24
1 BỘ ĐỀ THI SỐ 2 PHẦN 1

BỘ ĐỀ THI SỐ 2

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

1

BỘ ĐỀ THI SỐ 2 PHẦN 1

Page 2: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

2

BỘ ĐỀ THI SỐ 2 (phần 1) CỦA “ĐUỐC SÁNG THÁNH KINH”

CÂU HỎI & ĐÁP ÁN

Phân bố câu hỏi (Tổng cộng 100 câu):

Kinh Thánh

Cựu Ước

Kinh Thánh

Tân Ước

Thần học

& Giáo lý

Lịch sử

Hội thánh

Truyền Giáo Tổng hợp

& Xã hội

25 câu 15 câu 20 câu 15 câu 15 câu 10 câu

(25%) (15%) (20%) (15%) (15%) (10%)

I. KINH THÁNH CỰU ƯỚC (25 CÂU)

Câu 1. Kinh Thánh Do-thái Tanakh (chúng ta gọi là Cựu Ước) chia ra làm mấy phần và các phần này có

tên gọi là gì?

A. 2 phần: Torah (Luật/Luật Lệ) và Nevi’im (Tiên Tri)

B. 3 phần: Torah (Luật/Luật Lệ), Nevi’im (Tiên Tri), Ketuvim (Văn Thơ).

C. Chỉ có một thể loại là Torah (Luật/Luật Lệ)

D. Không có phân chia ra nhiều thể loại.

Đáp án: B

Câu 2. Tại sao gọi là Bản Bảy Mươi (LXX) - Septuagint, và ban đầu bản này được lưu hành ở đâu?

A. Là bản dịch Kinh Thánh từ tiếng Do-thái sang tiếng Hy-lạp (thông dụng).

B. Bản dịch này được thực hiện bởi 70 hoặc 72 học giả Do-thái theo yêu cầu của Ptolemy II Philadelphus.

C. Ban đầu bản dịch này lưu hành trong cộng đồng Do-thái nói tiếng Hy-lạp sống tại Alexandria (Ai-cập).

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 3. Bản Bảy Mươi (LXX) chia Kinh Thánh Cựu Ước thành mấy thể loại?

A. 2 loại: Sách Luật (Môi-se) và Tiên Tri

B. 3 loại: Sách Luật (Môi-se), Lịch Sử, và Tiên Tri

C. 4 loại: Sách Luật (Môi-se), Lịch Sử, Văn Thơ, và Tiên Tri

D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: C

Câu 4. Kinh Thánh chỉ nêu tên các con trai của A-đam và Ê-va, vậy họ lấy vợ ở đâu để sinh sản?

A. Họ bị “ế vợ” vì không tìm được ai. B. Họ lấy vợ là các nữ thiên sứ (hóa thân làm người).

C. Các con gái của A-đam và Ê-va. D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: C (Sáng thế ký 5:4)

Page 3: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

3

Câu 5. Khi ra khỏi Ai-cập (xứ Ê-díp-tô), có khoảng bao nhiêu người đàn ông trưởng thành?

A. 58 vạn (580,000) người. B. 60 vạn (600,000) người.

C. 62 vạn (620,000) người. D. Không biết.

Đáp án: B (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:37)

Câu 6. Nguyên văn câu Kinh Thánh “Hãy nên thánh, vì ta, Giê-hô-va Đức Chúa Trời các người, vốn

là thánh” được chép ở đâu trong sách Lê-vi Ký?

A. Lê-vi Ký 19:2. B. Lê-vi Ký 20:7. C. Lê-vi Ký 20:8. D. Lê-vi Ký 20:26.

Đáp án: A

Câu 7. Đức Giê-hô-va đã truyền dạy cho A-rôn và các con trai người về cách chúc phước, điều này được

chép ở đâu trong sách Dân Số Ký?

A. Dân Số Ký 6:1-3. B. Dân Số Ký 6:13-15.

C. Dân Số Ký 6:18-20. D. Dân Số Ký 6:22-26.

Đáp án: D

Câu 8. Môi-sẽ đã ở trên núi 40 ngày và 40 đêm mấy lần?

A. 1 lần (Phục Truyền Luật Lệ Ký 9:9). B. 2 lần (Phục Truyền Luật Lệ Ký 9:18; 10:10).

C. 3 lần (Phục Truyền Luật Lệ Ký 9:25). D. Không biết.

Đáp án: B

Câu 9. Khi Giô-suê qua đời, ông hưởng thọ bao nhiêu tuổi?

A. 105 tuổi. B. 107 tuổi. C. 110 tuổi D. 115 tuổi.

Đáp án: C (Giô-suê 24:29)

Câu 10. Trong sách Các Quan Xét, có tất cả bao nhiêu vị Quan Xét?

A. 10 vị. B. 11 vị. C.12 vị. D. 13 vị.

Đáp án: C

Câu 11. Ru-tơ nói “Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi”, câu này được chép ở đâu?

A. Ru-tơ 1:15. B. Ru-tơ 1:16. C. Ru-tơ 1:17. D. Ru-tơ 1:18.

Đáp án: B

Câu 12. Tiên tri Sa-mu-ên có mấy em trai và mấy em gái?

A. 2 em trai và 2 em gái. B. 3 em trai và 3 em gái.

C. 3 em trai và 2 em gái. D. 2 em trai và 3 em gái.

Đáp án: C (1 Sa-mu-ên 2:21)

Page 4: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

4

Câu 13. Theo 2Sa-mu-ên 23:39, có bao nhiêu vị tướng tài đã phò tá cho Đa-vít?

A. 35 vị. B. 36 vị. C. 37 vị. D. 38 vị.

Đáp án: C

Câu 14. Vua Đa-vít và vua Sa-lô-môn, mỗi người đã trị vì bao nhiêu năm?

A. Đa-vít 40 năm và Sa-lô-môn 30 năm B. Đa-vít 30 năm và Sa-lô-môn 40 năm

C. Đa-vít 40 năm và Sa-lô-môn 40 năm D. Đa-vít 40 năm và Sa-lô-môn 50 năm

Đáp án: C

Câu 15. Sách 1&2 Sử Ký chỉ tập trung nói về các vị vua thuộc Vương quốc nào?

A. Vương quốc Y-sơ-ra-ên thống nhất B. Vương quốc Y-sơ-ra-ên miền Bắc

C. Vương quốc Giu-đa miền Nam D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: C

Câu 16. E-xơ-ra là ai?

A. Văn sĩ thạo luật pháp Môi-se

B. Thầy tế lễ, thuộc dòng dõi A-rôn

C. Người tái lập sự thờ phượng tại Giê-ru-sa-lem.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 17. Nê-hê-mi giúp thực hiện công việc vĩ đại nào và hoàn tất trong bao nhiêu ngày?

A. Xây lại đền thờ Giê-ru-sa-lem trong 52 ngày.

B. Xây lại vách thành Giê-ru-sa-lem trong 52 ngày.

C. Xây lại bàn thờ Giê-ru-sa-lem trong 52 ngày.

D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: B (Nê-hê-mi 6:15)

Câu 18. Sách nào trong Kinh Thánh Cựu Ước không đề cập đến từ “Đức Chúa Trời”?

A. Sách Ê-xơ-tê B. Sách Nhã Ca. C. Sách Áp-đia D. Câu A, B đúng.

Đáp án: D

Câu 19. Câu nào sau đây ông Gióp KHÔNG có nói?

A. “Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về.”

B. “Sau khi da tôi, tức xác thịt nầy, đã bị tan nát, bấy giờ ngoài xác thịt tôi sẽ xem thấy Đức Chúa Trời”

C. “Tôi lấy làm gớm ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi.”

D. “Lòng tôi tin cậy nơi Đức Chúa Trời luôn luôn.”

Đáp án: D

Page 5: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

5

Câu 20. Có bao nhiêu Thi Thiên gọi là “Bài ca đi lên từ bực”, đó là những Thi Thiên nào?

A. Có 12 Thi Thiên (120-131). B. Có 13 Thi Thiên (120-132).

C. Có 14 Thi Thiên (120-133). D. Có 15 Thi Thiên (120-134).

Đáp án: D

Câu 21. Theo tác giả sách Châm Ngôn, người “Kính sợ Đức Giê-hô-va” sẽ thế nào?

A. “là khởi đầu sự tri thức”; “là khởi đầu sự khôn ngoan”

B. “gia thêm ngày tháng”; “vốn một nguồn sự sống”

C. “đi theo sự ngay thẳng”; “ghét điều ác”; “xây bỏ điều ác”

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 22. Đại ý của sách Truyền Đạo là gì?

A. Mọi thứ trên đời là phù du và vô nghĩa. B. Ai cũng phải chết và trở về với con số không.

C. Kính sợ Chúa và tận hưởng kỷ phần của mình. D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 23. Theo tác giả sách Nhã Ca, tình yêu (‘ái tình’) mạnh như cái gì?

A. Ngọn lửa. B. Tiếng sấm. C. Sự chết. D. Âm phủ.

Đáp án: C

Câu 24. Trong sách Ê-sai (Bản truyền thống), cụm từ “Đấng Thánh” xuất hiện bao nhiêu lần?

A. 30 lần. B. 31 lần. C. 32 lần. D. 33 lần

Đáp án: B

Câu 25. Lời tiên tri của Giê-rê-mi về dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày 70 năm ở Ba-by-lôn được chép ở đâu?

A. Giê-rê-mi 25:11-12 B. Giê-rê-mi 26:11-12 C. Giê-rê-mi 27:11-12 D) Câu A, B, C sai.

Đáp án: A

II. KINH THÁNH TÂN ƯỚC (15 CÂU)

Câu 1: Gia phả của Đức Chúa Jêsus Christ ở Ma-thi-ơ đoạn 1 đề cập đến 5 người phụ nữ, xin nêu tên

của 5 vị này?

A. Tha-ma (Ta-ma), Ra-háp, Ru-tơ, Mi-canh, và Ma-ri.

B. Tha-ma (Ta-ma), Ra-háp, Ru-tơ, Bát-sê-ba (vợ của U-ri), và Ma-ri.

C. Tha-ma (Ta-ma), Ra-chên, Ru-tơ, Bát-sê-ba (vợ của U-ri), và Ma-ri.

D. Tha-ma (Ta-ma), Na-ô-mi, Ru-tơ, Bát-sê-ba (vợ của U-ri), và Ma-ri.

Đáp án: B

Page 6: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

6

Câu 2: Sách Ma-thi-ơ (Bản truyền thống), từ “Christ” (không tính ‘christ’ giả) xuất hiện bao nhiêu lần?

A. 15 lần B. 16 lần C. 17 lần D. 18 lần

Đáp án: C

Câu 3: Từ khóa của sách Tin lành (Phúc âm) Mác là “tức thì”: Xin cho biết từ khóa này xuất hiện bao

nhiêu lần trong sách Mác (Bản truyền thống)?

A. 21 lần B. 23 lần C. 25 lần D. 27 lần

Đáp án: B

Câu 4: Đức Thánh Linh là một trong những đề tài nổi bật trong sách Tin lành (Phúc âm) Lu-ca. Xin

cho biết gia đình nào cả cha, mẹ, và con trai được đầy dẫy Đức Thánh Linh?

A. Gia đình Giô-sép, Ma-ri, và Chúa Jêsus

B. Gia đình Xa-cha-ri, Ê-li-sa-bét, và Giăng Báp-tít

C. Câu A và B đúng.

D. Câu A và B sai.

Đáp án: B (Lu-ca 1:15, 41, 67)

Câu 5: “Tin” và “sự sống đời đời” là chủ đề nổi bật của sách Tin lành (Phúc âm) Giăng: Vậy, cụm từ “sự

sống đời đời” xuất hiện bao nhiêu lần trong sách này (Bản truyền thống)?

A. 14 lần B. 15 lần C. 16 lần D. 17 lần

Đáp án: D

Câu 6: Hoạn quan người Ê-thi-ô-pi đọc sách tiên tri nào nói về sự thương khó của Đấng Mê-si-a?

A. Sách Ê-sai B. Sách Giê-rê-mi C. Sách Ê-xê-chi-ên D. Sách Đa-ni-ên

Đáp án: A

Câu 7: Theo Rô-ma 5:14, A-đam là người làm hình bóng (kiểu mẫu) về ai?

A. Nhân loại

B. Chúa Jêsus Christ

C. Người công chính.

D. Không biết

Đáp án: B

Câu 8: Theo 1Cô-rinh-tô 15:1-8, nội dung tóm tắt Tin lành (Phúc âm) mà sứ đồ Phao-lô rao giảng cho

các tín hữu tại Hội thánh Cô-rinh-tô là gì?

A. “Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh thánh.”

B. “Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh thánh.”

C. Ngài hiện ra cho các sứ đồ và môn đồ.

D. Câu A, B, C đúng

Đáp án: D

Page 7: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

7

Câu 9: Theo 1&2 Cô-rinh-tô đoạn 8 và 9, lý do và ý nghĩa của việc dâng hiến và tương trợ là gì?

A. Vì Chúa Jêsus Christ đã hy sinh tất cả vì chúng ta nên dâng hiến là cách bày tỏ lòng biết ơn Ngài.

B. Giúp đỡ cho tín hữu nghèo khó không bị túng thiếu và khiến họ bày tỏ tấm lòng tạ ơn Chúa.

C. Làm gương cho các tín hữu khác và khiến cho nhiều người được vui mừng ngợi khen Chúa.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 10: Xin cho biết có bao nhiêu “trái của Thánh Linh” ở Ga-la-ti 5:22?

A. 01 trái B. 05 trái C. 07 trái D. 09 trái

Đáp án: A (trong tiếng Hy-lạp, từ “trái” là danh từ ở dạng số ít).

Câu 11: Ai là tác giả thơ Rô-ma?

A. Phao-lô B. Phi-e-rơ C. Tẹt-tiu D. Không biết

Đáp án: A

Câu 12: Phần Kinh Thánh nào trong thơ (sách) Ê-phê-sô cho chúng ta biết chúng ta được cứu bởi điều

gì và ai đã ban cho chúng ta điều đó?

A. Ê-phê-sô 2:6-7 B. Ê-phê-sô 2:8-9 C. Ê-phê-sô 2:17-18 D. Ê-phê-sô 2:19-20

Đáp án: B

Câu 13: Xin cho biết tên của những thư tín được sứ đồ Phao-lô viết lúc ông ở trong tù (được gọi là Thư

Tín Ngục Tù)?

A. Ga-la-ti, Ê-phê-sô, Phi-líp, và Cô-lô-se B. Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se, và Phi-lê-môn

C. Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se, và 1Ti-mô-thê D. Ê-phê-sô, Phi-líp, và Cô-lô-se, Tít.

Đáp án: B

Câu 14: Hội thánh Tê-sa-lô-ni-ca thời xưa, về địa lý, nằm ở nước nào ngày nay?

A. Israel B. Thổ Nhĩ Kỳ C. Hy Lạp D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: C

Câu 15: Xin cho biết tên của những Thư tín Mục vụ do sứ đồ Phao-lô viết ra?

A. 1&2 Ti-mô-thê và Tít B. 1&2 Ti-mô-thê và Giu-đe

C. 1&2 Ti-mô-thê và Phi-lê-môn D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: A

Page 8: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

8

III. THẦN HỌC & GIÁO LÝ CĂN BẢN (20 CÂU)

Câu 1: Xin nêu các thuộc tính độc nhất (bản tính không chia sẻ) của Đức Chúa Trời?

A. Toàn năng, toàn tại (ở khắp mọi nơi), toàn tri, tự hữu, bất biến...

B. Yêu thương, công bình, thánh khiết, thương xót, vui mừng...

C. Câu A, B đúng.

D. Câu A, B, sai.

Đáp án: A

Câu 2: Đức Chúa Trời có giới tính (giống đực hay giống cái) không?

A. Đức Chúa Trời là thần nên không có giới tính hoặc bị giới hạn trong giới tính như con người.

B. Về bản chất, Đức Chúa Trời không có giới tính; về ngôn ngữ diễn đạt thì có dùng giới tính để mô tả.

C. Đức Chúa Jêsus là Đấng Thần-nhân: Về thần tính, Ngài phi giới tính; về nhân tính, Ngài có nam tính.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 3: Thiên sứ có giới tính (giống đực hay giống cái) không?

A. Thiên sứ là loài linh không có giới tính (nam-nữ) như con người.

B. Có những khi Đức Chúa Trời cho phép thiên sứ mang lấy hình hài người nam đến báo tin hoặc sửa phạt.

C. Chúa Jêsus tuyên bố ở trong trạng thái như thiên sứ (khi sống lại) thì người ta không cưới vợ gả chồng.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 4: Để hiểu giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi, việc dùng công thức “3=1” và “1=3” là đúng hay sai?

A. Sai: Vì Đức Chúa Trời không bị giới hạn trong công thức toán học như cách hiểu của con người.

B. Sai: Vì Thân vị và Bản chất là 2 phạm trù (loại/dạng, category) khác nhau nên không thể nói “3=1”, “1=3”.

C. Đúng: Nếu chỉ để minh họa cho ý niệm “tam vị nhất thể”: tức 3 Thân vị (Ngôi vị) đồng 1 Bản thể (chất).

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 5: Người ta có thể thấy được Đức Chúa Trời không?

A. Không: Vì Đức Chúa Trời là Đấng vô hình và cực kỳ vinh hiển nên con người không thể thấy Ngài.

B. Có (thấy qua Chúa Jêsus): Khi làm người, Chúa Jêsus tuyên bố “ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha.”

C. Câu A, B đúng.

D. Câu A, B sai.

Đáp án: C

Câu 6: Làm sao biết chắc ai đó khi thật lòng tin nhận Chúa Jêsus Christ thì sẽ được cứu rỗi?

A. Vì Đức Chúa Trời và Chúa Jêsus đã tuyên hứa như vậy.

B. Vì Kinh Thánh xác nhận điều này một cách rõ ràng.

C. Vì Hội thánh (cộng đồng người tin Chúa) đã xác nhận sự biến đổi của người ấy.

D. Câu A, B đúng.

Đáp án: D

Page 9: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

9

Câu 7: Tại sao Hội thánh khắp nơi đã cầu nguyện cho đại dịch Covid-19 sớm chấm dứt mà chưa thấy?

A. Vì thời điểm thuộc về Đức Chúa Trời và Ngài có quyền tối thượng để định đoạt mọi sự theo ý Ngài.

B. Vì Đức Chúa Trời đang hình phạt mọi người (cả người tin Chúa và người chưa tin Chúa).

C. Vì có nhiều người tin Chúa chưa thật sự cầu nguyện bằng đức tin.

D. Câu A, C đúng.

Đáp án: A

Câu 8: Thờ phượng Đức Chúa Trời vào ngày nào là đúng: Thứ Bảy (ngày Sa-bát) hay Chúa nhật?

A. Sự thờ phượng Đức Chúa Trời không bị ràng buộc hay lệ thuộc vào ngày nào trong tuần.

B. Thờ phượng Đức Chúa Trời vào ngày thứ Bảy (ngày Sa-bát) là đúng nhất.

C. Thờ phượng Đức Chúa Trời vào Chúa nhật (ngày Chúa Jêsus sống lại) là đúng nhất.

D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: A

Câu 9: Chúng ta không cần cầu nguyện vì Chúa đã biết tất cả mọi sự trước khi chúng ta cầu xin. Điều

này đúng hay sai?

A. Đúng: Vì Chúa là Đấng toàn tri nên mình cầu nguyện hay cầu xin với Chúa là không cần thiết.

B. Sai: Vì cầu nguyện là thông công và trò chuyện với Đức Chúa Trời, như Chúa Jêsus luôn luôn cầu nguyện.

C. Đúng: Vì cầu nguyện với Chúa chứng tỏ mình không có đức tin nơi sự hiện diện và bảo vệ của Chúa.

D. Câu A, C đúng.

Đáp án: B

Câu 10: Tại sao tín đồ Tin lành không thờ lạy và cúng kiếng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình?

A. Vì như vậy là vi phạm điều răn thứ nhất và thứ hai của Đức Chúa Trời.

B. Vì tổ tiên, ông bà, cha mẹ của chúng ta cũng chỉ là tạo vật như chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời.

C. Vì linh hồn người chết thì không thể ăn được những gì người sống dâng-cúng cho họ.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 11: Quỳ, bái (chào), sấp mình xuống trước mặt người khác có phải là THỜ LẠY người đó không?

A. PHẢI: Vì đó là hành động thể hiện sự tôn thờ người đó.

B. KHÔNG: Vì việc này thuộc về văn hóa, như Áp-ra-ham, Môi-se... cũng sấp mình xuống trước người khác.

C. Có thể đúng hoặc có thể sai: Đúng, nếu để tôn thờ người đó, nhưng để thể hiện sự tôn trọng thì không sai.

D. Câu B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 12: Mười Điều Răn là Luật pháp Môi-se, vì vậy, người tin Chúa Jêsus có cần phải giữ không?

A. Chúng ta không cần phải giữ vì mọi sự đã được làm trọn trong Chúa Jêsus Christ.

B. Chúng ta tuân giữ không phải để được sự cứu rỗi nhưng để thệ hiện sự tôn kính và vâng lời Chúa.

C. Chúng ta không cần phải giữ vì đây là điều răn chỉ dành cho người Do-thái.

D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: B

Page 10: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

10

Câu 13: Sau khi bị phán xét, linh hồn sẽ tiêu biến hoàn toàn (tịch diệt). Quan điểm này đúng hay sai?

A. Đúng: Vì Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương và nhân từ nên không thể đày đọa người ta đến mãi mãi.

B. Sai: Vì linh hồn là bất diệt và Kinh Thánh nhiều lần tuyên bố về sự trầm luân (hình phạt) đời đời.

C. Không biết chắc vì các nhà thần học vẫn còn tranh cãi về vấn đề này.

D. Không biết chắc vì Kinh Thánh không nói rõ ràng về vấn đề này.

Đáp án: B

Câu 14: Thờ phượng Đức Chúa Trời ở nơi nào sẽ tốt hơn: Tại nhà thờ hay tại nhà riêng?

A. Tại nhà thờ sẽ tốt hơn vì đó là nơi được cung hiến cho Chúa và có cộng đồng những người tin Chúa.

B. Tại nhà riêng vì Hội thánh đầu tiên cũng nhóm tại nhà riêng và mối thông công trở nên gần gũi hơn.

C. Sự thờ phượng thật không bị giới hạn bởi địa điểm. Thờ phượng bằng tâm linh và lẽ thật là tốt nhất.

D. Nơi nào tốt hơn là tùy quan điểm của mỗi người và tùy sự cảm nhận cũng như quyết định của mình.

Đáp án: C

Câu 15: Tại sao cùng tin một Chúa, cùng đọc một quyển Kinh Thánh mà lại có nhiều giáo hội/phái?

A. Tại vì văn hóa và truyền thống của mỗi người ở mỗi châu lục hay tại các vùng miền khác nhau.

B. Tại vì bối cảnh lịch sử, quan điểm triết học, phương pháp giải kinh của mỗi người khác nhau.

C. Tại vì mỗi người được Đức Thánh Linh cảm động và soi dẫn khác nhau.

D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: B

Câu 16: Xin nêu phân loại các nhánh nghiên cứu thần học của Cơ-đốc giáo?

A. Các nhánh thần học gồm có: Thánh Kinh, Hệ Thống, Lịch Sử, Thực Hành (và/hoặc Truyền Giáo).

B. Các nhánh thần học gồm có: Thánh Kinh, Lịch Sử, Thực Hành (và/hoặc Truyền Giáo), Xã Hội.

C. Các nhánh thần học gồm có: Hệ Thống, Lịch Sử, Thực Hành, Tự Nhiên.

D. Không có sự phân chia trong việc nghiên cứu thần học.

Đáp án: A

Câu 17: Sự tái sinh và sự nên thánh (thánh hóa) bởi Đức Thánh Linh khác nhau như thế nào?

A. Sự tái sinh là sự biến đổi địa vị từ tội nhân thành thánh nhân, từ người ngoại trở thành người nhà của Đức

Chúa Trời, từ người hư mất trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Sự tái sinh xảy ra một lần duy nhất trong đời.

B. Sự nên thánh (thánh hóa) là sự biến đổi tâm linh, tâm tính, và tâm trí để trở nên giống Chúa Jêsus càng hơn.

Sự nên thánh là sự biến đổi mang tính diễn tiến và kéo dài cho đến ngày Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm.

C. Câu A, B đúng.

D. Câu A, B, sai.

Đáp án: C

Câu 18: Chúa Jêsus truyền dạy phải tuân giữ 2 thánh lễ nào?

A. Lễ Phục sinh và Lễ Giáng sinh B. Lễ Báp-têm và Tiệc thánh

C. Lễ Hôn phối và Lễ Cung hiến D. Lễ Ngũ tuần và Lễ Vượt Qua

Đáp án: B

Page 11: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

11

Câu 19: Chúng ta cần có thái độ nào đối với một tín đồ có ý định phá thai (không vì lý do sức khỏe)?

A. Thông báo ngay với quản nhiệm Hội thánh và yêu cầu dứt phép thông công người đó.

B. Cẩn thận tìm hiểu nguyên nhân, cầu nguyện cho người đó, và khuyên giải người đó từ bỏ ý định này.

C. Không nên có ý kiến gì hết vì người đó có quyền tự do của mình để quyết định việc này.

D. Nên khuyến khích phá thai vì sẽ giúp giải quyết sự căng thẳng của cuộc sống khi có thai ngoài ý muốn.

Đáp án: B

Câu 20: Việc học các khóa hay chương trình thần học nên dành cho ai?

A. Chỉ dành cho những người được Chúa kêu gọi và tương lai sẽ làm Mục sư, Truyền đạo, và Giáo sĩ.

B. Cho những ai muốn trau dồi kiến thức Kinh Thánh và thần học để vững vàng trong đức tin và mục vụ.

C. Việc theo học các khóa hay chương trình thần học là không cần thiết, chỉ cần đọc Kinh Thánh là đủ.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: B

IV. LỊCH SỬ HỘI THÁNH (15 CÂU)

Câu 1: Cố Mục sư Lê Hoàng Phu, giáo sư Thần học và nhà sử học Hội thánh, tốt nghiệp tiến sĩ vào năm

1972 với đề tài luận văn là gì?

A. “Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911 – 1945)”

B. “Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911 – 1965)”

C. “Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911 – 1975)”

D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: B

Câu 2: Bà Mục sư Phạm Văn Năm (nhũ danh Nguyễn Thị Thuấn) là người nổi bật về điều gì?

A. Tinh thần hiếu học, sáng tác thơ ca, có trí nhớ rất tốt, và thuộc lòng nhiều đoạn Kinh Thánh.

B. Tinh thần sống sắng và tận tụy trong công tác truyền giáo cho người dân tộc (sắc tộc) ở Cao nguyên.

C. Giảng dạy tại trường Kinh Thánh và tại các chi hội địa phương. Giúp dịch thuật Kinh Thánh.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 3: Tại Hội Đồng Giáo Hạt Việt Nam Hoa Kỳ lần thứ 46 (diễn ra ngày 2-4/7/2021), ai đã được bầu

làm Giáo hạt trưởng?

A. Mục sư Nguyễn Anh Tài

B. Mục sư Lê Vĩnh Thạch

C. Mục sư Hồ Hiếu Hạ

D. Câu A, B, C sai

Đáp án: C

Page 12: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

12

Câu 4: Theo nhà sử học Hội thánh, John N. D. Kelly, phiên bản ban đầu của Bài Tín Điều Các Sứ Đồ

(còn được gọi là Bản Tín Điều La-mã Cổ - The Old Roman Creed) được sử dụng vào thế kỷ thứ mấy?

A. Giáo phụ ở thế kỷ thứ hai là Tertullian và Irenaeus đã trích dẫn trong các tác phẩm của mình.

B. Các giáo phụ ẩn danh ở thế kỷ thứ ba đã trích dẫn trong các tác phẩm của mình.

C. Không xác định được thời điểm lưu hành và cũng không rõ ai đã trích dẫn Bản Tín Điều này.

D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: A

Câu 5: Thánh Augustine ở Hippo nổi bật với tác phẩm nào sau đây?

A. Về Đức Thánh Linh (On the Holy Spirit) B. Thành của Đức Chúa Trời (The City of God)

C. Sự Nhập Thể của Đấng Christ (Incarnation of Christ) D. Không có tác phẩm nào nổi bật

Đáp án: B

Câu 6: Về sự lưu xuất của Đức Thánh Linh, quan điểm của Công Giáo và Chính Thống Giáo khác nhau

như thế nào (chính vì khác biệt này đã dẫn đến sự phân ly sâu sắc giữa hai Giáo hội ở quá khứ)?

A. Quan điểm Công Giáo cho rằng Đức Thánh Linh lưu xuất (ra từ) Chúa Cha và Chúa Con.

B. Quan điểm Chính Thống Giáo cho rằng Đức Thánh Linh chỉ lưu xuất (ra từ) Đức Chúa Cha.

C. Câu A, B đúng. D. Câu A, B sai.

Đáp án: C

Câu 7: Bản dịch Kinh Thánh tiếng La-tin (bản Vulgate) vào cuối thế kỷ thứ 4 do ai biên dịch chính?

A. Origen B. Augustine C. Jerome ở Stridon D. Không biết rõ

Đáp án: C

Câu 8: Có bao nhiêu Cuộc Thập Tự Chinh lớn giữa Cơ-đốc giáo và Hồi giáo từ năm 1095-1291?

A. 6 cuộc B. 8 cuộc C. 10 cuộc D. 12 cuộc

Đáp án: B

Câu 9: Ulrich (Huldrych) Zwingli là ai?

A. Nhà lãnh đạo đã khởi xướng trong Phong Trào Cải Chánh (Kháng Cách) tại Thụy sĩ vào năm 1519.

B. Zwingli nổi bật với phương pháp giảng giải kinh xuyên suốt các sách Kinh Thánh.

C. Zwingli tin rằng Kinh Thánh cần được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 10: Luther Bible là Bản dịch Kinh Thánh từ tiếng Do-thái và tiếng Hy-lạp sang tiếng Đức do Martin

Luther thực hiện. Bản dịch Tân Ước và trọn bộ Cựu-Tân Ước xuất bản vào năm nào?

A. Tân Ước năm 1517; Cựu-Tân Ước 1522

B. Tân Ước năm 1522; Cựu-Tân Ước 1534

C. Tân Ước năm 1534; Cựu-Tân Ước 1545

D. Không xác định được năm xuất bản.

Đáp án: B

Page 13: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

13

Câu 11: Xin nêu tên của 2 vị diễn giả nổi tiếng trong Cuộc Đại Tỉnh Thức lần thứ Nhất (the First Great

Awakening), tức phong trào phục hưng mạnh mẽ đã diễn ra vào thập niên 1740 tại Mỹ?

A. Jonathan Edwards và George Whitefield B. Jonathan Edwards và David Brainard

C. George Whitefield and Gilbert Tennent D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: A

Câu 12: Giáo sĩ Tin lành đầu tiên đến Korea vào ngày 15/9/1884 tên là gì?

A. Horace Newton Allen B. H. G. Underwood C. H. G. Appenzeller D. W. B. Scranton

Đáp án: A

Câu 13: Theo gợi ý của Horace N. Allen, vua Gojong (triều đại Joseon) cho xây bệnh viện tây phương

đầu tiên ở bán đảo Triều Tiên. Sau đó 1 năm, Horace N. Allen đã bắt đầu mở ra trường gì tại đây?

A. Trường nghề B. Trường ngoại ngữ C. Trường y D. Trường Kinh thánh

Đáp án: C

Câu 14: Theo thống kê năm 2010 trên trang web https://www.pewresearch.org, Cơ-đốc giáo (bao gồm

Công Giáo và Tin Lành) chiếm bao nhiêu phần trăm tại Hàn Quốc?

A. Khoảng 25% B. Khoảng 29% C. Khoảng 35% D. Khoảng 40%

Đáp án: B

Câu 15: Hệ phái nào là hệ phái Tin lành lớn nhất tại Hàn Quốc?

A. Trưởng Lão B. Giám Lý C. Báp-tít D. Phúc âm Toàn vẹn

Đáp án: A

V. TRUYỀN GIÁO (15 CÂU)

Câu 1: Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời muốn dân Y-sơ-ra-ên sống với sứ mệnh là gì?

A. Làm tuyển dân của Đức Chúa Trời để bày tỏ chính mình Ngài là Đấng như thế nào.

B. Làm sự sáng cho các dân tộc để đem sự cứu rỗi của Ngài đến cho các nước.

C. Làm hình bóng về dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh (tức Hội thánh) trong thời Tân Ước.

D. Câu A, B đúng.

Đáp án: D

Câu 2: Việc dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày và tan rải ra nhiều nước có ý nghĩa thế nào về truyền giáo?

A. Họ sẽ không thể tiếp nối sứ mệnh truyền giáo cho mọi dân tộc và sứ mệnh này chuyển cho dân ngoại.

B. Họ đi đến đâu, danh Chúa và lời Chúa được biết đến đó như trường hợp của Đa-ni-ên, E-xơ-ra....

C. Họ là một mô hình về Truyền giáo di dân (Diaspora Mission) do Đức Chúa Trời khởi xướng.

D. Câu B, C đúng.

Đáp án: D

Page 14: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

14

Câu 3: Vị tiên tri nào đã từ khước sứ mệnh công bố lời của Đức Chúa Trời cho dân ngoại?

A. Ê-li B. Ê-sai D. Giô-na D. Giô-ên

Đáp án: C

Câu 4: Ai là vị sứ đồ đầu tiên trong Tân Ước?

A. Giăng Báp-tít B. Chúa Jêsus C. Phi-e-rơ D. Gia-cơ

Đáp án: B (Giăng 20:21, Hê-bơ-rơ 3:1)

Câu 5: Theo Ma-thi-ơ 4:18-25 và Lu-ca 4:14-19, kiểu mẫu rao giảng Tin lành của Chúa Jêsus là gì?

A. Chọn môn đồ để lập thành nhóm truyền giáo và huấn luyện họ cho sứ mệnh giảng Tin lành.

B. Giảng Tin lành của nước Đức Chúa Trời trong sự dẫn dắt và quyền năng của Đức Thánh Linh

C. Tiếp cận mọi thành phần và đáp ứng những nhu cầu thuộc thể của họ trong khả năng của Ngài.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 6: Sách Công Vụ Các Sứ Đồ cũng có thể được gọi bằng tên gọi nào sau đây?

A. Công Vụ của Các Chấp Sự Đầu Tiên

B. Công Vụ của Những Cơ-đốc Nhân Đầu Tiên

C. Công Vụ của Sứ Đồ Phi-e-rơ và Phao-lô

D. Công Vụ của Đức Thánh Linh Qua Các Môn Đồ

Đáp án: D

Câu 7: Theo sách Công Vụ Các Sứ Đồ, sứ đồ Phao-lô đã thực hiện bao nhiêu hành trình truyền giáo?

A. Ba hành trình B. Bốn hành trình C. Năm hành trình D. Sáu hành trình

Đáp án: B

Câu 8: Hội thánh nào sai phái sứ đồ Phao-lô và Ba-na-ba và trở thành căn cứ truyền giáo của Phao-lô?

A. Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem B. Hội thánh tại An-ti-ốt

C. Hội thánh tại Cô-rinh-tô D. Hội thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca

Đáp án: B

Câu 9: Chiến lược khai mở và cũng cố những Hội thánh mới thành lập của sứ đồ Phao-lô là gì?

A. Lập nhóm truyền giáo và làm việc theo nhóm.

B. Huấn luyện môn đồ trực tiếp và gián tiếp (qua thư tín).

C. Thiết lập lãnh đạo tại các địa phương.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Page 15: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

15

Câu 10: Ông bà giáo sĩ nào đã có công trong việc hoàn tất bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt (1926)?

A. Albert B. Simpson B. William Charles Cadman C. E. F. Irwin D. Câu A, B, C sai

Đáp án: B

Câu 11: Jonathan Edwards (1703-1758) được nhiều người biết đến với danh hiệu mục sư, sứ giả phục

hưng, văn sĩ, thần học gia, và triết gia. Một trong những bài giảng nổi tiếng của ông có tựa đề là gì?

A. The Final Judgment (Sự Phán Xét Cuối Cùng)

B. Sinners in the Hands of an Angry God (Tội Nhân trong Tay của một Đức Chúa Trời Thịnh Nộ)

C. Christ’s Agony (Nổi Thống Khổ của Đấng Christ)

D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: B

Câu 12: Theo Mục sư John Piper (nhà thần học, giáo sư Kinh Thánh), môn đồ hóa là gì và để làm gì?

A. Giúp cho một người trở thành Cơ-đốc nhân với suy nghĩ, cảm nhận, và hành động của một Cơ-đốc nhân.

B. Giúp cho một Cơ-đốc nhân phát triển càng hơn để đạt đến sự trưởng thành trong đức tin.

C. Mỗi Cơ-đốc nhân cần tìm kiếm sự trợ giúp từ những Cơ-đốc nhân khác để giữ sự tăng trưởng liên tục.

D. Câu A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 13: Theo trang web https://billygraham.org, cố Mục sư tiến sĩ Billy Graham đã giảng Tin lành cho

bao nhiêu khán/thính giả trực tiếp và tại bao nhiêu quốc gia/vùng lãnh thổ?

A. Gần 200 triệu người ở 185 nước/vùng lãnh thổ B. Gần 215 triệu người ở 185 nước/vùng lãnh thổ.

C. Gần 225 triệu người ở 185 nước/vùng lãnh thổ D. Gần 230 triệu người ở 185 nước/vùng lãnh thổ.

Đáp án: B

Câu 14: Từ năm 2005 đến nay, nhiều người đi du học, lao động, lập gia đình đa văn hóa tại các nước

Châu Á đã giúp cho việc khai mở nhiều Hội thánh mới tại Việt Nam. Xin nêu tên các quốc gia đó?

A. Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi-líp-pin B. Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan

C. Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc D. Cam-pu-chia, Lào, Malaysia, Thái Lan

Đáp án: B

Câu 15: Khải tượng 1-1-1 (Vision 1-1-1) của Hội Thánh Việt Nam tại Ulsan (VFU) là gì?

A. 1 người tin Chúa, mua 1 miếng đất, xây 1 nhà thờ tại nơi mình sinh sống.

B. 1 người tin Chúa mạnh mẽ, làm chứng cho 1 gia đình tin Chúa, và hình thành 1 Hội thánh gia đình.

C. 1 người tin Chúa, làm chứng để 1 dòng họ tin Chúa, và xây dựng 1 nhà thờ cho cả gia tộc.

D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: B

Page 16: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

16

VI. TỔNG HỢP (10 CÂU)

Câu 1: Theo báo điện tử Hà Nội Mới, dân số tại Hà Nội theo thống kê năm 2019 là bao nhiêu?

A. 7,053,663 dân B. 8,053,663 dân C. 9,053,663 dân D. 9,553,663 dân

Đáp án: B

Câu 2: Theo báo điện tử Hà Nội Mới, dân số tại TP. Hồ Chí Minh năm 2019 là bao nhiêu?

A. Gần 8 triệu dân B. Gần 9 triệu dân C. Gần 10 triệu dân D. Câu A, B,

C sai.

Đáp án: B

Câu 3: Theo trang web của World Bank Data, dân số Trung Quốc năm 2020 là bao nhiêu người?

A. Hơn 1 tỉ 402 triệu dân B. Hơn 1 tỉ 502 triệu dân

C. Hơn 1 tỉ 602 triệu dân D. Không biết

Đáp án: A

Câu 4: Theo trang web của World Bank Data, dân số Ấn Độ năm 2020 là bao nhiêu người?

A. Hơn 1 tỉ 350 triệu dân B. Hơn 1 tỉ 360 triệu dân

C. Hơn 1 tỉ 380 triệu dân D. Không biết

Đáp án: C

Câu 5: Theo https://worldpopulationreview.com/ ngày 1-8.2021, dân số của Israel là bao nhiêu?

A. Hơn 8,5 triệu dân B. Hơn 8,8 triệu dân C. Hơn 9 triệu dân D. Không biết

Đáp án: B

Câu 6: Thủ đô của Thuỵ Điển là gì?

A. Bern B. Stockholm C. Munich D. Berlin

Đáp án: B

Câu 7: Tính đến năm 2021, quốc gia nào đoạt giải Nobel nhiều nhất?

A. Anh (131 giải) B. Đức (108) C. Mỹ (375) D. Pháp (69)

Đáp án: C

Câu 8: Hiện tại, có bao nhiêu quốc gia thuộc thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc?

A. 190 quốc gia B. 193 quốc gia C. 195 quốc gia D. 197 quốc gia

Đáp án: B

Page 17: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

17

Câu 9: Theo Nasdaq, quốc gia giàu nhất (dựa trên Tổng Sản Phẩm Nội Địa Bình Quân Đầu Người –

Gross Domestic Product Per Capita – GDP per Capita) là nước nào?

A. Lúc-xăm-bua (Luxembourg) B. Thuỵ Sĩ (Switzerland)

C. Ai-len (Ireland) D. Na-uy (Norway)

Đáp án: A

Câu 10: Biển Chết (Tử Hải) nằm giữa Israel và Jordan. Tại sao biển này gọi là “Biển Chết”?

A. Vì có nhiều người chết ở biển này B. Vì độ mặn quá cao của nó khiến thủy sinh vật không thể sống

C. Vì có nhiều loài cá chết ở biển này D. Câu A, B, C sai.

Đáp án: B

XEM TRANG TIẾP THEO

Page 18: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

18

Xin để ý và ghi nhớ dòng nhạc đầu của mỗi câu và điệp khúc của mỗi bài Thánh Ca sau:

Page 19: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

19

Page 20: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

20

Page 21: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

21

Page 22: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

22

Page 23: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

23

Page 24: BỘ ĐỀ THI SỐ 2

24