109
BTÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TNG CC BIN VÀ HI ĐẢO VIT NAM CC ĐIU TRA VÀ KIM SOÁT TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIN Dán : Kim soát ô nhim môi trường bin do các hot động kinh tế - xã hi vùng bin Qung Ninh - Hi Phòng, Đà Nng - Qung Nam và Bà Ra Vũng Tàu - Thành phHChí Minh KHOCH KIM SOÁT Ô NHIM MÔI TRƯỜNG BIN KHU VC QUNG NINH – HI PHÒNG (Dtho) HÀ NI, NĂM 2013

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

  • Upload
    others

  • View
    17

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN

Dự án : Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động

kinh tế - xã hội vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Đà Nẵng -

Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN

KHU VỰC QUẢNG NINH – HẢI PHÒNG (Dự thảo)

HÀ NỘI, NĂM 2013

Page 2: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

i

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG BIỂN

Dự án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Đà

Nẵng - Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN

KHU VỰC QUẢNG NINH – HẢI PHÒNG

Đơn vị thực hiện:

Cục Điều tra và Kiểm soát tài nguyên – môi trường biển

HÀ NỘI, NĂM 2013

Page 3: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

ii

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu ô xy sinh học BVMT : Bảo vệ Môi trường Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ KH&CN : Bộ Khoa học và Công nghệ BT : Bảo tồn CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn ĐTM : Đánh giá tác động môi trường HCBVTV : Hóa chất bảo vệ thực vật ISO : Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế KCN : Khu công nghiệp KSON : Kiểm soát ô nhiễm KHHĐ : Kế hoạch hành động KHQGKSON : Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm KTXH : Kinh tế-xã hội KHQGKSONB : Kế hoạch Quốc gia Kiểm soát ô nhiễm PEMSEA : Chương trình Đối tác Khu vực về Quản lý

Môi trường các biển Đông Á PTBV : Phát triển bền vững QA/QC : Đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng QTMTQG : Quan trắc môi trường quốc gia QLTH : Quản lý tổng hợp QPPL : Quy phạm pháp luật QLTHĐB : Quản lý Tổng hợp Đới bờ TN&MT : Tài nguyên và môi trường TSS : Tổng lượng chất rắn lơ lửng TCCP : Tiêu chuẩn cho phép UBND : Uỷ ban Nhân dân UNEP : Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

Page 4: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

iii

MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................................................ii

DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................................vi

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................................vii

GIỚI THIỆU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH – HẢI PHÒNG ......................................................................................................................1

Quá trình xây dựng Kế hoạch........................................................................................................4

Phương pháp xây dựng.....................................................................................................4

Tổ chức thực hiện xây dựng Kế hoạch .........................................................................5

PHẦN I. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG ĐẾN 2020 ...........................................................................................................................9

1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực.......................................................................................9

1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................9

1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................................10

1.1.3. Chế độ thuỷ, hải văn.........................................................................................12

1.1.4. Khí hậu, biến đổi khí hậu................................................................................14

1.2. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội Khu vực................................................15

1.2.1. Đặc điểm dân số ................................................................................................15

1.2.2. Các hoạt động phát triển kinh tế...................................................................17

1.2.3. Định hướng phát triển kinh tế của Khu vực đến 2020 ............................22

1.3. Hiện trạng và tiềm năng ô nhiễm môi trường biển của Khu vực.....................23

1.3.1. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ ...................................................23

1.3.2. Thực trạng các hệ sinh thái biển...................................................................29

1.3.3. Các nguồn, tiềm năng gây ô nhiễm môi trường biển của khu vực .......34

1.3.4. Xác định các vấn đề ô nhiễm biển chính của khu vực .............................48

1.4. Đánh giá thực trạng công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của khu vực .....................................................................................................................................................49

1.4.1. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến KSONB khu vực 49

1.4.2. Tổ chức triển khai KSONB trên thực tế ......................................................53

1.5. Nhu cầu triển khai và tăng cường hoạt động KSONB khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng ........................................................................................................................................61

1.6. Các kế hoạch, chương trình, dự án liên quan hiện có...........................................62

1.7. Kinh nghiệm quốc tế về KSONB cấp liên tỉnh, liên vùng .................................62

Page 5: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

iv

PHẦN II.KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỂM BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI 2.1. Căn cứ pháp lý xây dựng Kế hoạch.............................................................................65

2.2. Quan điểm chỉ đạo ..............................................................................................................66

2.3. Tầm nhìn, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể .............................................................66

2.4. Phạm vi Kế hoạch ...............................................................................................................68

2.5. Đề xuất các dự án /kế hoạch hành động KSONB ..................................................68

2.5.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp và cơ cấu tổ chức .......68

2.5.2. Tăng cường công tác điều tra cơ bản về chất lượng môi trường biển, xây dựng hệ thống thông tin môi trường tổng hợp của khu vực phục vụ kiểm soát ô nhiễm biển ..........................................................................................................69

2.5.3. Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền, chủ yếu từ các hệ thống sông và từ các khu đô thị, khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản ven biển............................................................................................70

2.5.4. Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển, chú trọng ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển do dầu do các phương tiện vận tải, khai thác hải sản, du lịch bằng tàu thuyền và các sự cố tràn dầu ............72

2.5.5. Đào tạo, nâng cao năng lực cho các cấp quản lý, tăng cường hoạt động thanh tra trên biển khu vực..............................................................................73

2.5.6. Thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực...........................................................74

2.6. Lựa chọn các dự án, hành động ưu tiên .....................................................................75

2.6.1. Các tiêu chí lựa chọn ưu tiên .........................................................................75

2.6.2. Đề xuất các Kế hoạch hành động ưu tiên...................................................77

2.7. Giải pháp thực hiện ............................................................................................................92

2.7.1. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về BVMT........................................92

2.7.2. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho KSONB ..............92

2.7.3. Áp dụng các công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật .........................................92

2.7.4. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng nhân dân vùng ven biển...............................................................................................93

2.7.5. Giải pháp quy hoạch ........................................................................................94

2.8. Tổ chức thực hiện Kế hoạch ...........................................................................................94

2.8.1. Cơ chế thực hiện ...............................................................................................94

2.8.2. Phân công thực hiện.........................................................................................95

2.8.3. Dự kiến tài chính cho các dự án, hành động đề xuất ..............................96

2.9. Giám sát/đánh giá thực hiện Kế hoạch.......................................................................97

Page 6: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

v

2.9.1. Giám sát thực hiện Kế hoạch- các tiêu chí giám sát ...............................97

2.9.2. Đánh giá, báo cáo, điều chỉnh Kế hoạch....................................................97

Kết luận, kiến nghị...........................................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................99

Page 7: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Quy trình xây dựng Kế hoạch KSONB khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng

6

Hình 2. Khung cấu trúc Kế hoạch KSONB 7 Hình 3. Khu vực biển Quảng Ninh – Hải Phòng 9 Hình 4. Tổng sản phẩm quốc nội của Quảng Ninh 2005-2011 18 Hình 5. Tổng sản phẩm quốc nội của TP Hải Phòng 2005-2011 18 Hình 6. Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc nước biển khu vực Quảng Ninh 2002-2011 (mùa khô)

24

Hình 7. Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc nước biển khu vực Quảng Ninh 2002-2011 (mùa mưa)

25

Hình 8. Hàm lượng dầu tại các điểm quan trắc biển Quảng Ninh –2002-2011 (mùa khô)

25

Hình 9. Hàm lượng dầu tại các điểm quan trắc biển Quảng Ninh –2002-2011 (mùa mưa)

26

Hình 10. Hàm lượng dầu tại các điểm quan trắc biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng 2004-2011

29

Hình 11. Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng 2005-2011

29

Hình 12 . Sự phân bố thảm cỏ biển ở Việt Nam 32 Hình 13. Diễn biến tình trạng rạn san hô 33 Hình 14. Tỷ lệ đóng góp COD từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh

46

Hình 15. Tỷ lệ đóng góp BOD từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh

46

Hình 16. Tỷ lệ đóng góp N-T từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh

46

Hình 17. Tỷ lệ đóng góp N-P từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh

46

Hình 18. Tỷ lệ đóng góp TSS từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh

47

Page 8: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

vii

DANH MỤC BẢNG

Nội dung Trang Bảng 1. Dân số và mật độ dân số vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng

15

Bảng 2. Diện tích nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh – Hải Phòng 2011

20

Bảng 3. Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản của Quảng Ninh 2000-2011

21

Bảng 4. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Quảng Ninh đến 2020 22 Bảng 5. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Hải Phòng đến 2020 23 Bảng 6. Nước thải từ hoạt động khai thác than 38 Bảng 7. Tổng tải lượng ô nhiễm đưa vào biển từ các nguồn giai đoạn 2008-2010

45

Bảng 8. Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm đưa vào Vịnh Hạ Long từ các khu vực năm 2020

47

Bảng 9. Bảng xét điểm ưu tiên thực hiện các Dự án/KHHĐ 75 Bảng 10. Các nhiệm vụ /KHHĐ ưu tiên đề xuất 77

Page 9: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

1

GIỚI THIỆU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH – HẢI PHÒNG

Khu vực Quảng ninh - Hải Phòng có vùng biển tương đối rộng lớn với bờ biển dài trên 350 km từ cửa sông Thái Bình tới Trà Cổ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam. Các huyện, thị ven biển của Quảng ninh bao gồm: Quảng Yên, Tiên Yên, Vân Đồn, Hoành Bồ, Cô Tô, Quảng Hà, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và thị xã Móng Cái với dân số là 854.311 người chiếm khoảng 72,8 % dân số toàn tỉnh. Các quận, huyện, thị ven biển của Hải Phòng gồm: Thuỷ Nguyên, Hải An, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ và thị xã Đồ Sơn với dân số là 903.710 người chiếm khoảng 48% dân số Thành phố Hải Phòng.

Khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng có khu di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, có Vịnh Bái Tử Long, đảo Cát Bà cùng hàng ngàn đảo lớn nhỏ, tạo nên vùng biển có kỳ quan đẹp có một không hai trên thế giới. Vùng biển Khu vực có đa dạng sinh học phong phú, giàu tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hoá và lịch sử, thích hợp phát triển các ngành kinh tế dựa vào biển, đặc biệt là ngành du lịch biển đảo. Hiện tại và trong tương lai, Khu vực này vẫn là vùng du lịch quan trọng cấp quốc gia và quốc tế.

Những năm gần đây, hoạt động phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị diễn ra mạnh mẽ nhờ vào vị thế của Khu vực. Trong đó phát triển về công nghiệp khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng; phát triển về cảng biển và hoạt động giao thông vận tải biển; hoạt động khai thác, nuôi trồng hải sản trên biển và vùng ven biển và các hoạt động du lịch,… đã đóng góp lớn vào sự phát triển chung của đất nước và của Khu vực nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với môi trường biển. Các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền tải ra biển của khu vực được đánh giá chiếm khoảng 60-70% tổng thải lượng chất ô nhiễm. Còn lại là các nguồn từ biển do các hoạt động trực tiếp trên biển như tàu thuyền vận tải, khai thác hải sản, du lịch và các hoạt động của ngư dân, của khách du lịch tham quan trên biển.

Với áp lực ngày càng tăng, một số khu vực trên vùng biển đã có biểu hiện ô nhiễm và ngày càng gia tăng do chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, coliform và dầu mỡ, đặc biệt tại các khu vực có khai thác khoáng sản (than) và vật liệu xây dựng (cả ở Quảng Ninh và Hải Phòng), khu vực chế

Page 10: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

2

biến hải sản, khu nuôi trồng hải sản, khu cảng cá và cảng vận tải,… Nước biển khu vực Di sản Vịnh Hạ Long cũng đã có biểu hiện ô nhiễm do dầu mỡ. Các hệ sinh thái đặc thù trên biển khu vực cũng đã bị suy thoái và suy giảm đa dạng sinh học (rừng ngập mặn, san hô, thảm cỏ biển, bãi ngập triều,…) mà nguyên nhân một phần cũng do ô nhiễm biển gây ra. Những rủi ro đối với hệ sinh thái và con người do các chất ô nhiễm trong môi trường biển là hiện hữu, đòi hỏi phải có những nỗ lực trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, bảo tồn các giá trị tự nhiên của khu vực và đảm bảo phát triển bền vững.

Với mục tiêu bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững các vùng biển của Khu vực, nhu cầu đặt ra là phải kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm biển, trong đó đặc biệt chú trọng đến các nguồn từ lục địa và các nguồn từ biển.

Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 của các tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh mới chỉ tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm trên đất liền và một số vùng duyên hải, nhưng nhiều nhiệm vụ liên quan kiểm soát ô nhiễm trên biển chưa được chú trọng hoặc chưa được cụ thể hoá, như việc kiểm tra, giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đối với tàu, thuyền, cơ sở, công trình khai thác khoáng sản ven biển và kiểm soát, xử lý việc xả, thải bất hợp pháp trên biển,…

Việc kiểm soát ô nhiễm hiện nay thường tổ chức thực hiện theo từng địa phương và chưa kết nối hai tỉnh liền kề giáp biển với nhau, chưa chú trọng đến kiểm soát ô nhiễm biển nên hiệu quả chưa cao vì ảnh hưởng ô nhiễm trên biển khác hẳn trên đất liền do tính chất lan toả, do dòng chảy, gió nên ảnh hưởng rộng, không những chỉ trên khu vực biển của địa phương mà còn lan toả sang địa phương khác, khu vực khác, thậm chí là ảnh hưởng đến các quốc gia liền kề như sự cố tràn dầu năm 2007, xả thải nước ballást mang từ vùng này sang vùng khác,....

Mặt khác, các tỉnh chưa xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển của tỉnh và cũng chưa xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển theo khu vực/vùng để thực sự bảo đảm việc bảo vệ môi trường biển, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển của Việt Nam.

Việc chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý, lực lượng thực thi luật pháp trên biển, lực lượng tham gia kiểm

Page 11: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

3

soát ô nhiễm biển của các Bộ, ngành, địa phương chưa gắn kết chặt chẽ, còn nhiều bất cập do trên biển liên quan nhiều cơ quan quản lý khác nhau.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý kiểm soát ô nhiễm biển hoàn toàn thụ động và không thường xuyên, do còn thiếu các quy định một cách cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của họ nên chưa tận dụng được kiến thức bản địa, lợi ích, nguyện vọng và công việc của chính họ. Lôi cuốn cộng đồng địa phương tham gia vào quản lý tài nguyên biển chính là góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ để tăng cường dân chủ ở cơ sở theo nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Đây là một trong những giải pháp trong việc xã hội hoá hoạt động quản lý kiểm soát ô nhiễm biển.

Ở cấp Trung ương, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Môi trường) và ở cấp địa phương trong Sở TN&MT (Chi cục BVMT và Chi cục Biển và Hải đảo) với nhau và với các cơ quan chuyên môn khác liên quan đến nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm biển ở trung ương và địa phương và nhất là với các lực lượng tham gia BVMT trên biển chưa được làm rõ.

Hiện tại, Hải Phòng và Quảng Ninh cũng đã xây dựng Kế hoạch và Quy hoạch BVMT của tỉnh mình đến 2020, trong đó đã chú trọng và có một số kế hoạch hành động nhằm bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên các Kế hoạch và quy hoạch này chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải, chưa chú trọng đến các hoạt động điều phối, hợp tác trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới, liên địa phương như ô nhiễm biển do sông lan truyền ra biển, các sự cố môi trường (tràn dầu, thiên tai, biến đổi khí hậu), các hoạt động thanh tra, kiểm tra trên biển,… Vì vậy việc triển khai xây dựng Kế hoạch Kiểm soát ô nhiễm biển cho khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng là vô cùng cần thiết, để có thể giải quyết được các vấn đề môi trường biển của khu vực này.

Căn cứ pháp lý xây dựng Kế hoạch:

• Luật Bảo vệ môi trường, 2005

• Nghị quyết số 09/NQ/TW, ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020;

Page 12: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

4

• Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;

• Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

• Các Công ước quốc tế mà Việt nam tham gia như: Công ước MARPOL, CLC92;

• Quyết định số 120/QĐ-TCBHĐVN ngày 11 tháng 06 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về việc phê duyệt dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển Quảng Ninh-Hải Phòng, Đà Nẵng-Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu-TP. Hồ Chí Minh”.

Kế hoạch Kiểm soát ô nhiễm biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng đặt ra mục tiêu chung là: Xác định các vấn đề ô nhiễm môi trường biển của khu vực và đưa ra các hành động nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm biển của Khu vực, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vùng biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng.

Phạm vi không gian của Kế hoạch KSONB Khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng : Về phần đất liền, bao gồm toàn bộ các quận/huyện giáp biển của tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng. Về phía biển, gồm toàn bộ vùng biển thuộc phạm vi quản lý của hai tỉnh Thành phố, trong đó chú trọng vùng biển ven bờ, là nơi cần tập trung quan tâm giải quyết các vấn đề ô nhiễm biển do sử dụng, khai thác tài nguyên và chịu tác động tiêu cực của các ngành, địa phương. Vùng biển khơi, chủ yếu tập trung quan tâm giải quyết các vấn đề ô nhiễm biển do vận tải biển, đánh bắt xa bờ,…và các vấn đề về tài nguyên, môi trường mang tính liên quốc gia.

Phạm vi thời gian: Kế hoạch được xây dựng và thực hiện đến 2020.

Quá trình xây dựng Kế hoạch

Phương pháp xây dựng

- Thu thập, phân tích, kế thừa các thông tin có liên quan đến môi trường biển tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng.

Page 13: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

5

- Thu thập, phân tích, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án quốc tế có liên quan tại Tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng.

- Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các qui định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường quốc gia để áp dụng cho tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng.

- Phương pháp hội thảo, chuyên gia, phân tích và thảo luận – đã tổ chức hai hội thảo tại Hà Nội và Quảng Ninh nhằm thảo luận, lấy ý kiến các chuyên gia ở Trung ương và địa phương và các bên liên quan để hoàn thiện về cấu trúc và nội dung Kế hoạch KSONB khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng.

- Phương pháp điều tra xã hội học nhằm tìm ra các vấn đề môi trường liên quan đến biển khu vực.

Tổ chức thực hiện xây dựng Kế hoạch

- Thành lập nhóm xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng.

- Xác định quy trình xây dựng và khung cấu trúc Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng. (Hình 1 và Hình 2).

- Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, dữ liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng.

+ Thu thập, tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên.

+ Thu thập, tổng hợp các tài liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thu thập, tổng hợp số liệu quan trắc và giám sát chất lượng môi trường.

+ Thu thập, tổng hợp số liệu về công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường Tỉnh (tổ chức, kiểm tra, kiểm soát, quan trắc...).

+ Thu thập số liệu về hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

+ Thu thập các bản đồ, sơ đồ sẵn có (bản đồ hành chính; bản đồ, sơ đồ hiện trạng chất lượng môi trường, bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường,...).

Page 14: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

6

- Nghiên cứu xây dựng các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển của khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng.

Hình 1. Quy trình xây dựng Kế hoạch KSONB khu vực

Quảng Ninh – Hải Phòng

Hội thảo TW các bên liên quan mở rộng

Nhóm xâydựng Kế hoạch

Hội thảo Địa phương

Các ban, ngành, cơ quan,

cộng đồng

Chuyên gia

UBND Tỉnh QN, HP

Củng cố số liệu

Xây dựng cấu trúc Kế hoạch

Phác thảo Kế hoạch

Hoàn thiện Kế hoạch

Phê chuẩn Kế hoạch

Ban Điều phối

Họp Chuyên gia

Thu thập số liệu

Page 15: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

7

Hình 2. Khung cấu trúc Kế hoạch KSONB

Các bước xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển như sau:

• Bước 1: Rà soát văn bản pháp quy và thực trạng công tác KSON biển cấp trung ương và địa phương.

• Bước 2: Xác định các rủi ro / vấn đề môi trường biển ưu tiên để xác định các lĩnh vực quản lý ưu tiên trong Kế hoạch KSONB.

• Bước 3: Đề xuất các mục tiêu / giải pháp KSON nhằm giải quyết các vấn đề / rủi ro môi trường.

• Bước 4: Rà soát các chương trình / dự án / đề tài đã và đang được triển khai tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng.

• Bước 5: Đề xuất các nhiệm vụ, KHHĐ, các giải pháp thực hiện KSONB

Rà soát các văn bản pháp quy và thực trạng về KSON biển cấp

trung ương và địa phương

Xây dựng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể để giải quyết các vấn đề, rủi ro môi trường đã xác định

Đề xuất các kế hoạch hành động trên cơ sở mục tiêu đã xác định

Rà soát các vấn đề / rủi ro môi trường biển

của Tỉnh, TP

Sắp xếp ưu tiên kế hoạch hành động theo năng lực thực hiện của

địa phương

Rà soát các chương trình / kế hoạch liên quan đang thực hiện hoặc đã được

duyệt

Lựa chọn và cụ thể hóa các KHHĐ ưu tiên ngắn,

trung, dài hạn Kế

hoạch

Các giải pháp thực hiện Kế

hoạch

Page 16: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

8

• Bước 6: Đánh giá ưu tiên các KHHĐ trên cơ sở năng lực của địa phương (tài chính, nhân lực, kỹ thuật, các tiêu chí khác).

• Bước 7: Danh mục các hành động ưu tiên ngắn hạn, trung hạn, dài hạn (phác thảo Kế hoạch).

Nội dung Kế hoạch đề xuất

Các Kế hoạch đề xuất dựa trên cơ sở phân tích các vấn đề ô nhiễm biển của khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng, năng lực thực hiện và khả năng lồng ghép với các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án hiện đã được phê duyệt đến 2020 liên quan đến môi trường biển của hai tỉnh và thành phố. Các Kế hoạch hành động và nội dung chính được trình bày trong bảng 10 của Bản Dự thảo Kế hoạch này.

Page 17: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

9

PHẦN I. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM BIỂN KHU VỰC

QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG ĐẾN 2020

1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực 1.1.1. Vị trí địa lý

Vùng biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng nằm phía Tây vịnh Bắc Bộ. Phía bắc giáp vùng biển của Trung Quốc, phía nam giáp vùng biển tỉnh Thái Bình. Bờ biển có hướng Đông bắc - Tây nam và nằm trong vị trí có toạ độ 20o40'N - 21o40'N và 106o30'E - 108000'E.

Hình 3. Khu vực biển Quảng Ninh – Hải Phòng

Page 18: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

10

1.1.2. Địa hình, địa mạo 1

a. Địa hình Địa hình bờ biển Hải Phòng-Quảng Ninh phát triển trên nền cấu trúc địa

chất thuộc miền uốn nếp Caledonit Katazia và miền trũng chồng Mênôzôi Kainôzôi Hà Nội.

Đặc điểm địa hình bờ biển Quảng Ninh về phía lục địa là vùng núi thấp và vùng đồi bát úp. Vùng núi thấp được cấu tạo bởi đá cứng, tuổi chủ yếu là giới Mênôzôi, bao gồm hệ tầng Trias chứa than Hòn Gai, hệ tầng Jura Hà Cối và giới Palezôi thuộc hệ tầng đá vôi Cacbon-Pecmi, hệ tầng tấn mài. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng bờ biển từ Quảng Yên đến Hòn Gai-Cẩm Phả. Địa hình đồi bát úp được cấu tạo bởi đất đá tuổi Jura Hà Cối. Chúng phân bố từ Tiên Yên - Đầm Hà đến Móng Cái.

Địa hình bờ biển Hải Phòng chủ yếu là đồng bằng tích tụ, bằng phẳng, cấu tạo bờ là đất đá bở rời đệ tứ, nguồn gốc sông-biển và sông biển-đầm lầy hỗn hợp. Phân cách giữa đồng bằng bồn trũng Hải Phòng với đồng bằng Thái bình là Bán đảo Đồ Sơn, cấu tạo bờ bằng đá cứng thuộc hệ tầng Đồ Sơn. Bờ biển khúc khuỷu, bị phân cắt bởi hệ thống sông suối dày đặc.

Các sông suối ở bờ biển Quảng Ninh ngắn và dốc, lưu lượng nhỏ. Tiêu biểu cho các sông suối Khu vực này là sông Ka long, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Mông Dương. Các cửa sông ở bờ biển đồng bằng Hải Phòng thường rộng và có nhiều bãi triều, dạng hình phễu (estuary) như cửa Văn Úc và châu thổ (delta) như các Cửa Lạch Huyện, Nam Triệu, Cửa Cấm. b. Các kiểu bờ biển

- Bờ biển vụng vịnh - Đanmát. Kiểu bờ này có các đảo dài ven bờ và song song với đường bờ. Các đảo dài tạo với bờ thành các vụng vịnh tương đối kín. Chúng phân bố từ bờ biển Móng Cái đến Cửa Ông.

- Bờ biển karst nhiệt đới núi sót. Kiểu bờ này đặc trưng bởi các vịnh có hàng nghìn hòn đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau. Đó là các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Chúng phân bố từ bờ biển Cửa Ông đến Bãi Cháy. Các bờ biển và hải đảo thường có sườn dốc vách dốc đứng. Các đảo có độ cao 25m, 50m, 70m, 150 và 200m. Trên một số đảo và bờ biển còn xuất hiện

1 Phạm Văn Ninh và nnk: Cơ sở Khoa học lập Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng

Page 19: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

11

một số hang động karst và ngấn nước biển cổ. Vịnh Hạ Long với vô số đảo và hang động kỳ thú, đã được UNESCO công nhận là di sản Thiên nhiên Thế giới.

- Bờ biển cửa sông hình phễu (estuary). Bờ biển kiểu này được phát triển trên bờ biển của bồn trũng Hải Phòng. Cửa sông rộng hình phễu. Các bãi triều phát triển và rộng. Có nhiều rạch triều dày đặc, chằng chịt và bãi triều rộng.

- Bờ biển kiểu cửa sông delta. Bờ biển kiểu này phân bố chủ yếu ở nam Đồ Sơn Hải Phòng. Đặc trưng vùng cửa sông và mép cửa phát triển các cồn cát. Đó là các cửa sông Văn úc, Thái Bình.

c) Các vụng vịnh ven biển

Bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh có độ khúc khuỷu lớn, nhiều đảo ven bờ, kín gió, tạo ra nhiều vụng vịnh khác nhau, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển.

- Các vụng vịnh bán kín do có các đảo dài chắn ngoài phía biển. Chúng thông ra biển bởi các eo biển Cửa Đại, Cửa Tiểu, Cửa Bò Vàng. Điển hình cho các vụng vịnh này là vịnh Móng Cái, Tiên Yên, Đầm Hà. Các vịnh này có bờ vịnh bất đối xứng. Bờ phía lục địa thoải, phát triển rừng ngập mặn. Bờ phía các đảo Vĩnh Thực, Cái Chiên, Bò Vàng thì dốc và không phát triển rừng ngập mặn. Đáy vịnh thường có đá ngầm. Trầm tích đáy là cát và bùn.

- Vụng vịnh bán kín bởi nhiều đảo che chắn bên ngoài biển. Đây là các vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Các vịnh này thường sâu hơn và có bờ đảo đá vôi vách dốc đứng. Vịnh được hình thành trong quá trình bị nhấn chìm của vùng cánh đồng karst nhiệt đới vào cuối thời kỳ biển tiến Fladian. Đáy vịnh còn để lại các dấu ấn của các thung lũng karst cổ bị nhấn chìm. Các thung lũng karst cổ này có độ sâu 5-6m, đôi chỗ sâu đến 10m so với mặt đáy vịnh. Trầm tích dưới đáy thung lũng karst cổ là cát cuội sỏi, phía trên là bùn sét.

- Vụng vịnh kín nằm sâu trong lục địa như vịnh Cửa Lục, hầu như không bị sóng tác động. Vịnh Cửa Lục có hình dạng là tam giác gần như khép kín. Vịnh này thông ra vịnh Hạ Long qua eo Bãi Cháy - Hòn Gai rộng khoảng 200m. Bờ vịnh phát triển các rạch triều và rừng ngập mặn. Cửa vịnh sâu.

Page 20: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

12

Phần bờ bên trong của vịnh được cấu tạo bởi đá gắn kết yếu, tuổi Neôgen thuộc hệ tầng Nà Dương (N1 nd) gồm cuội kết, sỏi kết và sét than.

1.1.3. Chế độ thuỷ, hải văn2

a) Mạng lưới sông suối:

Toàn Khu vực có trên 30 con sông có chiều dài trên 10km. Phần lớn sông suối đều chảy theo hướng Tây bắc - Đông Nam.

Quảng Ninh có một hệ thống sông ngòi dày đặc, các sông đều nhỏ, ngắn và dốc và đều có cửa sông đổ trực tiếp ra biển nên vừa chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thượng nguồn vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều vịnh Bắc Bộ (ở vùng cửa sông). Trong khu vực có 2 con sông là hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình là sông Kinh Thầy và sông Đá Bạch. Ngoài ra, còn có nhiều sông lớn là các sông Diễn Vọng, Mông Dương, Ba Chẽ, Tiên Yên và Ka Long. Mỗi khi có mưa lũ, lượng đất đá bị bào mòn từ vùng đất nông nghiệp, rừng và các khu khai thác than trên thượng nguồn theo các dòng chảy sông thoát xuống biển, làm gia tăng các chất ô nhiễm vào vùng nước biển ven bờ.

Hải Phòng do địa hình bị chia cắt mạnh nên có nhiều sông suối nhỏ chảy qua các vùng có cấu trúc địa chất khác nhau, mật độ sông suối từ 1-1,9km/km2, có nơi đến 2,4km/km2. Các sông lớn là các sông Thái Bình, Văn úc, Lạch Tray đổ ra biển qua các Cửa Cấm, Cửa Nam Triệu, Cửa Lạch Huyện.

Do lượng mưa trung bình trong khu vực rất cao, trên 2000mm/năm, độ dốc cao nên thường xuất hiện lũ thất thường, đặc biệt là tại khu vực Miền Đông Quảng Ninh. Dòng chảy mùa lũ chiếm từ 75 - 85% lượng dòng chảy toàn năm. Tốc độ dòng đạt từ 3-4m/s tới 6m/s; Cường suất lũ có thể từ 150cm/h đến 350cm/h; biên độ lũ lớn nhất tới 6-8m.

Các sông thường mang nhiều chất rắn do các quá trình rửa trôi và sạt lở đổ thẳng ra biển, đặc biệt là tại những khu vực có khai thác khoáng sản từ Đông triều đến Mông Dương (Quảng Ninh). Tại các khu vực này, hàm lượng bùn cát tới 50g - 100g/m3.

Các sông ở Hải Phòng có chế độ sông đồng bằng rõ rệt. Nhìn chung có nhiều phù sa, lưu lượng không chênh lệch lớn giữa hai mùa mưa và mùa khô, ít tính chất cuồng lưu vào mùa mưa.

2 Phạm Văn Ninh và nnk: Cơ sở Khoa học lập Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng

Page 21: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

13

b. Hải văn Mực nước

Chế độ mực nước thủy triều khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng thuộc chế độ nhật triều đều, điển hình là Hòn Dáu. Hầu hết các ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày) có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống khá đều đặn.

Biên độ triều Khu vực này thuộc loại lớn nhất nước ta, đạt từ 3,5 - 4,1m vào kỳ nước cường. Vào kỳ nước kém mực nước lên xuống chậm, có lúc gần như đứng. Hàng tháng có chừng 1-3 ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng.

Dòng chảy

Trong Vịnh Bắc Bộ, cả mùa đông và mùa hè đều tồn tại một xoáy thuận có tâm nằm ở khoảng giữa Vịnh. Mùa Đông tâm này dịch xuống phía nam còn về mùa hè thì dịch lên phía bắc. Khu vực ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng (nằm ở phía tây Bắc của Vịnh bắc Bộ) thuộc rìa phía tây bắc của hoàn lưu này nên dòng chảy thường có xu hướng đi từ bắc xuống nam cả mùa đông cũng như mùa hè.

Trong các vũng vịnh có nhiều đảo che chắn nên dòng chảy diễn biến rất phức tạp và chủ yếu bị chi phối bởi địa hình. Dòng đạt được tốc độ rất lớn khi đi qua các eo hẹp (có thể đạt tới 1m/s). Lưu ý rằng dòng chảy trong khu vực kín gió này chủ yếu quyết định bởi dòng triều, còn dòng do gió không đáng kể, điều này trái ngược với khu vực ngoài khơi. Độ lớn vận tốc dòng chảy khu vực này đạt vào khoảng 0.2 ÷ 0.5m/s. Tại khu vực vũng vịnh kín giá trị vận tốc nhỏ hơn 0.2m/s.

Trong khi chế độ triều khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng là nhật triều đều thì chế độ dòng triều ở khu vực từ Cửa Ông xuống đến Hải Phòng lại mang tính bán nhật triều không đều (giá trị vận tốc đạt phần lớn đạt 2 lần cực đại và 2 lần cực tiểu trong 1 ngày đêm). Phần từ Cửa Ông lên đến Móng cái chế độ dòng triều chuyển từ chế độ bán nhật triều không đều sang nhật triều không đều.

Sóng

Sóng ở vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng không lớn. Đặc biệt tại khu vực ven bờ Quảng Ninh do nhiều đảo che chắn, sóng nhỏ quanh năm. Vùng ngoài khơi sóng đáng kể hơn. Sóng trung bình có độ cao khoảng 0,6 - 0,7m

Page 22: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

14

tương ứng tại Cô Tô và Hòn Dáu. Sóng lớn nhất quan sát được vào những ngày hè do bão gây ra ở Cô Tô là 7m, ở Hòn Dáu là 5,6m. Các tháng mùa đông, gió mùa đông bắc thường tạo ra sóng lớn ở vùng này, có độ cao khoảng 2,8 - 3,0m.

Về mùa đông sóng thịnh hành trong vùng có sự phân hoá rõ rệt: ở phía bắc (vùng quần đảo Cô Tô), sóng có hướng đông bắc chiếm ưu thế với tần suất khoảng 35%, trong khi đó ở vùng biển Hải Phòng Thái Bình, sóng hướng đông chiếm ưu thế với tần suất vào khoảng 25 - 27%.

Về mùa hè, đặc điểm chế độ sóng có nhiều nét tương đồng trong cả vùng. Từ Cô Tô đến Hòn Dáu, sóng có hướng đông nam và nam chiếm ưu thế, với tần suất khoảng 30 - 32% ở khu vực xung quanh Cô Tô và xấp xỉ 40% ở khu vực Hòn Dáu. Ngoài ra về mùa hè còn quan sát thấy sóng hướng tây nam nhưng có tần suất nhỏ, dưới 10% ở khu vực Cô Tô, thời kỳ lặng sóng về mùa hè chiếm khoảng 31-32%, trong khi đó ở Hòn Dáu thời kỳ sóng lặng chỉ vào khoảng 12-13%.

Mực nước dâng do bão

Đối với vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, nước dâng không lớn. Tần suất từ 35-50% đối với mức dâng từ 0 - 50cm; 38% đối với mức dâng 50-100cm. Tần suất đạt một vài phần trăm đối với mức dâng từ 150-250cm.

Mức nước dâng lớn nhất đã xảy ra ở khu vực này khoảng 220cm, nhỏ hơn so với vùng Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh (trên 300cm).

1.1.4. Khí hậu, biến đổi khí hậu

Khí hậu toàn vùng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một mùa đông lạnh, ít mưa và chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu hải dương. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khu vực Thành phố Hải Phòng nhìn chung ít chịu ảnh hưởng bởi khí hậu miền núi.

Theo các kịch bản về biến đổi khí hậu, đến năm 2015 lượng mưa khu vực Đông Bắc có thể tăng thêm 1,4% so với thời kỳ 1980-1999. Như vậy, lượng mưa giai đoạn 2011-2015 có thể sẽ tăng so với thời kỳ 2005-2010.

Do sự biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng nước biển dâng, dòng chảy các sông của tỉnh Quảng Ninh sẽ bị chịu ảnh hưởng rất lớn, chế độ dòng chảy trong sông thay đổi nhiều, cụ thể là: về mùa cạn, mực nước sông có xu thế giảm, ngược lại về mùa mưa bão lượng mưa có xu thế tăng, dòng chảy cũng

Page 23: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

15

tăng lên, lũ lụt sẽ xảy ra nhiều hơn. Thời gian xuất hiện lũ muộn hơn (thời gian trung bình mùa mưa lũ từ ngày 16/4 đến ngày 15/10) và diễn biến rất phức tạp; Những khu vực vùng cửa sông chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều so với khu vực không chịu ảnh hưởng của thủy triều; Cùng với ngập lụt ở vùng ven biển là sự xâm nhập mặn sâu lên vùng thượng lưu của hệ thống cửa sông, hiện nay lưỡi mặn đã xâm nhập lên thượng lưu cách bờ biển đến 45 km. Nguồn nước mặt ngày càng bị đẩy sâu về thượng lưu. Tình trạng này đã làm thay đổi chất lượng nước tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân vùng ven biển.

Các huyện ven biển tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của những hậu quả do biến đổi khí hậu đã nêu trên.

1.2. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội Khu vực 1.2.1. Đặc điểm dân số

Dân số các huyện ven biển của Quảng Ninh (ước tính đến 31 tháng 12 năm 2011) là 854.311 người chiếm 72,8% dân số toàn tỉnh. Dân số các huyện ven biển của TP Hải Phòng là 903.710 người, chiếm 48% dân số toàn tỉnh. Chi tiết về diện tích, dân số và mật độ dân số của Quảng Ninh – Hải Phòng và vùng ven biển được cho trong bảng 1.

Bảng 1. Dân số và mật độ dân số vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng

Huyện, thị Diện tích

(km2)

Dân số

(người)

Mật độ dân số (người/km2)

Toàn tỉnh Quảng Ninh 6,102.4 1,172.546 192

Các huyện ven biển Quảng Ninh

4,365.2 854.311 195

Thành phố Hạ Long 272.0 224.749 826

Thành phố Móng Cái 518.4 91.015 176

Thành phố Cẩm Phả 343.2 179.010 522

Huyện Tiên Yên 647.9 45.889 71

Huyện Đầm Hà 310.3 34.752 112

Huyện Hải Hà 513.9 53.968 105

Page 24: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

16

Huyện Vân Đồn 553.2 41.061 74

Huyện Hoành Bồ 844.6 47.581 56

TX Quảng Yên 314.2 131.091 417

Huyện Cô Tô 47.5 5.195 109

Toàn TP Hải Phòng 1.519,2 1.878.500 1.236

Các quận/ huyện ven biển 1127,7 903.710 801

Quận Hải An 104,8 105.900 1.011

Quận Đồ Sơn 42,5 46.900 1.103

Huyện Thuỷ Nguyên 242,7 312.100 1.286

Huyện An Lão 114,9 135.900 1.183

Huyện Kiến Thuỵ 107,5 128.000 1.190

Huyện Tiên Lãng 189,0 143.300 758

Huyện Cát Hải 323,1 30.700 95

Huyện đảo Bạch Long Vĩ 3,2 910 285

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh, Hải Phòng 2011

Mật độ dân số của Quảng Ninh không cao chỉ đạt 192 người/km2 nhưng phần lớn tập trung ở các thành phố và thị xã lớn như TP Hạ Long (826 người/km2), thị xã Cẩm Phả (522 người/km2). Trong khi đó ở Hải Phòng, mật độ dân số vùng ven biển đạt 801 người/km2, nơi thưa dân nhất là huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ.

Tỷ lệ dân thành thị: Tỷ lệ dân số thành thị của Quảng Ninh năm 2011 là 53,8%, đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng) với số dân thành thị là 631.531 người. Tỷ lệ dân số thành thị của Hải Phòng năm 2011 là 47.3% với số dân thành thị là 870.700 người.

Tình hình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường nông thôn

Page 25: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

17

Chương trình nước sạch và môi trường nông thôn3 : tỉnh Quảng Ninh đã đạt một số kết quả sau:

- Tỷ lệ dân nông thôn của Quảng Ninh được dùng nước hợp vệ sinh đến năm 2010 có 83% số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh. Số hộ dân nông thôn có chuồng trại hợp vệ sinh 51,1% (năm 2005) hàng năm tăng 4-5 %.

- Tỷ lệ dân nông thôn của Hải Phòng được dùng nước hợp vệ sinh đến năm 2011 đạt 93%.Thu gom và xử lý rác thải ở thành thị của Hải Phòng đạt 92%.

- Thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn của Quảng Ninh và hải Phòng: Một số xã, thôn xóm đã hình thành các nhóm, tổ thực hiện việc thu gom rác thải ở nông thôn, nhưng chỉ chiếm khoảng 30-35%. Rác còn lại do các hộ gia đình tự xử lý hoặc chôn, đốt.

1.2.2. Các hoạt động phát triển kinh tế

Đặc điểm chung của khu vực là cả hai Thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2005-2011 khá nhanh (từ 10,6 đến 13,8%/năm -Hình 4) và cao gần gấp hai lần hơn so với mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển với mục tiêu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh về kinh tế của cả tỉnh Quảng Ninh. GDP bình quân đầu người năm 2011 ước đạt 45,27 triệu đồng/năm/người 4.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Hải Phòng năm 2011 gấp 1,8 lần so với bình quân chung của cả nước đạt gần 12%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ và giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp. GDP ngành nông nghiệp chiếm 9,83%, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 37,04% và nhóm dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất là 53,13% GDP của Thành phố.

3 Báo cáo hiện trạng môi trường Quảng Ninh, Hải Phòng 2010 4 Niên giám Thống kê Quảng Ninh 2005-2011

Page 26: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

18

Hình 4. Tổng sản phẩm quốc nội của Quảng Ninh 2005-2011 TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA THEO GIÁ SO SÁNH 1994

7336.0

8347.0

9488.0

10721.0

11853.0

13313.6

14743.3

111.6

113.8 113.7

113.0

110.6

112.3

110.7

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sơ bộ2011

năm

Tỷ đồn

g

108

109

110

111

112

113

114

115

Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá so sánh 1994Chỉ số phát triển (Năm trước = 100)

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011

Hình 5. Tổng sản phẩm quốc nội của TP Hải Phòng 2005-2011

Tæng s¶n phÈm (GDP) trªn ®Þa bµn thµnh phè theo gi¸ so s¸nh 1994

14,043.115,801.4

17,814.620,111.0

21,633.024,003.6

26,650.4

0.0

5,000.0

10,000.0

15,000.0

20,000.0

25,000.0

30,000.0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Ư2011

Tỷ đ

ồng

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng 2011

a. Khu vực kinh tế công nghiệp ven biển

Ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh phát triển với tốc độ nhanh, bình quân tăng 15,8%/năm, trong khi Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 10,02%. Các khu, cụm công nghiệp chủ yếu nằm tại các huyện thị ven biển với các ngành sản xuất chính như khai thác than, nhiệt điện chạy than (tại Quảng Ninh), xi măng, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép, sản xuất hóa chất, phân bón, sản xuất và phân phối điện, chế biến thực phẩm và chế biến hải sản (tại cả hai tỉnh và thành phố).

Trên địa bàn Quảng Ninh đến nay đã có 4/11 KCN đã thành lập (KCN Việt Hưng, KCN Hải Yến, KCN Cái Lân đã đi vào hoạt động và KCN Đông Mai đang giải phóng mặt bằng). Tổng cộng đã có 26 dự án đi vào hoạt động (trong đó, KCN Cái Lân đã có 22 dự án đi vào hoạt động, KCN Việt Hưng có 01, KCN Hải Yến có 03 dự án), 7 dự án đang xây dựng. Trên địa bàn Hải Phòng đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của 7 khu cụm công nghiệp là Đình Vũ, Đồ Sơn, Tràng Duệ, Nomura,Vinashin-Shinec, Tân Liên và Vĩnh Niệm.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp của khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng nói chung đã được quan tâm đầu tư, trong đó có các hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, một số khu, cụm công nghiệp đang ở giai đoạn hoàn chỉnh quy hoạch nên chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các hệ thống xử lý chất thải.

Page 27: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

19

b. Du lịch ven biển

Tổng số khách du lịch của Quảng Ninh trong 5 năm là 21 triệu lượt khách, tăng bình quân 15,3%/năm. Năm 2009, riêng số khách tham quan vịnh Hạ Long đạt 2,45 triệu, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2011, lượng khách du lịch của Hải Phòng đạt 4,24 triệu lượt. Hoạt động du lịch mang lại nguồn doanh thu lớn cho hai tỉnh đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho các nhà quản lý trong việc ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

c. Cảng sông, biển và hoạt động vận tải sông, biển

Khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng tập trung hệ thống cảng vào loại lớn nhất của cả nước bao gồm các cảng thuộc danh mục cảng biển trong qui hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2030 như: cảng Vạn Gia, Hải Hà, Vạn Hoa - Mũi Chùa, Cẩm Phả, Cái Lân, xăng dầu B12, Hòn Gai; Ngoài ra còn một số bến cảng khác như: vùng neo Hòn Nét, KCN Đầm nhà Mạc, các bến neo đậu tàu thuyền du lịch và tàu thuyền khai thác hải sản (Quảng Ninh),... Cảng Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc. Với những chính sách khuyến khích đầu tư, thời gian qua, nhiều cảng mới ra đời như Vật Cách, Đoạn Xá, Đình Vũ, Greenport, liên doanh Transvina, Lê Quốc,... Trên thực tế, hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số doanh nghiệp khai thác cảng không ngừng tăng, hiện đã có khoảng 30 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển tại khu vực Hải Phòng.

Hoạt động vận tải tại Quảng Ninh: Năm 2010, Vận chuyển hành khách đạt 22.716 nghìn lượt. Luân chuyển hành khách đạt 2.038.894 nghìn hk.km. Vận chuyển hàng hoá đạt 17.624 nghìn tấn. Luân chuyển hàng hoá đạt 2.293.290 nghìn T.km. Hàng hoá thông qua cảng biển ước đạt 39 triệu tấn (năm 2010)5. Vận chuyển khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long: Tổng số phương tiện đang hoạt động là 485 chiếc tàu.

Hoạt động vận tải tại Hải Phòng: Sản lượng hàng qua các cảng năm 2011 đạt 43,55 triệu tấn, tăng 23,74% so với năm 2010. Vận chuyển hàng hoá trên địa bàn tăng 14,2% về lượng; doanh thu vận tải hàng hóa tăng 18,6% so

5 nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh, Hải Phòng 2010-2011

Page 28: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

20

với 2010. Vận chuyển hành khách tăng 16,3 % về người và 14,9% về người km; doanh thu vận tải hành khách tăng 28,3% so với 2010.

d. Hiện trạng nuôi trồng hải sản Khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng rất phát triển ngành khai thác và nuôi

trồng thuỷ hải sản ven biển. Trong tổng sản lượng thủy sản ước thực hiện cả năm 2011 đạt 82,5 nghìn tấn của Quảng Ninh, trong đó nuôi trồng đạt sản lượng 26,5 nghìn tấn và khai thác đạt 56 nghìn tấn. Tổng sản lượng thuỷ sản của Hải Phòng đạt 51.725 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 11.463 tấn; sản lượng khai thác hải sản đạt 40.262 tấn.

Đến năm 2011, diện tích nuôi thủy sản của Quảng Ninh đạt 19.267,2 ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn, lợ là chủ yếu đạt 16.275,5ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản của Hải Phòng đạt 13.847ha (bảng 2). Hình thức nuôi trồng chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến nên năng suất nuôi trồng còn thấp.

Bảng 2. Diện tích nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh – Hải Phòng 2011 (Đơn vị: ha)

Chỉ tiêu Hải Phòng Quảng Ninh

Tổng số 13.847 19.267,2

Diện tích nước mặn, lợ - 16.275,5

Nuôi cá 2.484,0

Nuôi tôm 3.511,2

Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác 10.278,3

Ươm, nuôi giống thủy sản 2,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng năm 2011

Đối với vùng ven biển Hải Phòng, tình hình nuôi trồng hải sản có đê cống cũng khá phát triển. Các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm rảo, rong câu, cua nước lợ. Năm 2011, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các huyện ven biển của Hải Phòng là 9.846ha (chiếm 71% diện tích nuôi trồng của toàn tỉnh)

Page 29: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

21

trong đó nuôi có đê cống, mặn lợ là 8.750 ha; Các loại hải sản khai thác chủ yếu gồm cá, tôm, cua, nhuyễn thể và rong câu.

Mặc dù ngành khai thác biển là chủ đạo, nhưng số lượng tàu đánh bắt xa bờ còn ít, năm 2011 Quảng Ninh chỉ có 177 chiếc công suất lớn, Hải Phòng có 603 chiếc6 (2010) còn lại là tàu công suất nhỏ đánh bắt ven bờ năng suất thấp (Bảng 3). Công nghệ khai thác lạc hậu, đầu tư cho đánh bắt xa bờ còn thấp, hay gặp rủi ro.

Bảng 3. Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản Quảng Ninh 2000-2011

2000 2005 2010 Ước 2011

Tổng số 4014 5,290 13,115 11,085

Phân theo nhóm công suất

Dưới 45CV 3638 4,902 12,596 10,545

Từ 45CV đến dưới 90CV 250 198 351 363

Từ 90CV đến dưới 150CV 95 155 108 122

Từ 150CV trở lên 31 35 60 55

Phân theo phạm vi khai thác

Khai thác gần bờ 3,888 5,100 12,947 10,908

Khai thác xa bờ 126 190 168 177

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2000-2011

Ngành chế biến thủy sản cũng đã có những bước phát triển khá. Đại bộ phận các cơ sở chế biến thủy sản của khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xuất khẩu. Tuy nhiên các cơ sở chế biến chưa được quy hoạch và định hướng phát triển.

6 Niên giám Thông kê Việt Nam 2010

Page 30: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

22

Nuôi lồng bè trong các vũng vịnh: Trên các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Vân Đồn, Tiên Yên, Hà Cối, khu

vực Cát Hải, quanh đảo Cát Bà và Cô Tô có hàng vạn ha mặt nước tùng, vụng, áng kín, ít sóng, lại có độ trong cao nên thích hợp cho nuôi cá và đặc sản (như nuôi trai cấy ngọc bằng lồng bè). Hiện trên Vịnh Hạ Long có 703 nhà bè, 648 hộ, 2.574 nhân khẩu sinh sống tại các làng chài: Ba Hang, Cửa Vạn, Vông Viêng, Cống Đầm7... Các làng chài này do UBND phường Hùng Thắng (Thành phố Hạ Long) trực tiếp quản lý. Tại huyện Vân Đồn hiện có 64 hộ với 64 lồng bè nuôi các loại cá song, cá hồng, cá giò, ghẹ, ốc,... tại các khu vực Cái Rồng và các xã Quán Lạn, Ngọc Vừng, Thắng Lợi. Nuôi hải sản bằng lồng, bè còn có ở các huyện khác, như Quảng Hà (8 lồng); Móng Cái (4 lồng); Quảng Yên (4 hộ nuôi 2 lồng). Tại khu vực Cát Hải, Cát Bà có khoảng 41 bè với 300 lồng nuôi cá và đặc sản.

1.2.3. Định hướng phát triển kinh tế của Khu vực đến 2020

Theo Quy hoạch phát triển KTXH của Tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng đến 2020, tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2011-2020 khoảng 14,2% đối với Quảng Ninh và 13,7% đối với Hải Phòng. Trong cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ của cả Quảng Ninh và Hải Phòng đều có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình trên 14%/năm. GDP bình quân đầu người vào năm 2020 (giá so sánh năm 1994) của Quảng Ninh đạt trên 3.120 USD.

Bảng 4. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Quảng Ninh đến 2020

Thời kỳ TT Loại chỉ tiêu

2006-2010 2001-2010 2011-2020 1 Dân số - 1.02 0,96

2 GDP 13,3 13,0 14,2

-Công nghiệp,xây dựng 15,0 13,8 14,3

-Dịch vụ 12,0 13,3 14,7

-Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 4,0 4,2 Nguồn: Quy hoạch phát triển KTXH của Tỉnh Quảng Ninh đến 2020

7 Ban Quản lý vịnh Hạ Long, 2009. Hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên vịnh Hạ Long. Website http://halongbay.com.vn.

Page 31: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

23

Bảng 5. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Hải Phòng đến 2020

Thời kỳ Năm

2006 - 2010

Năm

2011 - 2020

GDP 13,2% 13,7%

Dịch vụ 14,2% 14,4%

Công nghiệp - xây dựng 14% 14%

Nông - lâm nghiệp - thủy sản 5,4% 6,4%

Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP Năm 2010 Năm 2020

Dịch vụ 52 - 53% 63 - 64%

Công nghiệp 39 - 40% 33 - 34%

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 7 - 8% 3 - 4% Nguồn: Quy hoạch phát triển KTXH của TP Hải Phòng đến 2020

1.3. Hiện trạng và tiềm năng ô nhiễm môi trường biển của Khu vực

1.3.1. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ

Quảng Ninh

Kết quả quan trắc phân tích chất lượng nước biển của các khu vực ven biển và khu Di sản Vịnh Hạ Long từ 2002-2011 cho thấy các khu vực có biểu hiện ô nhiễm sau8:

Các khu vực trên biển:

- Tại các khu vực ven bờ Hạ Long đã có những biểu hiện ô nhiễm cục bộ do tăng lượng chất rắn lơ lửng (TSS), giảm ôxy hoà tan (DO), tăng độ đục, tăng nhu cầu ô xy sinh hoá và hoá học (BOD, COD), nitơrit và khuẩn gây bệnh Coliform,... đó là các khu vực gần khu dân cư Lán Bè, Vựng Đâng, khu vực từ Cẩm Phả đến Mông Dương, cảng Cái Lân và khu vực vịnh Cửa Lục, cảng than ven bờ Nam Cầu Trắng.

8 Tổng hợp từ kết quả quan trắc môi trường nước biển Quảng Ninh các năm từ 2002-2011

Page 32: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

24

- Khu vực cảng tàu du lịch Bãi Cháy: gia tăng khả năng ô nhiễm về TSS, dầu, chất thải hữu cơ và vô cơ. Qua kết quả quan trắc đây là khu vực bị ô nhiễm về TSS, Amoni, Dầu, kim loại nặng Zn, Mn, Fe.

- Khu vực Chợ Hạ Long 1: Đây là điểm nóng về ô nhiễm Dầu, TSS, Mn, Zn, Fe, Chất hữu cơ như Coliform, Amoni. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do đây là khu vực có tập trung tầu thuyền cao, đồng thời hệ thống xử lý nước thải của chợ Hạ Long không đưa về trung tâm xử lý nước thải mà đổ trực tiếp xuống Vịnh, rác thải hữu cơ của khu vực chợ thực phẩm cũng trực tiếp bị các hộ kinh doanh lén vứt xuống Vịnh (theo biên bản kết luận kiểm tra liên ngành giữa Ban Quản lý Vịnh Hạ Long – Chi cục bảo vệ môi trường – UBND TP. Hạ Long).

- Khu nhà bè cột 5: Là khu vực tập trung các thuyền bán cá, khu nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống, có nguy cơ cao về ô nhiễm các chất hữu cơ. Cần tiến hành thu gom các chất thải hữu cơ rắn và lỏng của các nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Khu vực Tuyển Than – Nhà Máy điện Cẩm Phả: đây là khu vực sàng tuyển than thủ công, toàn bộ nước thải của hoạt động sàng tuyển và nước bề mặt khi mưa đổ trực tiếp xuống vịnh. Qua kết quả quan trắc, đây là khu vực bị ô nhiễm nặng về TSS, kim loại nặng.

- Khu vực Cảng Vân Đồn (Cảng Cái Rồng): Là khu vực tập trung tàu thuyền và các hoạt động kinh tế xã hội cao, có nguy cơ về ô nhiễm Dầu, các chất hữu cơ. Qua kết quả quan trắc đây là khu vực ô nhiễm về TSS, Dầu và Coliform.

Hình 6. Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc nước biển khu vực Quảng Ninh 2002-2011 (mùa khô)

TSS mùa khô

0102030405060708090

100

Luồnggiữa vịnhHạ Long

Bãi tắmTiTop

Làngchài Cửa

Vạn

Bãi tắmTuầnChâu

Cảng tàudu lịch

Bãi Cháy

Bãi tắmBãi Cháy

V ịnhCửa Lục- cầu Bãi

Cháy

Khu vựcBến chợHạ Long

1

Khu vựcCột 5 -cột 8

CảngNam Cầu

Trắng

CầuBang

Cụmcảng Km

6

Bến Do CảngCửa Ông

Cầu VânĐồn

Cảng CáiRồng

Bãi tắmBãi Dài

Cô Tô -cầu

cảng

TSS

( mg

/ l )

năm 2002 năm2003 năm2005 năm2007 năm2008 năm2009 năm2011

Nguồn: chương trình QT MT Quảng Ninh 2002-2011

Page 33: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

25

Hình 7. Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc nước biển khu vực Quảng Ninh 2002-2011 (mùa mưa)

TSS mùa mưa

0102030405060708090

Luồnggiữa

vịnh HạLong

Bãi tắmTiTop

Làngchài Cửa

Vạn

Bãi tắmTuầnChâu

Cảng tàudu lịch

Bãi Cháy

Bãi tắmBãi Cháy

VịnhCửa Lục- cầu Bãi

Cháy

Khuvực Bếnchợ HạLong 1

Khuvực Cột5 - cột 8

CảngNam Cầu

Trắng

CầuBang

Cụmcảng Km

6

Bến Do CảngCửa Ông

Cầu VânĐồn

Cảng CáiRồng

Bãi tắmBãi Dài

Cô Tô -cầucảng

TSS

( mg

/ l )

năm2002 năm2003 năm2004 năm2005 năm2006 năm2007 năm2008 năm2009 năm2010 năm2011

Nguồn: chương trình QT MT Quảng Ninh 2002-2011

QCVN 10: 2008/ BTNMT – khu vực bãi tắm:50mg/l

Hình 8. Hàm lượng dầu tại các điểm quan trắc biển Quảng Ninh –2002-2011 (mùa khô)

Dầu mùa khô

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

Luồnggiữa vịnhHạ Long

Bãi tắmTiTop

Làngchài Cửa

Vạn

Bãi tắmTuầnChâu

Cảng tàudu lịch

Bãi Cháy

Bãi tắmBãi Cháy

VịnhCửa Lục- cầu Bãi

Cháy

Khu vựcBến chợHạ Long

1

Khu vựcCột 5 -cột 8

CảngNam Cầu

Trắng

CầuBang

Cụmcảng Km

6

Bến Do CảngCửa Ông

Cầu VânĐồn

Cảng CáiRồng

Bãi tắmBãi Dài

Cô Tô -cầucảng

Dầu

( m

g / l

)

năm2002 năm2003 năm2008 năm2009 năm2011

Nguồn: chương trình QT MT Quảng Ninh 2002-2011

Khu vực Vịnh Hạ Long

Các khu vực luồng tàu trên vịnh Hạ Long, khu bãi tắm Titop, nước biển đã có biểu hiện ô nhiễm do dầu, đặc biệt vào năm 2003 và 2008. Các năm sau, nước biển khá trong và sạch, hầu như chưa có biểu hiện ô nhiễm do các chất dinh dưỡng, dầu mỡ và kim loại nặng.

Page 34: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

26

Hình 9. Hàm lượng dầu tại các điểm quan trắc biển Quảng Ninh –2002-2011 (mùa mưa)

Dầu mùa mưa

00.20.40.60.8

11.21.41.6

Luồnggiữa

vịnh HạLong

Bãi tắmTiTop

Làngchài Cửa

Vạn

Bãi tắmTuầnChâu

Cảng tàudu lịch

Bãi Cháy

Bãi tắmBãi Cháy

VịnhCửa Lục- cầu Bãi

Cháy

Khuvực Bếnchợ HạLong 1

Khuvực Cột5 - cột 8

CảngNam Cầu

Trắng

CầuBang

Cụmcảng Km

6

Bến Do CảngCửa Ông

Cầu VânĐồn

Cảng CáiRồng

Bãi tắmBãi Dài

Cô Tô -cầucảng

Dầu

( m

g / l

)

năm2002 năm2003 năm2006 năm 2008 năm2009 năm2010 năm2011

Nguồn: chương trình QT MT Quảng Ninh 2002-2011

QCVN 10: 2008/ BTNMT – khu vực bãi tắm:0,1mg/l; khu nuôi trồng hải sản: không phát hiện; Nơi khác 0,2mg/l

Thành phố Hải Phòng Kết quả quan trắc phân tích chất lượng nước biển của các khu vực ven

biển và cảng cá Cát Bà từ 2005-2011 cho thấy9:

- Tại đa số các điểm đo (13/16 điểm đo) của khu vực ven biển và cảng cá Cát Bà đều đã bị ô nhiễm dầu, hàm lượng dầu trong nước có giá trị dao động từ 0,2mg/l đến 0,8 mg/l. Nhiều khu vực ven biển (như ven biển Cát Hải, Tiên Lãng và ven biển Bạch Long Vĩ - gần cửa âu tàu) hàm lượng dầu đã gấp từ 2 đến 8 lần so với Quy chuẩn cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) và bảo tồn, gấp từ 2 - 4 lần giới hạn cho phép đối với các mục đích sử dụng khác (trừ vị trí bãi tắm Cát Cò);

- COD có giá trị dao động từ 0,2mg/l - 9,8mg/l, giá trị thấp nhất đo được tại vùng ven biển Cát Bà và cao nhất đo được tại vùng ven biển Bạch Long Vĩ (gần cửa âu tàu). COD tại các khu vực ven biển như Hải An (khu vực Nam Hải), Kiến Thụy (xã Đại Hợp giáp Bàng La), Đồ Sơn, Tiên Lãng (khu vực xã Vinh Quang và Bạch Long Vĩ đã vượt QCVN 10:2008/BTNMT (NTTS)

9 Tổng hợp từ kết quả quan trắc môi trường nước biển TP Hải Phòng các năm từ 2005-2011

Page 35: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

27

- TSS có giá trị dao động 14,3mg/l - 104mg/l, giá trị TSS thấp nhất đo được tại ven biển huyện đảo Bạch Long Vĩ (cách bờ 200m) và giá trị cao nhất đo được ở khu vực ven biển Đồ Sơn (khu 1). TSS ở vùng ven biển khu 1 Đồ Sơn cũng đã vượt giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT.

- Amoni dao động từ 0,007mg/l - 0,226mg/l, Amoni thấp nhất đo được ở khu vực ven biển Cát Bà và cao nhất đo được tại ven biển Hải An. Tại các khu vực ven biển như Hải An, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Đồ Sơn và Bạch Long Vĩ Amoni cũng đã vượt QCVN 10:2008/BTNMT đối với mục đích NTTS, nhưng chưa vượt Quy chuẩn đối với mục đích bảo tồn và mục đích khác. Tại 7/16 điểm đo hàm lượng COD vượt Quy chuẩn, mức vượt từ 1,2 đến 2,5 lần;

- Các thông số khác như nhiệt độ, pH và DO của nước biển tại các điểm đo ở khu vực ven biển và cảng cá Cát Bà đều đạt Quy chuẩn cho phép.

Khu vực ven biển Hải An

Tại khu vực ven biển Tràng Cát và ven biển Nam Hải, một số thông số đã vượt giới hạn cho phép như: TSS vượt 1,2 - 1,3 lần, amoni vượt 2,1 - 2,3 lần đối với mục đích NTTS, nhưng không vượt đối với mục đích BT và mục đích khác; phenol vượt 2 lần đối với mục đích NTTS và BT, không vượt đối với mục đích khác. Tại khu vực ven biển Nam Hải còn có thông số COD, phenol và dầu mỡ vượt QCVN 10:2008/BTNMT, COD có giá trị là 3,6 mg/l vượt 1,2 lần đối với mục đích NTTS; phenol vượt 2 lần đối với mục đích NTTS và BT; dầu mỡ có giá trị là 0,3mg/l, vượt giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT là 3 lần đối với mục đích BT và 1,5 lần đối với mục đích khác.

Khu vực ven biển Đồ Sơn

Kết quả quan trắc chất lượng nước biển khu vực ven biển Đồ Sơn cho thấy, một số thông số đã vượt giới hạn cho phép như TSS, COD và dầu mỡ. Tại khu 3 Đồ Sơn, COD vượt quy chuẩn cho phép là 1,55 lần và hàm lượng dầu có giá trị là 0,2 mg/l, vượt 2 lần giới hạn cho phép đối với mục đích BT.

Tại khu 1 Đồ Sơn, thông số TSS vượt giới hạn cho phép 2,1 lần, COD vượt 1,35 lần và dầu mỡ là 0,3 mg/l, vượt giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/ BTNMT là 3 lần đối với mục đích BT.

Khu vực ven biển Tiên Lãng

Page 36: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

28

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước biển khu vực ven biển Tiên Lãng một số thông số đã vượt giới hạn cho phép như COD và dầu mỡ. Ở cả hai khu vực hàm lượng dầu có giá trị là 0,4mg/l và 0,6mg/l, vượt quy chuẩn là 2 và 3 lần đối với mục đích khác. Tại khu vực ven biển xã Vinh Quang thông số COD vượt 1,5 lần so với QCVN 10:2008/ BTNMT đối với mục đích NTTS và 1,2 lần đối với mục đích BT.

Khu vực ven biển huyện đảo Bạch Long Vĩ

Chất lượng nước biển khu vực ven biển huyện đảo Bạch Long Vĩ đã có thông số COD và dầu mỡ vượt giới hạn cho phép. Tại khu vực ven đảo gần cửa Âu Tàu COD đã vượt giới hạn cho phép là 3,3 lần đối với mục đích NTTS và 2,5 lần đối với mục đích BT, hàm lượng dầu có giá trị là 0,8 mg/l, vượt 8 lần giới hạn cho phép đối với mục đích BT và 4 lần đối với mục đích khác.

Tại khu vực cách bờ đảo 200m, COD có giá trị là 4,6 mg/l, đã vượt giới hạn cho phép là 1,5 lần đối với mục đích NTTS và 1,2 lần đối với mục đích BT. Hàm lượng dầu tại khu vực này có giá trị là 0,3 mg/l, đã vượt giới hạn cho phép là 3 lần đối với mục đích BT và 1,5 lần đối với mục đích khác.

Đánh giá chung: Chất lượng nước biển ven bờ của Quảng Ninh và Hải Phòng đã có biểu hiện ô nhiễm cục bộ tại nhiều nơi như các khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản (tại Quảng Ninh từ Đông Triều đến Mông Dương), các khu vực cảng, khu vực tập trung đông dân cư, khu vực có các hoạt động nuôi trồng, chế biến, kinh doanh hải sản. Các chất ô nhiễm chủ yếu do dầu (ở hầu hết các khu vực biển kể cả vùng Di sản Vịnh Hạ Long), chất dinh dưỡng ở các khu vực chế biến hải sản và có hoạt động dân sinh, COD tại các khu vực cảng và cửa sông, TSS ở các khu vực cửa sông và khu khai thác khoáng sản. Vấn đề ô nhiễm biển lớn nhất của khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng là ô nhiễm do dầu và nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm biển do dầu là rất cao do các hoạt động vận tải, tàu thuyền, kinh doanh và lưu trữ dầu.

Page 37: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

29

Hình 10. Hàm lượng dầu tại các điểm quan trắc biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng 2004-2011

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

năm 2004 năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011

Trà cổCửa LụcĐồ Sơn

(Nguồn: Chương trình quan trắc môi trường biển Quốc gia – Bộ TNMT)

Hình 11. Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng 2005-2011

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

80.00

năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011

Trà cổ

Cửa Lục

Đồ Sơn

(Nguồn: Chương trình quan trắc môi trường biển Quốc gia – Bộ TNMT)

1.3.2. Thực trạng các hệ sinh thái biển

- Vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng có tính ĐDSH biển cao, thể hiện thông qua sự đa dạng về hệ sinh thái(HT) và thành phần loài của khu hệ sinh vật biển. Các hệ sinh thái biển điển hình của khu vực như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, cửa sông (bao gồm đầm và vũng vịnh) và các bãi triều, tùng, áng. Hơn nữa, sinh cảnh rất đa dạng ở vùng biển ven bờ tạo nên sự đa dạng về cấu trúc trong từng hệ sinh thái. Các hệ sinh thái này là quần cư cho sự đa dạng loài và giàu có nguồn lợi

Page 38: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

30

thủy sản. Một số hệ còn có những chức năng dịch vụ sinh thái quan trọng như bảo vệ bờ, chống xói lở (rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển); cung cấp nơi sinh sản và ương giống thủy sinh vật (rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, cửa sông) và tạo cảnh quan cho du lịch biển, nhất là lặn biển (rạn san hô).

a. Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn (RNM) phân bố ở vùng cửa sông ven biển khu vực. Trong RNN chỉ có các loài cây chịu mặn sinh sống được. Cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển trên các bãi bùn lầy ngập nước biển, nước lợ có thuỷ triều lên xuống hàng ngày.

RNM là một trong số HST có năng suất sinh học và mức đa dạng sinh học cao nhất. Riêng khu vực vịnh Hạ Long trong HST RNM đã phát hiện được 169 loài động vật đáy thuộc 111 giống, 70 họ; trong đó động vật thân mềm có số loài cao nhất (100 loài), giáp xác 40 loài, giun nhiều tơ và sâu đất 23 loài, các nhóm khác có 6 loài. Rong biển có khoảng 20 loài; Cá biển có khoảng 90 loài thuộc 55 họ, trong đó có 51 họ cá nước lợ, 4 họ cá nước ngọt. Ngoài ra còn có nhiều loài chim, các loài bò sát, ong lấy RNM làm nơi cư trú, làm tổ hoặc nơi kiếm mồi.

Tuy nhiên, khu vực từ Móng Cái đến Đồ Sơn, trong giai đoạn 1964 – 1997, diện tích RNM giảm 17.094 ha (Cục Bảo vệ Môi trường, 2003). Từ năm 2001 cho đến nay, chính phủ đã quan tâm nhiều hơn đến việc phục hồi và phát triển rừng ngập mặn phòng hộ. Bên cạnh đó một số tổ chức phi Chính phủ cũng tích cực hỗ trợ kinh phí trồng rừng ngập mặn phòng hộ nên diện tích rừng ngập mặn đã và đang tăng lên, trong đó khu vực Quảng Ninh –Hải Phòng cũng trồng mới RNM, do đó diện tích RNM cũng tăng lên đáng kể. Đến năm 2009, diện tích rừng ngập mặn khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng đạt 22.820 ha chiếm khoảng 13,3% diện tích rừng ngập mặn của cả nước (171.995 ha)10.

10 Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện trạng môi trường biển Việt Nam, 2010

Page 39: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

31

b. Hệ sinh thái vùng triều cửa sông

Các bãi triều thấp phân bố chủ yếu phía trong Vịnh Cửa Lục (bắc Vịnh), phía tây Vịnh quanh các đảo Tuần Châu, Hoàng Tân xuống đến Phù Long, vùng cửa sông Bạch Đằng. Trước đây, tổng diện tích đất ngập nước triều cả của Vịnh Hạ Long và Cửa Lục khoảng 5.781 ha (Nguyễn Đức Cự, 1998). Hiện nay chỉ còn khoảng 2.000 ha, số còn lại đã bị san lấp và khai thác làm đầm nuôi thuỷ sản.

Tuy thành phần loài của quần xã sinh vật trên vùng thấp triều đáy mềm nghèo nàn hơn vùng đảo xa bờ nhưng trên vùng này lại hình thành nhiều bãi hải đặc sản quan trọng và trữ lượng cao, sản lượng khai thác lớn như: Sò huyết, Sò lông (Tuần Châu), Ngao, Ngán, Ngó (Cửa Lục đến Cát Hải), Giá biển, Sâu đất, Bông thùa (Tuần Châu đến Phù Long), Hàu sông (sông Chanh - Yên Hưng).

Tuy nhiên, HST bãi triều thấp đang bị đe doạ bởi hàng loạt các tác động của con người. Việc khai thác quá mức các bãi đặc sản xảy ra thường xuyên và liên tục đã làm giảm lượng cá thể bố mẹ đạt kích thước thành thục và sinh sản, dẫn đến giảm nguồn giống tự nhiên cung cấp cho các bãi đặc sản cho vụ sau, từ đó làm giảm khả năng tái tạo và phục hồi nguồn lợi. Phong trào lấn biển lấy đất làm công trình, chặt phá RNM để làm đầm nuôi hải sản như tôm, cua, cá, ô nhiễm môi trường,... đã làm mất đi nơi ương nuôi nguồn giống tự nhiên, mùn bã hữu cơ làm thức ăn cần thiết cho các loài sống trên bãi triều. Đặc biệt, khai thác hải sản bằng te điện, lưới mắt nhỏ quây trên bãi triều để tận thu cả những cá thể tôm, cá nhỏ đã có tác hại to lớn đến nguồn giống tự nhiên của sinh vật cho vùng cửa sông nói riêng và vùng biển nói chung.

c. Hệ sinh thái thảm cỏ biển

Ở vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng đã xác định được 6 loài cỏ biển, phân bố chủ yếu ở khu vực đầm Nhà Mạc (chiếm 3% tổng diện tích thảm cỏ biển của Việt Nam) (Hình 12)

Page 40: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

32

Hình 12. Sự phân bố thảm cỏ biển ở Việt Nam

Nguồn: UNEP, 2008

Tương tự như đối với rừng ngập mặn, thảm cỏ biển cũng đang bị mất dần diện tích do tai biến thiên nhiên, lấn biển để xây dựng các ao nuôi thủy sản và các công trình ven biển. HST cỏ biển là một trong những HST nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương khi môi trường sống thay đổi. Theo thống kê chung của cả nước thì hiện nay diện tích các thảm cỏ biển của Việt Nam bị giảm 40-60%. Như vậy, độ phủ cỏ biển ở những khu vực này chỉ còn bằng một nửa so với 5 năm trước.

d. Hệ sinh thái rạn san hô

Rạn san hô là hệ sinh thái đặc trưng cho vùng ven bờ của biển khu vực, có giá trị kinh tế và ĐDSH cao. Rạn san hô phân bố rộng ở xung quanh các đảo trên thềm lục địa (quần đảo Cô Tô, Hạ Long – Cát Bà, Bạch Long Vĩ). Đây là những vùng có tiềm năng bảo tồn ĐDSH, nguồn giống hải sản tự nhiên, nguồn lợi sinh vật biển và du lịch sinh thái.

Các khu vực có rạn san hô phát triển là Đông nam quần đảo Cát Bà và vịnh Hạ Long tới đảo Cống Đỏ- giáp vịnh Bái Tử Long, các đảo tuyến ngoài của vịnh Bái Tử Long như quần đảo Cô Tô, đảo Trần. Hệ sinh thái rạn san hô của Khu vực có năng suất sinh học lớn và có mức đa dạng sinh học cao.

Page 41: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

33

Tình trạng rạn san hô hiện nay chủ yếu đang ở tình trạng xấu. Các kết quả điều tra từ năm 2004 đến 2007 tại 7 vùng rạn san hô trọng điểm của Việt Nam (trong đó có vùng Quảng Ninh-Hải Phòng) cho thấy chỉ có 2,9 % diện tích rạn san hô được đánh giá là trong điều kiện phát triển rất tốt, 11,6 % ở trong tình trạng tốt, 44,9 % ở tình trạng xấu và rất xấu (hình 13).

Hình 13. Diễn biến tình trạng rạn san hô Nguồn: Viện Hải Dương học, 2008

Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển

Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái biển được xác định gồm:

- Khai thác tài nguyên không hợp lý

- Khai thác hủy diệt

- Phát triển hạ tầng kinh tế

- Hoạt động du lịch thiếu kiểm soát

- Tai biến thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường

Một trong những nguyên nhân lớn nhất làm suy giảm hệ sinh thái biển là do sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm đã có những tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái RNM, thảm cỏ biển, bãi triều của Việt Nam (EJF, 2003).

Page 42: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

34

Khung 1 . Xây dựng cơ sở hạ tầng tác động mạnh đến hệ sinh thái biển

Việc lấp rạn san hô lấn biển, xây dựng khu du lịch ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long... làm mất khu vực phân bố của hệ sinh thái. Các cảng cá và các công trình ven biển được xây dựng gần đây ở Bạch Long Vĩ,... Việc nạo vét cũng được tiến hành nhiều ở vịnh Hạ Long, ... Những hoạt động này có thể hủy diệt trực tiếp các vùng rạn hoặc làm tăng lắng đọng trầm tích gây hại cho rạn san hô và thảm cỏ biển cũng như quần xã thủy sinh vật.

Nguồn: Viện Hải Dương học, 2008Phát triển các khu dân cư, các nhà máy chế biến nông thủy sản trên các

lưu vực sông cùng với chất thải nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (nuôi ao đìa và nuôi lồng) là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng phú dưỡng của các thủy vực ven bờ. Từ nhiều năm trước đây, đã có dấu hiệu suy thoái rạn san hô do sự phát triển quá mức của rong, tảo.

Hiện tượng bão lũ bất thường với cường độ cao, một phần do hoạt động phá rừng đầu nguồn, chặt phá thảm thực vật trên đảo, khai hoang, khai thác than, chặt phá rừng ngập mặn, đã làm gia tăng dòng vật chất từ lục địa bao gồm các dòng nước ngọt và phù sa từ các sông đổ ra. Những tác động này có thể ảnh hưởng làm suy thoái các hệ sinh thái thảm cỏ biển, rạn san hô cũng như tính đa dạng loài của khu hệ sinh vật biển.

1.3.3. Các nguồn, tiềm năng gây ô nhiễm môi trường biển của khu vực

a. Nguồn thải từ đất liền

Nguồn thải từ lục địa ra biển chiếm từ 60% - 70% ô nhiễm biển. Tại vùng bờ Quảng Ninh - Hải Phòng, nguồn thải từ lục địa bao gồm các nguồn chủ yếu sau:

Khung 2. Tác động xấu từ hoạt động du lịch đến các HST biển Việc neo đậu tàu thuyền du lịch diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi trên rạn. Kết quả đánh giá trong năm 2005 phản ảnh sự gia tăng gấp đôi về số rạn san hô bị phá hủy do neo tàu so với năm 2002. Ngoài ra, du lịch còn gây hại rạn san hô và thảm cỏ biển do rác thải từ tàu du lịch, dẫm đạp của du khách khi bơi lặn và đánh bắt sinh vật bất hợp pháp để ăn nhậu trong các tua ra đảo. Tình trạng này cũng được ghi nhận ở một số đảo – những điểm du lịch mới trong những năm gần đây.

Nguồn: Viện Hải Dương học, 2008

Page 43: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

35

Nguồn thải từ các hệ thống sông

Nguồn thải do sông mang ra: Nguồn ô nhiễm do sông mang ra vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng rất lớn, đặc biệt là các chất COD và TSS. Trong đó, hệ thống sông Thái Bình đóng góp khoảng 53% - 63% các chất hữu cơ (qua Cửa Cấm và cửa Bạch Đằng), dinh dưỡng nitơ và phốt pho chiếm khoảng 27% - 48% N-T và P-T, lượng vật chất lơ lửng do sông đưa ra chiếm đến 99% tổng lượng TSS.

Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát, thu thập và đánh giá về tình hình xả nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy: Lượng nước thải của các loại hình xả thải trên địa bàn tỉnh chủ yếu đổ trực tiếp vào các sông Bạch Đằng, Míp, Diễn Vọng... rồi cuối cùng ra biển.

Đặc điểm chung của nước thải tại các kênh có màu đen, đục và mùi rất tanh, hôi thối, nhất là nước thải tại những nơi chế biến thuỷ sản.

Các khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị ven biển,… vẫn xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm.

Nguồn từ công nghiệp

Nguồn thải công nghiệp: Hải Phòng và Quảng Ninh là các địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp rất lớn. Tính đến tháng 10/2009, Quảng Ninh và Hải Phòng có 9 khu công nghiệp ven biển (Cái Lân và Cái Lân mở rộng, Hải Yến, Việt Hưng, Nomura, Đình Vũ, An Dương, Đồ Sơn, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ) với tổng diện tích đã cho thuê là 509 ha. Ngoài ra, trong vùng còn là nơi tập trung rất nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp rải rác. Nguồn nước thải công nghiệp chủ yếu phát sinh từ ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ uống với hàm lượng cao các chất hữu cơ và dinh dưỡng. Hải Phòng có hàng chục cơ sở đóng tàu và sửa chữa lớn, các cơ sở sản xuất phân bón, chế biến thép, vật liệu xây dựng, các kho, cảng xăng dầu, đặc biệt là khu công nghiệp Đình Vũ, nằm sát khu vực cửa Cấm đang ngày đêm hoạt động. Bởi vậy, tại các khu vực này, nồng độ dầu và Cyanua trong đất ngấm ra sông biển khá cao.

Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, hầu hết không qua xử lý, khiến nước trên nhiều đoạn sông đen đặc, thậm chí có cả chất thải rắn, dầu mỡ,

Page 44: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

36

bốc mùi hôi thối. Các loại hình sản xuất công nghiệp khác nhau có ảnh hưởng tới nguồn nước khác nhau; Nước thải của ngành cơ khí chứa nhiều dầu mỡ và chất rắn lơ lửng, nước thải của các cơ sở chế biến thực phẩm chứa nhiều các hợp chất hữu cơ; Nước thải của ngành dệt nhuộm chứa nhiều hoá chất như xút, thuốc tẩy, phèn, nhựa thông, phẩm mầu đều có những tác động xấu tới chất lượng nước các sông trên địa bàn thành phố.

Phần lớn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề có thiết bị, công nghệ đơn giản, mặt bằng sản xuất nhỏ,… hầu như không có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải từ các làng nghề thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng.

Chất thải rắn: Ước tính khối lượng chất thải rắn công nghiệp sản xuất phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khoảng 90 tấn/ngày trong đó lượng chất thải rắn có nguồn gốc từ các KCN tập trung là 3,24 tấn/ngày (Sở TN&MT Quảng Ninh, 2011). Như vậy, phần lớn chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN và chủ yếu là đất đá thải do ngành than tạo ra. Hầu hết các khai trường nằm cạnh vịnh Cửa Lục, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long trở thành nguồn cung cấp chất gây ô nhiễm môi trường nước. Đối với Hải Phòng chưa có số liệu thống kê đầy đủ lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn.

Nguồn từ sinh hoạt dân cư, khách du lịch

Với dân số khu vực ven biển trên 1 triệu người, tập trung chủ yếu tại các khu đô thị ven biển ở khu vực Hạ Long (Quảng Ninh) và Đồ Sơn, Cát Bà (Hải Phòng) – đã tạo ra nguồn thải sinh hoạt rất lớn.

Hoạt động du lịch, dịch vụ trên biển: Sự phát triển của ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng (cơ sở lưu trú, nhà hàng, tàu thuyền du lịch,…) đã gây ra áp lực đáng kể đối với môi trường vịnh Hạ Long cũng như dải ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 -2010, tổng lượng nước thải sinh hoạt và dịch vụ phát sinh với mức tối thiểu là 2,1-4,2 triệu m3/năm nước thải (tiêu chuẩn thải là 70 lít/người/ngày). Tương tự ở Hải Phòng, mỗi năm có khoảng 4-5 triệu lượt du khách, lượng nước thải tương ứng cũng tầm khoảng 3-4 triệu m3/năm. Hầu

Page 45: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

37

hết lượng nước thải này mới chỉ được xử lý sơ cấp tại các nhà hàng, khách sạn, chưa được thu gom và xử lý triệt để.

Nước thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt của Quảng Ninh và Hải Phòng. Nước thải sinh hoạt có tải lượng hữu cơ cao, làm cho môi trường nước sông, hồ trên địa bàn bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị không phát triển tương xứng, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đổ thẳng xuống các hồ, sông trên địa bàn, làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước.

Bên cạnh đó, các bãi rác hiện đang ở trong tình trạng quá tải (Móng Cái, Đầm Hà, Cô Tô), gây mất vệ sinh đô thị và ảnh hưởng tới sinh hoạt của nhân dân khu vực xung quanh. Các bãi chôn lấp rác không được thiết kế đúng kỹ thuật nên có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nguồn nước và sức khoẻ người dân. có nhiều bãi rác ven sông, ven biển (bãi rác Tràng Cát, Cô Tô,…) chưa được thiết kế phù hợp, chưa có hệ thống thu gom xử lý nước rỉ rác cũng là nguồn bổ sung đáng kể các chất ô nhiễm cho vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng.

Nguồn từ nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản

- Nguồn thải từ sản xuất nông nghiệp: Bao gồm dư lượng các loại phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật, chất thải từ hoạt động nuôi thuỷ sản ven biển, nạn phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi thuỷ sản cũng gây ra xói lở bờ ở vùng ven biển làm độ đục nước ven bờ tăng lên rõ rệt ở các khu vực cửa sông, bãi tắm Đồ Sơn và nam đảo Cát Bà.

Theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Hải Phòng, nhiều vùng chuyên canh rau thuộc các huyện An Dương, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo,... lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên mỗi ha cây trồng trong 5 năm qua đã tăng từ 2,2 đến 3,2 lần. Việc sử dụng quá mức lượng thuốc trừ sâu và phân hoá học khiến cây trồng không thể hấp thụ hết, một phần lớn thuốc, phân bị thẩm thấu, tích tụ lại trong đất và rửa trôi vào nguồn nước. Thực tế ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do sử dụng bừa bãi, tràn lan hoá chất, thuốc trừ sâu cũng đã diễn ra khá phổ biến ở các xã Bát Trang, An Thọ (huyện An Lão), Tú Sơn (huyện Kiến Thụy, Hồng Phong, An Hòa (huyện An Dương), Thiên Hương, Thuỷ Đường (huyện Thủy Nguyên),...

Page 46: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

38

Mặt khác, chăn nuôi cũng là một lĩnh vực quan trọng trong nông nghiệp. Với xu thế chuyển đổi cơ cấu từ trồng trọt sang chăn nuôi, tại một số địa phương của khu vực có số lượng lớn đàn gia cầm và gia súc như ngan, gà, vịt, trâu, bò, lợn… Các chất thải, phụ gia trong chăn nuôi từ nhiều trang trại nuôi lợn, gia cầm đổ trực tiếp ra sông, kênh, mương, hồ ao gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước biển ven bờ.

Nguồn từ khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng

Quảng Ninh chủ yếu khai thác than và vật liệu xây dựng (đá vôi), Hải Phòng chủ yếu khai thác vật liệu xây dựng ở Thuỷ Nguyên. Đối với hoạt động khai thác than, tổng lượng nước thải mỏ hàng năm khu vực Cẩm Phả và Hạ Long ước tính khoảng trên 20 triệu m3 và đổ ra các suối thoát nước khu vực xung quanh các mỏ, các sông trong khu vực rồi đổ ra vịnh hoặc trực tiếp ra khu vực ven bờ. Nước thải mỏ có hàm lượng pH thấp và hàm lượng TSS cao, đa số các chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 5 lần, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước biển như gia tăng độ đục, tăng khả năng gây ô nhiễm chất hữu cơ và kim loại nặng. Bên cạnh đó, lượng đất đá thải hàng năm khoảng 150 triệu m3 được tập trung tại các bãi thải lớn ven bờ Vịnh Hạ Long. Dọc đường bờ từ Hạ Long đến Cẩm Phả có trên 30 bãi đổ thải. Khi bùn, đất, đá bị rửa trôi sẽ gây bồi lắng luồng lạch cửa sông, vùng ven biển.

Bảng 6. Nước thải từ hoạt động khai thác than Đơn vị: m3

Hạ Long Cẩm Phả Nguồn nước thải 2009 2010 2009 2010

Nước thải khai thác lộ thiên 7.547.053 7.311.221 7.840.162 12.543.715Nước thải hầm lò 1.621.756 2.886.002 9.749.863 11.679.710Nước thải chế biến tiêu thụ 269.693 225.996 751.936 637.120Tổng 9.483.502 10.423.219 18.341.961 12.543.715

Nguồn: Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, 2011

Chất thải rắn

Page 47: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

39

Quảng Ninh: Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh tại vùng ven bờ vịnh Hạ Long đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh đã tạo ra sức ép nhiều mặt, trong đó lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ven biển ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Tính trung bình mỗi năm, lượng chất thải rắn tăng khoảng 10%, tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp như Hạ Long, Cẩm Phả. Lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình toàn tỉnh năm 2010 khoảng 400 tấn/ngày và gia tăng vào năm 2015 khoảng 600 tấn/ngày.

Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Thành phần các chất có trong chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa carton, giẻ vun, kim loại, thuỷ tinh, gốm sứ, đất đá, gạch, cát. Tỷ lệ các chất có trong rác thải không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất. Nhìn chung, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 40% - 65% tổng lượng chất thải rắn. Tại vùng đệm và vùng phụ cận của vịnh Hạ Long, lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày rất cao so với những khu vực khác trong tỉnh, ví dụ thành phố Hạ Long, Cẩm Phả do đông dân cư và mức thải cỡ khoảng 0,95 và 0,93 kg/người/ngày. Nếu không được thu gom xử lý thích hợp, đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường biển.

Công tác thu gom chất thải rắn đô thị tại thành phố Hạ Long do công ty cổ phần môi trường đô thị Indevco thực hiện. Lượng rác thu gom hàng ngày khoảng 200 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom rác thải tại khu vực đô thị khoảng 90%, khu vực xa trung tâm khoảng 70-75%. Năm 2009, công ty xử lý chất thải Hạ Long đã đưa vào vận hành nhà máy xử lý chất thải Hạ Long với công suất xử lý 150 tấn/ngày. Đồng thời, việc xử lý các nguồn rác thải từ dân cư chủ yếu là chôn lấp. Một số địa điểm chôn lấp rác thải của thành phố như Hà Lầm, Hà Khẩu luôn trong tình trạng quá tải. Cùng với đó, người dân sinh sống bên bờ vịnh có thói quen xử lý rác thải bằng cách đổ trực tiếp ra vịnh. Vì vậy, những hoạt động dân sinh này gây ô nhiễm nguồn nước vịnh rất lớn.

Page 48: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

40

Hải Phòng: Song song với quá trình phát triển của các ngành kinh tế, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số của Hải Phòng, tổng lượng chất thải rắn không ngừng gia tăng. Lượng rác thải sinh hoạt chiếm tới 80%, phần còn lại là từ các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn rất thấp. Ở khu vực nông thôn tỷ lệ thu gom trung bình là 20%. Tại các thành phố và thị xã, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt cao hơn .

Việc xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp còn rất hạn chế, chủ yếu là chôn lấp tại các bãi rác, có khả năng gây ô nhiễm các nguồn nước rất cao.

b. Nguồn từ biển

Nguồn thải từ hoạt động của tàu thuyền

Ô nhiễm biển còn do các hoạt động hàng hải tại các cảng biển ở Quảng

Ninh và Hải Phòng. Cả hai tỉnh thành này đều có cảng biển lớn vào loại nhất

nước ta. Ba năm trở lại đây, lượng tàu ra vào cảng biển luôn luôn tăng. Dự báo

trong những năm tới, số tàu cập cảng và lượng hàng hoá sẽ còn cao hơn năm

trước. Trong lượng hàng hoá đó, bình quân có từ 2- 3,16 triệu tấn hàng lỏng

(chủ yếu là xăng dầu) thông qua cảng,... Hầu hết các tàu biển Việt Nam có tuổi

trung bình 15 năm nên trang thiết bị phần lớn cũ kỹ, các thiết bị máy phân ly

dầu nước, lọc dầu, báo chỉ số nồng độ dầu thải... để phòng ngừa ô nhiễm môi

trường vừa thiếu, vừa không được bổ sung, nhiều phương tiện chưa hề được

lắp đặt các thiết bị thu gom chất thải. Mặc dù đã có các quy định về thu gom

chất thải từ tàu, tuy nhiên việc tuân thủ và thanh kiểm tra vẫn chưa đáp ứng

được. Việc xả thải nước thải, nước la canh, chất thải rắn ra các vùng nước vẫn

còn là vấn đề nan giải, đặc biệt là xả các chất thải có dầu, mỡ, gây ô nhiễm

biển do dầu.

Nguồn thải từ các hoạt động du lịch trên biển, đảo (cư dân, khách du lịch,…)

Năm 2008 trên vịnh Hạ Long có khoảng trên 350 tàu du lịch hoạt động, trong đó: 46 tàu đạt tiêu chuẩn 3 sao, 55 tàu đạt tiêu chuẩn 2 sao, 106 tàu đạt tiêu chuẩn 1 sao, 99 tàu đạt tiêu chuẩn tối thiểu, còn lại là các tàu rất cũ (thời

Page 49: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

41

gian khai thác trên 10 năm, không có chương trình thay mới, không lắp đặt thiết bị bảo đảm vệ sinh môi trường). Đến hết năm 2011, số tàu thuyền hoạt động trên vịnh Hạ Long đã tăng lên 475 chiếc (nguồn: UBND thành phố Hạ Long, 2011). Hoạt động của tàu du lịch làm gia tăng chất thải thải xuống các khu vực biển bao gồm rác thải, nước thải từ khách du lịch và thuyền viên. Do nhận thức của du khách chưa cao và chưa có các hoạt động thu gom xử lý chất thải nghiêm, nên các vùng nước biển khu vực có khá nhiều rác thải trôi nổi trên biển.

Các nhà hàng ven bờ và nhà hàng nổi trên vịnh Hạ Long, khu vực Cát Bà (Hơn 100 nhà hàng), vịnh Bái Tử Long cũng phát sinh chất thải (chất thải lỏng và chất thải rắn) gây ô nhiễm môi trường nước và cảnh quan do nước thải chưa được thu gom, xử lý triệt để.

Nguồn thải từ nuôi trồng, khai thác hải sản trên biển, từ các làng chài

Hoạt động nuôi trồng thủy sản, các nhà bè trên biển và dân cư các làng chài đã thải ra một lượng lớn thức ăn dư thừa, nước thải, rác thải,… gây ô nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh. Các phương pháp nuôi công nghiệp có hệ số sử dụng thức ăn và các loại hoá chất kháng sinh cao. Sau khi thu hoạch tôm, nước thải hầu như không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường. Hoạt động khai thác thì theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh, tính đến ngày 30/6/2010, toàn tỉnh có 12.770 tàu hoạt động khai thác, đánh bắt và làm dịch vụ thuỷ sản (Nguồn: Baoquangninh.com.vn). Lượng tàu hoạt động trên cảng biển ven bờ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể do xả nước thải, rác thải, dầu mỡ từ các tàu thuyền.

Nguy cơ gây ô nhiễm chất lượng nước biển còn do hoạt động của các làng chài trên biển. Chỉ tính riêng trong vịnh Hạ Long hiện có tới hàng chục làng chài sinh sống. Tại các làng chài, tuy đã có các hoạt động thu gom chất thải sinh hoạt, nhưng vẫn còn hiện tượng xả nước thải, rác xuống biển và công tác thu gom cũng gặp rất nhiều khó khăn.

c. Nguồn trôi nổi (không rõ nguồn gốc)

Rác trôi nổi

Page 50: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

42

Khu vực ven bờ biển đủ các loại chất thải từ chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, rác bệnh viện, chất thải từ những hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, rác từ giao thông vận tải trên biển (dầu thải, nước thải), tảo độc, sinh vật từ các khu vực biển bị ô nhiễm phú dưỡng,... đều có mặt và trôi nổi trên biển.

Trong các loại chất thải trên có nhiều loại khó phân hủy như: bao ni-lông, cao-su, chai nhựa,... trôi nổi nhiều ngày trên biển, gây ra sự hủy hoại môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của con người và mỹ quan. Ðiều đáng lo ngại nhất là rác thải trôi dạt ven bờ biển thường bắt gặp nhiều ở các cửa sông, khu neo đậu tàu thuyền, khu dân cư và khu phát triển du lịch (bãi tắm Đồ Sơn).

Chất thải đặc biệt (nhựa, ni lông) có thể tồn tại trong một thời gian dài (hàng chục năm) trong môi trường biển. Các loại rác thường xuyên tìm thấy có các sản phẩm từ hợp chất polixentiren (cốc, chai lọ và hộp đóng gói), cao su (lốp xe), gỗ (vật liệu xây dựng), sắt (đồ hộp, dây điện, thùng đựng), các vật dụng cá nhân, thuỷ tinh (chai lọ), vải (quần áo) và giấy. Rác thải có nguồn gốc từ nilon chiếm khoảng từ 60-80% lượng rác thải rắn được tìm thấy trên biển và ven bờ biển với số lượng ngày càng tăng thêm11.

Ngoài các tác động làm mất cảnh quan, mỹ quan của các vùng biển, chất thải trên biển và ven biển có những tác động tới sức khoẻ người dân vùng ven biển, gia tăng chi phí kinh tế và suy thoái các hệ sinh thái. Các chất thải chưa qua xử lý thải ra môi trường sẽ hủy diệt nguồn sống của các loài hải sản ven bờ.

Cặn dầu ven bờ

Dọc dải ven biển có thể tìm thấy nhiều cục cặn dầu trôi dạt lên bờ là do sóng biển đưa váng dầu vào bờ và do dầu bị phong hoá. Tuy nhiên chưa có số liệu điều tra về lượng dầu tràn chưa rõ nguồn gốc này và lượng dầu vón cục còn chưa được xác định cụ thể.

d. Nguồn từ các sự cố môi trường

Sự cố tràn dầu

Ở Việt Nam nói chung và khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng nói riêng, số vụ tràn dầu và lượng dầu tràn do nhiều nguyên nhân khác có xu hướng tăng 11 Báo cáo hiện trạng môi trường biển Việt Nam 2010

Page 51: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

43

rõ rệt trong những năm qua. Các rủi ro tiềm tàng do tràn dầu liên quan đến hai nhóm đối tượng, đó là các tác nhân gây tràn dầu và các đối tượng bị tác động bởi dầu tràn.

Theo số liệu báo cáo của Cục Hàng hải năm 1995, trong số 82 tàu Việt Nam và 38 tàu nước ngoài bị tai nạn gây tràn dầu ở vùng biển Việt Nam, các nguyên nhân chính gây ra gồm vận hành thiết bị không an toàn, trục trặc kỹ thuật và thời tiết xấu.

Đối với vùng biển và ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, các hoạt động có khả năng gây tràn dầu cũng không nằm ngoài những kết luận mang tính thống kê chung trên thế giới, bao gồm, hoạt động giao thông thủy, hoạt động của các cảng đặc biệt là cảng xuất nhập dầu, kinh doanh xăng dầu, thăm dò dầu khí và các hoạt động kinh tế liên quan khác.

Một trong các chỉ số và cũng là tác nhân quan trọng gây tràn dầu là số lượng tàu, thuyền vận tải hoạt động và lượng dầu nhập vào Quảng ninh và Hải Phòng (nói chung gia tăng theo thời gian).

Chủng loại dầu phổ biến hiện đang được tiếp nhận, vận chuyển và cung ứng là xăng ôtô (MOGAS 90, MOGAS 92), Diesel, dầu FO và dầu hỏa, nhiên liệu phản lực (JET A1), dung môi pha sơn, dung môi cao su và dầu mazut đốt lò, mazut hàng hải.

Trong khi khả năng tiềm tàng rủi ro tràn dầu khá cao, năng lực về ứng cứu trong khu vực còn rất hạn chế. Công ty B12 của Quảng Ninh, Công ty Xăng dầu Khu vực III của Hải Phòng là các cơ sở tiên phong nhất trong lĩnh vực này cũng chỉ mới có một số thiết bị khiêm tốn, bao gồm vài trăm mét phao, bộ bơm hút dầu tràn; một vài tàu lai dắt, kéo phao; chất phân tán và vật liệu thấm hút dầu.

Bên cạnh đó, các kiến thức, kinh nghiệm trong tổ chức ứng cứu còn hạn chế, sự phối hợp của các cơ sở liên quan khác còn chưa hiệu quả do hành lang pháp lý đối với hai địa phương nói chung còn rất thiếu. Tất cả những điều đó là những thách thức lớn đối với việc phòng chống và ứng cứu các sự cố tràn dầu khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng hiện nay.

Ngoài sức khoẻ của con người, là đối tượng quan trọng mà tác động của dầu tràn khó nhận thấy và đánh giá, các đối tượng bị đe trong khu vực Quảng Ninh và Hải Phòng có thể phân thành hai nhóm là các tài nguyên sinh học (thiên nhiên) và tài nguyên nhân tạo.

Page 52: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

44

Tài nguyên sinh học vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng rất phong phú, đa dạng, trong đó phải kể đến rừng ngập mặn và các sinh vật sống trong nó, rong biển với 8 loài quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam; cá, tôm, động vật thân mềm với 5 loài đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam,...

Trong số tài nguyên thiên nhiên do con người bảo vệ và khai thác phải kể đến: Các khu bảo tồn, vườn Quốc gia như Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long (có Trung tâm là đảo Ba Mùn, đảo Dều), Vườn Quốc gia Cát Bà... ; các cơ sở làm muối ở Cô Tô, Bằng La, Cát Hải; các bãi tắm, bơi thuyền, nghỉ dưỡng, các khu nuôi trồng thủy sản, bao gồm các đầm nuôi thủy sản có đê cống, nuôi trồng thuỷ sản ở chương bãi và nuôi lồng bè trong các vũng, vịnh.

Để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2020 của các địa phương, Quảng Ninh cũng như Hải Phòng đã triển khai một loạt các dự án xây dựng các khu công nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ và cảng, đầu tư du lịch,..., trong đó liên quan nhiều nhất đến rủi ro tràn dầu là việc mở rộng các cảng. Song song, đội tàu vận tải biển, pha sông biển và đội tàu du lịch cũng sẽ phát triển mạnh. Nguy cơ tràn dầu sẽ ngày một cao và có thể ở mức lớn hơn 5000 tấn.

Các hoạt động phát triển nêu trên trong vòng một thập kỷ tới sẽ gia tăng rủi ro tiềm tàng của sự cố tràn dầu, và đó là những thách thức mới đòi hỏi sự chuẩn bị trước và nghiêm túc đối với các công tác phòng chống và ứng cứu.

Tai biến thiên nhiên

Vùng ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Hàng năm, vào tháng 6 đến tháng 10, trong vùng thường có lốc, áp thấp nhiệt đới và bão đổ bộ vào. Vùng biển mỗi năm trung bình chịu ảnh hưởng của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào tháng 8, 9. Các cơn bão lớn gây ra lụt lội và thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt ở vùng ven biển, sự kết hợp của gió mùa đông bắc trong các tháng này với hoạt động của bão gây ra gió mạnh cấp 8, cấp 9, có khi cấp 10, cấp 11 rất nguy hiểm đối với tàu thuyền.

đ. Áp lực từ tất cả các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển

Theo Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Đình Lân (2011) hiện tại, việc quản lý, kiểm soát các nguồn ô nhiễm (đặc biệt là ngành than) chưa hiệu quả.

Page 53: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

45

Hầu hết các nguồn ô nhiễm chưa được xử lý trước khi xả ra môi trường. Mỗi năm vùng biển Hải Phòng –Quảng Ninh tiếp nhận khoảng 206,4 nghìn tấn COD; 39 nghìn tấn BOD; 38,8 nghìn tấn N-T; gần 20,7 nghìn tấn P-T; khoảng 7,8 nghìn tấn kim loại nặng; 51,5 tấn hoá chất BVTV và khoảng 17,24 triệu tấn TSS (bảng 7). Trong đó hệ thống sông Thái Bình đóng góp khoảng 53% - 63% các chất hữu cơ qua Cửa Cấm và cửa Bạch Đằng; Lượng TSS do sông đưa ra biển chiếm khoảng 99% và kim loại nặng chiếm gần 100% tổng thải lượng. Các chất hữu cơ và dinh dưỡng được đưa vào vùng biển nhiều nhất từ khu vực nông nghiệp, đóng góp đến 45-55% N-T và P-T. Nguồn công nghiệp và sinh hoạt ở khu vực ven biển có tỷ lệ đóng góp thấp hơn so với nguồn từ sông ra và nguồn từ nông nghiệp. Tuy nhiên đối với kim loại nặng, nguồn đưa vào biển (vịnh Hạ Long) chủ yếu từ hoạt động khai thác than ở Cẩm Phả (chiếm trên 70% tổng lượng vào) và thành phố Hạ Long. Lượng chất rắn lơ lửng đưa vào Vịnh Hạ Long chủ yếu do hoạt động đổ bùn thải và khai thác than ở Cẩm Phả - Hạ Long (Bảng 7 và các hình từ 14-18).

Bảng 7. Tổng tải lượng ô nhiễm đưa vào biển từ các nguồn

giai đoạn 2008-2010

Chất ô nhiễm

Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn Tổng

(tấn/năm) Sinh hoạt Công

nghiệp Nông

nghiệp Tổng từ vùng ven

biển

Sông tải ra

COD 21518,2 24627,8 30359,5 76505,5 129935 206441BOD 2650,5 6689,9 8823,3 18163,7 20810 38973,7N-T 3251,7 3658,2 21386,6 28296,5 10466,3 38762,8P-T 1031,1 419,2 9394,9 10845,2 9887,5 20732,7TSS 52275,5 69955,1 117790,2 240021 1700000

0 17240021HC BVTV

- - 51,5 51,5 - 51,5

Cu - - - - 3974,2 3974,2Pb - - - - 154,3 154,3Cd - - - - 163,9 163,9As - - - - 120,1 120,1Zn - - - - 3352,0 3352,0

Page 54: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

46

Co - - - - 19,8 19,8Ni - - - - 11,0 11,0Hg - - - - 16,5 16,5

Tỷ lệ đóng góp COD 10,5 11,9 14,7 37,1 62,9 100,0BOD 6,8 17,2 22,6 46,6 53,4 100,0N-T 8,4 9,4 55,2 73,0 27,0 100,0P-T 5,0 2,0 45,3 52,3 47,7 100,0TSS 0,3 0,4 0,7 1,4 98,6 100,0

Chú thích: (-): Không đáng kể. Nguồn: Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Đình Lân, 2011

Hình 14. Tỷ lệ đóng góp COD từ các

nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh (%)

Sinh hoạt11%

Công nghiệp12%

Nông nghiệp15%

Sông tải ra62%

Hình 15. Tỷ lệ đóng góp BOD từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng –

Quảng Ninh (%)

Sinh hoạt7% Công nghiệp

17%

Nông nghiệp23%

Sông tải ra53%

Hình 16. Tỷ lệ đóng góp N-T từ các nguồn vào biển Hải Phòng – Quảng

Ninh(%)

Sinh hoạt8% Công nghiệp

9%

Nông nghiệp56%

Sông tải ra27%

Hình 17. Tỷ lệ đóng góp N-P từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng –

Quảng Ninh (%)

Sinh hoạt5%

Công nghiệp2%

Nông nghiệp45%

Sông tải ra48%

Page 55: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

47

Hình 18. Tỷ lệ đóng góp TSS từ các nguồn vào vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh (%)

0.3%0.4%

0.7%

98.6%

Sinh hoạt

Công nghiệpNông nghiệp

Sông tải ra

Nguồn: Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Đình Lân, 2011

Tải lượng các chất ô nhiễm đưa vào khu vực biển Hải Phòng – Quảng Ninh năm 2020 sẽ phụ thuộc vào tình trạng quản lý, xử lý các nguồn thải, khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải và tỷ lệ rửa trôi các nguồn ô nhiễm trong từng khu vực. Dự báo, các chất hữu cơ và dinh dưỡng đưa vào biển chủ yếu vẫn từ hệ thống sông, khu đô thị ven biển, khu công nghiệp chế biến hải sản và các khu nuôi trồng trên biển. Các kim loại nặng đưa vào chủ yếu vẫn từ khu vực khai thác than Cẩm Phả (trên 60% các loại) và Hạ Long và từ sông, TSS chủ yếu từ sông ra và từ hoạt động nạo vét đổ bùn thải (bảng 8).

Bảng 8. Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm đưa vào Vịnh Hạ Long từ các khu vực năm 2020

Chất ô nhiễm

Tỷ lệ đưa vào từ các khu vực Tổng

(tấn/năm) Hạ Long Cẩm

Phả Vân Đồn

Hoành Bồ

Yên Hưng

COD 42,6 31,4 7,9 11,5 6,5 37.672,3BOD 40,1 25,1 10,2 16,6 8,0 5.173,4N-T 30,2 25,8 11,8 23,4 8,7 5.217,5P-T 42,5 17,1 11,6 18,9 9,9 2.671,3As 33,9 66,1 - - - 0,059Hg 36,4 63,6 - - - 0,011

Page 56: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

48

Pb 26,0 74,0 - - - 15,21Zn 25,9 74,1 - - - 60,832Cu 25,9 74,1 - - - 30,483TSS 92,6 6,3 0,3 0,6 0,2 736.486

Chú thích: (-): Không đáng kể Nguồn: Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Đình Lân, 2011

1.3.4. Xác định các vấn đề ô nhiễm biển chính của khu vực

Qua phân tích ở các phần trên, có thể nhận diện các vấn đề môi trường chính của vùng Quảng Ninh – Hải Phòng như sau:

- Có biểu hiện ô nhiễm biển do chất hữu cơ, TSS, dầu, coliform trong môi trường nước biển.

- Có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng, dầu trong trầm tích biển

- Suy thoái các hệ sinh thái biển (rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển,...) và suy giảm đa dạng sinh học.

- Gia tăng ô nhiễm biển do dầu tại tất cả các khu vực ven biển, nguy cơ sự cố tràn dầu rất cao tại các khu vực cảng, luồng hàng hải và các khu vực lưu trữ, vận tải xăng dầu.

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển chính của vùng bao gồm:

- Nguồn do sông tải ra biển bao gồm các hoạt động trên lưu vực sông, đặc biệt tại các khu vực hạ lưu (như: Nguồn từ khai thác than ở Cẩm Phả) và hoạt động nạo vét đổ bùn thải tại các khu vực cảng và luồng hàng hải đóng góp phần lớn TSS (99%) và kim loại nặng; nguồn từ các khu vực đô thị ven biển (sinh hoạt và công nghiệp vừa và nhỏ) đóng góp các chất dinh dưỡng và hữu cơ; Nguồn từ nông nghiệp đóng góp phần lớn chất dinh dưỡng N-T, P-T và hoá chất BVTV và nguồn từ nhiều bãi chôn lấp rác chưa hợp vệ sinh.

- Nguồn từ biển: Do hoạt động của các cảng (xây dựng, nạo vét), hoạt động vận tải biển (bốc xếp hàng hoá, xả nước thải, chất thải rắn, nước la canh,...); du lịch trên biển, đảo (tàu thuyền, khách du lịch) và hoạt động khai thác hải sản, nuồi trồng lồng bè trên biển (xả chất thải).

Điểm nóng ô nhiễm:

Quảng Ninh:

Page 57: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

49

- Tại các khu vực ven bờ Hạ Long: khu vực gần khu dân cư Lán Bè, Vựng Đâng, khu vực từ Cẩm Phả đến Mông Dương, cảng Cái Lân và Cửa Lục, cảng than ven bờ Nam Cầu Trắng, Cảng tàu du lịch Bãi Cháy, chợ Hạ Long 1, Khu nhà bè cột 5, Khu vực Tuyển Than – Nhà Máy điện Cẩm Phả, Khu vực Cảng Vân Đồn (Cảng Cái Rồng). 

Hải Phòng

- Khu vực cảng ven biển và cảng cá Cát Bà, khu vực cửa sông Cấm và sông Bạch Đằng, khu vực ven biển Hải An và ven biển Kiến Thụy, khu vực ven biển Tràng Cát và ven biển Nam Hải, Khu vực ven biển Tiên Lãng, khu vực ven biển huyện đảo Bạch Long Vĩ (gần cửa Âu Tàu).

1.4. Đánh giá thực trạng công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của khu vực

1.4.1. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến KSONB khu vực

1.4.1.1. Các văn bản pháp luật cấp Trung ương

Một số văn bản pháp quy liên quan đến KSONB bao gồm:

• Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

• Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

• Nghị định 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ về QLTH tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;

• Nghị quyết số 09-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 9/2/2007 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP của Chính phủ);

• Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến 2025 tầm nhìn đến 2050;

• Chiến lược sản xuất sạch hơn của Việt Nam đã được phê duyệt, đặt mục tiêu đạt 70% các sở Công thương có trình độ chuyên môn về sản xuất

Page 58: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

50

sạch hơn vào năm 2015 và 90% vào năm 2020. Chiến lược nhằm đưa ra giải pháp phòng ngừa, nhằm làm giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất, thông qua cải tiến cách tổ chức và công nghệ nhằm đạt hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng, tái chế và tái sử dụng chất thải phát sinh. Một số hành động liên quan đến nội dung này cần được tiến hành tại các địa phương hỗ trợ cho công tác KSONB,

• Các Công ước quốc tế mà Việt nam tham gia như: Công ước MARPOL, CLC92.

• Các cam kết của Việt Nam triển khai “Chiến lược PTBV các biển Đông Á” và các hoạt động về bảo vệ môi trường các biển Đông Á, thoả thuận tại cuộc họp Bộ trưởng các nước Khu vực tổ chức ở Putrajaya (Ma-lai-xi-a) 2003, Hải Khẩu (Trung Quốc) 2006 và Manila (Phi lip pin) 2009.

1.4.1.2. Các văn bản pháp luật cấp địa phương

Quảng Ninh:

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, nhiều nội dung về quản lý nhà nước được tổ chức triển khai tốt, hiệu quả cao, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, thu hút sự quan tâm và tham gia tích cực của các ngành, địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Một số văn bản chính chỉ đạo bao gồm:

• Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐND ngày 29/7/2003 của HĐND tỉnh khóa X “Về một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đến năm 2010”

• Quyết định số 4253/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 ”Về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”;

• Kế hoạch số 1925/KH-UBND ngày 19/5/2010 UBND tỉnh "Về việc Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015”;

• Quyết định số 4252/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh ”V/v Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh QN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”

Page 59: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

51

• Chỉ thị 07/2006/CT-UBND “V/v tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Hạ Long”;

• Quyết định số 2963/QĐ-UBND ngày 11/9/2008 của UBND tỉnh "Về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng- tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020";

• Chỉ thị số 21/2008/CT-UBND ngày 09/12/2008 của UBND tỉnh ”về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản”;

• Quyết định số 411/QĐ-UBND ngày 02/05/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh ”V/v phê duyệt dự án thu gom vận chuyển và xử lý rác thải trôi nổi ven bờ tỉnh Quảng Ninh”

• Văn bản số 2291/UBND-VX1 ngày 15/6/2010 “V/v tiếp tục tăng cường công tác quản lý, sắp xếp nhà bè và quy hoạch làng chài trên vịnh Hạ Long và các địa phương”;

• Quyết định số 2423/UBND-XD ngày 25/6/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh ”V/v ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác BVMT đối với việc xử lý chất thải bệnh viện tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh”

Hải Phòng: • Nghị quyết 22/NQ-TU của Thành ủy HP về BVMT đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020

• Quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 24/12/2007 của ủy ban nhân dân TP ”V/v Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp Hải Phòng đến 2010 và 2020”.

• Chương trình hành động 571/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về BVMT, chỉnh sửa, bổ sung Chiến lược BVMT Hải Phòng đến năm 2020.

• Thông tư 01/2012/TT-BTNMT về Đề án bảo vệ môi trường cấp thành phố và cấp quận, huyện.

• Thông tư 07/2007/TT-BTNMT về phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

• Quyết định 1221/2003/QĐ-UB của UBND thành phố về Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Page 60: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

52

1.4.1.3. Những tồn tại và bất cập trong hệ thống văn bản trung ương, địa phương

Công tác xây dựng và ban hành các hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường còn yếu

Trong hơn 10 năm thực hiện luật BVMT, tỉnh và TP đã ban hành một số chỉ thị, nghị quyết về BVMT, đã có một số quy định về bảo vệ môi trường ở một số lĩnh vực bức xúc. Một số huyện, thị xã cũng đã ban hành quy định về quản lý BVMT trên địa bàn song nhìn chung còn nhiều bất cập, tính thực tiễn chưa cao và chưa có nguồn lực tổ chức thực hiện cụ thể. Đây là một vấn đề cần được quan tâm tạo điều kiện cho quản lý và tổ chức thực hiện luật BVMT.

Sự tuân thủ các văn bản pháp luật còn chưa cao

Nhận thức và ý thức chấp hành luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác của nhiều đơn vị, tổ chức và một bộ phận nhân dân chưa nghiêm túc, sự quan tâm của một số ngành và địa phương đối với công tác BVMT chưa cao, thể hiện ở việc buông lỏng quản lý. Sự phối hợp quản lý giữa cơ quan chuyên ngành với các cấp chính quyền địa phương và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Công tác đầu tư và xã hội hoá cho BVMT còn hạn chế, nên hiệu quả chưa cao.

Việc triển khai các chương trình, kế hoạch về BVMT theo chỉ đạo của UBND tỉnh/TP còn chậm, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả chưa được thực hiện thường xuyên,...; Hiệu lực triển khai của một số văn bản chỉ đạo của UBND còn thấp; Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án về môi trường chưa kiên quyết, kịp thời, sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương chưa tốt vì vậy tiến độ thực hiện chậm, kéo dài làm giảm hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác BVMT (dự án thoát nước và vệ sinh môi trường, các dự án từ nguồn vốn 137...); Vai trò của cơ quan chuyên môn về BVMT đối với việc quản lý các dự án và phân chia kinh phí về BVMT còn hạn chế.

Chưa có các văn bản hợp tác phối hợp của tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng trong BVMT biển của khu vực

Hiện tại chưa có văn bản nào về sự hợp tác điều phối trong BVMT biển chung của vùng Quảng Ninh và Hải Phòng.

Page 61: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

53

1.4.1.4. Các đề xuất bổ xung hoàn thiện

• Cần bổ sung các văn bản về sự hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng trong giải quyết một số vấn đề môi trường biển chung của khu vực. Trong văn bản nêu rõ cơ chế hợp tác, vấn đề hợp tác, nguồn tài chính và phân công rõ quyền hạn và nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân liên quan.

• Cần bổ sung văn bản Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục BVMT và Chi cục Biển và hải đảo. Làm rõ mối quan hệ với các Chi cục khác trong Sở TNMT và với các sở ban ngành khác để tránh chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ về quản lý và BVMT biển.

1.4.2. Tổ chức triển khai KSONB trên thực tế

1.4.2.1. Việc thực thi pháp luật của các bên liên quan

Thực hiện các văn bản luật pháp

Việc thực hiện theo cam kết ĐTM của các doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa được thực hiện nghiêm túc, số vụ vi phạm xử lý hành chính gia tăng, các chế tài xử phạt vi phạm về bảo vệ môi trường chưa tương xứng với mức độ gây thiệt hại đối với môi trường. Do vậy, một số doanh nghiệp chịu nộp phạt mà không đầu tư thoả đáng cho công tác xử lý môi trường.

- Lực lượng Cảnh sát môi trường mặc dù đã được thành lập đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng đến nay vẫn chưa có thẩm quyền khởi tố điều tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Bên cạnh đó, các tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự năm 1999 vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống do không thể xác định được các hậu quả gây ra đối với môi trường (nhất là đối với môi trường biển). Các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc ra quyết định đình chỉ, cấm hoạt động đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Thực hiện ĐTM, ĐMC, các tiêu chuẩn môi trường

- Gần 100% các dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp đều có Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện đầu tư

Page 62: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

54

và đi vào hoạt động hoặc thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền thẩm định.

- Để thực hiện ĐTM, hàng năm trong quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều có xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường lồng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh; Định kỳ hàng quí, năm đã tổ chức quan trắc môi trường đều đặn theo đúng cam kết và đầu tư các hạng mục bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM.

1.4.2.2. Năng lực tổ chức thực hiện KSON của cơ quan quản lý

Năng lực của các cơ quan quản lý KSONB

- Cấp tỉnh/thành phố: Tại Hải Phòng, đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp xử lý về công tác

ĐTM, kiểm soát ô nhiễm bao gồm cả Lãnh đạo Chi cục là 10 cán bộ trong đó có 5 công chức là quá mỏng; Thiếu phương tiện và nhiều công cụ quản lý quan trọng; Kinh phí cấp cho công tác bảo vệ môi trường ít.

Tại Quảng Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Chi cục BVMT và Chi cục Biển và Hải đảo đã được thành lập nhưng số lượng cán bộ còn ít, lực lượng mỏng, chủ yếu là cán bộ trẻ, kỹ năng quản lý nhà nước còn hạn chế, lĩnh vực quản lý rộng, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.

Phòng cảnh sát môi trường – trực thuộc Công an tỉnh (Quảng Ninh và TP Hải Phòng) ra đời đã tạo ra bước chuyển biến mới trong công tác quản lý môi trường. Bên cạnh việc tăng cường nhân lực cho đội ngũ quản lý môi trường nói chung thì hiệu quả trong công tác quản lý cũng được tăng lên rõ rệt, phát hiện nhiều vụ việc và hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên là một đơn vị mới hình thành nên trong giai đoạn này, đơn vị cũng chỉ mới bước đầu tìm hiểu địa bàn và tham gia vào công tác quản lý, việc xử lý còn mang tính tuyên truyền, răn đe là chủ yếu.

Việc ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện BVMT trong các ngành còn thiếu, chưa có quy định rõ ràng về việc hình thành bộ máy quản lý môi trường trong các ngành. Vì vậy việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý môi

Page 63: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

55

trường thuộc lĩnh vực ngành quản lý và phối hợp liên ngành chưa hiệu quả, đôi khi có sự chồng chéo.

Việc thực hiện giám sát môi trường đã được các tổ chức đoàn thể, quần chúng tham gia tích cực, đã góp phần đấu tranh với nhiều hành vi gây ô nhiễm môi trường, điển hình là vụ việc gây ô nhiễm môi trường của Bệnh viện đa khoa Yên Hưng. Tuy nhiên, việc huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong quản lý môi trường, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn chưa thực sự thường xuyên và mạnh mẽ.

- Cấp huyện, thị xã, thành phố và cấp xã: Hiện tại, đã thành lập các Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc

UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn, mỗi phòng đã bố trí từ 1 – 3 cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, nước và môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có một số ít địa phương mới thực sự có cán bộ chuyên trách quản lý môi trường còn hầu hết các các địa phương còn lại, các cán bộ này vừa làm công tác quản lý đất đai vừa làm công tác quản lý môi trường hoặc công tác khác, năng lực cán bộ còn hạn chế,... dẫn đến hiệu quả quản lý thấp.

Ở cấp phường/xã: Đến nay, mới chỉ có một số phường có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về môi trường; việc không có cán bộ chuyên trách về môi trường tại cấp xã gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý môi trường, bởi các vấn đề ô nhiễm môi trường, xuất phát từ cơ sở, hộ dân và gắn liền với cuộc sống của người dân. Do đó, những vi phạm quản lý nhà nước về BVMT chưa được kịp thời phát hiện, ngăn chặn và giải quyết từ gốc.

- Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Văn bản luật pháp trong công tác quản lý và bảo vệ Di sản đã được ban

hành chưa thực sự đủ mạnh; Công tác quản lí vùng Di sản còn chồng chéo; Thiếu cơ chế quản lý đa ngành; Chưa có chế tài để xử lí các trường hợp vi phạm quy chế quản lý Vịnh Hạ Long; Nhận thức của cộng đồng chưa cao, chưa có ý thức bảo vệ di sản trong quá trình khai thác; Công cụ kinh tế (phí, quỹ môi trường, chế tài xử phạt...) chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe mạnh; Thiếu cán bộ được đào tạo sâu về quản lý môi trường; Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quan trắc môi trường và thu gom rác còn thiếu; Một số hình thức quản lý của các ngành liên quan chưa thực sự tôn trọng nguyên tắc bảo tồn di sản; Nguồn tài

Page 64: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

56

chính cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn hẹp, chưa được huy động từ nhiều nguồn,…

- Các doanh nghiệp: Hiện nay, hầu hết các Tổng Công ty, Tập đoàn lớn đều có bộ phận hoặc

cán bộ chuyên trách về môi trường như: Ban Môi trường -TKV; Các Công ty than trực thuộc TKV hầu hết đã thành lập phòng môi trường hoặc có cán bộ chuyên trách về môi trường, các khu công nghiệp lớn,…Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường, vì vậy công tác quản lý bảo vệ môi trường đôi khi còn mang tính hình thức.

Tóm lại, quản lý trên lãnh thổ rộng lớn, đa ngành, đa lĩnh vực trong khi số lượng và chất lượng cán bộ còn hạn chế nên hiệu quả quản lý chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh. Đa số các ngành đã có cán bộ phụ trách công tác môi trường nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm, năng lực còn thấp. Tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều đã có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản lý môi trường. Các cán bộ tại địa phương hầu hết đều thiếu kiến thức chuyên môn về môi trường mà chủ yếu hoạt động dựa trên kinh nghiệm và sự hiểu biết về địa phương.

Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, trong đó Quảng Ninh có 7 cơ sở thuộc danh mục, đến nay tất cả cơ sở đã được chứng nhận ra khỏi danh sách cơ sở gây ô nhiễm. Hải Phòng có 12 cơ sở, trong đó 4 cơ sở đã đóng cửa hoặc di dời, các cơ sở còn lại đã đầu tư hệ thống thu gom và xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hàng năm, UBND tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng chỉ đạo các địa phương, các Sở, ban ngành liên quan có kế hoạch rà soát và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên rà soát danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đề xuất biện pháp xử lý theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về "hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý".

Công tác điều tra, quan trắc, giám sát, thanh tra

Page 65: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

57

Việc triển khai quan trắc, lập báo cáo hiện trạng môi trường biển trong thời gian qua đã có vai trò quan trọng trong phản ánh kịp thời các vấn đề, các khu vực, điểm nóng về môi trường là cơ sở vững chắc cho việc lập chiến lược, kế hoạch quản lý môi trường. Tuy nhiên với nguồn kinh phí hạn hẹp cho địa phương thực hiện chương trình quan trắc nên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phản ánh chính xác hiện trạng môi trường biển mà chỉ mang tính thời điểm, không theo dõi được những bất thường của các nguồn thải, đặc biệt là các sự cố như sự cố tràn dầu.

Mặt khác, Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường Quốc gia theo bộ chỉ thị môi trường nhưng công tác giám sát, quan trắc môi trường của Quảng Ninh và Hải Phòng mới chỉ tập trung vào giám sát môi trường nước, không khí, các vấn đề môi trường khác như môi trường đất, đa dạng sinh học, quản lý môi trường,... chưa được thực hiện và ban hành bộ chỉ thị môi trường của tỉnh/thành phố.

Hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường do các cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu khoa học thực hiện. Tuy nhiên, các hoạt động này chưa được tích hợp với nhau để có thể hỗ trợ phản ánh hiện trạng môi trường biển, các kết quả này mới chỉ được khai thác một cách riêng lẻ, trong phạm vi hẹp (chỉ phục vụ cho chính nghiên cứu, đề tài, dự án đó), không được công bố thông tin rộng rãi và đặc biệt là nhìn nhận đến lợi ích chung phục vụ cho công tác quản lý môi trường chung, gây lãng phí tài chính và thời gian,…

Hợp tác nghiên cứu khoa học, điều phối trong quản lý KSONB của vùng

Quy hoạch phát triển khoa học, công nghệ của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó đã xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua tỉnh Quảng Ninh cũng đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa về bảo vệ môi trường như: đề tài nghiên cứu bồi lắng vịnh Cửa Lục; Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống giám sát và cảnh báo thiên tai tại Quảng Ninh; Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực về quản lý môi trường đối với các dự án ngành điện” do ADB tài trợ; Dự án “Hợp tác kỹ thuật để bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ đang trong giai đoạn cuối của dự án, sẽ kết thúc cuối năm 2012.

Page 66: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

58

Tuy nhiên, cả Quảng Ninh và Hải Phòng còn thiếu các nghiên cứu khoa học mang tính nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ triển khai trong thực tiễn, đặc biệt là những công trình mang tính ứng dụng ở quy mô khu vực và ở quy mô nhỏ.

Bên cạnh đó, chưa có sự tham gia tích cực trong “định hướng” nghiên cứu khoa học của các ngành về quản lý môi trường như ngành xây dựng, công thương, nông nghiệp, du lịch… Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm.

Hoạt động điều phối quản lý giữa các ban ngành trong Sở TNMT còn chưa được chặt chẽ. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn còn chồng chéo. Cả Quảng Ninh và Hải Phòng đều chưa có quy chế hợp tác và điều phối giữa các sở trong quản lý BVMT.

Tuyên truyên giáo dục, tham gia của cộng đồng

Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã giành một chương (chương XI) quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường, bao gồm: Tuyên truyền về bảo vệ môi trường; Giáo dục môi trường và đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường; Phát triển dịch vụ môi trường; Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT,...Mặc dù nhiều hoạt động đã được triển khai mạnh mẽ như tuyên truyền về bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ BVMT nhưng các hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chưa phong phú, mang tính hình thức, chưa xây dựng được nhiều mô hình trong các khu dân cư về BVMT, thiếu các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường biển nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Chưa có sự phối hợp thường xuyên của các cơ quan truyền thông trong xây dựng các chương trình tuyên truyền về BVMT ở các cấp, trong đó vai trò truyền thông tại các khu phố, thôn, bản, trường học có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng dân cư.

Vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng dân cư trong tham gia BVMT thông qua việc tham gia ý kiến vào báo cáo ĐTM chỉ mang tính hình thức, hiện nay mới chỉ có ý kiến của người đứng đầu, rất ít tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến của người dân. Bên cạnh đó, khi dự án đi vào xây dựng, theo quy định phải công khai các chất thải phát sinh, các vấn đề ô nhiễm môi

Page 67: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

59

trường có thể phát sinh và các giải pháp BVMT đã cam kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại nơi thực hiện dự án nhằm tăng cường giám sát của người dân đối với hoạt động BVMT của dự án đến nay vẫn chưa thực hiện nghiêm túc.

1.4.2.3. Quản lý chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm biển

Thu gom, xử lý chất thải có nguồn gốc từ đất liền

Quảng Ninh :

Toàn tỉnh chỉ có 6 phường thuộc thành phố Hạ Long có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt (chiếm khoảng 30% tổng lượng nước thải sinh hoạt của thành phố Hạ Long cần xử lý). Chưa đạt chỉ tiêu đạt mục tiêu 100% huyện, thị xã, thành phố có hệ thống xử lý nước thải cho các khu dân cư, đô thị tập trung theo Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐND tỉnh Quảng Ninh.

Hải Phòng

• Nước thải sinh hoạt có tải lượng hữu cơ cao, làm cho môi trường nước sông, hồ trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị không phát triển tương xứng, hầu hết nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đổ thẳng xuống

Khung 3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010

+ Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh: Năm 2009 đạt 80%; dự kiến năm 2010 đạt 83%.

+ Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch: năm 2009 đạt 89,2%; năm 2010 dự kiến đạt 89,5%

+ Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom: năm 2009 đạt 88%; năm 2010 dự kiến đạt 90%

+ Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý: Năm 2009 đạt 80%; năm 2010 dự kiến đạt 80%, trong đó tại các bệnh viện 100%

+ Tỷ lệ thu gom và xử lý lượng rác thải hàng ngày tại các trung tâm đô thị, đạt tiêu chuẩn môi trường: Năm 2009 đạt 82%; năm 2010 dự kiến đạt 85%.

+ Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: 100% (hiện mới có KCN Cái lân).

(Nguồn: Báo cáo số 117/BC-UBND ngày 30/11/2009 của UBND tỉnh)

Page 68: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

60

các hồ, sông trong trên địa bàn thành phố, làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước.

• Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, hầu hết không qua xử lý, khiến nước trên nhiều đoạn sông đen đặc, thậm chí có cả chất thải rắn, dầu mỡ, bốc mùi hôi thối.

• Phần lớn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề. Có thiết bị, công nghệ đơn giản, mặt bằng sản xuất nhỏ… hầu như không có hệ thống xử lý nước thải rất hạn chế hoặc không có. Nước thải từ các làng nghề thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng.

Chất thải rắn: Quá trình phát triển nhanh của các ngành kinh tế, đô thị hoá và gia tăng dân số của Hải Phòng, tổng lượng chất thải rắn cũng không ngừng gia tăng. Lượng rác thải sinh hoạt chiếm tới 80%, phần còn lại là từ các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn rất thấp. Ở khu vực nông thôn tỷ lệ thu gom trung bình là 20%. Tại các thành phố và thị xã, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt cao hơn.

Việc xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp còn rất hạn chế, chủ yếu là chôn lấp tại các bãi rác, có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rất cao.

Thu gom, xử lý chất thải có nguồn gốc từ biển

Thu gom chất thải từ tàu thuyền: Mặc dù đã có các quy định về thu gom

chất thải từ tàu, tuy nhiên việc tuân thủ và thanh kiểm tra vẫn chưa đáp ứng

được. Việc xả thải nước thải, nước la canh, chất thải rắn ra các vùng nước vẫn

còn là vấn đề nan giải, đặc biệt là xả các chất thải có dầu, mỡ, gây ô nhiễm

biển do dầu.

Thu gom chất thải từ khách du lịch: Các tàu thuyền du lịch đã có các bộ phận lưu trữ chất thải như thùng đựng rác, thùng vệ sinh. Tuy nhiên hoạt động xã thải chưa được kiểm soát chặt chẽ, và do ý thức của thuyền viên và khách du lịch chưa cao, nên chất thải lỏng và chất thải rắn vẫn bị xả ra môi trường biển gây ô nhiễm môi trường nước và cảnh quan do chất thải chưa được thu gom, xử lý triệt để.

Thu gom chất thải từ các làng chài, nuôi lồng bè trên biển:

Page 69: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

61

Hiện nay việc đánh giá tác động môi trường từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa được thực hiện thường xuyên, do đó những tác động và nguy cơ từ ngành này tới chất lượng nước cũng như tài nguyên sinh vật trong khu vực chưa được đánh giá đúng mức.

Đối với hoạt động chế biến thủy sản, khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long có 4 cơ sở chế biến thủy sản, nhưng chỉ có 1 cơ sở (Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh) có hệ thống xử lý nước thải, 3 cơ sở còn lại chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Lượng tàu thuyền khai thác hải sản hoạt động trên biển ven bờ cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể về nước thải, rác thải và dầu mỡ.

Thu gom, xử lý chất thải trôi nổi không rõ nguồn gốc

Rác thải trôi nổi trên biển gần như còn bỏ ngỏ không được kiểm soát. Hiện tại Ban Quản lý Vịnh Hạ Long mới có dự án thu gom rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long với thời gian là hai năm và kinh phí rất hạn hẹp, nên hiệu quả thu gom chưa cao. Cần đưa nhiệm vụ quản lý rác trôi nổi vào chương trình hoạt động hàng năm của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và các cơ quan liên quan khác đối với khu vực biển ven bờ của TP Hải Phòng.

1.5. Nhu cầu triển khai và tăng cường hoạt động KSONB khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng Khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng có vùng biển tương đối rộng lớn và

các hoạt động kinh tế xã hội phát triển mạnh đã gây nhiều áp lực cho môi trường biển.

Mặt khác việc giữ gìn môi trường biển cũng là mục tiêu để phát triển bền vững, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Vì vậy nhu cầu kiểm soát ô nhiễm biển khu vực là thiết thực và vô cùng cần thiết.

Các hoạt động tăng cường KSONB khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng để giải quyết các vấn đề ô nhiễm biển bao gồm:

- Các hoạt động kiểm soát ô nhiễm biển có nguồn từ đất liền

- Các hoạt động KSONB có nguồn từ biển

- Các hoạt động nâng cao năng lực, thể chế quản lý, hợp tác, điều phối đa ngành, hợp tác quốc tế và khu vực

Page 70: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

62

- Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và thu hút sự tham gia của các bên liên quan

1.6. Các kế hoạch, chương trình, dự án liên quan hiện có • Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến

2020 phê duyệt theo Quyết định số 34-2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 2/3/2009.

• Đề án 47/2006/QĐ-TTg về Kế hoạch Tổng thể Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên và môi trường biển đến 2010, tầm nhìn đến 2020 (No 47/2006/QD-TTg).

• Quy hoạch Bảo vệ Môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 Số: 4253 /QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2009.

• Kế hoạch số 1925/KH-UBND ngày 19/5/2010 về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 – 2015.

• Kế hoạch số 4972/KH-UBND ngày 02/12/2011 của UBND tỉnh về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2012.

• Nghị quyết 22/NQ-TU của Thành ủy Hải Phòng về BVMT đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

• Quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 24/12/2007 của ủy ban nhân dân TP Hải Phòng ”V/v Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp Hải Phòng đến 2010 và 2020”.

• Chương trình hành động 571/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về BVMT, chỉnh sửa, bổ sung Chiến lược BVMT Hải Phòng đến năm 2020.

• Quyết định 1221/2003/QĐ-UB của UBND thành phố Hải Phòng về Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

1.7. Kinh nghiệm quốc tế về KSONB cấp liên tỉnh, liên vùng Hiện tại ở Việt Nam chưa có hệ thống quản lý cấp vùng hay cấp khu vực

(bao gồm hai đến nhiều tỉnh), do vậy việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm quản lý ô nhiễm biển tại các nước khác (mang lính liên tỉnh, liên quốc gia) là

Page 71: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

63

rất cần thiết. Sau đây là phần giới thiệu Quản lý và kiểm soát ô nhiễm biển eo Malacca.

Hiện trạng:

• Là khu vực biển sử dụng chung của ba nước: Malaysia, Indonesia, Singapore, trong khu vực có ba tam giác tăng trưởng của ba nước.

• Các hoạt động: Cảng biển, lọc dầu, kinh doanh vận tải xăng dầu, đánh bắt hải sản, du lịch ven biển.

Vấn đề: Ô nhiễm do dầu, sự cố tràn dầu gia tăng, ô nhiễm từ đất liền (kim loại nặng, TSS, dầu mỡ), tắc nghẽn giao thông trên biển, suy giảm sản lượng đánh bắt, suy thoái các hệ sinh thái biển, tích lũy độc chất trong hải sản.

• KSON: ba nước có ba bộ tiêu chuẩn thải khác nhau:

- Singapore gom tất cả nước thải vào xử lý chung rồi đổ ra sông, biển.

- Malaysia và Indonesia: Các cơ sở tự xử lý rồi thải ra các vùng nước theo tiêu chuẩn riêng của quốc gia (bảo tồn, bãi tắm, nuôi trồng hải sản…)

• Ách tắc tàu không giải quyết được, phải xây dựng hệ thống MEH (marine electronic highway).

Kết quả: Môi trường biển không sạch hơn. Các chất ô nhiễm tích luỹ nhiều hơn

Nguyên nhân: Chính sách khác nhau, tiêu chuẩn khác nhau, đặc trưng thuỷ hải văn, lý hoá các khu vực khác nhau, chất ô nhiễm, nguồn ô nhiễm không được kiểm soát triệt để. Vùng nước chung ”Không của ai”; tàu cũ, hệ thống cảnh báo không chuẩn, cạnh tranh dịch vụ cảng quyết liệt, MEH quá đắt.

• Không an toàn hơn do rủi ro đâm va, tràn dầu, ô nhiễm có nguồn từ biển.

Giải pháp: Phân vùng sử dụng chung

• Intergrated VTS (Vesell trafic system) chung

• Phân luồng hàng hải, luồng ra vào cảng

Page 72: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

64

• Hợp tác sử dụng tàu tuần tra, giám sát, phát hiện

• Điều phối các hoạt động ngăn ngừa: thực thi tiêu chuẩn môi trường, ĐTM, đánh giá rủi ro môi trường, đánh giá thiệt hại tài nguyên thiên nhiên chung, hợp tác quan trắc môi trường nền,…

• Kiểm soát các nguồn từ đất liền và từ biển tổng hợp

• Thiết lập hệ thống quan trắc đồng bộ của 3 nước tại khu vực Eo biển Malacca (hoạt động chung, sử dụng và chia sẻ thông tin chung,…)

• Thiết lập Hệ thống thông tin môi trường tổng hợp chung (thông tin kinh tế, xã hội, môi trường, …)

Tổ chức:

• Thành lập Hội đồng gồm đại diện 3 nước và thư ký thường trực để điều phối

• Thành lập Tổ tư vấn đa ngành: từ các ngành có sử dụng MT biển chung của ba nước

• Thành lập quỹ tài chính: từ đóng góp tự nguyện, đóng góp của các bên sử dụng, huy động từ các tổ chức quốc tế (IMO, UNEP,…), các nước tài trợ, người gây ô nhiễm,…

• Sử dụng quỹ vào việc xây dựng các dự án, các hoạt động chung

• Kinh phí cho các dự án cụ thể sẽ được thu xếp, sẽ do các ngành trực tiếp hưởng lợi hoặc lấy từ nguồn lực chung của 3 nước hoặc của mỗi nước.

Kết quả: Môi trường biển sạch hơn và an toàn hơn. Giải quyết được rất nhiều vấn đề về hàng hải và làm sạch môi trường.

Page 73: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

65

PHẦN II. KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT Ô NHIỂM BIỂN KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG ĐẾN 2020

2.1. Căn cứ pháp lý xây dựng Kế hoạch • Luật Bảo vệ môi trường, 2005

• Nghị quyết số 09/NQ/TW, ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020;

• Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;

• Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

• Các Công ước quốc tế mà Việt nam tham gia như: Công ước MARPOL, CLC92;

• Quyết định số 4253/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 ”Về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”;

• Kế hoạch số 1925/KH-UBND ngày 19/5/2010 UBND tỉnh "Về việc Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015”;

• Chỉ thị 07/2006/CT-UBND “V/v tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Hạ Long”;

• Nghị quyết 22/NQ-TU của Thành ủy HP về BVMT đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

• Quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 24/12/2007 của ủy ban nhân dân TP ”V/v Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp Hải Phòng đến 2010 và 2020”.

• Chương trình hành động 571/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về BVMT, chỉnh sửa, bổ sung Chiến lược BVMT Hải Phòng đến năm 2020.

Page 74: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

66

• Quyết định số 120/QĐ-TCBHĐVN ngày 11 tháng 06 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về việc phê duyệt dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển Quảng Ninh-Hải Phòng, Đà Nẵng-Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu-TP. Hồ Chí Minh”.

2.2. Quan điểm chỉ đạo - Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và nâng cao trách

nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân đối với KSONB. Từng bước hoàn thiện thể chế, hệ thống tổ chức, nâng cao nhận thức, phổ biến kinh nghiệm về KSONB.

- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất về xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai thực hiện Kế hoạch từ Trung ương, vùng, địa phương đến các cơ sở.

- Phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt ở cấp quốc gia, cấp vùng và các tỉnh, huyện ven biển.

- Lồng ghép và phối hợp một cách hiệu quả với các chương trình, kế hoạch, dự án, hoạt động liên quan đến KSONB đang triển khai hoặc đã được phê duyệt tại vùng ven biển.

- Kế thừa và phát huy có hiệu quả kết quả, kinh nghiệm của các dự án về KSON đã và đang thực hiện tại Việt Nam.

- Quan tâm, giải quyết các vấn đề liên địa phương, xuyên biên giới.

- Phân cấp quản lý tới các địa phương, các cơ quan phù hợp.

- Linh hoạt, thích ứng với điều kiện và trình độ quản lý.

- Tuân thủ các công ước Quốc tế liên quan và các cam kết Khu vực mà Việt Nam đã tham gia.

- Phải phù hợp với nghĩa vụ và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân liên quan

2.3. Tầm nhìn, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể Mục tiêu chung: Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển của

khu vực thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ đất liền và từ trên

Page 75: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

67

biển, nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm biển của vùng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vùng biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng.

Mục tiêu cụ thể: (a) Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền, chủ yếu

từ các hệ thống sông, khu đô thị, khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản ven biển. Đảm bảo chất lượng nước tại các khu vực đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

(b) Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển, chú trọng ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển do dầu do các phương tiện vận tải, khai thác hải sản, du lịch bằng tàu thuyền và các sự cố tràn dầu. Đảm bảo chất lượng nước biển đạt các tiêu chuẩn của Việt Nam.

(c) Nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm biển thông qua tăng cường năng lực cho các cấp quản lý, xây dựng được cơ chế điều phối đa ngành, hợp tác liên tỉnh và khu vực.

(d) Tăng cường công tác điều tra cơ bản về chất lượng môi trường biển, xây dựng được hệ thống thông tin môi trường tổng hợp của khu vực phục vụ kiểm soát ô nhiễm biển.

Các chỉ tiêu đến 2015 Đến 2015, cơ bản đạt được các chỉ tiêu sau:

- Hoàn thành việc đánh giá thải lượng các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền (hiện tại và đến 2020), đề xuất các biện pháp quản lý tổng thải lượng các chất ô nhiễm từ các hệ thống sông, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu khai thác khoáng sản ven biển để đảm bảo sức chịu tải của môi trường biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng.

- Rà soát toàn bộ các dự án, chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển tại các huyện ven biển, đề xuất các kế hoạch lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường biển vào trong các hoạt động phát triển.

- Giảm thiểu ô nhiễm biển do dầu đến mức đạt tiêu chuẩn cho phép thông qua các hoạt động tăng cường thanh tra, kiểm tra, thu gom và xử lý nước thải có chứa dầu từ các phương tiện vận tải và khai thác hải sản, tàu thuyền du lịch.

Page 76: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

68

- Xây dựng được Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho toàn khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng

- Đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý chuyên về môi trường biển cho các cấp huyện/xã ven biển và các sở ban ngành, đặc biệt đối với Chi cục Biển và Hải đảo của khu vực.

- Xây dựng được cơ chế điều phối đa ngành và quy chế hợp tác của hai tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng trong KSONB chung của khu vực.

Tầm nhìn đến 2020: Kế hoạch cần hướng tới một sự hợp tác toàn diện cấp vùng để cải thiện thực trạng môi trường biển với thải lượng ô nhiễm từ tất cả các nguồn thải được kiểm soát, chất lượng môi trường biển được nâng lên đáp ứng các tiêu chuẩn của Việt Nam và hướng tới các tiêu chuẩn của quốc tế, các sự cố tràn dầu, sự cố môi trường trên vùng biển được ngăn ngừa và ứng phó kịp thời và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của các địa phương, các cấp lãnh đạo và các bên liên quan.

2.4. Phạm vi Kế hoạch Phạm vi không gian của Kế hoạch KSONB vùng Hải Phòng – Quảng

Ninh: Về phần đất liền, bao gồm toàn bộ các quận/huyện giáp biển của tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng. Về phía biển, gồm toàn bộ vùng biển thuộc phạm vi quản lý của hai tỉnh Thành phố, trong đó chú trọng vùng biển ven bờ, là nơi cần tập trung quan tâm giải quyết các vấn đề ô nhiễm biển do sử dụng, khai thác tài nguyên và chịu tác động tiêu cực của các ngành, địa phương. Vùng biển khơi, chủ yếu tập trung quan tâm giải quyết các vấn đề ô nhiễm biển do vận tải biển, đánh bắt xa bờ,…và các vấn đề về tài nguyên, môi trường mang tính liên quốc gia.

Phạm vi thời gian: Kế hoạch được xây dựng và thực hiện đến 2020.

2.5. Đề xuất các dự án /kế hoạch hành động KSONB

2.5.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp và cơ cấu tổ chức

Kế hoạch này đề cập đến việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp và các văn bản hướng dẫn liên quan đến KSONB ở cấp vùng, làm cơ sở về pháp lý cho việc triển khai các hoạt động; xây dựng cơ chế điều phối đa ngành, đa bên và hoàn thiện bộ máy tổ chức KSONB từ cấp vùng đến cơ sở để

Page 77: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

69

triển khai hiệu quả KSONB trên thực tế nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểm soát ô nhiễm biển của các địa phương.

Nội dung chính: • Rà soát và đề xuất hoàn thiện chính sách KSONB (đối với các khu

công nghiệp, làng nghề, khu nuôi trồng thủy sản, các vùng nhạy cảm môi trường, các vùng đặc thù của địa phương,…).

• Xây dựng và ban hành các hướng dẫn áp dụng KSONB tại địa phương.

• Thành lập và vận hành Ban chỉ đạo và điều phối hoạt động KSONB cấp vùng.

• Xây dựng và triển khai cơ chế huy động nguồn tài chính và chế độ chi tiêu tài chính phục vụ KSONB cấp vùng.

• Xây dựng các chỉ thị và quy trình giám sát và đánh giá KSONB.

• Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật (Điều tra, Giám sát, Ứng phó sự cố, Xử lý MT sau sự cố tràn dầu, Sử dụng hệ thống thông tin môi trường tổng hợp)

• Xây dựng Kế hoạch truyền thông môi trường tổng hợp nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và huy động sự tham gia của người dân trong ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm biển.

2.5.2. Tăng cường công tác điều tra cơ bản về chất lượng môi trường biển, xây dựng hệ thống thông tin môi trường tổng hợp của khu vực phục vụ kiểm soát ô nhiễm biển

Kế hoạch này chủ yếu nhằm tăng cường công tác điều tra cơ bản về chất lượng môi trường biển trên cơ sở các thông tin dữ liệu đã có nhưng còn thiếu hoặc không đủ tin cậy, cần bổ sung thông tin, hỗ trợ cho việc ra quyết định. Các thông tin bổ sung và thông tin hiện có cần thu thập lại và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu dưới dạng hệ thống thông tin quản lý tổng hợp.

Nội dung chính:

• Đánh giá rủi ro môi trường biển khu vực: Tìm ra nguyên nhân, mức độ rủi ro, đánh giá mức độ tin cậy của số liệu môi trường, các lỗ hổng thông tin, đề xuất hoàn thiện chương trình quan trắc môi trường biển của

Page 78: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

70

khu vực. Đề xuất các hoạt động giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường biển.

• Tăng cường trang thiết bị trạm quan trắc và phân tích môi trường biển cho hai Tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng một cách đồng bộ.

• Bổ sung vào Chương trình điều tra, quan trắc môi trường một số điểm trên con sông chung của hai tỉnh (Sông Chanh- Bạch Đằng) và tại một số khu vực trên biển nhằm cảnh báo và cung cấp thông tin cho các ngành (đặc biệt quan trọng đối với ngành nuôi trồng hải sản trên khu vực cửa sông và ven biển), đánh giá và báo cáo định kỳ.

• Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu môi trường biển tổng hợp của vùng (trong đó có bộ cơ sở dữ liệu môi trường nền được cập nhật định kỳ, xây dựng bộ bản đồ ATLAS chuyên đề phục vụ KONB.

• Xây dựng trang Web về KSONB của khu vực.

2.5.3. Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền, chủ

yếu từ các hệ thống sông và từ các khu đô thị, khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản ven biển

Kế hoạch này chủ yếu nhằm đánh giá ô nhiễm biển do sông tải ra và đề xuất các biện pháp kiểm soát tổng lượng thải qua các hệ thống sông của khu vực; Đánh giá các nguồn thải và kiểm soát thải lượng từ các hoạt động kinh tế xã hội ở khu vực ven biển; Giảm thiểu ô nhiễm tại các điểm nóng ô nhiễm. Nội dung chính:

• Đánh giá ô nhiễm biển do sông tải ra và đề xuất các biện pháp kiểm soát tổng lượng thải qua các hệ thống sông của khu vực. Bao gồm các hoạt động:

- Điều tra chất lượng nước các vùng cửa sông lớn, đánh giá ảnh hưởng chất lượng nước sông – biển của khu vực (bao gồm hệ thống sông Bạch Đằng, sông Thái Bình, sông Đá Bạch, sông Mông Dương,…)

- Đánh giá tổng thải lượng chất ô nhiễm vào môi trường biển từ các hệ thống sông hiện tại và trong tương lai đến 2020 liên quan đến các hoạt động phát triển trên các lưu vực sông, đề xuất các biện pháp

Page 79: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

71

kiểm soát tổng thải lượng các chất ô nhiễm đưa vào khu vực biển Quảng Ninh – Hải Phòng.

• Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm biển từ các hoạt động kinh tế xã hội ở khu vực ven biển: bao gồm các hoạt động:

- Rà soát toàn bộ các dự án, chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển tại các huyện ven biển, đề xuất các kế hoạch lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường biển vào trong các hoạt động phát triển.

- Rà soát các chương trình, dự án phải thực hiện ĐTM, ĐMC. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn xả thải. Lập danh sách các cơ sở chưa có ĐTM, cam kết BVMT, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để quản lý.

- Tăng cường thanh tra, giám sát các hoạt động xả thải từ các nguồn thải: khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị, khu khai thác khoáng sản, khu nuôi trồng tại các huyện thị ven biển.

- Đề xuất các biện pháp giám sát, thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ ĐTM và cam kết BVMT và các biện pháp xử phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

• Giảm thiểu ô nhiễm tại các điểm nóng ô nhiễm:

- Rà soát các khu vực biển bị ô nhiễm nặng do hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh, đặc biệt chú trọng khu vực sàng tuyển than Cửa Ông-Cẩm Phả.

- Thúc đẩy việc thu gom, xử lý chất thải từ các khu vực khai thác than. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động xả thải.

- Rà soát các khu vực ven biển, cửa sông bị ô nhiễm nặng (các điểm nóng ô nhiễm đã xác định, cần ưu tiên xử lý khu vực nào trước cho phù hợp với nguồn lực của địa phương)

- Đề xuất dự án thu gom và xử lý nước thải từ các nguồn ô nhiễm thải trực tiếp vào khu vực điểm nóng (các dự án ưu tiên giải quyết tình trạng ô nhiễm, nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, phân tích lợi ích – chi phí thực hiện từng dự án).

Page 80: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

72

- Thực hiện các dự án cải thiện môi trường tại các khu vực này (Đầu tư kinh phí thực hiện các dự án ưu tiên: xử lý nước thải, nạo vét, vớt rác trôi nổi, kè biển,...)

2.5.4. Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển, chú trọng ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển do dầu do các phương tiện vận tải, khai thác hải sản, du lịch bằng tàu thuyền và các sự cố tràn dầu

Kế hoạch này nhằm xây dựng dự án có sự hợp tác toàn diện của tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng trong ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển do dầu.

Dựa trên việc xác định vấn đề ô nhiễm chung của vùng Quảng Ninh và Hải Phòng chủ yếu là ô nhiễm do dầu. Do tính chất lan truyền của dầu trong môi trường biển nên Dự án đặt ra mục tiêu thu gom dầu từ các tàu và xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn đầu cho toàn bộ Khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng. Các nội dung chính như sau:

Nội dung chính: • Thu gom dầu từ tàu thuyền du lịch và khai thác hải sản:

- Quy định mỗi tàu, thuyền hoạt động trên vùng biển Quảng Ninh – Hải phòng phải có thùng đặc dụng chứa dầu thải và các chất thải khác có dính dầu mỡ.

- Tại mỗi bến cảng tăng cường hoạt động thu gom dầu mỡ từ các tàu.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt nặng đối với các hành vi thải dầu ra môi trường biển.

- Nâng cao nhận thức và ý thức cho chủ tầu và các thuyền viên về ô nhiễm biển do dầu.

• Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của khu vực:

- Đánh giá rủi ro do sự cố tràn dầu

- Xây dựng bản đồ nhạy cảm tràn dầu

- Đầu tư trang thiết bị cảnh báo, phát hiện và ứng phó sự cố tràn dầu

- Lập kịch bản ứng phó (Sự cố ở đâu, dầu tràn là loại dầu gì, lượng dầu tràn, mô hình lan truyền dầu, các loại rủi ro có thể xảy ra,…)

Page 81: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

73

- Lựa chọn công nghệ và kỹ thuật, thiết bị ứng phó

- Thực hiện ứng phó (cơ cấu tổ chức, chỉ huy, hợp tác các nguồn lực, thu gom, vận chuyển dầu tràn, chống cháy nổ, …)

- Xử lý sau sự cố, phục hồi môi trường

- Báo cáo, đánh giá, rút bài học kinh nghiệm

2.5.5. Đào tạo, nâng cao năng lực cho các cấp quản lý, tăng cường hoạt động thanh tra trên biển khu vực

Kế hoạch này đề cập việc tăng cường năng lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ở các ngành, các cấp, đặc biệt trong ngành tài nguyên, môi trường biển (các Chi cục biển, hải đảo). Cán bộ cần được đào tạo để có kiến thức đa ngành và có kỹ năng trong lĩnh vực quan trắc, đánh giá, quy hoạch tài nguyên, môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý thông tin về các nguồn ô nhiễm biển, dự báo chất lượng môi trường biển, áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân môi trường ở các cấp (khu vực, địa phương, cơ sở,…). Kế hoạch này cũng nhằm tăng cường công tác thanh tra trên biển (có địa bàn rất rộng) và thiếu năng lực thực hiện, đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ để ứng phó.

Nội dung chính: • Đào tạo nguồn nhân lực KONB: Xây dựng và thực hiện chương trình/kế

hoạch đào tạo nguồn nhân lực KSONB cho các cấp (Sở TN MT, phòng TNMTcủa các huyện/các ban ngành, cán bộ cấp xã/phường). Đào tạo các chuyên gia tư vấn (nghiên cứu và ứng dụng) hỗ trợ hoạt động KSONB tại các địa phương. Các nội dung đào tạo bao gồm: Tập huấn áp dụng các công cụ phân tích đánh giá (ĐMC, ĐTM, đánh giá rủi ro môi trường, đánh giá nhanh các nguồn thải,…), dự báo chất lượng môi trường biển (sử dụng các loại mô hình dự báo thải lượng, mô hình lan truyền dầu, các loại bản đồ nhạy cảm môi trường biển, bản đồ điểm nóng ô nhiểm, bản đồ các nguồn thải, atlas môi trường biển,…) và các công cụ hỗ trợ ra quyết định KSONB (hệ thống thông tin môi trường biển tổng hợp, hồ sơ môi trường biển,…) .

• Tăng cường hợp tác trong thanh tra, kiểm tra, xử phạt các hoạt động xả thải trên biển, đánh bắt hải sản không hợp lý: Đầu tư tàu, trang thiết bị phát hiện, lập kế hoạch hợp tác chặt chẽ giữa lực lượng cảnh sát biển

Page 82: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

74

của Quảng Ninh và Hải Phòng trong điều tra và truy bắt tội phạm trên biển.

2.5.6. Thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực

Kế hoạch này đưa ra các nội dung cần thực hiện chủ yếu ở cấp vùng, nhằm tăng cường hợp tác Quốc tế và Khu vực trong KSONB (Biển Đông). Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp ước Quốc tế liên quan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và ven bờ, các vùng đất ngập nước, đa dạng sinh học biển, các di sản Thế giới và về biến đổi khí hậu. Đặc biệt trong khuôn khổ Chương trình Khu vực PEMSEA, Việt Nam cùng với 11 nước thành viên đã ký kết Tuyên bố Putrajaya thông qua “Chiến lược Phát triển bền vững biển Đông Á” với cam kết đạt tầm nhìn và các mục tiêu chung về PTBV các biển Đông Á, như đưa ra trong Chiến lược, ký kết Thỏa thuận hợp tác Hải khẩu (12/2006) về việc thực hiện các mục tiêu ưu tiên đến 2015 và Tuyên bố Manila (12/2009), khẳng định tiếp tục theo đuổi các tiêu chí quản lý biển và đới bờ đến năm 2015 và tăng cường triển khai QLTHĐB vì sự PTBV và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã có được các lợi ích to lớn trong hoạt động hợp tác quốc tế và khu vực nói trên, đặc biệt trong phát triển nguồn lực.

Nội dung chính:

• Lập kế hoạch huy động các nguồn tài trợ cho KSONB trên cơ sở hợp tác với các nhà tài trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường và các tổ chức liên quan khác. Xây dựng và mở rộng quan hệ quốc tế với các tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), các tổ chức chính phủ, phi chính phủ khác thông qua các đề án, dự án khoa học và đầu tư cụ thể.

• Đưa các cán bộ đi đào tạo tập huấn về KSONB, tham gia vào các tổ chức Khu vực và quốc tế có liên quan.

• Tăng cường đối thoại và xây dựng các giải pháp giải quyết các vấn đề chung trên biển như vấn đề ứng phó sự cố môi trường, vấn đề đền bù, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển Đông.

Page 83: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

75

2.6. Lựa chọn các dự án, hành động ưu tiên

2.6.1. Các tiêu chí lựa chọn ưu tiên

Việc ưu tiên hoá sẽ được đánh giá và cho điểm từng dự án/KHHĐ theo Bảng câu hỏi lựa chọn ưu tiên bao gồm các vấn đề sau: 1) Tầm quan trọng, cấp bách; 2) Khả năng tài chính; 3) Yếu tố kỹ thuật; 4) Nhân lực thực hiện; 5) Khả năng lồng ghép với các chương trình, kế hoạch khác.

Bảng 9. Bảng xét điểm ưu tiên thực hiện các Dự án/KHHĐ

Tiêu chí ưu tiên Nội dung ưu tiên Điểm số

Giải quyết các vấn đề cấp bách hiện tại của địa phương, vấn đề có tầm quan trọng cao nhất

2 1) Tầm quan trọng, cấp bách

Giải quyết các vấn đề có tầm quan trọng cao 1

Tỉnh có đủ nguồn tài chính thực hiện 3

Tỉnh có nguồn tài chính, cần hỗ trợ thêm từ Trung ương để thực hiện

2

2) Khả năng tài chính

Tỉnh khó có đủ nguồn tài chính thực hiện 1

Tỉnh có đủ trình độ kỹ thuật để thực hiện 3

Tỉnh có trình độ kỹ thuật nhưng cần hỗ trợ từ trung ương và quốc tế thực hiện

2

3) Yếu tố kỹ thuật

Tỉnh khó thực hiện nếu không có hỗ trợ kỹ thuật và thiết bị thực hiện

1

Tỉnh có đủ nguồn nhân lực thực hiện 3

Tỉnh có thể thực hiện, cần hỗ trợ của các chuyên gia trong nước và quốc tế

2

4) Nhân lực thực hiện

Tỉnh không có đủ nguồn nhân lực thực hiện 1

Có khả năng lồng ghép 2 5) Khả năng lồng ghép với các chương trình, kế hoạch khác.

Không có khả năng lồng ghép 1

Page 84: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

76

Tổng số điểm đánh giá ưu tiên theo từng Kế hoạch hành động sẽ được tổng hợp lại và xác định các Kế hoạch ưu tiên (có tính cấp bách cao và có khả năng thực hiện và lồng ghép với các Kế hoạch khác).

Từ 10-13 điểm: Ưu tiên rất cao, cần thực hiện ngay từ 2014-2015

Từ 5-9 điểm: Ưu tiên cao, thực hiện trong giai đoạn từ 2014-2020

Kết quả tổng hợp phân tích, đánh giá, lựa chọn các dự án, kế hoạch hành động KSONB được trình bày trong bảng 10.

Page 85: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

77

2.6.2. Đề xuất các Kế hoạch hành động ưu tiên

Bảng 10. Các Dự án /KHHĐ ưu tiên đề xuất

STT Tên Dự án/kế hoạch

Nội dung Thời gian Kinh phí (triệu đ)

Mức độ ưu tiên

Cơ quan chủ trì,

Cơ quan tham gia

1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp và cơ cấu tổ chức

- Rà soát và đề xuất hoàn thiện chính sách KSONB (đối với các khu công nghiệp, làng nghề, khu nuôi trồng thủy sản, các vùng nhạy cảm môi trường, các vùng đặc thù của địa phương,…).

- Xây dựng và ban hành các hướng dẫn áp dụng KSONB tại địa phương.

- Thành lập và vận hành Ban chỉ đạo và điều phối hoạt động KSONB cấp vùng.

- Xây dựng và triển khai cơ chế huy động nguồn tài chính và chế độ chi tiêu tài chính phục vụ KSONB cấp vùng.

2014-2015 700 Rất cao Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh

UBND và tất cả các sở, ban ngành của Hải Phòng và Quảng Ninh, Tổng cục Biển và Hải đảo

Page 86: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

78

- Xây dựng các chỉ thị và quy trình giám sát và đánh giá KSONB.

- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật (Điều tra, Giám sát, Ứng phó sự cố, Xử lý MT sau sự cố tràn dầu, Sử dụng hệ thống thông tin môi trường tổng hợp)

- Xây dựng Kế hoạch truyền thông môi trường tổng hợp nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và huy động sự tham gia của người dân trong ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm biển.

Page 87: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

79

2 - Đánh giá rủi ro môi trường biểnkhu vực: Tìm ra nguyên nhân, mức độ rủi ro, đánh giá mức độtin cậy của số liệu môi trường, các lỗ hổng thông tin, đề xuấthoàn thiện chương trình quan trắc môi trường biển của khu vực. Đề xuất các hoạt độnggiảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường biển.

2014-2015 500 Rất Cao Phối hợp Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh

Tất cả các sở, ban ngành của Tỉnh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, UBND các cấp

3

Tăng cường công tác điều tra cơ bản về chất lượng môi trường biển, xây dựng hệ thống thông tin môi trường tổng hợp của khu vực phục vụ kiểm soát ô nhiễm biển

- Tăng cường trang thiết bị trạm quan trắc và phân tích môi trường biển cho hai Tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng một cách đồng bộ.

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu môi trường biển tổng hợp của vùng(trong đó có bộ cơ sở dữ liệu môi trường nền được cập nhậtđịnh kỳ, xây dựng bộ bản đồ ATLAS chuyên đề phục vụ

2014-2020 3000 Cao Phối hợp Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh, các trạm và trung tâm quan trắc môi trường của hai tỉnh

Các cơ quan nghiên cứu trung ương và địa phương, các trung tâm quan trắc, quản lý thông tin của Bộ TNMT

Page 88: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

80

KONB.

- Xây dựng trang Web về KSONB của khu vực.

4 - Bổ sung vào Chương trình điều tra, quan trắc môi trường một số điểm trên con sông chung của hai tỉnh (Sông Chanh- Bạch Đằng) và tại một số khu vực trên biển nhằm cảnh báo và cung cấp thông tin cho các ngành (đặc biệt quan trọng đối với ngành nuôi trồng hải sản trên khu vực cửa sông và ven biển), đánh giá và báo cáo định kỳ.

2014-2020 500/năm Cao Phối hợp Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh

Các trạm và trung tâm quan trắc môi trường của hai tỉnh

5 Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền, chủ yếu từ các hệ thống sông và từ các

- Đánh giá ô nhiễm biển do sông tải ra và đề xuất các biện pháp kiểm soát tổng lượng thải qua các hệ thống sông của khu vực. Bao gồm các hoạt động: • Điều tra chất lượng nước các

2014-2015 1500 Rất Cao Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh.

Các cơ quan nghiên cứu trung ương và địa phương, các trung

Page 89: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

81

vùng cửa sông lớn, đánh giá ảnh hưởng chất lượng nước sông – biển của khu vực (bao gồm hệ thống sông Bạch Đằng, sông Thái Bình, sông Đá Bạch, sông Mông Dương,…)

• Đánh giá tổng thải lượng chất ô nhiễm vào môi trường biển từ các hệ thống sônghiện tại và trong tương laiđến 2020 liên quan đến các hoạt động phát triển trên các lưu vực sông, đề xuất các biện pháp kiểm soát tổng thải lượng các chất ô nhiễm đưa vào khu vực biển Quảng Ninh – Hải Phòng.

tâm quan trắc, quản lý thông tin của Bộ TNMT

6

khu đô thị, khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản ven biển

- Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm biển từ các hoạt động kinh tế xã hội ở khu vực ven biển: bao

2014-2020 500/năm Cao Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh.

UBND hai tỉnh/thành phố. Tất cả các sở, ban

Page 90: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

82

gồm các hoạt động: • Rà soát toàn bộ các dự án,

chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển tại các huyện ven biển, đề xuất các kế hoạch lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường biển vào trong các hoạt động phát triển.

• Rà soát các chương trình, dự án phải thực hiện ĐTM, ĐMC. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn xả thải. Lập danh sách các cơ sở chưa có ĐTM, cam kết BVMT, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để quản lý.

• Tăng cường thanh tra, giám sát các hoạt động xả thải từ các nguồn thải: khu công

ngành của Tỉnh, UBND các cấp

Page 91: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

83

nghiệp, nhà máy, khu đô thị, khu khai thác khoáng sản, khu nuôi trồng tại các huyện thị ven biển.

• Đề xuất các biện pháp giám sát, thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ ĐTM và cam kết BVMT và các biện pháp xử phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

7 - Giảm thiểu ô nhiễm tại các điểm nóng ô nhiễm: • Rà soát các khu vực biển bị ô

nhiễm nặng do hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh, đặc biệt chú trọng khu vực sàng tuyển than Cửa Ông-Cẩm Phả.

• Thúc đẩy việc thu gom, xử lý chất thải từ các khu vực khai thác than. Tăng cường thanh

2014-2015 1500tr Rất Cao Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh.

UBND hai tỉnh/thành phố. Tất cả các sở, ban ngành của Tỉnh, UBND các cấp

Page 92: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

84

tra, kiểm tra các hoạt động xả thải.

• Rà soát các khu vực ven biển, cửa sông bị ô nhiễm nặng (các điểm nóng ô nhiễm đã xác định, cần ưu tiên xử lý khu vực nào trước cho phù hợp với nguồn lực của địa phương)

• Đề xuất dự án thu gom và xử lý nước thải từ các nguồn ô nhiễm thải trực tiếp vào khu vực điểm nóng (các dự án ưu tiên giải quyết tình trạng ô nhiễm, nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, phân tích lợi ích – chi phí thực hiện từng dự án).

8 - Thực hiện các dự án cải thiện môi trường tại các khu vực này (Đầu tư kinh phí thực hiện các

2014-2020 Do các Dự án ước tính sau

Cao Sở Giao thông công chính,

UBND hai tỉnh/thành phố. Tất cả

Page 93: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

85

dự án ưu tiên: xử lý nước thải, nạo vét, vớt rác trôi nổi, kè biển,...)

TKV, các doanh nghiệp… của Hải Phòng và Quảng Ninh.

các sở, ban ngành của Tỉnh, UBND các cấp

Page 94: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

86

9 - Thu gom dầu từ tàu thuyền du lịch và khai thác hải sản: • Quy định mỗi tàu, thuyền

hoạt động trên vùng biển Quảng Ninh – Hải phòng phải có thùng đặc dụng chứa dầu thải và các chất thải khác có dính dầu mỡ.

• Tại mỗi bến cảng tăng cườnghoạt động thu gom dầu mỡ từ các tàu.

• Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt nặng đối với các hành vi thải dầu và chất thải khác ra môi trường biển.

• Nâng cao nhận thức và ý thức cho chủ tầu, các thuyền viên và ngư dân về ô nhiễm biển (đặc biệt do dầu)

2014-2020

1200/năm

Cao

Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh, Cảng vụ

Cảng vụ, cảng cá. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, các doanh nghiệp về môi trường.

10

Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển, chú trọng ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm biển do dầu do các phương tiện vận tải, khai thác hải sản, du lịch bằng tàu thuyền và các sự cố tràn dầu

- Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự 2014-2015 2200 Rất Cao Sở TNMTHải Phòng

Sở GTVT, cảng vụ,

Page 95: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

87

cố tràn dầu của khu vực: • Đánh giá rủi ro do sự cố tràn

dầu

• Xây dựng bản đồ nhạy cảm tràn dầu

• Đầu tư trang thiết bị cảnh báo, phát hiện và ứng phó sự cố tràn dầu

• Lập kịch bản ứng phó (Sự cố ở đâu, dầu tràn là loại dầu gì, lượng dầu tràn, mô hình lan truyền dầu, các loại rủi ro có thể xảy ra,…)

• Lựa chọn công nghệ và kỹ thuật, thiết bị ứng phó

• Thực hiện ứng phó (cơ cấu tổ chức, chỉ huy, hợp tác các nguồn lực, thu gom, vận chuyển dầu tràn, chống cháy nổ, …)

và Quảng Ninh

công ty kinh doanh dầu khí

Page 96: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

88

• Xử lý sau sự cố, phục hồi môi trường

• Báo cáo, đánh giá, rút bài học kinh nghiệm

11 Đào tạo, nâng cao năng lực cho các cấp quản lý, tăng cường hoạt động thanh tra trên biển khu vực

- Đào tạo nguồn nhân lực KONB: Xây dựng và thực hiện chương trình/kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực KSONB cho các cấp (Sở TN MT, phòng TNMTcủa các huyện/các ban ngành, cán bộ cấp xã/phường). Đào tạo các chuyên gia tư vấn (nghiên cứu và ứng dụng) hỗ trợ hoạt động KSONB tại các địa phương. Các nội dung đào tạo bao gồm: Tập huấn áp dụng các công cụ phân tích đánh giá (ĐMC, ĐTM, đánh giá rủi ro môi trường, đánh giá nhanh các nguồn thải,…), dự báo chất lượng môi trường biển (sử dụng các loại mô hình dự báo thải lượng, mô hình lan

2014-2015 300/năm Rất Cao Phối hợp Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh, Cảnh sát biển

Sở GDĐT, VHTT, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Ban Quản lý Vịnh, Các cơ quan nghiên cứu trung ương và địa phương

Page 97: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

89

truyền dầu, các loại bản đồ nhạy cảm môi trường biển, bản đồ điểm nóng ô nhiểm, bản đồ các nguồn thải, atlas môi trường biển,…) và các công cụ hỗ trợ ra quyết định KSONB (hệ thống thông tin môi trường biển tổng hợp, hồ sơ môi trường biển,…).

12 - Tăng cường hợp tác trong thanh tra, kiểm tra, xử phạt các hoạt động xả thải trên biển, đánh bắt hải sản không hợp lý: Đầu tư tàu, trang thiết bị phát hiện, lập kế hoạch hợp tác chặt chẽ giữa lực lượng cảnh sát biển của Quảng Ninh và Hải Phòng trong điều tra và truy bắt tội phạm trên biển.

2014-2020 500/năm Cao Phối hợp Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh, Cảnh sát biển

Ban Quản lý Vịnh, các đơn vị an ninh, quốc phòng

13 Thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực

- Lập kế hoạch huy động các nguồn tài trợ cho KSONB trên cơ sở hợp tác với các nhà tài trợ quốc tế về tài nguyên và môi

2014-2020 500/năm Cao Phối hợp Sở TNMTHải Phòng và Quảng Ninh

UBND Tỉnh, Các sở ban ngành, doanh

Page 98: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

90

trường và các tổ chức liên quan khác. Xây dựng và mở rộng quan hệ quốc tế với các tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), các tổ chức chính phủ, phi chính phủ khác thông qua các đề án, dự án khoa học và đầu tư cụ thể.

- Đưa các cán bộ đi đào tạo tập huấn về KSONB, tham gia vào các tổ chức Khu vực và quốc tế có liên quan.

- Tăng cường đối thoại và xây dựng các giải pháp giải quyết các vấn đề chung trên biển như vấn đề ứng phó sự cố môi

nghiệp dầu khí, Ủy ban tìm kiếm cứu nạn

Page 99: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

91

trường, vấn đề đền bù, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển Đông.

Page 100: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

92

2.7. Giải pháp thực hiện 2.7.1. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về BVMT

- Tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu lực của pháp luật và chính sách về tài nguyên và môi trường:

• Việc thực hiện các chính sách liên quan đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cần được chi tiết hóa và phân cấp thực hiện.

• Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường: Một mặt nâng cao ý thức chấp hành luật của công dân, mặt khác tăng cường việc giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thi hành pháp luật.

- Giải pháp về cơ chế chính sách: Xây dựng cơ chế chính sách nhằm quản lý và thực thi có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường (đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư môi trường).

2.7.2. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho KSONB

- Thúc đẩy nghiên cứu khoa học tại các cơ sở, áp dụng công nghệ sạch hơn, công nghệ thân môi trường;

- Nghiên cứu các hiện tượng tai biến thiên nhiên, hợp tác phòng chống tai biến và sự cố môi trường;

- Sử dụng các thông tin qua mạng, từ các cơ sở dữ liệu sẽ trợ giúp đắc lực quá trình ra quyết định ở các cấp quản lý môi trường.

2.7.3. Áp dụng các công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của công tác đánh giá tác động môi trường, chú trọng tới các dự án có quy mô lớn, mang tính trọng điểm;

- Áp dụng đa dạng các công cụ quản lý môi trường phù hợp với các cấp quản lý khác nhau; khuyến khích các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường ISO 1400; đẩy mạnh công tác quản lý các sản phẩm với nhãn sinh thái, nhãn xanh. Áp dụng các công cụ kinh tế như thuế, phí môi trường. Đặc biệt nâng cao vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, năng lực giám sát và cưỡng chế việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan chuyên ngành, chính quyền nhân dân địa phương. Bên cạnh việc tăng

Page 101: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

93

cường về mặt nhân lực, cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết phục vụ theo dõi, giám sát môi trường.

2.7.4. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng nhân dân vùng ven biển

- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân, từ đó nâng cao ý thức chấp hành, thực thi luật pháp, chính sách và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường; Phát triển phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường; Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường lồng ghép mô hình kinh tế - xã hội; huy động cộng đồng đóng góp nguồn lực để bảo vệ môi trường... Đồng thời xác định mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường phù hợp với đặc điểm của từng địa phương để áp dụng.

- Đối với các khu vực đô thị: Khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn theo mô hình 3R; Vận động người dân tham gia các chương trình BVMT, sử dụng nước sạch, xây dựng bể phốt thu gom, xử lý nước thải; Tham gia giám sát đánh giá tác động môi trường tại khu vực mình sinh sống,...

- Đối với các khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: áp dụng tiếp cận sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Nghiên cứu áp dụng mô hình cải tiến quản lý kết hợp yếu tố môi trường ở các cơ sở công nghiệp,...

- Đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn: Xây dựng làng sinh thái; Áp dụng và nhân rộng một số loại mô hình VAC, RVAC...; Thành lập tổ thu gom rác thải rắn trong cộng đồng dân cư; Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý rác thải cho khu dân cư nhỏ; Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; Xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi góp phần cải thiện môi trường sống và bảo vệ môi trường; Xây dựng hương ước, cam kết bảo vệ môi trường tại thôn, xóm; Trồng và bảo vệ rừng, không chặt phá rừng trái phép; Phát triển nông nghiệp sạch...

- Đối với khu vực dân cư nuôi trồng thủy, hải sản trên biển: Thành lập tổ thu gom chất thải rắn, nước thải chứa dầu; xây dựng cam kết bảo vệ môi trường; thành lập tổ thanh tra, giám sát, phát hiện và tố cáo các hành vi phá hoại môi trường và khu vực nuôi trồng thủy sản,...

Page 102: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

94

- Tại tất cả các địa phương trong vùng cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, xây dựng các phong trào như Thiếu nhi vì màu xanh quê hương; Xây dựng trang trại trẻ; Phong trào tình nguyện của thanh niên bảo vệ môi trường; Phong trào phụ nữ tự quản xử lý rác thải, cụ thể là việc thành lập các tổ phụ nữ tự quản lý thu gom rác.

2.7.5. Giải pháp quy hoạch

- Nghiên cứu quy hoạch phân vùng sử dụng biển đảm bảo cho hoạt động kinh tế biển phát triển và bảo vệ được môi trường biển của vùng.

- Quy hoạch chi tiết hệ thống thu gom nước thải ở các đô thị lớn, nghiên cứu lập quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, tăng cường trồng rừng để nâng cao độ che phủ. Đảm bảo các hoạt động kinh tế xã hội thực hiện đúng các quy hoạch, quy trình kỹ thuật nhất là trong khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng. Lập kế hoạch quản lý tài nguyên khai thác khoáng sản theo đặc thù vùng, lưu vực.

- Đối với hoạt động khai thác than, đặc biệt là các bãi đổ thải (than khai thác, đất đá thải) cần phải có các quy hoạch đổ thải hợp lý; sử dụng thung lũng tự nhiên có địa hình âm làm bãi đổ thải, tránh việc đổ thải cạnh các sông suối và trên diện tích đất nông nghiệp; sử dụng các moong trũng đã khai thác hết khả năng theo điều kiện kỹ thuật - kinh tế hiện nay làm bãi thải trong; Đối với các bãi đổ thải cần tiến hành san gạt bãi thải; phân loại và đánh giá độ phì (bãi đất đá thải), tính ổn định của các bãi thải;

- Quy hoạch sử dụng, cải tạo, trồng mới và bảo vệ diện tích đất ngập nước, rừng ngập mặn. Mở rộng đô thị ven biển cần được tính đến các tác động môi trường trong vùng Di sản thiên nhiên thế giới và phải giám sát thực hiện khi san lấp tạo mặt bằng. Các khu vực phát triển mới phải có quy hoạch cơ sở hạ tầng và thiết kế cảnh quan đô thị. Quy hoạch các thung lũng sông, suối làm hồ nước đa mục tiêu.

2.8. Tổ chức thực hiện Kế hoạch 2.8.1. Cơ chế thực hiện

Kế hoạch được phê duyệt bởi UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND Thành phố Hải Phòng cùng với một Bản thoả thuận hợp tác giữa hai Tỉnh, Thành

Page 103: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

95

phố. Bộ TN&MT (đại diện là Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam) sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cơ chế điều phối đa ngành phục vụ KSONB của khu vực.

Kế hoạch sau khi được phê duyệt cần phải xây dựng và triển khai cơ chế điều phối, hợp tác đa ngành (thành lập Ban Chỉ đạo hoặc tổ tư vấn đa ngành tại hai tỉnh và thành phố); tăng cường năng lực và nguồn lực; tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi ý thức của các bên liên quan. Các nội dung này được triển khai sẽ đảm bảo cho sự thành công trong việc thực hiện các nội dung khác. Cần triển khai các công việc trước mắt liên quan đến việc tổ chức triển khai Kế hoạch như vấn đề tài chính (cơ chế đóng góp tài chính từ các tỉnh, thành phố trong các hoạt động chung).

Các nhiệm vụ và KHHĐ sẽ được phân công thực hiện và giám sát thực hiện bởi hai UBND của hai tỉnh và thành phố (đại diện là hai Sở TNMT).

2.8.2. Phân công thực hiện

Cơ chế tổ chức thực hiện Kế hoạch KSONB khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng phải là cơ chế hợp tác đa ngành. Vai trò, trách nhiệm của các đơn vị chủ chốt trong thực hiện Kế hoạch như sau:

- Hai Sở TNMT của Hải Phòng và Quảng Ninh là cơ quan đầu mối, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch; định kỳ mỗi năm một lần tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện lên UBND của hai tỉnh và thành phố; hướng dẫn các sở, ngành, địa phương xây dựng và triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến sở, ngành và địa phương tương ứng;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn từ Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch;

- Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra giám sát về tài chính trong quá trình thực hiện Kế hoạch;

- Các sở theo chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến ngành mình (Sở Y tế liên quan đến chất thải y tế, Sở Xây dựng liên quan đến chất thải rắn nói chung, Sở Khoa học và Công nghệ

Page 104: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

96

liên quan đến công nghệ xử lý chất thải, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước, Sở Nội vụ liên quan đến hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thực hiện công tác thanh tra môi trường các địa phương…);

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý; ưu tiên bố trí ngân sách cho các đơn vị trên địa bàn bảo đảm đủ kinh phí cho việc KSONB; UBND các huyện ven biển chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện các nội dung của Kế hoạch liên quan đến địa phương mình; định kỳ kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn mình.

2.8.3. Dự kiến tài chính cho các dự án, hành động đề xuất

Sau khi Kế hoạch được phê duyệt, kinh phí thực hiện Kế hoạch sẽ được xác định theo từng kế hoạch hành động được xây dựng và phê duyệt sau Kế hoạch này.

Kinh phí để thực hiện các kế hoạch hành động của Kế hoạch chủ yếu được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Ngoài ra, có thể huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án liên quan khác của các Bộ, Sở TN&MT hoặc các sở/ngành khác, như các Kế hoạch BVMT; Kế hoạch thực hiện chiến lược PTBV các vùng biển; các dự án về QLTH lưu vực sông và đới bờ,…

Các nguồn kinh phí do Quảng Ninh và Hải Phòng đóng góp chủ yếu dùng cho việc triển khai các nhiệm vụ ở cấp khu vực và một phần hỗ trợ các địa phương trong hoạt động xây dựng công cụ, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tập huấn, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế, hỗ trợ một số địa phương tiên phong làm mô hình thí điểm và thực hiện một số hoạt động ưu tiên, thí điểm tại địa phương.

Các hoạt động tại Quảng Ninh hoặc Hải Phòng chủ yếu được thực hiện dựa trên nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của các tỉnh tương ứng và một phần từ các hoạt động liên quan trong sở TN&MT hoặc các sở, ngành khác. Ngoài ra, cần vận động các doanh nghiệp và cá nhân (theo hình thức PPP) đang hưởng lợi từ tài nguyên và môi trường biển đóng góp và đầu tư kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động liên quan.

Page 105: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

97

2.9. Giám sát/đánh giá thực hiện Kế hoạch

2.9.1. Giám sát thực hiện Kế hoạch- các tiêu chí giám sát

Các chỉ thị để đánh giá hoạt động thực hiện Kế hoạch KSONB cần được xây dựng gồm 3 nhóm chính sau:

- Chỉ thị về quá trình và tính bền vững: xem xét tính hiệu quả và khả năng duy trì các hoạt động KSONB cấp khu vực (các hoạt động được duy trì, có đủ kinh phí để thực hiện, hiệu quả của các văn bản pháp luật, các quy định,…).

- Chỉ thị về áp lực lên môi trường biển: đánh giá mức độ mà các hoạt động đưa ra trong Kế hoạch đóng góp cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển (Tổng thải lượng chất ô nhiểm tải vào môi trường biển được kiểm soát nằm trong ngưỡng chịu tải môi trường).

- Chỉ thị tác động môi trường: đánh giá mức độ rủi ro, chất lượng môi trường và các hệ sinh thái biển (các thông số chất lượng nước biển được cải thiện, các hệ sinh thái biển được an toàn và phục hồi,…).

2.9.2. Đánh giá, báo cáo, điều chỉnh Kế hoạch

Các chỉ thị đánh giá sẽ được xem xét theo các mốc thời gian khác nhau (1 năm, 5 năm, 10 năm,…) và so sánh với thời điểm ban đầu để đánh giá mức độ và tiến độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ/kế hoạch hành động của toàn bộ Kế hoạch.

Thông qua Cơ quan đầu mối cấp tỉnh (Sở TNMT) và với sự hỗ trợ của mạng lưới chuyên gia đa ngành tổ chức giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện các nội dung của Kế hoạch trên cơ sở:

- Hệ thống chỉ thị đánh giá - Kế hoạch công việc cho các giai đoạn cụ thể - Báo cáo công tác và tài chính theo định kỳ - Biên bản các cuộc họp liên tỉnh, liên ngành và tư vấn kỹ thuật - Báo cáo đánh giá kết quả các nhiệm vụ cụ thể theo định kỳ - Báo cáo tiến độ theo quý và năm và theo các giai đoạn 1 năm, 5 năm - Khi nhận được các kết quả giám sát và đánh giá theo từng giai đoạn, Cơ

quan đầu mối sẽ xem xét, lập kế hoạch phù hợp bám sát mục tiêu của Kế hoạch.

Page 106: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

98

Kế hoạch sẽ được rà soát lại hàng năm và nếu cần sẽ được cập nhật, điều chỉnh 5 năm một lần. Việc cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch sẽ được thực hiện trên cơ sở báo cáo đánh giá các giai đoạn 5 năm và rút kinh nghiệm về các hoạt động và tiến độ thực hiện Kế hoạch, các giải pháp đề xuất bổ sung đối với các vấn đề mới nảy sinh hoặc thực hiện chưa hiệu quả, gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Kết luận, kiến nghị

Báo cáo chuyên đề “Xây dựng Kế hoạch Kiểm soát ô nhiễm biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng” đã trình bày cơ sở thực tiễn và nhu cầu xây dựng Kế hoạch KSONB khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng, đã đưa ra các Kế hoạch hành động mang tính thực tiễn, trên cơ sở các vấn đề ô nhiễm biển của hai tỉnh và thành phố, các điểm nóng ô nhiễm và có thể lồng ghép trong các kế hoạch, quy hoạch BVMT của Quảng Ninh và Hải Phòng. Do đó, Kế hoạch mang tính thực tiễn, tổng hợp, đa ngành và khả thi. Trong bản Dự thảo Kế hoạch này, các KHHĐ đã được tính điểm theo các tiêu chí ưu tiên và sắp xếp vào trong Bảng tổng hợp các KHHĐ. Một số Kế hoạch ưu tiên cũng được đề xuất cho giai đoạn thực hiện từ 2014-2015. Đề nghị UBND Tỉnh Quảng Ninh, UBND Thành phố Hải Phòng xem xét phê duyệt Kế hoạch này nhằm tăng cường hiệu quả cho công tác KSONB của Tỉnh và Thành phố, hỗ trợ cho Phát triển bền vững các vùng biển của quốc gia nói chung và của Quảng Ninh và Hải Phòng nói riêng.

Page 107: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ KH&ĐT, 2004. Định hướng chiến lược về PTBV ở Việt Nam. 2. PEMSEA, 2004. Chiến lược PTBV các biển Đông Á. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt

Nam năm 2010. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Báo cáo Hiện trạng Môi trường Biển

Việt Nam năm 2010. 5. Chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch.

2007. Khung kế hoạch hành động KSON cấp địa phương (PPCF). 6. Cục Kiểm soát ô nhiễm – Tổng cục Môi trường, 2009. Báo cáo kết quả

Xây dựng bản đồ hiện trạng sự cố tràn dầu trên biển và ven biển. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Báo cáo Môi trường Quốc gia năm

2009 - Môi trường Khu công nghiệp Việt Nam. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ

tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý và PTBV.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Điều tra, đánh giá, quy hoạch sử dụng đất, nước mặt tại các thủy vực ven biển; tiềm năng nước dưới đất vùng ven biển và các hải đảo. Hợp phần II: Điều tra, đánh giá sử dụng nước mặt tại các thủy vực ven biển.

10. Niên giám thống kê Việt Nam 2010, Hải Phòng, Quảng Ninh 2011. 11. Phạm Bình Quyền, Vũ Thục Hiền, Nguyễn Xuân Tùng, 2010. Thực trạng

đa dạng sinh học và HST rừng ngập mặn ở Việt Nam, CRES, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Báo cáo Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2010 và triển khai nhiệm vụ 2011. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010.

13. Báo cáo kết quả xây dựng bộ phiếu chỉ thị môi trường nước biển ven bờ. Trung tâm Quan trắc Môi trường, Tổng Cục Môi trường, 2009.

14. Báo cáo Quốc gia Ô nhiễm Biển từ đất liền Việt Nam. Phạm Văn Ninh và nnk, 2004.

15. Nghị quyết 09 - NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

Page 108: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

100

16. Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/09/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt “Đề án Quy hoạch và phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”.

17. Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020

18. Bộ Tài nguyên và môi trường – Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 – Chất thải rắn;

19. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

20. Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn 2050.

21. Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 ban hành kèm theo quyết định số 328/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 12 năm 2005.

22. Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại tới năm 2025 ban hành kèm theo quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

23. Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước ban hành kèm theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

24. Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

25. Báo cáo Hiện trạng môi trường Hải Phòng, Quảng Ninh năm 2005-2010, Sở Tài nguyên và Môi trường, 2010.

26. Báo cáo kết quả quan trắc của các địa phương các năm từ 2005-2010 27. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường các trạm quan trắc trong Mạng lưới

quan trắc môi trường quốc gia, các năm 2005-2010. 28. Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008, Môi trường Làng nghề Việt Nam,

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. 29. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về việc

quản lý chất thải rắn.

Page 109: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂ …...BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỤC ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SOÁT

101

30. Báo cáo Đánh giá tác động của ô nhiễm dầu đối với các hệ sinh thái biển Việt Nam, Viện Khoa học và Tài nguyên môi trường biển – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2008.

31. UBND Quảng Ninh, 2011. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 117/2003/NQ- HĐND ngày 29/7/2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X “Về một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010”.

32. Quyết định số 4253/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2009 về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ Môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

33. Nguyễn Phương Hoa, Trần Đình Lân, 2011. Đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm từ khu ven biển đưa vào vịnh Hạ Long – Bái Tử Long. Báo cáo Hội nghị Khoa học biển toàn quốc lần thứ V. Hà Nội.

34. Báo cáo kết quả công tác 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2012 của Chi cục BVMT TP Hải Phòng.

35. Phạm Văn Ninh và nnk: Cơ sở Khoa học lập Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng.

36. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, 2009. Hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên vịnh Hạ Long. Website http://halongbay.com.vn.

37. UBND TP Hải Phòng. Quy hoạch phát triển KTXH của TP Hải Phòng đến 2020