28
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TQUC DÂN --------------------------------- BÙI THTHU HÒA CƠ SỞ KHOA HC VÀ THC TIỄN ĐỊNH GIÁ NƯỚC TƯỚI: ỨNG DNG TI MT SHTHNG THY LI THUỘC LƯU VỰC SÔNG HNG - SÔNG THÁI BÌNH Chuyên ngành: Qun lý Kinh tế (Phân blực lượng sn xut và phân vùng kinh tế) Mã schuyên ngành: 62-34-04-10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - elb.lic.neu.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

---------------------------------

BÙI THỊ THU HÒA

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỊNH GIÁ

NƯỚC TƯỚI: ỨNG DỤNG TẠI MỘT SỐ HỆ THỐNG

THỦY LỢI THUỘC LƯU VỰC SÔNG HỒNG -

SÔNG THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

(Phân bổ lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế)

Mã số chuyên ngành: 62-34-04-10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2018

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ QUỐC DÂN

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Chân

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 2: TS Nguyễn Quang Phi, Trường Đại học Thủy lợi

Phản biện 3: TS. Đào Thế Anh,

Hội Khoa học Phát triển nông thôn Việt Nam

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Đại

học Kinh tế quốc dân

Vào hồi: 16h ngày 24 tháng 7 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Nhu cầu sử dụng nước hiện nay ngày càng đa dạng, phức tạp,

khiến công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên thay đổi theo hướng

coi nước như là một hàng hóa kinh tế, cần tính giá trị, và thực hiện

phương thức trao đổi như các hàng hóa khác bằng các công cụ kinh tế

như định giá. Luận án này nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực hành thử

nghiệm định giá nước tưới, ứng dụng tại một số hệ thống thuộc lưu

vực sông Hồng – sông Thái Bình, từ đó đề xuất các giải pháp cũng như

lộ trình thực hiện định giá trong điều kiện Việt nam hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về định giá nước

tưới, áp dụng ở một số hệ thống điển hình thuộc lưu vực sông Hồng –

sông Thái Bình. Cụ thể là (i) Xây dựng cơ sở khoa học định giá nước

tưới; (ii) Xây dựng và nghiên cứu thử nghiệm mô hình phân bổ và

định giá cũng như tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả nước tưới thực tế tại

một số hệ thống thuộc lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình; (iii) Đề

xuất giải pháp định giá nước hiệu quả trong điều kiện Việt nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận án là định giá nước tưới

khu vực đầu nguồn, đối với canh tác lúa. Ngoài ra, luận án cũng đề

cập định giá nước cho mục đích phát điện, tuy nhiên không được đề

cập chi tiết vì những hạn chế về quy mô của luận án ở một số hệ

thống con thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu phân tích

cơ sở lý thuyết và mô phỏng thực nghiệm các phương pháp định giá

tốt nhất thứ nhất và tốt nhất thứ nhì tại hệ thống Liễn sơn (hệ thống

2

tưới động lực) và Lô – Gâm (hệ thống tưới tự chảy), kết hợp nghiên

cứu mức sẵn lòng chi trả nước tưới thực tế tại 3 tỉnh Thái Nguyên,

Phú Thọ, Nam Định.

Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp định giá kết hợp với phân bổ nước tối ưu dựa

trên tiếp cận tối ưu hóa, bằng phần mềm lập trình tối ưu LINGO.

- Các phương pháp tính giá trị kinh tế tài nguyên nước như

phương pháp phần dư, phương pháp đánh giá giá trị ngẫu nhiên

(CVM)...

- Các phương pháp xác suất thống kê, kinh tế lượng để mô tả,

đo lường cũng như xác định quan hệ giữa các đại lượng.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Xây dựng thành công các mô hình định

giá nước tưới kết hợp với bài toán phân bổ nước hiệu quả cấp hệ

thống, bằng các phương pháp định giá tốt nhất thứ nhất và tốt nhất

thứ nhì. Đồng thời nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả nước tưới của

người sử dụng trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ cho bài toán định

giá trong thực tế.

- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu cho thấy tính khả thi khi sự

kết hợp đồng thời mô hình kinh tế và kỹ thuật, các kiến thức và công

cụ hiện đại như sử dụng lập trình tối ưu LINGO nhằm mô hình hóa

bài toán phân bổ và định giá nước hiệu quả, hỗ trợ cho công tác quy

hoạch và quản lý tài nguyên nước. Hơn nữa, những thông tin về tìm

hiểu mức sẵn lòng chi trả nước tưới và các nhân tố ảnh hưởng nhằm

cung cấp thông tin thực tế hơn cho người quản lý và ra quyết định khi

thực hành định giá nước tưới.

3

Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã xây dựng và ước lượng các giá trị đầu vào kinh

tế phục vụ cho bài toán định giá như lợi ích và chi phí cung cấp của

nước tưới và phát điện.

- Luận án đã xây dựng thành công phương pháp và mô hình

định lượng khi kết hợp bài toán phân bổ và định giá thực tế. Cụ thể,

luận án đã xây dựng mô hình định giá tốt nhất thứ nhất và tốt nhất thứ

nhì trong trường hợp năm điển hình và nhiều năm, ứng dụng tại hệ

thống tưới tự chảy và động lực thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình

với tiếp cận cân bằng cục bộ (PE) và cân bằng tổng thể (GE). Trên cơ

sở các kết quả mô phỏng định giá nước tưới, kết hợp với nghiên cứu ý

muốn chi trả nước tưới của người dân thực tế, luận án đã đề xuất ra các

giải pháp phù hợp trong điều kiện Việt nam hiện nay.

Cấu trúc luận án

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu định giá nước tưới

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu định giá nước tưới.

Chương 3:Phân tích các kết quả nghiên cứu mô hình mô

phỏng định giá nước tưới ở một số hệ thống con điển hình thuộc lưu

vực sông Hồng – Thái Bình.

Chương 4: Đề xuất giải pháp định giá nước hiệu quả đối với

các lưu vực sông.

Kết luận

4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐỊNH GIÁ

NƯỚC TƯỚI

1. Tổng quan kết quả nghiên cứu về định giá nước tưới và xác

định khoảng trống nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu định giá nước tưới

Định giá tốt nhất thứ nhất, tức theo chi phí cận biên thì phân

bổ sẽ đạt hiệu quả kinh tế như Dinar và các cộng sự (1997),

Johansson (2000). Tuy nhiên để thực hiện cách định giá này đòi hỏi

các điều kiện tất định như xác định được thị trường, thông tin đầy đủ,

không có độc quyền.... Để khắc phục những hạn chế của định giá tốt

nhất thứ nhất, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng với tính chất đặc thù

của ngành nước, định giá cần tính đến các ràng buộc khác liên quan

đến chính trị, xã hội, thể chế. Do đó, định giá cũng như phân bổ chỉ

đạt trạng thái gần tối ưu, tức là lựa chọn tốt thứ nhì (Mas- Collel,

Whinston và các cộng sự, 1995; Smith và Tsur, 1997; Johansson,

2000). Các công trình nghiên cứu đã ứng dụng các mô hình định

lượng để mô phỏng bài toán định giá và phân bổ dưới hai tiếp cận

cân bằng cục bộ (PE) và cân bằng tổng thể (GE), kết hợp với kỹ thuật

tối ưu hóa. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu xem xét

độc lập từng khía cạnh, chưa gắn kết đồng thời giữa mô hình định giá

và phân bổ cấp lưu vực.

Xác định khoảng trống nghiên cứu

Luận án kết hợp giữa mô hình kỹ thuật và mô hình kinh tế để

mô phỏng sự vận hành, hoạt động của hệ thống tài nguyên nước, làm

căn cứ cho định giá nước. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng

đồng thời cách xây dựng mô hình mô phỏng phân bổ hiệu quả tài

nguyên nước cấp lưu vực của Tang (1995), cùng với tiếp cận định giá

5

của Ramsey (1972), Tsur (2005) và Griffin (2006), để thực hiện định

giá theo cách tiếp cận tốt nhất thứ nhất và thứ nhì theo phân tích cân

bằng PE và GE bằng ngôn ngữ lập trình tối ưu LINGO. Về mặt lượng

hóa, sự kết hợp đồng nhất các mô hình, tiếp cận này áp dụng trong

điều kiện ở Việt nam chính là khoảng trống nghiên cứu của luận án.

Ngoài ra, luận án nghiên cứu ý muốn sẵn sàng chi trả để tìm

hiểu khả năng thanh toán thực tế, cũng như nhân tố ảnh hưởng đến

WTP của người dân. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp

định giá ứng dụng trong điều kiện thực tế tại Việt Nam.

_______________

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH GIÁ

NƯỚC TƯỚI

2.1 Khung nghiên cứu của luận án

Khung nghiên cứu của luận án được thể hiện như Hình 2.2.

2.2. Giá trị kinh tế của tai nguyên nước

2.2.1. Phương pháp xây dựng hàm cầu và giá trị sử dụng nước cho

các mục đích khác nhau

- Giá trị sử dụng nước tưới: Sử dụng phương pháp tính giá trị theo

phần dư của Young (2005).

- Giá trị sử dụng nước phát điện: được biểu diễn thông qua hai

quan hệ công suất tạo ra điện và cầu sử dụng điện năng (Laufer

và Morel-Seytoux, 1979). Các kết quả tính toán được kế thừa từ

Bùi Thị Thu Hòa (2012) và Đào Văn Khiêm (2014).

6

Hình 2.2. Khung nghiên cứu của luận án

2.2.2. Xây dựng hàm chi phí cung cấp nước

Để xây dựng các hàm TC, AC trên cơ sở xác định các cấu

phần chi phí của năm điển hình, bằng kỹ thuật mô phỏng ngẫu nhiên

SARIMA nước đến sẽ xây dựng được các kịch bản chi phí cũng như

khối lượng nước được cung cấp theo nguyên tắc phân bổ tối ưu. Từ

các kết quả mô phỏng này, bằng kỹ thuật hồi quy, kiểm định sẽ ước

lượng được hàm AC, TC cho toàn hệ thống cũng như từng mục đích

sử dụng nước khác nhau.

2.3. Phương pháp định giá nước tưới

2.3.1. Định giá theo chi phí cận biên

Nguyên tắc định giá theo chi phí cận biên được áp dụng dựa

trên mô hình cân bằng cục bộ (PE) trên cơ sở cân bằng cung cầu của

một thị trường nhất định bằng cách tối đa hóa phúc lợi xã hội ròng

(Johansson và các cộng sự. 2002). Để xây dựng mô hình PE, cần xây

7

dựng đường cầu tưới (Pd=a-bQ) và đường chi phí cung cấp

(Ps=c+dQ) của nước tưới, từ đó xây dựng hàm phúc lợi xã hội ròng

(NSW) từ nước tưới.

dQdQcdQbQaMaxNSW )()( (2.15)

Trên cơ sở cân bằng cung cầu, có thể xác định được giá cân bằng từ

mô hình trên *PPP Sd .

2.3.2. Định giá Ramsey

Để giải quyết bài toán định giá, luận án xét đến đặc điểm độc

quyền tác động như thế nào đến định giá hiệu quả, đây chính là cơ sở

dẫn đến định giá tốt nhất thứ nhì, định giá Ramsey, bảo đảm hòa vốn

cho nhà cung cấp, ở vị trí đường AC nhỏ nhất.

2.4. Mô hình tối ưu hóa định giá nước hiệu quả

Số liệu nghiên cứu: tác giả đã sử dụng hai dạng số liệu đầu

vào chính là số liệu theo thời gian, không gian và số liệu thể hiện

quan hệ, cụ thể: Đối với số liệu thời gian: gồm chuỗi số liệu khí

tượng thủy văn như nước đến, mưa, bốc hơi của từng hệ thống. Ví

dụ, đối với hệ thống Lô – Gâm, luận án đã sử dụng số liệu đầu vào

nước đến, mưa và bốc hơi ở năm điển hình (năm 2004) và 25 năm (từ

năm 1980-2004) để mô phỏng sự thay đổi của hoạt động cung cấp

nước cấp lưu vực; Số liệu không gian: gồm các số liệu về lưu vực

như đặc điểm tự nhiên, số liệu mạng lưới sông, hồ chứa (cao trình,

diện tích, dung tích hồ) (Phụ lục 3); Số liệu quan hệ: gồm các số liệu

mô tả quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng công thức toán học, như các

hệ số của phương trình đường cầu sử dụng nước các mục đích (Phụ

lục 1, 2), quan hệ giữa dung tích với diện tích mặt thoáng hồ chứa …

Xây dựng mô hình bài toán: Luận án tập trung chủ yếu dựa

vào nghiên cứu 2 hệ thống điển hình là hệ thống Lô - Gâm phục vụ

8

cho nhiều mục đích và hệ thống Liễn Sơn phục vụ nước tưới

là chủ yếu (trồng lúa).

Hàm mục tiêu: (2.21)

Trong đó: Bik(Wikt): là tổng lợi ích ròng lớn nhất từ việc sử

dụng khối lượng nước Wi của khu vực i tương ứng với mục đích sử

dụng k, tại thời điểm t (t tính theo tháng), lợi ích Bik(Wikt) tính theo

đơn vị triệu đồng. Như trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận

án, tác giả chủ yếu xét bài toán phân bổ tối ưu cho hai mục đích

chính là nước tưới và phát điện.

Xây dựng các điều kiện, rang buộc cho mô hình

- Điều kiện ràng buộc động, thể hiện cân bằng nước.

- Cân bằng tổng lượng nước hàng năm tương ứng với các

mục đích.

- Ràng buộc dung tích trữ nước tối thiểu và tối đa của hồ chứa.

- Ràng buộc thỏa mãn các yêu cầu của hạ du.

- Ràng buộc lượng nước tưới không vượt quá mức tưới đủ

của cây trồng (cây lúa).

- Ràng buộc mực nước bảo đảm cho nhà máy phát điện vận

hành: thông qua bảo đảm chiều cao cột nước phát điện.

Các ràng buộc khác sẽ được bổ sung tùy vào điều kiện cụ thể

của từng hệ thống. Trong luận án này, tác giả đã lập trình và giải

quyết bằng phần mềm LINGO16 để mô phỏng và giải quyết bài toán

định giá và phân bổ tối ưu tài nguyên nước.

2.5. Thu thập số liệu

Trong phần này tác giả trình bày cách thức thu thập số liệu

thứ cấp và sơ cấp.

9

- Số liệu thứ cấp: là số liệu đầu vào để chạy mô hình như số

liệu thủy văn gồm lượng mưa, bốc hơi, nước đến…, từ các báo cáo

của Viện Quy hoạch thủy lợi, địa phương, cổng thông tin điện tử.

- Số liệu sơ cấp: được thu thập từ điều tra thực tế, thông

qua thiết kế bảng hỏi, chọn mẫu (235 hộ trong số 6000 hộ), điều tra

trực tiếp nhằm tìm hiểu WTP cũng như nhận thức về quản lý nước

tưới thực tế.

2.6. Phân tích số liệu

- Phân tích kết quả chạy mô hình: dựa trên tiếp cận phân tích tối

ưu, mô phỏng ngẫu nhiên trên cơ sở bảo đảm cân bằng nước,

điều kiện tự nhiên từng lưu vực tương ứng các kịch bản khác

nhau như định giá nước trong mô hình “thị trường” nước tưới cục

bộ hay kết hợp với các mục đích sử dụng nước khác tại năm điển

hình hay nhiều năm…bằng phần mềm lập trình tối ưu LINGO.

- Phân tích số liệu điều tra: Thống kê tần suất và thống kê mô tả;

Hồi quy logistic để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến xác

suất trả lời sẵn lòng chi trả nước tưới.

2.7. Thể chế nganh nước

Nghiên cũng đề cập đến một số vấn đề thể chế nhằm tăng

tính khả thi của định giá trong thực hành, trước hết là vấn đề quyền

sở hữu. Quyền sở hữu tài nguyên nước trong Luật nước được quy

định là quyền sở hữu toàn dân, việc gán như vậy là quá rộng, khó

tính đến những đặc điểm và quyết định tiêu dùng khác nhau. Thứ hai,

luận án nghiên cứu tính chất độc quyền của ngành nước. Do vậy, để

thực hiện định giá thì các phân tích thể chế (thông qua luật, chính

sách, quản lý hành chính) ngành nước, cần được làm rõ để chỉ ra

những vướng mắc cần khắc phục.

10

2.8. Kết luận Chương 2

Trong chương này tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết các

phương pháp được tác giả sử dụng trong nghiên cứu, cụ thể: (i) Xác

định giá trị, chi phí cung cấp nước của các mục đích sử dụng (nước

tưới và phát điện); (ii) Xác định mức độ độc quyền của hệ thống; (iii)

Xây dựng mô hình phân bổ nước tối ưu; (iv) Ước lượng giá nước

theo phương pháp định giá tốt nhất thứ nhất (chi phí cận biên) và thứ

nhì (Ramsey); (v) Nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức sẵn lòng

chi trả nước tưới.

___________

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG ĐỊNH GIÁ NƯỚC TƯỚI

Ở MỘT SỐ HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐIỂN HÌNH THUỘC

LƯU VỰC SÔNG HỒNG – THÁI BÌNH

3.1. Giới thiệu một số hệ thống nghiên cứu con điển hình thuộc

lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình

Hệ thống thủy lợi Lô – Gâm: Mục đích chính của các hồ

chứa này có nhiệm vụ phát điện và tưới với hai nhà máy thủy điện

lớn là Thác Bà và Tuyên Quang, đặc điểm cung cấp nước tưới ở các

hệ thống này chủ yếu là tự chảy, do điều kiện địa hình tương đối dốc.

Hệ thống thủy lợi Liễn sơn, Vĩnh phúc: Là hệ thống chủ yếu

cung cấp nước tưới cho 23 khu tưới, điển hình chính là hệ thống tưới

động lực.

3.2. Ước lượng các giá trị sử dụng nước và chi phí cung cấp

nước

3.2.1. Ước lượng các giá trị sử dụng nước:

Trong phần này tác giả đã tính toán và ước lượng cầu sử

dụng nước tưới và phát điện, dựa trên phương pháp đã trình bày ở

Chương 2.

3.2.2. Ước lượng chi phí cung cấp nước

11

3.2 Mô phỏng bài toán phân bổ va định giá nước hiệu quả

3.2.1 Định giá tốt nhất thứ nhất – định giá theo chi phí cận biên

Áp dụng phương pháp định giá theo chi phí cận biên, với tiếp

cận PE cho hệ thống tưới Liễn sơn. Kết quả cho thấy 276 mức giá

bóng khác nhau của 23 khu tưới ở các thời điểm khác nhau trong

năm, khá thấp, trung bình khoảng 2.7 đồng/m3, thay đổi theo các mùa

vụ khác nhau.

Doanh thu tính theo giá bóng nước tưới chỉ đạt 725.25 triệu

đồng. Rõ ràng, với phương pháp tính giá theo chi phí cận biên, rất

khó thu hồi chi phí O&M của hoạt động cung cấp nước bởi tính chất

độc quyền trong ngành nước.

3.2.2 Định giá tốt nhất thứ nhì – Định giá Ramsey

Luận án đã nhận biết, phân tích, lượng hóa mức độ độc

quyền ảnh hưởng đến phương pháp định giá. Mức độ độc quyền ở cả

hai hệ thống cung cấp nước tưới đều mang tính độc quyền mạnh, nên

phương pháp định giá Ramsey – định giá tốt nhất thứ nhì được đề

xuất thực hiện. Luận án thực hiện tính toán cho 2 hệ thống nghiên

cứu, tương ứng với các kịch bản chi phí khác nhau.

3.2.2.1 Hệ thống Lô- Gâm

- Trường hợp thu hồi chi phí O&M:

+ Định giá Ramsey cho kết quả PR = 0.306 (ngàn đồng/m3)

hay PR=306 đồng/m3. Doanh thu tại mức sản lượng nước tưới tối ưu

của cả hệ thống 350 triệu m3, đạt 107 tỷ đồng.

+ Luận án cũng ước lượng giá nước Ramsey cho toàn hệ

thống, khi kết hợp đồng thời cả mục đích tưới và phát điện là 74

đồng/m3.

- Trường hợp thu hồi chi phí O&M và chi phí đầu tư ban đầu

+ Mức giá Ramsey thỏa mãn hòa vốn (AC=MB) là 0.374

ngàn đồng/m3 = 374 đồng/m

3. Doanh thu từ nước tưới toàn hệ thống

tại mức sản lượng tối ưu ứng với trường hợp trên 350 triệu m3 đạt

12

mức 130.9 tỷ đồng/năm. Tương tự cách thực hiện với nước tưới, tác

giả tính giá nước cho phát điện là 32.88 đồng/m3..

3.2.2.2 Hệ thống Liễn Sơn, Vĩnh Phúc

- Trường hợp thu hồi chi phí O&M

Hệ thống Liễn Sơn là dạng độc quyền mạnh. Theo định giá

Ramsey thì PR= 0.374 ngàn đồng/m3. Mức giá này cao hơn so định

giá chi phí cận biên (khoảng 3 đồng/m3). Doanh thu ứng với trường

hợp tính giá Ramsey khoảng 89 tỷ đồng, so với 726 triệu đồng khi

tính với mức giá cận biên.

- Trường hợp thu hồi chi phí O&M và chi phí đầu tư ban đầu

Định giá Ramsey trong trường hợp thu hồi cả chi phí O&M

và chi phí đầu tư ban đầu, thu được PR =0.4068 ngàn đồng/m

3 so với

PMC= 0.0027 ngàn đồng/m3. Với khối lượng nước phân bổ trung bình

là 239.63 triệu m3, thì doanh thu thu được từ tính giá Ramsey để thu

hồi O&M là 89.6 tỷ đồng/năm, và trường hợp thu hồi chi phí O&M

và chi phí đầu tư ban đầu là 97.5 tỷ đồng/năm.

3.2.3 So sánh các phương án định giá

- Luận án tiến hành so sánh định giá nước tưới với các

phương pháp tính giá khác nhau như định giá chi phí trung bình, định

giá dựa trên diện tích và định giá theo chi phí cận biên để thấy được

sự khác nhau giữa các tiếp cận này (Bảng 3.8).

Bảng 3.8: So sánh giá nước tưới giữa các phương pháp khác nhau

Hệ thống

Định giá

Ramsey

(thu hồi chi phí

O&M+ chi phí

đầu tư ban đầu,

đồng/m3)

Diện tích

Chi phí

trung bình (thu hồi chi

phí O&M+

chi phí đầu

tư ban đầu)

(đồng/m3)

Mức thu

NĐ67

Ngàn

đồng/

sào

Đồng/

m3

Ngàn

đồng/

vụ/ha

Đồng

/m3

Tự chảy Lô Gâm 374 32.85 139 393 1152 175

Động lực, Liễn

Sơn, Vĩnh Phúc

407 61.3 259 335 1399 212

Nguồn: Khảo sát và tổng hợp của NCS, 2017

13

Rõ ràng, với cách định giá theo chi phí trung bình hoặc diện

tích hay NĐ 67 chưa đủ để đạt được mục tiêu thu hồi chi phí cho các

hệ thống cung cấp nước hiện nay. Hơn nữa, hầu hết các cách tính đều

có sự khác biệt giữa hệ thống tưới tự chảy và động lực.

3.3. Nghiên cứu bai toán định giá nước với các kịch bản

khác nhau

3.3.1. Phân bổ nước nhiều năm, hệ thống Lô – Gâm

Luận án thực hiện mô phỏng phân bổ nước trong 15 năm, kết

quả cho thấy lợi ích từ nước tưới của toàn hệ thống khá ổn định, đạt

mức hơn 300 tỷ đồng/năm, tổng lượng nước phân bổ ở hệ thống Lô –

Gâm rất lớn, xấp xỉ trung bình 20 tỷ m3, chủ yếu xả nước cho mục

đích phát điện, với tổng lợi ích thô khoảng 3000 tỷ đồng/năm.

3.3.2. Phân bổ nước nhiều năm với nước đến ngẫu nhiên, hệ

thống Lô -Gâm

Giá nước tưới: Tổng hợp kết quả phân bổ nước tối ưu trong

15 năm, mức giá nước tưới Ramsey 252 đồng/m3 ứng với trường hợp

tính chi phí O&M và 337 đồng/m3 khi tính cả chi phí O&M và chi

phí đầu tư ban đầu.

Mối quan hệ giữa giá và lượng nước phân bổ trong 15 năm

tuân theo quy luật kinh tế, tức giá nước tưới cao khi khối lượng phân

bổ tới ưu giảm và ngược lại (Hình 3.20). Kết quả giá nước của năm

điển hình đều nằm trong khoảng tin cậy.

0.000

0.500

1.000

Năm

1

Năm

2

Năm

3

Năm

4

Năm

5

Năm

6

Năm

7

Năm

8

Năm

9

Năm

10

Năm

11

Năm

12

Năm

13

Năm

14

Năm

15

P(O&M)

Ngàn

đồng/m3

14

Hình 3.20: Kết quả mô phỏng giá và khối lượng nước tưới trong

15 năm trường hợp chỉ tính chi phí O&M va trường hợp tính chi

phí O&M va chi phí đầu tư (O&M+FC) Hệ thống Lô Gâm

Nguồn: Kết quả tổng hợp của NCS, 2017

Giá nước phát điện: Khối lượng nước phân bổ tối ưu dành

cho phát điện tương ứng kịch bản cho toàn hệ thống là 19000 triệu

m3, với mức giá trung bình 32 đồng/m

3.

Giá nước toàn hệ thống

Mức giá nước kỳ vọng tổng hợp chung của hệ thống 46

đồng/m3, sai số của kỳ vọng là 6 đồng/m

3 và độ lệch chuẩn 26

đồng/m3. Trường hợp 15 năm, lượng nước phân bổ tối ưu hệ thống

trung bình là 18570 triệu m3. Kết quả kỳ vọng khối lượng nước phân

bổ này gần với kết quả phân bổ nước trong trường hợp 15 năm tất

định xấp xỉ 20000 triệu m3. Điều này cho thấy các kết quả ở kịch bản

mô phỏng khá sát với trường hợp số liệu quan sát.

3.4. Nghiên cứu tình hình thực tế phí và quản lý nước tưới

ở Việt Nam

3.4.1. Các chính sách thủy lợi phí ở Việt Nam: được tóm tắt như

hình 3.23

0

200

400

600

Năm

1

Năm

2

Năm

3

Năm

4

Năm

5

Năm

6

Năm

7

Năm

8

Năm

9

Năm

10

Năm

11

Năm

12

Năm

13

Năm

14

Năm

15

Q (O&M) Q (O&M+FC)Triệu m3

15

Hình 3.23: Lịch sử phát triển chính sách thủy lợi phí ở Việt Nam

Chính sách thủy lợi phí đã thực hiện từ những năm 1949 đến

2003 với nhiều cách tính cũng như hình thức thu phí khác nhau.Trách

nhiệm của người quản lý cũng như người sử dụng được phân định rõ

ràng, người dân có quyền chủ động “lên tiếng” có ý kiến với những

dịch vụ nước được cung cấp. Tuy nhiên, sau khi miễn giảm thủy lợi

phí (từ năm 2007 đến nay), mặc dù Nhà nước đã có những điều chỉnh

về cách tính giá và làm giảm nhẹ gánh nặng chi phí cho người nông

dân, nhưng chính sách miễn giảm, cấp bù thủy lợi phí đã gây không ít

tranh luận từ nhiều góc độ khác nhau.

3.4.2. Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả nước tưới của người

tiêu dùng

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu khảo sát 235 hộ gia đình, tại

ba tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và Nam Định để tìm hiểu WTP nước

tưới. Kết quả tổng hợp điều tra cho thấy mức WTP trung bình người

nông dân sẵn sàng thanh toán xấp xỉ 52 ngàn đồng/sào/vụ, trong đó

khu vực tự chảy 32.5 ngàn đồng/sào/vụ (sai số chuẩn là 1.7 ngàn

đồng/sào/vụ) và 64 ngàn đồng/sào/vụ (sai số chuẩn là 2.2 ngàn

đồng/sào/vụ) đối với khu tưới động lực (Hình 3.26).

Khi thực hiện phỏng vấn người dân dưới dạng câu hỏi đóng,

phần lớn (61%) các hộ gia đình đồng ý sẵn trả trên mức 20,000

đồng/sào/vụ, chủ yếu ở các khu vực có hệ thống tưới động lực. Điều

đó chứng tỏ người dân sẵn sàng thanh toán phí nước tưới cao hơn so

với các mức phí hiện tại. Các kết quả này cũng khá khớp với điều tra

16

trực tiếp WTP, phần lớn người dân đều đưa ra các mức sẵn sàng

thanh toán cao hơn so với mức phí đang đóng.

Luận án cũng chỉ ra hai biến diện tích canh tác

(DIENTICH_TRONG) và năng suất vụ Xuân (NS_VX) tác động tích

cực đến WTP của người nông dân. Hàm hồi quy Binary Logistic

WTP như dưới đây:

𝐿𝑛𝑂0 = −5.179 + 0.026 ∗ 𝑁𝑆_𝑉𝑋 + 0.144 ∗ 𝐷𝐼𝐸𝑁𝑇𝐼𝐶𝐻_𝑇𝑅𝑂𝑁𝐺

Chiều tác động của các nhân tố năng suất và diện tích đất

trồng đến WTP khá phù hợp với nhiều nghiên cứu như Karthikeyan

(2009), hay Tang và các cộng sự (2013). Các kết quả nghiên cứu này

Hình 3.26: So sánh giá nước tưới tính toán va WTP

Nguồn: Tổng hợp của NCS, 2017

sẽ giúp cho người quản lý, người hoạch định chính sách có được

thông tin thực tế nhằm hỗ trợ công tác định giá trong thực hành.

3.5. Một số vấn đề thể chế khi thực hiện định giá

Thứ nhất, là quyền sở hữu. Quyền sở hữu được thể hiện dưới

nhiều hình thức như sở hữu nước, sở hữu các trang thiết bị tưới. Quyền

sở hữu được xác định rõ ràng, đồng nghĩa họ sẽ thể hiện đúng ý muốn

0.00

100.00

200.00

300.00

400.00

WTP điều tra

(ngàn

đồng/sào/vụ)

Giá nước tưới

(ngàn

đồng/sào/vụ)

Phí nước_

NĐ67 (ngàn

đồng/sào/vụ)

Trung bình

tổng số tiền

WTP/vụ/hộ

gia đình (ngàn

đồng/vụ)

Tổng tiền theo

giá nước tưới

phỏng/vụ/hộ

gia đình (ngàn

đồng/vụ)

32.54 60.54

41.44

162.68

302.70

64.02 73.99 50.32

320.10

369.96

Tự chảy Động lực

17

thanh toán, cũng như khả năng chấp nhận các mức giá nước hơn.

Thứ hai, là vấn đề sử dụng nguồn thu từ nước tưới như thế

nào. Mức độ phi tập trung hóa và tự quản tài chính càng lớn càng

khuyến khích động cơ thanh toán của người sử dụng và công ty tưới.

Thứ ba là cấu trúc thị trường được thể hiện ở đặc tính độc

quyền trong ngành nước cũng là một trong những nhân tố cần xét đến

khi thực hiện định giá.

Cuối cùng, trao quyền, chức năng, nhiệm vụ cho các tổ chức

trung gian nhằm cải thiện hiệu quả hành chính trong việc quản lý nói

chung và thu tiền nước nói riêng, p hát huy vai trò của Ủy ban lưu

vực sông cũng như hội dùng nước (WUA), hợp tác xã dùng nước,

tăng cường sự tham gia của người dân.

3.6. Kết luận Chương 3

Xây dựng và ước lượng các hàm giá trị và chi phí cung cấp nước để

phục vụ bài toán tối ưu cho từng hệ thống, Lô- Gâm và Liễn Sơn.

Thứ hai, nghiên cứu đã chỉ ra định giá tốt nhất thứ nhì- định

giá Ramsey phù hợp với điều kiện ngành nước, đặc biệt đối với nước

tưới, do tính chất độc quyền tác động, ứng dụng tại hệ thống Liễn sơn

và Lô Gâm. Ngoài ra, mức giá mô phỏng đều cho thấy, giá nước tưới

ở hệ thống tưới trọng lực Liễn Sơn (406.8 đồng/m3) luôn cao hơn so

với hệ thống tự chảy Lô – Gâm (374 đồng/m3).

Thực hiện mô hình định giá dài hạn để thấy những thay đổi

trong phân bổ cũng như định giá, kết quả cho thấy với số liệu đầu vào

mô phỏng, tổng lợi ích và khối lượng nước cung cấp và giá không

thay đổi đáng kể, thể hiện rõ quy luật kinh tế giữa lượng nước phân

bổ và giá, cụ thể là giá tăng khi lượng nước giảm và ngược lại.

Luận án nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của 235 hộ gia đình

đối với nước tưới ở tại 3 tỉnh (Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình) thuộc

18

lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình, kết quả cho thấy có sự khác biệt

về mức sẵn lòng chi trả giữa các hệ thống tưới động lực và trọng lực.

Diện tích trồng trọt và năng suất lúa là hai nhân tố chính tác động tích

cực đến WTP nước tưới, đặc biệt với khu vực thuần nông.

Cuối cùng, nghiên cứu đề cập đến một số vấn đề thể chế khi

thực hiện định giá là quyền sở hữu, cơ chế quản lý tài chính các

nguồn thu nước tưới, và vai trò của tổ chức trung gian như hội sử

dụng nước, hợp tác xã.

___________

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỊNH GIÁ NƯỚC HIỆU

QUẢ ĐỐI VỚI CÁC LƯU VỰC SÔNG

4.1. Đề xuất các giải pháp định giá nước tưới

4.1.1. Những khó khăn, thách thức của bài toán định giá trong

điều kiện Việt nam

- Bền vững tài chính

- Xác định đúng mức giá

- Định giá nước theo thể tích

- Thị trường nước

- Công bằng.

4.1.2. Các điều kiện định giá nước hiệu quả

- Cải cách thể chế và tổ chức

- Công nghệ sản xuất

- Vấn đề công bằng.

4.1.3. Đề xuất các giải pháp

(i) Nhóm giải pháp trực tiếp:

- Định giá Ramsey và tài trợ chéo: Tài trợ chéo giữa các khu vực

sử dụng, thông qua thương lượng để đưa ra mức gánh chịu chi

phí chìm, chi phí chung phù hợp như giữa khu vực nước tưới và

19

phát điện.

- Điều chỉnh bằng giá trần: thường được áp dụng đối với các

ngành có tính chất độc quyền như ngành nước.

(ii) Nhóm giải pháp gián tiếp

- Công bằng: Chính sách định giá phân biệt và nhà nước có thể

dùng một phần tiền đóng góp từ thủy lợi phí để đầu tư, hỗ trợ

người nông dân vào các khu vực khác như giáo dục, y tế, vệ sinh

môi trường nông thôn,... nhằm cải thiện chất lượng sống của

người nông dân.

- Quản lý: phân quyền cho các cấp quản lý như công ty khai thác

công trình thủy, hợp tác xã, hội dùng nước…

- Cải thiện quản lý đất nông nghiệp để tăng hiệu quả sản xuất theo

quy mô của hoạt động canh tác lúa.

4.1.4. Một số giải pháp để định giá hiệu quả trong điều kiện thực tế

ở Việt nam

Để đạt được định giá hiệu quả trong điều kiện Việt nam hiện nay cần

có lộ trình cũng như giải pháp cụ thể riêng.

- Trong giai đoạn đầu, chính phủ vẫn áp dụng mức định giá đơn

giản như định giá theo diện tích tưới, theo từng mùa vụ. Đây là

giải pháp định giá ngắn hạn, nhằm giảm chi phí giao dịch đo

lường, khi chưa thiết lập được hệ thống đo đồng hồ.

- Cần có sự thay đổi về thể chế trong ngành nước. Do đặc thù của

ngành nước khó xác định quyền sở hữu, nên trước hết cần phải

gán quyền sở hữu dưới dạng sở hữu chung như thành lập Ủy ban

Lưu vực sông và phân bổ hạn ngạch, có thể chuyển nhượng để

các bên có thể thương lượng.

20

- Định giá cần phải phân loại các hệ thống thủy lợi, tách riêng các

hệ thống thủy lợi có tiềm năng về tài chính và kinh tế, tránh trợ

cấp đồng đều như nhau.

- Cổ phần hóa cũng là một trong những lộ trình trong công tác

quản lý ngành nước cần quan tâm.

- Xây dựng giá nước cho từng mục đích sẽ rất khó xác định tỷ

phần gánh chịu chi phí cố định chung của hệ thống. Một trong

những giải pháp khắc phục khó khăn này thông qua sự thương

lượng giữa các bên như Bộ Công thương, Bộ NN &PTNT…

4.2. Hạn chế va hướng mở rộng tiếp theo của nghiên cứu

(i) Hạn chế nghiên cứu:

- Nghiên cứu đã tập trung xây dựng mô hình định giá nước tưới,

chủ yếu vẫn dựa trên loại cây trồng chính là cây lúa, chưa mở

rộng cho các loại cây trồng khác, với quy mô canh tác hiện tại.

- Chưa xét được mô hình phân bổ và định giá nước trong điều

kiện biến đối khí hậu, cũng như các kịch bản nhu cầu sử dụng

nước thay đổi.

- Nghiên cứu chưa mở rộng định giá gắn phân tích thể chế ngành

nước.

(ii) Gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo

- Mở rộng nghiên cứu về cầu sử dụng, định giá cho nhiều loại

cây trồng khác nhau, cũng như hoạt động tiêu nước tưới.

- Nghiên cứu sẽ tiếp tục mở rộng xét đến các nhân tố tác động

ngẫu nhiên từ phía con người như chi phí sản xuất, nhu cầu

kinh tế tác động đến cầu của người sử dụng thay đổi, cũng như

vấn đề biến đổi khí hậu và thể chế ngành nước.

- Áp dụng cho các hệ thống cung cấp nước đa mục đích thuộc

nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trong cả nước.

21

KẾT LUẬN

Định giá, được coi như công cụ quan trọng để quản lý nguồn

nước, thông qua động cơ khuyến khích bảo tồn và sử dụng nước hiệu

quả... Luận án đã thực hiện được một số kết quả chính như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đã sử dụng tiếp cận PE, GE và tối ưu

cũng như các công cụ tiên tiến trong lĩnh vực kinh tế tài nguyên nước

để xây dựng mô hình mô phỏng định giá nước tưới, ứng dụng tại hệ

thống thủy lợi trọng lực trong tiểu lưu vực sông Lô – Gâm và hệ

thống động lực Liễn Sơn thông qua phương pháp định giá tốt nhất

thứ nhất (định giá dựa trên chi phí cận biên) và định giá tốt nhất thứ

nhì (định giá Ramsey). Kết quả nghiên cứu cho thấy, định giá nước

tưới theo chi phí cận biên không hiệu quả so với phương pháp định

giá Ramsey. Do chính sách miễn giảm thủy lợi phí, phần lớn người

dân được trợ cấp khá nhiều dịch vụ tưới, nên ý muốn thanh toán nước

còn đang ở mức thấp (trung bình chiếm hoảng 50-70% giá nước

Ramsey đã ước lượng). Các kết quả ước lượng mô phỏng giá nước

bằng phương pháp định giá Ramsey trên cơ sở thu hồi chi phí, bảo

đảm hòa vốn là cơ sở tham khảo hữu ích cho thực hành định giá cũng

như công tác quản lý nguồn nước hiệu quả. Ngoài các kết quả định

giá nước tưới, kết quả phân bổ nước cũng khá phù hợp với đặc điểm

từng hệ thống, thời gian phân bổ thực tế, giữa các mục đích sử dụng

khác nhau, điều này cho thấy tiềm năng phát triển khi vận dụng các

công cụ hiện đại như lập trình tối ưu LINGO, ứng dụng trong lĩnh

vực quy hoạch, quản lý và khai thác tài nguyên nước cấp lưu vực.

Thứ hai, ngoài mô phỏng định giá nước tưới một năm điển

hình, luận án mở rộng mô hình định giá dài hạn để dự đoán xu hướng

biến động của giá cũng như khối lượng nước phân bổ bằng phương

pháp định giá Ramsey, ứng dụng cho hệ thống thủy lợi trong tiểu lưu

22

vực sông Lô – Gâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ về giá và

lượng nước phân bổ đều phù hợp với quy luật kinh tế và xu hướng

biến động giá không lớn, các kết quả định giá ở bài toán tất định của

một năm điển hình đều nằm trong khoảng nghiệm tin cậy 95% của

mô hình tính giá nước tưới trong 15 năm với yếu tố nước đến ngẫu

nhiên, điều này chứng tỏ nghiệm tối ưu của bài toán tất định khá ổn

định và đáng tin cậy.

Thứ ba, luận án cũng tìm hiểu hành vi người sử dụng nước

tưới thực tế. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu khảo sát 235 hộ gia

đình tại một số tỉnh thuộc lưu vực. Kết quả cho thấy, WTP nước tưới

của người dân ở khu vực hệ thống tưới động lực cao hơn so với hệ

thống tưới tự chảy. Hơn nữa, nghiên cứu thấy rằng hai biến năng suất

vụ Xuân và diện tích trồng tác động tích cực đến WTP nước tưới, đặc

biệt đối với khu vực thuần nông, tuy nhiên đối với địa phương, khu

vực không thuần nông hay phát triển kinh tế phi nông nghiệp thì các

biến này có tác động ngược chiều. Nghiên cứu thực tế này hỗ trợ

thông tin khi thực hiện chính sách định giá cần xét điều kiện cụ thể

theo từng vùng, khu vực. Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập đến một

số vấn đề thể chế để có thể vận hành với chi phí giao dịch thấp nhất

khi thực hiện định giá nước như xác định quyền sở hữu, cơ chế quản

lý nguồn thu và vai trò của tổ chức trung gian như hội sử dụng nước,

hợp tác xã …

Dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải

pháp định giá nước tưới nói chung và trong điều kiện Việt Nam. Đối

với nhóm giải pháp trực tiếp, định giá Ramsey được coi là phương

pháp khả thi nhằm giảm thâm hụt tài chính so với các phương pháp

định giá khác bởi tính độc quyền trong ngành nước, tuy nhiên, chi phí

đầu tư ban đầu của hệ thống thủy lợi thường khá lớn, và mục đích

23

chính của hoạt động tưới nhằm bảo đảm an ninh lương thực, nên giá

nước tưới cần có sự tài trợ chéo của các mục đích khác trong hệ

thống như phát điện, công nghiệp… Ngoài ra nhà nước cần can thiệp

để điều chỉnh giá trần do tính chất độc quyền mạnh trong ngành

nước, trên cơ sở đó các bên có thể thương lượng với nhau. Các giải

pháp gián tiếp như thực hiện chính sách phân biệt, hỗ trợ giá nhằm

bảo đảm công bằng, đặc biệt đối với người dân, khu vực khó khăn, dễ

bị tổn thương; các biện pháp quản lý như cổ phần hóa, phân quyền

cho các cấp quản lý trung gian, cải thiện quản lý đất nông nghiệp

nhằm cải cách thể chế ngành nước; nâng cao nhận thức của người

dân về giá cũng như tìm hiểu ý muốn thanh toán theo đặc thù từng

vùng, điều kiện phát triển kinh tế từng vùng rất cần thiết nhằm xây

dựng biểu giá nước phù hợp.

Tuy nhiên, nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định như

tính giá nước tưới chủ yếu cho canh tác lúa, với quy mô canh tác hiện

tại, và chưa xét thay đổi biến đổi khí hậu và biến đổi về cầu của các

mục đích sử dụng nước khác đến định giá. Đây cũng chính là những

hướng nghiên cứu tiếp theo khi mở rộng bài toán định giá nước tưới

với phương pháp định giá hai thành phần và các cải thiện ràng buộc.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số

kiến nghị nhằm thực hiện vấn đề định giá và quản lý tài nguyên nước

nói chung trong thực hành. Trước hết các tiếp cận, công cụ kinh tế -

kỹ thuật để mô hình hóa bài toán quản lý tài nguyên nước ở các cấp

quản lý cần tăng cường sử dụng, bởi đây là những thông tin có cơ sở

khoa học, đáng tin cậy để hỗ trợ cho các nhà quản lý và hoạch định

chính sách, cũng như nâng cao kỹ năng, năng lực đội ngũ quản lý

ngành nước. Hơn nữa, trên cơ sở nghiên cứu vấn đề định giá đặt ra

yêu cầu cấp thiết cho Chính phủ trong việc hoàn thiện, cải cách thể

24

chế, cũng như cấu trúc thị trường ngành nước trước bối cảnh hội

nhập kinh tế hiện nay. Cuối cùng, định giá nước nhằm tăng cường

hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về giá trị,

cách sử dụng, cũng như chủ trương định giá để quản lý và bảo vệ tài

nguyên nước hiệu quả và bền vững.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Bùi Thị Thu Hòa (2016), “Nghiên cứu ý muốn thanh toán nước tưới

của người nông dân phục vụ cho bài toán định giá nước tưới”, Tạp chí

Kinh tế & Dự báo, ISSN 0866-7119, trang 53-56.

2. Bùi Thị Thu Hòa, Đào Văn Khiêm (2016), “Phân tích kinh tế chính

sách thủy lợi phí”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, ISSN 0866-7119, trang

31-34.

3. Bùi Thị Thu Hòa, Đào Văn Khiêm (2016), “Ứng dụng mô hình cân

bằng cục bộ và cân bằng tổng quát trong định giá nước tưới”, Tạp chí

Kinh tế & Dự báo, ISSN 0866-7119, trang 89-91.

4. Đào Văn Khiêm, Bùi Thị Thu Hòa (2014), “Định giá nước tưới của

một hệ thống công trình thủy lợi”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy lợi và

Môi trường, ISSN 1859-3941, trang 133-139.

5. Đào Văn Khiêm, Bùi Thị Thu Hòa (2014), “Phân tích kinh tế cho bài

toán định giá nước”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường,

ISSN 1859-3941, trang 122-128.

6. Đào Văn Khiêm, Bùi Thị Thu Hòa, Nguyễn Thị Thu Hà (2012), “Bài

toán phân bổ tài nguyên nước bằng mô hình tối ưu hóa động áp dụng tại

lưu vực sồng Hồng – Thái Bình”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy lợi và

Môi trường, ISSN 1859-3941, trang 82-86.

7. Bùi Thị Thu Hòa (2016), “Phát triển mô hình tối ưu hóa động cho

nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối với quy hoạch, quản lý

và khai thác tài nguyên nước trong Hệ thống sông Hồng-Thái bình”,

Kỷ yếu hội nghị tổng kết chương trình Khoa học công nghệ phục vụ

phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài

nguyên thiên nhiên, KC08/11-15, Bộ Khoa học Công nghệ. Hà

Nội.365-372.

8. Bùi Thị Thu Hòa, Trần Văn Khiêm, Nguyễn Phương Mạnh (2016),

“Nghiên cứu ý muốn thanh toán nước tưới bằng phương pháp đánh giá

ngẫu nhiên”, Kỷ yếu hội nghị Khoa học thường niên năm 2016, Đại học

Thủy lợi. Hà Nội. 269-271.

9. Bui Thi Thu Hoa, Nguyen Thi Thu Ha (2015), “Water pricing toward

manage water resources effectively and sustainably”, International

Conference on Socio-economic Issues in Development-Ha noi. Hà

Nội.456-465.

10. Đào Văn Khiêm, Bùi Thị Thu Hòa, (2014), “Phân tích chính sách

miễn giảm thủy lợi phí, ứng dụng tại một số hệ thống thủy lợi Bắc Bộ”,

Kỷ yếu hội nghị Khoa học thường niên năm 2014, Đại học Thủy lợi. Hà

Nội. 245-247.

11. Đào Văn Khiêm, Bùi Thị Thu Hòa, (2014), “Ứng dụng mô hình hóa

trong định giá nước tưới”, Kỷ yếu hội nghị Khoa học thường niên năm

2014, Đại học Thủy lợi. Hà Nội.248-253.

12. Bùi Thị Thu Hòa (2014), “Tăng trưởng xanh và vấn đề phân bổ tài

nguyên nước”, Hội thảo khoa học quốc gia - Chiến lược tăng trưởng

xanh ở Việt nam, Hà Nội. 289-300.