183
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC NGUYN TT THÀNH BÁO CÁO TĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH DƯỢC HC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ca BGiáo dục và Đào tạo (ban hành tại Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016) Giai đoạn 2014 - 2019

BỘ GIÁO D O - dbcl.ntt.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH DƯỢC HỌC

Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(ban hành tại Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016)

Giai đoạn 2014 - 2019

2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 - 2019

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH DƯỢC HỌC

Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(ban hành tại Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016)

Giai đoạn 2014 - 2019

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 - 2019

ii

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH DƯỢC HỌC

(Kèm theo Quyết định số 577/QĐ-NTT ngày 28 tháng 10 năm 2019 của Hiệu trưởng

trường Đại học Nguyễn Tất Thành)

Danh sách gồm 17 thành viên

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ......................................................................... vi

PHẦN I. KHÁI QUÁT ............................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1

1.2. Tổng quan chung .............................................................................................. 4

PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ ....................... 15

Tiêu chuẩn 1. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ...................... 16

Tiêu chuẩn 2. Bản mô tả chương trình đào tạo ..................................................... 29

Tiêu chuẩn 3. Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học ................................... 35

Tiêu chuẩn 4. Phương pháp tiếp cận trong dạy và học ......................................... 49

Tiêu chuẩn 5. Đánh giá kết quả học tập của người học ........................................ 58

Tiêu chuẩn 6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên ............................................. 65

Tiêu chuẩn 7. Đội ngũ nhân viên .......................................................................... 78

Tiêu chuẩn 8. Chất lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học ................... 86

Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ..................................................... 100

Tiêu chuẩn 10. Nâng cao chất lượng ................................................................... 110

Tiêu chuẩn 11. Kết quả đầu ra ............................................................................ 122

PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................... 132

1. Tóm tắt những điểm mạnh và những điểm cần phát huy của CTĐT của cơ sở

giáo dục ............................................................................................................... 132

2. Tóm tắt những điểm tồn tại và những vấn đề cần cải tiến chất lượng của CTĐT

của cơ sở giáo dục ............................................................................................... 135

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT ............................................................... 138

4. Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá chương trình đào tạo Dược sĩ đại học đánh giá

theo Thông tư 04/2016 ........................................................................................ 141

PHẦN IV. PHỤ LỤC .............................................................................................. 144

Phụ lục 1. Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ................ 144

Phụ lục 2. Quyết định thành lập Hội đồng TĐG, Ban thư ký và các Nhóm công tác

chuyên trách ........................................................................................................ 162

Phụ lục 3. Kế hoạch tự đánh giá CTĐT .............................................................. 171

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCN Ban chủ nhiệm

BGH Ban Giám Hiệu

BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

BM Bộ môn

CBCNV Cán bộ - Công nhân viên

CĐR Chuẩn đầu ra

CLB Câu lạc bộ

CN Cử nhân

CNTT Công nghệ thông tin

CSDL Cơ sở dữ liệu

CTDH Chương trình dạy học

CTĐT Chương trình đào tạo

CTSV Công tác sinh viên

CVHT Cô vấn học tập

ĐBCL Đảm bảo chất lượng

ĐCCT Đề cương chi tiết

ĐH Đại học

ĐHQG-HCM Đại học quôc gia TPHCM

ĐH NTT Đại học Nguyễn Tất Thành

ĐƯ Đáp ứng

GS Giáo sư

GV Giảng viên

HP Học phần

KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục

KHCN Khoa học công nghệ

KH&ĐT Khoa học và Đào tạo

KPI Chỉ sô đánh giá hiệu quả công việc

v

(Key Performance Indicator)

MC Minh chứng

MTCL Mục tiêu chất lượng

NCKH Nghiên cứu khoa học

NLN Năng lực nghề

NVHT Nhân viên hỗ trợ

PCCC Phòng cháy chữa cháy

PDCA Plan – Do – Check – Act

PGS Phó giáo sư

PPGD Phương pháp giảng dạy

PTN Phòng thí nghiệm

QLĐT Quản lý đào tạo

QS Quacquarelli Symonds, tổ chức

QS

SV Sinh viên

TBM Trưởng bộ môn

TC Tín chỉ

TCNS Tổ chức nhân sự

THPT Trung học phổ thông

ThS Thạc sy

TLTK Tài liệu tham khảo

TPHCM Thành phô Hồ Chí Minh

TQM

Hệ thông quản trị chất lượng tổng

thể của trường (Total Quality

Management)

TS Tiến sy

TSKH Tiến sy Khoa học

SVTN Sinh viên tôt nghiệp

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1. Tính kết nôi giữa Mục tiêu giáo dục quy định tại Luật giáo dục Đại học với

Mục tiêu giáo dục và Tầm nhìn – Sứ mạng tại ĐH NTT .......................................... 18

Bảng 1.2. Tính kết nôi giữa Mục tiêu giáo dục quy định tại Luật giáo dục Đại học với

Mục tiêu đào tạo cụ thể của Khoa ............................................................................. 19

Bảng 1.3. Tính kết nôi giữa Sứ mạng của ĐH NTT, Sứ mạng của Khoa và Mục tiêu

đào tạo của chương trình ........................................................................................... 19

Bảng 1.4. Môi quan hệ giữa Mục tiêu đào tạo và CĐR của CTĐT ngành Dược học

................................................................................................................................... 22

Bảng 1.5. Sự phù hợp của Chuẩn đầu ra của CTĐT đôi với các bên liên quan ....... 26

Bảng 1.6. Ma trận thể hiện tính kết nôi giữa năng lực SVTN và CĐR của CTĐT .. 27

Bảng 2.1. Trích lọc thông tin nội dung Bản mô tả CTĐT ngành Dược học năm 2018

................................................................................................................................... 30

Bảng 3.1. Môi quan hệ giữa kiến thức, ky năng, thái độ với CĐR của CTĐT ......... 37

Bảng 3.2. Ma trận thể hiện sự đóng góp của các HP vào CĐR trong CTĐT ........... 39

Bảng 3.3. So sánh các khôi kiến thức trong CTĐT ngành Dược học của ĐH NTT với

cùng chương trình tại các trường đại học trong và ngoài nước ................................ 46

Bảng 3.4. Cấu trúc của CTĐT được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung và cập nhật

qua các năm ............................................................................................................... 46

Bảng 4.1. Hoạt động dạy và học theo chu trình PDCA ............................................ 52

Bảng 4.2. Các hoạt động dạy và học thúc đẩy năng lực học tập suôt đời của SV .... 55

Bảng 5.1. Hình thức tuyển sinh qua các năm ............................................................ 58

Bảng 6.1. Thông kê sô lượng GV Khoa Dược theo trình độ trong 5 năm gần đây .. 65

Bảng 6.2. Tỉ lệ SV trên 1 GV qua từng năm học ...................................................... 67

Bảng 6.3. Thông kê sô lượng GV Khoa Dược theo trình độ trong 5 năm gần đây .. 68

Bảng 6.4. Các khóa đào tạo – bồi dưỡng các năng lực chung cho đội ngũ cán bộ -

giảng viên .................................................................................................................. 72

Bảng 6.5. Các hình thức đánh giá và các loại khen thưởng tương ứng .................... 74

Bảng 6.6. Sô lượng đề tài NCKH của GV qua từng năm ......................................... 76

Bảng 6.7. Sô lượng bài báo của GV qua từng năm ................................................... 76

Bảng 6.8. Sô lượng các đề tài NCKH ứng dụng vào công tác giảng dạy ................. 77

vii

Bảng 7.1. Sô lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên hỗ trợ .................................. 79

Bảng 7.2. Quá trình phát triển và nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ NVHT

qua các năm ............................................................................................................... 83

Bảng 8.1. Điểm tuyển sinh qua các năm ................................................................... 86

Bảng 8.2. Thông kê tổng sô người đăng ký dự tuyển vào ngành Dược, sô người học

trúng tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây .......................................................... 87

Bảng 8.3. Hình thức tuyển sinh qua các năm ............................................................ 90

Bảng 8.4. Các hoạt động hỗ trợ SV qua các năm ..................................................... 94

Bảng 8.5. Danh sách các CLB SV Khoa tham gia .................................................... 97

Bảng 9.1. Danh sách các PTN của Khoa Dược ...................................................... 104

Bảng 10.1. Yêu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát

triển CTĐT .............................................................................................................. 111

Bảng 10.2. Các đề tài NCKH của GV được ứng dụng trong thực tiễn ................... 117

Bảng 10.3. Hệ thông thu thập thông tin phản hồi từ các bên liên quan .................. 120

Bảng 11.1. Tỷ lệ người học hoàn thành chương trình đào tạo ................................ 123

Bảng 11.2. Tỷ lệ SV thôi học (của 5 khoá gần nhất) .............................................. 123

Bảng 11.3. Tỷ lệ SV tôt nghiệp ............................................................................... 124

Bảng 11.4. Bảng đôi sánh về hoạt động NCKH của người học.............................. 127

Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ các khôi kiến thức trong CTĐT ............................................ 44

Hình 3.2. Lộ trình học tập (Curriculum Map) của CTĐT ngành Dược học 2018 .... 45

Sơ đồ 1.1. Quy trình thiết kế CTĐT ngành Dược học .............................................. 27

1

PHẦN I. KHÁI QUÁT

1.1. Đặt vấn đề

a) Tóm tắt báo cáo tự đánh giá Chương trình đào tạo

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (ĐH NTT) trong quá trình hình thành và

phát triển, xác định một sứ mạng hết sức quan trọng là: “Trường Đại học Nguyễn Tất

Thành cam kết thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường của

TP. HCM và Việt Nam thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng

đồng, xã hội dựa trên liên minh chiến lược gắn kết với các doanh nghiệp và các viện

nghiên cứu nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, có sức cạnh tranh cao trên thị

trường lao động trong và ngoài nước”.

Chính vì vậy, Khoa Dược đã đăng ký tự đánh giá chương trình đào tạo

(CTĐT) Dược học bậc Đại học theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, ngày

14/03/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) và Hướng dẫn sô 1074 và

1075/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/06/2016 của Cục Khảo thí và Kiểm định chất

lượng giáo dục (KĐCLGD).

Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng (ĐBCL)

giáo dục, đào tạo và xây dựng văn hóa chất lượng bên trong Khoa và các CTĐT bậc

đại học (ĐH). Trong quá trình triển khai công việc này, Hội đồng tự đánh giá CTĐT

ngành Dược học căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của BGDĐT để tiến

hành xem xét, tự đánh giá và báo cáo về thực trạng chất lượng CTĐT ngành Dược

học; đánh giá hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chỉ ra

những mặt mạnh và mặt yếu cần khắc phục, từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh

nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Tự đánh giá CTĐT ngành Dược học trước hết thể hiện tính tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của Khoa trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, NCKH và các hoạt động

khác theo chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với tôn chỉ, sứ mạng của Khoa

và Trường. Bên cạnh đó, tự đánh giá còn là cơ sở cho công tác đánh giá ngoài của các

cơ quan chức năng.

Cấu trúc của báo cáo tự đánh giá CTĐT ngành Dược học bao gồm có 04 phần:

2

+ Phần I: Khái quát, bao gồm việc mô tả tóm tắt báo cáo tự đánh giá CTĐT; và các

tiêu chí được đánh giá theo các tiêu chuẩn cụ thể, tổng quan chung về cơ sở giáo

dục và đơn vị đào tạo là Khoa Dược;

+ Phần II: Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí với các tiểu mục là: 1. Mô tả;

2. Điểm mạnh; 3. Điểm tồn tại; 4. Kế hoạch hành động và 5. Tự đánh giá;

+ Phần III: Kết luận về những điểm mạnh, điểm cần phát huy của đơn vị đào tạo,

được tổng hợp theo từng tiêu chuẩn, tóm tắt những tồn tại, cần cải tiến chất

lượng, kế hoạch cải tiến chất lượng và tổng hợp kết quả tự đánh giá;

+ Phần IV: Phụ lục, bao gồm bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT theo

Thông tư 04/2016, cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng CTĐT, các quyết định và

văn bản liên quan khác, danh mục minh chứng.

Nội dung chính của Báo cáo tự đánh giá CTĐT ngành Dược học theo Bộ tiêu

chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do BGDĐT ban hành là phần tự đánh giá theo 11

tiêu chuẩn như sau: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT; Bản mô tả CTĐT; Cấu trúc

và nội dung chương trình dạy học (CTDH); Phương pháp tiếp cận trong dạy và học;

Đánh giá kết quả học tập của người học; Chất lượng đội ngũ giảng viên (GV) và

nghiên cứu viên; Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ; Chất lượng người học và hoạt

động hỗ trợ người học; Cơ sở vật chất và trang thiết bị; Nâng cao chất lượng; Kết quả

đầu ra.

Mã thông tin và minh chứng (MC) được ký hiệu bằng chuỗi có ít nhất 1 ký tự,

bao gồm 1 chữ cái, ba dấu chấm và 7 chữ sô; cứ 2 chữ sô có 1 dấu chấm (.) để phân

cách theo công thức sau: Hn.ab.cd.ef

Trong đó:

- H: viết tắt “Hộp minh chứng” (Minh chứng của mỗi tiêu chuẩn được tập hợp

trong 1 hộp hoặc một sô hộp)

- n: sô thứ tự của hộp minh chứng được đánh sô từ 1 đến hết (trường hợp n ≥ 10

thì chuỗi ký hiệu có 12 ký tự trở lên).

o ab: sô thứ tự của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1 viết 01, tiêu chuẩn 10 viết 10);

o cd: sô thứ tự của tiêu chí (tiêu chí 1 viết 01);

o ef: sô thứ tự của minh chứng theo từng tiêu chí (thông tin và minh

chứng thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15...).

3

Ví dụ:

H1.01.01.01: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1;

H3.03.02.15: là MC thứ 15 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 3, được đặt ở hộp 3;

H4.04.03.25: là MC thứ 25 của tiêu chí 03 thuộc tiêu chuẩn 4, được đặt ở hộp 4;

H8.10.02.04: là MC thứ 4 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 10, được đặt ở hộp 8;

H10.10.01.02: là MC thứ 2 của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 10, được đặt ở hộp 10.

b) Quá trình tự đánh giá

Mục đích tự đánh giá: Nâng cao chất lượng CTĐT ngành Dược học thuộc Khoa

Dược và các hoạt động NCKH, hợp tác doanh nghiệp.

Quy trình tự đánh giá CTĐT:

Bước 1: Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá;

Bước 2: Thành lập Hội đồng tự đánh giá;

Bước 3: Lập kế hoạch tự đánh giá;

Bước 4: Phân tích tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng;

Bước 5: Các phòng ban chức năng cung cấp sô liệu gửi Khoa Dược. Khoa tiến

hành thu thập TTMC, xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được;

Bước 6: Các nhóm công tác chuyên trách viết báo cáo tự đánh giá;

Bước 7: Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá tổng thể;

Bước 8: Công bô báo cáo tự đánh giá trong toàn Khoa và Trường để đọc và

góp ý kiến;

Bước 9: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành tự đánh giá.

Phương pháp đánh giá

Quá trình tự đánh giá CTĐT ngành Dược học được dựa theo từng tiêu chuẩn,

tiêu chí của Thông tư sô 04/2016/TT- BGDÐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh

giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học ngày 14/03/2016. Đôi với mỗi

tiêu chí đánh giá CTĐT ngành Dược học bậc Đại học được thực hiện theo trình tự

sau:

- Mô tả thực trạng;

- Phân tích, giải thích, so sánh để đưa ra những nhận định đánh giá, chỉ ra những

điểm mạnh, điểm yếu hoặc thiếu sót;

4

- Lên kế hoạch hành động nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những

hạn chế, thiếu sót để cải tiến và nâng cao chất lượng CTĐT.

Bộ công cụ đánh giá: được thực hiện theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT

gồm 11 tiêu chuẩn (50 tiêu chí) quy định tại Thông tư sô 04/2016/TT-BGDÐT ngày

14/03/2016.

Hội đồng tự đánh giá: được thành lập theo Quyết định sô 749/QĐ-NTT ngày

26/10/2018. Hội đồng gồm có 19 thành viên.

1.2. Tổng quan chung

a) Giới thiệu về Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Trường ĐH NTT là trường Đại học tư thục, đa ngành, đa bậc học, và đa cơ sở

đào tạo thuộc Công ty Cổ phần Dệt may Sài Gòn. Tính đến năm 2019, Trường đã trải

qua 20 năm hình thành và phát triển, tiền thân của Trường ĐH NTT là Trường Kinh tế

− Ky thuật − Nghiệp vụ NTT, Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng theo

Quyết định số 4198/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2005 của BGDĐT. Sau đó, Trường ĐH

NTT đã được thành lập theo Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 26/4/2011 của Thủ

tướng Chính phủ. Trường nằm trong hệ thông giáo dục quôc dân Việt Nam, chịu sự

quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của BGDĐT, Bộ Lao động Thương binh và

Xã hội, và Bộ Công Thương đồng thời chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của

Ủy ban Nhân dân TPHCM.

Trường hiện có 05 lĩnh vực đào tạo chính gồm khôi ngành Sức khỏe, Kinh tế,

Xã hội – Nhân văn, My thuật – Nghệ thuật, Ky thuật – Công nghệ với 35 chương trình

được đào tạo ở bậc đại học chính quy và nhiều CTĐT ở các bậc học thuộc khôi cao

đẳng và trung cấp. Với 8 cơ sở đào tạo hiện có, trong đó cơ sở chính của Trường tọa

lạc tại 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TPHCM, các khu đào tạo được đầu tư xây

dựng khang trang, tạo không gian học tập hiện đại, năng động và thoải mái. Hơn 2000

tỷ đã được đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hơn 100.000 m2 sàn xây dựng;

hiện trường đã có hơn 32 ha quy đất được quy hoạch để phục vụ đào tạo tại TPHCM.

Kế hoạch phát triển đội ngũ nhân sự có học hàm, học vị cao và tập thể sư phạm có ky

năng giảng dạy tôt, yêu nghề luôn được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm xây dựng

để thực thi tôt công tác đào tạo tại các khoa chủ quản, khẳng định chất lượng và uy tín

trong công tác NCKH, và phục vụ cộng đồng trong nước và trên thế giới.

5

Với triết lý đào tạo “Thực học − Thực hành − Thực danh − Thực nghiệp” và

với niềm tin rằng cần đảm bảo “lợi ích của người học, của nhà trường, gia đình và xã

hội”, Trường đã hình thành Câu lạc bộ Doanh nghiệp của Trường và các khôi ngành;

qua đây các doanh nghiệp - cánh tay nôi dài của Trường - hỗ trợ Trường mở rộng

thêm các xưởng thực hành, các phòng thí nghiệm (PTN), và tạo điều kiện cho sinh

viên (SV) thực hành và thực tập ngay trong môi trường thực tế. Câu lạc bộ Doanh

nghiệp thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và hội chợ việc làm, giúp SV sớm tiếp

cận thực tế và có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp ngay trong quá trình học tập tại

Trường.

Thông qua các chính sách hỗ trợ, Trường quan tâm đến đời sông, sinh hoạt của

SV và tạo điều kiện học tập thuận lợi nhất cho các em. Hàng năm, Trường dành nhiều

tỷ đồng cho học bổng hỗ trợ SV tài năng, SV có hoàn cảnh khó khăn, và miễn giảm

học phí đôi với con em diện chính sách.

Nỗ lực không ngừng nghỉ trong công tác tổ chức đào tạo, NCKH và phục vụ

cộng đồng, Trường ĐH NTT đã từng bước vươn lên xây dựng thương hiệu trong nền

giáo dục Việt Nam, hướng đến hội nhập với nền giáo dục của khu vực và thế giới.

Năm 2014, Trường ĐH NTT đã phê duyệt Chiến lược phát triển Trường ĐH NTT

giai đoạn 2014-2020. Năm 2015, một năm sau khi được triển khai, chiến lược này

được rà soát và điều chỉnh lần 1. Năm 2018, chiến lược này được cập nhật Bảng chỉ

tiêu chiến lược lần 2 với tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị côt lõi của Trường

được nêu rõ:

Tầm nhìn:

Đến năm 2025, Trường ĐH NTT là một trường Đại học ứng dụng và thực

hành, đa ngành, đa bậc học, gắn với nhu cầu phát triển trong và ngoài nước, đạt chuẩn

khu vực và quôc tế.

Sứ mạng:

Trường ĐH NTT cam kết cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, có sức cạnh

tranh cao trên thị trường lao động trong và ngoài nước thông qua đào tạo, nghiên cứu

và phục vụ cộng đồng, xã hội dựa trên liên minh chiến lược gắn kết với các doanh

nghiệp và các viện nghiên cứu.

Các giá trị cốt lõi

6

- Đoàn kết (một tập thể thông nhất hoạt động vì mục tiêu chung)

- Hội nhập (với chuẩn trong nước, khu vực, và thế giới);

- Năng động (trong học tập, nghiên cứu, và làm việc);

- Trí tuệ (với tâm trong, trí sáng, xử trí mọi vấn đề thông minh);

- Trách nhiệm (với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội, và quôc tế).

Mục tiêu

Trường ĐH NTT theo định hướng ứng dụng và thực hành, đáp ứng nhu cầu

giáo dục đại chúng thông qua việc tạo lập một môi trường học tập tích cực và trải

nghiệm thực tiễn cho mọi SV, trang bị cho người học năng lực tự học, tinh thần sáng

tạo khởi nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng, hội nhập khu vực và toàn cầu.

Triết lý giáo dục “Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp” được giải

thích và thông nhất trong toàn bộ Nhà trường, cụ thể:

− “Thực học”: Người học hình thành năng lực thông qua môi trường học thuật

được tạo lập và gắn kết với doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu, ứng

dụng, phục vụ cộng đồng;

− “Thực hành”: Người học được ứng dụng kiến thức và phát triển ky năng thông

qua quá trình trải nghiệm thực tiễn trong môi trường doanh nghiệp;

− “Thực danh”: Người học khẳng định bản thân, hình thành nhân cách và đạo

đức nghề nghiệp, góp phần nâng cao thương hiệu của Trường;

− “Thực nghiệp”: Trường tạo điều kiện tôt nhất cho SV phát triển nghề nghiệp

và thăng tiến.

Chính sách chất lượng

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cam kết xây dựng một môi trường học

thuật tích cực, trải nghiệm thực tiễn, thích ứng nhanh với sự thay đổi nhằm cung ứng

nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của

Việt Nam, Khu vực và Quôc tế thông qua những chính sách cụ thể:

1. Tạo lập môi trường học thuật tích cực, trải nghiệm thực tiễn nhằm nuôi dưỡng

nhân cách, tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp, đáp ứng nhu cầu học tập suôt đời

và hội nhập quôc tế của người học;

7

2. Đẩy mạnh liên minh chiến lược với doanh nghiệp để gắn kết “Đào tạo – Việc

làm”; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tôt yêu cầu của nhà tuyển dụng trong

nước và quôc tế;

3. Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ

cộng đồng thông qua việc hiện đại hóa cơ sở vật chất, triển khai hệ thông đánh

giá SV, GV, cán bộ quản lý theo chuẩn đầu ra và chuẩn năng lực;

4. Phát triển mô hình hệ thông giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập, học tập suôt

đời trên nền tảng giáo dục sô và giáo dục 4.0;

5. Cải tiến liên tục hệ thông quản lý chất lượng tổng thể nhằm nâng cao mức độ

hài lòng của các bên liên quan.

8

b) Hoạt động Đảm bảo chất lượng của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Cơ cấu tổ chức Đảm bảo chất lượng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Cơ cấu tổ chức ĐBCL của Trường ĐH NTT được phân thành 3 cấp gồm: Ban

Giám hiệu, Phòng ĐBCL, Tổ ĐBCL ở các khoa và các đơn vị hỗ trợ đào tạo; trong đó

Hội đồng ĐBCL giáo dục của Trường ĐH NTT sẽ giữ vai trò tư vấn và tham mưu cho

Ban Giám hiệu về chiến lược ĐBCL, chính sách, và Kế hoạch thực hiện ĐBCL.

Từ năm 2009, Trường ĐH NTT đã có bộ phận ĐBCL trực thuộc Ban Giám hiệu

quản lý. Đến năm 2012, đơn vị chuyên trách công tác ĐBCL chính thức được thành lập

với tên gọi là Ban ĐBCL. Năm 2016, Ban ĐBCL được đổi tên thành Phòng ĐBCL theo

Quyết định số 358/QĐ-NTT ngày 06/08/2016, chịu trách nhiệm chính trong việc (i)

tham mưu, tư vấn cho Ban Giám hiệu về Chiến lược ĐBCL; cơ chế, chính sách, quy

trình, quy định triển khai hoạt động ĐBCL tại Trường; chủ trì và phôi hợp với các đơn vị

trong toàn trường triển khai kế hoạch tự đánh giá và theo các bộ tiêu chuẩn trong nước,

khu vực, và quôc tế, (ii) giám sát và báo cáo định kỳ các hoạt động ĐBCL, (iii) xây dựng

9

Hệ thông ĐBCL bên trong, (iv) hướng dẫn, giám sát triển khai và đánh giá việc thực

hiện mục tiêu chất lượng (MTCL), (v) xây dựng, triển khai kế hoạch, thiết kế bộ công cụ

thu thập ý kiến các bên liên quan, và (vi) triển khai các kế hoạch cải tiến liên tục sau

đánh giá ngoài.

Quan điểm đảm bảo chất lượng

Quan điểm chất lượng của Trường là “Chất lượng là sự phù hợp”. Trường xác

định các bên liên quan bao gồm: SV, Trường, Nhà nước, GV, Cựu SV, Nhà tuyển dụng,

Nhà tuyển dụng tiềm năng, Hội nghề nghiệp và Xã hội.

Đôi với Trường “chất lượng là quá trình”. Trường thực hiện nhiều chu trình

PDCA (Plan – Do – Check – Act) liên tiếp nhau. Kết quả của chu trình trước là đầu vào

cho chu trình sau, cho đến khi đạt đến mục tiêu đề ra. Sau khi đạt được mục tiêu, trường

phân tích, đánh giá các thành quả đạt được để xác định mục tiêu tiếp theo cao hơn để

phấn đấu đạt đến. Một chu trình PDCA của trường bao gồm các hoạt động lập kế hoạch,

thực hiện, đánh giá và cải tiến liên tục trong đó đánh giá và cải tiến song hành cùng việc

lập kế hoạch và thực hiện.

Từ năm 2012 đến nay, Trường ĐH NTT từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ

thông ĐBCL bên trong và KĐCLGD theo các tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quôc

tế. Hệ thông quản trị chất lượng tổng thể của trường (Total Quality Management, TQM)

bao gồm 03 cấp: chiến lược, hệ thông và chiến thuật nhằm thực hiện các chức năng giám

sát, đánh giá và hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng, được

xây dựng và triển khai dựa trên 03 quan điểm cơ bản là:

1) Người học là trung tâm của tất cả mọi hoạt động của trường

2) Trường cải tiến liên tục chất lượng dựa trên phản hồi của các bên liên quan bên

trong và bên ngoài trường

10

3) Tất cả mọi người trong Trường đều có trách nhiệm tham gia vào hệ thông TQM

của Trường. Các đơn vị trong trường sử dụng Sổ tay ĐBCL để thực hiện các hoạt

động phục vụ tôt nhất cho người học một cách định kỳ, có hệ thông, theo chu

trình PDCA, trong đó:

− Cấp chiến lược: xây dựng Chính sách chất lượng, Chiến lược ĐBCL và ban

hành các quy định ĐBCL;

− Cấp Hệ thông: xây dựng các quy trình và công cụ ĐBCL dựa trên chu trình

PDCA và phổ biến đến toàn thể cán bộ - GV - nhân viên trong toàn Trường

thực hiện;

− Cấp chiến thuật: Chiến lược ĐBCL được cụ thể hóa thành Mục tiêu chất

lượng trong từng năm, là cơ sở để tất cả các đơn vị trong toàn Trường xây

dựng Kế hoạch triển khai công việc gồm (i) TĐG cấp CTĐT, (ii) cải tiến các

hoạt động sau đánh giá ngoài cấp Trường, (iii) Cơ sở dữ liệu (CSCL) và

MTCL, (iv) thu thập thông tin các bên có liên quan, và (v) họp giao ban

ĐBCL và tập huấn chuyên môn.

Kết quả đạt được

Trường ĐH NTT sử dụng Bộ tiêu chuẩn chất lượng cấp Trường cũng như cấp

CTĐT như là công cụ để thực hiện chuẩn hóa các hoạt động bên trong, tham gia kiểm

định chất lượng để giải trình với xã hội về chất lượng của mình và làm cơ sở để cải tiến

liên tục chất lượng, một sô kết quả đã đạt được gồm:

− Năm 2012, Trường hoàn thành Báo cáo tự đánh giá Trường Đại học Nguyễn Tất

Thành và được đánh giá tư vấn bởi Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng

ngoài công lập trong khuôn khổ Đề án “Bồi dưỡng chuyên sâu về ĐBCL qua hệ

thống học tập hỗn hợp”;

11

− Tháng 3/2015, CTĐT ngành Dược học được đánh giá tư vấn theo Bộ tiêu chuẩn

AUN-QA phiên bản 2 trong khuôn khổ của Đề tài “Áp dụng tiêu chuẩn đánh giá

chất lượng CTĐT của AUN ở các trường đại học ngoài công lập tại TPHCM” do

Tiến sĩ (TS) Vũ Thị Phương Anh làm Chủ nhiệm;

− Tháng 3/2016, CTĐT Cử nhân Quản trị kinh doanh đã được đánh giá tư vấn theo

Bộ tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 2 do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo

dục, Đại học Quôc gia TPHCM (ĐHQG-HCM);

− Tháng 11/2016, Trường vinh dự trở thành một trong 03 trường Đại học đầu tiên

của Việt Nam được tổ chức QS-Stars đánh giá 3 sao;

− Tháng 05/2017, Trường chính thức được Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo

dục KĐCLGD, ĐHQG-HCM trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cấp cơ

sở giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn của BGDĐT sau đợt đánh giá ngoài chính thức từ

ngày 20-24/12/2016.

− Hiện nay, Trường ĐH NTT đã là thành viên liên kết của Mạng lưới các trường

Đại học Đông Nam Á (ASEAN), thành viên của tổ chức CDIO quôc tế, và mạng

lưới Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF).

Chiến lược Đảm bảo chất lượng

Chiến lược ĐBCL của Trường ĐH NTT đến năm 2025 được triển khai dựa trên

việc phát triển và phân bổ nguồn lực trong toàn trường. Các chiến lược ĐBCL nêu rõ các

mục tiêu chất lượng. Các mục tiêu này được chuyển tải vào mục tiêu và kế hoạch hành

động của mỗi đơn vị để thực hiện. Chiến lược ĐBCL của Trường ĐH NTT gồm các mục

tiêu sau:

Mục tiêu 1: Cải tiến liên tục hệ thông quản trị chất lượng tổng thể

Mục tiêu 2: Chuẩn hóa các hoạt động theo bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA

Mục tiêu 3: Kiểm định đạt chuẩn theo các bộ tiêu chuẩn chất lượng quôc gia, khu vực

12

và quôc tế, với các mục tiêu cụ thể như sau:

3.1. Kiểm định theo chuẩn BGDĐT cấp sở đào tạo và cấp CTĐT

3.2. Kiểm định theo chuẩn AUN cấp chương trình

3.3. Tiếp tục kiểm định chuẩn QS cấp cơ sở đào tạo

c) Giới thiệu về Khoa Dược

Khoa Dược là một trong những khoa trọng điểm của khôi ngành Sức khỏe thuộc

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Khoa Dược ra đời từ Quyết định số

232/2008/QĐ-PHC do Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành ký ngày

08/08/2008 với chức năng đào tạo Dược sĩ trung cấp. Ngày 18/08/2011, Bộ Giáo dục và

Đào tạo ra Quyết định số 3381/QĐ-BGDĐT ký ngày 18/08/2011, Khoa được phép đào

tạo Dược sĩ cao đẳng. Năm 2013, việc đào tạo Dược sĩ Đại học do Bộ Giáo dục và Đào

tạo ký Quyết định số 1887/QĐ-BGDĐT ngày 29/05/2013 lại một lần nữa đưa Khoa

Dược bước sang một trang mới.

Tầm nhìn của Khoa Dược

Đến năm 2025, Khoa Dược – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trở thành đơn

vị đào tạo nguồn nhân lực Dược có chất lượng, uy tín, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa

phương, quôc gia và khu vực.

Khoa Dược mở rộng chuyên ngành đào tạo và có khả năng liên thông, liên kết với

các trường đại học – viện đào tạo trong nước và khu vực.

Sứ mạng của Khoa Dược

Sứ mạng của Khoa Dược – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là cung cấp các

kiến thức và ky năng nhằm ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực Dược, đảm bảo nguồn

nhân lực tham gia vào các lĩnh vực nghề nghiệp Dược trong môi trường cạnh tranh và

hội nhập quôc tế.

Mục tiêu của Khoa Dược

13

Khoa Dược – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một khoa định hướng ứng

dụng và thực hành. Khoa Dược hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu giáo dục Đại học

đại chúng, tạo lập môi trường học tập tích cực và trải nghiệm thực tiễn cho mọi SV,

trang bị cho SV năng lực tự học, tinh thần sáng tạo khởi nghiệp, có trách nhiệm với cộng

đồng để SV phát triển mọi tiềm năng và có thể thích ứng với một xã hội đang thay đổi,

có cơ hội tìm được việc làm ngay khi tôt nghiệp, thông qua đó đóng góp cho việc tạo

dựng lĩnh vực Dược nói riêng và ngành Y tế nói chung góp phần phồn vinh về kinh tế,

ổn định về xã hội, phát triển bền vững và vươn lên hội nhập khu vực và toàn cầu.

Các thế mạnh của Khoa Dược

Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, Khoa Dược đã đạt được những thành tích

nổi bật về:

− Chương trình đào tạo: được tổ chức xây dựng dựa trên chương trình khung của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế quy định và tham khảo nhiều chương trình tiên

tiến của các trường hàng đầu đào tạo lĩnh vực Dược trong cả nước, thay đổi nội

dung phù hợp với thực tế, theo yêu cầu của xã hội với sự giám sát và hỗ trợ về

chuyên môn của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành.

− Đội ngũ giảng viên và nhân viên: đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy với

80% cán bộ giảng dạy có trình độ sau và trên đại học, với 267 người gồm 5 giáo

sư (GS), 12 phó giáo sư (PGS), 48 TS, 157 thạc sĩ (ThS), 45 Dược sĩ Đại học và

cử nhân các cấp, trong đó hiện có 5 cán bộ đang theo học nghiên cứu sinh trong

nước và nước ngoài, 8 GV và cán bộ, công nhân viên đang học cao học, 20 dược

sĩ trung cấp làm việc tại các PTN đã và đang theo học các khóa liên thông đại

học.

14

− Cơ sở vật chất: Khoa có tổng sô 28 PTN cho 15 bộ môn (BM) với nhiều thiết bị

máy móc hiện đại. Ngoài ra, Khoa cũng có một vườn cây dược liệu riêng với trên

120 loại cây thuôc phục vụ cho các môn học chuyên ngành.

− Liên kết doanh nghiệp: Khoa phôi hợp với nhiều nhà thuôc, công ty Dược, Bệnh

viện trong thành phô để SV thực tập, hỗ trợ tôt nghề nghiệp cho SV sau khi ra

Trường. Cho đến nay, để SV có cơ hội trải nghiệm trong suôt quá trình học tại

Trường và có cơ hội tìm được việc làm sau khi tôt nghiệp, Khoa Dược đã liên kết

với 1 bệnh viện tuyến trung ương (Bệnh viện Thông Nhất), 14 bệnh viện tuyến

quận, huyện của thành phô và hơn 30 nhà thuôc tư nhân, nhà thuôc trong hệ thông

chuỗi bán lẻ.

− Nghiên cứu khoa học: tính đến tháng 06 năm 2019, Khoa đã có 03 đề tài cấp Bộ,

99 đề tài GV cấp Trường và 22 đề tài SV. Ngoài ra, GV cũng tham gia viết bài

cho các báo, tạp chí trong và ngoài nước, đã có nhiều bài nghiên cứu được đăng

trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Dược học, Tạp chí Dược liệu, Tạp chí

Công nghệ sinh học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,…Nhiều bài báo nghiên

cứu được chọn báo cáo ở Hội nghị Khoa học toàn quôc, Hội nghị khoa học quôc

tế và đăng ở các tạp chí nước ngoài: International Journal of Applied Science and

Technology, American Journal of Environment Science, North American

Journal of Aquaculture, Journal of Plant Sciences,…

− Hợp tác quốc tế: Có các hoạt động tham gia hội thảo trong và ngoài nước, dự án

hợp tác với Anh...

Để xây dựng Khoa Dược, Trường ĐH NTT trở thành đơn vị đào tạo nguồn nhân

lực Dược có chất lượng, uy tín, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, quôc gia và

khu vực, Khoa Dược tiếp tục (i) xây dựng đội ngũ cán bộ GV có sô lượng và chất lượng

theo chuẩn của BGDĐT, (ii) thúc đẩy phong trào NCKH và nâng cao trình độ ngoại ngữ

15

của GV và SV, tìm kiếm và nghiên cứu các đề tài thiết thực phục vụ công tác đào tạo của

Trường, phục vụ cộng đồng xã hội và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, (iii) gắn kết với

doanh nghiệp và các viện nghiên cứu nhằm tạo ra nguồn Dược sĩ có chất lượng, (iv) đẩy

mạnh liên kết đào tạo trong và ngoài nước, (v) đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở vật

chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và làm việc, và (vi) quản lý hoạt động

giảng dạy và học tập theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong và ngoài nước.

Qua quá trình nghiên cứu văn bản hướng dẫn, thu thập và xử lý MC, viết bản

thảo, nghe ý kiến tư vấn của các chuyên gia, thảo luận và chỉnh sửa, Khoa Dược đã hoàn

thành Báo cáo tự đánh giá CTĐT ngành Dược học bậc Đại học. Báo cáo tự đánh giá

CTĐT ngành Dược học đã mô tả rõ ràng và đầy đủ các hoạt động của CTĐT, trong đó đã

chỉ ra những điểm mạnh, điểm tồn tại, khó khăn cùng với kế hoạch khắc phục của CTĐT

ngành Dược học.

16

PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ

Tiêu chuẩn 1. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Sứ mạng, mục tiêu, chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT ngành Dược học được phổ

biến, quán triệt sâu sắc trong tập thể Khoa (lãnh đạo, GV, cán bộ công nhân viên

(CBCNV), SV…) được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển theo

định hướng chiến lược kinh tế - xã hội tại TPHCM, khu vực.

Khoa nhận được sự hợp tác tích cực và hiệu quả của đội ngũ GV, chuyên gia, nhà

nghiên cứu, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng mục tiêu, CĐR của CTĐT nhằm giải

quyết được vấn đề tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo là sự chấp nhận của người sử

dụng lao động và tỉ lệ có việc làm sau tôt nghiệp. Mục tiêu và CĐR được sự đồng thuận

và nhất trí cao của tập thể Khoa, được các bên liên quan đóng góp ý kiến xây dựng để

phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

CTĐT của Khoa xây dựng theo các quy định hiện hành do BGDĐT ban hành, có

tham khảo CTĐT của các trường Đại học có uy tín trong nước và một sô nước trong khu

vực. CTĐT của Khoa đã thể hiện mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế

một cách có hệ thông, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, ky năng của đào tạo (ĐT)

trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Mục tiêu

và CĐR đáp ứng chiến lược phát triển, tầm nhìn sứ mạng của Trường và Khoa.

Tiêu chí 1.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với

sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục Đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục

Đại học quy định tại Luật giáo dục Đại học.

1. Mô tả

CTĐT ngành Dược học của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành được xây dựng

dựa trên (i) Mục tiêu giáo dục Đại học quy định tại Luật Giáo dục Đại học

[H1.01.01.01], (ii) Chiến lược Quôc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến

17

2020, tầm nhìn đến năm 2030 [H1.01.01.02], (iii) Bộ chương trình khung giáo dục Đại

học khôi ngành Khoa học sức khỏe, trình độ Đại học ban hành tại Thông tư

01/2012/TT-BGDĐT của BGDĐT [H1.01.01.03], (iv) Khung trình độ quôc gia bậc Đại

học tại Việt Nam [H1.01.01.04], (v) đôi sánh với CTĐT ngành Dược của Trường Đại

học Y Dược Hà Nội, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y

Dược TPHCM, Đại học Santo Tomas (Philipine), Ngành Dược của Trường Đại học

Quôc gia Singapore (NUS) [H1.01.01.05], và (vi) Tầm nhìn – Sứ mạng được thể hiện

trong Chiến lược phát triển của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành giai đoạn 2014-2020

[H1.01.01.06]. Mục tiêu của CTĐT ngành Dược học đào tạo những người học sau 3-5

năm tôt nghiệp:

Mục tiêu đào tạo của Khoa

(theo Bản mô tả CTĐT) Mục tiêu đào tạo cụ thể của Khoa

Dược sĩ Đại học có khả năng

hướng dẫn và xây dựng quy

trình thí nghiệm; nghiên cứu

và vận dụng khoa học và thực

tiễn; xây dựng hồ sơ quy trình

sản xuất và tiêu chuẩn chất

lượng dược phẩm; duy trì và

điều chỉnh kế hoạch kinh

doanh phù hợp với thị trường;

tư vấn các dịch vụ chăm sóc

dược phù hợp với người bệnh;

đánh giá mức độ tuân thủ các

quy định hành nghề Dược.

• PO1: Có nền tảng kiến thức vững chắc về các

lĩnh vực khoa học cơ bản (tự nhiên và xã hội), y

dược học cơ sở; kiến thức cơ sở ngành/ chuyên

ngành/ chuyên sâu các lĩnh vực Sản xuất và Phát

triển thuôc, Quản lý và Cung ứng thuôc, và Dược

lâm sàng để tham gia thành công vào thị trường

lao động ngành Dược;

• PO2: Thành thạo các ky năng chuyên môn và ky

thuật ngành Dược, có khả năng (i) hướng dẫn,

xây dựng quy trình thí nghiệm; nghiên cứu và

vận dụng khoa học vào thực tiễn, (ii) xây dựng

hồ sơ quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng

dược phẩm; duy trì và điều chỉnh kế hoạch kinh

doanh phù hợp với thị trường, (iii) tư vấn các

dịch vụ chăm sóc dược phù hợp với người bệnh;

đánh giá mức độ tuân thủ các quy định hành nghề

18

dược;

• PO3: Có uy tín và sức ảnh hưởng trong tổ chức,

có trách nhiệm công dân và ý thức chăm sóc,

nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi

trường, tuân theo luật pháp, quy định, chính sách

và các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp;

• PO4: Có khả năng theo học sau Đại học trong các

cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, giao tiếp

thông thường và trong chuyên môn trực tiếp

bằng tiếng Anh và đáp ứng được các yêu cầu

thay đổi trong bôi cảnh hội nhập khu vực và quôc

tế.

Mục tiêu giáo dục của Khoa Dược phù hợp với Tầm nhìn và Sứ mạng ĐH NTT,

mục tiêu giáo dục thể hiện trọng Chiến lược phát triển ĐH NTT và quy định tại Luật

giáo dục Đại học:

Bảng 1.1. Tính kết nôi giữa Mục tiêu giáo dục quy định tại Luật giáo dục Đại học

với Mục tiêu giáo dục và Tầm nhìn – Sứ mạng tại ĐH NTT

Mục tiêu giáo dục

quy định tại Luật giáo

dục Đại học

Mục tiêu giáo dục thể

hiện trong Chiến lược

phát triển của ĐH NTT

giai đoạn 2014-2020

Tầm nhìn và Sứ mạng

của ĐH NTT

Đào tạo trình độ Đại

học để SV có:

₋ Kiến thức chuyên

môn toàn diện, nắm

vững nguyên lý, quy

luật tự nhiên – xã hội

₋ Có ky năng thực hành

cơ bản

₋ Có khả năng làm việc

độc lập, sáng tạo và

Là một trường ĐH định

hướng ứng dụng và

thực hành, đáp ứng nhu

cầu giáo dục đại học đại

chúng thông qua việc tạo

lập một môi trường học

tập tích cực và trải

nghiệm thực tiễn cho

mọi sinh viên, trang bị

cho họ năng lực tự học,

Tầm nhìn:

Đến năm 2025, Trường ĐH NTT là

một trường đại học ứng dụng và thực

hành, đa ngành, đa bậc học, gắn với

nhu cầu phát triển trong và ngoài

nước, đạt chuẩn khu vực và quôc tế.

Sứ mạng:

Trường ĐH NTT cam kết cung cấp

nguồn nhân lực có chất lượng, có sức

19

giải quyết những vấn

đề thuộc ngành được

đào tạo

tinh thần sáng tạo khởi

nghiệp, có trách nhiệm

với cộng đồng, hội nhập

khu vực và toàn cầu.

cạnh tranh cao trên thị trường lao

động trong và ngoài nước thông qua

đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng

đồng, xã hội dựa trên liên minh chiến

lược gắn kết với các doanh nghiệp và

các viện nghiên cứu.

Sự liên hệ giữa Mục tiêu giáo dục Khoa Dược và mục tiêu giáo dục quy định tại

Luật giáo dục Đại học được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 1.2. Tính kết nôi giữa Mục tiêu giáo dục quy định tại Luật giáo dục Đại học

với Mục tiêu đào tạo cụ thể của Khoa

Mục tiêu giáo dục

quy định tại Luật giáo dục Đại học

Mục tiêu đào tạo cụ thể của

Khoa

Kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý,

quy luật tự nhiên – xã hội PO1

Có ky năng thực hành cơ bản PO2

Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết

những vấn đề thuộc ngành được đào tạo PO3, PO4

Bên cạnh đó, mục tiêu đào tạo đào tạo của CTĐT ngành Dược học cũng mang

tính kết nôi với Sứ mạng của Khoa Dược và ĐH NTT:

Bảng 1.3. Tính kết nôi giữa Sứ mạng của ĐH NTT, Sứ mạng của Khoa và Mục

tiêu đào tạo của chương trình

Sứ mạng của ĐH

NTT

Sứ mạng của Khoa

[H1.01.01.07]

Mục tiêu đào tạo cụ thể

của CTĐT tại Khoa (từ khóa)

Trường ĐH NTT cam

kết cung cấp nguồn

nhân lực có chất

lượng, có sức cạnh

tranh cao trên thị

trường lao động trong

và ngoài nước thông

Khoa Dược - Trường

ĐH NTT cung cấp

các kiến thức và ky

năng nhằm ứng dụng

thực tiễn trong lĩnh

vực Dược, đảm bảo

nguồn nhân lực tham

PO1: Có nền tảng kiến thức vững chắc về

các lĩnh vực khoa học cơ bản (tự nhiên và

xã hội), y dược học cơ sở; kiến thức cơ sở

ngành/ chuyên ngành/ chuyên sâu các lĩnh

vực Sản xuất và Phát triển thuôc, Quản lý

và Cung ứng thuôc và Dược lâm sàng để

tham gia thành công vào thị trường lao

20

qua đào tạo, nghiên

cứu và phục vụ cộng

đồng, xã hội dựa trên

liên minh chiến lược

gắn kết với các doanh

nghiệp và các viện

nghiên cứu.

gia vào các lĩnh vực

nghề nghiệp Dược

trong môi trường

cạnh tranh và hội

nhập quôc tế

động ngành Dược;

PO2: Thành thạo các ky năng chuyên môn

và ky thuật ngành Dược, có khả năng (i)

hướng dẫn, xây dựng quy trình thí nghiệm;

nghiên cứu và vận dụng khoa học vào thực

tiễn, (ii) xây dựng hồ sơ quy trình sản xuất

và tiêu chuẩn chất lượng dược phẩm; duy

trì và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù

hợp với thị trường, (iii) tư vấn các dịch vụ

chăm sóc dược phù hợp với người bệnh;

đánh giá mức độ tuân thủ các quy định

hành nghề dược;

PO3: Có uy tín và sức ảnh hưởng trong tổ

chức, có trách nhiệm công dân và ý thức

chăm sóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng và

bảo vệ môi trường, tuân theo luật pháp, quy

định, chính sách và các tiêu chuẩn đạo đức

nghề nghiệp;

PO4: Có khả năng theo học sau Đại học

trong các cơ sở giáo dục trong và ngoài

nước, giao tiếp thông thường và trong

chuyên môn trực tiếp bằng tiếng Anh và

đáp ứng được các yêu cầu thay đổi trong

bôi cảnh hội nhập khu vực và quôc tế.

Mục tiêu của CTĐT được định kỳ rà soát – cập nhật theo Quy trình cải tiến

CTĐT và xuất phát từ nhu cầu về chất lượng đào tạo của thị trường lao động. Việc lấy ý

kiến từ các đơn vị như bệnh viện, trung tâm y tế, hệ thông nhà thuôc, xí nghiệp sản xuất

Dược phẩm, trung tâm kiểm nghiệm…; và tham vấn chuyên môn từ các trường đại học

đào tạo Dược học đã được Khoa Dược tổ chức thực hiện [H1.01.01.08]. Mục tiêu của

CTĐT ngành Dược học được rà soát, điều chỉnh và cập nhật theo định kỳ 3 năm/ lần.

Các ý kiến phản hồi của nhà tuyển dụng được cân nhắc điều chỉnh/ cập nhật để đảm bảo

21

tính học thuật của CTĐT. Những nỗ lực này giúp SV sau khi tôt nghiệp có thể tìm việc ở

nhiều lĩnh vực, tùy theo chuyên ngành lựa chọn về Sản xuất và Phát triển thuôc, Quản lý

và Cung ứng thuôc hoặc Dược lâm sàng, nhằm đáp ứng được các yêu cầu về năng lực

đang được các nhà tuyển dụng quan tâm và lựa chọn.

2. Điểm mạnh

Mục tiêu của CTĐT ngành Dược học được xác định rõ ràng, phù hợp với Tầm

nhìn và Sứ mạng của Trường, của Khoa là đào tạo theo hướng thực hành ứng dụng; phù

hợp với mục tiêu được quy định tại luật Giáo dục Đại học, với chủ trương của BGDĐT

về việc đào tạo nguồn nhân lực của ngành Dược.

Mục tiêu được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.

3. Điểm tồn tại

Việc khảo sát lấy ý kiến của cựu SV, doanh nghiệp nhận SV đã tôt nghiệp làm

việc hoạt động trong lĩnh vực Dược, đội ngũ GV và người học vừa bắt đầu thực hiện vì

CTĐT ngành Dược học mới có sinh viên tôt nghiệp (SVTN) năm 2018.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019-2020, Khoa đang tiến hành lấy ý kiến phản hồi của SV của

Khoa tôt nghiệp khoá 2013-2018 và các nhà tuyển dụng SV sau khi tôt nghiệp về các nội

dung cụ thể của mục tiêu để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành

Dược trong giai đoạn mới.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7)

Tiêu chí 1.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, bao quát

được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau

khi hoàn thành chương trình đào tạo.

1. Mô tả

22

Mục tiêu CTĐT ngành Dược học được xác định rõ ràng và cụ thể hóa thành

chuẩn đầu ra của CTĐT về kiến thức, ky năng, thái độ thể hiện trong Bảng dưới đây

[H1.01.02.01]:

Bảng 1.4. Môi quan hệ giữa Mục tiêu đào tạo và CĐR của CTĐT ngành Dược học

Chuẩn đầu ra của CTĐT (CĐR)

CĐR Mục tiêu

CTĐT

(PO)

Tổng

quát

Chuyên

biệt

Kiến

thức

(K)

Đại

cương

Cơ sở

ngành

Chuyên

ngành

CĐR 1

Áp dụng kiến thức khoa học cơ bản và y

dược học cơ sở vào chuyên môn Dược

(K1)

x PO1

CĐR 2

Hiểu kiến thức chuyên môn về sản xuất,

đảm bảo chất lượng thuôc, kinh doanh

dược phẩm và chăm sóc dược (K2)

x PO1, PO2

CĐR 3

Vận dụng được các văn bản quy phạm

pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt

động của ngành dược (K3)

x PO2, PO3

CĐR 4

Vận dụng được phương pháp luận khoa

học trong công tác chuyên môn và

nghiên cứu (K4)

x PO2, PO4

CĐR 5

Vận hành được các quy trình trong sản

xuất, đảm bảo chất lượng thuôc, kinh

doanh dược phẩm và tư vấn sử dụng

thuôc hợp lý, hiệu quả (K5)

x PO1, PO2

CĐR 6

Phân tích các thông tin liên quan đến quá

trình sản xuất, đảm bảo chất lượng, quản

lý - cung ứng và thông tin thuôc trong

lâm sàng (K6)

x PO1, PO2

Kỹ

năng

(S)

Ky năng

nghề

nghiệp

Ky năng

mềm

CĐR 7

Tổ chức và thực hành tôt các lĩnh vực:

sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ, phân

phôi và tư vấn sử dụng đôi với nguyên

liệu làm thuôc và các dạng thuôc (S7)

x PO1, PO2

CĐR 8 Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các

quy định, pháp luật về dược (S8) x PO2, PO3

CĐR 9

Thiết lập và thực hiện kế hoạch sản xuất,

kiểm nghiệm, kinh doanh và chăm sóc

dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và

chương trình y tế quôc gia (S9)

x PO1, PO2

CĐR 10

Xây dựng môi quan hệ hợp tác với người

bệnh, người chăm sóc và tham gia truyền

thông giáo dục sức khỏe cộng đồng

(S10)

x PO2, PO3

23

CĐR 11

Phôi hợp được với đồng nghiệp để tổ

chức triển khai thực hiện những nhiệm

vụ chuyên môn và hướng dẫn, giúp đỡ

cán bộ cấp dưới về chuyên môn Dược

(S11)

x PO2, PO3

CĐR 12 Thực hiện nghiên cứu khoa học và hoạt

động đào tạo trong ngành Dược (S12) x PO2, PO4

Thái độ

(A)

Trách

nhiệm

và đạo

đức

nghề

nghiệp

CĐR 13

Tận tụy, có trách nhiệm trong hành nghề

vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng

cao sức khoẻ cộng đồng (A13)

x PO3

CĐR 14 Tôn trọng, cảm thông, chia sẻ và hết lòng

phục vụ người bệnh và khách hàng (A14) x PO3

CĐR 15 Tôn trọng và chân thành hợp tác với

đồng nghiệp (A15) x PO3

CĐR 16 Coi trọng việc kết hợp Y Dược học hiện

đại với y Dược học cổ truyền (A16) x PO2, PO4

CĐR 17

Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và

đầy đủ và nghĩa vụ và những yêu cầu

nghề nghiệp (A17)

x PO2, PO3

CĐR 18

Trung thực, khách quan, có tinh thần

nghiên cứu khoa học và học tập phát

triển nghề nghiệp suôt đời (A18)

x PO3, PO4

Như vậy, CĐR của CTĐT ngành Dược học bao quát được cả yêu cầu chung

(CĐR 1, 8, 11, 12, 13, 15, 17 và 18) và yêu cầu chuyên biệt (CĐR 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10,

14 và 16) mà SV cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT.

Ngoài các CĐR của CTĐT giúp người học đạt được sau khi hoàn thành khóa học,

các điều kiện tiên quyết cần người học có chứng chỉ ngoại ngữ Toeic 400, chứng chỉ Tin

học MOS, và giấy chứng nhận đã hoàn thành các lớp ky năng mềm [H1.01.02.01].

Trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là hướng đến cộng đồng kinh tế chung Đông Nam Á

(AEC), tiếng Anh và các ky năng mềm sẽ là hành trang vững chắc để người học có thể

cập nhật kiến thức thường xuyên và phát triển học thuật cho bản thân trong tương lai.

Với kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, ky năng nghề nghiệp, ky năng mềm,

khả năng ứng dụng tin học, khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng như thái độ đôi với nghề

nghiệp và ý thức phục vụ xã hội – cộng đồng, mức tự chủ và trách nhiệm, người học sau

24

khi tôt nghiệp ngành Dược có thể đảm nhiệm các vị trí công tác tại nhà thuôc, công ty

Dược, khoa Dược bệnh viện, nhà máy Dược phẩm, trường Đại học, viện nghiên cứu. Cụ

thể [H1.01.02.01]:

− Cán bộ quản lý, phụ trách ky thuật tại các cơ sở sản xuất Dược phẩm: Phòng

Nghiên cứu phát triển thuôc (R&D), Đảm bảo chất lượng thuôc (QA), Kiểm soát

chất lượng thuôc (QC), Sản xuất thuôc, Thủ kho tại xí nghiệp sản xuất Dược

phẩm;

− Quản lý chuyên môn và tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuôc tại các cơ sở khám chữa

bệnh và hệ thông bán lẻ;

− Quản lý chuyên môn tại cơ sở kinh doanh và xuất nhập khẩu thuôc;

− Cán bộ nghiên cứu/ giảng dạy tại các viện, trung tâm, các trường đào tạo Dược và

lĩnh vực có liên quan;

− Cán bộ kiểm nghiệm thuôc, my phẩm và thực phẩm chức năng tại các cơ sở,

trung tâm kiểm nghiệm và việc kiểm nghiệm;

− Cán bộ công tác tại các Cơ quan quản lý Nhà nước về Dược; Phòng Y tế, Sở Y tế,

Bộ Y tế, …

− Nhân viên kinh doanh và marketing Dược.

Để giúp SV hướng tới việc đạt được chuẩn đầu ra của CTĐT [H1.01.02.01],

người học cần phải tuân thủ các quy định, hướng dẫn đã đề ra của Trường trong việc

tham dự lớp học, thi và kiểm tra, các hoạt động thực tập – thực tế để đội ngũ GV, Cô vấn

học tập (CVHT) theo dõi tiến độ học tập và có những phản hồi kịp thời, tư vấn đến người

học. Ngoài ra, việc lấy ý kiến cựu SV, doanh nghiệp cũng được thực hiện để đánh giá

chất lượng SVTN và mức độ đáp ứng CĐR của CTĐT ngành Dược học [H1.01.01.08].

2. Điểm mạnh

25

CĐR của CTĐT ngành Dược học được xác định rõ ràng, đảm bảo khôi lượng

kiến thức, ky năng, thái độ cần có trong hoạt động nghề nghiệp sau khi hoàn thành

CTĐT cũng như khuyến khích khả năng học tập suôt đời cho người học. Để thực hiện

được mục tiêu CTĐT, người học được đòi hỏi không chỉ có năng lực học tập mà còn

phải có trình độ ngoại ngữ, tin học nhất định và các ky năng mềm như năng lực nghiên

cứu, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lý thời gian… giúp trang bị những tô chất

cần thiết để làm việc trong môi trường quôc tế hóa và liên thông lên các bậc học cao hơn.

CĐR được xây dựng đáp ứng chiến lược phát triển của Khoa, Trường, BGDĐT

và được xây dựng có hướng đến việc lấy ý kiến khảo sát của các bên liên quan.

3. Điểm tồn tại

Việc khảo sát lấy ý kiến của cựu SV về CĐR chưa thực hiện vì CTĐT ngành

Dược học mới có SVTN năm 2018.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019-2020, Khoa lên kế hoạch tiến hành lấy ý kiến phản hồi của cựu

SV tôt nghiệp khoá 2013-2018 về các nội dung cụ thể của CĐR để điều chỉnh cho phù

hợp với yêu cầu phát triển của ngành Dược trong giai đoạn mới.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7)

Tiêu chí 1.3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu của các

bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai.

1. Mô tả

Chuẩn đầu ra của CTĐT được xây dựng dựa trên (i) quy định của BGDĐT

[H1.01.03.01], (ii) tầm nhìn – sứ mạng, chiến lược của Trường Đại học Nguyễn Tất

Thành và của Khoa [H1.01.01.06], [H1.01.01.07], [H1.01.03.02] (iii) ý kiến của GV

[H1.01.01.08], (iv) chương trình khung của BGDĐT [H1.01.01.03], và (v) ý kiến phản

hồi của các doanh nghiệp/ đơn vị tuyển dụng như bệnh viện, trung tâm y tế, hệ thông nhà

26

thuôc, xí nghiệp sản xuất dược phẩm, trung tâm kiểm nghiệm,… và cựu SV để làm cơ sở

điều chỉnh/ cập nhật nội dung/ cấu trúc CTĐT và chuẩn đầu ra [H1.01.01.08].

Bảng 1.5. Sự phù hợp của Chuẩn đầu ra của CTĐT đôi với các bên liên quan

Tầm nhìn,

Sứ mạng của

trường

Khung CTĐT

ngành Dược học

của BGDĐT

Quy định mã số, tiêu chuẩn

chức danh nghề nghiệp

Dược [H1.01.01.09] (tiêu

chuẩn)

CĐR 1 K1

CĐR 2 K2 b

CĐR 3 ĐƯ K3 a

CĐR 4 ĐƯ K4 đ

CĐR 5 ĐƯ b, d

CĐR 6 ĐƯ b, d, đ

CĐR 7 ĐƯ S1 b

CĐR 8 S2 a, c

CĐR 9 ĐƯ S3 b, d

CĐR 10 ĐƯ S5 d, đ

CĐR 11 S4 d, đ

CĐR 12 ĐƯ

CĐR 13 ĐƯ A1 đ

CĐR 14 ĐƯ A1

CĐR 15 A2

CĐR 16 ĐƯ A3

CĐR 17 A4 a

CĐR 18 ĐƯ A5

Ghi chú: ĐƯ: đáp ứng; K-S-A: theo thứ tự trong Khung CTĐT ngành Dược học BGDĐT;

a, b, c, d, đ: Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong Thông tư liên tịch số

27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược.

Sau khi hoàn thành CTĐT, SV tôt nghiệp được trang bị đầy đủ các kiến thức, ky

năng, thái độ để đạt được các năng lực sau [H1.01.02.01.f]:

− Năng lực 1 (C1): Sản xuất Dược phẩm

− Năng lực 2 (C2): Đảm bảo chất lượng Dược phẩm

− Năng lực 3 (C3): Kinh doanh Dược phẩm

− Năng lực 4 (C4): Chăm sóc Dược

− Năng lực 5 (C5): Giao tiếp và làm việc nhóm

− Năng lực 6 (C6): Hành nghề đúng quy định và có đạo đức

27

− Năng lực 7 (C7): Nghiên cứu và phát triển Dược phẩm

Bảng 1.6. Ma trận thể hiện tính kết nôi giữa năng lực SVTN và CĐR của CTĐT

K S A

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

C1 ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓

C2 ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓

C3 ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓

C4 ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓

C5 ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓

C6 ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓

C7 ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓

Việc điều chỉnh chuẩn đầu ra của CTĐT được thực hiện định kỳ 1 - 3 năm/lần.

Dựa theo Quy trình cải tiến CTĐT của Trường, Khoa đã thành lập Tổ Xây dựng CTĐT

Đảm bảo chất lượng Khoa Dược để thực hiện việc xây dựng, rà soát – điều chỉnh theo

các bước dưới đây [H1.01.01.08]:

Sơ đồ 1.1. Quy trình thiết kế CTĐT ngành Dược học

Xác định nhu cầu về

đào tạo

Lập kế hoạch điều

chỉnh, cải tiến CTĐT

Xác định các NLN

cần thiết cho SV sau

khi tôt nghiệp

Tập huấn phương

pháp, công cụ phục

vụ cải tiến CTĐT

Tổng hợp, phân

tích kết quả khảo

sát các NLN

Phiên chuyển các

NLN vào CĐR

Thực hiện đôi sánh

NLN với các trường

đại học

Lập Tổ Xây dựng

CTĐT

Khảo sát các bên

liên quan về NLN

Cải tiến nội dung,

cấu trúc CTĐT

Cải tiến phương pháp

dạy và học, phương

pháp đánh giá

Cải tiến ĐCCT,

bải giảng, giáo

trình

Thông qua Hội đồng

Khoa học và đào tạo

Khoa, Trường

Ban hành và công bô

CTĐT sau cải tiến

28

Chuẩn đầu ra được (i) đưa lên trang web Khoa [H1.01.03.03], (ii) chính thức đưa

vào Bản mô tả CTĐT [H1.01.03.04], và (iii) phổ biến rộng rãi đến GV trong các buổi

họp [H1.01.03.05]. Đây là cơ sở để Khoa xây dựng đề cương chi tiết (ĐCCT) cho tất cả

các học phần (HP), lựa chọn phương pháp giảng dạy (PPGD) và cách thức đánh giá kết

quả học tập của người học.

2. Điểm mạnh

CĐR của CTĐT ngành Dược học được công bô công khai đến các bên liên quan

và SV ngay từ năm thứ nhất chương trình học. CĐR được định kỳ rà soát, kịp thời điều

chỉnh dựa trên việc lấy ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp/ đơn vị tuyển dụng, cơ sở

giáo dục nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Dược.

3. Điểm tồn tại

Việc khảo sát lấy ý kiến của cựu SV về CĐR chưa thực hiện vì CTĐT ngành

Dược học mới có SV tôt nghiệp năm 2018.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019-2020, Khoa lên kế hoạch tiến hành lấy ý kiến phản hồi của cựu

SV tôt nghiệp khoá 2013-2018 về các nội dung cụ thể của CĐR để điều chỉnh cho phù

hợp với yêu cầu phát triển của ngành Dược trong giai đoạn mới.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Kết luận về Tiêu chuẩn 1:

CTĐT ngành Dược học có mục tiêu rõ ràng, phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của

Trường, Khoa, phù hợp với mục tiêu của Giáo dục Đại học với CĐR tương ứng đáp ứng

yêu cầu của xã hội thông qua việc trang bị cho người học kiến thức lập luận ngành; năng

lực và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp; ky năng giao tiếp và thực hành nghề nghiệp.

CTĐT và CĐR ngành Dược được điều chỉnh, rà soát định kỳ và được công bô công khai

29

giúp cho người học, nhà tuyển dụng, xã hội tiếp cận một cách dễ dàng và có thể đóng

góp ý kiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng.

Tuy nhiên, việc khảo sát lấy ý kiến của cựu SV về CĐR chưa thực hiện cũng như

việc khảo sát lấy ý kiến của cựu SV, doanh nghiệp nhận SV đã tôt nghiệp làm việc hoạt

động trong lĩnh vực Dược, đội ngũ GV và người học vừa bắt đầu thực hiện vì CTĐT

ngành Dược học mới có sinh viên tôt nghiệp năm 2018.

Hội đồng tự đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược học tự đánh giá tiêu chuẩn 1

đạt 3/3 tiêu chí và cả 3 tiêu chí đều đạt 5/7 điểm.

Tiêu chuẩn 2. Bản mô tả chương trình đào tạo

Bản mô tả CTĐT ngành Dược học được xây dựng, ban hành và công bô công

khai đến các bên liên quan thông qua nhiều hình thức khác nhau để giúp cho người học

lên kế hoạch học tập và có phương án thực hiện theo từng học kỳ phù hợp với năng lực

của bản thân, GV tiến hành triển khai các phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra

– đánh giá cho phù hợp hướng tới việc đạt được CĐR của CTĐT, năng lực nghề nghiệp

mà người học có thể thực hiện ngay sau khi tôt nghiệp, nhà tuyển dụng lao động/ doanh

nghiệp hiểu về CTĐT và có nhu cầu tuyển dụng SV thực tập hoặc làm việc tại các vị trí

phù hợp của đơn vị,...Các thông tin trong Bản mô tả CTĐT và ĐCCT được rà soát – cập

nhật định kỳ theo quy định của Trường và được thông báo kịp thời để các bên liên quan

dễ dàng tiếp cận thông qua website và Sổ tay SV qua các năm học.

Tiêu chí 2.1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật.

CTĐT ngành Dược học bậc Đại học được phê duyệt và ban hành chính thức đưa

vào áp dụng đầu tiên của khóa 2013 [H1.01.03.04.a]. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng

cao của thị trường lao động và Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp CTĐT của

BGDĐT [H2.02.01.01], Bản mô tả CTĐT được rà soát và cập nhật đầy đủ các nội dung

30

thông tin về CTĐT từ năm 2013 – 2018 [H1.01.03.04], [H1.01.01.08] nhằm cung cấp

cho thông tin cho (i) các đôi tác bên ngoài và người học tiềm năng có mong muôn tìm

hiểu CTĐT ngành Dược học [H2.02.01.02], (ii) SV có kế hoạch học tập cho phù hợp

[H2.02.01.03] và (iii) GV theo dõi kế hoạch giảng dạy và tư vấn cho SV có lộ trình học

tập phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của CTĐT.

Bảng 2.1. Trích lọc thông tin nội dung Bản mô tả CTĐT ngành Dược học năm

2018

Cơ sở cấp bằng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Tên khoa đào tạo Khoa Dược

Thông tin chi tiết về các

chứng nhận kiểm định

chất lượng giáo dục

được cấp bởi tổ chức

KĐCLGD hay cơ quan

có thẩm quyền

- Đạt Chứng nhận kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục do Trung tâm

KĐCLGD, ĐHQG-HCM cấp

- Đạt 3 sao theo Hệ thông QS-Stars

Tên gọi của văn bằng Bằng Dược sĩ (The degree of Pharmacist)

Tên CTĐT Dược học (Pharmacy)

Định hướng chuyên

ngành đào tạo

- Quản lý và Cung ứng thuôc

- Sản xuất và Phát triển thuôc

- Dược lâm sàng

Thời gian đào tạo 5 năm

Chuẩn đầu ra

- K1: Áp dụng kiến thức khoa học cơ bản và Y Dược học cơ sở vào

chuyên môn Dược;

- K2: Hiểu kiến thức chuyên môn về sản xuất, đảm bảo chất lượng, kinh

doanh Dược phẩm và chăm sóc Dược;

- K3: Vận dụng được các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến

lĩnh vực hoạt động của ngành Dược;

- K4: Vận dụng được phương pháp luận khoa học trong công tác chuyên

môn và nghiên cứu;

- K5: Vận hành được các quy trình trong sản xuất, đảm bảo chất lượng

thuôc, kinh doanh Dược phẩm và tư vấn sử dụng thuôc hợp lý, hiệu

quả;

- K6: Phân tích các thông tin liên quan đến quá trình sản xuất, đảm bảo

chất lượng, quản lý - cung ứng và thông tin thuôc trong lâm sàng.

- S7: Tổ chức và thực hành tôt các lĩnh vực: sản xuất, kiểm nghiệm, tồn

trữ, phân phôi và tư vấn sử dụng đôi với nguyên liệu làm thuôc và các

dạng thuôc;

- S8: Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về

dược;

- S9: Thiết lập và thực hiện kế hoạch sản xuất, kiểm nghiệm, kinh doanh

và chăm sóc dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng theo chương trình y

tế quôc gia;

31

- S10: Xây dựng môi quan hệ hợp tác với người bệnh, người chăm sóc và

tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng;

- S11: Phôi hợp được với đồng nghiệp để tổ chức triển khai thực hiện

những nhiệm vụ chuyên môn và hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ cấp dưới về

chuyên môn Dược;

- S12: Thực hiện nghiên cứu khoa học và hoạt động đào tạo trong ngành

Dược.

- A13: Tận tụy, có trách nhiệm trong hành nghề vì sự nghiệp chăm sóc,

bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng

- A14: Tôn trọng, cảm thông, chia sẻ và hết lòng phục vụ người bệnh và

khách hàng;

- A15: Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;

- A16: Coi trọng việc kết hợp Y - Dược học hiện đại với y - Dược học cổ

truyền;

- A17: Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ và nghĩa vụ và

những yêu cầu nghề nghiệp;

- A18: Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học

tập phát triển nghề nghiệp suôt đời.

Tiêu chí tuyển sinh hay

các yêu cầu đầu vào của

CTĐT

- Xét kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quôc gia là điểm cộng 3

môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu

vào đại học tôi thiểu theo quy định của BGDĐT

- Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 là điểm trung bình chung của

các môn học trong năm học lớp 12 thuộc tổ hợp môn xét tuyển với

ngưỡng điểm tôi thiểu xét từ 6,0 trở lên

Tổ hợp xét tuyển (A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh, B00: Toán – Hóa học

– Sinh học, D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh)

Các nội dung đôi sánh và

tham chiếu bên

ngoài/nội bộ được sử

dụng

- Đại học Y Dược Hà Nội, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Phạm Ngọc

Thạch, Đại học Y Dược TPHCM

- Trưởng Đại học Santo Tomas (Phillipine), Ngành Dược của Trường

Đại học Quôc gia Singapore (NUS)

Môn học/học phần, sô

tín chỉ

Kiến thức toàn khóa học gồm 171 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể

chất và Giáo dục quôc phòng), trong đó cụ thể:

- Kiến thức cơ bản: 47 tín chỉ

- Kiến thức chuyên ngành:

+ Kiến thức cơ sở ngành: 52 tín chỉ

+ Kiến thức ngành: 48 tín chỉ

+ Kiến thức chuyên ngành: 12 tín chỉ

- Thực tập tôt nghiệp: 5 tín chỉ

- Khóa luận tôt nghiệp: 7 tín chỉ

Cơ hội vị trí việc làm

- Cán bộ quản lý, phụ trách ky thuật tại các cơ sở sản xuất Dược phẩm:

Phòng Nghiên cứu phát triển thuôc (R&D), Đảm bảo chất lượng thuôc

(QA), Kiểm soát chất lượng thuôc (QC), Sản xuất thuôc, Thủ kho tại xí

nghiệp sản xuất Dược phẩm;

- Quản lý chuyên môn và tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuôc tại các cơ sở

khám chữa bệnh và hệ thông bán lẻ;

- Quản lý chuyên môn tại cơ sở kinh doanh và xuất nhập khẩu thuôc;

- Cán bộ nghiên cứu/ giảng dạy tại các viện, trung tâm, các trường đào

tạo Dược và lĩnh vực có liên quan;

- Cán bộ kiểm nghiệm thuôc, my phẩm và thực phẩm chức năng tại các

32

cơ sở, trung tâm kiểm nghiệm và việc kiểm nghiệm;

- Cán bộ công tác tại các Cơ quan quản lý Nhà nước về Dược; Phòng Y

tế, Sở Y tế, Bộ Y tế, …

Thời điểm thiết kế và

điều chỉnh CTĐT

Theo quy định của trường thì định kỳ 2 năm/ 1 lần, nhưng đôi với ngành

Dược do đặc thù thời gian đào tạo 5 năm nên những điều chỉnh lớn ít nhất

3 năm/ lần

2. Điểm mạnh:

Bản mô tả CTĐT ngành Dược học đầy đủ thông tin và được cập nhật thường

xuyên.

3. Điểm tồn tại:

Bản mô tả CTĐT chưa được thiết kế bắt mắt và chưa có Bản mô tả ngắn gọn cho

các đôi tượng tiềm năng như học sinh, phụ huynh.

4. Kế hoạch hành động:

Khoa Dược phôi hợp Phòng Truyền thông – Marketing thiết kế Bản mô tả CTĐT

nhằm áp dụng cho các năm học tiếp theo.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 2.2. Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật.

Dựa trên Mục tiêu đào tạo và CĐR của CTĐT ngành Dược học, Tổ Xây dựng

CTĐT của Khoa tiếp tục triển khai nội dung xây dựng ĐCCT các HP trong CTĐT đến

Trưởng bộ môn và toàn thể các GV đang phụ trách thực hiện giảng dạy các HP liên quan

[H1.01.01.08], [H2.02.02.01]. Đề cương chi tiết HP bao gồm các nội dung về: thông tin

HP, mục tiêu HP, chuẩn đầu ra về kiến thức, ky năng, thái độ của HP, ma trận liên kết

giữa chuẩn đầu ra HP – hoạt động dạy và học – phương pháp giảng dạy – phương pháp

kiểm tra đánh giá – đóng góp của HP với CĐR của CTĐT, ma trận liên kết giữa CĐR

của môn học – bài học, kế hoạch giảng dạy và học tập, tài liệu giảng dạy chính và tham

khảo.

Tất cả đề cương HP được định kỳ rà soát, điều chỉnh theo Quy trình cải tiến

CTĐT do Phòng Quản lý đào tạo chủ trì và triển khai đến các khoa ít nhất 2 năm/ 1 lần,

33

các nội dung chủ yếu được cập nhật và thay đổi là: phương pháp giảng dạy, phương

pháp kiểm tra đánh giá, CĐR của môn học – bài học, các danh mục tài liệu giảng dạy và

tham khảo [H1.01.01.08], [H2.02.02.01].

2. Điểm mạnh:

Đề cương các HP của CTĐT ngành Dược học thể hiện đầy đủ các thông tin, được

rà soát, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với CTĐT.

3. Điểm tồn tại:

Danh mục tài liệu tham khảo (TLTK) của một sô HP chỉ mới có những tài liệu

trong nước mà chưa có tài liệu nước ngoài.

4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, Khoa lên kế hoạch rà soát lại ĐCCT và cập nhật thêm

các tài liệu tham khảo nước ngoài.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 2.3. Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương các học phần được công bố

công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

Bản mô tả CTĐT và ĐCCT HP được công khai bằng nhiều hình thức khác nhau

tùy từng đôi tượng, cụ thể thông qua các hình thức:

− Website: là nguồn thông tin giúp cho (i) phụ huynh và SV tiềm năng tìm hiểu về

CTĐT nếu muôn có nguyện vọng học tập tại Trường, (ii) SV đang theo học hiểu

rõ những thông tin cần thiết về quá trình học và lựa chọn chuyên ngành, ky năng

chuyên môn, thông tin chung về toàn khóa học để người học có lộ trình học tập và

phương pháp học tập phù hợp, (iii) nhà tuyển dụng có thông tin tuyển dụng dựa

trên các vị trí việc làm được đào tạo tại Trường phù hợp với doanh nghiệp, và (iv)

hỗ trợ cho việc thẩm định/ rà soát CTĐT và hoạt động kiểm định chất lượng cấp

CTĐT [H1.01.03.03];

34

− Tờ rơi, thông tin tuyển sinh: tuyển sinh và quảng bá CTĐT đến với người học,

phụ huynh, nhà tuyển dụng, …[H2.02.01.02], [H2.02.01.03].

− Lưu trữ tại đơn vị hoặc gửi qua mail: giúp (i) cho GV hiểu và thông nhất mục tiêu

CTĐT, chuẩn đầu ra của CTĐT cùng những yêu cầu có liên quan trong toàn khóa

để chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy, xác

định cách thức kiểm tra – đánh giá cho phù hợp; Tất cả đều được thể hiện trong

ĐCCT của từng HP trong CTĐT, (ii) tài liệu tham khảo cho hoạt động đánh giá

nội bộ và giám sát của đơn vị quản lý về CTĐT;

− Giới thiệu trực tiếp đến SV trong Tuần lễ sinh hoạt đầu khóa theo từng ngành học

[H2.02.02.02].

2. Điểm mạnh:

Các thông tin trong Bản mô tả CTĐT đều được công bô công khai, rộng rãi tạo

điều kiện cho các bên liên quan dễ dàng tiếp cận tạo điều kiện tăng cường sự gắn kết

giữa Trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực Dược cho xã hội.

Đề cương các HP của CTĐT ngành Dược học thể hiện đầy đủ các thông tin, được

rà soát, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với CTĐT và có sự đóng góp ý kiến của các

bên liên quan.

3. Điểm tồn tại:

ĐCCT chỉ được công bô nội bộ cho SV thông qua tài khoản do Trường cung cấp

và truy cập bằng hệ thông wifi Trường.

4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, thông qua phê duyệt của các bộ môn và Ban Chủ nhiệm

Khoa Dược, tập thể Khoa, các bộ môn và giảng viên từng bước công khai ĐCCT rộng

rãi cho các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

35

Kết luận về Tiêu chuẩn 2:

Bản mô tả CTĐT là một yếu tô quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào

tạo, đồng thời là cơ sở để SV lập kế hoạch học tập của mình để đạt được các CĐR sau

thời gian học tập. CTĐT được xây dựng bài bản, khoa học, đồng thời có sự tham khảo

CTĐT của các trường Đại học có uy tín trong và ngoài nước. CTĐT ngành Dược học có

mục tiêu rõ ràng, có kết cấu gồm các kiến thức đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành.

Nội dung bản mô tả CTĐT và đề cương các HP đầy đủ thông tin, được cập nhật và công

bô công khai cho các bên liên quan.

Khoa vẫn còn các tồn tại như: Đề cương các HP được rà soát và điều chỉnh phù

hợp với CTĐT, tuy nhiên TLTK của một sô HP chỉ mới có tài liệu trong nước, nên cập

nhật thêm tài liệu nước ngoài. Bản mô tả CTĐT và đề cương các HP chỉ được công bô

cho SV thông qua tài khoản được trường cung cấp hoặc truy cập bằng wifi của trường.

Hội đồng tự đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược học tự đánh giá tiêu chuẩn 2

đạt 3/3 tiêu chí, trong đó cả 3 tiêu chí 2.1, 2.2 và 2.3 đều đạt 5/7.

Tiêu chuẩn 3. Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

CTĐT ngành Dược học được xây dựng dựa trên Chương trình khung của

BGDĐT và theo quy định chung của trường ĐH NTT, có sự tham gia trực tiếp của các tổ

bộ môn. CTĐT thể hiện sự cân đôi giữa mục tiêu cụ thể trong chương trình giáo dục Đại

học và ĐCCT từng môn học. Ngoài ra, còn chú trọng đến việc xây dựng khung kiến thức

cơ sở đủ rộng và các kiến thức chuyên ngành có tính chuyên môn hoá cao, được thiết kế

với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá hỗ trợ SV đạt được các CĐR. CTDH có

cấu trúc, trình tự logic và được thiết kế theo trật tự từ khôi kiến thức đại cương, kiến thức

cơ sở ngành, kiến thức ngành đến chuyên ngành. HP trước làm nền tảng cho các HP tiếp

theo. Các HP song hành trong các khôi kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành được

36

thiết kế có tính tích hợp. HP lý thuyết học song song với thực hành. Mỗi HP đều có vai

trò quyết định trong việc đạt được CĐR.

Tiêu chí 3.1. Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra.

CTDH được thiết kế căn cứ theo (i) Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng chính

quy theo hệ thông tín chỉ của BGDĐT [H3.03.01.01], (ii) Quy trình thiết kế CTĐT

[H1.01.01.08.a], (iii) Quy trình quản lý việc thực hiện CTĐT của Trường Đại học

Nguyễn Tất Thành [H1.01.01.08.a]. Dựa trên Mục tiêu đào tạo và Chuẩn đầu ra của

CTĐT về kiến thức, ky năng, thái độ, GV trực thuộc các bộ môn giảng dạy tại Khoa tiến

hành xây dựng cấu trúc CTDH và phân bổ sô lượng tín chỉ lý thuyết, thực hành phù hợp

với từng HP, đảm bảo tính logic và tính hệ thông, trong đó thể hiện [H1.01.03.04.f]:

− CTĐT gồm 171 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quôc

phòng), trong đó có 47 tín chỉ giáo dục đại cương, 112 tín chỉ giáo dục chuyên

nghiệp (52 tín chỉ (TC) thuộc cơ sở ngành, 48 TC thuộc ngành và 12 TC thuộc

chuyên ngành), 5 TC thực tập tôt nghiệp và 7 TC thực hiện Khóa luận tôt nghiệp

hoặc các HP thay thế;

− Phân bổ tiến độ giảng dạy từng HP theo học kỳ;

− Điều kiện được xét và công nhận tôt nghiệp. Qua đó, SV biết được sô lượng HP,

các HP phần nào sẽ được học trong học kỳ tiếp theo, sô tín chỉ từng mỗi HP và

chuẩn đầu ra sẽ đạt được. Từ đó, SV chủ động lên kế hoạch học tập cụ thể để đạt

kết quả học tập tôt nhất.

Về cấu trúc và nội dung CTDH có tổng sô tín chỉ được xây dựng phân bô trên 3

khôi kiến thức, dựa trên thang kiến thức Bloom - hàm chứa kiến thức theo bề rộng và bề

sâu. Các HP cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành, thực hành, thực tập tôt nghiệp và

khóa luận tôt nghiệp (hoặc các HP thay thế khóa luận tôt nghiệp), các HP bắt buộc và tự

chọn được phân bô cân đôi, bao phủ chuẩn đầu ra và mục tiêu CTĐT.

37

Bảng 3.1. Môi quan hệ giữa kiến thức, ky năng, thái độ với CĐR của CTĐT

Kiến thức, kỹ năng, thái độ Chuẩn đầu ra

Kiến thức cơ

bản

Lý luận chính trị, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã

hội, Ngoại ngữ, Tin học, Pháp luật ELO1

Kiến thức cơ

sở ngành

Nhập môn ngành Dược, kiến thức về Y Dược học cơ

sở: Hóa sinh, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Giải phẫu,

Sinh lý, Vi sinh, Ký sinh trùng, Sinh lý bệnh và Miễn

dịch, Hóa lý dược, Bệnh học, Thực vật Dược

ELO1 – ELO2

Kiến thức

ngành

Dược học cổ truyền, Dược liệu, Hóa Dược, Bào chế

và sinh học Dược, Pháp chế Dược, Dược lý,.... ELO1 – ELO6

Kiến thức

chuyên

ngành

- Quản lý và Cung ứng thuôc: Dược xã hội học,

marketing và thị trường Dược phẩm,...

- Sản xuất và Phát triển thuôc: sản xuất thuôc, thẩm

định quy trình sản xuất,...

- Dược lâm sàng: Dược lý, hóa sinh lâm sàng, sử

dụng thuôc trong điều trị,...

ELO1 – ELO6

Kỹ năng

- Tư duy sáng tạo, Tiếng Anh chuyên ngành, Tin

học ứng dụng trong ngành Dược

- Thực hành Dược: sử dụng thành thạo dụng cụ và

thiết bị phòng thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm và

xử lý, đánh giá sô liệu,…

- Thực hành, thực tập tôt nghiệp

- Khóa luận tôt nghiệp

ELO1, ELO4,

ELO5, ELO6,

ELO7 – ELO12,

ELO13, ELO14,

ELO17, ELO18

Thái độ - Tư cách đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ

luật, ý thức tập thể…

ELO10, ELO11,

ELO13 – ELO18

CTDH được thiết kế bao trùm các khôi kiến thức chính được thể hiện qua chi tiết

từng HP và khóa luận tôt nghiệp. SV học và thông qua đánh giá thường xuyên, giữa kỳ,

cuôi kỳ và/hoặc khóa luận tôt nghiệp [H2.02.02.01] với các tiêu chí và phương pháp

đánh giá được quy định rõ theo (i) Quyết định sô 388/QĐ-NTT ngày 8/9/2014 của

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ban hành Quy chế về việc học vụ tổ chức đào tạo,

kiểm tra và công nhận tôt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp và Cao đẳng nghề

theo học chế tín chỉ [H3.03.01.02] và (ii) Quyết định sô 761/QĐ-NTT ngày 01/11/2018

về việc ban hành Quy định về đảm bảo chất lượng công tác kiểm tra đánh giá kết quả học

tập của người học [H3.03.01.03]. Tùy thuộc vào từng hình thức giảng dạy lý thuyết, thực

hành, lý thuyết và thực hành, E-learning mà sẽ có phương pháp kiểm tra/đánh giá tương

38

thích, thể hiện rõ trong ĐCCT của từng HP [H2.02.02.01]. SV đạt được các chuẩn đầu ra

của từng HP sẽ tích lũy đủ kiến thức và ky năng cần thiết, góp phần đạt được CĐR của

CTĐT.

2. Điểm mạnh

CTĐT ngành Dược học được thiết kế và xây dựng với các HP có nội dung bao

trùm CĐR của CTĐT, có sự đóng góp ý kiến từ các chuyên gia, có đôi sánh với các

chương trình trong và ngoài nước. CTĐT có cấu trúc hợp lý, thể hiện sự cân đôi giữa

khôi kiến thức và giáo dục chuyên nghiệp; tỷ trọng của các nhóm HP thuộc các khôi kiến

thức cơ sở ngành, ngành, chuyên ngành và bổ trợ cho chuyên ngành trong giai đoạn giáo

dục chuyên nghiệp được phân phôi hợp lý. Nội dung chương trình thể hiện sự cân đôi

giữa kiến thức và ky năng tổng quát với kiến thức và ky năng chuyên ngành.

3. Điểm tồn tại

CTDH 2013-2016 xây dựng hướng nội dung, CTDH từ 2017 xây dựng theo

hướng năng lực.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2019-2020, Khoa Dược định kỳ lấy ý kiến của cựu SV, doanh nghiệp và

hiệp hội ngành nghề để làm cơ sở điều chỉnh CTDH theo hướng năng lực nghề nghiệp

(NLN) phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 3.2. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ

ràng.

Mỗi môn học/học phần trong CTDH có sự tương thích về nội dung và thể hiện

được sự đóng góp cụ thể của mỗi môn học/học phần nhằm đạt được CĐR của toàn bộ

CTĐT [H1.01.03.04.f].

39

ĐCCT của các HP trong CTDH đều được xác định rõ sô tín chỉ, các phương pháp

dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp, logic giữa HP trước và sau, cùng

hỗ trợ lẫn nhau tôt để đảm bảo việc đạt được CĐR [H2.02.02.01]. Từ 2017, CTĐT và

ĐCCT được thiết kế theo định hướng CDIO, trong đó các HP đều thể hiện sự đóng góp

cho CDR.

Bảng 3.2. Ma trận thể hiện sự đóng góp của các HP vào CĐR trong CTĐT

TT Tên HP Chuẩn đầu ra (KQHTMĐ)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

1 Vật lý đại cương S S N N N N S N N N N N N N N N N N

2 Xác suất thông kê y

dược S S N N N N S N N N N S N N N N N N

3 Tâm lý học đại

cương S S N N N N S N N S S N N S N N N N

4 Tiếng Anh giao tiếp

quôc tế 1 S N N N N N N N N S S N N N N N N N

5 Tiếng Anh giao tiếp

quôc tế 2 S N N N N N N N N S S N N N N N N N

6 Tiếng Anh giao tiếp

quôc tế 3 S N N N N N N N N S S N N N N N N N

7 Tiếng Anh giao tiếp

quôc tế 4 S N N N N N N N N S S N N N N N N N

8 Tiếng anh tổng quát

1 S N N N N N N N N S S S N N N N N N

9 Tiếng anh tổng quát

2 S N N N N N N N N S S S N N N N N N

10 Ky năng giao tiếp (1) S N N N N N S N N S S N N S S N N N

11 Ky năng giao tiếp (2) S N N N N N S N N S S N N S S N N N

12 Logic học S S N N N N S N N N N S N N N N N S

13

Đường lôi cách

mạng Đảng cộng sản

Việt Nam S S N N N N N N N S S N N N N N N N

14

Những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin S S N N N N N N N S S N N N N N N N

15 Tư tưởng Hồ Chí

Minh S S N N N N N N N S S N N N N N N N

16 Tin học MOS 1 S N N N N N N N N N N S N N N N N N

17 Khởi nghiệp S N N N N N N N N S S S N N N N N N

18 Tư duy sáng tạo S S N N N N N N N S S S S N N N N S

19 Pháp luật đại cương S N S N N N N S N N N N N N N N S N

20 Nhập môn ngành

dược S S N N N N S N N N N N S S S S S S

21 Sinh học tế bào dược

– Thực hành S S S S S S S S S N N H S S S S N S

22 Sinh học phân tử

dược S S N S N N S N N N S S S N S N S S

23 Sinh học phân tử

dược – Thực hành S S N S N N S N N N S S S N S N S S

40

24 Hóa vô cơ H S S S S S S S S S S S S S S S S S

25 Hóa hữu cơ H S N S S N N N N N N S N N N N N S

26 Hóa hữu cơ – Thực

hành H N N N S N S N N N N S N N N N N S

27 Thực vật dược S S S S S S N S S N N S S S S S N N

28 Thực vật dược –

Thực hành S S S S S S S S S N N H S S S S N S

29 Giải phẫu – sinh lý S N S S S S S S N S S S S S S S S S

30 Hóa phân tích 1 H S S S S S S S S S S S H S S S S S

31 Hóa phân tích 1 –

Thực hành H S S S S S H S H S S S H S S S S H

32 Hóa phân tích 2 H S S S S S S S S S S S H S S S S S

33 Hóa phân tích 2 –

Thực hành H S S S S S H S H S S S H S S S S H

34 Hóa lý dược H S N S S N N N N N N S N N N N N S

35 Hóa lý dược – Thực

hành H N N N S N S N N N N S N N N N N S

36 Hóa sinh Dược S S N S N N S N S S S S S S S S S S

37 Hóa sinhDược -

Thực hành H S N S N N S N S N S H S S S S S S

38 Sinh lý bệnh – miễn

dịch S N S S H S S S N N S S S S S S S S

39 Sinh lý & sinh lý

bệnh – Thực hành S N S S S S S S N S S S S S S S S S

40 Tin học ứng dụng

ngành Dược S S S S S S S S H S S S S S S S S S

41 Vi sinh Dược S S N S S S S N S S S S S N S N S S

42 Vi sinh Dược - Thực

hành S S N S S S S N S S S S S N S N S S

43 Ký sinh trùng dược S S N S S S S N S S S S S N S N S S

44 Ký sinh trùng dược –

Thực hành S S N S S S S N S S S S S N S N S S

45 Bệnh học S N S S H S S S N N S S S S S S S S

46 Tiếng Anh chuyên

ngành 1 H S H S S S S H H S S S S S S S S S

47 Tiếng Anh chuyên

ngành 2 H S H S S S S H H S S S S S S S S S

48 Truyền thông giáo

dục sức khỏe H H S S S S S S S H S S H H H S S S

49 Thực hành dược

khoa 1 S S S S S S S S S S S S H S S S S H

50 Thực hành dược

khoa 2 S S S N S S S S N N N N H N H S S S

51 Thực hành dược

khoa 3 H S S S S S S S S S S S H S H H S S

52 Dược động học S H S S S S S N N S S S S S S S S S

53 Dược lý 1 S H S S H H S N N S S S S S S S S S

54 Dược lý 1 - Thực

hành S H S S S S H N N S S S S S S S S S

55 Dược lý 2 S H S S H H S N N S S S S S S S S S

56 Dược lý 2 – Thực

hành S H S S S S H N N S S S S S S S S S

57 Dược liệu 1 H H S H S H S S S S S S S S S H S S

58 Dược liệu 1 – Thực

hành H H S H H H H S H S S S S S S H S S

41

59 Dược liệu 2 H H S H S H S S S S S S S S S H S S

60 Dược liệu 2 – Thực

hành H H S H H H H S H S S S S S S H S S

61 Hóa dược 1 H H H H N H N H H N H H S S S S S S

62 Hóa dược 1 – Thực

hành H H H H H H H H H N H H S S S S S S

63 Hóa dược 2 H H H H N H N H H N H H S S S S S S

64 Hóa dược 2 – Thực

hành H H H H H H H H H N H H S S S S S S

65 Độc chất học S S N S S S S N S S S S S S S S S S

66 Độc chất học – Thực

hành H S N S N S S N S N S H S S S S S S

67 Dược lâm sàng 1 H H H H H H S H H H H S H H H S H H

68 Dược lâm sàng 2 H H H H H H S H H H H S H H H S H H

69 Dược lâm sàng -

Thực hành H H H H H H S H H H H S H H H S H H

70 Bào chế và công

nghệ dược phẩm 1 H H H S S S S S S N S H H N S H H H

71

Bào chế và công

nghệ dược phẩm 1 –

Thực hành

H H H S H S S S S N S H H N H H H H

72 Bào chế và công

nghệ dược phẩm 2 H H H S S S S S S N S H H N S H H H

73

Bào chế và công

nghệ dược phẩm 2 –

Thực hành

H H H S H S S S S N S H H N H H H H

74 Pháp chế dược S H H S S H S H S S S S S S S S H S

75 Kiểm nghiệm thuôc H H S S H S S S H N S S H N H N H H

76 Kiểm nghiệm thuôc

– Thực hành H H S S H S H H H N S S H N H N H H

77 Dược học cổ truyền H H S S S S S S S S S S S S S H S S

78 Quản lý và kinh tế

dược S H H S H S H H S S S S S S H S H S

79 Dược xã hội học S S H S H S H H H S H S H H H H H H

80 Dược dịch tễ H H S H S S S S H H H H H H H S S H

81 Marketing và thị

trường dược phẩm S S S S N N S S N N S S S S S S S S

82 Kinh tế doanh

nghiệp dược S H H S H S H H S S S S S S H S H S

83 Thuôc generic và sở

hữu trí tuệ S H H S H S H H S S S S S S H S H S

84 Quản trị dược S S S S N N S S N N S S S S S S S S

85 Quản lý và cung ứng

thuôc S H H S H S H H S S S S S S H S H S

86 Quản lý và bảo quản

thiết bị y tế H H S H S H H S H S S S H H H S H S

87 Kinh tế y tế S H H S H S H H S S S S S S H S H S

88 Bảo quản thuôc H H S H S H H S H S S S H H H S H S

89 Sản xuất thuôc 1 H H S H H H S S S S S S S S S H S S

90 Sản xuất thuôc 2 H H H H H S H S S N S H H N S H H H

91 Sản xuất thuôc 3 S H N S H H H N H N S H S N S N S H

92 Thẩm định quy trình

sản xuất thuôc S H S S H S S S H N S S H N H N H H

93 Thiết kế và điều chế H H N H H H N N H N H H S S S S S S

42

một sô nguyên liệu

làm thuôc

94 Phương pháp nghiên

cứu dược liệu H H S H S H S S S S S S S S S H S S

95

Độ ổn định của

nguyên liệu làm

thuôc

H H H H H H H H H N H H S S S S S S

96

Hệ thông trị liệu mới

và một sô dạng thuôc

đặc biệt

H H H S S S S S S N S H H N S H H H

97 Xây dựng hồ sơ đăng

ký thuôc S H S S H S S S H N S S H N H N H H

98 Thực phẩm chức

năng S H S S S S S S N N N S S N S H H S

99

Phương pháp nghiên

cứu khoa học trong

ngành Dược

H S H S H S S H S S S H S S S S S S

100 Dược lý 3 S H S S H H S N N S S S S S S S S S

101 Hóa sinh lâm sàng S S N S S S S N S S S S S S S S S S

102 Sử dụng thuôc trong

điều trị 1 H H H H H H S H H H H S H H H S H H

103 Sử dụng thuôc trong

điều trị 2 H H H H H H S H H H H S H H H S H H

104 Chăm sóc dược H H H H H H S H H H H S H H H S H H

105 Dược bệnh viện H H H H H H S H H H H S H H H S H H

106 Thông tin thuôc và

cảnh giác dược H H H H H H S H H H H S H H H S H H

107

Đề kháng kháng sinh

và nhiễm trùng bệnh

viện

H H H H H H S H H H H S H H H S H H

108 Bảo hiểm y tế và

chính sách công H H H H H H S H H H H S H H H S H H

109

Phương pháp nghiên

cứu dược lý và thử

thuôc trên lâm sàng

S H S H S S S N N N S S S S S S S S

110 Thực tập tôt nghiệp

dược H H H N S S S S N H H N S S S S S S

111 Khóa luận tôt nghiệp H H S H H H H S H S S H S S S S S H

112 Chuyên đề Quản lý

dược S H H S S H S H S S S S S S S S H S

113 Chuyên đề Bào chế H H H H H H H S S N S H H N S H H H

114 Chuyên đề Hóa dược H H N H N H N N H N H H S S S S S S

115 Chuyên đề Dược lâm

sàng H H H H H H S H H H H S H H H S H H

116 Chuyên đề Dược lý S H S S H H S N N S S S S S S S S S

117 Chuyên đề Dược liệu H H S H S H S S S S S S S S S H S S

118 Chuyên đề Kiểm

nghiệm H H S S H S S S H N S S H N H N H S

Ghi chú: N (Non suppport): Không đóng góp cho Chuẩn đầu ra; S (Support): Đóng góp

cho Chuẩn đầu ra; H (Highly support): Đóng góp nhiều cho Chuẩn đầu ra

43

Để đánh giá sự đóng góp của mỗi HP vào việc đạt được CĐR của CTĐT ngành

Dược học, Khoa Dược đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan, trên cơ sở

đó có những điều chỉnh cho phù hợp [H1.01.01.08.d], [H1.01.01.08.g].

2. Điểm mạnh:

Các HP trong CTĐT được thiết kế linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi tôi đa cho

người học trong việc lựa chọn đăng ký HP. Nội dung các HP đều thể hiện sự đóng góp

vào việc thực hiện CĐR chung của ngành học.

3. Điểm tồn tại:

Còn một sô HP đại cương chưa được triển khai lấy ý kiến các bên liên quan.

4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, Khoa sẽ phôi hợp với các phòng ban chức năng có liên

quan lên kế hoạch lấy ý kiến các bên liên quan về các HP đại cương để có những điều

chỉnh phù hợp nhất.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 3.3. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập nhật và

có tính tích hợp.

CTĐT ngành Dược học được thiết kế theo hệ thông tín chỉ, có mục tiêu giáo dục

rõ ràng, đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các HP đại cương, cơ sở ngành và chuyên

ngành, đảm bảo chương trình trở thành một khôi thông nhất [H1.01.03.04].

44

Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ các khôi kiến thức trong CTĐT

Mỗi môn học/HP trong CTDH được bô trí hợp lý (HP điều kiện, tiên quyết; thời

lượng cho mỗi HP; thời điểm/học kỳ thực hiện...) giữa các HP bắt buộc và tự chọn. Các

HP được tích hợp nhằm cung cấp kiến thức tăng dần từ nền tảng về khoa học tự nhiên,

khoa học xã hội, pháp luật; cơ sở ngành, chuyên ngành được lựa chọn theo định hướng

và phát triển nghề nghiệp tương lai của người học. Các chuyên ngành chính hiện nay tại

khoa bao gồm: Quản lý và Cung ứng thuôc, Sản xuất và Phát triển thuôc, Dược lâm

sàng. Việc đạt được chuẩn đầu ra của HP tiên quyết sẽ là điều kiện để SV học tiếp HP

sau, điều này giúp duy trì trình tự tích lũy các kiến thức cần thiết tạo nền tảng căn bản

cho việc lĩnh hội các kiến thức ở HP nâng cao tiếp theo. Mang tính kế thừa và kết nôi,

các HP sau đòi hỏi người học tích lũy kiến thức – ky năng nhiều và sâu hơn

[H1.01.03.04].

45

Hình 3.2. Lộ trình học tập (Curriculum Map) của CTĐT ngành Dược học 2018

46

CTDH được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung và cập nhật ít nhất 2 năm 1

lần dựa trên Quy trình cải tiến CTĐT do Phòng Quản lý Đào tạo ban hành

[H1.01.01.08.a] và đề xuất từ phía Khoa sau khi thực hiện khảo sát nhu cầu của thị

trường lao động hoặc đôi sánh với các CTĐT tiên tiến trong nước hoặc quôc tế, đảm

bảo tính linh hoạt và tích hợp [H1.01.01.05], [H1.01.01.08.d], [H1.01.01.08.g].

Bảng 3.3. So sánh các khôi kiến thức trong CTĐT ngành Dược học của ĐH

NTT với cùng chương trình tại các trường đại học trong và ngoài nước

ĐH NTT

ĐH Y

Dược

TPHCM

ĐH Dược

Hà Nội

ĐH

Phạm

Ngọc

Thạch

ĐH Y

Dược Huế

ĐH Santo

Tomas –

Philipin

ĐH NUS -

Singapore

Khôi kiến

thức

Tổng

TC

Tỷ

lệ

(%)

Tổng

TC

Tỷ

lệ

(%)

Tổng

TC

Tỷ

lệ

(%)

Tổng

TC

Tỷ

lệ

(%)

Tổng

TC

Tỷ

lệ

(%)

Tổng

TC

Tỷ

lệ

(%)

Tổng

TC

Tỷ

lệ

(%)

Giáo dục đại

cương 47 28 32 19 58 25 39 24 30 19 65 29 20 12

Giáo dục

chuyên nghiệp 112 65 126 75 175 75 127 76 114 74 116 52 140 88

- Kiến thức cơ

sở khôi

ngành

52 30 41 24 46 20 44 26 34 22 24 11 16 10

- Kiến thức cơ

sở ngành 48 28 65 39 56 24 46 28 38 25 59 26 64 40

- Kiến thức

chuyên

ngành

12 7 20 12 58 25 27 16 42 27 33 15 32 20

Thực tập và

khóa luận tôt

nghiệp

12 7 10 6 15 6 10 6 10 7 44 19 28 18

Tổng 171 168 233 166 154 225 160

Dựa trên Quy trình của Trường, Khoa Dược đã tổ chức họp để rà soát – điều

chỉnh CTĐT phù hợp. Từ năm 2013 đến nay, CTĐT ngành Dược học đã có 3 lần thay

đổi cấu trúc CTĐT cho phù hợp với yêu cầu của BGDĐT, sự phát triển của ngành

Dược, và nhu cầu của nhà tuyển dụng lao động [H1.01.01.08.d], [H1.01.01.08.g].

Bảng 3.4. Cấu trúc của CTĐT được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung và cập

nhật qua các năm

Năm 2013 2014 2017

Sô tín chỉ toàn CTĐT

(không tính giáo dục

quôc phòng và giáo

dục thể chất)

163 191 171

47

Sô tín chỉ giáo dục

đại cương 47 50 47

Sô tín chỉ giáo dục

chuyên nghiệp 101 129 112

- Sô tín chỉ cơ sở

ngành 36 51 52

- Sô tín chỉ ngành 46 61 48

- Sô tín chỉ

chuyên ngành

19

(12 TC chuyên

ngành và 7 TC kiến

thức bổ trợ cho định

hướng chuyên

ngành tự chọn)

17 12

Thực tập tôt nghiệp 3 5 5

Khóa luận tôt nghiệp/

HP thay thế khóa luận 12 7 7

Rà soát cấu trúc

CTĐT

Mở ngành đào tạo

Dược học, CTĐT

xây dựng theo

truyền thông.

Điều chỉnh khung

chương trình, nội

dung và sô lượng tín

chỉ

Điều chỉnh khung

chương trình, nội

dung và sô lượng

tín chỉ

Nội dung và nguyên

nhân thay đổi

- Điều chỉnh từ 163

tín chỉ lên 191 tín

chỉ

- Bổ sung các HP

mới là Truyền

thông giáo dục sức

khỏe, Đồ án

chuyên ngành và

một sô HP tự chọn

kiến thức chuyên

ngành.

- Tăng sô tín chỉ

tiếng Anh chuyên

ngành.

- Tăng lượng thời

gian thực hành một

sô HP chuyên

ngành phù hợp

Chiến phát triển

ĐH NTT theo

hướng ứng dụng.

- Điều chỉnh từ 191

tín chỉ xuông 171

tín chỉ

- Rà soát lại theo

Khung trình độ

Quôc gia Việt

Nam, Chương

trình khung giáo

dục đại học khôi

ngành sức khỏe

chuyển từ CTĐT

xây dựng theo

môn học sang

thiết kế CTĐT

theo CDIO của

BGDĐT.

- Bổ sung thêm 1

định hướng

chuyên ngành

Dược lâm sàng.

- Bổ sung HP như

nhập môn ngành

dược, khởi

nghiệp, một sô ky

48

năng mềm và

thay đổi một sô

học phần thuộc

các chuyên ngành

đào tạo.

- Rà soát sự đóng

góp của các môn

học trong CĐR

của CTĐT, từ đó

kết hợp nội dung

một sô HP lại với

nhau nên làm

giảm sô tín chỉ.

Văn bản cập nhật/

công bố

- Chiến lược phát

triển trường ĐH

NTT năm

2014-2020.

- Luật Dược sô

105/2016/QH13.

- Chiến lược quôc

gia phát triển

ngành Dược Việt

Nam giai đoạn đến

năm 2020 và tầm

nhìn đến năm

2030, sô

68/QĐ-TTg.

- Khung trình độ

quôc gia Việt

Nam, sô

1982/QĐ-TTg.

- Chương trình

khung giáo dục đại

học khôi ngành

sức khỏe, sô

01/2012/TT-BGD

ĐT.

Ngoài ra, CTĐT năm 2017 được điều chỉnh dựa trên khảo sát các bên liên

quan với mục tiêu tạo sự kết nôi liên ngành và gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Do

đó, CTĐT năm 2017 bổ sung thêm HP như nhập môn ngành dược, khởi nghiệp, một

sô ky năng mềm để đảm bảo SV ra trường nắm vững kiến thức và thực hành, đáp ứng

được nhu cầu của nhà tuyển dụng lao động.

2. Điểm mạnh:

49

Chương trình dạy học được thiết kế logic, theo trình tự hợp lý và có hệ thông,

mang tính tích hợp cao và đáp ứng xu hướng phát triển ngành Dược.

Sự điều chỉnh về mặt cấu trúc CTĐT được căn cứ vào yêu cầu của BGDĐT,

nhu cầu của nhà tuyển dụng lao động nói riêng và xã hội nói chung. Sự thay đổi theo

xu hướng: mang tính liên ngành và đào tạo gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp.

3. Điểm tồn tại:

Khoa chưa xây dựng lộ trình học tập riêng cho các SV có nhu cầu học vượt.

4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, Khoa Dược phôi hợp với các phòng ban có liên quan

lên kế hoạch xây dựng lộ trình học tập riêng cho các SV có nhu học vượt, rút ngắn

thời gian hoàn thành CTĐT.

Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Kết luận về Tiêu chuẩn 3:

CTDH Dược học được thiết kế dựa trên CĐR, phù hợp với chuyên ngành đào

tạo trong đó thể hiện sự đóng góp của mỗi HP trong việc đạt được CĐR. Chương trình

có cấu trúc, trình tự logic và có tính tích hợp, nhằm đảm bảo cho SV được tiếp cận các

kiến thức theo trình tự từ cơ bản đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ khôi

lĩnh vực rộng đến kiến thức ngành hẹp. Nội dung của các HP cơ sở và HP chuyên

ngành phù hợp, bổ trợ lẫn nhau, nội dung chương trình được cập nhật thường xuyên

theo đúng định kỳ.

Tuy nhiên, CTDH 2013-2016 còn xây dựng hướng nội dung, CTDH từ 2017

xây dựng theo hướng năng lực. Một sô HP đại cương chưa được triển khai lấy ý kiến

các bên liên quan. Khoa chưa xây dựng lộ trình học tập riêng cho các SV có nhu cầu

học vượt.

Hội đồng tự đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược học tự đánh giá tiêu

chuẩn 3 đạt 3/3 tiêu chí trong đó tất cá các tiêu chí đạt 5/7.

Tiêu chuẩn 4. Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

Trường ĐH NTT theo định hướng ứng dụng nên thực hiện theo triết lý giáo

dục của Trường và Khoa là “Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp”.

Triết lý giáo dục của Trường và Khoa được thông nhất, định nghĩa rõ ràng và được

50

tuyên bô chính thức đến toàn thể GV, cán bộ, nhân viên để cùng thực hiện. Do đặc thù

ngành Dược là một trong những ngành thuộc khôi sức khỏe, đào tạo nhân lực Dược

cho ngành Y tế nên GV của khoa luôn quan tâm đến ĐBCL giáo dục, nâng cao các

phương pháp dạy và học. Đây chính là mục tiêu phấn đấu lâu dài của Trường và Khoa

nhằm cung cấp nguồn nhân lực Dược chất lượng cao phục vụ cho công tác chăm sóc

và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tiêu chí 4.1. Triết lý giáo dục hoặc mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng và

được phổ biến tới các bên liên quan

1. Mô tả:

Triết lý giáo dục của Trường ĐH NTT: “Thực học – Thực hành – Thực

danh – Thực nghiệp”. Triết lý này được đại diện lãnh đạo các đơn vị trong toàn

trường thảo luận, thông nhất, Hiệu trưởng ký công bô chính thức, được định nghĩa cụ

thể như sau [H4.04.01.01]:

Thực học: người học hình thành năng lực thông qua môi trường học thuật

được tạo lập và gắn kết doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phục

vụ cộng đồng

Thực hành: Người học được ứng dụng kiến thức và phát triển ky năng thông

qua quá trình trải nghiệm thực tiễn trong môi trường doanh nghiệp

Thực danh: Người học khẳng định bản thân, hình thành nhân cách và đạo đức

nghề nghiệp, góp phần nâng cao thương hiệu của Nhà trường

Thực nghiệp: Nhà trường tạo điều kiện tôt nhất cho SV phát triển nghề nghiệp

Dựa trên triết lý giáo dục của trường kết hợp với triết lý giáo dục do UNESCO

công bô, Khoa đã xây dựng triết lý giáo dục của mình như sau: “Học để hiểu biết –

Học để trưởng thành – Học để tương tác – Học để làm việc” [H1.01.01.07]. Học

để biết là nắm vững những kiến thức, ky năng để hiểu; để có thể tự lập trưởng thành

hơn, tương tác được với xã hội và có khả năng hoạt động sáng tạo trong môi trường

sông và làm việc của mình. Dựa trên triết lý này Khoa thiết kế hoạt động giảng dạy và

học tập, cải tiến chương trình nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên thông qua các

hoạt động trao đổi và thảo luận để áp dụng các triết lý giáo dục đã ban hành.

Triết lý giáo dục được công bô bằng văn bản trên website Trường, website

Khoa [H1.01.03.03], hệ thông egov của Trường cho toàn thể cán bộ GV, nhân viên,

51

được truyền thông điệp đến SV, doanh nghiệp, cựu SV thông qua các bài phát biểu

trong các sự kiện, được chuyển tải thực hiện trong cấu trúc chương trình học. Đôi với

GV, Triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục được các GV thấm nhuần trong quá trình

xây dựng CTĐT, xây dựng đề cương môn học [H1.01.01.08], [H2.02.02.01]. Triết lý

giáo dục và mục tiêu giáo dục được phổ biến tới SV năm nhất trong đợt sinh hoạt đầu

khóa dành cho tân SV [H2.02.02.02]. Ở Khoa, SV được giới thiệu về ngành đào tạo,

và mục tiêu đào tạo của ngành. Mỗi GV khi bắt đầu giảng dạy môn học của mình, đều

dành thời gian để giới thiệu vị trí của HP trong CTĐT, giới thiệu mục tiêu, nội dung,

phương pháp học tập, chuẩn đầu ra của môn học và tiêu chí đánh giá [H4.04.01.02].

Các GV là CVHT sinh hoạt với SV định kỳ 1 lần/tháng, giúp SV hiểu rõ lịch trình và

mục tiêu đào tạo của Khoa, giúp các em có chiến lược đăng ký môn học phù hợp

[H2.02.01.03], [H4.04.01.03]. Đôi với nhà tuyển dụng, và toàn xã hội: Triết lý giáo

dục và mục tiêu giáo dục của Trường, của Khoa được công khai trên website của

Trường, của Khoa cũng như được giới thiệu thông qua các buổi làm việc với doanh

nghiệp [H1.01.03.03], [H4.04.01.04].

2. Điểm mạnh:

Triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo của Trường và Khoa được công khai trên

website và các bên liên quan, đặc biệt là với GV và SV. Mục tiêu này đã được các bên

liên quan như doanh nghiệp, GV, SV... góp ý, tham gia xây dựng.

3. Điểm tồn tại:

Chưa đánh giá được hiệu quả của hoạt động vận dụng triết lý giáo dục vào việc

triển khai hoạt động dạy học.

4. Kế hoạch hành động:

Khoa sẽ khảo sát ý kiến của SV tôt nghiệp, cựu SV, nhà tuyển dụng để hiểu

được mức độ vận dụng triết lý giáo dục vào hoạt động dạy và học.

5. Tự đánh giá: Đạt (4/7).

Tiêu chí 4.2. Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn

đầu ra

1. Mô tả:

Các hoạt động giảng dạy và học tập được các giảng viên của từng bộ môn

trong Khoa thiết kế phù hợp để đạt được CĐR [H3.03.01.03] như sau:

52

‐ Chuyển tải CĐR của CTĐT vào CĐR của từng môn học theo thang Bloom.

‐ Xác định các phương pháp kiểm tra – đánh giá tương ứng với CĐR của môn học

để đánh giá việc đạt được CĐR của từng SV.

‐ Thông nhất các phương pháp giảng dạy và học tập để giúp SV phát triển kiến

thức, ky năng và thái độ như đã tuyên bô.

‐ Lựa chọn tài liệu và nguồn học liệu để giảng dạy và hướng dẫn SV học tập.

Các hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế theo chu trình PDCA đảm

bảo cho quá trình lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá chất lượng và cải tiến chất lượng

giảng dạy với CĐR đã thiết kế thể hiện qua Bảng dưới đây:

Bảng 4.1. Hoạt động dạy và học theo chu trình PDCA

Chu trình Hoạt động dạy và học

P ‐ Định kỳ trước mỗi năm học, các bộ môn tiến hành họp rà soát

ĐCCT, thông nhất các phương pháp giảng dạy, kiểm tra – đánh giá,

nguồn tài liệu học tập, … [H3.03.01.03], [H4.04.02.01].

D ‐ Đối với các HP lý thuyết: GV xây dựng PPGD và học tập tích hợp

thông qua các bài tập lớn, bài tập tình huông thảo luận nhóm, thuyết

trình, tự học qua E-learning để tăng cường tính tích cực của SV;

thực hiện các đồ án chuyên ngành [H4.04.02.02.b] [H4.04.02.03];

‐ Đối với các HP thực hành: Yêu cầu SV cần phải thực hiện được các

thao tác, thực hành trong PTN. GV đóng vai trò là người hướng

dẫn, định hướng và tư vấn cho SV triển khai quá trình học tập và tự

khám phá kiến thức [H4.04.02.03];

‐ Thực tập tại doanh nghiệp: Khoa kết nôi với bệnh viện, doanh

nghiệp Dược để đưa SV đến thực tập [H4.04.02.04.a] giúp SV trải

nghiệm như một nhân viên thực thụ qua các vị trí khác nhau môi

trường làm việc thực tế [H4.04.02.04.b], [H4.04.02.04.c], quá trình

thực tập – thực tế cho phép SV tích cực tham gia vào quá trình làm

việc, phát triển các ky năng và kinh nghiệm chuyên môn quý báu.

‐ Hoạt động ngoại khóa: Các hoạt động ngoại khóa, giao lưu được tổ

chức thường xuyên để SV có cái nhìn thực tế về ngành nghề, có

định hướng vị trí việc làm và hoạch định kế hoạch phấn đấu học tập

53

cũng như được tiếp lửa đam mê nghề nghiệp [H4.04.02.05],

[H4.04.02.06], [H4.04.02.07].

‐ Nghiên cứu khoa học: GV trong khoa hướng dẫn SV thực hiện

khóa luận hàng năm, tham gia các cuộc thi Eureka, khởi nghiệp….

nhằm giúp SV củng cô, tổng hợp, nâng cao kiến thức đã học, làm

quen với các phương pháp tư duy và nghiên cứu khoa học

[H4.04.02.08].

‐ Ngoài ra, Nhà trường có hệ thông E-learning để hỗ trợ cho SV tự

học và tương tác với giảng viên, nhóm và bạn học. Hệ thông này

được phổ biến đầy đủ bài giảng, bài tập, thảo luận nhóm và nộp kết

quả học tập [H4.04.02.09.c],[ H4.04.02.09.d].

C Các hoạt động dạy và học được đánh giá thường xuyên và định kỳ để

cải tiến thông qua các hoạt động sau:

‐ Dự giờ: Ban chủ nhiệm khoa phôi hợp với các bộ môn tổ chức dự

giờ trong từng học kỳ để góp ý về chuyên môn và phương pháp

giảng dạy cho GV [H4.04.02.10], [H4.04.02.11].

‐ Phiếu đánh giá môn học: kết quả phản hồi của SV về các hoạt động

dạy và học [H4.04.02.12] được gửi đến GV và Ban chủ nhiệm

khoa;

‐ Phản hồi dựa vào các buổi sinh hoạt Cô vấn học tập

[H4.04.01.03.d];

‐ Phản hồi của đơn vị thực tập về mức độ đáp ứng của SV đôi với các

học phần đã được học [H4.04.02.04].

A Dựa trên các nội dung phản hồi – góp ý, các bộ môn thực hiện họp để

sinh hoạt chuyên môn và triển khai một sô hoạt động nâng cao năng

lực giảng dạy như:

‐ Tổ chức các buổi hội thảo để các bộ môn trao đổi kinh nghiệm về

việc áp dụng những PPGD mới [H4.04.02.13].

‐ Xây dựng mô hình 3D giúp SV được tiếp cận thêm các quy trình

thực hành dễ dàng hơn, ứng dụng bài tập qua mạng internet để giúp

SV luyện tập ở nhà với những môn học đặc thù như Anh văn

54

chuyên ngành [H4.04.02.14], [H4.04.02.15].

‐ Tổ chức các cuộc thi học thuật dành cho SV [H4.04.02.16].

‐ Áp dụng hình thức giảng dạy E-learning đôi với một sô môn học

chuyên ngành như Dược cổ truyền, Sinh lý, Vi sinh

Dược [H4.04.02.09].

‐ Bên cạnh đó GV của Khoa còn được tham gia bồi dưỡng phương

pháp giảng dạy Mobile Learning theo Đề án “Đổi mới các CTĐT,

Phương pháp dạy và học theo CDIO và Mobile Learning”

[H4.04.02.17] do Nhà trường ban hành.

2. Điểm mạnh:

Chiến lược giảng dạy và học tập của Khoa Dược được xây dựng rõ ràng và

Khoa có các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chiến lược này. Hoạt động dạy và học

tập đa dạng, linh hoạt giúp SV đạt được CĐR của CTĐT. Tỉ lệ cao các HP thực hành,

thực tập, semimar, ngoại khoá… giúp SV phát huy được năng lực thế mạnh của bản

thân.

3. Điểm tồn tại:

SV năm nhất chưa thật sự thích nghi với phương pháp dạy và học đổi mới ở

bậc đại học.

4. Kế hoạch hành động:

Năm 2019-2020, trong các buổi sinh hoạt đầu khóa, Khoa Dược sẽ lồng ghép

vào đó việc thảo luận về phương pháp dạy và học đổi mới cho SV năm đầu để SV

nắm bắt và thay đổi tư duy theo cách thức học tập trong môi trường đại học. Tại

Khoa, hệ thông CVHT hỗ trợ hiệu quả cho SV tiếp cận với phương pháp dạy và học

mới ở bậc đại học.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 4.3. Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, nâng

cao khả năng học tập suốt đời của người học

1. Mô tả:

CTĐT ngành Dược học được thiết kế đủ bề rộng (bao gồm các kiến thức khoa

học nền tảng, y dược học cơ sở) và chiều sâu (bao gồm các kiến thức chuyên ngành về

55

Quản lý và Cung ứng thuôc, Sản xuất và Phát triển thuôc, Dược lâm sàng

[H2.02.02.01] để giúp cho SV có thể học cao hơn ở các chương trình sau đại học và

nâng cao năng lực trong ngành Dược. Nền tảng kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên

ngành có sự đôi sánh và tương thích với các chương trình có uy tín trong và ngoài

nước [H1.01.01.05].

CTĐT được tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ giúp SV chủ động trong

học tập. Cụ thể là ngay khi bắt đầu khóa học, SV được phổ biến Bản mô tả chương

trình để biết khôi lượng và thời lượng học tập cho toàn bộ CTĐT từ đầu học kỳ, SV

chủ động chọn môn học để sắp xếp kế hoạch học tập cho bản thân và tự đăng ký môn

học trực tuyến bằng tài khoản cá nhân theo hướng dẫn tại website Phòng Quản lý đào

tạo (QLĐT) [H1.01.03.03], [H1.01.03.04]. Dựa trên khôi lượng và thời gian học tập

cho toàn bộ CTĐT, SV được cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung của môn học,

cách thức kiểm tra đánh giá, nguồn học liệu [H1.01.03.04], [H2.02.02.01],

[H4.04.01.02]. Để phát triển ky năng tự học, trong tất cả các học phần GV đều dành

thời gian hướng dẫn cho SV tự đọc/nghiên cứu tài liệu và yêu cầu SV thực hiện ít nhất

từ 30-60 tiết tự học. Các hoạt động giảng dạy và học tập được thể hiện rõ trong đề

cương chi tiết của từng môn học đảm bảo thúc đẩy rèn luyện các ky năng thiết yếu, ky

năng mềm và hoạt động tự học, tự nghiên cứu để nâng cao khả năng học tập suôt đời

của SV [H2.02.02.01]. Các hoạt động này được thể hiện qua Bảng như sau:

Bảng 4.2. Các hoạt động dạy và học thúc đẩy năng lực học tập suôt đời của SV

Năng lực học

tập suốt đời

Dạy trực

tiếp

Dạy gián tiếp Hoạt động

ngoại khóa

Đánh giá

sinh viên

Năng lực sử

dụng ky thuật

[H2.02.02.01]

[H4.04.02.08]

Tin học cơ

bản/ chuyên

ngành

Trong các môn

học, SV sử dụng

Internet tìm kiếm

tài liệu, phục vụ

thuyết trình, báo

cáo

‐ Thảo luận

‐ Báo cáo

‐ Thuyết trình

Năng lực xã

hội và cá nhân

[H2.02.02.01],

[H4.04.02.04],

Dạy tích hợp

thông qua thảo

luận nhóm, thực

tập tại doanh

Các hoạt

động đoàn

thể, phục vụ

cộng đồng và

‐ Thảo luận

‐ Thuyết trình

‐ Làm việc

nhóm

56

[H4.04.02.06] nghiệp xã hội ‐ Báo cáo thực

tập

Năng lực giao

tiếp bằng

ngoại ngữ

[H2.02.02.01],

[H4.04.02.06],

[H4.04.02.15]

Tiếng Anh

giao tiếp và

chuyên

ngành

Dạy tiếng Anh

chuyên ngành trực

tuyến

Các hoạt

động giao

lưu của SV

tại Trường

‐ Thảo luận

‐ Thuyết trình

‐ Làm việc

nhóm

Năng lực cảm

nhận về khởi

nghiệp và kinh

doanh

[H2.02.02.01],

[H4.04.02.04]

Môn khởi

nghiệp

‐ Làm các bài tập

chuyên đề

‐ Thực tập tại

doanh nghiệp

‐ Các dự án

khởi nghiệp

của SV

‐ Báo cáo thực

tập

‐ Tiểu luận

‐ Dự án khởi

nghiệp của SV

Năng lực giao

tiếp, hiểu biết

về văn hóa,

biểu đạt

[H4.04.03.01],

[H4.04.02.04]

Môn ky năng

giao tiếp

Thông qua thảo

luận nhóm, thực

tập tại doanh

nghiệp.

‐ Các hoạt

động đoàn thể

‐ Ky năng

giao tiếp

‐ Trao đổi

‐ Thảo luận

‐ Thuyết trình

‐ Làm việc

nhóm

‐ Viết báo cáo

Năng lực sử

dụng khoa học

cơ bản và ky

thuật [H2.02.0

2.01]

Các môn học

thuộc khôi

kiến thức

tổng quát

Dạy tích hợp, ứng

dụng kiến thức

khoa học cơ bản

và ky thuật vào

các môn chuyên

ngành và NCKH

‐ Thảo luận

‐ Kiểm tra

giữa kỳ/ thi

cuôi kỳ

‐ Viết báo cáo

‐ NCKH

Học cách học

[H2.02.02.01]

Nhập môn

ngành

‐ Hướng dẫn SV

cách tự học qua các

môn học

‐ Thông qua thảo

luận nhóm, thực

tập tại doanh

nghiệp.

‐ Trao đổi

‐ Thảo luận

‐ Thuyết trình

‐ Làm việc

nhóm

‐ Viết báo cáo

2. Điểm mạnh:

57

Các hoạt động dạy và học tập điều kiện cho SV rèn luyện các ky năng nâng cao

khả năng học tập suôt đời.

3. Điểm tồn tại:

Một sô SV chưa thích nghi với các hoạt động dạy và học, do đó chưa chú trọng

vào việc học để tiếp thu kiến thức và tự trao dồi, nghiên cứu thêm cho SV

4. Kế hoạch hành động:

Năm 2019-2020, Khoa Dược khuyến khích SV tích cực rèn luyện ky năng sử

dụng máy tính và mạng internet vào việc học tập chuyên môn, khuyến khích SV đến

học tập, tìm tài liệu tài các phòng máy được trang bị ở trường; Tăng cường vai trò của

CVHT.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Kết luận về Tiêu chuẩn 4:

Với mục tiêu giáo dục rõ ràng, công bô công khai, rộng rãi, các hoạt động

giảng dạy và học tập theo hướng thực hành phù hợp với CĐR, thúc đẩy việc rèn luyện

ky năng và nâng cao khả năng học tập suôt đời cho người học. Tuy nhiên, vẫn còn

những điểm tồn tại cần khắc phục, đó là một sô SV vì điều kiện khó khăn vẫn chưa

chủ động ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin một cách hữu ích vào việc

học tập, đây là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động cải tiến sắp tới để ngày càng

nâng cao chất lượng.

Tiêu chuẩn này còn những tồn tại như: Triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo của

Trường và Khoa được công khai trên website và các bên liên quan. Tuy nhiên vẫn

chưa đánh giá được hiệu quả của hoạt động vận dụng triết lý giáo dục vào việc triển

khai hoạt động dạy học. Một sô SV năm nhất chưa thật sự thích nghi với phương pháp

dạy và học đổi mới ở bậc đại học, do đó chưa chú trọng vào việc học để tiếp thu kiến

thức và tự trao dồi, nghiên cứu thêm cho SV.

Hội đồng tự đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược học tự đánh giá tiêu

chuẩn 4 đạt 3/3 tiêu chí trong đó tiêu chí 4.1 đạt 4/7 điểm, tiêu chí 4.2 và 4.3 đạt 5/7

điểm.

58

Tiêu chuẩn 5. Đánh giá kết quả học tập của người học

Đánh giá kết quả học tập là hoạt động quan trọng để đánh giá mức độ đạt được

chuẩn đầu ra trong từng môn học, là cơ sở đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra cho

toàn bộ chương trình đào tạo. Hoạt động đánh giá được thực hiện từ đầu vào – quá

trình – đầu ra để đảm bảo sự liên tục, giúp người học cải tiến quá trình học tập. Do đó,

người học được thông tin một cách minh bạch về các quy định đánh giá, được phản

hồi kết quả học tập, tiếp cận dễ dàng các quy trình khiếu nại để chủ động lên kế hoạch

và điều chỉnh kế hoạch học tập một cách phù hợp.

Tiêu chí 5.1. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp

với mức độ đạt được chuẩn đầu ra

1. Mô tả:

Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện từ đầu vào – quá trình – đầu ra.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành theo định hướng đại chúng, tạo điều kiện cho các bạn

học sinh có thể được học đại học. Khoa thực hiện tuyển sinh đầu vào theo Đề án tuyển

sinh của Trường được thay đổi theo từng năm để đảm bảo yêu cầu của Bộ Giáo dục và

Đào tạo. Năm 2019, Khoa tuyển sinh theo (i) hình thức xét học bạ, (ii) xét kết quả từ

thi tôt nghiệp Phổ thông trung học với các tổ hợp A01, B00, D07 và (iii) xét điểm bài

thi đánh giá năng lực của Đại học Quôc gia TPHCM, (iv) sử dụng kết quả từ kỳ thi

tuyển sinh của Đại học Nguyễn Tất Thành và (v) xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải

thưởng lớn theo quy định BGDĐT [H5.05.01.01].

Quá trình tuyển sinh của khoa qua các năm như sau:

Bảng 5.1. Hình thức tuyển sinh qua các năm

Hình thức tuyển

sinh

Kết quả Xét từ

học bạ

Điểm từ kết quả thi

THPT

Năm 2015-2016 18 18.75

Năm 2016-2017 18 17

Năm 2017-2018 18 16

Năm 2018-2019 18 16

Năm 2019-2020 24 20

Trường đã ban hành Quy định về Đảm bảo chất lượng công tác kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của người học để quy định rõ các nguyên tắc, trách nhiệm các bên

59

liên quan, công cụ thực hiện kiểm tra đánh giá để đảm bảo tính kết nôi giữa phương

pháp kiểm tra đánh giá đạt được CĐR [H3.03.01.03]. CĐR, PPGD, phương pháp học

tập, kiểm tra đánh giá có sự phù hợp và góp phần đạt được CĐR CTĐT ngành Dược

học [H5.05.01.02].

Nhà trường đã ban hành quy chế đào tạo, trong đó quy định rõ việc tổ chức đào

tạo, kiểm tra, công nhận tôt nghiệp Đại học [H3.03.01.02], [H5.05.01.03],

[H5.05.01.04]. Theo quy chế này, kết quả của các HP lý thuyết được đánh giá qua (i)

điểm kiểm tra thường xuyên hoặc tiểu luận, (ii) điểm thi giữa kỳ, và (iii) điểm thi kết

thúc HP. Quá trình học tập của SV được đánh giá dựa trên (i) điểm trung bình của các

bài kiểm tra trong lớp chiếm 20% tổng sô điểm, (ii) điểm thi giữa kỳ chiếm 20% tổng

sô điểm và điểm thi cuôi kỳ chiếm 60% tổng sô điểm. Bài thi cuôi kỳ được thực hiện

đa dạng bằng nhiều hình thức trắc nghiệm, tự luận. Đôi với các môn học lý thuyết để

SV đạt mức hiểu, biết phương pháp kiểm tra chủ yếu bằng hình thức trắc nghiệm. Đôi

với môn học yêu cầu SV cần đạt mức áp dụng, phân tích thì sử dụng phương pháp

kiểm tra bằng hình thức tự luận, như môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học

trong ngành Dược,…

Đôi với các môn thực hành SV phải tham dự đầy đủ các buổi thực hành. SV

được đánh giá về các thao tác thực hiện trong PTN và bài kiểm tra đánh giá thực hành

cuôi HP. Điểm tổng kết của môn thực hành là điểm trung bình cộng của điểm các bài

thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ sô thập phân.

Những quy định về đánh giá được GV thông báo với SV từ buổi học đầu tiên,

cũng như được thể hiện trên đề cương công bô cho SV đều thể hiện rất rõ ràng mục

tiêu yêu cầu đạt được [H4.04.01.02], [H2.02.02.01]. Những yêu cầu này là tiêu chuẩn

để đánh giá người học. Việc phổ biến các tiêu chí đánh giá rộng rãi nhằm giúp SV chủ

động trong kế hoạch học tập để đạt được các tiêu chí khi xét tôt nghiệp. GV cũng xây

dựng ma trận đề thi giữa nội dung kiểm tra và chuẩn đầu ra HP nhằm đánh giá khách

quan nhất về năng lực của SV [H5.05.01.05].

Đôi với SV sau khi hoàn thành các HP cơ sở ngành và chuyên ngành. Những

SV nào có học lực khá trở lên sẽ làm khóa luận tôt nghiệp, sô SV còn lại có thể chọn

đồ án chuyên ngành và chọn học các môn chuyên đề. Để được xét tôt nghiệp, SV phải

đáp ứng các yêu cầu sau (i) có điểm trung bình tích lũy khóa học từ 2,0 trở lên; (ii) có

60

chứng chỉ Giáo dục quôc phòng và thể chất; (iii) có chứng chỉ ngoại ngữ Toeic 400,

chứng chỉ B tin học và giấy chứng nhận đã hoàn thành 5 ky năng mềm [H5.05.01.03],

[H1.01.02.01].

2. Điểm mạnh:

- Hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học bám sát các yêu cầu của

chuẩn đầu ra

- Đôi với các HP thực tập tại cơ sở có thêm sự phôi hợp đánh giá người học từ

doanh nghiệp

3. Điểm tồn tại:

Ngân hàng câu hỏi đề thi trắc nghiệm của một sô HP chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, Khoa Dược lập kế hoạch tăng sô câu hỏi trắc nghiệm

cho mỗi HP lên 1000 câu.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 5.2. Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm

thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên

quan) rõ ràng và được thông báo công khai tới người học

1.Mô tả:

Trường đã ban hành Quyết định sô 761/QĐ-NTT Quy định về ĐBCL công tác

kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học [H3.03.01.03], trong đó nêu rõ việc

sử dụng các phương pháp đánh giá, rubrics để đánh giá người học theo từng loại hình

đánh giá.

Như đã mô tả tại tiêu chí 5.1, Quyết định 388/QĐ-NTT ngày 8/9/2014 quy

định rõ trọng sô điểm giữa kỳ và cuôi kỳ theo từng hình thức kiểm tra đánh giá

[H3.03.01.02]. Trong từng Đề cương chi tiết đều thể hiện rõ thang đánh giá, tiêu chí

đánh giá theo phù hợp với chuẩn đầu ra HP [H2.02.02.01]. Ngay buổi đầu tiên giảng

dạy, GV được yêu cầu công bô rõ hình thức, tiêu chí, thang điểm đánh giá cho từng

môn học cho SV hiểu rõ [H4.04.01.02]. Việc biết rõ các tiêu chí đánh giá cho từng HP

giúp cho SV xây dựng kế hoạch học tập phù hợp để đạt được kết quả khả quan cho HP

ấy.

61

Khi nhận điểm của HP, nếu SV cảm thấy không hài lòng thì có thể làm đơn

phúc khảo gửi Phòng QLĐT nếu là HP lý thuyết hoặc gửi phản hồi về khoa nếu là HP

thực hành thuộc HP chuyên ngành của CTĐT ngành Dược học do Khoa quản lý

[H5.05.02.01]. Ngoài ra, do CTĐT được tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ nên

khi SV không đạt được điểm như mong muôn thì có thể đăng ký học lại để cải thiện

điểm.

2. Điểm mạnh:

- Những quy định, kế hoạch kiểm tra, đánh giá được thông báo công khai ngay

từ đầu học kỳ, đề cương HP đăng tải trên website, sổ tay SV và quy chế đào tạo

đại học

- GV thông tin đến SV những quy định về đánh giá kết quả học tập, nội qui môn

học ngay từ buổi học đầu tiên

- Những yêu cầu của việc thi cuôi kỳ được nhắc lại vào buổi cuôi trước khi kết

thúc HP.

3. Điểm tồn tại:

Đáp án đề thi chưa công cô công khai trước SV.

4. Kế hoạch hành động:

Năm 2018-2019, Khoa Dược lên kế hoạch công bô công khai đáp án giải đáp

thắc mắc trước SV theo đúng quy định 761/QĐ-NTT của Nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 5.3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ

tin cậy và sự công bằng.

1. Mô tả:

Như đã được mô tả tại tiêu chí 5.1, GV tham gia giảng dạy HP nào sẽ trực tiếp

thiết kế các phương pháp đánh giá phù hợp. Sau đó, từng bộ môn sẽ tổ chức họp để

thông nhất các tiêu chuẩn đánh giá [H4.04.02.01]. Quá trình này đảm bảo tính nhất

quán của các tiêu chuẩn đánh giá. GV áp dụng nhiều phương pháp đánh giá kết quả

học tập, tùy thuộc vào chuẩn đầu ra của từng môn học. Các môn lý thuyết thường áp

dụng hình thức thi trắc nghiệm [H5.05.03.01]. Các môn thực hành GV trực tiếp đánh

giá các thao tác sử dụng dụng cụ, vận dụng lý thuyết vào thực tế… Nội dung kiểm tra

đánh giá đều dựa trên nội dung của HP. Nội dung này đã được GV hướng dẫn cho SV

62

trong quá trình dạy và học. Điều này đảm bảo cho việc quá trình đánh giá SV phản

ánh được nội dung đào tạo... [H5.05.03.02].

Để đảm bảo độ giá trị của bài kiểm tra, đề thi cần xây dựng ma trận để đảm bảo

các câu hỏi đều phù hợp và đo lường được chuẩn đầu ra của môn học [H5.05.01.05].

Đôi với các môn lý thuyết đánh giá bằng hình thức thi trắc nghiệm các bộ môn xây

dựng ngân hàng đề và nộp về cho Trung tâm khảo thí và cập nhật ngân hàng đề hàng

năm [H5.05.03.03.a]. Trước mỗi kỳ thi, trưởng bộ môn chịu trách nhiệm phê duyệt

nộp cho Trung tâm Khảo thí [H5.05.03.04]. Sau mỗi kỳ thi, Trung tâm Khảo thí chọn

ngẫu nhiên môn học để thực hiện phân tích đánh giá đề thi [H5.05.03.05]. Để đảm

bảo độ tin cậy công tác chấm thi được thực hiện bằng máy chấm tự động nếu là bài thi

trắc nghiệm. Nếu là bài thi tự luận hoặc bài thi thực hành công tác chấm thi được thực

hiện bằng hai GV chấm [H5.05.03.06].

Sự công bằng được thể hiện bằng quy trình chấm thi, khiếu nại được công

khai, minh bạch. SV được nhận phản hồi về kết quả thi, kiểm tra [H5.05.03.07].

2. Điểm mạnh:

Phương pháp đánh giá đảm bảo CĐR, đề thi đảm bảo độ tin cậy, đúng quy

trình bảo mật, phù hợp với CĐR môn học, thang điểm chi tiết, rõ ràng, đảm bảo công

bằng và chính xác.

Điểm thi giữa kỳ và điểm chuyên cần, điểm tiểu luận được công bô trước khi

kết thúc môn học

3. Điểm tồn tại:

Bài đánh giá kết thúc HP lý thuyết thường được tổ chức dưới dạng đề thi trắc

nghiệm với 4 đáp án mà ít sử dụng các phương pháp khác nên hình thức đánh giá cuôi

HP chưa đa dạng.

4. Kế hoạch hành động:

Năm học 2019-2020, Khoa Dược đề xuất thêm một sô phương pháp đánh giá

HP phù hợp với một sô môn lý thuyết để đa dạng hóa các hình thức kiểm tra.

5. Tự đánh giá: Đạt (4/7).

Tiêu chí 5.4. Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc

học tập.

1. Mô tả:

63

Như đã mô tả tại tiêu chí 5.2, SV nhận được phản hồi của GV trong suôt quá

trình học, thể hiện qua việc đánh giá quá trình. GV đánh giá SV về thái độ thông qua

điểm chuyên cần, thực hiện kiểm tra giữa kỳ và phản hồi kết quả đến SV, nhằm điều

chỉnh cách thức học tập thích hợp [H2.02.02.01].

Kết quả học tập sau mỗi học kỳ của SV sẽ được gửi về phụ huynh. SV có kết

quả học tập từ khá trở lên được nhà Trường tặng giấy khen và học bổng để khích lệ

tinh thần học tập [H5.05.04.01].

2. Điểm mạnh:

Khoa và Trường thực hiện công bô kết quả đánh giá theo đúng quy định của

nhà trường giúp SV đủ thời gian để cân đôi lịch học cho học kỳ sau.

3. Điểm tồn tại

Mặc dù đã thực hiện gửi kết quả học tập của SV cho phụ huynh theo từng học

kỳ. Tuy nhiên, một sô thông tin liên hệ của SV cung cấp không chính xác nên kết quả

chưa được đưa đến phụ huynh kịp thời.

4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, Khoa sẽ tăng cường rà soát và cập nhật thường xuyên

thông tin liên hệ của SV và phụ huynh để thực hiện gửi kết quả học tập của SV tới phụ

huynh được kịp thời và chính xác

5. Tự đánh giá: Đạt (4/7).

Tiêu chí 5.5. Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập.

1. Mô tả:

Quy trình phôi hợp giải quyết học vụ giữa các phòng ban chức năng

[H5.05.05.01] được in trong Sổ tay SV [H2.02.01.03], đăng trên website của Trường

[H1.01.03.03]. Phòng Công tác sinh viên (CTSV) phụ trách tiếp nhận và liên hệ với

các đơn vị có liên quan để phúc tra điểm cho SV [H7.07.01.02], theo quy trình sau:

Đôi với các môn thi trắc nghiệm và tự luận: SV tải mẫu đơn phúc tra và điền

đầy đủ nội dung, sau đó nộp về Phòng CTSV. Thời gian nộp đơn xin phúc tra chậm

nhất 15 ngày kể từ ngày Phòng QLĐT công bô điểm. Thời gian giải quyết về chấm

phúc tra là 1 tuần.

64

Đôi với môn thực hành, các bộ môn công bô điểm và giải đáp phúc tra điểm

cho SV tại bộ môn ngay sau khi kết thúc môn học. SV trong quá trình kiểm tra sẽ

được chấm điểm tại lớp để biết điểm của từng thao tác.

Trước kỳ thi và sau kỳ thi, CVHT tổ chức họp lớp để nhắc nhở SV về tinh thần

học tập, quy chế thi cũng như hướng dẫn SV giải quyết các vấn đề thắc mắc hoặc

khiếu nại về điểm [H4.04.01.03.d].

Ngoài ra, theo Quyết định sô 761/QĐ-NTT Quy định về Đảm bảo chất lượng

công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học được ban hành từ ngày

1/11/2018 [H3.03.01.03], Khoa thực hiện giải đáp thắc mắc cho SV có nhu cầu sau

đợt thi của mỗi học kỳ thông qua lịch tiếp SV [H5.05.05.02].

2. Điểm mạnh:

Người học dễ dàng tiếp cận và gửi thông tin nếu có khiếu nại đến đơn vị cần

giải quyết.

3. Điểm tồn tại:

Một sô trường hợp khiếu nại liên quan đến nhiều phòng ban nên thời gian xử

lý còn chậm trễ.

4. Kế hoạch hành động:

Năm học 2019-2020, Khoa và các phòng ban liên quan thông nhất rút ngắn

thời gian giải quyết cho các trường hợp khiếu nại đặc biệt.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Kết luận về Tiêu chuẩn 5:

Việc đánh giá kết quả học tập của Khoa Dược được tổ chức trên cơ sở thực

hiện quy định của Trường, đảm bảo chuẩn đầu ra, được công bô chính thức, kịp thời,

đảm bảo minh bạch và công bằng cho tất cả người học.

Tuy nhiên, ngân hàng câu hỏi đề thi trắc nghiệm của một sô HP chưa nhiều.

Đáp án đề thi chưa công cô công khai trước SV. Mặc dù đã thực hiện gửi kết quả học

tập của SV cho phụ huynh theo từng học kỳ. Tuy nhiên, một sô thông tin liên hệ của

SV cung cấp không chính xác nên kết quả chưa được đưa đến phụ huynh kịp thời.

Một sô trường hợp khiếu nại liên quan đến nhiều phòng ban nên thời gian xử lý còn

chậm trễ.

65

Hội đồng đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược tự đánh giá 5 tiêu chí đều

đạt, trong đó tiêu chí 5.1, 5.2, 5.5 đạt điểm 5/7, tiêu chí còn lại là 5.3 và 5.4 đạt 4/7

điểm.

Tiêu chuẩn 6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

Trường ĐH NTT có sứ mạng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực theo định

hướng ứng dụng, thực hành. Vì vậy, đội ngũ GV của Khoa Dược cần có năng lực ĐT,

NCKH và phục vụ cộng đồng. Đội ngũ của Khoa theo tiêu chí có kinh nghiệm thực

tiễn nghề nghiệp và đảm bảo về yêu cầu sư phạm.

Tiêu chí 6.1. Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm việc

thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) được

thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục

vụ cộng đồng.

1. Mô tả:

Xác định được tầm quan trọng của đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu, Nhà

trường có kế hoạch quy hoạch, phát triển đội ngũ GV, nghiên cứu viên bài bản và

được thể hiện trong chiến lược phát triển Trường 2014-2020.

Việc quy hoạch đội ngũ GV, nghiên cứu viên dựa trên Chiến lược phát triển

nhân sự Trường, Khoa giai đoạn 2014-2020 và được cụ thể hóa thành Kế hoạch phát

triển nhân sự của Khoa định kỳ hàng năm [H1.01.01.06], [H6.06.01.01].

Bảng 6.1. Thông kê sô lượng GV Khoa Dược theo trình độ trong 5 năm gần

đây

Năm học

Số

lượng

GV

Giới tính

GS PGS TS ThS

Kỹ

sư/

Cử

nhân

Nam Nữ

2013 - 2014 85 33 52 2 3 3 41 36

2014 - 2015 256 100 156 1 5 13 67 170

2015 - 2016 352 139 213 1 3 14 114 220

2016 - 2017 377 151 226 1 4 15 129 228

66

2017 - 2018 347 137 210 1 4 16 124 202

2018 - 2019 267 137 130 5 12 48 157 45

Về tuyển dụng, để đáp ứng nhu cầu về đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng,

Trường và Khoa có kế hoạch tuyển dụng GV [H6.06.01.01]. Kế hoạch này được thực

hiện dựa trên quy trình tuyển dụng nhân sự được công khai trên egov và Quy định về

tuyển dụng với các tiêu chí rõ ràng [H6.06.01.02]. Trường, Khoa luôn thu hút đội ngũ

GV đảm bảo tỉ lệ GV trên SV. Bên cạnh đó, Khoa cũng chú trọng bổ sung đội ngũ GV

đến từ doanh nghiệp, bệnh viện [H6.06.01.03], [H6.06.01.04].

Hiện nay, tại Trường ĐH NTT, việc chấm dứt hợp đồng lao động và cho nghỉ

đôi với GV đều có quy định rõ ràng. Việc chấm dứt hợp đồng, nghỉ chế độ được thực

hiện theo đúng quy định của Luật Lao động và quy định riêng của trường. Đôi với

nhân sự đã đến tuổi hưu, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc, nhà trường vẫn

tiếp tục ký hợp đồng theo quy định của Luật Lao động [H6.06.01.05], [H6.06.01.06].

[H6.06.01.07].

2. Điểm mạnh:

Trường và Khoa có các văn bản, quy định rõ ràng cho công tác quy hoạch đội

ngũ GV.

3. Điểm tồn tại:

Sô lượng GV đã tham gia các chương trình đào tạo sau Đại học ở nước ngoài

về công tác tại Khoa chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, Khoa Dược kiến nghị có cơ chế phù hợp để nhằm thu

hút nguồn nhân lực giỏi được đào tạo tại nước ngoài.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 6.2. Tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của đội ngũ giảng

viên, nghiên cứu viên được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng hoạt

động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng

1. Mô tả:

Tổng sô GV của Khoa là 267 người, gồm 05 GS, 12 PGS (chiếm tỷ lệ 6 % so

với tổng sô GV của Khoa), 48 TS (tỷ lệ 18%), 157 ThS (tỷ lệ 59 %), 45 Dược sĩ đại

67

học và Ky sư/Cử nhân (tỷ lệ 17%). Hiện có 05 GV đang theo học nghiên cứu sinh ở

trong nước và nước ngoài, 14 GV đang học cao học. Tính đến thời điểm này, tỷ lệ

GV/SV chính quy quy đổi ngành Dược là 15 đảm bảo với tỷ lệ quy định của BGDĐT

[H6.06.02.01], [H6.06.02.02].

Bảng 6.2. Tỉ lệ SV trên 1 GV qua từng năm học

Năm học Tổng số GV ngành Quy mô SV Tỉ lệ SV/GV

2013-2014 85 764 8,9

2014-2015 256 1485 6,3

2015-2016 352 2243 7,0

2016-2017 377 2825 9,7

2017-2018 347 3404 12,4

2018-2019 267 4367 13,3

(1) Năm 2013-2014, tỷ lệ GV/SV được đảm bảo theo quy định tại Thông tư

57/2011/TT-BGDĐT.

(2) Năm học 2014-2017, tỷ lệ GV/SV được đảm bảo theo quy định tại Thông tư

32/2015/TT-BGDĐT

(3) Đến năm học 2018-2019, tỷ lệ GV/SV được đảm bảo theo quy định tại Thông tư

06/2018/TT-BGDĐT.

Bên cạnh đội ngũ cơ hữu, Khoa Dược còn có 126 GV thỉnh giảng đến từ doanh

nghiệp, bệnh viện, xí nghiệp sản xuất, công ty kinh doanh dược phẩm [H6.06.02.03]

tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, đánh giá kết quả học tập của SV theo đề án

liên kết gắn kết đào tạo giữa ĐH NTT với doanh nghiệp và Nghị định sô

111/2017/NĐ-CP về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khôi ngành sức khỏe

[H6.06.02.04], [H6.06.02.05].

Khôi lượng công việc của GV được quy định cụ thể như sau [H6.06.02.06]:

- Giảng dạy: 270 giờ

- NCKH: 180 giờ

- Công tác khác (cô vấn học tập, coi thi kết thúc học phần, tham gia hoạt động

tuyển sinh,…): 80 giờ

Kết thúc mỗi học kỳ, Khoa phôi hợp với Phòng QLĐT, Phòng Tổ chức nhân

sự (TCNS) tổng kết khôi lượng công việc. Khoa tiến hành họp để tổng kết khôi lượng

68

công việc, đây là cơ sở để Khoa sắp xếp, bô trí công việc cho GV những giai đoạn tiếp

theo [H1.01.03.05].

Bảng 6.3. Thông kê sô lượng GV Khoa Dược theo trình độ trong 5 năm gần đây

Năm học

Số

lượng

GV

Giới tính Độ tuổi

Nam Nữ ≥40 <40

2013 - 2014 85 33 52 24 61

2014 - 2015 256 100 156 75 181

2015 - 2016 352 139 213 101 251

2016 - 2017 377 151 226 104 273

2017 - 2018 347 137 210 95 252

2018 - 2019 267 137 130 84 183

Định kỳ hàng tháng, các GV thực hiện việc đánh giá kết quả công việc thông

qua bảng tự đánh giá kết quả xếp loại chất lượng công việc theo tháng ABC

[H6.06.02.07]. Sau đó sẽ được đánh giá bởi bộ môn, Khoa. Vào cuôi mỗi năm học,

Hội đồng thi đua khen thưởng cấp trường đánh giá, bình xét kết quả thi đua cuôi năm

cho các cá nhân và tập thể hoàn thành tôt nhiệm vụ mục tiêu năm học [H6.06.02.08].

2. Điểm mạnh:

Tỷ lệ người học/GV đạt chuẩn theo quy định hiện hành của BGDĐT. Khôi

lượng công việc của từng GV ngành Dược được xác định rõ ràng, phân bổ phù hợp và

được giám sát bởi các bộ môn, Khoa, các đơn vị chức năng trong Trường góp phần

đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng.

3. Điểm tồn tại:

Các hoạt động phục vụ cộng đồng của GV cơ hữu còn chưa phong phú.

4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, Khoa sẽ tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn thể để tổ

chức các hoạt động phục vụ cộng đồng đa dạng hơn.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

69

Tiêu chí 6.3. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên (bao

gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định và

phổ biến công khai

1. Mô tả:

Để đảm bảo tuyển dụng được đội ngũ GV đáp ứng đủ tiêu chuẩn đạo đức và

năng lực học thuật, Nhà Trường đã xây dựng và ban hành Quy định, quy trình, tiêu

chuẩn tuyển dụng [H6.06.01.02], [H6.06.01.03].

Căn cứ vào quy định tuyển dụng của Trường, Khoa có tiêu chí tuyển dụng như

sau:

*Chức danh GV:

- Bằng cấp: Thạc sĩ trở lên

- Ngành nghề: Ưu tiên tuyển dụng các chuyên ngành Dược, Sinh, Hóa.

- Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giảng dạy Đại học.

- Ưu tiên nhân sự đã có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực

Hóa, Sinh, Y dược.

- Trình độ tiếng Anh Ielts 5.5.

*Chức danh trưởng bộ môn (TBM):

- Ngoài các tiêu chuẩn như GV, cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có thâm niên làm việc tại Khoa 2 năm trở lên hoặc đã giữ vị trí TBM ở đơn vị

khác.

- Nếu TBM là ThS thì bổ nhiệm là Quyền TBM và phải cam kết đi học TS.

*Chức danh Phó Trưởng Khoa đào tạo

- 5 năm ở chức danh GV

- 2 năm kinh nghiệm quản lý ở cấp bộ môn trở lên

*Chức danh Phó Trưởng Khoa phụ trách tuyển sinh, chăm sóc SV, quan hệ doanh

nghiệp

- Có kinh nghiệp làm việc trực tiếp với SV từ 02 năm trở lên

- Có tô chất năng động, nhiệt tình, chịu khó…

Các yêu cầu về tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển đều được thể hiện rõ trong

Quy chế nội bộ của Khoa [H6.06.03.01].

Quy trình tuyển dụng được thực hiện theo các bước sau [H6.06.01.02]:

70

− Bước 1: Khoa lập kế hoạch tuyển dụng theo thông báo của phòng TCNS và đề

xuất tuyển dụng.

− Bước 2: phòng TCNS xác nhận yêu cầu tuyển dụng trình Hiệu Trưởng phê

duyệt.

− Bước 3: Thông báo tuyển dụng theo các kênh thông tin (Website trường, tìm

việc nhanh.com, Fanpage, Facebook, bảng tin tuyển dụng của phòng

TCNS…).

− Bước 4: Phòng TCNS nhận, sàng lọc hồ sơ, chuyển đến Khoa

− Bước 5: Khoa tổ chức phỏng vấn ứng viên

− Bước 6: Khoa báo cáo kết quả tuyển dụng và làm đề xuất tuyển dụng gửi

phòng TCNS (nếu ứng cử viên đạt yêu cầu).

− Bước 7: Phòng TCNS thành lập hội đồng tuyển dụng đánh giá.

− Bước 8: Trình Hiệu Trưởng phê duyệt và bô trí nhân sự

Các GV sẽ được triển khai Bản mô tả công việc về nội dung giảng dạy, NCKH

và công tác khác lúc tuyển dụng [H6.06.03.02], [H6.06.02.06]. Các GV mới nhận

việc sẽ được thông báo đến toàn thể nhân sự Khoa/ trường trên trang egov của trường.

2. Điểm mạnh:

Công tác tuyển dụng và lựa chọn GV để bổ nhiệm và điều chuyển được xác

định rõ ràng và được công bô công khai.

3. Điểm tồn tại:

Hiện nay, cách thức tuyển dụng đang áp dụng chung cho toàn trường, nên khó

trong việc thu hút nguồn nhân lực cho ngành đặc thù.

4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, Khoa Dược phôi hợp giới thiệu ứng viên có thâm niên

công tác từ các đơn vị hoạt động lĩnh vực Dược.

5. Tự đánh giá: Đạt (4/7).

Tiêu chí 6.4. Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và

được đánh giá.

1. Mô tả:

Năng lực của đội ngũ GV được xác định và đánh giá qua ba phương diện

chính: đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng [H6.06.01.03], [H6.06.02.06],

71

[H6.06.03.02]. Hoạt động giảng dạy và NCKH được xác định rõ trong các quy định

của Trường [H6.06.02.06]. Ngoài ra, năng lực của GV còn được thể hiện qua các hoạt

động [H6.06.03.02]: Phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin

(CNTT) trong giảng dạy [H4.04.02.10], [H4.04.02.11]; chăm sóc SV (tư vấn, trợ

giúp SV trong học tập, NCKH, định hướng nghề nghiệp) và quản lý lớp

[H4.04.01.03]; Xây dựng, thiết kế và cập nhật CTDH [H6.06.04.01]; Tuyển sinh.

Năng lực của đội ngũ GV được đánh giá qua các hình thức:

− GV tự đánh giá năng lực của mình qua: xếp loại ABC hàng tháng, đánh giá

tái ký hợp đồng, đánh giá thi đua khen thưởng cuôi năm [H6.06.02.07],

[H6.06.02.08], [H6.06.01.07]. Đây cũng là cơ sở để Trường, Khoa đánh

giá xếp loại ABC hàng tháng, xét tăng lương, khen thưởng và đề xuất bồi

dưỡng năng lực [H6.06.02.08], [H6.06.04.02], [H6.06.04.03].

− Bộ môn, Ban chủ nhiệm (BCN) Khoa đánh giá thông qua dự giờ

[H4.04.02.11].

− SV phản hồi về nội dung và phương pháp giảng dạy của GV

2. Điểm mạnh:

Năng lực của GV được Trường xác định rõ ràng và được đánh giá bởi chính cá

nhân GV cũng như đánh giá từ phía Trường, Khoa, các bộ môn và người học theo

đúng quy định.

3. Điểm tồn tại:

Năng lực GV chưa có sự đánh giá đầy đủ từ các bên liên quan.

4. Kế hoạch hành động:

Hiện nay, trường đang bắt đầu triển khai công tác đánh giá toàn diện nhân sự.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 6.5. Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên,

nghiên cứu viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu

đó

1. Mô tả:

Căn cứ Bảng chỉ tiêu Chiến lược phát triển của ĐH NTT giai đoạn 2018-2020

về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân sự, Phòng TCNS đã thông báo đến các khoa rà

72

soát, thông kê nhu cầu đào tạo và phát triển đội ngũ GV [H1.01.01.05],

[H6.06.05.01].

Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GV

tập trung vào 2 hoạt động chính:

− Chương trình tập huấn nâng cao các năng lực chung cho GV do Nhà trường tổ

chức gồm: nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và kiểm tra

đánh giá, thiết kế CTĐT, nâng cao năng lực tiếng Anh, năng lực NCKH,

nghiệp vụ coi thi,…

− Kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn cho GV học tập và bồi dưỡng trong

và ngoài nước với chính sách ưu đãi cho GV [H6.06.01.01], [H6.06.04.03],

[H6.06.05.02], [H6.06.05.03].

Bảng 6.4. Các khóa đào tạo – bồi dưỡng các năng lực chung cho đội ngũ cán

bộ - giảng viên

TT Tên khóa học Đôi tượng Đơn vị tổ chức

Giảng

viên

Lãnh

đạo

Trường Khoa

1 Chiến lược trường đại học x x x

2 Hệ thông ĐBCL bên trong x x x

3 Xây dựng Văn hóa chất lượng tại ĐH NTT x x

4 Văn hóa tổ chức trong nhà trường x x

5 Nghiệp vụ Trưởng bộ môn x x

6 Ứng dụng đổi mới sáng tạo trong lãnh đạo

và kinh doanh

x x

7 Ky năng lãnh đạo và quản lý trường đại học x x

8 Lãnh đạo trong bôi cảnh đa văn hóa x x

9 Đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên x x

10 Nâng cao năng lực giảng dạy và NCKH x x

11 Nâng cao phương pháp giảng dạy x x

12 Bài giảng hay – Thầy trò tích cực x x

13 Nâng cao chất lượng giảng dạy anh văn

chuyên ngành

x x

73

14 Nâng cao ky năng viết bài báo cáo NCKH

trong lĩnh vực Dược học

x x

15 Cách trình bày bài báo khoa học trong hội

nghị

x x

16 Đào tạo E-learning x x

17 Giáo dục 4.0 x x x

18 Giáo dục trực tuyến x x

19 Phát triển CTĐT định hướng ứng dụng

POHE

x x

20 Đo lường, đánh giá đề thi x x

21 Lấy ý kiến nhà tuyển dụng để điều chỉnh

CTĐT và xây dựng bộ dữ liệu ở cấp Khoa

x x x

2. Điểm mạnh:

Khoa, Trường có chiến lược trung hạn xác định rõ nhu cầu đào tạo và phát

triển đội ngũ GV.

3. Điểm tồn tại:

Chưa có nhiều GV đi bồi dưỡng và đào tạo tại các nước.

4. Kế hoạch hành động:

Năm học 2018-2019, Khoa Dược tăng cường hợp tác quôc tế để có những suất

học bổng phù hợp đưa GV đi bồi dưỡng và học tập tại các nước.

5. Tự đánh giá: Đạt (4/7).

Tiêu chí 6.6. Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên

(gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho

đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng

1. Mô tả

Trường, Khoa có quy trình, tiêu chí rõ ràng để triển khai, đánh giá công việc

của GV trong giảng dạy, NCKH cũng như các công việc liên quan dựa vào: Bảng mô

tả công việc ở chức danh GV [H6.06.03.02], Nội quy lao động [H6.06.01.06], Quy

định 500/QĐ-NTT [H6.06.02.06].

Khoa và Trường đánh giá GV dựa trên: bảng báo cáo công việc và kế hoạch

công việc của GV hàng tháng [H6.06.06.01], kết quả lao động hàng tháng

74

[H6.06.02.07], bảng tổng hợp và thông kê khôi lượng giờ dạy, NCKH và công tác

khác mỗi học kỳ [H6.06.06.02], [H6.06.06.03]. Ngoài ra, bộ môn, Khoa tiến hành

họp với toàn bộ GV để thông nhất lấy ý kiến bình xét thi đua theo đúng quy định của

Nhà trường và gửi kết quả cho Hội đồng thi đua – khen thưởng cấp trường để bình xét

kết quả thi đua cuôi năm [H6.06.02.08].

Bảng 6.5. Các hình thức đánh giá và các loại khen thưởng tương ứng

Hình thức đánh giá Loại hình khen thưởng

Cá nhân Tập thể

Đánh giá, xếp loại kết quả lao động hàng

tháng (A, B, C, D) x

Đánh giá, xếp loại kết quả lao động cuôi năm

(dựa trên kết quả lao động hàng tháng) x

Công bô công trình NCKH và các bài báo

đăng trên tạp chí quôc tế [H6.06.07.01] x

Nâng lương trước thời hạn [H6.06.01.07] x

Bình bầu danh hiệu thi đua – khen thưởng

hàng năm x x

Hoàn thành Mục tiêu chất lượng năm học

hàng năm x

Đánh giá cấp bộ môn (về hoạt động giảng

dạy) x x

Ngoài quy định riêng của Trường, các tiêu chí đánh giá khen thưởng đều được

khoa công bô công khai. Khi xây dựng các tiêu chí, quy trình đánh giá hiệu quả công

việc, Khoa, Trường đều lấy ý kiến đóng góp của GV [H1.01.03.05].

Đến thời điểm hiện tại, chưa có phản ánh nào của GV trong Khoa về các kết

quả đánh giá. Các GV hài lòng về kết quả đánh giá, đặc biệt là việc đánh giá thi đua

khen thưởng, công nhận của Trường và các cấp có thẩm quyền [H1.01.03.05]. Do đó,

việc quản trị theo kết quả công việc của GV đang được triển khai tại Trường và Khoa

giúp tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

2. Điểm mạnh

Trường đã có các quy định rõ ràng về đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ,

khen thưởng, nâng lương trước thời hạn cho GV, không chỉ giúp tạo ra động lực cho

75

GV trong giảng dạy và NCKH mà còn giúp quản trị theo kết quả công việc của GV

hiệu quả.

3. Điểm tồn tại

Từ năm 2013 đến nay, các GV của Khoa tham gia NCKH nhiều tuy nhiên các

công trình NCKH của Khoa là thực hiện đề tài các cấp nhưng chưa có chuyển giao

Khoa học công nghệ (KHCN).

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019-2020, Khoa Dược mở rộng hợp tác với Doanh nghiệp trong

công tác NCKH và chuyển giao công nghệ.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 6.7. Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên

và nghiên cứu viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

1. Mô tả

Hoạt động NCKH của Khoa Dược được thực hiện theo các quy định của

Trường [H6.06.02.06]. GV có 180 giờ NCKH mỗi năm, GV được vượt giờ NCKH

đến 265 giờ. Riêng đôi với các bài báo quôc tế thuộc danh mục ISI Scopus Trường có

chính sách riêng [H6.06.07.01].

Ngoài đơn vị quản lý là Phòng NCKH, Khoa có Tổ chuyên phụ trách mảng

NCKH của Khoa, có trách nhiệm đôn đôc và giám sát các hoạt động NCKH của GV

trong khoa [H6.06.07.02], báo cáo kết quả theo từng giai đoạn đồng thời đề xuất, kiến

nghị các nội dung cụ thể để đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ. Để cải tiến chất lượng

các hoạt động NCKH, Khoa Dược cũng quan tâm đến các hoạt động NCKH của các

đơn vị trong trường để từ đó thúc đẩy các GV tích cực hơn trong các hoạt động

NCKH của Khoa [H1.01.03.05].

Nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH, Nhà trường luôn quan tâm và điều chỉnh kịp

thời các định mức thời lượng hoạt động NKCH cũng như các chính sách khen thưởng

cho cán bộ GV [H6.06.02.06], [H6.06.07.01]. Tính đến năm học 2018-2019, có 165

đề tài (tổng cộng), hàng trăm bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành

(tạp chí Dược học, tạp chí Dược liệu, tạp chí hóa học, tạp chí công nghệ sinh học, tạp

chí khoa học và công nghệ…). Nhiều bài nghiên cứu của GV được chọn báo cáo ở

Hội nghị khoa học toàn quôc, Hội nghị khoa học quôc tế và đăng ở tạp chí khoa học

76

nước ngoài (International Joural of Applied Science and Technology, American

Joural of Environmental Science, Wulfenia journal, North American Journal of

Aquaculture, Journal of Plant Sciences, Joural of Nutrition and Health, Journal of

Applied & Environmental Microbiology…) [H6.06.07.03], [H6.06.07.04]. Trong

năm năm gần đây, từ 2014-2019, sô lượng đề tài tính theo hệ sô quy đổi là 85,5 đề tài,

và tổng sô bài báo khoa học đã công bô (theo hệ sô quy đổi) là 245 bài báo.

Bảng 6.6. Sô lượng đề tài NCKH của GV qua từng năm

TT Phân loại đề tài Hệ

số**

Số lượng

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng

(đã

quy

đổi)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

1 Đề tài cấp NN 2,0 0 1 0 0 0 0 2

2 Đề tài cấp Bộ* 1,0 0 0 0 2 1 0 3

3 Đề tài cấp trường 0,5 1 4 5 32 62 57 80,5

4 Tổng 1 5 5 34 63 57 85,5

Cách tính: Cột 10 = cột 3*(cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8 + cột 9)

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước.

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh

giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

Bảng 6.7. Sô lượng bài báo của GV qua từng năm

T

T Phân loại tạp chí

Hệ

số**

Số lượng

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng

(đã

quy

đổi)

1 Tạp chí khoa học quôc

tế 1,5 7 6 5 15 36 35 159

2 Tạp chí khoa học cấp

ngành trong nước 1,0 11 6 5 11 19 15 67

3 Tạp chí / tập san của

cấp trường 0,5 0 0 0 7 16 15 19

Tổng 18 12 10 33 71 65 245

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh

giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

77

Ngoài ra, kết quả các đề tài NCKH của GV cũng được GV ứng dụng vào công

tác giảng dạy và nội dung học tập của SV [H6.06.07.05]:

Bảng 6.8. Sô lượng các đề tài NCKH ứng dụng vào công tác giảng dạy

T

T Phân loại tạp chí

Hệ

số**

Số lượng

2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng (đã

quy đổi)

1 Tạp chí quôc tế 1,5 0 0 0 1 2 5 12

2 Tạp chí trong nước 1,0 0 1 0 2 6 8 17

3 Tổng 0 1 0 3 8 13 29

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh

giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

Song song đó, để nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ GV, Trường,

Khoa cũng đã tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực NCKH

[H6.06.07.06], hội thảo chuyên ngành nhằm tạo điều kiện cho các GV trao đổi lẫn

nhau về xu hướng nghiên cứu mới và các định hướng phát triển KHCN trong tương

lai. Khoa đã tổ chức thành công hội thảo, hội nghị thu hút sự quan tâm và đóng góp

của GV, nghiên cứu viên trong và ngoài trường [H4.04.02.13], [H6.06.07.07]. Khoa

cũng đã phát hành Kỷ yếu hội thảo, trong đó có trên 27 công trình nghiên cứu của các

GV cơ hữu của Khoa.

2. Điểm mạnh

GV ngành Dược không những đáp ứng được nhiệm vụ giảng dạy mà còn đảm

đương, hoàn thành hoạt động NCKH. Các GV luôn coi NCKH là một trong hai nhiệm

vụ quan trọng nhất. Khôi lượng giờ NCKH và các hoạt động NCKH của từng GV

được thông kê và xác định rõ ràng để làm cơ sở đánh giá năng lực chuyên môn.

3. Điểm tồn tại

Sô lượng các NCKH tuy nhiều nhưng các bài báo đăng trên các tạp chí khoa

học quôc tế chưa phản ánh đúng tiềm năng NCKH của GV.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2019-2020, Khoa sẽ khuyến khích các GV đăng tải kết quả các công

trình khoa học lên các tạp chí quôc tế có uy tín.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

78

Kết luận về Tiêu chuẩn 6

Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, phát triển đội ngũ GV của Khoa và nhà

trường cụ thể, đáp ứng nhu cầu của GV, phù hợp với chiến lược phát triển của

Trường. Trường đã nhanh nhạy áp dụng cơ chế đào tạo đặc thù dành cho ngành Dược

đã thu hút và tận dụng được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh

nghiệm đến từ các Viện, trường Đại học và các công ty Dược.

Tuy nhiên, sô lượng GV đã tham gia các chương trình đào tạo sau Đại học ở

nước ngoài về công tác tại Khoa chưa nhiều. Hiện nay, cách thức tuyển dụng đang áp

dụng chung cho toàn trường, nên khó trong việc thu hút nguồn nhân lực cho ngành

đặc thù. Từ năm 2013 đến nay, các GV của Khoa tham gia NCKH nhiều nhưng các

bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quôc tế chưa phản ánh đúng tiềm năng NCKH

của GV, bên cạnh đó, công trình NCKH chưa được chuyển giao KHCN.

Hội đồng đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược học tự đánh giá 7 tiêu chí

đều đạt, trong đó tiêu chí 6.1, 6.2, 6.4, 6.6, 6.7 đạt điểm 5/7, tiêu chí còn lại là 6.3 và

6.5 đạt 4/7 điểm.

Tiêu chuẩn 7. Đội ngũ nhân viên

Nhân viên hỗ trợ (NVHT) là đội ngũ rất quan trọng, góp phần thành công cho

công tác đào tạo và NCKH của GV và người học ở trường Đại học. Đội ngũ nhân viên

hỗ trợ là các cán bộ làm việc tại thư viện, PTN, hệ thông công nghệ thông tin và các

dịch vụ phục vụ SV. Trường và Khoa Dược có chính sách quy hoạch, tuyển dụng và

lựa chọn nhân viên rõ ràng nhằm đạt được chất lượng hỗ trợ tôt nhất. Các cán bộ hỗ

trợ có tinh thần phục vụ cao, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, tận tâm với công tác

và luôn sẵn sàng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trường và

Khoa thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng các dịch vụ chăm sóc SV qua các

khảo sát mức độ hài lòng của GV và SV khi trải nghiệm các dịch vụ tại trường để

kiểm soát, kịp thời điều chính, nâng cao chất lượng để phục vụ hiệu quả hơn.

79

Tiêu chí 7.1. Việc quy hoạch đội ngũ nhân viên (làm việc tại thư viện, phòng thí

nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được thực hiện

đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng

đồng

1. Mô tả:

Dựa trên (i) chiến lược phát triển nguồn nhân lực được thể hiện trong Chiến

lược phát triển Trường Đại học Nguyễn Tất Thành giai đoạn 2014-2020 (rà soát vào

năm 2015 và 2018) [H1.01.01.06], (ii) hoạt động tuyển sinh và (iii) công tác đánh giá

khôi lượng công việc hằng năm, Trường và Khoa tiến hành lập kế hoạch tuyển dụng,

đào tạo, bồi dưỡng nhân viên hỗ trợ [H6.06.01.01], [H7.07.01.01].

Đội ngũ nhân viên hỗ trợ đảm bảo đủ về sô lượng và chất lượng phù hợp với yêu

cầu thực tế cho hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng, được quy định rõ

trách nhiệm và quyền hạn đôi với mỗi chức danh [H6.06.03.02], [H7.07.01.02],

[H7.07.01.03] được công bô trong phạm vi toàn trường giúp cho quá trình lập kế

hoạch thu hút, tuyển dụng đội ngũ nhân viên.

Bảng 7.1. Sô lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên hỗ trợ

Đội ngũ nhân

viên hỗ trợ

Trình độ nhân viên Tổng

cộng Trung

cấp

Cao

đẳng

Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

Phòng Quản lý

đào tạo 0 0 6 5 1 12

Phòng Công tác

SV 0 5 11 2 0 18

Phòng Quản trị

thông tin 0 3 2 2 0 7

Phòng Quản trị

thiết bị 7 5 4 1 0 17

Trung tâm Thông

tin – Thư viện 0 2 7 4 0 13

Trung tâm Khảo

thí 0 4 6 2 0 12

Phòng Quan hệ

doanh nghiệp và

việc làm SV

0 1 3 5 0 9

Phòng Khoa học 0 0 2 3 3 8

80

công nghệ

Phòng Đảm bảo

chất lượng 0 0 2 6 0 8

Viện E-learning 0 0 1 4 0 5

Nhân viên hỗ trợ

ngành Dược học 9 8 7 2 0 26

Tổng cộng 16 28 51 36 4 135

2. Điểm mạnh:

Đội ngũ nhân viên hỗ trợ có đủ về sô lượng và đáp ứng yêu cầu chuyên môn,

nghiệp vụ để tổ chức các hoạt động đào tạo, môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh,

hỗ trợ giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình học tập của SV.

3. Điểm tồn tại:

Do quy định về tuyển sinh của BGDĐT thay đổi nên việc phân tích và dự báo

nguồn nhân lực của các đơn vị còn khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển dụng

nhân sự chung của Nhà Trường.

4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, trong quy hoạch về nhân sự, Trường cần có những

chính sách cụ thể để dự trù cho những thay đổi từ yếu tô khách quan.

5. Tự đánh giá: Đạt (4/7).

Tiêu chí 7.2. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều

chuyển được xác định và phổ biến công khai.

1. Mô tả:

Tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển được xác

định dựa trên (i) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực được cụ thể hóa thành kế hoạch

nhân sự được phê duyệt định kỳ hằng năm [H1.01.01.06], (ii) Bản mô tả công việc

của các chức danh [H7.07.01.02], (iii) nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị được triển

khai thực hiện theo quy trình và quy định tuyển dụng cụ thể [H6.06.01.02],

[H6.06.01.03] và phổ biến công khai trên hệ thông thông tin nội bộ egov của Trường.

Đồng thời, các vị trí ứng tuyển được đăng công khai trên các website tìm việc,

fanpage,…[H7.07.02.03]

Tiêu chí tuyển dụng đôi với nhóm đội ngũ hỗ trợ [H6.06.01.03] gồm:

81

- Đối với các chức danh cán bộ quản lý hành chính: năng lực chuyên môn phù

hợp với vị trí công việc, trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc,

kinh nghiệm quản lý, thái độ tích cực và cầu tiến,…

- Đối với các chức danh nhân viên khối hành chính: năng lực chuyên môn, kinh

nghiệm làm việc, thái độ tích cực và cầu tiến,…

- Đối với các chức danh nhân viên kỹ thuật phòng thí nghiệm/ phòng thực hành:

đúng chuyên ngành Dược, siêng năng cần cù, cẩn thận, thái độ tích cực và cầu

tiến…

2. Điểm mạnh:

Tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển được xác

định và phổ biến công khai.

3. Điểm tồn tại:

Với cơ chế chính sách chung toàn trường nên chưa thu hút với vị trí công việc

hiện nay.

Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2019-2020, Phòng TCNS lên kế hoạch và đưa ra các giải pháp để

đánh giá năng lực công việc trên Chỉ sô đánh giá hiệu quả công việc KPI (Key

Performance Indicator). Từ đó có chế độ chính sách cho phù hợp với năng lực của

từng cá nhân.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 7.3. Năng lực của đội ngũ nhân viên được xác định và được đánh giá

1. Mô tả:

Năng lực để triển khai thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên được xác

định rõ trong Bản mô tả công việc của từng vị trí [H7.07.01.02], [H7.07.01.03] và đáp

ứng được các yêu cầu được giao:

Năng lực chung (dành cho tất cả các vị trí quản lý) giúp gắn kết các hoạt động

của các đơn vị trong quá trình triển khai các mục tiêu chiến lược của Trường:

− Tham gia vào quá trình phát triển Chiến lược, phương thức lập kế hoạch hoạt

động dựa trên Chiến lược;

− Đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, đánh giá dựa trên kết quả thực hiện

− Lập kế hoạch triển khai công việc theo định hướng Chiến lược

82

− Cải tiến hiệu quả công việc theo chu trình PDCA

− Làm việc nhóm

Năng lực chuyên môn (dành cho các đơn vị chức năng) giúp các đơn vị nâng

cao năng lực ky thuật, giải quyết vấn đề trong chuyên môn sâu như phát triển và quản

lý không gian học tập tại thư viện của nhân viên thư viện, vận hành và cải tiến Hệ

thông E-learning, tư vấn và giải quyết các vấn đề cho SV, hỗ trợ SV trong công tác

Đoàn – Hội cũng như công tác ĐBCL trong hoạt động giảng dạy và học tập

Công tác đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên được dựa trên (i) phản hồi

của người học về chất lượng dịch vụ hỗ trợ [H7.07.03.01], (ii) hoạt động đánh giá kết

quả lao động hàng tháng theo tiêu chuẩn bình xét ABC [H6.06.02.07], (iii) tự đánh

giá của bản thân và đánh giá của Trưởng đơn vị định kỳ trước khi xem xét ký tiếp hợp

đồng lao động theo quy định [H6.06.01.07].

2. Điểm mạnh:

Năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ được xác định và được đánh giá thường

xuyên với các tiêu chí rõ ràng. Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá năng lực nhân viên hỗ

trợ công bằng, công khai và phù hợp với quy định của Trường.

3. Điểm tồn tại:

Năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của nhân viên hỗ trợ ở các đơn vị

chưa đồng đều.

4. Kế hoạch hành động:

Năm 2018-2019, Phòng TCNS chủ trì tiếp tục triển khai các hoạt động bổ trợ

năng lực tiếng Anh và tin học thông qua các buổi tập huấn, thi năng lực nội bộ.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 7.4. Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhân

viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó

1. Mô tả:

Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên hỗ trợ

được xác định dựa trên Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Trường, Kế hoạch

đào tạo, bồi dưỡng và phát triển hằng năm của Trường [H7.07.04.01] và nhu cầu thực

tế của các đơn vị hỗ trợ [H7.07.04.02].

83

Bảng 7.2. Quá trình phát triển và nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ

NVHT qua các năm

Năm học

Số

lượng

NVHT

tuyển

mới

Tổng số

lượng

NVHT

cần đào

tạo dài

hạn

Tỷ lệ phát triển

nhu cầu đào

tạo

(%)

Tỷ lệ

phát

triển

số

lượng

NVHT

(%)

Tổng

số lượt

NVHT

cần

đào tạo

ngắn

hạn

Số

lượng

NVHT

(3)

số NVHT

đăng ký được

đào tạo (1)

NVHT

được

đào tạo

(2)

Tỷ lệ

= (2)/(1)

tỷ lệ

=(2)/(3)

2014-2015 35 17 5 29,41 4,7 35 107

2015-2016 19 17 6 35,29 5,6 207 108

2016-2017 32 22 3 13,64 2,4 271 127

2017-2018 46 19 4 21,05 3,1 104 129

2018-2019 25 15 13 86,67 9,6 161 135

Trường và Khoa có những hoạt động cụ thể để đào tạo, phát triển chuyên môn,

nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên hỗ trợ theo 2 hình thức: mời chuyên gia đến tập huấn

tại Trường [H7.07.04.03] và mỗi nhân viên tại từng vị trí sẽ có kế hoạch nâng cao

năng lực được Trường/Khoa hỗ trợ theo Quy chế đào tạo – bồi dưỡng [H6.06.05.03].

Đôi với nhóm quản lý được đào tạo nâng cao năng lực và hiệu quả công việc

[H7.07.04.04], gồm:

- Phương thức triển khai chiến lược thành phần các kế hoạch hành động và kế

hoạch mục tiêu chiến lược hằng năm;

- Phương thức đánh giá nhân sự và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực;

- Chuyên môn chuyên sâu trong từng lĩnh vực phụ trách

- Triển khai công việc theo chu trình PDCA

- Làm việc nhóm

Đôi với nhóm nhân viên hành chính [H7.07.04.03]:

- Nâng cao trình độ chuyên môn (học tiếp sau đại học)

- Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn

84

- Nâng cao trình độ Tin học, Ngoại ngữ.

2. Điểm mạnh:

Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên tại

Trường ĐH NTT được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu.

3. Điểm tồn tại:

Nhân viên chưa chủ động tìm kiếm các khóa tập huấn ngoài nhà trường để

nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Kế hoạch hành động:

Khoa và trường xây dựng cơ chế khuyến khích việc tham gia tập huấn nâng

cao chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 7.5. Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên (gồm cả khen

thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo,

nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

1. Mô tả:

Dựa trên Kế hoạch triển khai công việc định kỳ hằng năm tại đơn vị

[H7.07.05.01] và Bản mô tả vị trí công việc, các nhà quản lý và nhân viên hỗ trợ

[H7.07.01.02] được đánh giá hiệu quả công việc thực hiện và khen thưởng – công

nhận qua các hình thức sau:

- Tiêu chuẩn bình xét ABC áp dụng dành cho cán bộ, công nhân viên hàng tháng

[H6.06.02.07].

- Thi đua – Khen thưởng dành cho các cá nhân và tập thể đạt thành tích tôt trong

năm học (Tập thể lao động xuất sắc/ Tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Bằng

khen các cấp,…) [H7.07.05.02], [H6.06.02.08].

- Khen thưởng đột xuất những cá nhân có thành tích nổi bật trong công tác

- Đạt thành tích tôt trong công tác thực hiện Mục tiêu chất lượng năm học

[H7.07.05.03].

- Vinh danh trong các dịp lễ quan trọng của Trường (kỷ niệm thành lập Trường/

Khoa,…) [H7.07.05.04]

2. Điểm mạnh:

85

Công tác quản trị theo kết quả công việc của nhân viên hỗ trợ được triển khai

hợp lý, tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng

đồng.

3. Điểm tồn tại:

Chưa có tiêu chí đánh giá để khen thưởng kịp thời. Các đầu việc tại Khoa

nhiều nhưng chưa được tính giờ chuẩn theo quy định hiện hành.

4. Kế hoạch hành động:

Kiến nghị xem xét đề xuất xây dựng tiêu chí khen thưởng. Điều chỉnh tính giờ

chuẩn khác lại cho kịp tiến độ phát triển của các Khoa.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Kết luận về Tiêu chuẩn 7:

Đội ngũ nhân viên hỗ trợ tại Trường ĐH NTT có năng lực và đáp ứng được sự

hài lòng của người học. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu (BGH), Khoa và các

phòng, ban và trung tâm trực thuộc, Trường không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng

đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhằm ĐBCLcủa công tác hỗ trợ trong quá trình đào tạo,

NCKH và phục vụ cộng đồng.

Tuy nhiên, do quy định về tuyển sinh của BGDĐT thay đổi nên việc phân tích

và dự báo nguồn nhân lực của các đơn vị còn khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch

tuyển dụng nhân sự và cơ chế chính sách chung của Nhà Trường nên chưa thu hút vị

trí công việc hiện nay.

Năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của nhân viên hỗ trợ ở các đơn vị

chưa đồng đều. Nhân viên chưa chủ động tìm kiếm các khóa tập huấn ngoài nhà

trường để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Chưa có tiêu chí đánh giá để khen thưởng kịp thời. Các đầu việc tại Khoa

nhiều nhưng chưa được tính giờ chuẩn theo quy định hiện hành.

Hội đồng đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược học tự đánh giá 5 tiêu chí

đều đạt, trong đó tiêu chí 7.1 đạt điểm 4/7, tiêu chí còn lại là 7.2, 7.3, 7.4 và 7.5 đạt 5/7

điểm.

86

Tiêu chuẩn 8. Người học và hoạt động hỗ trợ người học

Với triết lý đào tạo Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp để tạo

ra nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển chung của Thành phô

Hồ Chí Minh và cả nước, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành luôn coi người học và

hoạt động hỗ trợ người học là ưu tiên hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện các hoạt

động tại Trường và Khoa. Với tinh thần đó, Khoa Dược đã và đang có sự quan tâm

đặc biệt đến người học trong suôt quá trình đào tạo. Khoa cùng với Nhà trường đã có

nhiều bước tiến trong công tác tuyển sinh, có hệ thông giám sát phù hợp về sự tiến bộ

trong học tập và rèn luyện của người học, đẩy mạnh hoạt động tư vấn học tập, hoạt

động hỗ trợ, tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực cho người học…

Tiêu chí 8.1. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, công bố công khai và

cập nhật

1. Mô tả

Chính sách tuyển sinh hàng năm của Khoa được thực hiện theo chính sách

tuyển sinh chung của Trường. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành xây dựng đề án

tuyển sinh chi tiết, đầy đủ và rõ ràng từ văn bằng, thời gian đào tạo, chỉ tiêu, hình thức

thi/ xét tuyển, thời gian thi/xét tuyển... [H5.05.01.01], [H8.08.01.01] giúp cho thí sinh

có nhu cầu có thể tiếp cận thông tin dễ dàng và hiệu quả nhất. Khoa thực hiện tuyển

sinh đầu vào theo Đề án tuyển sinh của Trường được thay đổi theo từng năm để đảm

bảo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2019, Khoa tuyển sinh theo (i) hình

thức xét học bạ, (ii) xét kết quả từ thi tôt nghiệp phổ thông trung học với các tổ hợp

A01, B00, D07 [H2.02.01.02]. Quá trình tuyển sinh của Khoa qua các năm như sau:

Bảng 8.1. Điểm tuyển sinh qua các năm

Hình thức tuyển

sinh

Kết quả Xét từ

học bạ

Điểm từ kết quả thi

THPT

Năm 2015-2016 18 18,75

Năm 2016-2017 18 17

Năm 2017-2018 18 16

Năm 2018-2019 18 16

Năm 2019-2020 24 20

87

Hệ thông thông tin tuyển sinh của Trường được công bô công khai, minh bạch

trên các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, trang thông tin điện tử của

Trường và Khoa, tờ rơi, cẩm nang tuyển sinh của Trường qua các năm [H2.02.01.02],

[H1.01.03.03]. Đồng thời, để công tác tuyển sinh đạt hiệu quả cao, Khoa đã tích cực

phôi hợp với Trung tâm Tư vấn tuyển sinh của Trường triển khai nhiều hoạt động như

(i) tư vấn tuyển sinh trực tuyến [H1.01.03.03], tư vấn trực tiếp tại các trường phổ

thông [H2.02.01.02], thông qua các đại sứ NTT là các SV đã và đang theo học tại

trường; (ii) tổ chức tư vấn tuyển sinh tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành lồng

ghép trong các buổi tham quan của trường cấp ba trong và ngoài thành phô

[H8.08.01.02], [H8.08.01.03].

Bảng 8.2. Thông kê tổng sô người đăng ký dự tuyển vào ngành Dược, sô người

học trúng tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây

Năm học

Số thí

sinh

đăng

ký vào

CTĐT

(người)

Số

trúng

tuyển

(người

)

Tỷ lệ

cạnh

tranh

Số

nhập

học

thực tế

(người)

Điểm

tuyển

đầu

vào/

thang

điểm

Điểm

trung

bình

của SV

được

tuyển

Số

lượng

SV quốc

tế nhập

học

(người)

2013-2014 1364 1364 1 787 14 15,2 0

2014-2015 2075 1173 1,7 744 16 17,5 0

2015-2016 2250 1301 1,7 784 18,75 19,5 10

2016-2017 1936 590 3,2 625 17 17,5 7

2017-2018 2874 2040 1,4 1181 16 17 4

2018-2019 2927 2156 1,3 981 16 17 14

Những năm gần đây, các trường ngoài công lập khác trong thành phô cũng bắt

đầu đào tạo ngành Dược như Đại học Công Nghệ TPHCM, Đại học Quôc Tế Hồng

Bàng, Đại học Tôn Đức Thắng... Tuy nhiên, qua bảng thông kê 8.1, từ khóa đào tạo

dược sĩ đại học đầu tiên vào năm 2013 và cho đến nay, sô lượng thí sinh đăng ký

tuyển sinh ở Khoa vẫn tăng dần qua các năm và sô lượng SV nhập học cũng có xu

hướng tăng lên đặc biệt từ năm học 2017 – 2018. Tỷ lệ cạnh trạnh năm 2013 chỉ có 1

88

nhưng những năm tiếp theo đến nay luôn cao hơn 1. Điểm tuyển đầu vào ngày càng

được nâng cao hơn so với khóa đầu tiên cụ thể năm 2013 là 14 nhưng từ năm 2014 trở

đi luôn ở mức trên 16. Sô lượng sinh viên quôc tế nhập học cũng tăng hàng năm, nhờ

chính sách tuyển sinh rộng rãi không những trong nước mà còn mở rộng ra các nước

bạn như Lào, Campuchia... Đến năm 2018, Khoa đã có tổng sô sinh viên quôc tế tham

gia học ngành Dược là 35. Như vậy, từ năm 2013 đến nay, Khoa đã có những phát

triển mạnh mẽ về sô lượng người học, đồng thời chất lượng cũng được nâng cao hơn

thể hiện qua điểm sô tuyển sinh đầu vào (là một trong những ngành cao điểm khi vào

trường). Đặc biệt năm 2019, theo qui định BGDĐT và Bộ Y tế, điểm tuyển vào đã

nâng lên một bậc. Đây là một dấu hiệu tích cực và là một bước tiến lớn của Khoa về

chất lượng đào tạo.

Dựa trên Chiến lược Quôc gia phát triển ngành Dược đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030 [H1.01.01.02], Chiến lược phát triển Khoa Dược giai đoạn 2014-2020

[H1.01.03.02] và các sô liệu đánh giá của Phòng QLĐT, Trung tâm Tư vấn tuyển sinh

về sô người đăng ký dự tuyển [H8.08.01.04], sô người học trúng tuyển và nhập học để

Khoa đưa ra những phương án cải tiến hoạt động này cho những năm tiếp theo. Điều

này giúp cho công tác tuyển sinh của Trường nói chung đạt được nhiều thành quả lớn

trong những năm học gần đây, dần chiếm được vị thế trong hệ thông các trường Đại

học nước nhà.

2. Điểm mạnh

Trường/Khoa có chính sách tuyển sinh và đề án tuyển sinh rõ ràng, được cập

nhật, đầy đủ thông tin và được công bô công khai, rộng rãi, với đa dạng hình thức.

3. Điểm tồn tại

Chưa có phân tích nhu cầu ngành nghề trong khu vực và quôc tế.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019-2020, Khoa và Trường có kế hoạch thực hiện phân tích nhu

cầu ngành nghề trong khu vực và quôc tế để làm căn cứ phục vụ công tác tuyển sinh.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 8.2: Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ

ràng và được đánh giá

1. Mô tả

89

Trường/Khoa luôn xác định rõ ràng các tiêu chí và phương pháp tuyển chọn

người học trên cơ sở thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng quy định của BGDĐT,

các quy định của Trường [H8.08.02.01], [H5.05.01.02] và dựa trên cơ sở đánh giá

công tác tuyển sinh của những năm học trước [H8.08.01.04].

Trước năm học 2015 – 2016, thí sinh tham dự kì thi ba chung do BGDĐT tổ

chức, kết quả tuyển sinh của Khoa được xác định dựa trên điểm sàn chung của

BGDĐT. Sau khi có kết quả thi đại học, Trường sẽ xác định điểm chuẩn của từng

ngành học, trong đó có ngành Dược [H5.05.01.01].

90

Bảng 8.3. Hình thức tuyển sinh qua các năm

Năm học

Hình thức tuyển sinh

Kỳ thi

THPT

quôc gia

Xét học bạ

Kỳ thi

năng lực

của Đại

học Quôc

gia

TPHCM

Thi tuyển

đầu vào do

trường ĐH

NTT tổ

chức

Xét tuyển

thẳng

2015-2016 x

2016-2017 x x

2017-2018 x x

2018-2019 x x

2019-2020 x x x x x

Cho đến những năm học 2015, 2016 trở về sau, Trường tuyển sinh dựa trên

việc xét kết quả Kỳ thi THPT quôc gia là điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét

tuyển đạt ngưỡng ĐBCL đầu vào ĐH tôi thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào

tạo. Đồng thời, Trường tổ chức xét điểm trung bình chung của các môn học trong năm

học lớp12 thuộc 04 tổ hợp môn xét tuyển: A01, B00, D07. Ngưỡng điểm tôi thiểu xét

từ 6.0 trở lên cho các ngành bậc Đại học [H5.05.01.01]. Từ năm học 2018-2019,

trường tổ chức kỳ thi riêng và phương án tuyển sinh lấy kết quả kỳ thi năng lực Đại

học Quôc gia. Đến năm 2019, trường thêm ngưỡng điểm xét tuyển học bạ khôi sức

khỏe là tôt nghiệp loại giỏi, và mức điểm sàn THPT Quôc gia là 20 điểm (bảng 8.2).

Như vậy, trường đã có các hình thức tuyển sinh đa dạng và phù hợp với các qui định

của nhà nước [H5.05.01.01], [H8.08.02.01], [H8.08.01.04].

Mặc dù phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng, cụ thể và

có nhiều cô gắng để nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên theo ngành học nhưng

sau mỗi đợt tuyển sinh, Trường tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá, tổng kết các hoạt

động trong công tác tuyển sinh, đặc biệt là việc đánh giá lại các tiêu chí và phương án

tuyển chọn người học sao cho phù hợp với đặc thù ngành, với xu thế phát triển chung

của Khoa và Trường [H8.08.01.04].

2. Điểm mạnh

91

Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học rõ ràng, được đánh giá khách

quan, minh bạch, có nhiều lợi thế và theo đúng các quy định chung.

3. Điểm tồn tại

Chưa có mở rộng phương thức tuyển sinh theo những hình thức mới như

phỏng vấn thí sinh và viết bài luận về ngành nghề.

4. Kế hoạch hành động

Từ giai đoạn 2020 trở đi, Trường sẽ mở rộng thêm nhiều phương thức tuyển

sinh mới để tăng chất lượng thí sinh tham gia đăng ký ngành học.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 8.3. Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn

luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học.

1. Mô tả

Trường có nhiều biện pháp cụ thể để hỗ trợ việc học tập cũng như giám sát kết

quả học tập của SV từ đó giúp SV tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Đầu năm học,

SV được tham gia Tuần sinh hoạt công dân - HSSV theo kế hoạch do Phòng QLĐT

và Phòng Thanh tra giáo dục phôi hợp với Khoa tổ chức [H2.02.02.02]. Tại đây, SV

sẽ được hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ thông tin trong quá trình học tập. Ngoài ra, Trường

xây dựng hệ thông CVHT tại các khoa là các GV cơ hữu của trường, mỗi lớp có một

CVHT. Hàng tháng, SV được tư vấn trực tiếp về việc học tập. CVHT hướng dẫn các

quy định cơ bản của Trường, lộ trình CTĐT và sắp xếp gặp gỡ SV ngay từ lúc nhập

học, bầu chọn Ban cán sự lớp [H4.04.01.03]. CVHT cũng được phân công thực hiện

giám sát sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của SV, tư vấn về khôi lượng học tập

theo từng học kỳ. Mỗi học kỳ nhà trường phôi hợp với các Khoa tổ chức chương trình

tư vấn cho SV về việc học trả nợ môn và đăng ký môn học cho phù hợp để kịp hoàn

thành tiến độ CTĐT [H4.04.01.03].

Trường xây dựng và ban hành Quy trình xử lý cảnh báo học vụ, thông kê kết

quả học tập của SV và kế hoạch xử lý học vụ theo từng học kỳ để giám sát sự tiến bộ

trong học tập của SV [H8.08.03.01.a]. Phòng Công tác Sinh viên phôi hợp với CVHT

thông kê SV vắng học thường xuyên và gọi điện báo cho phụ huynh. Gửi thư báo kết

quả học tập cho phụ huynh [H8.08.03.01]. Đây cũng là biện pháp để giám sát và cải

thiện quá trình học tập của SV giúp SV rèn luyện tôt hơn.

92

CTĐT và lịch học được bô trí hợp lý qua từng học kỳ giúp đảm bảo cho người

học có học lực trung bình vẫn có đủ thời gian và khả năng hoàn thành CTĐT đúng

thời hạn [H1.01.03.04], [H8.08.03.02].

Trong quá trình học tập tại Trường, SV được gặp gỡ BGH, Ban chủ nhiệm

khoa, và Phòng Công tác SV để giải đáp các thắc mắc của SV cũng như có biện pháp

hỗ trợ SV học tập khi gặp khó khăn [H8.08.03.03], [H8.08.03.04].

Phòng QLĐT phôi hợp với các Khoa thông kê và xây dựng cơ sở dữ liệu để

theo dõi sự tiến bộ của SV đồng thời đề ra các biện pháp giúp SV cải thiện kết quả học

tập [H8.08.03.05].

2. Điểm mạnh

Trường có nhiều biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc học tập

của SV, có quy trình và hệ thông cảnh báo học vụ để giám sát kết quả học tập và rèn

luyện của SV theo từng học kỳ;

Hệ thông CVHT được phân công theo dõi thường xuyên kết quả học tập và tư

vấn hỗ trợ SV học tập tôt hơn.

3. Điểm tồn tại

Do đặc thù về đào tạo theo hình thức tín chỉ nên việc sắp xếp lịch sinh hoạt

CVHT còn khó khăn.

4. Kế hoạch hành động

Khoa tăng cường hình thức sinh hoạt CVHT trực tuyến qua hệ thông Eporfolio

để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát kết quả học tập của SV.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 8.4. Có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi

đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc

làm của người học.

1. Mô tả

Khoa đã có rất nhiều biện pháp cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích việc học tập của

SV dưới nhiều hình thức. Tất cả các lớp đều có đội ngũ CVHT theo dõi sát tình hình

SV và có các buổi sinh hoạt định kỳ [H4.04.01.03]. Khoa tổ chức chào đón tân SV

vào đầu khoá học để truyền lửa cũng như giao lưu, chia sẻ, định hướng học với SV…

[H4.04.02.05]. Mỗi năm, đại diện các phòng ban và đại diện Khoa Dược thường

93

xuyên gặp gỡ ban cán sự các lớp để nắm bắt thông tin và hỗ trợ [H8.08.03.03]. Khoa

và phòng CTSV phôi hợp các buổi đôi thoại giữa BCN Khoa, BGH với SV toàn Khoa

[H8.08.03.04].

Khoa thành lập câu lạc bộ (CLB) học thuật, CLB Thảo dược tổ chức các cuộc

thi trong SV nhằm rèn luyện, trao dồi kiến thức và khả năng nghiên cứu của SV

[H4.04.02.16], [H8.08.04.01].

Khoa thường xuyên tổ chức hoặc phôi hợp tổ chức các sự kiện lớn của Trường.

Việc tạo điều kiện cho SV tham gia tổ chức các sự kiện là cơ hội gắn kết thực tiễn

[H8.08.04.01], [H8.08.04.02]. Trường có các quy khuyến học để hỗ trợ SV có hoàn

cảnh khó khăn [H5.05.04.01]. Khoa có bộ môn Quản trị doanh nghiệp Dược kết nôi

với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho SV thực tập tại doanh nghiệp để có cơ hội tiếp

xúc thực tế [H6.06.07.02.e], [H8.08.04.03]. Năm 2016, Tổ chức QS đã đánh giá

chung hoạt động trách nhiệm với cộng đồng (Social responsible) của Trường đạt 5/5

theo QS Ratings [H8.08.04.04].

94

Bảng 8.4. Các hoạt động hỗ trợ SV qua các năm

SV năm 1 SV năm 2 SV năm 3 SV năm 4 SV năm 5

Tuần lễ

sinh hoạt

công dân

- Tuần sinh hoạt công

dân đầu khóa

- Họp ban cán sự

- Nhập môn ngành Dược

- Họp ban cán sự

- Đôi thoại SV

- Họp ban cán sự

- Đôi thoại SV

- Họp ban cán sự

- Đôi thoại SV

- Họp ban cán sự

- Đôi thoại SV

Giúp SV

định

hướng và

chủ động

lập kế

hoạch

trong học

tập

- Nhập môn ngành Dược

- Chương trình chào đón

tân sinh viên

- CLB học thuật Khoa

Dược

- CLB cựu SV Khoa

Dược

- CLB thảo dược

- CLB tiếng Anh vui

nhộn

- CLB rèn luyện khả

năng giao tiếp tiếng Anh

- CLB doanh nghiệp

- CLB SV khởi nghiệp

- CVHT

- CLB học thuật Khoa Dược

- CLB cựu SV Khoa Dược

- CLB thảo dược

- CLB tiếng Anh vui nhộn

- CLB rèn luyện khả năng

giao tiếp tiếng Anh

- CLB doanh nghiệp

- CLB SV khởi nghiệp

- CVHT

- CLB học thuật Khoa Dược

- CLB cựu SV Khoa Dược

- CLB thảo dược

- CLB tiếng Anh vui nhộn

- CLB rèn luyện khả năng

giao tiếp tiếng Anh

- CLB doanh nghiệp

- CLB SV khởi nghiệp

- CVHT

- CLB học thuật Khoa

Dược

- CLB cựu SV Khoa

Dược

- CLB thảo dược

- Hướng dẫn thực tập

- CLB tiếng Anh vui

nhộn

- CLB rèn luyện khả

năng giao tiếp tiếng

Anh

- CLB doanh nghiệp

CLB SV khởi nghiệp

- CVHT

- Chương trình thực tập

sinh

- Thực tập ở các doanh

nghiệp

- CLB học thuật Khoa

Dược

- CLB cựu SV Khoa

Dược

- CLB thảo dược

- CLB tiếng Anh vui

nhộn

- CLB rèn luyện khả

năng giao tiếp tiếng Anh

- CLB doanh nghiệp

- CLB SV khởi nghiệp

- Đề tài tôt nghiệp

- Ngày hội việc làm

CVHT

Hoạt

động

ngoại

khóa

- Mùa hè xanh

- CLB văn nghệ trường

- CLB Vovinam

- CLB công tác xã hội

- Mùa hè xanh

- CLB văn nghệ trường

- CLB Vovinam

- CLB công tác xã hội

- Mùa hè xanh

- CLB văn nghệ trường

- CLB Vovinam

- CLB công tác xã hội

- Mùa hè xanh

- CLB văn nghệ trường

- CLB Vovinam

- CLB công tác xã hội

- Mùa hè xanh

- CLB văn nghệ trường

- CLB Vovinam

- CLB công tác xã hội

95

- CLB life

- CLB nhiếp ảnh

- CLB cắm hoa

- CLB cầu lông

- CLB cổ động viên

- CLB cờ vua

- CLB Cheering dance

- CLB Futsal

- CLB Guitar

- CLB giai điệu sinh viên

- CLB họa sĩ

- CLB đại sứ hướng

nghiệp

- CLB Judo

- CLB Karatedo

- CLB ky sư mạng

- CLB lễ tân

- CLB MC tài năng

- CLB nhảy hiện đại

- CLB piano

- CLB Phenon

- CLB sách vàng

- CLB Teambuilding

- CLB truyền thông xanh

- CLB nhịp điệu trẻ

- CLB bóng chuyền

- CLB bóng rổ

- CLB bơi lội

- CLB life

- CLB nhiếp ảnh

- CLB cắm hoa

- CLB cầu lông

- CLB cổ động viên

- CLB cờ vua

- CLB Cheering dance

- CLB Futsal

- CLB Guitar

- CLB giai điệu sinh viên

- CLB họa sĩ

- CLB đại sứ hướng nghiệp

- CLB Judo

- CLB Karatedo

- CLB ky sư mạng

- CLB lễ tân

- CLB MC tài năng

- CLB nhảy hiện đại

- CLB piano

- CLB Phenon

- CLB sách vàng

- CLB Teambuilding

- CLB truyền thông xanh

- CLB nhịp điệu trẻ

- CLB bóng chuyền

- CLB bóng rổ

- CLB bơi lội

- CLB life

- CLB nhiếp ảnh

- CLB cắm hoa

- CLB cầu lông

- CLB cổ động viên

- CLB cờ vua

- CLB Cheering dance

- CLB Futsal

- CLB Guitar

- CLB giai điệu sinh viên

- CLB họa sĩ

- CLB đại sứ hướng nghiệp

- CLB Judo

- CLB Karatedo

- CLB ky sư mạng

- CLB lễ tân

- CLB MC tài năng

- CLB nhảy hiện đại

- CLB piano

- CLB Phenon

- CLB sách vàng

- CLB Teambuilding

- CLB truyền thông xanh

- CLB nhịp điệu trẻ

- CLB bóng chuyền

- CLB bóng rổ

- CLB bơi lội

- CLB life

- CLB nhiếp ảnh

- CLB cắm hoa

- CLB cầu lông

- CLB cổ động viên

- CLB cờ vua

- CLB Cheering dance

- CLB Futsal

- CLB Guitar

- CLB giai điệu sinh

viên

- CLB họa sĩ

- CLB đại sứ hướng

nghiệp

- CLB Judo

- CLB Karatedo

- CLB ky sư mạng

- CLB lễ tân

- CLB MC tài năng

- CLB nhảy hiện đại

- CLB piano

- CLB Phenon

- CLB sách vàng

- CLB Teambuilding

- CLB truyền thông

xanh

- CLB nhịp điệu trẻ

- CLB bóng chuyền

- CLB bóng rổ

- CLB bơi lội

- CLB life

- CLB nhiếp ảnh

- CLB cắm hoa

- CLB cầu lông

- CLB cổ động viên

- CLB cờ vua

- CLB Cheering dance

- CLB Futsal

- CLB Guitar

- CLB giai điệu sinh viên

- CLB họa sĩ

- CLB đại sứ hướng

nghiệp

- CLB Judo

- CLB Karatedo

- CLB ky sư mạng

- CLB lễ tân

- CLB MC tài năng

- CLB nhảy hiện đại

- CLB piano

- CLB Phenon

- CLB sách vàng

- CLB Teambuilding

- CLB truyền thông xanh

- CLB nhịp điệu trẻ

- CLB bóng chuyền

- CLB bóng rổ

- CLB bơi lội

96

Qua bảng 8.3 nhận thấy sự phát triển của các CLB đóng một vai trò quan trọng

trong hoạt động hỗ trợ SV. Riêng đôi với Khoa Dược, hoạt động này đã ngày càng

phát triển cả về sô lượng lẫn chất lượng. Từ rất ít các CLB ở năm 2013 đến nay sô

lượng CLB đã tăng lên đáng kể đặc biệt là việc thành lập các CLB học thuật. Bên

cạnh những CLB chuyên về hoạt động ngoại khóa được thành lập từ những năm

2013, 2014, 2015 (CLB văn nghệ, CLB Vovinam, CLB công tác xã hội...) còn có các

CLB (đi vào chiều sâu) hỗ trợ cho SV định hướng và chủ động lập kế hoạch học tập

như các CLB doanh nghiệp, CLB học thuật Khoa Dược, CLB Thảo dược... đã được

thành lập năm 2017, 2018.

2. Điểm mạnh

Khoa Dược đã rất có nhiều biện pháp cụ thể có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc

học tập và sinh hoạt cho người học.

3. Điểm tồn tại

So với quy mô SV của khoa thì sô lượng SV tham gia các CLB còn ít.

4. Kế hoạch hành động

Khoa tăng cường giới thiệu thông tin các CLB đến với SV qua CVHT, đến tân

SV qua tuần sinh hoạt đầu khóa.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 8.5. Môi trường tâm lý xã hội và cảnh quan tạo thuận lợi cho các hoạt

động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học.

1. Mô tả

Từ năm 2014 đến nay, cơ sở vật chất phục vụ việc học tập và giải trí cho người

học được đảm bảo: thư viện với khu tự học, phòng đọc, máy tính tra cứu thông tin, hội

trường lớn [H8.08.05.01].

Khuôn viên trường có nhiều cây xanh, hoa, ghế đá, mái che nắng, hồ cá (cơ sở

quận 12) tạo môi trường thoải mái, mát mẻ, thân thiện cho người học. Trường có sân

bóng đá (cơ sở Quận 7), phòng gym miễn phí cho SV (cơ sở quận 12) góp phần đáp

ứng nhu cầu luyện tập thể dục, thể thao cho SV [H8.08.05.01].

Trường đã ban hành bộ quy tắc ứng xử cho SV trong toàn trường, trong đó

nhấn mạnh đến quy tắc ứng xử của SV đôi với giáo viên, cán bộ, công nhân viên và

97

trang phục, tác phong trong môi trường sư phạm tạo nề nếp, trật tự, quy định trong

Trường [H8.08.05.02].

Từ năm 2015, Trường lắp đặt hệ thông máy lạnh ở tất cả phòng học, lắp đặt hệ

thông wifi miễn phí cho SV ở các khu vực công cộng (thư viện, hành lang, sảnh

trường…) giúp SV dễ dàng tra cứu thông tin, đồng thời, Trường cũng bô trí phòng

nghỉ trưa cho SV, giáo viên tại các cơ sở đào tạo [H8.08.05.01].

Khoa, Trường luôn gần gũi với SV, tạo môi trường thân thiện để SV có thể

chia sẻ những khó khăn trong cuộc sông, những nhu cầu phát triển năng lực cá nhân...

khi học tập tại Khoa thông qua CVHT và các tổ hỗ trợ [H4.04.01.03.a],

[H8.08.05.03], [H8.08.05.04], [H8.08.05.05]. Ngoài ra, SV có thể đăng ký tham gia

các CLB [H8.08.04.01]. Bảng 8.4 cho thấy các CLB không chỉ là nơi để SV có thể

trao dồi kiến thức, ky năng lẫn nhau mà còn học tập kinh nghiệm từ các giảng viên,

nhân viên, chuyên gia theo từng lĩnh vực mình quan tâm. Qua khảo sát cho thấy SV

luôn hài lòng với môi trường học tập của Khoa [H4.04.02.12], [H7.07.03.01].

Bảng 8.5. Danh sách các CLB SV Khoa tham gia

Các câu lạc bộ Chức năng – nhiệm vụ

CL

B c

ấp t

rườ

ng

CLB Tiếng

Anh vui

nhộn

Tạo môi trường để SV thực hành tiếng Anh, kích thích sự yêu

thích của tiếng Anh thông qua các hoạt động, các trò chơi vui

nhộn

CLB Sinh

viên khởi

nghiệp

Hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích SV lên các ý tưởng khởi

nghiệp, hỗ trợ thực hiện ý tưởng và giao lưu giữa các SV với

nhau

CLB Rèn

luyện ky

năng giao

tiếp tiếng

Anh

Tạo môi trường để SV rèn luyện giao tiếp tiếng Anh thông

qua các chủ đề cơ bản đến nâng cao

CLB Doanh

nghiệp

Tạo điều kiện để SV tìm hiểu về các doanh nghiệp, văn hóa

doanh nghiệp và yêu cầu của doanh nghiệp đôi với người học

CLB Khởi

nghiệp

Tập hợp đội ngũ doanh nghiệp, chuyên gia, giảng viên ky

thuật có năng lực nghiệp vụ, khả năng nghiên cứu và có nhiệt

98

tình, nhằm giúp sinh viên định hướng chính xác mục tiêu

nghề nghiệp của bản thân C

LB

cấp

Khoa

CLB Thảo

dược NTT

Tập hợp lực lượng thầy cô dược sĩ và SV trong Khoa Dược là

hội viên của CLB.

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ nhận thức,

chuyên môn, nghiệp vụ cho SV trong học tập, nghiên cứu

khoa học.

CLB Học

thuật

Tạo môi trường học tập cho sinh viên của Khoa, giúp sinh

viên tiếp thu thêm kiến thức chuyên môn sâu rộng về chuyên

ngành Dược qua kinh nghiệm của giảng viên trong ngoài giờ

học, từ đó có thể ứng dụng vào thực tiễn học tập và công tác

sau này.

CLB Cựu SV

Khoa Dược

Tổ chức các hoạt động tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho

SV của Khoa, giới thiệu và tạo điều kiện cho SV tham quan

thực tế, kiến tập, thực tập và việc làm cho SV có nhu cầu.

CL

B Đ

ội

– N

m

CLB Life Tập hợp các cá nhân, SV nhiệt huyết, nhân ái. Tổ chức các

hoạt động thiện nguyện xã hội mang lại niềm vui tiếng cười

cho những hoàn cảnh khó khăn vào các dịp nhất định như:

Trung thu, Tết thiếu nhi...

CLB Văn

nghệ trường

Tập hợp những SV yêu và có khả năng nghệ thuật: ca hát, đàn

múa, diễn kịch... Tìm kiếm những tài năng âm nhạc mới cho

các buổi biểu diễn nghệ thuật, các chương trình biểu diễn

trong và ngoài trường.

CLB công

tác xã hội

Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện giúp đỡ các cụ già

neo đơn, các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn... Tập hợp các

SV có trách nhiệm và yêu thích các hoạt động thiện nguyện,

ham học hỏi, muôn giao lưu để biết thêm những ky năng mềm

cần thiết cho cuộc sông.

CLB Guitar Nơi vui chơi, giao lưu, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm về nhạc

cụ, nhạc lý đặc biệt là kinh nghiệm về guitar

CLB Nhảy Tập hợp các SV yêu nghệ thuật, có năng khiếu nhảy múa,

99

hiện đại nhảy hiện đại.

CLB

Karatedo

SV tập luyện cùng các huấn luyện viên chuyên nghiệp với

kinh nghiệm lâu năm thi đấu trong đội tuyển của quận và

TPHCM từ các giải quy mô Thành phô đến Quôc gia, giúp

SV nắm rõ và hiểu thêm nhiều về nguồn gôc, sự hình thành

của Karatedo, văn hóa, võ học Nhật Bản và tinh thần của võ sĩ

đạo, được học nâng cao hơn về ky năng tự vệ của mỗi người,

khai thác bản năng sẵn có của mỗi người.

2. Điểm mạnh:

Trường và Khoa quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong học tập,

nghiên cứu, rèn luyện phát triển toàn diện.

3. Điểm tồn tại:

Do khuôn viên cơ sở 1 nằm khu vực trung tâm thành phô nên việc đầu tư mảng

xanh chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động:

Trường đã và đang đầu tư thêm các chậu cây xanh, các tiểu cảnh giúp tạo môi

trường cảnh quan thuận lợi cho việc học tại trường.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Kết luận về Tiêu chuẩn 8

Trong những năm qua chất lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học

được Khoa Dược xác định là khâu then chôt trong hoạt động đào tạo của Khoa. Chính

sách tuyển sinh, phương pháp tuyển chọn người học được công bô công khai và thông

báo cho người học bằng 2 phiên bản khác nhau. Từ khi nhập học đến khi kết thúc quá

trình học tập, người học được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để giải quyết những khó khăn khi

gặp phải, một hệ thông giám sát sự tiến bộ học tập và rèn luyện được xây dựng và

công bô công khai, khôi lượng kiến thức được xây dựng đảm bảo thời lượng việc thực

tập tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trường chưa có phân tích nhu cầu ngành nghề trong khu vực và

quôc tế cũng như chưa mở rộng phương thức tuyển sinh theo những hình thức mới

như phỏng vấn thí sinh và viết bài luận về ngành nghề. Vì đào tạo theo hình thức tín

100

chỉ nên việc sắp xếp lịch sinh hoạt CVHT còn khó khăn. Sô lượng SV Khoa tham gia

các CLB còn ít.

Hội đồng đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược học tự đánh giá 5 tiêu chí

đều đạt, trong đó tất cả các tiêu chí đều đạt điểm 5/7.

Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Trường và Khoa Dược luôn quan tâm đến việc xây dựng, bổ sung và hiện đại

hóa cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ. Hệ thông trang

thiết bị tại các phòng làm việc, phòng học, PTN, thực hành cũng được Trường đầu tư

từng bước và nâng cấp. Bên cạnh đó, hệ thông sách, giáo trình, tài liệu, tư liệu khoa

học chuyên ngành cũng như hệ thông công nghệ thông tin được trang bị phù hợp và

không ngừng cải thiện đáp ứng khá tôt nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu.

Trường cũng xây dựng các nội quy, quy định về môi trường, sức khỏe và an toàn, tạo

ra cảnh quan xanh – sạch – đẹp, môi trường văn hóa trong trường.

Tiêu chí 9.1. Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với

các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

1. Mô tả

Ban Mua sắm trang thiết bị của Trường có chức năng tham mưu và giúp cho

Hiệu trưởng trong công tác quản lý, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất của Trường

[H7.07.01.02].

Trường hiện có 8 cơ sở, phục vụ công tác đào tạo cho hơn 22.000 học sinh SV

của các ngành và bậc học. Các phòng học phục vụ đào tạo của Khoa Dược phân bổ ở

các cơ sở: cơ sở quận 4 (298-300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TPHCM) và 02 cơ

sở quận 7 (458/3F Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, Q.7, TPHCM và 40/3

Đường sô 10, phường Bình Thuận, Q.7, TPHCM), trong đó Văn phòng Khoa Dược

và hệ thông PTN được đặt chủ yếu tại Tòa nhà 300A – Trụ sở chính. Hệ thông phòng

học, giảng đường, phòng hội thảo, phòng đọc, phòng máy tính… được bô trí sử dụng

chung với Trường và được phân phôi hợp lý và có sơ đồ rõ ràng. Diện tích phòng học

đáp ứng các yêu cầu học tập cho SV và đều được trang bị đầy đủ máy chiếu, lắp đặt

thiết bị âm thanh, hệ thông chiếu sáng, góp phần đáp ứng tôt hơn cho công tác đào tạo

101

[H8.08.05.01]. Tuy nhiên, một sô phòng học lý thuyết còn bô trí theo cách ngồi học

truyền thông nên chưa tạo được sự linh hoạt cho SV khi học nhóm, thảo luận nhóm.

Phòng họp, hội thảo khoa học của Trường bao gồm thiết bị, đáp ứng được nhu

cầu tổ chức hội thảo khoa học, chuyên đề, câu lạc bộ của GV và SV, gặp gỡ trao đổi

với SV [H8.08.05.01].

Để giám sát, bảo trì và sửa chữa các trang thiết bị dạy học trong trường, hàng

ngày phòng Quản trị thiết bị đều có nhân viên trực và đi kiểm tra các trang thiết bị tại

các phòng học, phòng làm việc. Ngoài ra, tại văn phòng Khoa còn có ghi nhận tình

trạng thiết bị dạy học để GV có thể phản hồi khi phát hiện các máy móc, thiết bị hỏng

hóc qua các biên bản sinh hoạt lớp [H4.04.01.03].

Hàng năm, Trường tổ chức các buổi đôi thoại với SV để lắng nghe phản hồi

của SV, trong đó có phản hồi về cơ sở vật chất trang thiết bị [H8.08.03.04].

Thông qua các ý kiến phản hồi của người học, đề xuất của các Khoa, hàng năm

Trường xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, mua sắm trang thiết bị, bổ sung thêm

hệ thông phòng làm việc, giảng đường, phòng hội thảo, phòng đọc, phòng máy tính

[H7.07.03.01], [H9.09.01.01]. Năm 2016, cơ sở vật chất của Trường đã được đánh

giá 5/5 theo QS Ratings [H8.08.04.04].

2. Điểm mạnh

Sô lượng và chất lượng của hệ thông phòng học đáp ứng được nhu cầu giảng

dạy, học tập và nghiên cứu của GV và SV.

Trường có bộ phận chức năng kiểm tra, giám sát, sửa chữa phòng học, phòng

làm việc, hội trường... nên luôn giữ được chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu đào tạo

và nghiên cứu.

Việc bô trí phòng học được thực hiện bằng phần mềm quản lý đào tạo đã đáp

ứng tôt yêu cầu sử dụng phòng học cũng như các hoạt động hỗ trợ đào tạo như sinh

hoạt lớp, tổ chức họp, hội thảo, tự học...

3. Điểm tồn tại

Một sô phòng học lý thuyết còn bô trí theo cách ngồi học truyền thông nên

chưa tạo được sự linh hoạt cho SV khi học nhóm, thảo luận nhóm.

4. Kế hoạch hành động

102

Năm 2019, Khoa đã và đang phôi hợp cùng Ban Xây dựng cơ bản, Ban Mua

sắm trang thiết bị phôi hợp với các cơ sở thiết kế lại các phòng học và bô trí trang thiết

bị cho phù hợp các lớp học theo hình thức học nhóm, thảo luận nhóm.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 9.2. Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ

các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

1. Mô tả

Để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính tích cực chủ động và

sáng tạo trong học tập của người học, Trường đã chú trọng đầu tư xây dựng và phát

triển 03 thư viện tại các cơ sở chính của trường. SV CTĐT ngành Dược học khai thác

và sử dụng thư viện tại cơ sở quận 4 [H9.09.02.01]. Hoạt động của thư viện được thực

hiện theo chức năng và nhiệm vụ của thư viện đại học, nội quy thư viện

[H7.07.01.02], [H9.09.02.02]. Thư viện quan tâm đáp ứng giáo trình, sách, tài liệu

tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài; tạp chí chuyên ngành cho tất cả ngành đào

tạo của Trường. Hằng năm, thư viện được bổ sung cập nhật tài liệu mới phục vụ nhu

cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường. Tính đến tháng 02/2019,

thư viện có khoảng 1000 đầu sách phục vụ CTĐT ngành Dược học [H9.09.02.03],

[H9.09.02.04].

Sinh viên và GV CTĐT ngành Dược học tiếp cận nguồn tài liệu phong phú

trong và ngoài nước thông qua các cơ sở dữ liệu toàn văn trong nước và quôc tế như

tài liệu sô [H9.09.02.05], cơ sở dữ liệu (CSDL) Công bô Khoa học và Công nghệ Việt

Nam, CSDL Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu, CSDL Springerlink, CSDL Proquest

Central [H9.09.02.06], CSDL IEEE, CSDL Credo Reference [H9.09.02.07]. Bên

cạnh đó, Thư viện đã ký văn bản hợp tác với một sô thư viện trong nước

[H9.09.02.08].

Thư viện đã sử dụng Giải pháp phần mềm tổng thể Kipos trong công tác quản

lý thư viện. Tất cả tài liệu của thư viện đều được biên mục trên phần mềm, qua đó hỗ

trợ bạn đọc tra cứu tài liệu. Thư viện đã tiến hành xây dựng cơ sở tài liệu môn học

theo danh mục tài liệu trong đề cương chi tiết môn học [H9.09.02.09]. Ngoài ra, Thư

viện đã nâng cấp phiên bản mới nhất của phần mềm mã nguồn mở Dspace để xây

dựng bộ sưu tập tài liệu nội sinh, tài liệu điện tử với hơn 2.500 tài liệu [H9.09.02.10].

103

Trong các năm qua, Trường đã tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật

chất, mua sắm đầy đủ trang thiết bị hiện đại như bàn ghế, cổng RFID, máy tính, máy

scan, AP wifi…Hệ thông máy tính của thư viện gồm có 364 máy tính, 100% được kết

nôi mạng internet phục vụ cho bạn đọc tra cứu tài liệu và sử dụng cho việc học tập,

giảng dạy, nghiên cứu [H9.09.02.11].

Nhằm giúp bạn đọc khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các dịch vụ

hiện có, thư viện đã triển khai giới thiệu thư viện trong tuần sinh hoạt đầu khóa, tập

huấn ky năng tra cứu thông tin và sử dụng thư viện cho SV tại thư viện, cung cấp

thông tin hướng dẫn sử dụng thư viện trong Sổ tay Hướng dẫn sử dụng thư viện

[H9.09.02.02], hướng dẫn tra cứu các cơ sở dữ liệu trên website [H9.09.02.12].

Để cải tiến chất lượng hoạt động, hằng năm thư viện đã tiến hành khảo sát và

nhận được đánh giá cao của bạn đọc về mức độ đáp ứng yêu cầu của thư viện đôi với

bạn đọc [H9.09.02.13]. Thư viện đã tổ chức gặp gỡ Bạn đọc tiêu biểu để tuyên dương

và tiếp nhận các ý kiến đóng góp cho hoạt động thư viện [H9.09.02.14]. Thư viện

thực hiện công tác ĐBCL bên trong thông qua hệ thông các quy trình, kế hoạch mục

tiêu chiến lược và báo cáo thực hiện mục tiêu chiến lược trong từng năm học

[H9.09.02.15], [H9.09.02.16].

2. Điểm mạnh

− Nguồn tài liệu phong phú và phù hợp với chương trình đào tạo, bao gồm tài

liệu in, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước.

− Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thư viện, giúp bạn đọc khai thác

hiệu quả các nguồn tài liệu phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học.

− Chính sách phục vụ và trang thiết bị của thư viện được trang bị hiện đại và đáp

ứng nhu cầu của bạn đọc.

3. Điểm tồn tại

Tài liệu tham khảo nước ngoài cho các HP cơ sở ngành định hướng chuyên

ngành Dược còn chưa nhiều. Một sô HP chỉ mới có tài liệu trong nước mà không có

tài liệu nước ngoài.

4. Kế hoạch hành động

104

Trong năm 2019-2020, Khoa phôi hợp với thư viện lựa chọn các giáo trình, tài

liệu tham khảo ngoại văn của các nhà xuất bản ngoài nước nhằm đảo bảo việc cập

nhật tài liệu mới.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 9.3: Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được cập

nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

1. Mô tả

Hiện nay, Khoa Dược trực tiếp quản lý và sử dụng 28 PTN bô trí xây dựng tại

quận 4 và cơ sở quận 7 đảm để phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu tại Khoa.

Ngoài ra, Khoa còn xây dựng Vườn Dược liệu đặt tại cơ sở Nguyễn Hữu Thọ, quận 7

với hơn 100 cây thuôc nam phổ biến được dùng trong giảng dạy HP Thực vật Dược,

Dược liệu và Dược cổ truyền [H9.09.03.01].

Các phòng thực hành tại Khoa Dược đáp ứng được các tiêu chuẩn thiết kế và

tiêu chuẩn phòng thực hành [H9.09.03.02]. Các PTN có diện tích từ 70 - 130 m2, với

sức chứa cho mỗi phòng là 40 – 50 SV. Các PTN được trang bị hệ thông bàn ghế

chuyên dụng, đèn, quạt, quạt hút, tủ hút khí độc, hệ thông phòng cháy chữa cháy

(PCCC), máy lạnh và trang thiết bị an toàn thí nghiệm, tủ y tế, đáp ứng được việc

giảng dạy các HP thực hành và NCKH cho SV [H9.09.03.02]. Bên cạnh đó, các PTN

cũng được trang bị máy móc, thiết bị thí nghiệm hiện đại kèm theo các hướng dẫn vận

hành tạo điều kiện thuận lợi cho GV và SV khi sử dụng [H9.09.03.03.a],

[H9.09.03.03.b]: máy quang phổ, máy cô quay chân không, máy đông khô, nồi lên

men, máy bao phim, máy dập viên, hệ thông sắc ký lớp mỏng HPLC, máy khuếch đại

gen,… đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu của SV và GV. Nội quy về an toàn

PTN được đặt tại mỗi phòng và in trong giáo trình thực hành để GV, nhân viên và SV

cùng thực hiện [H9.09.03.04], [H9.09.03.05].

Bảng 9.1. Danh sách các PTN của Khoa Dược

STT Tên phòng Ứng dụng trong TH

1 H001 Bào chế 1

2 H002 Bào chế 2

3 H003 Công nghiệp Dược 1

4 H004 Tin học ứng dụng

105

5 H005 Thực vật Dược

6 H006 Công nghiệp Dược 2

7 A201 Hóa hữu cơ

8 A202 Thực vật Dược

9 A203 Hóa Dược

10 A204 Hóa Dược

11 A207 PTN trung tâm

12 A301 Dược lâm sàng

13 A302 Dược cổ truyền

14 A303 Dược liệu

15 A304 Dược khoa 1

16 A305 Hóa phân tích

17 A306 Dược lý

18 A401 Quản lý Dược

19 A402 Sinh lý

20 A403 Sinh học phân tử

21 A405 Công nghệ vi sinh Dược

22 A406 Vi sinh - Ký sinh trùng

23 A601 Hóa lý Dược

24 A602 Kiểm nghiệm thuôc

25 A603 Đảm bảo chất lượng thuôc

26 A607 Sinh hóa

27 A608 Độc chất

28 M214 Dược lý

Đôi với trang thiết bị có Nhật ký sử dụng thiết bị và định kỳ được tổng hợp,

thông kê mức độ, tần suất sử dụng [H9.09.03.03.c], được bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ

[H9.09.03.03.d]. Cuôi mỗi năm học, bộ môn thực hiện kiểm kê, báo cáo về sô lượng

và tình trạng các trang thiết bị thực hành để có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời

[H9.09.03.06]. Sau đó, dựa theo tiến độ đào tạo năm tiếp theo, Khoa xây dựng kế

hoạch (i) sử dụng PTN [H9.09.03.07]; (ii) kiểm tra việc quản lý trang thiết bị, dụng cụ

tại các PTN [H9.09.03.06]; (iii) bảo trì, sửa chữa và (iv) nâng cấp trang thiết bị −

dụng cụ [H9.09.03.08].

106

Tại mỗi PTN, có sự phân công nhân sự phụ trách quản lý [H6.06.03.02]. Cán

bộ GV, nhân viên khi ra vào phải điền đầy đủ vào bảng thông tin nhật ký sử dụng

phòng [H9.09.03.09]. Đội ngũ nhân viên PTN thường xuyên được Khoa tổ chức tập

huấn Ky thuật an toàn PTN, an toàn sử dụng hóa chất. Với những thiết bị áp lực cao,

nhân viên PTN được Khoa cử đi tập huấn định kỳ do Viện khoa học an toàn vệ sinh

lao động TPHCM tổ chức [H9.09.03.10].

Mỗi năm học, Khoa có lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan

về mức độ đáp ứng nhu cầu về đào tạo và nghiên cứu của PTN, thực hành và các trang

thiết bị [H9.09.03.11].

Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từ năm học 2019-2020, Khoa đang

triển khai giảng dạy các HP đào tạo gắn kết với doanh nghiệp theo quy định của

Chính phủ về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khôi ngành sức khỏe

[H6.06.02.05]. Khoa sẽ kết nôi với các doanh nghiệp Dược, trung tâm nghiên cứu,

bệnh viện … uy tín trong nước. Vì thế có thể đồng sử dụng cơ sở vật chất tại các cơ sở

này cho phục vụ đào tạo [H9.09.03.12].

2. Điểm mạnh

Hệ thông công cụ, dụng cụ, thiết bị, máy móc được đầu tư đồng bộ, đầy đủ, các

phiên bản mới và được cung cấp từ các hãng với thương hiệu nổi tiếng như Sartorius

(Đức), Metler Toledo (Thụy Sĩ), Agilent, Shimadzu (Nhật Bản), Caleva (Anh) ….

3. Điểm tồn tại

Riêng về lĩnh vực sinh học phân tử, nghiên cứu tế bào/ung thư, theo dõi và

kiểm soát chất lượng thuôc các thiết bị chỉ đáp ứng cho việc giảng dạy, nghiên cứu cơ

bản.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2019- 2020, Khoa Dược tiếp tục lập kế hoạch mở rộng, nâng cấp cơ sở

thí nghiệm của Khoa.

5. Tự đánh giá: Đạt (6/7).

Tiêu chí 9.4. Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả hạ tầng cho học tập trực

tuyến) phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

1. Mô tả

107

Trường thành lập Phòng quản trị thông tin với chức năng quản lý các hệ thông

công nghệ thông tin, nghiên cứu và triển khai, hỗ trợ ky thuật các giải pháp công nghệ

thông tin của Trường [H9.09.04.01].

Trường cũng đầu tư trang bị một sô lượng lớn máy tính phục vụ cho công tác

quản lý, giảng dạy, nghiên cứu. Hiện nay, Khoa Dược được bô trí 25 bộ máy tính tại

phòng làm việc và 80 máy tính tại PTN của Khoa [H9.09.04.02]. Tất cả máy tính đều

được kết nôi internet đáp ứng tôt nhu cầu học tập và tổ chức các kỳ thi online. Ngoài

ra, SV của Khoa còn được sử dụng các phòng máy khác của trường. Văn phòng Khoa

cũng được trang bị các trang thiết bị tin học như máy tính, máy in, máy scan… dùng

cho các hoạt động chung của khoa và GV [H9.09.04.02]. Ngoài ra, 100% phòng học

đều có máy chiếu để phục vụ công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, Trường đã thành lập

ban đề án đầu tư nâng cấp máy chủ, lắp đặt hệ thông wireless miễn phí phủ sóng toàn

bộ khuôn viên Trường; nâng cấp đường kết nôi mạng nội bộ (LAN), mạng Internet

cho tất cả các máy tính trong toàn Trường với tôc độ đường truyền cao, phục vụ 24/24

[H9.09.04.03]. Ngay từ khi thành lập Khoa Dược, trong công tác quản lý đào tạo,

công tác quản lý hành chính điện tử Trường đã và đang triển vận hành bằng phần

mềm (EPMT) [H9.09.04.04].

Bên cạnh hệ thông công nghệ thông tin của trường, cán bộ công nhân viên, SV

Khoa cũng trang bị thêm (hệ thông thông tin nội bộ: Egov, email,) và website riêng

của khoa, fanpage facebook nhằm hỗ trợ quản lý công tác giảng dạy, học tập và

NCKH, trao đổi thông tin giữa các GV và với SV của khoa. Từ tháng 07/2017, Khoa

đã đưa vào vận hành phần mềm Google-Classroom hỗ trợ hiệu quả cho quá trình dạy

– học, tương tác giữa GV – SV.

Hàng năm, Trường xây dựng kế hoạch mua sắm mới hệ thông máy tính, trang

bị phần cứng, phần mềm phục vụ đào tạo và NCKH, cải thiện hệ thông mạng wifi

[H9.09.04.03], [H9.09.04.05].

2. Điểm mạnh

Có đơn vị chuyên trách CNTT, hệ thông thông tin nội bộ facebook, Zalo,

Google-Classroom.

3. Điểm tồn tại

GV chưa khai thác hết các tính năng của phần mềm nội bộ.

108

4. Kế hoạch hành động

Năm 2019, Khoa Dược đã được phòng Quản trị thông tin tập huấn hướng dẫn

và đang lên kế hoạch tập huấn chuyên sâu.

5. Tự đánh giá: Đạt (4/7).

Tiêu chí 9.5. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và

triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

1. Mô tả

Căn cứ theo quy định các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn (bao

gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) được xác định trên cơ sở quy chuẩn

của các Bộ, ngành liên quan [H9.09.05.01], Trường xây dựng văn bản quy định các

tiêu chí về môi trường, sức khỏe và an toàn, các quy định, nội quy về trật tự trị an, ký

túc xá, đeo thẻ CBCNV, vệ sinh môi trường, quy định sử dụng PTN [H9.09.05.02],

[H9.09.05.03], [H9.09.03.04].

Trường có các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm về môi trường, sức khoẻ

và an toàn của người học: Phòng CTSV, Trung tâm dịch vụ ký túc xá, Đội PCCC, Tổ

Bảo vệ [H7.07.01.02]. Các quy định/tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn

được triển khai thực hiện:

- Các cơ sở của Trường đều có tường rào và có Tổ bảo vệ trực 24/24h, được

trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, gắn camera an ninh tại cơ sở chính, giúp bảo vệ an

ninh, an toàn cho người học, cán bộ, giảng viên [H8.08.05.01]. Trường cũng cấp thẻ

có mã sô nhân sự, mã vạch cho CBCNV, GV và thẻ SV cho người học để quản lý

tránh người lạ vào trường [H9.09.05.02]. Lực lượng tự vệ của Trường hàng năm được

đi tập huấn theo qui định của chính quyền địa phương. Trường luôn có sự phôi hợp

với lực lượng Công an địa phương nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, đảm bảo đúng theo

qui định. Nhà trường cũng trang bị trang thiết bị PCCC ở tất cả các cơ sở của trường

theo đúng tiêu chuẩn hiện hành và được kiểm tra định kỳ. Đội PCCC của Trường

hàng năm được tập huấn theo đúng qui định [H9.09.05.04].

- Tại các cơ sở của Trường có phòng Y tế với đầy đủ trang bị dụng cụ y tế, tại

Khoa trang bị các hộp y tế ở các phòng thực hành để sơ cứu khi xảy ra các sự cô về an

toàn và sức khoẻ [H9.09.05.05]. Phòng Y tế trường cũng triển khai công tác bảo hiểm

Y tế và khám sức khoẻ định kỳ cho người học và cán bộ, giảng viên [H9.09.05.06].

109

- Các PTN được trang bị từ ban đầu hệ thông quạt hút khí, tủ hút khí độc trong

những phòng có sử dụng hóa chất, dung môi bay hơi, vòi nước (rửa mắt) xử lý trong

trường hợp khẩn cấp, hệ thông an toàn PCCC [H9.09.03.03.a], [H9.09.05.07]. Trang

thiết bị PTN đều có hướng dẫn vận hành, sổ theo dõi sử dụng và phân công nhân viên

PTN quản lý. Các trang thiết bị áp lực cao được phụ trách bởi nhân viên được đào tạo

từ các Tổ chức uy tín.

- Do đặc thù của ngành đào tạo, Khoa Dược có sử dụng rất nhiều các hóa chất,

dung môi làm nguyên vật liệu thí nghiệm. Do đó, việc thu gom chất thải PTN được

thực hiện theo hướng dẫn chi tiết và cụ thể của Bộ Tài nguyên và Môi trường

[H9.09.05.08.a]. Theo đó, Khoa Dược đăng ký là nơi chủ nguồn thải chất thải nguy

hại [H9.09.05.08.c]; ban hành Quy trình hướng dẫn thu gom, quản lý chất thải PTN

và tiến hành tập huấn cho cán bộ GV, KTV để thực hiện đúng theo quy định

[H9.09.05.08.b]. Trường hợp tác với đơn vị có chức năng để tiến hành thực hiện thu

gom, xử lý chất thải [H9.09.05.08.e].

Bên cạnh đó, Trường cũng lưu ý đến nhu cầu của người khuyết tật, các xây

dựng lôi đi cho người khuyết tật [H9.09.05.09], quy định về học bổng hỗ trợ cho SV

có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có chú ý tới SV khuyết tật [H5.05.04.01].

Trường cũng thu thập các thông tin phản hồi của người học và cán bộ, GV về

môi trường học tập, làm việc. Kết quả khảo sát năm 2018 cho thấy 86,02 % người học

hài lòng về môi trường học tập, 87,46% người học hài lòng về chăm sóc sức khỏe y tế

cho người học [H7.07.03.01]. Từ các phản hồi của người học, cán bộ, giảng viên,

Trường có các Kế hoạch và triển khai việc cải thiện tiêu chuẩn môi trường, sức khoẻ

và an toàn [H9.09.05.10].

2. Điểm mạnh

Tất cả các cơ sở của Trường đều có phòng y tế, Phòng CTSV, Đội PCCC, tổ

bảo vệ và tham mưu cho Hiệu trưởng. Ngoài ra, Trường còn chú trọng công tác bảo

vệ môi trường an toàn cho các bộ GV, công nhân viên, học sinh SV học tập và nghiên

cứu.

Tại các cơ sở khác, do chưa có SV khuyết tật theo học nên Trường chưa xây

dụng các hệ thông đường dành riêng cho người khuyết tật.

3. Điểm tồn tại

110

Do vị trí nằm ở trung tâm thành phô nên cơ sở 1 của Trường thiếu diện tích cho

không gian cây xanh.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019 – 2020, Trường đang lập kế hoạch triển khai bô trí thêm

nhiều chậu cây xanh trong khuôn viên cơ sở 1.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Kết luận tiêu chuẩn 9

Trường và Khoa trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị, đáp ứng tôt

cho nhu cầu đào tạo ngành hiện nay. PTN, thực hành luôn được coi trọng đầu tư trang

thiết bị hiện đại đáp ứng tôt cho công tác đào tạo và NCKH. Thư viện của Trường Đại

học Nguyễn Tất Thành. Cơ sở hạ tầng và hệ thông CNTT của trường và khoa hỗ trợ

tôt cho việc học tập, giảng dạy, NCKH, quản lý và các công tác khác. Các chính sách

và quy định về bảo vệ an toàn, sức khỏe và môi trường được xây dựng, triển khai

được quan tâm thích đáng đáp ứng tôt nhất nhu cầu của cán bộ, GV và SV.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất và trang thiết bị vẫn còn những tồn tại: (i) Một sô

phòng học lý thuyết còn bô trí theo cách ngồi học truyền thông nên chưa tạo được sự

linh hoạt cho SV khi học nhóm, thảo luận nhóm; (ii) Tài liệu tham khảo nước ngoài

cho các HP cơ sở ngành và chuyên ngành Dược còn chưa nhiều. Một sô HP chỉ mới

có tài liệu trong nước mà không có tài liệu nước ngoài; (iii) Các thiết bị thuộc lĩnh vực

sinh học phân tử, nghiên cứu tế bào/ung thư, theo dõi và kiểm soát chất lượng thuôc

chỉ mới đáp ứng cho việc giảng dạy và nghiên cứu cơ bản.

Hội đồng đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược học tự đánh giá 5 tiêu chí

đều đạt, trong đó tiêu chí 9.4 đạt điểm 4/7, tiêu chí 9.1, 9.2, 9.5 đạt 5/7 điểm, tiêu chí

còn lại là 9.3 đạt 6/7.

Tiêu chuẩn 10. Nâng cao chất lượng

Nâng cao chất lượng là việc triển khai các sáng kiến một cách có kế hoạch

nhằm mục tiêu đảm bảo và cải tiến chất lượng. Sự tin tưởng của người học cũng như

các bên liên quan đôi với CTĐT được xây dựng và duy trì thông qua các hoạt động

đảm bảo và cải tiến chất lượng. Các hoạt động này giúp đảm bảo rằng chương trình

được thiết kế tôt, được theo dõi thường xuyên và định kỳ rà soát, qua đó đảm bảo tính

111

cập nhật và phù hợp. Cải tiến liên tục hệ thông quản lý chất lượng nhằm nâng cao

mức độ hài lòng của các bên liên quan là một trong những Chính sách chất lượng của

Khoa và Trường. Để nâng cao chất lượng chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và

phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy việc đạt được Tầm nhìn – Sứ mạng từ cấp

Trường đến cấp Khoa, Trường đã thực hiện rà soát, xây dựng và cải tiến các quy

trình, quy định về thu thập thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan một

cách định kỳ và có hệ thông theo chu trình PDCA từ (i) xây dựng chuẩn đầu ra, (ii)

quy trình thiết kế và phát triển CTĐT, (iii) cách tiếp cận trong giảng dạy, học tập và

đánh giá người học đảm bảo sự tương thích với chuẩn đầu ra, (iv) ứng dụng nghiên

cứu khoa học, và (v) đảm bảo nguồn lực hỗ trợ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị

và các tiện ích dịch vụ khác cho quá trình giảng dạy và học tập,(vi) cơ chế thu thập

thông tin phản hồi từ các bên liên quan.

Tiêu chí 10.1. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng

làm căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình dạy học

1. Mô tả

Trường có hệ thông quy trình thu thập thông tin phản hồi của các bên liên quan

được thể hiện trong Sổ tay Đảm bảo chất lượng [H10.10.01.01] đảm bảo thu thập đầy

đủ các thông tin - dữ liệu làm căn cứ để thiết kế, xây dựng, điều chỉnh và phát triển

CTĐT, cụ thể:

Bảng 10.1. Yêu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để thiết kế

và phát triển CTĐT

Bên liên

quan Yêu cầu

Phương thức

sử dụng Sản phẩm

Chuyên gia Tập huấn các phương pháp/

cách tiếp cận trong thiết kế

CTĐT

Tổ chức Hội thảo

– Tập huấn

[H10.10.01.02]

Quyết định phân công

nhân sự tổ xây dựng

CTĐT/ Nhân sự viết đề

cương Chi tiết

[H1.01.01.08.b],

[H10.10.01.03]

Đại diện của

các tổ chức

xã hội –

nghề nghiệp,

nhà sử dụng

lao động

- Xác định các năng lực

và tô chất cần thiết của

SVTN để đáp ứng với

yêu cầu của thị trường

lao động

- Đánh giá mức độ đáp

Tổ chức lấy ý

kiến khảo sát

[H10.10.01.04]

Báo cáo năng lực của

SVTN để đáp ứng yêu

cầu của thị trường lao

động [H10.10.01.04]

112

ứng của SVTN về kiến

thức chuyên môn, ky

năng, thái độ trong việc

thực hiện các công tác

được giao

Giảng viên - Chuyển những yêu cầu

năng lực SVTN thành

CĐR của CTĐT

- Thiết kế CĐR của môn

học

- Thiết kế ĐCCT

Tổ chức họp

nhóm thiết kế

CTĐT, bộ môn

[H1.01.01.08]

CĐR của CTĐT

CĐR của môn học

Các phương pháp giảng

dạy, kiểm tra – đánh giá

ĐCCT môn học

[H1.01.02.01],

[H2.02.02.01]

Người học - SV phản hồi về nội dung

giảng dạy, tài liệu học

tập, phương pháp giảng

dạy của các môn học

trong CTĐT;

- SV sắp tôt nghiệp phản

hồi về chương trình của

toàn khóa học

Tổ chức khảo sát

[H4.04.02.12]

Tổng hợp ý kiến đóng

góp của

SV [H4.04.02.12]

Cựu SV - Đánh giá mức độ đáp

ứng của CTĐT so với

thực tế

Tổ chức lấy ý

kiến khảo sát

[H10.10.01.05]

Tổng hợp ý kiến đóng

góp của cựu SV

Các Bộ chủ

quản

- Khung trình độ quôc gia

- Bộ chương trình khung

giáo dục đại học khôi

ngành Sức khỏe

Phân tích các yêu

cầu

Các nội dung yêu cầu

cần đưa vào CTĐT

Đôi sánh Mục tiêu đào tạo, CĐR,

Cấu trúc CTDH trong nước

và quôc tế có liên quan đến

ngành

Đôi sánh giữa

các nội dung

trong CTĐT

[H1.01.01.05]

Bảng đôi sánh giữa

CTĐT của Khoa so với

các Trường trong và

ngoài

nước [H1.01.01.05]

Hội đồng

KH&ĐT

cấp Khoa

(gồm nhà

nghiên cứu

khoa học,

doanh

nghiệp, GV

là Trưởng

bộ môn)

Thông nhất bộ năng lực

ngành nghề, chuẩn đầu ra

của CTĐT, khung CTĐT

dự kiến, CTDH, ĐCCT

môn học,…

Tổ chức họp Hội

đồng KH&ĐT

[H1.01.01.08]

Dự thảo toàn bộ CTĐT

113

Trường Sự phù hợp của CĐR với

Chiến lược phát triển của

Nhà trường

Họp BGH và

lãnh đạo các

phòng ban có

liên quan

Phê duyệt và ban hành

CTĐT

mới [H1.01.03.04]

Dựa trên kết quả khảo sát và biên bản lấy ý kiến tổng hợp từ các bên liên quan,

nhóm xây dựng CTĐT, Khoa Dược tiến hành xem xét mức độ cấp thiết và đánh giá

các ý kiến – đề xuất để thực hiện chỉnh sửa – cải tiến hoặc lưu trữ kết quả để trình Hội

đồng KH&ĐT cấp Khoa và cấp Trường thông qua để chuẩn bị cho đợt rà soát – điều

chỉnh kế tiếp của CTĐT [H1.01.01.08].

2. Điểm mạnh

Trường có hệ thông thu thập thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên

quan để sử dụng cho quá trình thiết kế và phát triển CTĐT. Sự phản hồi tích cực từ

các bên liên quan đã góp phần giúp Trường và Khoa điều chỉnh và nâng cao chất

lượng CTĐT cũng như CTDH.

3. Điểm tồn tại

Trường có cổng trực tuyến nhận ý kiến phản hồi của SV nhưng Khoa chưa xây

dựng được kênh trực tuyến lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan. Hiện nay, việc

lấy ý kiến qua hình thức email khiến việc thu thập kết quả còn nhiều khó khăn.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019-2020, Khoa có kế hoạch xây dựng kênh trực tuyến để lấy ý

kiến phản hồi từ các bên liên quan được thuận lợi hơn.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 10.2. Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được thiết lập, được

đánh giá và cải tiến.

1. Mô tả

Nhà trường có Quy trình thiết kế và phát triển chương trình dạy học được ban

hành tại Quyết định sô 639/QĐ-NTT ngày 24/9/2018 [H1.01.01.08.a]. Quy trình thiết

kế và phát triển chương trình dạy học được thực hiện rà soát, đánh giá và cải tiến qua

các giai đoạn sau:

2013 2015 2017 2018 Tháng 9/2019

Văn Hướng dẫn ‐ Quy trình ‐ Quy trình ‐ Quy trình thiết ‐ Chương 4:

114

bản

ban

hành

xây dựng

CTĐT của

Trường

Đại học

Nguyễn

Tất Thành

theo Quyết

định sô

377/QĐ-N

TT ngày

20/8/2013

xây dựng

chuẩn đầu

ra

‐ Quy trình

cập nhật,

điều chỉnh

CTĐT

thiết kế

CTĐT theo

Công nghệ

CDIO

kế CTĐT;

‐ Quy trình quản

lý việc thực hiện

CTĐT;

‐ Quy trình cải

tiến CTĐT

Chương trình

Giáo dục trong Sổ

tay Đảm bảo Chất

lượng

Căn

cứ

thực

hiện

Thông tư

08/2011/T

T-BGDĐT

ngày

17/2/2011

‐ Thông tư

07/2015/T

T-BGDĐT

ngày

16/4/2015

‐ Tài liệu

xây dựng

CTĐT theo

CDIO

‐ Quyết định

1982/QĐ-TTg

ngày 18/10/2016

về việc phê duyệt

khung trình độ

quôc gia Việt

Nam

‐ Thông tư

04/2016/TT-BG

DĐT;

‐ Thông tư sô

22/2017/TT-BG

DĐT ngày

6/9/2017

‐ Giáo dục dựa

trên đầu ra

(Outcome based

Education)

‐ Quy trình

ADDIE

Nhữ

ng

điểm

soát

– cải

tiến

‐ Thực

hiện theo

quy định

của

BGDĐT về

việc mở

ngành

‐ Quy trình

thể hiện

các bước

xây dựng

CĐR và

CTDH

theo đúng

yêu cầu của

BGDĐT

‐ Chương

trình dạy

học được

yêu cầu

thiết kế

theo hướng

năng lực

‐ Thể hiện rõ theo

chu trình PDCA

‐ Hoạt động thiết

kế và phát triển

dạy học được cụ

thể hóa thành 03

quy trình và cải

tiến thêm các

bước trong quá

trình thiết kế -

quản lý – cải tiến

CTĐT

‐ Áp dụng Quy

trình ADDIE

trong Thiết

kế/phát triển

Chương trình

‐ Thể hiện rõ theo

chu trình PDCA

‐ Hướng dẫn cụ

thể các hoạt động

lấy ý kiến các bên

có liên quan trong

xây dựng chương

trình giáo dục

115

Năm 2018, dựa trên yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp CTĐT

của BGDĐT và yêu cầu thực tế trong quá trình triển khai, Nhà trường đã thành lập

nhóm soạn thảo các quy trình về Quản lý Đào tạo – ĐBCL để rà soát – xây dựng và

tích hợp các quy trình thiết kế - quản lý - cải tiến CTĐT, đảm bảo tính kết nôi có hệ

thông từ Chương trình dạy học, PPGD đến phương pháp kiểm tra đánh giá SV.

[H10.10.02.01]. Các quy trình được thảo luận và lấy ý kiến trong toàn Trường trước

khi ban hành chính thức để giúp các khoa làm căn cứ và triển khai thực hiện

[H10.10.02.02], [H10.10.02.03]. Trong năm 2019, nhà trường đã cụ thể hóa các quy

trình thiết kế và phát triển chương trình dạy học thành các nội dung được mô tả trong

Sổ tay ĐBCL để các bên liên quan thực hiện [H10.10.01.01]. Sổ tay ĐBCL đang

được phổ biến và lấy kiến trong toàn Trường trước khi ban hành chính thức

[H10.10.02.04].

2. Điểm mạnh

Quy trình thiết kế/điều chỉnh CTDH của Nhà trường được định kỳ cập nhật, cải

tiến để đáp ứng được các yêu cầu về CTDH chuyển đổi từ chương trình theo hướng

nội dung qua chương trình theo hướng năng lực phù hợp với yêu cầu của giáo dục

hiện nay.

Trường đã ban hành các quy trình hướng dẫn cho Khoa xây dựng và thiết kế

CTĐT để định kỳ rà soát – cải tiến CTĐT, đảm bảo tính kết nôi từ việc xây dựng

CĐR của CTĐT, CĐR của môn học, thiết kế phương pháp giảng dạy, phương pháp

kiểm tra – đánh giá được thể hiện trong đề cương môn học/ HP của chương trình đào

tạo ngành Dược học.

3. Điểm tồn tại

Quy trình thiết kế và phát triển CTĐT được áp dụng chung cho toàn trường.

Khoa Dược nói riêng và khôi sức khỏe nói chung có những đặc thù nên còn khó khăn

khi áp dụng chung.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019-2020, Khoa Dược căn cứ Chiến lược phát triển ngành Dược

và theo Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào

tạo khôi ngành sức khỏe để có kế hoạch cải tiến xây dựng CTĐT phù hợp với yêu cầu.

5. Tự đánh giá: Đạt (6/7).

116

Tiêu chí 10.3. Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả của người học được rà

soát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo tương thích và phu hợp với chuẩn đầu

ra

1. Mô tả

Trường có quy trình về quản lý việc thực hiện CTĐT trong quá trình giảng dạy

và học tập [H1.01.01.08.a], ban hành các quy trình, quy định về rà soát và đánh giá:

Quá trình dạy và học thông qua hoạt động dự giờ, sự phản hồi từ người học

[H4.04.02.10], [H10.10.03.01] và lịch lên lớp hằng ngày của GV và sự hiện diện của

SV được giám sát bởi Phòng Thanh tra giáo dục để có những thông kê và báo cáo

Trường/ Khoa kịp thời [H10.10.03.02], [H10.10.03.03], từ đó điều phôi quá trình dạy

và học cho đúng với mục tiêu CTĐT ngành Dược học [H4.04.02.01], [H1.01.03.05].

Kết quả học tập của người học được:

- Đánh giá bởi các tiêu chí cụ thể theo quy định đã công bô [H3.03.01.03]

nhằm đảm bảo nội dung kiểm tra đánh giá được thiết kế tương thích và phù hợp với

chuẩn đầu ra đã tuyên bô của CTĐT [H1.01.02.01.f], thể hiện cụ thể trong ĐCCT,

bao gồm cách thức đánh giá HP lý thuyết, thực hành, đồ án, khóa luận [H2.02.02.01],

[H4.04.02.02.a]. Trong quá trình học tập, ngoài các phương pháp kiểm tra – đánh giá

đã đề ra trong ĐCCT, đôi với SV thực tập tôt nghiệp tại doanh nghiệp, kết quả nhận

xét và cho điểm của doanh nghiệp cũng được xem là một bên quan trọng để giúp đánh

giá năng lực của SV, đáp ứng với định hướng gắn kết doanh nghiệp trong đào tạo tại

Khoa [H4.04.02.04.e].

- Theo dõi và giám sát để có sự tư vấn phù hợp của CVHT thông qua bảng

thông kê theo dõi quá trình học tập của người học theo từng lớp và từng khóa học

được Phòng QLĐT và Phòng CTSV gửi về Khoa để hỗ trợ SV có kế hoạch đăng ký

môn học, mở lớp, hỗ trợ học tập... [H8.08.03.05], [H4.04.01.03].

Trường có tiến hành lấy ý kiến phản hồi của người học về HP bao gồm nội

dung và hoạt động giảng dạy của GV [H4.04.02.12]. Kết quả khảo sát SV cũng như ý

kiến phản hồi từ GV giúp Trường và Khoa xây dựng kế hoạch hành động nhằm điều

chỉnh hoạt động tổ chức giảng dạy, cải tiến chất lượng CTĐT của Khoa

[H4.04.02.01], [H1.01.03.05].

2. Điểm mạnh

117

Trường có quy định về việc rà soát – đánh giá quá trình dạy và học cũng như

đánh giá kết quả học tập của người học. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của

người học theo hướng định hướng năng lực thực hành, sát với yêu cầu thực tế của

doanh nghiệp

3. Điểm tồn tại

Chưa sử dụng phần mềm chuyên dụng trong việc rà soát việc sao chép tài liệu,

trích dẫn tài liệu để đảm bảo tính khách quan, khoa học và độ tin cậy trong các bài đồ

án và khóa luận của SV.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2018-2019, Khoa Dược sẽ đề xuất với trường mua các phần

mềm rà soát việc trích dẫn tài liệu trong các bài đồ án và khóa luận của SV.

Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 10.4. Các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để cải tiến việc dạy

và học.

1. Mô tả

NCKH là một trong ba nhiệm vụ chính của cơ sở giáo dục Đại học. Chính vì

vậy mà công tác NCKH luôn được GV trong Khoa Dược chú trọng và tham gia để

nghiên cứu các vấn đề vừa mới phát triển cùng các khả năng ứng dụng trong lĩnh vực

Dược tại Việt Nam. Hoạt động NCKH thông qua các đề tài NCKH, công trình nghiên

cứu gửi đăng tại hội nghị/ hội thảo, tạp chí trong và ngoài nước thu hút đông đảo đội

ngũ GV cơ hữu và cả GV thỉnh giảng tham gia.

Kết quả các đề tài được ứng dụng vào một sô hoạt động tổ chức đào tạo, hoặc

nội dung bài giảng để giới thiệu đến SV các công nghệ tiên tiến, ky thuật cập nhật mới

nhất trong lĩnh Dược và cũng là gợi ý để SV nghiên cứu thực hiện khóa luận tôt

nghiệp. Việc tham gia NCKH giúp SV sớm nhận thức được lĩnh vực mà mình yêu

thích, rèn luyện các ky năng quản lý công việc hay bảo vệ luận điểm cá nhân trước

mọi người từ đó giúp SV sau khi ra trường dễ dàng hòa nhập vào môi trường thực tiễn

hơn.

Bảng 10.2. Các đề tài NCKH của GV được ứng dụng trong thực tiễn

Năm Đề tài Bài báo

Cấp cơ Bộ Nhà Trong Quốc tế

118

sở nước nước

2014 0 0 0 1 0

2015 0 0 0 0 0

2016 7 0 0 2 1

2017 13 0 0 6 2

2018 0 0 0 8 5

2. Điểm mạnh

Các hội thảo khoa học và bài viết đều lấy ngành Dược làm trung tâm, xuyên

ngành trong khôi khoa học sức khỏe hoặc liên ngành đa lĩnh vực gắn kết phục vụ

chăm sóc sức khỏe làm các trường hợp nghiên cứu, nên mang tính thực tiễn và ứng

dụng cao tại Khoa.

3. Điểm tồn tại

Hội nghị/ hội thảo khoa học do Khoa chủ trì chưa liên kết tổ chức ở quy mô

khu vực và quôc tế.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2019 - 2020, Khoa Dược nâng cao vai trò của Tổ NCKH và Hợp tác

quôc tế và đẩy mạnh công tác NCKH trong khu vực và quôc tế.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 10.5. Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí

nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá

và cải tiến.

1. Mô tả

Nhằm cung cấp cho SV các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích tôt nhất trong quá trình

học tập. Trường đã ban hành Quy trình đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ

[H10.10.05.01] thực hiện định kỳ 1 năm/ 1 lần theo hình thức khảo sát online, được

phổ biến rộng rãi đến SV để có thể đánh giá hoạt động này. Sau khi thực hiện khảo sát

và xử lý thông tin thu được, báo cáo tổng kết quả khảo sát được phổ biến trong phạm

vi nội bộ, cùng với Bảng sô liệu tích hợp được gửi đến cho từng Khoa và các đơn vị

hỗ trợ có liên quan [H7.07.03.01]. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ tại thư viện, PTN/ thực

hành, hệ thông công nghệ thông tin,…được thực hiện riêng theo đặc thù hỗ trợ của

119

từng lĩnh vực để đánh giá chất lượng chính xác nhất và cung cấp các hỗ trợ cần thiết

kịp thời [H9.09.02.13], [H9.09.03.11], [H7.07.03.01].

Dựa trên kết quả khảo sát thu được, Trường trích lọc kết quả khảo sát và câu

hỏi mở của SV để yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện báo cáo phản hồi về kết

quả của các hoạt động cải tiến tất cả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ từ đào tạo, thư viện,

cơ sở vật chất, hạ tầng trang thiết bị và hệ thông wifi, môi trường học tập…để làm cơ

sở báo cáo các hoạt động đã thực hiện sau cải tiến [H10.10.05.02]. Ngoài ra, các kế

hoạch cải tiến chất lượng dịch vụ hỗ trợ được thể hiện trong Mục tiêu chất lượng và

Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng của các đơn vị hỗ trợ có liên quan

[H10.10.05.03]. Đây là cơ sở để Trường giám sát - đánh giá kế hoạch cải tiến trong

từng lĩnh vực, từng hoạt động của các phòng ban trong năm học [H10.10.05.04].

2. Điểm mạnh

Trường có thực hiện giám sát - đánh giá chất lượng chất lượng dịch vụ hỗ trợ

cho người học và sử dụng kết quả để cải tiến chất lượng thể hiện qua việc đầu tư cơ sở

vật chất hạ tầng cho công tác thực hành, thực tập, tạo môi trường học tập phù hợp với

định hướng ứng dụng – thực hành của Khoa, gắn với yêu cầu thực tiễn của thị trường

lao động.

3. Điểm tồn tại

Hệ thông wifi đã phủ sóng tất cả các cơ sở của Trường, tuy nhiên, một sô thời

điểm SV truy cập với sô lượt lớn khiến hệ thông bị quá tải.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2019, Phòng Quản trị thông tin đang tiến hành rà soát và nâng cấp hệ

thông wifi để đảm bảo việc truy cập luôn ổn định.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 10.6. Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống, được đánh

giá và cải tiến.

1. Mô tả

Nhà trường phôi hợp với các khoa trong việc xây dựng hệ thông thu thập thông

tin phản hồi từ các bên liên quan bao gồm SV đang học, SV sắp tôt nghiệp, SV đã tôt

nghiệp, cựu SV, nhà tuyển dụng, GV và được cụ thể hóa thành các Quy trình, triển

khai thực hiện một cách có hệ thông và định kỳ, cụ thể:

120

Bảng 10.3. Hệ thông thu thập thông tin phản hồi từ các bên liên quan

Loại hình thu

thập thông tin Quy trình

Đối tượng

khảo sát

Thời gian

thực hiện

Đơn vị

phụ trách

chính

Hỏi SV về môn

học Quy trình Sinh viên đánh giá

môn học và đánh giá chương

trình đào tạo [H10.10.03.01]

SV đang

theo học

03 lần/

năm học

Phòng

ĐBCL

Hỏi SV sắp tôt

nghiệp về toàn

khóa học

SV sắp tôt

nghiệp

01 lần/

năm học

Phòng

ĐBCL

Hỏi SV về chất

lượng dịch vụ hỗ

trợ

Quy trình Sinh viên đánh giá

chất lượng dịch vụ hỗ trợ

[H10.10.05.01]

SV đang

theo học

01 lần/

năm học

Phòng

ĐBCL

Hỏi SV về tình

hình việc làm và

thu nhập sau khi

tôt nghiệp 1-12

tháng

Quy trình Sinh viên tôt

nghiệp phản hồi về tình hình

việc làm và thu nhập

[H10.10.06.01]

SVTN

Theo kế

hoạch của

Khoa

Các Khoa Hỏi Cựu SV về

tình hình việc là

góp ý về CTĐT

Quy trình Cựu Sinh viên

đánh giá chương trình đào

tạo [H10.10.06.03]

Cựu SV

Hỏi Nhà tuyển

dụng về Chất

lượng SVTN

Quy trình Nhà tuyển dụng

đánh giá chất lượng sinh

viên tôt nghiệp

[H10.10.06.03]

Nhà tuyển

dụng

Phòng Đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm [H10.10.06.04] (i) thực hiện

công tác khảo sát Sinh viên đang theo học về môn học, chất lượng dịch vụ, Sinh viên

sắp tốt nghiệp về toàn khóa học; (ii) đồng thời sẽ là đơn vị chủ trì phôi hợp với các

khoa, các đơn vị/ bộ phận có liên quan như Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Quan hệ

doanh nghiệp và Hỗ trợ SV, Phòng Công tác SV … để triển khai thực hiện khảo sát

Sinh viên tốt nghiệp (về CTĐT, tình hình việc làm), Cựu sinh viên (về CTĐT), Nhà

tuyển dụng (về chất lượng SV tôt nghiệp, về CTĐT), giám sát kết quả đánh giá và tư

vấn cải tiến chất lượng [H10.10.06.05].

Để thông tin – dữ liệu thu được là đáng tin cậy, việc thu thập, xử lý và sử dụng

thông tin phản hồi từ các bên liên quan được thực hiện theo chu trình PDCA một cách

có hệ thông và định kỳ, cụ thể là (i) lập kế hoạch triển khai thu thập thông tin định kỳ

hàng năm học, (ii) xử lý thông tin – dữ liệu, (iii) báo cáo kết quả khảo sát bao gồm các

bảng sô liệu tích hợp và tách riêng tùy theo từng loại hình khảo sát được lưu trữ theo

121

đúng qui định của nhà trường [H10.10.06.06]. Ban Chủ nhiệm Khoa báo cáo đến lãnh

đạo Trường xem xét để có những chỉ đạo cho hoạt động cải thiện dựa trên kết quả

khảo sát của các bên đã tham gia khảo sát.

2. Điểm mạnh.

Trường có đầy đủ các quy trình thu thập thông tin phản hồi của các bên liên

quan một cách có hệ thông, được thực hiện theo chu trình PDCA và cải tiến dựa trên

kết quả khảo sát của các bên đã tham gia khảo sát. Tại Khoa Dược các dữ liệu và

thông tin thu thập được luôn được lưu trữ theo đúng qui định của Trường đễ hỗ trợ

cho việc học tập, cải tiến chất lượng, lập kế hoạch và ra quyết định.

3. Điểm tồn tại

Việc thực hiện khảo sát đôi với cựu SV về điều chỉnh CTĐT chưa thực hiện vì

Khoa mới có một khóa SV tôt nghiệp năm 2018.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019-2020, Khoa lên kế hoạch khảo sát đôi với cựu SV làm cơ sở

cho việc cập nhật, điều chỉnh CTĐT.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Kết luận tiêu chuẩn 10:

Nâng cao chất lượng là một hoạt động có tính chiến lược và có kế hoạch chiến

lược thực hiện mục đích ĐBCLvà nâng cao chất lượng. Nâng cao chất lượng là sự tìm

kiếm cải tiến liên tục và tìm kiếm thực hành tôt nhất. Với định hướng ứng dụng – thực

hành, gắn kết với doanh nghiệp và cơ sở y tế trong quá trình giảng dạy và học tập,

Khoa Dược đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, ứng dụng các

nghiên cứu vào giảng dạy từ việc thu thập thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên

liên quan để sử dụng cho quá trình thiết kế và phát triển CTĐT, hoạt động rà soát –

đánh giá quá trình dạy – học, đánh giá kết quả học tập của người học và ý kiến đóng

góp về dịch vụ hỗ trợ của người học để cải tiến nhằm tạo môi trường học tập tôt nhất

cho người học.

Khoa vẫn còn một sô điểm tồn tại như công tác lấy ý kiến phản hồi của các bên

liên quan về quy trình thiết kế và phát triển CTĐT đang được áp dụng chung cho toàn

trường, nên còn khó khăn khi áp dụng cho riêng Khoa Dược. Khoa chưa xây dựng

được kênh trực tuyến lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan. Việc thực hiện khảo

122

sát đôi với cựu SV về điều chỉnh CTĐT chưa thực hiện vì Khoa mới có một khóa SV

tôt nghiệp năm 2018. Trong hoạt động NCKH, hội nghị/ hội thảo khoa học do Khoa

chủ trì chưa liên kết tổ chức ở quy mô khu vực và quôc tế.

Bên cạnh đó, một sô điểm tồn tại cần sự hỗ trợ từ phía Trường, Khoa triển khai

để tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng như (i) khảo sát cựu SV về tình hình việc

làm và mức độ đáp ứng các kiến thức, ky năng, thái độ trong CTĐT để làm căn cứ rà

soát – chỉnh sửa CTĐT, (ii) thành lập Ban liên lạc cựu SV để kết nôi mạng lưới thông

tin hỗ trợ việc làm cho SV, (iii) triển khai đánh giá kết quả học tập của người học đảm

bảo tương thích và phù hợp với chuẩn đầu ra đã tuyên bô định kỳ thường xuyên theo

từng học kỳ, (iv) hoàn thiện cơ cấu tổ chức khoa với các hoạt động hỗ trợ trong công

tác dạy và học với các tổ hỗ trợ, (v) phản hồi thông tin về kết quả cải tiến cho các bên

liên quan là những hoạt động cần thực hiện trong năm học 2019-2020.

Hội đồng đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược học tự đánh giá 6 tiêu chí

đều đạt, trong đó tiêu chí 10.1, 10.3, 10.4, 10.5 và 10.6 đạt 5 điểm, tiêu chí 10.2 đạt 6

điểm.

Tiêu chuẩn 11. Kết quả đầu ra

Đánh giá chất lượng đầu ra có vai trò quan trọng trong hệ thông ĐBCL đào tạo

của Khoa nói riêng và của Trường nói chung. Khi đánh giá hệ thông đảm bảo chất

lượng, Trường không những phải đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo, mà còn

cần đánh giá chất lượng đầu ra và người tôt nghiệp. Ngay từ năm đầu tiên có SV tôt

nghiệp, Khoa Dược kết hợp với phòng ĐBCL của Trường đã tổ chức thông kê tỷ lệ

SV tôt nghiệp, thời gian hoàn thành chương trình, lượng SV tôt nghiệp xin được việc

làm cũng được thông kê và cập nhật thông qua sự kết nôi chặt chẽ với cựu SV.

Các hoạt động NCKH cho SV phù hợp với CĐR của ngành, các hướng nghiên

cứu ưu tiên của Khoa được nêu rõ và khuyến khích thực hiện.

Trường và Khoa đã xây dựng hệ thông thu thập và phân tích sự hài lòng của

các bên liên quan là cơ sở quan trọng cho việc cải tiến chương trình, hoạt động và chất

lượng của hệ thông đảm bảo chất lượng.

123

Tiêu chí 11.1. Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải

tiến chất lượng

1. Mô tả

Khoa Dược phôi hợp cùng với Phòng QLĐT, là đơn vị chuyên trách trong các

hoạt động kiểm soát dữ liệu đào tạo, để xác lập, theo dõi dữ liệu về công tác đào tạo

của khoa bao gồm: sô lượng SV đầu vào, tỉ lệ SV thôi học, sô lượng SV tôt nghiệp

hàng năm [H7.07.01.02], [H11.11.01.01]. Tất cả dữ liệu này được Phòng QLĐT quản

lý bằng hệ thông phần mềm quản lý thông tin đào tạo chuyên biệt, có độ tin cậy và

tính chính xác cao. Lãnh đạo Khoa, tổ thư ký của Khoa được cấp quyền truy cập hệ

thông quản lý dữ liệu đào tạo này [H11.11.01.02]. Mỗi học kỳ, thư ký Khoa được

phân công thực hiện việc trích xuất dữ liệu đào tạo từ phần mềm, lập bảng thông kê và

tiến hành phân tích [H6.06.07.02.d]. Đây là cơ sở dữ liệu để CVHT sử dụng trong quá

trình theo dõi và hỗ trợ cho SV và BCN Khoa sử dụng trong các báo cáo liên quan

[H11.11.01.03].

Bảng 11.1. Tỷ lệ người học hoàn thành chương trình đào tạo

(của 5 khoá gần nhất)

Năm học Số lượng toàn

khóa

Tỉ lệ % người học hoàn thành chương

trình trong thời gian

4 năm 5 năm Trên 5 năm

2013 787 0 65,3 34,7

2014 744 0 0 0

2015 784 0 0 0

2016 625 0 0 0

2017 1181 0 0 0

2018 981 0 0 0

Bảng 11.2. Tỷ lệ SV thôi học (của 5 khoá gần nhất)

Năm

học

Số lượng

toàn khóa

Tỉ lệ % người học thôi học trong thời gian

Năm

thứ nhất

Năm

thứ hai

Năm

thứ ba

Năm

thứ tư

Năm

thứ năm

2013 787 0,38 0,51 0,13 0,13 0

2014 744 0,54 0,54 0,27 0,14 0

124

2015 784 0,38 0,26 0,26 0,39 0

2016 625 0,64 0,48 0,16 0 0

2017 1181 0,25 0 0 0 0

2018 981 0,31 0 0 0 0

Năm 2018 là năm đầu tiên ngành Dược có SVTN với tỉ lệ 65,3% SV ngành tôt

nghiệp đúng hạn [H11.11.01.02], bên cạnh đó là tỉ lệ SV thôi học cũng được được xác

lập ở mức 1,15%. SV thôi học chủ yếu do các nguyên nhân sau: chuyển ngành, đi du

học, đi nghĩa vụ quân sự… thông tin về tỷ lệ tôt nghiệp và tỷ lệ thôi học trong 5 khóa

gần đây [H11.11.01.02].

Khi đôi sánh tỉ lệ thôi học và tôt nghiệp khóa 2013-2018 với một sô ngành đào

tạo của Trường thì kết quả khá khả quan [H11.11.01.04]. Tỉ lệ này cũng được giám

sát chặt chẽ để làm căn cứ cho các hoạt động cải tiến chất lượng CTĐT. Căn cứ kết

quả phân tích dữ liệu đào tạo ngành cùng với tình hình thực tế hàng năm, Ban chủ

nhiệm Khoa đã triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỉ lệ thôi học: tổ thư ký

rà soát tình hình học vụ của SV từng lớp [H11.11.01.05], CVHT tìm hiểu nguyên

nhân thôi học hay tôt nghiệp trễ tiến độ của SV qua đó kịp thời động viên, hỗ trợ SV

tiếp tục quá trình học tập; tư vấn SV phương pháp cải thiện kết quả học tập phù hợp

với từng trường hợp cụ thể; tổ chức các buổi đôi thoại giữa Ban chủ nhiệm Khoa với

SV [H4.04.01.03], [H8.08.03.04].

Bảng 11.3. Tỷ lệ SV tôt nghiệp

Khóa học Số lượng SV

Tỉ lệ % SV hoàn thành chương

trình trong thời gian

Đầu vào Tốt nghiệp < 5 năm 5 năm > 5 năm

2013-2018 787 514 0 65,3 34,7

2014-2019 744 0 0 0 0

2. Điểm mạnh

Ngay từ năm đầu tiên có khóa SV tôt nghiệp, Khoa Dược đã thông kê phân

tích dữ liệu và tiến hành đôi sánh với một sô ngành gần trong Trường. Khóa 2013 là

khóa học đầu tiên ĐH mà tỉ lệ thôi học thấp và tỉ lệ tôt nghiệp trong năm đầu khá cao.

125

3. Điểm tồn tại

Sô liệu SVTN của khóa 2013 tính trên sô lượng SV tôt nghiệp đúng hạn nên

chưa cao, chưa có so sánh sô liệu SVTN và thôi học với một trường khác trong nước

đào tạo Dược.

Khoa chỉ mới có 1 khoá SV tôt nghiệp nên sô liệu thông kê chỉ mới dừng ở

việc đánh giá tỉ lệ SV tôt nghiệp đúng hạn chứ chưa đánh giá được tỉ lệ SV tôt nghiệp

của cả khoá.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2019, Khoa tiếp tục theo dõi, ghi nhận thêm các SV tôt nghiệp đợt sau

của khóa 2013 và khoá 2014 để có đánh giá toàn diện hơn.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 11.2. Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác lập, giám sát và đối sánh

để cải tiến chất lượng

1. Mô tả

Căn cứ quy chế đào tạo tín chỉ, thời gian đào tạo trung bình của trình độ ĐH

ngành Dược là 5 năm, thời gian đào tạo tôi đa cho phép là 8 năm [H3.03.01.01], theo

đó, Khoa định hướng thực hiện việc xác lập thời gian đào tạo trung bình của từng

khóa [H11.11.02.01]. Tính đến hết năm học 2018-2019, Khoa Dược có khóa

2013-2018 là Khóa đầu tiên tôt nghiệp nên cần thời gian để có cơ sở tính thời gian tôt

nghiệp trung bình. Nguyên nhân là do SV chưa hoàn thành yêu cầu các CĐR về ky

năng mềm, chứng chỉ ngoại ngữ và một sô HP chuyên ngành [H11.11.01.03]. Theo

đó, Khoa cũng nâng cao vai trò CVHT để thông báo SV chủ động hoàn thành các

môn ky năng và ngoại ngữ cũng như tư vấn, hướng dẫn phương pháp học tập hiệu quả

các HP chuyên ngành để SV có thể tôt nghiệp đúng tiến độ. Khoa thực hiện việc xác

lập và giám sát chặt chẽ dữ liệu về thời gian tôt nghiệp trung bình của các khóa SV

ngành Dược để làm căn cứ cho các hoạt động cải tiến chất lượng đào tạo của Khoa.

2. Điểm mạnh

Khoa đã bước đầu có những thông kê phân tích dữ liệu SVTN đôi sánh với các

ngành gần trong khôi sức khỏe

3. Điểm tồn tại

126

Năm 2018 là năm đầu tiên có SV tôt nghiệp nên chưa có cơ sở tính thời gian

tôt nghiệp trung bình và cũng chưa thể đôi sánh với các đơn vị khác.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2019, Khoa tiếp tục hỗ trợ SV để SV có thể hoàn thành chương trình đào

tạo và có căn cứ xác lập, đôi sánh thời gian tôt nghiệp trung bình.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 11.3. Tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để

cải tiến chất lượng

1. Mô tả

CTĐT ngành Dược học được xây dựng nhằm mục đích tạo ra những SV tôt

nghiệp sẵn sàng đảm nhận nhiều vai trò như nhân viên - chuyên viên y tế, trưởng bộ

phận, quản lý tại các doanh nghiệp trong và ngòai nước hoạt động trong ngành công

nghiệp dược phẩm nói riêng và lĩnh vực khoa học sức khỏe nói chung, ngoài ra còn có

thể tham gia giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng về Dược. Khoa Dược quan

tâm và coi trọng việc SV sau khi tôt nghiệp ra trường sớm có việc làm, đúng ngành

nghề đào tạo, thu nhập phù hợp, môi trường làm việc ổn định. Tỉ lệ SV có việc làm

đúng ngành đào tạo sau khi tôt nghiệp là một chỉ sô quan trọng thể hiện chất lượng

của quá trình đào tạo, vì vậy Ban chủ nhiệm Khoa luôn quan tâm giám sát và đôi sánh

dữ liệu này [H10.10.06.02], [H11.11.03.01].

Năm 2018, Trường triển khai thực hiện việc theo dõi tỉ lệ người học có việc

làm sau tôt nghiệp một cách có hệ thông bằng việc xây dựng Quy trình thực hiện khảo

sát trong đó nêu rõ việc khảo sát tỉ lệ SV có việc làm sau khi tôt nghiệp dưới 12 tháng.

Qua đó giúp Khoa Dược xác định biện pháp cải tiến chất lượng đào tạo một cách phù

hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp [H10.10.06.01], [H10.10.06.03]. Tại

thời điểm tôt nghiệp đã có 55,68% SV tôt nghiệp có việc làm và sau thời gian ngắn

khoảng 6 tháng, Khoa sẽ thông qua kênh CVHT và ban liên lạc cựu SV để nhận được

thông tin phản hồi từ SVTN về việc làm [H11.11.03.01].

2. Điểm mạnh

Tỷ lệ SV tôt nghiệp có việc làm của CTĐT ngành Dược học khóa 13 là

55,68%, trong đó có 7 SV sau khi tôt nghiệp đạt các yêu cầu trong tuyển dụng được

giữ tại trường làm việc.

127

3. Điểm tồn tại

Khoa chỉ mới có 1 khoá SV tôt nghiệp nên sô liệu thông kê chỉ dừng ở việc

đánh giá tỉ lệ có việc làm của một phần SV tôt nghiệp chứ chưa đánh giá được tỉ lệ SV

tôt nghiệp của cả khoá.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2019, Khoa Dược xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác giám sát và khi

có dữ liệu bổ sung của khóa SV 2013 thì sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và đôi sánh với

các ngành trong và ngoài Trường nhằm không ngừng cải tiến chất lượng của CTĐT.

5. Tự đánh giá: Đạt (4/7).

Tiêu chí 11.4. Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của người học

được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng

1. Mô tả

Các kết quả NCKH của Khoa Dược từ GV, SV Khoa Dược luôn được xác lập

và giám sát đôi sánh để cải tiến. Hoạt động NCKH của người học tại khoa được triển

khai với nhiều hình thức phong phú và có hiệu quả nhờ (i) nguồn ngân sách hỗ trợ từ

Trường [H11.11.04.01] và (ii) định hướng của Hội đồng KH&ĐT Khoa Dược chỉ

đạo và hướng dẫn thực hiện nghiêm túc họat động NCKH.

SV tham gia NCKH trong các đề tài SV NCKH cấp Trường, đề tài khóa luận

tôt nghiệp, qua các cuộc thi Eureka, Khởi nghiệp… [H4.04.02.08], [H4.04.02.02].

Sản phẩm từ các hoạt động NCKH từ người học là tiêu chí quan trọng thể hiện chất

lượng đào tạo của Khoa. Bên cạnh đó, thông qua việc đôi sánh với các trường đào tạo

Dược trong và ngoài nước, Khoa sẽ cân đôi và điều chỉnh hoạt động NCKH của SV

cho phù hợp với xu thế phát triển chung của các trường đại học lớn cũng như của

ngành Dược hiện nay.

Bảng 11.4. Bảng đôi sánh về hoạt động NCKH của người học

Khoa Dược

Trường

ĐH NTT

Trường ĐH

Dược Hà Nội*

Khoa Dược

Trường ĐH Y

Dược Huế**

Sô lượng người học tham gia đề tài

cấp NN (từ 1 đến 3 đề tài) 0 9 Không có số liệu

Sô lượng người học tham gia đề tài

cấp Bộ (từ 1 đến 3 đề tài) 0 53 Không có số liệu

128

Sô lượng người học tham gia đề tài

cấp trường (từ 1 đến 3 đề tài) 42 52 Không có số liệu

Sô giải thưởng nghiên cứu khoa

học, sáng tạo 1 26 7

Sô bài báo được đăng, công trình

được công bô 16 124 40

*Từ năm 2011-2016 từ báo cáo tự đánh giá năm 2016

**Từ 2013-2018 (https://www.huemed-univ.edu.vn/khoa-duoc-sckhcn-c149)

2. Điểm mạnh

Đề tài NCKH SV đa dạng lĩnh vực và theo hướng thực hành, phù hợp với đặc

thù của ngành nghề.

3. Điểm tồn tại

Sô lượng SV thực hiện hoạt động NCKH chưa nhiều vì Khoa Dược cũng mới

có SVTN khóa đầu tiên vào năm 2018.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2019-2020, nhằm nâng cao tỷ lệ SV NCKH và đa dạng lĩnh vực

nghiên cứu, Tổ NCKH của Khoa Dược xây dựng kế hoạch kết hợp với trường và các

Viện/trung tâm khác trong và ngoài trường nhằm hỗ trợ GV, SV trong khoa về các

hoạt động NCKH. Ngoài ra, bộ môn Quản trị Doanh nghiệp Dược triển khai các hoạt

động tập huấn Khởi nghiệp đến SV để định hướng cho SV thực hiện các đề tài NCKH

mà sản phẩm nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn liên quan đến ngành nghề.

5. Tự đánh giá: Đạt (5/7).

Tiêu chí 11.5. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối

sánh để cải tiến chất lượng

1. Mô tả

Chất lượng của CTĐT thể hiện qua mức độ hài lòng của các bên liên quan về

CTĐT đó. Khoa Dược phôi hợp chặt chẽ cùng với Phòng ĐBCL, Phòng QLĐT các

phòng ban chức năng tiến hành các cuộc khảo sát để xác định mức độ hài lòng của các

bên liên quan hàng năm. Cụ thể, trong mỗi học kỳ, SV đang tham gia các lớp HP của

CTĐT ngành Dược học đều nhận được phiếu khảo sát về mức độ hài lòng của người

học đôi với chất lượng hoạt động giảng dạy; mỗi năm SV được khảo sát chất lượng

các dịch vụ hỗ trợ đào tạo của Trường [H4.04.02.12], [H7.07.03.01], [H9.09.02.13],

129

[H9.09.03.11]. Thông tin từ các phiếu khảo sát đều được tổng hợp, xử lý và phân tích

[H10.10.05.02]. Kết quả khảo sát được công bô công khai trong toàn Trường. Căn cứ

kết quả các cuộc khảo sát này, Ban chủ nhiệm Khoa phân tích nguyên nhân và các

yếu tô ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của SV [H1.01.03.05]. Qua đó định hướng, đề

xuất biện pháp điều chỉnh các hoạt động đào tạo, hỗ trợ đào tạo nhằm cải tiến chất

lượng đào tạo, NCKH.

Từ năm 2014, Khoa đã xây dựng Hội đồng KH&ĐT cấp Khoa với các thành

viên bao gồm GV, chuyên gia và đại diện đến từ doanh nghiệp. Hội đồng Khoa học và

đào tạo với thành viên đến từ nhiều lĩnh vực giúp Khoa nhận được ý kiến tổng quan

góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo [H6.06.07.02.a].

Năm 2017, Khoa tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp để xây dựng chương trình

đào tạo theo CDIO và đã thu nhận được ý kiến phản hồi từ 40 doanh nghiệp

[H1.01.01.08.g]. Trong công tác đào tạo, Khoa thường xuyên gửi SV đến thực tập tại

các doanh nghiệp và nhận được nhận xét rất tôt từ doanh nghiệp (Nhà máy sản xuất

Dược phẩm, công ty Dược phẩm, viện - trung tâm và các cơ sở khám chữa bệnh, nhà

thuôc) [H4.04.02.04].

Tháng 12/2018, Trường thực hiện khảo sát sự mong đợi của GV cho những

hoạt động cải tiến. Kết quả cho thấy 90,6% GV đánh giá Trường có những thay đổi

tích cực, 75% người trả lời cho biết sẽ gắn bó lâu dài với Trường. Nhà trường thực

hiện về những thay đổi của Trường trong thời gian qua, những thay đổi trong các hoạt

động đào tạo, NCKH, hợp tác quôc tế, nhân sự, chăm sóc SV… [H10.10.05.02],

[H11.11.05.01], [H11.11.05.02]. Điều này cũng thể hiện sự hài lòng của GV đôi với

môi trường làm việc.

2. Điểm mạnh

BCN Khoa rất quan tâm đến công tác ghi nhận ý kiến các bên có liên quan, đặc

biệt là ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp và các cơ sở y tế.

3. Điểm tồn tại

Chưa thực hiện khảo sát đánh giá sự hài lòng của đội ngũ GV đang làm việc tại

Trường.

4. Kế hoạch hành động

130

Năm 2019, Trường thực hiện khảo sát đánh giá sự hài lòng của GV đôi với

điều kiện làm việc tại Trường để làm cơ sở cho hoạt động cải tiến.

5. Tự đánh giá: Đạt (6/7).

Kết luận tiêu chuẩn 11

Chất lượng SV tôt nghiệp được quan tâm ngay từ thời điểm có khóa SV tôt

nghiệp đầu tiên Khoa Dược. Thông qua phản hồi từ doanh nghiệp cho thấy SV tôt

nghiệp nắm vững các kiến thức chuyên ngành, thành thạo các ky năng thực hành, có

thể tham gia vào thị trường lao động sau khi tôt nghiệp. Tỷ lệ SV tìm được việc làm

sau khi tôt nghiệp là cao, trong đó đa sô SV làm đúng ngành nghề được đào tạo. Các

bên liên quan hài lòng về CTĐT.

Tuy nhiên, để tăng tỷ lệ tôt nghiệp và giảm tỷ lệ thôi học của SV, BCN Khoa

Dược cần liên tục rà soát tiến độ học tập, có những cuộc đôi thoại đầu học kỳ nhắc

nhở SV hoàn thành các HP và các môn CĐR, giải quyết những nguyên nhân dẫn đến

việc SV thôi học hay chậm tiến độ. Bên cạnh đó, Trường và Khoa cần đẩy mạnh hoạt

động NCKH của SV, đồng thời tăng cường các hoạt động rèn luyện ky năng đẩy

mạnh hoạt động câu lạc bộ của Khoa gắn kết với hoạt động của ngành Dược giúp SV

đáp ứng tôt hơn yêu cầu của thị trường lao động.

Kết luận tiêu chuẩn 11

SV ngành Dược mới có khoá đầu tiên tôt nghiệp với tỉ lệ 65,3%. Tại thời điểm

tôt nghiệp, tỷ lệ 55,68% SV có việc làm, điều này chứng minh cho nguồn nhân lực do

Khoa cung cấp được thị trường lao động chấp nhận, đặc biệt có những SV đáp ứng

được các chương trình sau Đại học về Dược trong và ngoài nước.

Tồn tại của Khoa là hiện nay mới chỉ có 1 khóa SV tôt nghiệp nên chưa có sô

liệu để so sánh giữa các năm và với các trường khác. Đồng thời không có cơ sở để

tính thời gian tôt nghiệp trung bình. Hoạt động nghiên cứu khoa học của SV chưa

nhiều.

Hội đồng đánh giá chất lượng CTĐT ngành Dược học tự đánh giá 5 tiêu chí

đều đạt, trong đó tiêu chí còn lại là 11.1, 11.5 đạt 6 điểm, tiêu chí 11.2, 11.5 đạt 5

điểm và tiêu chí 11.3 đạt 4 điểm.

131

132

PHẦN III. KẾT LUẬN

1. Tóm tắt những điểm mạnh và những điểm cần phát huy của CTĐT của

cơ sở giáo dục

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Mục tiêu và CĐR của CTĐT ngành Dược học được xác định rõ ràng, phù hợp

với Tầm nhìn, Sứ mạng và chiến lược phát triển của Trường, của Khoa là đào tạo theo

hướng thực hành ứng dụng. Mục tiêu và CĐR được công bô công khai và định kỳ rà

soát, bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên quan nhằm

mục tiêu đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Dược.

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

Bản mô tả CTĐT ngành Dược học và đề cương các HP của CTĐT ngành

Dược học thể hiện đầy đủ các thông tin, công bô công khai, được rà soát, đánh giá và

điều chỉnh cho phù hợp với CTĐT.

Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

CTĐT ngành Dược học được thiết kế và xây dựng có cấu trúc hợp lý, mang

tính tích hợp cao với các HP có nội dung bao trùm CĐR của CTĐT. Sự điều chỉnh về

mặt cấu trúc CTĐT được căn cứ vào yêu cầu của BGDĐT, nhu cầu của nhà tuyển

dụng và có đôi sánh với các chương trình trong và ngoài nước. Sự thay đổi theo xu

hướng: mang tính liên ngành và đào tạo gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

Triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục của Trường, của Khoa được tuyên bô rõ

ràng trên website của Trường, website của khoa và được phổ biến tới tất cả các bên

liên quan, đặc biệt là tới GV và SV.

Hoạt động giảng dạy của GV linh hoạt, đa dạng. Môi trường dạy và học thân

thiện, có sự hợp tác, hỗ trợ và cởi mở tạo sự năng động cho SV. Khoa có phương pháp

và chiến lược giảng dạy rõ ràng, lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện cho SV

nâng cao năng lực tự học, tinh thần sáng tạo, giúp SV tự rèn luyện, nâng cao kiến

thức, phát huy ý thức học tập suôt đời.

Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học

Hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học bám sát các yêu cầu của

chuẩn đầu ra. Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học theo CTĐT

133

ngành Dược học của Khoa Dược rất rõ ràng, công khai, minh bạch và được thông báo

công khai, rộng rãi tới người học thông qua website, Sổ tay SV, ĐCCT và được nhắc

nhở trực tiếp tại lớp vào buổi học đầu tiên và cuôi cùng của môn học. Đề thi đảm bảo

độ tin cậy, đúng quy trình bảo mật phù hợp với chuẩn đầu ra môn học, thang điểm chi

tiết, rõ ràng, đảm bảo công bằng và chính xác.

Trường có hệ thông thông phần mềm quản lý nên kết quả học tập của người

học được thông báo kịp thời, được lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn.

Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

Trường và Khoa có các văn bản, quy định rõ ràng cho công tác quy hoạch đội

ngũ GV. Công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, phát triển đội ngũ GV

của Trường và Khoa cụ thể, đáp ứng nhu cầu của GV, phù hợp với chiến lược phát

triển của nhà trường. Trường đã nhanh nhạy áp dụng cơ chế đào tạo đặc thù dành cho

ngành dược, đã thu hút và tận dụng được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi,

giàu kinh nghiệm đến từ các Viện, trường Đại học và các công ty Dược, đảm bảo và

nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên hỗ trợ tại Trường ĐH NTT có năng lực và đáp ứng được sự

hài lòng của người học. Năng lực của đội ngũ nhân viên hỗ trợ được xác định và được

đánh giá thường xuyên với các tiêu chí rõ ràng. Hoạt động đánh giá năng lực nhân

viên hỗ trợ công bằng, công khai và phù hợp với quy định của Trường. Dưới sự chỉ

đạo của BGH, Khoa và các phòng, ban và trung tâm trực thuộc, Trường không ngừng

nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhằm ĐBCL của công tác hỗ trợ

trong quá trình đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

Trường/Khoa có chính sách tuyển sinh và đề án tuyển sinh rõ ràng, được cập

nhật, đầy đủ thông tin và được công bô công khai, rộng rãi, với đa dạng hình thức.

Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học rõ ràng, được đánh giá khách quan,

minh bạch, có nhiều lợi thế và theo đúng các quy định chung.

Trường và Khoa phôi hợp có nhiều biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để

hỗ trợ việc học tập của SV, có quy trình và hệ thông cảnh báo học vụ để giám sát kết

quả học tập và rèn luyện của SV theo từng học kỳ. Trường và Khoa đã rất có nhiều

134

biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt cho người

học thông qua hệ thông CVHT, lãnh lạo đơn vị, Ban cán sự lớp, Bí thư, Chi hội SV,

các sân chơi, câu lạc bộ và các hình thức thi đua, khen thưởng.

Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Trường trang bị cơ sở vật chất, hệ thông CNTT đáp ứng nhu cầu giảng dạy,

học tập và NCKH, chú trọng đến người khuyết tật, có bộ phận chức năng kiểm tra,

giám sát, sửa chữa phòng học, phòng làm việc, hội trường... nên luôn giữ được chất

lượng ổn định. Năm 2016 Tổ chức QS đã đánh giá cơ sở vật chất của Trường đạt 5/5

sao theo QS Ratings. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thư viện hỗ trợ bạn

đọc khai thác hiệu quả các nguồn tài liệu phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học;

PTN Khoa Dược được đầu tư và trang bị cơ sở vật chất đồng bộ, các trang thiết

bị, máy móc được cung cấp bởi hãng nổi tiếng, cập nhật các phiên bản mới nhất giúp

SV tiếp cận được với những thiết bị tiên tiến theo xu hướng phát triển của các PTN

hiện nay.

Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng

Trường có hệ thông thu thập thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên

quan để sử dụng cho quá trình thiết kế và phát triển CTĐT. Đặc biệt có sự gắn kết

giữa doanh nghiệp và Khoa trong việc đào tạo, hỗ trợ việc thực hành, thực tập cho

SV, phù hợp với định hướng ứng dụng – thực hành của Trường. Việc thiết kế và phát

triển CTDH được thiết lập trên cơ sở mục tiêu đào tạo rõ ràng tạo ra CTDH có tính

khoa học, chính xác, quá trình dạy học hợp lý. Phương pháp đánh giá kết quả học tập

của người học theo hướng định hướng năng lực thực hành, sát với yêu cầu thực tế của

doanh nghiệp

Các hội thảo Khoa học và bài viết đều lấy ngành Dược làm trung tâm, gắn kết

phục vụ chăm sóc sức khỏe làm các trường hợp nghiên cứu, nên mang tính thực tiễn

và ứng dụng cao tại Khoa. Khoa có cơ sở vật chất hạ tầng cho công tác thực hành,

thực tập, tạo môi trường học tập phù hợp yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động.

Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra

Ngay từ năm có với khóa đầu tiên có SV tôt nghiệp, Khoa Dược đã thông kê

phân tích dữ liệu và tiến hành đôi sánh với một sô ngành gần trong Trường. BCN

135

Khoa rất quan tâm đến công tác ghi nhận ý kiến các bên có liên quan, đặc biệt là ý

kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp và các cơ sở y tế.

Đề tài NCKH của GV và SV đa dạng chủ đề và theo hướng thực hành, phù hợp

với đặc thù của ngành nghề.

2. Tóm tắt những điểm tồn tại và những vấn đề cần cải tiến chất lượng của

CTĐT của cơ sở giáo dục

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Việc khảo sát lấy ý kiến của cựu SV về CĐR chưa thực hiện cũng như việc

khảo sát lấy ý kiến của cựu SV, doanh nghiệp nhận SV đã tôt nghiệp làm việc hoạt

động trong lĩnh vực Dược, đội ngũ GV và người học vừa bắt đầu thực hiện vì CTĐT

ngành Dược học mới có sinh viên tôt nghiệp năm 2018.

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

ĐCCT chỉ được công bô nội bộ cho SV thông qua account Trường hoặc qua

mạng wifi của Trường. Danh mục TLTK của một sô HP chỉ mới có những tài liệu

trong nước mà chưa có tài liệu nước ngoài.

Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

CTDH 2013-2016 xây dựng hướng nội dung, CTDH từ 2017 xây dựng theo

hướng năng lực.

Một sô HP đại cương chưa được triển khai lấy ý kiến các bên liên quan.

Khoa chưa xây dựng lộ trình học tập riêng cho các SV có nhu cầu học vượt.

Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

Triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo của Trường và Khoa được công khai trên

website và các bên liên quan. Tuy nhiên vẫn chưa đánh giá được hiệu quả của hoạt

động vận dụng triết lý giáo dục vào việc triển khai hoạt động dạy học.

Một sô SV năm nhất chưa thật sự thích nghi với phương pháp dạy và học đổi

mới ở bậc đại học, do đó chưa chú trọng vào việc học để tiếp thu kiến thức và tự trao

dồi, nghiên cứu thêm cho SV.

Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học

Ngân hàng câu hỏi đề thi trắc nghiệm của một sô HP chưa nhiều. Đáp án đề thi

chưa công cô công khai trước SV.

136

Mặc dù đã thực hiện gửi kết quả học tập của SV cho phụ huynh theo từng học

kỳ. Tuy nhiên, một sô thông tin liên hệ của SV cung cấp không chính xác nên kết quả

chưa được đưa đến phụ huynh kịp thời.

Một sô trường hợp khiếu nại liên quan đến nhiều phòng ban nên thời gian xử

lý còn chậm trễ.

Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

Sô lượng GV đã tham gia các chương trình đào tạo sau Đại học ở nước ngoài

về công tác tại Khoa chưa nhiều. Hiện nay, cách thức tuyển dụng đang áp dụng chung

cho toàn trường, nên khó trong việc thu hút nguồn nhân lực cho ngành đặc thù. Năng

lực GV chưa có sự đánh giá đầy đủ từ các bên liên quan.

Từ năm 2013 đến nay, các GV của Khoa tham gia NCKH nhiều tuy nhiên các

bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quôc tế chưa phản ánh đúng tiềm năng NCKH

của GV, bên cạnh đó, công trình NCKH chưa được chuyển giao KHCN. Các hoạt

động phục vụ cộng đồng của GV cơ hữu còn chưa phong phú.

Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên

Do quy định về tuyển sinh của BGDĐT thay đổi nên việc phân tích và dự báo

nguồn nhân lực của các đơn vị còn khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển dụng

nhân sự chung của Nhà Trường và với cơ chế chính sách chung toàn trường nên chưa

thu hút vị trí công việc hiện nay.

Năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của nhân viên hỗ trợ ở các đơn vị

chưa đồng đều. Nhân viên chưa chủ động tìm kiếm các khóa tập huấn ngoài nhà

trường để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Chưa có tiêu chí đánh giá để khen thưởng kịp thời. Các đầu việc tại Khoa

nhiều nhưng chưa được tính giờ chuẩn theo quy định hiện hành.

Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

Trường chưa có phân tích nhu cầu ngành nghề trong khu vực và quôc tế cũng

như chưa mở rộng phương thức tuyển sinh theo những hình thức mới như phỏng vấn

thí sinh và viết bài luận về ngành nghề.

Vì đào tạo theo hình thức tín chỉ nên việc sắp xếp lịch sinh hoạt CVHT còn

khó khăn. Sô lượng SV Khoa tham gia các CLB còn ít.

137

Khuôn viên cơ sở 1 nằm khu vực trung tâm thành phô nên việc đầu tư mảng

xanh chưa nhiều.

Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Một sô phòng học lý thuyết còn bô trí theo cách ngồi học truyền thông nên

chưa tạo được sự linh hoạt cho SV khi học nhóm, thảo luận nhóm.

Tài liệu tham khảo nước ngoài cho các HP cơ sở ngành và chuyên ngành Dược

còn chưa nhiều. Một sô HP chỉ mới có tài liệu trong nước mà không có tài liệu nước

ngoài.

Các thiết bị thuộc lĩnh vực sinh học phân tử, nghiên cứu tế bào/ung thư, theo

dõi và kiểm soát chất lượng thuôc chỉ mới đáp ứng cho việc giảng dạy và nghiên cứu

cơ bản.

GV chưa khai thác hết các tính năng của phần mềm nội bộ.

Do vị trí nằm ở trung tâm thành phô nên cơ sở 1 của Trường thiếu diện tích cho

không gian cây xanh.

Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng

Công tác lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan về quy trình thiết kế và phát

triển CTĐT đang được áp dụng chung cho toàn trường, nên còn khó khăn khi áp dụng

cho riêng Khoa Dược. Khoa chưa xây dựng được kênh trực tuyến lấy ý kiến phản hồi

của các bên liên quan. Việc thực hiện khảo sát đôi với cựu SV về điều chỉnh CTĐT

chưa thực hiện vì Khoa mới có một khóa SV tôt nghiệp năm 2018.

Trong hoạt động NCKH, hội nghị/ hội thảo khoa học do Khoa chủ trì chưa liên

kết tổ chức ở quy mô khu vực và quôc tế.

Hệ thông wifi đã phủ sóng tất cả các cơ sở của Trường, tuy nhiên, một sô thời

điểm SV truy cập với sô lượt lớn khiến hệ thông bị quá tải.

Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra

Năm 2018 là năm đầu tiên có SV tôt nghiệp nên chưa có cơ sở tính thời gian

tôt nghiệp trung bình. Sô liệu SVTN của khóa 2013 tính trên sô lượng SV tôt nghiệp

đúng hạn và tỉ lệ có việc làm tính tại thời điểm tôt nghiệp nên chưa cao.

Cũng vì lý do trên, sô lượng SV thực hiện hoạt động NCKH chưa nhiều, bên

cạnh đó, Khoa cũng chưa ghi nhận được ý kiến phản hồi từ cựu sinh viên.

138

Chưa thực hiện khảo sát đánh giá sự hài lòng của đội ngũ GV đang làm việc tại

Trường.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Từ năm học 2019-2020, Khoa đang tiến hành lấy ý kiến phản hồi của SV của

Khoa tôt nghiệp khoá 2013-2018 và các nhà tuyển dụng SV sau khi tôt nghiệp về các

nội dung cụ thể của mục tiêu để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của

ngành Dược trong giai đoạn mới.

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

Từ năm học 2019-2020, Khoa lên kế hoạch rà soát lại ĐCCT và cập nhật thêm

các tài liệu tham khảo nước ngoài. Đồng thời, Khoa từng bước công khai ĐCCT rộng

rãi cho các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

Năm học 2019-2020, Khoa Dược định kỳ lấy ý kiến của cựu SV, doanh nghiệp

và hiệp hội ngành nghề để làm cơ sở điều chỉnh CTDH theo hướng năng lực nghề

nghiệp phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội.

Khoa sẽ phôi hợp với các phòng ban chức năng có liên quan lên kế hoạch lấy ý

kiến các bên liên quan về các HP đại cương để có những điều chỉnh phù hợp nhất.

Khoa lên kế hoạch xây dựng lộ trình học tập riêng cho các SV có nhu học

vượt, rút ngắn thời gian hoàn thành CTĐT.

Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

Khoa Dược sẽ khảo sát ý kiến của SV tôt nghiệp, cựu SV, nhà tuyển dụng để

hiểu được mức độ vận dụng triết lý giáo dục vào hoạt động dạy và học.

Năm 2019-2020, trong các buổi sinh hoạt đầu khóa, Khoa sẽ lồng ghép vào đó

việc thảo luận về phương pháp dạy và học đổi mới cho SV năm đầu để SV nắm bắt và

thay đổi tư duy theo cách thức học tập trong môi trường đại học. Tại Khoa, hệ thông

CVHT hỗ trợ hiệu quả cho SV tiếp cận với phương pháp dạy và học mới ở bậc đại

học.

Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học

139

Khoa Dược lập kế hoạch tăng sô câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi HP lên 1000

câu, đồng thời công bô công khai đáp án và giải đáp thắc mắc trước SV theo đúng quy

định 761/QĐ-NTT của Trường.

Khoa sẽ tăng cường cập nhật lại thông tin liên hệ mới nhất của SV và phụ

huynh để thực hiện gửi kết quả học tập của SV tới phụ huynh được kịp thời và chính

xác.

Khoa và các phòng ban liên quan thông nhất rút ngắn thời gian giải quyết cho

các trường hợp khiếu nại đặc biệt.

Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

Từ năm học 2019-2020, Khoa Dược kiến nghị có cơ chế phù hợp để nhằm thu

hút nguồn nhân lực giỏi được đào tạo tại nước ngoài, như phôi hợp giới thiệu ứng

viên có thâm niên công tác từ các đơn vị hoạt động lĩnh vực Dược. Khoa Dược tăng

cường hợp tác quôc tế để có những suất học bổng phù hợp đưa GV đi bồi dưỡng và

học tập tại các nước.

Khuyến khích các GV đăng tải kết quả các công trình khoa học lên các tạp chí

quôc tế có uy tín, mở rộng hợp tác với doanh nghiệp trong công tác NCKH và chuyển

giao công nghệ.

Khoa sẽ tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn thể để tổ chức các hoạt động

phục vụ cộng đồng đa dạng hơn.

Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên

Từ năm học 2019-2020, trong quy hoạch về nhân sự, Trường cần có những

chính sách cụ thể để dự trù cho những thay đổi từ yếu tô khách quan. Phòng TCNS

lên kế hoạch và đưa ra các giải pháp để đánh giá năng lực công việc trên KPI. Từ đó

có chế độ chính sách cho phù hợp với năng lực của từng cá nhân.

Phòng TCNS tiếp tục triển khai các hoạt động bổ trợ năng lực tiếng Anh và tin

học thông qua các buổi tập huấn, thi năng lực nội bộ. Khoa và trường xây dựng cơ chế

khuyến khích việc tham gia tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên.

Phòng TCNS lên kế hoạch và đưa ra các giải pháp để đánh giá năng lực công

việc trên KPI. Từ đó có chế độ chính sách cũng như xem xét khen thưởng cho phù

hợp với năng lực của từng cá nhân.

Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

140

Từ năm học 2019-2020, Khoa và Trường có kế hoạch thực hiện phân tích nhu

cầu ngành nghề trong khu vực và quôc tế để làm căn cứ phục vụ công tác tuyển sinh.

Từ giai đoạn 2020 trở đi, Trường sẽ mở rộng thêm nhiều phương thức tuyển sinh mới

để tăng chất lượng thí sinh tham gia đăng ký ngành học

Khoa tăng cường hình thức sinh hoạt CVHT trực tuyến qua hệ thông Eporfolio

để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát kết quả học tập của SV; giới thiệu thông tin

các CLB đến với SV qua CVHT, đến tân SV qua tuần sinh hoạt đầu khóa.

Trường đã và đang đầu tư thêm các chậu cây xanh, các tiểu cảnh giúp tạo môi

trường cảnh quan thuận lợi cho việc học tại trường.

Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Năm 2019, Khoa đã và đang phôi hợp cùng Ban Xây dựng cơ bản, Ban Mua

sắm trang thiết bị phôi hợp với các cơ sở thiết kế lại các phòng học và bô trí trang thiết

bị cho phù hợp các lớp học theo hình thức học nhóm, thảo luận nhóm.

Khoa phôi hợp với thư viện lựa chọn các giáo trình, tài liệu tham khảo ngoại

văn của các nhà xuất bản ngoài nước nhằm đảo bảo việc cập nhật tài liệu mới.

Tiếp tục lập kế hoạch mở rộng, nâng cấp cơ sở thí nghiệm của Khoa.

Năm 2019, Khoa Dược đã được phòng Quản trị thông tin tập huấn hướng dẫn

và đang lên kế hoạch tập huấn chuyên sâu các tính năng của phần mềm nội bộ.

Trường đang lập kế hoạch triển khai bô trí thêm nhiều chậu cây xanh trong

khuôn viên cơ sở 1.

Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng

Khoa Dược căn cứ Chiến lược phát triển ngành Dược và theo Nghị định

111/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khôi ngành sức

khỏe có kế hoạch cải tiến xây dựng CTĐT phù hợp với yêu cầu. Khoa có kế hoạch

xây dựng kênh trực tuyến để lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên quan được thuận lợi

hơn. Từ năm học 2019-2020, Khoa lên kế hoạch khảo sát đôi với cựu SV làm cơ sở

cho việc cập nhật, điều chỉnh CTĐT.

Khoa Dược nâng cao vai trò của Tổ NCKH và Hợp tác quôc tế và đẩy mạnh

công tác NCKH trong khu vực và quôc tế. Khoa sẽ đề xuất với trường mua các phần

mềm rà soát việc trích dẫn tài liệu trong các bài đồ án và khóa luận của SV.

141

Năm 2019, Phòng Quản trị thông tin đang tiến hành rà soát và nâng cấp hệ

thông wifi để đảm bảo việc truy cập luôn ổn định.

Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra

Năm 2019, Khoa tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát theo dõi, ghi nhận thêm

các SV tôt nghiệp đợt sau của khóa 2013 để có (i) căn cứ xác lập, đôi sánh thời gian

tôt nghiệp trung bình, (ii) đánh giá tỉ lệ SV tôt nghiệp và (iii) tình hình việc làm của

SV toàn diện hơn, sau đó, tiến hành phân tích dữ liệu và đôi sánh với các ngành trong

và ngoài Trường nhằm không ngừng cải tiến chất lượng của CTĐT.

Để nâng cao tỷ lệ SV NCKH và đa dạng lĩnh vực nghiên cứu, Tổ NCKH của

Khoa Dược xây dựng kế hoạch kết hợp với trường và các Viện/trung tâm khác trong

và ngoài trường nhằm hỗ trợ GV, SV trong khoa về các hoạt động NCKH. Ngoài ra,

bộ môn Quản trị Doanh nghiệp Dược triển khai các hoạt động tập huấn Khởi nghiệp

đến SV để định hướng cho SV thực hiện các đề tài NCKH mà sản phẩm nghiên cứu

có thể ứng dụng vào thực tiễn liên quan đến ngành nghề

Trường thực hiện khảo sát đánh giá sự hài lòng của GV đôi với điều kiện làm

việc tại Trường để làm cơ sở cho hoạt động cải tiến.

4. Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá chương trình đào tạo Dược sĩ đại học

đánh giá theo Thông tư 04/2016

Tên cơ sở giáo dục: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Mã: NTT

Tên CTĐT: Dược học

Mã CTĐT: 7720201

Tiêu chuẩn,

tiêu chí

Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn

Chưa đạt Đạt Mức

trung

bình

Sô tiêu

chí đạt

Tỷ lệ sô

tiêu chí

đạt (%)

Tiêu chuẩn 1

5,00 3 100 Tiêu chí 1.1 5

Tiêu chí 1.2 5

Tiêu chí 1.3 5

Tiêu chuẩn 2

5,00 3 100 Tiêu chí 2.1 5

Tiêu chí 2.2 5

Tiêu chí 2.3 5

142

Tiêu chuẩn 3

5,00 3 100 Tiêu chí 3.1 5

Tiêu chí 3.2 5

Tiêu chí 3.3 5

Tiêu chuẩn 4

4,67 3 100 Tiêu chí 4.1 4

Tiêu chí 4.2 5

Tiêu chí 4.3 5

Tiêu chuẩn 5

4,60 5 100

Tiêu chí 5.1 5

Tiêu chí 5.2 5

Tiêu chí 5.3 4

Tiêu chí 5.4 4

Tiêu chí 5.5 5

Tiêu chuẩn 6

4,71 7 100

Tiêu chí 6.1 5

Tiêu chí 6.2 5

Tiêu chí 6.3 4

Tiêu chí 6.4 5

Tiêu chí 6.5 4

Tiêu chí 6.6 5

Tiêu chí 6.7 5

Tiêu chuẩn 7

4,80 5 100

Tiêu chí 7.1 4

Tiêu chí 7.2 5

Tiêu chí 7.3 5

Tiêu chí 7.4 5

Tiêu chí 7.5 5

Tiêu chuẩn 8

5,00 5 100

Tiêu chí 8.1 5

Tiêu chí 8.2 5

Tiêu chí 8.3 5

Tiêu chí 8.4 5

Tiêu chí 8.5 5

Tiêu chuẩn 9

5,00 5 100

Tiêu chí 9.1 5

Tiêu chí 9.2 5

Tiêu chí 9.3 6

Tiêu chí 9.4 4

143

* Ghi chú:

- Ghi bằng sô nguyên mức đánh giá cho từng tiêu chí.

- Mức đánh giá chung của tiêu chuẩn và CTĐT là trung bình sô học mức đánh

giá của các tiêu chí, tính đến 2 sô thập phân.

.............., ngày..... tháng..... năm 20...

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tiêu chí 9.5 5

Tiêu chuẩn 10

5,17 6 100

Tiêu chí 10.1 5

Tiêu chí 10.2 6

Tiêu chí 10.3 5

Tiêu chí 10.4 5

Tiêu chí 10.5 5

Tiêu chí 10.6 5

Tiêu chuẩn 11

5,00 5 100

Tiêu chí 11.1 5

Tiêu chí 11.2 5

Tiêu chí 11.3 4

Tiêu chí 11.4 5

Tiêu chí 11.5 6

Đánh giá chung CTĐT 4,90 50 100

144

PHẦN IV. PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

Thời điểm báo cáo: Tính đến ngày 20/2/2019

I. Thông tin chung về cơ sở giáo dục

1. Tên cơ sở giáo dục (theo Quyết định thành lập)

- Tiếng Việt: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

- Tiếng Anh: Nguyen Tat Thanh University

2. Tên viết tắt của cơ sở giáo dục

- Tiếng Việt: NTT

- Tiếng Anh: NTTU

3. Tên trước đây (nếu có): Cao đẳng Nguyễn Tất Thành

4. Cơ quan/Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Tp.Hồ Chí Minh

6. Thông tin liên hệ: Điện thoại: 19002039. Sô fax: (028) 3940 4759

7. E-mail: [email protected] Website: ntt.edu.vn

8. Năm thành lập cơ sở giáo dục (theo quyết định thành lập):

- Năm 2003, thành lập Trường Trung cấp Ky thuật – Bán công Nguyễn Tất Thành

với tiền thân là Trung tâm đào tạo công nhân ngành may theo Quyết định sô

39/QĐ-TH ngày 5/6/1999

- Năm 2005, Trường Trung cấp Ky thuật – Bán công Nguyễn Tất Thành được

nâng cấp thành Trường Cao đẳng theo Quyết định sô 4198/QĐ-BGDĐT ngày

5/8/2005 của BGDĐT.

- Năm 2011, thành lập Trường Đại học Nguyễn Tất Thành theo Quyết định sô

621/QĐ-TTg ngày 26/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 2012 (bậc Đại học)

10. Thời gian cấp bằng tôt nghiệp cho khoá I: 2016

11. Loại hình cơ sở giáo dục:

Công lập Bán công Dân lập Tư thục

Loại hình khác (đề nghị ghi rõ).............................................................

145

II. Thông tin chung về đơn vị thực hiện chương trình đào tạo

12. Tên Khoa/Bộ môn thực hiện CTĐT (theo Quyết định thành lập)

- Tiếng Việt: Khoa Dược

- Tiếng Anh: Faculty of Pharmacy

13. Tên viết tắt của Khoa/Bộ môn thực hiện CTĐT:

- Tiếng Việt: không có

- Tiếng Anh: không có

14. Tên trước đây (nếu có): không có

15. Tên CTĐT

- Tiếng Việt: Dược học

- Tiếng Anh: Pharmacy

16. Mã CTĐT: 7720201

17. Tên trước đây của CTĐT (nếu có): không có

18. Địa chỉ của Khoa/Bộ môn thực hiện CTĐT: cơ sở 300A, Nguyễn Tất Thành,

phường 13, quận 4, TPHCM.

19. Sô điện thoại liên hệ: (028) 71.080.889 – 322, 339

20. Email: Website: http://duoc.ntt.edu.vn/

21. Năm thành lập Khoa/Bộ môn (theo Quyết định thành lập): 2008 (sô

232/2008/QĐ-PHC của Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành, ký ngày 08/08/2008)

22. Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I (của CTĐT): 2013

23. Thời gian cấp bằng tôt nghiệp cho khóa I (của CTĐT): 2018

III. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực hiện chương trình đào tạo

24. Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của đơn vị thực hiện

CTĐT (nêu tóm tắt các giai đoạn phát triển, tổng sô ngành, chương trình, ... quan hệ

hợp tác, thành tích nổi bật).

Khoa Dược là một trong những khoa trọng điểm của khôi ngành Sức khỏe thuộc

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Khoa Dược ra đời từ Quyết định số

232/2008/QĐ-PHC do Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành ký ngày

08/08/2008 với chức năng đào tạo Dược sĩ trung cấp. Ngày 18/08/2011, Bộ Giáo dục

và Đào tạo ra Quyết định số 3381/QĐ-BGDĐT ký ngày 18/08/2011, Khoa được phép

146

đào tạo Dược sĩ cao đẳng. Năm 2013, việc đào tạo Dược sĩ Đại học do Bộ Giáo dục và

Đào tạo lại một lần nữa đưa Khoa Dược bước sang một trang mới.

Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, Khoa Dược đã đạt được những thành

tích nổi bật về:

- Chương trình đào tạo: được tổ chức xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ

Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế quy định và tham khảo nhiều chương trình tiên tiến

của các trường hàng đầu đào tạo lĩnh vực dược cùng khôi ngành trong cả nước,

thay đổi nội dung phù hợp với thực tế, theo yêu cầu của xã hội với sự giám sát và

hỗ trợ về chuyên môn của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành.

- Đội ngũ giảng viên và nhân viên: đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy với

80% cán bộ giảng dạy có trình độ sau và trên đại học, với 267 người gồm 5 GS, 12

PGS, 48 TS, 157 ThS, 45 Dược sĩ Đại học và cử nhân các cấp, trong đó hiện có 5

cán bộ đang theo học nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài, 8 GV và cán bộ,

công nhân viên đang học cao họ, 20 dược sĩ trung cấp làm việc tại các PTN đã và

đang theo học các khóa liên thông đại học.

- Cơ sở vật chất: khoa có tổng sô 28 PTN cho 15 bộ môn với nhiều thiết bị máy móc

hiện đại. Ngoài ra, Khoa cũng có một vườn cây dược liệu riêng với trên 120 loại

cây thuôc phục vụ cho các môn học chuyên ngành.

- Liên kết doanh nghiệp: Khoa phôi hợp với nhiều nhà thuôc, công ty dược, bệnh

viện trong thành phô để SV thực tập, hỗ trợ tôt nghề nghiệp cho SV sau khi ra

Trường. Cho đến nay, để SV có cơ hội trải nghiệm trong suôt quá trình học tại

Trường và có cơ hội tìm được việc làm sau khi tôt nghiệp, Khoa Dược đã liên kết

với 1 bệnh viện tuyến trung ương (Bệnh viện thông nhất), 14 bệnh viện tuyến

quận, huyện của thành phô và hơn 30 nhà thuôc tư nhân, nhà thuôc trong hệ thông

chuỗi bán lẻ.

- Nghiên cứu khoa học: tính đến tháng 06 năm 2019, Khoa đã có 03 đề tài cấp Bộ, 99

đề tài GV cấp Trường và 22 đề tài SV. Ngoài ra, GV cũng tham gia viết bài cho các

báo, tạp chí trong và ngoài nước, đã có nhiều bài nghiên cứu được đăng trên các tạp

chí chuyên ngành như Tạp chí Dược học, Tạp chí Dược liệu, Tạp chí Công nghệ

sinh học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,…Nhiều bài báo nghiên cứu được chọn

báo cáo ở Hội nghị Khoa học toàn quôc, Hội nghị khoa học quôc tế và đăng ở các

147

tạp chí nước ngoài: International Journal of Applied Science and Technology,

American Journal of Environment Science, North American Journal of

Aquaculture, Journal of Plant Sciences,…

- Hợp tác quốc tế: Có các hoạt động tham gia hội thảo trong và ngoài nước, dự án

hợp tác với Anh,...

Để xây dựng Khoa Dược, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trở thành đơn vị

đào tạo nguồn nhân lực Dược có chất lượng, uy tín, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa

phương, quôc gia và khu vực, Khoa Dược tiếp tục (i) xây dựng đội ngũ cán bộ GV có

sô lượng và chất lượng theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, (ii) thúc đẩy phong

trào nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ ngoại ngữ của GV và SV, tìm kiếm và

nghiên cứu các đề tài thiết thực phục vụ công tác đào tạo của Nhà trường, phục vụ

cộng đồng xã hội và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, (iii) gắn kết với doanh nghiệp

và các viện nghiên cứu nhằm tạo ra nguồn dược sĩ có chất lượng, (iv) đẩy mạnh liên

kết đào tạo trong và ngoài nước, (v) đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang

thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và làm việc, và (vi) quản lý hoạt động giảng

dạy và học tập theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong và ngoài nước.

25. Cơ cấu tổ chức hành chính của cơ sở giáo dục và đơn vị thực hiện CTĐT

a. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

148

b. Cơ cấu tổ chức của Khoa Dược – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

26. Danh sách Ban lãnh đạo cơ sở giáo dục và danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chôt của

đơn vị thực hiện CTĐT.

(Riêng Ban lãnh đạo đơn vị thực hiện CTĐT ghi đầy đủ cả cấp trưởng, phó, còn lại

các bộ phận khác chỉ ghi cấp trưởng).

TT Các bộ phận Họ và tên Năm

sinh

Học vị, chức danh, chức

vụ Email

Ban lãnh đạo cơ sở giáo dục

1. Ban Giám hiệu Nguyễn Mạnh

Hùng 1952

PGS.TS, Hiệu trưởng kiêm

Bí thư Đảng ủy [email protected]

2. Ban Giám hiệu Trần Ái Cầm 1975 TS, Phó Hiệu trưởng

thường trực [email protected]

3. Ban Giám hiệu Nguyễn Văn

Thanh 1942 GS.TS, Phó Hiệu trưởng [email protected]

4. Ban Giám hiệu Trần Thị Hồng 1956 PGS.TS, Phó Hiệu trưởng [email protected]

5. Ban Giám hiệu Hoàng Hữu

Dũng 1983 TS, Phó Hiệu trưởng [email protected]

Đơn vị thực hiện CTĐT

I. Lãnh đạo chủ chốt của đơn vị

1. Khoa Dược Nguyễn Văn

Thanh 1942

GS.TS, Phó Hiệu trưởng

kiêm Trưởng Khoa Dược [email protected]

2. Khoa Dược Nguyễn Thanh

Nghĩa 1976 ThS, Phó Khoa Dược [email protected]

II. Các tổ chức Đảng, Đoàn TN, Công đoàn, Hội

1. Đoàn khoa

Nguyễn

Hoàng Thảo

My

1991 ThS, Bí thư [email protected]

2. Công Đoàn Đoàn Trần Ái

Thy 1974 ThS, Tổ trưởng [email protected]

149

3. Tổ chức Đảng Nguyễn Hữu

Khánh Quan 1984

ThS, Bí thư Chi bộ Sinh

viên 1 Khoa Dược [email protected]

4. Tổ chức Đảng Huỳnh Tân 1987 ThS, Bí thư Chi bộ Sinh

viên 2 Khoa Dược [email protected]

III. Các phòng, ban

1. Phòng Tổ chức

Nhân sự

Huỳnh Trọng

Trí 1982 ThS, Q.Trưởng phòng [email protected]

2. Phòng Quản lý

Đào tạo

Nguyễn Lan

Phương 1981 TS, Trưởng phòng [email protected]

3. Phòng Đảm bảo

chất lượng

Nguyễn Thị

Anh Đào 1983 ThS, Trưởng phòng [email protected]

4. Phòng Công tác

sinh viên Nguyễn Tấn Ý 1988 ThS, Trưởng phòng [email protected]

5. Phòng Khoa học

công nghệ

Bạch Long

Giang 1983 PGS.TS, Trưởng phòng [email protected]

6. Phòng Thanh tra

giáo dục Thái Văn Cư 1956

Cử nhân (CN), Trưởng

phòng [email protected]

7. Phòng Quản trị

thông tin Trần Bình Hậu 1984 CN, Trưởng phòng [email protected]

8. Phòng Quản trị

thiết bị

Nguyễn Mạnh

Hưng 1957 CN, Trưởng phòng [email protected]

9. Phòng Liên kết

đào tạo

Tào Thị Lan

Phương 1974 ThS, Trưởng phòng [email protected]

10. Phòng Kế toán Võ Minh Hải 1970 CN, Trưởng phòng [email protected]

11. Phòng Kế hoạch –

Tài chính Lê Văn Vượng 1955 CN, Trưởng phòng [email protected]

12. Phòng Hợp tác

quôc tế

Lê Quang

Khánh 1980 ThS, Trưởng phòng [email protected]

13. Phòng Truyền

thông&Marketing

Bùi Quang

Trung 1981 ThS, Trưởng phòng [email protected]

14. Phòng Quan hệ

doanh nghiệp và

Việc làm SV

Nguyễn Thanh

Phương 1965 ThS, Trưởng phòng [email protected]

15. Trung tâm Tư vấn

tuyển sinh

Nguyễn Trần

Như Quỳnh 1980 CN, Giám đôc [email protected]

16. Trung tâm Thông

tin – Thư viện

Trần Thị Thúy

Kiều 1980 ThS, Giám đôc [email protected]

17. Trung tâm Khảo

thí

Nguyễn Hồng

Thản 1987 ThS, Phó Giám đôc [email protected]

18. Trung tâm Dịch

vụ và Quản lý ký

túc xá

Nguyễn Kim

Quỳ 1951 CN, Giám đôc [email protected]

19. Viện Đào tạo

quôc tế

Nguyễn Tuấn

Anh 1970 TS, Viện Trưởng [email protected]

20. Viện E-learning Trần Hoàng

Cẩm Tú 1986 ThS, Viện Trưởng [email protected]

IV. Các bộ môn

1. Vi sinh – Ký sinh

trùng

Nguyễn Thị

Ngọc Yến 1988 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

2. Dược liệu Phan Thiện Vy 1989 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

3. Thực vật Dược Võ Thị Ngọc

My 1983 TS, Trưởng BM [email protected]

4. Hóa dược Phan Thị 1985 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

150

Thanh Thủy

5. Hóa phân tích –

Vô cơ Lê Hải Đường 1968 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

6. Dược lâm sàng Nguyễn Hữu

Khánh Quan 1984 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

7. Hóa hữu cơ – Hóa

lý Ngô Thị Châu 1986 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

8. Bào chế – Công

nghiệp Dược

Chế Quang

Minh 1990 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

9. Kiểm nghiệm Nguyễn Đăng

Khoa 1986 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

10. Quản lý Dược Nguyễn Thị

Xuân Liễu 1986 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

11. Hóa sinh – Độc

chất

Võ Hồng

Trung 1984 TS, Trưởng BM [email protected]

12. Dược lý Võ Thị Thu Hà 1985 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

13. Anh Tin – Dược Huỳnh Tân 1987 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

14. Y học cơ sở Lê Thị Thu

Hương 1986 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

15. Quản trị doanh

nghiệp Dược

Ngô Ngọc Anh

Thư 1985 ThS, Q. Trưởng BM [email protected]

V. Tổ chuyên môn

1. Tổ Thư ký Đoàn Trần Ái

Thy 1974 ThS, Tổ trưởng [email protected]

2.

Tổ Nghiên cứu

khoa học và Hợp

tác quôc tế

Võ Thị Ngọc

My 1983 TS, Tổ trưởng [email protected]

3. Tổ Thiết bị Dương Đình

Chung 1988 DS, Tổ trưởng [email protected]

4. Tổ Đảm bảo chất

lượng

Nguyễn Thanh

Nghĩa 1976 ThS, Tổ trưởng [email protected]

27. Các ngành/chuyên ngành đào tạo của đơn vị thực hiện CTĐT:

Sô lượng chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: không

Sô lượng chuyên ngành đào tạo thạc sĩ: không

Sô lượng ngành đào tạo đại học: 01, gồm 3 định hướng chuyên ngành

Sô lượng ngành đào tạo cao đẳng: 01

Sô lượng ngành (chuyên ngành) đào tạo khác (đề nghị nêu rõ): 0

(Đơn vị thực hiện CTĐT cần có cơ sở dữ liệu các ngành, chuyên ngành đào tạo

theo bậc học để cung cấp thông tin cho mục 27).

28. Các loại hình đào tạo của đơn vị thực hiện CTĐT (đánh dấu x vào các ô tương

ứng)

Có Không

Chính quy

Không chính quy

Từ xa

151

Liên kết đào tạo với nước ngoài

Liên kết đào tạo trong nước

Các loại hình đào tạo khác (nếu có, ghi rõ từng loại hình)…………

29. Tổng sô các ngành đào tạo: 01

IV. Cán bộ, giảng viên, nhân viên của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo

30. Thông kê sô lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên của đơn vị thực hiện CTĐT TT Phân loại Nam Nữ Tổng số

I Cán bộ cơ hữu1

Trong đó: 143 150 293

I.1 Cán bộ trong biên chế 0 0 0

I.2 Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và hợp

đồng không xác định thời hạn 143 150 293

II

Các cán bộ khác

Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm cả giảng

viên thỉnh giảng2)

65 61 126

Tổng số 208 211 419

(Đơn vị thực hiện CTĐT cần có cơ sở dữ liệu về cán bộ của đơn vị, bao gồm cả cơ

hữu và hợp đồng ngắn hạn. Từ cơ sở dữ liệu lấy ra các thông tin trên).

31. Thông kê, phân loại giảng viên

TT Trình độ, học vị,

chức danh

lượng

GV

GV cơ hữu

GV thỉnh

giảng

trong nước

GV

quôc tế

GV trong

biên chế

trực tiếp

giảng dạy

GV hợp đồng

dài hạn3 trực

tiếp giảng dạy

GV kiêm

nhiệm là

cán bộ

quản lý

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 Giáo sư 5 0 5 1 0 0

2 Phó Giáo sư 25 0 12 0 13 0

3 Tiến sĩ khoa học 0 0 0 0 0 0

4 Tiến sĩ 73 0 48 2 25 0

5 Thạc sĩ 228 0 157 14 71 0

6 Đại học 62 0 45 1 17 0

7 Cao đẳng 0 0 0 0 0 0

8 Trình độ khác 0 0 0 0 0 0

Tổng sô 393 0 267 18 126 0

(Khi tính số lượng các Tiến sĩ khoa học (TSKH), TS thì không bao gồm những giảng

viên vừa có học vị vừa có chức danh khoa học vì đã tính ở 2 dòng trên)

Tổng sô giảng viên cơ hữu = Cột (3) - cột (7) - cột (8) = 267 người

1Cán bộ cơ hữu là cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong biên chế và cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở

lên) hoặc cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Luật Lao động sửa đổi. 2Giảng viên thỉnh giảng là cán bộ ở các cơ quan khác hoặc cán bộ nghỉ hưu hoặc diện tự do được đơn vị thực

hiện chương trình đào tạo mời tham gia giảng dạy theo những chuyên đề, khoá học ngắn hạn hoặc theo các học

phần, thông thường được ký các hợp đồng thời vụ, hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm) theo quy định của Luật Lao

động sửa đổi. 3Hợp đồng dài hạn (sử dụng ở đây) bao gồm hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và hợp đồng không xác định

thời hạn.

152

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng sô cán bộ cơ hữu: 91,1%

32. Quy đổi sô lượng giảng viên của đơn vị thực hiện CTĐT theo quy định tại khoản

3, Điều 3 Thông tư sô 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo (nếu đơn vị có giảng viên có trình độ TSKH nhưng không có học hàm

thì tính ngang với Phó Giáo sư theo thứ tự như cột 3 trong bảng 32). Sô liệu bảng 32

được lấy từ bảng 31 nhân với hệ sô quy đổi (Ví dụ đối với trường đại học, học viện).

TT Trình độ, học

vị, chức danh

Hệ

quy

đổi

lượng

GV

GV cơ hữu

GV

thỉnh

giảng

GV

quôc

tế

GV quy

đổi

GV trong

biên chế

trực tiếp

giảng

dạy

GV hợp

đồng dài

hạn trực

tiếp giảng

dạy

GV kiêm

nhiệm là

cán bộ

quản lý

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

Hệ sô quy đổi 1,0 1,0 0,3 0,2 0,2

1 Giáo sư 5,0 5 0 4 1 0 0 21,5

2 Phó Giáo sư 3,0 25 0 12 0 13 0 43,8

3 Tiến sĩ khoa

học 3,0 0 0 0 0 0 0 0

4 Tiến sĩ 2 73 0 46 2 25 0 103,2

5 Thạc sĩ 1 228 0 144 14 71 0 162,1

6 Đại học 0,5 62 0 44 1 17 0 23,85

Tổng 393 0 267 18 126 0 354,45

Cách tính: Cột 10 = cột 3*(cột 5 + cột 6 + 0,3*cột 7 + 0,2*cột 8 + 0,2*cột 9)

33. Thông kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo trình độ, giới tính và độ tuổi (sô

người):

TT Trình độ / học vị

lượng,

người

Tỷ lệ

(%)

Phân loại theo

giới tính (ng) Phân loại theo tuổi (người)

Nam Nữ < 30 30-40 41-50 51-60 > 60

1 Giáo sư 5 1,9 4 1 0 0 0 0 5

2 Phó Giáo sư 12 4,5 7 5 0 1 1 2 8

3 Tiến sĩ khoa học 0 0 0 0 0 0 0 0 0

4 Tiến sĩ 48 18 36 12 0 24 5 11 8

5 Thạc sĩ 157 58,8 67 90 33 80 26 11 7

6 Đại học 45 16,8 23 22 35 8 1 1 0

Tổng 267 100 137 130 68 113 33 25 28

33.1. Tuổi trung bình của giảng viên cơ hữu: 39,15 tuổi

33.2. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng sô giảng viên cơ hữu

của đơn vị thực hiện CTĐT: 24,3%

33.3. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng sô giảng viên cơ hữu của

153

đơn vị thực hiện CTĐT: 58,8%

34. Thông kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo mức độ thường xuyên sử dụng ngoại

ngữ và tin học cho công tác giảng dạy và nghiên cứu

TT Tần suất sử dụng

Tỷ lệ (%) GV cơ hữu sử

dụng ngoại ngữ và tin học

Ngoại ngữ Tin học

1 Luôn sử dụng (trên 80% thời gian của công việc) 95%

2 Thường sử dụng (trên 60-80% thời gian của công việc) 30% 5%

3 Đôi khi sử dụng (trên 40-60% thời gian của công việc) 60%

4 Ít khi sử dụng (trên 20-40% thời gian của công việc) 10%

5 Hiếm khi sử dụng hoặc không sử dụng (0-20% thời gian của

công việc)

Tổng 100% 100%

V. Người học (chỉ tính số lượng người học của chương trình đào tạo)

35. Người học bao gồm học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Tổng sô người đăng ký dự tuyển vào CTĐT, sô người học trúng tuyển và nhập học

trong 5 năm gần đây (hệ chính quy):

Năm học

Sô thí

sinh

đăng ký

vào

CTĐT

(người)

trúng

tuyển

(người)

Tỷ lệ

cạnh

tranh

Sô nhập

học thực

tế

(người)

Điểm

tuyển đầu

vào/

thang

điểm

Điểm trung

bình của

sinh viên

được tuyển

Sô lượng

sinh viên

quôc tế

nhập học

(người)

2014 - 2015 2.075 1.173 1,7 744 16 17,5 0

2015 - 2016 2.250 1.301 1,7 784 18,75 19,5 10

2016 - 2017 1.936 590 3,2 625 17 17,5 7

2017 - 2018 2.874 2.040 1,4 1.181 16 17 4

2018 - 2019 2.927 2.156 1,3 981 16 17 14

36. Thông kê, phân loại sô lượng người học theo học CTĐT trong 5 năm gần đây các

hệ chính quy và không chính quy.

Đơn vị: người

Các tiêu chí 2014 - 2015 2015 – 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019

1. Nghiên cứu sinh 0 0 0 0 0

2. Học viên cao học 0 0 0 0 0

3. Sinh viên đại học

Trong đó:

Hệ chính quy 1.664 2.994 3.261 4.655 4.649

Hệ không chính quy 0 0 0 0 0

4. Sinh viên cao đẳng

154

Các tiêu chí 2014 - 2015 2015 – 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019

Trong đó:

Hệ chính quy 3.811 2.622 814 429 13

Hệ không chính quy 0 0 0 0 0

5. Học sinh TCCN

Trong đó:

Hệ chính quy 549 503 275 0 0

Hệ không chính quy 0 0 0 0 0

6. Khác…

37. Sô sinh viên quôc tế theo học CTĐT trong 5 năm gần đây:

Đơn vị: người

Năm học

2014 - 2015 2015 – 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019

Sô lượng (người) 0 10 7 4 14

Tỷ lệ (%) trên tổng sô

người học 0 1,2755 1,1200 0,3387 1,4271

38. Người học của CTĐT có chỗ ở trong ký túc xá/tổng sô người học có nhu cầu:

Các tiêu chí 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019

1. Tổng diện tích phòng ở (m2) 5112 5112 5112 5112 5112

2. Người học có nhu cầu về

phòng ở (trong và ngoài ký túc

xá) (người)

372 392 312 593 492

3. Người học được ở trong ký túc

xá (người) 212 209 192 345 318

4. Tỷ sô diện tích trên đầu người

học ở trong ký túc xá (m2/người) 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5

39. Sô lượng (người) và tỷ lệ (%) người học của CTĐT tham gia nghiên cứu khoa học

Năm học

2014 -

2015

2015 -

2016

2016 -

2017

2017 -

2018

2018 -

2019

Sô lượng (người) Chưa có Chưa có 40 20 20

Tỷ lệ (%) trên tổng sô sinh viên 0% 0% 6,4% 1,7% 2%

40. Thông kê sô lượng người học của CTĐT tôt nghiệp trong 5 năm gần đây:

Đơn vị: người

Các tiêu chí

Năm tôt nghiệp

2014 -

2015

2015 -

2016

2016 -

2017

2017 -

2018

2018 -

2019

1. Nghiên cứu sinh bảo vệ thành

công luận án tiến sĩ 0 0 0 0

2. Học viên tôt nghiệp cao học 0 0 0 0 0

3. Sinh viên tôt nghiệp đại học

Trong đó:

Hệ chính quy 0 514

155

Các tiêu chí

Năm tôt nghiệp

2014 -

2015

2015 -

2016

2016 -

2017

2017 -

2018

2018 -

2019

Hệ không chính quy 0 0 0 0 0

4. Sinh viên tôt nghiệp cao đẳng

Trong đó:

Hệ chính quy 487 530 929 742 387

Hệ không chính quy 0 0 0 0 0

5. Học sinh tôt nghiệp trung cấp

Trong đó:

Hệ chính quy 1.063 602 497 267 0

Hệ không chính quy 0 0 0 0 0

6. Khác…

(Tính cả những người học đã đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định nhưng đang chờ

cấp bằng)

41. Tình trạng tôt nghiệp của sinh viên hệ chính quy của CTĐT:

Các tiêu chí

Năm tôt nghiệp

2013 -

2014

2014 -

2015

2015 -

2016

2016 -

2017 2017 - 2018

1.Sô lượng người học tôt nghiệp

(người). 514

2.Tỷ lệ người học tôt nghiệp so với

sô tuyển vào (%). 65,3

3.Đánh giá của người học tôt nghiệp

về chất lượng CTĐT:

3.1. Tỷ lệ người học trả lời đã học

được những kiến thức và ky năng

cần thiết cho công việc theo ngành

tôt nghiệp (%).

Kiến thức: 45,39

Ky năng: 88,82

3.2. Tỷ lệ người học trả lời chỉ học

được một phần kiến thức và ky năng

cần thiết cho công việc theo ngành

tôt nghiệp (%).

Kiến thức: 11,84

Ky năng: 11,18

3.3. Tỷ lệ người học trả lời không học

được những kiến thức và ky năng cần

thiết cho công việc theo ngành tôt

nghiệp

Kiến thức: 42,76

Ky năng: 0

4. Người học có việc làm trong năm

đầu tiên sau khi tôt nghiệp: 55,68

4.1. Tỷ lệ người học có việc làm

đúng ngành đào tạo (%). 67,76

- Sau 6 tháng tôt nghiệp.

- Sau 12 tháng tôt nghiệp.

4.2. Tỷ lệ người học có việc làm gần

ngành đào tạo (%) 23,68

4.3. Tỷ lệ người học có việc làm trái

ngành đào tạo (%). 8,55

156

Các tiêu chí

Năm tôt nghiệp

2013 -

2014

2014 -

2015

2015 -

2016

2016 -

2017 2017 - 2018

4.4. Thu nhập bình quân/tháng của

người học có việc làm.

Dưới 3 triệu:

9,2%

Từ 3-5 triệu:

28,95%

Từ 5-7 triệu:

40,13%

Từ 7-10 triệu:

16,45%

Trên 10 triệu:

5,26%

5. Đánh giá của nhà tuyển dụng về

người học tôt nghiệp có việc làm

đúng ngành đào tạo:

5.1. Tỷ lệ người học đáp ứng yêu cầu

của công việc, có thể sử dụng được

ngay (%).

82%

5.2. Tỷ lệ người học cơ bản đáp ứng

yêu cầu của công việc, nhưng phải

đào tạo thêm (%).

18%

5.3. Tỷ lệ người học phải được đào

tạo lại hoặc đào tạo bổ sung ít nhất 6

tháng (%).

0%

Ghi chú:

- Người học tôt nghiệp là người học có đủ điều kiện để được công nhận tôt

nghiệp theo quy định, kể cả những người học chưa nhận được bằng tôt nghiệp.

- Người học có việc làm là người học tìm được việc làm hoặc tạo được việc

làm.

- Năm đầu tiên sau khi tôt nghiệp: 12 tháng kể từ ngày tôt nghiệp.

- Các mục bỏ trông đều được xem là cơ sở giáo dục/đơn vị thực hiện CTĐT

không điều tra về việc này.

VI. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

42. Sô lượng đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ của đơn

vị thực hiện CTĐT được nghiệm thu trong 5 năm gần đây:

TT Phân loại đề tài Hệ

sô**

Sô lượng

2015 2016 2017 2018 2019

Tổng

(đã quy

đổi)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Đề tài cấp NN 2,0 1 0 0 0 0 2

2 Đề tài cấp Bộ* 1,0 0 0 2 1 0 3

3 Đề tài cấp trường 0,5 4 5 32 62 57 80

4 Tổng 5 5 34 63 57 85

Cách tính: Cột 9 = cột 3*(cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8)

157

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước.

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh

giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng sô đề tài quy đổi: 85

Tỷ sô đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ (quy đổi)

trên cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT: 0,32

43. Doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của đơn vị thực hiện

CTĐT trong 5 năm gần đây:

TT Năm

Doanh thu từ

NCKH và chuyển

giao công nghệ

(triệu VNĐ)

Tỷ lệ doanh thu từ NCKH và

chuyển giao công nghệ so với

tổng kinh phí đầu vào của đơn

vị thực hiện CTĐT (%)

Tỷ sô doanh thu từ NCKH

và chuyển giao công nghệ

trên cán bộ cơ hữu

(triệu VNĐ/ người)

1 2014 3000 100 11,72

2 2015 0 0 0

3 2016 900 100 2,56

4 2017 200 0 0,58

5 2018 0 0 0

44. Sô lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia thực hiện đề tài

khoa học trong 5 năm gần đây:

Sô lượng đề tài

Sô lượng cán bộ tham gia

Ghi chú Đề tài cấp

NN

Đề tài cấp

Bộ*

Đề tài cấp

trường

Từ 1 đến 3 đề tài 1 3 99

Từ 4 đến 6 đề tài 0 0 0

Trên 6 đề tài 0 0 0

Tổng sô cán bộ tham gia 0 3 99

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước

45. Sô lượng đầu sách của đơn vị thực hiện CTĐT được xuất bản trong 5 năm gần

đây:

TT Phân loại sách Hệ

sô**

Sô lượng

2015 2016 2017 2018 2019 Tổng

(đã quy đổi)

1 Sách chuyên khảo 2,0 0 0 0 0 0 0

2 Sách giáo trình 1,5 1 0 0 0 0 1,5

3 Sách tham khảo 1,0 0 0 1 0 1 2

4 Sách hướng dẫn 0,5 0 1 0 21 0 11

5 Tổng 1 1 2 22 1 14,5

**Hệ sô quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh

giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng sô sách (quy đổi): 14,5

Tỷ sô sách đã được xuất bản (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,054

158

46. Sô lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia viết sách trong 5

năm gần đây:

Sô lượng sách

Sô lượng cán bộ cơ hữu tham gia viết sách

Sách chuyên

khảo

Sách giáo

trình

Sách tham

khảo

Sách hướng

dẫn

Từ 1 đến 3 cuôn sách 0 1 7 27

Từ 4 đến 6 cuôn sách 0 0 0 0

Trên 6 cuôn sách 0 0 0 0

Tổng sô cán bộ tham gia 0 1 7 27

47. Sô lượng bài của các cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT được đăng tạp chí

trong 5 năm gần đây:

TT Phân loại tạp chí

Hệ

sô**

Sô lượng

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng

(đã quy

đổi)

1 Tạp chí khoa học quôc tế 1,5 7 6 5 15 36 35 159

2 Tạp chí khoa học cấp

ngành trong nước

1,0 11 6 5 11 19 15 67

3 Tạp chí / tập san của cấp

trường

0,5 0 0 0 7 16 15 19

Tổng 18 12 10 33 71 65 245

**Hệ sô quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh

giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng sô bài đăng tạp chí (quy đổi): 245

Tỷ sô bài đăng tạp chí (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,92

48. Sô lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia viết bài đăng tạp chí

trong 5 năm gần đây:

Sô lượng cán bộ cơ hữu có bài báo

đăng trên tạp chí

Nơi đăng

Tạp chí khoa

học quôc tế

Tạp chí khoa học

cấp ngành trong

nước

Tạp chí / tập san

cấp trường

Từ 1 đến 5 bài báo 33 21 23

Từ 6 đến 10 bài báo 3 4 0

Từ 11 đến 15 bài báo 1 0 0

Trên 15 bài báo 0 0 0

Tổng sô cán bộ tham gia 37 25 23

49. Sô lượng báo cáo khoa học do cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT báo cáo

tại các hội nghị, hội thảo, được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu

trong 5 năm gần đây:

TT Phân loại hội thảo Hệ

sô**

Sô lượng

2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng (đã

quy đổi)

1 Hội thảo quôc tế 1,0 0 0 1 3 0 1 5

159

2 Hội thảo trong nước 0,5 3 1 0 0 0 0 2

3 Hội thảo cấp trường 0,25 0 0 0 5 0 0 1,25

4 Tổng 3 1 1 8 0 1 8,25

(Khi tính Hội thảo trong nước sẽ không bao gồm các Hội thảo của cơ sở giáo dục vì

đã được tính 1 lần)

**Hệ sô quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh

giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng sô bài báo cáo (quy đổi): 8,25

Tỷ sô bài báo cáo (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,03

50. Sô lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT có báo cáo khoa học tại các

hội nghị, hội thảo được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 5

năm gần đây:

Sô lượng cán bộ cơ hữu có báo cáo

khoa học tại các hội nghị, hội thảo

Cấp hội thảo

Hội thảo

quôc tế

Hội thảo

trong nước

Hội thảo ở

trường

Từ 1 đến 5 báo cáo 2 3 5

Từ 6 đến 10 báo cáo 0 0 0

Từ 11 đến 15 báo cáo 0 0 0

Trên 15 báo cáo 0 0 0

Tổng sô cán bộ than gia 2 3 5

(Khi tính Hội thảo trong nước sẽ không bao gồm các Hội thảo của trường)

51. Sô bằng phát minh, sáng chế được cấp

Năm học Sô bằng phát minh, sáng chế được cấp

(ghi rõ nơi cấp, thời gian cấp, người được cấp)

2014-2015 0

2015-2016 0

2016-2017 0

2017-2018 0

2018-2019 0

52. Nghiên cứu khoa học của người học

52.1. Sô lượng người học của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia thực hiện đề tài khoa

học trong 5 năm gần đây:

Sô lượng đề tài

Sô lượng người học tham gia

Ghi

chú Đề tài cấp

NN

Đề tài cấp

Bộ*

Đề tài cấp

trường

Từ 1 đến 3 đề tài 0 0 42 0

Từ 4 đến 6 đề tài 0 0 0 0

Trên 6 đề tài 0 0 0 0

Tổng sô người học tham gia 0 0 42 0

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước

52.2. Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên:

160

(Thống kê các giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo, các bài báo, công trình được

công bố)

TT Thành tích nghiên cứu

khoa học

Sô lượng

2015 2016 2017 2018 2019

1 Sô giải thưởng nghiên cứu

khoa học, sáng tạo 0 1 0 0 0

2 Sô bài báo được đăng,

công trình được công bô 0 0 0 14 2

VII. Cơ sở vật chất, thư viện

42. Tổng diện tích đất sử dụng của cơ sở giáo dục (tính bằng m2): 825944

43. Tổng diện tích đất sử dụng của đơn vị thực hiện CTĐT (tính bằng m2): 20452,9

44. Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau (tính bằng m2):

- Nơi làm việc: 132,48 Nơi học: 19520,42 Nơi vui chơi giải trí: 800

45. Diện tích phòng học (tính bằng m2)

- Tổng diện tích phòng học: 18751

- Tỷ sô diện tích phòng học trên người học chính quy: 4,29

46. Tổng sô đầu sách thuộc ngành đào tạo được sử dụng tại Trung tâm Thông tin –

Thư viện: 1042 nhan đề/ 9921 bản

Tổng sô đầu sách trong phòng tư liệu của đơn vị thực hiện CTĐT (nếu có): 74

47. Tổng sô máy tính của đơn vị thực hiện CTĐT:

- Dùng cho hệ thông văn phòng: 28 máy

- Dùng cho người học học tập: 300 máy

Tỷ sô máy tính dùng cho người học/người học chính quy: 0,069

VIII. Tóm tắt một số chỉ số quan trọng

Từ kết quả khảo sát ở trên, tổng hợp thành một sô chỉ sô quan trọng dưới đây:

1. Giảng viên:

Tổng sô giảng viên cơ hữu (người): 267

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng sô cán bộ cơ hữu (%): 91,1

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng sô giảng viên cơ hữu

của đơn vị thực hiện CTĐT (%): 24,3

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng sô giảng viên cơ hữu của

đơn vị thực hiện CTĐT (%): 58,8

2. Người học:

Tổng sô người học chính quy (người): 4367

Tỷ sô người học chính quy trên giảng viên: 13,3

Tỷ lệ người học tôt nghiệp so với sô tuyển vào (%): 65,3

3. Đánh giá của người học tôt nghiệp về chất lượng CTĐT:

Tỷ lệ người học trả lời đã học được những kiến thức và ky năng cần thiết cho

công việc theo ngành tôt nghiệp (%): Kiến thức: 45,39, ky năng: 88,82

Tỷ lệ người học trả lời chỉ học được một phần kiến thức và ky năng cần thiết

cho công việc theo ngành tôt nghiệp (%): Kiến thức: 11,84, ky năng: 11,18

161

4. Người học có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tôt nghiệp:

Tỷ lệ người học có việc làm đúng ngành đào tạo (%): 67,76

Tỷ lệ người học có việc làm trái ngành đào tạo (%): 8,55

Thu nhập bình quân/tháng của người học có việc làm (triệu VNĐ): Dưới 3 triệu:

9,2%, từ 3-5 triệu: 28,95%, từ 5-7 triệu: 40,13%, từ 7-10 triệu: 16,45% và trên 10

triệu: 5,26%.

5. Đánh giá của nhà tuyển dụng về người học tôt nghiệp có việc làm đúng ngành đào

tạo:

Tỷ lệ người học đáp ứng yêu cầu của công việc, có thể sử dụng được ngay (%):

82

Tỷ lệ người học cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng phải đào tạo

thêm (%): 18

6. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

Tỷ sô đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ (quy đổi)

trên cán bộ cơ hữu: 0,32

Tỷ sô doanh thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ trên cán bộ cơ hữu: 7,14

Tỷ sô sách đã được xuất bản (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,015

Tỷ sô bài đăng tạp chí (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,92

Tỷ sô bài báo cáo (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,03

7. Cơ sở vật chất:

Tỷ sô máy tính dùng cho người học trên người học chính quy: 0,069 máy

Tỷ sô diện tích phòng học trên người học chính quy: 4,29

Tỷ sô diện tích ký túc xá trên người học chính quy: 2,5

162

Phụ lục 2. Quyết định thành lập Hội đồng TĐG, Ban thư ký và các Nhóm

công tác chuyên trách

163

164

165

166

167

168

169

170

171

Phụ lục 3. Kế hoạch tự đánh giá CTĐT

172

173

174