24
NĂM THỨ 27 - BỘ MỚI - SỐ 217 (T12/2013) Website: t4ghcm.org.vn HIV/AIDS LÀ BỆNH MẠN TÍNH CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC

HIV/AIDS LÀ BỆNH MẠN TÍNH CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC

Embed Size (px)

Citation preview

NĂM THỨ 27 - BỘ MỚI - SỐ 217 (T12/2013) Website: t4ghcm.org.vn

HIV/AIDS LÀ BỆNH MẠN TÍNHCÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC

TổNg BIêN Tập:

BS. CKI. Trần Lâm Lan Hương.

BaN BIêN Tập:

BS. Lê Thị Kim Phượng;

CN. Thái Phượng Linh;

BS. CKI. Nguyễn Lê Thục Đoan;

CN. Mai Lê Trân Châu.

TrìNH Bày:

Trần Huy Cường.

IN ấN, pHáT HàNH:

BS. CKI. Nguyễn Lê Thục Đoan.

gIấy pHép xuấT BảN:

số 288/QĐ-STTTT;

ngày 14/7/2010.

Việt Nam với xu hướng già hóa dân số ...................................(03)

Tiếp tục hành động để hướng tới không còn người nhiễm mới HIV ...............................................................................................(04)

Lợi ích của việc điều trị thuốc kháng HIV (ARV) sớm ........(05)

Cẩn trọng với những dấu hiệu đau đầu ở người lớn tuổi ..................................................................................(07)

Sáu việc cần làm để phòng, chống bệnh cảm lạnh ............................................................................................(08)

Nhận biết gà bệnh – gà an toàn ...............................................(09)

Ung thư cổ tử cung Không phải “trời kêu ai nấy dạ” ..................................................(10)

Bệnh viện Nhi Đồng 2: Phẫu thuật thành công ca song sinh dính liền bụng và ngực phức tạp .............................................(12)

Đột quỵ - bệnh lý nguy hiểm và có khả năng gây tái phát ...............................................................................................(13)

Điện châm dùng để điều trị bệnh gì? .....................................(14)

Thuốc chứ không phải nước ngọt giải khát! ........................(16)

Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho người cao tuổi .........................................................................(17)

Một số hành vi thường gặp khi trẻ có vấn đề rối loạn hành vi ................................................................................................(18)

(Ảnh: tuoitre.vn)

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 3

Theo UNFPA cho biết: trên thế giới hiện nay, cứ 1 giây có 2 người

bước vào tuổi 60, tức trung bình mỗi năm có gần 58 triệu người tròn 60

tuổi. Dự báo đến năm 2050, cứ 5 người có 1 người trên 60 tuổi.

Sức khỏe cộng đồng

Theo Tổ chức Các đối tác về Dân số và Phát triển (PPD), năm 2050 nhóm dân số trên 60 tuổi sẽ lớn hơn nhóm dân số dưới 15 tuổi, trong đó khoảng 80% người cao tuổi sống ở các nước đang phát triển. Theo dự báo, Việt Nam và Thái Lan là hai nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới và đến năm 2050 sẽ là hai quốc gia có dân số già nhất khu vực Đông Nam Á.Nếu như cả 3 thập kỷ trước đó (1979-2009), tỷ trọng nhóm dân số trên 65 tuổi chỉ tăng 0,036 điểm phần trăm/năm thì chỉ trong có 3 năm (2009-2012) tỷ trọng này tăng 0,18 điểm phần trăm/năm. Điều đó làm cho tốc độ già hóa dân số của Việt Nam nhanh hàng đầu Châu Á và cũng thuộc diện nhanh nhất thế giới.Việt Nam sớm bước vào giai đoạn già hóa dân số và tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh chóng bởi sự thành công của chương trình Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ). Đó là mức sinh giảm xuống nhanh chóng từ trung bình 6,4 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ năm 1960 xuống còn 2,05 con năm 2012. Cùng với giảm mạnh mức sinh, mức chết cũng giảm, đặc biệt là tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi và tỷ số tử vong bà mẹ. Điều đó làm cho tuổi thọ của người dân tăng lên. Nếu như trong nửa thế kỷ qua

(1960-2010), tuổi thọ của thế giới chỉ tăng 21 tuổi (từ 48 tuổi lên 69 tuổi) thì Việt Nam tăng đến 33 tuổi (từ 40 tuổi lên 73 tuổi).Già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt tại các nước đang phát triển đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi chính phủ về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, khu vui chơi giải trí… đặc biệt là đối với chính phủ các nước đang phát triển.Tổng kết Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số diễn ra tại Hà Nội; trước những khó khăn, thách thức, Bộ Y tế cũng đã có những kiến nghị với Chính phủ về: xây dựng hệ thống lão khoa trên toàn quốc nhằm bắt kịp sự biến đổi nhân khẩu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn của người cao tuổi; xây dựng các mô hình chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, trong đó khuyến khích sự tham gia của các cá nhân, tổ chức xã hội dân sự trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi

tại gia đình; cải cách cơ cấu hệ thống bảo trợ xã hội, mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế thông qua việc triển khai chương trình an sinh xã hội… Đồng thời, Chính phủ cần tăng cường hợp tác, chia sẻ những bài học kinh nghiệm quốc tế, nhất là các quốc gia có quá trình già hóa dân số sớm hơn và có nét tương đồng với Việt Nam để có thể áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.Dân số là vấn đề gốc của mọi vấn đề phát triển; già hóa dân số là một sự biến đổi nhân khẩu học đang diễn

ra ngày càng nhanh chóng tại Việt Nam và là xu

hướng tất yếu của quá trình phát

triển dân số. Đây là vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực,

nhiều ngành từ trung ương đến

địa phương và có ảnh hưởng sâu rộng,

lâu dài đến sự ổn định, phát triển của cả xã hội. Do vậy, để thích ứng với vấn đề già hóa dân số tại Việt Nam cũng cần một giải pháp đa ngành, đa lĩnh vực và được thực thi từ TW đến địa phương với sự tham gia đông đảo của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.(Trích theo Báo cáo của Bộ Y tế)

Việt Nam với xu hướng già hóa dân số

4

Sức khỏe cộng đồng

đắn về HIV/AIDS. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm vẫn còn mức độ cao… Điều đó có nghĩa là, mặc dù chúng ta đã làm giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu

tố có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta không có biện

pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn. Do vậy, kiểm soát sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng vẫn tiếp tục là một trong những mục

tiêu ưu tiên của Chiến lược Quốc gia phòng,

chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Hưởng ứng chủ đề của Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Chiến dịch phòng, chống AIDS năm 2013 tại TP.HCM sẽ là “Tiếp tục hành động để hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi tự phòng tránh lây nhiễm HIV và tăng cường tiếp cận, cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.(Trích theo Báo cáo của Bộ Y tế)

Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS (1/12/2013)

“Tiếp tục hành động để hướng tới không còn

người nhiễm mới HIV”

Từ chủ đề chung của Chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu giai đoạn 2011-2015, hàng năm các quốc gia tùy theo tình hình dịch HIV/AIDS và thực tế công tác phòng, chống HIV/AIDS có thể chọn các ưu tiên khác nhau để hướng tới mục tiêu “Ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”. Năm 2013, Việt Nam đã chính thức chọn chủ đề cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS là “Hướng tới không còn người nhiễm mới”. Tuy dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã bị kìm chế ở mức độ thấp, số người mới phát hiện nhiễm HIV đã giảm liên tục trong 4 năm gần đây nhưng vẫn chưa bền vững. Dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan với một xu hướng thay đổi đáng lưu ý như: tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục vượt qua tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường máu, sự gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những người có ít nguy cơ như phụ nữ mang thai… Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng

(Ảnh: tiengchuong.vn)

Đau đầu vì vầng hào quang

Bệnh nhân phàn nàn với bác sĩ là ông ta thường xuyên bị đau đầu. Bác sĩ hỏi:

- Ông có uống rượu không?

- Thưa bác sĩ, chưa bao giờ tôi uống lấy một giọt!

- Ông hút thuốc lá chứ?

- Thưa ngài, tuyệt đối không.

- Còn chuyện phụ nữ?

- Ồ! Tôi không hề nghĩ tới chuyện đó.

- Thế thì ông đúng là Thánh rồi! Có thể vầng hào quang trên đầu ông hơi bị chặt...

Không phải ai cũng biết

Một người mắc bệnh tưởng mình là chuột. Sau nhiều cố gắng của các bác sĩ thần kinh, cuối cùng ông ta cũng đã tự nói ra được mình không phải là chuột. Lúc xuất viện, ông ta nhìn thấy một con mèo và lại bắt đầu run lẩy bẩy không chịu đi. Bác sĩ động viên:

- Anh đã biết rõ mình không phải là chuột rồi mà?

- Ông biết, tôi biết, nhưng con ác thú ăn thịt kia không biết thì sao?

ai lười hơn

Trong buổi lao động, học sinh tham gia chuyển gạch để xây tường. Thấy Ân một chuyến chỉ mang một viên gạch, trong khi mọi bạn khác đều mang hai viên, một bạn liền hỏi:

- Ân lười quá, mang được mỗi một viên gạch.

Ân liền cãi:

- Có bạn lười thì có.

Mọi người cười ồ. Ân nói tiếp:

- Các bạn sợ phải đi hai chuyến nên mới mang hai viên một lần chứ còn gì nữa.

Vui Cười …

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 5

Sức khỏe cộng đồng

Thời gian qua, Chương trình chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS trên địa bàn thành phố đã kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS góp phần dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Tính đến cuối tháng 06 năm 2013, lũy tích số bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc kháng HIV (gọi tắt là ARV: Anti Retro Virus) đạt 42.232 và hiện có 22.254 bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị chiếm khoảng 1/3 số bệnh nhân được điều trị ARV của cả nước. Đây được xem là một trong những chương trình hiệu quả và nhận được sự đánh giá cao của chính phủ và các tổ chức quốc tế.

ARV là một tiến bộ quan trọng trong điều trị bệnh nhân HIV/AIDS. ARV

tình “không đồng nhiễm” sẽ làm giảm 96% nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình (gần như tuyệt đối).

Theo WHO, tính đến năm 2012, nhiều quốc gia trên thế giới lần lượt áp dụng nhiều chiến lược và phương cách điều trị ARV khác nhau. Những năm đầu của thế kỷ 21, đa số các nước áp dụng ngưỡng điều trị với CD4 < 200 tế bào/mm3. Khoảng 10 năm sau (năm 2010), ARV được khuyến cáo sử dụng cho những người có ngưỡng CD4 ≤ 350 tế bào/mm3.

Từ năm 2012-2013, với bằng chứng rõ ràng về những lợi ích của điều trị ARV sớm, hiện có khoảng 10 quốc gia trên thế giới (trong đó Mỹ, Ca na đa, một số nước Châu Âu, châu Á…) đã bắt đầu áp dụng ngưỡng điều trị với mức CD4 cao hơn (>350 tế bào/mm3 hoặc bất kể CD4). Thậm chí chiến lược “test and treat” (xét nghiệm tầm soát HIV và điều trị ngay khi xét nghiệm dương tính) đang được các nước cân nhắc áp dụng tùy theo khả năng tài chính, nhằm hướng tới không còn người nhiễm mới và chấm dứt đại dịch HIV/AIDS.

Từ những lợi ích và các bằng chứng khoa học của việc điều trị sớm bằng thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS như đã nêu trên, được biết: trong thời gian tới, TP.HCM sẽ triển khai đề án thí điểm điều trị ARV sớm cho người

nhiễm HIV bằng phương thức xã hội hóa với chiến lược điều trị ARV theo 2 tiêu chí: một là dựa trên tiêu chuẩn số lượng CD4 dưới 350 tế bào/mm3 máu hoặc đủ chuẩn lâm sàng để điều trị theo tiêu chuẩn quốc gia, đây là phương cách điều trị miễn phí hiện hành. Hai là điều trị ARV sớm dành cho những người nhiễm có CD4 trên 350 tế bào/mm3 máu đủ điều kiện và tự nguyện tham gia điều trị ARV sớm. Bệnh nhân chỉ trả tiền thuốc ARV và một phần chi phí dịch vụ (phần còn lại vẫn do Nhà nước và dự án chi trả).

Với phương cách điều trị sớm nhằm mang lại các lợi ích cho bản thân người nhiễm, có thể kéo dài cuộc sống của người nhiễm HIV đến 40 năm, đồng thời sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng và xã hội. Khi tuân thủ điều trị, người nhiễm có tải lượng virút HIV trong máu giảm và khi xuống dưới 1.000 bản sao/mm3 máu thì hầu như không còn khả năng lây nhiễm cho người khác. Ngoài ra, việc điều trị ARV sớm còn giúp giảm gánh nặng kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS do sẽ giảm tối đa số người nhiễm HIV có CD4<350 phải đưa vào điều trị miễn phí.

QH(theo tư liệu của UB. Phòng chống AIDS TP.HCM)

Lợi ích của việc điều trị thuốc kháng HIV (arV) sớm

không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn nhưng việc điều trị sẽ mang lại những lợi ích như:

− Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của vi rút HIV

− Phục hồi chức năng miễn dịch

− Giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV

− Cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống

− Làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau phơi nhiễm.

Chẩn đoán và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS tại TP.HCM (cũng như cả nước) hiện tại được căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêu chuẩn đưa vào điều trị là tế bào CD4<350/mm3 hoặc có giai đoạn lâm sàng (theo WHO) là III/IV.

Trong nghiên cứu khoa học những năm gần đây đã chứng minh được việc điều trị ARV sớm mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người nhiễm (duy trì và cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ tử vong) cũng như cho cộng đồng và xã hội nói chung (giảm khả năng lây nhiễm, tiết giảm chi phí về chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS). Đặc biệt, nghiên cứu với mã số HPTN 052 được công bố năm 2011 đã khẳng định nếu điều trị sớm ARV (khi CD4 ở mức >350/mm3) cho những cặp bạn

(Ảnh: idoc.vn)

6

Sức khỏe cộng đồng

Được thành lập năm 2005 (do dự án CDC tài trợ), Khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận 10 hoạt động với 3 buồng khám bệnh, 01 phòng tham vấn tuân thủ điều trị và các phòng chức năng khác. Từ lúc thành lập đến nay, số bệnh nhân đã đến đăng ký điều trị tại phòng khám là 3.150 (số tích lũy), trong đó số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị ARV là 2.041 bệnh nhân và số bệnh nhân đáp ứng điều trị đạt trên 95% có cuộc sống khỏe mạnh, sinh hoạt lao động như những người khác.Quy trình tiếp nhận và điều trị bệnh nhân tại phòng khám, BS Lê Minh Trị - Trưởng khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận 10 cho biết: Phòng khám tiếp nhận người nhiễm HIV từ Phòng tham vấn xét nghiệm tự nguyện chuyển qua hoặc các bệnh viện chuyển đến (với kết quả xét nghiệm của các đơn vị được cho phép xác định tình trạng huyết thanh dương tính). Bệnh nhân sẽ được lập hồ sơ bệnh án chuyển bác sỹ thăm khám và cho làm xét nghiệm CD4 – Men gan – Công thức máu – Viêm gan siêu vi B,C – Giang mai. Tiếp đến, bác sỹ khám và đánh giá giai đoạn lâm sàng nếu bệnh nhân có giai đoạn lâm sàng 4 – 5 sẽ cho tham vấn tuân thủ điều trị 3 buổi có người thân hỗ trợ điều trị tham gia một buổi và đưa vào điều trị ngay. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn lâm sàng 1-2 thì đợi kết quả xét nghiệm CD4 sau 1 tuần nếu CD4 dưới 350 thì sẽ được tham vấn và đưa vào điều trị. Nếu kết quả xét nghiệm CD4 cao hơn 350 thì tùy theo mức độ CD4 cao bao nhiêu sẽ được hẹn lịch tái khám và xét nghiệm lại sau một thời gian thích hợp.Trước đây phòng khám tiếp nhận tất cả những người nhiễm HIV và đưa vào quy trình điều trị, trong số các bệnh nhân này có một số là của Q.10, một số của các quận khác và các tỉnh thành khác. Số bệnh nhân ở các tỉnh thành khác thường là những người khó quản lý, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên sự tuân thủ điều trị của họ cũng rất khó đạt hiệu quả, một số ít bệnh nhân ở TP.HCM lấy lý do làm ăn kinh tế cũng thường trễ hẹn tái khám, phải đi làm kiếm tiền và còn đang khỏe mạnh nên chưa chịu tham gia điều trị. Một số bệnh nhân trong quá trình điều trị không tuân thủ do với nhiều lý do khác nhau, có trường hợp sau một thời gian uống thuốc điều trị thấy khỏe mạnh lại chủ quan

lơ là trong việc điều trị, trong quá trình điều trị vẫn còn sử dụng ma túy, buồn do tình cảm cá nhân, gia đình, có thai uống thuốc điều trị làm mệt, bệnh nhân có nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội đi kèm như Lao, Nấm, tâm thần… cũng làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị.

Tuy nhiên, đội ngũ bác sỹ, tham vấn viên, nhân viên khác thường xuyên vận động, hướng dẫn người bệnh thực hiện những việc làm có ích cho sức khỏe, những lợi ích do tuân thủ điều trị mang lại nên cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ trong suốt 8 năm qua với tỷ lệ 95% bệnh nhân đáp ứng điều trị.

Đạt được kết quả này, BS Trị nhấn mạnh:

“Ngoài việc hỗ trợ của bác sỹ điều trị, tham vấn viên, nhóm chăm sóc tại nhà thường xuyên tham vấn, giải thích rõ những lợi ích khi uống thuốc và sinh hoạt đời sống đúng theo lời dặn của bác sỹ; bệnh nhân cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc điều trị và tuân thủ điều trị, có lối sống lành mạnh để giữ gìn và nâng cao sức khỏe của bản thân.”

TL (ghi)

8 năm điều trị bệnh nhân HIV/aIDS tại một phòng khám

ngoại trú

Tư vấn cho bệnh nhân (Ảnh: BS Trị)

Nhận thuốc tại phòng khám (Ảnh: BS Trị)

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 7

Sức khỏe cộng đồng

dưới 65 tuổi lần đầu bị đau đầu là do nguyên nhân quan trọng như u não, tai biến mạch máu não...

Đau đầu loại căng thẳng là loại đau đầu nguyên phát thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 44,5%.

Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm− Có các triệu chứng toàn thân chẳng hạn như: sốt, đau cơ, sụt cân hoặc có các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, suy giảm miễn dịch…

− Khám thần kinh ghi nhận dấu hiệu bất thường như lừ đừ, liệt mặt, yếu tay chân, nhìn đôi, đi không vững…

− Đau đầu khởi phát đột ngột, nặng, không có dấu hiệu báo trước.

− Đau tăng khi rặn, ho, sinh hoạt tình dục…

− Khởi phát ở người lớn tuổi cũng là một dấu hiệu cảnh báo, do vậy cần phải xác định rõ nguyên nhân trước khi điều trị.

− So với tính chất đau đầu trước đây của bệnh nhân, đau đầu hiện tại đã thay đổi về cường độ, tần số, đặc tính, các biểu hiện khác và đáp ứng kém với điều trị.

Những việc cần lưu ýKhông phải tất cả các loại đau đầu

Đau đầu là một trong các than phiền thường gặp ở người lớn tuổi. Đau đầu có 2 nhóm chính: nguyên phát và thứ phát, trong đó 66% đau đầu ở người lớn tuổi là loại đau đầu nguyên phát.

Đau đầu nguyên phát ở người lớn tuổi thường là: đau đầu migraine (đau nửa đầu), đau đầu loại căng thẳng, đau đầu cụm, đau đầu liên quan đến giấc ngủ.

Khoảng 15% người lớn tuổi khi mới bị đau đầu là do nguyên nhân quan trọng như xuất huyết màng não, viêm động mạch thái dương, đau thần kinh tam thoa.

Ngược lại chỉ khoảng 1,5% người

đều cần uống thuốc và đa số có thể đơn giản chữa bằng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hay các thuốc kháng viêm không steroid. Việc quan trọng đầu tiên là phải tìm được nguyên nhân đau đầu, đặc biệt là loại trừ được các tổn thương não.Cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc giảm đau, đặc biệt các tác dụng phụ trên dạ dày, thận, gan ở người lớn tuổi. Đối với những trường hợp đau đầu nguyên phát thì không nên dùng thuốc giảm đau quá 2 ngày trong tuần, đặc biệt nếu dùng liên tục trên 3 tháng vì có thể gây ra tình trạng gọi là đau đầu do dùng thuốc quá nhiều. Tùy thuộc vào loại đau đầu nào mà bác sĩ sẽ cho dùng thuốc tương ứng.Một số thuốc điều trị bệnh lý khác có thể gây đau đầu như: nhóm nitrates, một số thuốc dãn mạch như diltiazem, nifedipine, minoxidil hay một số nhóm thuốc khác. Do vậy phải báo với bác sĩ điều trị khi có dấu hiệu đau đầu để kịp điều chỉnh hoặc đổi thuốc nếu cần thiết.Các điều trị khác như nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, lưu ý các tư thế của đầu cổ khi sinh hoạt.

Một số loại đau đầu có thể tăng do

ăn uống như đau đầu migraine (đau

nửa đầu). Trong trường hợp này cần

tránh rượu bia, bột ngọt, phô mai, sô

cô la, nước chanh, thức ăn có nhiều

mỡ…

Tóm lại, người lớn tuổi bị đau đầu

nên đến khám bác sĩ chuyên khoa

thần kinh vì có thể có những nguyên

nhân nguy hiểm chưa được nhận

biết. Giảm căng thẳng, thay đổi thói

quen ăn uống để tránh các nguy cơ

dẫn đến đau đầu.

Cẩn trọng với những dấu hiệu đau đầu ở người lớn tuổi

TS. BS. Lê Văn TuấnĐH Y Dược TP.HCM

(Ảnh: ceyreid.com)

(Ảnh: staceyreid.com)

8

Sức khỏe cho mọi người

“Cảm” theo Ðông y để chỉ những tình trạng bệnh lý gây ra bởi sự xâm nhập của các yếu tố thời tiết, khí hậu bất thường vào cơ thể. Yếu tố thường gặp nhất là lạnh và những rối loạn cơ thể do nhiễm phải khí lạnh được gọi là cảm lạnh. Người ta dễ nhiễm lạnh nếu nằm ngủ suốt đêm trước quạt máy, nơi có gió lùa hoặc trong môi trường quá lạnh. Khi khí lạnh xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng đầu tiên thường là ớn lạnh dọc xương sống, đau nhức cổ gáy, nhức đầu vùng đỉnh và sau gáy, đau ngang thắt lưng, lạnh 2 bàn chân.Để có thể phòng, chống bệnh cảm lạnh có sáu việc cần phải làm.1. Súc miệng, rửa mũi và nhỏ mũi bằng nước tỏi hoặc nước muối sinh lý 0,9 %: Khi thấy có những dấu chứng ban đầu của bệnh cúm như hắt hơi, nhảy mũi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi...thì phải:a. Súc miệng bằng nước sạch.b. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%.c. Nhỏ vào mũi mỗi bên 2-3 giọt nước tỏi (ở trẻ em đưới 12 tuổi hoặc những người bị kích ứng với tỏi thì nhỏ bằng nước muối sinh lý 0,9 %).Làm như vậy mỗi ngày 2-3 lần sau vài ngày sẽ khỏi bệnh cúm. Trường hợp mắc phải bệnh cúm nặng như nhức đầu, sổ mũi, đau lưng, ớn lạnh v.v.. thì tiến hành các việc tiếp theo.2. Ðánh gióMục đích là đem khí nóng vào cơ thể ngay trên kinh thái dương để cho thấm qua da.Dùng 1 đồng xu tròn (hoặc 1 muỗng bằng kim loại) cạnh tròn, không bén và 1 chai dầu (cù là, dầu nóng...). Có thể dùng 1 củ gừng tươi thay thế cho dầu.Bắt đầu bôi dầu và dùng tay chà xát

dọc 2 bên cột sống, cổ, vai rồi dùng cạnh của đồng xu hoặc muỗng đánh vào vùng đó theo chiều hướng lên hay xuống cũng được. Gọi là “đánh” nhưng thật ra là cạo nhẹ nhiều lần cho mặt da nóng lên. Như đã nói, đây là vùng chi phối của 2 kinh Thái dương trong cơ thể.“Ðánh” gió đến lúc nào thì ngưng? Thường đánh cho đến khi cơ thể mất cảm giác ớn lạnh, đau nhức cổ gáy. Đa số người dân hiện nay thích đánh gió cho đến khi lưng bầm tím vì cho như thế là “có gió”, bầm tím bao nhiêu càng hiệu quả vì “gió” bị trục ra ngoài càng nhiều (!). Ðây là quan niệm sai lầm vì khi bị nhiễm lạnh, cơ thể chúng ta sẽ đáp lại bằng một loạt các chuỗi phản ứng làm những Mastocyte (dưỡng bào) bị vỡ, phóng thích ra một số chất hóa học, trong đó có chất Histamin. Chất này gây ra một số triệu chứng của sự dị ứng và làm tăng tính thấm của các mao mạch dưới da. Do đó, khi đánh gió ta đã vô tình làm vỡ các mao mạch này, gây chảy máu. Vết bầm “có gió” chính là sự xuất huyết dưới da.Nếu dùng củ gừng tươi, ta nên chọn củ to, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn (cả vỏ), vắt nước cốt lên vùng cần đánh gió rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng. Vùng cơ thể được chà xát sẽ nóng ấm lên rất dễ chịu mà sau đó vùng da tại chỗ lại không bị lạnh như một vài loại dầu nóng khác.Khi nào không nên đánh gió? Vì mục đích đem sức nóng vào cơ thể nên

phương pháp này không thể dùng trong trường hợp cảm nắng, trúng nắng. Nếu làm có thể gây nguy hiểm.

3. Xông hơiMột nắm lá “xông” có bán ở tất cả các chợ, gồm lá sả, lá bưởi, lá ngũ trảo, kinh giới, ngải cứu... Ða số những loại lá này đều có chứa các tinh dầu cay, nóng.

Cách làm: Rửa sạch các loại lá, bỏ vào nồi đậy kín, đun cho nước sôi khoảng 5-10 phút, nhắc xuống để trước mặt người bệnh đang ngồi,

trên có trùm một cái mền để giữ hơi. Trong lúc xông,

người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác

dụng chủ yếu khi xông là tác dụng qua đường hô hấp... Mồ hôi sẽ ra từ từ, bắt đầu từ trán, cổ, gáy, sau đó đến lưng, ngực,

bụng. Nên ngừng xông

khi thấy trong mình đã nhẹ bớt,

hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Dùng khăn khô

lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Lưu ý khi xông: Chỉ nên cho mồ hôi ra từ từ, rươm rướm trên da. Do đó, khi xông nên mở nắp nồi từ từ. Không bao giờ lạm dụng xông nhiều lần vì sẽ làm mồ hôi thoát ra nhiều, khiến cơ thể mất một lượng nước lớn trong thời gian ngắn mà không bù lại kịp. Cũng cần lưu ý khi nấu nước xông: Không nên để sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu (thành phần tác dụng chính trong một nồi xông) bay hơi hết.

Trường hợp nào không nên xông?

- Khi bị cảm sốt và ra mồ hôi nhiều.

- Khi cơ thể quá yếu: Theo YHCT, khi cơ thể quá suy nhược là tình trạng

Sáu việc cần làm để phòng, chống bệnh cảm lạnh

BS. Huỳnh Liên Đoàn Hội Y học TP. Hồ Chí Minh

(Ảnh: proslimming.com.vn)

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 9

Sức khỏe cho mọi người

Hiện nay, tình hình thời tiết mưa lũ, bão lụt diễn biến phức tạp kéo theo các loại mầm bệnh trôi nổi và phát tán rộng cùng với việc mua bán gia cầm lậu qua biên giới chưa hoàn toàn chấm dứt mà có dấu hiệu gia tăng trở lại. Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm đối với gà vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, chim cút. Người cũng có thể nhiễm bệnh cúm gia cầm khi tiếp xúc gần với gia cầm bị bệnh. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua và lựa chọn thịt gia cầm nhằm tránh nhiễm bệnh cúm gia cầm.Dấu hiệu gà bệnhKhi mắc bệnh, gia cầm sẽ có những biểu hiện thần kinh như đi lại không bình thường, loạng choạng, run rẩy, mệt mỏi. Chảy nước mắt, nước dãi ở mỏ, phù đầu và mặt, xuất huyết ở vùng da không có lông, đặc biệt ở chân, da tím tái, lông xù, đứng tụm một chỗ, khát nước, bỏ ăn và chết nhanh. Riêng vịt nuôi và ngỗng nuôi có triệu chứng ủ rũ, ăn ít, ỉa chảy giống như ở gà đẻ mắc bệnh.Khi gà mắc bệnh cúm bên ngoài sẽ có những biểu hiện như:- Mào và yếm (tích) sưng to, phù nề quanh mắt.- Chỗ da không có lông bị tím bầm.- Chân bị xuất huyết.- Xuất huyết vùng đầu và thâm tím.Nhận biết gà an toàn* Khi mua gà sống, gà phải trông khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Mào gà phải đỏ tươi, mắt nhìn linh hoạt, không lờ đờ. Lông bóng mượt, áp

sát thân. Mỏ gà bén nhọn, không có hiện tượng chảy nhớt ở mỏ. Chân gà thẳng, thon nhỏ; da chân vàng

đều và sáng bóng. Vạch lông xem thấy da gà mỏng, mềm mại, bóng; có một số vệt vàng lớn dưới ức, cánh. Qua lớp da có thể nhìn thấy thịt,

tia máu ở phần nách, dưới cánh vì da không có mỡ. Hậu môn hồng hào, nhấp nháy, co bóp tốt, không có hiện tượng ướt, ra nước hoặc phân ra bất thường.

Tránh mua những con gà có mào tái hoặc tím bầm, ủ rũ, mỏ chảy nước rãi, sờ vào diều thấy căng cứng, mắt lờ đờ, cánh xệ, dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới. Da những con gà này thường nhăn nheo, thân gầy gò, ức trơ xương, lông xơ xác; chân lạnh, khô; hậu môn trắng bệt hoặc đỏ, chảy nước hoặc hay có phân dính xung quanh.

* Đối với gà làm sẵn: thịt gà phải có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn và có

độ đàn hồi cao. Da gà phải kín và lành lặn, không có vết bẩn, mốc hoặc vết lạ khác.

Gà ta làm sẵn thường có thân hình nhỏ gọn, săn chắc, ức hẹp. Còn gà siêu trứng, gà

thải loại rất giống với gà ta nên cần phân biệt rõ. Da gà ta vàng nhạt và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng trong khi gà siêu trứng lại trắng hoặc vàng toàn thân (có thể do nhuộm thuốc màu độc hại).

(Tổng hợp từ tài liệu của Chi Cục thú y TP.HCM và Cục An toàn thực phẩm)

Nhận biết gà bệnh – gà an toàn

dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.

4. Ăn tô cháo cảm Khi cảm lạnh, nếu ăn một tô cháo cảm cũng sẽ giúp cải thiện được sức khỏe.

Do cháo cảm gồm có các thành phần: gạo tẻ (01 nắm), lòng đỏ trứng gà (01 cái), hành lá (01 nắm xắt nhỏ), lá tía tô (01 nắm lớn xắt sợi), gừng tươi (vài lát, xắt sợi)… cũng là những gia vị có tính cay, nóng làm ấm cơ thể.

Nếu ăn nóng (vừa thổi, vừa ăn) ăn hết cháo trùm mền sau 10 phút mở mền ra dùng khăn lau thật hết mồ hôi, sau đó uống 200 ml nước Orezol (1 gói pha 1 lít nước) sẽ có tác dụng giải cảm, tăng cường dinh dưỡng bù nước và điện giải.

Năm 1978, nhà nghiên cứu Marvin Sackner đã lưu ý đến món thuốc dân gian này và chứng minh rằng: hơi nước bốc lên từ tô cháo có tác dụng làm giảm sung huyết vùng mũi tốt hơn là hơi nước bốc lên từ một ly nước sôi. Tác dụng này chỉ có khi thêm vào tô cháo những “nguyên phụ liệu” như đã nói trên.

Lưu ý tác dụng của các loại rau kể trên có được nhờ thành phần chính là tinh dầu. Do đó, nên ăn khi cháo còn nóng và trong lúc ăn nên “tranh thủ” hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì lúc này, tô cháo còn có tác dụng như một nồi xông nhỏ.

5. Uống nhiều nước ấm: Uống 2 lít nước ấm pha với 02 gói Orezol trong 24 giờ, uống trong thời gian nghỉ dưỡng bệnh từ 2 đến 3 ngày.

6. Ăn nhiều trái cây có màu vàng, cam và rau xanh: Các loại này có chứa một hàm lượng rất lớn chất chống oxy hóa, vitamin C, carotenoid và bioflavonoid; Bất kể là uống thuốc bổ sung vitamin C hay ăn những loại hoa quả có chứa vitamin C như: táo, mơ, cam, quýt, bưởi cà rốt, chanh, xoài, đu đủ, dứa… đều có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm cúm. Thông thường, những loại quả có vị chua chứa nhiều vitamin C. Khi uống nước cam bổ sung vitamin C còn có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở miệng.

(Ảnh: nocookie.net)

(Ảnh: amthuc4u.me)

10

Sức khỏe cho mọi người

ung thư cổ tử cungKhông phải “trời kêu ai nấy dạ”

Ung thư cổ tử cung (CTC) có lây qua đường tiếp xúc sinh hoạt hàng ngày không? Nó vào đến tử cung rồi… gặp CTC rồi đứng đó chứ không đi đâu nữa phải không?... mới tiêm vắc-xin… sợ lấy chồng “đụng nhau là bị ung thư cổ tử cung… Đó là những câu hỏi mà bệnh nhân đặt ra với các chuyên gia tại buổi nói chuyện chuyên đề về tư vấn ung thư cổ tử cung (CTC), do BV Ung Bướu và Hội Ung Thư Việt Nam tổ chức. ung thư cổ tử cung - có thể phòng ngừa đượcƯớc tính hiện Việt Nam có trên 5.000 ca mới mắc và trên 2.500 ca tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm.Chuyển những thông tin hữu ích đến với người dân để giúp họ hiểu đúng và ngừa đúng bệnh ung thư nói chung và ung thư CTC nói riêng; tại buổi nói chuyện TS.BS.Lưu Văn Minh, Trưởng khoa xạ 2 cũng đã giải thích: “Ung thư CTC là do virus HPV gây nên, còn ung thư thân tử cung là do nội tiết. Ung thư CTC thường gặp là do có các yếu tố thuận lợi như: lập gia đình sớm, quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn

tình, sinh nhiều con, viêm nhiễm dai dẳng cổ tử cung chứ không phải con virus gây bệnh vào đến đây rồi dừng lại không đi sâu nữa. Ở các nước phát triển người ta lập gia đình muộn, sử dụng nội tiết nhiều nên dễ bị ung thư thân tử cung hơn ở Việt Nam. Các loại ung thư này không phải do di truyền, do yếu tố môi trường tác động”.“Con virus gây bệnh ung thư CTC có khi tự hết, một số con 10-20 năm mới phát triển thành tiền ung thư, sau đó mới phát ra ung thư”, GS Nguyễn Chấn Hùng chia sẻ thêm. TS.BS.Trần Đặng Ngọc Linh, Trưởng khoa Y học Hạt nhân, cho biết, có hai cách ngừa ung thư CTC, cách một là tiêm vắc-xin, thứ hai là khám phụ khoa định kỳ để làm phết tế bào cổ tử cung âm đạo cho những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Nhưng cách một chưa đạt 100% nên phải làm thêm cách hai. Hiệu quả mũi tiêm, qua thử máu, cho thấy trong vòng một tháng có chất chống virus và tăng từ từ đến tháng thứ bảy là cao nhất và kéo dài 6-7 năm hay lâu hơn nữa. Khuyến cáo của các

chuyên gia là tiêm vaccine ngừa ung thư CTC trước khi quan hệ là tốt nhất nên không cần phải kiên cữ sau tiêm, quan trọng là biết vệ sinh và khám tầm soát sau đó.Theo TS.BS.Lưu Văn Minh, hiện nay, với sự tiến bộ của nền y học Việt Nam, tỷ lệ khỏi bệnh ung thư CTC theo phác đồ điều trị là 70-80%, ngoài tái khám định kỳ để phát hiện những tác dụng phụ, biến chứng, tái phát. Về mặt khoa học, không có loại thuốc nào có thể ngăn chặn ung thư hay di căn, do vậy không nên tin vào những quảng cáo thuốc có thể chữa khỏi bệnh ung thư hiện nay. Bệnh nhân phải tuân thủ chế độ điều trị. Cần ăn uống đầy đủ và giữ gìn sức khỏe.Tuy nhiên, GS Nguyễn Chấn Hùng còn thông tin thêm, nếu mẹ có gen ung thư (bà bị ung thư buồng trứng) di truyền thì con gái, con trai cũng có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.ung thư giai đoạn cuối: Đừng nản!Nhiều bệnh nhân đến với buổi nói chuyện trong trạng thái rất bi quan, bởi họ nói mình ở vùng sâu, vùng xa, khám ở huyện thì huyện nói không sao. Họ cũng nghĩ là không sao nhưng thấy máu ra nhiều quá nên lên tỉnh khám và phát hiện ra ung thư CTC. Họ được chuyển vào TP.HCM thì bệnh đã qua giai đoạn cuối. Theo GS.Nguyễn Chấn Hùng, hiện TP.HCM tỷ lệ mắc ung thư vú là 25/100.000 phụ nữ, tiếp sau là ung thư CTC, tỷ lệ 17/100.000 phụ nữ (trước đây là 30 người), sau đó là ung thư đại trực tràng, phổi, tuyến giáp, buồng trứng. Trong đó, đối với ung thư CTC, giai đoạn tiền ung thư, các bác sĩ sẽ cắt một phần hoặc toàn phần, kết quả tốt 100%. Giai đoạn sớm (I, II), sẽ tiến hành xạ trị trong-ngoài, phẫu trị, tỷ lệ thành công hơn 90%. Giai (Ảnh: bacsi.com)

Cổ tử cung bình thường Ung thư cổ tử cung

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 11

Sức khỏe cho mọi người

đoạn III-IV vẫn hy vọng có kết quả tốt.GS.Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo, chị em bị dính máu sau giao hợp, xuất huyết bất thường cần khám phụ khoa kịp thời và định kỳ 6-12 tháng/lần, xét nghiệm tế bào để biết mình có bị ung thư CTC không. Có vắc-xin phòng ngừa ung thư CTC, nó có hiệu quả 6 năm hay lâu hơn nhưng 30% lọt lưới.“Ung thư CTC xảy ra trên người đã qua quan hệ tình dục và thường gặp nhất ở tuổi 40-55, nhưng tôi cũng đã gặp hai trường hợp 20 tuổi bị ung thư CTC mà chưa có quan hệ, chưa gia đình. Do vậy, bệnh nhân chưa gia đình, một tháng bị hai lần kinh hoặc trục trặc gì đó thì nên đi khám. Từ 19-26 tuổi tiêm vắc-xin ngừa ung thư CTC là tốt nhất. Nhưng lúc có gia đình rồi phải khám phụ khoa chứ đừng nghĩ chắc ăn, vì vắc-xin chỉ có tác dụng với một số nhóm virus mà thôi”- TS.BS.Lưu Văn Minh cho biết thêm.

Trong thực tế, thỉnh thoảng có những bệnh nhân vừa bị ung thư CTC vừa mang thai. Dấu hiệu

báo động là bệnh nhân ra máu âm đạo bất

thường, thường là ra nhiều

máu. Trong trường hợp này, TS.BS.Lưu Văn Minh cũng khuyến cáo: “Khi gặp triệu chứng

này, sản phụ hãy đi

khám ngay, không được

chần chờ. Đối với thai phụ mang thai ở 6 tháng

đầu mà bị ung thư cổ tử cung, các bác sĩ thường khuyên nên bỏ con để cứu người mẹ. Trong trường hợp ở 3 tháng cuối của thai kỳ, sẽ cân nhắc việc giữ con nếu có yêu cầu từ bệnh nhân, nhưng phải được sự theo dõi chặt chẽ giữa các bác sĩ chuyên khoa Sản và Ung bướu.”Một lần nữa, GS Hùng khẳng định, ung thư không phải trời kêu, trời hành hay do ăn ở thất đức mà do môi trường, ý thức phòng bệnh của người dân. Duy Tính

(Ảnh: phu-khoa.com.jpeg)

áo trắng ngành yĐã bao lần em thao thức thâu đêm.

Trăn trở nghĩ suy từng căn bệnh nặng.

Có đầy vơi những chiến công thầm lặng.

Có ngậm ngùi đau xót nghẹn con tim …

Nhẫn nại, ân cần, đằm thắm là em.

Nhẹ gót chân dõi theo từng hơi thở.

Cho bình minh thêm niềm vui ấp ủ.

Cho cuộc đời vơi bớt nỗi ưu tư.

 

Chiến công em nối tiếp suốt cuộc đời.

Màu áo trắng với tấm lòng trong trắng.

Vẫn âm thầm bao niềm vui thầm lặng.

Bởi em – “Mẹ hiền” cao quý ngành y.

Bông hoa của cuộc đời Như bông hoa nở giữa đời. Nhẹ nhàng em đến với người ốm đau. Có cần phép thuật chi đâu. Nàng tiên áo trắng bay vào cõi nhân... Thương người chẳng quản gian nan. Sớm, khuya giường bệnh ân cần hỏi han. Bàn tay rất đỗi dịu dàng. Em mang đi cả trăm ngàn âu lo. Bước ra - để lại dặn dò. Bước vào - xóa nỗi buồn xo cho người. Ơi bông hoa của cuộc đời! “Lương y từ mẫu” như lời Người răn... Dẫu còn vất vả khó khăn. Không làm phai ánh trăng ngần trong em. Trăm năm sen vẫn là sen. Tấm lòng thầy thuốc - mẹ hiền, tỏa hương…

(Sưu tầm)

Thơ

12

Tiến bộ y học

Chiều 26/11 vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM đã phẫu thuật thành công, tách rời hai bé song sinh Phi Long– Phi Phụng, quê ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Đây là cặp song sinh hiếm gặp, dính liền phần tim, gan và đường mật trên diện rộng.

Trước ca mổ, Bé Phi Long khỏe mạnh hơn, ăn uống tốt, còn bé Phi Phụng lại thường xuyên bị co gồng do di chứng xuất huyết não lúc sơ sinh, viêm phổi và thở máy kéo dài. “Đây cũng là nguyên nhân khiến các bác sĩ quyết định mổ tách rời hai bé, bởi bất kỳ diễn biến trầm trọng nào của bé Phi Phụng cũng đe dọa tính mạng của cả hai”, TS.BS Trương Quang Định, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết.

Ca mổ bắt đầu từ 6h 55 phút sáng, khoảng 12h ê kíp phẫu thuật đã tách

dính gan thành công cho 2 bé. Trong kíp phẫu thuật, êkíp mổ cho biết: gan 2 bé dính nhau khá rộng, phần dính lại có mạch máu lớn nhưng rất may công tác cầm máu rất hiệu quả. Sau 9 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tách rời được hai em bé 14 tháng tuổi Phi Long – Phi Phụng. Đến 17h, bé Phi Long đang nằm ở phòng hồi sức cấp cứu, trong khi bé Phi Phụng đang được may những mũi chỉ cuối cùng tạo hình thành bụng và ngực.

Ca mổ với êkíp khoảng 70 phẫu thuật viên, chuyên gia gây mê và

các bác sĩ của nhiều chuyên khoa của các bệnh viện Nhi Đồng 2, Viện Tim, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Việc tách rời được đánh giá là khó bởi phần dính nhau của cơ thể hai bé khá phức tạp. Vì thế, các bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong nhiều khâu phẫu thuật, từ gây mê đến lập đường truyền, đặt nội khí quản rồi đến tách gan, tách tim, đóng thành bụng, thành ngực. TS.BS.Trương Quang Định cho biết, đây chỉ là giai đoạn thành công bước đầu, đó là gây mê và phẫu thuật. Sau đó, hai bé còn phải trải qua giai đoạn hồi sức vì bé Phi Phụng bị co gồng di chứng não và bị dị tật tim. Chính vì vậy giai đoạn hồi sức cũng hết sức khó khăn với hai bé. Với quyết tâm cao độ, bệnh viện sẽ làm mọi cách để các bé vượt qua được giai đoạn kế tiếp.(Theo tư liệu của BV Nhi Đồng 2)

Bệnh viện Nhi Đồng 2: phẫu thuật thành công ca song sinh dính liền

bụng và ngực phức tạp

Ê kíp y bác sĩ trong ca phẫu thuật tách cặp song sinh Phi Long-Phi Phụng. (Ảnh: TS.BS Trương Quang Định)

2 bé Phi Long và Phi Phụng trước ca phẫu thuật(Ảnh: TS.BS Trương Quang Định)

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 13

Phòng ngừa bệnh mạn tính không lây

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là một bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do sự cung cấp máu lên não bị ngừng trệ. Nguyên nhân gây thiếu máu nuôi não có thể là tắc mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não.Sự nguy hiểm của đột quỵTại Việt Nam, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy và Đại học Y dược TP HCM, tỷ lệ tử vong do đột quỵ là 18%. Tuy nhiên theo thống kê số bệnh nhân đột quỵ từ các địa phương khác chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy và Đại học Y dược TP HCM,thì tỉ lệ tử vong là rất cao, lên đến 70%, nghĩa là cứ 100 bệnh nhân đột quỵ có 70 trường hợp tử vong. Tử vong do đột quỵ đứng hàng thứ ba, sau bệnh mạch vành và ung thư.Sự phục hồi ở bệnh nhân đột quỵ có thể một phần hoặc hoàn toàn. Điều này tuỳ thuộc vào mạch máu não bị tắc, thời gian bệnh nhân được đưa đi cấp cứu, xử trí cấp cứu và chăm sóc sau đột quỵ. Trong trường hợp nặng thì bệnh nhân có thể tử vong hoặc bị di chứng nặng nề và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân.Các trường hợp nặng là những bệnh nhân bị nhồi máu não hoặc xuất huyết não với kích thước quá lớn hoặc xảy ra ở các vị trí quan trọng.Đột quỵ có khả năng tái phát và phòng ngừa tái phátĐột quỵ là một bệnh lý có khả năng gây tái phát. Bệnh nhân đã từng bị đột quỵ một lần sẽ có nguy bị đột quỵ lần nữa. Do vậy, việc điều trị phòng ngừa là rất quan trọng trong suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân.Việc điều trị phòng ngừa cho bệnh nhân chủ yếu cần:• Thay đổi lối sống: tránh lối sống tĩnh tại, ít vận động. Nên tăng cường tập thể dục, vận động vừa sức, đều đặn, phù hợp với tình hình sức khỏe và bệnh tật đang có. Tốt nhất là nên

theo lời khuyên của bác sĩ. Bỏ thuốc lá, ngưng rượu bia.

• Chế độ ăn: không ăn nhiều mỡ, không ăn nhiều chất ngọt, chất đường, bột. Ăn giảm muối, ăn nhiều rau, củ, trái cây.

• Điều trị các bệnh lý đi kèm: bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch khác như rung nhĩ, bệnh van tim…

• Sử dụng thuốc: ở những bệnh nhân đột quỵ do tắc mạch não (nhồi máu não), cần được điều trị thêm

với những thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông như thuốc kháng kết tập tiểu cầu (như aspirin, clopidogrel) hay những thuốc kháng đông (như warfarin, dabigatran hoặc rivaroxaban)

Những suy nghĩ không đúng và thói quen gây hại cho bệnh nhân đột quỵĐột quỵ không phải do té ngã gây ra. Triệu chứng của đột quỵ là liệt tay

chân đột ngột làm cho bệnh nhân không đứng vững, té ngã khi đang đi, đứng, lái xe…

Đột quỵ không phải do trái gió trở trời, không phải do ma ám, quỷ nhập. Do đó cúng vái, đi thầy, giác hơi, cắt lễ, cạo gió… không có tác dụng điều trị đột quỵ mà thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân do trì hoãn thời gian cấp cứu.

Ngoài bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp thì rung nhĩ cũng là nguy cơ gây nên đột quỵ Rung nhĩ là một bệnh lý rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Ước tính trong 4 người trên 40 tuổi thì có 1 người bị rung nhĩ.

Đột quỵ là biến chứng hàng đầu của rung nhĩ. Bệnh nhân rung nhĩ khi

bị đột quỵ sẽ có tiên lượng nặng nề hơn, tỉ lệ di chứng và tử vong cao hơn.

Hầu hết các trường hợp đột quỵ do rung nhĩ có thể điều trị phòng ngừa một cách hiệu quả.

Hiện tại thuốc kháng đông là một trong những nhóm thuốc điều trị phòng ngừa đột quỵ hiệu quả ở các bệnh nhân rung nhĩ.

TL (Tổng hợp)

Đột quỵ - bệnh lý nguy hiểm và có khả năng gây tái phát

Mạch máu tắc nghẽn do xơ vữa (Ảnh: suckhoevang24h.vn)

14

Liệu pháp đông y

Những ai đã từng trải qua các cơn đau mạn tính kéo dài (do viêm-thoái hóa khớp, đau lưng mạn tính, đau dây thần kinh sọ số 5, đau sau zona, đau đầu migrain…) hoặc đã từng bị vài tác dụng phụ của thuốc giảm đau tân dược (viêm dạ dày, phù, buồn nôn, tăng huyết áp,..)… thường muốn tìm đến các phương pháp điều trị không bằng thuốc như vật lý trị liệu, day bấm huyệt hay châm cứu. Trong châm cứu, phương pháp điện châm được sử dụng phổ biến.

Điện châm (Electro-acupuncture) là phương pháp điều trị dùng dòng điện tác động lên cơ thể qua các huyệt, giúp phát huy được tác dụng cộng hưởng của dòng điện và của huyệt châm cứu. Cách thực hiện có thể dùng điện cực áp trực tiếp lên huyệt hoặc gắn điện cực lên đốc (cán) của cây kim sau khi châm kim vào vị trí huyệt đạt yêu cầu (đắc khí, Deqi).

Dòng điện dùng chữa bệnh thường là các dòng xung có dạng khác nhau như: liên tục, ngắt quãng hoặc kết

hợp cả hai…các thiết bị dùng trong điện châm cứu, gọi là máy điện châm, thường cho ra từng cặp dây điện với 2 cực âm và dương.Khi dòng điện tác động trên cơ thể - Theo y học hiện đại:• Tác dụng của điện cực âm (thường được quy ước là màu đen): kích thích dây thần kinh cảm giác, gây tăng mẫn cảm, tăng trương lực cơ, tăng nuôi dưỡng và chuyển hóa của mô vùng bị kích thích.• Tác dụng dòng điện cực dương (thường được quy ước là màu đỏ): ức chế dây thần kinh cảm giác, giảm mẫn cảm, giảm trương lực cơ. Khi có bệnh lý như đau và co thắt, điện cực dương giúp giảm đau và chống co thắt . - Theo Y học cổ truyền: Mọi vật đều có 2 mặt đối lập ngay trong bản thân nó, đó là 2 mặt âm và dương, do vậy trong cơ thể, huyệt cũng có huyệt dương và huyệt âm. Người xưa cho rằng huyệt âm nằm bên nửa người phải và huyệt dương ở nửa người trái.

• Cực dương khi chạm vào kim có tác dụng đuổi các ion dương ra khỏi vùng kim châm nên có tác dụng tả (loại trừ, gây suy chức năng) dương, do đó cực dương đặt vào huyệt dương (nửa người trái) có tác dụng gây suy yếu tính dương của huyệt. Do vậy, muốn bổ (giúp tăng lực, tăng chức năng) huyệt dương người thầy thuốc phải đặt vào đó điện cực âm (màu đen).

• Cực âm khi chạm vào kim sẽ có tác dụng đuổi các ion âm nên có tác dụng tả (loại trừ, suy chức năng) âm, do đó cực âm đặt vào huyệt âm (nửa người phải) có tác dụng gây suy yếu tính âm của huyệt. Do vậy, muốn bổ huyệt âm người thầy thuốc phải đặt vào đó điện cực dương (màu đỏ).

Điện châm dùng điều trị các bệnhHiện nay, các thầy thuốc thường áp dụng điện châm theo các hiểu biết của y học hiện đại để điều trị cho bệnh nhân.

- Các bệnh của hệ thần kinh như: đau đầu vận mạch, co thắt cơ mạn tính, liệt nửa người do tai biến mạch máu não, di chứng chấn thương não, liệt do thần kinh sọ não ngoại biên (liệt mặt, sụp mi…).

- Bệnh lý khớp do yếu tố thấp, viêm mạn tính không do vi trùng, thoái hóa khớp (khớp gối, khớp vai, khớp khuỷu…).

- Bệnh lý cột sống cổ - lưng – thắt lưng (thoái hóa, bệnh đĩa đệm mức độ nhẹ, thần kinh tọa…).

- Châm tê để phẫu thuật…

Khi sử dụng điện châm cần lưu ý- Không đặt điện cực quá gần vị trí của tim ở những bệnh nhân có bệnh mạch vành nặng, loạn nhịp tim… đặc biệt không dùng điện châm trên người bệnh có mang máy tạo nhịp (pacemaker các loại).

- Cường độ (intency) và tần số (frequency) dòng điện tùy thuộc vào mục đích điều trị (phục hồi vận động, giảm đau…), tuy nhiên còn phụ thuộc vào tính dung nạp của người bệnh (cảm giác thoải mái, dễ chịu) không cứng nhắc áp dụng một liều lượng cố định theo lý thuyết.

- Những người bệnh có thể tạng suy nhược, quá nhạy cảm với dòng điện… cần được giải thích, theo dõi chọn dòng điện phù hợp để có được kết quả tốt nhất.

Điện châm dùng để điều trị bệnh gì?

Bs Trần Văn Năm Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM

Ảnh minh họa

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 15

Sơ cứu tại nhà

Nhiều nguyên nhân làm người già dễ bị tai nạn là do xương loãng, dễ gãy, chân yếu, mắt kém, đi đứng không vững vàng, dễ bị trơn trượt vì nước đọng, vỉa hè không bằng phẳng hoặc té ngã cũng có thể xảy ra trong lúc với tay hoặc trèo lên ghế để lấy đồ đạc trên cao... và các bệnh lý tuổi già.Cần phòng tránh+ Tập thể dục để duy trì sức mạnh của hai chân,

Chứng bệnh chàm sữa là một dạng chàm thể tạng thường gặp ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi; là tình trạng viêm da mạn tính, không lây, lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tăng trưởng bình thường của trẻ. Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhi có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính).Khi bị chàm sữa, trẻ có biểu hiện khởi đầu là mảng hồng ban, sẩn, mụn nước; rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, có thể lan đến cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi. Bệnh nặng có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, da đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng. Trong trường hợp trẻ bị chàm sữa, các bậc phụ huynh chớ lo lắng và cần biết cách chăm sóc tốt cho trẻ để bệnh không nặng hơn.

nhờ đó giữ được thăng bằng và tự tin khi đi lại. Người có cân nặng vừa

phải, gọn gàng, ít có nguy cơ té ngã hơn người nặng nề.

+ Trong nhà có thể gắn thêm những

vật dụng phù hợp với sinh hoạt của người già: đặt các tấm lót

bằng nhựa nhám hoặc thảm ở vùng trơn trợt như sàn tắm, nhà vệ sinh. Gắn thêm các tay vịn ở nhà tắm, ở lối đi có độ cao thấp như cầu thang, thềm nhà, bậc tam cấp...+ Bố trí đủ đèn sáng,

các công tắc điện, điện thoại sao cho

Cách chăm sócTrẻ bị chàm cần tắm bằng nước ấm, không quá hai lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút. Khi tắm bé, nên dùng sữa tắm dịu, nhẹ, có pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm như: Cetaphil, Physiogel, Oilatum. Sau khi tắm, lau khô trẻ sau tắm bằng khăn tắm mềm mịn, không chà mạnh lên da trẻ. Thoa chất giữ ẩm như: Cetaphil, Physiogel, Physiogel AI, Ceradan, …

trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 2 – 4 lần để giữ ẩm da của trẻ, giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da từ đó giảm độ nặng và tần suất tái phát.

Không nên để trẻ tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy,

nước hoa, phấn rôm.

Quần áo của trẻ nên sử dụng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da thông thoáng. Không mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng

các cụ dễ với tới khi muốn sử dụng. Ðặc biệt những người thường ở nhà một mình nên gắn thêm điện thoại, chuông báo ở nơi thấp để khi bị té có thể liên lạc với người thân hoặc hàng xóm.

+ Loại bỏ chướng ngại vật nơi thường đi lại. Nếu cảm thấy đôi chân không vững hoặc chóng mặt nên đi tiểu đêm tại chỗ bằng bô và không được leo trèo trên ghế để làm lụng, lấy đồ vật.

+ Lúc chỉ có một mình, khi té phải nằm im khoảng 30 phút để cho hết đau, khỏe lại rồi mới tìm cách ngồi dậy, đứng lên vì các cố gắng của cơ bắp có thể làm gãy xương vốn đã bị xốp.

(Trích theo ykhoa.net)

hợp vì dễ gây kích ứng da.

Tránh cào gãi cho trẻ bằng cách cắt gọn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.

Nếu trẻ cào, gãi nhiều thì nên mang vớ và găng tay cho trẻ.

Nhà ở phải thông thoáng, không có khói thuốc, không dùng nước hoa, không nuôi chó, mèo. Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp.

Về chế độ ăn uống cho trẻ: chỉ tránh một số thực phẩm mà trẻ dị ứng hay làm bệnh chàm của bé nặng hơn, còn lại không nên kiêng cữ gì, cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Cho trẻ uống nhiều nước (nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn).

Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

Trong trường hợp nặng, trẻ có thể cần sử dụng thêm thuốc kháng viêm thoa tại chỗ hay kháng sinh. Việc sử dụng thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ.

BS Dư Minh TríBV Nhi Đồng 1 TP.HCM

Tai nạn ở người già

Cách chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa

(Ảnh: sgtt.vn)

16

Sử dụng thuốc đúng

Một dạng thuốc đang dùng khá nhiều hiện nay là viên thuốc sủi bọt, còn gọi tắt là viên sủi. Đây là dạng thuốc hấp dẫn vì thuốc được cung cấp ở dạng viên nén nhưng khi sử dụng viên thuốc sẽ được thả vào ly nước để sủi bọt mạnh, khí thoát ra làm cho viên tan vỡ, hòa tan trong nước hoàn toàn tạo thành dung dịch dễ uống. Gọi là hấp dẫn vì khi sử dụng thực chất là dạng lỏng có mùi vị thơm ngon ngọt cứ trông như nước giải khát. Thuốc sủi bọt cũng có thể gây tai biếnĐối với trẻ con rất khó uống thuốc viên nhưng sẽ dễ dàng uống thuốc sủi bọt. Dạng thuốc sủi bọt thường được dùng bào chế thuốc giảm đau hạ nhiệt trị cảm cúm hoặc thuốc bổ cung cấp vitamin và khoáng chất.Thuốc nhờ dạng sủi bọt cho tác dụng nhanh hơn nhưng không có nghĩa công hiệu hơn, tức là cho tác dụng cũng tương đương so với dạng thuốc viên khác. Các thuốc cung cấp các loại vitamin và khoáng chất nhờ dùng dạng thuốc sủi bọt có màu sắc đẹp, mùi vị thơm ngon ngọt làm người uống cảm thấy sảng khoái cứ tưởng như dùng nước giải khát có gaz giúp tăng lực một cách ngon lành. Khác với nước giải khát có gaz (như Coca cola) khi mở nắp chai có sự sủi bọt là do khí CO2 đã được nạp sẵn trong nước ngọt thoát ra. Còn ở thuốc sủi bọt, sự sủi bọt là do phản ứng hóa học. Bất cứ thuốc sủi bọt nào cũng chứa tá dược rã sinh khí bao gồm chất kiềm (natri bicarbonat hay natri carbonat) và acid hữu cơ (acid citric hay acid tartric). Khi bỏ viên sủi vào nước sẽ xảy ra phản ứng giữa chất kiềm và acid tạo ra khí CO2 gây sủi bọt làm tan rã viên tạo thành dung dịch thuốc. Như vậy, bất cứ thuốc sủi bọt nào cũng chứa

natri (do chứa natri bicarbonat hoặc natri carbonat, 1 viên sủi thường chứa từ 270 đến 460mg natri). Cân nhắc khi sử dụng thuốc sủi bọtCó một số người không được dùng thuốc sủi bọt. Đó là những người bắt buộc phải kiêng muối, không được ăn mặn, như người bị bệnh tăng huyết áp chẳng hạn. Thực chất của kiêng muối chính là kiêng natri (muối ăn là natri clorid). Nếu người đã bị tăng huyết áp mặc dù đang điều trị mà ăn nhiều muối hoặc dùng chất có nhiều natri thì huyết áp sẽ tăng vọt. Có một loại thuốc giảm đau dạng sủi bọt phải hết sức lưu ý tránh dùng bừa

bãi vì có thể gây nghiện, đó là thuốc kết hợp paracetamol và codein (biệt dược Efferalgan-codeine). Riêng codein là thuốc giảm đau có nguồn gốc thuốc phiện, có tác dụng giảm đau rất tốt lại thêm có tác dụng nhanh nhờ dạng thuốc sủi bọt, làm cho một số người lạm dụng, dùng lâu ngày sinh ra nghiện như nghiện ma túy. Có một số thuốc sủi bọt trị khó tiêu đầy bụng nhưng người bị yếu dạ dày hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày

tá tràng phải tuyệt đối tránh dùng, đó là Alka-seltzer. Biết

rằng người yếu dạ dày thường bị khó tiêu đầy bụng nhưng nếu uống thuốc Alka seltzer, tai hại thay thuốc này lại chứa aspirin, sẽ bị tổn hại niêm mạc

dạ dày đưa đến xuất huyết tiêu hóa.

Đối với thuốc cung cấp vitamin và khoáng chất dùng dạng sủi bọt, ta nên lưu ý đến thuốc chứa duy nhất vitamin C. Bởi vì 1 viên sủi bọt C thông dụng hiện nay chứa 1g (tức 1000mg) vitamin C, trong khi nhu cầu khuyến cáo cung cấp hàng ngày cho cơ thể chỉ là 60mg. Như vậy, 1 viên sủi C thông dụng hiện nay là chứa liều cao vitamin C. Trong một số trường hợp thiếu vitamin đến độ ở tình trạng gọi là bệnh lý, khi ấy mới dùng vitamin liều cao gọi là liều điều trị. Vitamin C cũng thế. Việc dùng vitamin C liều cao để trị cảm cúm hiện vẫn còn sự tranh cãi. Dùng vitamin C liều cao lâu ngày (quá 1g mỗi ngày) sẽ bị các tác dụng phụ như: kích ứng gây hại niêm mạc dạ dày (do vitamin C có bản chất acid không nên uống lúc bụng trống), tiêu chảy, gây sỏi thận (sỏi oxalat). Vì vậy, chỉ nên dùng một viên sủi C loại 1g mỗi ngày chứ không xem đó là nước giải khát vô hại, uống nhiều viên trong ngày chẳng những không có lợi mà có khi có hại.

Điều cần phải nhắc lại là những người bị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng dạng thuốc dạng sủi bọt nói chung. Khi bị cảm cúm có thể dùng paracetamol, hoặc tăng cường sức khỏe có thể dùng vitamin và khoáng chất, nhưng tất cả phải là dạng viên thông thường.

Đừng nghĩ: “thuốc dùng như nước ngọt giải khát không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc” để tha hồ dùng dạng thuốc sủi bọt mà lợi bất cập hại.

Thuốc chứ không phải nước ngọt giải khát!

PGS. TS. Nguyễn Hữu ĐứcĐH Y Dược TPHCM

(Ảnh: namyangi.com.vn)

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 17

Sử dụng thuốc đúng

Người cao tuổi (NCT) khi tuổi càng cao hệ miễn dịch càng suy yếu, sức đề kháng càng kém dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn; lại thường mắc phải nhiều bệnh cùng lúc. Chính vì vậy, người cao tuổi thường phải sử dụng nhiều loại thuốc, bao gồm kháng sinh. Sự tương tác giữa thuốc kháng sinh với các thuốc điều trị khác có thể xảy ra.Lưu ý khi sử dụng Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài ở người cao tuổi sẽ gây ra tình trạng thiếu vitamin K, tiêu chảy kéo dài và bội nhiễm nấm candida albicans... (do thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có ích sống ở ruột).Kháng sinh có thể làm biến chất vi khuẩn chuyển hóa digoxin, gây ra tình trạng quá liều digoxin ở người cao tuổi khi điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.Cần tránh sử dụng nhóm kháng

sinh aminoglycosid (kanamycin, streptomycin...), do gây ra độc tính ở thận và cơ quan thính giác của người cao tuổi.Các thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến chức năng của gan như sulfamid, lincomycin, clindamycin, nhóm quinolon... cần thận trọng khi dùng cho người cao tuổi bị suy gan.Nhóm quinolon khi sử dụng cho người cao tuổi thường gây ra các rối loạn thần kinh và mất ngủ. Một số thuốc kháng sinh như carboxypenicillin, fosfomycin… có khả năng làm giảm kali huyết gây ra rối loạn nhịp tim.Vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh cho người cao tuổi cần phải hết sức thận trọng.

DS. Mai Xuân Dũng(Trích theo website Sức khỏe &

Đời sống)

Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho

người cao tuổiBệnh lạ

Một bệnh nhân than thở:

- Không hiểu sao hễ tôi sờ ngón tay vào đâu lại thấy đau đấy, sờ vào đầu đau, sờ vào ngực, ái chà chà, sờ vào bụng và chân cũng đau nhói. Như vậy là tôi mắc bệnh gì?

- Đơn giản thôi, ngón tay ông bị gãy.

Bệnh tình

Bác sĩ, sau khi khám bệnh xong cho một em bé, nói với người nhà:

- Bệnh tình của cháu nặng lắm!

Người bố sửng sốt kêu lên:

- Ôi Cháu mới bảy tuổi, đã biết yêu đương gì đâu mà mắc “bệnh tình” hở bác sĩ!

gặp may

Một người đi Honda tông vào người qua đường. Anh ta đỡ người bị tông lên và nói: “Ông quả là gặp vận may”.

- Sao anh không biết ngượng, còn nói là tui gặp vận may. Chẳng lẽ anh không nhìn thấy chân tôi bị gãy hay sao?

- Dù thế nào chăng nữa, ông vẫn cứ là vận may! Bởi vì hôm nay tôi nghỉ việc, mọi hôm tôi vẫn lái xe tải.

Vì sao tái phát?

Một bệnh nhân đến phòng khám da liễu:

- Thưa bác sĩ, tôi bị ghẻ!

- Anh hãy tự điều trị bằng cách tắm kỹ xem sao.

Tháng sau, người bệnh lại đến, vừa gãi vừa nói:

- Không khỏi, thưa bác sĩ.

- Thế anh đã tắm kỹ chưa?

- Dạ, tôi cũng đã thử, nhưng ngừng điều trị một tháng thì tái phát.

Vui Cười …

(Ảnh: benhgout.vn)

18

Y học gia đình

Nhiều bậc phụ huynh hoang mang khi thấy con mình có những biểu hiện hành vi khác thường và nhận kết quả con bị rối loạn hành vi lúc đưa đi khám. Khi đánh giá trẻ về hành vi, người bác sĩ gia đình cần lưu ý một số vấn đề hành vi thường gặp trong thực hành hàng ngày sau:* Tật nghiến răng Cắn chặt răng tạo tiếng kêu, làm cho răng lung lay, không khớp, tổn thương mô mềm trong miệng và tổn thương khớp cắn, thường xảy ra ở trẻ.Xử trí: dùng thanh nẹp răng là biện pháp thường dùng, không chấm dứt hoàn toàn nghiến răng nhưng giảm được tần số và thời gian của chu kỳ nghiến răng khoảng 45% và ngăn ngừa được tổn thương cấu trúc mô.* Bú tay Thói quen thường có ở đa số trẻ em, thường gặp 20-40% trẻ học mẫu giáo, 10-20% trẻ tiểu học. Điều quan trọng là cần đảm bảo với cha mẹ rằng trẻ đã ngừng bú tay có thể tạm thời có lại khi chấn thương, mất mát, tai nạn hay bệnh lý. Toàn bộ trẻ dưới 4 tuổi không cần điều trị.Điều trị thích hợp hơn khi trẻ trên

4 tuổi và đó là thói quen mạn tính. Nếu vấn đề xảy ra trong các lĩnh vực y khoa, nha khoa, xã hội cần giúp đỡ trẻ để bỏ thói quen này. Điều trị hiệu quả nhất là bôi các chất có mùi hay vị khó chịu vào ngón tay kết hợp với việc khen thưởng, khuyến khích trẻ không nên bú tay, sẽ giúp gia tăng tỷ lệ thành công lên 95% bệnh nhân. Lên lịch bôi các chất có vị đắng và giấm lên tay của trẻ vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, sau đó quan sát xem khi nào trẻ bú ngón tay. Nếu vẫn thất bại và có hậu quả trên răng thì các dụng cụ chỉnh hình có thể hữu ích cho trẻ. Lưu ý nếu một số trường hợp có bú tay và nhổ tóc song song thì chỉ cần điều trị bú tay cũng có hiệu quả trên tật nhổ tóc.* Ngậm núm vú giả: không gây hại cho răng như bú tay. 60% trẻ dùng núm vú giả sẽ ngưng trước 3 tuổi và 99% ngưng trước 5 tuổi, trẻ dùng núm vú giả thường không có tật bú tay. Việc ngưng ngậm núm vú giả trong thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào trẻ và cha mẹ.* Cắn móng tay: thường gặp 1/3 trẻ bình thường tuổi 7 – 10, thường bắt đầu lúc thiếu thời và có thể tồn tại đến lớn 45% ca. Nếu trẻ được

động viên để ngưng cắn móng tay thì có thể bôi chất đắng lên ngón tay có thể loại trừ được 15%. Các điều trị về hành vi khác như đảo ngược thói quen, có thể giúp chấm dứt cắn móng tay 40% ca và giảm thói quen đó trên 80% ca. Không cần dùng thuốc.

* Trẻ hay đập đầu

Thường xảy ra ở trẻ 12 – 48 tháng và làm gia đình cũng rất lo âu, trẻ thường không bị chấn thương đầu và cũng không bị các rối loạn tâm thần kinh nặng về sau.

Lưu ý: Đôi khi phối hợp với viêm tai giữa mạn tính và mọc răng, trẻ tự kỷ thường gặp các dấu hiệu khác hơn đập đầu. Xử trí thường làm cho trẻ an lòng, tránh trừng phạt và làm trẻ xao lãng bằng âm nhạc hay các biện pháp điều trị về cử động giúp trẻ tái định hướng lại các cử động. Hiếm khi cần dùng thuốc.

* Sợ trường học và lo âu khi phải ở một mình

Lo lắng khi phải ở một mình thường gặp ở giai đoạn cuối của trẻ nhỏ. Khởi đầu của sự sợ trường học sẽ dần dần xuất hiện thường là cảm giác buồn bã, than phiền, sau đó là tránh đến trường học. Cảm giác ở một mình có thể tiến đến sợ trường học vì trẻ thường sợ xa cách cha mẹ và nỗi sợ hãi phát triển mạnh đến nỗi trẻ cố tìm ra nguyên nhân thực sự để không phải ra khỏi nhà như lo cho mẹ ốm, con bệnh, con đau bụng…

Mỗi vấn đề hành vi trên là chỉ điểm cho một tình trạng rối loạn về tính khí trước đó hay rối loạn về lo âu của trẻ. Do đó, bác sĩ gia đình cần dùng các biện pháp nhằm mục đích phát hiện và xử lý sớm các bất thường trong hành vi trẻ.

TS.BS Phạm Lê An

(Trích theo tài liệu Y học gia đình)

Một số hành vi thường gặp khi trẻ có vấn đề rối loạn hành vi

(Ảnh: pxleyes.com)

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 19

Thực phẩm và sức khỏe

PGS. TS. Nguyễn Thị Bay Đại học Y Dược TP.HCM

Nước mát là tên dân gian dùng để gọi các loại nước nấu từ các loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt (làm cho mát, hạ sốt), thường được nấu và dùng trong gia đình vào mùa nắng nóng. Ngoài ra, những loại dược liệu này còn có tác dụng chữa bệnh.Rễ cỏ tranhThuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn.Tùy mục đích sử dụng mà được bào chế và có tên gọi khác nhau, như: - Bạch mao căn: rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn.- Mao căn thán: Lấy những đoạn bạch mao căn cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô.- Sinh mao căn: rễ có tranh tươi rửa sạch, thái nhỏ.Rễ cỏ tranh đã được dùng làm thuốc từ 2.000 năm trước. Ở nhiều quốc gia khác nhau, Cỏ tranh lại được dùng để chủ trị các loại bệnh khác nhau. Ở Campuchia, rễ cỏ tranh được kết hợp với vài loại thảo mộc khác để trị bệnh trĩ. Ở Trung Quốc, rễ loại cây này được dùng để hạ sốt, trị nôn mửa, phù thủng. Người châu Phi lại dùng cỏ tranh để trị bệnh lậu và các rắc rối ở đường tiết niệu.Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế nhiệt. Chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu,... Lưu ý: người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.Cây mía lauMía lau vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện

vị, lợi đại tiểu trường, chỉ khát tiêu đàm, trừ phiền, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc. Mía lau trị hôi miệng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, tân dịch bất túc, táo bón. Nước uống ngày nắng nóng: Mía lau 3 khúc, bỏ vỏ, chẻ ra thành những miếng mỏng, Rễ cỏ tranh 20g, nấu lấy nước uống.Lưu ý: Ho do phong hàn (ho kèm đờm màu trắng), không nên dùng.

Nếu mía mốc, có mùi rượu, là mía đã bị axit hóa

không ăn được, nếu không có thể bị

ngộ độc.Cây mã đềCây mã đề cho các vị thuốc

sau:- Xa tiền tử:

Semen plantaginis là hạt mã đề phơi khô

hay sấy khô.- Mã đề thảo (xa tiền thảo): Herba plantaginis là toàn cây mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô.- Lá mã đề: Folium plantaginis là lá mã đề tươi hoặc sấy khô.Mã đề có tác dụng: - Lợi tiểu: Uống nước sắc mã đề, lượng nước tiểu tăng, trong nước tiểu lượng ure, axit uric và muối đều tăng.- Chữa ho: Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7 giờ, mạnh nhất sau khi uống 3-6 giờ.- Kháng sinh: Nước mã đề có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng

bệnh ngoài da.

Râu bắp (Râu ngô)Râu bắp loại có sợi dài, dai, màu nâu hung, vị ngọt, khô mà mềm được coi là loại tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình

can, thoái hoàng, chỉ huyết. Râu bắp tươi và râu bắp khô.

Râu bắp có chứa vitamin A, vitamin

K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin

C, vitamin PP, các flavonoid, acid

pantothenic, isotol, các saponin, các steroid

như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu bắp, có cảm giác ngọt, ngậy và mát.

Uống nước râu bắp hàng ngày có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, ngoài ra còn làm hạ đường huyết tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Sử dụng thường xuyên nước luộc râu bắp cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.

Hoa cúc – Cúc hoa Hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan,

làm sáng mắt.

Một số nghiên cứu còn cho thấy hoa cúc có

thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm

mỡ máu, làm dịu căng thẳng thần

kinh và giúp ngủ ngon.

Như vậy các loại thảo dược trên đều thuộc vào nhóm thanh nhiệt, lợi tiểu… nên sẽ có tác dụng làm mát, giải độc cho cơ thể.

Nước mát từ thảo dược

Rễ cỏ tranh

Cây mã đề

Cây mía lau

20

Thông tin mới

Virus có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn do Clostridium difficile, một vi khuẩn kháng nhiều thuốc kháng sinh và gây ra nhiều trường hợp nhiễm trùng bệnh viện nghiêm trọng.

Thể thực khuẩn (bactériophages). Một phương pháp mới để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium difficile, đó là sử dụng virus được gọi là thể thực khuẩn; phương pháp này đang được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của Đại học Leicester. Nếu phương pháp này thành công, có thể được áp dụng cho các vi khuẩn khác đề kháng với thuốc kháng sinh. Sau kháng sinh trị liệu, y học sẽ trở lại với liệu pháp thể thực khuẩn (phagothérapie) chăng? Trước khi phát hiện ra penicillin, y học đã hy

vọng dùng phagothérapie để điều trị nhiễm khuẩn.

Clostridium là một loại vi khuẩn gây bệnh có thể ảnh hưởng đến những người có sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, ví dụ như đã điều trị kháng sinh đường uống trước đó. Vào đầu năm 2013, đã có một đợt bùng phát nhiễm Clostridium trong cơ sở y tế của khu vực Marseille, cơ quan y tế đã tiến hành các bước để hạn chế sự tiến triển. Nhưng vi khuẩn này khó điều trị và tiêu diệt, các chiến lược mới cũng được tìm kiếm.

Một nhóm nghiên cứu Leicester đã tách riêng các thể thực khuẩn đặc hiệu với các chủng gây bệnh Clostridium difficile. Các thể thực khuẩn phá hủy các tế bào vi khuẩn

bằng cách xâm nhập tế bào và truyền chất liệu DNA của nó vào nhân tế bào vi khuẩn, từ đó buộc vi khuẩn phải tạo ra các virus mới, cho đến khi virus quá nhiều, tế bào vi khuẩn vỡ ra. Thể thực khuẩn mới được phóng thích bởi vi khuẩn đã chết sẽ xâm nhập vi khuẩn khác sau đó và tiếp tục việc phá hủy tế bào. Martha Clokie, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Ưu điểm chính của việc sử dụng các thể thực khuẩn là: không như kháng sinh, thực khuẩn chỉ lây nhiễm và tiêu diệt một dòng vi khuẩn chuyên biệt, nhờ vậy duy trì sự cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn đường ruột, làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát”. Nhớ lại, từ năm 1915 và năm 1917, Frederick Twort và Felix d’Hérelle đã nghiên cứu độc lập và cùng phát hiện thể thực khuẩn, nghiên cứu của họ đã nhanh chóng được nhiều nhà khoa học công nhận là một cách để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng việc phát hiện ra penicillin (trong năm 1941) và các loại kháng sinh khác đã dần dần chấm dứt nghiên cứu trong lĩnh vực này. Vì vậy, kể từ đầu những năm 90, không có sẵn nguồn các thể thực khuẩn dùng trong điều trị tại Pháp. Các nhà nghiên cứu Leicester đã làm việc với công ty AmpliPhi Biosciences Corporation, đã đệ đơn xin bằng sáng chế về thể thực khuẩn. Sau đó, họ sẽ tiến hành giai đoạn lâm sàng 1 và 2, sẽ đánh giá tiềm năng điều trị của phương pháp này. Cty AmpliPhi đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển các thể thực khuẩn chống lại Pseudomonas aeruginosa, một mầm bệnh gây ra nhiễm trùng phổi cấp tính có tỷ lệ tử vong cao. Đây cũng là công ty đầu tiên chứng minh hiệu quả của các thể thực khuẩn Pseudomonas trong các thử nghiệm lâm sàng trên người. Việc sử dụng liệu pháp thể thực khuẩn có thể loại bỏ tác hại của thuốc kháng sinh trên hệ vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu nguy cơ tái phát, cung cấp cho bệnh nhân sự bảo vệ hiệu quả và bền vững chống lại các vi khuẩn có khả năng gây chết người và làm giảm một phần lớn của gánh nặng tài chính.BS Quỳnh Viên (Theo Sciences et Avenir ngày 17-10-2013)

Dùng virus phá tế bào vi khuẩn

Clostridium difficile

Clostridium difficile gây ra nhiều trường hợp nhiễm trùng bệnh viện nặng. (Ảnh: Stefan Hyman, Đại học Leicester’.)

Clostridium bị thể thực khuẩn tấn công. (Ảnh: Stefan Hyman, Đại học Leicester.)

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 21

Tin hoạt động

Tổng kết “Dự án Chăm sóc chấn thương trước viện”“Để phát triển một mô hình sơ cấp cứu, nhằm tranh thủ “Thời gian vàng” trong sơ cấp cứu thì cộng tác viên là những Tình nguyện viên (TNV) tại cộng đồng là đối tượng đắc lực để triển khai và vận hành mô hình một cách hiệu quả. Trong tình hình điều kiện nguồn nhân lực y tế còn có hạn, hiểu biết của người dân để tiếp cận hệ thống cấp cứu 115 còn hạn chế thì việc đào tạo đội ngũ TNV không chuyên về y tế, sẵn có tại cộng đồng được trang bị bài bản về kiến thức, kỹ năng về sơ cấp cứu cơ bản là điều cần thiết và hữu ích cho ngành y tế”- BS. Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã phát biểu tại buổi tổng kết “Dự án chăm sóc chấn thương trước viện”.Dự án qua 2 giai đoạn và các đợt tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu; hiện 600 tình nguyện viên (TNV) không chuyên về y tế thuộc dự án tại 3 Quận /Huyện (Củ Chi, Thủ Đức, Bình Chánh) luôn hoạt động phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế thành phố tuyến trên để kịp ứng phó, xử trí chấn thương cho các nạn nhân chẳng may bị tai nạn gặp phải tại cộng đồng, giảm bớt di chứng sau tai nạn.Theo đó, các TNV đã xử trí được 5.735 trường hợp bị TNTT tại cộng đồng, trong đó 34,7% trường hợp đã được TNV sơ cấp cứu và 64,8% được TNV hỗ trợ/giới thiệu chuyển đến cơ sở y tế phù hợp. Để đạt được những thành công này, dự án được giám sát chặt chẽ, thực hiện xuyên suốt theo hệ thống từ dưới lên trên với chế độ báo cáo theo biểu mẫu thống nhất.Dự án đã chính thức kết thúc, nhưng hoạt động chăm sóc chấn thương trước viện này là rất cần thiết cho cộng đồng, đặc biệt khi tỷ lệ TNTT ở nước ta còn rất cao, do đó việc duy trì hoạt động này là điều tất yếu. Tại buổi tổng kết, các đơn vị phối hợp

cùng với các TNV đã thống nhất và xác định được những phương hướng hoạt động cho năm 2014. Hoạt động chăm sóc chấn thương trước viện nhất định sẽ được tiếp tục duy trì và phát triển.Tin-ảnh: Minh Thư

Bệnh viện Nguyễn Tri phương: kỷ niệm 110 năm chăm sóc và phát triểnQua 110 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bồi dưỡng-đào tạo đội ngũ y bác sĩ chuyên môn sâu. Từ một đơn vị chăm sóc sức khỏe đơn thuần, đến nay bệnh viện đã trở thành một bệnh viện

Đa khoa hạng 1 của TP.HCM, với quy mô 900 giường bệnh, 33 khoa lâm sàng và cận lâm sàng cùng 7 phòng chức năng. Hiện bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ trình độ

chuyên môn cao, tận tâm và giàu kinh nghiệm cùng việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y khoa tiên tiến như: máy cộng hưởng từ MRI, máy chụp mạch máu xóa nền DSA, hệ thống định vị (Navigation) trong phẫu thuật não… đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân thành phố và 36% bệnh nhân từ các tỉnh chuyển tuyến điều

trị hàng năm. Nhân kỷ niệm 110 thành lập bệnh viện, bệnh viện cũng đã tổ chức Hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học với hơn 20 đề tài nghiên cứu trên các lĩnh vực nội khoa, ngoại khoa trong điều trị bệnh parkinson, thoái hóa khớp, nhồi máu não cục bộ cấp, phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trong,… đã đem lại nhiều hiệu quả, cải thiện sức khỏe bệnh nhân.TL

xu thế phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ trong y học ngày nay“Sự tiến bộ không ngừng về khoa học và kỹ thuật, đòi hỏi ngành y tế phải luôn cập nhật kiến thức và nâng cao tay nghề thường xuyên để phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn theo xu hướng hiện nay – là ngày càng đi chuyên sâu vào từng lĩnh vực của y học và công nghệ” – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã nhấn mạnh tại buổi khai mạc Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 2 của Tổng Hội Y học phối hợp với Hội Y học TP.HCM phối hợp tổ chức vừa qua.Với 62 bài tổng quan và đề tài nghiên cứu khoa học về xu thế phát triển, những hiểu biết cập nhật và các ứng dụng khoa học công nghệ trong từng chuyên ngành y học cơ sở, chuyên khoa lâm sàng do các chuyên gia đầu ngành của các nước và TP.HCM báo cáo; chương trình hội nghị đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích xoay quanh các chủ đề: nội khoa, ngoại khoa, đa khoa, y học cơ sở và tiền lâm sàng. Ngoài ra, Hội nghị còn có 2 hội thảo vệ tinh về chuyên đề Đái tháo đường và bệnh thận mạn tính.PL

Tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu của dự án.

Một ca phẫu thuật kích thích não sâu trong điều trị rối loạn vận động tại BV Nguyễn Tri Phương

22

Thử tài của bạn

08. 39 30 94 31Đường dây nóng luôn hoạt động 24/24 giờ trong tất cả các ngày trong tuần, kể cả

thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ

1. Một trong các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao và dễ bị xã hội kì thị.2. Tên viết tắt của Ủy ban Phòng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh.

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Đáp án ô chữ kỳ trước số 216

Tứ khóa: Bướu cổ

3. Lĩnh vực nào đóng vai trò vô cùng quan trọng và cốt yếu nhằm thay đổi hành vi về dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS?4. Chương trình tham vấn Xét nghiệm tự nguyện của Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM thường được gọi với tên gì?5. Hiện nay, hình thái lây truyền HIV qua đường nào có xu hướng ngày càng cao?

6. Hiện nay, chương trình hỗ trợ điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng chất gì?7. Ngày thế giới phòng chống AIDS hàng năm.* Từ khóa “………….”: Trong công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS năm 2013 nhấn mạnh HIV là bệnh như thế nào?

T ả O B Ẹ

S u y g I á p

M Ộ T N g à N

T u y Ế N g I á p

C Ừ Ờ N g g I á p

I O D

ĐưỜNg Dây NóNg Của Sở y TẾ

Sức khỏe TP.HCM • Số 217 Tháng 12/2013 23

Tư vấn sức khỏe

Góc p

háp l

uật

Khi có kế hoạch sinh em bé thì nên chích ngừa cho bà mẹ hay nên chích cho em bé sau khi sinh ra thì tốt hơn? Khi lỡ tiêm vaccin rubella rồi mà phát hiện có thai trong tháng đầu thì nên giữ hay nên bỏ?Nên chích ngừa cho cả mẹ và trẻ vì:

- Chích cho mẹ để tạo kháng thể cho mẹ và trong quá trình mang thai kháng thể đó được truyền qua nhau thai tạo kháng thể thụ động cho em bé trong suốt thai kỳ, ngoài ra trong giai đoạn đầu sau sinh, kháng thể còn có trong sữa mẹ do đó sẽ bảo vệ cho bé trong những tháng đầu đời.

- Nên chích ngừa cho trẻ vì tuy trẻ được nhận kháng thể từ mẹ nhưng đó là kháng thể thụ động không tồn

Lợi dụng người khuyết tật để trục lợi bị phạt đến 15 triệu đồngChăm lo và bảo vệ quyền lợi cho một số đối tượng diện bảo trợ xã hội; trong năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, người khuyết tật.Theo Nghị định, phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật; cản trở quyền nuôi con của người khuyết tật; cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật

tại lâu dài mà cần tiêm ngừa cho trẻ để trẻ có kháng thể chủ động để bảo vệ cơ thể tốt hơn và lâu dài hơn.Khi lỡ tiêm ngừa Rubella rồi mà phát hiện có thai trong tháng đầu vẫn nên giữ thai lại vì theo lý thuyết sẽ có 1,6% bà mẹ tiêm vắc-xin Rubella trong tháng đầu sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi gây nên những dị tật, tuy nhiên thực tế chưa có tài liệu nào chứng minh chích vắc-xin Rubella trong tháng đầu làm cho trẻ

theo quy định của pháp luật.Đối với một trong các hành vi: Xâm phạm thân thể của người khuyết tật; xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khuyết tật; xâm phạm tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật thì sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối

bị tật sau sinh do đó nên giữ lại thai và theo dõi thai thường xuyên.

TS.BS. Lê Thị Thu HàBệnh viện Từ Dũ

Tôi đưa con tôi đi tiêm chủng tại sao bác sỹ lại khuyên cho cháu ăn trứng trước khi tiêm?

Tiền sử dị ứng trứng rất được quan tâm trong chỉ định tiêm chủng đối với một số loại vaccin mà quá trình sản xuất có liên quan đến trứng như vắc-xin ngừa cúm, ngừa sởi – quai bị – rubella, ngừa bệnh sốt vàng. Có thể bác sĩ muốn kiểm tra lại tình trạng dị ứng của bé đối với trứng trước khi tiêm. Người nhà cần thông báo đầy đủ tình trạng dị ứng của bé cho bác

sĩ trước khi chỉ định tiêm chủng. Nếu được chỉ

định tiêm chủng, người nhà phải

tuân thủ quy định ở lại phòng tiêm 30 phút sau

tiêm chủng và theo dõi sát sức

khỏe của bé trong ít nhất 24 giờ sau tiêm

chủng.

THS.BS.Hồ Vĩnh ThắngViện Pasteur TP.HCM

với một trong các hành vi: Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Ảnh minh họa

(Ảnh: wordpress.com)

TruNg TâM TruyỀN THÔNg - gIáO DỤC SỨC KHỎE Tp.HCM59B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: (84.08) 39 309 086Fax: (84.08) 39 309 086Email: [email protected]: t4ghcm.org.vn