4
1 I. CHT SĐI VỀ ĐÂU? Cái chết là điều mà ai cũng ngại khi phi nhắc đến. Thế nhưng, cái chết nó là mt phn ca cuc sng. Cái chết đã bám vài kiếp người chúng ta. Nó là định lut tt yếu ca đời người. Nhà thơ Du Tử Lê, khi phi ngi đối din vi quan tài của người mthân yêu đã suốt đời khnhc mà nay sp tan vào bi đất. Ông đã trăn trở vi vn nn thm sâu nht ca một đời người: Chết ri sđi đâu? Ông đã ta thán rng: Chưa bao giờ tôi thy, ti sao kiếp người li có thvô nghĩa đến thế. Người ta nói, chết là vnhà Thế nhưng, ngôi nhà nào đây? Trên mặt đất hay sâu lòng địa ngc? Và rồi, Vũ Khắc Khoan trong tác phẩm "Đọc Kinh" đã khắc khoải nói lên: "Cái đó, cái mà cho đến hôm nay, chưa một vthin-trí-thức, chưa một vbtát nào mô tđược hình tượng, xác định được thchất, cái đó có thể gin dnhư mưa và nắng, hin hu rt tnhiên -mt tri li mọc lúc đêm tàn- nhưng cũng lại có thvô cùng phc tp, n hiện vô lường, vô lượng danh hiu... Nhng na khuya tnh gic, cái đó - chính nó- đôi khi vẫn thp thoáng trong tôi, hóa trang thành nhng li tra vn trtrêu, nhng ti sao ray rứt, lãng đãng quanh tôi, tưởng như dễ dàng nm bt, bng li xa vi, nhòa dn, biến hn tuyt mù." Và Vũ Khắc Khoan đã khơi dậy câu hỏi ngàn đời nay trthành câu hi chính mình: "Cõi đó, lạ lquen quen. Cõi đó hằng đêm. Cõi đó, riêng tôi. Một mình." Mun lý lun gì thì lý luận, nhưng đứng trước quan tài ca một người thương yêu, mình mới thy thm thía. Thân xác đẹp đẽ có qun quít my rồi cũng trở vcát bi. Cái gì còn li? Vchng dù có trthành một xương một tht, rồi cũng đến mt lúc thy chng phi vy khi mt trong hai phải bước đi lên xe tang mà bay vào cõi vĩnh hằng. Mt mình. Ai mà chng có mt lần ra đi. Sinh ký tử qui: sng gi thác về. Nhưng về đâu, quê nào, nhà nào, thì vn là mt câu hi khúc mc nht. Cõi ln nào ? Ngàn Xưa nào? Đó là một nim tin hay mt ảo tưởng? Phi chăng đó là cảm nghiệm mà nhà thơ Hàn mạc Tđã tng tht lên: Sáng vô cùng, sáng láng cmi min Không u ám như cõi lòng ma quỉ có Đấng Hng Sng hng ngtrNhc thiêng liêng dn tri khắp hư linh. Đúng là đứng trước cái chết, con người mi thy nim tin quan trng ti cnào ! Nim tin sng gi thác vgn lin vi sinh mệnh đời mình. Vì thế nhiều người ln tui thn nhiên mua trước cquan tài để sẵn trong nhà, như sắm sn mt chiếc xe để đi vquê msau nhng chiu chiều ra đứng ngõ sau vng nhìn canh cánh ruột đau chín chiều. Nim tin ky-tô giáo da vào biến cPhc sinh ca Chúa Ky-tô. Cái chết ca Chúa Giê-su là mđầu cho mt cuc khi hoàn vào thiên quc. Ngài vcùng Chúa Cha. Vnơi mà Ngài đã ra đi. Về chung hưởng vinh phúc vi Chúa Cha trên trời. Ngài cũng khơi lên nim hy vng cho kiếp người chúng ta, vì trong nhà Cha trên tri luôn có mt chcho chúng ta. Chính Ngài đã đi trước để dn chcho chúng ta, và Ngài đâu thì chúng ta cũng ở đó với Ngài. Cuc khi hoàn vinh thng ca Ngài là vTrời để Chúa Cha tôn vinh Ngài. Ngài đã tôn vinh Chúa Cha trong cuc sống dương gian và hôm nay Chúa Cha li tôn vinh Ngài trong vương quốc trường sinh. Bn Tin S153 CHÚA NHT V PHC SINH BÀI ĐỌC NĂM A Ngày 13.05.2017 Website: congdoanphero.org Email: [email protected]; [email protected]

B 153 CHÚA NH T V PH C SINH A Ngày 13.05 · tát nào mô tả được hình tượng, xác định được thể chất, cái đó có thể giản dị như mưa và nắng,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

I. CHẾT SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Cái chết là điều mà ai cũng ngại

khi phải nhắc đến. Thế nhưng, cái

chết nó là một phần của cuộc sống.

Cái chết đã bám vài kiếp người

chúng ta. Nó là định luật tất yếu của

đời người.

Nhà thơ Du Tử Lê, khi phải ngồi

đối diện với quan tài của người mẹ

thân yêu đã suốt đời khổ nhục mà nay sắp tan vào bụi

đất. Ông đã trăn trở với vấn nạn thẳm sâu nhất của

một đời người: Chết rồi sẽ đi đâu? Ông đã ta thán

rằng:

Chưa bao giờ tôi thấy,

tại sao kiếp người lại có thể vô nghĩa đến thế.

Người ta nói, chết là về nhà

Thế nhưng, ngôi nhà nào đây?

Trên mặt đất hay sâu lòng địa ngục?

Và rồi, Vũ Khắc Khoan trong tác phẩm "Đọc

Kinh" đã khắc khoải nói lên: "Cái đó, cái mà cho đến

hôm nay, chưa một vị thiện-trí-thức, chưa một vị bồ

tát nào mô tả được hình tượng, xác định được thể

chất, cái đó có thể giản dị như mưa và nắng, hiện hữu

rất tự nhiên -mặt trời lại mọc lúc đêm tàn- nhưng

cũng lại có thể vô cùng phức tạp, ẩn hiện vô lường,

vô lượng danh hiệu... Những nửa khuya tỉnh giấc, cái

đó - chính nó- đôi khi vẫn thấp thoáng trong tôi, hóa

trang thành những lời tra vấn trớ trêu, những tại sao

ray rứt, lãng đãng quanh tôi, tưởng như dễ dàng nắm

bắt, bỗng lại xa vời, nhòa dần, biến hẳn tuyệt mù."

Và Vũ Khắc Khoan đã khơi dậy câu hỏi ngàn đời

nay trở thành câu hỏi chính mình: "Cõi đó, lạ lạ quen

quen. Cõi đó hằng đêm. Cõi đó, riêng tôi. Một mình."

Muốn lý luận gì thì lý luận, nhưng đứng trước quan

tài của một người thương yêu, mình mới thấy thấm

thía. Thân xác đẹp đẽ có quấn quít mấy rồi cũng trở

về cát bụi. Cái gì còn lại? Vợ chồng dù có trở thành

một xương một thịt, rồi cũng đến một lúc thấy chẳng

phải vậy khi một trong hai phải bước đi lên xe tang

mà bay vào cõi vĩnh hằng. Một mình.

Ai mà chẳng có một lần ra đi. Sinh ký tử qui: sống

gửi thác về. Nhưng về đâu, quê nào, nhà nào, thì vẫn

là một câu hỏi khúc mắc nhất. Cõi lớn nào ? Ngàn

Xưa nào? Đó là một niềm tin hay một ảo tưởng? Phải

chăng đó là cảm nghiệm mà nhà thơ Hàn mạc Tử đã

từng thốt lên:

Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền

Không u ám như cõi lòng ma quỉ

Vì có Đấng Hằng Sống hằng ngự trị

Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp hư linh.

Đúng là đứng trước cái chết, con người mới thấy

niềm tin quan trọng tới cỡ nào ! Niềm tin sống gửi

thác về gắn liền với sinh mệnh đời mình. Vì thế mà

nhiều người lớn tuổi thản nhiên mua trước cỗ quan

tài để sẵn trong nhà, như sắm sẵn một chiếc xe để đi

về quê mẹ sau những chiều chiều ra đứng ngõ sau

vọng nhìn canh cánh ruột đau chín chiều.

Niềm tin ky-tô giáo dựa vào biến cố Phục sinh của

Chúa Ky-tô. Cái chết của Chúa Giê-su là mở đầu cho

một cuộc khải hoàn vào thiên quốc. Ngài về cùng

Chúa Cha. Về nơi mà Ngài đã ra đi. Về chung hưởng

vinh phúc với Chúa Cha trên trời. Ngài cũng khơi lên

niềm hy vọng cho kiếp người chúng ta, vì trong nhà

Cha trên trời luôn có một chỗ cho chúng ta. Chính

Ngài đã đi trước để dọn chỗ cho chúng ta, và Ngài ở

đâu thì chúng ta cũng ở đó với Ngài.

Cuộc khải hoàn vinh thắng của Ngài là về Trời để

Chúa Cha tôn vinh Ngài. Ngài đã tôn vinh Chúa Cha

trong cuộc sống dương gian và hôm nay Chúa Cha

lại tôn vinh Ngài trong vương quốc trường sinh.

Bản Tin Số 153 –CHÚA NHẬT V PHỤC SINH – BÀI ĐỌC NĂM A – Ngày 13.05.2017

Website: congdoanphero.org

Email: [email protected]; [email protected]

2

La ngươi ky tô hưu, chung ta đươc mơi goi bươc

theo con đương Chua Giê-su đa đi. Đo la con đương

đi tim thanh y Chua va thưc thi đên hơi thơ cuôi cung.

Đo không phai la con đương trai tham rông thênh

thang ma la con đương hep, đòi hy sinh và từ bỏ. Đo

la con đương cua tinh yêu, tân hiên va hy sinh như

Thây Chi Thanh Giê-su. Va như thê, đo chinh la con

đương duy nhât đê chung ta tiên vao nha Cha, nơi đo,

Chua đa đi trươc đê don chô cho chung ta.

Nguyện xin Chúa Giê-su Phục Sinh chỉ đường

dẫn lối để chúng ta luôn tiến bước về nhà Cha trong

an bình và thanh thoát với những bận rộn của cuộc

sống bon chen hôm nay. Amen Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

II. CUỐI ĐỜI

Những người có đức tin mạnh mẽ

thích cầu nguyện và mong được

tham dự Thánh Lễ và các bí tích

vào những ngày cuối đời. Những

ngày cuối đời của Đức Kitô nơi trần

thế Ngài cũng thích đến thánh

đường. Ngài và các tông đồ tiến về đền thờ trong dịp

lễ trọng, lễ ‘Bánh Không men và Vượt Qua’. Hai lễ

này xảy ra cùng dịp- ‘Không Men’ vì dân Israelites

dời bỏ đất Ai Cập, đến vùng đất chảy sữa và mật ong

Chúa hứa ban. Họ ra đi trong hấp tấp, vội vã. Vội

vàng đến độ không đủ thời gian chờ cho bánh lên

men trước khi nướng.

Vượt Qua còn mang một ý nghĩa trọng đại nữa vì

Chúa dùng quyền năng rẽ sóng biển giúp họ vượt qua

biển an toàn. Vượt Qua còn mang ý nghĩa siêu nhiên

là vượt qua thời gian nô lệ tiến đến thời gian làm con

cái Chúa, vượt qua bóng tối của sự chết tâm linh,

thiếu tự do tôn giáo, quyền làm người để tiến đến

cuộc sống mới tự do, tương lai huy hoàng.

Những ngày cuối đời của Đức Kitô nơi trần thế

Ngài và các môn đệ biết rõ nhà nước đang tìm cách

giết Ngài. Các môn đệ Đức Kitô biết rõ điều này và

các ông đã phản đối việc Đức Kitô về đền thánh khi

các ông nói:

Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết

với Thầy. (Gn 10,16).

Đức Kitô còn nói rõ hơn khi người phụ nữ đến

xức dầu chân Ngài bằng chai dầu thơm đắt giá. Một

số người ngồi cùng bàn cho rằng phụ nữ đó kia phí

phạm chai dầu đắt giá tốt hơn nên dùng tiền đó bố thí

cho người nghèo khó. Đức Kitô biết họ nghĩ thế Ngài

lên tiếng bênh vực cô ta và nói rõ lý do:

Cô đã lấy dầu thơm ướp xác tôi, để chuẩn bị ngày

mai táng tôi (Mc 14,8).

Đức Kitô trong những ngày cuối đời Ngài xem

ra có vẻ bận rộn hơn ngày thường vì còn một số việc

Ngài cần làm xong trước khi bị bắt. Đó là việc chuẩn

bị bữa tiệc cuối cùng được biết đến là ‘Bữa Tiệc Ly’.

Ngài đã âm thầm chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần

thiết cho ngày lễ, từ nơi chốn đến thực phẩm, phòng

ốc và ngay cả phương tiện di chuyển. Các môn đệ dù

sống cạnh bên vẫn không hề hay biết chi cho việc

Ngài âm thầm chuẩn bị. Họ chỉ biết làm điều Đức

Kitô sai bảo và mọi sự đã xảy ra đúng như những gì

Ngài chuẩn bị.

Người ta thường chuẩn bị cho ngày chết. Đức

Kitô không chuẩn bị cho ngày chết nhưng chuẩn bị

cho ngày sống lại. Bữa Tiệc Ly là bữa tiệc chuẩn bị

cho sự sống lại vinh quang. Tiệc Ly có thể hiểu là ly

trần, dời khỏi trần thế. Dời khỏi trần thế không có

nghĩa là chết mà là vượt qua trần thế đến cuộc sống

thanh bình muôn thuở. Nếu Tiệc Ly không là tiệc

sống lại thì không thể giải thích cho việc lập Bí Tích

Thánh Thể. Đức Kitô từ lời nói đến việc làm luôn

mang ý nghĩa trọng đại, vượt trí tưởng. Trong bữa

Tiệc Ly Đức Kitô cầm bánh và rượu dâng lời chúc

tụng Chúa Cha rồi nói cùng các môn đệ:

Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Ta (Lc 22,19)

Nếu không có sự sống lại thì việc lập bí tích

Thánh Thể không có mục đích. Đức Kitô biết rõ Ngài

sẽ chết cách đau khổ và Ngài sẽ sống lại vinh quang.

Cử hành bí tích Thánh Thể là tuyên xưng việc Chúa

sống lại và đoàn liên kết cùng Đức Kitô trong việc bẻ

bánh.

Kitô hữu không chuẩn bị chết lành như thường

nghe nói nhưng chuẩn bị để gặp Đức Kitô, đoàn tụ

cùng Đức Kitô. Theo ý nghĩa đó Kitô hữu chuẩn bị

cho sự sống lại, cho cuộc sống trường sinh bên cạnh

Đức Kitô. Kitô hữu chuẩn bị chết bình an trong Chúa.

Lễ an táng là an táng thân xác còn tâm linh thuộc về

Chúa nên các bài đọc và lời cầu trong lễ an táng luôn

hướng về sự sống lại, sống trường sinh.

Lm Vũ đình Tường

Lịch Mục Vụ Cộng đoàn

Từ ngày 13.05.2017 đến ngày 20.05.2017

13.05.17: Ngày Hiền Mẫu (Mother Day)

14.05.17 (Sun): 9:00PM Họp - Hội Các Bà Mẹ Công

Giáo tại phòng họp Việt Nam

20.05.17 (Sat): Thánh lễ Rước Lễ Lần Đầu

3

Danh Sách Mục Vụ Cộng Đoàn

Cha Quản Nhiệm:

LM. F.X Đặng Phượng Hoàng 310-323-8900

Thầy Phó Tế vĩnh viễn:

Giuse Nguyễn Ngọc Long 310-634-3133

Ban Điều Hành Cộng Đoàn:

Chủ Tịch: Anh Trần Trung Nghĩa 310-926-6626

PCT. Nội Vụ: Anh Lê Quang Đức 310-848-3612

PCT. Ngoại Vụ Anh Hồ Trung Thuận 310-357-0141

Thư Ký: Chị Phan Thanh Xuân 310-404-4719

Thủ Quỹ: Chị Trần Bonzo Irene 310-880-6817

III. MẸ TRONG LÒNG NGƯỜI Ở LẠI

Khi mở mắt chào đời, người đầu tiên

con nhìn thấy là Mẹ.

Nằm trong vòng tay êm ái của Mẹ,

uống dòng sữa ngọt ngào Mẹ ban cho,

ngước mắt nhìn lên khuôn mặt của Mẹ với nụ cười

dịu hiền, con biết được tình yêu thương và sự chở che

của Mẹ bao trùm cuộc đời con.

Ngày ngày con nghe tiếng Mẹ êm ái ru vào giấc ngủ

bình yên. Con dụi đầu vào lòng Mẹ để tìm hơi ấm và

ngửi được mùi thơm quen thuộc của Mẹ mà ngủ ngon

lành hơn.

Khi biết mở miệng nói, chữ đầu tiên con thốt ra,

cũng là chữ Mẹ dạy cho con nói được là “Mẹ”. Mẹ dạy

con tiếng nói của Mẹ bằng lời hát câu ca. Mẹ cùng học

với con những bài ở trường về, con thuộc được một thì

Mẹ đã phải thuộc mười.

Khi chập chững bước đi, Mẹ đã bao lần đỡ con khi

xiêu té, đã bao lần nhắc nhở, khuyến khích con phải cố

lên và Mẹ đã luôn làm đích cho con bước tới.

Ngày đầu tiên đi học, cũng là ngày đầu tiên con bước

vào ngưỡng cửa cuộc đời. Mẹ đã cầm tay con dắt đi.

Mẹ bảo con đừng sợ hãi. Nhưng khi Mẹ quay lưng trở

về, con đã òa lên khóc, không phải vì sợ mài vì con cảm

thấy cô đơn khi không có Mẹ ở bên mình.

Thời gian qua, nỗi lo âu của Mẹ lớn dần cùng với

tuổi con. Những khi con đau yếu làm mất niềm vui của

Mẹ, Mẹ âm thầm lặng lẽ chăm sóc con, không rời nửa

bước. Tuy Mẹ không nói ra nhưng con biết là Mẹ ước

ao được gánh chịu mọi nỗi đau của con cho được khỏi.

Nhiều lần con hư đốn, ngỗ nghịch để Mẹ phải la rầy,

nước mắt con rơi đầm đìa trên mặt nhưng đâu nhiều

bằng nước mắt Mẹ tuôn đổ trong lòng.

Càng lớn khôn, con dần càng xa rời Mẹ, tưởng rằng

mình đã lớn nhưng đâu biết rằng dưới mắt Mẹ, con vẫn

là đứa trẻ thơ luôn cần được chăm sóc, canh chừng.

Nhiều khi con cảm thấy khó chịu vì những lưu tâm của

Mẹ, nhưng đâu biết rằng đó là tình yêu tự nhiên Mẹ

dành cho con và Mẹ sẵn sàng chấp nhận mọi lời con

trách móc.

Mọi khúc quanh cuộc đời con đều có Mẹ lo toan,

mỗi lần con vấp ngã thì Mẹ an ủi vỗ về cho con thêm

tự tin, mỗi khi con thành đạt, mắt Mẹ sáng lên ánh tự

hào vì con. Con đã nhiều lần lầm lỗi nhưng Mẹ chẳng

thất vọng, vì Mẹ yêu cả những lỗi lầm của con.

Rồi đến một ngày, con đã gặp và yêu một người khác

hơn yêu Mẹ, nhưng không vì vậy mà tình yêu Mẹ dành

cho con giảm bớt, trái lại, Mẹ đã phải yêu thương, săn

sóc gấp đôi vì nay con đã thành đôi.

Mẹ đã cho con thân xác, tâm hồn, tình yêu qua suốt

cuộc đời của Mẹ. Dù con có thể nói được vạn lời, viết

được ngàn chữ để bày tỏ lòng biết ơn của con đối với

Mẹ thì cũng không sánh được những gì Mẹ đã dành cho

con.

Con biết rằng sẽ có một ngày Mẹ phải rời xa con

vì con đã khôn lớn và Mẹ cũng cần được nghỉ ngơi. Và

ngày ấy đã đến, hôm nay. Sự khôn ngoan và từng trải

trong đời có thể làm con khô nước mắt trước nỗi đau

chia lìa, mất mát. Nhưng Mẹ ơi! Con ước ao được òa

lên khóc vì cô đơn như ngày nào đó Mẹ dẫn con đến

trường và bỏ con ở lại đó bơ vơ một mình.

Chúa ơi! Con đã mất Mẹ trong đời, chỉ còn cậy

trông nơi Chúa. Xin đừng để Mẹ con phải bơ vơ…

Sưu tầm

IV. THÔNG BÁO

1. HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Cộng đoàn

Thánh Phêrô-Torance trân trọng kính mời

Cha Quản nhiệm, Thầy Phó tế, Quý Bác,

Quý Hội viên và Quý chị em trong Cộng

đoàn đến tham dự buổi họp hàng tháng của Hội được

tổ chức vào lúc 9 giờ sáng Chúa nhật ngày 14.05.2017

tại phòng họp Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về Hội Các Bà Mẹ Công Giáo

nhằm mục đích nâng cao đời sống trong vai trò làm Mẹ

trong gia đình và đời sống thiêng liêng của Hội. Xin

Quý chị trong Cộng đoàn vui lòng liên lạc với chị Hội

Trưởng Anna Nguyễn Thị Loan Hà (310) 619-0132.

V. Ý CHỈ CẦU NGUYỆN:

Nguyện xin Chúa ban bình an của Ngài

đến những ông, bà trong Cộng đoàn dưới

đây để mong ông, bà sớm được bình phục

trong bàn tay quan phòng và yêu thương

của Thiên Chúa: Bà Đinh Thị Tâm, bà Cố Phạm Văn

Phụng, Bà Hiền Vũ, bà Nguyễn Thị Toan, chị Trần

Thị Lương, Ông Phan Đào, Ông Trần Hên, Ông

Huỳnh Văn Á.

4

To add your Adverstisement, Please call:

Nghĩa Trần : 310-926-6626 Vương Trần:310-406-6644 Hoặc Email: [email protected]

Thank you for your patronage!

Xin Quý vị tích cực ủng hộ Quý Ân Nhân đăng quảng cáo và bảo trợ

cho tờ Thông Tin Mục Vụ hàng tuần của Cộng đoàn.