %F4 %F5

TT6

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Pb Cd Zn

%F1 %F2 %F3 %F4 %F5

TT7

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Pb Cd Zn

%F1 %F2 %F3 %F4 %F5

TT8

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Pb Cd Zn

%F1 %F2 %F3 %F4 %F5

Page 76: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

77

Dạng trao đổi của Cd và Pb không có sự thay đổi nhiều trong khu vực nghiên cứu

và chiếm một lƣợng rất nhỏ chủ yếu <5%, trong đó Zn có 5/8 vị trí chiếm >10%, đây là

những dạng liên kết không bền, có khả năng di động và đáp ứng sinh học cao.

3.3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến

môi trường nước và tích lũy kim loại nặng trong trầm tích suối Văn Dương

Từ các kết quả trình bày ở trên cho thấy nƣớc thải từ khu công nghiệp Sông Công

đã có tác động gây ô nhiễm khá mạnh đến môi trƣờng nƣớc và trầm tích ở suối Văn

Dƣơng, đặc biệt là ô nhiễm các kim loại nặng. Nhìn chung mức độ tích lũy kim loại nặng

tập trung nhiều nhất ở phạm vi từ sau điểm hợp lƣu giữa nƣớc thải sản xuất và suối Văn

Dƣơng 50m (TT4) đến khoảng cách 300m (TT7) về phía hạ lƣu. Đặc biệt là các kim loại

nặng nhƣ Pb, Zn, Cd trong nƣớc thải đều vƣợt giới hạn cho phép theo QCVN

40:2011/BTNMT (cột B) vào cả 02 mùa mƣa và mùa khô nên lƣợng kim loại nặng tích

lũy trong trầm tích suối Văn Dƣơng đã tăng lên theo thời gian.

Sau khoảng 10 năm tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công, hàm

lƣợng các kim loại nặng Pb, Zn, Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng đã tăng lên đáng

kể. Sự vận chuyển xa các kim loại nặng chủ yếu là do tốc độ dòng chảy lớn, thành

phần trầm tích có cấp hạt thô là chủ yếu nên hạn chế mức độ cố định và lắng đọng các

kim loại nặng từ nƣớc suối. Đây là điều cần đƣợc chú ý quản lý tốt hơn các nguồn thải

từ khu công nghiệp Sông Công nhằm hạn chế gây ô nhiễm nguồn nƣớc và trầm tích

trong suối Văn Dƣơng.

Hàm lƣợng kim loại nặng trong trầm tích có giá trị cao ở khoảng cách 50-300m tính

từ điểm tiếp nhận nƣớc thải và thƣờng có giá trị cao nhất ở khoảng cách sau cửa xả nƣớc

thải 150m.

Các kim loại Pb, Zn, Cd trong trầm tích suối Văn Dƣơng tồn tại chủ yếu ở dạng

khó phân huỷ chiếm từ trên 50%. Tiếp đến là dạng liên kết với Fe-Mn oxit, dạng

cacbonat, dạng liên kết hữu cơ và đặc biệt là dạng trao đổi chiếm không đáng kể trừ

Zn.

Page 77: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

78

Hiện tại, ở nƣớc ta chƣa có tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng

trong trầm tích. Do đó để đánh giá hiện trạng ô nhiễm, ở đây đã sử dụng tiêu chuẩn của

nƣớc ngoài: Giá trị giới hạn mức có thể ảnh hƣởng đến hệ sinh thái PEL của Canada

và giá trị hƣớng dẫn chất lƣợng trầm tích sạch tạm thời ISQG của Canada (Canadian

Sediment Quality Guidelines, Environmental Canada) đƣợc trình bày tại Bảng 32.

Bảng 32. Một số tiêu chuẩn chất lượng trầm tích của Canada năm 2002

STT Chỉ tiêu ISQG (mg/kg) PEL (mg/kg)

1 Pb 35 91,3

2 Cd 0,6 3,5

3 Zn 123 315

ISQG (Interim freshwater sediment quality guidelines): hướng dẫn chất lượng

trầm tích nước sạch tạm thời

- PELs (Probale effect levels): mức độ gây ảnh hưởng

Theo Tiêu chuẩn của Canada so sánh với giá trị giới hạn mức có thể ảnh hƣởng

đến hệ sinh thái PEL thì tất cả các mẫu trầm tích lấy tại khu vực nghiên cứu đều cho

giá trị vƣợt tiêu chuẩn đối với cả 03 chỉ tiêu Pb, Cd, Zn từ vài lần đến vài chục lần. Đặc

biệt tại mẫu TT5 cả 3 kim loại nặng trên đều vƣợt khoảng 50 lần. Do đó có thể đánh

giá rằng trầm tích suối Văn Dƣơng tại khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu bị ô nhiễm

kim loại nặng Pb, Zn, Cd ở mức khá nghiêm trọng.

3.3.4. Quan hệ giữa các yếu tố môi trƣờng đến sự tích lũy kim loại nặng trong

trầm tích

Từ các nguồn nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công, một lƣợng lớn các

kim loại độc hại đã xâm nhập vào suối Văn Dƣơng và tích lũy trong trầm tích. Sự tích

lũy của kim loại trong trầm tích hay nói cách khác khả năng lắng đọng của các ion kim

loại trƣớc hết phụ thuộc vào các yếu tố môi trƣờng nhƣ hợp chất hữu cơ, thành phần

cấp hạt, thành phần khoáng vật sét, … Mối liên hệ giữa các yếu tố môi trƣờng đến sự

Page 78: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

79

tích lũy của kim loại nặng trong trầm tích đƣợc thể hiện qua hệ số tƣơng quan Person.

Tuy nhiên, do số lƣợng mẫu quá ít, đánh giá tƣơng quan chỉ mang tính chất tham khảo.

Vì vậy, đề tài chỉ đánh giá xu thế tƣơng quan giữa hàm lƣợng kim loại nặng và các

thông số có liên quan giữa các vị trí thu mẫu tƣơng ứng.

Kết quả tính hệ số tƣơng quan Pearson cho thấy các kim loại nặng trong trầm tích

có tƣơng quan khá chặt với các thông số môi trƣờng nhƣ DO, EC có thể theo chiều

thuận tùy theo yếu tố tác động (Bảng 33). Đặc biệt, mối liên hệ giữa hàm lƣợng kim

loại nặng và hàm lƣợng sét, hàm lƣợng các chất hữu cơ trong trầm tích là rõ rệt nhất.

Tại các điểm có sự tích lũy cao kim loại nặng nhƣ TT5, TT7 cũng có hàm lƣợng sét và

chất hữu cơ cao. Lƣợng oxy hòa tan DO cũng thể hiện mối liên hệ rõ rệt với hàm lƣợng

các kim loại nặng, nhƣng theo chiều nghịch. Tại những điểm có tích lũy kim loại nặng

cao nhƣ TT5, TT7 cũng đồng thời cũng có giá trị DO khá thấp. Đối với pH, các giá trị

đo đƣợc ngoài hiện trƣờng cho thấy, độ pH của suối Văn Dƣơng khá đồng đều, gần

nhƣ trung tính, nằm trong giới hạn cho phép và mối tƣơng quan giữa pH và sự tích lũy

kim loại nặng trong trầm tích suối Văn Dƣơng có hệ số tƣơng quan không cao. Nguyên

nhân có thể là do trong nƣớc suối Văn Dƣơng không có sự khác nhau nhiều về giá trị

pH ở các điểm nghiên cứu.

Bảng 33. Hệ số tương quan Pearson R2 giữa hàm lượng kim loại nặng và các yếu tố

môi trường

N=7 pH EC DO CHC Sét

Pb -0,13 0,56 -0,80 0,98 0,98

Cd -0,11 0,70 -0,73 0,88 0,92

Zn -0,11 0,56 -0,74 0,98 0,97

N : tổng số mẫu trầm tích lấy tại suối Văn Dương

Hệ số tương quan (R2) lấy giá trị trong khoảng từ -1 đến 1. Khi R

2 càng gần 0

thì quan hệ càng lỏng lẻo, ngược lại khi R2 càng gần 1 hoặc -1 thì quan hệ càng chặt

chẽ (R2 > 0 có quan hệ thuận và R

2 < 0 có quan hệ nghịch).

Page 79: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

80

Từ kết quả ở bảng 33 cho thấy hàm lƣợng sét trong trầm tích có mối tƣơng quan

dƣơng rất chặt với hàm lƣợng các kim loại nặng đƣợc tích lũy trong trầm tích. Hệ số

tƣơng quan R2 giữa sét với hàm lƣợng Pb là 0,98 còn với Cd và Zn tƣơng ứng là 0,92

và 0,97. Hình 11 cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa sét với hàm lƣợng Cd, Pb và Zn

trong trầm tích suối Văn Dƣơng.

Hình 11. Đồ thị tương quan giữa các kim loại Pb, Zn, Cd với sét và hợp chất hữu cơ

Cd-sét y = 0.0367x + 0.9322

R2 = 0.8374

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

0 100 200 300 400 500

Pb-séty = 0.0095x + 3.0258

R2 = 0.9529

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

0 500 1000 1500 2000

Zn-sét y = 0.0014x + 2.9247

R2 = 0.9377

0

5

10

15

20

25

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Pb-CHCy = 0.006x + 1.6634

R2 = 0.9649

0

2

4

6

8

10

12

14

0 500 1000 1500 2000

Zn-CHCy = 0.0009x + 1.5796

R2 = 0.9634

0

2

4

6

8

10

12

14

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Cd-CHCy = 0.0222x + 0.518

R2 = 0.7703

0

2

4

6

8

10

12

14

0 100 200 300 400 500

Page 80: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

81

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

TT1 TT4 TT5 TT6 TT7 TT8 TT9

0

5

10

15

20

25

30

Pb

Cd

Zn

sét

Hình 12. Mối tương quan giữa hàm lượng sét với Pb, Zn, Cd trong trầm tích suối Văn Dương

Tƣơng tự nhƣ sét, chất hữu cơ cũng có mối tƣơng quan dƣơng rất chặt với hàm

lƣợng kim loại nặng đƣợc tích lũy trong trầm tích (Bảng 33 và Hình 11, Hình 13).

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

TT1 TT4 TT5 TT6 TT7 TT8 TT9

0

5

10

15

20

25

30

Pb

Cd

Zn

CHC

Hình 13. Sự tương quan giữa hàm lượng CHC với Pb, Zn, Cd trong trầm tích suối Văn Dương

Từ các kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của sét và chất hữu cơ trong việc

tích lũy kim loại nặng trong trầm tích. Hay nói khác đi, sét và chất hữu cơ là 2 yếu tố

cơ bản gây tích lũy kim loại nặng trong trầm tích suối Văn Dƣơng. Tại vị trí nào hàm

lƣợng sét và chất hữu cơ cao thì tại đó sự xuất hiện của các kim loại nặng (Pb, Cd, Zn)

cũng cao và ngƣợc lại.

Page 81: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

82

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

KIM LOẠI NẶNG TRÊN SUỐI VĂN DƢƠNG

Khu công nghiệp sông Công là một KCN tập trung nhiều loại hình sản xuất kinh

doanh bao gồm: Công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghệ toa xe và phụ tùng, công

nghiệp chế tạo điện và lắp ráp, công nghiệp chế tạo dụng cụ y tế, công nghiệp vật liệu

xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp nhẹ tổng hợp và các cơ sở

chế biến kim loại, do vậy cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ khác nhau để hạn chế và

giảm thiểu các tác động xấu đến môi trƣờng. Các giải pháp đó bao gồm:

+ Biện pháp quản lý

+ Các giải pháp kỹ thuật

3.4.1. Biện pháp quản lý

Ban quản lý khu công nghiệp, Phòng Tài nguyên môi trƣờng thị xã sông Công

và Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh cần thƣờng xuyên kiểm tra và có những biện

pháp cứng rắn, xử lý nghiêm minh đối với những nhà máy, xí nghiệp thực hiện không

đúng các nội dung đã cam kết trong các bản Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng,

Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng và Đề án bảo vệ môi trƣờng; giấy phép xả thải không

đúng quy định, thải các chất ô nhiễm ra môi trƣờng không đạt tiêu chuẩn cho phép, xảy

ra những sự cố gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. Đặc biệt đối với các nhà máy, xí

nghiệp sản xuất và chế biến các kim loại, sản xuất các thiết bị, linh kiện, … có khả

năng gây ô nhiễm kim loại cao.

- Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng

đối với các cơ sở, dự án đầu tƣ bên trong KCN theo đúng quy định tại điểm a, khoản 4,

điều 36 của Luật bảo vệ môi trƣờng; rà soát và yêu cầu các doanh nghiệp trong KCN

đấu nối nƣớc thải vào hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung.

3.4.2. Biện pháp kỹ thuật

3.4.2.1. Các phương án khống chế ô nhiễm không khí

Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí đƣợc áp dụng tuỳ theo từng loại

Page 82: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

83

hình công nghiệp cụ thể, công nghệ sản xuất, mức độ phát sinh chất thải, tải lƣợng và

thời gian phát thải.

Các doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong khí

thải ra môi trƣờng KCN đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn sau:

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công

nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp đối

với một số chất vô cơ.

- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lƣợng không khí

xung quanh.

- QCVN 06 :2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về một số chất độc hịa trong

không khí xung quanh.

3.4.2.2. Các phương án khống chế ô nhiễm nguồn nước

- Mỗi nhà máy trong KCN cần có các hệ thống xử lý nƣớc thải sản xuất và sinh

hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, nghành nghề sản xuất của mình và đạt tiêu chuẩn

loại C-QCVN 40:2011/BTNMT trƣớc khi thải vào hệ thống thoát nƣớc thải chung để

đƣa về hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung của KCN trƣớc khi thải ra suối Văn Dƣơng với

sông Cầu.

- Khu công nghiệp sông Công cần vận hành thƣờng xuyên hệ thống xử lý nƣớc

thải tập trung hiện có theo đúng công suất, hiệu suất xử lý và tiếp tục đầu tƣ giai đoạn

II module xử lý hóa lý trong đó quan tâm tập trung xử lý các kim loại nặng đảm bảo

nƣớc thải sau xử lý đạt QCVN.

3.4.2.3. Xử lý chất thải nguy hại

Các chủ doanh nghiệp trong KCN phải chịu trách nhiệm trong việc thu gom, lƣu

trữ, xử lý, tiêu huỷ tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh ra theo đúng Thông tƣ số

12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

Page 83: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu đƣợc chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

1. Tại thời điểm nghiên cứu trạm xử lý nƣớc thải tập trung đang trong giai đoạn

xây dựng, toàn bộ lƣợng nƣớc thải khu công nghiệp mới chỉ đƣợc xử lý sơ bộ tại các

cơ sở sản xuất tuy nhiên không đảm bảo quy chuẩn cho phép xả trực tiếp vào suối Văn

Dƣơng ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng nguồn tiếp nhận. Nƣớc thải bị ô nhiễm kim

loại nặng, Amoni, chất rắn lơ lửng... Vào mùa mƣa mức độ ô nhiễm kim loại nặng

trong nƣớc thải có tăng lên do nƣớc mƣa chảy qua bãi chứa bùn thải và cuốn theo các

chất bẩn trên bề mặt của khu công nghiệp. Nồng độ Cd trong nƣớc thải vƣợt 11, 2 lần

vào mùa mƣa và vƣợt 8,2 lần vào mùa khô, nồng độ Zn trong nƣớc thải vƣợt 10,8 lần

vào mùa mƣa và 8,2 lần vào mùa khô, Mn vƣợt 3,5 lần vào mùa mƣa và khoảng 2,6 lần

vào mùa khô, amoni vƣợt 1,8 lần vào mùa mƣa và khoảng 1,4 lần vào mùa khô và chất

rắn lơ lửng (TSS) vƣợt 4,8 lần vào mùa mƣa và 1,8 lần vào mùa khô so sánh với

QCVN 40:2011/BTNMT (cột B).

2. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu công nghiệp sông Công cho thấy nƣớc thải

đã phần nào có tác động đến hàm lƣợng kim loại nặng trong đất. Tại vị trí mẫu đất lấy

tại khu vực chịu tác động của nƣớc thải khu công nghiệp sông Công có hàm lƣợng kim

loại nặng tăng lên khá nhiều. Hàm lƣợng Zn tổng số trong đất tại vị trí sau điểm tiếp

nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công tăng lên gần 27 lần, vƣợt giới hạn cho

phép khoảng 4,8 lần, trong khi Cd tăng 311 lần vƣợt giới hạn cho phép 14 lần. Riêng

đối với Pb tuy có hàm lƣợng tăng gần 13 lần nhƣng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

3. Chất lƣợng nƣớc suối Văn Dƣơng tại các vị trí trƣớc và sau khi tiếp nhận

nguồn nƣớc thải từ khu công nghiệp Sông Công cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích

chất lƣợng nƣớc mặt tại suối Văn Dƣơng sau điểm tiếp nhận nƣớc thải đều cao hơn so

với trƣớc khi tiếp nhận nƣớc thải của Khu công nghiệp sông Công, đặc biệt đối với chỉ

tiêu Cd tăng lên rất nhiều lần. Cụ thể, Cd vƣợt giới hạn cho phép gần 9,2 lần, chỉ tiêu Zn

Page 84: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

85

vƣợt tiêu chuẩn cho phép 2,5 lần và Pb vƣợt tiêu chuẩn cho phép 1,2 lần. Rõ ràng là nƣớc

thải từ khu công nghiệp đã có ảnh hƣởng rõ rệt đến nồng độ kim loại nặng (Pb, Cd, Zn)

trong nƣớc suối Văn Dƣơng.

4. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy sau khoảng 10 năm tiếp nhận nƣớc

thải của Khu công nghiệp sông Công trầm tích suối Văn Dƣơng đã tích tụ một lƣợng

đáng kể các kim loại nặng Pb, Zn, Cd tại khu vực này. Trầm tích có độ hạt mịn, thành

phần khoáng vật sét cao thì hàm lƣợng kim loại nặng cũng cao.

Tại hầu hết các vị trí khảo sát trên đoạn suối Văn Dƣơng trong vùng nghiên cứu

đều cho kết quả đo đƣợc vƣợt giới hạn cho phép so sánh với giới hạn mức có thể ảnh

hƣởng tới hệ sinh thái PEL (tiêu chuẩn của Canada), đặc biệt vị trí TT5 vƣợt rất nhiều

lần khoảng 50 lần với cả 03 kim loại nặng trên. Còn các vị trí khác tất cả đều vƣợt giá

trị cho phép từ vài lần đến vài chục lần. Trầm tích suối Văn Dƣơng tại khu vực nghiên

cứu đã có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng Pb, Zn, Cd ở mức khá nghiêm trọng.

Qua kết quả nghiên cứu các dạng tồn tại của các kim loại Pb, Zn, Cd trong trầm tích

suối Văn Dƣơng cho thấy hầu hết các kim loại này chủ yếu nằm trong dạng cặn dƣ. So

với Pb và Zn, hàm lƣợng Cd nằm trong dạng cặn dƣ lớn hơn chiếm trên 70%, còn Pb và

Zn dạng cặn dƣ chiếm từ trên 50%. Ngoài ra, Pb và Cd còn có một lƣợng khá lớn nằm

trong dạng liên kết với Fe-Mn oxit lần lƣợt Pb>35%, Cd 20%, còn lại một lƣợng nhỏ

tồn tại trong dạng hữu cơ, dạng cacbonat và dạng trao đổi.

Riêng nguyên tố Zn, có sự phân bố ở dạng trao đổi, dạng cacbonat và dạng liên

kết với Fe-Mn oxit trong trầm tích hầu hết đều >10% trong toàn bộ các mẫu đƣợc

phân tích trên khu vực nghiên cứu. Dạng cacbonat (F2) chiếm >15%, liên kết với Fe-

Mn oxit >12%, dạng trao đổi chiếm >10%, còn lại dạng hữu cơ chiếm khoảng 7%. Sự

tồn tại của Zn trong các dạng không bền của trầm tích đã cảnh báo nguy cơ lan truyền

ô nhiễm của Zn trong suối Văn Dƣơng sẽ ảnh hƣởng tiếp theo đến chất lƣợng nƣớc lƣu

vực sông Cầu.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên tổng hàm lƣợng các kim loại nặng trong bùn lắng để

đánh giá các rủi ro môi trƣờng là chƣa đủ. Trong giai đoạn tiếp theo, cần phải triển

khai tiếp các nghiên cứu đánh giá tính linh động và khả năng tích lũy trong chuỗi sinh

Page 85: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

86

thái của các kim loại tức là % kim loại có thể bị hấp thụ bởi thực vật và động vật. Đây

là các thông tin cơ bản để phục vụ đánh giá khả năng ô nhiễm môi trƣờng của các kim

loại nặng, khả năng tái sử dụng của các trầm tích sau khi nạo vét.

2 . KIẾN NGHỊ

1. Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các đơn vị sản xuất

kinh doanh nằm trong Khu công nghiệp sông Công phải xử lý sơ bộ nƣớc thải sản xuất

và nƣớc thải sinh hoạt của đơn vị trƣớc khi đƣa về hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung.

- Khu công nghiệp sông Công cần vận hành thƣờng xuyên hệ thống xử lý nƣớc

thải tập trung hiện có theo đúng công suất, hiệu suất xử lý và tiếp tục đầu tƣ giai đoạn

II module xử lý hóa lý trong đó quan tâm tập trung xử lý các kim loại nặng đảm bảo

nƣớc thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) trƣớc khi thải ra suối Văn

Dƣơng.

- Khu công nghiệp sông Công cần phải lắp đặt hệ thống quan trắc nƣớc tự động

một số thông số theo quy định nhƣ lƣu lƣợng, pH, DO, độ dẫn…đối với nƣớc thải sau

xử lý trƣớc khi thải ra suối Văn Dƣơng.

2. Đối với chất thải:

- Chất thải công nghiệp: cần sử dụng công nghệ cao ít phế liệu. Khi xây dựng các

công trình mới, cần có biện pháp xử lý nƣớc thải, khí thải, đảm bảo mức độ sạch theo

tiêu chuẩn hiên đai trƣớc khi đƣợc thải ra môi trƣờng . Cần thu gom và xử lý nƣớc thải

và chất thải rắn . Các bãi thải chứa bùn thải nguy hại cần phải đƣợc lƣu giữ đảm bảo

đúng tiêu chuẩn chống thất thoát ra ngoài môi trƣờng.

- Đối với chất thải sinh hoạt: cần tuyên truyền vận động nhân dân có ý thức bảo

vệ môi trƣờng. Không xả rác thải trực tiếp ra suối Văn Dƣơng.

3. Để đánh giá khả năng ô nhiễm môi trƣờng của các kim loại nặng, khả năng tái

sử dụng của các trầm tích sau khi nạo vét cần tiếp tục nghiên cứu tính di động của Pb,

Zn, Cd trong trầm tích, đất và nƣớc; Nghiên cứu sự tích tụ của các kim loại nhƣ As,

Zn, Cu trong các loài thủy sinh vật trong vùng.

Page 86: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Ban Quản lý khu công nghiệp sông Công, Báo cáo kết quả kiểm soát ô nhiễm của

Khu công nghiệp Sông Công năm 2009, 2010.

2. Nguyễn Thị An Hằng (1998), Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong môi

trường đất- nước- trầm tích-thực vật ở khu vực công ty pin Văn Điển và Orion-

Hanel.

3. Vũ Đức Lợi, Nguyễn Thanh Nga, Trịnh Anh Đức, Phạm Gia Môn, Trịnh Hồng Quân,

Dƣơng Tuấn Hƣng, Trần Thị Lệ Chi và Dƣơng Thị Tú Anh (2010), Phân tích dạng

một số kim loại nặng trong trầm tích thuộc lưu vực sông Nhuệ và Đáy, Tạp chí phân

tích Hóa, Lý và Sinh học, tập 15, số 4, trang 26-32.

4. Trần Nghi (2003), Trầm tích học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Hoàng Nhâm (2003), Hoá vô cơ, tập 3, NXB Giáo Dục.

6. Trịnh Thị Thanh (2002), Độc học môi trường và sức khỏe con người, Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Vận (2006), Hóa học vô cơ, tập 2: Các kim loại điển hình, NXB Khoa

học và Kĩ thuật.

8. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên năm 2009, 2010, 2011, Báo cáo kết

quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên.

9. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5297:1995- Chất lƣợng đất. Lấy mẫu. Yêu cầu chung.

10. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6000 -1995- Chất lƣợng nƣớc. lấy mẫu. Hƣớng dẫn

lấy mẫu nƣớc ngầm.

11. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-13:2000- Chất lƣợng nƣớc. Lấy mẫu. Phần 13:

Hƣớng dẫn lấy mẫu bùn nƣớc, bùn nƣớc thải và bùn liên quan

12. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-15:2004- Chất lƣợng nƣớc. Lấy mẫu. Phần 15:

Hƣớng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích.

13. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-3: 2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lƣợng nƣớc-

Page 87: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

88

Lấy mẫu. Hƣớng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

14. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) - Chất lƣợng nƣớc -

Lấy mẫu. Hƣớng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

15. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-10:2008- Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu. Hƣớng

dẫn lấy mẫu nƣớc thải.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

16. APHA (1998), Standard methods for the examination of water and wastewater,

20th

Edition, American Public Health Association.

17. Alkorta I, Hernández-Allica Becerril JM, Amezaga I, Albizu I, Garbisu C. (2004),

Recent findings on the phytoremediation of soils contaminated with

environmentally toxic heavy metals and metalloids such as zinc, cadmium, lead,

and arsenic, Rev Environ Sci Biotechnol 3, pp. 71-90.

18. AdrianoD. C. (2001), Trace elements in terrestrial environments; biogeochemistry,

bioavailability and risks of metals, 2nd Edition, Springer: New York.

19. Amanda Jo Zimmerman, David C. Weindorf (2010), “ Review article, Heavy metal and

trace metal analysis in soil by sequential extraction: a review of procedures”, International

Journal of Enviromental Analytical Chemistry, volume 2010.

20. A.Tessier, P.G.C. Campbell and M. Bisson (1979), “Sequential extraction

procedure for the speciation of particulate trace metals”, Analytical Chemistry, vol.

51, no. 7, pp. 844 – 851.

21. Bishop P. L (2002), Pollution prevention: fundamentals and practice, Beijing:

Tsinghua University Press.

22. Bolan N S, Adriano D C, Naidu R (2003), Role of phosphorus in

(im)mobilization and bioavailability of heavy metal in the soil-plant system,

Enviromental Contamination and Toxicology 177, pp. 1-44.

Page 88: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

89

23. Bryan G. W, Langstone W.J. (1992), Bioavailability, accumulation and effects of

heavy metals in sediments with special reference to United Kingdom estuaries:

a review, Environmental Pollution 76, pp. 89-131.

24. Ernest Hodgson, Patricia E. Levi (2000), Modern Toxicology, 2nd Edition.

McGraw Hill. Federico Spagnoli, Antonietta Specchiulli, Tommaso Scirocco,

Gerardo Carapella, Paolo.

25. Fillip M. Tack và Marc G. Verloo (1995), Chemical speciation and fractionation in

soils and sediments heavy metals analysis: A review, International Journal of

Enviromental Analytical Chemistry, vol. 59, pp. 225- 238.

26. Forstner, U. (1979), “Metal transfer between solid and aqueous phases. In:

Metal Pollution in the Aquatic Environment”, (Ed) Forstner U, Whittman G.T.W,

Spinger-Verlag, Berlin, pp 197-270.

27. G. Glosinska, T. Sobczynski, L. Boszke, K. Bierla, J. Siepak (2005), Fractination of

some heavy metals in bottom sediments from the middle Odra River (Germany/

Poland), Polish Journal of Enviromental Studies, vol .14, no .3, pp. 305-317.

28. Jack E. Fergusson, 1991. The Heavy Elements, Chemistry, Enviromental Impact

and Health Effects Pergamon Press.

29. J. Zerbe, T. Sobczynski, H. Elbanowska, J. Siepak (1999), Speciation of heavy

metals in bottom sediments of lakes, Journal of Environmental Studies, vol. 8, no.

5, pp. 331- 339.

30. Kabata-Pendias A., and Adriano D.H. (1995), Trace elements in Soils and Plants,

third ed.. CRC Press LLC, Boca Raton.

31. K. Fytianos, A. Lourantou (2004), Speciation of element in sediment samples collected at

lakes Volvi and Koronia, N. Greece, Environment International, vol. 30, pp. 11-17.

32. MacFarlane G. R, Burchett M. D (2002), Toxicity, growth and accumulation

relationships of copper, lead and zinc in the grey mangrove Avicennia marina

(Forsk.) Vierh, Marine Environmental Research 54, pp. 65-84.

Page 89: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

90

33. Murray B. McBride (1994), Environmetal Chemistry of Soils, Oxford University.

34. Nogawa. K, Kurachi. M.and Kasuya. M (1999), Advances in the

Prevention of Environmental Cadmium Pollution and Countermeasures,

Proceedings of the International Conference on Itai-Itai Disease,

Environmental Cadmium Pollution Countermeasure, Toyama, Japan, 13-16 May,

Kanazawa, Japan: Eiko.

35. Nriagu JO, Pacyna JM. 1988. Quantitative assessment of worldwide contamination

of air, water and soils by trace metals. Nature, 333: 134-139.

36. Shahidul Islam Md, Tanaka M (2004), Impacts of pollution on coastal and

marine ecosystems including coastal and marine fisheries and approach for

management: a review and synthesis, Marine Pollution Bulletin 48, pp. 624-649.

37. Schinder, P.W (1991), The regulation of heavy metal in natural aquatic system, In

Heavy Metal in the Environment 1. (Ed) Vernet, J-P. Elseveir, Amsterdam, pp. 95-124.

38. Tam N. F. Y and Wong Y. S (1995), Spatial and Temporal Variations of Heavy

Metal Contamination in Sediments of a Mangrove Swamp in Hong Kong, Marine

Pollution Bulletin, Vol. 31, Nos 4-12, pp. 254-261.

39. Tobias Alfvén (2004), Cadmium Exposure and Distal Forearm Fracture, Journal

of Bone and Mineral Research. Volume 19, Number 6.

40. USEPA (2005), “Procedures for the derivation of equilibrrium partitioning

sediment benchmarks (ESBs) for the protection of benthic organisms: metal

mixtures (cadmium, copper, lead, silver and zinc)”, Washington, DC, United States

Environmental Protection Agency, Office of Research and Development (Report

No. EPA-600-R-02-011).

41. WHO (1992), Environmental Health Criteria 135: Cadmium - Environmental

Aspects, World Health Organization, Geneva.

42. WHO (2006), “Element speciation in human health risk assessment, Environmental

Health criteria 234” , World Health Organization.

Page 90: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

91

43. http://giadinh.net.vn/2308p0c1017/ Độc chất chì với trẻ em qua môi trƣờng và đồ

chơi.htm.

44. http://tapchithucpham.com/?p=1159 (FOOD & TECH MAGAZINE: Độc tính của

kim loại).

45. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Độc_tính_của_phân_tử_nano_ôxít_

kẽm đến_tế_bào_thần_kinh.html.

46. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chì.

47. http://vi.wikipedia.org/wiki/Kẽm.

48. http://www.tin247.com/tre_ngo_doc_chi_nang_vi_dung_“thuoc_cam” chua loet

mieng-10-21745697.html.

49. http://www.webtretho.com/forum/f119/vai-tro-cua-cac-nguyen-to-vi-luong-trong-

co-the-432215/.

Page 91: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC SỐ 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC SỐ 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NGHIÊN CỨU

Page 92: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

PHỤ LỤC SỐ 1.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Page 93: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Trên suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp

nhận nƣớc thải 300m (TT1) Tại cửa xả nƣớc thải Khu công nghiệp sông

Công (TT2)

Cách cửa xả nƣớc thải của Khu công

nghiệp 20 m về phía hạ lƣu (TT3)

Điểm tiếp nhận nƣớc thải của Khu công

nghiệp sông Công

Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận

nƣớc thải 50m (TT4) Trên suối Văn Dƣơng sau điểm tiếp nhận

nƣớc thải 300m về phía hạ lƣu (TT7)

Page 94: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

PHỤ LỤC SỐ 2.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NGHIÊN CỨU

Page 95: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

PHỤ LỤC SỐ 2.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 2.1.KẾT QUẢ ĐO, PHÂN TÍCH MẪU NƢỚC

PHỤ LỤC 2.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT

PHỤ LỤC 2.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH

Page 96: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

PHỤ LỤC 2.1.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƢỚC

Page 97: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ ĐO, PHÂN TÍCH MẪU NƢỚC NGẦM TẠI KCN SÔNG CÔNG VÀO MÙA KHÔ

(20/04/2010 đến 06/5/2010)

TT Tên chi

tiêu Đơn vị

Kêt qua

NN1 NN2

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 pH - 5,5 5,4 5,3 5,4 5,3 5,3 5,2 5,3

2 Độ cứng mg/l 33 33 36 34 3,9 4,2 4 4

3 TDS mg/l 287 288 288 288 58 59 59 59

4 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005

5 Cd mg/l 0,0016 0,0019 0,002 0,0018 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005

6 Pb mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005

7 Hg mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005

8 Zn mg/l 0,134 0,141 0,139 0,138 0,058 0,056 0,06 0,058

9 Mn mg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02

10 Fe mg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02

11 NO3- - N mg/l 8,04 8,12 8,02 8,06 2,43 2,4 2,44 2,42

12 NH4+- N mg/l <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 <0,006

13 Coliform MPN/

100 ml KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH

Ghi chú:

NN1: Tại nhà bà Dƣơng Thị Đạt, tổ dân phố Dọc Dài, phƣờng Bách Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái nguyên (cách khu

dự án 100m về phía Nam, Toạ độ: 21o28’63,3”N; 105o51’98,6”E (khu số 2)

NN2: Tại nhà ông Vũ Đức Huy, tổ dân phố Dọc Dài, phƣờng Bách Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái nguyên (bên trong

phía tây dự án), Toạ độ: 21o28’67,1”N; 105o51’62,5”E (khu số 2)

Page 98: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

PHỤ LỤC 2,1, KẾT QUẢ ĐO, PHÂN TÍCH MẪU NƢỚC NGẦM TẠI KCN SÔNG CÔNG

VÀO MÙA KHÔ (20/04/2010 đến 06/5/2010)

TT Tên chi

tiêu Đơn vị

Kêt qua

NN3 NN4

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 pH - 4,8 4,8 4,7 4,8 4,6 4,4 4,5 4,5

2 Độ cứng mg/l 13 12 12 12 20 19 21 20

3 TDS mg/l 155 155 156 155 174 175 175 175

4 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005

5 Cd mg/l 0,001 0,0009 0,0009 0,0009 0,0008 0,0009 0,0009 0,0008

6 Pb mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005

7 Hg mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005

8 Zn mg/l <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 0,072 0,078 0,074 0,075

9 Mn mg/l 0,348 0,36 0,356 0,355 0,401 0,389 0,386 0,392

10 Fe mg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02

11 NO3- - N mg/l 8,02 8,2 7,91 8,04 10,6 9,89 10,52 10,34

12 NH4+- N mg/l <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 <0,006

13 Coliform MPN/

100 ml KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH

Ghi chú:

NN3: Tại nhà ông Dƣơng Công Huân, tổ dân phố Làng Mới, phƣờng Bách Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái nguyên (giáp

phía tây dự án), Toạ độ: 21o29’19,5”N; 105o51’45,1”E (khu số 1),

NN4: Tại nhà ông Dƣơng Ngọc Y, tổ dân phố Làng Mới, phƣờng Bách Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái nguyên, Toạ độ:

21o29’36,5”N; 105o51’70,3”E (khu số 1),

Page 99: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ ĐO, PHÂN TÍCH MẪU NƢỚC SUỐI VĂN DƢƠNG VÀO MÙA KHÔ

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

TT Tên chi

tiêu Đơn vị

Kết quả

NM1 NM2

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 pH - 6,8 7 6,8 6,9 6,7 6,7 6,8 6,7

2 BOD5 mg/l 14,9 15,5 15,2 15,2 10,4 9,5 10,1 10

3 COD mg/l 25,8 27,9 28,9 27,5 21,4 23,9 22,5 22,6

4 TSS mg/l 7,2 7,8 8,2 7,7 51,6 50,2 51,2 51

5 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,014 0,009 0,01 0,011

6 Cd mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,081 0,073 0,076 0,077

7 Pb mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,05 0,056 0,052 0,053

8 Hg mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005

9 Mn mg/l 0,157 0,162 0,162 0,16 0,799 0,874 0,937 0,87

10 Fe mg/l 1,285 1,283 1,272 1,280 1,409 1,408 1,413 1,41

11 Zn mg/l <0,2 <0,2 <0,2 <0,2 2,222 2,228 2,239 2,23

12 Tổng P mg/l 0,485 0,492 0,511 0,496 0,526 0,512 0,502 0,512

13 Dầu mỡ mg/l <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1

Ghi chú:

NM1: Trên suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu công nghiệp 300m về phía thƣợng lƣu vào mùa khô

NM2: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu công nghiệp 300m về phía hạ lƣu vào mùa khô

Page 100: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ ĐO, PHÂN TÍCH MẪU NƢỚC SUỐI VĂN DƢƠNG VÀO MÙA MƢA

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

TT Tên chi

tiêu Đơn vị

Kết quả

NM3 NM4

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB 1 pH - 6,2 6,2 6,1 6,2 6,3 6,2 6,3 6,3

2 BOD5 mg/l 10,3 10,1 10,9 10,4 11,9 11,9 11,6 11,8

3 COD mg/l 16,4 17,6 17,1 17 22,6 25,1 23,9 23,9

4 TSS mg/l 8,5 8,6 8,8 8,6 57,4 53,6 55,2 55,4

5 As mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,016 0,019 0,015 0,017

6 Cd mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,089 0,092 0,095 0,092

7 Pb mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,06 0,063 0,063 0,062

8 Hg mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,0005 0,0006 0,0006 0,0006

9 Mn mg/l 0,132 0,13 0,128 0,13 1,17 1,169 1,172 1,17

10 Fe mg/l 1,163 1,177 1,171 1,170 1,25 1,26 1,23 1,25

11 Zn mg/l <0,2 <0,2 <0,2 <0,2 3,81 3,74 3,79 3,78

12 Tổng P mg/l <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

13 Dầu mỡ mg/l <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 0,1 0,11 0,1 0,1

Ghi chú:

NM3: Trên suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu công nghiệp 300m về phía thƣợng lƣu vào mùa mƣa

NM4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu công nghiệp 300m về phía hạ lƣu vào mùa mƣa

Page 101: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ ĐO, PHÂN TÍCH MẪU NƢỚC THẢI KCN SÔNG CÔNG THEO MÙA

TT Tên chi

tiêu

Đơn

vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

NT1 NT2

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 pH - 6,7 6,8 6,8 6,8 6,9 6,9 7 6,9

2 BOD5 mg/l 15,5 16,1 15,2 15,6 12,8 13,7 13,4 13,3

3 COD mg/l 42 44,5 45,8 44,1 30,8 33,3 30,1 31,4

4 TSS mg/l 175,8 186,1 182,7 181,5 471,6 459,8 499,4 477

5 As mg/l 0,003 0,003 0,002 0,003 0,007 0,009 0,009 0,008

6 Cd mg/l 0,801 0,821 0,829 0,817 1,11 1,122 1,129 1,12

7 Pb mg/l 0,359 0,361 0,334 0,351 0,471 0,472 0,479 0,474

8 Hg mg/l 0,0017 0,002 0,0017 0,0018 0,001 0,0012 0,0011 0,0011

9 Mn mg/l 2,53 2,62 2,59 2,58 3,61 3,46 3,54 3,54

10 Zn mg/l 8,52 8,24 7,96 8,24 10,74 10,84 10,83 10,8

11 Fe mg/l 2,22 2,36 2,4 2,33 2,46 2,36 2,47 2,43

12 NH4-N mg/l 13,81 14,15 13,74 13,9 17,93 18,3 17,81 18,01

12 NO3-N mg/l 0,5 0,49 0,45 0,48 0,71 0,66 0,67 0,68

13 Tổng P mg/l <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

14 Dầu mỡ mg/l 0,73 0,81 0,87 0,8 0,15 0,12 0,18 0,15

Ghi chú:

NT1: Tại cửa xả nƣớc thải của khu công nghiệp sông Công (khu B) vào mùa khô

NT2: Tại cửa xả nƣớc thải của khu công nghiệp sông Công (khu B) vào mùa mƣa

Page 102: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

PHỤ LỤC 2.2.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT TẠI KCN SÔNG CÔNG

Page 103: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT TẠI KCN SÔNG CÔNG

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

TT Tên chi tiêu Đơn vị

Kêt qua

MĐ1 MĐ2

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 Fe mg/kg 3280 3262 3310 3284 7515 7576 7625 7572

2 Mn mg/kg 23,5 22 23,5 23 116,25 115,5 117,75 116,5

3 Zn mg/kg 51,5 61,5 50,5 54,5 1391,75 1475 1430,75 1432,5

4 Hg mg/kg 0,4 0,325 0,325 0,35 2,05 1,75 1,9 1,9

5 Cd mg/kg 0,5 0,4 0,45 0,45 131,5 142 146,5 140

6 Pb mg/kg 11,3 11,775 11,425 11,3 147 147,75 144 146,25

7 As mg/kg 8,1 7,7 8,65 8,15 10,3 10,8 10,7 10,6

Ghi chú:

MĐ1: Đất ven suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu công nghiệp 300m về phía thƣợng lƣu

MĐ2: Đất ven suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của khu công nghiệp 300m về phía hạ lƣu

Page 104: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

PHỤ LỤC 2.3.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Page 105: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Chất hữu cơ (20/4/2010 đến 06/5/2010)

STT Ký hiệu mẫu Đơn vị tính Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 % 1,34 1,34 1,35 1,34

2 TT2 % 1,48 1,62 1,64 1,78

3 TT3 % 7,28 7,32 7,23 7,28

4 TT4 % 2,6 2,55 2,64 2,41

5 TT5 % 11,91 11,96 11,86 11,91

6 TT6 % 4,12 4,08 4,17 4,12

7 TT7 % 5,47 5,47 5,46 5,47

8 TT8 % 3,34 3,24 3,43 3,34

9 TT9 % 1,32 1,37 1,39 1,36

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 106: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Hàm lƣợng Pb tổng số trong mẫu trầm tích theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 40,6 42,25 40,3 41 45,6 47,25 48,3 47

2 TT2 mg/kg 1136 1143 1141 1140 1252,5 1286 1247 1262

3 TT3 mg/kg 2366 2311,5 2242,5 2306,7 2381 2409,5 2352,5 2381

4 TT4 mg/kg 121,5 128 119,5 123 171,5 178 169,5 173

5 TT5 mg/kg 1681 1685,5 1691 1686 1836 1913 1891 1880

6 TT6 mg/kg 490 470 516 492 560 580 612 584

7 TT7 mg/kg 627 610 601,5 613 744 769 761 758

8 TT8 mg/kg 45 49 43,8 45,9 94 89 92 92

9 TT9 mg/kg 37,5 41 38,5 39 71 69,5 66,5 69

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 107: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Pb dạng trao đổi (F1) trong mẫu trầm tích tại suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 1,9 1,8 1,6 1,8 3,1 3,3 3,3 3,2

2 TT2 mg/kg 8,1 8,3 8,5 8,3 11,5 11,9 10,2 11,2

3 TT3 mg/kg 31,3 30,8 35,1 32,4 32,2 35,8 35,8 34,6

4 TT4 mg/kg 1,9 2,2 2,8 2,3 4,6 4,9 5,2 4,9

5 TT5 mg/kg 29,4 28,1 31,3 29,6 30,3 28,1 32,2 30,2

6 TT6 mg/kg 9,28 10,72 9,1 9,7 12,9 11,6 12,4 12,3

7 TT7 mg/kg 2,1 2 1,9 2,0 2,41 2,74 2,35 2,5

8 TT8 mg/kg 4,3 3,6 3,8 3,9 8 8 7,4 7,8

9 TT9 mg/kg 4,5 3,8 4 4,1 7 7,7 7,2 7,3

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 108: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Pb dạng cacbonat (F2) trong mẫu trầm tích tại suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 1,2 1,2 1,4 1,3 1,5 1,4 1,5 1,5

2 TT2 mg/kg 7 6,5 6,9 6,8 10,7 9,2 10,6 10,2

3 TT3 mg/kg 31,4 33,6 32,8 32,6 142,5 145,4 143,2 143,7

4 TT4 mg/kg 6,5 6,9 6,4 6,6 9,2 9,8 8,9 9,3

5 TT5 mg/kg 147,8 145,9 149,5 147,7 168,6 165,9 159,6 164,7

6 TT6 mg/kg 14,3 14,5 13,5 14,1 14,3 16,5 15,5 15,4

7 TT7 mg/kg 14,1 14 15,4 14,5 16,9 18 18,7 17,9

8 TT8 mg/kg 3 2,7 2,7 2,8 5,9 5,6 5,3 5,6

9 TT9 mg/kg 4,9 4,5 4,4 4,6 8,1 7,7 8,5 8,1

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 109: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Pb dạng liên kết với kết tủa của Fe và Mn (F3) trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 14,2 14,8 14,5 14,5 16,4 16,8 16,6 16,6

2 TT2 mg/kg 115,7 117,3 118 117,0 132,7 130,5 125,3 129,5

3 TT3 mg/kg 752,9 776,5 811,8 780,4 674,5 698 716,3 696,3

4 TT4 mg/kg 33,4 32,2 32,8 32,8 39 36,4 39,9 38,4

5 TT5 mg/kg 599 617 642,8 619,6 687 723 662,8 690,9

6 TT6 mg/kg 186,1 192,1 198,4 192,2 202,7 213,5 208,1 208,1

7 TT7 mg/kg 270,4 279,6 272,6 274,2 296,4 299,2 313 302,9

8 TT8 mg/kg 11,4 12,2 11,8 11,8 22,6 24,5 20,1 22,4

9 TT9 mg/kg 12,1 11,6 11,4 11,7 18,3 19,9 20,5 19,6

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 110: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Pb dạng hữu cơ (F4) trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 0,6 0,5 0,6 0,6 1,5 1,8 1,7 1,7

2 TT2 mg/kg 5,7 6,3 6,5 6,2 7,3 8,5 8,4 8,1

3 TT3 mg/kg 78,5 79,3 73,6 77,1 77,6 79 82,2 79,6

4 TT4 mg/kg 5,3 5 6,2 5,5 7,6 7,4 8,1 7,7

5 TT5 mg/kg 84,2 83 83,1 83,4 91,7 90,5 96,8 93,0

6 TT6 mg/kg 8,4 9,4 7,9 8,6 8,9 9,4 9,7 9,3

7 TT7 mg/kg 16,8 18,5 17,4 17,6 19,9 22,2 23,2 21,8

8 TT8 mg/kg 2,2 2,6 2,1 2,3 4,3 5 4,5 4,6

9 TT9 mg/kg 1,4 1,4 1,5 1,4 2,7 2,4 2,4 2,5

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 111: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Pb dạng cặn dƣ (F5) trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 22,6 21,2 22,1 22 24,6 24 22,2 23,6

2 TT2 mg/kg 1011,2 1024,6 1020,4 1018,7 1092,2 1185,3 1105,6 1127,7

3 TT3 mg/kg 1471,9 1491,4 1525 1496,1 1554,2 1573,5 1505,2 1544,3

4 TT4 mg/kg 74,5 72,7 71,3 72,8 101,6 108,8 109,2 106,5

5 TT5 mg/kg 820,6 871,2 848,1 846,6 940,1 952,3 939,6 944,0

6 TT6 mg/kg 314,9 293,3 287,1 298,4 337,4 349,3 376 354,2

7 TT7 mg/kg 368,2 326,4 390,5 361,7 458,3 426,9 456,7 447,3

8 TT8 mg/kg 24,1 25,1 23,4 24,2 50,3 46,7 48,5 48,5

9 TT9 mg/kg 16,2 16,7 17,2 16,7 31,2 29,5 27,8 29,5

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 112: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Hàm lƣợng Cd tổng số trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 29,5 31,3 28,5 29,8 34,5 35 37 35,5

2 TT2 mg/kg 88,5 89,5 92 90 109,2 102 111 107,35

3 TT3 mg/kg 429 426 420 425 554 561 567 560,7

4 TT4 mg/kg 247 249 258,5 251,5 297 299 304 300

5 TT5 mg/kg 417 446 434,5 432,5 517 514 516,65 515,95

6 TT6 mg/kg 163 165 156 161,3 198 191,5 188 192,45

7 TT7 mg/kg 218 203 210,5 210,5 245 248 260,45 251,15

8 TT8 mg/kg 72 64 69,8 68,6 82 79 84,55 81,85

9 TT9 mg/kg 28 34 29,2 30,4 38 37,5 34 36,5

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 113: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Cd dạng trao đổi (F1) trong mẫu trầm tích tại suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 0 0 0 0 0 0 0 0,0

2 TT2 mg/kg 1,19 1,18 1,22 1,2 1,51 1,37 1,63 1,5

3 TT3 mg/kg 1,58 1,53 1,68 1,6 1,87 1,82 1,97 1,9

4 TT4 mg/kg 0,3 0,31 0,29 0,3 0,28 0,31 0,29 0,3

5 TT5 mg/kg 0,22 0,23 0,16 0,2 0,32 0,3 0,3 0,3

6 TT6 mg/kg 0,28 0,32 0,29 0,3 0,29 0,32 0,27 0,3

7 TT7 mg/kg 0 0 0 0 0,01 0,01 0 0,0

8 TT8 mg/kg 0,19 0,22 0,18 0,2 0,17 0,22 0,18 0,2

9 TT9 mg/kg 0,02 0 0 0 0,01 0 0 0,0

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 114: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Cd dạng cacbonat (F2) trong mẫu trầm tích tại suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 0,29 0,29 0,32 0,30 0,47 0,4 0,32 0,40

2 TT2 mg/kg 0,28 0,31 0,3 0,30 0,31 0,29 0,3 0,30

3 TT3 mg/kg 1,03 1,22 1,06 1,10 1,23 1,3 1,36 1,30

4 TT4 mg/kg 0,11 0,08 0,11 0,10 0,11 0,08 0,11 0,10

5 TT5 mg/kg 0 0 0 0,00 0,08 0,09 0,12 0,10

6 TT6 mg/kg 0,11 0,09 0,1 0,10 0,1 0,11 0,1 0,10

7 TT7 mg/kg 0,25 0,32 0,33 0,30 0,43 0,36 0,41 0,40

8 TT8 mg/kg 0 0 0 0,00 0,08 0,12 0,11 0,10

9 TT9 mg/kg 0,19 0,22 0,18 0,20 0,2 0,22 0,19 0,20

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 115: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Cd dạng liên kết với kết tủa của Fe và Mn (F3) trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 0 0 0 0,0 0 0 0 0,0

2 TT2 mg/kg 22,1 19,9 24,3 22,1 24,6 27,4 27,2 26,4

3 TT3 mg/kg 107,8 115,5 107 110,1 128,6 129,2 136,4 131,4

4 TT4 mg/kg 29 26,5 29,4 28,3 34 32,5 34,9 33,8

5 TT5 mg/kg 30,8 34,2 31 32,0 36,5 36,1 42 38,2

6 TT6 mg/kg 29,6 33,1 28,5 30,4 37 34,4 37,5 36,3

7 TT7 mg/kg 107,5 117,8 114,9 113,4 133,5 137,8 134,6 135,3

8 TT8 mg/kg 15,9 15,5 16,3 15,9 18,5 19,5 19,1 19,0

9 TT9 mg/kg 16,3 17,1 15,5 16,3 20,5 19,2 18,8 19,5

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 116: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Cd dạng hữu cơ (F4) trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 0 0 0 0,0 0 0 0 0,0

2 TT2 mg/kg 1,77 1,65 1,98 1,8 2 2,05 2,24 2,1

3 TT3 mg/kg 11,4 12,89 11,72 12,0 14,09 15,34 13,46 14,3

4 TT4 mg/kg 1,92 1,6 1,88 1,8 2,02 2,31 2,27 2,2

5 TT5 mg/kg 27,53 27,05 24,33 26,3 30,28 32,55 31,33 31,4

6 TT6 mg/kg 6,06 6,31 5,92 6,1 7,05 7,7 7,15 7,3

7 TT7 mg/kg 6,58 6,13 6,8 6,5 7,33 7,58 8,5 7,8

8 TT8 mg/kg 1,09 1 1,02 1,0 1,33 1,36 1,21 1,3

9 TT9 mg/kg 1,46 1,2 1,25 1,3 1,61 1,46 1,72 1,6

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 117: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Cd dạng cặn dƣ (F5) trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 29,2 30 27,5 28,9 37,9 32,3 33,3 34,5

2 TT2 mg/kg 53,3 56,5 60,9 56,9 63,6 71,9 69,1 68,2

3 TT3 mg/kg 256,1 259,7 258,2 258 388,5 353,6 362,2 368,1

4 TT4 mg/kg 205,7 194,5 203,1 201,1 233,6 243,8 239 238,8

5 TT5 mg/kg 358,4 344,5 357,6 353,5 419,9 415,5 413,5 416,3

6 TT6 mg/kg 117,6 123,3 116,1 119 145,7 141,3 135,7 140,9

7 TT7 mg/kg 77,6 76,2 72,7 75,5 88,4 87,2 99,8 91,8

8 TT8 mg/kg 50,8 46,9 49,6 49,1 59,9 55,9 62 59,3

9 TT9 mg/kg 11,2 13,2 11,6 12 15,1 15,9 12,8 14,6

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 118: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Hàm lƣợng Zn tổng số trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 182 174 175 177 202 199 197 199,3

2 TT2 mg/kg 1272,5 1301 1244 1272,5 1422,5 1447 1429 1432,8

3 TT3 mg/kg 13910 14040 13930 13960 15460 16267 15430 15719

4 TT4 mg/kg 1825 1920 1805 1850 2025,25 2119,5 2104,5 2083,1

5 TT5 mg/kg 11810 11845 11475 11710 13310 12845 13401,5 13185,5

6 TT6 mg/kg 2570 2580 2560 2570 2770 2830 3084,5 2893,8

7 TT7 mg/kg 3840 3915 4005 3920 4299 4417,5 4525,2 4413,9

8 TT8 mg/kg 571 578 571,5 573,5 626 633 678,5 645,8

9 TT9 mg/kg 429,5 412,5 422,5 421,5 476 475,3 472,5 474,6

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 119: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Zn dạng trao đổi (F1) trong mẫu trầm tích tại suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 66 67,2 62,1 65,1 75 73,7 71,2 73,3

2 TT2 mg/kg 185,7 193,7 194,6 191,3 204,5 218,9 222,8 215,4

3 TT3 mg/kg 836,5 850,7 847 844,7 934,3 947,1 971,8 951,1

4 TT4 mg/kg 360,8 336,4 339,8 345,7 389,1 419,8 358,7 389,2

5 TT5 mg/kg 385,4 396,2 402,2 394,6 465,4 435,3 432,2 444,3

6 TT6 mg/kg 163,9 154,3 160,7 159,6 173,8 184 181,2 179,7

7 TT7 mg/kg 900,2 865,6 852,6 872,8 980,2 1013,6 954,6 982,8

8 TT8 mg/kg 89,1 82,9 95,6 89,2 83,1 88,9 95,6 89,2

9 TT9 mg/kg 54,5 59,2 58,3 57,3 64,9 67,5 61,4 64,6

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 120: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Zn dạng cacbonat (F2) trong mẫu trầm tích tại suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 39,4 32,4 30,3 34,0 38,3 41,4 46,6 42,1

2 TT2 mg/kg 325,5 313 297,2 311,9 363,2 331,9 358,5 351,2

3 TT3 mg/kg 2285,9 2178,5 2426,3 2296,9 2540,8 2595,7 2622,4 2586,3

4 TT4 mg/kg 226,8 253 264,5 248,1 264,2 290,6 283,4 279,4

5 TT5 mg/kg 1526,4 1609,2 1570,8 1568,8 1726,4 1809,2 1766,9 1766,5

6 TT6 mg/kg 396,4 418,2 383 399,2 416,2 444,4 487,9 449,5

7 TT7 mg/kg 745 749,6 697,2 730,6 805 869,6 816,9 830,5

8 TT8 mg/kg 118 128,6 118,9 121,9 135 132,5 144,1 137,2

9 TT9 mg/kg 93 94 84,8 90,6 102,5 107,2 96,3 102,0

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 121: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Zn dạng liên kết với kết tủa của Fe và Mn (F3) trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 0 0 0 0,0 0 0 0 0

2 TT2 mg/kg 490 434,9 431,9 452,3 490 549,1 488,5 509,2

3 TT3 mg/kg 3490,2 3411,8 3572,2 3491,4 3868,8 4196,1 3729 3931,3

4 TT4 mg/kg 427,7 430 397,2 418,3 465,5 474,9 472,6 471

5 TT5 mg/kg 1608,6 1591,2 1506 1568,6 1791 1711,2 1796,4 1766,2

6 TT6 mg/kg 455,4 422,2 466,5 448,0 540,6 489,3 483,6 504,5

7 TT7 mg/kg 69,1 73,1 70,2 70,8 100,4 93,2 92,6 95,4

8 TT8 mg/kg 69.6 60.5 51.4 60.5 63.1 70.7 84.9 72.9

9 TT9 mg/kg 33.2 37.9 36 35.7 57.6 36.6 40.2 44.8

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 122: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Zn dạng hữu cơ (F4) trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 0 0 0 0,0 0 0 0 0,0

2 TT2 mg/kg 87,9 92,5 83,5 88,0 104,5 92,5 100,1 99,0

3 TT3 mg/kg 755,7 810,8 751 772,5 892,8 845,3 871,6 869,9

4 TT4 mg/kg 145,1 151,7 138,6 145,1 154,5 173,3 162,1 163,3

5 TT5 mg/kg 883 985,5 930,5 933,0 1016,3 1086 1049,5 1050,6

6 TT6 mg/kg 184,4 177 169,7 177,0 209,1 189,9 198,8 199,3

7 TT7 mg/kg 184,9 196,8 180,9 187,5 214,9 213,5 195,9 208,1

8 TT8 mg/kg 60,1 57,6 52,7 56,8 62,5 66,4 63,1 64,0

9 TT9 mg/kg 35,2 32,7 33,3 33,7 40,4 35,3 38,3 38,0

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m

Page 123: Ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH SUỐI VĂN DƢƠNG

Zn dạng cặn dƣ (F5) trong mẫu trầm tích suối Văn Dƣơng theo mùa

TT

hiệu

mẫu

Đơn vị

Mùa khô

(20/4/2010 đến 06/5/2010)

Mùa mƣa

(04/8/2010 đến 25/8/2010)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

1 TT1 mg/kg 76,6 80,1 82,6 79,8 83,4 88,5 85,8 85,9

2 TT2 mg/kg 273,6 266,9 296,8 279,1 297,9 303,6 292,2 297,9

3 TT3 mg/kg 6341,8 6388,2 6333,5 6354,5 7235,2 7460,3 7325,7 7340,4

4 TT4 mg/kg 744,9 748,9 764,9 752,9 861,5 860,9 903,2 875,2

5 TT5 mg/kg 6876,5 7193 7065,5 7045,0 7140,9 7440,1 7499 7360,0

6 TT6 mg/kg 1506,6 1461,6 1490,1 1486,1 1650,9 1688,8 1642,7 1660,8

7 TT7 mg/kg 2186 2029,9 2204,1 2140,0 2394,1 2324,5 2472,4 2397,0

8 TT8 mg/kg 242 248,4 263,2 251,2 276,7 289,6 263,2 276,5

9 TT9 mg/kg 205,5 213,7 211,1 210,1 226,3 234,5 230,1 230,3

Ghi chú:

TT1: Suối Văn Dƣơng, trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải KCN 300m về phía đầu nguồn

TT2: Tại cửa xả Khu công nghiệp sông Công

TT3: Trên mƣơng thải, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 20m

TT4: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận NT 50m

TT5: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m

TT6: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 200m

TT7: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 300m

TT8: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 350m

TT9: Trên suối Văn Dƣơng, sau điểm tiếp nhận nƣớc thải 500m