5
1 | Trang Trung tâm Nghiên cu Quc tế (SCIS) www.scis.hcmussh.edu.vn SCIS Commentary là chuyên mục cung cấp các bài phân tích và bình luận sự kiện quan hệ quốc tế đương đại. Quan điểm trong các bài viết hoàn toàn là của riêng tác giả và không đại diện cho quan điểm chính thức của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM. Mọi hình thức sao chép đối với các bài bình luận này đều phải có sự cho phép của Trung tâm SCIS cũng như xác nhận từ tác giả. Những phản hồi cho bài bình luận xin vui lòng gửi thư về địa chỉ của Ban biên tập chuyên mục: [email protected]. Nguồn: CNN Philippines ASEAN VÀ CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ - THÁI BÌNH DƯƠNG MỞ VÀ TỰ DO (FOIP) Phần 2

ASEAN VÀ CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ THÁI BÌNH DƯƠNG MỞ VÀ TỰ …scis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · Phản ứng của ASEAN trước

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ASEAN VÀ CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ THÁI BÌNH DƯƠNG MỞ VÀ TỰ …scis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · Phản ứng của ASEAN trước

1 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

SCIS Commentary là chuyên mục cung cấp các bài phân tích và bình luận sự kiện quan hệ quốc tế đương đại. Quan điểm trong các bài viết hoàn toàn là của riêng tác giả và không đại diện cho quan điểm chính thức của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM. Mọi hình thức sao chép đối với các bài bình luận này đều phải có sự cho phép của Trung tâm SCIS cũng như xác nhận từ tác giả. Những phản hồi cho bài bình luận xin vui lòng gửi thư về địa chỉ của Ban biên tập chuyên mục: [email protected].

Nguồn: CNN Philippines

ASEAN VÀ CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ - THÁI BÌNH DƯƠNG

MỞ VÀ TỰ DO (FOIP)

Phần 2

Page 2: ASEAN VÀ CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ THÁI BÌNH DƯƠNG MỞ VÀ TỰ …scis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · Phản ứng của ASEAN trước

2 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

Phản ứng của ASEAN trước “chiến lược Ấn

Độ - Thái Bình Dương Mở và Tự Do”

ASEAN trở thành vị trí quan trọng trong

bản đồ chiến lược của cả bốn quốc gia –

Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc, do đó tổ chức này

đối mặt với một áp lực phải tự định vị

chính mình trước các kế hoạch của các

cường quốc. Một số nhà phân tích cho

rằng lí do ASEAN thực sự cần quan tâm

đến điều này vì đối với các cường quốc

trên thì việc công nhận tầm quan trọng

của thể chế này là bước đi quan trọng để

có thể tham gia sâu hơn vào khu vực và

ngược lại ASEAN cũng khẳng định được vị

trí của mình trong chiến lược của các

nước lớn.

Trong khoảng thời gian khá ngắn từ khi

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu

về FOIP vào cuối năm 2017, các nhà lãnh

đạo của các nước kể trên lần lượt nhắc lại

rất nhiều lần trong các phát biểu về vai trò

quan trọng của ASEAN. Vào tháng 3, 2018,

trước Diễn đàn ASEAN – Úc tổ chức tại Úc,

Thủ tướng Úc Julie Bishop đã khẳng định

vị trí của ASEAN như là trái tim của khu

vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và tầm quan

trọng của tổ chức này trong chính sách đối

ngoại Úc. Sau hội nghị, vai trò trung tâm

của ASEAN trong sự phát triển kiến trúc

khu vực dựa trên luật lệ lần nữa được ghi

nhận trong “Tuyên bố Sydney: Tuyên bố

chung của ASEAN và Úc về Hội nghị

Thượng đỉnh đặc biệt”.

Đối với Ấn Độ, thủ tướng Ấn Độ Modi

trong phát biểu tại Đối thoại Shangri-La,

hội nghị thường niên về an ninh khu vực

Châu Á vào tháng 6 năm 2018 đã đề cập

đến ASEAN như là trung tâm của khu vực

Ấn Độ - Thái Bình Dương. Bộ trưởng Bộ

Ngoại giao Nhật Bản Tara Kono cũng

khẳng định ASEAN là trái tim của chiến

lược FOIP Nhật Bản trong một cuộc phỏng

vấn vào tháng 7 năm 2018.

Tuy nhiên, các phát biểu về vai trò nổi bật

của ASEAN từ lãnh đạo các cường quốc

trên chỉ mang tính ngoại giao bước đầu vì

một kế hoạch hành động chi tiết vẫn chưa

được công bố rõ ràng ngoại trừ cam kết

113.5 triệu USD của Mỹ. Điều này có thể lí

giải về sự do dự của ASEAN trước FOIP.

Trong cuộc họp giữa các Bộ trưởng Bộ

Ngoại giao 10 nước thành viên ASEAN tại

Singapore vào tháng 8, 2018 vừa qua,

ASEAN đã có những thảo luận và phát

biểu chính thức về FOIP. Theo đó, ASEAN

không muốn trở thành “người bị kẹt ở thế

giữa” trong chiến lược FOIP – chiến lược

có chứa đựng các yếu tố kiềm chế Trung

Quốc ở khu vực. Lịch sử từng mắc kẹt

trong sự tranh giành ảnh hưởng giữa các

cường quốc trên thế giới khiến ASEAN

thận trọng đối với bất kì chiến lược nào có

tính chất đối đầu với Trung Quốc hiện nay.

Về mặt ngôn ngữ, “chiến lược Ấn Độ -

Thái Bình Dương Mở và Tự Do” rõ ràng

gây quan ngại khi từ “châu Á – Thái Bình

Dương” được thay thế bằng “Ấn Độ - Thái

Bình Dương”, một cách ngầm hiểu sự loại

trừ Trung Quốc về mặt địa lí. Thuật ngữ

này là điểm khác của chính quyền Trump

so với các chính sách của Mỹ ở khu vực

châu Á – Thái Bình Dương trước đây. Mỹ

Page 3: ASEAN VÀ CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ THÁI BÌNH DƯƠNG MỞ VÀ TỰ …scis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · Phản ứng của ASEAN trước

3 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

ủng hộ vai trò quan trọng của Ấn Độ như

là kiến trúc sư chính đối đầu với Trung

Quốc tại khu vực. Không giống các chính

sách của Tổng thống Obama có phần nhẹ

giọng ở khu vực này, chính quyền Trump

và chính sách FOIP của Mỹ thể hiện các

yếu tố chống Trung Quốc mặc dù chưa có

tuyên bố thẳng thắn và công khai các biện

pháp cụ thể. Chẳng hạn như, việc khuyến

khích trật tự hàng hải tự do và mở ở khu

vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hàm ý nhắc

nhở về các hành động gây hấn của Trung

Quốc ở Biển Đông. Hay việc kêu gọi cơ sở

hạ tầng và logistics mở là một thách thức

đối với sáng kiến Vành đai và Con đường

(BRI) của Trung Quốc. Hay sự nhấn mạnh

vào thương mại và đầu tư mở làm liên

tưởng đến căng thẳng cuộc chiến thương

mại Mỹ - Trung gần đây. Mặt khác, với

tham vọng mở rộng ảnh hưởng của chiến

lược FOIP đến châu Phi và ủng hộ châu Phi

trở thành “chủ thể toàn cầu chính” hàm ý

bao vây sự gia tăng ảnh hưởng của Trung

Quốc ở khu vực này. Sự vận động trong

mối quan hệ của các cường quốc đã tạo

cho ASEAN cơ hội lựa chọn cho mình

nhưng đồng thời đây cũng không phải lựa

chọn dễ dàng gì cho các nhà lãnh đạo

ASEAN.

Rõ ràng là với cơ chế hoạt động hiện tại,

ASEAN khó có thể sẵn sàng đưa ra quyết

định và ASEAN đang do dự về việc có nên

chủ động đưa ra các phản ứng trước chiến

lược FOIP. Các thành viên ASEAN tiếp tục

quan sát xem các cường quốc có cam kết

lâu dài đối với khu vực. Ý tưởng là mỏ

neo, là trung tâm, vị trí quan trọng trong

chiến lược mặc dù rất hấp dẫn với ASEAN,

thế nhưng lựa chọn tham gia vào chiến

lược này cũng đồng nghĩa ASEAN có khả

năng tham gia vào cuộc đối đầu ngày một

gia tăng giữa các cường quốc. Lựa chọn

này sẽ làm xói mòn kiến trúc nội khối

ASEAN cũng như gây chia rẽ nội bộ

ASEAN. Và trong tuyên bố chung gần đây

sau cuộc họp AMM lần thứ 51 tại

Singapore, ASEAN ghi nhận sẽ xem xét cẩn

thận các sáng kiến mới từ các đối tác

ngoại khối. ASEAN cũng tuyên bố chính

thức rằng sẽ thảo luận sâu hơn về kế

hoạch hợp tác khu vực Ấn Độ - Thái Bình

Dương.

Với sự đa dạng vốn có của tở chức, các

quốc gia thành viên ASEAN có phản ứng

khác nhau về vai trò của họ và của tổ chức

nói chung trước chiến lược FOIP. Bởi lẽ dù

có chia sẻ cách tiếp cận về khu vực, bốn

nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc vẫn có những

nguyên tắc riêng của họ.

Indonesia là quốc gia chủ động nhất trong

ASEAN trước sáng kiến này khi Tổng thống

Indonesia Joko Widodo cũng đưa ra tầm

nhìn cho hợp tác Ấn Độ - Thái Bình Dương

tương tự như các đối tác ngoại khối. Thế

nhưng, kế hoạch Ấn Độ - Thái Bình Dương

của Indonesia đề xuất cố gắng đảm bảo

rằng tính trung tâm và sự độc lập của

ASEAN được duy trì trong bất kì chiến

lược lớn nào ở cấp độ toàn cầu. Và để cụ

thể hóa tầm nhìn chiến lược của mình,

Indonesia và Ấn Độ đã hình thành quan hệ

đối tác chiến lược toàn diện, đặc biệt

trong lĩnh vực hợp tác hàng hải vào tháng

5 vừa qua. Sau đó, Indonesia thông báo

chính thức về hợp tác phát triển chiến

Page 4: ASEAN VÀ CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ THÁI BÌNH DƯƠNG MỞ VÀ TỰ …scis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · Phản ứng của ASEAN trước

4 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

lược Ấn Độ - Thái Bình Dương chung với

Nhật Bản trong chuyến thăm của Bộ

trưởng Ngoại giao Nhật Bản Tara Knono

đến Jakarta vào tháng 6, 2018. Các bước

đi này của Indonesia được xem là nỗ lực

đầy tham vọng của quốc gia này nhằm

khẳng định vị trí dẫn đầu trong ASEAN và

mong muốn được nhìn nhận như là cường

quốc đang lên ở khu vực. Trong khi đó,

Singapore rất thận trọng trước chiến lược

FOIP. Trong phát biểu Fullerton về triển

vọng của ASEAN 2018, của Bộ trưởng

Ngoại giao Singapore, tiến sĩ Vivian

Balakrishnan đã đưa ra các mối quan ngại

về khả năng triển vọng của chính sách

FOIP với vị trí của Đông Nam Á trong tính

toán của các cường quốc. Balakrishnan

khẳng định là Singapore là một quốc gia

nhỏ và mong muốn một hệ thống đa

phương tôn trọng luật pháp. Đồng thời

với vị trí chủ tịch ASEAN năm 2018 cùng

với chủ đề “Tự cường và Sáng tạo”,

Singapore tin rằng các quốc gia thành viên

phải cẩn trọng để tránh đưa ra quyết định

sai lầm hoặc quyết định bị chi phối đưa ra

quyết định. Mặt khác, Malaysia trong một

bước đi khá chủ động đã cùng kí kết với

Nhật Bản bản ghi nhớ về hợp tác quốc

phòng hồi tháng 9 vừa qua. Bước đi được

xem như là sự đồng tình của Malaysia

tham gia vào kế hoạch Ấn Độ - Thái Bình

Dương do Nhật Bản đề xuất.

Tuy nhiên, Thái Lan, Việt Nam và các quốc

gia trong khu vực vẫn chưa có tuyên bố

chính thức và rõ ràng đối với chiến lược

FOIP. Nhìn chung các quốc gia đều “chờ

đợi và xem xét” các bước đi tiếp theo của

chính sách FOIP để tránh rơi vào tình

huống khó xử khi có thể bị cho là công

khai chống lại các cường quốc khác như

Trung Quốc và Nga cũng như bảo toàn sự

thống nhất cho ASEAN.

Trong giai đoạn hình thành của chiến lược

FOIP, ASEAN thận trọng xem xét các thành

tố quan trọng của FOIP cũng như ngụ ý

sách lược và kế hoạch cụ thể của cả bốn

nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc. Với mối lo về

khả năng “rơi vào bẫy” tranh giành ảnh

hưởng của các cường quốc cũng như khả

năng có thể bị gạt ra bên lề (nếu do dự),

ASEAN gặp thách thức trong các quyết

định và tính đoàn kết của mình để có thể

đưa ra thông điệp mạnh mẽ trước các

cường quốc ngoại khối.

Page 5: ASEAN VÀ CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ THÁI BÌNH DƯƠNG MỞ VÀ TỰ …scis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · Phản ứng của ASEAN trước

5 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

ThS. Hoàng Cẩm Thanh hiện là Giảng viên chuyên ngành Chính trị Quốc tế, đang công tác tại Khoa

Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí

Minh.