32
TIN VẮN TIN TỨC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 1 Bộ Công Thương đã hoàn tất Dự thảo về Lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học tại Việt Nam. Trong đó, xăng sinh học sẽ phải bắt buộc sử dụng trên thị trường Việt Nam kể năm 2014. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 năm 2012 tăng 5,7% so với tháng 10/2011. So với tháng 9, chỉ số SXCN tăng 5,8%. Tính chung 10 tháng, chỉ số SXCN tăng 4,5%. Một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao như: khai thác dầu thô và khí tự nhiên tăng 12,1%; chế biến, bảo quản thuỷ sản và sản phẩm từ thuỷ sản tăng 8,0%; chế biến sữa và sản phẩm từ sữa tăng 12,5%... Từ ngày 25-27/10/2012 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đồng tổ chức Triển lãm Quốc tế Điện hạt nhân năm 2012. Tham gia triển lãm lần này gồm có khu trưng bày của Việt Nam và các gian hàng của các công ty điện hạt nhân từ các nước Canada, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Pháp. Trong tháng 10/2012, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu, phê duyệt nhiều nội dung liên quan đến ngành năng lượng Việt Nam như: Đánh giá tổng thể bể than Quảng Ninh; Nâng mức bồi dưỡng người lao động khai thác khoáng sản trong hầm lò; Sớm hoàn thiện Đề án cảng than cho các trung tâm nhiệt điện phía Nam; Đàm phán Hiệp định vay ADB Dự án “Đầu tư lưới điện truyền tải 2”; Phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư Thủy điện Sơn La; Xây dựng Đề án khai thác khí sét tại Việt Nam… Ngày 17/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1556/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”. Theo đó, việc phát triển DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài; phát huy tối đa nguồn nhân lực và các nguồn lực trong nước; đồng thời để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trước sức ép hội nhập. Bộ Công Thương hỗ trợ 1 triệu đồng cho khách hàng mua máy nước nóng năng lượng mặt trời Từ ngày 1/10/2012 đến hết ngày 31/12/2012, các khách hàng khi mua sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt trời sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng từ Bộ Công Thương, thay vì nhận hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Nguồn vốn hỗ trợ được trích từ ngân sách Chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2012. Vừa qua, EVN đã có thông báo chính thức về việc dừng chương trình hỗ trợ 1 triệu đồng khi mua sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt trời năm 2012. Tuy nhiên, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Bộ Công Thương. Qua đó, người tiêu dùng khi mua sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt trời thương hiệu Tân Á Đại Thành tại Hà Nội và các tỉnh như: Bắc Giang, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sơn La sẽ tiếp tục được hỗ trợ trực tiếp 1 triệu đồng/sản phẩm. Theo Vneep WB thông qua khoản tín dụng 70 triệu USD cho Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu Vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua khoản tín dụng trị giá 70 triệu USD cho Việt Nam, nhằm hỗ trợ Chính phủ tăng cường năng lực thể chế cần thiết trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Khoản tín dụng của WB sẽ cung cấp tài chính song song với chương trình hỗ trợ ngân sách từ nhiều nhà tài trợ cho Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính phủ. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Chương trình Phát triển Pháp (AfD) sẽ đồng hỗ trợ khoảng 145 triệu USD, Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAID) sẽ cung cấp khoảng 8 triệu AUD và ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Eximbank) cung cấp khoảng 30 triệu USD, nâng tổng số tiền hỗ trợ lên khoảng 253 triệu USD theo như đề xuất hoạt động của Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Nguồn tài chính trên được dùng để triển khai ba nội dung: Thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động và các vấn đề liên ngành. Các hoạt động này sẽ tập trung vào ngành Nước, Năng lượng, lồng ghép biến đổi khí hậu vào công tác lập kế hoạch phát triển và tạo môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động cung cấp tài chính phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nguồn tín dụng và các khoản hỗ trợ trên sẽ góp phần giúp Việt Nam xây dựng Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu, chuẩn bị một khuôn khổ phối hợp quốc gia nhằm giảm thiểu rủi ro từ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng các cơ chế, thể chế, khuyến khích các nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Hậu Nguyên

Bộ Công Thương hỗ trợ 1 triệu đồng cho TIN VẮN khách hàng ...media.vneec.gov.vn/eepmedia/2013/03/02/a42eff5c8_tknl_t102012_ok.pdfphố Hà Nội vẫn tiếp tục

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TIN VẮN

TIN TỨC

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 1

Bộ Công Thương đã hoàn tất Dự thảo vềLộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học tạiViệt Nam. Trong đó, xăng sinh học sẽ phảibắt buộc sử dụng trên thị trường ViệtNam kể năm 2014.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉsố sản xuất công nghiệp tháng 10 năm2012 tăng 5,7% so với tháng 10/2011. Sovới tháng 9, chỉ số SXCN tăng 5,8%. Tínhchung 10 tháng, chỉ số SXCN tăng 4,5%.Một số ngành có tốc độ tăng trưởng caonhư: khai thác dầu thô và khí tự nhiêntăng 12,1%; chế biến, bảo quản thuỷ sảnvà sản phẩm từ thuỷ sản tăng 8,0%; chếbiến sữa và sản phẩm từ sữa tăng 12,5%...

Từ ngày 25-27/10/2012 tại Hà Nội, BộCông Thương phối hợp với Bộ Khoa họcvà Công nghệ đồng tổ chức Triển lãmQuốc tế Điện hạt nhân năm 2012. Thamgia triển lãm lần này gồm có khu trưngbày của Việt Nam và các gian hàng củacác công ty điện hạt nhân từ các nướcCanada, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật,Pháp.

Trong tháng 10/2012, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu, phêduyệt nhiều nội dung liên quan đếnngành năng lượng Việt Nam như: Đánhgiá tổng thể bể than Quảng Ninh; Nângmức bồi dưỡng người lao động khai tháckhoáng sản trong hầm lò; Sớm hoànthiện Đề án cảng than cho các trung tâmnhiệt điện phía Nam; Đàm phán Hiệpđịnh vay ADB Dự án “Đầu tư lưới điệntruyền tải 2”; Phát triển kinh tế xã hộivùng tái định cư Thủy điện Sơn La; Xâydựng Đề án khai thác khí sét tại ViệtNam…

Ngày 17/10/2012, Thủ tướng Chính phủban hành Quyết định số 1556/QĐ-TTgphê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vựccông nghiệp hỗ trợ”. Theo đó, việc pháttriển DNNVV trong lĩnh vực công nghiệphỗ trợ trên cơ sở thu hút tối đa các nguồnvốn đầu tư của các thành phần kinh tế,đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài; pháthuy tối đa nguồn nhân lực và các nguồnlực trong nước; đồng thời để tăng khảnăng cạnh tranh cho doanh nghiệp trướcsức ép hội nhập.

Bộ Công Thương hỗ trợ 1 triệu đồng chokhách hàng mua máy nước nóng nănglượng mặt trời

Từ ngày 1/10/2012 đến hết ngày31/12/2012, các khách hàng khi mua sảnphẩm máy nước nóng năng lượng mặt trờisẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng từ Bộ CôngThương, thay vì nhận hỗ trợ của Tập đoànĐiện lực Việt Nam (EVN). Nguồn vốn hỗ trợđược trích từ ngân sách Chương trình Mụctiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiếtkiệm và hiệu quả năm 2012.

Vừa qua, EVN đã có thông báo chính thức về việc dừng chương trình hỗtrợ 1 triệu đồng khi mua sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt trời năm2012.

Tuy nhiên, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Tổng công ty Điện lực thànhphố Hà Nội vẫn tiếp tục triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Bộ Công Thương.

Qua đó, người tiêu dùng khi mua sản phẩm máy nước nóng năng lượngmặt trời thương hiệu Tân Á Đại Thành tại Hà Nội và các tỉnh như: Bắc Giang,Nam Định, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sơn La sẽ tiếp tục được hỗ trợ trực tiếp1 triệu đồng/sản phẩm.

Theo Vneep

WB thông qua khoản tín dụng 70 triệu USD cho Việt Nam ứng phóvới biến đổi khí hậu

Vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua khoản tín dụng trịgiá 70 triệu USD cho Việt Nam, nhằm hỗ trợ Chính phủ tăng cường nănglực thể chế cần thiết trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Khoảntín dụng của WB sẽ cung cấp tài chính song song với chương trình hỗ trợngân sách từ nhiều nhà tài trợ cho Chương trình hỗ trợ ứng phó với biếnđổi khí hậu của Chính phủ. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vàChương trình Phát triển Pháp (AfD) sẽ đồng hỗ trợ khoảng 145 triệuUSD, Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAID) sẽ cung cấp khoảng8 triệu AUD và ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Eximbank)cung cấp khoảng 30 triệu USD, nâng tổng số tiền hỗ trợ lên khoảng 253triệu USD theo như đề xuất hoạt động của Chương trình hỗ trợ ứng phóvới biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Nguồn tài chính trên được dùng để triển khai ba nội dung: Thích ứngvới biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động và các vấn đề liên ngành. Cáchoạt động này sẽ tập trung vào ngành Nước, Năng lượng, lồng ghépbiến đổi khí hậu vào công tác lập kế hoạch phát triển và tạo môi trườngthuận lợi hơn cho hoạt động cung cấp tài chính phục vụ ứng phó vớibiến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nguồn tín dụng và các khoản hỗ trợ trênsẽ góp phần giúp Việt Nam xây dựng Chiến lược quốc gia về Biến đổi khíhậu, chuẩn bị một khuôn khổ phối hợp quốc gia nhằm giảm thiểu rủi rotừ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng các cơ chế, thểchế, khuyến khích các nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động ứng phó vớibiến đổi khí hậu.

Hậu Nguyên

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)2

TIN TỨC

Chương trình khí sinh họccho ngành chăn nuôi của ViệtNam đoạt giải thưởng “Vì conngười” năm 2012

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn) vừa cho biết, Chương trình Khí sinh học chongành Chăn nuôi của Việt Nam đã đoạt giải thưởng “Vìcon người” năm 2012. Giải thưởng này do Diễn đànNăng lượng Thế giới (WEF) bình chọn và trao tặng.Chương trình Khí sinh học cho ngành Chăn nuôi ViệtNam do Cục Chăn nuôi hợp tác với Tổ chức Phát triểnHà Lan thực hiện.

Chương trình Khí sinh học do ngành Chăn nuôitriển khai đã giúp nhiều cơ sở chăn nuôi từ cá thể đếntrang trại giải quyết nguồn phân từ chăn nuôi chưađược xử lý. Mục tiêu của dự án là góp phần phát triểnnông thôn thông qua việc sử dụng công nghệ khí sinhhọc, xử lý chất thải chăn nuôi, cung cấp năng lượngsạch và rẻ tiền cho bà con nông dân, góp phần bảo vệsức khoẻ cộng động, tạo thêm công ăn việc làm ở nôngthôn và giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giảmhiện tượng phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính.

Dự án đã hỗ trợ xây dựng 130.000 công trình khísinh học, nâng cao đời sống cho hơn 650.000 ngườithông qua việc cung cấp nguồn năng lượng sạch vàrẻ tiền.

Hậu Nguyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai sử dụng năng lượngtiết kiệm và hiệu quả

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia vềsử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, vừa qua,tại thành phố Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chứctập huấn cho giáo viên cốt cán cấp tỉnh về sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các trungtâm học tập cộng đồng (HTCĐ).

Chương trình sẽ cung cấp những kiến thức cơbản về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệmvà hiệu quả, đồng thời bồi dưỡng, nâng cao nănglực cho giáo viên trong các trung tâm HTCĐ triểnkhai thực hiện tốt nhiệm vụ sử dụng năng lượngtiết kiệm và hiệu quả phù hợp với đối tượng vàđiều kiện thực tế của địa phương.

Kể từ khi các văn bản về triển khai thực hiệnLuật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quảđược ban hành, nhận thức của cộng đồng đã dầndần được nâng lên. Dự báo, nhu cầu năng lượngcủa cả nền kinh tế và các ngành sản xuất, dịch vụsẽ ngày càng tăng. Vì vậy, các cấp, ngành, địaphương cần tích cực triển triển khai thực hiệnnghiêm túc và quyết liệt các đề án về sử dụng nănglượng hiệu quả và tiết kiệm.

Nga Bùi

Việt Nam công bố Chiến lược tăng trưởng xanhNgày 29/10/2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Chiến lược

Quốc gia về tăng trưởng xanh. Theo Quyết định 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính

phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh, với 3 mụctiêu: Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóacác ngành hiện có, khuyến khích phát triển các vùng kinh tế, sử dụnghiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; nghiên cứuứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệuquả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính,góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; nâng cao đời sốngcủa nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nôngnghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

Để đạt được 3 mục tiêu nêu trên, Chiến lược cũng đề ra 3 nhiệm vụ quan trọng: Giảm cường độ phát thải khí nhà kínhvà thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Xanh hóa sản xuất; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùngbền vững.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho rằng, thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh là một nội dungmới không chỉ ở Việt Nam mà cũng là mới với các nước khác trên thế giới.

Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta cho biết thêm, Việt Nam là một trong nhữngnước đang phát triển đầu tiên trên thế giới khởi động chiến lược tăng trưởng xanh và thực sự là rất thành công. Nó phù hợpvới Chiến lược biến đổi khí hậu đến năm 2020 mà Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh là một phần trong đó.

“Chiến lược này đã chứng minh nỗ lực của Chính phủ trong đối phó với biến đổi khí hậu. Đây cũng là cơ hội để Việt Namtăng khả năng cạnh tranh của mình”- bà Mehta khẳng định.

Thu Trang

SỬ DỤNG HỆ THỐNG QLNLNHẰM TỐI ƯU HÓA QUẢN LÝSẢN XUẤT

Thực tế cho thấy, rất nhiều doanhnghiệp (DN) trọng điểm vẫn cònnhầm tưởng QLNL và kiểm toán nănglượng (KTNL) là một. KTNL chỉ là mộtbước trong quá trình QLNL. KTNL chỉgiúp DN phát hiện được những tiềmnăng tiết kiệm năng lượng (TKNL) củadây chuyền sản xuất, nhà xưởng vậnhành…, từ đó đưa ra giải pháp cải tạo,thay thế để giúp giảm việc tiêu thụnăng lượng. Còn hệ thống QLNL lạithuộc một phạm vi rộng lớn và hiệuquả bền vững hơn. Nó được xây dựngđể giám sát toàn diện quá trình hoạtđộng của DN, bao gồm cả yếu tố máymóc và con người.

Hệ thống QLNL gồm có: Chínhsách năng lượng cơ cấu nhân sự theomột tổ chức nhất định thể hiện rõ chứcnăng, nhiệm vụ của tổ chức cũng nhưcủa từng thành viên; Quy trình và cáccông cụ thực hiện việc theo dõi, thốngkê, thiết lập các mục tiêu TKNL chodoanh nghiệp và kế hoạch thực hiệnmục tiêu, đánh giá kết quả đạt được.

Doanh nghiệp sẽ có một quy trìnhquản lý chi phí năng lượng một cáchcó hệ thống nhằm tiết kiệm chi phítrên nền công nghệ hiện có, quản lýra sao để sử dụng hiệu quả nănglượng điều này cũng có nghĩa là sẽtăng khả năng cạnh tranh cho DN.Điều quan trọng nữa là hệ thốngQLNL sẽ hỗ trợ tích cực cho những hệthống quản lý chất lượng khác nhưISO 9001, 14001...

NHẬN THỨC CỦA DOANHNGHIỆP: NGÀY CÀNG TÍCH CỰC

Mặc dù hiệu quả từ việc thiết lậphệ thống QLNL là rất lớn, tuy nhiên,phần lớn các doanh nghiệp chưa thựcsự quan tâm. Một số DN đã xây dựnghệ thống QLNL cho mình nhưng hầuhết đều mang tính tự phát. Vì vậy, đaphần là thiếu tính hệ thống làm chohoạt động của hệ thống QLNL kémhiệu quả. Từ đó DN không tích cực đểduy trì hệ thống QLNL quan trọng này.

TP. HCM có lượng DN quan tâm vàthực hiện QLNL sớm và hiệu quả nhấttrong cả nước. Từ năm 2007 đến nay,Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC-HCMC) đã tư vấn triển khaihệ thống QLNL cho gần 50 DN trênđịa bàn TP. HCM, trong đó số lượng DNbắt đầu quan tâm đến việc triển khaihệ thống này tăng lên đáng kể từ năm2010 – 2011.

Theo ông Lê Vĩnh Thái, Giám đốckỹ thuật của Khách sạn RenaissenceRiverside, việc thiết lập hệ thốngQLNL bước đầu cũng gặp một số trởngại như kêu gọi tinh thần thực hiệncủa toàn thể nhân viên hoặc khi tìmkiếm nguồn đầu tư để triển khai cácgiải pháp về công nghệ… Nhưng vớisự hỗ trợ của đơn vị tư vấn, hệ thốngQLNL tại Renaissence Riverside đãnhanh chóng đi vào ổn định và thuđược những hiệu quả ngoài mongđợi. Chính các nhà đầu tư sau khi nhậnthấy những lợi ích cụ thể đã tăngcường các khoản ưu đãi và thưởngngược trở lại cho khách sạn.

Cũng với sự hỗ trợ tư vấn của ECC– HCMC, Tổng công ty Công nghiệpSài Gòn đã triển khai hệ thống QLNLtại các nhà máy và đơn vị trực thuộc.Trong đó, Nhà máy Thuốc lá BếnThành Craven “A” và Nhà máy Thuốc lá

Quản lý năng lượng

>>HảI QUÂN

Trước áp lực của chi phí năng lượng ngày nay, các doanh nghiệp bắt đầu

quan tâm đến vấn đề làm thế nào để cắt giảm chi phí qua việc quản lý năng

lượng (QLNL). Không chỉ đơn giản là việc thực thi theo pháp luật, QLNL

bây giờ chính là giải pháp ích nước lợi nhà.

Quản lý năng lượng tốt nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh Ảnh: XMBS

giải pháp ích nước lợi nhà

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 3

TIÊU ĐIỂM

Ngày 19/11/2010, tại trụ sở Bộ Công Thương, Ngài StefanMappus - Thủ hiến bang Baden – Württemberg và Thứtrưởng Bộ Công Thương Việt Nam Lê Dương Quangđã cắt băng khánh thành mô hình trình diễn pin mặt

trời nối lưới tại trụ sở Bộ Công Thương. Chứng kiến buổi lễ có đạidiện hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu của Đức và đại diện các Vụcó liên quan của Bộ Công Thương. Công trình trình diễn pin mặttrời nối lưới đầu tiên tại trụ sở một cơ quan nhà nước của ViệtNam không chỉ đánh dấu một mốc quan trọng trong mối quanhệ hữu nghị Việt Nam – CH Liên bang Đức, mà còn giới thiệucông nghệ năng lượng tái tạo hàng đầu của Đức tại Việt Nam.

Ông Lương Văn Thái, Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng BộCông Thương, cho biết: “Dự án có quy mô sản xuất 16.000 kWhđiện/năm, với tổng diện tích các tấm pin mặt trời được lắp đặt là100 m2, bao gồm 52 module loại SolarWorld SW 230. Gócnghiêng của tấm pin đã được tính toán mô phỏng nhờ các phầnmềm máy tính để đạt được giá trị tối ưu giúp cho tấm pin tạo ranhiều điện năng nhất. Chính chuyên gia Đức sang đây hàngtháng trời để thiết kế, chỉ đạo việc lắp đặt thiết bị. Sau 2 năm vậnhành, đến nay, hệ thống vẫn hoạt động rất ổn định. Theo hồ sơkỹ thuật, các tấm pin có độ bền trên 20 năm, còn hệ thống biếntần có thể hoạt động khoảng 10 năm".

Được biết, trước khi lắp đặt, Trường Đại học Bách khoa HàNội và Bộ Công Thương đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứuNăng lượng mới tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật lắp đặt pin mặttrời nối lưới. Chương trình tập huấn nhằm trang bị những kiếnthức, kỹ năng cơ bản cho các kỹ thuật viên trực tiếp thi công lắpđặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại tòa nhà trụ sở Bộ CôngThương.

Theo ông Đặng Đình Thống - Giám đốc Trung tâm Nănglượng mới – Đại học Bách khoa Hà Nội: “Đây là cơ hội để các kỹthuật viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới đượctrao đổi, học hỏi thêm về các kỹ thuật lắp đặt pin mặt trời nốilưới có diện tích lớn từ trực tiếp các chuyên gia hàng đầu đến từCHLB Đức. Nội dung tập huấn thực tế, trình bày dễ hiểu giúp cáckỹ sư Việt Nam tiếp thu rất tốt. Sau dự án này, các kỹ sư Việt Nam

Khánh Hội đạt được kết quả khá tốt và đoạt giảithưởng về TKNL. Hai nhà máy này đã đề ra nhữngchính sách, mục tiêu TKNL cụ thể với những kếhoạch thực hiện rõ ràng; tiến hành đào tạo,truyền thông, cũng như khuyến khích cán bộ,công nhân viên thực hiện TKNL, kết hợp KTNL,giám sát, đo lường… Nhờ dựa vào hệ thống sơ sởdữ liệu về năng lượng tiêu thụ, tìm nguyên nhânvà giải pháp khi suất tiêu hao năng lượng tănglên hoặc cao hơn mức chuẩn, nhà máy đã đầu tưbài bản các giải pháp TKNL.

Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty này cho biết,suất tiêu hao năng lượng trung bình của Nhà máyThuốc lá Bến Thành Craven “A” giảm 15% từ 0,013kWh/gói (năm 2009, 2010) xuống còn 0,011kWh/gói vào năm 2011 và giảm 414 tấn CO2/nămcho môi trường tự nhiên. Tương tự, Nhà máyThuốc lá Khánh Hội cũng tiết giảm được 775 tấnCO2/năm; suất tiêu hao điện của nhà máy giảmrõ rệt, từ 1.000 kWh/50.000 gói năm 2008 xuốngcòn dưới 800 kWh/50.000 gói năm 2011. Đặc biệt,với giải pháp đầu tư dây chuyền vấn điếu đóngbao mới, nhà máy đã tiết kiệm được 600kWh/ngày, tương đương 187.200 kWh/năm.

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ QLNL ISO 50001- TIỀN ĐỀ THUẬN LỢI

Tiêu chuẩn quốc tế về QLNL ISO 50001 cóhiệu lực từ tháng 6/2011. Đây là một tiêu chuẩnquan trọng để mọi tổ chức, doanh nghiệp xâydựng và áp dụng nhằm nâng cao hiệu suất sửdụng năng lượng của mình và sử dụng để xin cấpchứng nhận về việc đáp ứng các chuẩn mực vềQLNL. Hệ thống QLNL ISO 50001:2011 quy địnhcác yêu cầu để thiết lập, thực hiện, duy trì và cảithiện hệ thống QLNL, mà mục đích là để một tổchức có một cách tiếp cận có hệ thống trong việcđạt được cải tiến liên tục hiệu suất năng lượng.

Đây cũng là tiền đề thuận lợi để các đơn vị tưvấn đẩy mạnh hoạt động tư vấn cho các doanhnghiệp triển khai ứng dụng hệ thống QLNL, đồngthời hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp tiến tớiđược cấp chứng nhận ISO 50001 bởi tổ chức quốctế BV (Bureau Veritas) - đơn vị cấp chứng nhậnhàng đầu thế giới.

Mặc dù, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm vàhiệu quả đã bắt buộc các doanh nghiệp phảiđăng ký tiêu chuẩn ISO cho hệ thống QLNLnhưng không chỉ thế, là cơ chế bắt buộc, việcđăng ký theo tiêu chuẩn này sẽ giúp các doanhnghiệp khẳng định được hệ thống QLNL tạidoanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao hìnhảnh của doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu sảnphẩm xanh, sạch và tăng tính cạnh tranh trên thịtrường thế giới. Vậy thì doanh nghiệp không nênchần chừ nữa.v

Tấm pin năng lương mặt trời trên nóc tòa nhà Bộ Công Thương Ảnh: LH

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)4

TIÊU ĐIỂM

Thành quả

Ảnh: Lê Hằng

Công trình pin mặt trời nối lưới tại trụ sở Bộ Công Thương:

sau 2 năm triển khai

đã học hỏi được rất nhiều. Từ đây, Việt Nam có thể làm chủcông nghệ, có thể thi công các dự án tương tự mà khôngcần đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia nước ngoài”.

Việc vận hành, bảo dưỡng do Trung tâm Năng lượng mới,Đại học Bách khoa Hà Nội đảm nhiệm. Đặc biệt, việc giámsát họat động của thiết bị được thực hiện hoàn toàn qua In-ternet, do vậy các chuyên gia của ALTUS từ Đức có thể giámsát hoạt động của thiết bị 24/24. Toàn bộ trang thiết bị chínhđược phía Đức bảo hành trong thời gian 10 năm.

Mặc dù công trình pin mặt trời nối lưới trên nóc nhà BộCông Thương không đủ cung cấp điện năng cho cả tòa nhànhưng nó có ý nghĩa rất lớn bởi dự án mang một giá trị biểutượng cho sự nhận thức của một cơ quan nhà nước trướcviệc sử dụng công nghệ năng lượng tái tạo, nhằm tiết kiệmnăng lượng và bảo vệ môi trường.

Nhiều người dân sống gần trụ sở Bộ Công Thương hếtsức bất ngờ và thú vị khi biết thông tin này và cho rằng, BộCông Thương lắp đặt hệ thống pin mặt trời là việc làm rấthiệu quả. Bộ là nơi đề ra chính sách về khuyến khích sử dụngnăng lượng tái tạo thì Bộ cũng cần làm trước để người dânnoi theo. Điều đó cũng giống như các cơ quan luôn tuyêntruyền người dân phải tiết kiệm điện, thì chính các cơ quan

nhà nước cũng cần thực hiện tiết kiệm điện hiệu quả. Nhiềuý kiến còn cho rằng, Nhà nước cần có chính sách vừa hỗ trợ,vừa yêu cầu các các cơ quan nhà nước ở phía Nam phải tậndụng tối đa diện tích mái nhà để lắp đặt hệ thống pin mặttrời. Khi đó, sẽ tạo ra phong trào cho người dân cùng biếnmái nhà thông thường thành những mái nhà năng lượng.

Có thể nói, Bộ Công Thương không chỉ là một trongnhững cơ quan nhà nước đi đầu trong lĩnh vực sử dụngnăng lượng tái tạo mà còn rất nêu gương trong việc thựchiện sử dụng năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm. Điều nàyđược thể hiện rõ qua chủ trương đã được lãnh đạo Bộ quántriệt đến từng cán bộ, nhân viên nêu cao ý thức sử dụngđiện, nước. Ông Lương Văn Thái cho biết thêm: “Chúng tôiđã thay thế bóng đèn thường bằng đèn compact, đèn LED.Điều hòa nhiệt độ đều được cài đặt ở chế độ nhiệt độ tốithiểu là 25 độ C, do đó, dù trời có nóng, điều hòa cũngkhông thể giảm xuống dưới 25 độ C được”. Để duy trì đềuđặn công tác thực hiện tiết kiệm điện, Văn phòng Bộ cử cánbộ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về ý thức sử dụng điệntại các phòng, ban, đơn vị. Nếu cuối giờ làm việc, người ởcác phòng, ban ra về quên tắt điện sẽ bị nhắc nhở.v

Đào Phai (tổng hợp)

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 5

TIÊU ĐIỂM

>>Hồ NGA (thực hiện)

Ngành Giao thông vận tải (GTVT) có tới

hàng trăm doanh nghiệp nằm trong danh sách

sử dụng năng lượng trọng điểm. Việc kiểm toán

năng lượng (KTNL) tự nguyện và tiến tới bắt

buộc trong Ngành đang được triển khai như thế

nào là nội dung cuộc trao đổi của Bản tin Tiết

kiệm năng lượng với TS. Chu Mạnh Hùng – Vụ

trưởng Vụ Môi trường, Bộ GTVT. Xin trân trọng

giới thiệu cùng bạn đọc.

Các doanh nghiệp của ngành Giao thông vận tải

ĐỀU TỰ NGUYỆNthực hiện kiểm toán năng lượng

PV: Thưa ông, Chương trình Mục tiêu quốc gia vềSDNLTK&HQ đã bước sang giai đoạn 2. Ông có đánhgiá gì về sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địaphương và doanh nghiệp trong việc thực hiện tiếtkiệm năng lượng (TKNL) thời gian vừa qua?TS. CHU MẠNH HÙNG: Giai đoạn 1 là giai đoạn khởi

động, Bộ GTVT đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Công Thươngđể thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia vềSDNLTK&HQ. Trong giai đoạn này, Luật SDNLTK&HQ và mộtvăn bản qui phạm pháp luật đã được ban hành để triển khaiChương trình. Các bộ, ngành đã phối hợp rất chặt chẽ đểviệc triển khai các văn bản đạt hiệu quả. Về phía Bộ GTVT đãbám sát các chương trình để giao nhiệm vụ đến các cụcquản lý chuyên ngành, các cơ sở sử dụng năng lượng củangành GTVT thông qua việc phối hợp chặt chẽ với Vănphòng TKNL của Bộ Công Thương.

Trong ngành GTVT có 5 lĩnh vực chính gồm: Hàngkhông; Đường bộ; Đường thủy nội địa; Đường sắt; Hàng hải.Đây là những lĩnh vực tiêu thụ khối lượng nhiên liệu rất lớn.Vì thế, ngành GTVT rất quan tâm đến vấn đề TKNL.

Tôi cho rằng, giai đoạn 1 của chúng ta đã khá thànhcông. Hiện nay Chương trình đã chuyển sang giai đoạn 2 vớimột thuận lợi rất lớn là Luật SDNLTK&HQ đã có hiệu lực vàđược triển khai đi vào cuộc sống. Ngay từ khi tham gia vàoBan soạn thảo Luật, được sự chỉ đạo sát sao của Trưởng Banchỉ đạo Chương trình và sự phối hợp chặt chẽ của Vănphòng TKNL, Bộ GTVT đã chủ động xây dựng Thông tư

hướng dẫn. Do đó, ngay khi Luật có hiệu lực thi hành, ngànhGTVT đã ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiệnLuật rất kịp thời.

PV: Sau hơn một năm Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 1294/QĐ-TTg về danh sách các cơ sở sửdụng năng lượng trọng điểm, các cơ sở có trong danhsách thuộc ngành GTVT đã thực hiện trách nhiệm nàynhư thế nào? Việc tiến tới thực hiện KTNL bắt buộc tạicác cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm đã và sẽđược triển khai ra sao, thưa ông?TS. CHU MẠNH HÙNG: Trước khi Thủ tướng Chính phủ

ban hành Quyết định này, Bộ GTVT đã tiến hành khảo sátđánh giá, lấy ý kiến của các cục quản lý chuyên ngành, khảosát đánh giá tại các doanh nghiệp vận tải thuộc thẩm quyềnquản lý của Bộ để xác định danh sách các đơn vị thuộc diệntiêu thụ năng lượng trọng điểm. Các doanh nghiệp vận tảiphải căn cứ theo lượng tiêu thụ nhiên liệu, tiến hành thống kêxác định lượng tiêu thụ nhiên liệu hàng năm để đăng ký thựchiện việc KTNL và đề ra các biện pháp giảm lượng tiêu thụ.

Trong ngành GTVT, các doanh nghiệp đều tự nguyệnthực hiện. Lý do rất đơn giản, vì tất cả lượng nhiên liệu tiêuthụ cho hoạt động vận tải từ Nhà nước đến tư nhân đềuđược hạch toán vào giá thành vận tải. Hiện nay, giá cước vậntải gồm các chi phí: Lượng tiêu thụ nhiên liệu, khấu hao máymóc, trả lương công nhân, bảo dưỡng, trong đó chi phínhiên liệu chiếm tới 40% cước vận tải. Đó thực sự là chi phírất lớn.

TS. Chu Mạnh Hùng

TIÊU ĐIỂM

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10 -2012)6

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 7

TIÊU ĐIỂM

Dù chưa triển khai Chương trình TKNL có bài bản,nhưng các doanh nghiệp trong Ngành đều đã áp dụngmọi biện pháp để tiết kiệm nhiên liệu. Bởi đấy chính làphần thu nhập, là phần “xương máu” của họ. Tôi có thểlấy ví dụ, ngành Ô tô có câu “yêu xe như con, quí xăngnhư máu” là điều hiển nhiên. Có thể nói, các doanhnghiệp vận tải rất có ý thức TKNL. Vấn đề là triển khai nhưthế nào và hiệu quả đến đâu, bởi thực tế khách quan làhiện các đời xe đã cũ, phương tiện cũ, lạc hậu nên lượngtiêu thụ nhiên liệu cũng lớn.

Việc tiến tới KTNL bắt buộc tại các cơ sở thì hiệnchúng tôi đã tổ chức tập huấn về KTNL để thống kê lượngnăng lượng tiêu thụ và rà soát, đánh giá lượng tiêu thụnày có xứng đáng không, có phù hợp với năng lực củadoanh nghiệp hay không? Trên cơ sở đó, kể cả phù hợpnăng lực công nghệ mà nếu tiêu thụ nhiên liệu lớn thì sẽtìm nguyên nhân vì sao suất tiêu hao năng lượng lại lớnvà tìm giải pháp khắc phục. Chúng tôi cũng đã đề ranhững biện pháp để doanh nghiệp ngoài việc tự nguyệncòn bắt buộc thực hiện KTNL hiệu quả. Nó liên quan đếnnăng lực công nghệ, khả năng máy móc chứ không chỉdo điều hành quản lý.

PV: Theo ông, làm thế nào để các cơ sở sử dụngnăng lượng trọng điểm tự nguyện thực hiện tráchnhiệm của mình?TS. CHU MẠNH HÙNG: Theo tôi, ngoài tự nguyện cần

có những chính sách để doanh nghiệp phấn đấu và phảithực hiện theo pháp luật. Còn trên phương diện quản lýnhà nước thì đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấnnâng cao nhận thức. Đầu tiên là tuyên truyền LuậtSDNLTK&HQ, Bộ GTVT đã có có văn bản hướng dẫn gửitới tất cả các doanh nghiệp. Tiếp đó là tập huấn nâng caonhận thức cho cán bộ chủ chốt. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếptục tăng cường tập huấn, mở rộng đến đối tượng là cáccán bộ phụ trách kỹ thuật tại các đơn vị.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay là chưa có giáoán, giáo trình cụ thể trong lĩnh vực Giao thông vận tải. Dovậy, chúng tôi vận dụng theo sở trường của ngành trướcđây trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật đã có… để chỉ đạo cánbộ kỹ thuật của các cơ quan đơn vị, đặc biệt là của cáccục chuyên ngành vận tải tự triển khai trước với phươngchâm năng lực đến đâu tập huấn đến đấy và giải quyết từkhâu tổ chức thực hiện cho đến nhận thức và các chỉ tiêukỹ thuật.

Một trong những điểm quan trọng nhất đối với quảnlý các phương tiện vận tải nói chung trong đó có đầu máyđường sắt, tàu bay, tàu sông, hàng hải, ô tô thì khâu bảodưỡng, sửa chữa, duy trì tình trạng kỹ thuật của phươngtiện GTVT là quan trọng, bảo dưỡng tốt sẽ duy trì đượcsuất hao nhiên liệu theo thiết kế.

PV: Sau 1 năm ban hành Thông tư số 64/2011/TT-BGTVT quy định biện pháp NLTK&HQ, ông có thểcho biết, hoạt động TKNL trong các đơn vị củangành GTVT có chuyển biến như thế nào?

TS. CHU MẠNH HÙNG: Sau khi ban hành, Bộ đã cóhướng dẫn rất cụ thể, tạm chia thành 2 khối.

Thứ nhất là tiết kiệm điện: Chủ yếu khối văn phòng,chúng tôi đã phối hợp Vụ Tài chính ban hành văn bản tiếtkiệm điện gửi tới tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành. Theobáo cáo của các đơn vị gửi về, các đơn vị đã thực hiện rấtnghiêm túc, đạt chỉ tiêu tiết kiệm 10% đặt ra.

Thứ hai là sử dụng nhiên liệu cho phương tiện vận tải làtiết kiệm xăng và diesel.

Ngay khi Thông tư ban hành các đơn vị đều triển khaingay, tùy theo năng lực sở trường, vận dụng có hiệu quả. Tôilấy ví dụ như ngành Hàng không, với các giải pháp như tổchức các tuyến bay hợp lý, điều hành bay tốt, tiết kiệm thờigian bay đã tiết kiệm khoảng 20 triệu USD/năm.

Sắp tới, Bộ Tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc công tácnày. Thông tư đã bước đầu đi vào thực tế sản xuất của ngànhGTVT đạt kết quả tốt.

PV: TKNL cũng cần phải có định mức, qui chuẩn chotừng ngành. Đến thời điểm này, việc xây dựng các quichuẩn, định mức tiêu chuẩn TKNL cho ngành GTVTđược tiến hành đến đâu, thưa ông?TS. CHU MẠNH HÙNG: Bộ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho

các cục quản lý chuyên ngành. Riêng với ô tô đã chuẩn bị tớicông đoạn cuối, bản thảo thô đã tổ chức hội thảo lấy ý kiếncác bộ, ban ngành. Hiện nay muốn có định mức tiêu haonhiên liệu cho các loại ô tô xe máy sản xuất lắp ráp và nhậpkhẩu vào Việt Nam, ta sẽ dùng hàng rào kỹ thuật để ngănchặn loại phương tiện ở trình độ thấp có tiêu hao nhiên liệucao.

Các hãng sản xuất ô tô cũng quan tâm tối ưu hóa tiêu haonhiên liệu, càng seri sau sẽ có suất tiêu hao nhiên liệu nhỏhơn trước, trình độ công nghệ cũng tiên tiến hơn, nhưng nếukhông làm tốt hàng rào thương mại thì họ sẽ đẩy xe côngnghệ thấp về Việt Nam. Cho nên, đề ra tiêu chuẩn suất haonhiên liệu cho mô tô, xe máy sản xuất lắp ráp trong nướchoặc nhập khẩu là quan trọng. Qua hàng rào kỹ thuật có thểngăn chặn được các phương tiện có suất hao nhiên liệu lớn.

Mặt khác, chúng tôi đã triển khai trong toàn quốc, tiếptục thực hiện qui định về bảo dưỡng sửa chữa ô tô của Bộtrưởng Bộ GTVT ban hành. Các hãng sản xuất ô tô, các đại lýđộc quyền sẽ phải thực hiện qui trình bảo dưỡng tốt, khôngnhững có lợi cho chủ phương tiện là duy trì tuổi thọ thiết bịmà còn góp phần giữ được định mức tiêu hao nhiên liệuđúng thiết kế. Ví dụ, xe được thiết kế tiêu thụ 2 lít xăng/100km, nhưng không bảo dưỡng có thể lên 3 lít xăng/100 cây số.Nhân với hàng triệu xe đang vận hành thì lượng nhiên liệuđã tiêu tốn khổng lồ như thế nào.

Tuy nhiên, đây là một công việc có tính xã hội rất cao, nêncần tuyên truyền để dân tự nguyện thực hiện, tiết kiệm chomình, đồng thời bảo vệ môi trường. Các lĩnh vực khác nhưđầu máy, đường sông, hàng không, hàng hải đều yêu cầu tổchức xây dựng các định mức cho ngành của mình, theo đúngyêu cầu.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)8

TIÊU ĐIỂM

KẾ HOẠCH CỤ THỂ, ĐỘC LẬP VÀ LỒNG GHÉPKế hoạch SDNLTK&HQ ở doanh nghiệp (DN) có mục tiêu

cụ thể trên cơ sở kết quả kiểm toán năng lượng lần gầnnhất (ba năm một lần. Cùng với kết quả kiểm toán, DN cầnđánh giá (lượng hóa) kết quả thực hiện kế hoạch năm trướcchỉ ra những ưu điểm và kinh nghiệm, khuyến điểm vànguyên nhân để tập trung vào nhiệm vụ của kế hoạch nămtới với mục tiêu cụ thể, bao gồm: Tổng chí phí tiết kiệm,phân ra chi tiết, từng mục, ở khâu nào, bộ phận nào trongdây chuyền sản xuất. Có thể áp dụng các chỉ tiêu như: Chiphí năng lượng trong tổng chi phí phải mua bên ngoài; Chiphí năng lượng trên tổng doanh thu; Chi phí năng lượngtrên một đồng lợi nhuận.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN phải có nội dungcủa kế hoạch SDNLTK&HQ trong đó chỉ rõ suất đầu tư thựchiện kế hoạch SDNLTK&HQ so với lợi nhuận tăng thêm dokế hoạch SDNLTK&HQ mang lại, đồng thời SDNLTK&HQphải lồng ghép với chương trình quản lý năng lượng,chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuấtsạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường, chương trìnhtiết kiệm chi phí khác... của DN theo điểm a, khoản 2 điều 9của Luật SDNLTK&HQ. Đây là vấn đề kỹ thuật khá phức tạpđòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận nguyên tắc đánh đổilấy lợi ích cao hơn, bởi mọi chương trình đều liên quan đếnviệc sử dụng năng lượng và phải đầu tư tăng thêm. Việclồng ghép không được làm giảm lợi nhuận của doanhnghiệp, không cản trở kết quả thực hiện các chương trình,đồng thời phải bảo đảm mục tiêu kế hoạch SDNLTK&HQ đềra. Các chương trình khác phải áp chỉ tiêu tiết kiệm nănglượng do kế hoạch SDNLTK&HQ đề ra.

Tính độc lập của kế hoạch SDNLTK&HQ thể hiện trênmột bản báo cáo chi tiết, đề xuất mục tiêu, nội dung cụ thểvà phân bổ chỉ tiêu đầu tư vào từng hạng mục với kết quảtiết kiệm năng lượng hàng năm thu được. Ở DN quy mô lớngồm nhiều dây chuyền sản xuất thì xây dựng thành một dựán, đề tài khoa học tiết kiệm năng lượng đăng kí với cơquan có thẩm quyền đề nhận được hỗ trợ tài chính và tư

vấn bởi đầu tư cho tiết kiệm năng lượng là lâu dài, thườngxuyên với công nghệ ngày càng tiên tiến.

NỘI DUNG THIẾT THỰCThứ nhất, tiết kiệm chi phí năng lượng dùng chung

trong doanh nghiệp bao gồm việc thay đổi hệ thống chiếusáng, điều hòa không khí, cấp hơi và gas, cấp thoát nước, sửdụng thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải,… Doanhnghiệp cần áp dụng theo kinh nghiệm của các DN tiên tiến,sử dụng các thiết bị TKNL, nhưng có tư vấn, so sánh kiểmchứng. DN cần xây dựng định mức sử dụng năng lượng,khoán chi để tiết kiệm, có thưởng, có phạt… DN giao chocán bộ kỹ thuật khảo sát kinh nghiệm trong nước và thếgiới đưa ra những giải pháp sửa chữa, thay thế trang thiếtbị, phương tiện, thu hồi dòng nhiệt dư thừa trong sử dụngnăng lượng, tận dụng năng lượng tự nhiên như ánh sángmặt trời, gió, khí hậu trong vùng,... để thay thế chiếu sáng,điều hòa không khí; lắp đặt các hệ thống tự động cảnh báovà nhắc nhở người dùng tiết kiệm. Ở Nhật Bản và Hàn Quốctừng có quy định trang phục công sở theo mùa để tiết kiệmđiện cho hệ thống điều hòa.

Thứ hai, tiết kiệm năng lượng trong từng dây chuyền sảnxuất là quan trọng nhất, bởi chi phí năng lượng sản xuấtcông nghiệp tập trung tại đây với các lò cao, lò hơi, dàn sấy,sàng tuyển quặng, động cơ, nhà kho hàng đông lạnh, thiếtbị nâng hạ, máy chuyên dụng sử dụng điện, xăng dầu, hơi,khí,…Từ kết quả kiểm toán và những ghi chép quá trình tiêuhao năng lượng, DN có thể giao cho các đơn vị trực thuộcnhư phân xưởng, xí nghiệp xây dựng đề tài tiết kiệm nănglượng nhằm phát huy tối đa sáng kiến của người lao động.

Một tập hợp các giải pháp TKNL được đề xuất sẽ đượcgiới chuyên môn đánh giá và áp dụng, ví dụ như việc bảodưỡng thường xuyên máy móc thiết bị tránh hỏng hóc phảidừng; giảm thiểu dây chuyền, phương tiện chạy không tải;thay thế động cơ, chi tiết máy móc thiết bị tiêu hao nhiềunăng lượng, điều chỉnh quy cách nguyên liệu đầu vào đểgiảm chi phí hấp sấy,… Đơn cử như ở Công ty Dệt May Huế

Tiết kiệm năng lượng:

>>NGUYễN MạNH HÙNG

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ), tại Chương

III từ điều 9 đến điều 14 quy định “SDNLTK&HQ trong sản xuất công nghiệp”

với những trách nhiệm rõ ràng. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch

SDNLTK&HQ ở doanh nghiệp công nghiệp là hết sức cần thiết và phải có kế

hoạch, mục tiêu cụ thể.

Doanh nghiệp cần xây dựng nội dungthiết thực và thực hiện kiên quyết

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 9

TIÊU ĐIỂM

đã thực hiện các giải pháp trên và tiết kiệm đến gần500.000 kWh điện tương đương 500 triệu đồng/năm, hơn1 năm đã thu hồi vốn đầu tư; Công ty Cổ phần Dệt May HòaThọ đầu tư đến 1,6 tỷ đồng cho các giải pháp thiết thực,ngay từ năm đầu đã tiết kiệm được 1,46 tỷ đồng, trong đógiải pháp thay chiếu sáng kém hiệu quả bằng hệ thống mớivới chi phí 155 triệu đồng, nhưng tiết kiệm được 296 triệuđồng...

Ở các DN nhỏ và vừa cần tập trung vào nhóm máy móctiêu hao năng lượng với các giải pháp thay đổi nguồn nănglượng, chọn dầu, gas thay than giảm chi phí, giảm phát thảiCO2. Ở Thành phố Hải Phòng, 5 năm vừa qua thực hiện dựán "Sử dụng hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệpvừa và nhỏ - PECSME” giảm được 50.000 tấn CO2 do giảmmức than tiêu thụ xuống còn 50%, giảm lượng điện tiêuthụ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.Đặc biệt, Hải Phòng đã hình thành được một thị trường tiếtkiệm năng lượng ở Việt Nam, bao gồm nhiều đối tác thamgia như tổ chức dịch vụ năng lượng, tổ chức tài chính,doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà cung cấp thiết bị công nghệ,các cơ quan nhà nước…".

THỰC HIỆN KIÊN QUYẾTGiảm chi phí năng lượng là sinh lợi cho DN, mang lại

hiệu quả xã hội như giảm phát thải độc hại, cải thiện môitrường tự nhiên, điều kiện làm việc cho công nhân, có thêmkinh nghiệm bước vào giai đoạn đầu tư chiều sâu với côngnghệ tiêu hao ít năng lượng từ 20 - 50 % so với hiện nay.Do vậy, DN cần kiên quyết thực hiện có bài bản, lộ trìnhtheo nguyên tắc điều hành một dự án, một đề tài khoa họcứng dụng có người đứng đầu chịu trách nhiệm. Kinhnghiệm chuyên môn cho thấy sự kết hợp sáng kiến củangười lao động với các Trung tâm tư vấn, đơn vị kiểm toánnăng lượng,... cho kết quả tích cực hơn, bởi nó tích hợpđược kiến thức, kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp hiệuquả nhất. Trong tương lai, thị trương TKNL phát triển, DNcó cơ hội đấu thầu các giải pháp TKNL để chọn các đơn vịchuyên nghiệp thực hiện.

TKNL là chống lãng phí, giảm giá thành để giànhthắng lợi trong hội nhập và cạnh tranh, hướng tới sản xuấtcông nghiệp cho sản phẩm công nghệ cao, tăng trưởngbền vững.v

Ngành giấy: Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Theo đánh giá của Hiệp hội Giấy và Bột giấyViệt Nam, chi phí năng lượng trong sản xuất giấyvà bột giấy chiếm 20 - 30% chi phí sản xuất, caohơn nhiều so với các nước trong khu vực và trênthế giới.

Điển hình là Công ty Giấy Thiên Trí (Tp. Hồ ChíMinh) đã lắp đặt Powerboss cho máy thủy lực(75kW), giúp tiết kiệm 10% điện năng tiêu thụ;lắp đặt biến tần cho động cơ bơm hút chânkhông, tiết kiệm 25% điện năng; sử dụng các loạiđèn tiết kiệm năng lượng (TKNL) và tận dụng ánhsáng tự nhiên để chiếu sáng. Nhà máy GiấyXương Giang (Bắc Giang) cũng đã thực hiệnnhiều giải pháp TKNL đem lại hiệu quả cao. Năm2010, nhà máy đã thực hiện đo đếm mức tiêu thụcác khu vực theo từng tháng. Quá trình kiểm toán cũng nhận dạng thêm nhiều cơ hội TKNL cho trang thiết bịtrong quá trình vận hành, bao gồm: Lắp thiết bị Powerboss cho động cơ máy cắt cuộn và máy nghiền thủy lực;lắp biến tần cho hệ thống động cơ máy khuấy bể chứa; thay thế hệ thống bơm cấp nước ngưng hiện tại bằnghệ thống bơm nhiệt hiệu suất cao; lắp biến tần cho động cơ quạt hút lò hơi 4 tấn/h và lò hơi 6 tấn/h; bảo ônđường ống dẫn hơi và đường ống phân phối hơi tại bộ phận xeo; thay thế hệ thống lò hơi hiện tại bằng lò hơi10 tấn/h. Do đặc thù của ngành sản xuất giấy là độ ô nhiễm cao, công ty đã chủ động đầu tư hệ thống xử lý nướcthải khu bể lắng lọc, sức chứa 1.500 m3 nước thải. Tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) đã chỉ đạo các đơnvị thành viên thay thế dần các thiết bị cũ, kém hiệu quả; không vận hành trong tình trạng non tải; giảm thiểumất nhiệt bằng cách bảo ôn đường ống; sử dụng lò đốt đa năng, tận dụng nhiệt của các chất rác thải côngnghiệp; cải thiện chế độ công nghệ, quy trình vận hành, bảo dưỡng máy móc, thiết bị để nâng cao hiệu suất.Thực tế đã chứng minh, một số giải pháp được áp dụng đem lại hiệu quả cao, như: Cải tạo hệ thống đối lưu đểtăng hiệu quả thu hồi bụi, tăng hiệu suất lò, tiết kiệm than, điện.

PV

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)10

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Doanh nghiệp đang tiết kiệm năng lượng

Sau khi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành, các

doanh nghiệp đã ngày càng chú trọng thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng

lượng (TKNL) làm lợi cho mình. Dưới đây là tổng hợp những ý kiến cũng như

kinh nghiệm về TKNL mà các công ty, doanh nghiệp đã và đang áp dụng một

cách hiệu quả. Bản tin TKNL xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

ÔNG LÊ ANH TUẤN - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: “ƯU TIÊN SỬ DỤNGHỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG MỀM ĐỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN”

Vấn đề TKNL tại Công ty Khí Công nghiệp Việt Nam đã được lãnh đạo Công ty quan tâmtriệt để. Nhằm thay thế dây chuyền sản xuất cũ tiêu tốn nhiều điện năng, từ năm 2004 đếnnay, Công ty Khí Công nghiệp đã đầu tư một dây chuyền lock 500 của Cộng hòa Liên bangĐức. Do đổi mới công nghệ sản xuất, Công ty đã giảm đáng kể sản lượng điện tiêu thụ. Nếunhư trước đây, sử dụng hệ thống chạy oxi khí để tạo ra một chai sản phẩm phải mất 12 đến13 kWh điện, hiện nay, với việc đầu tư hệ thống sản xuất oxi theo phương pháp hóa lỏng,Công ty chỉ mất 1,3 kWh điện cho một cân oxi lỏng.

Ngoài ra, toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất của Công ty đều được sử dụng hệ thốngkhởi động mềm (khởi động dần dần rồi mới đạt được định mức tối đa) giúp giảm thiểu điệnnăng. Khi khởi động mềm, dòng định mức chỉ từ 2 đến 4 lần điện năng vô công cho quá trìnhkhởi động nhỏ nhất (khởi động trực tiếp dòng khởi động rất lớn, tiêu tốn năng lượng điệnrất cao, gấp 5 đến 7 lần dòng định mức). Nếu sử dụng khởi động mềm, Công ty chỉ mất 794kWh điện cho một lần khởi động so với 1.352 kWh khi sử dụng khởi động trực tiếp. Bên cạnh đó, Công ty còn ban hành Quyếtđịnh số 84QĐ/KCN thành lập Ban quản lý tiết kiệm điện. Tiếp theo, Công ty tiến hành thay toàn bộ bóng đèn sợi đốt bằngbóng đèn compact. Công ty đề ra một số quy định về sử dụng điện tiết kiệm như: Chỉ sử dụng điều hòa khi nhiệt độ môitrường nóng quá 30ºC; tắt quạt và điều hòa khi ra khỏi phòng làm việc lâu hơn 15 phút; tắt bóng đèn và màn hình khi rakhỏi phòng, tiến hành bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị theo đúng lịch đã đề ra.

Cùng với các hoạt động kể trên, Công ty đã tiến hành ký cam kết sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả với Công ty Điệnlực Long Biên đúng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương về việc tiết giảm, tiết kiệm điện. Theo đó,Công ty sẽ tiến hành thực hiện các giải pháp để tiết kiệm được khoảng 10% lượng điện sử dụng trong các tháng. Hạn chếtối đa việc sử dụng các thiết bị tiêu thụ công suất lớn vào giờ cao điểm, không để các thiết bị hoạt động không tải…

ÔNG NGUYỄN NGỌC TUẤN - PHÓ TRƯỞNG PHÒNG CƠ NĂNG, CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG:“ĐỂ KHẮC PHỤC CÔNG TÁC QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG, LÃNH ĐẠO PHẢI QUYẾT TÂM”

Sản xuất các sản phẩm từ cao su phải sử dụng các máy cán luyện cao su công suất lớn, sửdụng nhiều khí nén trong quá trình gia công bán thành phẩm và hơi nóng trong giai đoạn làmchín sản phẩm, nên lượng điện năng tiêu thụ là rất lớn. Công ty đã xây dựng hệ thống quảnlý năng lượng (QLNL) theo các nội dung của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,thành lập ban TKNL do một lãnh đạo làm trưởng ban, cử cán bộ phụ trách QLNL, đưa nội dungTKNL vào các phiên họp giao ban sản xuất để kịp thời ban hành các giải pháp xử lý. Ngoài ra,Công ty luôn chú trọng yếu tố nhân lực trong QLNL. Để khắc phục những nhược điểm về QLNL,Ban lãnh đạo cho rằng, phải có quyết tâm cao. Từ nhận thức này, Công ty đã và đang triển khaixây dựng hệ thống QLNL trong toàn Công ty, tăng cường công tác báo cáo thông tin, tuyêntruyền giáo dục đến các cán bộ quản lý và đến người lao động, coi việc vận hành hệ thốngQLNL là công tác thường xuyên, liên tục, các dự án đầu tư TKNL đều được xem xét đánh giáhiệu quả cụ thể.

?theo cách nào

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 11

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

ÔNG TRẦN HẬU CƯỜNG - PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP CỒN RƯỢU HÀ NỘI: “ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TIÊNTIẾN ĐỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN”

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, trong thơ i gian qua, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội đãcó các giải pháp quyêt liêt thưc hiên Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiếtkiệm và hiệu quả.

Do đặc thù của công nghệ sản xuất cồn rượu tiêu tốn nhiều năng lượng, nên vấn đề TKNLtừ lâu đã được Công ty rất quan tâm chú trọng và được thực hiện ngay từ trong quá trình đầutư xây dựng. Hệ thống nhà xưởng công nghiệp, nhà kho của nhà máy có lắp các tấm vật liệu lấysáng nên ban ngày, toàn bộ khu vực sản xuất không cần sử dụng đèn chiếu sáng. Dây chuyềnsản xuất cồn được đầu tư theo công nghệ tiên tiến với chu kỳ lên men ngắn, hệ thống chưngcất đa áp suất bao gồm 8 tháp tối ưu hóa sử dụng năng lượng đã làm giảm đáng kể mức nănglượng tiêu hao so với công nghệ sản xuất cũ.

Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống điều khiển tự động cho toàn bộ dây chuyền sản xuất cồn,dây chuyền chiết chai, xử lý nước cấp, xử lý nước thải và điều khiển biến tần cho các bơm, động

cơ có công suất lớn đã giúp công ty tiết kiệm được trên 20% năng lượng điện. Hệ thống lò hơi đốt than hoạt động tự độngcông suất 15 tấn hơi/giờ với hệ thống tuần hoàn nước ngưng cũng làm giảm tiêu hao nhiên liệu đốt và năng lượng điện.

Bên cạnh đó, phải kể đến hệ thống hồ sinh học xử lý nước thải với vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng. Nhờ hệ thống hồ sinhhọc này, Công ty tiết kiệm được nhiều năng lượng điện, giảm đáng kể chi phí vận hành hệ thống. Đồng thời, khí metan phátsinh trong quá trình xử lý nước thải sẽ được thu hồi toàn bộ và sử dụng để đốt cho lò hơi, giảm thiểu lượng than và điệntiêu thụ.

Việc đầu tư nhà máy mới với trang thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại tại Yên Phong - Bắc Ninh, Công ty CP Cồnrượu Hà Nội đã không chỉ sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn TKNL mộtcách đáng kể theo đúng định hướng của Nhà nước, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩmtrên thị trường trong và ngoài nước.

ÔNG NGUYỄN KHẮC SƠN - TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI: “NÂNG CẤP CẢI TIẾNDÂY CHUYỀN THIẾT BỊ, LOẠI BỎ CÁC ĐỘNG CƠ HIỆU SUẤT THẤP”

Là đơn vị sản xuất điện năng bằng đốt than của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công tychúng tôi phải sử dụng rất nhiều than để sản xuất, nên chúng tôi hiểu rõ về sự thiếu hụtnăng lượng trong bối cảnh hiện nay. Tại Công ty chúng tôi, biện pháp TKNL quan trọngnhất là vận hành và sử dụng dây chuyền thiết bị đúng quy trình để khai thác tối đa hiệu quảmà dây chuyền đó mang lại, giảm thiểu điện năng hao phí trong quá trình sử dụng. Côngty đã tiến hành nâng cấp cải tiến dây chuyền thiết bị, loại bỏ các động cơ hiệu suất thấp,tránh tổn hao điện năng do dây chuyền thiết bị cũ gây ra. Hiện nay, chúng tôi đã áp dụngcác biện pháp để TKNL nói chung và điện nói riêng, đó là tiến hành giảm giờ chạy của hệthống băng tải than bằng cách xử lý chống dính cho băng chuyền tại kho than. Ngoài ra,Công ty còn thực hiện nghiêm ngặt những biện pháp như thay bóng đèn sợi đốt bằngbóng compact, tắt điện khi ra khỏi phòng làm việc...

ÔNG NGUYỄN KỲ NAM - TRƯỞNG PHÒNG THIẾT KẾ CÔNG TY CP CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI (HEM): “SẢNPHẨM ĐƯỢC DÁN NHÃN NĂNG LƯƠNG LÀ CƠ HỘI ĐỂ KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU”

Hiện HEM đang sản xuất 3 loại sản phẩm chính: Động cơ điện, máy biến áp và hệ thốngtủ bảng điện. Chủ trương của Công ty sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng cho 02 loại sản phẩmlà động cơ điện và máy biến áp. Riêng động cơ điện sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng với 14loại (là các loại bán chạy); Chúng tôi phấn đấu đến đầu năm 2013 sẽ có 4 loại động cơ điện sẽđược dán nhãn năng lượng. Ngoài ra, HEM cũng có kế hoạch dán nhãn năng lượng cho 20 loạimáy biến áp và đang lập hồ sơ cho 4 sản phẩm máy biến áp để được dán nhãn TKNL vào đầunăm 2013. Tuy nhiên, để đầu tư cho một sản phẩm được dán nhãn năng lượng đòi hỏi Côngty phải đầu tư nhiều cho các khâu phần mềm thiết kế, quy trình chế tạo và đầu tư thiết bịcông nghệ, đào tạo nhân lực... Song đây là chủ trương của Nhà nước, hướng tới mục tiêu nộiđịa hóa và thực hiện chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chínhtrị nên doanh nghiệp quyết tâm thực hiện. Nhưng trên hết, dán nhãn năng lượng cho các

dòng sản phẩm là cơ hội lớn để doanh nghiệp khẳng định thương hiệu của mình so với sản phẩm cùng loại của các doanhkhác trong nước cũng như hàng ngoại nhập.

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)12

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

PV: Xin ông cho biết, PVEIC đã cónhững giải pháp thực hiện côngtác tiết kiệm năng lượng (TKNL)như thế nào?ÔNG NGUYỄN VĂN QUẾ: Trước

nhu cầu ngày càng cấp bách về sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả, PVEIC đã đặt công tác TKNL làmột trong những nhiệm vụ hàng đầucần triển khai tại Tổng công ty. Năm2010, PVEIC đã thành lập Trung tâmỨng dụng công nghệ và Tiết kiệmnăng lượng (TTUDCN&TKNL) để thựchiện nhiệm vụ TKNL tại Tổng công ty.Ngay sau khi thành lập, Trung tâm đãxây dựng các Chương trình hành độngvề sử dụng năng lượng tiết kiệm vàhiệu quả trong Tập đoàn với 07 nhómnội dung và 10 đề án. Trong năm 2011và 6 tháng đầu 2012, TTƯDCN&TKNLđã tiến hành khảo sát tiềm năng TKNLtrong ngành Dầu khí, thực hiện kiểmtoán năng lượng cho một số đơn vịtrong ngành, trong đó phần về tòanhà thì mới chỉ thực hiện kiểm toánnăng lượng cho 2 đơn vị: Khách sạnDầu khí PTSC tại Vũng Tàu, Khách sạnVietsovpetro Đà Lạt. Dưới sự chỉ đạocủa Tập đoàn, TTƯDCN&TKNL đã thựchiện hỗ trợ tham mưu cho Tập đoàn

triển khai các công tác TKNL cho cácđơn vị trong tập đoàn (gồm đào tạo,kiểm toán năng lượng, xây dựng hệthống quản lý năng lượng, nghiên cứucác đề tại về năng lượng tái tạo…).

PV: Một trong những biểu hiệncụ thể nhất của TKNL là tiết kiệmđiện, vậy công tác này được thựchiện ở PVEIC như thế nào, thưaông?ÔNG NGUYỄN VĂN QUẾ: Việc tiết

kiệm điện không chỉ thực hiện theochủ trương của Tập đoàn nhằm tiếtkiệm chi phí sản xuất mà còn là mộtnét văn hóa rất riêng của Petroviet-nam. Với PVEIC chúng tôi, việc thực

hiện tiết kiệm điện nói riêng và TKNLnói chung đã và đang trở thành mụctiêu phát triển bền vững gắn với thânthiện môi trường. Là đơn vị dịch vụnên cơ sở vật chất chủ yếu là vănphòng và các thiết bị văn phòng, nănglượng sử dụng chủ yếu là điện năng, vìvậy, bên cạnh việc tổ chức các chuyênđề nâng cao ý thức sử dụng nănglượng tiết kiệm cho người lao động,chúng tôi yêu cầu toàn thể cán bộ,công nhân viên tắt các thiết bị điệnkhông sử dụng, tắt bớt đèn tại nhữngkhu vực không cần thiết, để điều hòa ởnhiệt độ 250C. Hiện nay, chúng tôiđang có kế hoạch triển khai thay thế

PVEIC:>>HOÀI THươNG (thực hiện)

Nguy cơ thiếu hụt năng lượng ngày càng hiện hữu.

Vậy các doanh nghiệp ý thức như thế nào về trách

nhiệm của mình trong việc sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả. Phóng viên Bản tin TKNL đã có

cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch

HĐQT Tổng công ty CP Năng lượng Dầu khí (PVEIC)

xung quanh vấn đề này.

Hướng đến trở thành đơn vị DỊCH VỤ NĂNG LƯỢNG

Ông Nguyễn Văn Quế

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 13

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

bóng đèn led tiết kiệm điện ở Tổng công ty.

PV: Với nhiệm vụ được giao, trong thờigian qua, TTƯDCN&TKNL đã triểnkhai thực hiện công tác TKNL như thếnào, thưa ông?ÔNG NGUYỄN VĂN QUẾ: Trong thời

gian qua, TTƯDCN&TKNL đã hoàn thành mộtđề tài cấp bộ về khảo sát tình hình sử dụngnăng lượng tại các đơn vị trong Tập đoàn,làm tiền đề để triển khai công tác TKNL trongngành Dầu khí.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã tổ chức thựchiện hai lớp đào tạo về quản lý năng lượngvà kiểm toán năng lượng, đồng thời, tổ chứcmột hội thảo về TKNL tại Tập đoàn Dầu khíViệt Nam trong khuôn khổ chương trình liênkết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và BộCông nghiệp, Kinh tế và Thương mại NhậtBản. Các lớp học đã thành công tốt đẹp vànhận được sự đánh giá cao từ phía đối tácNhật Bản. Qua các lớp đào tạo, chương trìnhhội thảo, ngoài việc nâng cao năng lực thựchiện về TKNL cho các cán bộ trong ngành,còn góp phần nâng cao nhận thức về côngtác TKNL của các đơn vị.

Hiện nay, PVEIC đang thực hiện dịch vụhỗ trợ một số đơn vị trong Tập đoàn triểnkhai công tác kiểm toán năng lượng và xâydựng hệ thống quản lý năng lượng. Qua đó,giúp các đơn vị triển khai các giải pháp sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đemlại lợi ích kinh tế cho các đơn vị và hoànthành các nghĩa vụ trách nhiệm được quyđịnh tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệmvà hiệu quả.

PV: Trong thời gian, tới định hướnghoạt động của TTƯDCN&TKNL, đặcbiệt là với các dự án TKNL trong ngànhDầu khí, thưa ông?ÔNG NGUYỄN VĂN QUẾ: Hiện nay,

Trung tâm là đơn vị duy nhất trong Ngànhthực hiện các dịch vụ về TKNL. Do vậy, chúngtôi xác định, nhiệm vụ trước mắt là tập trunghỗ trợ triển khai các chương trình TKNL trongTập đoàn và hỗ trợ các đơn vị thực hiện kiểmtoán năng lượng, xây dựng hệ thống quản lýnăng lượng.

Thời gian tới, Trung tâm đang phấn đấutrở thành một đơn vị chuyên về dịch vụ nănglượng, thực hiện việc tư vấn, triển khai cácdự án về TKNL, kể cả các dự án dưới dạngESCO.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đi vào hoạt động từ năm 1996, tọa lạc ở số 360 Kim Mã, BaĐình, Hà Nội, khách sạn Deawoo được xem là một khách sạncó số phòng lớn nhất TP Hà Nội gồm 411 phòng, 4 nhà hàng,2 bar. Khách sạn Daewoo (KS) còn có vị trí thuận lợi, nằm sát

bên cạnh công viên Thủ Lệ, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tàichính, cơ quan ngoại giao của Chính phủ.

Hàng tháng, điện năng chiếm 65% năng lượng tiêu thụ tại kháchsạn. Với phương châm “Sử dụng hiệu quả năng lượng gắn liền với lợiích”, Ban lãnh đạo KS đã rất chú trọng tới các hoạt động quản lý vàTKNL trong tòa nhà. Vì vậy, các giải pháp về công tác quản lý nănglượng đã được ban hành, nhiều giải pháp về kỹ thuật đã được áp dụngngay từ khi đi vào hoạt động. Trong đó, một số giải pháp có vai trò tiênphong và có thể làm mô hình mẫu để áp dụng cho các đơn vị khácnhư: Thay toàn bộ bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact; sử dụngchiller trong hệ thống điều hòa…

điểm sáng về TKNL ở TP. Hà Nội>>Vũ ĐÔNG- PHươNG THÚY

Không chỉ nổi tiếng với thương hiệu là một

khách sạn hiện đại mà trong những năm gần đây,

Khách sạn Deawoo còn là một đơn vị tiêu biểu

trong việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng

lượng (TKNL) của Thủ đô Hà Nội.

Một góc khách sạn Daewoo

KHÁCH SạN DEAWOO

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Để thực hiện tốt hoạt động quản lý năng lượng, KS đãtìm hiểu về các công nghệ mới và hiện có về TKNL, từ đó ápdụng đối với đơn vị của mình. Để đẩy mạnh các hoạt độngTKNL, Ban lãnh đạo KS đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể như: giảmchỉ số năng lượng hàng năm 3% - 8% thông qua các hoạtđộng đầu tư hệ thống công nghệ TKNL; tăng cường cáchoạt động quản lý; tuyên truyền, nâng cao ý thức của cáccán bộ nhân viên về TKNL. Một trong các biện pháp tiêubiểu đó là KS đã kiểm soát tình hình sử dụng năng lượngcủa hệ thống điều hòa không khí. Hiện nay, điều hòa khôngkhí tại KS đang làm lạnh bằng chiller. Đây là hệ thống tiêutốn điện năng nhất ở KS. Vì vậy, KS dùng chiller để giảm tiêuhao điện năng. Bởi trong hệ thống điều hòa không khí,nước đã làm mát được luân chuyển đến bộ trao đổi nhiệthoặc các cuộn trong bộ xử lý không khí hoặc thiết bị đầucuối khác, nơi mà nước trao đổi nhiệt với không khí và sauđó nước mát được tái lưu thông trở lại với chiller để đượclàm mát một lần nữa. Trong suốt quá trình này, nhiệt độphù hợp và nhiệt ẩn từ không khí được di chuyển tới nướcmát thông qua cuộn dây trong bộ xử lý không khí. Bằngcách này, luồng không khí sẽ được làm mát và ẩm. Bên cạnhđó, nhằm giảm tiêu thụ điện năng cho hệ thống này mộtcách hiệu quả nhất, khách sạn Daewoo đã lắp đặt hệ thốngđiều khiển thông minh BMS, điều khiển toàn bộ các hoạtđộng tiêu thụ năng lượng của của hệ thống này.

Đối với hệ thống chiếu sáng tại tòa nhà để sử dụng hiệuquả năng lượng cho hệ thống này, KS đã sử dụng các loạibóng đèn tiết kiệm điện như: đèn huỳnh quang có chóaphản quang 3x18W, đèn compact 13W và 18W… Đặc biệt,kc đã tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, sử dụng tối thiểucác thiết bị chiếu sáng ở nơi công cộng, kiểm soát thiết bịsử dụng điện năng vào giờ cao điểm.

Nhận thấy sự bức xạ ánh nắng cũng là một trong những

nhân tố tác động đến việc tiêu hao năng lượng lớn của toànbộ tòa nhà. Do đó, KS đã sử dụng toàn bộ hệ thống cửa kínhcách nhiệt 3 lớp để lắp cho tòa nhà. Với biện pháp này đãgiúp giảm đáng kể điện năng tiêu thụ của các hệ thống,đặc biệt là hệ thống điều hòa không khí trung tâm.

Đối với hệ thống động cơ, KS đã khảo sát và lắp đặt toànbộ biến tần cho các động cơ của hệ thống điều hòa như:động cơ bơm lạnh, thông gió, quạt tháp giải nhiệt... nhờ đóđã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc TKNL tại KS. Bên cạnhđó, KS đã tiến hành thực hiện tốt việc bảo dưỡng kiểm trađịnh kỳ hàng tháng các hệ động cơ này qua đó giúp tănghiệu suất hoạt động, giúp nâng cao tuổi thọ động cơ, giảmviệc tiêu hao năng lượng lãng phí tại các động cơ này.

Vấn đề quản lý sử dụng hiệu quả năng lượng luôn đượcKS quan tâm. Hàng tuần, KS triển khai họp giao ban thu thậpdữ liệu về tiêu thụ năng lượng qua đó so sánh, đối chiếu đểđiều chỉnh việc tiêu thụ năng lượng, đồng thời tìm ra cácvấn đề khác bất thường trong quá trình sử dụng các thiếtbị, chính vì vậy, ý thức của cán bộ nhân viên được nâng cao.

Bằng những hoạt động thúc đẩy TKNL kể trên, bìnhquân hàng năm khách sạn Daewoo đã tiết kiệm đượckhoảng 1.115.709 kWh, giảm phát thải 619,2 tấn CO2 ramôi trường xung quanh, góp phần tích cực trong công tácbảo vệ môi trường. Ghi nhận những thành tích về TKNL,khách sạn Daewoo đã nhận được giải nhất Tòa nhà Quảnlý năng lương hiêu quả, Cuôc thi Quản lý năng lươ ng trongcông nghiêp và tòa nhà năm 2011.

Gắn quá trình hoạt động với việc sử dụng năng lượnghiệu quả và tiết kiệm, đó là hướng phát triển khoa học màKhách sạn Daewoo đã và đang chứng minh được tính hiệuquả của phương pháp này. Từ đó đưa khách sạn Daewoo trởthành một trong những khách sạn Xanh của Thủ đô Hà Nội,là điểm đến tin cậy của du khách trong và ngoài nước.v

Hội thảo: Quản lý năng lượng cho các tòa nhà thương mại

Vừa qua, tại Hà Nội, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội (ECC Hà Nội)- Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức hội thảo: tuyên truyền về mô hình quảnlý năng lượng cho các tòa nhà thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội. Hội thảođã thu hút đại diện của gần 100 doanh nghiệp, tòa nhà, trung tâm thươngmại đến tham dự.

Từ khi thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (ban hànhtháng 7/2011), Hà Nội đã có nhiều chương trình, nhiệm vụ hỗ trợ các tòa nhàtrên địa bàn được triển khai. Các kết quả thu được là tiền đề quan trọng choviệc tiếp tục mở rộng nghiên cứu, triển khai áp dụng các giải pháp sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố, nhằm thực hiện tốt nhấtChương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh An - Phó Giám đốc ECC Hà Nội, hiện nay, số lượng tòa nhà trên địa bàn TP. HàNội ngày càng phát triển về quy mô và kỹ thuật. Các đánh giá của những đề án, nhiệm vụ trước chưa phản ánh đượctoàn bộ bức tranh tổng thể về thực trạng của nhóm đối tượng này.

Hội thảo nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các tòa nhà những giải pháp nhằm sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả, quy trình thực hiện, kinh nghiệm của một số toàn nhà đã áp dụng thành công trong hoạtđộng này.

PV

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)14

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 15

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

>>Đỗ HOÀNG LINH

Ngành Xi măng trong nước hiện nay đang phải đốimặt với nhiều khó khăn, thách thức, như tìnhtrạng cung vượt cầu nhiều, giá điện, than, xăngdầu và các nguyên nhiên liệu đầu vào khác vẫn

đang tiếp tục tăng cao. Thách thức lớn hiện nay của ngànhXi măng đó là phải tìm ra được giải pháp quản lý cũng nhưáp dụng công nghệ phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụngtiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất clinker, ximăng, góp phần giảm giá thành sản phẩm trong khi vẫnđảm bảo được chất lượng sản phẩm. Chính vì hướng tớimục tiêu đó mà ngay từ cuối năm 1997, Tổng công ty Côngnghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) đã sớm quan tâm tiếpcận công nghệ tận dụng nhiệt khí thải lò quay để phát điệnsử dụng trong nhà máy xi măng. Nhờ quyết tâm cũng nhưsự trợ giúp của tổ chức NEDO (Nhật Bản) mà đến năm 2002VICEM đã đưa dự án “Tận dụng nhiệt khí thải lò quay đểphát điện” tại Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2, công suất phátđiện 2950 kW vào vận hành.

Theo báo cáo của Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2, sau 10năm vận hành (2002 -2011), công suất điện phát ra đạt173.490.525 kWh; công suất hoà điện lưới đạt 148.407.220kWh; tổng lợi nhuận thu ước đạt 123.053.118.713 VNĐ . Nhưvậy có thể thấy lợi ích rõ rệt trên các phương diện kinh tế xãhội, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, làm giảmđáng kể giá thành sản xuất xi măng, hệ thống thiết bị củatrạm phát điện làm việc ổn định, không ảnh hưởng tới quátrình sản xuất xi măng. Bên cạnh lợi ích kinh tế, những lợiích về kỹ thuật như tăng tuổi thọ của các các thiết bị nhưmáy nghiền, quạt, bởi vì, phía sau của lò hơi, nhiệt độ khíthải giảm chỉ còn 2300C, nhiệt độ này rất tốt cho các thiết bịhoạt động. Nhiệt độ khí thải thấp sẽ giúp cho các thiết bị lọcbụi hoạt động hiệu quả hơn...

Từ trước năm 2002, khi chưa sử dụng hệ thống tận dụngnhiệt thừa phát điện, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2 phải sửdụng dầu diesel để hâm sấy dầu nặng, do đó mà phải tiêutốn nhiều dầu diesel, nhân công và chi phí bảo dưỡng. Từkhi có hệ thống tận dụng nhiệt thừa phát điện, một phầnhơi nóng từ hệ thống này được sử dụng để hâm sấy dầu

nặng, vì vậy các chi phí chủ yếu trong vận hành của hệ thốngbao gồm: tiêu hao hoá chất, tiêu hoa dầu mỡ, chi phí sửachữa lớn cho hệ thống phát điện… được tiết giảm đáng kể.

Từ kết quả đạt được qua việc vận dụng công nghệ trêntại Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2, hiện VICEM đang tích cựctriển khai lập dự án đầu tư xây dựng các dự án "Trạm phátđiện tận dụng nhiệt khí thải của lò" tại các Nhà máy Xi măngHoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bình Phước, Tam Điệp, Hải Phòng...

Hiện nay, Công ty Xi măng VICEM Hoàng Thạch đã lậpxong dự án đầu tư xây dựng trạm phát điện từ khí thải thuhồi được của 02 dây chuyền sản xuất clinker 2 & 3, qua tínhtoán thiết kế cơ sở thì tổng công suất phát điện sẽ vàokhoảng 6,45 MW. Tại Công ty CP Xi măng VICEM Bỉm Sơn,đang tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng trạm phát điện từkhí thải thu hồi được của các dây chuyền sản xuất clinker(chủ yếu là 02 dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô),qua tính toán sơ bộ ban đầu thì tổng công suất phát điệndự kiến đạt 7MW; Công ty CP Xi măng VICEM Bút Sơn đangtiến hành lập dự án đầu tư xây dựng trạm phát điện từ khíthải thu hồi được của các dây chuyền sản xuất clinker nóitrên, qua tính toán sơ bộ ban đầu, dự kiến tổng công suấtphát điện đạt khoảng 7,5MW.

Qua đó cho thấy, khi áp dụng công nghệ tận dụng nhiệtthừa phát điện trong 1 nhà máy xi măng lò quay thì lượngđiện phát ra có thể đủ dùng cho công đoạn tiêu thụ điệnnăng lớn nhất nhà máy là công đoạn nghiền xi măng vớicông suất vào khoảng từ 5 – 6MW.

Giám sát vận hành hệ thống từ phòng Điều khiển trung tâm

Thành côngtrong áp dụng công nghệ tận dụng nhiệt thải

VICEM:

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)16

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Hiện nay, VICEM có tất cả 12 dây chuyền lò quayphương pháp khô đang hoạt động trên cả 3 miền vớitổng công suất thiết kế là 46.900 tấn clinker/ngày. Nếunhư VICEM trang bị trạm thu hồi nhiệt thừa phát điệncho tất cả 12 dây chuyền lò quay phương pháp khô nóitrên thì tổng công suất điện phát ra ước tính vào khoảng60MW, tương đương lượng điện năng cung cấp đủ choít nhất 2 dây chuyền sản xuất xi măng 4.400 tấnclinker/ngày. Tuy nhiên, đến nay do nguồn vốn còn hạnchế nên VICEM chưa có phê duyệt để triển khai đồngloạt. VICEM đã cho phép Xi măng Hoàng Thạch triểnkhai công tác đấu thầu quốc tế rộng rãi để thử nghiệm,nhưng giá chào thầu của các đối tác vượt giá dự toánkhá xa và không đảm bảo các yếu tố hiệu quả kinh tếnhư tính toán ban đầu.

Cùng với việc triển khai các dự án tận dụng nhiệt khíthải từ lò nung, năm 2011, VICEM đã triển khai Dự án đầutư hệ thống làm kín lò nung bằng graphit tại các đơn vịthành viên, nhằm tiết kiệm năng lượng một cách tối ưunhất. Đây là dự án đổi mới công nghệ đầu tiên được đầutư tập trung từ Công ty mẹ (VICEM), nhằm mục đích tiếtkiệm năng lượng, tối ưu hiệu quả sản xuất kinh doanh tạicác Công ty thành viên. Thực hiện QĐ 1294 của Chínhphủ về việc kiểm toán năng lượng bắt buộc đối với cáccơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, VICEM đã giaoCông ty Tư vấn Đầu tư phát triển Xi măng (CCID) là đơnvị trực thuộc VICEM nghiên cứu, phối hợp với các tổ chứccó chức năng đào tạo kiểm toán viên để thực hiện chủtrương kiểm toán năng lượng định kỳ theo quy định.

Qua thành công của việc áp dụng công nghệ thu hồinhiệt khí thải phát điện tại Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2,VICEM đã trở thành đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnhvực này. Tiếp tục những thành công đó, VICEM cũngđang khẩn trương tìm nguồn vốn để đẩy mạnh việc đầutư xây dựng các trạm tận dụng nhiệt khí thải từ lò quayvà chắc chắn rằng, trong những năm tới đây, khi các dựán đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao sức cạnhtranh của thương hiệu VICEM cũng như góp phần đảmbảo an ninh năng lượng quốc gia.v

Nồi hơi thu hồi nhiệt được bố trí ở gần khu vực tháp sấy

>>Vũ ĐÔNG

Theo thống kê cho thấy, trong tổng tiêu dùng nănglượng tại Việt Nam hiện nay, các công trình tòa nhà,khách sạn chiếm từ 35-40%, trong khi đó, tiềmnăng tiết kiệm có thể lên đến 30%. Chính vì vậy,

bên cạnh giải pháp về con người, vấn đề cốt lõi để giảiquyết bài toán tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho các tòa nhàvà khách sạn đó là việc áp dụng và thay đổi công nghệ.Phương pháp này sẽ giúp việc sử dụng năng lượng tại cáctòa nhà và khách sạn trở nên có hiệu quả và tiết kiệm hơntrong tương lai.

Trên thực tế, việc quản lý năng lượng (QLNL) tại các tòanhà và khách sạn đều đang gây thất thoát, lãng phí vềnăng lượng rất lớn. Xảy ra tình trạng trên một phần là dohiện nay chưa xây dựng chính sách và quy trình QLNL, chưasử dụng vật liệu phù hợp để TKNL. Ngoài ra, việc thiếu kiếnthức, kinh nghiệm trong tổ chức, vận hành các thiết bịtrong các tòa nhà, khách sạn cũng là một trong nhữngnguyên nhân gây thất thoát, lãng phí năng lượng.

Để đẩy mạnh các hoạt động cho việc đầu tư thiết bịTKNL trong tòa nhà và khách sạn, ngày 26/10/2012, Bộ Xâydựng đã phối hợp với Trung tâm TKNL TP Hồ Chí Minh

THAY ĐổI CÔNG NGHệ,

Tòa nhà khách sạn Renaissence Riverside với việc vận hành hệ thốngquản lý năng lượng đã đạt giải 2 tòa nhà QLNL hiệu quả trong cuộc thiQLNL trong công nghiệp và tòa nhà năm 2011 Ảnh: CTV

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 17

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

HướNG TKNL MớI CHO TÒA NHÀ VÀ KHÁCH SạN(ECC-HCMC) tổ chức Hội thảo “Côngnghệ mới và cơ chế tài chính cho đầutư thiết bị TKNL trong tòa nhà, kháchsạn”. Hội thảo này là một hoạt độngmở màn cho việc đẩy mạnh áp dụngcông nghệ mới để TKNL trong các tòanhà, khách sạn tại Việt Nam, đồngthời giúp cho các tòa nhà, khách sạntiếp cận với những công nghệ mới vànhững cơ chế tài chính hỗ trợ đầu tưTKNL, từ đó, góp phần cho việc sửdụng năng lượng trong các tòa nhà,khách sạn hiệu quả hơn. Ngoài ra, việctổ chức Hội thảo đã giúp tìm kiếmnhững đối tác tòa nhà, khách sạn tiềmnăng để tham gia dự án đầu tư TKNLnăm 2013 do Công ty CP Tư vấn vàĐầu tư năng lượng Viet ESCO và Tậpđoàn Mitsubishi thu xếp hỗ trợ tàichính.

Thời gian qua, tại một số quốc giaphát triển, việc áp dụng công nghệmới và cơ chế tài chính cho đầu tưthiết bị TKNL trong tòa nhà và kháchsạn đã được triển khai khá sớm vàmang lại những kết quả rõ rệt nhưviệc triển khai sử dụng lắp đặt Hệthống bơm nhiệt và máy nén của Tậpđoàn Mayekawa Nhật Bản; sử dụngHệ thống quản lý năng lượng (BEMS)của Tập đoàn Hybiya Nhật Bản (ởNhật Bản có 80% các tòa nhà lớn đượclắp đặt BEMS). Tại Việt Nam, Siêu thịBig C là một trong số nhiều đơn vị đitiên phong trong việc áp dụng nhữngcông nghệ mới để quản lý nănglượng và hiệu quả. Theo đó, từ năm2010, Siêu thị Big C đã tiến hành thaythế toàn bộ đèn T8 bằng đèn huỳnhquang T5 TKĐ trên toàn bộ các siêuthị của Big C. Việc sử dụng đèn huỳnhquang T5 không những TKĐ do côngsuất điện thấp hơn T8 mà còn TKĐcho hệ thống điều hòa không khí donhiệt lượng tỏa ra thấp, không làmnóng không khí xung quanh khu vựcchiếu sáng so với đèn T8. Đối với hệthống điều hòa không khí, Siêu thị Big

C đã tiến hành lắp đặt hệ thống bồntrữ lạnh nhằm giảm chi phí và côngsuất điện. Việc sử dụng điện tại giờthấp điểm để chạy bồn trữ lạnh và sauđó xả lạnh làm mát cho trung tâmthương mại trong giờ cao điểm đểthay thế cho việc sử dụng Chiller chohệ thống điều hòa không khí chophép Big C tiết kiệm chi phí điện đượctính toán là nằm ở phần chênh lệchgiá giữa phần cao điểm và phần thấpđiểm. Từ đó, góp phần giảm phụ tảiđỉnh cho hệ thống của EVN trong giờcao điểm, giảm công suất cho nhàmáy điện trong giờ cao điểm. Ngoàira, cũng trong năm 2010, Big C đãtriển khai lắp đặt hệ thống giám sátđiện năng (PMS) trên toàn hệ thốngSiêu thị Big C. Việc lắp đặt hệ thốngPMS giúp cho Big C có thể theo dõi,quản lý điện chặt chẽ hơn, đồng thờitiến hành phân tích, so sánh, đánh giáđiện năng tiêu thụ cho các phụ tải, từđó đưa ra các giải pháp tích cực trongviệc sử dụng các thiết bị điện nhằmTKĐ cũng như kéo dài tuổi thọ cho hệthống thiết bị.

Theo khảo sát của ECC HCM, trongmột khách sạn, hệ thống điều hòachiếm 71% tổng số điện tiêu thụ; hệthống chiếu sáng chiếm 13%; hệ

thống nước nóng chiếm 7%; hệ thốngthang máy chiếm 5%... Để đẩy mạnhviệc TKNL cho các tòa nhà tại ViệtNam hiện nay, theo ECC HCMC có thểsử dụng các biện pháp cụ thể như: đốivới hệ thống điều hòa không khí nênlựa chọn máy có hiệu suất cao khi lắpmới, thay thế điều hòa cũ. Cần lắp đặtđiều hòa đúng yêu cầu kỹ thuật, giảmxâm nhập nhiệt qua kết cấu bao che,giảm nguồn phát nhiệt trong môitrường điều hòa, vận hành và bảo trìhợp lý… Đối với hệ thống chiếu sángcần lựa chọn đèn có hiệu suất cao, tậndụng ánh sáng tự nhiên, dùng hệthống quản lý tòa nhà…

Thực tế đã chứng minh, nănglượng đóng vai trò quan trọng trongtăng trưởng kinh tế và bảo vệ môitrường. Việc triển khai áp dụng côngnghệ mới trong các tòa nhà, kháchsạn tại Việt Nam hiện nay đã và đanggóp phần tích cực trong việc sửdụng năng lượng hiệu quả và tiếtkiệm. Việc nhân rộng biện pháp nàytrong thời gian tới sẽ góp phần giảmtải tối đa cho lưới điện Việt Nam, gópphần triển khai tốt việc thực hiện sửdụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quảtheo đúng lộ trình mà Chính phủ đãban hành.v

Hội thảo “Công nghệ mới và cơ chế tài chính cho đầu tư thiết bị tiết kiệm năng lượng trong tòanhà và khách sạn” Ảnh: CTV

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)18

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

GIẢM CÁC TỔN HAO KỸ THUẬTTRONG KHÂU PHÂN PHỐI VÀCUNG CẤP ĐIỆN NĂNG

Hầu hết các đơn vị trong Tập đoànđều triển khai đưa điện áp truyền tảicao đến gần hơn các cực phụ tải, thiếtkế và đưa vào áp dụng vận hành cácthiết bị trong trạm biến áp (TBA) thếhệ mới có tổn hao năng lượng thấphơn; áp dụng rộng rãi thiết bị tự độngđiều chỉnh điện áp dưới tải, các biếnáp tự chỉnh áp, phương tiện điềuchỉnh điện áp tại chỗ để đảm bảo chấtlượng điện áp cũng như giảm tổn thấtđiện năng, áp dụng rộng rãi tổ hợpthiết bị tự động và điều khiển từ xacho các TBA, sử dụng các thiết bịđóng cắt thế hệ mới.

NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤTChọn đúng công suất và kiểu

động cơ phù hợp với chế độ làm việccủa thiết bị. Đối với các thiết bị cócông suất động cơ lớn trên 100 kW(quạt gió, trạm bơm, tời trục…) thìbiện pháp hợp lý và kinh tế là sử dụngcác động cơ đồng bộ và cố gắngdùng các động cơ có cấp điện áp caohơn. Thay động cơ không đồng bộ cótải thấp bằng động cơ có công suấtbé hơn. Bởi, các động cơ không đồngbộ thường xuyên mang tải chưa đủcần phải có biện pháp tăng tải bằngcách hợp lý hóa trong quá trình sảnxuất. Nâng cao chất lượng sửa chữacác thiết bị điện, đặc biệt đã chú ý đến

chất lượng sửa chữa các động cơkhông đồng bộ - phụ tải chủ yếu củamỏ. Sử dụng các bộ tụ bù nâng hệ sốcông suất. Tổ chức sản xuất để sửdụng hợp lý năng suất thiết bị vận tảinhư: băng tải, máng cào nhằm giảmthiểu thời gian chạy không tải của cácthiết bị này.

SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ CHIẾUSÁNG HỢP LÝ

Các mỏ đã thay thế các bóng đènsợi đốt có hiệu suất thấp bằng cácbóng đèn compact hiệu suất chiếusáng cao. Lắp đặt các tủ đóng cắt tựđộng hệ thống chiếu sáng, tự độngđiều chỉnh độ sáng tiết kiệm điện.Ngoài ra, mở các cửa sổ các ô thoáng,tiến hành cải tạo, thay thế các vách

ngăn che tường, mái ở các xưởng sảnxuất bằng nhựa trong suốt để lấy ánhsáng tự nhiên, cải thiện môi trườnglàm việc và tiết kiệm chi phí.

LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ TRUYỀNĐỘNG ĐIỆN TIẾT KIỆM

Gần như tất cả các đơn vị sản xuấtthan đều đầu tư lắp đặt biến tần chocác động cơ điện, điển hình trong Tậpđoàn có các đơn vị như Công ty CPThan Hà Lầm, Vàng Danh, Cọc Sáu,Tuyển than Cửa Ông, Tuyển than HònGai là các đơn vị có những dự án đầutư lắp đặt biến tần, khởi động mềmvới quy mô lớn. Tính đến thời điểmnày toàn khối sản xuất than đã có 355bộ biến tấn với tổng công suất lắp là20.263 kW, và 233 bộ khởi động mềm

VINACOMIN:

tiết kiệm năng lượng >>HÙNG HảI

Trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn CN Than – Khoáng

sản Việt Nam (VINACOMIN), đồng thời nhận thức rõ được vai trò quan trọng

của việc TKNL, các đơn vị sản xuất trong Tập đoàn đã triển khai hàng loạt các

giải pháp tổ chức, cũng như đầu tư các thiết bị TKNL. Dưới đây là một số giải

pháp được áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực.

Giải pháp

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 19

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

với công suất lắp là 26.049 kW. Trong đó,phần lớn các thiết bị có công suất lớn nhưbơm moong lộ thiên, quạt gió chính và bơmthoát nước trong hầm lò đã đươc lắp khởiđộng mềm trung thế ngoài mặt bằng và khởiđộng mềm trung thế phòng nổ như Công tyThan Quang Hanh, Mông Dương, Mạo Khê…

LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ GIÁM SÁTQUẢN LÝ CUNG ĐỘ VẬN CHUYỂN

Lắp đặt các thiết bị giám sát quản lý cungđộ vận chuyển của các thiết bị vận tải, thiết bịgiám sát quản lý tự động cấp phát nhiên liệutại các điểm cấp phát. Điển hình như Công tyVật tư vận tải xếp dỡ đã triển khai áp dụng.Kết quả cho thấy, nhiên liệu tiêu thụ giảm,năng suất vận tải nâng lên, ý thức công nhânvận tải, cấp phát nhiên liệu nâng lên, giảmtiêu cực và thất thoát nhiên liệu. Ngoài ra mộtsố mỏ cũng đã áp dụng đưa GPS quản lýcung độ vận tải than và đất đá.

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG GIÁM SÁT QUẢNLÝ ĐIỆN NĂNG

Thực hiện triển khai theo chỉ đạo của BộCông Thương và Tập đoàn là xây dựng môhình mẫu về quản lý sử dụng năng lượng tiếtkiệm hiệu quả, các đơn vị đã thiết kế xâydựng hệ thống giám sát quản lý điện năngcho mỏ than hầm lò. Công ty CP Than Hà Lầmđã triển khai lắp đặt với tổng mức đầu tưkhoảng 7 tỉ đồng. Hệ thống có khả năng theodõi, giám sát nguồn điện và tải của hệ thốngcung cấp điện, phát hiện chuẩn đoán sớmgiúp thủ tiêu kịp thời tình trạng tiêu thụ điệnbất hợp lý và các nguyên nhân gây sự cốtrong hệ thống, hỗ trợ tối đa trong quản lýđưa ra các biện pháp khắc phục hợp lý. Giámsát các thông số đo lường: U, I, Cos, P, Q, S,kWh, giờ chạy của thiết bị. Các giao diện củaphần mềm giám sát bao gồm: giám sát, cảnhbáo, phân tích, tạo bảng giá, xuất hoá đơn,gửi thư điện tử và theo dõi thông qua trangWebsite trên internet có thể truy cập theo dõiở bất kỳ đâu. Hệ thống giám sát quản lý đếncụm thiết bị, từng thiết bị tiêu thụ điện cụ thểcủa từng phân xưởng qua đó can thiệp kịpthời khi có thấy tình trạng tiêu thụ điện củathiết bị đó bất thường, nhanh chóng tìm ranguyên nhân bất thường đó (chế độ bảodưỡng thiết bị chưa hợp lý, ma sát, rò rỉ hơinhiệt,.....). Lưu lại sự cố trên bộ nhớ thiết bị, tựđộng báo cáo công suất tiêu thụ hàng thángtại trung tâm hoặc tại trạm tổng dưới dạngđồ thị, biểu đồ, bảng biểu, các con số.v

Tính đến năm 2011, sản lượng bia của Công ty CP Bia ThanhHóa đạt gần 3 tỷ lít, đến 2015 đạt khoảng 4 tỷ lít. Với tốc độphát triển nhanh như hiện nay, cùng với việc đầu tư cho cácnhà máy bia càng nở rộ đã kéo theo vấn đề tiêu tốn tài

nguyên, nhiên liệu và ô nhiễm môi trường. Trước khi tiến hành ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng

(TKNL), Công ty CP Bia Thanh Hóa sử dụng than làm nhiên liệu đốt lò.Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của hệ thống lò hơi rất thấp, do lò thankhông thể tăng – giảm đột ngột trong quá trình sản xuất. Bên cạnhđó, các thiết bị làm lạnh không cao do thiết bị đã quá cũ, không có hệthống thu hồi khí thoát ra từ nồi đun hoa, nước thải trong nhà nấu,khu lên men được xả ra hệ thống cống rãnh thành phố sau khi đã phaloãng nồng độ mang theo cả khí metan. Điều này không chỉ làm thấtthoát nguồn năng lượng có thể thu hồi để tái sử dụng mà còn ảnhhưởng lớn đến môi trường xung quanh.

Dự án thí điểm “Ứng dụng công nghệ TKNL tại Nhà máy Bia ThanhHóa” là phương án tích cực nhằm giải quyết tình trạng trên. Hệ thốngTKNL cho sản xuất bia bao gồm hệ thống nén khí thu hồi hơi từ nồiđun hoa, nâng cao hiệu quả cấp lạnh của máy nén bằng hệ thốnglàm lạnh nhiều giai đoạn, sản xuất đá dynamic, hệ thống bơm nhiệttiết kiệm cấp hơi cho máy thanh trùng, hệ thống xử lý thải và lò hơikhí sinh học... Giải pháp quan trọng và đặc biệt có hiệu quả trong việcTKNL cho công nghiệp sản xuất bia đã được ứng dụng thành công là

Tiết kiệm năng lượng:

từ Công ty CP BiaThanh Hóa >>Bài, ảnh: VăN TRườNG

Tại các nhà máy bia, rất nhiều năng lượng đã

được sử dụng cho việc làm nóng và làm mát.

Chính vì thế, để phát triển bền vững, ngành sản

xuất bia đã và đang triển khai các giải pháp

TKNL. Công ty CP Bia Thanh Hóa đã sớm tham

gia thực hiện SDNLTK & HQ thông qua Dự án

thí điểm “Ứng dụng công nghệ TKNL tại Nhà

máy Bia Thanh Hóa” do Cơ quan phát triển

Năng lượng và Công nghệ mới Nhật Bản (NEDO)

tài trợ với tổng kinh phí lên tới 400 triệu yên

(khoảng 3,4 triệu USD), thời gian thực hiện từ

2003 – 2005.

Bài học thành công

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)20

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

hệ thống tái nén hơi từ thiết bị đunhoa và hệ thống làm lạnh. Trong đó,hệ thống tái nén hơi từ thiết bị đunhoa có thể thu hồi lại toàn bộ lượnghơi; đồng thời lọc sạch, nén và cấp trởlại cho nồi đun hoa trong suốt quátrình đun sôi. Việc đưa hệ thống thiếtbị thu hồi khí nhiệt thải vào vận hànhđã tiết kiệm tiêu dùng than, điện,nước... giảm chi phí đầu vào cho sảnxuất, tăng sức cạnh tranh cho doanhnghiệp. Tỷ lệ tiêu dùng than, điện,nước cho một lít bia giảm đáng kể sovới thời gian trước dự án. Bên cạnh đó,với hệ thiết bị nén hơi thu hồi, hơiđược cấp tự động theo tỷ lệ bay hơi vàthời gian đun sôi, nên các thông sốliên quan đến chất lượng bia như độđường, tỷ lệ bay hơi, thời gian đunsôi... đều đạt tiêu chuẩn ở mức độmong muốn.

Hệ thống làm lạnh mới được lắpđặt theo mô hình của dự án là hệthống làm lạnh nhiều giai đoạn. Nếutrong hệ thống làm lạnh thôngthường, người ta dùng một số máylạnh cùng chạy để hạ nhiệt độ Glycoltừ 260C xuống -20C thì đối với hệthống làm lạnh cấp Glycol lại đượclàm lạnh nối tiếp qua nhiều cấp. Hệthống này vận hành 100% công suấtvào giờ giá điện rẻ nhất và trữ nước20C vào bồn chứa 215 m3 để làm lạnhdịch nha từ 950C xuống còn 80C trước

khi đưa vào bồn lên men. Do đó,không chỉ hiệu suất làm lạnh của máylạnh cao hơn rất nhiều do tỷ số néntrên từng máy mà còn giảm đáng kểlượng điện tiêu thụ.

Bên cạnh đó, hệ thống trữ đá dy-namic có chức năng sản xuất và lưutrữ đá từ dung dịch glycol nồng độ9%. Ở thời điểm giá điện ưu đãi, hệthống sẽ được vận hành làm dịch đátừ - 30C đến - 50C và lưu trữ vào tăngchứa 182 m3 để cấp lạnh cho quá trìnhlên men, thanh trùng nhanh bia và cáckho bảo quản bia. Với phương phápnày, việc sản xuất đá sẽ đạt năng suấtcao, hiệu suất trữ đá lớn cao hơn 5%so với phương pháp truyền thống. Dohiệu suất tan đá cao nên có bề mặttiếp xúc lớn, nhiệt lượng chuyển tảicao (đạt 180cal/kg) và giảm kích thướcđường ống vận chuyển.

Hệ thống TKNL cho nhà máy biacòn sử dụng hệ bơm nhiệt công nghệmới để tiết kiệm hơi và nước ở máythanh trùng. Máy thanh trùng bia lonvà bia chai sử dụng nhiệt lượng lớnhơn để thanh trùng và dung rấtnhiều nước để hạ nhiệt độ bia từ 650Cxuống còn 350C. Việc lắp đặt thiết bịthu nhiệt nhằm thu hồi hơi, làm lạnhnước xuống còn 200C để tưới bia đầura của máy thanh trùng đảm bảo biađạt chất lượng cao, đồng thời giảmhơi cấp cho máy.

Nước thải từ nhà nấu, khi lên menđược gom về hệ thống xử lý nước. Khímetan sinh ra trong quá trình xử lýnước thải được thu về bình chứa khílàm nhiên liệu đốt lò hơi. Nhờ có lò hơikhí sinh học, lượng hơi cấp cho sảnxuất đuợc ổn định, linh hoạt, đáp ứngnhanh nhu cầu tăng giảm đột biến,tiết kiệm lượng than đốt lò hơi, giảmkhí CO2 thải ra môi trường.

Trong những năm đầu, Công ty CPBia Thanh Hóa vừa đưa vào hoạt độngdự án cải tạo nâng cao hiệu quả sửdụng năng lượng với sản lượng 75triệu lít bia, tiết kiệm được gần 3.400tấn dầu (quy đổi)/năm. Tiêu thụ điệnvà than giảm 10%/ 1000 lít bia. Đồngthời, giảm phát thải khoảng 10.000tấn CO2/năm, năng lượng tiết kiệm3.386 tấn dầu quy đổi/năm.

Tính từ năm 2006 đến nay Công tyCP Bia Thanh Hóa đã sản xuất trên 500triệu lít bia các loại, lượng than tiếtkiệm được gần 4.000 tấn, lượng điệntiết kiệm trên 6 triệu kWh, góp phầngiảm phụ tải trong giờ cao điểm, vậnhành tiêu thụ điện giờ thấp điểm giúpcho lưới điện ổn định, cân bằng.

Xác định năm 2011, là năm ThanhHóa thiếu hụt lượng điện lớn, Công tytiếp tục bổ sung các giải pháp TKNLđể bảo đảm sản xuất. Theo kế hoạch,Công ty sẽ thay toàn bộ hệ thốngchiếu sáng của Công ty bằng bóngđèn compact, mái nhà xưởng được lắpcác tấm năng lượng thay đèn chiếusáng, các động cơ của máy móc thiếtbị được lắp đặt biến tần, hệ thốngđiện bảo vệ chỉ để những nơi thật cầnthiết. Đồng thời, đầu tư công nghệmới trong sản xuất như dây chuyềnchiết bia chai mới của CHLB Đức và cảitạo hệ thống nhà nấu cũ. Phát độngphong trào tiết kiệm trong sản xuất,tuyên truyền, nâng cao ý thức, tráchnhiệm tiết kiệm khi sử dụng điện chocán bộ, công nhân viên, đặc biệt làkhối hành chính văn phòng.

Các giải pháp TKNL được áp dụngkhông chỉ tiết kiệm kinh phí đầu tưcho sản xuất mà còn giúp Công ty CPBia Thanh Hóa lựa chọn công nghệ, tổchức sản xuất hợp lý để tạo ra sảnphẩm chất lượng, hạ giá thành, tăngsức cạnh tranh trên thị trường.v

Công nhân Công ty Cổ phần bia THanh Hóa vận hành dây chuyền chiết bia Ảnh: CTV

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 21

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

Thực hiện Luật Sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quảsố 50/2010/QH12 của Quốchội ban hành có hiệu lực từ

ngày 01/01/2011; Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướngChính phủ; Chỉ thị số 08/CT- UBNDngày 21/3/2011 của UBND tỉnh TháiBình về việc tăng cường thực hiệntiết kiệm điện (TKĐ) và các văn bảnchỉ đạo của EVNNPC trong việc thựchiện TKĐ, Công ty Điện lực Thái Bình(PC Thái Bình) đã tổ chức triển khaithực hiện chương tri nh TKĐ năm2012 tới các đơn vị, CBCNV trong

Công ty và tuyên truyền TKĐ tớikhách hàng sử dụng điện trong tỉnh.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm2012, toàn tỉnh Thái Bình đã thựchiện tiết kiệm được 5.696.306 kWh,đạt 105,64% so với kế hoạch (Tổngcông ty giao kế hoạch TKĐ 6 tháng2012 đối với PC Thái Bình là 5.392.000kWh). Để đạt được kết quả trên, PCThái Bình đã đẩy mạnh việc tuyêntruyền TKĐ sâu rộng trên các phươngtiện thông tin đại chúng, nâng cao ýthức sử dụng điện tiết kiệm của nhândân và các khách hàng dùng điệntrong toàn tỉnh. Ngoài ra, PC Thái

Bình đã vận động toàn dân thực hiệnviệc TKĐ vì lợi ích gia đình và cộngđồng bằng các việc làm cụ thể như:Tắt các thiết bị dùng điện không cầnthiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làmviệc; tận dụng tối đa ánh sáng vàthông gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếusáng khi số người làm việc trongphòng giảm; thiết kế, lắp đặt hệthống chiếu sáng chung một cáchhợp lý, giảm ít nhất 50% số lượng đènchiếu sáng chung ở hành lang, khuvực sân, vườn, hàng rào… từ đó thựchiện tốt chỉ tiêu TKĐ ít nhất 2,5% điệnnăng sử dụng ánh sáng.

Công ty Điện lực Thái Bình:

Triển khai tốtcác hoạt động TKNL>>Vũ ĐÔNG (tổng hợp)

Là một thành viên trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc, thời gian

qua, song hành cùng với các hoạt động đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh

doanh điện năng, Công ty Điện lực Thái Bình còn luôn chú trọng tới việc

triển khai tốt các hoạt động Tiết kiệm năng lượng tại địa phương.

Lắp đặt bóng đèn compact giúp TKNL (Ảnh: Nguồn Internet)

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)22

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

Điện lực Trà Vinh:Khẩn trương cấp điện cho đồng bào vùng sâu

Thực hiện Dự án cung cấp điện giai đoạn I, Công ty Điện lựcTrà Vinh đang khẩn trương hoàn tất phần việc cuối cùng để trongtháng 11/2012 lắp điện kế, kéo điện nhánh vào nhà cho hơn18.900 hộ dân ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer chưa cóđiện lưới quốc gia để sử dụng.

Dự án này được khởi công vào tháng 7/2011, gồm 11 gói thầu;trong đó tiến hành kéo 207km đường dây trung thế, 654km đườngdây hạ thế, lắp đặt 418 trạm biến thế có tổng dung lượng gần7.500 KVA, kéo nhánh rẽ vào nhà và lắp đặt công-tơ điện cho hơn18.900 hộ dân ở vùng sâu của 83 xã, thuộc 7 huyện trong tỉnh.

Dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 228 tỷ đồng, trong đó vốnngân sách Nhà nước cấp 85% (thông qua vay vốn ADB), tươngđương 192,9 tỷ đồng và vốn của Tổng Công ty Điện lực miền Namlà 15%, tương đương 34 tỷ đồng.

Mục tiêu của Dự án là mở rộng mạng lưới điện trung và hạ thếđể cung cấp điện cho các hộ chưa có điện ở Trà Vinh, nhằm tăngtốc độ phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinhthần cho các hộ nghèo sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, chủ yếu làđồng bào dân tộc Khmer.

Dự kiến, Trà Vinh sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn II Dự án cấpđiện cho khoảng 8.000 hộ dân ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộcKhmer hiện chưa có điện sử dụng. Kinh phí do Trung ương đầu tưkhoảng 130 tỷ đồng.

PV

Quảng Nam:Hơn 2.600 tỷ đồng đầu tư phát triển lưới điện

Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức công bố Quyhoạch phát triển điện lực trên địa bàn giai đoạn 2011- 2015, có xétđến năm 2020 đã được Bộ Công thương phê duyệt.

Theo đó, tỉnh sẽ đầu tư 2.600 tỷ đồng để xây mới, cải tạo cáccông trình lưới điện nhằm mục tiêu phát triển đồng bộ lưới điệntruyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể, cấp điện áp từ 220kVtrở xuống, đến năm 2015 đạt công suất cực đại Pmax: 242MW, điệnthương phẩm: 1.292 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng điện thươngphẩm bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 10,6%.

Ngoài ra, còn xây dựng mới 3 trạm biến áp 220/110kV với tổngcông suất 340MVA, phục vụ đấu nối thủy điện; 6 trạm biến áp110kV với tổng công suất 195MVA; cải tạo nâng công suất 3 trạmbiến áp với tổng công suất tăng thêm 80MVA; xây dựng mới 328trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 92,7MVA và xây mới,cải tạo hệ thống đường dây cao, trung và hạ thế trong toàn mạnglưới điện.

Minh Tích

Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền,nâng cao ý thức của người dân, doanhnghiệp đóng trên địa bàn thực hiện tốt việcTKNL, PC Thái Bình còn thường xuyên đẩymạnh hoạt động khuyến khích người dân vàcộng đồng sử dụng các loại bóng đèn TKĐnhư: bóng compact, bóng đèn huỳnh quangT8, T5; Chấn lưu hiệu suất cao; Các thiết bị códãn nhãn TKNL, ngắt các thiết bị khi khôngsử dụng ra khỏi nguồn điện. Bằng các hoạtđộng kể trên, tính từ năm 2006 đến nay, PCThái Bình đã bán ra thị trường trong toàn tỉnhThái Bình 84.500 bóng đèn compact và bóngđèn huỳnh quang có hiệu suất cao. Ngoài ra,đối với các nhà hàng, cơ sở dịch vụ thươngmại, Công ty đã vận động các đối tượng nàycắt giảm ít nhất 50% số lượng đèn quảngcáo, trang trí, chỉ dùng một bóng đèn chiếusáng biển hiệu và tuân thủ nghiêm các quyđịnh tại địa phương về chiếu sáng tiết kiệmvà hiệu quả. Bên cạnh đó, PC Thái Bình luônkhuyến khích khách hàng chuyển đổi sửdụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng sangcác dạng năng lượng khác như gas, nănglượng mới. Đối với các khách hàng côngnghiệp trọng điểm, Công ty đã triển khai, tưvấn TKNL tới từng đơn vị trong tỉnh. Bằngviệc đẩy mạnh triển khai các hoạt động TKNLnhư trên, trong năm 2011, đối với lĩnh vựcchiếu sáng tiêu dùng và dịch vụ, toàn tỉnhThái Bình đã tiết kiệm được 8,05 triệu kWh,đạt 108,1% so với kế hoạch của năm.

Ngoài ra, để góp phần thực hiện tốt việcTKNL trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Công ty đãxây dựng chương trình giảm tiêu thụ điệnnăng (TTĐN) và đề ra các biện pháp cụ thểchỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc.Theo đó, Công ty đã giao chỉ tiêu TTĐN chotừng đơn vị điện lực cơ sở để các đơn vị căncứ kế hoạch giao triển khai thực hiện, gắn kếtquả thực hiện giảm TTĐN với tiền lương,thưởng của các đơn vị. Thành lập ban chỉđạo, lập phương án, chương trình giảmTTĐN, phân công nhiệm vụ cụ thể từng cánhân trong ban và các đơn vị liên quan thựchiện.

Với những cố gắng nỗ lực trong hoạtđộng TKNL trong thời gian qua, Công ty Điệnlực Thái Bình đã và đang trở thành điểm sángtrong công tác TKNL của Tổng công ty Điệnlực miền Bắc. Các hoạt động TKNL do PC TháiBình triển khai đã tạo ra một luồng gió mớitrong văn hóa sử dụng điện tại địa phương,góp phần thực hiện thắng lợi các Chỉ thị vềTKNL mà Nhà nước đã ban hành.v

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 23

DOANH NGHIỆP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TKNL

Đạm Hà Bắc:

Là đơn vị sản xuất thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hoáchất Việt Nam, Đạm Hà Bắc chuyên sản xuất, kinhdoanh phân đạm urê và một số sản phẩm khác,…Do vậy, nhiều loại máy móc thiết bị ở đây có công

suất lớn, tiêu thụ điện năng nhiều. Đơn cử như một máy nénkhí H2, N2, mỗi giờ tiêu tốn từ 2.500-2.800 kW/h. Được biết,một máy nén khí CO2 mỗi giờ cũng tiêu thụ khoảng 1.000kW. Nếu tính chung toàn Công ty thì mỗi giờ, Đạm Hà Bắcsử dụng hết khoảng 32.500 kW/h. Về nguyên liệu than đểsản xuất ra sản phẩm, mỗi ngày Công ty cũng tiêu tốn từ780-800 tấn than cám và khoảng 450 tấn than cục xô. Trongkhi đó, nhiều thiết bị máy móc của Công ty đã cũ, sử dụnglâu ngày, có những thiết bị, nhà xưởng được xây dựng từnhững năm 70 của thế kỷ trước, vì thế nếu không có biệnpháp sử dụng năng lượng hiệu quả thì việc thất thoát mộtlượng lớn điện năng và nhiên liệu trong quá trình sản xuấtlà khó tránh khỏi.

Xác định rõ vai trò của việc TKNL là một trong nhữngyếu tố sống còn, tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩmvà lợi nhuận của Công ty, mấy năm gần đây Đạm Hà Bắc đãtập trung áp dụng nhiều biện pháp trong lĩnh vực này. Côngty thường xuyên thực hiện việc kiểm toán năng lượng đểtìm ra các khu vực sử dụng điện lớn; thành lập tổ quản lýnăng lượng do đồng chí Phó Tổng giám đốc phụ trách sảnxuất làm tổ trưởng. Đặc biệt, năm 2011 Công ty thực hiệnthành công đề tài khoa học “Lập phương án và thực hiệnhiệu chỉnh chế độ đốt cháy một số lò hơi ở Xưởng Nhiệt sauđại tu”. Trước đây, sau mỗi kỳ đại tu các lò hơi, Công ty phảithuê chuyên gia nước ngoài về hiệu chỉnh chế độ hoạt độngcủa lò, tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động, cácthông số kỹ thuật không còn chính xác dẫn đến tiêu haolượng than lớn. Từ khi thực hiện đề tài trên, các kỹ sư, côngnhân của Công ty đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật, kịp thờiđiều chỉnh các thông số kỹ thuật, chế độ hoạt động của cáclò hơi một cách hợp lý mà không cần thuê chuyên gia bênngoài và phải đợi đến kỳ đại tu mới làm được.

Một trong những kết quả nổi bật của việc thực hiệnTKNL ở Đạm Hà Bắc là lắp đặt biến tần cho các động cơ tiêuhao điện năng lớn như máy nén khí, quạt gió… để điềuchỉnh tốc độ vòng quay động cơ phù hợp. Ngoài ra, Công tycòn đầu tư, nâng cấp hệ thống giám sát toàn bộ quá trìnhhoạt động của các thiết bị máy móc trong dây chuyền sảnxuất, từ đó kịp thời điều chỉnh, khắc phục sự cố. Khôngnhững thế, Công ty còn xây dựng hệ thống đo đạc và giámsát mức sử dụng năng lượng ở từng nơi tiêu thụ. Tại cáccuộc họp phòng, ban cũng đều có nội dung về định mứcTKNL. Trong đó tập trung vào các giải pháp: Tiết kiệm điệntại khối văn phòng, chiếu sáng; tiết kiệm tiêu hao điện trongsản xuất; tiết kiệm điện sử dụng cho các động cơ; giảm sửdụng điện và tiết kiệm tiêu hao than cám. Với những quyếttâm, cách làm thiết thực trên, công tác TKNL ở Đạm Hà Bắcđã thu được nhiều kết quả tốt. Năm 2011, toàn Công ty đãtiết kiệm được 9.958 MWh so với định mức kế hoạch, tươngứng 13,94 tỷ đồng. Riêng quý I năm 2012, tổng lượng điệntiết kiệm của Công ty là 2.798 MWh so với định mức kếhoạch, tương ứng với 4,62 tỷ đồng. Qua đây đã góp phầnquan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của Công ty, đồng thời góp phần đáng kể cho việcTKNL của đất nước.v

Thực hiện thành công về tiết kiệm năng lượng >>TRầN BảN

Là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất phân đạm và hoá chất

lớn nhất cả nước, Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc (Đạm

Hà Bắc) có nhu cầu sử dụng than, điện rất lớn. Chính vì thế, để bảo đảm sản

xuất kinh doanh đem lại hiệu qủa cao, những năm qua, Công ty đã quan tâm

đến việc tiết kiệm năng lượng (TKNL) ở tất cả các khâu, lĩnh vực trong công

đoạn sản xuất của mình.

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)24

THế GIỚI NăNG LƯợNG

PV: Thưa ông, Việt Nam đangđẩy mạnh việc đào tạo cán bộquản lý năng lượng, vậy ôngđánh giá như thế nào về nănglực của đội ngũ quản lý nănglượng hiện nay của Việt Nam?ÔNG OKAMOTO: Năm nay là năm

thứ 3 chúng tôi phối hợp cùng với ECCHà Nội tổ chức các lớp đào tạo cán bộquản lý năng lượng, kiểm toán viênnăng lượng. Qua các đợt tập huấn,đào tạo cho các kiểm toán viên nănglượng ở các doanh nghiệp của ViệtNam, tôi hy vọng đội ngũ kiểm toánviên này dần dần sẽ mở rộng hoạtđộng kiểm toán năng lượng đến tất cảcác doanh nghiệp tại Việt Nam nóichung và Hà Nội nói riêng, để tăngcường hoạt động TKNL tại các doanhnghiệp một cách hiệu quả nhất.

Tôi cho rằng, công nghệ sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả luônbiến đổi và hoàn thiện theo thời gian.Vì vậy, Việt Nam cần phải tiếp tục đàotạo nâng cao năng lực quản lý cả vềnghiệp vụ và kỹ thuật cho đội ngũ cánbộ làm công tác quản lý năng lượnghiện nay. Đội ngũ cán bộ này có vai tròquan trọng trong việc triển khai TKNLdo đó phải không ngừng nâng caonăng lực cả về chuyên môn cũng như

kinh nghiệm thực tế. Nếu người làmquản lý năng lượng không có đủ trìnhđộ hiểu biết, khó có thể xây dựngđược kế hoạch sử dụng năng lượngtiết kiệm, hiệu quả.

PV: Là chuyên gia có rất nhiềukinh nghiệm trong lĩnh vựcTKNL, ông có thể chia sẻ với cácdoanh nghiệp của Việt Nam?ÔNG OKAMOTO: Theo tôi, điều

quan trọng nhất để tăng cường hoạtđộng TKNL không chỉ từ các cấp lãnhđạo quan tâm đến vấn đề này mà ởđây gồm tất cả những nhận thức củamọi người ở trong các doanh nghiệpđể duy trì những hoạt động này. Đối

với doanh nghiệp, TKNL là nhiệm vụ,là công việc hàng ngày, còn đối vớinhững đơn vị tư vấn như ECC Hà Nộithì đó là một trong những nhiệm vụtrọng tâm.

Đầu tư vào trang thiết bị phục vụcông tác TKNL rất tốn kém, tôi nghĩrằng, cần phải có sự trợ giúp từ phíaNhà nước trong việc đầu tư về trangthiết bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ;trợ giúp về thuế đối với những trangthiết bị được đầu tư cải tiến đối vớidoanh nghiệp. Với những nhà máy cũ,có thể cho dừng hoạt động để cải tạo,hay với toà nhà có thể làm mới lại đểđẩy mạnh việc sử dụng năng lượnghiệu quả.

PV: Từ kinh nghiệm của NhậtBản, ông có những tư vấn haykhuyến nghị gì với Chính phủViệt Nam?ÔNG OKAMOTO: Như tôi nói ở

trên, điều quan trọng và mấu chốt củaTKNL là phải nâng cao nhận thức củacác đối tượng sử dụng năng lượng.Việc này phải làm chặt chẽ từ ngườidân đến doanh nghiệp cũng như cấpquản lý nhà nước ở Việt Nam. Khi cósự đồng thuận như vậy thì việc triểnkhai các giải pháp sẽ đạt hiệu quả cao.

Tiết kiệm năng lượng:

>>THÁI LINH (thực hiện)

Nhật Bản được biết đến không những là một cường quốc kinh tế mà còn là

một quốc gia hàng đầu thế giới về tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả.

Tiết kiệm năng lượng (TKNL) đã trở thành một phương châm trong cách sống

cũng như làm việc của người Nhật. Những cách TKNL của Nhật Bản rất hiệu

quả và được triển khai đồng bộ từ Chính phủ, các nghiệp đoàn đến người dân.

Thành công này nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống trong đó mọi người dân, tổ chức

có cùng một ý chí và mục đích. Kinh nghiệm TKNL của Nhật Bản là bài học

quý báu cho Việt Nam, đặc biệt là khi chúng ta đang trong giai đoạn đầu thực

hiện việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả. Để chia sẻ thêm với bạn

đọc những kinh nghiệm quý báu đó, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với

ông Tsutomu Okamoto - Giám đốc Trung tâm TKNL Nhật Bản (ECCJ),

nhân dịp ông sang Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà

Nội (ECC Hà Nội) tổ chức các lớp đào tạo cán bộ, kiểm toán viên năng lượng.

XUẤT PHÁT TỪ NHẬN THỨC

Ông Tsutomu Okamoto

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 25

THế GIỚI NăNG LƯợNG

Điều quan trọng nữa là các doanhnghiệp như Tập đoàn Điện lực Việt Namcần tăng cường tuyên truyền về tầmquan trọng của việc thiếu hụt nănglượng. Tôi nói đơn cử như việc tăng giá

điện, Việt Nam cần tuyên truyền để mọingười hiểu được tại sao Chính phủ phảităng giá điện. Qua đó để mọi người biếtđược tầm quan trọng của việc TKNLđem lại hiệu quả ra sao.

Việc tăng giá điện với các cơ sở sửdụng năng lượng trọng điểm cũng làmột giải pháp hữu hiệu. Bởi, tăng giáđiện đối với các cơ sở sản xuất côngnghiệp này tức là tăng chi phí, như vậyđồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận, dođó các cơ sở này sẽ ý thức được việcTKNL là tiết kiệm chi phí. Mặt khác,tăng giá điện để lấy kinh phí đó hỗ trợvào việc đầu tư trang thiết bị TKNL.

PV: Để triển khai hiệu quả hoạtđộng TKNL cần phải nâng caonhận thức của mọi người trongxã hội? ÔNG OKAMOTO: Đúng vậy. Tôi

khẳng định lại là TKNL trước hết làxuất phát từ việc nâng cao nhận thức.Nhật Bản thành công trong việc TKNLcũng xuất phát từ đó. Tất cả mọi ngườidân đến các nghiệp đoàn hay Chínhphủ Nhật Bản có cùng mục đích và ýchí trong việc này!

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Cần khuyến khích đầu tư sản xuất công nghệ sạch Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức hội

thảo về xây dựng Chiến lược Công nghệ sạch đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trongnăm 2012 đối với gần 500 doanh nghiệp sản xuất thuộccác ngành dệt may, da giày, giấy, thiết bị điện, hóa chất,khai thác và chế biến than, nhiệt điện..., hầu hết cácngành đều có quy hoạch với định hướng đẩy mạnh ápdụng và đổi mới sản xuất theo công nghệ sạch, nhưngthực tế việc thực hiện còn hạn chế và chưa đa dạng.

Trong Dự thảo Chiến lược Công nghệ sạch đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu chính là tăngcường ý thức cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội vềcông nghệ sạch.

Đến năm 2020, các cơ sở sản xuất sử dụng côngnghệ sạch đạt ít nhất là 50% khi cải tạo, mở rộng sảnxuất hoặc thay đổi công nghệ; 100% số cơ sở sử dụng công nghệ sạch khi đầu tư mới; 50% sản phẩm của các ngành sảnxuất công nghiệp là sản phẩm công nghệ sạch. Tỷ lệ tương ứng với các mục tiêu trên đến năm 2030 lần lượt là 80%, 100%và 70%.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng nhất trí việc phát triển và sử dụng công nghệ sạch cần tập trung ưu tiên đối với nhữngcông nghệ có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Các cơ sở sản xuất cần chú trọng tới đầu tưquy trình sản xuất sạch bởi yêu cầu từ các nước nhập khẩu đối với sản phẩm sạch là rất cao.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, vẫn còn nhiều vấn đề trong Chiến lược Công nghệ sạch mà các đơnvị cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các quy chuẩn, dịch vụ và lộ trình công nghệ sạch phù hợp. Cùng với chính sách hỗtrợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại, việc có các giải pháp để kiểm soát cácnhóm đầu tư công nghệ, nhằm giải quyết đối với các công nghệ cũ theo lộ trình đến năm 2020 cũng rất cần thiết.

LAN ANH

pin năng lượng mặt trời tại các tòa nhà của Nhật Bản

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)26

NăNG LƯợNG TÁI TẠO

Các chính sách và các biện pháp Hoạt động bị tác động Khí phát thải Loại công cụ

Giảm phát thải khí CH4 từ rác chôn lấp

Các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật bãi chứa rác để giảmphát thải CH4 bằng cách thu giữ và đốt thu hồi nhiệt Quản lý các bãi thải CH4

Quy địnhkinh tế

Giảm rác sinh học chôn lấp Bãi thải rác sinh học CH4 Quy định

Thúc đẩy việc đốt rác và các quá trình tận thu nhiệt khác

Trợ giúp xây dựng cơ sở đốt rác kết hợp với tiêu chuẩnhiệu quả năng lượng

Tiêu chuẩn đối với thiết bị đốtrác

CO2CH4

Quy định

Giảm thuế đối với điện từ đốt rác tận thu năng lượng Tận thu năng lượng từ đốt rác Kinh tế

Thúc đẩy giảm thiểu rác, tái sử dụng và tận dụng

Tăng trách nhiệm của nhà sản xuất

Chế tạo sản phẩm CO2 Quy định

Tận thu sản phẩm đã sử dụng CH4 Tự nguyệnTồn chứa rác Khí Flo

Định giá/thay đổi giá/ phải trả tiền do xả rácTận thu sản phẩm đã sử dụng CO2 Kinh tế

Tồn chứa rác CH4

Thuế chôn lấp rácTận thu sản phẩm đã sử dụng CO2 Trợ cấp

Tồn chứa rác CH4

Thúc đẩy sử dụng vật liệu tái chế Chế tạo sản phẩm CO2CH4

Quy đinh tự nguyện

Xử lý nước thải và bùn

Thu hồi CH4 từ hệ thống xử lý nước thải Quản lý hệ thống xử lý nước thải CH4 Quy đinh tự nguyện

Việc sử dụng rác như năng lượng, nhiên liệu, nguyênliệu cần phải được xem là một hành động tận thunăng lượng. Các chính sách hiện nay xác định rácsử dụng khi tận thu năng lượng thường được gọi là

“thải rắn”, “thải chôn lấp”, trong khi chúng lại là nguồn chủyếu sinh năng lượng. Để khuyến khích tận thu năng lượngtừ rác, các chính sách cũng cần được thay đổi bổ sung vớicác định nghĩa về chất dẻo không tái chế và các vật liệu cógiá trị nhiên liệu khác như “nhiên liệu” chứ không phải là“rác thải”. Vì vậy, cần phải đánh giá đúng việc tận thu năng

lượng từ rác là đa dạng hóa nguồn cung ứng năng lượng táitạo. Hiện nay, do các nguồn năng lượng có nguồn gốc từrác vẫn chưa được coi như nguồn cung ứng năng lượng táitạo của Chính phủ, do vậy cần có chương trình tiếp nhậnnguồn năng lượng mới này. Trong đó, các nhà hoạch địnhchính sách cần giúp phát triển chiến lượng năng lượngquốc gia tối đa hóa các nguồn năng lượng: tái tạo, thay thế,than, hạt nhân, tận thu, dầu và sản xuất khí gas, đặc biệt từcác mỏ phiến sét chứa dầu. Phát thải khí nhà kính từ rác ảnhhưởng trực tiếp đến các chính sách và các quy định khuyến

Khuyến khích tận thu năng lượng

Bảng dưới đây cung cấp tổng quan về các chính sách và các biện pháp

>>Tạ MINH HOÀNG

Tận thu năng lượng từ rác là cả một quá trình, trong đó năng lượng (dưới dạng

nhiệt) được tận thu từ việc đốt rác và sử dụng để tạo ra điện cấp vào mạng lưới điện

hay cung cấp cả điện lẫn nhiệt (kết hợp) cho các cộng đồng lân cận hay tự tiêu thụ.

Rác có thể có nguồn từ thương mại hay phế thải công nghiệp, được sử dụng trong nhà

máy như nhiên liệu; cũng có thể là phần bị loại ra trong quá trình xử lý rác; hay có thể

là nhiên liệu tách ra từ rác có thể đáp ứng một số tiêu chuẩn để đốt trong một số nhà

máy như nung xi măng, vôi, nhiệt điện.

từ rác thải

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012) 27

khích tận dụng năng lượng từrác, hạn chế chôn lấp, thúc đẩytái chế và tái sử dụng và thúc đẩyhình thành tối thiểu rác. Tại nhiềunước phát triển, đặc biệt tại EUvà Nhật Bản, các chính sách quảnlý rác được liên quan và tích hợpvới các chính sách khí hậu. Mặcdù các công cụ chính sách tronglĩnh vực rác bao gồm chủ yếu cácquy định, tuy nhiên cũng có cácbiện pháp kinh tế thúc đẩy táichế, tối thiểu hóa rác và thúc đẩycác công nghệ quản lý rác có lựachọn. Tại các nước công nghiệpphát triển, giảm thiểu rác và táichế được khuyến khích thôngqua các chính sách và các quyđịnh hướng dẫn. Tại các nướcđang phát triển, các chính sáchchủ yếu nhằm hạn chế đổ ráckhông kiểm soát.

Tận thu năng lượng là mộtdạng của năng lượng sạch và táitạo, tuy nhiên các chính sáchthường không có được địnhnghĩa như vậy. Các định nghĩacần được mở rộng để bao gồmnăng lượng có nguồn gốc từ tấtcả các loại rác. Các chất dẻokhông tái chế từ rác đô thị, côngnghiệp, thương mại, nôngnghiệp và các nguồn khác cầnđược phân loại chất lượng. Tậnthu năng lượng từ rác cần phảiđược đối xử công bằng như vớicác nguồn năng lượng tái tạokhác như gió, mặt trời, địa nhiệt,thủy điện và nhiên liệu sinh học.

Ở nước ta hiện nay, xử lý hiệuquả các nguồn rác thải và biếnchúng trở thành năng lượngphục vụ cho lợi ích con ngườihiện là vấn đề đang được cáccấp, ban, ngành và nhân dân rấtquan tâm. Bởi nếu làm tốt, sẽ vừagiải quyết được vấn đề ô nhiễmmôi trường, giúp tăng quỹ đất,lại vừa góp phần giải bài toánnăng lượng. Với việc Chính phủphê duyệt Chiến lược sản xuấtsạch hơn trong công nghiệp đếnnăm 2020, tầm nhìn 2025, nhữnggiải pháp tiết kiệm năng lượngvà thân thiện mới môi trườngngày càng trở nên quan trọng vàcần thiết hơn bao giờ hết.v

Nha Trang: Trên 96.000 hộ gia đình đăng ký thi đua tiết kiệm điện năm 2012

Theo tin từ Công ty Điện lực Khánh Hòa cho biết, năm 2012 trên địa bàn TP. NhaTrang có hơn 96.000 hộ đăng ký tham gia phong trào thi đua hộ gia đình tiết kiệmđiện. Đến nay, có 6.810 hộ gia đình tiết kiệm được trên 10% điện năng tiêu thụ sovới cùng kỳ, tổng điện năng tiết kiệm ước đạt 431.686 kWh. Căn cứ các tiêu chí củaChương trình Hộ gia đình tiết kiệm điện, Ban Tổ chức đã bình chọn được 1.500 hộtừ 27 xã, phường để khen thưởng hộ đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện tiêubiểu năm 2012”.

Thái Bình

Bến Tre: Hưởng ứng sử dụng năng lượngmặt trời

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bến Tre cho biết, chỉsau 3 tháng phát động họ đã tiếp nhận đơn của 35 hộ gia đình tham gia đăng kýhưởng ứng chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua máy nướcnóng năng lượng mặt trời. Để tạo điều kiện cho các hộ gia đình sử dụng máy nướcnóng năng lượng mặt trời với giá ưu đãi, bên cạnh hỗ trợ 1 triệu đồng/máy (từChương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả doBộ Công Thương chủ trì), Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệpBến Tre đã hợp tác với Công ty TNHH Đại Nam Thịnh thống nhất phối hợp hỗ trợ bổsung 200.000 đồng/máy hiệu EMPOLI (không phân biệt dung tích) chi phí lắp đặthoàn chỉnh máy, miễn phí vận chuyển máy trong phạm vi nội ô TP. Bến Tre. Sau khitrừ các khoản hỗ trợ, giá máy còn khoảng 3,7 triệu đồng (130 lít), 4,5 triệu đồng(170 lít) và 5,1 triệu đồng (190 lít). Hiện tại, Trung tâm đã lắp đặt 25 bộ sản phẩmbình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời cho 25 hộ gia đình.

Hậu Nguyên

Hà Nội: Tăng cường các hoạt động khai thác và sửdụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Nhằm góp phần thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia về sửdụng năng lượng và hiệu quả giai đoạn 2012-2015, TP. Hà Nội vừa ban hành Chươngtrình phát triển năng lượng tái tạo giai đoạn 2012-2015.

Chương trình nhằm mục tiêu tăng cường các hoạt động về sử dụng năng lượngtái tạo, giai đoạn 2012-2015; đồng thời, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cánhân về sử dụng năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng vàphát triển bền vững.

Năng lượng tái tạo trên địa bàn TP. Hà Nội chủ yếu là năng lượng mặt trời, giótự nhiên, năng lượng sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp, rác thải. Vì vậy, để thúcđẩy sử dụng năng lượng tái tạo, Thành phố sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biếnnâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua việc xây dựng các mô hình trìnhdiễn sử dụng năng lượng tái tạo, phổ biến trang thiết bị công nghệ trong các doanhnghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình. Thành phố sẽ thực hiện quy hoạchvà thiết kế hệ thống chiếu sáng công cộng phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhằmgiảm tiêu thụ năng lượng trong chiếu sáng, thông gió, làm mát, sưởi ấm trong toànhà.

Các giải pháp được tập trung thực hiện trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp,nông nghiệp, giao thông vận tải, trong hoạt động dịch vụ và hộ gia đình.

Các sản phẩm, công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo sẽ được trưng bày, giớithiệu sản phẩm tại các Hội chợ triển lãm quốc tế Năng lượng hiệu quả - môi trườngHà Nội.

Thu Nga

NăNG LƯợNG TÁI TẠO

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG (Tháng 10/2012)28

TRANG ĐịA PHƯƠNG

>>NGọC LAN — TRầN BảN

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụngnăng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêuthụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạtđộng của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng

lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết choquá trình sản xuất, dịch vụ và đời sống. Ngoài ra, việc tiếtkiệm năng lượng (TKNL) còn nhằm hướng tới mục đích đảmbảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển năng lượng gắnvới giữ gìn môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bềnvững cho xã hội.

Nhận thức rõ và để giải quyết những vấn đề cấp bách vềsử dụng năng lượng, Nhà nước đã ban hành các văn bản quyphạm pháp luật để triển khai thực hiện TKNL. Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã ban hànhLuật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa, có hiệu lựctừ ngày 01/01/2011. Chính phủ ban hành Nghị định số21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 quy định chi tiết và biệnpháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả. Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/04/2006 củaThủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình Mụctiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vàmới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số1427/2012/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình Mục tiêuquốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giaiđoạn 2012-2015, trong giai đoạn 2 này, mục tiêu tiết kiệmtừ 5-8% tổng sản lượng điện tiêu thụ.

Yên Bái đang cùng với cả nước trong quá trình thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy, nhu cầu năng lượngcũng ngày một tăng cao. Mặc dù là tỉnh miền núi, mức độtiêu thụ năng lượng không lớn, tuy nhiên những năm qua,việc sử dụng năng lượng trên địa bàn tỉnh vẫn còn lãng phí,điển hình như lãng phí sử dụng điện trong sinh hoạt, trongsản xuất; chiếu sáng công cộng; sử dụng nhiên liệu xăng,dầu trong sản xuất, giao thông vận tải; sử dụng nhiên liệuthan trong sản xuất vật liệu xây dựng, dân sinh, tỷ lệ tổn thấtđiện trong nông thôn ở mức 12%; mặt khác người dân cũngchưa chú trọng nhiều đến sử dụng các nguồn năng lượngtái tạo…

Trước tình hình đó, Yên Bái đã xác định cần triển khaimạnh mẽ Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh sẽ góp phầntích cực cùng với cả nước tiết kiệm nguồn tài nguyên; đảmbảo an ninh năng lượng quốc gia; giữ gìn môi trường sinhthái; đảm bảo phát triển bền vững cho xã hội.

Theo đó, các sở, ban, ngành của tỉnh Yên Bái đã chú trọng

đẩy mạnh việc thực hiện TKNL. Cụ thể, Sở Công Thương YênBái đã phối hợp với Công ty Điện lực Yên Bái triển khai côngtác đăng ký phương án và thực hiện tiết kiệm điện trong cơquan, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước; triểnkhai dự án RE 2 mở rộng cải tạo lưới điện nông thôn; Sở Xâydựng đã triển khai thực hiện các quy định trong thiết kế vàxây dựng các công trình, trụ sở cơ quan nhà nước theo Quyếtđịnh số 40/2005/QĐ-BXD ngày 17/11/2005, về việc ban hànhQCXDVN09: 2005 “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Các côngtrình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả”; Chươngtrình Sử dụng năng lượng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quảtrong hoạt động xây dựng. Song song với đó, các sở, banngành, huyện, thị, thành phố đều triển khai và quy định cácnội dung tiết kiệm điện trong từng đơn vị.

Các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp được phổ biến,vận động, tuyên truyền về sử dụng năng lượng trong côngsở, trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ, trong sản xuấtcông nghiệp và chiếu sáng công cộng. Sở Công Thương YênBái đôn đốc 04 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (theoQĐ 1294) trên địa bàn xây dựng mô hình quản lý nănglượng,...

Giám đốc Sở Công Thương Yên Bái - ông Trương NgọcBiên cho biết, Sở Công Thương đã xây dựng đề án “Chươngtrình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tỉnh Yên Báigiai đoạn 2013-2017” và đang xin ý kiến các sở, ban ngànhliên quan để hoàn thiện, chỉnh sửa đề án và trình DBND tỉnhphê duyệt. Chương trình bao gồm 7 nội dung và 15 đề ánthực hiện trong giai đoạn 2013-2017. Thông qua chươngtrình nhằm đạt được mục tiêu về tổng mức năng lượng tiếtkiệm, thúc đẩy tuyên tuyền, ứng dụng khoa học công nghệvà các biện pháp quản lý bắt buộc để tạo chuyển biến tronghành động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.v

Yên Bái: Triển khai chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Kiểm định công tơ đo đếm điện tại Phân xưởng thí nghiệm - Công tyĐiện lực Yên Bái

QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

Doanh nghiệp đang TKNLtheo cách nào?theo cách nào?

SỐ 4 THÁNG 10/2012

giải phápích nước lợi nhàgiải phápích nước lợi nhà

CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG TS. Cao Quốc HưngPhó Tổng cục trưởng, Tổng cục Năng lượngNhà báo Nguyễn Văn ĐừngPhó Tổng biên tập phụ tráchTạp chí Công nghiệp

BAN BIÊN TậPTS. Phương Hoàng KimPGS.TS. Phạm Hoàng LươngTS. Nguyễn Kinh LuânThS. Đào Hồng TháiThS. Huỳnh Kim TướcLê Hằng

MụclụcÞ Tin tức (1-2)

Þ Tiêu điểm (3-9)Công trình pin mặt trời nối lưới tại trụ sở Bộ Công Thương...

Các doanh nghiệp của ngành Giao thông vận tải đều tự nguyện...

Tiết kiệm năng lượng: Doanh nghiệp cần xây dựng nội dung thiết thực...

Þ Diễn đàn quản lý (10-17)PVEIC: Hướng đến trở thành đơn vị dịch vụ năng lượng

Khách sạn Deawoo điểm sáng về TKNL ở Tp. Hà Nội

VICEM: Thành công trong áp dụng công nghệ tận dụng nhiệt thải

Thay đổi công nghệ, hướng TKNL mới cho tòa nhà và khách sạn

Þ Doanh nghiệp với chương trình TKNL (18-23)Vinacomin: Giải pháp tiết kiệm năng lượng

Công ty Điện lực Thái Bình: Triển khai tốt các hoạt động TKNL

Đạm Hà Bắc: Thực hiện thành công về tiết kiệm năng lượng

Þ Thế giới năng lượng (24-25)Tiết kiệm năng lượng: Xuất phát từ nhận thức

Þ Năng lượng tái tạo (26-27)Khuyến khích tận thu năng lượng từ rác thải

Þ Trang địa phương (28)Yên Bái: Triển khai chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TÒA SOạNSố 54, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT/Fax: 04.2202412GIấY PHÉP XUấT BảNSố 46-GP-XBBT cấp ngày 30/7/2012NăM THứ NăM

Số 4 THÁNG 10/2012

Xe tốn xăng là xe có hệ số chuyển hóa nhiên liệuthấp, hay còn gọi hiệu suất thấp. Hầu hết các xemáy đang sử dụng có hiệu suất thấp hơn so vớinhững xe ô tô. Chính điều này cho chúng ta thấy

trên thực tế có những chiếc xe máy dung tích nhỏ nhưngtiêu thụ nhiên liệu ngang bằng với xe 4 bánh. Điều bất hợplý này thường được cho qua vì những quan niệm thái quáchẳng hạn như "xe ăn xăng càng nhiều càng khỏe" hay"đồng hồ tây không bao giờ sai"... Nhiều người không chấpnhận sự bất hợp lý này nên tự ý lắp thêm các chi tiết đượcquảng cáo có thể tiết kiệm xăng mà không có chút đảm bảocủa nhà cung cấp về tính năng khi sử dụng sẽ có kết quảhữu hiệu (việc này gặp nhiều ở khu vực phía Nam). Có ngườivì bức xúc mà khiếu nại với cơ sở bán xe thì được các nhânviên ở đó cho khống chế xăng, kết quả khi sử dụng luôngặp những phiền toái do xe có nhiều sự cố khó lường. Cónhiều trường hợp, do không có cách nào thỏa mãn đànhbán rẻ chiếc xe cho dân buôn với giá “bèo”.

Cách nhận biết những biểu hiện khi chiếc xe nhiễm"virut tốn xăng", có nghĩa là xe có hiệu suất thấp như sau:

1. Khi vận hành thường xuyên kéo ga nhiều, kèm theocổ tay mỏi dù chỉ lái xe trên quãng đường ngắn.

2. Khó khởi động (khó nổ máy) hoặc phải nhấn nút đềlâu hơn.

3. Có tiếng nổ bất thường khi giảm tốc độ, có khi chỉ là

tiếng lụp bụp nhỏ nhưng cũng có khi có tiếng nổ lớn nhưpháo tết.

4. Xe yếu, tăng tốc chậm hoặc có tiếng động bấtthường.

5. Hay chết máy, không khởi động lại được. Phải thaybugi "vặt".

6. Tháo bugi thấy có màu đen ở chân chấu hoặc bị ướt.Khi xe có một trong những hiện tượng trên cần tiến

hành bảo dưỡng kịp thời. Sau khi được bảo dưỡng, xe sẽkhông còn những hiện tượng đó.

ĐP (st)

Sếp là một cán bộ năng nổ và quyết đoán. Sau khi quántriệt chỉ thị về tiết kiệm ngân sách, sếp triệu tập khẩn trươnghội nghị cán bộ, công nhân viên để bàn về thực hành tiết kiệm,chống chi tiêu lãng phí, coi tiền nhà nước như… tiền chùa.

Sếp tuyên bố:- Từ nay, tuyệt đối cấm dùng tiền công quỹ vào việc liên

hoan chè chén, quà cáp, biếu xén! Không ai được phép sử dụngđiện thoại cơ quan vào việc riêng! Xe công chỉ được dùng vàoviệc công. Ai vi phạm quy định phải đền bù!

Thực hành tiết kiệm

Nhận diện xe tốn xăngNói tới xe tốn xăng, nhiều người dễ nhầm lẫn với xe ăn xăng. Vấn đề không ở từ

“ăn”. Vì vậy, mọi người cần có cái nhìn đúng đắn với việc tiêu thụ và sử dụng nhiên liệu

ở những chiếc xe như thế này.

Buổi họp kết thúc, Trưởng phòng Hành chính vàophòng làm việc của sếp nói nhỏ:

- Thưa sếp! Mới rồi sếp phu nhân có điện cho emmuốn “mượn” xe để về thăm ngoại. Nhưng sếp vừamới…, vừa mới…

Sếp xua tay bảo:- Yên tâm đi! Tớ sẽ viết cho cậu mấy chữ, sang ngay

cơ quan A gặp anh X, ảnh sẽ cho mượn xe. Bao giờphu nhân của ảnh cần, mình lại giúp họ, thế là vẹn cảđôi đường, không ai vi phạm nguyên tắc dùng xe cơquan vào việc riêng cả.

Trưởng phòng Hành chính được chỉ cho lối ra,mừng không bút mực nào tả xiết. Trước khi rời khỏiphòng sếp, Trưởng phòng chợt nhớ ra một nhiệm vụkhác liền tranh thủ báo cáo:

- Kế hoạch chiêu đãi đoàn khách đồng hương củasếp, em đã “nhờ” doanh nghiệp Y chịu trách nhiệm rồi ạ!

Sếp gật đầu, vỗ vai Trưởng phòng Hành chính:- Cậu có tinh thần thực hành tiết kiệm, rất đáng

khen! Tuyệt đối cấm dùng tài sản, công quỹ vào việcriêng đó chứ?

ĐP (st)